Giáo trình Tiếng Việt (Dùng cho hệ đào tạo từ xa - Ngành Giáo dục mầm non) (Phần 1)

pdf 90 trang hapham 2640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tiếng Việt (Dùng cho hệ đào tạo từ xa - Ngành Giáo dục mầm non) (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tieng_viet_dung_cho_he_dao_tao_tu_xa_nganh_giao_d.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tiếng Việt (Dùng cho hệ đào tạo từ xa - Ngành Giáo dục mầm non) (Phần 1)

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 0 O 0 Trần Thị Hoàng Yến TIẾNG VIỆT (Dùng cho hệ đào tạo từ xa - ngành Giáo dục mầm non) Vinh - 2011 = 1 =
  2. LỜI NÓI ĐẦU Để đáp ứng nhu cầu dạy và học cho thầy và trò ngành Giáo dục mầm non, chúng tôi đã biên soạn giáo trình Tiếng Việt này. Khi biên soạn giáo trình chúng tôi đã tham khảo một số nội dung từ các giáo trình liên quan của các tác giả: Lê A, Đoàn Thiện Thuật . đồng thời chúng tôi luôn cố gắng cập nhật những tri thức tiếng Việt hiện đại. Trong quá trình biên soạn, giáo trình chắc có ít nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất mong sự góp ý của đồng nghiệp để cuốn sách hoàn thiện hơn. Tác giả = 2 =
  3. PHẦN I: ĐẠI CƯƠNG VỀ TIẾNG VIỆT I. KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG VIỆT 1. Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt (dân tộc Kinh) đồng thời cũng là tiếng phổ thông của tất cả các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam. Chúng ta hiểu để xã hội loài người tồn tại và phát triển con người - chủ thể xã hội cần phải lao động. Muốn có của cải vật chất, con người cần lao động sản xuất để tạo ra sản phẩm phục vụ đời sống con người. Muốn đời sống tinh thần phong phú và sâu sắc thì phải tổ chức hoạt động xã hội. Từ đó, để thấu hiểu đời sống tâm linh, tình cảm của từng cá nhân cộng đồng con người cần hoạt động giao tiếp để trao đổi tâm tư tình cảm. Do đó, phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, đắc dụng nhất của con người là ngôn ngữ. Người Việt Nam đã sử dụng tiếng Việt làm công cụ để thực hiện các hoạt động nhận thức, tư duy và biểu lộ kết quả tư duy và trao đổi ý kiến truyền đạt kết quả nhận thức tư duy giữa người này với người khác. Điều nữa, dân tộc Việt Nam có 54 dân tộc, tồn tại 54 thứ tiếng. Vậy để giao tiếp với người Việt, giữa các dân tộc với nhau, người Việt Nam dùng tiếng Việt để giao tiếp mang tính chất phổ thông. Do đó tiếng Việt có địa vị cao, ưu thế cao và nhiều tính ưu việt. - Trải qua hàng nghìn năm phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc, tiếng Việt ngày càng lớn mạnh. Trong lịch sử dân tộc đã từng có thời kỳ bị các thế lực xâm lược ngoại bang và tầng lớp thống trị trong nước dùng tiếng nói và chữ viết nước ngoài (tiếng Hán và tiếng Pháp) làm ngôn ngữ chính thống trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, văn hoá giáo dục Tiếng Việt bị coi rẻ, bị chèn ép. Tuy nhiên tiếng Việt cũng như dân tộc Việt, không bị đồng hoá, không bị mai một mà vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Với sự ra đời và phát triển của chữ Nôm và chữ Quốc ngữ, tiếng Việt ngày càng khẳng định địa vị của nó, trường tồn và phát triển cho đến ngày nay. 2. Tiếng Việt đã và đang đảm nhiệm các chức năng xã hội trọng đại - Tiếng Việt, trước hết, là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất trong xã hội Việt Nam hiện nay. Chức năng đó được biểu lộ trong lĩnh vực giao tiếp hàng ngày, trong các lĩnh vực hoạt động giao tiếp về chính trị, kinh tế, khoa học. - Riêng trong lĩnh vực giáo dục, từ năm 1945, tiếng Việt được dùng làm ngôn ngữ chính thức trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu từ bậc mầm non = 3 =
  4. đến đại học, sau đại học. Đặc biệt, ngày nay có nhiều người nước ngoài học tập và nghiên cứu về Việt Nam. Họ học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt để giao tiếp và nghiên cứu. - Tiếng Việt từ lâu là chất liệu của sáng tạo nghệ thuật - nghệ thuật ngôn từ. Là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất và là chất liệu sáng tạo nghệ thuật của người Việt, tiếng Việt luôn luôn là công cụ nhận thức tư duy của người Việt và nó gắn bó chặt với hoạt động nhận thức, tư duy của người Việt. II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TIẾNG VIỆT 1. Nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt Có nhiều quan niệm về nguồn gốc của tiếng Việt. Tiêu biểu của các tác giả: - Tabe (Taberd -1838) trong "Từ điển Việt Nam tự vị": Tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán. - H.Matxpêrô (Pháp - 1912) trong "Nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Việt - các phụ âm đầu": Tiếng Việt có nguồn gốc từ các ngôn ngữ họ Tày - Thái. - Êđricua (1954) trong "Vị trí của Tiếng Việt trong các ngôn ngữ Nam Á": Tiếng việt có nguồn gốc từ họ Đông Nam á (chi Môn - Khơmer). - Phạm Đức Dương, Hà Văn Tấn (1978) trong "Về ngôn ngữ tiếng Việt Mường": Tiếng Việt sinh ra do sự hỗn hợp của 2 họ ngôn ngữ Tày - Thái (qua thời kỳ tiền Việt Mường và Việt Mường chung). Thống nhất sơ đồ nguồn gốc và quan hệ họ hàng của Tiếng Việt: Ngữ hệ: Đông Nam á Họ Hán, Tày Nam á Nam Đảo Chi Hán Tạng -Miến Mèo- Dao Tày Thái Môn-khơme Malay Mêlađini Tiền Việt - Mường Nhóm Việt Mường Chứt Poọng = 4 =
  5. Ngôn ngữ Việt Mường Như vậy có thể kết luận về nguồn gốc của tiếng Việt: Tiếng Việt là ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Đông Nam á, họ Nam á, chi Môn - Khơmer, nhóm Việt Mường (Việt Mường chung). Ngôn ngữ của người Việt tiếp xúc với ngôn ngữ Tày Thái, đặc biệt tiếp xúc và nhận nhiều yếu tố Hán để rồi tách ra khỏi ngôn ngữ Việt Mường chung và trở thành tiếng Việt độc lập. * Chú giải về một số khái niệm: - Ngữ hệ Đông Nam á (1 trong hơn 10 ngữ hệ trên thế giới). Có gần 180 ngôn ngữ - 3 họ: Hán Tạng, Nam Đảo, Nam á. - Họ ngôn ngữ Nam á + Có khoảng 100 ngôn ngữ ở đồng bằng Việt Nam, Cămpuchia, Miền núi Bắc và Trung Bộ Tây Nguyên, Miến Điện, Lào . - Gồm các chi Tày, Thái, Môn - Khơme. - Chi ngôn ngữ Môn - Khơme. + Có khoảng 60 ngôn ngữ + Gồm 6 nhóm ngôn ngữ: Khơ Mú, Ka Tu, Ba Na, Khơ me, Môn, Việt Mường. Nhóm Ngữ Việt Mường: + Gồm 8 ngôn ngữ (số liệu 1992): Việt (Kinh), Mường, Thổ, A rem (còn gọi Mạy, Rục) Chứt, Tày hạt, Mã liếng, A hơ. Bảng so sánh từ cơ bản Việt và Môn - Khơme Việt Khơ me Môn Ba na Bru (Vân Kiều) Một Mui Muôi Muôi Mui Hai Bar Bai Bai Bar Ba Bêi Pi Pa Pei Bốn Buôn Par Puôn Pôn Năm Prăm Pđăm Pđăm Shang Tóc Sok Sok Xoh Sok Mắt Măt Măt Măt Mat Mũi Muh Muh Muh Mu Nước Đak Đak Đăk Togai Sông Kron Krơn Krông Krông = 5 =
  6. Cá Ka Ka Ka Sia Chim Sem Sem Xem Chân Con Kun Min Kon Kon Cháu Cau Sâu Câu Chao 2. Quá trình phát triển của tiếng Việt a. Tiếng Việt thời kỳ cổ đại: Từ khi dựng nước Âu Lạc (TK II TCN đến TK VII sau CN). - Ngôn ngữ người Việt có sự tiếp xúc với các ngôn ngữ Tày - Thái cổ Sự tiếp xúc Việt - Tày Thái xảy ra trong thời kỳ nhà nước Âu Lạc đầu tiên của Việt Nam là nhà nước Âu Lạc. Cách thức tiếp xúc: Kết hợp một số yếu tố Việt (vốn là từ đơn tiết) với yếu tố Tày Thái để tạo thành những từ phức đẳng lập hoặc chính phụ cho tiếng Việt. (theo Matxpêro (1912) còn khoảng vài trăm từ pha trộn kiểu này trong tiếng Việt). Ví dụ: Chó má, củi đuốc, tre pheo, xe cộ, vườn tược, gây gỗ, áo xống, kiêng khem : từ ghép đẳng lập. - Dao pha, đòn càn, lược bí, mặt nạ, mưa phùn, trắng nõn, xanh lè, trắng bốp, thơm phức : từ ghép chính phụ. (Trong các từ trên, yếu tố Việt đứng trước, yếu tố Tày Thái đứng sau). Việc tạo ra những từ pha trộn như vậy đã góp phần đáng kể cho số lượng từ Việt lúc bấy giờ, đặc biệt tạo ra một kiểu từ phức ghép nghĩa cho ngôn ngữ Việt vốn chỉ có từ đơn tiết lúc bấy giờ. - Tiếng Việt là ngôn ngữ chủ thể trong nhà nước Âu Lạc cổ đại Dưới sự lãnh đạo của Thục An Dương Vương, các tộc người Lạc Việt và Âu Việt đã liên minh bộ lạc thành nhà nước Âu Lạc để tăng cường sức mạnh chống lại hoạ xâm lăng của Triệu Đà (TKIII -TCN). Trong nhà nước Âu Lạc, người Việt (Kinh) chiếm số lượng lớn nhất và có trình độ phát triển cao hơn. Ngôn ngữ Việt là ngôn ngữ chủ thể trong thời kỳ nhà nước Âu Lạc. - Tiếng Việt tiếp xúc lần thứ 1 với tiếng Hán, vay mượn một số từ của ngôn ngữ này, làm thành lớp từ gốc Hán cổ trong tiếng Việt. = 6 =
  7. Điều kiện và thời gian tiếp xúc: Từ khi Triệu Đà xâm lược Việt Nam (- 179 TCN) đến trước thời kỳ VII SCN (8TK đầu của thời Bắc thuộc). Cách thức vay mượn: qua khẩu ngữ (mượn trực tiếp qua lời nói): Chỉ mượn các từ đơn tiết của tiếng Hán; mượn những từ cần thiết mà vốn từ cơ bản tiếng Việt lúc bấy giờ chưa có; mượn những âm có biến âm cho phù hợp với cách phát âm lúc bấy giờ của người Việt. Ví dụ: Hán cổ Việt gốc Hán cổ Bi Bia Phụ Giá Phiền Buồn Phàm Buồng Trữ Chứa Kiếm Gươm Trọng Chuộng b. Tiếng Việt từ thế kỷ VII đến giữa TK XIX Lấy mốc từ đầu TK VII (đời Đường) làm mốc cho thời kỳ trung đại vì lý do đời Đường có vai trò trong việc tăng trưởng vốn từ tiếng Việt về số lượng và chất lượng. Các biểu hiện lớn: * Tiếng Việt tiếp xúc lần thứ 2 với tiếng Hán trung đại, vay mượn rất nhiều từ ngữ của tiếng Hán, làm thành từ Hán Việt trong tiếng Việt. - Thời gian tiếp xúc: Từ đời Đường (618 - 907) trở về sau (Tống, Nguyên, Minh, Thanh) trong đó chủ yếu vào đời Đường. - Cách thức vay mượn: mượn qua sách vở, có hệ thống, có số lượng lớn, có khả năng chọn lựa, có giá trị ngữ nghĩa cao (hàm xúc, chính xác ). Tác động vào từ vay mượn: đa phần mượn cả cấu tạo và ngữ nghĩa, chỉ biến đổi bằng cách đọc Hán Việt. Có một số biến đổi với từ Hán Việt. * Được chế tác từ chữ Hán, chữ Nôm như một thành tựu văn hoá Việt Nam đã góp phần lưu giữ nhiều giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam thời trung đại. = 7 =
  8. Lý do và thời gian chế tác: Sau khi đất nước giành độc lập (TK X XIII) và với tinh thần ý thức độc lập chữ viết của cha ông ta. Cách chế tác chữ Nôm: Dùng nguyên một chữ Hán để làm thành chữ Nôm (những chữ Hán đơn giản ít nét). Ví dụ tài, người (nhân) ; khẩu , thượng , hạ Kết hợp hai chữ Hán tạo thành một chữ Nôm: * Hội ý ( hai chữ Hán đều chỉ ý): * Hài thanh (một chữ Hán lấy ý, một chữ Hán gợi âm) Kết hợp một chữ Hán với một chữ Nôm - Vai trò của chữ Nôm: Đưa văn học Việt Nam chính thức bước vào nền văn học viết. Lưu giữ nhiều giá trị văn chương. * Chữ quốc ngữ được chế tạo nhưng phạm vi sử dụng còn rất hạn chế. Mục đích và lý do: Các cố đạo phương Tây tạo ra chữ quốc ngữ để truyền đạo. Giới thiệu sơ bộ: Chữ viết ghi âm tố cho tiếng Việt, dùng bằng chữ cái La Tinh (có thay đổi chút ít). Mức độ phổ biến từ giữa thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX, rất hạn chế, chỉ trong kinh bổn ở các xứ đạo. c. Tiếng Việt thời kỳ từ giữa thế kỷ XIX đến nay * Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi dần, thay thế chữ Hán và chữ Nôm trong xã hội Việt Nam. Thời gian phổ biến, quảng bá chữ quốc ngữ: bắt đầu từ 1862 (ở Nam Bộ) đến nửa đầu thế kỷ XX (cả nước). Thực dân Pháp phổ biến chữ viết La Tinh (chữ quốc ngữ) ở nước ta để tạo điều kiện cho việc cai trị của chúng (quản lý nhân sự, đào tạo tay sai), có mức độ (để còn thực hiện chính sách ngu dân của chúng). Người Việt tích cực phổ biến và vận động người Việt Nam học chữ quốc ngữ vì thấy đây là công cụ sắc bén cho việc tuyên truyền giáo dục quần chúng làm cách mạng (Đông kinh nghĩa thục, Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội). = 8 =
  9. Sau Cách mạng tháng 8 chữ quốc ngữ trở thành chữ viết của nhà nước Việt Nam. Chữ quốc ngữ được phổ cập trong toàn dân để nâng cao trình độ văn hoá, tư tưởng, tạo điều kiện mọi người thực sự làm chủ đất nước, cuộc đời, văn hoá để góp sức xây dựng tổ quốc Việt Nam. - Chữ Hán và chữ Nôm kết thúc vai trò văn tự ở Việt Nam vào cuối thời kỳ XIX đầu thế kỷ XX ở nước ta. * Tiếng Việt tiếp xúc với một số ngôn ngữ phương Tây, vay mượn khá nhiều từ ngữ (làm thành lớp từ mượn gốc Âu trong tiếng Việt). Thời gian tiếp xúc với các ngôn ngữ Pháp, Anh, Nga không giống nhau. VD: Tiếng Pháp: Từ 1858 - 1954 Tiếng Anh: Từ 1954 - 1975 ở miền nam và hiện nay: Tiếng Nga: Tư 1917 - 1991. Nội dung ngữ nghĩa các từ mượn gốc Âu: Pháp: Tên hoá chất - thuốc men, tên thực phẩm gốc Âu, từ ngữ kỹ thuật, công nghệ. Anh: Thể thao, kinh tế. Nga: Chính trị, xã hội. - Từ sau Cách mạng tháng 8, tiếng Việt đảm nhận những vai trò xã hội mới và quan trọng. Tiếng Việt là quốc ngữ trong mọi hoạt động xã hội, đặc biệt trong nền giáo dục đào tạo, trong giao tiếp giữa các dân tộc ở Việt Nam, trong hoạt động đối ngoại. * Từ đầu thế kỷ XX, đặc biệt từ sau cách mạng tháng 8 đến nay, tiếng Việt có sự phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt. Cách mạng tháng 8 đã mở ra trang mới trong lịch sử dân tộc ta. Sự đổi đời đã đem lại cho ngôn ngữ dân tộc ta những vai trò xã hội mới to lớn và quan trọng. Tiếng Việt là ngôn ngữ nhà nước chính thức của quốc gia Việt Nam, được dùng trong mọi hoạt động xã hội (kinh tế, ngoại giao, giáo dục đào tạo, văn học nghệ thuật, khoa học kỹ thuật). Tiếng Việt là ngôn ngữ giao tiếp chung (ngôn ngữ phổ thông) giữa 54 dân tộc trong nước Việt Nam. = 9 =
  10. Tiếng Việt là công cụ sắc bén cho việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, cho việc phổ biến khoa học kỹ thuật, phát triển văn hoá. Tiếng Việt có sự phát triển mới về các mặt cấu tạo: - Về ngữ âm: Người dân quen dần với cách phát âm một số phụ âm kép trong từ gốc châu Âu phiên âm. Ví dụ: Brôm, Clo, Stalin, Matxcơva. Quen dần với phụ âm (p) đầu một số âm tiết trong từ gốc Âu phiên âm. Ví dụ: Pin, Pênixilin, Páplốp, Pôpơlin. * Tiếp nhận từ phương ngữ Nam bộ một số từ có vỏ ngữ âm: mãng cầu, măng cụt - Về từ vựng: Vốn từ tăng trưởng nhanh chóng và đáng kể, nhất là từ ngữ chính trị, xã hội, luật pháp, khoa học kỹ thuật. Tiếp nhận vào ngôn ngữ toàn dân một số từ ngữ ở các phương ngữ (nhất là phương ngữ Nam bộ). VD: Xoài riêng, lồ ô, tầm vông, măng cầu, mít tố nữ Loại bỏ một số từ cũ không hợp thời nữa. Xây dựng được các bộ thuật ngữ khoa học cho tất cả các chuyên ngành, càng ngày càng có nhiều từ ngữ được sưu tập vào từ điển các loại (từ thông dụng, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ láy ) để phổ cập vốn từ ngữ cho mọi người sử dụng tiếng Việt. - Về ngữ pháp: Giữ gìn và phát huy cách diễn đạt truyền thống (câu ngắn dễ hiểu) đồng thời tiếp thu cách diễn đạt của ngôn ngữ khoa học chính luận Châu Âu. Nhiều thể loại ngôn ngữ viết ra đời và phát triển: Ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ hành chính. Nhiều thể loại văn học xuất hiện và phát triển: Kịch, phóng sự, truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ tự do, thơ văn xuôi. Câu văn tiếng Việt trở nên đa dạng: Câu có thêm những thành phần phụ: Đề ngữ, trạng ngữ cách thức, vị ngữ phụ, câu có nhiều tầng bậc. III. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT = 10 =
  11. 1. Loại hình ngôn ngữ là gì? * Loại hình ngôn ngữ là một tập hợp các ngôn ngữ có chung những đặc điểm nào đó về kiểu cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ (nhất là kiểu cấu tạo từ), kiểu diễn đạt các ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp. 2. Loại hình ngôn ngữ tiếng Việt: Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt được biểu hiện: a. Đặc điểm tính âm tiết Đây là đặc điểm cơ bản, đặc điểm gốc về mặt loại hình của tiếng Việt. Nội dung: Trong tiếng Việt, âm tiết thường là võ ngữ âm của một hình vị, và nhiều khi cũng là vỏ ngữ âm của một từ gốc (từ trong vốn từ cơ bản). Nghĩa là: - Trong tiếng Việt, âm tiết (tiếng) là đơn vị phát âm ngắn nhất, tự nhiên nhất và cũng là đơn vị được tiếp nhận bằng thính giác dễ dàng và tự nhiên nhất. Âm tiết gồm một hoặc một số âm vị đoạn tính kết hợp lại một cách chặt chẽ và được phát âm với 1 trong số 6 thanh điệu. - Đơn vị phát âm nói trên có chức năng làm đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, tức là chức năng của một hình vị đơn vị cơ sở của ngữ pháp dùng để cấu tạo từ. - Đơn vị phát âm nói trên (âm tiết) xét về mặt chức năng làm đơn vị nhỏ phát dùng để đặt câu thì trong vốn từ cơ bản của tiếng Việt, âm tiết thường cũng là võ ngữ âm của từ cơ bản. Như vậy, một "tiếng" đứng ở 3 góc nhìn khác nhau (ngữ âm, cấu tạo từ và ngữ pháp) lại là 3 đơn vị khác nhau. = Âm tiết (ngữ âm) Tiếng "nhà" = Hình vị (cấu tạo từ): Nhà (máy). = Từ cơ bản (ngữ pháp): Nhà này mới xây. Vì thế Nguyễn Kim Thản (1974) gọi đây là đặc điểm "1thể 3 ngôi" (1 hình thức nhưng đủ tư cách của 3 đơn vị khác nhau). Như vậy, đặc điểm "tính âm tiết" chỉ rõ tính chất đặc biệt nổi trội của đơn vị "tiếng" (âm tiết) đối với tiếng Việt. Thể hiện (chi phối) trong cấu trúc nội bộ và hoạt động của tiếng Việt. = 11 =
  12. - Cấu trúc nội bộ: + Từ tiếng Việt không biến hình từ. + Tiếng Việt phải dùng các phương thức ngữ pháp nằm ngoài từ để diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp và quan hệ trong câu. Đặc điểm này do đặc điểm trên quy định. + Việc phân định ranh giới giữa các từ ghép và cụm từ gặp nhiều khó khăn. - Hoạt động trong tiếng Việt: + Đặc điểm tính âm tiết của tiếng Việt là nguyên nhân khiến cho lời nói của người Việt, ranh giới giữa các âm tiết thật rõ ràng, không có hiện tượng nối từ âm tiết này sang âm tiết khác (tính phân tiết cao). + Đặc điểm tính âm tiết cũng khiến cho thói quen sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt từ xa xưa, chẳng hạn: Có những từ tố (hình vị) bình thường không thể là từ nhưng trong lời nói lâm thời lại làm thành một từ. Ví dụ: - Lạy quan, con xin hậu tạ. - Không hậu gì cả! Có gì thì đưa ngay đây. Khi cần biểu thị biểu lộ ý chê bai hoặc có ý dung tục người Việt thường tách hai tiếng làm thành một từ hoàn chỉnh ra mà xen vào giữa yếu tố "với". Ví dụ: Đồ với đạc! Ăn với nói! Thi với cử! b. Đặc điểm từ không biến hình Đây là đặc điểm quan trọng về mặt loại hình của tiếng Việt. Đặc điểm này là sản phẩm sinh ra từ đặc điểm tính âm tiết nói trên. Nghĩa là: Từ của tiếng Việt, khi dùng trong câu, dù ở bất cứ vị trí nào, dù đảm nhiệm bất cứ vai trò ngữ pháp gì cũng chỉ có một hình thức duy nhất không biết đổi. Ví dụ: Nhà nằm trên đồi. Chúng tôi đi thuê nhà. Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng. = 12 =
  13. Sở dĩ từ không biến hình là: Từ tiếng Việt (gồm từ đơn tiết và từ đa tiết) do một hoặc một số âm tiết khác ghép lại (theo cách láy âm hoặc ghép nghĩa), mà âm tiết nào cũng được bảo toàn khi phát âm, do đó từ không có căn tố và phụ tố như ngôn ngữ. Như vậy, tiếng Việt không có phụ tố thì từ không biến hình. c. Đặc điểm các phương tiện ngữ pháp nằm ngoài từ Đây là đặc điểm nảy sinh từ đặc điểm "từ không biến hình" và nguyên nhân sâu xa hơn là từ đặc điểm "tính âm tiết" Nội dung của đặc điểm: Để diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp của từ và các quan hệ ngữ pháp giữa các từ, các bộ phận trong câu, tiếng Việt dùng các phương tiện ngữ pháp nằm ngoài bản thân từ. Đó là các phương tiện trật tự từ, hư từ và ngữ điệu. - Trật tự từ: Trật tự sắp xếp các từ và các bộ phận trong câu là phương thức ngữ pháp quan trọng nhất của tiếng Việt. Trừ một vài trường hợp đặc biệt (ngôn ngữ thơ hoặc thông báo khẩn), mọi sự thay đổi trật tự trong câu tiếng Việt đều dẫn đến một trong hai khả năng: hoặc làm mất nghĩa của kết cấu cũ hoặc làm đổi nghĩa của kết cấu cũ. Cùng một từ, nhưng trong những câu khác nhau, đứng ở những vị trí khác nhau thì đảm nhiệm những vai trò ngữ pháp không giống nhau. Do vậy, trật tự từ là phương thức ngữ pháp quan trọng nhất. Ví dụ: "Cha thương con" khác "Con thương cha" Những sinh viên này là đảng viên. (câu) khác với: Những sinh viên đảng viên này (cụm từ) Trật tự từ không chỉ là phương thức ngữ pháp có tác dụng trong phạm vi câu mà còn là phương thức từ pháp có tác dụng trong cấu tạo từ. Nhiều trường hợp, thay đổi trật từ các hình vị trong từ ghép độc lập cũng dẫn đến mất từ hoặc đổi nghĩa. Ví dụ: "quê hương" khác "hương quê", "đất cát" khác "cát đất" hoặc trong từ ghép chính phụ thuần Việt, yếu tố chính không thể đứng sau yếu tố phụ trong hầu hết các từ láy âm, cũng không thể đảo trật tự các tiếng cho nhau. - Hư từ: = 13 =
  14. Đây là phương thức ngữ pháp quan trọng sau phương thức trật tự từ. Hư từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có vai trò ngữ pháp trong câu. Hai từ loại hư từ quan trọng nhất của tiếng Việt là phụ từ và quan hệ từ: + Phụ từ là những hư từ đi kèm với thực từ trong câu để diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp cho thực từ: để, đang, sắp, sẽ , không, chưa, chẳng + Quan hệ từ là những hư từ đi giữa các thực từ để diễn đạt các quan hệ ngữ pháp trong câu: và, cùng, là * Giữa phương thức trật tự từ và hư từ trong tiếng Việt có sự phối hợp trong khi dùng. Đáng chú ý hơn cả: + Phối hợp dùng cả trật tự từ lẫn hư từ. Ví dụ: Văn học là nhân học. + Muốn đảo trật tự từ, phải có sự xuất hiện của hư từ. Ví dụ: Con rể biếu bố có chai rượu thuốc. (không đổi trật tự 2 bổ ngữ) Con rể biếu cho bố vợ chai rượu thuốc. Con rể biếu chai rượu thuốc cho bố vợ. Câu hỏi tự học 1. Trình bày hiểu biết của anh (chị) về khái niệm tiếng Việt? 2. Trình bày tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của tiếng Việt. 3. Chứng minh rằng: Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập. Hướng dẫn tự học 1. Nắm và phân tích khái niệm về tiếng Việt : Tiếng Việt Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt (dân tộc Kinh) đồng thời cũng là tiếng phổ thông của tất cả các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam. 2. Nắm được các giai đoạn hình thành và phát triển của tiếng Việt: - Tiếng Việt thời kỳ cổ đại: Từ khi dựng nước Âu Lạc (TK II TCN đến TK VII sau CN). = 14 =
  15. +Ngôn ngữ người Việt có sự tiếp xúc với các ngôn ngữ Tày - Thái cổ. Sự tiếp xúc Việt - Tày Thái xảy ra trong thời kỳ Nhà nước Âu Lạc đầu tiên của Việt Nam: Nhà nước Âu Lạc. + Tiếng Việt là ngôn ngữ chủ thể trong nhà nước Âu Lạc cổ đại + Tiếng Việt tiếp xúc lần thứ 1 với tiếng Hán, vay mượn một số từ của ngôn ngữ này, làm thành lớp từ gốc Hán cổ trong tiếng Việt. - Tiếng Việt từ thế kỷ VII đến giữa TK XIX Lấy mốc từ đầu TK VII (đời Đường) làm mốc cho thời kỳ trung đại vì lý do đời Đường có vai trò trong việc tăng trưởng vốn từ tiếng Việt về số lượng và chất lượng. Các biểu hiện lớn: + Tiếng Việt tiếp xúc lần thứ 2 với tiếng Hán trung đại, vay mượn rất nhiều từ ngữ của tiếng Hán, làm thành từ Hán Việt trong tiếng Việt. + Được chế tác từ chữ Hán, chữ Nôm như một thành tựu văn hoá Việt Nam đã góp phần lưu giữ nhiều giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam thời trung đại. + Chữ quốc ngữ được chế tạo nhưng phạm vi sử dụng còn rất hạn chế. - Tiếng Việt thời kỳ từ giữa thế kỷ XIX đến nay + Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi dần, thay thế chữ Hán và chữ Nôm trong xã hội Việt Nam. + Tiếng Việt tiếp xúc với một số ngôn ngữ phương Tây, vay mượn khá nhiều từ ngữ (làm thành lớp từ mượn gốc Âu trong tiếng Việt). + Từ đầu thế kỷ XX, đặc biệt từ sau cách mạng tháng 8 đến nay, tiếng Việt có sự phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt. 3. Nắm được đặc điểm loại hình tiếng Việt: Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập.Các đặc điểm loại hình của tiếng Việt được biểu hiện: - Đặc điểm tính âm tiết Trong tiếng Việt, âm tiết thường là võ ngữ âm của một hình vị, và nhiều khi cũng là vỏ ngữ âm của một từ gốc (từ trong vốn từ cơ bản). - Đặc điểm từ không biến hình = 15 =
  16. Từ của tiếng Việt, khi dùng trong câu, dù ở bất cứ vị trí nào, dù đảm nhiệm bất cứ vai trò ngữ pháp gì cũng chỉ có một hình thức duy nhất không biết đổi. - Đặc điểm các phương tiện ngữ pháp nằm ngoài từ Để diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp của từ và các quan hệ ngữ pháp giữa các từ, các bộ phận trong câu, tiếng Việt dùng các phương tiện ngữ pháp nằm ngoài bản thân từ. Đó là các phương tiện trật tự từ, hư từ và ngữ điệu. = 16 =
  17. PHẦN II: NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT CHƯƠNG I: NGỮ ÂM VÀ NGỮ ÂM HỌC I. NGỮ ÂM - ÂM THANH NGÔN NGỮ 1. Khái niệm ngữ âm Âm thanh là kết quả chấn động của một vật thể, nó lan truyền và con người cảm nhận được bằng thính giác. Sự chấn động nảy sinh âm thanh do hai nguyên nhân: do một vật thể khác tác động vào (ví dụ: dùi ấn vào trống); do bản thân sự vận động của các vật thể. (ví dụ: tiếng suối chảy). Có hai loại âm thanh: âm thanh tự nhiên và âm thanh nhân tạo. Âm thanh tự nhiên tồn tại ngẫu nhiên, rời rạc và không thành hệ thống. Âm thanh nhân tạo hầu hết có tính chất tín hiệu, thoả mẫn nhu cầu giao tiếp của con người. Trong các loại âm thanh nhân tạo có âm thanh ngôn ngữ. Đó là một loại âm thanh nhân tạo đặc biệt. Âm thanh ngôn ngữ là mặt vật chất đầu tiên của ngôn ngữ, nó làm cho ngôn ngữ có khả năng hiện thực hoá, nhờ vậy ngôn ngữ thực hiện được chức năng giao tiếp. Âm thanh ngôn ngữ có nhiều điểm khác biệt với âm thanh nhân tạo khác: - Âm thanh ngôn ngữ có tính hệ thống (yếu tố, quan hệ, giá trị). - Nó được hình thành trong lịch sử là kết quả của sự lựa chọn, sự ước định của một cộng đồng người (là vốn chung của mỗi con người). - Âm thanh ngôn ngữ không phải là một âm thanh cụ thể mà có tính khái quát. Nó có hai dạng tồn tại: cụ thể và trừu tượng. Như vậy, âm thanh ngôn ngữ là các âm, các thanh, các kết hợp âm thanh để tạo thành vỏ tiếng cho một ngôn ngữ, được hình thành trong lịch sử, gắn với một cộng đồng người nhất định và mang một ý nghĩa nào đó. 2. Vai trò của ngữ âm - Đối với ngôn ngữ: Ngữ âm đảm nhiệm mặt vật chất, tức là làm hình thức cho ngôn ngữ (vỏ tiếng), làm cho ngôn ngữ được hiện thực hoá. Bởi vậy, nói đến ngôn ngữ là nói đến ngôn ngữ bằng âm thanh. Hiện nay chưa có một dân tộc nào dùng ngôn ngữ phi âm thanh để trao đổi tư tưởng. = 17 =
  18. Âm thanh ngôn ngữ là mặt vật chất tiện lợi nhất, tốt nhất cho ngôn ngữ. Bởi vì: để tổ chức một hoạt động giao tiếp phải có công cụ giao tiếp. Đó có thể là cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt Nhưng cử chỉ, điệu bộ chỉ phát huy trong hoàn cảnh nhất định, hoặc màu sắc, ký hiệu, tín hiệu giao thông, các biểu trưng quân hàm, quân hiệu Những thứ đó cồng kềnh, phức tạp và muốn hiểu thì phải tuyên truyền, phổ biến. Mặt khác, chúng không thoả mãn nhu cầu giao tiếp, không đủ sức để phản ánh những hoạt động và kết quả hoạt động tư tưởng phức tạp của con người. Do đó, con người chọn lấy âm thanh do bộ máy cấu âm phát ra và thính giác tiếp nhận được làm công cụ giao tiếp. Có thể nói sự lựa chọn này rất thuận lợi cho người sử dụng vì những lý do sau: + Bộ máy cấu âm và thính giác có sẵn ở mỗi con người. + Việc giao tiếp bằng ngữ âm không ngăn cản được con người khi lao động: miệng nói tai nghe và tay chân vẫn làm việc được. + Âm thanh không lệ thuộc và ánh sáng. Trong bóng tối con người vẫn có thể giao tiếp được với nhau. + Khi con người sử dụng bộ máy cấu âm thì đồng thời có thể dùng cả tai để kiểm tra âm thanh phát ra của mình và dùng mắt để theo dõi phản ứng của người nghe. - Vai trò của ngữ âm đối với nhà trường: Tri thức về ngữ âm là cơ sở để dạy về chính âm, chính tả, đọc diễn cảm trong nhà trường. Ở nhà trường có thể khai thác các yếu tố ngữ âm trong khi phân tích tác phẩm văn học giúp làm tăng hiệu quả của việc phân tích, cảm thụ nghệ thuật: Ví dụ: Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan Đường bạch dương sương trắng nắng tràn. Âm "an" trong "lan, tan, tràn" tạo cảm giác mênh mang, lan tràn. Âm "ương" trong "đường, dương, sương" tạo cảm giác như âm thanh, nhạc lòng du dương. II. CƠ SỞ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU NGỮ ÂM Ngữ âm được tạo thành bởi hai mặt tự nhiên và xã hội, trong mặt tự nhiện có cả mặt sinh lý và mặt vật lý. Ngành ngữ âm học theo nghĩa hẹp nghiên cứu = 18 =
  19. mặt tự nhiên của ngữ âm, nganh âm vị học nghiên cứu mặt xã hội của ngữ âm. Ngành ngữ âm học hiểu theo nghiã rộng nghiên cứu cả mặt tự nhiên và xã hội. 1. Cơ sở vật lý (âm học) Âm thanh của ngôn ngữ có nhiều điểm giống với các âm thanh khác trong tự nhiên. Nó cũng là kết quả của sự chấn động của các phần tử không khí do luồng hơi từ phổi đi ra. Khi nghiên cứu về âm thanh ngôn ng, cần nghiên cứu các thuộc tính vật lý: a) Độ cao: Âm thanh phát ra bao giờ cũng ở độ cao nhất định. Mức độ cao thấp của âm phụ thuộc vào sự chấn động nhanh hay chậm của các phần từ không khí trong một đơn vị thời gian nhất định. Nói cách khác, độ cao của âm phụ thuộc vào tần số dao động. Tần số dao động của dây thanh quy định độ cao của giọng nói con người. b) Độ mạnh: Độ mạnh của âm do biên độ dao động quyết định. Biên độ dao động càng lớn âm phát ra càng mạnh. Trong ngôn ngữ, phụ âm phát ra thường mạnh hơn nguyên âm. Độ mạnh còn gọi là cường độ. c) Độ dài: Độ dài hay trường độ của âm phụ thuộc vào sự chấn động lâu hay mau của các phần tử không khí. VD: Trong tiếng Việt: "a" trong "hai" dài hơn "a" trong "hay". d) Âm sắc: Âm sắc là bản sắc, là sắc thái riêng biệt của một âm cùng một nốt nhạc nhưng âm thanh của các loại đàn khác nhau, sẽ có những sắc thái khác nhau. Đó là sự khác nhau về âm sắc. Cùng một bài hát và hát ở cùng một độ cao như nhau nhưng tiếng hát của Thanh Hoa vẫn khác với tiếng hát của Thu Hiền, đó cũng là sự khác nhau về âm sắc. Âm sắc khác nhau là do: - Vật tạo ra âm khác nhau, chẳng hạn vật bằng đồng như chuông âm sẽ khác với vật bằng gỗ như mỏ. - Cách làm cho vật phát ra âm khác nhau, ví dụ dùng phím đánh đàn, dùng tay bật đàn, dùng cung kéo nhị. - Hiện tượng cộng hưởng khác nhau, như tiếng nói của một người ở nhà xây và ở nhà gỗ. Đây là lý do giải thích vì sao các nhà hát phải có một kiến trúc đặc biệt. 2. Cơ sở sinh lý (cấu âm) = 19 =
  20. Mỗi một âm do con người phát ra đều là kết quả của một hoạt động nhất định của bộ máy phát âm của con người, hơn nữa nó là đối tượng của sự tri giác thính giác có quan hệ với quá trình nảy sinh từ cơ thể con người. Nghiên cứu ngữ âm từ mặt sinh lý học lag nghiên cứu xem những cơ quan nào tham gia vào việc tạo ra các âm thanh ngôn ngữ và qáu trình tạo lập đó diễn ra như thế nào. Có thể hình dung quá trình phát âm diễn ra như sau: (1) mẹnh lệnh được truyền đi từ võ não, từ trung tâm đièu khiểm hoạt động nói năng nằm ở bán cầu đại não; sự truyền đạt mệnh lệnh này theo dây thần kinh trung ương đến các cơ quan thực hiện trực tiếp; (3) sự hoạt động của bộ máy hô hấp (phổi, phế quản, khí quản) cũng như cơ hoành và toàn bộ lồng ngực; (4) hoạt động phức tạp của các cơ quan phát âm (dây thanh, lười, môi, ngạc, hàm dưới ). Toàn bộ những hoạt động của bộ máy hô hấp và các cơ quan phát âm tạo ra một âm tương ứng gọi là sự cấu âm. Bộ máy cấu âm của con người có thể chia ra thành ba bộ phận chính: a) Cơ quan hô hấp: đây là các cơ quan của lồng ngực như hoành cách, phế quản, thanh quản, phổi Nhiệm vu của các cơ quan hô hấp là cung cấp mức không khí cần thiết để tạo ra giao động âm thanh và truyền ra ngoài. b) Thanh hầu: đó là cơ quan phát âm. Thanh hầu (họng) là một ống rỗng do các mảnh sụn ghép lại với nhau, bên trong có dây thanh. Khi luồng hơi từ phổi đi ra qua ống rỗng nó cọ xát vào thanh hầu phát ra âm thanh. Dây thanh là có 2 tổ chức cơ sóng đôi, khi luồng hơi từ phổi đi ra làm cho 2 tổ chức cơ này rung hay không rung và tạo ra âm thanh. Dây thanh chính là nguồn âm. Có 2 khả năng hoạt động của dây thanh: Khả năng 1: Khi dây thanh rung đều có chu kỳ và tần số dao động xác định được thì nó tạo ra tiếng thanh. Tiếng thanh là cơ sở cấu tạo âm thanh mà ta gọi là nguyên âm. Khả năng 2: Khi dây thanh rung ít hoặc rung không nhịp nhàng điều hoà (tức là không rung có chu kỳ) và tần số dao động không xác định được gọi là tiếng động. Ví dụ: Thông thường các nguyên âm cho nhiều tiếng thanh, còn phụ âm cho nhiều tiếng động. Nguyên âm: Rung; |m|, |d|; rung ít, |t|, |h|: không rung. = 20 =
  21. Thanh hầu là khoang cộng hưởng đầu tiên của bộ máy phát âm. c) Các khoang cộng hưởng phía trên thanh hầu: khoang yết hầu, khoang mũi, khoang miệng. - Khoang yết hầu ở ngay trên thanh hầu, có thể có 2 cách hoạt động hoặc bịt lại (do gốc lưỡi kéo lui chạm vào thành họng), luồng hơi bị chậm lại tạo ra âm tắc yết hầu, hoặc thu hẹp lại (do gốc lưỡi kéo lui nhưng vẫn chừa một khe nhỏ), luồng hơi bị cọ xát, sinh ra âm xát yếu hầu. - Khoang miệng l một hộp cộng hưởng động, từng là nơi xảy ra nhiều hoạt động cấu âm. Ở đây có các cơ quan ngôn ngữ quan trọng như: môi, lợi, răng và đặc biệt là lưỡi. Lưỡi hoạt động tích cực, linh hoạt theo mọi hướng. Do đó làm cho khoang miệng luôn luôn thay đổi. Lưỡi có vai trò quan trọng như vậy nên có hàng loạt thành ngữ nói về nó: "Uốn ba tấc lưỡi", "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói". Cùng với lưỡi, hoạt động của môi, hàm dưới cũng làm cho hình dạng và thể tích của khoang miệng thay đổi, vì vậy đã tạo ra được sự muôn màu muôn vẻ cho các âm phát ra. - Khoang mũi có thể tham gia vào việc cấu âm. Ví dụ: Khi lưỡi con nâng lên bít đường thông lên mũi ta chỉ có âm miệng, khi luỡi con hạ xuống, luồng hơi thoát ra khoang mũi, ta có âm mũi. 3. Về mặt xã hội Âm thanh tự nó không có ý nghĩa gì, không có chức năng gì. Nó chỉ có nghĩa (nó được giao cho chức năng truyền đạt khi được một tập thể (xã hội) thừa nhận và sử dụng để biểu thị một sự vật gì đó trong giao tiếp. Nói cách khác, ngoài mặt tự nhiên, ngữ âm còn có mặt xã hội. Tính xã hội thể hiện ở những điểm sau: - Các đơn vị âm thanh ngôn ngữ là kết quả ước định của một cộng đồng người trong lịch sử. Nó làm thành mặt vật chất cho ngôn ngữ. - Các đơn vị ngữ âm có tính xác định hữu hạn và những âm thanh cụ thể tạo thành hệ thống âm thanh cho ngôn ngữ. - Các đơn vị âm thanh ngôn ngữ tồn tại và phát triển gắn liền với xã hội. Chẳng hạn: Mỗi xã hội, mỗi dân tộc sử dụng một hệ thống ngữ âm riêng. Có âm được xã hội này ưa thích nhưng không được xã hội khác ưa dùng (trong tiếng = 21 =
  22. Anh có các âm ||: this, ||: thank mà tiếng Việt hiện đại không có, cũng như tiếng Nga có những âm |ts, tf| xa lạ đối với người Việt ngược lại tiếng Anh không có các âm |wu, Jv| như tiếng Việt và tiếng Nga, còn tiếng Nga lại không có các âm h, th như tiếng Việt. Hay: Mỗi xã hội có cách xử lý mỗi âm theo cách riêng. Tiếng Việt phân biệt 2 âm ô và o một cách tách biệt trong khi sự phân biệt không thấy có và không cần thiết trong tiếng Nga. Cũng vậy tiếng Việt phân biệt 2 âm |t| và |t'| mà tiếng Anh chỉ coi đó là một. Ví dụ: Tiếng Việt: "tam" khác "tham" Tiếng Anh: "th" trong "think" tương đương "time ". Cách kết hợp các âm với nhau cũng thay đổi, tuỳ theo từng xã hội. Đối với tiếng Việt, âm "ng" có thể đi trước hoặc sau nguyên âm. Còn trong tiếng Anh nó chỉ có thể đi sau nguyên âm. Tóm lại: Tính chất xã hội của ngữ âm giúp ta lý giải vì sao số lượng nguyên âm và phụ âm ở các ngôn ngữ trên thế giới không giống nhau. III. NGỮ ÂM HỌC 1. Nhiệm vụ Nghiên cứu các đơn vị âm thanh ngôn ngữ trong tất cả các trạng thái và chức năng của chúng (tức là đối tượng của ngữ âm học không chỉ là dùng âm thanh cụ thể của tiếng nói mà còn là những đơn vị ngữ âm, những quy luật tổ chức, kết hợp các âm). Ngoài ra ngữ âm học còn nghiên cứu mối quan hệ giữa âm thanh và chữ viết - một phương tiện ghi lại ngôn ngữ bằng văn tự. 2. Ký hiệu ngữ âm Mỗi ngôn ngữ thường dùng một thứ chữ viết riêng và vì nhiều lý do các chữ viết ấy không đạt được yêu cầu chính xác hợp lý của khoa học là mỗi chữ ghi một âm và ngược lại mỗi âm chỉ thể hiện bằng một chữ. Mặt khác, giá trị ngữ âm của các con chữ lại thay đổi tuỳ theo ngôn ngữ sử dụng chúng. Ví dụ: Việt Anh Pháp Nga C (K) (K,S) (K, S) (S) Ch (C) (T,F) (K, J) Th (t') (F,Q) (T) = 22 =
  23. Để tránh tình trạng hiểu nhầm các nhà ngôn ngữ học Việt Nam nghiên cứu ngữ âm dùng ký hiệu ghi âm có tính quốc tế do hội ngữ âm học quốc tế 1888 quy ước lấy các con chữ trong bộ chữ cái La Tinh làm ký hiệu ghi âm, tuân thủ nguyên tắc một đối một giữa âm và ký hiệu; có bổ sung thêm một số ký hiệu khác. Cách ghi: Khi dùng ký hiệu ghi âm quốc tế cho vào trong 2 cọc: |t| = 't", |n| = "n" |i| = "i' CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỰ HỌC 1.Chứng minh rằng, âm thanh ngôn ngữ là một loại âm thanh nhân tạo đặc biệt. 2.Phân tích cơ sở khoa học của việc nghiên cứu ngữ âm. 3. Bài tập: a) Bịt tai lại và phát âm âm f thành ff ; tương tự như vậy phát âm v. Lưu ý rằng, khi phát âm v, tron tai có tiếng ù đặc do dây thanh rung động tạo nên. Khi phát âm âm f không có hiện tượng này vì âm f là âm vô thanh. Âm v là âm hữu thanh. Theo các cách trên, hay phân biệt các âm sau đây ra âm vô thanh và hữu thanh: s, z, b, m,n, t, l, k, g . (Cách thứ hai, đặt tay vào cục yết hầu để thấy dây thanh rung hay không rung). B) Bịt mũi lại phát âm n và t. Ở trường hợp đầu, sẽ nhận ra tiếng vang ở khoang mũi, trường hợp sau không thấy gì. Âm n là âm mũi còn âm t là âm miệng. Theo cách thức trên, hãy phân biệt các âm sau đây ra âm mũi và âm miệng: m, i, a, b, nh, k , o, ng. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1. Nắm được những đặc điểm tương đồng và khác biệt giữa âm thanh ngôn ngữ với các loại âm thanh tự nhiên và nhân tạo khác. 2. Nắm và phân tích được 3 cơ sở khoa học khi nghiên cứu ngữ âm: - Cở sở vật lý - Cơ sở sinh lý - Cơ sở xã hội = 23 =
  24. 3. Học viên tự thực hành. = 24 =
  25. CHƯƠNG II: ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT I. KHÁI NIỆM ÂM TIẾT Chuỗi lời nói mà con người phát âm gồm nhiều khúc đoạn dài ngắn khác nhau. Đơn vị phát âm ngắn nhất là âm tiết. Dù lời nói có chậm lại đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ tách được đến âm tiết là hết. Vậy âm tiết là gì? Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất trong chuỗi lời nói. F. de.Sausure nói: Cái mà ta có được trước tiên không phải là âm (tố). Âm tiết hiện ra một cách trực tiếp hơn các âm thanh cấu tạo nó. Một số văn tự nguyên thuỷ chỉ ghi những đơn vị âm tiết, chỉ mãi về sau người ta mới đạt đến hệ thống chữ cái. Ví dụ: Anh về mua lụa bọc trời (có 6 âm tiết) Mua thuyền chở núi em thời theo anh. (có 8 âm tiết) II. ĐẶC ĐIỂM ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT 1. Âm tiết tiếng Việt có tính phân tiết cao Đặc điểm này là do đặc điểm loại hình tiếng Việt quy định. Biểu hiện của đặc điểm này là: - Ranh giới dứt khoát giữa các âm tiết. Trong một phát ngôn gồm nhiều âm tiết, các âm tiết tách biệt nhau rất rõ. Có thể hình dung một phát ngôn tiếng Việt giống như một chuỗi hạt mà mỗi âm tiết là một hạt độc lập. Các âm tiết không bị biến dạng. Ví dụ: "Cá tươi" không đọc "cát ươi" "Pháp y" không đọc "phá py" (Khác với các ngôn ngữ biến hình khác: Nga, Anh, Pháp ranh giới giữa các âm tiết nhập nhằng, có sự xê dịch vì hiện tượng nhược hoá hay nối âm. Ví dụ: Nhược hoá: Miara Ivannova đọc Marivana. Nối âm: Thank you đọc Than kyou Khác với âm tiết trong các ngôn ngữ Châu Âu, âm tiết nào của tiếng Việt cũng mang một thanh điệu nhất định. Chính đặc điểm này đã làm cho sự thể hiện từng âm tiết trong chuỗi lời nói càng được nêu bật hẳn lên. = 25 =
  26. Do có sự thể hiện rõ ràng như vậy cho nên việc vạch ranh giới giữa các âm tiết trong tiếng Việt dễ dàng hơn nhiều việc phân chia ranh giới âm tiết trong các ngôn ngữ Châu Âu. Ví dụ: Trong tiếng Nga có 1 từ gồm nhiều âm tiết như Mectecko (thị trấn), người mới học tiếng Nga khó xác định ranh giới âm tiết đi qua đâu: ngắt thành Me/cte/cko, Mec/te/cko. Ở tiếng Việt, chúng ta muốn biết chuỗi lời nói tiếng Việt có bao nhiêu âm tiết thì có thể xác định bằng cách nghe xem có bao nhiêu hơi, bao nhiêu "tiếng một" được phát ra. Tính chất tách bạch từng âm tiết còn phản ánh trên văn tự. Người ta viết rời từng âm tiết (chữ) chứ không viết liền thành từ như kiểu chữ Nga, chữ Anh, chữ Pháp. - Ranh giới âm tiết trùng với ranh giới hình vị Thông thường trong tiếng Việt âm tiết (đơn vị âm thanh cơ bản, dễ phát âm, và dễ nhận biết) trùng với hình vị (đơn vị có nghĩa nhỏ nhất của từ vựng và ngữ pháp). Một phát ngôn có bao nhiêu âm tiết thì có bấy nhiêu hình vị. Hay nói khác mỗi âm tiết là hình thức ngữ âm của hình vị. Ví dụ: Anh về mua lụa bọc trời ( 6 âm tiết, 6 hình vị) Mua thuyền chờ núi em thời theo anh. (8 âm tiết, 8 hình vị) So sánh các ngôn ngữ Ấn Âu: Tiếng Nga: Khura: 3 âm tiết, 2 hình vị Tiếng Anh: Boys (boi: z): 1 âm tiết, 2 hình vị Trong các ngôn ngữ Ấn Âu, âm tiết có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn hình vị. Âm tiết không hề liên quan đến nghĩa, ranh giới âm tiết không trùng với hình vị. * Truyền thống ngữ văn của người Việt Từ đặc điểm trên người Việt đã hình thành một số truyền thống ngữ văn như sau: + Làm từ điển - Lấy 1 âm tiết Hán Việt đối chiếu với một âm tiết thuần Việt. Như vậy nghĩa của âm tiết Hán Việt được giải thích bằng nghĩa của một âm tiết thuần Việt tương ứng. = 26 =
  27. Ví dụ: Thiên - trời Vân - mây Tồn - còn Tử - mất Địa - đất Sơn - núi - Lấy một âm tiết Hán Việt và một âm tiết tiếng Việt đi với nhau thành cặp. Ví dụ: Thiên trời địa đất vân mây Vũ mưa phong gió nhật ngày dạ đêm. + Hiện tượng chơi chữ là cách tạo ra sự bất ngờ qua cách kết hợp, biến đổi từ: Đồng âm: Con ngựa đá đá con ngựa đá. Nói láy: Con cá đối nằm trên cối đá. Tách từ: Có hội mà không có nghị, có nghị mà không có quyết. Rút gọn: Cử nhân - ông cử, tú tài cậu tú. Chính cách rút gọn đó khi phiên âm cũng rút gọn: Italia Ý Kennơđi Ken Có kiểu nói tắt dồn nghĩa của các từ đa tiết hoặc của cả tổ hợp từ chỉ vào một âm tiết nhất định như: Cổ - cận - dân (cổ đại, cận đại, dân gian). + Thể thơ: tách từ ghép Mặt sao dày gió dạn sương Thân sao bướm chán ong chường bấy thân. 2. Âm tiết tiếng Việt có đặc trưng độ cao Mỗi âm tiết có một độ cao khác nhau do thanh điệu đảm nhiệm. Tiếng Việt có thanh điệu, còn các ngôn ngữ ấn Âu không có thanh điệu vì từ vỏ tiếng đi vào câu, mỗi lần thay đổi cho ta nghĩa khác (nghĩa nằm ngay trong bản thân từ). Ví dụ: Khura, Khuru, Krury (sách) = 27 =
  28. Ở tiếng Việt, từ đi vào câu không đủ thể hiện các hình thức khác nhưng nếu dùng 6 thanh điệu sẽ làm các vỏ tiếng (đơn vị hình thức) mang nghĩa khác. Để đủ có số lượng các vỏ tiếng cần thiết làm nghĩa, âm tiết phải sử dụng đến thanh điệu. 3. Âm tiết tiếng Việt là đơn vị đa chức năng - Chức năng ngữ âm: Âm tiết là đơn vị tối thiểu để tạo nên chuỗi lời nói (có trong tất cả các ngôn ngữ). - Âm tiết tiếng Việt như là một đơn vị có sẵn để tổ chức câu, đó là từ . Trong tiếng Việt: âm tiết trùng với hình vì đồng thời trùng với từ đơn. Ví dụ: Tôi mua nhà. (3 âm tiết = 3 hình vị = 3 từ đơn). (Theo Nguyễn Kim Thản đây là hiện tượng "1 thể 3 ngôi"). - Trong nhiều trường hợp âm tiết có chức năng thông báo đó là câu: Ví dụ: Gió! Mưa! (1 từ - 1 câu. Đây là dạng câu đơn đặc biệt). III. CẤU TRÚC ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT 1. Lược đồ cấu trúc âm tiết tiếng Việt Lược đồ cấu trúc âm tiết của Đoàn Thiện Thuật xác đáng, hợp lý: Thanh điệu Vần Âm đầu Âm đệm Âm chính Âm cuối 2. Phân loại âm tiết tiếng Việt Dựa vào các tiêu chí sau: a. Số lượng các thành tố tham gia cấu tạo âm tiết Để trình bày cấu trúc âm tiết tiếng Việt, chúng ta tạm loại bỏ thành tố siêu âm đoạn tính (thanh điệu). Có thể sử dụng các ký hiệu sau: V : âm chính C1 : âm đầu, C2 : âm cuối, W : âm đệm (W: được đưa vào sơ đồ cấu trúc bởi vì âm đệm khi xuất hiện bao giờ cũng W và là yếu tố đặc thù của âm tiết tiếng Việt.) Có 8 loại cấu trúc âm tiết tiếng Việt như sau: = 28 =
  29. 1. V: a, ê, y 5. C1 V: ca, cô, ba 2. W V: oa, uê, uy 6. C1 WV: hoa, qua, quê 3. VC2: an, em, anh 7. C1VC2: cần, lan, bệnh 4. WVC2: oan, uyên 8. C1WVC2: loan, quyên Trong 4 thành tố âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối thì ta thấy thành tố âm chính (V) luôn luôn có mặt, còn các thành tố khác thì có thể có mặt hay vắng mặt. Âm chính nguyên âm (V) là hạt nhân không thể thiếu được của âm tiết. Để khái quát điều đó, tức là khái quát toàn bộ cấu trúc âm tiết tiếng Việt theo tiêu chí này ta có thể dùng công thức sau: (C1) (W) V (C2) (Thành tố trong dấu ngoặc đơn có thể có hoặc có thể không). b. Dựa và tiêu chí thanh điệu Tiếng Việt có 6 thanh, chia thành 2 nhóm: bằng và trắc. Bằng: thanh không, thanh huyền Trắc: Thanh hỏi, thanh ngã, thanh sắc, thanh nặng. Ví dụ: Người đi một nửa hồn tôi mất Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ. Có ý nghĩa: Phục vụ cho việc làm thơ (thi pháp thơ). Chẳng hạn: + Có luật bằng - trắc trong thơ cổ: thơ Đường luật (thất ngôn tứ tuyệt) thì phải tuân theo niêm luật chặt chẽ như: "Nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh". Tức là chữ thứ 1, thứ 3, thứ 5 trong một cặp không cần đối bằng - trắc, chữ thứ 2, 4, 6 trong 1 cặp thì phải đối ứng bằng - trắc. Trường hợp này là đúng luật: Bước tới đèo ngang bóng xế tà Cỏ cây chen lá đá chen hoa. Trường hợp sau đây là phá luật : Cố nhân tây tự Hoàng hạc lâu Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu. Hay cách gieo vần trong thơ lục bát: chữ thứ 6 câu lục hay chữ thứ 6 câu bát (hay chữ thứ 4) lặp lại có vần bằng: = 29 =
  30. Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Như vậy việc sử dụng thanh điệu để tạo thế đối ứng bằng trắc hay gieo vần trong thơ có ý nghĩa là giúp người đọc đọc diễn cảm, đọc đúng ngữ điệu tác phẩm. c. Dựa vào cách kết thúc âm tiết: Đây là cách phân loại bao quát nhất, mang tính truyền thống. Chúng có thể chia thành 4 loại: - Âm tiết mở: Kết thúc bằng chính nguyên âm, gồm các cấu trúc sau: V, WV, C1V, C1WV. Ví dụ: a, oa, ta, toà, - Âm tiết nửa mở: kết thúc bằng bán nguyên âm, với các cấu trúc: VC2, WVC2, C1VC2,C1WVC2 . Ví dụ: ai, oai, dâu, quay - Âm tiết nửa khép: kết thúc bằng các âm mũi, với các cấu trúc: VC2, WVC2, C1VC2, C1WVC2. Ví dụ: ăn, oanh, lam, quanh - Âm tiết khép: kết thúc bằng âm tắc. Với các cấu trúc: VC2, WVC2, C1VC2,C1WVC2. Ví dụ: ắt, oắp, tách, hoặc CÂU HỎI TỰ HỌC 1. Khái niệm âm tiết? Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt? 2. Phân loại âm tiết tiếng Việt (dựa vào 3 tiêu chí). 3. Anh (chị) tự chọn một đoạn văn (thơ), phân loại âm tiết theo 3 tiêu chí nói trên. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1. Nắm được khái niệm âm tiết và đặc điểm cơ bản của âm tiết tiếng Việt: * Khái niệm: Là đơn vị phát âm nhỏ nhất trong chuỗi lời nói. *Đặc điểm: - Có tính đơn lập cao. Biểu hiện của đặc điểm này là: + Ranh giới dứt khoát giữa các âm tiết. + Ranh giới âm tiết trùng với ranh giới hình vị. - Có đặc trưng độ cao = 30 =
  31. - Âm tiết tiếng Việt là đơn vị đa chức năng. 2. Nắm được cách phân loại âm tiết tiếng Việt, có các tiêu chí sau: - Số lượng các thành tố tham gia cấu tạo âm tiết Ta có 8 loại hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt như sau: 1. V : a, ê, y 5. C1 V: Ca, cô 2. W V : oa, uê, uy 6. C1 WV: Qua, quê 3. VC2: An, inh, ênh 7. C1VC2: Cần, lan 4. WVC2: oan, uyên 8. C1WVC2: Loan, quyên - Dựa và tiêu chí thanh điệu Tiếng Việt có 6 thanh, chia thành 2 nhóm : bằng và trắc. Bằng: thanh không, thanh huyền Trắc: Thanh hỏi, thanh ngã, thanh sắc, thanh nặng Ví dụ: Người đi một nửa hồn tôi mất Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ. - Dựa vào cách kết thúc âm tiết - Âm tiết mở : Kết thúc bằng chính nguyên âm, gồm các cấu trúc sau: V, WV, C1V, C1WV. - Âm tiết nửa mở: Kết thúc bằng bán nguyên âm, với các cấu trúc VC2, WVC2, C1VC2,C1WVC2 . - Âm tiết nửa khép: kết thúc bằng các âm mũi, với các cấu trúc VC2, WVC2, C1VC2, C1WVC2. - Âm tiết khép: kết thúc bằng âm tắc. Với các cấu trúc: VC2, WVC2, C1VC2,C1WVC2. 3. Học viên tự làm bài. = 31 =
  32. CHƯƠNG III: HỆ THỐNG ÂM VỊ TIẾNG VIỆT Hệ thống âm vị tiếng Việt hiện đại là một cơ chế gồm các hệ thống con: Âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu. Năm hệ thống này là nét hữu cơ của âm tiết, có chức năng tham gia cấu tạo nên âm tiết. Hệ thống âm vị tiếng Việt là một hệ thống phức tạp, vì nó có số lượng lớn, cụ thể là 52 âm (âm đầu: 21, âm đệm: 1, âm chính: 16, âm cuối: 8, thanh điệu: 6). I. KHÁI NIỆM ÂM VỊ (PHONEME) 1. Khái niệm Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất của một ngôn ngữ, dùng để cấu tạo và phân biệt võ âm thanh của các đơn vị có nghĩa trong ngôn ngữ. Ví dụ: Trong một từ như "ba" của tiếng Việt ngoài thanh điệu, có 2 đơn vị tối thiểu "b" và "a". Nhờ 2 đơn vị ấy người Việt nhận định từ "ba" và phân biệt được về âm thanh của từ này với từ khác: ra, la, ca, bi, bo Như vậy mỗi đơn vị ngữ âm tối thiểu như "b" và "a" đều có 2 chức năng: - Cấu tạo nên về âm thanh của các đơn vị có nghĩa. - Phân biệt võ âm thanh của các đơn vị có nghĩa. Mỗi đơn vị ấy được gọi là một âm vị. 2. Phân biệt âm vị và âm tố a. Khái niệm âm tố Ââm tố là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất không thể phân chia ra được nữa, là yếu tố cấu tạo âm tiết. Mỗi âm tố ứng với 1 động tác cấu âm. Ví dụ: Ta đọc thật chậm "a, xa, xát", kéo dài ra để quan sát động tác lưỡi, ta sẽ thấy: - Khi đọc "a", lưỡi giữ nguyên một vị trí từ đầu tới cuối. - Khi đọc "xa", lưỡi có 2 vị trí. Thoạt đầu lưỡi nâng lên phần lợi, sau đó hạ xuống thấp, lại nâng lên chạm vào lợi. Mỗi vị trí là một động tác cấu âm để tạo ra một nguyên tố âm thanh tức là âm tố. Âm tố chiếm một đoạn ngắn trên ngữ tuyến. * Ký hiệu để ghi âm tố: [ ]. Ví dụ: [a], [b], [h] = 32 =
  33. b. Các loại âm tố Dựa vào tiêu chí âm học và cấu âm, người ta chia ra 2 loại âm tố chính: nguyên âm và phụ âm Nguyên âm và phụ âm khác nhau ở mấy điểm: - Nguyên âm chủ yếu được cấu tạo bởi tiếng thanh, còn phụ âm chủ yếu là tiếng động. - Khi phát ra nguyên âm luồng hơi đi ra tự do, còn khi phát ra phụ âm luồng hơi bị cản. - Khi phát ra nguyên âm, độ căng của các bộ phận cấu âm phân bố đều đặn (không cần tập trung về 1 điểm), còn khi phát ra phụ âm, độ căng thường tập trung ở 2 bộ phận, tạo nên điểm cấu âm. - Khi phát ra nguyên âm, luồng hơi đi ra yếu, còn khi phát ra phụ âm luồng hơi đi ra mạnh hơn. Ví dụ: So sánh nguyên âm |a| và phụ âm |p|. c. Phân biệt âm tố và âm vị * Âm tố - Là đơn vị thuộc về lời nói, có tính chất cụ thể vì nó thể hiện một động tác cấu âm. - Âm tố có tính chất cá nhân trong những điều kiện cụ thể, vì nó lúc mạnh lúc yếu. - Chức năng: Âm tố là yếu tố dùng để cấu tạo âm tiết, tức là cấu tạo nên đơn vị tối thiểu trong chuỗi lời nói. - Xét về số lượng: Số lượng là vô hạn (xét về lý thuyết) về âm tố bao gồm những nét đặc trưng khu biệt lẫn những đặc trưng không khu biệt. * Âm vị: - Âm vị là đơn vị thuộc về ngôn ngữ, có tính chất trừu tượng, nó là kết quả ước định của một cộng đồng người trong lịch sử, có tính chất chung. - Âm vị tồn tại trong mỗi bộ óc của con người tồn tại trong cộng đồng đó, tồn tại trong sách vở ngôn ngữ học. - Chức năng: cấu tạo võ tiếng và phân biệt võ tiếng của các hình vị (hoặc phân biệt nghĩa, nhận diện từ). = 33 =
  34. - Số lượng hữu hạn. Mỗi ngôn ngữ bao gồm một hệ thống âm vị quy định. Ví dụ: |k| và |y| (g,gh) là 2 âm vị của tiếng Việt chứ trong tiếng Hán không có. Tuy âm vị và âm tố có khác nhau nhưng giữa chúng có liên quan chặt chẽ chế ước lẫn nhau, vì có âm vị mới có âm tố, tức là âm vị chi phối âm tố. Chẳng hạn: âm vị |n| trong no, nô có thể coi là |n1|, |n2|, |n3| và |n1, n2, n3| có gốc |n|, yếu tố này có 3 đặc trưng khu biệt, còn mỗi một yếu tố cụ thể |n1, n2, n3 | ngoài những đặc trưng khu biệt còn có cả những đặc trưng khác, ví dụ: đặc trưng không tròn môi của [ni], tròn môi [no, nô]. Âm vị được thể hiện thông qua âm tố, nhờ có âm tố mà âm vị thực hiện được chức năng xã hội của mình. Âm tố là sự thể hiện âm vị, là làm cho âm vị được trở thành hiện thực trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Nói cách khác: Âm vị là cái chung, là cái mang chức năng khu biệt nên nói đến âm vị là nói đến mặt xã hội. Trái lại, vì âm tố là sự thể hiện của âm vị, là một yếu tố âm thanh cụ thể nên nói đến âm tố là nói đến mặt tự nhiên của ngữ âm. II. HỆ THỐNG ÂM VỊ TIẾNG VIỆT 1. Hệ thống âm đầu a. Số lượng và miêu tả - Phần lớn các âm tiết tiếng Việt đều có âm đầu, tất cả các âm đầu đều là phụ âm. - Có một số âm tiết không bắt đầu bằng phụ âm mà bằng nguyên âm (anh, em, ăn, uống, oanh, uyên ), tuy nhiên vẫn được cho là có âm đầu là tắc thanh hầu nhưng không thể hiện lên chữ viết. Thực ra việc các nhà sáng tạo ra chữ quốc ngữ không dùng con chữ nào để biểu thị âm tắc thanh hầu vốn yếu, ở một số điều kiện nào đó, không dễ được người bản ngữ nhận biết. Hai là, sự xuất hiện trên tuỳ tiện, thậm chí nó còn vắng mặt hơn có mặt. - Không tính đến (không đưa vào danh sách) âm |p| vì những vỏ tiếng bắt đầu bằng |p| rất ít, hoặc chúng chỉ tồn tại trong những từ phiên âm nước ngoài. Ví dụ: parabon, penixilin, pin. = 34 =
  35. Như vậy ở vị trí này đa số người Việt Nam phân biệt được là do 21 phụ âm đảm nhiệm hay 21 âm vị âm đầu lấy cách phát âm người miền Trung (từ Thanh Hoá - Bình Thuận) và dựa vào sự phản ánh trong chữ quốc ngữ. Đó là: b, m, ph, v, t, th, x, d/gi, tr, đ, n, l, s, x, r, ch, nh, k/c/q, ng|ngh, kh, g/gh, h. - Bảng kê phụ âm đầu: Dựa vào 3 tiêu chí để kê, đó là: bộ vị cấu âm, phương thức phát âm, thanh tính. * Bộ vị cấu âm (bộ phận, vị trí của chỗ cản). Môi (b) (p) (m) phụ âm mới Đầu lưỡi (t) (d) (n) phụ âm lưỡi Giữa lưỡi (c) (p) Cuối lưỡi (k), (g) Họng (h) * Phương pháp phát âm (cách thức phát âm). - Phương thức tắc: Luồng hơi bị cản hoàn toàn, sau đó mới thoát ra ngoài ta có phụ âm tắc: |b| |d| |p| |k|, |m| |n| |g| |t| |t'| - Phương thức xát: Luồng hơi bị cọ xát với thành khe sau đó thoát ra ngoài ta có phụ âm xát |f| |v| |s| |z|, |e|, |s|, |z| |x|, |8|, |h|. - Phương thức rung: Luồng hơi làm rung động 1 bộ phận cấu âm trên thanh hầu (thường là đầu lưỡi) ta có âm rung. ở tiếng Việt không có âm rung. Ví dụ: koroxo (khorosho) = tốt (tiếng Nga). * Tiêu chí thanh tính: dựa vào dây thanh rung hay không rung. - Khi cấu âm mà dây thanh có rung thì phát ra tiếng |b|, |d| |z|, |v|, |n| gọi là âm kêu (âm hữu thanh). - Khi cấu âm dây thanh không hề rung thì chỉ phát ra hơi, không phát ra tiếng như: |t|, |c|, |h| phụ âm điếc (âm vô thanh). Như vậy cả tiêu chí này thực hiện đồng thời các phụ âm được phân biệt dựa vào 3 hoặc 1 trong 3 yếu tố trên. Ví dụ: |b| |m| |h| Môi kêu tắc Môi tắc kêu (mũi) Họng xát điếc = 35 =
  36. * Miêu tả: 1. |b|: Môi - môi, tắc, kêu. Viết con chữ 'b" 2. |m|: Môi - môi, tắc, kêu mũi. Viết con chữ "m" 3. | f |: Môi - răng, xát, điếc. Viết con chữ "ph". 4 |v|: Môi - răng, xát, kêu. Viết con chữ "v" 5. |t| : Đầu lưỡi - răng, tắc , điếc. Viết con chữ "t". 6 |t'|: Đầu lưỡi- răng, điếc, tắc bật hơi. Viết con chữ "th" 7. |s|: Đầu lưỡi - răng, xát, điếc. Viết con chữ "x" 8. |z| : Đầu lưỡi- răng, xát, kêu. Viết con chữ "d", "gi" 9. |t| : Đầu lưỡi - lợi, tắc, điếc. Viết con chữ "tr". 10. |d| đầu lưỡi- lợi, tắc, kêu. Viết con chữ "đ" (xuất phát từ "d" trong bộ chữ con La Tinh, ta biến đổi bằng đ). 11. |n|: Đầu lưỡi- lợi, tắc, kêu - mũi. Viết con chữ "n" 12. |l|: Đầu lưỡi- lợi, xát, kêu bên. Viết con chữ "l" 13. |s|: Đầu lưỡi- lợi, xát, điếc. Viết con chữ "s" 14. |z|: Đầu lưỡi- lợi, xát, kêu. Viết con chữ "r" 15. |c|: Giữa lưỡi, tắc, điếc. Viết con chữ "ch" 16. ||: Giữa lưỡi, tắc, kêu mũi. Viết con chữ "nh". 17. |k|: Cuối lưỡi, tắc, điếc. Viết con chữ c, k, q 18. |g|: Cuối lưỡi, tắc, kêu - mũi. Viết con chữ ngh + i, ê, e ng trong các trường hợp còn lại. 19. |x|: Cuối lưỡi, xát, điếc. Viết con chữ "kh" 20. || : Cuối lưỡi, xát, kêu. Viết con chữ gh + i ê, e g trong nhiều trường hợp còn lại. 21. |h|: Họng, xát, điếc. Viết con chữ "h" Ta có thể theo dõi bảng sau: Bộ vị cấu âm Môi Đầu lưỡi Mặt lưỡi Họng P.P.phát âm Môi Răng Răng Lợi Giữa Cuối Tắc Điếc t t k = 36 =
  37. Kêu b d Tắc kêu – mũi m n p y Tắc điếc bật hơi t' c Xát kêu bên l Điếc f s s x h Xát Kêu V z z 8 b. Sự thể hiện âm đầu. - Sự thể hiện trên chữ viết: Có 7 âm đầu có sự tương ứng 1- 1 giữa âm và chữ. b m v n l h t |b| |m| |v| |n| |l| |h| |t| Còn 14 âm còn lại có sự xê dịch giữa âm và chữ. Như vậy có 26 con chữ mà chỉ có 21 âm: b, m, v, t, h, l, n, th, x, d/gi, tr, đ, s, r, ch, nh, c|q|k, kh, gh/g , ng/ngh Do vậy nhìn vào chữ viết phải có sự hiểu biết về ngữ âm tiếng Việt mới phân biệt được. Sự thể hiện âm đầu trong chữ quốc ngữ là lôi thôi, ghi âm không triệt để. Đây là sự hạn chế. - Âm đầu trong phương ngữ, thổ ngữ: Hệ thống âm đầu nói trên là hệ thống âm đầu của tiếng Việt tiêu chuẩn. Nhưng thực tế trong giao tiếp hàng ngày của người Việt không phải địa phương nào cũng phát đầu đủ 21 phụ âm như thế. + Phương ngữ Bắc: (Bắc bộ + Thanh Hoá): các âm quặt lưỡi |t|, s ||z| (tr, s, r) không có mặt và được thay bằng |c, s, z| (ch, x, d): tre che, sa xa, ru du. ở một số thổ ngữ của phương ngữ bắc, âm |l| bị lẫn vào âm |n|: lan nan, làng nàng , có khi |l| bị lẫn vào |n| và ngược lại |n| |l|. + Phương ngữ Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế) âm || vắng mặt và được thay thế bằng bán nguyên âm |i| + âm |z|: Nhì dì, gì. + Phương ngữ Nam (Quảng Nam Cà Mau): Âm |v| không có và được thay thế bằng ||: vô ghô, va gia, và âm |z| cũng được thực hiện bằng âm |j|. da gia. Ở nam bộ, trong một thổ ngữ, |z| được thay thế bằng ||: Rô gô, |c| |s| - chuối xúi. = 37 =
  38. Phương ngữ Bắc và Phương ngữ Nam, một số địa phương có hiện tượng chuyển hoá ngữ âm thường gặp là |t| |t|, |s| |t'| và ngược lại. Ví dụ: tre te, trâu tâu, sào thào, thưa sưa. d. Khả năng kết hợp của âm đầu - Âm đầu kết hợp với âm đệm Có 7 âm đầu không kết hợp với âm đệm: |b-| |m-| |f-|, |v-|, |z-| |8-| , |n-| Nó chỉ xuất hiện trong những trường hợp là từ phiên âm nước ngoài hoặc từ Hán Việt: boa, moa, phuy, voan Còn 14 âm đầu còn lại có khả năng kết hợp với âm đệm: |t|: Toan, tuân, tuyết |t'|: thuý, thuế |s|: Xoa, xuân |z|: duy, doanh |t|: Truyền, truân |t|: tuy, toan |c|: Chuyền, chuẩn - Kết hợp với âm chính. Hầu hết các âm đầu đều kết hợp với âm chính chỉ trừ các trường hợp sau: + |8| (g/gh) không kết hợp với âm chính là |ie| trừ "ghiếc" trong từ "gớm ghiếc". + |f| (ph) không kết hợp với |u| trừ từ phiên âm "phuốc" (cổ phuốc) 2. Âm đệm a.  m vị |W| Khi phát âm những âm tiết như “tuấn, ngoan” hai môi của người phát âm tròn lại. Yếu tố tròn môi trong những âm tiết ấy được gọi là âm đệm |W|. Ở vị trí âm đệm chỉ có 1 âm vị |W|. Đó là bán nguyên âm môi có tác dụng làm trầm hoá âm sắc của âm tiết. Ta thử so sánh "ta" và "toa". Theo Đoàn Thiện Thuận: ngoài âm đệm |W| tồn tại trong “tuấn, ngoan” còn có âm đệm zêrô như trường hợp "tấn, ngoan" vì yếu tố tròn môi như trên không tồn tại âm đệm zêrô tồn tại sau tất cả các âm đầu. b. Số lượng và miêu tả Theo Đoàn Thiện Thuật (1977) âm đệm có số lượng là 2 âm vị. Bán nguyên âm |u|: toàn, tuy Zêrô: tàn (zêrô không tính cực) Theo chúng tôi, âm đệm chỉ có số lượng là 1 âm vị |u| = 38 =
  39. Miêu tả |u| xuất phát từ |u|, có đặc trưng: dòng sau, hẹp, tròn môi. c. Sự thể hiện âm đệm Cách viết: Âm vị |u| được thể hiện trên chữ viết bằng hai hình thức: + u, khi |u| xuất hiện trước các nguyên âm cao (hẹp), hơi cao (hơi hẹp): |i|, ||, |e|, |ie|: quê, luyện, thuý và sau âm đầu |k| (q), không kể âm chính là nguyên âm nào: qua, quản, quê . + o khi |u| xuất hiện trước các nguyên âm thấp (rộng), hơi thấp (hơi rộng) |a| |ă|: hoa, hoặc, hoạch - Sự thể hiện của âm đệm trong hoạt động giao tiếp + Ở phương ngữ Nam, âm đệm bị triệt tiêu hoàn toàn. Như vậy, âm đệm không những biến âm mà nó còn làm thay đổi âm đầu, âm chính. Ví dụ: luận lận. + Ở phương ngữ Trung, đặc biệt là Bắc Trung Bộ có hiện tượng vừa bớt âm đệm, vừa thêm âm đệm. Bớt âm đệm: quá cá, loè loẹt lè lẹt; thêm âm đệm: chen – choen; âm đệm bị lược bỏ và biến đổi thành âm chính: khoai khuôi, xoài xuồi. + Ở phương ngữ Bắc yếu tố âm đệm thể hiện tương đối đầy đủ, tuy nhiên xu thế hiện nay một số phát âm đã bỏ âm đệm. Ví dụ: đoàng hoàng đàng hoàng. d. Khả năng kết hợp của âm đệm - Kết hợp về phía trước (với âm đầu): Âm đệm |u| không xuất hiện sau các phụ âm môi |b, m, f , v| và 2 phụ âm |n, z|. Sau các phụ âm trên ta chỉ thấy |u| xuất hiện trong những từ phiên âm tiếng nước ngoài như "phuy" (thùng phuy), "voan (khăn voan), "buýt"(ô tô buýt). |n| được phân bố trước |u| chỉ trong 2 từ Hán Việt: "noãn" (noãn sào). |z| được phân bố trước |u| chỉ trong 1 từ có tính nghề nghiệp "roa" (mài đi qua máy). |8| được phân bố trước |u| cũng rất hiếm, chỉ trong một từ "goá". - Kết hợp về phía sau (với âm chính): = 39 =
  40. |u| không xuất hiện trước tất cả các nguyên âm tròn môi: |o|, |u|. Do đó ta có thể phân biệt |uo| là nguyên âm đôi, còn |ua| là tổ hợp âm đệm và âm chính. Chú ý trên chữ viết có khi chúng được ghi giống nhau. Ví dụ: " ua trong" mua, là nguyên âm đôi ua "ua trong "quà'' là bán nguyên âm và âm chính - Kết hợp hạn chế với |w|, ||, |w|. Ví dụ: hươ, quở, thuở, quơ - Kết hợp với các nguyên âm: |i|, |e|, |ie|, | |, |u|, ||, |a|, |a|. Ví dụ: thuý, thuế, hoà, hoạch, khuya, loan, loắt choắt. 3. Hệ thống âm chính a. Số lượng và miêu tả Vị trí sau âm đầu hoặc âm đệm và trước âm cuối do nguyên âm đảm nhiệm. Vị trí của nguyên âm này gọi là âm chính. Vị trí này luôn luôn có mặt (cùng thanh điệu) trong tiếng Việt. Do nguyên âm đảm nhiệm nên âm chính tạo sắc thái riêng cho âm tiết. Số lượng âm chính gồm 16 âm vị. Xét về cấu tạo có 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi. Xét về độ dài cần phân biệt 2 loại: nguyên âm ngắn và nguyên âm dài. |ă| trong "căn" (nguyên âm ngắn) ; |ă| trong "tay": ngắn |a| trong "tai": dài Bảng kê hệ thống âm chính: dựa vào 3 tiêu chí phân loại nguyên âm để miêu tả hệ thống âm chính. * Vị trí của lưỡi. - Đưa lưỡi ra phía trước, mặt lưỡi nâng lên phía ngạc gọi là nguyên âm dòng trước: |i|, |e| - Đưa lưỡi ra phía sau, lưỡi nâng lên phía ngạc gọi là nguyên âm dòng sau: |u|, |o| - Đưa lưỡi ở giữa, ta có các nguyên âm: ||, ||. * Độ mở của miệng: tuỳ theo miệng mở ra ít hay nhiều ta có: Độ mở hẹp có nguyên âm hẹp |i|, |u| . Độ mở hơi hẹp có nguyên âm đôi hẹp |e| |o| ||. Độ mở hơi rộng có nguyên âm hơi rộng || , |s|. Độ mở rộng nguyên âm rộng |a|, |ă| = 40 =
  41. * Hình dáng môi: - Khi môi chúm tròn có nguyên âm tròn môi:|u|, |o| - Khi môi không chúm trong có nguyên âm không tròn môi: |i|, |e|. Khi phát âm cả 3 tiêu chí này thực hiện đồng thời, các nguyên âm khác nhau do 3 tiêu chí khác nhau hoặc 1 trong 3 tiêu chí khác nhau. * Miêu tả: 1. |i|: Dòng trước, hẹp, không tròn môi: Viết "i", "y". Ví dụ: chi li, ý kiến. 2. |e|: Dòng trước, hơi hẹp, không tròn môi. Viết "ê". Ví dụ: lênh đênh. 3.|ie|: Dòng trước, hẹp- hơi hẹp, không tròn môi.Viết: iê, yê, ia, ya. Ví dụ: kiên, khuyên, chia, khuya. 4. ||: Dòng trước, hơi rộng, không tròn môi. Viết "ê". Ví dụ: lê thê, nghênh nghênh. 5. ||: Dòng trước, hơi rộng, không tròn môi. Viết "a" trong "anh, anh". Ví dụ: xanh, sách. 6. |w| : Dòng sau, hẹp, không tròn môi. Viết |ư|. Ví dụ: thư, mự. 7. ||: Dòng sau, hơi hẹp, không tròn môi. Viết "ơ". Ví dụ: mơ, thơ. 8. ||: Dòng sau, hơi hẹp, không tròn môi. Viết "â".Ví dụ: thân mật, chất ngất. 9. |w |: Dòng sau, chuyển sắc hẹp hơi hẹp, không tròn môi. Viết: - ươ: Khi âm tiết có âm cuối. Ví dụ: lương, thưởng. - ưa: Khi âm tiết không có âm cuối. Ví dụ: lửa, cửa. 10. |a|: Dòng sau, rộng, không tròn môi. Viết "a". Ví dụ: lao đao, bào thai. 11. |ă|: Dòng sau, rộng, không tròn môi. Viết "ă". Ví dụ: thắc mắc, nhắc. - Tuy nhiên được ghi là "a" trong các âm tiết có vần "au, ay". Ví dụ: tau, tay 12. |u|: Dòng sau, hẹp, tròn môi. Viết "u". Ví dụ: tu hú, lúng túng. 13. | o |: Dòng sau, hẹp, tròn môi. Viết "ô". Ví du: bố, tống. 14. |uo|: Dòng sau, chuyển sắc hẹp hơi hẹp, tròn môi. Viết: - "ua" khi âm tiết không có âm cuối. Ví dụ: chuồn, buồn. - "uô" khi âm tiết có âm cuối. Ví dụ: lúa, mùa. 15. | )| :dòng sau, hơi rộng, tròn môi. Viết "o" trong "đỏ, đòi".Trừ trong 2 vần: ong, oc. 16. |)| dòng sau, hơi rộng, tròn môi. Viết: "o" trong 2 vần "ong, oc". Ví dụ: ròng rọc, long đong . = 41 =
  42. "oo". Ví dụ: xoong, rơ moóc. Ta có thể theo dõi bảng sau: Vị trí của lưỡi, hình dáng của môi Sau Trước không Không tròn tròn môi Tròn môi Độ mở của miệng môi |i| |w| |u| Hẹp |ie| |w| |uo| Hơi hẹp |e| || |`| |o| Hơi rộng || |`| |)| |)`| Rộng |a| |ă| b. Hệ thống âm chính trong phương ngữ, thổ ngữ Trong giao tiếp hàng ngày, âm chính được thể hiện đầy đủ nhất trong cách phát âm của người miền Bắc. Tuy vẫn có 2 âm chính họ vẫn chưa phân biệt được là |ie| và |w| (rượu riệu) và |i| và |w| (hưu hiu) Trong phát âm người miền Trung, hệ thống âm chính là thành tố có nhiều chuyển hoá nhất và sự chuyển hoá đó không có quy luật: - Nguyên âm đơn nguyên âm đôi: nhỏ nhủa, vé vía, về viền. - Nguyên âm đôi nguyên âm đơn: ruộng rọng, ruồi ròi, muối mói. - Nguyên âm dài nguyên âm ngắn: gái gấy, hứng hấng. - Nguyên âm ngắn nguyên âm dài: mừng mầng, học hoọc - Nguyên âm hơi hẹp hẹp: Tối túi, môi mui, hôn hun. c. Khả năng kết hợp của âm chính - Quan hệ với âm đầu Tất cả các nguyên âm đơn và đôi đều có khả năng xuất hiện sau bất cứ phụ âm nào trừ 2 trường hợp: |uo| không xuất hiện sau |f| (sự kết hợp |uo| và |f| chỉ thấy ở một số từ cổ hay phương ngữ. Ví dụ: tiên phuông (tiên phong). |ie| không xuất hiện sau |8| (trừ trường hợp) "iếc hoá"như gớm ghiếc (trong phương ngữ nam, |8| có thể kết hợp với |ie|: ghiền (nghiền). - Quan hệ với âm cuối = 42 =
  43. Tất cả các nguyên âm đơn và đôi có trường độ bình thường (không ngắn) đều có thể xuất hiện để tạo thành âm tiết có hay không có âm cuối. Riêng 2 âm ngắn |ă|, || chỉ xuất hiện được với điều kiện phải có âm cuối. Ví dụ: ăn năn, ân nhân, vầng trăng 4. Hệ thống âm cuối a. Số lượng và miêu tả Vị trí cuối cùng trong âm tiết tiếng Việt thường do phụ âm và bán nguyên âm đảm nhiệm gọi là âm cuối. Tiếng Việt có 8 âm cuối, trong đó có 6 phụ âm và 2 bán nguyên âm. * Miêu tả: 1. |p|: Môi-môi, tắc, điếc. Viết "p". Ví dụ: lắp bắp, sắp . 2. |m|: Môi- môi, tắc, kêu mũi. Viết "m". Ví dụ: thăm thẳm. 3. |t|: Đầu lưỡi- răng, tắc, điếc. Viết "t". Ví dụ: ngắt, chặt. 4. |n|: Đầu lưỡi- lợi, tắc, kêu mũi. Viết "n". Ví dụ: ăn năn, ngắn. 5. |k|: Cuối lưỡi, tắc, điếc. Viết: Ch (trong 3 vần ich, êch, ach). Ví dụ: xích mích, ếch, xách. C trong các trường hợp khác. Ví dụ: bóc lạc, bắc . 6. | |: cuối lưỡi, tắc, kêu mũi. Viết: nh (trong 3 vần inh, ênh, anh): xinh, xanh, lênh đênh ng : ngang hàng 7. |i|: Dòng trước, hẹp, không tròn môi. Viết: - i khi âm chính là các nguyên âm dài: Ngài, tai, mơi - y khi âm chính là các nguyên âm ngắn: Tay, mày 8. |u|: Dòng sau, hẹp, tròn môi. Viết: "o" khi âm chính là nguyên âm rộng, hơi rộng và nguyên âm dài: ngoằn ngoèo. "u" khi âm chính là nguyên âm hẹp, hơi hẹp, ngắn: Khuỷu Ta có thể theo dõi bảng sau: Bộ vị cấu âm Cuối Môi Đầu lưỡi PP phát âm lưỡi Tắc, điếc |p| |t| |k| Tắc, kêu mũi |m| |n| |b| = 43 =
  44. Dòng Độ mở Trước KTM Sau TM Hẹp |i| |u| b. Khả năng kết hợp của âm cuối Sự xuất hiện của âm cuối bị giới hạn một phần nào tuỳ theo các âm chính. - Sự phân bố của phụ âm cuối. Nói chung các phụ âm tắc và mũi được phân bố đều đặt sau các âm chính nguyên âm trừ một ít trường hợp sau đây: + Các âm môi |p|, |m| không xuất hiện sau |w| + Các âm cuối |k|, | | không xuất hiện sau |8| || - Sự phân bố của các nguyên âm cuối. + Bán nguyên âm cuối |i| kết hợp với các âm chính |u, o, s|: Đòi, mùi, mồi. + Bán nguyên âm cuối |u| kết hợp với các âm chính |i, e, ie|: Chịu, hiểu, lưu, sếu Lưu ý: Các bán nguyên âm cuối tạo điều kiện cho 2 nguyên âm ngắn |ă , | (à, â) xuất hiện, nếu không có bán nguyên âm cuối + phụ âm cuối thì 2 âm ngắn này không bao giờ xuất hiện. c. Sự thể hiện của âm cuối l - Trên chữ viết: + Phụ âm cuối: Các phụ âm cuối | -p ,- t ,- m, - n| được ghi lần lượt bằng các con chữ giống như ký hiệu ngữ âm: p, t, m, n. Hai phụ âm cuối |-k, - | (ng/nh) được ghi lần lượt bằng: - ch, -nh khi xuất hiện sau các nguyên âm dùng trước |i, e, |. Ví dụ: lịch, lạch, lánh, linh, lênh. - c, -ng trong các trường hợp xuất hiện khác: hực, hưng, chắc, chăng. + Bán nguyên âm cuối. - |u| được viết: -o khi xuất hiện sau 2 nguyên âm rộng và hơi rộng |, a|. Ví dụ: kéo pháo, ao. - u trong những trường hợp khác. Ví dụ: kêu, kiêu, câu, cau = 44 =
  45. - |i| được viết: - y khi xuất hiện 2 nguyên âm ngắn |ă, |. Ví dụ: bấy nay. - i trong các trường hợp khác. Ví dụ: ai, ơi, túi, đòi - Âm cuối trong phương ngữ, thổ ngữ: + Trong phương ngữ Trung và thổ ngữ Huế, các phụ âm đầu lưỡi: |-t, -n| được chuyển biến thành các âm cuối lưỡi |-k, |: làn làng, liên liêng, mặt mặc. + Trong phương ngữ Nam các nguyên âm đôi khi kết hợp với các âm cuối, ở một số bối cảnh đã mất đi yếu tố thứ 2 và biến thành nguyên âm đơn. + |ie, wI khi xuất hiện trước |-p, -m, -n| thì lần lượt biến thành |i, w|: kiếp kíp, cướp cứp; tiêm tim, chiều chìu. 5. Hệ thống thanh điệu a. Số lượng: Trong tiếng Việt mỗi âm tiết được đặc trưng bằng 1 độ cao khác nhau. Đơn vị đó do thanh điệu đảm nhiệm. Trong tiếng Việt hiện đại, 6 thanh điệu có giá trị âm vị học là: ngang, huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng. Trên chữ viết, thanh ngang không được biểu hiện bằng dấu như các thanh khác. Dùng các con số để ghi âm âm vị học các thanh điệu: 1 (ngang); 2 (huyền); 3 (ngã); 4 (hỏi); 5 (sắc); 6 (nặng): Ví dụ: ta1, ta2, ta3, ta4, ta5, ta6. b. Miêu tả thanh điệu - Thanh ngang có đường nét bằng phẳng, đồng đều từ đầu đến cuối. Đây là 1 thanh cao. - Thanh huyền có đường nét bằng phẳng, đi xuống thoai thoải. Đây là 1 thanh thấp. - Thanh ngã có đường nét không bằng phẳng, xuất phát từ âm vực thấp, hơi đi lên, đến giữa chừng lại đi xuống, dốc đứng trong một thời gian ngắn sau đó lại đột ngột vút lên và kết thúc ở một độ cao rất lớn. Đây là 1 thanh cao. - Thanh hỏi có đường nét cong như một vòng cung, xuất phát từ cao độ thấp hơn thanh huyền rồi đi xuống dần đến giữa chừng lại đi lên và kết thúc ở độ cao gần bằng lúc xuất phát, cho nên đây là 1 thanh thấp. - Thanh sắc bắt đầu từ một độ cao thấp hơn thanh ngang, rồi đột ngột vút lên, kết thúc ở cao độ lớn nhất. = 45 =
  46. - Thanh nặng là thanh thấp, bắt đầu gần ngang với cao độ xuất phát của thanh huyền rồi đi xuống thoai thoải nhưng dốc hơn thanh huyền rất nhiều, kết thúc ở cao độ thấp. 5 Sắc 3 Ngã 1 ngang 2 huyền 4 hỏi 6 nặng c. Phân loại thanh điệu - Tiêu chí 1: dựa vào đường nét thanh điệu bằng phẳng hay không bằng phẳng. Nói theo thuật ngữ của luật thơ truyền thống, sẽ có 2 loại thanh điệu: Bằng: ngang - huyền. Trắc: hỏi, ngã, sắc, nặng. - Tiêu chí thứ 2: dựa vào đường nét có 1 chiều hay nhiều chiều biến đổi (tức là gãy hay không gãy), ta có 2 loại: Gãy: ngã, hỏi Không gãy: ngang, huyền, sắc, nặng. - Tiêu chí 3:đựa vào độ cao của điểm kết thúc thanh điệu (tức là dựa và âm vực) ta có 2 loại: Cao: ngang, ngã, sắc Thấp: huyền, hỏi, nặng. d. Khả năng kết hợp của thanh điệu (khả năng phân bố của thanh điệu) Sự phân bố thanh điệu của âm tiết tiếng Việt có liên quan chặt chẽ với những thành phần của âm cuối. = 46 =
  47. - Tất cả 6 thanh điệu đều có khả năng xuất hiện ở các âm tiết không có âm cuối hoặc có âm cuối là âm mũi hay bán nguyên âm. Ví dụ: ma, mà, mã, mả, má, mạ manh, mành, mãnh, mảnh, mánh, mạnh lao, lào, lão , lảo, láo, lạo lai, lài, lãi, lải, lái, lại - Còn các âm tiết có âm mới là âm tắc vô thanh |-p, -t, -k| thì chỉ có 2 thanh sắc và nặng xuất hiện: Ví dụ: láp, lát, lách, lác lạp, lát, lạch, lạc Điều vừa nói là do điều kiện cấu âm quy định. Các âm tắc vô thanh |-p, -t, -k| không có giai đoạn buông, thực chất chỉ là 1 khoảng im lặng nên không tạo điều kiện phát âm cho các thanh ngang và huyền (vốn là những thanh bằng vốn đòi hỏi 1 độ dài nhất định, cũng như các thanh ngã và hỏi (vốn là những thanh có nhiều biến đổi, không thể bộc lộ đặc trưng phức tạp về đường nét nếu độ dài bị hạn chế). Như vậy trong 6 thanh điệu thì 2 thanh điệu sắc và nặng có phạm vi phân bố rộng nhất ở tất cả các kiểu âm tiết. e. Sự thể hiện hệ thống thanh điệu - Trong chữ quốc ngữ: mỗi thanh điệu được ghi bằng 1 dấu tương ứng bằng các dấu, trừ thanh không là không có ký hiệu trên chữ viết. - Trong phương ngữ, thổ ngữ: + Phương ngữ Bắc, đặc biệt là thổ ngữ Hà Nội, 6 thanh điệu được phân biệt một cách đầy đủ và rõ rệt. Sự miêu tả ngữ âm học nói trên về các thanh điệu tiếng Việt hiện đại là dựa trên cơ sở tiếng Hà Nội. + Phương ngữ Trung: nhìn chung đa số các thổ ngữ đều có 5 thanh ngang, huyền, sắc, nặng và hỏi; Thanh hỏi bị nhập vào thanh ngã, hoặc thanh huyền nhập vào thanh ngã hoặc thanh ngã nhập vào thanh nặng. Tức là thanh ngã không được thể hiện. Ví du: gõ Khỏ, gỏ = 47 =
  48. gãi khải, gải gỡ khở, gở lưỡi lại, lợi bữa bừa, bựa Hay thanh sắc (/), thanh huyền (\) phát âm thành thanh không dấu ( ): Ví dụ: cà ca, sáu giờ sau giờ, gà ga. Thanh nặng thành thanh sắc Ví dụ: gặt xắt gặt gắt cắt Tính chất thanh điệu trong âm tiết của phương ngữ Trung cũng hơi khác so với phương ngữ Bắc và Nam: độ cao của chúng không chia tách một cách rõ ràng bằng. + Trong phương ngữ Nam chỉ có 5 thanh: ngang, huyền, sắc, nặng, ngã và hỏi bị nhập vào ngã. Nhìn chung phương ngữ Nam đường nét của các thanh phức tạp hơn so với phương ngữ Bắc. Ví dụ: lẩy lẫy. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỰ HỌC 1. Phân biệt hai khái niệm âm tố và âm vị. 2. Phân biệt hai khái niệm âm tiết và âm vị. 3. Miêu tả hệ thống âm tiêu chuẩn của tiếng Việt. 4. Bài tập: a. Nhận xét về quy luật phân bổ thanh điệu trong các từ láy sau: vui vẻ, khấp khiểng, đẹp đẽ, lạ lùng, sáng sủa, lạnh lẽo, gọn gàng, đỏ đắn, cồng kềnh, khó khăn, lập loè b. Ghi âm âm vị học các âm tiết trong một bài thơ ngắn (tự chọn). HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1. Phân biệt âm tố và âm vị về các điểm sau: - Khái niệm - Chức năng = 48 =
  49. - Ký hiệu ngữ âm. 2. Phân biệt âm tiết và âm vị về các điểm sau: - Khái niệm - Chức năng - Ký hiệu ngữ âm. 3. Miêu tả đúng các loại âm vị dựa vào chức năng của chúng trong âm tiết: Hệ thống âm đầu, hệ thống âm đệm, hệ thống âm chính, hệ thống âm cuối, hệ thống thanh điệu. 4. Bài tập: học viên tự làm. = 49 =
  50. CHƯƠNG IV: CHỮ VIẾT VÀ CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT I. CHỮ VIẾT TIẾNG VIỆT 1. Chữ viết a. Khái niệm chữ viết Trong thực tiễn cuộc sống do nhu cầu thông tin liên lạc xét về mặt không gian rộng lớn, do nhu cầu truyền đạt kinh nghiệm đấu tranh và sản xuất, xét về mặt thời gian lâu dài con người phải tìm cách cố định hoá lời nói, biểu trưng hoá nó bằng vật chất phi âm thanh. Loài người đã phải trải qua một thời gian dài mò mẫm mới tìm được một phương tiện thích hợp. Bắt đầu từ việc dùng hiện vật, chẳng hạn một cái vòng thay cho một bức thư đến việc dùng hình vẽ, chẳng hạn hình người, hình vật để ghi lại những sự việc rồi dần dần mới tới việc dùng chữ. Cái được gọi là chữ cũng có nhiều hình thức từ thấp tới cao. từ việc khắc vào đá những hình vẽ tượng trưng đến việc để lại trên đất nung những dấu dài, ngắn, ngang, dọc, cuối cùng ghi trên vỏ cây, trên giấy những đường nét từ đơn giản đến phức tạp Quá trình hình thành chữ viết đã diễn ra trong một thời gian dài khác hẳn với quá trình xây dựng chữ viết của một nhà khoa học nào đó, tiến hành trong vài tháng, vài năm. Chữ viết là gì? Chữ viết là hệ thống tín hiệu (gồm những đường nét) để ghi các âm thanh của ngôn ngữ vốn là những tín hiệu thị giác. Chữ viết không phải là ngữ âm, nó chỉ dùng để biểu thị ngữ âm mà thôi. Việc biểu thị đó có thể chính xác mà cũng có thể gần đúng (điều này ta đã thấy một phần nào ở bài trước khi xét sự thể hiện của các đơn vị ngữ âm trên chữ viết.) b. Tác dụng của chữ viết - Đối với loài người: chữ viết có tác dụng tích cực rất lớn. Nó là công cụ để phát triển xã hội nó tích luỹ và bảo lưu những thành tựu của loài người trong việc nhận thức và cải tạo thiên nhiên và xã hội (khoa học, kỹ thuật, triết học và văn học ) làm cho con người tiến bộ không ngừng nhờ tiếp thu và phát triển thành quả đạt ở thế hệ trước. = 50 =
  51. - Đối với từng dân tộc thì con đường tiến lên của lịch sử nói chung, của nền văn hoá nói riêng, bao giờ sự xuất hiện của văn tự cũng được coi là mốc có tầm quan trọng đáng kể và có tác dụng khá quyết định. Thời kỳ lịch sử thay cho thời kỳ tiền sử, sự xuất hiện của văn chương bác học bên cạnh văn chương bình dân, pháp luật thay thế cho luật lệ truyền miệng, giáo dục sách vở được phổ cập. Tất cả những sự kiện đó đều là những bước tiến nhảy vọt mà chữ viết là yếu tố kích thích chính yếu. Ngoài ra, sự xuất hiện của văn tự còn là cái mốc có thể ghi nhận cả sự trưởng thành của ý thức quốc gia, của tinh thần tự cường dân tộc. Ngày nay dân tộc nào cũng coi nạn mù chữ là hiện tượng lạc hậu, cần thanh toán để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. - Đối với riêng ngôn ngữ, chữ viết có nhiều tác dụng quan trọng. Chữ viết bù đắp những thiếu sót của ngôn ngữ về mặt không gian, thời gian mở rộng phạm vi hoạt động của ngôn ngữ nó ghi lại ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp của ngôn ngữ. Chữ viết làm giàu thêm cho từ vựng, khiến cho ngữ pháp được chặt chẽ, khúc chiết. Và chữ viết đã xúc tiến sự hình thành của một ngôn ngữ văn hoá và góp phần thống nhất ngôn ngữ dân tộc. c. Các loại chữ viết - Chữ viết tượng hình: Chữ viết tượng hình là thứ chữ viết tối cổ của loài người. Thoạt đầu là những hình vẽ mô phỏng các sự vật, rồi dần các đường nét của các hình vẽ được đơn giản hoá. Thứ chữ tượng hình xưa nhất có lẽ là chữ Summer ở vùng Lưỡng Hà (Trung Quốc) cách đây 6000 năm. Những thứ chữ muộn hơn cách đây 4000 - 5000 năm là chữ Ai Cập cổ đại, chữ Hán, chữ tiền Ấn Độ , ở vùng Trung Mỹ có những chữ tượng hình của người da đỏ: Maya, Azteque. Nhưng thời điểm xuất hiện của chữ viết này muộn hơn nhiều, chỉ cách đây 2000 - 3000 năm. - Chữ viết ghi âm: Trong khi chữ viết tượng hình về căn bản là tượng hình biểu ý thì chữ viết ghi âm chỉ chú ý đến việc phản ánh mặt âm thanh của ngôn ngữ. Chữ viết ghi âm có 2 loại: chữ viết ghi âm tiết và chữ viết ghi âm vị. + Chữ viết ghi âm tiết là thứ chữ viết gồm các con chữ ghi nguyên vẹn các êm tiết thứ chữ xưa nhất của loại hình này là chữ viết ở đảo Chypre với các = 51 =
  52. tư liệu thuộc thế kỷ V trước công nguyên, gồm 54 ký hiệu và 1 vài ký hiệu cho đến nay chưa giải đọc được. Có một thứ chữ ghi âm tiết thuộc truyền thống khác hẳn là chữ Nhật. Người Nhật tiếp thu chữ Hán từ thế kỷ IV, nhưng tiếng Nhật không thuộc loại hình như tiếng Trung Quốc, nên người Nhật đã sáng chế ra một loại chữ riêng bằng cách lấy các nét và chữ đơn giản của chữ Hán làm ký hiệu ghi âm tiết. - Chữ viết ghi âm vị là thứ chữ gồm các con chữ ghi từng đơn vị ngữ âm nhỏ nhất. Thứ chữ thường dùng hiện nay và được gọi là thứ chữ viết a b c, . Đây là các chữ cái đầu tiên của hệ thống chữ viết này. * Tác dụng của loại chữ viết ghi âm vị: Lịch sử hình thành chữ viết nói chung của loài người đã bộc lộ chức năng của hệ thống chữ viết của chúng ta ngày nay. Chức năng của chữ viết là đại diện cho lời nói, cố định hoá lời nói. Chữ viết xuất hiện sau âm thanh ngôn ngữ. Nhìn lại các loại hình chữ viết tượng hình và ghi âm chúng ta sẽ thấy mối quan hệ giữa chữ viết và ngôn ngữ không phải bao giờ cũng như nhau. Trong loại đầu (tượng hình và ghi ý), chữ viết về thực chất mà nói đã là biểu hiện trực tiếp của tư duy. Dạng chữ đồ hình trong trường hợp đó là đại diện trực tiếp của ý nghĩa và như vậy chữ viết nghiễm nhiên được coi là hình thức biểu đạt của ngôn ngữ, tức là chức năng ngang với ngữ âm trong ngôn ngữ thành tiếng. Đương nhiên hình thức biểu đạt bằng đồ hình không thể phong phú, đa dạng bằng hình thức biểu đạt bằng âm thanh. Trái lại khi dùng chữ viết để ghi âm thì chữ viết chỉ là đại diện cho ngữ âm, còn ngữ âm mới đại diện cho ý nghĩa, mới là hình thức biểu đạt của ngôn ngữ. Nhờ vậy ngôn ngữ được vận dụng rộng rãi có khả năng đáp ứng yêu cầu giao tiếp của chúng ta đến mức cao nhất. Tóm lại, xét trực quan điểm ngôn ngữ học, chữ viết ghi âm được coi là tiến bộ nhất. Hệ thống chữ viết của chúng ta ngày nay là chữ viết ghi âm. 2. Chữ viết tiếng Việt Tiếng Việt ra đời phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của nước Việt. Trong tình hình hiểu biết của chúng ta hiện nay, tiếng Việt trong quá trình phát triển của mình đã được ghi bằng 2 thứ chữ: Chữ Nôm và chữ Việt (chữ Quốc ngữ). = 52 =
  53. a. Chữ Nôm - Chữ Nôm được xây dựng từ chữ Hán dựa trên tiếng Hán đời Đường mà ta quen gọi là từ Hán Việt. Nói vắn tắt, chữ Nôm là chữ Hán ghi âm tiếng Việt. Chữ Nôm hình thành vào khoảng thế kỷ X, sau khi nước nhà thoát khỏi đêm trường đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc. Với ý thức tự cường dân tộc nên cha ông ta tạo ra chữ Nôm, bằng cách dùng chữ Hán làm chất liệu. - Cách cấu tạo chữ Nôm: + Dùng nguyên một chữ Hán để làm thành chữ Nôm (trường hợp là những chữ Hán đơn giản ít nét). + Kết hợp 2 chữ Hán làm thành một chữ Nôm . Theo 2 cách: - Hài thành (1 chữ Hán lấy ý, 1 chữ Hán gợi âm) tạo ra mọt chữ Nôm. - Hội ý (hai chữ Hán đều gợi ý) tạo ra một chữ Nôm. + Kết hợp 1 chữ Nôm với 1 chữ Hán: - Tác dụng của chữ Nôm: Qua những cách cấu tạo vừa phác hoạ ở trên ta cũng thấy được chữ Nôm rất rắc rối, rườm rà. Đó là chưa kể một số chữ có thể đọc nhiều âm tuỳ ngữ cảnh. Ví dụ: xuy, xui, xúi, xùi, xuê Mặc dù nhiều nhược điểm như vậy, chữ Nôm cũng đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử tiếng Việt và lịch sử nước nhà. Chữ Nôm đã có tác dụng tích cực rất lớn trong việc giữ gìn và phát triển tiếng Việt nó bảo vệ ngôn ngữ của dân tộc ta chống lại sự xâm lấn của ngôn ngữ nước ngoài, nó góp phần quyết định trong việc hình thành ngôn ngữ văn học và xây dựng lâu đài văn chương rực rỡ Việt Nam, nó biểu hiện rõ nét ý chí độc lập tự chủ của dân tộc về mặt chính trị (tức là chủ yếu dùng để ghi chép kinh kệ trong nhà chùa, sau đó các nhà thơ có tinh thần dân tộc dùng làm vũ khí để sáng tạo văn học và để lại nhiều tác phẩm có giá trị thơ Nguyễn Trãi, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Nguyễn Du. b. Chữ quốc ngữ - Sự ra đời của chữ quốc ngữ: chữ quốc ngữ ra đời giữa khoảng thế kỷ XVII do mục đích truyền đạo Thiên chúa giáo của các cha cố đến từ các nước Phương Tây. Các cha cố phương tây dùng bộ chữ cái La Tinh để phiên âm tiếng Việt. = 53 =
  54. Công việc này về sau có sự tham gia của cha A.de.Rhodes. - Quá trình phổ biến chữ Việt: Trong khoảng 2 thế kỷ từ khi xuất hiện cho đến khi hoàn chỉnh, chữ quốc ngữ chỉ được sử dụng trong phạm vi nhà thờ Thiên chúa giáo. Cuối thế kỷ 19 sau khi xâm lược nước ta, Pháp khuyến khích phổ biến chữ quốc ngữ với mục đích thực dân. Năm 1865, tờ báo đầu tiên dùng chữ quốc ngữ là "Gia định báo", lúc đó được gọi là chữ quốc ngữ, được đem dạy ở trường học, khoảng 1872. Từ 1882, thống đốc Nam kỳ ký một nghị định bắt buộc dùng chữ quốc ngữ trong các văn bản hành chính. Trong thời gian này, vì tinh thần yêu nước, các nho sĩ Việt Nam giữ một thái độ lạnh nhạt với chữ quốc ngữ, coi như đó là một thứ chữ ngoại lai. Đầu thế kỷ 20, tình hình đổi ngược trong khi người Pháp hạn chế phạm vi sử dụng của chữ Việt thì các nhà nho ái quốc bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của chữ quốc ngữ trong các công cuộc chống ngoại xâm, nên đã vận động hô hào truyền bá chữ quốc ngữ (trong phong trào Đông kinh nghĩa thục). Báo chí bằng chữ quốc ngữ xuất hiện ngày càng nhiều và sau kỳ thi hương cuối cùng (1898), chữ quốc ngữ nghiễm nhiên trở thành thứ chữ chính thức và thông dụng của nước ta - một địa vị mà chữ Hán đã chiếm lĩnh từ xưa cho đến bây giờ. Nhờ sử dụng chữ quốc ngữ mà từ đầu thế kỷ XX, một nền văn chương học thuật mới được thành lập và phát triển cực kỳ nhanh chóng. Số lượng tác giả và tác phẩm có giá trị viết bằng tiếng Việt và chữ quốc ngữ ngày càng tăng nhanh. Tiếng Việt ngày càng điêu luyện, phong phú và tỏ rõ đủ năng lực để sử dụng trong bất kỳ lĩnh vực nào của văn hoá xã hội và khoa học kỹ thuật. - Hệ thống chữ quốc ngữ: Chữ quốc ngữ gồm 29 con chữ trong đó có 17 con chữ ghi phụ âm, 12 con chữ ghi nguyên âm. Trật tự sắp xếp: a , ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, x, v, y. Chữ quốc ngữ được dùng làm danh sách gọi tên và lập từ điển. * Ưu điểm của chữ quốc ngữ: = 54 =
  55. So với chữ Nôm, chữ quốc ngữ có nhiều ưu điểm nổi bật. Đó là thứ chữ ghi âm vị, một loại hình chữ viết tiến bộ nhất, cơ sở của nó dựa trên những con chữ La tinh hiện nay phổ biến rộng rãi nhất trên thế giới. Về hiệu quả ghi âm thì chữ quốc ngữ theo gần nhất với ngữ âm tiếng Việt. Nó dễ đọc, dễ viết dễ ra và có thể giúp chúng ta một điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu các ngoại ngữ quan trọng nhất dùng cùng 1 hệ chữ La tinh. Từ hiệu quả ghi âm như thế nảy sinh các hệ quả: + Khi nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt ta có thể đối chiếu với chữ quốc ngữ để tìm hiểu sâu sắc hơn, đầy đủ hơn. + Trong một số trường hợp khi không có sự phân biệt trong cách phát âm thì ta phải nhờ sự phân biệt trong chữ viết. - Nhược điểm của chữ quốc ngữ: + Không bảo đảm hoàn toàn sự tương ứng 1 đối 1 giữa âm và chữ. Ví dụ: Âm vị |k| được viết bằng 3 con chữ c, k, q. + Một con chữ ghi nhiều âm. Ví dụ: chữ a ghi âm |a| (trừ 4 vần au, ay, anh, ach): tai, bàn. chữ a ghi âm |ă| (trong 2 vần au, ay): tau, tay. chữ a ghi âm || ( trong 2 vần anh, ach): sách, xanh. + Chưa dùng hết các con chữ trong bộ chữ cái La tinh, trong khi đó tạo ra con chữ khác không cần thiết (có 4 con chữ chưa dùng ở bộ chữ latinh: J, W, F, Z). + Chữ quốc ngữ còn có nhiều dấu phụ, rườm rà gây viết chậm. Những nhược điểm đó đã gây ra những hậu quả không tốt. Việc dạy và học gặp những khó vô ích, việc in ấn sách báo chịu nhiều tốn kém. - Nguyên nhân của những nhược điểm, tồn tại đó: + Ra đời khá sớm thế kỷ XVII và hoàn thiện ở thế kỷ XIX, lúc đó khoa học về ngôn ngữ nói chung và ngữ âm học nói riêng chưa phát triển. Do đó việc phiên âm chưa chính xác là điều dễ hiểu. + Người tạo ra chữ quốc ngữ là người nước ngoài nên khi họ sáng tạo ra chữ quốc ngữ, họ mang theo kinh nghiệm và thói quen ghi âm của dân tộc họ. + Sự phát triển của chữ quốc ngữ phát triển còn quá chậm. II. CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT = 55 =
  56. 1. Khái niệm chính tả Chính tả được hiểu là "viết đúng" theo quy tắc của hệ thống chữ viết của một ngôn ngữ. Tuy là những ký hiệu để ghi âm, nhưng mỗi hệ thống chữ viết có thể có những cách phản ánh ngữ âm khác nhau và cách phản ánh đó có thể không chính xác thanh chí mâu thuẫn, như ta đã nói ở trên. Dẫu vậy, khi chính tả đã được xã hội chấp nhận rồi thì người sử dụng phải tuân thủ và coi đó là mẫu mực, nếu viết khác đi sẽ xem là bị sai. 2. Nội dung của chính tả: a) Xác định và thực hiện cách viết đúng các từ ngữ theo quy tắc của hệ thống chữ viết. Ví dụ: Chữ viết phân biệt các con chữ tr/ch, s/x, d/gi. Vậy quy định phải viết đúng chính tả với các từ ngữ như: chân trâu, xương sống b) Xác định và thực hiện các quy tắc khác như viết hoa, phiên âm dùng dấu ngắt câu. Ví dụ: chữ Đức quy định viết hoa tất cả các danh từ (chung và riêng) trong khi các chữ khác (Anh, Pháp, Việt ) thì chỉ bắt buộc viết hoa danh từ riêng. - Yêu cầu của chính tả: Chính tả là một mặt của vấn đề rộng lớn là chuẩn hoá ngôn ngữ. So với chính âm (tuân thủ hệ thống âm chuẩn), chính tả có yêu cầu chuẩn mực cao hơn nhiều, có thể nói là rất nghiêm khắc. Ta có thể nói năng không theo chính âm, nhưng viết thì không thể cho phép mình tuỳ tiện sai chính tả được. Dĩ nhiên có một số trường hợp ngoại lệ chính tả chấp nhận tình trạng lưỡng khả, nghĩa là xem 2 hình thức đều đúng cả. Ví dụ: Quý Mùi, Quí Mùi, trai/giai, trầu/giầu . 3. Các nguyên tắc xây dựng chính tả tiếng Việt Để xây dựng chính tả hợp lý cho chữ viết tiếng Việt- một ngôn ngữ không biến hình, thiết tưởng lấy nguyên tắc ngữ âm học làm cơ bản, đồng thời bổ sung một số quy định có ích thiết thực của ngôn ngữ không biến hình. a) Nguyên tắc ngữ âm học: đây là nguyên tắc cơ bản, yêu cầu có sự một đối một giữa con chữ và âm vị. Chữ Việt hiện nay theo sát nguyên tắc này. Chữ đại biểu cho nguyên tắc này qua con chữ: |b| - "b", |m|- "m", |t| - "t", |h|- "h" = 56 =
  57. Nhưng ngoài ra có một số trường hợp không tôn trọng nguyên tắc này. Vậy hướng cải tiến là làm sao loại bỏ những bất hợp lý không cần thiết đó. b) Nguyên tắc phân biệt: Viết con chữ nào là để phân biệt nghĩa âm tiết. Đó là sự phân biệt làm chuẩn chính tả. Ví dụ: Phân biệt một số hình vị đồng âm dị nghĩa. |Z| d : da thịt gi: gia đình |Z| dơ bẩn |Z| dành dụm giơ tay giành giật c) Nguyên tắc truyền thống: Đây là nguyên tắc dựa vào từ nguyên để ấn định cách viết. Ví dụ: dã man/tác giả, sử dụng/xử sự, thúc giục/giáo dục. Vì trong tiếng Việt có một khối từ Hán Việt khá lớn phân biệt nhau về các âm đầu d/gi, tr/ch và 2 thanh hỏi/ ngã, cho nên đây là quy định có ích. Không có thói quen đã có từ lâu đời, trong ý nghĩa là tạm thời chấp nhận những cách viết chưa hợp lý, như là: Chữ "g" ghi âm "8", chữ "ng" ghi âm " " khi đứng trước các con chữ ghi âm i, ê, e thì có thêm "h". Trong phạm vi cho phép ta có thể góp phần giải quyết một phần nào những trường hợp không ảnh hưởng tới cách đọc: kì, sĩ, hỉ. 4. Các quy tắc chính tả tiếng Việt a. Quy tắc viết chữ ghi âm Chữ viết tiếng Việt hiện nay được xây dựng trên cơ sở hệ thống chữ cái La tinh theo nguyên tắc ghi âm. Nhìn chung, mỗi âm được biểu hiện bằng một hình thức nhất định, bằng một chữ cái hoặc tập hợp các chữ cái. Tuy nhiên cũng có những trường hợp âm được ghi bằng nhiều hình thức khác nhau. Đây là những trường hợp rắc rối về chính tả. Để thống nhất cách viết, người Việt thiết lập thêm một số quy tắc bổ sung. Các quy tắc này đã được xã hội hoá và trở thành thói quen chính tả đã được mọi người công nhận. Sau đây là các quy tắc bổ sung đó: - Quy tắc ghi phụ âm đầu, gồm có: + Quy tắc viết c/k/q: = 57 =
  58. Phụ âm "cờ" được ghi bằng 3 hình thức khác nhau nhưng phổ biến nhất là bằng chữ cái C, ngoại trừ một số trường hợp sau đây: Trước nguyên âm i, e, ê và iê được ghi bằng K. Ví dụ: Kỷ niệm, thước kẽ, truyện kể, kiên cố. Trước âm đệm u được ghi bằng Q. Ví du: quả, quan, quên. + Quy tắc viết g và gh: Trước nguyên âm i, e, ê và nguyên âm iê phụ âm "gờ" ghi bằng gh. Ví dụ: ghi, ghế, ghé. Phụ âm "gờ" ghi bằng g trong các trường hợp còn lại. + Quy tắc viết ng/ ngh: Trước nguyên âm i, e, ê và iê phụ âm "ngờ" được ghi bằng ngh: nghĩ, nghe + Quy tắc viết d/gi: Phụ âm "dơ" có thể được viết bằng d/gi. Viết bằng hình thức nào là căn cứ vào nghĩa của chúng chứ không có căn cứ ngữ âm học. Muốn viết đúng chính tả trường hợp này ta cần nhớ nghĩa và cách viết tương ứng. Gặp trường hợp còn lưỡng lự cần tra cứu trong từ điển chính tả. Ta có thể lập "mẹo" để phân biệt D và Gi: * Những từ hoặc từ tố có phụ âm đầu ta còn phân vân không biết viết D, Gi nếu thấy chúng có biến thể tr thì ta viết gi, biến thể nh thì viết d. Ví dụ: giả/trả, giai/trai, giao/trao dàu/nhàu, dòm/nhòm, dện/nhện Trong những từ 2 từ láy nếu phần mở đầu bằng L trừ tiếng thứ hai có phụ âm đầu thường viết bằng D chứ không phải là Gi. Ví dụ: lò đò, lai dai, lang dang. Đối với đại bộ phận các trường hợp khác, muốn xác định cách viết đúng phải dựa vào sự đối lập về nghĩa. Ví dụ: gia tăng thêm (gia hạn, tăng gia, gia vị ) nhà (gia đình, gia trưởng, gia tài ) da: Lớp mô bọc ngoài thân thể người và vật (da dẻ, da thịt). - Quy tắc viết âm đệm |u| gồm có: + Âm đệm |u| được viết bằng 2 hình thức U và O: Viết U: - Sau chữ cái Q ghi phụ âm "cờ" chỉ viết là U. Ví dụ: quay, quân. = 58 =
  59. - Sau phụ âm khác hoặc mở đầu tiếng. - Trước các nguyên âm i, ê, iê, â. Ví dụ: phụ huynh, trời khuya Viết O trước các nguyên âm a, ă, e: Khoa, khoan, khoăn. - Quy tắc viết nguyên âm làm âm chính gồm có: + Quy tắc viết nguyên âm ngắn ă: Nguyên âm ngắn ă được viết bằng ă hoặc a. Đại bộ phận nguyên âm này được viết là ă. Tuy nhiên khi đứng trước Y và U được viết là a. Ví dụ: đỏ au, tay chân. + Quy tắc viết nguyên âm đôi: |ie|: iê, yê, ya, ia Viết iê liền sau phụ âm đầu, trước âm cuối. Ví dụ: chiến công, tiên tiến. Viết yê sau âm đệm hoặc mở đầu tiếng, trước âm cuối. Ví dụ: tuyên truyền. Viết ia sau phụ âm đầu, không có âm cuối. Ví dụ: chia phần. Viết ya sau âm đệm, không có âm cuối. Ví dụ: khuya. |uo|: uô, ua. Viết ua khi không có âm cuối. Ví dụ: của cải, mua chuộc. Viết uô trước âm cuối. Ví dụ: suối, muộn. Viết ưa khi không có âm cuối. Ví dụ: lưa thưa, mưa. Viết uơ trước âm cuối. Ví dụ: yêu nước, thương nòi. + Quy tắc viết nguyên âm |i| Nguyên âm |i| được viết bằng i và y: Viết i sau âm đầu. Ví dụ: bi quan, bình minh. Viết y sau âm đệm. Ví dụ: quy hoạch, bi luỵ, luỹ tre. Khi nguyên âm này đứng một mình thì viết là i đối với từ thuần Việt, viết y đối với Hán Việt. Ví dụ: ỉ eo, ì ạch, y tá, ý kiến. - Quy tắc ghi thanh điệu: Nhìn chung thanh điệu được ghi phía trên ở bên phải âm chính của tiếng. Riêng đối với thanh nặng được ghi bên dưới âm chính. Đáng chú ý hơn cả là trường hợp viết thanh điệu ở âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi. - Nếu sau nguyên âm đôi có âm cuối thì thanh điệu gắn liền với chữ cái ghi yếu số đứng sau của nguyên âm. Ví dụ: luống cuống, thuận tiện. = 59 =
  60. - Nếu nguyên âm đôi kết thúc tiếng (sau nó không có âm cuối) thì nên đặt thanh điệu ở chữ cái ghi yếu tố đầu của nguyên âm. Ví dụ: lúa, chứa, phía. b. Quy tắc viết hoa Viết chữ hoa trong tiếng Việt nhằm thực hiện 3 chức năng cơ bản sau: - Đánh dấu sự bắt đầu văn bản, đoạn văn và câu. - Khu biệt tên riêng của người, địa phương, tác phẩm. - Biểu thị sự tôn kính. Hai chức năng đầu được thực hiện một cách nhất quán và thống nhất trong chính tả tiếng Việt. Đáng chú ý là chức năng 3. Vì còn nhiều ý kiến chưa thật thống nhất. Chính vì vậy sinh ra tình trạng lộn xộn, tuỳ tiện trong cách viết các văn bản. Để khắc phục tình trạng này phải có sự nghiên cứu sâu sắc dựa trên cơ sở khoa học thuyết phục. Sau đây giáo trình sẽ trình bày quy tắc viết hoa tiếng riêng dựa theo nội dung quyết định 240/QĐ ngày 5/3/1984 của Bộ trưởng Bộ giáo dục. - Tên riêng tiếng Việt: + Tên người và tên nơi chốn viết hoa tất cả các âm tiết, không dung gạch nối, ví dụ Trần Quốc Tuấn, Hàn Mạc Tử, Nghệ An, Hà Nội + Tên tổ chức, cơ quan chỉ viết hoa âm tiết đầu ổ hợp từ dùng làm tên, ví dụ: Đảng cộng sản Việt Nam, Trường Đại học Vinh, Bộ Giáo dục và đào tạo - Tên riêng không phải là tiếng Việt: + Nếu chữ viết nguyên ngữ dùng chữ cái Latin thì giữ nguyên trên chữ viết như nguyên ngữ, ví dụ: Paris, London + Nếu chữ viết nguyên ngữ dùng một hệ thống chữ cái khác thì áp dụng lối chuyển tự chín thức sang chữ cái latin, ví dụ: Lomnoxov, Moskva. + Nếu chữ viết nguyên ngữ không phải là chữ viết ghi âm vị thì dùng một cách phiên âm chính thức bằng chữ cái Latin, ví dụ: Tokyo + Những tên riêng đã có hìn thức quen thuộc thì không cần thay đổi, chẳng hạn: Pháp, Anh, Nga, Lỗ Tấn. Hiện nay sách giáo khoa ở trường phổ thông đanh sử dụng cách phiên âm trực tiếp ra tiếng Việt, ác âm tiết có dấu thanh, có gạch nối giữa các âm tiết và chỉ viết hoa âm tiết đàu tiên trong từ, ví dụ: Ê - đi - xơn, Xtác - đi, Đê - rốt -xi d. Quy tắc dùng dấu = 60 =
  61. Trong khi viết chính tả tiếng Việt đã sử dụng dấu câu. Bộ dấu câu là những ký hiệu chữ viết dùng để thể hiện ngữ điệu của câu, thể hiện quan hệ ngữ pháp giữa các thành phần câu. Ví dụ: Bò đẻ anh ra. Bò đẻ, anh ra. Các văn bản tiếng Việt sử dụng 11 dấu câu: dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm hỏi, dấu chấm lửng, dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc vuông (móc vuông), dấu móc kép. Dấu câu có tác dụng như sau: - Dấu chấm (.): + Dấu chấm dùng để kết thúc của từng thuật. + Dấu chấm có thể dùng linh hoạt: đặt ở cuối một vế của câu phức, có thể tách thành một câu tách bạch, một bộ phận vốn là thành phần của câu đi trước. Ví dụ: Tiếng ồn ào mỗi lúc mỗi gần. Như một thác nước đang tung bọt chạy tới. + Dấu chấm dùng để kết thúc đoạn văn. Đoạn văn sau được bắt đầu bằng chỉ xuống dòng (viết thụt đầu dòng) với chữ viết hoa. - Dấu chấm hỏi (?): + Dấu chấm hỏi dùng cuối câu nghi vấn. Ví dụ: Tên bố nó là Bạch à? + Dấu chấm hỏi dùng ở cuối câu có cấu trúc tường thuật, nhưng có nội dung và ngữ điệu nghi vấn. Ví dụ: Nó không đi học ? Không dùng dấu chấm hỏi ở giữa câu. Câu sau là câu sai: Văn học nghệ thuật là gì? xưa nay người ta định nghĩa nhiều rồi. Có thể viết hoa: - Văn học nghệ thuật là gì? Xưa nay + Dấu chấm hỏi (có thể lặp lại 2, 3 lần liền nhau) dùng thay cho một lời đối thoại để biểu lộ sự ngạc nhiên quá đổi khiến người ta không nói được. Ví dụ: - Chị ạ, chị San mất rồi ! - ? ? ? - Dấu chấm than (!): + Dấu chấm than dùng để đặt cuối câu cảm thán, câu cầu khiến. Ví dụ: Tiến lên, chiến sỹ, đồng bào ! + Dấu chấm than được lặp lại để biểu thị một cảm xúc mạnh. = 61 =
  62. Ví dụ: Biết rồi! Khổ lắm ! Nói mãi ! + Dấu chấm than được lặp lại trong lời nói của nhân vật để biểu thị một tâm trạng quá xúc động. Ví dụ: Liên nức nở: - ! ! ! - Cô nói đi! + Dấu chấm than dùng kèm với câu hỏi vừa có ý nghĩa nghi vấn, vừa có ý nghĩa cảm thán để nói lên thái độ hoài nghi, châm biếm. Ví dụ: Nó làm như vậy mà anh cũng chịu được à ? ! + Dấu chấm than dùng kèm với dấu chấm lửng đạt ở cuối câu để kéo dài thêm trạng thái cảm thán. Ví dụ: Bây giờ mới biết là cu cậu chết ! + Dấu chấm than dùng trong ngoặc đơn (!) đặt sau một ý tỏ thái độ chấm biếm, mỉa mai. Ví dụ: Tiến! Tụi mình bắt sống hai tên lính. Nhờ chúng khai mình đã giết được tên quân phó dưới hầm ngầm. Hắn từng rằng ở đó an toàn. - Dấu chấm lửng ( ): + Dấu ( ) đặt ở cuối câu (giữa câu, đầu câu) để biểu thị ý bỏ lửng câu. + Dấu ( ) dùng để biểu thị một nội dung không nói hết. + Dấu ( ) dùng để biểu thị lời nói bị đắt quãng vì xúc động, uất ức + Dấu ( ) dùng để biểu thị một số ngắn đoạn chuẩn bị cho một ý chấm biến, hài ước. Ví dụ: Giơ tay hàng tuốt quân ta Té ra công sự chỉ là công toi. + Dấu ( ) dùng để ghi lại chỗ kéo dài âm thanh. Ví dụ: Dạ! Dạ! Dạ! ạ + Dấu ( ) đặt trong ngoặc đơn ( ) dùng để chỉ ra rằng người trích dẫn có lược bớt câu văn trích. - Dấu phẩy (,): + Dấu phẩy dùng để chỉ ranh giới giữa bộ phận nòng cốt và các thành phần ngoài nòng cốt (trạng ngữ, hô ngữ, chuyển tiếp ngữ, đề ngữ). + Dấu phẩy có thể dùng khi bộ phận chủ yếu kéo dài. + Dấy phẩy dùng để ngăn cách các thành phần đẳng lập trong câu đơn và các vế của câu ghép độc lập. = 62 =
  63. Ví dụ: Hải Phòng có chồng chị, những bạn bè thân thiết của chồng chị ở đấy! + Ngăn cách các thành phần phụ trong nhóm từ. Ví dụ: Vì tổ quốc, vì nhân dân, liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ đến hơi thở cuối cùng . + Dấu phẩy dùng để ngăn cách các câu ghép chính phụ. Ví dụ: Cũng chính vì Tố Hữu đã dứt khoát trên lập trường tư tưởng, nên câu thơ của Tố Hữu đã thích hợp ngay với khẩu vị của quần chúng cách mạng. + Khi đọc, phải ngừng giọng ở dấu phẩy. Quảng cách ở dấu phẩy ngắn hơn so với dấu chẩm, hỏi, than. - Dấu chấm phẩy (;): + Dấu chấm phẩy thường ngăn cách các vế của câu ghép đẳng lập, các vế này có thể tồn tại độc lập như một câu, nhưng về mặt ý nghĩa thì vẫn có quan hệ mật thiết với nhau. Ví dụ: Sáng tạo là vấn đề rất quan trọng; không sáng tạo không làm được cách mạng. + Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách vế diễn đạt cùng một loại ý trong một sự việc liệt kê nối tiếp nhau. + Khi đọc phải ngừng giọng ở dấu chấm phẩy quảng ngắt ở dấu chấm phẩy dài hơn so với dấu phẩy, nhưng ngắn hơn so với các dấu kết thúc câu. - Dấu hai chấm (:): + Dấu hai chấm đặt giữa bộ phận được giải thích và bộ phận giải thích. Ví dụ: Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. + Dấu hai chấm dùng để đặt trước thành phần liệt kê. + Dấu hai chấn đặt trước lời nói trực tiếp của nhân vật. + Dấu hai chấm đặt trước lời nói gián tiếp. + Dấu hai chấm dùng trước một đoạn văn hay một phần văn có tác dụng thuyết minh, cụ thể hoá nội dung của đoạn văn hoặc phần văn bản đi trước. + Khi đọc phải ngừng ở dấu hai chấm, và có ngữ điệu thích hợp đối với điều giải thích thuyết minh ở sau hai dấu chấm. = 63 =
  64. - Dấu ngang ( - ): + Dấu ngang đặt trước là nói trực tiếp trong văn đối thoại. + Dấu ngang dùng để tách biệt các thành phần đồng vị ngữ và phụ chủ ngữ. Các thành phần này ở giữa câu thì dùng hai dấu ngang, dấu ở trước và dấu ở sau chúng. Ví dụ: Vì những lẽ trên, chúng tôi - Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - tuyên bố với thế giới rằng + Dấu ngang đặt ở đầu những bộ phận liệt kê, mỗi bộ phận được trình bày riêng thành một dòng. Cần phân biệt dấu ngang với dấu nối: Dấu nối không phải là dấu câu. Dấu nối là dấu phụ trong văn bản, dùng để phân cách các âm tiết trong những từ phiên âm, ví dụ: Mát-xcơ-va; dùng để phân cách ngày tháng năm và các số liệu có liên quan đến nhau, dùng để ghi các liên danh: Hà Nội - Huế - Sài Gòn. - Dấu ngoặc đơn ( ): + Dấu ngoặc đơn dùng để tách biệt các thành phần đồng vị ngữ, phụ chủ ngữ. Nó bao gồm phần mở ngoặc và phần đóng ngoặc, cho dù ở giữa câu hay cuối câu. Ví dụ: Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi). + Dấu ( ) dùng để ghi chú thái độ, cử chỉ của nhân vật trong văn bản kịch. Ví dụ: Ngọc (căm hờn): Chúng mày bắt chết tao rồi! (giãy giụa) + Dấu ( ) dùng để ghi chú tên tác giả, dịch giả tác phẩm sau một đoạn trích. Ví dụ: Đường đi ngoắt ngoéo chữ chi Hố ngang hố dọc chữ i, chữ tờ. + Khi đọc phải ngừng giọng ở các dấu ngoặc đơn, phải được đọc nhỏ hơn và với giọng điều thích hợp. - Dấu ngoặc kép “ ”: + Dấu " " dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. + Dấu " " dùng để đánh dấu những từ ngữ do người khác dùng để tỏ rõ thái độ chấm biếm, mỉa mai của người viết. = 64 =
  65. + Dấu " " dùng để đánh dấu tên tác phẩm, tên sách, tên tài liệu. + Khi đọc phải ngừng đọc ở dấu ngoặc kép và có ngữ điệu thích hợp với lời nói trực tiếp của nhân vật. CÂU HỎI TỰ HỌC 1. Khái niệm chính tả? Vai trò của chính tả? 2. Trình bày hiểu biết của anh( chị) về các loại chữ viết tiếng Việt. 3. Trình bày các quy tắc chính tả tiếng Việt: quy tắc viết hoa, quy tắc viết âm tiết và quy tắc dùng dấu câu. 4. Bài tập: a) Xác định các nguyên âm mang dấu thanh điệu trong các âm tiết sau: doan, ngoan, ngoeo, quân, thương, thuông, mua. b) Chọn từ viết đúng và gạch chéo chéo chồng lên chữ a hoặc b của từ ấy: 1a. nhửng người 1b. những người 2a. đả đảo 2b. đã đảo 3a. vẫn vơ 3b. vẫn vơ 4a. xả thân 4b. xã thân 5a. củng cố 5b. cũng cố 6a. sỉ nhục 6b. sĩ nhục 7a. lủ lụt 7b. lũ lụt 8a.vửng vàng 8b. vững vàng 9a. lảng đảng 9b. vững vàng 10a. nử nhi 10b. nữ nhi HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1. Nắm được khái niệm chính tả: Chữ viết là hệ thống tín hiệu (gồm những đường nét) để ghi các âm thanh của ngôn ngữ vốn là những tín hiệu thị giác. Nêu vai trò của chữ viết và lấy ví dụ phân tích minh hoạ 2. Trình bày được các loại chữ viết của tiếng Việt: - Chữ Nôm (lý do ra đời, đặc điểm) = 65 =
  66. - Chữ quốc ngữ (lý do ra đời, đặc điểm) 3. Trình bày các quy tắc chính tả tiếng Việt và lấy ví dụ minh hoạ cụ thể: - Quy tắc viết hoa - Quy tắc viết âm tiết - Quy tắc đúng dấu cấu 4. Học viên tự làm bài tập. = 66 =