Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non

pdf 72 trang hapham 2860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_thuong_xuyen_giao_vien_mam_non.pdf

Nội dung text: Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA CAO THỊ THÁI-LƯU ĐỨC HẠNH TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN MẦM NON NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 2 LƯU HÀNH NỘI BỘ 1
  2. MỤC LỤC Lời nói đầu Trang 3 PHẦN I - Kho tàng văn hóa truyền thống Thanh Hóa Trang 4 PHẦN II - Xây dựng môi trường giáo dục mầm non từ nguyên Trang 28 vật liệu sẵn có của địa phương PHẦN III - Giới thiệu một số trò chơi dân gian Thanh Hóa Trang 44 Tài liệu tham khảo chính Trang 72 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Căn cứ Quyết định số 202/SGD&ĐT ngày 10/4/2013 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa về việc thành lập Ban biên soạn tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên và Quy định về biên soạn kèm theo Quyết định này, Phòng Giáo dục Mầm non tổ chức biên soạn Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non. Tài liệu gồm 3 nội dung. Thứ nhất, những tri thức căn bản về truyền thống văn hóa tỉnh nhà. Thứ hai, giới thiệu, hướng dẫn sử dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để xây dựng môi trường giáo dục mầm non. Thứ ba, cung cấp những tri thức về trò chơi dân gian, trò chơi dân gian Thanh Hóa, chọn lựa giới thiệu một số trò chơi phù hợp lứa tuổi mẫu giáo, gợi ý cách tổ chức để giáo viên tham khảo, vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của lớp, trường, địa phương mình. Tài liệu, ngoài Lời nói đầu có 3 phần, tương ứng với 3 nội dung nêu trên, thời lượng mỗi phần 10 tiết. Từng phần được chia thành các Bài học với mục tiêu và hướng dẫn dạy - học cụ thể. Vì thời lượng giới hạn nên tài liệu không thể trình bày toàn diện, chuyên sâu. Người học cần phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng là chính. Một là, tìm đọc các sách được kê ở mục Tài liệu tham khảo và các sách, báo khác liên quan. Hai là, tổ chức tham quan các di tích văn hóa, lịch sử trong tỉnh, tìm hiểu thêm các nguyên vật liệu sẵn có, các trò chơi dân gian khác của địa phương huyện, xã để mở rộng, làm phong phú vốn tri thức về địa phương. Cuối cùng, yêu cầu cao nhất là vận dụng sau khi học, giáo viên có thể giới thiệu cho các cháu mẫu giáo cái hay, nét đẹp của quê hương ; sử dụng những tư liệu vật chất, tinh thần của địa phương để tổ chức các hoạt động giáo dục bước đầu gợi mở ở các cháu tình yêu quý, niềm tự hào về quê hương. Khi biên soạn tài liệu này, chúng tôi đã tham khảo nhiều công trình nghiên cứu sẵn có, xin được trân trọng cảm ơn. Tài liệu cũng khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được góp ý để có sự hoàn thiện hơn. PHÒNG GIÁO DỤC MẦM NON SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA 3
  4. PHẦN I KHO TÀNG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG THANH HÓA BÀI 1 (3 tiết) NHÌN CHUNG LỊCH SỬ XÃ HỘI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Người học nắm được tổng quát lịch sử xã hội Thanh Hóa, nhất là những đặc trưng nổi bật để làm cơ sở cho việc tiếp thu các bài về văn hóa địa phương. 2. Đọc tài liệu tham khảo và tổ chức học tập, tham quan Bảo tàng, các di tích tiêu biểu của tỉnh để mở rộng, đào sâu kiến thức. 3. Giáo dục lòng tự hào, tình yêu quê hương. 4. Có thể giới thiệu những nét lớn về lịch sử xã hội tỉnh nhà với mọi người. II- BÀI HỌC Dòng chảy sông Mã từ miền núi xuống đồng bằng cùng với các đợt biển tiến và biển lùi trong khoảng hai triệu năm đến hơn một vạn năm đã xuất hiện mảnh đất ổn định và gần giống với địa hình Thanh Hóa ngày nay. Sự có mặt của con người tối cổ trên đất nước ta cách nay chừng 30 - 40 vạn năm. Ở Thanh Hóa, họ cư ngụ quanh vùng núi Đọ, núi Nuông, núi Quan Yên thuộc Thiệu Hóa, Yên Định, ngày nay. Sau đó mở mang lên phía tây (Thạch Thành, Cẩm Thủy, Bá Thước, Ngọc Lặc, Thường Xuân, ) và tiến xuống phía đông (Vĩnh Lộc, Hà Trung, Hậu Lộc, ) tạo ra các nền văn hóa cổ đại. Hơn hai nghìn năm trước, cộng đồng cư dân Lạc Việt trong đó có cư dân Thanh Hóa bấy giờ gọi là bộ Cửu Chân mà các thủ lĩnh đều gọi là Hùng Vương đã tạo ra Văn hóa Đông Sơn, xây dựng nên quốc gia - dân tộc chúng ta (Văn Lang, Âu Lạc). Đó là thời Tiền sử và Sơ sử. Tiếp theo, cùng lịch sử đất nước, tỉnh ta trải qua 4 thời đại, đến nay mới trên hai ngàn năm: Bắc thuộc - Phong kiến tự chủ - Thực dân nửa phong kiến - Dân chủ cộng hòa và Xã hội chủ nghĩa. Trên dòng chảy này, Thanh Hóa có 4 đặc điểm quan trọng về lịch sử - xã hội. 1. Là một trong những địa phương phát triển của quốc gia. a) Về kinh tế, vừa tiếp nhận, vừa hòa đồng, vừa giữ lại địa phương tính, theo các nhà khảo cổ học, dấu vết Thanh Hóa thời tiền sử, sơ sử thấy rõ trên đồ đá, đồ đồng (lưỡi cày hình cánh bướm, lưỡi rìu xéo, mũi giáo có lỗ ở cánh, kiếm ngắn cán hình nữ tù trưởng, đồ trang sức) nhất là đồ gốm, được gọi chung là loại hình Sông Mã. Thuở Văn Lang - Âu Lạc, tuy xa trung tâm (lưu vực sông Hồng) 4
  5. nhưng Thanh Hóa đã là địa bàn khởi phát, phát triển với hơn 100 tụ điểm cư dân. Đây cũng là “công xưởng sản xuất” Trống đồng Đông Sơn - thước đo và biểu tuợng của thời đại lớn nhất. Bộ sưu tập Trống Đông Sơn tính đến năm 1990, toàn quốc thu được 178 chiếc, riêng ở tỉnh ta chiếm 1/3 (56 chiếc), gồm đủ loại. Trong đêm dài 1000 năm Bắc thuộc, kinh tế vẫn có những bước tiến với nhiều hào trưởng tên tuổi như Đô Dương, Chu Bá, Chu Đạt, Triệu Quốc Đạt, Triệu Chỉ. Nổi bật nhất là Dương Đình Nghệ. Ông nuôi 3000 nghĩa sĩ, tích trữ lương thực, khí giới, chiêu mộ anh hùng, hào kiệt trong toàn cõi, năm 931 tiến đánh thành Đại La (trung tâm Hà Nội ngày nay) thủ phủ của quân đô hộ Nam Hán, đánh đuổi viện binh, lập lại chế độ tự chủ, tạo nên thế và lực để Ngô Quyền (con rể) thiết lập nhà nước phong kiến độc lập đầu tiên. Thời Phong kiến tự chủ, cả 4 mặt kinh tế: nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp càng phát triển. Câu ca xưa còn truyền: “Làng Giàng trên chợ dưới sông / Vui người, vui cảnh đến không muốn về”. Trần Cương Trung, phó sứ nhà Nguyên sang nước ta (1292 - 1293) thì mô tả: “Phủ Tinh Hoa cách thành Giao Châu 200 dặm, các phiên thuyền hải ngoại tụ tập ở đấy, họp chợ ngay trên thuyền rất đông. Thật là một thị trấn lớn”. Tinh Hoa là Duy Tinh (Văn Lộc, Hậu Lộc), tỉnh lỵ thời ấy. Sau đó, dẫu trải qua ngoại xâm (giặc Minh), ly loạn (Lê - Mạc ; Trịnh - Nguyễn) nhưng nhìn chung, đất này vẫn phồn thịnh. Thế kỷ XV là cảnh tượng: “Ruộng đồng vạn khoảnh lúa xanh tươi / Dĩ thực vi thiên ấy ý người / Dừng ở đầu thôn, dăm kẻ đến / Rằng mùa sẽ vượt mọi năm thôi” (Lê Thánh Tông). Thế kỷ XVIII thì “Thơ ngâm thất nguyệt, chốn chốn đều chứa để tằm tang / Lễ cử tam bôi, nhà nhà đã chất đầy tơ lụa” (Lê Quí Đôn). Ngày nay, với tiềm năng đồng bằng, rừng, biển và lao động, kinh tế Thanh Hóa đang rất nhiều hứa hẹn. b) Một phương diện đánh dấu sự phát triển, phát triển bền vững là thành quả văn hóa, giáo dục. Từ xưa đến nay, Thanh Hóa được khẳng định là một vùng văn hóa, một vùng đất học. Hơn hai nghìn năm để lại hàng trăm di sản, di tích văn hóa - lịch sử - cách mạng cấp tỉnh, cấp quốc gia và thế giới. Tiêu biểu như Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, trò Xuân Phả, hò Sông Mã, Ngay như văn hóa tư tưởng - tâm linh cũng rất đa dạng, đặc sắc. Nơi đây hội tụ Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo, Tin lành ngoại nhập và các tín ngưỡng bản địa: thờ Tổ tiên, Đạo Mẫu, Đạo Đông. Trong đó Đạo Đông, theo Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) kể trong Tang thương ngẫu lục (Ghi chép chuyện của thời nhiều biến động), do Trần Lộc, người làng An Đông (nay thuộc Quảng Hải, Quảng Xương) sau trung hưng nhà Lê sáng lập ra, được Lê Thần Tông ban cho hai chữ Nội đạo để phân biệt với các đạo du nhập từ nước ngoài. Như vậy, phải chăng trong tiếp thu, cải biến, qua bao biến thiên lịch sử, tinh thần Thanh Hóa vẫn giữ được cân bằng. Không xáo động quá, cũng không thiên lệch quá. Cốt sự hòa nhã, thanh đạm. 5
  6. Thời Bắc thuộc, nước ta bị bòn rút nặng nề. Chính sách ngu dân là chính sách lớn, xuyên suốt của các chính quyền đô hộ. Giáo dục chỉ nhằm đào tạo người giúp việc cho bộ máy thống trị. Trong tình trạng đó, Khương Công Phụ cùng em là Phục, quê xã Định Thành, Yên Định đã lặn lội sang tận kinh đô Trung Quốc thi đỗ tiến sĩ, làm quan đời Đường Đức Tông (780 - 804). Từ Phong kiến độc lập, tự chủ, hiếu học đã trở thành truyền thống gia đình, khuyến học trở thành phong tục làng xã. Các làng đều ghi trong hương ước những quy định về sự học. Nhà học hầu như làng nào cũng mở. Đã có nhiều trường nổi tiếng, những bậc danh sư. Trường Mai Trai của Lê Văn Linh đầu thế kỉ XV. Trường Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở Hội Triều, Hoằng Hóa hồi đầu thế kỉ XVI, đào tạo Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trường Châu Bối (Định Tường, Yên Định) của ông nghè Trần Ân Triêm, từ 1724 đến 1732, ba học trò đỗ đại khoa (tiến sĩ trở lên). Giữa thế kỉ XIX có Nghi Am học hiệu của Nhữ Bá Sĩ (Hoằng Hóa). Có những gia đình, gia tộc tiêu biểu đời đời kế nhau đỗ đạt như họ của Lê Hữu Du (Hậu Lộc), Nguyễn Sư Lộ (Hoằng Hóa), Lê Nghĩa Trạch (Nông Cống), Lương Trí (Tĩnh Gia), Ngày nay, thành quả giáo dục càng to lớn. Giáo dục ở Thanh Hóa có thể nói là một nền giáo dục thành công bởi xuất phát từ một quan niệm đúng đắn mà cha ông đã tuyên ngôn: “Khơi cái nguồn văn minh, đạo lí cho người đời để mong cánh cửa tà vạy, cong queo vĩnh viễn đóng lại, con đường công bằng, trong sạch đi lại thung dung. Con đường phò đời giúp nước thật sự thái bình” (Trần Ân Triêm). 2. Giàu tinh thần chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, cũng là hậu phương lớn, vũng chắc của sự nghiệp này. Năm 40, Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ, chống quân xâm lược Đông Hán, cư dân Cửu Chân (Thanh Hóa) đã đồng lòng hưởng ứng bằng các cuộc nổi dậy của Đô Dương, Chu Bá. Có một nữ tướng của Hai Bà là Lê Thị Hoa. Năm 156 là khởi nghĩa của Chu Đạt. Năm 248, Khởi nghĩa Bà Triệu. Bà Triệu là người Thanh Hóa tiêu biểu nhất thời kì Bắc thuộc và là một trong những người Việt Nam tiêu biểu nhất mọi thời đại. Cho nên, bên cạnh các câu thành ngữ: “Nòi giống Tiên - Rồng”, “Con Lạc, cháu Hồng”, “Con cháu Bác Hồ”, còn có câu “Con cháu Bà Trưng, Bà Triệu”. Nhiều lần sau nữa, cho đến khi Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán, nhân dân Thanh Hóa đều nuôi chí phục quốc, nổi lên chống các ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc. Mười thế kỷ Phong kiến độc lập tự chủ, Thanh Hóa là hậu phương lớn của các công cuộc chống ngoại xâm. Đất này từng nhiều lần thành chiến địa. Thời Ngô, Tiền Lê, Lý chống Nam Hán hay Tống đều có quân Châu Ái vác nỏ đi đầu. Nhà Trần chống quân Nguyên cũng lui về Thanh Hóa. Bởi lẽ “Hoan, Ái do tồn thập vạn binh” (Châu Hoan, Châu Ái ta còn mười vạn quân). Khi làm chính biến lật đổ nhà Trần, Hồ Quý Ly nghĩ ngay đến Thanh Hóa, để lập vương triều, xây dựng phòng tuyến, cứ địa 6
  7. chống quân Minh. Tiếp đó, Lê Lợi khởi nghĩa, đây là mảnh đất Phất cờ. Quang Trung - Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, lấy Thanh Hóa làm nơi dưỡng binh, tăng lực. Khi thực dân Pháp đánh chiếm kinh thành Huế (1885), vua Hàm Nghi hạ chiếu kêu gọi khôi phục đế vị, cũng đã nói rõ ý sẽ lấy Thanh Hóa làm kinh đô sau này. Khi ấy, dẫu chế độ phong kiến đã hết vai trò lịch sử, nhưng vì nghĩa lớn cứu nước, Thanh Hóa đã trở thành cái nôi Cần Vương với các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Cầm Bá Thước, Hà văn Mao, Hồng Lĩnh, Dưới chính thể Dân chủ - Cộng hòa, đây là hậu phương lớn chống Pháp, hậu phương lớn và trọng điểm đánh Mỹ. Trong 30 năm (1946 - 1975), hàng triệu người / lượt người đóng góp cho cuộc chiến, hơn 6,5 vạn chiến sĩ anh dũng hy sinh hoặc để lại một phần xương máu trên các chiến trường. Có 1465 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, nhiều đơn vị, cá nhân là Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động. Ba năm sau ngày thống nhất đất nước, năm 1978, Thanh Hóa được vinh dự nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. 3. Là đất phát tích của nhiều vương triều phong kiến độc lập, tự chủ. Trong 9 vương triều phong kiến Việt nam thì 4 đời vua, hai đời chúa quê hương, đất phát tích ở Thanh Hóa. Lê Hoàn (Lê Đại Hành), sinh năm 941, quê làng Trung Lập (Xuân Lập - Thọ Xuân. Từ một người lính bình thường, ông đã có nhiều công giúp Đinh Bộ Lĩnh (vua nhà Đinh) dẹp loạn 12 sứ quân, được giao làm Thập đạo tướng quân, tổng chỉ huy quân đội của quốc gia Đại Cồ Việt, làm nhiếp chính cho ấu chúa nhà Đinh. Lợi dụng lúc triều Đinh đang loạn, vua nhỏ, quân Chiêm Thành, rồi quân Tống xâm lược nước ta. Trước tình hình ấy, triều đình tôn Lê Hoàn lên làm vua, lập nên nhà Lê (mà sử vẫn quen gọi là Tiền Lê để phân biệt với nhà Lê do Lê Lợi lập sau này). Lê Hoàn đã chỉ huy quân dân Đại Cồ Việt “Thắng Tống, bình Chiêm”, giữ vững nền độc lập dân tộc. Ngoài giữ nước, Lê Hoàn còn quan tâm phát triển kinh tế, nhất là nông nghiệp. Lễ vua cày ruộng đầu năm (tịch điền) là do ông tổ chức lần đầu tiên ở nước ta, mở đầu cho truyền thống trọng nông. Nhà Tiền Lê bắt đầu từ năm 980 đến 1009. Lê Hoàn - Lê Đại Hành mất năm 1006. Hồ Quí Ly, sinh năm 1335, tổ 4 đời làm con nuôi họ Lê ở Thanh Hóa, tạo dựng dòng họ Hồ ở Hà Đông - Hà Trung. Do có công giúp Trần Nghệ Tông lấy lại ngôi báu từ tay Dương Nhật Lễ nên rất được trọng dụng. Nhà Trần suy, ông thâu tóm mọi quyền hành, tiêu diệt các thế lực chống đối. Tháng 3 năm 1400, bức vua Trần Thiếu Đế nhường ngôi, lập kinh đô mới ở An Tôn (Vĩnh Lộc) làm Tây Đô, lập nên nhà Hồ. Năm 1406, giặc Minh xâm lược, nhà Hồ tổ chức kháng chiến nhưng thất bại. Năm 1407, ba cha con Hồ Quí Ly đều bị bắt trên chiến trận, giải về Kim Lăng, kinh đô nhà Minh. Hiện vẫn chưa xác định được ông mất năm nào. Tuy vương triều Hồ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng Hồ Quí Ly đã có những cải cách lớn trên mọi lĩnh vực kinh tế, quân sự, văn hóa, giáo dục. Ông là một người 7
  8. thất bại vĩ đại, hay nói như Nguyễn Trãi, ông là “Anh hùng hận để lại ngàn năm”, vì chí lớn không thành. Lê Lợi (1385 - 1432), quê mẹ ở Thủy Chú (Xuân Thắng), quê cha ở Lam Sơn (Xuân Lam) đều thuộc Thọ Xuân. Khi giặc Minh đô hộ, “ngẫm thù lớn há đội trời chung, thề nghịch tặc quyết không cùng sống”, ông cùng những người đồng chí hướng khởi nghĩa giết giặc. Trải qua mười năm “đau lòng nhức óc”, “nếm mật nằm gai”, với những chiến thắng vang dội, năm 1428, cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi. “Một gươm đại định lên công oanh liệt ngàn thu / Bốn phương biển cả thanh bình ban chốn duy tân khắp chốn” (Bình Ngô Đại Cáo), Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Thuận Thiên, lấy quốc hiệu là Đại Việt, trở thành Thái Tổ, khai sáng vương triều Hậu Lê, dài nhất trong lịch sử trung đại Việt Nam (1428 - 1789). Cũng là vương triều có vị vua anh minh nhất - vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497). Người đã xây dựng thời hoàng kim của chế độ phong kiến với nhiều thành tựu, tạo nên thang giá trị trung đại cơ bản của nước ta. Nguyễn Phúc Ánh (1760 - 1819) lập nên vương triều Nguyễn (1802 - 8/1945), 143 năm, quốc hiệu Việt Nam (từ Minh Mạng - 1820 là Đại Nam). Quê gốc ở Gia Miêu (Hà Trung). Vì dựa vào nước ngoài (Xiêm, Pháp) để tạo dựng vương triều, ông bị xem là “cõng rắn cắn gà nhà”. Nhưng đó chỉ là kế sách dựng nghiệp. Gia Long không để cho quân Xiêm mượn cớ xâm lược, cũng không bán nước cho phương Tây. Gia Long và Minh Mệnh rất có ý thức ổn định, khẳng định chủ quyền quốc gia, biển đảo trong đó có Trường Sa, Hoàng Sa. Nhiều vua nhà Nguyễn sau này cũng tràn đầy tinh thần chống Pháp (Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân). Nhưng với chính sách coi trọng kìm hãm, coi nhẹ phát triển để mong ổn định xã hội nên việc không chống được sự xâm lược, mở rộng thuộc địa của thực dân Pháp là điều tất yếu. Thanh Hóa còn là quê hương hai nhà chúa. Chúa Trịnh, tổ là Trịnh Kiểm (1503 - 1570) ở Sóc Sơn, Vĩnh Lộc. Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, theo Nguyễn Kim (1467 - 1545) phò Lê diệt Mạc được Nguyễn Kim gả con gái. Nguyễn Kim mất, toàn bộ quyền hành vào tay. Từ đó đánh đông, dẹp bắc hơn 30 năm, là đại công thần trung hưng nhà Lê. Họ Trịnh trở thành một thanh thế lớn, đến Trịnh Tùng (1549 - 1623) bắt đầu được gọi là chúa, vì được phong Bình An Vương. Từ đây mọi quyền hành đều trong tay chúa Trịnh. Chúa Trịnh mở phủ, lập bộ máy nhà nước riêng, trong khi bộ máy nhà nước của vua Lê chỉ có hư danh. Chúa Nguyễn và nhà Nguyễn, tổ là Nguyễn Kim. Khi quyền binh vào tay họ Trịnh, Nguyễn Hoàng con Nguyễn Kim (theo truyền thuyết sau khi hỏi ý kiến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, được khuyên “Hoàng sơn nhất đái, vạn đại dung thân” - Đèo Ngang một giải, dung thân muôn đời) đã xin vào trấn thủ Thuận Quảng (từ Ái Tử, Quảng Trị trở vào đến Quảng Nam) rồi lập nên nghiệp Chúa ở Đàng Trong. Nguyễn Hoàng là vị chúa Nguyễn đầu tiên tạo nên cục diện Nam - Bắc phân tranh suốt 200 năm với 8
  9. giới tuyến sông Gianh (Quảng Bình) cho đến khi Quang Trung - Nguyễn Huệ tiêu diệt cả Nguyễn, Trịnh, Lê đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh thống nhất đất nước. 4. Thanh Hóa là đất của nhiều nhà khai sáng Nhà Khai sáng ở đây hiểu là người đầu tiên ở nước ta mở ra một phương diện lịch sử - văn hóa - xã hội có giá trị to lớn, được ghi công, truyền tụng. Theo truyền thuyết, Mai An Tiêm (Nga Sơn), con nuôi Hùng Vương là Người đầu tiên khai thác vùng đảo. Người đầu tiên đỗ tiến sĩ là anh em Khương Công Phụ, Khương Công Phục. Nhà tu hành đặt nền móng cho Phật giáo trở thành quốc đạo chủ ; nhà ngoại giao đầu tiên buổi đầu dựng nền độc lập tự chủ là Ngô Chân Lưu (933 - 1011). Ông quê ở Tượng Sơn, Nông Cống, được Đinh Tiên Hoàng, rồi Lê Đại Hành, ban hiệu Khuông Việt đại sư (Đại sư khuông phò nước Việt) đảm nhiệm trọng trách giao tiếp với nhà Tống. Bài Vương lang qui (Chàng Vương trở về) đưa tiễn sứ thần Lý Giác của ông có thể xem là văn bản ngoại giao cổ nhất còn lại: “ Tình thắm thiết / Chén lên đường / Vin xe sứ vấn vương / Xin đem thâm ý vì Nam cương / Tâu vua tôi tỏ tường”. Lê Văn Hưu (1230 - 1322), nhà sử học đầu tiên, quê Thiệu Trung, Thiệu Hóa. Ông là tác giả bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển, chép sử từ Triệu Đà đến Lý Chiêu Hoàng, được vua Trần Thánh Tông đánh giá: “Nghĩa lớn khen chê rành rành như công luận”. Nhà cải cách xã hội đầu tiên chính là Hồ Quí Ly. Ông giải thích lại kinh điển, hạ thấp Khổng Tử và các thần tượng Nho giáo Trung Hoa, đề cao chữ của người Việt (chữ Nôm), thật là táo bạo. Lại bắt thi môn tính toán, mở bệnh viện công chẳng phải đi trước thời đại rất xa sao ? Những người con Thanh Hóa cũng là những người có công lớn mở mang bờ cõi Việt Nam. Thời Trần, biên giới nước ta đến bắc đèo Hải Vân. Lê Thánh Tông (1442 - 1497) bình phương Nam, đưa dân Thanh Hóa vào khai hoang, lập ấp, đặt Đạo thừa tuyên Quảng Nam (1471). Còn 42 tộc họ ở xã Hải Châu, Tĩnh Gia chính là những người theo vua khai mở TP. Đà Nẵng. Người tiếp tục khai phá, mở cõi từ Quảng Nam đến chót mũi Cà Mau để nước ta liền một giải như ngày nay là Nguyễn Hoàng (1525 - 1613), các chúa Nguyễn và công thần. Quần đảo Hoàng Sa được quản lý từ thời Nguyễn Hoàng, đến đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1697 – 1723) là quần đảo Trường Sa. Nguyễn Hữu Cảnh (1650 - 1700) nguyên quán với nhà chúa là người khai phá, thành lập vùng Đồng Nai (miền Đông Nam Bộ - TP Hồ Chí Minh ngày nay). Ngoài ra, còn có thể kể ra các tên tuổi lớn khác như Hồ Nguyên Trừng, con trưởng Hồ Quí Ly, người đầu tiên chế súng thần cơ. Đào Duy Từ (1572 – 1634), người Nguyên Bình, Tĩnh Gia, một khai quốc công thần của Chúa Nguyễn, được tôn xưng là ông tổ ngành hát tuồng Việt Nam. Lê Đình Kiên (1620 - 1704), người Định Tường, Yên Định xây dựng Phố Hiến (thuộc TP.Hưng 9
  10. Yên ngày nay), cùng Hội An (Quảng Nam) là 2 trung tâm thương mại lớn nhất thời phong kiến. Thanh Hóa cũng là đất của Vua dân gian, Trạng dân gian. Chúa Chổm hóa thân của Lê Trang Tông (1533 - 1548), vị vua mở đầu thời Trung Hưng nhà Hậu Lê và Trạng Quỳnh, ông trạng dân gian nổi tiếng nhất Việt Nam, quê quán xã Hoằng Lộc, Hoằng Hóa. Nhà vua, thuở còn sống trong dân gian chuyên phải ăn chịu. Sự nghiệp khôi phục đế vị thành công, vua trở lại Thăng Long, xa giá đến đâu, người đòi nợ theo đến đấy. Một viên tướng phải dựng biển “Cấm chỉ”, đoàn người đòi nợ mới thôi. Bây giờ, ở Hà Nội vẫn còn ngõ Cấm chỉ. Nhưng nhân dân thì không thể không ghi lại món nợ này nên truyền đời cho nhau câu thành ngữ Nợ như Chúa Chổm. Ông Trạng là trạng nhân dân dùng “trí tuệ, học vấn” tấn công tất cả các thế lực phong kiến và thói hư tật xấu xã hội. Từ vua chúa, quan lại, sứ thần đến chức dịch hàng xã, kẻ ham danh vọng, vinh hoa, vụ lợi cho đến khi “Trạng chết chúa cũng băng hà”. Tựu trung lại, nếu tự nhiên Thanh Hóa mang tính chất trung gian, là nơi giao lưu, chuyển tiếp, vùng đệm của đất nước, ngay giọng nói cũng có âm sắc, âm điệu riêng rất dễ phân biệt, thì mấy ngàn năm phát triển lịch sử xã hội, Thanh Hóa cũng có những đặc điểm riêng biệt, đặc sắc nổi bật. III. HƯỚNG DẪN HỌC 1. Nêu những đặc sắc trong lịch sử - xã hội Thanh Hóa. Tìm hiểu kỹ hơn để trình bày một đặc sắc mà bạn tâm đắc nhất. 2. Bạn suy nghĩ thế nào khi có ý kiến cho rằng, “Thanh Hóa có gốc phong kiến nhưng cũng đầy tinh thần phản phong” ? 3. Dựa vào bài học, viết lời giới thiệu về Thanh Hóa cho các cháu mẫu giáo lớn. 4. Tổ chức tham quan, học tập theo nhóm hoặc cá nhân tại Bảo tàng Tỉnh. BÀI 2 (3 tiết) DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Nắm một cách tổng quát bản đồ di tích lịch sử - văn hóa Thanh Hóa. 2. Rút ra được những bài học từ các di tích này. 3. Qua đây vừa hiểu biết vừa tăng thêm lòng tự hào, tình yêu, trách nhiệm đối với quê hương, đất nước. II. BÀI HỌC 10
  11. 1. Khái quát chung: Di tích là dấu vết xa xưa do con người tạo ra còn lưu lại. Tuỳ theo giá trị mà di tích được công nhận là di sản - vốn quý của một tỉnh, một quốc gia hay toàn nhân loại. Hiện nay, nước ta ngoài hai Di sản thiên nhiên thế giới (Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng), những di tích sau đây được Tổ chức Văn hoá - Khoa học - Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới. Di sản văn hoá thế giới: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mĩ Sơn, Khu trung tâm hoàng thành Thăng Long và Thành Nhà Hồ. Di sản kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu nhân loại: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù, Quan họ, Hội Gióng, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan. Di sản tư liệu thế giới: Mộc bản triều Nguyễn và 82 bia đá các khoa thi Tiến sĩ triều Lê - Mạc ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Là mảnh đất có lịch sử hàng vạn năm, nổi tiếng “địa linh nhân kiệt” hàng ngàn năm, Thanh Hóa tất yếu để lại nhiều di tích lịch sử - văn hóa. Đến bất cứ đâu trên đất Thanh cũng có thể bắt gặp di tích lịch sử - văn hóa. Những cụm di tích hay di tích đơn lẻ này góp phần rất lớn tạo nên kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể (tinh thần) của quê hương chúng ta. Huyện Bá Thước núi sông kì thú gắn với các địa danh khảo cổ : Mái Đá Điều, Hang làng Tráng ; các địa danh văn hóa - lịch sử : Hang Dong (nơi Tống Duy Tân bị bắt), Mường Ống, Mường Ai nơi phát tích sử thi Đẻ đất đẻ nước; trò chơi Pồn Pôông và xường của dân tộc Mường. Mường Khoòng là đất gốc của trường ca Khăm Panh, dân tộc Thái. Thị xã Bỉm Sơn khi xưa là vùng rừng núi, chỉ có con đường thiên lí độc đạo đi qua được gọi bằng cái tên chung Quán Cháo - Đồng Giao với truyền ngôn “Cọp Đồng Giao, ma Quán Cháo” và lời dặn dò “Ai đi Quán Cháo, Đồng Giao / Má hồng để lại, xanh xao mang về”. Thế nhưng, đây chính là quê hương của Từ Thức (làng Gạo, xã Hà Lan), con người tài hoa, trí tâm nên kết được mối duyên trời. Có phòng tuyến Tam Điệp, vua Quang Trung tập kết quân tiến ra Thăng Long đại phá quân Mãn Thanh vào mùa xuân năm Kỷ Dậu - 1789. Có “Đền Sòng thiêng nhất Xứ Thanh”, thờ bà chúa Liễu Hạnh, một trong “tứ bất tử” của người Việt. Đông Sơn có lị sở quận Cửu Chân xưa (Đông Phố, nay thuộc các xã Đông Hòa, Đông Ninh), kinh đô Trường Xuân (Đông Ninh) của Lê Ngọc - người chống lại nhà Tùy, tự xưng Hoàng đế. Có nhà thờ Nguyễn Chích (tướng Khởi nghĩa Lam Sơn), Nguyễn Nghi - Nguyễn Khải (thời Lê Trung Hưng), chùa An Hoạch còn gọi là chùa Báo Ân trên núi Nhồi, xã Đông Tân. Ở Đông Sơn hiện còn trên 300 bia đá của các thời kì lịch sử khác nhau. Là quê hương của các trò diễn : Trò Rủn (Đông Khê), Trò Bôn (Đông Thanh). Hà Trung có khu lăng miếu Triệu Tường (làng Gia Miêu, Hà Long quê hương của chúa Nguyễn - vua Nguyễn). Khu lăng miếu gồm Nguyên miếu thờ Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng ; miếu Trường Quốc Công thờ Nguyễn Hoằng Dụ ; lăng Trường Nguyên của Nguyễn Kim và đền thờ Nguyễn Uông. Khi xưa hàng 11
  12. năm, quan lại Thanh Hóa đều phải đến làm lễ. Vua nhà Nguyễn kinh lí Bắc Hà bao giờ cũng về đây tế lễ tổ tiên. Ngoài ra, Hà Trung còn Ly cung do Hồ Quí Ly xây cất thuộc làng Đại Lại (Kim Âu) thuộc xã Hà Đông. Các ngôi chùa Linh Xứng do Lý Thường Kiệt dựng, Nguyên Hải do Nguyễn Hoàng xây, Trạch Lâm là công đức của con gái Nguyễn Hoàng, chính phi chúa Trịnh Tráng. Ngoài ra, có chùa Long Cảm tức chùa Trang Các, chùa Đan Phúc và các đền thờ Lý Thường Kiệt, Lê Phụng Hiểu, Trần Hưng Đạo, đền Hàn, đền Rồng, đền Mốc, đền Đức Tôn, đền Cây Thị. Hậu Lộc cũng là đất tối cổ. Di chỉ Hoa Lộc cùng thời với văn hóa Phùng Nguyên, sơ kì đồ đồng. Di chỉ Gò Trũng cùng thời với Đa Bút. Đền thờ và lăng Bà Triệu (Triệu Lộc), gồm lăng mộ, tháp dựng trên núi Tùng và chân núi, ven quốc lộ 1A là đền thuộc làng Bồ Điền, xã Phú Điền. Lễ hội hàng năm mở vào mùa xuân. Văn Lộc (Duy Tinh xưa) có chùa Sùng Nghiêm rất nổi tiếng. Tỉnh lị gần một nghìn năm trước đóng ở đây. Hậu Lộc còn các làng nghề nổi tiếng: rèn Tất Tác (Tiến Lộc), muối Tam Hòa (Hòa Lộc), đóng thuyền Quân Phú (Xuân Lộc), đan cói Vũ Xá (Mĩ Lộc). Hoằng Hóa có thể xem là nơi hội tụ của sông núi Xứ Thanh. Chín chín ngọn Ngũ Hoa Phong và dòng sông Mẹ (Mạ, Mã) đều dồn về để nhìn núi sông, đồng ruộng Hoằng Hóa, vùng đồng bằng ven biển rộng nhất tỉnh. Cây dừa đến đây cũng dừng lại. Địa thế ấy khiến cho Hoằng Hóa thành mảnh đất “phì nhiêu”. Với di tích khảo cổ Quỳ Chữ (Hoàng Quỳ), các đền thờ, nhà thờ ghi công lao những bậc anh hùng, bậc tài danh như Lê Phụng Hiểu, Tô Hiến Thành, Nguyễn Tuyên, Nhữ Bá Sĩ, Lương Đắc Bằng Là đất khoa bảng với 48 vị đại khoa cùng Bảng môn đình, tuyên dương sự học. Đây là quê hương của Trạng Quỳnh, Xiển Bột, Cả Triệu “tiếng cười nhân dân”, quê hương của “Thợ mộc Thanh Hoa”. Thọ Xuân gắn với hai Vua. Xuân Lập có Khu di tích Lê Hoàn - Lê Đại Hành, ông vua mở đầu Tiền Lê ở thôn Trung Lập. Đền thờ có tổng diện tích gần 4000m2, gồm 13 gian : tiền đường, trung đường, hậu cung, sân rồng với nhiều hiện vật cổ như trống đồng, đỉnh đồng, bình hương đồng, một đĩa đá Giang Nam tương truyền do vua Tống tặng, một bức chân dung nhà vua tương truyền do thợ Trung Quốc vẽ và 14 đạo sắc phong từ năm 1674 đến năm 1887. Có nhiều câu đối, trong đó đáng chú ý là câu đối nói về hai sự tích lớn: bà mẹ nằm mộng điềm báo sinh đế vương và Thái hậu nhà Đinh khoác hoàng bào cho Lê Hoàn. Liên hoa kết thực vương đồ triệu Long Cổn thuỳ quang đế vị tôn (Mộng kết hoa sen điềm dựng nước Hoàng bào ánh chiếu xứng ngôi vua) Gần kề, có đền thờ thân mẫu Đặng Thị. Lễ hội được tổ chức vào ngày 7, 8 tháng 3 âm lịch hàng năm. Xuân Lam có Khu di tích Lam Kinh gắn với nhà Hậu Lê, Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn. Vạn Lại (Xuân Châu) là căn cứ địa chống Mạc của 12
  13. Nguyễn Kim, còn Yên Trường (Thọ Lập) là kinh đô thời Lê Trung Hưng trong hơn 50 năm. Lang Chánh, một địa bàn quan trọng của nghĩa quân Lam Sơn. Trên núi Chí Linh (Bù Rinh) còn dấu vết vườn cam Lê Lợi ươm. Suối rượu (Huối Láu) là nơi Lê Lợi “Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”. Suối Lá (Huối Vớ) là nơi Nguyễn Trãi thả lá sấm truyền “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” (Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm tôi). Nông Cống có Thành Nguyễn Chích và Khu di tích khởi nghĩa Hoàng Nghiêu (xã Hoàng Sơn) chống Minh. Nhiều đền thờ các danh tướng - khai quốc công thần nhà Lê: Đinh Liệt, Lê Hiểm, Võ Uy, Đỗ Bí. Nga Sơn, đất “hương hỏa” thờ Hùng Vương thứ 11 (Nga Thắng), thờ Mai An Tiêm, người con nuôi tài trí, đầy bản lĩnh của Vua Hùng. Có đền thờ Lê Thị Hoa nữ tướng của Hai Bà Trưng, đền thờ Triệu Quang Phục (Nga Thanh). Còn Thành Ba Đình là căn cứ của cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong phong trào Cần Vương Thanh Hóa, gắn liền với tên tuổi Phạm Bành, Đinh Công Tráng. Có khu kiến trúc công giáo Nga Liên, Nga Giáp, Nga Điền Là đất chiếu cói nổi tiếng, lại có rượu Điền Hộ thơm ngon nhất, nhì nước. Ngọc Lặc, Như Xuân, Như Thanh đều gắn với Khởi nghĩa Lam Sơn. Quan Hóa có Mường cổ Ca Da (gồm các xã Phú Nghiêm, Hồi Xuân, Nam Xuân, Trung Xuân, Thanh Xuân) lưu giữ văn hóa dân gian của người Thái. Quảng Xương có những di tích về An Dương Vương ; tự hào về hương Yên Duyên, dòng Cổ Khê (Quảng Hùng) ghi dấu trận huyết chiến chống quân Nguyên. Lị sở khẩn hoang của Xứ Thanh từ thời Lê Thánh Tông - Dinh điền sứ - đặt ở xã Quảng Thái bây giờ, nên tên làng vẫn còn đó - làng Đồn Điền. Tĩnh Gia là quê hương của Đào Duy Từ (Nguyên Bình), nơi tập trung các di tích thời Quang Trung : phòng tuyến thủy quân Biện Sơn, di tích Lạch Bạng, nhà thờ Bùi Thị Xuân (Hải Thanh) và khu văn hóa công giáo Ba Làng. Có nước mắm Du Xuyên nổi tiếng. Thành phố Thanh Hóa có làng Đông Sơn - di tích người Việt cổ, được lấy tên đặt cho cả một nền văn hóa - văn minh thời sơ sử : Văn hóa - Văn minh Đông Sơn. Khu di tích Tư Phố - Làng Giàng (Thiệu Dương) gắn với tên tuổi Dương Đình Nghệ, cũng là lỵ sở của Thanh Hóa thời Bắc thuộc. Còn khu thế miếu nhà Lê (Đông Vệ) thờ các vua Lê trung hưng. Hàm Rồng - Nam Ngạn - Yên Vực gắn với chiến công lẫy lừng thời kháng chiến chống Mĩ, bắn rơi 47 máy bay Mĩ trong 2 ngày 3, 4 tháng 4 năm 1965. Đất này vừa là thắng cảnh thiên nhiên vừa là di tích văn hóa - lịch sử, di tích cách mạng. Thạch Thành lưu giữ nhiều di tịch về các nữ trung hào kiệt. Nàng Nga, nhân vật trong truyện thơ nôm Mường Nàng Nga - Hai Mối. Phương Hoa, người con gái đội tên chồng đi thi đậu tiến sĩ để minh oan cho gia đình nhà chồng. Liễu Hạnh công chúa, một trong “tứ bất tử” được thờ ở đền Phố Cát. Còn có Chiến khu Ngọc Trạo, khu du kích cách mạng. Một phần rừng Cúc Phương (5,5 km2) có dấu vết người Việt Cổ cũng thuộc huyện này. Thiệu Hóa, đồng bằng hạ lưu sông Chu có di tích sớm nhất, duy nhất của người Việt tối cổ, nối liền với Cồn Chân Tiên, di tích báo hiệu giai đoạn đầu thời đại đồng thau. Là quê hương của Lê Văn Hưu, sử 13
  14. gia đầu tiên và Nguyễn Quán Nho “Tể tướng Vãn Hà thiên hạ âu ca” (Tể tướng người làng Vạn Hà - Thiệu Hưng - làm cho thiên hạ vui vẻ, hạnh phúc). Đây là đất có nghề đúc đồng (Trà Đông, Thiệu Trung), nghề dệt nhiễu (Hồng Đô, Thiệu Đô), nghề hát chèo (Tòng Tân, Thiệu Tân), nghề “đò dọc” (Thiệu Thịnh). Triệu Sơn lưu hình ảnh Bà Triệu trên bành voi một ngà cùng đoàn quân khởi nghĩa tiến đánh thành Tư Phố. Lại có câu chuyện về Người tiều phu núi Na (Na Sơn - Nưa) được Nguyễn Dữ kể trong Truyền Kì mạn lục từ thế kỉ XVII. Thường Xuân gắn với Lê Lợi và Cầm Bá Thước. Hòn đá ngồi, nơi Lê Lợi ngẫm suy kế sách bình Ngô, Hòn đá mài mực, nơi Nguyễn Trãi dùng bút “viết thư thảo hịch một thời”. Đền thờ Dũng Thụ đại vương ở xã Ngọc Phụng là hồn cây đa hóa thành con cáo cứu Lê Lợi khi ông bị bầy chó săn của giặc Minh truy đuổi. Và đền Cửa Đặt thờ Cầm Bá Thước, vị tướng Cần Vương. Là quê hương của quế Trịnh Vạn với nghề bảo quản, khai thác quế. Phương ngôn Thanh Hóa có câu “một thanh quế Thường Xuân bằng năm ông Biển Thước” (Biển Thước là danh y Trung Hoa cổ đại). Vĩnh Lộc là có kinh đô nước ta thời nhà Hồ - thành Tây Đô di sản văn hóa thế giới. Đây cũng là quê hương chúa Trịnh, là căn cứ Khởi nghĩa Hồng Lĩnh với tên tuổi Tống Duy Tân. Đến với Yên Định là đến với Đền Đồng Cổ (Yên Thọ) thờ Thần Trống Đồng hay còn gọi là Đồng Cổ Sơn Nhân. Thời Lý Thánh Tông do có công giúp yên giặc nước nên được vua rước về thờ ở Thăng Long, làm thần tổ cả nước. Hàng năm đại thần trong triều đều đến đây thề “tận trung với vua, tận hiếu với dân, ăn ở hai lòng, thần nhân tru diệt”. Nghè Hổ Bái ở xã Yên Bái thờ vua Hùng thứ 11. Xã Định Thành có Trạng nguyên từ thờ anh em Khương Công Phụ, Khương Công Phục, người đỗ tiến sĩ nhà Đường. Lại có lăng thờ và lăng mộ các chúa Trịnh - Trịnh Tùng, Trịnh Doanh, Trịnh Giang, Trịnh Sâm. Còn cả mộ Tuyên phi Đặng Thị Huệ. Nhà thờ Đào Cam Mộc ở Yên Trung, người có công đưa Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) lên ngôi. Nhà thờ Lê Đình Kiên, người lập ra Phố Hiến (Hưng Yên) nổi danh “Thứ nhất kinh kì, thứ nhì Phố Hiến”. Đền thờ bà Ngô Thị Ngọc Dao quê xã Định Hòa, mẹ vua Lê Thánh Tông. Đây cũng là quê hương Bà Triệu. Yên Định nổi tiếng với nghề trồng bông, kéo kén. Những con kén óng ánh tựa chiếc chén vàng như Lê Quý Đôn từng ví. Ngoài ra, còn giống dưa cải dùng để muối ngon nhất nước - Dưa Lê. Thứ Dưa Tiến (vua) ngày xưa. Từ những tổng quát di tích lịch sử - văn hóa kể trên, có thể nói Thanh Hóa quả là mảnh đất mấy ngàn năm văn hiến. 2. Giới thiệu hai di tích tiêu biểu. Thành Nhà Hồ là tên gọi dân gian của thành Tây Đô (Tây Giai, An Tôn), thuộc địa phận hai xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, cách thành phố Thanh Hoá gần 50 km. Thành được Hồ Quý Ly xây dựng năm 1397 nhằm chuẩn bị cho việc thay đổi triều đại và phòng thủ đất nước trước dã tâm xâm lược của triều Minh. Án 14
  15. ngữ quanh thành là 4 ngọn núi: Thổ Tượng ở phía bắc, Hắc Khuyển ở phía đông, Ngưu Ngọa, phía tây và Đốn Sơn, phía nam. Ngoài ra, sông Mã từ hướng tây chảy qua, sông Bưởi từ hướng đông đổ về tụ hội, vừa tạo nên bức bình phong tự nhiên che chắn, vừa làm cho nơi này thành chốn sơn thuỷ hữu tình. Chính dựa vào địa thế hiểm trở này tạo nên la thành (vòng thành ngoài cùng). Vòng thành thứ hai là thành ngoại, đắp bằng đất, khoảng 100 ngàn m3. Bao quanh là hào nước rộng 50m, sâu vài mét và luỹ tre gai dày đặc. Cuối cùng là thành nội, gần như hình vuông, chu vi 3514m, diện tích gần 1km2, xây bằng đá, ước tính 20 ngàn m3. Mặt ngoài ghép đá khối, phần lớn dài 2m, rộng 1m, dày 0,7m ; một số có kích thước 4m x 1,2m x 0,7m. Bốn cửa chính ra vào thành cũng bằng đá khối. Cửa Tiền, ngoảnh hướng nam, lớn nhất, rộng 38m, cao hơn 10m gồm 3 vòm cuốn mà vòm giữa cao 5m75 m, rộng 5,82m. Hai vòm bên đều cao 5m35, rộng 5,15m. Trong thành là hệ thống cung điện. Ngoài ra còn có đàn Nam Giao để vua tế cáo trời đất, xây trên núi Đốn Sơn, tổng diện tích khoảng 35 m2, chia làm 3 vòng, giật cấp dần lên. Đàn tế hình tròn, đường kính 4,75m, nền hình chữ nhật (23m60 x 17m). Năm 1400, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, lập nên nhà Hồ, ông đã dời kinh đô từ Thăng Long về đây, gọi là Tây Đô. Thành Nhà Hồ cách đây hơn 600 năm vừa là quốc đô vừa là thành luỹ quân sự rất kiên cố. Người đời sau vô cùng kinh ngạc trước kĩ thuật xây đá nguyên khối, trung bình nặng 10 - 16 tấn, có khối nặng trên 26 tấn ở độ cao trung bình 6m mà không sử dụng chất kết dính nào, cùng tốc độ xây dựng - 3 tháng, như sử cũ đã ghi của toà thành đô này. Hồi đầu thế kỉ XX, nhà nghiên cứu người Pháp Bê-da-xi-en đã khẳng định “đây là một trong những tác phẩm đẹp nhất của nền kiến trúc Việt Nam”. Cũng là thành đá có giá trị, độc đáo nhất, duy nhất ở Đông Nam Á và còn lại ít ỏi trên thế giới. Thành Nhà Hồ là một trong 23 Di tích quốc gia đặc biệt, được công nhận là Di sản văn hoá thế giới năm 2011. Lam Kinh hay Lam Sơn nay thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hoá 50 km về phia tây bắc. Năm 1418, Lê Lợi lãnh đạo nhân dân nổi dậy chống quân xâm lược Minh, Lam Sơn quê hương ông trở thành đại bản doanh của cuộc khởi nghĩa. Khởi nghĩa thắng lợi, lập nên nhà Lê, Lê Lợi - Lê Thái Tổ (1428-1433) có ý định xây dựng Lam Sơn thành Kinh đô tinh thần của vương triều - Lam Kinh. Nhưng chưa khởi công thì nhà vua băng hà, được đưa về an táng tại đây. Vừa nối ngôi, Lê Thái Tông (1433 - 1442)) đã cho dựng ngay điện thờ vua cha. Năm 1434, xây miếu Cung Từ Thái Mẫu (mẹ vua). Các đời vua Lê sau đó, kế tiếp mở mang, tôn tạo, khiến khu điện miếu ngày càng bề thế. Giáp Hải, trạng nguyên nhà Mạc (khoa thi 1538) đã từng miêu tả “Xe ghé Lam Kinh buổi tịch dương / Nhân dân, thành quách ở đôi phương / Dệt thành hàng vải quen lề cũ / Chen chúc hồ sen ngát vị hương”. 15
  16. Lam Kinh phía bắc tựa lưng vào núi Du Sơn, quay mặt hướng nam nhìn ra sông Chu, hai bên đông - tây là rừng núi uốn lượn. Bốn mặt tường thành, dài 314m, rộng 254m, chính diện hình cánh cung, bán kính 164m, dày trên 1m. Sông Ngọc, con sông đào, rộng 19m chảy trước cổng thành. Vượt sông bằng Tiên Loan Kiều (cầu Bạch) uốn cong, có mái che, đi khoảng 50m là giếng Ngọc, bờ và thành kè đá, có bậc lên xuống, quanh năm nước đầy, trong vắt, thả sen. Tiếp đến, qua một cái sân rộng là Ngọ Môn, có hai nghê đá đứng canh. Ngọ Môn rộng 12m, dài 14,1m, 2 tầng mái, 3 gian, 3 cửa. Sau Ngọ Môn là Sân Rồng, diện tích hơn 3.500 m2, lát gạch. Hai bên Sân Rồng là nhà tả vu, hữu vu (nhà phục vụ). Sân Rồng lên Chính Điện theo 3 lối, 9 bậc, rộng 5,64m gọi là Thềm Rồng. Lan can Thềm Rồng đều tạc bằng đá xanh nguyên khối. Hai bên lối đi giữa dáng “long hí châu” (rồng vờn ngọc). Hai lối bên dáng “long vân” (mây hóa rồng). Chính Điện, bề ngang 38m, sâu 46m, cao 1,8m so với Sân Rồng, gồm 3 toà 2 tầng mái theo hình chữ “công” (I). Điện phía trước là Quang Đức, ở giữa là điện Sùng Hiếu, sau cùng là điện Diên Khánh. Phía tây Chính Điện có 2 điện thờ thân phụ và hai anh Lê Thái Tổ, mỗi điện 5 gian. Phía đông, nhà ở của quan lại và binh lính trông coi. Sau Chính Điện lại một sân hình cánh cung, lát gạch vuông, chiều dài 177m, có 9 khoảng cách chiều sâu khác nhau. Tiếp đến là 9 toà Thái Miếu - khu “nhà thờ” của dòng tộc vua Lê, cao hơn mặt sân 90cm, mỗi toà đều 3 gian, 36 hàng cột, nền gạch vuông, lát chéo, diện tích 200 m2, 5 bậc lên xuống, lan can tạc 2 con rồng bằng đá nguyên khối. Lối đi giữa các Thái Miếu đều rộng 4m. Lam Kinh còn gồm cả hệ thống lăng tẩm với bia ghi công đức, là nơi an nghỉ của các vua Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông, Hiến Tông, Túc Tông và Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao, mẹ vua Thánh Tông. Ngoài ra, vua Lê Nhân Tông (con Thái Tông) và Huy Gia Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Huyền (mẹ Hiến Tông) cũng được táng ở đây nhưng hiện nay lăng không còn. Khu thành điện Lam Kinh mang dáng vẻ trang nghiêm, huy hoàng của hoàng thành, vẻ linh thiêng, trầm mặc của tôn miếu giữa một vùng sông núi hữu tình. Thời xưa, hàng năm, các vua cùng triều đình nhà Lê đều về đây bái yết. Ngày nay, vào 21 tháng 8 âm lịch, ngày giỗ Lê Lợi - Lê Thái Tổ, nhân dân Thanh Hoá lại làm lễ trọng để tưởng nhớ trong 3 ngày. Khách thập phương nô nức kéo về tham gia Lễ hội Lam Kinh. III. HƯỚNG DẪN HỌC 1. Kể tên các di tích lịch sử, văn hóa ở tỉnh ta theo mẫu sau: T T Tên di tích Địa chỉ Đặc điểm nổi bật 16
  17. 2. Suy ngẫm của bạn trước những di tích văn hóa - lịch sử Thanh Hóa. 3. Viết bài giới thiệu một danh thắng hoặc di tích của tỉnh hoặc ở địa phương. 4. Tổ chức tham quan học tập một số di tích. BÀI 3 (2 tiết) KHO TÀNG VĂN HỌC DÂN GIAN THANH HÓA I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Nắm khái quát kho tàng văn học dân gian Thanh Hóa. 2. Xây dựng được kho tư liệu về một hoặc một vài thể loại. 3. Có ý thức giữ gìn, phát triển, truyền bá kho tàng này. 4. Giáo dục tình yêu, niềm tự hào về quê hương. II. BÀI HỌC Kho tàng văn học dân gian (VHDG) Thanh Hóa là sáng tác của tất cả các dân tộc anh em cư trú trên mảnh đất này, được thể hiện trên ba loại hình : tự sự dân gian, trữ tình dân gian, triết lí dân gian với nhiều thể loại khác nhau (thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện thơ, cổ tích, truyện cười, vè, ca dao, dân ca, phương ngôn, tục ngữ, truyện ngụ ngôn, ). Cũng như văn học dân gian nói chung, VHDG tỉnh ta tập trung vào ba chủ đề lớn mà nhân dân muốn thể hiện: quan hệ với thiên nhiên, quan hệ xã hội (nội bộ, giai cấp, ngoại bang) và bộc lộ đời sống, tâm hồn, tình cảm. Xin giới thiệu hai loại hình chính. A. LOẠI HÌNH TỰ SỰ 1. Tự sự dân gian Thanh Hóa, cũng như tự sự dân gian của dân tộc ta, thần thoại, sử thi kể về cuộc sáng tạo thế giới, đất nước, quê hương của các vị thần. Ví dụ Thanh Hóa vốn không có núi, chỉ có sông nhưng do cuộc chiến tranh giữa Thần Sông và Thần Núi, Thần Núi đem quân trấn giữ bên các dòng sông tạo nên núi sông Thanh Hóa. Lại kể trong số các tướng của thần núi có đoàn quân của tướng Cóc là dũng mãnh nhất nên được giao trấn giữ sông Mã. Vì vậy, hai bên bờ sông Mã đoạn từ Kiểu (Yên Định) lên đến Cẩm Thủy các núi đều có hình con Cóc. Dân tộc Mường có sử thi Đẻ đất đẻ nước, dài 8000 câu giải thích sự ra đời của trời, đất, người và muôn loài. Ở thể loại này còn có chuyện các ông khổng Lồ, các dũng sĩ cải tạo, chinh phục tự nhiên làm cho quê hương yên bình, tươi đẹp. Mỗi một địa bàn xứ Thanh đều có một ông như thế. Ông Cõng Đá ở 17
  18. Tĩnh Gia, ông Nưa ở Nông Cống, Thiệu Hóa có ông Vồm, ông Go, Sầm Sơn có thần Độc Cước, Rồi ông Tần lấp biển, ông Quận chiến thắng Thần Biển, Như Chuyện Ông Bưng ở Hoằng Qùy, Hoằng Hóa tổ hợp trong đó là hình tượng người anh hùng thần thoại, dũng sĩ dân gian, anh hùng lịch sử, anh hùng văn hóa. Ông đi lấy củi, bóng che rợp cả một vùng. Vứt gánh củi, một đầu thành rừng tre, một đầu thành rừng lim cách nhau đến mười lăm ki lô mét thuộc hai xã Hoằng Quỳ, Hoằng Vinh. Ông gánh hai quả núi thuộc dãy Đường Trèo (vùng Kim Tân - Thạch Thành) về tô điểm cho quê hương có cả núi - sông - đồng - ruộng. Ông Bưng chính là Lê Phụng Hiểu, người anh hùng có công dẹp loạn tam vương thời Lý và đánh tan giặc Chiêm Thành quấy rối bờ cõi nước ta. Lê Phụng Hiểu lại gắn liền với sự tích thác đao điền - ruộng ném đao. Tương truyền, Lê Phụng Hiểu được vua ban đất, ông xin đứng trên ngọn núi quê nhà quăng đao đến đâu thì đất phong đến đấy. Ngọn đao rơi xuống tận địa phận Đa Mĩ (Hà Trung). Vết đao cày lên một đoạn, sau biến thành con sông Hoạt. Gần như dân tộc nào, địa phương nào cũng có những câu chuyện về tên suối, tên khe, tên đất, tên làng Dân tộc Thái có truyện cổ tích Sự tích rượu cần, 2. Truyền thuyết xoay xung quanh những vị anh hùng chống giặc ngoại xâm mà dấu ấn còn in đậm trên mảnh đất này. Có hai hệ thống truyền thuyết tiêu biểu là hệ thống truyền thuyết về Bà Triệu và Lê Lợi. Bà Triệu theo truyền thuyết là vị nữ anh hùng vừa có yếu tố khổng lồ (vú dài 8 thước), vừa là vị nữ tướng xinh đẹp (Nhụy Kiều tướng quân), có sức mạnh thần kỳ (trị voi một ngà), cũng rất đức hạnh (tự tử vì phải chứng kiến hành động đe tiện của quân giặc). Hệ thống truyền thuyết về Lê Lợi và Khởi nghĩa Lam Sơn với gần 100 chuyện, tập trung vào bốn chủ đề. Chủ đề 1, chứng minh, khẳng định tính cứu tinh, chân chúa của Lê Lợi. Chủ đề 2, các chuyện mang tính khai sáng quê hương, đất nước của vị anh hùng. Chủ đề 3, tôn xưng, ca ngợi Lê Lợi. Chủ đề 4, gắn với những anh hùng của cuộc khởi nghĩa. Chẳng hạn sự tích về Hồ Gươm, về chiếc gươm thần, sự tích núi Dầu, hòn đá Liễu Thăng, cánh đồng Mẫu Hậu, chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Hệ thống truyền thuyết về phong trào Cần Vương với những vị lãnh tụ anh hùng, liệt sĩ Tống Duy Tân, Cầm Bá Thước, Hoàng Bật Đạt và truyền thuyết về các ông tổ ngành nghề. . Hệ thống giai thoại lại tập trung kể những câu chuyện tốt đẹp, thú vị về các danh nhân:Lê Văn Hưu, Nguyễn Quán Nho. Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông, 3. Hệ thống truyện thơ, kể chuyện bằng văn vần, dân tộc Kinh có Phương Hoa, Từ Thức. Các dân tộc ít người, có Chương Han, Khăm Panh (Thái) ca ngợi anh hùng bộ tộc. Nàng Nga - Hai Mối (Mường), Út Lót - Hồ Liêu, Khua Lù- Nàng Ủa; Ú Thềm - Xi Thuần (Thái) là những bản tình ca. Tiếng hát làm dâu (H.Mông) là lời than thở. Vè bằng văn vần mang hai đặc điểm truyện và ca. Gồm truyện vè, ca vè lịch sử (vè Ông Ninh, Ba Đình, ), truyện vè ngụ ngôn (Hẻo, Cưỡng tranh tụng - 18
  19. diều hâu, sáo đá tranh luận trước cửa quan) và ca vè đời sống (câu chuyện trong làng xã, về đường đi, các loại hoa quả, động vật). 4. Truyền cổ tích nhiều sự pha trộn với các loại truyện dân gian khác (thần thoại, truyền thuyết, giai thoại), ít yếu tố thần kỳ, nhiều yếu tố sinh hoạt, gắn với địa phương, người thực, việc thực nên “tính sử” mạnh hơn “tính truyện” (hư cấu). Cũng vì vậy “dấu vết” Thanh Hóa khá rõ nét. Truyện phần lớn làm nổi bật tình cảm cộng đồng, tình yêu, tình nghĩa, đạo lý. Nhiều truyện khá quen thuộc với cả nước như Sự tích hòn vọng phu, Sự tích quả dưa đỏ, Từ Thức, Phương Hoa, Sự tích rượu cần (dân tộc Thái), Mẹ Lúa (dân tộc Khơ-mú), 5. Trong kho tàng Truyện cười thế giới có một phân hệ tập trung, đặc sắc là Truyện Trạng. Dân tộc Hán có Đông Phương Sóc; dân tộc Duy Ngô Nhĩ (Trung Quốc), có A-phan-ti. Dân tộc Khơ Me (Việt Nam, Cam-pu-chia) có Thơ Mênh Chây, vùng Trung Á có Na-ra-đin. Các địa phương ở nước ta cũng có: Trạng Lợn ở Hà Nam; Thủ Thiệm ở Quảng Nam; Bộ Ninh, Bợm Bảy ở Nam Bộ; Thượng Nành, Ông Ó ở Hải Dương, Hưng Yên; Phủ Tuấn ở Quảng Bình; Cố Duồn, Mân Nhụy ở Nghệ Tĩnh, Ba Giai ở đất Kinh kì; Quậy, Hơm của dân tộc Mường, Thầy Khoòng của dân tộc Tày, Trạng Hón của dân tộc Thái, Trạng Tềng của dân tộc Vân Kiều, Thơ Va Đa của dân tộc Khơ Mú, Trong hệ thống này, Thanh Hóa đóng góp 3 truyện kể về 3 nhân vật : Xiển Ngộ (còn gọi là Xiển Bột), Cả Triệu mà nổi tiếng nhất là Trạng Quỳnh. Trạng Quỳnh - hóa thân của một nhân vật có thật hay như thế nào, không thể xác định chắc chắn. Chỉ biết đấy là một ông hương cống (cử nhân) thông minh, hay chữ, có tài ứng biến. Quê gốc Hoằng Bột (Hoằng Lộc), Hoằng Hóa, sống vào thời Lê - Trịnh rối ren. Từ quê hương ra chốn kinh thành, vào cung vua, phủ chúa, bằng tài trí và tinh thần tiến công, nhân vật cười tài trí này chế diễu thói muốn làm “ông nọ bà kia” của nhân gian, mắng vua, chọc chúa, đùa thánh thần, chửi quan lại nịnh bợ, đục khoét, làm vua Tàu kinh hồn, sứ Tầu khiếp vía Trạng Quỳnh đem cả một xã hội phong kiến mạt kì ra làm trò cười cho thiên hạ, đến chết vẫn chiến thắng Chúa, thế lực, quyền uy nhất nước. Cùng phản ánh đời sống, nên tự sự dân gian không phải bao giờ cũng phân chia các đối tượng, nội dung thể hiện và thể loại rành mạch, dứt khoát. Có những nội dung được chuyển tải bằng nhiều thể loại. Ví dụ nhân vật Từ Thức, Phương Hoa được kể bằng cả truyện thơ lẫn cổ tích. Bà Triệu, Lê Lợi có mặt cả trong ca dao, tục ngữ, phương ngôn. Truyện thể loại này nhưng có đặc điểm của thể loại khác như thần thoại và truyền thuyết, cổ tích ; truyền thuyết và giai thoại, cũng đan xen nhau. B. THỂ LOẠI TRỮ TÌNH 19
  20. 1. Trữ tình dân gian làm sáng tỏ sản phẩm đặc sắc địa phương: “Bánh đúc Kẻ Go, bánh tày to Quán Lào”, “Nhất tơ làng Hồng, nhất bông làng Vạc”, các sản phẩm nổi tiếng của Yên Định, Thiệu Hóa. Rồi “Đình huyện Tống, trống huyện Nga, nhà huyện Hậu”, nói về những sản phẩm văn hóa ở Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc. Qua đây, hình ảnh quê hương hiện lên đẹp đẽ, trìu mến: “Vũng Mầu, Thọ Vực quanh co/Thủ Sơn lại có cánh gò giữa sôn/Đền Tam ba tổng hội đồng/Có trát quan lớn thuyền rồng hạ chơi”; “Nhất cao là núi Đan Nê/Nhất đông chợ Bản, nhất vui chợ Chùa/Vải chợ Chùa năm quan một tấm/Em mua về giãi phẩm cho tươi, ”. Cuộc sống lao động thật thanh bình: “Bao giờ cho lúa vè vè/Sớm thi đi cắt, tối về lại rang/Chày tre, cối đất sẵn sàng/Trăng suông gió quạt, vừa làm vừa ăn”. Con người thì đầy tài năng. Hữu danh “Văn như Phương Hoa/Võ như Triệu Ẩu” (Phương Hoa, người con gái giả nam đi thi đậu tiến sĩ; Triệu Ẩu tức Bà Triệu) và vô danh: “Em đây như quả chuông vàng/Treo đỉnh Hà Nội ba ngàn quân canh/Anh đây là lính xứ Thanh/Ra tỉnh Hà Nội lên thành thử thử chuông”, “Anh là thợ mộc Thanh Hoa/Làm cầu, làm quán, làm nhà khéo thay”. Cùng những vùng đất tài hoa: “Thi Hoằng Hóa, Khóa Đông Sơn” (Hoằng Hóa có nhiều người đỗ cao, Đông Sơn nhiều người học giỏi), Đương nhiên, phần nhiều người dân Thanh Hóa xưa kia cũng như đa phần cả nước “lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm nghèo khó”, nhưng dường như trên trăm cung bậc, ca dao, dân ca chỉ chú ý khuyên bảo đạo lý làm người, phô bày yêu thương, tình tứ, lạc quan, coi trọng tình nghĩa. Hiện lên trong những lời tâm tình bình dị là cuộc sống hiền hòa, khoáng đạt với cái mộc mạc đã ngấm vào hồn cốt. “Ba vuông sánh với bảy tròn/Đời cha nhân đức, đời con sang giàu/Trời nào có phụ ai đâu/Hay làm thì giàu, có chí thì nên”; “Anh ơi có chí canh nông/Chín phần ta cũng được trong tám phần/Can chi để ruộng mà ngâm/Làm ruộng lấy lúa nuôi tằm lấy tơ /Tằm có lứa, ruộng có mùa/Chăm làm trời cũng đền bù có khi”; “Trăng rằm đã tỏ lại tròn/Củ lang đất cát đã ngon lại bùi/Gặp anh đây đã khỏe lại vui/Tam tứ sầu giải hết, mặt tươi như thường”, Một cuộc sống, một tình cảm như thế chỉ có thể có ở mảnh đất nền nếp, ngàn năm văn hiến: “Nửa đêm thức giấc trông trời/Ngôi sao Bắc Đẩu đã dời sang đông/Bước vào buồng học gọi chồng/Trở ra cất gánh làm đồng kẻo trưa. Với những con người “Trai mĩ miều bút nghiên đèn sách /Gái thanh tân chợ búa cửi canh/Trai thời nhất bảng đề danh/Gái thời dệt vải vừa lanh vừa tài”. 2. Ngoài ca dao và phương ngôn, ở loại hình trữ tình dân gian trữ lượng dân ca cũng khá phong phú. Gồm Hò sông Mã, Hát Ghẹo, Hát Ru, Hát Ca Công (hát cửa đình hay ca trù) và một số làn điệu ở một số vùng. Đó là những bài hát dân gian cấu thành bởi ba loại nghệ thuật : nghệ thuật ngôn từ (văn học), âm nhạc, diễn xướng. Xét riêng phần nghệ thuật ngôn từ, xin giới thiệu khái quát một số thể loại. 20
  21. Hò sông Mã mang đặc biệt phong vị Thanh Hóa. Đây là một liên khúc các điệu hò theo hành trình dọc sông Mã, con sông lớn nhất (242km trên địa phận), phạm vi lưu vực 4/5 diện tích toàn tỉnh. Hò sông Mã có xướng (khởi phát điệu hò mà âm điệu, tiết tấu chuyên chở toàn bộ nội dung thể hiện) và xô (lời đế phụ họa theo: dô tá, dô tà, dô khoan dô huầy, ế dố khoan là dô khoan, dô huầy, huầy dô, ) đệm theo từng câu hò, tương ứng với các động tác, tình thế con thuyền. Tất cả 4 loại, 5 chặng: hò dời bến, hò đường trường (hò đò xuôi, hò đò ngược), hò mắc cạn và hò cập bến. Trong đó hò đường trường-đò xuôi chiếm tỷ lệ lớn nhất. Chặng này thuyền thong dong trôi, lời ca bay bổng, sâu lắng, gửi gắm nhiều tâm tình nên đa điệu hơn: hò nhịp đôi I, nhịp đôi II, gióng giã, làn ai, làn văn, niệm phật, ru ngủ. Xin dẫn một số câu: “Thuyền anh đậu bến lâu rồi / Sao em chưa xuống mà ngồi thuyền anh”; “Sóng to thì mặc sóng to / Ta đẩy con đò quyết vượt sóng lên”; “Một bên chữ nghĩa văn chương / Một bên chèo đẩy em thương bên nào / Chữ nghĩa còn đợi giá cao / Quần nâu áo vá chân sào em thương”; “Thuyền anh đã cạn lên đây / Mượn đôi giải yếm làm dây kéo thuyền”; “Sông còn gặp lúc sông cùng / Trời ơi ! Hãm kẻ anh hùng mãi chi!”; “Trên trời biết mấy ông sao /Ở dưới sông Mã biết bao nhiêu thuyền”; “Trót lời đã bén duyên chàng / Dù cho nát đá phai vàng mới thôi”; “Mình anh vừa chống vừa chèo / Lấy ai đạp lá kéo lèo cho anh”; “Thương nhau sinh tử cũng liều / Yêu nhau lội suối qua đèo có nhau”; Bây giờ sông lặng nước trong / Thuyền đã cặp bến mặc dòng nước xuôi; “Thuyền tình đậu bến chùa Gia / Một trưm con gái liếc qua thuyền tình”. Hát Ghẹo còn gọi là Hát Đúm, Hát Trống quân liên vận - loại hát đối đáp nam nữ được mở vào những dịp nông nhàn, những giờ khắc thảnh thơi. Có khi vừa làm nghề, vừa hát. Làn điệu là những làn điệu dân ca quen thuộc. Thể thức theo nghi thức giao tiếp: dạo, thăm, mừng, xe kết, thề, tiễn. Cách thức đố, đối. Mục đích giao duyên. Nội dung gắn với quê hương, tình cảm. Ví dụ: “Đôi ta chích huyết ăn thề / Kẻ ở Nông Cống người về Quảng Xương / Núi Nưa có lở thành đường / Sông Đơ có lấp nên rừng cây xanh / Trời cao có đổ tan tành / Đôi ta vẫn giữ trọn tình đôi ta”. Hát Ru con phổ biến ở Tĩnh Gia lại có thể thức riêng. Tuy gần gũi với Hát Giặm Nghệ Tĩnh nhưng là những câu 4 chữ, thường mở, kết bằng một câu lục bát, lối kể ngâm nga. Cũng gần Hát Nói ở miền Bắc (câu lục bát mở đầu như Mưỡu của Hát Nói), nhưng khác về thể điệu (điệu ru, giọng địa phương). Lại khác Hát Ru thông thường ở chỗ thành bài riêng biệt (trong khi Ru chỉ là điệu, còn bài có thể lấy ca dao hoặc thơ lục bát). Nội dung đậm đà tình cảm gia đình. Các dân tộc thiểu số cũng có các loại dân ca đặc trưng. Xường của người Mường, Khặp (khắp) có nghĩa là hát của người Thái. Xin giới thiệu một thể loại tiêu biểu đó là Khặp. Có Khặp sông nước (sông Mã, sông Chu); Khặp tình tự, 21
  22. Khặp sinh hoạt cộng đồng, Khặp nghi lễ, sinh hoạt gia đình Bài Khặp có sẵn, cũng có bài ứng tác, đối đáp, giao duyên. Đa số câu, bài Khặp 5 chữ, 7 chữ và rất chú trọng chuyển thanh. Có thể đơn ca, tốp ca. Âm vực có loại cao, loại trầm, có loại có tiếng đệm. Có nhạc cụ (cồng, chiêng, khèn, pi pè (khèn bè), pi khúi (sáo dọc) đệm theo. Có thể nói Khặp là tập đại thành dân ca Thái, là bộ từ điển về lịch sử, tín ngưỡng, cuộc sống, tâm tình dân tộc Thái. Trong những bài ca xứ Thanh còn có loại Ca vè. Là những bài dài, theo thể vè kể về phong cảnh, sản vật, ngành nghề, lịch sử. Ví như ca vè nhật trình đường bộ, đường biển. Theo bước chân con người, những vùng đất quê hương hiện ra. Chẳng hạn: “ Lắng nghe đồn Bỉm thu không / Nước Cừ lai láng chảy sông Bình Hoà / Một thôi Hà Múc bao xa / Lò Nung, Phố Củi chung qua Đò Lèn / Đò Lèn trên chợ dưới thuyề / Kẻ thì đi dọc người liền đi ngang, / Say nhau một chút tình riêng / Mau chân bước xuống đò Chiêng sang Giàng / Một thôi bước tới Đình Hương / Tỉnh Thanh thật chính rõ ràng nơi đây” là chăng đường từ Bỉm Sơn đến TP. Thanh Hóa. Trên đây là những khái quát về VHDG Thanh Hóa. Một kho tàng quý báu được giới nghiên cứu đánh giá là phong phú, nhiều tác phẩm tiêu biểu, góp phần đáng kể vào kho tàng VHDG các dân tộc Việt Nam. Đó là niềm tự hào của chúng ta. III. HƯỚNG DẪN HỌC 1. Từ khái quát chung, hãy bổ sung tư liệu để làm sáng tỏ thêm các thể loại và các nhận định về VHDG Thanh Hóa. 2.Tập trung sưu tầm một thể loại ở địa phương bạn sống, công tác. Viết bài giới thiệu thể loại này trên tư liệu sưu tầm được 3. Nếu có điều kiện nên tổ chức hoặc tham gia hát dân ca. BÀI 4 (2 tiết) NGHỀ TRUYỀN THỐNG XỨ THANH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Nắm khái quát nghề truyền thống Thanh Hóa. 2. Xây dựng được kho tư liệu về nghề truyền thống. 3. Giáo dục tình yêu, niềm tự hào quê hương, lòng biết ơn các bậc tiền nhân. II. BÀI HỌC 1. Khái quát chung 22
  23. Thanh Hóa với nguồn nguyên liệu phong phú, con người cần cù, khéo léo nên trong quá trình xây dựng, phát triển hàng ngàn năm phong kiến, thực dân, ngoài nông nghiệp, ngư nghiệp, các nghề truyền thống khác của bảy dân tộc anh em (Kinh, Mường, Thái, Dao, Hmông, Thổ, Khơ-mú) ở tất cả các địa phương trong tỉnh cũng hết sức đa dạng với nhiều nghề, thợ nghề, làng nghề, sản phẩm nổi tiếng xưa nay. Nghề truyền thống nói chung chia thành hai loại, nghề thủ công và nghề chế biến nhằm phục vụ sản xuất, dân sinh, nhu cầu tinh thần (tôn giáo-tín ngưỡng, vui chơi giải trí, ). a) Nghề thủ công : chế tác-chạm khắc đá, làm gốm, làm hương, nghề đóng đò dọc ở TPTH với các địa danh: An Hoạch, Lò Chum, Cốc Hạ, Quán Giò, Ái Sơn; nghề đúc đồng, làm thừng ở Kẻ Chè, Kẻ Rỵ (Thiệu Trung, Thiệu Hóa); nghề rèn Tất Tác (Hậu Lộc); nghề mộc Đạt Tài, nghề dệt Phú Khê, Hoằng Lộc (Hoằng Hóa), dệt chiếu (Nga Sơn); nghề làm quạt ở Lưu Vệ (Quảng Xương); làm hương tết ở Đông Khê (Đông Sơn); đan cót, làm bồ ở Bất Căng (Thọ Xuân); nghề làm giấy của người Dao, dệt sợi gai của người Thổ, dệt vải lanh của người Hmông, dệt vải bông của người Thái, b) Nghề chế biến : làm nem, bánh đa nem, làm bún, nấu rượu ở Cầu Bố, làng Quảng, Đông Hương (TPTH); sản xuất nước mắm ở Ba Làng, Do Xuyên (Tĩnh Gia), nấu chè lam ở Phủ Quảng (Vĩnh Lộc); trồng, chế biến thuốc lào ở Thượng Đình (Quảng Xương); nấu rượu ở Vĩnh Trị (Hoằng Hóa), Điền Hộ (Nga Sơn), Cầu Lộc (Hậu Lộc); nấu mật mía ở Thúy Đại, làm bánh tày ở Quán Lào (Yên Định); làm bánh gai ở Tứ Trụ (Thọ Xuân); rượu cần của người Thái, người Mường; làm cao chàm và nhuộm vải của người Dao, Người Thanh Hóa rất tự hào về nghề, sản phẩm nghề, tay nghề của mình. Phương ngôn còn để lại nhiều lời ca ngợi. Chẳng hạn, “Chiếu Tam Tổng vừa rộng vừa bền / Mùa hè mát lưng, mùa đông ấm cật”; Bồ Bất căng, năng Kẻ Chè”; “Chè, Rỵ đúc nồi, làng Nhồi đục đá”, “Tơ làng Hồng, bông làng Vạc”; “Vàng mã làng Giàng, chè lam Phủ Quảng”; “Cá mè sông Mực chấm với nước mắm Do Xuyên / Chết xuống âm phủ còn muốn về mút xương”. Dân làng Tất Tác nói về nghề rèn: “Muốn ăn cơm trắng cá thèn / Thì về Tất Tác đi rèn với anh, Lúc làm mặt nhọ đít than / Làm xong tắm sạch con quan chẳng bằng). Chàng trai Don Thượng (Vĩnh Lộc) thì rủ rê: “Đừng đi đàng ấy mà xa / Có về Don Thượng với ta thì về, / Cùng về Don thượng với nhau / Vui nghề canh cửi hái dâu chăn tằm”. Anh thợ mộc Đạt Tài quanh năm ăn cơm thiên hạ giới thiệu bản thân nhưng nổi bật trong đó là niềm kiêu hãnh: “Anh là thợ mộc Thanh Hoa / Làm cầu, làm quán, làm nhà khéo thay / Lựa cột anh dựng đòn tay / Bào trơn đóng bén nó ngay một bề / Bốn cửa anh chạm bốn dê / Bốn con dê đực chầu về tổ tông / Bốn cửa 23
  24. anh chạm bốn rồng / Nơi thì rồng ấp, nơi thì rồng leo / Bốn cửa anh chạm bốn mèo / Con thì bắt chuột, con leo xà nhà, ” cùng khát vọng tình yêu, hạnh phúc gia đình, ước mơ cao đẹp: “Bốn cửa anh trạm bốn đèn / Một đèn dệt cửi một đèn quay tơ / Một đèn đọc sách ngâm thơ / Một đèn anh để đợi chờ nàng đây”. Họ cũng rất chuyên tâm với nghề mà cha ông truyền lại. Bài mo của người Mường hát rằng: “Trong cửa trong nhà / Người già truyền cho con cháu / Muốn có lụa để may quần áo / Muốn có vải trắng bông gạo để nhuộm phẩm tím xanh / Muốn dệt gấm ở sân rộng / Muốn trải vải trắng áng cao / Con nhà con người / Ngày mai phải lên đồi trồng bông cho sớm”. Chính thế nên nghề truyền thống Thanh Hóa được trọng thị. Năm 1774, nhà bác học Lê Quý Đôn đã có bài phú ca ngợi làng dệt Phú Khê “Chốn chốn đều chứa để tằm tơ / Nhà nhà đã chất đầy tơ lụa”. Lụa Phú Khê, chè lam Phủ Quảng từng có mặt tại các hội chợ thương mại lớn thời Pháp thuộc. Tại văn chỉ làng Đạt Tài còn khắc đôi câu đối chữ Hán của Vương Duy Trinh (quê Quảng Nam), tổng đốc Thanh Hóa hồi đầu thế kỉ XX. Tạm dịch: “Trời phú mạch thông minh, Hoằng Hóa nhiều tài giỏi / Thánh ban nguồn lợi ích, Đạt Tài lắm tinh hoa. Tố Hữu, trong bài thơ Việt Bắc (1954) có câu: “Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng / Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”. Nghề truyền thống quả đã góp phần quan trọng làm nên diện mạo Thanh Hóa. Do thời lượng quy định, sau đây mỗi loại hình chỉ giới thiệu một nghề đại diện. 2. Nghề chạm khắc đá làng Nhồi Núi Nhồi còn gọi là núi An Hoạch thuộc phường An Hoạch TP. Thanh Hóa nổi tiếng bởi có một loại đá quý. Sách Đại Nam nhất thống chí, Quốc sử quán nhà Nguyễn phần Thanh Hóa chí ghi nhận: “Đó là sản vật quý giá của mọi người. Sắc đá óng ánh như ngọc lam, chất xanh biếc như khói nhạt. Sau này đục đá làm khí cụ, ví như đẽo thành khánh, đánh lên thì tiếng ngân muôn dặm, dùng làm bia, khắc văn chương để lại thì còn mãi ngàn đời”. Vốn dĩ chất liệu đá được con người khắp nơi trên thế giới sử dụng rất sớm. Vì độ bền vững (Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt) và tính uy nghiêm của nó. Công cụ lao động của người tối cổ chính là đá. Các đền trong hang động Ấn Độ với cột, phù điêu, tượng tròn đá - những kiệt tác nghệ thuật có từ hơn 300 năm TrCN. Tại núi Vân Cảng (Sơn Tây,Trung Quốc) còn tượng Phật ngồi thiền bằng đá cao 13,4m tạc vào khoảng thế kỷ III - V. Tháp Bô-rô-bu-đua, 12 tầng ở In-đô-nê-xi-a (thế kỷ VII, VIII) xây trên đồi cao 47m, xung quanh là một quần thể tượng, phù điêu đá diễn tả các tích trong kinh Phật. Ở Việt Nam cũng vậy. Chỉ nói riêng Thanh Hóa, ở các di chỉ khảo cổ niên đại thế kỷ I trở về trước đã thấy dấu tích của những đại công trường chế tác đá với nhiều loại công cụ sản xuất và đồ trang sức. Cho nên nguồn đá quý hiếm ở núi Nhồi ngay từ thời Bắc thuộc đã được chính quyền đô hộ Trung Quốc chú ý. Thái thú Dự Chương nhà Tấn (280 - 420), nhiều lần sai người vượt hàng vạn dặm đến lấy đá. Và cũng do vậy mà nghề khai 24
  25. thác, chế tác đá của làng Nhồi có từ lâu đời và liên tục phát triển. Thời Lý, Thái uý Lý Thường Kiệt nhiều lần cho khai thác, sử dụng thợ chạm khắc đá làng Nhồi khi xây dựng chùa chiền. Thời Trần, nghề đá núi Nhồi đã khá nổi tiếng. Nhưng phát triển mạnh mẽ nhất là từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, dưới vương triều Hậu Lê (1428-1789). Thống kê hiện tại cho thấy các hiện vật chạm khắc đá thời này có số lượng lớn hơn thời trước và sau đó, cũng lớn hơn so với các tỉnh, thành khác. Dưới triều Nguyễn - Pháp thuộc (thế kỷ XIX đến 1945), do mức độ xây dựng trong tỉnh giảm nhiều, nghề đá làng Nhồi phần lớn được xuất khẩu. Đá nguyên liệu, nhất là thợ đục đá có mặt, rất được trọng thị tại các công trình kiến tạo lăng tẩm ở Kinh đô Huế, ở nhà thờ đá (Phát Diệm, Ninh Bình). Đầu thế kỷ XX, Rô-bơ-canh, một học giả Pháp cho biết, làng Nhồi có khoảng 300 hộ làm nghề đục đá. Đó là một làng nghề quy mô lớn. Ngày nay, bên cạnh phục vụ nhu cầu địa phương, nghề đá làng Nhồi vẫn đi theo hướng này trên một phạm vi rộng hơn. Đá Nhồi, thợ đá làng Nhồi trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm đã tạo ra nhiều loại sản phẩm. Từ công cụ sản xuất, đồ gia dụng, đồ mỹ nghệ (cối xay, cối giã, trục lăn, bàn nghiền, chậu, ấm chén, vòng tay, nhẫn ) đến tham gia kết cấu xây dựng, kiến trúc (tường thành, chân tảng, cầu thang, lan can, xà, cột, ). Nhưng đa lượng, hàm chứa giá trị văn hóa-lịch sử sâu sắc là các tác phẩm điêu khắc phục vụ nhu cầu tinh thần, tín ngưỡng, tâm linh (hoa văn trang chí, tượng người, linh thú, đồ thờ - khám, ngai, kiệu, nhang án, sập, ).Và nhiều cụm công trình, công trình kiến trúc, tác phẩm độc lập vẫn hiện diện hôm nay, lưu danh đá núi Nhồi, lưu dấu bàn tay tài hoa của nhiều thế hệ thợ, nghệ nhân chế tác đá làng Nhồi. Như nền móng, tam cấp, lan can, nghi môn, bia, chùa Báo Ân (TPTH), Linh Xứng (Hà Trung), Sùng Nghiêm (Hậu Lộc) đời Lý, cung Bảo Thanh (Hà Trung), thành Tây Đô thời Trần-Hồ. Khu Lam Kinh đồ sộ những cung điện, đền đài, bia, miếu, lăng mộ với thềm đá, lan can phủ kín hoa văn hình tượng khác nhau, rồi các loại tượng rồng, sóc, chó đá, rùa, nghê, ngựa, tê giác, quan, lính, tuy số lượng khiêm tốn cũng là một dẫn chứng đầy sức thuyết phục. Tài năng của nghệ nhân nghề đá làng Nhồi thể hiện tập trung hơn cả vào thời Lê Trung Hưng, ở lăng mộ các bậc công hầu, đền, đình, chùa. Nhiều sản phẩm đá trong khu lăng mộ Đăng Quận công Nguyễn Văn Nghi (Đông Thanh, Đông Sơn), Hào Quận công Lê Thời Hiến (Thọ Vực, Triệu Sơn), Mãn Quận công Lê Trung Nghĩa, chùa Quán Thánh, đền Đình Thượng (Đông Hưng, TPTH), đền thờ Vệ Quốc công Hoàng Bùi Hoàn (Quảng Trạch, Quảng Xương), đều có những tác phẩm mĩ thuật đá tiêu biểu cho mỗi thời đại. Thanh Hóa nhiều nơi có đá quý, làm nghề chế tác đá như làng Đông Khối (Đông Cương, TPTH), hay đá núi An Tôn, Xuân Đài, Mông Cù với làng nghề Đa Bút đều thuộc huyện Vĩnh Lộc. Rồi đá ở Cẩm Thủy, Thạch Thành, với các màu 25
  26. xanh nhạt, trắng, vàng, tím, đỏ. Nhưng có loại thì không mịn, nhiều tạp chất, có loại lại mềm, không đồng chất, liền khối như đá núi Nhồi. Cho nên, do chất lượng cao của nguyên liệu và nghệ thuật bậc thầy của người thợ mà nghề đá làng Nhồi đã vượt ra khỏi địa giới tỉnh từ xa xưa. Chứng tích, dấu ấn còn lưu trong nhiều công trình xây dựng chùa, lăng miếu, nhà thờ ở Thái Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Huế, Ngày nay, phát triển lên tầm cao mới nghề chế tác đá của làng Nhồi chính là nhiệm vụ của chúng ta. 3. Nghề làm chè lam Phủ Quảng Tổng hợp định nghĩa trong các Từ điển tiếng Việt thì Chè lam là “bánh ngọt làm bằng bột bỏng nếp và lạc nhân, ngào với mật pha với gừng ngoài lăn bột làm áo”. Nhà từ điển học không hề nhắc đến yếu tố lam. Nhưng nhà nghiên cứu văn hóa ẩm thực thì có hai cách giải thích. Một, đây là loại bánh lương khô gắn với nghĩa quân Lam Sơn (1418-1428) nên mang tên như vậy. Hai, “lam” (nấu chín, nén chăt) một cách thức chế biến, giống như cơm lam của người Việt cổ (bây giờ vẫn còn) mới gọi là “chè lam”. Tuy nhiên, thuyết nào cũng cho ta thấy món ăn này có từ lâu đời. Chè lam là sản phẩm của nhiều nơi trong tỉnh, trong nước. Có điều không đâu ngon như chè lam Phủ Quảng. Địa danh Phủ Quảng xuất hiện từ năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) đến Cách mạng Tháng Tám, vì là lỵ sở của Phủ Quảng Hóa (gồm Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Cẩm Thủy). Phủ Quảng nay là xã Vĩnh Thành và Thị trấn Vĩnh Lộc. Như vậy có thể nói, chè lam Phủ Quảng nổi danh đã gần hai trăm năm. Phủ Quảng còn gọi là Phố Giáng. Ấy cũng nhờ chè lam ở đây mà một trung tâm hành chính của vùng bán sơn địa phía tây bắc tỉnh ta trở thành một trung tâm buôn bán (phố). Trước 1945, khách buôn từ khắp nơi đổ về, trên bến dưới thuyền, tìm mua chè lam Phủ Quảng rất tấp nập. Nhất là hàng của hiệu Mậu Long, nghĩa là đã có các nhãn hiệu hàng hóa. Theo tác giả Phạm Xuân Huyên, vào thập kỷ 20 của thế kỉ XX, tại Hội chợ Đấu Xảo Hà Nội, gian hàng trưng bày, bán chè lam Phủ Quảng được dân Hà Thành cùng các ông tây, bà đầm thực dân đua nhau mua, không đủ hàng bán. Chè lam Phủ Quảng còn vượt đại dương tham dự dự Hội chợ thuộc địa của Pháp tại Mác-xây năm 1925. Lại có người kể, tri huyện Vĩnh Lộc muốn bái yết tổng đốc Thanh Hóa phải mang theo 10 cân chè lam Phủ Quảng và đôi dê tơ núi Vực làm lễ ra mắt. Nếu không, viên thơ lại được lệnh chưa cho vào cửa. Nhân dân Vĩnh Lộc còn nhớ nhiều chuyện về chè lam. Quả thật, sản phẩm quý đã lưu danh đất sinh ra nó dù chính tên đất ấy đã không còn. Cũng ông Phạm Xuân Huyên cho biết, làm chè lam là một nghề công phu. Bột gạo nếp phải là nếp cái hoa vàng, mật mía phải là mật của làng Thúy Đại thuộc Yên Định bên kia sông Mã. Lạc nhân, phải mua lạc trồng trên đất phù sa 26
  27. mầu mỡ của làng Vực, Hồ Nam, Ba Don. Các nhà làm nghề đều phải đặt hàng trước với nơi trồng, để chủ động nguyên liệu tốt cho việc sản xuất quanh năm. Kỹ thuật chế biến cần có sự khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận, nhất là lúc thực hiện các công đoạn hệ trọng như rang gạo, xay bột, ngào bột (với mật, lạc, nước gừng) và nấu. Ví như việc rang gạo, không đủ lửa gạo sẽ sống, quá lửa sẽ cháy, làm mất hương thơm của bột và gây chất đắng cho bánh. Giao trộn và nấu là cả một nghệ thuật tài tình. Giao loại nào trước, loại nào sau được qui định nghiêm ngặt. Nấu đòi hỏi lanh tay, lanh mắt, chỉ một sơ xuất nhỏ là mật cháy, bột cháy, chất bùi, chất béo, chất ngọt, hương thơm đều hỏng cả. Bảo quản sao cho khô, cứng, thơm ngon lâu ngày cũng đòi hỏi tay nghề lão luyện. Chè lam thành phẩm được lăn qua một lớp bột gạo thơm làm áo bọc, sau đó được xếp vào các chum vại sành phủ một lớp lá chuối khô, kĩ nắng. Khi giao hàng cho khách, bánh được bọc cẩn thận bằng giấy bản để tiếp tục giữ chất lượng. Thanh chè lam Phủ Quảng khô, cứng, giòn. Đặc biệt, đập mạnh thì vỡ thành những mẩu vừa một miếng. Bỏ vào miệng, ngậm trong giây lát, cho mềm, rồi mới nhai. Chè lam ấy hương vị riêng, quyến rũ là một chữ “thơm ngon” khó tả. Vì trong đó, vị ngọt thơm của mía, hương thơm của bột nếp, chất bùi, béo, thơm của lạc, vị cay, thơm của gừng già, hòa quện vào nhau. Ăn chè lam Phủ Quảng, chiêu thêm một ngụm nước chè xanh, ấy là một thú phong lưu. Nghề truyền thống không chỉ là một hành động sản xuất. còn là một biểu tượng xã hội. Nhiều nghề có nghi lễ thờ cúng tổ nghề, nghi thức, quy tắc, đạo đức hành nghề, Hàm chứa đó là văn hóa, lịch sử, trí tuệ, tài năng, đạo lý, tình cảm của cha ông. Trong đời sống hiện đại, nghề truyền thống thế tất biến đổi rất nhiều. Mất, còn âu cũng là lẽ đương nhiên. Nhưng chung quy lại là phải tìm ra hướng đi tốt đẹp để vừa góp phần phát triển quê hương, đất nước vừa làm sáng lên thành quả tiền nhân để lại. Đó trách nhiệm và đạo lý của chúng ta. III. HƯỚNG DẪN HỌC 1. Tại sao lại nói các nghề truyền thống cũng là đặc sắc văn hóa? 2. Viết bài giới thiệu một số nghề truyền thống của tỉnh hoặc của địa phương. 27
  28. PHÂN II XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC MẦM NON TỪ NGUYÊN VẬT LIỆU SẮN CÓ CỦA ĐỊA PHƯƠNG Bài 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC VÀ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON (5 tiết) Giới thiệu: Môi trường giáo dục là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng lớn tới chất lượng giáo dục. Đối với giáo dục mầm non, môi trường hoạt động của trẻ là môi trường giáo dục chủ yếu. Bài này giúp bạn hiểu rõ thêm về môi trường hoạt động của trẻ mầm non, có thể tự xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ bằng các vật liệu sẵn có ở địa phương. Mục tiêu: + Về kiến thức: - Hiểu môi trường giáo dục là gì. - Hiểu môi trường hoạt động của trẻ mầm non là gì, vai trò của môi trường hoạt động trong chăm sóc giáo dục trẻ mầm non và những yêu cầu cơ bản về xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ mầm non. + Về kỹ năng: - Biết tìm kiếm và sử dụng một số nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ. - Biết làm một số đồ dùng dạy học, đồ chơi từ dễ tìm kiếm, sẵn có ở địa phương. + Về thái độ: - Có thái độ quan tâm thường xuyên trong việc xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ mầm non, tích cực trong việc làm đồ dùng dạy học, đồ chơi. Thời gian: - Lý thuyết: 5 tiết. 28
  29. - Thực hành: 5 tiết. Tài liệu và điều kiện hỗ trợ học tập + Tài liệu: - Chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. + Điều kiện hỗ trợ: - Những dụng cụ, vật liệu dễ tìm kiếm ở địa phương có thể làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ mầm non. - Tài liệu “Xây dựng môi trường giáo dục từ nguyên vật liệu sẵn có của địa phương Thanh Hóa”. NỘI DUNG Nội dung 1: Môi trường giáo dục là gì? + Hoạt động 1: a- Theo bạn: môi trường giáo dục là gì? b- Môi trường hoạt động của trẻ mầm non là gì? Môi trường hoạt động có ảnh hưởng ra sao tới kết quả hoạt động của trẻ? + Thông tin phản hồi cho hoạt động 1: a- Môi trường giáo dục là tổng hòa các mối quan hệ trong đó giáo dục và người được giáo dục tiến hành hoạt động dạy và học. Môi trường giáo dục rất đa dạng, có thể phân loại một cách tương đối thành các môi trường nhà trường, môi trường gia đình, môi trường xã hội và môi trường tự nhiên. Mặt khác, môi trường giáo dục là tập hợp không gian với các hoạt động xã hội của cá nhân, các phương tiện và giao lưu được phối hợp với nhau tạo điều kiện thuận lợi để giáo dục đạt kết quả cao nhất. Như vậy khi nói đến môi trường giáo dục là phải đề cập đến các phương tiện, điều kiện vật chất - kĩ thuật, xã hội - tâm lí tác động thường xuyên và tạm thời, việc người dạy và người học vận dụng các điều kiện trên ra sao để đảm bảo cho lao động dạy và học tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao. b- Trong trường mầm non, môi trường giáo dục được coi là người giáo viên thứ hai trong việc tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi, trẻ hoạt động để nhận thức 29
  30. và phát triển. Bởi môi trường hoạt động vừa để thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giao tiếp, nhận thức, nhu cầu hoạt động cùng nhau của trẻ, vừa tạo cơ hội cho trẻ được chơi và hoạt động theo sở thích, tích cực, độc lập, sáng tạo vận dụng những kỹ năng đã được học vào các hoạt động khác nhau, nâng cao khả năng giải quyết các vấn đề, các tình huống trong quá trình hoạt động. Môi trường giáo dục trẻ bao gồm môi trường vật chất và môi trường tâm lý. Trong đó môi trường vật chất là việc bố trí vị trí các góc hoạt động trong không gian chung của lớp học; Cách sắp xếp, bài trí, chuẩn bị các nguyên vật liệu, đồ dùng, dụng cụ, đồ chơi, các hình ảnh trực quan trong góc hoạt động. Môi trường tâm lý là mối quan hệ tương tác giữa giáo viên với trẻ và mối quan hệ tương tác giữa trẻ với trẻ. Vấn đề mối quan hệ tương tác giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ là vấn đề có liên quan đến phương pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ trong trường mầm non, chúng ta sẽ trao đổi vào một dịp khác. Trong bài này chúng ta chỉ đề cập tới vấn đề môi trường vật chất, hay là môi trường hoạt động của trẻ trong trường mầm non. Cụ thể môi trường vật chất trong trường mầm non ở đây gồm: Trường, lớp học, các loại đồ chơi, đồ dùng dạy học, sân chơi, các khu vực hoạt động ngoài trời cho trẻ. Đi sâu nghiên cứu về môi trường tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non là, cách xây dựng môi trường hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non và thực hành tìm kiếm, sử dụng một số nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm một số đồ dùng dạy học, đồ chơi, xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ. Nội dung 2: Xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ mầm non + Hoạt động 2: a- Bạn hãy liệt kê cơ sở vật chất của trường bạn, đối chiếu với nội dung dưới đây để biết thực trạng cơ sở vật chất của trường mình đã tạo điều kiện tốt cho trẻ hoạt động hay chưa? b- Bạn hãy liệt kê những nguyên vật liệu sẵn có dễ tìm kiếm được ở địa phương để tham gia xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ, so sánh với yêu 30
  31. cầu của nội dung bài học dưới đây, tự xây dựng kế hoạch bổ xung cơ sở vật chất cho trường, lớp của mình. + Thông tin phản hồi cho hoạt động 2: Môi trường họat động của trẻ phải là nơi có các nguồn thông tin phong phú, khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ. Giúp trẻ tìm tòi, khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức, kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ sung, tạo cơ hội để trẻ bộc lộ khả năng của mình. Môi trường hoạt động cho trẻ phải đảm bảo an toàn, có nhiều góc mở, phải tạo cho trẻ được học tập sáng tạo, không chỉ có môi trường lớp học mà môi trường ngoài lớp học cũng phải trở thành nơi để trẻ hoạt động vui chơi, học tập. Môi trường hoạt động của trẻ mầm non bao gồm: Môi trường trong và ngoài lớp học. a- Môi trường bên ngoài lớp học gồm có: - Khuôn viên phải có tường bao ngăn cách với bên ngoài. Căn cứ vào diện tích của trường để bố trí các khu vực cho trẻ hoạt động như: - Sân chơi, thiết bị vui chơi, vườn cây, chơi với cát, nước - Khu vực vườn cây, vườn hoa, vườn rau: trồng theo bồn, luống, vườn; Thể loại cây, hoa, rau trồng đa dạng, và gần gũi với trẻ; Lựa chọn các loại cây có lá, hoa, quả đặc trưng, quen thuộc với trẻ, có sự biến đổi rõ ràng theo mùa để tạo cơ hội cho trẻ khám phá. - Khu vực thiết bị đồ chơi ngoài trời: Cần sắp xếp gọn gàng, thuận tiện cho trẻ khi tham gia học tập,vui chơi. Chú ý vệ sinh an toàn cho trẻ khi chơi, có đủ diện tích khoảng trống để thỏa mãn nhu cầu vận động chạy nhảy của trẻ. Hạn chế trang bị các đồ vật mang tính trang trí như chậu cây cảnh, hòn non bộ. Sân trường trồng cây bóng mát để tạo các khoảng không gian mát mẻ cho trẻ vui chơi ngoài trời. Tránh bê tông hóa sân trường. b- Môi trường trong lớp học 31
  32. Trong trường mầm non, lớp học là nơi mà trẻ sinh hoạt và là môi trường gần gũi nhất của trẻ. Do đó lớp học phải trở thành môi trường hạt động của trẻ. Môi trường vật chất của lớp học bao gồm: - Bàn ghế, giá tủ đồ chơi, các bảng biểu, đồ dùng sử dụng cho việc chăm sóc giáo dục trẻ. - Các góc hoạt động: Là nơi trẻ có thể hoạt động cá nhân hoặc nhóm theo hứng thú và yêu cầu riêng. Môi trường trong lớp học cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau: - Đảm bảo vệ sinh, an toàn, rộng rãi, thoáng mát. - Có đủ các góc hoạt động cho trẻ, tạo điều kiện để trẻ tự tìm kiếm khám phá. Góc tuy có vị trí riêng biệt nhưng không bị khuất tầm nhìn của cô và trẻ. Trang trí đơn giản bằng tranh ảnh, mô hình, sản phẩm của trẻ nhưng dễ dàng thay đổi cho phù hợp nội dung giáo dục. - Phải là môi trường mở, phải tạo nên các tác động tích cực đến trẻ nhờ sự phong phú, sinh động, mang tính trực quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sáng tạo, thực tiễn. - Luôn gắn bó, hòa nhập với môi trường bên ngoài của lớp học và trường mầm non. Việc sắp xếp trong môi trường hoạt động phải gần gũi với vẻ đẹp của thế giới xung quanh, gợi lên kinh nghiệm, cảm xúc thẩm mỹ của trẻ. - Môi trường hoạt động phải có tính định hướng theo nội dung giáo dục chăm sóc trẻ mầm non. - Là sự phối hợp hợp lý các yếu tố: Không gian - Thời gian - Con người - Sự vật để tạo nên bầu không khí tích cực hoạt động sáng tạo. - Môi trường hoạt động thể hiện một phần kết quả quá trình hoạt động của cô và cháu. - Chất lượng môi trường hoạt động của trẻ có thể được đánh giá qua các tiêu chí sau: 1. Tạo nên sự hấp dẫn, hứng thú hoạt động cho trẻ. 2. Có không gian thoáng đãng, tạo nên sự điều hòa giữa các quá trình hưng phấn và ức chế, tạo cảm giác vui vẻ thoải mái cho trẻ. 32
  33. 3. Bảo đảm an toàn, vệ sinh. 4. Tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tự giác, chủ động. 5. Tạo điều kiện cho trẻ hòa nhập, hợp tác và hình thành các hành vi văn hóa trong cư sử, giao tiếp. 6. Sắp xếp hợp lý không gian hoạt động chung và không gian hoạt động của cá nhân để phát huy tính chủ động tích của trẻ. 7. Môi trường mang tính sáng tạo, chứa đựng nhiều vấn đề cần giải quyết, có gợi ý, hướng dẫn hoạt động. Việc xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ mang ý nghĩa quan trọng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Trong những năm gần đây, cơ sở vật chất của các trường mầm non đã được Đảng, nhà nước, các cấp, ngành, các tổ chức quốc tế quan tâm nhiều hơn. Các trang thiết bị phục vụ dạy và học cho trẻ đã được từng bước trang bị về cơ bản tuy chưa thật đầy đủ nhưng đã có nhiều hơn trước. Các nhà trường đã vận dụng tốt nhiều nguồn lực cùng chung sức xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. Tuy nhiên để cơ sở vật chất của nhà trường phong phú thêm và thiết thực phục vụ tạo ra môi trường hoạt động tích cực cho trẻ, giáo viên cần phải nỗ lực nhiều hơn trong việc làm đồ dùng dạy học và đồ chơi cho trẻ. Hoạt động 3: Chia nhóm thảo luận: - Mỗi nhóm nghiên cứu một chủ đề: bản thân, gia đình, thế giới động vật, thế giới thực vật, các phương tiện giao thông, quê hương đất nước, Bác Hồ - Mỗi nhón thảo luận và ghi tên đồ chơi, nguyên vật liệu thiên nhiên có thể sử dụng làm đồ chơi cho các chủ đề được phân công. Câu hỏi tự đánh giá: 1- Vai trò, tầm quan trọng của môi trường hoạt động của trẻ mầm non là gì? 2. Từ hiểu biết trên, bạn hãy nêu các yêu cầu cần thiết về môi trường cho trẻ hoạt động. Bạn hãy tự liên hệ các yêu cầu đó với thực tế nơi bạn làm việc. 33
  34. Bài 2 THỰC HÀNH LÀM MỘT SỐ ĐỒ CHƠI TỪ NGUYÊN LIỆU SẴN CÓ Ở ĐỊA PHƯƠNG (5 tiết) Hoạt động 1: - Tầm quan trọng của đồ chơi đối với hoạt động của trẻ mầm non? - Bạn hãy liệt kê những loại vật liệu sẵn có ở địa phương mình có thể làm đồ chơi cho trẻ và thực hành làm một số đồ chơi theo hướng dẫn dưới đây. + Thông tin phản hồi cho hoạt động 1 Tầm quan trọng của đồ chơi đối với hoạt động của trẻ mầm non Đồ chơi có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Đồ chơi giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện. Trẻ nhỏ cần rất nhiều cơ hội để học và khám phá thông qua chơi hàng ngày. Chơi là cách học phù hợp nhất khi chúng ta muốn trẻ tìm tòi khám phá. Qua chơi trẻ được phát triển hiểu biết, kỹ năng trong rất nhiều tình huống khác nhau. Đồ chơi là yếu tố thúc đẩy trẻ thực hiện nhiều hành động và thao tác khác nhau có tác dụng rèn luyện thể lực cho trẻ. Đồ chơi là cơ sở vật chất, là phương tiện để trẻ chơi. Đồ chơi hết sức cần thiết đối với trẻ, nó có tác dụng và ý nghĩa thật to lớn và sâu sắc đối với trẻ độ tuổi mầm non, vì bất kể một trẻ em nào đều có nhu cầu chơi và rất yêu quí đồ chơi, trẻ sống và hành động cùng với đồ chơi. Đồ chơi giúp trẻ tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, giúp trẻ làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người. Đồ chơi còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ của người với người trong xã hội dần dần biết hòa nhập vào các mối quan hệ đó. Hoạt động với đồ 34
  35. chơi vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho hoạt động của trẻ thêm khéo léo, dẻo dai, mềm mại và phát triển cân đối hài hòa, chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học, tham gia tốt vào cuộc sống xã hội. Hoạt động 2: Thực hành làm một số đồ chơi bằng vật liệu sẵn có, dễ tìm kiếm ở địa phương: Các bạn sẽ làm một số đồ chơi có thể sử dụng tốt khi dạy học ở mầm non từ vật liệu dễ tìm kiếm. Từ cách làm này, bạn có thể liên hệ và làm những đồ chơi khác. 1. Làm cái làn, lọ cắm hoa bằng hộp nhựa, bìa cáctông. + Vật liệu: - Các loại hộp bằng nhựa, bìa sâu lòng như hộp nước xả vải, xà phòng được ngâm rửa sạch. Dây buộc quà lưu niệm. giấy màu, keo dán. + Cách làm: - Vẽ hình con vật ( Thường là hình mặt con vật) lên hộp. - Cắt theo hình vẽ. - Dùng giấy màu cắt dán trang trí hình con vật trên hộp đã cắt thành hình lọ hoa. Thường là trang trí hai mặt nên khi căt nên cắt hình gấp đôi để trang trí hai bên. 35
  36. 2. Làm lọ hoa bằng củ, quả. + Vật liệu: - Cà rốt thái mỏng 2mm, củ cải hoặc đu đủ xanh thái dày 1cm. Cành cây khô nhỏ, hộp nhựa hoặc cáctông, xốp cắm, tăm tre. Giấy màu, keo dán. + Dụng cụ: 36
  37. - Nắp bia để cắt cánh hoa, thân bút bi rỗng (loại bút to) để cắt nhụy hoa. + Cách làm: - Dùng nắp bia để cắt cánh hoa màu đỏ của cà rốt, thân bút bi rỗng để cắt nhụy hoa là màu trắng của đu đủ. - Gắn các cánh hoa vào nhụy bằng tăm để được bông hoa. - Gắn các bông hoa vào cành khô. - Trang trí hộp nhựa thành lọ hoa. - Cắm cành hoa vào lọ hoa, trang trí thêm dây treo lọ hoa. 37
  38. 3. Làm con chuồn chuồn bằng quả bàng, hạt nhãn, tre. + Vật liệu: - 1 Quả bàng, 2 hạt nhãn, đốt cành trúc cắt ngắn 0,5 cm, dây thép 1 ly, giấy màu, hồ dán. + Cách làm: - Sử lý vệ sinh vật liệu: chọn quả bàng xanh, hạt nhãn được rửa sạch, các đốt trúc nhỏ có đường kính 0,5cm. - Xuyên dây thép nhỏ qua hai hạt nhãn làm mắt chuồn chuồn. - Xuyên dọc dây thép qua quả bàng làm thân chuồn chuồn. - Luồn các đốt trúc làm đuôi chuồn chuồn. - Dùng 3 đoạn dây thép ngắn xuyên ngang quả bàng làm 6 chân của chuồn chuồn. - Cánh chuồn chuồn có thể làm bằng giấy màu hoặc hai chiếc lá được gắn ngang thân bằng keo. - Cắt dán trang trí thêm bằng giấy màu cho thêm sinh động. - Với cách làm này bạn có thể làm được các con côn trùng khác như: 38
  39. Làm con ve sầu, bạn sẽ không gắn đuôi, cánh gắn dọc. Làm con dế mèn bạn cần gắn thêm thân là 1 quả bàng nhỏ hơn, có 4 chân bằng dây thép nhỏ nhưng hai càng dài hơn và được bọc ngoài bằng những chiếc ống hút bằng nhựa. Con nhện có hai mắt bằng hai hạt nhãn, thân bằng quả bàng, có sáu chân dài được bọc bằng các ống hút bằng nhựa. 39
  40. 4. Làm con gà con, vịt con bằng những quả bóng bàn nhựa. + Vật liệu: - Quả bóng bàn, bìa màu, keo dán, lông gà. + Cách làm: - Quả bóng làm thân. 41
  41. - Mỏ vịt tròn to, mỏ gà nhọn hình chữ V, có mào nhỏ, màu đỏ. - Cắt dán 2 chân hai bên. - Đuôi gà gắn dọc, đuôi vịt gắn ngang. - Gắn thêm lông gà làm cánh. Kết luận Xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Chính vì vậy mỗi nhà trường cần phải xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ nhằm phát huy được tính tích cực tham gia hoạt động của trẻ, đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học và phù hợp với trẻ. Cụ thể là cần tích cực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho trẻ và bổ sung tài liệu về tổ chức môi trường giáo dục trong trường mầm non cho các giáo viên. Tận dụng các điều kiện sẵn có của địa phương để thiết kế môi trường giáo dục phù hợp với đặc điểm địa phương, với cảnh quan chung của trường, với không gian của lớp/ nhóm và phù hợp với khả năng của trẻ mình phụ trách. Câu hỏi tự đánh giá 42
  42. 1. Bạn hãy kể tên các đồ chơi bạn đã làm được từ các loại vật liệu sẵn có ở địa phương có thể làm đồ chơi cho trẻ? 2. Hãy chia sẻ cách làm một số đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có của địa phương bạn. 43
  43. PHẦN III MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN THANH HÓA BÀI 1 (2 tiết) KHÁI QUÁT TRÒ CHƠI VÀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Hiểu, phân loại được trò chơi, trò chơi dân gian. 2. Nắm được các tác dụng của trò chơi. 3. Sưu tầm, mô tả được một số trò chơi. II. BÀI HỌC 1.Trò chơi: hiểu nghĩa phổ thông là hoạt động có cách thức được bày ra để vui chơi, giải trí. Nhưng dưới góc độ khoa học, theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (NXB Đà Nẵng - Trường viết văn Nguyễn Du, 1997), trò chơi là một biểu tượng văn hóa mang tính toàn cầu (chứ không phải chỉ của một cộng đồng dân tộc - quốc gia nào) về cơ bản tượng trưng cho đấu tranh. Đấu tranh chống lại cái chết (trò chơi trong tang lễ), chống lại các thế lực thiên nhiên, xã hội thù địch (trò chơi trong nông nghiệp, trò chơi đánh trận), chống lại chính mình (nỗi sợ hãi, sự yếu đuối, ). Ngay khi chỉ thuần túy là trò vui thì cũng có tiếng cười vang chiến thắng ít nhất của một bên. Trò chơi giống như đời sống thực nhưng trong một khuôn khổ được ấn định trước. Nó mang tính tổng thể, vì gồm nhiều cá thể, nội dung, hoạt động, phương tiện (đồ chơi). Nó có tính quy tắc vì có luật định cụ thể và tính tự do, vì có sự ngẫu hứng, những phản ứng riêng tư. Hình hài khác nhau của trò chơi là sự thu nhỏ cuộc sống thực của cá nhân, xã hội trong quá trình hình thành, phát triển từ xưa đến nay (chứ không phải chỉ ở một thời kì nào). Nhiều trò chơi suy biến thành “đời thực”. Ngược lại nhiều “đời thực” - ví dụ như chiến trận hay các hoạt động săn bắn, trồng trọt được nhại thành trò chơi. Trò chơi ở nước nào cũng diễn tiến như vậy. Ban đầu,cũng như mọi hoạt động của con người, trò chơi gắn với cái thiêng liêng qua các lễ hội tôn giáo, thần thánh. Chẳng hạn, ở Hy Lạp, La Mã cổ đại, trong các dịp lễ hội, mỗi thành đô tổ chức các trò chơi riêng của mình ; các thành bang liên minh tham gia các trò chơi chung mang tính chất nghi thức xã hội, biểu hiện cho sự thống nhất. Những mâu thuẫn nội bộ được hóa giải trong các hoạt động chơi này. Các trò chơi công cộng có tầm quan trọng về tâm lý xã hội rất to lớn. Chúng kết tinh ý thức công dân và tinh thần dân tộc; cố kết các cư dân cùng một cộng đồng, cùng một nòi giống. Chúng là mối dây liên kết nhắc nhở cư dân về những lợi ích chung, nguồn gốc chung. Chúng tác động đến đời sống riêng tư cũng như đời sống công cộng. Trong thời gian diễn ra các trò chơi, không còn có chiến tranh, không còn các cuộc hành quyết, Trò chơi cá nhân vốn dĩ thể hiện tinh thần, năng lực lớn lao 45
  44. của người anh hùng khiến đối phương phải kinh ngạc, sững sờ. Đó là biểu tượng của sự khéo léo cá nhân, sự hoàn hảo trong đọ sức tay đôi. Ở Ai len, càng tham gia nhiều trò chơi thì người anh hùng càng nhiều cơ hội lẫy lừng danh tiếng. Một vị anh hùng là Cùchulainn đã tham gia hàng chục trò chơi : nhảy cá hồi, trò chơi sấm sét, trò chơi trên mũi ngọn giáo, mang tính tấn công hay tự vệ. Người có thể chỉ một nhát kiếm cạo trọc đầu đối thủ hoặc phạt sạch cỏ dưới chân anh ta mà chỉ khi ngã lăn ra anh ta mới biết. Các trò chơi là để dâng lên các vị thần bảo hộ. Như các trò chơi Olympic vốn là để dâng lên thần Zeus (Dớt), vị thần tối cao. Lúc đó các bên đối kháng thi tài khéo léo và bền bỉ, đôi khi đến đổ máu nhằm phô trương sức mạnh, tôn vinh các lực lượng siêu nhiên, để các lực lượng ấy dịu đi, xiêu lòng mà phù hộ con người. Cho nên, khởi nguồn, tự giác hay vô thức, các trò chơi bao giờ cũng là một trong những hình thức đối thoại giữa con người với cái vô hình. Mỗi trò chơi khi mới ra đời đều mang những ý nghĩa biểu tượng mà ngày nay nhiều khi đã không còn biết nữa. Ví dụ, người Đức cổ thích sử dụng trò chơi như những cách bói toán, đặc biệt trước các cuộc chiến để hỏi ý kiến các vị thần (trong lễ hội hiện tại, bên cạnh các trò chơi vẫn có trò bói toán có lẽ là tập tục này còn sót lại chăng?). Trò Leo cột mỡ gắn với các huyền thoại về việc chinh phục trời (trước Cách mạng Tháng Tám, thực dân Pháp cũng đã tổ chức ở nước ta mà Nguyễn Khuyến đã từng châm biếm trong bài Hội Tây “Cậy sức cây đu nhiều chị nhún / Tham tiền cột mỡ lắm anh leo”). Trò chơi Bóng đá gắn với việc tranh giành quả cầu mặt trời giữa hai tộc người đối kháng. Trò chơi Kéo co dùng để tiên đoán ưu thế của các mùa và các nhóm xã hội. Ở Viễn Đông, trò chơi Thả diều - chiếc diều thể hiện linh hồn đã chuyển ra bên ngoài nhưng vẫn nối liền bằng ma thuật mà sợi giây là tượng trưng. Còn ở Triều Tiên, diều là bung xung (hình nộm thay thế) giải tà. Trò chơi Nhảy lò cò có thể là biểu hiện của chốn mê cung, nơi kẻ mới nhập đạo lạc vào. Ở Bắc Phi, các trò chơi có tính nghi lễ đấu tranh đều tiếp ngay sau các lễ hiến sinh, bữa ăn ban thánh thể, lễ tiễn đưa người chết ra nghĩa trang. Các trò chơi này thường bạo liệt. Các trò chơi ấy nhằm giải tỏa cái môi trường thiêng liêng đã dồn lại mà người tham gia nếu mang theo về nhà sẽ nguy hiểm. Ngay cả các trò chơi Búp bê cũng gắn với các nghi lễ về khả năng sinh sản. Phân tích tâm lý cho thấy trong trò chơi có sự chuyển giao năng lượng tâm thần hoặc giữa hai người chơi, hoặc bằng cách truyền sự sống vào các đồ vật, kích thích trí tưởng tượng, xúc cảm, chất chứa ý nghĩa (tư tưởng, phép tắc, giáo dục, tài năng, ). “Các trò chơi bộc lộ các mặt hết sức đa dạng tùy theo nhu cầu của từng thời đại, chúng không chỉ là một dịp giải trí, Chúng bắt nguồn từ những đòi hỏi của cuộc sống và phát triển các khả năng thích ứng xã hội” (Từ điển, Sdd). Thành công của trò chơi điện tử từ cuối thế ký XX chính là báo hiệu sự ra đời một hình thái mới của trí thông minh, khôn khéo hơn trong sự thấu hiểu các kỳ tích của công nghệ, báo hiệu thời đại điện tử và viễn thông, toán học, cơ học và người máy. 46
  45. 2. Phân loại trò chơi: Tùy theo tiêu chí để phân loại trò chơi. Chung nhất, dựa vào đặc trưng thời đại ta có trò chơi truyền thống và trò chơi hiện đại. Trò chơi truyền thống là trò chơi ra đời từ thời trung cổ (phong kiến) trở về trước lưu truyền cho đến ngày nay. Trò chơi hiện đại gồm một số trò chơi truyền thống được kế thừa, cải biến và những trò chơi xuất hiện qua các thời kỳ của thời hiện đại (bắt đầu từ thời tư bản chủ nghĩa), gắn với văn minh, kỹ thuật của thời đại này. Dựa vào tiêu chí quốc gia hay dân tộc, ta có trò chơi của các nước, các dân tộc. Dựa theo tiêu chí quy mô, ta có trò chơi cộng đồng, tập thể, nhóm hay cá nhân. Dựa vào tính chất, mục đích ta có trò chơi nghi lễ hay giải trí. Theo đánh giá tác động lại phân ra trò chơi có ích hay có hại hoặc trò chơi rèn luyện trí tuệ, thể lực, sự nhanh nhẹn, khéo léo, chính xác, Theo kỹ thuật có trò chơi đơn giản, trò chơi phức tạp. Theo không gian, thời gian trò chơi trong nhà, ngoài trời, dưới nước, mùa đông, mùa hè, Theo lứa tuổi, có trò chơi người lớn, trẻ em, Trò chơi trẻ em lại có loại gắn với “đồng dao” (đồng : trẻ nhỏ ; dao : ca dao, bài hát). Trẻ em hát vừa hát vừa chơi, mỗi câu hát ứng với một hành động, tạo thành âm đệm cầm nhịp cho cuộc chơi và chỉ dẫn cho động tác.Tất cả các loại trò chơi này, một số ít đã vắng bóng, nhưng nhìn chung vẫn hiện diện. Chúng tuy có sự khác biệt về thời đại, về quốc gia, dân tộc song cũng có sự tương thông, tương đồng. Chẳng hạn rất nhiều trò chơi truyền thống đến nay vẫn bảo lưu, nhiều trò chơi của quốc gia, dân tộc này tương tự như trò chơi của quốc gia, dân tộc kia. 3. Trò chơi truyền thống, trò chơi dân gian ở một số nước Á Đông: Trò chơi là một sinh hoạt văn hoá xuất phát từ hoạt động sản xuất và nhu cầu tinh thần (tâm linh, giáo dục, vui chơi, giải trí, ) của nhân dân lao động, được lưu giữ bằng cách truyền miệng, truyền dạy từ đời này qua đời khác. Nó có tính tập thể, tính cộng đồng, vì cả người chơi, người xem đều tham gia. Khác trò chơi xuất xứ ở chốn lầu son gác tía, giành cho tầng lớp cao sang, giàu có. Xin giới thiệu một số trò chơi truyền thống và dân gian ở một số nước Á Đông. a) Trò chơi Fu-ku-oa-rai của Nhật: Trước một bức hình khuôn mặt chưa vẽ “ngũ quan”, những người chơi bị bịt mắt phải đặt những mảnh giấy cắt theo hình tóc, tai, mắt, mũi, mồm, miệng vào đúng vị trí của chúng trên khuôn mặt. Những người dự khán hò hét chỉ dẫn vị trí đặt đúng sai khác nhau. Sau khi hoàn thành trò chơi, mọi người chiêm ngưỡng, đánh giá những “tác phẩm” vừa tạo ra. Gần như không khuôn mặt nào giống khuôn mặt nào, trông cũng rất quái dị, nên ai cũng vui vẻ, thích thú. Trò chơi này thịnh hành vào cuối thời Yedo (1603-1868). Ban đầu người ta chỉ dùng một dáng mặt duy nhất trong trò chơi này - khuôn mặt tròn đầy và vui nhộn của một người phụ nữ. Nhưng qua thời gian, những khuôn mặt mang đặc sắc của từng thời kì được dùng làm “đồ chơi”. Trò chơi Menko (ném đĩa) được ghi nhận xuất hiện ở Nhật từ đầu thế kỷ XVIII. Một người ném đĩa/ quân bài cứng hình tròn hay hình vuông xuống đất. Người thứ hai ném thật mạnh đĩa của 47
  46. mình vào chiếc đĩa kia, sao cho bật đĩa của đối phương đi chỗ khác. Những hình in trên mặt đĩa thường là những vị anh hùng trong truyện tranh, cầu thủ bóng chày, diễn viên và rất nhiều nhân vật nổi tiếng khác. Trò chơi này gần giống trò Bật đồng xèng, Đánh đáo (tiền đồng, tiền xu) ở nước ta. Trẻ con Nhật, nhất là con trai cũng hay chơi con quay gọi là Koma, giống Chơi cù, xuất hiện khoảng 1000 năm trước. Một người dùng một sợi dây quấn quanh thân con quay bằng gỗ hoặc bằng thép thả cho nó quay trong một cái vòng. Những người chơi khác dùng con quay của mình đánh sao cho con quay của đối phương văng ra khỏi vòng. Người Nhật cũng chơi thả diều mà họ gọi là tako. Diều có nhiều dạng, 4 cạnh và 6 cạnh với nhiều hình vẽ hoặc hoa văn. Đơn cử, loại diều Yakkodako trong các gia đình thương nhân Nhật thời xưa, là những con diều mô phỏng theo chân dung những người đầy tớ của họ, với hai cánh tay duỗi sang hai bên, trong tư thế rất ngộ nghĩnh. Thả diều là một trong những thú tiêu khiển lúc nhàn rỗi của người dân đất nước “Mặt trời mọc”. Mọi người cùng thả một con diều khổng lồ, đôi khi bao kín cả một khoảng rộng hơn 100m2. Có cả những cuộc thi đấu thả diều. Diều của ai làm đứt được dây diều đối phương là thắng. Ngay nay, ở Nhật lễ hội thả diều không những vẫn được tổ chức, mà còn trở thành cuộc thi toàn cầu. Các nước Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, đều chơi Thả diều. b) Trò chơi Yutnori của Hàn Quốc: Vào dịp tết nguyên đán, người dân Hàn Quốc, ngoài lễ bái tổ tiên, thăm hỏi, chúc tụng bà con thân thích còn tham gia lễ hội với nhiều trò chơi thú vị. Phổ biến nhất, tạo hào hứng nhiều hơn cả là trò Yutnori. Đây là trò chơi có lịch sử lâu đời, một số nhà nghiên cứu cho rằng nó có từ cách đây hơn 2000 năm. Người chơi chia thành hai hay nhiều đội tung gậy (như xúc xắc) để đi quân trên bàn chơi. Đồ chơi gồm 1 bàn làm bằng vải hoặc gỗ, hình vuông hoặc hình tròn và 4 cây gậy gỗ hình trăng khuyết, một mặt khắc chữ được gọi là yut (mặt ngửa). Các đội theo lượt tung 4 gậy lên để xác định các bước đi (có thể bắt quân của đội bạn) trên bàn chơi. Tủy theo số mặt ngửa, cứ 1 cây mặt ngửa được đi 1 bước, không có cây nào ngửa thì gọi là mo, được đi 5 bước. Đặc biệt, nếu bắt được ngựa hay bò của đối phương sẽ được tung 2 lần. Cả 4 quân của đội nào (người nào) về đích trước là thắng cuộc (như cá ngựa). Người xem cổ vũ khiến không khí rất náo nhiệt. Giống trò chơi Cá ngựa thường thấy. Trò chơi này tượng trưng cho sự vận động của mặt trời và cầu mong một năm mới sung túc. Người Hàn thường thả diều vào đầu năm mới. Với họ, trò chơi này khởi nguồn ở thời cổ đại, từ một nghi lễ cúng thần, lại được dùng như phương tiện truyền tin, gắn với nhiều sự kiện lịch sử. Ngày hội thả diều của Hàn Quốc bắt đầu giữa thế kỉ VII (năm 647 SCN). Người Hàn coi việc làm, trang trí, điều khiển diều là nghệ thuật thể hiện sự khéo léo và tinh xảo. Hàn Quốc có khoảng 100 loại diều đều thiết kế hình chữ nhật nhưng khác nhau về màu sắc, chất liệu, đường nét trang trí. Diều được gắn tên gọi theo hình dáng, màu sắc, hình vẽ. Thả diều với người Hàn, ngoài giải trí, còn chứa đựng đức tin. Trên diều ghi chữ “song aek” nghĩa là “tống ách” hoặc “song 48
  47. aek young bok”, nghĩa là “tống ách nghênh phúc”, để xua đi mọi tai ương năm cũ, chào đón may mắn trong năm mới với những mong ước của con người bay cao, bay xa như cánh diều trên bầu trời. c) Trò chơi Đá cầu: cũng là một trò chơi quen thuộc tại các nước châu Á, được ghi nhận từ thế kỷ thứ V TrCN. Đá cầu đòi hỏi sự nhanh nhẹn, khéo léo và tập trung tinh thần. Đá cầu có thể đá bằng chân trái, chân phải, cả hai chân hoặc đá bằng gót chân. Cách chơi thông thường, phổ biến là từng người đá hoặc nhiều người đứng quây tròn lại cùng đá. Còn lại, mỗi nước, mỗi cuộc chơi lại có những kiểu chơi thú vị khác. Chẳng hạn ngoài không được để cầu rơi xuống đất có cách phải để cầu rơi xuống đất rồi mới đá. Cứ 1 lần rơi, 1 lần đá. Hoặc phải để cầu rơi xuống đầu rồi lắc nhẹ cho rơi xuống và đá tiếp, Trên cơ sở các quy định này mà tổ chức các cuộc thi đá cầu, 2 người hoặc 2 đội. Lịch sử phong kiến Trung Quốc và Thi Nại Am (giữa TK XIV) trong tiểu thuyết lừng danh Thủy hử đều nói đến Cao Cầu (? – 1126), nhờ đá cầu giỏi được vua Tống Huy Tông (1082 – 1137) yêu quý, cất nhắc đến chức thái úy, đứng đầu võ quan của triều đình. Tựu trung lại, “trò chơi là linh hồn của các mối quan hệ giữa người với người và là những lối giáo dục có hiệu quả” (Từ điển, Sđd) là một trong những biểu hiện của cộng đồng (từ cộng đồng quốc gia, dân tộc đến làng xã, họ tộc). Tuy vậy, cũng cần thấy, trò chơi nếu thái quá đều có hại. Một số thì nguy hiểm, một số biến thành trò cờ bạc, sát phạt lẫn nhau đến tan cửa nát nhà hay xảy ra án mạng, Để ngăn chặn, phòng ngừa “biến tướng” này, từ xưa, chính quyền các quốc gia đều có các hình phạt răn đe. III. HƯỚNG DẪN HỌC 1. Bạn đã hiểu gì về trò chơi? Nêu các tác dụng của nó. 2. Lập bảng phân loại và xếp các trò chơi mà bạn biết vào bảng này. 3. Mô tả một số trò chơi. BÀI 2 (3 tiết) TRÒ CHƠI VÀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN VIỆT NAM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Nắm khái quát trò chơi, trò chơi dân gian Việt Nam. 2. Sưu tầm được một số trò chơi dân gian tiêu biểu. 3. Viết được bài giới thiệu trò chơi, trò chơi dân gian Việt Nam. II - BÀI HỌC 1. Trò chơi Việt Nam: không ra ngoài nội hàm được xác định ở Bài 1. Nghĩa là có nguồn gốc từ đời sống vật chất, tinh thần xã hội qua từng thời đại, hiện hữu giữa dân gian hay cung đình, trong gia đình hoặc ngoài cộng đồng qua các lễ hội và những ngày thường. Già, trẻ, trai, gái đều vui chơi. Chẳng thế mà cha ông ta nói: “Khó thay công việc nhà quê / Quanh năm khó nhọc giám hề khoan thai / Tháng chạp thì mắc trồng khoai / Tháng giêng trồng đậu tháng hai 49
  48. trồng cà, ” nhưng cũng nói “Tháng giêng là tháng ăn chơi”. Nhiều trò chơi được ghi nhận, lưu truyền. “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy / Vui thì vui vậy, chẳng tày rã La” ở Hà Nội. Rồi “Dù ai buôn bán đâu đâu / Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về” của Đồ Sơn, Hải Phòng, Đó là trò chơi truyền thống, trò chơi dân gian làng xã. Cung đình, giới giàu sang tuy số trò chơi ít hơn nhưng cầu kỳ, tốn kém hơn. Xin đơn cử một số dẫn chứng. Năm 985, nhân dịp ngày sinh (rằm tháng bảy), vua Lê Đại Hành (980 - 1005) sai người làm thuyền ở giữa sông, lấy tre làm núi giả ở trên thuyền, gọi là Nam Sơn, đặt lệ đua thuyền. Đại Việt sử ký toàn thư còn chép, năm 1126, đời Lý Nhân Tông (1072 – 1127) mở hội đèn Quảng Chiếu 2 lần, có lần đến 7 ngày đêm. Từ đây có trò chơi Rước đèn. Vua cũng ngự điện Thiên An, xem các vương hầu đá cầu. Theo học giả Hoàng Xuân Hãn, trò chơi này chia làm 2 đội, mặc màu áo khác nhau, mỗi bên giữ một cầu môn, tranh nhau đá quả cầu vào cầu môn của đối phương, dùng trống làm tín hiệu điều khiển. Ngoài ra còn các trò Chạy bộ đánh phết (quả phết), Cưỡi ngựa đánh phết. Năm 1251, đời Trần Thái Tông (1225 - 1258), vua mở hội Kết tóc 7 ngày đêm đã bày nhiều trò chơi “cho người trong triều ngoài nội chơi xem”. Thời Hậu Lê (1428-1789) hễ các ngày lễ lớn của triều đình đều ban yến cho các quan và cho bày các trò chơi. Triều Nguyễn lập các hí phường (phường diễn trò), có đến bách hí (trăm trò vui). Chẳng hạn chơi Thả thơ. Một đêm trong lành, cảnh sắc nên thơ, một số người theo đòi khoa cử, am hiểu, thích thú văn chương, thơ phú cùng chơi Thả thơ. Nhà cái - một vị khoa bảng hay quan chức, mỗi lần chơi viết ra giấy một câu thơ thất ngôn (bảy chữ) Đường luật, nhưng “dấu” một chữ, thay bằng khuyên tròn. Người giọng tốt ngâm câu ấy lên cho mọi người nghe. Chữ “dấu” đi ngâm là “vòng”. Nhà cái đưa ra (gọi là thả) thường là 5 chữ, gồm cả chữ bị dấu và chọn một chữ bất kỳ trong đó làm “cái”, viết riêng ra giấy. Người chơi phân tích, bình luận xem nhà cái chọn chữ nào trong 5 chữ kia thì đặt cược vào chữ ấy. Khi mở, trúng chữ “cái” là thắng cuộc. Nguyễn Tuân (1910 - 1987) đã nói đến trò chơi này trong truyện ngắn cùng tên, in trên tạp chí Tao đàn, số 6 năm 1939, sau đưa vào tập Vang bóng một thời, tái bản nhiều lần. Trong truyện, cô Tú, con gái cụ Nghè Móm (một vị tiến sĩ, tri phủ về hưu) lấy thí dụ câu thơ cụ Nghè dùng để thả là câu “Quân hướng Tiêu Tương, ngã hướng Tần”, câu cuối trong bài Hoài thủy biệt hữu nhân (Tiễn bạn trên bến sông Hoài) của Trịnh Cốc (? – 896?) đời Đường (618 - 907) bên Trung Quốc, dấu đi chữ “hướng” thứ hai. Cụ thả 5 chữ : cố, tại, vọng, phản, hướng và chọn chữ “phản” làm “cái”. Ai chọn chữ “phản” mà “đánh” làm ra câu “Quân hướng Tiêu Tương ngã phản Tần” là trúng. “Đặt một tiền thì được ăn thành ba tiền”. Ai đặt “cửa” các chữ khác phải chịu mất tiền. Đến tận năm 1925, trong một bài báo đăng trên tạp chí Nam Phong (số 94), tác giả Tùng Văn còn không tiếc lời ca ngợi những thu vui chơi của tầng lớp thượng lưu, vương giả (tầng lớp trên) như Đu tiên, Đánh đầu hổ, Cưỡi ngựa, Tất nhiên, trò chơi của hai tầng lớp không có ranh 50
  49. giới rạch ròi. Tầng lớp này thích thú chơi trò chơi của tầng lớp kia và ngược lại. Mặt khác, bản thân trò chơi cũng ảnh hưởng, thâm nhập lẫn nhau. Chẳng hạn trò chơi Thả thơ được nhân dân từ miền trung Trung Bộ trở vào vận dụng thành trò chơi Đố thai. Họ không biết gì những câu thơ Đường, thơ Tống, những Vương Duy, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Trịnh Cốc, Tô Đông Pha, Họ tự “làm ra” những câu ca bình dân để đố nhau. Trong một tham luận đọc tại hội thảo Tìm hiểu đặc trưng di sản văn hóa, văn nghệ dân gian Nam Bộ, Lương Minh Hinh đề cập khá kỹ lưỡng trò này. Trên một khu đất rộng của làng, người ta dựng cái chòi lá cao chừng 1,5m, diện tích độ 8m2, có bàn ghế, trống, thanh la (vẫn quen gọi là phèng phèng). Ngoài cửa là bảng dán thai. Mỗi câu đố thai viết trên băng giấy trắng cuộn lại để giữ bí mật. Nội dung câu đố gồm 2 phần. Phần một, câu đố văn vần, nêu dấu hiệu của sự vật, sự việc. Phần hai, ghi “Xuất ”, ý hỏi, “Nghĩa là gì ?”. Câu Đố thai rất phong phú, đố về cây, con, đồ vật, ăn uống, con người, thiên văn, địa lý, Chủ trì cuộc chơi là thầy thai. Thầy khăn đóng, áo dài, ngồi trên chòi nắm câu đố, lời giải, dùng hiệu lệnh điều khiển cuộc chơi. Phụ việc cho thầy là thư ký, ngồi ngoài cửa chòi. Vào cuộc chơi, thư ký dán câu đố thầy hai đưa cho lên bảng. Người chơi, ai nghĩ ra thì xướng lên, rồi đọc to câu đố và lời giải. Giải không đúng, thầy thai gõ một tiếng trống loại bỏ. Đúng, thầy gõ trống, thanh la dồn dập. Thư ký bóc câu đố, đặt lên khay phần thưởng trao cho người thắng cuộc. Câu đố khác lại được treo lên để tiếp tục chơi. Một cuộc chơi Đố thai như thế có hàng trăm câu đố được đưa ra. Cho nên để chuẩn bị phải mất một năm soạn câu đố. Có những câu đố thai rất thú vị, thể hiện trí tuệ siêu việt, tinh thần vui vẻ của người bình dân. Ví như: a) Nắng lửa mưa dầu tôi không bỏ bạn Tối lửa tắt đèn sao bạn bỏ tôi (Xuất vật dụng) b) Chân đi lỏng khỏng, mình ốm tợ xương Hồn đi bốn phương, chân còn ở lại (Xuất vật dụng) c) Lồm xồm hai mép những lông Ở giữa có lỗ đàn ông chui vào (Xuất vật dụng) d) Hai tay thì chéo, hai chân thì trói Cái đít thì lắc, con mắt ngó chừng (Xuất nhân) 51