Nghiên cứu tỷ lệ tăng huyết áp và liên quan với một số yếu tố nguy cơ ở người từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh Trà Vinh năm 2012

pdf 7 trang hapham 2610
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tỷ lệ tăng huyết áp và liên quan với một số yếu tố nguy cơ ở người từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh Trà Vinh năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_ty_le_tang_huyet_ap_va_lien_quan_voi_mot_so_yeu_t.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu tỷ lệ tăng huyết áp và liên quan với một số yếu tố nguy cơ ở người từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh Trà Vinh năm 2012

  1. Theo Tạp chí tim mạch họcViệt Nam. Số 65. Tháng 8 năm 2013 NGHIÊN CỨU TỶ LỆ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ LIÊN QUAN VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ Ở NGƯỜI TỪ 40 TUỔI TRỞ LÊN TẠI TỈNH TRÀ VINH NĂM 2012 TS.BS. Cao Mỹ Phượng*, BS.CK1. Nguyễn Văn Lơ , BSCK1. Hồ Minh Xuân và cộng sự * Sở Y tế Trung tâm Y tế dự phòng Trà Vinh TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: (1). Xác định tỷ lệ tăng huyết áp (THA) và tỷ lệ yếu tố nguy cơ THA ở người từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh Trà Vinh. (2). Mô tả mối liên quan giữa THA và một số yếu tố nguy cơ (YTNC). Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu ngang mô tả trên 14492 đối tượng. Kết quả: (1) Tỷ lệ THA ở người từ 40 tuổi trở lên là 31,7%, THA ở nam thấp hơn nữ (29,3% so với 33,5%, p < 0,05). Tuổi càng cao tỷ lệ THA càng cao (p < 0,05). Nhóm đối tượng tuổi từ 40 - 54 có tỷ lệ THA là 16,5% , 55 - 64 tuổi là 40,3%, ≥ 65 tuổi là 61,0%. Tỷ lệ nhóm có 1 YTNC chiếm 21,4%, 2 YTNC là 29,8%, ≥3 YTNC là 41,6%. (2) Có mối liên quan rõ rệt THA với YTNC tuổi, vòng bụng to, thừa cân/béo phì, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), gia đình có người mắc bệnh tim mạch sớm trong cộng đồng này. Kết luận: (1) Tỷ lệ THA ở người từ 40 tuổi trở lên là 31,7%. Tỷ lệ THA ở nam thấp hơn ở nữ. Tuổi càng cao tỷ lệ THA càng cao. Đối tượng có YTNC bệnh THA chiếm tỷ lệ cao. (2) Có mối liên quan rõ rệt giữa THA với tuổi, vòng bụng to, thừa cân/béo phì, ĐTĐ, và gia đình có người mắc bệnh tim mạch sớm. ABSTRACT THE PREVALENCE OF HYPERTENSION AND RELEVANCE BETWEEN SEVERAL RISK FACTORS WITH HYPERTENSION IN ADULTS AGED 40 YEARS OR OLDER IN TRAVINH PROVINCE OF THE YEAR 2012 Objectives: (1) Determining the prevalence of hypertension and the rate of risk factors of hypertension in people aged 40 years or older in community of Tra Vinh province.(2) Describing the relevance of hypertension and several risk factors in this community. Method: Using a cross sectional study with 14492 subjects. Result: (1) The prevalence of hypertension is approximately 31,7%. This prevalence seems to be lower in the male group compare to the female group (29,3% vs 33,5%, p<0,05). The prevalence of hypertension dramatically increases with age (p < 0,05). The rate of hypertension is divided into 16,5 % from 40 to 54 years-old; 40,3% from 55 - 64 years-old, and 61,0% from 65 years-old. The prevalence of the group gets one risk factor is nearly 21,4%, 2 risk factors is 29,8%, and ≥ 3 risk factors is 41,6%. (2) The result shows that there is a relevance between hypertension and several risk 1
  2. factors in this community including: age, high waist circumferences, overweight/obesity, diabetes, family history having early cardio - vascular diseases. Conclusion: (1) The prevalence of hypertension is approximately 31,7%, in male lower than in female. The higher age, the greater risk of hypertension is. The prevalence of the group gets risk factors seems high, especially, ≥ 3 risk factors is 41,6%. (2) In this community, there is a relevance between hypertension and several risk factors including: age, high waist circumferences, overweight/obesity, diabetes, family history having early cardio - vascular diseases. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây ra tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu. Tần suất THA nói chung trên thế giới là khoảng 41% ở các nước phát triển và 32% ở các nước đang phát triển [7]. Những đối tượng từ 40 - 70 tuổi bắt đầu HA là 115/75 mmHg sẽ có nguy cơ tử vong tăng gấp đôi nếu HA tăng 20/10 mmHg [10]. Tại Việt Nam, tỷ lệ THA là 16,3% ở miền Bắc 2002 [2], ước tính đến năm 2025 sẽ có khoảng 10 triệu người bị THA, nếu không có các biện pháp phòng chống kịp thời [7]. Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh THA trong cộng đồng như: tuổi cao, hút thuốc lá, uống nhiều rượu/bia, khẩu phần ăn không hợp lý (ăn mặn, ăn nhiều chất béo), ít hoạt động thể lực, béo phì, căng thẳng trong cuộc sống, rối loạn lipid máu,ĐTĐ, tiền sử gia đình có người bị THA Hầu hết những YTNC này có thể kiểm soát được khi người dân hiểu đúng và biết được cách phòng. Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống bệnh THA được triển khai trên toàn quốc. Trà Vinh là một trong những tỉnh phía Nam được triển khai khám sàng lọc THA năm 2012. Đặc điểm là vùng sâu, gần biển, có nhiều tập quán và thói quen ăn uống đặc thù nên mô hình bệnh tật cũng mang nhiều nét riêng. Nghiên cứu tỷ lệ và mối liên quan giữa THA và một số yếu tố nguy cơ của tỉnh Trà Vinh được tiến hành với 2 mục tiêu chính là: 1. Xác định tỷ lệ THA và tỷ lệ yếu tố nguy cơ THA ở người từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh Trà Vinh. 2. Mô tả mối liên quan giữa THA và một số yếu tố nguy cơ 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU; 2.1. Đối tượng: Người dân có tuổi từ 40 trở lên có hộ khẩu, sinh sống trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp ngang mô tả 2.2.1. Cỡ mẫu: Chọn ngẫu nhiên 5 xã/phường/thị trấn thuộc 5/8 huyện/thành phố trong tỉnh. Tiến hành khám sàng lọc cho đối tượng từ 40 tuổi trở lên. Số đối tượng được khám là 14492. 2.2.2. Thời gian nghiên cứu từ tháng 09 đến tháng 11 năm 2012 2
  3. 2.2.3. Địa điểm: 5 xã được chọn là: xã Dân Thành huyện Duyên Hải, xã Huyền hội Huyện Càng Long, xã Long Sơn Huyện Cầu Ngang, xã Tập Ngãi huyện Tiểu Cần, xã Lương Hòa Huyện Châu Thành. 2.2.4. Phương pháp tiến hành: Liên hệ UBND xã lấy danh sách đối tượng từ 40 tuổi trở lên. Gửi thư mời từng đối tượng đến khám sàng lọc tại trạm y tế xã/phường/thị trấn. Phỏng vấn theo mẫu phiếu điều tra và tiến hành đo huyết áp với tư thế ngồi, tay để ngang tim, sau khi nghỉ ngơi tối thiểu 5 phút [3] và phân loại theo hướng dẫn của Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống THA. Chẩn đoán THA khi HATTT 140, hoặc HATTr 90, hoặc có tiền sửđược chẩn đoán THA đang điều trị. Các yếu tố nguy cơ THA khảo sát trong nghiên cứu này. Tuổi (nam > 55 tuổi hoặc nữ > 65 tuổi) Hiện tại hút thuốc lá (hoặc thuốc lào) Uống nhiều rượu bia Ít hoặc không vận động thể lực mức độ vừa (thể dục <30 phút mỗi ngày) Chế độ ăn mặn hoặc ít rau quả (<400gr rau, quả mỗi ngày) Vòng bụng to Có bệnh đái tháo đường Gia đình có người mắc bệnh tim mạch sớm (nam < 55 tuổi hoặc nữ < 65 tuổi) Thừa cân/béo phì 2.2.5. Xử lý số liệu: bằng phần mềm Epi-info 3.5.4, Epi 7 và Excel 2003. 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Tổng số đối tượng được khám sàng lọc là 14492 đối tượng, trong đó có 42,6% nam (6174/14492), và 57,4% nữ (8318/14492). Tỷ lệ này gần như tương đồng với tỷ lệ nam/nữ trong quần thể. Nhóm có tuổi từ 40 - 54 tuổi chiếm 53,5% (KTC 95%: 52,7 - 54,3%), nhóm có tuổi từ 55 - 64 tuổi chiếm 26,4% (KTC 95%: 25,7 - 27,1%), và nhóm có tuổi ≥ 65 chiếm 20,1% (KTC 95%: 19,5 - 20,8%). 3.2. Tỷ lệ tăng huyết áp ở đối tượng từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh Trà Vinh 3
  4. 60.0% 50.0% 40.0% 30.0% 40-54 20.0% 55-64 ≥ 65 10.0% 0.0% 40-54 55-64 ≥ 65 Nhóm tuổi Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ tăng huyết áp theo nhóm tuổi Tỷ lệ THA ở đối tượng từ 40 tuổi trở lên là 31,7% (4593/14492, KTC 95%: 30,9 - 32,5%). Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ THA ở nam là 29,3% (1806/6174, KTC 95%: 28,1 - 30,4%) thấp hơn tỷ lệ THA ở nữ; và tỷ lệ này ở nữ là 33,5% (2787/8318, KTC 95%: 32,5 - 34,5%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng tuổi càng cao tỷ lệ THA càng cao với p<0,05. Nhóm đối tượng có tuổi từ 40 - 54 có tỷ lệ THA là 16,5% (1287/7778, KTC 95%: 15,7 - 17,4%). Nhóm có tuổi từ 55 - 64 có tỷ lệ THA là 40,3% (1534/3807, KTC 95%: 38,7 - 41,9%). Nhóm có tuổi từ ≥ 65 có tỷ lệ THA là 61,0% (1772/2907, KTC 95%: 59,2 - 62,7%). Theo Dreisbach A.W. và cs (2011) tỷ lệ mới mắc của THA sẽ gia tăng khoảng 5% cho mỗi khoảng cách 10 năm tuổi [9]. Theo Caro (2006), tỷ lệ tăng huyết áp ở nam nhiều hơn nữ. Tuổi càng cao nguy cơ THA càng cao. Những thói quen ăn mặn, uống rượu, hút thuốc lá là nguy cơ gây THA [8]. Huyết áp tâm thu tăng dần theo tuổi [4]. Tỷ lệ THA trong nghiên cứu của chúng tôi cũng xấp xỉ nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh và cs tại Tiền Giang (2012), tỷ lệ THA ở người ≥ 60 tuổi là 56,5%. [1] Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi có vẽ thấp hơn nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hồng Sơn và Phạm Nguyễn Vinh tại tỉnh Bạc Liêu năm 2007, tỷ lệ THA người từ 55 - 64 tuổi là 40,5% và ≥ 65 tuổi là 59,6%. Vấn đề này có lẽ do khác nhau về điều kiện địa lý và tập quán sinh sống của 2 vùng. [5] 3.3. Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ THA ở đối tượng từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh Trà Vinh 4
  5. 45.0% 41.6% 40.0% 35.0% 29.8% 30.0% 0 YTNC 25.0% 21.4% 1 YTNC 20.0% 2 YTNC 15.0% 3 YTNC 10.0% 7.2% 5.0% 0.0% 0 YTNC 1 YTNC 2 YTNC 3 YTNC Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ THA Kết quả cho thấy ở lứa tuổi từ 40 trở lên tỷ lệ đối tượng có 1 yếu tố nguy cơ chiếm 21,4% (3100/14492, KTC 95%: 6,8 - 7,7), 2 YTNC là 29,8% (4321/14492, KTC 95%: 20,7 - 22,1). Tuy nhiên, tỷ lệ đối tượng có từ 3 YTNC trở lên là 41,6% (6022/14492, KTC 95%: 40,8 - 42,4). Như vậy, ở lứa tuổi này nguy cơ THA là rất cao. Chỉ có 7,2% (1049/14492, KTC 95%: 6,8 - 7,7) đối tượng không có YTNC nào. 3.4. Liên quan giữa THA và một số yếu tố nguy cơ Bảng 3.1. Liên quan giữa THA và một số yếu tố nguy cơ Yếu tố nguy cơ THA Tổng Tỷ Có Không lệ PR ρ 4593 9899 14492 Tuổi (nam > 55 tuổi Có 2472 2123 4595 53,8 2,51 hoặc nữ > 65 tuổi) Không 2121 7776 9897 21,4 (2,40- <0,05 2,63) Hiện tại hút thuốc lá Có 1279 3220 4499 28,4 0,86 (hoặc thuốc lào) Không 3314 6679 9993 33,2 (0,81- <0,05 0,90) Uống nhiều rượu Có 959 2477 3436 27,9 0,85 bia Không 3634 7422 11056 32,9 (0,80- <0,05 0,90) Ít hoặc không vận Có 1789 3380 5169 34,6 1,15 động thể lực mức Không 2804 6519 9323 30,1 (1,10 - <0,05 độ vừa (thể dục <30 1,21) phút mỗi ngày) Chế độ ăn mặn hoặc Có 2445 5892 8337 29,3 0,84 ít rau quả (<400gr Không 2148 4007 6155 34,9 (0,80 - <0,05 5
  6. rau, quả mỗi ngày) 0,88) Vòng bụng to Có 1318 1783 3101 42,5 1,48 Không 3275 8116 11391 28,8 (1,41 - 55 tuổi hoặc nữ > 65 tuổi), vòng bụng to, thừa cân/béo phì, có bệnh đái tháo đường, gia đình có người mắc bệnh tim mạch sớm với p <0,05. Nam có tuổi từ 55 và nữ có tuổi từ 65 sẽ có tỷ lệ THA gấp 2,51 lần người ở lứa tuổi trẻ hơn (PR = 2,51). Nhóm đối tượng có vòng bụng to có tỷ lệ THA cao hơn 48% nhóm có vòng bụng không to với PR = 1,48. Kết quả cũng cho thấy rằng nhóm đối tượng có thừa cân/béo phì có tỷ lệ THA cao hơn 43% nhóm không có YTNC này với PR = 1,43. Nhóm có bệnh ĐTĐ có tỷ lệ THA gấp 2,33 lần nhóm không có ĐTĐ (PR = 2,33). Theo tác giả Nguyễn Hải Thủy, tần suất THA ở người ĐTĐ type 2 tăng 2,5 lần so với người không ĐTĐ [6]. Nhóm có gia đình có người mắc bệnh tim mạch sớm có tỷ lệ THA gấp 2,25 lần nhóm không có bệnh này (PR = 2,25). 4. KẾT LUẬN (1) Tỷ lệ tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên là 31,7% (30,9 - 33,5%). Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ THA ở nam (29,3%) thấp hơn tỷ lệ THA ở nữ (33,5%). Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng tuổi càng cao tỷ lệ THA càng cao. Tỷ lệ đối tượng có YTNC THA rất cao, đặc biệt từ 3 YTNC trở lên là 41,6%. (2) Trong cộng đồng dân cư này, có mối liên quan rõ rệt giữa THA với YTNC về tuổi, vòng bụng to, thừa cân/béo phì, bệnh đái tháo đường, và gia đình có người mắc bệnh tim mạch sớm. 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 6
  7. 1. Nguyễn Tuấn Khanh và cs (2012), "Tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến bệnh THA ở người cao tuổi tại TP Mỹ Tho, Tiền Giang năm 2011", Kỷ yếu Hội Nghị khoa học công nghệ quân dân y đồng bằng sông Cửu Long lần thứ IX, tr. 175. 2. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn (2002), "Tần số tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam năm 2001 - 2002", Tạp chí tim mạch học Việt Nam 2003, số 33, tr: 9 - 15. 3. Huỳnh Văn Minh (2006), “Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị, dự phòng tăng huyết áp ở người lớn”, Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa giai đoạn 2006 - 2010, NXB Y học, tr. 3 - 5. 4. Đặng Vạn Phước (2008), "Tăng huyết áp trong thực hành lâm sàng", NXB Y học, tr. 7-8. 5. Nguyễn Hồng Sơn và Phạm Nguyễn Vinh (2007), "Dịch tễ tăng huyết áp và yếu tố nguy cơ tại tỉnh Bạc Liêu năm 2007", Kỷ yếu Hội Nghị khoa học công nghệ quân dân y đồng bằng sông Cửu Long lần thứ IX, tr. 215. 6. Nguyễn Hải Thủy (2010), "Bệnh sinh tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường", Tạp chí Nội khoa số 4, 2010, tr. 55. 7. Nguyễn Lân Việt (2013), “Tăng huyết áp - Vấn đề cần được quan tâm hơn”. , ngày 11/06/2011 8. Caro JJ, Salas M., Speckman JL. et al.(1999), "Persistence with treatment for hypertension in actual practice", CMAJ, Vol 160, pp. 31-37. 9. Dreisbach A. W. (2011), "Epidemiology of Hypertension", Medscape,Aug 24. 10. Lewington S, et al., "CV, cardiovascular; SBP, systolic, blood pressure; DBP, diastolic blood pressure", Lancet. 2002, Vol 60, pp. 1903 - 1913, JNC 7. JAMA. 2003;289:2560-2572. 7