Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_bien_phap_phat_trien_von_tu_cho_tre_3_4_tuoi.doc
Nội dung text: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi
- Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi
- Giáo viên hướng dẫn:Ts. Đinh Thái Học sinh thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hoài Đơn vị : Thành phố hạ long Lời cảm ơn Em xin chân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa: “ Giáo dục mầm non” trường Đại học sư phạm Hà Nội. Xin chân thành cảm ơn thầy giáo, tiến sĩ Đinh Hồng Thái, trường Đại học sư phạm Hà Nội. Xin cảm ơn phòng giáo dục – đào tạo thành phố Hạ Long –Tỉnh Quảng Ninh Xin cảm ơn ban giám hiệu, cán bộ, giáo viên của các trường, lớp trên địa bàn thành phố Hạ Long đã giúp đỡ tôi hòan thành bài tập tốt nghiệp này. Người viết Nguyễn Thị Thu Hoài
- Mục lục a- phần mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4. Giả thuyết khoa học 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6. Phương pháp nghiên cứu b- nội dung Chương I: Cơ sở định hướng cho đề tài ChươngII: Thực trạng về vốn từ của trẻ 3-4 tuổi trường mầm non ở thành phố Hạ long tỉnh Quảng Ninh Chương III: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi. c- phần kết luận và những ý kiến đề xuất 1. Kết luận chung 2. ý kiến đề xuất và giải pháp 3. Phụ lục, phiếu điều tra 4. Tài liệu tham khảo a- phần mở đầu
- I/ Lí do chọn đề tài: 1. Về lí luận: Vốn từ là nền móng để phát triển ngôn ngữV, mà ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển về trí tuệ của trẻ. Vốn từ được sử dụng trong lới nói được coi là một phương tiện tác động rất tinh tế trong hệ thống xây dựng môi trường sư phạm coa định hướng, bởi trong ngôn ngữ nói không chỉ có thông tin mà còn có cả ý nghĩa tình cảm. Ngôn ngữ nói có thể tạo nên hiện thực tâm lý coa sức mạnh đặc biệt . Trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa cần ầo tạo những con người hoàn thiện về mọi mặt. Trong đó phát triển vốn từ phong phú nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc 1. Về thực tiễn: Một thời gian dài trong giáo dục truyền thốngM, người ta cho rằng sự phát triển vốn từ của trẻ phụ thuộc phần lớn vào tính tích cực nói của cô giáo và cha mẹ, những người xung quanh trẻ. “ Hãy thường xuyên nói với trẻ càng nhiều càng tốt” – các cô giáo khuyến khích các bậc phụ huynh và về phần mình, chính các cô giáo cũng được dạy như vậy trong cơ sở đào tạo hoặc dược đọc trong các tài lệu chuyên ngành. Trong trường mầm non các cô còn quan tâm đến việc trẻ nói như thế nào, có biết giao tiếp không, có biết tìm đúng từ để thể hiện nhu cầu mong muốn, suy nghĩ của mình không? Trẻ 3-4 tuổi vốn từ còn ít, một số trẻ chưa được quan tâm tạo điêù kiện tiếp xúc, trò chuyện để làm tăng vốn từ cho trẻ ở độ tuổi này không được đến trường mầm non vì điều kiện, hoàn cảnh nào đó, cho nên không được học lẫn nhau, không học với nhau trong khi chơi, khi nghe mọi người nói chuyện, không được nghe cô kể chuyện không được học nói, phát triển vốn từ trong môi trường sống thực của nó. II/ mục đích nghiên cứu: Nhằm mở rộng, phát triển vốn từ cho trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3-4 tuổi. Dạy trẻ biết sử dụng các từ mô tả hoặc bắt đầu sử dụng các đại từ. Dạy trẻ có thể biết ghép các danh từ, động từ, tính từ thành câu tương đối hàon chỉnh. III/ Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
- 1. Khách thể : Trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Hồng Gai – Thàng phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh. 2. Đối tượng: Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi. IV/ giả thuyết khoa học: Nếu có nhứng biện pháp tích cực nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi thì sẽ tạo tiền đề vững chắc phát triển vốn từ của trẻ ở độ tuổi cao hơn, giúp trẻ hiểu nghĩa của từ, giúp trẻ phát âm, ghép các danh từ, động từ, tính từ thành câu tương đối hào chỉnh gắn với hoàn cảnh. V/ Nhiệm vụ nghiên cứu: 1. Nghiên cứu về mặt lí luận: Tổng hợp các tư liệu có liên quan đến đề tài, đề cập đến một số lí luận cốt lõi về phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi. 2. Khảo sát đánh giá thực trạng của trẻ 3-4 tuổi về phát triển vốn từ cho trẻ trên địa bàn thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. 3. Đề xuất một số giải pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi trên địa bàn thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh. VI/ Phương pháp nghiên cứu . 1. Nghiên cứu lí lụân: Đọc, sử dụng và tổng hợp các tư liệu có liên quan đén đề tài, chỉ ra được các biện pháp tích cực nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi. 2. Điều tra bằng phiéu điều tra trên giáo viên, phụ huynh ở các trường mầm non. 3. Tọa đàm với giáo viên và phụ huynh, trò chuyện với trẻ tại trường mầm non . 4. Quan sát, ghi chép các hoạt động nhằm phát triển vốn từ cho trẻ.
- B. phần nội dung Chương I: Cơ sở định hướng cho đề tài. I/ Cơ sở lí luận: Trẻ mẫu giáo có nhu cầu rất lớn về mặt nhận thức, trẻ khát khao được tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh mình trong đó ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Các nhà nghiên cứu giáo dục đều khẳng định phát triển vốn từ là nền tảng quan trọng để phát triển ngôn ngữ, có ý nghĩa quan trọng quyết định đến mọi mặt sau này của trẻ. Ngôn ngữ chỉ có ở con người và cũng chính từ lao động con người tiến hóa từ vượn thành người và phát triển . V.I.Lênin nói: “ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người” Sống trong xã hội con người luôn phải giao tiếp, mà khi giao tiếp con người phải sử dụng vốn từ để biểu đạt với những người xung quanh. Vốn từ của cá nhân phát triển thì ngôn ngữ cũng phát triển từ đó phương tiện giao tiếp quan trọng nhất mà xã hội loài người tồn tại và phát triển. Theo tinh thần đổi mới đã được nêu trong nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách giáo dục lần thứ III (năm 1979n) để nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ cần phải phát triển vốn từ, đặt nền móng đầu tiên hình thành phát triển ngôn ngữ tạo tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào những lớp cao hơn. II/ Cơ sở thực tiễn: Giáo dục mầm non với vị trí là bậc tiểu học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, mà phát triển vốn từ cho trẻ là hết sức quan trọng, là một hoạt động tâm lí mà ở đó coa một hoặc nhiều chủ thể cũng tham gia vào hoạt động. Nhờ hoạt động này mà ngôn ngữ mới hoàn thành được các chức năng: + Chức năng giao lưu + Chức năng truyền đạt, tiếp thu, ghi nhận. + Chức năng biểu danh những tên gọi của các sự vật hiện tượng + Chức năng biểu niệm ngôn ngữ và khái niệm + Chức năng biểu cảm, thông hiểu tình cảm, hiểu đối tượng giao lưu.
- Chủ trương đổi mới chương trình giáo dục mầm non là đổi mới về phương pháp hình thức tổ chức, dùng các biện pháp thích hợp dể phát triển vốn từ cho trẻ thêm phong phú, văn minh, lịch sự phù hợp với các tình huống giao tiếp. Dựa vào thuyết của vùng phát triển gần nhất của VƯGOTSKI thì các tiền đề của các cơ quan sinh lý, sự phát triển trưởng thành và chín muồi của các cơ quan sinh lý là tiền đề của việc phát triển vốn từ cho trẻ: + Đặc điểm của bộ máy phát âm (sự phát triển của bộ máy phát âms) + Cơ quan thính giác các vùng miền não bộ Vốn từ của những người xung quanh trẻ và môi trường giáo dục là điều kiện để phát triển vốn từ. Trẻ em giao tiếp với người xung quanhV, học các từ của bạn bè, cha mẹ, người thân, thì vốn từ của trẻ phát triển và chịu ảnh hưởng không nhỏ. Vốn từ được cấu thành từ các tiểu hệ thống đó là âm thanhV, ngứ nghĩa, cấu trúc chung và cách sử dụng trong giao lưu hàng ngày tổng hợp chúng vào hệ thống giao tiếp sinh hoạt. Nó phụ thuộc vào các thành tố sau: Thành tố 1: Thành tố đầu tiên là phát âm, hệ thống âm thanh của từ ta dạy trẻ phát âm các âm của Tiếng Việt, phát âm các danh từ, động từ, tính từ, phát âm các từ trong câu, cách phát âm cả câu, biểu đạt sự phát âm bằng cách hạ giọng, nhấn mạnh từ, kéo dài từ thể hiện sự biểu cảm cũng như thái độ của người nói. Thành tố 2: Ngữ nghĩa hay là cách thức một khái niệm nào đó được diễn đạt trong từ hay một tập hợp từ. Khi trẻ mới sử dụng từ, từ đó th] ờng không coa ý nghĩa giống như người lớn. để xây dựng vốn từ của hàng ngàn từ và liên kết chúng bằng mạng lưới các khái niệm có liên quan với nhau, lớn dần lên, trẻ không những sử dụng từ một cách chính xác hơn, mà còn luôn luôn có ý thức với ngữ nghĩa của từ và thực hiện chúng theo cách thức sáng tạo Thành tố 3: Ngữ pháp: khi trẻ lĩnh hội vốn từ trẻ bắt đầu liên kết từ theo một qui luật nhất định để thực hiện một ý nghĩa nào đó. Kiến thức về ngữ pháp có hai thành phần: cú pháp (là những qui luật mà từ được liên kết trong câu) và hình thái học là cách sử dụng các qui luật ngữ pháp để biểu đạt. Thành tố 4: tình hình sử dụng vốn từ gắn với thực tiễn, gắn với tình huống giao tiếp . Để giao tiếp có hiệu quả trẻ em phải học cách tham gia vào các hoạt động giao tiếp, tiếp tục phát triển chủ đề giao tiếp thể hiện ý kiến, ý nghĩa của
- mình một cách rõ rạng. Thêm vào đó trẻ phải biết diễn đạt bằng cử chỉ, điệu bộ bằng giọng nói và vận dụng ngữ cảnh để giao tiếp. Tính thực tiễn còn bị quy định bởi cách thức giao lưu, cách sử dụng ngôn ngữ, sử dụng vốn từ để giao lưu và để giao tiếp thành thạo trẻ em còn phải học tập cách thức giao lưu trong một xã hội nhất định theo các cấp bậc tuổi tác, các quan hệ xã hội, cách chào hỏi, cách làm quen. Phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi trong giờ hoạt động chung “ Làm quen với môi trường xung quanh” là hết sức thuận lợi. Bằng vốn từ của mình trẻ có thể biểu đạt sự hiểu biết của mình cho người lớn hiểu và hiểu được ý nghĩa của người lớn muốn nói gì từ đó giúp trẻ tích cực hoạt động giao tiếp với mọi người. Đây là thời kỳ “ phát cảm về ngôn ngữ” “Trẻ lên ba cả nhà học nói”, trẻ nói, sự phát triển về vốn từ đạt tới tốc độ nhanh, mà sau này khi lớn lên khó có giai đoạn nào sánh bằng. Ngược lại nếu ở tuổi lên ba mà trẻ không có điều kiện giao tiếp, không được nói thì vốn từ kém phát triển và mặt khác cũng trì trệ theo. Qua hoạt động chungQ: “ Làm quen với môi trường xung quanh” trẻ học được các từ chỉ tên gọi đồ vật, sự vật, hành động, hiện tượng, các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm . Nghe và hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng. Trẻ biết dùng từ để bày tổ tình cảm, nhu cầu và kinh nghiệm bản thân bằng các câu đơn, câu đơn mở rộng. Trẻ trả lời và đặt các câu hỏi Ai? Cái gì? ở đâu? khi nào? để làm gì? nó như thế nào? v.v Trẻ biết sử dụng các từ biẻu thị sự lễ phép, nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nết mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp, kể lại sự việc theo trình tự thời gian. Biết mô tả đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh, mô tả sự vật, hiện tượng, kể chuyện theo tranh, theo chủ đề, theo kinh nghiệm. Chương II: Thực trạng về vốn từ của trẻ ở thành phố Hạ Long. A - Khái quát về quá trình điều tra I/ Mục đích điều tra: Tiến hành điều tra nhằm đánh giá một số nét thực trạng về vốn từ của trẻ ở thành phố Hạ long, qua đó đề xuất một số ý kiến về giải pháp vấn đề này. II/ Các trường, lớp, gia đình điều tra: Điều tra hai trường: Trường mầm non Hồng GaiT – thành phố Hạ Long
- Trường mầm non Cao ThắngT – thành phố Hạ Long Điều tra ba lớp 3-4 tuổi: Trẻ hai lớp 3T-4 tuổi trường mầm non Hồng Gai Trẻ một lớp 3T-4 tuổi trường mầm non Hồng Gai III/ Nội dung điều tra: Điều tra về thực trạng về vốn từ của trẻ ở thành phhó Hạ Long thông qua tổ chức thực hiện sinh hoạt hàng ngày của trẻ, và thông qua hoạt động chung: “Làm quen với môi trường xung quanh” trong trường mầm non. IV/ Phương pháp điều tra - Dùng phiếu điều tra - Dùng phương pháp trò chuyện - Dùng phương pháp trò chơi. V/ Thực hiện Sử dụng bộ tranh: làm quen với môi trường xung quanh Sử dụng đồ vật, đồ chơi, tranh lô tô Đánh giá khả năng dùng từ§, khả năng ghép từ khả nhăng diến đạt của trẻ. B- Phân tích kết quả điều tra: 1. Khả năng sử dụng các danh từ1, động từ, tính từ, đại từ: trẻ mới bắt đầu biết sử dụng các loại từ đó, trẻ còn nhầm lẫn các đại từ và tính từ. 25% trẻ sử dụng đại từ chưa chính từ 47% trẻ sử dụng tính từ chưa chính xác 50% trẻ sử dụng đúng các danh từ 45% trẻ sử dụng đúng các động từ
- 2. Khả năng ghép các danh từ, đại từ, động từ tính từ thành câu tương đối hoàn chỉnh còn thấp. 35% trẻ ghép câu tương đối hoàn chỉnh 35% còn có lỗi ngữ pháp, phát âm 3. Khả năng phát âm, diễn đạt gắn với tình huống giao tiếp còn hạn chế 40% trẻ phát âm đúng. 45% trẻ diễn đạt gắn với tình huống giao tiếp đúng 4. Nguyên nhân của thực trạng: Đặc điểm phát âm vùng miền còn ngọng, tiếng địa phương nói ngọng số âm; tiếng. Các bài học, trò chơi mở rộng từ vựng, cách hướng dẫn kỹ năng diễn đạt cho trẻ còn lạ lẫm với trẻ. Chương III: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi qua hoạt động chung: LQVMTXQ A - Căn cứ vào lí luận và thực tiễn ta có một số biện pháp: 1. Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi, hoa quả, tranh ảnh. Khi cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi, hoa quả, tranh ảnh người lớn gợi ý cho trẻ nêu tên, đặc điểm nổi bật, cấu tạo đặc trưng của các vật đó, hoa quả đó. 2. Cô và mẹ cùng những người xung quanh luôn trò chuyện cùng trẻ Trò chuyện ở trẻ để hình thành ở trẻ các từ, các khái niệm, các kí hiệu tượng trưng của sự vật hiện tượng. Ban đầu các biểu tượng này rời rạc sau này có liên hệ với nhau. Người lớn dạy trẻ và phát triển vốn từ cho trẻ, dạy trẻ cách giao tiếp cởi mở, tự tin. Khi trò chuyện cùng trẻ, người xung quanh nêu những câu hỏi để phát triển vốn từ như: Đây là cái gì? (con gìc? quả gì? hoa gì?)
- Nó có màu gì? Nó kêu như thế nào? Nó dùng để làm gì? Nếu là quả thì hỏi đàm thoại: Vỏ nó nhẵn hay sần sùi? Nó chua hay ngọt? Nó có hạt không? v.v Cô giáo trong tiết học cần tạo những tình huống để trẻ phát triển vốn từ như: Bật đài có tiếng kêu con vật hay tiếng nói, tiếng còi của một loại phương tiện giao thông rồi cho trẻ đoán: Đó là con gì? Đó là phương tiện giao thông gì? Cô giáo luôn tạo tình huống để trẻ ghép các từ thành câu đơn hoặc câu mở rộng. Vd: Quả chuối này màu gì? Bông hoa này màu gì? Xe máy còi kêu thế nào? Ô tô còi kêu như thế nào? v.v 3. Người lớn xung quanh trẻ luôn lắng nghe trẻ phát âm và uốn nắn từ ngữ cho trẻ. Trẻ 3 tuổi phát âm theo các âm chuẩn Tiếng việt đôi lúc còn ngọng. Sử dụng đa dạng từ và câu trong giao tiếp cong hạn chế cho nên cô giáo luôn lắng nghe trẻ phát âm, uốn nắn từ ngữ cho trẻ, cho trẻ phát âm nhiều lần và sửa lỗi kịp thời cho trẻ
- 4. Cho trẻ tiếp xúc với nhau, với cộng đồng một cách thường xuyên: qua tiết học dưới hình thức đi dạo, đi thăm. Cô tạo tình huống cho trẻ tiếp xúc với nhau, tiếp xúc với cộng đồng qua cách hướng dẫn của cô. Cô có thể dùng vật thật cho trẻ truyền tay nhau và nêu nhận xét của cá nhân mình, hay thỏa thuận trong nhóm rồi cử đại diện nêu ý kiến thống nhất của cả nhóm. Có khi cô đưa những tình huống của công đồng qua lơid nói, tranh vẽ hoặc ảnh chụp cho trẻ nêu nhận xét, nhận định của trẻ về tình huống đó là đúng ( sai), là văn hóa, văn minh,( không văn hóa, văn minh) vì sao? Cho trẻ tranh luận về những ý kiến đó. 5. Cô giáo sử dụng một số trò chơi trong hoạt động chung: làm quen với môi trường xung quanh đẻ làm tăng vố từ cho trẻ. 5.1. Trò chơi 15: Cái túi kỳ lạ: - Mục đích: Giúp trẻ phân biệt và rèn luyện phát âm, cho trẻ gọi tên của đồ vật ( hoa , quả) - Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng qua các giác quan. Dùng tình huống trò chơi để luyện phát âm và gọi tên đồ vật - Cách tiến hành: + Chuẩn bị: Các laọi đồ chơi hoặc vật thật: cái bát, ca, thìa, đũa đĩa (hoặc các lọai hoa quảh) đựng trong một cái túi. - Cách chơi: + Lần đầu: Cô cho trẻ nhắm mắt, không nhìn vào túi lấy vật theo yêu cầu của cô, lấy vật ra ngoài ntíu rồi phát âm tên của vật ( hoa, quả) Ví dụ: Hãy lấy cho cô cái đĩa Trẻ không nhìn vào túi lấy cái đĩa và nói: cái đĩa. + Lần sau: Những lần sau năng mức độ chơi bằng cách cô miêu tả vật, tự tưởng tượng xem trong đó là vật gì? và lấy vật theo sự miêu tả của cô và nói tên vật. Lúc đầu là một vật, sau đó năng lên từ 2-3 vật.
- Ví dụ: Hãy lấy cho cô đồ dùng để uống có tay cầm. Trẻ lấy cái ca và nói: cái ca. Hoặc hãy lấy cho cô một đồ dùng để ăn, làm bằng nhôm và và dùng để xúc thức ăn (cơm) và một đồ dùng đẻ uống có tay cầm. Trẻ lấy “ cái thìa” và “ cái ca’ Giơ “cái thìa” và nói cái thìa Giơ “ cái ca” và nói cái ca. 5.2. Trò chơi 2: Hái hoa - Mục đích: Giúp trẻ phân biệt các loại hoa phát triển vốn từ .luyện phát âm cho trẻ qua tên gọi các loại hoa. - Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng, dùng tình huống trò chơi để trẻ phát âm các từ: hoa hồng, hoa cúc, hoa sen, hoa đồng tiền - Cách tiến hành: + Chuẩn bị: 4 chậu (lọl) hoa. Hoặc lẵng hoa sen, đồng tiền, hoa hồng, hoa cúc ( Hoa sen cho trong chậu nước làm “đầm sen”) Tranh lô tô về một số loài hoa. + Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi ghế hình vòng cung xong nói cách chơi. Cô đặt các chậu hoa, lẵng hoa đã chuẩn bị, cô yêu cầu trẻ hái hoa theo yêu cầu của cô và nói tên hoa . Cô miêu tả bồn hoaC, trẻ chọn tranh lô tô đúng loaị hoa cô miêu tả và nói tên hoa 5.3. Trò chơi 35: Trồng cây hái quả. - Mục đích: Luyện trí nhớ và khả năng phát triển vốn từ cho trẻ - Nội dung: cho trẻ tiếp xúc với đối tượng, bằng tình huống chơi nhớ được các màu xanh, đổ, vàng và gọi tên các loại quả, các màu đó.
- - Cách tiến hành: + Chuẩn bị: các cây nhựa có quả gần gũi với trẻ: na, chuối, cam, cà chua Tranh chụp một số laọi quả. + Cách chơi: Lần 1 : cô cho trẻ ngồi vòng cung và nói cách chơi. Cô yêu cầu trẻ vào vườn quả và hái quả theo yêu cầu của cô. Cô yêu cầu trẻ nói tên quả và nói màu sắc của quảC Lần 2 : Cô mô tả quả (1 loại quả hoặc 2 loại quả1) Yêu cầu trẻ hái quả theo sự mô tả, mô phỏng của cô. Trẻ nói tên quả và màu sắc. Ví dụ: Hãy hái cho cô quả tròn, vỏ sần, ăn chua, có hạt? Trẻ hái quả cam và nói quả cam Cô hỏi: quả cam này màu gì? Trẻ nói: quả cam màu xanh 5.4. Trò chơi 4: Bắt chước tiếng kêu. - Mục đích: Luyện cho trẻ phát âm những từ khó “ tu tu”, pim pim pim, tuýt tuýt. - Nội dung: Dùng tình hướng trò chơi để dạy trẻ phát triển vốn từ, bắt chước tiếng kêu của còi của loại phương tiện giao thông: tàu hỏa, xe đạp, ô tô, phà - Cách tiến hành: + Chuẩn bị: ô tô, tàu hỏa, xe máy (đồ chơi®) Tranh : ô tô, tàu hỏa, xe máy. + Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi hình vòng cung rồi giới thiệu luật chơi. Hôm nay cô giáo đén tặng chúng mình một hộp quà to, chúng mình cùng đoán và nói xem đó là quà gì nhé! Cô láy ô tô ra và hỏi:
- Cái gì đây? Còi ô tô kêu như thế nào? Sau đó cho ô tô chạyS: các cháu hãy làm còi ô tô kêu: “ pim pim pim”. Tiếp tục cô lấy tàu hỏa ra tiếng copì tàu kêu “ tu tu” và cho tàu chạy. Trẻ làm tiếng còi tàu. Sau đó cô lấy xe máy ra kêu “ tuýt tuýt” và vặn cót cho xe chạy. Các cháu bắt chước còi kêu. Tất cả các loại phương tiện giao thông là đồ chơi đang chạy. Bây giờ cô và các cháu hãy chọn những đồ chơi này để chơi nhé! Các con cũng chọn ô tô nào, ô tô đây rồi, còi ô tô kêu thế nào? “pim pim”, các con hãy bắt chước còi ô tô kêu. Cô lần lượt vờ lái xe máy, tàu hỏa và cho trẻ bắt chước tiếng còi kêu “ tu tu”, tiếng còi xe máy “ tuýt tuýt” Cô cho cả lớpC, tổ, cá nhân bắt chước tiếng còi xe máy, tàu hỏa, ô tô. Khuyến khích trẻ chơi giỏi. Khi trẻ đã biết chơi, cô có các bức tranh, tàu hỏa, o tô, xe máy cho trẻ lên lấy tranh và bắ chước tiếng kêu theo yêu cầu của cô. Ví dụ: lấy cho cô tranh xe máy và làm tiếng còi xe máy kêu 5.5. Trò chơi 5: Chuyển thú về rừng - Mục đích: Giúp trẻ phát triển vốn từ, phát âm đúng tên các con vật, ghép từ thành câu đơn. - Nội dung: cho trẻ tiếp xúc với đối tượng. Dùng tình huốngtrò chơi để phát triển vốn từ và ghép từ thành câu đơn. - Cách tiến hành: + Chuẩn bị: một số rối (tranh ảnht) là các con thú, 1 khu rừng cây nhựa, 10 chiếc vòng thể dục. + Luật chơi: Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng. Trẻ xếp thành hai tổ thi đua nhau Mỗi tổ bật qua 5 vòng thể dục, chuyển thú về rừng. Sâu đó nói tên các con vật đã chuyển được và nói con vật đó đang làm gì (âưn cỏ, trèo cây, hái
- quả v. v) và đếm số con vật đã được chuyển vào rừng của mỗi tổ để phân xem đội nào thắng. Ví dụV: Con thỏ – thỏ đang ăn cỏ. B –Tổ chức thực nghiệm: 1. Mục đích: Thực nghiệm nhằm đánh giá kết quả thực tế của việc tổ chức một số biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi. Thực nghiệm đồng thời kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài 2. Đối tượng thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến hành ở nhóm trẻ 3-4 tuổi. Trường mầm non Hồng gai – thành phố Hạ Long – tỉnh Quản Ninh. Số trẻ tham gia thực nghiệm là 12 cháu Số trẻ đối chứng là 12 cháu. Về trình độ, điều kiện của hai nhóm đều tương đương nhau, không có gì khác biệt, chọn hai nhóm trẻ là ngẫu nhiên trong một lớp. 3 Thời gian thực nghiệm Từ 1 tháng 2 năm 2005 đến 5 tháng 5 năm 2005 4 Nội dung thực nghiệm - Lựa chọn bài thực nghiệm và thiết kế 1 số biện pháp, các trò chơi học tập phản ánh nội dung cơ bản của tiết học làm quen môi trường xung quanh. Căn cứ vào chương trình chăm sócC - giáo dục trẻ 3-4 tuổi để lựa chọn những bài phù hợp với nội dung chương trình thực nghiệm . Thiết kế các trò chơi học tập phản ánh nội dung cơ bản của tiết học làm quen với môi trường xung quanh. Giáo viên được cxhuẩn bị các giáo án thể hiện một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, giáo án tổ chức trò chơi học tập mới thiết kế theo yêu cầu thực nghiệm ở lớp đối chứng giáo viên tiến hành giảng dạy như thường lệ lồng ghép trong hoạt động chung trong môn học: “Làm quen với môi trường xung quanh 5 Tiến hành thực nghiệm
- a. Chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên một lớp sĩ số 24 cháuC 12 cháu làm thực nghiệm, 12 cháu đối chứng thực nghiệm (phụ lụcp) đề xác định khả năng phát triển ngôn ngữ của hai nhóm. Đối chứng và thực nghiệm, sử dụng phương pháp thống kê kết quả khảo sát trên trẻ để xác đính tương đương giữa hai nhóm. b Thiết kế một số biện pháp trong thực nghiệm - Nghiên cứu các bài học trong chương trình lồng ghép một số biện pháp: + Cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi, hoa quả, tranh ảnh. + Luôn trò chuyện cùng trẻ + Nghe trẻ phát âm và uốn nắn từ ngữ cho trẻ. + Cho trẻ tiếp xúc với nhau, với công đồng một cách thường xuyên. + Sử dụng một số trò chơi trong hoạt động chung “ Làm quen với môi trường xung quanh”“ Trò chơi: Cái túi kỳ lạ Trò chơi: hái hoa Trò chơi: trồng cây hái quả Trò chơi: bắt chước tiếng kêu Trò chơi: chuyển thú về rừng c. Xây dựng bài tập khảo sát: Mức độ phát triển vốn từ ở trẻ. Mức độ 1M: Khả năng sử dụng danh từ, động từ, tính từ, đại từ Mức độ 2M: Khả năng ghép các danh từ, đại từ, động từ, tính từ thành câu đơn, câu đơn mở rộng.
- Mức độ 3M: Khả năng phát âm, diễn đạt gắn với tình huống giao tiếp. * Tiến hành đo trước thực nghiệm: Các bài tập khảo sát được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu chương trình dựa trên các bài học “Làm quen với môi trường xung quanh” mà các cháu đã học nhằm đánh giá mức độ của trẻ trước thực nghiệm Bài tập khảo sát được xây dựng dưới dạng các câu hỏi ngắn, dễ hiểu (có gơi ýc) dựa theo nội dung các bài học phát triển vốn từ mà chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 3-4 tuổi đã đề cập đến. Bài tập 1: Khảo sát khả năng sử dụng từ Câu 1: Các con hãy nhìn lần lượt lên tranh và nói cho cô biết: Đây là cái gì? Đây là quả gì? Đây là con gì? Đây là ai ? Quả này màu gì? Vỏ quả cam như thế nào? Câu 2: Hãy bắt chước tiếng kêu của còi xe ô tô, tàu hỏa, xe đạp? Bắt chước tiếng kêu một số con vật gần gũi. Câu 3: Hãy nói tên các loại hoa coa màu đỏ? Hãy nói tên các loài hoa có màu vàng? (trong lọ hoa cô đã chuẩn bịt) * Cách đánh giá: Câu 1: Cho phép đánh giá được khả năng sử dụng từ (danh từd, tính từ, động từ, đại từ) - Trả lời đúng đầy đủ: 10 điểm; nếu sai trừ 1 điểm Câu 2: Cho phép đánh già vận dụng vốn từ vào hoạt động của trẻ.
- - Trả lời đúng, chính xác: 10 điểm. Sai trừ 1 điểm Bài tập 2 : Khảo sát khả năng ghép các từ thành câu đơn hoặc câu đơn mở rộng: Câu 1C: Quả cam màu gì? quả chuối màu gì? Câu 2C: Còi ô tô kêu như thế nào? Còi tầu hỏa kêu thế nào? Chuông xe đạp kêu thế nào? Câu 3C: Mẹ đang làm gì trong bức tranh này? Trong tranh bác sĩ đang làm gì? ảnh chụp chú công nhân đang làm gì? Con mèo đang mằn ở đâu? * Cách đánh giá: Câu 1: Cho trẻ ghép danh từ với tính từ Trẻ trả lơi đúng, đầy đủ: 10 điểm Nếu sai tính từ hoặc ghép không đúng trừ 1 điểm Câu 2: Cho phép trẻ ghép danh từ với động từ. Trẻ trả lời đúng, đầy đủ: 10 điểm Nếu sai hoặc ghép không đúng trừ 1 điểm Câu 3: Cho phép trẻ hình thành câu đơn hoặc câu mở rộng. Hình thành câu đơn, câu đơn mở rộng tốt. 10 điểm. Nếu ghép câu chưa đầy đủ các thành phần trừ 1 điểm Bài tập 3: Khảo sát khả năng diễn đạt từ gắn với tình huống giao tiếp .K Câu 1: Khi bà ốm con sẽ làm gì?
- Câu 2: Khi bạn ngã con sẽ làm gì? Câu 3: Người khác làm một việc tốt cho con, con sẽ nói gì? khi phạm lỗi con sẽ nói gì? * Cách đánh giá: Câu 1C: Diễn đạt gắn với tình huống giao tiếp đúng 10 điểm, chưa đúng lệch lạc trừ hai điểm Câu 2 C: diễn đạt gắn với tình huống giao tiếp đa dạng: 10 điểm không diễn đạt được trừ 2 điểm Câu 3C: trả lời đúng tình huống giao tiếp 10 điểm, trả lời sai tình huống giao tiếp trừ 2 điểm. 6. Hướng dẫn giáo viên thực nghiệm Để chuẩn bị cho thực nghiệm các giáo viên tham gia thực nghiệm được tổ chức học tập về much đích, yêu cầu, nội dung của thực nghiệm . Các giáo viên tham gia thực nghiệm được tổ chức tìm hiểu sâu rộng về cơ sở lí luận của một số biện pháp tổ chức trong hoạt động học tập nhằm phát triển thính giác từ ngữ và rèn luyện phát âm cho trẻ. Nghiên cứu hoạt động chung: “ Làm quen môi trường xung quanh” áp dụng các biện pháp: thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, trò chuyện thường xuyên cùng trẻ, lắng nghe và uốn nắn từ ngữ cho trẻ và sử dụng một số trò chơi đề làm tăng vốn từ cho trẻ. Nghiên cứu các bài tập khảo sát, cách cho điểm, ghi phiếu, tổng kết điểm. Lên kế hoạch tổ chức quá trình thực nghiệm .L Chuẩn bị đồ dùngC, đồ chơi phục vụ cho thực nghiệm 7. Triển khai thực nghiệm 7.1. ổn định tổ chức giới thiệu bài7: Bằng một trong các trò chơi sauB: cái túi kỳ lạ, hái hoa, trồng cây hái qu ả, bắt chước tiếng kêu, chuyển thú về rừng.
- 7.2. Cung cấp vốn từ cho trẻ bằng cách tạo tình huống trẻ gọi tên đồ vật7, hoa, quả, tên con vật. Trẻ lúng túng cô có thể nói tên các vật và cho trẻ nhắc lại. 7.3. Nêu đặc điểm cấu tạo của các sự vật7, đồ vật, hiện tượng ở những phần nêu trên. Nêu mầu sắc, cách thức sử dụng của nó. 7.4. So sánh đặc điểm nổi bật 7 (sự giống nhau và khác nhaus) của hai vật (hoa, quả ) 7.5. Mở rộng kiến thức về những sự vật7, hiện tượng, đồ vật mà trẻ biết trong thế giới xung quanh trẻ. 7.6. Củng cố vốn từ được hình thành trong tiết học qua trò chơi7, bài hát, thơ, truyện vv 8. Cách đánh giá kết quả thực nghiệm: Hiệu quả của việc tổ chức hoạt động chung “ Làm quen môi trường xung quanh” có một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi được thể hiện ở các mức độ khác nhau theo các tiêu chí sau: - Khối lượng vốn từ ở trẻ. - Khả năng hình thành câu đơn, câu mở rộng. - Biết sử dụng từ gắn với tình huống giao tiếp 9. Cách lấy số liệu và kỹ thuật đo Bước 1: Các giáo viên tiến hành thực nghiệm đều đã được hướng dẫn phương pháp thực nghiệm và cách ghi lại kết quả các bài tập khảo sát trên trẻ. Bước 2: Tiến hành đo mức độ phát triển vốn từ của trẻ bằng các bài tập khảo sát (phụ lụcp) ở 12 trẻ trong nhóm đối chứng và 12 trẻ trong nhóm thực nghiệm tại cùng một thời điểm như nhau. Bước 3: Sau khi đo tiến hành phân tích và tổng hợp các biên bản theo tiêu chí đã định ghi thành số liệu thống kê biên bản lần đầu và lần cuối của mỗi trẻ.
- 10. Kết quả thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm * Phân tích kết quả lần đo đầu Bảng 1: Kết quả đo lần 1 về khả năng sử dụng từ của trẻ. Nhóm Đối chứng Thực nghiệm Kiểm Mức độ Số lượng Tính % Số lượng Tính % định I 3 25% 3 25% - II 4 33,3% 5 41,7% - III 5 41,7% 4 33,3% - IV 0 0 0 0 - Kết quả bảng 1 cho thấy kết quả đo thực nghiệm của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm về khối lượng từ của trẻ, ở thời điểm đo đầu của cả 2 nhóm là tương đương nhau cụ thể: + Mức độ I: (học sinh đạt điểm 9h-10) Nhóm đối chứng: 25% Nhóm thực nghiệm: 41,7% + Mức độ II (học sinh đạt điểm 7h-8 ) Nhóm đối chứng:33,3% Nhóm thực nghiệm: 41,7 % + Mức độ III (học sinh đạt điểm 5h-6 ) Nhóm đối chứng: 41,7% Nhóm thực nghiệm: 33,3% + Mức độ IV (học sinh đạt điểm dưới 5h) Nhóm đối chứng: 0 Nhóm thực nghiệm: 0
- Bảng 2: Kết quả đo lần 1 về khả năng ghép các từ thành câu Nhóm Đối chứng Thực nghiệm Kiểm Mức độ Số lượng Tính % Số lượng Tính % định I 2 16,7% 1 8,3% - II 2 16,7% 3 25,1% - III 8 66,6% 8 66,65 - VI 0 0 0 0 - Kết quả bảng 2 cho ta thấy kết quả đo trước thực nghiệm của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm về khả năng ghép các từ thành câu của hai nhóm là tương đương nhau, cụ thể: Mức độ I: (học sinh đạt điểm 9h-10) Nhóm đối chứng: 16,7% Nhóm thực nghiệm: 25,1% Mức độ II: (học sinh đạt điểm 7h-8) Nhóm thực nghiệm: 66,6 % Nhóm đối chứng: 66,6% Mức độ III: (học sinh đạt điểm 5h-6) Nhóm thực nghiệm: 16,7 % Nhóm đối chứng: 8,3% Mức độ IV: (học sinh đạt điểm dưới 5) Nhóm đối chứng: 0 Nhóm thực nghiệm:0 Bảng 3: Kết quả đo lần 1: Khả năng diễn đạt từ gắn với tình huống giao tiếp Nhóm Đối chứng Thực nghiệm Kiểm
- Mức độ Số lượng Tính % Số lượng Tính % định I 5 41,7% 4 33,3% - II 5 41,7% 6 50% - III 1 8,3% 1 8,3% - IV 1 8,3% 1 8,3% - Kết quả bảng 3 cho ta thấy kết quả đo trước thực nghiệm của 2 nhóm đối chững và thực nghiệm về khả năng diễn đạt từ gắn với tình huống giao tiếp ở thời điểm đo đầu của 2 nhóm đều tương đương nhau cụ thể . Mức độ I: (học sinh đạt điểm 9h-10) Nhóm đối chứng: 41,7% Nhóm thực nghiệm: 33,4% Mức độ II: (học sinh đạt điểm 7h-8) Nhóm thực nghiệm: 50 % Nhóm đối chứng: 41,7% Mức độ III: (học sinh đạt điểm 5-6) Nhóm đối chứng: 8,3% Nhóm thực nghiệm:8,3% Mức độ IV: (học sinh đạt điểm dưới 5) Nhóm đối chứng: 8,3% Nhóm thực nghiệm:8,3% *Phân tích kết quả đo sau thực nghiệm Bảng 4 Khả năng sử dụng từ của trẻ Nhóm Đối chứng Thực nghiệm Kiểm Mức độ Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 1 Lần do 2
- định I 25% 33,3% 25% 50% - II 33,3% 41,7% 41,7% 50% - III 41,7% 25% 33,3% 0 - IV 0 0 0 0 - Kết quả bảng 4 cho ta thấy ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm khối lượng ngôn ngữ của trẻ tăng lúc đầu đo nhưng trong nhóm thực nghiệm tăng hơn cụ thể: + Nhóm đối chứng: Mức độ I: Đo lần đầu: 25% Đo lần sau: 33,3% Mức độ II: Đo lần đầu:33,3% Đo lần sau: 42,7% Mức độ III: Đo lần đầu: 41,7% Đo lần sau: 25% + Nhóm thực nghiệm: Mức độ I: Đo lần đầu: 25% Đo lần sau: 50% Mức độ II: Đo lần đầu:41,7% Đo lần sau: 50% Mức độ III: Đo lần đầu: 33,3% Đo lần sau: 0% Bảng 5: Khả năng ghép các từ thành câu đơn hoặc câu mở rộng Nhóm Đối chứng Thực nghiệm Kiểm
- Mức độ Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 1 Lần đo 2 định I 16,7% 25,1% 33,3% 41,7% - II 50% 58,2% 50% 50% - II 33,3% 16,7% 16,7% 8,3% - IV 0 0 0 0 - Kết quả bảng 5 cho thấy cả 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm đều tăng về khả năng ghép từ thành câu. Nhưng nhóm thực nghiệm khả năng tăng rõ rệt hơn, cụ thể là: + Nhóm đối chứng: Mức độ I: Đo lần đầu: 16,7% Đo lần sau: 25,1% Mức độ II: Đo lần đầu:50 % Đo lần sau: 58,2% Mức độ III: Đo lần đầu: 33,3% Đo lần sau: 16,7% + Nhóm thực nghiệm: Mức độ I: Đo lần đầu: 33,3% Đo lần sau: 41,7% Mức độ II: Đo lần đầu:50 % Đo lần sau: 50 % Mức độ III: Đo lần đầu: 16,7% Đo lần sau: 8,3 % A – Mức độ khả năng ghép các từ thành câu đơn của nhóm thực nghiệm B- Mức độ khả năng ghép từ thành câu đơn của nhóm thực nghiệm . Bảng 6: Khả năng diễn đạt từ gắn với tình huống giao tiếp
- Nhóm Đối chứng Thực nghiệm Kiểm Mức độ Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 1 Lần đo 2 định I 41,7% 50% 33,4% 58,3% - II 41,7% 33,4% 50 % 33,4% - III 16,6% 16,6% 16,6% 8,3% - IV 0 0 0 0 - Kết quả bảng 6 cho thấy cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đều tăng về khả năng diễn đạt từ gắn với tình huống giao tiếp. Nhưng ở nhóm thực nghiệm khả năng rõ rệt hơn, cụ thể là + Nhóm đối chứng: Mức độ I: Đo lần đầu: 41,7% Đo lần sau: 50,0% Mức độ II: Đo lần đầu:41,7% Đo lần sau: 33,4% Mức độ III: Đo lần đầu: 16,6% Đo lần sau: 16,6% + Nhóm thực nghiệm: Mức độ I: Đo lần đầu: 33,4% Đo lần sau: 58,3% Mức độ II: Đo lần đầu:50 % Đo lần sau: 33,4% Mức độ III: Đo lần đầu: 16,6% Đo lần sau: 8,3 % C - Phần kết luận và những ý kiến đề xuất
- I/ Kết luận chung: 1. Phát triển vốn từ cho trẻ giữ vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển ngôn ngữ - phương tiện phát triển tư duy và là công cụ hoạt động trí tuệ. Với tầm quan trọng đó nên giáo viên mầm non phải là người chủ động thường xuyên tiến hành việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Các biện pháp đã nêu trong đề tài đóng vai trò quan trọng đó nên giáo viên phải là người chủ đạo thường xuyên tiến hành việc phát triển vốn từ cho trẻ. Trong các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ trò chơi học tập cũng có một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ, bởi lễ đặc điểm ở lứa tuổi mẫu giáo trẻ “ học mà chơi”. Song thực tế hiện nay trong chương trình giáo dục mầm non, trong các hoạt động chung nói chung và hoạt động chung: cho trẻ “ làm quên với môi trường xung quanh” nói riêng chưa thật chú trọng tới việc phát triển vốn từ cho trẻ. 2. Qua thực nghiệm cho chúng ta thấy việc sử dụng trò chơi và áp dụng một số biện pháp để phát triển vốn từ cho trẻ là rất hiệu quả. Đã có tác dụng tích cực đến trẻ cả về khả năng sử dụng từ, khả năng ghép từ thành câu và câu đơn mở rộng (ở trẻ 3ë-4 tuổi) và khả năng diễn đạt từ gắn với tình huống giao tiếp của trẻ ở độ tuổi mẫu giáo bé. Nhóm thực nghiệm các cháu nhanh nhẹn, hoạt bát, sử dụng từ chính xác, trí tuệ phát triển mạnh mẽ hơn các cháu ở nhóm đối chứng. Chính vì vậy việc xây dựng hệ thống trò chơi học tập để phát triển vốn từ cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng đối với nbiệm vụ giáo dục lứa tuổi mầm non đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi. II/ ý kiến đề xuất và giải pháp. Để một số biện pháp là phương tiện để phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động chung: “làm quen với môi trường xung quanh” cần: - Trong khi học tập tại trường sư phạm mầm non, các sinh viên cần được luyện tập phát âm chuẩn và trang bị những kiến thức về Tiếng Việt thực hành, những lí luận cơ bản, hiện đại, hệ thống và thiết thực về những thành tựu cơ bản, hiện đại về phát triển vốn từ của trẻ. - Cô giáo cần có lòng nhiệt tình, thương yêu gần gũi trẻ - Cô giáo cần phat huy, sáng tạo các nội dung để phát triển vốn từ của trẻ.
- - Có tài liệu hướng dẫn và tập huấn cho giáo viên một cách cụ thể về nội dung và biện pháp phát triển vốn từ cho trẻmg 3-4 tuổi. - Trong trào lưu đổi mới phương pháp giảng dạy ở các trường Cao đẳng, Đại học, chúng ta cần phát huy năng lực họa tập, tập làm nghiên cứu khoa học thông qua những báo cáo khoa học của sinh viên. Các sinh viên cần được hướng dẫn, cách khai thác thông tin tài liệu từ máy tính, sách tài liệu về lĩnh vực phát triển vốn từ cho trẻ III . Phụ lục phiếu điều tra Phụ lục i Phiếu khảo sát mức độ phát triển vốn từ của trẻ 3-4 tuổiqua hoạt động chung “làm quen với môi trường xung quanh” 1. Họ và tên cháu: . 2. Ngày tháng năm sinh 3. Trường 4. Ngày thực hiện 5. Nội dung Yêu cầu Câu 1 Câu 2 Câu3 Bài tập Bài tập 1 Bài tập 2 Bài tập 3 Ngày tháng năm 2005 Người khảo sát Phụ lục ii Giáo án hoạt động chung nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi “làm quen một số hoa quả”
- 1. Họ và tên: Nguyễn Thu Hằng 2. Ngày soạn; 15/2/2005 3. Ngày thực hiện: 20/2/2005 I / Muc đích: Giúp trẻ nhớ tên các loại quả gần gũi với trẻ. Trẻ nói được cấu tạo nổi bật của một số loại quả.G II/ Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng, dùng tình huống sư phạm, trò chơi cho trẻ nói tên các loại quả, ghép từ thành câu và gắn khả năng sử dụng từ với tình huống giao tiếp cho đúng. III/ Chuẩn bị: Một vườn quả nhựa: na, chuối, cam Một số quả thật: na, chuối, cam Một số tranh ảnh về các loại quả: na, mít, dừa, xoài v v VI/ Tiến hành tổ chức: Bước 1: Cho tiếp xúc với quả và gọi tên quả - Tổ chức sinh nhật cho bạn búp bê Cho trẻ ngồi hình vòng cung và đưa giỏ quả cho trẻ gọi tên quả. + Cô hỏi trẻ quả gì đây? Vỏ nó có màu gì? Bước 2: Cho trẻ tri giác từng quả và nêu đặc điểm - Phát cho mỗi trẻ một quả cho trẻ sờ, nắn và hỏi: + Đây là quả gì? +Vỏ nó thế nào? (Nhẵn hay sần)
- + Vỏ nó màu gì? + Nó ăn ngọt hay chua? (Bổ cho trẻ ăn thửB) + Nó có hạt không? - Để một số vỏ quả và hỏi trẻ: + Đây là vỏ quả gì? + Tại sao con biết? - Cho trẻ so sánh: quả chuối và quả cam sành. + Giống nhau: đều có vỏ đều để ăn không cần nấu chín + Khác nhau Chuối tiêu chín Cam sành Vỏ nhẵn màu vàng Vỏ sần màu xanh Dài Tròn Không hạt Có hạt Không có múi Có múi Ngọt Có vị chua - Chơi trò chơi: quả gì biến mất. + Luật chơi: Ai nói sai tên quả hát một bài hát có tên một loại quả. + Cách chơi: Cô để các loại quả trên bàn (khoảng 5 loại quả khác nhauk) Trẻ gọi tên quả Cô cất dần quả, trẻ nói tên quả cô cất đi.
- - Chơi trò chơi: Cái túi kỳ lạ. + Luật chơi: Ai lấy nhầm quả phải gọi được tên quả đó + Cách chơi: Cô miêu tả quả, trẻ lấy quả trong túi mà không nhìn vào túi. Bước 3: Luyện tập: Cô đưa ra một số tình huống thao tác với quả: Rửa quả, gọt vỏ, bổ, bóc vỏ, bỏ hạt, ăn quả Yêu cầu trẻ; hãy sáp xếp và nói trình tự cho đúng. Gọi tên quả trong tranh. (muốn ăn quả táo đầu tiên phải rửa sạchm -> lau khô bằng khăn -> gọt vỏ - > bổ miếng -> bỏ hạt -> ăn) - Củng cố giáo dục: + Hôm nay được học (gọi têng) những loại quả? + Muốn trong vườn có các loại quả phải làm gì? + Ăn quả thế nào cho hợp vệ sinh? Tài liệu tham khảo. 1. A.N.Lconchiép - Sự phát triển tâm lí trẻ em NXB giáo dục 1982 2. Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non 1994 Nguyễn Thị ánh Tuyết – chủ biên Nguyễn Như Mai - Đinh Kim Thoa 1. Nguyễn Thị ánh Tuyết – Những điều cần biết trẻ thơ- NXBGD 1996 2. Giáo dục mầm non II năm 1995G Tiến sĩ Đào Thanh Âm - Chủ biên Trịnh Dân - Nguyễn Thị Hòa. 1. Mỹ học Tiến sĩ: Đinh Hồng Thái – Chủ Biên 1. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 3-4 tuổi vụ giáo dục mầm non Hà Nội 1994
- 2. Đề cương bài giảng – Thầy giáo Đinh Hồng Thái 3. Tạp chí giáo dục mầm non số 2, số 3, số 4 Bộ hg và đào tạo 4. Gia đình và bé. Chuyên đề số 9 Bộ giáo dục và đào tạo – tạp chí giáo dụcmầm non 10. Phó giáo sư Tiến sĩ Ngô Công Hoàn: Giao tiếp và ứng xử của cô giáo với trẻ 1995 Người viết Nguyễn Thị Thu Hoài Nghiên cứu một số biện pháp luyện phát âm cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thông qua trò chơi học tập (Phần I) Phụ lục Phần I: Nội dung 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu
- 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 6. Giả thuyết khoa học Phần II Nội dung nghiên cứu của việc rèn luyện phát âm cho trẻ tư 3-4 tuổi thông qua trò chơi học tập Chương I Cơ sở lý luận nghiên cứu của đề tài 1. Một số vấn đề lý luận ngôn ngữ 2. Hoạt động vui chơi 3. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ Chương II: Xây dựng một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện phát âm cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi 1. Mục đích – nội dung nguyên tắc xây dựng trò chơi học tập và thực hiện. 2. Hệ thống các trò chơi 3. Thực hiện tổ chức một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện phát âm cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi Phần III Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài *Cơ sở lý luận Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “ Phong ba bão táp Không bắng ngữ pháp Việt Nam”
- Đất nước Việt Nam ta đẹp vô cùng. Dân tộc ta từ ngàn năm xưa đã xây dựng cho mình một nền văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc, Trong đó ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người trong sự hình thành và phát triển của xã hội loài người. Thật vậy như một nhà văn người pháp nói: “ Ngôn ngữ là chiếc gương để ta soi mình trong đó” . Trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non cần hình thành và phát triển ngôn ngữ bởi lẽ ngôn ngữ chính là phương tiện để tư duy, nó đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ và các quá trình tâm lý khác. Nhờ có ngôn ngữ mà đời sống tính thần của con người ngày càng phong phú . Con người có thể thông báo, trao đổi thông tin nào đó trong cuộc sống giúp người gần người hơn. Ngôn ngữ có vai trò lớn trong xã hội loài ngườiN, cũng như đối với con người, Những kho tàng văn hóa, những tri thức, những kinh nghiệm lịch sử đều được chứa đựng trong ngôn ngữ. Với trẻ ngôn ngữ còn là phương tiện để điều khiển, điều chỉnh hành vi giúp trẻ lĩnh hội các giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực. Nhờ có ngôn ngữ mà con người khác xa so với động vật. Vì vậy phát triển ngôn ngữ cho trẻ em là rất quan trọng đặc biệt là lứa tuổi 3-4 tuổi, Đây là thời ký phát cảm ngôn ngữ vốn từ của trẻ tăng nhanh. Tần số lời nói trong ngày tăng lên đáng kể, Phương tiện giao tiếp nổi trội là ngôn ngữ nói. đặc biệt là trẻ hay đặt ra những câu hỏi dề tìm hiểu nguyên nhân, nguồn gốc của sự vật, hiện tượng. đồng thời trẻ lứa tuổi xuất hiện một số tật ngôn ngữ . Nên đây là thời điểm tốt để rèn luyện phát âm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Mặt khác vấn đề xây dựng con người mới là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Mà phương châm của ngành học mầm non là “học bằng chơi, chơi bằng học”. Trò chơi là phương tiện quan trọng nhất để phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ và thể lực. Khi mới sinh ra đứa trẻ đã rất sung sướng với lời ru ầu ơ của bà, của mẹ và đã có những phản xạ đáp lại. Cuối năm đầu trong một số tình huống cụ thể lời nói đã trở thành phương tiện để nhận thức và giao tiếp với những người xung quanh. Còn với trẻ 3-4 tuổi thì hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. Chơi là nhu cầu tự nhiên của trẻ, trẻ cần chơi như cần ăn cơm, nước uống, không khí để thở. Qua trò chơi giúp trẻ lĩnh hội những tri thức khoa học tiến tiến một cách nhẹ nhàng, thoải mái giúp trẻ phát triển các tố chất vân động. Đồng thời việc tổ chức hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi có mục đích, có nội dung phong phú theo yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục đã tác động đến trẻ
- mọi mặt: ý thức tình cảm, ý chí, hành vi của trẻ. Trò chơi được sử dụng nhắm phát triển toàn diện nói chung và ngôn ngữ nói riêng của trẻ. * Cơ sở thực tiễn Hiện nay việc luyện phát âm cho trẻ mẫu giáo đã được chú ý những giáo viên còn nhiều lúng túng trong việc tổ chức hướng dẫn trẻ. Tiết học còn khô cứng, thiếu linh hoạt và còn gò bó. Việc tổ chức cho trẻ chơi trò chơi học tập còn nhiều hạn chế không thường xuyênV, kết quả chưa cao. Các trò chơi học tập còn thiếu thốnC, ít ỏi. Là một người làm công tác giáo dục, bản thân thấy rõ tầm quan trọng cũng như yêu cầu của vấn đề nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “nghiên cứu khả năng luyện phát âm cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi”. Để làm đề tài nghiên cứu nhằm góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp nói chung và sự nghiệp giáo dục mầm non nói riêng. II – Mục đích nghiên cứu: Thông qua đề tài này nhằm nghiên cứu và đề xuất một số nội dung và biện pháp luyện phát âm cho trẻ mẫu giáo lứa tuôit 2-4 tuổi. Thông qua trò chơi học tập. III – Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.1 Tìm hiểu những cơ sở lý luận và vai trò của việc rèn luyện phát âm cho trẻ 3-4 tuổi. 3.2 Tìm hiểu thực trạng 3.3 Xây dựng một số hình thức nhằm rèn luyện phát âm cho trẻX IV – Phương pháp nghiên cứu 1/ Phương pháp nghiên cứu lý luận về việc luyện phát âm cho trẻ 3-4 tuổi thông qua trò chơi. Phương pháp quan sát: để xác định thực trạng thực hiện phát triển ngôn ngữ đối với trẻ 3-4 tuổi ở trương mầm non Bồng Khê – Con Cuông – Nghệ An 2/ Phương pháp Ankét
- 3/ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 4/ Phương pháp chuyên gia 5/ Phương pháp thực nghiệm khoa học V – Khách thể và đối tượng nghiên cứu * Khách thể Nghiên cứu 20 trẻ ở trường mầm non Bồng Khê – Con Cuông – Nghệ An * Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu mức độ phát âm và luyện phát âm cho trẻ 3-4 tuổi. VI – Giả thuyết khoa học: Nếu ta sử dụng các trò chơi có nội dung phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ và hấp dẫn thì rèn luyện khả năng phát âm của trẻ Phần thứ hai Nội dung nghiên cứu của việc rèn luyện phát âm cho trẻ 3t-4 tuổi qua trò chơi học tập Chương I cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu 1. Một số vấn đề lý luận ngôn ngữ 1.1. Ngôn ngữ và vai trò của ngôn ngữ: ngôn ngữ chính là một hoạt động tâm lý Ngôn ngữ chỉ có ở con người và cũng chính từ lao động và cũng chính từ lao động con người tiến hóa từ vượn thành người và phát triển Ngôn ngữ giữ vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em.Mắt khác ngôn ngữ có chức năng thiết lập và giải quyết các nhiệm vụ của hoạt động trí tuệ của con người và là công cụ lưu trữ nền văn minh, văn hóa tri thức của nhân loại. Về bản chất của ngôn ngữ V.I. LêNin: “ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”. Sống trong xã hội con người luôn luôn phải
- giao tiếp với những người xung quanh. Hoạt động giao tiếp không chỉ được hiểu đơn giản là sự truyền tri thức từ cá thể này đến cá thể khác mà chính là sự tác độngqua lại giũa con người và conngười tiến hành mọi hoạt động . Ngôn ngữ giúp con người suy nghĩ, bàn bạc thảo luận đề tiến hành hoạt động lao động. Tạo ra sản phẩm lao động. Như vậy nhờ có ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất mà xã hội loài người tồn tại và phát triển. Ngôn ngữ có vai trò đinh hướng, điều chỉnh, điều khiển hành vi, hoạt động của con người và góp phần hoàn thiện nhân cách. 1.2. Những cơ sở khoa học của sự phát triển ngôn ngữ 1.2.1 Cơ sở tâm lý giáo dục học của phương pháp phát triển ngôn ngữ . - Ngôn ngữ là một hoạt động tâm lý mà ở đó có một hoặc nhiểu chue thể cùng tham gia và các hoạt động. Nó là dạng hoạt động cần thiết và rất quan trọng cho mọi hoạt động . Những nghiên cứu tâm lý học đx chỉ ra các chức năng tâm lý của hoạt động ngôn ngữ . + Chức năng giao lưu + Chức năng ghi nhận, giú gìn các di sản lịch sử cuả lòai người + Chức năng truyền đạt và tiếp thu các di sản lịch sử của loài người + chức năng công cụ của hoạt động trí tuệ Về mặt ngôn ngữ học thì hoạt động ngôn ngữ có chức năng: + Chức năng biểu danh những tên gọi của các sự vật hiện tượng các quá trình xung quanh chúng ta. + Chức năng biểu niệm ngôn ngữ và khái niệm, biểu danh ngôn ngữ là tên gọi của các khái niệm, các phạm trù + Chức năng biểu cảm của ngôn ngữ: là phương tiện thể hiện cũng như là thông hiểu tình cảm, hiểu đối tượng giao lưu. Ngôn ngữ nghiên cứu tâm lý học đã giúp chúng ta phân biệt được những giao tiếp giữa người và động vật. Giao tiếp và giao lưu biểu hiện ở cả con gnười và con vật. Sự khác nhau giữa giao tiếp của con người và con vật ở chỗ con người giao tiếp chủ yếu là nhờ ngôn, ngữ ngôn ngữ làphương tiện giao lưu đặc sắc nhất. Giáo dục và dạy học là động lực của quá trình phát
- triển ngôn ngữ Tức là giáo dục và dạy học nó đóng vai trò quyết định trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em. Giáo dục nó dựa vào thuyết của vùng phát triển gần nhất của VƯGÔSKI. Tâm lý học cho rằng: các tiền đề của các cơ quan sinh lý. Sự phát triển trưởng thành và chín muồi của các cơ quan sinh lí là tiền đề của việc phát triển ngôn ngữ . + Đặc điểm của bộ máy phát âm (sự phát triển của bộ máy phát âms) môi trường ngôn ngữ và môi trường giáo dục là điều kiện để phát triển ngôn ngữ, trẻ em giao tiếp với người xung quanh, học ngôn ngữ nói của bạn bè, cha mẹ, người thân, vì ngôn ngữ nói của người thân chịu ảnh hưởng rất lớn với ngôn ngữ của trẻ. Trẻ em ở vùng nào thì nói theo ngôn ngữ của vùng đó. 1.2.2. Cơ sở ngôn ngữ học củ phương pháp phát triển ngôn ngữ Ngôn ngữ được cấu thành từ các tiểu hệ thống đó là âm thanh, ngữ nghĩa, cấu trúc chung và cách sử dụng trong giao lưu hàng ngày biết một ngôn ngữ là nắm được tất cả các lĩnh vực trên và sử dụng chúng, tổng hợp chúng, vào hệ thống giao tiếp sinh hoạt, Thành tố 1: Thành tố đầu tiên là phát âm, hệ thống âm thanh của ngôn ngữ tức là dạy trẻ phát âm các âm của tiếng Việt, phát âm các từ trong câu, cách phát âm cả câu và cách phát âm một văn bản nên hạ giọng, nhấn mạnh từ, kéo dài từ để khi phát âm thể hiện sự hiểu biết tình cảm cũng như thái độ của người nói. Thành tố 2: Ngữ nghiã bao gồm vốn từ hay là cách thức một khái niệm nào đó được diễn đạt trong từ hay một tập hợp từ. Khi trẻ mới sử dụng từ, từ đó thường không có ý nghĩa ngióng như ở người lớn. để xây dựng vốn từ của hàng ngàn từ và liên kết chúng bằng mạng lưới các khái niệm có liên quan với nhau, lớn dần lên, trẻ không những sử dụng từ một cách chính xác hơn, mà còn luôn luôn có ý thức với ngữ nghĩa của từ và thực hiện chúng theo cách thức sáng tạo Thành tố 3: Ngữ pháp. khi trẻ lĩnh hội vốn từ trẻ bắt đầu liên kết các từ theo một qui luật nhất định để thực hiện một ý nghĩa nào đó. Kiến thức về ngữ pháp có hai thành phần: cú pháp (là những qui luật mà từ được liên kết trong câul) và hình thái học là cách thức sử dụng các qui luật ngữ pháp để biểu đạt giống số thế bị động hay chủ động. Thành tố 4: Tình hình sử dụng ngôn ngữ haygọi là tính thực tiễn. Nói đến mặt giao tiếp của ngôn ngữ . Dể giao tiếp co shiệu quả trẻ em phải học cách tham gia vào hoạt động giao tiếp, tiếp tuck phát triển chủ đề giao tiếp thể hiện ý kiến, ý nghĩa của mình một cách rõ ràng. Them vào đó trẻ phải biết diễn đạt bằng cử chỉ, điệu bộ.
- Bằng giọng nói và vận dụng ngữ cảnh để giao tiếp . Tính thực tiễn cong bao gồm kiến thức về ngôn ngữ xã hội bởi vì xã hội luôn luôn quy định cách thức giao lưu, cách sử dụng ngôn ngữ về giao lưu và để giao tiếp thành thạo trẻ em còn phải học tập cách thức giao lưu trong một xã hội nhất định theo các cấp bậc tuổi tác, các quan hệ xã hội, cách chào hỏi, cách làm quen 1.2.3 Cơ sở sinh lý học phát triển ngôn ngữ Ngôn ngữ nghiên cứu trtong lính vực sinh lýhọc cung cấp cho chúng ta những kiến thức về đặc điểmN, về sự hình thành phát triển và chín muồicủa các cơ quan sinh lý tham gia vào quy trình lĩnh hội ngôn ngữ của con người. đó là các cơ quan âm, cơ quan thính giác hệ thần kinh cao cấp. Học thuyết của PAVLOP và XECHENOP về hai hệ thống tín hiệu mối liên quan của hai hệ thống tín hiệu này về vai trò qui định của hệ thống ký hiệu thứ hai trong sinh lý học từ được coi là một tín hiệu đặc biệt thay cho tất cả các tín hiệu trực tiếp và lãnh hội vốn từ có cơ chế cũng như cơ chế hình thành phản xạ có đièu kiện. 1.3. Lý luận của sự phát triển ngôn ngữ Nói đến ngôn ngữ là nói đến một hệ thống ký hiện ngữ âm N, có ký hiệu của chúng đối với một tập hợp người và có những quy tắc về phat âm, về ngữ nghĩa và ngữ pháp thống nhất trọn toàn bộ tập tục người đó. Hoạt động ngôn ngữ là yếu tố khách quan tồn tại trong đời sống tinh thần của loài người. Trong ngôn ngữ có chứa đựng những tri thức của cộng đồng người trong văn hóa đó. Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói ngôn ngữ là bảo tàng trí tuệ của loài người. Ngôn ngữ là phương tiện giữ gìn những phương tiện lich sử của loài người, nắm được ngôn ngữ thì trẻ em có được cơ sở mở rộng hiểu biết để tiến mức độ phát triển mà con người đã đạt được và trên cơ sở đó tiến hơn trê co đường nhân thức xây dựng xã hội phát triển đi lên. Hoạt động ngôn ngữ là lời nói, là quá trình sử dụng một ngôn ngữ nào đó để giao lưu như vậy, hoạt động ngôn ngữ mang tính chủ thể nó phản ánh tâm lý của con người vào hoạt động ngôn ngữ này chính là công cụ để giao lưu. Hiện nay ngôn ngữ H, thuật ngữ lêi quan đến phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non . Những thành tựu lớn nhất của con người phát triển với tốc độ cực kỳ lớn trong những năm đầu của cuộc đời. Một tuổi, trẻ biết sử dụng những từ đơn, gọi những từ quen thuộc. Ba tuổi, trẻ đã biết nói những câu đơn giản để thể
- hiện suy nghĩ, biết tham gia vào quả trình giao tiếp. Bốn tuổi, trẻ đã biết nói rõ những câu tương đối dài có cấu trức phức tạp đến 6 tuổi đã trở thành một chủ đề nói năng thể hiện ngôn ngữ của mình và người khác cũng hiểu được. 1. Hoạt động vui chơi 2.1. Ý nghĩa của trò chơi đối với sự phát triển ngôn ngữ ở lứa tuổi mẫu giáo Trẻ ở lứa tuổi 3-4 tuổi thì vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. Trò chơi làm nảy sinh, kích thích sự phát triển về vật chất, các mối quan hệ xã hội và các phẩm chất tâm lý. Trò chơi của trẻ em trước hết có ý nghĩa nhậ thức to lớn. MACXIM GOOKI đã viết: “ vui chơi là con đường để trẻ nhận thức thế giới, trong đó trẻ em có nhiệm vụ sống và cải tạo nó” Vì vậy khi chơi bao giờ trẻ cũng bắt chước thực hiện dưới một hình thức nào đó và những thay đổi trong thực hiện phản ánh nào đó những thay đổi trong hiện thực phản ánh trong chủ đề của trò chơi. Khi chơi trẻ không những nhận ra rằng có nhiều hoạt động với các công cụ khác nhau nhưng lại có cùng mục đích.K Thông qua việc tổ chức cho trẻ chơi có nội dung phong phú theo yêu cần và nhiệm vụ giáo dục tác động đến trẻ bằng mọi mặt ý chí, tình cảm, ý thức, hành vi nhằm mục đích phát triển toàn diện nhân cách trò chơi có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 3-4 tuổi. Trong khi chơi trẻ em gặp tình huống cụ thể do đó thông qua sự hướng dẫn của người lớn mà trẻ có thể lĩnh hội ngôn ngữ đạt cả tình huống rọn vẹn ấy hay khi chơi trẻ biết được tên gọi của đồ vật ở thế giới xung quanh một cách riêng biệt và thực hiện những hoạt động theo chỉ dẫn của người lớn. Trẻ càng mạnh dạn hơn thì giao tiếp với mọi người xung quanh ngày càng được mở rộng. Cuối 3 tuổi trẻ trở nên mạnh dạn hơn, có nhiều sáng kiến hơn nên thúc đẩy trẻ lĩnh hội ngôn ngữ, thông hiểu lời nói của những người của những người xung quanh mà khách thể trẻ phát triển ngôn ngữ tích cực. Chơi là yếu tố, là điều kiện chính kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ một cách nhanh chóng, vui chơi là hoạt động chủ đao của trẻ mẫu giáo nên việc tổ chức các trò chơi cho trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng . Thật vậy chính hoạt động vui chơi là nơi trẻ thể hiện được tốt nhất ngôn ngữ của mình và là nơi được thỏa mãn nhu cầu tự khẳng định, nhu cầu tìm kiếm khám phá thé giới xung quanh. Từ đó giúp trẻ hình thành động cơ chơi. mục đích chơi. Đây là nền tảng cuat hoạt động học tập giúp trẻ chuyển sang độ tuổi mới, mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi
- 2.2. Tác dụng của việc chơi ở độ tuổi 3ë-4 tuổi ngoài các trò chơi ở lứa tuổi nhà trẻ, trẻ còn chơi các trò chơi khác như: - Đóng vai theo chủ đề - Trò chơi vân động - Trò chơi học tập Để phù hợp với đề tài nghiên cứu tôi đi sâu vào nghiên cứu trò chơi học tập. Hiện nay việc thực hiện nội dung và phương pháp đổi mới nên tiết học được kéo dài ra. Hoàn cảh chơi, yếu tố chơi phù hợp với sự phát triển tâm lý nên trẻ tham gia giải quyêt nhiệm vụ học tập một cách hào hứng thoải mái, không thấy mình đang thực hiện nhiệm vụ học tập. Trò chơi nhằm khắc sâu ở trẻ những kiến thức đã thu được trong bài học đồng thời mở rộng thêm tất cả những kiến thức về đời sống xung quanh một cách hợp lý. 1. 3. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ . Ngôn ngữ của trẻ phát triển từ thấp đến cao với nhiều bước khác nhau, giai đoạn sau kế thừa và phát triển hơn giai đoạn trước. Ngôn ngữ của trẻ phát triển theo một số quy luật chung xong bước phát triển lại có những đặc điểm trên. Nếu chúng ta nắm được những đặc điểm phát triển đó và biết cách tác động thích hợp thì sẽ thúc đẩy ngôn ngữ của trẻ tiến lên những bước phát triển mới đồng thơi khắc phục những khó khăn mà trẻ thường gặp phải khi tiếp xúc và sử dụng ngôn ngữ . Mỗi khi phát triển ngôn ngữ của trẻ được xem xét trong mối liên hệ với sự tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ với bước phát triển trước đó lớn hơn những yếu tố chủ quan: điều kiện sống, giáo dục, môi trường xung quanh để từ đó có những định hướng giúp cho sự phát triển ngôn ngữ tốt hon. Hình thái ban đầu của sự phát triển ngôn ngữ ở con người là quá trình tích lũy từ vựng, khả năng, ngữ âm, kinh nghiệm, cấu trúc cà các hình thức ngữ pháp cũng như những kỹ năng sử dụng chúng thích hợp với ngữ cảnh trong hoạt động lời nói (ngôn ngữ nóin). Nói cách khác giáo dục cà phát triển ngôn ngữ trước hết là dạy trẻ nói và học thông qua sử dụng và làm giàu vốn từ của cá nhân trẻ.
- Ngôn ngữ của trẻ có chuyển biến roc rệt về chất, về vốn từ tăng nhanh chóng. Một tuổi trẻ bắt đầu tập nói và chỉ nói được một vài từ coa ý nghiãn. Đến hai tuổi trẻ đã nói được một số câu đơn giản và vốn từ khoản 200- 300 từ. Đến cuối năm thữ ba trẻ đã có thể nói được một số câu phức tạp để thể hiện yêu cầu của mình cũng như sự hiểu biết xung quanh vốn từ lên tới khoản 1.200- 1.300 từ. Ngôn ngữ cũng tuân theo nhứng hệ thống ngữ pháp văn phạm chắt chẽ. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ theo các bước giai đoạn giai đoạn tiền ngôn ngữ, thường được hiểu là giai đoạn trước . Khi đứa trẻ dùng các ký hiệu ngôn ngữ đề giao tiếp ở giai đoạn này qua các bước: Bước 1: trẻ tiếp nhậ lời nói như một kích thích giống như mọi kích thích khác nhau. Bước 2: trẻ hân biết được mức độ của giọng nói và có phản ứng bằng cách mếu, khóc hay vui vẻ. Bước 3: trẻ hiểu được một số từ là tên goi của một số đồ vật, hành động quen thuộc trong câu nói mà người lớn nói với trẻ hay nói. Giai đoạn tiền ngôn ngữ có vai trò lón trong sự hình thành và phát triển ngôn ngữ trẻ em. Đứa trẻ bắt đầu luyện bộ máy phát âmG, luyện tai nghe, tập nhìn người lớn nói chuyện với mình, nhìn đồ vật bắt chước phát âm, hiểu lời nói và phát triển ngôn ngữ ở giai đoạn sau. Giai đoạn ngôn ngữ (từ 1 tuổi trở lênt) Giai đoạn ngôn ngữ là giai đoạn trẻ bắt đầu biết sử dụng các ký hiệu ngôn ngữ để giao tiếp, ở giai đọan này trẻ bắt đầu xuất hiện các từ đầu tiên, các câu trên. Việc phát triển ngôn ngữ của trẻ ỏe lứa tuổi này phần lớn là tùy thuộc vào sự dạy bảo của người lớn. Những đứa trẻ mà người lớn ít giao tiếp hay ít thỏa mãn nhu cầu giao tiếp thì thường nói rất chậm. Để kích thích trẻ nói người lớn cần đồi hỏi trẻ phải bày tổ nguyện vọng của mình bằng lời nói mới đáp ứng nguyện vọng đó. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ấu nhi theo hia hướng chính. Hoàn thiện sự thông hiểu lời nói của người lớn và hoàn thành ngôn ngữ tích cực của trẻ. Xã hội càng văn minh việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp càng phổ biến rộng rãi vì nó mang tính chất “ chính thức”H
- Một dấu hiệu đặc trưng người lớn nhất là ngôn ngữ nói không tiếp xúc, ứng sử với ngươig lớn thì thính giác của trẻ không phát triển theo định hướng thính giác của con người. Trẻ nhìn miệng mẹ nói, trẻ nhìn miệng mẹ hỏi, nghe âm thanh của mẹ, ban đầu trẻ chú ý lắng nghe, hiểu ngôn ngữ rồi dần dần ê a phát âm theo. Ban đầu khái quát chưa rõ chữ, rỗ nghĩa. Những lần nghe mẹ nói, người thân nói dần dần trẻ biết nói những từ đơn âm, đa âm ban đầu trẻ chưa làm chủ được âm thanh của mình, nhiều lần phat âm được cha mẹ khuyến khích thành, của chính mình, ứng sử với người lớn. Việc phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ điễn ra theo hai con đường. Một là hiểu được lời nói của người khácM, hai là nói cho mọi người khác hiểu ý mình. Một nhà thơ đã nói: “ Khi chết người ta để lại cho con cái mình nhà cửa ruộng vườn, thanh gươm và cây đàn Pháp đua, nhưng một thế hệ mất đi thì để lại cho thế hệ sau” tiếng nói” . Ai có tiếng nói thì người đó xây dựng được nhà, cấy được ruộng, đúc được kiếm, nối được dây đàn Pháp đua và gẩy được nó” Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản giữa con người với nhau là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh của con gnười. Nhờ có ngôn ngữ mà giũa trẻ em và người lớn thiết lập được moíi qun hệ tương hỗ với nhau hiểu và thông cảm lẫn nhau đồng thời cũng nhờ có ngôn ngữ mà đứa trẻ có khả năng, ở rộng tầm nhìn của mình. Khi trẻ biết nói, trẻ dẽ dàng giao tiếp với những người lớn cũng như trẻ có được khả năng điều chỉnh hành vi của mình. Bằng ngôn ngữ của mình, trẻ có thể biểu đạt sự hiểu biết của mình cho người lớn và hiểu được ý nghĩa của người muốn nói gì từ đó giúp trẻ tích cực hoạt động giao tiếp với mọi người. Vì vậy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ đúng lúc và kịp thời là nhiệm vụ nặng nề của giáo dục trí tuệ cho trẻ dưới 3 tuổi. Nếu người lớn chúng ta lơ là công tác giáo dục và dậy trẻ tập nói, tức là đã bỏ qua một cơ hội tốt để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Từ 2 tuổi trẻ bắt đầu bước vào thời kỳ” phát cảm về ngôn ngữ “ tức là ngôn ngữ trẻ phát triển nhanh, trẻ rất ham nói “ thỏ thẻ như trẻ lên hai”, “ trẻ lên bà cả nhà học nói”, trẻ nói sự phát triển ngôn ngữ đạt tới mức độ rất nhanh mà sau này khi lớn lên khó có gia đoạn nào sánh bằng. Ngược lại nếu ở tuổi lên 3 mà trẻ không có điều kiện giao tiếp, không được nói thì ngôn ngữ kém phát triển mà mặt kháccũng bị trì trệ theo. Năm thứ 3 là giai đoạn quan trọng nhất ttrong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trể hiểu được lời nói của người lớn không cần mọi sự trợ giúp trực quan, phát triển giao tiếp ngôn ngữ với người lớn và những trẻ khác. Trê biết bắt chước lời nói của người lớn một cách chính xác. Vốn từ vựng của trẻ tăng lên
- nhưng trẻe vẫn tiếp tục mắc các lỗi ngữ pháp. Trẻ nhận biết và hiểu được các bài hát, bài thơ dành cho trẻ nhỏ, trẻ biết tham gia đặt câu hỏi. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ em lứa tuổi mầm non vừa là phương tiện quan trọng để trẻ học tập có hiệu quả ở trường phổ thông. Ngôn ngữ của trẻ lứa tuổi mầm non chủ yếu là ngôn ngữ nói, Sự phát triển ngôn ngữ nói của trẻ em với người lớn và trẻ em với nhau. Trong công tác giáo dục mầm non người lớn cần phải có ý thức rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách thường xuyên, liên tục ở mọi lúc mọi nơi, mọi hoạt động Chương II Xây dựng một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện phát âm cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi 1. Mục đích – nội dung nguyên tắc xây dựng trò chơi học tập và thực hiện. 1.1. Mục đích Xây dựng một số trò chơi học tập, khai thác một số nội dung tiết học nhằm rèn luyện phát âm cho trẻ 3-4 tuổi. 1.2. Nội dung Những vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ được quy định trong chương trình “ chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi” với điêù kiện và thời gian có hạn, đề tài này tôi chỉ tiến hành nghiên cứu vêg một số biện pháp sau: Dạy trẻ biết phát âm các từ khó Trẻ biết vận dụng ngôn ngữ vào các hoạt động hàng ngày của trẻ. 1.3. Nguyên tắc Xây dựng trò chơi học tập nhằm phản ánh nội dung cơ bản của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Bảo đảm mục đích: rèn luyện phát âm - đảm bảo những yêu cầu của trò chơi - đảm bảo đảm phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3-4 tuổi.
- - Đảm bảo phát huy những tri thức tư duy ở trẻ. - Đảm bảo tính phong phú, đa dạng, hấp dẫn - Đảm bảo thực hiện đúng chương trình kế hoạch của Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành. - Đảm bảo sự phát triển trí thông minh của trẻ 2. Hệ thống các trò chơi Trò chơi thứ nhất Chiếc nón kỳ diệu a. Mục đích giúp trẻ phân biệt và rèn luyện phát âm một số từ khó các tên gọi của một số đồ dùng trong gia đình và con vật.g b. Nội dung Cho trẻ tiếp xúc với đối tượngC, Dùng tình huống trò chơi để trẻ phát âm các từ khó và phát triển vốn từ của trẻ: cốc, chén, ấm, đĩa c. Chuẩn bị Các loại đồ chơiC: cốc, chén, bát đĩa Một túi đựng quà Các hình con vật bằng nhựa: tôm, cá, gà, thỏ d. Tiến hành Cô cho cả lớp ngồi hình chữ U giới thiệu luật chơi. Bác gấu đến thăm lớp mình và tặng cho lớp mình một túi quà. Cả lớp hãy đoán xem đó là các thứ quà gì nhé.C Cô cùng trẻ mở túi quà ra và lần lượt lấy từng loại và cho trẻ phát âm tên các đồ dùngC: cốc, chén, ấm đĩa. Cô cho cả lớpC, nhóm, cá nhân phát âm và thay đổi hình thức chơi cho phong phú vui vể.
- Lần 2: Cô cho vào chiếc túi các con vật bằng nhựa tôm, cá, gà, thỏ cô đố trẻ cho tay vào túi không nhìn chỉ sơ đoán xem đó là con gì mới giỏi. Cô giơ tay lên cho cả lớp cùng kiểm tra. Cô hỏi cả lớp “ đây là congì? Coa màu gì?” Trẻ phát âm về tên con vật màu sắc. Cô tổ chức cho cả lớp chơi lần lượt Trò chơi thứ hai: Cái gì đã thay đổi a. Mục đích Phát triển vônd từ của trẻ và rèn luyện phát âm cho trẻP b. Nội dung Cho trẻ tri giác đối tượngC, cho trẻ phát âm các từ thỏ, hươu, khỉ, linh dương, cây cối, đu quany. Cỗu trượt. c. chuẩn bị Các con vậtC, thỏ, hươu, khỉ, linh dương bằng nhựa hoặc bằng bông Mô hình cây cối, đu quay, cầu trượt d. Tiến hành Cho cả lớp ngồi hình chữ U và giới thiệu luất chơi. C Hôm nay cô sẽ cho lớp mình đi thăm công viên ở trong công viên có rất nhiều các con vật cùng chung sống hòa thuận với nhau thỏ, khỉ, hươu, và linh dương chơi với nhau rất thân (cô vừa nói vừa bày đồ chơi lên bànc) Yêu cầu cả lớp nhắm mắt lại cô thay đổi vị trí của con vật cho trẻ nói tên con vật nào đã bị thay đổi.Y Sau đó cô cất linh dương và khỉ đi thay vào đó là mô hình cây cối, đu quay, cầu trượt. Cô thay đổi vị trí của chúng phải, trái, trứơc, sau, bên cạnh cho trẻ nhận xét cái gì đã thay đổi. Trò chơi thứ ba: Đoán xem con gì vo ve
- a. Mục đích Chính xác hóa vân động của các bộ phậncơ quan cấu âmC, phát âmđúng âm R, phát triển khả năngnghe lời nói, phát triển giọng nói luyện thơ ra bằng miệng b. Nội dung Bằng các tình huống trò chơi để trẻ phát âm bắt chước tiếng kêu của các con vật.B c. Chuẩn bị Hoa, ong, nhện, ruồi bằng tranh vẽ d. Tiến hành Cô cho cả lớp đi xung quanh lớp và nói “ các con đi dạo trong rừng, trong thung lũng có nhiều hoa. Trên đó những con ong bay và vo ve (rì rìr) (cô phát âm và nhấn mạnh âm rì rìc) Cho cả lớp tiếp tục đi cô nói “ trong bụi rậm lũ nhện đang chăng tơ có một con ruồi mắc vào đó, đang cố thoát ra và kêu rù rù rù (làm mẫu tiếng rù rì nhỏ hơnl). Cô chia cả lớp ra thành 2 nhóm, một nhóm làm ong, một nhóm thành ruồi rồi chúng “ vo ve” tiềng cho phù hợp. Sau đó đổi nhóm. Cho trẻ phát âm R đúng, rõ ràng, tương ứng với cừơng độ của giọng Trò chơi thứ tư Hãy xem có cái gì ở trong tranh a. Mục đích: Củng cố phát âm đúng âm vị R trong cấu trúc âm, phát âm từ, câu rõ, đúng cường độ thích hợp. b. Nội dung Bằng tình huống cho trẻ nóiB, phát âm được các câu hoàn chỉnh c. Chuẩn bịc
- Tranh vẽ con rắnT, con chim ri, con rùa d. Tiến hành Cô cho cả lớp ngồi hình vòng cung rồi giới thiêụ luật chơi.C Hôm nay cô cho các con mỗi người một bức tranh trên tranh có vẽ những đồ vật khác nhau H (tên gọi của các đò vật có âm R. Mỗi bạn sẽ phải kể một cái gì đõ về bức tranh của mình.t VD: trong tranh vẽ con chim ri thì coa thể nói “ Con chim ri hót ríu rít” Tranh vẽ con rắn trẻ có thể kể: “ Con rắn trèo cây bị rơi xuống đất” Tranh vẽ cái rổ trẻ có thể nóiT: “ Mẹ đi chợ mua cái rổ về rửa rau” Khi trẻ kể về bức tranh có thể yêu cầu trẻ kể thêm một cái gì đó. Ngữ điệu sử dụng để củng cố các âm trong cấu trúc câu: Ríu rít riú rít – chim kêu Rì rào rì rào – gió thổi rì rào Cô đọc câu đó: rì rà rì rà Cõng nhà đi chơi Đó là con gì? - Con rùa - Trò chơi thứ năm Tiếng con vật gì? a. Mục đích Giúp trẻ phân biệt được tiếng kêu của một số loài vật phát triển cơ quan thính giác, sự chú ý . Rèn phát âm cho trẻ. b. Nội dung
- Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng. rèn phát âm nói tiếng kêu của các con vật và nói đúng tên của nóC: mèo, chó, gà, lợn. c. Chuẩn bị Mô hình ngôi nhà bằng bìa Một số con vật mèo, chó, gà, lợn. d. Tiến hành Cô cho cả lớp ngồi hình vòng cung. Cô giới thiệu luật chơiC: Cô tặng cho lớp mình 1 ngôi nhà rất là đẹp đấy. Trong ngôi nhà này có rất nhiều các con vật đang ở đấy. Khi cô mở cửa ra các con thấy tiếng con gì kêu thì các con háy đoán xem đó là tiếng kêu của con gì nhé. Các con phải keu giống như tiếng của con vật đó nhé. Ai đoán giỏi và nhanh người đó sẽ thắng cuộc. Bắt đầu chơiB: cô dắt nhà trước mặt trẻ và các con vật để sau ngôi nhà. Cô giáo đứng ở phía sau giả làm tiếng kêu của con mèo hỏi trẻ: “ Con gì vừa kêu đấy? (con mèoc) Con mèo kêu như thế nàoC? ( meo meo) Tương tự với các vật khác. Cô quan sát sửa sai cho trẻC Thay đổi hình thức chơi và động viên trẻ. Lâng 2: Cô cho một số trẻ lần lượt giả làm tiếng kêu của các con vật: cho, mèo, gà, lợn các trẻ khác ngồi đoán và làm tiếng kêu giống như các con vật. Sau đó cô hỏi thêm trẻS: Các con vật này nuôi ở đâu? Nuôi chúng để làm gì? Các con yêu quí con vật nào nhất? Vì sao con yêu quí nó / Trò chơi thứ sáu: đoán xem quả gì?
- a. Mục đích Giúp trẻ nhận biết và phân biệt các loại quả nhận biết màu sắc. luyện phát âm cho trẻ qua đoán tên gọi của các loại quả b. nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng, dùng tình huống trò chơi để dạy trẻ phát âm các từ: Quả khế, quả cam, quả hồng màu đỏ, màu xanh, màu vàng c. Chuẩn bị Cây khế có quả màu vàngC, xanh Cây cam có quả màu vàng, màu xanh Cây hồng có quả màu đỏ 3 lần có màu xanh, đỏ, vàng d. Tiến hành Cô cùng trẻ đi từ ngoài vào vừa đi vừa hát” lý cây xanh” vào tới giữa lớp cô nói “ Các con thấy lớp mình hôm nay có vườn cây ăn qủa có đẹp không? Bây giờ cô và lớp mình cùng đến thăm vườn cây ăn quả nhé. Trước khi đi các con chọn cho mình 1 cái làn bạn nào coa làn màu xanh thì hái quả có màu xanh, bạn nào coa làn màu đỏ thì hái quả màu đỏ, bạn nào có làn màu vàng thì hái quả màu vàng. Khi cả lớp đã hái quả vào làn và mang về cô để lên bàn lấy ra 3 quả hồngK, cam, khế hỏi trẻ “ đoa là quả gì? có màu gì?” Lần 2: Cô để 3 quả: cam, khế, hồng coa 3 màu khác nhau cô yêu cầu trẻ nhắm mắt cô cất quả đi khi mở mắt ra các con đoán xem quả nào có màu gì biến mất. Cô làm lần lượt từng quảC, cho trẻ phát âm tên quả, màu của quả. Cô có thẻ hỏi thêmC: - Quả khế ăn có vị gì? - Quả khé có mấy múi?
- Trò chơi thứ bảy Câu cá thả cá. a. Mục đích Luyện trí nhớ và khả năng phát âm cho trẻ b. Nội dung Trẻ nhớ được các màu của con cá màu xanh, đỏ, vàng c. Chuẩn bị mối trẻ 1 hộp làm ao cá, trong hộp cí 3 con cá xanh, đỏ, vàng có bược dây. 1 chậu nước và cá màu xanh1, đỏ, vàng bằng nhựa. d. Tiến hành Cô cho cả lớp ngồi chiếu hình vòng cung.C Cô giới thiệu luất chơi và nói “ hôm nay cô và các con cùng đi câu cá tặng bạn mèo mướp nhé’ cô câu lần lượt từng con cá trong chậu nước cho trẻ qua sát. Cho cả lớp phát âm từ “ câu cá” sau đó cô hỏi trẻ các con cá cô câu được có màu gìC? Cho trẻ phát âm lần lượt cá nhânC – tôt – lớp Sau đó cô lại thả cá vào ao khi thả đến con cá màu nào cho trẻ phát âm luôn màu của con cá đó. Cô phát cho mỗi trẻ 1 hộp bên trong có cá. Cô nói câu con cá màu nào thì trẻ nhấc cá lên và nói màu con cá đó.S Câu xong cô cho trẻ mang con cá đi tặng mèo mướp.C Trò chơi thứ tám Bắt chước tiếng kêu a. Mục đích Luyện cho trẻ phát âm những từ khó “ tu hú, pim pim pim, tuýt tuýt.
- b. nội dung Dùng tình huống trò chơi để dath trẻ phát âm, bắt chước tiếng kêu của còi, loại phương tiện giao thông, tàu hỏa, xe đạp (chuôngc), ô tô. c. Chuẩn bị tranh ô tôt, tàu hỏa, xe máy, xe đạp và đồ chơi o tô, xe máy d. Tiến hành. Cô cho trẻ ngồi hình còng cung rồi giới thiẹu luật chơi. hôm nay cô giáo đến tặng cho các con 1 hộp quà rất toC, cả lớp mình đoán xe đó là quà gì nhé! Cô lấy ô tô ra và hỏi: Cái gì đây? Còi ô tô kêu như thế nàoC? Cô cho ô tô chạy cả lớp hãy làmcòi ô tô kêuC: “ pim pim’ Cô lấy tàu hỏa ra và cho cả lớp giả làm tiếng tàu hỏa kêu “ tu tu” Cho cả lớp giả làm tiếng còi xe máy, tiếng chuồn xe đạp. Bây giờ các con hãy chọn những đồ chơi này để chơi nhé! Các con cùng chọn ô tô nào, ô tô đây rồi, cọi ô tô kêu như thế nào? “ pim pỉm”. Các con hãy bắt chước tiếng cọi ô tô kêu. Cô lần lượt lấy xe máy, tàu hỏa ra cho chạy trẻ bắt chước tiếng cọi kêu “ tu tu, tuýp týup” Cô treo tranh tàu hỏaC, xe máy, ôtô, xe đạp cho trẻ lên lấy tranh và bắt chước tiến kêu theo yêu cầu của cô 3. Thực hiện tổ chức một trò chơi họa tập nhằm rèn luyện phát âm cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi Chương III: Một số biện pháp sử dụng trò chơi học tập để rèn luyện M phát âm cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi 1. Thực nghiệm sư phạm: a. Mục đích
- Thực nghiệm nhằm đánh giá kết quả thực tế của việc tổ chức trò choei học tập, phản ánh các tiết học nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi. Thực nghiệm đồng thời kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài. b. Đối tượng thực nghiệm Thực nghiệm được tiến hành ở lớp mẫu giáo 3-4 tuổi trường mầm non Bồng Khê – Con Cuông – Nghệ An Số trẻ tham gia thực nghiệm là 20 cháu Số trẻ đối chứng là 20 cháu Về trình độ, điều kiện của hai nhóm đều tương đương nhau không có gì khác biệt c. Nội dung thực nghiệm Lựa chọn bài thực nghiệm và thiết kế các trò chơi học tập phản ánh nội dung cơ bản của các tiết học. Căn cứ vào chương trình chăm sóc giáo dục tre mẫu giáo 3C-4 tuổi để lựa chọn những bài phù hợp với nội dung chương trình thực nghiệm. Thiết kế các trò chơi học tập phản ánh nội dung cơ bản của các tiết học. Sau khi đã lựa chọn các bài trong chương trình ở các lớp thực nghiệm . Giáo viên được chuẩn bị các giáo án tổ chức trò chơi tập mới thiết kế theo yêu cầu thực nghiệm .T ở lớp đối chứng giáo viên tiến hành giảng dạy như thường lệ lồng ghép trong các môn học. 3.2. Tiến hành thực nghiệm a. Chọn mẫu Chọn ngẫu nhiên 2 lớpC: 1 lớp thực nghiệm, 1 lớp đối chứng. Tiến hành cùng một bài tập khảo sát trước thực nghiệm để xác định khả năng phát triển ngôn ngữ của hai nhóm. Đối chứngvà thực nghiệm, sử dụng
- phương pháp thống kê kết quả khảo sát trên trẻ xác định sự tương đương giữa hai nhóm. b. Thiết kế các trò chơi thực nghiệm Nghiên cứu các bài học trong chương trình để thiết kế các trò chơi học tập sao cho phản ánh nội dung cơ bản của bài học. Nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3N-4 tuổi. Lựa chọn các trò chơi học tập trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ và các tuyển tập trò chơi học tập giành cho các lứa tuổi mẫu giáo. Thiết kế những trò chơi học tập mớiT, phản ánh nội dùn cơ bản của các bài học. Các trò chơi được lựa chọn và thiết kế cụ thểC: 1. Chiếc túi kỳ diệu? 2. Cái gì đã thay đổi? 3. Đoán xem con gì vo ve? 4. Hãy nói xem có cái gì ở trong tranh? 5. Tiếng con vật gì? 6. Đoán xem quả gì? 7. Câu cá thả cá 8. Bắt chước tiếng kêu c. Xây dựng bài tập khảo sát: Mức độ phát triển ngôn ngữ ở trẻ Mức độ 1: khối lượng ngôn ngữ Mức độ 2: khả năng sử dụng ngôn ngữ Mức độ 3: khả năng vận dụng ngôn ngữ đã có vào hoạt động của trẻ Tiến hành đo trước thực nghiệm a. Các bài tập khảo sát được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu chương trình dựa trên các bài học mà các cháu đã học nhằm đánh giá mức độ của trẻ trước thực nghiệm . Bài tập khảo sát được xây dựng dưới dạng các câu hỏi ngắn, dẽ hiểu, (có gợi ý c) dựa theo nộ dung các bài học phát triển ngôn ngữ mà chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo đã đề cập đến.
- Bài tập 1: Khảo sát việc phát âm của đối tượng trẻ Câu 1: Con háy nhìn xem cô có những đồ vật gì đây? Câu 2: Hãy nhìn xem những bức tranh cô tô có những đồ vật gì? các con hãy cầm lên và đọc cho cô: cốc chén, ấm đĩa. Câu 3: Cô có các con vật để trên bàn các con quan sát sau đó nhắm mắt lại cô cất đi 1 con vật các con nói tên con gì đã biến mất? * Cách đánh giá: Câu hỏi 1: Cho phép đánh giá được khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ – khối lượng ngôn ngữ của trẻ Trả lời đúng, đầy đủ: 10 điểm sai trừ 1, 5 điểm Câu hỏi 2: Cho phép đánh giá khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ Trả lời đúng, đầy đủ: 10 điểm Câu hỏi 3: Cho phép đánh giá vận dụng ngôn ngữ vào hoạt động của trẻ Trả lời đúng, chính xác: 10 điểm Đúng một con vật cho 1 điểm Bài tập 2: Khảo sát sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ
- Câu 1: Con hãy nghe và đoán xem tiếng con vật gì? Câu 2: Các con hãy bắt chước tiếng kêu của một số âm thanh của tiếng còi xe ô tô, tàu hỏa, xe máy? Câu 3C: Cô có bức tranh vẽ các con vật chim ri, cỏnắn, con rùa. Các con hãy nhìn tranh và kể về bức tranh * Cách đánh giá Câu hỏi 1C Cho phép đánh giả sự hiểu ngôn ngữ Trẻ trả lời đúng, đầy đủ 10 điểm, 1 tên con vật 3 điểm Câu hỏi 2C Cho phép đánh giá khả naeng sử dụng ngôn ngữ về phát triển ngôn ngữ: Trả lời đúng chính xác 10 điểm, trả lời đúng 1 âm thanh 1 điểm. Câu hỏi 3C Cho phép đánh giá khả năng vận dụng ngôn ngữ về việc phát triển vào hoạt động của trẻ Trẻ trả lời đúng 10 điểm Kể đúng 1 bức tranh 5 điểm b. Tiến hành đo sau thực nghiệm Sau khi thực nghiệmS, việc khảo sát được tiến hành với những bài tập phức tạp hơn Bài tập 1
- Khảo sát sự luyện phát âm về việc phát triển ngôn ngữ của trẻ Câu 1 C Hãy kể cho cô các loại quả cháu biêt? Hãy kể những đồ dùng để ăn uống? Câu 2 Con hãy bắt chước và phân biệt tiếng kêu của các con vật: mèo, chó, gà, lợn. Hãy giả làm tiếng còitàu, còi ô tô, xe máy, xe đạp. Câu 3. Hãy nhìn lên trên quần áo của con hoặc của bạn nói được màu sắc xanh, đỏ, vàng. Nhìn vào bức tranh theo ý thích của mình. Cách đánh giá: Câu 1: Cho phép đánh giá khối lượng về việc phát triển ngôn ngữ của trẻ Trả lời đúng, đầy đủ: 10 điểm, phân biệt 2 loại quả hoặc 2 đồ dùng 3 điểm Câu 2: Cho phép đánh giá sự sử dụng ngôn ngữ về phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trả lời đúng 10 điểm, phân biệt được 2 loại tiếng kêu 3 điểm. Câu 3: Cho phép đánh giá, khả năng vận dụng ngôn ngữ vào các hoạt động của trẻ Trẻ trả lời đúng chính xác 10 điểm. Diễn tả được 1bức tranh 5 điểm. c. Hướng dẫn giáo viên thực nghiệm
- Để chuẩn bị cho thực nghiệm các giáo viên tham gia thực nghiệm được tổ chức học tập về mục dích yêu cầu, nội dung của thực nghiệm Các giáo viên tham gia thực nghiệm được timg hiểu rộng vêg cơ sở lý luận của một số biện phá phương tiệnổ chức trò chơi học tập nhằm phát triển ngôn ngữ và rèn luyện phát âm cho trẻ. Nghiên cứu một số trò chơi mới, nắm chắc luật chơi và cách hướng dẫn trẻ chơi. Nghiên cứu các bài tập khảo sát, cách cho điểm. ghi phiếu, tổng kết điểm. Lên kế hoạch tổ chức quá trình thực nghiệm . L Chuẩn bị đồ dùngC, đồ chơi phục vụ cho thực nghiệm . d. Triển khai thực nghiệm Các trò chơi đã được lựa chọn và thiết kể (như đã kể trênn) được tổ chức theo các phương pháp chung như sau: Bước 1: hướng dẫn trò chơi Bước 2: theo dõi quá trình chơi Bước 3: nhận xét sau khi chơi Bước 1B: Hướng dẫn trò chơi - Cô hướng dẫn 1 hoặc 1 nhóm trẻ sau đó cho cả lớp cùng chơi. - Trước khi chơi cô phải giải thích nội dung chơi và luật chơi một cách rõ ràng, ngắn gọn, cô làm mẫu hoạt động chơi, trẻ làm theo sau đó trẻ tự chơi. - Cô lần lượt cho trẻ được chơiC - Cô quan sát, theo dỗi và giúp đỡ trẻ chơi hoặc cùng với trẻ. khi thấy tất cả trẻ đều biết chơi cô tiến hành cho trẻ chơi lần 2 - Khi trẻ đã nắm được luật chơi, cô khuyến khích trẻ chơi tích cực, thi đua cùng chơi.
- - Để trẻ chơi không phạm luật cô có thể nhắc lại luật chơi hoặcgợi ý các cháu nhớ lại luật chơi vì luật chơi giúp trẻ chơi không nhầm lẫn và giúp trẻ hình thành một số phẩm chất: phục tùng qui định của luật chơi, giáo dục trẻ tính thật thà đoàn kết - Việc thực hiện hoạt động chơi, luật chơi của trẻ có đúng không? Nếu trẻ chơi sai luật cô phải giải thích lại cách chơi để giúp trẻ hiểu và thực hiện đúng luật chơi. - Theo dõi khả năng tư duy, ngôn ngữ trẻ, khuyến khích những trẻ chơi tích cực, động viên những trẻ ít nói tham gia vào trò chơi. Theo dõi tiến độ chơi. Nếu trẻ chơi không hứng thú thì cho trẻ đổi vị trí chơi nhóm chơi Bước 3: Nhận xét và đánh giá sau khi chơi Cô nhận xét quá trình chơi, khuyến khích trẻ tích cực chơi. 3.3. cách đánh giá kết quả thực nghiệm Hiệu quả của việc tổ chức trò chơi học tập nhằm hình thành việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ được thể hiện ở các mức độ khác nhau theo các tiêu chí sau: - Khối lượng ngôn ngữ - Khả năng vận dụng ngôn ngữ đã có vào hoạt động chơi và các hoạt động khác trong cuộc sống. 3.4. Cách lấy số liệu và kỹ thuật đo Bước 1: Các giáo viên tiến hành thực nghiệm đều đã được hướng dẫn phương pháp thực nghiệm và cách ghi lại kết quả các bài tập khảo sát trên trẻ. Bước 2: Tiến hành đo mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ bằng bài tập khảo sát ở 20 trẻ trong nhóm đối chứng và 20 trẻ trong nhóm thực nghiệm tại mộ thời điểm như nhau Bước 3: Sau khi đo tiến hành phân tích và tổng hợp các biên bản theo các tiêu chí đã địng ghi thành số liệu thống kê biên bản lần đầu và lần cuối của mỗi trẻ
- 3.5. Kết quả thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm * Phân tích kết quả đo lần đầu: Bảng 1 kết quả đo lầi 1 về khối lượng ngôn ngữ của trẻ Mức độ Đối chứng Thực nghiệm Số lượng % Số lượng % I 4 20 4 20 II 8 40 9 45 III 6 30 6 30 IV 2 10 1 5 Cộng 20 100 20 100 Kết quả đo bảng 1 cho thấy kết quả đo trước thực nghiệm của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm về khối lượng ngôn ngữ của trẻ ở thời điểm đo đầu của 2 nhóm tương đương nhau cụ thể: Mức độ I (học sinh đạt điểm 9h-10) Nhóm đối chứng: 20% Nhóm thực nghiệm: 20% Mức độ II (học sinh đạt điểm 7h-8) Nhóm đối chứng: 40% Nhóm thực nghiệm: 30% Mức độ III (học sinh đạt điểm dưới 5h) Nhóm đối chứng : 10% Nhóm thực nghiệm: 5% Bảng 2 Kết quả đo lần 1 vè khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác của trẻ Nhóm Đối chứng Thực nghiệm Số Lượng % Số lượng % Mức độ
- I 2 10 2 10 II 10 50 11 55 III 7 35 6 30 IV 1 5 1 5 Cộng 20 100 20 100 Kết quả bảng 2 cho ta thấy kết quả đo trước thực nghiệm của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm về khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác của trẻ ở nhiều thời điểm đo đầu của cả 2 nhóm là tương đương cụ thể: Mức độ I: (học sinh đạt điểm 9h- 10) Nhóm đối chứng: 10% Nhóm thực nghiệm: 10% Mức độ II: (học sinh đạt điểm 7h-8 ) Nhóm đối chứng: 50 % Nhóm thực nghiệm: 55% Mức độ III: (học sinh đạt điểm 5h-6 ) Nhóm đối chứng: 35% Nhóm thực nghiệm: 30% Mức độ IV: (học sinh đạt điểm dưới 5 h) Nhóm đối chứng: 5% Nhóm thực nghiệm: 5% Bảng 3: Kết quả đo lần 1 về khả năng vận dụng ngôn ngữ Nhóm Đối chứng Thực nghiệm Số lượng % Số lươngS % Mức độ I 3 15 3 15
- II 9 45 9 45 III 6 30 7 35 IV 2 10 1 5 Cộng 20 100 20 100 Kết quả bảng 3 cho thấy kết quả đo trướctn của 2 nhóm đối chững và thực nghiệm khả năng vận dụng ngôn ngữ của trẻ thời điểm đo đầu của cả hai nhóm đều tưởng tượngương đương nhau cụ thể: Mức độ I (học sinh đạt điểm 9h-10) Nhóm đối chứng: 15 % Nhóm thực nghiệm: 15% Mức độ II (học sinh đạt điểm 7h-8 ) Nhóm đối chứng: 45% Nhóm thực nghiệm: 45% Mức độ III (học sinh đạt điểm 5h-6 ) Nhóm đối chứng: 30% Nhóm thực nghiệm: 35% * Phân tích kết quả đo sau thực nghiệm Bảng 4: Khối lượng ngôn ngữ của trẻ Nhóm Đối chứng Thực nghiệm Mức độ Đo lần 1 Đo lần 2 Đo lần 1 Đo lần 2 S. lượng % S.lượng % S. lượng % S. lượng % I 4 20 6 30 4 20 7 35 II 8 40 9 45 9 45 10 50 III 6 30 4 20 6 30 3 15 IV 2 10 1 5 1 5 0 0
- Nhìn vào kết quả đo bảng 4 cho ta thấy ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm khối lượng ngôn ngữ của trẻ tăng hơn lúc đầu đo nhưng khối lượng ngôn ngữ trong nhóm thực nghiệm tăng hơn cụ thể ở đo lần 2 ta thấy: Mức độ I: Nhóm đối chứng:30% Nhóm thực nghiệm: 35% Mức độ II: Nhóm đối chứng: 45% Nhóm thực nghiệm: 50% Mức độ III: Nhóm đối chứng: 20% Nhóm thực nghiệm: 15% Mức độ IV: Nhóm đối chứng: 5% Nhóm thực nghiệm: 0 Bảng 5: Khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác Nhóm Đối chứng Thực nghiệm Mức độ Đo lần1 Đo lần 2 Đo lần1 Đo lần 2 S. Lượng % S. lượng % S.lượng % S.lượng % I 2 10 4 20 2 10 5 25 II 10 50 12 60 11 55 14 70 III 7 35 4 20 6 30 1 5 IV 1 5 0 0 1 5 0 0 Nhìn vào bảng 5 chúng ta thấy khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác ở nhóm đối chững có tăng nhưng so với nhóm thực nghiệm thì vẫn thấp hơn cụ thể ta thấy. Mức độ I: Nhóm đối chứng: đo lần 1: 10% đo lần 2: 20% Nhóm thực nghiệm
- Đo lần 1: 10% Đo lần 2: 20% Mức độ II: Nhóm đối chứng Đo lần 1: 50% Đo lần 2: 60% Nhóm thực nghiệm Đo lần 1:55% Đo lần 2: 70% Mức độ III: Nhóm đối chứng: Đo lần 1:35% Đo lần 2: 20% Nhóm thực nghiệm: Đo lần 1: 30% Đo lần 2: 5% Mức độ IV: Nhóm đối chứng: Đo lần 1: 5% Đo lần 2: 0 Nhóm thực nghiệm: Đo lần 1: 5% Đo lần 2: 0 Kết quả trên chứng tỏ việc sử dụng biện pháp thực nghiệm đã làm tăng việc sử dụng ngôn ngữ chính xác của trẻ Bảng 6: Khả năng vân dụng ngôn ngữ của trẻ vào hoạt động
- Nhóm Đối chứng Thực nghiệm Mức độ Đo lần 1§ Đo lần 2 Đo lần 1§ Đo lần 2 S. lượng % S. % S.lượng % S. % lượng lượng I 3 15 5 25 3 15 6 30 II 9 45 11 55 9 45 13 65 III 6 30 3 15 7 35 1 5 IV 2 10 1 5 1 5 0 0 Kết quả bảng 6 cho ta thấy khả năng vận dụng ngôn ngữ của trẻ đã tăng ở nhóm thực nghiệm nhiều hơn so với nhóm đối chứng cụ thể như sau: Mức độ I: Nhóm đối chứng: Đo lần 1: 15% Đo lần 2: 25% Nhóm thực nghiệm Đo lần 1: 15% Đo lần 2: 30% Mức độ II: Nhóm đối chứng: Đo lần 1: 45% Đo lần 2:55% Nhóm thực nghiệm: Đo lần 1: 45% Đo lần 2:65% Mức độ III:
- Nhóm đối chứng Đo lần 1:30% Đo lần 2: 15% Nhóm thực nghiệm Đo lần 1: 35% Đo lần 2: 5% Mức độ IV: Nhóm đối chứng: Đo lần 1: 10 % Đo lần 2: 5% Nhóm thực nghiệm Đo lần 1:5% Đo lần 2: 0 Như vậy khẳng định việc tổ chức các trò chơi học tập nhằm rèn luyện phát triển ngôn ngữ ở độ tuổi mẫu giáo 3-4 tuổi đã có kết quả rõ rệt trong việc vận dụng ngôn ngữ vào các hoạt động của trẻ Phần III: Kết luận Từ kết quả nghiên cứu trên đây có thể rút ra kết luận - Chơi là mọi hoạt động cần thiết cho mọi lứa tuổi nhưng với trẻ thì chính là cuộc sống thực của chúng. Vui chơi có tầm quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. đặc biệt ở tuổi mẫu giáo nói chung và lứa tuổi 3-4 tuổi nói riêng trò chơi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo . Nó là phương tiện phát triển tư duy là công cụ của hoạt động trí tuệ.Với tầm quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ.
- Song thực tế hiện nay trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non chưa có nhiều trò chơi đặc biệt là trò chơi học tập để phát triển ngôn ngữ còn rất nhiều khó khăn. - Qua thực nghiệm cho chúng ta thấy việc sử dụng trò chơi vào để phát triển ngôn ngữ vho trẻ rất có hiệu quả (đặc biệt là lứa tuổi 3® -4 tuổi) bởi qua trò chơi trẻ được vận dụng, được nói nhiều từ ngữ vì thế đã có tác dụng tích cực đến trẻ về cả 3 mặt: khối lượng ngôn ngữ, khả năng sử dụng chính xác ngôn ngữ, khả năng vận dụng ngôn ngữ. Căn cứ vào kết quả thực nghiệm chúng tôi rút ra các biện pháp mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình tổ chức hướng dẫn trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi như sau: + Cung cấp chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho trẻ về buổi chơi trò học tập. + Chỗ chơi cho trẻ phải thoải mái, rộng rãi, tạo điều kiện cho trẻ chơi thoải mái thích tham gia vào trò chơi 1 cách tích cực. + Khêu gợi hứng thú cho trẻ tạo ra nhiều tình huống trong khi chơi để duy trì hứng thú cho trẻ + Khi chơi cô giáo cần bao quát hướng dẫn trẻ tỉ mỉ kịp thời để trẻ nhập vai tự nhiên. + Cần tổ chức trò chơi thực tập 1 cách thương xuyên liên tục và được chuẩn bị kỹ càng về hình thức cũng như nội dung phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. - Qua thăm dò trao đổi điều tra chúng tôi nhận thấy trên thực tế hiện nay việc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi chơi trò chơi học tập chưa được quan tâm đầu tư thích đáng, và chưa thấy hết việc cho trẻ chơi trò chơi học tập ở trường mẫu giáo là rất cần thiết. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 1 cách hệ thống ngay từ khi còn nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với công tác giáo dục lứa tuổi mầm non đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi. Vì vậy cô giáo cần cung cấp nhiều tri thức mới cho trẻ đề các cháu được phát triển toàn diện nhất là ngôn ngữ phải lưu loát mạch lạc tạo tiền đề cho trẻ có những bước đi thuận lợi sau này. Như vậy từ thực tế trên tôi mạnh dạn đề ra 1 số biện phá phương tiệnổ chức hướng dẫn trò chơi học tập cho các cháu mẫu giáo 3-4 tuổi đề đạt hiệu quả cao, góp phần đem lại kết quả giáo dục tốt nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Một số kiến nghị sư phạm
- Qua thực tế tìm hiểu thực trạng để trò chơi học tập là phương tiện đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi cần: - Cô giáo cần có những hiểu biết lý luận cề cách tổ xhức hướng dẫn việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 1 cách thường xuyên liên tục. - Cô giáo cần có lòng nhiệt tình, kiên trì, tỉ mỉ, yêu thương gần gũi trẻ quan tâm đến trẻ. - Cần luôn cải tiến phương pháp đổi mới hình thức giảng dạy để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng độ tuổi. Cần phát huy sáng tạo nội dung để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Có tài liệu hướng dẫn và tập huấn cho giáo viên 1 cách cụ thể về nội dung và biện pháp phát triển hoạt động ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi. - Bổ xung thêm hệ thống các trò chơi học tập nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi - Cần cung cấp thêm đồ dùng đồ chơi cho trẻ để phục vụ tốt cho trò chơi học tập. Trên đây là 1 số ý kiến đề xuất của tôi với mong muốn góp phần làm sáng tỏ tác dụng của trò chơi học tập đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Thị ánh Tuyết - Chủ biên Nguyễn Như Mai - Đinh Kim Thoa “ Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non” 1997“ 1. Đinh Hồng Thái: “ Dạy nói tuổi mầm non” 2003 2. Lê Thị Ninh – Trần Hồng Việt – Vũ Thị Cúc “ Cơ sở phương pháp làm quen với môi trường xung quanh” NXB ĐH Quốc gia – Hà Nội 1. Đào Thanh Âm – chủ biên Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa “ Giáo dục mầm non II” 1995
- 1. Nguyễn Quan Vẩn – chủ biên Trần Hữu Luyến- Trần Quốc Thanh “ Tâm lý học đại cương” 1995 1. Phương pháp phát triển ngôn ngữ đề cương bài giảng – Kim Anh 2. Nguyễn ánh Tuyết – “ Nhưng điều cần biết của trẻ thơ” NXB giáo dục 1996 1. “ Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện 3-4 tuổi” NXB giáo dục 1995 2. Đề cương bài giảng - Đinh Hồng Thái