Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập - Phương Thị Quỳnh

pdf 42 trang hapham 2180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập - Phương Thị Quỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_moi_truong_cho_tre_mau_giao_5.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập - Phương Thị Quỳnh

  1. TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài Giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập Lĩnh vực/ Môn: Giáo dục mẫu giáo Tên tác giả: Phương Thị Quỳnh Giáo viên mẫu giáo
  2. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI HỌC TẬP’ I. TÓM TẮT Môi trường (MT) có vai trò quan trọng đối với sự sống và chất lượng cuộc sống của con người. Con người cần có không khí trong lành để thở, cần có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, cần có những điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất nhận tạo để sống, làm việc, nghỉ ngơi, cần có một MT văn hóa- xã hội lành mạnh, văn minh để hình thành và phát triển nhân cách, nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần. Đặc biệt, MT có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của trẻ. Bởi ở giai đoạn này, cơ thể trẻ rất non nớt và đang phát triển mạnh cả về thể lực lẫn tâm lý. Một MT tự nhiên sạch sẽ giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, một MT xã hội lành mạnh sẽ giúp cho nhân cách trẻ được hình thành. Có thể nói rằng, MT là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc đưa GDMT vào trường mầm non là vô cùng cần thiết, đó là một quá trình nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về MT, quan tâm đến các vấn đề MT phù hợp với lứa tuổi được thể hiện qua kiến thức, thái độ, kĩ năng, hành vi và trách nhiệm của trẻ đối với MT xung quanh. GDMT ở trường mầm non sẽ giúp trẻ tạo ra những phản xạ, thói quen đầu tiên và bảo vệ MT sống của mỗi cá thể, từ đó xây dựng quan niệm, nhận thức, kiến thức và kỹ năng cho các bậc học sau. GDMT cho trẻ nhằm bảo vệ sức khỏe và đảm bảo sự tăng trưởng lành mạnh cho cơ thể. Ngoài ra, GDMT còn giúp trẻ hiểu biết về MT của bản thân nói riêng, con người và các sự vật nói chung. Qua đó làm cho trẻ biết cách sống tích cực trong MT và thân thiện với MT. GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập là tổ hợp những cách thức tổ chức trò chơi học tập nhằm hình thành ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về MT, quan tâm đến các vấn đề MT được thể hiện qua kiến thức, thái độ, kỹ năng, hành vi và trách nhiệm của trẻ đối với MT. Sau thời gian thực nghiệm tôi thu được kết quả: hiệu quả GDMT ở nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng, số trẻ đạt loại giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC 12.5%, số trẻ Người viết: Trần Thị Phương Thảo 1 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  3. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” đạt loại khá nhóm TN cao hơn nhóm ĐC 25%, số trẻ đạt loại trung bình của nhóm TN thấp hơn nhóm ĐC 25% và số trẻ đạt loại yếu của nhóm TN thấp hơn nhóm ĐC 12.5%. Từ kết quả thực nghiệm cho thấy giả thuyết khoa học mà tôi đưa ra là đúng đắn, đồng thời cũng khẳng định tính khả thi và hiệu quả của việc GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập mà tôi đề ra trong sáng kiến. II. GIỚI THIỆU Ở nước ta, giáo dục môi trường (GDMT) cũng đang là mối quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non là một mắt xích quan trọng đầu tiên, có vai trò và vị trí tương đương với các bậc học khác. Do vậy, trường mầm non là MT thuận lợi nhất để tạo ra những tiền đề đầu tiên cho việc hình thành nhân cách con người mới. Trong đó, việc phát triển ở trẻ những hiểu biết và quan tâm đến MT phù hợp với lứa tuổi là một trong những yêu cầu cấp thiết ở bậc học này. Việc đưa GDMT vào trường mầm non là vô cùng cần thiết, đó là một quá trình nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về MT, quan tâm đến các vấn đề MT phù hợp với lứa tuổi được thể hiện qua kiến thức, thái độ, kĩ năng, hành vi và trách nhiệm của trẻ đối với MT xung quanh. GDMT ở trường mầm non sẽ giúp trẻ tạo ra những phản xạ, thói quen đầu tiên và bảo vệ MT sống của mỗi cá thể, từ đó xây dựng quan niệm, nhận thức, kiến thức và kỹ năng cho các bậc học sau. GDMT cho trẻ nhằm bảo vệ sức khỏe và đảm bảo sự tăng trưởng lành mạnh cho cơ thể. Ngoài ra, GDMT còn giúp trẻ hiểu biết về MT của bản thân nói riêng, con người và các sự vật nói chung. Qua đó làm cho trẻ biết cách sống tích cực trong MT và thân thiện với MT. * Đã có các công trình nghiên cứu khoa học về GDMT cho trẻ lứa tuổi mầm non ở trong nước: Trước khi thực hiện dự án tổng thể đưa GDMT vào các trường mầm non và sư phạm mầm non, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu giáo dục bảo vệ MT đã tiến hành một số các công trình nhỏ chuẩn bị cơ sở như: - Dự án thiết kế và thử nghiệm nội dung GDMT ở mẫu giáo và tiểu học (Viện khoa học giáo dục – 1996). - Dự án thử nghiệm đưa GDMT vào trường mầm non - Nội dung: Thời tiết và cuộc sống của chúng ta (Trường CĐSP NT- MG TW1). Người viết: Trần Thị Phương Thảo 2 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  4. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” - Đề tài “Xây dựng nội dung bảo vệ MT cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi trong trường mầm non” (Trung tâm nghiên cứu GDMN - Viện KHGD, 1998 – 2000). - Dự án thiết kế thử nghiệm chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho cán bộ giáo viên ngành học mầm non về MT (Trường CĐSP NT – MGTW1, 1998 – 1999). - Biên soạn một số tài liệu nâng cao nhận thức cho giáo viên mầm non về bảo vệ MT (Trường CĐSP NT – MGTW1, 2001 – 2002). - Xây dựng tài liệu tham khảo phục vụ “Phương pháp cho trẻ làm quen với MT xung quanh trong các trường sư phạm mầm non” (Trường CĐSP NT- MG TW3, 2001 – 2002). - Nâng cao nhận thức về MT và bảo vệ MT cho cộng đồng (Trung tâm nghiên cứu GDMN - Viện KHGD, 1999 – 2001). - Giáo dục bảo vệ MT cho trẻ từ 3-6 tuổi trong trường mầm non theo quan điểm tích hợp (Đề tài nghiên cứu cấp Bộ - TS. Lê Thanh Vân – Khoa GDMN - Trường ĐHSP Hà Nội, 2003 -2004). Ngoài ra cũng có rất nhiều tài liệu viết về các trò chơi giúp trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh. * Vấn đề - giả thuyết nghiên cứu: Là một giáo viên mầm non trực tiếp đứng lớp, tôi mong muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn, đánh giá đuợc hiệu quả của việc Giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập.Bởi: Trẻ em luôn tìm cách tiếp xúc với MT bằng mọi cách. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong MT xung quanh (con người, động vật, thực vật, sông hồ, suối ) đều có thể làm cho trẻ chú ý, làm chúng phấn khởi và cung cấp tri thức phong phú cho sự phát triển của trẻ. Một trong những cách thức để cho trẻ được tiếp xúc với MT xung quanh đó là cho trẻ chơi trò chơi học tập. Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi học tập là một cơ hội vô cùng thuận giúp chúng ta có thể tiến hành việc GDMT. Việc GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập sẽ góp phần giải quyết nhiệm vụ phát triển trẻ một cách toàn diện các mặt trí tuệ, đạo đức, lao động, thẩm mĩ. Tuy hiểu được tầm quan trọng về vai trò của trò chơi học tập đối với GDMT trẻ em mầm non, nhưng trong thực tế nhiều giáo viên còn lúng túng sử dụng biện pháp GDMT cho trẻ thông qua trò chơi học tập dẫn đến hiệu quả GDMT ở trường mầm non chưa cao. Người viết: Trần Thị Phương Thảo 3 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  5. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” Xuất phát những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập”. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập và phân tích, tổng hợp, khái quát hoá những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài. 2. Phương pháp quan sát: quan sát hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và quan sát cách tổ chức GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non của giáo viên. 3. Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra (ankét) nhằm tìm hiểu nhận thức và thực trạng việc tổ chức GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập của giáo viên. 4. Phương pháp trò chuyện: Trò chuyện, phỏng vấn theo nhóm đối với giáo viên và trẻ nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng những biện pháp GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập ở một số trường mầm non. 5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm : Kiểm nghiệm các biện pháp GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non thông qua trò chơi học tập. 6. Phương pháp thống kê toán học: thu thập và phân tích các số liệu nghiên cứu thông qua các tham số thống kê: tỉ tệ %, giá trị trung bình (), độ lệch chuẩn (S), hệ số đáng tin, đại lượng kiểm định (T). IV. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: 1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non. Tôi tiến hành thực nghiệm trên 80 trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Trong đó, chọn ngẫu nhiên 40 trẻ mẫu giáo 5 tuổi (20 trẻ lớp A2 và 20 trẻ lớp A3 làm nhóm thực nghiệm) và 40 trẻ mẫu giáo 5 tuổi khác (20 trẻ lớp A2 và 20 trẻ lớp A3 làm nhóm đối chứng). Nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đều có số lượng trẻ bằng nhau (20 cháu). Số lượng trẻ trai và gái, điều kiện gia đình của trẻ tương đồng với nhau; trẻ có trình độ nhận thức, ý thức và thể lực tương đương nhau. Giáo viên phụ trách 2 lớp của trường đều có trình độ và thâm niên công tác cũng như kinh nghiệm tương đối đồng đều. Người viết: Trần Thị Phương Thảo 4 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  6. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” Cơ sở vật chất của hai lớp được trang bị tương đối đồng đều. V. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Tôi tiến hành thử nghiệm 6 biện pháp giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập trên nhóm thực nghiệm. Đó là các biện pháp sau: Biện pháp 1: Lựa chọn trò chơi học tập phù hợp nội dung GDMT. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường phù hợp nội dung GDMT. Biện pháp 3: Tạo tình huống có vấn đề trong trò chơi học tập. Biện pháp 4: Sử dụng bài hát, bài thơ, câu đố phù hợp nội dung GDMT trong quá trình chơi trò chơi học tập. Biện pháp 5: Tổ chức linh hoạt nhóm chơi phù hợp trong quá trình chơi trò chơi học tập để GDMT. Biện pháp 6: Đánh giá kết quả chơi trò chơi học tập theo mục tiêu GDMT. Từ sáu biện pháp trên, tôi tiến hành tổ chức các trò chơi học tập trong hoạt động vui chơi và hoạt động ngoài trời với các nội dung GDMT như sau: - Về bản thân bé. - Gia đình của bé. - Trường mầm non của bé. - Thế giới thực vật. - Thế giới động vật. - Tài nguyên. - Thời tiết. - Quê hương của bé. VI. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Tôi tiến hành thực nghiệm theo các giai đoạn sau: - Giai đoạn 1: Đo đầu vào trước khi tiến hành thực hành thực nghiệm (Pre- Test): Tôi tiến hành đo hiệu quả GDMT cho trẻ ở cả hai nhóm ĐC và TN của cả hai trường thông qua trò chơi học tập bằng cách sử dụng bài tập đo hiểu biết, kĩ năng và thái độ về môi trường. - Giai đoạn 2: Tiến hành đo đầu ra về hiệu quả của GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập trên trẻ ở cả hai nhóm TN và hai nhóm ĐC của hai trường. Sau đó chúng tôi thu thập, xử lí kết quả thu được bằng các công thức của toán học thống kê và rút ra kết luận. Người viết: Trần Thị Phương Thảo 5 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  7. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” Các công thức sử dụng: + Tính %. + Tính trung bình mẫu  . + Tính độ lệch chuẩn S. + Sử dụng phép thử T- student để kiểm nghiệm hiệu quả của thực nghiệm. VII. ĐO LƯỜNG VÀ THU THẬP DỮ LIỆU * Kết quả đo trước tiến hành thực nghiệm: Hiệu quả của việc GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trước khi tiến hành thực nghiệm trên hai nhóm ĐC và TN. (*) Kết quả khảo sát hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của nhóm TN và ĐC trước TN: Loại Giỏi Khá TB Yếu  S Nhóm SL % SL % SL % SL % TN 2 5 16 40 12 30 10 25 14.85 3.06 ĐC 3 7.5 11 27.5 16 40 10 25 14.52 3.08 Hiệu quả của việc GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trước khi tiến hành thực nghiệm trên hai nhóm ĐC và TN cụ thể như sau: - Loại giỏi: + Nhóm TN: có 2/40 trẻ (chiếm 5%). + Nhóm ĐC: có 3/40 trẻ (chiếm 7.5%). - Loại khá: + Nhóm TN: có 16/40 trẻ (chiếm 40%). + Nhóm ĐC: có 11/40 trẻ (chiếm 27.5%). - Loại trung bình: + Nhóm TN: có 12/40 trẻ (chiếm 30%). + Nhóm ĐC: có 16/40 trẻ (chiếm 40%). - Loại Yếu: + Nhóm TN: có 10/40 trẻ (chiếm 25%). Người viết: Trần Thị Phương Thảo 6 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  8. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” + Nhóm ĐC: có 10/40 trẻ (chiếm 25%). 40 35 30 25 20 TN 15 ĐC 10 5 0 GiỏiKháTBYếu Biểu đồ 1: Hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của nhóm TN và nhóm ĐC trước thực nghiệm Đối chiếu kết quả trước thực nghiệm của hai nhóm ĐC và TN. Tôi thấy rằng: hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở hai nhóm không hoàn toàn giống nhau, nhưng hiệu quả trên trẻ ở hai nhóm TN và ĐC tương đối đồng đều nhau. Số trẻ đạt loại giỏi của cả hai nhóm đều rất thấp (Nhóm TN: 2 trẻ, chiếm 5%, nhóm ĐC: 3 trẻ chiếm 7,5%), còn số trẻ đạt loại yếu lại rất cao (Nhóm TN: 10 trẻ chiếm 25%, nhóm ĐC: 10 trẻ chiếm 25%). Nhìn vào điểm trung bình cộng của 2 nhóm TN và ĐC ta thấy: mặc dù giữa hai nhóm có sự chênh lệch nhưng sự chênh lệch này không đáng kể (TN = 14.85, ĐC = 14.52). Điểm trung bình cộng của nhóm TN có trội hơn nhóm ĐC nhưng trội hơn rất ít (TN - ĐC =0.33). Độ lệch chuẩn về hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở hai nhóm cũng tương đương nhau (STN = 3.06, SĐC = 3.08). Ví dụ: Nội dung về thế giới thực vật, thế giới động vật, quê hương, tài nguyên, thời tiết thì phần nhiều trẻ của hai nhóm đều không trả lời được hoặc có trả lời được thì cũng chỉ rất sơ sài, chẳng hạn như các câu: “Kể tên những cây cho bóng mát?” “Nơi cháu ở có những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử gì?”, “Nơi cháu ở có những khu vui chơi giải trí nào?”, “Cháu đã làm gì để bảo vệ những danh lam thắng cảnh của nơi cháu ở?”, “Quê cháu có những món ăn truyền thống gì?”, “Nơi cháu ở có những công trình giao thông gì?”, “Nơi cháu ở có những phương tiện giao thông gì?”, “Cháu hãy kể về làng nghề truyền Người viết: Trần Thị Phương Thảo 7 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  9. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” thống của địa phương cháu?”, “Nước có đặc điểm gì?”, “Rừng có đặc điểm gì?”, “Biển có đặc điểm gì?” Các bài tập đánh giá kỹ năng về MT được trẻ thực hiện rất hứng thú, tuy nhiên kết quả chưa được cao. Trẻ đánh dấu chọn những hành động đúng với MT chưa chính xác, lộn xộn, trẻ thường đánh dấu theo cảm tính. Còn về các bài tập đánh giá thái độ về MT dựa vào những cách lựa chọn ở bài tập đánh giá kĩ năng thì phần lớn trẻ xác định được những hành động đúng của nội dung trường mầm non, thế giới thực vật, thế giới động vật, còn những nội dung như bản thân bé, gia đình, tài nguyên, thời tiết thì trẻ vẫn còn chưa xác định được bé nên làm thế nào và bé nên tránh những hành động nào. Nhìn chung, thái độ về MT so với hiểu biết và kĩ năng về MT của trẻ có trội hơn. Theo kết quả tôi thu được cho thấy rằng số lượng trẻ đạt loại giỏi, khá, trung bình và yếu giữa hai nhóm TN và ĐC tương đối đồng đều nhau. Như vậy, hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập ở cả hai nhóm TN và ĐC trước khi tiến hành thực nghiệm là tương đương nhau và đều ở mức thấp. VIII. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 1. Hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập của nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm. Kết quả khảo sát hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của nhóm TN và ĐC sau TN: Loại Giỏi Khá TB Yếu  S Nhóm SL % SL % SL % SL % TN 9 22.5 23 57.5 7 17.5 1 2.5 17.4 2.73 ĐC 4 10 13 32.5 17 42.5 6 15 15.3 2.94 Hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập của nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm cụ thể như sau: - Loại giỏi: + Nhóm TN: có 9/40 trẻ (chiếm 22.5%). + Nhóm ĐC: có 4/40 trẻ (chiếm 10%). ` - Loại khá: Người viết: Trần Thị Phương Thảo 8 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  10. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” + Nhóm TN: có 23/40 trẻ (chiếm 57.5%). + Nhóm ĐC: có 13/40 trẻ (chiếm 32.5%). - Loại trung bình: + Nhóm TN: có 7/40 trẻ (chiếm 17.5%). + Nhóm ĐC: có 17/40 trẻ (chiếm 42.5%). - Loại yếu: + Nhóm TN: có 1/20 trẻ (chiếm 2.5%). + Nhóm ĐC: có 6/20 trẻ (chiếm 15%) Qua bảng trên (bảng 3.1.a) ta thấy: TN > ĐC. TN - ĐC = 2.1. Sau khi tiến hành thực nghiệm, hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập ở cả hai nhóm TN và ĐC đều có tiến bộ hơn so với trước thực nghiệm. Tuy nhiên, nhóm TN có sự tiến bộ cao hơn: điểm trung bình của nhóm TN cao hơn hẳn so với nhóm ĐC (TN - ĐC = 2.1) 60 50 40 30 TN ĐC 20 10 0 GiỏiKháTBYếu Biểu đồ 2: Hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập của nhóm TN và nhóm ĐC sau TN. Qua số liệu cụ thể và biểu đồ 2, chúng ta có thể nhận thấy rằng: mức độ giỏi, khá của cả hai nhóm TN và ĐC đều tăng, nhưng mức nhóm TN cao hơn hẳn so với nhóm ĐC. Người viết: Trần Thị Phương Thảo 9 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  11. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” Số trẻ đạt loại trung bình của nhóm TN cao hơn hẳn so với nhóm ĐC. Mức độ yếu của hai nhóm đều giảm, nhưng mức độ giảm của nhóm TN xuống thấp hơn hẳn so với nhóm ĐC. Sau thực nghiệm, độ lệch chuẩn ở nhóm TN thấp hơn nhóm ĐC chứng tỏ rằng kết quả của nhóm TN đồng đều hơn nhóm ĐC. 2. So sánh hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập trước thực nghiệm(TTN) và sau thực nghiệm(STN) ở nhóm ĐC và nhóm TN. So sánh hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập trước thực nghiệm và sau thực nghiệm. • Nhóm đối chứng: Hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập của nhóm đối chứng TTN và STN Thời Các mức độ(%) Nhóm  S gian Giỏi Khá TB Yếu đối TTN 7.5 27.5 40 25 14.5 3.08 chứng STN 10 32.5 42.5 15 15.3 2.94 Hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập TTN và STN của nhóm ĐC được thể hiện rõ ở bảng trên. Số trẻ đạt loại giỏi sau TN có tăng so với trước TN nhưng tăng không đáng kể, chênh lệch chỉ 2.5%. Số trẻ đạt loại khá sau TN tăng so với trước TN là 5%. Số trẻ đạt loại trung bình sau TN so với trước TN tăng 2.5%. Số trẻ đạt loại yếu sau TN so với trước TN giảm 10%. Điểm trung bình sau thực nghiệm của nhóm ĐC cũng tăng nhưng tăng ít: STN - TTN = 0.8. Độ lệch chuẩn của nhóm ĐC sau thực nghiệm thấp hơn trước thực nghiệm nhưng cũng không đáng kể (STTN - SSTN = 0.14). Điều này chứng tỏ sau thực nghiệm kết quả có đồng đều hơn so với trước thực nghiệm. Như vậy, qua kết quả chúng ta thấy: hiệu quả của việc GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập của nhóm ĐC sau thực nghiệm có được nâng cao hơn so với trước thực nghiệm. Tuy nhiên, số lượng trẻ đạt loại giỏi và khá có tăng, số lượng trẻ Người viết: Trần Thị Phương Thảo 10 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  12. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” yếu có giảm nhưng đều tăng và giảm không đáng kể. Sự chênh lệch về hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập trước và sau thực nghiệm của nhóm ĐC không đáng kể. Sự chênh lệch của nhóm ĐC trước TN và sau TN về hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập được thể hiện qua biểu đồ sau: 45 40 35 30 25 TTN 20 STN 15 10 5 0 Giỏi Khá TB Yếu Biểu đồ 3: Hiệu quả GDMT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập nhóm ĐC trước TN và sau TN. * Nhóm thực nghiệm: Hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập của nhóm thực nghiệm TTN và STN. Thời Các mức độ Nhóm  S gian Giỏi Khá TB Yếu thực TTN 5 40 30 25 14.8 3.06 nghiệm STN 22.5 57.5 17.5 2.5 17.4 2.73 Nhóm TN sau khi tiến hành thực nghiệm có sự tiến bộ rõ rệt, sự chênh lệch của các mức độ trước thực nghiệm và sau thực nghiệm tương đối cao: Số trẻ đạt loại giỏi sau thực nghiệm tăng 17.5% so với trước khi thực nghiệm (TTN: 5%, STN: 22.5%). Số trẻ đạt loại khá sau thực nghiệm tăng 17.5% so với trước khi thực nghiệm (TTN: 40, STN: 57.5%). Số trẻ đạt loại trung bình sau khi thực nghiệm có giảm Người viết: Trần Thị Phương Thảo 11 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  13. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” hẳn so với trước thực nghiệm (TTN:30%. STN: 17.5%). Số trẻ đạt loại yếu sau khi thực nghiệm cũng giảm xuống đáng kể (TTN: 25%, STN: 2.5%). Điểm trung bình về hiệu quả GDMT thông qua trò chơi học tập trên nhóm TN sau thực nghiệm cao hơn hẳn so với trước thực nghiệm (STN -TTN = 2.5). Độ lệch chuẩn sau thực nghiệm thấp hơn nhiều so với trước thực nghiệm (STTN - SSTN =0.33). Điều này chứng tỏ nhóm TN sau thực nghiệm đồng đều hơn so với trước thực nghiệm. Các số liệu trên đã chứng tỏ rằng hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập đã được nâng lên sau khi áp dụng các biện pháp phù hợp trong quá trình tổ chức GDMT thông qua trò chơi học tập. Sự chênh lệch của nhóm TN trước thực nghiệm và sau thực nghiệm về hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập được thể hiện rõ qua biểu đồ sau: 60 50 40 30 TTN STN 20 10 0 GiỏiKháTBYếu Biểu đồ 4: Hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập nhóm TN trước TN và sau TN. Ví dụ: Sau TN các trẻ: Phương Anh, Gia Huy đã trả lời được các câu hỏi mà trước thực nghiệm trẻ không trả lời như: “Ánh sáng mặt trời có tác dụng gì?” bé Phương Anh trả lời “Ánh sáng mặt trời làm cho cây cối xanh tươi và cho ánh sáng cho mọi người”. Hay trước TN bé Khánh Chi trả lời “Rừng có các con vật” nhưng sau khi thực nghiệm bé trả lời: “Rừng có nhiều cây và nhiều động vật” Ngoài ra, trước TN các trẻ Anh Duy, Trúc Người viết: Trần Thị Phương Thảo 12 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  14. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” Quỳnh, Huyền Linh, Tuấn nghĩa đạt loại yếu nhưng sau TN các trẻ đã đạt được loại trung bình. Kết quả đánh giá kĩ năng về MT, sau thực nghiệm số trẻ đạt loại giỏi tăng 7.5%, số trẻ đạt loại khá tăng 27.5%, số trẻ đạt loại trung bình giảm 22.5% và số trẻ đạt loại yếu giảm 12.5%. Cụ thể như các bé Tân Khoa, Hải An, Nhật Thành đã có kết quả tiến bộ rõ rệt. Bé Thu Trang đã chọn đúng hết tất cả các tranh có hành động đúng với MT và chọn gần đúng hết các tranh có hành động sai với MT (bé còn chọn sai một tranh ở nội dung Thời tiết). Về kết quả đánh giá thái độ của trẻ đối với MT, sau TN số trẻ đạt loại giỏi tăng 15% so với trước TN, số trẻ đạt loại khá tăng 5%, số trẻ đạt loại trung bình giảm 15% và số trẻ đạt loại yếu giảm 10%. Ở tiêu chí này, các Minh Đức, Hà Chi, Diệu Linh, Thiện Phong đã có sự tiến bộ rõ rệt. Bé Trọng Minh đã chỉ vào hai tranh của nội dung Quê hương và nói lên ý kiến của bé: “Cháu thích bức tranh này vì các bạn nhỏ chăm chỉ, nhưng cháu ghét các này vì các bạn đã vứt rác trên đường làm đường bẩn”, “Cháu sẽ không vứt rác như các bạn” Như vậy, sau thực nghiệm nhóm thực nghiệm có kết quả cao hơn hẳn so với trước khi thực nghiệm. Trong đó trẻ đạt kết quả của bài tập đánh giá hiểu biết về MT của trẻ là cao nhất, sau đó đến bài tập đánh giá kĩ năng về MT của trẻ và thấp nhất là kết quả bài tập đánh giá thái độ của trẻ về MT. Qua kết quả , tôi nhận thấy được những biện pháp mà tôi đề xuất và tiến hành thực nghiệm đã có tác động tích cực đến hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và những biện pháp này đem lại hiệu quả GDMT cho trẻ cao hơn so với những biện pháp cũ mà nhóm đối chứng đã thực hiện. - Kiểm định kết quả của nhóm ĐC và nhóm TN tương ứng sau thực nghiệm: Để đánh giá độ tin cậy của kết quả thực nghiệm, tôi tiến hành kiểm định bằng phương pháp thử T- Test nhằm tìm sự khác biệt giữa kết quả của hai nhóm TN và ĐC và được kết quả như sau: Bảng kiểm định kết quả của nhóm TN trước và sau TN. n  SSTN STTN T Tα (α=0.05) STN TTN 40 17.43 2.73 14.85 3.06 6.14 2.02 Người viết: Trần Thị Phương Thảo 13 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  15. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” Kết quả kiểm định cho thấy với độ chính xác 95% (α=0.05) thì sự khác biệt của nhóm TN sau thực nghiệm so với trước thực nghiệm là cao hơn hẳn: T=6.14 (Tα= 2.02). Như vậy, những biện pháp mà chúng tôi đề ra nhằm GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập đã đem lại hiệu quả nhất định. * BÀN LUẬN: Kết quả thu được sau khi tiến hành thực nghiệm, cho thấy: Nhìn chung hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập ở cả hai nhóm đều tăng lên. Tuy nhiên, ở nhóm TN chúng tôi sử dụng các biện pháp đã đề ra thì có hiệu quả cao hơn so với nhóm ĐC. Trước thực nghiệm, hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập ở hai nhóm TN và ĐC là tương đương nhau, số lượng trẻ đạt loại giỏi còn thấp, số trẻ đạt loại yếu còn cao. Điều này chứng tỏ hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non vẫn còn thấp. Sau thực nghiệm, qua quá trình tiến hành thực nghiệm tác động nằng cách vận dụng 6 biện pháp đã đề xuất vào việc tổ chức trò chơi học tập nhằm GDMT, chúng tôi nhận thấy rằng hiệu quả của việc GDMT thông qua trò chơi học tập được nâng lên rõ rệt. Sau thực nghiệm số trẻ đạt loại giỏi và khá được tăng lên đáng kể. Số trẻ đạt loại trung bình và yếu giảm đi tương đối nhiều so với trước khi tiến hành thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm, tôi nhận thấy những hiểu biết của trẻ được nâng lên rõ rệt, trẻ không những biết tên của mình, của những người thân, cô giáo và bạn bè xung quanh trẻ mà trẻ còn có thể mô tả được hình dáng bên ngoài một cách rõ ràng, trẻ kể tên được một số loại cây, quả và hoa, nói được đặc điểm, biết được lợi ích của chúng và phân loại được chúng theo lợi ích, trẻ còn nắm rõ được môi trường sống của các loài động vật, phân loại chúng theo môi trường sống, trẻ còn nắm được đặc điểm một số địa danh, các phương tiện giao thông nơi cháu ở, trẻ nắm được một số kiến thức về tài nguyên, về thời tiết Ngoài ra, những kỹ năng về MT, thái độ của trẻ đối với MT cũng được nâng lên rõ rệt. Như vậy, hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập đã có tác động tích cực đến hiệu quả GDMT cho trẻ ở trường mầm non. Người viết: Trần Thị Phương Thảo 14 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  16. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” IX. KẾT LUẬN CHUNG Qua quá trình nghiên cứu cho phép tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Việc đưa GDMT vào trường mầm non là vô cùng cần thiết, đó là một quá trình nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về MT, quan tâm đến các vấn đề MT phù hợp với lứa tuổi được thể hiện qua kiến thức, thái độ, kĩ năng, hành vi và trách nhiệm của trẻ đối với MT xung quanh. GDMT ở trường mầm non sẽ giúp trẻ tạo ra những phản xạ, thói quen đầu tiên và bảo vệ MT sống của mỗi cá thể, từ đó xây dựng quan niệm, nhận thức, kiến thức và kỹ năng cho các bậc học sau. GDMT cho trẻ nhằm bảo vệ sức khỏe và đảm bảo sự tăng trưởng lành mạnh cho cơ thể. Ngoài ra, GDMT còn giúp trẻ hiểu biết về MT của bản thân nói riêng, con người và các sự vật nói chung. Qua đó làm cho trẻ biết cách sống tích cực trong MT và thân thiện với MT. Một trong những cách thức để cung cấp cho trẻ được kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với MT nói trên đó là cho trẻ chơi trò chơi học tập. Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi học tập là một cơ hội vô cùng thuận giúp chúng ta có thể tiến hành việc GDMT. 2. Qua khảo sát thực trạng GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập ở trường mầm non hiện nay chưa cao, cụ thể số trẻ đạt loại giỏi và khá còn thấp(chiếm 41%), số trẻ đạt loại trung bình và yếu cao (chiếm 59%). Sở dĩ có thực trạng này là do những nguyên nhân khách quan như các chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non hiện hành chưa có sự thống nhất, nhất quán mà mới chỉ đưa ra làm thí điểm, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, thiếu tài liệu hướng dẫn về GDMT cho trẻ, diện tích lớp chật mà số trẻ trong lớp lại quá đông và nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này chủ yếu là do các biện pháp để tổ chức trò chơi học tập của các cô chưa được thống nhất, việc sử dụng các biện pháp GDMT cho trẻ thông qua trò chơi học tập còn nhiều hạn chế và hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động còn đơn điệu. Với kết quả của đề tài này, tôi mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môi trường cho trẻ mầm non X. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Bộ Giáo dục & đào tạo- Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non mẫu giáo lớn. Người viết: Trần Thị Phương Thảo 15 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  17. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” 2. Hoàng Thị Phương – 2005 – GDMT ở trường mầm non - Trường Đại hoc sư phạm Hà Nội. 3. Dương Tiến Sỹ - 2002 – Bài giảng GDMT - Trường Đại học sư phạm Hà Nội. 4. PGS.TS Nguyễn Ánh Tuyết – Đinh Văn Vang - Nguyễn Thị H à – 1996- Tổ chức, hướng dẫn trẻ mẫu giáo chơi - NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. 5. PGS.TS Nguyễn Ánh Tuyết –2000 - Trò chơi của trẻ em – NXB Phụ nữ. 6. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ - Những kiến thức cơ bản về GDMT – NXBGD. 7. Nâng cao nhận thức về MT và bảo vệ MT cho cộng đồng – 2001 – Trung tâm nghiên cứu giáo dục mầm non - Viện Khoa học giáo dục. 8. Lê Thanh Vân –2005- Con người và MT – NXB Đại học sư phạm Hà Nội. 9. Vụ giáo dục mầm non- 2005- Bé tìm hiểu về bảo vệ MT- Nhà xuất bản giáo dục XI. PHỤ LỤC Nội dung đánh giá hiệu quả GDMT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập Bài tập 1: Hiểu biết về MT: * Về bản thân bé: a. Chuẩn bị: Giấy A4, bút chì, sáp màu cho mỗi trẻ. Hệ thống câu hỏi về bé. b. Cách thực hiện: Tổ chức cho trẻ vẽ tranh với đề tài: “Bản thân bé „ Dùng tranh vẽ của trẻ để hỏi trẻ những câu hỏi sau: - Cháu tên là gì? - Ngày sinh của cháu là ngày bao nhiêu? - Hình dáng của cháu cao hay thấp? - Cháu có biết cơ thể mình có những bộ phận nào không? - Những giác quan trên cơ thể có chức năng gì?(Cô hỏi trẻ một số giác quan cơ bản) - Cháu là con của ai? - Cháu của ai? - Chị hoặc em của ai? - Cháu giống ai trong gia đình? Người viết: Trần Thị Phương Thảo 1 6 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  18. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” - Trong gia đình cháu yêu ai nhất? Vì sao? c. Cách đánh giá: Mỗi câu hỏi tương ứng với 0.1 điểm. Điểm tối đa trẻ đạt được là 1 điểm. • Gia đình của bé: a. Chuẩn bị: Giấy A4, bút chì, sáp màu cho mỗi trẻ. Hệ thống câu hỏi về gia đình bé. b. Cách tiến hành: Tổ chức cho trẻ vẽ tranh đề tài “Gia đình bé”. Cô giáo hỏi trẻ qua tranh vẽ về gia đình của trẻ: - Gia đình cháu có bao nhiêu người? - Cháu hãy kể tên những người thân trong gia đình? - Hình dáng của những người thân mà cháu vẽ như thế nào? - Gia đình cháu là gia đình nhiều con hay ít con? - Bố, mẹ cháu làm nghề gì? - Nhà cháu rộng hay hẹp, cao hay thấp? - Trong nhà cháu có những đồ dùng gì? - Ở nhà bố, mẹ, cháu thường làm việc gì? - Buổi tối sau khi ăn cơm xong mọi người trong nhà làm gì? - Vào ngày nghỉ, ngày lễ gia đình cháu thường đi chơi đâu? c. Cách đánh giá: Mỗi câu hỏi ứng với 0.1 điểm, điểm tối đa trẻ đạt được là 1 điểm. • Trường mầm non của bé: a. Chuẩn bị: Giấy A4, bút chì, sáp màu cho mỗi trẻ. Hệ thống câu hỏi. b. Cách tiến hành: Tổ chức cho trẻ vẽ tranh đề tài “Trường mầm non của bé”. Cô giáo hỏi trẻ qua tranh vẽ về trường mầm non của trẻ: - Tên và địa chỉ của trường cháu? - Lớp cháu là lớp số mấy? - Lớp cháu có những ai? Người viết: Trần Thị Phương Thảo 1 7 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  19. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” - Ở lớp cô giáo làm những việc gì? - Trường cháu có những ai? - Các cô các bác trong trường làm những công việc gì? - Trong trường cháu có những khu vực nào? - Ở sân trường có những đồ dùng, đồ chơi gì? - Trong lớp cháu có những loại đồ chơi gì? - Hãy kể thứ tự các hoạt động trong trường mầm non? c. Cách đánh giá: Mỗi câu hỏi ứng với 0.1 điểm, điểm tối đa trẻ đạt được là 1 điểm. * Thế giới thực vật: a. Chuẩn bị: Tranh lô tô về các loại quả, củ, hoa, mỗi loại 4 tranh. Hệ thống câu hỏi. b. Cách tiến hành: Cô giáo hỏi trẻ những câu hỏi sau: - Hãy kể tên những cây mà cháu biết? - Hãy kể tên những cây dùng làm thức ăn? - Hãy kể tên những cây cho bóng mát? - Hãy kể tên những cây lấy hoa? - Hãy kể tên những cây lấy quả? - Hãy lấy tranh và kể tên những loại quả?(dùng tranh lô tô) - Hãy kể tên những loại củ?(dùng tranh lô tô) - Hãy kể tên những loài hoa?(dùng tranh lô tô) - Cháu thích loài hoa nào nhất? - Trong nhà cháu trồng những cây gì? c. Cách đánh giá: Đối với những câu hỏi kể tên các loại cây theo lợi ích: mỗi câu hỏi về một loại cây, trẻ kể được 2-3 tên cây thì sẽ đạt điểm tối đa của mỗi câu là 0.1 điểm, trẻ trả lời được 1 tên thì đạt 0.05 điểm, trẻ không kể được tên nào thì không được điểm. Đối với những câu hỏi sử dụng tranh lô tô: mỗi câu hỏi, trẻ chỉ và kể tên được đúng 4 tranh thì đạt 0.1 điểm, trẻ chỉ và kể được 2-3 tranh 0.05 điểm, trẻ chỉ và kể tên được dưới 1 tranh thì không được điểm. Người viết: Trần Thị Phương Thảo 18 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  20. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” * Thế giới động vật: a. Chuẩn bị: Tranh lô tô về các con vật.(mỗi loài 2 tranh) Hệ thống câu hỏi về động vật. b. Cách tiến hành: Cô đặt tranh lô tô trước mặt trẻ và hỏi trẻ: Cô đặt tranh các con vật nuôi trong nhà: - Hãy chỉ và kể tên những con vật nuôi trong nhà? - Hãy chỉ và kể tên những con vật thuộc loại gia súc? - Hãy chỉ và kể tên những con vật thuộc loại gia cầm? Cô đặt tranh các con vật sống trong rừng và dưới nước: - Hãy chỉ và kể tên những động vật sống trong rừng? - Hãy chỉ và kể tên các con thú dữ? - Hãy chỉ và kể tên các con thú hiền lành? - Hãy kể tên những động vật sống dưới nước? Cô đặt tranh các loài chim và côn trùng: - Hãy chỉ và kể tên những loài chim mà cháu biết? - Hãy chỉ và kể tên những loài côn trùng mà cháu biết? - Hãy bắt chước tiếng kêu và khả năng vận động của con vật mà cháu biết? c. Cách đánh giá: Mỗi câu hỏi tương ứng với 0.1 điểm, mỗi câu hỏi trẻ chỉ và kể tên đúng 2 tranh đúng loài cô yêu cầu thì đạt 0.1 điểm, đúng 1 tranh đạt 0.05 điểm, trẻ không chỉ và kể tên được tranh nào thì không được điểm. * Quê hương của bé: a. Chuẩn bị: Hệ thống câu hỏi. b. Cách tiến hành: Hãy trả lời những câu hỏi sau đây: - Nhà cháu ở đâu? - Nơi cháu ở có những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử gì? - Nơi cháu ở có những khu vui chơi giải trí nào? - Cháu đã làm gì để bảo vệ những danh lam thắng cảnh của nơi cháu ở? - Quê cháu có những món ăn truyền thống gì? - Nơi cháu ở có những công trình giao thông gì? - Nơi cháu ở có những phương tiện giao thông gì? Người viết: Trần Thị Phương Thảo 19 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  21. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” - Cháu hãy kể về làng nghề truyền thống của địa phương cháu? - Cháu thích đến nơi nào nhất của địa phương cháu? - Cháu có thích nơi ở của mình không? Vì sao? c. Cách đánh giá: trẻ trả lời đúng được 1 câu thì đạt 0.1 điểm, điểm tối đa là 1 điểm. * Tài nguyên: a. Chuẩn bị: Hệ thống câu hỏi về tài nguyên. b. Cách tiến hành: Hãy trả lời những câu hỏi sau đây: - Nước dùng để làm gì? - Nước có đặc điểm gì? - Nước có ở những nơi nào? - Không khí có tác dụng gì? - Chúng ta có thấy được không khí không? - Ánh sáng mặt trời có tác dụng gì? - Con người dùng đất đai vào những công việc gì? - Rừng có đặc điểm gì? - Biển có đặc điểm gì? c. Cách đánh giá: trẻ trả lời đúng được 1 câu thì đạt 0.1 điểm, điểm tối đa là 1 điểm. * Thời tiết: a. Chuẩn bị: Hệ thống câu hỏi về thời tiết. b. Cách tiến hành: Hãy trả lời những câu hỏi sau đây: - Một năm có mấy mùa? - Hãy kể tên các mùa trong năm? - Thời tiết mùa xuân như thế nào? - Thời tiết mùa hè như thế nào? - Thời tiết mùa thu như thế nào? - Thời tiết mùa đông như thế nào? - Bây giờ là mùa nào? - Vì sao cháu biết? - Cháu hãy kể thứ tự các buổi trong ngày? Người viết: Trần Thị Phương Thảo 20 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  22. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” - Bây giờ là buổi nào? c. Cách đánh giá: trẻ trả lời đúng được 1 câu thì đạt 0.1 điểm, điểm tối đa là 1 điểm. Bài tập 2. Kĩ năng về MT. a. Chuẩn bị: các tranh vẽ: * Bản thân bé: * Gia đình Người viết: Trần Thị Phương Thảo 21 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  23. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” * Trường mầm non: * Thế giới thực vât: Người viết: Trần Thị Phương Thảo 22 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  24. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” * Thế giới động vật: * Tài nguyên: Người viết: Trần Thị Phương Thảo 23 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  25. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” * Quê hương: * Thời tiết: b. Cách tiến hành: Đặt các tranh vẽ trên bàn. - Yêu cầu trẻ chọn những bức tranh mà trẻ cho là hành động đúng. - Yêu cầu trẻ chọn những bức tranh mà trẻ cho là hành động sai. c. Cách đánh giá: Trẻ chọn đúng được 1 tranh thì đạt 0.25 điểm. Điểm tối đa của bài tập là 1 điểm. Bài tập 3.Thái độ về MT: Người viết: Trần Thị Phương Thảo 24 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  26. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” a. Chuẩn bị: Dựa vào những tranh ở bài tập 2 để hỏi trẻ về thái độ của trẻ đối với những hành động trong tranh. b. Cách tiến hành: Giáo viên hỏi trẻ trong khi thực hiện ở bài tập 2. Giáo viên hỏi trẻ: - Cháu thích những tranh nào? Vì sao cháu thích? - Cháu không thích tranh nào? Vì sao cháu không thích? - Cháu sẽ hành động giống bạn nào? - Hành động nào cháu không nên làm? - TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Để đánh giá hiệu quả của GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non, chúng tôi dựa vào 3 tiêu chí sau: 1. Hiểu biết về môi trường của trẻ đến cuối độ tuổi mẫu giáo: * Về bản thân: Trẻ có thể: - Kể được tên, ngày sinh của trẻ. - Miêu tả được hình dáng của mình bằng ngôn ngữ. - Chỉ và nói được vai trò các bộ phận, giác quan trên cơ thể. - Nói được vị trí của mình trong gia đình (con thứ mấy, con của ai, cháu của ai, em của ai). * Gia đình: Trẻ có thể: - Kể được tên tuổi của những người thân trong gia đình. - Miêu tả được dáng vẻ bề ngoài của những người thân trong gia đình bằng ngôn ngữ. - Nói được nghề nghiệp của bố mẹ. - Miêu tả được ngôi nhà mà gia đình cháu đang ở. * Trường Mầm non: Trẻ có thể: - Kể được tên trường, lớp. - Kể được tên cô giáo của bé, cô hiệu trưởng và một số bạn trong lớp. Người viết: Trần Thị Phương Thảo 25 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  27. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” - Miêu tả được hình dáng bên ngoài của cô giáo bằng ngôn ngữ. - Nói được công việc của một số người trong trường - Kể tên được một số đồ chơi trong trường. - Kể được các hoạt động trong ngày của trẻ ở trường. * Thế giới thực vật: Trẻ có thể: - Kể được tên một số loại cây, hoa, quả. - Miêu tả hình dáng của các loại cây, hoa, quả. - Nói được lợi ích chung của cây, hoa, quả. - Nói được cây cần gì để sống. - Chỉ ra được các bộ phận của cây. * Thế giới động vật: Trẻ có thể: - Kể tên được một số con vật nuôi trong nhà. - Kể tên được một số động vật sống trong rừng. - Kể tên được một số động vật sống dưới nước. - Kể tên được một số loài chim. - Kể tên được một số loài côn trùng. * Quê hương: Trẻ có thể: - Kể được tên khối (xóm), phường (xã), thành phố (huyện) nơi cháu ở. - Kể được tên danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử của địa phương. - Kể tên được các loại phương tiện giao thông nơi cháu ở. * Tài nguyên: Trẻ có thể: - Nói được lợi ích của nước, không khí, rừng, biển. - Miêu tả được đặc điểm cơ bản của nước, không khí, rừng, biển bằng ngôn ngữ. * Thời tiết: Trẻ có thể: - Kể tên được các mùa trong năm. Người viết: Trần Thị Phương Thảo 2 6 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  28. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” - Miêu tả được đặc điểm cơ bản của các mùa trong năm. - Nói được thứ tự thời gian (các buổi) trong ngày và sự thay đổi thời tiết trong ngày. - Phân biệt được các mùa trong năm. 2. Kỹ năng về môi trường của trẻ cuối tuổi mẫu giáo: * Bản thân: Trẻ có thể: - Phân biệt được hành động đúng, hành động sai đối với MT. - Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. - Tự phục vụ: tự đánh răng, tự xúc cơm ăn, tự mặc quần áo. * Gia đình: Trẻ có thể: - Phân biệt được hành động đúng, hành động sai đối với MT. - Giữ vệ sinh nhà ở sạch sẽ. - Chăm sóc, yêu quí những người thân trong gia đình. * Trường mầm non: Trẻ có thể: - Phân biệt được hành động đúng, hành động sai. - Giữ vệ sinh trường lớp. - Hoà thuận với bạn bè. - Ngoan ngoãn, vâng lời cô giáo. * Thế giới thực vật: Trẻ có thể: - Phân biệt được hành động đúng, hành động sai. - Chăm sóc cây xanh. * Thế giới động vật: Trẻ có thể: - Phân biệt được hành động đúng, hành động sai. - Chăm sóc con vật nuôi trong nhà: cho mèo ăn, cho gà ăn. * Quê hương của bé: Người viết: Trần Thị Phương Thảo 2 7 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  29. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” Trẻ có thể: - Phân biệt được hành động đúng, hành động sai. - Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. * Tài nguyên: Trẻ có thể: - Phân biệt được môi trường nào gây ô nhiễm, môi trường nào trong sạch. c. Thời tiết: Trẻ có thể: - Thích nghi với thời tiết: trời lạnh trẻ biết mặc quần áo ấm, trời nóng thì mặc quần áo mát mẻ, trời nắng biết đội mũ khi ra đường. 3. Thái độ về môi trường của trẻ: Đến cuối tuổi mẫu giáo trẻ có thể: Trẻ thích và hào hứng với những hành động đúng đối với MT: - Tự làm vệ sinh, tự xúc cơm ăn, biết tự mặc quần áo. - Ngoan ngoãn, nghe lời ông bà, bố mẹ , yêu thương anh em, giữ gìn vệ sinh nhà ở. - Ngoan ngoãn, nghe lời cô giáo, người lớn, đoàn kết, hoà thuận với bạn bè, biết giữ vệ sinh trường lớp. - Trồng cây, chăm sóc cây như tưới nước cho cây. - Chăm sóc con vật nuôi trong nhà: cho gà ăn, cho mèo ăn - Làm vệ sinh đường phố, quê hương sạch đẹp. - Giữ gìn nguồn nước, không khí trong sạch. - Bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi của thời tiết. Trẻ ghét và tránh xa những hành động không đúng đối với MT: - Không biết giữ vệ sinh cá nhân, không biết tự phục vụ. - Không giữ nhà ở sạch sẽ, không nhường nhịn em nhỏ. - Không vâng lời cô giáo, không đoàn kết vui vẻ với bạn bè, không giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ. - Phá hoại cây cối: hái hoa, bẻ cành, chặt phá cây. - Không làm hại các con vật. Người viết: Trần Thị Phương Thảo 28 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  30. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” - Không vứt rác, làm bẩn đường phố, quê hương, nơi công cộng. - Không làm ô nhiễm không khí, nguồn nước - Không bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi thời tiết. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM. Trò chơi: AI CHỈ NHANH. Nội dung GDMT: Bản thân bé. I. Mục đích- yêu cầu: Kiến thức: Giúp trẻ tìm hiểu các bộ phận trên mặt. Kỹ năng: phát triển khả năng phân tích, tổng hợp. Thái độ: Giữ gìn, bảo vệ các bộ phận trên cơ thể sạch sẽ. Những biện pháp chính: - Lựa chọn trò chơi học tập phù hợp nội dung GDMT. - Xây dựng môi trường phù hợp nội dung GDMT. - Tạo tình huống có vấn đề trong trò chơi học tập. - Sử dụng bài hát, bài thơ, câu đố phù hợp nội dung GDMT trong quá trình chơi trò chơi học tập. - Tổ chức linh hoạt nhóm chơi phù hợp trong quá trình chơi trò chơi học tập để GDMT. Đánh giá kết quả chơi trò chơi học tập theo mục tiêu GDMT. II. Chuẩn bị: Tạo môi trường chơi: Địa điểm chơi: trẻ ngồi vòng tròn trong lớp (ngoài sân). Trang phục của cô và cháu gọn gàng. Các bài hát, bài thơ có nội dung về bản thân bé. III. Tiến hành tổ chức cho trẻ chơi: 1. Hướng dẫn trò chơi: Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và cách chơi. Luật chơi: Ai chỉ sai cùng sẽ phải nhảy lò cò. Người viết: Trần Thị Phương Thảo 29 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  31. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” Cách chơi: Cô giáo mở nhạc hoặc cả lớp cùng vỗ tay hát bài hát “Ồ sao bé không lắc”, khi hết một đoạn nhạc hay hát hết bài hát cô giáo hô to “Cái gì để nhìn”, “Cái gì để thở”, “Cái gì để nghe” - trẻ dùng ngón trỏ để chỉ và nói to tên của bộ phận trẻ đang chỉ. 2. Theo dõi quá trình chơi: Cần theo dõi các mặt: việc thực hiện những hành động chơi (chỉ đúng và nói đúng các bộ phận trên mặt. Trẻ nào chỉ sai giáo viên sửa sai bằng cách hỏi cả lớp. 3. Nhận xét – đánh giá: - Việc thực hiện và nắm vững luật chơi. - Những thành tích của trẻ trong trò chơi. - Những quan hệ của trẻ trong nhóm chơi. - Khen ngợi những trẻ chơi tốt. Trò chơi: XẾP ĐÚNG ĐỒ DÙNG THEO NHÓM. Nội dung GDMT: Gia đình của bé. I. Mục đích – yêu cầu: Kiến thức: Tập phân nhóm các đồ dùng trong gia đình: đồ dùng để uống, đồ dùng để nấu. Kỹ năng: Rèn luyện khả năng phân loại. Thái độ: Giữ gìn các đồ dùng trong gia đình. Những biện pháp chính: - Lựa chọn trò chơi học tập phù hợp nội dung GDMT. - Xây dựng môi trường phù hợp nội dung GDMT. - Tạo tình huống có vấn đề trong trò chơi học tập. - Tổ chức linh hoạt nhóm chơi phù hợp trong quá trình chơi trò chơi học tập để GDMT. - Đánh giá kết quả chơi trò chơi học tập theo mục tiêu GDMT. II. Chuẩn bị: Tạo môi trường chơi: Địa điểm chơi: trẻ ngồi vòng tròn trong lớp (ngoài sân). Trang phục của cô và cháu gọn gàng. Hai rổ các đồ dùng để uống, đồ dùng để nấu bằng nhựa. Người viết: Trần Thị Phương Thảo 30 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  32. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” Hai rổ nhựa. III. Tiến hành tổ chức cho trẻ chơi. Tình huống chơi: Tổ chức cuộc thi “ Mầm non 2007”, chọn hai đội chơi thi đua xem đội nào nhanh hơn và lấy được nhiều đồ dùng hơn thì đội đó sẽ được giải nhất của cuộc thi. Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và cách chơi. Luật chơi: Chỉ lấy những đồ dùng để uống (Lần 2: lấy những đồ dùng để nấu). Đội nào lấy được đồ dùng hơn là thắng. Cách chơi: 6 đến 8 trẻ chia thành hai đội chơi. Mỗi đội đứng thành hàng dọc, trước một cái rổ. Khi cô giáo hô “bắt đầu” thì từng trẻ ở mỗi đội chạy lên chọn đồ dùng, mang về đổ vào rổ của đội mình, rồi đập tay vào bạn tiếp theo, người tiếp theo chạy lên chọn đồ dùng tiếp. Cứ như vậy cho đến khi giáo viên ra hiệu lệnh cuộc thi kết thúc thì cả hai đội cùng dừng lại. Cô và cả lớp cùng nhau đếm xem đội nào chọn được nhiều đồ dùng là thắng. 2. Theo dõi quá trình chơi: Cần theo dõi các mặt: việc thực hiện những hành động chơi và chọn đúng đồ dùng cô yêu cầu. Đội nào chọn sai giáo viên sửa sai bằng cách hỏi cả lớp. 3. Nhận xét – đánh giá: - Việc thực hiện và nắm vững luật chơi. - Những thành tích của trẻ trong trò chơi. -Thái độ của trẻ về việc bảo quản, giữ gìn những đồ dùng trong gia đình. - Những quan hệ của trẻ trong nhóm chơi. - Khen ngợi những trẻ chơi tốt. Trò chơi: CÙNG HỢP TÁC. Nội dung GDMT: Trường Mầm Non. I. Mục đích – yêu cầu: Kiến thức: - Biết nhận được những hành động đúng ở trường mầm non như: cùng hợp tác, chia sẻ với bạn bè như cùng học, cùng chơi, cùng giúp nhau. Kỹ năng: - Phát triển khả năng phân tích. Thái độ: - Trẻ hào hứng với những hành động đúng của các bạn trong tranh. Người viết: Trần Thị Phương Thảo 31 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  33. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” Những biện pháp chính: - Lựa chọn trò chơi học tập phù hợp nội dung GDMT. - Xây dựng môi trường phù hợp nội dung GDMT. - Tạo tình huống có vấn đề trong trò chơi học tập. - Tổ chức linh hoạt nhóm chơi phù hợp trong quá trình chơi trò chơi học tập để GDMT. Đánh giá kết quả chơi trò chơi học tập theo mục tiêu GDMT. II. Chuẩn bị: Tạo môi trường chơi: Địa điểm chơi: trẻ ngồi vòng tròn trong lớp (ngoài sân). Trang phục của cô và cháu gọn gàng. Các hình vẽ: cùng học, cùng chơi, cùng giúp nhau, đánh lộn nhau, tranh giành đồ chơi của nhau Hai bảng dán, 6 vòng tròn thể dục. III. Tiến hành tổ chức cho trẻ chơi: 1. Hướng dẫn trò chơi: Tình huống chơi: “Hôm nay lớp mình cần làm một cuốn album gồm những bức tranh có nội dung cùng hợp tác, chia sẻ. Vậy để chọn tranh nhanh hơn thì lớp mình sẽ thi đua xem đội nào chọn được nhiều tranh hơn nhé”. Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và cách chơi. Luật chơi: Chọn đúng những bức tranh có nội dung cùng hợp tác, chia sẻ với bạn bè. Cách chơi: Hai đội chơi, mỗi đội 4-5 bạn, trẻ của hai đội nhảy qua 3 vòng tròn rồi chọn những bức tranh có nội dung cùng hợp tác, chia sẻ với bạn bè như cùng học, cùng chơi, cùng giúp nhau 2. Theo dõi quá trình chơi: Cần theo dõi các mặt: việc thực hiện những hành động chơi và chọn những bức tranh có nội dung cùng hợp tác, chia sẻ với bạn bè. Đội nào chọn sai giáo viên sửa sai bằng cách hỏi cả lớp và phân tích nội dung của bức tranh cho trẻ. 3. Nhận xét – đánh giá: - Việc thực hiện và nắm vững luật chơi. Người viết: Trần Thị Phương Thảo 32 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  34. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” - Những thành tích của trẻ trong trò chơi. - Những quan hệ của trẻ trong nhóm chơi. - Khen ngợi những trẻ chơi tốt. Trò chơi: MUA QUẢ. Nội dung GDMT: Thế giới thực vật I. Mục đích – yêu cầu: Kiến thức: Nhận biết tên gọi, đặc điểm của các loại quả. Kỹ năng: Phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, phát triển ngôn ngữ. Thái độ: Trẻ biết lợi ích của các loại quả đối với đời sống con người. Biết cách chăm sóc và bảo vệ cây, biết làm các món ăn từ quả. Biện pháp chính sử dụng: - Lựa chọn trò chơi học tập phù hợp nội dung GDMT. - Xây dựng môi trường phù hợp nội dung GDMT. - Tạo tình huống có vấn đề trong trò chơi học tập. - Sử dụng bài hát, bài thơ, câu đố phù hợp nội dung GDMT trong quá trình chơi trò chơi học tập. - Tổ chức linh hoạt nhóm chơi phù hợp trong quá trình chơi trò chơi học tập để GDMT. - Đánh giá kết quả chơi trò chơi học tập theo mục tiêu GDMT. II. Chuẩn bị: Tạo môi trường chơi: + Địa điểm chơi: trẻ ngồi theo hình chữ U trong lớp. + Trang phục của cô và cháu gọn gàng. + Rổ đựng quả nhựa: quả chuối, quả cam, quả lê, quả quýt, quả quất, quả bầu, quả bí, quả mướt, quả dưa chuột, quả dưa gang, quả táo, quả hồng, quả roi, quả mận, quả đào, quả ớt, quả nho. III. Tiến hành tổ chức cho trẻ chơi. Tạo tình huống chơi “mua quả chuẩn bị cho ngày trung thu”. 1. Giáo viên hướng dẫn tên trò chơi, luật chơi và cách chơi: - Luật chơi: - Người mua quả phải miêu tả được loại quả cần mua. Người viết: Trần Thị Phương Thảo 33 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  35. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” - Cách chơi: Trẻ đóng vai người bán và người mua quả: người mua phải miêu tả được loại quả cần mua (ví dụ: quả màu vàng, dài, khi ăn phải bóc vỏ ), người bán phải chọn đúng loại quả mà người mua yêu cầu. Cô khuyến khích những trẻ mô tả được nhiều loại quả càng tốt. Động viên, tán thưởng những trẻ mô tả được nhiều loại quả với các đặc điểm khác nhau. - Trò chơi tiếp tục cho đến khi trẻ không thích chơi nữa thì thôi, cô chú ý phải luân phiên vai chơi hợp lý. 2 .Theo dõi quá trình chơi: Cần theo dõi các mặt: - Việc thực hiện những hành động chơi của người đóng vai người bán và người mua. - Theo dõi việc thực hiện luật chơi, nếu có sai phạm thì giáo viên giải thích lại luật chơi cho trẻ. 3. Nhận xét – đánh giá: - Việc thực hiện và nắm vững luật chơi. - Những thành tích của trẻ trong trò chơi. - Những quan hệ của trẻ trong nhóm chơi. - Khen ngợi những trẻ chơi tốt, động viên khuyến khích những trẻ chơi chưa tốt. Trò chơi: AI NHANH HƠN. Nội dung GDMT: Thế giới động vật I. Mục đích – yêu cầu: Kiến thức: Trẻ nhận biết được các con vật theo môi trường sống (động vật nuôi, động vật sống trong rừng, động vật sống dưới nước, ). Kỹ năng: phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại. Thái độ: Giúp trẻ biết ích lợi của các con vật nuôi và hình thành ở trẻ ý thức bảo vệ các con vật. Các biện pháp chính: Lựa chọn trò chơi học tập phù hợp nội dung GDMT. Xây dựng môi trường phù hợp nội dung GDMT. Người viết: Trần Thị Phương Thảo 34 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  36. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” Sử dụng bài hát, bài thơ, câu đố phù hợp nội dung GDMT trong quá trình chơi trò chơi học tập. Tổ chức linh hoạt nhóm chơi phù hợp trong quá trình chơi trò chơi học tập để GDMT. Đánh giá kết quả chơi trò chơi học tập theo mục tiêu GDMT. II. Chuẩn bị: Tạo môi trường chơi: + Địa điểm chơi: Trong lớp. + Trang phục của cô và cháu gọn gàng. + Các tranh to về các con vật được đặt ở những vị trí khác nhau trong lớp học. III. Tiến hành tổ chức cho trẻ chơi. 1. Hướng dẫn trò chơi: Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi: Luật chơi: Trẻ chọn tranh lôtô về các con vật theo yêu cầu của cô. Cách chơi: Cô đặt các tranh to ở những vị trí khác nhau của lớp học và cho 5 cháu tham gia chơi. Các cháu đứng thành vòng tròn và vận động theo nhạc, khi có hiệu lệnh (cô đọc câu đố hoặc ra yêu cầu), cháu tìm tranh mang ra giơ lên cho cả lớp cùng xem và nói to tên, môi trường sống của con vật trẻ tìm được. Cô đọc câu đố: “Con gì ăn no/Bụng to, mắt híp/Luôn kêu ụt ịt/Nằm thở phì phò” là con gì? Hay: “Con gì có vẩy có đuôi/ Tung tăng bơi lội khắp nơi sông hồ” là con gì? Hoặc cô có thể đưa ra yêu cầu cho trẻ như: + Tìm tranh con vật nuôi trong nhà? + Tìm tranh động vật sống trong rừng? + Tìm tranh động vật sống dưới nước? Trong khi các cháu đi tìm tranh, cả lớp cùng vỗ tay cổ động, gần đến chỗ để tranh vỗ tay nhanh, đi xa chỗ để tranh thì cả lớp vỗ tay chậm. Cháu nào tìm được tranh trước nhất là người thắng cuộc. Luân phiên vai chơi hợp lý (nếu trẻ hứng thú có thể chơi 4 lần). Người viết: Trần Thị Phương Thảo 35 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  37. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” Trò chơi: CHUYỀN CỜ. Nội dung GDMT: Quê hương I. Mục đích - yêu cầu: Kiến thức: - Biết tên các món ăn truyền thống, các loại bánh mứt vào dịp tết. Kỹ năng: - Phát triển năng lực quan sát, khả năng ghi nhớ và tái tạo nhanh kiến thức trong bài học. Thái độ: Trẻ thích những ngày tết, yêu thích những món ăn, những loại mứt của ngày tết. Những biện pháp chính: - Lựa chọn trò chơi học tập phù hợp nội dung GDMT. - Xây dựng môi trường phù hợp nội dung GDMT. - Tạo tình huống có vấn đề trong trò chơi học tập. - Sử dụng bài hát, bài thơ, câu đố phù hợp nội dung GDMT trong quá trình chơi trò chơi học tập. - Tổ chức linh hoạt nhóm chơi phù hợp trong quá trình chơi trò chơi học tập để GDMT. - Đánh giá kết quả chơi trò chơi học tập theo mục tiêu GDMT. II. Chuẩn bị: Tạo môi trường chơi: Địa điểm chơi: trẻ ngồi vòng tròn trong lớp (ngoài sân). Trang phục của cô và cháu gọn gàng. Một lá cờ. III. Tiến hành tổ chức cho trẻ chơi: Sau khi chuẩn bị môi trường chơi, cô cho trẻ ngồi theo hình vòng tròn. Giáo viên tạo ra tình huống chơi có vấn đề: Ngày tết sắp đến, cô và các cháu cùng lên danh sách các món ăn truyền thống, các loại mứt để đi mua sắm. Giáo viên sử dụng bài hát, thơ ca trong quá trình chơi. 1. Hướng dẫn trò chơi: - Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi. Luật chơi: Cô chuyền cờ, lá cờ đến bạn nào mà vừa hết bài hát (bài thơ) sẽ phải kể tên một món ăn hoặc một loại mứt mà con biết. Bạn sau không kể lặp lại bạn trước. Người viết: Trần Thị Phương Thảo 3 6 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  38. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” Cách chơi: Cháu ngồi vòng tròn, cả lớp hát bài “Sắp đến tết rồi” đồng thời cô chuyền cờ về hai phía, cờ đến bạn nào mà vừa hết bài hát sẽ phải kể tên một món ăn hoặc loại bánh mứt và trả lời câu hỏi của giáo viên: - Món ăn này thường dùng vào lúc nào? - Con có thích ăn món này không? Vì sao con thích? Những lần sau giáo viên thay đổi bài hát hoặc bài thơ khác như bài “A!Mùa xuân đẹp quá” hay bài thơ “Hoa cúc vàng”(Nguyễn Văn Chương). 2. Theo dõi quá trình chơi: Cần theo dõi các mặt: việc thực hiện những hành động chơi và kể được món ăn truyền thống hoặc loại bánh mứt. Trẻ nào kể sai hoặc không kể được, giáo viên gợi ý cho trẻ. 3. Nhận xét – đánh giá: - Việc thực hiện và nắm vững luật chơi. - Những thành tích của trẻ trong trò chơi. - Những quan hệ của trẻ trong nhóm chơi. - Khen ngợi những trẻ chơi tốt. Trò chơi: XUÂN- HẠ- THU- ĐÔNG. Nội dung GDMT: Thời tiết I. Mục đích – yêu cầu: Kiến thức: Củng cố, mở rộng kiến thức về các mùa trong năm thể hiện bằng thời tiết, trang phục, cây xanh. Kỹ năng: Hình thành khả năng quan sát, phân tích. Thái độ: -Thái độ của trẻ với trò chơi, luật chơi, đồ chơi và nhóm chơi. - Trẻ biết thích nghi với sự thay đổi của thời tiết. Biện pháp chính: - Lựa chọn trò chơi học tập phù hợp nội dung GDMT. - Xây dựng môi trường phù hợp nội dung GDMT. - Tạo tình huống có vấn đề trong trò chơi học tập. Người viết: Trần Thị Phương Thảo 3 7 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  39. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” - Tổ chức linh hoạt nhóm chơi phù hợp trong quá trình chơi trò chơi học tập để GDMT. - Đánh giá kết quả chơi trò chơi học tập theo mục tiêu GDMT. II. Chuẩn bị: Tạo môi trường chơi: Địa điểm chơi: trẻ ngồi vòng tròn trong lớp (ngoài sân). Trang phục của cô và cháu gọn gàng. Các hình vẽ: trang phục mỗi mùa, thời tiết mỗi mùa, cây xanh mỗi mùa. III. Tiến hành tổ chức cho trẻ chơi. 1. Hướng dẫn trò chơi: Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi. Luật chơi: 4 nhóm chơi về 4 góc, tự thảo luận nhóm để chọn các hình đúng mùa theo mùa của mỗi nhóm. Lần lượt các nhóm lên gắn lên bảng và giới thiệu với cả lớp những tranh mà nhóm mình đã chọn. Thi đua 4 nhóm, nhóm nào chọn đúng và nêu được đặc điểm của mùa thì đội đó sẽ thắng. Nhóm nào chọn sai thì sẽ thua. Cách chơi: Cô chia 4 nhóm chơi (mỗi nhóm 4 bạn). - Những bạn nào thích mùa xuân?(Trẻ giơ tay lên)- Cô chọn 4 trẻ vào nhóm chơi mùa xuân. - Những bạn nào thích mùa hè? (Trẻ giơ tay lên)- Cô chọn 4 trẻ vào nhóm chơi mùa hè. - Những bạn nào thích mùa thu? - Những bạn nào thích mùa đông? Cô phát cho mỗi nhóm một rổ đựng các tranh về các mùa trong năm, yêu cầu đội mùa xuân (hè, thu, đông) chọn đúng những tranh miêu tả đúng mùa của đội mình. Cô yêu cầu mỗi đội cử một bạn đại diện cho đội mình để giới thiệu về những tranh mà đội mình đã chọn. 2.Theo dõi quá trình chơi: Cho trẻ chơi 1 lần. Người viết: Trần Thị Phương Thảo 38 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  40. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” Giáo viên cần theo dõi việc thực hiện những hành động trong nhóm chơi. Cô giúp đỡ các nhóm để việc thảo luận của trẻ được tiến hành có kết quả. 3.Nhận xét – đánh giá: - Việc thực hiện của từng nhóm chơi. - Những thành tích của nhóm đạt được trong trò chơi. - Những quan hệ của trẻ trong nhóm chơi. - Khen ngợi những nhóm chơi tốt, động viên khuyến khích những nhóm chơi chưa tốt. Trò chơi: TIẾP SỨC Nội dung GDMT: Tài nguyên 1. Mục đích – yêu cầu: Kiến thức: Củng cố mở rộng kiến thức về gió, các đồ vật nhẹ gió có thể thổi được và các đồ vật nặng gió không thể thổi được. Kỹ năng: Hình thành và phát triển năng lực chú ý, quan sát. Thái độ: Thái độ của trẻ với môi trường, trẻ biết thích nghi với thời tiết trong năm. Biện pháp chính: - Lựa chọn trò chơi học tập phù hợp nội dung GDMT. - Xây dựng môi trường phù hợp nội dung GDMT. - Tạo tình huống có vấn đề trong trò chơi học tập. - Sử dụng bài hát, bài thơ, câu đố phù hợp nội dung GDMT trong quá trình chơi trò chơi học tập. - Tổ chức linh hoạt nhóm chơi phù hợp trong quá trình chơi trò chơi học tập để GDMT. - Đánh giá kết quả chơi trò chơi học tập theo mục tiêu GDMT. 2.Chuẩn bị: - Những đồ vật mà gió không thổi hoặc thổi nhẹ không bay: bình hoa, cốc, sách, nồi, bát, - Những đồ vật mà gió thổi hoặc thổi nhẹ cũng bay: lá khô, bông, lông gà, tờ giấy - Hai bàn, hai rổ ( số lượng các đồ vật của hai rổ bằng nhau). - Địa điểm chơi (trong phòng hoặc ngoài sân). Người viết: Trần Thị Phương Thảo 39 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  41. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” - Trang phục của cô và cháu gọn gàng. 3.Tiến hành tổ chức cho trẻ chơi. Sau khi chuẩn bị môi trường chơi, cô cho cả lớp ngồi theo hình chữ U, tạo khoảng không ở giữa cho trẻ chơi. Cô giáo cùng trẻ trò chuyện về gió, khuyến khích trẻ đọc thơ về gió như bài “Giữa vòng gió thơm”. Cô giáo tạo ra tình huống chơi: “Sắp đến mùa đông lạnh giá, bác Gấu có rất nhiều đồ vật cần phải thu dọn trước khi nghỉ đông, bác cần phân loại một số đồ vật mà gió có thể thổi bay để bác cất vào nhà, các con giúp bác Gấu phân loại ra những đồ vật mà gió không thể bay và những đồ vật không thể thổi bay nhé. Vì rất nhiều đồ vật nên chúng ta sẽ thi đua xem đội nào nhanh hơn nhé”. Bước 1: Hướng dẫn trò chơi: Cô giáo giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi: - Luật chơi: Khi cô ra hiệu lệnh, hai đội thi đua chọn những đồ vật mà gió không thổi hoặc gió thổi nhẹ không bay. (Chọn những đồ vật mà gió thổi hoặc nhẹ cũng bay). Trong thời gian qui định, đội nào lấy được nhiều đồ vật hơn đội đó sẽ thắng. - Cô ra hiệu lệnh, hai trẻ đứng đầu của hai đội chạy lên rổ của đội mình để chọn đồ vật mà gió không thổi hoặc thổi nhẹ không bay (đồ vật mà gió thổi hoặc thổi nhẹ cũng không bay) đặt lên bàn của đội mình rồi chạy về cuối hàng để bạn tiếp theo lên chơi. Chơi đến khi cô ra hiệu lệnh thì cả hai đội cùng kết thúc. - Cô cho hai trẻ làm mẫu - Trẻ chơi: + lần 1: chọn hai đội (mỗi đội 5 trẻ), mỗi đội đứng thành hàng dọc, yêu cầu cả hai đội chọn những đồ vật mà gió không thổi hoặc thổi nhẹ không bay. + Lần 2: Luân phiên trẻ chơi, thay đổi yêu cầu, yêu cầu cả hai đội chọn những đồ vật mà gió thổi hoặc thổi nhẹ cũng bay. Bước 2: Theo dõi quá trình chơi Cần theo dõi việc thực hiện những hành động chơi. Trẻ nào làm sai, cô yêu cầu sửa lại cho đúng. Theo dõi việc thực hiện luật chơi - nếu có sai phạm: + Giải thích lại luật chơi cho trẻ. Người viết: Trần Thị Phương Thảo 40 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8
  42. Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” + Theo dõi mối quan hệ của trẻ trong tập thể chơi: đoàn kết, vui vẻ, không chen lấn xô đẩy Tuân theo những qui định chung. + Động viên khuyến khích trẻ chơi. Bước 3: Nhận xét – đánh giá: - Việc thực hiện và nắm vững luật chơi. - Những thành tích của trẻ trong trò chơi. - Thái độ của trẻ đối với môi trường, cụ thể là biết thích nghi với thời tiết trong năm. - Những quan hệ của trẻ trong nhóm chơi. - Khen ngợi những trẻ chơi tốt, đoàn kết. Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2011 Người thực hiện Phương Hà Quỳnh Người viết: Trần Thị Phương Thảo 41 Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8