Giáo trình Quỹ gen và bảo tồn quỹ gen - Vũ Văn Liết

pdf 194 trang hapham 1510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quỹ gen và bảo tồn quỹ gen - Vũ Văn Liết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quy_gen_va_bao_ton_quy_gen_vu_van_liet.pdf

Nội dung text: Giáo trình Quỹ gen và bảo tồn quỹ gen - Vũ Văn Liết

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI PGS.TS VŨ VĂN LIẾT GIÁO TRÌNH QUỸ GEN VÀ BẢO TỒN QUỸ GEN HÀ NỘI 2009 1
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 Chương 1 7 ĐA DẠNG SINH HỌC, ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ TÀI NGUYÊN DI TRUYỀN THỰC VẬT.7 1.1 ĐA DẠNG SINH HỌC 7 1.1.1 Khái niệm đa dạng sinh học 7 1.1.2 Vai trò của đa dạng sinh học 8 1.2 ĐA DẠNG DI TRUYỀN 10 1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa 10 1.2.2 Xác định đa dạng di truyền 11 1.2.3 Động thái vận động của đa dạng di truyền 14 1.3 VAI TRÒ CỦA ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ NGUỒN GEN THỰC VẬT 15 1.4 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ 18 1.5 CÁC HỌC THUYẾT VỀ NGUỒN GEN THỰC VẬT 22 1.5.1 Học thuyết “ Dãy biến dị tương đồng” 22 1.5.2 Học thuyết Trung tâm đa dạng di truyền ( Trung tâm phát sinh cây trồng) 22 1.6 CÁC TRUNG TÂM BẢO TỒN NGUỒN GEN THẾ GIỚI 32 1.7 BẢO TỒN NGUỒN GEN CỦA VIỆT NAM 34 Chương 2 40 THU THẬP NGUỒN GEN THỰC VẬT 40 2.1 XÓI MÒN NGUỒN TÀI NGUYÊN DI TRUYỀN THỰC VẬT 40 2.1.1 Mức độ xói mòn nguồn gen thực vật 40 2.1.2 Nguyên nhân xói mòn nguồn gen thực vật 41 2.1.3 Hậu quả của xói mòn nguồn gen 43 2.2 NHIỆM VỤ, XÁC ĐỊNH ƯU TIÊN THU THẬP NGUỒN GEN THỰC VẬT 44 2.2.1 Nhiệm vụ 44 2.2.2 Những nguồn gen cần thu thập ở Việt Nam 46 2.2.3 Xác định vùng và cây trồng ưu tiên thu thập ở Việt Nam 46 2.3 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP 47 2.3.1 Chuẩn bị cho một cuộc thu thập nguồn gen thực vật 49 2.3.2 Thực hiện khảo sát cây trồng theo địa lý sinh thái 51 2.3.3 Hình thức tổ chức thu thập 59 2.3.4 Phương pháp lấy mẫu và cỡ mẫu thu thập 59 2.3.5 Thu thập thông tin trong qúa trình thu thập nguồn gen (Passport data) 63 2.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TRUYỀN THỐNG 64 2.4.1 Thu thập nguồn gen hoang dại 64 2.4.2 Thu thập cây lấy hạt 64 2.4.3 Thu thập cây có củ 65 2.4.4 Thu thập cây ăn quả và cây thân gỗ 65 2.4.5 Thụ thập vật liệu trồng trọt: 65 2.5 THU THẬP NGUỒN GEN IN VITRO 66 2.5.1 Khái niệm và cơ sở khoa học của thu thập nguồn gen thực vật In vitro 66 2.5.2 Phương pháp cơ bản nuôi cây In vitro 67 2.5.3 Hướng dẫn kỹ thuật của phương pháp 67 2.5.4 Một số nghiên cứu thu thập nguồn gen bằng kỹ thuật In vitro 69 2.6 THU THẬP NGUỒN GEN CÓ SỰ THAM GIA 72 2.6.1 Các bước thực hiện thu thập nguồn gen có sự tham gia của người dân: 73 2.6.2 Kỹ thuật họp nhóm nông dân 73 2.7 THU THẬP NGÂN HÀNG GEN HẠT NHÂN 77 2.7.1 Khái niệm: 77 2.7.2 Thu thập ngân hàng gen hạt nhân 78 2.7.3 Chia nguồn gen thành các nhóm di truyền khác biệt 80 2
  3. 2.7.4 Quản lý nguồn gen hạt nhân 82 2.7.5 Sử dụng nguồn gen hạt nhân. 82 2.8 PHÂN LOẠI NGUỒN GEN SAU THU THẬP 82 2.8.1 Phân loại dựa trên hệ thống phân loại thực vật 83 2.8.2 Phân nhóm dựa trên kiểu hình 84 2.8.3 Phân nhóm nguồn gen theo vùng địa lý sinh thái 86 2.9 XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU 87 Chương 3 89 BẢO TỒN NỘI VI 89 (In situ) 89 3.1 NHỮNG PHƯƠNG PHÁP BẢO TỒN CƠ BẢN 89 3.2 KHÁI NIỆM BẢO TỒN NỘI VI ( In situ) 90 3.3 BẢO TỒN TRÊN TRANG TRẠI 91 3.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO TỒN NỘI VI KHÁC 116 3.4.1 Khu bảo tồn sinh quyển hoặc khu bảo vệ đa dạng 116 3.4.2 Phương pháp vườn hộ 118 Chương 4 120 BẢO TỒN NGOẠI VI 120 4.1 KHÁI NIỆM 120 4.2 BẢO TỒN HẠT (SEED GENEBANK) (đối với hạt chịu làm khô -Orthodox seed conservation) 121 4.2.1 Thu nhận mẫu nguồn gen hạt đưa vào ngân hàng hạt 123 4.2.2 Đăng ký nguồn gen vào ngân hàng gen hạt 124 4.2.3 Độ sạch mẫu hạt nguồn gen 126 4.2.4 Độ ẩm mẫu hạt và làm khô trước khi bảo tồn 127 4.2.5 Kiểm tra chất lượng hạt nguồn gen trược khi bảo tồn 131 4.2.6 Đóng bao và tồn trữ nguồn gen 137 4.2.7 Quản lý kho bảo tồn nguồn gen 138 4.2.8 Nhân nguồn gen 140 4.3 BẢO TỒN NGÂN HÀNG GEN ĐỒNG RUỘNG 141 (Bảo tồn ngân hàng gen đồng ruộng với loài không bảo tồn hạt khô (non-orthodox) và các loài nhân giống vô tính) 141 4.3.1 Chọn điểm và thu thập nguồn gen cho bảo tồn đồng ruộng 143 4.3.2 Nguyên lý bảo tồn đồng ruộng 144 4.3.3 Bố trí xắp xếp ngân hàng gen đồng ruộng 146 4.3.4 Quản lý đồng ruộng 146 4.3.5 Đánh giá đặc điểm ngân hàng gen đồng ruộng 148 4.3.6 Sử dụng ngân hàng gen đồng ruộng 149 4.4 BẢO TỒN ĐÔNG LẠNH 149 4.4.1 Cơ sở lý thuyết của bảo tồn đông lạnh 150 4.4.2 Kỹ thuật bảo tồn đông lạnh 152 4.4.3 Ứng dụng bảo tồn đông lạnh với các loài thân thảo 152 4.4.4 Bảo tồn đông lạnh với các loài cây thân gỗ 154 4.4.5 Tính toàn vẹn di truyền của thực vật khi bảo tồn đông lạnh 155 4.5 BẢO TỒN IN VITRO 155 4.5.1 Nguyên lý bảo tồn In vitro 155 4.5.2 Phân loại bảo tồn In vitro 156 4.5.3 Những kỹ thuật cơ bản trong bảo tồn In vitro 157 4.6 BẢO TỒN HẠT PHẤN 159 4.7 NGÂN HÀNG DNA 159 4.7.1 Những ngân hàng DNA hiện có trên thế giới 159 4.7.2 Bảo tồn DNA hiện nay trên thế giới 159 3
  4. 4.7.3 Kỹ thuật chủ yếu trong tách và tồn trữ DNA 160 4.7.4 Ngân hàng DNA như một bảo tồn bổ sung 161 4.7.5 Luật pháp quốc tế về ngân hàng DNA 161 Chương 5 163 ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN GEN 163 5.1 NHÂN TĂNG SỐ LƯỢNG HẠT 163 5.1.1 Kỹ thuật nhân để giữ nguyên tính xác thực di truyền của nguồn gen 163 5.1.2 Bố trí thí nghiệm nhân hạt 164 5.1.3 Các chỉ tiêu theo dõi 164 5.2 HỆ THỐNG HÓA THÔNG TIN 164 5.3 CÁC LOẠI THÍ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN 165 5.3.1 Đánh giá cơ bản 165 5.3.2 Đánh giá và mô tả đặc điểm chi tiết 165 5.4 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN 166 5.4.1 Công thức thí nghiệm trong đánh giá nguồn gen 166 5.4.2 Số lượng mẫu nguồn gen trong một thí nghiệm đánh giá 167 5.4.3 Đối chứng 167 5.4.4 Chọn điểm thí nghiệm 167 5.4.5 Kỹ thuật bố trí thí nghiệm 167 5.4.6 Thu thập thông tin thí nghiệm nguồn gen 171 5.4.7 Quản lý số liệu thu thập 174 5.4.8 Phân tích thống kê số liệu 175 5.5 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN 178 5.6 TỔNG HỢP KẾT QUẢ VÀ TÀI LIỆU HÓA 180 5.7 SỬ DỤNG NGUỒN GEN THỰC VẬT 180 5.7.1 Nghiên cứu cơ bản: 180 5.7.2 Sử dụng trong các chương trình tạo giống với các mục tiêu khác nhau 180 5.7.5 Phân phối sử dụng nguồn gen 181 5.7.6 Sử dụng nguồn gen hoang dại và họ hàng hoang dại 183 5.7.7 Sử dụng nguồn gen cây trồng địa phương 187 5.7.8 Sử dụng nguồn gen mới tạo thành và nguồn gen cây trồng thế giới 188 TÀI LIỆU THAM KHẢO 191 4
  5. MỞ ĐẦU Nguồn gen thực vật có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người trên trái đất, nó là nền tảng của đa dạng sinh học, đa dạng nông nghiệp, đảm bảo cho phát triển bền vững và chống nghèo đói. Con người đã nhận thức được tầm quan trọng của nguồn gen thực vật, vì vậy nhóm tư vấn Quốc tế (Consultative Group on International Agricultural Research) viết tắt là CGIAR đã được thành lập năm 1971. Một trong những sứ mệnh của CGIAR là nghiên cứu, hỗ trợ và hướng dẫn bảo tồn nguồn gen thực vật, cho đến nay tổ chức này đã có mạng lưới khắp toàn cầu gồm có 15 Trung tâm nghiên cứu Quốc tế. Mạng lưới của CGIAR hợp tác với hệ thống nghiên cứu nông nghiệp của tất cả các quốc gia, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Mục tiêu tư vấn phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe con người, nâng cao thu nhập và cải thiện quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Năm 1991 Viện Tài Nguyên Di Truyền Thực Vật Thế Giới (IPGRI) thành lập trên cơ sở CGIAR đặt trụ sở tại Rome, Italy. Viện có các cơ quan vùng ở Cali, Colombia (Châu Mỹ), KualaLumpur, Malaysia (Châu Á Thái Bình Dương), Nairobi, Kenya (Châu Phi), Aleppo, Syria (Tây Á và Bắc Phi), và Rome, Italy (Châu Âu). Năm 1996 thành lập thêm văn phòng tại Costa Rica, năm 1997 văn phòng tại Uganda và Cameroon. Tầm nhìn của IPGRI là “ Loài người ngày nay và trong tương lai có cuộc sống tốt hơn bằng tăng thu nhập, cải thiện an ninh lương thực bền vững, sức khỏe môi trường tốt hơn thông qua bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp trên nông trại và tài nguyên rừng”. Nguồn tài nguyên được bảo tồn đa dạng tạo cơ hội tốt hơn cho sử dụng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người trong tương lai. Ngày nay, gần một phần tư triệu loài thực vật trên trái đất đang cần được thu thập và bảo tồn, trong đó một số loài và vùng địa lý nguồn gen cần được ưu tiên thu thập và bảo tồn vì chúng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Việt Nam có có vị trí địa lý, địa hình đa dạng cùng với lịch sử phát triển lâu đời của 64 nhóm dân tộc sinh sống và nền sản xuất nông nghiệp chiếm ưu thế. Điều kiện đó đã tạo nên nguồn tài nguyên di truyền thực vật của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú. Những năm gần đây do dân số tăng nhanh, sự phát triển và phổ biên các giống cây trồng mới và sự phát triển của nền kính tế, đa dạng tài nguyên di truyền của Việt Nam cũng đang bị dọa. Những nguyên nhân trên dẫn đến xói mòn nguồn gen và giảm đa dạng sinh học, một số vùng đã đến mức báo động. Việt Nam đã có những phản ứng tích cực trước nguy cơ mất đa dạng di truyền và nguồn tài nguyên di truyền thực vật. Chính phủ đã thành lập Trung tâm Tài nguyên di truyền thực vật (TNDTTV) thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt năm 2005 (Quyết định số 220/2005/QĐ-TTg ngày 09/9/2005). Trung tâm TNDTTV có mạng lưới gồm 18 Viện, Trung tâm và Trạm nghiên cứu làm nhiệm vụ nghiên cứu và bảo tồn nguồn tài nguyên di truyền thực vật. Những nhiệm vụ chính của mạng lưới Quốc gia trong quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên + Nhiệm vụ duy trì và phát triển ngân hàng gen thực vật Quốc gia: thu thập và lưu giữ nguồn gen tại ngân hàng gen (Ngân hàng gen hạt “seed genebank”, ngân hàng gen đồng ruộng “field genebank”, Ngân hàng gen In vitro và AND). Bên cạnh bảo tồn, nhiệm vụ đánh giá, tư liệu hoá; thu thập và bổ sung thông tin, cung cấp nguồn gen cho nghiên cúu khoa học, mở rộng sản xuất và phục vụ chọn tạo giống cây trồng + Xây dựng giải pháp bảo tồn và khai thác sử dụng tài nguyên thực vật gồm: đa dạng di truyền; công nghệ sinh học; sinh lý và kỹ thuật hạt giống; làm giàu thêm quỹ gen; ứng dụng tin học vào quản lý dữ liệu và thông tin tài nguyên thực vật + Bảo tồn thông qua sử dụng tài nguyên thực vật, phát triển và duy trì các điểm bảo tồn In situ nguồn gen cây trồng 5
  6. + Quản lý và đánh giá đa dạng sinh học nông nghiệp, động thái biến động đa dạng thực vật và + Điều phối hoạt động của mạng lưới bảo tồn quỹ gen cây trồng toàn quốc. Bên cạnh thành lập Trung tâm TNDTTV quốc gia, nhiều chính sách và chương trình bảo tồn quỹ gen thực vật được Chính Phủ hỗ trợ, tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu, nhà bảo tồn tự nhiên, các địa phương và tổ chức xã hội khác tham gia vào quá trình bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật và đa dạng sinh học của Việt Nam Giáo trình “Quỹ gen và bảo tồn quỹ gen” là một tài liệu sử dụng cho giảng dạy, nghiên cứu, tham khảo của sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành Di truyền chọn giống, Khoa học cây trồng, Công nghệ rau –hoa và cảnh quan, Bảo vệ thực vật. Mục đích cung cấp cho người đọc, cán bộ giảng dạy và cán bộ nghiên cứu, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh những kiến thức cơ bản về đa dạng sinh học, nguồn tài nguyên di truyền thực vật. Những kiến thức và phương pháp thu thập, bảo tồn, đánh giá và sử dụng nguồn gen thực vật phục vụ cho chọn tạo giống cây trồng, bảo vệ môi trường sống và phát triển nông nghiệp bền vững. 6
  7. Chương 1 ĐA DẠNG SINH HỌC, ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ TÀI NGUYÊN DI TRUYỀN THỰC VẬT 1.1 ĐA DẠNG SINH HỌC Nhà địa lý người Ả Rập và một số tác giả khác của cuốn sách làm vườn thế kỷ thứ 10 sau công nguyên đã ghi nhận sự thay đổi có ý nghĩa của thế giới đạo hồi vùng nông thôn ở thời trung cổ (Watson 1983) liên quan đến đa dạng sinh học. Các cây trồng mới, hầu hết là cây lấy hạt, cây ăn quả, cây rau và một số cây trồng khác tạo nên sự đa dạng cây trồng. Tác giả Al-Jahiz (thế kỷ thứ 9 sau công nguyên) cũng ghi nhận có 360 giống chà là (Phoenix dactylifera) được bán ở chợ, thế kỷ sau đó Ibn Rusta cũng công bố có 78 loại nho (Vitis vinifera) được trồng ở vùng này. Al-Ansari đã viết về thị trấn nhỏ ở Bắc Phi năm 1400 sau công nguyên (AD) mô tả ở thị trấn này có 65 loại nho, 35 loại lê, 28 loại sung, 16 loại mơ Đây là những tài liệu đầu tiên đề cập đến đa dạng tài nguyên di truyền thực vật. Alexander và Humboldt có thể là những tác giả đầu tiên xem xét nguồn gốc cây trồng từ năm1807. Đây có thể là lý do con người phát triển từ săn bắn sang trồng trọt, quan điểm này đã được nhiều tác giả thảo luận như Ucko và Dimbleby (1969), Harlan và cs. (1976), Zeven và de Wet (1982), Smith (1995), Harris (1996) và Diamond (1997). Alphonse de Candolle trong cuốn sách ông viết năm 1882 “Origine de Plantes Cultivées”, đã chỉ ra nguồn gốc nơi cây trồng được thuần hóa là: Trung Quốc, Tây Nam Á (gồm Ai Cập và Châu Á). Năm 1926, trong hội nghị di truyền Quốc tế lần thứ 5 tại Berlin, CHLB Đức nhà thực vật học người Nga N. I. Vavilov đã trình bày lý thuyết của ông về trung tâm phát sinh cây trồng lần đầu tiên. Lý thuyết của ông là một công trình vĩ đại được ứng dụng đến ngày nay, ông tiếp tục nghiên cứu đến khi ông mất vào năm năm 1943. Harlan và cs. (1976) coi Cận Đông là Trung tâm cách mạng nông nghiệp “Center of Agricultural Innovation”, nơi lúa mạch đầu tiên được thuần hóa, sau đó là lúa mỳ, muộn hơn là đậu Hà Lan, đậu lăng Các loài cây ăn quả thân leo và thân gỗ được thuần hóa đưa vào hệ thống trồng trọt cùng với các kỹ thuật nông nghiệp khác được hình thành ở Trung tâm này. 1.1.1 Khái niệm đa dạng sinh học Khái niệm đa dạng sinh học (Biodiversity) được nhiều cơ quan quốc tế và các nhà khoa học đưa ra, bốn khái niệm được nhiều người quan tâm sau đây: + “Đa dạng sinh học là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các hệ sinh thái trên cạn, dưới nước ở biển và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên. Đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài) và các hệ sinh thái (đa dạng sinh thái)” (theo công ước đa dạng sinh học năm 1992) + “Đa dạng sinh học là đa dạng các loài thực vật, động vật, vi sinh vật tồn tại và tác động qua lại lẫn nhau trong một hệ sinh thái. Trong hệ sinh thái nông nghiệp, tác nhân thụ phấn, thiên địch, giun đất, vi sinh vật đất là thành phần đa dạng chìa khóa, chúng đóng vai trò sinh thái quan trọng trong quá trình chuyển gen, điều khiển tự nhiên, chu kỳ dinh dưỡng và tái thiết lập cân bằng” + Đa dạng sinh học nông nghiệp được nêu ra trong những năm 1980, trong lý thuyết chung của đa dạng sinh học, tương tự đa dạng dang sinh học, đa dạng sinh học nông 7
  8. nghiệp có những mức khác nhau, liên quan đến đa dạng hệ sinh thái nông nghiệp cũng như các loài cây trồng và gia súc. “Đa dạng sinh học nông nghiệp là biến dị di truyền trong quần thể, các giống và chủng, với nghĩa rộng hơn nó bao gồm cả hệ vi sinh vật đất trong khu vực trồng trọt, côn trùng , nấm, các loài hoang dại cũng như văn hóa địa phương”. + “Đa dạng sinh học là biến dị có mặt trong tất cả các loài thực vật và động vật, vật liệu di truyền của chúng và hệ sinh thái nơi các biến dị đó xảy ra. Đa dạng ở ba mức (1) đa dạng di truyền (biến dị trong gen và trong kiểu gen); (2) đa dạng loài (sự phong phú các loài) và (3) đa dạng sinh thái (cộng đồng loài và môi trường của chúng) Ba mức độ của đa dạng sinh học là đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái được khái niệm như sau: + Đa dạng di truyền: Đa dạng di truyền là nhiều gen trong một loài, mỗi loài có các cá thể , mỗi cá thể là tổ hợp các gen đặc thù, có nghĩa là loài có các quần thể khác nhau, mỗi quần thể có tổ hợp di truyền khác nhau. Do vậy bảo tồn đa dạng di truyền phải bảo tồn các quần thể khác nhau của cùng một loài. + Đa dạng loài: Đa dạng loài là nhiều loài trong một vùng hay một nơi sinh sống tự nhiên (rừng mưa, rừng ngập mặn và nơi sinh sống tự nhiện khác). Loài có thể tạo thành các nhóm, mỗi nhóm có cùng một số đặc điểm hay tập tính sinh sống nào đó. + Đa dạng hệ sinh thái: Đa dạng hệ sinh thái là nhiều hệ sinh thái trong một địa điểm, một hệ sinh thái có một cộng đồng các sinh vật sống, các sinh vật sống này tác động qua lại với môi trường tự nhiên của hệ sinh thái, một hệ sinh thái có thể bao trùm một phạm vi rộng hoặc phạm vi hẹp khác nhau. Trong một hệ sinh thái có thể chia thành các hệ sinh thái phụ tùy theo nhu cầu nghiên cứu và bảo tồn của vùng và quốc gia. 1.1.2 Vai trò của đa dạng sinh học + Vai trò của đa dạng sinh học đến đời sống con người Đa dạng hệ động và thực vật đem lại cơ hội tuyệt vời không chỉ cho tạo giống cây trồng, vật nuôi mà còn nhiều lợi ích khác lớn hơn trong tương lai. Một số sử dụng trưc tiếp như cung cấp dinh dưỡng, phát triển bền vững và các cây trồng thích nghi với điều kiện địa phương. Những giá trị sử dụng gián tiếp như tạo môi trường sinh thái, sức khỏe công đồng, tác nhân thụ phấn và điều khiển sinh học, hệ sinh vật đất. Đa dạng sinh học đem lại sự phát triển nông nghiệp bền vững và sự thịnh vượng cho con người hiện tại và trong tương lai. Tóm tắt vai trò của đa dạng sinh học với đời sồng con người - Lương thực - Dinh dưỡng - Thuốc chữa bệnh - Bảo tồn văn hóa, tập quán và phát triển bền vững + Vai trò đa dạng sinh học với hệ sinh thái nông nghiệp Ngày nay, các nhà khoa học trên thế giới đã quan tâm nhiều hơn đến vai trò và ý nghĩa của đa dạng sinh học đối với hệ thống nông nghiệp (Swift và cộng sự, 1996). Các nghiên cứu cho rằng trong khi hệ sinh thái tự nhiên là sản phẩm cơ bản của đa dạng thực vật thông qua dòng năng lượng, dinh dưỡng và điều tiết sinh học. Đa dạng giảm dẫn đến thiên tai, 8
  9. dịch bệnh đối với nông nghiệp nghiêm trọng hơn, đa dạng tạo ra cân bằng sinh học giữa dịch bệnh và thiên địch, điều hòa khí khậu, bảo tồn tài nguyên nước và tài nguyên đất Các quá trình của dòng năng lượng và cân bằng sinh học đang bị ảnh hưởng do thâm canh và canh tác độc canh, do canh tác thâm canh và độc canh cần đầu tư cao các chất hóa học (thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ và phân bón). Điều khiển tự nhiên vận động di truyền quần thể bị thay thế bằng các tác động của con người. Những hoạt động thâm canh, chọn lọc của con người đã thay thế quá trình tiến hóa và chọn lọc tự nhiên. Ngay cả sinh trưởng và thu hoạch, độ mầu mỡ của đất cũng không trải qua chu kỳ dinh dưỡng tự nhiên. Giảm đa dạng thực vật và dịch bệnh có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến chức năng hệ sinh thái , sản lượng nông nghiệp và sự bền vững như minh họa tại sơ đồ sau: Hình 1.1 : Ảnh hưởng thâm canh đến đa dạng và chức năng của hệ sinh thái nông nghiệp ( Nguồn: Miguel A. Altieri and Clar I. Nicholls,1999) + Đa dạng sinh học duy trì và nâng cao sức khỏe môi trường sống Môi trường sống của con người, hệ động thực vật phụ thuộc vào nguồn nước, tài nguyên đất và không khí. Đa dạng tạo ra cân bằng không khí, điều hòa nhiệt độ, ẩm độ không khí phù hợp với sinh vật sống. Ví dụ số lượng thực vật giảm gây ra mất cân bằng lượng CO2 và O2 trong không khí ảnh hưởng đến tất cả sự sống trên trái đất. Mất đa dạng chu trình vật chất và chu trình sinh học xảy ra không hoàn chỉnh gây ra những mất cân bằng như nói trên. Tương tự như vậy, một số côn trùng, nấm hay vi sinh vật có ích khử độc tố tự nhiên hay sinh ra từ quá trình sinh học khác không còn nguồn thức ăn do mất đa dạng, chúng giảm số lượng thậm chí biến mất. Độc tố sinh ra trong tự nhiên hay từ sinh vật sống khác tồn dư nhiều hơn là nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường. Đa dạng sinh học không những bảo tồn, duy trì số lượng nguồn tài nguyên nước và đất, nó còn giúp tăng độ màu mỡ của đất, nâng cao chất lượng nguồn nước cho con người và các sinh vật. Đa dạng có vai trò làm giảm nhưng tác động của con người đến môi trường, như ngăn ngừa và phân giải khí thải, chất thải, ngay cả chất thải rắn do các hoạt động của con người tạo ra chuyển thành dạng hữu ích hoặc ít độc hại hơn. 9
  10. Thế giới đã có công ước bảo vệ đa dạng sinh học, công ước được hoàn thiện tại Nairobi vào tháng 5/1992 và có hiệu lực từ 29/12/1993. Công ước là công cụ pháp lý giải quyết các vấn đề liên quan đến đa dạng sinh học toàn cầu. Công ước bao gồm cách tiếp cận tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, sự chia sẻ bình đẳng, công bằng các lợi ích của việc sử dụng tài nguyên di truyền. Công ước có 42 điều và 3 phụ lục, tìm hiểu sâu hơn tham khảo tại trang website www.biodiv.org . Thế giới đã hình thành mạng lưới đa dạng sinh học quốc tế và vùng, bên cạnh mạng lưới còn có các cơ quan quốc tế khác tham gia vào quá trình bảo vệ đa dạng sinh học toàn cầu như minh họa trong hình 1-2 Hình 1-2 : Các chương trình và cơ quan vùng đa dạng sinh học nông nghiệp quốc tế 1.2 ĐA DẠNG DI TRUYỀN 1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa Khái niệm đa dạng di truyền được nhiều tài liệu đề cập, theo công ước đa dạng sinh học năm 1992 đa dạng di truyền và đa dạng loài được nêu như sau: + Đa dạng di truyền là sự phong phú những biến dị trong cấu trúc di truyền của các cá thể bên trong loài hoặc giữa các loài; những biến dị di truyền bên trong hoặc giữa các quần thể + Đa dạng loài là sự phong phú các loài được tìm thấy trong các hệ sinh thái tái một vùng lãnh thổ xác định thông qua điều tra, kiểm kê tài nguyên di truyền thực vật Khái niệm đa dạng di truyền cũng được các nhà nghiên cứu khác đưa ra, ba khái niệm khác được trình bày dưới đây: + Đa dạng di truyền (Genetic diversity) là biến di di truyền có mặt trong một quần thể hoặc loài. + Đa dạng di truyền là nhiều gen trong một loài, mỗi loài có các cá thể là tổ hợp gen đặc thù của chúng, điều này có nghĩa là loài có các quần thể khác nhau, mỗi quần thể có tổ hợp di truyền khác nhau. Do vậy để bảo tồn đa dạng di truyền phải bảo tồn các quần thể khác nhau của loài (Wanda W. Collins và cộng sự 1999, Mohd Said Saad và V. Ramanatha Rao, 2001) + Đa dạng di truyền là biến dị của sinh vật sống đã di truyền lại các biến dị di truyền đó cho thế hệ sau, nó tạo các loài và quần thể thích nghi với môi trường, sinh trưởng và thay đổi thích nghi với môi trường khi môi trường thay đổi 10
  11. 1.2.2 Xác định đa dạng di truyền Xác định đa dạng di truyền dựa trên kiểu hình đã được nghiên cứu trước đây, ngày nay trên cơ sở của di truyền phân tử và công nghệ sinh học, đa dạng di truyền còn được xác định dựa trên chỉ thị phân tử. + Xác định đa dạng di truyền dựa trên kiểu hình: Xác định mức độ đa dạng của quần thể của loài dựa trên kiểu hình cần theo dõi, đánh giá tất cả các tính trạng, bộ số liệu thu được từ đánh giá kiểu hình được phân tích bằng các mô hình toán thống kê để xác định mức độ đa dạng. + Xác định đa dạng di truyền dựa trên chỉ thị phân tử: Sự phát triển của di truyền phân tử mức độ đa dạng di truyền được xác định trên cơ sở mức độ đa hình hay đồng hình dựa vào chỉ thị phân tử. Một số mô hình thống kê xác định đa dạng di truyền khi có số liệu đánh giá kiểu hình hay marker phân tử như: mô hình toán thống kê dựa trên khoảng cách Ơ –Klit (Euclidean Distance) của Gower (1985), khoảng cách Rogers' Distance (1972), khoảng cách Roger cải tiến, đa hình Reynold (1983); đa hình di truyền tiêu chuẩn của Nei (Nei's Standard Genetic Dissimilarity) (1978 và 1983). Dựa trên kiểu hình một số tham số được tính như sự phong phú của loài (S), phong phú tương đối (R) , tần xuất của loài và chỉ số đa dạng. + Sự phong phú của loài (species richness): phân tích mức độ phong phú loài của mỗi cộng đồng, đây là phương pháp xác định đa dạng đơn giản nhất và tìm ra số loài trong cộng đồng. Nó chỉ xác định số loài tìm thấy khi quan sát mẫu (ký hiệu là S). Minh họa của giá trị S có thể thông qua đồ thị và nó cung cấp thông tin về mức độ phong phú của mỗi loài trong cộng đồng. Một số công thức tính giá trị S như sau: S=n+((n-1)/n)k Trong đó: S = sự phong phú của loài (species richness); n = tổng số loài có mặt trong quần thể mẫu; k = số loài duy nhất tìm thấy trong một mẫu. Công thức tính khác tương tự là : S = E + k(n-1)/n Trong đó : E = tổng số loài trong mỗi mẫu; k = số loài hiếm/duy nhất; n = số mẫu quan sát Khi xem xét đa dạng tại một địa phương tính theo công thức S = cAz Trong đó: c = số đặc thù của mỗi loàii; A = diện tích nghiên cứu; z = chu vi đường dốc + Tính mức độ phong phú tương đối (Relative abundance) là tỷ lệ của mỗi loài có mặt trong cộng đồng + Tính phân bố (hay tần suất) của mỗi loài trong cộng đồng bằng tính số cộng đồng mà loài đó có mặt. Công thức phổ biến nhất để tính đa dạng loài là chỉ số đa dạng Simpson: D=N(N-1)/Σn(n-1) Trong đó: D = chỉ số đa dạng; N = tổng số sinh vật của tất cả các loài; n = số cá thể của một loài đặc thù 11
  12. Giá trị D cao chỉ ra rằng ở địa điểm đó còn ổn định và nguyên trạng, D thấp địa điểm đó đã có xáo trộn và không còn nguyên trạng, chỉ số này áp dụng cho thực vật nhưng cũng có thể áp dụng cho động vật Một số chỉ số đa dạng sinh học được đề xuất của một số tác giả như: Chỉ số α- diversity để xác định đa dạng trong một cộng đồng (Simpson, 1949: Shannon và Weaverr,1963 và Mclntosh,1967). Chỉ số β- diversity xác định đa dạng giữa các cộng đồng (Whittaker,1960, Cody,1975, Wison and Shmiada,1984) Chỉ số γ-diversity xác định đa dạng các giống địa phương (Schluter và Riocklefs,1993, Halfter,1988). Chỉ số đa dạng Simpson cho giá trị bằng số đa dạng trên tổng số loài (species richness) và tỷ lệ cá thể trong hệ sinh thái. Mặc dù các chỉ số này đưa ra số lượng phân bố các cá thể của loài trong cộng đồng, nhưng không thể tính biến động giữa loài. + Chỉ số Shannon-Weiner đã cải tiến trên cơ sở chỉ số Simpson (A. Roy, S.K.Tripathi, S.K.Basu, 2003; John Porter và Henning Hogh-Jensen,2002) Xác định đa dạng sinh học theo chỉ số Shannon-Weiner hay chỉ số thông tin theo công thức: H’ = -[ ∑(pi)(ln pi)] Trong đó : H’ là số lượng đa dạng trong một hệ sinh thái, độ lớn của H’ phản ánh mức độ phong phú của loài, pi là sự có mặt của mỗi loài só với tổng số loài ( có giá trị từ 0 - 1) và log tự nhiên pi Ví dụ : Một lô mẫu nguồn gen có 5 loài ( sp1, sp2, sp3, sp4 và sp5), với tổng số quan sát trong lô mẫu 160 cá thể. Trong đó: loài 1 (sp1) = 26 cá thể loài 2 (sp2) = 32 cá thể loài 3 (sp3) = 45 cá thể loài 4 (sp4) = 18 cá thể loài 5 (sp5) = 39 cá thể Tính chỉ số đa dạng theo Shannon-Weiner như sau: - Tính giá trị Pi = Số cá thể của mỗi loài/ tổng số cá thể theo dõi - p1 =26/160 = 0,16, có thể nói loài sp1 có 16% trong tổng số loài trong lô mẫu theo dõi. - Log giá tri pi trên log p1 = ln (0,16) = -1,82 - H’ của loài sp1 = (pi)(lnpi) = (0,16)(-1,82) = -0,30 Tiếp tục tính các giá trị pi và log pi với các loài khác, sau khi tính giá trị đa dạng của các loài ta có giá trị trong bảng sau: Bảng 1-1: Tính giá trị pi của một số loài Loài (sp) sp1 sp2 sp3 sp4 sp5 Tổng ( ∑ ) Số cá thể (N) 26 32 45 18 39 160 Tỷ lệ ( N/∑N) (pi) 0,16 0,20 0,28 0,11 0,24 ln pi -1,82 -1,61 -1,27 -2,18 -1,41 (Pi)(lnpi) -0,30 -0,32 -0,36 -0,25 -0,34 -1,57 (-H’) Kết quả cuối cùng H’ = -[ ∑(Pi)(lnPi)] = -[1,57] = 1,57 Khi tính được giá trị của nhiều lô mẫu, lô mẫu nào có giá trị H’ cao sẽ đa dạng hơn. 12
  13. + Chỉ số Simpson : Phương pháp khác tính đa dạng sinh học là chỉ số đa dạng sinh học Simpson bằng công thức: H’ = 1/∑(pi2) Trong đó: pi tính như trong chỉ số Shannon-Weiner Những chỉ số này đôi khi cho kết quả khác nhau vì mỗi chỉ số đặt mức độ quan trọng của các yếu tố khác nhau, đặc biệt là hai yếu tố sự phong phú của loài hoặc nhiều loài, họ hàng liên quan. Mỗi chỉ số cho mức độ quan trọng của yếu tố khác nhau, do vậy không nên so sánh giá trị của các chỉ số khác nhau khi xác định đa dạng di truyền. Khi xác định đa dạng so sánh tại một địa điểm nhưng ở 2 thời gian khác nhau hoặc là 2 vị trí khác nhau, cần thiết tính loài đó vắng mặt ở một điểm hay thời gian này, nhưng có mặt ở điểm khác hay thời gian khác. Các loài này có p = 0,0 nhưng để tính log cho p = 0,001 và sử dụng chỉ số đa dạng Simpson + Mô hình thống kê đa dạng di truyền bằng chỉ số đa dạng di truyền của Shannon Weaver (Dẫn theo Lưu Ngọc Trình ,2002) như sau: k ∑ pi(log 2 pi) H’ = i=1 log 2 n Trong đó : k là số lượng các mức quan sát của chỉ tiêu cần tính và pi là tỷ lệ của mức quan sát thứ i, n là tổng số quan sát + Hệ số Simpson đa dạng số lượng giống lúa (Dẫn theo Lưu Ngọc Trình ,2002) k H’ = 1- ∑( fi) 2 i=1 Trong đó: fi là tần suất của giống địa phương thứ i trong k lần quan sát Đa dạng di truyền được hình thành trong quá trình phát triển của quần thể, nó là kết quả của tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Tương tác kiểu gen (genotype) và môi trường (environment) ký hiệu là GEI (genotype x environment interactions). GEI là hiện tượng hai hay nhiều kiểu gen phản ứng khác nhau với sự thay đổi của môi trường (Paolo,2002). Xác định mức độ tương tác kiểu gen môi trường dựa trên các mô hình toán học. Ví dụ mô hình tình hiệu quả tương tác kiểu gen và môi trường bằng hồi quy nhân tố. Mô hình hồi quy nhân tố đầy đủ có thể bao gồm các thành phần hồi quy được tính bằng công thức của (Denis, 1980, 1988): ' ' Y = µ + [ p .G + α ] + [ δ .E + β ] + [ G .θ .E + α ih.E + β jk .G + ε ] ij ∑∑khhkhkk ik i h jh j ∑ ik kh jh ∑ jh ∑ ik ij Trong đó pk hệ số hồi quy hiệp phương sai kiểu gen Gik; αi số dư hiệu quả kiểu gen h là hệ số hồi quy hiệp phương sai môi trường Ejh; ßj là số dư hiệu quả môi trường; kh hệ số hồi quy qua các hiệp phương sai Gik và Ejh; άih là hồi quy kiểu gen i của hiệp phương sai môi trường đặc thù Ejh; ß'jk là môi trường j hệ số hồi quy của hiệp phương sai kiểu gen cụ thể Gik, và εij hiệu quả tương tác sai số. Tất cả tham số của mô hình được coi là cố định. Ứng dụng di truyền phân tử phân tích đa dạng di truyền dựa vào marker phân tử được trình bày trong phần bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật chương 3 và chương 4 của giáo trình. 13
  14. 1.2.3 Động thái vận động của đa dạng di truyền Đa dạng di truyền luôn luôn thay đổi qua cả không gian và thời gian, điển hình là thay đổi số lượng và kiểu đa dạng di truyền trong một loài và giữa các loài trong phạm vi tự nhiên của nó. Đa dạng di truyền có thể thay đổi qua thời gian dài và ngay cả trong một thời gian ngắn sau một số thế hệ của loài đó. Sự thay đổi đa dạng di truyền của một loài trong tự nhiên đã tạo ra động lực thúc đẩy sử dụng nguồn gen cho cải tiến cây trồng. Khi có hiểu biết sự vận động của đa dạng con người đưa ra quyết định quản lý, bảo tồn thúc đẩy đa dạng di truyền theo hướng có lợi cho con người. Đa dạng di truyền bị tác động của một số quá trình tự nhiên liên tục, quá trình tự nhiên này là đột biến, di thực, trôi dạt di truyền và chọn lọc. - Đột biến tự nhiên: Thực vật sống trong điều kiện tự nhiên, chịu tác động của các yếu tố môi trường như bức xạ, các tia, nhiệt độ là những nguyên nhân gây ra đột biến tự nhiên. Đột biến có thể ở mức nhiễm sắc thể, DNA hay mức protein, nó làm sai lệch di truyền so với loài ban đầu, sai lệch này được nhân lên hay lặp lại qua các thế hệ, dưới tác động của di truyền và chọn lọc tự nhiên tạo ra quần thể mới, loài mới. Như vậy đột biến đã tạo thêm đa dạng di truyền ở mức cá thể hay mức loài. Đột biến dưới tác động của chọn lọc tự nhiên tạo ra quần thể hay loài thích nghi hơn với thay đổi môi trường, bởi vì chọn lọc tự nhiên sinh vật giữ lại những biến dị có lợi và đào thải những biến dị không có lợi. Khi chọn lọc có tác động của con người hướng vận động của đa dạng thay đổi, do con người chọn lọc giữ lại biến dị có lợi cho mình, đôi khi biến dị đó không có lợi cho sinh vật. Tuy nhiên dưới hình thức nào đa dạng di truyền cũng thay đổi theo hướng thích nghi hơn và là động lực tiến hóa của sinh vật Lịch sử và tỷ lệ đột biến một loài và nguyên lý di truyền còn có liên quan đến một số qúa trình khác như thay đổi địa lý và dân số Đa dạng di truyền duy trì một dấu vết lịch sử cho phép nhìn nhận lại quá khứ phát triển của các loài như thế nào? Phản ứng của nó với thay đổi khí hậu như băng giá hoặc các sự kiện khí hậu khác làm giảm mạnh lượng cùng một thời điểm và được tái lập và phát tán sau khi có các điều kiện môi trường thuận lợi hơn. - Sự di thực (migration) và trôi dạt di truyền: Sự di thực hay trôi dạt di truyền thường là sự vận động đa dạng di truyền trong một loài. Ở thực vật, sự kiện này xảy ra khi phát tán phấn, hạt giống và nhân giống sinh dưỡng như mầm, chồi, rễ ở các loài có thể tái sinh vô tính. Sự di thực cũng gọi là dòng gen, nó xảy ra cả ở quần thể vô tính khi gặp khu vực mới và hỗn hợp quần thể do phát tán phấn hay hạt giống. Sự di chuyển gen xảy ra phụ thuộc vào tần xuất sinh sản và khoảng cách không gian tạo điều kiện cho phấn và hạt phát tán Trôi dạt di truyền hoặc trôi dạt di truyền ngẫu nhiên, là hình thức đơn giản của thay đổi đa dạng di truyền, cụ thể hơn là sự thay đổi tần xuất các allel khác nhau qua các thế hệ. Ví dụ hạt phấn chứa các allel khác nhau khi thực hiện thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng đến các cá thể hay quần thể khác. Khi quần thể tạo ra hạt và phát triển thành thế hệ mới không còn giữ nguyên kiểu gen của quần thể ban đầu. Một số trường hợp mất đa dạng di truyền qua các thế hệ do nguyên nhân này - Chọn lọc: Quá trình chọn lọc ảnh hưởng đến đa dạng di truyền, chọn lọc tự nhiên đã tạo cho quần thể thích nghi hơn với môi trường, nhưng chọn lọc tự nhiên không tạo ra thích nghi giống nhau giữa các cá thể trong quần thể mà nó xảy ra theo rất nhiều hướng. Những cá thể này phù hợp tốt hơn với môi trường sống và nó di truyền lại cho thế hệ con cái của nó các tính trạng thích nghi đó. Như vậy tần suất allel thích nghi cao hơn thế hệ bố mẹ chúng. Chính đây là nguyên nhân cơ bản của trôi dạt di truyền và tần suất allel có lợi cho sinh vật nhưng chưa hẳn đã có lợi cho con người. 14
  15. Thay đổi đa dạng di truyền qua thời gian và ý nghĩa quan trọng cho quản lý các loài thực vật. Bởi vì thay đổi đa dạng xảy ra qua thời gian cho nên số thế hệ sẽ có ảnh hưởng lớn đến thay đổi đa dạng di truyền. Điển hình, chọn lọc tự nhiên có thể thể mất một thời gian dài hàng chục, hàng trăm năm thậm chí hàng 1000 năm để thay đổi đa dạng di truyền của một quần thể hay một loài. Hơn nữa, quá trình thay đổi qua các thế hệ lại không có mức độ và xu hướng giống nhau. Đột biến tăng đa dang di truyền còn di thực, trôi dạt và chọn lọc lại làm giảm đa dạng di truyền. Chọn lọc tự nhiên và trôi dạt di truyền tăng đa dạng di truyền khác nhau giữa các quần thể, di chuyển có xu hướng đồng nhất di truyền, giảm sự khác nhau giữa các quần thể. Thúc đẩy đa dạng di truyền tự nhiên có ý nghĩa quan trọng trong quản lý loài và câu hỏi có liên quan về tính trạng “ bình thường” và “ sức khỏe “ của đa dạng di truyền. Xác định mức độ đa dạng di truyền tại các thời điểm, địa điểm, thế hệ khác nhau sẽ có giá trị khác nhau. Như vậy cần chú ý khi thiết kế nghiên cứu nguồn gen và các giá trị thay thế. Ví dụ sự khác nhau về đa dạng di truyền giữa các cây bố mẹ và hạt của chúng, giữa các mẫu, giữa các cây mọc hoang và cây trồng có quản lý và chỉ ra chỉ ra rằng điều kiện quản lý nguồn gen phải phù hợp hoặc trong phạm vi trung bình biến dị của chúng Các cây sống, thích nghi tốthơn, sinh trưởng nhanh hơn, Sinh tạoranhiều cây con Hạtnảy trưởng ( chọnlọctự nhiên) mầm phát triển Mộtsố sai lệch xảyra khi nhân DNA (độtbiến) Hình Phát tán thành giao hat tử Mấthạtdo mộtsố rủiro( trôidạtditruyền) Mấthạtphấndo Phát tán Thụ phấn, mộtsố rủiro giao tử thụ tinh ( trôi dạt) Di thực/dòng gen Hình 1-3 : Các quá trình ảnh hưởng đến đa dạng di truyền 1.3 VAI TRÒ CỦA ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ NGUỒN GEN THỰC VẬT Bảo tồn và quản lý đa dạng di truyền các loài thuần hóa đã cải thiện sản lượng nông nghiệp trong 10.000 năm, các quần thể đa dạng tự nhiên đã cung cấp lương thực và các sản phẩm khác lâu dài hơn, số lượng lớn các loài cung cấp hàng nghìn sản phẩm thông qua nông nghiệp và thu hái tự nhiên. Mức độ sản phẩm cao và bền vững thông qua tác động tối đa với hệ sinh thái nông nghiệp, cải thiện hệ sinh thái tự nhiên. - Nguồn gen cung cấp lương thực, thực phẩm, dinh dưỡng và các nhu cầu khác của con người Nguồn gen cây trồng có vai trò vô cùng quan trọng đối với nông nghiệp, môi trường, đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn tài nguyên khác như đất và nước cho sự sống của con người. Trong lĩnh vực nông nghiệp sử dụng nguồn gen thực vật (Mohd Khalid và Mohd Zin, 2001) góp phần đảm bảo lương thực, dinh dưỡng cho đời sống con người. Con người thuần hóa các loài cây trồng và vật nuôi từ các loài hoang dại là bước phát triển quan trọng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, nó cung cấp lương thực cho con người hiện nay và là điều kiện tiên quyết của phát triển dân số và dân tộc. Con người bắt đầu thuần hóa 15
  16. cây trồng vật nuôi khoảng 10.000 năm trước đây ở khu vực Châu Á, những cây trồng, vật nuôi đầu tiên là lúa mỳ, lúa mạch, đậu, dê, lợn và cừu. Sự thuần hóa xảy ra độc lập ở các vùng khác nhau. Như vậy, nguồn gen thực vật từ xa xưa đã là nguồn cung cấp lương thực và dinh dưỡng cho con người và đầu vào của các hoạt động nông nghiệp. Mặc dù, thực vật hoang dại có số loài rất lớn, nhưng chỉ một số ít thực sự được thuần hóa. Số loài cây thuần hóa chỉ một số lượng rất nhỏ nhưng vô cùng quan trọng với con người. Ba cây trồng (lúa mỳ, lúa nước và ngô) cung cấp 50% năng lượng cho loài người, và ước tính 30 cây trồng chủ yếu hiện nay đã cung cấp 95% năng lượng cho con người. Trái đất chia thành 17 tiểu vùng sinh thái, nhưng chỉ có một số tiểu vùng và với 12 cây trồng chủ yếu cung cấp năng lượng cho con người trên trái đất là lúa mỳ, lúa nước, ngô, kê, cao lương, khoai tây, mía, đậu tương, khoai lang sắn, đậu thường và các loài có liên quan (Phaseolus) và chuối.( Diamond,2002) Hình 1-4 Vai trò cung cấp lương thực, thực phẩm của nguồn gen Nguồn gen cây trồng toàn cầu là một công việc khổng lồ, tổng quát nguồn tài nguyên di truyền bao gồm loài hoang dại và họ hàng hoang dại, các giống bản địa, giống địa phương, các dòng, vật liệu ưu tú và các giống cây trồng mới được phát triển bởi các nhà khoa học. Chúng được sử dụng gieo trồng, thu hái đáp ứng cho nhu cầu của nông dân và người tiêu dùng. Ngoài cung cấp lương thực, dinh dưỡng nhiều nguồn gen có gía trị văn hóa và tinh thần và nguồn thuốc chữa bệnh cho con người. Đến nay, nguồn tài nguyên di truyền cung cấp lương thực và sử dụng trong nông nghiệp đã được tất cả cả các quốc gia quan tâm, thu thập bảo tồn. Các nghiên cứu và báo cáo thực trạng tài nguyên di truyền cây trồng đối với lương thực và nông nghiêp (State of the World’s Plant Genetic Resources - SoW-PGRFA) được thực hiện định kỳ hàng năm. Các báo cáo chỉ ra rằng một số ít cây ngũ cốc cung cấp đủ cho tổng nhu cầu lương thực, mặc dù vậy năng lượng của lương thực, thực phẩm cung cấp cho người dân ở mỗi tiểu vùng khác nhau. SoW-PGRFA đã báo cáo hiện nay có 1.300 ngân hàng gen đã và đang thu thập nguồn gen cây lương thực chính, bảo tồn 5,5 triệu mẫu nguồn gen trong đó lúa mỳ và lúa nước chiếm 50% tổng số mẫu bảo tồn. - Nguồn gen góp phần đa dạng sinh học và nông nghiệp Phát triển nông nghiệp bền vững phụ thuộc vào đa dạng sinh học, đa dạng di truyền. Nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào đa dạng di truyền, có nghĩa là không có sản xuất lương 16
  17. thực tách biệt độc lập với đa dạng sinh học và đa dạng di truyền trên hành tinh. Sâu đất, ong, lúa mạch dại, hoa lan và rừng nhiệt đới đây là sự pha tạp, nhưng chúng là chỉ thị của đa dạng và của mối liên hệ giữa nông nghiệp và tự nhiên. Đa dạng sinh học, đa dạng di truyền là một thuật ngữ phổ biến được các nhà khoa học, các nhà chính sách sử dụng để nói mức độ giùa có của tự nhiên, nhưng phụ thuộc lẫn nhau. Thực vậy, tất cả các loài trên trái đất có thể mạnh hơn hay yếu hơn phụ thuộc vào loài khác, mỗi loài có thể biến mất hay tồn tại phụ thuộc vào loài khác. Một mức độ lớn hơn, rừng nhiệt đới là một ví dụ, nó cân bằng CO2 trong khí quyển và cung cấp oxy cho sự sống, như vậy không có chúng tương lai của loài người sẽ rất nguy hiểm. Canh tác chiếm phần lớn đất đai hơn bất kỳ hoạt động nào của con người ở hầu hết các nước cho nên không ngạc nhiên là nông nghiệp và đa dạng cũng phụ thuộc lẫn nhau. Đa dạng nông nghiệp là một phần của đa dạng sinh học, nó bao gồm tất cả các giống cây trồng, giống cải tiến, giống địa phương. Giống cải tiến là kết quả quả chọn tạo giống hiện đại, có năng suất cao nhưng khá đồng nhất về di truyền, giống địa phương là giống được người dân chọn lọc và phát triển qua một thời gian dài, chúng biểu hiện mức độ đa dạng di truyền cao. Đa dạng nông nghiệp góp phần đảm bảo an ninh lương thực và sinh kế cho con người, giúp sản xuất nông nghiệp vững chắc, nó là mắt xích đầu tiên của chuỗi lương thực. Tài nguyên di truyền được phát triển và bảo toàn của người dân là nguồn vật liệu cho các nhà chọn giống cây trồng, cây lâm nghiệp. Trong khi đa dạng sinh học “ sự giàu có” khác với khí hậu, địa hình, thực tế canh tác Các trang trại đa canh cây trồng và hệ thống chăn nuôi với đồng cỏ tự nhiên là giàu có hay đa dạng sinh học hơn các trang trại chuyên canh. Hệ thống canh tác thâm canh tìm kiếm năng suất cao nhất với một số lượng hạn chế các loài cây trồng và vật nuôi, chắc chắn yếu hơn và giảm sự cạnh trong trong tự nhiên. Canh tác ảnh hưởng đến hệ sinh vật trong đất đóng vai trò duy trì độ màu mỡ của đất hoặc ong là tác nhân giao phấn nếu quần thể ong giảm sẽ dẫn đến giảm năng suất cây trồng. Những nông dân chăn nuôi gia súc họ đã trừ một số cỏ dại và côn trùng gây hại cho gia súc của họ, điều này đe dọa đến sản xuất trồng trọt. Mất hay giảm sự đa dạng di truyền sẽ có tác động to lớn đến sản xuất lương thực và nông nghiệp do: + Phát sinh dịch bệnh, ví dụ ngô miền Nam nước Mỹ những năm 1970 đã giảm năng suất 1% tương đương 2 tỷ đô la do bệnh bạc lá, tình trạng này được khắc phục sau khi nhập các giống ngô từ Mexico + Khi mất các loài bản địa dẫn đến ảnh hưởng đến năng suất cây trồng vật nuôi. Một nghiên cứu của Hoa Kỳ cho kết quả ước tính thiệt hại kinh tế do mất hệ động vật và cỏ bản địa đến 97 tỷ đô la. Do đó khi phát triển các cây trồng vật nuôi cải tiến cần hiểu biết khả năng ảnh hưởng của chúng đến các loài bản địa. Chính vì mức độ quan trọng của đa dạng di truyền đối với nông nghiệp các nước trên thế giới đã có các chính sách để bảo tồn đa dạng di truyền - Nguồn gen là nguồn vật liệu cho chọn tạo giống cây trồng Nguồn gen thực cung cấp trực tiếp hay gián tiếp nguồn vật liệu cho các chương trình chọn tạo giống cây trồng mới, đến nay nguồn gen được sử dụng cho 5 mục tiêu chính sau: - Các giống và dòng vô tính thương mại - Bố mẹ cho chương trình lai - Nghiên cứu di truyền - Trao đổi nguồn gen - Nguồn vật liệu trồng trọt – hạt, các cơ quan sinh dưỡng, mô , tế bào 17
  18. Tác động của nguồn tài nguyên di truyền thực vật đến chọn tạo giống cây trồng là rất lớn như chương trình INGER (International Network for Genetics Evaluation of Rice). Chương trình đánh giá nguồn gen lúa Quốc tế đã đánh giá 40.000 loài từ 1975 đến nay và sử dụng các nguồn gen này ở 34 nước. CGIAR (Consultative Group on International Agricultural Research) trực tiếp phổ biến 575 giống cây trồng ra sản xuất ở 62 Quốc gia. Vai trò của nguồn gen lúa ngày càng tăng, trước năm 1965 chỉ có 3 giống lúa được phổ biến ra sản xuất đến năm 1976 đã có 222 giống lúa được phổ biến ra sản xuất qua sử dụng nguồn gen của chương trình INGER. Nguồn tài nguyên di truyền thực vật giúp phát triển sản xuất trên toàn thể giới, đặc biệt là những nước kém phát triển. Khoảng 65 triệu ha giống cây trồng cải tiến từ vật liệu của INGER chiếm khoảng 60% sản xuất lúa gạo của thế giới. - Nguồn gen thực vật trong môi trường cảnh quan - Ngoài mục tiêu tạo giống nguồn gen thực vật thường được sử dụng trực tiếp trong nông nghiệp, kinh tế - xã hội và cảnh quan tại các thành phố, khu du lịch và khu sinh quyển của mỗi quốc gia. - Cây xanh thành phố và sinh quyển - Cây cảnh - Sinh thái, du lịch Những nghiên cứu cũng khẳng định, chỉ có đa dạng di truyền mới đảm bảo cho phát triển bền vững, đảm bảo cho các hoạt động khác của con người, chỉ có đa dạng mới có một hệ thống kinh tế, xã hội hưng thịnh, cho phép những người nghèo nhất được tiếp cận với nhu cầu lương thực và dinh dưỡng (shiva 1994) 1.4 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ Trong phần này cung cấp cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên học viên cao học và nghiên cứu sinh những khái niệm và thuật ngữ đã được các nhà khoa học thế giới nêu ra để tham khảo. Do vậy đôi khi chỉ một thuật ngữ nhưng có rất nhiều khái niệm khác nhau. Mẫu nguồn gen (Accession): là một mẫu nguồn gen thực vật trong một bộ hay một ngân hàng gen được bảo tồn ngoại vi (Ex –situ) và nó được sử cho các mục đích khác nhau. Mẫu nguồn gen (Accession): là một mẫu nguồn gen thu thập trong ngân hàng gen, nó như một quyển sách trong thư viện với tiêu đề (loài, quần thể, dòng bố mẹ), tác giả (người thu thập hoặc nhà tạo ra giống) và mô tả tóm tắt (thông tin kiểu hình, ngày thu thập ). Mẫu nguồn gen là một túi hạt, mô cây, mắt, đoạn cành của cây ăn quả Mẫu nguồn gen vô tính (Propagule): là một mô, một cơ quan hoặc một phần của cây có thể nhân thành một cây hoàn chỉnh (hạt, đoạn cành, củ ). Nguồn tài nguyên di truyền (Genetic resources): nguồn gen thực vật, động vật hay sinh vật khác chứa các đặc điểm có lợi thực sự hoặc giá trị tiềm năng (IBPGR 1991). Nguồn tài nguyên di truyền (Genetic resources): là gen, tổ hợp di truyền hoặc tần suất di truyền cho các tính trạng mong muốn của quần thể. Trong nông nghiệp nguồn tài nguyên di truyền sử dụng để tăng sản lượng, chống chịu bất thuận, cải thiện dinh dưỡng, tăng giá trị, vẻ đẹp, thẩm mỹ và khả năng thích nghi Vật liệu di truyền (Germplasm): vật liệu di truyền hình thức cơ sở tự nhiên của di truyền và nó chuyển từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo qua phương tiện tế bào (IBPGR 1991). 18
  19. Vật liệu di truyền (Germplasm) là một bộ nhân giống mang những nguồn di truyền mong muốn (gen, tổ hợp gen hay tần suất gen) Đa dạng di truyền (Genetic diversity): biến dị di truyền có mặt trong một quần thể hoặc loài. Đa dạng di truyền (Genetic diversity) là biến dị của sinh vật sống đã di truyền lại qua các thế hệ tạo thành các loài và quần thể thích nghi với môi trường. Các loài và quần thể này tiếp tục thay đổi để thích nghi khi môi trường thay đổi Đa dạng sinh học (Biodiversity): tổng các biến dị giữa các loài hay trong một loài của tất cả các sinh vật sống (Friis-Hansen và Sthapit 2000). Vốn gen (Genepool): tổng số đa dạng di truyền có mặt trong một quần thể đặc thù. Trôi dạt di truyền (Genetic drift): sự thay đổi không thể biết trước về tần xuất allele xảy ra bên trong quần thể nhỏ Xói mòn di truyền (Genetic erosion): mất đa dạng di truyền giữa các quần thể hay trong một quần thể của cùng một loài hoặc giảm nền di truyền của một loài qua thời gian Gen (Gene): một đơn vị chức năng của di truyền, một gen là một đoạn của DNA mang các mã di truyền chức năng, hóa sinh đặc thù trong cơ thể sống hoặc trong phòng thí nghiệm (Friis-Hansen và Sthapit 2000) Kiểu gen (Genotype): sự tổ hợp di truyền của một thực vật, bao gồm tất cả các tính trạng có thể di truyền Dòng gen (Geneflow): sự trao đổi vật chất di truyền giữa các quần thể, sự trao đổi này do phương thức sinh sản ở thực vật hoặc di thực thực vật và vật liệu trồng trọt (như sự phát tán giao tử và hợp tử hoặc do con người phát tán các giống cây trồng mới đến nông dân ) Kiểu hình (Phenotype): toàn bộ đặc điểm của một thực vật, kiểu hình của một thực vật là kết quả tương tác giữa kiểu gen và các điều kiện môi trường, quá trình này có thể tóm tắt bằng công thức tương tác G x E (kiểu gen x môi trường = kiểu hình) Hệ sinh thái nông nghiệp (Agroecosytem): một điểm sản xuất nông nghiệp gồm tất cả hệ sinh vật và các yếu tố môi trường bên trong nó, mỗi yếu tố đều có những chức năng hỗ trợ con người, một hệ ổn định với dòng chu kỳ của vật chất và năng lượng (Gliessman 1998). Nông lâm (Agroforestry): sự hỗn hợp của cây gỗ, cây bụi trong khu vực sản xuất nông nghiệp Hệ thống canh tác (farming system): tất cả các yếu tố của một trang trại tác động qua lại trong một hệ thống, bao gồm con người, cây trồng vật nuôi, thực vật, động thực vật hoang dại, môi trường, xã hội, kinh kế và hệ sinh thái của chúng (Friis-Hansen và Sthapit 2000) Bảo tồn (conservation): là quản lý và sử dụng sinh quyển nhân tạo, do vậy nó có thể cho năng suất và lợi ích ổn định nhất ở các thế hệ nhân, trong khi vẫn duy trì tiềm năng của nó đáp ứng nhu cầu của các thế hệ trong tương lai. Như vậy bảo tồn đảm bảo chắc chắn, giữ gìn, duy trì và sử dụng bền vững, phục hồi và tăng cường môi trường tự nhiên (Friis-Hansen và Sthapit 2000) 19
  20. Bảo tồn ngoại vi (Ex situ conservation): chuyển nguồn gen từ nơi gốc gieo trồng, sinh sống của nó đến nơi khác để bảo tồn trong ngân hàng hạt, đồng ruộng, vườn thực vật, bảo tồn trong In vitro , bảo tồn hạt phấn hay ngân hàng DNA. Bảo tồn nội vi (In situ conservation) có một khái niệm khác nhau như sau: Bảo tồn nội vi (In situ conservation): "Sự bảo tồn hệ sinh thái và các tập tính tự nhiên, duy trì hay lấy lại quần thể độc lập hiện có của loài trong môi trường tự nhiên xung quanh chúng, nơi chúng phát triển và có các thuộc tính phân biệt” (Reid và cs. 1993:305); Bảo tồn In situ nguồn tài nguyên di truyền đã thuần hóa, tập trung trên nông trại nông dân như là một phần của hệ sinh thái hiện có, trong khi các hình thức khác của bảo tồn In situ liên quan đến sinh trưởng của quần thể thực vật hoang dại trong tập tính tự nhiên của chúng (dự trữ di truyền). Bảo tồn nội vi (In situ): được coi là một đặc thù để duy trì các quần thể biến dị trong môi trường canh tác hoặc môi trường tự nhiên của chúng, trong cộng đồng của chúng hình thành, cho phép quá trình tiến hóa tự nhiên xảy ra (Qualset và cs. 1997). Bảo tồn nội vi (In situ): thực hiện để duy trì nguồn tài nguyên di truyền trong điều kiện tự nhiên. Với nguồn tài nguyên di truyền cây trồng, đây là công cụ cho canh tác tiếp theo của nguồn tài nguyên di truyền trong hệ thống canh tác, nơi chúng có thể tiến hóa, nền tảng cơ bản là các trung tâm phát sinh và đa dạng cây trồng của N.I. Vavilop (Brush 1991). Bảo tồn nội vi (In situ): là phương thức tồn trữ trong hệ sinh thái nông nghiệp, nơi chúng phát sinh, các giống trồng trọt địa phương, do người dân sử dụng các phương pháp và tiêu chuẩn chọn lọc của riêng họ tạo thành (FAO 1989; Bommer 1991; Keystone Centre 1991; Louette và Smale 1996). Bảo tồn Nội vi (In situ): của đa dạng sinh học là bảo tồn sự có mặt của nhiều loài trong quần thể hoặc giữa các quần thể, sử dụng trực tiếp trong nông nghiệp hoặc sử dụng là nguồn gen, chúng sinh trưởng phát triển liên tục trong môi trường sống đa dạng như vậy (Brown 2000). Bảo tồn trên nông trại Bảo tồn trên nông trại (On-farm conservation): là quản lý bền vững đa dạng di truyền của các giống cây trồng do địa phương phát triển, liên quan đến loài cỏ hoặc cây hoang dại hình thành trong hệ thống canh tác nông - lâm, làm vườn hay nông nghiệp truyền thống (Maxted và cs. 1997). Bảo tồn trên nông trại (On-farm conservation): một cách tiếp cận của bảo tồn In situ, trồng trọt bảo tồn nguồn tài nguyên di truyền thực vật trên ruộng nông dân Thích nghi (Adaptation): là quá trình tiến hóa của loài thay đổi theo thời gian phù hợp với môi trường sống của chúng Đặc điểm (Character): biểu hiện kiểu hình như là một cấu trúc hoặc thuộc tính chức năng của sinh vật, kết quả của tương tác của một gen hay một nhóm kiểu gen với môi trường (International Board for Plant Genetic Resources- IBPGR 1991). Đặc điểm chỉ thị (Characterization): mức độ của các tính trạng thực vật có khả năng di truyền cao, có thể nhận biết bằng mắt thường rễ ràng và biểu hiện ngang bằng ở tất cả các môi trường để phân biệt kiểu hình. 20
  21. Đặc điểm nông học (Agromorphological characteristic): một tính trạng kiểu hình của thực vật, có thể là hình thái, nông học hay tính trạng sử dụng, được nông dân hay các nhà nông học sử dụng để nhận biết giống cây trồng Tự thụ phấn (Inbreeder): một thực vật tự thụ phấn trong sinh sản sinh học trái ngược với giao phấn Giao phấn (Outbreeder): một thực vật tự bất hợp trong sinh sản, trái ngược với tự thụ phấn Loài (Species): một nhóm hoặc các quần thể tự nhiên có khả năng giao phối, sinh sản cách ly với các nhóm khác (IBPGR 1991) Quần thể (Population): một nhóm cá thể của cùng loài sống trong cùng một vùng sinh thái địa lý (Gliessman 1998) Giống (Variety): một đơn vị phân loại của loài, dưới loài phụ và trong hệ thống phân loại, là một nhóm đồng nhất, bao gồm không có biến động về kiểu hình, đồng nghĩa với cultivar (IBPGR 1991) Giống (Cultivar): một giống trồng trọt được thuần hóa, chọn tạo đồng nghĩa với variety (Friis-Hansen và Sthapit 2000) Giống cây trồng hiện đại (Modern Variety (MV): một giống cây trồng được tạo bởi các nhà tạo giống hiện đại, đồng nghĩa với HYV Giống năng suất cao (High-Yielding Variety (HYV): một giống cây trồng do nhà tạo giống phát triển, thiết kế để đạt năng suất tối đa (thường trong điều kiện đầu tư cao). HYVs thường được khuyến khích bởi các dự án nông nghiệp và đe dọa đến các giống địa phương của cùng loài. Giống bản địa (Landrace): một giống cây trồng được thuần hóa từ loài hoang dại hoặc họ hàng hoang dại của chúng, chưa có chọn lọc và nông dân gieo trồng, nó thích nghi với các điều kiện môi trường địa phương. Giống địa phương (Local variety): là giống cây trồng do người dân chọn lọc bằng phương pháp và theo tiêu chuẩn của họ. Giống địa phương có thích nghi cao với điều kiện địa phương, phù hợp với điều kiện canh tác và thị hiếu tiêu dùng của địa phương đó Giống địa phương thường biểu hiện biến động cao, nhưng là một quần thể có thể nhận biết. Giống địa phương thường có tên địa phương, có các đặc điểm và thuộc tính đặc thù, một số chín sớm và một số chín muộn. Mỗi giống có một đặc điểm nổi bật về sự thích nghi với loại đất đặc thù, phù hợp với phân loại đất theo truyền thống của nông dân nặng-nhẹ, khô-ẩm, ấm-lạnh, tốt-xấu Chúng cũng có thể được phân loại phù hợp với tiêu dùng cây lấy bột, cây lương thực, cây lấy sợi , cây làm thuốc Tất cả các đặc điểm, tính trạng của quần thể là thích nghi với điều kiện khí hậu, canh tác địa phương (Harlan 1975) Họ hàng hoang dại (Wild relative): một loài không trồng trọt có quan hệ với cây trồng mức độ xa hoặc gần (thường là cùng chi). Nó không được sử dụng thông thường trong nông nghiệp nhưng có thể có mặt trong hệ sinh thái (như cỏ trên đồng ruộng hoặc tổ hợp các loại cỏ trên đồng cỏ) Chọn lọc tự nhiên (Natural selection): là chọn lọc sử dụng các yếu tố sinh học và phi sinh học của môi trường, nền tảng cơ bản của tiến hóa, nó có thể hoạt động tại mức gen, tế bào, dòng vô tính, cá thể hay quần thể của loài (IBPGR 1991) 21
  22. Chọn lọc (Selection): bất kỳ một quá trình nào tự nhiên hay nhân tạo làm thay đổi cân bằng một kiểu gen nào đó hoặc nhóm các kiểu gen của thể hệ tiếp theo, thường biểu hiện một kiểu gen khác (IBPGR 1991) Kiến thức bản địa (Indigenous Knowledge) (IK): hiểu biết hoặc truyền thống hiện có trong một cộng đồng địa phương Đánh giá (Evaluation): đánh giá các đặc điểm của thực vật như năng suất, đặc điểm nông sinh học, khả năng chống chịu bất thuận sinh học và phi sinh học, các tính trạng hóa sinh, tế bào, toàn bộ biểu hiện có thể ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường. 1.5 CÁC HỌC THUYẾT VỀ NGUỒN GEN THỰC VẬT Nguồn gen thực vật có tầm quan trọng to lớn, vì thế nó thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại, của các quốc gia và các nhà khoa học trên thế giới tham gia nghiên cứu, thu thập lưu giữ và bảo tồn. Ba nhà thực vật học đã có những đóng góp vĩ đại cho những lý thuyết về nguồn gen thực vật nói chung và nguồn gen cây trồng nói riêng là Augustin-Pyramus de Candolle, Charles Darwin và Nikolai I. Vavilov. Những điểm chính của các học thuyết này tập trung vào nguồn gốc phát sinh loài 1.5.1 Học thuyết “ Dãy biến dị tương đồng” Nikolai I. Vavilov đưa ra lý thuyết về “Dãy biến dị tương đồng(1920)” (Law of Homologous Series in Variation -1920) và lý thuyết “Trung tâm phát sinh cây trồng” (1926) (Centers of Origin of Cultivated Plants -1926). Học thuyết về dãy biến dị tương đồng của N. I. Vavilop là một cơ sở khoa học của thu thập, bảo tốn nguồn gen, cơ sở định hướng cho chọn giống cây trồng. Đặc điểm hay tính trạng tìm thấy ở một loài này có thể tìm thấy ở một loài khác, phụ thuộc vào quan hệ họ hàng của nó. Một nguyên lý chỉ dẫn cho những đặc điểm còn chưa khám phá hoặc chưa tìm thấy trong tự nhiên. Khoa học di truyền phân tử về genome và bản đồ gen đã cung cấp những nền tảng khoa học cho sự đúng đắn của học thuyết này. Những điểm chính của học thuyết - Các loài càng gần nhau thì càng có những biến dị giống nhau - Biến dị xảy ra ở các đặc điểm chung hoặc trong vùng sinh thái đặc thù - Chọn lọc tự nhiên đã tạo ra các kiểu hình đảm bảo phù hợp cho môi trường đặc thù, ví dụ như chống bệnh - Những chứng minh phân tử cũng cho kết quả tương tự 1.5.2 Học thuyết Trung tâm đa dạng di truyền ( Trung tâm phát sinh cây trồng) Augustin-Pyramus de Candolle (1778-1841) nhà thực vật học người Thụy Sỹ đã công bố cuốn sách nổi tiếng “Nguồn gốc của thực vật trồng trọt”, p. 233-236 và p. 387-397, D. Appleton and Company, New York. Đặc biệt là cây táo và cây ngô đã sử dụng rất nhiều kiến thức để xác định nguồn gốc thực vật trồng trọt như: - Sự có mặt của các loài hoang dại - Lịch sử - Tên (ngôn ngữ) - Địa chất - Mẫu biến dị Sau A. Candolle một loạt công trình công bố của Charles Darwin 1809 người Anh như: Nguồn gốc các loài bằng công cụ chọn lọc tự nhiên, Bảo tồn các loài ưa thích trong 22
  23. đấu tranh cho sự sống (1959) "On the Origin of the Species by Means of Natural Selection, or the Preservation of Favoured Races in the Struggle for Life" (1859) hoặc nguồn gốc các loài "The Origin of the Species" N. I. Vavilov đã quan tâm đến nguồn gốc phát sinh thực vật, bởi vì ông quan tâm đến đa dạng di truyền và theo ông chúng có quan hệ với nhau. Năm 1926 ông đã viết một bài luận về nguồn gốc thực vật trồng trọt (Origin of Cultivated Plants) và đề nghị một xác định mức độ tin cậy đối với trung tâm phát sinh cây trồng bằng phân tích mô hình biến dị. Vùng địa lý có đa dạng nguồn gen lớn nhất là vùng phát sinh thực vật, điều này đặc biệt đúng nếu diến dị được điều khiển bởi gen trội và nếu vùng đó cũng chứa loài hoang dại của cây trồng đó. Ông đã đề xuất 8 trung tâm phát sinh cây trồng và một số trung tâm phụ, những phát minh của ông được thừa nhận rộng rãi đến ngày nay. Sau đó ông cũng phát triển phân loại nhóm vùng sinh thái, sử dụng các tính trạng phản ứng với độ dài ngày, lạnh, bệnh và thích nghi với môi trường đặc thù N. I. Vavilov cho rằng: quy luật locus cơ bản của nguồn gen cây trồng là ở các vùng núi, biểu hiện bởi sự có mặt của các allel trội. Trong cuốn sách (The Phytogeographical Basis for Plant Breeding (N. I. Vavilov 1935), ông đã tóm tắt và nhóm các trung tâm thành 8 trung tâm chính như sau: Hình 1-5 : Trung tâm phát sinh cây trồng của N.I.Vavilop (Nguồn: Jack R. Harlan. 1992) Những loài cây trồng chủ yếu có nguồn gốc phát sinh sơ cấp hoặc thứ cấp từ các trung tâm trên gồm: Trung tâm Trung Quốc (1) 1) Mạch trần (Avena nuda), trung tâm thứ cấp 2) Đậu thương (Glycine max.) 3) Đậu Adzuki (Vigna angularis) 4) Đậu thường (Phaseolus vulgaris) , dạng lặn, trung tâm thứ cấp Trúc (Phyllostachys spp.) 5) Mustard lá (Brassica juncea) trung tâm thứ cấp 6) Đào (Prunus persica) 7) Chanh (Citrus sinensis) 8) Vừng (Sesamum indicum), nhóm địa phương , thấp cây, trung tâm thứ cấp 23
  24. 9) Chè (Tea sinensis) Trung tâm Ấn Độ (2) 1) Lúa (Oryza sativa) 2) Kê (Eleusine coracana) 3) Đậu mỏ (Cicer arietinum) 4) Đậu bướm (Vigna aconitifolia) 5) Đậu nho nhe (Vigna umbellate) 6) Đậu ngựa (Macrotyloma uniflorum) 7) Đậu măng (Vigna unguiculata) 8) Cà tím (Solanum melongena) 9) Cải củ đuôi chuột (Raphanus caudatus) 10) Khoai sọ (Colocasia antiquorum) 11) Dưa chuột (Cucumis sativus) 12) Bông (Gossypium arboretum), 2X 13) Đay (Corchorus capsularis) 14) Hồ tiêu (Piper nigrum) 15) Chàm (Indigofera tinctoria) Trung tâm Indo-Malaya (2a) 1) Củ từ (Dioscorea spp.) 2) Bưởi (Citrus maxima) 3) Chuối (Musa spp.) 4) Dừa (Cocos nucifera) Trung tâm Trung Á (3) 1) Lúa mỳ làm bánh (Triticum aestivum), bread wheat 2) Lúa mỳ gậy ( Triticum compactum), club wheat 3) Lúa mỳ nổ (Triticum sphaerococcum), shot wheat 4) Mạch đen (Secale cereale), trung tâm thứ cấp 5) Đậu Hà Lan (Pisum sativum) 6) Đậu lăng (Lens culinaris) 7) Đậu mỏ (Cicer arietinum) 8) Vừng (Sesamum indicum), trung tâm sơ cấp 9) Lanh (Linum usitatissimum), trung tâm sơ cấp 10) Hoa rum (Carthamus tinctorius), trung tâm sơ cấp 11) Cà rốt (Daucus carota) 12) Củ cải (Raphanus sativus), radish , trung tâm sơ cấp 13) Lê (Pyrus communis) 14) Táo (Pyrus malus) 15) Cây óc chó (Juglans regia) Trung tâm Cận Đông (4) 1) Lúa mỳ (Triticum monococcum), einkorn wheat 2) Lúa mỳ cứng (Triticum durum), durum wheat 3) Lúa mỳ (Triticum turgidum), Poulard wheat 4) Lúa mỳ không râu (Triticum aestivum), một trung tâm sơ cấp 5) Mạch hai hàng (Hordeum vulgare) , giống bản địa 6) Mạch đen (Secale cereale) 7) Yến mạch đỏ (Avena byzantina) 8) Đậu mỏ (Cicer arietinum), trung tâm thứ cấp 9) Đậu lăng (Lens culinaris), một nhóm lớn giống bản địa 24
  25. 10) Đậu Hà Lan (Pisum sativum), giống bản địa 11) Linh lăng xanh (Medicago sativa) 12) Vừng (Sesamum indicum), một nhóm sinh thái riêng biệt 13) Lanh (Linum usitatissimum), rất nhiều giống bản địa 14) Dưa (Cucumis melo) 15) Hạnh nhân (Amygdalus communis) 16) Sung (Ficus carica) 17) Lựu (Punica granatum) 18) Nho (Vitis vinifera) 19) Mơ (Primus armeniaca), trung tâm sơ cấp Trung tâm Địa Trung Hải (5) 1) Lúa mỳ cứng (Triticum durum) 2) Yên mạch vỏ (Avena strigosa) 3) Đậu ván (Vicia faba) 4) Bắp cải (Brassica oleracea) 5) Ô liu (Olea europaea) 6) Rau diếp (Lactuca sativa) Trung tâm Abyssinia (6) 1) Lúa mỳ cứng (Triticum durum) 2) Lúa mỳ (Triticum turgidum), Poulard wheat (an exceptional wealth of forms) 3) Lúa mỳ (Triticum dicoccum), Emmer wheat 4) Lúa mạch (Hordeum vulgare), barley (an exceptional diversity of forms) 5) Đậu mỏ (Cicer arietinum), trung tâm sơ cấp 6) Đậu lăng (Lens culinaris), trung tâm sơ cấp 7) Kê ngón (Eleusine coracana), finger millet 8) Đậu Hà Lan (Pisum sativum), trung tâm sơ cấp 9) Lanh (Linum usitatissimum), trung tâm sơ cấp 10) Vừng (Sesamum indicum), trung tâm gốc 11) Đậu dầu (Ricinus communis), trung tâm sơ cấp 12) Cà phê (Coffea Arabica) Trung tâm Nam Mexico và Trung Mỹ (7) 1) Ngô (Zea mays) 2) Đậu thường (Phaseolus vulgaris) 3) Ớt (Capsicum annuum) 4) Bông núi (Gossypium hirsutum) 5) Gai dầu (Agave sisalana) 6) Bí đỏ, bí xanh (Cucurbita spp) Trung tâm Nam Mỹ (Peru, Ecuador, Bolivia) (8) 1) Khoai lang (Ipomoea batatas) 2) Khoai tây (Solanum tuberosum) 3) Đậu lima (Phaseolus lunatus) 4) Cà chua (Lycopersicon esculentum) 5) Bông hải đảo (Gossypium barbadense) (4X) 6) Đu đủ (Carica papaya) 7) Thuốc lá (Nicotiana tabacum) Trung tâm Chiloe (8a) 1) Khoai tây (Solanum tuberosum) Trung tâm Brazil and Paraguay (8b) 25
  26. 1) Sắn (Manihot utilissima) 2) Lạc (Arachis hypogaea) 3) Cacao (Theobroma cacao), trung tâm thứ cấp 4) Cao su (Hevea brasiliensis) 5) Dứa (Ananas comosus) Trong bài giảng (gồm 47 chủ đề) của Jules Janick, 2005 trường Đại học Purdue University, Hoa Kỳ đã chi tiết các Trung tâm phát sinh cây trồng của N. I. Vavilop bao gồm các loài cây trồng chính ở mỗi Trung tâm. Cây trồng vùng Viễn Đông (Far Eastern Crops) 1) Đậu Adsuki (Vigna angularis) 2) Chuối vàng (Musa cavendishii) 3) Chuối đỏ (M. Paradisiaca) 4) Chuối xanh (M. Sapientum) 5) Đậu tương (Glycine hispida) 6) Dừa(Cocos nucifera) 7) Kê Panicum miliaceum 8) Củ từ (Dioscorea spp.) 9) Mía (Saccharum sinense) 10) Lúa(Oryza sativa) Trung tâm Trung Quốc: là Trung tâm độc lập lớn nhất, bao gồm các vùng núi Trung và Tây Trung Quốc và những vùng đất thấp liền kề, với tổng số 136 loài bản địa trong có có một số loài cây trồng rất quan trọng. Cây ngũ cốc và cây họ đậu 1) Kê bông ngô (Panicum miliaceum) 2) Kê Ý (Panicum italicum) 3) Kê Nhật Bản (Panicum frumentaceum) 4) Cao Lương (Andropogon sorghum) 5) Kiều mạch (Fagopyrum esculentum) 6) Lúa mạch trấu nhỏ (Hordeum hexastichum) 7) Đậu tương (Glycine hispida) 8) Đậu Adzuki (Phaseolus angularis) 9) Đậu nhung (Stizolobium hassjoo) Cây lấy rễ, củ và cây rau 1) Củ từ Trung Quốc (Dioscorea batatas) 2) Radish (Raphanus sativus) 3) Cải Trung Quốc (Brassica chinensis, B. pekinensis) 4) Hành ( Allium chinense, A. fistulosum, A. pekinense) 5) Dưa chuột (Cucumis sativus) Cây ăn quả và quả hạch 1) Lê ( Pyrus serotina, P. ussuriensis) 2) Táo Trung Quốc (Malus asiatica) 3) Đào (Prunus persica) 4) Mơ (Prunus armeniaca) 5) Anh đào ( Prunus pseudocerasus) 6) Óc chó (Juglans sinensis) 7) Vải (Litchi chinensis) Cây lấy đường, làm thuốc và cây lấy sợi 1) Mía (Saccharum sinense) 26
  27. 2) Anh túc (Papaver somniferum) 3) Sâm (Panax ginseng) 4) Long não (Cinnamomum camphora) 5) Gai dầu (Cannabis sativa) Trung tâm Ấn Độ: Vùng này có hai trung tâm phụ(2) Trung tâm chính (2a) (Hindustan): gồm Assam và Burma, không bao gồm Bắc Ấn Độ và Punjab, các tỉnh biên giới miền Bắc.Trung tâm này có 117 loài bản địa. Cây ngũ cốc và cây họ đậu 1) Lúa (Oryza sativa) 2) Đậu mỏ (Cicer arietinum) 3) Đậu chim (Cajanus indicus) 4) Đậu Urd (Phaseolus mungo) 5) Đậu xanh (Phaseolus aureus) 6) Đậu nho nhe (Phaseolus calcaratus) 7) Đậu bò (Vigna sinensis) Rau và cây lấy củ 1) Cà tím (Solanum melongena) 2) Dưa chuột (Cucumis sativus) 3) Radish (Raphanus caudatus) (pods eaten) 4) Khoai sọ (Colocasia antiquorum) 5) Củ mỡ (Dioscorea alata) Cây ăn quả 1) Xoài (Mangifera indica) 2) Cam (Citrus sinensis) 3) Quýt (Citrus nobilis) 4) Chanh yên (Citrus medica) 5) Me (Tamarindus indica) Cây lấy đường, dầu và cây lấy sợi 1) Mía ( Saccharum officinarum) 2) Cọ dầu (Cocos nucifera) 3) Vừng (Sesamum indicum) 4) Hướng dương (Carthamus tinctorius) 5) Bông ( Gossypium arboretum) 6) Bông phương đông (Gossypium nanking) 7) Đay (Corchorus capsularis) 8) Lục lạc (Crotalaria juncea) 9) Dâm bụt (Hibiscus cannabinus) Cây gia vị, kích thích, nhuộm màu và các loài khác 1) Gai dầu (Cannabis indica) 2) Hồ tiêu (Piper nigrum) 3) Gôm Ai Cập (Acacia arabica) 4) Đàn hương ( Santalum album) 5) Chàm (Indigofera tinctoria) 6) Quế (Cinnamomum zeylanticum) 7) Khổ sâm (Croton tiglium) 8) Tre nứa (Bambusa tulda) Trung tâm Indo-Malayan (2b): Có 55 loài cây: Ngũ cốc và họ đậu 27
  28. 1) Bo bo “Job’s tears” (Coix lacryma) 2) Đậu nhung (Mucuna utilis) Cây ăn quả 1) Bưởi chùm (Citrus grandis) 2) Chuối (Musa cavendishii, M. paradisiaca,H. Sapientum) 3) Mít hột (Artocarpus communis) 4) Măng cụt (Garcinia mangostana) Cây lấy đường, dầu, gia vị và cây có sợi 1) Quả lai ( Aleurites moluccana) 2) Cọ dầu ( Cocos nucifera) 3) Mía (Saccharum officinarum) 4) Cỏ ba lá (Caryophyllus aromaticus) 5) Đậu khấu ( Myristaca fragrans) 6) Hồ tiêu (Piper nigrum) 7) Chuối sợi (Musa textiles) Các cây trồng Cận Đông 1) Đậu lăng(Lens culinaris) 2) Đậu mỏ (Cicer arietinum) 3) Cây mận (Prunus cerasifera) 4) O lưu (Olea europaea) 5) Lúa mạch (Hordeum vulgare) 6) Óc chó (Juglans regia) 7) Quả hạnh (Amygdalus communis) 8) Mơ (Primus armeniaca) 9) Chà là (Phoenix dactylifera) 10) Lúa mì(Triticum aestivum) 11) Sung (Ficus carica) Trung tâm Trung Á (3): Gồm Bắc Ấn Độ, Afghanistan, Tadjikistan, Uzbekistan, và miền Tây Tian-Shan. Có 43 loài và rất nhiều lúa mỳ. Cây lấy hạt và đậu 1) Lúa mỳ thường ( Triticum vulgare) 2) Lúa mỳ bông dày (Triticum compactum) 3) Lúa mỳ đốm (Triticum sphaerocoecum) 4) Đậu (Pisum sativum) 5) Đậu lăng (Lens esculenta) 6) Đậu ngựa (Vicia faba) 7) Đậu mỏ (Cicer arientinum) 8) Đậu xanh (Phaseolus aureus) 9) Mustard (Brassica juncea) 10) Lanh (Linum usitatissimum) 11) Vừng ( Sesamum indicum) Cây lấy sợi 1) Gai (Cannabis indica) 2) Bông (Gossypium herbaceum) Cây rau 1) Hành (Allium cepa) 2) Tỏi (Allium sativum) 3) Spinach ( Spinacia oleracea) 28
  29. 4) Cà rốt (Daucus carota) Cây ăn quả 1) Hồ chăn (Pistacia vera) 2) Lê (Pyrus communis) 3) Hạnh (Amygdalus communis) 4) Nho (Vitis vinifera) 5) Táo (Malus pumila (M. sieversii) Trung tâm cân Đông (4): Bao gồm phần nhỏ của Châu Á , toàn bộ dãy Cáp Ca, Iran, và cao nguyên Turkmenistan. Vùng này có 83 loài Cây có hạt và cây họ đậu 1) Lúa mỳ Einkorn ( Triticum monococcum) (2n = 14) 2) Lúa mỳ cứng (Triticum durum) (2n = 28) 3) Lúa mì Ba lan ( Triticum turgidum) (2n = 28) 4) Lúa mỳ thường (Triticum vulgare) (2n = 42) 5) Lúa mỳ phương Đông (Triticum orientale) 6) Lúa mỳ Ba Tư (Triticum persicum) (2n = 28) a. Triticum timopheevi (2n = 28) b. Triticum macha (2n = 42) c. Triticum vavilovianum, branched (2n = 42) 7) Lúa mạch 2 râu (Hordeum distichum, H. nutans) 8) Lúa mạch đen (Secale cereale) 9) Yến mạch Địa Trung Hải (Avena byzantina) 10) Yến mạch thường (Avena sativa) 11) Đậu lăng (Lens esculenta) 12) Đậu Lupine (Lupinus pilosus, L. albus) Cây thức ăn gia súc 1) Cỏ linh lăng (Medicago sativa) 2) Cỏ ba lá (Trifolium resupinatum) 3) Cỏ Ca ri (Trigonella foenum graecum) 4) Đậu tằm (Vicia sativa) 5) Đậu tằm lông (Vicia villosa) Cây ăn quả 1) Sung (Ficus carica) 2) Lựu (Punica granatum) 3) Táo (Malus pumilo) một trong các trung tâm 4) Lê (Pyrus communis) and others 5) Mộc qua (Cydonia oblonga) 6) Anh đào (Prunus cerasus) 7) Táo gai (Crataegus azarolus) Trung tâm Địa Trung Hải (5): Bao gồm xung quanh biển Địa Trung Hải , vùng này có 84 loài quan trọng có Ô lưu, rau và cỏ. Ngũ cốc và cây họ đậu 1) Lúa mỳ cứng (Triticum durum expansum) 2) Lúa mỳ kiến (Triticum dicoccum ) 3) Lúa mỳ Ba Lan ( Triticum polonicum) 4) Lúa mỳ spenta ( Triticum spelta) 5) Yến mạch Địa Trung Hải (Avena byzantina) 6) Yến mạch cát (Avena brevis) 29
  30. 7) Cỏ Canarygrass (Phalaris canariensis) 8) Đậu cỏ (Lathyrus sativus) 9) Đậu Hà Lan hạt rộng ( Pisum sativum) 10) Đậu Lupine (Lupinus albus) and others Cây thức ăn gia súc 1) Cỏ bao lá Ai Cập (Trifolium alexandrinum) 2) Cỏ ba lá trắng (Trifolium repens) 3) Cỏ ba lá đỏ thẫm (Trifolium incarnatum) 4) Cỏ Serradella (Ornithopus sativus) Cây có dầu là cây lấy sợi 1) Lanh (Linumusitatissimum) và hoang dại (L. angustifolium ) 2) Cải dầu (Brassica napus) 3) Mù tạt đen (Brassica nigra) 4) Oliu (Olea europaea) Cây rau 1) Củ cải đường vườn ( Beta vulgaris) 2) Cải bắp (Brassica oleracea) 3) Turnip (Brassica campestris, B. Napus) 4) Rau diếp (Lactuca sativa) 5) Măng tây (Asparagus officinalis) 6) Cần tây (Apium graveolens) 7) Diếp xoăn (Cichorium intybus) 8) Củ cải vàng (Pastinaca sativa) 9) Đại hoàng (Rheum officinale) Cây có dầu và cây gia vị 1) Cây Carum (Carum carvi) 2) Cây hồi (Pimpinella anisum) 3) Húng tây (Thymus vulgaris) 4) Bạc hà cay (Mentha piperita) 5) Ngải đắng (Salvia officinalis) 6) Hupblông (Humulus lupulus0 Trung tâm Abixini (6): (=Ethiopia) và một phần Somali. Là Trung tâm có 38 loài Cây có hạt và cây họ đậu 1) Lúa mỳ cứng (Abyssinian, Triticum durum abyssinicum) 2) Lúa mỳ Ba Lan ( Triticum turgidum abyssinicum) 3) Mỳ kiến (Triticum dicoccum abyssinicum) 4) Lúa mỳ Ba Lan (Triticum polonicum abyssinicum) 5) Lúa mạch ( Hordeum sativum) (loại hình rất đa dạng) 6) Lúa miến hạt (Andropogon sorghum) 7) Kê trân châu (Pennisetum spicatum) 8) Kê Châu Phi ( Eleusine coracana) 9) Đậu bò (Vigna sinensis) 10) Lanh ( Linum usitatissimum) Loài khác 1) Vừng ( Sesamum indicum),trung tâm sơ cấp 2) Đậu hải ly (Ricinus communis),một trung tâm 3) Cải xoong vườn ( Lepidium sativum) 4) Cà phê (Coffea arabica) 30
  31. 5) Mướp tây (Hibiscus esculentus) 6) Nhựa thơm (Commiphora abyssinicia) 7) Chàm ( Indigofera argente) Trung tâm Nam Mexican và Trung Mỹ: Gồm miền Nam Mexico, Guatemala, Honduras và Costa Rica. Cây có hạt và đậu 1) Ngô (Zea mays) 2) Đậu thường (Phaseolus vulgaris) 3) Đậu Lima (Phaseolus lunatus) 4) Đậu Tepary (Phaseolus acutifolius) 5) Đậu mít (Canavalia ensiformis) 6) Rau giền hạt (Amaranthus paniculatus leucocarpus ) Cây bầu bí 1) Bầu Malabar (Cucurbita ficifolia) 2) Bí ngô đông (Cucurbita moshata) 3) Su su (Sechium edule) Cây lấy sợi 1) Bông cạn (Gossypium hirsutum) 2) Bông Bourbon (Gossypium purpurascens) Cây khác 1) Khoai lang (Ipomea batatas) 2) Hoàng tinh (Maranta arundinacea) 3) Hồ tiêu (Capsicum annuum, C. Frutescens) 4) Đu đủ (Carica papaya) 5) Ổi (Psidium guayava) 6) Điều (Anacardium occidentale) 7) Anh đào dại (Prunus serotina) 8) Cochenial (Nopalea coccinellifera) 9) Ngô anh đào (Lycopersicum cerasiforme) 10) Cacao (Theobroma cacao) 11) Thuốc lá (Nicotiana rustica) Trung tâm Nam Mỹ (8): (62 danh mục cây trồng) Ba trung tâm phụ: Cây có củ 1) Khoai tây Andean (Solanum andigenum) (2n = 96) 2) Các loài khoai tây trồng: 14 hoặc hơn số nhiễm sắc thể của loài 2n từ 24 – 60 3) Khoai tây không độc (Tropaeolum tuberosum) vùng ven biển Peru và vùng nhiệt đới Á nhiệt đới không tưới của Ecuador, Peru và Bolivia Cây lấy hạt và cây họ đậu 1) Ngô bột (Zea mays amylacea) 2) Đậu Lima (Phaseolus lunatus),trung tâm thứ cấp 3) Đậu thường (Phaseolus vulgaris), trung tâm thứ cấp Cây lấy củ rễ 1) Chuối hoa (Canna edulis) 2) Khoai tây (Solanum phureja) (2n = 24) Cây rau 1) Cà chua (Lycopersicum esculentum) 2) Anh đào đất (Physalis peruviana) 3) Bí ngô (Cucurbita maxima) 31
  32. 4) Ớt (Capsicum frutescens) Cây lấy sợi 1) Bông Ai Cập (Gossypium barbadense) Cây ăn quả và cây khác 1) Hoa say (Passiflora ligularis) 2) Ổi (Psidium guajava) 3) Ký ninh (Cinchona calisaya) 4) Thuốc lá (Nicotiana tabacum) Trung tâm Chiloe (8b) 1) Cà chua thường (Solanum tubersum)(2n = 48) 2) Dâu tây dại (Fragaria chiloensis) Trung tâm Brazilian-Paraguayan (8c) 1) Sắn (Manihot utilísima) 2) Lạc (Arachis hypogaea) 3) Cao su (Hevea brasiliensis) 4) Dứa (Ananas comosa) 5) Giẻ Brazil(Bertholletia excelsa) 6) Điều(Anacardium occidentale) 7) Dưa gang tía(Passiflora edulis) 1.6 CÁC TRUNG TÂM BẢO TỒN NGUỒN GEN THẾ GIỚI Bảo tồn nguồn tài nguyên di truyền thực vật, tập trung lớn nhất trong mạng lưới của IPGRI. Mạng luới có sự tham gia của các quốc gia và các cơ quan nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế cây mận Bảng 1-2: Các Trung tâm nông nghiệp Quốc tế (IARCs) trong nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế Từ viết Cơ quan Năm Các chương trình nghiên Cơ quan tại tắt thành cứu nước lập IRRI Viện nghiên cứu lúa Quốc tế 1960 Lúa Philippines (International Rice Research Institute)(IRRI) CIMMYT Trung tâm cải tiến ngô và lúa mỳ 1964 Ngô, lúa mỳ, lúa mạch và Mexico Quốc tế triticale* (International Maize and Wheat Improvement Centre) (CIMMYT) IITA Viện nghiên cứu Nông nghiệp 1965 Ngô, lúa, đậu bò, khoai làng Nigeria Nhiệt đới , củ mỡ, sắn (International Institute of Tropical Agriculture) (IITA) CIAT Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới 1968 Sắn, đậu, lúa, cỏ thức ăn gia Colombia (Centre Internacional de Agricultura súc Tropical) WARDA Hiệp hội phát triển lúa Tây Phi 1971 Lúa Ivory Coast (West Africa Rice Development Association) CIP Trung tâm cây có củ Quốc tế 1972 Khoai tây và cây có củ khác Peru (International Potato Centre) ICRISAT Viện nghiên cứu cây trồng vùng 1972 Đậu mỏ, đậu ngọc India Nhiệt đới bán khô hạn (pigeonpea), kê, cao lương, 32
  33. (International Crops Research Institute for the lạc Semi-Arid Tropics) IBPGR UB nguồn tài nguyên di truyền 1974 Nguồn tài nguyên di truyền Italy thực vật Quốc tê thực vật (International Board for Plant Genetic Resources) ICARDA Trung tâm nghiên cứu nông 1976 Lúa mỳ, lúa mạch, đậu faba, Syria nghiệp vùng khô hạn đậu lăng, đậu mỏ cây thức (International Centre for Agricultural ăn gia súc và triticale Research in the Dry Areas) (CIARD) ISNAR Cơ quan hỗ trợ nghiên cứu nông 1980 Nghiên cứu nông nghiệp Netherlands nghiệp Quốc tế quốc gia (International Service for National Agricultural Research) Ghi chú: Triticale × Triticosecale) là loài lai giữa lúa mỳ (Triticum) và lúa mạch đen (Secale) Bảng 1- 3 : Số mẫu nguồn gen lưu giữ tại các cơ quan nghiên cứu quốc tế (van Sloten, 1990a) Tổ chức Số mẫu nguồn gen CIAT 66.000 CIMMYT 70.000 CIP 12.000 ICARDA 87.000 ICRISAT 96.000 IITA 36.000 ILCA 9.000 IRRI 83.000 WARDA 6.000 466.000 35% Ghi chú: Tổng số mẫu nguồn gen đang lưu giữ toàn cầu ước khoảng 2.600.000; số mẫu nguồn gen duy nhất trên toàn thế giới 1.050.000 mẫu năm 1981 đến nay ước khoảng 1.300.000 mẫu. Bảng 1-4: Nguồn gen cây lương thực (Anderson et al., 1988) Cây trồng Số mẫu trong ngân Số mẫu khác % vật liệu di truyền Mức độ bị đe hàng gen chính biệt đã thu thập dọa (1000) (1000) Cây Hoang dại trồng Lúa mỳ 400 125 95 60 Trung bình Lúa 200 70 70 10 Trung bình Ngô 70 60 90 n.e.* n.a. Lúa mạch 250 50 40 10 Trung bình Lúa miến 90 20 80 10 cao 33
  34. Đậu 65 33 50 10 Trung bình/thấp Lạc 33 10 70 50 Thấp Khoai lang 8 3 60 1 Cao Khoai tây 42 30 95 n.e. Thấp Đậu đũa 18 12 75 1 Cao Source: IBPGR 1984; n.a. Không đủ thông tin; n.e. không ước tính 1.7 BẢO TỒN NGUỒN GEN CỦA VIỆT NAM Nguồn tài nguyên di truyền thực vật của Việt Nam rất đa dạng do đặc điểm điều kiện sinh thái, địa hình và dân tộc. Việt nam chia thành 8 vùng sinh thái, mỗi vùng có điều kiện địa hình, đất đai, thổ nhưỡng và khí hậu khác nhau đã hình thành nên các thảm thực vật và loài thực vật phong phú và đa dạng. Theo các tài liệu thống kê (tré de Groombridge,1992), Việt Nam là một trong 25 nước có mức đa dạng sinh học cao nhất thế giới với dự tính có 20.000 đến 30.000 loài thực vật. Theo Nguyễn Nghĩa Thìn,1997 tổng số các loài thực vật toàn quốc là 11.373 loài của 2.524 chi và 378 họ thuộc 7 ngành. Vùng Tây Bắc và Đông Bắc Bộ có địa hình núi cao, có 4 mùa rõ rệt trong năm, mùa đông lạnh nhiệt độ thấp thích hợp với một số loài cây Á nhiệt đới như lê, đào, mận. Địa hình núi cao phân chia thành các tiểu vùng như huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai, huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu một số loài cây cây ăn quả, hoa ôn đới cũng sinh trưởng phát triển ở vùng này. Một số loài cây thuốc đặc hữu, quý hiếm ở điều kiện sinh thái Sapa như thảo quả (Amomum tsao-ko Crev.et Lem) Vùng đồng bằng Bắc Bộ phì nhiêu, đa dạng của các loài cây lương thực như lúa, ngô, khoai lang. Ngoài ra đồng bằng Bắc Bộ còn đa dạng nhất nguồn gen cây ăn quả địa phương và nhập nội như cây vải (Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Pham Ngọc Liễu, 2004) Hình 1-7 : Các vùng sinh thái ở Việt Nam 34
  35. Vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung bộ là vùng chịu ảnh hưởng của gió Lào, khô và nóng và phân chia thành các tiểu vùng khá rõ, tiểu vùng phía tây dãy núi trường sơn, độ dốc lớn, thảm thực vật đa dạng hơn vùng ven biển. Nguồn gen vùng ven biển phong phú các loài có khả năng chịu hạn, mặn điển hình. Ví dụ giống lúa lốc Nghệ An là địa phương có khả năng chịu hạn và phục hồi sau hạn cao, nguồn gen quý cho chọn tạo giống chịu hạn và mặn. Vùng Đông Nam Bộ là vùng điển hình khô hạn của Việt Nam, những cây trồng đặc thù chịu hạn như điều, cao su có nguồn gen đa dạng nhất trong cả nước Vùng Tây nguyên là quê hương của các cây công nghiệp, các giống cây lương thực, cây lấy hạt có nhiều đặc điểm và tính trạng quý đặc biệt khả năng chịu hạn. Tây Nguyên hiện là một trong vùng đa dạng nhất của cả nước Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long thảm thực vật, cây lương thực và các loài thực vật đặc trưng của đất ngập nước. Ngày nay, do nhiều nguyên nhân như sự tăng dân số, nhu cầu lương thực và nhu cầu khác của con người ngày càng tăng dẫn đến khai thác rừng và các nguồn tài nguyên một cách quá mức, thiên tai, dịch bệnh và sự phát triển nhanh của các giống cây trồng mới có năng suất cao dẫn đến nguồn tài nguyên di truyền ở nhiều vùng sinh thái đã suy giảm nghiêm trọng. Suy giảm nhanh và mức độ mạnh nhất là các vùng đồng bằng, nơi có điều kiện canh tác thuận lợi, mật độ dân số cao, điều kiện kinh tế phát triển. Nông dân có khả năng đầu tư cao để sử dụng các giống cây trồng cải tiến và giống lai. Những vùng khó khăn, canh tác nhờ nước trời, nông dân nghèo, khả năng đầu tư thấp do vậy mức độ đa dạng cây trồng, đặc biệt là các giống bản địa và giống địa phương có mức đa dạng cao hơn vùng khác. Ví dụ mức độ đa dạng nguồn gen thực vật tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên khảo sát năm 2003 trình bày trong bảng 1-5: Bảng 1-5: Khảo sát nguồn gen thực vật tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên ( Số liệu điều tra tại 6 xã của huyện Điện Biên năm 2003) STT Tên Việt nam Tên khoa học Số hộ trồng 1 Hành ta Allium ascalonicum L. 45 2 Hành củ Allium cepa L. 12 3 Hành hoa Allium fistulosum L. 15 4 Tỏi Allium sativum L. 18 5 Hẹ Allium tuberusum Rottl. Và Spreng. 10 6 Dứa gai Ananas comosus (L.) Merr 16 7 Bình bát Annona reticulata L. 2 8 Lạc Arachis hypogaea L. 25 9 Cau Areca catechu L. 8 10 Mít Artocarpus melinoxyla Gagn. 25 11 Cải bắp Brassica capitata L. 6 12 Cải bẹ trắng Brassica chinensis L. 50 13 Su hào Brassica gemmifera Zink. 20 14 Cải bẹ xanh Brassica juncea L. 24 15 Dong riềng Canna edulis Ker 15 16 Ớt chỉ thiên Capsicum facsiculatum Bail. 21 17 Đu đủ Carica papaya L. 47 18 Riềng Catimbium muticum (Roxb.) Holtt. 6 19 Vú sữa Chrysanthemum coronarium L. 2 20 Cải cúc Chrysanthenum coronarium L. 4 21 Chanh ta Citrus aurantifolia Sw. 11 35
  36. 22 Bưởi Citrus grandis L. 9 23 Chanh yên (tây) Citrus limon (L.) Burm 6 24 Cam núi Citrus macroptera Montr. 7 25 Cam sành Citrus nobilis Lour 3 26 Quýt Citrus reticulata Blco. 2 27 Tía tô Coleus scutellaroides Benth 16 28 Khoai môn nước Colocassia esculenta (L.) Schott 14 29 Dưa leo Cucumis sativus L. 11 30 Bí đỏ cuống tròn Cucurbita maxima L. 35 31 Bí rợ Cucurbita moschata Duch. 41 32 Bí đỏ Cucurbita pepo L. 47 33 Nghệ Curcuma domestica L. 13 34 Sả Cymbopogon citratus L. 4 35 Nhãn Dimocarpus longan var.local Lour. 19 36 Củ mỡ Dioscorea alata L. 9 37 Củ từ Dioscorea esculenta (Lour.) Burk 7 38 Củ mài Dioscorea persimilis Prain & Burkill 8 39 Rau ngổ Enydra fluctuans 12 40 Kinh giới Esholigia ciliata L. 11 41 Si Ficus benjamina L. 5 42 Sung lông Ficus drupacea Corner 2 43 Ngái Ficus maliformis King. 4 44 Sung Ficus rasemosa L. 7 45 Sung xanh Ficus virens Ait. 1 46 Đậu nành Glycine max (L.) Merr 34 47 Rau giấp cá Houttuynia cordata Thunb. 17 48 Rau muống Ipomoca aquatica Forssk. 5 49 Khoai lang Ipomoea batatas Lamk. 3 50 Đậu ván Lablab purpureus (L.) Sweet sub sp. 24 51 Bầu Lagenaria siceraria (Mol.) Stadley 39 52 Vải Litchi sinensis Radlk. 4 53 Trứng gà Lucuma mammosa Gaertn 9 54 Mướp khía Luffa acutagula (L.) 12 55 Cà chua Lycopersicon carasiforme Alef. 15 56 Cà chua thóc Lycopersicon esculentum commune Alef. 9 57 Xoài Mangifera indica L. 11 58 Sắn Manihot esculenta Grantz 27 59 Hồng xiêm Manilkara achras (Mill) Fosb. 8 60 Mướp đắng Momordica charantia 24 61 Gấc Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng 15 62 Dâu ta Morus australis Poir. 17 63 Đậu mèo Mucuna cochinchinensis (Lour.) Merr 26 64 Chuối Musa sp. 51 65 Húng quế Ocimum basilicum L. 13 66 Hương nhu Ocimum gratissimum L. 7 67 Lúa Oryza sativa L. 130 68 Củ đậu Pachirhizus erosus L. 18 69 Mơ lông Paederia lanuginosa Wall. 3 36
  37. 70 Mơ leo Paederia scandens (Lour.) Merr. 7 71 Me rừng Phyllanthus emblica L. 3 72 Trầu không Piper betle L. 3 73 Lá lốt Piper lolot C. 15 74 Rau răm Polygonum odoratum Lour. 11 75 Đinh lăng Polyscias fruticosa (L.) Harms 9 76 Mơ Prunus armeniaca L. 4 77 Ổi Psidium gujava L. 21 78 Đậu rồng Psophocarpus tetragonolobus L. 19 79 Sắn dây Pueraria thomsoni Benth 12 80 Lựu Punica granatum L. 3 81 Cải củ Raphanus sativus L. 23 82 Hoa hồng Rosa chinensis Jacq. 9 83 Su su Secchium edule (Jacq.) Swartz. 4 84 Mía Shaccharum officinarum L. 12 85 Cà dái dê (tím) Solanum melongena L. 19 86 Cà pháo Solanum undatum L. 15 87 Me Tamarindus indica L. 4 88 Dưa núi Trichosanthes cucumerina L. 17 89 Đậu xanh Vigna radiata L. 29 90 Đậu nho nhe Vina umbellata (Thunb.) Ohwi & Ohashi var. 42 91 Khoai mùng Xanthosoma sagittifilium L. 11 92 Ngô Zea mays 112 93 Gừng Zingiber officinale Roscoe 13 94 Táo ta Ziziphus manritiana (Lamk.) 6 Nguồn : Vũ Văn Liết, Đồng Huy Giới,2003 Kết quả khảo sát và thu thập cho thấy mức độ đa dạng phụ thuộc vào những yếu tố chủ yếu sau: + Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội : các xã xa trung tâm và đang giao thông số lượng giống địa phương, nguồn gen phong phú hơn các xã gần trung tâm + Dân tộc khác nhau mức độ phong phú khác nhau, trong 4 dân tộc khảo sát, dân tộc Mông có bô giống địa phương phong phú nhất, tiếp đó là dân tộc Thái, dân tộc Kinh hầu hết sử dụng các giống cải tiến + Địa hình cao nguồn gen phong phú hơn địa hình thấp, bằng phẳng và có tưới + Địa phương có rừng nguồn gen phong phú hơn địa phương không có rừng + Nguồn gen giống địa phương, cây hoang dại khá phong phú trong vườn hộ Những nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự, vùng núi dân tộc ít người mức độ đa dạng còn khá cao, các giống địa phương chiếm tỷ lệ lớn hơn so với các giống mới. Bảng 1-6: Tỷ lệ giống lúa địa phương của khu vực miền núi và đồng bằng Địa phương Tổng số Số giống địa phương giống Số lượng Tỷ lệ(%) Bản Tát (Tân Minh, Đà Bắc, Hòa Bình) 22 17 77,27 Bản Cang (Đoàn Kết, Đà Bắc, Hòa Bình) 25 15 60,00 Thôn Yên Minh (Yên Quang, Nho Quan, Ninh Bình) 10 4 40,00 Thôn Quảng Mào (Thạch Bình, Nho Quan, Ninh Bình) 11 4 41,67 Thôn Đồng Lạc (Nghĩa Lạc , Nghĩa Hưng, Nam Định) 12 3 25,00 Thôn Kiên Thành (Nghĩa Lợi , Nghĩa Hưng, Nam Định) 12 3 25,00 37
  38. Nghiên cứu của Lưu Ngọc Trình và công sự năm 2001 cho thấy mức độ đa dạng của giống lúa địa phương minh họa trong bảng 1-6 Nhận thức được mức độ quan trọng của nguồn tài nguyên di truyền thực vật và xu hướng xói mòn nguồn gen thực vật. Việt Nam đã thành lập Trung tâm Tài nguyên di truyền thực vật thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (Quyết định số 220/2005/QĐ-TTg ngày 09/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ). Trung tâm có mạng lưới gồm 18 Viện, Trung tâm và Trạm làm nhiệm vụ nghiên cứu và bảo tồn nguồn tài nguyên di truyền thực vật. Những nhiệm vụ được quy định bao gồm: (a) Duy trì và phát triển ngân hàng gen thực vật Quốc gia (b) Xây dựng giải pháp bảo tồn và khai thác sử dụng tài nguyên thực vật (c) Bảo tồn thông qua sử dụng tài nguyên thực vật, phát triển và duy trì các điểm bảo tồn In situ nguồn gen cây trồng; (d) Đa dạng sinh học nông nghiệp, động thái biến động đa dạng thực vật; (đ) Điều phối hoạt động màng lưới bảo tồn quỹ gen cây trồng. Trung tâm đã thu thập theo thứ tự ưu tiên tại các vùng có nguy cơ xói mòn nguồn gen cao và nhập nội có định hướng. Đã và đang bảo tồn 1.800 mẫu giống của khoảng 100 loài cây trồng. Hàng năm lưu giữ tốt số giống đã có và các giống mới thu thập, nhập nội về. Dự kiến đến cuối năm 2005 số mẫu giống được bảo tồn trong cả nước là 20.000 của 200 loài, trong đó tại NHGCTQG là 15.000 mẫu giống. Trung tâm cũng đã thực hiện quản lý dữ liệu và thông tin TNDTTV: Đến năm 2005 hoàn thành bốn nội dung chính: - Phần mềm quản lý TNDTTV bằng tiếng Việt áp dụng thống nhất trên toàn quốc - Website về TNDTTV của Việt Nam có đủ lượng thông tin cần thiết cho các đối tượng truy cập trong nước và tuyên truyền quốc tế - In ấn phẩm thông tin TNDTTV các dạng sách chuyên khảo, catalog, bản tin (newsleter), tờ bướm (brochure) cho các đối tượng sử dụng khác nhau. Cấp phát, trao đổi thông tin TNDTTV theo quy chế cấp phát thông tin nguồn gen Trong giai đoạn 2001-2005, Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia đã cấp phát 3.494 lượt mẫu giống và 4.250 lượt dữ liệu phục vụ các mục tiêu sử dụng khác nhau, góp phần tích cực cho công tác giống cây trồng. Giống đậu xanh NTB-01 do Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ đã bình tuyển từ các nguồn gen đậu xanh do Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia cung cấp được công nhận là giống quốc gia. Việt Nam cũng đã hình thành các vườn quốc gia, khu bảo tồn để bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó có bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật. Số vườn quốc gia cả nước đến 2006 là 30 với tổng diện tích 1.166.441 ha, ngoài vườn quốc gia cả nước hiện còn có 78 khu bảo tồn thiên nhiên với tổng diện tích 1,7 triệu ha và 18 khu bảo vệ cảnh quan có diện tích hơn 120.000 ha. Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chính sách bảo tồn đa dạng sinh học cũng như bảo tồn nguồn tài nguyên di truyền thực vật. Quốc hội đã ban hành “Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11”, “Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11” đã được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2006; “Luật nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 29/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 về bảo vệ và phát triển rừng” Chính phủ đã ban hành “Nghị định số 57/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng”; “ Chỉ thị số 210/TTg ngày 6/12/1966 của thủ tướng chính phủ về việc khai thác và phát triển cây thuốc, động vật làm thuốc”. Các Bộ ban hành “Quyết định số 68/2004/QĐ-BNN ngày 24 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng bộ NN & PTNT về việc bổ xung 10 loài cây trồng vào danh lục loài cây trồng được bảo hộ”. Những luật, nghị định và thông tư là những cơ sở pháp lý cho bảo tồn và nghiên cứu nguồn gen thực vật. 38
  39. Câu hỏi ôn tập và bài tập của chương 1 1- Các khái niệm đa dang sinh học, đa dang di truyền 2- Vai trò của đa dạng sinh học và đa dạng di truyền với nông nghiệp và chọn giống cây trồng 3- Khi điều tra thu thập nguồn gen ở huyện Điện Biên, thu thập được tổng số 94 loài, số loài chỉ tìm thấy trong huyện là 2 loài. Hãy tính mức độ phong phú hay đa dạng loài thực vật của huyện Điện Biên 4- Khi thực hiện thu thập mẫu nguồn gen ở ba xã thu được 6 loài, những số cá thể của mỗi loài ở ba xã trên là khác nhau như bảng sau: Số cá thể Loài xã Nà Tấu Mương Pồn Thanh Nưa sp 1 26 30 60 sp 2 32 40 5 sp 3 45 20 70 sp 4 18 15 17 sp 5 39 53 45 sp 6 22 14 26 Hỏi trong ba địa phương trên, địa phương nào có mức độ đa dạng cao hơn 5- Các học thuyết về nguồn gen thực vật và giá trị của các học thuyết đối với nông nghiệp và chọn giống 6- Các Trung tâm phát sinh cây trồng và cho ví dụ một Trung tâm để minh họa 7- Các Trung tâm lưu giữ nguồn gen quốc tế và số lượng nguồn gen lưu trữ , bảo tồn 8- Vấn đề đa dạng sinh học và đa dạng di truyền ở Việt Nam hiện nay như thế nào? 39
  40. Chương 2 THU THẬP NGUỒN GEN THỰC VẬT 2.1 XÓI MÒN NGUỒN TÀI NGUYÊN DI TRUYỀN THỰC VẬT 2.1.1 Mức độ xói mòn nguồn gen thực vật Wilkes(1984) đưa ra ba mức đe dọa đến nguồn tài nguyên di truyền và đa dạng nguồn tài nguyên di truyền thực vật như sau: - Xói mòn di truyền (Genetic erosion): Xói mòn di truyền là một quá trình làm hạn chế và thu nhỏ vốn gen của một loài thực vật hay động vật, ngay cả khi có hơn một cá thể trong quần thể bị mất không có cơ hội thu lại hay lặp lại ở cá thể khác và gây nguy hiểm đến đa dạng quần thể. Xói mòn di truyền trong đa dạng nông nghiệp và chăn nuôi là sự mất đa dạng di truyền, gồm mất các gen và các tổ hợp gen đặc thù (hoặc phức hợp gen), như mất các giống địa phương các loài thuần hóa đã thích nghi với môi trường tự nhiên, nơi nó phát sinh và phát triển. Thuật ngữ xói mòn di truyền đôi khi sử dụng với nghĩa hẹp là mất các allel hoặc các gen và nghĩa rộng là mất các giống hay các loài Kỹ thuật cải tiến giống cây trồng phát triển đã loại trừ những giống cơ bản hay nguồn gen gốc tạo ra giống cây trồng cải tiến đó. Hơn 10.000 năm, cây trồng đã tạo ra một số lượng lớn những kiểu gen thích nghi với các điều kiện địa phương. Những giống cây trồng này là những giống địa phương, giống cây trồng nông nghiệp do người dân chọn lọc và cây bản địa. Chúng là nguồn di truyền cho các nhà tạo giống sử dụng để cải tiến nguồn gen tạo ra các giống cây trồng chịu thâm canh và năng suất cao. Ngay sau đó các giống cải tiến năng suất cao đã thay thế các đa dạng di truyền hàng nghìn năm tạo nên. Bên cạnh đó do dân số tăng, dẫn đến đất đai được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp mở rộng hơn để đáp ứng nhu cầu của con người làm biến mất nơi sinh sống của các loài hoang dại. Các nguy cơ trên yêu cầu nhân loại phải ngay lập tức thu thập và bảo tồn nguồn tài nguyên di truyền thực vật còn lại, nếu không chúng sẽ biến mất hoàn toàn. Thế giới cũng bắt đầu đưa ra những thuật ngữ và kỹ thuật mới là bền vững và đa dạng sinh học, đa dạng di truyền, bảo tồn nội vi (In- situ), bảo tồn ngoại vi (Ex –situ) và chúng trở thành là một thành phần của sự bền vững trong tương lai - Nguồn di truyền dễ tổn thương (Genetic vulnerability): Nguồn di truyền dễ tổn thương là những loài dễ bị thay thế hay đang bị đe dọa tuyệt chủng do môi trường bất thuận, dịch bệnh và điều kiện kinh tế -xã hội khác. Nguồn tài nguyên bị mất môi trường sinh sống hoặc môi trường sinh sống bị phá vỡ, chia cắt cũng làm cho nguồn tài nguyên di truyền dễ bị tổn thương Nguồn di truyền dễ tổn thương gây rủi ro cho nền nông nghiệp đầu tư cao để trồng cây lương thực, cây hàng hóa ở những nước phát triển. Xói mòn di truyền là sự giảm dần của đa dạng di truyền thực vật còn tổn thương di truyền là sự mỏng manh của nền tảng di truyền hẹp, canh tác độc canh trên một phạm vi rộng (sự đồng nhất của hàng triệu cây), bao trùm hàng nghìn ha. Canh tác độc canh có rủi ro cao khi gặp điều kiện bất thuận hay dịch hại, ví dụ bệnh rỉ sắt thân của lúa mì năm 1954, bệnh khô vằn ở ngô năm 1970 và nạn đói do mất mùa khoai tây ở Ai len 1840 là những minh chứng cho tính dễ tổn thương di truyền. 40
  41. - Sự tuyệt chủng (Genetic wipeout): Sự đe dọa thứ ba đến nguồn tài nguyên di truyền thực vật là sự biến mất của các loài tiềm năng đã tạo nên đa dạng nguồn tài nguyên di truyền, nó phá vỡ quần xã và ổn định của nguồn tài nguyên di truyền. Sự phá vỡ này có thể dẫn đến biến mất một số đa dạng di truyền mong muốn. Rất nhiều loài cây trồng và cây trồng hoang dại đã bị tuyệt chủng và cần thiết phải có chiến lược thu thập bảo tồn. Nghiên cứu của V. Holubec, 1997 cho thấy các loài hoang dại của bông ở châu Phi, nơi có nguồn gen bông đa dạng nhất thế giới, nhưng một số loài ngày nay có rất ít thông tin về chúng. Các loài bông địa phương này thuộc 4 nhóm gen nôm (A, B, E và F) đang bị đe dọa tuyệt chủng. Do vậy, con người cần xây dựng bản đồ phân bố, thu thập và bảo tồn chúng. Một số loài như G. areysianum, G. incanum; G. capitis-viridis còn rất ít thông tin và được xếp ở mức đe dọa tuyệt chủng nguy hiểm 2.1.2 Nguyên nhân xói mòn nguồn gen thực vật Xói mòn di truyền hay giảm đa dạng di truyền thực vật có nhiều quan điểm khác nhau gồm: giảm số lượng loài thực vật hoặc giảm đa dạng di truyền trong một loài. Ngoài ra, những sinh vật sống bên trong hay ngoài hệ sinh thái tăng lên cũng được tính đến, xem xét mức độ đa dạng di truyền (Collins and Qualset, 1999; Hillel and Rosenzweig, 2005). Loài người đã sử dụng trên 7.000 loài cây trồng để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm và những nhu cầu cơ bản khác của mình thông qua trồng trọt hay thu hái tự nhiên. Ngày nay canh tác hiện đại và cơ giới hóa chỉ có 150 loài sử dụng dưới canh tác thâm canh, trong đó chỉ 15 loài cây trồng cung cấp trên 90 % năng lượng cho loài người. Nông nghiệp, lâm nghiệp, định cư sinh sống của con người chiếm 95% môi trường sống trên trái đất, trong khi diện tích không sử dụng chỉ khoảng 3,2%. Hoạt động của con người hiện nay chiếm 1/3 đến 1/2 sản lượng của hệ sinh thái toàn cầu. Đất trồng trọt và đồng cỏ là những phần sinh khối lớn nhất của hành tinh, chúng chiếm 40% bề mặt đất tương tự như sinh khối của rừng. Mặc dù lượng hạt thu hoạch tăng dần, nhưng chi phí đầu tư gây hại cho môi trường cũng tăng lên đáng kể (bao gồm suy thoái chất lượng nước do sử dụng phân bón, suy thoái đất trồng trọt, mất nơi sinh sống tự nhiên của động, thực vật). Bởi vậy tăng cường sản xuất nông nghiệp trước mắt, nhưng suy thoái và làm yếu hệ sinh thái trong tương lai, bao gồm cả mất tài nguyên di truyền thực vật (Foley và cs., 2005). Trong các loài cây trồng, giống địa phương được thay thế bằng các giống cải tiến, tỷ lệ và tốc độ thay thế phụ thuộc vào loài cây trồng, vùng địa lý và môi trường. Cây lương thực như lúa nước và lúa mỳ bị thay thế nhanh nhất, đây là những nguyên nhân xói mòn di truyền là rất lớn (Day Rubenstein và cs, 2005). Ước tính chỉ còn 15% diện tích gieo trồng các giống lúa địa phương trong điều kiện có tưới, lúa mỳ địa phương chỉ còn 23%, giống ngô địa phương chỉ còn được trồng khoảng 60% diện tích ngô ở các nước đang phát triển và diện tích không đáng kể ở các nước phát triển. Gần 8.000 giống táo được trồng ở Hoa Kỳ trong thế kỷ 20, đến nay trên 95% số đó không còn tồn tại. Giống ngô địa phương ở Mexico chỉ chiểm 20% tổng số giống ngô đang có trong sản xuất, Giống lúa mỳ địa phương chỉ còn 10% trong tổng số 10.000 giống lúa mỳ của Trung Quốc đến nay còn được sử dụng. Những nguyên nhân khác là thay đổi hệ thống sản xuất nông nghiệp gây xói mòn nguồn gen như chăn thả quá mức, thu hoạch cường độ cao, phá rừng và phát nương làm rẫy, xuất hiện của các sâu bệnh mới, chính sách và hiệp ước quốc tế (FAO,1996). Tóm lại có nhiều nguyên nhân nhưng có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến các nguyên nhân xói mòn nguồn gen là (i) sự tăng dân số, đặc biệt ở các nước đang phát triển gây áp lực lên nguồn tài nguyên (ii) tăng truyền thông của du lịch và thương mại toàn cầu. Những nguyên nhân cơ bản này dẫn đến mất đa dạng về văn hóa và giảm đa dạng sinh học. (Sutherland, 2003; Maffi, 2001, 2005). 41
  42. Xói mòn di truyền là một tổ hợp của các nguyên nhân, xói mòn nhanh hơn do bị phân chia môi trường sống. Hầu hết các loài đang bị đe dọa sinh sống với một quần thể nhỏ và bị chia cắt môi trường sinh sống tự nhiên của chúng xen kẽ trong các khu định cư và đất canh tác của con người. Nguyên nhân này dẫn đến cận phối và không có điều kiện cạnh tranh quần thể cao cho nên sự xói mòn diễn ra nhanh hơn Xói mòn di truyền là một quá trình, do vậy hạn chế vốn gen của một loài động, thực vật, vốn gen bị thu hẹp ngay cả khi các cá thể từ một quần thể sống sót bị chết sẽ không có cơ hội tìm thấy hay phục hồi trong quần thể quá nhỏ của nó. Xói mòn di truyền xảy ra bởi vì mỗi cá thể sống có những gen duy nhất, khi cá thể bị mất tạo giống không có cơ hội có kiểu gen như vậy. Đa dạng di truyền thấp trong các quần thể động thực vật hoang dại, dẫn đến giảm vốn gen trong tương lai. Sự tự thụ phấn và hệ thống miễn dịch yếu của các loài dẫn đến sự tuyệt chủng thực sự. 90 80 ng ừ c ứ 70 t phá r ng ng t ặ ố đấ ườ ươ Ch 60 ng ụ a ph c d đị ứ c dân s a môi tr a môi ử ự Khai thácKhai quá m ủ c 50 ng ố Áp l ướ ích s gi ng c quá m đ ế ả n c ưở ố 40 ụ S n th ă i m nh h i Ả i thayi th đổ Ch ợ ớ n 30 t pháp và chính sách n l ể ậ ề Lu ng m ố i Chuy 20 ạ t quy Gi độ ch h ch ị 10 D Du canh Xung Xung 0 Nguyên nhân Hình 2-1 : Những nguyên nhân chính gây xói mòn di truyền (Stanislav Magnitskiy,2000) Nguồn tài nguyên di truyền thực vật của Việt Nam cũng năm trong tình trạng chung. Dân số Việt Nam tăng nhanh từ những năm 1954 đến nay (2007) dẫn đến ở vùng đồng bằng canh tác thuận lợi người dân đã khai khẩn hết đất hoang hóa để trồng trọt, những loài cây hoang dại ở vùng đồng bằng hầu như không còn hoặc có số lượng nhỏ. Cuộc cách mạng xanh nhưng năm 1960 vào Việt Nam, những giống cải tiến, năng suất cao phổ biến ra sản xuất để giải quyết tình trạng thiếu lương thực. Các giống lúa cải tiến đã nhanh chóng thay thế các giống lúa địa phương (gié, dự, tẻ tép, tám), các giống ngô lai thay thế các giống ngô thụ phấn tự do. Những vùng và địa phương có điều kiện khó khăn về giao thông, đất đai kém màu mỡ, không chủ động tưới, tiêu và người dân nghèo, quá trình thay thế giống địa phương bằng giống mới diễn ra chậm hơn do: - Giống cải tiến, giống mới khả năng chống chịu và thích nghi với điều kiện địa phương không cao bằng giống địa phương - Người dân nghèo không có khả năng đầu tư thâm canh cao - Trình độ canh tác của người dân thấp - Giống địa phương có chất lượng phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân địa phương đó - Giống địa phương phù hợp với tập quán canh tác 42
  43. Những nguyên nhân này được chứng minh với vùng núi phía Bắc Việt Nam, phía tây của Miền Trung và Tây nguyên. Tuy nhiên những vùng này lại bị chi phối bằng một số nguyên nhân khác: - Sự thay thế của giống mới đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ - Dân số tăng và di cư tự do cho nên cần mở rộng diện tích canh tác dẫn đến chặt phá rừng làm nương rẫy - Chuyển đổi mục đích sử dụng như chuyển đất rừng sang trồng cây công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, khu dân cư - Kỹ thuật canh tác đất dốc không phù hợp 2.1.3 Hậu quả của xói mòn nguồn gen Những nguyên nhân trên dẫn đến tình trạng suy thoái nguồn tài nguyên đất, nước và tài nguyên di truyền thực vật cũng diễn ra ngày một nghiêm trọng hơn. Thiên tai, mất mùa, bão, lũ và thời tiết bất thuận xảy ra thường xuyên và ngày càng nặng nề cũng là một hậu quả của suy thoái tài nguyên và mất đa dạng. Những hậu quả chính được tóm tắt như sau: - Mất đa dạng sinh học do giảm nguồn gen thực vật, mất nguồn thức ăn của động vật và vi sinh vật - Suy yếu môi trường sinh thái - Sản xuất kém ổn định và phát triển không bền vững - Xói mòn và suy giảm số lượng, chất lượng nguồn tài nguyên đất - Xói mòn và suy giảm số lượng, chất lượng nguồn tài nguyên nước - Thiên tai xảy ra khốc liệt hơn - Phát sinh dịch bệnh và nhiều dịch bệnh mới - Mất dần văn hóa, tập quán và kiến thức bản địa Nông nghiệp, lâm nghiệp và nơi sinh sống của con người đòi hỏi 95% môi trường trái đất, trong khi diện tích trái đất không phát triển thêm (Lacher et al., 1999). Dân số toàn cầu ngày càng tăng, nhu cầu của con người về lương thực ngày càng cao, nhu cầu thực phẩm, nhiên liệu và các nhu cầu khác cũng tăng nhanh chóng. Con nguời khai thác tự nhiên quá mức, mở mang thêm đất trồng trọt, khai thác rừng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến suy thoái và giảm nguồn tài nguyên, trong đó có nguồn tài nguyên di truyền thực vật. Suy giảm nguồn gen xảy ra mạnh mẽ sau cuộc cách mạng xanh những năm 1960 do các giống cải tiến, giống ưu thế lai có năng suất cao ra đời thay thế những giống cây trồng địa phương năng suất thấp. Việt Nam cũng trong tình trạng tương tự, những giống cây trồng địa phương đặc biệt là cây lương thực như lúa, ngô suy giảm nghiêm trọng về số lượng giống và diện tích gieo trồng, nhiều giống lúa đã mất như lúa dự, lúa gié của đồng bằng sông Hồng. Các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa mức độ đa dạng giống địa phương phong phú hơn nhưng cũng đang trong tình trạng đe dọa suy giảm. Diện tích đất canh tác giảm do dân số tăng ở miền núi cũng là một nguyên nhân quan trọng, trước đây một hộ nông dân có 3 – 4 nương canh tác, nay chỉ có 1 – 2 nương, chu kỳ luân canh các nương quá ngắn dẫn đến đất không có khả năng phục hồi độ màu mỡ. Các giống cây lương thực địa phương (lúa, ngô) không sinh trưởng, phát triển được trên đất đã nghèo kiệt, năng suất thấp. Nông dân bỏ hóa hoặc chuyển sang sử dụng cho mục đích khác, đây cũng là một nguyên nhân giảm số lượng và diện tích gieo trồng các giống địa phương ở các tính miền núi, Việt Nam Ví dụ số lượng giống lúa ngô địa phương của huyện miền núi Điện Biên suy giảm qua 4 năm minh họa tại hình 2-2 43