Giáo trình Xử lý ảnh Photoshop CS3 - Chương 3: Thao tác với Layer (Phần 1)

pdf 8 trang hapham 2540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Xử lý ảnh Photoshop CS3 - Chương 3: Thao tác với Layer (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_xu_ly_anh_photoshop_cs3_chuong_3_thao_tac_voi_lay.pdf

Nội dung text: Giáo trình Xử lý ảnh Photoshop CS3 - Chương 3: Thao tác với Layer (Phần 1)

  1. CHƯƠNG 3 - THAO TÁC VỚI LAYER - PHẦN 1 GIÁO TRÌNH XỬ LÝ ẢNH PHOTOSHOP CS3 CÁCH TẠO MỘT LAYER MỚI, ẨN, HIỆN, ĐỔI TÊN VÀ DI CHUYỂN HÌNH ẢNH CỦA LAYER Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về bảng Layers và những vấn đề có liên quan đến layer. Vậy khái niệm layer là gì ?. Thực ra layer là một lớp ảnh, khi bạn chỉnh sửa một phần hình ảnh nằm trên một lớp riêng biệt, sẽ không ảnh hưởng gì đến các phần còn lại trong toàn bộ hình ảnh. Chương trình Adobe Photoshop cho phép các bạn phân chia những phần khác nhau của một hình ảnh trên các layers. Các layer này được xếp chồng lên nhau và bạn có thể sắp xếp, hiệu chỉnh một cách linh hoạt các layer trong bảng Layers. Sau đây là một số các đề mục: ¾ Cách tạo layer mới, ẩn và hiện các layers. ¾ Đổi tên và di chuyển hình ảnh của layer. ¾ Liên kết các layer để canh chỉnh. ¾ Sao chép layer. ¾ Sắp xếp vị trí các layer trên bảng Layers. ¾ Cách xóa layer. ¾ Di chuyển layer từ tập tin hình ảnh này sang tập tin hình ảnh khác. ¾ Làm việc với hộp thoại Layer Style. ¾ Thao tác Copy Layer Style và Paste Layer Style. ¾ Độ mờ đục Opacity và độ mờ đục cho mẫu tô Fill. ¾ Khóa các layers. ¾ Trộn các layers. ¾ Dán layer ¾ Cách sử dụng lệnh Rasterize. ¾ Tạo bản che cho layer. Trước khi tìm hiểu các mục trên, ta cần tạo một cửa sổ làm việc mới. Nhấp chọn File > New (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + N). Hộp thoại New xuất hiện, thiết lập các thông số sau: đặt tên cho file ảnh mới ở khung Name: “VE HINH”, nhập các giá trị Width: 300 pixels, Height: 300 pixels, Resolution: 300 pixel/inch; Color Mode: RGB Color; Background Contents: White, nhấp nút OK.
  2. Trong giao diện chương trình xuất hiện một khung làm việc mới màu trắng. Lúc này, trên bảng Layers, layer Background được hiển thị. /] Lưu ý: Không thể thay đổi thứ tự, chế độ hoà trộn, hay độ mờ đục, nhưng có thể chuyển layer Background thành layer thường. • Cách tạo một layer mới Khi thực hiện vẽ hay thao tác xử lý hình ảnh, bạn nên thực hiện trên các layer riêng. Điều này rất cần thiết thậm chí là quan trọng, nó giúp cho việc chỉnh sửa được dễ dàng hơn. Để tạo một layer mới, có hai cách: Cách 1: Nhấp chuột vào biểu tượng Create a new layer nằm ở dưới bảng Layers. Lúc này trên bảng Layers xuất hiện một layer mới tên là Layer 1.
  3. Cách 2: Nhấp vào hình tam giác nhỏ nằm bên trong hình tròn ở góc trên bên phải bảng Layers. Một danh sách các lệnh về layer xuất hiện, nhấp chọn lệnh New Layer (hay nhấn tổ hợp phím Shift + Ctrl + N). Hộp thoại New Layer xuất hiện, tên mặc định là Layer 1, bạn có thể đặt lại tên cho layer này ở khung Name, các thông số còn lại giữ nguyên giá trị mặc định. Xong nhấp nút OK đóng hộp thoại lại. Trên bảng Layers có thêm một layer mới tên là Layer 1.
  4. Lưu ý: Tất cả các layers trong một hình ảnh đều trong suốt cho đến khi bạn thêm các đối tượng hình ảnh (các giá trị của một pixel) vào layer, các vùng còn lại vẫn trong suốt được biểu hiện bằng hình các ô bàn cờ. • Hiện và ẩn các layers Biểu tượng con mắt ở cột bên trái của layer cho biết một layer đang xuất hiện trong sửa sổ hình ảnh. Ta có thể hiện hoặc ẩn nhiều layer bằng cách nhấn chuột vào biểu tượng con mắt trong bảng Layers, kế bên tên của layer muốn hiện hoặc ẩn. • Đổi tên Layer Việc đổi tên layer nhằm mục đích giúp nhận biết layer nào của đối tượng nào trên bảng Layers. Vì vậy nên đặt tên layer có tính chất gợi nhớ layer đó. Trong bảng Layers, nhấp phải vào Layer 1, một khung các lệnh xổ xuống, chọn Layer Properties. Hộp thoại Layer Properties xuất hiện, nhập tên cần đặt cho layer vào ô Name, xong chọn OK chấp nhận tên mới. Lúc này trên bảng Layers, Layer 1 đã được đổi tên mới.
  5. /] Ngoài ra, có thể đặt tên cho layer theo cách khác, nhanh và dễ sử dụng hơn. Nhấp đúp vào tên mặc định Layer 1, một khung màu trắng bao lấy phần chữ được bôi đen. Bạn nhập tên vào rồi nhấn phím Enter áp dụng tên mới như hình dưới: • Di chuyển hình ảnh của layer Trước tiên, trên thanh công cụ nhấp chọn công cụ Rectangular Marquee Tool (hay nhấn phím M). Sau đó trên thanh thuộc tính, nhấp vào hình tam giác nhỏ nằm bên phải mục Style, một danh sách các tùy chọn đổ xuống, nhấp chọn Fixed Size, nhập giá trị vào ô Width: 100, Height: 100 để định kích thước vùng chọn.
  6. Nhấp chuột vào cửa sổ làm việc, lập tức một hình vuông xuất hiện với kích thước đã được định sẵn trước đó. Nhấp vào hộp màu Set foreground color trên thanh công cụ để chọn màu tô. Hộp thoại Color Picker xuất hiện, chọn màu theo các thông số R: 20, G: 105, B: 232. Xong nhấp nút OK xác lập màu mới. Sau khi chọn màu xong, nhấn tổ hợp phím Alt + Delete tô màu vào vùng chọn. Nhấn tiếp tổ hợp phím Ctrl + D khử vùng chọn. Bây giờ trên file ảnh vùng chọn đã được tô màu xanh dương như hình: Lúc này trên bảng Layers, ta sẽ thấy một hình vuông màu đen nằm trong layer khung vuong. Đó là do layer này đang được chọn, nên mọi thao tác vẽ đều được layer này lưu giữ lại.
  7. /] Đến đây bạn tạo một layer mới bằng cách nhấp đúp vào biểu tượng Create New Layer trên bảng Layers. Một layer mới xuất hiện với tên Layer 1, nhấp đúp vào Layer 1 nhập tên mới hinh tron cho layer này. Trước tiên nhấn phím D trên bàn phím để thiết lập lại dạng mặc định, hộp màu Set foreground color: màu đen và hộp màu Set background color: màu trắng. Sau đó, nhấp chọn công cụ Elliptical Marquee Tool (hoặc nhấn phím M trên bàn phím) tạo vùng chọn. Trên thanh thuộc tính, của công cụ này, nhấp vào hình tam giác nhỏ nằm bên phải mục Style, một danh sách các tùy chọn đổ xuống, nhấp chọn Fixed Size, nhập giá trị vào ô Width: 80 px, Height: 80 px để định kích thước vùng chọn. Nhấp chuột vào cửa sổ làm việc, có ngay một vùng chọn hình tròn như hình:
  8. Tiếp tục nhấn tổ hợp phím Alt + Delete tô màu vào vùng chọn. Nhấn tiếp tổ hợp phím Ctrl + D khử vùng chọn. Bây giờ trên file ảnh vùng chọn đã được tô màu đen. Xem trên bảng Layers, bạn sẽ thấy hình tròn màu xanh nằm trên layer hinh tron. Vì layer hinh tron được chọn (nghĩa là có một vệt đen trên layer này) nên mọi chi tiết hình ảnh được vẽ, sẽ được layer này lưu giữ trên bảng Layers. Nhấn phím V chọn công cụ Move Tool trên thanh công cụ, di chuyển hình tròn màu đen đến gần hình vuông màu xanh.