Giáo trình Vẽ kỹ thuật

pdf 246 trang hapham 1850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Vẽ kỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ve_ky_thuat.pdf

Nội dung text: Giáo trình Vẽ kỹ thuật

  1. Giáo trình vẽ kĩ thuật By: Đại học sư phạm Hà Nội
  2. Giáo trình vẽ kĩ thuật By: Đại học sư phạm Hà Nội Online: Thư viện Học liệu Mở Việt Nam
  3. This selection and arrangement of content as a collection is copyrighted by Đại học sư phạm Hà Nội. It is licensed under the Creative Commons Attribution 3.0 license ( Collection structure revised: August 9, 2010 PDF generated: July 10, 2011 For copyright and attribution information for the modules contained in this collection, see p. 235.
  4. Table of Contents 1 Tiêu chuẩn khổ giấy trong bản vẽ kĩ thuật 1 2 Tiêu chuẩn khung bản vẽ, khung tên trong bản vẽ kĩ thuật 3 3 Tiêu chuẩn về tỉ lệ trong bản vẽ kĩ thuật 7 4 Tiêu chuẩn về đường nét trong bản vẽ kĩ thuật 9 5 Tiêu chuẩn chữ viết và số trong bản vẽ kĩ thuật 13 6 Các khái niệm về ghi kích thước 17 7 Dựng đường thẳng song song 27 8 Dựng đường thẳng vuông góc 29 9 Chia đều một đường thẳng và một đường tròn 31 10 Vẽ độ dốc và độ côn 37 11 Vẽ nối tiếp 41 12 Vẽ các đường cong hình học 45 13 Hình chiếu thẳng góc 62 14 Hình chiếu trục đo 90 15 Hình chiếu phối cảnh 125 16 Sự hình thành ren 135 17 Các khái niệm chung về mối ghép bằng ren 139 18 Các yếu tố của ren 145 19 Biểu diễn các mối ghép bằng ren 149 20 Biểu diễn quy ước ren 159 21 Một số loại ren thường gặp 167 22 Một số vấn đề trong chế tạo và kiểm tra ren 173 23 Các chi tiết ghép trong mối ghép ren 175 24 Biểu diễn đơn giản và vẽ qui ước các chi tiết trong mối ghép bằng ren . . . . . . . . . . . . . . . . 195 25 Ghép bằng chốt 199 26 Ghép bằng đinh tán 201 27 Ghép bằng hàn 208 28 Ghép bằng then 215 29 Ghép bằng then hoa 225 30 Tài liệu tham khảo vẽ kĩ thuật 231 Index 234 Attributions 235
  5. Chương 1 Tiêu chuẩn khổ giấy trong bản vẽ kĩ thuật1 1.1 Tiêu chuẩn khổ giấy trong bản vẽ kĩ thuật This media object is a Flash object. Please view or download it at Figure 1.1 - Theo TCVN 2.74, các khổ giấy chính được sử dụng gồm có: Kí hiệu khổ giấy A0 A1 A2 A3 A4 Kí hiệu khổ bản vẽ 44 24 22 12 11 Kích thước (mm) 1189 x 841 594 x 841 594 x 420 297x 420 297 x 210 Table 1.1 - Cơ sở để phân chia các khổ giấy là khổ A0 (có diện tích 1m2 , kích thước 1189 x 841mm). Cách phân chia thể hiện trên hinh vẽ. - Ngoài những khổ giấy chính, trong trường đặc biệt cho phép dùng giấy phụ là những khổ giấy được chia từ khổ giấy chính. - Kích thước cạnh của khổ phụ là bội số của kích thước cạnh của khổ A4. 1This content is available online at . 1
  6. 2 CHƯƠNG 1. TIÊU CHUẨN KHỔ GIẤY TRONG BẢN VẼ KĨ THUẬT Figure 1.2
  7. Chương 2 Tiêu chuẩn khung bản vẽ, khung tên trong bản vẽ kĩ thuật1 2.1 Tiêu chuẩn khung bản vẽ, khung tên trong bản vẽ kĩ thuật This media object is a Flash object. Please view or download it at Figure 2.1 - Nội dung và kích thước của khung bản vẽ và khung tên được quy định trong TCVN 3821- 83. Có 2 loại khung bản vẽ và khung tên: loại dùng trong nhà máy, xí nghiệp và loại dùng trong nhà trường. Dưới đây trình bày loại dùng trong nhà trường. 1This content is available online at . 3
  8. 4 CHƯƠNG 2. TIÊU CHUẨN KHUNG BẢN VẼ, KHUNG TÊN TRONG BẢN VẼ KĨ THUẬT Figure 2.2 2.1.1 Khung bản vẽ - Khung bản vẽ được vẽ bằng nét liền đậm, kẻ cách các mép khổ giấy 5mm (Hình 1.2). Khi cần đóng thành tập, cạnh trái của khung bản vẽ được kẻ cách mép trái của khổ giấy một khoảng bằng 25mm (Hình1.3). 2.1.2 Khung tên - Khung tên được đặt ở góc phía dưới, bên phải có thể theo cạnh dài hay cạnh ngắn của bản vẽ. (Hình 1.2, 1.3). Kích thước cụ thể của khung tên như sau: (Hình 1.4)
  9. 5 Figure 2.3 Ô1: Đầu đề bài tập hoặc tên chi tiết Ô2: Vật liệu của chi tiết Ô3: Tỉ lệ Ô4: Kí hiệu bản vẽ Ô5: Họ và tên người vẽ Ô6: Ngày vẽ Ô7: Chữ kí của người kiểm tra Ô8: Ngày kiểm tra Ô9: Tên trường, khoa, lớp Table 2.1
  10. 6 CHƯƠNG 2. TIÊU CHUẨN KHUNG BẢN VẼ, KHUNG TÊN TRONG BẢN VẼ KĨ THUẬT
  11. Chương 3 Tiêu chuẩn về tỉ lệ trong bản vẽ kĩ thuật1 3.1 Tiêu chuẩn về tỉ lệ trong bản vẽ kĩ thuật Tùy theo kích thước và độ phức tạp của vật thể mà ta chọn tỉ lệ cho bản vẽ. Tỉ lệ bản vẽ là tỉ số giữa kích thước đo được trên hình vẽ với kích thước thật tương ứng đo được trên vật thể.Theo TCVN 3-74 có các loại tỉ lệ sau: Tỉ lệ thu nhỏ 1: 2 ; 1: 2,5 ; 1: 4 ; 1: 5 ; 1:10 ; 1:15 ; 1: 20 Tỉ lệ nguyên hình 1:1 Tỉ lệ phóng to 2: 1 ; 2,5: 1 ; 4: 1 ; 5: 1 ; 10:1 ; 15:1 ; 20: 1 Table 3.1 - Kí hiệu tỉ lệ trong bản vẽ: 1:1 ; 2:1 1This content is available online at . 7
  12. 8 CHƯƠNG 3. TIÊU CHUẨN VỀ TỈ LỆ TRONG BẢN VẼ KĨ THUẬT
  13. Chương 4 Tiêu chuẩn về đường nét trong bản vẽ kĩ thuật1 4.1 Tiêu chuẩn về đường nét trong bản vẽ kĩ thuật Figure 4.1 1This content is available online at . 9
  14. 10 CHƯƠNG 4. TIÊU CHUẨN VỀ ĐƯỜNG NÉT TRONG BẢN VẼ KĨ THUẬT 4.1.1 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM 8 - 1993 - Các loại nét vẽ thường được dùng trên bản vẽ cơ khí và ứng dụng của chúng (Bảng 1.1) được quy định theo TCVN 8 -1993 Chiều rộng nét vẽ được kí hiệu là b (mm) và được chọn theo dãy quy định sau: 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1; 1,4 - Trên các bản vẽ khổ A4 hoặc A3 nên chọn b = 0,5mm Figure 4.2 - Các nét trên cùng một bản vẽ sau khi tô đậm phải đạt được sự đồng đều về chiều rộng, độ đen và về cách vẽ (chiều dài nét gạch, khoảng cách giữa các gạch ) - Khi hai hay nhiều nét vẽ trùng nhau thì vẽ theo thứ tự ưu tiên sau: • Nét liền đậm (Đường bao thấy, cạnh thấy) • Nét đứt (Đường bao khuất, cạnh khuất) • Nét chấm gạch mảnh (Giới hạn mặt phẳng cắt có hai nét đậm ở hai đầu) • Nét chấm gạch mảnh (Đường tâm, trục đối xứng) • Nét liền mảnh (Đường kích thước) - Trong mọi trường hợp, tâm đường tròn phải được xác định bằng giao điểm của hai đoạn gạch của nét chấm gạch; các nét đứt, nét chấm gạch phải giao nhau bằng các gạch.
  15. 11 Figure 4.3 Dưới đây là ví dụ minh họa về ứng dụng của các nét vẽ. Figure 4.4 Kí hiệu vật liệu • Một số kí hiệu vật liệu trên mặt cắt thường dùng ở bản vẽ cơ khí như sau:
  16. 12 CHƯƠNG 4. TIÊU CHUẨN VỀ ĐƯỜNG NÉT TRONG BẢN VẼ KĨ THUẬT Figure 4.5
  17. Chương 5 Tiêu chuẩn chữ viết và số trong bản vẽ kĩ thuật1 5.1 Tiêu chuẩn chữ viết và số trong bản vẽ kĩ thuật Figure 5.1 1This content is available online at . 13
  18. 14 CHƯƠNG 5. TIÊU CHUẨN CHỮ VIẾT VÀ SỐ TRONG BẢN VẼ KĨ THUẬT Figure 5.2 5.1.1 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM 6 - 85 - Khổ chữ là giá trị được xác định bằng chiều cao chữ in hoa tính theo mm. Thường sử dụng các loại khổ chữ sau: 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20 - Các chữ, chữ số được viết theo TCVN 6- 85 với hai kiểu chữ: Kiểu chữ B đứng và kiểu chữ B nghiêng. Dưới đây xin giới thiệu kiểu chữ B nghiêng
  19. 15 Figure 5.3 - Các thông số của chữ viết kiểu B nghiêng như sau:
  20. 16 CHƯƠNG 5. TIÊU CHUẨN CHỮ VIẾT VÀ SỐ TRONG BẢN VẼ KĨ THUẬT Figure 5.4 1.27: Ghi độ côn
  21. Chương 6 Các khái niệm về ghi kích thước1 6.1 CÁC KHÁI NIỆM VỀ GHI KÍCH THƯỚC Quy tắc về ghi kích thước và các sai lệch giới hạn được quy định trong TCVN 5705 – 1993. Quy tắc ghi kích thước này phù hợp với Tiêu chuẩn quốc tế ISO 129 - 1985. 6.1.1 Quy định chung - Đơn vị ghi kích thước dài là mm. Không ghi thứ nguyên này sau chữ số kích thước. - Số lượng các kích thước được ghi vừa đủ để xác định hình dáng và độ lớn của vật thể. Mỗi kích thước chỉ ghi một lần ở vị trí dễ đọc nhất. - Kích thước được ghi là số đo thực của vật thể, nó không phụ thuộc vào tỉ lệ của bản vẽ. - Dùng độ, phút, giây làm đơn vị đo góc và sai lệch giới hạn của nó. - Kích thước không trực tiếp dùng trong quá trình chế tạo mà chỉ trợ giúp cho việc đọc bản vẽ được gọi là kích thước tham khảo. Kích thước tham khảo được ghi trong ngoặc đơn. 6.1.2 Các yếu tố của kích thước Mỗi kích thước thường bao gồm các yếu tố sau: 1This content is available online at . 17
  22. 18 CHƯƠNG 6. CÁC KHÁI NIỆM VỀ GHI KÍCH THƯỚC Figure 6.1 Hình 1.9 6.1.2.1 Đường gióng - Đường gióng được vẽ bằng nét liền mảnh ở hai đầu mút và vuông góc với đoạn cần ghi kích thước. Đường gióng được vẽ kéo dài vượt quá đường kích thước một đoạn bằng 2 đến 3 lần chiều rộng của nét cơ bản. - Trường hợp đặc biệt cho phép vẽ xiên.
  23. 19 Figure 6.2 Hình 1.10 6.1.2.2 Đường kích thước - Đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh, bên trong hai đường gióng và song song với đoạn cần ghi kích thước. Hai đầu mút của đường kích thước được giới hạn bởi 2 mũi tên.Trường hợp không đủ chỗ có thể vẽ đường kích thước và mũi tên ra ngoài đường gióng (Hình 1.11).
  24. 20 CHƯƠNG 6. CÁC KHÁI NIỆM VỀ GHI KÍCH THƯỚC Figure 6.3 6.1.2.3 Mũi tên - Mũi tên được vẽ ở hai đầu mút của đường kích thước với hình dáng và kích thước như trên (hình 1.12). Trường hợp đặc biệt cho phép thay hai mũi tên đối nhau bằng một chấm đậm (Hình 1.13). Figure 6.4
  25. 21 Figure 6.5 Hình 1.12 và hình 1.13 Figure 6.6 6.1.2.4 Chữ số kích thước - Dùng khổ chữ 2,5 hoặc 3,5 tuỳ theo khổ giấy để ghi chữ số kích thước. Chữ số kích thước được đặt như sau: + ở giữa và trên đường kích thước sao cho chúng không bị cắt hoặc bị ngăn cách bởi bất kì một đường nào. + Để tránh các chữ số sắp xếp theo hàng dọc, nên đặt các chữ số so le nhau về hai phía của đường kích thước, khi đó đường kích thước được vẽ rút ngắn. + Hướng chữ số kích thước dài theo hướng nghiêng của đường kích thước theo quy định xem ở hình 1.14. + Hướng chữ số kích thước góc được ghi như trên hình 2.15. + Khi ghi kích thước cung tròn (≤180 độ) phải thêm kí hiệu R trước chữ số kích thước. + Khi ghi kích thước đường tròn phải ghi kí hiệu ∅ (trước chữ số kích thước).
  26. 22 CHƯƠNG 6. CÁC KHÁI NIỆM VỀ GHI KÍCH THƯỚC Figure 6.7 Hình 1.14 và hinh 1.15 6.1.3 Một số cách ghi kích thước thường gặp trên bản vẽ cơ khí 6.1.3.1 Ghi kích thước thẳng Figure 6.8 Hình 1.16
  27. 23 6.1.3.2 Ghi kích thước đường tròn Figure 6.9 Hình 1.17 6.1.3.3 Ghi kích thước bán kính cung tròn và kích thước cầu Figure 6.10 Hinh 1.18 và hinh 1.19
  28. 24 CHƯƠNG 6. CÁC KHÁI NIỆM VỀ GHI KÍCH THƯỚC 6.1.3.4 Ghi kích thước hình vuông và mép vát Figure 6.11 Hinh 1.20 và 1.21 6.1.3.5 Nhiều phần tử giống nhau và phân bố đều được phép ghi ngắn gọn như trên Figure 6.12 Hình 1.22
  29. 25 6.1.3.6 Ghi kích thước dây cung và cung Figure 6.13 Hình 1.23 và hình 1.24 6.1.3.7 Ghi kích thước góc , độ dốc và độ côn Figure 6.14 Hình 1.25: Ghi kích thước góc và 1.26: Ghi độ góc
  30. 26 CHƯƠNG 6. CÁC KHÁI NIỆM VỀ GHI KÍCH THƯỚC Figure 6.15 Hình
  31. Chương 7 Dựng đường thẳng song song1 7.1 Dựng đường thẳng song song Cho một đường thẳng a và một điểm C ngoài đường thẳng a. Hãy vạch qua C một đường thẳng b song song với đường thẳng a 7.1.1 Dựng bằng com pa • Trên đường t hẳng a lấy một điểm B bất kì làm tâm, vẽ cung tròn bán kính BC, cung tròn này cắt đường thẳng a tại điểm A. • Vẽ cung tròn tâm C, bán kính CB và cung tròn tâm B bán kính CA. Hai cung tròn này cắt nhau tại D. • Nối C với D, ta được đường thẳng b vuông góc với đường thẳng a. Hãy quan sát đoạn video clip về cách vẽ bằng compa This media object is a Flash object. Please view or download it at Figure 7.1 7.1.2 Dựng bằng thước và ê ke • Đặt một cạnh của ê ke trùng với đường thẳng đã cho và áp sát một cạnh của thước vào cạnh khác của ê ke. • Trượt ê ke dọc theo mép thước tới điểm C, kẻ đường thẳng theo cạnh của ê ke đi qua C ta được đường thẳng b cần dựng. Quan sát cách dựng qua đoạn video clip sau 1This content is available online at . 27
  32. 28 CHƯƠNG 7. DỰNG ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG This media object is a Flash object. Please view or download it at Figure 7.2
  33. Chương 8 Dựng đường thẳng vuông góc1 8.1 Dựng đường thẳng vuông góc Cho đường thẳng a và một điểm C ngoài a. Hãy vẽ qua C một đường thẳng vuông góc với đường thẳng a. 8.1.1 Dựng bằng com pa • Lấy điểm C làm tâm, vẽ cung tròn có bán kính lớn hơn khoảng cách từ điểm C tới đường thẳng a, cung tròn này cắt a tại A và B. • Lần lượt lấy A và B làm tâm, vẽ cung tròn có bán kính lớn hơn AB/2. Hai cung này cắt nhau tại D. • Nối C với D ta được đường thẳng vuông góc với đường thẳng b Quan sát đoạn video: This media object is a Flash object. Please view or download it at Figure 8.1 8.1.2 Dựng bằng thước và ê ke • Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với đường thẳng a đã cho và áp sát mép thước với cạnh huyền của ê ke. • Trượt ê ke đến vị trí sao cho cạnh góc vuông kia của ê ke đi qua điểm C. • Vẽ qua C đường thẳng vuông góc với đường thẳng a Để hiểu rõ thêm về cách dựng bằng thước và êke hãy quan sát đoạn video clip sau This media object is a Flash object. Please view or download it at Figure 8.2 1This content is available online at . 29
  34. 30 CHƯƠNG 8. DỰNG ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
  35. Chương 9 Chia đều một đường thẳng và một đường tròn1 9.1 Chia đều một đường thẳng và một đường tròn 9.1.1 Chia đều một đoạn thẳng Hãy đọc lý thuyết và theo dõi đoạn video để học cách chia đều một đoạn thẳng: Giả sử ta phải chia đoạn thẳng AB ra làm 5 phần bằng nhau, ta làm như sau • Qua điểm A (Hoặc B) kẻ đường Ax bất kỳ (góc BAx là góc nhọn). • Kể từ A đặt lên Ax năm đoạn thẳng bằng nhau bởi các điểm chia 1, 2, 3, 4,5. • Dùng thước và ê ke nối 5 với B, sau đó trượt ê ke trên thước kẻ các đường 44’,3 3’, 2 2’, 1 1’. Các điểm 1’, 2’, 3’,4’,5’ là các điểm chia cần tìm This media object is a Flash object. Please view or download it at Figure 9.1 9.1.2 Chia đều một đường tròn Sau đây là một số cách chia vòng tròn ra làm nhiều phần hãy quan sát đoạn video và đọc các cách cần nhớ sau: A. Chia một vòng tròn ra làm 4 phần, 3 phần, 6 phần, 12 phần bằng nhau Hãy quan sát đoạn video sau để biết viề các chia đường tròn làm 4 phần bằng nhau và các hình vẽ về các chia đường tròn làm 3, 6, 12 phần bằng nhau sau: 1This content is available online at . 31
  36. 32 CHƯƠNG 9. CHIA ĐỀU MỘT ĐƯỜNG THẲNG VÀ MỘT ĐƯỜNG TRÒN This media object is a Flash object. Please view or download it at Figure 9.2: chia đường tròn thành 4 phần Quan sát hình vẽ dưới đây và tự rút ra cách chia vòng tròn ra làm 3 phần, 6 phần và 12 phần. Figure 9.3
  37. 33 Figure 9.4
  38. 34 CHƯƠNG 9. CHIA ĐỀU MỘT ĐƯỜNG THẲNG VÀ MỘT ĐƯỜNG TRÒN Figure 9.5 B. Chia vòng tròn ra làm 5 phần bằng nhau • Qua O vẽ AB và CD vuông góc với nhau. • Tìm trung điểm M của OA. • Tâm M, bán kính MC, vẽ cung tròn cắt OB tại K. • Tâm C, bán kính CK quay cung tròn cắt vòng tròn tại 1 và 2. • Hai điểm 3,4 tìm được bằng cách giữ nguyên bán kính CK và lấy tâm là các điểm 1 và2 Hãy quan sát đoạn video sau để biết thêm về cách chia
  39. 35 This media object is a Flash object. Please view or download it at Figure 9.6: Chia đường tròn thành 5 phần C. Chia vòng tròn ra làm 7, 9, 11, 13 phần bằng nhau Giả sử phải chia vòng tròn ra làm 7 phần bằng nhau ta làm như sau:(quan sát đoạn video sau) • Vẽ AB vuông góc với CD • Chia đường kính CD ra làm 7 phần bằng nhau bằng các điểm 1’, 2’, 3’, 4’ • Tâm D, bán kính DC vẽ cung tròn cắt AB kéo dài tại E và F. • Từ E và F kẻ các tia tới các điểm 2’, 4’, 6’(Hoặc các điểm lẻ 1’, 3’, 5’ ta sẽ nhận được các điểm chia). This media object is a Flash object. Please view or download it at Figure 9.7: Chia đường tròn thành 7 phần
  40. 36 CHƯƠNG 9. CHIA ĐỀU MỘT ĐƯỜNG THẲNG VÀ MỘT ĐƯỜNG TRÒN
  41. Chương 10 Vẽ độ dốc và độ côn1 10.1 Vẽ độ dốc và độ côn 10.1.1 Độ dốc Độ dốc của đường thẳng AB đối với đường bằng AC là tang của góc BAC. i = BC/AC = tgα Độ dốc được ký hiệu bằng chữ "i" hoặc dấu " (". Khi vẽ dấu ( một cạnh song song với phương nằm ngang một cạnh song song với cạnh dốc, đỉnh hướng theo chiều dốc (Hình 3.9). Cách vẽ độ dốc như hình 3.10.Có thể ghi độ dốc dưới dạng phần trăm, ví dụ: ( 5% hoặc 12% Figure 10.1 Hình 2-9 và 2-10 10.1.2 Độ côn Độ côn là tỷ số giữa hiệu số đường kính hai mặt cắt vuông góc với trục của một hình nón cụt tròn xoay với khoảng cách giữa hai mặt cắt đó. Độ côn ký hiệu bằng chữ k hoặc dấu ( (tam giác cân), khi vẽ đỉnh của tam giác cân hướng về đỉnh của mặt côn. Hình 2.11 giới thiệu cách vẽ và ghi độ côn.Ta có thể rút ra mối liên hệ giữa k và i như sau: 1This content is available online at . 37
  42. 38 CHƯƠNG 10. VẼ ĐỘ DỐC VÀ ĐỘ CÔN Vì vậy muốn vẽ độ côn k, người ta vẽ 2 đường nghiêng đối xứng nhau qua trục tâm, mỗi đường nghiêng có độ dốc i = k/2. Figure 10.2
  43. 39 Figure 10.3
  44. 40 CHƯƠNG 10. VẼ ĐỘ DỐC VÀ ĐỘ CÔN
  45. Chương 11 Vẽ nối tiếp1 11.1 Vẽ nối tiếp Trên bản vẽ kỹ thuật thường phải nối tiếp đường thẳng với đường cong hoặc đường cong với đường cong, yêu cầu các đường nối tiếp đó phải trơn (không có điểm gẫy). Để đạt được yêu cầu đó khi vẽ nối tiếp phải tuân theo những qui tắc hình học nhất định. Hai đường tròn, hoặc đường tròn và đường thẳng nối tiếp nhau tại một điểm khi tại điểm đó chúng tiếp xúc nhau (Hình 3.12). Dưới đây trình bày cách vẽ một số trường hợp nối tiếp thường gặp. Figure 11.1 11.1.1 Nối tiếp hai đường tròn bằng đoạn thẳng Thực chất của bài toán nối tiếp hai đường tròn bằng đoạn thẳng là dựng đường tiếp tuyến chung của hai đường tròn.– Trình bày bài toán từ điểm C đã cho dựng các tiếp tuyến CT1, CT2 với đường tròn tâm O đã cho.– Giới thiệu cách dựng tiếp tuyến ngoài của đường tròn tâm O, bán kính R1 và đường tròn tâm O1 bán kính R2 cho trước: 1This content is available online at . 41
  46. 42 CHƯƠNG 11. VẼ NỐI TIẾP + Vẽ đường tròn tâm O, bán kính R1 –R2+ Vẽ đường tròn đường kính OO1 cắt đường tròn tâm O bán kính R1 -R2 tại A .+ Vẽ tiếp tuyến O2A+ Nối O1A được T1 , và vẽ O2T2 // O1A. T1T2 là đường tiếp tuyến chung cần dựng. – Hướng dẫn cách vẽ tiếp tuyến trong của hai đường tròn tâm O1 và O2 đã cho. Hãy quan sát cách vẽ qua đoạn video sau This media object is a Flash object. Please view or download it at Figure 11.2 11.1.2 Nối tiếp hai đoạn thẳng cắt nhau bằng cung tròn Bài toán: Cho hai đường thẳng a và b. Hãy nối tiếp hai đường thẳng đã cho bằng cung tròn bán kình R cho trước.Cách dựng như sau: quan sát đoạn video + Kẻ a’ //a cách a một khoảng bằng R; b’//b và cách b một khoảng bằng R.+ giao của a’ và b’ là tâm O của cung nối tiếp.+ Kẻ OT1 vuông góc với a và OT2 vuông góc với b; T1 và T2 là các tiếp điểm.+ Vẽ cung T1T2 tâm O, bán kính R. This media object is a Flash object. Please view or download it at Figure 11.3 11.1.3 Nối tiếp đoạn thẳng với cung tròn bằng một cung tròn khác Bài toán: Cho đường tròn tâm O1 bán kính R1 và đường thẳng a. Hãy nối tiếp đường thẳng a với cung tròn tâm O1 bằng cung tròn có bán kính R cho trước.A. Cung nối tiếp tiếp xúc ngoài với cung đã cho (Quan sát video sau). + Vẽ đường thẳng d//a và cách a một đoạn R cắt đường tròn tâm O1 bán kính R + R1 tại O. O là tâm của cung nối tiếp.+ Vẽ đoạn thẳng OO1 cắt đường tròn tâm O1 tại M và ON (a ; M và N là các tiếp điểm. + Vẽ cung MN tâm O, bán kính R. B. Cung nối tiếp tiếp xúc trong với cung đã cho + Vẽ đường thẳng d1 //d và cách d một đoạn bằng R cắt đường tròn tâm O1 bán kính R – R1 tại O. O là tâm của cung nối tiếp.+ Vẽ OO1 cắt đường tròn bán kính R1 tại T1, OT2 ( d), T1 và T2 là hai tiếp điểm cần tìm.+ Vẽ cung T1T2 tâm O, bán kính R. This media object is a Flash object. Please view or download it at Figure 11.4
  47. 43 11.1.4 Nối tiếp hai cung tròn bằng một cung tròn khác Bài toán: Cho cung tròn tâm O1, bán kính R1 và cung tròn tâm O2 bán kính R2. Hãy nối tiếp hai cung đã cho bằng cung tròn có bán kính R.A. Cung nối tiếp tiếp xúc ngoài với hai cung đã cho (Quan sát đoạn video sau). + Vẽ cung tròn tâm O1 bán kính R + R1 cắt cung tròn tâm O2 bán kính R + R 2 tại O. O là tâm của cung nối tiếp.+ Nối OO1 được T1, OO2 được T2, T1 và T2 là các tiếp điểm.+ Vẽ cung tròn tâm O, bán kính R. B. Cung nối tiếp tiếp xúc trong với các cung đã cho + Vẽ cung tròn tâm O1 bán kính R – R1 cắt cung tròn tâm O2 bán kính R – R2 tạiO. O là tâm cung nối tiếp.+ Nối OO1 được T1, OO2 được T2. T1 và T2 là các tiếp điểm cần tìm.+ Vẽ cung tròn bán kính R, tâm O. C. Cung nối tiếp tiếp xúc trong với một đường tròn và tiếp xúc ngoài với một đường tròn đã cho + Vẽ cung tròn tâm O1 bán kính R+ R1 cắt cung tròn tâm O2 bán kính R + R2 tại O.O là tâm cung nối tiếp.+ Nối OO1 được T1, OO2 được T2; T1 và T2 là các tiếp điểm.+ Vẽ cung T1T2 tâm O bán kính R. This media object is a Flash object. Please view or download it at Figure 11.5
  48. 44 CHƯƠNG 11. VẼ NỐI TIẾP
  49. Chương 12 Vẽ các đường cong hình học1 12.1 Vẽ các đường cong hình học Trong kỹ thuật thường gặp các đường cong khác nhau. Sau đây là cách vẽ một số đường cong phẳng. 12.1.1 Các đường cong vẽ bằng compa A. Vẽ ô van Ô van là đường cong khép kín được tạo bởi bốn cung tròn từng đôi một đối xứng. Ô van có hai trục đối xứng vuông góc với nhau gọi là trục dài và trục ngắn của ô van. Khi vẽ người ta cho biết độ dài của hai trục đó.(Quan sát đoạn video hình 2.22)Ví dụ: Vẽ ô van biết trục dài AB và trục ngắn CD.Cách vẽ như sau: – Vẽ cung tròn tâm O, bán kính OA cắt– OC kéo dài tại E; cung tròn tâm C, bán kính CE cắt AC tại F.– Vẽ trung trực của AF cắt OA tại O1, cắt OD tại O3.– Lấy O4 đối xứng với O3, O2 đối xứng với O1 qua O. Nối O3 với O1 và O2 , nối O4 với O1 và O2. Bốn tia này sẽ là giới hạn các cung tròn tâm O1, O2, O3, O4; tạo thành ô van.– Vẽ các cung tròn tâm O1, bán kính O1A; tâm O2, bán kính O2B; tâm O3 bán kính O3C; tâm O4 bán kính O4D ta được hình ô van cần dụng a1_13Med_Prog B. Đường xoáy ốc nhiều tâm Đường xoắy ốc nhiều tâm là đường cong phẳng tạo bởi các cung tròn có bán kính khác nhau nối tiếp nhau.Khi vẽ người ta cho biết khoảng cách giữa các tâm.+ Vẽ đường xoáy ốc 2 tâm: (Quan sát đoạn video sau) – Lấy O1 làm tâm, bán kính O1 – O2 vẽ cung O2– 1– Lấy O2 làm tâm, bán kính O2 – 1 vẽ cung 1–2– Lấy O1 làm tâm, bán kính O1 – 2 vẽ cung 2–3 + Vẽ đường xoáy ốc 3 tâm: (Quan sát đoạn video sau) – Lấy O1 làm tâm, bán kính O1 – O3 vẽ cung O3. 1– Lấy O2 làm tâm, bán kính O2 – 1 vẽ cung 1–2– Lấy O3 làm tâm, bán kính O3.2 vẽ cung 2–3– Lấy O1 làm tâm, bán kính O1 – 3 vẽ cung 3 – 4 + Vẽ đường xoáy ốc 4 tâm: (Quan sát đoạn video sau). – Lấy O1 làm tâm, bán kính O1 – O2 vẽ cung O2–1– Lấy O4 làm tâm, bán kính O4 – 1 vẽ cung 1–2– Lấy O3 làm tâm bán kính O3.2 vẽ cung 2–3– Lấy O2 lâm tâm bán kính O2 – 3 vẽ cung 3 – 4 xoaioc2tamMed_Prog 12.1.2 Vẽ các đường cong bằng thước cong A. Elip Elip là quỹ tích của điểm có tổng số khoảng cách đến hai điểm cố định F1 và F2 là một hằng số. MF 1 + MF 2 = 2a 1This content is available online at . 45
  50. 46 CHƯƠNG 12. VẼ CÁC ĐƯỜNG CONG HÌNH HỌC F1 và F2 gọi là tiêu điểm của elip (khoảng cách F1F2 < 2a), AB là trục dài của elip, CD là trục ngắn của elip (hình 2.26).Cách vẽ elip* Vẽ elip biết hai trục AB và CD (hình 2.27). • Vẽ hai đường tròn tâm O, đường kính là AB và CD. • Chia 2 đường tròn đó ra làm 12 phần đều nhau • Từ các điểm chia 1, 2, 3 và 1’, 2’, 3’ kẻ các đường thẳng song song với trục AB và CD. Giao điểm của các đường 1 –1’, 2 – 2’ là các điểm nối thành Elip. * Vẽ Elip khi biết 2 đường kính liên hợp EF và GH* Phương pháp hai chùm tia: (hình 2.28). • Qua E và F kẻ MP và NQ // GH • Qua G và H kẻ PQ và MN // EF • Chia các đoạn OH, PH, QH ra làm 3 phần bằng nhau bởi các điểm 1, 2, 3 và 1’,2’, 3’ (H là điểm chung 3 và 3’ của cả 3 đoạn này) • Nối E với các điểm 1’, 2’ thuộc PH và với 1, 2 thuộc OH ; nối F với các điểm 1’, 2’ thuộc HQ và 1, 2 thuộc OH. • Giao điểm của 2 tia tương ứng thuộc 2 chùm tia E và F xác định các điểm thuộc Elip. * Phương pháp tám điểm (hình 2. 29). • Qua A và B kẻ đường thẳng song song với CD, qua C và D kẻ hai đường thẳng song song với AB ta được hình bình hành EFGH. • Dựng tam giác vuông cân EIC (vuông tại I). • Vẽ cung tròn tâm C, bán kính CI cắt đường thẳng EF tại K và L. • Qua K và L vẽ các đường thẳng song song với CD, các đường thẳng này cắt các đường chéo EG và HF tại 4 điểm 1,2, 3, 4 là những điểm thuộc elip cần xác định.
  51. 47 Figure 12.1
  52. 48 CHƯƠNG 12. VẼ CÁC ĐƯỜNG CONG HÌNH HỌC Figure 12.2 Figure 12.3
  53. 49 Figure 12.4 B. Parabôn Parabôn là quỹ tích những điểm cách đều một điểm cố định và một đường thẳng cố định (hình 2.30).Ví dụ: điểm M thuộc parabôn ta có MF = MH Điểm cố định F gọi là tiêu điểm của parabôn, đường thẳng d cố định gọi là đường chuẩn của parabôn, đường thẳng Ox kẻ qua F vuông góc với trục d là trục của parabôn.Cách vẽ parabôn+ Vẽ parabôn khi biết tiêu điểm F và đường chuẩn.Cách vẽ hình 2.31 Trên trục đối xứng Ox lấy một điểm bất kì, ví dụ điểm 1.Quay cung tròn tâm F, bán kính r2 (bằng khoảng cách từ điểm O đến điểm1)cắt đường thẳng song song với d và đi qua 1 tại hai điểm. Hai điểm đó chính là hai điểm thuộc parabôn. Các điểm khác cũng xác định tương tự. + Vẽ parabôn nội tiếp trong một góc cho trước (hình 2.32). • Cho gócG.˙ Vẽ parabôn chứa hai điểm A và B đồng thời nội tiếp trong góc AOB. • Chia đều cạnh BO và OA thành một số phần như nhau bằng các điểm 1, 2, 3, 4,5 và 1’ , 2’ ,3’, 4’ , 5’ • Nối các điểm chia tương ứng 1–1’, 2–2’, 3 – 3’, 4–4’, 5–5’ • Từ các điểm 2’, 4 và kẻ các đường thẳng song song với trung tuyến OI tới cắt các đoạn thẳng 44’ và 22’ ta được hai điểm C và D là những điểm thuộc Prabôn. Các điểm E, F xác định tương tự. Xem hình 3.32 Phương pháp vẽ parabôn này gọi là phương pháp hai hàng điểm.
  54. 50 CHƯƠNG 12. VẼ CÁC ĐƯỜNG CONG HÌNH HỌC Figure 12.5
  55. 51 Figure 12.6
  56. 52 CHƯƠNG 12. VẼ CÁC ĐƯỜNG CONG HÌNH HỌC Figure 12.7 C. Hypécbôn Hypécbôn là quỹ tích các điểm có hiệu khoảng cách tới hai điểm cố định F1 và F2 bằng một hằng số. ½MF1 – MF2 ½ = A1A2 = 2a F1 và F2 gọi là tiêu điểm của Hypécbôn, đường thẳng nối hai tiêu điểm F1 và F2 là trục hypécbôn, hai điểm A1và A2 là hai đỉnh của hypécbôn (hình 3.33).Cách vẽ hypécbôn Khi biết hai tiêu điểm F1, F2 và hai đỉnh của nó như sau: • Trên trục Ox, lấy một điểm tuỳ ý ngoài hai tiêu điểm (điểm 2 chẳng hạn). • Quay cung tâm F1, bán kính r2 = A1 2, quay cung tròn tâm F2, bán kính R2 = A2 2 và nhận được giao điểm S là một điểm thuộc hypécbôn. Các điểm khác cũng thực hiện tương tự (hình 2.34). Trên hình 2.34 ta vẽ đường tròn tâm O có đường kính F1 F2 và hình chữ nhật có 2 cạnh qua A1, A2 để xác định hai đường tiệm cận của hypécbôn.
  57. 53 Figure 12.8
  58. 54 CHƯƠNG 12. VẼ CÁC ĐƯỜNG CONG HÌNH HỌC Figure 12.9 D. Đường sin Đường sin là đường cong có phương trình y = sinx.Cách vẽ đường sin được mô tả trong hình 2.35. • Vẽ đường tròn cơ sở tâm O, bán kính R. • Trên O’x lấy đoạn O’A = 2( R; Chia đều đường tròn cơ sở và đoạn thẳng O’A thành một số phần như nhau (12 phần chẳng hạn) bằng các điểm 1, 2, 3, 4 và 1’ , 2’, 3’, 4’ • Qua các điểm 1, 2, 3, trên đường tròn cơ sở kẻ các đường thẳng song song với trục O’x và qua các điểm 1’, 2’, 3’ trên trục O’x kẻ các đường thẳng song song với trục y. Giao điểm của 11’; 22’ là những điểm thuộc đường sin cần xác định.
  59. 55 Figure 12.10 E. Đường xoáy ốc Acsimét Đường xoáy ốc Acsimét là quỹ đạo của một điểm chuyển động đều trên một bán kính khi bán kính này quay đều quanh tâm O.Khoảng dịch chuyển của điểm trên bán kính khi bán kính này quay được 3600 gọi là bước xoáy ốc a.Khi vẽ đường xoáy ốc acsimét người ta cho biết bước xoắn a. Cách vẽ được trình bầy trong đoạn video hình 2.36. • Vẽ đường tròn tâm O, bán kính a. • Chia đều bán kính a và đường tròn thành 1 số phần như nhau bằng các điểm 1, 2 3 và 1’, 2’, 3’ • Vẽ các cung tròn tâm O, bán kính O 1, O 2, O 3 cắt các bán kính O1’, O2’, O3’ tại M1, M2, M3 là các điểm cần xác định.
  60. 56 CHƯƠNG 12. VẼ CÁC ĐƯỜNG CONG HÌNH HỌC Figure 12.11 G. Đường thân khai của đường tròn Đường thân khai của đường tròn là quỹ đạo của một điểm thuộc đường thẳng khi đường thẳng này lăn không trượt trên một đường tròn cố định.Đường tròn cố định gọi là đường tròn cơ sở. Khi vẽ đường thân khai người ta cho biết bán kính đường tròn cơ sở.Cách vẽ đường thân khai (hình 2.37). • Chia đường tròn cơ sở ra một số phần bằng nhau (12 phần chẳng hạn) bằng các điểm 1, 2, 3, 12. • Tại các điểm 1, 2, 3, vẽ các đường tiếp tuyến với đường tròn. Trên đường tiếp tuyến qua điểm 12 lấy một đoạn bằng chu vi đường tròn cơ sở bằng 2(R. • Chia đoạn 2(R thành 12 phần bằng nhau bằng điểm 1’, 2’, 3’, ,12’. • Lần lượt đặt trên các tiếp tuyến tại 1, 2, 3, các đoạn: 12 M12 = 12 12’; 1 M11 = 12 11’; 2 M10 = 12 10’ ta được các điểm M12 , M11 , M10 là các điểm thuộc đường thân khai của đường tròn tâm O bán kính R cần xác định.
  61. 57 Figure 12.12 H. Đường Xiclôit Đường xiclôit là quỹ đạo của một điểm thuộc một đường tròn, khi đường tròn đó lăn không trượt trên một đường thẳng cố định.Đường tròn lăn gọi là đường tròn cơ sở, đường thẳng cố định gọi là đường thẳng định hướng. Khi vẽ người ta cho biết đường kính của đường tròn cơ sở và đường thẳng định hướng.Cách vẽ như sau (hình 2.38) • Vẽ đường tròn tâm O, bán kính R tiếp xúc với đường thẳng định hướng tại M. • Trên đường thẳng định hướng lấy đoạn OA bằng chu vi đường tròn cơ sở và bằng 2pR. • Chia đều đường tròn cơ sở và OA thành một số phần như nhau (12 phần chẳng hạn) bằng các điểm 1, 2, 3, , 12 và 1’, 2’, 3’, ,12’. + Từ các điểm 1’, 2’, 3’ kẻ các đường thẳng vuông góc với đường thẳng định hướng để xác định các điểm O1, O2, O3 + Lấy O1, O2, O3 làm tâm vẽ các đường tròn có bán kính bằng bán kính đường tròn cơ sở. Các đường tròn này cắt các đường thẳng song song với đường thẳng định hướng kẻ từ các điểm chia 1, 2, 3, tại các điểm M1, M2, M3 Các điểm này chính là các điểm thuộc Xiclôit.
  62. 58 CHƯƠNG 12. VẼ CÁC ĐƯỜNG CONG HÌNH HỌC Figure 12.13 K. Đường Êpixiclôit và đường Hypôxidôit Đường êpixiclôit và đường hypôxidôit là quỹ đạo của một điểm thuộc một đường tròn khi đường tròn đó lăn không trượt trên một đường tròn cố định khác.Đường tròn lăn gọi là đường tròn cơ sở, đường tròn cố định gọi là đường tròn định hướng.Nếu hai đường tròn (cơ sở và định hướng) tiếp xúc ngoài khi lăn ta có đường êpixiclôit như hình 2.39.Khi vẽ đường êpixiclôit người ta cho bán kính r của đường tròn cơ sở, bán kính R và tâm của đường tròn định hướng. Góc được tính theo công thức: * Nếu đường tròn cơ sở và đường tròn định hướng tiếp xúc trong với nhau ta có đường hypôxiclôit (hình 2.40).
  63. 59 Figure 12.14
  64. 60 CHƯƠNG 12. VẼ CÁC ĐƯỜNG CONG HÌNH HỌC Figure 12.15
  65. 62 CHƯƠNG 13. HÌNH CHIẾU THẲNG GÓC Chương 13 Hình chiếu thẳng góc1 13.1 Hình chiếu thẳng góc Figure 13.1 1This content is available online at .
  66. 63 13.1.1 Các phương pháp biểu diễn hình chiếu thẳng góc A. Phương pháp chiếu góc tư thứ nhất Hãy quan sát đoạn Video clip sau để biết được phương pháp chiếu góc tư thứ nhât CHÈN VIDEO goc1 B. Phương pháp chiếu góc tư thứ ba Hãy quan sát video clip sau để biết về cách biểu diễn hình chiếu thẳng góc trong góc tư thứ ba. Và click vào Thông tin bổ xung để hiểu thêm về phương pháp này CHÈN VIDEO goc3 Dùng phép chiếu thẳng góc để biểu diễn vật thể. Phương pháp này có ưu điểm là hình dáng và kích thước của vật cần biểu diễn được bảo toàn nhưng nhược điểm là phải sử dụng nhiều hình biểu diễn, nhất là với những vật thể có hình dạng phức tạp.Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong các bản vẽ cơ khí và xây dựng. Dưới đây là ví dụ về một bản vẽ hình chiếu thẳng góc: Figure 13.2
  67. 64 CHƯƠNG 13. HÌNH CHIẾU THẲNG GÓC 13.1.2 Khái niệm về hình cắt, mặt cắt Hãy quan sát đoạn video clip về hình cắt, mặt cắt CHÈN VIDEO hinhcat 13.1.2.1 Khái niệm về phương pháp hình cắt và mặt cắt Để biểu diễn cấu trúc bên trong của vật thể trên các hình chiếu thường dùng nét đứt. Cách biểu diễn này làm cho bản vẽ không được rõ ràng sáng sủa.Giao trinh dien tu/VeKyThuat/Chuong3/hinh3.101.jpg2 Để khắc phục điều đó ta dùng phương pháp hình cắt – mặt cắt. Nội dung của phương pháp đó như sau: Giả sử ta dùng một mặt phẳng tưởng tượng cắt vật thể thành hai phần, bỏ đi phần giữa mắt người quan sát và mặt phẳng cắt, chiếu phần vật thể còn lại lên mặt phẳng song song với mặt phẳng cắt tưởng tượng được một hình biểu diễn gọi là hình cắt (Hình 4.10a). Nếu chỉ vẽ phần vật thể giao với mặt phẳng cắt tưởng tượng mà không vẽ những phần phía sau mặt phẳng cắt sẽ được một hình biểu diễn gọi là mặt cắt (Hình 4.10b) Figure 13.3 13.1.2.1.1 Hình cắt 13.1.2.1.1.1 Định nghĩa: Hình cắt là hình chiếu phần còn lại của vật thể lên mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng cắt sau khi đã tưởng tượng cắt bỏ phần vật thể ở giữa mặt phẳng cắt và người quan sát (Hình 4.11) Figure 13.4 Chú ý: Việc cắt vật thể chỉ là cắt tưởng tượng. Việc cắt đó chỉ có tác dụng đối với một hình cắt, các hình biểu diễn khác không bị ảnh hưởng gì nghĩa là trong thực tế vật thể vẫn nguyên vẹn. 2
  68. 65 13.1.2.1.1.2 Phân loại hình cắt * Phân loại theo vị trí mặt phẳng cắt. Theo vị trí tương đối giữa mặt phẳng cắt và mặt phẳng hình chiếu, hình cắt được chia thành bốn loại sau: + Hình cắt đứng: Là hình cắt nhận được khi mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng (Hình 4.12). Hình cắt đứng thường được biểu diễn ngay trên hình chiếu đứng. Figure 13.5 + Hình cắt bằng: Là hình cắt nhận được khi mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu bằng (Hình 4.13). Hình cắt bằng thường được biểu diễn ngay trên hình chiếu bằng. Figure 13.6 + Hình cắt cạnh: Là hình cắt nhận được khi mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh (Hình 4.14). Hình cắt cạnh thường được biểu diễn ngay trên hình chiếu cạnh. Figure 13.7 + Hình cắt nghiêng: Là hình cắt nhận được khi mặt phẳng cắt không song song với các mặt phẳng hình chiếu cơ bản (Hình 4.15)
  69. 66 CHƯƠNG 13. HÌNH CHIẾU THẲNG GÓC Figure 13.8 * Phân loại hình cắt theo số lượng mặt phẳng cắt. Theo số lượng mặt phẳng cắt, hình cắt được chia làm hai loại. + Hình cắt đơn giản: Là hình cắt nhận được khi chỉ dùng một mặt phẳng cắt. Hình cắt đơn giản được chia ra: Hình cắt dọc: Nếu mặt phẳng cắt dọc trục hoặc cắt dọc theo chiều dài hoặc chiều cao của vật thể (Hình 4.12). Hình cắt ngang: Nếu mặt phẳng cắt vuông góc với chiều dài hoặc chiều cao của vật thể (Hình 4.11). + Hình cắt phức tạp: Là hình cắt nhận được khi có hai hay nhiều mặt phẳng cắt. Hình cắt phức tạp được chia ra: – Hình cắt bậc: Khi các mặt phẳng cắt song song với nhau (Hình 4 .16) Figure 13.9 – Hình cắt xoay: Khi các mặt phẳng cắt cắt nhau (Hình 4.17) Figure 13.10 Để có hình cắt xoay trên hình 4.17, ta làm như sau: Sau khi tưởng tượng cắt vật thể, ta xoay mặt cắt không song song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản quanh trục là giao của hai mặt phẳng cắt tới vị trí mới sao cho hai mặt phẳng cắt trùng nhau sau đó chiếu hai mặt cắt lên mặt phẳng hình chiếu tưởng ứng, còn các phần tử khác ở phía sau mặt phẳng cắt vẫn chiếu bình thường như trước khi cắt. Chiều xoay không nhất thiết phải trùng với hướng chiếu sau khi cắt. Ngoài ra, khi chỉ muốn thể hiện một phần nhỏ bên trong của vật thể, ta được phép chỉ cắt riêng một phần đó gọi là hình cắt riêng phần. Lúc này hình cắt được đặt ngay trên hình chiếu cơ bản. Giới hạn giữa hình chiếu và hình cắt riêng phần được vẽ bằng nét lượn sóng (Hình 4.18).
  70. 67 Figure 13.11 Để thể hiện cùng trên một hình chiếu cả hình dáng bên ngoài và bên trong của vật thể, có thể dùng hình cắt kết hợp bằng cách ghép nửa hình chiếu với nửa hình cắt. Giới hạn giữa hình chiếu và hình cắt vẽ bằng nét chấm gạch (Hình 4.19). 13.1.2.1.1.3 Ghi chú và ký hiệu trên hình cắt: Figure 13.12 + Mặt phẳng cắt được biểu diễn bằng nét cắt tại các vị trí đầu, cuối và chỗ chuyển tiếp. + Nét cắt không được chạm vào đường bao của vật thể hay cắt vào đường kích thước. + Vẽ mũi tên chạm vào nét cắt để chỉ hướng chiếu sau khi cắt, bên cạnh mũi tên có chữ hoa đặt tên cho hình cắt, trong mọi trường hợp các chữ hoa này đều phải viết theo hướng nằm ngang. + Cặp chữ hoa tên hình cắt (A–A, B–B, ) được đặt trên giá nằm ngang, giá này được vẽ bằng nét liền đậm và đặt phía trên hình cắt. (Hình 4.16, Hình 4.17). 13.1.2.1.1.4 Các qui ước + Nếu mặt phẳng cắt trùng với mặt phẳng đối xứng của vật thể và các hình cắt đặt đúng vị trí hình chiếu tương ứng, không có các hình biểu diễn khác xen kẽ thì không cần thể hiện vị trí mặt phẳng cắt trên hình chiếu và trên hình cắt, không cần ghi chú và ký hiệu (Hình 4.12, hình 4.13, hình 4.14). + Để phân biệt phần vật thể nằm trên mặt phẳng cắt và phần vật thể nằm phía sau mặt phẳng cắt, quy ước vẽ phần vật thể nằm trên mặt phẳng cắt bằng nét liền mảnh theo ký hiệu vật liệu như TCVN 7 – 93 quy định (Mục 4.3.4). + Đường ranh giới giữa nửa hình chiếu và nửa hình cắt của hình cắt kết hợp là trục đối xứng, nửa hình chiếu đặt bên trái trục đối xứng, nửa hình cắt đặt bên phải trục đối xứng nếu trục đối xứng vuông góc với đường bằng bản vẽ (Hình 4.19). + Nếu có nét liền đậm trùng với trục đối xứng thì dùng nét lượn sóng làm đường phân cách. Nét này được vẽ lệch sang phần hình chiếu hay hình cắt tuỳ theo nét liền đậm thuộc hình biểu diễn nào (Hình 4.20a). + Nếu nét liền đậm vừa thuộc hình chiếu vừa thuộc hình cắt thì nét lượn sóng được vẽ như hình 4.20b
  71. 68 CHƯƠNG 13. HÌNH CHIẾU THẲNG GÓC + Trong trường hợp hình chiếu và hình cắt không có chung trục đối xứng thì có thể dùng đường phân cách là nét lượn sóng (Hình 4.21). Figure 13.13 + Trong trường hợp ghép hình chiếu với hình cắt, không vẽ các nét khuất trên phần hình chiếu, nếu các nét đó đã thể hiện trên phần hình cắt. + Nếu một bộ phận của vật thể là một khối tròn xoay và có đường ranh giới rõ rệt, có thể lập hình cắt ghép riêng cho bộ phận đó, đường phân cách giữa nửa hình chiếu và nửa hình cắt là trục đối xứng của bộ phận đó (Hình 4.22). Figure 13.14 + Khi cắt dọc trục các chi tiết như trục đặc, trục chính, các cánh mỏng như gân chịu lực (Hình 4.23) bu lông,đinh tán, nan hoa (Hình 4.24) thì coi như chúng không bị cắt (không gạch mặt cắt); viên bi không bao giờ bị cắt. Một số lưu ý khi vẽ hình cắt: * Khi nào vẽ hình cắt? Khi những vật thể có cấu tạo rỗng ở bên trong, trên các hình chiếu của chúng có nhiều nét đứt thì phải dùng hình cắt để diễn tả những phần khuất đó. Khi đó chọn mặt phẳng cắt trùng với mặt phẳng đối xứng của phần rỗng để làm rõ được bề dàycủa vật thể cũng như hình dáng của phần rỗng bên trong. * Vẽ hình cắt ở chỗ nào? Quan sát trên các hình chiếu, nếu thấy trên hình chiếu nào có nhiều nét đứt diễn tả cấu tạo bên trong của vật thể thì chọn hình chiếu đó để vẽ hình cắt. Không nên lạm dụng thể hiện nhiều hình cắt trên một bản vẽ nếu chúng không đưa thêm những thông tin gì mới so với hình cắt đầu tiên. * Dùng hình cắt loại nào? Tuỳ theo cấu tạo của vật thể mà chọn loại hình cắt thích hợp. Xin gợi ý một số cách chọn: – Nếu vật thể có cấu tạo bên trong đơn giản nên cắt toàn phần bằng một mặt phẳng cắt. – Nếu vật thể có nhiều phần rỗng ở các vị trí khác nhau, dùng hình cắt bậc. – Nếu muốn thể hiện cả phần rỗng bên trong và hình dáng bên ngoài của vật thể, chọn hình cắt kết hợp. – Khi chỉ muốn thể hiện riêng một phần khuất nào đó, chọn hình cắt riêng phần. * Khi nào dùng nét chấm gạch đậm?
  72. 69 Theo TCVN 8 – 85, nét chấm gạch đậm dùng để biểu diễn phần bề mặt đã được gia công nhiệt hoặc biểu diễn phần vật thể nằm trước mặt phẳng cắt mà theo quy định chúng không được thể hiện trên hình cắt. Nếu phần vật thể đó rất quan trọng và không thể không thể hiện, dùng nét chấm gạch đậm để vẽ. * Những sai sót thường gặp khi vẽ hình cắt: – Vẽ kí hiệu vết cắt và ghi chú lúc thừa, lúc thiếu.Cần nhớ rằng không vẽ vết cắt và ghi chú bắng cặp chữ cái khi mặt phẳng cắt trùng với mặt phẳng đối xứng của vật thể và hình cắt đó được đặt ngay trên một trong những hình chiếu cơ bản. – Vẽ thiếu các nét sau mặt phẳng cắt. 13.1.2.1.2 Mặt cắt 13.1.2.1.2.1 Định nghĩa Mặt cắt là hình phẳng nhận được trên mặt phẳng cắt khi tưởng tượng dùng mặt phẳng này để cắt vật thể (Hình 4.25). Mặt phẳng cắt được chọn sao cho vuông góc với chiều dài của vật thể. Mặt cắt dùng để thể hiện hình dạng và cấu tạo của phần tử bị cắt mà trên hình chiếu chưa thể hiện. Figure 13.15 13.1.2.1.2.2 Phân loại mặt cắt Mặt cắt được chia làm hai loại: Mặt cắt rời và mặt cắt chập. 13.1.2.1.2.2.1 Mặt cắt rời Là mặt cắt đặt ở ngoài hình chiếu biểu diễn tương ứng (Hình 4.25). + Đường bao mặt cắt rời vẽ bằng nét liền đậm. Mặt cắt rời dùng để thể hiện phần tử có đường bao tương đối phức tạp. + Mặt cắt rời đối xứng thường đặt theo đường kéo dài của nét cắt, lúc này trục đối xứng của mặt cắt trùng với nét cắt (Hình 4.26) hoặc ở giữa phần cắt lìa của hình biểu diễn tương ứng (Hình 4.27).
  73. 70 CHƯƠNG 13. HÌNH CHIẾU THẲNG GÓC Figure 13.16 Lúc này trên mặt cắt và hình biểu diễn tương ứng không cần ghi chú và ký hiệu. + Cho phép đặt mặt cắt rời ở vị trí tuỳ ý nhưng lúc đó trên hình biểu diễn tương ứng và mặt cắt phải có ghi chú và ký hiệu. 13.1.2.1.2.2.2 Mặt cắt chập. Mặt cắt chập là mặt cắt đặt ngay trên hình biểu diễn tương ứng tại vị trí cắt (Hình 4.28). Đường bao mặt phẳng cắt chập vẽ bằng nét liền mảnh. Mặt cắt chập dùng để hiện các phần tử có đường bao đơn giản. Figure 13.17 Các qui định về mặt cắt + Cách ghi chú và ký hiệu trên mặt cắt nói chung giống như cách ghi chú chữ và ký hiệu trên hình cắt. + Đối với mặt cắt chập và mặt cắt rời không có trục đối xứng trùng với vết mặt phẳng cắt thì chỉ cần vẽ nét cắt, mũi tên chỉ hướng nhìn mà không cần cặp chữ cái đặt tên cho mặt cắt (Hình 4.29).
  74. 71 Figure 13.18 + Mặt cắt được đặt đúng hướng của mũi tên chỉ hướng chiếu và cho phép đặt ở vị trí bất kỳ trên bản vẽ. Nếu mặt cắt đã được xoay thì trên cặp chữ cái vẽ một mũi tên cong (Hình 4.30). Figure 13.19 + Nếu mặt phẳng cắt đi qua trục các lỗ tròn xoay, phần lõm tròn xoay thì trên mặt các đường bao của mặt tròn xoay được vẽ đầy đủ như trong hình cắt (Hình 4.31).
  75. 72 CHƯƠNG 13. HÌNH CHIẾU THẲNG GÓC Figure 13.20 + Đối với một số mặt cắt của cùng một vật thể có hình dạng giống nhau nhưng khác nhau về vị trí và góc độ cắt thì các mặt cắt đó có ký hiệu giống nhau và chỉ cần vẽ một mặt cắt đại diện (Hình 4.32)
  76. 73 Figure 13.21 + Trong trường hợp đặc biệt cho phép dùng mặt cong để cắt, khi đó mặt cắt được vẽ theo dạng trải và ghi chữ "đã trải" dưới giá ngang của cặp chữ cái. (Hình 4.33).
  77. 74 CHƯƠNG 13. HÌNH CHIẾU THẲNG GÓC Figure 13.22 13.1.2.1.2.3 Ký hiệu vật liệu trên mặt cắt + TCV0007 – 93 qui định ký hiệu vật liệu trên mặt cắt như ở mục 2.5 đã trình bày. + Cách vẽ ký hiệu vật liệu trên mặt cắt: – Các đường gạch trên mặt cắt phải kẻ song song với nhau và nghiêng 450 so với đường trục chính của hình cắt, đường bao của hình cắt hoặc đường bằng của bản vẽ. (Hình 4.34) Nếu đường gạch gạch hoặc song song với đường bao của hình cắt hoặc đường trục chính của hình cắt thì được phép kẻ đường gạch gạch nghiêng 300 hoặc 600 (Hình 4.35).
  78. 75 Figure 13.23 – Trên mỗi hình cắt, mặt cắt của một vật thể cùng thuộc một bản vẽ thì đường gạch kẻ giống nhau (cùng hướng và cùng khoảng cách). Khoảng cách giữa các đường gạch gạch lớn hơn hoặc bằng 2 lần nét cơ bản và không nhỏ hơn 0,7mm. – Các hình cắt, mặt cắt của các chi tiết khác nhau đặt cạnh nhau thì đường gạch mặt cắt của mỗi chi tiết được gạch có hướng khác nhau hoặc khoảng cách giữa các đường gạch khác nhau (Hình 4.36). – Cho phép tô đen các mặt cắt hẹp có bề rộng nhỏ hơn 2 mm, nếu các mặt cắt hẹp sát nhau thì giữa các mặt cắt phải để một vạch t trắng nhỏ làm ranh giới. (Hình 4.37) – Nếu bề mặt phải gạch lớn quá cho phép chỉ gạch phần sát biên (Hình 4.38). – Không gạch qua chữ số kích thước (Hình 4.39). Figure 13.24 13.1.2.1.2.4 Vẽ mặt cắt nghiêng. Vẽ mặt cắt nghiêng của vật thể là vẽ hình thật của giao giữa mặt phẳng cắt với các mặt bên của vật thể. Ví dụ: Vẽ mặt cắt nghiêng A–A của vật thể đã cho như hình 4.40.
  79. 76 CHƯƠNG 13. HÌNH CHIẾU THẲNG GÓC Figure 13.25 Cách làm gồm các bước sau: + Phân tích vật thể: Vật thể gồm hai khối: Đế là khối hộp chữ nhật. Thân là khối trụ tròn xoay. + Dạng giao tuyến: – Mặt A–A cắt trụ theo một hình elíp không đầy đủ có: Hình chiếu đứng gồm các điểm: 31, 21, 11 Hình chiếu bằng gồm các điểm: 3’2 „ 22 , 12 , 2’2, 3”2
  80. 77 – Mặt cắt A – A cắt đế theo hình chữ nhật có: Hình chiếu đứng 31, 41 Hình chiếu bằng 32, 3’2, 42, 4’2. +Vẽ hình thật của mặt cắt: Thực chất là dùng phương pháp thay mặt phẳng hình chiếu để xác định độ lớn của một hình phẳng đã trình bày trong chương trình hình học hoạ hình. Thứ tự thực hiện như sau: – Kẻ đường thẳng h song song với A–A – Trên h lấy các điểm 10, 20, 30, 40 có: 10 20 = 11 21; 20 30 =21 31; 30 40 = 31 41 + Qua 20, 30, 40 kẻ các đường thẳng vuông góc với h và đặt: Figure 13.26 + Nối các điểm: 4, 3, 3*, 2,10 , 2’, 3”, 3’, 4’, 40 , 4 ta có được đường bao hình thật của mặt cắt A–A phải xác định. 13.1.3 Hình trích 13.1.3.1 Định nghiã Hình trích là hình biểu diễn bổ sung cho một bộ phận nào đó của vật thể khi cần làm rõ hình dáng và kích thước của bộ phận đó.Hình trích được vẽ theo tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ hình biểu diễn tương ứng trên cùng một bản vẽ. 13.1.3.2 Ký hiệu hình trích Trên hình biểu diễn tương ứng, tại phần tử cần trích vẽ đường tròn bằng nét liền mảnh kèm theo chữ số La mã đặt tên cho hình trích. Số La mã được viết trên đoạn nằm ngang của đường dẫn vẽ từ vòng tròn giới hạn phần tử cần trích của vật thể (Hình 3. 41 a).+ Phía trên hình trích:– Số la mã viết trên giá nằm ngang. – Tỷ lệ của hình trích viết dưới giá nằm ngang (Hình 4.41b).+ Hình trích có thể là hình cắt hay hình chiếu mà không phụ thuộc vào cách biểu hiện của hình biểu diễn tương ứng. Hình 3.42 là hình trích rãnh của hai đầu trục trong đó, hình trích là hình cắt, hình biểu diễn tương ứng là hình chiếu.
  81. 78 CHƯƠNG 13. HÌNH CHIẾU THẲNG GÓC Figure 13.27
  82. 79 Figure 13.28 13.1.4 Vẽ hình chiếu và ghi kích thước của vật thể 13.1.4.1 Vẽ hình biểu diễn – Mọi vật thể dù đơn giản hay phức tạp đều do một hay nhiều khối hình học cơ bản tạo thành.– Khi vẽ hình chiếu của vật thể ta phải chọn hướng chiếu chính sao cho hình biểu diễn chính phải thể hiện được nhiều nhất, rõ nhất hình dáng và kích thước của vật thể.– Số lượng hình biểu diễn phụ thuộc vào mức độ phức tạp của vật thể và luôn phải theo nguyên tắc: số lượng hình biểu diễn ít nhất nhưng phải thể hiện được đầy đủ hình dáng và kích thước của vật thể.Thông thường vật thể được biểu diễn bằng ba hình chiếu, có khi người ta chỉ vẽ hai hình chiếu, thậm chí 1 hình chiếu. Hình chiếu phụ và hình chiếu riêng phần được vẽ khi cấu tạo của vật thể phức tạp. Có thể phân quá trình xây dựng hình biểu diễn của vật thể thành các bước sau:* Bước 1– Phân tích vật thể thành các khối hình học đơn giản.Vì dụ: Hình 3.43 là vật thể cần biểu diễn. Ta có thể phân tích thành ba khối hình học đơn giản như trên hình 3.44. 1– Đế có dạng hình lăng trụ, đáy trên và đáy dưới hình thang cân, hai góc sau vê tròn 1/4 trên mặt trụ có hai lỗ trụ xuyên suốt.2– Giá đỡ là khối lăng trụ có mặt trước và mặt sau là hình thang cân, mặt dưới phẳng tiếp xúc với đế, mặt trên khoét rãnh hình trụ.3– ổ là một khối hình trụ nằm ngang có lỗ xuyên suốt, mặt dưới đặt vào rãnh hình trụ của giá đỡ. * Bước 2: Chọn hướng chiếu chínhQua phân tích vật thể có thể nhận thấy chọn hướng chiếu A trên hình 3.43 làm hướng chiếu chính là hợp lý.* Bước 3 Vẽ các hình chiếuTuỳ theo cấu tạo của vật thể ta có thể vẽ các hình chiếu theo trình tự sau: 1– Hình chiếu đứng – hình chiếu bằng – hình chiếu cạnh.2– Hình chiếu đứng – hình chiếu cạnh – hình chiếu bằng. * Thứ tự các bước thực hiện sau khi đã chọn một trong 2 trình tự trên:+ Vẽ các đường trục đối xứng của vật thể trên ba hình chiếu.+ Lần lượt vẽ hình chiếu của đế, giá đỡ và ổ theo thứ tự:– Vẽ đường tròn nhỏ trước đường tròn lớn sau, tiếp đến vẽ các đường bằng, đường đứng và đường xiên, tiếp theo là xác định giao giữa các mặt và cuối cùng là vẽ các đường bao khuất.– Cần chú ý rằng trong vẽ kỹ thuật không biểu diễn các trục hình chiếu (oxyz) như trong hình học hoạ hình do đó khi vẽ cần phải có những đường chuẩn để từ đó xác định vị trí tương đối của các phần tử cấu tạo nên vật thể. Thông thường người ta dùng các trục đối xứng của các hình chiếu hoặc các mặt bên của vật thể để làm chuẩn đo kích thước trên các hình chiếu. –
  83. 80 CHƯƠNG 13. HÌNH CHIẾU THẲNG GÓC Khi vẽ hình chiếu thứ 3 ta dựng đường nghiêng 45o làm đường phụ trợ để vẽ. Hình 3.45 là ba hình chiếu của vật thể cho ở hình 3.43. Figure 13.29
  84. 81 Figure 13.30
  85. 82 CHƯƠNG 13. HÌNH CHIẾU THẲNG GÓC Figure 13.31 13.1.4.2 Ghi kích thước Trong chủ đề 1 đã trình bày những kiến thức chung về ghi kích thước. Nhưng trong thực tế các vật thể có cấu trúc phức tạp và không giống nhau, do đó tuỳ thuộc vào mỗi vật thể được biểu diễn, ta có cách ghi kích thước cho phù hợp để phản ánh đầy đủ, chính xác độ lớn của vật thể. Các kích thước phải được ghi rõ ràng, dễ hiểu để tránh nhầm lẫn trong khi đọc bản vẽ hoặc phải tính toán lại trong gia công. a) Phân loại kích thước Người ta chia kích thước thành ba loại. – Kích thước định hình là kích thước xác định độ lớn của từng khối hình học cấu tạo nên vật thể. Ví dụ: Hình 3.45: các kích thước (22, (38 và 44 xác định độ lớn của ổ trục, kích thước 110, 55, 16 xác định độ lớn của đế. – Kích thước định vị: Là kích thước xác định vị trí tương đối giữa các phần tử cấu tạo nên vật thể. Ví dụ: Kích thước 82 và (16 xác định vị trí tương đối giữa 2 lỗ trụ và mặt dưới đế 1; kích thước 58 xác định tương đối giữa ổ 3 và gối đỡ 2. Kích thước định vị lấy theo ba chiều không gian, mỗi chiều không gian phải chọn một mặt nào đó để làm chuẩn kích thước.Ví dụ (Hình 3.46): Để xác định chiều rộng của vật thể có thể chọn mặt phẳng đối xứng của vật thể làm mặt chuẩn (chuẩn I).Để xác định chiều dày của vật thể chọn mặt sau của đế và giá đỡ làm mặt chuẩn (chuẩn II). Để xác định chiều cao chọn mặt dưới của đế làm mặt chuẩn (chuẩn III).– Kích thước định khối: Là kích thước lớn nhất theo ba chiều không gian của vật thể. Kích thước định khối còn gọi là kích thước choán chỗ.Ví dụ: Các kích thước 110, 58 và (38, 55 và 10 kích thước định khối của vật thể được biểu diễn trên hình 3.45.b) Phân bố kích thước Để kích thước ghi trên bản vẽ được rõ ràng, dễ đọc, tránh nhầm lẫn cần chú ý một số vấn đề sau:– Mỗi kích thước chỉ ghi một lần, không ghi lặp, ghi thừa.– Các kích thước định hình của phần tử nào ghi ở hình chiếu thể hiện rõ nhất đặc trưng hình dáng của phần tử đó.– Những kích thước có liên quan đến việc biểu diễn một bộ phận của vật thể nên để gần nhau. Mỗi kích thước được ghi ở một vị trí rõ ràng của bản vẽ, nên ghi ở ngoài hình biểu diễn và ghi tập trung ở một số hình biểu diễn, nhất là hình biểu diễn chính. 13.1.5 Đọc bản vẽ và vẽ hình chiếu thứ 3 từ 2 hình chiếu đã cho 13.1.5.1 Đọc bản vẽ Đọc bản vẽ là nghiên cứu các hình biểu diễn đã cho để hiểu được hình dáng, kết cấu của vật thể. Trình tự đọc bản vẽ có thể thực hiện như sau:– Phải xác định hướng chiếu cho từng hình chiếu, theo các hướng từ trước, từ trên (hoặc từ trái) để hình dung ra mặt trước, mặt trên (hoặc mặt trái) của vật thể.– Phân tích ý
  86. 83 nghĩa các đường nét trên từng hình chiếu, mối quan hệ giữa các đường nét trên các hình chiếu để hình dung được từng bộ phận cấu thành vật thể.– Cuối cùng là tổng hợp những điều đã phân tích trên, hình dung ra hình dạng của vật thể được biểu diễn. 13.1.5.2 Mối quan hệ giữa các hình chiếu Trên hình 3.47 biểu diễn ba hình chiếu của điểm A. Ta nhận thấy:– Hình chiếu đứng A1 được xác định bởi OAx và OAz - Hình chiếu bằng A2 được xác định bởi OAx và OAy– Hình chiếu cạnh A3 được xác định bởi OAy và OAzNhư vậy: + Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng có chung kích thước song song với trục Oz – Độ xa cạnh của điểm.+ Hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh có chung kích thước song song với trục Oy – Độ xa của đểm.+ Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh có chung kích thước song song với trục Ox– Độ cao của điểm. Từ đó, khi biết hai hình chiếu của vật thể ta có thể vẽ được hình chiếu thứ ba của nó. Cần chú ý trong bản vẽ kỹ thuật không vẽ các trục chiếu cũng như các đường dóng hình chiếu cho nên khi vẽ hình chiếu thức ba ta thường vẽ theo chuẩn kích thước. Figure 13.32 Hình 3.47 13.1.5.3 Ví dụ Vẽ hình chiếu cạnh của vật thể đã cho như hình 3.48. Trình tự thực hiện như sau:a) Đọc bản vẽ Qua phân tích đường nét của hai hình chiếu ta thấy vật thể có thể chia thành ba phần: (Hình 3.49)+ Thân (1) có dạng hộp chữ nhật.Kích thước của thân là 38 x 26 x 15, phía dưới thân xẻ rãnh 28 x 26 x 4; mặt trên hai phía trước và sau có khoét hai rãnh nửa trụ R7, rộng 5 – lỗ (10 được khoan suốt từ trên xuống dưới + Hai quai (2) là hai nửa mặt trụ bán kính ngoài R10, bán kính trong R7 rộng 5.+ Hai tai (3): đầu của hai tai là các nửa mặt trụ R8, lỗ xuyên suốt (6 b) Vẽ hình chiếu cạnh. Nguyên tắc chung là vẽ các phần thấy trước, phần khuất sau, bộ phận chủ yếu trước, thứ yếu sau. Thứ tự thực hiện như sau (Hình 3.50)
  87. 84 CHƯƠNG 13. HÌNH CHIẾU THẲNG GÓC Figure 13.33
  88. 85 Figure 13.34 Figure 13.35
  89. 86 CHƯƠNG 13. HÌNH CHIẾU THẲNG GÓC Figure 13.36 13.1.6 Vẽ vật thể có lỗ xuyên Vật thể xuyên là các vật thể có dạng hình học cơ bản và có các lỗ xuyên qua. Vẽ vật thể xuyên là vẽ giao giữa các mặt hình học đã học trong chương trình hình học họa hình. Ví dụ: Cho hình chiếu đứng của một vật thể xuyên và hình chiếu bằng chưa đầy đủ của nó (Hình 3.52). Hãy vẽ đầy đủ hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh và áp dụng hình cắt hợp lý trên các hình chiếu. Giải: Bước 1: Vẽ đầy đủ hình chiếu bằng của lỗ lăng trụ chiếu đứng đáy tam giác cân xuyên qua trụ tròn xoay.Bước 2: Vẽ hình chiếu cạnh:Thực chất là vẽ giao giữa mặt trụ tròn xoay và lăng trụ chiếu bằng đáy hình vuông với lăng trụ chiếu đứng tam giác cân.+ Lăng trụ chiếu đứng đáy tam giác nên hình chiếu đứng của giao trùng với hình chiếu đứng của lăng trụ.+ Trụ tròn xoay và lăng trụ có đáy hình vuông đều là các mặt chiếu bằng do đó hình chiếu bằng của giao trùng với hình chiếu bằng của trụ và lăng trụ đáy hình vuông.+ Tìm hình chiếu cạnh của giao: – Vì mặt trên của lăng trụ là mặt phẳng bằng do đó trên hình chiếu cạnh sẽ suy biến thành đoạn thẳng nằm ngang. – Hai mặt bên của lăng trụ là các mặt phẳng chiếu đứng cắt trụ theo các cung elíp nên trên hình chiếu cạnh các cung A3 B3 C3 D3 cũng là các cung e líp.– Lăng trụ chiếu đứng đáy tam giác cắt lăng trụ chiếu bằng đáy hình vuông tại các điểm E và K.Hình 3.53 giới thiệu cách tìm một nửa giao của lăng trụ đáy tam giác với trụ tròn xoay, giao của lăng trụ đáy tam giác với trụ có đáy là hình vuông.Nửa đối xứng còn lại cách vẽ cũng tương tự.Hình 3.54 là 3 hình chiếu vuông góc sau khi đã vẽ hoàn chỉnh và hình chiếu trục đo đã được cắt bỏ một phần tư để nhìn rõ cấu trúc bên trong của vật thể.
  90. 87 Figure 13.37
  91. 88 CHƯƠNG 13. HÌNH CHIẾU THẲNG GÓC Figure 13.38
  92. 90 CHƯƠNG 14. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO Chương 14 Hình chiếu trục đo1 14.1 Hình chiếu trục đo Figure 14.1 1This content is available online at .
  93. 91 14.1.1 Phương pháp biểu diễn hình chiếu trục đo 14.1.1.1 A. Khái niệm Hình chiếu thẳng góc là loại hình biểu diễn đơn giản, cho phép thể hiện chính xác hình dạng và kích thước của vật thể. Do đó trong kỹ thuật dùng phương pháp hình chiếu thẳng góc làm phương pháp biểu diễn chính. Song mỗi hình chiếu thẳng góc chỉ thể hiện kích thước hai chiều nên người đọc khó hình dung ra hình dạng của vật thể. Để khắc phục nhược điểm đó người ta dùng phương pháp hình chiếu trục đo để bổ sung. Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn nổi của vật thể trên một mặt phẳng hình chiếu bằng phép chiếu song song. Hình chiếu trục đo thể hiện đồng thời cả ba chiều của vật thể trên một hình biểu diễn nên dễ thấy được hình dạng của nó. Chính vì vậy, bên cạnh các hình chiếu thẳng góc người ta thường vẽ thêm hình chiếu trục đo của vật thể đó (Hình 5.1) Figure 14.2 14.1.1.2 B. Phương pháp xây dựng hình chiếu trục đo Để xây dựng hình chiếu trục đo người ta làm như sau:– Gắn hệ trục toạ độ Đề các ba chiều Oxyz vào vật thể.– Chọn mặt phẳng P’ làm mặt phẳng hình chiếu và hướng chiếu L– Chiếu hệ trục toạ độ oxyz và vật thể theo hướng chiếu L lên mặt phẳng P’ ta có hình chiếu của các trục là O’X’Y’Z’ (được gọi là các trục đo) và hình chiếu của vật thể đó gọi là hình chiếu trục đo (Hình 5.2)
  94. 92 CHƯƠNG 14. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO Figure 14.3 14.1.1.3 C. Hệ số biến dạng Tỷ số giữa kích thước trên trục đo với kích thước tương ứng đo được trên vật thể được gọi là hệ số biến dạng.Tỷ số O’A’ / OA =p là hệ số biến dạng theo phương Ox.Tỷ số O’B’ / 0B = q là hệ số biến dạng theo phương Oy.Tỷ số O’C’ / OC = r là hệ số biến dạng theo phương Oz.Nhờ các hệ số biến dạng ta có thể chuyển từ hệ toạ độ vuông góc sang hệ toạ độ trục đo và ngược lại.
  95. 93 14.1.1.4 D. Phân loại hình chiếu trục đo + Căn cứ vào phương chiếu L vuông góc hoặc xiên góc với mặt phẳng hình chiếu P’ mà người ta phân thành:– Hình chiếu trục đo vuông góc– Hình chiếu trục xiên góc.+ Căn cứ theo hệ số biến dạng mà phân thành:– Hình chiếu trục đo đều: ba hệ số biến dạng theo ba trục bằng nhau.– Hình chiếu trục đo cân: hai trong ba hệ số biến dạng bằng nhautừng đôi một.– Hình chiếu trục đo lệch: ba hệ số biến dạng theo ba trục không bằng nhau.Rất nhiều loại hình chiếu trục đo được xây dựng trên cơ sở đó. Song kỹ thuật thường dùng một số loại hình chiếu trục đo như:– Hình chiếu trục đo vuông góc đều.– Hình chiếu trục đo vuông góc cân – Hình chiếu trục đo đứng đều(xiên góc đều).– Hình chiếu trục đo đứng cân (xiên góc cân).Dưới đây giới thiệu các qui định và cách vẽ bốn loại hình chiếu trục đo trên. 14.1.2 Các loại hình chiếu trục đo Tiêu chuẩn Việt Nam, TCVN 11 – 78, quy định về vị trí các trục đo và hệ số biến dạng theo các trục để vẽ hình chiếu trục đo. Figure 14.4 14.1.2.1 Hình chiếu trục đo vuông góc đều 14.1.2.1.1 A, Vị trí các trục đo Các góc X’O’Y’ = Y’O’Z’ = Z’O’X’ =120o. Có thể xác định góc 30o giữa trục x hoặc y với phương nằm ngang bằng Êke.
  96. 94 CHƯƠNG 14. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO Figure 14.5 14.1.2.1.2 B. Hệ số biến dạng theo các trục p = q = r = 0,82. Để cho tiện vẽ có thể vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều gần đúng bằng cách lấy hệ số biến dạng theo các trục x, y, z bằng p = q = r = 1, nghĩa là đã phóng to hình chiếu trục đo lên 1/0,82 = 1,22 lớn so với thực tế. 14.1.2.1.3 C. Vẽ hình chiếu trục đo của đường tròn Trong hình chiếu trục đo vuông góc đều, đường tròn thuộc các mặt phẳng song song với mặt phẳng toạ độ có hình chiếu trục đo là elíp. Trục lớn của elíp vuông góc với trục đo thứ ba không chứa elíp. Nếu lấy hệ biến dạng dạng qui ước p = q = r = 1 thì trục lớn của elíp bằng 1,22 đường kính vòng tròn và trục nhỏ bằng 0,7 đường kính đó. Có thể vẽ gần đúng hình chiếu trục đo của đường tròn bằng ô van (thay thế cho đường elip). Cách vẽ đường ô van như hình 5.5: Lấy trục lớn AB bằng 1,22d, trục nhỏ CD bằng 0,7d (d là đường kính đường tròn cần vẽ), quay cung tròn tâm O’ bán kính O’C = O’D cắt trục lớn AB tại O3, O4 . Quay cung tròn tâm O’ bán kính O’A = O’B cắt trục nhỏ CD tại O1, O2. Bốn cung tròn có tâm Ot, O2, O3, O4 tạo thành đường ô van. Vị trí các tiếp điểm thuộc các đường cong được xác định như hình vẽ.
  97. 95 Figure 14.6 14.1.2.2 Hình chiếu trục đo vuông góc cân 14.1.2.2.1 A. Vị trí các trục đo Các góc X’O’Z’= 97o10’ ; Y’O’Z’ = Y’O’Z’ =131o 25’. Có thể vẽ trục O’X’ theo tg7o = 1:8 và trục O’Y’ theo tg 410 ≈ 7:8.
  98. 96 CHƯƠNG 14. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO Figure 14.7 14.1.2.2.2 B. Hệ số biến dạng theo các trục đo p = r = 0,94, q = 0,47. Để tiện vẽ, người ta sử dụng hệ số biến dạng qui ước p = r = 1, q = 0,5. Như vậy hình chiếu trục đo đã được phóng to 1,06 lần so với thực tế. 14.1.2.2.3 C. Vẽ hình chiếu trục đo của đường tròn + Đường tròn thuộc mặt phẳng song song với mặt phẳng O’X’Z’ có hình chiếu trục đo là elíp. Độ dài của trục lớn bằng 1,06d. Độ dài trục nhỏ bằng 0,94d. (d là đường kính của đường tròn) (Hình 5.7). + Đường tròn thuộc mặt phẳng song song với mặt phẳng X’O’Y’ và Y’O’Z’ có hình chiếu là elip.Độ dài trục lớn bằng 1,06d,độ dài trục nhỏ bằng 0,35d.Hướng trục lớn của elíp hợp với O’X’ hay O’Z’ một góc 70 tuỳ theo elíp thuộc mặt phẳng song song với X’O’Y’ hay Y’O’Z’. Hay nói cách khác, trục lớn của elíp này vuông góc với O’Z’ hay O’X’.+ Cách vẽ gần đúng elíp bằng đường ô van: – Đối với elíp nằm trong mặt phẳng X’O’Z’ có trục lớn AB = 1,06d trục nhỏ CD = 94d ta nối AC. Lấy O làm tâm quay cung tròn bán kính OA cắt CD tại E. Lấy O làm tâm quay cung tròn bán kính OA cắt CD tại E. Quay cung tròn tâm C, bán kính CE cắt AC tại F. Dựng trung trực AF cắt AB, CD tại O4,O1 lấy O3, O2 đối xứng O4, O1 qua O. Bốn tâm O1, O2, O3, O4 là bốn tâm cung tròn nối tiếp tạo thành đường ô van.Hình 5.8- Đối với elíp có trục lớn AB = 1,06d; trục nhỏ CD = 0,35d. Ta lấy:O2A = O4B = CD/4 O1C = O2D = R = AB + (CD/2) (Hình 5.9)
  99. 97 Figure 14.8
  100. 98 CHƯƠNG 14. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO Figure 14.9 14.1.2.3 Hình chiếu trục xiên góc đều 14.1.2.3.1 A. Vị trí các trục đo Các góc X ’O’ Z’ = 90o, Y’ O’ X’ = Y’ O’ Z’ = 135o. (hình 5.12) 14.1.2.3.2 B. Hệ số biến dạng quy ước p = q = r = 1 14.1.2.3.3 C. Hình chiếu trục đo của đường tròn + Đường tròn thuộc mặt phẳng song song với mặt XOY hay YOZ có hình chiếu trục đo là elíp . Độ dài trục lớn của elíp bằng 1,3d, độ dài trục nhỏ bằng 0,54d (d là đường kính của đường tròn). Hướng trục lớn của elíp hợp với trục O’X’ hay O’Z’ một góc 22o 30’.(Hình 5.13) + Cách vẽ gần đúng elíp bằng đường ôvan như hình 5.14. Trục lớn AB =1,3d, Trục nhỏ CD = 0,54dR = O1C = O3D = 1,42dr = O2A = O4B = 0,18
  101. 99 Figure 14.10 Figure 14.11
  102. 100 CHƯƠNG 14. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO 14.1.2.4 Hình chiếu trục đo xiên góc cân 14.1.2.4.1 A. Vị trí các trục đo Giống như hình chiếu trục đo đứng đều. 14.1.2.4.2 B. Hệ số biến dạng quy ước p = r = 1; q = 0,5 14.1.2.4.3 C. Hình chiếu trục đo của đường tròn + Đường tròn thuộc mặt phẳng song song với mặt phẳng X’O’Z’ có hình chiếu trục đo là đường tròn.+ Đường tròn thuộc mặt phẳng song song với mặt phẳng Y’O’Z’ hay Z’O’Y’ có hình chiếu trục đo là elíp. Độ dài trục elíp bằng 1,06 d, nghiêng 7o với trục X’ nếu nằm trong, hoặc song song với mặt phẳng X’O’Y’; nghiêng 7o với trục Z’ nếu nằm trong hoặc song song với mặt phẳng Y’O’Z’. Độ dài trục nhỏ bằng 0,35 d (d là đường kính đường tròn) (Hình 5.16)+ Cho phép vẽ gần đúng elíp bằng ôvan như hình 5.17. Figure 14.12
  103. 101 Figure 14.13
  104. 102 CHƯƠNG 14. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO Figure 14.14
  105. 103 14.1.2.5 Các ví dụ về các loại hình chiếu trục đo Figure 14.15
  106. 104 CHƯƠNG 14. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO Figure 14.16
  107. 105 Figure 14.17 14.1.3 Các quy ước về hình chiếu trục đo 1. Trên hình chiếu trục đo các thành mỏng, các nan hoa v.v vẫn vẽ ký hiệu trên mặt cắt khi cắt qua chúng (Hình 5.20).2. Cho phép cắt riêng phần trên hình chiếu trục đo. Phần vật liệu của vật thể bị mặt phẳng trung gian cắt, quy ước vẽ bằng các chấm nhỏ (Hình 5.21).3. Ghi kích thước trên hình chiếu trục đo.– Các đường dóng được kẻ song song với các trục đo O’X’, O’Y’, O’Z’ và các đường kích thước kẻ song song với đoạn được ghi kích thước.– Các chữ số kích thước cũng ghi theo chiều của đường dóng (Hình 5.22).4. Đường gạch ký hiệu vật liệu của mặt cắt trên hình chiếu trục đoĐường gạch gạch được kẻ song song với hình chiếu trục đo của đường chéo hình vuông nằm trên các mặt phẳng toạ độ tương ứng và có các cạnh song song với các trục x, y, z. Hình vuông có hai đường chéo nên tương ứng ta có 2 kiểu gạch mặt cắt cho mỗi loại hình chiếu trục đo. (Hình 5.23a; Hình 5.23b). 5. Cho phép vẽ ren và răng của bánh răng theo như quy ước trong hình chiếu vuông góc (Hình 5.24 , Hình 5.25).6. Khi cần thiết cho phép dùng các loại hình chiếu trục đo khác dựa trên cơ sở lý thuyết về hình chiếu trục đo Ngoài ra cho phép dùng hệ trục đo trái như hình 5.26.
  108. 106 CHƯƠNG 14. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO Figure 14.18
  109. 107 Figure 14.19
  110. 108 CHƯƠNG 14. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO Figure 14.20
  111. 109 Figure 14.21
  112. 110 CHƯƠNG 14. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO Figure 14.22 Figure 14.23
  113. 111 14.1.4 Cách vẽ hình chiếu trục đo Figure 14.24 14.1.4.1 Chọn loại hình chiếu trục đo Khi biểu diễn hình chiếu trục đo của vật thể ta chọn một trong các loại hình chiếu trục đo trên. Việc chọn phải tuỳ thuộc vào hình dạng cấu tạo của vật thể và tuỳ theo yêu cầu thể hiện mà chọn loại hình chiếu trục đo cho thích hợp. Hình chiếu trục đo vuông góc đều thể hiện cấu tạo của vật thể theo ba mặt đều rõ ràng, cân đối, hình biểu diễn đẹp, dễ dựng. Vì vậy hình chiếu trục đo vuông góc đều được sử dụng nhiều, nhất là đối với các vật thể có cấu tạo phức tạp theo cả ba chiều (Hình 5.27). Đối với những vật thể có cấu tạo là những khối hình hộp, có dạng như hình 5.28 thì loại hình chiếu trục đo vuông góc đều sẽ không thể hiện rõ cấu tạo vì một số đường nét sẽ bị trùng nhau. Khi đó ta nên dùng loại hình chiếu trục đo vuông góc cân sẽ khắc phục được nhược điểm trên (Hình 5. 29). Hình chiếu trục đo xiên góc đều, xiên góc cân thường dùng đối với những vật thể có nhiều vòng tròn, cung tròn nằm trong các mặt phẳng song song nhau. Nếu chọn mặt phẳng toạ độ xoz song song với các mặt phẳng chứa vòng tròn thì hình chiếu trục đo của vòng tròn là vòng tròn. Vì vậy việc dựng hình đơn giản hơn rất nhiều so với dựng elíp. Nếu chiều dài của
  114. 112 CHƯƠNG 14. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO vật thể theo phương y lớn, thì nên chọn loại hình chiếu trục đo xiên góc cân, kích thước theo phương Oy rút ngắn đi một nửa, hình biểu diễn sẽ cân đối hơn (Hình 5.30b). Figure 14.25 Figure 14.26
  115. 113 14.1.4.2 Gắn hệ toạ độ vuông góc vào vật thể Việc chọn vị trí và chiếu của các trục toạ độ hợp lý sẽ làm cho việc biểu diễn trên hình chiếu trục đo dễ hơn, đẹp hơn và thể hiện rõ nét các cấu tạo của vật thể. Vì vậy, tuỳ theo cấu tạo vật thể tuỳ theo yêu cầu thể hiện mà gắn hệ toạ độ sao cho hợp lý. Thông thường, với những vật thể có dạng khối hộp ta nên chọn gốc hệ toạ độ trùng với góc của khối, các cạnh của hệ toạ độ trùng với các cạnh của khối. Còn với những khối dạng trụ tròn ta nên chọn gốc toạ độ trùng với tâm của khối trụ, các cạnh của hệ toạ độ trùng với trục đối xứng của vật thể (hình 5.31). Figure 14.27 14.1.4.3 Cách dựng hình chiếu trục đo Ta đã biết, một đoạn thẳng (hay một cạnh) được xác định bởi hai điểm, mỗi hình phẳng (mỗi mặt) lại được xác định bằng các cạnh của nó, vì vậy việc dựng hình chiếu trục đo cũng quy về dựng các điểm, các cạnh và các mặt trong không gian. 14.1.4.3.1 A. Dựng hình chiếu trục đo của điểm A Từ hệ toạ độ vuông góc của điểm A (XA,YA,ZA) như trên hình 5.32 ta dựng lại vị trí của điểm A trong không gian theo các bước sau:– Chọn loại hình chiếu trục đo, vẽ các trục đo.– Xác định toạ độ trục đo của điểm A bằng cách nhân toạ độ vuông góc với hệ số biến dạng của hê trục đo . x’A = xA.p; y’A = yA.q; z’A = ZA.r – Đặt các toạ độ trục đo lên các trục đo và xác định A’ là hình chiếu trục đo của A (hình 5.33). 14.1.4.3.2 B. Dựng hình chiếu trục đo của 1 đoạn thẳng – Nếu đoạn thẳng có vị trí bất kỳ so với trục toạ độ ta xác định hình chiếu trục đo 2 điểm đầu mút của đoạn thẳng rồi nối hình chiếu trục đo 2 điểm đó ta có hình chiếu trục đo của đoạn thẳng. Ví dụ đoạn A’B’trên
  116. 114 CHƯƠNG 14. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO hình 5.34.Ta xác định hình chiếu trục đo của điểm A’ và B’sau đó nối A’ với B’ ta được đoạn thẳng A’B’– Nếu đoạn thẳng song song với một trục đo nào đó thì chỉ cần xác định một điểm thuộc đoạn thẳng, qua hình chiếu trục đo của điểm vừa xác định kẻ song song với trục đo. Điểm còn lại phải thuộc đường thẳng vừa kẻ và có khoảng cách bằng khoảng cách thật giữa hai điểm nhân với hệ số biến dạng của trục đo. Ví dụ: Trên hình 5.35, để xác định A”D’ ta chỉ cần xác định toạ độ điểm A’ sau đó kẻ qua A’ đường thẳng song song O’ X’ . Vị trí điiểm D’ được tính bằng A’D’ = AD x p. 14.1.4.3.3 C. Dựng hình chiếu trục đo của một hình phẳng Dựng hình chiếu trục đo của một lục giác ABCDEG thuộc mặt phẳng song song với mặt phẳng ZOX , ta gắn mặt phẳng ABCDEG trùng với mặt phẳng XOZ. Tâm O trùng với điểm A của hình phẳng, cạnh AG trùng với trục OX, cạnh AB trùng với trục OZ (Hình 5.36a). Theo cách dựng điểm và đoạn thẳng ta có thể dựng dễ dàng hình phẳng ABCDEG Tr×nh tù dùng nh sau: + Vẽ điểm A’(0, 0). + Vẽ điểm B’(0, a).+ Vẽ điểm C’(h, b).+ Qua C’ kẻ đường thẳng song song với O’X’. Đặt C’D’ = k.+ Xác định G’ trên O’X’ thoả mãn O’G’ = m+ Vẽ điểm E (m, a)+ Nối E’ với D’ ta được hình phẳng cần dựng (Hình 5.36b). 14.1.4.3.4 D. Dựng hình chiếu trục đo vật thể có dạng hình hộp – Chọn gốc toạ độ trùng với góc của khối hộp lớn, các mặt của khối hộp lớn nằm trong các mặt phẳng toạ độ. Dựng hình chiếu trục đo của khối hộp lớn trước, sau đó dựng đến các khối nhỏ, phần vát, lỗ rỗng (nếu có)v.v – Trên hình chiếu trục đo không thể hiện phần khuất của vật thể. Tẩy bỏ các nét thừa, tô lại phần thấy. Hình 5.38 trình bày các bước dựng hình chiếu trục đo của một khối hộp. 14.1.4.3.5 E. Dựng hình chiếu trục đo của vật thể có các mặt phẳng đối xứng Đối với các vật thể có các mặt phẳng đối xứng thì nên chọn mặt phẳng đối xứng làm mặt phẳng toạ độ. Hình 5.39 trình bày cách vẽ hình chiếu trục đo của vật thể có mặt phẳng đối xứng. Ta chọn mặt phẳng đối xứng làm mặt phẳng toạ độ YOX, mặt phẳng vuông góc với trục mặt trụ làm mặt phẳng XOZ. Chọn hình chiếu trục đo đứng đều để vẽ hình chiếu trục đo của các đường tròn đơn giản hơn so với các loại trục đo khác. Cách dựng như sau:– Vẽ mặt ngoài cùng của vật thể (trùng với mặt phẳng toạ độ X’O’Z’) (Hình 5.39b); – Vẽ các đường song song với trục O’ Y’ (hình 5.39c) – Xác định bề dày vật thể (kích thước theo phương O’Y’) (hình 5.39d).– Tô đậm các đường thấy và tẩy các nét thừa ta có hình chiếu trục đó của vật thể cần dựng (Hình 5.38e). 14.1.4.3.6 G. Dựng hình chiếu trục đo có giao tuyến giữa hai mặt cong Hình 5.39 trình bày cách tìm các điểm thuộc giao tuyến hai mặt trụ bằng cách giảii bài toán điểm thuộc đường sinh.
  117. 115 Figure 14.28 Figure 14.29
  118. 116 CHƯƠNG 14. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO Figure 14.30
  119. 117 Figure 14.31
  120. 118 CHƯƠNG 14. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO Figure 14.32
  121. 119 Figure 14.33
  122. 120 CHƯƠNG 14. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO Figure 14.34 Figure 14.35
  123. 121 Figure 14.36
  124. 122 CHƯƠNG 14. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO Figure 14.37 14.1.5 Vẽ hình cắt trên hình chiếu trục đo Để thể hiện hình dạng bên trong của vật thể, trên hình chiếu trục đo cũng thường vẽ hình cắt. Chọn các mặt phẳng cắt sao cho hình chiếu trục đo vừa thể hiện cấu tạo bên trong, vừa giữ được hình dạng bên ngoài của vật thể. Thông thường vật thể được coi như cắt đi một phần tư hay một phần tám, các mặt phẳng cắt là mặt phẳng đối xứng, hoặc các mặt phẳng song song với mặt phẳng toạ độ. Có hai cách vẽ hình cắt trên hình chiếu trục đo:– Vẽ toàn bộ hình chiếu trục đo rồi mới vẽ mặt cắt (Hình 5.41): Cách vẽ này dễ xác định mặt cắt hơn, nhưng có nhiều nét phụ sau khi vẽ phải tẩy xoá.– Vẽ mặt cắt trước rồi mới vẽ các phần còn lại sau mặt cắt (Hình 5.42)Các đường gạch gạch trong hình chiếu trục đo được kẻ tuỳ theo loại hình chiếu trục đo được sử dụng.
  125. 123 Figure 14.38 14.1.6 Tô bóng trên hình chiếu trục đo Để hình chiếu trục đo được nổi và đẹp, cho phép tô bóng trên hình chiếu trục đo. Hướng tia sáng được quy ước là hướng song song với đường chéo hình lập phương có các mặt song song với mặt phẳng toạ độ. Tuỳ theo vật thể được chiếu sáng nhiều hay ít mà kẻ các đường đậm, mảnh, thưa, dày khác nhau. Các đường tô bóng được kẻ song song với cạnh hoặc đường sinh của các khối hình học cơ bản Hình 5.43 giới thiệu cách tô bóng hình chiếu trục đo.
  126. 124 CHƯƠNG 14. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO Figure 14.39
  127. Chương 15 Hình chiếu phối cảnh1 15.1 Hình chiếu phối cảnh Hãy quan sát đoạn Video clip sau để biết thêm một số định nghĩa về hình chiếu phối cảnh CHÈN VIDEO phoicanh 15.1.1 Định nghĩa các thành phần phối cảnh Khi chúng ta nhìn một vật, từ mắt chúng ta tỏa ra những tia gọi là tia nhìn trong phối cảnh, chúng ta chấp nhận chỉ dùng một mắt tượng trưng kí hiệu là OE. 15.1.1.1 Những mặt phẳng chính Bức tranh T: Bức tranh là một mặt phẳng ở giữa mắt nhìn OE và vật phải vẽ.Mặt phẳng ngang chính H: Là mặt phẳng ngang tầm mắt, ta gọi là mặt phẳng H.Mặt phẳng G: Là mặt đất, trên đó các bình đồ của mẫu vật hay công trình kiến trúc vẽ phối cảnh sẽ đư¬ợc đặt lênMặt phẳng đứng chính V: Mặt phẳng này thẳng góc với bức tranh T, thẳng góc với mặt phẳng G (mặt đất) và ngang qua mắt nhìn OE.Mặt phẳng tiền đầu:Là mặt phẳng song song với bức tranh T. T là mặt phẳng tiền đầu gần nhất.Mặt phẳng trung trực N: Là mặt phẳng song song với bức tranh T (thẳng góc với G),và đi qua mắt nhìn OE 1This content is available online at . 125
  128. 126 CHƯƠNG 15. HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH Figure 15.1 15.1.1.2 Những đường chính - Đường đất: XY là đường giao của 2 mặt phẳng N và G.xy là đường giao của 2 mặt phẳng T và G. - Đường chân trời H’H: là đường giao của 2 mặt phẳng H và T. - Đường thẳng đứng chính VV’: là đường giao của 2 mặt phẳng T và mặt phầng đứng chính V. - Tia nhìn chính oep: là tia nhìn từ mắt OE thẳng góc với bức tranh T. - Khoảng cách chính d: là khoảng cách từ mắt nhìn OE đến bức tranh T: oep = d 15.1.1.3 Những điểm chính - Điểm biến chính P: là giao điểm của tia nhìn chính oep với bức tranh T. P nằm trên đường chân trời HH’ - Điểm p: điểm chiếu của P trên xy.- Điểm khoảng cách D: D+ nằm trên H’H phía bên phải với PD+ = d (khoảng cách chính)D- nằm trên H’H phía bên trái với PD- = d Tóm lại, tất cả những thành phần trên gồm những điểm, đường thẳng, mặt phẳng chủ yếu nằm trong một hệ thống của 4 mặt phẳng T, H, N và G. . .Những yếu tố này là căn bản trong phép vẽ phối cảnh.
  129. 127 Từ hệ thống 4 mặt phẳng T, H, N và G chiếu hết vào mặt phẳng T ta thu được hình chiếu (hình 5.45)Chiếu hết xuống mặt phẳng G chúng ta có hình chiếu (hình 5.46)Hai hình chiếu trên đây có liên hệ với nhau, nên khi dựng phối cảnh, chúng ta phối hợp 2 hình chiếu trên như hình 5.46.Trong trường hợp cần thiết xy và XY có thể trùng lại nhau để rút gọn bản vẽ. Figure 15.2
  130. 128 CHƯƠNG 15. HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH Figure 15.3
  131. 129 Figure 15.4
  132. 130 CHƯƠNG 15. HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH 15.1.2 Hình chiếu phối cảnh của 1 điểm Để hiểu cách vẽ phối cảnh của 1 điểm, chúng ta quan sát hình không gian sau: Figure 15.5 - Mặt phẳng đứng A-OE-oe cắt bức tranh T theo đ¬ường aa’- Mặt phẳng P-OE-A cắt bức tranh T theo đường P-a-a1Vậy suy ra cách vẽ trên đồ thức như sau: 1- Vẽ tia OE-A trên mặt chiếu G2- OEA cắt XY tại a’ (thuộc bức tranh T)3- Chiếu vuông góc A lên xy ta có a14- Nối P với a15- Từ a’ kẻ vuông góc với xy lên cắt Pa1 thu đ¬ược a; a là phối cảnh của A
  133. 131 Figure 15.6 15.1.3 Phối cảnh 1 đường thẳng 15.1.3.1 Nguyên tắc chung: Một đường thẳng được xác định bằng 2 điểm thì phối cảnh của chúng cũng được xác định bằng 2 điểm. Vậy muốn vẽ phối cảnh của một đường thẳng, ta cần tìm phối cảnh của 2 điểm thuộc đường thẳng đó. Hai điểm này phải đặc biệt và dễ tìm, đó là điểm góc (gần nhất) và điểm ở vô cực (xa nhất)
  134. 132 CHƯƠNG 15. HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH 15.1.3.2 Phối cảnh của đường thẳng trong không gian: - Trong hệ thống 4 mặt phẳng H, T, N, G ta vẽ 1 đường thẳng D bất kỳ - Trên mặt phẳng G: D gặp XY ở dg - điểm này nằm trên G và T, cũng là phốicảnh của chính nó.Gọi nó là phối cảnh điểm góc của D- Một điểm bất kỳ d1 thuộc D có phối cảnh của nó là điểm d’1 trên T.- dg và d’1 là phối cảnh của 2 điểm trên đường thẳng D. Khi d biến trên D cho đến vô cực thì tia nhìn OE-∞ sẽ song song với D và nằm trên mặt phẳng H.Tia vô cực này gặp H’H tại f. Gọi f là điểm biến (hay điểm tụ) Figure 15.7 Từ lập luận trên suy ra cách vẽ phối cảnh của đường thẳng D trên T như sau:+ Vẽ D tới cắt mặt phẳng G (tức là cắt XY trên đồ thức) ở điểm góc dg. + Tìm d’1+ Vẽ OE -F song song với D gặp XY Ở F;+ Chiếu F lên H’H ta được f .+ Nối d’1 với f ta được d’1 - f là phối cảnh của D.Nếu ta có nhiều đường thẳng song song với D thì phối cảnh của những đường đó sẽcùng biến và quy tụ về f.
  135. 133 Figure 15.8
  136. 134 CHƯƠNG 15. HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH
  137. Chương 16 Sự hình thành ren1 16.1 Sự hình thành ren Một hình phẳng chuyển động trên đường xoắn ốc sao cho mặt phẳng chứa hình phẳng đó luôn luôn chứa trục quay sẽ tạo nên mặt xoắn gọi là ren (Hình 4.4). • Ren hình thành trên mặt trụ gọi là ren trụ, hình thành trên mặt côn gọi là ren côn. • Ren hình thành trên mặt ngoài của hình trụ gọi là ren ngoài (Hình 4.5a). • Ren hình thành trên mặt trong của hình trụ gọi là ren lỗ (Hay còn gọi là ren trong (Hình 4.5b). • Hình phẳng chuyển động có thể là hình tam giác, hình vuông, hình thang 1This content is available online at . 135
  138. 136 CHƯƠNG 16. SỰ HÌNH THÀNH REN Figure 16.1
  139. 137 Figure 16.2
  140. 138 CHƯƠNG 16. SỰ HÌNH THÀNH REN
  141. Chương 17 Các khái niệm chung về mối ghép bằng ren1 17.1 Các khái niệm chung về mối ghép bằng ren 17.1.1 Đường xoán ốc Đường xoắn ốc là quỹ đạo của một điểm (A)chuyển động trên một đường thẳng khi đường thẳng đó quay đều quanh một trục cố định. 17.1.2 Đường sinh Đường thẳng quay quanh trục gọi là đường sinh. Trục cố định gọi là trục quay. • Nếu đường sinh song song với trục quay ta có đường xoắn ốc trụ (Hình 4.1a). • Nếu đường sinh cắt trục quay ta có đường xoắn ốc côn (Hình 4.1b). 1This content is available online at . 139
  142. 140 CHƯƠNG 17. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MỐI GHÉP BẰNG REN Figure 17.1 17.1.3 Một số định nghĩa của đường xoắn ốc a. Vòng xoắn là một phần của đường xoắn có điểm đầu và điểm cuối là hai điểm kề nhau cùng thuộc một đường sinh.b. Bước xoắn là khoảng cách di chuyển được của một điểm trên một đường sinh khi đường sinh đó quay được một vòng trục quay. Đó chính là khoảng cách theo chiều trục của điểm đầu và điểm cuối vòng xoắn. Bước xoắn kí hiệu là Ph (Hình 4.2).c. Góc xoắn α: Góc xoắn được tính theo công thức: tgα=Ph/ΠdHướng xoắnTrên hình chiếu vuông góc của đường xoắn lên mặt phẳng hình chiếu song song với trục quay, nếu: – Phần thấy của đường xoắn theo hướng đi lên từ trái sang phải ta có hướng xoắn phải (Hình 4.3a)– Phần thấy của đường xoắn theo hướng đi từ phải sang trái ta có hướng xoắn trái (Hình 4.3b). e. Số đầu mối Nếu trên một mặt trụ (hoặc mặt côn) có nhiều đường xoắn có cùng bước xoắn được gọi là số đầu mối. Số đầu mối kí hiệu là n. Tỉ số giữa bước xoắn và số đầu mối gọi là bước ren, kí hiệu là P. P = P h / n
  143. 141 Figure 17.2 Hình 42
  144. 142 CHƯƠNG 17. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MỐI GHÉP BẰNG REN Figure 17.3
  145. 143 Figure 17.4
  146. 144 CHƯƠNG 17. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MỐI GHÉP BẰNG REN
  147. Chương 18 Các yếu tố của ren1 18.1 Các yếu tố của ren 18.1.1 Prôfin của ren Prôfin của ren là đường bao mặt cắt ren khi mặt phẳng cắt chứa trục ren (chính là đường bao của hình phẳng chuyển động). Prôfin của ren có thể là tam giác đều, tam giác cân, vuông, hình thang hay cung tròn (Hình 4.6) Figure 18.1 1This content is available online at . 145
  148. 146 CHƯƠNG 18. CÁC YẾU TỐ CỦA REN Figure 18.2 18.1.2 Số đầu mối của ren Số đầu mối của ren là số đường xoắn ốc tạo thành ren. Số đầu mối của ren ký hiệu là n. (Hình 4.7). Figure 18.3
  149. 147 18.1.3 Bước ren Bước ren là khoảng cách cùng phía của hai prôfin kề nhau theo chiều trục. Bước ren ký hiệu là P. Như vậy ta có P=Ph/n 18.1.4 Các kích thước của ren + Đường kính ngoài của ren là đường kính của mặt trụ bao đỉnh ren ngoài hoặc đáy ren trong. Đường kính ngoài của ren còn gọi là đường kính danh nghĩa của ren. Đường kính ngoài của ren ký hiệu là d cho ren ngoài (hoặc D cho ren lỗ).+ Đường kính trong của ren là đường kính mặt trụ bao đáy ren ngoài hoặc đỉnh ren trong. Đường kính trong của ren ký hiệu là d1 (hoặc D1).+ Đường kính trung bình của ren là đường kính mặt trụ tưởng tượng đồng trục với ren và có đường kính cắt prôfin của ren tại điểm có bề rộng rãnh bằng nửa bước ren.Đường kính trung bình của ren ký hiệu là d2 (hoặc D2).Hình 4.8 biểu diễn các kích thước của trục và lỗ ren tam giác ăn khớp Figure 18.4
  150. 148 CHƯƠNG 18. CÁC YẾU TỐ CỦA REN
  151. Chương 19 Biểu diễn các mối ghép bằng ren1 19.1 Biểu diễn các mối ghép bằng ren 19.1.1 Mối ghép bu lông Để đơn giản, mối ghép bu lông được vẽ theo qui ước, các cung hypebôn của đầu bu lông và đai ốc được thay thế bằng cung tròn như hình 4.22 đã hướng dẫn. Các kích thước của mối ghép căn cứ vào đường kính ngoài của ren để tra trong bảng 4.43.Độ dài của bu lông tính theo công thức. L = b 1 + b 2 + H d +s + a + c Sau khi tính được L cân đối chiếu với TCVN 1892 – 76 để xác định chính thức L đúng với tiêu chuẩn qui định (bảng 4.43):Cũng có thể tính các kích thước của mỗi ghép theo các công thức sau:d1 = 0,85 d, R = 1,5d; r xác định khi vẽd2 = 1,1d, R1 = d,D = 2d, C = 0,15d,Dv = 2,2d, Sv = 0,15d,Hđ = 0,8d, L = (1,5 ( 2)d.Hb = 0,7d, a = (0,15 ÷ 0,25)d, 1This content is available online at . 149
  152. 150 CHƯƠNG 19. BIỂU DIỄN CÁC MỐI GHÉP BẰNG REN Figure 19.1 Ghi chú: Dấu x là loại bulông có ren trên suốt chiều dài thân
  153. 151 Figure 19.2 19.1.2 Mối ghép vít cấy Các kích thước của mối ghép vít cấy cũng được tính theo đường kinh ngoài của vít cấy theo TCVN 3068– 81. Đai ốc và vòng đệm tra trong bảng 4.44 và bảng 4.45 tương tự trong mối ghép bu lông. Chiều dài đoạn ren cấy vào chi tiết phụ thuốc vào vật liệu chế tạo chi tiết bị ghép để chọn cho thích hợp. Chiều dài vít cấy tính theo công thức: L=b+s+Hd +a+c Sau khi tính song phải đối chiếu với bảng tiêu chuẩn để xác định chính thức L đúng tiêu chuẩn quy định. Ghi chú: Không nên dùng những đai ốc có kích thước trong ngoặc đơn.
  154. 152 CHƯƠNG 19. BIỂU DIỄN CÁC MỐI GHÉP BẰNG REN Figure 19.3
  155. 153 Figure 19.4
  156. 154 CHƯƠNG 19. BIỂU DIỄN CÁC MỐI GHÉP BẰNG REN Figure 19.5
  157. 155 Figure 19.6 Figure 19.7
  158. 156 CHƯƠNG 19. BIỂU DIỄN CÁC MỐI GHÉP BẰNG REN 19.1.3 Mối ghép bằng vít Dùng cho các mối ghép chịu tải trọng nhỏ. Đinh vít được vặn trực tiếp vào lỗ có rencủa chi tiết bị ghép không cần đai ốc. Độ dài của vít được tính theo công thức: L > b + l 1 – H Trong đó: b: Chiều dày của chi tiết ghép có lỗ trơn;l1: Chiều dài của ren;H: Chiều cao của rãnh chìm trên chi tiết ghép có lỗ trơn (Nếu đầu vít được vặn chìm vào chi tiết ghép). Figure 19.8 19.1.4 Ghép bằng ống nối Để nối các đường ống (dẫn hơi, dẫn khí hoặc chất lỏng ) với nhau, người ta dùng phần nối (Hoặc gọi là đầu nối) tiêu chuẩn được chế tạo bằng gang rèn theo quy định trong TCVN 1286 – 85. Đặc trưng của đường ống là "đường thông quy ước": Kích thước thực tế của đường thông qui ước là đường kính lòng ống đo bằng milimét. Ký hiệu của đường ống gồm có đường kính đường thông quy ước: Dqư và số hiệu tiêu chuẩn qui định đường ống.Ví dụ: ống 20 TCVN 1286 - 85– Hình 4.38: Các loại đầu nối bằng gang rèn
  159. 157 Figure 19.9
  160. 158 CHƯƠNG 19. BIỂU DIỄN CÁC MỐI GHÉP BẰNG REN
  161. Chương 20 Biểu diễn quy ước ren1 20.1 Biểu diễn quy ước ren Hình dạng của ren phức tạp nên ren được biểu diễn theo quy ước quy định trong TCVN 12 – 85. 20.1.1 Biểu diễn ren thấy – Đường đỉnh ren và đường giới hạn giữa phần có ren và phần không có ren vẽ bằng nét liền đậm.– Đường đáy ren vẽ bằng nét liền mảnh và cách đường đỉnh ren một đoạn xấp xỉ bằng bước ren. Trên mặt phẳng hình chiếu vuông góc với trục ren đường tròn đáy ren vẽ bằng nét liền mảnh và để hở một đoạn bằng khoảng 1/4 đường tròn sao cho cung không bắt đầu và kết thúc ở đúng trục tâm của đường tròn (Hình 4.12). Figure 20.1 1This content is available online at . 159
  162. 160 CHƯƠNG 20. BIỂU DIỄN QUY ƯỚC REN Figure 20.2 20.1.2 Biểu diễn ren khuất Đường đỉnh ren, đường đáy ren đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt (Hình 4. 13). Một số điểm cần chú ý: 1– Kí hiệu ren luôn phải ghi tương ứng với đường kính ngoài của ren.2– Trường hợp ren không tiêu chuẩn thì biểu diễn thêm profin ren bằng hình cắt riêng phần hay hình trích để ghi rõ kích thước (Hình 4.15)3– Ký hiệu vật liệu trên mặt cắt ren phải gạch đến đường đỉnh ren.4– Khi cần biểu diễn đoạn ren cạn (đoạn ren có Prôfin không đủ) thì đoạn ren cạn đó được vẽ bằng nét liền mảnh (Hình 4.16).5– Ren hình côn được vẽ và kí hiệu như trên hình 4.17
  163. 161 Figure 20.3
  164. 162 CHƯƠNG 20. BIỂU DIỄN QUY ƯỚC REN Figure 20.4
  165. 163 Figure 20.5
  166. 164 CHƯƠNG 20. BIỂU DIỄN QUY ƯỚC REN Figure 20.6
  167. 165 Figure 20.7 20.2 Ghi ký hiệu ren 1. Ký hiệu ren được ghi trên đường kích thước của đường kính ngoài ren.2. Ký hiệu ren gồm có: + Ký hiệu đặc trưng Prôfin của ren: Ví dụ: M; R; Tr + Đường kính danh nghĩa của ren (đường kính vòng đỉnh của ren ngoài hay đường kính vòng chân của ren lỗ), đơn vị đo là mm. Riêng ren ống lấy đường kính lòng ống làm kích thước danh nghĩa và đơn vị đo là inch.+ Bước ren (đối với ren một đầu mối) bước xoắn (đối với ren nhiều đầu mối),không phải ghi kích thước bước ren lớn; kích thước bước ren nhỏ được ghi sau kích thước danh nghĩa của ren và phân cách bởi dấu x.Kích thước của bước ren nhiều đầu mối được ghi trong ngoặc đơn, sau bước xoắn kèm theo kí hiệu P. Ví dụ: Tr 20 x 4 (P2).+ Hướng xoắn: Chú ý rằng ren có hướng xoắn phải thì trên ký hiệu ren không cần ghi hướng xoắn. Nếu hướng xoắn trái thì ghi kí hiệu LH.+ Cấp chính xác: Kí hiệu cấp chính xác của ren được ghi sau hướng xoắn của ren và phân cách bằng một gạch nối. Kí hiệu các miền dung sai của mối ghép ren được ghi bằng một phân số, trong đó tử số là miền dung sai của ren trong, mẫu số là miền dung sai của ren ngoài. 20.3 Ghi chiều dài ren và chiều sâu của lỗ khoan Thường chỉ cần ghi kích thước chiều dài ren mà không cần ghi kích thước chiều sâu lỗ khoan. Nếu không ghi tức là chiều sâu lỗ khoan bằng 1,25 chiều dài ren. Hình 4.18 là ví dụ về ghi kích thước ren
  168. 166 CHƯƠNG 20. BIỂU DIỄN QUY ƯỚC REN Figure 20.8 20.4 Một số ví dụ về ghi kí hiệu ren • M12: Ren hệ Met, bước lớn, đường kính danh nghĩa 12 mm;hướng xoắn phải. • M14 x 1,5 Ren hệ Mét, bước nhỏ, đường kính danh nghĩa 14 mm, bước ren 1,5 mm • M 24 x 4 (P2) LH: là ren hệ mét, hai đầu mối, đường kính danh nghĩa 24 mm bước xoắn 4 mm (bước ren 2 mm) hướng xoắn trái. • Tr 30 x 4 – 5H: Ren thang, đường kính danh nghĩa 30mm, bước ren 4mm, cấp chính xác 5H. • Sq 30 x 2 LH: Ren vuông một đầu mối, đường kính danh nghĩa 30 mm, bước xoắn bằng bước ren bằng 2 mm, hướng xoắn trái. G1 3/4 x 1/11": Ren ống một đầu mối, đường kính ngoài 1" 3/4", bước ren 1/11" và ren có hướng xoắn phải.
  169. Chương 21 Một số loại ren thường gặp1 21.1 Một số loại ren thường gặp Trong kỹ thuật ren được sử dụng rộng rãi và có nhiều công dụng khác nhau như ren để lắp nối, để điều chỉnh, để truyền lực hay truyền chuyển động. Phần lớn các loại ren được tiêu chuẩn hoá. Sau đây là một số loại ren thường dùng. 21.1.1 Ren hệ mét Ren hệ mét được dùng rộng rãi trong các mối ghép, prôfin của ren hệ mét là tam giác đều, góc đỉnh ren bằng 60 độ. Ren hệ mét ký hiệu là M. Kích thước của ren hệ mét được đo bằng milimét, và được quy định trong TCVN 2247–77 đối với ren bước lớn và TCVN 2248 – 77 đối với ren bước nhỏ.(Hình 4.8). Xác định đường kính, bước ren và các kích thước cơ bản của ren hệ mét TCVN 2248_78 xem bảng 4.42. 1This content is available online at . 167
  170. 168 CHƯƠNG 21. MỘT SỐ LOẠI REN THƯỜNG GẶP Figure 21.1
  171. 169 (*) Ren bước nhỏ có các kích thước d1, D1, d2, D2, d3 khác với kích thước đã cho trong bảng này 21.1.2 Ren ống Ren ống dùng trong mối ghép đường ống, prôfin của ren ống có hình tam giác cân, góc đỉnh bằng 550. Kích thước ren ống dùng inch làm đơn vị, ký hiệu bằng ” (1 inch = 25,4 mm)Ren ống trụ ký hiệu là G được quy định trong TCVN 4681 – 89. Ren ống côn ngoài có kí hiệu là R được qui định trong TCVN 4681–89.Ren ống côn trong có kí hiệu là Rc. Hình 4.9 Figure 21.2 21.1.3 Ren hình thang Prôfin là một hình thang cân góc đỉnh bằng 30o. Ren hình thang ký hiệu là Tr và được qui định trong TCVN 4673 – 89 xem bảng 4.48. Kích thước ren hình thang lấy milimét làm đơn vị đo (hình 4.10).
  172. 170 CHƯƠNG 21. MỘT SỐ LOẠI REN THƯỜNG GẶP Figure 21.3
  173. 171 Figure 21.4 21.1.4 Ren tựa (ren răng cưa) Prôfin ren có dạng hình thang ký hiệu là S, góc đỉnh ren bằng 30o. Kích thước cơ bản của ren được quy định theo TCVN 3777– 83.(Hình 4.11)Ngoài ra ta còn gặp một vài loại ren không tiêu chuẩn như ren vuông, ký hiệu là Sq
  174. 172 CHƯƠNG 21. MỘT SỐ LOẠI REN THƯỜNG GẶP Figure 21.5
  175. Chương 22 Một số vấn đề trong chế tạo và kiểm tra ren1 22.1 Một số vấn đề trong chế tạo và kiểm tra ren 22.1.1 Chế tạo ren - Ren ngoài: Khi sản xuất đơn chiếc hoặc loạt nhỏ, người ta gia công ren hoàn chỉnh trên máy tiện hoặc gia công thô trên máy tiện sau đó gia công tinh bằng bàn ren. (Hình 4.19a)Khi sản xuất loạt lớn dùng phương pháp lăn hoặc cán ren.(Hình 4.19b)- Ren lỗ: Dùng dao tiện hoặc ta rô để chế tạo ren lỗ sau khi đã khoan lỗ.- Khi gia công ren, luôn có một đoạn ngắn ở cuối chiều dài ren mà trên đó chiều sâu ren giảm dần do quá trình rút dao ra khỏi phôi hoặc do phần côn trên ta rô, bàn ren để lại. Đoạn ren đó gọi là đoạn ren cạn. Để khắc phục nhược điểm đó người ta tạo một rãnh ở cuối chiều dài ren gọi là rãnh thoát dao.- Để giúp cho các dụng cụ cắt ren khi bắt đầu cắt ren dễ dàng ăn sâu vào phôi cũng như khi lắp ghép các chi tiết ren với nhau dễ hơn, tại mặt đầu mút của ren người ta thường vát côn 45o. Mặt côn đó gọi là mép vát ren. (Hình 4.19a). Figure 22.1 22.1.2 Kiểm tra ren - Để kiểm tra bước ren, người ta dùng cữ đo ren.- Để kiểm tra đường kính đỉnh ren người ta dùng thước cặp.- Kiểm tra tổng hợp tất cả các yếu tố của ren (bước ren, chiều sâu ren, đường kính đỉnh ren) người ta 1This content is available online at . 173
  176. 174 CHƯƠNG 22. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG CHẾ TẠO VÀ KIỂM TRA REN dùng Ca lip ren. Figure 22.2
  177. Chương 23 Các chi tiết ghép trong mối ghép ren1 23.1 Các chi tiết ghép trong mối ghép ren Ghép bằng ren là phương pháp ghép được dùng rộng rãi trong công nghiệp, trong xây dựng cũng như trong đời sống. Các chi tiết trong mối ghép bằng ren gồm có bu lông, vít cấy, đinh vít, đai ốc, vòng đệm và các chi tiết phòng lỏng khác. Các chi tiết ghép đều được tiêu chuẩn hoá (Hình 4.20). Figure 23.1 23.1.1 Bu lông + Bu lông gồm có hai phần: 1This content is available online at . 175
  178. 176 CHƯƠNG 23. CÁC CHI TIẾT GHÉP TRONG MỐI GHÉP REN – Đầu bu lông và thân bu lông. Tuỳ thuộc vào mục đích và điều kiện làm việc mà đầu bu lông có thể có dạng chỏm cầu, nón, trụ, lăng trụ 6 mặt hay lăng trụ 4 mặt.(hình 4.21)– Thân bu lông có dạng hình trụ để tạo ren. Chiều dài thân cũng như chiều dài ren phụ thuộc vào mối ghép.Căn cứ vào chất lượng bề mặt ren người ta chia ra: bu lông tinh, bu lông nửa tinh và bu lông thô. + Ký hiệu của bu lông gồm có: ký hiệu Prôfin ren, đường kính ngoài d, bước ren, chiều dài của bu lông và số hiệu tiêu chuẩn của bu lông. Ví dụ: Bu lông M10 x 80 TCVN 1892 – 76. – Căn cứ vào đường kính ngoài của ren, tra bảng 4.43 sẽ được các thông số cần thiết của bu lông, từ đó ta có thể vẽ bu lông một cách dễ dàng. (Hình 4.22). - Chú ýĐối với bu lông đầu 6 cạnh và 4 cạnh các đường cong ở đầu bu lông là đường hypecbôn, nhưng để đơn giản khi vẽ cho phép thay thế các cung hypecbôn bằng các cung tròn.Ngoài bu lông thường còn có bu lông có lỗ khoan ở đầu có ren (để lắp với đai ốc xẻ rãnh và chốt chẻ (Hình 4. 23 a), bu lông có lỗ khoan ở đầu lăng trụ sáu cạnh (để cột dây thép hình 4. 23b) nhằm chống hiện tượng tự lỏng khi bu lông làm việc trong điều kiện rung động mạnh. Figure 23.2 Ghi chú: Dấu x là loại bulông có ren trên suốt chiều dài thân
  179. 177 Figure 23.3 Figure 23.4
  180. 178 CHƯƠNG 23. CÁC CHI TIẾT GHÉP TRONG MỐI GHÉP REN Figure 23.5 23.1.2 Đai ốc Là chi tiết để vặn vào bu lông hay vít cấy.– Theo hình dáng đai ốc được chia thành đai ốc 4 cạnh, đai ốc 6 cạnh, đai ốc có xẻ rãnh hay đai ốc tròn. – Theo chất lượng bề mặt, đai ốc được chia thành đai ốc tinh, đai ốc nửa tinh và đai ốc thô (Hình 4. 25)– Ký hiệu đai ốc gồm có ký hiệu ren và số hiệu tiêu chuẩn của đai ốc.Ví dụ:Đai ốc M12–TCVN 1905 –76.Các thông số của đai ốc: tra bảng 4.44.Cách vẽ đai ốc đầu 6 cạnh giống cách vẽ đầu bu lông ở hình 4.22. Ghi chú: Không nên dùng những đai ốc có kích thước trong ngoặc đơn.
  181. 179 Figure 23.6
  182. 180 CHƯƠNG 23. CÁC CHI TIẾT GHÉP TRONG MỐI GHÉP REN Figure 23.7
  183. 181 Figure 23.8 Figure 23.9
  184. 182 CHƯƠNG 23. CÁC CHI TIẾT GHÉP TRONG MỐI GHÉP REN Figure 23.10
  185. 183 Figure 23.11 Figure 23.12
  186. 184 CHƯƠNG 23. CÁC CHI TIẾT GHÉP TRONG MỐI GHÉP REN 23.1.3 Vòng đệm Là chi tiết lót giữa đai ốc và chi tiết bị ghép trong mối ghép bu lông hoặc vít cấy để khi vặn chặt đai ốc không làm hỏng bề mặt chi tiết bị ghép. Ngoài ra vòng đệm còn có tác dụng làm cho lực ép của đai ốc phân bố đều hơn.Có các loại vòng đệm: vòng đệm phẳng (Hình 4. 26a) vòng đệm lò xo (Hình 4. 26b), và vòng đệm gập (Hình 4.26c). Với vòng đệm phẳng người ta còn chia ra vòng đệm thô và vòng đệm tinh.Ký hiệu của vòng đệm gồm có đường kính ngoài của bu lông kèm theo số hiệu tiêu chuẩn của vòng đệm.Ví dụ: Vòng đệm 22 – TCVN 2061 – 77Các thông số của vòng đệm căn cứ vào đường kính ngoài của bu lông để tra trong bảng 4.45. Figure 23.13
  187. 185 Figure 23.14 Figure 23.15 23.1.4 Chốt chẻ Chốt chẻ là chi tiết máy tiêu chuẩn được quy định trong TCVN 2043 –77. Chốt chẻ dùng để lắp với bu lông (Hoặc vít cấy) có lỗ và đai ốc có xẻ rãnh.Ký hiệu của chốt chẻ gồm có đường kính, chiều dài chốt chẻ và số hiệu tiêu chuẩn của chốt chẻ. Xem bảng 6.46Ví dụ: Chốt chẻ 3 x 15 TCVN 2043 – 77Hình 4.27 cho thấy hình dáng và các thông số của chốt chẻ, hình 4.28 biểu diễn mối ghép bu lông có đầy đủ các chi tiết vừa giới thiệu ở trên. Chú ý : Kích thước chiều dài chốt chẻ được chọn theo dãy sau: 4;5;6;8;10;12;14;16;18;20;22;25;28;32;36;40;45;50;56;63;71;80;90;100;125;140;160
  188. 186 CHƯƠNG 23. CÁC CHI TIẾT GHÉP TRONG MỐI GHÉP REN Figure 23.16
  189. 187 Figure 23.17
  190. 188 CHƯƠNG 23. CÁC CHI TIẾT GHÉP TRONG MỐI GHÉP REN Figure 23.18 23.1.5 Vít cấy Là chi tiết hình trụ, hai đầu đều có ren, một đầu dùng để vặn vào chi tiết bị ghép, một đầu được vặn với đai ốc. Mối ghép vít cấy đươc biểu diễn như trên hình 4.30. Vít cấy được dùng khi chi tiết bị ghép quá dày hay vì một lí do nào đó không dùng bu lông được.Có hai loại vít cấy: Hình 4.31* Kiểu A: Đầu vặn vào chi tiết không có rãnh thoát dao.* Kiểu B: Đầu vặn vào chi tiết có rãnh thoát dao.Chiều dài l1 của đầu vặn vào chi tiết bị ghép phụ thuộc vào vật liệu chế tạo chi tiết đó.Cụ thể:Loại I: Lắp vào chi tiết bằng thép, bằng đồng: l1 = dLoại II: Lắp vào chi tiết bằng gang: l1 = 1,25dLoại III: Lắp vào chi tiết bằng nhôm: l1 = 2 d– Ký hiệu của vít cấy gồm có:Kiểu vít cấy – ký hiệu ren – chiều dài l của vít cấy và số hiệu tiêu chuẩn của vít cấy.Ví
  191. 189 dụ: Vít cấy A1 – M20 x 120 TCVN 3608 – 81, có nghĩa là:Vít cấy kiểu A, loại I có l = 120mm, l1 = d, ren hệ Mét, d = 20mm.Căn cứ vào đường kính d, tra bảng 4.67 ta được các thông số cần thiết của vít cấy. Figure 23.19
  192. 190 CHƯƠNG 23. CÁC CHI TIẾT GHÉP TRONG MỐI GHÉP REN Figure 23.20
  193. 191 Figure 23.21
  194. 192 CHƯƠNG 23. CÁC CHI TIẾT GHÉP TRONG MỐI GHÉP REN Figure 23.22
  195. 193 Figure 23.23
  196. 194 CHƯƠNG 23. CÁC CHI TIẾT GHÉP TRONG MỐI GHÉP REN
  197. Chương 24 Biểu diễn đơn giản và vẽ qui ước các chi tiết trong mối ghép bằng ren1 24.1 Biểu diễn đơn giản và vẽ qui ước các chi tiết trong mối ghép bằng ren Trong các bản vẽ lắp, bản vẽ lắp đặt hay bản vẽ tổng quát, các chi tiết như bu lông, vít cấy thường được vẽ đơn giản hoặc vẽ theo qui ước.A – Biểu diễn đơn giản và quy ước các chi tiết ghép (Bảng 4.40)B – Biểu diễn đơn giản và qui ước mối ghép ren (Bảng 4. 41). 1This content is available online at . 195
  198. 196 CHƯƠNG 24. BIỂU DIỄN ĐƠN GIẢN VÀ VẼ QUI ƯỚC CÁC CHI TIẾT TRONG MỐI GHÉP BẰNG REN Figure 24.1
  199. 197 Figure 24.2
  200. 198 CHƯƠNG 24. BIỂU DIỄN ĐƠN GIẢN VÀ VẼ QUI ƯỚC CÁC CHI TIẾT TRONG MỐI GHÉP BẰNG REN
  201. Chương 25 Ghép bằng chốt1 25.1 Ghép bằng chốt Chốt là chi tiết tiêu chuẩn dùng để lắp ghép hay định vị các chi tiết bị ghép với nhau. (Hình 4.63).Có hai loại chốt: chốt hình trụ và chốt hình côn. Chốt hình côn có độ côn bằng 1:50 và lấy đường kính đầu bé làm đường kính danh nghĩa (Hình 4.64 a, b).Kích thước của chốt trụ và chốt côn được qui định trong TCVN 2042– 86 và TCVN 2041– 86.Ký hiệu của chốt gồm có đường kính danh nghĩa, chiều dài l của chốt, kiểu lắp (đối với chốt trụ) và số hiệu tiêu chuẩn.Ví dụ: Chốt trụ 10 x 50 TCVN 2042– 86Chốt côn 10 x 50 TCVN 2041– 86Hình 4.65 biểu diễn mối ghép bằng chốt cho hai chi tiết, trong đó người ta phải chọn 2 kiểu lắp khác nhau cho 2 lỗ để dễ tháo chốt. Figure 25.1 1This content is available online at . 199
  202. 200 CHƯƠNG 25. GHÉP BẰNG CHỐT Figure 25.2 Figure 25.3
  203. Chương 26 Ghép bằng đinh tán1 26.1 Ghép bằng đinh tán Mối ghép đinh tán là mối ghép không tháo được.Có ba loại mối ghép đinh tán.– Mối ghép kín dùng cho các thùng chứa, nối hơi có áp suất thấp.– Mối ghép chắc: dùng để ghép các thanh kim loại với nhau như các dàn cầu, dàn máy.– Mối ghép chắc kín, dùng trong các kết cấu đòi hỏi vừa chắc lại vừa kín như nồi hơi có áp suất cao. 26.1.1 Các loại đinh tán Đinh tán là chi tiết hình trụ, có mũ ở một đầu. Đinh tán được phân loại theo hình dạng của mũ đinh. Có 3 loại chính như sau: (Hình 4.67).* Đinh tán mũ chỏm cầu (Hình 4.67a)* Đinh tán mũ nửa chìm (Hình 4.67b)* Đinh tán mũ chìm (Hình 4.67c)Kí hiệu quy ước của đinh tán gồm: Tên gọi loại đinh tán, đường kính d, chiêu dài l, và số hiệu chuẩn.Ví dụ:+ Đinh tán mũ chìm 6 x 20 TCVN 290 – 86+ Đinh tán mũ chỏm cầu ghép chắc 10 x 50 TCVN 4220 – 86+ Đinh tán mũ nửa chìm ghép chắc 10 x 50 TCVN 4220 – 86Vẽ mối ghép đinh tán cho các loại đinh tán như trên hình 4.68 a, b, c, d Hình 4.68 a: Đinh tán mũ chỏm cầu, mối tán chỏm cầu.Hình 4.68 b: Đinh tán mũ chìm, mối tán chỏm cầu.Hình 4.68 c: Đinh tán mũ chìm, mối tán chìm.Hình 4.63 d: Đinh tán mũ nửa chìm, mối tán chìm 1This content is available online at . 201