Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird

pdf 122 trang hapham 2810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhuong_dan_su_dung_mozilla_thunderbird.pdf

Nội dung text: Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird

  1. MỤC LỤC GIỚI THIỆUU 4 PHẦN 1 – MOZILLA THUNDERBIRD 6 CHƯƠNG 01: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN 6 1. Giới thiệu chương trình thư điện tử Mozilla Thunderbird 6 2. Cài đặt Mozila Thunderbird 7 3. Khởi động chương trình thư điện tử 9 4. Thoát khỏi Thunderbird 9 5. Thiết lập cấu hình gửi và nhận thư 9 6. Sử dụng phông chữ tiếng Việt 15 7. Soạn, gửi, nhận, chuyển tiếp và đọc thư 17 8. Sao chép văn bản vào nội dung thư 22 9. Gửi thư cho nhiều người cùng lúc 22 10. Gửi bản sao, gửi bản sao ẩn danh 23 11. Sắp xếp thư theo một số tiêu chí 24 12. Đính kèm tệp tin vào thư 25 13. Trả lời thư 26 14. Chuyển tiếp thư đã nhận cho người khác 27 15. Mở, lưu và xóa các tệp đính kèm 27 CHƯƠNG 02: HỆ THỐNG GIAO DIỆN NGƯỜI DÙNG 30 1. Đánh dấu mức độ ưu tiên của thư 30 2. Sao chép nội dung thư sang một ứng dụng khác và sao chép nội dung văn bản từ một ứng dụng khác vào nội dung thư 31 3. Thêm chữ ký vào thư 32 4. Tạo và xóa các thư mục hòm thư 34 5. Tìm kiếm một bức thư trong các hòm thư 36 6. Thiết lập các luật (rule) tự động phân loại thư 37 7. Bổ sung, thay đổi và xóa các địa chỉ trong sổ địa chỉ 43 8. Tạo các nhóm địa chỉ để có thể gửi cho nhiều người qua một địa chỉ duy nhất 45 PHỤ LỤC: NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG THUNDERBIRD 47 1
  2. 1. Thiết lập định dạng gửi email 47 2. Thiết lập trả lời (reply) email 49 3. Thiết lập thư mục lưu trữ email 50 PHẦN 2 – MOZILLA FIREFOX 52 CHƯƠNG 01: BẮT ĐẦU VỚI FIREFOX 52 1. Firefox là gì? 52 2. Tại sao nên dùng Firefox? 52 3. Cách tải và cài đặt Firefox 54 4. Khởi động Firefox 60 5. Giới thiệu giao diện Firefox 61 6. Kết thúc Firefox 61 CHƯƠNG 02: THAO TÁC VỚI FIREFOX 63 1. Điều hướng các trang web 63 2. Tìm kiếm 66 3. Sao chép, lưu và in ấn các trang web 69 4. Đánh dấu các trang ưa thích 74 5. Xem các trang đã truy cập 77 CHƯƠNG 03: THIẾT LẬP TUỲ CHỌN CHO FIREFOX 79 1. Thiết lập tuỳ chọn chung 79 2. Thiết lập tuỳ chọn riêng 82 3. Xác định ngôn ngữ ưa thích để hiển thị các trang 88 4. Đặt proxy 90 5. Ngăn chặn các cửa sổ ngoài ý muốn 93 6. Các thành phần mở rộng 95 PHẦN 3 – UNIKEY 101 CHƯƠNG 01: CÀI ĐẶT UNIKEY 101 1. UniKey là gì? 101 2. Tải về và cài đặt UniKey 102 CHƯƠNG 02: HỆ THỐNG GIAO DIỆN NGƯỜI DÙNG 104 1. Bảng điều khiển chính 104 2. Menu và biểu tượng trạng thái 107 3. UniKey Toolkit – Công cụ chuyển mã tiếng Việt 107 4. Thiết lập gõ tắt 108 2
  3. CHƯƠNG 03: CÁC THAO TÁC VỚI UNIKEY 111 1. Khởi động và kết thúc UniKey 111 2. Bật – Tắt chế độ tiếng Việt 111 3. Tự động bật UniKey khi khởi động Windows 111 4. Chọn kiểu gõ tiếng Việt: Telex, VNI, VIQR 112 5. Chọn bảng mã tiếng Việt 112 6. Định nghĩa gõ tắt – Auto Text 112 7. Chuyển mã tiếng Việt 112 8. Tạm ngừng UniKey 115 PHỤ LỤC: NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG UNIKEY.116 1. Phải làm gì khi gặp khó khăn trong việc dùng UniKey? 116 2. UniKey và UniKey NT khác nhau thế nào? 116 3. Tại sao bảng gõ tắt lại hiển thị theo dạng VIQR? 116 4. Chú ý khi soạn bảng gõ tắt 117 5. Cách chọn nhanh một bảng mã 117 6. Nên dùng Unicode dựng sẵn hay Unicode tổ hợp? 118 7. Tại sao tiếng Việt trong Word bị thay đổi khi gõ? 118 8. Tại sao khi chuyển mã clipboard văn bản Word hay bị mất chữ? 118 9. Tại sao đôi khi gõ unicode thì chỉ hiện ra dấu hỏi? 118 10. Soạn tiếng Việt unicode trong emacs với UniKey 119 11. Dùng UniKey 4.0 gõ tiếng Việt trong Word 2003 thường bị lỗi dấu 119 12. Soạn tiếng Việt unicode trong gVim với UniKey 120 13. UniKey và Photoshop 120 14. Chat tiếng Việt trong Yahoo 120 15. Thông tin thêm về UniKey ở đâu? 122 3
  4. Giới thiệu GIỚI THIỆU Năm 2008, Bộ Khoa học và Công nghệ đã biên soạn bộ sách hướng dẫn sử dụng và đĩa chương trình OpenOffice.org 2.4 kèm theo Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý thư điện tử Mozilla Thunderbird, trình duyệt Internet Mozilla Firefox và chương trình bàn phím tiếng Việt UniKey nhằm cung cấp cho các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và doanh nghiệp làm cẩm nang tra cứu. Năm 2009 cùng với bộ sách OpenOffice.org 3.0, chúng tôi tiếp tục cung cấp tới độc giả những bản nâng cấp của các phần mềm nói trên, đó là Mozilla Thunderbird 2.0, Mozilla Firefox 3.0 và UniKey 4.0 với mong muốn những cải tiến và tính năng cập nhật của các phiên bản mới sẽ giúp cho người dùng sử dụng dễ dàng hơn, thuận tiện hơn và hiệu quả hơn trong công việc.  Mozilla Thunderbird là chương trình gửi và nhận thư nguồn mở, có các tính năng của một trình email client tương tự như Microsoft Outlook. Người dùng sẽ dễ dàng truy xuất tin RSS, newsgroup hay duyệt email nhanh chóng và an toàn hơn. Phiên bản Thunderbird 2.0.x ngoài những cập nhật vá lỗi còn có cả các tính năng cao cấp như cải tiến bộ lọc nhận dạng thư rác. Vào thời điểm hiện tại, Thunderbird vẫn là công cụ duyệt email (email client) nguồn mở hàng đầu, hỗ trợ nhiều môi trường hệ điều hành khác nhau.  Mozilla Firefox là trình duyệt web nguồn mở, có các tính năng tương tự phần mềm Internet Explorer. Phiên bản 3.0 với tiêu chí nhanh hơn, bảo mật tốt hơn, dễ sử dụng hơn và mới hơn, đề ra tiêu chuẩn mới cho sự cải tiến trình duyệt web, được viết bằng ngôn ngữ XUL và được thiết kế để tương thích với mọi nền tảng. Nhỏ gọn, nhanh, dễ sử dụng và cung cấp nhiều lợi ích hơn các trình duyệt web khác như duyệt web theo từng tab và khả năng chặn windows pop-up.  UniKey là chương trình bàn phím tiếng Việt Unicode nguồn mở, 4
  5. Giới thiệu miễn phí, gọn nhẹ, dễ dùng và chạy trong tất cả các Windows 32 bit và Linux. Đặc điểm nổi bật của chương trình là chạy nhanh và có tính ổn định cao. Unikey tương thích với rất nhiều phần mềm hỗ trợ Unicode Phiên bản 4.0 này có rất nhiều cải tiến và tính năng mới ở cả bộ xử lý gõ tiếng Việt và giao diện chương trình, kiểm tra chính tả khi gõ, ngừng xử lý khi gặp từ không phải tiếng Việt, Lần đầu làm quen với các phần mềm, cách học nhanh nhất là đọc hết tài liệu, sau đó tiến hành thực hành ngay trên máy tính khi kết thúc mỗi phần. Nếu có vấn đề khúc mắc bạn hãy tra cứu lại tài liệu để hiểu rõ ràng hơn. 5
  6. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird PHẦN 1 – MOZILLA THUNDERBIRD CHƯƠNG 01: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN Sau khi hoàn thành chương này, bạn có thể nắm được:  Giới thiệu chương trình thư điện tử Mozilla Thunderbird  Cách cài đặt Mozilla Thunderbird  Cách khởi động, thoát khỏi, thiết lập cấu hình gửi và nhận thư  Cách soạn, gửi, nhận, chuyển tiếp và đọc thư  Cách sao chép văn bản vào nội dung thư  Cách gửi thư cho nhiều người cùng lúc  Cách gửi bản sao, gửi bản sao ẩn danh  Cách sắp xếp thư theo một số tiêu chí  Cách đính kèm tệp tin vào thư  Cách trả lời thư  Cách chuyển tiếp thư  Cách mở, lưu và xóa các tệp đính kèm 1. Giới thiệu chương trình thư điện tử Mozilla Thunderbird Mozilla Thunderbird là phần mềm quản lý thư, cho phép bạn gửi và nhận thư một cách chuyên nghiệp tương tự các phần mềm quản lý thư khác như Outlook Express, Microsoft Outlook, Thunderbird là một trong những chương trình có thể cạnh tranh được với Outlook Express, không chỉ vì nó có những chức năng tương tự với Outlook Express mà Mozilla Thunderbird là một phần mềm miễn phí và thân thiện, dễ dùng, dễ cài đặt với người dùng. Bạn có thể download và sử dụng miễn phí Thunderbird tại địa chỉ 6
  7. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird 2. Cài đặt Mozila Thunderbird - Bấm đúp chuột vào tệp Thunderbird Setup.exe. Hình 1: Hộp hội thoại Mozilla Thunderbird Setup - Nhấn nút >, xuất hiện màn hình: Hình 2: Hộp hội thoại Mozilla Thunderbird Setup - Thỏa thuận giấy phép 7
  8. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Chọn I accept the terms in the License Agreement, nhấn nút >, xuất hiện màn hình: Hình 3: Hộp hội thoại Mozilla Thunderbird Setup - Chọn kiểu cài đặt - Chọn Standard để mặc định chuẩn của Thunderbird. Nếu bạn chọn Custom thì có thể lựa chọn thay đổi các thông số như lựa chọn cài đặt phần mềm tại thư mục nào trong máy tính, có tạo biểu tượng phần mềm trên Desktop, trên thanh Start, Quick Launch hay không, Bạn nên ngầm định chọn chế độ Standard. - Nhấn nút >, xuất hiện màn hình thể hiện tiến trình cài đặt: 8
  9. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 4: Hộp hội thoại Mozilla Thunderbird Setup - Tiến trình cài đặt - Đến khi hoàn tất việc cài đặt thì nhấn nút >. 3. Khởi động chương trình thư điện tử  Cách 1: Vào Start\Programs\Mozilla Thunderbird.  Cách 2: Bấm đúp chuột vào biểu tượng Thunderbird trên màn hình Desktop. 4. Thoát khỏi Thunderbird  Cách 1: Vào menu File\Exit.  Cách 2: Nhấn nút tại góc trên bên phải màn hình. 5. Thiết lập cấu hình gửi và nhận thư Khi bạn mở Mozilla Thunderbird lần đầu tiên, bạn cần phải tạo một tài khoản mới. - Trong phần Thunderbird Mail – Local Folders, nhấn chuột vào biểu tượng Create a new Account. 9
  10. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 5: Thunderbird Mail – Local Folders - Xuất hiện hộp hội thoại Account Wizard. Hình 6: Hộp hội thoại Account Wizard – Thiết lập tài khoản mới 10
  11. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Tích chọn Email account. - Nhấn nút >, xuất hiện màn hình Identity. Hình 7: Hộp hội thoại Account Wizard – Nhận dạng thông tin tài khoản mới - Nhập tên vào ô Your Name và địa chỉ email vào ô Email Address. - Nhấn nút >, xuất hiện màn hình Server Information. 11
  12. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 8: Hộp hội thoại Account Wizard – Thông tin máy chủ - Chọn loại máy chủ nhận thư (POP hoặc IMAP). - Nhập tên máy chủ nhận thư tại ô Incoming Server, ví dụ: Pop.misa.com.vn. - Nhấn nút >, xuất hiện màn hình User Names. 12
  13. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 9: Hộp hội thoại Account Wizard – Thông tin tên người sử dụng hòm thư - Tại ô Incoming User Name, nhập tên người sử dụng hòm thư đến. - Nhấn nút >, xuất hiện màn hình Account Name. 13
  14. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 10: Hộp hội thoại Account Wizard – Tên người sử dụng - Nhập tên tài khoản vào ô Account Name. - Nhấn nút >, xuất hiện màn hình liệt kê toàn bộ thông tin bạn đã thiết lập cho hòm thư. 14
  15. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 11: Hộp hội thoại Account Wizard – Kiểm tra thông tin đã thiết lập - Kiểm tra lại thông tin bạn đã thiết lập. Nếu có sai sót, nhấn nút > để quay lại sửa. Nếu toàn bộ thông tin đã chính xác, nhấn nút > để kết thúc việc tạo một tài khoản mới. 6. Sử dụng phông chữ tiếng Việt Giả sử có ai đó gửi cho bạn một email với nội dung được soạn thảo bằng tiếng Việt có dấu, nhưng bạn không đọc được email đó. - Vào menu Tools\Options. - Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Display, sau đó chọn thẻ Formatting. 15
  16. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 12: Hộp hội thoại Options\Display\Formatting - Nhấn nút >, xuất hiện hộp hội thoại Fonts and Encodings. 16
  17. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 13: Hộp hội thoại Fonts & Encodings - Thiết lập thông tin về phông chữ. - Nhấn nút >. 7. Soạn, gửi, nhận, chuyển tiếp và đọc thư 7.1 Soạn thư - Vào menu Message\New Message, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Write trên thanh công cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+N, xuất hiện cửa sổ soạn thảo thư. 17
  18. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 14: Cửa sổ soạn thư - Nhập địa chỉ người nhận vào dòng “To:”, ví dụ: vtxuyen@misa.com.vn - Đặt tiêu đề thư tại ô Subject. - Soạn nội dung thư tại ô trắng bên dưới. Bạn có thể căn chỉnh nội dung thư bằng các công cụ nằm phía trên của ô này. Ví dụ: Chọn chữ đậm, nghiêng, chèn ảnh, 18
  19. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 15: Ví dụ về thư sau khi soạn 7.2 Gửi thư Sau khi hoàn thành nội dung thư, bạn thực hiện một trong những cách sau để tiến hành gửi thư:  Cách 1: Vào menu File\Send Now.  Cách 2: Nhấn chuột vào biểu tượng Send trên thanh công cụ để gửi thư đến người nhận đã chọn  Cách 3: - Nhấn tổ hợp phím Ctrl+Enter, xuất hiện thông báo sau: Hình 16: Thông báo xác nhận gửi thư hay không 19
  20. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Nhấn nút > để gửi thư. 7.3 Nhận thư Để kiểm tra và nhận những thư mới, thực hiện một trong các cách sau:  Cách 1: Vào menu File\Get New Message for\Get All New Messages.  Cách 2: Nhấn chuột vào biểu tượng Get Mail trên thanh công cụ.  Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+T. 7.4 Đọc thư Sau khi nhấn chuột vào biểu tượng Get Mail, danh sách những thư được lấy về sẽ hiển thị trong danh sách tại màn hình chính. Bạn có thể đọc nội dung thư bằng 2 cách:  Cách 1: Nhấn chọn thư cần đọc và đọc nội dung thư tại ngăn xem trước. Hình 17: Cửa sổ giao diện hòm thư – Ngăn xem trước thư  Cách 2: Bấm đúp vào thư cần đọc, nội dung thư sẽ hiển thị tại cửa sổ riêng. 20
  21. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 18: Cửa sổ giao diện màn hình thư chi tiết 7.5 In nội dung thư Để in nội dung thư bạn có thể thực hiện một trong các cách sau:  Cách 1: - Nhấn chọn thư cần in. - Vào menu File\Print Preview hoặc nhấn chuột vào mũi tên bên phải nút Print trên thanh công cụ để xem trước khi in. - Nhấn chuột vào biểu tượng Print trên cửa sổ Print Preview.  Cách 2: - Nhấn chọn thư cần in. - Vào menu File\Print, hoặc nhấn chọn nút Print trên thanh công cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+P. 7.6 Xoá thư Để xoá thư trong danh sách bạn thực hiện theo các bước sau: - Chọn thư cần xoá. 21
  22. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Vào menu Edit\Delete Message, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Delete trên thanh công cụ, hoặc nhấn phím Delete. Thư sau khi xoá sẽ được chuyển vào trong thư mục Trash. Nếu muốn xoá hẳn thư nào đó, bạn cần mở thư mục Trash và thực hiện chức năng xoá tương tự như trên; hoặc ở bước xoá thư bạn giữ phím Shift đồng thời trong khi nhấn phím Delete. 8. Sao chép văn bản vào nội dung thư Nếu bạn đã có sẵn nội dung thư tại một tệp tin nào đó, bạn có thể sao chép nội dung đó vào thư cần soạn theo các bước sau: - Mở tệp tin chứa nội dung cần sao chép. - Bôi đen phần nội dung cần sao chép. - Vào menu Edit\Copy, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Copy trên thanh công cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+C. - Mở màn hình soạn thảo thư, đưa con trỏ vào vị trí muốn chèn vào nội dung thư. - Vào menu Edit\Paste, hoặc nhấn chuột phải và chọn chức năng Paste, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+V. 9. Gửi thư cho nhiều người cùng lúc Nếu muốn gửi một thư cho nhiều người, khi soạn thư bạn nhập địa chỉ email của những người nhận vào ô "To:", các địa chỉ email cách nhau bởi dấu phẩy. 22
  23. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 19: Cửa sổ giao diện màn hình soạn thư gửi cho nhiều người Bạn cũng có thể nhập địa chỉ email của từng người nhận trên từng dòng “To:” bằng cách: Sau khi nhập địa chỉ email của một người nhận, nhấn phím Enter để xuất hiện dòng “To:” tiếp theo. Nhập địa chỉ email của người nhận tiếp theo vào đây và lặp lại thao tác trên cho tới khi hết danh sách người nhận. 10. Gửi bản sao, gửi bản sao ẩn danh 10.1 Gửi bản sao Trong trường hợp bạn muốn gửi bản sao của thư cho ai đó, sau khi nhập địa chỉ email người nhận vào ô "To:", bạn nhấn phím Enter để xuất hiện dòng “To:” tiếp theo. Nhấn chuột vào mũi tên bên trái nút "To:" và chọn "Cc:", sau đó nhập địa chỉ email người nhận bản sao vào ô này tương tự như trên. 23
  24. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird 10.2 Gửi bản sao ẩn danh  Khi gửi bản sao theo cách "Cc:", người nhận thư sẽ nhìn thấy danh sách tất cả địa chỉ email bạn gửi tới. Tuy nhiên, trên thực tế có những tình huống bạn cần gửi bản sao cho ai đó nhưng lại không muốn những người nhận khác biết, khi đó hãy nhập địa chỉ email của người muốn ẩn đi vào phần "Bcc:".  Thao tác chọn "Bcc:" tương tự như khi chọn "Cc:". 11. Sắp xếp thư theo một số tiêu chí Bạn có thể sắp xếp các thư nhận được theo một số tiêu chí như thời gian nhận thư, người gửi thư, tiêu đề thư, dung lượng thư  Vào menu View\Sort by. Hình 20: Menu Pop-up các tùy chọn lọc thư Sort by 24
  25. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird  Chọn tiêu chí để lọc thư trong danh sách sổ xuống: - Date: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo thời gian thư được gửi đi - Star: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc những thư nào đã được đánh dấu sao. - Order Received: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo thứ tự thư đã được nhận - Priority: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo thứ tự ưu tiên. - Sender: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo thứ tự tăng hoặc giảm tên của người gửi - Recipient: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo thứ tự tên hòm thư nhận thư - Size: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo thứ tự tăng hoặc giảm kích thước của thư gửi đến - Status: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo tình trạng của thư gửi đến là mới (New), thư đã được đọc (Read), hoặc thư chuyển tiếp (Forwarded). - Subject: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo tiêu đề của thư gửi đến. - Read: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo tiêu chí thư đã đọc - Tags: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo tiêu chí thẻ đánh dấu - 12. Đính kèm tệp tin vào thư Khi bạn muốn gửi một tệp tài liệu cho ai đó, bạn có thể đính kèm tệp tài liệu đó theo các bước sau:  Tại màn hình soạn thư, bạn nhấn chuột vào biểu tượng Attach trên thanh công cụ. Khi đó, cửa sổ Attach File(s) sẽ hiện ra cho phép bạn chọn tới tệp tài liệu cần gửi. 25
  26. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 21: Hộp hội thoại Attach File(s)  Sau khi chọn tệp tài liệu, nhấn nút > để đính kèm tệp tài liệu đó vào thư. Có thể đính kèm nhiều tệp tài liệu và những tệp tài liệu được đính kèm sẽ hiển thị trong ô Attachments bên phải màn hình soạn thư. 13. Trả lời thư Để trả lời một thư gửi đến, bạn làm theo các bước sau: - Nhấn chọn thư cần trả lời. - Nhấn chuột vào biểu tượng Reply trên thanh công cụ xuất hiện màn hình soạn thảo trong đó đã điền sẵn địa chỉ người nhận vào ô "To:" (lấy từ địa chỉ đã gửi thư cho bạn), tiêu đề thư sẽ bắt đầu bằng tiền tố "Re:" cùng với tiêu đề của thư trước, đồng thời trích dẫn nguyên toàn bộ nội dung thư trước. - Soạn nội dung thư trả lời và nhấn chuột vào biểu tượng Send trên thanh công cụ. 26
  27. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Với cách trả lời trên thì mặc định thư sẽ gửi đến một địa chỉ duy nhất đó là địa chỉ đã gửi thư cho bạn. Tuy nhiên, với những lá thư được gửi cho nhiều người, bạn có thể chọn trả lời tất cả mọi người bằng cách nhấn chuột vào biểu tượng Reply All trên thanh công cụ. 14. Chuyển tiếp thư đã nhận cho người khác Nếu bạn muốn chuyển thư đã nhận từ người này cho người khác, hãy thực hiện theo các bước sau: - Nhấn chọn thư cần chuyển tiếp. - Nhấn chuột vào biểu tượng Forward trên thanh công cụ xuất hiện màn hình soạn thảo sẽ hiện ra trong đó điền sẵn tiêu đề thư sẽ bắt đầu bằng tiền tố "Fwd:" cùng với tiêu đề của thư trước và trích dẫn nguyên toàn bộ nội dung thư trước, kể cả tệp tin đính kèm. - Nhập địa chỉ người nhận vào ô "To:" rồi nhấn chuột vào biểu tượng Send trên thanh công cụ. 15. Mở, lưu và xóa các tệp đính kèm Khi bạn nhận thư có tệp tin đính kèm, tệp đính kèm sẽ hiển thị ở bên dưới của màn hình nội dung thư. Bạn có thể mở, lưu, xóa các tệp tin đính kèm này. 15.1 Mở tệp đính kèm - Nhấn chọn tệp đính kèm cần mở. - Nhấn chuột phải, chọn chức năng Open. Cửa sổ Opening sẽ hiện ra cho phép bạn chọn ứng dụng để mở tệp tin. 27
  28. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 22: Hộp hội thoại mở tệp đính kèm - Nhấn nút > để mở tệp tin. 15.2 Lưu tệp đính kèm theo các bước sau - Nhấn chọn tệp đính kèm cần lưu. - Nhấn chuột phải, chọn chức năng Save As. Hộp hội thoại Save Attachment sẽ hiện ra cho phép bạn chọn nơi lưu tệp tin. 28
  29. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 23: Hộp hội thoại Save Attachment – Lưu tệp đính kèm - Nhấn nút > để lưu tệp tin tại vị trí đã chọn. 15.3 Xoá tệp đính kèm theo các bước sau - Nhấn chọn tệp đính kèm cần xoá. - Nhấn chuột phải, chọn chức năng Delete. Tệp đính kèm sau khi xoá sẽ không thể khôi phục. 29
  30. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird CHƯƠNG 02: HỆ THỐNG GIAO DIỆN NGƯỜI DÙNG Sau khi hoàn thành chương này, bạn có thể nắm được:  Cách đánh dấu mức độ ưu tiên của thư  Sao chép nội dung thư sang một ứng dụng khác và ngược lại  Thêm chữ ký vào thư  Tạo và xóa các thư mục hòm thư  Tìm kiếm một bức thư trong các hòm thư  Thiết lập các luật (rule) tự động phân loại  Bổ sung, thay đổi và xóa các địa chỉ trong sổ địa chỉ  Tạo các nhóm địa chỉ để có thể gửi cho nhiều người qua cùng một địa chỉ duy nhất 1. Đánh dấu mức độ ưu tiên của thư - Chọn thư cần đánh dấu mức độ ưu tiên. - Vào menu Message\Tag, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Tag trên thanh công cụ. - Chọn mức độ ưu tiên cho thư trong danh sách sổ xuống. Hình 24: Menu Pop-up Tags 30
  31. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird 2. Sao chép nội dung thư sang một ứng dụng khác và sao chép nội dung văn bản từ một ứng dụng khác vào nội dung thư Bạn dễ dàng sao chép nội dung thư sang một ứng dụng khác như Microsoft Word, OpenOffice.org Writer, 2.1 Sao chép nội dung của một bức thư sang các ứng dụng khác - Mở bức thư có nội dung cần sao chép. - Chọn toàn bộ nội dung bức thư hoặc một phần nội dung thư muốn sao chép bằng cách đặt con trỏ chuột tại điểm đầu tiên của vùng nội dung văn bản muốn sao chép, giữ phím Shift và nhấn chuột vào điểm cuối cùng của vùng văn bản muốn sao chép. - Vào menu Edit\Copy, hoặc nhấn chuột phải chọn Copy, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+C. - Mở ứng dụng khác muốn sao chép nội dung thư vào, ví dụ: OpenOffice.org Writer. - Đặt con trỏ vào nơi muốn dán nội dung sao chép trong OpenOffice.org Writer, vào menu Edit\Paste, hoặc nhấn chuột phải chọn Paste, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+V. 2.2 Sao chép nội dung từ một ứng dụng khác vào một bức thư - Mở ứng dụng khác có nội dung cần sao chép vào thư ở Thunderbird hoặc soạn thảo một nội dung văn bản ở ứng dụng đó. Ví dụ: Đã có sẵn một văn bản trong OpenOffice.org Writer. - Chọn nội dung cần sao chép. - Vào menu Edit\Copy, hoặc nhấn chuột phải chọn Copy, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+C. - Mở bức thư trong Thunderbird muốn dán nội dung thư vào, đặt con trỏ chuột ở vị trí muốn dán trong thư rồi vào menu Edit\Paste, hoặc nhấn chuột phải chọn Paste, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+V. 31
  32. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird 3. Thêm chữ ký vào thư 3.1 Tạo chữ ký cho thư - Mở chương trình Notepad hay bất cứ một chương trình chỉnh sửa văn bản nào. - Nhập nội dung chữ ký vào vùng soạn thảo. Hình 25: Soạn chữ ký bằng Notepad - Vào menu File\Save hoặc Save As, hộp hội thoại Save As xuất hiện. - Chọn nơi chứa tệp chữ ký mới tạo. - Nhập tên cho tệp chữ ký đó trong phần File name. - Nhấn chuột vào mũi tên bên phải của mục Encoding và chọn Unicode. - Nhấn nút > để lưu chữ ký vừa tạo. 3.2 Đính kèm chữ ký vào trong Thunderbird - Mở chương trình Thunderbird. - Vào menu Tools\Accounting Settings, xuất hiện hộp hội thoại Account Settings. 32
  33. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 26: Hộp hội thoại Account Settings – Thiết lập tài khoản - Nhấn chuột vào mục tên địa chỉ email được tô đậm ở bên khung bên trái. - Tích chọn ô Attach this signature ở khung bên phải. - Nhấn nút > để tìm đến tệp chữ ký mà bạn đã soạn. - Chọn tệp chữ ký đó. - Nhấn nút >. Sau khi thực hiện thao tác trên, mỗi khi soạn một bức thư, chữ ký mà bạn đã tạo sẽ luôn xuất hiện ở cuối của nội dung thư. 33
  34. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 27: Cửa sổ soạn thư mới đã có sẵn chữ ký 4. Tạo và xóa các thư mục hòm thư 4.1 Tạo thư mục cho hòm thư Trong quá trình làm việc công ty của bạn có nhiều phòng ban khác nhau chưa kể những giao dịch bằng thư với các đối tượng khác như đối tác của công ty, bạn bè, khách hàng Vậy làm thế nào để phân loại thư một cách khoa học để bạn dễ dàng tìm kiếm, chỉnh sửa và biết được thư đó thuộc về đối tượng nào, phòng ban nào trong một khối lượng thư khổng lồ. - Nhấn chuột phải vào mục Local Folders. - Chọn New Folder, xuất hiện hộp hội thoại: 34
  35. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 28: Hộp hội thoại New Folder – Tạo thư mục mới - Nhập tên thư mục muốn tạo mới vào ô Name. - Chọn thư mục cha cho thư mục cần tạo. - Nhấn nút >. 4.2 Xóa một thư mục hòm thư - Nhấn chọn thư mục hòm thư cần xóa. - Nhấn chuột phải chọn Delete hoặc nhấn chọn biểu tượng Delete trên thanh công cụ, xuất hiện hộp thoại cảnh báo có chắc chắn muốn xóa thư mục hòm thư hay không. Hình 29: Thông báo xác nhận xóa thư mục - Nhấn nút > để xóa thư mục. 35
  36. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird 5. Tìm kiếm một bức thư trong các hòm thư  Nhấn chọn thư mục hòm thư có chứa địa chỉ email mà bạn muốn tìm kiếm thư.  Có hai cách tìm kiếm thư trong thư mục hòm thư: - Cách 1: + Nhấn chọn công cụ tìm kiếm trên thanh công cụ . + Nhấn chuột vào mũi tên ở dưới bên phải hình kính lúp trong công cụ đó để chọn tiêu chí lọc theo tiêu đề thư (Subject), theo người gửi thư (Sender), theo cả tiêu đề thư và người gửi thư + Nhập nội dung muốn tìm kiếm vào trong khung tìm kiếm, ví dụ: Để tìm tất cả các thư của Hồ Kim Dung, bạn nhập tên của Sender ở đây là ho kim dung, kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị ra trên màn hình. Hình 30: Kết quả tìm kiếm thư - Cách 2: + Nhấn chuột phải vào thư mục có chứa đối tượng cần tìm kiếm. + Chọn Search, xuất hiện hộp hội thoại Search Messages. 36
  37. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 31: Hộp hội thoại Search Messages + Thiết lập các tiêu chí lọc và tìm kiếm. Ví dụ để tìm kiếm thư của Hồ Kim Dung, bạn thiết lập các tiêu chí lọc và tìm kiếm như hình trên. + Để xem chi tiết một lá thư nào đó bạn nhấn chuột vào thư đó rồi nhấn nút > hoặc bấm đúp vào thư đó. 6. Thiết lập các luật (rule) tự động phân loại thư Thunderbird cho phép bạn thiết lập các luật lọc thư để tự động di chuyển/xóa hoặc ưu tiên các thư dựa trên các điều kiện lọc mà bạn cung cấp. Luật lọc thư là cách thức hiệu quả để tự động lọc thư. Ví dụ, bạn có thể thiết lập một luật lọc thư để yêu cầu Thunderbird tự động chuyển tất cả thư của một địa chỉ thư X vào một thư mục hòm thư Y nào đó Để thiết lập các luật tự động phân loại thư, thao tác như sau: - Vào menu Tools\Message Filters, hộp hội thoại Message Filters xuất hiện. 37
  38. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Nhấn nút > trên hộp hội thoại Message Filters, khi đó sẽ xuất hiện hộp hội thoại Filter Rules. Hình 32: Hộp hội thoại Filter Rules – Thiết lập luật lọc thư - Đặt tên cho luật lọc thư tự động trong mục Filter name. Ví dụ: QA dept, để dùng cho việc lọc tự động tất cả các thư đến từ danh sách của phòng QA sẽ đi vào một hòm thư. - Thiết lập các tùy chọn trong hộp hội thoại Filter Rules: + Có thể chọn những thư dựa trên một hay nhiều trường tiêu đề của thư như: Date, Senders, To, CC, Subject, Priority, + Nếu muốn chọn nhiều tiêu chí lọc, bạn nhấn chuột vào nút có hình dấu cộng sau khi thiết lập tiêu chí lọc đầu tiên. - Sau khi chọn các tiêu chí lọc thư, ở phần Perform these actions bạn có thể di chuyển, sao chép, thiết lập luật ưu tiên, cắm cờ hay xóa các thư Bạn cũng có thể chọn nhiều hành động cùng lúc. 38
  39. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 33: Hộp hội thoại Filter Rules sau khi đã thiết lập các điều kiện lọc - Nhấn nút >, quay lại hộp hội thoại Message Filters. Hình 34: Hộp hội thoại Message Filters + New: Nhấn nút này để thêm mới một luật lọc thư tự động. + Edit: Nhấn nút này để chỉnh sửa luật lọc thư tự động đã chọn. 39
  40. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird + Delete: Nhấn nút này để xóa luật lọc thư tự động đã chọn. + Move Up: Nhấn nút này để di chuyển luật lọc thư đã chọn lên phía trước 1 dòng. + Move Down: Nhấn nút này để di chuyển luật lọc thư xuống phía dưới một 1 dòng. + Run Now: Nhấn chọn nút này để thực hiện luật lọc thư đã chọn trong hòm thư. 6.1 Tạo luật lọc tự động từ một bức thư - Thunderbird cho phép bạn xác định nhanh một luật lọc thư dựa trên tên người gửi email. - Nhấn chuột phải vào địa chỉ email của người gửi trong phần đầu của lá thư, rồi chọn Create Filter from Message. Hình 35: Thiết lập chế độ lọc từ một bức thư - Hộp hội thoại Filter Rules xuất hiện, thiết lập các điều kiện lọc thư. Ví dụ: Lọc tất cả các thư của chị Vân và lưu trữ trong thư mục hòm thư của phòng QA như hình sau: 40
  41. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 36: Hộp hội thoại Filter Rules – Nhập tên và điều kiện lọc thư - Nhấn nút >. 6.2 Tạo luật lọc tự động cho các thư mục hòm thư Một cách để giải quyết với một số lượng lớn thư đến đó là tạo các thư mục hòm thư riêng rẽ cho nhiều địa chỉ thư.  Tạo một thư mục cho hòm thư tự động: - Vào menu File\New\Subfolder hoặc chọn một thư mục nào đó trong mục Local Folders mà bạn muốn tạo thư mục con hòm thư, sau đó nhấn chuột phải chọn New Folder, xuất hiện hộp hội thoại: Hình 37: Hộp hội thoại New Folder 41
  42. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Nhập tên cho thư mục mới. - Chọn thư mục cha cho thư mục mới tạo nếu cần. - Nhấn nút >.  Tạo một luật lọc: - Vào menu Tools\Message Filters, khi đó xuất hiện hộp hội thoại Message Filter. - Nhấn nút >. - Nhập tên cho luật lọc thư. - Chọn các điều kiện lọc trong các mục tùy chọn trong hộp hội thoại. - Để tạo một luật lọc thư tự động di chuyển các thư từ một người gửi cụ thể vào một thư mục cụ thể thao tác chọn các tùy chọn điều kiện lọc như sau: + Trong phần For incoming message that: o Chọn From trong danh sách sổ xuống đầu tiên bên trái. o Chọn Contains trong danh sách sổ xuống ở mục thứ 2 từ trái sang. o Nhập địa chỉ email của người gửi vào trường trống bên phải hộp hội thoại. + Trong phần Perform these actions: o Chọn Move Message To ở danh sách sổ xuống đầu tiên bên trái của hộp hội thoại. o Chọn thư mục bạn muốn các thư của người gửi đã chọn đó sẽ tự động chuyển vào khi nó được gửi đến. + Để bổ sung thêm các điều kiện lọc bạn có thể nhấn chuột vào nút dấu cộng 42
  43. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird 7. Bổ sung, thay đổi và xóa các địa chỉ trong sổ địa chỉ 7.1 Bổ sung địa chỉ thư vào danh sách hòm thư trong sổ địa chỉ  Bổ sung một địa chỉ thư mới vào danh sách thư đã có sẵn: - Vào menu Tools\Address Book, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Address Book trên thanh công cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+2, xuất hiện cửa sổ Address Book. - Nhấn chuột chọn sổ địa chỉ trong phần Address Books nằm bên trái của cửa sổ. - Bấm đúp vào sổ địa chỉ một hòm thư muốn bổ sung thêm địa chỉ. Ví dụ: Bấm đúp vào sổ địa chỉ hòm thư QA dept đã thiết lập từ trước, khi đó xuất hiện hộp hội thoại Mailing List. Hình 38: Hộp hội thoại Mailing List trong sổ địa chỉ thư - Trong phần Type email addresses to add them to the mailing list, nhập địa chỉ thư cần bổ sung vào. Ví dụ: Gõ địa chỉ thư mới cần bổ sung là vtxuyen@misa.com.vn. 43
  44. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Nhấn nút >.  Bổ sung một địa chỉ thư mới vào sổ địa chỉ: - Vào menu Tools\Address Book, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Address Book trên thanh công cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+2, xuất hiện cửa sổ Address Book. - Nhấn chọn sổ địa chỉ cần thêm địa chỉ thư mới vào. - Nhấn chuột vào biểu tượng New Card trên thanh công cụ, hoặc nhấn chuột phải vào sổ địa chỉ và chọn New Card. Hình 39: Hộp hội thoại New Card - Nhập các thông tin cần thiết cho địa chỉ thư cần bổ sung. - Nhấn nút >. 44
  45. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird 7.2 Thay đổi địa chỉ trong sổ địa chỉ - Thao tác mở sổ địa chỉ tương tự như phần bổ sung địa chỉ cho sổ địa chỉ thư. - Nhấn chọn địa chỉ cần thay đổi. - Tiến hành thay đổi những thông tin cần thiết. - Nhấn nút >. 7.3 Xóa địa chỉ trong sổ địa chỉ - Mở sổ địa chỉ có chứa địa chỉ thư cần xóa. - Nhấn chuột phải vào địa chỉ thư muốn xóa, chọn Delete. 8. Tạo các nhóm địa chỉ để có thể gửi cho nhiều người qua một địa chỉ duy nhất Bạn có thể gửi thư cho nhiều người qua một địa chỉ thư duy nhất để tránh lãng phí thời gian bằng cách như sau: - Tạo một hòm thư chung cho tất cả những người mà bạn muốn gửi thư đồng thời. Ví dụ: Tạo một hòm thư QA dept cho tất cả các thành viên của phòng Kiểm soát chất lượng – QA. + Vào menu Tools\Address Book, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Address Book trên thanh công cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+2, xuất hiện cửa sổ Address Book. + Vào menu File\New\Address Book, xuất hiện hộp hội thoại New Address Book. + Nhập tên cho hòm thư này trong phần Address Book Name, ví dụ: QA dept. Hình 40: Hộp hội thoại New Address Book 45
  46. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird + Nhấn nút >. - Nhấn chuột vào thư mục QA dept trên thanh trái của cửa sổ Address Book, sau đó nhấn chuột vào biểu tượng New List trên thanh công cụ, hoặc nhấn chuột phải chọn New List, xuất hiện hộp hội thoại Mailing List. Hình 41: Hộp hội thoại Mailing List – Thiết lập hòm thư chung để gửi cho nhiều người qua một địa chỉ duy nhất + Nhập tên hòm thư chung là “QA dept” vào ô List Name. + Nhập tên đầy đủ hay giải thích chi tiết về tên của hòm thư phòng QA là “Phòng Kiểm soát chất lượng” vào ô Description. + Nhập danh sách địa chỉ email của tất cả các thành viên trong phòng Kiểm soát chất lượng – QA như hình trên. + Nhấn nút >. - Khi muốn gửi thư cho những người trong danh sách trên, bạn chỉ cần chọn tên của hòm thư chung vào phần “To:” của cửa sổ soạn thảo. 46
  47. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird PHỤ LỤC: NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG THUNDERBIRD 1. Thiết lập định dạng gửi email Khi gửi email với nội dung gồm nhiều đối tượng khác nhau như: chữ, hình ảnh, bảng biểu, sẽ xuất hiện hộp thoại cho phép chọn kiểu định dạng nội dung email khi gửi đi như hình sau: Hình 42: Hộp hội thoại HTML Mail Question Để khắc phục vấn đề này ta làm như sau: - Vào menu Tools\Options. - Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Composition, sau đó chọn thẻ General. 47
  48. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 43: Hộp hội thoại Options\Composition\General - Nhấn nút >, xuất hiện hộp hội thoại: 48
  49. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 44: Hộp hội thoại Send Options - Nhấn chuột vào mũi tên bên phải trong phần Text Format và chọn kiểu gửi mặc định mong muốn: + Convert the message to plain text: Gửi email với định dạng văn bản thuần túy. + Send the message in HTML anyway: Gửi email với định dạng HTML. + Send the message in both plain text and HTML: Gửi email với cả định dạng văn bản và HTML. - Nhấn nút >. 2. Thiết lập trả lời (reply) email Mỗi khi Reply email, con trỏ soạn thảo sẽ xuất hiện ở phía dưới phần nội dung email mình cần trả lời. Cách khắc phục để mỗi lần Reply email con trỏ soạn thảo tự động xuất hiện ở dòng trên cùng như sau: 49
  50. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Vào menu Tools\Account Settings, xuất hiện hộp hội thoại Account Settings. Hình 45: Hộp hội thoại Account Settings - Composition & Addressing - Chọn dòng Composition & Addressing. - Nhấn chuột vào mũi tên bên phải mục Then, sau đó chọn start my reply above the quote. - Nhấn nút >. 3. Thiết lập thư mục lưu trữ email Khi cần cài đặt lại Windows cho máy tính của bạn hoặc chuyển sang sử dụng một máy tính khác. Điều bạn cần quan tâm là những email trên lâu nay của bạn được lưu trữ ở đâu, để tiện cho việc sao chép, di chuyển. Trong Mozilla Thunderbird, email của bạn lưu trữ trên máy tại địa chỉ mặc định như sau: 50
  51. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird C:\Documents and Settings\nttha\ApplicationData\Thunderbird\Profiles\6mr91zij.defa ult\Mail\Local Folders. Bạn có thể thay đổi lại địa chỉ mặc định này bằng cách: - Vào menu Tools\Account Settings, xuất hiện hộp hội thoại: Hình 46: Hộp hội thoại Account Settings – Local Folders - Nhấn nút >, lựa chọn lại đường dẫn thư mục lưu email trên máy tính. - Nhấn nút >. 51
  52. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox PHẦN 2 – MOZILLA FIREFOX CHƯƠNG 01: BẮT ĐẦU VỚI FIREFOX Sau khi hoàn thành chương này, bạn có thể nắm được:  Firefox là gì?  Tại sao nên dùng Firefox?  Cách tải và cài đặt Firefox  Khởi động Firefox  Giới thiệu giao diện Firefox  Kết thúc Firefox 1. Firefox là gì? Firefox là chương trình dùng để duyệt các trang web. Chương trình này có tính năng tương tự như Internet Explorer (chương trình tích hợp sẵn trong Windows mà nhiều người quen dùng để truy cập các trang web). Tuy nhiên, so với Internet Explorer, Firefox nhanh hơn, mạnh hơn và an toàn hơn rất nhiều. 2. Tại sao nên dùng Firefox? Trình duyệt Firefox mang nhiều tính năng tốt, độ bảo mật cao. Sử dụng Firefox để lướt web rất an toàn vì nó gần như miễn nhiễm với các loại virus được cài trên web. - Ngăn chặn các cửa sổ ngoài ý muốn: Firefox cho phép ngăn chặn các cửa sổ ngoài ý muốn mà thường tự bung ra ở một số trang web với mục đích quảng cáo, gây khó chịu cho bạn. - Duyệt trên nhiều tab: Xem nhiều trang web trong một lúc là một phần của việc sử dụng Internet. Vậy tại sao lại phải sử dụng cửa sổ mới cho mỗi trang web bạn ghé thăm? Mỗi cửa sổ mới sẽ làm đầy thanh taskbar của bạn và chiếm nhiều tài nguyên của máy tính. Giải pháp 52
  53. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox cho vấn đề này rất đơn giản: sử dụng tính năng Duyệt trên nhiều tab. Duyệt trên nhiều tab không chỉ chiếm một phần rất nhỏ tài nguyên một cửa sổ sử dụng, mà nó còn sắp xếp tất cả các trang web của bạn sao cho tiện dụng nhất. Việc chuyển qua lại giữa các trang web rất đơn giản, bạn chỉ cần nhấn chuột vào tab muốn xem. Tuyệt hơn cả, bạn có thể mở bao nhiêu tab bạn muốn chỉ trên một cửa sổ duy nhất. - Quản lý việc tải xuống: Firefox quản lý tất cả các tệp bạn tải xuống tại cùng một nơi. Thay vì hiển thị hộp hội thoại riêng mỗi lần tải xuống như Internet Explorer, Firefox tập trung những tệp tải xuống cùng nhau tại một nơi mà ở đó bạn có thể theo dõi tiến trình của chúng mà không phải làm việc với nhiều cửa sổ. - Tăng cường bảo mật: Bạn đã bao giờ thấy những chương trình hoặc quảng cáo lạ tự xuất hiện trên máy tính của mình chưa? Nếu có, rất có thể máy tính của bạn đã bị nhiễm một loại chương trình được gọi là SpyWare. SpyWare sử dụng kẽ hở bảo mật của các trình duyệt như Internet Explorer để thâm nhập vào máy tính của bạn, theo dõi dữ liệu của bạn, và đem tới những quảng cáo gây khó chịu. Với Firefox, bạn sẽ không phải chịu đựng sự xâm nhập này. Các tính năng bảo mật nâng cao của chương trình giúp chống lại SpyWare. Firefox cũng cho phép toàn quyền quản lý cookies, mật khẩu và những tính năng an toàn khác. Điều này có nghĩa là dữ liệu và việc duyệt web của bạn luôn an toàn và bạn hoàn toàn có thể thoải mái sử dụng Internet. - Tự động cập nhật: Nếu bạn quá bận rộn để có thể kiểm tra phiên bản mới của phần mềm, bạn có thể thoải mái khi dùng Firefox. Mỗi khi bạn sử dụng Firefox, trình duyệt này sẽ tự động kiểm tra bản cập nhật nhất về các tính năng và bảo mật. Nếu tìm thấy phiên bản mới, chương trình sẽ nhắc bạn cập nhật phiên bản này. - Tuỳ chỉnh theo ý muốn: Bạn hoàn toàn có thể thay đổi bố cục trình duyệt cũng như thêm các tính năng mới vào Firefox bằng các thành 53
  54. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox phần mở rộng rất sẵn có tại trang US/firefox/ hoặc trên Internet. 3. Cách tải và cài đặt Firefox - Mở trình duyệt Internet Explorer và nhập địa chỉ trang sau vào thanh địa chỉ: Hình 47: Mở trang web để tải Firefox - Nhấn nút > trên thanh địa chỉ hoặc nhấn phím Enter trên bàn phím, trang web sau sẽ hiển thị trên màn hình trình duyệt: Hình 48: Trang web để tải Firefox - Nhấn chuột vào biểu tượng Firefox 3 để tải phần mềm xuống máy tính, xuất hiện cửa sổ sau: 54
  55. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Hình 49: Cửa sổ xác nhận tải và cài đặt phần mềm - Nhấn nút > để bắt đầu tải tệp xuống, xuất hiện màn hình thể hiện tiến trình tải tệp. Tiến trình này sẽ kéo dài trong vài phút phụ thuộc vào tốc độ đường truyền Internet của bạn. Hình 50: Quá trình tải phần mềm - Khi tệp được tải xong, thông báo sau sẽ hiện ra: 55
  56. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Hình 51: Cửa sổ xác nhận cài đặt phần mềm - Nhấn nút > để bắt đầu tiến trình cài đặt, xuất hiện màn hình sau: Hình 52: Chuẩn bị cài đặt - Sau đó xuất hiện hộp hội thoại cài đặt Firefox: 56
  57. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Hình 53: Hộp hội thoại Mozilla Firefox Setup - Nhấn nút >, xuất hiện màn hình cho phép chọn kiểu cài đặt: Hình 54: Hộp hội thoại Mozilla Firefox Setup – Chọn kiểu cài đặt 57
  58. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox - Chọn Standard để mặc định chuẩn của Firefox. Nếu bạn chọn Custom thì có thể lựa chọn thay đổi các thông số như lựa chọn cài đặt phần mềm tại thư mục nào trong máy tính, có tạo biểu tượng phần mềm trên Desktop, trên thanh Start, Quick Launch hay không, Bạn nên chọn chế độ ngầm định Standard. - Nhấn nút >, xuất hiện màn hình tóm tắt lại các lựa chọn cho việc cài đặt: Hình 55: Hộp hội thoại Mozilla Firefox Setup – Tóm tắt lựa chọn - Nhấn nút >, xuất hiện màn hình thể hiện tiến trình cài đặt: 58
  59. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Hình 56: Hộp hội thoại Mozilla Firefox Setup – Tiến trình cài đặt - Khi việc cài đặt hoàn thành, xuất hiện màn hình sau: Hình 57: Hộp hội thoại Mozilla Firefox Setup – Cài đặt hoàn thành 59
  60. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox - Tích chọn Launch Firefox now nếu muốn khởi động Firefox ngay sau khi kết thúc cài đặt. - Nhấn nút > để kết thúc việc cài đặt. 4. Khởi động Firefox - Nhấn nút Start, chọn Programs. - Chọn tiếp Mozilla Firefox. - Nhấn chọn biểu tượng Mozilla Firefox. Hình 58: Khởi động Firefox Sau khi cài đặt Firefox, hệ thống tự động tạo ra biểu tượng của chương trình trên màn hình Desktop. Bạn có thể khởi động Firefox bằng cách bấm đúp chuột vào biểu tượng này. 60
  61. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox 5. Giới thiệu giao diện Firefox Hình 59: Giao diện Firefox - Thanh Tiêu đề: Nằm trên cùng của màn hình, hiển thị tiêu đề của trang web hiện thời. - Thanh Menu: Hiển thị các menu của trình duyệt Mozilla Firefox. - Thanh công cụ Điều hướng: Gồm các biểu tượng cho phép di chuyển qua lại giữa các trang web, nạp lại nội dung trang, về trang chủ, - Thanh Địa chỉ: Chứa địa chỉ của trang web đang được hiển thị. - Thanh Tìm kiếm: Cho phép tìm kiếm thông tin trên Internet theo một chủ đề nào đó. - Thanh công cụ Bookmark: Hiển thị một số trang ưa thích mà bạn đã chọn đánh dấu lưu lại địa chỉ. - Thanh Tab: Chứa các tab đang được mở. Nếu bạn chỉ mở một tab, mặc định Thanh Tab sẽ ẩn đi. - Thanh Trạng thái: Hiển thị trạng thái truy cập trang web hiện thời. 6. Kết thúc Firefox - Vào menu File\Exit hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Close tại góc trên bên phải của màn hình. 61
  62. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox - Nếu bạn đang mở chỉ một tab, cửa sổ Firefox sẽ đóng lại ngay. Nếu bạn đang mở từ 2 tab trở lên, cửa sổ sau sẽ xuất hiện: Hình 60: Xác nhận đóng Firefox - Bạn có thể chọn kết thúc Firefox bằng một trong hai cách sau: + Cách 1: Nhấn nút >, cách này cho phép bạn đóng cửa sổ Firefox, đồng thời lưu lại các trang web đang mở. Các trang web này sẽ được tự động mở lại khi bạn khởi động Firefox lần kế tiếp, đây chính là một tiện ích mới mà Firefox 3.0 đem đến cho người sử dụng. + Cách 2: Nhấn nút >, cách này cho phép bạn đóng cửa sổ Firefox như bình thường (tương tự cách kết thúc Firefox của các phiên bản trước đây). 62
  63. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox CHƯƠNG 02: THAO TÁC VỚI FIREFOX Sau khi hoàn thành chương này, bạn có thể nắm được:  Điều hướng các trang web  Tìm kiếm  Sao chép, lưu và in ấn các trang web  Đánh dấu các trang ưa thích  Xem các trang đã truy cập 1. Điều hướng các trang web 1.1 Xem trang chủ - Khi khởi động Firefox, bạn sẽ nhìn thấy trang chủ của mình. Theo mặc định, bạn sẽ nhìn thấy trang chủ của Firefox. - Bạn có thể thay đổi trang chủ mặc định mỗi khi khởi động Firefox. Thông tin chi tiết tham khảo phần Thiết lập trang chủ (trang 79). Để hiển thị nhiều nội dung trang web hơn trên màn hình, bạn có thể sử dụng chế độ xem trên toàn màn hình bằng cách: vào menu View\Full Screen hoặc nhấn phím F11. Để mở trang chủ nhanh, nhấn tổ hợp phím Alt+Home. 1.2 Chuyển tới một trang bất kỳ Bạn có thể chuyển tới một trang web mới bằng cách gõ địa chỉ Internet hoặc URL của nó vào Thanh Địa chỉ. URL thường bắt đầu bằng “http://”, theo sau là một hoặc nhiều tên xác định địa chỉ, ví dụ như “ ”. Cách thực hiện như sau: - Nhấn chuột vào Thanh Địa chỉ để chọn URL hiện tại ở đó. - Gõ URL của trang mà bạn muốn mở. - Nhấn phím Enter. 63
  64. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Bạn có thể chọn nhanh URL trên Thanh Địa chỉ bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl+L. 1.3 Mở một tệp trên đĩa - Vào menu File\Open File hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+O, xuất hiện hộp hội thoại Open File. Hình 61: Mở một tệp - Chọn tệp cần mở. - Nhấn nút > để mở tệp. 1.4 Cuộn trang và kích các siêu liên kết  Để di chuyển trong một trang, thực hiện một trong các cách sau: - Dùng chuột kéo thanh cuộn bên phải và phía dưới màn hình (nếu có). - Dùng các phím mũi tên và phím Page Up, Page Down trên bàn phím. Bạn cũng có thể về nhanh đầu trang hoặc cuối trang bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl+Home hoặc Ctrl+End.  Hầu hết các trang web đều chứa các liên kết mà bạn có thể nhấn vào 64
  65. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox để chuyển tới các trang khác, cụ thể như sau: - Di con trỏ chuột cho tới khi mũi tên biến thành hình bàn tay. Điều này xảy ra mỗi khi con trỏ chuột đi qua một liên kết. Hầu hết các liên kết đều là ký tự được gạch chân, tuy nhiên các nút và các hình ảnh cũng có thể là các liên kết. - Nhấn chuột vào liên kết để mở trang liên kết đó. 1.5 Di chuyển trong các trang đã truy cập - Để trở lại hoặc chuyển tới một trang, nhấn chuột vào biểu tượng hoặc trên thanh công cụ. - Để xem danh sách các trang đã truy cập, nhấn chuột vào mũi tên nhỏ bên phải của biểu tượng . Nếu bạn muốn trở lại trang nào, chọn trang đó trong danh sách. 1.6 Mở nhiều cửa sổ, nhiều tab để truy cập nhiều trang web cùng lúc - Để mở nhiều trang web cùng lúc, bạn có thể: + Mở nhiều cửa sổ Firefox khác nhau, mỗi cửa sổ duyệt một trang web; hoặc + Mở một cửa sổ Firefox và sử dụng tính năng Duyệt trên nhiều tab để điều hướng trang web nhanh hơn và dễ dàng hơn. - Duyệt trên nhiều tab cho phép bạn mở nhiều tab trong cùng một cửa sổ Firefox, mỗi tab hiển thị một trang web. Nhờ đó bạn không cần phải mở nhiều cửa sổ mới có thể duyệt nhiều trang khác nhau. Điều này giải phóng không gian cho desktop của bạn. Bạn có thể mở, đóng và nạp lại các trang web rất thuận tiện trong cùng một nơi mà không cần chuyển sang cửa sổ khác. 1.6.1. Mở và duyệt web trên tab mới - Để mở một tab mới, vào menu File\New Tab, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+T, hoặc bấm đúp chuột vào khoảng trống trên Thanh Tab. 65
  66. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox - Để mở một liên kết trên một tab, bạn có thể thực hiện một trong các cách sau: + Kéo liên kết và thả vào khoảng trống trên Thanh Tab. (Nếu chỉ có duy nhất một trang web đang được mở, Thanh Tab có thể bị ẩn đi) + Kéo và thả liên kết vào một tab để mở liên kết trên tab đó. + Nhấn chuột phải vào liên kết, chọn Open Link in New Tab. - Để mở một URL trên Thanh Địa chỉ tại tab mới, nhập URL đó vào rồi nhấn tổ hợp phím Alt+Enter. 1.6.2. Di chuyển các tab trong một cửa sổ - Các tab được hiển thị theo trật tự bạn mở chúng, điều này có thể không đúng với ý bạn. Để di chuyển một tab tới vị trí khác trong cửa sổ Firefox, đơn giản bạn hãy dùng chuột kéo chúng tới đó. Trong khi bạn kéo, Firefox sẽ hiển thị một chỉ báo nhỏ cho biết vị trí tab sẽ được chuyển tới. 1.6.3. Đóng và phục hồi các tab - Để đóng tab hiện thời, vào menu File\Close Tab, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+W, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Close Tab bên phải của tab. Để đóng tất cả các tab trừ tab hiện thời, nhấn chuột phải vào tab và chọn Close Other Tabs. - Cửa sổ Firefox sẽ lưu danh sách các tab bạn đóng gần đây. Bạn có thể phục hồi bất cứ tab nào bằng cách chọn nó từ menu History\Recently Closed Tabs. Bạn cũng có thể phục hồi tất cả các tab bằng cách chọn menu History\Recently Closed Tabs\Open All in Tabs. 2. Tìm kiếm 2.1 Tìm trang web Tìm kiếm các trang web theo một chủ đề nào đó được thực hiện rất dễ dàng trên Thanh Tìm kiếm của Firefox. 66
  67. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Ví dụ: Để tìm kiếm các thông tin có liên quan đến Firefox: - Nhấn chuột vào Thanh Tìm kiếm. - Gõ từ khóa firefox (chữ hoa hay chữ thường đều được). Hình 62: Nhập từ khóa vào Thanh Tìm kiếm - Nhấn phím Enter để tiến hành tìm kiếm. Kết quả tìm kiếm sẽ xuất hiện như sau: Hình 63: Kết quả tìm kiếm trên web Nếu bạn nhập từ khóa là một cụm từ trong dấu ngoặc kép, Firefox sẽ giúp bạn tìm những trang web có tất cả các từ trong cụm từ đó. Ngược lại, nếu bạn nhập từ khóa là một cụm từ không có dấu ngoặc kép, Firefox sẽ tìm thấy những trang web có ít nhất một từ trong cụm từ đó. 67
  68. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox 2.2 Tìm nội dung trong một trang - Vào menu Edit\Find hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+F để mở Thanh công cụ Tìm kiếm ở phía dưới của màn hình Firefox. Hình 64: Kết quả tìm kiếm trong một trang - Gõ từ hoặc cụm từ mà bạn muốn tìm trong trang. Việc tìm kiếm sẽ được tự động bắt đầu ngay khi bạn gõ ký tự đầu tiên. - Thanh công cụ Tìm kiếm cung cấp các lựa chọn sau: + Next: Tìm từ hoặc cụm từ mà nằm dưới vị trí hiện thời của con trỏ. + Previous: Tìm từ hoặc cụm từ mà nằm trên vị trí hiện thời của con trỏ. + Highlight all: Tô sáng tất cả các từ hoặc cụm từ tìm thấy trong trang. + Match case: Chỉ tìm những từ hoặc cụm từ có cùng kiểu viết hoa so với chuỗi tìm kiếm của bạn. 68
  69. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox - Để tìm lại từ hoặc cụm từ, vào menu Edit\Find Again hoặc nhấn phím F3. 3. Sao chép, lưu và in ấn các trang web 3.1 Sao chép một phần trang web - Để sao chép nội dung từ trang web: + Chọn nội dung cần sao chép. + Vào menu Edit\Copy hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+C. + Bạn có thể dán nội dung đã sao chép này vào các chương trình khác bằng cách chọn đích cần dán rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl+V. - Để sao chép một liên kết (URL) hoặc một liên kết ảnh từ trang web: + Đặt con chuột lên trên liên kết hoặc ảnh. + Nhấn chuột phải vào liên kết hoặc ảnh, chọn Copy Link Location hoặc Copy Image Location. Nếu ảnh cũng đồng thời là liên kết, bạn có thể chọn một trong hai lệnh trên. + Bạn có thể dán liên kết đã sao chép này vào các chương trình khác hoặc vào Thanh Địa chỉ của Firefox bằng cách chọn đích cần dán rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl+V. 3.2 Lưu toàn bộ hoặc một phần trang web 3.2.1. Lưu toàn bộ một trang Lưu một trang web về máy tính cá nhân cho phép bạn xem trang đó ngay cả khi bạn không kết nối với Internet. Cách thực hiện như sau: - Vào menu File\Save Page As hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+S, xuất hiện hộp hội thoại Save As. 69
  70. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Hình 65: Lưu trang web - Chọn nơi lưu trang. - Chọn một kiểu định dạng cho trang được lưu tại ô Save as type: + Web Page, complete: Lưu trang web kèm theo ảnh. + Web Page, HTML only: Lưu trang web không có ảnh. + Text File: Lưu trang web thành một tệp ký tự. - Đặt tên trang tại ô File name. - Nhấn nút >. 3.2.2. Lưu ảnh trong trang web - Đặt con trỏ chuột lên trên ảnh. - Nhấn chuột phải vào ảnh, chọn Save Image As, xuất hiện hộp hội thoại Save Image. 70
  71. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Hình 66: Lưu ảnh - Chọn nơi lưu ảnh. - Đặt tên ảnh tại ô File name. - Nhấn nút >. 3.3 In trang web 3.3.1. Xem trước khi in - Để biết trang web sẽ hiển thị trên giấy như thế nào khi in ra, bạn nên sử dụng tính năng Xem trước khi in. Cách thực hiện như sau: + Vào menu File\Print Preview. - Tại cửa sổ Xem trước khi in, bạn có thể thực hiện các thao tác sau: + Chuyển qua lại giữa các trang: o Nhấn nút Next page để chuyển tới trang tiếp theo. o Nhấn nút Last page để chuyển tới trang cuối cùng. o Nhấn nút Previous page để chuyển tới trang trước đó. o Nhấn nút First page để chuyển tới trang đầu tiên. 71
  72. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox + Thay đổi tỷ lệ của các trang: Chọn tỷ lệ thích hợp tại ô Scale. + Thay đổi hướng giấy in: Nhấn chuột vào biểu tượng để in giấy dọc, hoặc để in giấy ngang. + Thiết lập trang: Nhấn nút > để thiết lập trang in với những tuỳ chọn khác như tiêu đề đầu trang, tiêu đề cuối trang, + Nhấn nút > để in trang web ngay, hoặc nhấn nút > để đóng cửa sổ Xem trước khi in. 3.3.2. In - Để in trang hiện thời: + Vào menu File\Print hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+P, xuất hiện hộp hội thoại: Hình 67: In trang web + Chọn máy in tại ô Name. + Nhấn nút >. - Để in một đoạn văn bản trên trang hiện thời: 72
  73. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox + Chọn đoạn văn bản cần in. + Vào menu File\Print hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+P, hộp hội thoại Print xuất hiện. + Trong khung Print range, tích chọn Selection. + Nhấn nút >. Nếu máy in của bạn hỗ trợ chế độ in hai mặt, bạn có thể chọn chế độ này để tiết kiệm giấy in. Khi đó, máy in của bạn sau khi in mặt thứ nhất sẽ tự động kéo giấy trở lại để in mặt tiếp theo. Cách chọn chế độ in hai mặt (trên máy in có hỗ trợ chức năng này): - Trên hộp hội thoại Print, nhấn nút >, xuất hiện hộp hội thoại Properties của máy in. - Chọn trang Finishing rồi tích chuột vào ô Print On Both Sides. Hình 68: Chọn chế độ in hai mặt - Nhấn nút > rồi thực hiện in ấn như bình thường. 73
  74. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox 4. Đánh dấu các trang ưa thích Khi gặp một trang web ưa thích, bạn muốn lưu lại địa chỉ của nó để tiếp tục ghé thăm vào các lần sau. Để thực hiện điều đó, Firefox cho phép bạn lưu các trang web thành các bookmark. Sau đó, khi muốn hiển thị trang web nào, bạn chỉ cần nhấn chuột vào bookmark đó. 4.1 Đánh dấu một trang Để đánh dấu một trang ưa thích, thực hiện các bước sau: - Chọn trang muốn đánh dấu. - Vào menu Bookmarks\Bookmark This Page, hoặc nhấn đúp chuột vào biểu tượng ngôi sao màu trắng bên phải của thanh Địa chỉ (nếu ngôi sao màu vàng tức là trang web đó đã được đánh dấu), hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+D, xuất hiện màn hình Page Bookmarked. Hình 69: Đánh dấu một trang - Đặt tên cho bookmark tại ô Name. - Chọn thư mục lưu bookmark tại ô Folder: 74
  75. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox + Nếu bạn chọn thư mục mặc định (thư mục Bookmarks Menu) thì bookmark sẽ được thêm vào dưới cùng của danh sách trong menu Bookmarks. + Nếu bạn chọn thư mục Bookmarks Toolbar, bookmark của bạn sẽ hiển thị trên Thanh công cụ Bookmark. + Nếu bạn muốn lưu bookmark trong một thư mục hoàn toàn mới: o Trong danh sách Folder, nhấn chọn Choose, màn hình Page Bookmarked sẽ được mở rộng như hình sau: Hình 70: Tạo thư mục bookmark mới o Chọn thư mục cha cho thư mục sẽ tạo mới. o Nhấn nút >, sau đó đặt tên cho thư mục mới tương tự như trong Windows. - Nhấn nút > để hoàn tất việc đánh dấu trang ưa thích. Nếu bạn chọn đánh dấu một trang đã được đánh dấu trước đó, màn hình Edit This Bookmark sẽ hiện ra. Tại màn hình này, bạn có thể sửa tên 75
  76. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox bookmark, chọn lại thư mục lưu bookmark tương tự như trên; đồng thời bạn có thể xóa bookmark đó bằng cách nhấn chuột vào nút >. 4.2 Đánh dấu tất cả các trang đang mở Bạn có thể đánh dấu cùng lúc tất cả các trang đang mở trên các tab của một cửa sổ Firefox bằng cách: - Vào menu Bookmarks\Bookmark All Tabs hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+D, xuất hiện hộp hội thoại: Hình 71: Đánh dấu tất cả các trang đang mở - Đặt tên cho thư mục sẽ được tạo mới để lưu các bookmark tại ô Name. - Chọn nơi lưu thư mục mới tại ô Create in: + Nếu bạn chọn thư mục mặc định (thư mục Bookmarks Menu) thì bookmark sẽ được thêm vào dưới cùng của danh sách trong menu Bookmarks. + Nếu bạn chọn thư mục Bookmarks Toolbar, bookmark của bạn sẽ hiển thị trên Thanh công cụ Bookmark. + Nếu bạn muốn lưu bookmark trong một thư mục hoàn toàn mới: o Nhấn nút để mở tuỳ chọn tạo thư mục mới. 76
  77. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox o Nhấn nút >, xuất hiện hộp hội thoại Add Folder. o Đặt tên thư mục mới tại ô Name rồi nhấn nút >. - Nhấn nút > để hoàn tất việc đánh dấu tất cả các trang. 5. Xem các trang đã truy cập 5.1 Trên thanh Địa chỉ Thanh Địa chỉ là một cải tiến đáng kinh ngạc của Firefox 3.0. Bạn chỉ cần gõ vài từ vào thanh Địa chỉ, lập tức một danh sách sổ xuống là những trang web bạn đã xem có chứa những từ đó, không chỉ là URL mà còn là tiêu đề trang, tên file, thậm chí cả tiêu đề thư của gmail, Trong danh sách này bạn còn có thể biết được trang web nào đã được đánh dấu và trang web nào chưa, rất tiện lợi cho việc duyệt web của bạn. Bạn cũng có thể xem lại danh sách các trang đã truy cập bằng cách nhấn chuột vào mũi tên nhỏ phía cuối của Thanh Địa chỉ. Hình 72: Danh sách các trang đã truy cập 77
  78. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox - Trang web nào có biểu tượng ngôi sao màu vàng ở cuối là trang web đã được đánh dấu. - Để xem lại trang web nào, kích chọn trang web đó trong danh sách. 5.2 Trong menu History - Để xem danh sách những trang bạn đã ghé thăm trong phiên làm việc gần đây, mở menu History và xem danh sách nằm giữa menu này. - Để xem danh sách những trang bạn đã ghé thăm trong các phiên làm việc tại từng thời điểm cụ thể: + Vào menu History\Show All History, xuất hiện hộp hội thoại Library như hình sau: Hình 73: Danh sách các trang đã truy cập + Tại phần bên phải của hộp hội thoại là danh sách các trang web đã truy cập. Để xem lại trang web nào, kích đúp vào trang web đó. Trên thanh trái của hộp hội thoại Library cũng hiển thị cây thư mục chứa bookmark; do đó bạn có thể quản lý các bookmark của mình ngay tại đây bằng cách kích chọn thư mục con trong thư mục All Bookmarks rồi thực hiện các thao tác thêm, sửa, xóa, 78
  79. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox CHƯƠNG 03: THIẾT LẬP TUỲ CHỌN CHO FIREFOX Sau khi hoàn thành chương này, bạn có thể nắm được:  Thiết lập tuỳ chọn chung  Thiết lập tuỳ chọn riêng  Xác định ngôn ngữ ưa thích để hiển thị các trang  Đặt proxy  Ngăn chặn các cửa sổ ngoài ý muốn  Các thành phần mở rộng 1. Thiết lập tuỳ chọn chung 1.1 Thiết lập trang chủ Bạn có thể thiết lập một trang làm trang chủ để mỗi khi bạn khởi động Firefox hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Home trên thanh công cụ, trang đó sẽ được tự động mở ra. Để thiết lập một trang làm trang chủ: - Vào menu Tools\Options. - Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Main và thực hiện thay đổi trong khung Startup. 79
  80. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Hình 74: Hộp hội thoại Options\Main - Tại ô When Firefox starts, chọn tuỳ chọn Show my home page. - Tại ô Home Page, nhập trang mà bạn muốn thiết lập làm trang chủ, ví dụ: - Nhấn nút > để chấp nhận thiết lập. Nếu bạn muốn trang hiện thời làm trang chủ, bạn có thể nhập nhanh địa chỉ trang hiện thời vào ô Home Page bằng cách nhấn nút >. 1.2 Thiết lập Firefox là trình duyệt mặc định Nếu máy tính của bạn có từ 2 trình duyệt trở lên (ví dụ: Internet Explorer, Firefox, Opera ), mỗi khi bạn nhấn chuột vào một liên kết 80
  81. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Internet, máy tính của bạn sẽ mở liên kết đó bằng trình duyệt mà đã được thiết lập làm mặc định. Để thiết lập Firefox là trình duyệt mặc định, thực hiện các thao tác sau: - Vào menu Tools\Options. - Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Advanced và thực hiện thay đổi trong khung System Defaults. Hình 75: Hộp hội thoại Options\Advanced - Nhấn nút > để kiểm tra xem Firefox đã là trình duyệt mặc định của bạn hay chưa. + Nếu chưa, thông báo sau sẽ hiện ra: 81
  82. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Hình 76: Xác nhận thiết lập Firefox là trình duyệt mặc định o Nhấn nút > để thiết lập Firefox là trình duyệt mặc định. + Nếu Firefox đã là trình duyệt mặc định của bạn, thông báo sau sẽ hiện ra: Hình 77: Thông báo Firefox đã là trình duyệt mặc định o Nhấn nút > để đóng cửa sổ thông báo. 2. Thiết lập tuỳ chọn riêng 2.1 Xác định cách thức bảo mật thông tin cá nhân trực tuyến Bạn có thể xác định cách thức bảo mật thông tin cá nhân trực tuyến theo cách sau: - Vào menu Tools\Options. - Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Privacy và thực hiện thay đổi trong khung Private Data. 82
  83. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Hình 78: Hộp hội thoại Options\Privacy - Các tuỳ chọn bảo mật thông tin cá nhân bao gồm: + Always clear my private data when I close Firefox: Tích chọn ô này nếu muốn Firefox xoá các thông tin cá nhân của bạn mỗi khi bạn đóng chương trình. Để xác định loại dữ liệu nào sẽ bị xoá, nhấn nút > và tích chọn các ô tương ứng. + Ask me before clearing private data: Tích chọn ô này nếu muốn Firefox hỏi bạn trước khi xoá các thông tin cá nhân của bạn. + Nếu bạn muốn xoá các thông tin cá nhân ngay lập tức, nhấn nút >. - Sau khi thiết lập các tuỳ chọn như mong muốn, nhấn nút > để chấp nhận thiết lập đó. 83
  84. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox 2.2 Thay đổi thiết lập Lịch sử duyệt web Khi bạn duyệt web, theo mặc định Firefox sẽ tự động ghi lại các trang web bạn đã ghé thăm, các tệp bạn đã tải xuống, hoặc các thông tin bạn đã nhập vào các biểu mẫu và trên thanh Tìm kiếm. Bằng việc ghi lại thông tin này, Firefox giúp bạn theo dõi quá trình làm việc trên Internet của mình cũng như có thể xem lại các trang web mà bạn vô tình đóng lại. Bạn có thể thay đổi các thiết lập Lịch sử duyệt web này bằng cách: - Vào menu Tools\Options. - Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Privacy và thực hiện thay đổi trong khung History. Hình 79: Hộp hội thoại Options\Privacy - Có 3 tuỳ chọn về Lịch sử duyệt web bao gồm: 84
  85. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox + Keep my history for at least days: Tại đây bạn có thể xác định số ngày bạn muốn Firefox nhớ các trang web bạn đã ghé thăm. Theo mặc định, Firefox sẽ nhớ các trang web bạn ghé thăm trong ít nhất là 90 ngày. + Remember what I enter in forms and the search bar: Khi bạn nhập thông tin vào các biểu mẫu trên mạng hoặc trên thanh Tìm kiếm của Firefox, thông tin đó sẽ được lưu lại để sau đó Firefox có thể đưa ra các gợi ý khi bạn nhập thông tin vào các biểu mẫu trong tương lai. Nếu không muốn điều đó, bạn hãy bỏ chọn tại ô này. + Remember what I’ve downloaded: Tuỳ chọn này cho phép bạn lưu hoặc không lưu các tệp đã tải về trước đó trên cửa sổ Downloads (cửa sổ hiện ra mỗi khi bạn tải tệp trên mạng xuống). - Sau khi thiết lập các tuỳ chọn như mong muốn, nhấn nút > để chấp nhận thiết lập đó. 2.3 Xoá Lịch sử duyệt web - Vào menu Tools\Clear Private Data hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+Del, xuất hiện hộp hội thoại: Hình 80: Xoá Lịch sử duyệt web 85
  86. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox - Tích chọn ô Browsing History nếu muốn xoá lịch sử các trang bạn đã ghé thăm. - Tích chọn ô Saved Form and Search History nếu muốn xoá lịch sử thông tin đã nhập vào biểu mẫu hoặc thanh Tìm kiếm. - Bỏ chọn tại các ô còn lại rồi nhấn nút >. Bạn cũng có thể mở hộp hội thoại Clear Private Data bằng cách nhấn nút > tại trang Privacy của hộp hội thoại Options. 2.4 Quản lý mật khẩu Khi làm việc với một số trang web, bạn cần có tên truy cập và mật khẩu để đăng nhập vào trang web đó, ví dụ: đăng nhập vào hòm thư yahoo, gmail, Để giúp bạn không phải nhập đi nhập lại nhiều lần mật khẩu, Firefox cung cấp tiện ích cho phép lưu lại mật khẩu này để mỗi khi bạn nhập tên truy cập thì mật khẩu của bạn sẽ được tự động điền vào cho bạn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tắt tính năng này hoặc thay đổi một số thiết lập khác dành cho mật khẩu. Cách thực hiện như sau: - Vào menu Tools\Options. - Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Security và thực hiện thay đổi trong khung Passwords. 86
  87. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Hình 81: Hộp hội thoại Options\Security - Các thiết lập về mật khẩu bao gồm: + Remember passwords for sites: o Firefox lưu mật khẩu của bạn một cách an toàn, giúp bạn dễ dàng đăng nhập vào các trang web. Nếu không muốn điều đó, bỏ chọn tại ô này. o Tuy nhiên cho dù bạn đã tích chọn ô này, nếu lần đầu tiên đăng nhập chương trình sẽ vẫn hỏi bạn có muốn lưu mật khẩu cho trang này hay không. Nếu bạn chọn “Never for This Site”, trang web này sẽ được đưa vào danh sách ngoại lệ. o Để xem danh sách ngoại lệ hoặc xoá một trang khỏi danh sách ngoại lệ, nhấn nút > bên phải của ô. 87
  88. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox + Use a master password: o Firefox có thể bảo vệ các thông tin nhạy cảm như là mật khẩu hoặc chứng chỉ được lưu bằng cách mã hoá chúng sử dụng mật khẩu chủ. Nếu bạn muốn sử dụng mật khẩu chủ, tích chọn ô này và nhập mật khẩu chủ trên hộp hội thoại Change Master Password hiện ra. o Để thay đổi mật khẩu, nhấn nút > bên phải của ô. + Saved Passwords: Cho phép hiển thị, ẩn đi, hoặc xoá các mật khẩu đã lưu. - Sau khi thiết lập các tuỳ chọn như mong muốn, nhấn nút > để chấp nhận thiết lập đó. 3. Xác định ngôn ngữ ưa thích để hiển thị các trang Một số trang web hỗ trợ nhiều hơn một ngôn ngữ. Firefox cho phép bạn xác định ngôn ngữ ưa thích để hiển thị các trang web đó. Cách thực hiện như sau: - Vào menu Tools\Options. - Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Content và thực hiện thay đổi trong khung Languages. 88
  89. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Hình 82: Hộp hội thoại Options\Content - Nhấn nút >, xuất hiện hộp hội thoại Languages. Hình 83: Hộp hội thoại Languages 89
  90. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox - Trong khung Languages in order of preference là danh sách các ngôn ngữ ưa thích theo thứ tự từ cao tới thấp. Bạn có thể thêm, thay đổi thứ tự ưa thích hoặc xoá ngôn ngữ khỏi danh sách này. + Thêm ngôn ngữ: o Nhấn chuột vào ô Select a language to add để hiển thị danh sách các ngôn ngữ. o Chọn một ngôn ngữ ưa thích. o Nhấn nút > bên phải của ô. + Thay đổi thứ tự ưa thích: o Nhấn chọn ngôn ngữ cần thay đổi thứ tự. o Nhấn nút > (hoặc >) để chuyển ngôn ngữ đó lên trên (hoặc xuống dưới). + Xoá ngôn ngữ khỏi danh sách: o Nhấn chọn ngôn ngữ cần xoá khỏi danh sách. o Nhấn nút >. - Nhấn nút > để chấp nhận thiết lập. 4. Đặt proxy Một proxy hoạt động như là một trung gian giữa máy tính của bạn và Internet. Nó chặn tất cả yêu cầu tới Internet để kiểm tra xem nó có đáp ứng được yêu cầu hay không. Các proxy được sử dụng để cải tiến việc thi hành lệnh, lọc các yêu cầu, và giấu máy tính của bạn trên Internet để tăng tính bảo mật. Để thiết lập proxy trong Firefox, thực hiện các thao tác sau: - Vào menu Tools\Options. - Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Advanced, sau đó chọn thẻ Network và thực hiện thay đổi trong khung Connection. 90
  91. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Hình 84: Hộp hội thoại Options\Advanced\Network - Nhấn nút >, xuất hiện hộp hội thoại Connection Settings. 91
  92. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Hình 85: Hộp hội thoại Connection Settings - Thiết lập proxy để truy cập Internet: + No proxy: Chọn tuỳ chọn này nếu bạn không muốn sử dụng proxy. + Auto-detect proxy settings for this network: Chọn tuỳ chọn này nếu bạn muốn Firefox tự động dò tìm những thiết lập proxy cho mạng của bạn. + Manual proxy configuration: Chọn tuỳ chọn này nếu bạn không có địa chỉ proxy (URL). Hãy hỏi người quản trị hệ thống về các tên và các số cổng của máy chủ chạy phần mềm proxy cho mỗi dịch vụ mạng và nhập thông tin vào các ô tương ứng. 92
  93. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox + Automatic proxy configuration URL: Nếu nơi bạn làm việc có tệp thiết lập proxy, hãy hỏi người quản trị hệ thống về URL của nó và nhập vào đây. Nhấn nút > để chạy thiết lập này. - Nhấn nút > để chấp nhận thiết lập. 5. Ngăn chặn các cửa sổ ngoài ý muốn Cửa sổ ngoài ý muốn là cửa sổ tự động xuất hiện trên màn hình mà không được phép của bạn. Chúng rất đa dạng về kích thước nhưng thường không chiếm toàn bộ màn hình. Một số cửa sổ ngoài ý muốn xuất hiện phía trước cửa sổ Firefox hiện thời trong khi một số khác lại xuất hiện sau cửa sổ hiện thời. Firefox cho phép bạn điều khiển các cửa sổ ngoài ý muốn này. Theo mặc định Firefox sẽ chặn không cho mở các cửa sổ ngoài ý muốn, chính vì thế bạn không cần phải lo lắng về việc kích hoạt chức năng này để chặn các cửa sổ ngoài ý muốn xuất hiện trong Firefox. Tuy nhiên, bạn có thể thêm ngoại lệ cho các trang mà bạn muốn hiển thị các cửa sổ này. Cách thực hiện như sau: - Vào menu Tools\Options. - Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Content. 93
  94. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Hình 86: Hộp hội thoại Options\Content - Theo mặc định, ô Block pop-up windows được tích chọn có nghĩa là Firefox sẽ chặn cửa sổ ngoài ý muốn của các trang. Để thêm ngoại lệ cho một trang, nhấn nút >, xuất hiện hộp hội thoại: 94
  95. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Hình 87: Hộp hội thoại Allowed Sites - Popups - Tại ô Address of web site, nhập địa chỉ của trang web mà bạn cho phép mở cửa sổ ngoài ý muốn. - Nhấn nút >, khi đó địa chỉ của trang sẽ được chuyển vào danh sách ngoại lệ bên dưới. - Nhấn nút > để đóng hộp hội thoại. Bạn có thể xoá một trang khỏi danh sách ngoại lệ bằng cách nhấn nút >. Nếu muốn xoá toàn bộ danh sách ngoại lệ, nhấn nút > trên hộp hội thoại. 6. Các thành phần mở rộng Các thành phần mở rộng là các phần mềm nhỏ sẽ thêm vào tính năng mới hoặc làm thay đổi giao diện (chủ đề) cho Firefox. Có các loại thành phần mở rộng sau: 95
  96. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox - Mở rộng tính năng (Extensions): Loại thành phần mở rộng này cho phép thêm tính năng mới cho Firefox. Chúng có thể thêm vào bất cứ cái gì từ một nút trên thanh công cụ cho tới một tính năng hoàn toàn mới. Chúng cho phép ứng dụng có thể được tuỳ chỉnh cho phù hợp với nhu cầu cá nhân của mỗi người dùng. - Mở rộng chủ đề (Themes): Các chủ đề làm thay đổi hình thức của Firefox. Chúng cho phép bạn thay đổi cái nhìn và cảm giác về Firefox và cá nhân hoá nó cho phù hợp với sở thích của bạn. Một chủ đề có thể chỉ thay đổi hình ảnh của các nút, hoặc cũng có thể thay đổi mọi thứ về hình thức của Firefox. 6.1 Tải về và cài đặt - Vào menu Tools\Add-ons, xuất hiện cửa sổ Add-ons, chọn trang Get Add-ons như hình sau: Hình 88: Trang Get Add-ons - Tại trang Get Add-ons đã có sẵn những thành phần mở rộng mà Firefox khuyến nghị sử dụng. Nếu muốn cài đặt thành phần mở rộng 96
  97. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox nào, nhấn chọn thành phần mở rộng đó rồi nhấn nút >, xuất hiện hộp hội thoại Software Installation. Hình 89: Cài đặt thành phần mở rộng - Nhấn nút >, tiến trình cài đặt sẽ xuất hiện tại trang mới có tên là Installation. Hình 90: Tiến trình cài đặt thành phần mở rộng 97
  98. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox - Sau khi tiến trình cài đặt hoàn thành, nhấn nút > để khởi động lại Firefox, kích hoạt thành phần mở rộng đó. Hình 91: Cài đặt hoàn thành Các thành phần mở rộng khác được cài đặt tương tự như trên. Ngoài những thành phần mở rộng mà Firefox khuyến nghị sẵn, bạn có thể tìm thêm các thành phần mở rộng khác từ trang web của Firefox bằng cách: - Nhấn chuột vào dòng liên kết Browse All Add-ons tại góc trên bên phải của hộp hội thoại Add-ons, Firefox sẽ tự động mở trang web - Tại trang web này bạn có thể tìm thấy rất nhiều thành phần mở rộng khác. Nếu muốn cài đặt thành phần mở rộng nào, nhấn nút > và thực hiện các thao tác tương tự như trên. 98
  99. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox 6.2 Cập nhật các thành phần mở rộng - Theo mặc định, Firefox sẽ định kỳ kiểm tra phiên bản mới của các thành phần mở rộng bạn đã cài đặt. Nếu có phiên bản mới, ở lần khởi động tiếp theo chương trình sẽ nhắc bạn cập nhật phiên bản mới này. - Bạn cũng có thể tự kiểm tra phiên bản mới bằng cách: + Vào menu Tools\Add-ons, xuất hiện cửa sổ Add-ons, chọn trang Extensions hoặc Themes. Hình 92: Trang Extensions + Nhấn nút > để kiểm tra phiên bản mới của những thành phần mở rộng trong danh sách. + Nếu có phiên bản mới, cửa sổ Updates sẽ hiển thị cho phép bạn cập nhật. Nhấn nút > để cập nhật các thành phần mở rộng đó. Bạn cần khởi động lại Firefox để các thay đổi trên có hiệu lực. 6.3 Kích hoạt, vô hiệu và gỡ bỏ các thành phần mở rộng - Nếu bạn chán một thành phần mở rộng tính năng, bạn có thể vô hiệu nó tạm thời hoặc gỡ bỏ nó khỏi Firefox. Riêng các thành phần mở 99
  100. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox rộng chủ đề, bạn chỉ có thể gỡ bỏ bởi vì ngoại trừ chủ đề hiện thời tất cả các chủ đề còn lại đều tự động bị vô hiệu. - Để vô hiệu hoặc kích hoạt một thành phần mở rộng tính năng: + Vào menu Tools\Add-ons, xuất hiện cửa sổ Add-ons. + Tại trang Extensions, nhấn chọn thành phần mở rộng cần vô hiệu hoặc kích hoạt. + Nhấn nút > để vô hiệu hoặc > để kích hoạt thành phần mở rộng đã chọn. - Để gỡ bỏ một thành phần mở rộng khỏi Firefox: + Vào menu Tools\Add-ons, xuất hiện cửa sổ Add-ons. + Chọn trang Extensions nếu muốn gỡ bỏ thành phần mở rộng tính năng, chọn trang Themes nếu muốn gỡ bỏ thành phần mở rộng chủ đề. + Nhấn chọn thành phần mở rộng cần gỡ bỏ. + Nhấn nút >. Sau khi kích hoạt, vô hiệu hoặc gỡ bỏ thành phần mở rộng, bạn cần khởi động lại Firefox để thay đổi đó có hiệu lực. 100
  101. Hướng dẫn sử dụng UniKey PHẦN 3 – UNIKEY CHƯƠNG 01: CÀI ĐẶT UNIKEY Sau khi hoàn thành chương này, bạn có thể nắm được:  UniKey là gì?  Cách tải bộ cài UniKey về máy tính của bạn  Cách cài đặt UniKey 1. UniKey là gì? UniKey là chương trình bàn phím tiếng Việt miễn phí, dễ dùng, gọn nhẹ và chạy trong tất cả các Windows 32 bit. Ngoài ra, UniKey còn có mã nguồn mở theo The GNU General Public License. UniKey hỗ trợ:  Nhiều bảng tiếng Việt thông dụng: - Unicode tổ hợp và dựng sẵn. - TCVN3 (ABC), BK HCM1, BK HCM2, Vietware-X, Vietware-F. - VIQR, VNI, VPS, VISCII. - Unicode encodings: UTF-8, NCR Decimal/Hexadecimal – dùng cho Web. - Windows 1258 code page (chuẩn tiếng Việt của Microsoft).  3 phương pháp gõ thông dụng nhất: TELEX, VNI và VIQR.  Chuyển đổi giữa các bảng mã tiếng Việt.  Tất cả các phiên bản Windows 32 bit: Windows 9x/ME, Windows NT/2000/XP.  UniKey chỉ có kích thước nhỏ và không yêu cầu thêm các thư viện khác. 101
  102. Hướng dẫn sử dụng UniKey 2. Tải về và cài đặt UniKey 2.1 Tải bộ cài UniKey Để tải bộ cài của UniKey bạn có thể truy cập vào một trong các địa chỉ sau: - - 2.2 Cài đặt UniKey UniKey chỉ gồm một tệp duy nhất là unikey.exe, do vậy bạn không cần một chương trình cài đặt riêng. UniKey gồm hai phiên bản: - Phiên bản chuẩn (UniKey.exe): dùng cho tất cả các hệ điều hành Windows. - Phiên bản UniKey NT (UniKey NT.exe): dùng cho các hệ điều hành Windows NT, 2000, XP. Phiên bản UniKey NT dùng phông tiếng Việt của hệ thống nên bạn không cần phải làm gì cả. Mặc dù phiên bản chuẩn có thể chạy trên mọi hệ điều hành Windows, nếu bạn dùng Windows NT/2000/XP thì nên dùng UniKey NT. Với phiên bản chuẩn (thường dùng cho Windows 9x/ME), nếu muốn có giao diện tiếng Việt cần phải có phông tiếng Việt ABC Sans Serif (abcserif.fon) trong máy. Có hai cách làm điều này: - Sao chép tệp abcserif.fon vào cùng thư mục với unikey.exe. Nếu bạn tải bản UniKey chuẩn gồm UniKey.exe, tệp Help và tệp abcserif.fon, bạn không cần phải làm gì cả vì abcserif.fon đã nằm cùng thư mục với UniKey.exe. - Tự cài đặt phông ABC Sans Serif vào máy. Bạn nên dùng cách này nếu có thể được vì mỗi lần khởi động UniKey không cần tìm tệp chứa phông nữa. 102
  103. Hướng dẫn sử dụng UniKey Khi chạy UniKey, bạn có thể bật bảng điều khiển và đặt lựa chọn khởi động cùng Windows để tự động chạy UniKey mỗi khi khởi động Windows. Muốn biết UniKey bạn đang chạy là phiên bản chuẩn hay phiên bản NT, bạn có thể nhấn nút > trong bảng điều khiển. 103
  104. Hướng dẫn sử dụng UniKey CHƯƠNG 02: HỆ THỐNG GIAO DIỆN NGƯỜI DÙNG Sau khi hoàn thành chương này, bạn có thể nắm được:  Bảng điều khiển chính  Menu và biểu tượng trạng thái  UniKey Toolkit – Công cụ chuyển mã tiếng Việt  Thiết lập cách gõ tắt 1. Bảng điều khiển chính Bảng điều khiển cho phép đặt tất cả các thông số hoạt động của UniKey cho phù hợp với nhu cầu của bạn. Bảng điều khiển chính có thể bật ra từ menu của UniKey hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl+Shift+F5. Hình 93: Bảng điều khiển UniKey 4.0 104
  105. Hướng dẫn sử dụng UniKey UniKey được trang bị hai ngôn ngữ giao diện là tiếng Anh và tiếng Việt. Khi chạy UniKey, mặc định thì giao diện chính tiếng Việt của nó sẽ được mở ra.  Bảng điều khiển của UniKey có 2 chế độ: - Chế độ mở rộng: Cho phép đặt tất cả các thông số hoạt động của UniKey. - Chế độ thu nhỏ: Chỉ đặt các thông số hay sử dụng nhất. Bạn có thể thay đổi giữa 2 chế độ trên bằng cách nhấn nút > hoặc >.  Các mục trong bảng điều khiển: - Mục Điều khiển: + Bảng mã: Chọn bảng mã mà bạn dùng để soạn thảo văn bản, ví dụ: Unicode (mặc định), TCVN3, VNI Windows Bạn phải chọn đúng bảng mã tương ứng với phông tiếng Việt mà bạn đang sử dụng. + Kiểu gõ: Cho phép bạn chọn kiểu gõ tiếng Việt: Telex, VNI hoặc VIQR. + Phím chuyển: Chọn tổ hợp phím dùng để chuyển nhanh từ chế độ gõ tiếng Việt sang chế độ gõ tiếng Anh và ngược lại. Bạn chọn 1 trong 2 tổ hợp phím sau: Ctrl+Shift hoặc Alt+Z. - Mục Tùy chọn khác: + Cho phép gõ tự do: Nếu bật tùy chọn này thì các dấu mũ, dấu móc, dấu trắng không nhất thiết phải gõ ngay sau chữ cái gốc. + Đặt dấu oà, uý (thay vì òa, úy): Có hai quan niệm khác nhau về vị trí đặt dấu trong các âm oa, oe, uy khi chúng xuất hiện ở cuối từ. Bạn có thể chọn một trong hai cách đặt dấu này. + Luôn sử dụng clipboard cho unicode: Chỉ chọn khi bạn dùng hệ điều hành Windows 9x/ME, không nên chọn khi dùng Windows XP. 105
  106. Hướng dẫn sử dụng UniKey + Bật kiểm tra chính tả: Nhấn chọn mục này để bật chế độ kiểm tra chính tả. + Tự động khôi phục phím với từ sai: Nhấn chọn mục này để khi bạn gõ một từ sai, UniKey sẽ tự động trả lại xâu ký tự mà bạn đã gõ. - Mục Tùy chọn gõ tắt: + Cho phép gõ tắt: Nhấn chọn mục này để bật chức năng hỗ trợ gõ tắt. + Cho phép gõ tắt cả khi tắt tiếng Việt: Sử dụng khi bạn định nghĩa gõ tắt cho các cụm từ Tiếng Anh chẳng hạn, khi đó bạn có thể gõ tắt khi tắt chế độ gõ Tiếng Việt. + Bảng gõ tắt: Nhấn nút này để định nghĩa các cụm từ gõ tắt. - Mục Hệ thống: + Khởi động cùng Windows: Nhấn chọn mục này để UniKey tự động chạy khi Windows khởi động. + Bật hội thoại này khi khởi động: Nhấn chọn mục này để khi chạy, UniKey sẽ hiển thị bảng điều khiển chính. + Vietnamese interface: Bỏ chọn mục này, UniKey sẽ chuyển sang giao diện tiếng Anh. - Các nút: + Đóng: Đóng bảng điều khiển của UniKey. + Kết thúc: Tắt UniKey. + Mở rộng/Thu nhỏ: Mở rộng hoặc thu nhỏ hộp hội thoại UniKey. + Hướng dẫn: Xem hướng dẫn sử dụng UniKey. + Thông tin: Xem thông tin về UniKey. + Mặc định: Trở lại thiết lập mặc định của UniKey. 106
  107. Hướng dẫn sử dụng UniKey 2. Menu và biểu tượng trạng thái Biểu tượng của UniKey luôn xuất hiện ở góc dưới bên phải của màn hình. Hình 94: Menu của UniKey 4.0 Tác dụng của biểu tượng: - Hiển thị trạng thái hiện thời của bàn phím: Biểu tượng chữ V là bật tiếng Việt, chữ E (English) là tắt tiếng Việt. - Nhấn chuột trái vào biểu tượng: bật tắt tiếng Việt. - Nhấn chuột phải vào biểu tượng: hiển thị menu của UniKey. - Bấm đúp chuột vào biểu tượng: bật bảng điều khiển của UniKey. Qua menu bạn có thể mở bảng điều khiển, chọn bảng mã, chọn kiểu gõ, bật chế độ kiểm tra chính tả, bật tính năng gõ tắt, mở cửa sổ soạn bảng gõ tắt và sử dụng các công cụ của UniKey. 3. UniKey Toolkit – Công cụ chuyển mã tiếng Việt Ngoài việc là một bộ gõ tiếng Việt, UniKey còn có UniKey Toolkit cung cấp cho bạn các công cụ chuyển đổi bảng mã, chuyển từ chữ thường sang chữ hoa và ngược lại, loại bỏ dấu Bạn có thể mở hộp hội thoại 107
  108. Hướng dẫn sử dụng UniKey UniKey Toolkit bằng cách chọn Công cụ từ menu của UniKey, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+F6. Hình 95: UniKey Toolkit của chương trình UniKey 4.0  Bạn có thể sử dụng một trong 2 kiểu chuyển mã sau: + Chuyển mã clipboard. + Chuyển mã file văn bản thường. Thao tác chi tiết tham khảo phần Chuyển mã tiếng Việt (trang 112). 4. Thiết lập gõ tắt 4.1 Thiết lập gõ tắt – Auto Text Tính năng hỗ trợ gõ tắt được chọn cho phép bạn gõ các từ hoặc cụm từ một cách nhanh chóng. Chẳng hạn nếu thường xuyên phải gõ từ “Công nghệ thông tin” bạn có thể thiết lập một mục gõ tắt cho phép bạn chỉ cần gõ “Cntt” và UniKey sẽ tự điền cụm từ “Công nghệ thông tin” cho bạn. Chú ý: Nếu bạn không muốn một cụm từ đã định nghĩa gõ tắt (ví dụ vn = Việt Nam) bị UniKey chuyển đổi thì sau khi gõ cụm từ gõ tắt (vn), hãy 108
  109. Hướng dẫn sử dụng UniKey gõ phím Pause/Break. Trường hợp bạn muốn gõ 1 dấu trắng sau cụm từ gõ tắt (vn) mà không muốn vn bị đổi thì có thể giữ phím Shift khi gõ dấu trắng. Để thiết lập được chế độ gõ tắt bạn cần làm hai điều sau: - Bật lựa chọn Cho phép gõ tắt trong bảng điều khiển của UniKey (lựa chọn này ngầm định là tắt). - Định nghĩa các mục gõ tắt: Bạn chỉ cần làm điều này một lần và UniKey sẽ ghi nhớ lâu dài các mục này trong máy tính của bạn. Để định nghĩa gõ tắt, hãy chọn Bảng gõ tắt trong bảng điều khiển của UniKey. Khi đó hộp hội thoại Macro Definition xuất hiện. Hình 96: Hộp hội thoại Macro Definition - Nhập cụm từ gõ tắt vào mục Thay thế. - Nhập nội dung thay thế tương ứng với dãy gõ tắt vào mục Bởi. - Nhấn nút > để lưu định nghĩa gõ tắt. Bạn có thể thêm, sửa và xóa các định nghĩa gõ tắt. Tham khảo các chú ý khi soạn bảng gõ tắt trang 117. 109
  110. Hướng dẫn sử dụng UniKey 4.2 Các phím tắt Để việc sử dụng được nhanh chóng, thuận tiện, UniKey có định nghĩa các tổ hợp phím nóng cho các tính năng thường dùng nhất như sau: - Ctrl+Shift+F5: Mở hộp điều khiển chính của UniKey. - Ctrl+Shift+F6: Mở hộp công cụ của UniKey. - Ctrl+Shift+F9: Thực hiện chuyển mã cho clipboard với các lựa chọn đã đặt trong hộp công cụ. - Ctrl+Shift+F1: Chọn bảng mã Unicode. - Ctrl+Shift+F2: Chọn bảng mã TCVN3 (ABC). - Ctrl+Shift+F3: Chọn bảng mã VNI Windows. - Ctrl+Shift+F4: Chọn bảng mã VIQR. 110
  111. Hướng dẫn sử dụng UniKey CHƯƠNG 03: CÁC THAO TÁC VỚI UNIKEY Sau khi hoàn thành chương này, bạn có thể nắm được:  Cách khởi động và kết thúc UniKey  Cách bật – tắt chế độ tiếng Việt  Tự động bật UniKey khi khởi động Windows  Chọn kiểu gõ tiếng Việt  Chọn bảng mã tiếng Việt  Định nghĩa gõ tắt – Auto Text  Chuyển mã tiếng Việt  Tạm ngừng UniKey 1. Khởi động và kết thúc UniKey - Khởi động UniKey: Chạy tệp UniKey.exe. - Kết thúc UniKey: Nhấn nút > trên bảng điều khiển. Bạn có thể tạo shortcut trên desktop hoặc taskbar của Windows để thuận tiện cho việc khởi động UniKey. 2. Bật – Tắt chế độ tiếng Việt Bạn chỉ có thể gõ được tiếng Việt khi trạng thái của UniKey là bật. Trạng thái bật-tắt của UniKey được thể hiện trên biểu tượng trạng thái nằm ở góc phải dưới của màn hình. Có hai cách để bật-tắt UniKey. - Nhấn phím chuột trái vào biểu tượng UniKey. - Dùng tổ hợp phím Ctrl+Shift hoặc Alt+Z. 3. Tự động bật UniKey khi khởi động Windows Nếu muốn UniKey tự động chạy mỗi khi bật máy, bạn hãy chọn mục Khởi động cùng Windows trong bảng điều khiển. 111
  112. Hướng dẫn sử dụng UniKey 4. Chọn kiểu gõ tiếng Việt: Telex, VNI, VIQR Để chọn kiểu gõ tiếng Việt là TELEX, VNI hoặc VIQR, bạn hãy mở Bảng điều khiển sau đó chọn trong ô Kiểu gõ. 5. Chọn bảng mã tiếng Việt Để chọn bảng mã tiếng Việt, bạn hãy mở Bảng điều khiển sau đó chọn Bảng mã. Bảng mã thông dụng nhất hiện nay là Unicode. Trong tương lai Unicode sẽ thay thế cho tất cả các bảng mã tiếng Việt khác. 6. Định nghĩa gõ tắt – Auto Text Để định nghĩa gõ tắt, bạn hãy mở Bảng điều khiển sau đó chọn Bảng gõ tắt. Các thao tác tiếp theo tham khảo phần Thiết lập gõ tắt trang 108. Bạn phải bật tính năng Cho phép gõ tắt trong bảng điều khiển thì mới có thể thực hiện gõ tắt bằng UniKey. 7. Chuyển mã tiếng Việt 7.1 Chuyển mã clipboard Chuyển mã clipboard là một công cụ rất tiện dụng cho phép bạn chuyển mã văn bản khi cắt dán. Ví dụ: Bạn muốn chuyển mã một đoạn văn bản trong OpenOffice.org Writer từ mã TCVN3 (ABC) sang mã Unicode và dán vào trong Thunderbird.  Cách thực hiện như sau: - Đánh dấu và sao chép đoạn văn bản cần chuyển mã vào clipboard (Ctrl+C). - Chọn Công cụ từ menu của UniKey, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+F6 để mở hộp hội thoại UniKey Toolkit. 112
  113. Hướng dẫn sử dụng UniKey Hình 97: Ví dụ về chuyển mã clipboard - Tích chọn Chuyển mã clipboard. - Chọn bảng mã hiện tại của đoạn văn bản vào ô Nguồn. - Chọn bảng mã muốn chuyển tới vào ô Đích. - Nhấn nút >. - Dán văn bản trở lại (Ctrl+V).  Nếu bạn đã thiết lập đúng các tham số chuyển mã (gồm mã nguồn, mã đích) trên hộp hội thoại UniKey Toolkit thì có thể thực hiện chuyển đổi nhanh trong clipboard như sau: - Đánh dấu và sao chép đoạn văn bản cần chuyển mã vào clipboard (Ctrl+C). - Nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+F9 để thực hiện chuyển mã. - Dán văn bản trở lại (Ctrl+V). 113
  114. Hướng dẫn sử dụng UniKey 7.2 Chuyển mã file văn bản thường UniKey cho phép bạn chuyển mã các tệp dạng text và tệp .rtf. Cách thực hiện như sau: - Chọn Công cụ từ menu của UniKey, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+F6 để mở hộp hội thoại UniKey Toolkit. Hình 98: Ví dụ về chuyển mã file văn bản thường - Không đánh dấu vào lựa chọn Chuyển mã clipboard. - Chọn bảng mã hiện tại của tệp cần chuyển vào ô Nguồn. - Chọn bảng mã muốn chuyển tới vào ô Đích. - Chọn tệp cần chuyển vào ô File nguồn. - Chọn tệp đích vào ô File đích. - Nhấn nút >. Bạn có thể chọn tệp đích trùng với tệp nguồn, khi đó UniKey sẽ ghi đè nội dung đã chuyển đổi vào tệp nguồn. 114
  115. Hướng dẫn sử dụng UniKey 7.3 Các lựa chọn trong chuyển mã Có thể kết hợp việc chuyển mã như trên với các tùy chọn khác của UniKey trong chuyển mã như chuyển thành chữ hoa, thành chữ thường, loại bỏ dấu bằng cách đánh dấu vào lựa chọn tương ứng. Nếu chỉ muốn sử dụng các tiện ích đó mà không chuyển bảng mã, thì phải chọn bảng mã nguồn và bảng mã đích giống nhau. Ví dụ: Nếu muốn loại bỏ dấu một đoạn văn bản Unicode mà không chuyển mã thì phải chọn bảng mã nguồn và bảng mã đích đều là Unicode. 8. Tạm ngừng UniKey Nếu muốn UniKey không xử lý bỏ dấu tiếng Việt hay gõ tắt với phím sắp gõ, bạn có thể tạm ngừng UniKey bằng phím Pause/Break. Ví dụ: or =ỏ o PAUSE r = or 115
  116. Hướng dẫn sử dụng UniKey PHỤ LỤC: NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG UNIKEY Mỗi khi gặp trục trặc hay khó khăn khi sử dụng UniKey, bạn hãy quay lại đọc mục này để tìm ra câu trả lời cho chính mình. Một số câu hỏi thường gặp như sau: 1. Phải làm gì khi gặp khó khăn trong việc dùng UniKey? Bạn hãy thử thực hiện theo các bước sau: - Tìm xem vấn đề của mình đã được đề cập trong tài liệu này chưa. - Đọc lại Hướng dẫn sử dụng UniKey để tự tìm câu trả lời. - Vào Diễn đàn UniKey và tìm hiểu xem vấn đề của bạn đã được đề cập ở đó chưa. Nếu chưa thì bạn có thể gửi câu hỏi lên diễn đàn, tác giả hoặc những người sử dụng khác sẽ cố gắng giúp bạn. - Gửi email cho tác giả (đây chỉ là giải pháp cuối cùng). 2. UniKey và UniKey NT khác nhau thế nào? UniKey là phiên bản chuẩn chạy cho mọi Windows, còn UniKey NT chỉ chạy trên Windows NT/2000/XP. Điểm khác nhau duy nhất: UniKey NT sử dụng phông chữ chuẩn của Windows làm giao diện nên không cần phông tiếng Việt riêng. Điều này cũng có lợi cho việc soạn bảng gõ tắt trong UniKey. Bạn không thể dùng UniKey NT trong Windows 9x. 3. Tại sao bảng gõ tắt lại hiển thị theo dạng VIQR? Điều này xảy ra với UniKey phiên bản chuẩn (không xảy ra với UniKey NT). Do có hạn chế về phông chữ, phông tiếng Việt mà UniKey dùng làm giao diện không hiển thị đầy đủ các chữ hoa có dấu. Vì thế khi soạn bảng gõ tắt UniKey sẽ hiển thị theo dạng VIQR. Tuy nhiên, UniKey chỉ dùng dạng VIQR này khi bạn soạn bảng gõ tắt, còn khi dùng gõ tắt UniKey vẫn sinh ra các xâu gõ tắt đúng với bảng mã bạn dùng. 116
  117. Hướng dẫn sử dụng UniKey Tuy bảng gõ tắt hiển thị theo VIQR, lúc soạn bạn vẫn chỉ cần gõ theo kiểu gõ mà bạn đang dùng như TELEX hay VNI. Nhược điểm này không xảy ra với bản UniKey NT. Người sử dụng Windows NT/2000/XP nên dùng UniKey NT. 4. Chú ý khi soạn bảng gõ tắt Bạn cần lưu ý các điểm sau khi định nghĩa gõ tắt: - Dãy gõ tắt dài tối đa 15 ký tự, chỉ chứa các chữ không dấu hoặc số. - Dãy gõ tắt có phân biệt chữ hoa và chữ thường. Chẳng hạn bạn có thể định nghĩa “Cntt” là “Công nghệ thông tin” và “CNTT” là “CÔNG NGHỆ THÔNG TIN”. - Bạn có thể định nghĩa lên tới 1024 mục gõ tắt, mỗi cụm từ thay thế có thể dài tối đa là 512 ký tự tiếng Việt, tổng dung lượng tối đa của bảng gõ tắt là 64 KB. Các giới hạn này nói chung là đủ đảm bảo yêu cầu cho hầu hết người dùng. - Đối với phiên bản UniKey dùng cho mọi Windows (không phải bản đặc biệt UniKey NT) do có hạn chế về phông chữ dùng trong Windows 9x nên UniKey phải dùng dạng VIQR cho phép bạn phân biệt chữ hoa và chữ thường. UniKey chỉ dùng VIQR khi định nghĩa gõ tắt, còn khi bạn áp dụng gõ tắt thì UniKey sẽ tự động chuyển đổi theo đúng bảng mã bạn dùng. 5. Cách chọn nhanh một bảng mã UniKey có các tổ hợp phím cho phép bạn chọn nhanh các bảng mã thông dụng: - Ctrl+Shift+F1: Chọn bảng mã Unicode. - Ctrl+Shift+F2: Chọn bảng mã TCVN3 (ABC). - Ctrl+Shift+F3: Chọn bảng mã VNI Windows. - Ctrl+Shift+F4: Chọn bảng mã VIQR. 117
  118. Hướng dẫn sử dụng UniKey 6. Nên dùng Unicode dựng sẵn hay Unicode tổ hợp? Lựa chọn giữa Unicode dựng sẵn hay tổ hợp hiện nay vẫn chưa ngã ngũ do còn một số hạn chế về kỹ thuật của mỗi kiểu. Từ góc độ người sử dụng thông thường, bạn nên dùng Unicode dựng sẵn nếu ứng dụng mà bạn đang dùng cho phép bạn làm điều đó. Dùng unicode dựng sẵn bạn sẽ có khả năng in ấn, hiển thị văn bản dễ dàng, đẹp hơn dạng tổ hợp. Tuy nhiên cũng có một số chương trình chỉ cho phép bạn dùng unicode tổ hợp mà thôi. 7. Tại sao tiếng Việt trong Word bị thay đổi khi gõ? Tính năng AutoCorrect của Word thường tự động thay đổi các chữ theo văn phạm tiếng Anh, điều này gây kết quả sai đối với tiếng Việt. Ví dụ: khi gõ chữ "đại" thì chữ "i" thường có thể bị đổi thành chữ "I" hoa. Khắc phục: Trong Word, chọn mục menu Tools\AutoCorrect Options sau đó xóa tất cả các check box. 8. Tại sao khi chuyển mã clipboard văn bản Word hay bị mất chữ? Một số bảng mã 1 byte có đụng chạm đến các ký tự điểu khiển của Word, các ký tự này thường không được Word copy vào clipboard nên UniKey không thể làm gì hơn. Khắc phục: Sao chép văn bản vào Outlook Express hoặc WordPad trước rồi chuyển mã. Sở dĩ Outlook Express và WordPad lấy được đủ các chữ là vì những chương trình này hiểu clipboard dạng Rich Text, tức là hiểu các định dạng của Word. UniKey hiện tại chỉ can thiệp clipboard ở dạng plain text (text không có định dạng). 9. Tại sao đôi khi gõ unicode thì chỉ hiện ra dấu hỏi? Có 1 trong 2 khả năng xảy ra: - Chương trình bạn đang dùng không hỗ trợ unicode. Bạn có thể kiểm chứng điều này bằng cách copy 1 đoạn văn bản unicode từ ứng dụng khác. Nếu cũng thấy các dấu hỏi thì nghĩa là chương trình bạn dùng không hỗ trợ unicode, UniKey không thể làm gì khác. 118
  119. Hướng dẫn sử dụng UniKey - Chương trình của bạn chỉ có thể đọc unicode thông qua clipboard. Bạn bật tính năng "Sử dụng clipboard cho unicode" ở trong UniKey lên thì sẽ soạn được tiếng Việt unicode. 10. Soạn tiếng Việt unicode trong emacs với UniKey Kể từ UniKey 3.5 Final bạn đã có thể soạn thảo unicode trong emacs rất thuận tiện. Tuy nhiên, bạn cần có Emacs version 21.2 trở lên. Đặt các thông số như sau: - Trong UniKey hãy chọn bảng mã X UTF-8. - Trong emacs: đặt keyboard-coding-system là UTF-8. Có một số cách để làm điều này: + Nhấn tổ hợp phím: C-x RET k utf-8. Cách này chỉ có tác dụng trong một phiên làm việc của emacs. + Chạy lệnh customize của emacs: M-x customize. Sau đó chọn nhóm Environment - I18n - Mule - Keyboard Coding System, đặt Keyboard Coding System là UTF-8. Lựa chọn này sẽ luôn luôn có tác dụng khi bạn khởi động emacs. 11. Dùng UniKey 4.0 gõ tiếng Việt trong Word 2003 thường bị lỗi dấu Để nhập, hiển thị, in ấn đúng các chuỗi văn bản tiếng Việt, máy tính của bạn cần có các thành phần sau: - Trình gõ phím tiếng Việt, thí dụ như bạn đang dùng UniKey 4.0. Bạn nên cấu hình ứng dụng gõ phím để nó làm việc theo kiểu gõ mà bạn quen dùng (thí dụ như Telex) và tạo các ký tự Việt theo bảng mã mà bộ phông hỗ trợ (thí dụ như Unicode). - Các phông chữ hỗ trợ bảng mã tiếng Việt mà trình gõ phím tạo ra. Thí dụ nếu bạn đang dùng chế độ mặc định của UniKey, bạn phải cài các bộ phông Unicode tiếng Việt. Hiện nay Windows chỉ hỗ trợ một số rất ít phông Unicode tiếng Việt (khoảng 5 phông), nếu muốn nhiều phông hơn, bạn phải cài thêm. 119
  120. Hướng dẫn sử dụng UniKey Tóm lại, có thể bạn đang dùng chế độ gõ tiếng Việt theo bảng mã Unicode nhưng máy bạn chưa cài phông Unicode tiếng Việt (350 phông trên máy bạn chỉ hỗ trợ tiếng Việt theo bảng mã nào đó chứ không phải Unicode). 12. Soạn tiếng Việt unicode trong gVim với UniKey Bạn cần đặt các thông số sau:  Trong UniKey hãy chọn bảng mã X UTF-8.  Đặt các thông số sau cho gVim. - set encoding=Unicode set guifont=courier_new - Bạn có thể đặt các dòng trên vào vào file _vimrc ở thư mục gốc của gVim (thường là c:\vim) vào gVim sẽ tự động chạy ở chế độ này. 13. UniKey và Photoshop Muốn gõ tiếng Việt unicode trong Photoshop cần phải có các điều kiện sau: - Photoshop ít nhất phải từ phiên bản version 7 trở lên. - UniKey version ít nhất phải từ phiên bản 3.51 trở lên. - Bạn phải bật lựa chọn "Sử dụng clipboard cho Unicode" trong UniKey. Nếu bạn dùng Windows 9x thì lựa chọn này đã luôn được chọn, bạn không cần quan tâm đến nó nữa. Photoshop version 6 có một số hạn chế khiến bạn không thể gõ unicode được. 14. Chat tiếng Việt trong Yahoo Để chat tiếng Việt có dấu, mọi người thường dùng mã NCR Decimal của UniKeỵ (Cách này tương tự như chọn UCS2-W trong VietKey). Khi gõ bạn không thấy tiếng Việt ngay mà chỉ thấy mã, nhưng khi gửi đi sẽ thấy tiếng Việt. Tuy nhiên cách này hiện nay đã KHÔNG thể dùng được với các phiên bản mới đây của Yahoo Messenger (cả UniKey và Vietkey). 120
  121. Hướng dẫn sử dụng UniKey Tuy nhiên với người dùng Windows NT/2000/XP, hãy chọn bảng mã Vietnamese Locale CP 1258 trong UniKey. Với CP 1258 bạn có thể gõ tiếng Việt unicode thoải mái. Đặc biệt là không phải nhìn thấy mã số như giải pháp NCR Decimal ở trên, bạn sẽ thấy tiếng Việt ngay khi gõ. Một số điều cần lưu ý khi dùng CP 1258: - Bạn phải dùng UniKey version 3.55 trở lên. - Bảng mã này thực chất là Unicode tổ hợp (composite unicode) có sử dụng các hỗ trợ tiếng Việt có sẵn trong Windows. Để dùng CP 1258 máy của bạn cần cài đặt hỗ trợ tiếng Việt của Windows Vietnamese locale, cách làm với Windows XP như sau: - Chọn Control Panel, sau đó chọn Regional and Language Options - Khi hộp hội thoại hiện lên, hãy chọn trang Languages, tích chọn Install files for comlex scripts and right-to-left languages. Sau đó nhấn nút >. - Hộp hội thoại Text Services and Input languages hiện lên. Nếu chưa thấy Vietnamese keyboard trong đó thì chọn >, sau đó chọn Input Language là Vietnamese. Sau đó nhấn nút > là xong. Nếu vì lý do nào đó bạn không thể cài Vietnamese locale cho máy của bạn, hãy dùng bảng mã Composite unicode trong UniKey để Chat tiếng Việt trong Yahoo Messenger. Cách này đơn giản, nhưng tốt nhất bạn hãy cố gắng cài đặt Vietnamese locale như ở trên, khi đó Windows của bạn sẽ hỗ trợ tiếng Việt tốt hơn. Rất tiếc cách ở trên không áp dụng cho Windows 98. Các bạn nên dùng unicode dựng sẵn (bảng mã đầu tiên trong UniKey) trong các ứng dụng khác nếu có thể được vì đây là bảng mã đã được các cơ quan chức năng ở Việt nam khuyến cáo sử dụng. 121
  122. Hướng dẫn sử dụng UniKey 15. Thông tin thêm về UniKey ở đâu? - Website chính thức: - Đăng ký vào mailing list nhận thông báo về UniKey: Hãy gửi một email trắng vào unikey-subscribe@topica.com - Diễn đàn người dùng UniKey: Diễn đàn là nơi tốt nhất giúp bạn giải quyết các khó khăn khi sử dụng UniKey. 122