Luận văn Nghệ thuật quân sự của ông cha ta

doc 115 trang hapham 660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nghệ thuật quân sự của ông cha ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docluan_van_nghe_thuat_quan_su_cua_ong_cha_ta.doc

Nội dung text: Luận văn Nghệ thuật quân sự của ông cha ta

  1. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh Luận văn Nghệ thuật quân sự của ông cha ta Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  2. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh MỤC LỤC Lời cảm ơn 4 Từ viết tắt 5 MỞ ĐẦU 6 1. Lý do chọn đề tài 6 2. Mục đích nghiên cứu 8 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 4. Giả thuyết khoa học 9 5. Nhiện vụ nghiên cứu 9 6. Phương pháp nghiên cứu 9 7. Đóng góp của luận văn 10 NỘI DUNG 11 Chương1: Cơ sở lý luận của đề tài 11 1.1. Một số khái niệm 11 1.1.1. Khái niện nghệ thuật quân sự 11 1.1.2. Khái niệm bảo vệ tổ quốc 11 1.1.3. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh 11 1.1.4. Khái niệm chiên tranh nhân dân 12 1.1.5. Khái niệm về chiến tranh 12 1.1.6. Khái niệm chiến lược quân sự 12 1.2. Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật quân sự 13 1.2.1. Đặc điểm về địa lý và xã hội 13 1.2.1.1. Địa lý 13 1.2.1.2. Kinh tế 14 1.2.1.3. Chính trị, văn hóa – xã hội 15 Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  3. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh 1.3. Cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam 16 1.3.1. Truyền thống đánh giặc của tổ tên 16 1.3.2. Mác – Lênin về tư tưởng quân sự 18 1.3.3. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh 19 Chương 2: Quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam 23 2.1. Khái quát truyền thống và nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta. 23 2.1.1. Khái quát truyền thống đánh giăc của ông cha ta. 23 2.1.2. Nội dung nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên. 28 2.1.2.1. Tư tưởng, kế sách đánh giặc 28 2.1.2.2. Toàn dân là binh cả nước đánh giặc 36 2.1.2.3. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh 47 2.1.2.4. Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận 49 2.2. Nội dung nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo 54 2.2.1. Chiến lược quân sự 54 2.2.2. Nghệ thuật chiến dịch 58 2.2.3. Chiến thuật 63 2.3. Bối cảnh quốc tế, khu vực và tình hình trong nước hiện nay tác động đến nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc 66 2.3.1. Bối cảnh quốc tế 66 2.3.2. Bối cảnh khu vực Đông Nam Á 71 2.3.3. Bối cảnh trong nước 72 Chương 3: Vận dụng bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự Việt Nam vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc 80 Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  4. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh 3.1. Quán triệt tư tưởng tích cực tiến công 80 3.2. Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc 81 3.3. Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thế thời và mưu kế 82 3.4. Kết hợp tiêu hao, tiêu diệt địch với bảo vệ vững chắc các mục tiêu 84 3.5. Xây dựng tổ chức các lực lượng phải phù hợpvới nghệ thuật quân sự 84 3.6. Xác định cách đánh có hiệu lực cao 88 3.6.1. Chia địch ra, giam địch lại mà đánh 89 3.6.2. Đánh hiểm 89 3.6.3. Đánh tiêu diệt 89 3.7. Xây dựng thế trận vững chắc lợi hại 90 3.8. Tích cực tạo ra thời cơ và hành động kịp thời 93 KẾT LUẬN 98 KIÊN NGHỊ 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TƯ LIỆU 106 Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  5. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ long biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo: Đại úy: Trần Văn Thông, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ đạo, tôi trong việc lập đề cương, tìm tài liệu, viết và hoàn thành bài đúng thời hạn. Cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa GDQP là "nguồn tài liệu sống" cực kì hữu ích và hiệu quả đã cung cấp thêm nguồn tài liệu cho tôi. Cảm ơn nhà sách, thư viện Trường Đại Học Vinh là nơi tôi tìm kiếm và thu thập tài liệu. Đồng cảm ơn các anh, chị, bạn bè cùng tập thể lớp K48A – GDQP đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi nhanh chóng hoàn thành đề tài này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn ! Vinh ngày 24 tháng 4 năm 2011 Tác giả : LÊ VĂN NGHĨA Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  6. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh QUY ƯỚC VỀ CÁC VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN Viết tắt Viết đầy đủ GDQP Giáo dục quốc phòng NXB Nhà xuất bản QĐND Quân đội nhân dân CTND Chiên tranh nhân dân CTQG Chính trị quốc gia XHCN Xã hội chủ nghĩa QPTD Quốc phòng toàn dân NTQS Nghệ thuật quân sự LLVT Lực lượng vũ trang Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  7. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã từng nói “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Việt Nam chúng ta có lịch sử truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước vô cùng oanh liệt. Các cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lược do nhân dân ta tiến hành đều là chiến tranh nhân dân chính nghĩa, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia ủng hộ. Trong các cuộc chiến tranh ấy, nhiều trận đánh hay đã mãi mãi ghi vào sử sách, vào tâm trí mỗi người dân Việt Nam. Ngày nay, nhìn lại lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, chúng ta càng tự hào về truyền thống hào hùng ấy. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân đã được hình thành rất sớm trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến tranh nhân dân Việt Nam đã trải qua những bước phát triển trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc từ thấp đến cao và đạt đến đỉnh cao trong thời đại Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Cuộc chiến nào cũng phải có yếu tố nhân dân, phải huy động được một lực lượng quần chúng tham gia. Quá trình chống kẻ thù xâm lược, giữ nước hoặc giải phóng dân tộc hoặc bảo vệ Tổ quốc mỗi thời đại lịch sử có khác nhau, song dù dài, dù ngắn nhân dân ta đều đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, giải phóng được dân tộc. Vận nước có lúc thịnh lúc suy, song mỗi khi có kẻ thù xâm lược, nhân dân ta lại đoàn kết đứng lên chiến đấu chống bọn xâm lăng, bảo tồn nòi giống, văn hóa dân tộc Việt Nam. Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  8. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh Việt Nam chúng ta trong suốt chiều dài lịch sử phải liên tục chống kẻ thù xâm lược, dân tộc ta luôn ở trong tình thế chiến đấu không cân sức, nhất là ở thời kỳ đầu của cuộc khởi nghĩa hoặc chiến tranh. So với lực lượng đối kháng chúng ta còn thua kém trên nhiều phương diện, ngoại trừ tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí độc lập tự do của nhân dân. Chính trong cuộc chiến không cân sức kéo dài ấy mà dân tộc ta đã hình thành nên rất nhiều loại hình nghệ thuật quân sự đặc sắc như nghệ thuật chiên tranh nhân dân, nghệ thuật chiến tranh du kích, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật, nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang Tùy vào tình hình cụ thể của ta và địch mà trong mỗi trận đánh khác nhau ông cha ta lại sử dung một loại hình NTQS khác nhau, nhưng trong số những nghệ thuật ấy nghệ thuật chiến tranh nhân dân đóng vai trò là nòng cốt là chủ đạo trong mọi cuộc chiến. Do đó đòi hỏi nhân dân ta, dân tộc ta muốn đánh thắng kẻ thù cần phải phát huy sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc, kết hợp khéo léo giữa các loại hình nghệ thuật, trong dố lấy nghệ thuật chiến tranh nhân dân làm chủ đạo.Để tạo nên sức mạnh dân tộc to lớn, sức mạnh toàn dân, toàn diện mà không có một thế lực nào có thể đánh bai được. Trải qua những cuộc khởi nghĩa vũ trang để giành lại độc lập tự do cho đất nước, các cuộc chiến tranh chống lại các thế lực xâm lược để bảo vệ Tổ quốc, dân tộc ta đã hình thành và ngày càng phát triển một nền nghệ thuật quân sự trong chiến tranh nhân dân Việt Nam rất độc đáo, đặc sắc và ưu việt. Chính sự độc đáo đó của nghệ thuật quân sự việt Nam đã góp phần làm nên những chiến công hiển hách vang dội lịch sử của dân tộc, làm cho quân thù luôn bị động, bất ngờ chuyển mạnh thành yếu và cuối cùng đi đến thất bại nặng nề. Trong các cuộc chiến tranh ấy, lịch sử dân tộc việt Nam lại một lần nữa ca khúc khải hoàn ca khi đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, một đế quốc Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  9. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh hùng mạnh nhất trên thế giới. Điều đó đã chứng minh cho cả thế giới thấy rằng dân tộc việt Nam, nhân dân việt Nam tuy nhỏ bé nhưng không dễ gì đánh bại, Việt Nam có chiến tranh nhân dân, có truyền thống đánh giặc giữ nước lâu đời, có tinh thần đoàn kết, thống nhất trong dân tộc đã phát triển lên thành nghệ thuật quân sự Việt Nam ưu việt và hiện đại không một thế lực nào có thể đánh thắng nổi, nét độc đáo đặc sắc ấy thể hiện một cách đầy đủ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Lý luận và thực tiễn chiến tranh nhân dân Việt Nam thực sự là một cống hiến quan trọng đối với phong trào đấu tranh vũ trang giải phóng của nhân dân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Chính vì vậy mà tôi lựa chọn đề tài này để tìm hiểu một cách sâu sắc về nét độc đáo đặc sắc của nghệ thuật Quân sự Việt Nam. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Làm rõ khái niện và cơ sở lý luận của nghệ thuật quan sự Việt Nam - Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam. - Tìm hiểu về những nét độc đáo, đặc sắc của nghệ thuật quân sự của cha ông nhằm vận dụng vào việc xây dựng và phát triển Tổ quốc XHCN - Nghiên cứu để có thể làm tài liệu tham khảo và làm cơ sở để giảng dạy môn “Giáo Dục Quốc Phòng” 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu. + Nghệ thuật quân sự Việt Nam. + Phương pháp để vận dung nghệ thuật quân sự vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  10. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh - Phạm vi nghiên cứu. + Nghệ thuật quân sự của tổ tiên. + Nghệ thuật quân sự từ khi có Đảng lãnh đạo tới nay. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Từ việc nghiên cứu những nét đặc sắc, độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam, tài liệu này có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về quá trình hình thành cũng như phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam, đồng thời phát huy sự tinh túy trong nghệ thuật quân sự để vận dụng và quà trình bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mớ hiện nay. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Để làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu, đề tài cần tập trung giải quyết các nhiệm vụ trọng tâm sau: Thứ nhất: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của nghệ thuật chiến tranh nhân dân Thứ hai: Tìm hiểu nghiên cứu các yếu tố tác động và nội dung nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên Thứ ba: Nghiên cứu về nét độc đáo, đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ hiện nay 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Sử dụng phương pháp lý luận thông qua việc nghiên cứu thu thập tài liệu, các kênh thông tin quân đội - Sử dụng phương pháp hệ thống để thể hiện đầy đủ quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam 7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Sau khi nghiên cứu thành công, đề tài này sẽ giúp cho chúng ta hiểu được nét độc đáo sâu sắc của nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  11. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh Nam qua các giai đoạn lịch sử đồng thời giúp chúng ta hiểu thêm về nghệ thuật quân sự Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước của thế hệ cha ông. Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  12. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm nghệ thuật quân sự Nghệ thuật quân sự là cách đánh, cách dùng binh đã trở thành thông thạo, điêu luyện trong một trận chiến đấu, một chiến dịch hay trên toàn bộ chiến trường. nghệ thuật quân sự không có một khuôn mẫu cụ thể nào, nó có thể biến hòa khôn lường muôn hình muôn vẻ.( Trích tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự ) 1.1.2. Khái niệm bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp bảo vệ và phát triển những thành quả của chủ nghĩa xã hội, bảo vệ an ninh, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, chống mọi âm mưu và hành động phá hoại, xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế.( Trích Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam - NXB QĐND - 2004) 1.1.3. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự là quan điểm và lý thuyết của Hồ Chí Minh về việc xây dựng nền quốc phòng, lực lượng vũ trang, về những vấn đề có tính quy luật của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, về chính trị và quân sự. đó là sự áp dụng lý thuyết quân sự của chủ nghĩa Mac - Lê nin vào thực tiễn Việt Nam, kết hợp truyền thống quân sự, nghệ thuật binh pháp cổ truyền của dân tộc Việt Nam, tiếp thu khoa học quân sự cổ kim của nhân loại, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là một bộ phận hữu cơ cực kì quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam. Đó không phải là tư Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  13. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh tưởng thuần túy quân sự, mà luôn là tư tưởng quân sự chính trị.( Trích tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự ) 1.1.4. Khái niệm chiến tranh nhân dân Chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh do toàn dân Việt Nam tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Viêt Nam, nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa của dân tộc Việt Nam, bảo vệ Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam, bảo vệ thành quả cách mạng và nhân dân, bảo vệ công cuộc đổi mới, lợi ích quốc gia, dân tộc ( Trích giáo trình Giáo dục quốc phòng đại học, cao đẳng -Tập 2 - Bộ môn Đường lối quân sự và công tác quốc phòng - NXB QĐND - 2005) 1.1.5. Khái niệm về chiến tranh Chiến tranh là hiện tượng chính trị - xã hội có tính lịch sử, là sự tiếp tục của chính trị bằng thủ đoạn bạo lực, giữa các tập đoàn xã hội trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nhà nước. ( Trích giáo trình Giáo dục quốc phòng đại học, cao đẳng -Tập 2 - Bộ môn Đường lối quân sự và công tác quốc phòng - NXB QĐND - 2005) 1.1.6. Khái niệm chiến lược quân sự Chiến lược quân sự là tổng thể phương châm, chính sách và mưu lược được hoạch định để ngăn ngừa và sẵn sàng tiến hành chiến tranh thắng lợi, bộ phận hợp thành có tác động chủ đạo trong nghệ thuật quân sự ( Trích Quốc Phòng toàn dân trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước, NXB Lao ĐộngViệt Nam - 2005 ) Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  14. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh 1.2. Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật quân sự. 1.2.1. Đặc điểm về địa lý và xã hội 1.2.1.1. Địa lý Nước ta nằm ở cực đông bán đảo Đông Dương, phía Đông Nam lục địa Châu Á (toạ độ địa lý: 16’00N, 18 00E), chiếm diện tích khoảng 331. 688km2. Phía Đông và Nam tiếp giáp Thái Bình Dương trong vùng nhiệt đới gió mùa, biên giới giáp với vịnh Thái Lan ở phía Nam, Bắc Bộ và Biển Đông ở phía Tây, Trung Quốc ở phía Bắc, Lào và CampuChia ở phía Tây. Đất nước ta có dạng hình chữ S, với khoảng cách từ Bắc đến Nam khảng 1650 km, vị trí hẹp nhất chiều Đông sang Tây là 50 km (ở Quảng Bình). Với đường bờ biển dài 3260 km không kể các đảo, Việt Nam tuyên bố có 12 hải lý ranh giới lãnh thổ. Nước ta có địa hình đa dạng bao gồm rừng núi cao nguyên, trung du chiếm 3/4 lãnh thổ, nhiều sông ngòi kênh rạch. Nước ta có 2 con sông lớn nhất là Sông Hồng và Sông Mêkông bắt nguồn từ Tây Bắc lục địa Châu Á chảy ra Biển Đông tạo ra hệ thống giao thông, thuỷ chiến lược rộng khắp. Do Việt Nam là nước giàu tài nguyên, có điều kiện để phát triển nền sản xuất nông nghiệp nhưng lại nằm ở vành đai thiên tai, lụt lội, khí hậu không điều hoà. Mặt khác nước ta nằm ở một vị trí chiến lược hết sức quan trọng, cửa ngõ đi vào lục địa Châu Á, đi ra Thái Bình Dương, điểm cắt nhau của đường thiên di Bắc Nam và Đông Tây. Vì thế nước ta luôn bị các thiên tai địch hoạ, kẻ thù dòm ngó tiến công xâm lược. Điều này đòi hỏi dân tộc ta phải biết đoàn kết, cảnh giác, sát cánh bên nhau, cùng nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp chống lại sự tàn phá của thiên nhiên, đánh bại mọi kẻ thù để tồn tại, xây dựng và phát triển đất nước. Trong đánh giặc, tổ tiên ta đã biết vận dụng yếu tố “thiên thời, địa lợi” sáng tạo ra nhiều cách đánh phù hợp hiệu quả như: Lợi dụng núi rừng, đèo dốc, sông biển, đồng ruộng ao hồ, đầm lầy để tiêu Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  15. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh diệt kẻ địch, bảo vệ mình. Đúng như Nguyễn Trãi đã viết “Quan hà bách nhị do thiên thiết” (quan hà hiểm yếu hai người chống lại được trăm người). Để bảo vệ dất nứơc, bảo vệ sự trường tồn của dân tộc, ông cha ta đã đoàn kết và phát huy tối đa ưu thế của địa hình để lập thế trận đánh giặc. Như Lý Thường Kiệt chặn giữ 20 vạn quân Tống ở địa bàn bắc sông Như Nguyệt, chia cắt hai cánh quân thuỷ, bộ của chúng, quần cho chúng nhược rồi tổ chức đòn phản công chiến lược, đánh tiêu diệt, đánh tan đạo quân chủ chốt của giặc trên bộ. Hay Trần Hưng Đạo đã đưa đạo quân Nguyên -Mông khổng lồ vào địa hình nhiều đầm lầy, sông ngòi, khiến sở trường tác chiến bằng kỵ binh của chúng không phát huy được mà còn bị vây hãm, tiêu hao đến nguy hiểm. Trần Hưng Đạo tiến hành vây hãm thuỷ trại Chương Dương, một điểm yếu trong thế trận giặc, buộc chúng phải đưa quân từ Thăng Long ra ứng cứu. Ta vừa tiêu diệt quân địch đi ứng cứu bằng cách đánh vận động, vừa lợi dụng sơ hở đánh úp thành Thăng Long, nơi tập trung quân của giặc và buộc giặc tan vỡ tháo chạy. 1.2.1.2. Kinh tế Nền kinh tế nước ta trước đây chủ yếu lấy sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp là chính theo mô hình tự cung tự cấp, trình độ canh tác thấp, quy mô nhỏ, có tính chất phân tán. Trình độ phát triển kinh tế thấp ảnh hưởng trực tiếp đến nghệ thuật đánh giặc của dân tộc. Vì vậy ngay từ thời kỳ đầu dựng nước, dân tộc ta đã biết kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng đất nước đi đôi với chăm lo củng cố quốc phòng, sẵn sàng đánh giặc giữ nước theo tinh thần tự lực tự cường, quán triệt tư tưởng “Quốc phú binh cường”. Trong xây dựng đất nước tổ tiên ta đã đề ra những chính sách nhằm phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng như “ngụ binh ư nông” của nhà Lý, “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc” của nhà Trần, “Ra sức làm đường, đắp đê, đào kênh rạch cải tạo đồng ruộng, đẩy mạnh chăn nuôi sản xuất ra các loại công cụ lao Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  16. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh động, đóng thuyền bè để phát triển sản xuất, cơ động quân đội”. Trong đánh giặc nhân dân ta đã biết cất giấu lương thực để ổn định đời sống, nuôi quân, sử dụng các công cụ lao động sản xuất ra các loại vũ khí trang bị như mũi tên đồng, cung nỏ, vót chông để đánh giặc bảo vệ Tổ quốc. 1.2.1.3. Chính trị, văn hoá - xã hội Đất nước ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, không qua chế độ chiếm hữu nô lệ, phân vùng cát cứ không nhiều. Do phải cùng nhau chung lưng đấu cật chống lại thiên tai, địch hoạ, các nhà nước phong kiến đã có những tư tưởng tiến bộ thân dân, những chính sách hoà hợp dân tộc đúng đắn, nên các dân tộc ít xảy ra mâu thuẫn, hận thù. Các dân tộc đều sống hoà thuận, gắn bó thuỷ chung, yêu quê hương đất nước. Đây là nhân tố, là cơ sở tạo nên sức mạnh đoàn kết, thống nhất dân tộc, sự cố kết cộng đồng bền vững. Trong quá trình xây dựng đất nước, chúng ta đã tổ chức ra nhà nước xác định chủ quyền lãnh thổ, tổ chức ra quân đội, đề ra luật pháp để quản lý, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các nhà nước phong kiến Việt Nam đều có tư tưởng trọng dân, đưa ra nhiều chính sách hợp với lòng dân, xác định vai trò, vị trí của quần chúng nhân dân, mối quan hệ giữa dân với nước, nước với dân được ví như “không thể phân biệt được đâu là cá đâu là nước” nên đã động viên và phát huy được sức mạnh toàn dân trong công cuộc xây dựng đất nước, động viên cả nước đánh giặc gìn giữ non sông. Trong đánh giặc, quân và dân ta đã chiến đấu dũng cảm, kiên cường, bất khuất, tinh thần quyết tâm cao, với ý chí quật cường sắt đá và nghị lực phi thường, luôn sáng tạo ra nhiều cách đánh hay, đánh giặc mềm dẻo khôn khéo, mưu trí sáng tạo. Dân tộc ta đã chiến đấu và đánh bại nhiều kẻ thù, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững độc lập cho dân tộc. Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  17. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh Dân tộc ta có một nền văn hoá bản địa xuất hiện sớm, từ thời tiền sử với kết cấu bền vững có nhà, có làng, có bản, có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc, làng xã lại có một truyền thống phong tục tập quán riêng. Nhưng trong quá trình lao động, đấu tranh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì các dân tộc đã vun đắp nên những truyền thống văn hóa chung như: Tinh thần yêu nước, đoàn kết, gắn bó, yêu thương đùm bọc che chở lẫn nhau, ý thức lao động cần cù sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, đấu tranh dũng cảm, kiên cường, bất khuất Đây là nguồn gốc sức mạnh của dân tộc để chống lại thiên nhiên, đánh bại mọi thế lực, mọi kẻ thù xâm lược . Trong quá trình xây dựng đất nước, dân tộc ta luôn coi trọng phát triển nền văn hoá, giáo dục kiến thức hội hoạ, âm nhạc mang bản sắc truyền thống dân tộc, đồng thời không ngừng tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của nền văn hoá thế gới làm cho nền văn hóa nước ta ngày càng phong phú, đa dạng và tràn đầy sức sống. Tóm lại: Các yếu tố địa lý kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên ta. Tất cả nững yếu tố đó đã không ngừng được tìm tòi và phát triển, tạo nên sức mạnh to lớn cho dân tộc ta trong quá trình xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh bảo vệ giống nòi, giữ vững nền độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. 1.3. Cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt 1.3.1. Truyền thống đánh giặc của tổ tiên Từ khi vua Hùng dựng nước Văn Lang đến nay, dân tộc ta đã bao lần chiến đấu chống ngoại xâm phong kiến phương Bắc mạnh hơn ta gấp nhiều lần về quân sự lẫn kinh tế, biết bao chiến tích oai hùng trước những kẻ thù mạnh nhất thời đại như quân Mông Cổ, đế chế phong kiến Trung Quốc đời Tần, Đường, Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, còn vang vọng trong lòng Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  18. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh mỗi người dân Việt Nam và được nhiều người trên thế giới biết đến và đánh giá cao. Năm 938, chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán là một điển hình cho nghệ thuật đánh bằng mưu kế, thắng bằng thế, thời. Sau khi Kiều Công Tiễn ám sát Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ và bán nước cho nhà Nam Hán, Ngô Quyền - một tướng tài giỏi và là con rể của Dương Đình Nghệ, lúc đó đang được cử trông coi Ái Châu (Thanh Hoá) – liền kéo quân ra Bắc trị tội tên phản bội và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán. Quân Nam Hán dùng thuỷ quân vào đánh chiếm nước ta theo vịnh Hạ Long. Ngô Quyền cho binh lính đóng cọc lim trên cửa sông Bạch Đằng. Khi thuỷ triều lên, ông cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến, nhử địch vào trong cửa sông. Khi thuỷ triều xuống, thuyền quân ta phản công, phối hợp với phục binh ở hai bên bờ. Thuyền địch vướng phải cọc đắm vỡ, giặc bị chết và bị bắt rất nhiều, chỉ huy Hoằng Tháo bị giết tại trận. Mưu kế của Ngô Quyền trong trận này bắt nguồn từ kinh nghiệm dựa vào quy luật thuỷ triều lên xuống của dân chài, thế - thời được vận dụng rất rõ và rất hay. Thế là cọc Bạch Đằng, thời là nước thuỷ triều lên xuống. Cuối năm 1788, nhân cơ hội Lê Chiêu Thống cầu cứu, quân Thanh dưới sự chỉ huy của Tôn Sĩ Nghị tiến vào nước ta chiếm đóng Thăng Long. Trước tình hình đó, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, khẩn trương chuẩn bị phản công. Nguyễn Huệ chia lực lượng làm hai khối: khối bao vây và khối tiến công. Liên tiếp trong ba ngày, quân ta tiến công tiêu diệt mấy vạn quân Thanh và quân của Lê Chiêu Thống. Sau đó, quân ta tiến hành công kích các mục tiêu chủ yếu: Nguyễn Huệ tiến đánh Ngọc Hồi từ chính diện; Đặng Tiến Đông tiến công Đống Đa. Kết quả là Tôn Sĩ Nghị tháo chạy khỏi Thăng Long, tướng giặc Sầm Nghi Đống và Hứa Thế Hanh bị giết, hàng vạn quân bị tiêu diệt. Chỉ sau năm ngày tác chiến, Nguyễn Huệ cùng đại quân tiến vào kinh Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  19. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh đô, đất nước được hoàn toàn giải phóng. Có thể nói, tài năng, nghệ thuật quân sự của Quang Trung - Nguyễn Huệ đã đạt tới đỉnh cao, chiến tích trận Thăng Long có thể so sánh với các trận đánh hay nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới, là sự kết hợp giữa chính binh và kỳ binh. Đánh chính diện - đó là chính binh, kết hợp với bao vây vu hồi, đánh vào sau lưng - đó là kỳ binh. Đây là một nghệ thuật hay và hiểm, có tính bất ngờ cao, tính thời cơ lớn, và vua Quang Trung đã vận dụng nghệ thuật này một cách hoàn hảo. Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều trận đánh trong lịch sử quân sự nước ta, giành đại thắng nhờ nghệ thuật quân sự tài tình. Trận Như Nguyệt (Lý Thường Kiệt đánh quân xâm lược Tống), trận Chương Dương - Thăng Long, trận Bạch Đằng, trận Chi Lăng - Xương Giang cũng là những trận đánh tiêu biểu cho khả năng vận dụng tuyệt vời nghệ thuật quân sự của người cầm quân. Qúa trình đánh giặc đó tổ tiên ta đã xây dựng nên truyền thống và nghệ thuật đánh giặc rất độc đáo và sáng tạo, đó là tinh thần đoàn kết, yêu nước, ý chí tự lực tự cường và tinh thần quyết đánh, quyết thắng, với tư tưởng tích cực chủ động tiến công, toàn dân là binh cả nước đánh giặc, đánh giặc mưu trí sáng tạo, dùng nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều lấy yếu chống mạnh 1.3.2. Mác –Lênin về tư tưởng quân sự Chủ nghĩa Mác- Lênin với hệ thống luận điểm nguồn gốc, bản chất xã hội của chiến tranh: Về phân loại chiến tranh và quân đội dựa theo bản chất chính trị xã hội của nó, về vai trò của chiến tranh trong lịch sử xã hội của loài người, các quy luật phát sinh, quá trình và kết cục của chiến tranh, bản chất của xã hội và chức năng của quân đội, công cụ chủ yếu để tiến hành chiến tranh. Lần đầu tiên trong lịch sử của khoa học xã hội, chủ nghĩa Mác – Lênin Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  20. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh đã cung cấp cho xã hội loài người cơ sở lý luận khoa học để nhận thức đúng nguồn gốc, bản chất của chiến tranh và quân đội là sản phẩm của xã hội có giai cấp đối kháng, bản chất kinh tế - xã hội của giai cấp đã sử dụng nó. Học thuyết do Mác và Ănghen sáng lập, được Lênin phát triển và làm phong phú thêm trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản trở thành nền tảng thế giới quan và phương pháp luận để các Đảng cộng sản dựa vào đó vạch ra học thuyết quân sự, xây dựng nền nghệ thuật quận sự tiên tiến, quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản, đấu tranh giành chính quyền và bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Học thuyết còn là vũ khí của các lực lượng bảo vệ cách mạng và tiến bộ trong đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và giải phóng dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đã vận dụng học thuyết này, kết hợp hài hòa với truyền thống nghệ thuật quân sự Việt Nam và tinh hoa quân sự thế giới vào điều kiện thực tiễn ở Việt Nam, đề ra những luận điểm cơ bản về khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng ở Việt Nam trong thời đại mới. Ngày nay trong sự nghiệp đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của cả thế giới, học thuyết Mác – Lênin và nghệ thuật quân sự vẫn là công cụ sắc bén và đáng tin cậy của các Đảng cộng sản, công dân, các nước xã hội chủ nghĩa, toàn bộ phong trào cộng sản công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc. 1.3.3. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh Trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Nghệ thuật quân sự chiếm một vị trí rất quan trọng. Người đã viết nhiều tác phẩm có giá trị về Nghệ thuật quân sự, đặc biệt tư tưởng ấy thể hiện rất sáng tạo trong thực tiễn chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng. Hồ Chí Minh đã dày công nghiên cứu, kế thừa và phát triển truyền thống quân sự của cha ông, tiếp thu tinh hoa quân sự Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  21. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh của nhân loại, nhất là tư tưởng quân sự ưu việt của Lê-nin, kinh nghiệm chiến tranh cách mạng của Trung Quốc, Liên Xô, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ hiện đại. Nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh là vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng, là dám đánh và biết đánh. Dám đánh là điều kiện hàng đầu, nhưng biết đánh, biết thắng mới là yếu tố quan trọng làm nên thắng lợi. Muốn đánh thắng, theo Hồ Chí Minh, trước hết phải đánh giá đúng địch, ta. Sinh thời, Người thường nhắc câu nói nổi tiếng của Tôn Tử: "Tri bỉ tri kỷ, bách chiến bất bại" (biết địch biết ta, trăm trận không thua). Người nói: Nếu thiếu nghiên cứu tìm hiểu khả năng của ta và của địch một cách tỉ mỉ để đề ra mục đích, cách đánh thích hợp thì mắc nhiều khuyết điểm. Hồ Chí Minh đánh giá so sánh lực lượng địch, ta trên quan điểm chiến tranh nhân dân, theo phương pháp khoa học biện chứng, không dừng lại ở hiện tượng mà nhìn sâu vào bản chất, nhìn toàn diện, không đánh giá địch, ta một cách tĩnh mà đặt nó trong quá trình đang vận động. Chính vì vậy, trong thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp, so sánh địch ta có chênh lệch lớn nên có người cho là "châu chấu đá voi". Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn khẳng định: "Ta nhất định thắng, địch nhất định thua". Người phân tích: Địch như mặt trời vào lúc hoàng hôn, hống hách lắm nhưng đã gần tắt nghỉ, lực lượng ta ngày càng mạnh thêm như suối mới chảy, như lửa mới nhen, chỉ có tiến không có thoái", "Thế địch như lửa, thế ta như nước, nước nhất định thắng lửa". Hồ Chí Minh tiên đoán: "Nay tuy châu chấu đá voi nhưng mai voi sẽ lòi ruột ra". Quy luật chung của chiến tranh là mạnh được yếu thua. Ta muốn thắng địch phải mạnh hơn địch. Sức mạnh đó được tạo ra trong quá trình chiến tranh để thực hiện càng đánh càng mạnh, càng mạnh càng thắng và cuối cùng giành Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  22. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh thắng lợi hoàn toàn. Quá trình đó theo Hồ Chí Minh là quá trình vận dụng các nhân tố lực, thế, thời, mưu. Bác Hồ nói: "Phải nghiên cứu cách đánh giặc để có một lối đánh rất tài giỏi thì trăm trận trăm thắng". Muốn tạo lực, theo Hồ Chí Minh là phải dựa vào dân, "có dân là có tất cả". Muốn dựa vào dân thì dân phải được tổ chức chặt chẽ, được giác ngộ lòng yêu nước, phải chăm lo bồi dưỡng sức dân mới có cơ sở tạo ra lực mới. Đi đôi với tạo lực, Hồ Chí Minh rất coi trọng tạo thế. Nét độc đáo trong nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh về tạo thế là phải xây dựng "thế trận lòng dân". Theo Người đó là thế trận vững chắc nhất, quyết định nhất. Hồ Chí Minh cho rằng: "Phải dựa chắc vào dân thì kẻ địch không thể nào tiêu diệt được ta". Thế có quan hệ với lực. Ở vào một thế tốt thì lực được nhân lên gấp bội. Người đưa ví dụ: 1kg nếu ở vào thế tốt có thể nâng 100kg lên được. Thế trong từng trận đánh, thế từng chiến dịch, thế của từng chiến trường và thế trận của cả nước. Đi đôi tạo lực, tạo thế, Hồ Chí Minh còn rất coi trọng tạo thời cơ. Thời cơ là thời thế, là thời điểm có lợi nhất để tiến công đối phương. Người yêu cầu phải nắm vững thời cơ, tận dụng thời cơ và biết tạo ra thời cơ bởi: "Lạc nước hai xe đành bỏ phí, gặp thời một tốt cũng thành công" (Bài thơ Học đánh cờ). Theo Hồ Chí Minh, phải biết tận dụng thời gian, vì thời gian là lực lượng, thời gian là sức mạnh, Hồ Chí Minh dùng kế "Trường kỳ kháng chiến", "Vừa kháng chiến vừa kiến quốc" để có thời gian chuẩn bị mọi mặt và chuyển dần từ thế yếu lên thế mạnh. Người nói: giặc Pháp có "vỏ quýt dày", ta phải có thời gian để mài "móng tay nhọn". Bác Hồ nói: Thắng lợi và trường kỳ đi đôi với nhau "Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi!". Muốn ăn quả tốt phải trồng cây to. Trường kỳ kháng chiến, theo Hồ Chí Minh không đối lập với tư tưởng chiến lược tiến công. Nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh là phải luôn Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  23. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh luôn tiến công, chủ động giành thế tiến công. Có tiến công mới làm cho địch suy yếu, càng bộc lộ những mặt yếu cơ bản của chúng, làm cho ta mạnh dần lên, phát huy những mặt mạnh ưu thế của ta. Cho nên phải "Kiên quyết không ngừng thế tiến công". Cùng với tạo lực, tạo thế, tranh thời, nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh phải biết lập mưu. Trong quân sự, mưu là toàn bộ chủ trương, ý đồ, quyết tâm chiến đấu, kế hoạch chiến lược, chiến dịch; mưu còn là tài thao lược của các tướng lĩnh, là tinh thần mưu trí sáng tạo, linh hoạt của cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong lúc lâm trận, mưu còn là thuật nghi binh đánh lừa địch, tạo ra động thái thực thực, hư hư trong chiến tranh. Theo Hồ Chí Minh dựng mưu thế trong lúc địch mạnh hơn ta phải dùng sức mạnh của toàn dân, dùng mưu trí của toàn dân, "đánh giặc bằng mưu, thắng giặc bằng thế". Mưu trong nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh là phải sử dụng tất cả các yếu tố: lực, thế, thời, mưu để tạo ra cách đánh thích hợp, hiệu quả. Tư duy quân sự Hồ Chí Minh hàm chứa sâu sắc tư tưởng quân sự truyền thống của dân tộc ta: Lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông. Biết đánh bằng mọi lực lượng, mọi quy mô, bằng mọi thứ vũ khí có trong tay; không chỉ đánh vào quân đội địch có vũ khí mà còn đánh vào lòng người, kết hợp tác chiến với binh địch vận. "Công tâm là thứ nhất, công thành là thứ hai". Người nói: Địch vận là "tìm cách làm sao phá được địch mà ta không phải đánh". Nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh còn là đánh lui từng bước, đánh đổ từng bộ phận, tiến tới đánh đổ hoàn toàn. "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào" (Thơ "Xuân 1968"), chủ đổ, tớ ắt phải đổ theo; là nghệ thuật khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa. Dưới ánh sáng tư tưởng quân sự, Nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh và của Đảng, quân Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  24. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh và dân ta đã sáng tạo ra chiến tranh nhân dân vĩ đại, đánh thắng mọi kẻ thù hung bạo, một phát minh lớn có ý nghĩa thời đại góp vào kho tàng lý luận và thực tiễn quân sự ưu việt của cách mạng thế giới. Kế thừa, phát triển nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, nghệ thuật quân sự Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã không ngừng phát triển, gắn liền với thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Nghệ thuật quân sự Việt Nam gồm ba bộ phận hợp thành: Chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Ba bộ phận của nghệ thuật quân sự là một thể thống nhất có quan hệ biện chứng chặt chẽ, thúc đẩy nhau phát triển, trong đó chiến lược quân sự đóng vai trò chủ đạo. CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM 2.1. Khái quát truyền thống và nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta. 2.1.1. Khái quát truyền thống đánh giặc của Ông Cha ta Dân tộc Việt Nam có một truyền thống quân sự rất đáng tự hào, được hun đúc từ lâu đời và truyền lại qua bao thế hệ nối tiếp. Đó là truyền thống lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, một truyền thống anh hùng bất khuất, thông minh sáng tạo, tài thao lược kiệt xuất, quyết chiến, quyết thắng vì tự do độc lập. Nhờ đó mà dân tộc ta đã giữ gìn được quê hương đất nước, bảo vệ giống nòi và bản sắc của mình sau hàng nghìn năm, với nhiều lần bị phong kiến phương Bắc và các đế quốc to đô hộ. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta trải qua những bước thăng trầm thịnh suy, nhưng thế kỷ nào, triều đại nào củng có chiến công, Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  25. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh chưa bao giờ vắng bóng người hào kiệt, chưa lúc nào vắng bóng anh hùng. Trên hành tinh đã xuất hiện những dân tộc anh hùng, trong đó Việt Nam là một dân tộc phải vượt qua nhiều thử thách nhất. Nhưng “ Trải biến cố nhiều thì trí lực sâu, lo việc xa mà thành công lạ”, vì thế, lịch sử hàng nghìn năm của Việt Nam đã hun đúc lên những phẩm giá cao đẹp và vĩ đại, ý chí kiên cường và trí tuệ sáng tạo của một dân tộc anh hùng. Không chỉ riêng tự hào mà cả anh em, bạn bè đều khâm phục truyền thống quật cường của dân tộc Việt Nam. Một đất nước có lịch sử lâu đời đã trải qua một chặng đường dài hành ngàn năm dựng nước và giữ nước đầy chông gai nhưng rất quang vinh, một đất nước mà điều kiện địa lý và hoàn cảnh lịch sử đã đặt ra quá nhiều thử thách gian nguy, phải thường xuyên đối phó với thiên tai dịch họa. Đối với dân tộc Việt Nam, thử thách lớn nhất và nguy hiểm nhất là phải liên tục chống lại những thế lực xâm lược quá lớn mạnh và hung bạo để bảo vệ tự do độc lập. Tuy nhiên, khi lao động dựng nước cũng như chiến đấu giữ nước, nhân dân ta luôn đoàn kết, hợp quần trong tình làng nghĩa xóm, trong khối cộng đồng quốc gia dân tộc. Nhân dân ta chiến đấu và chiến thắng ngoại xâm bằng cả tinh thần và ý chí, bằng cả trí tuệ và nhân nghĩa Việt Nam. Việt Nam là dân tộc có truyền thống và tư chất quân sự đặc biệt. Có dân tộc nào yêu qúy hòa bình và khát vọng độc lập tự do như dân tộc Việt Nam? Chính điều đó đã thôi thúc nhân dân cả nước đứng lên chiến đấu giữ nước. Không để cho kẻ thù khuất phục, dân tộc Viêt Nam luôn luôn vươn lên với ý chí kiên cường, với trí tuệ tài ba và năng lực sáng tạo phong phú vì tự do độc lập. Trước những kẻ thù to lớn, quân đông và thiện chiến, cuộc chiến đấu của dân tộc ta thường mang tính chất toàn dân, toàn diện, cả nước đánh giặc. Những cuộc đọ sức ấy biểu hiện trên tất cả các mặt hoạt đông xã hội, Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  26. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh nhưng trong đó đấu tranh quân sự là lĩnh vực chủ yếu, phải tập trung nhiều tinh lực nhất và diễn ra quyết liệt nhất. Thất bại chỉ là tạm thời và không bao giờ vì thất bại mà chùn chân, nản chí, dân tộc ta cuối cùng đã chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, kể cả những đế quốc hùng mạnh bậc nhất thời đại. Qua hàng chục thế kỷ, thường phải sống trong sự tủi hờn nước mất nhà tan, trong bão lửa của chiến tranh xâm lược, nhân dân Việt Nam càng hiểu rõ giá trị truyền thống của mình. Truyền thống quân sự với bao bài học quý giá ấy là báu vật của tổ tiên được xây đắp bằng mồ hôi nước mắt, bằng xương máu của bao thế hệ. Lịch sử Việt Nam trải qua bao gian nan thử thách, nhưng “ lửa thử vàng gian nan thử sức”, thực tế lịch sử đã chứng minh “ Dân tộc Việt Nam là một đân tộc anh hùng” như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói. Truyền thống quân sự là nét nổi bật nhất của lịch sử Việt Nam. Lịch sử quân sự Việt Nam xuất hiện từ buổi đầu dựng nước, có một quá trình phát triển liên tục, chủ yếu do nhu cầu chống ngoại xâm , luôn gắn liền trong mối quan hệ giữa chiến tranh và hòa bình, giữa dựng nước và giữ nước. Suốt chiều dài lịch sử của mình, dân tộc Việt Nam đã nêu cao tinh thần bất khuất, tự lập, tự cường, trí thông minh và tài thao lược, xây dựng một nền văn hóa quân sự độc đáo. Mỗi giai đoạn lịch sử, dân tộc ta đều có những nỗ lực sáng tạo, đều giành được những chiến công vang dội, lập nên những chiến tích phi thường trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Có thể tóm tắt các giai đoạn phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam như sau: * Giai đoạn dựng nước và giữ nước thời Hùng Vương. Trong giai đoạn này nhiều truyền thống dân tộc đã được hình thành, nghệ thuật quân sự Việt Nam xuất hiện và phát triển bước đầu. Nhân dân Văn Lang- Âu Lạc phải liên tục chống nhiều thứ giặc, tiêu biểu là hai cuộc kháng chiến chống Tần ( thế kỷ thứ III trước công nguyên) và chống Triệu Đà ( thế Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  27. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh kỷ thứ II trước công nguyên). Vừa dựng nước dân tộc ta đã phải đánh giặc giữ nước. Qua cuộc đấu tranh chống thiên tai và dịch họa, ý thức cộng đồng, ý chí chống ngoại xâm của dân tộc ta đã phát sinh và phát triển. Người Việt Nam đã rút ra được nhiều bài học, trong đó có bài học chiến thắng quân xâm lược Tần lớn mạnh và bài học mất nước thời An Dương Vương. Thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kỳ hơn 10 năm của nhân dân Văn Lang - Âu Lạc đã ghi vào lịch sử trang mở đầu của truyền thống quân sự Việt Nam. Thành Cổ Loa và các vũ khí bảo vệ thành như nỏ thần liên châu là những sáng chế lớn về kỹ thuật quân sự, thể hiện tư duy quân sự độc đáo của nhân dân Âu Lạc. * Giai đoạn đấu tranh chống Bắc thuộc, giải phóng dân tộc. Thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống Triệu Đà đã dẫn đến một thảm họa lớn, nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ qua nhiều triều đại như Triệu, Hán, Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Tùy và Đường. Thời Bắc thuộc kéo dài hơn 1000 năm với âm mưu đồng hóa thâm độc của ngoại bang là một thử thách hết sức nghiêm trọng đối với sự mất còn của dân tộc ta. Lịch sử quân sự Việt Nam giai đoạn này chứng tỏ, từ rất sớm người việt đã có ý thức dân tộc, ý chí quật cường và tinh thần bền bỉ đấu tranh bảo vệ giống nòi tổ tiên, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa lâu đời, quyết tâm giành lại tự do, độc lập. Tinh thần và ý chí đó được biểu hiện qua các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống ách đô hộ, chống sự đồng hóa tàn bạo, thâm hiểm của phong kiến phương Bắc. Hai Bà Trưng, Bà Triệu tiêu biểu cho khí phách dân tộc, cho ý chí quật cường, quyết tâm “ giành lại giang san, cởi ách nô lệ”. Khởi nghĩa Lý Bí thành công dẫn đến sự thành lập Nhà nước Vạn Xuân, kháng chiến chống Lương (545- 550), chống Tùy (602) cùng với các cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ nhà Đường như khởi Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  28. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh nghĩa của của Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687) của Mai Thúc Loan (713) và cuộc nổi dậy khôi phục chính quyền tự chủ của Khúc Thừa Dụ (905) là những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình chống Bắc thuộc và chống đồng hóa của nhân dân ta. Hai cuộc kháng chiến chống Nam Hán các năm 931 và 938 do Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền lãnh đạo đã khẳng định quyết tâm giành và giữ độc lập tự do của cả dân tộc. Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử đã đánh tan quân Nam Hán (938) là cột mốc lớn kết thúc giai đoạn mất nước, mở ra thời kỳ mới của lịch sử quân sự Việt Nam cho kỷ nguyên độc lập tự chủ từ thế kỷ thứ X. * Giai đoạn đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc trải qua các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ và Lê Sơ. Nước Đại Việt độc lập đang vươn lên xây dựng một quốc gia văn minh, thịnh vượng, thì ở phương bắc xuất hiện những thế lực bành trướng, xâm lược lớn mạnh và nạn ngoại xâm vẫn không ngừng đe dọa. Nhân dân ta lại phải tiếp tục sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Hai nhiệm vụ dựng nước và giữ nước luôn luôn gắn bó khăng khít trong lịch sử Việt Nam. Chiến công của Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên “loạn 12 sứ quân” thống nhất giang sơn cùng với chiến thắng trong kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn lãnh đạo (981) khẳng địch chủ quyền quốc gia, tạo điều kiện cho đất nước bước vào kỷ nguyên văn minh Đại Việt. Thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và bài thơ Nam quốc sơn hà tuyên ngôn độc lập đầu tiên nổi tiếng chứng tỏ sự phát triển của tinh thần yêu nước, cũng như hành động và nhận thức về chủ quyền của dân tộc ta. * Giai đoạn nội chiến, khởi nghĩa nông dân và chiến tranh giữ nước đầu thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  29. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh Từ thế kỷ XVI, trong khi nhiều nước châu Âu chuyển sang giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, thì ở Đại Việt, Nhà nước phong kiến đang bước sang giai đoạn khủng hoảng và trở thành lực cản của sự phát triển xã hội. Nước ta đắm chìm trong một thời kỳ dài hơn hai thế kỷ bị chia cắt và nội chiến với chiến tranh Lê – Mạc (1543- 1592) và chiến tranh Trịnh – Nguyễn (1627- 1672). Nghệ thuật quân sự Việt Nam thời kỳ này tiếp tục phát triển với sự hoàn thiện của các tổ chức quân sự, trang bị vũ khí kỹ thuật, tư tưởng – lý luận mới trong điều kiện hỏa khí phát triển, đặc biệt nổi bật là hoạt động chiến tranh giữa các phe phái phong kiến và những cuộc khởi nghĩa nông dân chống áp bức. Mâu thuẫn xã hội gay gắt dẫn đến sự bùng nổ cao trào khởi nghĩa nông dân và đưa đến thắng lợi của phong trào Tây Sơn. Từ một cuộc khởi nghĩa nông dân, phong trào Tây Sơn đã phát triển thành một phong trào dân tộc rộng lớn, xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia và thực hiện thắng hai cuộc kháng chiến chống Xiêm (1784 – 1785) và chống Thanh ( 1788 – 1789). Quang Trung – Nguyễn Huệ, một nhà thủ lĩnh áo vải của phong trào nông dân trở thành anh hùng dân tộc với tài năng chính trị - quân sự kiệt xuất. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hỏa khí, nghệ thuật tập trung binh lực, hiệp đồng giữa các loại quân với cách đánh thần tốc , táo bạo trên nhiều mũi, nhiều hướng đã phát huy được hiệu quả chiến đấu rất cao. 2.1.2. Nội dung nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên 2.1.2.1 Tư tưởng, kế sách đánh giặc Với tư tưởng tích cực chủ động tiến công và kế sách đánh giặc mềm dẻo, khéo léo của dân tộc ta đã được các triều đại Lí, Trần, Hậu Lê và Quang Trung vận dụng một cách linh hoạt, sánh tạo, đưa quân và dân ta đánh Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  30. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh bại nhiều kẻ thù xâm lược, giữ vững nền độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và được thể hiện qua các nội dung sau: Thứ nhất, Tư tưởng tích cực, chủ động tiến công Lịch sử chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cho thấy: “Tư tưởng chiến lược tiến công là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình đánh thắng các đạo quân xâm lược đất nước ta”. Quan điểm quân sự của dân tộc Việt Nam cho rằng: chỉ có tiến công và tiến công một cách kiên quyết mới có thể đánh bại được kẻ thù để giải phóng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Và trên thực tế, các cuộc chiến tranh chống xâm lược đã giành được thắng lợi, dân tộc Việt Nam đều rất coi trọng nghệ thuật tiến công và thực hiện tiến công rất tài giỏi. Cách tiến công của chúng ta là tích cực chuẩn bị, tiến công liên tục, tiến công từ nhỏ đến lớn, từ cục bộ đến toàn bộ. Đạt được mục tiêu tiến công là tiêu diệt nhiều sinh lực địch, làm thay đổi so sánh lực lượng ta và địch trên chiến trường, thay đổi cục diện chiến tranh và ta dành thắng lợi. Tư tưởng tích cực chủ động tiến công là chủ động giành quyền đánh giặc trên các mặt trận của dân tộc, kiên quyết tiến công bằng sức mạnh tổng hợp toàn dân, không thụ động phòng ngự đó là yếu tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh và là nét đặc sắc trong nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc ta. Với thế cơ động tiến công từ mọi phía, hãm địch vào thế bị động lúng túng, nắm được thời cơ chuyển sang phản công, tiến công và giành thắng lợi. Từ thời nhà Trần vào thế kỉ thứ XIII, trước thế mạnh của quân Nguyên - Mông, tư tưởng tích cực chủ động tiến công được thể hiện bằng việc không chấp nhận yêu sách của Chúa Nguyên, mà động viên nhân dân cả nước chuẩn bị vũ khí kháng chiến, xây dựng quyết tâm đánh giặc cao cho quân dân cả nước với ý chí “sát thát” thề giết giặc Nguyên - Mông. Khi quân Nguyên Mông vào xâm Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  31. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh lược nước ta, nhà Trần đã phát huy sức mạnh toàn dân, thế trận làng nước, chặn giặc phía trước, đánh giặc phía sau, triệt phá đường tiếp tế lương thực, cô lập địch, tập trung lực lượng, kết hợp chặt chẽ giữa tiến công và rút lui, phản công chiến lược và kết quả cả 3 lần đều đánh bại cuộc tiến công xâm lược của giặc Nguyên Mông. Đầu thế kỉ XV trước sự xâm lăng của giặc Minh, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Với lòng yêu nước thương dân, ý chí căm thù giặc của nghĩa quân Lam Sơn “Không đội trời chung với giặc, thề không cùng sống chung với chúng” đã chuyển thành quyết tâm đánh giặc rất kiên cường của quân sĩ dù phải “Nằm gai nếm mật vẫn bền gan chiến đấu”. Thời kỳ đầu khởi nghĩa, nghĩa quân gặp muôn vàn khó khăn “Sớm tối không được hai bữa áo mặc, đông hè chỉ được có một manh, quân lính chỉ độ vài nghìn, khí giới thì thật tay không”. Nhiều lần bị kẻ địch vây hãm, Lê Lợi đã tổ chức cuộc tiến công phá thế bao vây phong tỏa của kẻ thù. Đến năm 938 chỉ bằng một trận Ngô Quyền đã đánh tan đội thuỷ quân xâm lược của Lưu Hoằng Thao trên sông Bạch Đằng, kết thúc thời kỳ mất nước kéo dài hàng ngàn năm. Thời nhà Lý, do có nhiều chính sách, cải cách tiến bộ để xây dựng đất nước, củng cố quốc phòng như: “khuyến nông”, “ngụ binh ư nông” (gửi quân ở dân) đã tạo nên sức mạnh, giành quyền chủ động đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn mua chuộc lôi kéo, đe doạ, xâm lấn biên giới của kẻ thù. Trước nguy cơ bị quân Tống xâm lược, tư tưởng chỉ đạo tác chiến của nhà Lý là: “Giành quyền chủ động đánh trước để phá thế mạnh của giặc”. Lý Thường Kiệt nói “Ngồi yên chờ giặc không bằng đem quân ra chặn trước mũi nhọn của chúng”.Bằng hành động thiết thực của mình, đích thân vua Lý Thái Tông cầm quân xuống phương Nam đánh giặc Chăm Pa, đã phá được thế liên kết gọng Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  32. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh kìm của kẻ thù từ hai đầu đất nước, tạo điều kiện tập trung lực lượng đánh giặc phương Bắc. Cuối năm 1075 đầu năm 1076, Lý Thường Kiệt đã mở cuộc tiến công chủ động đánh sang thành Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu phá thế chuẩn bị tiến công xâm lược của quân Tống. Sau đó chủ động lui về xây dựng phòng tuyến Sông Cầu (sông Như Nguyệt) thành thế “hoành trận” để đánh giặc. Tư tưởng chỉ đạo đánh giặc của quân và dân nhà Lý là kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngự và phản công, xây dựng lực lượng phát triển mở rộng thế trận, chủ động tiến công địch, quy mô ngày càng lớn cả bằng quân sự, chính trị, binh vận kết hợp đánh tiêu diệt địch. Khởi nghĩa Tây Sơn thế kỉ XVIII do ba anh em nhà Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo đã được nhân dân đồng lòng ủng hộ. “Anh đi theo chúa Tây Sơn Em về cày cuốc mà nuôi mẹ hiền” (ca dao) Lực lượng nghĩa quân ngày càng phát triển mạnh, vốn tư tưởng tích cực chủ động tiến công nghĩa quân đã giải phóng một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận, đánh tan Chúa Nguyễn ở đằng trong, Chúa Trịnh ở đằng ngoài. Nghe tin bọn Nguyễn Ánh, Lê Chiêu Thống “Cõng rắn cắn gà nhà”, “rước voi về giày mộ tổ” mở đường cho gần 3 vạn quân Xiêm và gần 30 vạn quân Mãn Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đã tổ chức cuộc hành binh thần tốc, tập trung lực lượng mạnh, đánh bất ngờ, với sự hiệp đồng giữa quân thuỷ, kỵ binh, pháo binh và voi chiến đã đánh tan quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút tiêu diệt quân Mãn Thanh ở Ngọc Hồi - Đống Đa, giữ vững nền độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Những lần đánh thắng quân xâm lược đó là những lần biểu hiện cho nghệ thuật tiến công rất tài giỏi của cha ông ta, là nét đặc sắc về tư tưởng, chủ Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  33. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh động và kiên quyết tiến công. Nghệ thuật tiến công còn gắn liền với tinh thần tích cực chủ động tiến công của một dân tộc nhỏ đánh thắng những kẻ thù xâm lược lớn hơn mình rất nhiều lần. Ở phạm trù chiến lược, nghệ thuật quân sự Việt Nam không có phòng ngự mà chỉ có tiến công, coi tiến công là tư tưởng chỉ đạo, cũng có nghĩa coi phòng ngự là tạm thời, là sách lược, là biện pháp cần thiết để tạo thế, tạo thời có lợi cho phản công. Nhưng không vì thế mà dân tộc ta coi nhẹ phòng ngự vì thành luỹ và tổ chức phòng ngự cũng là biện pháp, phương tiện tạo ra thế trận và thời cơ giống như các yếu tố khác để phát huy sức mạnh của mình, đạt tới mục đích tiến công và phản công. Bằng cách đó đã chặn đứng các cuộc tiến công quyết liệt của địch để tạo thời cơ, sau đó chuyển sang phản công và tiến công đánh bại quân giặc. Trong nghệ thuật quân sự dân tộc Việt Nam, phòng ngự luôn gắn liền với tiến công và phản công. Vừa chặn địch ở chính diện, vừa đánh vào bên sườn phía sau, kết hợp phản công và tiến công ngay khi đang còn phòng ngự, tìm cách bộc lộ sơ hở để ta chuyển sang tiến công hoặc phản công, đó là cách phòng ngự thế công. Thứ hai, kế sách đánh giặc Chiến tranh là một quá trình đấu tranh vũ trang rất quyết liệt giữa hai bên tham chiến để dành ưu thế mà thắng. Sự đọ sức quyết liệt ấy đòi hỏi phải có lực lượng, song nó còn gắn liền với sự đấu tranh rất gay go quyết liệt về trí tuệ của các bên tham chiến, bên nào thông minh hơn sẽ thắng. Càng đọ sức quyết liệt và gay go thì càng biểu hiện quy luật chung của chiến tranh “Mạnh được yếu thua”. Mạnh yếu tuỳ thuộc vào số lượng, chất lượng mọi người tham chiến, trang bị vật chất kỹ thuật và nguồn lực bảo đảm các mặt cho cuộc chiến tranh đó và còn phụ thuộc rất lớn vào tài nghệ chỉ đạo, chỉ huy của người cầm quyền cùng năng lực sáng tạo trong vận dụng nghệ thuật của Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  34. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh người tham chiến trên chiến trường. Vì vậy ai có sức mạnh hơn, thông minh hơn và sáng tạo hơn thì ngưới đó sẽ chiến thắng. Do đó kế sách đánh giặc ở đây là mưu kế, là sách lược đánh giặc của dân tộc. Kế sách phải mềm dẻo, khéo léo kết hợp chặt chẽ giữa tiến công và phòng ngự, quân sự với binh vận, ngoại giao tạo ra thế mạnh của ta phá thế mạnh của địch, trong đó tiến công quân sự luôn giữ vai trò quyết định. Kế sách đó được vận dụng linh hoạt sáng tạo cho từng cuộc chiến tranh. Vì vậy mưu kế và kế sách giữ vai trò hết sức quan trọng trong nghệ thuật đánh giặc. Mưu kế trong chiến tranh tạo ra thế trận và thời cơ có lợi mà đánh thắng địch, đó là yếu tố thế và thời trong chiến tranh do mưu kế tạo nên. Trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, nhân dân ta luôn phải đương đầu với những kẻ thù lớn mạnh hơn mình rất nhiều lần, chúng vừa đông lại có tiềm lực kinh tế, quân sự to lớn hơn. Nhân dân ta đánh giặc trong điều kiện nhỏ đánh lớn, ít địch nhiều, yếu chống mạnh và thường bị quân thù bao vây về mọi phía. Từ đó mà nghệ thuật đánh giặc của cha ông ta kể từ xưa đến nay đều vì thế mà nghĩ đến mưu kế, tạo thời cơ, nắm bắt thời cơ, dành chủ động, đánh bất ngờ để thắng địch. Trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã dùng mưu trí cắm cọc nhọn bịt sắt chôn xuống lòng sông có quân mai phục tạo ra sức mạnh tổng hợp làm thế mạnh của ta dụ quân địch vào thế trận, rồi đánh quặt lại chúng lúc thuỷ triều rút nước xuống để tiêu diệt địch. Đây là nghệ thuật tạo, nắm thời cơ. Sự thông minh, sáng tạo trong chiến tranh là biểu hiện trước hết ở mưu kế hay và khéo léo. Mưu hay kế sâu không chỉ biểu hiện ở phạm trù chiến lược mà còn biểu hiện rất rõ ở phạm trù chiến dịch, chiến đấu trong nghệ thuật quân sự của dân tộc ta. Có mưu hay kế khéo thì các trận đánh lớn, nhỏ cũng như tác chiến đều cho phép ta với lực lượng ít hơn, có thể đánh Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  35. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh thắng được một đối thủ có lực lượng đông và vũ khí trang bị kỹ thuật mạnh hơn. Mưu hay kế khéo có thể buộc địch đánh theo cách đánh của ta, biến địch từ tiến công thành bị tiến công, quá trình giao chiến buộc địch bộc lộ ra những sơ hở để ta chủ động và bất ngờ đánh thắng . Trước thế giặc Nguyên - Mông đang mạnh, mưu lược đánh gặc của quân dân thời Trần là: Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, nơi hiểm yếu của kẻ thù. “Nguyên binh nhuệ khí đang hứng kíp đánh chẳng bằng kiên thủ chờ suy”. Quân dân thời Trần vừa chặn đánh vừa rút lui từng bước, kết hợp với tổ chức cho toàn dân lập kế “thanh dã” (làm vườn không nhà trống) với đánh phá nhỏ lẻ ở phía trước, bên sườn phía sau. Quân dân ta đã đẩy quân Nguyên vào thế cùng lực kiệt tiến thoái lưỡng nan. Lúc đó ta mới tập trung lực lượng, chuyển sang phản công kiên quyết, tiến công liên tục, lập nên chiến thắng vang dội ở Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương Ba lần đem quân xâm lược Đại Việt, đạo kị binh thiện chiến Nguyên - Mông đã từng chinh phục khắp lục địa Âu - á đã bị đánh bại. Trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thời kỳ đầu khởi nghĩa, so sánh lực lượng ta yếu hơn địch, nhưng tổ tiên ta đã sử dụng nhiều kế sách đánh giặc rất mềm dẻo và vô cùng khôn khéo. Nghĩa quân Lam Sơn thì dùng kế “Bên ngoài giả thác hoà thân” để “bên trong lo rèn chiến cục”. Nghĩa quân lại dùng mưu: “Hoà hoãn với Chúa Trịnh ở đằng ngoài, để tập trung lực lượng đối phó với Chúa Nguyễn ở đằng trong”. Nhờ có nghệ thật khôn khéo đó mà ta đã tránh được sự đánh phá rất quyết liệt của kẻ thù, đưa phong trào khởi nghĩa phát triển mạnh mẽ trong công cuộc giải phóng dân tộc. Có mưu hay kế khéo không những tiêu diệt được nhiều địch ,phá huỷ được nhiều phương tiện chiến tranh, lấy được trang bị vũ khí phương tiện của địch để dùng cho ta, làm cho ta càng đánh càng mạnh, mà một vấn đề quan trọng hơn nữa là ta đã đánh bại được những chủ trương biện Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  36. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh pháp, thủ đoạn, tác chiến quan trọng của địch, làm cho địch quân đông mà không dám dùng, còn lực lượng tinh nhuệ mà không dám sử dụng để thi thố tài năng vào đúng nơi và đúng lúc. Mưu đồ của địch từ đó mà đi tới chỗ dần dần suy sụp, càng đánh càng bị thua đau đớn, thiệt hại của chúng càng lớn hơn, tác động tinh thần đối với chúng còn nguy hại nhân lên gấp bội, dẫn đến ý chí tinh thần của chúng bị lung lay, âm mưu xâm lược bị nứt rạn, mâu thuẫn tăng lên cuối cùng bị tan vỡ. Mưu kế trước hết là lừa địch, tìm cách điều địch để phá thế địch mà tiêu diệt địch. Trần Hưng Đạo nói “Đời xưa người giỏi dùng binh ý muốn như thế mà không là như thế, nay thì ý muốn không như thế cho nên làm như thế, khiến họ lại ngờ là ý muốn như thế. Đó là phép tinh vi để phá quân, bắt tướng. Cái làm chỉ là cái bóng, làm mà không nghĩ thế chỉ là cái bóng trong cái bóng mà thôi - như hai cái gương trao đổi nhau, thực là huyền ảo mà không huyền ảo”. Ngoài ra mặt trận ngoại giao cũng giữ vai trò hết sức to lớn. Thời Trần đánh thắng giặc Nguyên - Mông đã mở mặt trận tiến công ngoại giao, buộc chúa Nguyên phải công nhận xâm phạm quốc cảnh “Đại Việt” để ta thả 5 vạn tù binh về nước. Nghĩa quân Lam Sơn, Tây Sơn dùng kế sách “hoà hoãn” tránh sức mạnh ban đầu của giặc để xây dựng lực lượng phát triển thế trận, sau đó mới mở các cuộc tiến công ngày càng lớn . Từ đó cho thấy tư tưởng chỉ đạo đánh giặc phải giữ vững quyền chủ động, liên tục tiến công địch. Nhưng tuỳ theo điều kiện của từng cuộc chiến tranh, so sánh lực lượng ta và địch, để tìm ra cách đánh thích hợp tiêu diệt chúng. Kế sách đánh giặc của nhân dân ta rất mềm dẻo, khôn khéo, kết hợp Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  37. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh chặt chẽ giữa tiến công quân sự với binh vận, ngoại giao tạo ra thế mạnh của ta, phá thế mạnh của địch, đánh bại chúng, trong đó tiến công quân sự luôn giữ vai trò quyết định. 2.1.2.2. Toàn dân là binh cả nước đánh giặc Đây là nghệ thuật về tổ chức, sử dụng lực lượng, động viên tinh thần, phát huy sức mạnh, cách đánh giặc theo sở trường của từng người, từng lực lượng, mỗi bản làng, thôn xóm trên cả nước tạo thành sức mạnh "toàn dân là binh cả nước đánh giặc". Toàn dân là binh, cả nước đánh giặc là nghệ thuật đánh giặc truyền thống độc đáo, sáng tạo của dân tộc ta, là chiến thuật chiến tranh nhân dân toàn dân đánh giặc. Nó được thể hiện trong cả khởi nghĩa vũ trang, trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc. Thắng lợi của nhân dân ta chống kẻ thù xâm lược trong lịch sử đều do biết tiến hành chiến tranh nhân dân, phát huy sức mạnh" toàn dân là binh, cả nước đánh giặc" mà nội dung thực chất là nghệ thuật quân sự dựa vào dân, lấy dân làm gốc để tiến hành chiến tranh. Nó mang tính truyền thống của nghệ thuật quân sự Việt Nam, nó đã trở thành nguyên lý sâu sắc nhất để tiến hành giành thắng lợi khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng suốt hàng ngàn năm lịch sử. * Cơ sở phát động toàn dân đánh giặc. Các cuộc chiến tranh mà nhân dân ta tiến hành đều là chiến tranh yêu nước chính nghĩa để bảo vệ Tổ quốc hoặc giải phóng dân tộc. Đây là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn thúc đẩy toàn đân hăng hái tham gia, nhà nhà hưởng ứng, người người đứng lên đánh giặc cứu nước. Dân tộc ta có truyền thống đoàn kết, yêu nước, thương nòi, ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất, Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  38. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh tinh thần quyết đánh quyết thắng quân xâm lược để bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. Từ xa xưa, nhân dân ta đã biết đứng lên chống giặc ngoại xâm, biết dựa vào sức lực của chính mình, tạo ra sức mạnh đoàn kết và kiên trì đấu tranh lâu dài, cuối cùng giành được thắng lợi, mở đầu cho trang sử chống ngoại xâm rất vẻ vang của dân tộc. Lực lượng chủ yếu ấy là những người dân của các bộ tộc, bộ lạc được huy động ra đi làm dân binh để chiến đấu. Với trang bị vũ khí lúc ấy vừa bằng tre, gỗ, vừa bằng sắt, đồng, đá. Tre, gỗ, đá dùng làm gậy gộc, mũi tên, lao và đá ném; sắt đồng làm ra giáo, mác, rìu, lao Những trang bị ấy thường ngày là những phương tiện lao động sản xuất, săn bắn thú rừng để sinh sống, đồng thời cũng là vũ khí chiến đấu chống giặc khi cần thiết. Sức mạnh đó là sức mạnh dựa vào sự đoàn kết của các bộ tộc chống ngoại xâm để bảo vệ dân tộc, bảo vệ giống nòi. Thực hiện “trăm họ là binh, toàn dân đánh giặc”. Do có bước phát triển tiến bộ về tư tưởng, tổ chức xây dựng đất nước, củng cố quốc phòng, các nhà nước phong kiến Đại Việt đã gắn chặt dân với nước, nước với dân, tạo cơ sở vững chắc cho nghệ thuật đánh giặc “toàn dân vi binh, cử quốc nghênh địch” thời chiến đã có bước phát triển quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam. Trải qua bao nhiêu thế hệ, dân tộc Việt Nam với khí phách anh hùng ngày càng nảy nở và phát triển, đã kiên quyết liên tục đứng lên chống ngoại xâm, sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ, bảo vệ quyền sống của mình trên mảnh đất quê hương. *Nội dung nghệ thuật phát huy sức mạnh toàn dân là binh, cả nước đánh giặc. Thứ nhất, tổ chức động viên lực lượng Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  39. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh Là tổ chức động viên toàn dân, mọi nhà, mọi người đều đánh giặc, “trăm họ là binh, cả nước đánh giặc” tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc. Với truyền thống yêu nước nồng nàn, tự lập tự cường, anh dũng bất khuất gắn liền với ngọn cờ đại nghĩa chiến đấu vì độc lập, thống nhất đất nước “nhân dân ta đã sớm có ý thức gắn quyền lợi của Tổ quốc với quyền lợi của gia đình và bản thân, gắn bó nước với nhà, làng với nước trong mối quan hệ keo sơn bền chặt”, “nước mất nhà tan”. Câu nói đó đã có từ lâu đời cho nên mỗi khi có giặc xâm lược thì mọi người đều đồng lòng đứng dậy chống giặc để giữ nước, giữ nhà. “Cả nước chung sức đánh giặc đó là truyền thống quân sự của dân tộc Việt Nam”. Trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, các nhà nước phong kiến Đại Việt đã tổ chức sử dụng lực lượng vũ trang cùng nhân dân biên giới, đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn mua chuộc lôi kéo, kích động của kẻ thù, giữ vững biên cương của Tổ quốc, các địa phương còn tích cực tổ chức lực lượng, động viên nhân dân chủ động xây đồn luỹ, chuẩn bị vũ khí sẵn sàng đánh giặc. Thời nhà Lý đã động viên hàng trăm vạn dân tham gia lập nên thế "hoành trận” để đánh giặc ở sông Cầu (sông Như Nguyệt). Do cũng chuẩn bị tốt lực lượng, thế trận nên quân dân địa phương vùng Lạng Sơn, Cao Bằng cùng quân đội triều đình sang đất Tống để phá thế tiến công chuẩn bị trước của giặc. Sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân với khí thế tiến công ngày càng mạnh đã trở thành nhân tố rất quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng và bảo tồn dân tộc. Thời nhà Trần tổ chức hội nghị “Diên Hồng”, cùng nhân dân bàn cách đánh giặc. Sau hội nghị cả nước dấy lên phong trào đánh giặc lập công. Tiêu biểu là đội dân binh người Tày ở Lạng Sơn do Nguyễn Thế Lộc và Nguyễn Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  40. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh Lĩnh chỉ huy cùng một bộ phận quân triều đình liên tục chặn giặc trong nhiều ngày đêm. Đội quân gia nô của Nguyễn Địa đã chém chết tên phản bội Trần Kiệm ngay trên mình ngựa trước cửa Chi Lăng. Lực lượng dân binh ở Tây Bắc do Hà Bổng, Hà Đặc, Hà Chương đã chặn đánh kiên quyết liên tục quân Nguyễn ở Thu Vạt, Bạch Hạc Khi tiến công địch ở Nam Thăng Long, lực lượng dân binh, quân các lộ phủ của Trần Thống, Nguyễn Khả Lạp đã phối hợp với quân triều đình đánh giặc lập nên chiến công ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương. Chiến thắng Vạn Kiếp có công to lớn của Hoài Văn Hầu, Trần Quốc Toản người đã tổ chức chặn đánh quyết liệt ở sông Như Nguyệt buộc quân Nguyên phải đi vào đúng thế trận của ta. Trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng được nhân dân đồng lòng, quyết tâm ra sức ủng hộ Trần Quốc Toản, đã giàn thế trận hiểm, kết hợp với tài nghi binh lừa địch của dân binh địa phương, ta đã bắt gọn quân giặc, bắt sống nhiều tướng giặc như Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Trích Lê Cơ. Ba lần xâm lược Đại Việt, cả 3 lần đều thất bại dưới quân và dân ta, làm cho kẻ thù khiếp sợ không dám xâm phạm. Thắng lợi của dân tộc ta đã góp phần làm suy yếu thế lực của đế quốc Mông Cổ, làm thất bại âm mưu biến nước ta thành bàn đạp để mở rộng xâm lược xuống các nước Đông Nam Á. Đó là những cống hiến quan trọng có ý nghĩa lớn lao của dân tộc ta đối với cuộc chiến tranh của các dân tộc Châu Á¸ chống xâm lược và thống trị của đế quốc Nguyên - Mông hồi thế kỉ XIII. Khởi nghĩa Lam Sơn với mục tiêu “kéo cùng dân ra khỏi lầm than”, quân khởi nghĩa được nhân dân ủng hộ mạnh mẽ phát triển lên thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Khi đánh giặc, quân khởi nghĩa đi đến đâu cũng “chật đất người theo”, nghĩa quân đánh giặc ở đâu nhân dân ở đó nổi Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  41. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh dậy hưởng ứng. Quân Lam Sơn tiến quân vào Nghệ An, Tân Bình, Thanh Hoá người trẻ gia nhập nghĩa quân, người già cũng tham gia đánh giặc, chỉ riêng Trà Lân đã có hơn 5000 thanh niên được tuyển vào quân đội. Khi tiến quân ra Bắc Bộ, cả đồng bằng vùng lên đánh giặc. Chiến thắng Tốt Động, Chúc động, Đông Quan, Chi Lăng đều có dân binh và nhân dân trong vùng giúp sức mà sử sách còn ghi “Hào kiệt các lộ ở kinh đô và nhân dân các lộ, phủ, huyện tấp nập kéo đến cửa quân hết sức liều chết đánh thắng giặc ở các xứ”. Sau mười năm chiến đấu bền bỉ, gian khổ và ngoan cường, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Thắng lợi của cuộc chiến thật là oanh liệt, toàn diện và triệt để đã đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược nước ta của nhà Minh, đất nước được giải phóng và nền độc lập dân tộc nhờ đó mà được bảo đảm gần 4 thế kỉ (đầu thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XVIII) không bị nạn ngoại xâm, phong kiến phương Bắc đe doạ. Dưới chế độ hà khắc và ngột ngạt của họ Nguyễn, nhân dân ta từ lâu đã tích chứa nhiều bất mãn oán giận và căm thù. Trước họa xâm lược của giặc Thanh, mùa xuân năm 1789 Quang Trung cấp tốc mở cuộc hành binh ra Bắc, chỉ dừng lại Nghệ An có 10 ngày mà đã có hàng vạn thanh niên tình nguyện gia nhập nghĩa quân. Trong các trận quyết chiến ở Ngọc Hồi, Khương Thượng, Thăng Long có sự giúp đỡ phối hợp của nhân dân, nghĩa quân đã có “luỹ mộc” để cản phá hoả lực của Hứa Tế Hanh lập thành “trận rồng lửa” (hoả long trận) quân vây kín bốn mặt thành, đánh tan hàng vạn quân của Sầm Nghi Đống, Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp vượt cầu phao nhằm hướng Bắc mà chạy. Trong các cuộc chiến tranh này, ngoài lực lượng quân sự thì dân chúng cũng tham gia trực tiếp chống giặc bằng nhiều hình thức rất phong phú, ra sức hỗ trợ về mọi mặt để đánh thắng kẻ thù. Đối với đất nước ta, trước nạn xâm Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  42. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh lược thường xuyên đe dọa của kẻ thù, các vị lãnh tụ luôn biết dựa vào dân, coi việc chăm lo sức mạnh của nhân dân làm nền tảng cho việc giữ nước và giải phóng đất nước. Hình thức chiến tranh nhân dân sớm xuất hiện, không những kế thừa được phong trào đấu tranh có tính chất quần chúng rộng rãi với truyền thống anh hùng bất khuất đã có từ xa xưa, mà còn phát triển lên một trình độ mới rất cao, lập nên những kỳ tích vang dội với những chiến công hiển hách. Hình thức tổ chức lực lượng quân sự lúc này bao gồm ba thứ quân (quân cấm của triều đình, quân các lộ các địa phương và dân binh) ngày càng hoàn thiện, gồm bộ binh, thuỷ quân và các loại hình binh chủng khác. Tổ tiên ta đánh thắng địch không chỉ ở miền rừng núi, trung du mà ở cả đồng bằng, trên sông nước và ngoài cửa biển. Đánh thắng giặc Tống, Nguyên, Minh, Xiêm, Thanh đã chứng minh sức mạnh toàn dân trong nghệ thuật đánh giặc “toàn dân là binh cả nước đánh giặc”. Điều đó được nhà quân sự thiên tài Trần Quốc Tuấn khẳng định “Sở dĩ nước ta thắng được giặc ngoại xâm qua nhiều thời đại là do ta biết đồng lòng đánh giặc, cả nước chung sức ”. Ngược lại thời Hồ dựng nước và giữ nước theo tư tưởng “ích kỉ phi gia”, “để trong nước lòng dân oán hận”. Vì thế dù cho Hồ Quý Ly có xây thành cao, đắp được luỹ dày thì khi chiến tranh xảy ra mà “dân không theo” cũng dẫn đến thất bại thảm hại, làm cho đất nước bị đô hộ kéo dài hàng ngàn năm. Thứ hai, với sức mạnh“toàn dân là binh, cả nước đánh giặc” đã hình thành nên thế trận đánh giặc độc đáo, sáng tạo ra nhiều cách đánh đạt hiệu quả cao. Trong quá trình đánh giặc, quân và dân nước Đại Việt đã khéo léo vận dụng kết hợp chặt chẽ giữa mưu, kế, thế, thời, lực để tạo ra sức mạnh của ta đánh phá, làm suy yếu hạn chế thế mạnh của địch trên phạm vi chiến lược và chiến đấu tiêu diệt chúng. Thế trận của ta là kết hợp chiến tranh nhân dân địa Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  43. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh phương (thế của các lộ, các vương hầu xưa kia, thế bộ đội địa phương và quân du kích) với thế trận chiến tranh bằng hoạt động tác chiến của quân chủ lực (du quân của triều đình) là thế trận chiến lược của các lực lượng vũ trang kết hợp với các lực lượng chính trị triển khai trên các địa bàn xung yếu và kết hợp chặt chẽ với nhau hãm địch vào thế không có lợi. Thời nhà Lý do tạo được thế bất ngờ chủ động đánh trước, phá được thành lũy của giặc ở hai đầu đất nước, đã làm đảo lộn kế hoạch xâm lược của kẻ thù. Trong trận tiến công thành Ung Châu, tướng giặc Tô Giám thúc quân phòng thủ chống trả quyết liệt. Quân ta đã sử dụng cách đánh vừa vây hãm vừa công thành. Trong đột phá ta sử dụng hoả công, thang mây (vân thê) để nhập thành, đào hầm qua chân thành, dùng bao đất xếp thành bậc cao đưa quân vào thành đánh phá. Khi lui về phòng thủ đất nước, quân dân tổ chức thành hai tuyến chặn giặc. Tuyến trước do quân các lộ, phủ cùng dân binh địa phương bố trí lực lượng dọc các tuyến đường bộ và đường sông mà địch tiến công, dựa vào thế hiểm trở của núi rừng, sông suối, đèo ải để chặn đánh giặc. Tuyến sau dựa vào thế núi, thế sông ta xây dựng chiến luỹ dài hàng trăm dặm, cao mấy thước. Ở nam sông Như Nguyệt, phía trước đóng cọc tre dày đặc với nhiều hầm chông. Lực lượng bố trí có quân bộ, quân thủy cùng với dân binh tại chỗ, có cả thế phòng và thế công tạo nên thế trận vững chắc, có cả chính diện, chiều sâu và trọng điểm phát huy sức mạnh, sở trường của các lực lượng, chặn giặc ở phía trước, tiến đánh giặc ở phía sau, hãm địch vào thế bất lợi để ta chuyển sang phản công. Trong tiến công, quân ta lại dùng kế “dương Đông kích Tây”, tổ chức những trận tập kích bất ngờ làm cho quân Tống không kịp chống đỡ tổn thất rất nhiều. Kết hợp với đòn tiến công ngoại giao, dân tộc ta đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của giặc Tống. Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến trước hết là kết quả của một bước phát triển Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  44. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh vượt bậc của dân tộc ta mọi mặt về tinh thần, vật chất và tổ chức. Sau hơn một thế kỉ giành được độc lập (thế kỉ X), do sự lớn mạnh đó quân dân thời Lý đã tiến hành cuộc kháng chiến với tinh thần chủ động, tư thế đạp lên đầu kẻ thù, khí phách hiên ngang và ý thức sâu sắc về quyền bất khả xâm phạm của dân tộc, làm chủ đất nước và vận mệnh của mình. Khởi nghĩa Lam Sơn, nghĩa quân đã phát huy thế mạnh của chiến tranh giải phóng dân tộc, sức mạnh của toàn dân, vận dụng cách đánh vây hãm thành, đánh quân cứu viện. Với tư tưởng “Giặc đông ta ít, lấy ít đánh đông, chỉ ở nơi đất hiểm mới được công” ta thực hiện “nhử người đến chứ không để người nhử đến” trong trận Chúc Động, Tốt Động. Sau chiến thắng Ninh Kiều, nghĩa quân Lam Sơn được tăng cường cả về số lượng cũng như chất lượng và trang bị vũ khí. Trên cơ sở đó nghĩa quân tiếp tục vây hãm thành Đông Quan và các thành luỹ nằm sâu bên trong hậu phương của ta (như thành Nghệ An, Diễn Châu, Tây Đô, Cổ Lộng, Chí Linh ) còn những thành luỹ nằm trên hai đường tiếp viện của địch từ Vân Nam và Quảng Tây đến Đông Quan (Như thành Điêu Diêu, Thị Cầu, Xương Giang, Khâu Ôn, Tam Giang ) thì nghĩa quân chủ trương kiên quyết tiêu diệt địch cho kỳ hết trước khi viện binh của nhà Minh kéo sang. Đặc biệt trong giai đoạn này, công tác vận động và thuyết phục kẻ thù được đẩy mạnh nhằm hỗ trợ cho cuộc tiến công bằng quân sự. Đúng như dự kiến của ta, Vương Thông tập trung 9 vạn binh, sử dụng hai mũi chính kỳ vây chặt Cao Bộ nhằm tiêu diệt quân khởi nghĩa. Nắm được ý đồ của giặc “tương kế tựu kế”, “nhanh chóng như thần máy then đóng mở” (Nguyễn Trãi) quân ta lợi dụng địa hình hiểm trở lập thế trận mai phục, chặn địch ở Cao Lỗ, khoá đuôi cắt địch ở Ninh Kiều, dồn quân Minh xuống cánh đồng Tốt Động, Chúc Động để tiêu diệt. Đúng như dự kiến đến canh năm địch tiến công lên Cao Bộ, tướng Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  45. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh Đinh Lễ cho pháo ở nơi yếu hại lừa địch, nghe tiếng pháo Vương Thông lầm tưởng cánh quân kỳ đã đánh phía sau Cao Bộ, liền xua quân đi tắt vào Cao Bộ. Khi quân địch đã qua cầu, toàn bộ quân Minh lọt vào trận địa mai phục của ta. Từ 3 phía quân ta xông ra thả sức chém giết, quân địch bị hãm vào đầm lầy người ngựa vướng vào nhau không sao chống cự được, tướng Trần Hiệp tử trận, tổng chỉ huy Vương Thông bị thương, quân chết vô kể, cánh kị binh vội tháo chạy qua cánh đồng Chúc Động lại bị rơi vào trận địa mai phục của ta quân số chết quá nửa. Sau mười năm chiến đấu bền bỉ, gian khổ và ngoan cường cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Trong khởi nghĩa Tây Sơn, nghĩa quân đã sử dụng kế sách tác chiến “Nghi binh thăm dò”, đưa một bộ phận lính thuyền ra phía trước tiến đánh một số trận tập kích thăm dò rồi bỏ chạy, mặt khác sai người đàm phán với tướng Xiêm “xin” rút binh làm cho địch càng chủ quan gây được mối nghi ngờ trong nội bộ của chúng, phía ta có thêm thời gian chuẩn bị chiến đấu. Chúng lầm tưởng lực lượng Tây Sơn nhỏ yếu, nên quân Xiêm - Nguyễn lợi dụng lúc nước cường, gió chướng, đêm ngày 8 tháng chạp năm Giáp Thìn (18/01/1875) đưa toàn bộ thuyền binh từ Trà Tân tiến thẳng đến Mỹ Tho, để tiêu diệt quân Tây Sơn. Nắm được ý định của giặc, quân Tây Sơn tổ chức thế trận phục kích trên sông Tiền Giang tập trung lực lượng tiêu diệt quân địch trên đoạn Rạch Gầm - Xoài Mút. Tận dụng địa hình kín đáo, hiểm trở quân Tây Sơn bí mật bố trí thuyền binh chặn đánh đầu, khoá đuôi, hãm địch trong khu quyết chiến tập trung lực lượng ở hai bên bờ và cù lao Thới Sơn đánh tạt sườn quân giặc. Khoảng đầu canh năm ngày 19/01/1785 gần 400 thuyền binh của giặc lọt vào thế trận chiến đấu ta đã bày đặt sẵn. Bằng một thế trận chiến đấu hiệp đồng thuỷ, bộ, pháo, Tây Sơn đã tiêu diệt gọn 5 vạn quân Xiêm - Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  46. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh Nguyễn. Từ đó quân Xiêm “Sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”, vua Xiêm phải thừa nhận tướng Xiêm “Ngu hèn, kiêu căng hung hãn đến nỗi bại trận” làm “Bại binh nhục quốc”. Nghệ thuật đánh giặc tài giỏi của quân Tây Sơn còn được thể hiện trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Thanh. Trước thế mạnh của giặc, lại có lực lượng tay sai Lê Chiêu Thống dẫn đường, quân Tây Sơn ở Bắc Hà không nhiều, Ngô Thì Nhậm nói “Phép dùng binh chỉ có một đánh, một giữ mà thôi ”. Tướng sĩ Tây Sơn đã tìm ra cách đánh “Lường thế giặc rồi mới đánh, nắm phần thắng rồi mới hành động, tuỳ theo tình thế mà bày ra chước lạ”. Quân Tây Sơn quyết định rút về giữ vùng đất hiểm ở Tam Điệp, Bỉm Sơn để bảo toàn lực lượng, không bỏ mất mũi tên, cho chúng ngủ nhờ một đêm rồi lại đuổi đi. Nhận được tin quân giặc vào Thăng Long, Quang Trung tổ chức cuộc hành binh thần tốc ra Bắc Hà, biết được quân Thanh đang dựa vào quân đông, tướng nhiều, xem thường đối phương, nói “Quân Tây Sơn như cá chậu chim lồng còn chút hơi thừa thoi thóp không đáng nói đến”. Trước tình hình đó, quân ta dùng kế “kích tướng” đẩy quân giặc vào thế chủ quan, ít đề phòng, sai người mang thư đến Tôn Sỹ Nghị “để xin hàng”, làm cho quân Thanh càng mất cảnh giác, xem thường ta. Tôn Sỹ Nghị ra lệnh cho Quang Trung “Hãy rút quân về Thuận Hoá để chờ phân xử”, truyền lệnh cho quân sỹ “Nghỉ mười ngày để cùng vui đón xuân”. Tận dụng sai lầm đó của giặc, quân Tây Sơn lập kế hoạch, tổ chức lực lượng tiến công chiến lược đánh địch trên cả 5 hướng. Cách đánh: Bí mật cơ động, triển khai lực lượng nhỏ, hình thành thế bao vây, vu hồi chia cắt, đồng loạt tiến công chính diện, hẹp, chiều sâu lớn. Tập trung lực lượng mạnh, đột kích vào các cụm quân lớn của giặc ở Ngọc Hồi, Khương Thượng (Đống Đa), Thăng Long. Bị bất ngờ trước cách đánh nhanh hiểm ở phía trước, bên sườn, phía sau của nghĩa quân Tây Sơn, quân Thanh không kịp chi viện cho nhau, Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  47. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh quân Tây Sơn đã thọc sâu tiến thẳng tới cung Tây Long. Tại bản doanh, Tôn Sỹ Nghị đang lo lắng theo dõi mặt trận phía Nam để sẵn sàng điều quân đi tiếp viện. Bỗng nhiên hắn được tin cấp báo đồn Khương Thượng bị tiêu diệt, hắn đang hoảng hốt chưa kịp đối phó thì đạo quân của Đô đốc Long đã tràn vào thành Thăng Long như một mũi tên lao thẳng vào bản doanh của hắn. Hắn khiếp sợ đến nỗi không kịp mặc áo giáp và đóng yên ngựa, vội vàng cùng với toán quân kị binh hầu cận vượt cầu phao tháo chạy trước. Quân Thanh tan vỡ tranh nhau tìm đường chạy trốn, Tôn Sỹ Nghị ra lệnh cắt cầu phao để cản đường truy kích của quân Tây Sơn. Do hành động tàn nhẫn của hắn, hàng vạn quân Thanh bị bỏ xác dưới sông Hồng. Tôn Sỹ Nghị và bọn tàn quân chạy trốn một cách thảm hại. Khắp nơi trên đường chạy trốn, chúng bị chặn đánh tơi bời và bị tiêu diệt gần hết, số sống sót phải luồn rừng, lội suối theo đường tắt trốn về nước. Bại tướng Tôn Sỹ Nghị cũng phải vứt bỏ tất cả sắc thư ấn tín để lo chạy thoát thân. Theo lời kể của một viên quan chạy theo Tôn Sỹ Nghị: “Tôi và Tôn Sỹ Nghị đói cơm khát nước không kiếm ra đâu được, ăn uống cứ phải đi suốt bảy ngày bảy đêm mới đến chốn Nam Quan”. Bằng một cuộc hành binh thần tốc đánh giặc mưu trí sáng tạo chỉ trong thời gian ngắn, nghĩa quân Tây Sơn đã quét sạch gần 30 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta. Từ đó cho thấy: Nghệ thuật đánh giặc mưu trí sáng tạo của dân tộc ta là giành giữ vững quyền chủ động trong cả công và phòng. Trong đánh giặc phải linh hoạt sử dụng mưu kế để lừa địch, tạo lợi thế, tận dụng thời cơ để tập trung lực lượng đánh địch. Ta thắng địch là thắng địch ở chỗ khôn khéo như Nguyễn Huệ nói “Người khéo thắng là thắng ở chỗ rất mềm dẻo”. Một nước nhỏ bị một nước lớn đang lúc cường thịnh chinh phục và nô dịch, lại có thể tự giải phóng hoàn toàn bằng những chiến thắng quân sự hết Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  48. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh sức lẫy lừng trong một thời gian ngắn như vậy, thì đó là một sự kiện hiếm có trong thời đại bấy giờ. Điều đó chứng tỏ rằng vào thế kỉ XX dân tộc Việt Nam đã là một dân tộc trưởng thành, có ý thức dân tộc sâu sắc, có sức sống phi thường và năng lực sáng tạo phong phú. Đó là một dân tộc đã có hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, một dân tộc anh hùng và không một thế lực xâm lược nào có thể khuất phục nổi. 2.1.2.3. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh. - Cơ sở xác định: Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh xuất phát từ điều kiện thực tiễn chiến tranh ở nước ta. Một nước đất không rộng, người không nhiều, luôn phải chống lại nhiều kẻ thù lớn mạnh, chúng có lực lượng quân đội, trang bị vũ khí, kinh tế lớn hơn ta rất nhiều lần . Đó là vấn đề tưởng chừng như không thể trong cuộc đối đầu giữa một quốc gia nhỏ bé với những kẻ thù lớn mạnh. Thế nhưng lịch sử Việt Nam chứng minh được rằng kẻ địch dù có đến từ đâu, lớn mạnh cỡ nào ta cũng tìm cách tiêu diệt chúng. Trong binh pháp người việt, kỹ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh đã trở thành nghệ thuật quân sự. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng và giữ nước của dân tộc, nghệ thuật quân sự Việt Nam có nhiều sáng tạo và linh hoạt, phù hợp với tương quan lực lượng giữa địch và ta để định ra phương thức sử dụng lực lượng phù hợp với tình hình đặc điểm của từng cuộc chiến tranh. Lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta mỗi thời một khác nhưng đều để lại truyền thống “Biết địch, biết ta trăm trận không nguy”. Nghệ thuật sử dụng lực lượng trên cơ sở đánh giá địch một cách chính xác, từ so sánh lực lượng và phân tích thế địch, thế ta, dự báo hình thái đôi bên sẽ diễn biến trên chiến trường từ đó đưa ra phương thức để đánh địch. Đánh giá so sánh lực lượng địch ta là nghệ thuật quân sự của dân tộc để vận dụng quan Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  49. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh điểm tổng hợp không chỉ dựa vào số lượng quân đội, vũ khí, phương tiện mà còn xem xét toàn diện: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hoá, vật chất và tinh thần, số lượng và chất lượng, điều kiện thế giới và trong nước có liên quan đồng thời không chỉ nhìn trước mắt, ban đầu, tìm ra chỗ mạnh, chỗ yếu của mỗi bên để định ra hình thức và phương thức cho phù hợp. Do đó, đối với một dân tộc nhỏ bé như chúng ta nếu không biết lựa sức mình thì không bao giờ có thể đánh bại được kẻ thù hùng mạnh. Vì thế chủ động bất ngờ là mạch sống tác chiến trong nghệ thuật quân sự của dân tộc ta. - Nội dung tiến hành Trong quá trình dựng nước và giữ nước từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII, nghệ thuật đánh giặc dùng nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh đã có bước phát triển mới, được vận dụng rất linh hoạt trong chiến tranh, chiến lược và chiến đấu. Quân dân ta kết hợp rất chặt chẽ mưu, kế, thế, thời, lực để nâng cao sức mạnh chiến đấu đạt hiệu quả đánh tan mọi âm mưu,thủ đoạn. Thời nhà Trần, sử dụng cách đánh giặc: “Dĩ đoản chế trường”, lực lượng quân đội chỉ có 20 vạn, nhà Trần đã động viên nhân dân cả nước tham gia đánh giặc. Trong đánh giặc quân dân đã kết hợp chặt chẽ giữa đánh giặc phía trước với tiến công ở phía sau, bằng cả đòn quân sự, kinh tế, binh vận, ngoại giao, giỏi sử dụng mưu kế lập được thế trận, tạo được thời cơ, quân dân thời Trần chuyển sang phản công kiên quyết, tiến công liên tục, ba lần đánh bại quân Nguyên, lần cao nhất chúng sử dụng tới 50 vạn quân. Khởi nghĩa Tây Sơn, khi quân Thanh xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đem mười vạn quân mở cuộc hành binh thần tốc, bất ngờ tiến công mạnh, đánh liên tục cả phía trước bên sườn phía sau, chỉ trong 5 ngày đánh tan 29 vạn quân Thanh, cùng 2 vạn tàn quân Lê Chiêu Thống. Trong trận Khương Thượng, Đống Đa, ta có một vạn quân vận dụng cách đánh bất ngờ táo bạo, Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  50. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh bao vây chặt, tiến công nhanh tiêu diệt 3 vạn quân của Sầm Nghi Đống, thọc sâu vào cung Tây Long tiêu diệt một vạn quân của Tôn Sỹ Nghị. Tuy vậy trong chiến đấu, khi cần thiết tổ tiên ta cũng đã tập trung lực lượng lớn tạo ưu thế để đánh bại kẻ thù. Trận đánh vận động ở Bến Đông năm 1258, Trần Hưng Đạo đã tập trung lực lượng ngang bằng với lượng binh Nguyên -Mông, đánh bại chúng. Trận công thành Xương Giang, Lê Lợi tập trung 5 nghìn quân, tiêu diệt 2 nghìn quân Minh. Trận Ngọc Hồi, Quang Trung sử dụng tới 2 trăm voi chiến, gần hết pháo binh, đánh tan lực lượng phòng ngự ngăn chặn của Hứa Thế Hanh Qua đó cho thấy nghệ thuật dùng nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh là nghệ thuật đánh giặc độc đáo, sáng tạo của dân tộc ta. Đòi hỏi các nhà lãnh đạo, chỉ huy phải có tài thao lược, biết động viên, phát huy sức mạnh toàn diện, vận dụng cách đánh phải tạo ra được nhiều lợi thế hơn kẻ thù, để tiêu diệt chúng. Trong đánh giặc nếu ta chưa tạo được lợi thế hơn địch, thì nhất thiết phải tập trung binh lực mạnh để đánh thắng chúng. Nó đã trở thành nét đặc sắc trong nghệ thuât đánh giặc truyền thống của dân tộc ta. 2.1.2.4. Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự chính trị, ngoại giao, binh vận Nghệ thuật chiến tranh nhân dân của dân tộc ta là giải quyết mối quan hệ giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao, binh vận, địch vận và các mặt đấu tranh khác trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài. Vì vậy sự kết hợp giữa các mặt đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao và đấu tranh binh vận trong chiến tranh là nét điển hình trong nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên ta. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược, Trần Hưng Đạo đã sử dụng mâu thuẫn giữa người Hán và người Mông Cổ trong Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  51. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh đạo quân Nguyên đi xâm lược lôi kéo người dân tộc Hán về phía mình để chống lại quân Nguyên. Vì thế Triệu Trung, một viên tướng người Hán trong đạo quân Nguyên đã ra hàng và tham gia đạo quân của ta do tướng Trần Nhật Duật chỉ huy, đánh tan đạo quân tiên phong của Toa Đô trong trận Hàm Tử. Tiêu biểu nhất là trong cuộc chiến tranh thời Lê, Nguyễn Trãi đã đặt vấn đề chính trị, ngoại giao, binh vận, địch vận lên một vị thế rất cao, tiến hành một cách có hệ thống và kiên nhẫn, trở thành chiến lược “Đánh vào lòng người”. Hàng vạn tên địch đã phải hạ vũ khí xin hàng, cuối cùng làm tan rã về tổ chức và tinh thần của một đạo quân xâm lược to lớn. Quang Trung trong trận đánh đồn Hạ Hồi tiêu diệt một căn cứ của địch ở Thường Tín (Nam Thăng Long) đã không tốn một mũi tên, một viên đạn nào vì ông đã dùng mưu kế binh vận, địch vận uy hiếp tinh thần binh lính địch làm chúng hoang mang lo sợ xin đầu hàng. Thế trận đó gắn bó ba mặt của cuộc tiến công (quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận) hình thành ba mũi giáp công trong cả phạm trù chiến lược, nghệ thuật, chiến dịch, đánh địch cả phía trước, phía sau và trong địch, làm cho địch không những bị tổn thất về lực lượng, vật chất (người và của) mà còn suy sụp về tinh thần, đẩy quân xâm lược vào thế bị tiến công triền miên ở mọi nơi mọi lúc, trên đất nước ta và của đất nước của chúng. Không những đã tác động đến tinh thần, ý chí chiến đấu của địch trên chiến trường mà còn tác động mạnh mẽ đến gia đình, vợ con binh lính của chúng ngay trên đất nước chúng. Trong chiến tranh, đấu tranh quân sự là điều diễn ra rất tất yếu, và có tính quyết định trực tiếp đến thắng lợi của cuộc chiến tranh. Phải tổ chức thực hành các phương thức tác chiến, huy động lực lượng đánh giặc, thực hiện các hình thức, thủ đoạn chiến đấu rất linh hoạt sáng tạo, tiêu diệt nhiều sinh lực địch tạo lợi thế cho các mặt trận khác. Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  52. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh ta đã chỉ ra rằng: nhân dân ta luôn phải đối chọi với những kẻ thù mạnh hơn ta về mọi thứ, âm mưu của chúng rất nham hiểm, xảo quyệt. Muốn đánh thắng, làm chúng hoàn toàn thất bại về ý đồ xâm lược của chúng thì phải đánh thật mạnh, tiêu diệt nhiều binh lực, phá huỷ nhiều phương tiện vật chất của chúng mới làm cho chúng suy yếu mà đi tới thất bại. Song mặt khác phải tìm cách khoét sâu nhược điểm, yếu điểm của quân xâm lược về mặt tinh thần thì thắng lợi của ta mới trọn vẹn, giảm bớt được thương vong tổn thất to lớn với ta. Đấy chính là nghệ thuật phải biết dựa vào thế mạnh, thế thắng của ta mà làm công tác chính trị binh vân, ngoại giao. Thế mạnh của ta là yếu tố chính nghĩa, thế thắng của ta là thế trận chiến tranh nhân dân. Dựa vào hai thế đó và kết hợp một cách chặt chẽ giữa các mặt trận để giành thắng lợi trong chiến tranh. Đánh giặc đến xâm lược đất nước mình, tất yếu là một cuộc chiến tranh chính nghĩa, là thế mạnh về chính trị của nhân dân ta. Phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa của chiến tranh chống xâm lược đánh vào quân xâm lược phi nghĩa. Dân tộc ta luôn tìm cách làm rõ mục đích chiến đấu chống quân xâm lược, phân biệt rõ tính chất chính nghĩa của ta và tính chất phi nghĩa của chiến tranh xâm lược, tạo ra sự nhất trí của nhân dân ta, lôi kéo được những phần tử trong binh lính địch đứng vào trong hàng ngũ của ta chống lại quân xâm lược, thu hút sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ trong nước và trên thế giới. Bên cạnh đó mặt trận ngoại giao cũng rất được chú trọng, ngày càng phát triển và trở thành một mặt trận phối hợp hiệu quả với đấu tranh quân sự, chính trị, đánh mạnh vào ý chí xâm lược của kẻ thù, làm sáng tỏ giá trị nhân văn quân sự của ta. Ngoại giao đã tích cực, chủ động, luôn giương cao ngọn cờ vì hoà bình, độc lập dân tộc, kiên trì kết hợp đấu tranh chính trị, tập trung Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  53. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh làm rõ chính nghĩa của ta, vạch trần những âm mưu thủ đoạn và tội ác của kẻ thù. Xuất phát từ tư tưởng “Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, đem chí nhân thay cường bạo”, đây là một nội dung mang bản chất chính nghĩa trong nghệ thuật tác chiến kết hợp với binh vận, địch vận, nó thể hiện tính nhân đạo sâu sắc trong truyền thống dân tộc “đánh người quay đi, không đánh người trở lại”, có nghĩa rằng đối với binh lính địch đã bị bắt làm tù binh hoặc đã đầu hàng thì ta luôn có chính sách đối xử tử tế với họ . Lịch sử đã chứng tỏ rằng, phát huy được tính nhân đạo trong nghệ thuật tác chiến, kết hợp với binh vận, địch vận không những tác động đến tinh thần binh lính địch mà còn tác động đến phong trào phản chiến trên đất họ, thành quả đem lại hết sức rõ ràng. Kết hợp giữa đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị, binh vận, địch vận với đấu tranh ngoại giao, tiến công địch toàn diện đã thể hiện tính độc đáo sáng tạo, vô cùng phong phú và linh hoạt. Nghệ thuật kết hợp cần phải luôn nắm chắc thắng lợi của đấu tranh quân sự, chính trị, binh vận, địch vận làm cơ sở và thế mạnh cho tiến công ngoại giao phát triển. Điểm nổi bật ở đây không chỉ là phát triển đấu tranh quân sự ở mức cao mà còn là sự hình thành và phát triển khá hoàn thiện một nghệ thuật đấu tranh chính trị đặc sắc, làm cho chính trị không chỉ là nền tảng cơ bản của cuộc chiến tranh mà còn là phương thức tiến công địch có hiệu lực cao, trực diện tiến công địch trên chiến trường. Chính trị trong chiến tranh của ta là chính trị quân sự, còn quân sự của ta là quân sự chính trị. Nghệ thuật tiến hành chiến tranh hay nhất, đạt hiệu lực chiến lược lớn nhất của ta là nghệ thuật kết hợp đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị, binh vận và đấu tranh ngoại giao. Những bài học kinh nghiệm ấy vẫn giữ nguyên giá trị trong thời đại mới, thời đại xây dựng và bảo Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  54. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh vệ Tổ quốc hiện nay. Từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/02/1930, tại hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ 4 (từ ngày 27 - 29/9/1947), lần đầu tiên quan điểm chiến tranh nhân dân đã được Đảng ta đề cập với tên gọi ban đầu là “quần chúng chiến tranh” Với những kinh nghiệm đã đạt được trong các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, mà nhất là trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là thiên anh hùng ca bất hủ trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, trong cuộc đụng đầu lịch sử ấy, quân và dân ta đã đánh hàng ngàn trận, mở hàng chục chiến dịch lớn đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn, chiến lược, chiến dịch của kè thù. Qua từng giai đoạn, qua từng chiến dịch nét đặc sắc và sự phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam được thể hiện một cách rõ ràng nhất. Quy luật chiến tranh của nhân dân ta trước đây là quy luật phát triển từ nhỏ đến lớn, từ ít đến nhiều, từ yếu thành mạnh, phát triển từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy, càng đánh càng mạnh; đến giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lực lượng vũ trang 3 thứ quân là lực lượng nòng cốt của chiến tranh nhân dân đã có những bước phát triển vượt bậc, tạo ra bước phát triển mới của nghệ thuật chiến tranh nhân dân. Phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân phong phú, sáng tạo, đã phát huy cao nhất sức mạnh của toàn dân đánh giặc một cách toàn diện, rộng khắp với mọi hình thức tổ chức và đấu tranh thích hợp. Phương đó khiến địch đông mà hóa thiếu, có sức mạnh lớn mà không phát huy được tác dụng, có sở trường mà không thi thố được, bị sa lầy trong biển lửa của toàn dân, lúng túng và bị động trong một kiểu chiến tranh không biết đâu là tiền tuyến đâu là hậu phương, một kiểu chiến tranh xen kẽ triệt để, chiến tranh nhân dân đủ khoét sâu vào những mâu thuẫn cố hữu của bất cứ Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  55. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh một đội quân xâm lược nào, đó là mâu thuẫn giữa phân tán và tập trung, giữa phòng ngự và tiến công, giữa đánh nhanh và đánh kéo dài làm cho lực lượng và phương tiện của địch ngày càng hao mòn, ý chí xâm lược ngày càng sa sút chiến thắng đó đã chứng tỏ nét đặc sắc và độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Mà đặc biệt là chiến thắng lịch sử 30/4/1975 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất nước nhà Bắc - Nam sum họp. Cuộc kháng chiến cứu nước toàn thắng đã để lại cho chúng ta những bài học vô cùng quý giá về phương pháp cách mạng, nghệ thuật quân sự, văn hóa quân sự Việt Nam. Từ dấu son chói lọi này, lịch sử dân tộc bước sang một trang mới, cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. 2.2. Nội dung nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo. 2.2.1. Chiến lược quân sự Chiến lược quân sự là tổng thể phương châm, chính sách và mưu lược được hoạch định để ngăn ngừa và sẵn sàng tiến hành chiến tranh thắng lợi, bộ phận hợp thành có tác động chủ đạo trong nghệ thuật quân sự Thứ nhất: Việc xác định đúng kẻ thù của cách mạng và đối tượng tác chiến Trong chiến tranh việc xác định đúng kẻ thù của cách mạng và đối tượng tác chiến là vấn đề tối quan trọng của chiến lược quân sự và rất phức tạp. Từ đó đưa ra đối sách và phương thức đối phó có hiệu quả nhất. Đế quốc Mỹ xâm lược nước ta núp dưới chiêu bài “bảo vệ thế giới tự do”, rêu rao “thương lượng hoà bình”, giả dối nguỵ trang nhằm lừa bịp nhân dân và dư luận. Sau khi phân tích kẻ thù, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm xác định và chỉ rõ kẻ thù mới của dân tộc ta là đế quốc Mỹ và tay sai với chích sách xâm Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  56. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh lược thực dân kiểu mới của chúng, sớm vạch ra một cách đúng đắn chiến lược cách mạng, phải tiến hành đồng thời trên hai miền Nam - Bắc, thống nhất đất nước. Ta đã khẩn trương ổn định, củng cố được miền Bắc làm căn cứ địa vững chắc, làm trung tâm lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng cả nước. Đó là nhân tố vô cùng quan trọng trước khi cả nước ta bước vào cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Thứ hai: Đánh giá đúng kẻ thù Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn phân tích đánh giá đúng mặt mạnh, mặt yếu của từng kẻ thù. Qua từng giai đoạn, đế quốc Mỹ lại có những thay đổi về chiến lược, chiến thuật, làm cho chúng ta luôn phải biết nhìn nhận đánh giá đúng tình hình, đề ra các giải pháp nhằm khắc phục. Giai đoạn 1961 đến giữa năm 1965, đế quốc Mỹ sử dụng chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Trước tình hình đó trên cơ sở thế và lực mới do phong trào đồng khởi tạo ra, Đảng ta chủ trương chuyển cách mạng giải phóng miền nam lên giai đoạn mới . Giai đoạn 1965 - 1968 đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” đưa quân viễn Chinh Mỹ vào tham chiến trên quy mô lớn ở miền nam, đẩy mạnh chiến tranh phá hoại, bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc. Chúng ta đã dự kiến sớm và đúng xu hướng phát triển của chiến tranh, nên có sự chủ động chuẩn bị đối phó. Do đó trước sự thay đổi chiến lược và bước leo thang chiến tranh mới, Mỹ đưa hàng chục vạn quân ồ ạt vào miền Nam, dùng hàng ngàn máy bay, hàng chục tàu chiến lớn đánh phá miền Bắc, ta đều chủ động đối phó và đánh thắng bước đi chiến lược mới của Mỹ. Đánh giá đúng so sánh lực lượng địch, từ khi Mỹ đưa mấy chục vạn quân ồ ạt vào miền Nam; Kiên định quyết tâm đánh Mỹ, giữ vững và thực Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  57. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh hành chiến lược tiến công và kịp thời xác định quyết tâm trực tiếp đánh quân viễn chinh Mỹ với chủ trương chiến lược kết hợp phản công với tiến công, chỉ đạo đánh thắng Mỹ ngay những trận đầu, chiến dịch đầu, thời kỳ đầu. Giai đoạn từ năm 1969 đến tháng 1 năm 1973, thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, tập đoàn Ních Xơn vừa từng bước đưa quân Mỹ ra khỏi miền Nam và ra sức củng cổ và tăng cường Ngụy quân, Ngụy quyền; vừa xuống thang chiến tranh, vừa phản công và tiến công rất quyết liệt. Chúng tập trung hầu hết các lực lượng, thực hiện liên tiếp các kế hoạch bình định, mở hàng vạn cuộc hành quân càn quét, sử dụng phương thức chiến tranh rất hiện đại kể cả vũ khí hoá học, chiến tranh điện tử và không quân chiến lược. Nhưng cuối mùa xuân 1970 nhất là hai năm 71 - 72 ta đã có nhiều nhận định đúng, quyết định đúng, kịp thời và sắc bén là kiên quyết trong hành động phản công và tiến công tạo chuyển biến cục diện chiến trường, cục diện chiến tranh. Giai đoạn từ năm 1973 đến tháng 4 - 1975 trong mấy tháng đầu (từ tháng 2 đến tháng 4 - 1973) sau Hiệp định Paris có hiệu lực sự chỉ đạo của ta có nhiều thiếu sót như không quán triệt chủ trương chủ động đối phó với hành động phá hoại Hiệp định, lấn chiếm và bình định của Mỹ - Ngụy để gây cho ta nhiều thiệt hại, mất dân, mất đất nước ở một số vùng. Song thiếu sót trên không kéo dài và cũng chưa ảnh hưởng đến cục diện chiến lược. Ta đẫ phát hiện kịp thời và ra sức khắc phục nên đã nhanh chóng chuyển thế chiến trường ngay từ giữa năm 1973. Do vậy qua từng giai đoạn lịch sử, kẻ địch luôn có sự thay đổi chiến lược khó lường, đòi hỏi chúng ta phải nhận định và đánh giá đúng kẻ thù đồng thời đưa ra các phương pháp xử lý đúng đắn, đem đến thắng lợi vẻ vang cho quân và dân ta. Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!
  58. LÊ VĂN NGHĨA - k48A - GDQP - Đại Học Vinh Thứ ba: Nghệ thuật mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc Nghệ thuật mở đầu cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam bằng cuộc khởi nghĩa Đồng Khởi vĩ đại, chuyển thành chiến tranh cách mạng. Ta chủ động mở đầu cuộc chiến tranh bằng chính trị và khởi nghĩa bộ phận, đánh vào khâu yếu nhất của địch hồi đó là chính quyền cơ sở tạo ra thế và lực tại chỗ, đẩy địch vào cuộc khủng hoảng triền miên bị động về cả chính trị, ngoại giao, quân sự ngay từ đầu. Nghệ thuật kết thúc chiến tranh của ta là đẩy Mỹ ra, tạo điều kiện đánh sập toàn bộ Ngụy quân, Ngụy quyền miền Nam. Tiến hành chuẩn bị lực lượng, chuẩn bị chiến trường, tạo thế tạo lực và nắm thời cơ mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy với tinh thần quyết chiến, táo bạo bất ngờ và chắc thắng. Nghệ thuật chiến tranh của ta là biết mở đầu đúng lúc, biết đánh lâu dài, giành thắng lợi từng bước tạo những bước chuyển biến lớn của chiến tranh. Chúng ta cũng đã biết kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến hợp với thời cơ lịch sử, có lợi nhất cho cách mạng nước ta và thế giới. Truyền thống đó biểu hiện tài thao lược của các lãnh tụ đất nước trong chỉ đạo chiến tranh và trực tiếp cầm quân đánh giặc, vừa biết đoàn kết toàn dân, phát động nhân dân vùng dậy để tiến hành chiến tranh toàn dân, bất ngờ và chắc thắng đồng thời không ngừng biết mở đầu đúng lúc mà còn kết thúc một cách thích hợp có lợi nhất cho nhân dân và đất nước. Thứ tư: Phương châm tiến hành chiến tranh Về chỉ đạo chiến lược chúng ta tiến hành đánh lâu dài vì đất nước của chúng ta luôn phải chống chọi với những kẻ thù lớn mạnh. Đánh lâu dài lấy thời gian làm lực lượng, chuyển hoá sức mạnh trong chiến tranh, nắm thời cơ đánh đòn quyết định. Đánh lâu dài không đồng nghĩa với việc kéo dài vô thời hạn cuộc chiến tranh “trường kỳ mai phục” mà phải biết chọn thời điểm kết Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ? Vạn cổ thiên thu khổ vẫn yêu!