Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên

doc 61 trang hapham 1550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docphan_tich_tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_kinh_doanh_tai_co.doc

Nội dung text: Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên

  1. o0o Đề tài : Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên
  2. MỤC LỤC MỤC LỤC PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU CHỊU LỬA THÁI NGUYÊN 1.1. Quá tŕnh h́nh thành và phát triển của công ty cổ phần vật liệu chịu lửa Thái Nguyên 1.1.1. Tên và địa chỉ công ty 1.1.2. Quá tŕnh h́nh thành và phát triển công ty 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần vật liệu chịu lửa Thái Nguyên 1.2.1. Chức năng của công ty cổ phần vật liệu chịu lửa Thái Nguyên 1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty cổ phần vật liệu chịu lửa Thái Nguyên. 1.3. Công nghệ sản xuất một số sản phẩm chủ yếu của công ty. 1.3.1. Quy tŕnh công nghệ sản xuất gạch chịu lửa. 1.3.2. Các bước trong quy tŕnh công nghệ sản xuất gạch chịu lửa. 1.4. H́nh thức tổ chức sản xuất của công ty CP VLCL Thái Nguyên 1.5. Cơ cấu bộ máy quản lư của Công ty CP VLCL Thái Nguyên 1.5.1. Số cấp quản lư của công ty 1.5.2. Mô h́nh tổ chức cơ cấu bộ máy quản lư 1.5.3. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản lư PHẦN II. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2.1. Hoạt động Marketing của công ty 2.1.1. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ của công ty 2.1.2. Phương pháp định giá và mức giá hiện tại của một số mặt hàng
  3. 2.1.3. Hệ thống phân phối và thị trường tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của công ty 2.1.4. Các h́nh thức xúc tiến và đối thủ cạnh tranh của công ty 2.1.5. Nhận xét t́nh h́nh tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing của công ty 2.2. T́nh h́nh lao động, tiền lương của công ty 2.2.1. Cơ cấu lao động của công ty 2.2.2. T́nh h́nh sử dụng thời gian lao động 2.2.3. Năng suất lao động 2.2.4. Tuyển dụng và đào tạo lao động 2.2.5. Tổng quỹ tiền lương của công ty 2.2.6. Cách xây dựng đơn giá tiền lương 2.2.7. Các phương pháp trả lương của công ty 2.2.8. Nhận xét t́nh h́nh lao động, tiền lương của công ty 2.3. Quản lư vật tư, tài sản cố định 2.3.1. Các nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh 2.3.2. Cách thức xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu 2.3.3. T́nh h́nh sử dụng, cấp phát nguyên vật liệu 2.3.4. Cơ cấu và t́nh trạng tài sản cố định 2.3.5. T́nh h́nh sử dụng tài sản cố định ở công ty 2.3.6. Nhận xét t́nh h́nh sử dụng vật tư và tài sản cố định 2.4. Chi phí và giá thành 2.4.1. Phân loại chi phí và phương pháp tập hợp chi phí của công ty 2.4.2. Giá thành kế hoạch và giá thành thực tế của công ty 2.4.3. Nhận xét t́nh h́nh thực hiện kế hoạch giá thành 2.5. T́nh h́nh tài chính của công ty 2.5.1. Phân tích t́nh h́nh biến động về tài sản và nguồn vốn của công ty 2.5.2. Phân tích t́nh h́nh tài chính của công ty
  4. 2.5.3. Phân tích kết quả kinh doanh của công ty 2.5.4. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty 2.5.5. Nhận xét t́nh h́nh tài chính của công ty PHẦN III ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 3.1. Đánh giá và nhận xét chung t́nh h́nh của doanh nghiệp 3.2. Đề xuất một số biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh của công ty LỜI MỞ ĐẦU Cùng với công cuộc quốc tế hoá nền kinh tế và bước đầu gia nhập vào tổ chức thương mại quốc tế WTO, tạo cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội và không ít những khó khăn. Để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường, các doanh nghiệp phải chủ động trong sản xuất nắm bắt các cơ hội và đối phó với những tình huống khó khăn có thể xảy ra. Nhân tố quan trọng quyết định tới điều này đó chính là vốn. Vốn rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp, quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp. Nhưng làm thế nào để vốn có thể phất huy vai trò tích cực của minh? Đó là câu hỏi đặt ra các nhà quản lý doanh nghiệp. Công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có ý nghĩa sống còn của doanh nghiệp. Nhận thức được vai trò to lớn của công tác quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp, nhóm thực tế chúng em đã chọn báo cáo của mình là: “ Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên”.
  5. PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VẬT LIỆU CHỊU LỬA THÁI NGUYÊN. I. Lịch sử hình thành và phát triển: Đặc điểm chung: Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên Công ty cổ phần tập đoàn Vật liệu chịu lửa Thái nguyên là nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam về các sản phẩm vật liệu chịu lửa ( gạch chịu lửa, bê tông chịu lửa, vữa chịu lửa, sạn chịu lửa ). Sản phẩm vật liệu chịu lửa của Công ty được cung cấp rộng rãi cho thị trường trong cả nước, phục vụ cho nhiều lĩnh vực, trong đó có các ngành như : luyện kim, xi măng, hóa chất, vật liệu xây dựng, gốm sứ, và các ngành công nghiệp khác
  6. Bên cạnh đó Công ty còn sản xuất các mặt hàng vật liệu chịu lửa - gạch chịu lửa cao cấp phục vụ cho các đơn vị liên doanh của nước ngoài tại Việt Nam và xuất khẩu sang các nước như : Hàn quốc , Đài loan, Nhật Bản, Indonexia Tên Công ty: Công ty Cổ phần Tập đoàn Vật liệu Chịu lửa Thái Nguyên Tên tiếng Anh: Thai Nguyen Fireproof Material Joint Stock Company Biểu tượng của Công ty: Trụ sở chính: Phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Điện thoại: (84-280) 3832043 Fax: (84-280) 3834428 Email: vlcltn@yahoo.com Website: www.vctn.com.vn Giấy chứng nhận ĐKKD: Số 4600346712, đăng ký lần đầu ngày 24/12/2003, thay đổi lần thứ 06 ngày 17/08/2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp Vốn điều lệ: 34.834.880.000 VNĐ Ngành nghề kinh doanh: . Sản xuất, mua bán và xuất khẩu các loại vật liệu chịu lửa, vật tư thiết bị phụ tùng và vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, vận tải hàng hoá đường bộ, vận tải hành khách bằng xe taxi. . Thiết kế, thi công, sửa chữa và xây lắp các lò công nghiệp. . Mua bán sắt thép, dầu, gas, hàng điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng, máy điều hoà không khí, hàng nhôm kính, inox, công nghệ phẩm, hoá mỹ phẩm, thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, vật liệu điện, thiết bị máy nông nghiệp.
  7. . Sửa chữa thiết bị máy công nghiệp, gia công cơ khí. . Kinh doanh siêu thị, dịch vụ khách sạn, du lịch, ăn uống. . Xây dựng dân dụng, giao thông, kinh doanh bất động sản, đúc kim loại Quyết định thành lập: Công ty Cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên mà tiền thân là Công ty Cổ phần vật liệu chịu lửa Thái Nguyên được thành lập theo quyết định số 158/2003/QĐ – BCN ngày 02 tháng 10 năm 2003 của bộ trưởng bộ công nghiệp. Đăng ký kinh doanh : Số 1703000073 do sở kế hoạch đầu tư Thái Nguyên câp ngày 24 tháng 12 năm 2003. 1. Quá trình hình thành và phát triển: Ngày 01/06/1959 khu liên hợp luyện kim Gang Thép Thái Nguyên được khởi công xây dựng. Khu liên hợp bao gồm các hạng mục của công ty Cổ phần tập đoàn Vật liệu chịu lửa hiện nay. Với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công nhân viên đến ngày 23/10/1961 Nhà máy Vật liệu chịu lửa được thành lập. Gần một năm sau vào 09h sáng ngày 20/07/1965 những sản phẩm vật liệu chịu lửa đầu tiên đã được ra lò. Ngày 20/07 đã trở thành ngày truyền thống của đội ngũ cán bộ công nhân viên nhà máy. Đến năm 1977 khi nguồn than mỡ nung VLCL nhập từ Trung Quốc bị cắt giảm. Nhà máy đã nghiên cứu thành công việc dùng 100% than trong nước vào nung VLCL. Thành công này đã mở ra một triển vọng mới cho sự nghiệp phát triển của công ty nói riêng và Gang Thép nói chung. Ngày 02/10/2003 Bộ trưởng Bộ công nghiệp có quyết định số 158/2003/QĐ- BCN về việc chuyển nhà máy vật liệu chịu lửa thuộc công ty Gang Thép Thái Nguyên thành Công ty Cổ phần vật liệu chịu lửa Thái Nguyên. Đảng bộ nhà máy đã tập trung lãnh đạo vận động 100% cán bộ Đảng viên và công nhân viên chức tham gia mua hết cổ phần ưu đãi. Kết quả chỉ sau một tuần lễ từ 05/11 đến 12/11 nhà máy đã hoàn thành kế hoạch bán cổ phần cho công nhân viên chức. Từ ngày 18 – 19 /12/2003 được sự chỉ đạo của ban thường vụ Đảng uỷ, Tổng giám đốc công ty và sự tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt của các phòng ban chức năng công ty Gang Thép Thái Nguyên nhà máy đã tổ chức đại hội cổ đông thông qua điều lệ công ty cổ phần. Bầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát để thành lập công ty cổ phần Vật liệu chịu lửa Thái Nguyên. Ngày 01/01/2004 Công ty Cổ phần Vật liệu chịu lửa Thái Nguyên chính thức đi vào hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ công ty cổ phần. Ngày 16/10/2009 Công ty cổ phần vật liệu chịu lửa Thái nguyên đổi tên thành Công ty cổ phần tập đoàn Vật liệu chịu lửa Thái nguyên. Vị thế của công ty trong ngành CTCP Tập đoàn Vật liệu chịu lửa Thái Nguyên là một trong những đơn vị hàng đầu về sản xuất vật liệu chịu lửa trong nước. Sản phẩm vật liệu chịu lửa của Công ty được cung cấp rộng rãi cho thị trường trong cả nước, phục vụ cho nhiều lĩnh vực, trong đó có các ngành như : luyện kim, xi măng, hóa chất, vật liệu xây dựng, gốm sứ, và các ngành công nghiệp khác. Cụ
  8. thể, sản phẩm của Công ty đã tham gia các dự án lớn trong các công trình xây dựng dây chuyền sản xuất xi măng, luyện thép như: dây chuyền nhà máy Xi măng Bỉm Sơn; Xi măng Bút Sơn; Xi măng Hoàng Thạch; Xi măng Tam Động; Lò điện luyện thép - Công ty Gang Thép Thái Nguyên, điều này càng khẳng định vị thế cũng như thương hiệu của Công ty trên thị trường nội địa. Bên cạnh đó, Công ty còn sản xuất các mặt hàng vật liệu chịu lửa cao cấp phục vụ cho các đơn vị liên doanh của nước ngoài tại Việt Nam và xuất khẩu sang các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Indonexia Hiện sản phẩm của Công ty gặp phải sự cạnh tranh của hàng Trung Quốc xuất sang Việt Nam. Trong nước, có nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu chịu lửa là đối thủ cạnh tranh của Công ty như CTCP Vật liệu chịu lửa Cầu Đuống, CTCP Vật liệu chịu lửa Trúc Thôn Triển vọng phát triển của ngành vật liệu xây dựng Ngành VLXD đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong 2 quý cuối năm 2008 khiến giá trị ngành tăng trưởng âm 0,4% trong cả năm 2008 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bước sang năm 2009, ngành VLXD đã đạt mức tăng trưởng cao, trên 11%. Sở dĩ đạt được tốc độ tăng trưởng như vậy là do năm 2009, ngành sản xuất VLXD nhận được nhiều hỗ trợ từ gói kích cầu của Chính phủ và hưởng lợi do nhu cầu xây dựng tăng cao khi kinh tế hồi phục bắt đầu từ quý II năm 2009. Triển vọng phát triển của ngành vật liệu xây dựng trong các năm sau nhìn chung là tích cực. Dòng vốn giải ngân các dự án đầu tư công theo kế hoạch của gói hỗ trợ kinh tế của Chính phủ vẫn sẽ tiếp diễn, cộng với tình hình kinh tế vĩ mô ổn định hơn sẽ tiếp tục là những yếu tố hỗ trợ cho ngành. Tuy nhiên, những thách thức trong các năm tới như xu hướng tăng giá nguyên nhiên liệu đầu vào, cạnh tranh mạnh hơn từ số lượng nhà sản xuất ngày càng nhiều ở trong nước và các nhà sản xuất nước ngoài là những yếu tố khiến cho các công ty trong ngành vật liệu xây dựng khó có thể duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận cao như trong năm 2009. 2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần tập đoàn chịu lửa Thái Nguyên: a) Chức năng của công ty: Thực hiện việc kinh doanh theo đúng các ngành nghề đã đăng ký, đúng với các quy định của pháp luật hiện hành phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt là phục vụ công cuộc xoá đói giảm nghèo và công cuộc xây dựng hạ tầng của đất nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. ( Trích điều lệ công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên). b) Nhiệm vụ của công ty:
  9. - Phải hoàn thành nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, bảo tồn và phát huy hiệu quả các nguồn vốn và tài sản đã được nhà nước và các cổ đông giao cho quản lý, chấp hành đẩy đủ nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác của nhà nước theo quy định. - Thực hiện theo đúng nghị quyết của Đại hội cổ đông, điều lệ của công ty và các nội quy, quy chế của công ty. - Mở rộng liên kết với các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế, phát huy tính ưu việt cảu công ty cổ phần. - Bảo vệ công ty, bảo vệ sản xuất, giữ gìn trật tự an ninh xã hội trên địa bàn hoạt động của đơn vị, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng. Hạch toán và báo cáo trung thực lên các cơ quan cấp trên theo quy định của luật doanh nghiệp. ( Trích điều lệ công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên). 3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty: Bộ máy quản lý của công ty được chia thành hai khối:  Khối quản lý: gồm hội đồng quản trị và 5 phòng ban chức năng.  Khối sản xuất: gồm 5 phân xưởng sản xuất. Bộ máy quản lý của công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1:Bộ máy quản lý công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên CHỦ TỊCH HĐQT KIÊM TGĐ THÀNH VIÊN THÀNH VIÊN THÀNH VIÊN THÀNH VIÊN HĐQT KIÊM HĐQT KIÊM HĐQT KIÊM HĐQT KIÊM KẾ PTGĐ TKĐT- PTGĐ SX PTGĐ THIẾT BỊ TOÁN TRƯỞNG XDCB TƯ VẤN PHÒNG PHÒNG CÁC PHÒNG PHÒNG PHÒNG THIẾT KHSX KINH CHI TCKD KT-CN KT-TC KẾ ĐT- DOANH NHÁNH XDCB PX PX SẤY PX VÔI CN XN GIA NGUYÊN NUNG ĐÔLÔMIT CÔNG CƠ LIỆU TẠO KHÍ VÀ HÌNH XLCN
  10. Mô hình tổ chức quản lý của công ty là mô hình trực tuyến - chức năng bao gồm 3 cấp quản lý đó là: quản lý cấp cao, quản lý cấp trung gian và quản lý cấp cơ sở. Nhà lãnh đạo cao cấp cao công ty được sự giúp đỡ của các nhà lãnh đạo chức năng để chuẩn bị quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyết định. Người lãnh đạo cấp cao công ty chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc và toàn quyền quyết định trong phạm vi công ty. Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên thì Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty là nhà lãnh đạo cấp cao. Những nhà quản trị cấp trung gian hướng dẫn hoạt động hàng ngày của công ty, hình thành và cụ thể hoá các quyết định quản lý cấp cao thành các công việc cụ thể. Bao gồm: phó tổng giám đốc, các uỷ viên hội đồng quản trị và các trưởng phòng. Những nhà quản trị cấp cơ sở là những người giám sát hoạt động của các nhân viên trực tiếp sản xuất để đảm bảo thực hiện chiến lược của quản trị cấp cao và sự ăn khớp với chính sách của cấp quản trị trung gian. Cấp quản trị cơ sở bao gồm quản đốc các phân xưởng. Danh sách Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban giám đốc và Kế toán trưởng: STT Họ và tên Chức vụ Hội đồng quản trị 1 Ông Lê Văn Bình Chủ tịch Hội đồng quản trị 2 Ông Lê Xuân Thăng Ủy viên Hội đồng quản trị 3 Ông Vũ Thanh Hải Ủy viên Hội đồng quản trị 4 Ông Hồ Văn Sơn Ủy viên Hội đồng quản trị 5 Ông Trần Lê Hoàng Ủy viên Hội đồng quản trị Ban Giám đốc 1 Ông Lê Văn Bình Tổng Giám đốc 2 Ông Lê Xuân Thăng Phó Tổng Giám đốc 3 Ông Vũ Thanh Hải Phó Tổng Giám đốc 4 Ông Hồ Văn Sơn Phó Tổng Giám đốc 5 Ông Trần Lê Hoàng Phó Tổng Giám đốc Ban Kiểm soát
  11. Ông Hoàng Văn 1 Trưởng Ban Kiểm soát Nghệ 2 Ông Uông Sỹ Bính Ủy viên Ban Kiểm soát Bà Nguyễn Thị Bích 3 Ủy viên Ban Kiểm soát Lài Kế toán trưởng Ông Lê Xuân Thăng Kế toán trưởng Các phòng ban chức năng Phòng Kế toán thống kê tài chính Phòng Kế hoạch sản xuất Phòng kinh doanh Phòng Kỹ thuật công nghệ Phòng Quản lý thiết bị Phòng Tổ chức hành chính Phòng Bảo vệ Ban Quản lý dự án Phân xưởng Sấy nung Phân xưởng Nguyên liệu Phân xưởng Tạo hình Phân xưởng Vôi Đôlômít Các đơn vị trực thuộc Công ty Văn phòng Công ty Cổ phần Vật liệu chịu lửa Thái Nguyên - Phường Cam Giá, TP Thái Nguyên Chi nhánh Hà Nội - Số 102 Thiên Đức, Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội Chi nhánh Hồ Chí Minh - 87A/13A1 Phan Văn Hân, F17, Q.Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh Chi nhánh Nhà máy sản xuất vật liệu chịu lửa MgO-C - Phường Cam Giá, TP Thái Nguyên
  12. Chi nhánh Hải Phòng - Xã Xuân Tiến, huyện An Dương, TP Hải Phòng Chi nhánh Vật liệu chịu lửa và Vật liệu xây dựng Thái Nguyên III - Xã Hồng Tiến, Phổ Yên, Thái Nguyên Chi nhánh Đà Nẵng - 457 Nguyễn Lương Bằng, Liên Chiểu, Đà Nẵng Chi nhánh Ninh Bình - Thị trấn Thiên Tôn, Hoa Lư, Ninh Bình Chi nhánh Xí nghiệp gia công cơ khí và xây lò công nghiệp - Phường Cam Giá - Thành phố Thái Nguyên Công ty con Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu Vật liệu chịu lửa Thái Nguyên Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: - Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty: phụ trách chung mọi lĩnh vực và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bảo đảm đúng theo điều lệ công ty và luật doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và cổ đông về kết quả sản xuất kinh doanh cảu công ty, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước theo luật định. - Thành viên hội đồng quản trị kiêm phó tổng giám đốc đầu tư xây dựng cơ bản: chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và hội đồng quản trị kết quả các mặt như: thiết kế đầu tư xây dựng cơ bản, công tác đào tạo nghiên cứu khoa học, tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Thành viên hội đồng quản trị kiêm phó tổng giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và tổng giám đốc của công ty về việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và triển khai điều hành sản xuất của công ty. - Phó tổng giám đốc tiết bị: trực tiếp chỉ đạo phân xưởng cơ điện, công tác thiết bị an toàn, bảo hộ lao động và an toàn. - Thành viên hội đồng quản trị kiêm kế toán trưởng: trực tiếp điều hành và chỉ đạo phòng kế toán tài chính, lập kế hoạch và báo cáo kế toán trước hội đồng quản trị và tổng giám đốc. - Thành viên hội đồng quản trị kiêm trưởng phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về mọi mục tiêu, nhiệm vụ của phòng kinh doanh như: tìm kiếm thị trường, tiếp thị quảng cáo, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm cảu công ty. - Xí nghiệp thiết kế và đầu tư xây dựng cơ bản: giúp tổng giám đốc công ty về toàn bộ công tác quản lý dự án đầu tư, tư vấn thiết kế, đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng cơ bản của công ty. - Phòng kinh doanh: chịu sự chỉ đạo của tổng giám đốc, giúp tổng giám đốc công ty phối hợp với phòng kế hoạch sản xuất, xây dựng cân đối việc thực hiện sản xuất kinh doanh. - Phòng kế toán tài chính: lập kế hoạch tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh, kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch
  13. thu chi tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh và các khoản nộp cho nhà nước. - Phòng kế hoạch sản xuất: có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất tháng, năm, lập kế hoạch giá thành sản phẩm; điều độ tác nghiệp sản xuất, kịp thời điều chỉnh vấn đề không hợp lý trong quá trình sản xuất. - Phòng tổ chức hành chính: tổ chức quản lý toàn bộ công tác hành chính văn phòng củâ công ty, công tác bảo vệ tự vệ, đời sống xã hội cho công nhân viên. - Phòng kỹ thuật công nghệ: tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kỹ thuật sản xuất, xây dựng phương án kế hoạch để phát triển công nghệ sản xuất, chế thử sản phẩm mới và đầu tư chiều sâu của công ty. - Phân xưởng nguyên liệu: có nhiệm vụ gia công, chuẩn bị nguyên vật liệu cho phân xưởng tạo hình. - Phân xưởng tạo hình: có nhiệm vụ dập tạo ra bán thành phẩm các loại gạch chịu lửa. - Phân xưởng sấy nung: kiểm tra bán thành phẩm của phân xưởng tạo hình .Bán thành phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được về hầm sấy sau đó xếp vào lò nung, ra lò thành phẩm - gạch chịu lửa và nhập kho thành phẩm . - Phân xưởng vôi - đôlômit : là phân xưởng hoạt động độc lập có kho chứa nguyên vật liệu và kho chứa sản xuất riêng để sản xuất ra các sản phẩm vôi luyện kim, đôlômit luyện kim, bột xây dựng. - Phân xưởng cơ điện: chịu sự chỉ đạo của tổng giám đốc phụ trách công tác thiết bị, sửa chữa gia công, khuôn mẫu, sửa chữa máy móc thiết bị toàn công ty. Ngoài ra còn có các chi nhánh là cơ quan đại diện cho công ty tại tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng. Các chi nhành này có nhiệm vụ tổ chức quảng cáo, giới thiệu chào hàng và tổ chức tiêu thụ các loại sản phẩm vật liệu chịu lửa của công ty . 3. Đặc điểm về nguồn nhân lực của công ty 3.1 Số lượng người lao động trong Công ty Tổng số lao động của toàn Công ty tại thời điểm 30/11/2010 là 777 người, cơ cấu lao động theo trình độ được thể hiện trong bảng sau: Số Tiêu chí lượng Tỷ lệ (%) (người) I. Phân theo trình độ 777 100 1. Trình độ đại học trở lên 103 13,26 2. Trình độ cao đẳng, trung cấp 359 46,20 3. Công nhân kỹ thuật, lao động phổ thông 315 40,54 II. Phân theo tính chất lao động 777 100 1. Lao động trực tiếp 637 81,98 2. Lao động gián tiếp 140 18,02
  14. III. Phân theo giới tính 777 100 1. Lao động nữ 272 35,00 2. Lao động nam 505 65,00 Nguồn: VLCL 3.2. Chính sách đối với người lao động a) Chế độ làm việc Thời gian làm việc: Công ty Cổ phần Tập đoàn Vật liệu chịu lửa Thái Nguyên tổ chức làm việc 8h/ngày, 6 ngày/tuần. Thực hiện nghỉ vào ngày thứ bảy và chủ nhật. Khi có yêu cầu về tiến độ sản xuất, kinh doanh thì nhân viên Công ty có trách nhiệm làm thêm giờ và Công ty có những quy định đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định của nhà nước và đãi ngộ thoả đáng cho người lao động. Nghỉ phép, nghỉ lễ, tết: Thực hiện theo Luật lao động, nhân viên Công ty làm việc với thời gian 12 tháng được nghỉ phép 12 ngày và thời gian không làm việc đủ 12 tháng được tính theo tỷ lệ thời gian làm việc. Ngoài ra cứ 05 năm làm việc tại Công ty nhân viên tiếp tục được công thêm 01 ngày phép trong năm. Nhân viên được nghỉ lễ, tết 08 ngày theo quy định của bộ Luật lao động. Nghỉ ốm, thai sản: Nhân viên Công ty được nghỉ ốm và hưởng lương theo chế độ hiện hành. Trong thời gian nghỉ thai sản, ngoài thời gian nghỉ đúng quy định theo chế độ bảo hiểm còn được hưởng lương cơ bản do Bảo hiểm xã hội chi trả. Môi trường làm việc: Người lao động trong Công ty tuỳ theo tính chất công việc được trang bị đầy đủ các thiết bị, vật dụng cần thiết để phục vụ cho công việc. Lao động tại các công trường đều được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, đúng chủng loại theo quy định b) Chính sách tuyển dụng, đào tạo Tuyển dụng: Mục tiêu tuyển dụng của Công ty là thu hút người lao động có năng lực vào làm việc cho Công ty, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuỳ thuộc vào từng vị trí đảm nhận mà có những tiêu chuẩn quy định phù hợp. Đào tạo: Thường xuyên tổ chức đào tạo mới và đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân kỹ thuật về chuyên ngành sản xuất vật liệu chịu lửa. c) Chính sách lương, thưởng, phúc lợi Chính sách lương, thưởng: Công ty thực hiện trả lương theo sản phẩm. Về chính sách khen thưởng, Công ty đã có chính sách khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân và
  15. tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động SXKD. Những ngày lễ, tết tuỳ theo mức đóng góp người lao động được nhận thưởng xứng đáng với công sức lao động mà họ đã bỏ ra. Chính vì vậy, CBCNV trong Công ty luôn tích cực lao động và có những đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp phát triển của Công ty. Mức lương bình quân của người lao động hiện tại là 2.700.000 VNĐ/tháng. Đây là mức lương trung bình so với các doanh nghiệp cùng ngành nghề đóng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Bảo hiểm và phúc lợi: Việc trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được Công ty trích nộp đúng theo quy định của pháp luật. 4. Công nghệ sản xuất một số sản phẩm chủ yếu của công ty: a) Quy trình công nghệ sản xuất gạch chịu lửa : Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất gạch chịu lửa: Đất sét Samot Máy thái Nghiền sàng Sấy Nghiền lăn Nghiền Sàng Sàng Cân Nghiền bi Trộn ẩm Nước Ép tạo hình Sấy Nung Kho Ra lò thành phẩm
  16. b) Các bước trong quy trình sản xuất gạch chịu lửa : Căn cứ vào tính chất công nghệ và đặc điểm của phương pháp sản xuất gạch chịu lửa qua các khâu chính sau : - Khâu chuẩn bị nguyên vật liệu : Nguyên vật liệu chính của công ty là đất sét chịu lửa và Samốt chịu lửa . - Đất sét mới nhập về sẽ được phân xưởng nguyên vật liệu sơ chế để có được kích cỡ thích hợp (< 1 mm, độ ẩm < 10 % ) . Đất sét được đưa tới máy thái sau đó được sấy để đạt được độ ẩm < 10 % tiếp theo đó được chuyển đến máy nghiền và nghiền, những viên đất sét được nghiền sao cho đảm bảo kích cỡ < 1 mm . Để thực hiện được điều này phải sàng qua sàng 2 mm, khi đạt tiêu chuẩn trên thì đất sét được chuyển sang phân xưởng tạo hình . - Samốt nhập về với kích cỡ lớn cần phải gia công để đạt được kích cỡ < 1 mm; 3 mm ; 5mm tuỳ theo từng loại sản phẩm .Samốt được làm nhỏ bằng mày dập hàm theo gầu lật trên kho xuống nghiền lăn sau đó lại theo gầu lật qua sàng xuống boongke và được chuyển sang phân xưởng tạo hình . Mục đích của khâu này là gia công cỡ hạt samốt và nguyên liệu đất sét theo tiêu chuẩn về kích cỡ và độ ẩm. - Khâu tạo hình : đầu vào của khâu tạo hình là đất sét hoặc samốt tiêu chuẩn về kích cỡ và độ ẩm. Vật liệu được đem cân theo bài phối liệu , đem trộn ẩm theo tỉ lệ tuỳ theo yêu cầu của từng loại sản phẩm .Quá trình trộn ẩm khá quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến quá trình dập và nung sấy. Sau khi đã trộn ẩm xong đến cầu trục cẩu lên boongke chứa để công nhân tạo hình . Rồi tiến hành dập, ép bằng các loại máy như : máy ép thuỷ lực, máy trục khuỷu .Có thể ép thủ công, dập thủ công với những mặt hàng phức tạp và có số lượng ít. Qua công đoạn dập bán thành phẩm được đưa ra phân xưởng sấy nung . - Khâu sấy nung : Bán thành phẩm đựoc chuyển đến đây được xếp lên xe goong tuỳ thep yêu cầu thích hợp và được sấy khô trên các xe goong này , sau đó được đưa đến lò nung tuynel nung ở nhiệt độ cao thường là 1370 o C - 1800 o C. Nhiệt độ nung tuỳ theo từng loại sản phẩm, mỗi loại sản phẩm có chế độ nung riêng. Sản phẩm sấy xong đem ra lò và chuyển đến kho thành phẩm.
  17. 5. Khái quát về công tác kế toán của công ty: a) Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty: Công ty là một đơn vị hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, có hệ thống sổ sách kế toán riêng. Để phù hợp với đặc điểm sản xuất, knh doanh là tập trung và đáp ứng được yêu cầu của công tác hạch toán kế toán, tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp tài liệu kế toán để kiểm tra và ghi sổ, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung, Theo mô hình này, toàn bộ công ty đã tổ chức một phòng kế toán duy nhất để thực hiện toàn bộ công việc kế toán, công việc tài chính và thống kê của công ty. Tại các phân xưởng, không có tổ chức kế toán riêng mà chỉ có nhân viên thống kê làm nhiệm vụ thu nhận kiểm tra các chứng từ cơ bản, ghi chép sổ sách, sau đó chuyển về Phòng kế toán công ty để tiến hành công việc hạch toán. Sơ đồ 3: Bộ máy kế toán của công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp. Kế toán vật Phó phòng Kế toán Kế toán tiêu tư, thống kế toán TSCĐ, kế thụ kiêm kê, kế toán kiêm kế toán thanh thủ quỹ. BHXH toán giá toán. thành. Thống kê phân xưởng và thống kê 2 phòng kế toán. Chức năng, nhiệm vụ của từng kế toán: - Kế toán trưởng: phụ trách chung chỉ đạo, điều hành các kế toán viên, giám sát thực hiện chế độ chính sách tài chính của nhà nước. Tổng hợp, phân tích, đánh giá, mức đọ hoàn thành các chỉ tiêu kế toán tài chính để thực hiện trong năm và đề ra kế hoạch cho năm sau.
  18. - Phó phòng kế toán kiêm kế toán giá thành, tính lương, bán hàng: tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Tính lương và phân bổ tiền lương, tính các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định. - Kế toán vật tư thống kê và thanh toán BHXH: phân loại vật tư, theo dõi ghi chép tình hình thu mua vật tư, theo dõi tình hình nhập kho đồng thời thống kê số lượng công nhân trong tháng, tổng hợp thanh toán BHXH. - Kế toán thanh toán và kế toán tài sản cố định: theo dõi các khoản phải thu, phải trả cho khách hàng, theo dõi các khoản phải nộp cho nhà nước ( như thuế VAT, thuế nhà đất ) đồng thời theo dõi việc tăng giảm tài sản cố định và phân bổ khấu hao tài sản cố định. - Kế toán tiêu thụ kiêm thủ quỹ: lập báo cáo tiêu thụ của công ty, đồng thời quản lý tiền mặt tại két của công ty. Quan hệ cảu phòng kế toán trong bộ máy của công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên. - Công ty có bộ máy kế toán gọn nhẹ, phòng hoạt động hiệu quả, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình giúp cho ban lãnh đạo có thể tổ chức sản xuất hợp lý, khoa học, giám sát chặt chẽ tình hình tài chính của công ty. - Trong phòng các khâu thực hiện chặt chẽ với nhau, phòng kế toán tài chính, phòng kỹ thuật và phòng kế hoậch vật tư luôn phối hợp với nhau để xác định được một hệ thống định mức tiêu hao tương đối chính xác tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích sự biến động của giá thành thực tế đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin kinh tế từ chi tiết đến tổng hợp phục vụ cho công tác quản lý và điều hành trong doanh nghiệp. - Thông qua các tài liệu ghi chép tiến hành phân tích, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, giám sát tình hình sử dụng vốn, bảo toàn vốn, tính toán giá thành, hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện các nghĩa vụ ngân sách và công tác thanh toán. b) Hình thức tổ chức công tác kế toán tại công ty: Để đảm bảo cho công tác hạch toán kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên được diễn ra thống nhất, thuận lợi và hiệu quả thì công tác kế toán được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Hình thức này tạo điều kiện cho việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự tập trung thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự lãnh đạo của bộ máy quản lý của đơn vị. Theo đó mọi công tác kế toán của công ty được tập trung tại phòng kế toán. Từ khâu xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán chi tiết, ghi số kế toán tổng hợp đến việc lập các báo cáo kế toán và phân tích số liệu. Tuy nhiên ở các phân xưởng sản xuất sẽ ghi chép, tập hợp số liệu ban đầu để gửi tới phòng kế toán. Nhân viên thống kê phân xưởng này thuộc biên chế cảu phân xưởng, do phân xưởng quản lý về con người nhưng phần nghiệp vụ do phòng kế toán quản lý, hướng dẫn, kiểm tra. c) Chế độ kế toán đang áp dụng và phương pháp hạch toán: Công ty hạch toán kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ. Việc hạch toán kế toán được thực hiện trên máy tính sử dụng phần mềm Bravo. Công ty đã áp dụng các chế độ kế toán sau:
  19. - Niên độ kế toán: từ ngày 1/1/N đến ngày 30/12/N. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép sổ sách là: VNĐ. - Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Hạch toán theo phương pháp nhật ký chứng từ: sử dụng nhật ký chứng từ số 1, nhật ký chứng từ số 2, nhật ký chứng từ số 5, nhật ký chứng từ số 10, bảng kê số 1, bảng kê số 2, bảng kê số 3. - Tính giá trị vốn xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. - Kế toán khấu hao theo phương pháp đường thẳng. - Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn. Trình tự hạch toán theo hình thức nhật ký chứng từ được phản ánh theo sơ đồ sau: Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ: Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Sổ, thẻ kế Bảng kê toán chi tiết Bảng tổng Sổ cái hợp chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH ( Nguồn phòng kế toán – tài chính) Trình tự cụ thể của quá trình hạch toán tại công ty: hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lệ để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình phần mềm kế toán các thông tin được tự động cập nhật vào các bảng kê và các nhật ký chứng từ. Thông tin lại tiếp tục được cập nhật vào các sổ cái theo lập trình của phần mềm. Cuối tháng phần mềm tự động đưa ra các báo cáo tài chính. d) Hệ thống sổ sách, báo cáo sử dụng tại công ty:
  20. Tại công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên, hệ thống sổ sách sử dụng đáp ứng nhu cầu cho từng phần hành kế toán bao gồm: bảng phân bổ, bảng kê, nhật ký chứng từ, sổ cái, thẻ kho, sổ kế toán chi tiết, Tổ chức hệ thống báo cáo: định kỳ (tháng, quý, năm), công ty lập các báo cáo kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính quy định chế độ báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp bao gồm: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính. PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VẬT LIỆU CHỊU LỬA THÁI NGUYÊN. I. Tình hình vốn kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 1. Tình hình vốn kinh doanh nói chung Đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên nói riêng, vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới mọi hoạt động của công ty, quyết định tới sự thành bại của công ty. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có các yếu tố: Sức sản xuất, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Đó là yếu tố cần thiết của bất kỳ nền sản xuất nào. Vì vậy các doanh nghiệp cần có tiền để mua tư liệu sản xuất, để trả lương cho công nhân và các chi phí khác. Tiền tệ là hình thái vốn ban đầu của doanh nghiệp. Số tiền này do chủ doanh nghiệp bỏ ra ngay từ khi thành lập doanh nghiệp và có thể có một phần được hình thành từ nợ vay. Vốn của công ty là toàn bộ số tiền ban đầu mà công ty ứng ra và các quá trình tiếp theo cho sản xuất kinh doanh gọi là vốn. Từ năm 2009, công ty chuyển từ công ty cổ phần vật liệu chịu lửa sang công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên, do quy mô sản xuất mở rộng
  21. và nguồn tài chính nhiều hơn nên số vốn kinh doanh của công ty càng ngày càng tăng. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Thông qua các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp ta có thể nhìn nhận một cách khái quát chính sách tài trợ vốn kinh doanh của doanh nghiệp, mức độ an toàn và rủi ro trong kinh doanh như thế nào. Trong đó, nợ phải trả chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Nợ phải trả chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn mà thực chất đây là các khoản phải nộp hay phải trả nhưng chưa đến kỳ hạn nộp hay trả. Bảng số 1: Cơ cấu nguồn vốn của công ty ĐVT: 1000 đ So sánh So sánh năm 2009 2010 và Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 và 2008 2009 A.Nợ ngắn hạn * Vay và nợ ngắn hạn 25.346.307 33.540.573 40.840.000 8.194.266 7.299.427 * Phải trả người bán 26.351.916 26.424.681 27.570.301 72.765 1.145.620 * Người mua trả tiền trước 2.137.076 4.462.073 8.616.369 2.324.997 4.154.296 *Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 3.109.570 3.302.547 5.389.559 192.977 2.087.012 * Phải trả công - nhân viên 6.710.087 4.744.883 1.641.845 -1.965.204 3.103.038 * Chi phí phải trả 753.164 767.858 907.694 14.694 139.836 *Các khoản phải trả phải - nộp khác 663.882 21.960.113 18.582.737 21.296.231 3.377.376 Từ bản số liệu trên, ta thấy được tình hình tăng giảm nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Đồng thời thấy được những khoản mục nào tăng, những khoản mục nào giảm. Các nguồn tài trợ này được xem như là một nguồn tài trợ miễn phí, vì doanh nghiệp có thể sử dụng tiền mà không phải trả lãi cho đến ngày thanh toán. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng phải chú ý quy mô và thời hạn của các khoản vay này
  22. vì nó có thể gây ra nhiều tác hại đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn của công ty nghiêng về các khoản nợ phải trả bởi vì chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vòng quay vốn nhanh. Ngoài các khoản nợ ngắn hạn công ty còn tiến hành vay dài hạn nhằm bổ sung nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vay và nợ dài hạn: 42.156.514.923 đồng Đơn vị tính:1000 Đồng STT Hợp đồng vay Số dư nợ Vay dài hạn 42.156.515 1 Ngân hàng Công thương Lưu Xá 13.951.333 2 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 25.440.638 CTCP Vật liệu chịu lửa đặc chủng luyện kim, 2.764.544 3 CTCP Thương mại & Xuất nhập khẩu Vật liệu chịu lửa Tổng cộng 42.156.515 Nguồn: Báo cáo tài chính Q.III năm 2010 của VLCL Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp 3 năm gần đây. Bảng số 2: ĐVT: 1000 đ So sánh năm 2009 với So sánh năm 2010 2008 với năm 2009 Tỷ lệ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tỷ lệ % % Tổng vốn 104.244.523 160.501.118 208.497.621 56.256.595 0,54 47.996.503 0,30 Vốn chủ sở hữu 33.331.381 37.263.871 48.750.737 3.932.490 0,12 11.486.866 0,31 Nợ phải trả 79.109.523 123237.247 159.746.884 44.127.724 0,56 36.509.637 0,30
  23. Hệ số VCSH 0,24 0,23 0,23 Hệ số nợ 0,76 0,77 0,77 Hệ số đảm bảo nợ 0,30 0,31 0,09 Cơ cấu vốn của công ty nghiêng về các khoản nợ phải trả bởi vì chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vòng quay vốn nhanh. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tương đối ổn định qua các năm, điều này góp phần tích cực cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Hệ số nợ của doanh nghiệp năm 2009, 2010 tăng hơn so với năm 2008, nhưng giữa hai năm không có sự thay đổi. Điều này chứng tỏ rằng công tác quản lý các khoản nợ phải trả là tốt. Tuy nhiên, hệ số nợ tăng đồng nghĩa với rủi ro tài chính của doanh nghiệp tăng. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần thắt chặt hơn công tác quản lý. Nguồn vốn của doanh nghiệp qua các năm đều tăng lên, điều này chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng, điều này phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. Vì từ năm 2009 công ty chuyển từ công ty Cổ Phần Vật Liệu Chịu Lửa Thái Nguyên sang công ty cổ phần Tập Đoàn Vật Liệu Chịu Lửa Thái Nguyên. 2. Tình hình vốn cố định của công ty trong 3 năm gần đây a. Tình hình TSCĐ của công ty Vốn cố định có ý nghĩa rất quan trọng quyết định tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ hữu hình và vô hình. Quy mô của vốn cố định quyết định quy mô của TSCĐ. Do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh nên TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng rất lớn trong TSCĐ của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, việc đầu tư, mua sắm TSCĐ là công việc quan trọng vì nó ảnh hưởng tới năng suất lao động, chịu tác động của các yếu tố khoa học nên giá trị có thể bị suy giảm, ảnh hưởng tới
  24. khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. TSCĐ của doanh nghiệp gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Việc lựa chọn hình thức khấu hao ảnh hưởng rất lớn tới thời gian thu hồi vốn cố định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp áp dụng việc trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng và theo Quyết định số 206/2003/QĐ/BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao Tài sản cố định Thời gian khấu hao áp dụng tại Công ty: -Nhà xưởng, vật kiến trúc: 08 – 20 năm -Máy móc, thiết bị: 07 - 12 năm -Phương tiện vận tải: 05 - 07 năm -Thiết bị quản lý: 06 - 08 năm -Tài sản cố định khác: 04 - 06 năm -Tài sản cổ định vô hình: 20 năm Ngoài ra, việc đầu tư còn phản ánh xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động có những thay đổi được biểu hiện qua bảng sau: Bảng số 3: Biến động về TSCĐ trong 3 năm gần đây ĐVT: 1000 đ So sánh So sánh 2009 với 2010 với Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2008 2009 I. Nguyên giá * Đầu kỳ 73.570.398 114.321.514 123.909.363 40.751.116 9.587.849 *Cuối kỳ 114.321.514 123.909.363 138.115.207 9.587.849 14.205.844 II- Hao mòn TSCĐ *Đầu kỳ 27.975.702 45.328.833 62.667.078 17.353.131 17.338.245 *Cuối kỳ 45.328.833 62.667.078 83.140.943 17.338.245 20.473.865 III- Giá trị còn lại 68.992.681 61.242.286 58.481.635 -7.750.395 -2.760.651 Biểu đồ 1: Sự thay đổi nguyên giá của TSCĐ trong 3 năm
  25. Nguyên giá 160,000,000 ) 140,000,000 g n ồ 120,000,000 đ n ì 100,000,000 h g n ( 80,000,000 Nguyên giá á i g 60,000,000 n ê y 40,000,000 u g N 20,000,000 0 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm Biểu đồ 2: Sự thay đổi của hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ Giá trị hao mòn và giá trị còn lại 100.000.000 80.000.000 60.000.000 GTHM 40.000.000 GTCL 20.000.000 0 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm Doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng nhà xưởng chính vì vậy chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng đột biến vào năm 2010 và doanh nghiệp không ngừng cải tiến công nghệ, trang thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
  26. Danh mục máy móc thiết bị chính Công ty đang sử dụng ĐVT: 1000 đồng Nguyên giá Giá trị còn lại GTCL/NG STT Khoản mục (NG) (GTCL) (%) 1 Lò nung Tuynel số 2 7.446.894 6.832.988 91,76 2 Lò nung Tuynel số 1 5.562.228 3.902.736 70,16 Lò nung Tuynel 101,2 3 8.573.354 4.963.578 57,90 m 4 Máy ép ma sát 630 tấn 2.651.308 1.526.027 57,56 Hệ thống lò nung Tuynel (nhà máy SX 5 4.309.911 2.045.699 47,47 VLCL và VLXD Thái Nguyên 3) 6 Máy nghiền xa luân 885.505 412.979 46,64 Máy ép ma sát 1.000 7 3.201.616 316.370 9,88 tấn 8 Máy ép 630 tấn số 2 2.095.220 392.077 18,71 Máy nhào đùn chân không (nhà máy SX 9 703.862 635.431 90,28 VLCL và VLXD Thái Nguyên 3) 10 Máy nghiền trục đứng 911.305 607.536 66,67 Trạm biến áp 750 KVA 11 936.585 773.798 82,62 số 2 12 Lò phát sinh khí than 4.394.090 540.781 12,31 Cộng 41.671.877 22.949.999 55,07 b. Tình hình vốn cố định của doanh nghiệp Vốn cố định có quan hệ chặt chẽ với TSCĐ. TSCĐ của doanh nghiệp qua các năm thay đổi làm cho vốn cố định của doanh nghiệp cũng thay đổi. Để khai thác và tạo lập các nguồn vốn cố định doanh nghiệp phải phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh cũng như về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó hạn chế và phân tán rủi ro, phát huy tối đa những ưu điểm của các nguồn vốn huy động. Điều này lý giải tại sao nguồn vốn từ các khoản phải trả của doanh nghiệp (nợ ngắn hạn) lại tăng. Nhưng mức độ tăng vốn cố định năm 2009-2010 không cao như năm 2008 nguyên nhân là do 10/2008 doanh nghiệp tiến hành mua trang thiết bị cụ thể: Máy móc thiết bị dùng trong sản xuất đa phần nhập khẩu từ Trung Quốc. Hiện nay, Công ty đang đầu tư thêm máy móc thiết bị của Mỹ, Trung Quốc thuộc thế hệ mới, ví dụ máy ép thủy lực 1.200 tấn, 400 tấn, 1.600 tấn, máy ép ma sát 630 tấn, 1.000 tấn, thay thế lò nung than thủ công bằng hệ thống lò nung tuynel cho năng suất cao hơn và tiết kiệm sức lao động.
  27. Công ty đã lắp các thiết bị trao đổi nhiệt, đường ống, các hệ thống quạt gió, khí nóng đưa sang hầm sấy bán thành phẩm bằng đường ống được bảo ôn hoàn toàn. Tổng đầu tư cho dây chuyền lên đến hơn 1 tỷ đồng, làm lợi hơn 1,7 tỷ đồng/năm Công ty đã thay hệ thống lọc bụi khô cho hệ thống lọc bụi ướt; rũ bụi bằng khí nén ngược chiều hiện đang được sử dụng rộng rãi. Với hàm lượng bụi trung bình 0,04kg/m3, dự tính lượng bụi thu hồi ước tính trong 1h là 1680kg. Dây chuyền đã làm cải thiện toàn diện môi trường làm việc của người lao động và hạn chế đến mức tối đa phát tán bụi ô nhiễm ra môi trường. 3. Tình hình vốn lưu động của công ty trong 3 năm gần đây: Khi doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh không chỉ cần tới máy móc thiêt bị nhà xương mà con cần tới đối tượng lao động và sức lao động. Những đối tượng lao động đó nếu xét về hình thái hiện vậtdduwowjc gọi là tài sản lưu động, còn xét về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Do tính chất liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh, nên doanh nghiệp nào cũng phải có một số vốn nhất định để mua săm các tài sản lưu động. Số vốn bỏ ra này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp Vậy vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư, mua sắm tài sản lưu động của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện một cách thường xuyên liên tục. Khác với vốn cố định, vốn lưu động được chuyển toàn bộ giá trị vào giá trị của sản phẩm và sẽ được thu hồi toàn bộ khi kết thúc một chu kì sản xuất kinh doanh. Do đó doanh nghiệp phải dặc biệt chú trọng tới vấn đề quản lí vốn lưu động. Vốn lưu động phải được quản lí chặt chẽ ở tất cả các khâu. Ngoài ra đẻ tăng cường hiệu quả sử dụng vốn lưu động phải tích cực áp dụng các biện pháp thúc đẩy sự chu chuyển vốn lưu động. Điều đó cũng góp phần ngăn chặn sự ứ đọng vốn lưu động trong từng khâu làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
  28. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN Bảng số 4: Bảng kết cấu vốn lưu động năm 2007-2010 ĐVT: 1000 đ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ I, Tiền và các khoản tương 4.783.832 11,25 5.931.195 8,65 4.108.501 4,25 6.556.779 4,53 đương tiền 1, Tiền 4.783.832 100 5.931.195 100 4.108.501 100 6.556.779 100 II, Các khoản phải thu 25.695.154 60,04 31.464 45,9 64.457.325 66,75 107.089.912 73,97 1, Phải thu khách hàng 13.974.447 54,39 16.676.317 52,99 30.135.521 46,75 37.292.852 34,82 2, Trả trước cho người bán 2.552.617 9,93 426.243 1,35 12.980.925 20,13 51.934.799 48,5 3,Phải thu nội bộ 8.858.766 34,48 14.037.250 44,62 20.707.118 32,12 16.401.447 15,32 5, Các khoản phải thu khác 309.324 1,2 328.584 1,04 682.268 1,05 1.460.814 1,31 6, Dự phòng các khoản phải (48.508) -0,05 thu khó đòi(*) III, Hàng tồn kho 10.785.210 25,35 29.257.519 42,67 27.399.961 28,37 29.365.610 20.28 1, Hàng tồn kho 10.785.210 100 29.257.519 100 27.399.961 100 29.365.610 100 IV, Tài sản NH khác 1.257.904 3 1.906.115 2,78 623.046 0,63 1.753.685 1,22 1, Chi phí trả trước NH 400.182 31,36 244.296 12,83 89.078 14,3 653.723 37,28 2, Thuế GTGT được khấu trừ 387.086 30,34 1.322.890 69,4 5.029 0,81 174.706 9,96 3, Các khoản thuế phải thu 19.031 3,05 47.359 2,7 NN 4, Tài sản NH khác 488.636 38,3 338.729 17,77 509.908 81,84 877.897 50,06 Tổng số 42.540.100 100 68.563.224 100 96.588.833 100 144.765.985 100 Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên Nhóm 3_K5TCDN29
  29. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tổng vốn lưu động tăng qua các năm từ 42.540.100 (ng đ) năm 2007 lên 144.765.985 (ng đ) năm 2010. nguyên nhân của việc lượng vốn lưu đọng tăng mạnh qua các nam là do trong giai đoạn này cong ty đã thực hiện việc cổ phần hóa. Công ty trong giai đoạn này đã có được lượng vốn đầu tư lớn và thực hiện mở rộng quy mô sản xuất, đỏi mới trang thiết bị, dây truyền sản xuất. Với sự cải tiến đó mà lượng vốn lưu động của công ty tăng cao qua các năm Sự gia tăng của tổng vốn lưu lưu động cho thấy rằng về tổng thể công ty đã huy động tốt các nguồn lực để phục vụ cho việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Kết cấu vôn lưu động qua các năm có một điển chung là tỷ trọng lớn nhất thuộc về các khoản phải thu và hàng tồn kho. Đây là biểu hiện bình thường của một doanh nghiệp sản xuất với quy mô khá lớn. Sản phảm của doang nghiệp la gạch chịu lửa nên lượng hàng tồn kho trong kì là khá lớn. Tuy nhiên năm 2008 hàng tồn kho có giá trị khá lớn là 29.257.519 (ng đ) chiếm 42,67% tổng vốn lưu động.Điều này cho thấy tình hình sử dụng vốn lưu động năm 2008 còn nhiều hạn chế. Hàng tồn kho lớn sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới việc luân chuyển và thu hồi vốn lưu động. Điều này cũng hợp lí vì năm 2008 xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng sang tới các năm 2009 và 2010 doanh nghiệp đã khắc phục được tình trạng khó khăn và từng bước đi vào ổn định sản xuất kinh doanh. Lượng hàng tồn kho trong cơ cấu vốn lưu động đã giảm xuống mức ổn đinh Vốn bằng tiền tăng từ 4.873.832 (ng đ) năm 2007 lên 6.556.779 (ng đ) năm 2010. Lượng vốn bằng tiền của doanh nghiệp khá lơn vì thế sẽ gây ra những khó khăn trong việc quản lí và sử dụng Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên 30 Nhóm 3_K5TCDN
  30. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN Các loại tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhó trong tổng tài sản lưu động và sự biến động của chúng qua các năm cũng là không đáng kể so với sự biến động chung của toàn bộ tài sản lưu động cũng như là vốn lưu động. Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên 31 Nhóm 3_K5TCDN
  31. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN Bảng số 5: ĐVT: 1000 đ So sánh năm 2009 So sánh năm 2010 và Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 và năm 2008 năm 2009 Vốn lưu Số tăng Tỷ lệ Tỷ lệ động Giá trị Giá trị Giá trị giảm % Sô tăng giảm % I.Vốn bằng tiền 5.931.195 4.108.501 6.556.779 -1.822.694 -30,7 2.448.278 59,6 1.Tiền 5.931.195 4.108.501 6.556.779 -1.822.694 -30,73 2.448.278 59,6 II.Phải thu ngắn hạn 31.468.394 64.457.325 107.089.912 32.988.931 104,8 42.632.587 66,1 1.Phải rhu khách hàng 16.676.317 30.135.521 37.292.852 13.459.204 80,71 7.157.331 23,8 2.Trả trước cho người bán 426.243 12.980.925 51.934.799 12.554.682 2945 38.953.874 300 3.Phải thu nội bộ 14.037.250 20.707.118 16.401.448 6.669.868 47,52 -4.305.670 -20,8 4.Các khoản PT khác 328.584 682.268 1.460.814 353.684 107,6 778.546 114 5.Dự phòng khoản PT khó đòi -48.508 -48.508 - 48.508 -100 III.Hàng tồn kho 29.257.519 27.399.961 29.365.610 -1.857.558 -6,35 1.965.649 7,17 1.Hàng tồn kho 29.257.519 27.399.961 29.365.610 -1.857.558 -6,35 1.965.649 7,17 IV.Tài sản ngắn hạn khác 1.906.115 623.846 1.753.685 -1.282.269 -67,3 1.129.839 181 1.Chi phí trả trước ngắn hạn 244.496 89.078 653.723 -155.418 -63,57 564.645 634 2.Thuế GTGT được khấu trừ 1.322.890 5.029 174.706 -1.317.861 -99,62 169.677 3374 3.Các khoản thuế phải thu NN 19.031 47.359 19.031 - 28.328 149 Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên 32 Nhóm 3_K5TCDN
  32. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN 4.Tài sản ngắn hạn khác 338.729 509.908 877.897 171.179 50,54 367.989 72,2 Tổng 68.563.223 96.589.633 144.765.986 28.026.410 40,88 48.176.353 49,9 Nhận xét: Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng vốn lưu động năm 2010 so với năm 2009 tăng từ 96.588.833 (ng đ) lên 144.765.985 (ng đ), với giá trị tăng là 48.177.152 (ng đ) tương ứng với tỷ lệ 49,88% cao hơn mức tăng năm 2009 so với 2008. Đây là tỷ lệ tăng vốn lưu động lớn nhất kể từ năm 2007 đến nay.Nguyên nhân chủ yếu làm tăng vốn lưu động là do các khoản phải thu tăng đột biến 42.632.5867 (ng đ) tương ứng 49,88% + Tiền và các khoản tương đương tiền: Vốn bằng tiền của doing nghiệp bao gồm tiền (tiền mặt. tiền gửi) và các khoản tương đương tiền. Đây là khoản đáp ứng cho việc chi trả mọi hoạt động của doanh nghiệp, nhất là khi doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán ngay. Đây là loại tài sản dễ bị thất thoát và chiếm dụng nhất. Do đó cần được quản lý và sử dụng hợp lý, đúng mục đích. Ở thời điểm năm 2008 là 5.931.195 chiếm tỷ trọng 11,25% năm 2009 là 4.108.501 (ng đ), chiếm tỷ trọng 4,25 % đến thời điểm năm 2010 là 6.556.779 (ng đ) chiếm tỷ trọng 4,53 % so với tổng vốn lưu động. Nghĩa là cuối năm 2010 đã tăng lên so với đầu năm là 2.448.278 (ng đ), tương ứng 59,59 %. Tuy lượng tiền có tăng nhẹ nhưng lại chiếm tỷ trọng khá nhỏ như vậy sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thanh toán những khoản nợ đến hạn hay sẽ bỏ qua những cơ hội tốt như mua hàng dự trữ lúc giá thấp Để gia tăng các khoản tiền mặt thì việc quan trọng là cần đẩy mạnh việc thu hồi vốn, có như vậy mới nhanh chóng thu được tiền về phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. + Các khoản phải thu ngắn hạn: Phân tích chi tiết các khoản phải thu cho ta thấy được cụ thể sự tăng lên hay giảm đi từ việc tiêu thụ hàng hóa. Từ đó phản ánh rõ nét nhất chất lượng của công tác tài chính. Dựa vào số liệu ở bảng trên ta thấy khoản phải thu qua các năm đều tăng đặc biệt năm 2010 tăng lên so với 2009 là 42.632.587 ( ng đ), tương ứng tỷ lệ 66,14 %. Nguyên nhân làm cho các khoản phải thu tăng là do năm 2010 doanh nghiệp Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên 33 Nhóm 3_K5TCDN
  33. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN đã có một khoản trả trước cho người bán với giá trị rát lớn trị giá 51.934.799 ( ng đ ) tăng so với năm 2009 là 38.953.873.629 ( ng đ) tương ứng tỷ lệ 300,09%. Bởi vì năm 2010 doanh nghiệp muốn tăng quy mô sản xuất và uy tín đố với nhà cung cấp nên khoản trả trước cho khách hàng có giá trị lớn như vậy, Khoản phải thu khách hàng năm 2010 là 37.292.851.932 ( ng đ) tăng so với năm 2009 là 7.157.330 ( ng đ) với tỷ lệ tăng 23,75%. Các khoản phải thu khách hàng tăng nhiều là do sản phẩm tiêu thụ tăng hơn so với năm 2009. Tuy nhiên giá trị của khoản phải thu khách hàng là khá lớn sẽ gây ảnh hưởng tới việc thu hồi vôn lưu động của doanh nghiệp. Các khoản phải thu nội bộ giảm đi 4.305.671 ( ng đ) do nguồn vốn từ tổng công ty cấp xuống cho doanh nghiệp giảm so với năm 2009. Các khoản phải thu khác cũng tăng mạnh với giá trị tăng là 778.545 ( ng đ) tương ứng tỷ lệ141,1% + Hàng tồn kho: Đây là bộ phận quan trọng trong tổng tài sản lưu động. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng có một lượng hàng hóa để dự trữ bởi vì có những sản phẩm chỉ bán trong một thời kỳ nhất định, nếu không có sự dự trữ trước sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nếu dự trữ nhiều quá sẽ gây ứ đọng vốn và lãng phí chi phí bảo quản. Còn nếu dự trữ ít quá sẽ mất cơ hội kinh doanh. Vì vậy, một vấn đề đặt ra là, tùy thuộc vào từng quy mô kinh doanh, từng thời điểm kinh doanh mà dự trữ hàng hóa cho phù hợp, không nên lãng phí cũng như gây khó khăn cho doanh nghiệp. Qua bảng trên ta thấy hàng tồn kho tăng năm 2008 là 29.257.219 (ng đ) và năm 2009 là 27.399.961 ( ng đ), năm 2010 là 29.365.610 ( ng đ). Năm 2009 hàng tồn kho nhỏ hơn năm 2008 điều này chứng tỏ rằng công ty đã giản quy mô sản xuất trong năm 2009. Như vậy so với năm 2009 thì năm 2010 hàng tồn kho đã tăng lên 1.965.649 ( ng đ) tương ứng tỷ lệ là 7,17%. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2010 doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất nên nguyên vật liệu tồn kho tăng và thành phẩm tồn kho cuối kỳ cũng tăng. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp vẫn chưa tối đa hóa được năng lực sản xuất và việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cũng chưa được thuân lợi. Là do doanh nghiệp tăng quy mô sản xuất nhưng lại chưa chú ý tới việc mở rộng thị trường tiêu thụ. Do đó mà lượng Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên 34 Nhóm 3_K5TCDN
  34. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN hàng tồn kho vẫn chiếm một tỷ trọng khá lơn trong tổng lượng vốn lưu động của doanh nghiệp. + Tài sản ngắn hạn khác: Tuy chỉ tiêu này chiếm ty trọng nhỏ trong các khoản mục vốn lưu động nhưng sự biến động của nó trong 2 năm 2009 và 2010 cũng rất đáng chú ý Tài sản ngắn hạn khác năm 2008 là 338.729 (ng đ), năm 2009 có giá trị là 623.847 ( ng đ) và tới năm 2010 thì đã tăng lên tới giá trị 1.753.685( ng đ) tương ứng tỷ lệ rất cao 181,1%. Tài sản ngắn hạn tăng mạnh là do các khoản mục nhỏ như chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT được khấu trừ, các khoản thuế phải thu nhà nước và tài sản ngắn hạn khác đều tăng lên với tỷ lệ khá cao. Đặc biệt là sự tăng lên đột biến của chi phí trả trước ngắn hạn. Năm 2009 chi phí trả trước ngắn hạn cua cong ty chỉ là 87.078 ( ng đ). Nhưng sang năm 2010 đã tăng lên 653.723 ( ng đ). Với giá trị tăng 564.645 (ng đ) tương ứng tỷ lệ 633,9% II. Công tác quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1. Quản lý vốn cố định Quản lý vốn cố định là một nội dung quan trọng trong quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp vì vốn cố định chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp quản lý vốn kinh doanh nói chung và quản lý vốn cố định nói riêng bao gồm nhiều nội dung cụ thể có liên quan mật thiết với nhau nhưng có thể khái quát thành 3 nội dung cơ bản: 1.1. Khai thác và tạo lập vốn cố định Để chủ động khai thác và tạo lập VCĐ doanh nghiệp đã xác định nhu cầu vốn đầu tư vào TSCĐ trong những năm trước mắt và lâu dài. Doanh nghiệp đã tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư phù hợp như lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, từ vốn vay dài hạn ngân hàng, các khoản phải thu 1.2. Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Để sử dụng có hiệu quả VCĐ trong các hoạt động đầu tư dài hạn doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các quy chế quản lý đầu tư từ khâu chuẩn bị đầu tư, lập dự án đầu tư, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư và quản lý thực hiện dự án đầu tư. Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên 35 Nhóm 3_K5TCDN
  35. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN Doanh nghiệp đã sử dụng đội ngũ các nhà quản lý có chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý chặt chẽ TSCĐ, hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng TSCĐ đúng quy trình kỹ thuật. Cụ thể doanh nghiệp xây dựng phòng kỹ thuật với 3 kỹ sư và các chuyên viên kỹ thuật khác. 2. Quản lý vốn lưu động Vốn lưu động trong doanh nghiệp gồm nhiều loại khác nhau, tính chất và đặc điểm vận động cũng khác nhau nên cần phải tiến hành quản lý theo từng loại. Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh nên công tác quản lý VLĐ của doanh nghiệp chú trọng ở hai mảng: Quản lý vốn tồn kho dự trữ và quản lý các khoản phải thu. 2.1 Quản lý các khoản nợ phải thu. a. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc quản lý các khoản nợ phải thu. Các khoản nợ phải thu là các khoản nợ của cá nhân, các tổ chức đơn vị bên trong và bên ngoài doanh nghiệp về số tiền mua sản phẩm, hàng hoá, vật tư và các khoản dịch vụ khác chưa thanh toán cho doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp các khoản nợ phải thu bao gồm phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ; thế chấp, ký cược; phải thu khác, tạm ứng và trả trước Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là khoản phải thu của khách hàng, thông thường chúng chiếm từ 15% - 20% trên tổng tài sản của DN. Sự tồn tại của các khoản nợ phải thu với một quy mô nhất định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tất yếu khách quan của hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hoá trong nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ những lý do sau: - Do yêu cầu của chế độ thanh toán không dùng tiền mặt nhằm tiết kiệm cho nền kinh tế quốc dân và tạo thuận lợi cho việc sản xuất và trao đổi hàng hoá. - Do chính sách bán chịu sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân chủ yếu tạo ra các khoản nợ phải thu nhưng nó lại có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Cụ thể, chính sách bán chịu sẽ khuyến khích tăng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, mở rộng việc tiêu thụ sản phẩm ; từ đó mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và làm tăng lợi nhuận bổ xung, nâng cao hiệu quả kinh doanh và nhất là tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc tồn tại các khoản nợ phải thu cũng làm phát sinh nhiều khoản chi phí liên quan như: chi phí tài trợ, chi phí quản lý các khoản nợ phải thu, chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ phải thu, chi phí rủi ro vv. Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên 36 Nhóm 3_K5TCDN
  36. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng chính sách bán chịu một cách hợp lý nhằm làm tăng giá trị của doanh nghiệp, tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh, đồng thời hạn chế thấp nhất các rủi ro trong kinh doanh. Độ lớn của các khoản phải thu của mỗi doanh nghiệp thay đổi theo thời gian, tuỳ thuộc vào tốc độ thu hồi nợ cũ và tạo ra nợ mới của doanh nghiệp, cũng như sự tác động của những điều kiện kinh tế nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. b. Theo dõi các khoản nợ phải thu của công ty trong 3 năm gần đây Nhà quản lý tài chính doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi các khoản nợ phải thu để xác định đúng thực trạng của chúng và đành giá tính hữu hiệu các chính sách tín dụng của doanh nghiệp; lập sổ theo dõi chi tiết đến từng khoản nợ, từng hoá đơn và đôn đốc thanh toán mỗi khi đến hạn. Qua đó có thể nhận ra những khoản tín dụng có vấn đề và thu thập những tín hiệu để quản lý những khoản hao hụt. Bảng số 6: Tỷ trọng khoản phải thu ĐVT: 1000 đ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng VLĐ 55.551.662 82.576.028 120.677.409 Các khoản phải thu 28.581.774 47.962.860 85.773.618 Tỷ trọng khoản 51,45 58,08 71,08 phải thu trong tổng VLĐ (%) Qua bảng trên ta thấy tỷ trọng các khoản phải thu tăng dần qua 3 năm, cụ thể là: - Năm 2008, các khoản phải thu xấp xỉ 28,58 tỷ đồng chiếm 51,45% trong tổng vốn lưu động - Năm 2009, các khoản phải thu xấp xỉ 47,96 tỷ đồng chiếm 58,08% trong tổng vốn lưu động. - Năm 2010, các khoản phải thu xấp xỉ 85,77 tỷ đồng chiếm 71,08% trong tổng vốn lưu động. Cũng qua đây ta thấy rằng từ năm 2008 – 2010 tổng các khoản phải thu của công ty tăng lên nhanh, các khoản phải thu năm sau cao hơn năm trước rất nhiều, công ty chưa xử lý tốt vấn đề thu hồi nợ, khách hàng vẫn còn nợ công ty Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên 37 Nhóm 3_K5TCDN
  37. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN một khoản tương đối lớn, vốn lưu động bị ứ đọng, hiệu quả sử dụng VLĐ bị giảm. Vấn đề cần giải quyết với công ty lúc này và trong tương lai là thu hồi nợ tốt, với khách hàng mua chịu với thời gian lâu sẽ chịu giá bán cao hơn. Tình hình biến động các khoản phải thu của công ty trong 3 năm gần đây: Bảng số 7: Số dư khoản phải thu ĐVT: 1000 đ Số dư đầu kỳ Số dư cuối kỳ Số dư BQ trong kỳ Năm 2008 25.695.154 31.468.394 28.581.774 Năm 2009 31.468.394 64.457.325 47.962.860 Năm 2010 64.457.325 107.089.912 85.773.618 Qua bảng này ta thấy số dư khoản phải thu của công ty có xu hướng tăng dần với tốc độ tăng ngày càng nhanh: năm 2009 tăng 67,8% đến năm 2010 tăng 78,83% Bảng số 8: Cơ cấu các khoản phải thu ( tính theo số trung bình trong kỳ = ( đầu kỳ + cuối kỳ)/2) ĐVT: 1000 đ Các chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Phải thu khách hàng 15.325.382 23.405.919 33.714.187 Trả trước cho người 1.489.430 6.703.584 32.457.862 bán Phải thu nội bộ 17.372.184 18.554.283 PT theo tiến độ kế hoạch HĐXD Các khoản phải thu 318.954 505.426 1.071.541 khác Dự phòng các (48.509) (48.509) khoản phải thu khó đòi Nhìn vào cơ cấu các khoản phải thu, chúng ta thấy rằng khoản phải thu khách hàng luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số các khoản phải thu. Đây là đặc trưng của hầu hết các công ty sản xuất nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa ra Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên 38 Nhóm 3_K5TCDN
  38. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN thi trường. Với chính sách bán chịu phù hợp, doanh nghiệp đã kích thích cầu có khả năng thanh toán. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh diễn ra gay gắt giữa các doanh nghiệp tranh giành thị phần và áp dụng rất nhiều biện pháp khác nhau, việc áp dụng các chính sách bán chịu là một biện pháp tối ưu. Tuy nhiên, ta lại thấy khoản phải thu khách hàng của công ty có chiều hướng tăng nhanh trong 3 năm gần đây, điều đó ảnh hưởng đếnkhả năng thu hồi vốn cua công ty, làm tăng chi phí thu hồi nợ, ứ đọng vốn, Đặc biệt là năm 2009, công ty xuất hiện khoản nợ khó đòi đến năm 2010 vẫn chưa thu hồi được, công ty cần có biện pháp để thu hồi số vốn này, ngăn ngừa trường hợp mất vốn, rủi ro thanh toán. Các nhân tố ảnh hưởng tới quy mô các khoản nợ phải thu thường là: - Tính chất thời vụ của việc tiêu thụ sản phẩm trong DN là cao hay thấp. Đối với các doanh nghiệp có tính chất thời vụ, trong những thời kỳ sản phẩm của doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ lớn, cần khuyến khích tiêu thụ để thu hồi vốn. - Quy mô sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ bán chịu cho khách hàng. - Mức giới hạn đối với các khoản nợ phải thu nhằm đảm bảo khả năng thanh toán và đảm bảo sự an toàn về mặt tài chính của doanh nghiệp. - Thời hạn bán chịu và chính sách tín dụng của mỗi doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp có quy mô lớn, tiềm lực tài chính mạnh thì kỳ thu tiền bình quân thường dài hơn các DN ít vốn hơn, sản phẩm dễ hư hao, mất phẩm chất, khó bảo quản. - Mức độ quan hệ và mức độ tín nhiệm của khách hàng với doanh nghiệp. Để đánh giá đúng tình hình quản lý các khoản phải thu ta sử dụng một số chỉ tiêu sau: + Kỳ thu tiền bình quân ( còn gọi là thời gian thu hồi nợ trung bình) : Chỉ tiêu này cho biết phải mất bao nhiêu ngày thì một đồng tiền bán hàng trước đó mới được thu hồi. Số dư bình quân các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân = (Kh) Doanh thu bán chịu bình quân mỗi ngày Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên 39 Nhóm 3_K5TCDN
  39. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN Hoặc : Số ngày trong kỳ Kỳ thu tiền bình quân = Vòng quay các khoản phải thu + Vòng quay các khoản phải thu: DTT trong kỳ Vòng quay các khoản phải thu = Số dư bình quân các khoản phải thu Bảng số 9: Vòng quay các khoản phải thu ĐVT: 1000 đ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 DTT trong kỳ 227.062.174 252.089.410 295.942.692 Số dư BQ các 28.581.774 47.962.860 85.773.618 khoản phải thu Vòng quay các 8 5 3,5 khoản phải thu Số vòng quay khoản phải thu (hay Hệ số quay vòng các khoản phải thu) là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nó cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ báo cáo nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao. Quan sát số vòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp hay tình hình thu hồi nợ của doanh nghiệp. Qua số liệu trên ta thấy tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty có xu hướng giảm hiệu quả.Vòng quay các khoản phải thu giảm dần từ 8 (vòng) năm 2008 xuống 5 ( vòng) năm 2009 và 3,5 ( vòng) năm 2010. Điều này cho thấy rằng, tốc độ thu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp ngày càng thấp, rủi ro thanh khoản tăng cao khi số vòng quay các khoản phải thu giảm. Nói chung, hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên 40 Nhóm 3_K5TCDN
  40. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này. Để giúp doanh nghiệp cơ thể nhanh chóng thu hồi các khoản nợ phải thu, hạn chế việc phát sinh các chi phí không cần thiết hoặc rủi ro, doanh nghiệp cần coi trọng các biện pháp chủ yếu sau: - Phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài doanh nghiệp và thường xuyên đôn đốc để thu hồi đúng hạn. - Có biện pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán như lựa chọn KH, giới hạn tín dụng, yêu cầu đặt cọc, tạm ứng hay trả trước một phần giá trị đơn hàng, bán nợ - Có chính sách bán chịu đúng đắn đối với từng khác hàng dựa trên cơ sở việc đánh giá khả năng thanh toán và vị thế tín dụng của khách hàng. - Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, nếu vượt qua thời hạn thanh toán theo hợp đồng thì doanh nghiệp được thu lãi suất tương ứng như lãi suất qúa hạn của ngân hàng. - Cần phải phân tích tuổi các khoản nợ. Đặc biệt chú ý tới các khoản nợ quá hạn và chỉ rõ nguyên nhân của từng khoản nợ ( khách quan, chủ quan) từ đó có các biện pháp xử lý thích hợp như gia hạn nợ, thoả ước xử lý nợ, xoá một phần nợ cho khách hàng , yêu cầu toà án giả quyết theo thủ tục phá sản doanh nghiệp. Cần phải thấy rằng, mục đích quản lý vốn lưu động là nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tức là làm tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động một cách hợp lý đồng thời nâng cao mức sinh lợi của đồng vốn. Vì vậy, nội dung cơ bản của công tác quản lý vốn lưu động là phải định mức vốn lưu động và giám đốc việc chấp hành định mức dự trữ vật tư, vốn bằng tiền vv, giám đốc tình hình tôn trọng các chế độ, các nguyên tắc về quản lý tài chính tín dụng, phân phối và điều hoà vốn đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu kinh doanh trên cơ sở đó để ra các biện pháp cụ thể đầy mạnh hoạt động kinh doanh sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm, chi phí sử dụng vốn thấp nhất và ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 2.2. Quản lý vốn tồn kho dự trữ a. Chỉ tiêu hệ số vòng quay của hàng tồn kho Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên 41 Nhóm 3_K5TCDN
  41. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN Số vòng quay hàng tồn kho (hay Hệ số quay vòng của hàng tồn kho) là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy doanh thu (hoặc giá vốn hàng bán) trong một kỳ nhất định chia cho bình quân giá trị hàng tồn kho trong cùng kỳ. Ở đây, bình quân giá trị hàng tồn kho bằng trung bình cộng của giá trị đầu kỳ và giá trị cuối kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho bình quân hàng tồn kho. Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng Trong đó Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên 42 Nhóm 3_K5TCDN
  42. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN Hệ số vòng quay hàng tồn kho cũng được tính cho 4 quý gần nhất theo công thức sau: Trong đó Bảng số 10: ĐVT: 1000 đ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá vốn hàng 191.212.372 222.282.640 257.147.361 bán Bình quân 20.021.365 28.328.740 28.382.515 HTK Vòng quay 10 8 9 HTK Vòng quay HTK của công ty là 10 ( vòng) năm 2008, giảm xuống 8( vòng) năm 2009 rồi lại tăng lên 9 ( vòng) vào năm 2010 tức là trong năm 2008, HTK BQ luân chuyển 1 vòng hết 36 ngày (= 360/10),năm 2009 hết 45 ngày (= 360/8) và trong năm 2010 hết 40 ngày ( = 360/9) b. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí vốn tồn kho Muốn quản lý hàng tồn kho hiệu quả thì phải kết hợp nhiều cách với nhau: - Chi tiết hàng hóa đến mức có thể, càng chi tiết càng tốt. - Hệ thống nội bộ nên tự kiểm soát lẫn nhau. Hàng nhập và hàng bán sẽ được sự theo dõi độc lập của kế toán, thủ kho, bán hàng, và kinh doanh - Thường xuyên kiểm kê và kiểm kê bất chợt. - Sắp xếp hàng hóa một cách khoa học để kiểm kê nhanh và chính xác. - Tại công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái nguyên vào cuối năm công ty thường lập kế hoạch kinh doanh cho năm sau,kế hoạch vật tư được xây dựng chặt chẽ nhằ đáp ứng tốt nhất cho quá trình sản xuất kinh doanh tránh tình trạng ứ đọng vốn hay thiếu hụt nguyên vật liệu. III. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên 43 Nhóm 3_K5TCDN
  43. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN Bảng số 11: ĐVT: 1000 đ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Doanh thu thuần 227.062.174 252.089.410 295.942.692 2. Số VCĐ đầu kỳ 45.594.696 68.992.680 61.242.286 3. Số VCĐ cuối kỳ 68.992.680 61.242.286 58.481.635 4. Số VCĐ bình quân (=(2+3)/2) 57.293.688 65.117.483 59.861.961 5. Hiệu suất sử dụng VCĐ (=1/4) 3,96 3,87 4,94 6. Hàm lượng VCĐ (=4/1) 0,25 0,26 0,20 7. Lợi nhuận sau thuế 13.172.494 8.161.688 8.993.547 8. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ (=7/4) 0,23 0,13 0,15 9. Số tiền khấu hao lũy kế 45.328.833 62.667.078 83.140.943 10. Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá 114.321.514 123.909.364 141.622.578 11. Hệ số hao mòn TSCĐ (=9/10) 0,40 0,51 0,59 12. Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ 93.945.956 119.115.439 132.765.971 13. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (=1/12) 2,42 2,12 2,23 14. Giá trị còn lại của TSCĐ 68.992.681 61.242.286 58.481.635 15. Tổng tài sản 138.575.904 160.501.119 208.497.621 16. Tỷ suất đầu tư TSCĐ (=(14/15)*100) 49,79 38,16 28,05 Nhận xét: - Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên 44 Nhóm 3_K5TCDN
  44. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN Biểu đồ 3: Hiệu suất sử dụng VCĐ Hiệu suất sử dụng VCĐ 6 5 Đ 4 C V D 3 Hiệu suất sử dụng VCĐ S S 2 H 1 0 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm * Năm 2008 thì hiệu suất sử dụng VCĐ là 3,96. Điều này có ý nghĩa là cho biết 1 đơn vị vốn cố định trong kỳ tạo ra được 3,96 đơn vị doanh thu. * Năm 2009, hiệu suất sử dụng VCĐ là 3,87 . Điều này có ý nghĩa là cho biết 1 đơn vị vốn cố định trong kỳ tạo ra được 3,87 đơn vị doanh thu. * Năm 2010, hiệu suất sử dụng VCĐ là 4,94. Điều này có ý nghĩa là cho biết 1 đơn vị vốn cố định trong kỳ tạo ra được 4,94 đơn vị doanh thu. Trong 3 năm gần đây, hiệu suất sử dụng VCĐ của doanh nghiệp có sự thay đổi nhẹ. Hiệu quả sử dụng VCĐ tương đối ổn định và với mức như vậy là tương đối cao so với các công ty khác. - Hàm lượng VCĐ: * Năm 2008, hàm lượng VCĐ là 0,25. Điều này cho biết để tạo ra 1 đơn vị doanh thu cần 0,25 đơn vị vốn cố định. * Năm 2009, hàm lượng VCĐ là 0,26. Điều này cho biết để tạo ra 1 đơn vị doanh thu cần 0,26 đơn vị vốn cố định. * Năm 2010, , hàm lượng VCĐ là 0,2. Điều này cho biết để tạo ra 1 đơn vị doanh thu cần 0,2 đơn vị vốn cố định. Trong 3 năm thì hàm lượng VCĐ không thay đổi nhiều và chỉ tiêu này nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng VCĐ khá cao. Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên 45 Nhóm 3_K5TCDN
  45. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN - Tỷ suất lợi nhuận VCĐ: Biểu đồ 4: Tỷ suất lợi nhuận VCĐ Tỷ suất lợi nhuận VCĐ 0.25 0.2 Đ Năm 2008 C 0.15 V N Năm 2009 L 0.1 S Năm 2010 T 0.05 0 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm * Năm 2008, tỷ suất lợi nhuận VCĐ là 0,23. Phản ánh 1 đơn vị vốn cố định trong kỳ có thể tạo ra 0,23 đơn vị lợi nhuận sau thuế thu nhập. Tương tự các năm 2009 và 2010 cứ 1 đơn vị VCĐ trong kỳ có thể tạo ra 0,13 và 0,15 đơn vị lợi nhuận sau thuế TNDN. Trong 3 năm thì năm 2009 và 2010 có tỷ suất lợi nhuận VCĐ giảm đi so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2009, 2010 số vốn cố định bình quân cao hơn so với năm 2008. Trong khi đó lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2009,2010 nhỏ hơn năm 2008. Có sự giảm sút này là do lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm nhiều vì giá vốn hàng bán tăng lên theo các năm. Đây là vấn đề chung của nền kinh tế khi giá nguyên vật liệu đầu vào có sự tăng mạnh do hậu quả của lạm phát. - Hệ số hao mòn TSCĐ: Biểu đồ 5: Hệ số hao mòn TSCĐ Hệ số hao mòn TSCĐ 0.7 0.6 0.5 Đ C S 0.4 T Hệ số hao mòn TSCĐ M 0.3 H S H 0.2 0.1 0 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên 46 Nhóm 3_K5TCDN
  46. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN Năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 0,4; 0,51; 0,59. Điều này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu. Chỉ số này tăng dần theo các năm, chứng tỏ mức độ hao mòn TSCĐ theo mỗi năm càng cao điều này phù hợp với thực tế sử dụng máy móc của công ty. - Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Năm 2008, 2009 và 2010 lần lượt là 2,42; 2,12; 2,23. Phản ánh 1 đơn vị TSCĐ trong kỳ tạo ra lần lượt 2,42; 2,12; 2,23 đơn vị doanh thu trong kỳ. Qua đây thấy năm 2008 là năm mà hiệu suất sử dụng TSCĐ cao hơn năm 2009 và 2010. - Tỷ suất đầu tư TSCĐ: Năm 2008, 2009, 2010 có tỷ suất đầu tư TSCĐ lần lượt là 49,79%; 38,16%; 28,05%. Phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong tổng giá trị TS của DN. Nghĩa là trong 1 đơn vị giá trị tài sản của doanh nghiệp có 49,79%; 38,16%; 28,05% đồng được đầu tư vào TSCĐ lần lượt qua các năm trên. Nguyên nhân chính là do giá trị còn lại của TSCĐ giảm dần theo các năm trong khi tổng tài sản của công ty tăng lên rất nhiều qua các năm. Như vậy, trong năm 2008 thì doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư vào TSCĐ hơn so với năm 2009 và 2010. Năm 2010, doanh nghiệp đã ít chú trọng đầu tư vào TSCĐ hơn trước. 2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn lưu động Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau: a. Tốc độ chu chuyển vốn lưu động. Việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm vốn lưu động được thể hiện trước hết ở tốc độ chu chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp là nhanh hay chậm. Khi vốn lưu động chu chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Tốc độ chu chuyển vốn lưu động được thể hiện qua hai chỉ tiêu sau: số lần chu chuyển vốn lưu động (số vòng quay vốn lưu động ) và kỳ chu chuyển bình quân của vốn lưu động ( số ngày của một vòng quay vốn lưu động). - Số lần chu chuyển vốn lưu động ( số vòng quay vốn lưu động ). Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên 47 Nhóm 3_K5TCDN
  47. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN Số lần chu chuyển vốn lưu động phản ánh số vòng quay vốn lưu động được thực hiện trong một thời kỳ nhất định, thường tính là một năm. M L = VL Đ L : Số lần luân chuyển vốn lưu động M: DTT trong kỳ Vlđ: Vốn lưu động bình quân trong kỳ Vốn lưu động bình quân là số trung bình của giá trị vốn lưu động ở thời điểm đầu kỳ và ở thời điểm cuối kỳ. Vđk + Vck VLĐ BQ = 2 - Kỳ luân chuyển bình quân của vốn lưu động. Kỳ luân chuyển vốn lưu động phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lưu động. Công thức xác định như sau: N K = L Hay VLĐ x N K = M Trong đó: + K : Kỳ luân chuyển vốn lưu động bình quân. + N : Số ngày trong kỳ ( 30 , 90 , 360 ). + M , L ,VLĐ : Như trên. Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên 48 Nhóm 3_K5TCDN
  48. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN Bảng số 12: ĐVT: 1000 đ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh thu thuần ( M) 227.062.174 252.089.410 295.942.692 Vốn lưu động BQ 55.551.662 82.576.028 120.672.409 Số lần luân chuyển VLĐ ( L) 4 3 2,5 Kỳ luân chuyển VLĐ BQ ( K) 90 120 144 Vòng quay vốn lưu động càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn lưu động càng được rút ngắn và chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả. b. Mức vốn lưu động sử dụng tiết kiệm. Trong mọi trường hợp, khi có sự tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động ở kỳ so sánh so với kỳ gốc thì doanh nghiệp đều có sự tiết kiệm về vốn lưu động. Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ chu chuyển được xác định như sau: M1 M1 Vtiết kiệm = VLĐ1 - VLĐ cần thiết - = L1 L0 M1 x K1 M1 x K0 M1 = - = X ( K1 - K0 ) N N N Trong đó: + Vtiết kiệm: Mức vốn lưu động tiết kiệm. + VLĐ1 : Vốn lưu động sử dụng bình quân trong năm kế hoạch. + VLĐ cần thiết : Vốn lưu động cần thiết. + M1 : Tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong năm kế hoạch. + K1 , K0 : Kỳ chu chuyển vốn lưu động trong năm KH ; năm báo cáo. + L1 , L0 : Số lần chu chuyển VLĐ trong năm kế hoạch ; năm kế hoạch. - Năm 2009 Vtk =( 252.089.409.683 *(120-90)) /360 = 21.007.450.810 (đồng) - Năm 2010: Vtk = (295.942.692.235*(144-120)) /360 = 19.729.512.820 (đồng) Ta thấy rằng công tác quản lý, sử dụng vốn lưu động của công ty chưa tốt vì số vốn lưu động tiết kiệm của năm 2009 so với 2008 được mang giá trị dương (+) là 21.007.450.810(đồng ) nghĩa là năm 2009 công ty phải tăng đầu tư, sử dụng Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên 49 Nhóm 3_K5TCDN
  49. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN thêm vốn lưu động so với 2008. Cũng tương tự như vậy, năm 2010 công ty phải tăng khoản vốn lưu động là 19.729.512.820 (đồng) so với năm 2009. Điều đó có nghĩa là số tiền này công ty không thể đầu tư vào lĩnh vực khác, gây ứ đọng vốn nhiều hơn. c.Hiệu suất sử dụng vốn lưu động.( HS) Công thức xác định Doanh thu trong kỳ HS = VLĐ bình quân trong kỳ Bảng số 13 ĐVT: 1000 đ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh thu thuần (M) 227.449.867 252.541.308 295.942.692 Vốn lưu động BQ 55.551.662 82.576.028 120.672.409 Hs 4,1 3,1 2,5 Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Số doanh thu tạo ra trên một đồng VLĐ càng lớn thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao. Và ngược lại.Qua bảng trên ta thấy hiệu suất sử dụng VLĐ của công ty giảm dần qua các năm cao nhất là năm 2008 với Hs = 4,1 tức là 1 đồng VLĐ tạo ra 4,1 đồng doanh thu, và 3,1 đồng doanh thu năm 2009, chỉ còn 2,5 đồng vào năm 2010. Nguyên nhân là do công ty tăng đầu tư nhiều vào vốn lưu động nhưng do công tác quản lý kém nên doanh thu tăng lên nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn lưu động. d.Hàm lượng vốn lưu động.( Mv) Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động và được tính bằng cách lấy số vốn lưu động bình quân trong kỳ chia cho tổng doanh thu thực hiện trong kỳ. Công thức xác định. Vốn lưu động bình quân trong kỳ Mv = Doanh thu trong kỳ Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên 50 Nhóm 3_K5TCDN
  50. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN Bảng số 14 ĐVT: 1000 đ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Mv 0,244 0,323 0,4 Ý nghĩa : chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ cần có để đạt được một đồng doanh thu. Qua phân tích ta thấy công tác quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp không hiệu quả vì năm 2008 chỉ cần 0,244 đồng VLĐ để tạo ra 1 đồng doanh thu nhưng đến năm 2009,phải cần tới 0,323 đồng và năm 2010 phải cần tới 0,4 đồng VLĐ để có được 1 đồng doanh thu e. Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động ( Mức doanh lợi vốn lưu động). Công thức xác định: Tỷ suất lợi nhuận Tổng số lợi nhuận trước thuế ( hoặc sau thuế) = vốn lưu động Vốn lưu động bình quân trong kỳ. Bảng số 15 ĐVT : 1000 đ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 LNST 13.172.494 8.161.688 8.993.547 VLĐ BQ 55.551.662 82.576.028 120.672.409 TSLN VLĐ 0,237 0,099 0,075 Chỉ tiêu này cho thấy 1 đồng vốn lưu động bình quân tao ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. TSLN VLĐ của công ty giảm dần từ năm 2008 là 0,237 cho tới năm 2010 chỉ còn là 0,075. Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên 51 Nhóm 3_K5TCDN
  51. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN PHẦN III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ I. Nhận xét về công tác quản kí và sử dụng vốn của công ty CP tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên 1. Những kết quả đạt được Trong những năm qua, thực tế là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho thấy khó khăn và thách thức đối với công ty là vừa phải tổ chức kinh doanh hướng tới lợi nhuận, vừa phải thực hiện trách nhiệm ổn định thị trường. Trong khi đó môi trường điều kiện kinh doanh có những yếu tố bất lợi như: giá cả nguyên vật liệu tăng, thị trường trong nước phức tạp và cạnh tranh, chính sách điều hành thuế, giá và quản lí vĩ mô còn nhiều bất cập Tuy nhiên công ty vẫn thực hiện tốt các mục tiêu nhiệm vụ của năm kế hoạch đề ra. Điều đáng nói là trong năm qua công ty đã nỗ lực khắc phục khó khăn. Tạo điều kiện cho nền kinh tế của tỉnh phát triển và tăng trưởng lien tục trong những năm qua. Đảm bảo ổn định về hàng hóa tài chính có đủ nguồn lực để giải quyết tốt yêu cầu của khách hàng. Cơ sở vật chất kĩ thuật tiếp tục được đầu tư, bổ sung và phát huy năng lực mới, góp phần hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong năm qua và cho những năm tiếp theo của công ty. Ngoài ra công ty còn tiến hành khảo sát, ban hành, thực hiện được nhiều định mức kinh tế- kĩ thuật mới tiết kiệm Việc điều hành thuế, giá của các cơ quan quản kí nhà nước được cải thiện theo hướng tích cực, linh hoạt hơn những năm trước. Nhũng tác động tích cực này tuy chưa lớn nhưng đã giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giảm bớt khó khăn. Kết quả đạt được ngoài các yếu tố chủ quan và khách quan khác trong đó phải kể đến sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo công ty, đặc biệt là sự năng động và làm việc tích cực của cán bộ, nhân viên trong bộ máy quản lí văn phòng và sự đóng góp của toàn thể cán bộ công nhân viên, sự quan tâm, chỉ đạo và hỗ trợ của các cơ quan hữu quan. Ngoài ra, Công ty có những chính sách và biện pháp sau để đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu ổn định và kịp thời phục vụ sản xuất kinh doanh phát huy hiệu quả sử dụng VLĐ cụ thể như sau: Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên 52 Nhóm 3_K5TCDN
  52. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN Chính sách dự trữ nguyên vật liệu: dự trữ vừa đủ nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, không để tình trạng ứ đọng lâu ngày, gây đọng vốn và hư hại nguyên vật liệu. Chính sách ứng vốn mua nguyên vật liệu: phòng Kế hoạch căn cứ vào kế hoạch sản xuất từng tháng, thông báo cho phòng kinh doanh tìm đối tác cung cấp, gửi báo giá và ký hợp đồng. Bảo quản và bảo vệ nguyên vật liệu tại kho: hiện tại Công ty có 2 kho chứa bao gồm kho nguyên liệu và kho thành phẩm với tổng diện tích khoảng 15.000 m2. Kho bãi luôn được kiểm tra thường xuyên, đảm bảo không bị mưa nắng gây ảnh hưởng đến chất lượng nguyên vật liệu và thành phẩm. Giá nguyên vật liệu: thông thường các hợp đồng mua nguyên vật liệu được ký kết và thực hiện trong vòng 01 năm nên giá cả được ấn định ngay khi ký hợp đồng. Phương thức vận chuyển: đối với nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài, Công ty tự tổ chức vận chuyển từ các cửa khẩu về nơi sản xuất. Đối với nguyên vật liệu mua trong nước thì nhà cung cấp sẽ giao tại kho bên mua. Toàn bộ chi phí vận chuyển (nếu bên bán đảm trách việc vận chuyển) đã được cộng vào giá bán. Phương thức thanh toán: đối với nguyên vật liệu nhập khẩu, Công ty phải thanh toán tiền 100% trước khi giao hàng và thanh toán theo hình thức mở L/C. Đối với nhà cung cấp trong nước thì tùy từng nhà cung cấp và từng hợp đồng, thông thường Công ty thanh toán 30% - 50% sau khi ký hợp đồng, phần còn lại thanh toán hết sau khi giao hàng. 2. Những vấn đề còn tồn tại Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn những việc chưa thực hiện được hoặc thực hiện chưa tốt như công tác quản lí công nợ còn kém hiệu quả, công tác kế hoạch hóa cân đối cung cầu chưa đạt tới dộ hiệu quả. Xử lí hàng hóa tài sản ứ đọng, tồn kho kém phẩm chất để thu hồi vốn đưa vào kinh doanh còn thiếu tích cực. Trong thời gian tới cần phải giải quyết triệt để vấn đền\ này làm tăng nguồn vốn cho kinh doanh. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 kéo dài đến đầu năm 2009 khiến cho thị trường vật liệu xây dựng chịu ảnh hưởng rất nặng nề và đến nay vẫn chưa hoàn toàn thoát ra khỏi khó khăn. Việc huy động nguồn vốn để thực hiện các dự án còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh lãi suất cho vay cao trong 2 năm vừa qua do ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ khiến chi phí lãi vay tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên 53 Nhóm 3_K5TCDN
  53. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN Giá cả các loại nhiên liệu trên thị trường phụ thuộc vào sự biến động của giá cả trên thế giới. Trong thời gian qua, giá cả nhiên liệu luôn có xu hướng biến động tăng, làm gia tăng chi phí hoạt động của máy móc thiết bị, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng tương ứng. II. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty CP tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên Thực tế đã chứng minh, có những doanh nghiệp có đầy đủ khả năng về con người và cơ hội đầu rư nhưng vì không đáp ứng đủ nhu cầu về tài chính nên đành bó tay ngược lại có doanh nghiệp rất dồi dào vè tài chính nhưng do quản lí yếu kém dẫn đến việc sử dụng vốn lãng phí kém hiệu quả. Do vậy vấn đề cấp thiết đạt ra đối với các nhà quản lí tài chính doanh nghiệp là phải tìm ra những giải pháp để sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả nhất. Đối với công ty CP tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên, để thực hiện thành công các định hướng, nhiệm vụ, mục tiêu đã xác định cùng với việc phát huy, kế thừa các kết quả đã đạt được trong những năm qua, trong thời gian tới công ty cần tập trung vào thực hiện các nhóm biện pháp chủ yếu sau 1. Các biện pháp chung nhằm bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh Bảo toàn và phát triển vốn là nghĩa vụ của doanh nghiệp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và phát triển kinh doanh có hiệu quả, tăng thu nhập cho người lao động và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước Doanh ngiệp là ăn có lãi thì vốn mới được bảo toàn và phát triển, đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng tái sản xuất mở rộng, phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Thực chất của việc bảo toàn vốn là giữ được giá trị trị thực tế hay sức mua của vốn (thể hiện bằng tiền) giữ được khả năng chuyển đổi so với các loại tiền khác tại một thời điểm nhất định. Nói cách khác bảo toàn vốn chính là bảo toàn giá trị của các nguồn vốn . Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vồn thì trước hết phải bảo toàn và phát triển vốn , để làm được điều này công ty phải thực hiện đồng bộ các biện pháp sau : 1.1 Tổ chức kinh doanh năng động hiệu quả hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch Tổ chức khai thác,thu thập thong tin, đánh giá phân tích thị trường, phân loại khách hàng , dự báo những biến động về tăng giảm nhu cầu để có chính sách bán hàng phù hợp ,vừa giữ được khách hàng vừa kinh doanh có hiệu quả .Có biện pháp tiếp cận sớm với các nhu cầu mới đang hình thành , đặc biệt là các công trình, dự án lớn trên địa bàn do minh phụ trách, để tiến hành xúc tiến sớm các quan hệ tiếp thị và hợp đồng mua bán . Đồng thiết lập quan hệ lâu dài ổn định với khách hàng có nhu cầu lớn -Tổ chức tốt việc bán hàng -Quàn lý khai thác tốt các phương tiện nội bộ , chủ động tính toán thuê các phương tiện hợp lý -Tổ chức nghiên cứu , xây dựng các phương án kinh doanh để có thể chủ động triển khai khi có những thay đổi từ phía các cơ quan quản lý cấp trên . Cần chỉ đạo điều hành và tổ chức kinh doanh một cách linh hoạt. Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên 54 Nhóm 3_K5TCDN
  54. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN 1.2 Giảm thiểu chi phi kinh doanh Trong điều kiện kinh tế thị trường , cạnh tranh ngày càng gay gắt thì giảm chi phí kinh doanh là vấn đề có tính chiến lược lâu dài của toàn công ty ,là yếu tố nâng cao khả năng cạnh tranh trong kinh doanh và tạo ra mức tích lũy cần thiết cho quá trình tái sản xuất . Vấn đề đặt ra là phải tiết giảm đến mức thấp nhất chi phí vận chuyển và hao hụt trong quá trình sản xuất và lưu thông .Ngoài ra ,công ty cần tiếp tục thực hiện chương trình “thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí “với các giải pháp tích cực chủ động hơn theo hướng mở rộng sản xuất kinh doanh , tăng doanh thu , lãi gộp ,quản lý chặt chẽ doanh thu chi phi ,ưu tiên áp dụng các giải pháp kỹ thuật ,công nghệ tiên tiến để giảm hao hụt , tổ chức lại sản xuất tăng năng xuất chất lượng lao động nhằm giảm giá thành , nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả doanh nghiệp . 1.3Đảm bảo an toàn về vốn kinh doanh Trong kinh doanh rủi ro là điều không thể tránh khỏi gây tổn thất thiệt hai về tải sản lớn . Do đó trong quá trình kinh doanh công ty phải tiến hành mua bảo hiểm tải sản để khi có rủi ro thì vốn bị mất sẽ được bồi thường bởi các công ty bảo hiểm . Đối với các trường hợp bị mất tải sản vì các nguyên nhân khác , phải xác định rõ nguyên nhân , quy trách nhiệm cá nhân, tập thể và xử lý theo quy định 1.4 Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh Hiện nay do sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào kinh doanh . Đây là biện pháp giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh . Do đo doanh nghiệp cần mạnh dạn đầu tư những trang thiết bị hiện đại , tiên tiến để đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ mới . 1.5 Hoàn thiện công tác kế toán, thống kế và bộ máy tổ chức quản lý tài chính Thông qua các hoạt động lập kế hoạch tài chính trong kỳ kinh doanh, đảm bảo nguồn vốn cho mọi hoạt động của doanh nghiệp thì công tác kế toán, thống kê đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời , chính xác, phục vụ công tác phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh , kịp thời phát hiện các sai sót dể chỉ đạo khắc phục 2. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cổ định 2.1 Đánh giá lại giá trị thực của tài sản cố định Trong nền kinh tế thị trường luôn biến động thì sự thay đổi giá cả ( hiện tượng hao mòn vô hình ) thường xuyên xảy ra làm cho nguyển giá của tài sản và giá trị còn lại của nó bị phản ánh sai lệch so vơi mặt giá trị thực tế của nó. Do vậy hàng năm doanh nghiệp cần tổ chức đánh giá , xác định giá trị thực của toàn bộ và của từng loại tài sản cố định dùng trong kinh doanh . 2.2 Hoàn thiện chế độ khấu hao tài sản cố định Mỗi loại tài sản cố định công ty phải tính toán đưa ra mức khấu hao hợp lý dựa trên công dụng , giá cả và thời gian hoại động của tài sản đó . Có như vậy công ty mới khai thác, phát huy hết công dụng của tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh , đảm bảo hoàn vốn trong thời gian nhất định , giảm lượng chi phí không cần thiết . 2.3 Tiến hành nhượng bán , thanh lý tài sản thu hồi vốn kinh doanh Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên 55 Nhóm 3_K5TCDN
  55. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN Đối với tài sản cố định không cần dùng , tài sản cố định hư hỏng chời thanh lý, vật tư không cần dùng, kém phẩm chất doanh nghiệp cần đưa ra những biện pháp cụ thể để đẩy nhanh công tác thanh lý để thu hồi vốn sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả hơn . 3. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Qua quá trình phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu độngcủa công ty, chúng ta có thể thấy rằng công ty đã sử dụng lãng phí, không có hiệu quả đối với mỗi đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 3.1 Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động của công ty - Công ty cần phải phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những biến động chủ yếu trong vốn lưu động, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện về nhu cầu vốn lưu động ở các kỳ trước. - Dựa trên nhu cầu vốn lưu động đã xác định, huy động kế hoạch huy động vốn: xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty, số vốn còn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra. - Khi lập kế hoạch vốn lưu động phải căn cứ vào kế hoạch vốn kinh doanh đảm bảo cho phù hợp với tình hình thực tế thông qua việc phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước cùng với những dự đoán về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới và những dự kiến về sự biến động của thị trường. 3.2. Chủ động khai thác và sử dụng nguồn vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng một cách hợp lý và linh hoạt Trong điều kiện doanh nghiệp hoạt động được chủ yếu bằng các nguồn vốn huy động từ bên ngoài thì để giảm thiểu chi phí sư dụng vốn, công ty nên linh hoạt tìm các nguồn tài trợ với lãi suất phù hợp. Một số nguồn công ty có thể xem xét huy động như: - Vay ngân hàng: Trong những năm gần đây, đứng trước nhu cầu đòi hỏi về vốn thì đây là một nguồn cung cấp vốn quan trọng. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng thực chất là vốn bổ sung chứ không phải nguồn vốn thường xuyên tham gia và hình thành nên vốn lưu động của công ty. Mặt khác, công ty cũng nên huy động nguồn vốn trung và dài hạn vì việc sử dụng vốn vay cả ngắn, trung và dài hạn phù hợp sẽ góp phần làm giảm khó khăn tạm thời về vốn, giảm một phần chi phí và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, để huy động được các nguồn vốn từ ngân hàng thì công ty cũng cần phải xây dựng các phương án kinh doanh, các dự án đầu tư khả thi trình lên ngân hàng, đồng thời phải luôn luôn làm ăn có lãi, thanh toánh các khoản nợ gốc và lãi đúng hạn, xây dựng lòng tin ở các ngân hàng. Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên 56 Nhóm 3_K5TCDN
  56. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN - Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Đây là hình thức hợp tác mà qua đó các doanh nghiệp không những tăng được vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn học tập được kinh nghiệm quản lý, tiếp thu được tiến bộ khoa học kỹ thuật va chuyển giao công nghệ. - Vốn chiếm dụng: Thực chất đây là các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước, các khoản phải trả khác. Đây không thể được coi là nguồn vốn huy động chính nhưng khi sư dụng khoản vốn này công ty không phải trả chi phí sử dụng, nhưng không vì thế mà công ty lạm dụng nó vì đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp chỉ có thể chiếm dụng tạm thời. Để có thể huy động đầy đủ, kịp thời và chủ động vốn trong kinh doanh, công ty cần phải thực hiện các biện pháp sau: - Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với thực trạng thị trường và môi trường kinh doanh của từng thời kỳ. - Tạo niềm tin cho các nơi cung ứng vốn bằng cách nâng cao uy tin của công ty: ổn định và hợp lý hóa các chỉ tiêu tài chính, thanh toán các khoản nợ đúng hạn - Chứng minh được mục đích sủ dụng vốn bằng cách đưa ra kết quả kinh doanh và hiệu quả vòng quay vốn trong năm qua và triển vọng năm tới. Đối với công tác sử dụng vốn: Khi thực hiện công ty phải căn cứ vào kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh đã lập làm cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại công ty. Nếu phát sinh nhu cầu bất thường, công ty cần có kế hoạch chủ động cung ứnc kịp thời đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, tránh tình trạng phải ngừng sản xuất do thiếu vốn kinh doanh. - Nếu thừa vốn, công ty phải có biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo phát huy thế mạnh, khả năng sinh lời của vốn. Để có kế hoạch huy động và sử dụng vốn sát với thực tế, nhất thiết phải dựa vào thực trạng sử dụng vốn trong kỳ và đánh giá điều kiện cũng như xu hướng thay đổi cung cầu trên thị trường. 3.3. Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng - Với những khách hàng mua lẻ với khối lượng nhỏ, công ty tiếp tục thực hiện chính sách mua đứt bán đoạn , không để nợ hoặc chỉ cung cấp chiết khấu ở mức thấp với những khách hàng nhỏ nhưng thường xuyên. - Với những khách hàng lớn, trước khi ký hợp đồng, công ty cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ. Hợp đồng luôn phải quy định chặt chẽ về thời gian, phương thức thanh toan và hình thức phạt khi vi phạm hợp đồng. Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên 57 Nhóm 3_K5TCDN
  57. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN - Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi. Như vậy, công ty sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh toán, tránh tình trạng để các khoản thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi. - Công ty nên áp dụng biện pháp tài chính thúc đẩy tiêu thu sản phẩm và hạn chế vốn bị chiếm dụng như chiết khấu thanh toán và phạt vi phạm quá thời hạn thanh toán. - Nếu khách hàng thanh toán chậm thì công ty cần xem xét cụ thể để đưa ra các chính sách phù hợp như thời gian hạn nợ, giảm nợ nhằm giữ gìn mối quan hệ sẵn có và chỉ nhờ có quan chức năng can thiệp nếu áp dụng các biện pháp trên không mạng lại kết quả. - Khi mua hàng hoặc thanh toán trước, thanh toán đủ phải yêu cầu người lập các hợp đồng bảo hiểm tài sản mua nhằm tránh thất thoát, hỏng hóc hàng hóa dựa trên nguyên tắc -giao đủ, trả đủ hay các chế tài áp dụng trong ký kết hợp đồng. 3.4. Có biện pháp sử dụng có hiệu quả vốn bằng tiền tạm thời nhàn rỗi Thực hiện phân tích cho thấy, vốn bằng tiền của công ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn (22,37% vốn lưu động). Chính vì vậy việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn bằng tiền có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Trong năm 2008, lượng tiền của công ty tập trung chủ yếu tại ngân hàng 1.510 (trđ) chiếm tỷ trọng 92,6%. Với số tiền gửi ngân hàng lớn như vậy, công ty đã đánh mất cơ hội đầu tư cho các hoạt động khác hứa hẹn nhiều lợi nhuận như kinh doanh tài chính, bất động sản 3.5. Quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho Việc hàng tồn kho trong năm còn nhiều tỷ trọng tương đối cao trong tổng vốn lưu động cho thấy lượng hàng hóa mua cũng như gửi tại các đại lý còn nhiều. Việc hàng tồn kho trong quá trình chưa đến tay người tiêu dùng có nhu cầu và chuyển giao quyền sở hữu thì việc mất mát, hỏng hóc, thất thoát vốn là không tránh khỏi. - Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết số lượng theo từng tháng, quý. Kiểm tra chất lượng số hàng hóa khi nhập về. Nếu hàng kém phẩm chất thì phải đề nghị người bán đền bù tránh thiệt hại cho công ty. - Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn. - Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập khẩu và lượng hàng hóa trong kho Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên 58 Nhóm 3_K5TCDN
  58. Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN trước sự biến động của thị trường. Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn của công ty. 3.6. Tổ chức tốt việc tiêu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động - Xây dựng và mở rộng hệ thống dịch vụ ở những thị trường đang có nhu cầu. Thông qua hệ thống tổ chức công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng. Đây chính là cầu nối giữa công ty với khách hàng. Qua đó, công ty có thể thu nhập thêm những thông tin cần thiết và đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, củng cố niềm tin của khách hàng với công ty. - Thực hiện phương châm khách hàng là thượng đế, áp dụng chính sách ưu tiên về giá cả, điều kiện thanh toán và phương tiện vận chuyển với những đơn vị mua hàng nhiều, thường xuyên hay có khoảng cách vận chuyển xa. - Tăng cường quan hệ hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, nắm bắt thị hiếu của khách hàng đồng thời thiết lập hệ thống cửa hàng, đại lý phân phối tiêu thụ trên diện rộng. Hiện nay, hàng hóa của công ty được thực hiện tiêu thụ chỉ qua các đại lý là chính. Để mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thúc đẩy tiêu thụ ngày càng phát triển, công ty phải từng bước xây dựng hệ thống nhiều cửa hàng phân phối của riêng mình để cùng với các đại lý hiện nay đẩy nhanh tốc độ bán hàng. Làm được như vậy chắc chắn khả năng tiêu thụ của công ty sẽ tăng lên và tỷ suất lợi nhuận thu được sẽ cao hơn, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mình. Tuy nhiên, việc mở rộng các đại lý cần chú ý đến vấn đề thanh toán của các đại lý này. Thông thường ở các đại lý thường xảy ra tình trạng chậm thanh toán, cố tình dây dưa công nợ để chiếm dụng vốn của công ty, vì vậy công ty cần đặt ra kỷ luật thanh toán chặt chẽ, tốt nhất là phải có tài sản thế chấp, yêu cầu các đại lý thiết lập hệ thống sổ sách, chứng từ đầy đủ. Định kỳ công ty sẽ tiến hành kiểm tra, nhằm phát hiện kịp thời các sai phạm. Nếu làm tốt sẽ được hưởng bằng cách tăng tỷ lệ hoa hồng, cho hưởng chiết khấu, ngược lại sẽ bị phạt. - Công ty nên tổ chức hẳn một phòng marketing phục vụ cho việc nghiên cứu thị trường. Đây là nhu cầu cấp bách của công ty để xây dựng được chính sách giá cả, chính sách quảng bá chào hàng của doanh nghiệp trên thị trường. Đây là cơ sở cho công ty đưa ra mức giá cạnh tranh, tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ và thu được lợi nhuận cao hơn cũng như tăng khả năng cạnh tranh của công ty trong cơ chế kinh tế thị trường khốc liệt hiện nay. 3.7. Có biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra Khi đã kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, công ty luôn luôn phải nhận thức được rằng mình phải sẵn sang đỗi phó với mọi sự thay đổi, biến động phức tạp có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Những rủi ro bất thường trong kinh doanh như: Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên 59 Nhóm 3_K5TCDN