Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

doc 89 trang hapham 2200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dochoc_thuyet_kinh_te_cua_chu_nghia_mac_lenin_ve_phuong_thuc_sa.doc

Nội dung text: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

  1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII)  Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa AN GIANG (2009 – 2010) BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 1
  2. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) PHẦN THỨ HAI HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Sau khi nhận thấy rằng chế độ kinh tế là cơ sở trên đó là kiến trúc thượng tầng được xây dựng lên, Mác chú ý đến việc nghiên cứu chế độ kinh tế ấy. Mác dành riên tác phẩm chính của mình là bộ “Tư Bản” để nghiên cứu chế độ kinh tế của xã hội hiện đại, nghĩa là xã hội tư bản chủ nghĩa. Học thuyết kinh tế của Mác là “ nội dung chủ yếu của chủ nghĩa Mác”; là kết quả vận dụng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng duy vật vào quá trình nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Bộ tư bản chính là công trình nghiêncứu vĩ đại nhất của Mác. V.I. Lênin đã chỉ rõ: “ mục đích cuối cùng của bộ sách này là phát hiện ra quy luật kinh tế của sự vận động của xã hội hiện đại, nghĩa là của xã hội tư sản chủ nghĩa, của xã hội tư sản. Nghiên cứu sự phát sinh, phát triển và suy tàn của những quan hệ sản xuất của xã hội nhất định trong lịch sử, đó là nội dung của học thuyết kinh tế của Mác” mà trọng tâm của nó là học thuyết giá trị và giá trị thặng dư. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không chỉ bao gồm học thuyết của Mác về giá trị và giá trị thặng dư mà còn bao gồm học thuyết của Lênin về chủ nghĩa tư bản độc quyền và độc quyền nhà nước. Nội dung của học thuyết này bao quát những nguyên lý cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác – Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 2
  3. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) Phần đọc thêm I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ. 1. Chủ nghĩa trọng thương a. Hoàn cảnh ra đời Chủ nghĩa trọng thương là hình thái đầu tiên của hệ tư tưởng tư sản trong lĩnh vực kinh tế chính trị, xuất hiện từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII, trong giai đọan tan rã của chế độ phong kiến và thời kỳ tích lũy nguyên thủy tư bản chủ nghĩa * Đại biểu điển hình của chủ nghĩa trọng thương: + Ở Anh: Uyliam Staphot (1554 – 1612) Tômat Mun (1571 – 1641) + Ở Pháp: Môngcrêchiên (1575 – 1629) Cônbe (1618 – 1683) b. Các đặc điểm cơ bản  Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa trọng thương là lĩnh vực lưu thông. Lấy tiền làm nội dung căn bản của của cải. Dựa vào quyền lực nhà nước để phát triển kinh tế.  Nguồn gốc của lợi nhuận là từ mua rẽ bán đắt c. Điểm hạn chế của chủ nghĩa trọng thương  Chưa biết đến quy luật kinh tế.  Chỉ đứng trên lĩnh vực lưu thông, trao đổi để xem xét những biện pháp tích lũy tư bản 2. Chủ nghĩa trọng nông a. Hoàn cảnh ra đời  Chủ nghĩa trọng nông xuất hiện chủ yếu ở Pháp vào giữa thế kỷ XVIII do hoàn cảnh đặc biệt của Pháp lúc bấy giờ là: Sự đình đốn của nền nông nghiệp. Sự bóc lột hà khắc của địa chủ phong kiến, nông dân phải nộp địa tô cao với nhiều thứ thuế khác. Chính sách trọng thương của Cônbe đã cướp bóc nông nghiệp để phát triển công nghiệp  Đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa trọng nông: Phơrăngxoa Kênê (1694 – 1774) Tuyếcgô (1727 – 1771) b. Các đặc điểm cơ bản  Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa trọng nông là lĩnh vực sản xuất.  Coi sản phẩm thuần túy (sản phẩm thặng dư) là phần chênh lệch giữa tổng sản phẩm và chi phí sản xuất. BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 3
  4. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII)  Giá trị hàng hóa có trước khi đem trao đổi, còn lưu thông và trao đổi không tạo ra giá trị c. Điểm hạn chế của chủ nghĩa trọng nông  Chỉ coi nông nghiệp là ngành sản xuất duy nhất, là nguồn gốc của sự giàu có.  Chưa thấy vai trị quan trọng của công nghiệp.  Chưa thấy mối quan hệ thống nhất giữa sản xuất và lưu thông  Chưa phân tích được những khái niệm cơ sở như: hàng hóa, giá trị, tiền tệ, lợi nhuận 3. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển a. Hoàn cảnh ra đời  Cuối thế kỷ XVII, khi quá trình tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản đã kết thúc và thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản đã bắt đầu, nhiều vấn đề kinh tế của chủ nghĩa tư bản đặt ra vượt quá khả năng giải thích của chủ nghĩa trọng thương, đòi hỏi phải có lý luận mới. Vì vậy, kinh tế chính trị tư sản cổ điển đã ra đời và phát triển mạnh ở Anh và Pháp.  Đại biểu xuất sắc của kinh tế chính trị tư sản cổ điển: Uyliam Péti (1623 – 1687). Adam Xmít (1723 – 1790) Đavít Ricácđô (1772 – 1823) b. Các đặc điểm cơ bản  Đối tượng nghiên cứu là lĩnh vực sản xuất, trong đó: “lao động làm thuê của những ngưởi nghèo là nguồn gốc làm giàu vô tận cho những người giàu”.  Áp dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa họcđể nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế để vạch ra bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.  Ủng hộ tự do cạnh tranh theo cơ chế thị trường tự điều chỉnh c. Hạn chế của kinh tế chính trị tư sản cổ điển. - Coi quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản là quy luật tự nhiên, tuyệt đối, vĩnh viễn 4. Kinh tế chính trị Mác – Lênin a. Hoàn cảnh ra đời  Chủ nghĩa Mác được hình thành vào nữa đầu thế kỷ XIX do Các Mác (1818 – 1883) và Phridrich Ăngghen (1820 – 1895) sáng lập. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin (1870 – 1924) đã tiếp tục bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác lên tầm cao mới.  Chủ nghĩa Mác ra đời do một số nguyên nhân sau: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được xác lập hoàn toàn ở nhiều nước Tây Âu. Mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống chế độ áp bức bóc lột của giai cấp tư sản ngày càng lên cao BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 4
  5. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) b. Các đặc điểm cơ bản  Xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế của xã hội tư bản dựa vào phép biện chứng duy vật và đứng trên lập trường của giai cấp công nhân.  Xây dựng học thuyế giá trị thặng dư – hòn đá tảng của học thuyết kinh tế Mác xít.  Các Mác đã vạch rõ sự phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản với những tiến bộ, hạn chế, mâu thuẩn của nó và luận chứng khoa học về chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ bị thay thế bởi một phương thức sản xuất mới, cao hơn và tiến bộ hơn, đó là phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Tóm lại: C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I.Lênin đã thực hiện cuộc cách mạng vĩ đại trong kinh tế chính trị học. Kinh tế chính trị Mác – Lênin là lý luận sắc bén của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản II. ĐỐI TƯỢNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN 1. Nền sản xuất xã hội a. Sản xuất của cải vật chất và vai trò của nó  Khái niệm: Sản xuất của cải vật chất là quá trình con người tác động vào tự nhiên, biến đổi vật thể tự nhiên cho phù hợp nhu cầu của mình.  Vai trò: Sản xuất của cải vật chất là cơ sở, là điều kiện của sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người. Nguyên nhân cơ bản trong sự phát triển của nền văn minh nhân loại qua các giai đoạn lịch sử Sản xuất ra của cải vật chất quyết định đời sống tinh thần của xã hội. b. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất Sức lao động và lao động Lao động: Là hoạt động có mục đích có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội. Sức lao động: Là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử dụng trong quá trình lao động. Sức lao động là khả năng của lao động, lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực  Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Gồm có: Loại có sẵn trong tự nhiên: khoáng sản trong lòng đất, tôm, cá Nguyên liệu: Những cái đã qua lao động chế biến. Tư liệu lao động: Là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người tới đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu của con người BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 5
  6. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) Gồm có: Công cụ lao động: trực tiếp tác động vào đối tượng lao động. Bộ phận phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho quá trình sản xuất như nhà xưởng, kho tàng, giao thông vận tải và thông tin Trong tư liệu lao động thì công cụ lao động giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Tư liệu lao động kết hợp với đối tượng lao động gọi là tư liệu sản xuất.  Quá trình sản xuất: là quá trình kết hợp của ba yếu tố sản xuất cơ bản nói trên theo công nghệ nhất định. Trong đó sức lao động giữ vai trò là yếu tố chủ thể còn đối tượng lao động và tư liệu lao động là khách thể của quá trình sản xuất. c. Hai mặt của nền sản xuất Lực lượng sản xuất là: toàn bộ những năng lực sản xuất của một quốc gia ở một thời kỳ nhất định Lực lượng sản xuất gồm: o Người lao động. oTư liệu sản xuất. o Khoa học là lực lượng sản xuất trực tiếp Đặc điểm: o Luôn biến đổi o Có tính kế thừa  Quan hệ sản xuất: là quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất xã hội. Quan hệ về sở hữu các TLSX chủ yếu của xã hội. Quan hệ về tổ chức, quản lý sản xuất. Quan hệ về phân phối sản phẩm xã hội. Đặc điểm so với LLSX, QHSX biến đổi chậm. Sự thống nhất và tác động qua lại giữa LLSX và QHSX LLSX quyết định QHSX trên các mặt: o Hình thức của QHSX. oSự biến đổi của QHSX. QHSX tác động trở lại LLSX: theo hai hướng: o QHSX thúc đẩy LLSX phát triển khi QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX. o QHSX kìm hãm LLSX phát triển khi QHSX không phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX. 2. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị  Đối tượng của KTCT: KTCT là một môn khoa học xã hội nghiên cứu những cơ sở kinh tế chung của đời sống xã hội, tức là các quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 6
  7. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) trong những giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người. Như vậy đối tượng của KTCT là: Nghiên cứu QHSX trong nhữnggiai đoạn lịch sử nhất định. Trong mối quan hệ với LLSX. Trong mối quan hệ với KTTT. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ 1. Phương pháp luận của KTCT  Phương pháp luận của KTCT là: khoa học về các phương pháp nghiên cứu hiện tượng và quá trình kinh tế. Nó đưa ra quan điểm chung đối với nghiên cứu, nhận thức thực tiễn khách quan trên một cơ sở triết học thống nhất.  KTCT học áp dụng phương pháp duy vật biện chứng: xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, phủ định và kế thừa, vận động và phát triển không ngừng. Sự phát triển là kết quả của quá trình tích lũy về lượng, dẫn đến sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. 2. Phương pháp nghiên cứu của KTCT:  Phương pháp trừu tượng hoá khoa học: là sự gạt bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu những cái ngẫu nhiên, tạm thời, cá biệt và tìm ra được những cái bền vững, ổn định, điển hình.  Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân chia các hiện tượng nghiên cứu thành những bộ phận cấu thành một cách riêng biệt. Từ đó, bằng cách tổng hợp kinh tế tái hiện chúng thành một bức tranh thống nhất toàn vẹn.  Phương pháp lịch sử và logic: nghiên cứu bản chất các hiện tượng và quá trình nghiên cứu theo trình tự liên tục mà chúng xuất hiện trong đời sống xã hội, phát triển và thay thế lẫn nhau. IV. CHỨC NĂNG VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN 1. Chức năng của kinh tế chính trị a. Chức năng nhận thức b. Chức năng thực tiễn c. Chức năng phương pháp luận d. Chức năng tư tưởng 2. Quan hệ giữa KTCT với các khoa học khác.  KTCT là cơ sở cho các khoa học kinh tế khác; các khoa học kinh tế cụ thể bổ sung, cụ thể hóa, làm giàu thêm những nguyên lý và quy luật chung của kinh tế chính trị.  KTCT có ưu thế về phát hiện các nguyên lý cơ bản, các quy luật kinh tế chung; các môn kinh tế khác lại có ưu thế về phân tích các hiện tượng kinh tế cụ thể của từng ngành, những hiện tượng kinh tế diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.  KTCT cùng với triết học Mác – Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học cấu thành 1 hệ thống hoàn chỉnh chủ nghĩa Mác – Lênin 3. Sự cần thiết học tập môn kinh tế chính trị BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 7
  8. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII)  - Để biết - Để cải tạo thực tiễn. - Để biết sống hòa thuận với mọi người. - Để đi tìm việc. V. NHỮNG CỐNG HIẾN CỦA CÁC MÁC- P. ĂNGHEN VÀ LÊNIN TRONG LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ. 1. Những cống hiến của Mác và Ănghen về kinh tế: Thứ nhất, Mác là người đầu tiên trong lịch sử các học thuyết kinh tế phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Một là lao động của người sản xuất hàng hóa có tính chẩt hai mặt. Một mặt nó là quá trình lao động cụ thể bảo tồn và di chuyển giá trị cũ (c) vào giá trị của sản phẩm mới. mặt khác nó là quá trinh lao động trừu tượng sang tạo ra giá trị mới (v+m). Toàn bộ giá trị hàng hóa do lao động làm ra trong quá trình lao động là c+v+m. Chính nhờ phát hiện này mà Mác đã hoàn thiện lý luận giá trị - lao động mà các tác giả trước đó không làm được và trên cơ sở lý luận này có thể phân tích một cách khoa học các lý luận kinh tế khác. Thứ hai, trên cơ sở lý luận giá trị lao động Mác đã xây dựng lý luận “giá trị thặng dư” nổi tiếng của mình. Chỉ có Mác mới có thể vạch được nguồn gốc của giá trị thặng dư từ đó phân tích sâu sắc bản chất bóc lột tinh vi của CNTB đó là bóc lột lao động không công (lao động thặng dư) của người công nhân làm thuê. Lý luận giá trị thặng dư là hòn đá tảng cho học thuyết kinh tế của Mác, nó trở thành lý luận sắc bén cho giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống giai cấp bóc lột. Thứ ba, Mác đã vạch ra bản chất của tiền lương dưới CNTB là giá cả của sức lao động chứ không phải giá cả của lao động. Nhờ đó vạch trần bản chất của tiền lương TBCN. Thứ tư, Mác là người đầu tiên chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến. Qua đó vạch rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư là do tư bản khả biến tạo ra chứ không phải do toàn bộ tư bản ứng trước. Thứ năm, Mác phân tích quá trình tích lũy tư bản trong điều kiện cấu tạo hữu cơ tăng lên tất yếu dẫn đến nạn thất nghiệp và bần cùng hóa giai cấp vô sản, làm cho mâu thuẫn cơ bản của CNTB ngày càng sâu sắc hơn. Thứ sáu, Mác đã vạch ra cơ chế chuyển hóa giá trị thặng dư thành lợi nhuận và lợi nhuận bình quân, giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất trong điều kiện tự do cạnh tranh từ đó làm cơ sở lý luận để giải quyết các vấn đề như địa tô tuyệt đối, mà các nhà lý luận trước đó không thể giải quyết được. Thứ bảy, Mác đã hoàn chỉnh lý luận tái sản xuất của tổng tư bản xã hội , chỉ ra các điều kiện để thực hiện tổng sản phẩm xã hội, các cân đối lớn trong nền kinh tế và nêu tính chất chu kỳ của tái sản xuất TBCN. 2. Những cống hiến của Lênin trong học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác-Lênin. Lê Nin sinh ngày 22 tháng 4 năm 1870, mất ngày 21 tháng 1 năm 1924-. Tên thật là Vla đi mia Ulianôp (còn gọi là Vôlôđia) là một thiên tài vĩ đại nhất của loài người, người sáng lập ra Đảng cộng sản Liên Xô, Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới và là người thầy vĩ đại của nhân dân lao động toàn thế giới. Ngay từ lúc còn trẻ Lê nin đã thấy rõ tình cảnh của quần chúng lao động, lòng căm phẩn sâu sắc của quần chúng . Năm 1887 (17 tuổi) anh ruột là Xasa, thành viên của tổ chức Ý Dân, bị xử tử vì tham gia vụ mưu sát Xa Hoàng Alexxanđro III, càng làm cho Người càng quyết tâm đi BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 8
  9. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) theo con đường cách mạng. Suốt 10 năm lăn lộn trên đấu trường cách mạng, không ngại gian nan, bất chấp tù đày Người đã tổ chức và chỉ đạo Đảng cộng sản Liên Xô hoàn thành cách mạng tháng mười Nga, mở ra kỷ nguyên mới cho nhân loại. Ngoài những cống hiến về mặt thực tiễn , Lê nin còn đóng góp cho nhân loại một kho tàng lý luận đồ sộ mà tiêu biểu nhất là phát triển lý luận Mác xít về PTSX TBCN. 1. Cuộc đấu tranh của Lê nin với bọn “Dân tuý” và những người Mác -xít hợp pháp. Trong giai đoạn từ 1893 - 1897 Những người theo trường phái dân tuý - những người Mác- xít hợp pháp ở Nga, đã liên tiếp tung ra những luận điệu tuyên truyền cho CNTB đang bắt đầu ở Nga, trước thảm hoạ đó Lê nin là người đầu tiên chống lại họ thông qua tác phẩm: Sự phát triển của CNTB ở Nga ( năm 1899), Phủ định quan điểm cho rằng CNTB sẽ không phát triển ở Nga. 2. Phân tích quá trình ra đời và phát triển của CNTB. Bằng tác phẩm Sự phát triển của CNTB ở Nga Ông đã tổng kết lý luận về sự phát triển tất yếu của CNTB, phê phán quan diểm của Sismondi, đồng thời bổ sung thêm quan điểm về tái sản xuất mở rộng của Mác, nhất là ưu tiên phát triển khu vực sản xuất ra tư liệu sản xuất. Về sự tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản là mầm móng đẩy giai cấp vô sản vào con đường bần cùng hoá và sự khủng hoảng thừa của CNTB là điều không thể tránh khỏi. 3. Lênin phát triển lý luận Mac-xít về vấn đề ruộng đất. Trước sự tấn công và phản bác chủ nghĩa Mác của bọn xét lại Tây Âu và ở Nga. Lê nin đã phân tích một cách khoa học các đặc điểm của sự phát triển CNTB trong nông nghiệp, bảo vệ, phát triển lý luận Mac-xít về địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối. 4. Lý luận của Lênin về chủ nghĩa đế quốc. Dựa vào các nguyên lý cơ bản của Bộ Tư bản và tổng hợp các sự kiện mới trong kinh tế của các nước tư bản. Lê nin là người Mac xít đầu tiên đã phân tích đầy đủ, toàn diện chủ nghĩa đế quốc, coi đó là giai đoạn tột cùng của CNTB. Lý luận của Lê nin về CNĐQ xuất phát từ sự thật: Sự thống trị của các tổ chức độc quyền là cơ sở sâu xa nhất của CNĐQ, là bản chất kinh tế của nó. Trên cơ sở phân tích các đặc điểm kinh tế cơ bản và các hình thức cụ thể của các tổ chức độc quyền, Lê nin khẳng định CNĐQ là sự phát triển và kế tục các thuộc tính vốn có của CNTB nói chung. CNĐQ không xoá bỏ được các quy luật kinh tế của CNTB và những mâu thuẫn vốn có của CNTB. Lê nin vạch rõ địa vị lịch sử của CNĐQ là CNTB độc quyền, ăn bám, thối nát và đang hấp hối. Từ quy luật về sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của CNĐQ Lê nin khẳng định CNXH có thể thắng lợi trước tiên ở một số nước hay thậm chí trong một nước riêng lẻ. Lê nin nghiên cứu CNTB độc quyền nhà nước và vấn đề bộ máy nhà nước tư sản phục vụ tổ chức độc quyền. CNTB đq - N 2 một mặt: nó là hình thức cao của sự xã hội hoá sản xuất TBCN- là sự chuẩn bị vật chất cho CNXH, mặt khác: nó tăng cường bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân thế giới. Ngoài ra, Lê nin còn vạch trần thủ đoạn cũng như những lý luận phản khoa học của một số phần tử cơ hội, bọn phản động đội lốp Mác -xít. Kinh tế chính trị Mác- Lê nin là kim chỉ nam cho hành động của các Đảng cộng sản và công nhân ở các nước. Nó soi sáng cho nhân dân lao động con đường giải phóng khỏi ách áp bức của tư bản. BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 9
  10. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) CHƯƠNG IV HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ I. ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI, TỒN TẠI, ĐẶC TRƯNG VÀ ƯU THẾ CỦA SẢN XUẤT HÀNG HOÁ 1. Điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hoá  Kinh tế tự nhiên: Là một hình thức tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra nhằm thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất.  Kinh tế hàng hóa: Là một hình thức tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra không phải đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người sản xuất ra nó, mà nhằm để đáp ứng nhu cầu của người khác, thông qua trao đổi hoặc mua bán trên thị trường. Kinh tế hàng hóa đối lập với kinh tế tự nhiên và là bước tiến bộ so với kinh tế tự nhiên. Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển đến một trình độ nhất định kinh tế hàng hóa ra đời thay thế kinh tế tự nhiên. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, sự ra đời của sản xuất hàng hóa do hai điều kiện sau quyết định: a) Có sự phân công lao động xã hội  Phân công lao động XH: là sự chuyên môn hóa về SX, là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, nghề khác nhau.  Phân công lao động xã hội là cơ sở của sản xuất và trao đổi hàng hóa vì do phân công lao động nên mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một vài sản phẩm nhưng nhu cầu cần nhiều thứ dẫn đến mâu thuẫn: vừa thừa vừa thiếu nảy sinh quan hệ trao đổi sản phẩm cho nhau.  Các loại phân công lao động: Phân công đặc thù: ngành lớn lại chia thành ngành nhỏ. Phân công chung: hình thành ngành kinh tế lớn. Phân công lao động cá biệt là phân công trong nội bộ công xưởng (không được coi là cơ sở của sản xuất hàng hóa). b) chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, hay tính chất tư nhân của quá trình lao động. C. Mác viết: “Chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc nhau mới đối diện nhau như là những hàng hóa”. Sự tách biệt về kinh tế làm cho những người sản xuất trở thành những chủ thể sản xuất độc lập, do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu hoặc do họ chi phối.  Nguyên nhân dẫn đến độc lập về kinh tế: Chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX. Có nhiều hình thức sở hữu về TLSX. Sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng. Sự tách biệt về kinh tế làm cho trao đổi mang hình thức là trao đổi hàng hóa. BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 10
  11. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) Đây là hai điều kiện cần và đủ cho SX hàng hoá ra đời và tồn tại, nếu thiếu một trong hai điều kiện sẽ không có SX và trao đổi hàng hoá. Như vậy: Phân công lao động XH làm cho những người sản xuất hàng hóa phụ thuộc vào nhau; chế độ tư hữu về TLSX lại chia rẽ họ, làm cho họ độc lập với nhau. Đây là một mâu thuẫn, mâu thuẫn này chỉ được giải quyết thông qua trao đổi, mua bán trên thị trường dưới hình thức hàng hoá, làm cho SX HH phát triển từ thấp đến cao. 1.2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá So với sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất hàng hoá có những ưu thế hơn hẳn:  Thứ nhất: Sản xuất hàng hoá là sản xuất ra sản phẩm để bán, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhu cầu ngày càng tăng là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của sản xuất hàng hoá.  Thứ hai: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất , thúc đẩy sản xuất phát triển. Buộc những người sản xuất hàng hoá phải luôn luôn năng động, nhạy bén.  Thứ ba: Làm cho giao lưu kinh tế văn hóa giữa các địa phương,quốc tế và các ngành ngày càng phát triển. II. HÀNG HOÁ 1. Hàng hoá và hai thuộc tính hàng hóa. a) Bản chất của hàng hóa: Hàng hóa là SP của lao động, thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó của con người, thông qua trao đổi bằng mua và bán.  Khi nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, Mác bắt đầu sự phân tích hàng hóa. Điều này bắt nguồn từ các lý do sau: Thứ nhất, hàng hóa là hình thái biểu hiện phổ biến nhất của của cải trong xã hội tư bản. Mác viêt:” Trong những xã hội do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chi phối, thì của cải xã hội biểu hiện ra là một đống hàng hóa khổng lồ những hàng hóa chồng chất lại” (3). Thứ hai, hàng hóa là hình thái nguyên tố của của cải, là tế bào kinh tế trong đó chứa đựng mọi mầm mống mâu thuẫn của phương thức sản xuẩt tư bản chủ nghĩa. Thứ ba, phân tích hàng hóa nghĩa là phân tích giá trị - phân tích cái cơ sở của tất cả các phạm trù chính trị kinh tế học của phương thức sản xuẩt tư bản chủ nghĩa. Nếu không có sự phân tích này, sẽ không thể hiểu được, không thể phân tích được các phạm trù giá trị thặng dư, địa tô, lợi nhuận, lợi tức  Hàng hóa được phân thành hai loại: Hàng hóa hữu hình: lương thực, quần áo, tư liệu sản xuất Hàng hóa vô hình (hàng hóa dịch vụ): dịch vụ vận tải, dịch vụ chữa bệnh b) Hai thuộc tính của hàng hóa b.1) Giá trị sử dụng:  Khái niệm: là công dụng của hàng hóa nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người: Tư liệu sản xuất và Tư liệu sinh hoat. BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 11
  12. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) Phát hiện ra giá trị sử dụng là do tiến bộ KHKT, và sự phát triển của LLSX nói chung. GTSD là phạm trù vĩnh viễn. GTSD là nội dụng vật chất của của cải. GTSD là thuộc tính tự nhiên của hàng hóa.  Đặc điểm của giá trị sử dụng: Gtsd không phải cho người SX trực tiếp sử dụng mà cho người khác, cho XH. GTSD đến tay người tiêu dùng phải thông qua mua bán. Trong kinh tế HH-GTSD là vật mang giá trị trao đổi. (GTSD xác định mặt chất của HH là cái để phân biệt giữa GTSD này và GTSD khác. GTSD xác định mặt lượng của HH qua các thước đo của vật phẩm như : m, kg, lít, chục, trăm ) b.2) Giá trị (giá trị trao đổi) của hàng hoá:  Khái niệm giá trị trao đổi: Là một quan hệ về số lượng, thể hiện tỷ lệ trao đổi giữa hàng hóa này với hàng hóa khác. MÁC viết: “ Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ trao đổi lẫn nhau giữa những giá trị sử dụng thuộc loại khác nhau”. (7). + VD: 1m vải = 10 kg thóc Hai hàng hóa so sánh được với nhau thì bản thân 2 hàng hóa phải có một cái chung giống nhau. Nếu ta gạt bỏ GTSD của hàng hóa đi, mọi hàng hóa đều là SP của LĐ. Chính lao động là cơ sở của trao đổi và tạo thành giá trị hàng hóa. Vậy thực chất của trao đổi sản phẩm là trao đổi lao động.  Giá trị: của hàng hóa là lao động của người SX kết tinh trong hàng hóa (đây là chất, thực thể của giá trị). Giá trị là phạm trù lịch sử chỉ tồn tại trong sản xuất hàng hóa. Giá trị phản ánh quan hệ giữa người sản xuất hàng hóa. Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa. Giá trị của HH biểu hiện mối quan hệ SX giữa những người SX HH, là phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong kinh tế HH. Chất của giá trị là thực thể XH, là hao phí lao động XH nói chung, là lao động trừu tượng (trên thị trường không thể dựa vào giá trị cá biệt của HH để trao đổi, mà phải dựa vào giá trị XH của HH) Lượng giá trị của HH là số lượng lao động XH hao phí để SX HH (gồm lao động sống và lao động vật hoá -thể hiện ở TLSX) c). Mối quan hệ giữa hai thuộc tính Hai thuộc tính của hàng hóa có mối quan hệ với nhau vừa thống nhất vừa mâu thuẫn nhau:  Thống nhất: đã là hàng hóa phải có hai thuộc tính, nếu thiếu một trong hai thuộc tính không phải là hàng hóa. BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 12
  13. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII)  Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính thể hiện: Với tư cách là GTSD các hàng hóa không đồng nhất về chất. Với tư cách là GT các hàng hóa đồng nhất về chất đều là lao động đã được vật hóa. Quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng là hai quá trình khác nhau về thời gian và không gian, do đó nếu giá trị hàng hóa không được thực hiện sẽ dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa. Vậy trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải trả giá trị của nó. Nếu không thực hiện được giá trị sẽ không thực hiện được giá trị sử dụng. 2. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá a. Lao động cụ thể: là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của một nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao động và kết quả lao động riêng. Ví dụ: lao động của người thợ mộc và của người thơ may có mục đích khác nhau, đối tượng, phương pháp, công cụ và kết quả sản xuất khác nhau.  Lao động cụ thể là cơ sở của phân công lao động xã hội.  KHKT càng phát triển các hình thức lao động cụ thể càng đa dạng, phong phú. Mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định.  Lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn. (xã hội càng phát triển các hình thức của lao động cụ thể có thể thay đổi).  Lao động cụ thể không phải là nguồn gốc duy nhất của giá trị sử dụng do nó sản xuẩt ra. Giá trị sử dụng của các vật thể hàng hóa bao giờ cũng do hai nhân tố hợp thành: vật chất và lao động. Lao động cụt thể của con người chỉ thay đổi hình thức tồn tại của các vật chất, làm nó thích hợp với nhu cầu của con người mà thôi. b. Lao động trừu tượng: là lao động của người sản xuất hàng hóa, nếu coi đó đó là sự hao phí óc, sức thần kinh và sức cơ bắp nói chung con người, chứ không kể đến hình thức cụ thể của nó như thế nào, thì gọi đó là lao động trừu tượng.  Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa.  Lao động trừu tượng là phạm trù lịch sử, chỉ có sản xuất sản phẩm để bán thì lao động sản xuất hàng hóa đó mới có tính chất là lao động trừu tượng.  Lao động trừu tượng là lao động đồng nhất và giống nhau về chất. Việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động của sản xuất hàng hóa có ý nghĩa rất lớn về mặt lý luận; nó đem đến cho lý luận lao động sản xuất một cơ sở khoa học thực sự. Giúp ta giải thích được hiện tượng phức tạp diển ra trong thực tế, như sự vận động trái ngược: khối lượng của cải vật chất ngày càng tăng lên, đi liền với khối lượng giá trị của nó giảm xuống. c. Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hóa  Trong nền sản xuất hàng hóa: Lao động cụ thể biểu hiện thành lao động tư nhân. Lao động trừu tượng biểu hiện thành lao động xã hội. BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 13
  14. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hóa là: mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội.  Biểu hiện: Sản phẩm do người sản xuất nhỏ tạo ra có thể không phù hợp với nhu cầu xã hội Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hay thấp hơn hao phí lao động mà xã hội chấp nhận. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội chứa đựng khả năng sản xuất thừa. 3. Lượng giá trị của hàng hóa và các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa. Như vậy, giá trị đã xét về mặt chất: Chất giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa để tạo ra hàng hóa. Bây giờ ta cần xem xét giá trị về mặt lượng. Vậy lượng giá trị hàng hóa là lượng là do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định. a) Thước đo giá trị hàng hóa.  Đo lượng hao phí để tạo ra hàng hóa băng thước đo thời gian: một giời lao động, một ngày lao động v.v Do đó, lượng giá trị của hàng hóa cũng do thời gian lao động quyết định. Thời gian lao động cá biệt quyết định lượng giá trị cá biệt của hàng hóa mà từng người sản xuất ra. Vậy phải chăng lao động cá biệt nào càng lười biếng vụng về, phải dùng nhiều thời gian hơn để làm ra hàng hóa, thì hàng hóa đó càng nhiều giá trị? Điều này không đúng, Mác viết:” chỉ có số lượng lao động, hay thời gian lao động tất yếu, trong một xã hội nhất định để sản xuất ra một vật phẩm, mới là cái quyết định số lượng giá trị “. Như vậy, thước đo giá trị của hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.  Khái niệm thời gian lao động xã hội cần thiết: Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành với trình độ thành thạo trung bình và cường độ trung bình, trong những điều kiện bình thường so với hoàn cảnh xã hội nhẩt định. Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cá biệt của những người cung cấp đại bộ phận lượng hàng hóa ấy trên thị trường. b. Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá b.1. Năng suất lao động  Khái niệm NSLĐ: là sức SX của lao động được tính bằng: Số lượng sản phẩm SX ra trong 1 đơn vị thời gian. Số lượng lao động hao phí để SX ra 1 đơn vị sản phẩm.  Có hai loại năng suất lao động: Năng suất lao động cá biệt Năng suất lao động xã hội Tăng NSLĐ: Tăng hiệu quả, hay hiệu suất của lao động. BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 14
  15. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) Khi NSLĐ tăng : => Số lượng sản phẩm SX ra trong 1đơn vị thời gian tăng. => Số lượng lao động hao phí để SX ra 1 đơn vị sản phẩm giảm. => NSLĐ tăng lên, giá trị một đơn vị sản phẩm giảm.  Các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ: Trình độ khéo léo (thành thạo) trung bình của người lao động. Mức độ phát triển của khoa học - kỹ thuật, công nghệ và mức độ ứng dụng những thành tựu đó vào sản xuất. Trình độ tổ chức quản lý. Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất. Các điều kiện tự nhiên. b.2. Cường độ lao động: Cường độ lao động: là mức độ khẩn trương, là sự nặng nhọc của người lao động trong một đơn vị thời gian. Cường độ lao động được đo bằng sự tiêu hao lao động trong 1 đơn vị thời gian và thường được tính bằng số calo hao phí trong 1 đơn vị thời gian. Tăng cường độ lao động: là tăng sự hao phí lao động trong 1 thời gian lao động nhất định. Cường độ lao động tăng giá trị một đơn vị sản phẩm không đổi. Cường độ lao động phụ thuộc vào: Trình độ tổ chức quản lý. Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất. Thể chất, tinh thần của người lao động. b.3 Mức độ phức tạp của lao động: Lao động giản đơn và lao động phức tạp  Lao động giản đơn: là lao động không qua huấn luyện, đào tạo, lao động không thành thạo.  Lao động phức tạp: là lao động phải qua huấn luyện đào tạo, lao động thành thạo. Khi đem trao đổi ở trên thị trường người ta lấy lao động giản đơn làm đơn vị và quy mọi lao động thành lao động giản đơn, với ý nghĩa đó lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn. Mác viết; “ Lao động phức tạp chỉ là bội số của lao động giản đơn, hay nói cho đúng hơn, là lao động giản đơn nhân bội lên ”. Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn. Như vậy, lượng giá trị hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, giản đơn trung bình. c) Cơ cấu giá trị hàng hóa. Để sản xuất ra hàng hóa cần phải chi phí lao động bao gồm lao động quá khứ tồn tại trong các yếu tố sản xuất như TLSX: máy móc, công cụ, nguyên vật liệu và lao động sống hao phí trong quá trình chế biến TLSX thành sản phẩm – hàng hóa mới. Sự kết tinh của lao động quá khứ trong giá trị của TLSX chính là giá trị cũ, còn lao động sống hao phí BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 15
  16. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) trong quá trinh sản xuất ra sản phẩm mới chính là giá trị mới. Vì vậy, cơ cấu lượng giá trị của hàng hóa bao gồm 2 bộ phận: 1) Bộ phận giá trị cũ; 2) Bộ phận giá trị cũ. GTHH = Bộ phận giá trị cũ (c) + Bộ phận giá trị cũ (v + m) III. TIỀN TỆ 1. Lịch sử phát triển các hình thái giá trị và bản chất của tiền. Từ sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất và trao đổi hàng hoá đã ra đời một loại hàng hoá đặt biệt đóng vai trò vật ngang giá chung đó là tiền tệ. Các Mác là người đầu tiên phát hiện bí mật nguồn gốc và bản chất của tiền tệ . Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hoá, là hình thái gía trị của hàng hoá . a) Lịch sử phát triển các hình thái giá trị Hàng hóa có hai thuộc tính: GTSD và GT. GTSD của hàng hóa là thuộc tính tự nhiên của hàng hóa, giúp ta phân biệt được hàng hóa này với hàng hóa khác một cách dễ dàng. Nhưng gt của hàng hóa thì ngược lại, nó là hình thức bên trong của HH và chỉ biểu hiện ra thông qua giá trị của một hàng hóa khác, tức là hình thái giá trị của HH. a.1. Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị. Quan hệ giữa các hàng hóa với nhau chỉ là quan hệ về giá trị, và quan hệ giá trị đơn giản nhất là quan hệ của một hàng hóa với bất kỳ một hàng hóa khác. 1m vải = 10 kg thóc hoặc hàng hóa A = 5 hàng hóa B Ở đây, giá trị của vải được biểu hiện ở thóc. Còn thóc là cái được dùng làm phương tiện biểu hiện giá trị của vải. Với thuộc tính tự nhiên của mình, thóc trở thành hiện thân giá trị của vải. sở dĩ như vậy vì bản thân thóc cũng có giá trị. Các Mác đã chỉ rõ:” cái bí mật của mọi hình thái giá trị là ở trong hình thái giản đơn đó” (12). Hình thái giản đơn bao gồm 2 hình thái: hình thái tương đối và hình thái ngang giá của giá trị.  Hình thái giá trị tương đối và hình thái giá trị ngang giá là hai mặt liên quan với nhau, không thể tách rời nhau, đồng thời là hai cực đối lập của một phương trình giá trị. Trong hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên thì tỷ lệ trao đổi chưa cố định.  Hình thái vật ngang giá của giá trị, có ba đặc điểm: giá trị sử dụng của nó trở thành hình thức biểu hiện giá trị; lao động cụ thể trở thành hình thứ biểu hiện của lao động trừu tượng; lao động tư nhân trở thành hình thức biểu hiện của lao động xã hội.  Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên là mầm mống phôi thai của hình thái tiền;  Hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá là hình thái phôi thai của tiền tệ.  Hình thái giản đơn xuất hiện vào cuối xã hội cộng sản nguyên thủy. Trao đổi mang tính ngẫu nhiên và trực tiếp. a.2. Hình thái đầy đủ hay mở rộng của giá trị Thí dụ: 1 mét vải = 10 kg thóc = 2 con gà = 40 đấu cà phê = 0,2 gam vàng BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 16
  17. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) Ở đây giá trị của 1 hàng hóa được biểu hiện ở giá trị sử dụng của nhiều hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá chung. Tỷ lệ trao đổi đã cố định hơn, tuy vậy vẫn là trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng. a.3. Hình thái chung của giá trị 10 kg thóc = 2 con gà = 1m vải 40 đấu cà phê = 0,2 gam vàng = Ở đây giá trị của mọi hàng hóa đều được biểu hiện ở GTSD của một hàng hóa đóng vai trò làm vật ngang giá chung. a.4. Hình thái tiền  Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển cao hơn, đặc biệt là khi nó được mở rộng giữa các vùng đòi hỏi phải có một vật ngang giá chung thống nhất thì vật ngang giá chung được cố định ở một hàng hóa đặc biệt, khi đó xuất hiện hình thái tiền. 10 kg thóc = 2 con gà = 0,2 gam vàng 40 đấu cà phê = 20 vuông vải = ( Vàng trở thành tiền tệ) Ở đây, giá trị của tất cả mọi hàng hoá đều được biểu hiện ở giá trị sử dụng của một hàng hoá đóng vai trò tiền tệ.  Khi bạc và vàng cùng làm chức năng tiền tệ thì chế độ tiền tệ gọi là chế độ song bản vị.  Khi chỉ còn vàng độc chiếm vị trí tiền tệ thì chế độ tiền tệ được gọi là chế độ bản vị vàng. Tại sao vàng và bạc, đặc biệt là vàng có được vai trò tiền tệ như vậy? Thứ nhất, nó cũng là một hàng hoá, có thể mang trao đổi với các hàng hoá khác. Thứ hai, nó có những ưu thế (từ thuộc tính tự nhiên) như: thuần nhất, dễ chia nhỏ, không mòn gỉ Kết luận: Nguồn gốc của tiền:Tiền ra đời trong quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa. b) Bản chất của tiền: là một hàng hóa đặc biệt, được tách ra từ thế giới hàng hóa làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hóa khác; nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa. “Tiền: loại hàng hóa đặc biệt mà hình thái tự nhiên của nó dần gắn liền với hình thái ngang giá trong xã hội, sẽ trở thành hàng hóa - tiền, hay làm chức năng là tiền, chức năng xã hội riêng biệt của nó và do đó, độc quyền xã hội của nó là đóng vai trò vật ngang giá phổ biến trong giới hàng hóa”. C. Mác (Tư bản, quyển I, tập 1, tr 135 - 136). 2. Các chức năng của tiền a. Thước đo giá trị BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 17
  18. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII)  Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hoá khác.  Để thực hiện được chức năng này có thể chỉ cần một lượng tiền tưởng tượng, không cần thiết phải có tiền mặt.  Giá trị hàng hóa biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa.  Đơn vị đo lường tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó gọi là tiêu chuẩn giá cả. b. Phương tiện lưu thông  Tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá  Khi tiền chưa xuất hiện: trao đổi trực tiếp H H.  Khi tiền xuất hiện: quá trình trao đổi có tiền làm trung gian H T H.  Khi tiền làm phương tiện lưu thông đòi hỏi phải có tiền mặt trên thực tế (vàng thoi, bạc nén, tiền đúc, tiền giấy, tiền tín dụng ).  Các loại tiền: Với chức năng là phương tiện lưu thông, lúc đầu tiền xuất hiện trực tiếp dưới hình thức vàng thoi, bạc nén. Tiền đúc: là khối kim loại đúc có hình thức, trọng lượng và giá trị nhất định và được dùng làm phương tiện lưu thông. Tiền giấy: là dấu hiệu của tiền tệ buộc phải thừa nhận và do nhà nước phát hành ra. c. Phương tiện cất giữ  Tiền được rút khỏi lưu thông và cất giữ lại để khi cần thì đem ra mua hàng.  Các hình thức cất trữ: Cất giấu. Gửi ngân hàng.  Chỉ có tiền vàng, tiền bạc, các của cải bằng vàng bạc có giá trị mới thực hiện được chức năng này. d. Phương tiện thanh toán  Kinh tế hàng hoá phát triển đến một trình độ nào đó tất yếu sẽ nảy sinh việc mua bán chịu:  Tiền làm chức năng phương tiện thanh toán tức nó được dùng để chi trả sau khi công việc đã hoàn thành như: Trả tiền mua hàng chịu. Trả nợ Nộp thuế  Khi tiền làm chức năng phương tiện thanh toán xuất hiện một loại tiền mới: tiền tín dụng, hình thức chủ yếu của tiền tín dụng là giấy bạc ngân hàng. Tiền tín dụng phát hành từ chức năng phương tiện thanh toán của tiền. Mặt khác tiền tín dụng phát triển thì chức năng phương tiện thanh toán của tiền càng mở rộng và các hình thức của tiền càng phát triển. Ví dụ hiện nay trên thế giới xuất hiện tiền điện tử BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 18
  19. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII)  Trong điều kiện tiền thực hiện chức năng TT công thức tính số lượng tiền cần thiết cho LT được triển khai như sau: Nếu ký hiệu: T số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông H là số lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường. Gh là giá cả trung bình của một hàng hóa G tổng số giá cả của hàng hóa. N là số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại. e. Tiền tệ thế giới Khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra bên ngoài biên giới quốc gia và hình thành quan hệ buôn bán giữa các nước thì chức năng tiền tệ thế giới ra đời.  Thực hiện chức năng này tiền làm nhiệm vụ: Phương tiện lưu thông, mua bán hàng hóa. Phương tiện thanh toán quốc tế và các hoạt động ngoại thương, tín dụng, tài chính. Di chuyển của cải từ nước này sang nước khác.  Làm chức năng tiền tệ thế giới thì phải là tiền vàng hoặc tiền tín dụng được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế. IV. QUY LUẬT GIÁ TRỊ 1. Nội dung của quy luật giá trị Sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Cụ thể: Trong sản xuất: o Khối lượng sản phẩm mà những người SX tạo ra phải phù hợp nhu cầu có khả năng thanh toán của XH. o Hao phí lao động cá biệt phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết. Còn trong trao đổi: phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: hai hàng hỏa trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau, hoặc trao đổi, mua bán hàng hóa phải thực hiện theo nguyên tắc giá cả phù hợp với giá trị. 2. Tác động của quy luật giá trị Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. Điều tiết SX: phân phối TLSX và SLĐ vào các ngành, vùng khác nhau. Quy luật giá trị điều tiết một cách tự phát thông qua sự lên xuống của giá cả. Điều tiết lưu thông: phân phối nguồn hàng hoá từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao.  Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 19
  20. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) Người SX nào có: hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ trở nên giàu, muốn vậy phải cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức, quản lý SX, thúc đẩy LLSX của XH phát triển.  Phân hoá những người sản xuất hàng hoá thành người giàu, người nghèo. Người nào có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội thu được nhiều lãi trở lên giàu có. Người nào có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ trở lên nghèo khó.  Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật: Quy luật giá trị cũng điều tiết lưu thông hàng hoá, làm cho hàng hoá di chuyển từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao.Quy luật giá trị điều tiết sự vận động đó, làm cho việc phân phối các nguồn hàng một cách hợp lý hơn giữa các vùng của đất nước, giữa cung và cầu đối với các loại hàng hoá trong xã hội. Ngoài ra, để thu được nhiều lợi nhuận, người sản xuất hàng hoá còn phải thường xuyên cải tiến chất lượng, mẫu mã hàng hoá của mình cho phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, cải tiến phương tiện lưu thông, bảo quản. Vì vậy, quy luật giá trị có tác dụng thúc đẩy sản xuất hàng hoá: nhiều, nhanh, tốt và giá rẻ hơn Quy luật giá trị có tác dụng đào thải cái lạc hậu, bình tuyển cái tiến bộ. Chuẩn bị đầy đủ điều kiện để tiến lên sản xuất lớn hiện đại. Sự biểu hiện của quy luật giá trị trong các giai đoạn phát triển của CNTB: Thực chất hoạt động quy luật giá trị là giá cả tách rời giá trị, giá cả lên xuống xoay quanh giá trị của hàng hoá, lấy giá trị hàng hoá làm cơ sở. G = c + v + m. Trong CNTB tự do cạnh tranh: quy luật giá trị biểu hiện sự hoạt động của nó thành quy luật giá cả sản xuất. Lúc này giá cả HH lên xuống xung quanh giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất công với lợi nhuận bình quân. GSX = K + P Trong CNTB Độc quyền: quy luật gía trị biểu hiện sự hoạt động cùa nó thành quy luật giá cả độc quyền Lúc này giá cả HH lên xuống xoay quanh giá cả độc quyền. Giá cả độc quyền bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận độc quyền. Lợi nhuận độc quyền bằng lợi nhuận bình quân cộng với lợi nhuận đặc thù của do các tổ chức độc quyền mang lại. G đq = K + P đq ( P đq = P + P đặc thù ) Câu hỏi ôn tập chương 4: 1. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của HH với tính hai mặt của lao động SX hh? 2. Vì sao hàng hoá có hai thuộc tính?. 3. Vì sao lao động sản xuất hàng hoá có tính hai mặt? 4. Phát hiện của Cac Mác về tính hai mặt của lao động SX HH có ý nghĩa to lớn như thế nào? BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 20
  21. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) 5. Phân tích nội dung, biểu hiện của mâu thuẫn cơ bản của SX hàng hóa. 6. Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ? Các chức năng của tiền tệ? Cùng một lúc tiền tệ có thể thực hiện được hết các chức năng không? 7. Nội dung yêu cầu và tác dụng của quy luật giá trị? Ý nghĩa của tác dụng đối với nền kinh tế Việt Nam? Bài tập: Phần tham khảo: Tính thống nhất và mâu thuẫn của lao động sản xuất HH: - Thống nhất: Đây không phải là hai thứ lao động kết tinh trong hàng hoá, mà chỉ là lao động của người sản xuất có tính hai mặt. - Mâu thuẫn: + Mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá giản đơn là mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội: lao động là việc riêng từng người, lao động mỗi người là bộ phận của lao động sx hàng hoá. + Mâu thuẫn cơ bản còn được biểu hiện ở hai mâu thuẫn là: *Mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá. *Sản xuất hàng hoá của người sàn xuất có thể không ăn khớp với nhu cầu của xã hội. ( hàng hoá có thể không bán được- hao phí lao động cá biệt > hao phí lao động xã hội –lao động tư nhân không biến thành lao động xã hội). BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 21
  22. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) CHƯƠNG V HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TBCN a. Khái niệm  SX hàng hóa giản đơn: Dựa trên chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và lao động của bản thân người sản xuất.  SX xuất hàng hóa TBCN: Dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về TLSX và bóc lột lao động làm thuê. b. Điều kiện ra đời của SX hàng hóa TBCN  Người lao động được tự do về thân thể đồng thời bị tước đoạt hết TLSX.  Tập trung một số lớn tiền của vào trong tay một số ít người để lập ra các xí nghiệp TBCN. c. Các nhân tố tạo ra hai điều kiện  Sự hoạt động của quy luật giá trị: có tác dụng phân hóa những người sản xuất thành người giàu, người nghèo, làm phát sinh quan hệ SX tư bản chủ nghĩa.  Tích lũy nguyên thủy của tư bản: là tích lũy có trước chủ nghĩa tư bản, làm điều kiện cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.  Biện pháp: Dùng bạo lực tước đoạt TLSX của những người SX nhỏ. Dựa vào chính quyền nhà nước để tập trung của cải bằng cách: o Phát hành công trái; o Định ra chính sách thuế nặng nề; oMậu dịch bất bình đẳng; oCướp bóc thuộc địa. BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 22
  23. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) I. SỰ CHUYỂN HÓA CỦA TIỀN THÀNH TƯ BẢN 1.1. Công thức chung của tư bản.  Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hoá và hình thức xuất hiện đầu tiên của tư bản. Không phải bản thân tiền là tư bản, nó chỉ trở thành tư bản trong những điều kiện nhất định, khi chúng được sử dụng để bóc lột sức lao động của người khác.  Sự vận động của đồng tiền thông thường và đồng tiền là tư bản có sự khác nhau hết sức cơ bản. Với tư cách là tiền trong lưu thông hàng hoá giản đơn, tiền vận động theo công thức: H T H (1)  Còn với tư cách là tư bản, tiền vận động theo công thức: T H T (2) So sánh sự vận động của hai công thức trên: Giống nhau: o Đều có 2 nhân tố là tiền và hàng. o Đều là sự kết hợp của hai hành động đối lập, nối tiếp nhau. Khác nhau: o Trình tự các hành vi khác nhau: lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng bán và kết thúc bằng mua, còn công thức chung của tư bản bắt đầu bằng mua và kết thúc bằng bán. o Điểm xuất phát và kết thúc: lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng hàng và kết thúc bằng hàng, còn công thức chung của tư bản bắt đầu bằng tiền và kết thúc cũng bằng tiền. o Động cơ mục đích của vận động: lưu thông hàng hóa giản đơn mục đích là giá trị sử dụng còn công thức chung của tư bản mục đích là giá trị và giá trị lớn hơn. Tư bản vận động theo công thức: T H T', trong đó T ' = T + ∆T; ∆T là số tiền trội hơn gọi là giá trị thặng dư và ký hiệu là m. o Giới hạn của vận động: công thức lưu thông hàng hóa giản đơn có giới hạn còn công thức chung của tư bản không có giới hạn. Công thức được viết là: T H T' H T'” 1.2 Mâu thuẫn của công thức chung. Giá trị thặng dư được tạo ra ở đâu?  Lý luận giá trị khẳng định giá trị hàng hoá là lao động xã hội kết tinh tong hàng hoá, nghĩa là nó chỉ được tạo ra trong quá trình SX. Nhưng nhìn vào công thức lưu thông tư bản thấy: giá trị và giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình lưu thông. Về thực chất, lưu thông không hề tạo ra giá trị.  Công thức T H T’ làm cho người ta lầm tưởng rằng: cả sản xuất và lưu thông đều tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.  Trong lưu thông có thể xảy ra hai trường hợp: Trao đổi ngang giá: hai bên trao đổi không được lợi về giá trị, chỉ được lợi về giá trị sử dụng. BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 23
  24. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) Trao đổi không ngang giá: có thể xảy ra ba trường hợp: o Bán cao hơn giá trị: được lợi khi bán thì khi mua bị thiệt vì người bán cũng đồng thời là người mua. o Mua thấp hơn giá trị: khi là người mua được lợi thì khi là người bán bị thiệt. o Mua rẻ, bán đắt: tổng giá trị toàn xã hội không tăng lên bởi vì số giá trị mà người này thu được là số giá trị mà người khác bị mất. Vậy lưu thông và bản thân tiền tệ trong lưu thông không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Kết luận: Phải lấy quy luật nội tại của lưu thông tư bản để giải thích sự chuyển hóa của tiền thành tư bản, tức là lấy việc trao đổi ngang giá làm điểm xuất phát. Sự chuyển hóa của người có tiền thành nhà tư bản phải tiến hành trong phạm vi lưu thông và đồng thời lại không phải trong lưu thông. “Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông”. Đó là mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. C. Mác: Tư bản NXB Sự thật Hà Nội, 1987, Q1, tập1, tr 216. Để giải quyết mâu thuẫn này, các nhà tư bản đã tìm trên thị trường một thứ hàng hóa đặc biệt. Đó là hàng hóa sức lao động , mà giá trị sử dụng của nó có nguồn gốc sinh ra giá trị. 1.3 Hàng hoá sức lao động. 1.3.1. Sức lao động và điều kiện để biến sức lao động thành hàng hóa  Khái niệm: Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất. Sức lao động trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện: Người lao động là người tự do, có khả năng chi phối sức lao động. Người lao động không có TLSX cần thiết và tài sản khác để kết hợp với SLĐ của mình. 1.3.2 Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động a) Giá trị của hàng hoá sức lao động  Là do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra hàng hoá sức lao động quyết định.  Giá trị của hàng hóa SLĐ = giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để SX và tái SXSLĐ. Lượng giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết bao gồm: Giá trị các tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết để nuôi sống công nhân. Chi phí đào tạo công nhân. Giá trị các tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho gia đình công nhân. BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 24
  25. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) Giá trị hàng hóa sức lao động bao hàm cả yếu tố lịch sử, tinh thần.  Giá trị sức lao động biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả sức lao động hay còn gọi là tiền lương.  Giá trị của hàng hóa SLĐ chịu sự tác động của hai xu hướng đôí lập nhau: Giá trị hàng hóa SLĐ có xu hướng tăng: o SX càng phát triển nhu cầu về lao động phức tạp tăng. o Nhu cầu TLSH tăng theo đà tiến bộ của LLSX. Xu hướng giảm giá trị hàng hóa SLĐ: do NSLĐ tăng nên giá cả các tư liệu sinh hoạt, dịch vụ giảm. b) Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động:  Giống hàng hoá thông thường, giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động thoả mãn nhu cầu của người mua.  Công dụng của nó biểu hiện qua tiêu dùng hàng hoá sức lao động, chính là tiến hành quá trình lao động.  Quá trình lao động đồng thời là quá trình sản xuất ra hàng hoá, sức lao động tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó.  Hàng hoá sức lao động có đặc điểm riêng biệt, là nguồn gốc trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư, là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn công thức chung của tư bản.  Hàng hóa SLĐ là điều kiện của sự bóc lột chứ không phải là cái quyết định có hay không có bóc lột. II. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA HAY QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT RA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 2.1. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất giá trị sử dụng và quá trình sản xuất giá trị thặng dư 2.1.1. Đặc điểm của quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa.  Người công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản. Sản phẩm mà công nhân làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản.  Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng với việc tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. 2.1.2. Ví dụ về quá trình sản xuất trong ngành kéo sợi  Để tiến hành sản xuất nhà tư bản phải ứng ra một số tiền là: 10 kg bông giá trị: 10$ Hao mòn máy: 2$ Tiền công / 1 ngày: 3$  Giả sử kéo 10 kg bông thành sợi mất 6 giờ và mỗi giờ công nhân tạo ra một giá trị 0,5 $: 0,5$ 6 = 3$  Vậy giá trị của 10 kg sợi là: Giá trị của 10 kg bông chuyển vào: 10$ Giá trị của máy móc chuyển vào: 2$ BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 25
  26. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) Giá trị do công nhân tạo ra: 3$ Tổng cộng: 15$ Nếu quá trình lao động chỉ dừng ở đó (công nhân làm việc 6 giờ) thì không có giá trị thặng dư. Nhưng thực tế quá trình lao động luôn kéo dài hơn 6 giờ vì tiền lương nhà tư bản thuê công nhân là một ngày chứ không phải 6giờ. Giả sử ngày lao động là 12 giờ: Chi phÝ sản xuất: Gi¸ trị của sản phẩm mới: - TiÒn mua b«ng 20 kg lµ: 20$ - Gi¸ trÞ cña b«ng ®­îc chuyÓn vµo sîi: 20$ - Hao mßn m¸y mãc lµ: 4$ - Gi¸ trÞ m¸y mãc ®­îc chuyÓn vµo sîi: 4$ - TiÒn mua søc lao ®éng trong 1 ngµy: 3$ - Gi¸ trÞ do lao ®éng cña c«ng nh©n t¹o ra trong 12 h lao động: 6$ Céng: 27$ Céng: 30$ Gi¸ trÞ thặng dư: 30$ 27$ = 3$ Kết luận:  Giá trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.  Ngày lao động của công nhân chia thành hai phần: Thời gian lao động cần thiết: phần thời gian lao động mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang bằng với giá trị sức lao động. Thời gian lao động thặng dư: phần còn lại của ngày lao động vượt khỏi thời gian lao động tất yếu.  Giá trị của hàng hóa gồm hai phần: Giá trị TLSX, nhờ lao động cụ thể của công nhân mà được bảo tồn và dịch chuyển vào giá trị của SP mới (24$). Giá trị do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra trong quá trình lao động gọi là giá trị mới. 2.2. Bản chất của tư bản. Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khã biến 2.2.1. Bản chất tư bản. Tư bản là giá trị đem lại giá trị giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê. Tư bản thể hiện QHSX giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. 2.2.2. Tư bản bất biến và tư bản khả biến a) Khái niệm Tư bản bất biến: Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm, tức là giá trị không thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất. Gồm BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 26
  27. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) Máy móc, nhà xưởng Nguyên, nhiên, vật liệu  Nó có đặc điểm là: Giá trị của chúng được bảo tồn và chuyển dịch nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm Giá trị TLSX được bảo tồn dưới dưới hình thức GTSD MỚI. Tư bản bất biến ký hiệu là C. Tư bản khả biến: Bộ phận tư bản ứng trước dùng để mua hàng hoá sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng, người công nhân làm thuê đã sáng tạo ra một giá trị mới, lớn hơn giá trị của sức lao động, tức là có sự biển đổi về số lượng. Tư bản khả biến, ký hiệu là V. Tư bản khả biến tồn tại dưới hình thức tiền lương. b) Cơ sở của viêc phân chia: là nhờ tính chất hai mặt của lao động sản xuất ra HH.  Lao động cụ thể: bảo tồn và chuyển dịch giá trị của TLSX.  Lao động trừu tượng: tạo ra giá trị mới. c) Ý nghĩa của việc phân chia:  Việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động SX hàng hóa giúp C. Mác tìm ra chìa khóa để xác định sự khác nhau giữa TBBB và TBKB. Sự phân chia đó vạch rõ nguồn gốc của m: chỉ có bộ phận tư bản khả biến mới tạo ra giá trị thặng dư, còn tư bản bất chỉ là điều kiện cần thiết để tiến hành sản xuất. Sự phân chia đó cho thấy vai trò của mỗi bộ phận tư bản trong việc tạo ra giá trị hàng hoá. Giá trị của hàng hóa gồm: C + V + M. 2.3. Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư 2.3.1. Tỷ suất giá trị thặng dư: là tỷ số tính theo (%) giữa số lượng giá trị thặng dư với tư bản khả biến cần thiểt để sản xuất ra giá trị thặng dư đó, ký hiệu là m’. m m’ = 100% V hoặc: Thời gian lao động tất yếu m’ = 100% Thời gian lao động thặng dư Tỷ suất giá trị thặng dư nói lên trình độ bóc lột TBCN. 2.3.2. Khối lượng giá trị thặng dư: tích số giữa tỷ xuất giá trị thặng dư với tổng tư bản khả biến đã được sử dụng. Công thức: M = m’ V trong đó: M - khối lượng giá trị thặng dư; V - tổng khối lượng tư bản khả biến được sử dụng. 2.4. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và giá trị thặng dư siêu ngạch. BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 27
  28. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) 2.4.1. Giá trị thặng dư tuyệt đối: là giá trị thặng dư được tạo ra do kéo dài ngày lao động trong khi thời gian lao động tất yếu không thay đổi. Giả sử ngày lao động 10 h trong đó 5 h thời gian lao động tất yếu, 5 h thời gian lao động thặng dư. Biểu diễn bằng sơ đồ sau: Thời gian cần thiết 5 h Thời gian thặng dư 5 h Tỷ suất giá trị thặng dư: m’ = 5 100% = 100% 5 Giả sử ngày lao động kéo dài thêm 3 h nữa, thời gian lao động tất yếu không đổi (5 h), thời gian lao động thặng dư tăng lên 8 h: Thời gian cần thiết 5 h Thời gian thặng dư 8 h m’ = 7 100% = 140% 5  Những con đường chủ yếu để SX ra giá trị thặng dư tuyệt đối: Tăng thời gian làm việc trong 1 ngày, tháng, năm Tăng cường độ lao động.  Giới hạn ngày lao động: về thể chất và tinh thần của người công nhân: co dãn trong khoảng: Thời gian lao động cần thiết < ngày lao động < 24 h.  Giới hạn ngày lao động phụ thuộc: Trình độ LLSX; Tính chất QHSX; So sánh lực lượng giữa công nhân và tư bản. 2.4.2. Giá trị thặng dư tương đối là: giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư, trong điều kiện độ dài ngày lao động không thay đổi. Sơ đồ ví dụ: Thời gian cần thiết 5 h Thời gian thặng dư 5 h m’ = 5 100% = 100% 5 Nếu thời gian lao động tất yếu rút ngắn còn 3 h, thời gian lao động thặng dư tăng lên 3 h: Thời gian lao động cần thiết 3 h Thời gian lao động thặng dư 7 h m’ = 7 100% = 350% 3 Muốn rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách: hạ thấp giá trị sức lao động, bằng cách giảm giá trị tư liệu sinh hoạt của công nhân. Do đó phải tăng năng suất lao động xã hội trong các ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt, các ngành SX TLSX để SX các TLSH. Nghĩa là tăng năng suất lao động xã hội. BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 28
  29. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) 2.4.3 Giá trị thặng dư siêu ngạch Là phần giá trị thặng dư thu thêm xuất hiện khi giá trị cá biệt của hàng hóa nhỏ hơn giá trị xã hội của hàng hoá. Cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải tăng năng suất lao động trong các xí nghiệp của mình để giảm giá trị cá biệt của hàng hóa so với giá trị xã hội. Nhà tư bản sẽ thu số chênh lệch giữa giá trị cá biệt và giá trị xã hội, chừng nào NSLĐxã hội còn chưa tăng lên để số chênh lệch đó không còn nữa.  Giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời đối với mỗi nhà tư bản, nhưng đối với xã hội nó là phổ biến, giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.  So sánh giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối: GTTD tương đối GTTD siêu ngạch Do tăng NSLĐ XH; Do tăng NSLĐ cá biệt; Toàn bộ các nhà TB thu; Từng nhà TB thu; Biểu hiện quan hệ giữa công Biểu hiện quan hệ giữa công nhân nhân và tư bản. với tư bản, tư bản với tư bản. Lưu ý * Giá trị thặng dư siêu ngạch là biến tướng của giá trị thặng dư tương đối vì: + Giống: Cả hai đều dựa trên cơ sở tăng NSLĐ. + Khác: 1 bên là tăng NSLĐ cá biệ, còn 1 bên là tăng NSLĐ xã hội +Là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy các nhà tư bản ra sức cải tiến kỹ thuật, đổi mới phương pháp quản lý. Chính hoạt động cạnh tranh riêng lẻ đó của các nhà tư bản đã thúc đẩy tăng NSLĐ xã hội * (m) tuyệt đối và tương đối giống nhau: cả hai đều là bộ phận giá trị mới , do công nhân tạo ra, có nguồn gốc từ lao động không được trả công; dựa vào việc kéo dài thời gian lao động thặng dư. Khác nhau: m tuyệt đối được tạo ra nhờ kéo dài ngày lao động, còn (m) tương đối do giảm thời gian lao động cần thiết. - Nếu gạt bỏ mục đích và tính chất TBCN thì các phương pháp SX giá trị thặng dư, nhất là phương pháp SX giá trị thặng dư tương đối và siêu ngạch, có giá trị kích thích SX, tăng NSLĐ XH, sử dụng kỹ thuật mới, cải tiến tổ chức quản lý, là đòn bảy kinh tế kích thích các cá nhân và tập thể người lao động, thúc đẩy tiến bộ xã hội. ( Th. Trần văn Hùng). 2.5. Sản xuất ra giá trị thặng dư - quy luật kinh tế cơ bản của CNTB.  Nội dung quy luật Sản xuất ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản bằng cách tăng cường bóc lột lao động làm thuê trên cơ sở tăng năng suất lao động và cường độ lao động.  Vì sao gọi là quy luật kinh tế cơ bản: Phản ánh mục đích của nền sản xuất và phương tiện đạt mục đích. Sản xuất giá trị thặng dư phản ánh quan hệ giữa tư bản và lao động, đây là quan hệ cơ bản trong XH tư bản. Phản ánh quan hệ bản chất trong CNTB. BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 29
  30. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) Chi phối sự hoạt động của các quy luật kinh tế khác. Quyết định sự phát sinh, phát triển của CNTB, và là quy luật vận động của phương thức SX đó.  Biểu hiện mới hiện nay của nó: (đọc thêm) Một bộ phận người lao động làm thuê có mức sống tương đối sung túc, thậm chí rất cao. Phải chăng CNTB không còn chế độ bóc lột nữa hoặc có còn thì mức độ cũng không như ngày trước. Thực chất về cơ bản công nhân vẫn phải bán SLĐ, vẫn bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư. Có điều do sự tiến bộ của KH- KT đưa đến sự biến đổi sâu sắc các yêu tố SX và bản thân quá trình SX giá trị thặng dư làm cho việc SX m có những đặc điểm mới: o Do máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến nên M được tạo ra chủ yếu do tăng NSLĐ, nên chi phí lao động sống giảm đi nhiều vì máy móc thay thế con người, đồng thời lao động quá khứ trong một đơn vị sản phẩm cũng giảm đi nhiều. o Cơ cấu lao động xã hội ở các nước công nghiêp phát triển có sự biến đổi to lớn: nhà tư bản buộc phải chú ý đến nhân cách sáng tạo của người lao động- do vậy lao động trí óc, có trình độ tay nghề cao có mức sống tương đối sung túc., đồng thời họ cũng đem lại m’ tăng lên cho các nhà tư bản. o Sự bóc lột của CNTB đã mở rộng phạm vi quốc tế dưới nhiều hình thức: xuất khẩu, trao đổi không ngang giá => nợ chồng chất của các nước nghèo đối với nước giàu tăng lên kể cả sự bòn rút chất xám, huỷ hoại môi trường tự nhiên, phá hoại truyền thống, đạo đức, văn hoá của các nước nghèo, các nước đang phát triển III. TIỀN CÔNG DƯỚI CHỦ NGHĨA TƯ BẢN 3.1. Bản chất tiền công dưới CNTB Tiền công là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá SLĐ, là giá cả của hàng hoá SLĐ. Tiền công là giá cả hàng hoá sức lao động, chứ không phải là giá cả của lao động. 3.2. Hai hình thức cơ bản của tiền công trong chủ nghĩa tư bản.  Tiền công tính theo thời gian: là hình thức trả công theo thời gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tháng). Giá trị hàng ngày của SL Đ Tiền công tính theo thời gian = Ngày lao động với một số giờ nhất định  Tiền công tính theo sản phẩm: là hình thức tiền công tính theo số lượng sản phẩm sản xuất ra (hoặc số lượng công việc hoàn thành) trong một thời gian nhất định.  Tiền công tính theo sản phẩm: Mỗi một đơn vị sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định gọi là đơn giá tiền công Đơn giá tiền công = Tiền công trung bình 1 ngày của 1 công nhân BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 30
  31. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) Số lượng sản phẩm của một công nhân trong 1 ngày 3.3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế  Tiền công danh nghĩa: là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản.  Tiền công thực tế: là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình. IV. TÍCH LŨY TƯ BẢN VÀ TÁI SẢN XUẤT TƯ BẢN XÃ HỘI 4.1. Thực chất, động cơ của tích luỹ tư bản a) Giá tri thặng dư - nguồn gốc của tích lũy tư bản  Tái SX mở rộng: là quá trình SX lặp lại với quy mô lớn hơn trước, muốn vậy phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm gọi là tích lũy tư bản. Ví dụ: để tiến hành SX nhà tư bản phải ứng trước một số tiền chẳng hạn: 5000 đơn vị tư bản; với c/v = 4/1; và m’ = 100% Năm thứ nhất: 4000c + 1000v + 1000m Nhà tư bản không tiêu dùng hết 1000m mà trích 500m để tích lũy mở rộng SX với cấu tạo hữu cơ không thay đổi: Năm thứ hai: 4400c + 1100v + 1100m  Thực chất của tích luỹ tư bản: Sự chuyển hoá một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm gọi là tích luỹ tư bản.  Tích lũy là tái SX theo quy mô ngày càng mở rộng.  Nguồn gốc của tích luỹ là giá trị thặng dư.  Động lực của tích lũy: Để thu được nhiều giá trị thặng dư. Do cạnh tranh. Do yêu cầu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Tỷ suất tích luỹ: Tỷ lệ tính theo (%) giữa số lượng giá trị thặng dư biến thành tư bản phụ thêm với tổng giá trị thặng dư thu được. b. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy: tích luỹ phụ thuộc vào  Khối lượng giá trị thặng dư. Tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tư bản và thu nhập. Nếu tỷ lệ phân chia không không đổi, quy mô tích lũy phụ thuộc vào giá trị thặng dư. Có bốn nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư: Mức độ bóc lột sức lao động. Trình độ năng suất lao động. Quy mô tư bản ứng trước. Sự chênh lệch ngày càng lớn giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 31
  32. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) oTư bản sử dụng: là khối lượng giá trị các tư liệu lao động mà toàn bộ quy mô hiện vật của chúng đều hoạt động trong quá trinh sản xuất sản phẩm. oTư bản tiêu dùng: là phần của những tư liệu lao động ấy được chuyển vào sản phẩm theo từng chu kỳ SX dưới dạng khấu hao. Sự chênh lệch này là thước đo sự tiến bộ của LLSX. Kỹ thuật càng hiện đại, sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn, thì sự phục vụ không công của TLLĐ càng lớn. 4.2. Tích tụ tập trung tư bản a. Tích tụ tư bản:  Khái niệm: Tích tụ TB là sự tăng thêm quy mô tư bản dựa vào tích lũy giá trị thặng dư. Ví dụ: Tư bản A có tư bản là 5000 ĐV. Năm thứ nhất TL: 500 quy mô tăng 5500. Năm thứ hai TL: 550 6050. b. Tập trung tư bản:  Khái niệm: Tập trung tư bản là liên kết nhiều tư bản nhỏ thành tư bản lớn. Ví dụ: Tư bản A có : 5.000 đơn vị tư bản Tư bản B : 6.000 đơn vị tư bản D = 21.000 ĐV Tư bản C : 10.000 đơn vị tư bản 4.3. Cấu tạo hữu cơ của tư bản: C/V Cấu tạo kỹ thuật của tư bản: là quan hệ tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lượng sức lao động để sử dụng tư liệu sản xuất nói trên. Cấu tạo giá trị của tư bản: là quan hệ tỷ lệ giữa số lượng giá trị các tư liệu sản xuất và giá trị sức lao động để tiến hành sản xuất (C/V).  Cấu tạo hữu cơ của tư bản: là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật của tư bản quyết định và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật, ký hiệu là C/V.  Quá trình tích lũy tư bản là quá trình: Làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản. Tích tụ, tập trung tư bản ngày càng tăng. Xu hướng lịch sử của tích luỹ tư bản, hậu quả của tích luỹ tư bản Tích lũy và cạnh tranh dẫn đến tư bản sản xuất được tập trung ngày càng lớn, do đó sản xuất được xã hội hóa cao hơn, lực lượng sản xuất được phát triển mạnh hơn. Điều đó làm cho mâu thuẫn giữa tính xã hội của sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất phát triển. Sự phát triển của mâu thuẫn này tất yếu dẫn đến thay thế xã hội tư bản bằng xã hội khác cao hơn. BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 32
  33. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 33
  34. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) V. QUÁ TRÌNH LƯU THÔNG TƯ BẢN VÀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ. 5.1. Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản. a. Khái niệm tuần hoàn và ba giai đoạn vận động  Khái niệm: Sự vận động của tư bản sản xuất trải qua ba giai đoạn, tồn tại dưới ba hình thức, thực hiện ba chức năng rồi quay về hình thức xuất phát, gọi là tuần hoàn tư bản. Nghiên cứu về tuần hoàn tư bản là nghiên cứu sự vận động của tư bản về mặt chất. Điều kiện đảm bảo tính liên tục của tuần hoàn là các giai đoạn không gián đoạn, các hình thức của tư bản đều tồn tại cùng một lúc trong quá trình SX (TB tiền tệ, TB SX, TB hàng hoá.)  Ba giai đoạn vận động: Tư bản công nghiệp vận động theo công thức: TLSX T – H SX H’ – T’ . SLĐ Trong quá trình vận động: trải qua 3 giai đoạn, thực hiện 3 chức năng, sau đó quay về hình thức xuất phát gọi là quá trình tuần hoàn tư bản. Cụ thể: Giai đoạn 1 TLSX T – H SLĐ o Tư bản xuất hiện dưới hình thái T, mua TLSX và SLĐ; hàng hoá TLSX, SLĐ phù hợp với nhau về chất và lượng. o Chức năng của tiền là tư bản tiền tệ ( mua TLSX vàSLĐ ) (Không phải T đẻ ra QHSX TBCN, QHSX làm cho T trở thành tư bản ) Giai đoạn 2 TLSX H SX H’ SLĐ o Tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản SX ( chỉ kết hợpTLSX, SLĐ với nhau khi được mua về). o Chức năng là SX: ( kết hợp 2 yếu tố TLSX và SLĐ) BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 34
  35. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) Giai đoạn 3 H T o Tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản HH (chứa đựng giá trị tư H’ – T’ bản ứng trước và giá trị thặng dư ( H’ = H + h ). o Chức năng: thực hiện giá trị và giá trị thặng dư (chuyển hoá thành tư bản tiền tệ). Vậy: Tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt mang ba hình thái khác nhau, thực hiện ba chức năng khác nhau để rồi quay trở lại hình thái ban đầu có kèm theo giá trị thặng dư. b. Chu chuyển của tư bản:  Sự tuần hoàn của tư bản SX, nếu xét là một quá trình định kỳ, đổi mới, diễn ra liên tục, lắp đi lắp lại, gọi là chu chuyển của tư bản.  Nghiên cứu chuyển của tư bản là nghiên cứu sự vận động của tư bản xét về mặt lượng (hay tốc độ vận động của tư bản trong quá trình SX, kinh doanh).  Thời gian chu chuyển : Là thời gian từ khi nhà TB ứng TB ra dưới một hình thái nhất định cho đến khi thu về cũng dưới hình thái đó, có kèm theo giá trị thặng dư. Thời gian chu chuyển bao gồm: một thời gian SX và 2 thời gian lưu thông. o Thời gian SX nằm trong lĩnh vực SX, gồm thời gian lao động, gián đoạn lao động và thời gian dự trữ SX. . TG gián đoạn LĐ: đối tượng tồn tại dưới dạng bán thành phẩm, chịu tác động của tự nhiên. . TG dự trữ LĐ: là thgian các yếu tố sx mua về sẵn sàng tham gia quá trình SX. o Thời gian LT: là thời gian nằm trong lĩnh vực lưu thông, gồm thời gian mua, bán và thời gian vận chuyển. . Không taọ ra giá trị thặng dư, như là thời gian tất yếu vì là đầu vào, đầu ra cung cấp điều kiện cho SX, thực hiện giá trị sản phẩm SX ra. . Phụ thuộc vào: tình hình thị trường, quan hệ cung cầu, giá cả trên thị trường; khoảng cách tới thị trường, trình độ giao thông vận tải  Tốc độ chu chuyển và các nhân tố ảnh hưởng đến nó: Tốc độ chu chuyển TB: . Là khái niệm chỉ sự vận động nhanh hay chậm của tư bản, biểu hiện ở số vòng chu chuyển của TB. CH Nếu gọi N là số vòng chu chuyển TB Công thức tính là: N = trong thời gian một năm. Ch ch:là thời gian của một vòng chu chuyển. CH là thời gian của một năm (365 ngày) BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 35
  36. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) . Ảnh hưởng của tốc độ chu chuyển của TB đối với quy mô TB đầu tư Sx, với m’ và M:  Tốc độ chu chuyển của TB (hay số vòng) tỷ lệ nghịch với quy mô TB ứng trước.  Số vòng chu chuyển càng nhiều, TB chu chuyển càng nhanh, thì m’ và M càng tăng.  Để tăng nhanh tốc độ chu chuyển của TB trong từng thờì kỳ SX và kinh doanh, phải cải tiến quản lý sử dụng có hiệu quả TB cố định và TB lưu động bằng một hệ thống biện pháp . Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển của TB: Là thời gian chu chuyển của TB, bao gồm thời gian SX và thời gian lưu thông. Muốn tăng tốc độ chu chuyển TB, phải giảm thời gian SX và thời gian lưu thông. Do vậy tất cả những nhân tố làm giảm thời gian chu chuyển, chính là những nhân tố làm tăng tốc độ chu chuyển của TB c. Tư bản cố định và tư bản lưu động:  Tư bản lưu động: Bộ phận cuả TB SX (nguyên liệu nhiên liệu, vật liệu phụ, tiền lương ), được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ SX và giá trị của nó chuyển hết một lần vào sản phẩm, gọi là TB lưu động.  Tư bản cố định: Bộ phận của TB SX ( máy móc, thiết bị, nhà xưởng ), tham gia toàn bộ vào quá trình SX, nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần vào sản phẩm mà chuyển dần dần qua nhiều chu kỳ sản xuất, gọi là TB cố định.  Hao mòn TB cố định: Trong quá trình lao động, TB cố định bị hao mòn: hữu hình và vô hình. Hao mòn hữu hình là do sử dụng, sự phá huỷ của tự nhiên ==> TB cố định bị mất giá trị và giá trị sử dụng. Hao mòn vô hình là do ảnh hưởng của tiếnbộ KH-KT, máy móc mới được SX ra chi phí thấp, hiệu suất cao, giá trị bị giảm trong khi giá trị sử dụng còn nguyên vẹn hoặc mới bị suy giảm một phần Biện pháp: Tránh hao mòn và rút ngắn khoảng cách lạc hậu giữa các thế hệ máy móc. . Bảo quản (chi phí bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ, nâng khấu hao máy, tăng giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc, vệ sinh máy móc, môi trường ) . Tăng tốc độ chu chuyển, đẩy nhanh tốc độ xây dựng đưa công trình vào sản xuất; trong sản xuất phải tận dụng công suất trang thiết bị máy móc 5.2. Tái sản xuất và lưu thông tư bản xã hội. a. Một số khái niệm của tái sản xuất tư bản xã hội:  Tổng sản phẩm xã hội: Là toàn bộ sản phẩm mà xã hội sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Tổng sản phẩm xã hội được xem xét cả hai mặt: Về mặt giá trị: c + v + m . . c giá trị bù đắp cho TLSX đã tiêu dùng trong sản xuất. . v. là giá trị bù đắp cho TBKB, là giá trị của toàn bộ lao động xã hội đã tiêu hao. BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 36
  37. 4000 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) . m. là giá trị của sản phẩm thặng dư, hay giá trị sản phẩm thặng dư do xã hội tạo nên. Về mặt hiện vật: Bao gồm toàn bộ tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Trong tư liệu tiêu dùng (có hai mặt: Tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho cá nhân) cần phân biệt một vật phẩm có thể vừa tiêu dùng cho sản xuất và có thể vừa tiêu dùng cho cá nhân., nhưng nhất định mỗi vật chỉ có thể dùng vào một trong hai mục đích đó.  Hai khu vực của nền sản xuất xã hội: Nền sản xuất xã hội theo Mác bao gồm hai khu vực: Khu vực I sản xuất ra tư liệu sản xuất; Khu vực hai sản xuất ra tư liệu tiêu dùng. Trên thực tế ranh giới giữa hai khu vực khó phân biệt.  Tư bản xã hội: là tổng thể các tư bản cá biệt trong mối liên hệ đan xen nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Nó bao gồm tư bản thương nghiệp, tư bản công nghiệp, tư bản cho vay Trong đó, tư bản công nghiệp vẫn là một thể thống nhất. Trong phạm vi nghiên cứu chúng ta dùng lại ở tư bản công nghiệp.  Những giả định của C. Mác khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội: Toàn bộ nền kinh tế TBCN là nên kinh tế thuần túy, tức là chỉ có 2 giai cấp: công nhân và tư sản. Hàng hóa mua bán đúng giá trị: giá cả phù hợp với giá trị. Cấu tạo hữu cơ không thay đổi. Toàn bộ tư bản cố định đều chuyển hết giá trị của nó sang sản phẩm trong một năm. Nền kinhh tế không có ngoại thương. b. Điều kiện thực hiện trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội:  Tái sản xuất giản đơn: là quá trình tái sản xuất được lặp lại với quy mô như cũ Sơ đồ nghiên cứu: Khu vực I: 4000 C + 1000 v + 1000 m = 6000. Tổng sản phẩm XH là 9000 Khu vực II: 2000 C + 500 v + 500 m = 3000 Toàn bộ giá trị thặng dư được sử dụng cho tiêu dùng cá nhân ( 1500 ở cả 2 khu vực ) Phục hồi lại TBBB( C ) và TBKB( v ) ở cả hai khu vực. Thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của công nhân và nhà TB ở cả hai khu vực. Sơ đồ trao đổi giữa hai khu vực như sau 1000 v + 1000m ( I ) : 4000 C + = 6000 ( II ): 4000 + 500 v + 500 m = 3000 Yêu cầu là phải thoả mãn : bù đắp TLSX của KV II; đồng thời KV I có TLTD cho CN và nhà TB. Điều kiện thực hiện của tái SX giản đơn là: . 1. I ( v + m ) = II C Phản ánh quan hệ cung - cầu về TLSX và TLTD giữa hai khu vực. BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 37
  38. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) . 2. I ( C + v + m ) = I C + II C Phản ánh quan hệ cung - cầu về TLSX trong xã hội . . 3. I ( v + m ) + II ( v + m ) = II (C + v + m ) Phản ánh quan hệ cung cầu về TLTD trong XH.  Tái sản xuất mở rộng: Là quá trình tái sản xuất mà quy mô năm sau cao hơn năm trước. Sơ đồ nghiên cứu: Khu vực I : 4000 C + 1000 v + 1000 m = 6000. Tổng sản phẩm XH là: 9.000 Khu vực II: 1500 C + 750 v + 750 m = 3000 (Giả định : Cấu tạo hữu cơ có thay đổi : I = 4/1; II = 2/1 Tỷ lệ phân chia tích luỹ và tiêu dùng ( I ) = 50 %) Điều kiện: quy mô SX năm sau phải lớn hơn năm trước . 1. I ( v + m ) > II C mới có điều kiện để tích luỹ, tái SX mở rộng. . 2. I ( C + v + m ) > I C + II mới có TLSX phụ thêm để mở rộng SX. . 3. I ( v + m ) + II ( v + m ) > II ( C + v + m giành 1 phần thu nhập quốc dân để mở rộng SX Ta có : ( I ) 1000 m chia: - 500 m1 cho tích luỹ : ( 100 v1 +400 c1) - 500 m2 cho tiêu dùng Theo cơ cấu trên thì KV I có thể cung cấp cho KV II là 1600, lớn hơn quy mô cũ là 100, do vậy KV II cần phải tích luỹ 50 v để thích ứng với 100 v1 của KV I . Cơ cấu của KV II là : 750 m - 150 m1 cho tích luỹ , chia ra 100 C1 và 50 v1 - 600 m2 cho tiêu dùng Việc tích luỹ và thực hiện trao đổi giữa hai khu vực là: Ta có: ( I ) 4000C + 400 C1 + 1000 v + 100 v 1 + 500 m 2 = 6000 ( II ) 1500C + 100c 1 + 750 v + 50 v1 + 600 m2 = 3000. Vậy sau một năm hoạt động, tổng sản phẩm của cả hai KV sẽ là: ( I ) 4400 C + 1100 v + 1100 m = 6600. 9800 ( II ) 1600 C + 800 v + 800 m = 3200  Điều kiện 4 là: I ( v + v1 + m2 ) = II ( C + C1 )  Tóm lại: Thực chất nghiên cứu TSX giản đơn và mở rộng là nghiên cứu sự trao đổi giữa hai khu vực của nền SX XH, tìm ra phương trình trao đổi giữa hai khu vực đó, vì vậy Mác không tính đến sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản, mặc dù Mác là người đầu tiên phát hiện ra nó. c. Sự phát triển của Lênin đối với lý luận tái sản xuất tư bản xã hội của C. Mác. Lênin áp dụng lý luận của Mác để nghiên cứu sự hình thành thị trường TBCN, Lênin chú ý đến sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ, nhưng khu vực I cấu tạo hữu cơ tăng nhanh hơn khu BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 38
  39. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) vực II. kết luận: SX ra TLSX để SX ra TLSX tăng nhanh nhất, sau đến SX ra TLSX để SX ra TLTD, cuối cùng chậm nhất là SX ra TLTD. Đó cũng là nội dung quy luật ưu tiên phát triển TLSX, là quy luật KT của TSX T B mở rộng trong điều kiện kỹ thuật ngày càng tiến bộ. 5.3. Khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản: a. Bản chất và nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế trong CNTB: Là hiện tượng kinh tế gắn liền với bản chất của nền kinh tế TBCN.  Trong SX HH giản đơn: khủng hoảng kinh tế chỉ là khả năng .( xuất phát từ mâu thuẫn giữa tính tư nhân và tính XH ), do quy mô hoạt động KT còn nhỏ hẹp, tốc độ vận động của nền kinh tế còn chậm.  Trong XH TBCN: khủng hoảng kinh tế là hiện thực, do mâu thuẫn giữa tính XH hoá của LLSX với tính tư hữu tư nhân về TLSX gây nên. Thể hiện qua các mâu thuẫn sau: Giữa xu hướng phát triển và bành trướng vô hạn của TB với mục đích chật hẹp của lợi nhuận. Giữa khung hướng tích luỹ, phát triển không giới hạn với tính hạn chế sức mua và khả năng thanh toán của quần chúng. Giữa quyền tự do SX kinh doanh với việc đảm bảo cân đối khách quan, phối hợp nhịp nhàng của các khâu, các bộ phận của nền SX trong điều kiện xã hội hoá SX.  Hình thức đầu tiên và phổ biến là khủng hoảng thừa: Sản phẩm không tiêu thụ được, TB không thu hồi được chi phí ==> phá sản, đóng cửa. Phá sản hàng loạt các DN trong XH, hàng hoá bị phá huỷ, Sx đình đốn, thất nghiệp gia tăng. “ Thừa” là so với sức mua, với khả năng thanh toán hạn hẹp của người tiêu dùng, khủng hoảng xảy ra có tính chất chu kỳ. b. Tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế trong CNTB  Chu kỳ khủng hoảng: Là khoảng thời gian nền kinh tế TBCN vận động giữa hai cuộc khủng hoảng, từ cuộc khủng hoảng này tới cuộc khủng hoảng khác.  Thông thường một chu kỳ kinh tế bao gồm bốn giai đoạn: KH, tiêu điều, phục hồi, hưng thịnh. Cơ sở vật chất của chu kỳKH là chu kỳ đổi mới tài sản cố định bị hao mòn hữu hình,vô hình. Khủng hoảng: Hàng hoá SX ra không bán được, ứ đọng và giá giảm mạnh; xí nghiệp phải đóng cửa, thất nghiệp, tư bản không có khả năng thanh toán Rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng, cổ phiểu được bán rẻ. Tín dụng và ngân hàng thu hẹp dẫn tới nhu cầu về tín dụng gia tăng. Phá huỷ nghiêm trọng LLSX, thất nghiệp, đời sống khó khăn; mâu thuẫn của CNTB gay gắt. Tiêu điều: Sx đình trệ, cân bằng ở trạng thái thấp, hoạt động của nền kinh tế suy yếu; giá cả hàng hoá xuống thấp; tiền nhàn rỗi vì nhiều nơi không đầu tư, tỷ suất lợi tức giảm. Để thoát khỏi bế tắc, các nhà tư bản tăng cường bóc lột người lao động để giảm chi phí SX và đổi mới TB cố định. => tạo điều kiện cho sự phục hồi chung của nền kinh tế. Phục hồi: nền SX trở lại trạng thái trước khủng hoảng, công nhân lại được thu hút vào làm việc, giá cả hàng hoá tăng lên, lợi nhuận TB cũng tăng. Hưng thịnh: là giai đoạn phát triển cao nhất. Sx được mở rộng và phát triển vượt mức cao nhất của chu kỳ trước. Nhu cầu và khả năng tiêu thụ BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 39
  40. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) hàng hoá tăng , giá cả tăng, nhu cầu tín dụng tăng, làm cho tỷ suất lợi tức tăng lên, guồng máy kinh tế dường như hoạt động hết công suất. Điều kiện của một cuộc khủng hoảng mới cũng dần chín muồi. BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 40
  41. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) Đọc thêm: ( Ths. Trần Văn Hùng. Đề cương bài giảng NNCBM-L)  Sau cuộc khủng hoảng đầu tiên 1825, các cuộc khủng hoảng được lặp lại với chu kỳ 10- 11 năm ( 1825, 1836, 1847, 1857 ).Các cuộc khủng hoảng từ chỗ có tính chất riêng biệt ở từng nước, trở thành tính chất quốc tế .  Nửa sau thế kỷ 19, chu kỳ thường từ 7- 9 năm ( 1866, 1873, 1882, 1890)  Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất có khủng hoảng 1900, 1907.  Sau CT thế giới thứ hai, do tác động của CM KH- KT, chu kỳ khủng hoảng có xu hướng rút ngắn lại ( 1920- 1921, 1929- 1933, 1937-1938 );(1957-1958, 1960-1961, 1969-1971, 1974-1975 ).  Trong XH TBCN hiện đại, không thể phủ nhận khả năng khủng khoảng và tính chu kỳ của nó. Biểu hiện mới là : Sự can thiệp của nhà nước, là mục tiêu hàng đầu trong các chính sách KT-XH ( chống khủng hoảng, thất nghiệp, chống tính chu kỳ, ổn định. ) Các lý thuyết KT hiện đại (chống thất nghiệp, lạm phát, trọng tiền )  Các loại khủng hoảng: Khủng hoảng cơ cấu: dầu mỏ (1970), nguyên liệu ( đầu những năm 80 ) Khủng hoảng tài chính: Sự thâm hụt ngân sách, nợ lớn của ngân sách ( Mỹ ), nợ của các nước đang phát triển; điều kiện buôn bán không bình đẳng giưã các nước trên thế giới Khủng hoảng tiền tệ: Sự mất giá, phá giá cuả đồng tiền mạnh; quan hệ tỷ giá luôn thay đổi ở những đồng tiền mạnh, làm rối loạn quan hệ thương mại, buôn bán, đầu tư quốc tế Khủng hoảng tài chính tiền tệ: (1997) từ các nước Asean đến Hàn quốc, Nhật, các khu vực khác. Đây là khủng hoảng tiêu biểu trong điều kiện toàn cầu hoá TBCN, trong sự thống trị của các công ty siêu quốc gia, đầu cơ tiền quy mô lớn, và hình thành “các nền kinh tế bong bóng xà phòng” Khủng hoảng môi trường sinh thái: Ô nhiễm môi trường, phá hoại cân bằng sinh thái, cạn kiệt tài nguyên không thể tái sinh. Đe doạ sự phát triển bền vững và tồn tại của nền văn minh nhân loại. Do can thiệp của Nhà nước tư sản, khủng hoảng kinh tế có biểu hiện mới, nhưng là căn bệnh kinh niên của chế độ tư bản. Khủng hoảng KT nói lên giới hạn lịch sử của CNTB.  Hậu quả của khủng hoảng Làm cho năng lực SX của nền kinh tế TBCN bị phá hoại dữ dội: hàng loạt xí nghiệp bị đóng cửa, quy mô SX bị thu hẹp, ngân hàng đóng cửa, thị trường chứng khoán bị rối loạn, hàng loạt xí ngiệp nhỏ và vừa bị phá sản Ví dụ: Cuộc khủng hoảng 1929-1933 làm giảm 1/3 sản lượng công nghiệp, giảm 2/3 mậu dịch quốc tế trong hơn 50 nước, Nước Mỹ đã phá huỷ 92 lò nấu sắt, phá 10,4 triệu ha cây bông, 6,46 triệu con heo. Braxin phá huỷ 22 triệu bao cà phê. Đan Mạch phá huỷ 117.000 con gia súc Khối lượng hàng hoá khổng lồ bị tiêu huỷ. Hàng triệu người lao động lâm vào cảnh bần cùng, thất nghiệp. Thúc đẩy mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và vô sản, giữa tư sản với các dân tộc thuộc địa BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 41
  42. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) VI. CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 6.1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. a. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa.  Đối với xã hội, để tiến hành sản xuất hàng hoá, xã hội cần chi phí một lượng hao phí lao động nhất định bao gồm: Lao động SX hàng hóa = LĐ quá khứ + LĐ sống. Tạo thành giá trị hàng hóa H = C + V + m  Đối với nhà tư bản, để tiến hành sản xuất hàng hoá trên họ chỉ cần ứng một lượng tư bản để mua tư liệu sản xuất và sức lao động, gọi là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, ký hiệu K: K = C + V  Giữa H và K có có sự khác nhau: Về chất: o H là lao động xã hội cần thiết. o K là chi phí về tư bản. Về lượng: H > K  Nhà tư bản quan tâm đến K, tiết kiệm chi phí này bằng mọi giá vì K là giới hạn thực sự của lỗ lãi kinh doanh của nhà TB. b. Lợi nhuận: Do có sự chênh lệch về lượng giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, nên khi bán hàng hóa đúng giá trị trừ đi phần tư bản ứng ra, nhà tư bản còn thu về tiền lời (ngang bằng với m) và được gọi là lợi nhuận, ký hiệu P: Vậy: Lợi nhuận là hình thái chuyển hóa của giá trị thặng dư, được quan niệm như con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước. “Giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận” - C. Mác (Tư bản, tập 3, tr46). H = C + V + m = K + m = K + P  Nguyên nhân của sự chuyển hoá m thành P: Sự hình thành K = (C + V) đã xoá nhoà vai trò khác biệt giữa C và V. Do chi phí SX TBCN luôn nhỏ hơn chi phí SX thực tế nên khi bán hàng hoá chỉ cần giá cả lớn hơn K một chút là đã thu lời.  Giữa P và m có gì khác nhau: m và P giống nhau ở chỗ: đều có chung một nguồn gốc là kết quả của lao động của công nhân. Khác nhau: BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 42
  43. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) o Về mặt chất: . m phản ánh nguồn gốc sinh ra từ V còn p thì được xem như toàn bộ tư bản ứng trước đẻ ra. . P che giấu quan hệ bóc lột TBCN, che giấu nguồn gốc thực sự của nó. o Giữa m và P có sự không nhất trí về lượng: . cung = cầu giá cả = giá trị P = m . cung > cầu giá cả giá trị P > m Trong một thời gian nhất định, xét trên bình diện toàn bộ nền kinh tế: tổng giá cả = tổng giá trị, do đó tổng P = tổng m. c. Tỷ suất lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận là lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tổng tư bản ứng ra để sản xuất - kinh doanh. P’ = m 100% = P 100% C V K Tỷ suất lợi nhuận là hình thái chuyển hoá của tỷ suất giá trị thặng dư. Sự khác nhau giữa tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất giá trị thăng dư: Về chất: o m’ biểu hiện mức độ bóc lột của nhà tư bản đối với LĐ; o Còn P’ nói lên mức doanh lợi của đầu tư tư bản. Về lượng: P’ < m’. 6.2. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những người sản xuất và lưu thông hàng hoá bằng những biện pháp và thủ đoạn khác nhau nhằm giành giật cho mình những điều kiện sản xuất kinh doanh có lợi nhất.  Động lực của cạnh tranh là lợi nhuận tối đa.  Trong điều kiện của sản xuất tư bản tự do cạnh tranh, Mác phân chia thành hai loại cạnh tranh: Cạnh tranh nội bộ ngành; Cạnh tranh giữa các ngành. a. Cạnh tranh nội bộ ngành và sự hình thành giá cả thị trường. Đó là sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản trong cùng một ngành, sản xuất cùng một loại hàng hoá nhằm giành điều kiện sản xuất và tiêu thụ hàng hoá có lợi nhất để thu nhiều lợi nhuận siêu ngạch. Mục tiêu cạnh tranh: chiếm tỷ phần thị trường lớn, muốn vậy phải: Nâng cao chất lượng; Giảm chi phí; Chất lượng phục vụ tốt; BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 43
  44. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) Mẫu mã, bao gói đẹp  Biện pháp cạnh tranh: Bằng cách cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, tăng cấu tạo hữu cơ C/V. Để hạ thấp hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội.  Kết quả cạnh tranh: là hình thành giá trị thị trường. Giá trị thị trường một mặt, là giá trị trung bình của những hàng hoá được sản xuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó, mặt khác phải coi giá trị thị trường là giá trị cá biệt của những hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện trung bình của khu vực đó và chiếm khối lượng lớn trong số những sản phẩm của khu vực này. b Cạnh tranh giữa các ngành.  Đó là sự cạnh tranh của các nhà tư bản ở các ngành sản xuất khác nhau nhằm giành giật nơi đầu tư có lợi nhất.  Nguyên nhân cạnh tranh: Trong các ngành sản xuất khác nhau, do đặc điểm của từng ngành, C/V của các ngành khác nhau nên P’ của từng ngành là khác nhau. VD: có 3 ngành SX: cơ khí, dệt, da, có lượng tư bản đầu tư bằng nhau là 100, m’ = 100%, nhưng cấu tạo hữu cơ khác nhau, do đó P’ khác nhau vì vậy các nhà tư bản không cam chịu tình trạng trên nên họ cạnh tranh nhau: Ví dụ: Ngành sản xuất Chi phí sản xuất m’= (100%) M P’ Cơ khí 80C + 20V 100 20 20 Dệt 70C + 30V 100 30 30 Da 60C + 40V 100 40 40  Biện pháp để cạnh tranh: là tự do di chuyển tư bản vào các ngành khác nhau của xã hội. Tư bản của ngành cơ khí chuyển sang ngành da làm cho: SP của ngành cơ khí giảm - dẫn đến cung giá trị P tăng. SP của ngành da tăng cung > cầu giá cả < giá trị P giảm. Kết quả của cạnh tranh: Hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân ký hiệu ( P ) và giá cả sản xuất. Ngành Tư bản Chênh lệch sản (C + V) =100 M m’ P Giá cả sản xuất xuất BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 44
  45. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) Cơ khí 80C + 20V 20m 20% 30% +10% 80C + 20V + 30m = 130 Dệt may 70C + 30V 30m 30% 30% 70C + 30V + 30m = 130 Da giày 60C + 40V 40m 40% 30% 10% 60C + 40V + 30m = 130 Vậy: Tỷ suất lợi nhuận bình quân: là con số trung bình của tất cả tỷ suất lợi nhuận ở các ngành khác nhau: P' P' P = 1 n n Trong đó: P’1 - Tỷ suất lợi nhuận của từng ngành; n - Số ngành. Lợi nhuận bình quân: là lượng lợi nhuận mà một tư bản thu được theo tỷ suất lợi nhuận bình quân - không kể cấu thành hữu cơ của nó như thế nào. P = P’.K  Giá cả SX: Khi hình thành lợi nhuận bình quân, giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả SX: GCSX = chi phí SX + lợi nhuận bình quân. GCSX = K + P (bình quân). Giá cả SX là cơ sở của giá cả thị trường, giá cả thị trường vận động lên xuống xung quanh giá cả SX. 6.3. Sự phân chia giá trị thặng dư giữa các giai cấp bóc lột trong xã hội tư bản. a. Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp  Nguồn gốc và bản chất của tư bản thương nghiệp Tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp, tách ra khỏi vòng tuần hoàn của tư bản công nghiệp và trở thành tư bản kinh doanh hàng hoá. Tư bản thương nghiệp vừa phụ thuộc, vừa độc lập với tư bản công nghiệp: oSự phụ thuộc: Tư bản thương nghiệp chỉ là một bộ phận của tư bản công nghiệp. o Tính độc lập tương đối của tư bản thương nghiệp thể hiện: Tư bản thương nghiệp đảm nhận chức năng riêng biệt tách khỏi công nghiệp. Lợi nhuận thương nghiệp Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong sản xuất do nhà tư bản công nghiệp “nhường” cho nhà tư bản thương nghiệp. BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 45
  46. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp do chênh lệch giữa giá bán với giá mua hàng hoá của tư bản thương nghiệp. Sự tham gia của tư bản thương nghiệp vào việc bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận: Giả sử tư bản CN ứng ra 1 lượng tư bản = 720C + 180V = 900. Khi m’ = 100%. Khối lượng giá trị thặng dư là 180. Giá trị hàng hóa = 1080. Giả định nhà tư bản công nghiệp tự đảm nhiệm việc mua bán hàng hóa của mình thì tỷ suất lợi nhuận bình quân sẽ bằng: 180 100% = 20% 900 Khi có tư bản thương nghiệp tham gia vào quá trình kinh doanh, và ứng trước = 100 đơn vị. Vậy toàn bộ tư bản ứng trước sẽ là: 900 + 100 = 1000. oTỷ suất lợi nhuận bình quân: =P (180 / 100) 100% = 18%. oLợi nhuận của tư bản công nghiệp: P CN = (900 / 100%) 18% = 162. oLợi nhuận của tư bản thương nghiệp: P TN = (100 / 100%) 18% = 18.  Giá mua và bán của tư bản thương nghiệp: Giá bán của TB thương nghiệp = 720C + 180V + 180m = 1080 Giá mua của TB thương nghiệp = 720C + 180V + (180 18)m = 1062 Vậy cả tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp đều thu lợi nhuận bình quân.  Chi phí lưu thông thương nghiệp: Bao gồm phí lưu thông thuần tuý và phí lưu thông bổ sung: Phí lưu thông thuần tuý: o Là chi phí liên quan đến việc mua bán hàng hóa tức là các chi phí để thực hiện giá trị hàng hoá như: . Tiền mua quầy bán hàng hoá. . Tiền lương nhân viên bán hàng. . Mua sổ sách kế toán, lập chứng từ . Thông tin, quảng cáo. o Chi phí lưu thông thuần túy không làm cho giá trị hàng hóa tăng lên. o Nguồn bù đắp cho chi phí này là một phần của tổng giá trị thặng dư do lao động của công nhân trong lĩnh vực SX tạo ra. Phí lưu thông bổ sung: là các chi phí mang tính chất SX, liên quan đến việc bảo tồn và di chuyển hàng hóa. Gồm: o Gói bọc o Chuyên chở. oBảo quản.  Chi phí này được tính thêm vào giá trị hàng hóa. b. Tư bản cho vay và lợi tức cho vay  Nguồn gốc của tư bản cho vay BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 46
  47. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) Tư bản cho vay xuất hiện sớm trước chủ nghĩa tư bản - đó là cho vay nặng lãi. Tư bản cho vay trong chủ nghĩa tư bản là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra. Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản công nghiệp luôn có số tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi. Cũng chính trong thời gian đó có những nhà tư bản khác cần tiền. Từ hai mặt trên tất yếu sinh ra quan hệ vay mượn lẫn nhau, sinh ra quan hệ tín dụng TBCN do đó tư bản nhàn rỗi trở thành tư bản cho vay. Vậy: Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ mà người chủ của nó nhường cho một người khác sử dụng trong một thời gian để nhận được một số lời nào đó. Số lời đó gọi là lợi tức.  Lợi tức và tỷ suất lợi tức Lợi tức là một phần lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay để hoạt động phải trả cho người cho vay về quyền được tạm sử dụng tư bản tiền tệ. Tỷ xuất lợi tức: Là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được và số tư bản cho vay trong một thời gian nhất định. Z’ = Z % k CV Trong đó: Z - Số lợi tức thu được trong 1 năm; kCV - Tư bản tiền tệ cho vay trong 1 năm; Z' - Tỷ suất lợi tức. Tỷ suất lợi tức vận động trong giới hạn: 0 < Z' < P ’ Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi tức: oTỷ suất lợi nhuận bình quân. o Quan hệ cung cầu về tư bản cho vay. Giới hạn tối đa của tỷ suất lợi tức: Z’ < (=)P ’ Tỷ suất lợi tức có xu hướng giảm: oTỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm; o Cung về tư bản cho vay tăng nhanh hơn cầu về tư bản cho vay. oHệ thống tín dụng TBCN ngày càng phát triển. Trong CNTB độc quyền nhà nước, nhà nước tư sản đã thực thi việc điều tiết tỷ suất lợi tức để điều hòa cung cầu về tiền coi đó là công cụ để điều tiết và quản lý nền kinh tế thị trường.  Các hình thức và vai trò của tín dụng Tín dụng trong CNTB: là sự vận động của tư bản cho vay. Hình thức của tín dụngTBCN: BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 47
  48. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) o Tín dụng thương mại: là quan hệ trực tiếp giữa các nhà tư bản kinh doanh, mua bán chịu hàng hoá với nhau. Tiền làm chức năng phương tiện thanh toán, hàng hóa được bán không phải lấy tiền ngay mà lấy một tờ khế ước hẹn thời hạn trả tiền gọi là kỳ phiếu. o Tín dụng ngân hàng: là quan hệ vay mượn giữa người có tiền với những người sản xuất, kinh doanh qua ngân hàng làm môi giới trung gian. Ngoài ra còn các hình thức tín dụng khác như: tín dụng nhà nước, tín dụng tiêu dùng, tín dụng quốc tế Vai trò của tín dụng: o Tín dụng làm giảm bớt chi phí lưu thông, tăng tốc độ tuần hoàn và chu chuyển tư bản. o Tín dụng tạo điều kiện tăng cường cạnh tranh, phân phối lại tư bản, bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận. o Tín dụng là công cụ để tích tụ và tập trung sản xuất. o Tín dụng là công cụ để tư bản mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, phát triển thị trường o Tín dụng là công cụ giúp nhà nước kiểm soát và quản lý, điều tiết nền kinh tế.  Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng Ngân hàng trong chủ nghĩa tư bản là một xí nghiệp TBCN kinh doanh tư bản tiền và làm môi giới giữa người cho vay và người đi vay. Trong nền kinh TBCN có ba loại ngân hàng lớn: o Ngân hàng thương mại: là ngân hàng cho các nhà kinh doanh công, thương nghiệp vay ngắn hạn. o NH cầm cố: là ngân hàng cho vay dài hạn, đảm bảo bằng bất động sản. o NH phát hành: độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng và quản lý dự trữ (vàng, ngoai tệ) cho quốc gia. Các nghiệp vụ ngân hàng: o Nghiệp vụ trung gian tín dụng. o Nghiệp vụ chuyển tiền. o Nghiệp vụ thu chi hộ. o Nghiệp vụ ủy thác. o Nghiệp vụ chứng khoán. Lợi nhuận ngân hàng: PNH = Zcho vay Z nhận gửi + thu khác – chi phí các hoạt động ngân hàng. Tỷ suất lợi nhuận ngân hàng: là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận ngân hàng thu được trong một năm với tư bản tự có của ngân hàng: P’NH = PNH 100% BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 48
  49. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (HPII) K tự có của NH d. Công ty cổ phần và thị trường chứng khoán  Công ty cổ phần Khái niệm: Công ty cổ phần là xí nghiệp TBCN mà vốn của nó do nhiều người tham gia góp dưới hình thức mua cổ phiếu. Có ba nội dung pháp lý: o CTCP do nhiều người thành lập. o Các hội viên đưa vốn của mình ra góp chung để kinh doanh. oMục đích của công ty cổ phần là để thu lợi nhuận và chia cho các hội viên. Những đặc trưng cơ bản của công ty cổ phần o Trách nhiệm pháp lý hữu hạn. o Tính có thể chuyển nhượng của cổ phiếu. o Có tư cách pháp nhân. o Thời gian không hạn định. Hình thức của công ty cổ phần. o Công ty cổ phần vô danh: là loại CTCP mà cổ phiếu được phát hành rộng rãi trong nhân dân và được tự do chuyển nhượng. o Công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn: với số cổ đông hạn chế và cổ phiếu không được phát hành rộng rãi và không được tự do chuyển nhượng. Vai trò của công ty cổ phần o Huy động vốn nhanh và dễ dàng. o Hình thức tập trung vốn mới, hiệu quả hơn, tiến bộ hơn. oCơ chế hoạt động năng động, hiệu quả.  Thị trường chứng khoán Khái niệm: Thị trường chứng khoán là nơi mua bán chứng khoán có giá. Thị trường chứng khoán có hai chức năng cơ bản: o Huy động tiền tiết kiệm, tiền nhàn rỗi của dân. o Luân chuyển vốn. Phân loại: oNếu xét về lưu thông các chứng khoán. Thị trường chứng khoán có hai loại: . Thị trường sơ cấp: là mua bán chứng khoán phát hành lần đầu. . Thị trường thứ cấp: là mua bán lại các chứng khoán đã phát hành lần đầu. BM: NNLCB CỦA CN MÁC- LÊNIN - Khoa LLCT - ĐHAG Trang 49