Giáo trình Quản lý và duy trì Microsoft Windows server 2003

pdf 180 trang hapham 750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản lý và duy trì Microsoft Windows server 2003", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_ly_va_duy_tri_microsoft_windows_server_2003.pdf

Nội dung text: Giáo trình Quản lý và duy trì Microsoft Windows server 2003

  1. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003
  2. MỤC LỤC THỰC HÀNH 1: HIỂU BIẾT VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 5 KỊCH BẢN 5 BÀI TẬP 1-1: CÀI ĐẶT WINDOWS SERVER 2003 6 BÀI TẬP 1-2: CÀI ĐẶT ACTIVE DIRECTORY VÀ DỊCH VỤ TÊN MIỀN (DOMAIN NAME SERVICE - DNS) 22 BÀI TẬP 1-3: SAO CHÉP CẤU TRÚC THƯ MỤC CHO CÁC BÀI THỰC HÀNH 34 BÀI TẬP 1-4: CÁC HƯỚNG DẪN TẠO BẢN CHỤP MÀN HÌNH 34 CÁC CÂU HỎI TỔNG KẾT 35 THỰC HÀNH 2: QUẢN TRỊ MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 32 KỊCH BẢN 32 BÀI TẬP 2-1: LÀM QUEN VỚI WINDOWS SERVER 2003 34 BÀI TẬP 2-2: TẠO RA ORGANIZATIONAL UNIT VÀ ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI DÙNG TRONG ACTIVE DIRECTORY 36 BÀI TẬP 2-3: SỬ DỤNG MICROSOFT MANAGEMENT CONSOLE (MMC) 37 BÀI TẬP 2-4: SỬ DỤNG REMOTE DESKTOP CONNECTION 40 BÀI TẬP 2-5: SỬ DỤNG TERMINAL SERVICES 41 CÁC CÂU HỎI TỔNG KẾT 43 THỰC HÀNH NÂNG CAO 2-1: QUẢN TRỊ MÁY CHỦ TỮ XA 43 THỰC HÀNH 3: GIÁM SÁT MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 45 KỊCH BẢN 45 BÀI TẬP 3-1: SỬ DỤNG TASK MANAGER ĐỂ GIÁM SÁT WINDOWS SERVER 2003 46 BÀI TẬP 3-2: SỬ DỤNG BẢNG ĐIỀU KHIỂN HIệU NĂNG 48 BÀI TẬP 3-3: SỬ DỤNG EVENT VIEWER 50 BÀI TẬP 3-4: TẠO VÀ XEM CẢNH BÁO 52 BÀI TẬP 3-5: SỬ DỤNG LỆNH PING ĐỂ KÍCH KÍCH HOẠT HOẠT ĐỘNG MẠNG 53 CÁC CÂU HỎI TỔNG KẾT 54 THỰC HÀNH NÂNG CAO 3-1: CẤU HÌNH BẢNG ĐIỀU KHIỂN HIỆU NĂNG 55 THỰC HÀNH 4: SAO LƯU VÀ KHÔI PHỤC DỮ LIỆU 56 KỊCH BẢN 56 BÀI TẬP 4-1: SAO LƯU VÀ KHÔI PHỤC THƯ MỤC BẰNG CÁCH SỬ DỤNG KIỂU SAO LƯU NORMAL 57 BÀI TẬP 4-2: SAO LƯU VÀ KHÔI PHỤC THƯ MỤC BẰNG CÁCH SỬ DỤNG KIỂU SAO LƯU INCREMENTAL 59 BÀI TẬP 4-3: SAO LƯU VÀ KHÔI PHỤC THƯ MỤC BẰNG CÁCH SỬ DỤNG KIỂU SAO LƯU DIFFERENTIAL 62 BÀI TẬP 4-4: LẬP LỊCH SAO LƯU 63 CÁC CÂU HỎI TỔNG KẾT 66 THỰC HÀNH NÂNG CAO 4-1: SAO LƯU SYSTEM STATE DATA (DỮ LIỆU TRẠNG THÁI HỆ THỐNG) 67 THỰC HÀNH 5: DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH 68 BÀI TẬP 5-1: CÀI ĐẶT MICROSOFT BASELINE SECURITY ANALYZER 1.1.1 69 BÀI TẬP 5-2: SỬ DỤNG MICROSOFT BASELINE SECURITY ANALYZER 1.1.1 69 BÀI TẬP 5-3: CHUẨN BỊ MÁY TÍNH CỦA BẠN ĐỂ CÀI ĐẶT MICROSOFT SUS 70
  3. BÀI TẬP 5-4: SỬ DỤNG MICROSOFT BASELINE SECURITY ANALYZER 1.1.1 ĐỂ NHẬN BIẾT CÁC RỦI RO BẢO MẬT MỚI 71 BÀI TẬP 5-5: CÀI ĐẶT MICROSOFT SOFTWARE UPDATE SERVICE SP1 71 BÀI TẬP 5-6: QUẢN LÝ GIẤY PHÉP 72 BÀI TẬP 5-7: QUẢN TRỊ GIẤY PHÉP CỦA SITE 73 CÁC CÂU HỎI TỔNG KẾT 74 THỰC HÀNH NÂNG CAO 5-1: CÀI ĐẶT MICROSOFT SERVICE PACK 75 THỰC HÀNH NÂNG CAO 5-2: CÀI ĐẶT MICROSOFT HOTFIX 75 THỰC HÀNH 6: LÀM VIỆC VỚI TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG 76 BÀI TẬP 6-1: TẠO VÀ CẤU TRÚC OU 77 BÀI TẬP 6-2: TẠO TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG MIỀN 77 BÀI TẬP 6-3: THÊM THÔNG TIN VÀO TÀI KHOẢN ĐÃ CÓ 78 BÀI TẬP 6-4: CHỈNH SỬA HẠN CHẾ ĐĂNG NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI DÙNG 79 BÀI TẬP 6-5: QUẢN LÝ ĐỒNG THỜI NHIỀU NGƯỜI DÙNG 80 BÀI TẬP 6-6: TẠO TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG BẰNG CÁCH NHẬP VÀO TỪ TỆP CSV 80 BÀI TẬP 6-7: DI CHUYỂN NGƯỜI DÙNG 81 BÀI TẬP 6-8:TẠO VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN MẪU 82 BÀI TẬP 6-9: QUẢN LÝ KHÁI LƯỢC NGƯỜI DÙNG 84 CÁC CÂU HỎI TỔNG KẾT 85 THỰC HÀNH NÂNG CAO 6-1: SỬ DỤNG DSADD.EXE VÀ DSMOD.EXE 85 THỰC HÀNH 7: LÀM VIỆC VỚI NHÓM 87 CÁC BÀI THỰC HÀNH LIÊN QUAN 87 BÀI TẬP 7-1: NĂNG CẤP CHỨC NĂNG CỦA MIỀN 88 BÀI TẬP 7-2: TẠO NHÓM BẢO MẬT TOÀN CỤC 89 BÀI TẬP 7-3: TẠO NHÓM BẢO MẬT CỤC BỘ TRÊN MIỀN 90 BÀI TẬP 7-4: SỬ DỤNG DSADD ĐỂ TẠO NHÓM 91 BÀI TẬP 7-5: THÊM THÀNH VIÊN VÀO NHÓM 92 BÀI TẬP 7-6: THÊM NHÓM TOÀN CỤC VÀO NHÓM CỤC BỘ TRÊN MIỀN. 95 BÀI TẬP 7-7: SỬ DỤNG DSGET ĐỂ TÌM KIẾM CÁC QUAN HỆ THÀNH VIÊN CỦA NHÓM 97 CÁC CÂU HỎI TỔNG KẾT 97 THỰC HÀNH NÂNG CAO 7-1: THAY ĐỔI PHẠM VI NHÓM 98 THỰC HÀNH NÂNG CAO 7-2: SỬ DỤNG DSMOD ĐỂ THÊM THÀNH VIÊN VÀO NHÓM 98 THỰC HÀNH 8: LÀM VIỆC VỚI TÀI KHOẢN MÁY TÍNH 99 BÀI TẬP 8-1: TẠO TÀI KHOẢN MÁY TÍNH SỬ DỤNG ACTIVE DIRECTORY AND COMPUTER 100 BÀI TẬP 8-2: TẠO TÀI KHOẢN MÁY TÍNH SỬ DỤNG DSADD 101 BÀI TẬP 8-3: XOÁ, VÔ HIỆU HOÁ VÀ KHỞI TẠO LẠI TÀI KHOẢN MÁY TÍNH 102 CÁC CÂU HỎI TỔNG KẾT 103 THỰC HÀNH NÂNG CAO 8-1: THAY ĐỔI CÁC THUỘC TÍNH CỦA TÀI KHOẢN MÁY TÍNH 104 THỰC HÀNH 9: CHIA SẺ CÁC TÀI NGUYÊN HỆ THỐNG FILE 105 CÁC YẾU TỐ PHỤ THUỘC 105 BÀI TẬP 9-1: TẠO THƯ MỤC CHIA SẺ 106 BÀI TẬP 9-2: HIỂN THỊ CÁC QUYỀN NTFS VÀ QUYỀN CHIA SẺ TRÊN MỘT THƯ MỤC107 BÀI TẬP 9-3: KẾT NỐI TỚI THƯ MỤC CHIA SẺ TỪ CHẾ ĐỘ DÒNG LỆNH VÀ ÁNH XẠ MỘT Ổ ĐĨA TỚI THƯ MỤC CHIA SẺ 107 BÀI TẬP 9-4: THIẾT LẬP CÁC QUYỀN CHIA SẺ 109 BÀI TẬP 9-5: THIẾT LẬP CÁC QUYỀN NTFS 113 BÀI TẬP 9-6: HIỂN THỊ CÁC QUYỀN HIỆU DỤNG 117 BÀI TẬP 9-7: NGĂN CẤM TRUY CẬP NẶC DANH ĐẾN WEB SITE MẶC ĐỊNH 120 BÀI TẬP 9-8: CHIẾM QUYỀN SỞ HỮU FILE 123
  4. CÁC CÂU HỎI TỔNG KẾT 125 THỰC HÀNH NÂNG CAO 9-1: ĐƯA MỘT FILE LÊN MẠNG INTRANET CỦA CÔNG TY VÀ THIẾT LẬP CÁC CẤP PHÉP 126 THỰC HÀNH 10: LÀM VIỆC VỚI CÁC MÁY IN 128 CÁC YẾU TỐ PHỤ THUỘC 128 BÀI TẬP 10-1: TẠO MÁY IN CỤC BỘ 129 BÀI TẬP 10-2: CẤU HÌNH CÁC ĐẶC TÍNH CHO MÁY IN CỤC BỘ 132 BÀI TẬP 10-3: CHIA SẺ MỘT MÁY IN 135 BÀI TẬP 10-4: KẾT NỐI TỚI MÁY IN 138 BÀI TẬP 10-5: QUẢN TRỊ HÀNG ĐỢI IN ẤN 141 BÀI TẬP 10-6: GIÁM SÁT HÀNG ĐỢI IN BẰNG CÔNG CỤ PERFORMANCE MONITOR 142 BÀI TẬP 10-7: XÓA MỘT HÀNG ĐỢI IN ẤN 148 CÁC CÂU HỎI TỔNG KẾT 148 THỰC HÀNH NÂNG CAO 10-1: TẠO MỘT TỔ HỢP MÁY IN 149 THỰC HÀNH 11: QUẢN TRỊ CÁC TRÌNH ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ 150 BÀI TẬP 11-1: CẤU HÌNH CÁC LỰA CHỌN TRÌNH ĐIỀU KHIỂN ĐÃ ĐƯỢC XÁC NHẬN. 151 BÀI TẬP 11-2: CÀI ĐẶT MỘT TRÌNH ĐIỀU KHIỂN CHƯA ĐƯỢC XÁC NHẬN 153 BÀI TẬP 11-3: QUẢN TRỊ CÁC ĐẶC TÍNH THIẾT BỊ 156 BÀI TẬP 11-4: SỬ DỤNG LỰA CHỌN LAST KNOWN GOOD CONFIGURATION 157 CÁC CÂU HỎI TỔNG KẾT 159 THỰC HÀNH NÂNG CAO 11-1: SỬ DỤNG LẠI TRÌNH ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ TRƯỚC KHI NÂNG CẤP 159 THỰC HÀNH 12: QUẢN LÝ LƯU TRỮ TRÊN ĐĨA 162 CÁC YẾU TỐ PHỤ THUỘC 162 BÀI TẬP 12-1: TẠO MỘT PHÂN VÙNG MỞ RỘNG MỚI 163 BÀI TẬP 12-2: TẠO MỘT Ổ ĐĨA LOGIC MỚI 164 BÀI TẬP 12-3: CHUYỂN ĐỔI ĐĨA CƠ BẢN THÀNH ĐĨA ĐỘNG 169 BÀI TẬP 12-4: TẠO MỘT SIMPLE VOLUME 171 BÀI TẬP 12-5: MỞ RỘNG MỘT SIMPLE VOLUME 174 CÁC CÂU HỎI TỔNG KẾT 175 THỰC HÀNH NÂNG CAO 12-1: KIỂM TRA LỖI VÀ CHỐNG PHÂN MẢNH MỘT VOLUME 176
  5. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 THỰC HÀNH 1: HIỂU BIẾT VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 Bài thực hành này bao gồm các bài tập và hoạt động sau đây: ■ Bài tập 1-1: Cài đặt Windows Server 2003 ■ Bài tập 1-2: Cài đặt Active Directory và Dịch Vụ Tên Miền (Domain Name Service - DNS) ■ Bài tập 1-3: Sao chép cấu trúc thư mục (Directory Structure) cho Thực hành ■ Bài tập 1-4: Hướng dẫn tạo các bản chụp màn hình (Making Screen Capture) ■ Các câu hỏi tổng kết KỊCH BẢN Bạn là chuyên gia hỗ trợ mạng cho ACNA, Ltd. Hiện tại, công ty có một mạng ngang hàng nhỏ. Nhiệm vụ của bạn là cài đặt Windows Server 2003 và cài đặt Active Directory Sau khi hoàn thành bài thực hành này, bạn có thể: ■ Cài đặt Windows Server 2003 từ đĩa CD ■ Cài đặt Active Directory Thời gian dự kiến của bài học: 100 phút QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 5
  6. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 BÀI TẬP 1-1: CÀI ĐẶT WINDOWS SERVER 2003 Thời gian hoàn thành dự kiến: 60 phút Người quản lý của bạn giao cho bạn nhiệm vụ cài đặt Windows Server 2003 trên một máy tính. Bạn cần tiến hành một bản cài đặt hoàn toàn mới của Windows Server 2003 trên máy tính này. THÔNG TIN THÊM. Bài tập này giống như các thao tác cài đặt đã phác thảo trong quyển sách lý thuyết. Nếu bạn hoặc giảng viên đã cài đặt Windows Server 2003 theo các thao tác hướng dẫn trong chương I bạn có thể bỏ qua bài tập này. 1. Đưa đĩa CD có bộ cài Windows Server 2003 vào trong ổ CD-ROM và khởi động lại máy. Nếu bạn nhận được lời nhắc, hãy nhấn một phím bất kỳ để khởi động từ CD. 2. Sau khi máy tính khởi động, một chuỗi các thông báo hiện ra nói rằng trình cài đặt đang xem xét các cấu hình phần cứng của máy tính. Sau đó màn hình Windows Setup xuất hiện 3. Nếu máy tính của bạn cần có các trình điều khiển thiết bị lưu trữ đặc biệt mà không có trong bộ cài của Windows Server 2003, nhấn F6 khi được nhắc và cung cấp các trình điều khiển thiết bị phù hợp. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 6
  7. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 4. Hệ thống sẽ nhắc bạn nhấn F2 nếu bạn muốn thực hiện thao tác Khôi phục Hệ thống Tự động (Automated System Recovery - ASR). Không nhấn F2 lúc này và quá trình cài đặt tiếp tục LƯU Ý. Thủ tục Khôi phục hệ thống tự động (Automated System Recovery – ASR): Là một tính năng mới trong Windows Server 2003 thay thế tính năng Sửa đĩa khẩn cấp (Emergency Repair Disk) có trong các phiên bản trước của Windows. Muốn tìm thêm thông tin về ASR, xem Chương 5 của cuốn “Duy trì và Quản trị Hệ điều hành Windows Server 2003”. 5. Một thanh trạng thái ở phía dưới màn hình chỉ ra trình cài đặt đang nạp các file. Điều này là cần thiết để khởi động phiên bản tối giản của hệ điều hành. Vào lúc này, phần cứng của hệ thống chưa được nhận dạng chính xác, do đó sau khi nạp lớp nhân của hệ điều hành, trình cài đặt sẽ nạp một danh sách các trình điều khiển thiết bị hỗ trợ cho một lượng lớn các thiết bị lưu trữ, bàn phím, con trỏ chuột và thiết bị video, tất cả để tạo ra một cấu hình vào/ra chuẩn cho phép quá trình cài đặt có thể tiếp tục được. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 7
  8. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 LƯU Ý. Định vị các Trình điều khiển Thiết bị Lưu trữ. Nếu một trình điều khiển của một thiết bị lưu trữ nào đó không nằm trong Windows Server 2003, bạn phải chuẩn bị nó, khởi động lại quá trình cài đặt và nhấn F6 để cung cấp chúng cho chương trình cài đặt. 6. Nếu bạn đang cài đặt phiên bản thử nghiệm của Windows Server 2003, một màn hình nhắc nhở cài đặt (Setup Notification) sẽ thống báo cho bạn biết điều đó. Đọc thông báo này và nhấn Enter để tiếp tục. Màn hình Welcome To Setup (Chào mừng bạn đên với trình cài đặt) sẽ xuất hiện. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 8
  9. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 7. Đọc thông báo “Welcome To Setup” và nhấn Enter để tiếp tục, Màn hình License Agreement (Thỏa thuận Bản quyền) xuất hiện. 8. Đọc thỏa thuận về bản quyền và nhấn F8 để chấp nhận. Một màn hình xuất hiện liệt kê một danh sách các phân vùng trên các ổ cứng trong máy tính cùng với các vùng không gian đĩa trống. Từ màn hình này, bạn có thể tạo và xóa các phân vùng trên các đĩa cứng nếu cần. Nếu QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 9
  10. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 bạn trỏ vào lựa chọn “Unpartitioned Space” (Không gian đĩa chưa phân vùng), bạn có thể tạo một phân vùng trên toàn bộ không gian đĩa đó. Nếu bạn muốn tạo một phân vùng sử dụng một phần của không gian đĩa cứng chưa phân vùng đó, bạn nhấn phím C và nhập vào kích thước của phân vùng mà bạn muốn tạo. Để hoàn thành bài tập trong cuốn sách này, đề xuất nên sử dụng một phân vùng tối thiểu 3GB. Bên cạnh đó, bạn phải dành ra ít nhất 1GB không gian chưa phân vùng trên đĩa cứng để chuẩn bị cho các bài tập về việc tạo các phân vùng mới trong Windows 2003 sau này. 9. Lựa chọn một không gian đĩa chưa phân vùng có dung lượng tối thiểu 4GB và nhấn C, đồng thời nhập vào kích thước phân vùng định tạo là 3072. Sau đó nhấn Enter 10. Một màn hình xuất hiện, nhắc bạn lựa chọn hệ thống file sử dụng khi định dạng phân vùng đã lựa chọn. Lựa chọn “Format The Partition Using The NTFS File System” (Định dạng phân vùng sử dung hệ thống file NTFS) và nhấn Enter. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 10
  11. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 11. Trình cài đặt sẽ định dạng phân vùng sử dụng NTFS, kiểm tra các lỗi vật lý của đĩa cứng mà có thể gây ra sự cố khi cài đặt và bắt đầu chép các file từ đĩa CD vào trong đĩa cứng. Quá trình này có thể chiếm của bạn vài phút. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 11
  12. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 12. Trình cài đặt sẽ khởi tạo cấu hình của Windows và sau đó hiển thị lên màn hình một thanh trạng thái màu đỏ thể hiện số đếm giảm dần trong 15 giây trước khi máy tính khởi động lại và chuyển sang chế độ đồ họa của quá trình cài đặt. 13. Trình cài đặt Windows sẽ nạp và hiển thị một giao diện đồ họa cho phép theo dõi các tiến trình cài đặt ở khung bên trái. Các tiến trình Collecting Information (Thu thập thông tin), Dynamic Update (Cập nhật động) và Preparing Installation (Chuẩn bị cài đặt) đều được lựa chọn, thể hiện rằng các bước này đã hoàn thành. Tiến trình Collecting Information (Thu thập thông tin) được hoàn thành trước khi giao diện đồ họa này xuất hiện và tiến trình Dynamic Update (Cập nhật động) sẽ không được thực hiện khi chúng ta cài đặt từ đĩa CD. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 12
  13. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 14. Tiến trình Preparing Installation (Chuẩn bị cài đặt) được thực hiện khi mà trình cài đặt chép các file vào đĩa cứng. Bước cài đặt Windows bắt đầu với quá trình phát hiện các phần cứng, quá trình này có thể diễn ra trong vài phút. Không giống như chu trình phát hiện phần cứng khi ở chế độ văn bản, trong đó nó nhận biết phần cứng bằng việc nạp các trình điều khiển và sử dụng thử rồi phát hiện lỗi, quá trình này nhận biết chính xác các thành phần trong máy tính, ghi thông tin về chúng vào registry, đồng thời cấu hình sao cho hệ điều hành nạp các trình điều khiển chuẩn cho phần cứng đó. Sau cùng, Windows Setup Wizard (Trình Hướng dẫn Cài đặt Windows) sẽ được nạp và trang “Regional And Language Options” (Tùy chọn vùng và ngôn ngữ) xuất hiện. 15. Chỉnh sửa các thiết lập mặc định về vùng và ngôn ngữ nếu cần thiết, bằng cách nhấn chuột vào phím Customize hoặc Details. Sau đó nhấn Next. Trang Personalize Your Software (Tùy biến phần mềm của bạn) xuất hiện. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 13
  14. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 16. Trong hộp thoại Name, nhập vào tên của bạn và trong hộp thoại Organization, nhập vào tên của cơ quan rồi nhấn Next. Trang “Your Product Key” (Khóa sản phẩm của bạn) xuất hiện. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 14
  15. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 17. Nhập vào các hộp thoại Product Key các thông số khóa của sản phẩm đi kèm trong đĩa CD Windows Server 2003 và nhấn Next. Trang “Licensing Modes” - (Các chế độ giấy phép) xuất hiện QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 15
  16. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 18. Giữ nguyên giá trị mặc định là 5 ở trong mục “Per Server Number Of Concurrent Connections” (Số lượng các kết nối đồng thời trên 1 máy chủ) và nhấn Next. Trang “Computer Name And Administrator Password” - (Tên máy tính và mật khẩu quản trị) xuất hiện. LƯU Ý. Bản quyền Windows Server 2003. Nếu bạn sử dụng phiên bản thử nghiệm của Windows Server 2003, giá trị mặc định 5 kết nối đồng thời tới máy chủ là đủ để hoàn thành khóa học này. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng một bản Windows Server 2003 có bản quyền, bạn nên nhập vào một số lượng hợp lệ các kết nối đồng thời dựa trên Giấy phép (license) mà bạn có. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 16
  17. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 19. Trong hộp thoại Computer Name, nhập vào Serverxx trong đó xx là số thứ tự duy nhất mà giảng viên cung cấp cho bạn. CẢNH BÁO. Tránh tình trạng trùng tên. Nếu máy tính của bạn kết nối vào mạng LAN, kiểm tra với quản trị mạng trước khi nhập vào tên cho máy tính của bạn 20. Trong hộp thoại Administrator Password và Confirm Password, nhập mật khẩu cho tài khoản Administrator và sau đó nhấn Next. Trang Date And Time Settings (Thiết lập ngày giờ) xuất hiện. QUAN TRỌNG. Xác định mật khẩu. Đối với phương thức cài đặt thủ công, Windows Server 2003 sẽ không cho phép bạn chuyển tới bước tiếp theo cho đến khi bạn nhập vào một mật khẩu cho tài khoản Administrator thỏa mãn các yêu cầu phức hợp. Theo mặc định, Windows Server 2003 yêu cầu một mật khẩu phức hợp phải có độ dài tối thiểu 7 ký tự, đồng thời chứa tối thiểu 3 trong 4 thành phần sau: ký tự hoa, ký tự thường, chữ số và ký tự đặc biệt. Bạn được phép sử dụng mật khẩu trống, tuy nhiên viẹc sử dụng mật khẩu trống là không được khuyến khích QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 17
  18. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 21. Nhập vào thời gian và ngày tháng chính xác đồng thời lựa chọn múi giờ chuẩn cho khu vực của bạn. Sau đó nhận Next, màn hình “Network Settings” (Thiết lập mạng) xuất hiện QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 18
  19. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 22. Giữ nguyên lựa chọn mặc định “Typical Settings” và sau đó nhấn Next. Trang “Workgroup Or Computer Domain” (Gia nhập miền hoặc nhóm) xuất hiện. LƯU Ý. Các thiết lập mạng điển hình. Lựa chọn Typical Settings trong trang Network Settings sẽ cho phép trình cài đặt thực hiện cài đặt các thành phần sau: Client for Microsoft Networks, Network Load Balancing, File and Printer Sharing for Microsoft Networks và Internet Protocol (TCP/IP) (mặc dù module Network Load Balancing bị vô hiệu hóa) đồng thời cấu hình TCP/IP cho phép nhận địa chỉ IP từ một máy chủ DHCP. Nếu bạn kết nối với một hệ thống mạng không có máy chủ DHCP, bạn phải xác định địa chỉ IP và các thiết lập cấu hình TCP/IP khác thông qua người quản trị mạng, đồng thời lựa chọn Custom Settings và nhập các tham số này vào để cho máy tính của bạn có khả năng kết nối với các máy khác trong mạng LAN. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 19
  20. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 23. Giữ nguyên lựa chọn mặc định “No” và tên nhóm mặc định là “WORKGROUP” và nhấn Next. 24. Trình cài đặt sẽ cài và thiết lập các thành phần còn lại của hệ điều hành bằng cách chép các file, cài đặt thực đơn Start , đăng kí các thành phần, lưu các thiết lập và xóa các file tạm. Sau đó quá trình cài đặt kết thúc, máy tính tự khởi động và màn hình Welcome To Windows (Chào mừng bạn đến với Windows) xuất hiện. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 20
  21. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 21
  22. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 BÀI TẬP 1-2: CÀI ĐẶT ACTIVE DIRECTORY VÀ DỊCH VỤ TÊN MIỀN (DOMAIN NAME SERVICE - DNS) Thời gian hoàn thành dự kiến: 20 phút ACNA đã phát triển mạng ngang hàng và yêu cầu quản trị tài nguyên tập trung. Bạn cần cài đặt máy chủ này thành một máy chủ quản trị miền, do đó bạn phải cài đặt Active Directory và dịch vụ DNS (dịch vụ này do Active Directory yêu cầu) trên máy chủ. THÔNG TIN THÊM. Bài tập này giống như các thao tác cài đặt đã phác thảo trong quyển sách lý thuyết. Nếu bạn hoặc giảng viên đã cài đặt Windows Server 2003 theo các thao tác hướng dẫn trong chương I bạn có thể bỏ qua bài tập này. 1. Đăng nhập vào máy tính Windows Server 2003 bằng tài khoản Administrator 2. Nếu trang “Manage Your Server” (Quản trị máy chủ của bạn) không mở, bạn có thể mở nó từ thực đơn nhóm chương trình Administrative Tools 3. Nhấn vào liên kết “Add Or Remove A Role” (Thêm hoặc bớt vai trò). Trình hướng dẫn cấu hình máy chủ “Configure Your Server Wizard” được nạp và trang Preliminary Steps (Các bước khởi đầu) xuất hiện. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 22
  23. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 4. Xác nhận rằng các bước liệt kê trong trang này đã được hoàn thành và sau đó nhấn Next. Sau một khoảng thời gian chờ khi trình này quét và kiểm tra trên mạng, trang Server Role (Vai trò máy chủ) xuất hiện. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 23
  24. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 5. Lựa chọn Domain Controller (Active Directory) từ danh sách các vai trò máy chủ và nhấn Next. Trang Summary Of Selections hiện ra. 6. Nhấn Next. Trình hướng dẫn cài đặt “Active Directory Installation Wizard” được nạp. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 24
  25. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 7. Nhấn Next để bỏ qua trang Welcome. Trang System Compatibility (Tính tương thích hệ thống) xuất hiện QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 25
  26. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 8. Đọc các thông tin trong trang này và nhấn Next. Trang Domain Controller Type (Kiểu máy chủ quản trị miền) hiện ra. 9. Giữ nguyên giá trị mặc định “Domain Controller For A New Domain” (Máy chủ quản trị miền cho một miền mới) được lựa chọn và nhấn Next. Trang Create New Domain (Tạo miền mới) xuất hiện QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 26
  27. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 10. Giữ nguyên giá trị mặc định “Domain In A New Forest” (Miền trong một rừng mới) được lựa chọn và nhấn Next. Trang New Domain Name (Tên miền mới) xuất hiện. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 27
  28. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 11. Trong hộp thoại Full DNS Name For New Domain (Tên DNS đầy đủ của miền mới), nhập vào đó: ACNAxx.com, trong đó xx là số mà giảng viên cấp cho bạn, sau đó nhấn Next. Trang NetBIOS Domain Name (Tên miền NetBIOS) xuất hiện. LƯU Ý. Số thứ tự của học viên. Trong bài thực hành này, bạn được chỉ thị nhập ACNAxx.com, xx là số thứ tự học viên mà giảng viên cấp cho bạn 12. Xác nhận rằng tên xuất hiện trong hộp thoại Domain NetBIOS Name là ACNAXX và nhận Next. Trang Database And Log Folders (Thư mục chứa CSDL và nhật ký) xuất hiện. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 28
  29. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 13. Nhấn Next để chấp nhận vị trí mặc định của các thư mục chứa log và CSDL. Trang Shared System Volume (Thư mục hệ thống chia sẻ) xuất hiện. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 29
  30. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 14. Nhấn Next để chập nhận vị trí mặc định của thư mục hệ thống chia sẻ. Trang DNS Registration Diagnostics (Chẩn đoán đăng ký DNS) xuất hiện 15. Tại thời điểm này, trình hướng dẫn sẽ thử kết nối đến các máy chủ DNS được chỉ định trong phần cấu hình TCP/IP, để xác định liệu các máy chủ DNS đó có chứa các bản ghi cần thiết cho quá trình cài đặt một Active Directory domain hay không. 16. Lựa chọn “Install And Configure The DNS Server On This Computer” (Cài đặt và cấu hình máy chủ DNS trên máy tính này) và sau đó nhấn Next. Trang Permissions (Cấp phép) xuất hiện QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 30
  31. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 17. Nhấn Next để chấp nhận lựa chọn mặc định về chế độ cấp phép và sau đó nhấn Next. Trang “Directory Services Restore Mode Administrator Password” (Mật khẩu tài khoản quản trị trong chế độ khôi phục dịch vụ thư mục) xuất hiện QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 31
  32. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 18. Nhập mật khẩu tương ứng vào các hộp thoại Restore Mode Password và Confirm Password và sau đó nhấn Next. Trang “Summary” (Tổng kết) xuất hiện QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 32
  33. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 19. Xem lại toàn bộ các thông số mà bạn đã chọn và nhấn Next. Trình cài đặt sẽ bắt đầu cài đặt các dịch vụ Active Directory và DNS Server. LƯU Ý. Cấu hình địa chỉ IP động. Nếu máy tính của bạn được cấu hình lấy địa chỉ IP động (mà đó là cấu hình mặc định của khóa học này), bạn có thể nhận được một cảnh báo trong quá trình cài đặt dịch vụ DNS Server. Nếu điều này xảy ra, đóng hộp thoại thuộc tính Local Area Connection để tiếp tục sử dụng địa chỉ IP động đã cấp cho bạn. 20. Khi quá trình cấu hình hoàn thành xong, trang “Completing The Active Directory Installation Wizard” (Hoàn thành quá trình cài đặt Active Directory) xuất hiện. Nhấn Finish. 21. Một hộp thoại thông báo của trình cài đặt Active Directory Installation Wizard xuất hiện, nhắc bạn khởi động lại máy tính. Nhấn Restart Now 22. Sau khi máy tính khởi động lại, bạn đăng nhập bằng tài khoản Administrator. Trình hướng dẫn Configure Your Server Wizard lại xuất hiện, hiển thị trang This Server Is Now A Domain Controller (Máy chủ này bây giờ là một máy chủ quản trị miền). 23. Nhấn Finish QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 33
  34. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 BÀI TẬP 1-3: SAO CHÉP CẤU TRÚC THƯ MỤC CHO CÁC BÀI THỰC HÀNH Thời gian hoàn thành dự kiến: 5 phút Đĩa CD học viên bao gồm một cấu trúc thư mục mà bạn cần phải sao chép vào máy tính. Cây thư mục này có các thư mục mà bạn có thể sử dụng để lưu các file mà bạn tạo ra trong khi bạn làm việc với các bài tập thực hành. Nó cũng chứa các tiện ích mà không có trong hệ điều hành Windows Server 2003 và có thể yêu cầu bạn phải cài đặt. Để sao chép cấu trúc thư mục này vào máy tính của bạn, làm theo các thao tác sau: 1. Đưa đĩa CD của học viên vào trong ổ CD-ROM 2. Nhấn Start, trỏ vào All Programs, trỏ vào Accessories và lựa chọn Windows Explorer. Windows Explorer mở ra hiển thị nội dung của thư mục My Documents theo mặc định. 3. Trong cây thư mục ở ô bên trái, mở rộng cây My Computer và lựa chọn đĩa CD để hiển thị nội dung đĩa CD của bạn. Thư mục này sẽ hiển thị trong ô bên phải và các thư mục Textbook và Lab Manual hiện ra. 4. Lựa chọn thư mục Lab Manual trong khung bên phải, kéo và thả nó vào Local Disk (D) trong folder D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\. (‘TENLOP’ được thay bằng tên lớp của học viên) Cấu trúc thư mục Lab Manual được sao chép vào trong ổ đĩa D của bạn. BÀI TẬP 1-4: CÁC HƯỚNG DẪN TẠO BẢN CHỤP MÀN HÌNH Thời gian hoàn thành dự kiến: 5 phút. Một bản chụp màn hình là hình đồ họa hiển thị màn hình máy tính của bạn. Tạo ra các bản chụp màn hình là một cách rất tốt để ghi lại thông tin, giảng viên của bạn có thể yêu cầu bạn thực hiện các bản chụp màn hình cho mục đích đánh giá chấm điểm. Có hai kiểu cơ bản của các bản chụp màn hình: toàn màn hình và cửa sổ hoạt động. Để tạo ra các bản chụp màn hình bạn hãy làm theo các thao tác sau: 1. Nhấn vào phím Printscreen (phím này thông thường được viết tắt là PrtScn hoặc PrntScrn) để tạo các bản chụp toàn màn hình hoặc nhấn QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 34
  35. HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ CỦA MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 đồng thời phím Alt và Printscreen để tạo một bản chụp cửa sổ hoạt động (Active Windows). Trong khóa học này bạn sẽ thường xuyên được yêu cầu để tạo ra các bản chụp cửa sổ hoạt động. 2. Mở chương trình MSPAINT. Bạn có thể nhấn Start, nhấn Run, nhập vào mspaint trong hộp thoại Run và sau đó nhấn Enter. Ngoài ra bạn có thể nạp chương trình này bằng cách nhấn vào Start, trỏ vào All Programs, trỏ vào Accessories và lựa chọn Paint. 3. Nhấn đồng thời phím Ctrl và V để dán bản chụp màn hình của bạn, ngoài ra bạn có thể lựa chọn Paste từ Thực đơn Edit. 4. Để lưu bản chụp màn hình trên Thực đơn file lựa chọn Save as để mở ra hộp thoại Save as. Lưu ý đến danh sách sổ xuống trong mục Save in ở cuối của hộp thoại. Trong khóa này bạn lưu các bản chụp màn hình của bạn trong thu mục Labwork cho các bài Thực hành cụ thể. Ví dụ các bản chụp màn hình cho bài Thực hành này được lưu trong thư mục D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab manual\ Lab01\Labwork 5. Nhập vào tên tương ứng cho các bản chụp màn hình của bạn trong hộp thoại file name, trong danh sách sổ xuống Save as type lựa chọn kiểu file theo chỉ thị của giảng viên hoặc để kiểu file .bmp theo mặc định. 6. Nhấn Save để lưu bản chụp màn hình của bạn. CÁC CÂU HỎI TỔNG KẾT Thời gian hoàn thành dự kiến: 10 phút 1. Một người dùng gửi email cho bạn nói rằng anh ta cần cài đặt Windows Server 2003 nhưng lại có một máy chủ yêu cầu các trình điều khiển cho thiết bị lưu trữ đặc biệt mà không có ở trong đĩa cài đặt Windows Server 2003. Vấn đề ở đây là bạn phải nạp các trình điều khiển này theo thứ tự để cho các thiết bị có thể được nhận biết bởi chương trình installation set-up, bạn phải làm gi? 2. Tại sao dịch vụ DNS server lại được cài đặt như là một phần trong quá trình cài đặt Active Directory. 3. Kiểu hệ thống file mà Windows Server 2003 sử dụng theo mặc định là gì QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 35
  36. QUẢN TRỊ MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 THỰC HÀNH 2: QUẢN TRỊ MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 Bài thực hành này bao gồm các bài tập và hoạt động sau đây: ■ Bài tập 2-1: Làm quen với Windows Server 2003 ■ Bài tập 2-2: Tạo ra một Organizational Unit (OU) và đối tượng người dùng trong Active Directory ■ Bài tập 2-3: Sử dụng Microsoft Management Console (Bảng điều khiển Quản trị của Microsoft - MMC) ■ Bài tập 2-4: Sử dụng Remote Desktop Connection (Kết nối Màn hình Từ xa) ■ Bài tập 2-5: Sử dụng Terminal Services (Dịch vụ Đầu cuối) ■ Các câu hỏi tổng kết ■ Thực hành nâng cao 2-1: Quản trị máy chủ từ xa KỊCH BẢN ACNA là một công ty đa quốc gia lớn với doanh thu hàng năm trên 500 triệu USD muốn sử dụng Windows Server 2003 như là hệ điều hành nền tảng chính cho các máy chủ. Hiện tại, người dùng truy cập máy chủ Microsoft Windows NT để thực hiện các công việc liên quan đến tiền lương, hóa đơn và kế toán. Do Windows Server 2003 là một hệ điều hành mới, giám đốc công nghệ thông tin của công ty muốn bạn quen với các nhiệm vụ như tạo người dùng mới và chạy các MMC (Microsoft Management Console) để bạn có thể hỗ trợ người dùng và đào tạo các cán bộ IT khác. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 32
  37. QUẢN TRỊ MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 Sau khi hoàn thành bài thực hành này, bạn có thể: ■ Tạo ra một OU và đối tượng người dùng trong Active Directory ■ Sử dụng lệnh Run as để chạy một dòng lệnh hay tiện ích dưới danh nghĩa người dùng khác ■ Sử dụng MMC ■ Sử dụng Remote Desktop để điều khiển một máy chủ từ xa ■ Sử dụng Terminal Services Configuration và Terminal Services Manager để cấu hình và quản lý các phiên làm việc từ xa. Thời gian hoàn thành dự kiến: 145 phút QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 33
  38. QUẢN TRỊ MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 BÀI TẬP 2-1: LÀM QUEN VỚI WINDOWS SERVER 2003 Thời gian hoàn thành dự kiến: 20 phút Windows Server 2003 là mới đối với bạn và người quản lý của bạn tại ACNA .Ltd muốn bạn tự làm quen với sản phẩm này để bạn có thể hỗ trợ người dùng trong công ty. Để làm việc này, bạn đăng nhập vào và ra khỏi Windows Server 2003, xem các thuộc tính hệ thống, xem Task Manager (Trình Điều khiển Tác vụ), truy cập tiện ích Help and Support (Hỗ trợ và Trợ giúp) và tắt máy tính. Đăng nhập và đăng xuất Windows Server 2003 1. Để đăng nhập vào máy tính, nhấn Ctrl+Alt+Del. Nhập thông tin tên người dùng và mật khẩu vào các hộp thoại tương ứng. 2. Nếu trang “Manage Your Server” xuất hiện, lựa chọn “Don’t Display This Page At Logon” (Không hiển thị trang này trong lần đăng nhập tới) ở hộp chọn gần dưới đáy góc phải của cửa sổ này và đóng cửa sổ đó lại. Manage Your Server nằm trong Administrative Tools trong thực đơn Start nếu bạn cần truy cập đến nó sau này. 3. Nhấn Ctrl+Alt+Del. Hộp thoại Windows Security xuất hiện 4. Nhấn vào nút Log Off. Hộp thông báo Log Off Windows xuất hiện với thông báo “Are you sure you want to log off?” (Bạn có chắc là bạn muốn đăng xuất?) 5. Nhấn vào Log Off. Bạn sẽ đăng đăng xuất ra khỏi Windows và cửa sổ Welcome To Windows xuất hiện. Xem các thuộc tính của hệ thống 6. Đăng nhập lại vào máy tính. Nhấn Start, trỏ vào Control Panel và lựa chọn System. Hộp thoại System Properties xuất hiện 7. Lựa chọn Thẻ General nếu nó không hiển thị sẵn. Thẻ General hiển thị các thông tin về hệ thống, đăng ký và máy tính 8. Ghi lại các thông tin về hệ thống. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 34
  39. QUẢN TRỊ MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 9. Ghi lại các thông tin về máy tính 10. Lựa chọn thẻ Computer Name 11. Ghi lại tên đầy đủ của máy tính 12. Ghi lại tên miền 13. Đóng hộp thoại System properties Truy cập tiện ích Help and Support 1. Nhấn Start và lựa chọn Help and Support. Cửa sổ Help and Support Center (Trung tâm hỗ trợ và trợ giúp) xuất hiện. Lưu ý rằng một số công cụ này yêu cầu kết nối Internet bởi vì chúng truy cập Web site Microsoft 2. Trong mục Help Contents bên trái, nhấn vào siêu liên kết Welcome. Nhấn vào một số siêu liên kết khác để bạn tự làm quen với các hỗ trợ trực tuyến. 3. Nhấn vào phím Home 4. Trong mục Support Task ở bên phải, nhấn vào liên kết Tool 5. Bây giờ hãy tiến hành việc tìm kiếm. Trong hộp thoại Search, nhập vào shutdown và sau đó nhấn mũi tên kế tiếp. Cửa sổ Search Result xuất hiện 6. Định vị và nhấn vào liên kết có tên “Restart or shutdown locally and document the reason: Shutdown Event Tracker” (Khởi động hoặc tắt máy cục bộ và ghi lại lý do: Theo dõi sự kiện tắt máy). Khung bên phải mở ra với dòng chữ: To restart or shutdown locally and document the reason” cho phép bạn lựa chọn giữa liên kết “Using Windows Interface” (Sử dụng giao diện Windows) và “Using A Command Line” (Sử dụng dòng lệnh) 7. Trong khung bên phải, nhấn vào liên kết “Using Windows Interface” 8. Ghi lại các bước này và tắt hệ thống 9. Đóng cửa sổ Help and Support Center QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 35
  40. QUẢN TRỊ MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 Tắt máy tính đúng cách 1. Nhấn vào Start và lựa chọn Shutdown. Hộp thoại Shut Down Windows xuất hiện 2. Trong danh sách xổ xuống What Do You Want Computer To Do (Bạn muốn máy tính làm gì), lựa chọn Restart 3. Trong mục Shutdown Event Tracker, lựa chọn hộp chọn Planned như mặc định. Lựa chọn mục Other (Planned) trong danh sách xổ xuống của mục Option 4. Trong hộp thoại Comment, nhập vào “Rebooting for Class” 5. Nhấn OK. Lưu ý rằng bạn không thể nhấn OK trừ khi bạn nhập lời giải thích như trên. Máy tính sẽ khởi động lại. BÀI TẬP 2-2: TẠO RA ORGANIZATIONAL UNIT VÀ ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI DÙNG TRONG ACTIVE DIRECTORY Thời gian hoàn thành dự kiến: 20 phút Người quản lý của bạn đã giao cho bạn nhiệm vụ thêm Organizational Unit và đối tượng người dùng vào Active Directory 1. Đăng nhập vào miền bằng tài khoản Administrator với mật khẩu thích hợp 2. Nhấn Start, trỏ vào administrative Tools, và lựa chọn Active Directory Users and Computers. Bảng điều khiển Active Directory Users and Computers xuất hiện 3. Mở rộng đối tượng miền, ở đây là ACNAxx.com 4. Để thêm vào một OU, nhấn phải chuột vào đối tượng miền và trỏ vào New và sau đó lựa chọn Organizational Unit. Hộp thoại New Object - Organizational Unit xuất hiện 5. Nhập vào ACNAOU và nhấn OK. Cửa sổ New Object - Organizational Unit đóng lại và một OU đã được tạo ra trong miền CÂU HỎI. Mục đích của OU là gì? 6. Để tạo ra một tài khoản người dùng, nhấn phải chuột vào OU ACNAOU và trỏ vào New, sau đó lựa chọn User. Trình New Object – User mở ra QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 36
  41. QUẢN TRỊ MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 7. Trong hộp thoại First Nam, nhập vào Test, trong hộp thoại Last Name, nhập vào Tester, trong hộp thoại User Logon Name, nhập vào TTester. Nhấn Next, trình New Object – User nhắc bạn nhập vào mật khẩu 8. Nhập vào mật khẩu và xác nhận nó 9. Nhấn Next. Trình New Object-User hiển thị các thông tin tổng kết 10. Nhấn Finish. Cửa sổ New Object – User đóng lại và một đối tượng người dùng được tạo ra 11. Phải chuột vào đối tượng người dùng và lựa chọn Add to Group. Hộp thoại Select Group xuất hiện. 12. Trong hộp Enter The Object Name To Select, nhập vào Print Operators và sau đó nhấn OK. Một hộp thoại thông báo với bạn rằng “The Add to Group operation was succesfilly completed” (Thao tác thêm vào nhóm kết thúc thành công) THÔNG TIN THÊM. Các đối tượng người dùng và nhóm. Các đối tượng người dùng có thể được mô tả chi tiết hơn trong Chương 6 trong sách lý thuyết và đối tượng nhóm được mô tả trong Chương 7. 13. Đóng Active Directory Users and Computers. BÀI TẬP 2-3: SỬ DỤNG MICROSOFT MANAGEMENT CONSOLE (MMC) Thời gian hoàn thành dự kiến: 15 phút QUAN TRỌNG. Bạn phải hoàn thành bài tập 2-2 trước khi làm bài tập này. Trong bài tập này, bạn sử dụng MMC để quản lý máy tính cục bộ 1. Nhấn Start và lựa chọn Run. Hộp thoại Run xuất hiện 2. Nhập vào mmc và nhấn Enter hoặc nhấn OK. Một MMC trống hiện ra 3. Từ thực đơn File, lựa chọn Add/Remove Snap-in. Hộp thoại mở ra 4. Nhấn Add. Hộp thoại Add Standalone Snap-in mở ra 5. Cuộn đến khi bạn thấy được Computer Management snap-in, lựa chọn nó và nhấn Add. Cửa sổ Computer Management mở ra 6. Để sử dụng snap-in để quản lý máy tính cục bộ, xác nhận rằng lựa chọn cho máy tính cục bộ được lựa chọn. Nhấn vào Finish. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 37
  42. QUẢN TRỊ MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 7. Snap-in có tên Computer Management (Local) xuất hiện trong hộp thoại Add/Remove Snap-in, tuy nhiên hộp thoại Add Standalone Snap-in vẫn mở để bạn có thể thêm vào các snap-in nữa. 8. Nhấn Close để đóng hộp thoại Add Standalone Snap-in 9. Nhấn OK để đóng hộp thoại Add/Remove Snap-in 10. Mở rộng đối tượng Computer Management (Local) trong khung phạm vi của bảng điều khiển. Các công cụ System Tool, Storage và Service and Application Tool xuất hiện 11. Để xem việc quản lý đĩa trong máy tính cục bộ, nhấn vào đối tượng Disk Management ở dưới công cụ Storage. Công cụ Disk Management mở ra. Bạn có thể sử dụng tiện ích này để quản lý các phân vùng và ổ đĩa của các đĩa cứng đang gắn trong máy tính này. 12. Để lưu lại thành file mmc, nhấn vào Save as trong thực đơn File. Hộp thoại Save as xuất hiện 13. CÂU HỎI. Phần mở rộng của tên file là gì? 14. Trong danh sách xổ xuống Save In, duyệt đến thư mục D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 02\Labwork 15. Trong hộp thoại File Name, nhập vào Exercise 2-3 và sau đó nhấn Save. Hộp thoại Save as đóng lại và bạn trở lại với công cụ Disk Management 16. Nhấn File, sau đó nhấn Options. Hộp thoại Options xuất hiện. Ở đây bạn có thể thay đổi chế độ qui định khả năng của người dùng khi sử dụng bảng điều khiển MMC này. 17. Nhấn vào phím mũi tên xuống trong danh sách xổ xuống Console Mode 18. Cuộn qua các chế độ trong danh sách xổ xuống Console Mode và ghi lại sự khác biệt giữa Author Mode và User Mode – Limited Access, Single Window 19. Nhấn vào Cancel 20. Đóng MMC 21. Đăng xuất tài khoản Administrator 22. Sau đó bạn đăng nhập như một người dùng và chạy dòng lệnh Run as với thông số của người dùng khác. Đăng nhập bằng tài khoản người dùng mà bạn đã tạo trong Bài tập 2-2. Tên đăng nhập của tài khoản QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 38
  43. QUẢN TRỊ MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 này là TTester. Nếu đây là lần đầu tiên bạn đăng nhập bằng tài khoản này, bạn phải thay đổi mật khẩu bởi vì đây là lựa chọn mặc định khi tài khoản này được tạo ra 23. Nhấn Start và nhấn vào Run. Hộp thoại Run hiện ra 24. Nhập vào mmc trong hộp thoại Run và nhấn Enter. Một bảng điều khiển MMC trống hiện ra 25. Trên thực đơn File, nhấn Open. Hộp thoại Open xuất hiện 26. Trong hộp thoại Open, duyệt đến thư mục D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 02\Labwork\Exercise 2-3, lựa chọn file và nhấn Open. Bảng điều khiển MMC mà bạn lưu lại lúc trước được mở ra và một thông báo lỗi xuất hiện, cảnh báo rằng bạn không có cấp phép truy cập 27. Duyệt qua các công cụ trong bảng điều khiển. Bạn sẽ nhận được rất nhiều thông báo lỗi chỉ ra rằng bạn không có cấp phép truy cập hoặc cấp phép để sử dụng các công cụ này 28. Đóng bảng điều khiển MMC 29. Sau đó bạn chạy MMC bằng tài khoản Administrator trong khi vẫn đăng nhập với tài khoản TTester. Mở hộp thoại Run và nhập vào runas /user:administrator mmc và nhấn Enter. Tiện ích runas mở ra một cửa sổ bảng điều khiển và nhắc bạn nhập vào mật khẩu của Administrator 30. Nhập vào mật khẩu của tài khoản Administrator. Một bảng điều khiển MMC trống hiện ra 31. Trong thực đơn File, nhấn vào D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 02\Labwork\Exercise 2-3.msc. Bảng điều khiển Computer Management xuất hiện 32. Trong bảng điều khiển Computer Management (Local), thử nghiệm với ba công cụ của máy tính cục bộ, nhưng không nên thay đổi gì cả. CÂU HỎI. Liệt kê ba công cụ mà bạn sử dụng và nêu các mục đích của chúng 33. Đóng bảng điều khiển MMC mà không lưu lại gì và đăng xuất ra ngoài. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 39
  44. QUẢN TRỊ MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 BÀI TẬP 2-4: SỬ DỤNG REMOTE DESKTOP CONNECTION Thời gian hoàn thành dự kiến : 20 phút Nguời quản lý của bạn muốn bạn kích hoạt chức năng Remote Desktop Connection trên máy tính của bạn và sau đó kiểm tra kết nối đến một máy tính ở xa. Cô ấy muốn thử để sau này bạn có thể hỗ trợ từ xa cho các máy trạm của người dùng trong ACNA. Trong bài thực hành này bạn cần truy cập đến một máy tính ở xa, hãy cộng tác với một học viên khác. Bài tập này sẽ được hoàn thành trên cả hai máy chủ. 1. Nhấn Start trỏ vào Control Panel và sau đó chọn System. Hộp thoại System properties xuất hiện. 2. Trong phần Remote Desktop của thẻ Remote, lựa chọn Allow User To Connect Remotely To This Computer. Đây là điều bắt buộc trước khi người làm cùng bạn có thể kết nối đến máy tính của bạn. Thực hiện điều này trên cả hai máy tính trước khi bắt đầu các bước tiếp theo. Nếu một hộp thông báo Remote Sension xuất hiện, nhấn OK để đóng nó lại. Nhấn OK để đóng hộp thoại System properties 3. Để kiểm tra Remote Desktop Connection trên một máy tính ở xa, nhấn vào Start, trỏ vào All Programs, trỏ vào Accessories, trỏ vào Communication và nhấn vào Remote Desktop Connection. Hộp thoại Remote Desktop Connection xuất hiện 4. Trong hộp văn bản Computer, nhập vào địa chỉ IP của máy tính của người làm cùng bạn. Nếu bạn cần phải tìm kiếm địa chỉ IP của máy tính của bạn, mở một giao diện dấu nhắc dòng lệnh từ thực đơn Start và nhập vào ipconfig 5. Nhấn vào Connect. Thanh Remote Desktop Connection xuất hiện bên trên đỉnh màn hình của bạn và bạn được nhắc đăng nhập vào máy tính ở xa 6. Trong hộp thoại Username, nhập vào Administrator 7. Để người bạn làm cùng nhập vào mật khẩu của tài khoản Administrator của máy tính đó trong hộp thoại Password và nhấn OK. Màn hình máy tính của người làm cùng bạn xuất hiện trên màn hình của bạn QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 40
  45. QUẢN TRỊ MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 CÂU HỎI. Liệu máy tính cục bộ của bạn có cho bạn sử dung các chương trình cục bộ trong khi màn hình Remote Desktop Connection đang mở không ? 8. Tạo ra một thư mục trên màn hình nền của máy tính ở xa có tên Remote Desktop Connection Folder. Thư mục này sẽ hiển thị trên máy tính ở xa 9. Để đóng phiên làm việc từ xa này, nhấn vào dấu X trên thanh điều khiển trên đỉnh màn hình. Hộp thoại Disconnect Windows Session xuất hiện 10. Nhấn OK để ngắt kết nối 11. Xác nhận rằng thư mục đã được tạo ra trên máy tính ở xa của người làm cùng bạn BÀI TẬP 2-5: SỬ DỤNG TERMINAL SERVICES Thời gian hoàn thành dự kiến: 30 phút 1. Người quản lý của bạn muốn bạn cấu hình và quản trị phiên làm việc từ xa bằng cách sử dụng Terminal Services. Bạn phải hoàn thành Bài tập 2-4 trước khi bắt đầu bài tập này. Bạn sẽ phải làm việc với người làm cùng trong bài tập này 2. Nhấn Start, trỏ vào Administrative Tools và nhấn vào Terminal Services Configuration. Bảng điều khiển Terminal Services Configuration xuất hiện 3. Mở rộng đối tượng Terminal Services Configuration trong ô khung phạm vi và lựa chọn thư mục Connections 4. Trong ô khung chi tiết, phải chuột vào đối tượng RDP-Tcp và nhấn vào Properties. Hộp thoại RDP-Tcp Properties xuất hiện 5. Lựa chọn Always Use The Following Logon Information trong thẻ Logon Setting. 6. Trong hộp thoại Username, nhập vào Administrator 7. Trong hộp văn bản Domain, nhập vào tên của miền. Hãy chắc chắn khi nhập vào tên miền của bạn, không phải là của người làm cùng bạn 8. Lựa chọn hộp chọn Always Prompt For Password. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 41
  46. QUẢN TRỊ MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 9. Để cấu hình thời gian hết hạn cho kết nối, lựa chọn Override User Setting trong thẻ Session. Lựa chọn 5 phút trong danh sách xổ xuống của mục End A Disconnnected Session. Thiết lập giới hạn thời gian của phiên làm việc là 5 phút và thiết lập giới hạn thời gian nghỉ của phiên là 1 phút 10. Để đảm bảo rằng chỉ có một phiên làm việc từ xa, thiết lập số lượng tối đa của kết nối trong thẻ Network Adapter là 1. 11. Nhấn OK để đóng hộp thoại RDP-Tcp Properties 12. Để quản trị các phiên làm việc từ xa, trên máy của bạn nhấn Start, trỏ vào Administrative Tools, và nhấn vào Terminal Services Manager. Bảng điều khiển MMC Terminal Services Manager xuất hiện. Một hộp thông báo Terminal Services Manager cũng có thể mở đồng thời, nếu có thì nhấn OK để đóng nó lại. 13. Lựa chọn thẻ User trong khung chi tiết. Khung chi tiếthiển thị một đối tượng cho mỗi người dùng đăng nhập vào miền của bạn. Phải có ít nhất 1 đối tượng thể hiện tài khoản Administrator mà bạn đang sử dụng 14. Để người làm cùng bạn kết nối đến máy chủ của bạn sử dụng Remote Desktop Connection như trong Bài tập 2-4. Một đối tượng thể hiện tài khoản Administrator của người làm cùng bạn sẽ được thêm vào trong khung chi tiết. Ô này sẽ hiển thị các thông số thống kê của phiên làm việc kiểu RDP-Tcp của người làm cùng bạn 15. Hãy để người làm cùng bạn duy trì thời gian nghỉ tối thiểu là 1 phút CÂU HỎI. Sau 1 phút hoặc hơn, người làm cùng bạn sẽ nhận được một thông báo. Nội dung của thông báo là gì ? 16. Người làm cùng của bạn sẽ nhấn OK để kết nối lại đến máy tính của bạn 17. Trong bảng điều khiển Terminal Services Manager trên máy chủ của bạn, phải chuột vào đối tượng thể hiện người bạn làm cùng trong cột Server và nhấn Send Message. Hộp thoại Send Message xuất hiện 18. Trong hộp văn bản Message, nhập vào Howdy Partner, và nhấn OK. Người làm cùng bạn sẽ nhận được thông báo trên máy tính của anh ta. 19. Để ép buộc người làm cùng bạn đăng xuất ra khỏi máy tính của bạn, nhấn phải chuột vào đối tượng thể hiện người bạn làm cùng trong cột Server, lựa chọn Log off và nhấn OK. Người làm cùng bạn sẽ đăng QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 42
  47. QUẢN TRỊ MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 xuất và nhận được thông báo nói rằng anh ta đã đăng xuất ra khỏi máy tính ở xa. 20. Đóng lại tất cả các cửa sổ và đăng xuất ra khỏi máy chủ của bạn CÁC CÂU HỎI TỔNG KẾT Thời gian hoàn thành dự kiến: 20 phút 1. Khi bạn đăng nhập lần đầu tiên bằng tài khoản TTester mà bạn tạo ra trong Bài tập 2-2, bạn phải thay đổi mật khẩu cho tài khoản này. Tại sao ? 2. Mục đích của một tài khoản người dùng miền (Domain User Account) 3. Mục đích của Remote Desktop Connection ? 4. Chế độ mặc định của MMC là gì và nó cho phép cấp phép truy cập gì ? 5. Mục đích của Terminal Services Manager là gì và tác vụ gì được thực hiện với ứng dụng này ? 6. Một tài khoản người dùng miền nằm ở đâu ? 7. Tên của nhóm mà một đối tượng người dùng có thể được thêm vào với mục đích cho phép người dùng đó đăng nhập vào trong máy chủ quản trị miền ? THỰC HÀNH NÂNG CAO 2-1: QUẢN TRỊ MÁY CHỦ TỮ XA Thời gian hoàn thành dự kiến: 20 phút ACNA .Ltd đã thuê một bác sĩ tên là Wendy Wheeler. Bạn cần tạo tài khoản cho cô ta trong miền. Bạn cần tạo ra tài khoản cho cô ta trong miền và thêm tài khoản đó vào trong nhóm có sẵn Guest. Bạn không ở bên cạnh máy chủ quản trị miền khi người quản lý của bạn yêu cầu bạn tạo ra tài khoản cho Wendy, nhưng một đồng nghiệp gợi ý bạn sử dụng máy chủ của anh ta, máy này cũng chạy Windows Server 2003. Bạn tạo một kết nối đến máy chủ quản trị miền, tuy nhiên tác vụ này mất hơn 5 phút và bạn nhận được một thông báo “The remote session ended because the total logon time limit was reached” (Phiên làm việc từ xa kết thúc bởi vì tổng thời gian đăng nhập đã đạt đến giới hạn) QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 43
  48. QUẢN TRỊ MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 Tạo ra một kết nối từ xa từ máy của người làm cùng của bạn. Cấu hình Terminal Services để bạn không bị ngắt kết nối sau 5 phút, và tạo ra một tải khoản phù hợp cho Wendy. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 44
  49. THEO DÕI MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 THỰC HÀNH 3: GIÁM SÁT MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 Bài thực hành này bao gồm các bài tập và hoạt động sau đây: ■ Bài tập 3-1: Sử dụng Task Manager để giám sát Windows Server 2003 ■ Bài tập 3-2: Sử dụng Bảng điều khiển Hiệu năng (Performace Console) ■ Bài tập 3-3: Sử dụng Event viewer ■ Bài tập 3-4: Tạo ra và xem một cảnh báo (Alerts) ■ Bài tập 3-5: Sử dụng lệnh Ping để kích hoạt các hoạt động của mạng ■ Các câu hỏi tổng kết ■ Thực hành nâng cao 2-1: Cấu hình bảng điều khiển Hiệu năng KỊCH BẢN ACNA đang trong quá trình chuyển đổi ứng dụng thanh toán sang một phần mềm mới chạy trên Windows Server 2003. Người quản lý của bạn đang lo lắng rằng làm thế nào mà hệ điều hành Windows Server 2003 có thể tương tác với ứng dụng thanh toán mới trong khi phần mềm này sắp sửa được sử dụng trong vòng vài tháng tới. Cô ta giao cho bạn nhiệm vụ giám sát Windows Server 2003 qua các bài kiểm tra cơ bản để bạn có thể sẵn sàng cho việc giám sát máy chủ thực tế khi mà ứng dụng thanh toán mới được sử dụng. Thời gian hoàn thành dự kiến: 100 phút QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 45
  50. THEO DÕI MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 BÀI TẬP 3-1: SỬ DỤNG TASK MANAGER ĐỂ GIÁM SÁT WINDOWS SERVER 2003 Thời gian hoàn thành dự kiến: 20 phút Người quản lý của bạn giao cho bạn nhiệm vụ làm việc với Task Manager để bạn có thể hỗ trợ người dùng trong ACNA khi có các vấn để liên quan đến tác vụ 1. Đăng nhập vào máy tính bằng tài khoản Admnistrator với mật khẩu thích hợp 2. Nhấn đồng thời Ctrl+Alt+Del. Hộp thoại Windows Security xuất hiện 3. Nhấn vào Task Manager. Cửa sổ Windows Task Manager xuất hiện 4. Lựa chọn thẻ Application. Danh sách các ứng dụng và trạng thái của chúng xuất hiện. Lưu ý rằng có thể không có ứng dụng nào chạy vào thời điểm này 5. Để trang Task Manager mở 6. Để mở ứng dụng, nhấn Start, chọn Run. Hộp thoại Run xuất hiện 7. Trong hộp văn bản Open, nhập vào calc sau đó nhấn OK. Ứng dụng Calculator mở ra. Đồng thời, thẻ Application của Task Manager cũng hiện ra một tác vụ mới 8. Ghi lại tác vụ này và trạng thái của nó 9. Trong chương trình Calculator, nhấn vào View và nhấn vào Scientific. Chương trình Calculator hiển thị thêm các chức năng mới 10. Bây giờ bạn gây ra một số hoạt động của bộ vi xử lý. Trong hộp văn bản Calculator, nhập vào 100 và nhanh chóng nhấn phím X^3 từ 10 đến 15 lần để bắt ứng dụng này ngừng phản ứng. Sau một số giây, Task Manager hiển thị trạng thái của Calculator thay đổi. 11. Ghi lại trạng thái mới 12. Trong Task Manager, nhấn phải chuột vào tác vụ Calculator đang không phản ứng gì và nhấn vào End Task. Hộp thoại End Program- Calculator mở ra. 13. Nhấn End now để kết thúc tác vụ này. Sau một số giây, ứng dụng Calculator đóng lại QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 46
  51. THEO DÕI MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 14. Nhấn Don’t Send để không cho hộp thoại Windows Calculator Application File gửi một thông báo lỗi đến Microsoft 15. Ghi lại danh sách các ứng dụng trong thẻ Application trong Task Manager 16. Nhấn vào thẻ Process để hiển thị trang Process trong Task Manager. Một vài cột xuất hiện trong trang này bao gồm Image name, user name, CPU, Mem Usage. 17. Bạn có thể nhấn vào các tiêu đề cột để sắp xếp theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần. 18. Sắp xếp cột CPU theo thứ tự giảm dần. Ghi lại ba tiến trình đầu tiên. 19. Nhấn vào cột Mem usage để sắp xếp theo thứ tự giảm dần. Ghi lại ba tiến trình đầu tiên. 20. Lựa chọn Thẻ Performance để xem trang Performance trong Task Manager. Trang performance hiển thị CPU usage history và page file usage history trong đồ thị. 21. Để kích hoạt một số hoạt động, nhấn đúp vào biểu tượng IE trên thanh tác vụ tối thiểu 10 lần. Bạn có thể nhận được một thông báo bảo mật về IE. Nếu có nhấn OK. Điều này làm cho đồ thị CPU có hình chóp có thể lên tới 100%. Đồng thời bạn sẽ mở ra một vài cửa sổ IE. 22. Tạo ra một bản chụp của Thẻ Performance trong Task Manager và lưu nó trong thư mục D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\lab manual\lab 03\labwork với tên file Exercise 3-1.bmp 23. Đóng các cửa sổ IE và cửa sổ Windows security nếu nó vẫn mở. 24. Lựa chọn thẻ networking để thấy trang Networking trong Task Manager. Một đồ thị xuất hiện thể hiện trạng thái của mạng nội bộ của bạn. Đồ thị này lên và xuống theo các hoạt động mạng trên giao tiếp mạng của bạn. Ghi lại trạng thái của kết nối. 25. Lựa chọn thẻ User để xem các người dùng đã đăng nhập vào hệ thống. 26. Ghi lại các người dùng này. 27. Để đăng xuất tài khoản Administrator, nhấn phải chuột vào người dùng Administrator và nhấn log off. Hộp thoại Windows Task Manager hiện ra hỏi bạn để xác nhận rằng bạn muốn đăng xuất user này. 28. Nhấn Yes để đăng xuất người dùng. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 47
  52. THEO DÕI MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 29. Ghi lại những gì vừa xẩy ra, BÀI TẬP 3-2: SỬ DỤNG BẢNG ĐIỀU KHIỂN HIệU NĂNG Thời gian hoàn thành dự kiến : 20 phút Người quản lý giao cho bạn nhiệm vụ mở bảng điều khiển Hiệu năng để có thể học cách xử lý sự cố máy chủ cho người dùng trong ACNA. 1. Đăng nhập vào máy tính bằng tài khoản Admnistrator với mật khẩu thích hợp 2. Để khởi động bảng điều khiển Hiệu năng, nhấn Start trỏ vào Administrative Tools và chọn Performance 3. Bảng điều khiển Hiệu năng mở ra. Trong khung Phạm vi bạn sẽ thấy một thư mục Console root có chứa 2 thành phần là System Mornitor và Performance logs và Alerts. Trông khung chi tiết một đồ thị xuất hiện. 4. Đồ thị có chứa các biến đếm hiệu năng cho 3 đối tượng theo mặc định tại đáy của khung chi tiết bạn sẽ thấy ba hàng có chứa thông tin về các biến đếm và các đối tượng ghi lại các đối tượng và các biến đếm liên quan. Bạn có thể phải mở rộng các cột (bằng cách nhấn vào thanh dọc phân biệt các tên cột) để thấy được các tên hoàn chỉnh. 5. Dịch chuyển bảng điều khiển Hiệu năng quanh màn hình bằng cách nhấn thanh tiêu đề và thả bảng điều khiển xung quanh chuột. Điều này sẽ gây ra sự tăng mức độ sử dụng bộ vi xử lý. 6. Tạo một bản chụp của bảng điều khiển Hiệu năng thể hiện đồ thị của đối tượng processor và biến đếm % processor và lưu nó trong thư mục D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\lab manual\lab 03\labwork với tên Exercise 3-2.bmp. 7. Để thay đổi thuộc tính của biến đếm % processor, lựa chọn hàng chứa đối tượng này, phải chuột vào nó và chọn properties. Theo mặc định biến đếm này là đối tượng thứ 3 trong khung chi tiết. Hộp thoại system mornitor properties mở ra với thẻ Data được lựa chọn theo mặc định. 8. Trong mục counter, lựa chọn \memory\page/sec và nhấn remove. 9. Trong mục counter lựa chọn physicaldisk (_total)\avg. disk Queue length và nhấn remove. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 48
  53. THEO DÕI MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 10. Trong danh sách sổ xuống của mục Width, lựa chọn bề rộng thứ 3 tính từ trên xuống. 11. Lựa chọn thẻ Graph. Các thuộc tính Graph xuất hiện. 12. Trong hộp văn bản Title, nhập vào my graph. 13. Trong hộp văn bản Vertical axis nhập vào percent use. 14. Trong vùng Show, lựa chọn cả hai hộp chọn Vertical grid và Horizontal grid. 15. Nhấn OK. Đồ thị sẽ thể hiện sự thay đổi. 16. Để lưu các thiết lập nhấn file và chọn save as. Cửa sổ Save as xuất hiện 17. Trong danh sách sổ xuống của mục Save in lựa chọn D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 03\Labwork. 18. Trong hộp văn bản file name nhập vào myperformancemornitor và nhấn Save. 19. Để thêm các biến đếm, nhấn phải chuột vào vùng đồ thị và nhấn Properties. Hộp thoại System Mornitor xuất hiện với thẻ Data xuất hiện theo mặc định 20. Nhấn Add, cửa sổ Add Counter xuất hiện 21. Trong danh sách xổ xuống của mục Performance Object, lựa chọn LogicalDisk. Biến đếm LogicalDisk hiện ra. 22. Xác nhận rằng biến đếm %Disk Time được lựa chọn 23. Nhấn Explain. Cửa sổ Explain Text xuất hiện 24. Hãy ghi lại các giải thích này theo ý của bạn 25. Đóng cửa sổ Explain Text 26. Xác nhận rằng trường hợp riêng (Instance) _Total được lựa chọn. Trường hợp này bao gồm tất cả các đĩa logic, ví dụ ổ C: và ổ D: 27. Ghi lại các ký tự ổ đĩa bên dưới trường hợp riêng _Total mà sẽ bao gồm trong _Total 28. Nhấn Add để thêm đối tượng hiệu năng 29. Nhấn Close 30. Hộp thoại Add counter đóng lại. Hộp thoại System Mornitor Properties hiện ra với biến đếm mới %Disk Time trong đối tượng Logical Disk 31. Nhấn OK để đóng System Mornitor Properties QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 49
  54. THEO DÕI MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 32. Để thay đổi màu của biến đếm %Disk Time, nhấn phải chuột vào đồ thị và lựa chọn Properties 33. Lựa chọn biến đếm %Disk Time 34. Nhấn vào Color và thay đổi màu thành màu vàng 35. Nhấn OK để quay lại đồ thị 36. Để kích họat một số hoạt động, mở Windows Explore và mở và đóng một số thư mục và file trên đĩa nội bộ 37. Sau một vài phút, trở về cửa sổ Performance 38. Tạo một bản chụp màn hình của bảng điều khiển Hiệu năng thể hiện giá trị của biến đếm %Disk Time và lưu nó trong thư mục D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 03\Labwork với tên Exercise 3-2b.bmp 39. Nhấn vào File và sau đó nhấn Save 40. Đóng bảng điều khiển Hiệu năng BÀI TẬP 3-3: SỬ DỤNG EVENT VIEWER Thời gian hoàn thành dự kiến: 15 phút Người quản lý bạn giao nhiệm vụ cho bạn sử dụng Event viewer để quản lý các nhật ký sự kiện 1. Để chạy Event viewer, nhấn Start, trỏ vào Administrative Tools và nhấn Event viewer 2. Event viewer mở ra trong một bảng điều khiển MMC. Khung Phạm vi liệt kê các kiểu của nhật ký. Khung chi tiết có chứa chi tiết về từng nhật ký 3. Ghi lại các nhật ký trong khung Phạm vi 4. Để xem các sự kiện trong nhật ký System, lựa chọn biểu tượng System trong khung Phạm vi. Một danh sách các sự kiện trong nhật ký System hiện ra 5. Ghi lại các kiểu sự kiện mà bạn nhìn thấy trong khung chi tiết của nhật ký Sysytem 6. Nhấn đúp vào một sự kiện trong khung chi tiết. Hộp thoại Event Properties mở ra QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 50
  55. THEO DÕI MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 7. Để cuộn xuống hết các sự kiện trong khung chi tiết, nhấn vào phím mũi tên xuống. Các thông tin về sự kiện tiếp theo trong nhật ký được hiển thị 8. Để sao chép sự kiện ra một file, nhấn vào phím có biểu tượng clipboard ở ngay dưới phím mũi tên xuống 9. Để lưu nội dung của sự kiện, nhấn Start, sau đó nhấn Run 10. Trong cửa sổ Run, nhập vào clipbrd và nhấn OK. Nếu bạn nhận được một thông báo về việc khởi động dịch vụ ClipBook, nhấn OK. Trình ClipBook Viewer mở ra với chi tiết của sự kiện 11. Để lưu vào một file, nhấn vào thực đơn File và lựa chọn Save as, trong hộp thoại Save as, lựa chọn D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 03\Labwork trong danh sách xổ xuống của mục Save In. Trong hộp thoại File Name, nhập vào EventViewer1. Nhấn Save 12. Đóng trình Clipbook Viewer 13. Nhấn OK để đóng hộp thoại Event Properties. 14. Để xem các thuộc tính của nhật ký System, nhấn phải chuột vào System trong ô phạm vi và lựa chọn Properties. Hộp thoại System properties xuất hiện với hai thẻ: thẻ General và thẻ Filters 15. Xác nhận rằng thẻ General đang nổi 16. Ghi lại thông số kích thước tối đa của nhật ký với đơn vị KB 17. Trong mục When The Maxamum Log Size Is Reached, ghi lại giá trị mặc định của thiết lập When The Maxamum Log Size Is Reached 18. Lựa chọn thẻ Filters 19. Ghi lại các kiểu sự kiện được lọc 20. Để xem chỉ các sự kiện Information, bỏ chọn tất các kiểu sự kiện khác trừ kiểu sự kiện Information và sau đó nhấn OK 21. Nhấn OK để đóng hộp thoại System properties 22. Để xóa tất cả các sự kiện trong nhật ký System, phải chuột vào System trong ô phạm vi, lựa chọn Clear All Event. Một thông báo Event viewer xuất hiện hỏi bạn có muốn lưu các nhật ký này không trước khi xóa nó 23. Nhấn Yes. Hộp thoại Save System as mở ra QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 51
  56. THEO DÕI MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 24. Trong danh sách xổ xuống của mục Save In, lựa chọn D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 03\Labwork 25. Trong hộp văn bản File Name, nhập vào Mysystemlog 26. Ghi lại phần mở rộng của file được lưu 27. Nhấn save để lưu file nhật ký. File này được lưu lại và các sự kiện được xóa ra khỏi ô chi tiết 28. Để xem file nhật ký Mysystemlog, nhấn vào thực đơn Action trong Event viewer và lựa chọn Open Log File. Hộp thoại Open xuất hiện 29. Lựa chọn tên file là Mysystemlog.evt, lựa chọn System trong danh sách xổ xuống Log type và nhấn Open. File nhật ký System đã lưu sẽ được mở ra như là nhật ký System. 30. Đóng Event viewer BÀI TẬP 3-4: TẠO VÀ XEM CẢNH BÁO Thời gian hoàn thành dự kiến: 15 phút Người quản lý giao cho bạn nhiệm vụ tạo ra cảnh báo trong bảng điều khiển Hiệu năng và sau đó xem chúng trong Event viewer 1. Mở bảng điều khiển Hiệu năng 2. Trong khung Phạm vi, mở rộng Performance Logs and Alerts 3. Phải chuột vào Alerts và nhấn New Alert Setting. Hộp thoại New Alert Setting xuất hiện 4. Trong hộp văn bản Name, nhập vào MyAlert. Nhấn OK. Hộp thoại MyAlert mở ra 5. Trong hộp văn bản Comment, nhập vào Working with Alerts 6. Để thêm một biến đếm vào, nhấn Add. Hộp thoại Add Counter xuất hiện 7. Theo mặc định, đối tượng Processor và biến đếm %Processor Time được lựa chọn. Xác nhận điều này và nhấn Add. Biến đếm này được thêm vào 8. Nhấn Close. Biến đếm này được thêm vào vùng Couter của hộp thoại MyAlert. 9. Xác nhận lựa chọn “Alert me when the value is setting is Over” QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 52
  57. THEO DÕI MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 10. Để kích hoạt một cảnh báo khi giá trị phần trăm thời gian của bộ vi xử lý vượt quá 1%, nhập 1 vào hộp thoại Limit 11. Trong hộp danh sách Sample Data Every Interval, lựa chọn 1 12. Nhấn OK để thêm cảnh báo 13. Để nguyên bảng điều khiển Hiệu năng trong trạng thái mở 14. Mở nhật ký System trong Event viewer 15. Nhấn đúp vào sự kiện đầu tiên là mở hộp thoại Event Properties. Bạn sẽ thấy một sự kiện mỗi lần giá trị %Processor Time vượt quá 1 16. Ghi lại phần trăm sử dụng thực tế của bộ vi xử lý (giá trị của biến đếm) 17. Nhấn OK để đóng hộp thoại Event Properties 18. Trong bảng điều khiển Hiệu năng, nhấn phải chuột vào cảnh báo MyAlert và nhấn Stop 19. Ghi lại các sự kiện xảy ra đối với màu của biểu tượng tương ứng 20. Trong Event viewer, xóa mọi sự kiện trong nhật ký Application. Nhấn chuột phải vào Application và lựa chọn Clear All Event 21. Nhấn vào No để từ chối lưu các sự kiện Application 22. Đóng Event viewer 23. Đóng bảng điều khiển Hiệu năng BÀI TẬP 3-5: SỬ DỤNG LỆNH PING ĐỂ KÍCH KÍCH HOẠT HOẠT ĐỘNG MẠNG Thời gian hoàn thành dự kiến: 10 phút Trong bài tập này, bạn sẽ sử dụng lệng ping để giả lập hoạt động của mạng. sau đó bạn sử dụng Task Manager để xem hoạt động này. Cuối cùng, bạn kết thúc cây tiến trình này trong Task Manager 1. Mở của sổ dấu nhắc lệnh. Trong cửa sổ dấu nhắc lệnh, nhập vào ping –t –l 65500 IP_Address_of_remote_PC. Ví dụ, nếu máy tính ở xa có địa chỉ IP là 10.1.1.2, bạn sẽ nhập vào ping –t –l 65500 10.1.1.2. Lưu ý rằng lựa chọn –t có nghĩa là “time” còn –l có nghĩa là “length”. Lựa chọn –t được sử dụng sẽ ping đến khi nào bạn tự tay dừng nó. Theo mặc định, lệng ping chỉ thực hiện bốn lần. lựa chọn –l 65500 sẽ gửi đi một gói tin gồm 65500 byte (kích thước tối đa) thay vì kích thước mặc QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 53
  58. THEO DÕI MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 định là 32 Byte. Hãy chắc chắn rằng bạn nhập vào một dấu trống trước –l và số 65500. Hai lựa chọn này sẽ kích hoạt hoạt động mạng đủ để gây chú ý trong cửa sổ Windows của Task Manager. 2. Nhấn Ctrl+Alt+Del. Hộp thoại Windows Security xuất hiện 3. Nhấn vào Task Manager. Cửa sổ Windows Task Manager xuất hiện 4. Nhấn vào Thẻ Networking 5. Đợi 1 phút để hoạt động mạng có thể ghi lên trên đồ thị 6. Tạo một bản chụp màn hình của Task Manager và lưu nó trong thư mục D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 03\Labwork với tên Exersise3-5.bmp 7. Trong Task Manager, lựa chọn thẻ Process 8. Trong cột Image, tìm tiến trình cmd.exe 9. Nhấn chuột phải vào cmd.exe và nhấn End Process Tree 10. Nhấn Yes trong thông báo Task Manager Security 11. Của sổ dấu nhắc lệnh (cmd) và lệnh ping đều bị đóng lại. Bởi vì bạn thực hiện lệnh ping từ dấu nhắc lệnh (cmd) cho nên lệnh ping sẽ được coi là tiến trình “con” trong dấu nhắc lệnh. Bằng cách đóng cả cây tiến trình, bạn sẽ đóng cả cmd và lệnh ping 12. Lựa chọn Thẻ Networking 13. Ghi lại các thay đổi trên đồ thị 14. Đăng xuất tài khoản Administrator CÁC CÂU HỎI TỔNG KẾT Thời gian hoàn thành dự kiến: 10 phút 1. Mục đích của Task Manager? 2. Nếu máy chủ của bạn là máy chủ quản trị miền, các nhật ký nào xuất hiện trong Event viewer? 3. Bạn có thể làm gì với bảng điều khiển Hiệu năng? 4. Performance Alert sẽ gửi tới File nhật ký (log) nào trong Event viewer 5. Mục đích của việc lọc các sự kiện trong Event viewer? QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 54
  59. THEO DÕI MICROSOFT WINDOWS SERVER 2003 THỰC HÀNH NÂNG CAO 3-1: CẤU HÌNH BẢNG ĐIỀU KHIỂN HIỆU NĂNG Thời gian hoàn thành dự kiến: 10 phút Cấu hình bảng điều khiển Hiệu năng để giám sát đối tượng Memory với số lượng trung bình của các trang lỗi trên giây và đối tượng Processor với phần trăm thời gian bộ vi xử lý rỗi. Mở bất kì file nào trên đĩa cứng cũng sẽ tạo ra hoạt động trong hệ thống. Tạo ra một bản chụp màn hình hiển thị đồ thị trong bảng điều khiển Hiệu năng khi giám sát hoạt động này và lưu nó trong thư mục D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 03\Labwork với tên Challenger3-1.bmp QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 55
  60. SAO LƯU VÀ KHÔI PHỤC DỮ LIỆU THỰC HÀNH 4: SAO LƯU VÀ KHÔI PHỤC DỮ LIỆU Bài thực hành này bao gồm các bài tập và hoạt động sau đây: ■ Bài tập 4-1: Sao lưu và khôi phục dữ liệu của thư mục bằng cách sử dụng kiểu sao lưu Normal ■ Bài tập 4-2: Sao lưu và khôi phục dữ liệu của thư mục bằng cách sử dụng kiểu sao lưu incremental ■ Bài tập 4-3: Sao lưu và khôi phục dữ liệu của thư mục bằng cách sử dụng kiểu sao lưu Differental ■ Bài tập 4-4: Lập lịch sao lưu ■ Các câu hỏi tổng kết ■ Thực hành nâng cao 4-1: Sao lưu System State Data (các Dữ liệu Trạng thái Hệ thống) KỊCH BẢN Người dùng trong ACNA thao tác với một lượng lớn dữ liệu hàng ngày và dữ liệu trên máy chủ Microsoft Windows Server 2003 phải được bảo vệ. người quản lý của bạn giao cho bạn nhiệm vụ sao lưu dữ liệu người dùng. Tuy nhiên, cô ta cũng muốn bạn học các phương pháp sao lưu khác Sau khi hoàn thành bài Thực hành này, bạn sẽ có khả năng: ■ Sao lưu và khôi phục một thư mục bằng cách sử dụng kiểu sao lưu Normal ■ Sao lưu và khôi phục dữ liệu của thư mục bằng cách sử dụng kiểu sao lưu incremental ■ Sao lưu và khôi phục dữ liệu của thư mục bằng cách sử dụng kiểu sao lưu Differental ■ Lập lịch sao lưu Thời gian hoàn thành dự kiến: 125 phút QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 56
  61. SAO LƯU VÀ KHÔI PHỤC DỮ LIỆU BÀI TẬP 4-1: SAO LƯU VÀ KHÔI PHỤC THƯ MỤC BẰNG CÁCH SỬ DỤNG KIỂU SAO LƯU NORMAL Thời gian hoàn thành dự kiến: 20 phút Bạn phải thử nghiệm và triển khai tác vụ sao lưu Normal và phương pháp khôi phục Sao lưu dữ liệu 1. Đăng nhập vào máy tính bằng tài khoản Admnistrator với mật khẩu thích hợp 2. Mở Windows Explorer từ thực đơn Start và duyệt đến thư mục D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 04\Labwork\BackupNormal. Thư mục này chứa các file văn bản, NormalA.txt và NormalB.txt mà bạn sẽ phải sao lưu bằng tiện ích Backup có sẵn trong Windows Server 2003 3. Để xem các thuộc tính của các file trong thư mục này, bạn chọn Detail từ thực đơn View CÂU HỎI. Thuộc tính nào liệt kê trong cột Attribute (Thuộc tính) của mỗi file ? 4. Để bắt đầu quá trình sao lưu, nhấn Start, trỏ vào All Programs, trỏ vào Accessories, trỏ vào System Tools và lựa chọn Backup 5. Tiện ích Backup mở ra. Nếu đây là lần đầu tiên bạn chạy tiện ích này, nó sẽ mở trong chế độ Wizard. (Để không cho tiện ích này bắt đầu trong chế độ Wizard, bỏ dấu chọn “Always start in wizard mode”. Lần sau bạn mở tiện ích này, trang khởi đầu của wizard sẽ không xuất hiện nữa. Tuy nhiên bạn vẫn có thể truy cập chế độ wizard khi mà cửa sổ Backup Utility đang mở) 6. Nhấn vào liên kết Advance Mode để chuyển ứng dụng này sang chế độ tiên tiến. Bốn thẻ hiện ra trong chế độ này, và thẻ Welcome hiển thị đầu tiên theo mặc định 7. Lựa chọn thẻ Backup. Thẻ Backup cung cấp một cách nhìn hình cây đối với các ổ đĩa, các file và thư mục trong máy tính. Tại đây, bạn có thể lựa chọn các thư mục và các file mà bạn muốn sao lưu, cũng giống như trong Windows Explore khi bạn lựa chọn để mở các file và thư mục. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 57
  62. SAO LƯU VÀ KHÔI PHỤC DỮ LIỆU 8. Trong cây thư mục (Ô bên trái), bạn mở rộng ổ đĩa D: và duyệt đến thư mục D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 04\Labwork\BackupNormal. Sử dụng dấu chọn bên trái thư mục BackupNormal. Một dấu chọn màu xanh hiện ra trong hộp chọn. 9. Nhấn vào tên thư mục BackupNormal trong cây thư mục bên trái. Hai file NormalA.txt và NormalB.txt hiển thị trong phần xem các file (ô bên phải). Các file này cũng đồng thời có dấu chọn màu xanh ở bên trái tên của chúng. CÂU HỎI. Ý nghĩa của dấu chọn là gì ? 10. Trong hộp thoại Backup Media or File Name gần đáy chủ thẻ Backup, nhập vào D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 04\Labwork\Normal.bkf hoặc nhấn Browse để duyệt đến thư mục này. 11. Nhấn vào Start Backup. Hộp thoại Backup Job Information xuất hiện CÂU HỎI. Thiết lập mặc định của lựa chọn If The Media Contains Backup (Nếu phương tiện lưu trữ đã có sẵn bản sao lưu) là gì ? 12. Nhấn Advance. Hộp thoại Advance Backup Option mở ra 13. Xác nhận rằng Normal được lựa chọn trong danh sách xổ xuống của mục Backup Type và nhấn OK để đóng hộp thoại Advance Backup Option. 14. Nhấn Start Backup để khởi tạo quá trình sao lưu. Hộp thoại Backup Process hiện ra. Trong vòng hai hoặc ba phút, thanh trạng thái chỉ thị rằng việc sao lưu đã hoàn thành 15. Để xem báo cáo sao lưu, nhấn vào Report. File nhật ký sao lưu hiện ra trong notepad, hiển thị các thông tin về các thao tác sao lưu 16. Đóng cửa sổ notepad 17. Nhấn Close để đóng hộp thoại Backup Progress 18. Đóng tiện ích Backup lại 19. Xóa thư mục BackupNormal và các file trong nó. Trong Windows Explore, duyệt tới thư mục D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 04\Labwork\ BackupNormal. Nhấn phải chuột vào thư mục này và lựa chọn Delete. Một hộp thông báo xuất hiện, yêu cầu bạn xác định hành động xóa QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 58
  63. SAO LƯU VÀ KHÔI PHỤC DỮ LIỆU 20. Nhấn Yes để xác nhận rằng bạn muốn xóa thư mục này và xóa tất cả nội dung vào Recycle Bin. Thư mục BackupNormal và nội dung của nó bị xóa Khôi phục dữ liệu đã sao lưu Bây giờ hãy khôi phục thư mục và các file 1. Mở tiện ích Backup lần nữa và lựa chọn thẻ Restore and Manage Media. Tiện ích Backup mở sang thẻ Restore and Manage Media 2. Trong cây thư mục, nhấn vào ký tự dấu (+) gần với nút File để mở rộng nó. File mà đã được sao lưu trước đó, Normal.bkf hiện ra 3. Trong cây thư mục, mở rộng Normal.bkf cho đến khi thư mục BackupNormal xuất hiện. Nhấn vào thư mục này và các file mà bạn đã sao lưu NormalA.txt và NormalB.txt hiển thị trong phần xem các file (ô bên phải). 4. Đánh dấu hộp chọn cho mỗi file trong phần xem file 5. Xác nhận rằng Original Location được lựa chọn trong danh sách xổ xuống Restore File To 6. Nhấn Start Restore. Hộp thoại Confirm restore xuất hiện 7. Nhấn OK để khởi động việc khôi phục dữ liệu. Cửa sổ Restore Progress xuất hiện. Trong khoảng 1 đến hai phút, một thông báo xuất hiện chỉ thị rằng quá trình khôi phục đã hoàn thành 8. Nhấn Close để đóng cửa sổ Restore Progress CÂU HỎI. Liệu các file có được khôi phục không? 9. Đóng tiện ích Backup và Windows Explore. BÀI TẬP 4-2: SAO LƯU VÀ KHÔI PHỤC THƯ MỤC BẰNG CÁCH SỬ DỤNG KIỂU SAO LƯU INCREMENTAL Thời gian hoàn thành dự kiến : 20 phút Để làm quen với tác vụ sao lưu incremental, bạn sẽ tiến hành sao lưu incremental và lưu ý về trạng thái thuộc tính của các file được sao lưu trước và sau khi sao lưu. Sau đó bạn sẽ thay đổi các file này và tiến hành sao lưu incremental QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 59
  64. SAO LƯU VÀ KHÔI PHỤC DỮ LIỆU 1. Mở Windows Explorer từ thực đơn Start và duyệt đến thư mục D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\ Lab 04\Labwork \Backupincremental. Thư mục này chứa các file văn bản, incrementalA.txt và incrementalB.txt 2. Để xem các thuộc tính của các file trong thư mục này, lựa chọn Detail trong thực đơn View CÂU HỎI. Thuộc tính nào liệt kê trong cột Attributes của mỗi file? 3. Mở tiện ích Backup trong chế độ nâng cao mô tả trong Bài tập 4-1 4. Lựa chọn thẻ Backup. Thẻ Backup cung cấp một cách nhìn hình cây đối với các ổ đĩa, các file và thư mục trong máy tính. Tại đây, bạn có thể lựa chọn các thư mục và các file mà bạn muốn sao lưu. 5. Trong cây thư mục, bạn mở rộng ổ đĩa D: và duyệt đến thư mục D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 04\Labwork\Backupincremental . 6. Sử dụng dấu chọn bên trái thư mục Backupincremental. Một dấu chọn màu xanh hiện ra trong hộp chọn. 7. Nhấn vào tên thư mục Backupincremental trong cây thư mục bên trái. Hai file incrementalA.txt và incrementalB.txt hiển thị trong phần xem các file. Các file này cũng đồng thời có dấu chọn màu xanh ở bên trái tên của chúng. 8. Trong hộp thoại Backup Media or File Name gần đáy của thẻ Backup, nhập vào D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 04\Labwork\incremental.bkf hoặc nhấn Browse để duyệt đến thư mục này. 9. Nhấn vào Start Backup. Hộp thoại Backup Job Information xuất hiện 10. Nhấn Advance. Hộp thoại Advance Backup Option mở ra 11. Lựa chọn incremental trong danh sách xổ xuống của mục Backup Type và nhấn OK để đóng hộp thoại Advance Backup Option. 12. Nhấn Start Backup để khởi tạo quá trình sao lưu. Hộp thoại Backup Process hiện ra. Trong vòng hai hoặc ba phút, thanh trạng thái chỉ thị rằng việc sao lưu đã hoàn thành 13. Nhấn Close để đóng hộp thoại Backup Progress QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 60
  65. SAO LƯU VÀ KHÔI PHỤC DỮ LIỆU 14. Mở Windows Explorer và duyệt đến thư mục D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 04\Labwork\Backupincremental CÂU HỎI. Ghi lại xem liệu thuộc tính A có được thiết lập cho các file trong thư mục này. 15. Tiếp theo bạn thêm dữ liệu vào một trong các file này. Để mở incrementalA.txt, nhấn phải chuột vào file này Windows Explorer và lựa chọn Open. File incrementalA.txt sẽ được mở trong notepad 16. Nhập vào một số kí tự để thay đổi nội dung của file này 17. Để lưu file lại, từ thực đơn File lựa chọn Save 18. Đóng file này lại bằng lựa chọn Exit trong thực đơn File CÂU HỎI. Thuộc tính A có bị xóa đi không ? 19. Bây giờ bạn sẽ tiến hành một tác vụ sao lưu incremental đối với cùng thư mục này. Trong cây thư mục của tiện ích Backup, bạn duyệt đến thư mục D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 04\Labwork\Backupincremental và lựa chọn hộp chọn bên trái tên thư mục đó 20. Nhấn vào Start Backup. Hộp thoại Backup Job Information xuất hiện 21. Nhấn Advance. Hộp thoại Advance Backup Option mở ra 22. Lựa chọn incremental trong danh sách xổ xuống của mục Backup Type và nhấn OK để đóng hộp thoại Advance Backup Option. 23. Nhấn Start Backup để khởi tạo quá trình sao lưu. Hộp thoại Backup Process hiện ra. Trong vòng hai hoặc ba phút, thanh trạng thái chỉ thị rằng việc sao lưu đã hoàn thành CÂU HỎI. Hộp thoại Backup Progress chỉ hiển thị một file được xử lý. Tại sao lại chỉ có một file được sao lưu? 24. Nhấn Close để đóng hộp thoại Backup Progress 25. Đóng tiện ích Backup và Windows Explore. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 61
  66. SAO LƯU VÀ KHÔI PHỤC DỮ LIỆU BÀI TẬP 4-3: SAO LƯU VÀ KHÔI PHỤC THƯ MỤC BẰNG CÁCH SỬ DỤNG KIỂU SAO LƯU DIFFERENTIAL Thời gian hoàn thành dự kiến : 20 phút Để hiểu tác vụ sao lưu Differential, bạn sẽ tiến hành sao lưu Differential một lần. Hãy lưu ý về trạng thái thuộc tính của các file được sao lưu trước và sau khi sao lưu và sau đó bạn sẽ tiến hành sao lưu Differential một lần nữa. 1. Mở Windows Explorer từ thực đơn Start và duyệt đến thư mục D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 04\Labwork\BackupDifferential. Thư mục này chứa các file văn bản, DifferentailA.txt và DifferentailB.txt 2. Để xem các thuộc tính của các file trong thư mục này, lựa chọn Detail trong thực đơn View CÂU HỎI. Thuộc tính nào liệt kê trong cột Attributes của mỗi file? 3. Mở tiện ích Backup trong chế độ nâng cao và lựa chọn thẻ Backup. Thẻ Backup cung cấp một cách nhìn hình cây đối với các ổ đĩa, các file và thư mục trong máy tính. Tại đây, bạn có thể lựa chọn các thư mục và các file mà bạn muốn sao lưu. 4. Trong cây thư mục, bạn mở rộng ổ đĩa D: và duyệt đến thư mục D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 04\Labwork\BackupDifferential. 5. Sử dụng dấu chọn bên trái thư mục BackupDifferential. Một dấu chọn màu xanh hiện ra trong hộp chọn. 6. Nhấn vào tên thư mục BackupDifferental trong cây thư mục bên trái. Hai file DifferentialA.txt và DifferentialB.txt hiển thị trong phần xem các file. Các file này cũng đồng thời có dấu chọn màu xanh ở bên trái tên của chúng. 7. Trong hộp thoại Backup Media or File Name gần đáy của thẻ Backup, nhập vào D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 04\Labwork\Differential.bkf hoặc nhấn Browse để duyệt đến thư mục này. 8. Nhấn vào Start Backup. Hộp thoại Backup Job Information xuất hiện 9. Nhấn Advance. Hộp thoại Advance Backup Option mở ra QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 62
  67. SAO LƯU VÀ KHÔI PHỤC DỮ LIỆU 10. Lựa chọn incremental trong danh sách xổ xuống của mục Backup Type và nhấn OK để đóng hộp thoại Advance Backup Option. 11. Nhấn Start Backup để khởi tạo quá trình sao lưu Differential. Hộp thoại Backup Process hiện ra. Trong vòng hai hoặc ba phút, thanh trạng thái chỉ thị rằng việc sao lưu đã hoàn thành 12. Nhấn Close để đóng hộp thoại Backup Progress 13. Mở Windows Explorer và duyệt đến thư mục D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 04\Labwork\BackupDifferential CÂU HỎI. Ghi lại xem liệu thuộc tính A có được thiết lập cho các file trong thư mục này. 14. Bây giờ bạn sẽ tiến hành một tác vụ sao lưu Differentail khác đối với cùng thư mục này. Trong cây thư mục của tiện ích Backup, bạn duyệt đến thư mục D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 04\Labwork\BackupDifferentail và lựa chọn hộp chọn bên trái tên thư mục đó 15. Nhấn vào Start Backup. Hộp thoại Backup Job Information xuất hiện 16. Nhấn Advance. Hộp thoại Advance Backup Option mở ra 17. Lựa chọn Differentail trong danh sách xổ xuống của mục Backup Type và nhấn OK để đóng hộp thoại Advance Backup Option. 18. Nhấn Start Backup để khởi tạo quá trình sao lưu. Hộp thoại Backup Process hiện ra. Trong vòng hai hoặc ba phút, thanh trạng thái chỉ thị rằng việc sao lưu đã hoàn thành CÂU HỎI. Hộp thoại Backup Progress chỉ hiển thị hai file được xử lý. Tại sao cả hai file này được sao lưu trong khi không file nào được chỉnh sửa sau lần sao lưu Differental trước đó? 19. Nhấn Close để đóng hộp thoại Backup Progress 20. Đóng tiện ích Backup và Windows Explore. BÀI TẬP 4-4: LẬP LỊCH SAO LƯU Thời gian hoàn thành dự kiến: 25 phút Bạn được giao nhiệm vụ lập lịch sao lưu cho các người dùng trong ACNA. Bạn sẽ lập lịch cho tác vụ sao lưu, chờ đợi tác vụ sao lưu hoàn thành, xóa QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 63
  68. SAO LƯU VÀ KHÔI PHỤC DỮ LIỆU các file đã được sao lưu để giả lập việc mất dữ liệu và sau đó khôi phục lại dữ liệu 1. Mở Windows Explorer từ thực đơn Start và duyệt đến thư mục D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 04\Labwork\BackupNormal mà bạn đã sử dụng trong Bài tập 4-1. Thư mục này chứa hai file văn bản, NormalA.txt và NormalB.txt 2. Để xem các thuộc tính của các file trong thư mục này, lựa chọn Detail trong thực đơn View. Thuộc tính A (viết tắt của Archive) hiện ra trong mỗi file 3. Mở tiện ích Backup trong chế độ nâng cao 4. Lựa chọn thẻ Schdule Jobs, nơi mà bạn có thể lập lịch sao lưu 5. Nhấn vào Add Job (phía dưới đáy góc phải của cửa sổ). hiện ra 6. Nhấn Next. Trang What to Backup của trình Backup Wizard mở ra. CÂU HỎI. Bạn có thể sao lưu cái gì ? 7. Lựa chọn “Backup Selected Files, Drives or Network Data” 8. Nhấn Next. Trang Items to Backup của trình Backup Wizard xuất hiện với cách xem hình cây của các ổ đĩa, thư mục và file trên máy tính. Tại đây, bạn có thể lựa chọn các thư mục và các file mà bạn muốn sao lưu. 9. Trong cây thư mục, bạn mở rộng ổ đĩa D: và duyệt đến thư mục D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 04\Labwork\BackupNormal. 10. Sử dụng dấu chọn bên trái thư mục BackupNormal. Một dấu chọn màu xanh hiện ra trong hộp chọn. 11. Nhấn vào tên thư mục BackupNormal trong cây thư mục bên trái. Hai file NormalA.txt và NormalB.txt hiển thị trong phần xem các file (ô bên phải). Các file này cũng đồng thời có dấu chọn màu xanh ở bên trái tên của chúng. 12. Nhấn Next, Trang Backup Type, Destination, And Name hiện ra 13. Trong danh sách xổ xuống của mục Choose A Place To Save Your Backup, xác nhận rằng D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 04\Labwork được lựa chọn QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 64
  69. SAO LƯU VÀ KHÔI PHỤC DỮ LIỆU 14. Trong hộp văn bản Type A Name For This Backup, nhập vào Schedule và sau đó nhấn Next. Trang Type of Backup của trình Backup Wizard xuất hiện. 15. Trong hộp Select The Type of Backup, lựa chọn Normal và đọc các mô tả 16. Trong hộp Select The Type of Backup, lựa chọn Copy và đọc các mô tả CÂU HỎI. Ghi lại các khác nhau giữa Normal và Copy 17. Bởi vì bạn sẽ tiến hành một tác vụ sao lưu thông thường nên chọn Normal 18. Nhấn Next, Trang How to Backup xuất hiện 19. Lựa chọn hộp chọn “Verify Data After Backup” 20. Lựa chọn hộp chọn “Disable Volume Shadow Copy” CÂU HỎI. Giải thích Volume Shadow Copy là gì ? 21. Nhấn Next. Trang Backup Options của trình Backup Wizard xuất hiện 22. Xác nhận rằng hộp chọn “Append This Backup to The Existing Backups” được lựa chọn 23. Nhấn Next. Trang When to Backup của trình Backup Wizard xuất hiện 24. Trong vùng lựa chọn When Do You Want To Run The Backup, xác nhận rằng lựa chọn Later được chọn 25. Trong vùng Schedule Entry, trong hộp văn bản Job Name, nhập vào Schedule Backup Job. 26. Nhấn vào Set Schedule. Hộp thoại Set Schedule xuất hiện 27. Xác nhận rằng Once được lựa chọn trong danh sách xổ xuống của Schedule Task và thiết lập thời gian Start Time cộng thêm 10 phút tính từ thời gian hiện tại của hệ thống. Bạn có thể nhìn thấy thời gian hiện tại trong thanh tác vụ 28. Nhấn OK để đóng hộp thoại Schedule Job. Hộp thoại Set Account Information xuất hiện QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 65
  70. SAO LƯU VÀ KHÔI PHỤC DỮ LIỆU 29. Trong hộp thoại Run as, xác nhận rằng tên miền và người dùng Administrator được nhập vào. Ví dụ, đối với miền ACNA01 và người dùng Administrator, bạn sẽ nhập vào ACNA01\Administrator 30. Nhập vào mật khẩu của tài khoản Administrator và xác nhận nó 31. Nhấn OK để đóng hộp thoại Set Account Information 32. Nhấn Next trong Backup Wizard. Bạn sẽ phải lặp từ bước 29 đến bước 31. Trang Completing The Backup Wizard xuất hiện, thể hiện rằng trình này đã hoàn thành một cách tốt đẹp 33. Nhấn Finish để đóng Backup Wizard 34. Đóng tiện ích Backup 35. Đợi cho đến khi tác vụ sao lưu khởi động và hoàn thành 36. Trong Windows Explore, duyệt đến thư mục D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 04\Labwork\BackupNormal. CÂU HỎI. Bạn chú ý gì đến thuộc tính Archive của các file NormalA.txt và NormalB.txt ? 37. Trong Windows Explore, giả lập việc mất dữ liệu bằng cách xóa thư mục BackupNormal như mô tả trong bước 19 và 20 trong Bài tập 4-1 38. Bây giờ bạn sẽ tiến hành khôi phục các file. Trong Windows Explore, nhấn đúp vào file Schedule.bkf. Tiện ích Backup mở ra 39. Tiến hành khôi phục bằng các thao tác mô tả trong phần “Khôi phục lại dữ liệu đã sao lưu” trong Bài tập 4-1, ngoại trừ việc lần này bạn sẽ khôi phục từ file sao lưu Schedule.bkf thay cho file Normal.bkf 40. Đăng xuất tài khoản Administrator CÁC CÂU HỎI TỔNG KẾT Thời gian hoàn thành dự kiến: 20 phút 1. Lợi ích của việc sao lưu dữ liệu ra đĩa cứng là gì ? 2. Sao lưu incremental làm việc như thế nào ? 3. Lịch sao lưu của bạn bao gồm một tác vụ sao lưu Normal của đĩa cứng vào mỗi Chủ nhật hàng tuần lúc 9h P.M và sao lưu Differental lúc 9h P.M vào các ngày còn lại. Bạn lưu dữ liệu sao lưu trên băng từ. Nếu đĩa cứng của bạn bị hỏng vào sáng ngày thứ Bảy, bao nhiều thao QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 66
  71. SAO LƯU VÀ KHÔI PHỤC DỮ LIỆU tác khôi phục mà bạn cần để phục hồi lại hoàn toàn dữ liệu bị mất. Giải thích câu trả lời ? 4. Mục đích của Volume Shadow Copy là gì ? 5. Làm thế nào bạn có thể tiến hành một tác vụ sao lưu các ngày thứ Sáu lúc 4h P.M khi người dùng vẫn đang ghi dữ liệu ? 6. Mục đích của việc xác nhận lại dữ liệu sau khi bạn sao lưu ? 7. Lịch sao lưu của bạn bao gồm một tác vụ sao lưu Normal một đĩa cứng vào các ngày Chủ nhật hàng tuần lúc 9h P.M và một tác vụ sao lưu incremental lúc 9h P.M các ngày còn lại. Bạn lưu các bản sao lưu của mình vào ổ băng từ. Nếu đĩa cứng của bạn bị hỏng vào sáng ngày thứ Bảy, bao nhiều thao tác khôi phục mà bạn cần để phục hồi lại hoàn toàn dữ liệu bị mất. Giải thích câu trả lời ? THỰC HÀNH NÂNG CAO 4-1: SAO LƯU SYSTEM STATE DATA (DỮ LIỆU TRẠNG THÁI HỆ THỐNG) Thời gian hoàn thành dự kiến: 20 phút Người quản lý của bạn ở ACNA muốn bảo vệ dữ liệu cho các máy chủ trong ACNA, đặc biệt là các file khởi động và Windows registry trên máy chủ Windows Server 2003. Cô ta yêu cầu bạn lập lịch để thực hiện sao lưu cho các file này vào 9h P.M ngày thứ Sáu Sau khi bạn hoàn thành bài thử thách này, hãy tạo một bản chụp màn hình hiển thị trang Finish của Backup Wiazard và một bản chụp màn hình hiển thị thẻ Schedule Job của tiện ích Backup. Lưu các bản chụp màn hình này trong thư mục D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 04\Labwork\ với tên file là Finish.bmp và Schedule.bmp tương ứng. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 67
  72. DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH THỰC HÀNH 5: DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH Bài thực hành này bao gồm các bài tập và hoạt động sau đây: ■ Bài tập 5-1: Cài đặt Microsoft Baseline Security Analyzer 1.1.1 ■ Bài tập 5-2: Sử dụng Microsoft Baseline Security Analyzer 1.1.1 ■ Bài tập 5-3: Chuẩn bị máy tính để cài đặt SUS ■ Bài tập 5-4: Sử dụng Microsoft Baseline Security Analyzer 1.1.1 để nhận biết các rủi ro bảo mật mới ■ Bài tập 5-5: Cài đặt Software Update Service SP1 ■ Bài tập 5-6: Quản lý các giấy phép ■ Bài tập 5-7: Quản lý giấy phép cho site ■ Các câu hỏi tổng kết ■ Thực hành nâng cao 5-1: Cài đặt Microsoft Service Pack ■ Thực hành nâng cao 5-2: Cài đặt Microsoft Hotfix Sau khi hoàn thành bài Thực hành này, bạn sẽ có khả năng: ■ Quản lý một cơ sở hạ tầng cập nhật phần mềm mới ■ Quản lý giấy phép phần mềm cho site Thời gian hoàn thành dự kiến: 155 phút QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 68
  73. DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH BÀI TẬP 5-1: CÀI ĐẶT MICROSOFT BASELINE SECURITY ANALYZER 1.1.1 Thời gian hoàn thành dự kiến: 10 phút Người quản lý của bạn yêu cầu bạn cài đặt Microsoft Baseline Security Analyzer (MBSA) trên máy chủ 1. Đăng nhập vào máy tính bằng tài khoản Admnistrator 2. Mở Windows Explorer và duyệt đến thư mục D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 05\Tool\MBSA 1.1.1\. 3. Nhấn đúp vào file Mbsasetup.msi để bắt đầu quá trình cài đặt MBSA. Trình Microsoft Baseline Security Analyzer Setup sẽ được nạp 4. Nhấn Next 5. Lựa chọn “I accept The License Aggrement” và nhấn Next 6. Chấp nhận các lựa chọn mặc định trong trang User Information và nhấn Next 7. Chấp nhận các lựa chọn mặc định trong trang Destination Folder và nhấn Next 8. Bỏ hộp chọn Lauch Application After Instalation và nhấn Next 9. Chấp nhận các mặc định trong trang Select Feature. 10. Nhấn Next trong trang Ready To Install The Application. MBSA được cài đặt và sao đó một file readme mở ra trong Internet Explore. 11. Khi quá trình cài đặt kết thúc, nhấn Finish để kết thúc trình cài đặt này 12. Đọc qua thông tin trong file readme và sau đó đóng nó lại BÀI TẬP 5-2: SỬ DỤNG MICROSOFT BASELINE SECURITY ANALYZER 1.1.1 Thời gian hoàn thành dự kiến : 15 phút Một trong các nhiệm vụ kiểm định bảo mật hàng tuần của các máy chủ trong công ty là bạn chạy MBSA trên các máy chủ QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 69
  74. DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH 1. Nhấn Start, trỏ vào All Programs và lựa chọn Microsoft Baseline Security Analyzer. MBSA được nạp 2. Nhấn vào Scan A Computer 3. Chắc chắn rằng máy tính của bạn được lựa chọn trong danh sách xổ xuống của mục Computer Name và nhấn vào Start Scan. MBSA bắt đầu quét máy tính của bạn để tìm các vấn đề rủi ro bảo mật. 4. Xem Security Report tạo ra bởi MBSA . 5. Nhấn vào Copy Link. Sau đó mở Notepad và dán các thông tin đã sao chép vào trong Notepad. Lưu file thành D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 05\Labwork\mbsaoutput1.txt BÀI TẬP 5-3: CHUẨN BỊ MÁY TÍNH CỦA BẠN ĐỂ CÀI ĐẶT MICROSOFT SUS Thời gian hoàn thành dự kiến : 15 phút Khi hệ thống mạng phát triển, nó sẽ trở nên khó khăn để quản lý và phân phối các bản cập nhật đến các máy trạm và máy chủ. Người quản lý của bạn yêu cầu bạn cài đặt Microsoft Internet Information Service (IIS) trên máy chủ Windows Server 2003 để bạn có thể cài đặt Microsoft Software Update Service (SUS) sau này 1. Chạy Add Or Remove Program trong Control Panel 2. Nhấn vào Add Or Remove Windows Components 3. Lựa chọn Application Server. Trình Windows Component xuất hiện CẢNH BÁO. Lựa chọn Individual Server Component. Không lựa chọn hộp chọn kế bên Application Server bởi vì cách này sẽ cài đặt tất cả các thành phần trong Application Server trong khi bạn chỉ được yêu cầu cài đặt IIS 4. Nhấn vào Detail. Hộp thoại Application Server xuất hiện 5. Lựa chọn Internet Information Service (IIS) và nhấn Detail 6. Cuộn đến dưới cùng của danh sách và lựa chọn hộp chọn bên cạnh Would Wide Web Services CÂU HỎI. Các lựa chọn khác mà cũng được chọn trong hộp thoại Internet Information Service nếu bạn lựa chọn Would Wide Web Services là gì? QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 70
  75. DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH 7. Nhấn OK để đóng hộp thoại Internet Information Service. Nhấn OK lần nữa để đóng hộp thoại Application Server 8. Nhấn Next để bắt đầu quá trình cài đặt IIS. Trang Configuring Component hiển thị tiến trình cài đặt 9. Nhấn Finish trong Windows Component Wizard để hoàn thành quá trình cài đặt IIS 10. Đóng Add Or Remove Program. BÀI TẬP 5-4: SỬ DỤNG MICROSOFT BASELINE SECURITY ANALYZER 1.1.1 ĐỂ NHẬN BIẾT CÁC RỦI RO BẢO MẬT MỚI Thời gian hoàn thành dự kiến: 5 phút Người quản lý của bạn yêu cầu bạn chạy MBSA lần nữa để xem liệu việc cài đặt IIS có gây ra rủi ro bảo mật nào trên máy chủ hay không. 1. Theo các bước trong bài tập 5-2. 2. Xem qua kết quả quét kiểm tra Internet Information Service (IIS) 3. Nhấn vào Copy Link. Sau đó mở Notepad và dán các thông tin đã sao chép vào trong Notepad. Lưu file thành D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 05\Labwork\mbsaoutput2.txt BÀI TẬP 5-5: CÀI ĐẶT MICROSOFT SOFTWARE UPDATE SERVICE SP1 Thời gian hoàn thành dự kiến: 20 phút Người quản lý của bạn yêu cầu bạn triển khai Microsoft SUS trên máy chủ Windows Server 2003 1. Mở Windows Explorer và duyệt đến thư mục D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 05\Tool\SUS server 1.0 with SP1\.Nhấn đúp vào file SUS10SP1.exe để bắt đầu quá trình cài đặt SUS. Trình Microsoft Software Update Service Wizard được nạp 2. Nhấn Next 3. Lựa chọn “I accept the term In license agrrement” và nhấn next QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 71
  76. DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH 4. Nhấn vào Typical trong trang Choose Setup Type 5. Nhấn vào Install trong trang Ready to install. Qúa trình cài đặt SUS bắt đầu. 6. Trang “Completing the Microsoft Software Update Service Setup Wizard” xuất hiện. Lưu ý URL được liệt kê trong trang này (đây là URL mà bạn sẽ sử dụng để quản trị SUS) 7. Nhấn Finish. Trang quản trị Microsoft Software Update Service hiện ra trong Internet Explorer. 8. Đóng trang quản trị lại BÀI TẬP 5-6: QUẢN LÝ GIẤY PHÉP Thời gian hoàn thành dự kiến : 10 phút CẢNH BÁO. Bài thực hành này không nên tiến hành trong môi trường thực. Việc tiến hành trong môi trường thực có thể gây ra các thay đổi không thể lấy lại được đến các thiết lập giấy phép bản quyền của hệ thống. Khi máy tính của bạn được cài đặt, nó được cấu hình để sử dụng giấy phép Per-server. Thiết lập như thế có thể hoạt động tốt trong một thời gian, tuy nhiên công ty đã cài đặt thêm nhiều máy chủ và quyết định chuyển sang giấy phép Per-Device hay Per-User. Bạn phải thực hiện việc thay đổi này và đồng thời thiết lập đồng bộ các dữ liệu giấy phép cứ 12 giờ một lần để đảm bảo đúng chính sách của công ty. Chuyển sang giấy phép Per Device hay Per User 1. Trong Control Panel, lựa chọn Licensing. Hộp thoại Choose Licensing Mode hiện ra 2. Lựa chọn Per-Device or Per-User. Một hộp thông báo Licensing Violent mở ra hỏi rằng liệu bạn có muốn hủy bỏ yêu cầu này. 3. Nhấn No để tiếp tục với việc thay đổi sang giấy phép Per-Device hay Per-User. 4. Nhấn OK. Hộp thoại Per-Device or Per-User licensing hiện ra. 5. Lựa chọn “I agree that” để thể hiện rằng bạn đã mua giấy phép truy cập cho máy trạm (CAL) cho mỗi thiết bị hoặc người dùng truy cập đến máy chủ. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 72
  77. DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH 6. Nhấn OK để hoàn thành việc chuyển sang giấy phép Per-Device hay Per-User. Chỉnh sửa Licensing Replication Interval (thời gian lặp của việc đồng bộ giấy phép) sang 12 giờ 1. Nhấn vào Licensing trong Control Panel. Hộp thoại Choose Licensing Mode mở ra. 2. Nhấn vào Replication. Hộp thoại Replication Configuration xuất hiện. 3. Trong mục Start Every, thay đổi giá trị mặc định 24 giờ thành 12 giờ. Nhấn OK. 4. Nhấn OK để đóng hộp thoại Licensing. BÀI TẬP 5-7: QUẢN TRỊ GIẤY PHÉP CỦA SITE Thời gian hoàn thành dự kiến: 15 phút Bạn được giao nhiệm vụ quản lý giấy phép của Công ty mà gần đây đã thay đổi từ mô hình Per-server sang mô hình Per-Device hay Per-User. Công ty mới tuyển 25 người làm việc toàn thời gian và mua các giấy phép cho mỗi người trong họ và bạn được yêu cầu thêm các giấy phép này vào máy chủ. Khởi động dịch vụ License logging. 1. Trong thực đơn Administrative Tools, lựa chọn Service. Bảng điều khiển Service hiện ra. 2. Cuộn dọc theo danh sách các dịch vụ và lựa chọn License Logging CÂU HỎI. Trạng thái hiện tại của License Logging là gì? 3. Nhấn chuột phải vào License Logging và lựa chọn Properties. Hộp thoại License Logging Properties hiện ra với Thẻ General được hiện thị 4. Trong danh sách sổ xuống của mục Start Up Type, lựa chọn Automatic và sau đó nhấn Apply 5. Nhấn Start để khởi động lại dịch vụ License Logging 6. Nhấn OK để nhấn hộp thoại License Logging Properties 7. Đóng bảng điều khiển Service. QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 73
  78. DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH Thêm các giấy phép 1. Trong thực đơn Administrative Tools lựa chọn Licensing 2. Lựa chọn thẻ Product view. CÂU HỎI. Có sản phẩm nào được liệt kê mà không phù hợp với các yêu cầu giấy phép bản quyền hợp pháp? 3. Nhấn vào Windows server trong Product View 4. Trong thực đơn License lựa chon New License. Hộp thoại New Client Access License mở ra. 5. Chắc chắn rằng Windows Server được lựa chọn trong danh sách sổ xuống của mục Product. 6. Trong hộp Quantity nhập vào 25. 7. Trong muc Comment nhập vào Issued by name. 8. Nhấn OK, Hộp thoại Per-Device or Per-User xuất hiện 9. Lựa chọn “I Agree That” để thể hiện rằng bạn đã mua CAL cho 25 người dùng truy cập từ máy chủ. 10. Nhấn OK CÂU HỎI. Liệu Windows Server có phù hợp với các yêu cầu giấy phép của bạn không? 11. Tạo một bản chụp màn hình của màn hình Licensing và lưu nó thành D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab manual\ Lab 05\ Labwork\ Licensing.bmp 12. Đóng tiện ích Licensing CÁC CÂU HỎI TỔNG KẾT Thời gian hoàn thành dự kiến: 10 phút 1. Theo cách diễn đạt của bạn hãy mô tả bạn học được những gì trong bài Thực hành này 2. Bạn phải cài đặt gì trong Windows Server 2003 trước khi bạn có thể cài đặt Microsoft Software Update Service 3. Mục đích của Microsoft Baseline Security Analyzer? 4. Để sử dụng MMC Licensing, bạn phải khởi động dịch vụ nào? QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 74
  79. DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH 5. Bạn được yêu cầu tạo ra nhật kí hàng tuần cho các vấn đề rủi ro bảo mật có thể xảy ra trên máy chủ của bạn. Cách tốt nhất để làm điều đó là thế nào? THỰC HÀNH NÂNG CAO 5-1: CÀI ĐẶT MICROSOFT SERVICE PACK Thời gian hoàn thành dự kiến: 45 phút LƯU Ý. Trước khi cài đặt Service pack vào thời điểm viết tài liệu này Microsoft chưa phát hành Service pack 1 cho Windows Server 2003. Nếu giảng viên của bạn yêu cầu bạn hoàn thành bài Thực hành này, bạn phải lấy được bản Service pack. Giảng viên của bạn có thể cung cấp bản Service pack cho bạn hoặc bạn phải tải nó từ Windows Update Website. Microsoft đã phát hành bản Service Pack mới cho máy tính của bạn và bạn được yêu cầu cài đặt nó. Chạy file cài đặt (Update.exe) để giải nén Service pack vào một thư mục D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 05\Labwork\Newsp\. Sau khi giải nén Service Pack, bạn chạy file Setup.exe trong chế độ im lặng. THỰC HÀNH NÂNG CAO 5-2: CÀI ĐẶT MICROSOFT HOTFIX Thời gian hoàn thành dự kiến : 10 phút Microsoft vừa mới phát hành một Hotfix mới cho Internet Explorer và bạn được yêu cầu áp dụng nó trong Thực hành trước khi triển khai trong môi trường thật. Bản Hotfix này có thể được tìm thấy trong thư mục D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 05\Tool\Hotfix\KB824105.exe. Sau khi quá trình cài đặt hoàn thành, một mục cho hotfix này xuất hiện trong Add or Remove Program. Tạo một bản chụp màn hình của Add or Remove Program và lưu nó thành file D:\VIRTUALPC\’TENLOP’\Lab Manual\Lab 05\Labwork\Challenger 5- 2.bmp QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 75
  80. LÀM VIỆC VỚI TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG THỰC HÀNH 6: LÀM VIỆC VỚI TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG Bài thực hành này gồm các bài tập sau: ■ Bài tập 6-1: Tạo và cấu trúc OU ■ Bài tập 6-2: Tạo tài khoản người dùng miền ■ Bài tập 6-2: Thêm thông tin vào tài khoản đã có ■ Bài tập 6-4: Chỉnh sửa hạn chế đăng nhập đối với người dùng ■ Bài tập 6-5: Quản lý đồng thời nhiều người dùng ■ Bài tập 6-6: Tạo tài khoản người dùng bằng cách nhập tài nhập vào từ tệp CSV ■ Bài tập 6-7: Di chuyển người dùng ■ Bài tập 6-8: Tạo và sử dụng tài khoản mẫu ■ Bài tập 6-9: Quản lý khái lược người dùng ■ Các câu hỏi tổng kết ■ Thực hành nâng cao 6-1: Sử dụng Dsadd.exe và Dsmod.exe Sau khi hoàn thành bài thực hành này, bạn có thể: ■ Tạo và chỉnh sửa tài khoản người dùng bằng cách sử dụng snap-in Active Directory Users And Computers ■ Tạo và chỉnh sửa tài khoản người dùng một cách tự động ■ Nhập tài khoản người dùng Thời gian dự kiến: 92 phút QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 76
  81. LÀM VIỆC VỚI TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG BÀI TẬP 6-1: TẠO VÀ CẤU TRÚC OU Thời gian dự kiến: 5 phút Bạn hoàn thành thiết kế cấu trúc OU của công ty ACNA và bạn phải tạo các OU này tại Active Directory, tạo 4 OU là: Sales, Markerting, Accounts và Executives. 1. Đăng nhập vào máy tính bằng tài khoản Miền Administrator 2. Mở Active Directory Users and Computers từ Thực đơn Administative Tools 3. Nhấn chuột phải vào tên miền của bạn (ACNAxx.com) phía bên phải, trỏ tới New và nhấn Organizational Unit. Hộp thoại New Object - Organizational Unit xuất hiện 4. Tại trường Name gõ Sales. 5. Nhấn OK 6. Lặp lại các bước trên cho ba OU còn lại: Markerting, Accounts và Executives. BÀI TẬP 6-2: TẠO TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG MIỀN Thời gian dự kiến: 10 phút Bộ phận nhân sự vừa gửi cho bạn danh sách cán bộ mới được tuyển dụng, những người này sẽ vào phòng Markerting. Bạn đã yêu cầu tạo các tài khoản mới cho những người mới được tuyển dụng. Công ty quyết định là những người dùng sẽ đăng nhập sử dụng ký tự đầu của tên kèm theo cùng với họ của mình. Mật khẩu của những người mới đến sẽ đưa cho họ vào ngày bắt đầu đi làm và và yêu cầu phải thay đổi lại, do công ty có chính sách yêu cầu mật khẩu dạng phức tạp. Mật khẩu có ít nhất 3 trong 4 nhân tố sau: Chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt. Những người mới đến được liệt kê theo bảng sau. Firt Name Middle Initial Last Name Stephen Y Jiang Brannon Jones QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS SERVER 2003 77