Giáo trình Xác định vacxin phòng bệnh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Xác định vacxin phòng bệnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_xac_dinh_vacxin_phong_benh.pdf
Nội dung text: Giáo trình Xác định vacxin phòng bệnh
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN XÁC ĐỊNH VACXIN PHÒNG BỆNH MÃ SỐ: MĐ 04 NGHỀ: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y Trình độ: Sơ cấp nghề HÀ NỘI - 2011
- 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ 04
- 3 LỜI NÓI ĐẦU Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp của nước ta trong thời gian tới. Những người tham gia vào hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm cần được đào tạo để họ có những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề cần thiết. Trường đại học Nông Lâm Bắc Giang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề “Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi”. Chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích nghề theo phương pháp DACUM và cấu trúc mô đun. Kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề được tích hợp vào mô đun. Kết cấu của chương trình gồm nhiều mô đun và môn học, mỗi mô đun gồm nhiều công việc và bước công việc tích hợp liên quan chặt chẽ với nhau nhằm hướng tới hình thành năng lực thực hiện của người học. Vì vậy những kiến thức lý thuyết được chọn lọc và tích hợp vào công việc, mỗi công việc được trình bày dưới dạng một bài học. Đây là chương trình chủ yếu dùng cho đào tạo sơ cấp nghề, đối tượng học là những người có nhu cầu đào tạo nhưng không có điều kiện đến các cơ sở đào tạo chính quy để học tập ở cấp học cao, thời gian tập trung dài hạn, họ có trình độ học vấn thấp. Vì vậy việc đào tạo diễn ra với thời gian ngắn, tại cộng đồng, hình thức gọn nhẹ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của học viên. Tài liệu này được viết theo từng mô đun, môn học của chương trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi và được dùng làm giáo trình cho các học viên trong khóa học sơ cấp nghề, các nhà quản lý và người sử dụng lao động tham khảo, hoàn chỉnh để trở thành giáo trình chính thức trong hệ thống dạy nghề. Việc xây dựng một chương trình đào tạo sơ cấp nghề DACUM dùng cho đào tạo nông dân ở nước ta nói chung còn mới mẻ. Vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót, tập thể các tác giả mong muốn sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để chương trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn PGS – TS. Nguyễn Hữu Nam – Chủ biên TS. Nguyễn Trọng Kim Ths.Nguyễn Xuân Hùng
- 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2 LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 4 MÔ ĐUN: XÁC ĐỊNH VACXIN PHÕNG BỆNH 8 Bài mở đầu 8 Bài 1 15 SỬ DỤNG VÁC XIN NHIỆT THÁN 15 A. Nội dung 15 1.Nhận dạng vác xin 15 2. Ứng dụng : Tiêm phòng bệnh Nhiệt thán cho trâu, bò, dê, cừu, lợn 15 3. Sử dụng 15 4. Bảo quản 16 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 16 C. Ghi nhớ 17 Bài 2: 17 SỬ DỤNG VÁC XIN DỊCH TẢ TRÂU, BÕ 17 A. Nội dung 17 1.Nhận dạng vác xin 17 2. Ứng dụng : Tiêm phòng bệnh Dịch tả cho trâu, bò, dê, cừu 17 3. Sử dụng 18 4. Bảo quản 18 Bảo quản vác xin trong tủ lạnh 18 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 18 C. Ghi nhớ 19 Bài 3: 19 Sử dụng vác xin tụ huyết trùng trâu, bò 19 A. Nội dung: 19 1.Nhận dạng vác xin 19 3. Sử dụng 20 4. Bảo quản 20 4.1. Xác định điều kiện bảo quản. 20 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 20 C. Ghi nhớ 21 Bài 4: 21 Sử dụng vác xin lở mồm, long móng 21 A. Nội dung 21 1.Nhận dạng vác xin 21 3. Sử dụng 21 4. Bảo quản 22 4.1. Xác định điều kiện bảo quản. 22 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 23 C. Ghi nhớ 23 Bài 5: 23 Sử dụng vác xin dịch tả lợn 23
- 5 A. Nội dung 23 1.Nhận dạng vác xin 23 2. Ứng dụng: Tiêm phòng bệnh Dịch tả cho lợn. 24 3. Sử dụng 24 4. Bảo quản 25 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 25 C. Ghi nhớ 26 Bài 6: 26 Sử dụng vác xin tụ huyết trùng lợn 26 A. Nội dung 27 1.Nhận dạng vác xin 27 2. Ứng dụng : Tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng cho lợn vào thời điểm 20 ngày tuổi. 27 3. Sử dụng 27 4. Bảo quản 27 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 28 C. Ghi nhớ 28 Bài 7: 28 Sử dụng vác xin đóng dấu lợn 28 A. Nội dung 28 1.Nhận dạng vác xin 28 2. Ứng dụng : Tiêm phòng bệnh Đóng dấu lợn cho lợn. 29 3. Sử dụng : Tiêm dưới da cho lợn từ 2 tháng tuổi trở lên 29 4. Bảo quản 29 4.1. Xác định điều kiện bảo quản. 29 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 30 C. Ghi nhớ 30 Bài 8: 30 Sử dụng vác xin phó thƣơng hàn lợn 30 A. Nội dung 30 1.Nhận dạng vác xin 30 2. Ứng dụng : Tiêm phòng bệnh Phó thương hàn cho lợn từ 25 ngày tuổi trở lên, kể cả lợn mẹ mang thai ở nửa thời kỳ đầu. 31 3. Sử dụng 31 4. Bảo quản 31 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 32 C. Ghi nhớ 32 Bài 9: 32 Sử dụng vác xin tai xanh ( PRRS ) 32 A. Nội dung 32 1.Nhận dạng vác xin: 32 2. Ứng dụng: Tiêm phòng bệnh tai xanh cho lợn. 33 3. Sử dụng 33 4.1. Xác định điều kiện bảo quản. 35 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 35 C. Ghi nhớ 35 Bài 10: 36 Sử dụng vác xin la xô ta 36 A. Nội dung 36 1.Nhận dạng vác xin . 36
- 6 2. Ứng dụng : Tiêm phòng bệnh Newcastle ( Bệnh gà rù) cho gà con. 36 3. Sử dụng 36 4. Bảo quản 36 4.1. Xác định điều kiện bảo quản. 36 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 37 C. Ghi nhớ 37 Bài 11: 38 Sử dụng vác xin Niu cát xơn Chủng M hệ 1 38 A. Nội dung 38 1.Nhận dạng vác xin 38 2. Ứng dụng: Tiêm phòng bệnh Newcastle ( Bệnh gà rù) cho gà 38 3. Sử dụng 38 4. Bảo quản 38 4.1. Xác định điều kiện bảo quản. 38 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 39 C. Ghi nhớ 39 Bài 12: 40 Sử dụng vác xin Niu cát xơn chủng F hệ 2 40 A. Nội dung 40 1.Nhận dạng vác xin 40 2. Ứng dụng: 40 3. Sử dụng: 40 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 41 C. Ghi nhớ 41 Bài 13: 42 Sử dụng vácxin cúm A-H5N1 42 A. Nội dung 42 1.Nhận dạng vác xin . 42 2. Ứng dụng: Tiêm phòng bệnh cúm cho gà và vịt 43 3. Sử dụng 43 4. Bảo quản 43 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 48 C. Ghi nhớ: 48 Bài 14: 48 Sử dụng vác xin tụ huyết trùng gà 48 A. Nội dung 48 1.Nhận dạng vác xin 48 2. Ứng dụng: Tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng cho gà, vịt, ngan, ngỗng. 49 3. Sử dụng 49 4. Bảo quản 49 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 50 C. Ghi nhớ 50 Bài 15: 50 Sử dụng vác xin đậu gà 50 A. Nội dung 50 1.Nhận dạng vác xin 50 2. Ứng dụng: Chủng để phòng bệnh đậu cho gà. 50 3. Sử dụng 51 4. Bảo quản 51
- 7 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 51 C. Ghi nhớ 52 Bài 16: 52 Sử dụng vác xin dịch tả vịt 52 A. Nội dung 52 1.Nhận dạng vác xin 52 2. Ứng dụng: Tiêm phòng bệnh dịch tả cho vịt. 52 3. Sử dụng: Theo hướng dẫn của Xí nghiệp thuốc thú y Trung ương: 52 C. Ghi nhớ . 54 I. Vị trí, tính chất của mô đun 54 II. Mục tiêu 54 III. Nội dung của mô đun 55 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài thực hành 56 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 57 VI. Tài liệu tham khảo 57 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 59 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 59
- 8 MÔ ĐUN: XÁC ĐỊNH VACXIN PHÕNG BỆNH Mã số: MĐ 04 Bài mở đầu * Vacxin là một loại sinh vật phẩm dùng để gây miễn dịch chủ động phòng bệnh truyền nhiễm. Vai trò phòng bệnh của vacxin rất quan trọng, người ta dùng vacxin để khống chế và thanh toán dịch, làm tăng sức đề kháng, gây miễn dịch cho động vật khỏe có khả năng cảm thụ bệnh. * Trong thú y hiện nay đang sử dụng 4 loại vacxin chính đó là vacxin chết ( vô hoạt), vacxin sống ( nhược độc), vacxin hỗn hợp đa giá và giải độc tố. - Vacxin chết ( vô hoạt) là loại vacxin chứa kháng nguyên là vi khuẩn hoặc virus đã được giết chết bằng nhiệt độ hoặc các chất hóa học. Đây cũng là loại vacxin phổ biến nhất hiện nay đối với nghành thú y.Loại vacxin này thường phổ biến phòng các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây nên, ví dụ như vacxin Tụ trùng trâu,bò; vacxin tụ huyết trùng lợn, vacxin tụ huyết trùng gà; vacxin phó thương hàn lợn - Vacxin sống ( nhược độc) là loại vacxin chứa kháng nguyên là vi khuẩn hoặc virus đã được giảm độc bằng cách tiêm truyền vi khuẩn, virus đó nhiều đời qua động vật ít cảm thụ. Loại vacxin này có ưu điểm là gây được miễn dịch bền vững và lâu dài hơn vacxin chết. Loại vacxin này thường phổ biến phòng các bệnh truyền nhiễm do vi rút gây nên, ví dụ như vacxin Dịch tả trâu,bò; vacxin dịch tả lợn, vacxin Newcastle - Vacxin hỗn hợp đa giá là loại vacxin chứa nhiều loại kháng nguyên khác nhau được hỗn hợp lại để phòng nhiều bệnh truyền nhiễm cùng một lúc. Loại vacxin này rất thuận lợi và kinh tế vì giảm được nhiều lần tiêm. Ví dụ như vacxin Tụ- Dấu. - Giải độc tố: Trong thú y, vacxin giải độc tố uốn ván được sử dụng để gây miễn dịch cho đại gia súc đối với độc tố của vi khuẩn uốn ván để phòng vết thương, vết thiến bị nhiễm trùng. * Nguyên tắc bảo quản vacxin: Vacxin có hai tiêu chuẩn là an toàn và hiệu lực + An toàn : Một vacxin lý tưởng là khi sử dụng sẽ không gây bệnh, không gây độc và không gây phản ứng. Sau khi sản xuất, vacxin phải được cơ quan kiểm định nhà nước kiểm tra chặt chẽ về các mặt vô khuẩn, thuần khiết và không độc. + Có hiệu lực: Vacxin có hiệu lực là vacxin gây được miễn dịch ở mức độ cao và tồn tại trong thời gian dài. Hiệu lực gây miễn dịch của vacxin trước hết được đánh giá trên động vật thí nghiệm. * Bảo quản vacxin: giữ vacxin ở chỗ râm mát, khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời ( vacxin chết giữ ở nhiệt độ từ 15 độ C trở xuống, vacxin nhược độc giữ ở kho lạnh hay kho lạnh từ 0 – 4 độC. Trong khi chuyên chở vacxin chú ý chèn lót cẩn thận tránh làm nứt, tránh để nơi nóng. * Nguyên tắc sử dụng vacxin Trước khi dùng vacxin phải kiểm tra kỹ đảm bảo các tiêu chuẩn sau mới được dùng:
- 9 - Thuốc đã qua kiểm định có số kiểm định ghi trên nhãn - Chai thuốc phải có nhãn hiệu rõ ràng, ghi rõ cơ quan sản xuất, hạn dùng liều lượng và cách dùng. Không dùng thuốc quá hạn hoặc mất nhãn, nhãn mờ không đọc được. - Thuốc không mốc, không có chất kết tủa như bông, không có mùi hôi, không đóng váng. - Chai lọ đựng vacxin phải nguyên vẹn, không rạn nứt, không dùng chai đã mở sẵn hoặc tiêm không hết sau một ngày. *Phạm vi và tỷ lệ tiêm chủng: Phạm vi tiêm chủng được qui định tùy tình hình dịch tễ của từng bệnh. Nó đương nhiên không giống nhau giữa các nước cả các khu vực trong một nước cũng có thể có sự khác nhau.Về tỉ lệ tiêm phải tiêm chủng đạt trên 80% đối tượng cảm nhiễm mới có khả năng ngăn ngừa dịch, nếu chỉ dưới 50% dịch vẫn có thể xảy ra. * Đối tượng tiêm chủng: Đối tượng gia súc, gia cầm cần tiêm chủng một loại vacxin nào đó là tất cả những động vật ấy có nguy cơ nhiễm vi sinh vật gây bệnh chưa có miễn dịch. Nói chung không được tiêm chủng cho những gia súc có triệu chứng nhiễm bệnh như sốt, bỏ ăn. Vacxin nhược độc không tiêm cho gia súc chửa hoặc mới đẻ. * Thời gian tiêm chủng: Việc tiêm chủng được tiến hành thường xuyên gián đoạn tùy theo vào thời gian miễn dịch có hiệu lực bảo vệ của mỗi loại vacxin và các điều kiện cụ thể khác. Khi đã xác định qui luật xuất hiện dịch, cần tiêm chủng đón trước mùa dịch. Đối với vacxin phải tiêm nhiều mũi, trong một khoảng cách thích hợp giữa các mũi tiêm khoảng 1 tháng. Nếu khoảng cách này quá ngắn sẽ hạn chế phần đóng góp tạo miễn dịch của mũi tiêm sau. * Liều lượng và đường đưa vacxin vào cơ thể: Liều lượng có hướng dẫn cụ thể, tùy thuộc từng loại vacxin.Trước khi dùng lắc kỹ cho cặn đáy tan đều đặc biệt với vacxin keo phèn và vacxin phủ tạng. Vacxin thường tiêm dưới da hoặc vào bắp thịt không tiêm vào đường máu. Ngoài ra, nhiều loại vacxin phòng bệnh đường tiêu hóa đã được sử dụng hay đang được nghiên cứu đưa vào cơ thể bằng cách cho uống. *Theo dõi gia súc sau khi tiêm vacxin: Tất cả các loại vacxin đều có thể gây phản ứng ở một số gia súc. Sau khi tiêm xong phải được theo dõi trong vài ngày để phát hiện và điều trị kịp thời những con vật có phản ứng nặng. Vacxin tiêm vô trùng thường không có phản ứng, nhưng phản ứng nhẹ thường gặp sau khi tiêm là nơi tiêm có thể hơi sưng, con vật được tiêm có thể bị sốt nhẹ. Nêú có phản ứng nặng trong trường hợp tiêm vacxin chủng đậu, nhiệt thán như sốt cao, bỏ ăn thì điều trị bằng kháng sinh Sau khi tiêm vacxin con vật có miễn dịch từ 10- 14 ngày ( trừ một số vacxin virut nhược độc có miễn dịch sớm hơn). Thời gian miễn dịch dài hay ngắn tùy vào loại vacxin, (thường thì vacxin chết thời gian miễn dịch 6 tháng, do vậy để phòng những bệnh có loại vacxin này cần tiến hành tiêm 2 lần/ năm; còn vacxin nhược
- 10 độc thời gian miễn dịch 1 năm, do vậy để phòng những bệnh có loại vacxin này chỉ cần tiến hành tiêm 1 lần/ năm) và tình hình sức khỏe con vật, ở những con vật gầy yếu thời giai miễn dịch ngắn. Trong 3 khâu của quá trình sinh dịch, tác động vacxin vào khâu thứ 3 ( động vật cảm thụ) là yếu tố quyết định làm dịch bệnh không thể phát sinh ra được. Cũng vi vậy mà từ khi vacxin ra đời, chúng ta đã ngăn chặn được một số bệnh truyền nhiễm lây lan cho người và gia súc. Đặc biệt trong chăn nuôi theo phương thức tập trung, công nghiệp như hiện nay thì vacxin càng có ý nghĩa về an toàn dịch bệnh, làm cho người chăn nuôi yên tâm phát triển kinh tế chăn nuôi, tăng thu nhập, để từng bước nâng cao đời sống. Một số vị trí tiêm ở trâu, bò ; lợn và gia cầm
- 12 Ảnh minh họa một số lƣu ý khi sử dụng vaccine
- 15 Bài 1: SỬ DỤNG VÁC XIN NHIỆT THÁN Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng - Trình bày được những nội dung về sử dụng vác xin nhiệt thán trâu, bò trong chăn nuôi. - Sử dụng được vác xin nhiệt thán trâu, bò đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1.Nhận dạng vác xin 1.1. Nhận biết chung : Vacxin được sản xuất ở 2 dạng, dạng đông khô và dạng lỏng. 1.2. Nhận biết tính chất : Dễ bị mất tác dụng, nếu bảo quản không đúng kỹ thuật, là loại vacxin nhược độc nha bào vi khuẩn nhiệt thán, do vậy khi tiêm, cần chú ý không để rơi vãi ra ngoài môi trường. Nếu bị rơi vãi ra ngoài cần phải xử lý ngay. 1.3. Nhận biết tác dụng : Phòng bệnh Nhiệt thán cho trâu, bò, dê, cừu, lợn 2. Ứng dụng : Tiêm phòng bệnh Nhiệt thán cho trâu, bò, dê, cừu, lợn 3. Sử dụng
- 16 3.1. Tiêm dưới da gia súc : Tiêm phòng bệnh Nhiệt thán cho trâu, bò, dê, cừu, ngựa Liều lượng : + Trâu, bò, ngựa, dê, 1 tuổi trở lên: 1ml/con. dưới 1 tuổi: 0,5ml/con. Cừu,lợn: 0,5ml/con. 3.2. Tiêm bắp thịt: + Trâu, bò, ngựa, dê, 1 tuổi trở lên : 1ml/con. dưới 1 tuổi : 0,5ml/con. +Cừu, lợn: 0,5ml/con. Chú ý : - Lắc kỹ trước khi dùng, không tiêm vacxin cho súc vật gầy, yếu, đau ốm, đang vụ cày, kéo, sắp đẻ hoặc mới đẻ. Sau khi tiêm vacxin nên Vác xin nhiệt thán đông khô và lỏng cho vật nghỉ làm việc một vài ngày. - Việc tổ chức tiêm phải bảo đảm kỹ thuật, cố định gia súc chắc chắn, không để vacxin rơi vãi ra ngoài môi trường. Nếu bị rơi vãi cần tiến hành tiêu độc ngay bằng hóa chất hoặc nhiệt học ( dùng đèn khò). - Nơi tổ chức tiêm: Nên tập trung gia súc tai một địa điiểm để tiêm, nền đất tại địa điểm đó phải được rắc vôi bột. 4. Bảo quản 4.1. Xác định điều kiện bảo quản Tiêm phòng Vác xin nhiệt thán cho bò - Điều kiện lạnh, Ở nhiệt độ 2-10 độ C, hạn dùng 2 năm. 4.2. Thực hiện việc bảo quản. - Kiểm tra lọ đựng, bao bì bao gói để phát hiện dập, vỡ, hở nút ảnh hưởng tới vác xin. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của vác xin để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ lạnh, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh, không để thuốc chung với hóa chất độc hại. - Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1/ Vacxin Nhiệt thán thuộc loại vacxin gì? 2/ Cho biết những điều cần chú ý khi sử dụng vacxin này.
- 17 3/ Để bảo đảm hiệu lực của vacxin, cần bảo quản vacxin trong điều kiện như thế nào? Bài 1: Thực hành tiêm phòng vác xin nhiệt thán cho trâu, bò Kết hợp với Trạm thú y địa phương tổ chức cho lớp học tham gia tiêm phòng bệnh Nhiệt thán cho trâu, bò theo lịch tiêm phòng của cơ sở. Trước khi tiêm phòng giáo viên cần hướng dẫn,phổ biến cho học sinh những nội dung sau: 1/ Chuẩn bị bảo hộ lao động, vật tư cần thiết. 2/ Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm 3/ Vị trí tiêm 4/ Phương pháp cố định gia súc để tiêm 5/ Cách lấy thuốc 6/ Thao tác tiêm 7/ Vệ sinh địa điểm tiêm sau khi tiêm phòng. 8/ Theo dõi gia súc sau khi tiêm. C. Ghi nhớ Đây là loại vacxin nhược độc, có chứa kháng nguyên là vi khuẩn có nha bào, do vậy cần hết sức cẩn thận, nhằm đảm bảo an toàn cho vật nuôi và con người. Bài 2: SỬ DỤNG VÁC XIN DỊCH TẢ TRÂU, BÒ Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng - Mô tả được những nội dung về sử dụng vác xin dịch tả trâu, bò trong chăn nuôi. - Sử dụng được vác xin dịch tả trâu, bò đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1.Nhận dạng vác xin 1.1. Nhận biết chung: Vacxin nhược độc ở dạng đông khô, được đóng trong ampul thủy tinh hoặc bằng nhựa. 1.2. Nhận biết tính chất: Dễ bị mất tác dụng, nếu bảo quản không đúng kỹ thuật, là loại vacxin nhược độc nên thời gian miễn dịch được 1 năm 1.3. Nhận biết tác dụng: Phòng bệnh Dịch tả cho trâu, bò, dê, cừu 2. Ứng dụng : Tiêm phòng bệnh Dịch tả cho trâu, bò, dê, cừu 3. Sử dụng Ch ế vác xin dịch tả trâu, bò 3.1. Tiêm dưới da gia súc : Phòng bệnh
- 18 .Dịch tả cho trâu, bò, dê, cừu 3.2. Tiêm bắp thịt : Phòng bệnh Dịch tả cho trâu, bò, dê, cừu Tiêm cho trâu, bò, dê, cừu ở mọi lứa tuổi. Vị trí tiêm: Dưới da hoặc bắp ở cổ. Thời gian miễn dịch 1 năm, do vậy tiêm 1 lần/ năm. Liều lượng: 1ml/con. 4. Bảo quản 4.1. Xác định điều kiện bảo quản. - Điều kiện lạnh, Ở nhiệt độ 2-10 độ C, hạn dùng 2 năm. 4.2. Thực hiện việc bảo quản. - Kiểm tra lọ đựng, bao bì bao gói để phát hiện dập, vỡ, hở nút ảnh hưởng tới vác xin. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của vác xin để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ lạnh, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh, Bảo quản vác xin trong tủ lạnh không để thuốc chung với hóa chất độc hại. - Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1/ Vacxin Dịch tả trâu, bò thuộc loại vacxin gì? 2/ Cho biết cách pha khi sử dụng loại vacxin này. 3/ Để bảo đảm hiệu lực của vacxin, cần bảo quản vacxin trong điều kiện như thế nào? * Bài tập thực hành Kết hợp với Trạm thú y địa phương tổ chức cho lớp học tham gia tiêm phòng bệnh Dịch tả cho trâu, bò theo lịch tiêm phòng của cơ sở. Trước khi tiêm phòng giáo viên cần hướng dẫn,phổ biến cho học sinh những nội dung sau: 1/ Chuẩn bị bảo hộ lao động, vật tư cần thiết. 2/ Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm 3/ Vị trí tiêm 4/ Phương pháp cố định gia súc để tiêm 5/ Cách pha thuốc 6/ Thao tác tiêm 7/ Vệ sinh địa điểm tiêm sau khi tiêm phòng.
- 19 8/ Theo dõi gia súc sau khi tiêm. C. Ghi nhớ Đây là loại vacxin nhược độc, có chứa kháng nguyên là vi rút, do vậy cần hết sức cẩn thận, nhằm đảm bảo an toàn cho vật nuôi và con người. Bài 3: Sử dụng vác xin tụ huyết trùng trâu, bò Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng - Mô tả được những nội dung về sử dụng vác xin tụ huyết trùng trâu, bò trong chăn nuôi. - Sử dụng được vác xin tụ huyết trùng trâu, bò đúng kỹ thuật. A. Nội dung: 1.Nhận dạng vác xin 1.1. Nhận biết chung: Là loại vacxin vô hoạt hay còn gọi là vacxin chết, dạng nước, nhũ hóa, màu trắng như sữa. 1.2. Nhận biết tính chất: Dễ bị mất tác dụng, nếu bảo quản không đúng kỹ thuật. Sau khi tiêm gia súc sẽ được miễn dịch khoảng 6 tháng, vì vậy để phòng bệnh cho gia súc một cách có hiệu quả một năm tiêm phòng hai lần. 1.3. Nhận biết tác dụng: Phòng bệnh Tụ Vác xin tụ huyết trùng nhũ dầu huyết trùng cho trâu, bò, dê, cừu 2. Ứng dụng: Tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng cho trâu, bò, dê, cừu 3. Sử dụng 3.1. Tiêm dưới da cổ hoặc tam giác mông của gia súc, liều lượng 2-3ml/con. 3.2. Tiêm bắp thịt cơ thang cổ hoặc cơ mông, liều lượng 2-3ml/con . Chú ý: Đọc kỹ nhãn, mác và lắc kỹ trước khi dùng. Vác xin có thể gây phản ứng cục bộ như sưng, nóng, đau ở vị trí tiêm nhưng sẽ tự hết đi sau 30-40 giờ mà không cần can thiệp gì. Tiêm phòng vác xin tụ huyết trùng cho bò
- 20 4. Bảo quản 4.1. Xác định điều kiện bảo quản. - Điều kiện lạnh, Ở nhiệt độ 2-10 độ C, hạn dùng 2 năm. 4.2. Thực hiện việc bảo quản. - Kiểm tra lọ đựng, bao bì bao gói để phát hiện dập, vỡ, hở nút ảnh hưởng tới vác xin. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của vác xin để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ lạnh, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh, không để thuốc chung với hóa chất độc hại. Kiểm tra vác xin trong kho bảo quản - Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1/ Vacxin Tụ huyết trùng trâu, bò thuộc loại vacxin gì? 2/ Cho biết cách sử dụng loại vacxin này. 3/ Để bảo đảm hiệu lực của vacxin, cần bảo quản vacxin trong điều kiện như thế nào? * Bài tập thực hành Kết hợp với Trạm thú y địa phương tổ chức cho lớp học tham gia tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng cho trâu, bò theo lịch tiêm phòng của cơ sở. Trước khi tiêm phòng giáo viên cần hướng dẫn,phổ biến cho học sinh những nội dung sau: 1/ Chuẩn bị bảo hộ lao động, vật tư cần thiết. 2/ Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm 3/ Vị trí tiêm 4/ Phương pháp cố định gia súc để tiêm 5/ Cách lấy thuốc 6/ Thao tác tiêm 7/ Vệ sinh địa điểm tiêm sau khi tiêm phòng. 8/ Theo dõi gia súc sau khi tiêm. C. Ghi nhớ Đây là loại vacxin vô hoạt, có chứa chất phụ trợ, do vậy cần lắc kỹ trước khi lấy thuốc để tiêm.
- 21 Bài 4: Sử dụng vác xin lở mồm, long móng Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng - Mô tả được những nội dung về sử dụng vác xin lở mồm, long trong chăn nuôi. - Sử dụng được vác xin lở mồm long móng đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1.Nhận dạng vác xin 1.1. Nhận biết chung: Là loại vacxin vô hoạt hay còn gọi là vacxin chết, dạng nước, được đóng trong lọ nhựa hoặc thủy tinh. 1.2. Nhận biết tính chất: Dễ bị mất tác dụng, nếu bảo quản không đúng kỹ thuật. Sau khi tiêm gia súc sẽ được miễn dịch nhoảng 6 tháng, vì vậy để phòng bệnh cho gia súc một cách có hiệu quả một năm tiêm phòng hai lần. 1.3. Nhận biết tác dụng: Phòng bệnh lở mồm, long móng cho trâu, bò, dê, cừu, lợn, nói chung loài có móng guốc chẻ đôi Vác xin Lở mồn long móng 2. Ứng dụng : Tiêm phòng bệnh lở mồm, long móng cho trâu, bò, dê, cừu, lợn, nói chung loài có móng guốc chẻ đôi. 3. Sử dụng 3.1. Tiêm dưới da cổ hoặc tam giác mông gia súc, liều lượng 2-3ml/con. 3.2. Tiêm bắp thịt cơ thang cổ hoặc cơ mông, liều lượng 2-3ml/con . Chú ý: - Đọc kỹ nhãn, mác và lắc kỹ trước khi dùng. - Ở nước ta chưa chế tạo được vacxin lở mồm, long móng, mà phải nhập từ nước ngoài, do vậy mà giá Tiêm phòng vác xin cho trâu thành tương đối đắt và có khi chưa đáp ứng kịp với yêu cầu thực tế của sản xuất ở một số địa phương.
- 22 - Để việc tiêm phòng vacxin đạt hiệu quả cao cần phải tổ chức thành chiến dịch tiêm phòng, vận động tất cả các chủ gia trong làng, xã, thôn, bản cùng tham gia, loài gia súc, chủng loại vacxin để tiêm phòng do thú y cấp trên quyết định và phải tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu bảo quản và sử dụng vacxin. - Khi chưa có dịch: Tiêm vacxin lở mồm, long móng mỗi năm 2 lần, cách nhau 6 tháng. Đối với lợn tiêm 6 tháng 1 lần. Đối với trâu, bò tiêm vacxin lần đầu phải tiêm nhắc lại lần 2 cách lần đầu 4 tuần. 4. Bảo quản 4.1. Xác định điều kiện bảo quản. - Điều kiện lạnh của tủ lạnh dương, Ở nhiệt độ 2-10 độ C, hạn dùng 2 năm. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng, bao bì bao gói để phát hiện dập, vỡ, hở nút ảnh hưởng tới vác xin. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của vác xin để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ lạnh, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh, không để thuốc chung với hóa chất độc hại. - Kiểm tra thường xuyên để phát hiện Bảo quản vác xin trong tủ lạnh và xử lý sai sót. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1/ Vacxin Lở môm, long móng thuộc loại vacxin gì? 2/ Cho biết cách sử dụng loại vacxin này. 3/ Để bảo đảm hiệu lực của vacxin, cần bảo quản vacxin trong điều kiện như thế nào? * Bài tập thực hành Kết hợp với Trạm thú y địa phương tổ chức cho lớp học tham gia tiêm phòng bệnh Lở mồm, long móng cho trâu, bò và lợn theo lịch tiêm phòng của cơ sở. Trước khi tiêm phòng giáo viên cần hướng dẫn, phổ biến cho học sinh những nội dung sau: 1/ Chuẩn bị bảo hộ lao động, vật tư cần thiết. 2/ Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm 3/ Vị trí tiêm 4/ Phương pháp cố định gia súc để tiêm
- 23 5/ Cách lấy thuốc 6/ Thao tác tiêm 7/ Vệ sinh địa điểm tiêm sau khi tiêm phòng. 8/ Theo dõi gia súc sau khi tiêm. C. Ghi nhớ Ở Việt Nam cho đến nay đã xác định có 3 chủng vi rút LMLM là: O, A và Asia1 và các chủng khác nhau vẫn gây ra biểu hiện lâm sàng và bệnh tích khác nhau, nhưng lại không tạo được miễn dịch chéo trên súc vật, do vậy cần chú ý theo dõi sau khi tiêm và kiểm tra kỹ nhãn, mác của vacxin. Bài 5:Sử dụng vác xin dịch tả lợn Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng - Mô tả được những nội dung về sử dụng vác xin dịch tả lợn trong chăn nuôi. - Sử dụng được vác xin dịch tả lợn đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1.Nhận dạng vác xin 1.1. Nhận biết chung: Là loại vacxin nhược độc hay còn gọi là vacxin sống, dạng đông khô, được đóng trong lọ nhựa hoặc thủy tinh. 1.2. Nhận biết tính chất: Dễ bị mất tác dụng, nếu bảo quản không đúng kỹ thuật. Sau khi tiêm gia súc sẽ được miễn dịch khoảng 12 tháng, vì vậy để phòng bệnh cho gia súc một cách có hiệu quả một năm tiêm phòng một lần. 1.3. Nhận biết tác dụng: Phòng bệnh Dịch tả cho lợn ở mọi lứa tuổi. 2. Ứng dụng: Tiêm phòng bệnh Dịch tả cho lợn. 3. Sử dụng 3.1. Tiêm dưới da lợn, vị trí sau gốc tai. 3.2. Tiêm bắp thịt lợn, vị trí sau gốc tai. Hiên nay trên thị trường có 2 loại vacxin dưới đây: * Vacxin nội: - Vacxin Dịch tả lợn đông khô - Nơi sản xuất: + Xí nghiệp thuốc thú y Trung ương + Công ty Thuốc thú y Trung ương 2 (NAVETCO)
- 24 - Đóng lọ: 10 liều, 25 liều và 50 liều. Tiêm phòng vác xin cho lợn - Cách dùng: + Pha với nước cất cho đủ 10ml (hoặc 25, 50ml) + Tiêm bắp thịt sau gốc tai + Liều lượng: 1 ml/con - Lịch dùng: Loại lợn Lịch dùng Lợn con - Lần 1: tiêm lúc 2 – 4 tuần tuổi - Lần 2: tiêm nhắc lại sau 2 tuần Lợn nái - Tiêm 2 tuần trước khi phối giống - Tiêm nhắc lại 1 tháng sau khi phối giống Đực giống - Định kỳ 6 tháng tiêm một lần * Vacxin nhập nội: -Vacxin đông khô PESTIFFA (Merial). Lọ 10, 25 và 50 liều. - Pha vacxin với nước cất cho đủ 2 ml/liều. - Cách dùng: + Tiêm bắp thịt sau gốc tai + Liều lượng: 2 ml/con - Lịch dùng: Loại lợn Tuổi tiêm phòng Tiêm nhắc lại Lợn con, lợn thịt Lúc 30 ngày tuổi 1 tháng sau (Trong vùng dịch có thể tiêm cho lợn con từ 7 ngày tuổi) Lợn đực và lợn 6 tháng tuổi 6 tháng sau cái hậu bị Lợn đực giống Định kỳ 6 tháng đến 1 năm Lợn nái sinh sản Định kỳ 6 tháng đến 1 năm 4. Bảo quản 4.1. Xác định điều kiện bảo quản. - Điều kiện lạnh của tủ lạnh dương, Ở nhiệt độ 2-10 độ C, hạn dùng 2 năm. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng, bao bì bao gói để phát hiện dập, vỡ, hở nút ảnh hưởng tới vác xin.
- 25 - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của vác xin để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ lạnh, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh, không để thuốc chung với hóa chất độc hại. - Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1/ Vacxin Dịch tả lợn thuộc loại vacxin gì? 2/ Cho biết cách pha và sử dụng loại vacxin này. 3/ Để bảo đảm hiệu lực của vacxin, cần bảo quản vacxin trong điều kiện như thế nào? * Bài tập thực hành: Kết hợp với Trạm thú y địa phương tổ chức cho lớp học tham gia tiêm phòng bệnh Dịch tả lơn cho lợn theo lịch tiêm phòng của cơ sở. Trước khi tiêm phòng giáo viên cần hướng dẫn, phổ biến cho học sinh những nội dung sau: 1/ Chuẩn bị bảo hộ lao động, vật tư cần thiết. 2/ Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm 3/ Vị trí tiêm 4/ Phương pháp cố định gia súc để tiêm 5/ Cách pha thuốc 6/ Thao tác tiêm 7/ Vệ sinh địa điểm tiêm sau khi tiêm phòng. 8/ Theo dõi gia súc sau khi tiêm. Sau tiêm vaccine vài ngày Sau tiêm vaccine từ 2 tuần C. Ghi nhớ -Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất hiện nay đối với bệnh này.
- 26 - Khi lợn nái mới mua về cần tiêm ngay. - Đối với những chủ hộ nuôi lợn nái hàng năm cần tiêm nhắc lại - Khi tiêm phòng vacxin, nếu lợn có phản ứng thì cần cho lợn uống điện giải. - Khi có dịch xẩy ra có thể tiêm vacxin vào thẳng ổ dịch. Bài 6: Sử dụng vác xin tụ huyết trùng lợn Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng - Mô tả được những nội dung về sử dụng vác xin tụ huyết trùng lợn trong chăn nuôi. - Sử dụng được vác xin tụ huyết trùng lợn đúng kỹ thuật. A. Nội dung: 1.Nhận dạng vác xin 1.1. Nhận biết chung: Là loại vacxin vô hoạt hay còn gọi là vacxin chết, dạng nước, nhũ hóa, màu trắng như sữa. 1.2. Nhận biết tính chất: Dễ bị mất tác dụng, nếu bảo quản không đúng kỹ thuật. Sau khi tiêm gia súc sẽ được miễn dịch khoảng 6 tháng, vì vậy để phòng bệnh cho gia súc một cách có hiệu quả một năm tiêm phòng hai lần. 1.3. Nhận biết tác dụng: Phòng bệnh Tụ huyết trùng cho lợn. 2. Ứng dụng : Tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng cho lợn vào thời điểm 20 ngày tuổi. 3. Sử dụng 3.1. Tiêm dưới da sau gốc tai của lợn. 3.2. Tiêm bắp thịt sau gốc tai của lợn. Chú ý: Không tiêm cho lợn mới đẻ, lợn đang ốm hoặc gần ngày đẻ. Phòng bệnh cho lợn từ 20 ngày tuổi trở lên. Có thể tiêm vacxin cùng một lúc với vacxin đóng dấu lợn hoặc dịch tả lợn. Tiêm phòng vác xin tụ huyết trùng lợn 4. Bảo quản 4.1. Xác định điều kiện bảo quản. - Điều kiện lạnh, Ở nhiệt độ 2-10 độ C, hạn dùng 2 năm. 4.2. Thực hiện việc bảo quản
- 27 - Kiểm tra lọ đựng, bao bì bao gói để phát hiện dập, vỡ, hở nút ảnh hưởng tới vác xin. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của vác xin để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng khi xếp thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh, không để vac xin chung với hóa chất độc hại. - Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1/ Vacxin Tụ huyết trùng lợn thuộc loại vacxin gì? 2/ Cho biết cách sử dụng loại vacxin này. 3/ Để bảo đảm hiệu lực của vacxin, cần bảo quản vacxin trong điều kiện như thế nào? * Bài tập thực hành: Kết hợp với Trạm thú y địa phương tổ chức cho lớp học tham gia tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng lợn cho lợn theo lịch tiêm phòng của cơ sở. Trước khi tiêm phòng giáo viên cần hướng dẫn, phổ biến cho học sinh những nội dung sau: 1/ Chuẩn bị bảo hộ lao động, vật tư cần thiết. 2/ Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm 3/ Vị trí tiêm 4/ Phương pháp cố định gia súc để tiêm 5/ Cách pha thuốc 6/ Thao tác tiêm 7/ Vệ sinh địa điểm tiêm sau khi tiêm phòng. 8/ Theo dõi gia súc sau khi tiêm. C. Ghi nhớ -Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất hiện nay đối với bệnh này. - Khi lợn nái mới mua về cần tiêm ngay. - Đối với những chủ hộ nuôi lợn nái hàng năm cần tiêm nhắc lại - Khi tiêm phòng vacxin, nếu lợn có phản ứng thì cần cho lợn uống điện giải. - Tiêm phòng vacxin Tụ Dấu ( Tụ huyết trùng + Đóng dấu lợn) hoặc vacxin 3 bệnh ( Phó thương hàn+ Tụ huyết trùng+ Đóng dấu lợn). Bài 7: Sử dụng vác xin đóng dấu lợn Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng - Mô tả được những nội dung về sử dụng vác xin đóng dấu lợn trong chăn nuôi. - Sử dụng được vác xin đóng dấu lợn đúng kỹ thuật.
- 28 A. Nội dung: 1.Nhận dạng vác xin 1.1. Nhận biết chung: Là loại vacxin nhược độc hay còn gọi là vacxin sống, dạng thạch lỏng, do Xí nghiệp thuốc Thú y Trung ương sản xuất. 1.2. Nhận biết tính chất : Dễ bị mất tác dụng, nếu bảo quản không đúng kỹ thuật. 1.3. Nhận biết tác dụng: Phòng bệnh Đóng dấu lợn cho lợn. 2. Ứng dụng : Tiêm phòng bệnh Đóng dấu lợn cho lợn. 3. Sử dụng : Tiêm dưới da cho lợn từ 2 tháng tuổi trở lên 3.1. Tiêm dưới da ở gốc tai cho lợn 3.2. Tiêm bắp thịt ở vị trí như trên. Liều lượng: Lợn dưới 25kg tiêm 0,5 ml/con. Lợn trên 25kg tiêm 1ml/con. Chú ý: - Có thể tiêm vacxin cùng một lúc với các vacxin như Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng lợn mà không ảnh hưởng đến tính miễn dịch của nó. - Có thể tiêm thắng vacxin vào ổ dịch để bao vây, dập tắt dịch. Vác xin đóng dấu và tụ dấu lợn Tiêm phòng vaccine đóng dấu lợn 4. Bảo quản 4.1. Xác định điều kiện bảo quản. - Điều kiện lạnh, Ở nhiệt độ 2-10 độ C, hạn dùng 2 năm. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng, bao bì bao gói để phát hiện dập, vỡ, hở nút ảnh hưởng tới vác xin. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của vác xin để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản.
- 29 - Thao tác nhẹ nhàng khi xếp thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh, không để vac xin chung với hóa chất độc hại. - Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1/ Vacxin Đóng dấu lợn thuộc loại vacxin gì? 2/ Cho biết cách sử dụng loại vacxin này. 3/ Để bảo đảm hiệu lực của vacxin, cần bảo quản vacxin trong điều kiện như thế nào? * Bài tập thực hành: Kết hợp với Trạm thú y địa phương tổ chức cho lớp học tham gia tiêm phòng bệnh Đóng dấu lợn cho lợn theo lịch tiêm phòng của cơ sở. Trước khi tiêm phòng giáo viên cần hướng dẫn, phổ biến cho học sinh những nội dung sau: 1/ Chuẩn bị bảo hộ lao động, vật tư cần thiết. 2/ Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm 3/ Vị trí tiêm 4/ Phương pháp cố định gia súc để tiêm 5/ Cách lấy thuốc 6/ Thao tác tiêm 7/ Vệ sinh địa điểm tiêm sau khi tiêm phòng. 8/ Theo dõi gia súc sau khi tiêm. C. Ghi nhớ -Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất hiện nay đối với bệnh này. - Khi lợn nái mới mua về cần tiêm ngay. - Đối với những chủ hộ nuôi lợn nái hàng năm cần tiêm nhắc lại - Khi tiêm phòng vacxin, nếu lợn có phản ứng thì cần cho lợn uống điện giải. - Tiêm phòng vacxin Tụ Dấu ( Tụ huyết trùng + Đóng dấu lợn) hoặc vacxin 3 bệnh ( Phó thương hàn+ Tụ huyết trùng+ Đóng dấu lợn). - Sau 6 tháng nên tiêm nhắc lại. Bài 8: Sử dụng vác xin phó thƣơng hàn lợn Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng - Mô tả được những nội dung về sử dụng vác xin phó thương hàn lợn trong chăn nuôi. - Sử dụng được vác xin phó thương hàn lợn đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1.Nhận dạng vác xin
- 30 1.1. Nhận biết chung : Là loại vacxin nhược độc hay còn gọi là vacxin sống, dạng đông khô, được đóng trong lọ nhựa hoặc thủy tinh. Vacxin an toàn khi tiêm cho lợn khỏe mạnh và tạo miễn dịch tốt, kéo dài 9 tháng. 1.2. Nhận biết tính chất : Dễ bị mất tác dụng, nếu bảo quản không đúng kỹ thuật. 1.3. Nhận biết tác dụng : Phòng bệnh Phó thương hàn lợn. 2. Ứng dụng : Tiêm phòng bệnh Phó thương hàn cho lợn từ 25 ngày tuổi trở lên, kể cả lợn mẹ mang thai ở nửa thời kỳ đầu. Vác xin phó thƣơng hàn lợn Tiêm phòng vác xin phó thƣơng hàn cho lợn 3. Sử dụng 3.1. Tiêm dưới da sau gốc tai. 3.2. Tiêm bắp thịt: vị trí như trên. Liều lượng: 1ml/con. Chú ý: - Khi sử dụng pha với nước cất hoặc nước sinh lý vô trùng theo liều ghi trên nhãn, lắc cho tan đều. - Có thể tiêm cùng một lúc với vacxin khác ở các vị trí khác nhau. - Sau khi pha phải dùng trong ngày. - Vacxin được đóng chai: + 20ml chứa 10 liều + 50ml chứa 25 liều. - Lấy vacxin ra khỏi nơi bảo quản, để vacxin đạt đến nhiệt độ phòng, lắc kỹ trước khi dùng. Sử dụng hết vacxin trong ngày. 4. Bảo quản 4.1. Xác định điều kiện bảo quản. - Điều kiện lạnh, Ở nhiệt độ 2-10 độ C, hạn dùng 2 năm. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng, bao bì bao gói để phát hiện dập, vỡ, hở nút ảnh hưởng tới vác xin. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của vác xin để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản.
- 31 - Thao tác nhẹ nhàng khi xếp thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh, không để vac xin chung với hóa chất độc hại. - Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1/ Vacxin Phó thương hàn lợn thuộc loại vacxin gì? 2/ Cho biết cách sử dụng và bảo quản loại vacxin này. 3/ Để bảo đảm hiệu lực của vacxin, cần bảo quản vacxin trong điều kiện như thế nào? * Bài tập thực hành Tổ chức cho lớp học tiêm phòng bệnh Phó thương hàn lợn cho lợn con ở một số đàn hiện có tại cơ sở tổ chức lớp học. Trước khi tiêm phòng giáo viên cần hướng dẫn, phổ biến cho học sinh những nội dung sau: 1/ Chuẩn bị bảo hộ lao động, vật tư cần thiết. 2/ Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm 3/ Vị trí tiêm 4/ Phương pháp cố định gia súc để tiêm 5/ Cách lấy thuốc 6/ Thao tác tiêm 7/ Vệ sinh địa điểm tiêm sau khi tiêm phòng. 8/ Theo dõi gia súc sau khi tiêm. C. Ghi nhớ -Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất hiện nay đối với bệnh này, vì đây là một trong những bệnh truyền nhiễm thông thường xẩy ra đối với lợn con theo mẹ và gây thiệt hại, giảm kinh tế trong chăn nuôi đối với nông dân. - Lợn được 20 ngày tuổi cần phải tiêm phòng ngay. - Đối với những chủ hộ nuôi lợn nái luôn chú ý biện pháp kỹ thuật này. - Khi tiêm phòng vacxin này có thể kết hợp tiêm phòng một mũi vacxin dịch tả. - Một số trường hợp có thể có phản ứng nhẹ, tuy nhiên lợn sẽ trở lại bình thường sau 1-2 giờ. Trong những trường hợp như vậy, nếu cần có thể can thiệp bằng Vitamin C và thuốc kháng Histamine. Bài 9: Sử dụng vác xin tai xanh ( PRRS ) Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng - Mô tả được những nội dung về sử dụng vác xin tai xanh trong chăn nuôi. - Sử dụng được vác xin tai xanh đúng kỹ thuật. A. Nội dung: 1.Nhận dạng vác xin:
- 32 1.1. Nhận biết chung: Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép nhập vào Việt Nam hai 2 loại vacxin phòng bệnh tai xanh, đó là: * BSL-PS100 ( Singapore) Đây là loại vacxin sống ( nhược độc), dạng đông khô thế hệ mới có nguồn gốc từ chủng JKL-100 thuộc dòng Mỹ. Quy cách lọ 10 liều, 25 liều và 50 liều. Vác xin phòng bệnh tai xanh BSL-PS100 1.2. Nhận biết tính chất: Vacxin có độ an toàn rất cao. 1.3. Nhận biết tác dụng : Thực nghiệm đã chứng minh, trên lô lợn có sử dụng vacxin BSL-100, tỷ lệ tử vong của lợn con bú mẹ rất thấp (0%) so với lô đối chứng không sử dụng vacxin (7%). Trên lợn thịt, hiệu quả tăng trọng thêm 15% so với lợn không được tiêm phòng. Vacxin kích hoạt hệ thống miễn dịch nhanh chóng và kéo dài. Khi tiêm cho lợn 4- 5 tuần tuổi thì sau một tuần, hệ thống miễn dịch có khả năng bảo hộ và thời gian miễn dịch kéo dài khoảng 16 tuần. 2. Ứng dụng: Tiêm phòng bệnh tai xanh cho lợn. 3. Sử dụng 3.1. Tiêm dưới da gia súc: Ít sử dụng. 3.2. Tiêm bắp thịt: Vị trí ở sau gốc tai với 2ml/ liều. + Đối với lợn nái: - Nái tơ, nái rạ, không mang thai ( chờ phối): tiêm phòng trước khi phối giống. - Nái nuôi con: tiêm phòng trước khi cai sữa. + Đối với lợn đực: tiêm phòng lúc 18 tuần tuổi và hàng năm tiêm nhắc lại. + Đối với lợn con: Ở trại không có dịch, tiêm phòng một lần lúc 3 tuần tuổi. Tiêm lần hai trước sáu tuần tuổi. Ở trại đang có dịch, tiêm phòng cho nái mang thai dưới 70 ngày của thai kỳ. AMERVAC- PRRS ( TÂY BAN NHA). Đây là loại vacxin sống ( nhược độc), dạng đông khô. 1.2. Nhận biết tính chất: Vacxin có độ an toàn rất cao, hoàn toàn không gây hoàn nguyên độc lực, không gây sốt cho lợn khi tiêm, không gây phản ứng phụ, không đào thải virus vacxin ra môi trường, có thể tiêm trên lợn mang thai. 1.3. Nhận biết tác dụng : + Đối với lợn nái: Bảo hộ lợn nái chống lại PRRS, làm giảm tỷ lệ đẻ non, sẩy thai, chết thai và truyền kháng thể bảo hộ trong thời gian còn cho bú . + Đối với lợn con: Bảo hộ chống PRRS, giảm tỷ lệ nhiễm hội chứng hô hấp thứ phát + Bảo hộ chéo: Vacxin đã được kiểm chứng là công cụ an toàn và hiệu quả để kiểm soát bệnh tai xanh cả chủng Châu Âu lẫn chủng Châu Mỹ.
- 33 + Thời gian bảo hộ: Kháng thể bảo hộ ở ngày thứ 11 sau khi tiêm là 80%, ngày thứ 32 sau khi tiêm, kháng thể bảo hộ đạt 100% và kéo dài 100% đến ngày thứ 125. 2. Ứng dụng: Tiêm phòng bệnh tai xanh cho lợn. 3. Sử dụng 3.1. Tiêm dưới da gia súc: Ít sử dụng. 3.2. Tiêm bắp thịt: Vị trí ở sau gốc tai với 2ml/ liều, không kể lứa tuổi, giới tính và thể trọng. * Trường hợp trong trại có dấu hiệu của bệnh hoặc nguy cơ dịch bệnh Vac xin phòng bệnh tai xanh PRRS cao: + Tiêm đồng loạt trên lợn nái 2 lần, cách nhau 1 tháng. Sau đó có thể theo 1 trong 2 chương trình sau: Tiêm toàn đàn cứ 4 tháng 1 lần bằng vacxin sống * Tiêm 1 liều vacxin sống 12 – 15 ngày sau khi sinh. * Trong trường hợp tiêm phòng thường kỳ: + Đối với lợn nái hậu bị và đực giống: - Tiêm phòng 1 liều vacxin sống 5 – 6 tuần tuổi, trước khi phối lần đầu. + Đối với lợn nái: - Tiêm phòng 1 liều vacxin sống 12 – 15 ngày sau khi sinh. Tiêm phòng vác xin phòng bệnh tai xanh + Đối với lợn đực giống: - Tiêm phòng 6 tháng 1 lần. + Đối với lợn con: - 1 tháng sau tiêm phòng toàn đàn nái, bắt đầu tiêm phòng cho lợn con 1 liều vacxin sống lúc 3- 4 tuần tuổi. 4. Bảo quản 4.1. Xác định điều kiện bảo quản. - Điều kiện lạnh, Ở nhiệt độ 2-10 độ C, hạn dùng 2 năm. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng, bao bì bao gói để phát hiện dập, vỡ, hở nút ảnh hưởng tới vác xin.
- 34 - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của vác xin để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng khi vận chuyển, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh, không để vac xin chung với hóa chất độc hại. - Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: * Câu hỏi 1/ Vacxin phòng bệnh tai xanh ( PRRS ) cho lợn thuộc loại vacxin gì? 2/ Cho biết cách sử dụng loại vacxin này. 3/ Để bảo đảm hiệu lực của vacxin, cần bảo quản vacxin trong điều kiện như thế nào? * Bài tập thực hành Tổ chức cho lớp học tiêm phòng bệnh Tai xanh ( PRRS) cho lợn theo lịch và kế hoạch của Thú y địa phương tại cơ sở tổ chức lớp học hoặc một trang trại nào đó mà giáo viên đã liên hệ được từ trước. Trước khi tiêm phòng giáo viên cần hướng dẫn, phổ biến cho học sinh những nội dung sau: 1/ Chuẩn bị bảo hộ lao động, vật tư cần thiết. 2/ Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm 3/ Vị trí tiêm 4/ Phương pháp cố định gia súc để tiêm 5/ Cách lấy thuốc 6/ Thao tác tiêm 7/ Vệ sinh địa điểm tiêm sau khi tiêm phòng. 8/ Theo dõi gia súc sau khi tiêm. C. Ghi nhớ: -Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất hiện nay đối với bệnh này, vì đây là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây nên hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp đối với lợn. Bệnh lây lan nhanh, diễn biến phức tạp và gây chết nhiều lợn, làm thiệt hại kinh tế cho nghành chăn nuôi. - Lợn được 3-4 tuần tuổi cần phải tiêm phòng ngay. - Đối với những chủ hộ nuôi lợn nái, đực giống, lợn thịt luôn chú ý biện pháp kỹ thuật này. - Do bệnh thường hay ghép với một số bệnh khác, vì vậy lợn phải được tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin khác như dịch tả, phó thương hàn, tụ huyết trùng Bài 10: Sử dụng vác xin la xô ta Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng: - Mô tả được những nội dung về sử dụng vác xin la xô ta trong chăn nuôi. - Sử dụng được vác xin la xô ta đúng kỹ thuật. A. Nội dung:
- 35 1.Nhận dạng vác xin . 1.1. Nhận biết chung: Là loại vacxin dạng đông khô, được đóng trong lọ nhựa hoặc thủy tinh. 1.2. Nhận biết tính chất: Dễ bị mất tác dụng, nếu bảo quản không đúng kỹ thuật. 1.3. Nhận biết tác dụng: Phòng bệnh Newcastle ( Bệnh gà rù) cho gà một tuần tuổi trở lên. 2. Ứng dụng : Tiêm phòng bệnh Newcastle ( Bệnh gà rù) cho gà con. 3. Sử dụng 3.1. Nhỏ mắt : 1 liều 0,1 – 0,2 ml. 3.2. Nhỏ mũi : liều như trên 3.3. Cho uống ( 3-5ml/ con ) hoặc trong thực tế người ta có thể nhúng cả đầu gà vào lọ thuốc đã pha; làm như vậy cùng một lúc thuốc có thể thấm qua được các niêm mạc mắt, mũi, miệng để vào cơ thể. Chú ý: - Pha vacxin với nước sôi để nguội, nước cất hoặc nước sinh lý. - Căn cứ só liều ghi trên nhãn mà pha thành khối lượng tùy theo cách sử dụng. - Vacxin đã pha thì sử dụng ngay, không để quá 8 giờ. - Thời gian miễn dịch 1-2 tháng. - Không dùng cho gà đang đẻ trứng. Vác xin Lasota phòng bệnh Nui cát xơn cho gà con dƣới 2 tháng tuổi 4. Bảo quản 4.1. Xác định điều kiện bảo quản. - Điều kiện lạnh, Ở nhiệt độ 2-10 độ C, hạn dùng 2 năm. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng, bao bì bao gói để phát hiện dập, vỡ, hở nút ảnh hưởng tới vác xin.
- 36 - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của vác xin để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng khi vận chuyển, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh, không để vac xin chung với hóa chất độc hại. - Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1/ Vacxin phòng bệnh Newcastle ( Bệnh gà rù) cho gà thuộc loại vacxin gì? 2/ Cho biết cách sử dụng loại vacxin này. 3/ Để bảo đảm hiệu lực của vacxin, cần bảo quản vacxin trong điều kiện như thế nào? * Bài tập thực hành Tổ chức cho lớp học tiêm phòng bệnh Newcastle ( Bệnh gà rù) cho gà tại các căn hộ, các gia đình chăn nuôi tại địa phương nơi tổ chức lớp học hoặc một trang trại nào đó mà giáo viên đã liên hệ được từ trước. Trước khi tiêm phòng giáo viên cần hướng dẫn, phổ biến cho học sinh những nội dung sau: 1/ Chuẩn bị bảo hộ lao động, vật tư cần thiết. 2/ Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm 3/ Vị trí tiêm 4/ Phương pháp cố định gia cầm để tiêm 5/ Cách lấy thuốc 6/ Thao tác tiêm 7/ Vệ sinh địa điểm tiêm sau khi tiêm phòng. 8/ Theo dõi gia cầm sau khi tiêm. C. Ghi nhớ -Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất hiện nay đối với bệnh này, vì đây là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan nhanh, mọi lứa tuổi gà đều mắc, khi bị bệnh tỷ lệ chết rất cao từ 90 – 100%, từ đó làm thiệt hại kinh tế cho nghành chăn nuôi, đặc biệt là những cơ sở chăn nuôi tập trung. - Gà được 2 tháng tuổi cần phải tiêm phòng ngay. - Đối với những chủ hộ chăn nuôi với số lượng nhiều, luôn chú ý biện pháp kỹ thuật này. Bài 11: Sử dụng vác xin Niu cát xơn Chủng M hệ 1 Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng - Mô tả được những nội dung về sử dụng vác xin niu cát xơn chủng M hệ 1 trong chăn nuôi. - Sử dụng được vác xin vác xin niu cát xơn chủng M hệ 1 đúng kỹ thuật.
- 37 A. Nội dung 1.Nhận dạng vác xin 1.1. Nhận biết chung : Là loại vacxin dạng đông khô, được đóng trong lọ nhựa hoặc thủy tinh, với liều 20, 40 và 250. Dùng cho gà từ 2 tháng tuổi trở lên. 1.2. Nhận biết tính chất : Dễ bị mất tác dụng, nếu bảo quản không đúng kỹ thuật 1.3. Nhận biết tác dụng : Phòng bệnh Newcastle ( Bệnh gà rù) cho gà. 2. Ứng dụng: Tiêm phòng bệnh Newcastle ( Bệnh gà rù) cho gà 3. Sử dụng 3.1. Tiêm dưới da cánh hoặc cổ, lườn 3.2. Tiêm bắp thịt Liều lượng: 0,4ml/ con. Chú ý: - Tiêm cho gà từ 2 tháng tuổi trở lên và gà đã được dùng vacxin Lasota. - Cứ sau 4-6 tháng tiêm nhắc lại một lần. - Không tiêm vacxin Newcastle hệ 1 cho gà dưới 2 tháng tuổi. - Khi dùng pha với nước cất như sau: + Lọ vacxin 20 liều pha thêm 8ml nước cất. + Lọ vacxin 40 liều pha thêm 16ml nước cất. + Lọ vacxin 250 liều pha thêm 100ml nước cất. - Vacxin pha xong phải dùng ngay. 4. Bảo quản 4.1. Xác định điều kiện bảo quản. - Điều kiện lạnh, Ở nhiệt độ 2-10 độ C, hạn dùng 2 năm. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng, bao bì bao gói để phát hiện dập, vỡ, hở nút ảnh hưởng tới vác xin. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của vác xin để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng khi vận chuyển, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh, không để vac xin chung với hóa chất độc hại. - Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót.
- 38 Vác xin phòng bệnh Nui cát xơn chủng M Tiêm phòng vác xin Nui cát xơn cho gà B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1/ Vacxin phòng bệnh Niu cát xơn Chủng M hệ 1( Bệnh gà rù) cho gà thuộc loại vacxin gì? 2/ Cho biết cách sử dụng loại vacxin này. 3/ Để bảo đảm hiệu lực của vacxin, cần bảo quản vacxin trong điều kiện như thế nào? * Bài tập thực hành Tổ chức cho lớp học tiêm phòng bệnh Newcastle ( Bệnh gà rù) cho gà tại các căn hộ, các gia đình chăn nuôi tại địa phương nơi tổ chức lớp học hoặc một trang trại nào đó mà giáo viên đã liên hệ được từ trước. Trước khi tiêm phòng giáo viên cần hướng dẫn, phổ biến cho học sinh những nội dung sau: 1/ Chuẩn bị bảo hộ lao động, vật tư cần thiết. 2/ Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm 3/ Vị trí tiêm 4/ Phương pháp cố định gia cầm để tiêm 5/ Cách lấy thuốc 6/ Thao tác tiêm 7/ Vệ sinh địa điểm tiêm sau khi tiêm phòng. 8/ Theo dõi gia cầm sau khi tiêm. C. Ghi nhớ -Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất hiện nay đối với bệnh này, vì đây là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan nhanh, mọi lứa tuổi gà đều mắc, khi bị bệnh tỷ lệ chết rất cao từ 90 – 100%, từ đó làm thiệt hại kinh tế cho nghành chăn nuôi, đặc biệt là những cơ sở chăn nuôi tập trung. - Gà trên 2 tháng tuổi cần phải tiêm phòng ngay và phải là những con đã được tiêm phòng vacxin Lazota, có như vậy mới khép kín được vòng dịch tễ đối với bệnh này. - Đối với những chủ hộ chăn nuôi với số lượng nhiều, luôn chú ý biện pháp kỹ thuật này. Cũng vì vậy mà sau khi vacxin Lazota và vacxin Newcastle hệ 1 ra đời, chúng ta đã khống chế được bệnh này một cách có hiệu quả. Bài 12: Sử dụng vác xin Niu cát xơn chủng F hệ 2 Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng - Mô tả được những nội dung về sử dụng vác xin niu cát xơn chủng F hệ 2 trong chăn nuôi.
- 39 - Sử dụng được vác xin vác xin niu cát xơn chủng F hệ 2 đúng kỹ thuật. A. Nội dung: 1.Nhận dạng vác xin 1.1. Nhận biết chung - Đây là loại vacxin sống làm bằng chủng F rất yếu, nuôi trên phôi trứng. Chủng F không gây phản ứng, ngay cả ở gà con mới nở. Nhưng nó cho sức miễn dịch yếu và không bền. Mỗi liều có ít nhất 107 ELD50Virut. - Để dễ bảo quản, vacxin được pha thêm chất bổ trợ và đông khô. - Thời gian miễn dịch: 1 tháng - Trình bày: Lọ 100 liều. 1.2. Nhận biết tác dụng: Phòng bệnh Newcastle ( Bệnh gà rù) cho gà. 2. Ứng dụng: Nhỏ mũi hoặc nhỏ mắt để phòng bệnh Newcastle ( Bệnh gà rù) cho gà. 3. Sử dụng: Vacxin này dùng cho gà 1 ngày tuổi trở lên, để nhỏ mũi hoặc nhỏ mắt nhưng nhỏ mắt tốt hơn, tuy rằng mất thêm thì giờ so với nhỏ mũi. Có nơi dùng để tiêm dưới da. Vác xin Nui cát xơn chủng F đông khô Trước khi dùng pha loãng vacxin bằng nước sinh lý hoặc nước cất vô trùng đã để lạnh. Hút thuốc pha bằng ống hút hoặc ống nhỏ giọt vào mỗi mắt hoặc mỗi lỗ mũi một giọt. Như vậy mỗi gà nhỏ 2 giọt. Khi nhỏ mắt thì cho giọt vacxin vào khoé mắt trong, đợi giọt thuốc tiêu đi mới nghiêng đầu cho một giọt nữa vào mắt bên kia. Nếu nhỏ mũi thì lấy ngón tay trái bịt một lỗ mũi và nhỏ tiếp như vậy với lỗ mũi bên kia. Mỗi ml vacxin đã pha có thể dùng cho 10 gà (10 liều) khi nhỏ mỗi con 2 giọt. Như vậy tuỳ theo số liều dùng trong lọ mà pha với lượng nước bằng 1/10 số liều. Thí dụ lọ 100 liều thì pha 100/10, tức là 10 ml nước. 4. Bảo quản: - Vacxin phải giữ ở + 40C hoặc trong nước đá, ở chỗ râm mát, không có mặt trời chiếu thẳng vào. Trong điều kiện đó, vacxin có thể giữ được 1 năm. - Nếu giữ ở nhiệt độ thường thì thời gian bảo quản rút ngắn nhiều. * Chú ý: - Chỉ pha vacxin ngay trước khi dùng. - Nước để pha vacxin phải để lạnh. - Dụng cụ để pha và để hút thuốc, trước và sau khi dùng xong không được rửa bằng thuốc sát trùng mà chỉ được rủa bằng nước thường rồi đun sôi 15 phút để nguội hoặc để lạnh đem dùng. - Vacxin đã pha phải giữ trong lạnh và phải dùng hết trong 2 giờ.
- 40 B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1/ Vacxin phòng bệnh Niu cát xơn Chủng F hệ 2( Bệnh gà rù) cho gà thuộc loại vacxin gì? 2/ Cho biết cách sử dụng loại vacxin này. 3/ Để bảo đảm hiệu lực của vacxin, cần bảo quản vacxin trong điều kiện như thế nào? * Bài tập thực hành Tổ chức cho lớp học tiêm phòng bệnh Newcastle ( Bệnh gà rù) cho gà tại các căn hộ, các gia đình chăn nuôi tại địa phương nơi tổ chức lớp học hoặc một trang trại nào đó mà giáo viên đã liên hệ được từ trước. Trước khi tiêm phòng giáo viên cần hướng dẫn, phổ biến cho học sinh những nội dung sau: 1/ Chuẩn bị bảo hộ lao động, vật tư cần thiết. 2/ Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm 3/ Vị trí tiêm 4/ Phương pháp cố định gia cầm để tiêm 5/ Cách lấy thuốc 6/ Thao tác tiêm 7/ Vệ sinh địa điểm tiêm sau khi tiêm phòng. 8/ Theo dõi gia cầm sau khi tiêm. C. Ghi nhớ -Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất hiện nay đối với bệnh này, vì đây là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan nhanh, mọi lứa tuổi gà đều mắc, khi bị bệnh tỷ lệ chết rất cao từ 90 – 100%, từ đó làm thiệt hại kinh tế cho nghành chăn nuôi, đặc biệt là những cơ sở chăn nuôi tập trung. - Gà 1 ngày tuổi cần phải tiêm phòng ngay - Đối với những chủ hộ chăn nuôi với số lượng nhiều, luôn chú ý biện pháp kỹ thuật này. Cũng vì vậy mà sau khi vacxin Niu cát xơn Chủng F hệ 2, vacxin Lazota và vacxin Newcastle hệ 1 ra đời, chúng ta đã khống chế được bệnh này một cách có hiệu quả. Bài 13: Sử dụng vácxin cúm A-H5N1 Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng - Mô tả được những nội dung về sử dụng vác xin cúm A-H5N1 trong chăn nuôi. - Sử dụng được vác xin cúm A-H5N1 đúng kỹ thuật. A. Nội dung: 1.Nhận dạng vác xin .
- 41 1.1. Nhận biết chung: Đây là loại vacxin dùng để tiêm phòng bệnh cúm gia cầm: + Đối với gà: Dùng vacxin chết chủng H5N2 của hãng Intevet ( Hà Lan) và Trung Quốc, tiêm cho gà 8 ngày tuổi trở lên. + Đối vịt: Dùng vacxin chết chủng H5N1 của Trung Quốc tiêm cho vịt từ 15 ngày tuổi trở lên. + Vacxin TROVAC AIVH5 là vacxin nhược độc mang gen cúm gia cầm H5, vacxin ở dạng đông khô dùng để tiêm phòng cho gà 1 ngày tuổi nuôi thịt theo Vác xin cúm gia cầm H N hình thức chăn nuôi công nghiệp. 5 1 1.2. Nhận biết tính chất: Dễ bị mất tác dụng, nếu bảo quản không đúng kỹ thuật. 1.3. Nhận biết tác dụng: Làm giảm nguy cơ mắc bệnh cúm cho gia cầm, từ đó làm giảm khả năng nhiễm bệnh cúm A (H5N1) ở người và các loại động vật khác. Tiêm phòng vác xin cúm gia cầm cho gà, vịt 2. Ứng dụng: Tiêm phòng bệnh cúm cho gà và vịt + Đối với gà vacxin được sử dụng tiêm cho gà 8 ngày tuổi trở lên, mỗi đợt tiêm 2 lần, lần tiêm thứ 2 cách lần thứ nhất 4 tuần và sau đó cứ 6 tháng tiêm nhắc lại. + Đối với vịt vacxin được sử dụng tiêm cho vịt từ 15 ngày tuổi trở lên, tiêm lần 2 cách lần đầu 4 tuần và sau 4 tháng tiêm nhắc lại. 3. Sử dụng 3.1. Tiêm đúng vị trí cơ lườn hoặc 1/3 dưới da cổ về phía dưới ( để tránh gây tổn thương cho gia cầm trước khi đâm mũi kim nên véo da lên).
- 42 3.2. Tiêm vacxin H5N2: Gà 8 ngày tuổi đến < 5 tuần tuổi tiêm vào da cổ gà, mỗi con với liều 0,3ml; gà từ 5 tuần tuổi trở lên tiêm ở ức gà, mỗi con tiêm 0,5ml. 3.3. Tiêm vacxin H5N1: Cho vịt, ngỗng 15 ngày tuổi, mỗi con 0,5ml, vịt trên 5 tuần tuổi tiêm1ml, ngỗng trên 5 tuần tuổi tiêm 1,5ml. Tiêm cho gà 2-5 tuần tuổi 0,3ml; gà trên 5 tuần tuổi tiêm 1,5ml Chú ý : Lắc kỹ chai vacxin trước khi tiêm. 4. Bảo quản 4.1. Xác định điều kiện bảo quản. - Điều kiện lạnh, Ở nhiệt độ 2-10 độ C, tốt nhất trong tủ lạnh dương 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng, bao bì bao gói để phát hiện dập, vỡ, hở nút ảnh hưởng tới vác xin. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của vác xin để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản. - Vận chuyển bằng phích lạnh có nước đá, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh, không để vac xin chung với hóa chất độc hại. - Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót.
- 46 B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1/ Vacxin phòng bệnh cúm gia cầm H5N1 thuộc loại vacxin gì? 2/ Cho biết cách sử dụng loại vacxin này. 3/ Để bảo đảm hiệu lực của vacxin, cần bảo quản vacxin trong điều kiện như thế nào? * Bài tập thực hành: Tổ chức cho lớp học tiêm phòng bệnh cúm gia cầm H5N1 tại các căn hộ, các gia đình chăn nuôi ngay địa phương nơi tổ chức lớp học hoặc một trang trại nào đó mà giáo viên đã liên hệ được từ trước. Trước khi tiêm phòng giáo viên cần hướng dẫn, phổ biến cho học sinh những nội dung sau: 1/ Chuẩn bị bảo hộ lao động, vật tư cần thiết. 2/ Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm 3/ Vị trí tiêm 4/ Phương pháp cố định gia cầm để tiêm 5/ Cách lấy thuốc 6/ Thao tác tiêm 7/ Vệ sinh địa điểm tiêm sau khi tiêm phòng. 8/ Theo dõi gia cầm sau khi tiêm. C. Ghi nhớ: -Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất hiện nay đối với bệnh này, vì đây là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan nhanh, mọi lứa tuổi gia cầm đều mắc, khi bị bệnh tỷ lệ chết rất cao từ 90 – 100%, từ đó làm thiệt hại kinh tế cho nghành chăn nuôi, đặc biệt là những cơ sở chăn nuôi tập trung. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm đối với gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, đà điểu, chim cút. Các loài chim cảnh và chim hoang dã, nhất là vịt trời, diệc, ngỗng trời và đặc biệt là các loài thủy cầm nuôi ( vịt, ngan, ngỗng) trước đây được coi là những vật mang trùng khỏe mạnh. Người cũng có thể bị bệnh cúm gia cầm và trong một số trường hợp đặc biệt, một số loài động vật có vú như hổ, mèo cũng có thể bị bệnh. - Gà, vịt 15 ngày tuổi cần phải tiêm phòng ngay - Đối với những chủ hộ chăn nuôi với số lượng nhiều, luôn chú ý biện pháp kỹ thuật này. Bài 14: Sử dụng vác xin tụ huyết trùng gà Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng - Mô tả được những nội dung về sử dụng vác xin tụ huyết trùng gà trong chăn nuôi. - Sử dụng được vác xin tụ huyết trùng gà đúng kỹ thuật.
- 47 A. Nội dung: 1.Nhận dạng vác xin 1.1. Nhận biết chung : Là loại vacxin vô hoạt hay còn gọi là vacxin chết, dạng nước. 1.2. Nhận biết tính chất: Dễ bị mất tác dụng, nếu bảo quản không đúng kỹ thuật 1.3. Nhận biết tác dụng: Phòng bệnh Tụ huyết trùng cho gà, vịt, ngan, ngỗng. 2. Ứng dụng: Tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng cho gà, vịt, ngan, ngỗng. 3. Sử dụng 3.1. Tiêm dưới da cổ hoặc ức ( lườn ). 3.2. Tiêm bắp thịt ở cơ ức. Liều lượng: + Gà 25ngày tuổi đến 2 tháng tuổi tiêm 0,5 ml/con + Gà trên 2 tháng tuổi tiêm 1 ml/con Chú ý: - Trước khi sử dụng lấy vacxin ra khỏi tủ lạnh để khoảng 1-2 giờ ở nhiệt độ phòng. Vác xin tụ huyết trùng gia cầm - Lắc kỹ trước khi dùng. - Do hiệu lực vacxin tụ huyết trùng chưa cao nên không được coi nhẹ biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho gia cầm nói chung và gà nói riêng. 4. Bảo quản 4.1. Xác định điều kiện bảo quản. - Nơi khô, mát, nhiệt độ dưới 10 độ C, hạn dùng 2 năm. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng, bao bì bao gói để phát hiện dập, vỡ, hở nút ảnh hưởng tới vác xin. Tiêm phòng vác xin tụ huyết trùng gà - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của vác xin để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng khi vận chuyển, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh, không để vac xin chung với hóa chất độc hại. - Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi
- 48 1/ Vacxin phòng bệnh Tụ huyết trùng gà thuộc loại vacxin gì? 2/ Cho biết cách sử dụng loại vacxin này. 3/ Để bảo đảm hiệu lực của vacxin, cần bảo quản vacxin trong điều kiện như thế nào? * Bài tập thực hành Tổ chức cho lớp học tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng gà tại các căn hộ, các gia đình ( thể là gia đình của các học viên) chăn nuôi ngay địa phương nơi tổ chức lớp học hoặc một trang trại nào đó mà giáo viên đã liên hệ được từ trước. Trước khi tiêm phòng giáo viên cần hướng dẫn, phổ biến cho học sinh những nội dung sau: 1/ Chuẩn bị bảo hộ lao động, vật tư cần thiết. 2/ Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm 3/ Vị trí tiêm 4/ Phương pháp cố định gia cầm để tiêm 5/ Cách lấy thuốc 6/ Thao tác tiêm 7/ Vệ sinh địa điểm tiêm sau khi tiêm phòng. 8/ Theo dõi gia cầm sau khi tiêm. C. Ghi nhớ - Đây là bệnh truyền nhiễm thường xẩy ra ở thể quá cấp tính làm gà chết đột ngột và hiện tượng này là báo hiệu đầu của ổ dịch. - Gà 25 ngày tuổi cần phải tiêm phòng ngay - Đối với những chủ hộ chăn nuôi với số lượng nhiều, luôn chú ý biện pháp kỹ thuật này. - Trong thực tế do hiệu lực của vacxin tụ huyết trùng chưa cao nên các chủm hộ tuyệt đối không được coi nhẹ biện pháp vệ sinh, tiêu độc chuồng trại, môi trương xung quanh chuồng nuôi Bài 15: Sử dụng vác xin đậu gà Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng - Mô tả được những nội dung về sử dụng vác xin đậu gà trong chăn nuôi. - Sử dụng được vác xin đậu gà đúng kỹ thuật. A. Nội dung: 1.Nhận dạng vác xin 1.1. Nhận biết chung : Là loại vacxin nhược độc hay còn gọi là vacxin sống, dạng đông khô, được đóng trong lọ nhựa hoặc thủy tinh. 1.2. Nhận biết tính chất: Dễ bị mất tác dụng, nếu bảo quản không đúng kỹ thuật 1.3. Nhận biết tác dụng: Phòng bệnh Đậu cho gà. 2. Ứng dụng: Chủng để phòng bệnh đậu cho gà. 3. Sử dụng
- 49 3.1. Chủng qua da gia súc 3.2. Trà xát lên vết xước ở da Một lọ vacxin 100 liều, pha với 1ml nước cất. Dùng kim chủng qua màng mỏng cánh gà 7 ngày tuổi. Sau 5-7 ngày kiểm tra vị trí chủng, nếu thấy sần lên một cục nhỏ là đạt yêu cầu. 4. Bảo quản 4.1. Xác định điều kiện bảo quản. - Điều kiện lạnh, Ở nhiệt độ 2-10 độ C, tốt nhất trong tủ lạnh dương 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng, bao bì bao gói để phát hiện dập, vỡ, hở nút ảnh hưởng tới vác xin. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của vác xin để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản. - Vận chuyển bằng phích lạnh có nước đá, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh, không để vac xin chung với hóa chất độc hại. - Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót. Vaccine phòng bệnh đậu gà đông khô B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1/ Vacxin phòng bệnh Đậu gà thuộc loại vacxin gì? 2/ Cho biết cách sử dụng loại vacxin này. 3/ Để bảo đảm hiệu lực của vacxin, cần bảo quản vacxin trong điều kiện như thế nào? * Bài tập thực hành
- 50 Tổ chức cho lớp học tiêm phòng bệnh Đậu gà tại các căn hộ, các gia đình (có thể là gia đình của các học viên) chăn nuôi ngay địa phương nơi tổ chức lớp học hoặc một trang trại nào đó mà giáo viên đã liên hệ được từ trước. Trước khi tiêm phòng giáo viên cần hướng dẫn, phổ biến cho học sinh những nội dung sau: 1/ Chuẩn bị bảo hộ lao động, vật tư cần thiết. 2/ Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm 3/ Vị trí tiêm 4/ Phương pháp cố định gia cầm để tiêm 5/ Cách lấy thuốc 6/ Thao tác tiêm 7/ Vệ sinh địa điểm tiêm sau khi tiêm phòng. 8/ Theo dõi gia cầm sau khi tiêm. C. Ghi nhớ - Đây là bệnh truyền nhiễm thường xẩy ra ở gà, nốt đậu thường mọc ở khóe mắt, miệng, niêm mạc thực quản, khí quản làm cho gà không ăn, uống được. - Gà 5- 7 ngày tuổi cần phải tiêm phòng ( chủng) ngay - Đối với những chủ hộ chăn nuôi với số lượng nhiều, luôn chú ý biện pháp kỹ thuật này. Bài 16: Sử dụng vác xin dịch tả vịt Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng - Mô tả được những nội dung về sử dụng vác xin dịch tả vịt trong chăn nuôi. - Sử dụng được vác xin dịch tả vịt đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1.Nhận dạng vác xin 1.1. Nhận biết chung: Là loại vacxin nhược độc hay còn gọi là vacxin sống, dạng đông khô, được đóng trong lọ nhựa hoặc thủy tinh. 1.2. Nhận biết tính chất: Dễ bị mất tác dụng, nếu bảo quản không đúng kỹ thuật 1.3. Nhận biết tác dụng: Phòng bệnh dịch tả cho vịt. 2. Ứng dụng: Tiêm phòng bệnh dịch tả cho vịt. 3. Sử dụng: Theo hướng dẫn của Xí nghiệp thuốc thú y Trung ương: Vác xin dịch tả vịt đông khô Tiêm dưới da gáy ( cổ) với liều 0,4ml/con.
- 51 Lịch dùng: Lần 1: Lúc 2 tuần tuổi. Lần 2: Lúc 10 ngày tuổi. Nhắc lại cứ 6 tháng 1 lần. Chú ý: * Những nơi chưa có bệnh: - Tốt nhất là tự túc con giống - Không mua con giống ở vùng có dịch - Con giống mua về phải nuôi cách ly ít nhất là 10 ngày để theo dõi, nếu không có bệnh thì mới cho nhập đàn. - Vệ sinh, nuôi dưỡng, chăm sóc tốt. * Những nơi đã có bệnh: - Không nên chăn thả vịt khỏe trên cùng cánh đồng, cùng nguồn nước có chăn thả vịt bệnh. - Phải tiêm phòng vacxin dịch tả vịt. 4. Bảo quản 4.1. Xác định điều kiện bảo quản. - Điều kiện lạnh, Ở nhiệt độ 2-10 độ C, tốt nhất trong tủ lạnh dương 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng, bao bì bao gói để phát hiện dập, vỡ, hở nút ảnh hưởng tới vác xin. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của vác xin để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản. - Vận chuyển bằng phích lạnh có nước đá, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh, không để vac xin chung với hóa chất độc hại. - Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót. Vác xin phòng bệnh dịch tả vịt đông khô Tiêm phòng vác xin dịch tả vịt
- 52 B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1/ Vacxin phòng bệnh Dịch tả vịt thuộc loại vacxin gì? 2/ Cho biết cách sử dụng loại vacxin này. 3/ Để bảo đảm hiệu lực của vacxin, cần bảo quản vacxin trong điều kiện như thế nào? * Bài tập thực hành Tổ chức cho lớp học tiêm phòng bệnh Dịch tả vịt tại các căn hộ, các gia đình (có thể là gia đình của các học viên) chăn nuôi ngay địa phương nơi tổ chức lớp học hoặc một trang trại nào đó mà giáo viên đã liên hệ được từ trước. Trước khi tiêm phòng giáo viên cần hướng dẫn, phổ biến cho học sinh những nội dung sau: 1/ Chuẩn bị bảo hộ lao động, vật tư cần thiết. 2/ Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm 3/ Vị trí tiêm 4/ Phương pháp cố định gia cầm để tiêm 5/ Cách lấy thuốc 6/ Thao tác tiêm 7/ Vệ sinh địa điểm tiêm sau khi tiêm phòng. 8/ Theo dõi gia cầm sau khi tiêm. C. Ghi nhớ: . - Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường xẩy ra ở vịt. Vịt mọi lứa tuổi đều mẫn cảm và tỷ lệ chết rất cao. - Vịt 5- 7 ngày tuổi cần phải tiêm phòng ngay - Định kỳ tiêm vacxin cho đàn vịt đẻ 2 lần/ năm; vịt thịt lúc 1 tuần tuổi. - Đối với những chủ hộ chăn nuôi với số lượng nhiều, luôn chú ý biện pháp kỹ thuật này. HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun: Là mô đun chuyên môn nghề mà người học được học sau khi học xong những môn học chuyên môn trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề, nghề sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi . Mô đun được tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh về việc nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản vác xin phòng bệnh trong chăn nuôi. II. Mục tiêu: Học xong mô đun này, người học có khả năng: - Mô tả được việc nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản vác xin phòng bệnh dùng trong chăn nuôi. - Sử dụng được vác xin phòng bệnh dùng trong chăn nuôi đúng kỹ thuật .
- 53 - An toàn cho người, vật nuôi và bảo đảm vệ sinh phòng bệnh. III. Nội dung của mô đun Tên bài Loại Địa điểm Thời gian (giờ) Thực Kiểm Mã bài bài Tổng Lý hành bài tra dạy số thuyết tập MĐ 04-01 Sử dụng vác xin Tích Cơ sở chăn 5 1 4 nhiệt thán trâu, bò. hợp nuôi/Trại trường MĐ 04-02 Sử dụng vác xin Tích Cơ sở chăn 5 1 4 dịch tả trâu, bò hợp nuôi/Trại trường MĐ 04-03 Sử dụng vác xin tụ Tích Cơ sở chăn 5 1 4 huyết trùng trâu, hợp nuôi/Trại bò trường MĐ 04-04 Sử dụng vác xin lở Tích Cơ sở chăn 5 1 4 mồm, long móng hợp nuôi/Trại trường MĐ 04-05 Sử dụng vác xin Tích Cơ sở chăn 6 1 4 1 dịch tả lợn hợp nuôi/Trại trường MĐ 04-06 Sử dụng vác xin tụ Tích Cơ sở chăn 5 1 4 huyết trùng lợn hợp nuôi/Trại trường MĐ 04-07 Sử dụng vác xin Tích Cơ sở chăn 5 1 4 đóng dấu lợn hợp nuôi/Trại trường MĐ 04-08 Sử dụng vácxin Tích Cơ sở chăn 4 1 2 1 phó thương hàn hợp nuôi/Trại lợn trường MĐ 04-09 Sử dụng vác xin tai Tích Cơ sở chăn 5 1 4 xanh hợp nuôi/Trại trường MĐ 04-10 Sử dụng vác xin Tích Cơ sở chăn 6 1 4 1 laxota hợp nuôi/Trại trường MĐ 04-11 Sử dụng vác xin Tích Cơ sở chăn 5 1 4 Niu cát xơn Chủng hợp nuôi/Trại M hệ 1 trường MĐ 04-12 Sử dụng vác xin Tích Cơ sở chăn 5 1 4 Niu cát xơn Chủng hợp nuôi/Trại F hệ 2 trường
- 54 MĐ 04-13 Sử dụng vác xin Tích Cơ sở chăn 5 1 4 cúm A – H5N1 hợp nuôi/Trại trường MĐ 04-14 Sử dụng vác xin tụ Tích Cơ sở chăn 4 1 2 1 huyết trùng gà hợp nuôi/Trại trường MĐ 04-15 Sử dụng vác xin Tích Cơ sở chăn 3 1 2 đậu gà hợp nuôi/Trại trường MĐ 04-16 Sử dụng vác xin Tích Cơ sở chăn 3 1 2 dịch tả vịt hợp nuôi/Trại trường Kiểm tra hết mô đun 2 2 Cộng 78 16 58 6 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính bằng giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài thực hành: * Nguồn lực cần thiết: - Mô hình, tranh, ảnh về nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản vác xin phòng bệnh trong chăn nuôi. - Băng video về nhận dạng, sử dụng và bảo quản thuốc vác xin phòng bệnh - Dụng cụ thú y, dụng cụ chăn nuôi. - Thiết bị phục vụ dạy học: Máy chiếu overhead, máy ảnh kỹ thuật số, máy tính xách tay, projeter - Bảo hộ lao động: ủng cao su, găng tay, quần áo bảo hộ, khẩu trang, mũ, kính bảo hộ - Cơ sở chăn nuôi nông hộ, các cơ sở dịch vụ về thuốc thú y. - Trại chăn nuôi và phòng thí nghiệm. * Cách tổ chức: - Lớp học có thể được tổ chức như hình thức đào tạo lưu động, quá trình giảng dạy có thể diễn ra tại các nông hộ chăn nuôi, các trại chăn nuôi với quy mô nhỏ hoặc lớn, tùy theo điều kiện hiện có tại thời điểm diễn ra lớp học hoặc ngay tại trại trường. - Trong thời gian đào tạo, nên tổ chức cho lớp đi tham quan cơ sở sản xuất thuốc thuốc thú y, các dịch vụ cung ứng vật tư chăn nuôi, các trung tâm, trang trại chăn nuôi công nghiệp, tiên tiến. * Thời gian: Vì đối tượng đào tạo là phần lớn người lao động ở nông thôn do vậy mà thời gian đào tạo nên tập trung vào thời điểm nông nhàn, đây cũng là tạo điều kiện thuận lợi, cơ hội cho người nông dân tham gia khóa học. * Số lượng khoảng 20-30 học viên /lớp học. * Tiêu chuẩn sản phẩm:
- 55 - Người học thực hiện được việc nhận dạng, sử dụng vác xin phòng bệnh trong chăn nuôi. - Tiêm phòng các loại vacxin cho giá súc, gia cầm đạt tỷ lên cho phép theo quy định về vệ sinh phòng bệnh của thú y. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: Ở mô đun này do các bài có phương thức giảng dạy, giàn ý, tiêu đề đều giống nhau, chỉ khác là các loại vacxin phòng các bệnh bệnh khác nhau trên cơ thể con vật, nên bảng yêu cầu đánh giá về kết quả học tập được sử dụng chung cho các bài như sau: Bảng đánh giá kết quả học tập các bài của mô đun Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nhận dạng vacxin Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Ứng dụng vacxin Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Sử dụng vacxin Quan sát, chấm điểm khi thực hiện công việc Bảo quản vacxin Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc viết VI. Tài liệu tham khảo - Giáo trình vi sinh vật thú y – Trường đại học Nông Nghiệp – Hà Nội. - Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc - Trường đại học Nông Nghiệp – Hà Nội. - Giáo trình Vi sinh vật- Truyền nhiễm – Trường cao đẳng Nông Lâm. - Giáo trình dược lý thú y – Trường đại học nông nghiệp – Hà Nội. - Giáo trình chẩn đoán bệnh gia súc – Trường đại học Nông Nghiệp – Hà Nội. - Giáo trình chăn nuôi trâu, bò – Trường đại học Nông Nghiệp – Hà Nội. - Giáo trình chăn nuôi lợn – Trường đại học Nông Nghiệp – Hà Nội - Giáo trình chăn nuôi gia cầm – Trường đại học Nông Nghiệp – Hà Nội. - Giáo vệ sinh chăn nuôi – Trường đại học Nông Nghiệp – Hà Nội. - Giáo trình miễn dịch học thú y – Trường đại học Nông Nghiệp – Hà Nội. - Sổ tay đào tạo thú y viên- Nhà xuất bản Nông nghiệp- Hà Nội 2010. - Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn- Nhà xuất bản Nông nghiệp- Hà Nội 2009. - Cẩm nang thú y viên –“ Dự án tăng cường công tác thú y Việt Nam” – Hà Nội 2002.
- 56 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Đức Dương - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông Lâm 2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Công Lý - Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông Lâm 4. Các ủy viên: - Ông Trần Xuân Đệ, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm - Ông Nguyễn Hữu Nam, Trưởng khoa Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội - Ông Nguyễn Thế Hùng, Nghiên cứu viên Viện Thú y - Ông Trần Văn Tuấn, Giáo viên Trường Trung cấp nghề Yên Thế, Bắc Giang./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Võ Văn Ngầu - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ 2. Thƣ ký: Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Xuân Quang, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Ông Nguyễn Minh Thuần - Chủ trại heo Hai Thuần, xã Hữu Thành, huyện Đức Hoà, Long An - Bà Hạ Thúy Hạnh - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.