Sổ tay hướng dẫn thực thi Nâng cấp đo thị có sự tham gia của cộng đồng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sổ tay hướng dẫn thực thi Nâng cấp đo thị có sự tham gia của cộng đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- so_tay_huong_dan_thuc_thi_nang_cap_do_thi_co_su_tham_gia_cua.pdf
Nội dung text: Sổ tay hướng dẫn thực thi Nâng cấp đo thị có sự tham gia của cộng đồng
- ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SSSỔỔỔ TTTAAAYYY HHHƯƯƯỚỚỚNNNGGG DDDẪẪẪNNN TTTHHHỰỰỰCCC TTTHHHIII NNNÂÂÂNNNGGG CCCẤẤẤPPP ĐĐĐÔÔÔ TTTHHHỊỊỊ CCCÓÓÓ SSSỰỰỰ TTTHHHAAAMMM GGGIIIAAA CCCỦỦAAA CCCỘỘỘNNNGGG ĐĐĐỒỒỒNNNGGG TP.HCM, THÁNG 01 NĂM 2007
- ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SSSỔỔỔ TTTAAAYYY HHHƯƯƯỚỚỚNNNGGG DDDẪẪẪNNN TTTHHHỰỰỰCCC TTTHHHIII NÂNG CẤP ĐÔ THỊ CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01 NĂM 2007
- MỤC LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT I GIẢI THÍCH TỪ NGỮ II CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ 1 1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ VIỆT NAM 1 2. TIỂU DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1 2.1 Mục tiêu của dự án 1 2.2 Các nguyên tắc quan trọng (12 nguyên tắc) 1 2.3 Các tiêu chí lựa chọn khu vực đưa vào dự án 2 2.4 Các hạng mục đầu tư của dự án Nâng cấp đô thị thành phố Hồ Chí Minh 2 2.5 Cơ cấu tổ chức thực hiện dự án 4 CHƯƠNG 2: LẬP VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 8 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ 8 2. BÁO CÁO ĐẦU TƯ (NGHIÊN CỨU KHẢ THI) 9 2.1 Các công trình lập báo cáo đầu tư 9 2.2 Nội dung của Báo cáo đầu tư 10 3. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN 10 3.1 Bước 1 : Xác định nhu cầu nâng cấp và lập kế hoạch nâng cấp cộng đồng (CUP sơ bộ) 10 3.2 Bước 2: Lập thiết kế cơ sở, CUPs hoàn chỉnh, RAP và ĐTM 15 3.3 Bước 3: Lập thiết kế chi tiết và hồ sơ mời thầu 26 3.4 Bước 4: Bồi thường và giải phóng mặt bằng (12 tháng) 29 3.5 Bước 5: Thi công xây lắp 33 3.6 Bước 6: Tổ chức thi công 34 3.7 Bước 7: Nghiệm thu, quyết toán và bàn giao công trình 36 3.8 Bước 8: Duy tu và bảo dưỡng công trình 38 CÁC PHỤ LỤC 40 PHỤ LỤC 1: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA RAP 40 PHỤ LỤC 2. CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO EIA 44 PHỤ LỤC 3: PHIẾU KHẢO SÁT KINH TẾ - XÃ HỘI (PHỤC VỤ LẬP CUPs) 50 PHỤ LỤC 4: PHIẾU KHẢO SÁT KINH TẾ - XÃ HỘI (PHỤC VỤ LẬP RAP) 55
- Sổ tay hướng dẫn thực thi CÁC TỪ VIẾT TẮT ATMT An toàn môi trường BBT Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Quận/Huyện BĐDCĐ Ban Đại diện cộng đồng BQLDA Ban Quản lý dự án Nâng cấp đô thị Tp.HCM BTGPMB Bồi thường giải phóng mặt bằng CĐ Cộng đồng CEMP Kế hoạch quản lý môi trường cộng đồng CUPs Kế hoạch nâng cấp cộng đồng DA Dự án DATP Dự án thành phần EIA/ĐTM Đánh giá tác động môi trường EMP Kế hoạch quản lý môi trường FS Nghiên cứu khả thi GSCĐ Giám sát cộng đồng GSMT Giám sát môi trường HĐBTGPMB Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng Quận/Huyện HĐND Hội đồng nhân dân HPN Hội phụ nữ HUUP/ DA NCĐT Tp Dự án nâng cấp đô thị thành phố Hồ Chí Minh HCM NCĐT-Tp HCM Nâng cấp đô thị - thành phố Hồ Chí Minh NSD Người sử dụng PA BTGPMB Phương án Bồi thường giải phóng mặt bằng PFS Nghiên cứu tiền khả thi RAP Kế hoạch hành động tái định cư TCVM Tài chính vi mô TĐC Tái định cư TVCĐ Tham vấn cộng đồng TVTK Tư vấn Thiết kế TVXH Tư vấn Xã hội UBND Uỷ ban nhân dân VUUP Dự án nâng cấp đô thị Việt Nam WB Ngân hàng Thế giới i
- Sổ tay hướng dẫn thực thi GIẢI THÍCH TỪ NGỮ • Khái niệm về Nâng cấp: Là quá trình thực hiện quy hoạch nhưng mang tính linh hoạt hơn với sự tham gia của cộng đồng, nâng cấp đô thị là các hoạt động có tính hành động thực tiễn cung cấp các dịch vụ hạ tầng cơ bản, đồng bộ nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của các cộng đồng dân cư nghèo nơi môi trường sống có chất lượng thấp. • Khái niệm tham vấn cộng đồng: Tham vấn cộng đồng là việc một cộng đồng được tham khảo về ý kiến, thái độ, và những mối quan tâm của họ về một kế hoạch phát triển nào đó trong tiến trình lập kế hoạch. Đây là cơ hội cho mọi người có thể bày tỏ ý kiến của họ, bằng cách này họ có thể ảnh hưởng đến các việc ra quyết định. Hiện nay đã có quy chế buộc phải có sự tham gia ý kiến của người dân trong tiến trình lập kế hoạch và ra quyết định, đó là *QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ (Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ). Trong đó Điều 1, Chương 1 phần Những quy định chung có nêu rõ: Điều 1. Quy chế này quy định cụ thể những việc Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã (sau đây gọi là chính quyền xã) phải thông tin kịp thời và công khai để dân biết; những việc dân bàn và quyết định trực tiếp; những việc dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan Nhà nước quyết định; những việc dân giám sát kiểm tra và các hình thức thực hiện Quy chế dân chủ ở xã. • Vì sao cần phải tham khảo ý kiến cộng đồng? -D ự án mang lại lợi ích cho cộng đồng; - Các sản phẩm của dự án sẽ do cộng đồng quản lý, sử dụng; - Nên việc thực hiện dự án phải có sự đồng thuận cao của cộng đồng. • Cộng đồng tham gia vào những việc gì? Cộng đồng tham gia: (i) Tham gia đóng góp: ý kiến, công sức, kiến thức, đất đai và tiền (tự nguyện hiến đất để mở rộng hẻm). (ii) Tham gia ra quyết định: như khu vực khu dân cư của mình có nên tham gia vào dự án nâng cấp hay không, nên mở rộng hẻm tới mức nào, mặt hẻm trải nhựa hay trám bê tông, chọn nguồn nguyên vật liệu (iii) Tham gia giám sát quá trình thực hiện dự án. • Các bước tham vấn cộng đồng: Tham vấn cộng đồng - một tiến trình gồm 6 bước: Bước 1. Xác định các mục tiêu của công tác tham vấn: ii
- Sổ tay hướng dẫn thực thi Để làm gì? Nhằm tìm hiểu thái độ hay hành động của chính quyền địa phương và cộng đồng thông qua những phản hồi về bản phác thảo kế hoạch, hay tạo cơ hội cho cộng đồng lựa chọn một dự án phát triển nào đó, dẫn đến sự đồng thuận và cùng thực hiện. Bước 2. Chọn lựa phương pháp lấy ý kiến cộng đồng: Xem xét một loạt các phương pháp và chọn lựa phương pháp nào thích hợp nhất với mục tiêu và tiếp cận đúng đối tượng. Bước 3. Xác định các nhóm dân sẽ bị ảnh hưởng bởi hoạt động cụ thể của dự án: Xác định ranh đầu tư đến đâu, đồng thời xác định nhóm dân cư nào sẽ tham gia vào tiến trình tư vấn. Đó là, ở địa bàn nào, đặc điểm của những người tham gia, như nông dân, phụ nữ, tuổi tác, vv Bước 4. Chuẩn bị kế hoạch chi tiết: Bao gồm việc xác định: - Các mục tiêu đã được xác định là gì? - Sử dụng phương pháp thích hợp nào? - Các nhóm cộng đồng nào bị ảnh hưởng? - Xây dựng nội dung sơ bộ để lấy ý kiến cộng đồng (biểu, mẫu, phiếu khảo sát )? - Tổ chức như thế nào? (thời gian, địa điểm, người điều hành, ) Bước 5. Thực hiện phương pháp lấy ý kiến: Bước này được thực hiện căn cứ trên kế hoạch chi tiết đã vạch ra. Họp cộng đồng, cử người có uy tín và được tập huấn, nắm rõ nội dung, kế hoạch đứng ra hướng dẫn, có người gợi ý và nêu vấn đề; ghi chép biên bản, thông qua và biểu quyết. Lấy ý kiến bằng phiếu: Tư vấn/chính quyền địa phương/Chủ đầu tư đứng ra chuẩn bị nội dung, hướng dẫn cho Đại diện cộng đồng phát phiếu và thu hồi. Bước 6. Đưa ý kiến phản hồi của cộng đồng vào tiến trình ra quyết định: Phân tích các thông tin nhận được và cân nhắc giá trị của chúng, xem thông tin nào cần đưa vào bản phác thảo đề án. • Thế nào là Các bên liên quan? Các thành phần có liên quan là tất cả những người, những tổ chức có trách nhiệm và lợi ích liên quan đến hoạt động, một vấn đề cụ thể. Các thành phần có liên quan còn bao gồm những nhà ra quyết định cũng như những người bị ảnh hưởng bởi một quyết định. Cộng đồng là một trong số các thành phần có liên quan chịu tác động bởi các quyết định lập kế hoạch phát triển. • Cơ sở hạ tầng cấp 1, cấp 2, cấp 3? (không áp dụng đối với phân loại cấp công trình thoát nước) “Cơ sở hạ tầng cấp 1, 2, 3” là các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội có chức năng phục vụ theo qui mô các khu đô thị như sau: iii
- Sổ tay hướng dẫn thực thi - Cơ sở hạ tầng cấp 1: Có qui mô lớn, ảnh hưởng đến cả khu vực bao gồm nhiều Quận - Cơ sở hạ tầng cấp 2: Có quy mô ảnh hưởng đến nhiều Quận hoặc nhiều phường trong Quận. - Cơ sở hạ tầng cấp 3: Phục vụ cụm dân cư, tổ dân phố, khu dân cư thu nhập thấp - đây là đối tượng của dự án nâng cấp đô thị. • Kế hoạch nâng cấp cộng đồng (viết tắt là CUPs) “Kế hoạch nâng cấp cộng đồng” là kế hoạch được cộng đồng tham gia đề xuất nhu cầu nâng cấp, xác định phương án nâng cấp cũng như những cam kết đóng góp và tham gia quản lý vận hành, đồng thời kế hoạch này cũng sẽ được thống nhất, cam kết và trình phê duyệt. Kế hoạch nâng cấp cộng đồng bao gồm: Kế hoạch nâng cấp cộng đồng sơ bộ và kế hoạch nâng cấp cộng đồng hoàn chỉnh. Hai bước lập kế hoạch này khác nhau ở mức độ hoàn chỉnh các phương án nâng cấp trên cơ sở tham vấn cộng đồng thành công. • Kế hoạch hành động tái định cư (RAP) Là các nguyên tắc và thủ tục thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, phục hồi cho những người bị ảnh hưởng bởi dự án. • Đánh giá tác động môi trường (EIA hoặc ĐTM): “Đánh giá tác động môi trường” là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. • Kế hoạch quản lý môi trường (EMP): Là một phần hay kết quả của nghiên cứu EIA (ĐTM) trong quá trình chuẩn bị dự án. EMP xác định các biện pháp quản lý và quan trắc cần được thực hiện trong quá trình thực thi dự án nhằm tránh, ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các tác động tiêu cực. iv
- Sổ tay hướng dẫn thực thi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ 1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ VIỆT NAM Dân số ở các thành phố Việt Nam đang tăng nhanh, trong khi đầu tư cơ sở hạ tầng và các dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, đặc biệt là các khu dân cư thu nhập thấp, đã và đang phát triển trong một tình trạng không được quy hoạch, thiếu các dịch vụ cơ sở hạ tầng cơ bản, tạo nên nguy cơ về môi trường và sức khoẻ đối với dân cư trong các khu vực này, đồng thời ảnh hưởng chung trong toàn thành phố trên diện rộng. Để giải quyết những khó khăn, thách thức trên, Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết với Ngân hàng Thế giới (WB) vay một khoản tín dụng thực hiện Dự án Nâng cấp đô thị Việt Nam (VUUP). VUUP được triển khai tại 04 thành phố: Hải Phòng, Nam Định, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu của Dự án là hỗ trợ xoá đói giảm nghèo khu vực đô thị thông qua việc nâng cấp điều kiện sống và môi trường cho người nghèo đô thị, áp dụng phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng. 2. TIỂU DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Dự án Nâng cấp đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (HUUP) là một tiểu dự án trong tổng thể VUUP. Dự án có 6 hạng mục, trong đó hạng mục 1: “Nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 trong các khu dân cư thu nhập thấp” thực hiện việc chỉnh trang nâng cấp mở rộng hẻm, cải tạo hoặc làm mới hệ thống cấp thoát nước, cấp điện, chiếu sáng vỉa hè trong các khu dân cư thu nhập thấp. Hạng mục 1 được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Giai đoạn 1- Dự án thành phần số 1 của dự án về cơ bản đã hoàn thành. Sổ tay này đề cập đến những bước triển khai dự án ở giai đoạn 2 -Dự án thành phần số 2. 2.1 Mục tiêu của dự án (i) Xoá đói giảm nghèo ở các khu vực đô thị (ii) Cải thiện hạ tầng, điều kiện sống và môi trường của cộng đồng thu nhập thấp, góp phần chỉnh trang đô thị. (iii)Xây dựng và phát triển quỹ nhà ở để tăng cung cấp nhà ở cho người nghèo. (iv) Tín dụng sửa chữa nhà ở cho người nghèo đô thị. (v) Hỗ trợ công tác quản lý nhà, đất của chính quyền thành phố nhằm đẩy nhanh quá trình cấp Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà và Quyền sử dụng đất. 2.2 Các nguyên tắc quan trọng (12 nguyên tắc) (i) Có sự tham gia của cộng đồng (ii) Giảm thiểu di dời (iii) Có sự tham gia đa ngành (giao thông, cấp thoát nước, cấp điện). (iv) Quy mô đầu tư phụ thuộc vào khả năng tham gia của các bên (cộng đồng, thành phố và vốn vay). 1
- Sổ tay hướng dẫn thực thi (v) Áp dụng kinh nghiệm các dự án đã làm trong các khu vực khác của thành phố (vi) Tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với nhu cầu và khả năng của cộng đồng (vii) Quan tâm đến quy hoạch tổng thể của thành phố (viii) Hạ tầng cấp 1 và 2 được khảo sát và có kế hoạch đấu nối với hạ tầng cấp 3 (ix) Xác định các dịch vụ mà người dân phải đóng góp (x) Công việc thực hiện phải thông qua tư vấn và tôn trọng quy trình thủ tục của WB và Chính phủ Việt Nam (xi) Nâng cấp cơ sở hạ tầng vừa đáp ứng yêu cầu bức xúc trước mắt của cộng đồng vừa tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững trong tương lai. (xii) Nâng cao ý thức cộng đồng trong quá trình triển khai dự án, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường. 2.3 Các tiêu chí lựa chọn khu vực đưa vào dự án (i) Khu dân cư có thu nhập thấp: Thu nhập trung bình mỗi người dưới 700.000 đồng/tháng. (ii) Quy mô diện tích mỗi khu ≥ 1.000 m2 (iii) Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Thiếu tất cả hoặc một trong các hạ tầng kỹ thuật sau đây: + Mương cống thoát nước, nước thoát trực tiếp xuống kênh rạch hoặc tự thấm. + Mạng lưới cấp nước phải câu nhờ hoặc mua với giá cao. + Mạng lưới cấp điện (phải câu nhờ). (iv) Giao thông: Hình thành tự phát, có nhiều hẻm nhỏ hơn 2m, hẻm ngoằn ngoèo hoặc chưa được bê tông hóa. (v) Tính ổn định của dự án: Nếu dự án nâng cấp đô thị đầu tư thì 10 - 15 năm tới không có dự án khác đầu tư. 2.4 Các hạng mục đầu tư của dự án Nâng cấp đô thị thành phố Hồ Chí Minh 2.4.1 Hạng mục 1: Nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 trong khu dân cư thu nhập thấp Gồm có 2 dự án thành phần. Các hạng mục nâng cấp bao gồm: Nâng cấp mạng lưới đường hẻm, nâng cấp mạng lưới thoát nước, nâng cấp mạng lưới cấp nước, nâng cấp mạng lưới chiếu sáng. (i) Dự án thành phần số 1: “Nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 trong các khu dân cư thu nhập thấp trong lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm” đã triển khai thực hiện trên địa bàn 04 quận: quận 6, Tân Bình, Tân Phú và Bình Tân. (ii) Dự án thành phần số 2: “Nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 trong các khu dân cư thu nhập thấp ngoài lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm” sẽ triển khai thực hiện trên địa bàn 14 2
- Sổ tay hướng dẫn thực thi quận: 1, 4, 7, 8, 9, 10, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp, Tân Phú, Bình Tân và Thủ Đức. 2.4.2 Hạng mục 2: Cơ sở hạ tầng cấp 1 và cấp 2 có liên quan (i) Dự án thành phần số 3 - Hạng mục 2 - giai đoạn 1: Cải tạo hệ thống thoát nước cấp 2, 3 trong lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm. (ii) Dự án thành phần số 4 - Hạng mục 2- giai đoạn 1: Cải tạo kênh, bờ kênh và đường dọc kênh Tân Hóa - Lò Gốm. (iii) Dự án thành phần số 5 và 6 - Hạng mục 2- giai đoạn 2: Cải tạo hệ thống cấp thoát nước cấp 2, 3 ngoài lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm. Cải tạo và xây mới hệ thống cấp nước cấp 2 và 3 trong và ngoài lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm để kết nối các công trình của Dự án thành phần số 1 và số 2. Đồng thời giải quyết thoát nước cho từng khu vực cụ thể hiện đang bị ngập lụt. 2.4.3 Hạng mục 3: Nhà ở tái định cư (i) Dự án thành phần số 7: Đầu tư xây dựng khu tái định cư 30 hecta Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh. (ii) Dự án thành phần số 11: Đầu tư xây dựng chung cư Phường 11 Quận 6. (iii) Dự án thành phần số 13: Đầu tư xây dựng chung cư 243 Tân Hòa Đông Quận 6. 2.2.4 Hạng mục 4: Tăng cường năng lực quản lý nhà đất (Dự án thành phần số 9) 2.4.5 Hạng mục 5: Tài chính vi mô Dự án thành phần số 8: Quỹ quay vòng vốn nâng cấp nhà ở và cải thiện thu nhập cho các hộ thu nhập thấp. 2.4.6 Hạng mục 6: Hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực quản lý dự án (Dự án thành phần số 10) Dự án này nhằm hỗ trợ kỹ thuật, trang thiết bị, đào tạo, học tập trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước cho BQLDA, các sở ban ngành, chính quyền địa phương, đại diện cộng đồng và các đối tác khác tham gia dự án. 3
- Sổ tay hướng dẫn thực thi Sơ đồ: Nội dung nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 đấu nối với hạ tầng cấp 1&2 có liên quan với các vấn đề khác của dự án. Đường hẻm 1. Nâng cấp cơ sở hạ tầng trong các khu dân Cơ sở hạ tầng kỹ thuật cấp 3 Thoát nước cư thu nhập thấp (cơ sở Chương trình cộng đồng hạ tầng cấp 3) Chiếu sáng vỉa hè Đường giao thông Cấp nước 2. Cơ sở hạ tầng cấp 1, 2 có liên quan Cấp điện, cấp nước Trụ cứu hoả Thoát nước 3. Nhà ở cho người Nhà ở tái định cư nghèo Các lô đất có dịch vụ CSHT Trang thiết bị và phần mềm để quản lý và xử lý dữ liêu 4. Tăng cường năng lực Đào tạo nhân lực quản lý nhà đất Ghi chú: Sổ tay hướng Nghiên cứu học tập kinh dẫn thực thi này chỉ đề nghiệm nước ngoài cập đến các công việc sẽ Cho vay sửa chữa nhà thực hiện cho Hạng mục 5. Tài chính vi mô 1 là Nâng cấp cơ sở hạ Cho vay tăng thu nhập tầng trong các khu dân cư 6. Hỗ trợ kỹ thuật và thu nhập thấp (gọi là cơ Tăng cường năng lực cho cán tăng cường năng lực sở hạ tầng cấp 3). bộ cấp Quận/Khu/Tổ quản lý dự án 2.5 Cơ cấu tổ chức thực hiện dự án 2.5.1 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân (UBND) các quận - Triển khai kế hoạch cho các phường có dự án. - Phê duyệt bản vẽ quy hoạch 1/500, bản vẽ kỹ thuật (theo phân cấp), phương án kỹ thuật. - Thành lập Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng (HĐBTGPMB) và lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư. - Chỉ đạo việc lập và phê duyệt dự toán, thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (BT GPMB) và bố trí tái định cư. - Chỉ đạo UBND phường vận động cộng đồng hiến đất và đóng góp (tối thiểu 10%) kinh phí xây dựng. - Chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện - Giải quyết khiếu nại (nếu có). 2.5.2 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân phường - Chọn và cử đại diện cộng đồng giám sát thực hiện dự án. 4
- Sổ tay hướng dẫn thực thi - Xây dựng kế hoạch thực hiện, hỗ trợ, phối hợp với BQLDA đề xuất các khu để thực hiện dự án với sự tham gia của cộng đồng trong dự án. - Thành lập và hỗ trợ Ban đại diện cộng đồng (BĐDCĐ). - Hỗ trợ, phối hợp cùng tư vấn trong việc tham vấn ý kiến cộng đồng trong quá trình lập quy hoạch giao thông hẻm. - Vận động cộng đồng hiến đất, đóng góp 10% kinh phí xây dựng - Hỗ trợ tham gia công tác BT GPMB, thi công. - Đảm bảo an toàn, trật tự trong quá trình thực hiện dự án. 2.5.3 Ban đại diện cộng đồng (có cả nam và nữ) (i) Thành phần: Gồm đại diện Mặt trận tổ quốc, Uỷ ban nhân dân phường, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Trưởng khu phố, Tổ dân phố và đại diện người dân trong khu vực dự án. (ii) Nhiệm vụ: - Tổ chức các buổi họp cộng đồng - Tuyên truyền, vận động cộng đồng tham gia dự án (đóng góp kinh phí xây dựng, hiến đất, giải phóng mặt bằng ) - Đại diện và phản ánh các ý kiến, tiếng nói của cộng đồng, thông tin cho cộng đồng biết về dự án và tham gia các buổi họp về quy hoạch của dự án. - Hỗ trợ tư vấn lập kế hoạch nâng cấp cộng đồng (CUPs). - Hỗ trợ lập danh sách các hộ bị ảnh hưởng cùng mức độ thiệt hại. - Góp ý về cơ sở pháp lý khi hỗ trợ, đền bù như: về nguồn gốc các giấy tờ nhà đất có liên quan. - Góp ý về tín dụng sửa chữa nhà ở. - Tham gia lập kế hoạch giám sát thi công và quản lý sử dụng các hạng mục của dự án sau khi hoàn thành. 2.5.4 Tổ giám sát cộng đồng - Do cộng đồng chọn ra. - Tham gia trong các bước của quá trình lập CUPs. - Tham gia giám sát công tác bồi thường tái định cư và thi công xây lắp. - Được tập huấn và cung cấp kiến thức cơ bản về giám sát thi công xây lắp. 2.5.5 Chủ quản đầu tư UBND TP HCM, cũng là cấp quyết định đầu tư theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ. 2.5.6 Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án Nâng cấp đô thị Thành phố Hồ Chí Minh. 2.5.7 Nhà tài trợ : Ngân hàng Thế giới 5
- Sổ tay hướng dẫn thực thi 2.5.8 Các đơn vị phối hợp/cấp phối hợp với chủ đầu tư: Các Sở-Ban-Ngành có liên quan: Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Giao thông công chính, Sở tài chính, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Tài nguyên môi trường, 2.5.9 Ban quản lý dự án cấp quận: Chủ nhiệm điều hành dự án (nếu có) 2.5.10 Các đơn vị tư vấn Do BQLDA lựa chọn và ký kết hợp đồng. Bao gồm: (i) Tư vấn lập dự án đầu tư và thiết kế chi tiết: - Công ty Tư vấn xây dựng tổng hợp Nagecco (nhóm 1); - Công ty Cổ phần Nước môi trường và hạ tầng kỹ thuật Sài Gòn-SaiGon Weico (nhóm 2); - Công ty Cổ phần nước môi trường Việt Nam - Viwase (nhóm 3). (ii) Tư vấn giám sát thi công: Sẽ được BQLDA tuyển chọn khi tiến hành thi công. (iii) Các Tư vấn khác (RAP, EIA) 2.5.11 Nhà thầu thi công: BQLDA lựa chọn qua đấu thầu cạnh tranh trong nước. 2.5.12 Các tổ chức hỗ trợ dự án ở địa phương - UBND quận/phường và các đoàn thể địa phương (Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên) - BĐDCĐ và tổ Giám sát cộng đồng: Bao gồm các nhóm ĐDCĐ và các tổ Giám sát cộng đồng (GSCĐ) ở cấp khu vực nâng cấp hoặc khu phố, tổ dân phố. 1.5.13 Các tổ chức tiếp nhận, quản lý, sử dụng công trình - Chi nhánh cấp nước: Hệ thống cấp nước - Chi nhánh thoát nước: Hệ thống thoát nước - Công ty điện lực: Hệ thống điện - Công ty điện chiếu sáng công cộng thành phố: Hệ thống chiếu sáng công cộng các hẻm. - Sở cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố: Họng nước cứu hỏa. - UBND quận/phường (theo phân cấp quản lý công trình): Hệ thống đường hẻm và cống thoát nước - Cộng đồng dân cư. 6
- Sổ tay hướng dẫn thực thi SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THỰC HIỆN UBND TP HỒ CHÍ MINH NGÂN HÀNG THẾ GIỚI • Phê duyệt Báo cáo Khả thi (WB) • Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư PMU NÂNG CẤP ĐÔ THỊ SỞ - BAN - NGÀNH Quản lý, điều hành dự án UBND QUẬN 1. Ban chỉ đạo các Dự án NCĐT Ký và giám sát các hợp đồng của dự án • Ký thoả thuận Quy hoạch giao thông 2. Sở Kế hoạch & Đầu tư • Bồi thường và giải phóng mặt bằng 3. Sở Tài nguyên môi trường Nghiệm thu công trình • Di dời ĐH điện nước, nhà dân, tái định cư 4. Sở Giao thông Công chánh Thanh toán cho các nhà thầu • Hỗ trợ và chỉ đạo UBND Phường vận động 5. Sở Xây dựng Lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư trình cộng đồng hiến đất tham gia dự án 6. Sở Tài chính UBND Thành phố phê duyệt. 7. Sở Quy hoạch - Kiến trúc, 8. Sở Khoa học - Công nghệ, Sở UBND PHƯỜNG Công Nghiệp, 1. Vận động cộng đồng hiến 9. Ủy Ban nhân dân các đất và đóng góp 10% chi phí quận/huyện liên quan XD tham gia dự án 10. Công ty cấp điện, cấp nước, TƯ VẤN THIẾT KẾ 2. Hỗ trợ công tác đền bù và thoát nước, 1. Lập & trình duyệt hồ sơ quy hoạch, giải tỏa mặt bằng thiết kế, dự toán công trình 3. Hỗ trợ PMU trong các quan 11. Bưu điện và các đơn vị có hệ thống thông tin liên lạc. 2. Phân chia gói thầu & chuẩn bị hồ sơ hệ với cộng đồng mời thầu và tổ chức đấu thâu xây 4. Đảm bảo an ninh khu vực lắp. công trường thi công. 3. Giám sát tác giả GÓI THẦU XÂY LẮP TỔ CHỨC XÃ HỘI/ ĐOÀN THỂ Nhà thầu thi công 1. Mặt trận Tổ Quốc Thành phố/ Quận/ TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG Các tổ chức xã hội & đoàn thể cấp phường Phường. 1. Giám sát kỹ thuật thi công 2. Hội phụ nữ Thành phố/ Quận/ 1. Cầu nối giữa UBND phường Phường. 2. Thiết kế công việc phát sinh và các cộng đồng 3. Đoàn TNCSHCM Thành phố/ 3. Lập hồ sơ nghiệm thu công trình. 2. Vận động cộng đồng tham Quận/ Phường. gia Dự án. 3. Hỗ trợ kỹ năng cho các cộng 4. Hội cựu chiến binh đồng để tham gia hiệu quả vào Dự án. Quan hệ trực tuyến Chuyển giao (vận hành và bảo dưỡng) Quan hệ phối hợp Chức năng giám sát - Công ty cấp nước. - Phòng QLĐT. Ban đại diện cộng đồng Chuyển giao vận hành & - Công ty điện lực. - UBND Phường. Nhóm giám sát cộng đồng 1. Tham gia thiết lập CUP. bảo dưỡng - Công ty công ích quận. - Sở CS PCCC. Tham gia giám sát kỹ thuật thi công Phê chuẩn CUP. - Cty chiếu sáng công cộng. 2. Giám sát tiến trình chuẩn bị và thực thi Dự án. 7
- Sổ tay hướng dẫn thực thi • Tóm lược các bước triển khai dự án NCĐT-Tp HCM - dự án thành phần số 2 Bước 1: Xác định nhu cầu nâng cấp của dân cư ở các khu vực thu nhập thấp. Tham vấn cộng đồng và chuẩn bị CUPs. Đề xuất tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp và khái toán vốn đầu tư Bước 2: Lập hồ sơ thiết kế cơ sở. Hoàn chỉnh Kế hoạch Nâng cấp cộng đồng (CUPs). Xây dựng Kế hoạch hành động tái định cư (RAP). Đánh giá tác động môi trường (EIA) Bước 3: Lập hồ sơ thiết kế chi tiết - dự toán và hồ sơ mời thầu Bước 4: Bồi thường và giải phóng mặt bằng Bước 5: Thi công xây lắp Bước 6: Nghiệm thu, thanh quyết toán và bàn giao công trình Bước 7: Duy tu bảo dưỡng công trình sau khi thi công CHƯƠNG 2: LẬP VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam do Bộ Xây Dựng ban hành kèm theo quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996. - Luật Xây Dựng ban hành theo lệnh của Chủ tịch nước số 26/2003/L-CTN ngày 10/12/2003; - Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng; - Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; - Thông tư 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn một số nội dung về: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình qui định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 của Chính phủ; - Thông tư liên tịch 04/2007/TTLT-BXD-BCA ngày 07/07/2007 của Bộ Xây dựng và Bộ Công an về việc hướng dẫn phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng; - Thông tư 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; - Thông tư 06/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng; - Thông tư 108/2007/TT-BTC ngày 07/09/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); - Công văn 1599/BXD-VP ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng; 8
- Sổ tay hướng dẫn thực thi - Công văn 1600/BXD-VP ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình (năm 2007); - Công văn 1601/BXD-VP ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố chỉ số giá xây dựng; - Công văn 1751/BXD-VP ngày 14/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình (thay quyết định 10 và 11); - Các tài liệu khác có liên quan. 2. BÁO CÁO ĐẦU TƯ (NGHIÊN CỨU KHẢ THI) 2.1 Các công trình lập báo cáo đầu tư Hạng mục 1: “Nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 trong các khu dân cư thu nhập thấp” thực hiện việc chỉnh trang mở rộng hẻm, cải tạo hoặc làm mới hệ thống cấp thoát nước, cấp điện, chiếu sáng vỉa hè trong các khu dân cư thu nhập thấp. Hạng mục 1 được chia làm 2 giai đoạn: (i) Giai đoạn 1 - DA thành phần số 1: “Nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 trong các khu dân cư thu nhập thấp trong lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm” đã triển khai thực hiện trên địa bàn 04 quận: Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân và quận 6. Giai đoạn 1 do Công ty TNHH Thiết kế xây dựng và Môi trường Vạn Xuân (Tư vấn Vạn Xuân) thực hiện lập Báo cáo PFS toàn bộ DA và lập Báo cáo FS DA thành phần số 1 (DATP1) thông qua Hợp đồng số 001/HĐ-QLDA được ký kết ngày 06/6/2002 giữa BQLDA Nâng cấp đô thị và Tư vấn Vạn Xuân. PFS đã được Chính phủ phê duyệt tại công văn số 907/CP-QHQT ngày 09/7/2003 căn cứ trên Tờ trình số 1099/UB-ĐT ngày 21/3/2003 của UBND TPHCM và ý kiến của Bộ Kế hoạch Đầu tư tại công văn số 3415/BKH-VPTĐ ngày 9/6/2003. FS của DATP1 đã được UBND TPHCM phê duyệt tại Quyết định số 4997/QĐ-UB ngày 17/11/2003 và Quyết định số 4960/QĐ-UB ngày 07/10/2004, Quyết định số 2807/QĐ- UB ngày 20/6/2006 điều chỉnh Quyết định số 4997/QĐ-UB ngày 17/11/2003. (ii) Giai đoạn 2 - DA thành phần số 2: “Nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 trong các khu dân cư thu nhập thấp ngoài lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm” sẽ triển khai thực hiện trên địa bàn 14 quận: 1, 4, 7, 8, 9, 10, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp, Tân Phú, Bình Tân và Thủ Đức, được chia làm 03 nhóm: + Nhóm 1 (TV1): Gồm 17 khu dân cư thu nhập thấp (khu DCTNT) thuộc 05 quận: 4 (phường: 15, 16, 18); 7 (phường: Tân Thuận Tây,Tân Kiểng, Tân Quy, Tân Thuận Đông); 8 (phường: 8, 10, 15); Tân Phú (phường: Tân Quý); Bình Tân (phường: Bình Hưng Hòa A, Bình Trị Đông). Thực hiện lập dự án đầu tư xây dựng công trình là Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng tổng hợp (Nagecco). + Nhóm 2 (TV2): Gồm 24 khu dân cư thu nhập thấp thuộc 06 quận: Bình Thạnh (phường: 2, 15); Gò Vấp (phường: 5, 14, 15); Phú Nhuận (phường: 7, 8); Thủ Đức (phường: Linh Tây, Linh Chiểu); 9 (phường: Phước Long A); 12 (phường: Tân Thới Nhất, Tân Hưng Thuận, Đông Hưng Thuận, Thạnh Lộc). Thực hiện lập dự án đầu tư xây dựng công trình là Công ty Cổ phần nước, môi trường và hạ tầng kỹ thuật Sài Gòn (Saigon weico). + Nhóm 3 (TV3): Gồm các tuyến hẻm nâng cấp cấp 4 thuộc 05 quận: 1 (phường Tân Định); 10 (phường:1, 13, 14); Bình Thạnh (1, 3, 7, 12, 17, 19, 21, 22, 24); Phú Nhuận (1, 3, 9
- Sổ tay hướng dẫn thực thi 9, 12, 13) ; Tân Bình (4, 5, 7, 8, 13). Thực hiện lập dự án đầu tư xây dựng công trình là Công ty nước và môi trường Việt Nam (Viwase). 2.2 Nội dung của Báo cáo đầu tư Nội dung báo cáo đầu tư gồm các phần như sau: - Sự cần thiết phải đầu tư; - Các điều kiện thuận lợi, khó khăn; - Chế độ khai thác, sử dụng tài nguyên (nếu có); - Dự kiến quy mô, công suất; - Các hạng mục công trình chính; - Dự kiến địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; - Phân tích, lựa chọn sơ bộ công nghệ, kỹ thuật; - Các điều kiện cung cấp vật tư nguyên liệu, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; - Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có); - Ảnh hưởng đến môi trường, phòng chống cháy nổ, an ninh quốc phòng; - Hình thức đầu tư; - Sơ bộ tổng mức đầu tư, nguồn vốn: Vốn ngân sách; Vốn vay; Nguồn vốn khác; - Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án; - Phân kỳ đầu tư (nếu có). 3. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN 3.1 Bước 1 : Xác định nhu cầu nâng cấp và lập kế hoạch nâng cấp cộng đồng (CUP sơ bộ) 3.1.1 Khảo sát thực địa (thời gian thực hiện 3 tháng) (i) Mục đích khảo sát thực địa Tìm hiểu thực trạng về điều kiện kinh tế xã hội của người dân và thực trạng về cơ sở hạ tầng cấp 3 khu thu nhập thấp để xác định lại xem có đúng các tiêu chí để đưa vào dự án NCĐT. (ii) Nội dung khảo sát Tư vấn phối hợp chính quyền địa phương khảo sát thực địa và thu thập số liệu về hạ tầng của các khu dân cư dự kiến đưa vào khảo sát. Quan sát và thu thập các số liệu về mức sống, việc làm, thu nhập, cơ sở hạ tầng (các số liệu này do phường cung cấp). - Về xã hội: Tìm hiểu quy mô các Khu dân cư thu nhập thấp gồm: Số hộ; Tình trạng hộ khẩu ; Nghề nghiệp, việc làm; Mức sống, thu nhập - Về kỹ thuật: Khảo sát hạ tầng kỹ thuật gồm khảo sát hiện trạng hẻm độ rộng, chất lượng mặt đường, hệ thống cống thoát nước, hệ thống cấp nước, điện chiếu sáng Nhà ở: 10
- Sổ tay hướng dẫn thực thi - Nhà bán kiên cố và nhà tạm: %? - Diện tích ở bình quân m²/người (gồm cả công trình phụ): %? - Pháp lý nhà ở không có giấy tờ nhà đất hợp pháp: %? Đường hẻm: - Hẻm nhỏ hơn 3m: %? - Hẻm nhỏ hơn 2,5m: %? - Hẻm nhỏ hơn 2m: %? Cấp nước: không có đường ống cấp nước: %? Thoát nước: các hộ bị ngập úng: %? Cấp điện: không có đồng hồ điện %? (?% không có điện) Xác định các dự án đang triển khai và sẽ triển khai trên địa bàn khảo sát, việc này rất cần thiết để tránh trùng lặp các dự án trên cùng một địa bàn. (iii) Phương pháp khảo sát - Căn cứ vào các bản đồ địa chính được cấp, Tư vấn kỹ thuật phối hợp cùng cán bộ địa chính hay quản lý nhà đất của phường khảo sát tổng quát thực địa để xác định ranh giới khu vực cần nâng cấp; - Quan sát hiện trường khu vực dự kiến đưa vào nâng cấp; - Thu thập các thông tin số liệu nền do phường cung cấp; - Thu thập các thông tin từ quận và phường về các dự án khác sẽ triển khai trên địa bàn dự án (nếu có); - Tham vấn cán bộ phường và các hộ trong khu vực, các tổ trưởng dân phố và những người có uy tín trong cộng đồng. 3.1.2 Khảo sát địa chất, địa hình (2,5 tháng) - Sau khi được BQLDA cung cấp file bản đồ địa chính khu vực liên hệ, Tư vấn trắc địa kiểm tra đo bổ sung hiện trạng nhằm mục đích cập nhật cụ thể hình dạng nhà đất và đường hẻm trong khu, đồng thời xác định cao trình và ranh giới của khu vực cần nâng cấp; - Nhóm kỹ thuật của Tư vấn sẽ dựa vào Bản đồ hiện trạng này để kiểm tra thêm về hình dạng và chất lượng đường hẻm hiện có và hướng thoát nước để xác định hướng đấu nối cấp, thoát nước; - Nhóm quy hoạch của Tư vấn cũng sẽ dựa vào bản đồ hiện trạng mới lập này để khảo sát thêm về phương án quy hoạch giao thông, mở đường lớn, đường nhỏ và hướng đấu nối với mạng đường bên ngoài khu. 3.1.3 Lập phương án quy hoạch sơ bộ (3 tháng) Quy hoạch giao thông hẻm chính mở rộng tối thiểu 4,5m, hẻm phụ mở rộng tối thiểu 2m. (i) Đề xuất tiêu chuẩn phù hợp Căn cứ vào thông tin về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và kết quả khảo sát thực địa (mục 3.1.1) và ý kiến của cộng đồng, các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể có liên quan qua các buổi họp, Tư vấn đề ra các tiêu chuẩn phù hợp để vừa đáp ứng được khả năng đóng góp của cộng đồng, vừa nâng cao điều kiện sinh hoạt của khu vực, như: 11
- Sổ tay hướng dẫn thực thi - Về đường hẻm chính: Chọn chiều rộng 4,5m để xe cứu thương, cứu hỏa có thể lưu thông; - Về hẻm phụ: Chọn chiều rộng tối thiểu 2m là chiều rộng dễ thực hiện, ít tốn kém chi phí giải toả dành cho đi bộ và xe hai bánh lưu thông hai chiều; - Về cấp nước: Đảm bảo đủ khả năng cung cấp nước cho toàn bộ khu vực: + Hẻm chính: Đường ống PVC Φ 150 + Hẻm phụ: Đường ống PVC Φ 100 - Về cấp điện: Đề nghị công suất trạm 2 KVA/hộ dân tương đương tiêu chuẩn yêu cầu 0,4KVA/người. (ii) Lập phương án quy hoạch sơ bộ Phương án quy hoạch giao thông sơ bộ được thực hiện theo tiêu chuẩn phù hợp trong các Khu dân cư thu nhập thấp với các mục đích sau: - Hạn chế di dời: Đường vào hẻm không cần ngay thẳng mà có thể khúc khuỷu để hạn chế di dời nhà dân, mà vẫn đảm bảo giao thông dễ dàng; - Đảm bảo cứu hỏa: các đường lớn (4,5m) và hẻm nhỏ (2,0m) kết nối thế nào để vòi cứu hoả với độ dài tối đa 150m có thể vươn tới tất cả mọi nơi trong khu. 3.1.4 Tham vấn cộng đồng thống nhất phương án quy hoạch Mục tiêu chung của tham vấn cộng đồng là nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng vào việc lập kế hoạch nâng cấp cải tạo khu vực nơi họ đang sinh sống, làm cho việc nâng cấp đáp ứng đúng hơn nhu cầu, nguyện vọng và khả năng tham gia của người dân. (i) Họp CĐ lần 1 (01 tháng) • Mục đích: để tư vấn triển khai kế hoạch nâng cấp các hẻm và lắng nghe ý kiến đóng góp của CĐ về các phương án nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 như độ rộng hẻm và các hạng mục thoát nước, cấp nước, điện chiếu sáng và họng cứu hoả mà tư vấn đã phác thảo trên bản đồ. • Nội dung: - Giới thiệu tóm tắt DA (đính kèm bản tóm tắt DA). - Tư vấn kỹ thuật giới thiệu về các phương án quy hoạch nâng cấp cho từng hạng mục được thể hiện trên bản đồ, hướng dẫn thảo luận và ghi nhận các ý kiến phản hồi những lựa chọn của CĐ. - Tư vấn xã hội nêu các vấn đề cần thảo luận với CĐ về các vấn đề sau: Thống nhất với cộng đồng phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đó cũng chính là nguyên tắc của WB đối với DA là người dân phải cùng tham gia đóng góp một phần kinh phí cho DA. Tuỳ thuộc vào khả năng của các hộ dân trên cơ sở mức đóng góp, đề nghị CĐ cùng tham gia với chính quyền TP HCM. Khả năng đóng góp của CĐ như hiến đất (đất trống, đất sân, hàng rào, mái hiên) và đóng 10% chi phí xây dựng. Ở bước này chỉ cần ghi nhận các ý kiến đóng góp chưa đi đến quyết định chính thức mà chỉ cần biểu quyết bằng giơ tay hoặc phiếu thăm dò. 12
- Sổ tay hướng dẫn thực thi Chú ý: Về khả năng đóng góp đất phải là sự tự nguyện của người dân, không ép buộc. Nếu hộ nào đồng ý đóng góp đất sẽ làm bản cam kết tự nguyện. • Phương pháp và công cụ: - Phương pháp: + 100% số hộ ở dọc các hẻm đưa vào nâng cấp phải được tham dự họp CĐ, có thể chia làm nhiều buổi nếu số dự họp quá đông, mỗi buổi họp nên tối đa khoảng 50 người, những người tham dự họp ký tên vào bản danh sách dự họp. + Tổ chức họp CĐ với phương pháp lấy người tham dự là trung tâm. Mọi ý kiến của người dân đều phải được các bên tham dự lắng nghe và trao đổi thảo luận bình đẳng công khai trong buổi họp. Các ý kiến thống nhất trong buổi phải được ghi vào biên bản họp và các bên tham dự ký vào biên bản. - Các công cụ chuẩn bị họp CĐ: + Bản vẽ thiết kế quy hoạch dự kiến: Bản vẽ dự kiến thể hiện rõ hiện trạng từng con hẻm, phương án nâng cấp và được thể hiện trên giấy Ao và tô màu khác nhau vào từng loại hẻm nâng cấp để người dân dễ nhìn (ví dụ: hẻm lớn tô màu đỏ, hẻm nhỏ tô màu xanh); + Bản giới thiệu tóm tắt về dự án; + Bản hướng dẫn họp CĐ; + Biên bản họp CĐ; + Bản danh sách các hộ tham dự họp. (ii) Họp CĐ lần 2 (1 tháng) - hoặc lần 3 nếu 2 cuộc họp trên chưa thống nhất được phương án quy hoạch Sau khi họp CĐ lần thứ nhất, Tư vấn kỹ thuật sẽ chỉnh sửa phương án nâng cấp theo như góp ý của CĐ, đồng thời đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và nguyên tắc của DA. Họp CĐ lần thứ 2 cũng như cuộc họp CĐ lần thứ nhất: Tư vấn trình bày trên bản đồ về phương án đã được chỉnh sửa sau khi họp CĐ lần 1. (iii) Họp lãnh đạo phường và đại diện CĐ lần cuối - Sau khi điều chỉnh lại phương án quy hoạch cuối cùng. Tư vấn kỹ thuật và xã hội phối hợp với phường và BĐDCĐ, các tổ trưởng dân phố và một số hộ dân tích cực tổ chức cuộc họp để thông qua phương án cuối cùng. - Nội dung họp: Tư vấn trình bày phương án quy hoạch cuối cùng bao gồm tất cả các hạng mục: + Số hẻm nâng cấp, chiều dài, độ rộng của từng hẻm, mặt đường đổ bê tông xi măng. + Cống thoát nước: Các hẻm có cống thoát nước, chiều dài cống thoát nước, độ rộng cống. Dự kiến các điểm cống đấu nối từ nhà các hộ dân đến cống thoát nước. + Hệ thống cấp nước: Các hẻm có hệ thống cấp nước mới, các hẻm cải tạo nâng cấp hệ thống cấp nước cũ, độ rộng của ống cấp nước. + Số lượng cột điện chiếu sáng, họng cứu hoả. + Số hộ và danh sách các hộ ảnh hưởng một phần, toàn phần (hộ thuộc diện di dời). 13
- Sổ tay hướng dẫn thực thi Chú ý: Sau khi ghi nhận ý kiến phản hồi của CĐ, Tư vấn chỉnh sửa bản vẽ thiết kế sơ bộ lần cuối, cùng với chính quyền địa phương và BĐDCĐ rà soát lại danh sách các hộ bị ảnh hưởng, công bố phần diện tích đất/nhà bị ảnh hưởng của từng hộ. Việc rà soát danh sách các hộ ảnh hưởng rất quan trọng, vì nếu xác định không chính xác sẽ gây mất niềm tin nơi người dân về chất lượng khảo sát và lập kế hoạch, hơn nữa nếu không chính xác sẽ dẫn đến xáo trộn và mâu thuẫn trong CĐ. - Kết quả mong đợi: CĐ thống nhất phương án đã chỉnh sửa. 3.1.5 Thoả thuận quy hoạch giao thông các tuyến hẻm với các quận (1 tháng): (i) Mục đích Để thống nhất nội dung của DA với Quận, để Quận xác định nội dung DA có phù hợp với qui hoạch của Quận, làm cơ sở pháp lý để thực hiện thiết kế cơ sở. (ii) Nội dung - Nội dung quy hoạch: + Tên đồ án quy hoạch, chủ đầu tư, cơ quan lập quy hoạch giao thông; + Tính chất, qui mô đầu tư, đối tượng sử dụng, nhu cầu sử dụng; + Tiến độ lập quy hoạch và phê duyệt; + Cấp thẩm định, phê duyệt; + Bản vẽ quy hoạch giao thông. - Lấy ý kiến về quy hoạch: Tư vấn thiết kế tiến hành khảo sát địa chất, địa hình, phác họa bản vẽ sơ bộ, lấy ý kiến về quy hoạch. Thành phần lấy ý kiến gồm: + UBND phường; + Các đoàn thể (MTTQ, HPN, Đoàn thanh niên ); + BĐDCĐ; + CĐ trong khu vực dự kiến nâng cấp. (iii) Phương pháp - Trước khi trình quận thông qua quy hoạch, TVTK tổ chức các cuộc họp CĐ để lấy ý kiến về quy hoạch. - Tư vấn thiết kế thông báo nội dung, địa điểm, thời gian, thành phần tham gia cuộc họp lấy ý kiến quy hoạch gửi UBND phường để phối hợp tổ chức họp cộng đồng. - Tổ chức họp cộng đồng lấy ý kiến quy hoạch, có biên bản cuộc họp - Tư vấn thiết kế chỉnh sửa bản vẽ quy hoạch và trình UBND Quận thông qua quy hoạch. 3.1.6 Lập CUPs sơ bộ: (5 tháng) (i) Khảo sát kinh tế - xã hội: (2 tháng) - Mục tiêu khảo sát: Nhằm tìm hiểu thực trạng của cộng đồng khu vực cần nâng cấp về tình hình kinh tế xã hội, giáo dục, sức khỏe và đời sống của người dân, tình trạng nghề nghiệp, thu nhập, tìm hiểu mong muốn và khả năng đóng góp mà cộng đồng có thể tham gia, tình trạng nhà ở, quyền sử dụng đất và sở hữu nhà (gọi tắt là BOLUCS) của các hộ dân trong khu vực dự án. - Phương pháp khảo sát: 14
- Sổ tay hướng dẫn thực thi + Chọn mẫu khảo sát từ 10% đến 20% số hộ trong khu vực, ưu tiên khảo sát các hộ nằm dọc các hẻm nâng cấp. + Thực hiện phỏng vấn trên hộ gia đình mẫu bằng phiếu điều tra kinh tế - xã hội do tư vấn xã hội thiết kế bảng hỏi. + Phỏng vấn sâu lãnh đạo UBND phường, cán bộ địa chính hay quản lý đô thị của phường và đại diện các CĐ. - Kết quả điều tra kinh tế xã hội: Kết quả này sẽ được trình bày trong một báo cáo riêng và một phần sẽ được đưa vào CUPs (xem bảng hỏi khảo sát kinh tế xã hội tại phụ lục 3). (ii) Nội dung của CUPs sơ bộ - Giới thiệu sơ lược về DA. - Vị trí khu vực nâng cấp và quy mô khu vực nâng cấp (diện tích, dân số, số hộ, số căn hộ, số tổ dân phố). - Tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội, nghề nghiệp, thu nhập (số liệu từ cuộc khảo sát kinh tế xã hội). - Tổng quan về quá trình lập CUPs: + Mô tả tóm tắt quy trình lập kế hoạch bằng bảng biểu. + Tóm tắt các buổi TVCĐ (họp CĐ lần 1, lần 2 , nội dung, kết quả, các vấn đề được biểu quyết thống nhất trong buổi họp, số lượng, thành phần tham dự ). + Các hạng mục cơ sở hạ tầng cấp 3 được CĐ đề xuất nâng cấp theo thứ tự ưu tiên (mô tả bằng bảng biểu). - Mô tả hiện trạng cơ sở hạ tầng: Giao thông, cấp nước, thoát nước, điện chiếu sáng, cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, chợ, trạm y tế, khu vui chơi công cộng (nếu có). - Các tiêu chuẩn kỹ thuật về nâng cấp cơ sở hạ tầng: + Quan điểm nâng cấp; + Các tiêu chuẩn kỹ thuật đề xuất (cho phù hợp với khu thu nhập thấp và phù hợp với kinh phí, khả năng tham gia của CĐ). - Các phương án kỹ thuật nâng cấp cơ sở hạ tầng: + Giải pháp kỹ thuật cho các hạng mục cơ sở hạ tầng được nâng cấp. + Các phương án đầu tư. + Phân tích so sánh và lựa chọn phương án. - Chi phí: + Các hạng mục nâng cấp; + Bồi thường nhà đất. 3.2 Bước 2: Lập thiết kế cơ sở, CUPs hoàn chỉnh, RAP và ĐTM 3.2.1 Lập thiết kế cơ sở: (3 tháng) (i) Thiết kế các hạng mục đầu tư Căn cứ quy hoạch giao thông đã thoả thuận với phường và quận, Tư vấn thiết kế lập quy hoạch chi tiết về đường giao thông, điện, cấp - thoát nước. Cụ thể: ● Đường giao thông 15
- Sổ tay hướng dẫn thực thi - Hẻm chính (rộng ≥ 6m): + Phần tuyến hẻm hiện hữu: BTNN hạt nhỏ (C15) IA dày 6cm. Tưới nhựa dính bám TC: 1,0 kg/m2 CPĐD 0-4 loại I dày 30cm, K ≥ 0.98 Kết cấu tôn nền: * Nếu Htn ≤ 0.5m: Tôn bằng CPĐD 0-4 * Nếu Htn > 0.5m: Tôn 0.5m ở trên bằng CPĐD 0-4, phần còn lại tôn bằng cát đen có vải địa kỹ thuật ngăn cách ở giữa. Echung ≥ 137.63 Mpa. + Phần tuyến hẻm mở rộng: BTNN hạt nhỏ (C15) IA dày 6cm. Tưới nhựa dính bám TC: 1,0Kg/m2 Kết cấu tôn nền: * Nếu Htn ≤0.5m: Tôn bằng CPĐD 0-4 * Nếu Htn > 0.5m: Tôn 0.5m ở trên bằng CPĐD 0-4, phần còn lại tôn bằng cát đen có vải địa kỹ thuật ngăn cách ở giữa. Đào bỏ đất không phù hợp 30cm nếu có. Echung ≥ 137.63 Mpa. - Hẻm chính (rộng 4.5m ÷ 6m): + Phần tuyến hẻm hiện hữu: BTXM đá 1×2 M300 dày 20cm, độ sụt 8-10cm, bêtông tươi. CPĐD 0-4 loại I dày 30cm, K ≥ 0.98 Kết cấu tôn nền: * Nếu Htn ≤0.5m: Tôn bằng CPĐD 0-4 * Nếu Htn > 0.5m: Tôn 0.5m ở trên bằng CPĐD 0-4, phần còn lại tôn bằng cát đen có vải địa kỹ thuật ngăn cách ở giữa. + Phần tuyến hẻm mở rộng: BTXM đá 1×2 M300 dày 20cm, độ sụt 8-10cm, bêtông tươi. CPĐD 0-4 loại I dày 30cm, K≥0.98 Kết cấu tôn nền: * Nếu Htn ≤0.5m: Tôn bằng CPĐD 0-4 * Nếu Htn > 0.5m: Tôn 0.5m ở trên bằng CPĐD 0-4, phần còn lại tôn bằng cát đen có vải địa kỹ thuật ngăn cách ở giữa. Đào bỏ đất không phù hợp 30cm nếu có - Hẻm phụ (chiều rộng ≥2m): + Phần tuyến hẻm hiện hữu: BTXM đá 1x2 M200 dày 10cm. CPDD 0-4 loại I dày 15cm, K≥0.95 Kết cấu tôn nền: 16
- Sổ tay hướng dẫn thực thi * Nếu Htn ≤0.5m: tôn bằng CPĐD 0-4 * Nếu Htn >0.5m: tôn 0.5m ở trên bằng CPĐD 0-4, phần còn lại tôn bằng cát đen có vải địa kỹ thuật ngăn cách ở giữa. + Phần tuyến hẻm mở rộng: BTXM đá 1x2 M200 dày 10cm. CPĐD 0-4 loại I dày 15cm, K≥0.95 Kết cấu tôn nền: * Nếu Htn ≤0.5m: Tôn bằng CPĐD 0-4 * Nếu Htn>0.5m: Tôn 0.5m ở trên bằng CPĐD 0-4, phần còn lại tôn bằng cát đen có vải địa kỹ thuật ngăn cách ở giữa. Đào bỏ đất không phù hợp 30cm nếu có. Các kết cấu này sẽ được kiểm tra tại các khu vực nâng cấp theo kết quả khảo sát địa chất ở từng quận để đảm bảo việc đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật. Các kết quả tính toán kiểm tra được trình bày trong Phụ lục. Trong trường hợp kết cấu nền đất hiện hữu không đáp ứng yêu cầu kĩ thuật, giải pháp gia cố nền móng sẽ được đề xuất tại từng vị trí cần thiết. ● Thoát nước Cống (D600 hoặc D400), đặt cho đường hẻm chính và phụ: - Cừ tràm (nếu có, đường kính từ 8cm - 10cm) dọc theo cống; - Cát đen đầu cừ dầy 20cm; - Đặt cống BTCT (D600 hoặc D400), giữa 2 gối đặt cống bằng bê tông, xây mối nối bằng gạch thẻ trát xi măng dày 2cm; - Lấp cát lưng cống; - Trải vải địa kỹ thuật làm lớp ngăn cách (hẻm phụ không sử dụng), từ phần này trở nên trùng với kết cấu đường. Hố ga, gồm 4 loại: - Loại cho cống D400, nơi chôn cống sâu từ Htb <1.9m; - Loại cho cống D400, tận dụng hố ga cũ, nâng thành cống hố ga bằng gạch thẻ; - Loại cho cống D600, không có máng thu; - Loại cho cống D600, có máng thu nước. ● Cấp nước - Loại ống cấp nước: ống PVC đường kính D150 cho hẻm chính và D100 cho hẻm phụ. - Lắp đặt đồng hồ nước: tại các điểm đầu tuyến trên hẻm chính - Lắp đặt họng cứu hỏa: trên hẻm chính, khoảng cách giữa các trụ 150m - Đấu nối nước: phải có văn bản thỏa thuận đấu nối vào hệ thống cấp nước của Công ty quản lý từng khu vực. ● Điện chiếu sáng 17
- Sổ tay hướng dẫn thực thi Loại đèn, dây điện, đồng hồ sử dụng - Theo vị trí trụ điện của điện lực mà lắp bóng đèn cao áp sodium ánh sáng màu vàng loại 70W/220V/50Hz - Để cung cấp nguồn cho bóng đèn, sử dụng các loại dây như sau: Các hẻm chính kéo dây quarduplex 4x11mm2; Các hẻm phụ kéo dây quarduplex 2x11mm2. - Sử dụng cáp đồng bọc Muller 3x22 + 1x11mm2 cung cấp nguồn cho tủ điều khiển - Sử dụng cáp đồng bọc CVV 2x2,5mm2 cho đèn chiếu sáng (dùng để luồn trong cần đèn) - Sử dụng cáp đồng trần M 1x11mm2 dây tiếp địa lặp lại và dây tiếp địa cho tủ điều khiển Đấu nối: phải có văn bản thỏa thuận đấu nối vào mạng lưới cấp điện của Công ty quản lý từng khu vực. (ii) Khái toán chi phí đầu tư Căn cứ để lập khái toán chi phí: Khối lượng vật tư chính được thống kê theo thiết kế cơ sở, đơn giá vật tư tại thành phố Hồ Chí Minh. Cách tính: Tính chi phí cho các hạng mục trên cơ sở khối lượng vật tư chính và đơn giá vật tư có hệ số dự phòng. (iii) Trình duyệt thiết kế cơ sở Thiết kế cơ sở được Sở Giao thông công chính thẩm định và trình UBND TP HCM duyệt (dự án nhóm B). Sở Giao thông công chính thẩm định và phê duyệt dự án nhóm C. (iv) Thoả thuận đấu nối hạ tầng kỹ thuật và phòng cháy chữa cháy (PCCC) (3 tháng) Đường giao thông: Đơn vị Tư vấn lập DA phải thỏa thuận bằng văn bản với Khu quản lý giao thông từng khu vực và UBND quận. Thoát nước: Đơn vị Tư vấn lập dự án phải thỏa thuận bằng văn bản với Công ty Thoát nước Thành phố. Cấp nước: Đơn vị Tư vấn lập dự án phải thỏa thuận bằng văn bản với Công ty Cấp nước từng khu vực. Phòng cháy chữa cháy: Đơn vị tư vấn lập dự án phải thỏa thuận bằng văn bản với Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Điện chiếu sáng: Đơn vị Tư vấn lập dự án phải thỏa thuận bằng văn bản với Công ty Điện lực từng khu vực. 3.2.2 Lập CUPs hoàn chỉnh: (5 tháng) (i) Mục đích của CUPs: - Nhằm đảm bảo sự tham gia của CĐ trong quá trình thực hiện DA. - Để thống nhất mục tiêu, nội dung DA cũng như quyền lợi, trách nhiệm của mình trong tham gia thực hiện DA và việc vận hành, bảo dưỡng công trình. (ii) Cách thực hiện: - Tư vấn tổ chức họp CĐ lấy ý kiến các cá nhân, tổ chức có liên quan về phương án thiết kế, đóng góp kinh phí thực hiện dự án, phương án di dời tái định cư - Điều tra kinh tế xã hội và đưa ra các tóm tắt về qui mô khu vực nâng cấp, tình hình kinh tế xã hội khu vực nâng cấp. 18
- Sổ tay hướng dẫn thực thi - Đối tượng tham vấn: đại diện UNND quận, phường, tổ dân phố, đại diện CĐ, CĐ khu nâng cấp. (iii) Nội dung CUPs hoàn chỉnh Gồm những phần sau: A. Tổng quan: 1. Giới thiệu tóm tắt về Dự án 2. Giới thiệu (vị trí, ranh giới của Khu dân cưu thu nhập thấp, quy mô diện tích, số hộ, số nhà, số dân). 3. Tổng quan về tiến trình lập kế hoạch (gồm xác định nhu cầu, tham vấn cộng đồng và lập Ban đại diện cộng đồng). 4. Tóm tắt các điều kiện kinh tế, xã hội, sức khỏe trong Khu vực (cơ cấu hộ gia đình, tình trạng cư trú, nghề nghiệp, trình độ học vấn, sức khỏe). 5. Tóm tắt các điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường (gồm thoát nước, cấp nước, cấp điện, đường hẻm, rác, vệ sinh và chất lượng không khí). B. Các phương án nâng cấp hạ tầng kỹ thuật: 1. Các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp. a. Các nguyên tắc xác định tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp. b. Bảng tóm tắt các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp. 2. Các phương án nâng cấp hạ tầng kỹ thuật. a. Các phương án đề xuất. b. Phương án được lựa chọn. 3. Chi phí đầu tư các hạng mục nâng cấp. a. Bảng chi phí đầu tư các hạng mục nâng cấp. b. Đóng góp của cộng đồng vào các hạng mục nâng cấp. C. Di dời tái định cư và đền bù giải phóng mặt bằng: 1. Chính sách đền bù tái định cư. 2. Tình trạng các hộ bị ảnh hưởng. D. Đề xuất thể chế: 1. Cơ cấu tổ chức quản lý ở cấp phường và cộng đồng. 2. Vai trò các bên tham gia (gồm UBND phường, các tổ chức xã hội và đoàn thể cấp phường, Ban đại diện cộng đồng, ban giám sát cộng đồng, tổ dân phố, các hộ dân) E. Hướng dẫn thực hiện: 1. Thiết kế chi tiết. 2. Tổ chức đấu thầu. 3. Giám sát thi công. F. Vận hành và bảo dưỡng: 1. Vai trò của chính quyền và các đơn vị chuyên môn. 2. Vai trò và trách nhiệm của cộng đồng. G. Quản lý hoạt động: 1. Quản lý các hoạt động nâng cấp của các bên liên quan. 2. Quản lý các vấn đề liên quan đến môi trường (tác động trong giai đoạn thi công, biện pháp giảm thiểu trong và sau thi công). 19
- Sổ tay hướng dẫn thực thi Ghi chú: Trong các nội dung trên, cộng đồng chú ý nhất là: Các hạng mục nâng cấp vì cộng đồng cần biết để theo dõi giám sát. Đóng góp của cộng đồng, vì cộng đồng cần biết để sắp xếp mức đóng góp của từng hộ tùy theo khả năng của mỗi gia đình và mức độ hưởng lợi. Tình trạng các hộ bị ảnh hưởng (về giải phóng mặt bằng) để phần sân hoặc nhà bị cắt được xác định rõ ràng, và công khai hóa số hộ bị di dời, số căn nhà bị cắt xén. (iv) Chấp nhận CUPs hoàn chỉnh Bản CUPs do Tư vấn tiếp xúc trực tiếp với CĐ để lập nên và sẽ được đại diện CĐ ký thỏa thuận, sau đó UBND phường/thị trấn ký xác nhận và cuối cùng sẽ được trình BQLDA để Ban quản lý dự án trình UBND Thành phố thông qua. • Thu thập dữ liệu cho RAP và ĐTM Bên cạnh việc thực hiện lập CUPs, Tư vấn lập báo cáo đầu tư có trách nhiệm thu thập dữ liệu cho Tư vấn lập RAP và ĐTM với các hoạt động thu thập dữ liệu bao gồm: Thu thập dữ liệu phục vụ lập RAP: Tư vấn lập báo cáo đầu tư lập một Báo cáo Kế hoạch hành động tái định cư sơ bộ. Báo cáo này sẽ cung cấp những dữ liệu cần thiết cho Tư vấn lập RAP (do Tư vấn khác thực hiện). Báo cáo sẽ bao gồm các nội dung sau: - Mô tả dự án: + Các mục đích của dự án; + Bối cảnh không gian và phạm vi hành chính; + Các hạng mục của dự án; và + Các nghiên cứu thay thế và biện pháp giảm nhẹ. - Thông tin cơ bản: + Khi nào và làm cách nào để quá trình thu thập dữ liệu được bắt đầu và kết thúc; + Số lượng đất bị ảnh hưởng tính toàn bộ và cho từng hạng mục; + Số lượng hộ và cá nhân bị ảnh hưởng tính toàn bộ và cho từng hạng mục, + Số lượng /diện tích nhà cửa/công trình bị ảnh hưởng tính toàn bộ và cho từng hạng mục (số liệu của nhà cửa/công trình sẽ được chia theo loại nhà) - Bồi thường giải phóng mặt bằng. - Tham gia và Giám sát. - Chi phí và tài chính: Chương này sẽ thể hiện chi tiết về thủ tục cho việc xác định giá thay thế, sẽ liệt kê những đơn giá đền bù và sẽ cung cấp một đánh giá chi tiết về chi phí của chương trình tái định cư. Các dữ liệu chuẩn bị cho tư vấn RAP giai đoạn 2 gồm có: - Phân tích mức độ ảnh hưởng; - Tình hình kinh tế xã hội; - Khả năng chi trả của người dân; - Các phương thức tái định cư được người dân chọn; - Sưu tầm thông tin về các mức giá bồi hoàn. Nguồn thông tin phải lấy từ: Chính quyền, cộng đồng, thị trường giao dịch bất động sản 20
- Sổ tay hướng dẫn thực thi - Khả năng phục hồi thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân; - Sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động bồi hoàn TĐC; - Ước tính kinh phí phải chuẩn bị để bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và TĐC. Thu thập dữ liệu phục vụ lập ĐTM: - Tư vấn lập báo cáo đầu tư chuẩn bị dữ liệu môi trường để Tư vấn ĐTM lập ĐTM và CEMPs có liên quan nhằm đáp ứng các yêu cầu của Chính phủ Việt Nam và WB. - Phạm vi công việc thu thập dữ liệu môi trường bao gồm: + Môi trường vật lý (địa hình, địa chất, khí hậu, thuỷ văn, tiêu thoát nước, nước mặt, nước ngầm ); + Hệ sinh thái (hệ thủy sinh, hệ sinh thái trên cạn ); + Điều kiện kinh tế xã hội (dân số, thu nhập, sức khỏe, trình độ học vấn ); + Giá trị sử dụng của con người (chất lượng không khí, tiếng ồn, quản lý chất thải rắn, hệ thống thoát nước thải/nước mưa ); + Đánh giá tác động của hiện trạng môi trường khi chưa có dự án; + Dự báo các tác động tiềm ẩn trong quá trình thi công và vận hành DA và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động bất lợi; + Tiến hành TVCĐ về môi trường theo qui định hiện hành; trong trường hợp có yêu cầu, tổ chức đối thoại với CĐ về CEMP và CUP. 3.2.3 Lập RAP (6 tháng) (i) Mục đích: - RAP được thực hiện để đảm bảo có các chiến lược nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi của DA và nhằm duy trì mức sống của những người bị ảnh hưởng bởi thu hồi đất cũng như các tác động khác của TĐC. - RAP còn nhằm xác định khung pháp lý của DA (chính sách của nhà tài trợ, chính sách của Chính phủ Việt Nam được áp dụng thành chính sách của DA), bao gồm các quy định về các các quyền của người bị ảnh hưởng, khung thể chế, thời gian, cơ chế và trình tự giải quyết thắc mắc, khiếu kiện, khung thời gian và ước tính giá cả. - RAP phải được cập nhật và chấp thuận bởi WB trước khi thu hồi đất vì là cơ sở pháp lý cho tất cả các yếu tố liên quan đến TĐC thuộc về vốn vay. (ii) Phương pháp: - Điều tra các hộ bị ảnh hưởng : + Điều tra về số hộ bị ảnh hưởng, diện tích nhà đất bị ảnh hưởng, sau đó sẽ chiết tính cụ thể diện tích bị ảnh hưởng của từng căn nhà để đưa vào bảng khảo sát (phục vụ lập RAP) của từng hộ gia đình với bản vẽ tỉ lệ 1/200 rất chi tiết. - Khảo sát kinh tế - xã hội (Bảng hỏi xin xem phụ lục 4) + Khảo sát tổng thể hiện trạng toàn khu về quy mô hộ gia đình, tình trạng cư trú, việc làm và thu nhập, tình trạng nhà ở. + Khảo sát đối với các hộ bị ảnh hưởng theo các nội dung sau : Thông tin về hộ gia đình ; Thông tin về tài sản bị ảnh hưởng do dự án 21
- Sổ tay hướng dẫn thực thi Tham vấn về đơn giá bồi thường, phương thức bồi thường (nhận tiền hay căn hộ chung cư hay lô đất có hạ tầng), phục hồi thu nhập (học nghề, giới thiệu việc làm, hướng dẫn vay vốn tín dụng) - Đánh giá mức bồi thường + Đơn giá đền bù về đất: Tư vấn RAP tiến hành khảo sát đơn giá bằng cách tham khảo giá UBNDTP ban hành hàng năm kết hợp với tham khảo trên báo/đài và khảo sát giá bồi thường tại các khu vực tương tự, từ đó đề xuất mức giá thích hợp cho từng khu vực, DA cụ thể theo giá thị trường trong điều kiện bình thường. Việc bồi thường có quan tâm đặc biệt đến những hộ dân phải di dời. Những hộ còn ở lại được hưởng lợi trực tiếp từ DA cần vận động người dân hiến đất trên tinh thần “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. + Đơn giá đền bù về nhà: Căn cứ vào đơn giá bồi thường vật kiến trúc theo QĐ 118/2004/QĐ-UB ngày 28/4/2004 về ban hành bảng giá chuẩn tối thiểu trị giá nhà và các loại kiến trúc khác để tính lệ phí trước bạ trên địa bàn tp.HCM và các văn bản khác có liên quan, từ đó Tư vấn RAP đề xuất mức giá cho từng loại nhà cụ thể như nhà tạm, nhà gạch, nhà bêtông - Đánh giá về mức bồi thường nhà đất - Đề xuất các khu TĐC (iii) Nội dung cơ bản của RAP (Chi tiết xin xem phụ lục 1) - Giải thích các thuật ngữ - Tóm tắt thực hiện - Giới thiệu dự án - Phạm vi trưng dụng đất và TĐC - Các biện pháp giảm thiểu trưng dụng đất và giảm thiểu thiệt hại - Chính sách quyền lợi - Khu tái định cư - Chương trình phục hồi thu nhập - Tổ chức thực hiện - Kế hoạch thực hiện - Tham vấn cộng đồng - Giám sát và đánh giá - Khiếu nại và giải quyết khiếu nại - Ước tính chi phí 3.2.4 Lập ĐTM: (6 tháng) (i) Nguyên tắc ĐTM phải đáp ứng yêu cầu theo quy định của Việt Nam, cụ thể là Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2006, thay thế cho Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993 và các Nghị định, Thông tư có liên quan. Đồng thời ĐTM phải đảm bảo các yêu cầu quy định về chính sách an toàn môi trường của WB. 22
- Sổ tay hướng dẫn thực thi (ii) Các mục tiêu - Tư vấn lập ĐTM và EMP (sau đây gọi tắt là tư vấn môi trường) sẽ lập một báo cáo ĐTM cho mỗi nhóm của hạng mục 1 - giai đoạn 2 nhằm: + Xác định và đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của các hoạt động nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 của nhóm; + Đề nghị các giải pháp thích hợp nhằm giảm bớt tác động tiêu cực ở mức chấp nhận được và làm tăng lợi ích tích cực. - Ngoài công tác lập ĐTM, Tư vấn môi trường sẽ lập các kế hoạch Quản lý môi trường CĐ (CEMPs) cho mỗi phường nằm trong khu vực của DATP số 2 để quản lý và giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn xây dựng và vận hành. - Dựa vào các CEMPs đã được lập cho các phường trong khu vực DA, Tư vấn Môi trường sẽ lập EMP cho mỗi nhóm, là một phần nội dung bắt buộc trong báo cáo ĐTM của mỗi nhóm. (iii) Nội dung của ĐTM (chi tiết xin xem phụ lục 2) a) Mở đầu - Xuất xứ của dự án - Căn cứ pháp lý: 9 Văn bản pháp luật của Việt Nam 9 Chính sách an toàn môi trường của WB - Tổ chức thực hiện ĐTM b) Mô tả tóm tắt dự án - Tên dự án - Chủ dự án - Vị trí địa lý của dự án - Nội dung chủ yếu của dự án c) Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội - Điều kiện tự nhiên và môi trường: 9 Điều kiện về địa lý, địa chất 9 Điều kiện về khí tượng - thuỷ văn 9 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 9 Môi trường không khí, nước và đất - Điều kiện kinh tế - xã hội: d) Đánh giá các tác động môi trường: - Nguồn gây tác động - Đối tượng, quy mô bị tác động - Đánh giá tác động - Đánh giá về phương pháp sử dụng 23
- Sổ tay hướng dẫn thực thi e) Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường f) Cam kết thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường: cam kết của chủ dự án về việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu; cam kết thực hiện tất cả các biện pháp, quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến quá trình triển khai, thực hiện dự án. g) Các công trình xử lý môi trường, chương trình quản lý và giám sát môi trường - Danh mục các công trình xử lý môi trường (nếu có) - Chương trình quản lý và giám sát môi trường h) Dự toán kinh phí cho các công trình môi trường: các khoản kinh phí dự toán cho việc xây dựng và vận hành các công trình môi trường trong quá trình triển khai xây dựng và vận hành dự án. i) Tham vấn cộng đồng - Ý kiến của Ủy ban nhân dân phường/xã - Ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường/xã j) Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá - Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu - Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM - Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá k) Kết luận và kiến nghị 3.2.5 Lập CEMP (i) Mục tiêu của CEMP - Nhằm bảo đảm các can thiệp đề ra trong dự án đề xuất ở cấp độ cộng đồng (thông qua CUPs) trên cơ sở hợp lý và bền vững môi trường. - Báo cáo CEMP là một phần không tách rời của CUPs. Tư vấn Môi trường phải xem xét và hiệu chỉnh các CUPs liên quan đến vấn đề môi trường. Trên cơ sở đó Tư vấn môi trường sẽ xây dựng các CEMP tương ứng cho từng phường triển khai dự án. (ii) Cấu trúc của mỗi CEMP bao gồm các nội dung sau đây: - Mô tả điều kiện môi trường và xác định các vấn đề về môi trường mà cộng đồng đang gặp phải, và được xếp hạng theo tiến trình tham gia nhiều phía; - Đánh giá các phương án thay thế nhằm giải quyết các vấn đề trên và tìm giải pháp thích hợp; - Xác định các nhu cầu về cơ sở hạ tầng (tuyến cống chính, hệ thống thu gom rác cấp thành phố ) để hỗ trợ hiệu quả cho cấp cộng đồng; - Đề nghị các biện pháp giảm thiểu tác động cần được thực hiện ở cấp cộng đồng và các điều chỉnh cho cơ sở hạ tầng và dịch vụ cơ bản cấp thành phố, nhằm hỗ trợ cho các biện pháp giảm thiểu này. Các biện pháp giảm thiểu/các hiệu chỉnh này cần được phản ánh và hạch toán đủ vào thiết kế kỹ thuật và báo cáo đầu tư; - Xác định các cơ cấu thể chế tại cấp cộng đồng nhằm xây dựng, vận hành và bảo dưỡng tiểu dự án bao gồm các hành động giảm thiểu tác động bất lợi; - Xây dựng chương trình quan trắc có sự tham gia của cộng đồng. 24
- Sổ tay hướng dẫn thực thi (iii) Tham vấn và phổ biến thông tin - Các nội dung môi trường cần được thông báo đến các phường thuộc khu vực dự án trong quá trình tham vấn cộng đồng và tổ chức hỏi ý kiến cộng đồng (điều 20 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2005) - Tư vấn Môi trường phải tổ chức đối thoại với UBND phường/xã, đại diện cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án về môi trường nếu họ có yêu cầu. Tất cả các ý kiến của các phường có liên quan với dự án này phải được nêu trong báo cáo ĐTM. 3.2.6 Chuẩn bị EMP (i) Khái niệm về EMP EMP là sản phẩm chuyển giao của quá trình ĐTM - nối kết sự cách biệt giữa các kết quả dự đoán và các hoạt động đề nghị và là một chương bắt buộc trong báo cáo ĐTM. Tư vấn Môi trường sẽ chuẩn bị một EMP cho mỗi nhóm dựa vào các CEMP đã được lập của các Phường trong khu vực dự án. (ii) Nội dung EMP ● Các biện pháp giảm thiểu: - Đề nghị các biện pháp giảm thiểu khả thi nhằm giảm các tác động bất lợi quan trọng tới mức độ chấp nhận được; - Lập tiến độ thực hiện, phân công nhân sự và nhu cầu đào tạo; - Khái toán kinh phí; - Xác định phương pháp và tiêu chí giám sát cho những biện pháp này và những dịch vụ hỗ trợ cần thiết khác để thực hiện biện pháp giảm thiểu. ● Tăng cường thể chế và đào tạo: - Xác định các thể chế để thực hiện các biện pháp giảm thiểu. - Tổng quan các cơ quan chính quyền và năng lực tổ chức của các cơ quan cấp phường, quận, thành phố, quốc gia. - Đề nghị các bước tăng cường. Các đề nghị này có thể mở rộng cho các nội dung như cách tổ chức giữa các dự án thành phần, quy trình quản lý, đào tạo quản lý vận hành, phân công nhân sự, nâng cao nhận thức cộng đồng, phân bổ ngân sách và lập kế hoạch tài trợ tài chính. ● Quan trắc môi trường: - Chuẩn bị tổ chức chi tiết cho quan trắc việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng và vận hành. - Dự toán chi phí đầu tư và quản lý vận hành, lập tiến độ, phân công nhân sự, đề nghị phương pháp và tiêu chí giám sát. - Việc quan trắc môi trường sẽ được thực hiện trong giai đoạn xây dựng ở 3 cấp độ (i) giám sát thực hiện các biện pháp giảm thiểu do Nhà thầu tiến hành; (ii) giám sát trên cơ sở cộng đồng; (iii) giám sát tổng thể các tác động của dự án. Tư vấn môi trường cần đề nghị tần suất, cách thức và trách nhiệm giám sát cho từng hạng mục. (iii) Báo cáo EMP cần đảm bảo các nội dung sau: 25
- Sổ tay hướng dẫn thực thi Các kế hoạch cho các công việc xây dựng thuộc dự án thành phần số 2 phải tuân theo mẫu phù hợp. Những kế hoạch này phải tương thích với thiết kế xây dựng tổng thể, hồ sơ mời thầu, phân bổ ngân sách và thực hiện dự án nói chung. 3.3 Bước 3: Lập thiết kế chi tiết và hồ sơ mời thầu 3.3.1 Lập thiết kế chi tiết: (3 tháng) (i) Căn cứ để thiết kế: - Các tài liệu về khảo sát xây dựng, khí tượng thuỷ văn và các văn bản pháp lý có liên quan; - Thiết kế cơ sở; - Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; - Các quy định về kiến trúc, quy hoạch xây dựng. (ii) Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm: - Thuyết minh thiết kế; - Các bản vẽ thiết kế; - Dự toán xây dựng công trình; - Biên bản nghiệm thu thiết kế, khảo sát; báo cáo thẩm tra thiết kế, thẩm tra dự toán nếu có. (iii) Lập tổng dự toán công trình: Tổng dự toán công trình được lập dựa trên cơ sở các dự toán các hạng mục của công trình và các phần chi phí khác của dự án bao gồm cả phần đã chi phí. (iv) Trình duyệt: Đơn vị tư vấn trình hồ sơ thiết kế chi tiết và tổng dự toán để UBND thành phố Hồ Chí Minh duyệt, trường hợp Ban quản lý dự án được UBND thành phố ủy quyền, BQLDA sẽ tự tổ chức thẩm định và phê duyệt. 3.3.2 Hồ sơ mời thầu xây lắp (i) Cơ sở pháp lý - Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội; - Căn cứ Nghị định số: 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Căn cứ Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính Phủ về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng. - Căn cứ Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, - Căn cứ Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 - Sổ tay Hướng dẫn mua sắm từ các khoản vay của IBRD và tín dụng của IDA phiên bản tháng 5/2004, Sổ tay Hướng dẫn tuyển chọn và thuê tư vấn của người sử dụng vốn vay Ngân hàng thế giới. (ii) Nội dung hồ sơ mời thầu xây lắp Trị giá các hạng mục trong một khu thường không lớn nên cần gom các khu ở gần nhau thành một gói thầu để tiện việc tổ chức mở thầu, thi công và giám sát. Tuy vậy, không nên tập hợp thành một gói thầu quá lớn, vượt khả năng dự thầu của nhiều nhà thầu ở địa phương, sẽ làm giảm bớt tính cạnh tranh trong cuộc đấu thầu. 26
- Sổ tay hướng dẫn thực thi Theo hướng dẫn của WB thì gói thầu cạnh tranh trong nước không nên lớn hơn 2 triệu USD (tương đương 32 tỷ đồng Việt Nam). Mặt khác, theo quy định Việt Nam, việc đấu thầu được tổ chức ở cấp Thành phố nên trị giá gói thầu có thể lớn hơn 5 tỷ đồng. Các gói thầu xây lắp sẽ thực hiện đấu thầu cạnh tranh trong nước (NCB), giá trị mỗi gói thầu nhỏ hơn 2 triệu USD (tương đương 32 tỷ đồng Việt Nam). Đối với gói thầu cạnh tranh trong nước (NCB), nội dung hồ sơ mời thầu xây lắp tuân thủ theo nghị định của chính phủ số 111/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng, gồm các phần như sau: Phần A. Mời thầu I. Thông báo mời thầu II. Thư mời thầu Phần B. Nội dung hồ sơ mời thầu B1. Yêu cầu về thủ tục đấu thầu I. Chỉ dẫn đối với nhà thầu II. Bảng dữ liệu đấu thầu III. Tiêu chuẩn đánh giá và nội dung xác định đánh giá IV. Biểu mẫu dự thầu B2. Yêu cầu về xây lắp I.Phạm vi công việc và tiến độ thực hiện II.Yêu cầu về kỹ thuật III.Thiết kế kỹ thuật B3. Yêu cầu về hợp đồng I. Điều kiện chung của hợp đồng II.Điều kiện cụ thể của hợp đồng III.Biểu mẫu về hợp đồng (iii) Trình tự tổ chức đấu thầu ● Theo hình thức đấu thầu cạnh tranh trong nước Các gói thầu xây lắp của dự án có giá trị dưới 2 triệu USD (tương đương 32 tỷ VND), do vậy trình tự tổ chức đấu thầu sẽ thực hiện theo các bước như sau: Bước 1: Chuẩn bị đấu thầu - Lập hồ sơ mời thầu: Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu do Chính phủ quy định và bao gồm các nội dung sau đây: yêu cầu về mặt kỹ thuật; yêu cầu về mặt tài chính, thương mại; tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu quan trọng, điều kiện ưu đãi (nếu có), thuế, bảo hiểm và các yêu cầu khác. - Lập tổ chuyên gia xét thầu: Thành viên tổ chuyên gia xét thầu phải có chứng chỉ về việc đã tham gia khóa học đấu thầu. - Mời thầu: Thông báo mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bước 2: Tổ chức đấu thầu - Phát hành hồ sơ mời thầu: - Hồ sơ mời thầu được phát hành cho các nhà thầu tham gia đấu thầu rộng. 27
- Sổ tay hướng dẫn thực thi - Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu - Các hồ sơ dự thầu nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu phải được bên mời thầu tiếp nhận và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “Mật”. - Mở thầu Bước 3: Làm rõ hồ sơ mời thầu (Nhà thầu cần làm rõ hồ sơ mời thầu thì phải gửi văn bản) - Làm rõ hồ sơ mời thầu được bên mời thầu thực hiện theo một hoặc các hình thức sau đây: 9 Gửi văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu đã nhận hồ sơ mời thầu; hoặc; 9 Tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những nội dung trong hồ sơ mời thầu mà các nhà thầu chưa rõ. Bước 4: Trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu - Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu để loại bỏ các hồ sơ dự thầu không hợp lệ, không bảo đảm yêu cầu quan trọng của hồ sơ mời thầu. - Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định sau đây: 9 Đánh giá về mặt kỹ thuật để xác định các hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêu cầu của hồ sơ mời thầu; 9 Xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Bước 5: Làm rõ hồ sơ dự thầu - Nhà thầu không được thay đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu. - Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu của bên mời thầu. - Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ. Bước 6: Trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu - Lập báo cáo về kết quả đấu thầu để chủ đầu tư trình UBND thành phố Hồ Chí Minh xem xét, quyết định và gửi đến Sở Kế hoạch đầu tư thẩm định. - Sở Kế hoạch đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo của chủ đầu tư để trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Bước 7: Phê duyệt kết quả đấu thầu - UBND thành phố Hồ Chí Minh xem xét, phê duyệt kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo về kết quả đấu thầu và báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu. - Văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu có các nội dung sau đây: Tên nhà thầu trúng thầu; Giá trúng thầu; Hình thức hợp đồng; Thời gian thực hiện hợp đồng; Các nội dung cần lưu ý (nếu có). - Trường hợp không có nhà thầu trúng thầu, trong văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu phải nêu rõ không có nhà thầu nào trúng thầu và hủy đấu thầu để thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định Nhà nước. Bước 8: Thông báo kết quả đấu thầu - Việc thông báo kết quả đấu thầu được thực hiện ngay sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của người có thẩm quyền. 28
- Sổ tay hướng dẫn thực thi - Trong thông báo kết quả đấu thầu không phải giải thích lý do đối với nhà thầu không trúng thầu. Bước 9: Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng - Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu phải dựa trên cơ sở sau đây: 9 Kết quả đấu thầu được duyệt; 9 Mẫu hợp đồng đã điền đủ các thông tin cụ thể của gói thầu; 9 Các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu; 9 Các nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu và giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu trúng thầu (nếu có); 9 Các nội dung cần được thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu. - Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng là cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầu tiến hành ký kết hợp đồng. - Trường hợp việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành thì chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét việc lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo. Trường hợp các nhà thầu xếp hạng tiếp theo cũng không đáp ứng yêu cầu thì báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định. ● Theo hình thức chỉ định thầu Chỉ định thầu áp dụng đối với những trường hợp dự toán dưới 500 triệu đồng và những trường hợp khác mà cấp có thẩm quyền cho phép. Quy trình thực hiện chỉ định thầu đối với một gói thầu bao gồm: - Phát hành hồ sơ yêu cầu; - Chuẩn bị hồ sơ đề xuất; - Đánh giá hồ sơ đề xuất; - Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kết quả chỉ định thầu; - Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng. 3.4 Bước 4: Bồi thường và giải phóng mặt bằng (12 tháng) Dự án thành phần số 2 là dự án "Nhà nước và dân cùng làm". Dự án vận động dân hiến đất, đóng góp một phần kinh phí xây dựng (tối thiểu 10%/ tổng kinh phí xây lắp). Công tác vận động được tiến hành từ giai đoạn bắt đầu triển khai dự án đến giai đoạn giải phóng mặt bằng, thi công xây lắp. 3.4.1 Tuyên truyền, vận động dân hiến đất (i) Mục đích Để người dân thấy được lợi ích trực tiếp từ việc nâng cấp hạ tầng trong các khu dân cư, từ đó tự nguyện tham gia đóng góp đất/nhà hoặc kinh phí với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. (ii) Người thực hiện - Tư vấn xã hội. 29
- Sổ tay hướng dẫn thực thi - UBND phường, Khu phố, Tổ dân phố, Ban đại diện cộng đồng, các ban ngành đoàn thể địa phương. (iii) Công cụ thực hiện - Các chủ trương chính sách của cấp có thẩm quyền. - Các tờ rơi và các công cụ khác hỗ trợ. (iv) Nội dung và phương pháp - Nêu đầy đủ hiện trạng hạ tầng thấp kém mà người dân phải chịu đựng trong nhiều năm qua, từ đó giới thiệu dự án và những lợi ích cụ thể mà dự án sẽ mang lại cho cộng đồng trong khu vực dự án như: giao thông thuận lợi, giá trị nhà đất tăng lên, môi trường sống được cải thiện (không còn ngập lụt) - Nêu mức đóng góp để người dân tự nguyện tham gia. Phần nhà đất bị ảnh hưởng tự nguyện tháo dỡ, không nhận bồi thường đất. - Tiến hành lập danh sách các hộ đóng góp phần đất bị ảnh hưởng, đóng góp chi phí thực hiện đầu tư xây dựng công trình, công khai danh sách tại UBND phường, khu phố, tổ dân phố để người dân biết và kiểm tra. - Từng hộ dân hiến đất có bản cam kết ghi rõ diện tích đất hiến, có chữ ký của chủ hộ và xác nhận của UBND phường. Đối với những hộ dân đóng góp tiền thì UBND phường lập phiếu thu ghi cụ thể số tiền mà người dân đóng góp. Danh sách và số tiền người dân đóng góp sẽ được niêm yết công khai tại trụ sở UBND phường 3.4.2 Các bước thực hiện công tác bồi thường GPMB (i) Lập hồ sơ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư - BQLDA lập hồ sơ đề nghị UBND Quận có tham gia dự án tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư - Hồ sơ gồm: + Văn bản đề nghị thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, yêu cầu về tiến độ thực hiện; + Quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc quyết định giao nhiệm vụ chuẩn bị mặt bằng để thực hiện dự án đầu tư (bản sao); + Dự án đầu tư đã phê duyệt (nếu có); + Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; + Bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1/500, có xác định diện tích và chỉ giới khu đất thu hồi được Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận; + Bản vẽ quy hoạch mặt bằng được Sở Quy hoạch - Kiến trúc chấp thuận; + Kế hoạch vốn hoặc cam kết về vốn theo tiến độ giải phóng mặt bằng; Đối với dự án mang tính cấp thiết thì chỉ cần Dự án đầu tư được duyệt hoặc có chủ trương của UBNDTP cho phép thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án. (ii) Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án (HĐBTGPMB) 30
- Sổ tay hướng dẫn thực thi Sau khi nhận được hồ sơ của chủ đầu tư, UBND quận/huyện có trách nhiệm thành lập HĐBTGPMB; đồng thời giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị có liên quan như Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng (BBT) và các phòng chuyên môn có liên quan của quận/huyện chịu trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân quận - huyện quyết định. Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận/huyện có trách nhiệm lập và trình UBND quận/huyện duyệt kế hoạch giải phóng mặt bằng dự án. Thành phần tham gia HĐBTGPMB gồm: - Chủ tịch Hội đồng: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện. - Phó Chủ tịch Hội đồng: Trưởng ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận - huyện. - Phó Chủ tịch Hội đồng: Trưởng hoặc Phó phòng Tài chính - Kế hoạch quận - huyện. - Ủy viên thường trực: Đại diện chủ đầu tư (trừ các dự án có 100% vốn đầu tư nước ngoài thì không cử đại diện chủ đầu tư làm thành viên của Hội đồng). - Các Ủy viên: + Trưởng hoặc Phó phòng Quản lý đô thị; + Trưởng hoặc Phó phòng Tài nguyên và Môi trường; + Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường-xã, thị trấn nơi có dự án; + Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp quận - huyện; + Đại diện những người bị thu hồi đất (từ 01 đến 02 người). - Tùy theo bộ máy tổ chức của quận - huyện và quy mô của từng dự án cụ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận-huyện bổ sung thêm một số đại diện khác làm thành viên hoặc điều chỉnh nhiệm vụ của thành viên cho phù hợp. (iii) Bàn giao ranh mốc BQLDA ký kết hợp đồng với BBT để thực hiện công tác BT GPMB. Sau khi ký hợp đồng với BBT, TVTK của dự án tổ chức bàn giao ranh mốc dự án để BBT thực hiện công tác đo vẽ, lập bản vẽ hiện trạng nhà đất bị ảnh hưởng làm căn cứ lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (PATT BTGPMB) và Phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. (iv) Lập phương án PATT BBT phối hợp với BQLDA lập phương án tổng thể. Nội dung của PATT như sau: - Các căn cứ để lập phương án; - Số liệu tổng hợp về diện tích các loại đất, hạng đất đối với đất nông nghiệp, số tờ bản đồ, số thửa; giá trị ước tính của tài sản hiện có trên đất; - Số liệu tổng hợp về số hộ, số nhân khẩu, số lao động trong khu vực thu hồi đất, trong đó nêu rõ số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp, số hộ phải TĐC; - Dự kiến biện pháp trợ giúp giải quyết việc làm và kế hoạch đào tạo chuyển đổi ngành nghề; - Danh mục các công trình và quy mô các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư phải di dời và dự kiến địa điểm để di dời; - Số lượng mồ mả phải di dời và dự kiến địa điểm để di dời; - Dự toán kinh phí thực hiện phương án; 31
- Sổ tay hướng dẫn thực thi - Nguồn kinh phí thực hiện phương án; - Tiến độ thực hiện phương án. Sau khi lập PATT, BBT quận/huyện phối hợp với BQLDA thông qua HĐBTGPMB trình Chủ tịch UBND quận/huyện phê duyệt. (v) Họp dân công bố phương án tổng thể Sau khi PATT được xét duyệt, BBT quận/huyện có trách nhiệm thông báo cho người đang sử dụng đất biết lý do thu hồi đất; dự kiến về mức bồi thường, hỗ trợ, TĐC; biện pháp chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm; thời gian di chuyển và bàn giao đất bị thu hồi được nêu trong PATT. Người sử dụng đất có quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để nhận xét, đề đạt hoặc yêu cầu BBT giải thích về nội dung đã thông báo. (vi) Quyết định thu hồi đất Sau hai mươi (20) ngày, kể từ ngày họp dân công bố PATT, UBND thành phố và quận/huyện ra quyết định thu hồi đất đối với các thửa đất thuộc thẩm quyền thu hồi của mình. Quyết định thu hồi đất được gửi đến người có đất bị thu hồi và được niêm yết tại trụ sở UBND phường/xã nơi có đất bị thu hồi. (vii) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định thu hồi đất Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải giải quyết khiếu nại của người khiếu nại (nếu có). Người khiếu nại phải có đơn gửi đến UBND phường để được giải quyết. UBND phường giải quyết khiếu nại những nội dung thuộc thẩm quyền của mình và trình cấp có thẩm quyền giải quyết nếu việc khiếu nại vượt quá thẩm quyền của phường. (viii) Đo vẽ, thu thập thông tin pháp lý nhà đất - BBT tiến hành đo vẽ, vạch mốc giải tỏa sau khi bàn giao ranh mốc. Đồng thời BBT thực hiện việc kê khai, kiểm kê đất đai, tài sản gắn liền với đất và xác định nguồn gốc đất đai theo trình tự, thủ tục quy định hiện hành. - Người thu hồi đất kê khai theo mẫu tờ khai do BBT phát và hướng dẫn. - Nội dung chủ yếu của tờ khai: + Diện tích, loại đất (mục đích sử dụng đất), nguồn gốc, thời điểm bắt đầu sử dụng, loại giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có; + Số lượng nhà, loại nhà, cấp nhà, thời gian đã sử dụng và các công trình khác xây dựng trên đất; số lượng cây cối, hoa màu trên đất (nếu có); + Số nhân khẩu, thường trú hay tạm trú dài hạn, số lao động chịu ảnh hưởng do việc thu hồi đất gây ra; nguyện vọng TĐC, chuyển đổi nghề nghiệp (nếu có); + Số lượng mồ mả phải di dời • Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Sau khi hoàn thành việc đo đạc, kiểm đếm, BBT có trách nhiệm lập và trình duyệt phương án cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và TĐC (sau đây gọi là PABT) theo quy định hiện hành. Nội dung PABT, hỗ trợ, TĐC gồm: 32
- Sổ tay hướng dẫn thực thi - Tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất; - Diện tích, loại đất, hạng đất (đối với đất nông nghiệp), vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; số lượng, khối lượng, tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại; - Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội; - Số tiền bồi thường, hỗ trợ; - Việc bố trí TĐC; - Việc di dời các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư; - Việc di dời mồ mả (ix) Áp giá bồi thường Sau khi PABT được duyệt, BBT thực hiện việc áp giá bồi thường và tiến hành hiệp thương, chi trả đối với người bị thu hồi đất. Người có đất bị thu hồi phải bàn giao đất cho BBT khi đã được thanh toán xong tiền bồi thường, hỗ trợ. (x) Bàn giao mặt bằng thi công xây lắp BBT tổ chức bàn giao mặt bằng để thi công xây lắp Thành phần giao nhận mặt bằng bao gồm: BBT, UBND phường/xã, BQLDA và nhà thầu thi công. 3.5 Bước 5: Thi công xây lắp 3.5.1 Đấu thầu thi công (quy trình, thời gian tuyển chọn nhà thầu) (i) Mục đích Nhằm đảm bảo sự công bằng, minh bạch, tăng tính cạnh tranh, giảm giá thành công trình, lựa chọn nhà thầu phù hợp trong tổ chức thực hiện dự án. Căn cứ tính chất và quy mô dự án, nhà thầu được chọn để thực hiện dự án theo quy định sau (ii) Nguyên tắc Đối với công trình có yêu cầu kỹ thuật, kiến trúc phức tạp, quy mô đầu tư trên 01 tỷ đồng, UBND thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, huyện quyết định chọn nhà thầu qua đấu thầu rộng rãi hoặc hạn chế theo Luật đấu thầu năm 2005 và Nghị định 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006. Đối với công trình có kỹ thuật đơn giản và quy mô nhỏ dưới 01 tỷ đồng, UBND thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, huyện quyết định chỉ định thầu, không qua đấu thầu nhưng phải được UBND phường, Giám sát cộng đồng giám sát. (iii) Người chịu trách nhiệm lựa chọn nhà thầu Ban QLDA chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu dự án. (iv) Cách thức thực hiện • Lập và trình duyệt Kế hoạch đấu thầu: 33
- Sổ tay hướng dẫn thực thi - Căn cứ để lập Kế hoạch đấu thầu: + Quyết định đầu tư phê quyệt dự án đầu tư. + Hiệp định số 27526 - VN về việc cung cấp khoản tín dụng thực hiện dự án nâng cấp đô thị Việt Nam giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng thế giới + Thiết kế, dự toán, tổng dự toán được duyệt (nếu có). + Nguồn vốn cho dự án: ODA, ngân sách và đóng góp của cộng đồng. + Các văn bản pháp lý khác có liên quan. - Nội dung của Kế hoạch đấu thầu: + Phân chia gói thầu xây lắp: Việc phân chia gói thầu phải tùy theo tính chất kỹ thuật và trình tự thực hiện dự án với nguyên tắc phải thu hút được những nhà thầu có năng lực nhất tham gia đấu thầu và tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu. Có thể phân chia như sau: Chia theo từng phường, giá trị thầu tối đa 5 tỷ đồng vì thực tế cho thấy các nhà thầu lớn đều khoán gọn theo từng hạng mục lại cho nhà thầu nhỏ, còn nhà thầu lớn chỉ quản lý và hưởng phần trăm giá trị khối lượng; Một hoặc một vài công trình xây lắp là một gói thầu xây lắp. Có thể toàn bộ phần xây lắp của tất cả các hạng mục trong một chu kỳ đầu tư là một gói thầu xây lắp. + Giá gói thầu và nguồn tài chính: Giá gói thầu dựa trên cơ sở dự toán đã được duyệt Nguồn tài chính: ODA, ngân sách và đóng góp của cộng đồng. + Hình thức lựa chọn nhà thầu: Đấu thầu cạnh tranh trong nước + Trình tự tổ chức đấu thầu: Chi tiết xem mục trên 3.5.2 Chia địa bàn theo phường để thi công Đơn vị lập dự án và thiết kế sẽ dựa trên cơ sở từng khu vực và quy mô để xác định giá trị mỗi gói thầu, sao cho mỗi gói thầu nằm trọn trong địa bàn một phường và có giá trị không vượt quá quy định hiện hành. 3.5.3 Thời gian thi công: Dự kiến 18 tháng cho dự án thành phần số 2 3.6 Bước 6: Tổ chức thi công 3.6.1 Cách thức tổ chức thi công - Theo đúng hợp đồng đã ký kết - Công trình khởi công xây dựng khi có đủ các điều kiện: + Có mặt bằng xây dựng để bàn giao + Có giấy phép xây dựng với công trình phải có + Có bản vẽ thiết kế thi công và dự toán hạng mục công trình được duyệt + Có hợp đồng xây dựng hợp pháp 34
- Sổ tay hướng dẫn thực thi + Có đủ vốn theo tiến độ + Có biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường 3.6.2 Trách nhiệm các bên có liên quan (i) Chủ đầu tư - Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư: + Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng + Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng + Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế + Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình - Chủ đầu tư phải thông báo quyết định về nhiệm vụ, quyền hạn của người giám sát thi công xây dựng công trình cho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu thiết kế xây dựng công trình biết để phối hợp thực hiện. - Trách nhiệm của Chủ đầu tư: + Bồi thường do vi phạm hợp đồng cho nhà thầu thi công xây dựng công trình; + Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi nghiệm thu không bảo đảm chất lượng làm sai lệch kết quả nghiệm thu, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác. + Khi phát hiện các sai phạm về chất lượng công trình xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình thì phải buộc nhà thầu dừng thi công và yêu cầu khắc phục hậu quả. (ii) Tư vấn thiết kế - Phải cử người đủ năng lực để thực hiện giám sát tác giả theo quy định trong quá trình thi công xây dựng. - Khi phát hiện thi công sai với thiết kế, người giám sát tác giả phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư yêu cầu thực hiện đúng thiết kế. Trong trường hợp không khắc phục, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản thông báo cho chủ đầu tư. - Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư. Qua giám sát, nếu phát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu thì nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản gửi chủ đầu tư nêu rõ lý do từ chối nghiệm thu. (iii) Tư vấn giám sát Trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn giám sát, tư vấn giám sát sẽ thay mặt chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ giám sát của Chủ đầu tư. (iv) Chính quyền địa phương - Hỗ trợ các đơn vị tham gia dự án thực hiện nhiệm vụ 35
- Sổ tay hướng dẫn thực thi - Đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực thi công - Hỗ trợ công tác đền bù giải phóng mặt bằng - Vận động cộng đồng tham gia dự án (v) Giám sát cộng đồng - Nhóm giám sát cộng đồng sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình giám sát thi công. - Nhiệm vụ của nhóm giám sát cộng đồng như sau: + Giám sát vật tư sử dụng vào công trình + Giám sát thi công đúng theo thiết kế + Giám sát chất lượng thi công của nhà thầu + Giám sát tiến độ thi công + Giám sát các biện pháp an toàn công trình, an toàn lao động và giảm thiểu tác động môi trường trong quá trình thi công (vi) Nhà thầu thi công Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu: + Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng; + Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế; + Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công; + Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định; + Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường; + Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành; + Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư; + Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu theo quy định. Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận, bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi khác gây ra thiệt hại. 3.7 Bước 7: Nghiệm thu, quyết toán và bàn giao công trình 3.7.1 Nghiệm thu, bàn giao công trình (i) Mục đích Nhằm xác nhận kết quả thực hiện việc thi công công trình xây dựng đảm bảo đúng theo yêu cầu về chất lượng và mỹ thuật theo thiết kế. 36
- Sổ tay hướng dẫn thực thi (ii) Những người thực hiện - BQLDA Nâng cấp đô thị tổ chức nghiệm thu công trình - Thành phần nghiệm thu gồm: + Chủ đầu tư + Nhà thầu thi công xây dựng công trình. + Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình. + Tư vấn giám sát thi công + UBND phường + Giám sát cộng đồng + Các đơn vị khác có liên quan (điện lực, công ty cấp nước, thoát nước, ) (iii) Cách thức thực hiện - Nhà thầu thi công xây dựng phải tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng, đặc biệt các công việc, bộ phận bị che khuất; Bộ phận công trình; các hạng mục công trình và công trình, trước khi yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu. Đối với những công việc xây dựng đã được nghiệm thu nhưng chưa thi công ngay thì trước khi thi công xây dựng phải nghiệm thu lại. Đối với công việc, giai đoạn thi công xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển nhà thầu khác thực hiện tiếp thì phải được nhà thầu đó xác nhận, nghiệm thu. - Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng kịp thời sau khi có phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng. Nghiệm thu công trình xây dựng được phân thành: + Nghiệm thu từng công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng; + Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng; + Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng. - Các hạng mục công trình xây dựng hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng sau khi được chủ đầu tư nghiệm thu. 3.7.2 Quyết toán (i) Mục đích Nhằm mục đích xác nhận giá trị thực tế hợp pháp thực hiện thi công công trình. (ii) Những người thực hiện UBND thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý dự án Nâng cấp đô thị thành phố Hồ Chí Minh, Sở Tài chính, Kho bạc. (iii) Cách thức thực hiện - Chủ đầu tư lập hồ sơ quyết toán báo cáo chủ quản đầu tư sau khi công trình hoàn thành - Hồ sơ quyết toán gồm: 37
- Sổ tay hướng dẫn thực thi + Tờ trình xin phê duyệt hồ sơ quyết toán + Các hồ sơ thanh toán từng giai đoạn + Bản tổng hợp giá trị quyết toán công trình + Các văn bản liên quan 3.8 Bước 8: Duy tu và bảo dưỡng công trình 3.8.1 Vai trò của chính quyền và các cơ quan chuyên môn Đối với chi phí vận hành và bảo dưỡng các đường hẻm, hệ thống chiếu sáng công cộng, họng nước cứu hỏa thì Ngân sách sẽ cấp phát hoàn toàn và giao cho một số cơ quan, đơn vị chức năng thực hiện như sau: - Phòng Quản lý đô thị quận/huyện sẽ chịu trách nhiệm quản lý các đường hẻm; - Công ty Thoát nước sẽ chịu trách nhiệm quản lý hệ thống thoát nước; - Công ty Chiếu sáng công cộng sẽ quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng ở các con hẻm; - Đơn vị Phòng cháy chữa cháy sẽ chịu trách nhiệm quản lý vận hành và bảo dưỡng các họng cứu hoả. - Vận hành và bảo dưỡng hệ thống cấp nước sẽ được các Công ty Cấp nước đảm nhiệm. Phí vận hành và bảo dưỡng được ghi trong hoá đơn tiền nước. 3.8.2 Vai trò của cộng đồng Hạng Nội dung tham gia Thời gian Trách nhiệm mục Tất cả người dân trong cộng đồng Không cho ai làm hư hỏng con Đường Sau khi xây Trường hợp sửa chữa nhỏ (dặm hẻm (đổ nước ra hẻm, đào xới mặt hẻm dựng xong vá những chỗ tróc) sẽ do cộng đường, cấm xe tải nặng ) đồng tự sửa chữa, Trường hợp hư hỏng nặng báo cho phòng QLĐT Tất cả người dân trong cộng Trụ điện, dây điện (không cho treo Cấp điện Sau khi đồng. Trường hợp có sự cố, bạt, mắc dây treo đồ, phơi quần áo và chiếu xây dựng báo Tổ trưởng TDP để Tổ trên cột điện, thả diều trong hẻm, sáng xong trưởng báo Điện lực, UBND kiểm tra bóng đèn chiếu sáng ) phường Cấp Đường ống cấp nước (không cho Tất cả người dân trong cộng nước và đào phá ống nước, câu nước bất Sau khi đồng. Trường hợp có sự cố, họng hợp pháp, kiểm tra rò rỉ nước, ) xây dựng báo Tổ trưởng TDP để Tổ nước cứu Bảo vệ các trụ cứu hỏa không cho xong trưởng báo Công ty Cấp nước, hoả lấy các phụ kiện trên trụ Sở CS PCCC Ống cống, hố ga (không cho xe Tất cả người dân trong cộng Sau khi Thoát trọng tải nặng vào hẻm, không ai đồng. Trường hợp có sự cố, xây dựng nước được bỏ rác xuống cống, kiểm tra báo Tổ trưởng TDP để Tổ xong khả năng thoát nước của cống, hố trưởng báo Công ty Thoát 38
- Sổ tay hướng dẫn thực thi Hạng Nội dung tham gia Thời gian Trách nhiệm mục ga bị nghẹt ) nước. Xây dựng, cải tạo bể tự hoại của gia đình theo đúng kỹ thuật 3.8.3 Cơ chế phản hồi thông tin trong quá trình duy tu, bảo dưỡng Khi cần thông tin cho các đơn vị quản lý chuyên ngành đối với từ loại công trình cần thông báo đến các cơ quan sau: - Phòng Quản lý đô thị quận/huyện sẽ chịu trách nhiệm quản lý các đường hẻm; - Công ty Thoát nước sẽ chịu trách nhiệm quản lý hệ thống thoát nước; (ĐT liên lạc: 8234444) - Công ty Chiếu sáng công cộng sẽ quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng ở các con hẻm; (ĐT liên lạc: 8535500) - Sở cảnh sát phòng cháy chữa cháy sẽ chịu trách nhiệm quản lý vận hành và bảo dưỡng các họng cứu hoả. (ĐT liên lạc: 114) - Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn, số điện thoại liên lạc: + Quận 1, 3, 4, 7, huyện Nhà Bè: 8297147 + Quận 5, 6, 8, 10, 11, huyện Bình Chánh: 8556169 + Quận 12, Tân Bình, Bình Thạnh: 8442656 + Phú Nhuận, Gò Vấp, Hóc Môn, quận 2, 9, Thủ Đức: 8960240 39
- Sổ tay hướng dẫn thực thi. Các phụ lục CÁC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA RAP Một cách tổng quát và phổ biến, một bản RAP hoàn chỉnh sẽ gồm các nội dung sau: Chữ viết tắt Giải thích các thuật ngữ Phần mở đầu - Mô tả tổng quát về DA Nâng cấp đô thị Việt Nam, giới thiệu Tiểu DA NCĐT TP HCM, chi tiết về dự án lập RAP; - Danh sách các hạng mục của DA; - Mô tả các hạng mục của DA cần thu hồi đất; - Ước tính tổng quát về quy mô thu hồi đất và TĐC. 1. Phạm vi trưng dụng đất, TĐC và các biện pháp giảm thiểu trưng dụng đất, giảm thiệt hại. 1.1 Mô tả các nỗ lực, giải pháp hạn chế việc di dời. 1.2 Mô tả các kết quả của các nỗ lực này. 1.3 Mô tả các thể chế họat động để hạn chế di dời trong thời gian thực hiện. 2. Chính sách quyền lợi - Mô tả các luật lệ của Việt Nam (các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan với đền bù, giải tỏa, TĐC); - Phân tích, nêu rõ các khác biệt giữa luật lệ của Việt Nam và các nhà tài trợ (trong DA Nâng cấp đô thị, đây là các chính sách của WB) và mô tả các thể chế đặc thù của DA để giải quyết các mâu thuẫn này; - Mô tả các chính sách về quyền của người bị ảnh hưởng của mỗi loại tác động và làm rõ việc thực hiện TĐC, dựa trên nguồn lực được xác định và đồng tình trong RAP; - Làm rõ các phương pháp thẩm định kết cấu xây dựng, đất đai, cây cối và các tài sản khác; - Bản liệt kê về quyền của người bị ảnh hưởng; - Các nguyên tắc bồi thường và TĐC. 3. Khu tái định cư - Tính cần thiết hay không cần thiết của chuẩn bị các địa điểm TĐC: Lý do, sự tham gia của những người bị ảnh hưỏng vào việc xác định các điểm tái định cư, đánh giá các thuận lợi và bất lợi của từng điểm và việc lựa chọn các điểm có nhiều ưu thế hơn; 40
- Sổ tay hướng dẫn thực thi. Các phụ lục - Trình bày các nghiên cứu khả thi đã tiến hành, nhằm xác định tính phù hợp của các điểm TĐC (đất đai, việc sử dụng đất, nguồn nước, cơ sở hạ tầng, vv.) và các đánh giá tác động môi trường sinh thái và xã hội về các điểm TĐC này; + Sự tham gia của những người bị ảnh hưỏng vào việc phát triển các chiến lược có thể chấp nhận được về quỹ nhà ở thay thế. Việc xây dựng nhà ở mới. + Cung cấp các tính toán chi phí cho các yêu cầu của các điểm TĐC và khả năng đáp ứng. + Trình bày các cơ chế liên quan đến: a) mua sắm, b) phát triển hoặc sắp xếp các điểm tái định cư, bao gồm việc cấp, trao quyền sử dụng đất. + Nêu rõ sự tham gia của CĐ dân cư tại chỗ vào RAP (bao gồm cả việc xác định các tác động có thể có đối với họ và các giải pháp hạn chế các tác động bất lợi và việc chuẩn bị của RAP). Các lợi điểm có thể mang lại cho các CĐ dân cư tại chỗ. 4. Chương trình phục hồi thu nhập - Đánh giá về mức độ đền bù, có đủ để giúp hồi phục thu nhập cho từng lọai tác động không? Cần có thêm những biện pháp nào để từng nhóm người bị ảnh hưởng được hồi phục thu nhập; - Mô tả tiến trình tham khảo ý kiến những NBAH và sự tham gia của họ trong việc đúc kết các chiến lược hồi phục thu nhập; - Tóm tắt các chiến lược hồi phục thu nhập cho từng loại tác động và trình bày các khía cạnh về tổ chức, tài chính và kỹ thuật của các chiến lược này; - Các chiến lược này sẽ thay đổi như thế nào trong từng phạm vi của tác động; - Việc hồi phục thu nhập đòi hỏi các thay đổi nào về sinh kế, thay đổi hoặc có các giải pháp thay thế nào cho các công việc của NBAH, và vì thế, cần có các khóa huấn luyện, đào tạo nào, thời gian chuẩn bị và thực hiện - Các rủi ro có thể có, khiến NBAH có thể bị nghèo đi; - Các rủi ro về thể chế về các rủi ro khác xuất phát từ việc thực hiện hời hợt các chương trình TĐC; - Mô tả tiến trình giám sát hiệu quả của các giải pháp hồi phục thu nhập; - Mô tả các chương trình phát triển xã hội và phát triển CĐ hiện hành trong vùng dự án hoặc lân cận vùng dự án. Nếu có, các chương trình này có đáp ứng các yêu cầu ưu tiên của các CĐ đối tượng mục tiêu của chúng không? Liệu có hay không các cơ hội cho đề xuất từ DA để hỗ trợ cho các chương trình mới hoặc mở rộng chương trình hiện có để đáp ứng các lựa chọn ưu tiên của các CĐ thuộc vùng DA? 5. Tổ chức thực hiện - Mô tả các tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động, hạng mục về chính sách dành cho người hưởng lợi, về thực hiện các chương trình hồi phục thu nhập và phối hợp các hoạt động liên quan đã được nêu rõ trong RAP; 41
- Sổ tay hướng dẫn thực thi. Các phụ lục - Nói rõ các vấn đề về sự phối hợp sẽ được thực hiện, trong trường hợp TĐC vượt quá thẩm quyền giải quyết hoặc việc TĐC sẽ được thực hiện ở đâu, theo các giai đọan, qua khoảng thời gian dài của DA; - Xác định tổ chức điều phối tất cả các cơ quan thục hiện. Tổ chức này có cần được sự ủy nhiệm và các nguồn tài nguyên cần thiết nào không? - Nêu rõ các cơ quan, tổ chức bên ngoài (không thuộc về DA), song sẽ liên quan đến tiến trình hồi phục thu nhập (ví dụ như phát triển quỹ đất, phân bổ đất đai, cấp vốn tín dụng, tập huấn, vv) và các cơ chế đảm bảo các họat động của các tổ chức này; - Phân tích năng lực thể chế cho cam kết thực hiện TĐC; - Phân tích thể chế đảm bảo giám sát độc lập, lượng giá và kiểm toán của RAP và đảm bảo rằng các biện pháp khắc phục, sửa chữa được thực hiện kịp thời. 6. Kế hoạch thực hiện - Liệt kê các bước thực hiện RAP, bao gồm cả việc xác định các cơ quan chịu trách nhiệm cho từng loại hoạt động và mô tả tóm tắt từng loại hoạt động; - Chuẩn bị lịch hoạt động hàng tháng (ví dụ theo sơ đồ Grantt) cho các hoạt động sẽ được thực hiện như một phần của việc thực hiện TĐC; - Mô tả mối liên quan, phối hợp giữa việc thực hiện TĐC và khởi động thi công các gói thầu xây dựng cho mỗi hạng mục của DA. 7. Tham gia, TVCĐ - Mô tả các bên có liên quan; - Mô tả tiến trình vận động tham vấn sự tham gia của những NBAH và các bên có liên quan vào việc chuẩn bị và lập kế hoạch TĐC; - Mô tả tiến trình vận động tham vấn sự tham gia của những NBAH và các bên có liên quan vào việc thực hiện và giám sát TĐC; - Nêu rõ kế hoạch phổ biến thông tin về RAP đến những NBAH và các bên có liên quan, bao gồm thông tin về đền bù tài sản, hỗ trợ TĐC và giải quyết thắc mắc, khiếu nại. 8. Khảo sát kinh tế - xã hội và tổng hợp các số liệu thống kê - Cung cấp số liệu thống kê, kết quả kiểm kê tài sản, tài nguyên thiên nhiên và kết quả điều tra kinh tế-xã hội về khu vực DA với hoàn cảnh kinh tế-xã hội của các hộ bị ảnh hưởng; - Xác định các loại ảnh hưởng và những NBAH; - Trình bày tóm tắt các kết quả TVCĐ với các cuộc khảo sát khác nhau với NBAH; - Mô tả nhu cầu cập nhật số liệu thống kê, kiểm kê tài sản, các tài nguyên, các điều tra kinh tế-xã hội, nếu cần thiết, như một phần của giám sát và lượng giá việc thực hiện RAP. 9. Giám sát và đánh giá 42
- Sổ tay hướng dẫn thực thi. Các phụ lục - Tiến trình giám sát nội bộ và độc lập; - Các chỉ báo lượng giá chính, được nêu ra từ điều tra cơ bản về kinh tế-xã hội. Lập danh sách các chỉ báo của giám sát nội bộ; - Mô tả các sắp xếp, bố trí về thể chế và cả tài chính; - Chu kỳ lập báo cáo và nội dung báo cáo giám sát nội bộ; - Tiến trình phản hồi nội bộ về báo cáo giám sát nội bộ; - Phương pháp luận giám sát độc lập; - Các chỉ báo giám sát độc lập; - Tiến trình phản hồi nội bộ về báo cáo giám sát độc lập; - Các sắp xếp cho lượng giá độc lập sau cùng. 10. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại - Trình tự các bước nêu lên và giải quyết khiếu nại, cung cấp các thông tin chi tiết về tiến trình đăng ký (miễn phí), thời hạn trả lời và các cách thức thông tin; - Thủ tục tố tụng; - Các điều khoản nói về việc kiện đến tòa án dân sự, nếu việc hòa giải không thành. 11. Ước tính chi phí - Tuyên bố rõ về trách nhiệm và thẩm quyền về tài chính; - Danh mục các nguồn ngân sách cho TĐC và làm rõ cách thức chu chuyển các nguồn quỹ; - Đảm bảo ngân sách TĐC là đủ để thực hiện và đã được tính đến trong tổng ngân sách sách DA; - Xác định các chi phí cho TĐC; - Nêu lên các ước toán cho tất cả các chi phí, theo từng hạng mục, cho tất cả các chi phí của TĐC, từ lập kế hoạch, thực hiện, quản lý và quản trị, giám sát và lượng giá, cả các chi phí dự phòng phát sinh; - Các chi phí ước tính cho giám sát và luợng giá độc lập. Phụ lục (nếu có) 43