Hướng dẫn cài đặt phần mềm NS-2 ( Network Simulator Version 2 )
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn cài đặt phần mềm NS-2 ( Network Simulator Version 2 )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- huong_dan_cai_dat_phan_mem_ns_2_network_simulator_version_2.pdf
Nội dung text: Hướng dẫn cài đặt phần mềm NS-2 ( Network Simulator Version 2 )
- Vũ Thành Công – Điện tử 2 – K52 – Đại học Bách Khoa Hà nội Hướng Dẫn Cài Đặt Phần Mềm NS-2 ( Network Simulator version 2 ) 25/08/2010 I. Giới Thiệu Chung Chào các bạn ! Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua về NS2 cũng như cách cài đặt NS2. NS2 là phần mềm mô phỏng mạng và nó chạy trên nền tảng linux, do đó việc đầu tiên cần làm là tạo ra một môi trường linux. Có 2 cách để làm việc này : 1. Chúng ta có thể giả lập môi trường giống linux trên hệ điều hành window bằng cách sử dụng Cygwin 2. Chúng ta sẽ tạo ra một môi trường Linux thực sự rồi cài NS2 trên đó Bài viết này sẽ chỉ đề cập đến cách số 2. Hiện nay có rất nhiều phiên bản hệ điều hành khác nhau sử dụng nhân Linux như fedora của RedHat, Solaris của Sun Microsystem (nay thuộc Oracle), Mandriva, CentOS Tuy nhiên đơn giản,dễ dùng và hiện được nhiều người sử dụng nhất là Ubuntu do Canonical phát hành, Ubuntu thực sự rất thích hợp với những người bắt đầu sử dụng Linux. Để sử dụng Ubuntu chúng ta sẽ có 3 cách sau : a. Cài đặt Ubuntu song song với Window trên máy tính b. Cài đặt Ubuntu bên trong Window bằng cách sử dụng Wubi c. Sử dụng máy ảo để tạo ra một hệ điều hành Ubuntu ảo 2 cách a và b đòi hỏi bạn phải có một chút ít kỹ năng sử dụng máy tính, cài đặt máy tính, cách thức phân vùng để dual boot, nếu làm không cẩn thận các bạn có thể dễ dàng bị lỗi và có thể bị mất nhiều dữ liệu, tuy nhiên nếu các bạn muốn trải nghiệm Ubuntu một cách thực sự, các bạn có thể tìm hiểu cách cài đặt trên mạng hoặc liên lạc với mình, mình sẽ giúp đỡ. Cách c là sử dụng máy ảo có nhược điểm là cấu hình con máy tính của bạn phải tương đối, còn nếu là cùi bắp thì sẽ rất chậm. Tuy nhiên ưu điểm là nó tạo ra một hệ điều hành ảo lưu trong ổ cứng và các bạn có thể sử dụng thoải mái, copy cho bạn bè vv Và khi cài lại win thì các bạn vẫn có thể khôi phục lại hđh ảo bằng file .vmdk mà không phải cài đặt lại phần mềm nào trong hđh ảo đó. Hiện nay có nhiều phần mềm tạo máy ảo (Virtual Machine) và phần lớn là miễn phí như Microsof Virtual PC (Microsoft), VMware player, VirtualBox, các bạn nên dùng VMware player hoặc VirtualBox miễn phí và dễ sử dụng. Mình đã cài thành công NS2 vậy nên các bạn nào có nhu cầu thì có thể qua mình copy cho file .vmdk về sử dụng luôn không cần cài đặt lại. vuthanhcong.ict@gmail.com
- Vũ Thành Công – Điện tử 2 – K52 – Đại học Bách Khoa Hà nội Ubuntu hiện nay đã phát triển đến phiên bản Ubuntu 10.10 beta tuy nhiên mình khuyên các bạn nên dùng Ubuntu 8.10 (phát hành tháng 10/2008) hoặc 9.04( phát hành tháng 04 năm 2009) vì đơn giản là Ns2 bản mới nhất là 2.34 phát hành tháng 6 năm 2009 do đó nó tương thích với các bản Ubuntu cũ hơn. Cài đặt trên các bản mới hơn sẽ bị lỗi rất nhiều. Mình đã cài đặt thành công NS2 v2.34 trên Ubuntu 8.10. Bạn nào cần mượn đĩa Ubuntu 8.10 liên lạc với mình. Sau khi đã cài đặt xong Ubuntu 8.10 và download NS2 tại trang chủ , các bạn nên download file đầy đủ nhất là ns-allinone-2.34.tar.gz khoảng 55MB, sau đó chúng ta sẽ tiến hành cài đặt, các bạn hãy nhớ là cài đặt phần mềm trên Linux khác nhiều so với Window. Khởi động máy ảo VirtualBox và vào Ubuntu 8.10 : vuthanhcong.ict@gmail.com
- Vũ Thành Công – Điện tử 2 – K52 – Đại học Bách Khoa Hà nội Vào Thư mục Home : vuthanhcong.ict@gmail.com
- Vũ Thành Công – Điện tử 2 – K52 – Đại học Bách Khoa Hà nội Đặt gói NS2 vào thư mục Home : vuthanhcong.ict@gmail.com
- Vũ Thành Công – Điện tử 2 – K52 – Đại học Bách Khoa Hà nội Mở Terminal : Application → Accessories → Terminal Giải nén NS2 bằng cách gõ lệnh sau vào Terminal : tar -xzvf ns-allinone-2.34.tar.gz Hoặc có thể kích chuột phải chọn Extract Here: vuthanhcong.ict@gmail.com
- Vũ Thành Công – Điện tử 2 – K52 – Đại học Bách Khoa Hà nội Sau khi giải nén sẽ thấy có thư mục ns-allinone-2.34 trong Home : Trở lại Terminal ta gõ tiếp lệnh sau để di chuyển vào trong folder vừa giải nén : cd ns-allinone-2.34 Cài đặt thêm các gói cần thiết: sudo apt-get install -f build-essential libxt-dev libxt6 libsm-dev libsm6 libice-dev libice6 libxmu-dev Có thể hệ thống sẽ yêu cầu đòi mật khẩu quản trị, hãy nhập mật khẩu vào. Nếu hiện lên thông báo [Y/N] hãy nhấn y rồi enter. Cài đặt bằng lệnh sau : ./install Sau khi đợi một lúc cho hệ thống cài đặt, nếu không xảy ra lỗi chúng ta đã xong phần cài đặt. vuthanhcong.ict@gmail.com
- Vũ Thành Công – Điện tử 2 – K52 – Đại học Bách Khoa Hà nội Tiếp đến là phần thiết lập biến môi trường: Gõ lệnh sau để mởi file bashrc : sudo gedit ~/.bashrc Nhập pass nếu cần, sau đó chúng ta sẽ chỉnh sửa file .bashrc Chèn vào cuối cùng (sau chữ “fi”) của file .bashrc đoạn sau: # LD_LIBRARY_PATH OTCL_LIB=/home/vuthanhcong/ns-allinone-2.34/otcl-1.13 NS2_LIB=/home/vuthanhcong/ns-allinone-2.34/lib X11_LIB=/usr/X11R6/lib USR_LOCAL_LIB=/usr/local/lib export LD_LIBRARY_PATH=$LD_LIBRARY_PATH:$OTCL_LIB:$NS2_LIB:$X11_LIB:$USR_LOCAL_LIB # TCL_LIBRARY TCL_LIB=/home/vuthanhcong/ns-allinone-2.34/tcl8.4.18/library USR_LIB=/usr/lib export TCL_LIBRARY=$TCL_LIB:$USR_LIB # PATH XGRAPH=/home/vuthanhcong/ns-allinone-2.34/bin:/home/vuthanhcong/ns-allinone- 2.34/tcl8.4.18/unix:/home/vuthanhcong/ns-allinone-2.34/tk8.4.18/unix NS=/home/vuthanhcong/ns-allinone-2.34/ns-2.34/ NAM=/home/vuthanhcong/ns-allinone-2.34/nam-1.14/ PATH=$PATH:$XGRAPH:$NS:$NAM Chú ý thay chữ “vuthanhcong” trong đoạn trên bằng tên tài khoản của bạn Nhấn vào save rồi đóng file bashrc lại vuthanhcong.ict@gmail.com
- Vũ Thành Công – Điện tử 2 – K52 – Đại học Bách Khoa Hà nội Tắt cửa sổ Terminal rồi mở lại một cửa sổ Terminal mới Gõ vào lệnh: ns nếu thấy hiện ra dấu % là bạn đã cài đặt thành công. Gõ exit để kết thúc Tiếp theo là kiểm tra lại xem có lỗi nào hay không bằng cách gõ lệnh sau để vào thư mục ns-2.34 cd ~/ns-allinone-2.34/ns-2.34 sau đó gõ tiếp : ./validate Nó sẽ kiểm tra lỗi ( thông thường quá trình này hơi lâu nên nếu bỏ qua cũng được, tắt Terminal là xong ) Bạn có thể chạy thử một số ví dụ để kiểm tra : vuthanhcong.ict@gmail.com
- Vũ Thành Công – Điện tử 2 – K52 – Đại học Bách Khoa Hà nội Chạy Thử NS: – Mở Terminal – di chuyển vào thư mục ex bằng lệnh sau : cd ~/ns-allinone-2.34/ns-2.34/tcl/ex – Chạy thử nghiệm file tcpapp.tcl : ns tcpapp.tcl vuthanhcong.ict@gmail.com
- Vũ Thành Công – Điện tử 2 – K52 – Đại học Bách Khoa Hà nội Chạy thử Nam: – Mở Terminal – di chuyển vào thư mục ex: cd ~/ns-allinone-2.34/nam-1.13/ex – chạy thử file lan.nam : nam lan.nam vuthanhcong.ict@gmail.com
- Vũ Thành Công – Điện tử 2 – K52 – Đại học Bách Khoa Hà nội Chạy thử X-Graph: – Mở Terminal – Vào thư mục example : cd ~/ns-allinone-2.34/xgraph-12.1/examples – Chạy thử file Animation.xg : xgraph Animation.xg Chúc các bạn cài đặt thành công và sử dụng tốt sản phẩm Tài liệu được tham khảo trên internet và một chút kinh nghiệm của bản thân Sinh Viên Vũ Thành Công Đại học Bách Khoa Hà Nội Điện tử 2 – Khóa 52 mail : vuthanhcong.ict@gmail.com vuthanhcong.ict@gmail.com