Giáo trình Tiêu chuẩn kỹ năng - Mộc xây dựng và tràn trí nội thất

pdf 333 trang hapham 1460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tiêu chuẩn kỹ năng - Mộc xây dựng và tràn trí nội thất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tieu_chuan_ky_nang_moc_xay_dung_va_tran_tri_noi_t.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tiêu chuẩn kỹ năng - Mộc xây dựng và tràn trí nội thất

  1. TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ TÊN NGHỀ: MỘC XÂY DỰNG VÀ TRANG TRÍ NỘI THẤT MÃ SỐ NGHỀ: Hà Nội, tháng 5 năm 2011
  2. GIỚI THIỆU CHUNG I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG: Trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định và Ban Chủ nhiệm xây dựng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Nghề Mộc Xây dựng và Trang trí nội thất đã thực hiện đúng Hợp đồng số 10PL3/HĐ-XDTCKNN ngày 02/7/2009 ký kết với Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề và Vụ Kỹ năng nghề- Tổng Cục Dạy nghề. Cụ thể như sau: 1- Nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung sơ đồ phân tích nghề, phân tích công việc: - Xây dựng phương án nghiên cứu, thu thập thông tin, rà soát, nghiên cứu hoàn chỉnh sơ đồ phân tích nghề, phân tích công việc đã được xây dựng năm 2008 (Phục vụ cho xây dựng chương trình khung trình độ TCN, CĐN Nghề Mộc Xây dựng và Trang trí nội thất). - Thu thập các thông tin, tài liệu có liên quan đến xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề Nghề Mộc Xây dựng và Trang trí nội thất và tiếp tục nghiên cứu, rà soát điều tra khảo sát về quy trình sản xuất, các vị trí làm việc, lực lượng lao động để bổ sung, hoàn chỉnh sơ đồ phân tích nghề, các phiếu phân tích công việc. - Báo cáo tổng hợp kết quả phân tích nghề và phân tích công việc. 2- Xây dựng danh mục các công việc theo các bậc trình độ kỹ năng: - Báo cáo tổng thuật về mức độ phức tạp của các công việc để lựa chọn, sắp xếp theo các bậc trình độ kỹ năng từ bậc thấp đến bậc cao. - Xây dựng mẫu phiếu xin ý kiến các chuyên gia về danh mục các công việc theo các bậc trình độ, gửi đến 30 chuyên gia để xin ý kiến và tổng hợp các ý kiến của họ. 3- Biên soạn tiêu chuẩn kỹ năng nghề: - Biên soạn 155 phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc. - Lập và gửi đến các chuyên gia xin ý kiến về bộ phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc. - Chuẩn bị tổ chức Hội thảo khoa học hoàn thiện bộ phiếu tiêu chuẩn thực hiện. - Lấy ý kiến nhận xét, thẩm định cho từng phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc. II. ĐỊNH HƯỚNG: Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề Mộc xây dựng và Trang trí nội thất sau khi đã được thẩm định và ban hành là tài liệu sử dụng cho công tác đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động, giúp cho quy trình kiểm tra đánh giá kết quả quá trình người học và kết quả đánh giá xếp bậc thợ các cơ sở sản xuất để xếp bậc lương, tuyển dụng, sắp xếp nhân lực cho khoa học và hợp lý. 2
  3. II. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA XÂY D ỰNG: TT Họ và tên Nơi làm việc 1 Ông Nguyễn Văn Tuân Trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định- BXD 2 Ông Nguyễn Văn Tiến Vụ Tổ chức Cán bộ- Bộ Xây dựng 3 Ông Trần Quang Long Trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định- BXD 4 Ông Ninh Bá Thú Trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định- BXD 5 Ông Vũ Ngọc Hoa Trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định- BXD 6 Ông Nguyễn Văn Tuấn Trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định- BXD 7 Ông Nguyễn Phi Long Trường Trung cấp KTNV Sông Hồng- BXD 8 Ông Ninh Văn Chiêu Công ty TNHH Đồng Tâm- Nam Định 9 Ông Nguyễn Văn Đức Làng nghề La Xuyên- Ý Yên- Nam Định 3
  4. III. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA TH ẨM ĐỊNH: T Họ và tên Nơi làm việc T 1 Ông Uông Đình Chất Phó Vụ trưởng Vụ TCCB- Bộ Xây dựng 2 Ông Nguyễn Đức Trí Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 3 Ông Bùi Văn Dũng CV Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Xây dựng 4 Ông Phạm Trọng Khu Hiệu trưởng Trường CĐ Xây dựng Nam Định 5 Ông Trần Khắc Liêm Trưởng khoa- Trường Cao đẳng XD Công trình Đô thị 6 Ông Đào Văn Hạnh Giám đốc Công ty Xây dựng Hồng Quang Nam Định 7 Ông Lê Hồng Thái Công ty TNHH Đồng tâm - Ý Yên - Nam Định 4
  5. MÔ TẢ NGHỀ TÊN NGHỀ: MỘC XÂY DỰNG VÀ TRANG TRÍ NỘI THẤT MÃ SỐ NGHỀ: 50540603 Nghề Mộc xây dựng và trang trí nội thất là nghề làm những sản phẩm gắn liền với các công trình xây dựng như: Làm cửa, khuôn cửa, ván khuôn, cầu thang, tủ bếp, ốp lát dầm sàn Các sản phẩm được làm từ các nguyên vật liệu gỗ tự nhiên, ván nhân tạo và các vật liệu khác, đảm bảo tính kỹ, mỹ thuật phù hợp với nhu cầu sử dụng của công tr ình. I. Các nhiệm vụ của nghề: A. Thiết kế mẫu sản phẩm Mộc xây dựng v à Trang trí nội thất; B. Chuẩn bị nguyên vật liệu; C. Pha phôi; D. Gia công mặt phẳng - mặt cong; E. Gia công mộng; F. Hoàn thiện bề mặt sản phẩm; G. Làm khuôn cửa, cánh cửa; H. Làm ván khuôn; I. Ốp lát dầm, sàn, trần tường J. Làm tủ bếp; K. Làm cầu thang gỗ; L. Làm sườn mái dốc M. Đóng đồ mộc dân dụng N. Làm nhuôm kính - Nghề Mộc xây dựng và trang trí nội thất được làm trong xưởng, các công trình nhà ở, các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp phổ biến khắp mọi vùng miền trong phạm vi toàn quốc III. Trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho nghề Mộc xây dựng v à Trang trí nội thất: - Cơ sở gồm: Nhà xưởng, bãi tập kết nguyên vật liệu, kho để chứa đựng và bảo quản sản phẩm; - Các loại máy móc để phục vụ công việc gia công sản phẩm: Máy c ưa, máy bào, máy khaon, máy đánh nhẵn, máy soi nền, máy vanh lượn ; - Các loại dụng cụ thủ công: Cưa, bào, đục, chuyên dùng trong nghề Mộc xây dựng và Trang trí nội thất; - Vật liệu gỗ tự nhiên và các vật liệu liên quan khác; - Các loại nguyên vật liệu phụ: Keo, sơn, véc ni, nhựa tổng hợp, giấy nhám, đinh ; - Các bộ ván khuôn kim loại. 5
  6. DANH MỤC CÔNG VIỆC TÊN NGHỀ: MỘC XÂY DỰNG VÀ TRANG TRÍ NỘI THẤT MÃ SỐ NGHỀ: TT Mô tả Trình độ kỹ năng nghề công Công việc việc Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 A Thiết kế mẫu sản phẩm Mộc Xây dựng và trang trí nội thất 1 A01 Nghiên cứu quy trình thiết kế X sản phẩm 2 A02 Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu vẽ X 3 A03 Vẽ hình dạng mẫu sản phẩm X 4 A04 Vẽ kết cấu mối ghép, chi tiết X sản phẩm 5 A05 Vẽ trang trí hình vuông - chữ X nhật 6 A06 Vẽ trang trí hình tròn - E líp X 7 A07 Vẽ trang trí hình khối X B Chuẩn bị nguyên vật liệu 8 B01 Xác định nguồn cung cấp X nguyên vật liệu 9 B02 Thực hiện các thủ tục mua X nguyên vật liệu 10 B03 Chọn gỗ tự nhiên X 11 B04 Chọn gỗ ván nhân tạo X 12 B05 Hong phơi gỗ X 13 B06 Tẩm thuốc bảo quản gỗ X 14 B07 Sấy gỗ X 6
  7. TT Mô tả Trình độ kỹ năng nghề công Công việc việc Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 C Pha phôi 15 C01 Xác định số lượng, kích X thước phôi 16 C02 Sử dụng các loại dụng cụ đo X vạch và mẫu vạch 17 C03 Sử dụng cưa dọc X 18 C04 Sử dụng cưa cắt ngang X 19 C05 Sử dụng cưa lượn X 20 C06 Mở, mài, tháo, lắp máy cưa X đĩa cầm tay 21 C07 Cắt gỗ bằng máy cưa đĩa cầm X tay 22 C08 Mở, mài, tháo, lắp máy cưa X đĩa xẻ dọc 23 C09 Sử dụng máy cưa đĩa xẻ dọc X 24 C10 Mở, mài, tháo, lắp máy cưa X vòng lượn 25 C11 Sử dụng máy cưa vòng lượn X 26 C12 Bảo dưỡng máy cưa đĩa cầm X tay 27 C13 Bảo dưỡng máy cưa đĩa đặt cố X định 28 C14 Bảo dưỡng máy cưa vòng X lượn D Gia công mặt phẳng - mặt cong 29 D01 Mài lưỡi bào X 7
  8. TT Mô tả Trình độ kỹ năng nghề công Công việc việc Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 30 D02 Sử dụng bào thẳm X 31 D03 Sử dụng bào lau X 32 D04 Sử dụng bào ngang bào mặt X cong 33 D05 Mài, tháo, lắp và bào gỗ bằng X máy bào cầm tay 34 D06 Mở, mài, tháo, lắp máy bào X thẳm 35 D07 Bào gỗ bằng máy bào thẳm X 36 D08 Bào gỗ bằng máy bào cuốn X bốn mặt 37 D9 Lắp lưỡi và gia công gờ chỉ X bằng máy soi gờ chỉ cầm tay 38 D10 Bảo dưỡng máy bào cầm tay X 39 D11 Bảo dưỡng máy bào thẳm X 40 D12 Bảo dưỡng máy bào cuốn 4 X mặt 41 D13 Bảo dưỡng máy soi gờ chỉ X cầm tay E Gia công mộng 42 E01 Mài đục phẳng X 43 E02 Gia công mộng âm dương X bằng dụng cụ thủ công 44 E03 Gia công mộng thẳng bằng X dụng cụ thủ công 45 E04 Gia công mộng kẹp bằng X dụng cụ thủ công 8
  9. TT Mô tả Trình độ kỹ năng nghề công Công việc việc Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 46 E05 Gia công mộng mòi một mặt X bằng dụng cụ thủ công 47 E06 Gia công mộng mòi hai mặt X bằng dụng cụ thủ công 48 E07 Gia công mộng én bằng dụng X cụ thủ công 49 E08 Gia công lá mộng thẳng trên X máy cưa đĩa 50 E09 Gia công lá mộng thẳng trên X máy cưa vòng lượn 51 E10 Lắp máy phay mộng đa năng X 52 E11 Gia công lá mộng thẳng trên X máy phay mộng đa năng 53 E12 Gia công lỗ mộng thẳng trên X máy khoan lỗ mộng trục ngang 54 E13 Gia công lỗ mộng thẳng trên X máy đục lỗ mộng trục đứng 55 E14 Bảo dưỡng máy phay mộng X đa năng 56 E15 Bảo dưỡng máy khoan lỗ X mộng trục ngang 57 E16 Bảo dưỡng máy đục lỗ mộng X trục đứng F Hoàn thiện bề mặt sản phẩm 58 F01 Nạo bề mặt X 59 F02 Đánh giấy nhám X 9
  10. TT Mô tả Trình độ kỹ năng nghề công Công việc việc Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 60 F03 Nhuộm gỗ X 61 F04 Pha véc ni X 62 F05 Đánh véc ni X 63 F06 Pha sơn X 64 F07 Quét sơn X 65 F08 Phun sơn bằng máy X 66 F09 Pha dầu bóng X 67 F10 Phun nhựa tổng hợp bằng máy X (Phun PU) 68 F11 Kiểm tra, đánh giá, phân loại X sản phẩm G Làm khuôn cửa, làm cửa 69 G01 Làm khuôn cửa đơn, kép X 70 G02 Làm khuôn cửa vành mai X 71 G03 Làm con song, lập là X 72 G04 Làm cửa ván ghép X 73 G05 Làm cửa Pa nô X 74 G06 Làm cửa kính X 75 G07 Làm cửa chớp X 76 G08 Làm cửa chớp vành mai X 77 G09 Lắp dựng cửa có khuôn X 78 G10 Lắp phụ kiện cửa X 10
  11. TT Mô tả Trình độ kỹ năng nghề công Công việc việc Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 79 G11 Tính khối lượng vật liệu, X nhân công H Làm ván khuôn 80 H01 Phân loại, cấu tạo, phạm vi sử X dụng và bảo quản ván khuôn 81 H02 Gia công sản xuất, lắp dựng X và tháo dỡ ván khuôn móng cột độc lập 82 H03 Gia công sản xuất, lắp dựng X và tháo dỡ ván khuôn móng băng 83 H04 Gia công sản xuất, lắp dựng X và tháo dỡ ván khuôn cột tiết diện vuông - chữ nhật 84 H05 Gia công sản xuất, lắp dựng X và tháo dỡ ván khuôn cột tiết diện tròn 85 H06 Gia công sản xuất, lắp dựng X và tháo dỡ ván khuôn lanh tô - ô văng 86 H07 Gia công sản xuất, lắp dựng X và tháo dỡ ván khuôn dầm liền sàn 87 H08 Gia công sản xuất, lắp dựng X và tháo dỡ ván khuôn dầm, sàn cầu thang 88 H09 Gia công sản xuất, lắp dựng X và tháo dỡ ván khuôn tường 89 H10 Gia công sản xuất, lắp dựng X và tháo dỡ ván khuôn Sê nô 11
  12. TT Mô tả Trình độ kỹ năng nghề công Công việc việc Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 90 H11 Lắp dựng và tháo dỡ ván X khuôn định hình móng cột độc lập 91 H12 Lắp dựng và tháo dỡ ván X khuôn định hình móng băng 92 H13 Lắp dựng và tháo dỡ ván X khuôn cột định hình tiết diện vuông - chữ nhật 93 H14 Lắp dựng và tháo dỡ ván X khuôn cột định hình tiết diện tròn 94 H15 Lắp dựng và tháo dỡ ván X khuôn định hình lanh tô - ô văng 95 H16 Lắp dựng và tháo dỡ ván X khuôn định hình dầm liền sàn 96 H17 Lắp dựng và tháo dỡ ván X khuôn định hình cầu thang hai nhịp 97 H18 Lắp dựng và tháo dỡ ván X khuôn định hình tường 98 H19 Lắp dựng và tháo dỡ ván X khuôn định hình Sê nô 99 H20 Tính khối lượng vật liệu, nhân X công I Ốp lát dầm, trần, sàn, tường 100 I01 Đọc bản vẽ, lập bảng thống kê X vật liệu 101 I02 Chọn vật liệu ốp, lát dầm, sàn, X trần, tường 12
  13. TT Mô tả Trình độ kỹ năng nghề công Công việc việc Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 102 I03 Ốp chân tường X 103 I04 Ốp cột X 104 I05 Ốp dầm X 105 I06 Lát sàn gỗ X 106 I07 Làm trần nhà X 107 I08 Gia công, sản xuất và lắp X ghép hoa văn đơn giản 108 I09 Tính khối lượng vật liệu, nhân X công J Làm tủ bếp 109 J01 Đọc bản vẽ X 110 J02 Chọn gỗ X 111 J03 Gia công khung tủ bếp X 112 J04 Gia công khung cánh tủ X 113 J05 Gia công ván bọc X 114 J06 Lắp ráp sản phẩm X 115 J07 Hoàn thiện bề mặt sản phẩm X 116 J08 Lắp đặt tủ X 117 J09 Lắp phụ kiện tủ X 118 J10 Tính khối lượng vật liệu, nhân X công K Làm cầu thang gỗ 119 K01 Đọc bản vẽ, lập bảng thống kê X vật liệu 13
  14. TT Mô tả Trình độ kỹ năng nghề công Công việc việc Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 120 K02 Gia công tay vịn cầu thang X 121 K03 Gia công khuỷu tay vịn X 122 K04 Gia công thanh chống tay vịn X 123 K05 Gia công trụ tay vịn X 124 K06 Gia công bậc thang X 125 K07 Lắp bậc thang X 126 K08 Lắp thanh chống tay vịn X 127 K08 Lắp tay vịn X 128 K09 Lắp khuỷu tay vịn X 129 K10 Lắp trụ tay vịn X 130 K11 Tính khối lượng vật liệu, nhân X công L Làm sườn mái dốc 131 L01 Đọc bản vẽ X 132 L02 Gia công vì kèo X 133 L03 Lắp dựng vì kèo X 134 L04 Gia công, lắp dựng xà gồ X 135 L05 Gia công, lắp dựng cầu phong X 136 L06 Gia công, lắp dựng li tô X 137 L07 Tính khối lượng vật liệu, nhân X công M Đóng đồ Mộc dân dụng 138 M01 Đọc bản vẽ X 14
  15. TT Mô tả Trình độ kỹ năng nghề công Công việc việc Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 139 M02 Gia công ghế tựa 3 nan cong X 140 M03 Gia công bàn làm việc 1 quầy X bằng gỗ tự nhiên 141 M04 Gia công bàn làm việc 1 quầy X bằng gỗ MDF 142 M05 Gia công bàn máy vi tính X bằng gỗ MDF 143 M06 Gia công giường khung hộp X phẳng 144 M07 Gia công tủ áo 2 buồng X 145 M08 Gia công ghế sa lông nan tay X thẳng 146 M09 Tính khối lượng vật liệu, nhân X công N Làm nhôm kính 147 N01 Chọn, đo, cắt vật liệu X 148 N02 Cắt kính X 149 N03 Sử dụng kìm bấm đinh tán X 150 N04 Sử dụng máy cắt nhôm X 151 N05 Làm cửa sổ đẩy bằng nhôm X kính 152 N06 Làm cửa đi bằng nhôm kính X 153 N07 Làm tủ quầy bằng nhôm kính X 154 N08 Làm tủ đựng bát đĩa bằng X nhôm kính 155 N09 Tính khối lượng vật liệu, nhân X công Tổng cộng: 20 50 78 7 0 15
  16. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: NGHIÊN CỨU QUI TRÌNH THIẾT KẾ SẢN PHẨM Mã số Công việc: A01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Tìm hiểu khái niệm trang trí nội thất về mẫu, h ình dáng, kích thước, màu sắc - Tìm hiểu thị hiếu, nguyên vật liệu, giá cả - Nghiên cứu trình tự các bước thiết kế trang trí nội thất. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thực hiện đúng trình tự các bước; - Thúc đẩy được mọi hoạt động và nâng cao óc thẩm mỹ của con người; - Màu sắc phù hợp và mang tính văn hoá theo vùng mi ền; - Thời gian nghiên cứu phù hợp với định mức giao. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Phân tích, nghiên cứu, tổng hợp được các yếu tố liên quan đến sản phẩm thiết kế; - Phân biệt được các loại hình khối, hoạ tiết, màu sắc; - Lựa chọn và xây dựng được trình tự thiết kế cho một sản phẩm. 2. Kiến thức: - Hiểu rõ phong tục, tập quán từng vùng miền; - Mô tả được các khuynh hướng thời trang; - Trình bày được những hiểu biết về văn hoá dân tộc; - Giải thích được ý nghĩa về các loại màu sắc; - Nêu được qui ước và trình tự các bước vẽ mỹ thuật, kỹ thuật. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Sản phẩm hoặc đơn đặt hàng; - Bút, sổ ghi chép; - Các màu sắc cơ bản: Màu gốc, màu nóng, màu lạnh, màu trung tính; - Các loại nguyên vật liệu sử dụng để trang trí nội thất. 16
  17. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Thực hiện trình tự các bước nghiên cứu; - Kiểm tra, theo dõi đối chiếu với quy định; - Sự đầy đủ, rõ ràng của các đường nét,số - Kiểm tra, so sánh với tiêu chuẩn; liệu - Sự phù hợp về khuynh hướng thời trang và - Quan sát, đánh giá theo tiêu chu ẩn; nền văn hoá vùng miền; - Sự phù hợp thời gian nghiên cứu với định - Theo dõi thời gian, đối chiếu với định mức thời gian. mức. 17
  18. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VẬT LIỆU VẼ Mã số Công việc: A02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Chọn các vật liệu để vẽ; - Chọn các loại bút vẽ; - Chuẩn bị giá vẽ; - Chọn mẫu vẽ. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Giấy vẽ phải phẳng, không nhám, không đ ược nhàu, rách, không sẫm màu; - Giá vẽ phù hợp với các khổ giấy; - Chọn mẫu vẽ có hình khối rõ ràng, không nhiều màu sắc sặc sỡ; - Thời gian chuẩn bị phù hợp với định mức. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Phân biệt được các loại giấy vẽ, dụng cụ vẽ; - Lựa chọn được giấy vẽ, mẫu vẽ và các dụng cụ để vẽ phù hợp; 2. Kiến thức: - Trình bày được các qui định về các khổ giấy, độ cứng hay mềm của các loại bút vẽ; - Mô tả được tính năng tác dụng của giá vẽ; - Giải thích được ý nghĩa và đặc trưng của các loại màu sắc; IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Các loại khổ giấy vẽ: A4, A3, A2, A1, Ao. Ho ặc các vật liệu khác để vẽ đầy đủ ; - Bút vẽ đầy đủ; - Giá vẽ đầy đủ; - Mẫu vẽ đầy đủ. 18
  19. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự phù hợp của bút vẽ và các loại khổ - Quan sát, theo dõi đối chiếu với quy giấy vẽ; định; - Sự phù hợp của mẫu vẽ so với yêu cầu; - Quan sát, kiểm tra mẫu vẽ, so sánh với tiêu chuẩn của từng loại; - Kỹ năng sử dụng giá vẽ đúng quy tr ình; - Theo dõi quá trình thực hiện thao tác, đối chiếu với quy trình chuẩn; - Sự phù hợp thời gian nghiên cứu với - Theo dõi thời gian, đối chiếu với định định mức thời gian. mức. 19
  20. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: VẼ HÌNH DẠNG MẪU SẢN PHẨM Mã số Công việc: A03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Nghiên cứu sản phẩm mẫu hoặc ảnh chụp hoặc sản phẩm t ương tự; - Phác họa tổng thể mẫu của sản phẩm; - Vẽ hình chiếu đứng của sản phẩm; - Vẽ hình chiếu bằng của sản phẩm; - Vẽ hình chiếu cạnh của sản phẩm; - Vẽ hình cắt ngang và dọc; - Vẽ hình chiếu trục đo của sản phẩm; - Chỉnh sửa bản vẽ và hoàn thiện bản vẽ. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thực hiện đúng trình tự các bước; - Nét vẽ, hình vẽ, chữ và số phù hợp với quy ước vẽ kỹ thuật; - Thể hiện đầy đủ các đường nét chi tiết của sản phẩm; - Bố cục bản vẽ cân đối hài hoà; - Thời gian vẽ phù hợp với định mức giao. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Phân biệt được các loại giấy vẽ, dụng cụ vẽ; - Lựa chọn được giấy vẽ, mẫu vẽ và các dụng cụ để vẽ phù hợp; - Vẽ được mẫu sản phẩm theo đúng trình tự, đảm bảo tỷ lệ, bố cục hợp lý. 2. Kiến thức: - Trình bày được những hiểu biết về văn hoá dân tộc; - Mô tả được hình dạng và phạm vi sử dụng các loại sản phẩm; - Mô tả được kết cấu, tính năng tác dụng của các loại sản phẩm; - Trình bày được hình chiếu đứng, bằng, cạnh và hình chiếu trục đo của sản phẩm. 20
  21. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Sản phẩm mẫu (ảnh hoặc sản phẩm t ương tự); - Vật liệu, dụng cụ vẽ (giấy vẽ, bút ch ì, giá vẽ, ); - Phòng vẽ phù hợp (ánh sáng, diện tích, ); - Phiếu công nghệ. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự phù hợp về trình tự các bước vẽ; - Quan sát, theo dõi so với quy định; - Sự đầy đủ, rõ ràng các đường nét của các - Kiểm tra, so sánh với vật mẫu; hình chiếu; - Sự phù hợp về bố cục của các hình chiếu - Quan sát, đánh giá theo tiêu chu ẩn; trên bản vẽ; - Sự phù hợp thời gian vẽ với định mức - Theo dõi thời gian, đối chiếu với định thời gian. mức giao. 21
  22. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: VẼ KẾT CẤU MỐI GHÉP, CHI TIẾT SẢN PHẨM Mã số Công việc: A04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Xác định loại mối ghép, vị trí và số lượng các loại mối ghép, chi tiết cần vẽ; - Vẽ hình chiếu bằng của mối ghép; - Vẽ hình chiếu đứng của các mối ghép; - Vẽ hình chiếu cạnh của mối ghép; - Vẽ hình chiếu trục đo; - Hoàn thiện bản vẽ kết cấu mối ghép. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Xác định đúng loại mối ghép cần vẽ; - Đúng vị trí, số lượng mối ghép; - Nét vẽ, tỷ lệ hình vẽ phù hợp; - Thể hiện được hết các đường nét; - Hình dáng kích thước mối ghép hợp lý; - Thời gian vẽ phù hợp với định mức. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Phân biệt được các loại giấy vẽ, dụng cụ vẽ; - Lựa chọn được giấy vẽ, mẫu vẽ và các dụng cụ để vẽ phù hợp; - Vẽ được kết cấu mối ghép và chi tiết sản phẩm theo đúng trình tự, đảm bảo tỷ lệ và bố cục hợp lý. 2. Kiến thức: - Phân biệt được vẽ kỹ thuật với vẽ mỹ thuật; - Nêu được tính chất cơ học của gỗ; - So sánh, lựa chọn được những mối ghép phù hợp; - Mô tả được kết cấu của sản phẩm, cấu tạo chi tiết v à tính năng tác dụng của từng chi tiết; 22
  23. - Nêu được sự giống và khác nhau của các hình chiếu đứng, bằng, cạnh, hình chiếu trục đo của sản phẩm; - Trình bày được trình tự các bước vẽ; IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Sản phẩm mẫu (ảnh hoặc sản phẩm t ương tự); - Vật liệu, dụng cụ vẽ (giấy vẽ, bút ch ì, giá vẽ, ); - Phòng vẽ phù hợp (ánh sáng, diện tích, ); - Đơn đặt hàng. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự phù hợp về hình dáng, kích thước; - Kiểm tra bản vẽ và so sánh với quy định; - Sự thoả mãn yêu cầu mỹ thuật của bản - Quan sát, so sánh với quy ước; vẽ; - Sự đầy đủ về số lượng và chủng loại chi - Kiểm tra và so sánh; tiết; - Sự rõ ràng và đầy đủ các đường nét, chữ - Kiểm tra và so sánh với quy định vẽ kỹ và số; thuật; - Sự phù hợp về kích thước mối ghép, chi - Kiểm tra bản vẽ và so sánh với quy tiết; định; - Sự phù hợp thời gian vẽ với định mức - Theo dõi thời gian, đối chiếu với định thời gian. mức. 23
  24. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: VẼ TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG - CHỮ NHẬT Mã số Công việc: A05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Quan sát nhận xét mẫu; - Xác định bố cục; - Chọn hoạ tiết; - Tô đậm, nhạt bằng chì; - Thực hiện các bước vẽ và hoàn chỉnh II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thực hiện đúng trình tự các bước; - Nét vẽ, hình vẽ phù hợp với quy ước vẽ mỹ thuật; - Thể hiện đầy đủ các chi tiết của sản phẩm; - Hình vẽ cân đối hài hoà; - Thời gian vẽ phù hợp với định mức giao. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YÉU: 1. Kỹ năng: - Phân biệt được các loại giấy vẽ, dụng cụ vẽ; - Lựa chọn được giấy vẽ, mẫu vẽ và các dụng cụ để vẽ phù hợp; - Sử dụng giá vẽ thành thạo; - Vẽ và trang trí được hình vuông- chữ nhật bằng hoa văn vốn cổ, bố cục h ài hoà, hoạ tiết mềm mại và sắc sảo. 2. Kiến thức: - Nêu được các qui ước về vẽ mỹ thuật; - Mô tả được các loại hoa văn vốn cổ dân tộc; - Nêu được các phương pháp tính toán và trình tự bố cục trang trí hình vuông - chữ nhật; - Giải thích được phương pháp phóng to, thu nhỏ; - Trình bày được trình tự các bước trang trí hình vuông - chữ nhật. 24
  25. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Bút vẽ, giấy vẽ, dụng cụ vẽ; - Vật mẫu; - Phòng vẽ phù hợp (ánh sáng, diện tích, ); - Phiếu công nghệ. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự phù hợp về bố cục, hình dáng, kích - Kiểm tra bản vẽ và so sánh với quy thước; định; - Sự thoả mãn yêu cầu mỹ thuật; - Quan sát, so sánh với quy ước; - Sự chính xác về các đường nét hoa văn; - Kiểm tra, so sánh với vật mẫu; - Mức độ mềm mại và sắc sảo của các - Quan sát, đánh giá và đối chiếu với vật đường nét; mẫu; - Sự phù hợp thời gian vẽ với định mức - Theo dõi thời gian, đối chiếu với định thời gian. mức. 25
  26. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: VẼ TRANG TRÍ HÌNH TRÒN - ELIP Mã số Công việc: A06 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Quan sát nhận xét mẫu; - Xác định bố cục; - Chọn hoạ tiết; - Tô đậm nhạt bằng chì; - Thực hiện các bước vẽ và hoàn chỉnh II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thực hiện đúng trình tự các bước; - Nét vẽ, hình vẽ phù hợp với quy ước vẽ mỹ thuật; - Thể hiện đầy đủ các chi tiết của sản phẩm; - Hình vẽ cân đối hài hoà; - Thời gian vẽ phù hợp với định mức giao. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Phân biệt được các loại giấy vẽ, dụng cụ vẽ; - Lựa chọn được giấy vẽ, mẫu vẽ và các dụng cụ để vẽ phù hợp; - Sử dụng giá vẽ thành thạo; - Vẽ và trang trí được hình tròn - elíp bằng hoa văn vốn cổ, bố cục hài hoà, hoạ tiết mềm mại và sắc sảo. 2. Kiến thức: - Nêu được các qui ước về vẽ mỹ thuật; - Mô tả được các loại hoa văn vốn cổ dân tộc; - Nêu được các phương pháp tính toán và trình tự bố cục trang trí tròn - elíp; - Giải thích được phương pháp phóng to, thu nhỏ - Trình bày được trình tự các bước trang trí hình tròn - elíp. 26
  27. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Bút vẽ, giấy vẽ, dụng cụ vẽ; - Vật mẫu; - Phòng vẽ phù hợp (ánh sáng, diện tích, ); - Phiếu công nghệ. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự phù hợp về bố cục, hình dáng, kích - Kiểm tra bản vẽ và so sánh với quy thước; định; - Sự thoả mãn yêu cầu mỹ thuật; - Quan sát, so sánh với quy ước; - Sự chính xác về các đường nét hoa văn; - Kiểm tra, so sánh với vật mẫu; - Mức độ mềm mại và sắc sảo của các - Quan sát, đánh giá và đối chiếu với vật đường nét; mẫu; - Sự phù hợp thời gian vẽ với định mức - Theo dõi thời gian, đối chiếu với định thời gian. mức. 27
  28. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: VẼ TRANG TRÍ HÌNH KHỐI Mã số Công việc: A07 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Quan sát nhận xét mẫu; - Xác định bố cục; - Chọn hoạ tiết; - Tô đậm nhạt bằng chì; - Thực hiện các bước vẽ và hoàn chỉnh II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thực hiện đúng trình tự các bước; - Nét vẽ, hình vẽ phù hợp với quy ước vẽ mỹ thuật; - Thể hiện đầy đủ các chi tiết của sản phẩm; - Hình vẽ cân đối hài hoà; - Thời gian vẽ phù hợp với định mức giao. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YÊÚ: 1. Kỹ năng: - Phân biệt được các loại giấy vẽ, dụng cụ vẽ; - Lựa chọn được giấy vẽ, mẫu vẽ và các dụng cụ để vẽ phù hợp; - Sử dụng giá vẽ thành thạo; - Vẽ và trang trí được hình khối bằng hoa văn vốn cổ, bố cục h ài hoà, hoạ tiết mềm mại và sắc sảo. 2. Kiến thức: - Nêu được các qui ước về vẽ mỹ thuật; - Mô tả được các loại hoa văn vốn cổ dân tộc; - Nêu được các phương pháp tính toán và trình tự bố cục trang trí tròn - elíp; - Giải thích được phương pháp phóng to, thu nhỏ - Trình bày được trình tự các bước trang trí hình khối. 28
  29. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Bút vẽ, giấy vẽ, dụng cụ vẽ; - Vật mẫu; - Phòng vẽ phù hợp (ánh sáng, diện tích, ); - Phiếu công nghệ. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự phù hợp về bố cục, hình dáng, kích - Kiểm tra bản vẽ và so sánh với quy thước; định; - Sự thoả mãn yêu cầu mỹ thuật; - Quan sát, so sánh với quy ước; - Sự chính xác về các đường nét hoa văn; - Kiểm tra, so sánh với vật mẫu; - Mức độ mềm mại và sắc sảo của các - Quan sát, đánh giá và đối chiếu với vật đường nét; mẫu; - Sự phù hợp thời gian vẽ với định mức - Theo dõi thời gian, đối chiếu với định thời gian. mức. 29
  30. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: XÁC ĐỊNH NGUỒN CUNG CẤP NGUYÊN VẬT LIỆU Mã số Công việc: B01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Điều tra, xác định các cơ sở cung cấp chủng loại,số lượng ,nguyên vật liệu; - So sánh giá bán các loại nguyên vật liệu ở từng cơ sở bán; - Điều tra chất lượng, quy cách và chủng loại nguyên vật liệu ở từng cơ sở cung cấp; - Đưa ra quyết định chọn cơ sở cung cấp từng nguyên vật liệu theo yêu cầu. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thực hiện đúng trình tự các bước công việc; - Xác định đúng tên, chủng loại, đúng số lượng, chất lượng hình dáng, kích thước vật liệu từng cơ sở bán; - Dự tính được giá thành từng loại, giá vận chuyển, các loại thuế v à chi phí khác; - Lập được bảng số lượng, chất lượng, quy cách và giá thành. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Điều tra được nguồn cung cấp nguyên vật liệu; - Quan sát, so sánh, phân biệt, đánh giá, lựa chọn được nguồn cung cấp vật liệu; - Có khả năng ghi chép, sử dụng máy máy ảnh chuyên dụng (máy tính, vv ); - Sử dụng thành thạo phương tiện đi lại (xe máy); - Có khả năng tính toán, tổng hợp. 2. Kiến thức: - Nêu được kiến thức về phong tục tập quán, giao tiếp - Mô tả được đặc điểm, cấu tạo, tính chất v à phạm vi sử dụng của vật liệu gỗ; - So sánh giá bán các loại vật liệu gỗ tại các cơ sở và thị trường; - Nêu được cách thức, thủ tục mua bán, vận chuyển và thanh toán; - Phân tích lựa chọn đưa ra kết luận để quyết định cơ sở cung cấp. 30
  31. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Các loại phương tiện phục vụ đi lại, ghi chép, tính toán; - Các cơ sở phải thuận tiện dường giao thông đi lại, số cơ sở ít nhất ≥ 3 cơ sở; - Cơ sở phải có nhiều chủng loại nguyên vật liệu theo yêu cầu; - Có đầy đủ tài liệu, giấy tờ, hoá đơn hợp pháp về lĩnh vực mua bán, vận chuyển. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự thực hiện đúng quy trình các bước; - Theo dõi, kiểm tra, phân tích quá trình của người thực hiện đối chiếu với quy trình chuẩn; - Sự chính xác kết quả điều tra về các số - Kiểm tra kết quả bảng tổng hợp, đối liệu, các cơ sở bán, số lượng, chất lượng, chiếu với những quy định và đối chiếu, quy cách và giá bán từng loại; kiểm tra thực tế tại các cơ sở bán; - Sự phù hợp thời gian đi xác định so với - Theo dõi thời gian đi xác định thực tế. thời gian định mức; So sánh với thời gian thực hiện; - Mức độ đảm bảo an toàn lao động. - Theo dõi quá trình chọn gỗ đối chiếu với quy định an toàn lao động. 31
  32. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: THỰC HIỆN CÁC THỦ TỤC MUA NGUYÊN VẬT LIỆU Mã số Công việc: B02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Đặt ra các yêu cầu về quy cách, kích thước phẩm chất các nguyên vật liệu cần mua; - Thoả thuận giá mua các loại chủng loại,số l ượng nguyên vật liệu; - Ký hợp đồng mua và bán; - Thực hiện hợp đồng mua và bán. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thực hiện đúng trình tự các bước công việc mua bán; - Xác định đúng tên, chủng loại, đúng số lượng, chất lượng hình dáng, kích thước vật liệu mua và bán; - Thống nhất chuẩn xác về giá cả từng loại vật liệu, thuế, và các chi phí khác vv ; - Thoả thuận, nhất trí ký kết hợp đồng nhanh nhất, đạt hiệu quả nhất; - Hợp đồng đảm bảo chi tiết đầy đủ, chính xác, ngắn gọn, rõ ràng, đúng pháp luật; - Cẩn thận, chính xác, rõ ràng, đầy đủ, năng động, nhã nhặn, quyết đoán ; III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Giao tiếp, thoả thuận được thủ tục mua nguyên vật liệu; - Quan sát, so sánh, phân biệt, đánh giá, lựa chọn, định giá được vật liệu; - Có khả năng ghi chép, sử dụng máy móc chuyên dụng (máy tính, máy ảnh ) - Sử dụng phương tiện đi lại (xe máy); - Có khả năng tính toán, tổng hợp và ký kết hợp đồng. 2. Kiến thức: - Nêu được kiến thức về phong tục tập quán, giao tiếp v à kiến thức pháp luật; - Mô tả được đặc điểm, cấu tạo, các tính chất v à phạm vi sử dụng của vật liệu; - Trình bày được định mức giá cả. So sánh giá bán các loại vật liệu tại các c ơ sở và thị trường; 32
  33. - Trình bày được những yêu cầu và phương pháp thực hiện các thủ tục mua bán, vận chuyển và thanh toán. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Các loại phương tiện phục vụ đi lại; - Ghi chép, tính toán; - Các cơ sở phải thuận tiện đường giao thông đi lại, số cơ sở ít nhất ≥ 3 cơ sở; - Cơ sở phải có đủ số lượng, chất lượng, chủng loại nguyên vật liệu theo yêu cầu; - Có đầy đủ tài liệu, giấy tờ, hoá đơn hợp pháp về lĩnh vực mua bán, vận chuyển. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự thực hiện đúng quy trình các bước; - Theo dõi, kiểm tra, quá trình của người thực hiện đối chiếu các bước với quy trình chuẩn; - Sự thoả mãn các điều kiện mà hai bên đã - Kiểm tra, tổng hợp kết quả, đối chiếu với yêu cầu; những quy định, yêu cầu hợp đồng đã ký; - Sự phù hợp thời gian thực hiện với thời - Theo dõi thời gian thực hiện thực tế. So gian quy định. sánh với thời gian quy định. 33
  34. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: CHỌN GỖ TỰ NHIÊN Mã số Công việc: B03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Chọn đúng loại gỗ; - Đánh giá chất lượng gỗ; - Xác định kích thước gỗ; - Chọn số lượng gỗ; - Bốc xếp gỗ. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thực hiện đúng quy trình các bước chọn gỗ; - Chọn đúng tên, chủng loại, đúng số lượng, chất lượng theo yêu cầu; - Đảm bảo hình dáng, kích thước phù hợp với chi tiết gia công; - Xếp gỗ đảm bảo thoáng khí để gỗ không bị hấp hơi, cong vênh; - Đảm bảo thời gian chọn theo định mức; - Đảm bảo an toàn lao động cho người và thiết bị. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Quan sát, phân biệt được chất lượng và các khuyết tậ của gỗ tự nhiên; - Có khả năng tính toán, tổng hợp, so sánh, lựa chọn gỗ; - Bốc xếp gỗ vào vị trí bảo đảm an toàn. 2. Kiến thức: - Nêu được tính chất cơ lý của gỗ; - Nêu được những yêu cầu chất lượng của gỗ; - Mô tả được hình dáng, kích thước chi tiết cần gia công; - Trình bày được trình tự các bước chọn gỗ. IV.CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Vật liệu gỗ đầy đủ để phục vụ chọn gỗ; - Bảng thống kê chủng loại, số lượng nguyên vật liệu; 34
  35. - Không gian diện tích, kho bãi rộng, thoáng có đường đi đảm bảo cho chọn xếp thuận tiện; - Các loại phương tiện dụng cụ, bảo hộ lao động; - Phiếu giao việc. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự thực hiện đúng trình tự các bước chọn - Theo dõi, kiểm tra thao tác của người gỗ; thực hiện đối chiếu với tiêu chuẩn; - Sự phù hợp về chủng loại, chất lượng, số - Quan sát, đo, nhận xét đánh giá từng chi lượng; tiết đã chọn, so sánh với tiêu chuẩn quy định; - Sự phù hợp thời gian chọn so với thời - Theo dõi thời gian chọn gỗ thực tế. So gian định mức; sánh với thời gian thực hiện; - Mức độ đảm bảo an toàn lao động. - Theo dõi quá trình chọn gỗ đối chiếu với quy định an toàn lao động. 35
  36. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: CHỌN GỖ VÁN NHÂN TẠO Mã số Công việc: B04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Xác định kích thước gỗ, chủng loại gỗ; - Đánh giá chất lượng gỗ; - Chọn số lượng gỗ; - Bốc xếp gỗ. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thực hiện đúng trình tự các bước chọn gỗ; - Chọn đúng tên, chủng loại, đúng số lượng, chất lượng yêu cầu; - Đảm bảo hình dáng, kích thước (chiều dài, rộng, dầy), cạnh ván phải thẳng; - Mặt ván phải phẳng đều, mịn, nhẵn, không bị bong rộp; - Xếp các tấm gỗ đảm bảo thoáng khí để gỗ không bị hấp h ơi, cong vênh; - Đảm bảo an toàn lao động cho người và thiết bị. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Quan sát, phân biệt được chất lượng và các khuyết tật gỗ ván nhân tạo; - Tính toán, tổng hợp, so sánh, đánh giá; - Bốc xếp gỗ vào vị trí bảo đảm an toàn. 2. Kiến thức: - Trình bày được kích thước, các chi tiết cần gia công về sử dụng ván nhân tạo; - Nêu được những yêu cầu chất lượng, đặc điểm, cấu tạo, tính năng tác dụng của từng loại ván nhân tạo; - Nêu được những yêu cầu và phương pháp lựa chọn ván nhân tạo. IV.CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Bảng thống kê chủng loại, số lượng, kích thước ván nhân tạo; - Các cơ sở cung cấp ván nhân taọ phong phú về chủng loại, số l ượng, chất lượng, kích thước; 36
  37. - Không gian diện tích, kho bãi rộng, thoáng có đường đi lại đảm bảo cho chọn xếp thuận tiện; - Đầy đủ các loại phương tiện dụng cụ, bảo hộ lao động; - Phiếu giao việc. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự thực hiện đúng trình tự các bước - Theo dõi, kiểm tra thao tác của người chọn gỗ; thực hiện đối chiếu với tiêu chuẩn; - Sự phù hợp về chủng loại, chất lượng, - Quan sát, đo, kiểm tra từng sản phẩm đã số lượng, kích thước, mầu sắc thiết kế; chọn, so sánh với tiêu chuẩn quy định; - Sự phù hợp thời gian chọn so với thời - Theo dõi thời gian chọn thực tế. So gian định mức; sánh với thời gian thực hiện; - Mức độ đảm bảo về an toàn lao động. - Theo dõi quá trình chọn ván đối chiếu với quy định an toàn lao động. 37
  38. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: HONG PHƠI GỖ Mã số Công việc: B05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Chọn gỗ hong phơi; - Vam kẹp gỗ trước khi hong phơi; - Chọn vị trí hong phơi; - Làm giá đỡ để hong phơi; - Hong phơi gỗ. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thực hiện đúng trình tự các bước hong phơi gỗ; - Chọn loại gỗ để hong phơi có độ ẩm vượt quá mức quy định (17%); - Gỗ tấm hoặc ván phải được vam kẹp 2 đầu các tấm ván trước khi hong phơi; - Vị trí hong phơi phải đảm bảo diện tích rộng, thoáng gió, có mái che không bị mưa ướt; - Kỹ thuật xếp các tấm gỗ lần lượt theo phương nằm ngang, đảm bảo thoáng khí để gỗ không bị hấp hơi, cong vênh ; - Đảm bảo an toàn lao động cho người và thiết bị. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Quan sát, nhận biết được chất lượng gỗ sau khi hong phơi; - Sử dụng được các loại phương tiện, dụng cụ hong phơi; - Chọn gỗ, bốc xếp gỗ và hong phơi gỗ thành thạo. 2. Kiến thức: - Nêu được các tính chất cơ lý của gỗ, phạm vi sử dụng của các loại gỗ; - Phân biệt được ưu nhược điểm của gỗ hong phơi và gỗ không phơi; - Trình bày được yêu cầu kỹ thuật và trình tự các bước hong phơi gỗ. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Địa điểm, vị trí không gian diện tích, kho b ãi rộng, thoáng gió, sạch sẽ có đường đi lại đảm bảo cho chọn xếp thuận tiện; - Điều kiện thời tiết phù hợp; 38
  39. - Phương tiện, dụng cụ, bảo hộ lao động hong ph ơi đầy đủ chắc chắn ổn định; - Đầy đủ các loại gỗ cần hong ph ơi; - Phiếu giao việc. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự thực hiện đúng trình tự, đúng thao - Quan sát, theo dõi, quá trình thao tác động tác khi hong phơi; của người thực hiện đối chiếu với tiêu chuẩn; - Sự phù hợp về độ ẩm; - Dùng dụng cụ đo độ ẩm, kiểm tra từng tấm, ghi chép, lấy số liệu đối chiếu với tiêu chuẩn quy định; - Độ cong vênh, nứt tách; - Kiểm tra, dùng dụng cụ đo thực tế. So sánh với tiêu chuẩn quy định; - Mức độ đảm bảo về an toàn lao động. - Theo dõi quá trình thực hiện đối chiếu với quy định an toàn lao động. 39
  40. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: TẨM THUỐC BẢO QUẢN GỖ Mã số Công việc: B06 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Chọn gỗ để tẩm hoá chất; - Chọn hoá chất đẻ ngâm tẩm gỗ; - Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ đẻ tẩm hoá chất; - Tẩm hoá chất. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thực hiện đúng quy trình các bước ngâm tẩm hoá chất cho gỗ; - Chọn chủng loại gỗ để tẩm hoá chất ( Loại dễ bị mối mọt phá hoại hoặc gỗ nhiều rác) - Sử dụng đúng loại thuốc, ít độc hại cho người, gia súc, ít bay hơi; - Gỗ sau khi ngâm, tẩm hoá chất không bị mối mọt; - Đảm bảo an toàn lao động cho người và gia súc; - Cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác, vệ sinh công nghiệp sạch sẽ, gọn g àng ngăn nắp. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Kiểm tra, quan sát và nhận biết được chất lượng gỗ sau khi ngâm thuốc bảo quản; - Sử dụng các loại phương tiện dụng cụ ngâm tẩm thành thạo; - Chọn hoá chất để ngâm tẩm bảo quản gỗ đảm bảo yêu cầu. 2. Kiến thức: - Mô tả được các tính chất cơ lý, đặc điểm, cấu tạo, phân loại, phạm vi sử dụng của các loại gỗ; - Nêu được đặc điểm, tác hại của các loại mối mọt phá hoại gỗ; - Nêu được các tính chất, phạm vi sử dụng các loại hoá chất; - Trình bày được phương pháp sử dụng các loại dụng cụ, hoá chất; - Nêu được những yêu cầu kỹ thuật, quy trình các bước ngâm tẩm hoá chất. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Địa điểm, vị trí không gian diện tích, kho b ãi rộng, thoáng gió, sạch sẽ; 40
  41. - Phương tiện, dụng cụ để ngâm, quét, đựng hoá chất; - Chủng loại gỗ để ngâm tẩm hoá chất; - Hoá chất đảm bảo đúng chủng loại, số l ượng, chất lượng; - Đầy đủ bảo hộ an toàn lao động (Quần áo, găng tay, khẩu trang, mũ, ủng ); - Phiếu giao việc. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự thực hiện đúng quy trình, đúng thao - Quan sát, theo dõi, quá trình thao tác động tác khi ngâm tẩm hoá chất; của người thực hiện đối chiếu với quy trình chuẩn; - Sự thực hiện các yêu cầu kỹ thuật: - Quan sát , kiểm tra từng sản phẩm, để nh êu chu + Chọn đúng chủng loại gỗ bị bám rác ận xét, đánh giá, so sánh với ti ẩn ã quy hoặc có độ ẩm quá quy định; đ định; + Sử dụng đúng loại thuốc cho từng loại mối, mọt; + Ngâm cho các loại gỗ có độ ẩm lớn hoặc gỗ hộp, quét đều lên các bề mặt của tấm gỗ; - Mức độ đảm bảo về an toàn lao động; - Theo dõi quá trình thực hiện đối chiếu với quy định an toàn lao động; - Vệ sinh công nghiệp. - Kiểm tra độ sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. 41
  42. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: SẤY GỖ Mã số Công việc: B07 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Chọn gỗ để sấy; - Xếp gỗ vào lò sấy; - Sấy gỗ; - Đưa gỗ ra khỏi lò sấy. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thực hiện đúng quy trình các bước sấy gỗ; - Xác định, chọn được các loại gỗ có độ ẩm vượt quá mức quy định (13º ÷ 17º); - Lựa chọn, sắp xếp gỗ sấy cùng một lần, phải cùng loại hoặc cùng nhóm cùng kích thước; - Khoảng cách xếp các tấm gỗ phù hợp; - Nhiệt độ sấy, thời gian sấy phù hợp với từng loại gỗ; - Gỗ sấy xong phải đảm bảo có độ ẩm thích hợp, không nứt tách, cong vênh; - Đảm bảo an toàn lao động cho người và thiết bị; - Cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác, vệ sinh công nghiệp sạch sẽ, gọn g àng ngăn nắp. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Kiểm tra, quan sát, nhận biết và phân biệt được chất lượng gỗ sau khi sấy; - Sử dụng các loại phương tiện sấy gỗ thành thạo; - Chọn gỗ, xếp gỗ và lấy gỗ đúng trình tự; - Vận hành lò sấy thành thạo, đúng qui trình. 2. Kiến thức: - Mô tả được các tính chất cơ lý, đặc điểm, cấu tạo, phân loại, phạm vi sử dụng của các loại gỗ; - Trình bày được cách xếp gỗ, đưa gỗ ra khỏi lò sấy; - Nêu được cấu tạo, tác dụng, nguyên lý hoạt động của lò sấy; - Nêu được những yêu cầu kỹ thuật, quy trình các bước vận hành lò sấy gỗ. 42
  43. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Các loại gỗ cần sấy được xếp vào vị trí thuận lợi, gỗ sấy phải là gỗ thành khí. Độ ẩm vượt quá mức quy định (13º ÷ 17º), đã ngâm tẩm hoá chất xong; - Nhiên liệu cung cấp cho lò sấy đầy đủ. Lò sấy đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Đầy đủ bảo hộ an toàn lao động (Quần áo, găng tay, khẩu trang, mũ, ủng ); - Phiếu giao việc. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự thực hiện đúng quy trình các bước - Quan sát, theo dõi, quá trình thao tác c ủa sấy gỗ; người thực hiện đối chiếu với quy tr ình chuẩn; - Sự thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật của - Quan sát , theo dõi và sử dụng dụng cụ sấy gỗ; đo kiểm, để nhận xét, đánh giá, so sánh với tiêu chuẩn đã quy định; - Mức độ đảm bảo về an toàn lao động; - Theo dõi quá trình thực hiện đối chiếu với quy định an toàn lao động; - Vệ sinh công nghiệp. - Kiểm tra độ sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. 43
  44. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG, KÍCH THƯỚC PHÔI Mã số Công việc: C01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Đọc bản vẽ thiết kế sản phẩm; - Chuẩn bị dụng cụ, bảng biểu để đo, kiể m tra ; - Xác định kích thước của các chi tiết trong sản phẩm; - Xác định kích thước phôi của các chi tiết trong từng sản phẩm; - Xác định số lượng các phôi chi tiết của một lô sản phẩm cần sản xuất trong 1 đợt. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thực hiện đúng trình tự các bước; - Đúng số lượng, chất lượng, từng loại phôi, chi tiết và sản phẩm; - Độ phù hợp kích thước về độ dư gia công của mẫu phôi ứng với từng chi tiết sản phẩm cần gia công; - Thời gian thực hiện phù hợp định mức; - Đảm bảo an toàn lao động cho người và phương tiện. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Đọc thành thạo bản vẽ cấu tạo sản phẩm; - Thống kê được số lượng kích thước phôi theo bản vẽ; - Tính toán số học thành thạo. 2. Kiến thức: - Nêu được trình tự các bước đọc bản vẽ; - Mô tả được cấu tạo sản phẩm; - Trình bày được trình tự các bước xác định số lượng, kích thước phôi; - Mô tả được các loại dụng cụ có liên quan. 44
  45. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Đầy đủ các loại dụng cụ, bảng biểu đúng y êu cầu kỹ thuật; - Bản vẽ thiết kế hoặc mẫu sản phẩm. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự phù hợp hình dáng các phôi và kích - Đo và kiểm tra một số phôi bất kỳ thước phôi; đủ để kết luận được; - Đúng số lượng, chủng loại phôi; - Kiểm tra, đếm số lượng cho khớp với số liệu tổng hợp; - Sự thực hiện đúng qui trình các bước. - Theo dõi quá trình thao tác của người thực hiện đối chiếu với qui trình chuẩn. 45
  46. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: SỬ DỤNG CÁC LOẠI DỤNG CỤ ĐO VẠCH VÀ LÀM MẪU VẠCH Mã số Công việc: C02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Lựa chọn dụng cụ đo và vạch mực; - Vạch mực lên phôi; - Chọn vật liệu làm mẫu vạch; - Vẽ hình chiếu chi tiết sản phẩm lên mẫu vạch; - Cắt tạo mẫu vạch. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thực hiện đúng trình tự các bước; - Đường mực vạch chính xác, đầy đủ, r õ ràng theo mẫu tiêu chuẩn; - Mẫu vẽ phải đảm bảo đúng hình dáng, kích thước và yêu cầu kỹ thuật. Đảm bảo độ bền, dễ dàng sử dụng; - Thời gian thực hiện đúng thời gian định mức. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Đọc thành thạo bản vẽ cấu tạo sản phẩm; - Sử dụng dụng cụ đo vạch và vạch được mực thành thạo; - Chọn được vật liệu làm mẫu vạch hợp lý và cắt tạo được mẫu vạch chính xác. 2. Kiến thức: - Mô tả được cấu tạo của các loại thước đo và mẫu vạch; - Nêu được tính năng, tác dụng và phương pháp sử dụng các loại dụng cụ; - Nêu được các yêu cầu của vật liệu làm mẫu vạch; - Trình bày được phương pháp sử dụng các loại dụng đo, vạch v à tạo mẫu vạch; - Nêu được cấu tạo, chi tiết phôi; - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật và các bước thực hiện vạch mực phôi; IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: 46
  47. - Các loại dụng cụ đo vạch như: Thước đo, thước vuông, thước chếch, cữ, bút chì - Xưởng để thực hiện vạch mực phôi đảm bảo đủ không gian v à ánh sáng; - Các loại mô hình mẫu, bản vẽ mẫu vạch; - Vật liệu để làm mẫu (Bìa, gỗ dán ); - Dụng cụ vẽ và cắt (Bút chì, thước, kéo, cưa, bàn thao tác ); - Các dụng cụ để vạch mực (Bút, bút ch ì, thước, mẫu, bàn ); - Phôi gỗ dùng để vạch mực đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ chính xác về hình dáng, kích thước - Quan sát, kiểm tra, so sánh với tiêu của mẫu vạch so với yêu cầu; chuẩn của từng loại; - Độ chính xác của các đường mực vạch - Đo, áp mẫu quan sát đảm bảo đầy đủ trên phôi; mực, chính xác, rõ ràng so với mẫu tiêu chuẩn; - Sự phù hợp về vật liệu làm mẫu vạch so - Quan sát, kiểm tra về vật liệu và mẫu với yêu cầu; vẽ cắt, so sánh với tiêu chuẩn của từng loại; - Kỹ năng đo, vạch, vẽ, cắt tạo mẫu đúng - Theo dõi quá trình thực hiện thao quy trình công nghệ; tác, đối chiếu với quy trình chuẩn; - Sự phù hợp thời gian thực hiện . - Theo dõi thời gian thực hiện, đối chiếu với thời gian định mức. 47
  48. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: SỬ DỤNG CƯA DỌC Mã số Công việc: C03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Chuẩn bị cưa, vật liệu, các dụng cụ phục vụ mở cưa, dũa cưa, bàn kẹp, các dụng cụ dùng để tháo lắp ; - Mở cưa (Dùng dao mở đưa vào hầu răng cưa bẻ lả theo yêu cầu của từng loại gỗ). Ngắm kiểm tra, chỉnh sửa các răng c ưa cho đều, đúng kỹ thuật. - Vặn chỉnh cưa, đặt gá lưỡi cưa vào bàn kẹp, trà các răng cưa cao thấp để bằng nhau; - Đặt dũa cưa vào vị trí hầu răng cưa để rửa; - Kiểm tra và chỉnh sửa; - Đặt và cố định tấm gỗ cần rọc lên cầu bào; - Rọc gỗ. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thực hiện đúng quy trình công nghệ, thao tác thuần thục; - Mở cưa theo nguyên tắc 1 răng sang trái, răng kế tiếp giữ nguy ên, một răng tiếp lả sang phải. Cứ theo quy luật này mở đến hết (Tuỳ từng loại gỗ); - Các răng cưa phải nghiêng đều 2 phía. Độ lả của từng răng bằng 1,5 lần chiều d ày lá cưa; - Mũi và răng cưa phải nhọn, sắc phù hợp với gỗ cần rọc; - Đầu các răng cưa phải cao đều nhau (Không có răng to, nhỏ); - Mạch rọc đảm bảo đúng mực, mạch c ưa không bị gằn; - Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ, gọn g àng, ngăn nắp; - Thời gian thực hiện phù hợp định mức; - Đảm bảo an toàn lao động cho người và phương tiện; III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Mở, rửa, tháo lắp căn chỉnh được cưa dọc thành thạo, đạt yêu cầu kỹ thuật; - Quan sát, phân tích được những sai phạm trong quá trình rọc gỗ; - Rọc được gỗ thành thạo bằng cưa dọc. 48
  49. 2. Kiến thức: - Nêu được cấu tạo, tính năng tác dụng của dao mở c ưa, dũa 3 cạnh, lưỡi cưa, răng cưa, tính năng tác dụng của các dụng cụ dùng để tháo lắp; - Nêu được cấu tạo, tính chất cơ lý của gỗ; - Mô tả được cấu tạo, tính năng tác dụng của cưa dọc; - Trình bày được trình tự các bước mở, rửa cưa tháo lắp cưa và rọc gỗ bằng cưa dọc. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Nhà xưởng đảm bảo đủ không gian, diện tích, thoáng mát; - Cưa dọc, nguyên liệu gỗ được chuẩn bị đầy đủ xếp vào vị trí thuận lợi; - Dụng cụ mở cưa có chiều dày phù hợp với kích thước của răng cưa; - Đầy đủ các loại phương tiện, dụng cụ cần thiết (Cầu bào, tấm kê, gá kẹp, cưa ); - Bàn kẹp lá cưa chắc chắn, có chiều rộng, sâu phù hợp kích thước lưỡi cưa; - Đầu các răng cưa phải cao đều nhau (Không có răng to, răng nhỏ, cao thấp). V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Thực hiện mở cưa, rửa cưa theo đúng - Theo dõi thao tác của người thực hiện trình tự các bước; đối chiếu với qui trình chuẩn; - Sự phù hợp về độ nghiêng của răng cưa - Rọc thử gỗ sau khi mở cưa để chỉnh với loại gỗ cần rọc; sửa (Nếu cần); - Sự phù hợp các răng cưa sau khi rửa - Kiểm tra và rọc thử, cưa vào gỗ để xong so với yêu cầu kỹ thuật; nhận xét và đánh giá ; - Phương pháp mở cưa, rửa cưa phù hợp; - Quan sát người làm đối chiếu với tiêu chuẩn quy định; - Chất lượng của mạch rọc, phôi gỗ đảm - Kiểm tra quan sát mạch rọc có đúng bảo yêu cầu kỹ thuật; mực không, có bị gằn, đo kích th ước phôi đối chiếu tiêu chuẩn yêu cầu; 49
  50. - Thực hiện thao tác rọc gỗ đúng trình tự - Quan sát, theo dõi quá trình th ực các bước; hiện, đối chiếu với tiêu chuẩn thực hiện; - Sự phù hợp giữa thời gian thực hiện với - Theo dõi thời gian thực hiện với thời định mức thời gian; gian định mức trong phiếu công nghệ; - Đảm bảo an toàn lao động cho người bị - Theo dõi quá trình thực hiện đối chiếu thiết bị. với qui định về an toàn lao động. 50
  51. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: SỬ DỤNG CƯA CẮT NGANG Mã số Công việc: C04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Chuẩn bị cưa, vật liệu, các dụng cụ phục vụ mở c ưa, dũa cưa, bàn kẹp, các dụng cụ dùng để tháo lắp ; - Mở cưa (Dùng dao mở đưa vào hầu răng cưa bẻ lả theo yêu cầu của từng loại gỗ). Ngắm kiểm tra, chỉnh sửa các răng cưa mạch cho đều, đúng kỹ thuật; - Vặn chỉnh cưa, đặt gá lưỡi cưa vào bàn kẹp, trà cho các răng cưa cao bằng nhau; - Đặt dũa cưa vào vị trí hầu răng cưa để rửa; - Kiểm tra và chỉnh sửa; - Đặt, kê gỗ và cố định cây gỗ hoặc tấm gỗ cần cắt; - Cắt gỗ bằng cưa cắt ngang. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thực hiện đúng trình tự các bước, đúng thao tác; - Các răng cưa phải nghiêng đều 2 phía. Độ lả của từng răng bằng 1,5 lần chiều d ày lá cưa. Mở cưa theo nguyên tắc 1 răng sang trái, một răng sang phải. Cứ theo quy luật này mở đến hết (Tuỳ từng loại gỗ); - Mũi và răng cưa phải nhọn, sắc phù hợp với gỗ cần cắt; - Đầu các răng cưa phải cao đều nhau (Không có răng to, nhỏ); - Mạch cắt đảm bảo đúng mực không bị gằn; - Phôi gỗ cắt xong đúng hình dáng, kích thước yêu cầu; - Thời gian thực hiện phù hợp định mức; - Đảm bảo an toàn lao động cho người và phương tiện; III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Mở, rửa, tháo lắp căn chỉnh được cưa cắt ngang thành thạo, đạt yêu cầu kỹ thuật; - Cắt được gỗ thành thạo bằng cưa cắt ngang. 2. Kiến thức: 51
  52. - Nêu được cấu tạo, tính năng tác dụng của dao mở c ưa, dũa 3 cạnh, lưỡi cưa, răng cưa, tính năng tác dụng của các dụng cụ dùng để tháo lắp; - Nêu được cấu tạo, tính chất cơ lý của gỗ; - Mô tả được cấu tạo, tính năng tác dụng của c ưa cắt ngang; - Quan sát, phân tích được những sai phạm trong quá trình cắt gỗ; - Trình bày được yêu cầu kỹ thuật, các bước mở cưa, rửa cưa, tháo, lắp căn chỉnh cưa và cắt gỗ bằng cưa cắt ngang. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Nhà xưởng đảm bảo đủ không gian, diện tích, thoáng mát; - Cưa cắt ngang, nguyên liệu gỗ được chuẩn bị đầy đủ xếp vào vị trí thuận lợi; - Dụng cụ mở cưa có chiều dày phù hợp với kích thước của răng cưa; - Đầy đủ các loại phương tiện, dụng cụ cần thiết (Cầu bào, tấm kê, gá kẹp, cưa ); - Bàn kẹp lá cưa chắc chắn, có chiều rộng, sâu phù hợp kích thước lưỡi cưa; - Đầu các răng cưa phải cao đều nhau (Không có răng to, răng nhỏ, cao thấp). 52
  53. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự phù hợp về độ nghiêng của răng cưa, - Cắt thử gỗ sau khi mở cưa để chỉnh độ sắc của răng cưa với loại gỗ cần cắt; sửa (Nếu cần); - Thao tác mở cưa, rửa cưa theo đúng quy - Theo dõi thao tác của người thực hiện trình tự các bước; đối chiếu với qui trình chuẩn; - Phương pháp mở cưa, rửa cưa phù hợp; - Quan sát người làm đối chiếu với tiêu chuẩn quy định trong quy trình công nghệ (Hoặc phiếu công việc); - Kỹ năng tháo và lắp theo đúng quy trình - Theo dõi quá trình thao tác của người công nghệ; thực hiện, đối chiếu với tiêu chuẩn quy định; - Chất lượng của mạch cắt ngang phôi gỗ - Kiểm tra, quan sát, đo phôi gỗ xem có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; đúng hình dáng, kích thước yêu cầu, mạch cắt phải phẳng không gằn; - Thực hiện thao tác cắt ngang đúng tr ình - Quan sát, theo dõi quá trình th ực tự các bước; hiện, đối chiếu với tiêu chuẩn quy định; - Sự phù hợp giữa thời gian thực hiện với - Theo dõi thời gian thực hiện với thời định mức thời gian; gian định mức trong phiếu công nghệ; - Đảm bảo an toàn lao động cho người và - Theo dõi quá trình thực hiện đối chiếu thiết bị. với qui định về an toàn lao động. 53
  54. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: SỬ DỤNG CƯA LƯỢN Mã số Công việc: C05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Chuẩn bị cưa, vật liệu, các dụng cụ phục vụ mở c ưa, dũa cưa, bàn kẹp, các dụng cụ dùng để tháo lắp ; - Mở cưa (Dùng dao mở đưa vào hầu răng cưa bẻ lả theo yêu cầu của từng loại gỗ). Ngắm kiểm tra, chỉnh sửa các răng c ưa mạch cho đều, đúng kỹ thuật; - Vặn chỉnh cưa, đặt gá lưỡi cưa vào bàn kẹp, trà cho các răng cưa bằng nhau; - Đặt dũa cưa vào vị trí hầu răng cưa để rửa; - Kiểm tra và chỉnh sửa; - Đặt, kê gỗ và cố định lên cầu bào; - Lượn gỗ bằng cưa lượn. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thực hiện đúng trình tự các bước, đúng thao tác; - Các răng cưa phải nghiêng đều 2 phía. Độ lả của từng răng bằng 1,5 đến 2 lần chiều dày lá cưa. Mở cưa theo nguyên tắc 1 răng sang trái, răng kế tiếp giữ nguy ên, răng kế tiếp sang phải. Cứ theo quy luật này mở đến hết (Tuỳ từng loại gỗ); - Mũi và răng cưa phải nhọn, sắc phù hợp với gỗ cần lượn; - Đầu các răng cưa phải cao đều nhau (Không có răng to, nhỏ); - Mạch rọc đảm bảo đúng mực, mạch c ưa không bị gằn; - Thời gian thực hiện phù hợp định mức; - Đảm bảo an toàn lao động cho người và phương tiện. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Mở, rửa, tháo lắp căn chỉnh được cưa lượn thành thạo, đạt yêu cầu kỹ thuật; - Lượn được gỗ thành thạo bằng cưa lượn. 54
  55. 2. Kiến thức: - Nêu được cấu tạo, tính năng tác dụng của dao mở c ưa, dũa 3 cạnh, lưỡi cưa, răng cưa, tính năng tác dụng của các dụng cụ dùng để tháo lắp; - Nêu được cấu tạo, tính chất cơ lý của gỗ; - Mô tả được cấu tạo, tính năng tác dụng của c ưa lượn; - Quan sát, phân tích được những sai phạm trong quá trình lượn gỗ; - Trình bày được yêu cầu kỹ thuật, các bước mở cưa, rửa cưa, tháo lắp cưa và lượn gỗ bằng cưa lượn. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Nhà xưởng đảm bảo đủ không gian, diện tích, thoáng mát; - Cưa lượn, nguyên liệu gỗ được chuẩn bị đầy đủ xếp vào vị trí thuận lợi; - Khung cưa và các chi tiết của cưa phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, phải chắc chắn và đồng bộ; - Dụng cụ mở cưa có chiều dày phù hợp với kích thước của răng cưa; - Đầy đủ các loại phương tiện, dụng cụ cần thiết (Cầu bào, tấm kê, gá kẹp, cưa ); - Bàn kẹp lá cưa chắc chắn, có chiều rộng, sâu phù hợp kích thước lưỡi cưa; - Đầu các răng cưa phải cao đều nhau (Không có răng to, răng nhỏ, cao thấp). 55
  56. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự phù hợp về độ nghiêng của răng cưa - Lượn thử gỗ sau khi mở cưa để chỉnh với loại gỗ cần cắt; sửa (Nếu cần); - Sự phù hợp các răng cưa sau khi rửa - Kiểm tra và lượn thử, lượn vào gỗ để xong so với yêu cầu kỹ thuật; nhận xét và đánh giá; - Thao tác mở cưa, rửa cưa theo đúng quy - Theo dõi thao tác của người thực hiện trình công nghệ. đối chiếu với qui trình chuẩn; - Chất lượng của mạch cưa đảm bảo yêu - Quan sát, kiểm tra, đo kích thước của cầu kỹ thuật; phôi đối chiếu với bảng tiêu chuẩn; - Sự phù hợp giữa thời gian thực hiện với - Theo dõi thời gian thực hiện với thời định mức thời gian; gian định mức trong phiếu công nghệ; - Đảm bảo an toàn lao động cho người và - Theo dõi quá trình thực hiện đối thiết bị. chiếu với qui định về an toàn lao động. 56
  57. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: MỞ, MÀI, THÁO, LẮP MÁY CƯA ĐĨA CẦM TAY Mã số Công việc: C06 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Chuẩn bị lưỡi cưa, dụng cụ mở cưa và máy mài; - Cắt nguồn điện tiếp xúc vào máy cưa (Dừng hẳn); - Mở, mài các răng cưa đĩa; - Kiểm tra và chỉnh sửa; - Lắp lưỡi cưa đĩa vào trục máy cưa; - Vận hành cho máy chạy thử. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thực hiện đúng trình tự các bước mở, mài, lắp lưỡi cưa; - Độ đồng đều, độ lả của các răng mở sang 2 b ên từ 0,8 - 2,4mm; - Chiều cao bẻ lả của răng bằng 1/3 chiều cao của hầu răng c ưa từ mũi răng; - Răng cưa đều, nhọn, sắc, đúng góc độ α = 20o÷30o; = 40o÷50o, =10o ÷30o; - Lắp đúng chiều lưỡi, đảm bảo chắc chắn, chính xác, không đảo lưỡi khi vận hành máy; - Thực hiện đúng thời gian định mức; - Bảo dưỡng máy móc và các dụng cụ đúng quy định; - Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ, gọn g àng; - Đảm bảo an toàn lao động cho người và thiết bị. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Sử dụng dụng cụ mở, mài, tháo lắp thành thạo; - Mở, mài, tháo lắp được máy cưa đĩa cầm tay đạt yêu cầu kỹ thuật. 2. Kiến thức: - Nêu được đặc điểm tính chất các loại gỗ; - Mô tả được đặc điểm, cấu tạo, tính năng tác dụng của l ưỡi cưa đĩa; - Nêu được cấu tạo và tính năng tác dụng các loại dụng cụ mở, lắp lưỡi cưa đĩa; - Nêu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy cưa đĩa, máy mài lưỡi cưa đĩa; 57
  58. - Trình bày được yêu cầu kỹ thuật và trình tự các bước mở, mài, lắp lưỡi cưa đĩa. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Đầy đủ dụng như: Dao mở cưa, dụng cụ tháo lắp và các dụng cụ liên quan; - Lưỡi cưa. Máy mài lưỡi cưa đĩa chuyên dụng; - Đá mài phù hợp; - Đầy đủ bảo hộ lao động (Găng tay, kính bảo hộ, yếm da bò ). V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ đồng đều về độ lả răng cưa khi mở - Kiểm tra độ lả của từng răng cưa so với xong; bảng tiêu chuẩn kỹ thuật; - Sự phù hợp về độ lả răng cưa mở xong - Cưa thử vào gỗ sau khi mở và điều với từng loại gỗ cần rọc; chỉnh sửa (Nếu cần thiết); - Sự phù hợp trình tự các bước mở, mài - Theo dõi quá trình mở, mài lưỡi cưa lưỡi cưa; đối chiếu với bảng tiêu chuẩn quy trình công nghệ; - Độ đồng đều về độ sắc của các răng c ưa - Kiểm tra đối chiếu với tiêu chuẩn hoặc sau khi mài so với yêu cầu kỹ thuật; cưa thử vào gỗ để nhận xét; - Độ chắc chắn, đúng vị trí các chi tiết khi - Kiểm tra cụ thể ốp, ê cu, lưỡi cưa, đảm lắp đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật; bảo đúng vị trí và chắc chắn; - Thao tác lắp lưỡi cưa đúng trình tự; - Quan sát quá trình thực hiện đối chiếu với tiêu chuẩn quy định; - Sự phù hợp thời gian thực hiện so với - Theo dõi thời gian thực hiện, so sánh thời gian định mức; với thời gian định mức; - An toàn lao động. - Quan sát, theo dõi quá trình thực hiện đối chiếu với quy định an toàn lao động. 58
  59. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: CẮT GỖ BẰNG MÁY CƯA ĐĨA CẦM TAY Mã số Công việc: C07 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Chuẩn bị máy và vật liệu; - Đo, vạch mực, xác định vị trí cần cắt; - Đặt gỗ lên bàn cắt; - Cắt gỗ bằng máy cưa đĩa cầm tay. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thực hiện đúng quy trình công nghệ, đúng động tác; - Vạch mực đúng vị trí, kích thước đầy đủ, chính xác, rõ ràng; - Mạch cưa đúng mực; - Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ, gọn g àng; - Thời gian thực hiện đúng thời gian định mức; - Đảm bảo an toàn lao động. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Kiểm tra và điều chỉnh được các bộ phận của máy; - Vận hành máy đúng qui trình kỹ thuật; - Cắt được gỗ bằng máy thành thạo. 2. Kiến thức: - Mô tả được cấu tạo, tính năng tác dụng v à nguyên lý làm việc của máy cưa đĩa cầm tay; - Nêu được các tính chất của vật liệu gỗ; - Nêu được những yêu cầu kỹ thuật mạch cắt bằng máy c ưa đĩa cầm tay; - Trình bày được trình tự các bước thực hiện cắt gỗ bằng máy c ưa đĩa cầm tay. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Nhà xưởng đủ không gian, diện tích thoáng mát; - Máy cưa đĩa luôn ở tình trạng hoạt động tốt, có đầy đủ các thiết b ị an toàn; 59
  60. - Vật liệu gỗ cần xẻ xếp đầy đủ ở vị trí thuận lợi; - Đầy đủ phòng hộ lao động; V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự chính xác của đường cắt theo mực - Quan sát, đo kiểm tra phôi, kích thước vạch đúng yêu cầu kỹ thuật; trước khi cắt và sau khi cắt, đối chíêu với bảng tiêu chuẩn; - Sự thực hiện các thao tác trong quá tr ình - Theo dõi quá trình thực hiện các bước cắt; đối chiếu với bảng tiêu chuẩn; - Sự phù hợp thời gian; - Theo dõi thời gian thực hiện, đối chiếu với thời gian định mức; - An toàn lao động; - Theo dõi quá trình thực hiện đối chiếu với quy định về an toàn lao động; - Vệ sinh công nghiệp. - Kiểm tra nhà xưởng sau mỗi ca. 60
  61. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: MỞ, MÀI, THÁO, LẮP MÁY CƯA ĐĨA XẺ DỌC Mã số Công việc: C08 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Chuẩn bị lưỡi cưa, dụng cụ mở cưa và máy mài; - Cắt nguồn điện tiếp xúc vào máy cưa (dừng hẳn); - Mở các răng cưa đĩa; - Mài lưỡi cưa; - Kiểm tra và chỉnh sửa; - Lắp lưỡi cưa đĩa vào trục máy cưa, lắp ê cu vặn cho chặt; - Nâng hạ trục dao và căn chỉnh; - Vận hành cho máy chạy thử. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thực hiện đúng trình tự các bước, đúng thao tác mở, mài, lắp lưỡi cưa; - Độ lả của các răng mở sang 2 bên đều nhau từ 0,8÷2,4mm; - Chiều cao bẻ lả của răng bằng 1/3 chiều cao của hầu răng c ưa từ mũi răng; - Răng cưa đều, nhọn, sắc, đúng góc độ α = 20o ÷ 30o; = 40o ÷ 50o, =10o÷30o; - Lắp đúng chiều lưỡi, đảm bảo chắc chắn, chính xác, k hông đảo lưỡi, đảm bảo phẳng; - Thời gian thực hiện đúng định mức; - Bảo dưỡng máy móc và các dụng cụ đúng quy định; - Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ, gọn g àng; - Đảm bảo an toàn lao động cho người và thiết bị máy móc. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Sử dụng dụng cụ mở, mài, tháo lắp thành thạo; - Mở, mài, tháo lắp được máy cưa đúng trình tự. 2. Kiến thức: - Nêu được đặc điểm tính chất các loại gỗ; - Mô tả được đặc điểm, cấu tạo, tính năng tác dụng của l ưỡi cưa đĩa xẻ dọc; 61
  62. - Nêu được cấu tạo và tính năng tác dụng các loại dụng cụ mở, lắp lưỡi cưa đĩa; - Nêu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy cưa đĩa xẻ dọc, máy mài lưỡi cưa; - Trình bày được yêu cầu kỹ thuật và trình tự các bước mở, mài, lắp lưỡi cưa đĩa xẻ dọc. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Đầy đủ dụng như: Dao mở cưa, dụng cụ tháo lắp và các dụng cụ liên quan; - Máy cưa đĩa xẻ dọc; - Máy mài lưỡi cưa đĩa chuyên dụng; - Đá mài phù hợp; - Phòng hộ lao động đầy đủ (găng tay, kính bảo hộ, yế m bò ). V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Độ đồng đều về độ lả răng cưa khi mở - Kiểm tra độ lả của từng răng cưa và xong; mạch cưa so với bảng tiêu chuẩn kỹ thuật; - Sự phù hợp độ lả răng cưa sau khi mở - Cưa thử vào gỗ sau khi mở và điều với từng loại gỗ cần rọc; chỉnh sửa (nếu cần thiết); - Sự phù hợp trình tự các bước mở, mài - Theo dõi quá trình mở, mài lưỡi cưa lưỡi cưa; đối chiếu với bảng tiêu chuẩn quy trình công nghệ; - Độ đồng đều, sắc của các răng cưa sau - Kiểm tra đối chiếu với tiêu chuẩn hoặc khi mài so với yêu cầu kỹ thuật; cưa thử vào gỗ để nhận xét; - Độ chắc chắn, đúng vị trí các chi tiết khi - Kiểm tra cụ thể ốp, ê cu, lưỡi cưa, đảm lắp đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật; bảo đúng vị trí và chắc chắn; - Thao tác lắp lưỡi cưa đúng quy trình - Quan sát quá trình thực hiện đối chiếu công nghệ; với tiêu chuẩn quy định; - Sự phù hợp thời gian thực hiện so với - Theo dõi thời gian thực hiện, so sánh thời gian định mức; với thời gian định mức; - An toàn lao động. - Quan sát, theo dõi quá trình thực hiện đối chiếu với quy định an toàn lao động. 62
  63. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: SỬ DỤNG MÁY CƯA ĐĨA XẺ DỌC Mã số Công việc: C09 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Chuẩn bị máy và vật liệu; - Điều chỉnh thước tựa (Cữ); - Khởi động máy cưa đĩa; - Xẻ gỗ bằng máy cưa đĩa xẻ dọc. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thực hiện đúng quy trình công nghệ, đúng thao động tác, đúng tư thế; - Mạch cưa đúng mực hoặc phôi đúng kích thước; - Đường cưa thẳng và song song với mặt tựa, mạch cưa không bị xiên; - Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ, gọn g àng; - Thời gian thực hiện đúng thời gian định mức; - Đảm bảo an toàn lao động. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Kiểm tra và điều chỉnh được các bộ phận của máy; - Vận hành máy đúng qui trình kỹ thuật; - Xẻ được gỗ bằng máy thành thạo, đúng trình tự. 2. Kiến thức: - Mô tả được cấu tạo, tính năng tác dụng v à nguyên lý làm việc của máy cưa đĩa xẻ dọc; - Nêu được các tính chất của vật liệu gỗ; - Nêu được những yêu cầu kỹ thuật mạch xẻ bằng máy cưa đĩa xẻ dọc; - Trình bày được trình tự các bước thực hiện xẻ gỗ bằng máy cưa đĩa xẻ dọc. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Nhà xưởng đủ không gian, diện tích thoáng mát; - Máy cưa đĩa luôn ở tình trạng hoạt động tốt; - Nguyên liệu gỗ cần xẻ được xếp đầy đủ ở vị trí thuận lợi; 63
  64. - Cấu tạo chi tiết phôi cần dọc; - Đầy đủ phòng hộ lao động (quần áo, mũ, yếm da, kính, găng tay ). V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự chính xác của đường xẻ theo đúng - Quan sát, đo kiểm tra phôi, kích thước yêu cầu kỹ thuật; sau khi xẻ, đối chíêu với bảng tiêu chuẩn; - Thao tác vận hành máy cưa đĩa đúng - Theo dõi quá trình thực hiện, đối chiếu quy trình, đúng thao động tác; với bảng tiêu chuẩn quy trình; - Sự phù hợp thời gian; - Theo dõi thời gian thực hiện, đối chiếu với thời gian định mức; - An toàn lao động; - Theo dõi quá trình thực hiện đối chiếu với quy định về an toàn lao động; - Vệ sinh công nghiệp. - Kiểm tra nhà xưởng sau mỗi ca. 64
  65. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: MỞ, MÀI, THÁO, LẮP MÁY CƯA VÒNG LƯỢN Mã số Công việc: C10 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Chuẩn bị phương tiện dụng cụ; - Ngắt nguồn điện vào máy; - Tháo thanh trượt mặt bàn máy, tháo nắp che bánh đà, chỉnh tay quay cho lưỡi cưa trùng và tháo lưỡi cưa; - Đặt lưỡi cưa vào vị trí bàn kẹp; - Mở lưỡi cưa, mài lưỡi cưa; - Kiểm tra độ đều, sắc của các răng c ưa (Chỉnh sửa nếu cần); - Kiểm tra lưỡi cưa và bánh đà, đặt lưỡi cưa mắc vào hai bánh đà; - Điều chỉnh 2 bánh đà, lắp bàn máy, đậy nắp che 2 bánh đà; - Đóng điện cho máy chạy thử; II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thực hiện đúng quy trình công nghệ, đúng động tác; - Độ lả sang hai bên của các răng cưa đều nhau (Độ lả bằng chiều dầy lá c ưa 0,15 đến 0,3mm); - Đặt dao mở đúng vị trí hầu răng c ưa 2/3 tính từ góc để bẻ lả; - Đặt lưỡi cưa, đưa đẩy vào đều, đúng vị trí góc và áp sát góc cạnh; o o o o o o - Răng cưa đều, nhọn, sắc, đúng góc độ α= 15 ÷20 ; = 45 ÷60 ; =5 ÷15 ; - Mũi các răng cưa nhọn, sắc đều phù hợp với gỗ cần rọc; - Lưỡi cưa đúng vị trí, đảm bảo độ căng, đúng chiều l ưỡi; - Các bộ phận, chi tiết ốc, nắp che phải chắc chắn; - Vận hành thử máy và lưỡi cưa chạy êm đều, mạch cưa đạt yêu cầu kỹ thuật; - Thời gian thực hiện đúng định mức; - Đảm bảo an toàn lao động cho người và thiết bị. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Sử dụng dụng cụ mở, mài, tháo lắp thành thạo; 65
  66. - Mở, mài, tháo lắp được máy cưa đúng trình tự. 2. Kiến thức: - Nêu được cấu tạo, tác dụng và nguyên lý hoạt động của máy cưa vòng lượn; - Trình bày được cấu tạo, tính năng tác dụng của máy m ài, đá mài cưa; - Mô tả được cấu tạo, tính năng tác dụng các loại dụng cụ tháo, mở, m ài, lắp lưỡi cưa vòng lượn; - Nêu được đặc điểm, tính chất vật liệu gỗ; - Trình bày được yêu cầu kỹ thuật, trình tự các bước tháo, mở, mài, lắp lưỡi cưa vòng lượn. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Đầy đủ các loại phương tiện, dụng cụ (dụng cụ tháo lắp, b àn gá kẹp răng cưa ); - Máy cưa vòng lượn, máy mài chuyên dụng; - Bảo hộ lao động. 66
  67. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Sự thực hiện thành thạo các thao tác kỹ - Kiểm tra từng chi tiết như thanh trượt, thuật khi điều chỉnh các chi tiết; nắp che, khoảng cách giữa 2 bánh đà; - Độ đồng đều về độ lả các răng cưa sau - Ngắm kiểm tra độ đều, lả của từng khi mở xong; răng cưa so với bảng tiêu chuẩn kỹ thuật; - Sự đồng đều, sắc của từng răng c ưa sau - Ngắm kiểm tra từng răng cưa và lượn khi mài; thử vào gỗ để xác định; - Sự chắc chắn, đúng vị trí của lưỡi cưa và - Kiểm tra cụ thể lưỡi cưa,bánh đà nắp các bộ phận; che đúng với tiêu chuẩn quy định trong bảng yêu cầu kỹ thuật; - Sự thực hiện đúng trình tự các bước; - Quan sát quá trình thực hiện, đối chiếu với tiêu chuẩn quy định trong quy trình công nghệ; - Sự phù hợp thời gian thực hiện; - Theo dõi thời gian thực hiện so sánh với thời gian định mức; - An toàn lao động. - Quan sát quá trình thực hiện đối chiếu với quy định an toàn lao động. 67
  68. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: SỬ DỤNG MÁY CƯA VÒNG LƯỢN Mã số Công việc: C11 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Chuẩn bị máy và vật liệu; - Khởi động cưa vòng lượn; - Cắt gỗ bằng cưa vòng lượn. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thực hiện đúng quy trình công nghệ, đúng động tác; - Mạch cưa đúng mực hoặc phôi đúng hình dáng, kích thước; - Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ, gọn g àng, ngăn nắp; - Thời gian thực hiện đúng định mức; - Đảm bảo an toàn lao động. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Kiểm tra và điều chỉnh được các bộ phận của máy; - Vận hành máy đúng qui trình kỹ thuật; - Lượn được gỗ bằng máy thành thạo, đúng trình tự. 2. Kiến thức: - Nêu được cấu tạo, tính năng tác dụng v à nguyên lý làm việc của máy cưa vòng lượn; - Nêu được các tính chất về vật liệu gỗ; - Nêu được những yêu cầu kỹ thuật lượn gỗ bằng cưa vòng lượn; - Trình bày được quy trình thực hiện lượn gỗ trên máy cưa vòng lượn. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Nhà xưởng đủ không gian, diện tích thoáng mát; - Máy cưa luôn ở tình trạng hoạt động tốt, có đầy đủ các thiết bị an to àn; - Vật liệu gỗ cần xẻ xếp đầy đủ ở vị trí thuận lợi; - Cấu tạo chi tiết phôi; - Đầy đủ phòng hộ lao động. 68
  69. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự chính xác mạch cưa lượn đi đúng - Quan sát, đo kích thước phôi, so sánh mực hoặc phôi đúng kích thước; số liệu với tiêu chuẩn quy định; - Thao tác vận hành máy cưa vòng lượn - Theo dõi quá trình thao tác so với quy đúng qui trình, đúng thao tác; trình chuẩn; - Sự phù hợp thời gian; - Theo dõi thời gian thực hiện, đối chiếu thời gian định mức; - An toàn lao động; - Theo dõi quá trình thực hiện đối chiếu với quy định về an toàn lao động; - Vệ sinh công nghiệp. - Kiểm tra nhà xưởng sau mỗi ca, xem vật liệu, mùn cưa gọn gàng, sạch sẽ. 69
  70. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: BẢO DƯỠNG MÁY CƯA ĐĨA CẦM TAY Mã số Công việc: C12 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Chuẩn bị dụng cụ tháo lắp và vật tư thiết bị; - Kiểm tra và bôi trơn các ổ trục; - Kiểm tra chổi than, công tắc điện; - Kiểm tra và điều chỉnh một số các bộ phận khác; - Chạy thử. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thực hiện đúng quy trình về bảo dưỡng máy; - Đảm bảo các thông số kỹ thuật sau khi bảo d ưỡng; - Hoạt động của máy chạy êm, đều, đạt chất lượng tốt; - Thời gian thực hiện đúng định mức; - Đảm bảo an toàn lao động. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: Kiểm tra, tháo lắp, bôi trơn các ổ trục của máy thành thạo đạt các thông số kỹ thuật; 2. Kiến thức: - Nêu được cấu tạo, tính năng tác dụng v à nguyên lý làm việc của các bộ phận trên máy cưa đĩa; - Nêu được yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng máy cưa đĩa; - Trình bày được trình tự các bước thực hiện tháo lắp, bảo dưỡng. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Đẩy đủ các loại phương tiện, dụng cụ (cờ lê, mỏ lết, kìm, tô vít, bút điện ); - Phụ tùng thiết bị thay thế (ổ bi, mỡ, gioong, đệm, ốc ); - Phụ tùng thiết bị về điện (công tắc, chổi than, cầu chì ); - Máy cưa đĩa cầm tay; - Đầy đủ phòng hộ lao động. 70
  71. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự phù hợp về trình tự tháo, lắp, bảo - Quan sát, kiểm tra từng vị trí, chi tiết dưỡng và mức độ hoạt động của máy, đảm của máy, cho chạy thử để đánh giá bảo chạy êm, đều, đạt chất lượng tốt; chất lượng; - Sự phù hợp thời gian thực hiện; - Theo dõi thời gian thực hiện, đối chiếu thời gian định mức; - An toàn lao động. - Theo dõi quá trình thực hiện đối chiếu với quy định về an toàn lao động. 71
  72. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: BẢO DƯỠNG MÁY CƯA ĐĨA ĐẶT CỐ ĐỊNH Mã số Công việc: C13 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Chuẩn bị các dụng cụ tháo lắp và thiết bị vật tư; - Kiểm tra, căn chỉnh dây Coroa; - Kiểm tra và bôi trơn các ổ trục; - Lắp và điều chỉnh một số các bộ phận nh ư bàn máy, dao tách mạch, thước tựa, thanh chống lùi. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thực hiện đúng quy trình về bảo dưỡng máy; - Đảm bảo các thông số kỹ thuật sau khi bảo d ưỡng; - Hoạt động của máy chạy êm, đều, đạt chất lượng tốt; - Thời gian thực hiện đúng định mức; - Đảm bảo an toàn lao động. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: Kiểm tra, tháo lắp bôi trơn các ổ trục của máy thành thạo đạt các thông số kỹ thuật; 2. Kiến thức: - Nêu được cấu tạo, tính năng tác dụng v à nguyên lý làm việc của các bộ phận trên máy cưa đĩa; - Nêu được yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng máy cưa đĩa; - Trình bày được trình tự các bước thực hiện tháo lắp, bảo dưỡng. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Đẩy đủ các loại phương tiện, dụng cụ (cờ lê, mỏ lết, kìm, tô vít, bút điện ); - Phụ tùng thiết bị thay thế (ổ bi, mỡ, gioong, đệm, ốc ); - Máy cưa đĩa; - Đầy đủ phòng hộ lao động. 72
  73. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự phù hợp về trình tự tháo, lắp, bảo - Quan sát, kiểm tra từng vị trí, chi tiết dưỡng và mức độ hoạt động của máy, đảm của máy, cho chạy thử để đánh giá chất bảo chạy êm, đều, đạt chất lượng tốt; lượng; - Sự phù hợp thời gian thực hiện; - Theo dõi thời gian thực hiện, đối chiếu thời gian định mức; - An toàn lao động. - Theo dõi quá trình thực hiện đối chiếu với quy định về an toàn lao động. 73
  74. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: BẢO DƯỠNG MÁY CƯA VÒNG LƯỢN Mã số Công việc: C14 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Chuẩn bị các dụng cụ tháo lắp và thiết bị vật tư; - Kiểm tra, căn chỉnh dây Coroa; - Kiểm tra và bôi trơn các ổ trục; - Chạy thử. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thực hiện đúng quy trình về bảo dưỡng máy; - Đảm bảo các thông số kỹ thuật sau khi bảo d ưỡng; - Hoạt động của máy chạy êm, đều, đạt chất lượng tốt; - Thời gian thực hiện đúng định mức; - Đảm bảo an toàn lao động III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: Kiểm tra, tháo lắp bôi trơn các ổ trục của máy thành thạo đạt các thông số kỹ thuật; 2. Kiến thức: - Nêu được cấu tạo, tính năng tác dụng v à nguyên lý làm việc của các bộ phận trên máy cưa vòng lượn; - Nêu được yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng máy cưa vòng lượn; - Trình bày được quy trình các bước thực hiện tháo ra, lắp vào và bảo dưỡng máy cưa vòng lượn. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Đẩy đủ các loại phương tiện, dụng cụ (cờ lê, mỏ lết, kìm, tô vít, bút điện ); - Phụ tùng thiết bị thay thế (ổ bi, mỡ, gioong, đệm, ốc ); - Phụ tùng thiết bị về điện; - Máy cưa vòng lượn; - Đầy đủ phòng hộ lao động. 74
  75. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự phù hợp về trình tự tháo, lắp, bảo - Quan sát, kiểm tra từng vị trí, chi tiết dưỡng và mức độ hoạt động của máy, đảm của máy, cho chạy thử để đánh giá chất bảo chạy êm, đều, đạt chất lượng tốt; lượng; - Sự phù hợp thời gian thực hiện; - Theo dõi thời gian thực hiện, đối chiếu thời gian định mức; - An toàn lao động. - Theo dõi quá trình thực hiện đối chiếu với quy định về an toàn lao động. 75
  76. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: MÀI LƯỠI BÀO Mã số Công việc: D01 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Lựa chọn đá mài; - Mài lưỡi bào trên đá mài nhám (Mài thô); - Mài lưỡi bào trên đá mài màu (Mài màu); - Kiểm tra lại lưỡi bào sau khi mài. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Chọn được đá mài nhám, đá mài màu đảm bảo quy cách chất lượng; - Mặt mài của lưỡi bào phẳng, bóng đều; - Cạnh cắt thẳng, sắc và vuông góc với trục lưỡi bào (Sờ thấy gợn tay); - Không làm thay đổi cơ tính của thép lưỡi bào sau khi mài. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Có khả năng quan sát và phân biệt; - Mài được lưỡi bào thành thạo, đạt yêu cầu . 2. Kiến thức: - Mô tả được cấu tạo, tính năng và phạm vi sử dụng của đà mài các loại; - Trình bày được trình tự các bước mài lưỡi bào. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Đá mài phẳng hai mặt: Mặt thô và trung, có kích thước 200 x 50 x 30 trọng lượng 0,55 đến 0,6 kg. - Đá mài màu dược gọt đẽo từ đá non, có kích th ước 150 x 50 x 30; - Lưỡi bào; - Nước, khăn lau; - Trang bị bảo hộ lao động và các trang thiết bị theo yêu cầu. 76
  77. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự phù hợp về các thao động tác mài; - Theo dõi quá trình thực hiện, đối chiếu với tiêu chuẩn quy định; - Độ sắc và bóng của lưỡi bào; - Quan sát đối chiếu với tiêu chuẩn thực hiện. Kiểm tra và thử lưỡi bào; - Thực hiện mài lưỡi phẳng và vát đúng - Giám sát thao tác của người làm trong theo qui trình công nghệ; quá trình thực hiện; - An toàn cho người, thiết bị và dụng cụ; - Theo dõi thao tác của người làm đối chiếu với tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn; - Sự phù hợp giữa thời gian mài với định - Theo dõi thời gian thực tế so sánh với mức. thời gian định mức. 77
  78. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: SỬ DỤNG BÀO THẲM Mã số Công việc: D02 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Chuẩn bị dụng cụ bào: Vỏ bào thẳm, lưỡi, ốp, nêm; - Lắp lưỡi và ốp vào vị trí, cố định tạm thời bằng nêm; - Điều chỉnh sơ bộ lưỡi và ốp; - Quan sát, kiểm tra vị trí của lưỡi và ốp; - Điều chỉnh kỹ, cố định nêm; - Bào thử, điều chỉnh lại (Nếu cần) - Bào gỗ. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Lắp được lưỡi bào thẳm đúng vị trí ổn định trong quá tr ình bào; - Lưỡi bào nhô đều so với mặt đáy vỏ bào từ 0,2 đến 0,5 mm; - Lưỡi ốp cách mặt cắt của lưỡi bào từ 0,5 đến 1mm và khít với lưng lưỡi bào; - Chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ phục vụ cho việc bào thẳm: Phôi bào, cầu bào, vam kẹp, bút chì, thước, búa con; - Tư thế bào thoải mái, bào đúng trình tự; - Mặt sản phẩm không bị xước, lật thớ, vặn nghiêng - Thời gian thực hiện đúng định mức. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Kiểm tra các chi tiết trong bào thẳm; - Lắp và điều chỉnh lưỡi bào; - Kiểm tra dụng cụ và vật liệu trước khi bào; - Sử dụng được bào thẳm để bào gỗ; - Sử lý được các tình huống trong quá trình bào. 78
  79. 2. Kiến thức: - Mô tả được cấu tạo, tính năng, tác dụng các bộ phận của bào thẳm; - Nêu được cấu tạo, tính năng và phạm vi sử dụng của bào thẳm và các dụng cụ phục vụ bào thẳm; - Nêu được tính chất cơ lý của gỗ; - Trình bày được quy trình bào gỗ bằng bào thẳm. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Vỏ bào, lưỡi, ốp bào và nêm bào; - Búa điều chỉnh; - Cầu bào, phôi gỗ để thử; - Phiếu công nghệ và sổ tay công nghệ; - Trang bị bảo hộ lao động và các trang thiết bị theo yêu cầu. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự phù hợp về thực hiện quy trình, thao - Theo dõi quá trình thực hiện, đối chiếu động tác lắp và điều chỉnh lưỡi bào; với tiêu chuẩn quy định; - Sự phù hợp của lưỡi bào; - Quan sát đối chiếu với tiêu chuẩn thực hiện; - Phương pháp lắp lưỡi bào đúng theo qui - Giám sát thao tác của người làm trong trình công nghệ; quá trình thực hiện; - Mức độ nhẵn, phẳng, đúng hình dáng - Kiểm tra, quan sát đối chiếu với ti êu kích thước của sản phẩm; chuẩn; - An toàn cho người, thiết bị và dụng cụ; - Theo dõi thao tác của người làm đối chiếu với tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn; - Sự phù hợp giữa thời gian lắp với định - Theo dõi thời gian thực tế so sánh với mức. thời gian định mức. 79
  80. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: SỬ DỤNG BÀO LAU Mã số Công việc: D03 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ; - Kiểm tra dụng cụ, vật liệu trước khi bào; - Đặt phôi lên mặt phẳng ổn định; - Bào lau từng chi tiết; - Kiểm tra và bào lại (Nếu cần). II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ phục vụ cho việc b ào lau; - Phôi gỗ được chuẩn bị đầy đủ và xếp ở vị trí thuận lợi; - Phôi gỗ được kẹp ổn định, không vướng trong quá trình bào; - Tư thế bào thoải mái; - Mặt sản phẩm bào không xước, lật thớ, vặn nghiêng; - Thời gian thực hiện đúng định mức. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Kiểm tra được các chi tiết trong bào lau; - Lắp và điều chỉnh lưỡi bào; - Kiểm tra dụng cụ và vật liệu trước khi bào; - Sử dụng được bào lau để bào gỗ; - Sử lý được các tình huống trong quá trình bào. 2. Kiến thức: - Nêu được cấu tạo, tính năng, tác dụng các bộ phận của b ào lau; - Nêu được cấu tạo và nguyên tắc làm việc của cầu bào, vam kẹp; - Trình bày được tính chất cơ lý của gỗ; 80
  81. - Trình bày được quy trình bào lau. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Xưởng làm việc đảm bảo yêu cầu; - Dụng cụ: Cầu bào, vam kẹp, bào, búa điều chỉnh, thước vuông; - Phôi gỗ hoặc bán sản phẩm; - Phiếu công nghệ và sổ tay công nghệ; V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự phù hợp về thực hiện quy trình, thao - Theo dõi quá trình thực hiện, đối chiếu động tác bào lau; với tiêu chuẩn quy định; - Độ chính xác và nhẵn của chi tiết; - Quan sát đối chiếu với tiêu chuẩn thực hiện; - Phương pháp bào gỗ đúng theo qui trình - Giám sát thao tác của người làm trong công nghệ; quá trình thực hiện; - An toàn cho người, thiết bị và dụng cụ; - Theo dõi thao tác của người làm đối chiếu với tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn; - Sự phù hợp giữa thời gian bào với định - Theo dõi thời gian thực tế so sánh với mức. thời gian định mức. 81
  82. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: SỬ DỤNG BÀO NGANG BÀO MẶT CONG Mã số Công việc: D04 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ; - Kiểm tra dụng cụ, vật liệu trước khi bào; - Đặt phôi lên cầu bào, cố định; - Bào; - Kiểm tra, bào lại (Nếu cần). II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ phục vụ cho việc b ào mặt cong; - Phôi gỗ được chuẩn bị đầy đủ và xếp ở vị trí thuận lợi; - Phôi gỗ được kẹp ổn định, không vướng trong quá trình bào; - Tư thế bào thoải mái; - Mặt sản phẩm bào không xước, lật thớ, vặn nghiêng; - Thời gian thực hiện đúng định mức. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Kiểm tra được các chi tiết trong bào ngang; - Lắp và điều chỉnh lưỡi bào; - Kiểm tra dụng cụ và vật liệu trước khi bào; - Sử dụng được bào ngang để bào mặt cong; - Sử lý được các tình huống trong quá trình bào. 2. Kiến thức: - Nêu được cấu tạo, tính năng, tác dụng các bộ phận của bào ngang; - Nêu được cấu tạo và nguyên tắc làm việc của cầu bào, vam kẹp; - Trình bày được tính chất cơ lý của gỗ; 82
  83. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Xưởng làm việc đảm bảo yêu cầu; - Dụng cụ: Cầu bào, vam kẹp, bào, búa điều chỉnh, thước vuông; - Phôi gỗ hoặc bán sản phẩm; - Phiếu công nghệ và sổ tay công nghệ. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự phù hợp về thực hiện quy trình, thao - Theo dõi quá trình thực hiện, đối chiếu động tác bào; với tiêu chuẩn quy định; - Độ chính xác và nhẵn của chi tiết; - Quan sát đối chiếu với tiêu chuẩn thực hiện; - Phương pháp bào gỗ đúng theo qui trình - Giám sát thao tác của người làm trong công nghệ; quá trình thực hiện; - An toàn cho người, thiết bị và dụng cụ; - Theo dõi thao tác của người làm đối chiếu với tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn; - Sự phù hợp giữa thời gian bào với định - Theo dõi thời gian thực tế so sánh với mức. thời gian định mức. 83
  84. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: MÀI, THÁO LẮP VÀ BÀO GỖ BẰNG MÁY BÀO CẦM TAY Mã số Công việc: D05 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Tháo lưỡi dao máy bào cầm tay; - Mài lưỡi dao máy bào cầm tay trên máy mài; - Lắp lưỡi vào trục dao; - Đặt, cố định phôi gỗ vào vị trí thuận lợi; - Bào gỗ bằng máy bào cầm tay. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Mặt mài của lưỡi dao phải phẳng, bóng; - Chiều rộng của các lưỡi dao đều nhau. Góc cắt đúng quy định (32 o ÷ 35 o); - Thép lưỡi dao sau mài không thay đổi cơ tính; - Lưỡi dao lắp đúng chiều, nhô đều tr ên suốt chiều trục dao ổn định, chắc chắn; - Tư thế bào thoải mái; - Thao tác bào nhịp nhàng, mặt bào luôn áp sát vào mặt gỗ; - Mặt sản phẩm được bào nhẵn, không bị lật thớ; - Đảm bảo an toàn cho người và máy trong quá trình thao tác. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Sử dụng máy mài hai đá để mài lưỡi bào; - Kiểm tra được các chi tiết trong bào máy cầm tay; - Lắp và điều chỉnh được lưỡi bào; - Kiểm tra máy và vật liệu trước khi bào; - Sử dụng được bào máy cầm tay để bào mặt phẳng; - Sử lý được các tình huống trong quá trình bào. 84
  85. 2. Kiến thức: - Mô tả được cấu tạo, tính năng tác dụng của máy m ài hai đá; - Mô tả được cấu tạo của lưỡi dao máy bào; - Nêu được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phạm vi ứng dụng của máy b ào cầm tay; - Trình bày được tính chất cơ, lý của gỗ; - Trình bày được quy trình bào gỗ bằng máy bào cầm tay; IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Xưởng làm việc phải đảm bảo yêu cầu; - Dụng cụ tháo lắp của máy bào; - Máy bào, máy mài chuyên dùng ph ải ở trạng thái hoạt động tốt; - Dụng cụ: Cầu bào, vam kẹp; - Bản vẽ thiết kế mẫu sản phẩm, bảng thống k ê số lượng sản phẩm; - Phôi gỗ hoặc bán sản phẩm; - Dụng cụ kiểm tra; - Phiếu công nghệ và sổ tay công nghệ; - Trang bị bảo hộ lao động và các trang thiết bị theo yêu cầu. 85
  86. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự phù hợp về thực hiện quy trình, thao - Theo dõi quá trình thực hiện, đối chiếu động tác mài, lắp, căn chỉnh lưỡi dao bào; với tiêu chuẩn quy định; - Sự phù hợp về thực hiện quy trình, thao - Theo dõi quá trình thực hiện, đối chiếu động tác bào gỗ; với tiêu chuẩn quy định; - Thực hiện tháo, mài, lắp lưỡi dao máy - Giám sát thao tác của người làm trong bào đúng theo qui trình công nghệ; quá trình thực hiện; - Sự phù hợp giữa thời gian tháo, lắp, mài - Theo dõi thời gian thực tế so sánh với với định mức; thời gian định mức; - Độ chính xác của lưỡi bào sau khi lắp; - Quan sát đối chiếu với tiêu chuẩn thực hiện. Kiểm tra và thử lưỡi bào; - Thao tác bào đúng theo trình tự các - Giám sát thao tác của người làm trong bước; quá trình thực hiện; - Độ phẳng, nhẵn của bề mặt sản phẩm; - Quan sát đối chiếu với tiêu chuẩn thực hiện; - An toàn cho người, thiết bị và dụng cụ. - Theo dõi thao tác của người làm đối chiếu với tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn. 86
  87. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: MỞ, MÀI, THÁO, LẮP MÁY BÀO THẲM Mã số Công việc: D06 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Chuẩn bị dụng cụ tháo lắp, lưỡi bào; - Tháo lưỡi dao máy bào; - Mài lưỡi dao máy bào trên máy mài; - Gá lắp lưỡi dao vào trục dao; - Căn chỉnh các lưỡi dao trên trục dao; - Kiểm tra và điều chỉnh máy bào; - Bào thử, căn chỉnh lại (Nếu cần). II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Máy mài phải hoạt động tốt, có đầy đủ các thiết bị an to àn; - Có đầy đủ dụng cụ tháo lắp lưỡi dao máy bào; - Tháo lưỡi dao đúng trình tự kỹ thuật; - Mặt mài của lưỡi dao phải phẳng bóng đều; - Chiều rộng của lưỡi dao đều nhau. Cạnh cắt sắc, góc cắt đúng quy định (32 o ÷ 35o); - Thép lưỡi dao sau khi mài không thay đổi cơ tính; - Lưỡi dao lắp đúng chiều, độ nhô đều tr ên suốt chiều trục dao; - Vặn bu lông cố định lưỡi dao theo đúng thứ tự quy định; - Mặt bàn sau và mũi dao cùng nằm trên một mặt phẳng. Mặt bàn trước thấp hơn mặt bàn sau từ 0,6 đến 0,8 mm; - Khi bào thử phoi bào dày đều, phôi bào êm không xóc nảy; - Đảm bảo an toàn cho người và máy trong quá trình thao tác. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Mài, tháo lắp lưỡi bào thẳm cố định; - Mài lưỡi bào trên đá mài màu; - Tháo, lắp, căn chỉnh được lưỡi bào và bàn máy; - Sử dụng máy bào thẳm; 87
  88. 2. Kiến thức: - Nêu được cấu tạo, tính năng tác dụng của máy m ài chuyên dùng; - Mô tả được cấu tạo của lưỡi dao máy bào; - Nêu được tính năng tác dụng của các dụng cụ tháo lắp; - Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phạm vi ứng dụng của máy b ào thẳm; - Trình bày được tính chất cơ, lý của gỗ; - Trình bày được quy trình bào gỗ bằng máy bào thẳm. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Xưởng làm việc phải đảm bảo yêu cầu; - Dụng cụ tháo lắp của máy bào; - Máy bào, máy mài chuyên dùng ph ải ở trạng thái hoạt động tốt; - Phôi gỗ bào thử; - Phiếu công nghệ và sổ tay công nghệ; - Trang bị bảo hộ lao động và các trang thiết bị theo yêu cầu. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự phù hợp về thực hiện quy trình, thao - Theo dõi quá trình thực hiện, đối chiếu với động tác mài, lắp, căn chỉnh lưỡi bào và bàn tiêu chuẩn quy định; máy; - Thao tác tháo, mài, lắp lưỡi dao bào đúng - Giám sát thao tác của người làm trong quá theo trình tự các bước; trình thực hiện; - Sự phù hợp giữa thời gian tháo, mài, lắp với - Theo dõi thời gian thực tế so sánh với thời định mức; gian định mức; - Độ chính xác của lưỡi bào và mặt bàn máy - Quan sát đối chiếu với tiêu chuẩn thực hiện. bào sau khi căn chỉnh; Kiểm tra và thử lưỡi bào; - Thao tác bào thử đúng theo qui trình; - Giám sát thao tác của người làm trong quá trình thực hiện; - An toàn cho người, thiết bị và dụng cụ. - Theo dõi thao tác của người làm đối chiếu với tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn. 88
  89. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: BÀO GỖ BẰNG MÁY BÀO THẨM Mã số Công việc: D07 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Kiểm tra điều kiện làm việc của máy bào và phôi gỗ; - Đặt gỗ lên bàn máy; - Bào thử phôi mẫu; - Kiểm tra mặt bào; - Bào hàng loạt; - Vệ sinh, xếp sản phẩm vào nơi qui định. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ, máy, trang thiết bị phục vụ c ông tác bào thẩm; - Vật liệu bào được chuẩn bị đầy đủ và xếp ở vị trí thuận lợi; - Vận hành máy đúng quy trình; - Mặt sản phẩm bào không xước, lật thớ, vặn, nghiêng; - Chỉnh lại bào nếu phát hiện các sai hỏng; - Thời gian thực hiện đúng định mức; - Vệ sinh công nghiệp sau ca làm việc. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Quan sát và kiểm tra được các bộ phận của máy bào; - Vận hành và bào được gỗ bằng máy bào thẩm; - Kiểm tra được chất lượng của sản phẩm; - Sử lý được các sự cố trong quá trình bào; 2. Kiến thức: - Nêu được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phạm vi ứng dụng của máy b ào thẩm; - Nêu được quy trình vận hành máy bào thẩm; - Nêu được tính chất cơ, lý của gỗ; - Trình bày được quy trình bào gỗ bằng máy bào thẩm; 89
  90. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Xưởng làm việc phải đảm bảo yêu cầu; - Máy bào phải ở trạng thái hoạt động tốt; - Bản vẽ thiết kế mẫu sản phẩm, bảng thống k ê số lượng sản phẩm; - Dụng cụ kiểm tra; - Phiếu công nghệ và sổ tay công nghệ; - Trang bị bảo hộ lao động và các trang thiết bị theo yêu cầu. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự phù hợp về thực hiện quy trình, thao - Theo dõi quá trình thực hiện, đối chiếu động tác bào gỗ; với tiêu chuẩn quy định; - Độ chính xác của mặt gia công; - Quan sát đối chiếu với tiêu chuẩn thực hiện; - Thao tác bào bào đúng theo qui tr ình - Giám sát thao tác của người làm trong công nghệ; quá trình thực hiện; - An toàn cho người, thiết bị và dụng cụ; - Theo dõi thao tác của người làm đối chiếu với tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn; - Sự phù hợp giữa thời gian bào với định - Theo dõi thời gian thực tế so sánh với mức. định mức. 90
  91. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: BÀO GỖ BẰNG MÁY BÀO CUỐN 4 MẶT Mã số Công việc: D08 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Kiểm tra điều kiện làm việc của máy bào và vật liệu bào; - Đặt gỗ lên bàn máy; - Bào thử phôi mẫu; - Kiểm tra mặt bào, điều chỉnh lại (Nếu cần); - Bào hàng loạt; - Vệ sinh, xếp sản phẩm vào nơi qui định. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thực hiện đúng trình tự các bước bào gỗ bằng máy bào cuốn 4 mặt; - Chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ, máy, trang thiết bị phục vụ công tác b ào cuốn; - Vật liệu bào được chuẩn bị đầy đủ và xếp ở vị trí thuận lợi; - Vận hành máy đúng quy trình; - Mặt sản phẩm bào không xước, lật thớ, vặn, nghiêng; - Thời gian thực hiện đúng định mức; - Vệ sinh công nghiệp sau ca làm việc. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Quan sát và kiểm tra được các bộ phận của máy bào; - Vận hành và bào được gỗ bằng máy bào cuốn; - Kiểm tra được chất lượng sản phẩm; - Sử lý được các sự cố trong quá trình bào. 2. Kiến thức: - Nêu được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phạm vi ứng dụng của máy b ào cuốn 4 mặt; - Nêu được quy trình vận hành máy bào cuốn 4 mặt; - Nêu được tính chất cơ, lý của gỗ; - Trình bày được quy trình bào gỗ bằng máy bào cuốn 4 mặt; 91
  92. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Xưởng làm việc phải đảm bảo yêu cầu; - Máy bào phải ở trạng thái hoạt động tốt; - Bản vẽ thiết kế mẫu sản phẩm, bảng thống kê số lượng sản phẩm; - Dụng cụ kiểm tra; - Phiếu công nghệ và sổ tay công nghệ; - Trang bị bảo hộ lao động và các trang thiết bị theo yêu cầu. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự phù hợp về thực hiện quy trình, thao - Theo dõi quá trình thực hiện, đối chiếu động tác bào gỗ; với tiêu chuẩn quy định; - Độ thẳng, phẳng, nhẵn của mặt gia công; - Quan sát đối chiếu với tiêu chuẩn thực hiện; - Thao tác bào bào đúng theo qui tr ình - Giám sát thao tác của người làm trong công nghệ; quá trình thực hiện; - Sự phù hợp giữa thời gian bào với định - Theo dõi thời gian thực tế so sánh với mức thời gian; thời gian định mức; - An toàn cho người, thiết bị và dụng cụ. - Theo dõi thao tác của người làm đối chiếu với tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn. 92
  93. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: LẮP LƯỠI VÀ GIA CÔNG GỜ CHỈ BẰNG MÁY SOI GỜ CHỈ CẦM TAY Mã số Công việc: D09 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Chuẩn bị dụng cụ tháo lắp, lưỡi bào; - Lắp và điều chỉnh lưỡi soi phù hợp với chi tiết cần gia công; - Đặt, cố định phôi gỗ trên cầu bào bằng vam kẹp; - Bào thử phôi mẫu; - Kiểm tra mặt bào, căn chỉnh lại (nếu cần); - Bào hàng loạt; - Vệ sinh, xếp sản phẩm vào nơi qui định. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Thực hiện đúng trình tự các bước, đúng thao động tác, cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác; - Có đầy đủ dụng cụ tháo lắp lưỡi bào soi; - Lắp lưỡi bào đúng trình tự, đúng chiều, ổn định, độ sâu ph ù hợp với chi tiết bào; - Vật liệu bào được chuẩn bị đầy đủ và được xếp ở vị trí thuận lợi; - Cầu bào chắc chắn và có độ cao phù hợp; - Tư thế bào thoải mái, vững chắc; - Thao tác bào nhịp nhàng, mặt bào luôn áp sát vào mặt gỗ; - Mặt sản phẩm bào nhẵn, không bị lật thớ, sứt, mẻ; - Thười gian thực hiện đúng định mức; - Đảm bảo an toàn cho người và máy trong quá trình thao tác. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Tháo, lắp và căn chỉnh được lưỡi soi và bàn máy; - Sử dụng và soi được gờ chỉ bằng máy soi gờ chỉ cầm tay ; - Sử lý được các sự cố trong quá trình soi. 93
  94. 2. Kiến thức: - Nêu được cấu tạo, tính năng tác dụng của máy soi gờ chỉ cầm tay; - Nêu được cấu tạo của lưỡi soi gờ chỉ; - Nêu được tính năng tác dụng của các dụng cụ tháo lắp; - Trình bày được tính chất cơ, lý của gỗ; - Trình bày được quy trình soi gờ chỉ bằng máy soi gờ chỉ cầm tay. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Xưởng làm việc phải đảm bảo yêu cầu; - Đầy đủ dụng cụ tháo lắp của máy b ào; - Máy bào soi ở thái hoạt động tốt; - Bản vẽ thiết kế mẫu sản phẩm, bảng thống kê số lượng sản phẩm; - Dụng cụ kiểm tra; - Trang bị bảo hộ lao động và các trang thiết bị theo yêu cầu. 94
  95. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự phù hợp về thực hiện quy trình, thao - Theo dõi quá trình thực hiện, đối chiếu động tác lắp, căn chỉnh lưỡi dao máy soi; với tiêu chuẩn quy định; - Sự phù hợp về thực hiện quy trình, thao - Theo dõi quá trình thực hiện, đối chiếu động tác soi gờ chỉ; với tiêu chuẩn quy định; - Thao tác lắp lưỡi soi đúng theo qui trình - Giám sát thao tác của người làm trong công nghệ; quá trình thực hiện; - Độ phù hơp của lưỡi soi và mặt bàn máy - Quan sát đối chiếu với tiêu chuẩn thực soi sau khi lắp; hiện. Kiểm tra và thử lưỡi bào; - Độ phẳng, nhẵn của mặt gia công; - Quan sát đối chiếu với tiêu chuẩn thực hiện; - Thao tác soi gờ chỉ bằng máy đúng theo - Giám sát thao tác của người làm trong qui trình công nghệ; quá trình thực hiện; - Sự phù hợp giữa thời gian soi với định - Theo dõi thời gian thực tế so sánh với mức thời gian; thời gian định mức; - An toàn cho người, thiết bị và dụng cụ; - Theo dõi thao tác của người làm đối chiếu với tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn. 95
  96. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: BẢO DƯỠNG MÁY BÀO CẦM TAY Mã số Công việc: D10 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Chuẩn bị dụng cụ, máy bào, vật liệu bảo dưỡng; - Tháo dời, vệ sinh và bôi trơn các ổ trục; - Kiểm tra, dây đai, ổ bi, hệ thống điện; - Lắp từng bộ phận vào máy; - Kiểm tra và chạy thử. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Các ổ chuyển động sạch và đủ mỡ bôi trơn, không bị dơ, rão; - Hệ thống dẫn điện đảm bảo cách điện tốt; - Chổi than và công tắc điện tiếp xúc tốt; - Lưỡi bào sắc, không sứt mẻ; - Thời gian thực hiện đúng định mức. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Sử dụng được các dụng cụ tháo, lắp; - Tháo, lắp, căn chỉnh dược các chi tiết máy; - Bôi trơn các ổ trục thành thạo. 2. Kiến thức: - Nêu được cấu tạo, nguyên lý làm việc các bộ phận của máy bào cầm tay; - Trình bày được trình tự các bước bảo dưỡng máy. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Máy bào cầm tay, lưỡi bào, chổi lông, khăn lau; - Các dụng cụ tháo lắp của máy bào; - Mỡ bôi trơn, các ổ bi thay thế; - Phiếu công nghệ và sổ tay công nghệ; - Trang bị bảo hộ lao động và các trang thiết bị theo yêu cầu. 96
  97. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự phù hợp về thực hiện quy trình, thao - Theo dõi quá trình thực hiện, đối chiếu động tác tháo, lắp, bảo dưỡng; với tiêu chuẩn quy định; - Máy hoạt động đảm bảo các yêu cầu kỹ - Quan sát đối chiếu với tiêu chuẩn thực thuật; hiện; - Thực hiện bảo dưỡng máy đúng theo qui - Giám sát thao tác của người làm trong trình công nghệ; quá trình thực hiện; - An toàn cho người, thiết bị và dụng cụ; - Theo dõi thao tác của người làm đối chiếu với tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn; - Sự phù hợp giữa thời gian bảo dưỡng với - Theo dõi thời gian thực tế so sánh với định mức. thời gian định mức. 97
  98. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tên Công việc: BẢO DƯỠNG MÁY BÀO THẲM Mã số Công việc: D11 I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Chuẩn bị dụng cụ, máy bào, vật liệu bảo dưỡng; - Tháo dời, vệ sinh và bôi trơn các ổ trục; - Kiểm tra ổ bi, hệ thống điện; - Lắp từng bộ phận vào máy; - Kiểm tra và chạy thử. II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN: - Các ổ chuyển động sạch và đủ mỡ bôi trơn, không bị dơ, rão; - Hệ thống dẫn điện đảm bảo cách điện tốt; - Dây đai con tốt, đủ căng, không cọ sát với hộp bảo hiểm v à các bộ phận khác; - Lưỡi bào còn tốt không bị sứt mẻ; - Các tiêu chuẩn về bàn máy, độ nhô của lưỡi bào theo đúng quy định; - Thời gian thực hiện đúng định mức. III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU: 1. Kỹ năng: - Kiểm tra được độ căng của dây đai; - Sử dụng các dụng cụ tháo, lắp thành thạo; - Tháo, lắp, căn chỉnh được các chi tiết máy; - Bôi trơn được các ổ trục. 2. Kiến thức: - Nêu được cấu tạo, nguyên lý làm việc các bộ phận của máy bào thẳm; - Trình bày được trình tự các bước bảo dưỡng máy. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC: - Máy bào cầm tay, lưỡi bào, chổi lông, khăn lau; - Các dụng cụ tháo lắp của máy bào; - Mỡ bôi trơn, các ổ bi thay thế; 98
  99. - Phiếu công nghệ và sổ tay công nghệ; - Trang bị bảo hộ lao động và các trang thiết bị theo yêu cầu. V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sự phù hợp về thực hiện quy trình, thao - Theo dõi quá trình thực hiện, đối chiếu động tác tháo, lắp, bảo dưỡng; với tiêu chuẩn quy định; - Máy hoạt động đảm bảo các yêu cầu kỹ - Quan sát đối chiếu với tiêu chuẩn thực thuật; hiện; - Thực hiện bảo dưỡng máy đúng theo qui - Giám sát thao tác của người làm trong trình công nghệ; quá trình thực hiện; - An toàn cho người, thiết bị và dụng cụ; - Theo dõi thao tác của người làm đối chiếu với tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn; - Sự phù hợp giữa thời gian bảo dưỡng với - Theo dõi thời gian thực tế so sánh với định mức. thời gian định mức. 99