Phương pháp nghiên cứu khoa học - Bài 5: Phương pháp phân tích và khẳng định vấn đề nghiên cứu

doc 6 trang hapham 3760
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp nghiên cứu khoa học - Bài 5: Phương pháp phân tích và khẳng định vấn đề nghiên cứu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docphuong_phap_phan_tich_va_khang_dinh_van_de_nghien_cuu.doc

Nội dung text: Phương pháp nghiên cứu khoa học - Bài 5: Phương pháp phân tích và khẳng định vấn đề nghiên cứu

  1. Phương pháp phân tích và khẳng định vấn đề nghiên cứu Mục tiêu Sau khi hoàn tất buổi tập huấn các hội thảo viên có thể: 1. Phân tích một vấn đề và các yếu tố ảnh hưởng đến nó 2. Viết phần đặt vấn đề cho đề cương nghiên cứu mà mình sẽ phải xây dựng Phân tích vấn đề Phân tích vấn đề là công việc xác định vấn đề cốt lõi từ vấn đề nghiên cứu và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề cốt lõi đó. Thí dụ: một bác sĩ hồi sức cấp cứu nhận xét tỉ lệ tử vong ở những bệnh nhân hôn mê do đái tháo đường là rất cao do không xác định được phác đồ điều trị phù hợp cho các bệnh nhân này. Vấn đề này có thể do nhiều vấn đề nhỏ khác nhau như: tăng áp lực thẩm thấu, nhiễm toan chuyển hóa, do mất nước, do ổ nhiễm trùng tiềm ẩn, do bệnh nền, v.v. Giả sử người bác sĩ xác định nhiễm toan chuyển hóa là nguyên nhân chủ yếu của tử vong ở các bệnh nhân hôn mê đái tháo đường và ông ta liệt kê các các yếu tố ảnh hưởng đến toan chuyển hóa thì đây là việc phân tích vấn đề Bước này có thể đơn giản hay phức tạp tùy theo mức độ hiểu biết về vấn đề nghiên cứu của nhà nghiên cứu. Việc phân tích vấn đề nhằm các mục đích: 1. Cho phép các thành viên nghiên cứu chia xẻ kiến thức về vấn đề nghiên cứu 2. Làm rõ vấn đề nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng đến nó 3. Làm thuận lợi hơn việc quyết định về phạm vi và trọng tâm của nghiên cứu Các bước để phân tích vấn đề Bước 1: Làm rõ các quan điểm của các nhà quản lí, nhân viên y tế và nhà nghiên cứu có liên quan đến vấn đề. Điều này là cần thiết bởi vì đôi khi quan điểm của nhà quản lí không thể hiện một cách rõ ràng mà chỉ có thể là "Vấn đề chăm có bệnh nhân tiểu đường cần phải xem lại". Do vậy nó cần được làm rõ Bước 2: Chuyên biệt và mô tả vấn đề cốt lõi, bao gồm bản chất của vấn đề, phân bố của vấn đề và quy mô và mức độ trầm trọng của vấn đề cốt lõi Bước 3: Phân tích vấn đề: các yếu tố góp phần vào vấn đề và cần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa vấn đề và yếu tố góp phần. Bước này được chia làm 4 bước nhỏ: - Viết ra vấn đề cốt lõi ở giữa tờ giấy - Động não để tìm ra các yếu tố có ảnh hưởng đến vấn đề - Xác định thêm các yếu tố góp phần vào vấn đề - Phân các yếu tố có liên quan thành các nhóm: kinh tế xã hội, dịch vụ y tế và các yếu tố bệnh tật. Bước 1: Làm rõ quan điểm của nhà nghiên cứu, nhân viên y tế và nhà lãnh đạo - Đôi khi quan điểm của nhà lãnh đạo được phát biểu chưa rõ ràng thí dụ như : “Cần xem xét lại việc chăm sóc bệnh nhân tiểu đường”; “Cần nghiên cứu vấn đề bỏ tuyến”, “Khảo sát vấn đề điều trị DOTS”. Khi đó chúng ta cần thảo luận và khẳng định dưới dạng vấn
  2. đề là khoảng cách giữa “hiện tại” và “điều mong muốn” - khi vấn đề dưới dạng trình bày rõ ràng, vấn đề trở thành nhiều vấn đề nhỏ: Tỉ lệ chữa khỏi ở bệnh nhân điều trị bằng DOTS thấp Nhân viên y tế không đảm bảo đúng chức năng giám sát Bệnh nhân không tuân thủ lịch điều trị Bệnh nhân tiểu đường và thân nhân không có nhận thức đủ về tiểu đường và tự chăm sóc trong tiểu đường Bệnh nhân tiểu đường có biến chứng cao Bệnh nhân tiểu đường ít dung nạp với điều trị Tỉ lệ tái nhập viện cao trong những bệnh nhân tiểu đường Bước 2: - chọn vấn đề cốt lõi từ các vấn đề nhỏ Bệnh nhân tiểu đường có biến chứng cao Tỉ lệ tái nhập viện cao trong những bệnh nhân tiểu đường - Mô tả vấn đề cốt lõi theo: Bản chất: sự khác biệt về “hiện tại” và “mong muốn” Phân bố của vấn đề: Con người, thời gian, nơi chốn Tầm cỡ và độ trầm trọng của vấn đề: quy mô của vấn đề, độ trầm trọng của vấn đề, hậu quả vấn đề Bước 3: - Xác định yếu tố góp phần tạo ra vấn đề và mối quan hệ giữa vấn đề và vấn đề góp phần Sử dụng sơ đồ cây vấn đề, trong đó vấn đề được đặt ở giữa và các yếu tố ảnh hưởng và góp phần được đặt chung quanh và hướng mũi tên thể hiện sự tác động. Vấn đề thường được vẽ với 2 đường viền để phân biệt với các yếu tố ảnh hưởng. Yeáu toá Vaán ñeà Yeáu toá \ Quá trình này bao gồm các bước sau: Bước 3.1: Viết vấn đề cốt lõi ở giữa Bước 3.2: tìm ra các yếu tố ảnh hưởng
  3. Khoâng coù ñieàu trò taïi cô sôû Beänh nhaân Tæ leä taùi nhaäp khoâng dung vieän do beänh tieåu naïp ñieàu trò ñöôøng cao Tæ leä bieán Tæ leä bieán chöùng cao chöùng cao Bước 3.3: Tiếp tục tìm ra các yếu tố ảnh hưởng và góp phần sao cho các yếu tố này là yếu tố có thể thay đổi. Ở dưới là một số cây vấn đề của vấn đề lao phổi và tăng huyết áp. Tæ leä boû trò ôû Nhöõng yeáu toá beänh nhaân lao dòch vuï khaùc phoåi cao Nhöõng yeáu BN khoâng toá caù nhaân hieåu söï caàn vaø xaõ hoäi thieát Khoâng ñuû Khoâng tö taøi lieäu ñeå vaán cho BN GDSK Lao Thieáu hieåu bieát Nhaân vieân Khoâng ñuû veà caûm nhaän khoâng huaán nhaân vieân cuûa BN Lao veà luyeän lao phoåi
  4. Phoøng khaùm xa Tính phuïc vuï: Ñoä naëng Ñaùp öùng - Giôø môû cöûa - Ñôïi laâu cuûa beänh vôùi ñieàu trò Kieán thöùc keùm Ñieàu trò veà nguyeân thuoác nam nhaân vaø haäu Tæ leä boû trò ôû quaû beänh Chaát löôïng beänh nhaân lao dòch vuï keùm phoåi cao BN khoâng hieåu söï caàn thieát phaûi ñieàu trò Tham vaán khoâng ñuû Tuoåi; Giôùi; - Khoâng ñuû nhaân vieân Giaùo duïc - Khoâng ñuû huaán luyeän - Thieáu hieåu bieát veà beänh nhaân lao Thieáu söï hoã - Khoâng ñuû taøi lieäu Caáu truùc trôï töø gia gia ñình - Thieáu giaùm saùt ñìnhï - Phaùc ñoà khoâng thích hôïp - Höôùng daãn khoâng thích hôïp Thieáu söï hoã Ngheà trôï chuû lao nghieäp ñoäng Huùt thuoác laù Dò daïng Uoáng röôïu maïch Roái loaïn ñöôøng huyeát Tai bieán maïch maùu Beänh tim Vaän ñoäng naõo haøng ngaøy Taêng huyeát Khoâng tuaân aùp thuû ñieàu trò Beùo phì Roái loaïn lipid maùu Löôïng muoái tieâu thuï Dòch vuï y teá Cheá ñoä aên chöa toát Khoâng hieåu bieát veà CHA Khoâng coù giaùo duïc söùc Beänh nhaân khoeû khoâng bieát soá ño HA Bước 3.4: Sắp xếp các yếu tố thành các nhóm lớn và xây dựng sơ đồ:
  5. Yếu tố kinh tế xã hội: Gồm tuổi, giới, học vấn, nghề nghiệp, kiến thức cộng đồng, các loại hình điều trị ở cộng đồng, thái độ với các loại hình điều trị Yếu tố dịch vụ y tế: tính có được và tiếp cận được của dịch vụ, quản lí dịch vụ y tế, chất lượng cơ sở y tế Yếu tố y sinh: độ trầm trọng của bệnh tật, đáp ứng với điều trị, hiện tượng kháng thuốc, độc lực vi khuẩn Chú ý: - Nếu bản chất nghiên cứu là mô tả, sơ đồ phân tích không tìm kiếm nguyên nhân của vấn đề - Thí dụ nếu chúng ta muốn nghiên cứu kiến thức, thái độ, hành vi của học sinh về giun sán để xây dựng tài liệu giáo dục sức khoẻ ở trường học. Có 2 sơ đồ: – Những yếu tố KAP gây nên bệnh giun sán – Những yếu tố góp phần vào sự phát triển KAP ở thanh thiếu niên Xác định phạm vi và trọng tâm của nghiên cứu Sau khi phân tích vấn đề, cần phải xem xét lại trọng tâm và phạm vi của đề tài. Việc xác định phạm vi và trọng tâm của đề tài phụ thuộc vào 1. Tính hữu dụng thông tin (thông tin về các yếu tố góp phần): Thông tin nào khi được thu thập để giải quyết vấn đề sẽ giúp giải quyết vấn đề y tế và cải thiện chăm sóc y tế? Thông tin này cần thiết cho ai? Thông tin sẽ giải quyết đến các yếu tố nào của vấn đề? 2. Tính khả thi: Có thể thu thập được những thông tin nào trong thời gian dự định dành để thực hiện nghiên cứu? 3. tính lập lại: Có thông tin nào liên quan đến các yếu tố trong sơ đồ đã có rồi? vấn đề nào của thông tin cần được nghiên cứu thêm. Lưu ý: - Cần tham khảo tài liệu hoặc hỏi ý kiến chuyên gia để xác định trọng tâm và phạm vi của nghiên cứu - Nếu chưa rõ sự liên hệ và tầm quan trọng của các yếu tố góp phần, khi xác định phạm vi nghiên cứu dễ có nguy cơ bỏ qua những yếu tố góp phần quan trọng nhất. - Để rõ mối liên hệ và tầm quan trọng của các yếu tố góp phần, sử dụng nghiên cứu thăm dò nhằm phát hiện tối đa những yếu tố có liên quan bằng cách nghiên cứu một số ít đối tượng. Xây dựng phần đặt vấn đề Phần đầu tiên trong một đề cương nghiên cứu là phần đặt vấn đề. Phần này hết sức quan trọng bởi vì nó đặt nền tảng cho sự xây dựng tiếp theo của đề cương nghiên cứu, giúp tìm kiếm thông tin và báo cáo từ các nghiên cứu khác để có thể tham khảo và cho phép chỉ ra một cách có hệ thống tại sao vấn đề này được nghiên cứu và chúng ta có thể gặt hái gì từ kết quả nghiên cứu. Điều này là rất quan trọng khi chúng ta trình bày nghiên cứu của chúng ta cho các thành viên của cộng đồng và các nhân viên, cán bộ và lãnh đạo ngành y tế.
  6. Các thông tin cần thiết trong phần đặt vấn đề 1. Mô tả ngắn gọn về đặc điểm kinh tế xã hội, văn hoá , tình trạng sức khoẻ và y tế của địa phương có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 2. Mô tả về bản chất của vấn đề (sự khác biệt giữa thực tiễn và điều mong muốn) nếu vấn đề còn chưa rõ. 3. Phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng đến vấn đề 4. Mô tả các giải pháp đã được sử dụng trước đây hoặc kết quả các nghiên cứu trước và nêu rõ lí do tại sao cần giải pháp mới hay cần một nghiên cứu mới 5. Mô tả loại thông tin hi vọng sẽ có được từ nghiên cứu và thông tin này sẽ giúp giải quyết vấn đề này như thế nào hay giúp trả lời câu hỏi nghiên cứu như thế nào? 6. Nếu cần thiết cần nêu ra định nghĩa của những khái niệm quan trọng của nghiên cứu.