Giáo trình Xây – trát –láng

pdf 253 trang hapham 1470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Xây – trát –láng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_xay_trat_lang.pdf

Nội dung text: Giáo trình Xây – trát –láng

  1. BỘ LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI NƢỚC GIÁO TRÌNH XÂY – TRÁT –LÁNG TRÌNH ĐỘ : SƠ CẤP NGHỀ Năm 2013
  2. BỘ LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI NƢỚC GIÁO TRÌNH XÂY – TRÁT –LÁNG TRÌNH ĐỘ : SƠ CẤP NGHỀ Năm 2013
  3. LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao Đẳng nghề Nam Định được Cục quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ lao động thương binh và xã hội giao nhiệm vụ viết giáo trình nghề “Xây – Trát – Láng”cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quyết định số 83/QĐ-QLLĐNN ngày 03/10/2012 của Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước. Bố cục và nội dung giáo trình được biên soạn theo “Hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp” của Bộ lao động – Thương binh và xã hội.Mỗi công việc(Mô đun) được người viết chú ý phân tích sâu từng kỹ năng nghề để người học tiếp thu dễ dàng. Học xong một mô đun người học có thể làm ngay được một công việc cụ thể.Giáo trình biên soạn với mục đích dùng cho người đi lao động ở nước ngoài, nên trong nội dung có đề cập tới một số thiết bị, dụng cụ xây dựng đang dung phổ biến ở ngoài nước, tên gọi một số vật liệu dụng cụ có ghi cả bằng tiếng Anh giúp người đọc làm quen, thuận lợi cho quá trình làm việc sau này. Toàn bộ nội dung giáo trình được chia làm 1 môn học và 4 mô đun như sau: Môn học: MH01: Vật liệu - Do thầy giáo Nguyễn Văn Tảo biên soạn Mô đun:MĐ02:Vận chuyển vật liệu – Do thầy giáo Nguyễn Văn Tảo biên soạn Mô đun:MĐ03:Trộn vữa – Do KSXD Trần Kim Anh biên soạn Mô đun:MĐ04:Xây gạch – Do KSXD Vũ Ngọc Bích biên soạn Mô đun:MĐ05:Trát, láng – Do KSXD Vũ Thu Thủy biên soạn Giáo trình “Xây – Trát – Láng” được tập thể giáo viên trường Cao Đẳng nghề Nam Định nghiên cứu biên soạn với sự quan tâm và góp ý của các trường bạn. Hi vọng cuốn sách sẽ là tài liệu bổ ích giúp cho việc dạy và học tập của thầy giáo và học sinh tại các trường, trung tâm nghề, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho các bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này. Nhóm tác giả chân thành cảm ơn nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Hưng – Hiệu trưởng nhà trường đã góp nhiều ý kiến quý báu để hoàn thành tập giáo trình này. Vì giáo trình viết theo phương pháp mô đun, xuất bản lần đầu không tránh khỏi sai sót. Rất mong được bạn đọc góp ý. Tập thể tác giả 3
  4. MỤC LỤC tt Đề mục Trang 1 Lời nói đầu 3 2 Mục lục: 4 3 MH01: Vật liệu xây dựng 6 Chƣơng 1:Vật liệu nung và không nung 8 Chƣơng 2:Chất kết dính vô cơ, vữa xây dựng 13 4 MĐ02:Vận chuyển vật liệu 24 Bài 1: Vận chuyển vật liệu bằng xe rùa 26 Bài 2: Vận chuyển vật liệu lên giàn giáo 29 Bài 3: Vận chuyển vật liệu lên giàn giáo 32 5 MĐ03: Trộn vữa 40 Bài 1: Trộn vữa bằng thủ công 42 Bài 2: Trộn vữa bằng máy 44 Bài 3: Công tác an toàn trong trộn vữa 49 6 MĐ04:Xây gạch 50 Bài 1: Xây móng 53 Bài 2: Xây tƣờng 86 Bài 3: Xây trụ tiết diện vuông, chữ nhật 104 Bài 4: Xây gờ 117 Bài 5: Xây bậc 124 Bài 6: Xây bậc cầu thang 132 Bài 7: Xây lanh tô 136 Bài 8: Xây gạch block 143 Bài 9: Kiểm tra đánh giá chất lƣợng khối xây 154 Bài 10: An toàn lao động trong công tác xây 157 Bài 11: Xây vòm 159 7 MĐ05: Trát láng 163 Bài 1:Trát tƣờng phẳng 166 Bài 2:Trát trần phẳng 186 Bài 3:Trát cạnh góc 195 Bài 4:Trát trụ tiết diện vuông, chữa nhật 199 Bài 5:Trát dầm tiết diện vuông, chữ nhật 210 Bài 6:Trát hèm, má cửa 213 Bài 7:Trát gờ 216 4
  5. Bài 8:Trát chỉ phào 222 Bài 9:Kiểm tra đánh giá chất lƣợng lớp trát 234 Bài 10:Láng nền sàn 238 Bài 11:An toàn lao động trong công tác trát, láng 247 Bài 12:Trát trụ tròn (Bài học thêm) 249 Bài 13:Trát mặt cong (Bài học thêm) 252 Danh sách ban chủ nhiệm biên soạn giáo trình 255 5
  6. BỘ LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI NƢỚC GIÁO TRÌNH Môn học:VẬT LIỆU XÂY DỰNG Mã số: MH - 01 6
  7. MÔM HỌC: VẬT LIỆU XÂY DỰNG Mã số: MH01 Vị trí, ý nghĩa, vai trò của môn học: - Vị trí: Môn học đƣợc bố trí học ngay từ đầu khóa học. - Là môn học kỹ thuật , cung cấp những kiến thức cơ bản về vật liệu xây, trát, láng để ngƣời học vận dụng vào học tập các mô đun chuyên môn nghề và thực tế sản xuất Mục tiêu của môn học: - Trình bày đƣợc tính chất cơ bản, khái niệm, thành phần, phân loại, phạm vi ứng dụng của một số loại vật liệu thông dụng trong việc xây, trát, láng - Nhận biết đƣợc một số loại vật liệu xây dựng, biết lựa chọn các vật liệu phù hợp để sử dụng trong quá trình thi công - Có thái độ nghiêm túc trong việc bảo quản các loại vật liệu Nội dung của môn học : Số Tên chƣơng, mục Thời gian TT Tổng số Lý Thực Kiểm thuyết hành tra( LT hoặc TH) I Vật liệu nung và không 4 4 nung 1. Vật liệu nung 2.Vật liệu không nung II Chất kết dính vô cơ, vữa 8 7 1 xây dựng 1.Vôi. 2.Xi măng pooclăng 3.Vữa xây dựng 4.Tính liều lƣợng pha trộn YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔN HỌC Học môn học này này ngƣời học cần biết đƣợc đặc điểm, cách chế tạo, sử dụng và bảo quản các loại vật liệu dùng trong xây, trát, láng nhƣ gạch, cát, vôi, xi Biết cách vận dụng các điều đã học vào việc lựa chọn, sử dụng, bảo quản trong quá trình xây dựng công trình.Biết tính toán liều lƣợng pha trộn vữa 7
  8. CHƢƠNG 1 VẬT LIỆU NUNG VÀ KHÔNG NUNG 1. Vật liệu nung 1.1. Khái niệm: Vật liệu gốm xây dựng là loại vật liệu đá nhân tạo nung, đƣợc sản xuất từ nguyên liệu chính là đất sét, qua quá trình gia công cơ học, gia công nhiệt làm biến đổi cấu trúc và thành phần khoáng, làm xuất hiện những đặc tính phù hợp với yêu cầu sử dụng trong xây dựng. 1.2.Ƣu, nhƣợc điểm của vật liệu gạch nung: 1.2.1. Ƣu điểm: - Có độ bền và tuổi thọ cao. - Từ nguồn nguyên liệu địa phƣơng sẵn có, rẻ tiền. - Công nghệ sản xuất đơn giản, dễ thi công,giá thành hạ. 1.2.2. Nhƣợc điểm: - Giòn, dễ vỡ, tƣơng đối nặng. - Khó cơ giới hoá xây dựng. - Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, ảnh hƣởng không tốt đến môi trƣờng (khai thác đất, đốt nhiên liệu, ). 1.3. Phân loại: 1.3.1. Theo công dụng - Vật liệu xây: Gạch đặc; Gạch rỗng (2 lỗ, 4 lỗ ) - Vật liệu lợp: Các loại ngói. - Vật liệu ốp: Ốp tƣờng nhà, cầu thang, ốp trang trí. - Vật liệu lát: Tấm lát nền, lát đƣờng , lát vỉa hè, lát sàn - Vật liệu đặc biệt: + Sản phẩm sứ vệ sinh: Chậu rửa, bồn tắm, bệ xí + Sản phẩm cách nhiệt, cách âm: gốm xốp + Sản phẩm chịu lửa: gạch samốt, gạch đinat. + Sản phẩm gốm tinh: gốm lọc nƣớc, gốm cách điện 1.3.2. Theo cấu tạo vật liệu gốm - Gốm đặc: có H 5%: có loại không tráng men (gạch xây các loại), có loại tráng men (các loại tấm ốp). 1.3.3. Theo phƣơng pháp sản xuất - Gốm tinh: có cấu trúc xƣơng hạt mịn, sản xuất phức tạp: gạch trang trí, sứ vệ sinh 8
  9. 1.4 Nguyên liệu sản xuất gạch 1.4.1. Nguyên liệu chính a. Đất sét là lớp đất khoáng hay nham thạch khi trộn với nƣớc cho hỗn hợp có độ dẻo (vữa dẻo), khi khô giữ nguyên hình dạng và dƣới tác dụng gia công nhiệt sấy nung đƣợc sản phẩm đá cứng có cƣờng độ, bền với môi trƣờng và một số tính chất yêu cầu khác. b. Phân loại - Dựa vào khả năng chịu nhiệt + Đất sét chịu nhiệt, t > 1580 C + Đất sét khó chảy, t = 1350 ÷ 1580 C + Đất sét dễ chảy, t 0 < 1350 0 C - Dựa theo điều kiện hình thành + Đất sét ổn định (đất sét tại chỗ) + Đất sét không ổn định (đất phù sa) 1.4.2. Nguyên liệu phụ (phụ gia và men) - Nguyên liệu gầy: nhằm giảm độ dẻo, giảm co khi sấy, co khi nung, thƣờng dùng là samốt, đất sét nung non, cát, tro xỉ nhiệt điện - Nguyên liệu tăng dẻo: làm tăng độ dẻo của phối liệu (cao lanh) - Nguyên liệu cháy: làm tăng độ xốp cho sản phẩm - Nguyên liệu trợ dung: Hạ nhiệt độ kết khối, nhiệt độ sản phẩm và độ đặc: Phensphat, pecmatit, canxit, đôlômit, trƣờng thạch. - Men: là lớp thuỷ tinh mỏng 0,1 ÷ 0,3 mm đƣợc phủ lên bề mặt sản phẩm vừa bảo vệ xƣơng gốm, làm nhẵn bề mặt, giảm độ hút nƣớc, vừa có tác dụng trang trí cho sản phẩm. Chất lƣợng men phụ thuộc vào thành phần, hàm lƣợng oxít có trọng men; còn màu sắc men phụ thuộc vào oxít tạo màu. 1.5. Sơ lƣợc quá trình sản xuất gạch Khai thác nguyên liệu Gia công nguyên liệu và chuẩn bị phối liệu Tạo hình Phơi sấy Nung KCS 1.5.1. Khai thác nguyên liệu - Bóc loại bỏ lớp đất màu (0,3 0,5) m. - Dùng máy ủi, máy đào, máy cạp để khai tác vận chuyển đất sét. - Đất sét sau khi khai thác cho vào kho để ngâm ủ, nhằm làm tăng tính dẻo và đồng đều nguyên liệu đất sét. 1.5.2. Gia công nguyên liệu và chuẩn bị phối liệu - Sẽ làm tăng thêm tính dẻo và đồng đều cho đất sét, giúp cho việc tạo hình dễ dàng. - Dùng các máy cán thô, cán mịn, máy nhào trộn (1 trục, 2 trục). 1.5.3. Tạo hình - Dùng máy đùn ruột gà (máy ép lentô). Để tăng độ đặc, cƣờng độ của gạch ngƣời ta còn dùng thiết bị hút chân không. 9
  10. 1.5.4. Phơi sấy - Để giảm độ ẩm, giúp sản phẩm mộc có cƣờng độ cần thiết phơi sấy. - Phơi gạch: nhà giàn hoặc sân phơi với thời gian từ 8 đến 15 ngày. - Sấy gạch trong các lò sấy từ (18 24)h, W spm 8%. - Ƣu, nhƣợc điểm của sấy nhân tạo so với sấy tự nhiên: + Ƣu điểm: Quá trình sản xuất đƣợc liên tục Tăng năng suất. Điều kiện làm việc của công nhân đƣợc cải thiện. Chất lƣợng sản phẩm đƣợc đảm bảo. + Nhƣợc điểm: Vốn đầu tƣ lớn. Tốn nhiên liệu. 1.5.5. Nung gạch Quyết định đến chất lƣợng sản phẩm. - Gồm có 3 giai đoạn: Đốt nóng, nung và làm nguội. 2. Vật liệu không nung: 2.1. Khái niệm: Gạch không nung đƣợc sản xuất dựa trên các loại vật liệu nhƣ cát,vữa, bê tông và các loại vật liệu khác. Gạch không nung có rất nhiều hình dáng, kích thƣớc khác nhau - Gạch R90: Hình 1-1 Kích thƣớc: 190 x 90 x 135 (mm) Gạch block bêtông rỗng (hollow concrete brick), dùng xây tƣờng, rào, cổng , ngõ, nền, móng. Cƣờng độ chịu nén vƣợt trội, cách âm, cách nhiệt hoàn hảo. - Gạch R100: Hình 1-2 Kích thƣớc: 390 x 100 x 190 (mm) Gạch block bêtông rỗng, dùng xây tƣờng, rào, cổng, ngõ, nền, móng. Cƣờng độ chịu nén vƣợt trội, cách âm, cách nhiệt hoàn hảo. - Gạch R150: Hình 1-3 Kích thƣớc: 390 x 150 x 190 (mm) Gạch block bêtông rỗng, dùng xây tƣờng, rào, cổng, ngõ, nền, móng. Loại gạch này phù hợp xây tƣờng dày 150 - Gạch R190: Hình 1-4 Kích thƣớc: 390 x 190 x 190 (mm) Gạch block bêtông rỗng, dùng xây tƣờng, rào, cổng, ngõ, nền, móng. Cƣờng độ chịu nén vƣợt trội. Loại gạch này phù hợp xây tƣờng dày 190 10
  11. - Gạch D100: Hình 1-5 Kích thƣớc: 390 x 100 x 190 (mm) Gạch block bêtông đặc (solid concrete brick) dùng xây tƣờng, rào, cổng, ngõ, nền, móng. Cƣờng độ chịu nén vƣợt trội, cách âm, cách nhiệt kém hơn các loại gạch rỗng 2.2. Tính chất: 2.2.1.Trọng lƣợng nhẹ - Gạch bê tông nhẹ (hay blốc bê tông khí chƣng áp) nhẹ hơn từ 1/2 đến 1/3 so với gạch đất nung và chỉ bằng 1/4 trọng lƣợng gạch bê tông thƣờng. Nguyên nhân chính là do kết cấu bọt khí chiếm đến 80% toàn bộ cấu tạo bên trong viên gạch. Đây là đặc tính nổi trội giúp tiết kiệm lƣợng vật liệu làm khung, móng cọc, cũng nhƣ giúp vận chuyển, thi công dễ dàng. 2.2.2.Cách âm tốt - Gạch bê tông nhẹ có cách tản âm tự nhiên nhờ vào cấu trúc bọt khí và khả năng hấp thụ âm thanh vƣợt trội. Dù âm thanh từ bên ngoài đi vào phòng hay từ trong phòng đi ra đều bắt buộc chuyển động theo đƣờng zig-zag, sóng âm bị chia nhỏ dần tại các đƣờng gãy và giảm đến mức tối thiểu khi xuyên đƣợc qua tƣờng. 2.2.3.Cách nhiệt và tiết kiệm năng lƣợng: - Gạch bê tông nhẹ có hệ số dẫn nhiệt rất thấp, vì vậy sẽ dẫn đến hiệu ứng đông ấm, hạ mát. Cũng nhờ vậy, mức điện dùng cho điều hòa nhiệt độ đƣợc tiết kiệm đến 40%, tạo giá trị lâu dài cho ngƣời sử dụng. Đồng thời, tƣờng ngăn xây bằng gạch bê tông nhẹ có thể chịu đựng trên mức 1200 độ C của những đám cháy thông thƣờng và không thay đổi kết cấu khi bị phun nƣớc lạnh đột ngột. Kết quả thử nghiệm cho thấy bức tƣờng xây bằng gạch bê tông nhẹ đảm bảo an toàn tối thiểu là 4 tiếng trong đám cháy. 2.2.4.Độ chính xác cao: - Gạch bê tông nhẹ có kích thƣớc xây dựng khá lớn, đƣợc sản xuất theo đúng kích thƣớc quy chuẩn, giúp việc xây tƣờng có độ chính xác cao, giảm thất thoát lƣợng vữa để trát phẳng mặt. Chính điều này góp phần giảm chi phí vữa và thời gian hoàn thành so với gạch đất nung thông thƣờng. 2.2.5.Độ bền vững cao: - Gạch bê tông nhẹ là loại vật liệu xây dựng có tính đồng nhất, có gốc là bê tông và đƣợc dƣỡng hộ trong điều kiện hơi nƣớc bão hòa áp suất cao. Nhờ quá trình chƣng áp, các thành phần hóa học và cấu trúc tinh thể đƣợc ổn định để tạo ra kết cấu vững chắc bao gồm chủ yếu là khoáng tobermorite. Vì thế, gạch bê 11
  12. tông nhẹ có độ bền vững theo thời gian, có cƣờng độ chịu lực cao nhất trong các loại vật liệu có dạng xốp và ổn định hơn các dạng gạch bê tông thông thƣờng. 2.2.6.Chống nhiều loại côn trùng: - Là loại vật liệu không bị tấn công bởi mối, mọt, kiến hoặc các sinh vật khác trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. 2.2.7.Thân thiện môi trƣờng: - Gạch bê tông nhẹ là sản phẩm thân thiện môi trƣờng, từ nguồn nguyên liệu cho đến quy trình sản xuất. Sản phẩm giảm thiểu lƣợng chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng và khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Tại Việt Nam, sản phẩm gạch bê tông nhẹ đƣợc khuyến khích sử dụng bởi Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam Câu hỏi:Trình bày các ƣu điểm chính của vật liệu không nung 12
  13. CHƢƠNG 2 CHẤT KẾT DÍNH VÔ CƠ, VỮA XÂY DỰNG 1. Vôi 1.1. Nguyên liệu sản xuất vôi (lime) Là các loại đá giàu khoáng canxi (CaCO 3 ): Đá phấn, đá vôi, đá vôi - đôlômit, đá đômit > 92%CaCO và hàm lƣợng sét < 6% 1.2. Quy trình sản xuất - Trong lò nung gián đoạn và liên tục. Đập đá thành những cục đá nhỏ có kích thƣớc từ (15 20)cm rồi nung ở t 0 = 900 1200 0 C: - Biện pháp công nghệ đảm bảo chất lƣợng vôi Canxi. + Cấp đủ than khi nung. + Đập nhỏ nguyên liệu vừa phải. 0 + Chọn t n hợp lý: t = 900 1000 C. + Kéo dài thời gian nung hợp lý. + Thông gió cho lò để tạo điều kiện cho than cháy hết và CO 2 thoát ra. - Sản phẩm của quá trình nung vôi + Vôi non lửa (vôi sống): Nguyên nhân do hạt đá đem nung quá to, phía ngoài là CaO, phía trong là CaCO . Khi tôi, chỉ tôi phía ngoài làm giảm sản lƣợng vôi nhuyễn. + Hạt già lửa: Nguyên nhân do cục đá quá nhỏ hoặc t quá cao thì CaO sau khi sinh ra sẽ kết hợp với tạp chất sét tạo thành màng keo Silicat Canxi và aluminat canxi cứng bao bọc lấy hạt vôi làm vôi khó thuỷ hoá khi tôi, khi dùng trong kết cấu các hạt vôi sẽ hút ẩm làm tăng thể tích gấp 3 lần, làm vữa trát bị bong ra, vữa xây thì đứt mạch vữa. 1.3. Các dạng sử dụng vôi trong xây dựng Vôi đƣợc sử dụng ở 2 dạng: vôi chín và vôi tôi sống 1.3.1. Vôi chín 13.1.1. Phản ứng vôi tôi - Tôi vôi sống vôi chín (nhuyễn, sữa) - Tuỳ thuộc vào lƣợng H 2 O tác dụng với vôi sẽ có 3 dạng vôi chín: + Bột vôi chín + Vôi nhuyễn. + Vôi sữa: 1.3.1.2. Ƣu điểm của vôi chín - An toàn. - Bảo quản dễ. 1.3.1.3. Nhƣợc điểm của vôi chín - Lâu (4 tuần trƣớc khi sử dụng) - Phí mất nhiệt 13
  14. - Hiệu suất sử dụng kém - Cƣờng độ thấp. 1.3.1.4. Công dụng - Dùng trong y học và trong nông nghiệp: Bột vôi chín - Dùng trong xây dựng: + Vôi nhuyễn: vữa + cát + nƣớc → vữa tam hợp. + Vôi sữa: dùng để trang trí quét tƣờng, trần. 1.3.2. Vôi tôi sống 1.3.2.1. Khái niệm: Vôi sống nung song đƣợc nghiền thành bột với độ mịn > 90% hạt lọt qua sàng 4900 lỗ/cm 2 , đƣợc đóng thành từng bao (dùng nhƣ ximăng) 1.3.2.2. Ƣu điểm của bột vôi sống - Dùng nhanh. - Loại trừ các tác hại cuả hạt sƣợng - Nhiệt toả ra trong quá trình thuỷ hoá tạo phản ứng silicat - Cƣờng độ vôi cao 1.3.2.3. Nhƣợc điểm của bột vôi sống - Ảnh hƣớng đến môi trƣờng vệ sinh công nghiệp: bụi vôi - Sử dụng không an toàn - Bảo quản khó (vì có độ hút ẩm lớn) 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng vôi 1.4.1. Độ hoạt tính 1.4.2. Sản lƣợng vôi nhuyễn 1.4.3. Nhiệt độ tôi, tốc độ tôi 1.4.4. Hàm lƣợng hoạt tính 1.5. Công dụng và bảo quản vôi 1.5.1. Công dụng - Để sản xuất vữa xây, vữa trát - Để sản xuất gạch silicat - Dùng để quét trần, quét tƣờng 1.5.2. Bảo quản Tuỳ từng hình thức sử dụng mà có cách bảo quản thích hợp - Vôi cục: Nên tôi ngay, không dự trữ lâu - Bột vôi sống: Để nơi khô ráo, tránh dự trữ lâu - Vôi nhuyễn: Cần ngâm H 2 O hoặc phủ 1 lớp cát ẩm (10  20) cm để ngăn khí CO 2 2. Ximăng Pooclăng (Cement PC) 2.1. Khái niệm chung 2.1.1. Định nghĩa 14
  15. - Ximăng poóclăng là CKD (chất kết dính) rắn trong nƣớc, chứa khoảng (70  80)% silicat canxi nên gọi là ximăng silicat. Nó là sản phẩm nghiền mịn của clanhke với phụ gia đá thạch cao với hàm lƣợng (3 5)%. - Clanhke ở dạng hạt đƣợc SX bằng cách nung đến hết khối (ở 1450 0 C) hỗn hợp chứa cacbonat canxi (đá vôi) và alumiô silicat (đất sét, đá mắc ma, xỉ lò cao ) - Khi nghiền mịn, để điều chỉnh tính chất và hạ giá thành ngƣời ta cho thêm khoảng 15% PGHT (puzơlan, tro, trepel ) và 10% phụ gia trơ (cát thạch anh, đá vôi ) 2.1.2. Clanhke - Ở dạng hạt có đƣờng kính từ (10 40) mm - Chất lƣợng clanhke phụ thuộc vào thành phần khoáng vật, hoá học và công nghệ sản xuất. - Tính chất của ximăng do clanhke quyết định. 2.2. Sơ lƣợc quá trình sản xuất 2.2.1. Nguyên liệu và nhiên liệu - Nguyên liệu + Đá vôi canxi + Đất sét + Quặng sắt Ngoài ra còn có một số nguyên liệu phụ khác: Trepel; tro xỉ - Nhiên liệu là khí thiên nhiên có nhiệt trị cao, dầu ma dút, than cám 2.2.2. Các giai đoạn của quá trình sản xuất Chuẩn bị phối liệu → Nung → Nghiền clanhke với phụ gia 2.3. Các tính chất của ximăng pooclăng 2.3.1. Độ mịn Xác định bằng cách sàng trên sàng N 0 008 (4900 lỗ/cm 2 ) hoặc đo tỉ diện tích bề mặt của ximăng (cm /g). Yêu cầu lƣợng sót trên sàng < 15% tƣơng ứng với tỉ diện bề mặt 2500 3500 cm /g. 2.3.2. Khối lƣợng riêng: = 3,05  3,15 g/cm 3 2.3.3. Khối lƣợng thể tích 3 - v = 1100kg/m (ximăng xốp). - v = 1600kg/m (lèn chặt mạnh). - v = 1300kg/m (lèn chặt trung bình). 2.3.4. Thời gian đông kết của ximăng - Là thời gian tính từ lúc trộn ximăng với nƣớc cho đến khi hồ ximăng mất dẻo và bắt đầu có khả năng chịu lực. - Thời gian bắt đầu đông kết: 15
  16. Là thời gian tính từ lúc bắt đầu trộn ximăng với nƣớc cho đến khi hồ ximăng mất tính dẻo Thời gian bắt đầu đông kết: > 45 phút: cần phải đủ thời gian để thi công ( nhào trộn, vận chuyển, đổ khuôn, đầm chặt). - Thời gian kết thúc đông kết: Là thời gian tính từ lúc bắt đầu trộn ximăng với nƣớc cho đến khi trong hồ ximăng hình thành các tinh thể, hồ cứng lại và bắt đầu có khả năng chịu lực Thời gian kết thúc đông kết: < 375 phút (PC), < 10h (PCB) 2.3.5. Tính ổn định thể tích - Ximăng rắn chắc trải qua 2 quá trình: co và nở V. - Có 2 lí do: + Nguyên nhân vật lý → co V + Nguyên nhân hóa học → nở V 2.3.6. Cƣờng độ và mác ximăng - Mác ximăng: Là cƣờng độ chịu uốn của 3 mẫu vữa xi măng kích thƣớc: 4 x 4 x 16 cm, chế tạo từ hỗn hợp XM - C có tỉ lệ 1: 3 và tỉ lệ N/X = 0,5, dƣỡng hộ trong 28 ngày ở điều kiện tiêu chuẩn (t 0 = 25 2 0 C) và theo cƣờng độ chịu nén của 6 nửa mẫu - Theo cƣờng độ chịu lực, XMPL gồm các mác: PC30, PC40, PC50 Trong đó: PC - Kí hiệu của XMPL 30, 40, 50 - Cƣờng độ chịu nén của mẫu lập phƣơng sau 28 ngày tính bằng N/mm 2 2.3.7. Sử dụng và bảo quản ximăng - Sử dụng rộng rãi cho hầu hết các công trình do: + Tốc độ rắn chắc nhanh + Cƣờng độ chịu lực cao + Rắn chắc cả trên cạn và dƣới nƣớc + Có khả năng bám dính tốt với cốt thép và bảo vệ cốt thép không bị ăn mòn - Nhƣợc điểm: + Dễ bị ăn mòn do nƣớc mặn, nƣớc kiềm, nƣớc thải. + Toả nhiều nhiệt. + Cƣờng độ đá ximăng giảm đi theo thời gian để dự trữ ximăng - Bảo quản: + Vận chuyển ximăng rời phải dùng xe chuyên dụng + Kho chứa không dột, không bị hắt, xung quanh có rãnh thoát nƣớc, sàn kho cách đất 0,5m, cách tƣờng ít nhất 20cm. + Trong kho, các bao không xếp cao quá 10 bao + Khi chứa ximăng rời trong silô, phải chứa riêng từng loại ximăng. 16
  17. 3. Vữa xây dựng (Mortar) 3.1. Khái niệm - Vữa xây dựng là vật liệu đá nhân tạo không nung, có thành phần gồm chất kết dính, dung môi, cốt liệu và phụ gia; đƣợc nhào trộn theo một tỷ lệ nhất định rồi rắn chắc lại mà thành. - Vữa XD có công dụng chính là để xây và trát. 3.2. Phân loại - Theo loại chất kết dính: vữa vôi, vữa ximăng, vữa thạch cao, vữa đất sét và vữa hỗn hợp. - Theo loại khối lƣợng thể tích: + Vữa nhẹ: là vữa có v≤1500 kg/cm3 + Vữa nặng: là vữa có v=1800÷2200 kg/cm3 - Theo công dụng: vữa xây, vữa trát và vữa đặc biệt. 3.3. Đặc điểm chung của vữa xây dựng Do công dụng chủ yếu để xây và trát công trình nên vữa luôn bị dàn mỏng và không dùng cốt liệu lớn vì vậy: - Cƣờng độ vữa thấp. - Lƣợng dùng chất kết dính cao. - Dễ bị mất nƣớc do nền hút hoặc bay hơi. - Yêu cầu tính dẻo cao. - Vữa có tác dụng chính là bảo vệ và trang trí công trình. 3.4. Thành phần của vữa và yêu cầu kỹ thuật 3.4.1. Chất kết dính Chất kết dính vô cơ thƣờng là ximăng pooclăng theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc quốc tế, là thành phần chính tạo ra cƣờng độ và đảm bảo tính giữ nƣớc cho vữa. - Dùng đƣợc hầu hết tất cả các loại chất kết dính vô cơ. - Chọn các loại chất kết dính phải đảm bảo cho vữa có cƣờng độ và độ ổn định trong điều kiện cụ thể sử dụng công trình. - Chất kết dính phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật nhà nƣớc quy định. 3.4.2. Cốt liệu - Là thành phần tạo bộ xƣơng cứng của vữa, thƣờng là cát thạch anh, ngoài ra còn có tác dụng làm giảm độ co thể tích và tăng sản lƣợng vữa. - Yêu cầu: Chỉ sử dụng cốt liệu nhỏ (Dmax<5mm); Dmax phải phù hợp với yêu cầu sử dụng của loại vữa đó. Bảng 3-1 nêu rõ yêu cầu kỹ thuật của cát 17
  18. Yêu cầu kỹ thuật của cát dùng cho vữa Bảng 3-1 Mức theo mác vữa Tên các chỉ tiêu Nhỏ hơn Lớn hơn hoặc 75 bằng 75 1- Môđun độ lớn không nhỏ hơn 0,7 1,5 2- Sét, các tạp chất ở dạng cục không có Không có 3- Lƣợng hạt lớn hơn 5 mm không có không có 4- Khối lƣợng thể tích, kg/m3, không nhỏ hơn 1150 1250 5- Hàm lƣợng bùn, bụi sét bẩn,%, không lớn hơn 10 3 6- Hàm lƣợng muối sunfat, sunfit tính ra SO3 theo % khối lƣợng cát, không lớn hơn 2 1 7- Lƣợng hạt nhỏ hơn 0,14mm, %, không lớn hơn 35 20 3.4.3. Phụ gia và dung môi - Phụ gia: Có thể dùng tất cả các loại phụ gia dùng trong bê tông (tăng dẻo, chống thấm, rắn nhanh, ); Ngoài ra còn có phụ gia tạo màng, phụ gia giữ nƣớc, - Dung môi: Sử dụng các loại dung môi thích hợp với từng loại chất kết dính và theo yêu cầu của chất kết dính. 3.5. Tính chất của vữa 3.5.1. Độ dẻo của hỗn hợp vữa - Độ dẻo hợp lý của hỗn hợp vữa phải thoả mãn các yêu cầu sau: Hình 3-1:Dụng cụ thử độ dẻo của vữa + Dễ dàn mỏng đồng đều: không lỏng quá, khô quá + Bám chắc vào nền ngay khi cho vữa vào 18
  19. + Phải giữ đƣợc nƣớc, không để nền hút hoặc bay hơi nhanh. - Phƣơng pháp xác định + Dùng độ cắm sâu vào vữa của 1 quả chuỳ hình nón bằng kim loại có góc ở chóp 300, nặng 300g + Độ cắm sâu của chuỳ vào vữa, OK (cm) là giá trị biểu diễn độ dẻo của vữa; OK càng lớn thì độ dẻo của vữa càng lớn.(Hình 3-1) 3.5.2. Tính giữ nƣớc - Là khả năng giữ không cho nƣớc trong vữa bị hút mất bởi nền hoặc bay hơi để đảm bảo vữa đủ nƣớc cho quá trình thuỷ hoá, rắn chắc bình thƣờng. - Biện pháp cải thiện tính giữ nƣớc của vữa: + Dùng phụ gia tăng dẻo, giảm nƣớc + Tăng chất kết dính + Tƣới nƣớc vào nền và gạch trƣớc khi xây trát. 3.5.3. Tính chống thấm - Vữa trát ngoài công trình cần phải chịu áp lực chống thấm - Phƣơng pháp xác định: chế tạo mẫu vữa dày 2cm, sau đó cho mẫu vữa chịu áp lực nƣớc, nếu mẫu không bị thấm thì mẫu vữa đạt tính chống thấm. - Độ chống thấm của vữa ký hiệu W2, W4, W6, W8 3.5.4. Cƣờng độ của vữa - Xác định cƣờng độ chịu nén bằng cách ép các mẫu vữa, đƣợc đánh giá bằng số hiệu mác vữa. - Mác vữa là cƣờng độ giới hạn chịu nén của mẫu vữa hình lập phƣơng với kích thƣớc cạnh 7,07cm hoặc hình dầm 4x4x16cm, đúc trên nền xốp và đƣợc dƣỡng hộ 28 ngày trong điều kiện tiêu chuẩn. - Cƣờng độ của vữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cƣờng độ chất kết dính, lƣợng dùng chất kết dính, tỷ lệ N/X, phụ gia - Vữa xây và vữa hoàn thiện đều phải thảo mãn yêu cầu về khả năng chịu lực nhƣ quy định trong bảng sau:Bảng 3-2 19
  20. Yêu cầu về khả năng chịu lực của vữa Bảng 3-2 Mác Giới hạn bền nén trung bình nhỏ Giới hạn bền nén trung bình lớn vữa nhất, kG/cm2 nhất, kG/cm2 4 4 9 10 10 24 25 25 49 50 50 74 75 75 99 100 100 149 150 150 199 200 200 299 300 300 - 3.5.5. Một số loại vữa thông dụng 3.5.5.1. Vữa xây - Vữa xây có tác dụng liên kết và truyền lực từ viên gạch hay đá này xuống viên gạch hay đá khác trong kết cấu xây. Nếu mạch vữa không đầy khối xây không chắc dễ bị phá hoại vì uốn. - Các loại vữa xây cần có độ dẻo tốt. Độ dẻo này thay đổi tuỳ theo loại kết cấu xây, phƣơng pháp đầm chắc, điều kiện thời tiết khi thi công và loại nền. 3.5.5.2. Vữa trát Vữa trát có tác dụng bảo vệ cho lớp cốt xây và làm cho kết cấu xây vuông vắn, bằng phẳng, làm tăng vẻ đẹp cho công trình, vì vậy vữa trát có các đặc tính sau: - Vữa thƣờng trát làm 3 lớp mỏng: + Lớp dƣ bị trát đầu tiên dày 3 – 8mm cần đảm bảo cho vữa dính vào cốt xây sau đó vữa cần dẻo và phải miết mạch. + Lớp đệm trát thứ hai: có tác dụng làm cho kết cấu xây bằng phẳng. Lớp này có độ kém dẻo kém hơn lớp dự bị. + Lớp trang hoàng ngoài cùng dày 2mm, làm cho bề mặt trát nhẵn, mịn. - Vữa trát cần nhão hơn và cần có khả năng giữ nƣớc tốt vì tiếp xúc với cốt xây nhiều cho nên bị cốt xây hút và nƣớc dễ bay hơi vào môi trƣờng 4.Tính liều lƣợng pha trộn vữa 4.1. Định mức cho 1 m3 vữa: - Đối với các bộ phận của công trình xây dựng bình thƣờng, liều lƣợng pha trộn vữa đƣợc xác định theo chỉ tiêu cấp phối vật liệu cho trong định mức sử dụng vật tƣ do Nhà nƣớc ban hành.Bảng 3-3, 3-4, 3-5 giới thiệu định mức cấp phối vữa. 20
  21. Định mức cấp phối vữa cho 1 m3 vữa vôi Bảng 3-3 Số Loại vữa Mác vữa Vật liệu dùng cho 1 m3 vữa TT Vôi cục (kg) Cát (m3) 1 Vữa vôi cát đen 2-4 193,8 0,923 2 Vữa vôi cát vàng 2-4 131,6 0,959 Định mức cấp phối vữa cho 1 m3 vữa xi măng cát Bảng 3-4 Loại vữa Mác vữa Mác xi măng Vật liệu dùng cho 1 m3 Xi măng (kg) Cát (m3) 150 PC40 425,04 1,06 PC40 361,04 1,08 125 PC30 462,05 1,05 Vữa xi măng cát 100 PC40 297,02 1,11 vàng PC30 385,04 1,09 75 PC40 227,02 1,13 PC30 296,03 1,12 50 PC40 163,02 1,16 PC30 213,02 1,15 25 PC40 88,09 1,19 PC30 116,01 1,19 Định mức cấp phối vữa cho 1 m3 vữa xi măng cát Bảng 3-5 Loại vữa Mác vữa Mác xi Vật liệu dùng cho 1 m3 măng Xi măng Vôi cục Cát (m3) (kg) (kg) 50 256,02 57,12 1,07 25 PC30 139,38 85,68 1,10 10 80,08 103,02 1,13 Vữa tam 75 275,03 42,84 1,07 hợp cát 50 PC40 196,02 59,16 1,09 đen 25 106,01 77,52 1,12 21
  22. 100 376,04 29,58 1,06 75 291,03 51,00 1,09 50 PC30 207,31 74,46 1,11 Vữa tam 25 112,01 92,82 1,14 hợp cát 10 65,07 109,04 1,17 vàng 100 291,03 42,84 1,09 75 PC40 223,02 57,12 1,11 50 161,02 70,38 1,14 25 86,09 84,66 1,16 4.2. Tính liều lƣợng vật liệu cho 1 cối trộn vữa 4.2.1. Xác định liều lƣợng vật liệu thành phần cho một cối trộn theo đơn vị 1 bao xi măng 50 kg Ví dụ trộn một cối vữa tam hợp cát đen mác 25 theo 1 bao xi măng (50 kg) mác PC30, biết 1 kg vôi cục tôi đƣợc 2,5 lít vôi nhuyễn - Từ yêu cầu trộn vữa tam hợp cát đen mác 25 dùng xi măng PC30 tra bảng 3-5 ta đƣợc chỉ tiêu cấp phối cho 1 m3 vữa cần: Xi măng PC30 : 139,38 kg Vôi cục: 85,68 kg. Tính ra vôi nhuyễn là 85,68 x 2,5 = 214,2 lít Cát đen: 1,10 m3 - Lƣợng vữa V cần trộn theo một bao xi măng là: V = 1000 . 50/139,38 = 365 lít - Xác định lƣợng vôi nhuyễn và cát cần thiết để trộn với 1 bao xi: + Vôi nhuyễn: 365 x 214,2 / 1000 = 78,2 lít +Cát đen: 365 x 1,1 / 1 = 401,5 lít 4.2.2. Xác định liều lƣợng vật liệu thành phần để trộn một cối trộn có thể tích theo yêu cầu: Ví dụ xác định liều lƣợng vật liệu thành phần để trộn 80 lít vữa tam hợp cát vàng mác 50 dùng xi măng PC 30, biết 1 kg vôi cục tôi đƣợc 2 lít vôi nhuyễn. - Từ loại vữa theo yêu cầu tra bảng 3-5 ta đƣợc chỉ tiêu thành phần vật liệu cho 1 m3 vữa là: Xi măng PC30 : 207,3 kg Cát vàng : 1,11 m3 = 1110 lít Vôi cục : 74,46 kg , tính ra vôi nhuyễn là: 74,46 x 2 = 148,92 lít - Xác định liều lƣợng vật liệu thành phần cho cối trộn 80 lít ta đƣợc: Xi măng PC30: 207,3 x 80 / 1000 = 16,6 kg Vôi nhuyễn: 148,92 x 80 / 1000 = 11,9 lít Cát vàng : 1,11 x 80/ 1,000 = 88,8 lít 22
  23. Bài tập 1: Xác định liều lƣợng trộn cho một cối trộn vữa xi măng cát vàng mác 50 dùng xi măng PC30 Bài tập 2: Xác định liều lƣợng vật liệu thành phần để trộn 100 lít vữa tam hợp cát vàng mác 50 dùng xi măng PC 30, biết 1 kg vôi cục tôi đƣợc 2 lít vôi nhuyễn TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: Câu hỏi 1:221÷ 227 Bài tập 1: Cát vàng:1,15 m3 Xi măng PC30: 213 kg Bai tập 2:XM: 21kg, CV: 111 lít, Vôi nhuyễn: 15 lít CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN: XM: Xi măng, CV: cát vàng Xi măng PC: Xi măng puzơlan CKD :Chất kết dính TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Giáo trình kỹ thuật thi công- NXB Xây dựng – năm 2000 - Giáo trình Vật liệu xây dựng- NXB đại học- THCN năm 1977 - Giáo trình Vật liệu xây dựng (Trƣờng ĐHTL)- Nhà xuất bản nông nghiêp- năm 1980 - Định mức dự toán xây dựng công trình- NXB xây dựng- Năm 2007 23
  24. BỘ LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI NƢỚC GIÁO TRÌNH Mô đun:VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU Mã số: MĐ - 02 24
  25. MÔ ĐUN: VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU Mã số: MĐ02 Vị trí, ý nghĩa, vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun vận chuyển vật liệu đƣợc bố trí ngay sau khi học xong môn học Vật liệu xây dựng.Việc thực hành các công việc trong các mô đun còn lại đều liên quan đến công tác vận chuyển vật liệu. - Tính chất:Là mô đun cần thiết trong chƣơng trình học nghề Xây – Trát – Láng. Mục tiêu của mô đun: Học xong mô đun này ngƣời học hiểu đƣợc tầm quan trọng của công tác vận chuyển trong Xây –Trát- Láng Biết đƣợc các quy định về công tác an toàn trong vận chuyển Biết vận chuyển vật liệu gạch, vữa bằng phƣơng pháp thủ công cũng nhƣ phối hợp vận chuyển vật liệu bằng máy nâng, vận thăng, cần trục đảm bảo hiệu quả Có thái độ nghiêm túc, cẩn thận, an toàn trong vận chuyển vật liệu Nội dung của mô đun : Loại Thời lƣợng Địa Mã bài Tên bài bài Tổng Lý Thực Kiểm điểm dạy số thuyết hành tra Bài 1: Vận chuyển Tích Xƣởng 5 1 4 M2-01 vật liệu bằng xe rùa hợp thực hành Bài 2: Vận chuyển Tích Xƣởng 5 1 4 M2-02 vật liệu lên giàn giáo hợp thực hành Bài 3:Vận chuyển vật Tích Lớp 6 2 4 M2-03 liệu bằng máy hợp học YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔ ĐUN Học mô đun này ngƣời học cần biết đƣợc nội dung , yêu cầu của công tác vận chuyển vật liệu, biết đƣợc các hình thức vận chuyển vật liệu, thực hiện vận chuyển vật liệu xây, trát, láng bằng thủ công, phối hợp với các loại máy nâng, cẩu, vận thăng đƣa vật liệu lên cao 25
  26. BÀI 1: VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU BẰNG XE RÙA Mã bài: M2-01 Mục tiêu: - Sau khi học xong bài này người học biết được nội dung của công tác vận chuyển vật liệu trong xây, trát láng bằng xe rùa - Thao tác vận chuyển vật liệu trong phạm vi ngắn bằng xe rùa hiệu quả - Có thái độ nghiêm túc, kỷ luật an toàn trong vận chuyển Nội dung: 1.1. Khái niệm: Vận chuyển vật liệu (gạch, vữa) bằng xe rùa trong phạm vi ngắn trên công trƣờng nhƣ từ bãi tập kết vật liệu, từ máy trộn đến nơi xây, trát. Cũng có thể ngƣời ta vận chuyển vật liệu bằng thủ công nhƣ khênh gạch, chuyển bằng xô, thùng nhƣng vận chuyển bằng xe rùa vẫn phổ biến hơn cả vi phƣơng pháp này cho năng suất cao hơn, địa hình vận chuyển không đòi hỏi quá cao, việc chế tạo xe rùa đơn giản, rẻ tiền.Trong nhiều trƣờng hợp ngƣời ta còn trộn vữa trực tiếp trên xe rùa để xây 1.2. Cấu tạo xe rùa: Hình 1-1: Xe rùa (Wheelbarrow) Hình 1-1 mô tả cấu tạo của xe rùa.Xe rùa gồm các bộ phận chính nhƣ sau: - Khung xe: Đƣợc làm bằng sắt (đặc hoặc rỗng) đƣờng kính từ 2-2,5 cm. Khung tạo dáng cho xe, đỡ thùng xe, vật liệu - Thùng xe: Thƣờng chế tạo bằng sắt, tôn.Thùng xe cần đƣợc kín khít khi chở vữa, thùng xe đƣợc bắt với trục bánh xe bằng các ốc vít - Bánh xe: Làm nhiệm vụ dẫn hƣớng. Khi xe chạy toàn bộ trọng lƣợng đƣợc dồn lên bánh xe. Bánh xe có lốp, xăm (ruột). Bánh xe đƣợc quay xung quanh trục xe bằng hệ thống bi, bạc - Để xe hoạt động tốt thì lốp xe phải căng, trục cân và xe chạy êm (Ổ bi làm việc tốt. 26
  27. 1.3. Vận chuyển gạch, vữa bằng xe rùa: 1.3.1. Công tác chuẩn bị: Nội dung chuẩn bị bao gồm xe rùa, xẻng, và đƣờng vận chuyển. - Xe rùa: Kiểm tra thùng xe, kết cấu xe có đảm bảo chắc chắn không, trục xe có trơn không, ổ bi, trục có cân không.lốp xe đủ độ căng.Kiểm tra ốc vít bắt liên kết giữa thùng xe và khung. Nếu cần phải sửa chữa khắc phục trƣớc khi vận chuyển. - Nếu vận chuyển vữa, cát cần bố trí thêm xẻng để xúc vữa, cát lên xe. - Đƣờng vận chuyển cần đƣợc khảo sát trƣớc, nếu cần phải sửa, kê gỗ. Độ dốc của đƣờng vận chuyển bằng xe rùa nên < 5%. Một số trƣờng hợp nếu quá dốc thì phải có biện pháp hỗ trợ (Kéo thêm) 1.3.2.Xếp vật liệu lên xe: Vật liệu chủ yếu là gạch, cát, xi, vữa xây Tải trọng của xe rùa từ 50 – 70 kg. Khi xếp vật liệu lên xe. Với vữa, cát có thể dùng xẻng xúc trực tiếp đổ lên xe rùa. Có thể đƣa trực tiếp xe rùa đón vữa từ máy trộn vữa. Gạch xếp lên xe rùa thƣờng là xếp rối, nhƣng đòi hỏi phải cân xe. Trƣớc khi xếp vật liệu xe rùa phải đƣợc đặt tại nơi bằng phẳng, chắc chắn, lƣu ý xe dễ đổ. 1.3.3. Đẩy xe vật liệu: Hai tay nâng, giữ cân xe đồng thời đẩy lên phía trƣớc.Vừa đẩy có thể vừa lái xe đúng vị trí.Đƣờng đi của xe rùa không cần rộng (Chỉ cần vệt 20, 30 cm) nhƣng yêu cầu nhẵn. Độ dốc < 5%. Khi cục bộ cần đi đoạn dốc lớn cần thêm ngƣời hỗ trợ kéo xe. 1.3.4. Đổ vật liệu ra ngoài - Yêu cầu của công tác đổ vật liệu ra là đổ đúng nơi quy định, đổ nhẹ nhàng, không để gạch vỡ, sứt, hoặc vữa bắn ra xung quanh, vật liệu đổ ra không làm ảnh hƣởng tới các kết cấu khác - Có hai hình thức đổ vật liệu ra là đổ ngang và đổ dọc. Đổ ngang: Nghiêng một bên càng xe, mũi xe tỳ trên mặt đắt, ghé thùng đổ vật liệu sang bên. Đổ dọc là dọc theo hƣớng vận chuyển.Khi đổ xe, ta nâng càng xe, tỳ mũi xe xuống sàn, nâng đều xe và đổ vật liệu lên phía trƣớc. Với những vật liệu dễ vỡ, sứt không nên đổ mà dùng tay dỡ vật liệu ra ngoài. Ngoài nhiệm vụ chính là vận chuyển vật liệu xây, xe rùa còn dùng để trộn vữa trực tiếp trên xe 27
  28. 1.4. Thực hành vận chuyển vật liệu bằng thủ công, xe rùa. 1.4.1. Nội dung thực hành: - Vận chuyển gạch trên công trƣờng bằng xe rùa - Vận chuyển vữa trên công trƣờng bằng xe rùa 1.4.2. Công tác chuẩn bị: - Gạch cần vận chuyển, vị trí tập kết: 1 ÷500 viên - Vữa cần vận chuyển, vị trí tập kết: 0,5 ÷ 1 m3 - Xe rùa: 6 chiêc - Xẻng : 8 chiếc 1.4.3. Tổ chức thực hiện: - Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5-6 học sinh - Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu công tác vận chuyển - Từng nhóm lần lƣợt tham gia thực hiện, giáo viên theo dõi, uốn nắn,đánh giá. Các nhóm khác theo dõi, rút kinh nghiệm. Cuối mỗi buổi cần xếp xe rùa, dụng cụ đúng nơi quy định.Thùng xe cần rửa sạch không để bám vữa. Có kế hoạch kiểm tra tu sửa xe rùa. Chú ý: Việc thực hiện vận chuyển lên bố trí kết hợp tại các công trƣờng xây dựng 28
  29. BÀI 2: VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU LÊN GIÀN GIÁO Mã bài: M2-02 Mục tiêu: - Sau khi học xong bài này người học biết được nội dung của công tác vận chuyển vật liệu trong xây, trát láng lên giàn giáo - Thao tác vận chuyển vật liệu lên giàn giáo hiệu quả, an toàn -Có tinh thần nghiêm túc, sáng tạo trong công việc Nội dung: 2.1. Khái niệm: Vận chuyển vật liệu xây trát, láng bằng thủ công lên giàn giáo là dùng sức ngƣời đƣa trực tiếp các loại vật liệu lên giàn giáo, xếp vật liệu trên giàn giáo hợp lý, an toàn 2.2.Vận chuyển vữa lên giàn giáo: Việc vận chuyển vữa xây, trát từ sàn lên giàn giáo, đổ vào các hộc đựng vữa luôn cần dùng đến xô, thùng để đƣa vận chuyển. Tùy theo độ cao đƣa lên mà ta áp dụng các biện pháp vận chuyển khác nhau. 2.2.1. Chuyển vữa lên giàn giáo 1 tầng: Khi đƣa vữa lên giàn giáo 1 tầng (Độ cao giàn giáo < 2m) thƣờng áp dụng hình thức vận chuyển trực tiếp bằng xô.Vữa đƣợc đựng vào xô, ngƣời đứng dƣới một tay cầm quai xô, một tay nâng đáy xô vữa, nâng lên ngang tầm giáo. Ngƣời phía trên đón xô vữa, đổ vữa vào hộc trên giàn giáo, chuyển xô xuống. Việc vận chuyển trực tiếp nhƣ trên đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa ngƣời phía dƣới và ngƣời bên trên giàn giáo.Không đƣợc vứt xô từ trên giàn giáo xuống. 2.2.2.Giàn giáo nhiều tầng: Khi giàn giáo cao hơn 2 m có thể dùng các hình thức chuyển vữa sau:dùng dây kéo xô vữa từ dƣới lên, hoặc dùng hệ thống ròng rọc đƣa vữa lên, đổ vào máng vữa. Chú ý kiểm tra dây kéo, buộc một đầu dây vào giàn giáo. Ngƣời đứng kéo vật liệu chú ý công tác an toàn. Trong quá trình kéo vữa lên 29
  30. nghiêm cấm đi lại phía dƣới. Nên kết hợp vận chuyển vữa bằng xe rùa với việc đƣa vữa lên giàn giáo. 2.3. Vận chuyển gạch lên giàn giáo: - Với giàn giáo thấp có thể chuyển gạch lên bằng cách truyền tay trực tiếp. Ngƣời đứng dƣới đƣa gạch lên trực tiếp bằng tay, ngƣời trên đón và xếp gạch trên giàn giáo. Khi xếp tránh xếp cao quá, nhiều quá, cản trở quá trình xây.Bố trí vị trí xếp gạch trên giàn giáo sao cho thuận tiện trong quá trình nhặt gạch, xúc vữa. - Với giàn giáo cao hơn 2 m, cũng tƣơng tự nhƣ khi vận chuyển vữa, gạch đƣợc đƣa lên bằng hình thức kéo dây hoặc ròng rọc.gạch có thể đƣợc xếp vào thùng, hoặc bao, kéo lên trên, xếp gạch vào vị trí. Cũng nhƣ khi chuyển vữa nên kết hợp việc vận chuyển gạch bằng xe rùa với việc đƣa gạch lên giàn giáo. 2.4. Công tác an toàn trong vận chuyển: Để vật liệu không rơi vãi trong quá trình vận chuyển không lên chất đầy vữa trong xô, thùng.trong quá trình kéo vữa, gạch lên giàn giáo không đi lại phía dƣới trong phạm vi ảnh hƣởng của thùng, xô kéo. Thƣờng xuyên kiểm tra dây kéo đảm bảo rằng dây kéo còn chắc chắn, không đứt trong quá trình làm việc. Khi giàn giáo cao cần có lan can bảo vệ, ngƣời đứng đón vật liệu trên giàn giáo cần đeo dây an toàn. 2.5. Thực hành vận chuyển vật liệu lên giàn giáo 2.5.1. Mục tiêu: - Rèn luyện kỹ năng vận chuyển vật liệu (gạch, vữa)lên giàn giáo bằng thủ công. Kéo vật liệu và xếp trên giáo hợp lý 2.5.2.Nội dung thực hành: - Vận chuyển gạch lên giàn giáo - Vận chuyển vữa lên giàn giáo 2.5.3. Công tác chuẩn bị: - Gạch :500 viên - Giàn giáo xây - Dây kéo, thùng, xô đựng vữa: 5 bộ - Ròng rọc: 2 bộ 30
  31. - Tời điện: 1 bộ 2.5.4. Tổ chức thực hiện: - Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5-6 học sinh - Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu công tác vận chuyển - Từng nhóm lần lƣợt tham gia thực hiện, giáo viên theo dõi, uốn nắn,đánh giá. Các nhóm khác theo dõi, rút kinh nghiệm. Chú ý: Việc thực hiện vận chuyển lên bố trí kết hợp tại các công trƣờng xây dựng 31
  32. BÀI 3: VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU BẰNG MÁY Mã bài: M2-03 Mục tiêu: - Sau khi học xong bài này người học biết được nội dung của công tác vận chuyển vật liệu trong xây, trát bằng máy - Thao tác phối hợp với các máy vận chuyển( Xếp, bốc dỡ) an toàn, hiệu quả. -Rèn luyện tính cẩn thận trong công việc, tác phong làm việc công nghiệp Nội dung 3.1. Nội dung, yêu cầu của công tác vận chuyển bằng máy: 3.1.1. Nội dung: - Xếp vật liệu vữa, gạch vào thùng vận chuyển, móc cáp phối hợp với máy nâng, vận thăng, cẩu đƣa vật liệu lên cao - Bốc, dỡ vật liệu (gạch, vữa) ra khỏi thùng vận chuyển (hoặc đón cẩu, tháo móc) vận chuyển vật liệu đến nơi tập kết 3.1.2. Yêu cầu: Phối hợp nhịp nhàng, an toàn với thiết bị nâng, hạ. Không để máy móc chờ lâu.Đảm bảo an toàn cho ngƣời và thiết bị 3.2. Các hình thức vận chuyển 3.2.1 Vận chuyển vật liệu bằng cẩu tháp: 32
  33. Hình 3-1: Cẩu tháp (Crane) Hình 3-1 mô tả cấu tạo của cẩu tháp. Với công trình lớn, cẩu tháp đƣợc bố trí cố định tại một vị trí. Chiều cao, độ vƣơn xa của cẩu cần chọn theo yêu cầu của công trình.Khi phối hợp vận chuyển vật liệu xây, trát với cẩu ta tiến hành nhƣ sau: - Xếp vật liệu vào thùng chuyên dùng, xếp gọn, cân, an toàn. Đón móc cẩu, móc cẩu, ra hiệu cho máy cẩu nâng vật liệu lên. - Máy cẩu nâng vật liệu lên, quay, vƣơn xa. Phối hợp, hƣớng thùng vật liệu đúng vị trị, phối hợp hạ cẩu, đón và tháo móc cẩu, bốc dỡ vật liệu tha khỏi thùng . 33
  34. 3.2.2. Vận chuyển vật liệu bằng cẩu thiếu nhi, cẩu quay Hình 3-2: Cẩu thiếu nhi (Mini crane) Hình 3-2 mô phỏng việc vận chuyển vật liệu bằng cẩu thiếu nhi, cẩu quay. Thiết bị đƣợc lắp trên trần, sàn. Cố định chắc chắn.Khi thùng vật liệu đƣa tới độ cao, máy sẽ quay, đƣa thùng vật liệu (Xe rùa) đến đúng vị trí. 3.2.3. Vận chuyển vật liệu bằng vận thăng 34
  35. Hình 3-3: Thùng vận chuyển 35
  36. Hình 3-4: Sơ đồ vận thăng 36
  37. Hình 3-5: Đƣa thùng lên cao Hình 3-6: Xếp vật liệu vào thùng vận chuyển 37
  38. Hình 3-3, 3-4, 3-5, 3-6 mô tả vận chuyển vật liệu bằng vận thăng.Hình 3- 3 là thùng chứa vật liệu. Thùng di chuyển thẳng đứng. Khi cần lấy vật liệu ở tầng nào, độ cao nào thì thùng sẽ dừng ở đó. Ta chỉ việc lấy vật liệu ra xếp vào giàn giáo để thi công.Vận thăng đƣợc dùng nhiều trong quá trình hoàn thiện công trình 3.2.4. Vận chuyển vật liệu bằng máy nâng: Hình 3-7: Máy nâng (Forklift loader) Hình 3-8: Máy nâng (Forklift loader) 38
  39. Máy nâng dùng để nâng các cấu kiện xây dựng lớn lên độ cao, vị trí khác nhau. (Hình 3-7, 3-8) mô tả công tác nâng vật liệu bằng máy nâng. 3.3. Công tác an toàn trong vận chuyển vật liệu bằng máy Ngoài các quy định an toàn về lao động trên công trƣờng, đối với ngƣời công nhân vận chuyển vật liệu bằng máy cần phải tuân thủ theo các quy định sau: Khi xếp vật liệu vào thùng vận chuyển không đƣợc xếp quá tải quy định, vật liệu phải xếp gọn, chắc chắn. Công việc bốc, xếp vật liệu phải khẩn trƣơng. Không đi lại, ngồi giải lao trong phạm vi ảnh hƣởng của máy. Không lên xuống bằng vận thăng 3.4. Thực hành vận chuyển vật liệu bằng máy 3.4.1. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh có kỹ năng vận chuyển vật liệu bằng máy cẩu, vận thăng, máy nâng an toàn, hiệu quả. Kỹ năng xếp, bốc , dỡ vật liệu vào thùng vận chuyển, phối hợp nhịp nhàng với phƣơng tiện máy móc vận chuyển 3.4.2. Nội dung thực hành: - Vận chuyển vật liệu kết hợp với cẩu tháp - Vận chuyển vật liệu kết hợp với vận thăng 3.4.3. Công tác chuẩn bị: Liên hệ thực tập thực tế trên công trƣờng xây dựng 3.4.4. Tổ chức thực hiện: - Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5-6 học sinh - Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu công tác vận chuyển - Từng nhóm lần lƣợt tham gia thực hiện, giáo viên theo dõi, uốn nắn,đánh giá. Các nhóm khác theo dõi, rút kinh nghiệm. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN: TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Giáo trình kỹ thuật thi công- NXB Xây dựng – năm 2000 - Giáo trình thi công tập 1,2- (Trƣờng cao đẳng nghề Nam Định) - Giáo trình kỹ thuật nề theo phƣơng pháp mô đun-NXB Xây dựng- 2000 - Kỹ thuật thi công tập II – NXB xây dựng năm 2002 trƣờng đại học kiến trúc Hà Nội- 39
  40. BỘ LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI NƢỚC GIÁO TRÌNH Mô đun:TRỘN VỮA Mã số:MĐ03 40
  41. MÔ ĐUN: TRỘN VỮA Mã số: MĐ03 Vị trí, ý nghĩa, vai trò của mô đun: Mô đun trộn vữa là mô đun học bắt buộc của nghề Xây – Trát – Láng. Các công việc chính của nghề là xây, trát, láng đều liên quan đến công tác trộn vữa. Vì vậy ngƣời học nghề Xây – Trát – Láng nhất thiết phải hiểu yêu cầu thành phần của các loại vữa, sử dụng các loại dụng cụ, máy móc để trộn vữa đúng kỹ thuật, an toàn Mục tiêu của mô đun: - Học xong mô đun này người học biết được các loại vữa thường dùng trong xây dựng, trình tự các bước trộn vữa bằng tay, bằng máy. - Thao tác trộn vữa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn. -Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ trong công việc Nội dung của mô đun : Mã bài Tên bài Loại Địa Thời lƣợng bài điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra M3-01 Bài 1:Trộn vữa Tích Xƣởng 5 1 4 bằng thủ công hợp thực hành M3-02 Bài 2:Trộn vữa Tích Xƣởng 9 1 8 bằng máy hợp thực hành M3-03 Bài 3:Công tác an Lý Lớp 1 1 toàn trong trộn vữa thuyêt học YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔ ĐUN Học mô đun này ngƣời học cần biết đƣợc nội dung , trình tự các bƣớc trộn vữa bằng thủ công, bằng máy. Có kỹ năng sử dụng các dụng cụ máy móc trộn vữa đảm bảo yêu cầu kỹ thuât, an toàn 41
  42. BÀI 1: TRỘN VỮA BẰNG THỦ CÔNG Mã bài: M3-01 Mục tiêu: - Sau khi học xong bài này người học biết được trình tự các bước trộn vữa bằng thủ công - Chuẩn bị dụng cụ, thao tác trộn vữa đảm bảo kỹ thuật, an toàn - Rèn luyện tính cần cù, chính xác trong công việc Nội dung chính: 1.1. Công tác chuẩn bị: 1.1.1.Chuẩn bị sân trộn: Sân trộn đƣợc bố trí càng gần nơi xây dựng càng tốt để giảm bớt công tác vận chuyển vữa. Diện tích sân trộn vừa đủ để thao tác (4 ÷8 m2). Nền sân trộn phải đủ cứng, phẳng, nhẵn, không mất nƣớc Sân trộn có thể làm bằng cách kê tấm tôn, gỗ, liệt địa bằng gạch hoặc láng vữa xi măng. Nếu lợi dụng đƣợc mặt bằng sẵn có càng tốt 1.1.2. Chuẩn bị dụng cụ Dụng cụ để trộn vữa là: Xô, xẻng, cuốc, bàn cào, thùng đong vật liệu 1.1.3. Chuẩn bị vật liệu: Vật liệu trộn vữa gồm: Xi măng, vôi, cát và nƣớc. Vật liệu đủ về số lƣợng và đảm bảo chất lƣợng, đƣợc bố trí càng gần sân trộn càng tốt 1.2. Thao tác trộn vữa xi măng cát: 1.2.1. Trộn khô: Đong cát theo cấp phối (Kỹ thuật công trƣờng quy định tỷ lệ) đổ ra sân trộn, gạt tƣơng đối bằng. Đong xi măng đổ lên trên, 2 ngƣời dùng xẻng lƣỡi bằng đảo cho cát và xi măng đều nhau, đảo dứt chân 1.2.2. Trộn ƣớt: Khoanh vùng xi măng cát đã trộn khô đều. Đổ nƣớc ngâm,dùng xẻng, cuốc, bàn cào đảo ƣớt. Trong quá trình đảo ƣớt cho thêm nƣớc để vữa đủ độ dẻo quy định 1.3. Thao tác trộn vữa tam hợp: Trộn vữa tam hợp có 2 cách trộn nhƣ sau: Cách trộn 1: Trộn xi măng, cát khô nhƣ trên, khoanh vùng, đổ nƣớc vôi vào và trộn ƣớt Cách trộn 2: Đánh tan vôi, trộn vôi với cát (Trộn vữa vôi) cho đều, dàn vữa và rải xi măng lên trên, dùng xẻng, cuốc, bàn cào đảo đều. Cả 2 cách trên thì vôi cần đƣợc lọc hết sạn đá trong vôi 1.4. Thực hành trộn vữa bằng thủ công 42
  43. 1.4.1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, ngƣời học có đƣợc kỹ năng chuẩn bị, trộn khô, trộn ƣớt vữa xi măng dùng để xây trát. Trộn đúng cấp phối, trộn đủ dẻo, đều 1.4.2.Nội dung thực hành: - Trộn vữa xi măng cát (Tỷ lệ pha trộn do giáo viên quy định) - Trộn vữa tam hợp - Trộn vữa vôi 1.4.3. Công tác chuẩn bị: - Sân trộn (Đủ rộng cho 2 nhóm cùng làm lúc) - Xi măng: 300 kg - Cát vàng (cát đen); 1,5 m3 - Vôi nhuyễn 500 kg - Xẻng 4 cái - Cuốc 4 cái - Cào 2 cái - Thùng đong vật liệu: 5 cái - Xô 4 cái - Găng tay 30 đôi - Ủng : 4 đôi 1.4.4. Tổ chức thực hiện: - Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 2-3 học sinh - Giáo viên phổ biến tỷ lệ pha trộn, yêu cầu thao tác trộn, trình tự trộn, hƣớng dẫn tƣ thế đảo Các lỗi thƣờng gặp và biện pháp khắc phục trong quá trình trộn vữa bằng thủ công - Từng nhóm lần lƣợt tham gia thực hiện, giáo viên theo dõi, uốn nắn,đánh giá. Các nhóm khác theo dõi, rút kinh nghiệm Chú ý: Việc thực hiện trộn vữa lên bố trí kết hợp tại các công trƣờng xây dựng 43
  44. BÀI 2: TRỘN VỮA BẰNG MÁY Mã bài: M3-02 Mục tiêu: - Sau khi học xong bài này người học biết được trình tự các bước trộn vữa bằng máy - Chuẩn bị dụng cụ, máy trộn, thao tác trộn vữa đảm bảo kỹ thuật, an toàn - Rèn luyện tính cần cù, chính xác trong công việc Nội dung chính: 2.1. Công tác chuẩn bị: 2.1.1.Cấu tạo máy trộn vữa: Cấu tạo của máy trộn vữa gồm 3 bộ phân chính: - Động cơ điện và bộ phận truyền chuyển động vào trục quay - Thùng trộn (Trong thùng trộn có cánh quạt gắn với trục quay), tay quay điều khiển thùng trộn - Khung máy (Khung máy, bánh xe, móc kéo). Cấu tạo của máy trộn xem hình 2-1. Hình 2-1: Cấu tạo máy trộn: 1. Trục quay, 2. Thùng trộn, 3. Cánh quạt 4. Bộ phận truyền động, 5. Động cơ điện, 6. Bánh xe, 7. Khung máy, 8. Móc kéo, 9. Tay quay để tắt thùng trộn 2.1.2.Chuẩn bị sân trộn: Sân trộn vữa bố trí càng gần hiện trƣờng thi công càng tốt.Diện tích đủ để bố trí máy trộn, tấm tôn đón đổ vữa 2.1.3. Chuẩn bị dụng cụ: 44
  45. Xẻng, tấm tôn, xe rùa đón vữa, thúng , xô 2.1.4. Chuẩn bị vật liệu: Xi măng, cát và nƣớc.Đủ về số lƣợng và đảm bảo chất lƣợng. Nƣớc nên đựng trong thùng chứa đặt cạnh máy trộn 2.1.5. Chuẩn bị máy trộn: Hình 2-2: Máy trộn vữa (Mortar mixer) Máy trộn vữa đƣợc kê chắc chắn,ngang bằng. Cột điện và cầu dao nên đặt cạnh máy trộn, cầu dao buộc vào cột tầm ngƣời với.Khi khối lƣợng trộn ít có thể sử dụng máy trộn loại nhỏ cho linh hoạt 2.2. Thao tác trộn vữa: 2.2.1. Vận hành thử máy: Kiểm tra máy trộn và làm vệ sinh thùng trộn cho sạch Vận hành thử máy, kiểm tra hoạt động của máy sao cho máy chạy êm, đều 2.2.2. Trình tự nạp vật liệu: - Đổ 1 xô nƣớc vào thùng trộn, đóng cầu dao điện cho máy hoạt động, cánh quạt quay làm cho nƣớc bám vào mặt thùng trộn để khi đổ vật liệu vào không bị bám dính vào thành thùng trộn - Đong các loại vật liệu thành phần theo liều lƣợng đã định và đổ vào thùng trộn 45
  46. 2.2.3. Trộn vữa: - Cho máy hoạt động từ 3 ÷ 5 phút. Nếu thấy vữa trộn đã đồng màu và dẻo thì ngắt cầu dao điện cho máy ngừng làm việc 2.2.4. Đổ vữa ra ngoài : Điều khiển tay quay để đổ vữa trong thùng trộn ra ngoài. Đổ ra tấm tôn hoặc ra xe rùa để vận chuyển đi. (Một số loại máy trộn chỉ mở cửa, máy vẫn hoạt động và cánh quạt sẽ đùn vữa ra ngoài) Khi vận hành máy trộn cần chú ý: - Cối trộn không đƣợc vƣợt quá dung tích thùng trộn - Đóng cầu dao điện cho máy chạy mới đổ vật liệu vào - Vật liệu đƣa vào phải đảm bảo chất lƣợng, không cho xi măng vón cục, cát vôi có lẫn đá sỏi vào thùng tránh hiện tƣợng kẹt cánh quạt - Khi cánh quạt bị kẹt phải tắt máy ngay, moi lấy đá chèn khe cánh quạt - Sau mỗi ca phải dội nƣớc rửa sạch thùng trộn 2.3. Máy khấy vữa Có thể trộn vữa xi măng cát bằng máy khấy cầm tay.(Hình 2-3).Trƣớc tiên ta cho trƣớc vào thùng trộn một ít nƣớc, cho máy quay, trong quá trình đó cho dần cát, xi măng theo liều lƣợng quy định. Khi vữa đều, đồng màu thì đƣợc. Hình 2-3: Máy khấy vữa (Mixing drill) 46
  47. Trên thực tế khi xây các khối bê tông nhẹ, thƣờng ngƣời ta sản xuất hỗn hợp chất kết dính sẵn TBA. TBA có sẵn trong túi 40 kg. Với mỗi túi TBA cần từ 12- 14 lít nƣớc. Thao tác trộn nhƣ sau: Đổ nƣớc vào trong một cái xô (12-14 lít). Cho TBA vào dần và cho máy khấy hoạt động cho tới khi đồng màu thì thôi. Hình 2-4:Khấy vữa TBA 2.4. Thực hành trộn vữa bằng máy 2.4.1.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này ngƣời học có đƣợc kỹ trộn vữa bằng máy trộn, máy khấy vữa vừa đúng trình tự, an toàn và hiệu quả 2.4.2.Nội dung thực hành: - Trộn vữa xi măng cát (tỷ lệ pha trộn do giáo viên quy định) - Trộn vữa tam hợp 2.4.3. Công tác chuẩn bị: - Sân trộn : Bố trí đủ rộng để thao tác, học sinh quan sát - Máy trộn vữa: 2 máy - Xi măng: 300 kg - Cát vàng (cát đen); 1,5 m3 - Vôi nhuyễn 500 kg - Xẻng 4 cái 47
  48. - Thúng 4 cái - Xô 2 cái - Thùng chứá nƣớc - Găng tay 30 đôi - Máy trộn cùng hệ thống điện, cầu dao điện - Máy khuấy vữa + Thùng trộn vữa: 1 máy 2.4.4. Tổ chức thực hiện: - Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5-6 học sinh - Giáo viên phổ biến tỷ lệ pha trộn, yêu cầu thao tác trộn, trình tự trộn Các lỗi thƣờng gặp và biện pháp khắc phục trong quá trình trộn vữa bằng máy - Từng nhóm lần lƣợt tham gia thực hiện, giáo viên theo dõi, uốn nắn,đánh giá. Các nhóm khác theo dõi, rút kinh nghiệm Chú ý: Việc thực hiện trộn vữa lên bố trí kết hợp tại các công trƣờng xây dựng Câu hỏi 1:Trình bày nội dung các bƣớc trộn vữa bằng máy 48
  49. BÀI 3: CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG TRỘN VỮA Mã bài: M3-03 Mục tiêu: - Sau khi học xong bài này người học biết được nội dung công tác an toàn trong trộn vữa - Xử lý được các hiện tượng mất an toàn xảy ra - Rèn luyện ý thức chấp hành các quy định về an toàn trong công việc Nội dung chính: 3.1.Các quy định về an toàn trong trộn vữa bằng máy: 3.1.1.Quy định về trang phục: Khi trộn vữa công nhân phải có đủ trang thiết bị phòng hộ lao động theo quy định (Quần áo, giày, kính, gang tay, mũ ) Dụng cụ phải bố trí hợp lý để sử dụng thuận tiện, tránh chồng chéo. Khi hết ca xẻng cuốc phải rửa sạch cất đúng vị trí 3.1.2.Quy định về quy trình vận hành máy Khi trộn phải thực hiện đúng theo nội quy sử dụng máy và quy trình vận hành Cầu dao điện phải đƣợc bố trí cạnh công nhân điều khiển máy và ở độ cao 1,5 m. Đƣờng điện đi vào động cơ phải dùng cáp chì hoặc cao su Quá trình trộn, ngoài vật liệu trộn không đƣợc đƣa bất kỳ vật gì vào thùng trộn. Sau mỗi ca trộn phải dội nƣớc vệ sinh thùng trộn, che đậy cầu dao 3.2. Sử lý khi cánh quạt máy trộn bị kẹt: Khi cánh quạt bị kẹt phải ngắt cầu dao, dừng máy. Dùng xẻng moi vữa, loại bỏ sỏi đá gây kẹt TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: Câu1:Trả lời:221 ÷ 224 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN: TBA: Chất kết dính chuyên dùng TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Giáo trình kỹ thuật thi công- NXB Xây dựng – năm 2000 - Giáo trình thi công tập 1,2- (Trƣờng cao đẳng nghề Nam Định) - Giáo trình kỹ thuật nề theo phƣơng pháp mô đun-NXB Xây dựng- 2000 - Kỹ thuật thi công tập II – NXB xây dựng năm 2002 trƣờng đại học kiến trúc Hà Nội- 49
  50. BỘ LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI NƢỚC GIÁO TRÌNH Mô đun:XÂY GẠCH Mã số:MĐ04 50
  51. MÔ ĐUN: XÂY GẠCH Mã số: MĐ04 Vị trí, ý nghĩa, vai trò của mô đun: Mô đun xây gạch là mô đun học bắt buộc của nghề Xây – Trát – Láng.Mô đun xây gạch đƣợc bố trí học sau các mô đun vận chuyển, trộn vữa và mô đun giàn giáo.Là mô đun giải quyết các công việc chính của nghề, đòi hỏi ngƣời học rèn luyện kỹ năng là chính nên bố cục mô đun chủ yếu là thực hành nghề nghiệp. Mục tiêu của mô đun: - Biết đƣợc yêu cầu kỹ thuật của công tác xây gạch - Biết trình tự các bƣớc trong xây gạch (Móng, tƣờng, mỏ, trụ, gờ ) - Thao tác xây đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn Nội dung của mô đun : Loại Thời lƣợng Địa Mã bài Tên bài bài Tổng Lý Thực Kiểm điểm dạy số thuyết hành tra Xƣởng Tích M4-01 Bài 1: Xây móng thực 40 8 28 4 hợp hành Xƣởng Tích M4-02 Bài 2:Xây tƣờng thực 48 4 40 4 hợp hành Bài 3: Xây trụ tiết Xƣởng Tích M4-03 diện vuông, chữ thực 22 2 16 4 hợp nhật hành Xƣởng Tích M4-04 Bài 4: Xây gờ thực 10 2 8 hợp hành Xƣởng Bài 5: Xây bậc Tích M4-05 thực 14 2 8 4 tam cấp hợp hành Xƣởng Bài 6: Xây bậc Tích M4-06 thực 10 2 8 cầu thang hợp hành Tích Xƣởng M4-07 Bài 7: Xây lanh tô 14 2 12 hợp thực 51
  52. hành Xƣởng Bài 8: Xây gạch Tích M4-08 thực 26 2 20 4 blốc hợp hành Bài 9: Kiểm tra Xƣởng Tích M4-09 đánh giá chất thực 10 2 8 hợp lƣợng khối xây hành Bài 10:An toàn Lý Lớp M4-10 lao động trong 1 1 thuyêt học công tác xây 195 27 148 20 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔ ĐUN Học mô đun này ngƣời học cần biết đƣợc : - Yêu cầu kỹ thuật xây móng, tƣờng, gờ, trụ - Công tác an toàn trong xây gạch - Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị dùng trong xây gạch - Thực hiện thao tác xây gạch đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn – Kỹ năng xây gạch đạt bậc thợ bậc 3/7 52
  53. BÀI 1: XÂY MÓNG Mã bài: M4-01 Mục tiêu: - Biết được tác dụng của các dụng cụ xây, dụng cụ dùng để xác định đường thẳng đứng, nằm ngang, vuông góc - Biết được yêu cầu kỹ thuật của khối xây, trình tự thao tác xây móng - Sử dụng các dụng cụ(Ni vô, ti ô, quả dọi, thước vuông ) để giác móng, xác định phạm vi xây thành thạo, chính xác, an toàn - Thao tác giác móng, xây móng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật - Có thái độ nghiêm túc, tỷ mỉ, tiết kiệm, an toàn trong công việc Nội dung: 1.1.Giới thiệu các dụng cụ: 1.1.1. Thƣớc tầm : Thƣớc tầm: Dùng để kiểm tra độ phẳng của mặt tƣờng, mặt trụ. Dùng kết hợp với ni vô để kiểm tra độ thẳng đứng và độ ngang bằng của khối xây. Thƣớc tầm đƣợc làm bằng các loại gỗ không bị cong vênh nhƣ gỗ thông dầu, gỗ lim hoặc bằng nhôm, inốc Độ dài của thƣớc tầm có nhiều cỡ, tùy thuộc yêu cầu sử dụng, thƣờng có chiều dài 0,8, 1,2 m, 1,5 m, 2m, 3m. Tiết diện của thƣớc có dạng hình chữ nhật 60 x 25mm. Thƣớc tầm có thể đƣợc vát đi một cạnh để sử dụng khi trát. (Hình 1-1 ) Hình 1-1: Thước tầm Để thảo mãn mục đích sử dụng trên, thƣớc tầm cần phải thẳng, phẳng, các cạnh sắc, không cong vênh.Do vậy cần kiểm tra thƣớc tầm trƣớc khi sử dụng + Thƣớc vuông: Đƣợc làm bằng gỗ lim hay kim loại nhẹ. Cạnh thƣớc có chiều dài 0,3 ÷1,2 m ( Hình 1-2). Thƣớc vuông dùng để xác định kiểm tra góc vuông nhƣ xác định 53
  54. góc vuông của trục ngang, dọc trƣớc khi xây, kiểm tra góc trụ trƣớc khi trát. Trƣớc khi sử dụng cần kiểm tra chất lƣợng của thƣớc vuông gồm:Kiểm tra độ thẳng của cạnh thƣớc, kiểm tra góc vuông của thƣớc. Cách kiểm tra tiến hành nhƣ sau: Hình 1-2: Thước vuông Đặt thƣớc trên mặt phẳng (Sàn nhà). Trên cạnh kéo dài B0 lấy điểm C sao cho CO < OB. Lấy cạnh OA làm trục, lật cạnh OB về phía C. Nếu cạnh OB trùng với điểm C thì thƣớc vuông. (Hình 1-3) Hình 1-3: Kiểm tra thước vuông +Thƣớc mét:Dùng để đo khoảng cách từ điểm này tới điểm kia. Thƣớc thép đƣợc chế tạo sẵn bằng thép cuộn có chiều dài từ 1÷ 10m, 1.1.2. Ni vô: Ni vô thƣớc: Hình 1-4 54
  55. Hình 1-4: Ni vô thước 1. Ống thủy kiểm tra thẳng đứng 2. Ống thủy kiểm tra nằm ngang 3. Ống thủy kiểm tra góc nghiêng Đƣợc chế tạo bằng gỗ, nhôm cứng không cong vênh hoặc kim loại nhẹ, có hình dáng giống nhƣ thƣớc tầm, có các cạnh thẳng, các mặt phẳng. Trên thƣớc có gắn các ống thủy. Ni vô dùng để kiểm tra và xác định đƣờng thẳng đứng, nằm ngang hay vuông góc của các bộ phận công trình. Ni vô càng dài, mức độ chính xác càng cao.Trƣớc khi sử dụng cần kiểm tra chất lƣợng ni vô. - Với ống thủy nằm ngang, kiểm tra nhƣ sau: +Áp ni vô lên mặt tƣờng (Hình 1-5) Hình 1-5: Kiểm tra ống thủy nằm ngang của ni vô + Điều chỉnh ống thủy sao cho bọt nƣớc vào giữa + Vạch đƣờng thẳng trên cạnh dƣới của ni vô. Đánh dấu 2 đầu đoạn thẳng (A,B) +Đảo đầu ni vô, đặt ni vô vào 2 điểm A,B +Nếu bọt nƣớc của ống thủy nằm chính giữa thì ni vô đạt yêu cầu - Đối với ống thủy dùng kiểm tra đƣờng thẳng đứng: + Áp ni vô lên mặt tƣờng theo phƣơng thẳng đứng (Hình 1-6) 55
  56. Hình 1-6: Kiểm tra ống thủy thẳng đứng của ni vô + Điều chỉnh ống thủy sao cho bọt nƣớc vào giữa + Vạch đƣờng thẳng trên cạnh của ni vô. Đánh dấu 2 đầu đoạn thẳng (A,B) + Đảo đầu ni vô, đặt ni vô vào 2 điểm A,B + Nếu bọt nƣớc của ống thủy nằm chính giữa thì ni vô đạt yêu cầu Ni vô ống nhựa mềm(Ti ô): Đƣợc làm bằng nhựa trong suốt. Dựa theo nguyên tắc bình thông nhau để xác định đƣờng nằm ngang. Đƣờng kính của ống nhựa từ 10÷15 mm, bên trong ống chứa nƣớc. Ống nhựa mềm rất thuận tiện khi kiểm tra và lấy dấu ngang bằng ở 2 vị trí xa nhau.Ngoài ra ống nhựa còn dùng để truyền cao trình. Khi sử dụng ti ô cần chú ý: +Không để ống bị xoắn, gập + Không để bọt không khí còn nằm trong ống + Có thể dùng nƣớc màu đƣa vào ống để dễ quan sát + Hai đầu ống để tự do, không nút kín trong khi sử dụng. Cẩn thận khi di chuyển không để nƣớc chảy ra ngoài 1.1.3. Dây xây: Dây xây dùng làm cữ xây cho tƣờng ngang bằng và thẳng, dùng để căng lèo ở góc tƣờng, trụ Dây xây thƣờng làm bằng dây gai, dây ni lông có đƣờng kính từ 1÷1,5 mm, có khă năng co dãn ít,có độ bền dai. Dây xây đƣợc buộc vào các đầu ghim bằng cật tre để dễ dàng cắm vào mạch vữa. Khi dùng xong cuộn vào ghim để bảo quản 1.1.4. Dọi 56
  57. Ngƣời ta dùng phƣơng của dây quả dọi để kiểm tra và xác định đƣờng thẳng đứng. Phƣơng của dây dọi tạo ra bởi một dây mềm treo vào quả dọi. Quả dọi đƣợc làm bằng kim loại tốt (Đồng) tiện tròn theo hình côn, nhọn một đầu (Hình 1-7). Trọng lƣợng của quả dọi thƣờng từ 300 ÷400 gam. Hình 1-7: Quả dọi (plumb-line) Khi sử dụng quả dọi cần kiểm tra xem quả dọi có tròn đều không, mũi quả dọi phải trùng với phƣơng của dây dọi. Sử dụng dây dọi để kiểm tra hay xác định đƣờng thẳng đứng ta làm nhƣ sau: - Đƣa dây dọi lên phía trƣớc, ngang đầu - Dùng ngón tay cái và tay trỏ giữ đầu dây ( Hình 1-8) - Bằng mắt ngắm và rê dây dọi từ từ vào cạnh của bộ phận kết cấu cần kiểm tra thẳng đứng (cạnh cột, mép tƣờng, cạnh cửa ) - Giữ ổn định quả dọi, làm cho dây treo không chuyển động, nếu dây dọi trùng với cạnh của bộ phận công trình cần kiểm tra thì bộ phận đó thẳng đứng Hình 1-8: Cách cầm dây dọi 1.1.5. Dao xây,bay xây: Dao xây thƣờng có 2 loại loại 1 lƣỡi và loại 2 lƣỡi.Dao xây có tác dụng dùng để xúc vữa, gạt vữa, chỉnh viên gạch hoặc đôi khi còn chặt gạch. 57
  58. Bay xây có thể dùng để thay cho dao xây khi xây không cần chém gạch 1.1.6. Ống nhựa mềm: Có đƣờng kính 1÷ 1,5 cm, dài 2 ÷ 5m đƣợc chứa đầy nƣớc. Ống nhựa mềm dùng để đánh thăng bằng, dựa trên nguyên lý bình thông nhau 1.2.Xác định đƣờng thẳng đứng, nằm ngang, vuông góc: 1.2.1. Xác định kiểm tra đƣờng thẳng đứng * Khái niệm: Trong xây dựng thƣờng phải xác định và kiểm tra độ thẳng đứng của một số bộ phận công trình nhƣ tƣờng, cột, Ta biết phƣơng của dây dọi là phƣơng thẳng đứng, vậy tất cả những đƣờng song song với phƣơng dây dọi đều thẳng đứng * Cách xác định đƣờng thẳng đứng Muốn xác định đƣờng thẳng đứng qua một điểm ta thả dây dọi đi qua điểm đó (Hình 1-9) Hình 1-9: Xác định đường thẳng đứng Với một số bộ phận công trình khi thi công yêu cầu phải thẳng đứng nhƣ góc tƣờng, cạnh cửa Ta xây một 2 hàng gạch chuẩn rồi dựng thƣớc hay căng dây lèo thẳng đứng, cố định lại làm cữ để xây các hàng tiếp theo (Hình 1-10) 58
  59. Hình 1-10: Căng dây thẳng đứng xây góc tường * Kiểm tra đƣờng thẳng đứng Có các cách sau: * Cách 1:Dùng dây dọi Cầm dọi, đứng ở một vị trí không vuông góc với bề mặt nào của cấu kiện, bộ phận công trình cần kiểm tra, rê dây dọi từ từ vào cạnh A của cấu kiện. Nếu giao tuyến đó trùng với dây dọi thì bộ phận đó thẳng đứng (Hình 1-11) Hình 1-11: Kiểm tra bằng dây dọi * Cách 2:Dùng thƣớc đuôi cá và quả dọi - Treo dây dọi vào điểm giữa, ở phía trên thƣớc đuôi cá - Ốp thƣớc đuôi cá vào cạnh cần kiểm tra (Hình 1-12) 59
  60. Hình 1-12: Kiểm tra thẳng đứng bằng thước đuôi cá và quả dọi - Nếu dây dọi trùng với vạch tim chân thƣớc thì cạnh kiểm tra theo phƣơng thứ nhất thẳng đứng - Làm lại thao tác trên với phƣơng vuông góc ban đầu và kết luận *Cách 3: Dùng thƣớc tầm kết hợp với ni vô - Áp thƣớc tầm vào một mặt của cấu kiện - Áp ni vô vào thƣớc tầm (Hình 1-13) và quan sát bọt nƣớc trong ống thủy - Cũng làm nhƣ vậy với mặt kề bên của cấu kiện Kết luận: Nếu bọt nƣớc trong ống thủy ở cả 2 lần đều nằm chính giữa thì cấu kiện thẳng đứng Hình 1-13: Kiểm tra thẳng đứng bằng thước tầm, ni vô 60
  61. Nếu chỉ 1 trong 2 lần, bọt nƣớc không ở giữa thì cấu kiện đó không thẳng đứng *Đo độ cao: Muốn đo độ cao ta phải đo theo đƣờng thẳng đứng. Thông thƣờng ngƣời ta cho trƣớc một điểm có độ cao nào đó (Cốt chuẩn). Áp dụng phƣơng pháp đo độ cao để xác định và kiểm tra cao độ của bộ phận, kết cấu nào đó Ví dụ: Xác định cao độ để lắp lanh tô biết: - Cao độ của lanh tô theo thiết kế là + 2.100 - Cốt chuẩn cho trƣớc là cốt nền 0.00 Cách xác định: - Dùng dây dọi để xác định 2 đƣờng thẳng đứng ở gần vị trí đầu của lanh tô. - Từ cốt 0.00 của nền nhà đo lên theo 2 đƣờng thẳng đứng một đoạn bằng nhau 2,1m, đánh dấu lại, đó chính là cao độ cần xác định Cũng có thể chỉ đo theo 1 đƣờng rồi dùng ni vô, ti ô, xác định đƣờng nằm ngang là đƣợc 1.2.2. Xác định kiểm tra đƣờng nằm ngang * Xác định đƣờng nằm ngang: Mặt nƣớc ao hồ hay ở trong chậu ở trạng thái yên lặng có thể gọi là mặt phẳng nằm ngang. Những đƣờng thẳng nằm trong mặt phẳng nằm ngang đƣợc gọi là mặt nằm ngang. Thực tế trong xây dựng ta phải xác định đƣờng nằm ngang. Đó là các thanh treo nằm ngang, các dãy lanh tô cửa Có nhiều cách xác định đƣờng nằm ngang - Cách 1:Dùng ống nhựa mềm xác định đƣờng nằm ngang qua 1 điểm đã cho (Hình 1-14) Hình 1-14: Dùng thước để xác định độ cao 61
  62. + Đặt một đầu ống nƣớc vào vị trí điểm đã cho (Điểm A) + Đặt đầu còn lại tại vị trí B +Điều chỉnh lên xuống một trong 2 đầu sao cho mực nƣớc ở đầu A trùng đúng điểm A, giữ cố định ống +Theo nguyên tắc bình thông nhau thì mực nƣớc ở đầu B ngang bằng với điểm A + Nối AB ta đƣợc đƣờng nằm ngang AB Khi 2 điểm AB ở gần nhau trong phạm vi của thƣớc tầm ta có thể dùng thƣớc tầm, ni vô thƣớc để xác định nhƣ sau: +Đặt đầu thƣớc vào điểm A, đầu kia về phía điểm B + Đặt ni vô chồng lên thƣớc(Hình 1-15) Hình 1-15: Kiểm tra đường nằm ngang bằng thước tầm, ni vô + Điều chỉnh đầu thƣớc ở đầu B sao cho bọt nƣớc của ni vô ở chính giữa. + Nối AB ta đƣợc đƣờng nằm ngang - Cách 2: Xác định 1 đƣờng nằm ngang dựa vào 1 đƣờng nằm ngang có trƣớc trên mặt phẳng Thực tế này cũng hay xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình. Ví dụ đổ bê tông giằng móng đã xong (Giằng móng đổ chuẩn), muốn xác định vị trí bậu cửa ta chỉ việc đo từ mặt giằng lên một khoảng bằng độ cao thiết kế, hoặc có thể xác định vị trí đặt lanh tô qua vị trí đặt bậu cửa. Cách làm nhƣ sau: + Dựng 2 đƣờng thẳng đứng vuông góc với đƣờng nằm ngang đã cho + Theo 2 đƣờng thẳng đứng đó đo 2 đoạn bằng nhau và bằng kích thƣớc thiết kế đánh dấu tại A và B 62
  63. + Nối A với B ta đƣợc đƣờng nằm ngang AB * Kiểm tra đƣờng nằm ngang: Muốn kiểm tra một đƣờng thẳng xem có nằm ngang hay không ví dụ nhƣ cạnh dầm, lanh tô, lan can ta chỉ việc ốp ni vô theo đƣờng thẳng đó. Trƣờng hợp cạnh dài ta dùng kết hợp ni vô và thƣớc tầm (Hình 1-16). Nếu bọt nƣớc nằm chính giữa thì cạnh đó nằm ngang. Nếu lệch, thì phía nào bọt nƣớc lệch về thì phía đó cao. Hình 1-16: Kiểm tra đường nằm ngang bằng ống nhựa mềm Trƣờng hợp 2 đầu của điểm kiểm tra ở xa nhau ta có thể căng dây và dùng ống nhựa mềm để kiểm tra * Đo độ dài Muốn đo độ dài nhƣ khoảng cách giữa các trục nhà, kích thƣớc ô cửa, ta phải đo theo đƣờng nằm ngang. Nhƣ vậy các kích thƣớc mới đúng. Ta làm nhƣ sau: - Căng dây giữa 2 điểm A,B - Điều chỉnh cho dây nằm ngang - Đặt thƣớc theo dây và đo khoảng cách AB1 - Dùng quả dọi thả tại B1 ta đƣợc điểm B trên mặt đất (Hình 1-17). 63
  64. Hình 1-17: Thả dọi để xác định điểm B 1.2.3. Xác định kiểm tra vuông góc: * Xác định góc vuông Trong xây dựng ta thƣờng phải xác định góc vuông khi đã biết vị trí của đỉnh góc vuông, hƣớng của 1 cạnh. Ví dụ khi giác móng ngƣời ta thƣờng cho trƣớc vị trí điểm góc công trình và một hƣớng của công trình đi qua điểm cho trƣớc đó. Ta phải xác định hƣớng vuông góc còn lại của công trình đó Để xác định góc vuông ngƣời ta thƣờng dùng thƣớc vuông (Hình 1-18) - Đặt góc thƣớc vuông vào điểm đã cho - Điều chỉnh 1 cạnh thƣớc vuông với hƣớng OX đã cho Hình 1-18: Xác định góc vuông bằng thước - Vạch đƣờng thẳng OY theo cạnh thƣớc còn lại Cũng có thể sử dụng phƣơng pháp đo để xác định : Trên cạnh OX đo 1 đoạn OM bằng 4 đơn vị dài. Lấy M làm tâm quay cung tròn bán kính 5 đơn vị dài, lấy O làm tâm quay cung tròn bán kính 3 đơn vị 64
  65. dài. Hai cung tròn này cắt nhau tại N. Nối NO ta đƣợc góc vuông MON (Hình 1-19). : Hình 1-19: Xác định góc vuông đo dài * Kiểm tra hình chữ nhật Trong xây dựng ta thƣờng phải kiểm tra hình chữ nhật nhƣ kiểm tra một nền nhà trƣớc khi lát gạch hoa, một bức tƣờng trƣớc khi ốp, kiểm tra móng đào trƣớc khi xây Ví dụ: Muốn kiểm tra hình chữ nhật ABCD ta làm nhƣ sau: - Đo độ dài 2 đƣờng chéo AC, BD - Đo bất kì một góc nào Nếu AC = AD và góc đo vuông thì ta kết luận ABCD là hình chữ nhật Cũng có thể đo các cặp cạnh đối nếu chúng bằng nhau, 2 đƣờng chéo cũng bằng nhau thì ABCD là hình chữ nhật 1.3. Yêu cầu kỹ thuật xây 1.3.1. Yêu cầu về vật liệu: - Gạch xây phải có cƣờng độ kích thƣớc, phẩm chất theo quy định của thiết kế - Các viên gạch phải sạch, có độ ẩm cần thiết - Vữa xây phải đảm bảo đúng loại và đúng mác theo yêu cầu đƣợc trộn đều và có độ dẻo theo quy định. Khi xây tƣờng, trụ độ dẻo từ 9 ÷13, khi xây lanh tô vỉa từ 5 ÷6 1.3.2.Yêu cầu về chất lƣợng khối xây: - Khối xây phải đúng vị trí, đúng hình dáng và kích thƣớc, có đủ các lỗ chừa sẵn theo quy định của thiết kế và phƣơng án thi công - Khối xây phải đặc chắc, nghĩa là tất cả các mạch vữa phải đầy, mạch ngoài đƣợc miết gọn. Những chỗ ngừng khi xây tiếp phải làm sạch và tƣới ẩm 65
  66. - Từng lớp xây phải ngang bằng - Khối xây phải thẳng đứng, phẳng mặt - Góc của khối xây phải theo đúng thiết kế - Mạch đứng của khối xây không đƣợc trùng nhau, phải lệch nhau ít nhất 5 cm 1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng khối xây: Chất lƣợng của khối xây đƣợc đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau: - Chỉ tiêu về vị trí, tim trục của khối xây - Chỉ tiêu về độ ngang bằng, chiều cao của khối xây - Chỉ tiêu về độ thẳng đứng, vuông góc của khối xây - Chỉ tiêu về độ phẳng mặt của khối xây - Chỉ tiêu về độ đặc chắc, so le của mạch vữa Trị số sai lệch cho phép của khối xây Trị số sai lệch cho phép (mm) Xây bằng đá hộc, bê Xây bằng gạch, đá Tên những sai lệch cho phép tông đá hộc đẽo Móng Tƣờng Cột Móng Tƣờng Cột 1. Sai lệch so với kích thƣớc thiết +30 +20, +15, kế +15 +15 15 -10 -10 a, bề dày b, Xê dịch trục kết cấu 20 15 10 10 10 10 c, Cao độ khối xây 25 15 15 15 15 15 2. Sai lệch độ thẳng đứng 20 15 10 10 a. Một tầng b. Chiều cao toàn nhà 20 30 30 10 30 30 3. Độ ngang bằng trong phạm vi 20 20 20 20 10m 4. Độ ghồ ghề trên bề mặt thẳng 20 15 15 5 5 5 đứng hối xây có trát Nếu sai lệch thực tế của khối xây nằm trong giới hạn sai lệch cho phép thì phải điều chỉnh dần khi xây tiếp Nếu sai lệch thực tế lớn hơn thì phải rỡ ra, xây lại 1.4. Thao tác xây cơ bản 1.4.1. Cầm dao, nhặt gạch: 66
  67. - Khi cầm dao ngón tay cái đặt lên cổ dao, 4 ngón kia và lòng bàn tay nắm chặt chuôi dao - Khi nhặt gạch: Bàn tay trái úp xuống cầm vào giữa viên gạch. Trƣờng hợp gặp viên gạch cong thì phải đảm bảo sao cho mặt cong ở phía dƣới để khi đặt gạch vào khối xây viên gạch dễ ổn định 1.4.2. Xúc vữa; Đƣa lƣỡi dao chéo xuống hộc vữa, lấy một lƣợng vữa vừa đủ để xây 1 viên gạch (Hình 1-20) Hình 1-20:Kết hợp cầm gạch và xúc vữa Chú ý: Trong quá trình thực hiện động tác cầm gạch, xúc vữa thƣờng kết hợp với nhau.Ngƣời thợ quan sát cầm gạch rồi xúc vữa ngay, không nên xúc vữa trƣớc rồi mới cầm gạch. Khi cầm gạch mặt cong lõm để xuống dƣới Trƣờng hợp viên gạch phải sửa : Chặt ngắn cho đúng kích thƣớc rồi mới xúc vữa (Hình 1-21) 67
  68. Hình 1-21:Sửa gạch bằng dao 1.4.3. Đổ, dàn vữa Vữa đƣợc đổ dài theo chiều dài viên gạch định xây. Mũi dao dàn đều vữa và sửa gọn mạch ở 2 bên (Hình 1-22) Hình 1-22:Rải vữa a. Rải vữa dọc b.rải vữa ngang 1.4.4. Đặt gạch Tay cầm gạch đƣa từ ngoài vào hơi chếch để đùn vữa lên mạch đứng, đồng thời tay hơi day nhẹ (Khi xây tƣờng 220 trở lên)theo chiều dọc tƣờng để viên gạch ăn phẳng với dây cữ, khi cần mới dùng dao điều chỉnh sao cho mép dƣới của viên gạch trùng với mép trên của hàng gạch đã xây, mép trên viên gạch ngang bằng dây (Hình 1-23a,b) 68
  69. Hình 1-23:Đặt gạch a.Đặt gạch dọc b.Đặt gạch ngang 1.4.5. Gạt, miết mạch: Khi viên gạch đã nằm đúng vị trí dùng dao gạt vữa thừa ở mặt ngoài tƣờng đổ vào mạch ruột hoặc vào chỗ định xây tiếp. Dùng mũi dao miết dọc theo mạch cho mạch đƣợc gọn và chặt (Hình 1-24) Hình 1-24:Gạt mạch ngang 69
  70. Trên đây là những thao tác cơ bản để xây một viên gạch tƣờng 220. Nhƣng trên thực tế còn có tƣờng với chiều dày nhỏ hơn nhƣ tƣờng 110, tƣờng 60 hoặc tƣờng xây bằng gạch rỗng có nhiều lỗ, khi thao tác các loại tƣờng này cần chú ý: + Đối với tƣờng 60 là tƣờng có chiều dày bằng chiều dày viên gạch nên khi xây phải dùng dao lấy vữa miết lên đầu viên gạch, rải vữa, đặt gạch, không day đi, day lại, dùng dao điều chỉnh nhẹ theo phƣơng thẳng đứng cho ngang bằng dây cữ, tuyệt đối không đƣợc điều chỉnh theo phƣơng ngang + Đối với tƣờng xây bằng gạch rỗng cần chú ý khi đặt gạch không chúi đầu viên gạch xuống để tạo mạch đứng, hạn chế việc điều chỉnh bằng dao vì làm cho gạch vỡ. Có thể dùng bay để xây, khi điều chỉnh dùng chuôi bay để điều chỉnh + Thao tác nhặt gạch, xúc vữa, rải vữa, chỉnh gạch, vét mạch đúng trình tự, + Khối xây tƣờng 220 đảm bảo yêu cầu kỹ thuật + Định mức: Xây đƣợc 50 ÷ 80 viên gạch 60 x 110x 220 tƣờng 220 trong 1 giờ 1.5: Xây móng 1.5.1. Cấu tạo móng: Cấu tạo của móng gồm có lớp lót và lớp chịu lực (Hình 1-25) Hình 1-25:Cấu tạo chung của móng 1. Lớp lót, 2. Tảng móng, 3.Tường móng 70
  71. Lớp lót móng có tác dụng tạo độ phẳng và điều chỉnh độ sâu đáy móng. Đƣợc làm bằng xỉ, đá dăm, bê tông lót, bê tông gạch vỡ. Lớp lót thƣờng dày từ 5÷10 cm, rộng hơn đáy móng mỗi bên 5÷10cm. Lớp chịu lực của móng gồm có tảng móng và tƣờng móng. Tảng móng có tác dụng truyền tải trọng của công trình vào nền đất. Bề rộng của tảng móng đƣợc xác định theo thiết kế. Tảng móng thƣờng có 2 dạng: Tảng cân và lệch. (Hình 1-26) Hình 1-26:Cấu tạo của móng gạch 1.5.2. Yêu cầu kỹ thuật xây móng: Ngoài các yêu cầu chung của khối xây gạch, yêu cầu của móng còn có: - Không đƣợc để mỏ nanh hay mỏ hốc khi xây móng - Phải có biện pháp bảo đảm, không đi lại trên khối xây làm bẩn và long mạch khối xây - Khi xây không để chiều cao giữa các tƣờng móng chênh nhau quá 1,2 m - Phải để đúng, chính xác các lỗ chừa sẵn trong thân móng, các lỗ có kích thƣớc lớn thì phía trên phải xây cuốn 1.5.3. Trình tự xây móng: - Vệ sinh lớp lót đáy móng, kiểm tra cao độ của lớp lót: Đảm bảo lớp lót sạch và phẳng. Chỗ nào chênh cao quá phải sử lý bằng bê tông. - Xác định tim trục của móng: + Dùng dây căng ngang bằng giữa các cọc mốc của 2 trục ngang và dọc móng. Từ vị trí giao nhau của 2 tim dùng dọi để xác định điểm giao nhau đó trên mặt lớp lót (Hình 1-27) 71
  72. D©y däi MÐp hè mãng Hình 1-27:Truyền tim xuống đáy móng + Căng dây vạch các đƣờng trục ở các góc móng đồng thời truyền các tim trục vào thành hố móng - Xác định kích thƣớc lớp dƣới cùng của móng(Hình 1-28) Trôc tim t• êng V¹ch dÊu § • êng v¹ch kÝch th• í c Hình 1-28:Vạch dấu lên mặt móng Đo từ tim móng về 2 phía của trục móng một đoạn bằng kích thƣớc thiết kế. Đó là phạm vi xây lớp cuối cùng. - Xây mỏ:Mỏ đƣợc xây tại vị trí các góc của móng, chố giao nhau giữa móng ngang và móng dọc. Thông thƣờng trƣớc khi xây mỏ lớp gạch cuối cùng của móng đã xây xong.Khi xây mỏ dựa vào dấu vạch, ni vô để xây, chú ý dật cấp của móng. Xây xong một lớp móng phải kiểm tra lại tim, đánh dấu lên ngay 72
  73. mặt cấp đó. Mỏ móng cũng nhƣ mỏ tƣờng có 3 loại: mỏ dật, mỏ nanh và mỏ hốc (Hình 1-29) a, Mỏ dật c, Mỏ hốc c. Mỏ nanh Hình 1-29:Các loại mỏ - Xây giữa 2 mỏ: Căng dây để xây. Nếu móng rộng căng ở cả 2 bên., do móng có bề rộng lớn có thể dùng xẻng để xúc và rải vữa 1.5.4. Kiểm tra đánh giá chất lƣợng khối xây: - Kiểm tra chất lƣợng khối xây móng căn cứ vào yêu cầu kĩ thuật là khối xây phải đúng vị trí, đảm bảo kích thƣớc, ngang bằng và phẳng, mạch vữa phải no đủ. - Đối với xây móng thì quy phạm cho phép nhƣ sau: Bề dày : 15 mm Xê dịch so với trục tim: 10 mm Sai lệch chiều thẳng đứng 10 mm Độ ngang bằng trong phạm vi 20 m là 20mm Độ gồ ghề theo phƣơng thẳng đứng là 5mm Nếu sai lệch nằm trong giới hạn trên thì cần điều chỉnh trong quá trình giác tƣờng. Nếu vƣợt quá thì phải dỡ ra xây lại. 1.5.5.Những sai phạm thƣờng gặp: - Mỏ dật mớm: Là mỏ có viên gạch đua ra ngắn tới 1/4 chiều dài viên gạch, gây ra trùng mạch. Nguyên nhân do sử dụng các viên gạch có chiều dài không đều hoặc khi xây không dùng viên 3 /4 - Gẫy mạch chỗ tƣờng tiếp giáp với mỏ: Do mỏ ở 2 đầu không cao bằng nhau và không dùng cữ, không kiểm tra thƣờng xuyên - Tƣờng mỏ không thẳng đứng: Do không thƣờng xuyên kiểm tra, do thƣớc cữ, dây lèo không chính xác, bị xê dịch trong quá trình xây - Mỏ bị vênh, vặn: Do góc của mỏ không vuông, do xây tƣờng mỏ riêng rẽ. 1.5.6. Vệ sinh môi trƣờng và an toàn lao động: 73
  74. Khi xây xong móng phải thu dọn vữa, gạch rơi vãi. Lấp đất cát đều 2 bên 1.6. Thực hành thao tác xây móng: (32 giờ) Bài 1: Thao tác xác định tim trục móng. (4 giờ) 1. Mục tiêu của bài: - Rèn luyện kỹ năng căng dây, sử dụng quả dọi truyền tim công trình xuống hố móng - Rèn luyện kỹ năng kiểm tra góc vuông, đo dài bằng thƣớc 2. Nội dung: -Móng của công trình có kích thƣớc nhƣ hình vẽ. (Tim các trục cho trƣớc trên các cọc mốc) -Yêu cầu: + Dùng dây , quả dọi truyền tim trục móng xuống hố móng + Kiểm tra các kích thƣớc của tim móng +Vạch dấu, xác định vị trí xây hàng đầu tiên của móng 74
  75. A B 4000 1 1 1025 M1 M1 2500 2 680 1 2500 1820 3 680 3 2500 4 4 5 5 A B Hình 1-30: Mặt bằng móng 3. Công tác chuẩn bị: - Bản vẽ mặt bằng móng: 75
  76. - Cọc tim AA, BB, 11, 22, 33, 44, 55. (Các cọc chuẩn, cao hơn mặt móng 1m) - Dây thép1 mm căng: 4 kg - Quả dọi: 4 - Thƣớc mét: 4 cái - Thƣớc vuông: 4 thƣớc 4. Tổ chức thực hiện: Chia lớp thành nhóm. Mỗi nhóm 4-5 học sinh.Mỗi nhóm giác một móng Bƣớc 1: Căng dây các trục ngang, dọc của móng. Từ giao điểm trên dây, dùng dọi đƣa tim các trục xuống mặt móng (Hình 1-31) A B 4000 1 1 A1 B1 2500 2 2 A2 B2 2500 3 3 A3 B3 4 4 A4 B4 5 5 A5 B5 A B 76
  77. Hình 1-31 Bƣớc 2: Từ các điểm tim trục ngang, A B dọc của móng đo về 2 phía xác định đƣờng bao móng M1 4000 Bƣớc 3: Từ tim trục ngang móng đo 1 1 về 2 phía với kích thƣớc móng M2 xác 1025 định đƣờng bao móng M2 (Hình 1-32) M1 Hình 1-32 là sản phẩm cuối cùng của M1 2500 bài 1. 2 680 1 5. Tiêu chí đánh giá: - Sai lệch tim so với thiết kế không 2500 quá 5cm 1820 - Thời gian thực hiện: 2-3 giờ. 3 680 3 Tùy theo độ sai lệch nhiều ít, thời gian thực hiện giáo viên nên thang điểm cụ 2500 thể. 4 4 M2 5 5 A B Hình 1-32 Bài 2: Thực hành thao tác xây cơ bản. (12 giờ) 1. Mục tiêu của bài: Học xong bài này học sinh có đƣợc thao tác xây cơ bản.Thao tác xúc vữa, nhặt gạch, rải vữa, đặt và chỉnh gạch, miết mạch đúng kỹ thuật. 2. Nội dung: - Thực hành xây mỏ - Thực hành xây theo dây 3. Công tác chuẩn bị: - Gạch chỉ: 2000 viên - Cát vàng: 1,5 m3 - Vôi nhuyễn: 500 kg - Thƣớc tầm 2m: 10 cái - Dao xây: 10 cái - Bay xây: 5 cái - Gang tay: 15 đôi 77
  78. - Xẻng: 4 cái - Xô: 8 cái - Chậu đựng vữa: 8 chậu - Ni vô : 4 cái - Dọi : 8 quả - Gông sắt phi 8: 16 cái 4. Tổ chức thực hiện: - Giáo viên hƣớng dẫn mẫu: Nhặt gạch, xúc vữa, đổ, rải vữa, đặt gạch, chỉnh gạch - Hƣớng dẫn xây mỏ, ép thƣớc, dọi, chỉnh thƣớc. - Phân công nhóm: (Mỗi nhóm 3 học sinh), mỗi nhóm tự phục vụ gạch, vữa thực hành xây tƣờng 22 dài 2 m. Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở. 5. Tiêu chí đánh giá: - Đây là bài học đầu tiên chú ý các thao tác cơ bản của học sinh nhƣ cầm dao, cầm gạch, xúc vữa, rải vữa, đặt,chỉnh gạch - Giáo viên quan sát đánh giá. Bài 3: Thực hành xây móng. (Thời gian 12 giờ) 1. Mục tiêu của bài: - Củng cố kỹ năng giác móng, truyền tim công trình xuống hố móng. - Biết đƣợc trình tự các bƣớc trong xây móng - Thao tác xây móng đảm bảo kỹ thuật, kích thƣớc thiết kế - Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm 2. Nội dung: Bản vẽ thiết kế móng công trình đƣợc cho nhƣ hình vẽ.(Hình 1-33). Yêu cầu: Giác móng, tổ chức xây móng (vữa xi măng cát vàng mác 50) 78
  79. A B 3 3 1 1 M1 2 M2 4 680 4 5000 2 5 5 4000 B A Hình 1-33: Mặt bằng móng Cắt 2-2 Cắt 1-1 565 450 565 450 335 335 1050 1024 680 680 795 150 910 1025 79
  80. 3. Công tác chuẩn bị: - Bố trí mặt bằng xây , có cọc tim chắc chắn, cao hơn mặt đất 80 cm. - Gạch chỉ: 5300 viên (9,5 m3 x 550) - Cát vàng: 3 m3 - Xi măng: 600kg - Dây thép 1 mm: 2 kg - Dao xây: 10 cái - Xẻng : 4 cái - Máy trộn vữa: 1 máy - Thƣớc tầm : 8 cái - Ni vô 2 cái - Chậu đựng vữa 8 chậu - Dây xây: 10 con - Xô 8 cái - Xe rùa: 4 xe 4. Tổ chức thực hiện: - Chia lớp thành 2 nhóm ( Mỗi nhóm 7- 8 học sinh) - Giao nhiệm vụ cho từng nhóm.(Mỗi nhóm xây một bên) - Các nhóm thực hiện, giáo viên theo dõi uốn nắn, đánh giá 5. Tiêu chí đánh giá: - Khối xây móng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật - Định mức: Xây đƣợc 40 ÷ 50 viên gạch 60 x 105x 220 trong 1 giờ Bài 4: Kiểm tra xây móng: (Thời gian 4 giờ) 1. Nội dung: - Xây đoạn móng nhƣ hình 1-4 trong thời gian 4 giờ (4 học sinh- khối lƣợng 1,03 m3) 80
  81. C¾t 2-2 MÆt ®øng Tim 565 450 2 335 1024 1024 680 2060 Hình1-4: Kiểm tra xây móng 2. Công tác chuẩn bị (Cho một nhóm) - Gạch chỉ: 570 viên - Cát vàng: 0,4 m3 - Xi măng: 100 kg - Dao xây: 4 cái - Bay 1 cái - Thƣớc tầm 2 m : 2 cái - Xẻng: 2 cái - Xô 2 cái - Dọi 2 quả - Ni vô ngang 2 cái - Dây xây: 2 cuộn 3.Tiêu trí đánh giá: 3.1. Tiêu chí đánh giá Tiêu Nội dung tiêu chí Điểm quy Ghi chú chí định 1 Kích thƣớc chiều cao, 10 chiều rộng móng 2 Độ lệch tim trục móng 10 3 Độ ngang bằng của mặt 10 81
  82. móng 4 Độ đặc chắc, so le của 10 mạch vữa 5 Thao tác 10 6 ATLĐ và vệ sinh công 10 nghiệp 7 Năng suất 10 Tổng điểm 70 Quy ra điểm 10 Tổng điểm đạt đƣợc chia cho 7 3.2 Hướng dẫn đánh giá Điểm TT Thông số tính điểm Tối Thực đa tế 1 Kích thƣớc chiều cao, chiều rộng móng: 10 - Trị số sai lệch lớn nhất khi đo: + 20 mm 0 điểm 2 Độ lệch tim trục móng: 10 - Trị số sai lệch lớn nhất khi đo (Căng dây dọc theo cọc tim, kiểm tra tại 2 vị trí đầu và cuối móng) 82
  83. + 13 mm 0 điểm 3 Độ ngang bằng của mặt móng: 10 - Trị số sai lệch lớn nhất khi đo:(Đánh thăng bằng tại điểm đầu, cuối, điểm giữa móng) + 30 mm 0 điểm. 4 Độ chắc chắn, so le của mạch vữa: 10 - Mạch vữa đặc chắc, gọn 5 điểm - Mạch vữa so le ít nhất 5 cm 5 điểm Mỗi vị trí trùng mạch trừ 1 điểm. 5 Thao tác: 10 - Trình tự thao tác 5 điểm Mỗi động tác thừa trừ 1 điểm - Tƣ thế thao tác đúng 5 điểm 83
  84. Mỗi tƣ thế thao tác chƣa đúng trừ 1 điểm 6 An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp: 10 - Vữa rơi vãi ít : 5 điểm - Dụng cụ chuẩn bị đầy đủ 2 điểm - Bố trí dụng cụ hợp lý 2 điểm - Vệ sinh, lau chùi dụng cụ khi làm xong 1 điểm 7 Năng suất (Tính theo chiều cao móng xây đƣợc) 10 + > 102cm: 10 điểm + 94 ÷102 cm 8 điểm + 94 ÷86 cm 6 điểm + 86 ÷79 cm 5 điểm + 79 ÷71cm 3 điểm + <71 cm 0 điểm. 4. MÉu phiÕu tæng hîp ®iÓm bµi thùc hµnh Các thông số đánh giá Điểm Số TT Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí n Họ và tên Sai Điểm Sai Điểm Sai Điểm lệnh lệnh lệnh 1 2 3 n Chữ ký giáo viên 84
  85. Câu hỏi : 1. Trình bày yêu cầu kỹ thuật của công tác xây móng 2. Trình bày nội dung các bƣớc trong thao tác xây móng 3. Những sai phạm thƣờng gặp trong quá trình xây mó 85
  86. BÀI 2: XÂY TƢỜNG Mã bài: M4-02 Mục tiêu: - Biết được yêu cầu kỹ thuật xây tường, trình tự các bước trong xây tường, xây tường trừ cửa, xây tường thu hồi - Thực hiện thao tác xây tường, xây tường trừ cửa, xây tường thu hồi đúng kỹ thuật, an toàn - Trong một giờ xây được 50÷80 viên gạch 60x110 x220, tường thu hồi hoặc tường có trừ cửa -Rèn luyện tính cần cù, chính xác trong công việc Nội dung chính: 2.1. Công tác chuẩn bị: 2.1.1. Chuẩn bị mặt bằng: Khi xây tƣờng nhất thiết là đã phải xây xong móng, nều lấp đất xung quanh móng càng tốt. Bố trí khu vực xây hợp lý, phía nào xây trƣớc, phia tƣờng nào xây sau. Bố trí bãi trộn vữa, tập kết vật liệu và đƣờng vận chuyển hợp lý. 2.1.2. Chuẩn bị dụng cụ: Dụng cụ xây gạch thông thƣờng gồm: Dao xây, bay xây, thƣớc vuông,thƣớc đo dài,ni vô, quả dọi, dây xây. 2.1.3. Chuẩn bị vật liệu: Gạch, xi măng, cát, nƣớc. Căn cứ vào định mức xây tƣờng 220, bố trí đủ về số lƣợng các loại vật liệu trên: Gạch: 550 viên/ m3 xây, vữa 0,29 m3,vữa xây có độ dẻo M < 8 2.1.4. Chuẩn bị nhân công: Thƣờng nhân công xây tƣờng là thợ bậc 3 trở lên. Phụ là thợ bậc 3 trở xuống. Nhân công bình quân 3,5/7 định mức từ 1,92 – 2,26 công cho một khối xây tùy theo độ cao của tƣờng. Căn cứa vào định mức và khối lƣợng xây, bố trí nhân công sao cho hợp lý. 2.2. Yêu cầu kỹ thuật : - Khối xây phải đúng vị trí kích thƣớc, mặt khối xây phải phẳng - Mạch vữa no đầy, mạch đứng so le ít nhất 5 cm - Để đúng vị trí các lỗ cửa, hốc chèn gong - Trị số sai lệch cho phép của khối xây tƣờng 220: + Bề dày: 15 mm + Xê dịch so với trục kết cấu: 10mm + Cao độ khối xây: 15mm + Sai lệch chiều cao: 1 tầng: 10mm, toàn nhà 30mm + Độ ngang bằng trong phạm vi 20m: 20mm + Độ gồ ghề bề mặt thẳng đứng: 5mm 2.3.Xây mỏ: 86
  87. 2.3.1. Xác định kích thƣớc, tim trục, cao độ: Căn cứ vào tim trục đã giác trong quá trình xây móng xác định tim trục trên mặt móng, kiểm tra độ vuông của móng, vạch dấu tim của các tƣờng lên mặt móng 2.3.2 Xây mỏ: Tiến hành xây mỏ tại vị trí các góc tƣờng hoặc chỗ giao nhau của tƣờng ngang và tƣờng dọc. Dùng thƣớc, ni vô, quả dọi và cữ để xây. Khi xây gần bằng khẩu, kiểm tra , điều chỉnh sao cho chẵn hàng gạch, ngang bằng. 2.4 Xây các hàng gạch phía trong 2 mỏ: 2.4.1. Thao tác xây: Khi xây tƣờng giữa 2 mỏ phải căng dây rồi mới xây.Khi xây, một tay đảo vữa, xúc, tay kia nhặt gạch, đổ rải vữa lên mặt tƣờng. Khi đổ vữa chú ý thao tác đổ vữa ghé dao sao cho vữa không rơi. Đƣa viên gạch hơi chúc xuống vào vị trí xây tạo mạch ngang, dùng dao xây, một tay giữ viên gạch, điều chỉnh gõ sao cho cạnh dƣới của viên gạch trùng với mép trên của hàng gạch đã xây, mép trên ngang bằng dây. Hình 2-1 Hình 2-1: Thao tác xây Dùng dao vét các vữa ba via đổ lên mặt tƣờng,miết mạch đứng tiếp tục xây viên tiếp theo. Xây khoảng 5 viên dùng mũi dao miết mạch ngang. Khi đặt gạch chú ý đặt chiều lõm viên gạch xuống phía dƣới, cạnh sứt,ba via cho vào phía trong tƣờng. Xây tƣờng chèn khung chịu lực cũng nhƣ xây tƣờng chịu lực. Thép chờ sẵn ở khung cột có tác dụng liên kết tƣờng và khung cho nên trong quá trình xây 87
  88. cần chú ý chỗ có thép chờ phải xây vữa xi măng cát, lƣu ý trong khi xây để cho thép chờ nằm vào giữa khối xây. Lớp trên cùng sát với đáy dầm hoặc giằng phải xây vỉa nghiêng viên gạch, chèn vữa kín đầu trên viên gạch rồi mới xây. Khi xây thúc viên gạch lên để mạch trên đƣợc đầy vữa.(Hình 2-2) Khung bª t«ng cèt thÐp G¹ch x©y vØa nghiªng T• êng x©y g¹ch Hình 2-2: Gạch xây vỉa nghiêng 2.4.2. Xây tƣờng trừ cửa, lỗ: - Yêu cầu kĩ thuật: Phải đảm bảo các yêu cầu chung khi xây tƣờng và các yêu cầu sau: + Đúng vị trí kích thƣớc của cửa, lỗ + Đúng vị trí các lỗ gong hay vị trí các miếng gỗ kích kê chờ trong tƣờng + Các má cửa, lỗ không bị cong vênh - Phƣơng pháp xây: Cửa thƣờng có 2 loại: cửa có khuôn và cửa không có khuôn * Xây tƣờng trừ cửa không có khuôn: + Xác định vị trí tim cửa + Xác đinh chiều rộng trừ cửa: Do phải kể tới chiều dày lớp vữa trát ở 2 má cửa nên chiều rộng trừ cửa xác định nhƣ sau: Đo từ tim cửa ra mỗi bên một đoạn bằng 1/2 chiều rộng cửa cộng với 1,5 đến 2 cm (Hình 2-3) KÝch th• í c cöa Kho¶ng chõa kh«ng x©y Hình 2-3: Kích thước khoảng trống lỗ cửa khi xây 88
  89. Từ 2 vị trí vạch dấu xây 2 viên cữ, ấn định giới hạn phần tƣờng 2 bên cửa (Hình 2-4) Hình 2-4: Đặt viên gạch cữ + Xây cạnh cửa: Công việc xây cạnh cửa chính là xây mỏ đầu tƣờng. Khi xây tƣờng cạnh cửa có thể dùng dây lèo hay dùng khung tạm để xây. Khi trên trục có nhiều cửa dây lèo đƣợc căng cho nhiều cửa để xây cùng một lúc. Cách xây dựng lèo: Dựa vào viên cữ, dùng dây gai dựng lèo, điều chỉnh cho dây thẳng đứng với dây nằm ngang (Hình 2-5). D©y lÌ o D©y c¨ng ngang Hình 2-5:Căng dây lèo xây cửa Chú ý: Khi xây không để viên gạch chạm vào dây và khung tạm, thƣờng cách 2 mm. * Xây tƣờng trừ cửa có khuôn: Có 2 trƣờng hợp: Lắp dựng khuôn sau khi xây và lắp dựng khuôn trƣớc khi xây +Lắp dựng khuôn cửa sau khi xây: Trƣờng hợp này ta phải đánh dấu vị trí trên mặt hoặc mặt trên dạ cửa sổ, dẫn mốc cao độ của mặt dƣới thanh ngang phía trên của khuôn cửa trên mặt tƣờng rồi dựa vào đó điều chỉnh cho khuôn đúng vị trí: (Hình 2-6) 89
  90. Hình 2-6:Dựng khuôn cửa theo vạch dấu Để đảm bảo cho khuôn cửa sau khi nắp đƣợc ổn định, phải có biện pháp kê, chèn tạm bằng các con nêm, điều chỉnh cố định xong tiến hành chèn bật sắt, liên kết khung cửa với tƣờng bằng vữa xi măng cát mác 50. Khi chèn xong cần bảo vệ khung cửa không bị xê dịch cho đến khi mối liên kết đạt cƣờng độ. + Lắp dựng khuôn cửa trƣớc khi xây: Phải dùng hệ thống cây chống để chống đỡ tạm sau khi dựng khuôn, trƣờng hợp này ngƣời ta dùng mốc cao độ ở chân tƣờng để điều chỉnh độ cao mặt dƣới thanh ngang trên của khuôn cửa (Hình 2-7) 90
  91. Hình 2-7:Dựng khuôn cửa đi 1.Quả dọi, 2. Thanh giằng dƣới 3.Thanh giằng chéo, 4.Cây chống 5. Vạch chuẩn trên, 6.Vạch chuẩn dƣới 7.Gạch chèn chân khuôn cửa, 8.Bật sắt Để thuận tiện cho việc dựng khuôn, ngƣời ta thƣờng xây một vài hàng gạch ở hai bên cửa trƣớc, sau đó mới dựng khuôn cửa. Khuôn cửa khi dựng phải đảm bảo yêu cầu: Đúng vị trí, đảm bảo thanh đứng thẳng đứng, thanh ngang nằm ngang Phần tƣờng hai bên cửa đi đƣợc xây khi khuôn cửa đã đƣợc chèn chắc chắn, ổn định. Khi đó có thể dùng cạnh đứng của khuôn làm cữ để xây. Tại vị trí bật sắt phải xây bằng vữa xi măng cát vàng. Khi xây cần chú tránh va chạm mạnh vào khuôn dễ làm khuôn bị xê dịch vị trí 2.4.3: Xây tƣờng thu hồi: Tƣờng thu hồi là tƣờng chịu lực và tạo cho mái có độ dốc theo thiết kế, mái ngói có độ dốc từ 70 đến 80%, mài tôn có độ dốc từ 15 đến 25%. Có tƣờng thu hồi đối xứng và không đối xứng. Xây tƣờng thu hồi theo trình tự sau: - Dựng cột và căng dây lèo: 91
  92. + Kiểm tra và cố định chân của phần tƣờng định xây thu hồi hay còn gọi là mặt tƣờng khẩu + Vạch dấu nóc thu hồi trên mặt tƣờng khẩu (Hình 2-8). Điểm nóc thu hồi đối xứng là điểm giữa của bức tƣờng thu hồi. Nếu thu hồi không đối xứng điểm nóc đƣợc xác định giựa theo kích thƣớc thiết kế Hình 2-8:Xác định điểm nóc tường thu hồi trên mặt tường khẩu a, Thu hồi đối xứng, b, Thu hồi không đối xứng - Dựng cột lèo: Chọn cây luồng, tre có chiều dài phù hợp, đóng thanh cữ số 1 và thanh giằng số 2 lên đỉnh cột. Đo từ mặt dƣới cây cừ xuống một đoạn bằng chiều cao phần thu hồi. Đánh dấu tại vị trí 4 bằng sơn hoặc mực (Hình2-9). Hình 2-9: Cột lèo 1.Thanh cữ, 2.Thanh chống chéo, 3.Cột lèo, 4.Dấu mặt tƣờng khẩu trên cột 92
  93. Dựng cột lèo sao cho mực số 4 trùng với mặt tƣờng khẩu đồng thời điều chỉnh cột sao cho thanh cừ 1 trùng với vị trí của đỉnh thu hồi, sau đó dùng dọi đƣa tim tƣờng lên thanh cữ. (Hình 2-10). Hình 2-10:Đưa tim tường lên thanh cữ 1.Dây dọi, 2.Tim tƣờng + Căng dây lèo: Từ vị trí tim tƣờng trên thanh cữ, đo sang 2 bên chiều rộng bằng 1/ 2 chiều rộng mặt tƣờng thu hồi . xác định 2 điểm A,B. Dùng dây gai căng dây tới các điểm ở chân tƣờng C,D, C’, D’ (Hình 2-11). Hình 2-11:Căng dây lèo 1.Dây dọi, 2.Tim tƣờng - Kĩ thuật xây: Trƣớc hết xây mỏ ở 2 đầu tƣờng cần thu hồi. Các viên xây phải thỏa mãn điều kiện là cạnh dƣới của viên xây ăn với mép tƣờng khẩu, góc trên ăn với dây lèo. Căng dây để xây đoạn tƣờng giữa 2 mỏ. 93
  94. Khi xây phải để lỗ dầm trần , chừa các lỗ xà gỗ đúng vị trí. Xung quanh vị trí đặt xà gồ phải xây gạch lành. Khi một nhà có nhiều tƣờng thu hồi nên xây 2 tƣờng ở 2 đầu trƣớc, các tƣờng ở giữa căng dây để xây, xác định điểm nóc, lỗ xà gồ cho khớp. 2.5. Những sai phạm thƣờng gặp: - Tƣờng xây không thẳng đứng: Nguyên nhân xây mỏ không chuẩn, dây lèo hoặc thƣớc cữ bị xê dịch trong quá trình xây (Hình 2-12) Hình 2-12: Kiểm tra độ thẳng đứng của tường bằng thước tầm, ni vô - Tƣờng xây bị trùng mạch - Khối xây không ngang bằng: Do 2 ngƣời xây mỏ không cùng cữ. Trong quá trình xây nên dùng ni vô kiểm tra độ ngang bằng của khối xây (Hình 2-13) Hình 2-13: Kiểm tra độ ngang bằng của khối xây bằng thước tầm và ni vô 94
  95. - Hàng cuối cùng không vừa hàng gạch phải tè. Nguyên nhân khi xây gần bằng khẩu, 2 ngƣời đứng mỏ không kiểm tra , hiệu chỉnh trƣớc - Lỗ cửa không đúng vị trí, cao trình: Công tác giác để lỗ cửa không chính xác - Hồi thu bị nghiêng: Do cây cột lèo bị xê dịch trong quá trình xây - Để lỗ xà gồ không thẳng hàng: Do giác kích thƣớc, do trình tự xây các hồi không chuẩn 2.6. Vệ sinh môi trƣờng và an toàn lao động: Khi xây xong phải vệ sinh sạch vữa rơi vãi, gạch vụn, ráo khu vực xây Công nhân trong quá trình xây phải trang bị quần áo, dầy dép , mũ theo đúng yêu cầu công tác bảo hộ lao động. Nếu phải dùng ráo khi xây trên cao chú ý công tác an toàn khi xây trên cao 2.7. Thực hành thao tác xây tƣờng: (Thời gian 28 giờ) Bài 1: Thực hành xây tƣờng 220 trừ cửa 1. Mục tiêu: - Rèn luyện kỹ năng xây tƣờng 220, trừ cửa vữa xi măng mác 50.(Kích thƣớc ghi trên bản vẽ là kích thƣớc thực xây) - Củng cố kỹ năng nhặt gạch, xúc vữa, rải vữa, đặt và chỉnh gạch, kỹ năng đo dài, xây mỏ. - Biết tổ chức làm việc nhóm, hiệu quả, an toàn 2. Nội dung: Tƣờng 220 có cấu tạo nhƣ hình vẽ. (Hình 2-14) Yêu cầu đọc, nghiên cứu bản vẽ, tổ chức thực hiện xây tƣờng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. (2 học sinh thực hiện xây trong 16 giờ) 3. Công tác chuẩn bị:(Cho 1 nhóm 2 học sinh) - Gạch: 1100 viên - Cát vàng: 0,6 m3 - Xi măng: 150 kg - Dao xây: 2 cái - Xẻng: 1 cái - Xô : 2 cái - Chậu đựng vữa 2 cái - Dây xây: 2 cuộn - Quả dọi: 2 quả 95
  96. - Thƣớc tầm 2 m: 2 cái - Xe rùa: 1 xe rùa cho 2 nhóm - Máy trộn vữa: 1 máy cho cả lớp MÆt ®øng 2 625 2635 Cãt 2-2 220 590 335 Hình 2-14 4. Tổ chức thực hiện: - Giáo viên bố trí vị trí xây cho các nhóm (7 nhóm). Vị trí xây gần khu vực bố trí cát, gạch.Khoảng cách giữa các nhóm hợp lý. - Việc trộn vữa các nhóm thay nhau trộn, vữa dùng chung. - Trình tự thao tác xây: + Xác định vị trí xây + Kiểm tra cốt đất + Xây hàng gạch đầu tiên + Xây 2 mỏ trƣớc:Dựa vào hàng gạch đầu tiên, xây mỏ trƣớc. Dùng ni vô, quả dọi kiểm tra, sửa mỏ cho chuẩn. + Căng dây xây các hàng phía trên.Chú ý khi xây mỏ đƣợc 5-6 hàng phải kiểm tra xem 2 đầu lên mạch vữa có đều không, chỉnh sao cho khi tới cao trình đặt cửa phải chẵn hàng gạch 96
  97. + Trừ cửa đúng kích thƣớc. Góc tại 2 đầu tƣờng, tại vị trí trừ cửa phải vuông. + Vệ sinh dụng cụ,thiết bị khu vực xây cuối mỗi buổi. - Giành 8 giờ cuối thực hành xây bằng vữa xi măng mác 50 5.Tiêu chí đánh giá: Giáo viên theo dõi, đánh giá điểm theo chỉ tiêu kỹ thuật xây tƣờng Bài 2: Thực hành xây tƣờng 110 , trụ liền tƣờng . 1. Mục tiêu: - Hình thành kỹ năng xây tƣờng 110, trụ liền tƣờng với vữa xi măng mác 50. - Củng cố kỹ năng nhặt gạch, xúc vữa, rải vữa, đặt và chỉnh gạch, kỹ năng đo dài, xây mỏ. - Củng cố lý thuyết đã học về xây tƣờng 110, trụ liền tƣờng - Biết tổ chức làm việc nhóm 2. Nội dung: Tƣờng 110 có cấu tạo nhƣ hình vẽ.(Hình 2-15) Yêu cầu đọc, nghiên cứu bản vẽ, tổ chức thực hiện xây tƣờng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. (2 học sinh thực hiện xây trong 08 giờ) MÆt ®øng 1 1790 1 3670 C¨ t 1-1 220 220 1505 1505 220 105 Hình 2-15 97
  98. 3. Công tác huẩn bị:(Cho 1 nhóm 2 học sinh) - Gạch chỉ :460 viên (0,8 m3 xây) - Cát vàng:0,3 m3 cát - Xi măng: 80 kg - Quả dọi , dây: 2 quả - Dây xây: 2 con - Dao xây: 2 cái - Xẻng : 1 cái - Xô: 2 cái - Chậu đựng vữa : 2 cái - Xe rùa : 1 cái cho 2 nhóm - Máy trộn vữa: 1 máy cho cả ca 4. Tổ chức thực hiện: - Giáo viên bố trí vị trí xây cho các nhóm (7 nhóm). Vị trí xây gần khu vực bố trí cát, gạch.Khoảng cách giữa các nhóm hợp lý. -Việc trộn vữa các nhóm thay nhau trộn, vữa dùng chung. -Trình tự thao tác xây: + Xác định vị trí xây, vị trí trụ + Kiểm tra cốt đất + Xây hàng gạch đầu tiên + Xây 2 mỏ trƣớc:Dựa vào hàng gạch đầu tiên, xây mỏ trƣớc. Dùng ni vô, quả dọi kiểm tra, sửa mỏ cho chuẩn.Khi xây đƣợc vài hàng có thể ốp thƣớc tầm, để xây + Căng dây xây các hàng phía trên.Chú ý khi xây các viên câu giữa trụ và tƣờng 5.Tiêu chí đánh giá: Giáo viên theo dõi, đánh giá điểm theo chỉ tiêu kỹ thuật xây tƣờng 98
  99. Bài 3: (Đề thi) 1. Nội dung: Thực hiện xây tƣờng 220 nhƣ hình vẽ. (Hình 2-16) (1 thí sinh thực hiện trong 4 giờ) MÆt ®øng 2 625 2635 Cãt 2-2 220 590 335 Hình 2-16 2. Điều kiện cho trƣớc: - Bản vẽ - Gạch chỉ: 65x 105 x 220: 190 viên - Cát vàng: 0,2 m3 - Xi măng: 50 kg - Thƣớc tầm 2m: 2 thƣớc - Dao xây:1 cái - Thƣớc mét: 2 cái - Thƣớc vuông: 1 cái - Ni vố: 1 cái - Xẻng: 1 cái -Xô đựng: 2 cái - Chậu đựng vữa: 2 cái 99
  100. - Dây xây - Quả dọi: 1 quả 3. Tiêu chí đánh giá: 3.1. Tiêu chí đánh giá Tiêu Nội dung tiêu chí Điểm quy Ghi chú chí định 1 Độ thẳng đứng của 10 tƣờng 2 Độ phẳng của mặt tƣờng 10 3 Độ ngang bằng của mặt 10 tƣờng 4 Độ đặc chắc, so le của 10 mạch vữa 5 Thao tác 10 6 ATLĐ và vệ sinh công 10 nghiệp 7 Năng suất 10 Tổng điểm 70 Quy ra điểm 10 Tổng điểm đạt đƣợc chia cho 7 3.2 Hướng dẫn đánh giá Điểm TT Thông số tính điểm Tối Thực đa tế 1 Độ thẳng đứng của tƣờng (Dùng thƣớc mét, quả 10 dọi,kiểm tra tại 2 đầu tƣờng) - Trị số sai lệch lớn nhất khi đo: + < 4mm: 10 điểm 100
  101. + 4 ÷6 mm 9 điểm + 6 ÷7 mm 8 điểm + 7 ÷ 9 mm 7 điểm + 9 ÷10 mm 6 điểm + 10 ÷11 mm 5 điểm + 11 ÷12 mm 4 điểm + 12 ÷14 mm 2điểm + >14 mm 0 điểm 2 Độ phẳng của mặt tƣờng: 10 - Trị số sai lệch lớn nhất khi đo(Ốp thƣớc tầm 2 m chéo 2 bên mặt tƣờng, dùng nêm đo) + 14 mm 0 điểm 3 Độ ngang bằng của mặt tƣờng: 10 - Trị số sai lệch lớn nhất khi đo:(Đánh thăng bằng tại điểm đầu, cuối, điểm giữa tƣờng bằng nivô hoặc ống nhựa mềm) + < 2mm: 10 điểm + 2 ÷6 mm 9 điểm + 6 ÷10 mm 8 điểm + 10 ÷14 mm 7 điểm + 14 ÷16 mm 6 điểm 101
  102. + 16 ÷19 mm 5 điểm + 19 ÷24 mm 4 điểm + 24 ÷30 mm 2điểm + >30 mm 0 điểm. 4 Độ chắc chắn, so le của mạch vữa: 10 - Mạch vữa đặc chắc, gọn 5 điểm - Mạch vữa so le ít nhất 5 cm 5 điểm Mỗi vị trí trùng mạch trừ 1 điểm. 5 Thao tác: 10 - Trình tự thao tác 5 điểm Mỗi động tác thừa trừ 1 điểm - Tƣ thế thao tác đúng 5 điểm Mỗi tƣ thế thao tác chƣa đúng trừ 1 điểm 6 An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp: 10 - Vữa rơi vãi ít : 5 điểm - Dụng cụ chuẩn bị đầy đủ 2 điểm - Bố trí dụng cụ hợp lý 2 điểm - Vệ sinh, lau chùi dụng cụ khi làm xong 1 điểm 7 Năng suất (Tính theo chiều cao tƣờng xây đƣợc) 10 + > 62cm: 10 điểm + 56 ÷62 cm 9 điểm + 54 ÷56 cm 8 điểm + 54 ÷50 cm 7 điểm + 50 ÷45 cm 5 điểm + 45 ÷33cm 3 điểm + <31 cm 0 điểm. 102
  103. 4. MÉu phiÕu tæng hîp ®iÓm bµi thùc hµnh Các thông số đánh giá Điểm Số TT Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí n Họ và tên Sai Điểm Sai Điểm Sai Điểm lệnh lệnh lệnh 1 2 3 n Chữ ký giáo viên Câu hỏi : 4. Trình bày yêu cầu kỹ thuật của công tác xây tƣờng 5. Trình bày nội dung các bƣớc trong thao tác xây tƣờng thu hồi 6. Nêu các sai phạm thƣờng gặp trong xây tƣờng 103
  104. BÀI 3: XÂY TRỤ TIẾT DIỆN VUÔNG, CHỮ NHẬT Mã bài: M4-03 Mục tiêu: - Biết được yêu cầu kỹ thuật xây trụ liền tường, trụ độc lập trình tự các bước trong xây trụ - Biết trình tự các bước xây trụ liền tường, trụ độc lập có mặt cắt vuông, chữ nhật - Thực hiện thao tác xây trụ liền tường, trụ độc lập đúng kỹ thuật, an toàn - Xây trụ độc lập (Trụ 220 x330 ) trong 1 giờ đạt 30 ÷ 40 viên gạch - Có ý thức cần cù chính xác trong công việc Nội dung chính: 3.1. Yêu cầu kỹ thuật xây trụ: - Trụ xây phải đúng vị trí, đúng hình dáng kích thƣớc, thẳng đứng, no mạch, các mạch đứng của hàng liền kề không trùng nhau, chiều dày mạch vữa từ 8 ÷ 12 mm - Không đƣợc động mạnh đến hàng gạch mới xây, có biện pháp bảo vệ khi mới xây xong 3.2. Cấu tạo các loại trụ xây gạch: - Trụ tiết diện chữ nhật, trụ liền tƣờng + Trụ tiết diện vuông, chữ nhật (Hình 3-1) Hình 3-1: Trụ tiết diện vuông, chữ nhật 104
  105. - Trụ liền tƣờng b.Trụ 330x330 tường 220 Hình 3-2: Trụ liền tường 3.3. Xây trụ độc lập tiết diện vuông, chữ nhật 3.3.1. Công tác chuẩn bị: - Gạch, vữa phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật - Mặt móng trƣớc khi xây phải tƣới ẩm, vệ sinh sạch sẽ 105
  106. - Kiểm tra cao độ móng trụ, có biện pháp sử lý trƣờng hợp cao hoặc thấp không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cần thiết.Chú ý thực hiện cho cả dãy trụ. - Dựa vào trục của công trình đã có, căng dây xác định trục dọc, ngang của trụ. Vạch dấu trục lên mặt móng đồng thời kiểm tra vuông góc giữa 2 trục dọc và ngang.(Hình 3-3). Hình 3-3. Vạch tim dọc, ngang của trụ trên mặt móng Từ điểm giao nhau giữa trục dọc và trục ngang dùng thƣớc thép, thƣớc vuông xác định kích thƣớc trụ lên mặt móng (Hình 3-4) Hình 3-4. 1.Vạchdấu, 2. Thước 3. ke vuông, 4.Đường vạch kích thước 3.3.2. Phƣơng pháp xây: - Xây lớp gạch thứ nhất: Dựa vào vạch kích thƣớc trụ để xây lớp gạch đầu tiên. (Hình 3-5) Hình 3-5. Xây lớp gạch thứ nhất 106 Hình 3-6. Căng dây lèo xây trụ
  107. - Kiểm tra lại độ vuông góc, kích thƣớc của lớp gạch thứ nhất, khi đó lớp gạch 1 có thể thay thế cho đƣờng bao kích thƣớc trụ, làm cơ sở xây các lớp tiếp theo - Xây các lớp tiếp theo: Các lớp gạch tiếp theo đƣợc xây theo 2 cách:Căng dây lèo xây hoặc dùng ni vô, quả dọi để kiểm tra trong quá trình xây + Căng dây lèo: Dùng 4 sợi dây lèo ghim vào 4 góc của lớp gạch thứ nhất, đầu mỗi dây buộc vào giá hoặc dây căng (Hình 3-6). Dùng quả dọi điều chỉnh dây lèo thẳng đứng theo 2 phƣơng. Dây phải căng, không sai lệch trong quá trình xây. Đối với trụ có kích thƣớc nhỏ chỉ cần căng 3 dây . Góc còn lại dùng mắt nhìn thẳng từ trên xuống. + Dùng ni vô kiểm tra trong quá trình xây: Dựa vào lớp gạch thứ nhất áp ni vô vào kiểm tra thẳng đứng 4 mặt của lớp thứ 2, thứ 3. Ni vô đƣợc đặt ở vị trí các góc của trụ. Dùng dao xây điều chỉnh cho tới khi lớp gạch thứ nhất, 2, 3 tiếp xúc với cạnh của ni vô Để giảm bớt động tác điều chỉnh khi đặt viên gạch lớp trên, cần ngắm cho góc và cạnh tƣơng đối thẳng với góc và cạnh của viên gạch lớp dƣới. Khi điều chỉnh xong đạt yêu cầu mới đổ vữa đầy mạch ruột. Tuyệt đối không đƣợc đổ mạch trƣớc khi chỉnh. Vì vậy trong thao tác đặt gạch phải đặt thẳng và ngang viên gạch, không đặt nghiêng tạo mạch đứng nhƣ khi xây tƣờng Hình 3-7: Xây lớp gạch thứ 4 trở lên - Xây lớp gạch thứ 4 trở lên: + Dựa vào các lớp 1,2,3 ở dƣới áp thƣớc tầm để xây ở trên (Hình 3-7). + Thƣớc tầm áp tại vị trí các góc trụ và luôn tiếp xúc với các lớp xây dƣới đồng thời thẳng với lớp xây trên là đƣợc + Cứ 3 -4 lớp xây cần kiểm tra độ phẳng, ngang bằng của trụ.(Hình 3-8) Chú ý: - Khi xây không đƣợc điều chỉnh bằng cách gõ ngang trụ 107 Hình3-8: Kiểm tra mặt phẳng trụ