Tài liệu Giới thiệu về phần mềm Sửa Chữa

doc 65 trang hapham 910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Giới thiệu về phần mềm Sửa Chữa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_gioi_thieu_ve_phan_mem_sua_chua.doc

Nội dung text: Tài liệu Giới thiệu về phần mềm Sửa Chữa

  1. Giới thiệu về phần mềm sửa chữa điện thoại
  2. Giới thiệu về phần mềm Sửa Chữa ● Phần mềm sửa chữa là gì ? ● Khi nào phải nạp lại phần mềm sửa chữa ● Thiết bị để nạp phần mềm sửa chữa ● Cài đặt giao diện để chạy phần mềm ● Cài đặt Drive cho hộp UFS-x 1 . Phần mềm sửa chữa là gì ? ● Điện thoại di động là một chiếc máy tính thu nhỏ, bao gồm các linh kiện phần cứng kết hợp với phần mềm điều khiển đã tạo nên chiếc điện thoại với những tính năng hiện đại. ● Phần mềm điện thoại có thể chia làm hai loại. 1.1 - Phần mềm sửa chữa: Đây là phần mềm đóng vai trò điều khiển các hoạt động của máy, có thể coi phần mềm S/C như hệ điều hành của máy tính, chúng điều khiển các hoạt động sau:
  3. - Điều khiển cấp nguồn cho các bộ phận của máy. - Điều khiển đồng bộ sự hoạt động giữa các IC chức năng. - Điều khiển các tín hiệu rung, chuông, đèn Led chiếu sang màn hình, bàn phím. - Điều khiển quá trình xử lý tín hiệu thu, tín hiệu phát, giữ liên lạc với tổng đài. - Điều khiển chức năng Camera, Bluetooth, Hồng ngoại - Điều khiển thông tin hiển thị trên màn hình . v v >> Như vậy có thể nói, phần mềm sửa chữa đóng vai trò rất quan trọng trên một chiếc điện thoại, mọi sự hư hỏng về phần mềm đều có thể gây ra những trục trặc của máy. Ví dụ: Khi hỏng phần mềm S/C máy có thể sinh ra các hiện tượng: - Máy không mở được nguồn . - Máy không có hiển thị trên màn hình LCD - Máy bị mất sóng, hoặc hỏng phát . - Các hiển thị trên màn hình bị sai lệch - Máy mất tín hiệu âm báo như rung, chuông .v v 1.2 - Phần mềm ứng dụng: Phần mềm ứng dụng là phần mềm không tham gia vào các điều khiển của máy mà chỉ làm cho điện thoại có nhiều tính năng hơn chúng bao gồm: - Các trò chơi trên điện thoại (Game) - Các phần mềm để nghe nhạc, xem phim. - Các phần mềm tra từ điển . - Nhạc chuông, nhạc không lời, nhạc có lời . - Video với các định dạng khác nhau - Hình ảnh v .v Phương pháp nạp phần mềm ứng dụng cho điện thoại được đề cập ở chương " PHẦN MỀM ỨNG DỤNG ". Trong chương này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn phương pháp nạp phần mềm sửa chữa cho điện thoại. Bài 1 - Cài đặt và sử dụng hộp JAF 1 - Giới thiệu về hộp JAF JAF là hộp chạy phần mềm chuyên dụng cho các máy NOKIA, nó hỗ trợ các máy từ đời thấp đến đời cao của hãng NOKIA - Hộp và đi theo khoá Key cho phép bạn kết nối đến trang Web hỗ trợ của nhà sản xuất để cập nhật các phần mềm mới cho hộp. - Hộp cũng cho phép bạn sử dụng tài nguyên trên website của nhà sản xuất để Download các phần mềm Flash cho các loại máy NOKIA - Ngoài chức năng chính là chạy Flash cho máy, hộp JAF còn cho phép bạn đổi IMEI, đồng bộ IC nguồn, xem mật khẩu khi khách hàng khoá máy và quên pasword, mở mạng cho các máy hàng sách tay - Với dòng máy NOKIA thì có thể coi hộp JAF là hộp chuyên dụng tốt nhất để chạy phần mềm cho máy.
  4. 2 - Cài đặt giao diện cho hộp JAF Khi bạn mua hộp JAF, bạn sẽ được kèm theo 6 chiếc đĩa CD, bạn hãy sử dụng đĩa số 1 có file JAFSetup exe để cài đặt giao diện. Bạn cũng có thể tải phần mềm cài đặt giao diện trên từ trang Web hỗ trợ của JAF để có phiên bản mới nhất. Bạn hãy vào địa chỉ trên rồi kích vào liên kết như trang Web bên dưới (trong ô mầu đỏ) để Download
  5. - Sau khi Download bạn sẽ nhận được file cài đặt như sau: Kích đúp vào file JAF_Suite_Setup_1.0.0.exe ở trên để cài đặt giao diện - Cửa sổ cài đặt xuất hiện, bạn kích vào chữ Run để cài đặt - Bạn kích vào các phím Agree / Install / để cài đặt cho đến khi có một cửa sổ hiển thị chữ Close , bạn kích vào Close để kết thúc cài đặt. - Sau khi cài đặt, bạn thấy trên màn hình Desktop có các biểu tượng sau, trong đó biểu tượng Launch JAF giúp bạn bật giao diện của hộp JAF 3 - Cài đặt trình điều khiển (Drive) cho HỘP và khoá KEY
  6. Bạn chỉ cài Drive sau khi đã cài đặt giao diện, quá trình cài đặt như sau: Cài đặt Drive cho hộp JAF - Cắm hộp JAF vào máy tính qua cổng USB, cửa sổ đòi cài Drive xuất hiện Bạn kích "Next >" để cài đặt tự động Sau đó bạn kích vào Continue Anyway để tiếp tục cho đến khi hiện chữ Finish - Quá trình cài đặt hộp JAF diễn ra hai lượt như trên Cài đặt Drive cho khoá KEY - Gắn khoá KEY vào cổng USB, của sổ đòi cài Drive hiện ra, bạn kích "Next >" để cài đặt tự động, quá trình cài đặt tương tự như trên. Bây giờ bạn đã có thể sử dụng hộp để chạy phần mềm cho máy Các bước dưới đây giúp bạn nâng cấp phần mềm cho hộp và khắc phục lỗi hết hạn Card life counter 4 - Cập nhật phần mềm cho hộp (Update Firmware) Sau một thời gian sử dụng (1 đến 2 năm) phần mềm của hộp có thể trở nên lỗi thời (không Support các Model mới ra), hộp JAF cho phép bạn cập nhật phần mềm mới mà bạn không cần phải thay hộp, cách thực hiện như sau: Vào trang hỗ trợ của hộp JAF theo địa chỉ sau:
  7. Download phiên bản mới nhất từ trang Support của hộp JAF về máy tính. Vào màn hình Control Panel để Remove toàn bộ giao diện cũ của hộp, cách Remove như sau: Vào Start / Setting / Control Panel chọn mục Add Remove - Chọn dòng JAF Setup rồi kích vào Remove để gỡ bỏ phần mềm cũ
  8. - Sau đó cài đặt giao diện mới (cài đặt như bước 2 và 3) Đấu hộp và khoá KEY vào máy tính qua cổng USB - Kích vào biểu tượng Launch JAF để bật giao diện Khi giao diện chạy phần mềm hiển thị, bạn chọn mục P-KEY - Sau đó kích vào Update Firmware để cập nhật phần mềm mới cho hộp 5 - Cập nhật số đếm (Card life count) cho hộp Mỗi khi bật giao diện, bạn nhìn thấy thông số : Card life counter: xx % (ở giao diện bên dưới ta thấy Card life counter còn 17,06 %)
  9. - Trong quá trình chạy phần mền, thông số này sẽ giảm dần, đến khi giảm bằng 0% thì khi bạn chạy phần mềm sẽ bị lỗi, lúc đó bạn cần Update Key, cách thực hiện như sau: - Kết nối hộp và khoá Key vào máy tính - Bật giao diện lên - Chuyển sang mục P-KEY - Kích vào phím Update P-KEY để thực hiện
  10. - Dòng dưới cùng có vạch chấm chấm chạy báo quá trình Update đang thực hiện, bạn chờ sau vài phút , bạn thấy rằng, thông số Card life counter trước khi Update còn 17,03% - Sau khi Update Card lifecounter ta thấy rằng thông số này được cập nhật lên 100% 6 - Câu hỏi và giải đáp 1. Câu hỏi 1 - Khi bật giao diện hộp JAF thấy bị báo lỗi như hình sau là nguyên nhân tại sao ? Trả lời: Khi bật giao diện hộp JAF mà thấy báo lỗi trên, không mở được giao diện là do các nguyên nhân sau: - Khoá KEY chưa cắm vào máy tính, hoặc cắm chưa tiếp xúc. - Chưa cài trình điều khiển (Drive) cho khoá KEY hoặc trình điều khiển bị lỗi.
  11. 2. Câu hỏi 2 - Khi xử dụng hộp JAF để chạy phần mềm thì không "Check" được điện thoại, khi bấm phím "CHK" để Check thì giao diện báo lỗi kết nối - Error sync the phone (như hình dưới), đã khắc phục nhưng không được. Trả lời: - Lỗi trên nếu bạn đã khắc phục nhưng không được là do Card life counter bị giảm còn 0% - Để khắc phục lỗi này, bạn cần cập nhật số đếm "Card life counter" như trình bày trong mục 5 Bài 2 - Chạy phần mềm cho máy Nokia 6220 dòng (DCT4) trên hộp JAF 1. Bước 1 - Cài đặt file chạy ra máy tính (nếu đã có rồi thì thôi không thực hiện lại bước này) - Tìm file phần mềm của máy Nokia 6220 hoặc có tên RH-20 trong đó RH-20 là kiểu máy Bạn hãy cài theo đường dẫn mặc định Sau khi cài đặt theo đường dẫn mặc định, bạn sẽ nhận được các file Flash trong thư mục RH-20 theo đường dẫn sau:
  12. C:\ Program Files \ Nokia \ Phoenix \ Products \ RH-20 \ file 2. Bước 2 - Kết nối hộp và bật giao diện - Kết nối hộp và khoá key vào máy tính - Kết nối điện thoại vào hộp bằng cáp Nokia 6220 hoặc cáp 7210 - Bật giao diện lên - Bấm vào CHK (Check) để khởi động điện thoại Bấm vào CHK (Check) để khởi động điện thoại, kết quả như hình trên là khởi động OK và máy sẵn sàng chạy phần mềm 3. Bước 3 - Chọn file chạy cho máy a) Chọn file tự động. - Với hộp JAF cho phép bạn chọn file tự động, khi chọn file tự động thì gói phần mềm Flash bạn phải cài đặt từ file Setup dạng "hình cánh én" như sau: * Cách chọn file tự động như sau: - Kích vào Manual Flash - Sau đó kích vào Use INI - Một cửa sổ "Select Phone Model" hiện ra, bạn chọn model là Nokia 6220 rồi bấm OK
  13. - Sau khi tự động chọn file, bạn thấy giao diện như sau:
  14. Bạn thấy giao diện đã tự động chọn ra 3 file, tuy nhiên gói file này không có tiếng việt MCU đã chọn file có đuôi số 0 PPM đã chọn file có đuôi chữ s CNT đã chọn file có đuôi .ucp_s Ghi chú: ở chế độ chọn file tự động thì các file luôn luôn được chọn một cách chính xác, trong các trường hợp bạn không biết chọn file gì cho máy thì hãy chọn file tự động như trên, tuy nhiên cách chọn file này luôn lấy file PPM có đuôi mặc định là tiếng anh, để có tiếng việt bạn cần chọn lại file ngôn ngữ, cách chọn lại ngôn ngữ như sau: - Bạn hãy kích vào mục Change product code Sau đó chọn dòng có đuôi V hoặc T (APAC V-0511657.ini) Sau khi chọn xong bạn thấy dòng dưới cùng của giao diện có ngôn ngữ Vietnamese
  15. b) Chọn file bằng tay Bạn cũng có thể chọn file bằng tay, cách thực hiện như sau: - Kích vào Manual Flash - Sau đó kích lần lượt vào các mục MCU, PPM và CNT để chọn file tương ứng cho các mục này Đánh dấu vào Manual Flash, sau đó kích chọn file MCU, kích tiếp vào rh-20
  16. Bạn hãy chọn file có đuôi là số 0 cho mục MCU Bạn hãy chọn file có đuôi là số 0 cho mục MCU - Tương tự như trên bạn kích vào PPM và chọn file có đuôi là ký tự t, u, v cho mục này (đây là file hỗ trợ ngôn ngữ), nếu bạn chạy tiếng việt thì chọn file có đuôi là t hoặc v Chọn file có đuôi ký tự t hoặc v cho mục PPM sẽ cho ngôn ngữ tiếng việt Kích vào CNT và chọn file có dạng .ucp_v trong đó v là ký tự giống đuôi của file PPM
  17. 4. Bước 4 - Tiến hành chạy phần mềm - Sau khi chọn file, bạn kích vào Flash để tiến hành chạy phần mềm - Nếu cảnh báo hiện ra (không thể Backup được file IMEI, có muốn tiếp tục ?) bạn hãy kích Yes để tiếp tục
  18. Kích vào Flash để bắt đầu chạy phần mềm, nếu cảnh báo xuất hiện thì chọn Yes Quá trình chạy bắt đầu - Vạch đỏ là đang xoá - Vạch xanh là đang ghi Vạch đỏ là đang xoá vạch xanh chạy là đang ghi Khi chạy kết thúc, bạn sẽ thấy màn hình hiện chữ Done! ở dưới cùng màn hình giao diện. Khi chạy kết thúc, bạn sẽ thấy màn hình hiện chữ Done! ở dưới cùng màn hình giao diện.
  19. Bước 5 - Đồng bộ máy Bạn nên đồng bộ máy sau khi chạy phần mềm, cách thực hiện như sau: - Bỏ đánh dấu ở mục Manual Flash - Đánh dấu vào Factory Set và Factory Setting - Kích vào mục Service, sau đó chọn dòng Factory Set Full rồi kích Write Sau khi chạy xong, thử lại máy là hoàn tất Bạn có thể xem minh hoạ Video ở trên đầu trang Bài 3 - Chạy phần mềm cho máy Nokia 1110i trên hộp JAF 1. Bước 1 - Cài đặt file chạy ra máy tính (nếu đã có rồi thì thôi không thực hiện lại bước này) - Tìm file phần mềm của máy Nokia 1110i hoặc có tên RH-93 trong đó RH-93 là kiểu máy
  20. Bạn hãy cài theo đường dẫn mặc định Sau khi cài đặt theo đường dẫn mặc định, bạn sẽ nhận được các file Flash trong thư mục RH-93 theo đường dẫn sau: C:\ Program Files \ Nokia \ Phoenix \ Products \ RH-93 \ file 2. Bước 2 - Kết nối hộp, khoá key vào máy tính và bật giao diện - Kết nối hộp và khoá key vào máy tính - Kết nối điện thoại vào hộp bằng cáp Nokia 1110 - Bật giao diện lên - Bấm vào CHK (Check) để khởi động điện thoại Bấm vào CHK (Check) để khởi động điện thoại, kết quả như hình trên là khởi động OK và máy sẵn sàng chạy phần mềm
  21. 3. Bước 3 - Chọn file chạy cho máy a) Chọn file tự động. - Với hộp JAF cho phép bạn chọn file tự động, khi chọn file tự động thì gói phần mềm Flash bạn phải cài đặt từ file Setup dạng "hình cánh én" như sau: * Cách chọn file tự động như sau: - Kích vào Manual Flash - Sau đó kích vào Use INI - Một cửa sổ "Select Phone Model" hiện ra, bạn chọn model là Nokia 1110i rồi bấm OK - Sau khi tự động chọn file, bạn thấy giao diện như sau:
  22. Bạn thấy giao diện đã tự động chọn ra 3 file, tuy nhiên gói file này không có tiếng việt MCU đã chọn file có đuôi số 0 PPM đã chọn file có đuôi chữ qa CNT đã chọn file có đuôi nai7.02qa Ghi chú: ở chế độ chọn file tự động thì các file luôn luôn được chọn một cách chính xác, trong các trường hợp bạn không biết chọn file gì cho máy thì hãy chọn file tự động như trên, tuy nhiên cách chọn file này luôn lấy file PPM có đuôi mặc định là tiếng anh, để có tiếng việt bạn cần chọn lại file ngôn ngữ, cách chọn lại ngôn ngữ như sau: - Bạn hãy kích vào mục Change product code
  23. Sau đó chọn dòng có đuôi MD hoặc QC (Chỉ áp dụng cho một số dòng máy 1110i hoặc 1200 ) Sau khi chọn xong bạn thấy dòng dưới cùng của giao diện có ngôn ngữ Vietnamese là được b) Chọn file bằng tay Bạn cũng có thể chọn file bằng tay, cách thực hiện như sau: - Kích vào Manual Flash - Sau đó kích lần lượt vào các mục MCU, PPM và CNT để chọn file tương ứng cho các mục này
  24. Đánh dấu vào Manual Flash, sau đó kích chọn file MCU, kích tiếp vào rh-93, chọn file có đuôi là số 0 Bạn hãy chọn file có đuôi là số 0 cho mục MCU - Tương tự như trên bạn kích vào PPM và chọn file có đuôi là ký tự md hoặc qa, qc cho mục này (đây là file hỗ trợ ngôn ngữ), nếu bạn chạy tiếng việt thì chọn file có đuôi là md hoặc qc
  25. Chọn file có đuôi ký tự md hoặc qc cho mục PPM sẽ cho ngôn ngữ tiếng việt Kích vào CNT và chọn file có dạng nai7.02 md trong đó md là ký tự giống đuôi của file PPM
  26. 4. Bước 4 - Tiến hành chạy phần mềm - Sau khi chọn file, bạn kích vào Flash để tiến hành chạy phần mềm - Nếu cảnh báo hiện ra (không thể Backup được file IMEI, có muốn tiếp tục ?) bạn hãy kích Yes để tiếp tục
  27. Kích vào Flash để bắt đầu chạy phần mềm, nếu cảnh báo xuất hiện thì chọn Yes Quá trình chạy bắt đầu - Vạch đỏ là đang xoá - Vạch xanh là đang ghi
  28. Vạch đỏ là đang xoá vạch xanh chạy là đang ghi Khi chạy kết thúc, bạn sẽ thấy màn hình hiện chữ Done! ở dưới cùng màn hình giao diện.
  29. Khi chạy kết thúc, bạn sẽ thấy màn hình hiện chữ Done! ở dưới cùng màn hình giao diện. 5. Bước 5 - Đồng bộ máy Bạn nên đồng bộ máy sau khi chạy phần mềm, cách thực hiện như sau: - Bỏ đánh dấu ở mục Manual Flash - Đánh dấu vào Factory Set và Factory Setting - Kích vào mục Service, sau đó chọn dòng Factory Set Full rồi kích Write
  30. Sau khi chạy xong, thử lại máy là hoàn tất Bạn có thể xem minh hoạ Video ở trên đầu trang Câu hỏi và giải đáp 1. Câu hỏi 1- Khi chạy Flash cho các máy dòng DCT4 phải chạy những file gì ? Trả lời - Các máy Nokia dòng DCT4 bạn cần phải chạy 3 file là MCU (file điều khiển) PPM (file hỗ trợ ngôn ngữ) CNT (file ứng dụng) 2. Câu hỏi 2 - Khi chạy phần mềm cho các máy Nokia dòng DCT4 thì cách chọn file như thế nào ? Trả lời - Với file MCU thì tất cả các máy Nokia dòng DCT4 bạn chọn file có đuôi tận cùng là số 0 - Với file PPM thì bạn chọn file có đuôi là ký tự Các máy có file PPM chỉ có một ký tự ở đuôi thì bạn chọn file t hoặc v sẽ có tiếng việt Các máy có file PPM có hai ký tự thì file tiếng Việt thường là md hoặc qc Ví dụ RH-2040_06.34t (RH-20 là kiểu máy, 6.34 là phiên bản và t là đuôi hỗ trợ tiếng Việt) Hoặc RH-93_07.02md (RH-93 là kiểu máy, 7.02 là phiên bản, md là đuôi hỗ trợ tiếng Việt)
  31. - Với file CNT thì bạn chọn file có dạng như sau: - Nếu file PPM mà có một ký tự ở đuôi thì bạn chọn file CNT có dạng .ucp_x trong đó x là ký tự trùng với ký tự ở phần đuôi của file PPM Ví dụ file PPM đã chọn là RH-2040_06.34t thì file CNT sẽ là RH-2040_06.34.ucp_t Nếu file PPM đã chọn là RH-93_07.02md thì file CNT sẽ là RH-930_nai7.02md (tận cùng vẫn là đuôi md nhưng có thêm ký tự nai) 3. Câu hỏi 3 - Cho biết nguyên nhân của hiện tượng sau khi chạy phần mềm cho các máy Nokia dòng DCT4 xong, khi mở các ứng dụng ra thì máy bị treo hoặc Reset Trả lời - Nguyên nhân của hiện tượng trên là do bạn chạy không đúng file CNT - Bạn cần chạy file CNT có ký tự tận cùng trùng với ký tự sau cùng của file PPM Ví dụ nếu file PPM là RH-2040_06.34t thì file CNT sẽ phải là RH-2040_06.34.ucp_t Nếu file PPM là RH-93_07.02md thì file CNT sẽ là RH-930_nai7.02md Câu hỏi 4 - Khi chạy phần mềm bằng hộp JAF, cách chọn ngôn ngữ tiếng Việt như thế nào ? Trả lời - Do hộp JAF có phần chú thích khác với các hộp UFS nên bạn lưu ý như sau: - Lúc bạn chọn file PPM (chọn file bằng tay), bạn để ý cửa sổ bên phải, mỗi khi bạn đánh dấu vào file PPM (có đuôi ký tự) thì cửa sổ bên phải sẽ hiện ra các ngôn ngữ mà nó hỗ trợ - Nếu bạn chọn file tự động thì bạn thay đổi lại file nguôn ngữ trong mục Chage product code
  32. và quan sát ngôn ngữ mà nó hỗ trợ ở dòng dưới cùng của giao diện Bài 4 - Chạy phần mềm cho máy Nokia 3230 (dòng WD2) bằng hộp JAF 1. Bước 1 - Cài đặt file chạy ra máy tính (nếu đã có rồi thì thôi không thực hiện lại bước này) - Tìm file phần mềm Flash của máy Nokia 3230 hoặc có tên RM-51 trong đó RM-51 là kiểu máy Bạn hãy kích vào file RM-51 để cài đặt, cài theo đường dẫn mặc định Sau khi cài đặt theo đường dẫn mặc định, bạn sẽ nhận được các file Flash trong thư mục RM-51 theo đường dẫn sau: C:\ Program Files \ Nokia \ Phoenix \ Products \ RM-51 \ file
  33. 2. Bước 2 - Kết nối hộp, khoá key vào máy tính và bật giao diện - Kết nối hộp và khoá key vào máy tính - Kết nối điện thoại vào hộp bằng cáp Nokia 3230 - Bật giao diện lên - Bấm vào CHK (Check) để khởi động điện thoại Bấm vào CHK (Check) để khởi động điện thoại, kết quả như hình trên là khởi động OK và máy sẵn sàng chạy phần mềm Nếu bấm CHK mà báo lỗi: Failed! Aborting! Là điện thoại bị hỏng khối điều khiển hoặc cáp từ điện thoại đến hộp bị lỗi tiếp xúc
  34. 3. Bước 3 - Chọn file chạy cho máy a) Chọn file tự động. - Với hộp JAF cho phép bạn chọn file tự động, khi chọn file tự động thì gói phần mềm Flash bạn phải cài đặt từ file Setup dạng "hình cánh én" như sau: * Cách chọn file tự động như sau: - Kích vào Manual Flash - Sau đó kích vào Use INI - Một cửa sổ "Select Phone Model" hiện ra, bạn chọn model là Nokia 3230 rồi bấm OK
  35. - Sau khi tự động chọn file, bạn thấy giao diện như sau:
  36. Bạn thấy giao diện đã tự động chọn ra 2 file MCU đã chọn file có đuôi số C2 PPM đã chọn file có đuôi là số .85 CNT đã bỏ trống (dòng WD2 thì file CNT không chạy) Ghi chú: ở chế độ chọn file tự động thì các file luôn luôn được chọn một cách chính xác, trong các trường hợp bạn không biết chọn file gì cho máy thì hãy chọn file tự động như trên, với các máy Nokia dòng WD2 thì file CNT bạn không chạy. Lưu ý: Các máy Nokia dòng WD2 không hỗ trợ tiếng Việt, vì vậy bạn không cần quan tâm phải chọn file PPM là đuôi gì, thông thường khi chọn file tự động thì giao diện luôn chọn file mặc định có tiếng anh. b) Chọn file bằng tay Bạn cũng có thể chọn file bằng tay, cách thực hiện như sau: - Kích vào Manual Flash - Sau đó kích lần lượt vào các mục MCU, PPM để chọn file tương ứng cho các mục này Bạn hãy chọn file có đuôi là .C1 hoặc .C2 cho mục MCU
  37. Đánh dấu vào Manual Flash, sau đó kích chọn file MCU, kích tiếp vào RM-51, chọn file có đuôi là .C1 hoặc .C2 - Tương tự như trên bạn kích vào PPM và chọn file có đuôi là số cho mục này (đây là file hỗ trợ ngôn ngữ), các máy Nokia dòng WD2 không hỗ trợ tiếng Việt vì vậy bạn có thể chọn một file bất kỳ có đuôi là số
  38. Chọn file PPM bất kỳ có đuôi là số 4. Bước 4 - Tiến hành chạy phần mềm - Sau khi chọn file, bạn kích vào Flash để tiến hành chạy phần mềm - Nếu cảnh báo hiện ra (không thể Backup được file IMEI, có muốn tiếp tục ?) bạn hãy kích Yes để tiếp tục
  39. Kích vào Flash để bắt đầu chạy phần mềm, nếu cảnh báo xuất hiện thì chọn Yes Quá trình chạy Flash mất khoảng 15 phút - Khi chạy kết thúc, bạn sẽ thấy màn hình hiện chữ Done! ở dưới cùng màn hình giao diện. - Bạn vào mục Phone Mode rồi chọn NORMAL để bật nguồn điện thoại xem điện thoại đã lên nguồn chưa ?
  40. Khi chạy kết thúc, bạn sẽ thấy màn hình hiện chữ Done! ở dưới cùng màn hình giao diện. 5. Bước 5 - Đồng bộ máy Bạn nên đồng bộ máy sau khi chạy phần mềm, cách thực hiện như sau: - Bỏ đánh dấu ở mục Manual Flash - Đánh dấu vào Factory Set và Factory Setting - Kích vào mục Service, sau đó chọn dòng Factory Set Full rồi kích Write
  41. Sau khi chạy xong, thử lại máy là hoàn tất Bạn có thể xem minh hoạ Video ở trên đầu trang Câu hỏi và giải đáp 1. Câu hỏi 1- Khi chạy Flash cho các máy dòng WD2 ta phải chạy những file gì ? Trả lời - Các máy Nokia dòng WD2 bạn chỉ cần phải chạy 2 file là MCU (file điều khiển) PPM (file hỗ trợ ngôn ngữ) File CNT (file ứng dụng) không cần chạy Câu hỏi 2 - Khi chạy phần mềm cho các máy Nokia dòng WD2 thì cách chọn file như thế nào ? Trả lời - Với file MCU thì các máy Nokia dòng WD2 bạn chọn file có đuôi tận cùng là .C1 hoặc .C2 - Với file PPM thì bạn chọn file có đuôi là số bất kỳ (vì hầu hết các file đều hỗ trợ tiếng anh) - File CNT không phải chạy nên bạn không cần chọn Bài 5 - Chạy phần mềm cho máy Nokia N73 (dòng BB5) bằng hộp JAF
  42. 1. Bước 1 - Cài đặt file chạy ra máy tính (nếu đã có rồi thì thôi không thực hiện lại bước này) - Tìm file phần mềm Flash của máy Nokia N73 hoặc có tên RM-133 trong đó RM-133 là kiểu máy Bạn hãy kích vào file RM-133 để cài đặt, cài theo đường dẫn mặc định Sau khi cài đặt theo đường dẫn mặc định, bạn sẽ nhận được các file Flash trong thư mục RM-51 theo đường dẫn sau: C:\ Program Files \ Nokia \ Phoenix \ Products \ RM-133 \ file 2. Bước 2 - Kết nối hộp, khoá key vào máy tính và bật giao diện - Kết nối hộp và khoá key vào máy tính - Kết nối điện thoại vào hộp bằng cáp Nokia N73 Lưu ý: Nếu điện thoại là N73 Music (có một nốt nhạc trên phím bấm thì) dùng cáp 7 chân Nếu là điện thoại thường thì bạn dùng cáp 6 chân (cáp từ điện thoại đến hộp) - Bật giao diện lên - Chuyển sang dòng máy BB5 - Bấm vào CHK (Check) để khởi động điện thoại
  43. Chuyển sang dòng máy BB5 Bấm vào CHK (Check) để khởi động điện thoại, kết quả như hình trên là khởi động OK và máy sẵn sàng chạy phần mềm Nếu bấm CHK mà báo lỗi: Failed! Aborting! Là bạn chưa chuyển sang đúng dòng máy BB5 hoặc điện thoại bị hỏng khối điều khiển hoặc cáp từ điện thoại đến hộp bị lỗi tiếp xúc
  44. 3. Bước 3 - Chọn file chạy cho máy a) Chọn file tự động. - Với hộp JAF cho phép bạn chọn file tự động, khi chọn file tự động thì gói phần mềm Flash bạn phải cài đặt từ file Setup dạng "hình cánh én" như sau: * Cách chọn file tự động như sau: - Kích vào Manual Flash - Sau đó kích vào Use INI - Một cửa sổ "Select Phone Model" hiện ra, bạn chọn model là Nokia N73 rồi bấm OK
  45. - Sau khi tự động chọn file, bạn thấy giao diện như sau:
  46. Bạn thấy giao diện đã tự động chọn ra 3 file MCU đã chọn file có đuôi là N73_4.0812.4.2.1_westen_C00_PRD_cc.fpsx PPM đã chọn file có đuôi là N73_rofx_4.0812.4.2.1_PRD.V11 CNT đã chọn file là N73_userarea_4.0812.4.2.1.U01 Ghi chú: ở chế độ chọn file tự động thì các file luôn luôn được chọn một cách chính xác, trong các trường hợp bạn không biết chọn file gì cho máy thì hãy chọn file tự động như trên Lưu ý: Các máy Nokia dòng BB5 không có quy luật chung nào khi chọn file, vì vậy việc chọn file thủ công sẽ gặp nhiều khó khăn, bạn rất khó xác định các file MCU, PPM và CNT tuy nhiên có một số đặc điểm sau: - File MCU thường có chữ C00 và là file có dung lượng lớn nhất - Hai file PPM và CNT có dung lượng lớn thứ nhì và tương đương nhau - File CNT thường có chữ userarea - vùng sử dụng (file ứng dụng) Thay đổi file ngôn ngữ - Một số model dòng BB5 có hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt, bạn có thể thay đổi file PPM để có ngôn ngữ mong muốn bằng cách: => vào mục Change also product code chọn một file khác rồi quan sát dòng dưới cùng của giao diện xem có ngôn ngữ tiếng Việt không
  47. b) Chọn file bằng tay Bạn cũng có thể chọn file bằng tay, cách thực hiện như sau: - Kích vào Manual Flash - Sau đó kích vào mục MCU - Vào thư mục RM-133
  48. Đánh dấu vào Manual Flash, sau đó kích chọn file MCU, vào thư mục RM-133, - Vì các file không hiển thị ra nên bạn chọn trong mục Files of type: là All Files - Chọn file MCU là file có dung lượng lớn nhất hoặc có chữ C00 - Vì các file không hiển thị ra nên bạn chọn trong mục Files of type: là All Files - Chọn file MCU là file có dung lượng lớn nhất hoặc có chữ C00 - Tương tự như trên bạn kích vào PPM và chọn file có đuôi là .Vxx (đây là file hỗ trợ ngôn ngữ),
  49. một số model dòng BB5 có hỗ trợ tiếng Việt vì vậy bạn có thể chọn một file (đuôi là .Vxx) sau đó quan sát ngôn ngữ mà nó hỗ trợ ở bên phải màn hình xem có tiếng Việt không? Chọn file PPM có dung lượng lớn thứ 2 và có đuôi là .Vxx (xx là số ) - Tiếp theo bạn kích vào CNT rồi chọn file úng dụng cho mục này, thông thường file ứng dụng có chữ userarea
  50. 4. Bước 4 - Tiến hành chạy phần mềm - Lưu ý: Nếu gói file flash chuẩn bị chạy mà có phiên bản thấp hơn phiên bản phần mềm cũ trong máy thì bạn cần kích vào mục Downgrade (hạ Version) nếu không kích vào mục này mà chạy hạ ver thì chạy xong máy sẽ không lên nguồn - Nếu phần mềm chuẩn bị chạy có phiên bản bằng hoặc cao hơn phiên bản phần mềm cũ thì không cần kích vào Downgrade - Kích vào Flash để tiến hành chạy phần mềm, quá trình Flash máy mất khoảng 15 phút - Nếu cảnh báo hiện ra (không thể Backup được file IMEI, có muốn tiếp tục ?) bạn hãy kích Yes để tiếp tục
  51. Kích vào Flash để bắt đầu chạy phần mềm, nếu cảnh báo xuất hiện thì chọn Yes - Khi chạy kết thúc, bạn sẽ thấy màn hình hiện chữ Done! ở dưới cùng màn hình giao diện. - Bạn vào mục Phone Mode rồi chọn NORMAL để bật nguồn điện thoại xem điện thoại đã lên nguồn chưa ?
  52. Khi chạy kết thúc, bạn sẽ thấy màn hình hiện chữ Done! ở dưới cùng màn hình giao diện. 5. Bước 5 - Đồng bộ máy Bạn nên đồng bộ máy sau khi chạy phần mềm, cách thực hiện như sau: - Bỏ đánh dấu ở mục Manual Flash - Đánh dấu vào Factory Set và Factory Setting - Kích vào mục Service, sau đó chọn dòng Factory Set Full rồi kích Write
  53. Sau khi chạy xong, thử lại máy là hoàn tất Bạn có thể xem minh hoạ Video ở trên đầu trang Câu hỏi và giải đáp 1. Câu hỏi 1- Khi chạy Flash cho các máy dòng BB5 ta phải chạy những file gì ? Trả lời - Các máy Nokia dòng BB5 bạn phải chạy 3 file là MCU, PPM và CNT MCU (file điều khiển) PPM (file hỗ trợ ngôn ngữ) CNT (file ứng dụng) 2. Câu hỏi 2 - Khi chạy phần mềm cho các máy Nokia dòng BB5 thì cách chọn file như thế nào ? Trả lời - Với dòng máy Nokia BB5 thì khi chọn file thường khó xác định hơn các dòng máy khác, vì vậy bạn nên chọn file tự động là tốt nhất. - Trong trường hợp bạn muốn chọn file bằng tay thì cách xác định chung như sau: * File MCU là file có dung lượng lớn nhất Để biết dung lượng của file, bạn thay đổi chế độ hiển thị file là Details, bạn sẽ thấy dung lượng các file hiện ra
  54. * Chọn file có dung lượng lớn thứ nhì cho PPM và CNT trong đó file CNT có chữ userarea * Các file có dung lượng lớn thứ nhì nhưng không có chữ userarea bạn chọn cho PPM 3. Câu hỏi 3 - Khi chạy phần mềm có phiên bản thấp hơn phiên bản cũ thì cần lưu ý điều gì ? Trả lời: - Khi chạy phần mềm có phiên bản thấp hơn phiên bản phần mềm cũ trong máy thì bạn cần kích vào mục Downgrade trước khi Flash máy, nếu bạn không kích vào Downgrade thì khi chạy hạ ver máy sẽ không lên nguồn, khi đó bạn phải chạy lại. - Trong trường hợp phần mềm chuẩn bị Flash có phiên bản bằng hoặc cao hơn phiên bản cũ trong máy thì bạn không cần kích vào phím này - Trường hợp bạn chạy phần mềm mới có phiên bản bằng hoặc cao hơn phiên bản cũ trong máy nhưng bạn vẫn kích vào Downgrade thì khi chạy sẽ có một thông báo "Không thể chạy Downgrade, bạn có muốn tiếp tục chạy không? " bạn hãy chọn Yes để tiếp tục và bạn vẫn chạy Flash như bình thường Câu hỏi 4 - Làm sao biết được phiên bản phần mềm cũ trong máy là bao nhiêu ? Trả lời: - Với máy còn lên nguồn thì bạn xem Version của máy bằng lệnh *#0000# hoặc kích vào INF (Info) trên giao diện chạy phần mềm của hộp JAF rồi quan sát ở dưới giao diện - Với máy không lên nguồn thì bạn không xác định được phiên phản phần mềm là bao nhiêu, tuy nhiên bạn có thể dựa vào kinh nghiệm, các máy càng ra sau thì phiên bản phần mềm càng cao, các máy đã cũ thì phiên bản phần mềm sẽ thấp
  55. Bài 6 - Các tiện ích khác của hộp JAF 1 - Xem mã bảo vệ Trong các trường hợp khách hàng đặt mật khẩu cho máy rồi quên, nếu bạn dùng các hộp UFS để xử lý thì bạn phải cài đặt máy về chế độ gốc "UI Setting Factory Default", khi đó các phần mềm ứng dụng của máy và danh bạ trên bộ nhớ của máy sẽ bị xoá. Với hộp JAF bạn có thể xem được mật khẩu đó và sử dụng chính mật khẩu đó để mở máy mà không cần Reset máy về chế độ gốc, điều này sẽ giúp cho khách hàng giữ lại được toàn bộ ứng dụng cũng như danh bạ trên máy của mình, cách thực hiện như sau: - Kích vào mục User Code Edit - Sau đó kích vào Service, cửa sổ Security Code Management hiển thị - Bạn kích vào Read Code để đọc mã bảo vệ => Bạn sẽ nhìn thấy mã bảo vệ mà khách hàng đã quên được hiể thị ra, bạn dùng mã này để mở máy cho khách hàng. 2 - Mở khoá máy - mở mạng Bạn có thể mở tất cả khoá máy, khoá SIM (trừ khoá mã PUK) hoặc mở mạng cho máy bằng cách như sau:
  56. 3 - Chức năng Format cho máy Một số lỗi về phần mềm của máy bạn có thể dùng lệnh Format để khắc phục mà không cần phải chạy lại phần mềm, đó là các lỗi như: - Máy bị nhiễm Virus, chạy chậm và hay bị treo. - Khi vào một số ứng dụng thì máy bị treo - Máy không nghe nhạc hoặc xem video được Bạn có thể dùng lệnh Format trên giao diện như sau: - Kích chọn mục File Sys Format - Sau đó kích vào Service, một cửa sổ File System Format hiển thị - Bạn kích vào Start để bắt đầu Format
  57. - Cảnh báo này hiện ra thì bạn chọn Yes để tiếp tục - Bạn cần chờ cho đến khi Format hoàn thành 4 - Chức năng kiểm tra các bộ phận của máy. Với hộp JAF cho phép bạn có thể kiểm tra được các bộ phận của máy đang hoạt động hay đang có sự cố và tất nhiên sự kiểm tra này phải thông qua khối điều khiển của máy, để sử dụng được chức năng này bạn làm như sau: - Gắn điện thoại vào hộp - Gắn hộp và khoá key vào máy tính - Chọn đúng dòng máy - Kích vào CHK để khởi động điện thoại, sau khi điện thoại khởi động OK thì bạn làm theo hướng dẫn sau:
  58. - Kích đánh dấu vào mục Self Test - Sau đó kích vào Service, cửa sổ Self Test hiện ra - Đánh dấu chọn các bộ phận muốn kiểm tra rồi kích vào Run Selected để kiểm tra Kết quả sau khi Test nếu báo passed là bình thường, nếu báo là fail là hỏng Chú thích các chức năng được kiểm tra
  59. 1 - Xem mã bảo vệ Trong các trường hợp khách hàng đặt mật khẩu cho máy rồi quên, nếu bạn dùng các hộp UFS để xử lý thì bạn phải cài đặt máy về chế độ gốc "UI Setting Factory Default", khi đó các phần mềm ứng dụng của máy và danh bạ trên bộ nhớ của máy sẽ bị xoá. Với hộp JAF bạn có thể xem được mật khẩu đó và sử dụng chính mật khẩu đó để mở máy mà không cần Reset máy về chế độ gốc, điều này sẽ giúp cho khách hàng giữ lại được toàn bộ ứng dụng cũng như danh bạ trên máy của mình, cách thực hiện như sau: - Kích vào mục User Code Edit - Sau đó kích vào Service, cửa sổ Security Code Management hiển thị - Bạn kích vào Read Code để đọc mã bảo vệ => Bạn sẽ nhìn thấy mã bảo vệ mà khách hàng đã quên được hiể thị ra, bạn dùng mã này để mở máy cho khách hàng.
  60. 2 - Mở khoá máy - mở mạng Bạn có thể mở tất cả khoá máy, khoá SIM (trừ khoá mã PUK) hoặc mở mạng cho máy bằng cách như sau:
  61. 3 - Chức năng Format cho máy Một số lỗi về phần mềm của máy bạn có thể dùng lệnh Format để khắc phục mà không cần phải chạy lại phần mềm, đó là các lỗi như: - Máy bị nhiễm Virus, chạy chậm và hay bị treo. - Khi vào một số ứng dụng thì máy bị treo - Máy không nghe nhạc hoặc xem video được Bạn có thể dùng lệnh Format trên giao diện như sau: - Kích chọn mục File Sys Format - Sau đó kích vào Service, một cửa sổ File System Format hiển thị - Bạn kích vào Start để bắt đầu Format
  62. - Cảnh báo này hiện ra thì bạn chọn Yes để tiếp tục - Bạn cần chờ cho đến khi Format hoàn thành 4 - Chức năng kiểm tra các bộ phận của máy. Với hộp JAF cho phép bạn có thể kiểm tra được các bộ phận của máy đang hoạt động hay đang có sự cố và tất nhiên sự kiểm tra này phải thông qua khối điều khiển của máy, để sử dụng được chức năng này bạn làm như sau: - Gắn điện thoại vào hộp - Gắn hộp và khoá key vào máy tính - Chọn đúng dòng máy - Kích vào CHK để khởi động điện thoại, sau khi điện thoại khởi động OK thì bạn làm theo hướng dẫn sau:
  63. - Kích đánh dấu vào mục Self Test - Sau đó kích vào Service, cửa sổ Self Test hiện ra - Đánh dấu chọn các bộ phận muốn kiểm tra rồi kích vào Run Selected để kiểm tra Kết quả sau khi Test nếu báo passed là bình thường, nếu báo là fail là hỏng Chú thích các chức năng được kiểm tra