Những biện pháp hữu ích giúp trẻ kiềm chế cơn giận

pdf 8 trang hapham 2760
Bạn đang xem tài liệu "Những biện pháp hữu ích giúp trẻ kiềm chế cơn giận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnhung_bien_phap_huu_ich_giup_tre_kiem_che_con_gian.pdf

Nội dung text: Những biện pháp hữu ích giúp trẻ kiềm chế cơn giận

  1. Những biện pháp hữu ích giúp trẻ kiềm chế cơn giận
  2. Hãy đọc và khám phá một số biện pháp rất hữu ích dưới đây nhằm giúp trẻ kiềm chế cơn giận các bạn nhé. Các chuyên gia nói rằng tức giận là phản ứng cảm xúc bình thường với những áp lực hàng ngày trong cuộc sống. Là cha mẹ, bạn không nên ngăn chặn hoàn toàn những cảm xúc tức giận của con, thay vào đó hãy dạy bé phát triển việc tự kiểm soát cũng như biết cách đưa ra những cảm xúc thích hợp hơn. 1. Chỉ ra sự khác biệt giữa cảm xúc và hành vi Một trong những điều hữu ích nhất để dạy trẻ các kỹ năng kiềm chế tức giận đó là giúp con nhận ra có sự khác biệt lớn giữa cảm xúc và hành vi. Giúp con biết cách diễn tả bằng lời những cảm giác tức giận, thất vọng. thậm chí bối rối. Ngoài ra, bạn có thể nói bé hiểu đôi khi cảm thấy tức giận là hết sức bình thường và có rất nhiều cách để kiểm soát những cảm xúc của mình
  3. 2. Trò chuyện cùng con Bình tĩnh thảo luận với con để xem điều gì khiến con thấy tức giận. Đối với một số trẻ, cách thức trò chuyện này cũng đủ để giúp bé bình tĩnh trở lại và nhận ra những điều hợp lý hơn. Giải thích cho bé hiểu cư xử tức tối là không hề tốt chút nào, tiếp đó đưa cách hỗ trợ của bạn dành cho con. Nếu con không muốn nói chuyện với bạn, bạn thử đề nghị con tâm sự vấn đề của mình với một ai khác (ví dụ như con thú bông ưa thích hoặc vật nuôi của bé). 3. Đưa ra những “quy tắc tức giận” Một cách rất hữu ích khác giúp con kiềm chế được tức giận đó là thiết lập một số “quy tắc gia đình” nhằm giúp con có “một hình ảnh rõ nét hơn” về những gì con có thể và không thể làm gì khi đang bực tức. Hãy chắc chắn rằng các “quy tắc tức giận” này chỉ xoay quanh cách cư xử tôn trọng của con
  4. đối với người khác. Bé của bạn nên biết rằng không chỉ vì bực tức mà con được quyền thô lỗ với người khác. 4. Hành vi không tốt nên có hậu quả Hành vi không tốt của con sẽ có hậu quả của nó. Nếu con thực hiện đúng theo các nguyên tắc mà bạn đặt ra (nhằm giúp con đối phó với giận dữ) bạn nên thưởng cho con. Nhưng nếu con không lắng nghe bạn và phá vỡ những quy tắc, thì những hành vi ấy nên nhận một số hậu quả . Thêm vào đó, cần phải có hậu quả ngay lập tức nếu con tiếp tục hành xử không tốt, ví dụ như con sẽ mất một số đặc quyền, hay phải làm thêm một số công việc, hoặc thậm chí là đưa ra hình phạt “giờ giới nghiêm”. 5. Dạy vài cách hiệu quả để kiềm chế tức giận Dạy con bạn một số cách hiệu quả để kiềm chế cơn tức giận, từ đó những cảm xúc ấy của con sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng các mối quan hệ cũng như hành vi của con. Bạn có thể dạy trẻ một số biện pháp thư giãn hoặc kỹ năng giải quyết vấn đề khác nhau. Bằng cách này, bé sẽ biết làm thế nào để giải quyết xung đột một cách hòa bình. Bạn thậm chí có thể tư vấn cho con đơn giản hãy bỏ đi nếu nhận thấy mình đang cảm thấy tức tối hoặc sợ không thể kiểm soát cơn giận của mình 6. Giúp con xác định nguyên nhân Giúp bé xác định nguyên nhân dẫn đến hành vi giận dữ của mình là gì. Có phải con bị bắt nạt ở trường hay có cái gì khác khiến cho con cảm thấy thất vọng? Nói bé hiểu rằng việc để ý đến những dấu hiệu cảnh báo hoặc những
  5. nguyên nhân ấy là cực kỳ quan trọng, để từ đó, con có thể tránh được một cuộc xung đột tiềm năng và đối phó các trường hợp đó một cách thích hợp hơn. 7. Nhờ sự giúp đỡ của chuyên gia Nếu bạn đã thử tất cả mọi cách và có vẻ như bạn vẫn chưa thể dạy con biết cách kiềm chế tức giận, và bạn lo sợ rằng con sẽ có những hành vi vượt khỏi tầm kiểm soát, thì bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia. Bạn hãy đến nói chuyện với nhân viên tư vấn học đượng hoặc gặp một bác sĩ chuyên khoa tâm lý xem sao. Họ sẽ giúp bạn đối phó với trường hợp của con bằng cách lập ra một phác đồ quản lý hành vi hợp lý. 7 cách đơn giản để kiềm chế cơn nóng giận, không quát trẻ Những lúc nổi cáu, bạn thường dễ quát mắng con và khiến điều đó có thể trở thành một nỗi ám ảnh trong suốt tuổi thơ của bé. Vậy phải làm sao để bạn có thể hạ thấp âm độ giọng nói của mình kể cả khi tức giận với bé đây? Bạn hãy tham khảo và áp dụng 7 cách đơn giản sau đây nhé! 1 Thì thầm Khi bạn thì thầm với bé điều gì, bé cũng sẽ im lặng và tập trung chăm chú nghe từng lời của bạn như thể đang lắng nghe một bí mật thú vị. Khi bé hỏi lại, bạn cũng hãy trả lời một cách thì thầm, có thể điều chỉnh giọng nói mình to lên một chút nhưng tuyệt đối đừng mắng bé ngay khi vừa nói thầm với bé xong. Việc nghe giọng nói nhỏ nhẹ của bố mẹ cũng sẽ hình thành cho bé một cách nói chuyện nhẹ nhàng khi lớn lên.
  6. 2 Lảng sang việc khác Có những lúc bạn nhận thấy rằng nếu mình nói ra một câu gì đó với bé thì chắc hẳn đó sẽ là một câu quát mắng ngay lập tức? Vậy thì hãy lảng đi bằng cách đi xuống bếp hoặc ra ngoài để kiềm chế cơn nóng giận của mình nhé. Khi nào bạn cảm thấy đã nguôi ngoai đi một chút thì hãy bình tĩnh nói chuyện với bé. Kiềm chế sự nóng giận của mình cũng là một cách để bạn dạy bé cách bình tĩnh trước những vấn đề trong cuộc sống. Nói thầm thì với bé để tự kiềm chế sự nóng nảy của mình. 3 Hạ giọng cuối câu Nhà ngôn ngữ học Heather Summers khuyên các bậc phụ huynh nên hạ thấp giọng nói của mình ở cuối mỗi câu để bé có cảm giác yên bình hơn. Thêm vào đó, sự dịu dàng ấy cũng dễ giúp bé thấm hơn những điều bạn muốn
  7. truyền đạt. Việc bạn cứ cao giọng như chì chiết ở cuối câu chỉ làm cho bé sợ hãi chứ chẳng hề mang lai hiệu quả như bạn mong muốn đâu. 4 Không nói kiểu ép buộc Hãy nói với bé những điều bạn muốn bé làm chứ không phải những điều bạn cấm bé làm. Nếu bạn đưa ra 1 lý do cho sự cấm đoán nào đó, rất có thể bé sẽ bật lại bằng những lý lẽ của riêng mình. Bạn sẽ phủ nhận ý kiến của bé? Chắc chắn bé sẽ cảm thấy không được tôn trọng và không chấp nhận nghe lời bạn đâu. Những bé bướng bỉnh sẽ tỏ ra chống đối, vậy thì hãy nhắc đi nhắc lại những điều bạn muốn bé làm ít nhất 3 lần. Môt cuộc nghiên cứu xã hội học gần đây đã đưa ra kết luận rằng: người ta chỉ thực hiện theo lời của ai đó khi được nhắc đi nhắc lại 3 lần. Nếu bé vẫn nhất quyết không nghe lời, hãy tước bỏ một số quyền lợi của bé (như đi chơi công viên với bạn, xem phim hoạt hình ) để làm hình phạt. 5 Những điều cần làm 1. Nhận biết điều bé muốn 2. Nói cho bé biết điều bạn muốn 3. Coi những phản ứng chống đối của bé là một dấu hiệu của phát triển nhân cách. 6 Hát lên hoặc đếm nhẩm
  8. Nghe có vẻ buồn cười nhưng đúng là việc bạn lẩm nhẩm hát thay vì quát mắng bé thì cơn giận của bạn sẽ được kiềm chế tốt hơn. Ngoài ra, việc bạn đếm chậm rãi từ 1 đến 10 cũng giúp sự nóng nảy của bạn vơi đi đáng kể thay vì đổ hết lên đầu bé. 7 Nhìn vào gương Một cách làm rất hiệu quả nữa là khi bạn cảm thấy mình chuẩn bị bực dọc, hãy nhìn vào gương. Thật buồn cười và nhăn nhó đúng không nào? Khi nhìn vào gương, đối diện với chính mình, bạn sẽ nhận thấy việc nổi giận với bé thật là vô lý và đáng thương cho bé biết bao nhiêu!