Giáo trình Xác định thuốc ký sinh trùng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Xác định thuốc ký sinh trùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_xac_dinh_thuoc_ky_sinh_trung.pdf
Nội dung text: Giáo trình Xác định thuốc ký sinh trùng
- BỘ NÔNG NGHIÊP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: XÁC ĐỊNH THUỐC TRỊ KÝ SINH TRÙNG MÃ SỐ: MĐ06 NGHỀ SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ Hà Nội, năm 2011
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ 06
- 2 LỜI NÓI ĐẦU Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành chăn nuôi theo hƣớng công nghiệp của nƣớc ta trong thời gian tới, những ngƣời tham gia vào hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm cần đƣợc đào tạo để họ có những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết. Trƣờng đại học Nông Lâm Bắc Giang đƣợc Bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng chƣơng trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề “Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi”. Chƣơng trình đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở phân tích nghề theo phƣơng pháp DACUM và cấu trúc mô đun. Kiến thức, kỹ năng và thái độ của nghề đƣợc tích hợp vào các mô đun. Kết cấu của chƣơng trình gồm nhiều mô đun và môn học, mỗi mô đun gồm nhiều công việc và bƣớc công việc tích hợp liên quan chặt chẽ với nhau nhằm hƣớng tới hình thành những năng lực thực hiện của ngƣời học. Vì vậy những kiến thức lý thuyết đƣợc chọn lọc và tích hợp vào công việc, mỗi công việc đƣợc trình bày dƣới dạng một bài học. Đây là chƣơng trình chủ yếu dùng cho đào tạo sơ cấp nghề, đối tƣợng học là những ngƣời có nhu cầu đào tạo nhƣng không có điều kiện đến các cơ sở đào tạo chính quy để học tập ở bậc học cao, thời gian tập trung dài hạn, họ có trình độ học vấn thấp. Vì vậy việc đào tạo diễn ra với thời gian ngắn, tại cộng đồng, hình thức gọn nhẹ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của học viên. Tài liệu này đƣợc viết theo từng mô đun, môn học của chƣơng trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi và đƣợc dùng làm giáo trình cho các học viên trong khóa học sơ cấp nghề, các nhà quản lý và ngƣời sử dụng lao động tham khảo, hoàn chỉnh để trở thành giáo trình chính thức trong hệ thống dạy nghề Việc xây dựng một chƣơng trình đào tạo sơ cấp nghề theo phƣơng pháp DACUM dùng cho đào tạo nông dân ở nƣớc ta nói chung còn mới mẻ. Vì vậy chƣơng trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót, tập thể các tác giả mong muốn sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để chƣơng trình đƣợc hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn ! Tham gia biên soạn: Nguyễn Đức Dƣơng - Chủ biên Nguyễn Hữu Nam Trần Văn Tuấn
- 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1 LỜI NÓI ĐẦU 2 MỤC LỤC 3 Giới thiệu mô đun 6 BÀI 1: SỬ DỤNG HANMECTIN 7 Giới thiệu: 7 Mục tiêu: 7 A. Nội dung 7 B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 13 C. Ghi nhớ: Nội dung cần chú ý 13 BÀI 2: SỬ DỤNG HANTOX 14 Giới thiệu: 14 Mục tiêu: 14 A. Nội dung 14 B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học sinh 16 C. Ghi nhớ: Nội dung cần chú ý 17 BÀI 3: SỬ DỤNG LEVAMYSOL 18 Giới thiệu: 18 Mục tiêu: 18 A. Nội dung 18 B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 21 C. Ghi nhớ: Nội dung cần chú ý 22 BÀI 4: SỬ DỤNG MEBENVET 23 Giới thiệu: 23 Mục tiêu: 23 A. Nội dung 23 B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 26 C. Ghi nhớ: Nội dung cần chú ý 26 BÀI 5: SỬ DỤNG TETRAMISOL 27 Giới thiệu: 27 Mục tiêu: 27 A. Nội dung 27 B. Bài tâp và sản phẩm thực hành của học viên 29 C. Ghi nhớ: Nội dung cần chú ý 30 BÀI 6: SỬ DỤNG FASCIOLID 31
- 4 Giới thiệu: 31 Mục tiêu: 31 A. Nội dung 31 B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 33 C. Ghi nhớ: Nội dung cần chú ý 33 BÀI 7: SỬ DỤNG FASINEX 34 Giới thiệu: 34 Mục tiêu: 34 A. Nội dung 34 B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 36 C. Ghi nhớ: Nội dung cần chú ý 36 BÀI 8: SỬ DỤNG HANTYL B 37 Giới thiệu: 37 Mục tiêu: 37 Học xong bài học này ngƣời học có khả năng: 37 A. Nội dung 37 B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 39 C. Ghi nhớ: Nội dung cần chú ý 39 BÀI 9: SỬ DỤNG ESB3 40 Giới thiệu: 40 Mục tiêu: 40 A. Nội dung 40 B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 42 C. Ghi nhớ: Nội dung cần chú ý 43 BÀI 10: SỬ DỤNG TOLTRAZURIL 44 Giới thiệu: 44 Mục tiêu: 44 Học xong bài học này ngƣời học có khả năng: 44 A. Nội dung 44 B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên. 47 C. Ghi nhớ: Nội dung cần chú ý 48 BÀI 11: SỬ DỤNG RIVANOL 49 Giới thiệu: 49 Mục tiêu: 49 A. Nội dung 49 3. Sử dụng 51 B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 51 Bài tập 2: Thực hành pha và tiêm Rivanol vào tĩnh mạnh cho trâu, bò. 52
- 5 C. Ghi nhớ: Nội dung cần chú ý 52 BÀI 12: SỬ DỤNG AZIDIN 53 Giới thiệu: 53 Mục tiêu: 53 A. Nội dung 53 B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 55 C. Ghi nhớ: Nội dung cần chú ý 56 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 57 I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun: 57 II. Mục tiêu mô đun: 57 III. Nội dung chính của mô đun 57 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài thực hành 58 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 64 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 64
- 6 MÔ ĐUN XÁC ĐỊNH THUỐC TRỊ KÝ SINH TRÙNG Mã mô đun: MĐ06 Giới thiệu mô đun Mô đun xác định thuốc trị ký sinh trùng là mô đun chuyên ngành trong chƣơng trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề sử dụng thuốc thú y dùng trong chăn nuôi. Học xong mô đun này ngƣời học có khả năng nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản đƣợc thuốc trị ký sinh trùng dùng trong chăn nuôi, đảm bảo an toàn cho vật nuôi và vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng. Mô đun đƣợc xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phân tích công việc, mỗi công việc gồm nhiều bƣớc công việc liên quan mật thiết với nhau và đƣợc bố trí thành một bài học. Quỹ thời gian để giảng dạy mô đun đƣợc thiết kế 76 giờ, trong đó lý thuyết 16 giờ, thực hành 56 giờ. Phần lý thuyết của mô đun gồm 12 bài học sau: - Bài 1: Sử dụng Hanmectin - Bài 2: Sử dụng Hantox - Bài 3: Sử dụng Levamysol - Bài 4:Sử dụng Mebenvet - Bài 5: Sử dụng Tetramysol - Bài 6: Sử dụng Fasciolid - Bài 7: Sử dụng Fasinex - Bài 8: Sử dụng Hantyl B - Bài 9: Sử dụng ESB3 - Bài 10: Sử dụng Toltrazuril - Bài 11: Sử dụng Rivanol - Bài 12: Sử dụng Azidin Phần thực hành gồm câu hỏi, bài tập, bài thực hành đƣợc xây dựng trên cơ sở nội dung cơ bản của các bài học lý thuyết về nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản thuốc, giúp ngƣời học hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp trong việc sử dụng thuốc trị ký sinh trùng trong chăn nuôi. Các bài học trong mô đun đƣợc sử dụng phƣơng pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, trong đó thời lƣợng cho các bài thực hành đƣợc bố trí 70 %. Vì vậy để học tốt mô đun ngƣời học cần chú ý thực hiện các nội dung sau; - Tham gia học tập tất cả các môn học, mô đun có trong chƣơng trình đào tạo. - Tham gia học tập đầy đủ các bài lý thuyết, thực hành có trong mô đun, chú ý những bài thực hành. Vì thực hành là cơ sở quan trọng hình thành kỹ năng nghề cho ngƣời học - Phải có ý thức kỷ luật trong học tập, nghiêm túc, say mê nghề nghiệp và đảm bảo an toàn cho ngƣời, vật nuôi, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập mô đun đƣợc thực hiện theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội
- 7 Bài 1: Sử dụng Hanmectin Giới thiệu: Hanmectin là thuốc trị ngoại ký sinh trùng nhƣ; mòng, ve, chấy, rận, bọ chét, ghẻ Tuy nhiên việc sử dụng Hanmectin cần phải tuân thủ nguyên tắc chung để tránh hiện tƣợng quen thuốc, trúng độc thuốc gây nguy hiểm cho vật nuôi. Vì vậy giới thiệu bài học sử dụng Hanmectin là cần thiết để hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cho ngƣời chăn nuôi khi sử dụng thuốc. Mục tiêu: Học xong bài học này ngƣời học có khả năng: - Trình bày đƣợc nội dung về sử dụng Hanmectin dùng trong chăn nuôi. - Thực hiện đƣợc việc nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản Hanmectin trong chăn nuôi đúng kỹ thuật - Nghiêm túc, trách nhiệm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng. A. Nội dung: 1. Nhận dạng Hanmectin 1.1. Nhận biết chung Hanmectin là thuốc phòng, trị bệnh do ve, mòng, chấy, rận, mò mạt ký sinh trên cơ thể động vật gây ra, thuốc đƣợc sản xuất và giới thiệu ở hai dạng: - Dạng bột, thuốc đƣợc đóng trong lọ thủy tinh, nhựa hoặc đóng trong túi giấy bạc, nilon, lƣợng 10g, 20g, 50g, 100 g. - Dạng dung dịch tiêm đƣợc đóng trong lọ thủy tinh 5 ml, 10ml, 20 ml, 50 ml và 100ml. Dung dịch tiêm Hanmectin -50 Dung dịch tiêm Hanmectin -25 1.2. Nhận biết tính chất Thuốc kết tinh dạng bột, màu vàng nhạt, mịn, tơi, không mùi, dễ hút ẩm khi ra ngoài không khí, không tan trong nƣớc, tan trong cồn, ruợu. Thuốc an toàn cho gia súc và ngƣời, không gây độc cho bào thai cho nên đƣợc dùng cho gia súc trong thời kỳ mang thai
- 8 Hanmectin dạng viên nén Hanmectin dạng dịch xịt 1.2. Nhận biết tác dụng của thuốc. - Hanmectin diệt đƣợc nhiều loại ký sinh trùng nhƣ; ve, mòng, chấy, rận, bọ chét, mò, mạt, ghẻ và giun tròn ký sinh trên cơ thể vật nuôi. - Thuốc an toàn đối với vật nuôi, kể cả khi sử dụng quá liều điều trị. Nếu dùng liều quá cao cho chó, thuốc có thể gây ra trạng thái ngộ độc thần kinh, con vật mẩm đỏ dƣới da, hô hấp tăng, loạn nhịp tim, sùi bọt mép, co giật. - Thuốc đƣợc hấp thu nhanh, tác dụng nhanh, thời gian kéo dài và ít gây đau đớn nơi tiêm nên có thể tiêm dƣới da, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc cho vật nuôi uống. 2. Ứng dụng 2.1. Trị bệnh - Diệt ve, mòng, chấy, rận ký sinh trên da trâu, bò. Bọ chét, chấy, rận ghẻ, ký sinh trên chó mèo. Mò, mạt ký sinh trên gia cầm - Tẩy giun đũa bê, nghé, giun đũa lợn, giun kim, giun tóc, giun móc, giun xoăn dạ dầy trâu, bò, dê, cừu, giun kết hạt. - Điều trị bệnh gan, phổi ở rắn, trăn do ký sinh trùng gây ra. 2.2. Phòng bệnh . - Tẩy giun định kỳ 3 tháng một lần để phòng bệnh do giun tròn gây ra cho vật nuôi. - Tiêm thuốc cho con vật vào đầu mùa hè để phòng bệnh do mòng, ve, chấy, rận, ghẻ gây ra. 3. Sử dụng 3.1. Tiêm bắp thịt Các bƣớc thực hiện nhƣ sau:
- 9 Bƣớc 1: Chuẩn bị dụng cụ, thuốc, hóa chất - Dụng cụ dùng để tiêm bắp thịt vật nuôi gồm: Bơm tiêm bọc sắt loại 20 ml, kim tiêm 14, panh thẳng, kéo cong, đĩa lồng thủy tinh, khay sắt tráng men hoặc inox. Tất cả dụng cụ trên đƣợc rửa bằng xà phòng nƣớc sạch. Bơm Dụng cụ thú y tiêm, kim tiêm, panh, kéo đƣa vào nƣớc đun sôi thời gian 5 – 10 phút để vô trùng. - Thuốc, hóa chất gồm: Hanmectin đƣợc xác định liều lƣợng, cồn iốt 5% hoặc cồn trắng 900, bông thấm nƣớc Tất cả dụng cụ, thuốc hóa chất đƣợc đặt trong khay men và dùng vải gạc vô trùng phủ kín. Đun sôi nƣớc để vô trùng dụng cụ Dụng cụ đã vô trùng Hộp lồng đựng bông cồn sát trùng Bƣớc 2: Cố định và xác định vi trí tiêm trên cơ thể gia súc. + Cố định gia súc. - Trâu, bò, ngựa cho đứng trong giá cố định 4 trụ. Lợn, dê, chó, mèo, tùy theo từng trƣờng hợp mà trói buộc đảm bảo an toàn + Vị trí tiêm Trâu, bò, ngựa, dê, cừu: bắp thịt hai bên cổ ( trƣớc xƣơng bả vai), vùng mông (tại giao điểm 3 đƣờng trung tuyến của tam giác mông). Lợn: bắp cổ (sau gốc tai), vùng Cố định và tiêm bắp cổ bò
- 10 mông (tại giao điểm 3 đƣờng trung tuyến của tam giác mông), bắp đùi. Gia cầm: bắp thịt lƣờn, gốc cánh. Chó, mèo, thỏ: bắp cổ, mông, đùi . Cố định và tiêm bắp mông bò Bƣớc 3: Vệ sinh, sát trùng da vùng tiêm trên cơ thể con vật: - Cắt lông tại vị trí tiêm trên cơ thể con vật, đƣờng kính 5 cm. - Rửa da vùng tiêm bằng nƣớc sạch, thấm khô bằng vải gạc hoặc khăn bông sạch. - Dùng bông thấm cồn iốt hoặc cồn 900 đặt lên da vùng tiêm trên cơ thể con vật và di chuyển theo đƣờng tròn đồng tâm từ trong ra ngoài để sát Vệ sinh sát trùng vùng tiêm trùng. Bƣớc 4. Đâm kim vào bắp thịt và bơm thuốc - Trâu, bò, ngựa thực hiện tiêm 2 thì. Dùng ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa, nắm lấy đốc kim tiêm, sao cho kim tiêm vuông góc với lòng bàn tay, dùng lực của cổ tay vỗ lên da vùng tiêm, kim tiêm sẽ đâm qua da xuống bắp thịt, sau đó lắp bơm tiêm và đâỷ thuốc vào bắp thịt. Dùng bông thấm cồn đặt lên vùng da ở đầu kim tiêm ấn nhẹ và rút kim ra ngoài sau khi bơm hết thuốc. - Đối với lợn và các gia súc khác thực hiện tiêm một thì. Lắp kim vào bơm tiêm và đặt kim tiêm chếch với da con vật một góc 450 sau đó ấn mạnh kim tiêm sẽ chọc thủng da xuống bắp thịt sau đó đẩy thuốc. Bƣớc 5. Quan sát con vật xem có biểu hiện khác thƣờng không? thời gian 10-15 phút sau khi tiêm, nếu có hiện tƣợng trúng độc báo cho thú y sỹ xử lý. 3.2. Tiêm tĩnh mạch Các bƣớc thực hiện nhƣ sau: + Bƣớc 1: chuẩn bị dụng cụ, thuốc và hóa chất.
- 11 - Dụng cụ gồm: Bơm tiêm 20 ml, kim tiêm 14, panh thẳng, kéo cong, đĩa lồng thủy tinh, khay đựng dụng cụ. Dụng cụ đƣợc rửa bằng xà phòng nƣớc sạch và đƣa vào nƣớc đun sôi thời gian 5 – 10 phút để vô trùng. - Thuốc, hóa chất gồm: Hanmectin đƣợc xác định liều lƣợng, cồn iốt 5%, Cafein, bông thấm nƣớc Tất cả dụng cụ, thuốc hóa chất đƣợc đặt trong khay men và dùng vải gạc vô trùng chùm kín. Bƣớc 2: Cố định gia súc và xác định vị trí tiêm. + Cố định gia súc: - Trâu, bò, ngựa cho đứng trong giá cố định 4 trụ. - Lợn, dê, chó, mèo, tùy từng trƣờng hợp mà trói buộc đảm bảo an toàn +Xác định vị trí tiêm Trâu, bò, ngựa, dê, cừu tiêm tĩnh mạch cổ bên trái hoặc bên phải, tại vị trí 1/3 phía trên của cổ tính từ phía đầu con vật. Lợn, chó mèo ít tiêm tĩnh mạch. Tiêm tĩnh mạch cổ ở bò Bƣớc 3: Vệ sinh, sát trùng da vùng tiêm trên cơ thể con vật: - Dùng kéo cong cắt lông đƣờng kính 5 cm tại vị trí tiêm trên cơ thể con vật. - Rửa da vùng tiêm bằng nƣớc sạch, thấm khô bằng vải gạc hoặc khăn bông sạch. - Dùng bông thấm cồn iốt hoặc cồn 900 đặt lên da vùng tiêm trên cơ thể con vật và di chuyển theo vòng tròn đồng tâm từ trong ra ngoài để sát trùng. Bƣớc 4. Đâm kim vào tĩnh mạch và bơm thuốc - Trâu, bò, ngựa thực hiện tiêm 2 thì. Dùng ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa, nắm lấy đốc kim tiêm, sao cho kim tiêm vuông góc với lòng bàn tay, dùng lực của cổ tay vỗ lên da vùng tĩnh mạch cổ, kim tiêm sẽ xuyên qua da xuống tĩnh
- 12 mạch. Nếu trúng tĩnh mạch có máu chẩy ra ở đốc kim. Nếu không trúng tĩnh mạch thì điều chỉnh kim vào tĩnh mạch. Sau đó lắp bơm tiêm và đâỷ thuốc từ từ vào tĩnh mạch. Dùng bông thấm cồn đặt lên vùng da ở đầu kim tiêm ấn nhẹ và rút kim ra ngoài sau bơm hết thuốc. - Dê, cừu và gia súc nhỏ tiêm 1 thì. Lắp kim tiêm vào bơm tiêm và đặt kim tiêm chếch với da con vật một góc 450 sau đó ấn mạnh, kim sẽ chọc thủng da xuống tĩnh mạch, rút pít tông bơm tiêm về phía sau nếu có máu chẩy ra ở đốc kim thì đẩy thuốc từ từ vào tĩnh mạch. Bƣớc 5. Quan sát con vật xem có biểu hiện khác thƣờng không? thời gian 10-15 phút sau khi tiêm. Nếu con vật có biểu hiện thở nhanh, nhịp tim nhanh, loạn nhịp, sùi bọt mép, da mẩn đỏ thì báo cho thú y sỹ xử lý kịp thời. 3.3. Cho ăn, uống. - Trộn thuốc vào thức ăn, nƣớc uống cho con vật ăn hoặc uống tự do, liều theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. - Trong trƣờng hợp cần thiết có thể pha thuốc vào nƣớc cho con vật uống thông qua chai cao su, chai nhựa, bơm tiêm, hoặc ống thông thực quản. Cho bò uống thuốc bằng chai nhựa 3.4. Phun thuốc lên cơ thể vật nuôi. Pha thuốc vào nƣớc ở nồng độ 10 % sau đó dùng bình phun, phun lên cơ thể vật nuôi để trị ve, ghẻ, chấy, rận, mòng trên cơ thể. 4. Bảo quản. 4.1. Xác định điều kiện bảo quản Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ƣớt và hóa chất độc hại. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng thuốc, bao bì bao gói để phát hiện dập, vỡ, rách, hở nút ảnh hƣởng tới thuốc.
- 13 - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trƣớc khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh, không để thuốc chung với hóa chất độc hại. - Kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện và xử lý sai sót B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên: Bài tập 1: Nhận biết Hanmectin và các chế phẩm của thuốc dùng trong chăn nuôi. - Nguồn lực: Hanmectin và các chế phẩm của thuốc. - Cách thức tổ chức: học viên quan sát, nhận biết tính chất, tác dụng và ứng dụng của thuốc Hanmectin. - Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 học viên - Phƣơng pháp đánh giá: học viên đƣợc phát và điền vào ô trả lời của mình trong phiếu trắc nghiệm, Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện thông qua đáp án. - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: học viên điền đúng tên, tính chất, tác dụng và ứng dụng của thuốc Hanmectin trong chăn nuôi. Bài tập 2: Thực hành tiêm Hemetin vào bắp thịt, tĩnh mạch - Nguồn lực: động vật thí nghiệm, chế phẩm Hanmectin, dụng cụ thú y, bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, khẩu trang, mặt nạ phòng độc, ủng, găng tay cao su ). - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm thực hành tiêm thuốc vào bắp thịt, tĩnh mạch cho một đối tƣợng vật nuôi. - Thời gian hoàn thành: 1giờ/1 nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng sử dụng thuốc hanmectin - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Chuẩn bị đƣợc dụng cụ, thuốc hóa chất và thực hiện tiêm thuốc vào bắp thịt, tĩnh mạch vật nuôi đúng kỹ thuật, an toàn. Bài tập 3: Thực hành bảo quản thuốc Hanmectin. - Nguồn lực: Thuốc Hamectin, tủ thuốc. - Cách thức: học viên xác định đƣợc điều kiện và thực hiện đƣợc các bƣớc bảo quản thuốc. - Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 học viên. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng vận hành bảo quản thuốc. - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: + Xác định đƣợc điều kiện bảo quản thuốc + Thực hiện đƣợc các bƣớc bảo quản thuốc Hanmectin theo yêu cầu kỹ thuật . C. Ghi nhớ: Nội dung cần chú ý - Nhận biết tính chất, tác dụng, ứng dụng và sử dụng thuốc Hanmectin - Hanmectin có thể gây ngộ độc cho chó, khi dùng liều quá cao.
- 14 Bài 2: Sử dụng Hantox Giới thiệu: Hantox là thuốc trị mòng, Ve, chấy, rận ký sinh trên trâu, bò. Bọ chét, chấy, rận ký sinh trên chó, mèo. Ghẻ ký sinh trên lợn Thuốc có nguồn gốc thực vật, ít độc đối với gia súc, đặc biệt là chó, mèo, dễ sử dụng, hiệu quả điều trị cao. Vì vậy giới thiệu bài học sử dụng Hantox là cần thiết trong mô đun sử dụng thuốc trị ký sinh trùng. Mục tiêu: Học xong bài học này ngƣời học có khả năng: - Trình bày đƣợc nội dung về sử dụng Hantox dùng trong chăn nuôi. - Thực hiện đƣợc việc nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản Hantox trong chăn nuôi đúng kỹ thuật - Nghiêm túc, trách nhiệm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng. A. Nội dung: 1. Nhận dạng thuốc Hantox 1.1. Nhận biết chung: Hantox là thuốc diệt mòng, ve, chấy, rận, bọ chét, ghẻ ký sinh trên cơ thể vật nuôi và nền chuồng, sân chơi, bài chăn thả. Thuốc đƣợc sản xuất ở ba dạng: - Nhũ dịch tắm có tên là Hantox – Shampoo, đƣợc đóng trong lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa lƣợng 200 ml, màu trắng sữa, độ bám dính cao - Dịch xịt đƣợc đóng trong bình xịt 100 ml và 300 ml, màu trắng sữa, độ bám dính cao. - Dịch xịt ngoài môi trƣờng có tên Hantox – 200 đƣợc đóng trong bình xịt 100 ml và 300 ml, dịch màu trắng sữa, độ bám dính cao. Hantox dạng bột Hantox -200 dạng dịch uống 1.2.Nhận biết tính chất - Hantox có chứa hoạt chất đƣợc chiết xuất từ cây họ cúc nên ít độc hại cho động vật nhất là chó, mèo. Thuốc ở dạng bột màu trắng, mịn, tơi, dễ hút ẩm khi ra ngoài không khí, tan trong nƣớc, tan trong cồn, không mùi.
- 15 Hantox spray dạng dịch xịt Hantox Shampoo dạng dịch tắm 1.3. Nhận biết tác dụng của thuốc. - Hantox có tác dụng diệt mòng, ve, ruồi, gián, kiến, chấy, rận, ghẻ trên cơ thể gia súc và môi trƣờng. - Thuốc có độ an toàn cao, không độc đối với gia súc và ngƣời. - Thuốc tác dụng nhanh đối với mòng, ve, rận, chấy, ghẻ, do đó phun, tắm, xịt lên cơ thể vật nuôi hoặc phun, xịt chuồng nuôi, sân chơi, bãi chăn thả. 2.1. Trị bệnh - Diệt ve, mòng, chấy, rận ký sinh trên da trâu, bò. Bọ chét, chấy, rận ghẻ ký sinh trên chó mèo. Mò, mạt ký sinh trên gia cầm. - Diệt ruồi, muỗi, gián, kiến, ve, mòng ngoài môi trƣờng chăn nuôi 2.2. Phòng bệnh . - Định kỳ phun thuốc trong chuồng nuôi, bãi chăn thả để diệt ve, mòng và côn trùng, phòng bệnh do chúng gây ra cho gia súc. 3. Sử dụng 3.1. Phun thuốc lên cơ thể vật nuôi. Các bƣớc thực hiện: - Pha thuốc vào nƣớc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất đƣợc ghi trên bao bì thuốc - Đổ thuốc vào bình phun, hoặc bình xịt - Vận hành bình phun, bình xịt, phun đều thuốc lên cơ thể vật nuôi, nền chuồng, sân chơi, bãi chăn thả gia súc - Kiểm tra biểu hiện của con vật sau phun thuốc trong thời gian 15 – 20 phút Phun thuốc diệt côn trùng 3.2. Tắm cho gia súc
- 16 Thấm ƣớt con vật, lấy lƣợng thuốc cần thiết theo chỉ dẫn xoa đều lên khắp cơ thể chúng, sao cho tạo nhũ bọt xà phòng để thuốc thấm vào da, khoảng 5 phút sau tráng nƣớc sạch nhiều lần. 3.3. Xoa, bôi thuốc Đối với chó, mèo có thể dùng thuốc xoa hoặc bôi đều lên cơ thể, liều lƣợng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất 4. Bảo quản. 4.1. Xác định điều kiện bảo quản Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ƣớt và hóa chất độc hại. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng thuốc, bao bì bao gói để phát hiện dập, vỡ, rách ảnh hƣởng tới thuốc. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trƣớc khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào các tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh, không để thuốc chung với hóa chất độc hại. - Kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện và xử lý sai sót B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học sinh: Bài tập 1: Nhận dạng Hantox trong chăn nuôi. - Nguồn lực: Các dạng chế phẩm của thuốc Hantox - Cách thức tổ chức: học viên quan sát các dạng chế phẩm của thuốc đang đƣợc dùng trong chăn nuôi. - Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 học viên - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền thông tin nhận dạng thuốc vào ô trống, đối chiếu với đáp án. - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: học viên điền đúng tên, tính chất, tác dụng, ứng dụng của thuốc trong chăn nuôi. Bài tập 2: Thực hành phun, tắm, xoa Hantox lên cơ thể vật nuôi và môi trƣờng chăn nuôi. - Nguồn lực: động vật thí nghiệm, chế phẩm Hantox, dụng cụ thú y, bình phun thuốc, bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, khẩu trang, mặt lạ phòng độc, ủng, găng tay cao su ). - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm thực hiện phun, tắm, xoa thuốc lên cơ thể vật nuôi, chuồng trại và bài chăn thả. - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/1 nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng sử dụng thuốc Hantox - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Chuẩn bị thuốc đúng nồng độ, vận hành và phun thuốc lên cơ thể vật nuôi đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho ngƣời, vật nuôi và môi trƣờng.
- 17 C. Ghi nhớ: Nội dung cần chú ý - Nhận biết tính chất, tác dụng, ứng dụng và sử dụng thuốc Hantox. - Thuốc có nguồn gốc thực vật nên an toàn cho gia súc và ngƣời, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng.
- 18 Bài 3: Sử dụng Levamysol Giới thiệu: Levamysol là thuốc trị giun tròn ký sinh trên cơ thể vật nuôi. Thuốc an toàn, ít độc, ít gây phản ứng phụ đối với gia súc ở mọi lứa tuổi, dễ sử dụng, hiệu quả điều trị cao. Vì vậy việc giới thiệu bài học sử dụng Levamysol là cần thiết để hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cho ngƣời chăn nuôi khi sử dụng thuốc. Mục tiêu: Học xong bài học này ngƣời học có khả năng: - Trình bày đƣợc nội dung về sử dụng Levamysol dùng trong chăn nuôi. - Thực hiện đƣợc việc nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản Levamysol trong chăn nuôi đúng kỹ thuật - Nghiêm túc, trách nhiệm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng. A. Nội dung: 1. Nhận dạng Levamysol 1.1. Nhận biết chung: - Levamysol là thuốc phòng, trị giun tròn ký sinh ở đƣờng tiêu hóa, hô hấp, tim, thận gia súc, đặc biệt thuốc có tác dụng tốt với giun kim ký sinh ở trong tim của trâu, bò, lợn, gà thuốc đƣợc sản xuất ở dạng bột, dung dịch tiêm và viên nén: 1.2.Nhận biết tính chất - Levamysol là thuốc dạng bột màu trắng, mịn, tơi, dễ hút ẩm khi ra ngoài không khí, tan trong nƣớc, không mùi. Thuốc hấp thu nhanh qua đƣờng tiêu hóa, máu khi cho gia súc uống hoặc tiêm bắp thịt Bột Levamysol Bột Levamysol ra ngoài không khí - Levamysol đƣợc đóng trong lọ thủy tinh, lọ nhựa hoặc tuí nilon, giấy bạc kín, dạng bột mịm, tơi, màu trắng, không vón cục, không kết dính, tan nhanh trong nƣớc - Levamysol ở dạng dịch tiêm đƣợc đóng trong ống, lọ thủy tinh là dung dịch trong suốt, không màu, không mùi
- 19 Levamysol ở dạng dịch tiêm và dạng bột đóng trong túi nilon - Levamysol ở dạng viên nén, màu sắc tùy thuộc cơ sở sản xuất, không mùi, tan trong nƣớc Levamisol dạng viên nén 1.3. Nhận biết tác dụng của thuốc.
- 20 Thuốc diệt đƣợc nhiều loại giun tròn ở đƣờng tiêu hóa, hô hấp gia súc, gia cầm nhƣ: Giun đũa, giun kim, giun lƣơn, giun phổi, giun tóc, giun móc, giun kết hạt, đặc biệt là giun kim ký sinh trong tim của động vật Thuốc diệt đƣợc cả giun trƣởng thành và ấu trùng của chúng. - Thuốc an toàn, không gây độc cho vật nuôi, kể cả khi dùng quá liều điều trị. Ít gây ra phản ứng phụ sau khi đƣa thuốc vào cơ thể. Tuy nhiên ngựa và gia súc bị bệnh suy gan, thận không đƣợc dùng thuốc. - Thuốc dễ sử dụng, hấp thu nhanh, tác dụng nhanh và thải trừ nhanh, vì vậy có thể cho uống, tiêm bắp thịt hoặc tiêm dƣới da con vật đều cho kết quả tốt. 2. Ứng dụng 2.1. Trị bệnh - Tẩy giun đũa lợn, bê, nghé, gia cầm, giun lƣơn, giun phổi, giun tóc, giun kết hạt, giun kết mạc mắt, giun kim ký sinh trong tim ở nhiều loài gia súc và gia cầm. 2.2. Phòng bệnh . - Dùng Levamysol định kỳ tẩy giun cho gia súc, gia cầm, 3 tháng một lần để phòng bệnh do chúng gây ra. 3. Sử dụng 3.1. Cho ăn, uống. - Trộn thuốc vào thức ăn, hoặc nƣớc uống cho con vật ăn hoặc uống, liều lƣợng đối với loài nhai lại 5- 7,5 mg cho một kg thể trọng. Lợn 7,5mg/ 1kg thể trọng. Chó, mèo 7mg/1 kg thể trọng. Gia cầm 25- 50 mg/ 1 kg thể trọng, hoặc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất thuốc. 3.2. Tiêm dƣới da Thực hiện tiêm thuốc theo các bƣớc sau: + Bƣớc 1: xác định vị trí tiêm - Trâu, bò, dê, cừu tiêm dƣới da hai bên cổ (trƣớc xƣơng vả vai) hoặc mông. - Lợn tiêm dƣới da vùng cổ (sau gốc tai), mông, bẹn. - Chó, mèo tiêm dƣới da hai bên cổ, mông. + Bƣớc 2: Xác định liều lƣợng thuốc Tiêm dưới da cổ bò Liều lƣợng thuốc đƣợc xác định theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, đƣợc ghi trên bao bì. + Bƣớc 3: Vệ sinh sát trùng vùng tiêm - Dùng kéo cắt lông nơi tiêm
- 21 - Rửa da nơi tiêm bằng nƣớc sạch, xà phòng, bàn chải, thấm khô bằng vải gạc, - Sát trùng da bằng cồn Iốt 5%. +Bƣớc 4: Đâm kim và bơm thuốc vào dƣới da con vật - Dùng tay trái beo da con vật, tay phải đâm kim và đẩy thuốc vào dƣới da - Dùng bông thấm cồn đè lên da ở đầu mũi kim và rút kim ra ngoài cơ thể gia súc, sau khi tiêm hết lƣợng thuốc. Tiêm dưới da vùng cổ chó 3.3. Tiêm bắp thịt - Loài nhai lại tiêm bắp thịt cổ, mông, liều thuốc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất - Lợn tiêm bắp thịt cổ, mông, đùi, liều thuốc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất - Chó, mèo tiêm bắp thịt cổ, mông, đùi, liều thuốc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. 4. Bảo quản. 4.1. Xác định điều kiện bảo quản Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ƣớt và hóa chất độc hại. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng thuốc, bao bì bao gói để phát hiện dập, vỡ, rách ảnh hƣởng tới thuốc. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trƣớc khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào các tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh. - Kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện và xử lý sai sót B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên: Bài tập 1: Nhận dạng thuốc Levamysol dùng trong chăn nuôi. - Nguồn lực: Các dạng chế phẩm của thuốc Levamysol - Cách thức tổ chức: học viên quan sát các dạng chế phẩm của thuốc và nhận biết tác dụng, ứng dụng của nó. - Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 học viên - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án. - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: học viên điền đúng tên các chế phẩm, tính chất, tác dụng và ứng dụng của thuốc trong chăn nuôi. Bài tập 2: Thực hành tiêm thuốc vào dƣới da, bắp thịt cho vật nuôi. - Nguồn lực: động vật thí nghiệm, Levamysol, dụng cụ thú y, bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay cao su ).
- 22 - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm thực hiện tiêm thuốc dƣới da, bắp ở nhiều vị trí trên con vật. - Thời gian hoàn thành: 30 giờ/1 nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng sử dụng thuốc Levamysol - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Chuẩn bị thuốc đúng liều lƣợng, thực hiện tiêm thuốc đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho ngƣời, vật nuôi. C. Ghi nhớ: Nội dung cần chú ý - Nhận biết tính chất, tác dụng, ứng dụng và sử dụng thuốc Levamysol. - Không đƣợc dùng thuốc cho ngựa và gia súc mắc bệnh suy gan, thận.
- 23 Bài 4: Sử dụng Mebenvet Giới thiệu: Mebenvet là thuốc trị giun tròn ký sinh trên cơ thể vật nuôi nhƣ giun đũa, giun kim, giun lƣơn, giun phổi, giun tóc, giun móc, giun kết hạt, giun xoăn dạ dầy Thuốc an toàn đối với gia súc ở mọi lứa tuổi, dễ sử dụng, hiệu quả điều trị cao. Vì vậy việc giới thiệu bài học sử dụng Mebenvet là cần thiết để hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cho ngƣời chăn nuôi khi sử dụng thuốc. Mục tiêu: Học xong bài học này ngƣời học có khả năng: - Trình bày đƣợc nội dung về sử dụng Mebenvet dùng trong chăn nuôi. - Thực hiện đƣợc việc nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản Mebenvet trong chăn nuôi đúng kỹ thuật - Nghiêm túc, trách nhiệm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng. A. Nội dung: 1. Nhận dạng Mebenvet 1.1. Nhận biết chung: Mebenvet là thuốc trị ký sinh trùng đa giá, đƣợc dùng nhiều trong chăn nuôi để điều trị bệnh do giun tròn ở đƣờng tiêu hóa, hô hấp gia súc gây ra. Mebenvet đƣợc sản xuất và trình bày ở 2 dạng: dạng bột và dạng viên. 1.2.Nhận biết tính chất - Thuốc ở dạng bột màu vàng nhạt, mịn, tơi, ít tan trong nƣớc và dung môi hữu cơ, không hút ẩm, ổn định trong không khí. Mebenvet dạng dịch tiêm Mebenvet dạng bột đóng trong lọ - Mebenvet dạng bột đƣợc đóng trong lọ thủy tinh, lọ nhựa hoặc tuí nilon, giấy bạc kín, màu vàng nhạt, không vón cục, không kết dính.
- 24 Mebenvet dạng bột đóng trong Mebenvet dạng viên nén túi nilon - Mebenvet ở dạng viên nén đƣợc đựng trong lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa, màu vàng nhạt, không mùi, không hút ẩm. 1.3. Nhận biết tác dụng của thuốc. - Thuốc diệt đƣợc nhiều loại giun tròn ký sinh ở đƣờng tiêu hóa, hô hấp gia súc, gia cầm nhƣ: giun đũa, giun kim, giun lƣơn, giun phổi, giun tóc, giun móc, giun kết hạt, đặc biệt có tác dụng tốt với sán dây ký sinh ở gia cầm Thuốc diệt đƣợc cả giun trƣởng thành và ấu trùng của chúng. - Thuốc an toàn đối với động vật, kể cả khi dùng quá liều điều trị, ít gây ra phản ứng phụ khi đƣa thuốc vào cơ thể. Thuốc đƣợc dùng để trị bệnh giun tròn cho nhiều loài gia súc: trâu, bò, dê, cừu lợn, gia cầm, chó mèo - Thuốc dễ sử dụng, ít hấp thu ở đƣờng tiêu hóa vật nuôi và tác dụng nhanh với giun, vì vậy cho con vật uống thuốc đạt kết quả điều trị tốt. 2. Ứng dụng 2.1. Trị bệnh + Trâu, bò, dê, cừu: thuốc có tác dụng trị các bệnh. Giun đũa, giun xoăn dạ dầy, giun lƣơn, giun phổi và sán dây + Lợn: thuốc có tác dụng điều trị các bệnh Giun đũa, giun kết hạt, giun lƣơn, giun tóc, giun phổi + Ngựa: thuốc có tác dụng điều trị các bệnh Giun đũa, giun lƣơn, giun kết hạt + Chó mèo: thuốc có tác dụng điều trị các bệnh Giun đũa, giun chỉ, giun móc, giun tóc và sán dây + Gia cầm: thuốc có tác dụng điều trị các bệnh Giun đũa, giun kim, giun khí quản, giun móc, giun tóc và sán dây 2.2. Phòng bệnh . - Dùng Mebenvet định kỳ tẩy giun cho gia súc, gia cầm, ba tháng một lần để phòng bệnh giun, sán cho con vật.
- 25 3. Sử dụng 3.1. Cho ăn. - Trộn thuốc vào 1/3 lƣợng thức ăn cho con vật ăn buổi sáng khi đói, các bƣớc nhƣ sau: Bƣớc 1: Xác định liều lƣợng thuốc Dựa vào liều lƣợng thuốc đƣợc nhà sản xuất ghi trên nhãn thuốc và số lƣợng gia súc, gia cầm, để xác định lƣợng thuốc cần dùng. Bƣớc 2: Chuẩn bị thuốc và thức ăn cho đàn gia súc, gia cầm. - Dùng cân tiểu ly, cân thuốc theo số lƣợng đã đƣợc xác định - Chuẩn bị lƣợng thức ăn cho gia súc, gia cầm theo khẩu phần ăn Cân tiểu li Bƣớc 3: Trộn thuốc vào thức ăn: - Chuẩn bị 0,5 – 1 kg thức ăn hỗn hợp cho vào khay men hoặc thúng, mẹt. - Rắc lƣợng nhỏ thuốc lên thức ăn trong khay và dùng tay trộn đều cho đến khi hết lƣợng thuốc - Dùng một phần ba lƣợng thức ăn theo khẩu phần đựng trong thúng, mẹt, sau đó rắc một lƣợng nhỏ thức ăn đã trộn thuốc (nhƣ trình bày ở trên) vào thức ăn đựng trong thúng và dùng tay đảo đều cho đến khi hết lƣợng thức ăn đã trộn thuốc, mục đích trộn đều thuốc trong thức ăn Bƣớc 4: cho gia súc, gia cầm ăn - Cho gia súc, gia cầm ăn vào buổi sáng và chọn thời điểm con vật đói nhất. - Không bổ xung bất cứ một loại thức ăn nào khác trong thời gian cho ăn thuốc. 3.2. Cho uống - Trong trƣờng hợp đặc biệt có thể cho con vật uống thuốc trực tiếp ở dạng viên, liều lƣợng thuốc: + Trâu, bò 8- 10g cho 100 kg thể trọng. + Ngựa 6 -8 g /100 kg thể trọng + Lợn 2g/ 10kg thể trọng. + Dê, cừu 1g/10 kg thể trọng + Chó, mèo 0,6 - 1g/ kg thể trọng. + Gia cầm 0,4 – 0,5g/ kg thể trọng. 4. Bảo quản. 4.1. Xác định điều kiện bảo quản Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ƣớt và hóa chất độc hại. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng thuốc, bao bì bao gói để phát hiện dập, vỡ, rách làm hỏng thuốc.
- 26 - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trƣớc khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào các tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh, không để thuốc chung với hóa chất độc hại. - Kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện và xử lý sai sót B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên: Bài tập 1: Nhận dạng thuốc Mevenbet . - Nguồn lực: Mevenbet và các dạng chế phẩm của thuốc - Cách thức tổ chức: học viên quan sát thuốc Mevenbet các dạng chế phẩm của thuốc. - Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 học viên - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án. - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: học viên điền đúng tên các chế phẩm, tính chất, tác dụng và ứng dụng của thuốc trong chăn nuôi. Bài tập 2: Thực hành trộn thuốc vào thức ăn và cho gia cầm ăn. - Nguồn lực:Trại chăn nuôi gà, thuốc Mevenbet, dụng cụ thú y, dụng cụ chăn nuôi, bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay cao su ). - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm thực hiện việc trộn thuốc vào thức ăn và cho gà ở một ô ăn. - Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng sử dụng thuốc Mevenbet - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Chuẩn bị thuốc đúng liều lƣợng, thực hiện trộn thuốc vào thức ăn và cho gà ăn đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn. C. Ghi nhớ: Nội dung cần chú ý - Nhận biết tính chất, tác dụng, ứng dụng và sử dụng thuốc Mevenbet. - Dùng Mevenbet tẩy sán giây cho gia cầm và chó, mèo đạt hiệu quả cao.
- 27 Bài 5: Sử dụng Tetramisol Giới thiệu: Tetramisol là thuốc trị giun tròn ký sinh ở đƣờng tiêu hóa, hô hấp gia súc, gia cầm. Thuốc an toàn, ít độc, ít gây ra phản ứng phụ đối với vật nuôi ở mọi lứa tuổi, dễ sử dụng, hiệu quả điều trị cao. Vì vậy việc giới thiệu bài học sử dụng Tetramisol là cần thiết để hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cho ngƣời chăn nuôi khi sử dụng thuốc. Mục tiêu: Học xong bài học này ngƣời học có khả năng: - Trình bày đƣợc nội dung về sử dụng Tetramisol dùng trong chăn nuôi. - Thực hiện đƣợc việc nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản Tetramisol trong chăn nuôi đúng kỹ thuật - Nghiêm túc, trách nhiệm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng. A. Nội dung: 1. Nhận dạng Tetramisol 1.1. Nhận biết chung: - Tetramisol là thuốc có tác dụng diệt nhiều loại giun tròn ký sinh ở đƣờng tiêu hóa, hô hấp gia súc, đặc biệt có tác dụng tốt với sán dây ký sinh ở gia cầm Tetramisol đƣợc sản xuất và trình bày ở 2 dạng: - Dạng bột đƣợc đóng trong lọ thủy tinh, lọ nhựa lƣợng 100 gam, 250 gam, hoặc túi nilon, túi giấy bạc loại 2 gam, 4 gam - Dạng viên nén đƣợc đóng trong lọ nhựa hoặc lọ thủy tinh. Một viên chứa 0,25 gam hoặc 0,5 gam thuốc. Tetramisol dạng dịch uống Tetramisol dạng viên nén
- 28 Tetramisol dạng dịch tiêm Tetramisol dạng bột 1.2.Nhận biết tính chất Tetramisol là thuốc dạng bột màu trắng, mịn, tơi, ít tan trong nƣớc và dung môi hữu cơ, không hút ẩm, ổn định trong không khí. Thuốc ít hấp thu ở đƣờng tiêu hóa , ít tác dụng phụ khi cho con vật uống. Bột Tetramisol 1.3. Nhận biết tác dụng của thuốc. - Tetramisol là thuốc trị ký sinh trùng đa giá, đƣợc dùng nhiều trong chăn nuôi để điều trị bệnh do giun tròn ký sinh ở đƣờng tiêu hóa, hô hấp gia súc gây ra nhƣ: Giun đũa, giun kim, giun lƣơn, giun phổi, giun tóc, giun móc, giun kết hạt và sán dây ở gia cầm. Thuốc diệt đƣợc cả dạng trƣởng thành, ấu trùng của giun tròn - Thuốc có độ an toàn cao đối với vật nuôi, kể cả khi dùng quá liều điều trị, ít gây ra phản ứng phụ trên cơ thể động vật. - Thuốc dễ sử dụng, ít hấp thu ở đƣờng tiêu hóa vật nuôi và tác dụng nhanh với giun, vì vậy cho con vật uống thuốc đạt kết quả điều trị tốt. 2. Ứng dụng 2.1. Trị bệnh + Trâu, bò, dê, cừu: thuốc có tác dụng trị các bệnh.
- 29 Giun đũa, giun xoăn dạ dầy, giun lƣơn, giun phổi và sán dây + Lợn: thuốc có tác dụng điều trị các bệnh Giun đũa, giun kết hạt, giun lƣơn, giun tóc, giun phổi + Ngựa: thuốc có tác dụng điều trị các bệnh Giun đũa, giun lƣơn, giun kết hạt + Chó mèo: thuốc có tác dụng điều trị các bệnh Giun đũa, giun chỉ, giun móc, giun tóc và sán dây + Gia cầm: thuốc có tác dụng điều trị các bệnh Giun đũa, giun kim, giun khí quản, giun móc, giun tóc và sán dây 2.2. Phòng bệnh. - Dùng Tetramisol định kỳ tẩy giun cho gia súc, gia cầm, ba tháng một lần để phòng bệnh cho con vật. 3. Sử dụng 3.1. Cho ăn. - Trộn thuốc vào 1/3 lƣợng thức ăn cho con vật ăn buổi sáng khi đói. chia làm 2 lần sáng và chiều. Liều lƣợng thuốc nhƣ sau: + Trâu, bò 8- 10g cho 100 kg thể trọng. + ngựa 6 -8 g /100 kg thể trọng + Lợn 2g/ 10kg thể trọng. + Dê, cừu 1g/10 kg thể trọng + Chó, mèo 0,6 - 1g/ kg thể trọng. + Gia cầm 0,4 – 0,5g/ kg thể trọng. 3.2. Cho uống - Trong trƣờng hợp đặc biệt có thể cho con vật uống thuốc trực tiếp ở dạng viên, liều lƣợng thuốc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì: 4. Bảo quản. 4.1. Xác định điều kiện bảo quản Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ƣớt và hóa chất độc hại. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng thuốc, bao bì bao gói để phát hiện dập, vỡ, rách làm hỏng thuốc. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trƣớc khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh. - Kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện và xử lý sai sót B. Bài tâp và sản phẩm thực hành của học viên: Bài tập 1: Nhận dạng thuốc Tetramisol và các chế phẩm của thuốc. - Nguồn lực: Tetramisol và các dạng chế phẩm của thuốc - Cách thức tổ chức: học viên quan sát các dạng chế phẩm của Tetramisol và nhận biết tác dụng, ứng dụng của nó. - Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 học viên - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào
- 30 ô trả lời, đối chiếu với đáp án. - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: học viên điền đúng tên tên thuốc, tính chất, tác dụng và ứng dụng của thuốc trong chăn nuôi. Bài tập 2: Thực hành sử dụng thuốc Tetramisol tẩy giun cho đàn gà. - Nguồn lực:Trại chăn nuôi gà, thuốc Tetramisol, dụng cụ thú y, dụng cụ chăn nuôi, bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay cao su ). - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm thực hiện việc trộn thuốc vào thức ăn và cho gà ở một ô ăn. - Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng sử dụng thuốc Tetramisol - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Chuẩn bị thuốc đúng liều lƣợng, thực hiện trộn thuốc vào thức ăn và cho gà ăn đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn. C. Ghi nhớ: Nội dung cần chú ý - Nhận biết tính chất, tác dụng, ứng dụng và sử dụng thuốc Tetramisol. - Dùng Tetramisol tẩy sán giây cho gia cầm và chó, mèo đạt hiệu quả cao.
- 31 Bài 6: Sử dụng Fasciolid Giới thiệu: Fasciolid là thuốc trị sán lá ký sinh trên cơ thể vật nuôi. Thuốc an toàn, dễ sử dụng, ít gây ra phản ứng phụ đối với gia súc ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên khi dùng thuốc liều cao có thể gây trúng độc cho con vật. Vì vậy việc giới thiệu bài học sử dụng Fasciolid là cần thiết để hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ cho ngƣời chăn nuôi khi dùng thuốc. Mục tiêu: Học xong bài học này ngƣời học có khả năng: - Trình bày đƣợc nội dung về sử dụng Fasciolid dùng trong chăn nuôi. - Thực hiện đƣợc việc nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản Fasciolid đúng kỹ thuật - Nghiêm túc, trách nhiệm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng. A. Nội dung: 1. Nhận dạng Fasciolid 1.1. Nhận biết chung: - Fasciolid là thuốc trị ký sinh trùng đƣợc dùng nhiều trong chăn nuôi để điều trị bệnh do sán lá gây ra. Thuốc trị đặc hiệu với sán lá gan trâu, bò, dê, cừu và có tác dụng với sán lá ruột lợn, nhƣng không có tác dụng với sán lá dạ cỏ ở trâu, bò. - Fasciolid đƣợc sản xuất ở dạng dịch tiêm 25 %, đóng trong lọ thủy tinh lƣợng 10ml và 250 ml. Fasciolid dạng dịch tiêm 1.2.Nhận biết tính chất - Thuốc dạng bột màu vàng nhạt, mịn, tơi, không tan trong nƣớc và dung môi hữu cơ, không hút ẩm, ổn định trong không khí. Thuốc ít hấp thu ở đƣờng tiêu hóa khi cho con vật uống, ít tác dụng phụ. Thuốc tồn dƣ thời gian dài trong cơ thể động vật, 31 ngày sau khi đƣa thuốc vào cơ thể mới thải trừ hết ra ngòai Fasciolid dạng viên nén ép vỉ 1.3. Nhận biết tác dụng của thuốc.
- 32 - Fasciolid là thuốc đặc trị sán lá gan trâu, bò, dê, cừu, sán lá ruột lợn và một số lòai giun xoăn dạ múi khế ở dê, cừu Thuốc diệt đƣợc sán trƣởng thành và ấu trùng. - Thuốc an toàn đối với vật nuôi kể cả khi dùng quá liều, liều gây độc lớn gấp 2,5 – 5 lần liều điều trị. - Có thể gây độc nếu dùng liều quá cao, biểu hiện trúng độc là tăng nhịp tim, tăng hô hấp, tăng thân nhiệt - Thuốc dễ sử dụng, có thể cho uống, tiêm dƣới da, bắp thịt hoặc tĩnh mạch. 2. Ứng dụng 2.1. Trị bệnh Trị các bệnh sau: - Bệnh sán lá gan trâu, bò, dê, cừu ở thể cấp tính và mãn tính - Bệnh sán lá ruột lợn. - Bệnh giun xoăn dạ múi khế, giun kết hạt ở trâu, bò, dê - Bệnh giun kim, giun móc ở chó. 2.2. Phòng bệnh - Ba tháng một lần tẩy sán lá cho con vật bằng thuốc Fasciolit . 3. Sử dụng 3.1. Cho uống Pha thuốc vào nƣớc cho con vật uống qua ống thông thực quản hoặc chai cao su, liều lƣợng thuốc - Trâu, bò, dê, cừu: liều 0,4 ml /10 kg thể trọng. Dùng nhắc lại sau 4 tuần - Chó: liều 0,04ml/1kg thể trọng. Dùng nhắc lại sau 8 tuần. 3.2. Tiêm dƣới da - Trâu, bò, dê, cừu tiêm dƣới da vùng cổ, mông: liều 0,4 ml /10 kg thể trọng, dùng nhắc lại sau 4 tuần - Chó tiêm dƣới da cổ, mông, háng: liều 0,04ml/1kg thể trọng, dùng nhắc lại sau 8 tuần. 3.3. Tiêm bắp thịt - Trâu, bò, dê, cừu tiêm bắp thịt vùng cổ, mông: liều 0,4 ml /10 kg thể trọng, dùng nhắc lại sau 4 tuần - Chó tiêm bắp thịt cổ, mông, đùi: liều 0,04ml/1kg thể trọng, dùng nhắc lại sau 8 tuần. 4. Bảo quản. 4.1. Xác định điều kiện bảo quản Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ƣớt và hóa chất độc hại. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng thuốc, bao bì bao gói để phát hiện dập, vỡ, rách làm hỏng thuốc. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trƣớc khi bảo quản.
- 33 - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh. - Kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện và xử lý sai sót B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên: Bài tập 1: Nhận dạng thuốc Fasciolit dùng trong chăn nuôi. - Nguồn lực: Fasciolit và các dạng chế phẩm của thuốc - Cách thức tổ chức: học viên quan sát thuốc Fasciolit, các dạng chế phẩm của thuốc và nhận biết ứng dụng trong chăn nuôi. - Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 học viên - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án. - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: học viên điền đúng tên thuốc, tính chất, tác dụng và ứng dụng của thuốc dùng trong chăn nuôi. Bài tập 2: Thực hành sử dụng thuốc Fasciolit tẩy sán lá gan cho trâu, bò. - Nguồn lực: Trâu, bò mắc bệnh sán lá gan, thuốc Fasciolit, dụng cụ thú y, bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay cao su ). - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm thực hiện việc cho uống, tiêm bắp, tiêm dƣới da cho một gia súc. - Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng sử dụng thuốc Fasciolit - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Chuẩn bị thuốc đúng liều lƣợng, thực hiện việc cho vật uống thuốc hoặc tiêm dƣới da, bắp thịt đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn. Bài tập 3: Thực hành sử dụng thuốc Fasciolit tẩy sán lá ruột cho lợn. - Nguồn lực: Lợn mắc bệnh sán lá ruột, thuốc Fasciolit, dụng cụ thú y, bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay cao su ). - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm thực hiện việc cho uống hoặc tiêm bắp, tiêm dƣới da cho lợn. - Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng sử dụng thuốc Fasciolit - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Chuẩn bị thuốc đúng liều lƣợng, thực hiện việc cho vật uống thuốc hoặc tiêm dƣới da, bắp thịt đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn. C. Ghi nhớ: Nội dung cần chú ý - Nhận biết tính chất, tác dụng, ứng dụng và sử dụng thuốc Fisciolit. - Không dùng Fisciolit tẩy sán dạ cỏ cho trâu, bò và tẩy sán lá gan cho gia súc đang cho sữa.
- 34 Bài 7: Sử dụng Fasinex Giới thiệu: Fasinex là thuốc đặc trị sán gan trâu, bò, dê, cừu và ngựa Thuốc an toàn, ít gây ra phản ứng phụ đối với gia súc ở mọi lứa tuổi, dễ sử dụng, hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên thuốc có thể gây nhiễm độc phổi, quái thai ở kỳ chửa đầu đối với gia súc. Vì vậy việc giới thiệu bài học sử dụng Fasinex là cần thiết để hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cho ngƣời chăn nuôi khi sử dụng thuốc. Mục tiêu: Học xong bài học này ngƣời học có khả năng: - Trình bày đƣợc nội dung về sử dụng Fasinex dùng trong chăn nuôi. - Thực hiện đƣợc việc nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản Fasinex trong chăn nuôi đúng kỹ thuật - Nghiêm túc, trách nhiệm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng. A. Nội dung: 1. Nhận dạng Fasinex 1.1. Nhận biết chung: Fasinex là thuốc trị ký sinh trùng đƣợc dùng nhiều trong chăn nuôi để điều trị bệnh do sán lá gây ra. Thuốc trị đặc hiệu với sán lá gan trâu, bò, dê, cừu và diệt đƣợc cả dạng trƣởng thành và ấu trùng của sán 1.2.Nhận biết tính chất - Fasinex là thuốc dạng bột màu trắng, mịn, tơi, không tan trong nƣớc và dung môi hữu cơ, không hút ẩm, ổn định trong không khí. Thuốc ít hấp thu ở đƣờng tiêu hóa khi cho con vật uống, ít tác dụng phụ. Tồn dƣ thời gian dài trong cơ thể động vật, 28 ngày sau khi đƣa thuốc vào cơ thể mới thải trừ hết ra ngòai - Fasinex dạng bột đƣợc đóng trong lọ thủy tinh, lọ nhựa hoặc tuí nilon, giấy bạc kín, dạng bột mịm, tơi, màu trắng, không vón cục, không kết dính, ít tan trong nƣớc, không hút ẩm khi ra ngoài không khí. Fasciolid dạng dịch uống 1.3. Nhận biết tác dụng của thuốc. - Fasinex là thuốc đặc trị sán lá gan trâu, bò, dê, cừu Thuốc diệt đƣợc sán trƣởng thành và ấu trùng .
- 35 - Thuốc ít độc, ít gây ra phản ứng phụ và an toàn cho gia súc kể cả khi dùng quá liều điều trị. - Dùng quá liều có thể gây độc phổi, quái thai ở gia súc chửa kỳ đầu, vì vậy không dùng thuốc đối với gia súc đang mắc bệnh phổi và gia súc cái chửa kỳ đầu. - Thuốc dễ sử dụng, nhƣng tồn dƣ trong cơ thể vật nuôi nhiều ngày, thƣờng sau khoảng 28 ngày Fasinex dung dịch 10 % 2. Ứng dụng 2.1. Trị bệnh. Fasinex đƣợc dùng để điều trị bệnh sán lá gan trâu, bò, dê, cừu ở thể cấp tính và mãn tính 2.2. Phòng bệnh. - Dùng Fasinex định kỳ tẩy sán lá gan cho trâu, bò, dê, cừu ba tháng một lần để phòng bệnh sán lá gan. 3. Sử dụng 3.1. Cho ăn. - Trộn thuốc vào 1/3 lƣợng thức ăn tinh cho con vật ăn buổi sáng khi đói. chia làm 2 lần sáng và chiều. Liều lƣợng thuốc nhƣ sau: + Trâu, bò 12mg /1 kg thể trọng. + Dê, cừu 10 mg/1kg thể trọng 3.2. Cho uống Pha thuốc vào nƣớc cho con vật uống qua ống thông thực quản hoặc chai cao su, liều lƣợng thuốc + Trâu, bò 12mg /1 kg thể trọng. + Dê, cừu 10 mg/1kg thể trọng 4. Bảo quản. 4.1. Xác định điều kiện bảo quản Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ƣớt và hóa chất độc hại. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng thuốc, bao bì bao gói để phát hiện dập, vỡ, rách làm hỏng thuốc. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trƣớc khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh. - Kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện và xử lý sai sót
- 36 B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên: Bài tập 1: Nhận dạng thuốc Fasinex dùng trong chăn nuôi. - Nguồn lực: Fasinex và các chế phẩm của thuốc. - Cách thức tổ chức: học viên quan sát Fasinex và các chế phẩm của thuốc. Nhận biết tác dụng, ứng dụng của nó. - Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 học viên - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án. - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: học viên điền đúng tên các chế phẩm, tính chất, tác dụng và ứng dụng của thuốc trong chăn nuôi. Bài tập 2: Thực hành sử dụng thuốc Fasinex tẩy sán lá gan cho trâu, bò. - Nguồn lực: Trâu, bò mắc bệnh sán lá gan, thuốc Fasinex, dụng cụ thú y, bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay cao su ). - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm thực hiện việc cho một trâu, bò uống thuốc. - Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng sử dụng thuốc Fasinex - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Chuẩn bị thuốc đúng liều lƣợng, thực hiện việc cho vật uống thuốc đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn. Bài tập 3: Thực hành sử dụng thuốc Fasinex tẩy sán lá ruột cho lợn. - Nguồn lực: Lợn mắc bệnh sán lá ruột, thuốc Fasinex, dụng cụ thú y, bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay cao su ). - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm thực hiện việc cho 1 lợn uống thuốc. - Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng sử dụng thuốc Fasinex - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Chuẩn bị thuốc đúng liều lƣợng, thực hiện việc cho vật uống thuốc đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn. C. Ghi nhớ: Nội dung cần chú ý - Nhận biết tính chất, tác dụng, ứng dụng và sử dụng thuốc Fasinex. - Không dùng Fascinex tẩy sán lá gan cho trâu, bò, dê đang vắt sữa.
- 37 Bài 8: Sử dụng Hantyl B Giới thiệu: Hantyl B là thuốc trị giun sán ký sinh trên cơ thể vật nuôi, đặc biệt là sán lá gan.Thuốc an toàn, ít độc, ít gây ra phản ứng phụ đối với gia súc ở mọi lứa tuổi, dễ sử dụng, hiệu quả điều trị cao. Vì vậy việc giới thiệu bài học sử dụng Hantyl B là cần thiết để hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cho ngƣời chăn nuôi khi sử dụng thuốc. Mục tiêu: Học xong bài học này ngƣời học có khả năng: - Trình bày đƣợc nội dung về sử dụng Hantyl B dùng trong chăn nuôi. - Thực hiện đƣợc việc nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản Hantyl B trong chăn nuôi đúng kỹ thuật - Nghiêm túc, trách nhiệm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng. A. Nội dung: 1. Nhận dạng Hantyl B 1.1. Nhận biết chung: - Hantyl B diệt đƣợc nhiều loại giun, sán ký sinh ở đƣờng tiêu hóa, hô hấp gia súc, đặc biệt có tác dụng tốt với sán lá gan, sán lá dạ cỏ, sán lá tuyến tụy ở trâu, bò, sán lá ruột lợn Hantyl B đƣợc sản xuất ở 2 dạng: - Dạng bột đƣợc đóng trong lọ thủy tinh, lọ nhựa lƣợng 100 gam, 250 gam, hoặc túi nilon, túi giấy bạc loại 2 gam, 4 gam - Dạng viên nén đƣợc đóng trong lọ nhựa hoặc lọ thủy tinh. Một viên chứa 620 mg hoạt chất diệt giun sán Hantyl B dạng viên đóng trong lọ Viên Hantyl B 1.2.Nhận biết tính chất - Hantyl B là thuốc dạng bột màu trắng, mịn, tơi, không tan trong nƣớc và dung môi hữu cơ, không hút ẩm, ổn định trong không khí. Thuốc ít hấp thu ở đƣờng tiêu hóa , ít tác dụng phụ. 1.3. Nhận biết tác dụng của thuốc.
- 38 - Thuốc diệt đƣợc hầu hết các loại giun tròn ký sinh ở đƣờng tiêu hóa, phổi gia súc nhƣ: Giun đũa, giun kim, giun lƣơn, giun phổi, giun tóc, giun móc, giun kết hạt, giun dạ dầy, giun xoăn dạ múi khế, trị đƣợc một số loài sán dây. Thuốc đặc trị sán lá gan, sán lá ruột, sán lá dạ cỏ, sán lá tuyến tụy. Diệt đƣợc cả dạng trƣởng thành và trứng của giun, sán - Thuốc an toàn, ít gây ra phản ứng phụ đối với gia súc. Hantyl B đƣợc dùng để trị bệnh giun, sán cho nhiều loài gia súc: trâu, bò, dê, cừu, lợn, chó mèo - Thuốc dễ sử dụng, hấp thu nhanh ở đƣờng tiêu hóa và tác dụng nhanh với giun, sán. Tuy nhiên thuốc tồn dƣ trong cơ thể vật nuôi nhiều ngày, thƣờng sau khoảng 10 ngày. 2. Ứng dụng 2.1. Trị bệnh - Các bệnh giun đũa, giun xoăn dạ múi khế, giun lƣơn, giun phổi, sán dây đặc biệt là sán lá gan, sán lá dạ cỏ ở trâu, bò, dê, cừu. - Các bệnh giun đũa, giun kết hạt, giun lƣơn, giun tóc, giun phổi và sán lá ruột ở lợn - Các bệnh giun đũa, giun lƣơn, giun kết hạt ở ngựa - Các bệnh giun đũa, giun chỉ, giun móc, giun tóc và sán dây ở chó, mèo - Các bệnh giun đũa, giun kim, giun khí quản, giun móc, giun tóc và sán dây ở gia cầm. 2.2. Phòng bệnh. - Dùng Hantyl B định kỳ tẩy giun, sán cho gia súc, gia cầm, ba tháng một lần để phòng bệnh cho con vật. 3. Sử dụng 3.1. Cho ăn. - Trộn thuốc vào 1/3 lƣợng thức ăn tinh cho con vật ăn khi đói, chia làm 2 lần sáng và chiều. Liều lƣợng thuốc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì thuốc 3.2. Cho uống - Ở dạng viên, cho con vật uống trực tiếp, liều lƣợng thuốc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì thuốc 4. Bảo quản. 4.1. Xác định điều kiện bảo quản Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ƣớt và hóa chất độc hại. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng thuốc, bao bì bao gói để phát hiện dập, vỡ, rách, hở làm hỏng thuốc. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trƣớc khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh. - Kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện và xử lý sai sót B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên:
- 39 Bài tập 1: Nhận dạng Hantyl B và chế phẩm của thuốc dùng trong chăn nuôi. - Nguồn lực: Hantyl B và các dạng chế phẩm của thuốc - Cách thức tổ chức: học viên quan sát các dạng chế phẩm của Hantyl B và nhận biết tác dụng, ứng dụng của nó. - Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 học viên - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án. - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: học viên điền đúng tên các chế phẩm, tính chất, tác dụng và ứng dụng của thuốc Hantyl B trong chăn nuôi. Bài tập 2: Thực hành sử dụng thuốc Hantyl B tẩy sán lá gan cho trâu, bò. - Nguồn lực: Trâu, bò mắc bệnh sán lá gan, thuốc Hantyl B, dụng cụ thú y, bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay cao su ). - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm thực hiện việc cho trâu, bò uống thuốc. - Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng sử dụng thuốc Hantyl B - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Chuẩn bị thuốc đúng liều lƣợng, thực hiện việc cho vật uống thuốc đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn. Bài tập 3: Thực hành sử dụng thuốc Hantyl B tẩy giun đũa cho lợn. - Nguồn lực: Lợn mắc bệnh sán lá ruột, thuốc Hantyl B, dụng cụ thú y, bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay cao su ). - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm thực hiện việc cho lợn uống thuốc thông qua dụng cụ. - Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng sử dụng thuốc Hantyl B - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Chuẩn bị thuốc đúng liều lƣợng, thực hiện việc cho vật uống thuốc đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn. C. Ghi nhớ: Nội dung cần chú ý - Nhận biết tính chất, tác dụng, ứng dụng và sử dụng thuốc Hantyl B. - Chú ý thời gian giết mổ và sử dụng sản phẩm vật nuôi khi dùng thuốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- 40 Bài 9: Sử dụng ESB3 Giới thiệu: ESB3 là thuốc trị cầu trùng ký sinh trong cơ thể nhiều vật nuôi nhƣ bê, nghé, dê, cừu, gà, thỏ, lợn Thuốc an toàn, ít độc, ít gây ra phản ứng phụ đối với gia súc ở mọi lứa tuổi, dễ sử dụng, hiệu quả điều trị cao. Vì vậy việc giới thiệu bài học sử dụng ESB3 là cần thiết để hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cho ngƣời chăn nuôi khi sử dụng thuốc. Mục tiêu: Học xong bài học này ngƣời học có khả năng: - Trình bày đƣợc nội dung về sử dụng ESB3 dùng trong chăn nuôi. - Thực hiện đƣợc việc nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản ESB3 trong chăn nuôi đúng kỹ thuật - Nghiêm túc, trách nhiệm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng. A. Nội dung : 1. Nhận dạng ESB3 1.1. Nhận biết chung: ESB3 tên khác Haneba là thuốc trị cầu trùng, đƣợc dùng nhiều trong chăn nuôi để điều trị bệnh tiêu chẩy do cầu trùng gây ra. Thuốc diệt đƣợc hầu hết các chủng của cầu trùng ký sinh ở đƣờng tiêu hóa của gà, gà tây, bê, nghé, thỏ, dê, cừu, lợn. Đặc biệt thuốc còn tác dụng với các vi khuẩn gây bệnh tiêu chẩy, bệnh thƣơng hàn, tụ huyết trùng ở gia súc, gia cầm ESB3 đƣợc sản xuất và trình bày ở dạng bột, đƣợc đóng trong lọ thủy tinh, lọ nhựa lƣợng 100 gam, 250 gam, hoặc túi nilon, túi giấy bạc, túi nhôm loại 20 gam, 250 gam Haneba dạng bột đóng trong túi giấy bạc 1.2.Nhận biết tính chất - Thuốc dạng bột màu trắng, mịn, tơi, tan trong nƣớc, hút ẩm khi ra không khí. Thuốc hấp thu nhanh ở đƣờng tiêu hóa khi cho con vật uống, ít tác dụng phụ. Thuốc đƣợc thải qua đƣờng phân, sau 24 giờ kể từ khi cho con vật uống thuốc.
- 41 ESB3 dạng dịch tiêm ESB3 dạng dịch uống 1.3. Nhận biết tác dụng của thuốc. - ESB3 đặc trị bệnh tiêu chảy, phân lẫn máu do cầu trùng ký sinh đƣờng tiêu hóa của gia súc, gia cầm gây ra . Ngoài ra thuốc còn có tác dụng diệt khuẩn đối với vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng, thƣơng hàn ở vật nuôi - Thuốc an toàn, ít gây độc, ít gây phản ứng phụ trên cơ thể động vật sau khi dùng thuốc . - Thuốc dễ sử dụng, hấp thu nhanh ở đƣờng tiêu hóa vật nuôi và tác dụng nhanh với cầu trùng. Tuy nhiên thuốc tồn dƣ trong cơ thể vật nuôi nhiều ngày, cần chú ý thời gian giết mổ và sử dụng trứng, sữa khi sử dụng thuốc để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 2. Ứng dụng 2.1. Trị bệnh - Trị bệnh tiêu chảy, phân lẫn máu do cầu trùng ký sinh đƣờng tiêu hóa gây ở gà, gà tây, bê, nghé, dê, cừu, thỏ, lợn. - Bệnh tụ huyết trùng, bạch lỵ, thƣơng hàn, viêm mũi truyền nhiễm và viêm ruột ỉa chảy ở gà con. - Bệnh lợn con ỉa phân trắng và ỉa chảy ở lợn, bê, nghé, trâu, bò. 2.2. Phòng bệnh . - Định kỳ bổ xung thuốc vào thức ăn cho con vật ăn đề phòng bệnh cầu trùng ở mọi lứa tuổi gà, nhất là gà nuôi tập trung theo phƣơng pháp công nghiệp. 3. Sử dụng 3.1. Cho ăn. Trộn thuốc vào 1/3 lƣợng thức ăn cho con vật ăn tự do trong ngày. Liều lƣợng thuốc nhƣ sau: 2g thuốc ESB3 30% trong 1 kg thức ăn, chú ý trộn đều thuốc với thức ăn cho gia súc ăn trong 3 ngày liên tục. Trong trƣờng hợp điều trị bệnh mà triệu chứng lâm sàng chƣa hết, có thể lặp lại theo lịch thời gian sau: - Chữa vào ngày 1, 3, 5 (7 và 9) - Chữa vào ngày 1, 2 và 5 (6 và 9) 3.2. Cho uống
- 42 Pha thuốc vào nƣớc cho vật nuôi uống tự do trong 3 ngày liên tục. Liều lƣợng thuốc nhƣ sau: 2g thuốc ESB3 30% trong 1 lít nƣớc uống, chú ý trong thời gian dùng thuốc không cho con vật uống thêm bất cứ loại nƣớc nào, pha thuốc dùng ngay trong ngày. Trong trƣờng hợp điều trị bệnh mà triệu chứng lâm sàng chƣa hết, có thể lặp lại theo lịch thời gian sau: - Chữa vào ngày 1, 3, 5 (7 và 9) - Chữa vào ngày 1, 2 và 5 (6 và 9) 4. Bảo quản. 4.1. Xác định điều kiện bảo quản Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ƣớt và hóa chất độc hại. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng thuốc, bao bì bao gói để phát hiện dập, vỡ, rách làm hỏng thuốc. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trƣớc khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh. - Kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện và xử lý sai sót B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên: Bài tập 1: Nhận dạng thuốc ESB3 dùng trong chăn nuôi. - Nguồn lực: ESB3 và chế phẩm của thuốc - Cách thức tổ chức: học viên quan sát các dạng chế phẩm của ESB3 và nhận biết tác dụng, ứng dụng của nó. - Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 học viên - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án. - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: học viên điền đúng tên thuốc, tính chất, tác dụng và ứng dụng của thuốc ESB3 trong chăn nuôi. Bài tập 2: Thực hành sử dụng thuốc ESB3 phòng, trị bệnh cầu trùng gà. - Nguồn lực: Trại chăn nuôi gà, thuốc ESB3, dụng cụ thú y, bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay cao su ). - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm thực hiện việc cho đàn gà ăn, uống thuốc ESB3 thông qua thức ăn, nƣớc uống . - Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng sử dụng thuốc ESB3 - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Chuẩn bị thuốc đúng liều lƣợng, thực hiện việc cho đàn gà ăn, uống thuốc đúng kỹ thuật. Bài tập 3: Thực hành sử dụng thuốc ESB3 trị bệnh tiêu chẩy ở lợn. - Nguồn lực: Lợn thí nghiệm, thuốc ESB3, dụng cụ thú y, bảo hộ lao động (quần
- 43 áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay cao su ). - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm thực hiện việc cho lợn uống thuốc ESB3 thông qua dụng cụ. - Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng sử dụng thuốc ESB3 - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Chuẩn bị thuốc đúng liều lƣợng, thực hiện việc lợn uống thuốc đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn. C. Ghi nhớ: Nội dung cần chú ý - Nhận biết tính chất, tác dụng, ứng dụng và sử dụng thuốc Fasinex. - Chú ý thời gian giết mổ và sử dụng sản phẩm vật nuôi khi dùng thuốc, để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- 44 Bài 10: Sử dụngToltrazuril Giới thiệu: Toltrazuzin là thuốc đặc trị cầu trùng ký sinh trên cơ thể vật nuôi. Thuốc an toàn, ít độc, ít gây ra phản ứng phụ đối với gia súc ở mọi lứa tuổi, dễ sử dụng, hiệu quả điều trị cao. Vì vậy việc giới thiệu bài học sử dụng Toltrazuzin là cần thiết để hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cho ngƣời chăn nuôi khi sử dụng thuốc. Mục tiêu: Học xong bài học này ngƣời học có khả năng: - Trình bày đƣợc nội dung về sử dụng Toltrazuzin dùng trong chăn nuôi. - Thực hiện đƣợc việc nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản Toltrazuzin trong chăn nuôi đúng kỹ thuật - Nghiêm túc, trách nhiệm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng. A. Nội dung: 1. Nhận dạng Toltrazuzin 1.1. Nhận biết chung: Toltrazuzin là thuốc trị cầu trùng, đƣợc dùng nhiều trong chăn nuôi để điều trị bệnh tiêu chẩy, do cầu trùng gây ra trên cơ thể gia súc, gia cầm. Thuốc đƣợc sản xuất và trình bày ở dạng dịch uống tên biệt dƣợc Baycox 5% , Shotcox dung dịch uống và Vina – cox 1.2.Nhận biết tính chất - Thuốc Baycox 5% do Hãng Bayer Cộng hòa liên bang Đức sản xuất ở dạng dịch uống, thành phần chứa 5 % Toltrazuril, đóng trong chai nhựa 100ml. Thuốc phòng, trị tiêu chảy do cầu trùng gây ra cho lợn con theo mẹ và bê, nghé Toltrazuril dạng dịch uống 5%
- 45 - Thuốc Shotcox do hãng Bayer Cộng hòa liên bang Đức sản xuất ở dạng dịch uống, thành phần chứa 25mg Toltrazuril trong 1ml, đóng trong chai nhựa 100ml. Thuốc phòng, trị bệnh tiêu chảy do cầu trùng gây ra cho gà thịt, gà đẻ, gà tây. Shotcox dạng dịch uống chứa 25 mg Toltrazuril Toltrazuril dạng dịch tiêm - Thuốc Vina – Cox do Công ty cổ phần thuốc thú y TWI sản xuất, dạng dịch uống, đƣợc đóng trong chai nhựa, loại 10, 20, 30, 50, 100, 500 ml Vina –Cox dạng dịch uống của Toltrazuril 1.3. Nhận biết tác dụng của thuốc. - Toltrazuzin là thuốc trị cầu trùng ký sinh đƣờng tiêu hóa của nhiều vật nuôi Thuốc diệt đƣợc các giai đoạn phát triển của cầu trùng và nhiều chủng cầu trùng ký sinh ở đƣờng tiêu hóa gà, gà tây và bê, nghé, dê, cừu, lợn gây bệnh tiêu chảy, mất nƣớc giảm ăn, giảm tăng trọng và gây chết gia súc.
- 46 - Thuốc không gây độc, ít gây phản ứng phụ, độ an toàn cao kể cả khi dùng quá 5 lần so với liều điều trị. Thuốc đặc trị bệnh tiêu chảy, mất nƣớc do cầu trùng gây ra ở gia súc, gia cầm. - Thuốc dễ sử dụng, hấp thu nhanh ở đƣờng tiêu hóa vật nuôi và tác dụng nhanh với cầu trùng. Tuy nhiên thuốc tồn dƣ trong cơ thể vật nuôi nhiều ngày, cần chú ý thời gian giết mổ và sử dụng trứng, sữa sau điều trị bệnh cho con vật để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Thuốc gây độc khi bắn vào mắt và da ngƣời sử dụng, vì vậy khi sử dụng thận trọng không để thuốc bắn vào mắt, da. Rửa sạch phần thuốc dính vào da, mắt ngay bằng nƣớc sạch. 2. Ứng dụng 2.1. Trị bệnh - Điều trị bệnh tiêu chảy, mất nƣớc do cầu trùng ký sinh đƣờng tiêu hóa gây ra ở gà, gà tây và gia cầm khác. - Điều trị bệnh tiêu chảy, mất nƣớc do cầu trùng ký sinh đƣờng tiêu hóa gây ra ở bê, nghé, dê, cừu, thỏ. - Điều trị bệnh tiêu chảy, mất nƣớc do cầu trùng ký sinh đƣờng tiêu hóa gây ra ở lợn con theo mẹ. 2.2. Phòng bệnh . - Định kỳ pha thuốc vào nƣớc cho gia cầm uống để phòng bệnh cầu trùng, nhất là gà nuôi tập trung theo phƣơng pháp công nghiệp. 3. Sử dụng. 3.1. Cho con vật uống thuốc trực tiếp. Bê, nghé, lợn cho con vật uống thuốc bắt buộc thông qua dụng cụ. Các bƣớc tiến hành nhƣ sau: Bƣớc 1: chuẩn bị dụng cụ thú y, thuốc, hóa chất: - Dụng cụ gồm: bơm tiêm, ống thông thực quản, chai cao su, hoặc chai nhựa, dụng cụ mở miệng gia súc, dây thừng , tất cả dụng cụ đƣợc rửa bằng nƣớc sạch. - Thuốc Toltrazuzin ở dạng dịch uống, liều lƣợng đƣợc xác định theo chỉ dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì. Đƣa thuốc vào chai cao su, hoặc chai nhựa Bƣớc 2: Cố định gia súc - Bê, nghé cho đứng trong giá cố định 4 trụ - Lợn treo mõm bằng dây thừng. Bƣớc 3: Mở miệng con vật và cho uống thuốc. - Bê, nghé: dùng tay trái kéo lƣỡi con vật ra ngoài, con vật sẽ há miệng, tay phải đƣa miệng chai đựng thuốc vào miệng bê, nghé, sau đó dốc ngƣợc chai, thuốc sẽ chảy vào miệng, con vật sẽ uống. - Lợn dùng dụng cụ mở miệng con vật, dùng bơm tiêm vỏ sắt bơm thuốc vào miệng con vật.
- 47 Bƣớc 4: theo dõi con vật xem có biểu hiện trúng độc hoặc sặc thuốc không, thời gian theo dõi 15-20 phút. 3.2. Pha vào nƣớc uống cho con vật uống tự do. - Đối với gia cầm nên pha thuốc vào nƣớc uồng cho con vật uống tự do, liều 25 mg Toltrazuril/1 lít nƣớc, dùng trong 48 giờ, hoặc 75 mg Toltrazuzin /1lít nƣớc dùng trong 8 giờ/ ngày, cho uống liên tục trong 2 ngày, sau 5 ngày sử dụng thuốc nhƣ trên. 4. Bảo quản. 4.1. Xác định điều kiện bảo quản Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ƣớt và hóa chất độc hại. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng thuốc, bao bì bao gói để phát hiện dập, vỡ, rách làm hỏng thuốc. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trƣớc khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh. - Kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện và xử lý sai sót B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên: Bài tập 1: Nhận dạng thuốc Toltrazuzin dùng trong chăn nuôi. - Nguồn lực: Các dạng chế phẩm của thuốc Toltrazuzin - Cách thức tổ chức: học viên quan sát các dạng chế phẩm của Toltrazuzin và nhận biết tác dụng, ứng dụng của nó. - Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 học viên - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, giáo viên đánh giá kết quả thực hiện của học viên theo đáp án. - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: học viên điền đúng tên các chế phẩm, tính chất, tác dụng và ứng dụng của thuốc Toltrazuzin trong chăn nuôi. Bài tập 2: Thực hành điều trị bệnh cầu trùng cho bê nghé bằng thuốc Toltrazuzin - Nguồn lực: Bê, nghé mắc bệnh, thuốc Toltrazuzin dụng cụ thú y, bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay cao su ). - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm thực hiện việc cho bê nghé uống trực tiếp thuốc Toltrazuzin . - Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng sử dụng thuốc Toltrazuzin - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Chuẩn bị thuốc đúng liều lƣợng, thực hiện việc cho bê, nghé uống thuốc đúng kỹ thuật. Bài tập 3: Thực hành sử dụng thuốc Toltrazuzin phòng bệnh cầu trùng ở gà. - Nguồn lực: Trại chăn nuôi gà, thuốc Toltrazuzin, dụng cụ thú y, dụng cụ chăn
- 48 nuôi, bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay cao su ). - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm thực hiện việc hòa thuốc Toltrazuzin vào nƣớc uống cho gà uống tự do. - Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng sử dụng thuốc Toltrazuzin - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Chuẩn bị thuốc đúng liều lƣợng, thực hiện việc hòa thuốc vào nƣớc và cho gà uồng đúng kỹ thuật. C. Ghi nhớ: Nội dung cần chú ý - Nhận biết tính chất, tác dụng, ứng dụng và sử dụng thuốc Toltrazuzin. - Chú ý thời gian giết mổ và sử dụng sản phẩm vật nuôi khi dùng thuốc Toltrazuzin, để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- 49 Bài11: Sử dụng Rivanol Giới thiệu: Rivanol là thuốc trị ký sinh trùng đƣờng máu gia súc do nguyên trùng ký sinh trong máu vật nuôi gây ra.Thuốc an toàn, ít độc, ít gây ra phản ứng phụ đối với gia súc ở mọi lứa tuổi, dễ sử dụng, hiệu quả điều trị cao. Vì vậy việc giới thiệu bài học sử dụng Rivanol là cần thiết để hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cho ngƣời chăn nuôi khi sử dụng thuốc. Mục tiêu: Học xong bài học này ngƣời học có khả năng: - Trình bày đƣợc nội dung về sử dụng Rivanol dùng trong chăn nuôi. - Thực hiện đƣợc việc nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản Rivanol trong chăn nuôi đúng kỹ thuật - Nghiêm túc, trách nhiệm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng. A. Nội dung: 1. Nhận dạng Rivanol 1.1. Nhận biết chung: Rivanol là thuốc trị ký sinh trùng đƣờng máu đƣợc dùng nhiều trong chăn nuôi để điều trị bệnh ký sinh trùng đƣờng máu ở gia súc, nhƣ bệnh biên trùng, te le trùng và bệnh do vi khuẩn gây ra, nhƣ: nhiễm trùng mủ, mụn, nhọt, bọc mủ, viêm tử cung, viêm vú Rivanol đƣợc sản xuất và trình bày ở dạng bột đóng trong lọ thủy tinh, túi giấy bạc, giấy nhôm lƣợng10 g, 100 g hoặc 500g Rivanol dung dịch tiêm 0,1% 1.2.Nhận biết tính chất
- 50 - Rivanol là thuốc dạng bột màu vàng, vị đắng, khó tan trong nƣớc nguội, tan mạnh trong nƣớc nóng, trong rƣợu, hút ẩm khi ra ngoài không khí và dễ bị ánh sáng mặt trời phân hủy thành màu xanh – cà phê rất độc cho động vật, vì vậy phải đóng thuốc trong lọ thủy tinh tối, màu đen, nút kín. Trƣớc khi dùng pha thuốc với nƣớc cất đun nóng, dung dịch có màu ánh vàng, không pha thuốc với nƣớc muối sinh lý, vì thuốc sẽ kết tủa. Thuốc pha xong phải dùng ngay trong ngày, không kéo dài thời gian sử dụng. - Rivanol kích ứng tổ chức nơi tiêm vì vậy nên tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch con vật. Rivanol dạng bột 1.3. Nhận biết tác dụng của thuốc. - Rivanol tác dụng đặc hiệu với biên trùng và te le trùng ký sinh trong máu, gây bệnh biên trùng và te le trùng ở trâu, bò ngựa. - Rivanol tác dụng diệt khuẩn mạnh đối với vi khuẩn gây bệnh viêm mủ, các vi khuẩn gây bệnh đƣờng ruột, đƣờng hô hấp. Thuốc vừa có tác dụng sát trùng bên ngoài vừa có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng đƣờng sinh dục và vết thƣơng nhiễm trùng mủ - Thuốc không gây độc, an toàn, ít gây ra phản ứng phụ, hấp thu chậm khi tiêm bắp thịt hoặc tiêm dƣới da con vật. Thuốc tồn dƣ trong cơ thể động vật thời gian khoảng 10 ngày, vì vậy chỉ sử dụng thịt, sữa gia súc sau 10 ngày dùng thuốc. 2. Ứng dụng 2.1. Trị bệnh - Bệnh biên trùng, tele trùng ở trâu, bò, ngựa - Bệnh viêm tử cung, viêm âm đạo ở gia súc cái sinh sản. - Bệnh viêm vú ở gia súc nuôi con và gia súc cho sữa
- 51 - Rửa vết thƣơng, mụn nhọt, bọc mủ, ổ viêm có mủ, viêm khớp ở gia súc. - Bệnh tiêu chẩy ở lợn con theo mẹ 2.2. Phòng bệnh . - Dùng Rivanol tiêm cho trâu bò, ngựa, chó vào đầu mùa hè hàng năm phòng bệnh biên trùng và bệnh tele trùng. - Thụt dung dịch Rivanol 0,1 – 0,2 % vào tử cung gia súc sau khi đẻ để phòng bệnh viêm tử cung đối với trâu, bò, lợn, đặc biệt là trâu, bò sữa. 3. Sử dụng 3.1. Tiêm bắp thịt - Trâu, bò, ngựa: Tiêm bắp thịt cổ, mông, liều phòng bệnh 0,2 g/ con/ ngày, pha thuốc trong nƣớc cất đun nóng, để nhiệt độ của thuốc bằng nhiệt độ cơ thể tiêm bắp sâu cho con vật lần / ngày, tiêm liên tục 2 ngày. Liều điều trị bệnh 0,4g – 0,8 g / lần/ ngày, tiêm liên tục trong 2 ngày 3.2. Tiêm tĩnh mạch Trâu, bò, ngựa: tiêm tĩnh mạch cổ, liều điều trị bệnh biên trùng, tele trùng 0,4 – 0,8 g/con/ ngày, tiêm liên tục trong 2 ngày, liều phòng bằng nửa liều điều trị, tiêm liên tục trong 2 ngày. Cách pha thuốc nhƣ sau: - Đƣa thuốc 0,4 gam vào 40 ml cồn trong cốc đong, hoặc lọ truyền lắc cho tan - Đổ thêm 160 ml nƣớc cất vào cốc đựng thuốc, lắc nhẹ - Hâm nóng dung dịch đến nhiệt độ 38 0C, thêm vào 10 ml Ca phê in 5% rồi truyền chậm vào tĩnh mạch gia súc. 3.3. Thụt, rửa - Thụt tử cung, âm đạo để phòng, trị bệnh viên tử cung, viêm âm đạo, liều 2- 4 gam pha trong 2 lít nƣớc đã vô trùng, thành dung dịch 0,1 – 0,2 %. - Thụt bầu vú con vật để điều trị bệnh viêm vú, liều 100 – 150 ml dung dịch Rivanol 0,25 % cho một bầu vú. - Rửa vết thƣơng, bọc mủ, mụn, nhọt, viêm khớp, dùng dung dịch 0,25 %. 3.4. Cho uống Điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con bú sữa, liều 2 – 10 mg/ 1 kg thể trọng. 4. Bảo quản. 4.1. Xác định điều kiện bảo quản Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ƣớt và hóa chất độc hại. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng thuốc, bao bì bao gói để phát hiện dập, vỡ, rách làm hỏng thuốc. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trƣớc khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh. - Kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện và xử lý sai sót B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên: Bài tập 1: Nhận dạng thuốc Rivanol dùng trong chăn nuôi. - Nguồn lực: Thuốc Rivanol và chế phẩm của thuốc
- 52 - Cách thức tổ chức: học viên quan sát thuốc Rivanol và nhận biết tác dụng, ứng dụng của nó. - Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 học viên - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời và đánh giá kết quả thực hiện của học viên theo đáp án. - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: học viên điền đúng tên, tính chất, tác dụng và ứng dụng của thuốc Rivanol trong chăn nuôi. Bài tập 2: Thực hành pha và tiêm Rivanol vào tĩnh mạnh cho trâu, bò. - Nguồn lực: động vật thí nghiệm, thuốc Rivanol, ca phê in, dụng cụ thú y, bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay cao su ). - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm thực hiện việc pha thuốc và tiêm Rivanol vào tĩnh mạch cho con vật . - Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng sử dụng thuốc Rivanol - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Chuẩn bị thuốc đúng liều lƣợng, thực hiện việc pha và tiêm thuốc vào tĩnh mạch đúng kỹ thuật, an toàn. Bài tập 3: Thực hành việc thụt Rivanol vào tử cung để phòng, trị bệnh viêm tử cung ở lợn sinh sản. - Nguồn lực: Lợn nái sinh sản, thuốc Rivanol, dụng cụ thú y, dụng cụ chăn nuôi, bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay cao su ). - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm thực hiện việc thụt Rivanol vào tử cung để phòng, trị bệnh viêm tử cung cho lợn sinh sản. - Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng sử dụng thuốc Rivanol - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Chuẩn bị thuốc đúng liều lƣợng, thực hiện việc hòa thuốc và thụt thuốc vào tử cung cho lợn nái sinh sản đúng đúng kỹ thuật. C. Ghi nhớ: Nội dung cần chú ý - Nhận biết tính chất, tác dụng, ứng dụng và sử dụng thuốc Rivanol. - Chú ý: Không pha thuốc trong dung dịch nƣớc muối sinh lý sẽ kết tủa, và không để ánh nắng mặt trời chiếu vào thuốc.
- 53 Bài 12: Sử dụng Azidin Giới thiệu: Azidin tên khác Berenil, Veriben hay Diminavet là thuốc trị ký sinh trùng đƣờng máu gia súc. Thuốc an toàn, ít độc, ít gây ra phản ứng phụ đối với gia súc ở mọi lứa tuổi, dễ sử dụng, hiệu quả điều trị cao. Vì vậy việc giới thiệu bài học sử dụng Azidin là cần thiết để hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cho ngƣời chăn nuôi khi sử dụng thuốc. Mục tiêu: Học xong bài học này ngƣời học có khả năng: - Trình bày đƣợc nội dung về sử dụng Azidin dùng trong chăn nuôi. - Thực hiện đƣợc việc nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản Azidin đúng kỹ thuật - Nghiêm túc, trách nhiệm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng. A. Nội dung: 1. Nhận dạng Azidin 1.1. Nhận biết chung: - Azidin là thuốc trị ký sinh trùng đƣờng máu nhƣ; bệnh tiên mao trùng, bệnh lê dạng trùng, bệnh te le trùng ở trâu, bò, ngựa - Azidin đƣợc sản xuất ở dạng bột đóng trong lọ. Một lọ chứa 1,18 g Azidin Azidin dạng bột đóng trong lọ thủy tinh 1.2.Nhận biết tính chất
- 54 - Azidin là thuốc dạng bột màu vàng nhạt, mịn, tơi, tan trong nƣớc, hút ẩm khi ra ngoài không khí. Trƣớc khi dùng pha thuốc với nƣớc cất hoặc nƣớc muối sinh lý , cứ 1 lọ pha với 10 ml nƣớc cất. 1.3. Nhận biết tác dụng của thuốc. - Azidin tác dụng diệt tiên mao trùng, lê dạng trùng và te le trùng ký sinh trong máu trâu, bò, ngựa. - Thuốc an toàn, không gây độc, ít gây ra phản ứng phụ đối với cơ thể động vật, hấp thu nhanh khi tiêm bắp thịt hoặc tiêm dƣới da con vật. 2. Ứng dụng 2.1. Trị bệnh - Điều trị bệnh tiên mao trùng ở trâu, bò, ngựa - Điều trị bệnh lê dạng trùng ở bò, chó. - Điều trị bệnh te le trùng ở trâu, bò, chó 2.2. Phòng bệnh . - Dùng Azidin tiêm cho trâu bò, ngựa, chó vào đầu mùa hè hàng năm phòng bệnh tiên mao trùng, lê dạng trùng và bệnh tele trùng. 3. Sử dụng 3.1. Tiêm dƣới da. - Trâu, bò, ngựa, dê, cừu: dƣới da hai bên cổ, mông, liều lƣợng thuốc đƣợc xác định theo chỉ dẫn của nhà sản xuất đƣợc ghi trên bao bì hoặc nhãn, mác thuốc. - Chó: dƣới da hai bên cổ, mông, bẹn, liều lƣợng thuốc đƣợc xác định theo chỉ dẫn của nhà sản xuất đƣợc ghi trên bao bì hoặc nhãn, mác thuốc. 3.2. Tiêm bắp thịt - Trâu, bò, ngựa, dê, cừu: bắp thịt cổ, mông, liều lƣợng thuốc đƣợc xác định theo chỉ dẫn của nhà sản xuất đƣợc ghi trên bao bì hoặc nhãn, mác thuốc. - Chó: tiêm bắp thịt cổ, mông, đùi, liều lƣợng thuốc đƣợc xác định theo chỉ dẫn của nhà sản xuất đƣợc ghi trên bao bì hoặc nhãn, mác thuốc - Pha thuốc với nƣớc cất tiêm bắp sâu, có thể bảo quản ở nhiệt độ bình thƣờng trong 5 ngày, trong tủ lạnh 14 ngày 3.3. Tiêm tĩnh mạch
- 55 - Trâu, bò, ngựa: tiêm tĩnh mạch cổ liều 300 mg/100 kg thể trọng. Chú ý tiêm cafein cho con vật trƣớc khi tiêm thuốc vào tĩnh mạch. 4. Bảo quản. 4.1. Xác định điều kiện bảo quản Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ƣớt và hóa chất độc hại. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng thuốc, bao bì bao gói để phát hiện dập, vỡ, rách làm hỏng thuốc. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trƣớc khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh. - Kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện và xử lý sai sót B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên: Bài tập 1: Nhận biết tính chất, tác dụng, ứng dụng thuốc Azidin dùng trong chăn nuôi. - Nguồn lực: Thuốc Azidin và chế phẩm của thuốc - Cách thức tổ chức: học viên quan sát thuốc Azidin và nhận biết tác dụng, ứng dụng của nó. - Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 học viên - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời và đánh giá kết quả thực hiện của học viên theo đáp án. - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: học viên điền đúng tên, tính chất, tác dụng và ứng dụng của thuốc Azidin dùng trong chăn nuôi. Bài tập 2: Thực hành pha và tiêm Azidin vào tĩnh mạnh cho trâu, bò. - Nguồn lực: động vật thí nghiệm, thuốc Azidin, ca phê in, dụng cụ thú y, bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay cao su ). - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm thực hiện việc tiêm Azidin vào tĩnh mạch cho con vật . - Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng sử dụng thuốc Azidin - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Chuẩn bị thuốc đúng liều lƣợng, thực hiện việc pha và tiêm thuốc vào tĩnh mạch đúng kỹ thuật. Bài tập 3: Thực hành xác định điều kiện và bảo quản thuốc Azidin. - Nguồn lực:Thuốc Azidin., tủ thuốc, bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay cao su ). - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm thực hiện việc xác định điều kiện và thực hành bảo quản thuốc Azidin. - Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên, dựa theo
- 56 tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng sử dụng thuốc Azidin - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: xác định điều kiện bảo quản và bảo quản Azidin đúng yêu cầu kỹ thuật. C. Ghi nhớ: Nội dung cần chú ý - Nhận biết tính chất, tác dụng, ứng dụng và sử dụng thuốc Azidin. - Thuốc sau khi pha với nƣớc cất có thể sử dụng trong thời gian dài ở điều kiện bình thƣờng.
- 57 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun: Xác định thuốc trị ký sinh trùng là mô đun chuyên ngành mà ngƣời học đƣợc học, sau khi học xong những môn học chuyên môn trong chƣơng trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề, nghề sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi. Mô đun đƣợc tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh về: nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản thuốc trị ký sinh trùng trong chăn nuôi. II. Mục tiêu mô đun: Học xong mô đun này, ngƣời học có khả năng: - Mô tả đƣợc việc nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản thuốc trị ký sinh trùng thƣờng dùng trong chăn nuôi. - Sử dụng đƣợc thuốc trị ký sinh trùng dùng trong chăn nuôi đúng kỹ thuật . - An toàn cho vật nuôi và vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng. III. Nội dung chính của mô đun: Thời gian (giờ) Loại bài Kiểm Mã bài Tên bài Địa điểm Tổng Lý Thực dạy tra* số thuyết hành MĐ06-01 Sử dụng Hanmectin Tích hợp Phòng thí 10 2 8 nghiệm MĐ06-02 Sử dụng Hantox Tích hợp Phòng thí 5 1 4 nghiệm MĐ06-03 Sử dụng Levamysol Tích hợp Phòng thí 10 2 8 nghiệm MĐ06-04 Sử dụng Mebenvet Tích hợp Phòng thí 6 1 4 1 nghiệm MĐ06-05 Sử dụng Tetramysol Tích hợp Phòng thí 5 1 4 nghiệm MĐ06-06 Sử dụng Fasciolid Tích hợp Phòng thí 7 2 4 1 nghiệm MĐ06-07 Sử dụng Fasinex Tích hợp Phòng thí 5 1 4 nghiệm MĐ06-08 Sử dụng Hantyl B Tích hợp Phòng thí 6 2 4 nghiệm MĐ06-09 Sử dụng ESB3 Tích hợp Phòng thí 6 1 4 1 nghiệm MĐ06-10 Sử dụng Toltrazuril Tích hợp Phòng thí 5 1 4 nghiệm
- 58 MĐ06-11 Sử dụng Rivanol Tích hợp Phòng thí 6 1 4 1 nghiệm MĐ06-12 Sử dụng Azidin Tích hợp Phòng thí 5 1 4 nghiệm Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 80 16 56 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính bằng giờ thực hành. IV. Hướng dẫn thực hiện bài thực hành: IV.1. Nguồn lực cần thiết: - Mô hình, tranh, ảnh về nhận dạng, ứng dụng và sử dụng thuốc trị ký sinh trùng dùng trong chăn nuôi. - Băng video về nhận dạng, ứng dụng và sử dụng thuốc trị ký sinh trùng trong chăn nuôi. - Dụng cụ thú y, dụng cụ chăn nuôi, thuốc, hóa chất và động vật thí nghiệm - Thiết bị dụng cụ dạy học: máy chiếu Overhead, máy ảnh kỹ thuật số, máy tính xách tay, Projecter - Bảo hộ lao động: ủng , găng tay cao su, quần áo bảo hộ, khẩu trang, mũ, kính bảo hộ - Cơ sở chăn nuôi nông hộ, cơ sở dịch vụ thuốc thú y. - Trại chăn nuôi tập trung và phòng thí nghiệm. IV.2. Cách tổ chức: - Hƣớng dẫn mở đầu: Giáo viên giới thiệu nội dung thực hành và phƣơng pháp thực hiện. - Hƣớng dẫn thƣờng xuyên: chia lớp thành những nhóm nhỏ từ 3-5 ngƣời, mỗi nhóm đƣợc thực hiện những nội dung trong bài thực hành. Giáo viên theo dõi và sửa lỗi trong quá trình thực hiện của học viên - Hƣớng dẫn kết thúc: Giáo viên kiểm tra kết quả thực hiện của nhóm hoặc cá nhân học viên theo mục tiêu của bài. IV.3. Thời gian: - Thời gian thực hành nên bố trí 4 giờ cho một bài thực hành và xen kẽ với các bài lý thuyết. IV.4. Số lƣợng khoảng 18 – 20 học viên. IV.5.Tiêu chuẩn sản phẩm - Học viên thực hiện đƣợc việc nhận dạng, ứng dụng thuốc trị ký sinh trùng dùng trong chăn nuôi - Sử dụng đƣợc thuốc trị ký sinh trùng dùng trong chăn nuôi đúng kỹ thuật - Xác định đƣợc điều kiện bảo quản và thực hiện bảo quản thuốc trị ký sinh trùng dùng trong chăn nuôi theo yêu cầu kỹ thuật. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: 5.1. Bài 1:Sử dụng thuốc Hanmectin Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- 59 Nhận dạng đúng tên, tính chất, tác dụng Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận của thuốc Hanmectin Xác định đúng ứng dụng của thuốc Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Hanmectin dùng trong chăn nuôi Sử dụng đƣợc thuốc Hanmectin trong Trắc nghiệm, vấn đáp học tự luận chăn nuôi đúng kỹ thuật Xác định đƣợc điều kiện và bảo quản Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận thuốc Hanmectin theo yêu cấu kỹ thuật 5.2. Bài 2: Sử dụng thuốc Hantox Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nhận dạng đúng tên, tính chất, tác dụng Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận của thuốc Hantox Xác định đúng ứng dụng của thuốc Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Hantox dùng trong chăn nuôi Sử dụng đƣợc thuốc Hantox trong Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận chăn nuôi đúng kỹ thuật Xác định đƣợc điều kiện và bảo quản Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận thuốc Hantox theo yêu cấu kỹ thuật 5.3. Bài 3:Sử dụng thuốc Levamysol Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nhận dạng đúng tên, tính chất, tác dụng Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận của thuốc Levamysol Xác định đúng ứng dụng của thuốc Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Levamysol dùng trong chăn nuôi Sử dụng đƣợc thuốc Levamysol trong Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận chăn nuôi đúng kỹ thuật Xác định đƣợc điều kiện và bảo quản Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận thuốc Levamysol theo yêu cấu kỹ thuật 5.4. Bài 4: Sử dụng thuốc Mebenvet Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nhận dạng đúng tên, tính chất, tác dụng Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận của thuốc Mebenvet Xác định đúng ứng dụng của thuốc Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Mebenvet dùng trong chăn nuôi Sử dụng đƣợc thuốc Mebenvet trong Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận chăn nuôi đúng kỹ thuật Xác định đƣợc điều kiện và bảo quản Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận thuốc Mebenvet theo yêu cấu kỹ thuật 5.5. Bài 5: Sử dụng thuốc Tetramysol
- 60 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nhận dạng đúng tên, tính chất, tác dụng Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận của thuốc Tetramysol Xác định đúng ứng dụng của thuốc Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Tetramysol dùng trong chăn nuôi Sử dụng đƣợc thuốc Tetramysol trong Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận chăn nuôi đúng kỹ thuật Xác định đƣợc điều kiện và bảo quản Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận thuốc Tetramysol theo yêu cấu kỹ thuật 5.6. Bài 6:Sử dụng thuốc Fasciolid Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nhận dạng đúng tên, tính chất, tác dụng Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận của thuốc Fasciolid Xác định đúng ứng dụng của thuốc Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Fasciolid dùng trong chăn nuôi Sử dụng đƣợc thuốc Fasciolid trong Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận chăn nuôi đúng kỹ thuật Xác định đƣợc điều kiện và bảo quản Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận thuốc Fasciolid theo yêu cấu kỹ thuật 5.7. Bài 7:Sử dụng thuốc Fasciolid Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nhận dạng đúng tên, tính chất, tác dụng Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận của thuốc Fasciolid Xác định đúng ứng dụng của thuốc Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Fasciolid dùng trong chăn nuôi Sử dụng đƣợc thuốc Fasciolid trong Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận chăn nuôi đúng kỹ thuật Xác định đƣợc điều kiện và bảo quản Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận thuốc Fasciolid theo yêu cấu kỹ thuật 5.8. Bài 8: Sử dụng thuốc Hantyl B Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nhận dạng đúng tên, tính chất, tác dụng Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận của thuốc Hantyl B Xác định đúng ứng dụng của thuốc Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Hantyl B dùng trong chăn nuôi Sử dụng đƣợc thuốc Hantyl B trong Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận chăn nuôi đúng kỹ thuật Xác định đƣợc điều kiện và bảo quản Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận thuốc Hantyl B theo yêu cấu kỹ thuật
- 61 5.9. Bài 9:Sử dụng thuốc ESB3 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nhận dạng đúng tên, tính chất, tác dụng Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận của thuốc ESB3 Xác định đúng ứng dụng của thuốc Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận ESB3 dùng trong chăn nuôi Sử dụng đƣợc thuốc ESB3 trong chăn Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận nuôi đúng kỹ thuật Xác định đƣợc điều kiện và bảo quản Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận thuốc ESB3 theo yêu cấu kỹ thuật 5.10. Bài 10:Sử dụng thuốc Toltrazuril Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nhận dạng đúng tên, tính chất, tác dụng Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận của thuốc Toltrazuril Xác định đúng ứng dụng của thuốc Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Toltrazuril dùng trong chăn nuôi Sử dụng đƣợc thuốc Toltrazuril trong Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận chăn nuôi đúng kỹ thuật Xác định đƣợc điều kiện và bảo quản Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận thuốc Toltrazuril theo yêu cấu kỹ thuật 5.11. Bài 11: Sử dụng thuốc Rivanol Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nhận dạng đúng tên, tính chất, tác dụng Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận của thuốc Rivanol Xác định đúng ứng dụng của thuốc Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Rivanol dùng trong chăn nuôi Sử dụng đƣợc thuốc Rivanol trong Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận chăn nuôi đúng kỹ thuật Xác định đƣợc điều kiện và bảo quản Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận thuốc Rivanol theo yêu cấu kỹ thuật 5.12. Bài 12: Sử dụng thuốc Aridin Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nhận dạng đúng tên, tính chất, tác dụng Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận của thuốc Aridin Xác định đúng ứng dụng của thuốc Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Aridin dùng trong chăn nuôi Sử dụng đƣợc thuốc Aridin trong chăn Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận nuôi đúng kỹ thuật Xác định đƣợc điều kiện và bảo quản Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận thuốc Aridin theo yêu cấu kỹ thuật
- 62 VI. Tài liệu tham khảo: 1. TS Phạm Đức Chƣơng – Giáo trình dƣợc lý học thú y - NXBNN Hà Nội 2003 2. TS Nguyễn Thị Hƣơng - Thuốc thú y – Công ty vật tƣ thú y TW I 3. TS Nguyễn Đức Lƣu – TS Nguyễn Hữu Vũ - Thuốc thú y và cách sử dụng – NXBNN Hà Nội 2000. 4. TS. Lê Văn Năm - Bệnh cầu trùng gia súc, gia cầm - NXBNN Hà Nội 2003 5. Nguyễn Phƣớc Tƣơng- Trần Diễm Uyên - Sử dụng thuốc và biệt dƣợc thú Y- NXBNN Hà Nội 2000. 6. Phạm Khắc Vƣợng - Thuốc và chế phẩm sử dụng trong thú y - NXBNN Hà Nội 1996 7. Websid Hanvet, Công ty vật tƣ thuốc thú y TWI, Nam Dũng
- 63 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Đức Dƣơng - Phó hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng Nông Lâm 2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hƣơng Lan - Phó trƣởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thư ký: Ông Nguyễn Công Lý - Phó trƣởng khoa Trƣờng Cao đẳng Nông Lâm 4. Các ủy viên: - Ông Trần Xuân Đệ, Giảng viên Trƣờng Cao đẳng Nông Lâm - Ông Nguyễn Hữu Nam, Trƣởng khoa Trƣờng đại học Nông nghiệp Hà Nội - Ông Nguyễn Thế Hùng, Nghiên cứu viên Viện Thú y - Ông Trần Văn Tuấn, Giáo viên Trƣờng Trung cấp nghề Yên Thế, Bắc Giang./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Võ Văn Ngầu - Trƣởng khoa Trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ 2. Thư ký: Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trƣởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Xuân Quang, Trƣởng khoa Trƣờng Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Ông Nguyễn Minh Thuần - Chủ trại heo Hai Thuần, xã Hữu Thành, huyện Đức Hoà, Long An - Bà Hạ Thúy Hạnh - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.