Giáo trình Quản lý nguồn nước - Phạm Ngọc Dũng (Phần 1)

pdf 95 trang hapham 1060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản lý nguồn nước - Phạm Ngọc Dũng (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_ly_nguon_nuoc_pham_ngoc_dung_phan_1.pdf

Nội dung text: Giáo trình Quản lý nguồn nước - Phạm Ngọc Dũng (Phần 1)

  1. Mục lục Trang Lời nói đầu 3 Ch−ơng I Đại c−ơng về môn học 8 1.1. Khái quát về quản lý nguồn n−ớc 8 1.2. Các mức độ quy hoạch tài nguyên n−ớc 10 1.3. Tình hình phát triển tài nguyên n−ớc 14 1.4. Luật pháp về tài nguyên n−ớc 20 Ch−ơng II Tổng quan về tài nguyên n−ớc có liên quan đến sử dụng đất 22 2.1. Khái niệm về tài nguyên n−ớc và ý nghĩa của nó đối với nền kinh tế quốc dân 22 2.2. Đặc điểm chung của tài nguyên n−ớc ở Việt Nam 24 2.3. Tính chất hai mặt của tài nguyên n−ớc 31 2.4. Môi tr−ờng của tài nguyên n−ớc 35 2.5. Tài nguyên n−ớc ở 7 vùng kinh tế của Việt Nam 44 Ch−ơng III Một số vấn đề về chất l−ợng của nguồn n−ớc 54 3.1. Chu trình n−ớc và đặc điểm của nguồn n−ớc 54 3.2. Các nguồn gây nhiễm bẩn chất l−ợng n−ớc 57 3.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất l−ợng n−ớc 60 3.4. Các tiêu chuẩn đánh giá chất l−ợng n−ớc 61 3.5. Bảo vệ và chống ô nhiễm chất l−ợng nguồn n−ớc 66 Ch−ơng IV Đánh giá và định h−ớng sử dụng nguồn n−ớc mặt 75 4.1. Khái quát về nguồn n−ớc mặt 75 4.2. Các nhân tố ảnh h−ởng đến dòng chảy bề mặt 75 4.3. Những đại l−ợng đặc tr−ng đánh giá dòng chảy bề mặt 78 4.4. Kho n−ớc và điều tiết dòng chảy trên bề mặt 80 4.5. Định h−ớng khai thác sử dụng nguồn n−ớc mặt 84 Ch−ơng V N−ớc ngầm và khả năng khai thác n−ớc ngầm 99 5.1. Định nghĩa và phân loại n−ớc ngầm 99 5.2. Những định luật cơ bản về chuyển động của dòng n−ớc ngầm 103 1
  2. 5.3. Chuyển động của dòng n−ớc ngầm trên tầng không thấm n−ớc 105 5.4. Giếng và hầm tập trung n−ớc ngầm 116 5.5. Một số ph−ơng pháp thực tế xác định l−u l−ợng của một tầng chứa n−ớc ngầm 129 5.6. Khả năng cung cấp n−ớc từ nguồn n−ớc ngầm vào tầng đất canh tác 131 Ch−ơng VI Nhu cầu n−ớc của các ngành kinh tế 135 6.1. Tần suất cấp n−ớc 135 6.2. Nhu cầu cấp n−ớc cho ăn uống và sinh hoạt 136 6.3. Nhu cầu cấp n−ớc cho công nghiệp 137 6.4. Nhu cầu cấp n−ớc trong nông nghiệp 138 Ch−ơng VII Hệ thống t−ới tiêu n−ớc 147 7.1. Khái quát chung về hệ thống t−ới 147 7.2. Hệ thống kênh t−ới 148 7.3. Xác định l−u l−ợng cần cung cấp và việc phân phối n−ớc ở hệ thống t−ới 160 7.4. Công trình trên kênh 167 7.5. Các ph−ơng pháp t−ới 168 7.6. Khái quát về hệ thống tiêu n−ớc 175 7.7. Cấu tạo hệ thống tiêu 176 7.8. Sơ đồ bố trí kênh tiêu mặt ruộng 178 7.9. M−ơng tiêu cải tạo đất mặn 179 Ch−ơng VIII hiệu quả kinh tế của việc khai thác tài nguyên n−ớc trong nông nghiệp 181 8.1. Hai mục tiêu đ−ợc đặt ra khi lập và thực hiện một dự án t−ới 181 8.2. Khai thác hiệu quả tài nguyên n−ớc 182 8.3. Hiệu quả kinh tế của việc khai thác tài nguyên n−ớc trong nông nghiệp 184 Ch−ơng IX ứng dụng tin học trong quản lý n−ớc 187 9.1. Sự cần thiết xây dựng kế hoạch sử dụng n−ớc 187 9.2. Cấu tạo của mô hình quản lý và điều hành hệ thống t−ới 187 9.3. Các b−ớc chạy mô hình Cropwat 190 tài liệu tham khảo 199 Phụ lục 201 2
  3. Lời nói đầu Giáo trình "Quản lý nguồn n−ớc" đ−ợc tập thể tác giả biên soạn theo nội dung yêu cầu chuyên ngành quản lý đất đai của Tr−ờng đại học Nông nghiệp I - Hà Nội. Giáo trình "Quản lý nguồn n−ớc" do PGS.TS. Phạm Ngọc Dũng chủ biên với sự phân công biên soạn nh− sau: - PGS.TS. Phạm Ngọc Dũng biên soạn các ch−ơng 1, 2, 3, 4. - PGS.TS. Nguyễn Đức Quý biên soạn các ch−ơng 5, 6, 7, 8. - GVC.TS. Nguyễn Văn Dung biên soạn ch−ơng 9. Giáo trình dùng để giảng dạy cho ngành Quản lý đất đai, đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ quản lý về tài nguyên n−ớc phục vụ khai thác sử dụng đất đai. Trong điều kiện ch−a có tài liệu tham khảo cho sinh viên về môn này, nên chúng tôi đã trình bày giáo trình với nội dung t−ơng đối rộng và chi tiết. Các vấn đề tính toán một cách định l−ợng đ−ợc cụ thể hoá bằng các bài tập thực hành và trên mô hình máy tính. Để sử dụng giáo trình một cách có hiệu quả, sinh viên cần dựa vào đề c−ơng chi tiết dành riêng cho chuyên ngành cần thiết. Trong quá trình sử dụng, mong các bạn đồng nghiệp đóng góp những ý kiến bổ sung và sửa chữa để cho lần xuất bản sau giáo trình đ−ợc hoàn chỉnh hơn. tác giả 1
  4. Ch−ơng I Đại c−ơng về môn học 1.1. Khái quát về quản lý nguồn n−ớc N−ớc cần thiết cho đời sống con ng−ời và là một tài nguyên thiên nhiên không thể thiếu đối với sự hoạt động của mọi ngành kinh tế quốc dân. Trong nông nghiệp, n−ớc là biện pháp hàng đầu, trong công nghiệp ta khó hình dung đ−ợc một nhà máy, một công tr−ờng nào mà lại không cần đến n−ớc. Nhu cầu n−ớc trong mọi lĩnh vực ngày càng tăng và có thể nói là tăng không có giới hạn với tốc độ ngày càng cao, vì dân số ngày càng nhiều lên và sức sản xuất của xã hội cũng ngày càng lớn mạnh. Hiện nay, ở nhiều n−ớc có nền kinh tế phát triển bắt đầu có hiện t−ợng thiếu n−ớc và vấn đề sử dụng n−ớc một cách có kế hoạch, hợp lý, tiết kiệm đã đ−ợc đ−a ra nghiên cứu, giải quyết. ở n−ớc ta cho tới nay nói tới thuỷ lợi nhiều ng−ời chỉ nghĩ tới việc dùng n−ớc để phục vụ nông nghiệp. Công việc của ngành thuỷ lợi còn to lớn hơn nhiều. Nó có nhiệm vụ bảo vệ và sử dụng các nguồn n−ớc một cách hợp lý nhằm phục vụ một cách tốt nhất cho đời sống nhân dân và nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế quốc dân. Vấn đề đảm bảo n−ớc cho công nghiệp và cho các trung tâm kỹ nghệ tập trung đông ng−ời (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vũng Tàu ) đã trở thành vấn đề cấp bách vì: - Sông ngòi n−ớc ta ở trạng thái thiên nhiên (không điều tiết) chỉ đủ đảm bảo tới mức độ nào đó nhu cầu của nông nghiệp hiện nay trong mùa kiệt, trong t−ơng lai chúng ta còn phát triển thêm diện tích canh tác (trồng màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, đồng cỏ) và đẩy mạnh thâm canh hơn nữa, do đó l−ợng n−ớc cần cho nông nghiệp sẽ tăng hơn nhiều so với hiện nay. - Sau ngày đất n−ớc hoàn toàn giải phóng, nhờ chính sách đổi mới của Đảng, Chính phủ mà công nghiệp đã đ−ợc phát triển một cách mạnh mẽ, tốc độ xây dựng các nhà máy cao hơn nhiều so với tốc độ xây dựng các công trình thủy công để điều tiết dòng chảy (trong một năm có thể xây dựng nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, trong khi đó muốn xây dựng một hồ chứa n−ớc có khả năng điều tiết nhiều năm trên một sông lớn phải mất khoảng 5 - 7 năm trở lên). Vì những lý do trên, chúng ta phải quản lý nguồn n−ớc. Tr−ớc khi đi vào vấn đề này, chúng ta điểm qua một số đặc tính của n−ớc. Có nhiều loại nguồn n−ớc khác nhau: n−ớc mặt, n−ớc ngầm, n−ớc biển và n−ớc trong khí quyển (hơi n−ớc). Trên phạm vi toàn thế giới, khối l−ợng n−ớc −ớc l−ợng của các nguồn n−ớc đó nh− sau: 1
  5. - N−ớc biển 1.322.000.000 km3 (trong đó khoảng 22 triệu km3 là băng ở Nam cực và Bắc cực). - N−ớc ngầm 100.000.000 km3. - N−ớc mặt 36.000 km3 (n−ớc ở các sông, suối hàng năm đổ ra biển). - N−ớc m−a ở biển 384.000km3/năm và ở lục địa là 131.000km3/năm (trong đó bốc hơi ở lục địa 67.000 km3/năm). Nh− thế, tổng l−ợng n−ớc trên thế giới rất lớn, nếu sử dụng đ−ợc tất cả nguồn n−ớc đó thì chắc chắn không có vấn đề gì khó khăn cần bàn cãi. Nh−ng không phải bất kỳ loại n−ớc nào cũng có thể sử dụng đ−ợc ngay ở trạng thái thiên nhiên của nó mà phải qua các khâu gia công, chế biến, vận chuyển nh− các tài nguyên khác. N−ớc dùng trong nông nghiệp, công nghiệp nh− ta đã biết phải bảo đảm một số yêu cầu nhất định; n−ớc biển ở trạng thái thiên nhiên nói chung không dùng đ−ợc, n−ớc ngầm có tỷ lệ muối hoà tan cao quá mức độ nào đó cũng không dùng đ−ợc. N−ớc trong chế biến thực phẩm lại càng đòi hỏi những yêu cầu cao hơn, n−ớc ở trạng thái thiên nhiên phải qua các khâu xử lý nh− lọc, khử trùng, ch−ng cất tr−ớc khi sử dụng. Để đ−a n−ớc đến nơi tiêu thụ, cần phải tạo đầu n−ớc bằng cách bơm, xây dựng đập dâng n−ớc và phải có các công trình dẫn n−ớc nh− kênh m−ơng, máng, đ−ờng ống N−ớc đ−a tới nơi tiêu thụ có một giá thành nhất định và cuối cùng có ảnh h−ởng tới giá thành sản phẩm công nghiệp. Vì lý do kinh tế này nên phạm vi sử dụng n−ớc bị hạn chế rất nhiều. Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu gây m−a nhân tạo, làm ngọt n−ớc biển và đã nghiên cứu thành công về mặt kỹ thuật, nh−ng về mặt kinh tế các biện pháp đó còn quá đắt ch−a thể thực hiện đ−ợc. Trong nhiều năm sau này, các nguồn n−ớc có thể sử dụng đ−ợc vẫn là n−ớc mặt và n−ớc ngầm, nh−ng chủ yếu là n−ớc mặt vì n−ớc mặt sử dụng thuận tiện, rẻ và có thể sử dụng đ−ợc một cách tổng hợp (phát điện, nuôi cá, vận tải thuỷ ). Một số lợi ích chính mà tài nguyên n−ớc đem lại cho con ng−ời: - N−ớc dùng cho đời sống để ăn uống và sinh hoạt hàng ngày - N−ớc dùng cho nông nghiệp - N−ớc dùng cho công nghiệp - N−ớc dùng cho phát triển chăn nuôi - N−ớc dùng cho nuôi trồng thuỷ sản - N−ớc dùng để phát điện tại các nhà máy thuỷ điện - N−ớc dùng cho vận tải thuỷ - N−ớc tạo cảnh quan du lịch - N−ớc dùng vào mục đích vệ sinh khi xả xuống hạ l−u để làm loãng l−ợng n−ớc thải của các thành phố, các khu công nghiệp tới mức độ có thể tiếp tục sử dụng đ−ợc. 2
  6. Ngoài những ích lợi nêu trên, nếu không đ−ợc quản lý chặt chẽ, n−ớc có thể gây ra những tác hại đáng kể nh−: - N−ớc gây sạt lở đất, xói mòn đất làm cho đất cằn cỗi - N−ớc gây mặn hoá hoặc lầy thụt đất. So với nhiều n−ớc khác, n−ớc ta có nguồn n−ớc mặt rất dồi dào nh−ng vì chúng ta ch−a quản lý đ−ợc chặt chẽ nên nhiều năm, nhiều vùng cũng thiếu n−ớc vì dòng chảy ở ta phân bổ không đều theo thời gian và không gian, l−ợng bốc hơi ở ta t−ơng đối lớn (600 - 800mm/năm) so với các n−ớc khác (Liên Xô cũ khoảng 400mm/năm) mà n−ớc ta có điều kiện phát triển mạnh về nông nghiệp và n−ớc dùng cho nông nghiệp lại chiếm một tỷ trọng lớn gấp 6 - 7 lần tổng l−ợng n−ớc dùng cho các ngành kinh tế quốc dân. ở n−ớc ta, l−ợng n−ớc dùng cho nông nghiệp càng lớn hơn vì ta có nhiều diện tích đất trồng lúa - một loại cây trồng cần rất nhiều n−ớc. Mặt khác, diện tích bị chua mặn ở dọc bờ biển n−ớc ta khá rộng, đòi hỏi hàng năm phải có một l−ợng n−ớc t−ơng đối nhiều để thau chua, rửa mặn thâm canh tăng năng suất. Tình trạng thiếu n−ớc cho sản xuất ở nhiều vùng trên cả n−ớc đã gây ra nhiều khó khăn cho đời sống nhân dân. Để khai thác mặt lợi, ngăn chặn tác hại của n−ớc, con ng−ời cần phải can thiệp vào tự nhiên. Đó chính là nội dung của vấn đề quản lý nguồn n−ớc. Quản lý nguồn n−ớc về nghĩa rộng là bao gồm tất cả các công trình và thiết bị cũng nh− các tổ chức đ−ợc tạo ra để quản lý khai thác tài nguyên n−ớc (TN) nhằm mục tiêu thoả mãn một hoặc nhiều nhu cầu của xã hội. Công trình và thiết bị là những vật chất cụ thể đ−ợc tạo ra để điều tiết và chi phối dòng n−ớc. Về tổ chức nói một cách tổng quát - đó là cấu trúc và công việc của một tổ chức kỹ thuật hoặc tổ chức chính quyền đ−ợc tạo ra nhằm quản lý và khai thác các công trình và các thiết bị đ−ợc tạo ra. N−ớc là một tài nguyên thiên nhiên, có liên quan đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội, nhu cầu n−ớc ngày càng tăng và tăng với tốc độ cao. Nguồn n−ớc có nhiều, nh−ng n−ớc ở trạng thái thiên nhiên không đủ thoả mãn đ−ợc nhu cầu n−ớc ngày càng to lớn của xã hội. Vì vậy n−ớc là một trong những yếu tố quan trọng cần phải đ−ợc xem xét trong quy hoạch của các ngành. Trong nông nghiệp, n−ớc có quan hệ khăng khít với đất và đất chỉ phát huy đ−ợc hiệu quả trở thành t− liệu sản xuất phục vụ cho con ng−ời khi đất có chứa một l−ợng n−ớc phù hợp. Các đối t−ợng là các kỹ s− quy hoạch và quản lý đất cần có những kiến thức nhất định về tài nguyên n−ớc phục vụ cho chuyên ngành. Theo yêu cầu của ngành học, giáo trình này chỉ giới hạn trình bày một số nội dùng chính có liên quan đến quy hoạch, quản lý đất và dùng làm tài liệu tham khảo cho các đối t−ợng có liên quan. 1.2. Các mức độ quy hoạch tài nguyên n−ớc Quy hoạch là một quá trình khảo sát một vấn đề có hệ thống, một thực hành quản lý thông tin, đánh giá phân tích thông tin và sau cùng là đ−a ra quyết định. Nói rõ hơn quy hoạch là sự nghiên cứu có hệ thống những giải pháp đối với một vấn đề hoặc một 3
  7. nhu cầu bao gồm giá cả, lãi suất, những phản tác dụng và việc lựa chọn kế hoạch tốt nhất. Nhật Bản, Singapore là những n−ớc có diện tích đất ít ỏi, nh−ng do tận dụng chất xám trong quy hoạch, đã trở nên những c−ờng quốc kinh tế. Lịch sử phát triển Hồng Kông, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc cận đại đã cho thấy sức mạnh thần kỳ của sự quy hoạch và thu hút đầu t−. Một sa mạc đầy cát nóng sau khi quy hoạch đã trở thành một thành phố Lasvegas rực rỡ và cả một thành phố trung tâm th−ơng mại sầm uất Phoenix của Hoa Kỳ. Có tận mắt nhìn thấy những thành phố đó, ta mới thấy sức mạnh tri thức của loài ng−ời đã làm biến đổi bộ mặt thế giới và làm thay đổi số phận hàng triệu ng−ời một cách nhanh chóng. Gần đây nhất, công trình xây dựng đ−ờng dây điện 500KV Bắc Nam, chiếc cầu Mỹ Thuận và con đ−ờng Tr−ờng Sơn chắc chắn sẽ là đòn bẩy kinh tế cho vùng sông n−ớc Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng sâu vùng xa của đất n−ớc. Với tác động của đầu t− và quy hoạch, ng−ời ta có thể làm tăng lợi nhuận cho các vùng ngập n−ớc hết sức nhanh chóng, từ vùng đất ngập n−ớc có thể trở thành nơi khai thác vàng và ng−ợc lại nếu bỏ lỡ cơ hội, không thu hút đ−ợc đầu t−, quy hoạch sai mục đích thì nó sẽ diễn ra theo quy trình ng−ợc lại, nơi khai thác vàng sẽ biến trở lại thành vùng đất ngập n−ớc không cho hiệu quả. Việc nhìn nhận thị tr−ờng và nhìn nhận khai thác đất đai vùng ngập n−ớc, vùng nuôi tôm trên đất cát là những nhận thức sáng suốt. Đối với quy hoạch nguồn n−ớc, trên cơ sở kết hợp vùng l−u vực sông và khu vực hành chính (tỉnh, huyện) với mục đích và chi tiết riêng nhằm đảm bảo cân bằng n−ớc và đề ra biện pháp tiết kiệm n−ớc. 1.2.1. Quy hoạch nguồn n−ớc sơ bộ (mức độ A) Quy hoạch mức độ A thực chất là sự kiểm kê về tài nguyên n−ớc, xem xét những khó khăn và nhu cầu sử dụng tài nguyên n−ớc. Đó là những vấn đề mang tính chất quốc gia và đ−ợc xem xét dựa vào điều kiện xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế lâu dài nh− chỉ tiêu về dân số, kinh tế - xã hội và môi tr−ờng, dự đoán tr−ớc khuynh h−ớng phát triển của t−ơng lai với những khó khăn và nhu cầu khác nhau liên quan đến tài nguyên n−ớc. Trong lúc ch−a có điều kiện xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế lâu dài cụ thể, có thể dựa trên những chỉ tiêu chỉ đạo lớn, đồng thời dựa trên thực tế của các n−ớc đã tiến bộ hơn ta để lập quy hoạch cân bằng n−ớc cho từng l−u vực, từng vùng kinh tế và cho toàn quốc. Ví dụ nhu cầu về n−ớc cho công nghiệp trong năm 1958 của ta có thể tính theo mức độ của Liên Xô cũ năm 1958. Năm 1958, l−ợng điện năng của Liên Xô cũ vào khoảng 1100 KWh/ng−ời/năm và công suất các nhà máy thuỷ điện chiếm khoảng 20% công suất điện toàn liên bang. Từ nhu cầu n−ớc cho công nghiệp Liên Xô cũ năm 1958 ta có thể tính tỷ lệ dân số, suy ra l−ợng n−ớc cần cho công nghiệp của ta vào năm 1958. L−ợng n−ớc sử dụng của ta cần tính tăng thêm vì ở n−ớc ta l−ợng n−ớc bốc hơi nhiều hơn. L−ợng n−ớc bốc hơi là l−ợng n−ớc tổn thất mất đi do bốc hơi, do ngấm xuống các lớp n−ớc ngầm có áp lực n−ớc đã đ−ợc sử dụng vào các phản ứng hoá học. Đối với loại n−ớc này cần xét cụ thể trong từng tr−ờng hợp, từng giai đoạn khác nhau, thông th−ờng tính cho giai đoạn kế hoạch 5 năm, 10 năm. Những xem xét này nhằm mục đích: 4
  8. - Liệt kê sự phát triển của n−ớc và sử dụng đất có liên quan đến n−ớc + Xem xét việc tăng dân số, mức độ đời sống nhân dân đ−ợc nâng cao trong từng giai đoạn. + Xem xét từng loại cây trồng, sự phát triển nông nghiệp từng vùng khác nhau (đất thấm nhiều, thấm ít, có thau chua rửa mặn hay không ), việc tăng diện tích nông nghiệp, điều kiện dẫn n−ớc và kỹ thuật t−ới (dẫn n−ớc bằng kênh đất, kênh bê tông, bằng đ−ờng ống, t−ới ngập hay t−ới phun m−a, t−ới nhỏ giọt ). + Xem xét n−ớc dùng cho phát triển chăn nuôi cần xét tới việc tăng diện tích trồng cỏ trong từng giai đoạn, nhu cầu n−ớc t−ới cho đồng cỏ, nhu cầu n−ớc uống cho các đàn gia súc và để làm vệ sinh chuồng trại + Xem xét n−ớc dùng cho nuôi trồng thuỷ sản, cần xét l−ợng n−ớc cho các hồ −ơm cá giống, n−ớc phải xả ở các nơi chứa n−ớc (hoặc hồ chứa n−ớc) xuống hạ l−u, qua các công trình riêng cho cá v−ợt lên th−ợng l−u đẻ trứng + N−ớc dùng vào mục đích vệ sinh cần phải xem xét l−u l−ợng th−ờng xuyên phải xả xuống hạ l−u để làm loãng n−ớc thải của thành phố, các khu công nghiệp tới mức độ có thể tiếp tục sử dụng đ−ợc chúng. + N−ớc dùng cho công nghiệp phải xét từng ngành công nghiệp khác nhau, trong đó n−ớc tham gia vào các quá trình công nghệ khác nhau (làm nguội máy, làm trơn các ổ trục, cung cấp cho nồi hơi, tham gia các phản ứng hoá học ) và ph−ơng pháp sử dụng n−ớc khác nhau (theo sơ đồ tuần hoàn thì n−ớc tổn thất do bốc hơi sẽ lớn hơn sơ đồ n−ớc chảy thẳng + N−ớc dùng để phát điện cho các nhà máy thuỷ điện, phải xét chế độ làm việc của từng loại nhà máy thủy điện (nhà máy ở trong mạng l−ới điện chung và ngoài mạng l−ới điện chung, sẽ làm việc với các tần suất khác nhau với các chế độ khác nhau). L−ợng n−ớc dự trữ trong hồ chứa để phát điện, trong tính toán quy hoạch không đ−ợc dùng vào các mục đích khác nếu l−ợng n−ớc đó ch−a đ−ợc xả xuống hạ l−u nhà máy. Kết quả quy hoạch n−ớc sơ bộ cho ta khái niệm sơ bộ về tình hình các nguồn n−ớc nói chung mà không phản ảnh hết đ−ợc các chi tiết, nhất là sự phân bố không đều theo thời gian của các nguồn n−ớc cũng nh− nhu cầu n−ớc trong quá trình sử dụng. - Nêu các giải pháp chung thích hợp để giải quyết các vấn đề và nhu cầu đã nêu ra. Trên cơ sở nghiên cứu, thống kê để lập quy hoạch n−ớc sơ bộ, cần đề ra tiêu chuẩn sử dụng n−ớc cho từng đơn vị sản phẩm hoặc cho từng đầu ng−ời và số % l−ợng n−ớc coi nh− mất hẳn để làm cơ sở tính toán quy hoạch n−ớc chính thức. Khi đã tính toán đ−ợc phần n−ớc cung và cầu cho toàn bộ l−u vực rồi tiến hành so sánh và đề ra biện pháp khắc phục, trong tr−ờng hợp thiếu n−ớc có thể áp dụng các biện pháp sau: + Tăng c−ờng sử dụng n−ớc ngầm (n−ớc có áp lực ở các tầng sâu) 5
  9. + Làm thêm hồ chứa n−ớc để nâng cao hệ số điều tiết. + Xử lý n−ớc thải thật tốt bằng các biện pháp lọc, hoá học, sinh vật, xử lý n−ớc thải vào mục đích khác, không đổ ra sông làm ô nhiễm n−ớc sông nh− dẫn n−ớc thải thành phố để t−ới cho các vùng ngoại thành + Nghiên cứu các biện pháp t−ới hợp lý trong nông nghiệp nhằm tiết kiệm n−ớc, đồng thời vẫn đảm bảo năng suất cao. Nh− vậy để quy hoạch sơ bộ nguồn n−ớc cũng nh− đề ra những biện pháp tiết kiệm n−ớc, các nhà khoa học phải giải quyết rất nhiều vấn đề. 1.2.2. Quy hoạch nguồn n−ớc chính thức (mức độ B) Quy hoạch nguồn n−ớc chính thức là một tài liệu quan trọng của Nhà n−ớc, nó quyết định từng b−ớc phát triển của các ngành kinh tế quốc dân, do đó đòi hỏi các tài liệu cơ bản ban đầu (nguồn n−ớc, dân sinh, kinh tế ) phải chính xác. Mức độ B hạn chế hơn mức độ A về phạm vi nh−ng chi tiết hơn, nhằm giải quyết những vấn đề ở phạm vi dài phức tạp nh−ng lại đ−ợc nhận ra sớm hơn trong nghiên cứu tổng thể. Mức độ B giới thiệu kế hoạch, ch−ơng trình hành động, những vấn đề có vị trí quan trọng đặc biệt sẽ đ−ợc nêu ra và tính −u tiên của các vấn đề trong quy hoạch. Để lập đ−ợc quy hoạch chính thức cần có tài liệu sau: L−u l−ợng trung bình năm của các sông ngòi ở từng đoạn với những tần suất khác nhau; sự phân bố dòng chảy trong năm theo từng tháng; các tài liệu về sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân trong từng giai đoạn nếu có (sự phân vùng nông nghiệp, vị trí các nhà máy, sản phẩm và công suất của chúng ). Các tài liệu nói trên phải đ−ợc xem xét trong tr−ờng hợp đã có sự tác động của con ng−ời. Trên cơ sở quy hoạch nguồn n−ớc chính thức, ng−ời ta sẽ lập nên ph−ơng án sử dụng và bảo vệ các nguồn n−ớc rồi lựa chọn ph−ơng án hợp lý nhất. Sau này các nhiệm vụ xây dựng các công trình sử dụng nguồn n−ớc và các cơ sở sản xuất sử dụng nguồn n−ớc không đ−ợc mâu thuẫn với ph−ơng án đã đ−ợc duyệt. Nói nh− vậy không phải là quy hoạch nguồn n−ớc chính thức và ph−ơng án đã đ−ợc duyệt là cố định mà phải th−ờng xuyên nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với những điều kiện mới, những yếu tố của xã hội. Khi lập quy hoạch nguồn n−ớc chính thức có thể có hai tr−ờng hợp: - Các ngành cần sử dụng n−ớc (nhất là n−ớc trong sử dụng đất, n−ớc cho sinh hoạt dân c− nông thôn ) cần cho biết rõ vị trí của các khu vực cần n−ớc, l−ợng n−ớc cần thiết và cơ quan quản lý n−ớc sẽ căn cứ vào đó để đề ra những biện pháp cung cấp n−ớc cho các mục đích sử dụng. - Các ngành sử dụng n−ớc cho biết tại một địa bàn nào đó (một tỉnh, một huyện hoặc một xã) sẽ phát triển ngành sản xuất nào, l−ợng n−ớc cần là bao nhiêu, cơ quan quản lý n−ớc sẽ căn cứ vào đó đề ra biện pháp cấp n−ớc và quy định vị trí của điểm dùng 6
  10. n−ớc. Tr−ờng hợp thứ hai này giảm bớt đ−ợc một số khó khăn cho các ngành sử dụng n−ớc (nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, thuỷ sản ) trong khi lập kế hoạch phát triển dài hạn. Việc quy hoạch sử dụng và bảo vệ các nguồn n−ớc là một công việc to lớn, phức tạp cần nghiên cứu, theo dõi, học hỏi, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, đồng thời tham khảo kinh nghiệm n−ớc ngoài để rút ngắn thời gian. Ng−ời làm công tác quy hoạch quản lý đất cần nắm đ−ợc các loại quy hoạch n−ớc đã đ−ợc xác định với mức độ khác nhau trong vùng, trên cơ sở đó có ph−ơng án quy hoạch và quản lý đất hợp lý phù hợp với tài nguyên n−ớc trong vùng. 1.3. Tình hình phát triển tài nguyên n−ớc 1.3.1. Sự phát triển tài nguyên n−ớc trên thế giới Trong lịch sử nhân loại, ý muốn cải tạo dòng n−ớc tự nhiên đ−ợc phát triển đầu tiên ở những vùng nóng khô hạn, ở đó l−ợng bốc hơi n−ớc v−ợt quá l−ợng m−a trong năm. Những công trình để kiểm soát, tích trữ và phân phối dòng n−ớc đ−ợc phát triển ở những nơi có nền văn minh sớm nhất: Ai Cập, Babylon, ấn Độ và Trung Quốc. ở Ai Cập 4000 năm tr−ớc công nguyên, d−ới triều đại vua Memphis đã xây dựng đ−ợc đập giữ n−ớc trên sông Nile. Tiếp đến 2000 năm tr−ớc công nguyên, hoàng tử Assyrian đã chỉ đạo h−ớng dòng n−ớc của sông Nile t−ới cho vùng đất sa mạc của Ai Cập. Ngày nay trên mộ chí của ông, ng−ời ta còn đọc đ−ợc dòng chữ “Ta buộc dòng n−ớc hùng vĩ kia phải chảy theo ý muốn của ta và dẫn n−ớc của nó làm phì nhiêu những vùng đất tr−ớc đó, hoang hoá không có dân c−”. ở Trung Quốc cách đây 4000 năm, con ng−ời đã có kiến thức trong các hoạt động điều khiển dòng n−ớc bằng kênh đào đ−ợc xây dựng dài tới 700 dặm. ở ấn Độ, tr−ớc chúng ta 20 thế kỷ, nhiều hồ chứa n−ớc đã đ−ợc xây dựng để t−ới cho l−u vực sông Indus. Trong 50 năm qua để thoả mãn nhu cầu n−ớc của con ng−ời, nhiều đập giữ n−ớc quy mô lớn đã đ−ợc xây dựng. Gần đây nhất phải kể tới 3 hồ chứa n−ớc trên thế giới đã đ−ợc tạo ra đó là hồ Volta ở Gana chu vi 300km, hồ Kuriba ở Zambia chu vi 270km và hồ Nasser ở Ai Cập chu vi 300km. ở Liên Xô cũ, để kiểm soát dòng n−ớc phục vụ nhu cầu tổng hợp, phát điện, chống lũ, t−ới, chuỗi đập đã đ−ợc xây dựng trên các sông Dniep, sông Don, sông Dniester và sông Volga. Dân số thế giới tăng nhanh đã v−ợt qua con số 7 tỷ ng−ời. L−ợng n−ớc cung cấp cho sinh hoạt tính theo đầu ng−ời là chỉ tiêu đánh giá mức sống và trình độ phát triển của mỗi quốc gia. ở châu Âu năm 1980 l−ợng n−ớc sử dụng trong sinh hoạt của một ng−ời là 200 - 250l/ngày, năm 2000 là 300 - 360l/ngày. ở Mỹ năm 1980 là 660l/ngày, đến năm 2000 là 1000l/ngày. 7
  11. Theo điều tra của Uỷ ban kinh tế châu Âu năm 1966, ở 20 n−ớc tỷ trọng sử dụng n−ớc trong các ngành là: N−ớc cho sinh hoạt và đô thị chiếm 14%; n−ớc dùng trong nông nghiệp là 38%; n−ớc dùng trong công nghiệp là 48%. ở Mỹ, năm 1980 tỷ lệ này lần l−ợt là 7%, 36% và 57%. Tình hình sử dụng n−ớc t−ới trong nông nghiệp trên thế giới: Theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc (1988), diện tích đất nông nghiệp có t−ới của thế giới đ−ợc giới thiệu trong bảng 1.1. Bảng 1.1. Diện tích đất có t−ới của thế giới Năm Diện tích đ−ợc t−ới (100 ha) Khu vực 1972 1982 1987 Châu Phi 9.125 10.319 11.058 Bắc Mỹ và Trung Mỹ 21.838 27.161 25.740 Nam Mỹ 6.032 6.952 8.586 Châu á 113.888 135.297 142.301 Châu Âu 11.910 15.079 16.833 Châu Đại d−ơng (Australia, Fiji, New Zealand) 1.636 1.864 2.105 Liên Xô cũ 11.991 18.608 20.485 Tổng cộng 176.390 216.132 227.108 Diện tích đất đ−ợc t−ới của thế giới tăng t−ơng đối ổn định từ 176.390.000 ha năm 1972 lên 216.132.000 ha năm 1982 và tăng đến 227.108.000 ha vào năm 1987. ở các n−ớc công nghiệp tiên tiến, việc khai thác quản lý tài nguyên n−ớc phục vụ nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong sử dụng đất nông nghiệp đã có những thành tựu đáng kể. - Các hệ thống t−ới đ−ợc hiện đại hóa bao gồm các công trình phân phối n−ớc đ−ợc chế tạo hiện đại để có thể tự động hoá khi phân phối n−ớc. Kênh dẫn đ−ợc bê tông hoá để chống tổn thất và rò rỉ. - Xây dựng các hệ thống t−ới đặc biệt, ở các vùng khan hiếm n−ớc có địa hình phức tạp nh−ng có thể trồng đ−ợc các loại cây trồng có giá trị. Hệ thống t−ới phun m−a và t−ới nhỏ giọt là đặc tr−ng. Hệ thống t−ới nhỏ giọt có thể đ−ợc coi là thành tựu tiên tiến nhất trong lĩnh vực t−ới kết hợp với kỹ thuật tiên tiến của các ngành khác để tự động điều khiển chế độ ẩm trong đất theo yêu cầu cuả cây trồng. - ở vùng bờ biển thiếu n−ớc ngọt, ng−ời ta đã có công nghệ để xử lý n−ớc biển thành n−ớc ngọt bằng cách đ−a n−ớc biển vào trong những bình kín (container) rồi cung cấp một nhiệt l−ợng lớn để đun sôi hoặc làm bốc hơi n−ớc khỏi muối và dẫn sang container khác, ở đó nhiệt độ đ−ợc giảm thấp làm cho hơi ng−ng tụ thành n−ớc tinh khiết. Các nhà máy này đ−ợc phát triển ở Feeport bang Texas, ở căn cứ quân sự Mỹ ở 8
  12. Arập Xêut, Tây Phi (0,2 triệu gallon/ngày), ở Roswell, New Mêxico (1 triệu gallon/ngày) (1 gallon = 3,78 lít theo tiêu chuẩn của Mỹ). - Sản xuất ra các chất giữ ẩm, khi bón vào đất có khả năng hạn chế bốc hơi và làm ng−ng tụ hơi n−ớc trong các khe rỗng đất để cây sử dụng dần dần. Công nghệ này cho phép giải quyết tình trạng hạn cục bộ ở những nơi không có đủ n−ớc t−ới. T−ới n−ớc nếu đ−ợc quy hoạch, quản lý và đầu t− đúng sẽ tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển, dẫn đến sự phồn vinh và giàu có trong vùng. Ng−ợc lại sẽ dẫn đến thất bại nếu ta không nắm vững điều kiện tự nhiên và quy luật phát triển kinh tế của vùng. Thực tế của một số n−ớc phát triển đã có những bài học kinh nghiệm sau đây: - Chi phí xây dựng cơ bản ban đầu của một dự án t−ới không đ−ợc quá đắt, càng tránh việc xây dựng các công trình lớn càng tốt. Nhà n−ớc cần quan tâm đầu t− mạnh mẽ về tài chính và kỹ thuật. Giai đoạn đầu của dự án phải đ−ợc nghiên cứu kỹ về hiệu quả khai thác đất trong nông nghiệp, về kinh tế một cách chi tiết. Cần nghiên cứu các đặc tính vật lý, hoá học, khả năng đảm bảo cho cây trồng đạt năng suất cao, có thị tr−ờng tiêu thụ - Các điều kiện kinh tế kỹ thuật, tài chính có thể thoả mãn nh−ng ch−a đủ đảm bảo thành công của dự án, cần phải tính đến yếu tố tâm lý con ng−ời. Ng−ời dân phải đ−ợc học tập về lợi ích của t−ới n−ớc, về cách sử dụng n−ớc trong những điều kiện khác nhau để tiết kiệm n−ớc. - Những khó khăn của các n−ớc công nghiệp về vấn đề n−ớc: đó là vấn đề ô nhiễm công nghiệp và xử lý nguồn n−ớc. Những thành phố công nghiệp lớn của các n−ớc hầu nh− đều đ−ợc xây dựng ở những nơi có sông chảy qua. Sông Huson chảy qua NewYork (Mỹ), sông Thames chảy qua London (Anh), sông Seine chảy qua Paris (Pháp), Vũ Hán - Trùng Khánh (Trung Quốc) có sông Tr−ờng Giang, Deli (ấn Độ) có sông Găng, Viên (áo) nằm trên sông Đanup nổi tiếng Do chất thải công nghiệp không đ−ợc xử lý nghiêm ngặt ngay từ đầu nên các dòng sông này, nơi thu nhận n−ớc thải dần dần trở nên ô nhiễm. Trong n−ớc thải công nghiệp có chứa muối của các kim loại nặng nh− chì, đồng, kẽm, sắt, crôm khi xả vào sông chúng gây độc hại, ô nhiễm môi tr−ờng, nhà n−ớc phải đầu t− khá lớn tiền của cho việc xử lý. Ví dụ ở Mỹ, do không kiểm soát đ−ợc chất thải công nghiệp ngay từ đầu nên chi phí đầu t− để xử lý chất thải hàng năm đứng vị trí thứ 3 sau giáo dục và giao thông vận tải. 1.3.2. Sự phát triển tài nguyên n−ớc ở Việt Nam 1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên của Việt Nam - Điều kiện địa hình: Việt Nam có diện tích 32.924.061 ha (số liệu thống kê năm 2000) trong đó có hơn 70% diện tích là đồi núi có địa hình phức tạp. Các dãy núi lớn điển hình nh− Đông Bắc, Tây Bắc, Tr−ờng Sơn, Tây Nguyên với độ cao trung bình 1000 - 1500m trên mực n−ớc biển. Vùng đồng bằng từ độ cao 25m trên mực n−ớc biển trở 9
  13. xuống, phần lớn nằm dọc bờ biển của đất n−ớc với hai đồng bằng lớn nhất là Bắc bộ (1.261.404 ha) và Nam bộ (3.971.232 ha). - Yếu tố khí hậu: Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh h−ởng chủ yếu của điều kiện địa hình. Bảng (1.2), (1.3) và (1.4) giới thiệu các đặc tr−ng khí hậu Việt Nam, các đặc tr−ng này chi phối tài nguyên n−ớc của quốc gia. Bảng 1.2. Một số đặc tr−ng của khí hậu Việt Nam TT Đặc tr−ng khí hậu Giá trị 1 Tổng nhiệt độ trung bình năm (0C) 8.000 -10.000 2 Nhiệt độ trung bình ngày (0C) 22 - 27 3 Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (0C) 15 - 19 4 L−ợng bức xạ mặt trời trong năm (Kcal/cm2) 75 5 L−ợng m−a bình quân năm (mm) 1.500 - 2.000 Bảng 1.3. L−ợng m−a trung bình tháng của một số vùng Đơn vị: mm Địa ph−ơng Hà Nội Tp. Hồ Chí Minh Huế Tháng TB Max Min TB Max Min TB Max Min 1 18 122 - 17 111 - 175 397 22 2 26 95 1,4 3 10 - 60 181 33 3 48 132 2,1 18 129 - 192 546 2 4 8 200 3,4 40 178 - 51 197 3 5 194 456 40 210 561 66 121 374 4 6 236 579 24 337 522 205 76 169 16 7 302 738 25 309 595 98 70 291 10 8 323 810 57 372 499 136 118 300 24 9 262 467 47 338 471 241 343 877 113 10 123 638 - 248 603 82 632 1.561 172 11 47 214 - 117 236 19 720 1.674 224 12 20 93 - 60 173 13 380 751 76 năm 1607 2075 2938 Bảng 1.4. Bảng cân bằng ẩm trong năm Địa ph−ơng L−ợng m−a P (mm) Bốc hơi E (mm) (P - E) Hà Nội 1680 1218 + 462 Huế 2938 1193 + 1795 Tp. Hồ Chí Minh 2075 1466 + 609 Bình quân/năm 1903 1120 + 783 Những số liệu ở bảng (1.2), (1.3) và (1.4) cho thấy khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới. L−ợng m−a trong năm rất phong phú: trung bình năm ở Hà Nội là 1680mm, Tp. Hồ Chí Minh 2075 mm, ở Huế 2938 mm. ở bảng (1.4) so sánh giữa l−ợng m−a và bốc hơi cho thấy l−ợng m−a trong năm đều v−ợt quá l−ợng bốc hơi. Tuy nhiên l−ợng m−a phân bố không đều, th−ờng tập trung vào mùa hè. ở Hà Nội m−a từ tháng 5 đến tháng 10 10
  14. chiếm 87% tổng l−ợng m−a cả năm, ở Tp. Hồ Chí Minh và Huế tỷ lệ này lần l−ợt là 87,4% và 70%. Do m−a phân bố không đều, mùa m−a quá nhiều n−ớc dễ gây ngập úng. Ng−ợc lại mùa khô ít m−a, l−ợng n−ớc không đủ cung cấp theo yêu cầu. Vì vậy cần có biện pháp điều tiết lại dòng chảy phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế trong năm. 1.3.2.2. Sự phát triển tài nguyên n−ớc ở Việt Nam Nói đến sự phát triển tài nguyên n−ớc ở Việt Nam, tr−ớc tiên phải nói đến quy hoạch và quản lý n−ớc t−ới cho nông nghiệp - một khu vực tr−ớc đây chiếm 90% nay là 76% dân số của đất n−ớc. Tr−ớc cách mạng tháng 8/1945 đã có một số hệ thống t−ới đ−ợc xây dựng, chủ yếu phục vụ cho các đồn điền của Pháp nh− hệ thống Sông Cầu (Bắc Ninh), hệ thống Liễn Sơn (Bắc Giang), hệ thống Bái Th−ợng (Thanh Hoá), đập Đô L−ơng (Nghệ An) Sau năm 1954, đặc biệt từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà n−ớc đã đầu t− xây dựng nhiều công trình khai thác tài nguyên n−ớc phục vụ phát triển kinh tế quốc dân, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Hai công trình tiêu biểu là hệ thống đại thuỷ nông Bắc H−ng Hải (xây dựng đầu những năm 1960) đ−a n−ớc t−ới cho hàng vạn ha đất của các tỉnh Bắc Ninh, H−ng Yên, Hải D−ơng và hồ chứa n−ớc thuỷ điện Hoà Bình (xây dựng vào những năm 1990) kiểm soát lũ vùng Đồng bằng sông Hồng, tích trữ n−ớc phát điện cung cấp điện năng cho cả n−ớc. Công trình hồ chứa n−ớc Kè Gỗ ở Hà Tĩnh có tác dụng tổng hợp: t−ới, cấp n−ớc sinh hoạt, công nghiệp, phát điện, chống lũ, thau chua rửa mặn, sử dụng lòng hồ để nuôi cá n−ớc ngọt với diện tích t−ới tự chảy 21.136ha của 3 huyện thị (Cẩm Xuyên, Thạch Hà và thị xã Hà Tĩnh). Hồ chứa n−ớc Kè Gỗ làm biến đổi sâu sắc điều kiện sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần của 86.920 hộ dân (số liệu 1995) trong khu h−ởng lợi. Công trình trung thuỷ nông Nam Thạch Hãn (Quảng Trị) tích n−ớc chống hạn, giải quyết n−ớc t−ới cho cả vùng rộng lớn trong tỉnh phục vụ khai thác đất đai, góp phần xoá đói giảm nghèo trong nhiều năm. Kết quả của việc khai thác tài nguyên n−ớc của Việt Nam là: - Tính đến năm 1992, trong tổng số diện tích đất nông nghiệp 6.697.000 ha, diện tích đất đ−ợc t−ới là 1.860.000 ha chiếm tỷ lệ 27,8%. Việt Nam từ chỗ thiếu ăn đến nay đã trở thành n−ớc xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới với mức xuất khẩu gạo đạt 2 triệu tấn năm 1997. Năng suất lúa nhiều địa ph−ơng đạt mức ổn định 5 - 6 tấn/ha/vụ. Đạt đ−ợc những kết quả này là có sự đóng góp của nhiều ngành kinh tế, trong đó phải kể đến công tác quy hoạch quản lý n−ớc, phục vụ sản xuất nông nghiệp. - Nhờ có thuỷ lợi, nhiều loại đất xấu nh− chua mặn, lầy lụt, bạc mầu đã đ−ợc cải tạo. Nhiều vùng đất tr−ớc đây hoang hoá hoặc cấy một vụ bấp bênh nh− ở ba tỉnh Hà - Nam - Ninh nay đã đ−a vào canh tác 2 vụ thậm chí 3 vụ chắc chắn trong năm. Hàng trăm công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ ở vùng duyên hải miền Trung đã và đang phát huy hiệu quả, đặc biệt với sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật và công nghệ về lai tạo, sử dụng nhiều giống cây trồng mới trong lĩnh vực nông nghiệp, nhiều loại giống cây ngắn ngày, năng suất cao đ−ợc áp dụng để canh tác rộng rãi trong các vùng để gieo cấy vụ đông xuân, hè thu, vụ mùa hoặc luân canh 2 vụ lúa một màu, một lúa hai màu đạt hiệu quả cao. 11
  15. Mặc dù đạt đ−ợc nhiều thành tựu lớn lao trong việc khai thác tài nguyên n−ớc phục vụ phát triển kinh tế, nh−ng chúng ta vẫn còn nhiều nh−ợc điểm nh− sau: - Các hệ thống t−ới cũ phần lớn đang xuống cấp, không đồng bộ, không đảm bảo đ−ợc công suất thiết kế. Các công trình phân phối n−ớc lạc hậu, tổn thất n−ớc trên hệ thống t−ới lớn. - Diện tích đất đ−ợc t−ới năm 1992 đạt 27,8%, tỷ lệ này còn thấp so với các n−ớc trong khu vực châu á Thái Bình D−ơng 33,1% (bảng 1.5). Bảng 1.5. Diện tích đất đ−ợc t−ới ở một số n−ớc trong khu vực Đơn vị: 1000 ha Đất nông nghiệp Đất đ−ợc t−ới Tên n−ớc Tỷ lệ B/A (%) năm 1992 (ha): A năm 1992 (ha): B Bangladesh 9.044 3.100 34,3 Campuchia 2.400 94 3,9 Trung Quốc 96.302 49.030 50,9 ấn Độ 169.650 45.800 27,0 Indonesia 22.500 8.250 36,7 Iran 18.170 9.400 51,7 Malaysia 4.880 340 7,0 Philippines 9.190 1.580 17,2 Nam Triều Tiên 2.070 1325 64,0 Thái Lan 20.130 4.400 21,9 Nhật Bản 4.515 2.802 62,0 Việt Nam 6.697 1.860 27,8 Bình quân vùng châu á 457.732 181.533 33,1 Thái Bình D−ơng Tuy nhiên theo nguồn tài liệu của thế giới năm 2001 (World resources 2001) thì trong những năm gần đây, diện tích đất canh tác đ−ợc t−ới của Việt Nam là 32,01% đều cao hơn một số n−ớc trong khu vực Asean nh− bảng (1. 6). Bảng 1.6. Tình hình phát triển t−ới n−ớc của một số n−ớc khu vực Asean (2001) Diện tích đất canh tác Tỷ lệ diện tích đất Tên n−ớc (triệu ha) đ−ợc t−ới (%) Việt Nam 7,20 32,01 Thái Lan 20,45 25,00 CHDCND Lào 0,85 19,03 Philippines 9,52 16,10 Myanmar 10,15 15,03 Indonesia 30,98 14,04 Campuchia 3,80 7,11 Malaysia 7,61 4,00 Brunei 0,007 13,04 12
  16. Do điều kiện tự nhiên ở một số n−ớc khác nhau, nguồn n−ớc hạn chế, chi phí đầu t− xây dựng cơ bản cho các công trình thuỷ lợi cao nên ở nhiều n−ớc đất không đ−ợc t−ới, chủ yếu là sử dụng n−ớc trời. Diện tích đất bỏ hoang và sản xuất một vụ còn khá lớn. Nền nông nghiệp có t−ới hiện nay đang đứng tr−ớc rất nhiều khó khăn, hiệu quả sử dụng n−ớc t−ới thấp, có tới 40% l−ợng n−ớc bị tổn thất do rò rỉ dọc đ−ờng vận chuyển do thấm hoặc do dòng chảy mặt không kiểm soát đ−ợc. Diện tích đất đ−ợc t−ới của Việt Nam đứng thứ nhất trong khu vực, sau đó là Thái Lan, thấp nhất là Malaysia. - Ch−a kiểm soát đ−ợc các yếu tố gây tác hại đối với nguồn n−ớc nh− xói mòn đất và n−ớc thải công nghiệp là hai vấn đề rất trầm trọng và khẩn cấp ở n−ớc ta hiện nay. 1.4. Luật pháp về tài nguyên n−ớc N−ớc là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi tr−ờng, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất n−ớc, mặt khác n−ớc cũng có thể gây ra tai hoạ cho con ng−ời và môi tr−ờng. Để tăng c−ờng hiệu lực quản lý Nhà n−ớc, nâng cao trách nhiệm của cơ quan Nhà n−ớc, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên n−ớc, phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do n−ớc gây ra, căn cứ vào Hiến pháp n−ớc CHXHCN Việt Nam năm 1992, Quốc hội n−ớc ta khoá X kỳ họp thứ 3 đã công bố Luật tài nguyên n−ớc (Luật số 08/1998/QH10). Luật tài nguyên n−ớc có 10 ch−ơng và 75 điều. Đây là sự thể hiện về mặt pháp chế đ−ờng lối, chủ tr−ơng và quan điểm của Nhà n−ớc về tài nguyên n−ớc. Nhà n−ớc một mặt cung cấp kinh phí và điều kiện vật chất - kỹ thuật cần thiết cho các biện pháp khoa học và kỹ thuật bảo vệ tài nguyên n−ớc, một mặt thiết lập các biện pháp pháp chế cần thiết cho nhiệm vụ quản lý và bảo vệ tài nguyên n−ớc. Luật pháp của một quốc gia về bảo vệ tài nguyên n−ớc th−ờng là một hệ thống phức tạp các quy chuẩn pháp lý về sử dụng, bảo vệ, khôi phục, cải thiện các nguồn n−ớc, tạo môi tr−ờng thuận lợi cho sự sống và hoạt động sản xuất của con ng−ời. Tuỳ theo điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, địa lý và lịch sử mà luật pháp tài nguyên n−ớc ở mỗi n−ớc một khác nh−ng nhìn khái quát đều có những đặc điểm chung nh− sau: - Nhà n−ớc quan tâm rất lớn đối với nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên n−ớc. - Xác định trách nhiệm và quyền hạn pháp chế về tài nguyên n−ớc của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp, Mặt trận tổ quốc, cơ quan, Nhà n−ớc, tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên n−ớc, phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do n−ớc gây ra, giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật về tài nguyên n−ớc tại địa ph−ơng d−ới sự thống nhất quản lý Nhà n−ớc về tài nguyên n−ớc. 13
  17. - Phối hợp pháp chế bảo vệ tài nguyên n−ớc với pháp chế quản lý các ngành sản xuất sử dụng tài nguyên n−ớc. - Kết hợp việc phòng tránh, ngăn ngừa tr−ớc thiệt hại về tài nguyên n−ớc với việc xử lý hậu quả xấu đã xảy ra, cải thiện chất l−ợng nguồn n−ớc phục vụ lợi ích lâu dài của con ng−ời với nhiều mục đích khác nhau. Những nguyên tắc pháp chế về tài nguyên n−ớc th−ờng đ−ợc thể hiện tr−ớc hết trong hiến pháp. Thông th−ờng có thể phân biệt hai loại nguyên tắc: - Những nguyên tắc mang tính quan điểm về tài nguyên n−ớc hình thành cơ sở xuất phát cho mọi quy định pháp chế sau đó, nh−: nguyên tắc sở hữu của toàn dân đối với tài nguyên n−ớc, nguyên tắc kế hoạch hoá bảo vệ tài nguyên n−ớc, nguyên tắc bảo vệ sức khoẻ cho toàn dân và cộng đồng. - Những nguyên tắc quy định cơ chế làm việc trong bảo vệ tài nguyên n−ớc nh−: chức trách, quyền hạn của Nhà n−ớc, quyền hạn và nghĩa vụ công dân, thẩm quyền đ−ợc giao cho các ngành, các cấp trong quản lý tài nguyên n−ớc. Luật tài nguyên của một quốc gia xã hội chủ nghĩa chứa đựng ba nội dung cơ bản: - Xác định quyền làm chủ của toàn dân và Nhà n−ớc đối với mọi tài nguyên nói chung và tài nguyên n−ớc nói riêng; Xác định đ−ợc nội dung và hình thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên n−ớc của Nhà n−ớc, xem đó là chức năng cơ bản, th−ờng xuyên của Nhà n−ớc; Xác định quyền hạn đ−ợc h−ởng phúc lợi về tài nguyên n−ớc của mỗi một ng−ời công dân và trách nhiệm của họ đối với việc bảo vệ tài nguyên n−ớc. ở một số n−ớc, các luật lệ ban hành ở nhiều cấp, nhiều ngành và đ−ợc hệ thống hoá thành bộ luật (code) tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến và chấp hành luật pháp trong toàn dân. Theo h−ớng đó, nhiều n−ớc đã ban hành luật cơ bản về bảo vệ đất, n−ớc, rừng, khí quyển, khoáng sản nh− Ba Lan (1949), Tiệp Khắc cũ (1955), Liên Xô cũ (1957), Nhật Bản (1978), Trung Quốc (1979), Indonesia 1982), Hàn Quốc (1983) ở n−ớc ta, ngày 20 tháng 5 năm 1998, Quốc hội n−ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã công bố chính thức Luật tài nguyên n−ớc. 14
  18. Ch−ơng II Tổng quan về tài nguyên n−ớc có liên quan đến sử dụng đất 2.1. Khái niệm về tài nguyên n−ớc và ý nghĩa của nó đối với nền kinh tế quốc dân Theo quan điểm cổ đại thì “mọi sự sống đều có nguồn gốc từ n−ớc”, n−ớc là cội nguồn của sự tồn tại. Vai trò của n−ớc trong thiên nhiên là muôn màu, muôn vẻ, n−ớc là nhân tố quyết định yếu tố khí hậu của toàn trái đất. Trong cơ thể thực vật, n−ớc chiếm 80 - 90% khối l−ợng cơ thể. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, n−ớc có ý nghĩa rất quan trọng, nếu không có n−ớc thì các khoáng chất không hoà tan, sẽ không có dung dịch đất và rễ cây sẽ không thể hấp thu đ−ợc bất cứ một khoáng chất nào trong đất. 2.1.1. Khái niệm về tài nguyên n−ớc N−ớc đóng vai trò rất quan trọng không thể thiếu đ−ợc trong đời sống xã hội, bao gồm các dạng rắn, lỏng và ở cả dạng khí. Vì vậy, n−ớc là một tài nguyên. Theo Lê Huy Bá, tài nguyên là các dạng vật chất đ−ợc tạo thành trong suốt quá trình hình thành, phát triển của tự nhiên, cuộc sống sinh vật và con ng−ời. Các dạng vật chất này cung cấp nguyên liệu, vật liệu, hỗ trợ và phục vụ cho nhu cầu phát triển mà con ng−ời có thể sử dụng đ−ợc. Tài nguyên đ−ợc phân thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố thiên nhiên và tài nguyên con ng−ời gắn liền với các nhân tố về con ng−ời và xã hội. Trong sử dụng cụ thể, tài nguyên đ−ợc phân loại theo môi tr−ờng thành phần gọi là “tài nguyên môi tr−ờng” và chia ra: + Tài nguyên môi tr−ờng đất gồm: tài nguyên đất nông nghiệp, tài nguyên đất rừng, tài nguyên đất cho công nghiệp, tài nguyên đất hiếm. + Tài nguyên khí hậu gồm: tài nguyên không gian, tài nguyên ngoài trái đất (mặt trăng, các hành tinh). + Tài nguyên năng l−ợng gồm: tài nguyên năng l−ợng địa nhiệt, tài nguyên năng l−ợng gió, tài nguyên năng l−ợng mặt trời, tài nguyên năng l−ợng sóng biển + Tài nguyên khoáng sản gồm: tài nguyên khoáng sản kim loại và tài nguyên khoáng sản phi kim loại. + Tài nguyên môi tr−ờng n−ớc gồm: tài nguyên n−ớc mặt, tài nguyên n−ớc trong đất và gọi chung là tài nguyên n−ớc. Tài nguyên n−ớc là một dạng tài nguyên thiên nhiên vừa vô hạn, vừa hữu hạn và chính bản thân n−ớc có thể đáp ứng cho các nhu cầu của cuộc sống nh− ăn uống, sinh hoạt, hoạt động công nghiệp, năng l−ợng, nông nghiệp, giao thông vận tải thuỷ, du lịch Tổng l−ợng n−ớc trên trái đất khoảng 1386 triệu km3. Trong đó 96,5% là n−ớc mặn (n−ớc đại d−ơng và biển) vốn không phù hợp với việc sử dụng của con ng−ời. Còn lại 1
  19. 3,5% tổng trữ l−ợng n−ớc −ớc tính khoảng 35 triệu km3 đ−ợc xem là n−ớc ngọt. Nh−ng gần 77% l−ợng n−ớc ngọt này tồn tại d−ới dạng đóng băng và sông băng - nếu toàn bộ khối băng này tan ra thì mực n−ớc biển sẽ dâng lên khoảng 50m làm ngập nhiều vùng đất. Cuối cùng chỉ còn một phần rất nhỏ, khoảng 215.200 km3 tức là gần 1/7000 tổng l−ợng n−ớc có vai trò quan trọng là bảo tồn sự sống trên hành tinh. Số n−ớc ngọt này đại bộ phận thuộc về các hồ n−ớc ngọt (58,1%), khí ẩm đất (34,8%), khí quyển (6,5%) và n−ớc sông suối (0,6%). Trung bình hàng năm sông suối đổ ra biển trên 15.500km3 n−ớc, một l−ợng n−ớc lớn gấp 13 lần tổng l−ợng n−ớc trong sông suối vào một thời điểm nào đó. Nhân tố quan trọng để coi n−ớc là một tài nguyên trong quy hoạch không phải chủ yếu là dung tích n−ớc ở một thời điểm nhất định mà là l−u l−ợng n−ớc chảy qua. Nhờ sự tuần hoàn (trao đổi n−ớc) của n−ớc sông, hồ, suối đang đ−ợc sử dụng rộng rãi diễn ra tích cực hơn so với n−ớc mặn hoặc n−ớc trong băng hà từ 3 đến 6 lần. Đặc biệt, nhờ tính chất tuần hoàn của nó, n−ớc sông đ−ợc đổi mới trong vòng 12 ngày, nghĩa là một năm đ−ợc đổi mới 30 lần, tầm quan trọng của nó đối với đời sống con ng−ời thật vô cùng lớn lao. Tổng khối l−ợng n−ớc sông chỉ có thể thoả mãn đ−ợc hơn một nửa các nhu cầu hiện tại của con ng−ời trong một năm. Nh−ng nhờ chu kỳ thuỷ văn lôi cuốn vào một vận động th−ờng xuyên làm cho các yếu tố của nó th−ờng xuyên đ−ợc tiêu thụ và phục hồi. Tính chất này là nguyên nhân của sự đổi mới th−ờng xuyên nguồn n−ớc, cho phép con ng−ời có thể sử dụng liên tục nguồn n−ớc ngọt cần thiết. 2.1.2. ý nghĩa của tài nguyên n−ớc đối với nền kinh tế quốc dân Đối với một quốc gia, n−ớc cũng t−ơng tự nh− đất đai, hầm mỏ, rừng, biển đều là tài nguyên vô cùng quí báu. Không phải ngẫu nhiên mà các khu dân c− trù mật, các thủ đô, thành phố lớn của nhiều n−ớc trên thế giới đều nằm trên các triền sông: Hà Nội, Việt Trì bên bờ sông Hồng, Huế - sông H−ơng, Sài Gòn Chợ lớn - sông Cửu Long, Vũ Hán - Trùng Khánh - sông Tr−ờng Giang, Đêli - sông Găng, Pari - sông Xen, Luân Đôn - sông Themizơ, Bengơrat, Budapét, Viên nằm trên bờ sông Đanuyp nổi tiếng. Tr−ớc kia, khi công nghiệp ch−a phát triển, con ng−ời sống bằng trồng trọt và chăn nuôi nhờ những đồng bằng phì nhiêu ven sông có đủ n−ớc. Các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng nền văn minh của một n−ớc là “đất màu mỡ, đất có đủ n−ớc và đất không bị rửa trôi, xói mòn đi đến nghèo kiệt”. Khi ch−a có ph−ơng tiện giao thông hiện đại thì nguồn n−ớc sông ngòi là những luồng vận chuyển chủ yếu. Ngày nay trong điều kiện phát triển mới của nền kinh tế quốc dân, không có một hoạt động nào của con ng−ời mà không có liên quan đến việc khai thác sông ngòi, nguồn n−ớc. N−ớc sông chảy qua các công trình đầu mối nh− cống lấy n−ớc, trạm bơm đi vào các đ−ờng ống dẫn n−ớc, kênh m−ơng để phục vụ cho sinh hoạt, t−ới ruộng, chăn nuôi; n−ớc dùng cho luyện kim, cho công nghiệp hoá học, n−ớc làm sạch nồi hơi, máy móc; n−ớc quay các tuốc bin phát điện, phục vụ cho giao thông vận tải, quốc phòng 2
  20. Năm 1960 ở Liên Xô cũ, các ngành kinh tế xã hội sử dụng 270 tỷ m3 n−ớc; năm 1970 khoảng 540 tỷ m3 và năm 2000 tổng l−ợng n−ớc dùng lên đến 2000 tỷ m3, trong đó dùng cho công nghiệp 480 tỷ m3, nông nghiệp 550 tỷ m3 (tổng l−ợng dòng chảy năm trên sông ngòi toàn Liên Xô cũ khoảng 4358 tỷ m3). ở Mỹ, năm 2000 đã sử dụng gần 1000 tỷ m3 n−ớc trong số 1.600 tỷ m3 dòng chảy năm trong sông ngòi toàn quốc. N−ớc sông khi chảy sinh ra một nguồn năng l−ợng lớn. Tổng năng l−ợng sông ngòi của Liên Xô cũ vào khoảng 3942 tỷ KW/h trong năm, trong đó phần có thể khai thác vào khoảng 648 KW/h, con số này ở Canada là 281 tỷ KW/h Hiện nay ở một số n−ớc trên thế giới phần năng l−ợng sông ngòi khai thác đ−ợc chiếm đại bộ phận trong tổng điện năng toàn quốc nh− Nauy 99%, Thụy Điển 99%, Triều Tiên 95%. Ba ngàn năm về tr−ớc, từ đời Lã Vọng, vùng duyên hải đã có bài ca con n−ớc tuy ch−a đ−ợc chính xác và tỷ mỷ nh−ng rất có tác dụng đối với sản xuất khi ch−a có lịch thuỷ triều. Cho đến thời Giao chỉ, nhân dân ta đã biết lợi dụng n−ớc thuỷ triều để lấy n−ớc ngọt t−ới ruộng. Vào khoảng thế kỷ XIX, d−ới triều Tự Đức, Nguyễn Công Trứ đã lợi dụng n−ớc thuỷ triều lên xuống để động viên nhân dân đào vét m−ơng ngòi, biến cả một vùng bãi biển Phát Diệm hoang vu thành vùng đất phì nhiêu bát ngát. Miền Bắc n−ớc ta có một mạng l−ới sông ngòi dày đặc (trên 1080 con sông trong tổng số 2360 con sông trong toàn quốc) nối chằng chịt đồng bằng với đồi núi, miền ng−ợc với miền xuôi. Từ Hải Phòng, Nam Định có thể đi vào đến miền Trung theo các kênh đào lớn nhỏ, nguồn n−ớc sông đang t−ới chủ động cho 32,01% tổng diện tích đất canh tác trong toàn quốc (World resource Institute - 2001). Nguồn n−ớc sông là nguồn n−ớc chủ động cho phát điện của nhà máy thuỷ điện Thác Bà (Yên Bái), Hoà Bình (tỉnh Hoà Bình), Sơn La (tỉnh Sơn La), Thác Mơ (Tuyên Quang), Yaly (Gia Lai), Trị An (Đồng Nai), SeSan (Đaklak). Năng l−ợng của nguồn n−ớc sông ngòi có đến gần năm trăm tỷ kW/h hàng năm. Nguồn n−ớc sông ngòi n−ớc ta đúng là một nguồi tài nguyên vô cùng phong phú. Nguồn tài nguyên đó đang đ−ợc điều tra, nghiên cứu và khai thác rộng rãi, phục vụ cho công cuộc xây dựng đất n−ớc. 2.2. Đặc điểm chung của tài nguyên n−ớc ở Việt Nam Lúc đầu, sử dụng nguồn n−ớc do yêu cầu của giao thông thuỷ sau đó là phục vụ cho việc lợi dụng tổng hợp nguồn n−ớc để phát điện, t−ới ruộng và từ đó tài nguyên n−ớc đ−ợc phân chia thành các đặc điểm chung. 2.2.1. Mạng l−ới sông ngòi dày đặc có nhiều thuận lợi cho việc khai thác các mặt lợi của tài nguyên n−ớc Năm 1993, Bộ Khoa học công nghệ và Môi tr−ờng đã đánh giá tài nguyên n−ớc mặt trên hệ thống sông ngòi n−ớc ta thật phong phú. Nếu tính các con sông có chiều dài từ 10km trở lên và có dòng chảy th−ờng xuyên trên lãnh thổ n−ớc ta thì có tới 2360 con sông, trong đó 9 hệ thống sông có diện tích l−u vực từ 10.000km2 trở lên nh−: sông Bằng 3
  21. Giang, sông Kỳ Cùng, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Đồng Nai và sông Mê Kông. Tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình, vị trí địa lý và sự phân phối l−ợng m−a mà mật độ l−ới sông có khác nhau. Mật độ này phân hoá giữa các vùng từ 0,3km/km2 đến 0,4km/km2 (trung bình đạt 0,6 km/km2). Bờ biển n−ớc ta dài 3260km, là nơi kết thúc không những của các sông suối đ−ợc hình thành trên lãnh thổ Việt Nam mà còn là nơi kết thúc của các con sông rộng lớn từ các n−ớc láng giềng chảy qua Việt Nam rồi đổ ra biển. Các sông trực tiếp chảy ra biển (hoặc chảy vào hồ trong nội địa) gọi là sông chính. Các sông chảy vào sông chính gọi là sông nhánh. Tất cả sông chính và các sông nhánh của nó cùng với các khe, suối, hồ, đầm lầy đ−ợc tạo ra do dòng chảy dọc theo s−ờn dốc cùng hợp thành một hệ thống sông. Ng−ời ta th−ờng lấy tên con sông chính để đặt tên cho hệ thống sông nh−: hệ thống sông Hồng (gồm sông Hồng, sông Thao, sông Lô, sông Đà ), hệ thống sông Thái Bình (sông Cầu, sông Th−ơng, sông Lục Nam ), v.v Vùng rừng núi Việt Nam không chỉ là nơi bắt nguồn của các con sông nằm trọn vẹn trong nội địa Việt Nam mà còn là nơi bắt nguồn của các con sông đổ sang các n−ớc láng giềng. Với những đặc điểm trên, sông ngòi Việt Nam có thể chia thành 3 nhóm: • Nhóm I: Nhóm hệ thống sông mà th−ợng nguồn của l−u vực nằm trong lãnh thổ Việt Nam, nh−ng n−ớc chảy sang các n−ớc láng giềng, bao gồm 2 hệ thống sông: + Hệ thống sông đổ về sông Tây Giang của Trung Quốc gồm sông Quang Sơn, sông Bắc Vọng, sông Bằng Giang (Cao Bằng) và sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn) với tổng diện tích l−u vực khoảng 13.180km2 và tổng l−ợng n−ớc khoảng 9km3. + Hệ thống sông nhánh thuộc th−ợng nguồn sông Mê Kông bao gồm sông Nậm Rốm, sông Sêsan, sông Sêrêpok có tổng diện tích l−u vực khoảng 31.375 km2, chiếm 4% tổng diện tích toàn l−u vực sông Mê Kông. Hệ thống sông nhóm I có th−ợng nguồn nằm trên đất n−ớc ta nên vừa chủ động vừa thuận lợi trong khai thác tài nguyên n−ớc cho phát triển thuỷ điện Yaly, thuỷ điện Sêsan. ở Kontum sông Sêsan có hai nhánh sông Pôkô và Đakbla cùng tạo dòng cho Sêsan và nâng tổng l−ợng dòng chảy hàng năm 10 - 11 tỷ mét khối, ngoài ra còn dự trữ vào hồ thuỷ điện Yaly trên 1 tỷ mét khối n−ớc. • Nhóm II: Nhóm hệ thống sông mà trung l−u và hạ l−u nằm trong lãnh thổ Việt Nam, th−ợng l−u nằm trên các n−ớc láng giềng, bao gồm: + Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình với tổng l−u vực là 168.700km2, trong đó diện tích l−u vực nằm trong lãnh thổ Việt Nam là 86.500km2, chiếm 51,5% tổng diện tích toàn l−u vực sông Hồng, với tổng l−ợng n−ớc đạt 137km3. + Hệ thống sông Mê Kông có tổng l−ợng n−ớc đạt khoảng 592km3. Theo đoàn địa chất quốc gia Washington (1990), đây là con sông đ−ợc xếp hàng thứ 11 trên thế giới theo độ dài 4.183km với diện tích l−u vực 790.000km2, trong đó diện tích l−u vực nằm trong địa phận Việt Nam khoảng 40.000km2, chiếm khoảng 5% tổng diện tích toàn l−u vực sông Mê Kông. 4
  22. + Hệ thống sông Mã có tổng l−ợng n−ớc 18,5km3, sông Cả 25km3, sông Thu Bồn 20km3, có tổng diện tích l−u vực khoảng 56.000km2, trong đó diện tích l−u vực nằm trong địa phận Việt Nam là 32.000km2, chiếm 57% tổng diện tích l−u vực của chúng. Do th−ợng nguồn các hệ thống sông trên không nằm trong lãnh thổ Việt Nam, mặt khác sự dao động dòng chảy hàng năm từ 1,5 - 3,0 lần giữa năm nhiều n−ớc và năm ít n−ớc nên việc khai thác sử dụng vừa không chủ động vừa không thuận lợi, ngoài ra còn hứng chịu một khối l−ợng n−ớc lũ hàng năm rất lớn, gây thiệt hại cho đất đai và thu hoạch mùa màng. • Nhóm III: Nhóm hệ thống sông nằm trọn vẹn trong lãnh thổ Việt Nam với tổng diện tích l−u vực khoảng 87.045 km2. Tổng l−ợng dòng chảy thuộc phần phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam là 326 km3/năm, chiếm 38,8% tổng l−ợng dòng chảy, phần còn lại đ−ợc sản sinh từ các n−ớc láng giềng 515km3/năm chiếm 61,2% l−ợng dòng chảy năm. Bảng 2.1. Phân bố dòng chảy ở các l−u vực sông (Bộ KHCN và Môi tr−ờng - 1993) Nguồn n−ớc sông TT L−u vực các sông Tổng số Cơ cấu Riêng nội Cơ cấu (km3) (%) địa (km3) (%) Cả n−ớc 841 100 326 100 Vùng I 154,4 18,3 106,3 32,6 1 L−u vực sông Hồng + sông Thái Bình 137,0 16,3 90,6 27,8 2 L−u vực các sông vùng Quảng Ninh 8,5 1,0 8,5 2,6 3 L−u vực các sông vùng Cao Bằng và Lạng Sơn 8,9 1,0 7,2 2,2 Vùng II 67 8,0 58,1 17,9 1 L−u vực sông Mã 18,2 2,1 14,5 4,5 2 L−u vực sông Cả 25,0 3,4 19,8 6,1 3 L−u vực các sông vùng Bình - Trị - Thiên 23,8 2,5 23,8 7,3 Vùng III 86,8 10,3 86,8 26,6 1 L−u vực các sông vùng Quảng Nam - Đà Nẵng 21,6 2,6 21,6 6,6 2 L−u vực các sông vùng Quảng Ngãi - Bình Định 14,6 1,7 14,6 4,5 3 L−u vực các sông vùng Phú Yên - Khánh Hoà 12,5 1,4 12,5 3,8 4 L−u vực các sông vùng Bình Thuận - Ninh Thuận 8,4 1,0 8,4 2,6 5 L−u vực các sông vùng Sêsan 13,0 1,6 13,0 4,0 6 L−u vực các sông vùng Sêrepok 16,7 2,0 16,7 5,1 Vùng IV 532,5 63,3 74,8 22,9 1 L−u vực sông Đồng Nai 25,5 3,0 24,18 7,6 2 L−u vực sông Cửu Long 507,0 60,3 50,0 15,3 Các l−u vực sông trong toàn quốc chia ra 4 vùng thì tổng số nguồn n−ớc mặt của Việt Nam ở vùng IV là 532,5 km3/năm chiếm 63,3% trữ l−ợng toàn quốc, vùng II có ít nhất là 67km3/năm chiếm 8% trữ l−ợng toàn quốc. Tổng l−ợng dòng chảy trên tất cả các con sông chảy qua Việt Nam có khoảng 841km3/năm (t−ơng đ−ơng 27.100m3/s). Vùng có dòng chảy lớn nhất là Móng Cái, Bắc 5
  23. Quang, vùng núi Hoàng Liên Sơn, vùng M−ờng Tè thuộc th−ợng nguồn sông Đà, vùng Nam Nghệ An, vùng Bắc Hà Tĩnh, vùng ranh giới Thừa - Thiên - Đã Nẵng với môđuyn dòng chảy lớn hơn 60,0 l/s/km2. Vùng đồng bằng Bắc bộ, vùng Sơn La, vùng duyên hải miền Trung có môđuyn dòng chảy nhỏ hơn 20,0l/s/km2. 2.2.2. Tài nguyên n−ớc phân bố không đều theo không gian và thời gian trong nhiều năm và trong một năm Dòng chảy hàng năm trên các sông ngòi Việt Nam là sản phẩm của m−a nên tài nguyên n−ớc của các sông ngòi khá phong phú. Cũng nh− sự phân bố m−a, tài nguyên n−ớc trên sông ngòi Việt Nam phân bố không đều, nơi có l−ợng m−a lớn thì dòng chảy lớn và ng−ợc lại. Hệ thống sông ngòi của n−ớc ta đ−ợc nuôi d−ỡng bằng nguồn n−ớc m−a nên t−ơng đối dồi dào. L−ợng m−a trung bình nhiều năm có thể đạt 1960 - 2000mm, t−ơng đ−ơng khoảng 650 - 841 km3/năm (t−ơng ứng với môđuyn dòng chảy 25 - 30l/s/km2). Miền núi th−ờng m−a nhiều hơn ở các vùng đồng bằng. Sự chênh lệch giữa vùng có m−a lớn và vùng có l−ợng m−a nhỏ khoảng 5 - 8 lần, trong khi đó mức chênh lệch này trên thế giới có thể đạt 40 - 80 lần. ảnh h−ởng của điều kiện địa hình trên lãnh thổ Việt Nam đã tạo ra các trung tâm điển hình về m−a, nh− Bắc Quang (Hà Giang), Bạch Mã (Huế), l−ợng m−a trung bình hàng năm đạt khoảng 5000mm; Móng Cái, Tiên Yên đạt 3500mm; Hải Vân 4000mm. Tuy nhiên có nơi hình thành những trung tâm khô hạn với l−ợng m−a hàng năm thấp nh− vùng thung lũng sông Mã, Yên Châu đạt 1000 - 1200mm, vùng Azunpa (Gia Lai) đạt 1200 - 1300mm và đặc biệt tại Phan Rang, Phan Rí l−ợng m−a chỉ đạt 600 - 700mm. Sự dao động của l−ợng m−a cao hay thấp phụ thuộc theo mùa, th−ờng mùa hè là mùa m−a. Tuỳ theo vùng lãnh thổ mà mùa m−a lũ trên các sông của n−ớc ta phân hoá nh− sau: Bắc bộ và Bắc Thanh Hoá có mùa lũ từ tháng 6 - 10; khu vực Đông Tr−ờng Sơn từ tháng 9 - 1 năm sau; khu vực Tây Tr−ờng Sơn và Nam bộ từ tháng 7 - 11. Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện cụ thể của diễn biến thời tiết hàng năm vào thời gian bắt đầu và kết thúc mùa lũ có thể sớm hay muộn trong vòng một tháng. Nhất là trong những năm gần đây quy luật thời tiết - khí hậu có nhiều biến động ở n−ớc ta nói riêng và phạm vi toàn cầu nói chung. Trong những tháng chuyển tiếp từ mùa này sang mùa khác th−ờng có những trận lũ sớm hoặc muộn đột ngột xảy ra. Nếu không có biện pháp phòng, chống tốt sẽ gây thiệt hại đáng kể cho mùa màng vì sự phân phối dòng chảy trong mùa lũ là không đồng đều, thông th−ờng các tháng đầu mùa lũ và cuối mùa lũ nhỏ hơn các tháng giữa mùa lũ. L−u vực sông Hồng, sông Thái Bình vào tháng 8 th−ờng có l−u l−ợng n−ớc lớn nhất, chiếm 13 - 35% tổng l−u l−ợng n−ớc cả năm, có sức tàn phá lớn đến đất đai và đời sống con ng−ời. Còn các sông ở phía Nam tháng có l−u l−ợng n−ớc lớn nhất là tháng 9 - 10. Thí dụ: Trận bão lũ tháng 8 năm 1968 làm mực n−ớc ở các cửa sông vùng Đồng bằng sông Hồng cao hơn bình th−ờng 1 - 2m với l−ợng m−a một ngày v−ợt quá 100mm. 6
  24. Đột xuất, trận m−a bão ngày 9 và 10 tháng 11 năm 1984 gây ra l−ợng m−a một ngày ở Kim Bôi (Hoà Bình) là 513mm, Vân Đình - 413mm, Hà Nội trong hai ngày đạt 500 - 600mm. Trận đại hồng thuỷ tháng 11 năm 1999 đổ vào các tỉnh miền Trung, m−a to đã gây hậu quả nghiêm trọng đến đất đai, tài sản và tính mạng con ng−ời. Cuối tháng 8 cho tới tháng 11 năm 2000, trận lũ lịch sử tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long làm n−ớc dâng trên mức báo động 3 liên tục ba tháng gây thiệt hại nặng cho sản xuất và đời sống. Sau mùa m−a lũ là mùa khô (mùa cạn), n−ớc sông giảm, thậm chí có những con suối trở lên khô kiệt. Sự thiếu n−ớc trong mùa khô cũng gây trở ngại lớn cho sử dụng đất nông nghiệp (nhất là gieo trồng cây vụ đông), cho giao thông vận tải thuỷ và cấp n−ớc sinh hoạt. Mùa khô th−ờng kéo dài từ 7 - 8 tháng. L−ợng m−a trong mùa khô chỉ chiếm 10 - 25% tổng l−ợng m−a cả năm. Mùa khô có thể chia thành 3 giai đoạn: - Đầu mùa khô, n−ớc sông còn t−ơng đối cao, l−ợng dòng chảy chiếm 2 - 7% l−ợng dòng chảy cả năm, có khả năng xuất hiện các l−ợng m−a sinh lũ muộn có mực n−ớc dao động 2 - 3m. - Giai đoạn giữa mùa khô kéo dài khoảng 3 tháng: ở Việt Bắc và Đông Bắc Bắc bộ từ tháng 1 - 3; ở phần còn lại của Bắc bộ, Tây Nguyên và Nam bộ từ tháng 2 - 4; ở Đông Tr−ờng Sơn từ tháng 6 - 8; mực n−ớc trong sông xuống thấp, l−ợng dòng chảy chỉ chiếm 1 - 2% tổng l−ợng dòng chảy cả năm. - Cuối mùa khô là thời kỳ giao mùa, th−ờng có những trận m−a sớm gây lũ nhỏ. Đặc biệt cuối mùa khô hay có lũ tiểu mãn vào tháng 5 do gió mùa mùa hạ phát triển gây m−a, l−ợng m−a tăng dần trong tháng 5. ở Bắc bộ các tháng tiếp theo là mùa m−a và chính thức đi vào mùa m−a lũ. Trung bình hàng năm l−ợng dòng chảy mùa khô đạt khoảng 90 - 100km3. ở những vùng có l−ợng m−a lớn, lớp phủ thực vật dày thì dòng chảy tháng nhỏ nhất trong mùa khô có thể đạt 20 - 25l/s/km2 nh− vùng tả ngạn sông Đà, sông Thao, th−ợng nguồn sông Lô, Đông Tr−ờng Sơn, Thanh Hoá đến Bắc Quảng Ngãi và Nam Tây Nguyên. Còn những nơi có nhiều hang động thì l−ợng dòng chảy nhỏ hơn nh− Sơn La, th−ợng nguồn sông Mã, Hữu Lũng, Chi Lăng (Lạng Sơn), Cao Bằng, Phan Rang, Phan Thiết 2.2.3. Tài nguyên n−ớc mang tất cả tính chất của hiện t−ợng thuỷ văn N−ớc là một động lực của mọi công trình khai thác sử dụng nguồn n−ớc (đặc biệt là công trình thuỷ lợi sử dụng nguồn n−ớc), vì thế nếu không có những hiểu biết về nguồn n−ớc thì không thể hiểu đ−ợc ý nghĩa của các công trình xây dựng khai thác sử dụng n−ớc trong nền kinh tế quốc dân và trong sử dụng đất nói riêng. Tất cả các đặc tr−ng của nguồn n−ớc và sự thay đổi của chúng theo thời gian và không gian gọi là hiện t−ợng thuỷ văn (hay chế độ thuỷ văn). Khi xét nguồn n−ớc của một dòng sông cung cấp n−ớc cho khu vực sản xuất nông nghiệp hay một l−u vực chứa n−ớc (là phần mặt đất mà n−ớc trên đó chảy vào sông). Chúng ta cần biết chế độ l−u l−ợng của nguồn n−ớc. L−u l−ợng nhỏ nhất (l−u l−ợng 7
  25. kiệt), sự phân phối l−ợng dòng chảy trong các tháng, các mùa, sự thay đổi l−ợng dòng chảy trong nhiều năm để cung cấp n−ớc trong mùa kiệt (hình 2.1). Việc xác định các trị số đó không chính xác có thể dẫn đến hai hậu quả khác nhau: hoặc là do không đánh giá đúng khả năng của nguồn n−ớc, xây dựng công trình khai thác n−ớc quá lớn gây lãng phí đất đai, tốn kém tiền của; hoặc là xây dựng công trình khai thác n−ớc quá nhỏ, không lợi dụng hết nguồn n−ớc, hiệu ích kinh tế của công trình khai thác n−ớc giảm đi, thậm chí công trình bị phá hoại. Nh− vậy hiện t−ợng thuỷ văn trong sử dụng nguồn n−ớc không chỉ là một hiện t−ợng thiên nhiên nói chung mà còn là một đối t−ợng lợi dụng kinh tế của nguồn n−ớc cho nhiều ngành khác nhau. L−u l−ợng 3 (m /s) Đ−ờng quá trình l−u l−ợng sông Hồng (trạm Hà Nội) 14000 12000 10000 8000 6000 4000 2000 t Mùa cạn Mùa lũ Mùa khô 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng Hình 2.1. Đ−ờng l−u l−ợng bình quân ngày trong năm ở trạm sông Hồng Cũng t−ơng tự nh− nhiều hiện t−ợng tự nhiên khác, hiện t−ợng thuỷ văn một mặt mang tính chất tất nhiên, tính quy luật, một mặt lại mang những biểu hiện tính chất ngẫu nhiên. Tính tất nhiên, tính quy luật thể hiện bản chất của hiện t−ợng do những nguyên nhân bên trong thúc đẩy, còn tính chất ngẫu nhiên (chiếm đa số) do nguyên nhân bên ngoài quyết định. Tuỳ từng tr−ờng hợp, từng nơi, từng lúc, tác động của các nguyên nhân bên trong, bên ngoài có ảnh h−ởng khác nhau nên một hiện t−ợng sinh ra có lúc tất nhiên, có lúc ngẫu nhiên. Ví dụ hiện t−ợng lũ lụt: lũ lụt phụ thuộc vào c−ờng độ m−a, l−ợng m−a, thời gian m−a, độ ẩm ban đầu của l−u vực, điều kiện địa chất, địa hình, thảm phủ thực vật Đối với các trận m−a vừa và nhỏ, ảnh h−ởng của nhân tố l−u vực sẽ trội lên, tổ hợp với nhau tạo nên một môi tr−ờng có khả năng làm cho trận lũ lớn nhỏ theo nhiều mức độ khác nhau (trong tr−ờng hợp này tính chất ngẫu nhiên của lũ khống chế hiện t−ợng). Đối với các trận m−a lớn, ảnh h−ởng của m−a có tác dụng quyết định, ảnh h−ởng của các nhân tố khác lu mờ đi hoặc bị loại xuống hàng thứ yếu. Do đó quan hệ giữa m−a - lũ mang tính tất nhiên, dễ phát hiện quy luật vật lý của chúng. Mặt khác, hiện t−ợng thiên nhiên khá phức tạp, nếu xét những quá trình đơn giản, phần lớn quá trình vi mô trong không gian và thời gian ta có thể phát hiện ra quy luật vật lý của chúng. Các quá trình đơn giản tập hợp lại với nhau sẽ thành một quá trình phức tạp. Để 8
  26. xét quá trình phức tạp này trong một phạm vi lớn hơn về không gian và thời gian, quá trình vĩ mô th−ờng ng−ời ta dùng ph−ơng pháp thống kê xác suất. Ngoài những tính chất nói trên, hiện t−ợng thuỷ văn còn mang tính chất chu kỳ rõ rệt. Ví dụ mùa lũ, mùa kiệt thay nhau trong năm, thời gian ít n−ớc, nhiều n−ớc nằm xen kẽ trong nhiều năm tính chu kỳ này chỉ thể hiện qua mặt định tính (lũ, kiệt, nhiều n−ớc, ít n−ớc) còn thời gian kéo dài một chu kỳ, biên độ dao động của hiện t−ợng trong chu kỳ không xác định đ−ợc rõ ràng, do đó tính chu kỳ không mâu thuẫn với tính ngẫu nhiên đã trình bày ở trên. 2.2.4. Tài nguyên n−ớc không phải vô tận nh−ng có tính chất tuần hoàn Theo F.Surgent (1974), tổng l−ợng n−ớc trong tự nhiên dao động từ 1.385.985.000 km3 đến 1.457.302.000 km3. L−ợng n−ớc này chủ yếu do m−a cung cấp và l−ợng n−ớc này không tĩnh mà vừa vận động vừa thay đổi trạng thái tồn tại của nó theo vòng tuần hoàn: m−a - chảy trên mặt - thấm xuống sâu - bốc hơi - ng−ng tụ hơi n−ớc - m−a. Theo các vùng khí hậu, l−ợng m−a trung bình hàng năm −ớc tính nh− sau: khí hậu hoang mạc d−ới 120mm, khí hậu khô 120 - 250 mm, khí hậu khô vừa 250 - 500mm, khí hậu ẩm vừa 300 - 1000mm, khí hậu ẩm 1000 - 2000mm và khí hậu quá ẩm trên 2000mm, nh−ng trong thực tế sự phân bố m−a trên các vùng rất không đều, đặc biệt những vùng hứng gió ẩm từ đại d−ơng đem m−a tới có l−ợng m−a cực lớn trung bình năm lên tới 5.000 - 10.000 mm nh− ở Assam, Camơrun. Những trận m−a xối xả, chỉ trong 24 giờ cho 800 - 1000mm n−ớc đã đ−ợc ghi nhận ở ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Việt Nam. Đặc biệt tại Việt Nam đợt m−a lũ lịch sử từ 01 đến 05/11/1999 do ảnh h−ởng của gió mùa đông bắc kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới đã gây m−a rất lớn trên diện rộng từ Quảng Bình tới Phú Yên; l−ợng m−a của một số nơi là: Đông Hà 1029mm, Mỹ Chánh 1517mm, Huế 2219mm, Hội An 1281mm Đối với các tỉnh phía Bắc, l−ợng m−a trong mấy tháng mùa m−a chiếm 80 - 85% l−ợng m−a cả năm; ở Tây Nguyên và Nam Bộ còn lớn hơn tới 90%. Theo Lê Văn Khoa (1989) về mùa m−a, Đồng bằng sông Hồng có 30% diện tích đất th−ờng xuyên bị ngập n−ớc, còn ở Đồng Tháp M−ời n−ớc dâng cao 1 - 4m, phát triển đất đai nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Vào mùa khô các tỉnh phía Nam rất ít m−a, một số vùng không có n−ớc để sinh hoạt, l−ợng bốc hơi gấp 6 - 8 lần l−ợng m−a cảnh trí, nguy cơ cháy rừng tập trung chủ yếu vào mùa này. Tổng l−ợng dòng chảy trên n−ớc ta đã đổ ra biển hàng năm 900km3, trong đó hơn 90% chảy ra vịnh Bắc bộ và biển Đông. Nh− vậy l−ợng n−ớc ngọt có thể sử dụng đ−ợc rất ít, nh−ng nhờ sự tuần hoàn n−ớc nh− trên mà trữ l−ợng n−ớc ngọt đ−ợc phục hồi liên tục. Chính quá trình tuần hoàn này là nguyên nhân tạo thành n−ớc ngọt. Sự tạo thành n−ớc ngọt (n−ớc sông hồ) đang đ−ợc sử dụng rộng rãi hơn so với nguồn n−ớc mặn 3 - 6 lần. Tính chất này là nguyên nhân của sự đổi mới th−ờng xuyên nguồn n−ớc, cho phép con ng−ời sử dụng liên tục nguồn n−ớc ngọt cho sử dụng đất nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. 9
  27. 2.3. Tính chất hai mặt của tài nguyên n−ớc Một trong những đặc điểm chính của tài nguyên n−ớc là phân bố không đều và dao động rất phức tạp theo thời gian và không gian gây nhiều trở ngại cho việc phòng chống, khai thác, sử dụng, nhiều khi gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế nói chung với thiên tai (lũ lụt, hạn hán) xẩy ra thất th−ờng và nghiêm trọng. Nói đến thiên tai của vùng nhiệt đới, ng−ời ta nghĩ ngay đến những trận bão dữ dội, những cơn dông nguy hiểm, những đợt m−a lớn gây lũ lụt và những thời kỳ khô hạn kéo dài do thiếu n−ớc. ở n−ớc ta tính biến động và tính mùa của khí hậu thời tiết, dòng chảy trên các hệ thống sông là những nguyên nhân gây ra lũ lụt và hạn hán. 2.3.1. Tính chất tác hại của tài nguyên n−ớc 2.3.1.1. Tác hại do lũ lụt Lịch sử loài ng−ời đã chứng kiến những thiên tai khủng khiếp: Năm 1876, sông Bramaputơra (ấn Độ) bị lụt cuốn trôi gần 20 vạn ng−ời. Năm 1887, đê sông Hoàng Hà (Trung Quốc) bị vỡ, gần một triệu ng−ời chết. Năm 1934, sông D−ơng Tử ((Trung Quốc) bị lụt làm ngập trên 5,5 triệu ha, 4 triệu nhà cửa bị trôi, 10 triệu ng−ời khốn khổ. ở n−ớc ta d−ới triều Tự Đức, đê Văn Giang vỡ 18 lần. Năm 1945 đê sông Hồng vỡ 10 điểm. Lũ lụt lớn đã từng xảy ra trong những năm gần đây: năm 1953, 1961, 1966, 1969. Nh−ng có lẽ cũng hiếm những cơn lũ lịch sử xẩy ra dồn dập ở Việt Nam trên phạm vi toàn quốc gây thiệt hại nghiêm trọng nh− các trận lũ trong thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 và cuối thập kỷ 90. Trận lũ tháng 8 - 1971 ở Bắc bộ, với l−ợng m−a phổ biến trên khắp vùng th−ợng nguồn trong tháng 7 và 8 lên tới 800 - 1200mm làm mực n−ớc sông Hồng tại Hà Nội dâng trên 14m. Trận lũ tháng 10 - 1975 ở Trung bộ, do m−a dồn dập 4 ngày liền tới 850 - 1000mm đ−a mực n−ớc lũ sông H−ơng lên tới gần 5,5m tại Huế. Năm 1978, một trận lũ lớn xuất hiện sớm hiếm thấy với hai đỉnh lũ cao gần 5,0m và 4,5m tại Tân Châu trên sông Tiền Giang ở Nam bộ vào th−ợng tuần tháng 10. Những trận m−a lớn tháng 11 - 1980, tháng 10 - 1973 và 1984 đã gây ra tình trạng d− thừa n−ớc quá mức. Riêng tổng l−ợng m−a 3 tháng (7-9) năm 1971 đạt mức 1000 - 1600mm làm ngập úng 34 vạn ha hoa màu. Tháng 9 - 1973 tại Vinh đạt tới con số kỷ lục 1600mm, gấp 4 lần l−ợng m−a trung bình nhiều năm làm ngập lụt hàng chục vạn ha (cùng thời gian này, l−ợng m−a tại Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Hà Tĩnh là 900 - 1000mm). Năm 1978, chỉ riêng 10 tỉnh trọng điểm lúa của các tỉnh phía Bắc bị úng gần 40 vạn ha và ở phía Nam riêng lúa bị mất trắng 20 vạn ha. Đặc biệt năm 1996 và 1999 nhiều trận lũ xảy ra liên tiếp tạo 4 - 9 đỉnh lũ lớn v−ợt mức báo động 3 ở nhiều sông miền Trung. Lũ lụt ven biển miền trung có mođuyn đỉnh lũ lớn nhất trong cả n−ớc và khu vực Đông Nam á, điều này có thể giải thích là: - Địa hình vùng ven biển miền Trung theo h−ớng Đông - Tây tạo thành 4 dải kế tiếp từ biển vào lục địa: Dải cát, cồn cát ven biển không ổn định chiếm 3% và đất cát ven biển chiếm 3% diện tích đất tự nhiên; tiếp đến dải đồng bằng hẹp ven biển chiếm 5 - 10
  28. 10% diện tích bị chia cắt thành những ô đồng bằng riêng biệt và dải đồi gò với sim, mua chiếm 45 - 55% và trong cùng là vùng núi với khoảng 30 - 45% diện tích. - Sông ven biển miền Trung có chiều dài chỉ 10 - 100km, 93% sông có diện tích l−u vực d−ới 500km2, độ dốc l−u vực từ 20 - 41%. Nói chung sông ven biển miền trung ngắn, hẹp, dốc, bụng chứa nhỏ, phần lớn bắt nguồn từ dãy núi phía tây thuộc địa phận Việt Nam. Trên dải đồng bằng hẹp, các sông chảy đan nối nhau thành một hệ thống sông có nhiều đầm, phá bàu n−ớc chạy song song với bờ biển theo triền cát. - Một đặc điểm khá nổi bật là đ−ờng sắt và đ−ờng quốc lộ 1 cắt ngang dòng sông cách nhau khoảng 6 - 7 km đóng vai trò nh− hai đ−ờng tràn cản lũ, tạo chênh lệch mực n−ớc th−ợng l−u, hạ l−u gây ngập lụt kéo dài và sạt lở hệ thống giao thông cũng nh− các khu dân sinh, kinh tế. - Tình hình địa chất, đất đai dọc theo các thung lũng sông và phần đồng bằng có hàm l−ợng cát khá cao (trên 70%), tính liên kết kém rất dễ xói lở khi mực n−ớc cao bị ngâm dài ngày rồi rút đột ngột khi lũ xuống. 2.3.1.2. Tác hại do hạn hán Theo thống kê của Uỷ ban quốc tế về giảm nhẹ thảm hoạ thiên tai (IDNDR) từ năm 1990 - 1995, mức thiệt hại do thiên tai gây ra là 160 tỷ đô la Mỹ và 32.000 ng−ời chết, ch−a kể đến những thiệt hại to lớn về kinh tế th−ơng mại. Đây cũng là lý do mà năm 1989 Liên Hiệp Quốc công bố thập kỷ quốc tế giảm nhẹ thảm hoạ tự nhiên (1990 - 1999). Theo Đào Xuân Học (1999), so sánh giữa hạn hán, lũ lụt và bão trong vòng 100 năm qua tại Mỹ cho kết quả thật bất ngờ khi hạn hán gây ra mức thiệt hại bình quân về kinh tế là cao nhất. Bảng 2.2. ảnh h−ởng của hạn hán đến kinh tế (Andrew - 1995) Phân loại Hạn hán Lũ lụt Bão Chỉ tiêu Bình quân 6 - 8 tỷ USD/năm 2,41 tỷ USD/năm 1,2 - 4,8 tỷ USD/năm Nặng nhất gần đây 39 - 40 tỷ USD/năm 1989 12 - 27 tỷ USD/năm 1993 25 - 33 tỷ USD/năm 1992 Năm 1945, tài nguyên n−ớc của Việt Nam có 14.520m3/ng−ời, thuộc loại trên mức trung bình của thế giới, nh−ng hiện nay chỉ còn 2.840m3/ng−ời. Vì l−ợng m−a mùa kiệt có xu h−ớng ngày càng giảm, tác dụng của rừng điều tiết đầu nguồn giảm do nạn phá rừng, cháy rừng, dẫn đến l−ợng bốc hơi tăng trong lúc nhu cầu n−ớc cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ ngày càng tăng. Riêng năm 1998, l−ợng m−a của nhiều vùng thuộc Trung bộ và Bắc bộ chỉ đạt từ 45 - 70% l−ợng m−a trung bình nhiều năm nên hầu hết các sông suối nhỏ ở Trung bộ bị khô hạn. Những sông lớn nh− sông Côn (Bình Định) có diện tích l−u vực 2900km2, nh−ng l−u l−ợng chỉ còn d−ới 2m3/s, sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) có diện tích l−u vực 3.240km2, l−u l−ợng chỉ còn 5m3/s dẫn đến sự xâm nhập mặn vào đất. Đợt hạn cuối năm 1997 đến tháng 4/1998 tổng diện tích lúa bị hạn là 100.000ha, sản l−ợng thóc giảm 380.150 tấn, có 1,4 triệu ng−ời thiếu 11
  29. n−ớc sinh hoạt. Đợt hạn từ tháng 5 - 8/1998 diện tích lúa bị hạn là 450.000 ha, cháy rừng 11.370 ha, ở miền Trung có 2,35 triệu ng−ời thiếu n−ớc sinh hoạt; các tỉnh trung du Bắc bộ có 1,9 triệu ng−ời thiếu n−ớc sinh hoạt, làm tăng thêm khó khăn cho ng−ời dùng n−ớc, giảm thu nhập dẫn đến di c− tự do. Tổng chi phí cho chống hạn cuối năm 1997 và năm 1998 gần 700 tỷ đồng; đồng thời phải làm trạm bơm dã chiến, thực hiện các biện pháp chống hạn khác với tổng chi phí khoảng 300 tỷ đồng. Theo con số thống kê của Cục quản lý n−ớc và khai thác công trình thuỷ lợi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), riêng tỉnh ĐăkLăk đợt hạn năm 1998 con số thiệt hai lên tới 2500 tỷ đồng, ch−a kể 20.000 ha diện tích ao hồ bị cạn kiệt không có n−ớc để nuôi thuỷ sản. Hạn hán gây ra cháy rừng làm giảm đa dạng sinh học, tăng xói mòn, tăng nồng độ muối trong đất và trong n−ớc gây ô nhiễm nguồn n−ớc. Trong tháng 2 và tháng 3 năm 1999, độ mặn tại các cửa sông Cửu Long cao nhất trong vòng 30 năm gần đây. Ranh giới mặn 1 - 2% đã vào sâu tới 70km và sớm hơn hàng năm tới 20 ngày, sâu hơn các năm bình quân từ 20 - 30km. Vùng duyên hải và đồng bằng Bắc bộ, n−ớc mặn vào sâu hơn 15 - 30 km so với trung bình nhiều năm. Nh− vậy hậu quả của hạn hán gây ra đối với kinh tế, môi tr−ờng và xã hội rất rộng lớn, khốc liệt và khá th−ờng xuyên. Vì vậy hiểu đ−ợc hạn hán sẽ làm giảm thiệt hại cho nhiều ngành, nhất là khai thác và sử dụng đất nông nghiệp. Theo phân loại của UNESCO (1977), tỷ lệ giữa l−ợng m−a P (Precipitation) và bốc hơi ET (Evapotranspiration) đ−ợc sử dụng để phân loại các vùng khô hạn: P/ET ≤ 0,03: vùng cực khô P/ET 0,03 - 0,20: vùng khô P/ET 0,20 – 0,50: vùng bán khô hạn P/ET >0,50: vùng bán ẩm −ớt. Cần phân biệt hai khái niệm về khô hạn: Một là, khô hạn mang tính chất th−ờng xuyên, vĩnh cửu của vùng, ở đó l−ợng m−a trong năm thấp, không đủ n−ớc cung cấp vào đất; hai là, khô hạn tạm thời, sự thiếu m−a chỉ xảy ra trong giai đoạn ngắn. Trong phần này chúng ta chỉ bàn về khô hạn tạm thời, nghĩa là sự thiếu m−a chỉ xảy ra trong giai đoạn ngắn của năm. Khô hạn tạm thời đòi hỏi phải điều chỉnh cả mặt quản lý lẫn yêu cầu kỹ thuật trong hoạt động đồng ruộng. Quản lý n−ớc trong điều kiện khô hạn tạm thời là một bài toán về cấp n−ớc vào đất khi mà tổng l−ợng n−ớc nguồn không đủ thoả mãn nhu cầu bình th−ờng của đối t−ợng sử dụng n−ớc. Thời gian khô hạn có thể có tác động ngay đến sản xuất nếu sử dụng n−ớc t−ới đ−ợc cung cấp từ nguồn n−ớc mặt. Ng−ợc lại nếu khai thác n−ớc ngầm để t−ới, khi gặp khô hạn sản xuất có thể ít bị thiệt hại hơn. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tuỳ theo thời gian khô hạn tạm thời mà chia ra hạn thời đoạn ngắn và hạn thời đoạn dài. - Hạn trong thời đoạn ngắn nghĩa là thời gian khô hạn ngắn không thể thay đổi đ−ợc kỹ thuật cấp n−ớc hiện có, ph−ơng tiện cấp n−ớc cũng nh− đầu t− vào cây trồng lâu 12
  30. năm do mối quan hệ phức tạp giữa đất đai, cây trồng và hệ thống cấp n−ớc. Biện pháp chiến l−ợc là giảm l−ợng n−ớc tiêu thụ của cây trồng. Nếu biết tr−ớc kế hoạch cấp n−ớc của vụ xuân, có thể điều chỉnh diện tích gieo trồng hàng năm. Thí dụ, giảm phần diện tích của loại cây trồng đòi hỏi nhiều n−ớc, tăng phần diện tích của loại cây trồng có nhu cầu n−ớc thấp hơn. Rõ ràng chiến l−ợc này giúp ta duy trì canh tác đ−ợc toàn bộ diện tích đất mà nhu cầu sử dụng n−ớc toàn vụ lại ít hơn, phù hợp với điều kiện khô hạn. Mục tiêu của quản lý nguồn n−ớc là nâng cao hiệu quả sử dụng đất đến mức tối đa, vì vậy có thể chọn để t−ới đủ cho một số cây trồng có giá trị kinh tế cao trong khu vực, thí dụ có thể loại bỏ diện tích sản xuất của cây trồng hàng năm để đầu t− vào cây lâu năm. - Hạn trong thời đoạn dài nghĩa là hạn có thể kéo dài hơn một giai đoạn sản xuất và ở một số diện tích có thể gây ra tác hại trầm trọng hơn. Nếu hạn trong thời đoạn ngắn đ−ợc định nghĩa nh− một giai đoạn không đủ thời gian đầu t− vào kỹ thuật t−ới, vào hệ thống cấp n−ớc vào cây lâu năm thì ng−ợc lại hạn trong thời đoạn dài ng−ời ta cho phép thay đổi các biện pháp trên. Nếu hạn xảy ra dai dẳng, th−ờng xuyên thì sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất có thể đ−ợc thực hiện. Những thay đổi này nhằm đối phó với nguy cơ hạn hán cho dù chúng có thể ảnh h−ởng đến hiệu quả sử dụng đất và n−ớc. Lợi nhuận thu đ−ợc trong tr−ờng hợp biến đổi này sẽ phụ thuộc vào giá thành đầu t− tăng lên, năng suất cây trồng đ−ợc tăng lên và khả năng tiết kiệm n−ớc trong thời gian khô hạn. Một biện pháp nữa là thay đổi cơ cấu cây trồng bao gồm cả cây lâu năm để giảm bớt nguy cơ tổn thất trong khi khô hạn. Tuy nhiên vì khô hạn ở đây chỉ là tạm thời nên cần phải cân nhắc cẩn thận không làm giảm thu nhập sản xuất trong thời gian dài mà các biện pháp chỉ có ý nghĩa để giảm tổn thất trong khi khô hạn. Biện pháp cơ bản và lâu dài vẫn là tăng khả năng cấp n−ớc bằng cách đầu t− xây dựng công trình sử dụng n−ớc và khai thác n−ớc ngầm. 2.3.2. Tính chất có lợi của tài nguyên n−ớc Nh− chúng ta đã biết, lợi và hại là hai “thuộc tính của tài nguyên n−ớc”. Chinh phục các nguồn n−ớc, khắc phục mặt hại, bắt nguồn n−ớc phải phục vụ cho cuộc sống của con ng−ời, đó là một nhiệm vụ to lớn trong cuộc đấu tranh không ngừng đã bao nhiêu đời nay giữa ng−ời với thiên nhiên. Về mặt khai thác sử dụng đất, mặt hại của tài nguyên n−ớc đ−ợc nêu hai khía cạnh là lũ lụt và hạn hán, còn mặt ích lợi của tài nguyên n−ớc có thể đem lại là: - N−ớc dùng để ăn uống và sinh hoạt hàng ngày - N−ớc dùng trong công nghiệp - N−ớc dùng trong nông nghiệp - N−ớc tạo ra điện năng cho các nhà máy thuỷ điện - N−ớc phục vụ cho giao thông vận tải thuỷ - N−ớc dùng cho nuôi trồng thuỷ sản - N−ớc tạo cảnh quan du lịch cho cả một vùng. 13
  31. Tuy nhiên, một khi vì một lý do nào đó nguồn n−ớc bị ô nhiễm thì chính nó sẽ đóng vai trò vận chuyển chất ô nhiễm và lan truyền ô nhiễm với diện rộng hơn. Nếu một hồ chứa n−ớc bị ô nhiễm thì do t−ới n−ớc sẽ làm ô nhiễm lan truyền rộng ra trong vùng h−ởng lợi nh− nạn lan truyền ốc b−ơu vàng, di chuyển hạt cỏ dại hoặc các siêu vi trùng truyền bệnh. Các hệ thống m−ơng tiêu gom n−ớc thải, n−ớc mặt hoặc n−ớc ngầm làm cho việc ô nhiễm đ−ợc tập trung lại để khuyếch tán đi xa rộng hơn. 2.4. Môi tr−ờng của tài nguyên n−ớc Nh− chúng ta đều biết, bất cứ một hoạt động nào của con ng−ời can thiệp vào thế giới tự nhiên bằng việc sử dụng và khai thác tài nguyên cũng đều gây ra những biến đổi trong thế giới tự nhiên đó dù nhỏ hay lớn, dù có lợi hay có hại. Hoạt động của con ng−ời trong khai thác và sử dụng tài nguyên n−ớc cũng gây ra nhiều biến đổi. Thời kỳ tr−ớc đây, vấn đề này th−ờng không đ−ợc hoặc ít đ−ợc quan tâm, nh−ng mấy chục năm gần đây những tác động xấu do con ng−ời gây ra ngày càng lớn, càng rõ trong hoàn cảnh thiên nhiên và môi tr−ờng xuống cấp nghiêm trọng. 2.4.1. Ô nhiễm của môi tr−ờng n−ớc Chỉ tính từ năm 1970 đến năm 1990 dân số thế giới đã tăng hơn 40% t−ơng đ−ơng với 1,6 tỷ ng−ời. Dự báo hai thập kỷ tới dân số thế giới sẽ tăng thêm 1,7 tỷ ng−ời, đ−a tổng số dân số trên thế giới lên trên 7 tỷ ng−ời. Nếu mức tăng dân số nh− hiện nay, mỗi năm dân số thế giới tăng thêm 120 triệu ng−ời. ở các n−ớc phát triển, dân số hiện nay chỉ tăng 0,5% năm, trong khi đó tỷ lệ tăng dân số ở các n−ớc đang phát triển là hơn 2%. ở Việt Nam, mức tăng dân số nhanh chóng đã đ−a n−ớc ta vào hàng thứ 12 trong số các quốc gia có số dân đông của thế giới. Trong vòng 70 năm gần đây (1921 - 1992) dân số n−ớc ta tăng gần 4 lần từ 15,5 triệu lên 70 triệu. Với mức tăng dân số nh− hiện nay khoảng 2%, mỗi năm n−ớc ta tăng thêm 1,4 triệu ng−ời và dự báo đến năm 2015 sẽ là 100 triệu ng−ời. Dự báo đến năm 2020 sẽ có 50% số dân sống ở các vùng đô thị. Dân số tăng, nhu cầu dùng n−ớc cho mọi hoạt động sinh hoạt và phát triển kinh tế tăng lên, các nguồn chất thải tăng lên sự ô nhiễm môi tr−ờng n−ớc cũng tăng lên. Hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt tại các khu dân c− đã làm ô nhiễm nguồn n−ớc. Tính trung bình nồng độ nitrat ở các sông châu Âu cao hơn 45 lần so với các sông ch−a bị nhiễm bẩn. Do nhiễm axit nên nhiều khúc sông ở châu Âu, hàng nghìn hồ ở Canađa, Mỹ trở thành khúc sông chết, hồ chết không có sinh vật sinh sống. ở Việt Nam, hiện t−ợng suy giảm chất l−ợng n−ớc cũng nh− số l−ợng nguồn n−ớc mặt tăng lên do ô nhiễm từ các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải thuỷ bộ, các khu dân c−, sự xói mòn rửa trôi trên các bề mặt l−u vực sông suối. Đặc biệt là một số khu công nghiệp nh− Hải Phòng, Việt Trì, Đà Nẵng, Biên Hoà và các thành phố lớn nh− Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh gây ô nhiễm nguồn n−ớc đang hàng ngày gia tăng. Tại Hà Nội tổng l−ợng n−ớc thải ngày đêm là 300 - 400 ngàn m3, trong đó n−ớc 14
  32. thải từ sản xuất công nghiệp là 85 - 90 ngàn m3, từ sinh hoạt là 1800-2000m3/ngày đêm. Nhìn chung, các chất thải đều không qua xử lý nên gây ô nhiễm nặng, chỉ số oxy sinh + - - hoá (BOD5, COD) v−ợt quá chỉ tiêu cho phép hàng trăm lần, các chất NH 2, NO 2, NO 3 cũng đều v−ợt quá quy định cho phép hàng chục lần. Các hoá chất dùng trong nông nghiệp nh− phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ đã làm tăng thêm ô nhiễm đất và d− l−ợng hoá chất trong nông phẩm. Các kết quả điều tra đều cho biết do không có thiết bị xử lý n−ớc thải nên các kênh, sông đều tiếp nhận n−ớc thải bị ô nhiễm. 2.4.2. Mô hình quản lý ô nhiễm môi tr−ờng mang tính kinh tế thị tr−ờng Do đổi mới kỹ thuật mà kinh tế thế giới có sự tăng tr−ởng nhanh chóng và cũng từ đó vấn đề ô nhiễm môi tr−ờng trở lên nghiêm trọng hơn, đồng thời nhận thức môi tr−ờng cũng đ−ợc nâng cao hơn. Cho đến những năm 70 của thế kỷ 20, nhiều quan điểm hoạt động kinh tế bảo vệ môi tr−ờng đ−ợc đ−a ra. Những nhà kinh tế học tân cổ điển đ−a ra các ph−ơng pháp mới nghiên cứu kinh tế môi tr−ờng để con ng−ời không những thu đ−ợc lợi nhuận thông qua giá trị kinh tế của hàng hoá thị tr−ờng mà còn cả lợi ích môi tr−ờng và cả mối thông cảm với thế hệ t−ơng lai. Quan điểm kinh tế của họ không nhằm mục đích triệt tiêu cơ chế thị tr−ờng mà chỉ nhằm kiềm chế và bổ sung nó để đạt mức tăng tr−ởng cao hơn, đồng thời nhấn mạnh vai trò của nhà n−ớc trong hoạt động của thị tr−ờng để bảo vệ môi tr−ờng. Nhà kinh tế Ronal Coase đã đ−a ra một ý t−ởng nhằm thông qua thị tr−ờng để điều chỉnh sản xuất đạt mức tối −u nh− sau: Nếu quyền tài sản (quyền sở hữu đối với môi tr−ờng) thuộc ng−ời chịu ô nhiễm, khi đó ng−ời sản xuất (ng−ời gây ra ô nhiễm) muốn tiến hành sản xuất thì phải thoả thuận với ng−ời có quyền tài sản, nếu sự thoả thuận đó có lợi cho cả hai phía thì sẽ đạt đến mức sản xuất tối −u. Nếu quyền tài sản thuộc ng−ời gây ô nhiễm thì họ có quyền sản xuất tối đa để đạt mức lợi nhuận tối đa. Khi đó ng−ời chịu ô nhiễm muốn giảm bớt ô nhiễm thì phải mặc cả với ng−ời có quyền tài sản để họ giảm bớt mức sản xuất. Nếu thoả thuận đạt đ−ợc thì mức sản xuất có thể đạt đến mức sản xuất tối −u. Nh− vậy theo mô hình này, thông qua hoạt động của thị tr−ờng (thoả thuận giữa ng−ời gây ô nhiễm và ng−ời chịu ô nhiễm) vẫn có thể giải quyết đ−ợc vấn đề ô nhiễm nhằm đạt mức sản xuất tối đa mà ch−a cần có sự can thiệp của Nhà n−ớc. Tuy vậy trên thế giới cũng nh− trên một quốc gia luôn tồn tại mô hình bao gồm hai hệ thống kinh tế cơ bản. - Hệ thống kinh tế bao gồm các quá trình: khai thác tài nguyên (R) sản xuất ra các sản phẩm phục vụ con ng−ời (P) và phân phối l−u thông, tiêu thụ sản phẩm ra thị tr−ờng (C). Hệ thống kinh tế này tạo thành một dòng năng l−ợng theo mô hình: R P C WR WP WC 15
  33. Trong đó: R - L−ợng tài nguyên đ−a vào sử dụng cho hệ thống kinh tế WR - L−ợng chất thải do khai thác tài nguyên WP - L−ợng chất thải do quá trình sản xuất ra sản phẩm WC - L−ợng chất thải do quá trình tiêu thụ sản phẩm W - Tổng l−ợng chất thải trong quá trình hoạt động của hệ thống kinh tế. Theo định luật bảo toàn năng l−ợng, chúng ta có: R = W = WR + WP + WC - Hệ thống môi tr−ờng bao gồm tất cả các yếu tố môi tr−ờng với các chức năng cơ bản sau đây: môi tr−ờng là nơi chứa đựng các chất thải, là nơi cung cấp tài nguyên cho hệ thống kinh tế và môi tr−ờng là nơi không gian sinh sống của con ng−ời. Hệ thống kinh tế và hệ thống môi tr−ờng luôn có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau theo các quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế, tuy nhiên khi các hoạt động phát triển kinh tế của con ng−ời còn ở trình độ thấp, sự tác động của chúng lên tài nguyên và môi tr−ờng ch−a đáng kể so với sự phát triển tự nhiên của tài nguyên và môi tr−ờng nên con ng−ời không cảm thấy điều gì nghiêm trọng xảy ra. Đó cũng là tình trạng ở n−ớc ta trong nhiều năm tr−ớc đây, một số nơi môi tr−ờng bị tác động nghiêm trọng nh−ng bản thân con ng−ời ch−a nhận biết đ−ợc một cách chính xác để phòng ngừa. Tuy nhiên, hàng trăm năm tr−ớc đây con ng−ời ở nhiều nơi trên thế giới cũng đã nhận thức đ−ợc các tác động có hại của việc khai thác quá mức tài nguyên của mình. Do đó một số dân tộc ở châu á đã có những phong tục, luật lệ địa ph−ơng nhằm giữ gìn tài nguyên nh− các miếu thờ, truyền thuyết linh thiêng để bảo vệ rừng đầu nguồn hay nguồn n−ớc. Chỉ đến khi trình độ khoa học kỹ thuật của con ng−ời phát triển, dân số tăng lên đáng kể, nền công nghiệp phát triển dẫn đến sự khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức và gây ô nhiễm môi tr−ờng, làm phá vỡ cân bằng giữa khai thác và hồi phục tự nhiên, làm biến đổi đột ngột các điều kiện tự nhiên môi tr−ờng. Điều này cũng có nghĩa là con ng−ời đã tạo nên những mâu thuẫn sâu sắc giữa mục tiêu phát triển xã hội loài ng−ời với quá trình diễn biến của tự nhiên. Ngày nay chúng ta có thể thấy một số hậu quả tác hại đến tài nguyên môi tr−ờng do nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ ở các n−ớc công nghiệp phát triển thì gây ra ô nhiễm (không khí, n−ớc, chất thải các loại, thậm chí còn gây ra hiệu ứng nhà kính, tác hại tầng ôzôn), còn các n−ớc nghèo thì gây tổn hại cho tài nguyên và ô nhiễm môi tr−ờng do “sự nghèo đói và lạc hậu” nh− phá rừng, khai thác quá mức tài nguyên khác. Đến thập kỷ 60, 70 của thế kỷ XX, một số n−ớc công nghiệp nh− Mỹ, Pháp, Đức, Nhật, úc, Canađa bắt đầu quan tâm đến việc bảo vệ môi tr−ờng và thực hiện đánh giá tác động môi tr−ờng. Ngày nay đánh giá tác động môi tr−ờng đã trở thành một bộ môn khoa học thực sự không thể thiếu trong các luận chứng của các dự án phát triển, đặc biệt là các dự án khai thác, sử dụng tài nguyên n−ớc trong ngành thuỷ lợi phục vụ kinh tế. 16
  34. 2.4.3. Một số biện pháp nhằm điều chỉnh mức ô nhiễm môi tr−ờng Những năm gần đây nhiều n−ớc trên thế giới đã ban hành bộ luật tổng hợp về bảo vệ tài nguyên và môi tr−ờng cùng với các luật cơ bản về bảo vệ đất, khoáng sản, rừng, n−ớc, khí quyển Ngày 27 tháng 12 năm 1993, Quốc hội n−ớc CHXHCN Việt Nam đã chính thức công bố Luật bảo vệ môi tr−ờng của Việt Nam (có hiệu lực ngày 10 tháng 1 năm 1994) gồm 7 ch−ơng; 55 điều luật quy định mục tiêu bảo vệ môi tr−ờng là: “bảo vệ sức khoẻ nhân dân, phục vụ sự phát triển lâu bền của đất n−ớc, góp phần bảo vệ môi tr−ờng khu vực và toàn cầu”. Các mục tiêu đó có ý nghĩa rất to lớn trong việc bảo vệ môi tr−ờng; nó thể hiện chủ ch−ơng, đ−ờng lối và quan điểm của Nhà n−ớc về môi tr−ờng một cách thông suốt trong hệ thống tổ chức hành chính từ trung −ơng đến địa ph−ơng. 2.4.3.1. Tiêu chuẩn môi tr−ờng Tiêu chuẩn môi tr−ờng là một trong những biện pháp can thiệp của Nhà n−ớc nhằm điều chỉnh mức ô nhiễm môi tr−ờng. Dựa trên các mục tiêu bảo vệ môi tr−ờng mà Nhà n−ớc đề ra các tiêu chuẩn môi tr−ờng với ý nghĩa lớn lao là: - Tiêu chuẩn môi tr−ờng là những chuẩn mực về giới hạn cho phép đ−ợc quy định làm căn cứ quản lý môi tr−ờng. - Tiêu chuẩn môi tr−ờng là cơ sở pháp lý về môi tr−ờng mà trên cơ sở đó định ra mức ô nhiễm, giám sát mức ô nhiễm buộc ng−ời sản xuất phải điều chỉnh mức sản xuất phù hợp với giới hạn cho phép (TCVN 5942 – 1995). 2.4.3.2. Tiền phụ cấp giảm mức ô nhiễm ý nghĩa của tiền phụ cấp là trả một khoản tiền cho những cá nhân hoặc đơn vị gây ra ô nhiễm d−ới mức bắt buộc. Các cá nhân, đơn vị sản xuất sẽ đề ra các biện pháp kinh tế để giảm nhẹ ô nhiễm. Đầu t− sắp xếp các trang thiết bị chống ô nhiễm, nghĩa là đầu t− tăng thì mức ô nhiễm giảm. Giảm bớt sản l−ợng sản xuất, vì khi giảm sản l−ợng sản xuất thì chất thải ra môi tr−ờng đất, n−ớc sẽ giảm. Ph−ơng pháp tiền phụ cấp giảm ô nhiễm góp phần thúc đẩy một số đơn vị mới ra đời muốn làm cho sản l−ợng ngành công nghiệp tăng thì ô nhiễm tăng lên và mục đích giảm ô nhiễm lại không đạt đ−ợc. 2.4.3.3. Mua Côta ô nhiễm (giấy phép đ−ợc thải) - Côta ô nhiễm là biện pháp can thiệp của Nhà n−ớc nhằm điều chỉnh mức ô nhiễm nằm trong phạm vi cho phép. Căn cứ vào mức thải quy định cho từng khu vực, Nhà n−ớc cho phép thải các chất thải ra môi tr−ờng đất, n−ớc thông qua các giấy phép đ−ợc thải và đ−ợc gọi là “Côta ô nhiễm”. Ng−ời sản xuất muốn đ−ợc thải chất thải ra môi tr−ờng phải mua Côta. Với giá Côta nhất định, ng−ời sản xuất phải lựa chọn giải pháp nhằm giảm mức ô nhiễm. 17
  35. - Mua Côta đ−ợc thải ở mức quy định và chỉ đ−ợc thải chất thải theo Côta đã mua. - Tăng chi phí cho kiểm soát ô nhiễm trong đơn vị để giảm hoặc giữ đúng mức ô nhiễm theo yêu cầu kiểm soát ô nhiễm. Ng−ời sản xuất phải chọn giải pháp rẻ nhất. 2.4.3.4. Thuế ô nhiễm môi tr−ờng Thuật ngữ “môi tr−ờng” là một thuật ngữ có nội dung rất rộng lớn và đa dạng. Môi tr−ờng mà hiện nay chúng ta đang sử dụng là chứa đựng môi tr−ờng sống chung của con ng−ời với các nhân tố thiên nhiên và xã hội. Vì vậy, thực hiện biện pháp “thuế ô nhiễm” nhằm điều chỉnh mức ô nhiễm đến mức cho phép là một vấn đề cần đ−ợc đặt ra để bảo vệ con ng−ời. Việc định thuế ô nhiễm trong mọi tr−ờng hợp đều cần thiết có sự can thiệp của Nhà n−ớc. Nhà n−ớc ban hành các quy định về tiêu chuẩn ô nhiễm hoặc là một loại thuế ô nhiễm dựa vào mức thiệt hại do ô nhiễm gây ra. Một loại thuế đánh vào ô nhiễm do Pigou đề ra và gọi là “thuế Pigou”. Nguyên tắc tính thuế ô nhiễm là “cá nhân, đơn vị gây ô nhiễm thì phải chịu thuế và thuế Pigou tính trên từng đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm”. dQ - tổng chi phí cho hoạt động sản xuất ra các sản phẩm có gây ô nhiễm ở mức tối −u. dC - Chi phí riêng cho hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm. dEC - Chi phí bên ngoài của hoạt động sản xuất gây ô nhiễm t- thuế Pigou tính cho một đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm v−ợt ra ngoài mức tối −u: dEC (2.1) t = dQ Giá một đơn vị sản phẩm (P1) gây ra ô nhiễm tại mức hoạt động tối −u (đạt mức ô nhiễm cho phép): dC P1 = dQ (2.2) Chứng minh bằng toán học cho thấy giá trị hợp lý (P2) tính cho một đơn vị sản phẩm khi hoạt động sản xuất v−ợt ra ngoài mức ô nhiễm cho phép là: dC dEC dC + dEC P2 = P1 + t = + = dQ dQ dQ (2.3) Rõ ràng là P2 > P1, vì vậy khi có thuế ô nhiễm thì ng−ời sản xuất (cá nhân, tổ chức) sẽ tự điều chỉnh mức sản xuất về mức sản xuất tối −u, bởi lẽ tại đó họ đã thu đ−ợc lợi nhuận cao nhất và giá trị sản phẩm P1 dễ dàng đ−ợc thị tr−ờng chấp nhận. Hiện nay thuế Pigou vẫn ch−a đ−ợc sử dụng phổ biến vì thiếu các thông tin về hàm số thiệt hại. Mặt khác khi mức sản xuất tăng thì dẫn đến mâu thuẫn giữa lợi ích của ng−ời sản xuất (thông qua lợi nhuận) và lợi ích cộng đồng (lợi ích toàn xã hội). 18
  36. Mục đích của xã hội là tối −u hoá hiệu số giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng vẫn ch−a giải quyết đ−ợc sự công bằng. Nếu sản xuất đạt mức tối −u và mức ô nhiễm cũng đạt tối −u (ô nhiễm bằng 0) thì không phải là tối −u. Tính thuế ô nhiễm góp phần làm tăng thêm hiệu lực của luật “Bảo vệ môi tr−ờng”. Tại điều 30 ch−ơng 3 của Luật Bảo vệ môi tr−ờng Việt Nam quy định: "tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác làm suy thoái môi tr−ờng, ô nhiễm môi tr−ờng, gây sự cố môi tr−ờng phải có trách nhiệm bồi th−ờng thiệt hại theo quy định của pháp luật”. 2.4.3.5. Tiền phạt ô nhiễm và quyền sở hữu môi tr−ờng. Để đánh giá các giá trị của môi tr−ờng, các nhà kinh tế học đã cố gắng tìm kiếm một đơn vị đo l−ờng nào đó phù hợp nh−ng không có đơn vị đo l−ờng nào hơn là “tiền tệ”, vì tiền tệ là vật chỉ thị lớn nhất mà tất cả các n−ớc đều có. Mục đích của việc đo l−ờng, tính toán môi tr−ờng bằng tiền tệ chính là để xem xét tính hợp lý về mặt kinh tế của việc đầu t− cải thiện môi tr−ờng phục vụ cho mục đích cuộc sống của con ng−ời. Tính hợp lý về mặt kinh tế còn liên quan đến quyền sở hữu môi tr−ờng của con ng−ời gây ô nhiễm. - Nếu ng−ời gây ô nhiễm không có quyền sở hữu về môi tr−ờng để thải chất thải thì tiền thuế ô nhiễm đ−ợc coi nh− là tiền phạt vì ng−ời gây ô nhiễm đã sử dụng môi tr−ờng của ng−ời khác. - Nếu ng−ời gây ô nhiễm có quyền sở hữu môi tr−ờng thì họ có quyền thải chất thải. Tiền thuế đối với họ đ−ợc chia 2 phần: + Mức thuế do hoạt động sản xuất ở mức tối −u + Mức thuế do hoạt động sản xuất từ mức tối −u đến mức v−ợt ra ngoài tối −u là ch−a thật hợp lý. 2.4.4. Đánh giá tác động môi tr−ờng Mặc dù không có một khuôn mẫu nhất định cho mọi n−ớc trên thế giới về đánh giá tác động môi tr−ờng, nh−ng nội dung của nó nói chung là khá thống nhất, có thể nêu một định nghĩa t−ơng đối đầy đủ nh− sau: “Đánh giá tác động môi tr−ờng của một hoạt động phát triển kinh tế - xã hội là xác định, phân tích và dự báo những tác động lợi và hại, tr−ớc mắt và lâu dài mà việc thực hiện hoạt động có thể gây ra cho tài nguyên thiên nhiên và chất l−ợng môi tr−ờng sống của con ng−ời tại nơi có liên quan tới hoạt động, trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp phòng, tránh và giảm thiểu những tác động tiêu cực”. - Ph−ơng pháp luận chung của đánh giá tác động môi tr−ờng là phục vụ cho 3 nhiệm vụ phân tích sau đây. + Xác định (Impact Identification) các tác động, trong đó bao gồm các nguồn gốc gây ra tác động (sources of impacts), các vấn đề bị tác động (receptors), các mức độ tác động (levels of impacts). 19
  37. + Dự đoán (impacts Prediction) đ−ợc xu thế diễn biến của các tác động đã đ−ợc xác định ở trên + Đánh giá ( Impacts Assessment) bao gồm việc đánh giá định l−ợng các tác động đ−ợc dự đoán và đ−a ra giải pháp giảm thiểu tác động Đánh giá tác động môi tr−ờng của (một dự án, một hoạt động phát triển kinh tế - xã hội) tiến hành theo 3 giai đoạn cơ bản sau: - L−ợc duyệt các tác động môi tr−ờng (Screening): nội dung là điểm lại các dự án t−ơng tự (nếu có) với dự án đề xuất hiện tại để phán đoán khả năng tác động của dự án này nhằm đề xuất điều chỉnh dự án phát triển theo h−ớng tốt hơn. - Đánh giá sơ bộ tác động môi tr−ờng (Preliminary Assessment) bao gồm: + Xác định tác động chính của dự án đối với tài nguyên và môi tr−ờng trong vùng. + Mô tả tác động, dự báo mức độ tác động (nhiều ít) và phạm vi của tác động (rộng, hẹp) trong vùng. + Nêu rõ tầm quan trọng của các tác động đó đối với ng−ời ra quyết định. - Đánh giá tác động môi tr−ờng đầy đủ (full Assessment) + Xác định các tác động đến tài nguyên thiên nhiên (đất, n−ớc, khí hậu ) và chất l−ợng sống của con ng−ời (hệ sinh thái nông nghiệp, sức khoẻ cộng đồng ) + Phân tích nguyên nhân, hậu quả của các tác động để chọn những tác động quan trọng cần đánh giá, dự báo diễn biến tác động bằng ph−ơng pháp mô hình toán hoặc chồng ghép bản đồ để dự báo xu thế diễn biến của các tác động. + Đánh giá tác động diễn biến theo thời gian, không gian bằng định l−ợng hoặc định tính so với tiêu chuẩn chất l−ợng môi tr−ờng đ−ợc nhà n−ớc hoặc địa ph−ơng quy định. + Xác định biện pháp xử lý các tác động để hạn chế tác động xấu đến môi tr−ờng. Tuy nhiên không phải bất kỳ một dự án nào cũng phải thực hiện đầy đủ ba giai đoạn này mà tuỳ theo tính chất, quy mô của từng dự án mà có thể không cần đến giai đoạn đánh giá đầy đủ. Một ví dụ về đánh giá tác động môi tr−ờng của dự án t−ới, tiêu n−ớc trong sử dụng đất nông nghiệp. a. Thành phần của dự án t−ới tiêu gồm: - Công trình đầu mối và hệ thống kênh t−ới, tiêu cấp n−ớc. - Các thành phần và biện pháp hỗ trợ: tín dụng cho nông dân vay vốn đầu t− vào thiết bị, phân bón, giống các tổ chức nông dân và các bộ phận quản lý bảo d−ỡng hệ thống kênh, hoạt động khuyến nông, h−ớng dẫn kỹ thuật 20
  38. b. Những tác động có lợi: 1. Tác động có lợi trực tiếp - Cấp n−ớc, thoát n−ớc cho phát triển sản xuất và dân sinh nên có thể nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao đời sống nhân dân. - Kết hợp cung cấp điện năng cho sinh hoạt và các ngành sản xuất. 2. Tác động có lợi gián tiếp - Giảm xói mòn rửa trôi đất canh tác - Phát triển cơ cấu cây trồng mới theo h−ớng có lợi, định canh, định c−, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ng−ời lao động. - Cải thiện môi tr−ờng thuỷ sản do cấp n−ớc ổn định, phát triển chăn nuôi, phát triển dịch vụ và du lịch. - Cải thiện khí hậu cho vùng có hồ chứa n−ớc và hệ thống kênh m−ơng chuyển n−ớc đi qua. - Tạo thêm việc làm cho ng−ời lao động. c. Những tác động không có lợi: 1. Khu vực làm hồ chứa n−ớc - Làm ngập một số diện tích đất canh tác, đất rừng, nhà cửa, đ−ờng giao thông, các công trình kinh tế và văn hoá. - Một phần diện tích đất canh tác bị mất do làm kênh m−ơng và các công trình của hồ chứa. 2. Thay đổi chất l−ợng n−ớc Dòng chảy hồi quy chiếm khoảng 20 - 30% tổng l−ợng n−ớc t−ới có chứa các thành phần vô cơ, chất độc từ phân bón và thuốc trừ sâu, chúng bổ sung vào các thành phần có sẵn trong n−ớc làm tăng tính khoáng hoá của n−ớc và gây ra ô nhiễm n−ớc. 3. ảnh h−ởng đến phát triển kinh tế - xã hội Một số dân c− phải di chuyển khỏi nơi họ đã sinh sống và làm thay đổi tập quán canh tác truyền thống khi làm hồ chứa n−ớc và hệ thống kênh m−ơng trong vùng dự án đi qua. Nhà n−ớc phải đền bù và tạo điều kiện cho cuộc sống ở nơi mới, nhân dân phải có những thay đổi kiểu canh tác truyền thống để thích ứng với công nghệ và kỹ thuật mới mà họ ch−a quen. d. Ph−ơng pháp phân tích lợi ích: Theo Ch−ơng trình phát triển kinh tế Liên Hiệp Quốc, ph−ơng pháp phân tích lợi ích bao gồm lợi ích và chi phí về tài nguyên môi tr−ờng, vì vậy cần liệt kê tất cả các tài nguyên sử dụng cho dự án (kể cả nhân lực), các sản phẩm lợi ích thu đ−ợc (kể cả phế thải có thể tái sử dụng), các hoạt động tiêu thụ hoặc làm suy giảm tài nguyên (hoạt 21
  39. động, sản xuất, ô nhiễm), tài nguyên có lợi nh−ng ch−a đ−ợc xem xét, những việc cần bổ sung để sử dụng hợp lý và phát huy khả năng tối đa của tài nguyên 1. Xác định các chi phí của dự án t−ới n−ớc - Chi phí đầu t− ban đầu (khảo sát, thiết kế, xây dựng hạng mục ) - Chi phí đền bù về mất đất, di chuyển dân c−, di chuyển công trình) - Chi phí về vận hành, bảo d−ỡng, quản lý, khai thác hệ thống t−ới 2. Xác định các lợi ích của dự án - Hiệu ích do tăng năng suất, sản l−ợng cây trồng và mở rộng diện tích đất canh tác. - Hiệu ích trực tiếp từ nguồn năng l−ợng điện (nếu công trình đầu mối là hồ chứa n−ớc có kết hợp phát điện năng), hiệu ích chống lũ hạ l−u (diện tích không bị ngập úng và cho thu nhập). - Hiệu ích do phát triển các ngành công nghiệp và các ngành khác (thuỷ sản, giao thông, du lịch, cung cấp điện n−ớc cho sinh hoạt, dịch vụ). - Hiệu ích từ ổn định xã hội (tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống, sức khoẻ cộng đồng ) 3. Tiến hành phân tích hiệu quả dự án Sau khi xác định đ−ợc các chi phí, các lợi ích, b−ớc cuối cùng là đánh giá hiệu quả dự án. Việc phân tích hiệu quả có thể gồm các chỉ tiêu sau đây. a. Thông số đánh giá th−ờng dùng: + Lợi nhuận tuyệt đối n 1 ⎡ n 1 ⎤ B − ⎢C + C ≥ 0⎥ ∑∑ T T 0 T T (2.4) T==1 (1+ R) ⎣⎢ T 1 (1+ R) ⎦⎥ + Lợi nhuận t−ơng đối n 1 BT ∑ (1+ R)T T=1 ≥ 1 n 1 (2.5) C + C 0 ∑ T T T=1 (1+ R) Trong đó: BT - Lợi nhuận thu đ−ợc tại năm thứ T R - Hệ số chiết khấu đ−ợc tính theo % năm và đ−ợc lựa chọn dựa vào h−ớng dẫn của các tổ chức hoặc cơ quan t− vấn có thẩm quyền. C0 - Giá trị chi phí ban đầu đ−ợc tính ra bằng tiền CT - Giá trị chi phí đ−ợc tính ra bằng tiền ở năm thứ T T - thời gian (năm), với các dự án thuỷ điện n có thể 30; 40; 50 năm 22
  40. b. Tính toán hiệu quả của dự án: Khi xây dựng dự án th−ờng có nhiều ph−ơng án khác nhau, nguyên tắc lựa chọn ph−ơng án là giá trị hiện tại thực của lợi nhuận mà dự án thu đ−ợc phải đạt giá trị tối đa. n B − C PV = T T max ∑ T (2.6) T=1 (1+ R) c. Xác định thời hạn hoà vốn: Thời hạn hoà vốn là thời điểm mà tổng giá trị hiện tại thực của lợi ích bằng tổng giá trị hiện tại thực của chi phí cho dự án, nghĩa là: n B − C T T = 0 (2.7) ∑ (1+ R)T T=1 Giá trị T thoả mãn tổng trên đây bằng 0 là thời gian hoà vốn, điểm hoà vốn th−ờng không trùng với điểm kết thúc dự án. Trên đây chỉ dùng ph−ơng pháp “phân tích lợi ích” để đánh giá tác động môi tr−ờng của dự án t−ới, tiêu n−ớc trong sử dụng đất, cần chú ý rằng: - Có nhiều ph−ơng pháp khác nữa, nh−ng mỗi ph−ơng pháp đều có −u điểm, nh−ợc điểm riêng; không có một ph−ơng pháp nào là có thể sử dụng cho mọi dự án, ng−ợc lại một dự án cũng không nên chỉ dùng một ph−ơng pháp để đánh giá tác động môi tr−ờng. - Hạn chế chính của ph−ơng pháp “phân tích lợi ích” là không thể xét đến tất cả tác động môi tr−ờng, nhất là các tác động mang tính lâu dài hoặc gián tiếp. Việc sử dụng ph−ơng pháp này cho các dự án lớn có quá nhiều hạng mục nh−ng việc xác định tác động của chúng tới môi tr−ờng là rất khó khăn. 2.5. Tài nguyên n−ớc ở 7 vùng kinh tế của Việt Nam Theo Tổng cục địa chính (2001), đất đai n−ớc ta chia thành 7 vùng và đó cũng là 7 vùng kinh tế của n−ớc ta. ở đây chỉ trình bày tổng quát về đặc điểm tài nguyên n−ớc của các vùng này. 2.5.1. Tài nguyên n−ớc vùng núi trung du Bắc bộ Vùng núi trung du Bắc bộ bao gồm các tỉnh vùng Tây Bắc và Đông Bắc của Việt Nam. Toàn vùng có địa hình phức tạp, đó là một miền núi thấp hoặc trung bình đ−ợc cấu tạo chủ yếu bằng đá vôi có độ cao phổ biến 1000 - 1200m, 900 - 1000m, 500 - 600 m (trừ cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang) -1600m và Phan Si Păng (Lào Cai) - 3143 m), xen giữa là những vùng đồi rộng lớn. Vùng Tây Bắc bao gồm Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hoà Bình, mùa hè đến với cái nóng ban ngày hầm hập trong các vùng thấp. Tác dụng của gió Lào (hiện t−ợng “phơn”) làm cho nhiệt độ có ngày lên đến 40 - 440C, nh−ng khi đêm đến mặt đất toả nhiệt nhanh làm nhiệt độ tụt xuống so với ban ngày 15 - 200C. Trừ các vùng núi cao, còn các vùng 23
  41. núi thấp sự thay đổi nhiệt độ đột ngột chỉ xẩy ra khoảng thời gian ngắn trong năm, còn nói chung các trị số khí hậu trung bình không khác nhiều so với miền đồng bằng, nh−ng biên độ nhiệt độ lớn hơn, ít m−a phùn, độ ẩm không khí thấp (80 - 85%). M−a phân bố hai mùa rõ rệt. Mùa m−a từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm tỷ lệ trên 85% tổng l−ợng m−a trung bình năm 1600 - 1800mm, gây lũ lụt, xói mòn đất, ảnh h−ởng lớn đến sản xuất và đời sống. Mùa đông lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết hanh khô, l−ợng m−a 15 - 20% của tổng l−ợng m−a, có năm xuất hiện s−ơng muối (Lai Châu, Sơn La) gây nhiều tác hại cho sản xuất nông nghiệp. Những điều kiện về địa hình và khí hậu nh− trên ảnh h−ởng rất nhiều đến chế độ nguồn n−ớc các con sông. Các sông ở vùng Tây Bắc (trừ sông Đà) đều là những sông suối nhỏ chảy trên các s−ờn dốc vào trong các thung lũng hẹp nên chế độ n−ớc thay đổi thất th−ờng; mùa lũ và mùa cạn rõ rệt phù hợp với chế độ m−a. Sông Đà là sông lớn nhất của miền Tây Bắc, th−ờng đ−ợc coi là sông nhánh của sông Hồng, nh−ng trong thực tế hàng năm sông này cung cấp gần một nửa tổng l−ợng m−a của hệ thống sông Hồng hợp lại (55,814km3 so với 114km3). Sông Đà có nhiều khả năng cung cấp năng l−ợng thuỷ điện cho các vùng rộng lớn. Sông trên cao nguyên vùng Tây Bắc đại diện cho các sông chảy trong miền đá vôi, với quá trình castơ gây mất n−ớc. Đây là điều hạn chế lớn về nguồn n−ớc trong khu vực đá vôi để canh tác và ngay cả để ăn uống, tuy nhiên nguồn n−ớc ngầm không phải là quá hiếm. - Vùng Đông Bắc bao gồm các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Cạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Yên Bái. Với diện tích chung toàn miền là 48.540 km2, vùng Đông Bắc có một mùa lạnh rất rõ rệt. Nếu so sánh cùng vĩ tuyến, cùng độ cao thì vùng Đông Bắc có nhiệt độ thấp hơn Tây Bắc 1 - 30C và trong mùa hè toàn miền có nhiệt độ cao gần bằng các miền khác trong n−ớc thì mùa đông nhiệt độ có thể xuống 00C. Mùa đông kéo dài 4 - 5 tháng và là một mùa lạnh thực sự, nhiều nơi có băng giá và có khi lại có tuyết, tiềm năng m−a không lớn nên khô hạn hơn các vùng khác. L−ợng m−a hàng năm ở các cao nguyên này không lớn lắm: mùa đông thiếu m−a (200 - 300 mm với 30 - 50 ngày m−a) nh−ng mùa hè cũng chỉ khoảng 100 ngày với l−ợng m−a 1300 - 1500 mm. Nói chung đây là một vùng m−a ít nh−ng vấn đề là ở chỗ n−ớc m−a rơi xuống chảy đi đâu. ở đây có hai hiện t−ợng trái ng−ợc: Mùa hè n−ớc m−a rơi xuống chảy tràn trên vùng núi đá vôi, rồi nhanh chóng biến vào trong các khe nứt và mất dần xuống d−ới sâu do hiện t−ợng castơ ở miền núi đá vôi, còn ở các thung lũng vào mùa này n−ớc không tiêu kịp làm đất đai bị úng trong một thời gian dài; mùa khô rét thì trong các thung lũng này lại thiếu n−ớc nghiêm trọng gây trở ngại cho sản xuất và cả nguồn n−ớc sinh hoạt. Trong vùng có nhiều sông: sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm, sông Cầu, sông Th−ơng, sông Lục Nam. Vùng thung lũng sông Lô - sông Chảy là một mạng l−ới sông suối dày đặc làm cho địa hình bị chia cắt rất mạnh mẽ. Vào mùa m−a n−ớc ồ ạt từ các đồi núi chảy xuống các sông suối làm n−ớc lũ lên cao đột ngột, môđun dòng chảy rất lớn, đạt đến 50 - 70l/s/km2, nh−ng khi mùa khô đến nhiều suối nhỏ chỉ còn trơ lại những tảng đá sỏi cuội. Vùng thung lũng sông Hồng cũng có l−ợng m−a rất lớn. Ngay ở Lào Cai l−ợng m−a lớn nhất có thể đạt đến trên 2500mm, nh−ng mùa đông l−ợng m−a giảm đi rất nhiều, ở Hà 24