Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực trong các hoạt động của trẻ 3-4 tuổi - Vũ Thị Kim Oanh

pdf 26 trang hapham 3760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực trong các hoạt động của trẻ 3-4 tuổi - Vũ Thị Kim Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_phat_huy_tinh_ti.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực trong các hoạt động của trẻ 3-4 tuổi - Vũ Thị Kim Oanh

  1. TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực trong các hoạt động của trẻ 3-4 tuổi Tên tác giả: Vũ Thị Kim Oanh
  2. MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1. Lý do chọn đề tài 2 1.1 Cơ sở lý luận 2 1.2 Cơ sở thực tiễn 3 1 Thực trạng của vân đề: 3 1.1. Trẻ sinh non tháng hoặc sức khỏe yếu 3 1.2. Cảm giác sợ hãi 3 1.3. Kỹ năng nói kém 3 1.4. Trẻ bị tress 3 2 Thuận lợi – khó khăn 4 2.1. Thuận lợi : 4 2.2. Khó khăn : 4 2.2.1. Về phía trẻ 4 2.2.2. Về phía giáo viên: 4 2.2.3 Về phía phụ huynh 5 3. Biện pháp 5 3.1. Biện pháp 1. Xây dựng môi trường lớp học thân thiện, phù hợp để kích thích trẻ hoạt động tích cực. 5 3.2. Biện pháp 2: Luôn thay đổi, làm mới hình thức tổ chức hoạt động học 8 3.3. Biện pháp 3. Thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa 13 3.4. Biện pháp 4: Thiết kế nhiều hoạt động nhằm phát huy những thế mạnh ở mỗi cá nhân trẻ. 18 3.5. Biện pháp 5: Trẻ em thường bắt chước, noi gương rất nhanh, chính vì vậy tôi đã chọn hình thức nêu gương thưởng sao ngoan, bình chọn “ngôi sao của tuần” vào thứ sáu cuối tuần. 20 3.6. Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ 21 III. KẾT QUẢ: 22 IV. KẾT LUẬN 24 1. Bài học kinh nghiệm: 24 2. Khuyến nghị 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 1
  3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 3 - 4 TUỔI I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Cơ sở lý luận Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Sự nghiệp trồng người đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó ngành Giáo dục - Đào tạo giữ vai trò then chốt, chính vì vậy Đảng và nhà nước ta đã có những đường lối chính sách ưu tiên cho giáo dục phát triển. Và trong những năm gần đây, giáo dục mầm non ngày càng nhận được sự quan tâm một cách đặc biệt của toàn xã hội bởi xã hội đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của bậc học này với sự phát triển của con em mình nói riêng và với toàn xã hội nói chung “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” để có một ngày mai tươi sáng, thì ngay từ hôm nay, trẻ em cần phải được chăm sóc và giáo dục để phát triển một cách toàn diện. Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục Mầm Non có một vai trò đặc biệt quan trọng là nền tảng, là cơ sở cho giáo dục các bậc học sau này. Chính vì vậy mà mục đích của giáo dục Mầm non là nhằm hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam như: Sự khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối, giáo dục cho trẻ giàu lòng yêu thương, biết quan tâm nhường nhịn giúp đỡ những người gần gũi xung quanh, thật thà, lễ phép, hồn nhiên, trẻ biết yêu cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và tạo ra cái đẹp ở xung quanh. Đồng thời mục đích của giáo dục là nhằm phát triển ở trẻ trí thông minh, ham hiểu biết, phát huy được tính chủ động tích cực cho trẻ. Tuy nhiên từ lúc lọt lòng mẹ đến lúc trưởng thành thì trẻ em phát triển qua nhiều thời kỳ khác nhau. Mỗi thời kỳ này là sự tiếp theo của thời kỳ trước và chuẩn bị cho thời kỳ sau. Trẻ Mầm Non (0-6 tuổi) là thời kỳ đầu tiên của con người, phát triển rất đặc biệt với tốc độ phát triển rất nhanh về mọi mặt và là thời kỳ có vị trí quan trọng là đặt tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách mai sau. Chính vì vậy mà người lớn đặc biệt là người giáo viên mầm non và cũng chính là người dẫn dắt trẻ ở những bước chập chững đầu đời, phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi này để từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp cho tất cả các môn học để phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng mà mọi nền giáo dục hướng tới. Vậy ngay từ tuổi mầm non, trẻ cần phải được dạy như thế nào? Làm thế nào để trẻ phát huy được tính tích cực chủ động và phải có những chiến lược nuôi dưỡng, bồi đắp như thế nào, để hỗ trợ kịp thời sự phát triển trí tuệ, nhân cách, sớm giúp trẻ thành công? Vì thế việc rèn luyện cho trẻ có được một tính cách mạnh dạn, tự tin là rất quan trọng và cần thiết. Khi trẻ mạnh dạn, trẻ có thể tham gia vào các hoạt động tập thể. Khi trẻ mạnh dạn, trẻ có thể tự tin trước đám đông và tự xử lý các tình huống. Trẻ mạnh dạn khiến cha mẹ yên tâm và là tố chất thiết yếu cho những thành công của trẻ trong tương lai . 2
  4. 1.2 Cơ sở thực tiễn Trong thực tế khi đưa con tới trường, cha mẹ đều mong muốn con mình được phát triển một cách toàn diện, mạnh dạn, tự tin hơn trước đám đông. Đó là mong muốn chính đáng và cũng là mục tiêu của phương pháp dạy học mới của ngành mầm non. Không chỉ dạy trẻ kiến thức mà dạy trẻ kỹ năng sống, dạy trẻ biết cách xử lý chủ động trong các tình huống. Trên thực tế, số lượng trẻ tự kỷ, nhút nhát, kém mạnh dạn ngày càng nhiều, đa số trẻ chưa phát huy được hết tính tích cực, chủ động, sáng tạo , số lượng trẻ tự kỷ, nhút nhát, kém mạnh dạn ngày càng nhiều, điều đó đặt ra cho các cô giáo mầm non, nhất là các cô giáo dạy lứa tuổi mẫu giáo bé một nhiệm vụ nữa là làm thế nào giúp các bé mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với bạn bè và người lớn? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn tìm tòi, ứng dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi có cơ hội được thể hiện và tự khẳng định mình trong giao tiếp với cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh. Xuất phát từ đặc điểm trên tôi nhËn thấy nhiệm vụ quan trọng mà giáo viên cần phải giải quyết khi tổ chức các hoạt động không phải đơn giản là cung cấp kiến thức m phải làm sao để trẻ nói nên được ý kiến của trẻ và phải tạo cho trẻ thói quen suy nghĩ nhanh và biết bảo vệ ý kiến, tìm các cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề. Có như vậy mới thực sự giúp trẻ chủ động trong tư duy, mạnh dạn, tự tin điều này đã thúc đẩy tôi chọn đề tài :“ Một số biện pháp nh»m phát huy tính tích cực trong các hoạt động của trẻ 3- 4 tuổi ” II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : 1 Thực trạng của vân đề: Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ nhút nhát, kém tự tin, chưa phát huy được tính tích cực, cơ bản có một số nguyên nhân sau: 1.1. Trẻ sinh non tháng hoặc sức khỏe yếu Qua nhiều tài liệu mà tôi đã đuợc đọc cũng như qua thực tế chăm sóc – giáo dục trẻ, tôi nhận thấy những trẻ sinh non hoặc sức khoẻ yếu, hay đau ốm cũng thường kém mạnh dạn và ít hứng thú với những hoạt động mới, khả năng hòa đồng cũng chậm hơn những trẻ khác. 1.2. Cảm giác sợ hãi Lo lắng và sợ hãi là một trạng thái giúp chúng ta đối phó với những kinh nghiệm mới và tránh khỏi những nguy hiểm. Trẻ con có rất nhiều nỗi sợ hãi vì trí tưởng tượng của trẻ rất phong phú. 1.3. Kỹ năng nói kém Các nhà nghiên cứu đã kết luận, kỹ năng nói có liên hệ mật thiết đến sự nhút nhát và thiếu tự tin của con người. Đứa trẻ không thể tự tin và thể hiện nhu cầu mong muốn của mình với người lớn. 1.4. Trẻ bị tress Mọi người thường nghĩ rằng trẻ con đầy niềm vui và vô tư. Thật ra, trẻ dù nhỏ nhưng cũng những mối lo lắng và đôi khi bị tress, có thể do những nguyên nhân từ bên ngoài, từ gia đình, bè bạn hay ở lớp học, hoặc từ chính cơ thể trẻ. Có thể nhận ra trẻ bị tress qua những biểu hiện hàng ngày, những thay đổi hành vi trong thời gian ngắn, chẳng hạn như mút tay, xoắn tóc, ngoáy mũi, hay thậm chí 3
  5. là tè dầm. Một số trẻ lại bị những ảnh hưởng về thể chất như nhức đầu hoặc một căn bệnh nào đó. Tress có thể làm trẻ lãnh đạm hoặc hung dữ hơn, nhưng đôi khi cũng lãnh đạm và nhút nhát hơn. Một lý do nữa cũng tương đối phổ biến là việc trẻ em ngày nay được bảo bọc quá kỹ khiến trẻ đánh mất sự tự tin về khả năng của bản thân. 2 Thuận lợi – khó khăn 2.1. Thuận lợi : Lớp được nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhu cầu học tập, vui chơi của các bé theo hướng đồng bộ và hiện đại. Đa số phụ huynh có trình độ học vấn, hiểu biết và rất quan tâm đến con, luôn mong muốn cho bé được sống trong môi trường an toàn, chan chứa tình yêu thương. Lớp có 4 giáo viên, có trình độ chuyªn m«n và nắm vững phương pháp bộ môn, đã có kinh nghiệm nhiều năm dạy trẻ. Cả 4 cô đều ham học hỏi tìm tòi sáng tạo để thu hút trẻ trong giờ học cũng như trong mọi hoạt động trong ngày. Ban giám hiệu vững về chuyên môn, luôn sát sao chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chuyên môn. 2.2. Khó khăn : 2.2.1. Về phía trẻ Đa số trẻ trong lớp lần đầu tiên đến trường nên chưa có nền nếp học tập. Tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng hoà nhập không đồng đều. Một số bé còn nhút nhát, một số bé đi học chưa đều, do sức khoẻ hoặc hạn chế về thể chất như bé: Ngọc Linh, Minh Chiến, An Khánh, Hồng Minh, Đức Minh, Đức Khiêm, Đức Anh, Xuân Đăng. Một số bé lại quá hiếu động hay đánh bạn như cháu Khoa Nam, Nguyên Tùng , Đức Minh, Nhật Nam nên cũng ảnh hưởng tới việc cung cấp kiến thức trong quá trình học. Hơn nữa tâm lý trẻ mẫu giáo bé còn chưa ổn định, ở lứa tuổi này bé đang trải qua “Thời kì khủng hoảng tuổi lên ba” tính độc lập bắt đầu xuất hiện ở trẻ, nhu cầu muốn khẳng định mình là rất lớn, trẻ muốn cái gì cũng dành về mình, do đó tính ích kỉ càng có dịp phát triển. Thực trạng: Qua khảo sát đầu năm trên trẻ về nhận thức và tính tích cực chủ động của trẻ, kết quả thu được cho thấy nhiều vấn đề đáng quan tâm : Nội dung Tổng Tốt Khá Trung Yếu số bình cháu SL % SL % SL % SL % Khả năng tập trung chú ý 9 20,5 12 27,2 14 31,8 9 20,5 trong giờ học 44 Trẻ mạnh dạn, tích cực 8 18,2 11 25 14 31,8 11 25 tham gia các hoạt động Trẻ biết cách giải quyết 5 11.4 10 22,7 15 34,1 14 31,8 các tình huống. (Bảng khảo sát đầu năm – Tháng 9) 2.2.2. Về phía giáo viên: 4
  6. Trong thực tế giáo viên đôi lúc còn thiếu chủ động trong việc giảng dạy, còn phụ thuộc quá nhiều vào tài liệu, vẫn còn nặng việc cung cấp kiến thức chưa chú trọng đến việc phát huy được tính chủ động tích cực, nên có phần hạn chế tính mạnh dạn, tích cực chủ động của trẻ trong các giờ học. 2.2.3 Về phía phụ huynh Một số phụ huynh cho rằng cứ lo cho con đầy đủ, chiều chuộng theo ý thích của con, còn việc dạy dỗ thì phó mặc cho giáo viên. Mặc dù rất quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh là công chức nhà nước nên ít có thời gian dành cho con, phần lớn đều nhờ cậy ông bà và người giúp việc, vì vậy việc thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn. Từ những nguyên nhân trên và từ thực tế đã áp dụng tại nhóm lớp của mình, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm phát huy được tính tích cực trong các hoạt động ở trẻ mẫu giáo bé. 3. Biện pháp 3.1. Biện pháp 1. Xây dựng môi trường lớp học thân thiện, phù hợp để kích thích trẻ hoạt động tích cực . Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và góp phần hình thành mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí xắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ cao và kích thích tính tích cực của trẻ. Cụ thể các mạng hoạt động: Bản chủ đề, các góc mở, các góc hoạt động, tất cả các giá đồ chơi vừa tầm của trẻ, các nguyên vật liệu để ở trạng thái mở, dễ lấy, dễ cất. Trong mỗi góc chơi tôi thiết kể mảng mở, các mảng mở tôi thường làm bằng nhựa trong hoặc thảm gai trong đó có các sản phẩm do chính tay trẻ làm để gài vào làm tranh trang trí cho góc đó, để kích thích tính chủ động sáng tạo của trẻ. Sắp xếp đồ dùng chơi ở các góc 5
  7. Mảng tưởng mở cho trẻ hoạt động Bên cạnh đó chúng tôi cũng xây dựng qui ước với trẻ về qui định trong lớp học và giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp. Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay khi đón trẻ vào năm học mới. Chúng tôi qui ước với trẻ cách lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định, hay qui định với trẻ về cách giao tiếp trong khi chơi, không la hét quá to, không chạy nhảy xô đẩy nhau, có sự giao tiếp thân mật trong các vai chơi, các bạn trai nhường nhịn các bạn gái, cùng tham gia vào các vai chơi vui vẻ, không tranh giành đồ chơi của nhau và biết giúp đỡ bạn trong quá trình chơi Nội quy góc chơi 6
  8. Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các góc, các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích thú. Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán dạy trẻ biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ khi chơi. Đồ chơi trẻ làm cùng cô được sử dụng trong góc bán hàng Cô và trẻ cùng làm đồ chơi trang trí lớp 7
  9. Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, chúng tôi còn thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp tràn ngập yêu thương, cô giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có thể an tâm chia sẻ những thắc mắc, băn khoăn cũng như những “bức xúc” rất trẻ con của mình. Trẻ biểu diễn ở góc âm nhạc Như vậy tạo môi trường lớp đẹp, thân thiện ở trong mỗi góc chơi, nhóm chơi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên muốn rèn trẻ cá biệt yếu kém hoặc củng cố kỹ năng cho trẻ.Từ đó giúp trẻ phát triển hơn về khả năng tưởng tượng sáng tạo từ đó trẻ mạnh dạn tự tin tham gia vào các hoạt động. 3.2. Biện pháp 2: Luôn thay đổi, làm mới hình thức tổ chức hoạt động học Thu hút được sự chú ý của trẻ vừa dễ lại vừa khó vì trẻ rất hào hứng trước những điều mới lạ nhưng dễ chán với những gì quen thuộc. Vì vậy ở mỗi tiết học tôi luôn phải xác định rõ mục đích yêu cầu của từng thể loại dạy. Mà đặc biệt đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ rẻ ở lứa tuổi mẫu giáo bé ( 3-4 tuổi) khả năng chú ý, ghi nhớ chưa cao. Trẻ chỉ có thể tập trung tối đa 15 đến 20 phút, trẻ thường dễ chịu ảnh hưởng tác động từ bên ngoài, (ngồi không ngay ngắn trong khi học, mất trật 8
  10. tự, không kiềm chế các hoạt động cá nhân). Trong khi đó việc trẻ tập trung, ghi nhớ có chủ đích và hứng thú trong giờ hoạt động chung là rất quan trọng, vì đây là hoạt động giúp trẻ lĩnh hội một cách bài bản, đầy đủ và khoa học nhất các kiến thức đơn giản và vừa sức về các lĩnh vực phát triển khác nhau. Tôi nhận thấy rằng nếu không thay đổi, làm mới các biện pháp và hình thức dạy học khác nhau, trẻ sẽ không hứng thú trong giờ học và sẽ không đạt hiệu quả cao trong giờ dạy. Cùng với đó khả năng tiếp thu của trẻ cũng sẽ hạn chế và trẻ sẽ có phản ứng: Chán học, gây mất trật tự trong lớp học. Từ đó nghiên cứu các tài liệu, suy nghĩ thay đổi các hình thức vào bài sao cho sinh động, hấp dẫn bằng những câu nói nhẹ nhàng, nét mặt vui tươi, sử dụng các trò chơi tạo tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học, và tiết học xuyên suốt theo một chủ đề. Qua đó, giờ học trẻ nào cũng hào hứng, không gò bó mà vẫn đạt kết quả cao mà lại phát huy được tính tích cực của trẻ. Trẻ hăng hái giơ tay phát biểu trong giờ học VD1: Tiết toán: Day trẻ ghép tương ứng 1-1 ôn hình vuông, hình tam giác (Chủ đề bản thân). Với mục đích yêu cầu trẻ biết ghép tương ứng 1-1 và nhận biết nhanh hình vuông. Phần ổn định tổ chức: Tôi cho trẻ hát bài hát chiếc khăn tay, trò chuyện với trẻ về chiếc khăn tay và đồ dung cá nhân của trẻ. Phần ôn luyện nhận biết hình vuông, hình tam giác: Tôi cho trẻ nhận biết tên các hình thông qua trò chơi ảo thuật: Mỗi trẻ một chiếc khăn tay hình vuông, cho trẻ gấp chéo hình vuông được hình gì? - > (Trẻ nhận ra là hình tam giác), hay từ hình vuông gấp đôi chiếc khăn được hình chữ nhật, gấp đôi hình chữ nhật được hình vuông. Thông qua hình thức gấp khăn trẻ rất hứng thú và nhớ tên hình rất nhanh. Phần trò chơi luyện tập cô chia trẻ làm 2 đội một đội các bạn nam, 1 đội các bạn nữ cùng nhau thi xếp quần áo vào cho đúng bộ. 9
  11. (Trò chơi luyện tập: thi xem đội nào nhanh) VD 2: Bật ô (Chủ đề: Thế giới thực vật) Để cho tiết học thể dục không trở nên khô cứng, nhàm chán. Đồng thời không làm cho trẻ thấy mệt mỏi không thích tập, giáo viên có thể thay đổi hình thức vào bài: Cùng tham gia vào cuộc thi: “ Bé khoẻ, bé khéo, Đường lên đỉnh Olympia, lễ hội mùa xuân .” và xuyên suốt tiết học đó giáo viên tổ chức dưới dạng các trò chơi liên hoàn, khởi động, vượt chướng ngại vật, tăng tốc về đích. Để tăng sự hứng thú cho trẻ, giáo viên có thể thoát ly khỏi hình thức khởi động quen thuộc. Thay vào đó là những bài tập sôi động nhẹ nhàng nhưng cũng không tách rời mục đích chính của phần khởi động tôi có thể chọn một bản nhạc sôi động, sau đó cho trẻ đứng vào hàng để tập bài tập xoay các khớp: cổ tay, khuỷu tay, lắc hông, đầu gối, cổ chân Đối với giai đoạn cuối năm, cô có thể cho trẻ tự tìm vị trí đứng cho mình sao cho mỗi bạn cách nhau 2 ô gạch. Điều này giúp trẻ phát triển tính tích cực, tự giác trong quá trình tham gia tập luyện. Cô vẫn giữ vai trò chỉ huy hô mệnh lệnh cho trẻ tập để đảm bảo mức độ vận động của mỗi động tác không quá sức với trẻ. Tương ứng với các nội dung của tiết học thể dục: Khởi động, trọng động (Bài tập phát triển chung, bài tập vận động cơ bản), trò chơi, hồi tĩnh. Ngoài ra, cô có thể sưu tầm các bài hát mới lạ để làm nhạc nền cho trẻ tập thể dục. Đồng thời sau buổi tập cô thưởng cho trẻ huy chương vàng, hộp quà cho 2 đội hay vòng nguyệt quế. 10
  12. Giờ vận động: Bật ô Trẻ được thưởng huy chương sau giờ học * VD 3: Trong giờ văn học: Để thu hút, lôi cuốn trẻ vào giờ học tôi lựa chọn các hình thức tổ chức phù hợp, hấp dẫn như qua tổ chức hội thi: “Bé yêu thơ”; câu đố, tham quan và đặc biệt là chọn những hình ảnh thật, đẹp và những nhân vật ngộ nghĩnh, hóa thân vào các nhân vật trong tác phẩm, dùng các thủ thuật khác nhau để dẫn dắt vào bài chuyển hoạt động một cách linh hoạt để gây hứng thú cho trẻ. Trong quá trình dạy trẻ đọc thơ tôi đưa các hình thức đọc khác nhau: Đội đọc thơ các bạn khác làm ban giám khảo. Đọc to – nhỏ, đọc nhanh – chậm, đọc theo dấu tay cô Đặc biệt việc đọc thơ trên nền nhạc giúp trẻ điều chỉnh âm lượng của trẻ tốt nhất không cần đến sự can thiệp của giáo viên đồng thời trẻ lại cảm thụ bài thơ về nhịp, nội dung chuyển tải của bài thơ nhanh nhất. Các bé thi đua đọc thơ giữa các tổ 11
  13. Với từng bài dạy, thể loại tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có tính lôgic, để đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi theo phương châm: “Lấy trẻ làm trung tâm” để phát huy trí tưởng tượng, những cảm xúc của trẻ, tình liên hệ thực tiễn, sáng tạo phù hợp với từng nội dung của bài mà trẻ không bị áp đặt một cách gò bó. Qua đó phát huy được tính tích cực chủ động của trẻ. VD như trong một tiết kể chuyện : “Nàng tiên của mùa xuân” tôi trang trí lớp học theo một không gian cổ tích, có gốc cây cổ thụ, có lâu đài cùng với bụi chuối, có ngôi nhà. Có nàng tiên. Trẻ rất bất ngờ khi lạc vào không gian cổ tích . Sau đó cho trẻ trò chuyện cùng nàng tiên về mừa xuân và dẫn dắt vào câu chuyện. Trong tiết học ngoài cô kể kết hợp cho trẻ tri giác Powerpoint và đàm thoại với trẻ về nội dung chuyện qua đó tôi thấy giờ học trẻ rất sôi nổi. Vui quá! Trẻ được trò chuyện cùng nàng tiên Tổ chức tiết học dưới hình thức học theo nhóm là một hình thức học rất tích cực, tạo cho trẻ nhiều cơ hội hoạt động, giúp trẻ phát huy được tinh thần hợp tác, tương trợ lẫn nhau, rèn cho trẻ ý thức tập thể, biết chia sẻ những ý kiến, kinh nghiệm của mình với các bạn, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của bạn khác , quan trọng hơn cả học theo nhóm đem lại nhiều niềm vui, hứng thú cho trẻ. Hình thức học theo nhóm có thể áp dụng trên tất cả các tiết học. VD: Trong tiết học tạo hình : Nặn chiếc vòng (theo đề tài) Cho trẻ tạo nhóm, cô phát cho mỗi nhóm một hộp quà trong có chiếc vòng, yêu cầu trẻ quan sát trao đổi thảo luận trong nhóm sau đó từng nhóm lên giới thiệu chiếc vòng của đội mình, các bạn nhóm khác cùng nhận xét những đặc điểm nổi bật của chiếc vòng (trên cơ sở định hướng của cô giáo). Cho các nhóm nêu lên ý tưởng của mình và về nhóm thực hiện bức tranh chung (trẻ hoạt động trên nền nhạc). Khi hoàn thành, các nhóm tự lên treo sản phẩm và giới thiệu sản phẩm của mình. Các bạn nhóm khác có thể đặt câu hỏi hoặc cho ý kiến nhận xét, đánh giá bức tranh của nhóm bạn. 12
  14. Trẻ về nhóm và cùng nhau nặn chiếc vòng Bé Trần Minh Anh lên giới thiệu sản phẩm của mình. Đây là một số hình thức học mà tôi đã áp dụng tại lớp mình nhằm phát huy tối đa tính tích cực hoạt động của trẻ. Sau khi áp dụng biện pháp này, tôi nhận thấy trẻ ở lớp tôi đã chú ý, hứng thú hơn trong giờ học, đặc biệt có một số cháu trước đây còn khóc khi vào lớp thì nay đã thích đi học và rất hào hứng trong giờ học. 3.3. Biện pháp 3. Thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa Có thể nói các hoạt động ngoại khóa đặc biệt là việc tổ chức hiệu quả các ngày hội ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục hiệu quả và sinh động nhất, giúp trẻ được trải nghiệm các cảm xúc tích cực. Thông qua đó trẻ được học và chia sẻ những mong muốn của trẻ với cô giáo, bạn bè và cha mẹ. Với quan điểm như vậy nên tôi thống nhất với các cô giáo và ban phụ huynh lớp từ đầu năm học lên kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho các con. Tôi đặc biệt chú ý đến các ngày lễ hội: Ngày 20/10, ngày Tết Trung Thu, Noel, Tết Nguyên Đán, ngày 8/3, sinh nhật tháng của trẻ, với mỗi ngày hội chúng tôi cố gắng sử dụng một hình thức tổ chức 13
  15. riêng như tổ chức trong lớp, dưới sân trường hay ngoài công viên nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động. Ví dụ: Ngày 20/10- ngày phụ nữ Việt Nam Trước ngày tổ chức lễ hội chúng tôi cùng trẻ trò chuyện về ý nghĩa ngày hội, đưa ra ý định, hình thức tổ chức và thăm dò ý kiến của trẻ về món quà tặng bà và mẹ và thường tổ chức ở trên lớp. Nhưng năm nay chúng tôi tổ chức cho trẻ ngày hội của bà của mẹ và kết hợp mừng sinh nhật các bạn tháng 10 tại công viên Nghĩa Đô Trong buổi trẻ được nói lên những cảm xúc của mình, và nói lên được những lời chúc về bà, mẹ, về cô giáo và chúc các bạn sinh nhật trong tháng. Cô trò chuyện với trẻ để trẻ nói về ý nghĩa của ngày hội Các bé chia sẻ những cảm xúc trong ngày 20-10 Cùng trẻ trang trí giấy mời bà và mẹ với lời đề từ ấn tượng: ‘‘ Để được quan tâm chia sẻ, để được yêu thương và hiểu các con nhiều hơn kính mời bà và mẹ bé tới dự ngày hội 20/10 và sinh nhật các bạn trong tháng do lớp C4 tổ chức”. 14
  16. Trẻ trang trí bưu thiếp. Và còn rất nhiều các hoạt động ngoại khóa chúng tôi đã tổ chức cho các con như: Ngày Tết Trung thu, ngày Noel, các buổi dã ngoại mỗi hoạt động một hình thức phong phú khác nhau nhưng đều hướng tới một mục đích chung đó là giáo dục trẻ cách thể hiện tình cảm, các con có nhiều bạn thân hơn, biết nhường nhịn và quan tâm đến bạn bè. Qua mỗi lần tổ chức tôi thấy các bé em của lớp mình dường như lớn hơn, chững chạc hơn và phát huy tính tích cực chủ động của trẻ. 15
  17. Buổi dã ngoại Viện bảo tàng dân tộc học. Các bé được quan sát và trò chuyện về công việc của các cô làm vườn trong công viên Cầu Giấy Các bé giao lưu cùng với ông già Noel 16
  18. Với trẻ mầm non khả năng giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi dễ dàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới, và những đòi hỏi mới của hoạt động học tập. Ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp trẻ tránh được những xung đột không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè. Để phát huy được khả năng đó của trẻ ngoài các hình thức tổ chức tại lớp chúng tôi còn cho trẻ giao lưu giữa các lớp trong khối mẫu giáo bé với nhau VD: Thi kéo co giữa các lớp mừng xuân Giáp Ngọ . Lớp C2 và C4 Thi cắm hoa ngày 8/3 giữa các lớp trong khố. 17
  19. Trẻ vui mừng khi đã hoàn thành sản phẩm. 3.4. Biện pháp 4: Thiết kế nhiều hoạt động nhằm phát huy những thế mạnh ở mỗi cá nhân trẻ. Mỗi trẻ đều có những mặt mạnh và những mặt khiến trẻ kém tự tin. Từ bước đầu khảo sát trẻ cũng như thông qua quá trình chăm sóc trẻ, giáo viên có thể nắm được những mặt mạnh của trẻ. Hãy cố gắng thiết kế những hoạt động để trẻ có thể phát huy tối đa thế mạnh đó của mình. Khi trẻ tự tin và được khen ngợi, trẻ sẽ dám thử bước vào lĩnh vực kém tự tin hơn và thể hiện được tính tích cực của mình trong nhiều hoạt động khác nhau. Bé Đức Khiêm tích cực tham gia dán hoa mai cùng bạn. VD: Lớp tôi có một vài cháu khả năng vẽ còn yếu, như cháu Vũ Giang, Đức Khiêm bởi vậy các cháu không thích tham gia hoạt động này. Tuy nhiên, các cháu lại rất thích dán hình và nặn. Chúng tôi đã tổ chức nhiều buổi chơi, nghĩ ra nhiều đề tài để các cháu có cơ hội thể hiện khả năng của mình. Kết hợp với gấp hình, chúng tôi cho các cháu sử dụng bút, màu để tô điểm thêm cho tác phẩm của mình. Dần dần, các cháu cũng thích thú hơn với hoạt động tô màu và vẽ hơn 18
  20. Bé tô màu trang phục Một số trẻ có khả năng định hướng tốt, chúng tôi lại khuyến khích trẻ làm mẫu trong trò chơi “Bịt mắt đánh trống”. Những trẻ có khả năng ngôn ngữ, cảm thụ âm nhạc tốt, chúng tôi lựa chọn trẻ thể hiện bằng cách đọc thơ hoặc biểu diễn văn nghệ cho cả lớp. Bé say sưa thể hiện khả năng ca hát Qua việc thực hiện biện pháp này tôi nhân thấy, khi được tham gia những hoạt động phù hợp mà trẻ có thế mạnh sẽ kích thích trẻ hứng thú hoạt động, tăng cường tính mạnh dạn cho trẻ và khiến trẻ tự tin hơn vào bản thân. 19
  21. 3.5. Biện pháp 5: Trẻ em thường bắt chước, noi gương rất nhanh, chính vì vậy tôi đã chọn hình thức nêu gương thưởng sao ngoan, bình chọn “ngôi sao của tuần” vào thứ sáu cuối tuần. Động viên khích lệ là một biện pháp cơ bản trong mọi hoạt động của mầm non. Sự tán thưởng khiến trẻ hiểu rằng việc trẻ làm là đúng. Đặc biệt khi sự tán thưởng đó lại có sự chứng kiến của bạn bè hoặc cha mẹ sẽ khắc sâu trong trẻ niềm phấn khởi, tạo động lực cho trẻ phát huy khả năng của bản thân. Trẻ thường bắt chước, noi gương rất nhanh, chính vì vậy tôi đã chọn hình thức nêu gương thưởng sao ngoan, bình chọn “ngôi sao của tuần” vào thứ sáu cuối tuần. Trẻ đã thành thói quen và luôn có mong muốn được nhận phiếu bé ngoan vào thứ sáu cuối tuần. Trên cơ sở đó tôi đã nghĩ ra thêm hình thức thưởng sao ngoan cho cá nhân trẻ và được gắn vào bảng bé ngoan những trẻ có cố gắng nhiều trong tuần: biết giúp đỡ cô, bạn bè, ăn nhanh, ngủ ngoan, chăm học, hay giơ tay phát biểu, đi học đều, không mắc lỗi Đây là hình thức nhằm giúp trẻ nhìn nhận lại bản thân mình trong một tuần qua có ngoan không, có đóng góp gì cho hoạt động chung của lớp häc hay kh«ng, cã biÕt gióp ®ì b¹n kh«ng, trong giê ¨n cã ¨n ngoan, hÕt suÊt kh«ng ? TrÎ trong líp sÏ cïng nhau dùa vo c¸c tiªu chÝ ®ã ®Ó b×nh bÇu b¹n xuÊt s¾c, b¹n ngoan. B¹n no xuÊt s¾c, cã tiÕn bé v−ît bËc ®−îc chän lm “ng«i sao cña tuÇn” , b¹n no cßn mÆt h¹n chÕ ®−îc th−ëng 1 sao ngoan v b¹n no cßn nhiÒu ®iÓm ch−a ®¹t sÏ chØ ®−îc nhËn bÐ ngoan. Nh÷ng ng«i sao ®−îc lm b»ng giÊy mu ãng ¸nh ® ®em l¹i cho c¸c bÐ nhiÒu niÒm vui v tiÕn bé bÊt ngê. Đặc biệt nhất là hình thức khen thưởng ra bảng vàng ngoài cửa lớp, trẻ sẽ được ghi tên ra bảng và đi kèm đó là nội dung khen thưởng (VD: Bé Bằng Linh được khen vì tiến bộ, biết giúp đỡ cô và các bạn, hoặc bé Hương Giang trong tuần qua được khen vì ăn nhanh, chăm giơ tay phát biểu ). thông qua đó không những trẻ được khen sẽ cố gắng phấn đấu tiếp, bạn trong lớp lấy đó làm tấm gương để học tập mà các bậc phụ huynh cũng nắm bắt được tình hình của con mình trong tuần. Đây hình thức mà trong tâm lí giáo dục trẻ mầm non thường xuyên sử dụng- hình thức nêu gương- trẻ sẽ học tập các bạn sao ngoan, đồng thời bản thân trẻ cũng sẽ có nhiều cố gắng tích cực hơn trong tuần tới. Nêu gương cuối tuần 20
  22. Sau khi thùc hiÖn biÖn ph¸p ny t«i nhËn thÊy, kh«ng khÝ thi ®ua cña trÎ trong líp rÊt s«i næi, b¶n th©n c¸c ch¸u tù nh¾c nhë nhau ngoan h¬n, cè g¾ng h¬n ®Ó ®−îc lm “ng«i sao cña tuÇn”. C¸c ch¸u ®Òu tá ra rÊt hnh diÖn nÕu ®−îc bÇu l “ng«i sao cña tuÇn”. Nhê vËy, nhiÒu ch¸u hiÕu ®éng trong líp t«i còng dÇn ®¹t nhiÒu tiÕn bé, tËp trung chó ý h¬n trong giê häc ®Ó ®−îc c¶ líp v c« gi¸o c«ng nhËn vo buæi sinh ho¹t cuèi tuÇn. Các bé được khen hàng ngày 3.6. Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ Việc hình thành tích tích cực trong các hoạt động cho trẻ trong trường mầm non là chưa thực sự đầy đủ bởi muốn hình thành hay giáo dục trẻ bất kì điều gì, luôn cần phải cố sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Chính vì vậy việc tuyên truyền và hướng dẫn các bậc phụ huynh một số biện pháp để cùng với giáo viên hình thành tính tích cực trong các hoạt động của trẻ là vô cùng cần thiết và hiệu quả. Góc tuyên truyền 21
  23. Trong các cuộc họp phụ huynh, chúng tôi luôn đề cập và giải thích tầm quan trọng của việc phát huy tính chủ động, tích cực của trẻ tới các bậc phụ huynh, đề nghị các bậc phụ huynh phối hợp cùng cô giáo để giúp trẻ phát huy tối đa tính độc lập tự chủ của mình từ những việc nhỏ như vệ sinh cá nhân, đi giày dép, mặc quần áo qua việc trẻ được tự phục vụ bản thân, biết cách tự phục vụ bản thân trẻ sẽ tự tin, mạnh dạn hơn trước nhiều tình huống trong cuộc sống Họp phụ huynh đầu năm học Chúng tôi cũng trao đổi thường xuyên với phụ huynh những quan điểm và biện pháp giáo dục của mình để phụ huynh có định hướng phối hợp giáo dục trẻ tại gia đình sao cho có hệ thống và nhất quán. Ngoài ra, chúng tôi cũng thường xuyên cập nhật thông tin về sự phát triển hay tiến bộ của trẻ tới phụ huynh để phụ huynh chia sẻ phối hợp cùng giáo dục trẻ. Nhờ thực hiện biện pháp này, phụ huynh lớp tôi đã chủ động hơn trong việc phối hợp cùng cô phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ. Các bậc phụ huynh cũng tỏ ra đồng cảm, chia sẻ hơn với công việc của cô giáo và nhiều phụ huynh đã chủ động ủng hộ cho lớp cả về vật chât và tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc giáo dục trẻ, phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ trong lớp. III. KẾT QUẢ: Sau khi thực hiện các biên pháp trên tôi nhận thấy: Trẻ lớp tôi hào hứng, tích cực, sôi nổi trong các tiết học cũng như trong các hoạt động khác. Trẻ mạnh dạn, tự tin khi trả lời các câu hỏi của cô, thích lên đọc thơ, hát muá, thích được tham gia biểu diễn văn nghệ và giới thiệu về sản phẩm của mình Trẻ thích đi học, thích tham gia các hoạt động, có tinh thân thi đua, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Trẻ giao lưu và trò chuyện với nhau mạnh dạn hơn, hình thành được các liên kết đơn giản giữa các góc chơi. Mạnh dạn nói lên những mong muốn và cảm xúc của mình. 22
  24. Bảng tổng hợp kết quả trước và sau khi sử dụng biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ trong các hoạt động Nội dung Tổng Tốt Khá Trung bình Yếu số SL % SL % SL % SL % cháu Khả năng tập trung chú ý 30 68,2 10 22.7 4 9,1 0 0 trong giờ học Trẻ mạnh dạn, tích cực 44 23 52,2 16 36,4 5 11,4 0 0 tham gia các hoạt động Trẻ biết cách giải quyết các 20 45,5 19 43,1 5 11,4 0 0 tình huống. (Bảng khảo sát cuối năm – Tháng 3) Biểu đồ thể hiện kết quả 100% 90,9% 95% 88,6% 88,1% 80% 60% 47,7% 43,2% 34,3% 40% 20% 0% Khả năng tập trung , Trẻ mạnh dạn tích cực Trẻ biết giải quyết Chú ý trong giờ học. tham gia các hoạt động các tính huống Đầu năm Cuối năm 23
  25. IV. KẾT LUẬN 1. Bài học kinh nghiệm: Để giúp trẻ 3 – 4 tuổi phát huy được tính tích cực trong các hoạt động tôi rút ra kinh nghiệm sau: 1.1. Giáo viên chỉ là người giúp trẻ định hướng, còn bản thân trẻ phải là người tích cực tham gia vào hoạt động. Giáo viên luôn tôn trọng các quyết định của trẻ, không nên làm hộ trẻ. 1.2. Tạo môi trường lớp học thân thiện để thu hút trẻ tham ra hoạt động. 1.3.Phát huy tính tích cực của trẻ trong các giờ hoạt động chung. 1.4.Thường xuyên thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khoá, các ngày hội ngày lễ. 1.5. Thiết kế nhiều hoạt động nhằm phát huy những thế mạnh ở mỗi cá nhân trẻ 1.6. Biện pháp 5: Trẻ em thường bắt chước, noi gương rất nhanh, chính vì vậy tôi đã chọn hình thức nêu gương thưởng sao ngoan, bình chọn “ngôi sao của tuần” vào thứ sáu cuối tuần. 1.8. Phối hợp tốt với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục. 2. Khuyến nghị 2.1. Ban giám hiệu tiếp tục tạo điều kiện cho giáo viên trong trường được đi kiến tập, tham quan, dự các lớp tập huấn ở các cơ sở giáo dục mầm non khác trong cả nước, các trường Quốc tế để giáo viên có cơ hội học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi cho trẻ mẫu giáo nói chung, mẫu giáo bé nói riêng. 2.2 Đầu tư kinh phí, thời gian đồng thời hướng dẫn, khuyến khích giáo viên tích cực nghiên cứu, sáng tạo thêm nhiều học liệu mới, nhiều hoạt động mới, hấp dẫn trẻ và có hiệu quả để phục vụ cho công tác giáo dục trẻ. Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng nhằm phát huy tính tích cực của trẻ trong các hoạt động. Rất mong các bạn đồng nghiệp, các nhà quản lí bổ xung, góp ý cho tôi để làm phong phú thêm những kinh nghiệm trong công tác dạy. Tôi xin trân trọng cảm ơn Cầu Giấy, ngày18 tháng 03 năm 2014 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Vũ Thị Kim Oanh 24
  26. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ánh Tuyết: Giáo trình tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non – Nhà xuất bản Đại học sư phạm năm 2008 2. Hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi (NXB Giáo dục Việt Nam- 2007) 3. Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non Mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi (NXB Giáo dục Việt Nam - 2008) 4. Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện trẻ 3-4 tuổi (NXB Giáo dục Việt Nam - 2009) 5. Tuyển tập trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề trẻ 3-4 tuổi. (Viện chiến lược và chương trình giáo dục - 2008) 6. Chương trình giáo dục các giá trị sống, những hoạt động giá trị cho trẻ 3 - 7 tuổi (Giáo trình của chương trình Living Values) 7. Nguồn tư liệu trên mạng internet. 25