Giáo trình Xác định thuốc sát trùng, tiêu độc

pdf 46 trang hapham 2630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Xác định thuốc sát trùng, tiêu độc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_xac_dinh_thuoc_sat_trung_tieu_doc.pdf

Nội dung text: Giáo trình Xác định thuốc sát trùng, tiêu độc

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN XÁC ĐỊNH THUỐC SÁT TRÙNG, TIÊU ĐỘC MÃ SỐ : MĐ 03 NGHỀ: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y Trình độ: Sơ cấp nghề HÀ NỘI - 2011
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ 03
  3. 2 LỜI NÓI ĐẦU Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành chăn nuôi theo hƣớng công nghiệp của nƣớc ta trong thời gian tới. Những ngƣời tham gia vào hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm cần đƣợc đào tạo để họ có những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề cần thiết. Trƣờng đại học Nông Lâm Bắc Giang đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng chƣơng trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề “Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi”. Chƣơng trình đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở phân tích nghề theo phƣơng pháp DACUM và cấu trúc mô đun. Kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề đƣợc tích hợp vào mô đun. Kết cấu của chƣơng trình gồm nhiều mô đun và môn học, mỗi mô đun gồm nhiều công việc và bƣớc công việc tích hợp liên quan chặt chẽ với nhau nhằm hƣớng tới hình thành năng lực thực hiện của ngƣời học. Vì vậy những kiến thức lý thuyết đƣợc chọn lọc và tích hợp vào công việc, mỗi công việc đƣợc trình bày dƣới dạng một bài học. Đây là chƣơng trình chủ yếu dùng cho đào tạo sơ cấp nghề, đối tƣợng học là những ngƣời có nhu cầu đào tạo nhƣng không có điều kiện đến các cơ sở đào tạo chính quy để học tập ở cấp học cao, thời gian tập trung dài hạn, họ có trình độ học vấn thấp. Vì vậy việc đào tạo diễn ra với thời gian ngắn, tại cộng đồng, hình thức gọn nhẹ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của học viên. Tài liệu này đƣợc viết theo từng mô đun, môn học của chƣơng trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi và đƣợc dùng làm giáo trình cho các học viên trong khóa học sơ cấp nghề, các nhà quản lý và ngƣời sử dụng lao động tham khảo, hoàn chỉnh để trở thành giáo trình chính thức trong hệ thống dạy nghề. Việc xây dựng một chƣơng trình đào tạo sơ cấp nghề DACUM dùng cho đào tạo nông dân ở nƣớc ta nói chung còn mới mẻ. Vì vậy chƣơng trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót, tập thể các tác giả mong muốn sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để chƣơng trình đƣợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn PGS – TS. Nguyễn Hữu Nam – Chủ biên TS. Nguyễn Trọng Kim Ths.Nguyễn Xuân Hùng
  4. 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1 LỜI NÓI ĐẦU 2 MỤC LỤC 3 Giới thiệu mô đun 6 Bài mở đầu 6 Giới thiệu quy trình 7 Bài 1: Sử dụng cồn iốt 9 A. Nội dung: 9 1.Nhận dạng thuốc 9 Cồn Iốt 9 2. Ứng dụng 10 3. Sử dụng 10 4. Bảo quản 10 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 10 C. Ghi nhớ: 12 Bài 2: Sử dụng cồn trắng 12 Mục tiêu: 12 A. Nội dung 12 1.Nhận dạng thuốc 12 2. Ứng dụng: 13 3. Sử dụng 13 4. Bảo quản 13 C. Ghi nhớ 15 Bài 3: Sử dụng thuốc tím 15 Mục tiêu: 15 A. Nội dung: 15 1.Nhận dạng thuốc 15 2. Ứng dụng 16 3. Sử dụng 16 4. Bảo quản 16 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 17 C. Ghi nhớ 18 Bài 4: Sử dụng Xanh methylen 19 A. Nội dung: 19 3. Sử dụng 20 4. Bảo quản 20 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 21 C. Ghi nhớ 22 Bài 5: Sử dụng vôi bột 23 Mục tiêu: 23 A. Nội dung: 23 1.Nhận dạng vôi bột . 23 2. Ứng dụng 23 3. Sử dụng 24
  5. 4 4. Bảo quản 24 B. Câu hỏi và bài tập thực hành : 24 C. Ghi nhớ: 25 Bài 6: Sử dụng Cloramin B 26 Mục tiêu: 26 A. Nội dung: 26 1.Nhận dạng Cloramin B 26 2. Ứng dụng 26 3. Sử dụng 28 4. Bảo quản thuốc. 28 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 28 C. Ghi nhớ: 29 Bài 7: Sử dụng formol 30 A. Nội dung 30 1.Nhận dạng formol 30 2. Ứng dụng 31 3. Sử dụng 31 4. Bảo quản 32 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 32 C. Ghi nhớ 33 Bài 8: Sử dụng Biosept 34 Mục tiêu: 34 A. Nội dung: 34 1.Nhận dạng Biosept . 34 2. Ứng dụng 35 4. Bảo quản 35 C. Ghi nhớ 36 Bài 9: Sử dụng BKA 37 Mục tiêu: 37 Học xong bài này người học có khả năng 37 A. Nội dung: 37 1.Nhận dạng BKA . 37 2. Ứng dụng 38 3. Sử dụng 38 4. Bảo quản 39 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 39 C. Ghi nhớ 40 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 41 I. Vị trí, tính chất của mô đun 41 II. Mục tiêu 41 III. Nội dung chính của mô đun 41 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài thực hành 43 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 44 Bảng đánh giá kết quả học tập các bài của mô đun 44 VI. Tài liệu tham khảo 44 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 46 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 46
  6. 5 MÔ ĐUN: XÁC ĐỊNH THUỐC SÁT TRÙNG, TIÊU ĐỘC Mã mô đun: MĐ 03 Giới thiệu mô đun Xác định thuốc sát trùng, tiêu độc nhằm trang bị cho ngƣời học những kiến thức cơ bản về một số thuốc sát trùng, tiêu độc thông thƣờng dùng trong chăn nuôi hiện nay. Đây là những loại thuốc độc hại đối với mọi vi sinh vật gây bệnh nhƣng trong quá trình sử dụng không ảnh hƣởng tới sức khỏe con ngƣời và vật nuôi. Đăc biệt là hiện nay khi mà có một số bệnh xẩy ra đã phát thành dịch nhƣ bệnh Lở mồm, long móng; bệnh cúm gà H5N1, bệnh tai xanh, bệnh liên cầu khuẩn ở lợn có nguy cơ lây nhiễm cho ngƣời, thì việc tẩy uế chuồng trại, vệ sinh môi trƣờng chăn nuôi, tiêu độc vật bệnh lại càng phải đƣợc quan tâm đúng mức. Muốn thực hiện đƣợc việc đó hóa chất sử dụng không thể thiếu đƣợc là thuốc sát trùng , tiêu độc. Do vậy mà việc trang bị cho ngƣời học về những kiến thức ở loại thuốc này là điều cần thiết. Bài mở đầu Nghành chăn nuôi đang phát triền mạnh mẽ, đa dạng và bằng nhiều phƣơng thức khác nhau ( công nghiệp, bán công nghiệp, hộ nông dân ). Những năm gần đây do tác động của khoa học kỹ thuật, năng suất vật nuôi ngày càng đƣợc nâng cao. Tuy nhiên trong chăn nuôi không tránh khỏi những rủi ro do bệnh tật gây nên, nhất là những bệnh truyền nhiễm, có thể gây thành dịch lớn, mầm bệnh khuyếch tán, làm cho phạm vi dịch có điều kiện lan tỏa với mức độ rộng hơn do vậy mà nhu cầu sử dụng thuốc thú y ngày càng nhiều. Trong khuôn khổ thời lƣợng và đặc tính của mô đun này, chúng tôi giới thiệu một cách cơ bản nhất các thuốc sát trùng, tiêu độc thú y thông thƣờng, quan trọng nhằm giúp cho ngƣời học ( chủ yếu là nông dân), hiểu biết, nhận biết đƣợc tính chất, tác dụng, ứng dụng và cách sử dụng một số thuốc sát trùng, tiêu độc thông thƣờng trong chăn nuôi. Nội dung chính của mô đun bao gôm: 1 Sử dụng cồn Iôt. 2 Sử dụng cồn trắng. 3 Sử dụng thuốc tím. 4 Sử dụng xanh methylen. 5 Sử dụng vôi bột. 6 Sử dụng Cloramin B. 7 Sử dụng Formol 8 Sử dụng Biosept
  7. 6 9 Sử dụng BKA Ở mô đun này chúng tôi xin giới thiệu Chƣơng trình vệ sinh sát trùng , tiêu độc theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VieetGAHP) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hƣớng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất áp dụng trong chăn nuôi nhằm đảm bảo vật đƣợc nuôi dƣỡng đạt yêu cầu về chất lƣợng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng, bảo vệ môi trƣờng và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Phạm vi: Chƣơng trình vệ sinh sát trùng, tiêu độc đƣợc áp dụng cho toàn trại, cở sở chăn nuôi, gồm các đối tƣợng là gia súc, chuồng trại, dụng cụ, các thiết bị chăn nuôi, các phƣơng tiện vận chuyển Trách nhiệm: của ngƣời chăn nuôi hàng ngày phải thực hiện, chủ trang trại hoặc ngƣời đƣợc phân công hàng ngày phải kiểm tra. Giới thiệu quy trình 1/ Quy trình vệ sinh sát trùng: - Phải làm sạch chất hữu cơ trƣớc khi rửa, sát trùng. - Rửa sạch bằng nƣớc: rửa sạch bằng nƣớc, đối với những nơi khó nhƣ ngóc ngách thì phải dùng vòi xịt áp suất cao bằng hơi hoặc phải ngâm trƣớc khi rửa. - Tẩy bằng xà phòng, nƣớc vôi hoặc thuốc tẩy: dùng xà phòng, nƣớc vôi 30% hoặc thuốc tẩy để rửa. - Sát trùng bằng thuốc sát trùng với liều lƣợng phù hợp. - Để khô bắt buộc không thấp hơn 12 giờ. 2/ Vệ sinh sát trùng bên ngoài khu chuồng trại: - Kiểm soát các tác nhân làm tăng độ ẩm chuồng nuôi. - Thƣờng xuyên kiểm tra hệ thống cống thoát nƣớc thải, hầm chứa phân và hệ thống cung cấp nƣớc uống. - Thay thuốc sát trùng trong hố khử trùng ở cổng ra vào mỗi ngày một lần. - Thƣờng xuyên phát quang cỏ dại và bụi rậm xung quanh chuồng nuôi. - Định kỳ phun thuốc sát trùng bên ngoài chuồng trại, xung quanh các dãy chuồng và khu chăn nuôi, ít nhất 2 tuần 1 lần. - Phát quanh bụi rậm, không để nƣớc đọng lâu ngày trong khu vực chăn nuôi. - Bảo dƣỡng nhà xƣởng và thiết bị chăn nuôi thƣờng xuyên. 3/Đối với phƣơng tiện vận chuyển:
  8. 7 - Không cho các loại phƣơng tiện khác ở ngoiaf tiếp xúc vơi vật nuôi. - Khu vực xuất gia súc nên bố trí cạnh đƣờng đi, nhƣng xa khu vực chuồng nuôi. - Rửa thật kỹ bên trong, bên ngoài xe và các chỗ tiếp xúc với gia súc. - Phƣơng tiện vận chuyển phải đƣợc khử trùng trƣớc và sau khi vận chuyển. 4/ Đối với kho chứa thức ăn, máng ăn: - Phải định kỳ vệ sinh kho chứa thức ăn - Dọn sạch máng ăn và khu vực cho ăn trƣớc mỗi lần cho ăn. - Dọn sạch thức ăn rơi vãi, thức ăn có trộn dƣợc phẩm và hóa chất nông nghiệp càng sớm càng tốt. 5/ Quản lý chất thải: - Cần dọn phân, nƣớc tiểu thƣờng xuyên - Hệ thống thoát nƣớc luôn ở trong trạng thái hoạt động tốt và phải dọn rửa thƣờng xuyên - Nên có hệ thống biogas để xử lý chất thải, cần có hàng rào bảo vệ, cách ly khu vực chứa và xử lý chất thải. - Phải trồng cây xung quanh khu vực xử lý và thải chất thải. - Kiểm soát ruồi, muỗi, sát trùng nơi chứa chất thải. 6/ Vệ sinh sát trùng bên trong chuồng trại và ngƣời chăn nuôi: - Thay thuốc sát trùng hoặc vôi sát trùng ở hố sát trùng mỗi ngày vào buổi sáng trƣớc khi thực hiện các công việc khác. - Làm vệ sinh các thiết bị và thùng chứa thức ăn. - Làm vệ sinh, rửa và sát trùng tất cả các dụng cụ trƣớc và sau khi sử dụng - Đối với ngƣời chăn nuôi ở những trang trại công nghiệp phải thay quần, áo, tắm, sát trùng và mặc quần áo bảo hộ của trại khi vào trại làm việc - Phải mang găng tay khi tiếp xúc với gia súc ốm. - Cần rửa sạch ủng bằng nƣớc và xà phòng. - Sử dụng xà phòng và nƣớc tẩy rửa phù hợp 7/ Tiếp nhận và bảo quản thuốc sát trùng, tiêu độc. - Các chất sát trùng, tiêu độc phù hợp với tình hình dịch bệnh của cơ sở chăn nuôi.
  9. 8 - Lựa chọn nhà sản xuất và nhà cung cấp có tên trong danh mục Thuốc thú y đƣợc phép sản xuất và lƣu hành tại việt Nam. - Chỉ mua và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. - Chất sát trùng, tiêu độc phải đƣợc bảo quản trong kho riêng biệt - Không đƣợc phép bảo quản thức ăn lẫn với các loại thuốc sát trùng, tiêu độc. An toàn sinh học trong chăn nuôi là biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con ngƣời tạo ra gây hại đến con ngƣời, gia súc và hệ sinh thái. Bài 1: Sử dụng cồn iốt Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng: - Mô tả được những nội dung về sử dụng cồn iốt trong chăn nuôi. - Sử dụng được cồn iốt dùng trong chăn nuôi đúng kỹ thuật. A. Nội dung: 1.Nhận dạng thuốc 1.1. Nhận biết chung: Cồn i ốt là dung dịch thuốc sát trùng dùng nhiều trong thú y để sát trùng vết thƣơng, vết mổ và điều trị bệnh viêm tử cung, viêm vú ở nồng độ . Dung dịch đƣợc pha i ốt trong cồn 900 ở nồng độ khác nhau từ 0,1% đến 10% tùy theo mục đích sử dụng. Cồn Iốt
  10. 9 1.2. Nhận biết tính chất : Màu nâu xám, không kết tủa, dễ bay hơi ở điều kiện thƣờng, là một trong những chất sát trùng tốt nhất. 1.3. Nhận biết tác dụng: Phá hủy men hoặc những chất cần thiết để sinh trƣởng của tế bào vi khuẩn, virus, từ đó làm vi khuẩn, virus bị chết. Ngoài ra cồn iôt có khả năng diệt nấm, có hoạt tính trên trứng và ấu trùng của các ký sinh trùng. Tại chỗ sát trùng, cồn i ốt có tác dụng gây xung huyết, diệt các chất hữu cơ bề mặt, kể cả các tế bào chết bề mặt. Song nó có tác dụng tái tạo rất nhanh các mô tại chỗ sát trùng, nhất là mô biểu bì. 2. Ứng dụng 2.1. Sát trùng trong ngoại khoa: Nơi tiêm, nơi phẫu thuật, các vết thƣơng bị nhiễm trùng, các vết loét, mụn, nhọt, băng rốn cho gia súc non, diệt các tổ chức nấm da, hắc lào 2.2. Điều trị bệnh gia súc: Viêm tử cung, âm đạo. 3. Sử dụng 3.1. Chà xát thuốc lên da gia súc: Dùng cồn Iod 5%. 3.2. Thụt rửa bộ phận bị bệnh: Dùng Lugol 1% để thụt, rửa trong trƣờng hợp viêm tử cung, âm đạo. 4. Bảo quản 4.1. Xác định điều kiện bảo quản. Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ƣớt và hóa chất độc hại. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng thuốc để phát hiện dập, vỡ ảnh hƣởng tới thuốc. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trƣớc khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh, - Kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện Bảo quản cồn I ốt trong tủ thuốc và xử lý sai sót. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: * Câu hỏi
  11. 10 1/ Nêu những đặc tính cơ bản của cồn i ốt. 2/ Cho biết ứng dụng và cách sử dụng cồn i ốt trong nghành chăn nuôi thú y 3/ Để đảm bảo hiệu lực của thuốc, cần bảo quản cồn i ốt trong điều kiện nhƣ thế nào? * Bài tập thực hành Nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản cồn i ốt. Để đảm bảo nội dung trên trƣớc khi thực hiện bài thực hành này, giáo viên cần chuẩn bị một số vật tƣ sau: 1/ Lợn khoảng 20 kg: 04 con, (1 con dùng để giáo viên hƣớng dẫn, 3 con chia cho 3 nhóm để thực hành). 2/ Dụng cụ thú y (dao, kéo, panh, bông thấm nƣớc ) 3/ Cồn i ốt. 4/ Bàn mổ gia súc. 5/ Dây thừng để cố định 6/ Khăn mặt 7/ Xô, chậu đựng nƣớc 8/ Xà phòng. Giáo viên hƣớng dẫn ban đầu về các nội dung sau: 1/ Cách nhận dạng thuốc: màu sắc, nhãn mác, tình trạng bao gói, tên sản phẩm, tên và địa chỉ nhà sản xuất, nhà cung cấp, số lô, thời hạn sử dụng Nhãn mác còn nguyên vẹn,, số lô, ngày sản xuất phải rõ ràng, phải còn hạn sử dụng. 2/ Úng dụng của thuốc: giáo viên hệ thống lại những kiến thức đã đƣợc học ở giờ lý thuyết và kết hợp với gia súc, vật tƣ dụng cu chuyên môn hiện có để chỉ bảo, hƣớng dẫn cụ thể cho học viên. 3/ Sử dụng thuốc: Sau khi cố định gia súc trên bàn mổ xong, giáo viên hƣớng dẫn chi tiết về cách sử dụng cồn i ốt một trong những trƣờng hợp cụ thể, thí dụ nhƣ sát trùng vị trí để hoạn lợn cái: - Dùng bông thấm nƣớc lấy cồn i ốt - Sát trùng vị trí cần mổ (theo hình xoắn ốc, từ trong ra ngoài) - Tiến hành mổ. 4/ Bảo quản: sau khi hƣớng dẫn về sử dụng cồn i ốt, giáo viên nhắc nhở lại cho học viên biết cách bảo quản thuốc trong điều kiện cụ thể tại cơ sở thực tập và bảo quản lâu dài trong tủ thuốc thú y của cơ sở.
  12. 11 Sau khi giáo viên hƣớng dẫn chi tiết, cụ thể các nội dung trên, lớp chia theo nhóm ( 1 con lợn/10 ngƣời/ nhóm) để thực hiện, giáo viên quan sát, chỉ bảo những lỗi thƣờng gặp của học viên và cuối buổi học tổng kết, nhận xét ƣu, nhƣợc điểm, hƣớng khắc phục. C. Ghi nhớ: - Cồn i ốt có tính chất ôxy hóa mạnh, bào mòn, làm hoen gỉ kim loại, do vậy không nên dùng cồn i ốt để sát trùng dụng cụ mổ xẻ. - Nên đụng vào lọ màu, tránh ánh sáng - Để tầm cao đảm bảo an toàn cho trẻ em. Bài 2: Sử dụng cồn trắng Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng - Mô tả được việc nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản cồn trắng. - Sử dụng được cồn trắng dùng trong chăn nuôi đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1.Nhận dạng thuốc 1.1. Nhận biết chung: Màu trắng, trong, hòa tan trong nƣớc, dễ bay hơi ở điều kiện thƣờng. 1.2. Nhận biết tính chất: Làm biến tính các protein của vi khuẩn. 1.3. Nhận biết tác dụng : Phá hủy men hoặc những chất cần thiết để sinh trƣởng của tế bào vi khuẩn, từ đó làm vi khuẩn bị chết. Cồn trắng 900 Cồn khô đóng trong túi nilon
  13. 12 2. Ứng dụng: 2.1. Sát trùng trong ngoại khoa : Nơi tiêm, nơi phẫu thuật, các vết thƣơng bị nhiễm trùng, các vết loét, mụn, nhọt Sát trùng tay trƣớc khi phẫu thuật. Kích thích toàn thân chống cảm lạnh, tăng sức kháng. 2.2. Sát trùng dụng thú y : Các loại dụng cụ nhƣ panh, dao, kéo, kim dùng để phẫu thuật gia súc. 3. Sử dụng 3.1. Chà xát thuốc lên da, vết thƣơng : Thƣờng dùng cồn 70 3.2. Ngâm sát trùng dụng cụ thú y : Thƣờng dùng cồn 70, ngâm dụng cụ trong chậu thủy tinh. 4. Bảo quản 4.1. Xác định điều kiện bảo quản. Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ƣớt và hóa chất độc hại. Cồn trắng và cồn iốt 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng cồn để phát hiện dập, vỡ ảnh hƣởng tới thuốc. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của cồn để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trƣớc khi bảo quản.
  14. 13 - Thao tác nhẹ nhàng khi vận chuyển và xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh, - Kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện và xử lý sai sót.B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1/ Nêu những đặc tính cơ bản của cồn trắng. 2/ Cho biết ứng dụng và cách sử dụng cồn trắng trong nghành chăn nuôi thú y 3/ Để đảm bảo hiệu lực của thuốc, cần bảo quản cồn trắng trong điều kiện nhƣ thế nào? * Bài tập thực hành: Nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản cồn trắng. Để đảm bảo nội dung trên trƣớc khi thực hiện bài thực hành này, giáo viên cần chuẩn bị một số vật tƣ sau: 1/ Lợn đực khoảng 7-10 kg: 04 con, (1 con dùng để giáo viên hƣớng dẫn, 3 con chia cho 3 nhóm để thực hành). Có thể sử dụng một đàn lợn con theo mẹ của học viên (nếu có). 2/ Dụng cụ thú y (dao, kéo, panh, bông thấm nƣớc ) 3/ Cồn trắng. 4/ Nơi để cố định 5/ Khăn mặt 6/ Xô, chậu đựng nƣớc 7/ Xà phòng. Giáo viên hƣớng dẫn ban đầu về các nội dung sau: 1/ Cách nhận dạng thuốc: màu sắc, nhãn mác, tình trạng bao gói, tên sản phẩm, tên và địa chỉ nhà sản xuất, nhà cung cấp, số lô, thời hạn sử dụng Nhãn mác còn nguyên vẹn,, số lô, ngày sản xuất phải rõ ràng, phải còn hạn sử dụng. 2/ Úng dụng của thuốc: giáo viên hệ thống lại những kiến thức đã đƣợc học ở giờ lý thuyết và kết hợp với gia súc, vật tƣ dụng cu chuyên môn hiện có để chỉ bảo, hƣớng dẫn cụ thể cho học viên. 3/ Sử dụng thuốc: Sau khi xác định vị trí cần cố định gia súc xong, giáo viên hƣớng dẫn chi tiết về cách sử dụng cồn trắng một trong những trƣờng hợp cụ thể, thí dụ nhƣ sát trùng vị trí để thiến lợn đực: - Dùng bông thấm nƣớc lấy cồn. - Sát trùng vị trí cần mổ (theo hình xoắn ốc, từ trong ra ngoài)
  15. 14 - Tiến hành mổ. 4/ Bảo quản: sau khi hƣớng dẫn về sử dụng cồn trắng, giáo viên nhắc nhở lại cho học viên biết cách bảo quản thuốc trong điều kiện cụ thể tại cơ sở thực tập và bảo quản lâu dài trong tủ thuốc thú y của cơ sở. C. Ghi nhớ - Cồn dễ bốc hơi nên sau khi lấy thuốc xong, cần phải đậy nút ngay. - Có thể đựng vào lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa, tránh ánh sáng. - Để tầm cao đảm bảo an toàn cho trẻ em. Bài 3: Sử dụng thuốc tím Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng - Mô tả được việc nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản thuốc tím. - Sử dụng được thuốc tím trong chăn nuôi đúng kỹ thuật. A. Nội dung: 1.Nhận dạng thuốc 1.1. Nhận biết chung: Dạng kết tinh lăng trụ có ánh kim loại, màu đen lục, dễ tan trong nƣớc. 1.2. Nhận biết tính chất: Có tính ăn da, làm han gỉ kim loại, làm thủng vải. 1.3. Nhận biết tác dụng: Là loại thuốc sát trùng ôxy hóa mạnh, trong sự tiếp xúc với các chất hữu cơ, thuốc tím giải phóng ô xy hoạt tính và những chất ôxid mangan hoặc các muối mangan có tác dụng diệt khuẩn mạnh, tẩy uế, tạo màng phủ ngăn cách. Phá hủy các chất hữu cơ (máu, mủ ) làm mất mùi hôi thối và se da. Dung dịch đậm đặc có thể gây cháy các tổ chức hữu cơ bề mặt, gây đau , đồng thời tác dụng cầm máu Thuốc tím ở dạng tinh thể
  16. 15 2. Ứng dụng 2.1. Điều trị vết thƣơng trong ngoại khoa: Ổ apce, vết thƣơng bị nhiễm trùng hôi thối, lở loét, hoại tử 2.2. Điều trị viêm tử cung, viêm vú: - Bệnh viêm tử cung, âm đạo tích mủ, bệnh sót, sát nhau ở trâu, bò, lợn; bệnh viêm vú ở bò sữa. - Tẩy uế chuồng trại, thiết Dung dịch thuốc tím 0,1% bị, dụng cụ. - Hun khói xông hơi với formol để diệt nấm mốc trong máy ấp gà. 3. Sử dụng 3.1. Rửa vết mổ, vết thƣơng: Dùng dung dịch thuốc tím 1% rửa vết thƣơng tích mủ, hoại tử hôi thối trƣớc khi xử lý, cắt bỏ tổ chức Khử nọc độc của rắn bằng cách tiêm dung dịch 1% xung quanh vết rắn cắn và tiêm vào tĩnh mạch ( ở ngựa với liều 500ml). 3.2. Thụt rửa bộ phận bị bệnh: Dùng dung dịch thuốc tím 1% để thụt rửa tử cung, âm đạo trong Pha dung dịch thuốc tím 0,1 % trƣờng hợp bị viêm nhiễm hoặc bảo lƣu thai
  17. 16 3.3. Xông khử trùng: Dùng dung dịch sau: thuốc tím (20g) + formol ( 30ml) + nƣớc (20ml ) để xông khử trùng buồng cấy vi khuẩn, buồng ấp trứng. 4. Bảo quản 4.1. Xác định điều kiện bảo quản. Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ƣớt và hóa chất độc hại. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ, túi giấy bạc, nilon chứa đựng thuốc để phát hiện dập, Thuốc tím đƣợc đựng trong thùng thiếc vỡ, rách ảnh hƣởng tới thuốc. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trƣớc khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh, - Kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện và xử lý sai sót. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1/ Nêu những đặc tính cơ bản của thuốc tím. 2/ Cho biết ứng dụng và cách sử dụng thuốc tím trong nghành chăn nuôi thú y 3/ Để đảm bảo hiệu lực của thuốc, cần bảo quản thuốc tím trong điều kiện nhƣ thế nào? * Bài tập thực hành Nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản thuốc tím. Để đảm bảo nội dung trên trƣớc khi thực hiện bài thực hành này, giáo viên cần chuẩn bị một số vật tƣ sau: 1/ Bò hoặc trâu bị viêm tử cung hoặc bị sát nhau, có thể là trâu, bò của học viên (nếu đang bị một trong 2 bệnh trên). 2/ Dụng cụ thú y (bốc để thụt, rửa, bông thấm nƣớc ) 3/ Pha dung dịch thuốc tím 1%: 4/ Gióng cố định gia súc.
  18. 17 5/ Khăn mặt 6/ Xô, chậu đựng nƣớc 7/ Xà phòng. 8/ Cân tiểu ly. Giáo viên hƣớng dẫn ban đầu về các nội dung sau: 1/ Cách nhận dạng thuốc: màu sắc, nhãn mác, tình trạng bao gói, tên sản phẩm, tên và địa chỉ nhà sản xuất, nhà cung cấp, số lô, thời hạn sử dụng Nhãn mác còn nguyên vẹn,, số lô, ngày sản xuất phải rõ ràng, phải còn hạn sử dụng. 2/ Ứng dụng của thuốc: giáo viên hệ thống lại những kiến thức đã đƣợc học ở giờ lý thuyết và kết hợp với gia súc, vật tƣ dụng cụ chuyên môn hiện có để chỉ bảo, hƣớng dẫn cụ thể cho học viên. 3/ Sử dụng thuốc: Sau khi cố định gia súc xong, giáo viên hƣớng dẫn chi tiết về cách sử dụng dung dịch thuốc tím 1%. một trong những trƣờng hợp cụ thể, mà trong bài thực hành này là thụt, rửa tử cung, âm đạo cho trâu hoặc bò, trình tự các bƣớc nhƣ sau: - Cố định gia súc. - Pha thuốc tím để đƣợc dung dịch 1%: +Điều chỉnh cân tiểu ly (Roberval) thăng bằng + Cân 0,2 g thuốc tím + Cho vào chậu hoặc xô đã đựng sẵn 2 lít nƣớc sôi để nguội + Dùng đũa khuấy đều cho thuốc tan. Nhƣ vậy ta đã đƣợc dung dịch thuốc tím 1%. - Tiến hành thụt, rửa. 4/ Bảo quản: sau khi hƣớng dẫn về sử dụng thuốc tím, giáo viên nhắc nhở lại cho học viên biết cách bảo quản thuốc trong điều kiện cụ thể tại cơ sở thực tập và bảo quản lâu dài trong tủ thuốc thú y của cơ sở.
  19. 18 Cân tiểu ly (Cân Roberval) C. Ghi nhớ - Thuốc dễ ô xy hóa, dễ ngậm nƣớc, nên sau khi lấy thuốc xong, cần phải đậy nút ngay. - Có thể đựng vào lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa, tránh ánh sáng. - Để tầm cao đảm bảo an toàn cho trẻ em. - Có thể làm thủng vải, do vậy khi sử dụng chú ý không đƣợc để dây vào quần, áo - Thuốc dễ gây nổ và tác dụng với các chất oxy hóa khác. - Hạn dùng có thể đƣợc 5 năm. - Trình bày đóng gói 50g, 100g, 500g hay 1000g. - Trong điều kiện không có cân tiểu ly để cân thuốc, muốn có dung dịch thuốc tím 1% chỉ cần pha thuốc với nƣớc, khi hòa tan có màu nhƣ cánh sen là đƣợc. Bài 4: Sử dụng Xanh methylen Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng:
  20. 19 - Mô tả được việc nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản xanh methylen. - Sử dụng được xanh methylen trong chăn nuôi đúng kỹ thuật. A. Nội dung: 1.Nhận dạng thuốc 1.1. Nhận biết chung: Dạng bột kết tinh, màu xanh, dễ hút ẩm, rất ít độc. Thuốc còn có tên khác Methylen blue. 1.2. Nhận biết tính chất: Dễ tan trong nƣớc hoặc cồn 1.3. Nhận biết tác dụng: - Có tác dụng sát trùng bên ngoài, bôi vào vết thƣơng nhiễm trùng. - Tách nhóm cyanua (CN) ra khỏi Hb để chữa ngạt thở mô bào trong trƣờng hợp ngộ độc sắn. Xanh methylen kết tinh dạng bột xanh đậm - Xanh methylen tăng cƣờng hô hấp tế bào và quá trình ô xy hóa. Nó có tác dụng chống viêm và chống dị ứng. Dung dịch xanh Methylen 2. Ứng dụng 2.1. Sát trùng trong ngoại khoa : Dùng dung dịch 1% bôi vào vết thƣơng nhiễm trùng hoặc các mụn đậu (bệnh đậu mùa ), các nốt viêm loét ở mồm, chân ( bệnh lở mồm, long móng) xẩy ra ở vật nuôi.
  21. 20 2.2. Điều trị trúng độc sắn ở gia súc : Dùng dung dịch 1% tiêm tĩnh mạch chậm với liều: Trâu, bò: 350 - 750ml/con. Ngựa : 250 - 500ml/con Lợn : 40 - 100ml/con. Chó : 25 - 50ml/con. 3. Sử dụng 3.1. Chà xát hoặc bôi thuốc lên da, vết thƣơng: Vết thƣơng nhiễm trùng, các mụn đậu, tổ chức da bị viêm loét 3.2. Tiêm tĩnh mạch chậm hoặc dƣới da với dung dịch 1% trong trƣờng hợp gia súc bị ngộ độc sắn: Trâu, bò : 1-1,5 g Ngựa: 1 g Dê, cừu: 0,5-0,6 g Lợn: 0,2-0,4 g Chó: 0,1-0,2 g 4. Bảo quản 4.1. Xác định điều kiện bảo quản. Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ƣớt và hóa chất độc hại. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng thuốc để phát hiện dập, vỡ ảnh hƣởng tới thuốc. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trƣớc khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh, - Kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện và xử lý sai sót. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1/ Nêu những đặc tính cơ bản của thuốc Xanh methylen. 2/ Cho biết ứng dụng và cách sử dụng thuốc Xanh methylen trong nghành chăn nuôi thú y 3/ Để đảm bảo hiệu lực, cần bảo quản thuốc Xanh methylen trong điều kiện nhƣ thế nào? * Bài tập thực hành
  22. 21 Nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản thuốc Xanh methylen. Để đảm bảo nội dung trên, trƣớc khi thực hiện bài thực hành này, giáo viên cần chuẩn bị một số vật tƣ sau: 1/ Bò, trâu hoặc lợn bị đang bị bệnh lở mồm, lonh móng, có thể là trâu, bò hoặc lợn của gia đình học viên (nếu đang bị bệnh trên hoặc bị vết thƣơng nhiễm trùng gây viêm loét). 2/ Dụng cụ thú y (panh, kẹp dẹt, bông thấm nƣớc ) 3/ Pha dung dịch thuốc xanh metylen 1%. 4/ Gióng cố định gia súc. 5/ Khăn mặt 6/ Xô, chậu đựng nƣớc 7/ Xà phòng. 8/ Cân tiểu ly. Giáo viên hƣớng dẫn ban đầu về các nội dung sau: 1/ Cách nhận dạng thuốc: màu sắc, nhãn mác, tình trạng bao gói, tên sản phẩm, tên và địa chỉ nhà sản xuất, nhà cung cấp, số lô, thời hạn sử dụng Nhãn mác còn nguyên vẹn,, số lô, ngày sản xuất phải rõ ràng, phải còn hạn sử dụng. 2/ Úng dụng của thuốc: giáo viên hệ thống lại những kiến thức đã đƣợc học ở giờ lý thuyết và kết hợp với gia súc, vật tƣ dụng cụ chuyên môn hiện có để chỉ bảo, hƣớng dẫn cụ thể cho học viên. 3/ Sử dụng thuốc: Sau khi cố định gia súc xong, giáo viên hƣớng dẫn chi tiết về cách sử dụng dung dịch thuốc tím 1%. một trong những trƣờng hợp cụ thể, mà trong bài thực hành này là bôi dung dịch thuốc xanh methylen cho trâu, bò hoặc lợn bị bệnh lở mồm, long móng, trình tự các bƣớc nhƣ sau: - Cố định gia súc. - Pha thuốc xanh methylen để đƣợc dung dịch 1%: + Điều chỉnh cân tiểu ly (Roberval) thăng bằng + Cân 0,5 g thuốc xanh metylen + Cho vào lọ đã đựng sẵn 0,5 lít nƣớc sôi để nguội + Dùng đũa khuấy đều cho thuốc tan. Nhƣ vậy ta đã đƣợc dung dịch thuốc xanh methylen 1%. - Tiến hành bôi lên các mụn viêm loét ở miệng, chân của gia súc đang bị bệnh lở mồm, long móng hoặc ở những vết thƣơng nhiễm trùng khác.
  23. 22 4/ Bảo quản: sau khi hƣớng dẫn về sử dụng thuốc xanh methylen, giáo viên nhắc nhở lại cho học viên biết cách bảo quản thuốc trong điều kiện cụ thể tại cơ sở thực tập và bảo quản lâu dài trong tủ thuốc thú y của cơ sở. C. Ghi nhớ - Thuốc dễ ô xy hóa, dễ ngậm nƣớc, nên sau khi lấy thuốc xong, cần phải đậy nút ngay. - Có thể đựng vào lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa, ghi rõ ràng tên thuốc để tránh nhẫm lẫn với các hóa chất khác. - Tránh ánh sáng. - Để tầm cao đảm bảo an toàn cho trẻ em. - Có thể làm thủng, giấy, vải, do vậy khi sử dụng chú ý không đƣợc để dây vào quần, áo - Hạn dùng có thể đƣợc 3 năm. - Trình bày đóng gói 10g, 100g, 1000g hay thùng 25kg. - Trong điều kiện không có cân tiểu ly để cân thuốc, muốn có dung dịch thuốc xanh metylen 1% chỉ cần pha thuốc với nƣớc, khi hòa tan có màu nhƣ mực cửu long là đƣợc. Bài 5: Sử dụng vôi bột Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng - Mô tả được việc nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản vôi bột. - Sử dụng được vôi bột dùng trong chăn nuôi đúng kỹ thuật. A. Nội dung: 1.Nhận dạng vôi bột .
  24. 23 1.1. Nhận biết chung : Vôi bột hay còn gọi là vôi sống, là chất ăn da, có màu trắng mịn, dễ hút ẩm, dễ tan trong nƣớc. 1.2. Nhận biết tính chất: Hòa tan trong nƣớc và bảo quản đƣợc lâu dài. 1.3. Nhận biết tác dụng : Có tính chất sát trùng mạnh, có tác dụng diệt các cầu khuẩn sinh mủ, các liên cầu khuẩn, E.coli, trực khuẩn đóng dấu lợn, tụ huyết trùng, phó thƣơng hàn Vôi cục và vôi bột 2. Ứng dụng 2.1. Tiêu độc chuồng trại, môi trƣờng chăn nuôi: Dùng vôi bột để trƣớc cửa ra, vào của các ô chuồng chăn nuôi, rắc trên nền chuồng, sân chơi , cống rãnh, dùng dung dịch để quét tƣờng chuồng, ô chuồng, xung quanh bờ tƣờng của toàn khu vực chăn nuôi Trong trƣờng hợp gia súc bị bệnh bại liệt trƣớc và sau khi đẻ do thiếu khoáng, ta có thể bổ sung nƣớc vôi trong vào thức ăn hoặc nƣớc uống để điều trị Khử trùng nền chuồng bằng vôi bột bệnh có kết quả tốt. 2.2. Tiêu hủy xác chết động vật mắc bệnh truyền nhiễm: Rắc trên xác súc vật chêt khi chôn
  25. 24 Rắc vôi bột đƣờng đi để phòng dịch tai Xử lý hố chôn gia súc bị bệnh bằng vôi bột xanh 3. Sử dụng 3.1. Rắc lên nền chuồng, đƣờng đi: Dùng vôi bột rắc trên nền chuồng, sân chơi, cống rãnh, phân gia súc, gia cầm, cổng ra , vào của chuồng chăn nuôi. Dùng rắc trên nền đất và trên đệm lót chuồng, chất độn chuồng ( rắc trên đất trƣớc khi đƣa chất độn chuồng vào) với tỷ lệ trung bình 100g/m2, trƣớc khi đem chất đệm lót vào hay trên đệm lót 1kg/10kg rơm, rạ. Chuồng lợn : 150-200g/m3 Chuồng trâu, bò : 100-150g/m3 Chuồng gà : 20-25g/m3 , 2 lần trong tuần. 3.2. Quét hoặc phun vôi : Dùng nƣớc vôi 5% hoặc 20% quét tƣờng chuồng, nền chuồng, máng ăn, dụng cụ chăn nuôi 4. Bảo quản 4.1. Xác định điều kiện bảo quản Bảo quản tại kho, khô ráo, tránh ẩm. 4.2. Thực hiện việc bảo quản Bảo quản tại hố đào, vại sành ( tôi vôi) dạng ƣớt. B. Câu hỏi và bài tập thực hành : * Câu hỏi 1/ Nêu những đặc tính cơ bản của vôi. 2/ Cho biết ứng dụng và cách sử dụng vôi trong nghành chăn nuôi thú y
  26. 25 3/ Để đảm bảo hiệu lực, cần bảo quản vôi trong điều kiện nhƣ thế nào? * Bài tập thực hành Nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản vôi. Để đảm bảo nội dung trên trƣớc khi thực hiện bài thực hành này, giáo viên cần chuẩn bị một số vật tƣ sau: 1/ Liên hệ với một cơ sở vừa phải chăn nuôi theo phƣơng thức công nghiệp. 2/ Chuẩn bị các phƣơng tiên, dụng cụ cần thiết. 3/ Chuẩn bị lƣợng vôi đủ để tiêu độc chuồng trại đã liên hệ trƣớc. 6/ Xô, chậu đựng nƣớc 7/ Xà phòng. Giáo viên hƣớng dẫn ban đầu về các nội dung sau: 1/ Cách nhận dạng thuốc: màu sắc, tình trạng vôi (bột, củ hay nƣớc). 2/ Úng dụng của thuốc: giáo viên hệ thống lại những kiến thức đã đƣợc học ở giờ lý thuyết và kết hợp với gia súc, vật tƣ dụng cụ chuyên môn hiện có để chỉ bảo, hƣớng dẫn cụ thể cho học viên. 3/ Sử dụng thuốc: giáo viên hƣớng dẫn chi tiết về cách sử dụng dung dịch vôi 5- 20%. một trong những trƣờng hợp cụ thể, mà trong bài thực hành này là quyets ô chuồng, tƣờng, trình tự các bƣớc nhƣ sau: - Pha vôi để đƣợc dung dịch 20% , tùy theo mức độ chuồng trại mà pha với lƣợng nhất định - Khuấy đều cho vôi tan- Vệ sinh tƣờng, thành ô chuồng sạch các chất hữu cơ, phân dính bám, bụi bặm, rác - Tiến hành quét dung dịch vôi 20% lên các ô chuồng. 4/ Bảo quản: sau khi hƣớng dẫn về sử dụng vôi, giáo viên nhắc nhở lại cho học viên biết cách bảo quản vôi trong điều kiện cụ thể tại cơ sở thực tập và bảo quản lâu dài đối với số vôi còn dƣ thừa, không dùng hết. C. Ghi nhớ: - Vôi rất dễ bảo quản, đặc biệt ở dạng vôi tôi có thể để đƣợc rất lâu dài. - Có thể tôi vôi vào những hố đào sâu hoặc nếu sử dụng với số lƣợng ít có thể tôi vôi vào những vại sành, chảo lớn - Tránh gây bỏng da gia súc khi dung dịch vôi ở nền chuồng, sau khi quét tƣờng.
  27. 26 - Xung quanh hố tôi vôi cần có rào bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn cho ngƣời và vật nuôi. - Hạn dùng có thể đƣợc hàng năm. - Chú ý nếu dữ trữ vôi dạng củ, kho cất giữ không đƣợc dột nát. Bài 6: Sử dụng Cloramin B Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng - Mô tả được việc nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản Cloramin B. - Sử dụng được Cloramin B dùng trong chăn nuôi đúng kỹ thuật. A. Nội dung: 1.Nhận dạng Cloramin B 1.1. Nhận biết chung : Dạng bột , màu trắng hay hơi trắng ngà, có mùi “ clo” nhẹ, dễ tan trong nƣớc. 1.2. Nhận biết tính chất: Hòa tan trong nƣớc, khả năng thấm sâu, mạnh nên kéo dài tính diệt khuẩn. Độc tính rất thấp, không gây kích ứng, ăn da. Bột Cloramin B 1.3. Nhận biết tác dụng : - Thuốc có tác dụng sát trùng, tiêu độc, diệt hầu hết các loại vi khuẩn hiếu khí, yếm khí, nấm mốc và siêu vi khuẩn. - Là chất sát khuẩn tổng hợp đƣợc sử dụng rất rộng rãi, có hiệu quả cao trong thực hành y tế, thú y, công nghiệp thực phẩm. - Tác dụng diệt khuẩn của cloraminB là thấm dâu qua màng tế bào, gây rối loạn hệ thống enzyme chuer yếu Cloramin B đóng trong lọ nhựa là tiêu diệt tế bào sống. 2. Ứng dụng
  28. 27 2.1. Tiêu độc chuồng trại, dụng cụ và môi trƣờng chăn nuôi, rửa bầu vú bò sữa, khử trùng tay, khử trùng nƣớc, tóc, lông, vải, quần, áo Tiêu độc, tẩy uế chuồng trại thƣờng xuyên hoặc những vùng xẩy ra ổ dịch các bệnh do vi khuẩn hoặc siêu vi khuẩn gây nên. Tẩy uế, tiêu độc hệ thống cống rãnh, kho tàng, máy móc, thiết bị, nhà xƣởng; nơi chế biến thịt. Sữa, kho bảo quản thực phẩm, xe vận chuyển gia súc, gia cầm, vận chuyển thực phẩm Phun tiêu độc phƣơng tiện ra vào ổ dịch Khử trùng nguồn nƣớc uống, trung hòa các chất độc hóa học, khử mùi hôi thối trong nƣớc. Chữa bệnh đen mang cá và thối đuôi tôm và bệnh nấm. Bệnh đốm đỏ trên da, mang đuôi cá; các bệnh ngoài da tôm, cá thay cho lục malachit. Sát trùng các vết thƣơng chân, miệng do bệnh lở mồm, long móng. Ngoài ra cloraminB còn đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác của Khử trùng nguồn nƣớc bằng Cloramin B cuộc sống . 2.2. Tiêu hủy xác chết động vật, tiêu độc môi trƣờng. Tiêu độc môi trƣờng bằng Cloramin B Tiêu hủy xác lợn chết bệnh tai xanh
  29. 28 3. Sử dụng - Sát trùng chuồng trại dùng nồng độ 0,3-0,5% ( 3 gam đến 5 gam pha với 1 lít nƣớc). Phun đều lên bề mặt chuồng trại, tƣờng, vách Cứ 250 lít dung dịch này phun cho1000m2 diện tích chuồng trại. Sau khi phun để từ 3 – 5 giờ rồi rửa kỹ bằng nƣớc sạch. - Với những nơi đang có mầm mống bệnh truyền nhiễm (những ổ dịch) hoặc diệt nấm thì dùng liều 10 – 50 g/lít nƣớc để pha ( dung dịch 5%). - Với những bệnh tạo nha bào dùng 50g/1lít nƣớc (dung dịch 5%). - Với siêu vi khuẩn dùng 30 – 50 g/1 lít nƣớc (dung dịch 3-5%). - Sát khuẩn ngoại khoa, phãu thuật, vết thƣơng lở mồm, long móng dùng 1,0 – 5,0 g/1lit nƣớc (dung dịch 0,1 – 5,0%). - Rửa bầu vú bò sữa dùng 0,5 – 1,0g/1lit nƣớc (dung dịch 0,05-0,1%). - Khử trùng nguồn nƣớc uống: Pha 3g với 1m3 nƣớc. Để ngâm 24 giờ sau mới dùng nƣớc này cho gia súc, gia cầm uống. Mỗi tuần xử lý một lần. - Chữa bệnh cho tôm, cá: Dùng 5 g thuốc cho 1m3 nƣớc, tắm cho tôm hoặc cá từ 1 – 2 giờ; dùng liên tục 2 – 4 ngày. 4. Bảo quản thuốc. 4.1. Xác định điều kiện bảo quản. Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ƣớt và hóa chất độc hại. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng thuốc, bao bì chứa đựng để phát hiện dập, vỡ, rách ảnh hƣởng tới thuốc. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trƣớc khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh, - Kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện và xử lý sai sót. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1/ Nêu những đặc tính cơ bản của Cloramin B . 2/ Cho biết ứng dụng và cách sử dụng Cloramin B trong nghành chăn nuôi thú y 3/ Để đảm bảo hiệu lực của thuốc, cần bảo quản Cloramin B trong điều kiện nhƣ thế nào? * Bài tập thực hành Nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản Cloramin .
  30. 29 Để đảm bảo nội dung trên trƣớc khi thực hiện bài thực hành này, giáo viên cần chuẩn bị một số vật tƣ sau: 1/ Liên hệ với một cơ sở vừa phải chăn nuôi theo phƣơng thức công nghiệp. 2/ Chuẩn bị các phƣơng tiên, dụng cụ cần thiết. 3/ Chuẩn bị lƣợng thuốc vừa đủ để sát trùng chuồng trại đã liên hệ trƣớc. 6/ Xô, chậu đựng nƣớc 7/ Xà phòng. Giáo viên hƣớng dẫn ban đầu về các nội dung sau: 1/ Cách nhận dạng thuốc: màu sắc, tình trạng bao gói, tên sản phẩm, tên và địa chỉ nhà sản xuất, nhà cung cấp; số lô, thời hạn sử dụng và phƣơng pháp bảo quản. Số lô, hạn sử dụng phải rõ ràng, bao gói không bị rách, còn nguyên vẹn, không hƣ hỏng. 2/ Úng dụng của thuốc: giáo viên hệ thống lại những kiến thức đã đƣợc học ở giờ lý thuyết và kết hợp với cơ sở vật chất hiện có của trại, vật tƣ dụng cụ chuyên môn đã chuẩn bị để chỉ bảo, hƣớng dẫn cụ thể cho học viên. 3/ Sử dụng thuốc: giáo viên hƣớng dẫn chi tiết về cách sử dụng dung dịch cloraminB 0,3 – 0, 5% để thực hiện bài thực hành này là sát trùng chuồng trại, trình tự các bƣớc nhƣ sau: - Pha thuốc để đƣợc dung dịch 0,3 – 0,5% , tùy theo mức độ chuồng trại mà pha với lƣợng nhất định. Cách pha thuốc: + Điều chỉnh cân tiểu ly (Roberval) thăng bằng + Cân 500 g thuốc cloramin B+ Cho vào xô đã đựng sẵn 100 lít nƣớc. + Dùng que khuấy đều cho thuốc tan. Nhƣ vậy ta đã đƣợc dung dịch thuốc cloramin dung dịch 0,3 – 0,5%. - Vệ sinh tƣờng, thành ô chuồng sạch các chất hữu cơ, phân dính bám, bụi bặm, rác - Tiến hành phun dung dịch thuốc cloramin 0,3 – 0,5% lên bề mặt chuồng trại, tƣờng, vách 4/ Bảo quản: sau khi hƣớng dẫn về sử dụng thuốc cloramin B giáo viên nhắc nhở lại cho học viên biết cách bảo quản vôi trong điều kiện cụ thể tại cơ sở thực tập và bảo quản lâu dài tại kho. C. Ghi nhớ:
  31. 30 - Trƣớc khi phun thuốc cloraminB phải dọn sạch lót chuồng và quýet dọn vệ sinh sạch sẽ. - Có thể pha thuốc vào vại hoặc thùng với lƣợng cần và đủ để phun - Cứ 250 lít dung dịch này phun cho1000m2 diện tích chuồng trại. Sau khi phun để từ 3 – 5 giờ rồi rửa kỹ bằng nƣớc sạch - Cloramin B hòa tan trong nƣớc, liều dùng thông thƣờng là 0,3 %. Trong những trƣờng hợp đặc biệt (khi xuất hiện ổ dịch) sử dụng lieuf dùng 0,5%. - Trình bày : Đóng gói túi PE-giấy 50g,100g, 25kg hoặc lọ nhựa. Bài 7: Sử dụng formol Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng - Mô tả được việc nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản formol. - Sử dụng được formol dùng trong chăn nuôi đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1.Nhận dạng formol 1.1. Nhận biết chung: Formol hoặc formolin là chất lỏng, không màu, mùi hăng xốc. Formol bị bốc thành khí khi có thuốc tím hay vôi sống và gây ra tác động khử trùng, tiêu độc 1.2. Nhận biết tính chất : Dung dịch formol dùng trong thú y chứa 3g formol/ 1 lít nƣớc ( 3%). Để lâu thuốc có thể bị đục, nhất là ở môi trƣờng lạnh và tạo thành những kết tủa trắng, khó tan.
  32. 31 1.3. Nhận biết tác dụng : Formol có tính chất sát trùng mạnh, giết chết tất cả các vi khuẩn gây bệnh, ngay cả nha bào của trực khuẩn nhiệt thán ( sau một giờ tiếp xúc). Formol cũng là chất tiêu độc tốt. Khi kết hợp formol 6% với xút 2%, thuốc có tác dụng chống nấm lông. Tiêu bản động vật đƣợc ngân formol Tiêu bản não động vật đƣợc ngâm formol 2. Ứng dụng 2.1. Tiêu độc chuồng trại,dụng cụ và môi trƣờng chăn nuôi. Bảo quản bệnh phẩm mẫu động vật, tiêu độc lông gà, vịt, tiêu độc nhà chế biến thức ăn, lồng nuôi gà, máy ấp trứng. 2.2. Ngâm xác chết động vật, phủ tạng để làm tiêu bản học tập, lƣu giữ bệnh phẩm ở phòng thí nghiệm. 3. Sử dụng 3.1. Phun formol : Làm mất mùi hôi, thối với dung dịch 10-20%. Dùng dung dịch 1-2 % để rửa chân gia súc khi bị hà, thối móng, tiêu độc tại ổ dịch lở mồm, long
  33. 32 móng. Khử trùng nấm lông, chuồng gà dùng dung dịch 5% hòa với dung dịch xút 2% để phun. 3.2. Ngâm formol: Dùng formol với dung dịch 10-20% để ngâm các tiêu bản, mẫu vật trong phòng thí nghiệm. 3.3. Xông hơi formol : Dùng 20-40ml formol thƣơng phẩm trộn với 10-20g thuốc tím, sau đó cho thêm 20-40ml nƣớc để tiêu độc 1m3 phòng. Cách làm nhƣ sau: Cho thuốc tím vào chậu gỗ, sau đó cho forml vào đã hòa tan với nƣớc. Sau 10-20 giây, đi ra khỏi phòng và đóng cửa lại, khí andehyt bốc hơi dƣới dạng lớp mây và lan tỏa dân dần ra cả phòng. Ngoài ra ta có thể dùng 1 lít dung dịch formol 1% cho trâu, bò uống trong trƣờng hợp bị chƣớng hơi dạ cỏ. 4. Bảo quản 4.1. Xác định điều kiện bảo quản. Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ƣớt và hóa chất độc hại. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng thuốc, bao bì chứa đựng để phát hiện dập, vỡ, rách ảnh hƣởng tới thuốc. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trƣớc khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh, - Kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện và xử lý sai sót. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1/ Nêu những đặc tính cơ bản của formol . 2/ Cho biết ứng dụng và cách sử dụng formol trong nghành chăn nuôi thú y 3/ Để đảm bảo hiệu lực của thuốc, cần bảo quản formol trong điều kiện nhƣ thế nào? * Bài tập thực hành Nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản formol Để đảm bảo nội dung trên trƣớc khi thực hiện bài thực hành này, giáo viên cần chuẩn bị một số vật tƣ sau: 1/ Liên hệ với một cơ sở chuyên ấp trứng để cung cấp con giống. 2/ Chuẩn bị các phƣơng tiên, dụng cụ cần thiết. 3/ Chuẩn bị lƣợng thuốc vừa đủ để sát trùng phòng ấp.
  34. 33 6/ Xô, chậu đựng nƣớc 7/ Xà phòng. 8/ Cân tiểu ly 9/ Cốc đong. 10/ Khăn mặt. Giáo viên hƣớng dẫn ban đầu về các nội dung sau: 1/ Cách nhận dạng thuốc: màu sắc, tình trạng bao gói, tên sản phẩm, tên và địa chỉ nhà sản xuất, nhà cung cấp; số lô, thời hạn sử dụng và phƣơng pháp bảo quản. Số lô, hạn sử dụng phải rõ ràng, bao gói không bị rách, còn nguyên vẹn, không hƣ hỏng. 2/ Úng dụng của thuốc: giáo viên hệ thống lại những kiến thức đã đƣợc học ở giờ lý thuyết và kết hợp với cơ sở vật chất hiện có của trại, vật tƣ dụng cụ chuyên môn đã chuẩn bị để chỉ bảo, hƣớng dẫn cụ thể cho học viên. 3/ Sử dụng thuốc: giáo viên hƣớng dẫn chi tiết về cách sử dụng formol để thực hiện bài thực hành này là sát trùng máy ấp trứng, trình tự các bƣớc nhƣ sau: - Dùng cốc đong lấy dung dịch formol 40ml. - Chỉnh cân tiểu ly về trạng thái cân bằng. - Cân khoảng 20g thuốc tím - Sau đó lấy 40ml formol thƣơng phẩm trộn với 20g thuốc tím, rồi cho thêm 20-40ml nƣớc để tiêu độc 1m3 phòng. Cách làm nhƣ sau: Cho thuốc tím vào chậu gỗ, sau đó cho formol vào đã hòa tan với nƣớc. Sau 10-20 giây, đi ra khỏi phòng và đóng cửa lại, khí andehyt bốc hơi dƣới dạng lớp mây và lan tỏa dân dần ra cả phòng. 4/ Bảo quản: sau khi hƣớng dẫn về sử dụng thuốc formol, giáo viên nhắc nhở lại cho học viên biết cách bảo quản formol trong điều kiện cụ thể tại cơ sở thực tập và bảo quản lâu dài trong kho hoặc trong phòng thí nghiệm. C. Ghi nhớ - Trƣớc khi xông formol, ngƣời thực hiện phải đeo khẩu trang, mặc bảo hộ lao động. - Nhà, máy ấp phải đƣợc vệ sinh sạch sẽ. - Muốn làm mất mùi formol, sau khi dùng xong thì ta có thể phun dung dịch amoniac. - Bảo quản formol trong lọ phải nút kín.
  35. 34 Bài 8: Sử dụng Biosept Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng - Mô tả được việc nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản Biosept. - Sử dụng được biosept dùng trong chăn nuôi đúng kỹ thuật. A. Nội dung: 1.Nhận dạng Biosept . 1.1. Nhận biết chung: Là dung dịch, thƣờng dùng để sát trùng, đƣợc đựng ở chai, lọ hoặc can. 1.2. Nhận biết tính chất: Hòa tan trong nƣớc, độc tính rất thấp, không gây kích ứng, ăn da. 1.3. Nhận biết tác dụng : Sát trùng hiệu quả các mầm bệnh nhƣ virus, vi khuẩn, bào tử, nấm mốc, Mycoplasma gây bệnh cho vật nuôi Dung dịch Biosept chứa trong lọ Dung dịch Biosept chứa trong can nhựa
  36. 35 Biosept dung dịch xịt Biosept dạng dung dịch 2. Ứng dụng 2.1. Tiêu độc chuồng trại, dụng cụ và môi trƣờng chăn nuôi, nhất là trong các ổ dịch. 2.2. Tiêu hủy xác chết động vật, tiêu độc môi trƣờng. 3. Sử dụng 3.1. Phun trong trƣờng hợp tiêu độc chuồng trại,dụng cụ và môi trƣờng chăn nuôi. 3.2. Rắc, đổ trong trƣờng hợp tiêu hủy xác chết động vật. Phun Biosept để tiêu độc môi trƣờng 4. Bảo quản 4.1. Xác định điều kiện bảo quản Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ƣớt và hóa chất độc hại. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng thuốc, bao bì chứa đựng để phát hiện dập, vỡ, rách ảnh hƣởng tới thuốc. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trƣớc khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh, - Kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện và xử lý sai sót. B. Câu hỏi và bài tập thực hành
  37. 36 * Câu hỏi 1/ Nêu những đặc tính cơ bản của biosept. . 2/ Cho biết ứng dụng và cách sử dụng biosept trong nghành chăn nuôi thú y 3/ Để đảm bảo hiệu lực của thuốc, cần bảo quản biosept trong điều kiện nhƣ thế nào? * Bài tập thực hành Nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản biosept. Để đảm bảo nội dung trên trƣớc khi thực hiện bài thực hành này, giáo viên cần chuẩn bị một số vật tƣ sau: 1/ Liên hệ với một cơ sở chăn nuôi. 2/ Chuẩn bị các phƣơng tiên, dụng cụ cần thiết. 3/ Chuẩn bị lƣợng thuốc vừa đủ để tiêu độc chuồng trại và môi trƣờng chăn nuôi 6/ Xô, chậu đựng nƣớc 7/ Xà phòng. 8/ Khăn mặt. Giáo viên hƣớng dẫn ban đầu về các nội dung sau: 1/ Cách nhận dạng thuốc: màu sắc, tình trạng bao gói, tên sản phẩm, tên và địa chỉ nhà sản xuất, nhà cung cấp; số lô, thời hạn sử dụng và phƣơng pháp bảo quản. Số lô, hạn sử dụng phải rõ ràng, bao gói không bị rách, còn nguyên vẹn, không hƣ hỏng. 2/ Úng dụng của thuốc: giáo viên hệ thống lại những kiến thức đã đƣợc học ở giờ lý thuyết và kết hợp với cơ sở vật chất hiện có của trại, vật tƣ dụng cụ chuyên môn đã chuẩn bị để chỉ bảo, hƣớng dẫn cụ thể cho học viên. 3/ Sử dụng thuốc: giáo viên hƣớng dẫn chi tiết về cách sử dụng formol để thực hiện bài thực hành này là sát trùng máy ấp trứng, trình tự các bƣớc nhƣ sau: - Mặc quần, áo bảo hộ lao động và đeo khẩu trang. - Đổ thuốc vào bình phun. - Tiến hành phun chuồng trại và xung quanh khu vực chuồng trại - Vệ sinh phƣơng tiện, dụng cụ và thay quần áo. 4/ Bảo quản: sau khi hƣớng dẫn về sử dụng thuốc biosept, giáo viên nhắc nhở lại cho học viên biết cách bảo quản biosept trong điều kiện cụ thể tại cơ sở thực tập và bảo quản lâu dài trong kho hoặc trong phòng thí nghiệm. C. Ghi nhớ
  38. 37 - Trƣớc khi phun thuốc, ngƣời thực hiện phải đeo khẩu trang, mặc bảo hộ lao động. - Dụng cụ ,thiết bị phải đƣợc vệ sinh sạch sẽ. Bài 9: Sử dụng BKA Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng - Mô tả được việc nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản BKA. - Sử dụng được BKA dùng trong chăn nuôi đúng kỹ thuật. A. Nội dung: 1.Nhận dạng BKA . 1.1. Nhận biết chung: Là dung dịch, thƣờng dùng để sát trùng, đƣợc đựng ở chai, lọ, can, bình hoặc thùng. 1.2. Nhận biết tính chất: Hòa tan trong nƣớc, độc tính rất thấp, không gây kích ứng, ăn da. 1.3. Nhận biết tác dụng: - Sát trùng hiệu quả các mầm bệnh nhƣ virus, vi khuẩn, bào tử, nấm mốc dùng để sát trùng chuồng trại chăn nuôi, thiết bị, dụng cụ chăn nuôi, lò ấp trứng. - Tiêu diệt hầu hết các loại mầm Dung dịch thuốc sát trùng BKA bệnh gây ra do vius, vi trùng, mcoplasma, nấm và một số nguyên sinh động vật. - Không ăn mòn kim loại, cao su, thiết bị, dụng cụ, thùng chứa, xe vận chuyển. - Rất an toàn cho vật nuôi và ngƣời sử dụng. - Thành phần: + Benzaconium chloride 100g + Amyl acetate 0,1ml + Dung môi và chất bảo quản vừa đủ 1 lít.
  39. 38 2. Ứng dụng 2.1. Tiêu độc, sát trùng chuồng trại, đặc biệt trong các ổ dịch đang xẩy ra. Tiêu độc dụng cụ chuồng trại, dụng cụ phẫu thuật , quần áo bảo hộ, phƣơng tiện vận chuyển, lò mổ, lò ấp, máy ấp trứng và môi trƣờng chăn nuôi. Rửa vết thƣơng, sát trùng tay trƣớc và sau khi phẫu thuật Thụt rửa tử cung khi bị viêm nhiễm, sát trùng bầu vú trƣớc khi vắt sữa. 2.2. Tiêu độc xác súc vật. Phun B-K-A để tiêu độc môi trƣờng Phun B-K-A để tiêu độc phƣơng tiện đi lại Phun thuốc B-K-A để tiêu hủy lợn bệnh Tiêu hủy gia cầm mắc bệnh cúm H5N1 3. Sử dụng 3.1. Phun trong trƣờng hợp tiêu độc chuồng trại,dụng cụ và môi trƣờng chăn nuôi. 3.2. Rắc, đổ trong trƣờng hợp tiêu hủy xác chết động vật. * Quy trình sử dụng
  40. 39 1/ Tiêu độc, sát trùng chuồng trại: + Khi không có dịch bệnh: Pha loãng 100 lần (10ml thƣơc pha trong 1 lít nƣớc sạch), phun đều lên nền chuồng, một lít dung dịch pha phun cho 10- 12 m2 nền chuồng; 5-7 ngày phun lại một lần. + Khi có dịch bệnh: Pha loãng 100 lần (10ml thƣơc pha trong 1 lít nƣớc sạch), phun đều lên nền chuồng, một lít dung dịch pha phun cho 8 - 10 m2 nền chuồng sau khi dọn vệ sinh sạch sẽ. Nếu có vật nuôi thì ngày 2 lần. Còn nếu chuồng trống ngày 1 lần, liên tục 3-5 ngày hoặc cho đến khi hết dịch. 2/ Tiêu độc phương tiện vận chuyển: Pha loãng 100 lần (10ml thƣơc pha trong 1 lít nƣớc sạch), phun đều lên xe vận chuyển đang có vật nuôi. Một lít dung dịch pha phun cho xe chở từ 20-25 lợn hoặc 10 con trâu, bò. 3/ Sát trùng lò ấp, máy ấp trứng: 10 ml thuốc pha trong 5 lít nƣớc sạch, phun đều trong lò ấp. 4/ Rửa vết thương, vết mổ, dụng cụ: 10 ml thuốc pha trong 2,5 lít nƣớc sạch 5/ Thụt rửa tử cung, bầu vú: 10 ml thuốc pha trong 5 lít nƣớc sạch 6/ Tiêu độc xác súc vật chết: 40 ml thuốc pha trong 1 lít nƣớc sạch, phun ƣớt đều xác thú chết. 4. Bảo quản 4.1. Xác định điều kiện bảo quản Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ƣớt và hóa chất độc hại. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng thuốc, bao bì chứa đựng để phát hiện dập, vỡ, rách ảnh hƣởng tới thuốc. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trƣớc khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh, - Kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện và xử lý sai sót. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi
  41. 40 1/ Nêu những đặc tính cơ bản của BKA . 2/ Cho biết ứng dụng và cách sử dụng BKA trong nghành chăn nuôi thú y 3/ Để đảm bảo hiệu lực của thuốc, cần bảo quản BKA trong điều kiện nhƣ thế nào? * Bài tập thực hành Nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản BKA Để đảm bảo nội dung trên trƣớc khi thực hiện bài thực hành này, giáo viên cần chuẩn bị một số vật tƣ sau: 1/ Liên hệ với một cơ sở chăn nuôi. 2/ Chuẩn bị các phƣơng tiên, dụng cụ cần thiết. 3/ Chuẩn bị lƣợng thuốc vừa đủ để tiêu độc chuồng trại và môi trƣờng chăn nuôi 6/ Xô, chậu đựng nƣớc 7/ Xà phòng. 8/ Khăn mặt. Giáo viên hƣớng dẫn ban đầu về các nội dung sau: 1/ Cách nhận dạng thuốc: màu sắc, tình trạng bao gói, tên sản phẩm, tên và địa chỉ nhà sản xuất, nhà cung cấp; số lô, thời hạn sử dụng và phƣơng pháp bảo quản. Số lô, hạn sử dụng phải rõ ràng, bao gói không bị rách, còn nguyên vẹn, không hƣ hỏng. 2/ Úng dụng của thuốc: giáo viên hệ thống lại những kiến thức đã đƣợc học ở giờ lý thuyết và kết hợp với cơ sở vật chất hiện có của trại, vật tƣ dụng cụ chuyên môn đã chuẩn bị để chỉ bảo, hƣớng dẫn cụ thể cho học viên. 3/ Sử dụng thuốc: giáo viên hƣớng dẫn chi tiết về cách sử dụng BKA để thực hiện bài thực hành này là sát trùng máy ấp trứng, trình tự các bƣớc nhƣ sau: - Mặc quần, áo bảo hộ lao động và đeo khẩu trang. - Đổ thuốc vào bình phun. - Tiến hành phun chuồng trại và xung quanh khu vực chuồng trại - Vệ sinh phƣơng tiện, dụng cụ và thay quần áo. 4/ Bảo quản: sau khi hƣớng dẫn về sử dụng thuốc biosept, giáo viên nhắc nhở lại cho học viên biết cách bảo quản biosept trong điều kiện cụ thể tại cơ sở thực tập và bảo quản lâu dài trong kho hoặc trong phòng thí nghiệm. C. Ghi nhớ - Trƣớc khi phun thuốc, ngƣời thực hiện phải đeo khẩu trang, mặc bảo hộ lao động.
  42. 41 - Dụng cụ ,thiết bị phải đƣợc vệ sinh sạch sẽ. Tiêu độc khử trùng HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun Là mô đun chuyên môn nghề mà ngƣời học đƣợc học sau khi học xong những môn học chuyên môn trong chƣơng trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề, nghề sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi . Mô đun đƣợc tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh về việc nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản thuốc sát trùng, tiêu độc trong chăn nuôi. II. Mục tiêu - Mô tả đƣợc việc nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản thuốc sát trùng, tiêu độc dùng trong chăn nuôi. - Nhận biết đƣợc thuốc sát trùng, tiêu độc dùng trong chăn nuôi . - An toàn cho ngƣời, vật nuôi và bảo đảm vệ sinh môi trƣờng. III. Nội dung chính của mô đun Thời gian (giờ) Tên bài Số Loại bài trong mô Địa điểm Thực Kiểm Tổng Lý TT dạy hành bài tra* đun số thuyết tập
  43. 42 1 Sử dụng cồn Tích hợp Cơ sở chăn 4 1 2 1 Iôt. nuôi/Trại trƣờng 3 Sử dụng cồn Tích hợp Cơ sở chăn 3 1 2 trắng. nuôi/Trại trƣờng 4 Sử dụng Tích hợp Cơ sở chăn 6 1 4 1 thuốc tím. nuôi/Trại trƣờng 5 Sử dụng xanh Tích hợp Cơ sở chăn 3 1 2 methylen. nuôi/Trại trƣờng 6 Sử dụng vôi Tích hợp Cơ sở chăn 3 1 2 bột. nuôi/Trại trƣờng 7 Sử dụng Tích hợp Cơ sở chăn 6 1 4 1 Cloramin B. nuôi/Trại trƣờng 8 Sử dụng Tích hợp Cơ sở chăn 6 2 4 Formol nuôi/Trại trƣờng 9 Sử dụng Tích hợp Cơ sở chăn 7 2 4 1 Biosept nuôi/Trại trƣờng 10 Sử dụng Tích hợp Cơ sở chăn 6 2 4 BKA nuôi/Trại trƣờng Kiểm tra hết mô đun 2 2 Cộng 46 12 28 6 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính bằng giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài thực hành * Nguồn lực cần thiết - Mô hình, tranh, ảnh về nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản thuocs sát trùng, tiêu độc dùng trong chăn nuôi. - Băng video về nhận dạng, sử dụng và bảo quản thuốc vác xin phòng bệnh - Dụng cụ thú y, dụng cụ chăn nuôi.
  44. 43 - Thiết bị phục vụ dạy học: Máy chiếu overhead, máy ảnh kỹ thuật số, máy tính xách tay, projeter - Bảo hộ lao động: ủng cao su, găng tay, quần áo bảo hộ, khẩu trang, mũ, kính bảo hộ - Cơ sở chăn nuôi nông hộ, các cơ sở dịch vụ về thuốc thú y. - Trại chăn nuôi và phòng thí nghiệm. * Cách tổ chức - Lớp học có thể đƣợc tổ chức nhƣ hình thức đào tạo lƣu động, quá trình giảng dạy có thể diễn ra tại các nông hộ chăn nuôi, các trại chăn nuôi với quy mô nhỏ hoặc lớn, tùy theo điều kiện hiện có tại thời điểm diễn ra lớp học hoặc ngay tại trại trƣờng. - Trong thời gian đào tạo, nên tổ chức cho lớp đi tham quan cơ sở sản xuất thuốc thuốc thú y, các dịch vụ cung ứng vật tƣ chăn nuôi, các trung tâm, trang trại chăn nuôi công nghiệp, tiên tiến. * Thời gian: Vì đối tƣợng đào tạo là phần lớn ngƣời lao động ở nông thôn do vậy mà thời gian đào tạo nên tập trung vào thời điểm nông nhàn, đây cũng là tạo điều kiện thuận lợi, cơ hội cho ngƣời nông dân tham gia khóa học. * Số lƣợng khoảng 20-30 học viên /lớp học. * Tiêu chuẩn sản phẩm - Ngƣời học thực hiện đƣợc việc nhận dạng, sử dụng và bảo quản một số thuốc sát trùng, tiêu độc dùng trong chăn nuôi. - Thực hiên đƣợc việc sát trùng, tiêu độc chuồng trại, thiết bị, dụng cụ dùng trng chăn nuôi theo đúng quy định về vệ sinh phòng bệnh của thú y. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Ở mô đun này do các bài có phƣơng thức giảng dạy, giàn ý, tiêu đề đều giống nhau, chỉ khác là các loại thuốc sát trùng, tiêu độc có tác dụng khác nhau nhất định, nên bảng yêu cầu đánh giá về kết quả học tập đƣợc sử dụng chung cho các bài nhƣ sau: Bảng đánh giá kết quả học tập các bài của mô đun Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nhận dạng thuốc Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Ứng dụng thuốc Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận
  45. 44 Sử dụng thuốc Quan sát, chấm điểm khi thực hiện công việc Bảo quản thuốc Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc viết VI. Tài liệu tham khảo - Giáo trình vi sinh vật thú y – Trƣờng đại học Nông Nghiệp – Hà Nội - Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc - Trƣờng đại học Nông Nghiệp – Hà Nội. - Giáo trình Vi sinh vật- Truyền nhiễm – Trƣờng cao đẳng Nông Lâm. - Giáo trình dƣợc lý thú y – Trƣờng đại học nông nghiệp – Hà Nội. - Giáo trình chẩn đoán bệnh gia súc – Trƣờng đại học Nông Nghiệp – Hà Nội. - Giáo trình chăn nuôi trâu, bò – Trƣờng đại học Nông Nghiệp – Hà Nội. - Giáo trình chăn nuôi lợn – Trƣờng đại học Nông Nghiệp – Hà Nội - Giáo trình chăn nuôi gia cầm – Trƣờng đại học Nông Nghiệp – Hà Nội. - Giáo vệ sinh chăn nuôi – Trƣờng đại học Nông Nghiệp – Hà Nội. - Giáo trình miễn dịch học thú y – Trƣờng đại học Nông Nghiệp – Hà Nội. - Sổ tay đào tạo thú y viên- Nhà xuất bản Nông nghiệp- Hà Nội 2010. - Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn- Nhà xuất bản Nông nghiệp- Hà Nội 2009. - Cẩm nang thú y viên –“ Dự án tăng cƣờng công tác thú y Việt Nam” – Hà Nội 2002. - Quy định mới nhất về danh mục thuốc, vacxin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y đƣợc phép lƣu hành tại Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp – 2011. - Thuốc thú y và cách sử dụng – Công ty cổ phần dƣợc và vật tƣ thú y- Hà Nội 2003. - Giáo trình dƣợc lý thú y- Trƣờng Đại học Nông- Lâm Bắc Giang.
  46. 45 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Đức Dƣơng - Phó hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng Nông Lâm 2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hƣơng Lan - Phó trƣởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Công Lý - Phó trƣởng khoa Trƣờng Cao đẳng Nông Lâm 4. Các ủy viên: - Ông Trần Xuân Đệ, Giảng viên Trƣờng Cao đẳng Nông Lâm - Ông Nguyễn Hữu Nam, Trƣởng khoa Trƣờng đại học Nông nghiệp Hà Nội - Ông Nguyễn Thế Hùng, Nghiên cứu viên Viện Thú y - Ông Trần Văn Tuấn, Giáo viên Trƣờng Trung cấp nghề Yên Thế, Bắc Giang./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Võ Văn Ngầu - Trƣởng khoa Trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ 2. Thƣ ký: Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trƣởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Xuân Quang, Trƣởng khoa Trƣờng Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Ông Nguyễn Minh Thuần - Chủ trại heo Hai Thuần, xã Hữu Thành, huyện Đức Hoà, Long An - Bà Hạ Thúy Hạnh - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.