Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục tích cực "Sây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực"

doc 9 trang hapham 2370
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục tích cực "Sây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_tich_cuc_say.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục tích cực "Sây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực"

  1. ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC “ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN- HỌC SINH TÍCH CỰC Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện :
  2. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 3 II./ CƠ SỞ LÍ LUẬN 3 III. CƠ SỞ THỰC TIỄN 3 IV./ NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP 4 V/ KẾT QUẢ 7 VI/ KẾT LUẬN 7 VII/ ĐỀ NGHỊ 7
  3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC “ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN- HỌC SINH TÍCH CỰC ” I. ĐẶT VẤN ĐỀ Yếu tố quyết định thành công của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là lòng quyết tâm, nhận thức đầy đủ, tinh thần trách nhiệm cũng như năng lực, biện pháp giáo dục ngày càng được nâng cao và sự huy động tham gia tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm đạt được mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả; đồng thời phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. Các biện pháp giáo dục tích cực mang lại nhiều lợi ích mong muốn cuả học sinh, giúp các em có tâm trạng vui vẻ lúc ở nhà, tinh thần thoải mái khi đến trường học tập và vui chơi đạt kết quả tốt. Tinh thần thoải mái làm cho các em thân thiết với mọi thành viên trong gia đình, thân thiện với bạn bè và trường lớp, vui vẻ, yêu thích đến trường và tích cực học tập. II./ CƠ SỞ LÍ LUẬN Trong thời kỳ đất nước hội nhập quốc tế, chúng ta đang dần đến nền kinh tế tri thức , đó là nơi đòi hỏi học sinh cần có những kĩ năng tư duy bậc cao, tự tin phát triển năng lực của mình, từng bước sử dụng có hiệu quả công nghệ dạy học tiên tiến để đổi mới phương pháp dạy học, để yêu cầu trên đạt kết quả hiện thực cần phải có những biện pháp tích cực trong việc xây dựng mô hình đó là : “Trường học thân thiện - Lớp học thân thiện”. Phong trào thi đua “ Xây dựng Trường học thân thiện – học sinh tích cực” phát động nhằm xây dựng trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Các thầy cô giáo phải thân thiện trong giảng dạy, thân thiện trong đánh giá học sinh kết quả học tập và rèn luyện cuả học sinh, công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm cuả nhà giáo. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực cuả học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh hứng thú học tập, biết rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó đặc biệt là phát huy khả năng tự tìm hiểu, khám phá, tư duy sáng tạo. Vì thế ta có thể nói: Để kết quả của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt hiệu quả thì các biện pháp giáo dục tích cực cần được quan tâm, cụ thể hóa; trong đó các biện pháp giáo dục tích cực để xây dựng mô hình lớp học thân thiện, trường thân thiện từ cơ sở là điều cần thực hiện. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực chính là sự cụ thể hóa của yêu cầu “Dạy tốt, học tốt” mà chúng ta đã tiến hành thực hiện trước đây, tuy nhiên trong hoàn cảnh hiện nay dạy tốt không chỉ là hoạt động của các cá nhân giáo viên, mà còn là hoạt động của tập thể thầy cô, là sự tham gia của gia đình,
  4. đoàn thể vào quá trình sư phạm, là tạo môi trường thân thiện cho các em. Dạy tốt không chỉ là nói cho các em nghe, chỉ cho các em làm mà còn là tạo điều kiện để các em nói, để các em tự đề xuất việc mình cần làm và tự làm . Dạy tốt không chỉ có các thầy cô là người dạy, mà chính các em, qua các hoạt động tích cực trong học tập, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội mà tự giúp nhau trưởng thành, tự rèn luyện. Các em không chỉ là đối tượng cần được giáo dục mà thông qua hoạt động tích cực của các em, các em chính là những người nuôi dưỡng và phổ biến văn hóa dân tộc, truyền thống cách mạng của đất nước. Các biện pháp giáo dục trước đây đã cho thấy những mặt hạn chế là chưa phát huy được tính tích cực và sự hứng thú học tập cho học sinh.Qua ba năm 2008-2009, 2009-2010, 2010-2011 hưởng ứng phong trào thi đua “ Xây dựng Trường học thân thiện – học sinh tích cực”, ngay từ đầu đợt phát động, cùng những kinh nghiệm được tích lũy qua phong trào “ dạy tốt học tốt” trước đây, tôi đã có thêm hành trang tự tin để chỉ đạo đổi mới dạy học áp dụng các biện pháp tích cực nhằm tạo mô hình lớp học thân thiện ở trường tôi, phát huy cao nhất khả năng tích cực, chủ động và vốn sống của học sinh. Thực trạng tại Trường tôi là một trường có nhiều khó khăn như điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường thiếu, các em học sinh của địa phương đặc thù là vùng thuần nông điều kiện kinh tế khó khăn cho nên còn nhiều hạn chế về tinh thần , vật chất vì vậy người giáo viên cần phải chủ động, sáng toạ tìm các biện pháp tích cực để giúp đỡ các em có được sự tự tin về bản thân, sự hứng thú chủ động trong học giúp các em từng bước hoàn thiện để phát triển những kĩ năng cần thiết mà xã hội yêu cầu. Từ đó, tôi đã chủ động, mạnh dạn đề ra những biện pháp tích cực để xây dựng hình thành mô hình thân thiện-tích cực trong trường học vào thực tế trong quá trình giảng dạy. IV./ NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP 1. Nội dung * Xây dựng môi trường ,trường học thân thiện: bảo đảm các lớp học an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn. Học sinh tích cực tham gia tạocảnh quan lớp học, giữ gìn vệ sinh lớp học và cá nhân. * Giảng dạy tích cực: Các thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Hiệu quả dạy và học ngày càng cao. * Rèn luyện kỹ năng học, sinh hoạt theo nhóm và kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống bằng trò chơi học tập tích cực. * Hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh qua các tiết sinh hoạt tập thể lớp thân thiện. * Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và anh hùng cách mạng 2/ Những giải pháp a) Xây dựng môi trường lớp học thân thiện:
  5. Một trường học thân thiên thì kiến trúc của toàn bộ trường học cũng cần được thiết kế phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lý học sinh.Cảnh quan và môi trường trong trường cũng cần được quan tâm khi thiết kế để tạo một môi trường thân thiện và an toàn cho học sinh khi ra chơi và các hoạt động ngoài trời. b) Giảng dạy tích cực: Muốn tạo môt mô hình thân thiện ngay trong lớp học một cách hiệu quả nhằm mang lại những điều tốt nhất cho học sinh, phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp giảng dạy tích cực áp dụng Phương pháp giảng dạy theo hướng “Lấy người học làm trung tâm” thực sự là phương pháp giảng dạy “thân thiện” với người học vì người ta quan niệm người thầy chỉ là người tổ chức và trợ giúp hoạt động tiếp thu kiến thức cho học trò. Học trò thực sự là nhân vật trung tâm trên lớp học. Người thầy là người nêu vấn đề và cùng học trò tranh luận cho tới khi học trò hiểu thấu đáo vấn đề đó. Học sinh có thể được thầy cô giao cho các bài tập làm chung theo nhóm để các em có cơ hội cùng nhau chia sẻ và đóng góp kiến thức của cá nhân mình cho nhóm. Người thầy cũng có thể nêu trước vấn đề và cho học trò về nhà tự nghiên cứu , tìm tòi để đến buổi học trên lớp sau đó học trò thảo luận và tranh luận với nhau trong cặp và trong nhóm. Việc tranh luận đó sẽ giúp các em hiểu sâu hơn và nhớ nhanh hơn vì các em được tiếp thu kiến thức một cách chủ động, thoải mái. Phương pháp giảng dạy này đã tạo nên nhu cầu tự học tự nghiên cứu bên ngoài lớp học và rèn luyện cho người học thói quen đào sâu suy nghĩ về một vấn đề nào đó. Dần dần học trò sẽ hình thành thói quen suy nghĩ một cách chủ động, độc lập sáng tạo và biết chia sẻ những suy nghỉ của mình với người khác. c ) Học tập tích cực: Phần lớn học sinh THCS còn chưa xác định rõ ràng mục đích việc học tập là gì. Trong thực tế hiện nay, không ít em còn học là do bị ép buộc hoặc học chỉ để thầy cô, cha mẹ vui lòng Điều đó cho thấy nhận thức và nhu cầu học tập của học sinh còn chưa cao, các em sẽ dễ dàng nhàm chán, không hứng thú đến trường nếu như trong quá trình dạy học, giáo viên không nắm rõ đặc điểm tâm lí của học sinh và không thay đổi cách thức dạy học của mình ở từng bài, từng tiết học. Thực trạng đó cho thấy: giáo viên chúng ta cần phải đổi mới cách thức dạy học, phải cần có các biện pháp cụ thể để xây dựng được môi trường thân thiện ngay trong lớp học, làm sao để tạo cho học sinh sự hứng thú, có nhu cầu nhận thức và chủ động tích cực trong việc học tập của mình. d) Rèn luyện kỹ năng học, sinh hoạt theo nhóm: Nhóm tích cực và trò chơi học tập tích cực. * Nhóm tích cực: Với phương pháp nhóm tích cực mới cần hướng tới là làm sao cho các em phát huy hết khả năng học tập theo hướng tích cực chủ động, sáng tạo các em phải tự bộc lộ mình, tự tìm tòi, tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới và
  6. theo tôi thông qua cách làm việc theo nhóm ở một số hoạt động thậm chí khi học sinh đã nắm được cách làm việc theo nhóm thì các em có điều kiện hợp tác trao đổi, tự học lẫn nhau và có trách nhiệm với các thành viên trong nhóm. Ở trường tôi, để học sinh có điều kiện hợp tác trao đổi giúp đỡ lẫn nhau cùng giải quyết các nhiệm vụ tôi giao, dùng biện pháp tổ chức học nhóm như nhóm nhỏ, nhóm lớn. Khi làm việc theo nhóm tự các nhóm có quyền lựa chọn cách thực hiện nào tuỳ thích, sao cho khi nhóm trình bày phải đạt được yêu cầu . e) Hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh qua các tiết sinh hoạt tập thể lớp thân thiện. Trong giờ sinh hoạt cần tạo cho các em tâm thế thoải mái, không gây sức ép nặng nề đối với học sinh bằng những lời trách phạt, phê bình. Trong mỗi tiết sinh hoạt, tự nhận xét ưu, khuyết điểm bằng nhiều hình thức khác nhau như: Cán bộ lớp nhận xét, cá nhân tự nhận xét Bên cạnh đó, cũng cần tạo điều kiện cho học sinh bày tỏ những suy nghĩ của mình qua một tuần họcp. Qua đó, sẽ nắm được tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh mà có những biện pháp giáo dục phù hợp. Cũng trong tiết sinh hoạt , cũng cần đưa ra những yêu cầu, nội dung về rèn luyện đạo đức, học tập rồi tổ chức cho học sinh thảo luận lập kế hoạch hành động cụ thể. Nhận xét và chọn những hành động thiết thực để các em thực hiện. Sau mỗi tuần, hoặc thời gian quy định,cần cho học sinh tự nhận định, đánh giá lại những việc đã làm được và chưa làm được so với kế hoạch , từ đó rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn. *Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và anh hùng cách mạng qua tủ sách của nhà trường và các câu chuyện kể: Về các gương anh hùng dân tộc , các địa danh lịch sử hình thành lòng tự hào truyền thống dân tộc. g) Thường xuyên củng cố các mối quan hệ thân thiện : Việc thay đổi phương pháp giảng dạy theo đường hướng “Lấy người học làm trung tâm” giúp các thầy cô có được mối quan hệ thân thiện với học sinh vì học sinh được xem là nhân vật trung tâm của quá trình giáo dục. Các em được tôn trọng và được tự do bày tỏ ý kiến cá nhân mình. Mối quan hệ thầy trò sẽ gần gũi hơn, thoải mái hơn. Người thầy cần học cách lắng nghe ý kiến của học sinh và biết chấp nhận những ý kiến “đối lập” và cũng có thể hoàn thiện kiến thức thêm nhờ tranh luận với học trò Mối quan hệ giữa các học trò không chỉ là sự kết bạn cùng sở thích riêng như ở các trường học hiện nay mà còn là mối quan hệ chia sẻ kiến thức trong nhóm khi thảo luận trên lớp và các hoạt động theo nhóm ngoài lớp học khi cùng làm một bài tập sưu tầm hay nghiên cứu nhỏ ngoài lớp học. Mối quan hệ giữa học trò sẽ thân thiện hơn, gắn bó hơn do các em tham gia các hoạt động không
  7. chỉ vui chơi giải trí mà còn học tập với nhau, chia sẻ công việc và tri thức cùng với nhau. V/ KẾT QUẢ Qua việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, tôi nhận thấy không khí trong các tiết học ở các lớp năm nay khác hẳn so với những năm học trước. Học sinh luôn học tập với tâm trạng hồ hởi, thích thú, các em tỏ ra say mê và tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Dựa vào kết quả học tập cho thấy, các em có sự tiến bộ rõ rệt trong học tập, số lượng học sinh giỏi và tiên tiến tăng, học sinh trung bình giảm. Cụ thể học sinh khá giỏi 35%, học sinh trung bình 50%, học sinh yếu 15%. Năm học 2009-2010, 2010-2011 có học sinh giỏi đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh. Các em học sinh ngày càng năng động hơn, tư duy của các em phát triển hơn nhiều so với đầu năm. Ngoài ra, các em còn biết lập cho mình những kế hoạch học tập ở lớp, ở nhà và cả kế hoạch giúp đỡ những bạn học chậm. - So với đầu năm học những học sinh thụ động nhút nhát, lười học, ỷ lại các em đã dần mạnh dạn hơn, tự tin hơn, thân ái mạnh dạn giao tiếp với bạn bè. Trong các giờ học, các em đã có ý kiến phát biểu với thầy cô, với bạn bè. - Mối quan hệ bạn bè trong lớp ngày càng tốt đẹp hơn, các em luôn biết quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ nhau trong học tập. VI/ KẾT LUẬN Trong tình hình hiện nay, với xu hướng đổi mới giáo dục, thiết nghĩ đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề vô cùng quan trọng. Chính việc vận dụng những phương pháp dạy học tích cực đã giúp tôi “xây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực” đạt hiệu quả qua . Trong quá trình vận dụng những phương pháp dạy học tích cực này, sự say mê học tập và những tiến bộ rõ rệt của học sinh chính là nguồn động lực thúc đẩy tôi luôn nỗ lực và phấn đấu không ngừng. Việc áp dụng giảng dạy theo hướng chuyên môn hóa đã tạo mọi nhiều thuận lợi cho người giáo viên nắm bắt được các đối tượng học sinh. Từ đó sẽ vận dụng những phương pháp dạy học tích cực sao cho phù hợp, từng bước uốn nắn và tạo điều kiện để các em khắc phục những mặt còn tồn tại đồng thời giúp các em phát huy tối đa khả năng của bản thân. VII/ ĐỀ NGHỊ +Nên cụ thể hóa các tiêu chí cuộc vận động thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” đối với nhà trường, lớp học và từng đối tượng giáo viên, học sinh. +Trong sơ, tổng kết cuộc vận động thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” nên mạnh dạn nêu các gương điển hình thực hiện tốt cuộc vận động để làm gương tiêu biểu cho các trường, các cá nhân GV, HS noi gương thực hiện.
  8. +Cuộc vận động thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” cần được triển khai rộng rãi đến toàn xã hội để tranh thủ sự đồng tình, đồng thuận và sự hỗ trợ của xã hội trong các hoạt động của ngành giáo dục. Ngµy 20/ 05 / 2011 Ng­êi viÕt Phan ThÞ Lµn