Tài liệu Hướng dẫn tự lắp ráp và cài đặt máy tính

doc 60 trang hapham 4281
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Hướng dẫn tự lắp ráp và cài đặt máy tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_huong_dan_tu_lap_rap_va_cai_dat_may_tinh.doc

Nội dung text: Tài liệu Hướng dẫn tự lắp ráp và cài đặt máy tính

  1. 1. Hướng dẫn Tự lắp ráp và cài đặt máy tính cho riêng mình Tự lắp ráp và cài đặt máy tính cho riêng mình Phần 1: Chọn phần cứng Tự thiết lập một máy tính mới cho riêng mình cũng là một ý tưởng nhiều người muốn thực hiện nhưng có lẽ vẫn còn đó những băn khoăn mà hầu hết mọi người gặp phải đó chính là những gì cần thiết cho chiếc máy tính của chính bạn. Trong loạt bài dưới này chúng tôi sẽ giới thiệu các kiến thức cơ bản về việc xây dựng một máy tính của riêng mỗi người như thế nào. Đây sẽ là những điều cơ bản rất cần thiết cho những người muốn tự tạo cho mình một máy tính mang tính cá nhân. Mục đích chính với máy tính mới mà chúng tôi giới thiệu trong bài sẽ có bộ vi xử lý quad core, đi kèm với nó là nhiều bộ nhớ và hai cổng DVI để có thể chạy cùng một lúc hai màn hình. Với ý thức không hoang phí về chi phí, chúng tôi sẽ giúp bạn chọn ra cấu hình nào tốt nhất cho túi tiền của mình. Tại sao bạn cần phải tự xây dựng? Chắc chắn rằng việc tự xây dựng cho mình một máy tính là một cách giúp bạn học hỏi thêm được nhiều điều tuy nhiên đó không phải là lý do đủ cần thiết để xây dựng một máy tính cho riêng bạn. Đây là một vài lý do cho điều đó: o Có thể dễ dàng nâng cấp máy tính của mình hơn. o Có thể tự chọn các thành phần, với mục đích cuối cùng có một máy tính chạy nhanh hơn việc đi mua một máy tính cấu hình sẵn (các máy tính này thường được cấu hình làm sao để giảm thiểu giá thành một cách thấp nhất có thể). o Có thể overclock máy tính để đạt được tốc độ cao hơn mà các thành phần của bạn có khả năng. Nếu nghĩ rằng tự mình xây dựng có thể rẻ hơn đi mua một máy tính bộ thì điều đó là 1
  2. hoàn toàn sai lầm. Nếu bạn chỉ đủ ở mức độ vừa phải, hãy mua một máy tính được dựng sẵn tại các đại lý. Chọn mức giá cả phù hợp Thứ đầu tiên bạn cần thực hiện là xác định xem khoảng chi phí của mình dành cho máy tính là bao nhiêu, có thể chỉ khoảng 500$ nhưng cũng có thể lên đến 5000$. Bạn có thể xây dựng một máy tính khá nhanh với chi phí không đến 1000$, chỉ cần lưu ý rằng các thành phần mới nhất sẽ tiêu tốn kinh phí nhiều hơn. Nếu bạn chọn phiên bản trước đó một chút thì có thế sẽ tiết kiệm được khá nhiều tiền. Những thành phần nào cần thiết Xây dựng một máy tính cho riêngminhf cho phép bạn có thể chọn các thành phần mong muốn, có thể là ba ổ đĩa cứng? Không vấn đề! Tuy nhiên những gì bạn cần quan tâm là các thành phần tối thiểu phải có cho một máy tính là gì? o Case với nguồn cấp - Power Supply o Motherboard – Lưu ý: Một số bo mạch chủ có tích hợp card đồ họa và card audio cũng như card mạng . o Processor o Memory (RAM) o Hard Drive o Video Card Các thành phần khác o DVD/CD drive - Cần thiết cho việc cài đặt hệ điều hành mới. o LCD Monitor- Nếu chưa có màn hình. o Keyboard/Mouse - Nếu chưa có. o Speakers - Nếu không có hoặc muốn nghe âm thanh. o Và nhiều thành phần khác mà bạn muốn bổ sung, tuy nhiên chúng tôi sẽ không liệt kê hết chúng ở đây. Câu hỏi lớn: AMD hay Intel? Sự lựa chọn lớn nhất mà bạn cần phải thực hiên khi xây dựng một máy tính đó là bộ vi xử lý bạn muốn sử dụng bộ vi xử lý của AMD hay Intel? Quả thực không có câu trả lời xác đáng nào ở đây, nhưng lựa chọn của bạn sẽ ảnh hưởng đến các bo mạch chủ mà bạn sử dụng. Nếu bạn không chắc chắn, hãy chọn một trong các CPU Core 2 của Intel là một giải pháp khôn ngoan hơn cả. 2
  3. Khi bạn đã chọn xong bộ vi xử lý, cần phải kiểm tra các chi tiết kỹ thuật về kiểu bo mạch chủ mà bạn cần thiết. Cho ví dụ, nếu quan sát vào một bộ vi xử lý bạn sẽ thấy nó có ghi kiểu socket 775 và chạy ở bus 1066MHz như hình bên dưới. Sử dụng các thông tin này, hầu hết các site đều cho phép bạn thực hiện tìm kiếm bằng cách đặc tính đó. Điều đó sẽ giúp bạn bảo đảm được rằng bo mạch chủ của mình sẽ tương xứng với bộ vi xử lý đã chọn. Trong quá trình chọn, bạn cần để ý đến một số thông số kỹ thuật khác như bo mạch chủ đó có tích hợp video, RAID, hay không. (Lưu ý rằng nếu bạn lên kế hoạch mua một card video rời thì không nên chọn bo mạch chủ đã tích hợp card video trên nó). Ban cũng cần phải chọn bo mạch chủ hợp với case của mình. Cho ví dụ, nếu case của ban là ATX thì bạn cần một bo mạch chủ ATX: 3
  4. Graphics Card gì? Việc chọn video card xoay quanh câu hỏi sau: Bạn có muốn chơi game cần hỗ trợ nhiều đồ họa hay không? Nếu bạn cần chơi game hỗ trợ đồ họa thì bạn phải chi phí thêm tiền cho một card đồ họa tốt. Bằng không bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 50$ cho các loại card đồ họa ATI hoặc NVIDIA DVI, chỉ cần vậy cũng quá đủ cho nhu cầu của bạn. Trong khi chọn, bạn cần phải chắc chắc rằng bo mạch chủ có dúng khe cắm nếu mua một PCI Express x16 card, bo mạch chủ của bạn cần phải có loạt slot đó. Nếu bạn là một game thủ, hãy cân nhắc đến NVIDIA 8800 GTS card, đây sẽ là một card đồ họa lý tưởng cho việc hỗ trợ các trò chơi yêu cầu nhiều về hỗ trợ đồ họa. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng nhiều card video cần đến nhiêu giắc cắm nguồn hơn, chính vì vậy bạn cần phải bảo đảm rằng nguồn của bạn có đủ kết nối. Nếu không thường xuyên chơi các game nặng về đồ họa, bạn có thể sử dụng video card NVIDIA 7600 GT thậm chí cả các card cũ hơn. 4
  5. Lưu ý: Nếu không lo lắng về hiệu suất của card đồ họa, bạn có thể chọn một bo mạch chủ có card đồ họa tích hợp, tuy nhiên trong xử lý đồ họa sẽ cho tốc độ chậm hơn nhiều. Bộ nhớ bao nhiêu là đủ? Nếu sẽ chạy phiên bản Windows hoặc Linux 32-bit, bạn chỉ cần 3GB bộ nhớ vì hệ thống sẽ không hỗ trợ được bộ nhớ lớn hơn 3GB. Còn nếu bạn muốn có thêm bộ nhớ, khi đó nên chuyển sang hệ điều hành Windows Vista 64-bit. Khi mua bộ nhớ, bạn cần phải bảo đảm rằng bộ nhớ phải phù hợp với chuẩn nếu bo mạch chủ chỉ chấp nhận DDR2 1066, bộ nhớ 4×240 chân thì bạn cũng cần tìm được bộ nhớ tương xứng với nó. Lưu ý rằng, đôi khi các thông số kỹ thuật vắn tắt không nói lên được hết tất cả các vấn đề cho ví dụ, bo mạch chủ chúng tôi mua hỗ trợ DDR2 800 cũng như DDR2 1066, vì vậy tôi chọn bộ nhớ rẻ hơn để tiết kiệm chi phí. Chúng tôi khuyên các bạn không nên tốn quá nhiều tiền vào bộ nhớ trừ khi bạn có kế hoạch overclock hệ thống. Ổ đĩa cứng và DVD như thế nào? Có một nguyên tắc đơn giản: bảo đảm rằng bạn chỉ mua các ổ đĩa SATA, cả các ổ đĩa cứng và ổ đĩa DVD. SATA bus chạy ở tốc độ 3.0Gb/second, tốc độ sẽ làm cho nó trở nên nhanh hơn tốc độ của IDE bus. Điều này cũng bảo vệ bạn cho tương lai vì một ngày nào đó sẽ không còn các cổng IDE nào được hỗ trợ trên các bo mạch chủ. 5
  6. Ổ đĩa cưng của bạn là thành phần dễ bị lỗi nhất, chính vì vậy những yếu tố chính mà bạn cần xem đó là: những đánh giá của người dùng về loại ổ đĩa, thời gian bảo hành. Có nên sử dụng một Case đắt tiền? Khi tìm kiếm case, bạn sẽ nhanh chóng thấy được rằng một số rất đắt và một số rất rẻ. Các case rất đắt thường chạy êm hơn hoặc bộ phận làm mát chạy êm hơn đối với các case rẻ tiền và chúng cũng cho phép bạn dễ thao tác khi cài cắm các thành phần bên trong hơn. Ở các case rẻ hơn cũng đi kèm với nguồn cấp rẻ tiền đây là những thứ mà bạn cần tránh. Nếu bạn sẽ xây dựng một máy tính một cách chắc chắn, không muốn mở nó thường xuyên, không quan tâm đến diện mạo của nó, trong trường hợp này bạn có thể chọn một case rẻ tiền, tuy nhiên cần phải mua một nguồn cấp khá ổ định. Nếu bạn xây dựng một máy tính trong phòng ngủ khi đó bạn cần phải chi phí nhiều hơn về case để có được sự êm ái phát ra khi bật máy. Xem các đánh giá về toàn bộ các thành phần đã chọn Khi bạn đã chọn xong các thành phần của mình, nên xem các thông tin phản hồi từ mọi người. Rõ ràng việc kiểm tra các đánh giá về mỗi một thành phần là rất cần thiết. Cấu hình cuối cùng Ở đây là phần cứng mà chúng tôi đã chọn, lưu ý rằng giá cả được ghi ở đây chỉ mang tính chất tham khảo. 6
  7. Processor Intel Core 2 Quad Q6600 2.4GHz LGA 775 $219 Motherboard ASUS P5K-E LGA 775 Intel P35 ATX Motherboard $139 Memory mushkin 4GB (2 x 2GB) 240-Pin DDR2 SDRAM DDR2 800 (PC2 6400) $88 Hard Drive Samsung 750GB 7200 RPM 32MB Cache SATA 3.0Gb/s $120 Case XION II XON-101 Black Steel ATX Mid Tower 450W Power Supply $70 Video Card NVIDIA 7600GT 256MB PCI Express x16 $73 DVD LITE-ON 2MB Cache SATA DVD Burner with LightScribe $30 Tổng giá thành $739 7
  8. Đây là tất cả các thành phần cần thiết đã được mua về: Phần 2: Lắp ráp phần cứng Trong phần trước của loạt bài này, chúng tôi đã hướng dẫn cho các bạn cách chọn và đã chọn ra các thành phần phần cứng cần thiết cho việc xây dựng một chiếc máy tính. Trong phần hai của loạt bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách lắp ráp các thiết bị thành phần đó lại với nhau. Lưu ý: Điều này có nghĩa chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một cách tổng quan, những yếu tố cơ bản . Mỗi một cấu hình sẽ có những điểm khác nhau chính vì vậy các bạn cần phải đọc kỹ hướng dẫn của dụng của mỗi một thành phần. Lắp ráp các thành phần Các công cụ cần thiết: Tua vít, thời gian, sự kiên nhẫn, một số loại băng dính. Thứ đầu tiên cần phải thực hiện là bắt đầu gỡ bỏ một cách cẩn thận những thành phần mà chúng ta vừa chọn về, đặc biệt là bộ vi xử lý. 8
  9. Lắp ráp bộ vi xử lý vào bo mạch chủ trước khi đặt bo mạch chủ vào trong case, điều đó sẽ làm cho bạn thao tác dễ dàng hơn và quá trình thao tác cũng nhanh hơn trong trường hợp bạn thực hiện lắp đặt bo mạch chủ trước. Mở các chốt trên socket của bộ vi xử lý 9
  10. cần phải tháo được phần plastic mỏng để bảo vệ các cân cắm. Lưu ý rằng các hướng dẫn sử dụng cho các bộ vi xử lý của Intel có thể không giống và không nên dùng cho AMD. Sau đó cài đặt một cách cẩn thậm bộ vi xử lý vào, cần phải bảo đảm gióng đúng các chốt giữ. Đóng khóa chốt một cách cẩn thận sau khi cắm xong CPU. Cho đến lúc này bạn vẫn cần phải đợi để gắn quạt cho tới khi bo mạch chủ được đặt an toàn vào đúng vị trí của nó. 10
  11. Bo mạch chủ thường đi kèm với nó là một mảnh kim loại đậy ở phía sau, đó chính là vị trí các cổng ra vào của bo mạch. Bạn cần phải đặt tấm kim loại này trước khi cho bo mạch chủ vào trong case. Lưu ý: Trước khi đặt bo mạch chủ, bạn cần phải bảo đảm rằng case của mình có ốc vít để định vị cho bo mạch. Một số case có các lỗ bắt vít và vít đi kèm, tuy nhiên bạn vẫn cần dự phòng thêm. Kiểm tra hướng dẫn sử dụng của bạn. Lúc này hãy đặt một cách cẩn thận bo mạch chủ đã cắm bộ vi xử lý vào trong case, khớp với các lỗi và các lẫy giữ. 11
  12. Cần bảo đảm rằng các đầu ra vào của các cổng trên bo mạch chủ đúng với các lỗ trong tấm đục lỗ các cổng bạn có thể điều chỉnh các phần kim loại của tấm đậy phía sau nếu chúng không thích hợp, vì rất có thể chúng đã bị bẻ cong không đúng khi vận chuyển. Lúc này dùng tua vít để bắt chặt bo mạch chủ vào case của bạn. Hầu hết các bo mạch chủ đều có đến 9 lỗ bắt vít. Thứ quan trọng nhất lúc này là bạn nên đặt tất cả các ốc vào các lỗ bắt của chúng, không nên vặn một ốc nào đó quá chặt, chỉ cần vặn vừa đủ để bo mạch chủ không bị chuyển rời sai vị trí, sau đó lần lượt vặn chặt dần các ốc gá. 12
  13. Bước tiếp theo bạn cần phải cắm các đầu cáp một số bo mạch chủ có cáp nguồn bốn chân cần phải được cắm gần bộ vi xử lý. Bạn nên cắm cáp trước khi lắp quạt cho bộ vi xử lý để dễ thao tác hơn. Mẹo: Khi lắp ráp các thành phần của máy tính với nhau, bạn nên nghĩ rằng nếu mình kết nối một cáp hoặc lắp thêm vào một thành phần nào đó thì liệu nó có thể khó khăn cho bạn lắp các thành phần tiếp theo hay không? 13
  14. Lúc này bạn có thể lắp quạt của bộ vi xử lý vào được rồi, hãy thực hiện một cách cẩn thận, chú ý sao cho khớp với các lỗ và phải bảo đảm rằng hương để có thể cắm được cáp vào nguồn cấp. Mẹo: Bạn nên sử dụng một ít hợp chất dẫn nhiệt ở phần tiếp giáp giữa CPU và quạt, chất dẫn nhiệt này sẽ làm giảm nhiệt CPU tốt hơn. 14
  15. Cần phải điều chỉnh bốn ốc chốt để chúng được định vị đúng theo hướng dẫn sử dụng. Khi quạt đã được lắp đúng vị trí, bạn cần ấn mạnh vào bốn chốt định vị trong một cách chéo nhau. Cho ví dụ, bạn nhấn chốt giữ ở góc trên bên phải trước, sau đó nhấn chốt ở góc dưới bên trái. 15
  16. Tiếp đến bạn cần kết nối các dây của bo mạch chủ với các dây dẫn đến các nút cấp nguồn và các nút khởi động lại. Cách thức thực hiện và vị trí sẽ khác nhau nếu các bo mạch bản sử dụng khác nhau, chính vì vậy các bạn cần kiểm tra chính xác các vị trí được ghi trong hướng dẫn sử dụng của mỗi một loại bo mạch chủ. Sau khi cắm xong các dây nối này, bạn cần kết nối tiếp các cáp audio, USB, và các cáp khác với case của bạn, các kết nối nguồn của bo mạch chủ (xem trong hướng dẫn sử dụng) 16
  17. Lúc này hãy ngắm nghía và trượt ổ đĩa DVD vào đúng vị trí của nó. Cần phải gióng đúng mặt trước của ổ đĩa DVD sao cho phù hợp trước khi bắt chặt các ốc bên cạnh. Nên nhớ rằng ổ đĩa DVD hoạt động sẽ rất rung nên bạn cần phải bắt thật chặt các ốc giữ hai bên của nó. 17
  18. Lúc này bạn có thể lắp ổ đĩa cứng vào case. Bạn nên lắp làm so để quạt của case có thể làm mát được ổ cứng. Có thể kết nối cáp SATA trước khi lắp ổ cứng cũng được nhưng cần phải bảo đảm bắt chặt bốn ốc gá hai bên để tránh tiếng ồn trong khi hoạt động. Cho đến đây, bạn đã lắp đặt gần hết các thành phần chính vào đúng chỗ thích hợp, tuy nhiên các cáp vẫn còn đang lủng lẳng và rất nguy hiểm. Chính vì vậy các bạn cần phải sử dụng số sợi thít hoặc băng dính để cố định các dây cáp lủng lẳng này. 18
  19. Vấn đề này tùy thuộc vào sự khéo tay của mỗi bạn nhưng nên làm sao cho các cáp được gọn gàng nhất để tránh các hiện tượng khó thao tác cho các thành phần khác cần phải lắp sau này. Có thể các bạn cho rằng chúng tôi đã quên không nhắc các bạn cắm RAM, tuy nhiên sự thật không phải vậy. Bạn cần phải lưu ý rằng, đối với một số case, nếu lắp RAM trước bạn sẽ không thể lắp được ổ cứng chính vì vậy chúng ta cần phải chờ đợi để lắp đặt xong ổ đĩa cứng trước đã. Chuyển sang công đoạn lắp RAM, trước tiên bạn phải tra cứu trong hướng dẫn sử dụng để 19
  20. chỉ ra xem khe bộ nhớ nào cần sử dụng. Tiếp đến, cần phải bảo tháo các lẫy giữ ở hai đầu như thể hiện trong hình bên dưới. Bạn sẽ thấy được một khía hình chữ V trong bộ nhớ dùng để chỉ thị rằng bạn chỉ có thể cắm theo một hướng nào đó. Định vị khía chữ V và ấn mạnh thanh RAM vào đúng vị trí của khe cắm, cần phải bảo đảm rằng các lẫy giữ hai đầu lọt vào đúng vị trí khuyết để giữ chặt thanh RAM. Lúc này bạn có thể lắp thêm video card hay bất cứ thành phần phụ nào khác. Tuy nhiên cần phải tháo miếng kim loại ở đúng vị trí bạn định cắm các card bổ sung này. 20
  21. Danh sách cần kiểm tra trước khi đóng case lại Trước khi đóng lắp case trở lại, bạn nên kiểm tra thông qua một danh sách sau để bảo đảm chắc chắn mọi thứ. (lưu ý rằng phù thuộc vào cấu hình của bạn mà các hạng mục có thể mở rộng thêm, tuy nhiên điều đó bạn cần phải tham khảo thêm trong hướng dẫn sử dụng). 15.Bạn đã cắm cáp nguồn vào bo mạch chủ chưa? Thường là một giắc 24 chân và một giắc 4 chân. 16.Bạn đã lắp quạt cho CPU chưa và đã cắm cáp nguồn cho quạt chưa? 17.Bạn đã cắm bộ nhớ một cách chắc chắc và an toàn chưa? 18.Bạn đã cắm các cáp nguồn vào các ổ (ổ đĩa cứng và DVD). Cáp của ổ SATA thì sao? 19.Bạn có nhớ đã bắt bốn ốc vít bên cạnh của ổ đĩa cứng và ổ đĩa DVD chưa? 20.Bạn có nhó đã bắt ốc cho bo mạch chủ chưa? 21.Bạn đã cắm tất cả các dây dẫn từ case vào bo mạch chủ chưa? 22.Liệu còn có cáp nào vướng vào quạt của bạn không? Sau khi kiểm tra danh sách trên xong, bạn có thể đóng lắp case trở lại. 21
  22. Tiếp đến cắm màn hình và bật máy, hy vọng máy của các bạn sẽ làm việc ngay lập tức giống như những gì chúng tôi đã thực hiện. Phần 3: Bắt đầu các thiết lập phần mềm Cho đến phần này, các bạn đã được chúng tôi giới thiệu để chọn ra những thành phần thích hợp cho chiếc máy tính của mình và cách thức lắp ráp chúng lại với nhau để hình thành một chiếc máy tính đúng cách. Giờ là lúc chúng ta có thể bật máy và thiết lập các thành phần bên trong. Trong phần ba này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách kiểm tra một số thiết lập BIOS và thực hiện một số bài test. Khi bật máy, bạn sẽ bắt gặp một nhắc nhở thông báo cho bạn biết rằng bạn có thể nhấn một phím nào đó để vào setup (thông thường ở các máy là phím Delete). Các thiết lập mà 22
  23. bạn thấy ở đây sẽ khác nếu các bo mạch sử dụng khác nhau hay kể cả trường hợp bo mạch giống nhau nhưng khác về phiên bản BIOS, chính vì vậy chúng tôi chỉ giới thiệu những gì chung nhất về các tùy chọn bên trong. Thiết lập các tùy chọn cho BIOS Một số trong các bạn có thể muốn cài đặt hệ điều hành của mình với các thiết lập BIOS mặc định, tuy nhiên theo chúng tôi, cách tốt nhất là bạn cần hiểu được các tùy chọn quan trọng và thiết lập chúng một cách đúng cách trước khi thực hiện các công việc khác. (Lưu ý: Nếu bạn cập nhật BIOS của mình sang một phiên bản mới hơn, các thiết lập sẽ thường bị xóa và bạn sẽ phải thực hiện lại chúng) Màn hình đầu tiên sẽ cho phép bạn thiết lập đồng hồ, cũng như vô hiệu hóa ổ đĩa mềm (lưu ý Legacy Diskette A bị vô hiệu hóa ở hình bên dưới). Màn hình thông tin hệ thống sẽ hiển thị cho bạn thấy phiên bản BIOS hiện hành và bạn có thể thẩm định rằng CPU và bộ nhớ của bạn đã được nhận đúng. Nếu không thấy đúng các con số cần thiết phải có ở đây, bạn cần phải thẩm định rằng bạn đã cài đặt bộ nhớ đúng. (kiểm tra hướng dẫn sử dụng nếu cần thiết) 23
  24. Màn hình cấu hình SATA Configuration có một tùy chọn rất quan trọng đó là: Bạn muốn SATA hoạt động như IDE hay AHCI? Đây là những gì bạn cần biết: o Chế độ AHCI cho phép máy tính sử dụng các chức năng SATA nâng cao và cho phép bạn có hiệu suất cao hơn. o Windows XP không hỗ trợ một cách nguyên bản cho chế độ SATA do đó bạn cần phải tạo một đĩa cài đặt hoặc sử dụng chế độ IDE ở đây để cài đặt. 24
  25. o Windows Vista hoặc các phiên bản hiện hành của Linux sẽ hoạt động hoàn hảo trong chế độ AHCI. o Lưu ý: Nếu bạn cài đặt trong chế độ IDE và sau đó chuyển sang chế độ AHCI thì bạn cần phải thực hiện theo một số hướng dẫn khác. Chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn trong một bài nào sau. Bạn cũng cần phải kiểm tra để bảo đảm rằng ổ đĩa cứng của mình và các ổ đĩa CD/DVD được nhận đúng. Màn hình này cũng phụ thuộc vào BIOS. Màn hình đang thể hiện của chúng ở đây nằm trong AHCI Settings. Nếu các ổ đĩa không được nhận diện đúng, bạn cần thẩm định rằng mình đã cài đặt chúng đúng hay chưa. Màn hình cấu hình USB Configuration cho phép bạn vô hiệu hóa/ hay kích hoạt USB. Một thiết lập quan trọng nữa ở đây là chế độ USB cần được thiết lập là HiSpeed (480Mbps), dù sao đi chăng nữa thì đây thường là thiết lập mặc định. 25
  26. Cũng có một màn hình cho phép bạn thực hiện một số thứ quan trọng khác cho ví dụ như vô hiệu hóa các cổng nối tiếp hoặc IDE controller thông thường. Tuy nhiên chúng tôi khuyên các bạn nên vô hiệu hóa các cổng không sử dụng để Windows không load các driver không cần thiết cho phần cứng mà bạn không sử dụng. Màn hình Power Management cho phép bạn chọn các tùy chọn quản lý công suất. Nếu bạn đang chạy Windows Vista thì bạn cần phải kích hoạt tùy chọn ACPI 2.0. 26
  27. Trong màn hình cấu hình APM Configuration, bạn có thể thiết lập một số tùy chọn quan trọng hơn ở đây: Đây là những gì bạn cần biết: o Nếu muốn đánh thức máy tính từ chế độ ngủ bằng chuột USB hoặc bàn phím, bạn nên kích hoạt tùy chọn này. o Nếu muốn máy tính khởi động lại một cách tự động sau khi ngừng chạy vì thiếu điện, bạn hãy thiết lập tùy chọn "Restore on AC Power Loss". o Nếu BIOS của bạn có chức năng "Wake on LAN", bạn cần phải quyết định xem có nên kích hoạt tùy chọn đó hay không vì đôi khi việc kích hoạt tùy chọn này sẽ làm cho máy tính của bạn thức giấc khi bạn không mong muốn. Bo mạch chủ của bạn có thể có màn hình Hardware Monitor, ở đây bạn có thể thấy các thông tin chi tiết về nhiệt động, điện áp và thậm chí cả tốc độ quạt. 27
  28. Phần Boot cũng là một phần rất quan trọng. Bạn cần phải bảo đảm thiết lập ổ đĩa CD/DVD là thiết bị được khởi động đầu tiên để có thể khởi động từ máy tính từ đĩa cài đặt. Bạn cũng có thể chọn Removable Device ở đây nếu muốn khởi động từ một USB flash drive. 28
  29. Lưu ý: Sau khi thực hiện xong việc cài đặt, bạn có thể thiết lập ổ đĩa cứng là thiết bị khởi động đầu tiên để tăng tốc độ khởi động cho máy. Có thể chọn xem bạn có muốn khởi động nhanh hay không và chức năng numlock có được bật mặc định hay không. Nếu thiết lập một máy tính không có đi kèm bàn phím (giống như máy chủ), bạn có thể vô hiệu hóa tùy chọn "Wait For F1 If Error", đây là tùy chọn sẽ cho phép máy tính khởi động thậm chí nếu có lỗi do bàn phím gây ra. Hầu hết các bo mạch chủ đều có các màn hình hiệu suất máy System Performance và cấu hình chipset nâng cao, ở đây bạn có thể cấu hình các kịch bản overclock khác nhau, về giới thiệu cụ thể có lẽ chúng tôi sẽ giành ra một bài viết khác, lúc này ở đây bạn có thể thiết lập tự động cho mọi thứ mà không cần đụng chạm gì đến chúng. 29
  30. Cuối cùng, có một phần nằm bên dưới Security hoặc Boot sẽ cho phép bạn thiết lập một mật khẩu giám sát viên hoặc người dùng. Thông thường, bạn có thể thiết lập một mật khẩu để ngăn chặn sự truy cập vào BIOS, cũng là một cách để ngăn chặn việc khởi động hệ thống mà không có mật khẩu. Cần phải bảo đảm rằng nếu bạn sử dụng tùy chọn này, không được quên mật khẩu. Lưu ý: Nếu có bất cứ một thiết lập BIOS nào khác mà bạn cảm thấy quan trọng, hãy giới thiệu đến chúng tôi trong phần comment ở bên dưới. Nâng cấp BIOS 30
  31. Phụ thuộc vào phần cứng cài đặt trong máy tính mà bạn có thể cần phải nâng cấp BIOS trên bo mạch chủ trước khi mọi thức làm việc đúng cách. (Cho ví dụ, máy tính mà chúng tôi thiết lập vào năm ngoái không hỗ trợ đúng cách bộ vi xử lý Core 2 Duo mới cho tới khi nâng cấp nên phiên bản BIOS mới nhất). Nhìn chung, cách tốt nhất là bạn cần phải chạy một phiên bản BIOS mói nhất, đặc biệt nếu bạn mua một bo mạch chủ cũ. Cần phải kiểm tra trên website của nhà sản xuất để tìm phiên bản mới nhất về BIOS. Bảo đảm rằng phải có được đúng phiên bản cho bo mạch của mình. Tuy nhiên, chúng tôi không thể cung cấp cho các bạn các chi tiết cụ thể về cách cập nhật BIOS như thế nào, vì mỗi bo mạch chủ lại có các cách thực hiện khác nhau. Chính vì vậy bạn nên kiểm tra trong hướng dẫn sử dụng của bo mạch chủ và thực hiện theo các hướng dẫn đó một cách chính xác. Một số bo mạch chủ có thể có tiện ích flash đi kèm trong màn hình BIOS để cho phép bạn nâng cấp BIOS từ một file được lưu trong ổ flash: Một số khác có thể có phần mềm để bạn có thể sử dụng từ bên trong Windows khi đã cài đặt xong mọi thứ: 31
  32. Vẫn còn có một số bo mạch chủ có thể yêu cầu bạn khởi động từ ổ đĩa mềm, ổ đĩa CD hoặc USB, các bo mạch này thường chạy một số phiên bản DOS hoặc FreeDOS. Quan trọng: Cần phải bảo đảm thực hiện theo các hướng dẫn của nhà sản xuất một cách cẩn thận khi nâng cấp BIOS vì nếu có điều gì đó xảy ra với bo mạch chủ rất có thể bạn cần phải thay thế bằng một cái mới. Thứ quan trọng nhất để tránh xảy ra điều đó là không tắt hệ thống trong suốt quá trình nâng cấp. Kiểm tra máy tính trước khi cài đặt Lúc này chúng ta đã thực hiện tất cả các thiết lập trong BIOS và đây là lúc cần phải kiểm tra lại máy tính để bảo đảm mọi thứ mình thực hiện là đúng. Thứ cuối cùng mà bạn phải thực hiện nữa là cài đặt Windows và sử dụng nó trong khoảng một tuần để tìm ra các vấn đề nào khác hay không. Có một số tùy chọn cho việc kiểm tra ở đây. Chúng tôi sử dụng một Ubuntu live cd để kiểm tra cho máy tính của mình trước, vì ở đây bạn có thể khởi động và test các hoạt động thông thường của máy tính: 32
  33. Cho ví dụ, chỉ cần vài phút sau khi lắp ráp máy tính và thiết lập BIOS, bạn có thể online: Tuy chỉ có điều với việc sử dụng live cd là bạn sẽ không test được ổ đĩa cứng nhưng nó vẫn đáng giá cho công việc test thử và tạo những cảm nhận đầu tiên về chiếc máy tính mới của mình. Ultimate Boot CD Cũng có một số các CD khởi động mà bạn có thể download, trong CD này sẽ chứa các công cụ test. Nếu bạn có một nguồn nào đó hay, hãy cho chúng tôi và các bạn khác cùng biết còn trong trường hợp này chúng tôi sử dụng Ultimate Boot CD gồm có rất nhiều công cụ kiểm tra các bạn có thể sử dụng. Khi đã khởi động từ đĩa CD, bạn sẽ được nhắc nhở bằng một mennu của các công cụ. 33
  34. Nếu quan sát vào phần Mainboard Tools, bạn sẽ thấy phần Memory Tests, ở đây bạn có thể chọn một số bài test cho bộ nhớ. Chúng tôi khuyên các bạn tối thiểu cũng phải chạy kiểm tra bộ nhớ vì các vấn đề về RAM có thể rất khó để chuẩn đoán sau này và có thể gây ra các bất cứ điều gì từ các file bị lỗi dẫn đến hệ thống bị đổ vỡ. Cách tốt nhất là bạn cần biết các vấn đề để giải quyết ngay từ lúc này để tránh tốn thời gian vào việc khắc phục các vấn đề có liên quan đến bộ nhớ sau này. 34
  35. Bạn cũng có thể test CPU và ổ đĩa cứng, mặc dù các công cụ test ổ đĩa cứng làm việc với các ổ SATA chưa nhiều nhưng vẫn có các tùy chọn để tìm kiếm nếu bạn muốn. Cách kiểm tra tốt nhất Cài đặt Windows vào máy tính chính là cách kiểm tra tốt nhất cho hệ thống của bạn làm việc như thế nào, đó cũng là bước thực hiện mà chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn trong phần sau của loạt bài này. Mong các bạn hãy theo dõi đón đọc tiếp! Phần 4: Cài đặt Windows và load driver Trong phần 4 của loạt bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về cách cài đặt hệ điều hành cho máy tính của mình. Mục đích của phần này sẽ giới thiệu về cách cài đặt cụ thể hệ điều hành Windows Vista, tuy nhiên chúng tôi cũng giới thiệu một cách vắn tắt về việc cài đặt hệ điều hành Windows XP. Những điều cần biết trước khi cài đặt Trước khi cài đặt bạn cần dừng lại và đọc một vài mục: o Nếu sẽ cài đặt song sonh hai hệ điều hành Windows XP và Windows Vista, bạn cần phải cài đặt XP trước, sau đó cài đặt Vista. o Trong kịch bản khởi động song song, bạn cần phải bảo đảm rằng có đủ không gian trống của ổ đĩa cho hệ điều hành. Không thử nghiệm với phân vùng nhỏ cho một hệ điều hành mà nên mua một ổ đĩa cứng lớn vì giá thành của chúng cũng không cao. o Windows XP không có các driver đi kèm chính vì vậy các bạn cần phải tạo một cd cài đặt hoặc thiết lập SATA thành chế độ IDE trong BIOS. o Nếu muốn sử dụng Linux thay vì Windows, bạn nên tìm hiểu thêm các thông tin hỗ trợ trên các forrum về Ubuntu. Cài đặt Windows Vista 35
  36. Chúng tôi sẽ không giới thiệu từng bước cụ thể trong việc cài đặt Windows mà sẽ chỉ giới thiệu nhấn mạnh vào các phần quan trọng trong quá trình cài đặt có những khác biệt lớn. Với hầu hết các phần, việc cài đặt Vista là một nhiệm vụ đơn giản vào dễ dàng. Cho đĩa cài đặt vào ổ đĩa, sau đó khởi động máy tính Bạn có thể hoặc không thể thấy màn hình tiếp theo, phụ thuộc vào đĩa cài đặt của bạn. Nếu bạn thấy màn hình tiếp theo xuất hiện, hãy bảo đảm rằng bạn chọn đúng phiên bản Windows mà mình đã mua, nếu chọn sai phiên bản thì có nghĩa bạn cần phải cài đặt lại. 36
  37. Bạn sẽ được nhắc nhở chọn cài đặt nâng cấp Upgrade hay cài đặt tùy thích Custom. Nếu chọn phiên bản Upgrade, bạn cần phải có một phiên bản Windows đã được cài đặt từ trước. Đĩa cài đặt của chúng tôi chỉ cho phép một cài đặt hoàn toàn mới, chính vì vậy, không có nhiều sự lựa chọn ở đây. 37
  38. Lúc này bạn sẽ gặp phải một màn hình phải nói là quan trọng nhất nơi bạn muốn cài đặt Windows là chỗ nào? Nếu bạn đã cài đặt Windows XP từ trước, khi đó bạn cần phải tạo một partition mới trong phần không gian trống của ổ đĩa để dành chỗ cho Vista. Bạn sẽ được thực hiện với các tùy chọn cài đặt ở đây, xem trong màn hình cài đặt Máy tính của bạn sẽ khởi động lại và bạn phải phải lần lượt đi qua một vài màn hình để tạo tài khoản người dùng, các bước này không có chút khó khăn gì. Phần thú vụ nhất sẽ đến ở phía sau, khi chúng ta cần phải nâng cấp các driver và thực hiện các điều chỉnh của mình. 38
  39. Cài đặt Windows XP Nếu cài đặt XP trong một kịch bản khởi động song song, bạn phải cài đặt XP trước để không phải xử lý với các vấn đề Vista boot loader bị xóa nếu cài XP sau. Chúng tôi sẽ không giới thiệu toàn bộ cài đặt này mà chỉ đi vào những điểm nhấn. Đây là những gì bạn cần phải biết: o Windows XP không có các driver SATA đi kèm o Bạn cần phải tạo một CD hoặc thiết lập SATA thành chế độ IDE trong BIOS o Rất có thể card đồ họa hoặc card mạng sẽ không làm việc cho tới khi bạn load các driver. Khi bắt gặp màn hình nơi bạn có thể chọn partition, khi đó bạn sẽ có một số tùy chọn. Nếu bạn chỉ muốn cài đặt Windows XP thì bạn có thể nhất phím Enter. Còn nếu bạn muốn thực hiện một khởi động song song thì bạn cần sử dụng “C” để tạo một partition mới. Lưu ý: Nếu gặp phải thông báo "Setup did not find any hard disk drives", bạn cần phải tạo một đĩa CD cài đặt Chọn kích thước cho partition và nên để lại nhiều không gian trống cho cả hai Vista và XP. Không có điều gì khiến bạn phải bực mình khi hơn việc phải chạy trên phần không gian không đủ của mỗi một trong các partition trong khởi động song song. 39
  40. Bạn có thể tạo một partition thứ hai ở đây nếu muốn hoặc chỉ cài đặt phân vùng C: mới. Phần còn lại của cài đặt có thể phức tạp hoặc kém phức tạp hơn, vì XP là một hệ điều hành đã được phát hành từ lâu và chúng tôi cũng chắc chắn rằng bạn đã thân thiện với chúng, tuy nhiên đây là các bước tiếp theo của bạn: o Cài đặt driver cho card mạng (thường từ đĩa CD của bo mạch chủ) o Cài đặt driver cho card đồ họa 40
  41. o Cài đặt các driver còn lại (bo mạch chủ, card âm thanh, ) o Sử dụng Windows Update để vá các bản vá lỗi cho hệ thống. Sau khi Vista được cài đặt: Hãy nâng cấp! Lúc này bạn đã cài đặt thành công hệ điều hành Vista, thứ đầy tiên mà bạn cần thực hiện lúc này là sử dụng Windows Update để download về các bản vá cho hệ điều hành của mình. Quá trình này sẽ diễn ra khá lâu. Thứ làm bực mình nhất ở đây là rằng bạn cần phải chạy Windows Update nhiều lần để lấy về các bản vá. (Đôi khi nó sẽ trả về không bản vá nào nhưng nếu kiểm tra lại chúng lại xuất hiện). Các bạn nên nâng cấp hệ thống qua phiên bản SP1 trước khi thực hiện bất cứ công việc gì. Tuy nó có rất nhiều nâng cấp và nhiều lần khởi động lại nhưng đó là các công việc đáng để làm nhằm tránh các lỗi sau này cho hệ điều hành của bạn. Lưu ý: Nếu bạn không có kết nối Internet ở đây, khi đó cần phải cài đặt driver cho card mạng từ đĩa cài của bo mạch chủ. Nâng cấp driver Một hệ thống làm việc tốt hoàn toàn phụ thuộc vào các driver, đó chính là các phần mềm cho phép bạn giao tiếp với phần cứng những gì muốn thực hiện. Nếu driver mà bạn đang sử dụng có lỗi nào đó, giả sử xảy ra điều tồi tệ đó. Đó chính là tạo sao lại quan trọng đến vậy trong việc nâng cấp driver. Bạn sẽ có được hiệu suất tốt nhất cho card video của mình bằng cách sử dụng các driver 41
  42. được cung cấp bởi nhà máy sản xuất thay cho các driver đi kèm trong Vista. Những gì bạn cần phải biết: o CD đi kèm với bo mạch chủ thường chỉ có các phiên bản driver cũ. Nếu bạn có thể download trên mạng các driver Vista đính kèm thì hãy để CD đó sang bên cạnh. o Bạn cần phải download về các phiên bản mới nhất từ site của nhà sản xuất ít nhất cũng là cho chipset của bo mạch chủ, video card, sound card và network card. Thậm chí download tất cả chúng. Thứ đầu tiên bạn có thể thực hiện là mở Device Manager thông qua menu start, tìm kiếm bất cứ mục nào có dấu hỏi chấm hoặc dấu chấm than bên cạnh chúng. Bạn sẽ thấy trong màn hình bên dưới có một "Other devices" hiển thị "Unknown device" trong đó, đây là do bạn chưa load các driver của chipset. Nếu quan sát kỹ hơn, bạn sẽ thấy được rằng driver của card video là phiên bản mặc định của Microsoft, phiên bản này sẽ làm chậm đáng kể so với phiên bản mới nhất của nhà sản xuất. 42
  43. Đây là một số liên kết download mà chúng tôi cung cấp cho các bạn, tuy nhiên phụ thuộc vào hệ thống của bạn là gì mà bạn cần thực hiện một số nghiên cứu của riêng mình. Cho ví dụ, nếu bo mạch chủ có card âm thanh tích hợp, bạn chỉ cần vào site của nhà sản xuất để download về driver mới nhất của nó. Motherboard Chipset Driver o NVIDIA o Intel Graphics Driver o NVIDIA o ATI o Intel Thông thường, các driver cho chipset thường có một bộ cài đặt riêng để quản lý tất cả, không cần phải thực hiện việc kích phải và nâng cấp trong Device Manager. Driver cho card đồ họa thường làm việc rất rống nhau, bạn chỉ cần chạy wizard cài đặt và thực hiện cài đặt driver của nó. 43
  44. Khi đã cài đặt được các driver khác, bạn có thể mở Device Manager và xem tất cả các thiết bị đã được cài đặt driver một cách đúng chưa Không có dấu chấm than hoặc unknown devices, bạn sẽ thấy driver NVIDIA của chúng tôi được cập nhật thành công. Bạn có thể thẩm định phiên bản đã cài đặt cho một thành phần nào đó bằng cách vào tab properties \ Drivers. 44
  45. Lưu ý: Chúng tôi đã gặp phải rất nhiều vấn đề với NVIDIA card trong phiên bản 64-bit Vista, chính vì vậy chúng tôi đã chuyển sang 8800 GS trong khi xây dựng máy tính. Nếu kích vào nút Update Driver, bạn có thể cho phép Windows tìm kiếm các driver nâng cấp (mặc dù điều này xảy ra với Windows Update) 45
  46. Hoặc bạn có thể chọn driver một cách thủ công bằng cách kích vào "Browse my computer for driver software". Trên màn hình này, bạn có thể chọn một location, chẳng hạn như một thư mục nào đó mà bạn đã bung một vài driver vào hoặc bạn có thể chọn từ một danh sách các driver đã cài đặt. 46
  47. Trên màn hình này, bạn có thể chọn phiên bản nếu có nhiều driver được cài đặt (hoặc có thể sử dụng nút Roll Back Driver thấy trên màn hình chi tiết của driver). 47
  48. Với hầu hết các phần, bạn đều có thể cài đặt một cách đơn giản các driver mới nhất và Vista sẽ có không vấn đề gì trong việc phát hiện và sử dụng thiết bị. Nếu có vấn đề nào đó xảy ra, bạn hãy thử nâng cấp hoặc rolling back. Sử dụng các công cụ kiểm tra và Burn-In Lúc này, chúng ta đã load tất cả các driver, đây là lúc chúng ta test thử máy tính của mình nhằm để bảo đảm rằng mọi thứ đang thực hiện đúng. Mở Control Panel và điều hướng đến System, sau đó "Check your computer's Windows Experience Index base score". Ở đây, bạn chỉ cần kích vào "Check your computer's Windows Experience Index base score". 48
  49. Khi đó bạn sẽ thấy phần cứng mới được phát hiện, chính vì vậy bạn cần kích vào nút Refresh Now, nút này sẽ ngay lập tức bắt đầu quá trình chạy test (bạn nên đóng các ứng dụng khác trước khi thực hiện kiểm tra này). Nếu có vấn đề gì đó xảy ra trong quá trình test thì chứng tỏ có vấn đề gì đó đã xảy ra đối với driver của bạn hoặc phần cứng. Còn nếu tất cả đều được thực hiện thành công, bạn sẽ thấy một điểm số mới. 49
  50. Lưu ý: Bạn sẽ thấy điểm số bộ nhớ của chúng tôi tăng đôi chút điều này là vì khi chạy test đầu tiên, chúng tôi đã cài đặt bộ nhớ trong chế độ kênh đơn vì chúng tôi muốnn có hai thành phần nữa. Bảo đảm các bạn phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi cài đặt bộ nhớ. Tiếp đến, chúng ta chuyển sang một cố công cụ điểm chuẩn tốt hơn có rất nhiều công cụ điểm chuẩn ở đây, một trong số đó chính là các Futuremark test với các hai tiện ích của chúng. o 3DMark06 o PCMark05 Khi ban download các tiện ích này, bạn sẽ được nhắc nhở một vài lần để mua nó, nếu trả tiền, phần mềm sẽ cho phép bạn có thêm nhiều test bổ sung. Nếu bạn chỉ muốn chạy một điểm chuẩn thông thường và miễn phí, cần phải đợi một vài giây để nút Continue được kích hoạt. 50
  51. Ở đây, bạn có thể chạy các ngưỡng và thấy được hệ thống của mình làm việc như thế nào. 51
  52. Tuy nhiên phiên bản miễn phí không cho phép bạn thực hiện nhiều chức năng, trong trường hợp của chúng tôi, nó không cho phép có được khả năng so sánh vì máy tính chúng được so sánh với lại là một máy quad core được overclock lên 5GHz: Điểm thực sự cho việc chạy các test này là phải bảo đảm rằng hệ thống của bạn có thể quản lý được tải trọng của nó. Trong trường hợp của chúng tôi, máy tính chúng tôi bị khóa trong suốt quá trình chạy ban đầu vì card video cũ xuất hiện một số vấn đề nghiêm trọng, chính vì vậy chúng tôi quyết định thay thế card video đó bằng một card khác và đã thành công trong việc test thử. Chạy CPU Stress Test để kiểm tra nhiệt độ Nếu bạn đã thực hiện PCMark test, hệ thống của bạn sẽ không bị nghi ngờ đang chạy hoàn hảo. Test này chỉ để bảo đảm rằng bộ vi xử lý của bạn sẽ không bị quá nhiệt nếu bạn hoạt động tối đa nó trong một thời gian dài. Tuy nhiên còn có một số công cụ khác mà các bạn có thể sử dụng để kiểm tra CPU, tuy nhiên công cụ đơn giản nhất có tên gọi là Max CPU by Kenny Kerr. Tất cả những gì bạn cần phải thực hiện ở đây là chuyển con trượt đến số CPU mà bạn muốn tối đa. Nếu bạn mở Task Manager và Core Temp tại thời điểm này, bạn sẽ thấy tất cả CPU đang chạy ở 100% và các lõi chỉ chạy ở khoảng 550c hoặc thấp hơn. 52
  53. Nếu nhiệt độ của bạn nằm ngoài dải này, khi đó bạn cần phải biết rằng có thể mình không cài đặt bộ làm mát CPU đúng cách hoặc cần phải thay đổi một bộ làm mát khác. Trạng thái cuối cùng Ở đây, bạn cần phải có được một hệ thống làm việc hoàn chỉnh và cần phải load tất cả phần mềm trên máy. Không quên load phần mềm anti-virus và anti-spyware trước khi bắt đầu download các ứng dụng ngẫu nhiên. Từ bối cnahr của việc xây dựng máy tính, chúng tôi đã giới thiệu xong, tuy nhiên chúng tôi sẽ bổ sung thêm vào loạt bài này một phần nữa về các điều chỉnh cấu hình ưa thích 53
  54. mà chúng tôi đã sử dụng với nhiều máy của mình. Phần 5: Thực hiện một số điều chỉnh cho phù hợp Cho đến phần này, chúng ta đã hoàn thành việc cài đặt hệ điều hành vào máy tính mới của mình. Tuy nhiên còn một số bước điều chỉnh nữa mà chúng tôi sẽ giành phần cuối cùng này để giới thiệu cho các bạn nhằm bảo đảm cho hệ thống của bạn hoạt động một cách chắc chắn hơn. Lưu ý rằng không có một cấu hình nào phù hợp với tất cả mọi người mà đây chỉ là những nguyên tắc chung nhất cho các bạn. Vá lỗi và bảo vệ kịp thời máy tính của bạn Nếu bạn đã từng gặp phải trường hợp máy tính bị tiêm nhiễm spyware hay virus, chắc hẳn hạn sẽ biết được việc phòng chống ngay từ ban đầu cũng như bảo vệ là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Ở đây có một số vấn đề chúng tôi muốn giới thiệu để các bạn thực hiện nhằm ngăn chặn những kẻ tấn công có thể xâm nhập vào máy tính của bạn, bảo vệ dữ liệu của bạn được an toàn: o Luôn luôn sử dụng tường lửa – Bạn không cần phải mua bất cứ một phần mềm tường lửa hấp dẫn nào trừ khi thực sự muốn nó, vì tường lửa được đính kèm với hệ điều hành Windows cũng hoạt động khá hiệu quả miễn là bạn phải kích hoạt nó. o Cập nhật các bản vá một cách kịp thời – Chúng tôi khuyên các bạn hãy thiết lập Windows Update ở chế độ tự động cập nhật, chính vì vậy bạn sẽ không cần phải suy nghĩ về liệu các bản vá lỗi mới nhất đã được cài đặt trên máy tính của mình hay chưa. o Cập nhật kịp thời các phần mềm Anti-Virus / Anti-Spyware – Cần cập nhật một cách kịp thời các phiên bản mới nhất và các phát hành của các phần mềm chống virus và Spyware. Nếu đang sử dụng một phiên bản dùng thử nào đó và phiên bản dùng thử của bạn đã hết hạn, trong trường hợp này bạn sẽ không được an toàn. Chính vì vậy bạn có thể cân nhắc tới việc dùng phần mềm miễn phí AVG Free và kích hoạt chế độ tự động nâng cấp. Windows Vista gồm có thành phần Windows Security Center, đây là thành phần sẽ mách bảo bạn về trạng thái bảo vệ của bạn hiện như thế nào. Bạn sẽ thấy một thông báo trong màn hình bên dưới mà thể hiện thông tin rằng Windows đã phát hiện thấy chương trình Anti-Virus của bạn bị tắt. 54
  55. Một thiết lập nhanh chóng trong AVG panel, lúc này mọi thứ được kích hoạt, khi đó bạn sẽ thấy thành phần Update Manager ở trạng thái tích cực và sẽ nhận được các bản cập nhật mới nhất. Chúng tôi không hề xác nhận một cách nhất thiết về phần mềm Anti-Virus AVG nhưng quả thực nó là một sản phẩm khá tốt để bảo vệ sự an toàn cho máy tính của bạn và một điểm mạnh nữa là bạn được miễn phí hoàn toàn với phần mềm này. 55
  56. Download AVG Anti-Virus Free Edition Giữ máy tính của bạn được sạch sẽ Một vấn đề khác ngoài vấn đề bị tiêm nhiễm bởi spyware, nguyên nhân lớn nhất làm chậm hệ thống của bạn là các hệ thống file tạp và sự lộn xộn của các file trên ổ đĩa của bạn. Bạn có một số cách để khắc phục tình trạng này, nhưng tối thiểu bạn cũng cần phải bảo đảm chạy tiện ích Disk Cleanup theo một định kỳ nào đó: Mặc dù vậy nếu muốn một giải pháp mạnh hơn nữa bạn có thể chạy tiện ích Ccleaner một hoặc hai tuần một lần, nó sẽ xóa các file tạm thời từ không chỉ các ứng dụng Windows mà còn cả các ứng dụng khác như Firefox và nhiều nguồn gây ra các file tạp lộn xộn khác. 56
  57. Lưu ý quan trọng: Ccleaner xuất hiện trong Yahoo! toolbar, chính vì vậy bạn cần phải bảo đảm rằng mình không hủy chọn nó trong quá trình cài đặt. 57
  58. Download CCleaner từ ccleaner.com Dồn ổ đĩa cứng của bạn một cách định kỳ Theo thời gian, ổ đĩa cứng của bạn sẽ đầy các file và các phân vùng trống. Điều này là vì các ứng dụng tạo nhiều file tạm thời sau đó lại xóa bỏ chúng và để lại các phần không gian trống nhỏ ở những nơi như vậy. Khi các file mới được ghi vào, chúng sẽ được phân vào các phân vùng nhỏ hơn để lấp đầy các phân vùng chống này điều đó ảnh hướng đến việc tổ chức dữ liệu trên ổ đĩa cứng. Đây chính là lý do tại sao bạn nên dồn ổ đĩa cứng của mình, nhằm mục đích tổ chức lại các file để chúng nằm trên một địa điểm của riêng mình. Ở Windows Vista, hệ điều hành này đã có tính năng tự động dồn ổ đĩa cho hệ điều hành của bạn và bạn sẽ không cần thiết phải quan tâm đến vấn đề này. Lưu ý: Có khá nhiều công cụ dồn ổ đĩa của các hãng phần mềm khác thực hiện khá tốt cho việc dồn ổ này, tuy nhiên bạn cần phải trả tiền để mua quyền sử dụng chúng. Backup máy tính của bạn Backup dữ liệu là một công việc rất quan trọn đối với bất cứ người dùng nào. Chí ít ở đây các bạn cũng phải thực hiện được việc backup bằng công cụ có sẵn với hệ điều hành Windows Vista để backup các file của mình vào một ổ cứng ngoài, bảo đảm thiết lập backup chạy theo một lịch trình nào đó. 58
  59. Nếu bạn sở hữu phiên bản Vista Ultimate, thì bạn có thể truy cập vào tính năng "Complete PC Backup" để tạo một image cho ổ đĩa cứng của mình. Nếu sử dụng phiên bản Home, bạn cần phải sử dụng đến các ứng dụng DriveImage miễn phí của các hãng phần mềm khác. Bạn cũng có thể sử dụng cách thức backup trực tuyến Mozy với dung lượng cỡ khoảng 2GB để lưu giữ tất cả các dữ liệu quan trọng của mình. Đây là 2GB với sử dụng miễn phí, còn nếu dung lượng đó không đủ với bạn thì các bạn có thể xem xét đến việc trả tiền cho hãng phần mềm để có được dung lượng không hạn chế cho việc backup dữ liệu của mình. Tùy chỉnh giao diện của hệ điều hành Cho đến đây bạn đã gần như an toàn với hệ điều hành của mình để có thể thao tác làm việc, tuy vậy đây chính là thời điểm bạn có thể tân trang về giao diện một chút cho hệ điều hành mới của mình. Hầu hết mọi thứ trong Windows đều có thể được tùy chỉnh nếu bạn không ngại để tốn một chút thời gian với nó. Tuy nhiên phần tùy chỉnh này có rất 59
  60. nhiều nội dung và chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn ở các loạt bài riêng rẽ trong từng phần một sau này. Còn loạt bài này xin dừng lại ở đây nhằm giới thiệu cho các bạn những kiến thức cơ bản nhât trong việc thiết lập một máy tính cho riêng mình. Cuối cùng chúng tôi chúng các bạn thực hiện thành công với phần việc của mình! 60