Tài liệu Lịch sử kiến trúc phương Tây
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Lịch sử kiến trúc phương Tây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tai_lieu_lich_su_kien_truc_phuong_tay.pdf
Nội dung text: Tài liệu Lịch sử kiến trúc phương Tây
- Lịch sử kiến trúc phương Tây
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Lịch sử kiến trúc phương Tây Bài 1 : KIẾN TRÚC AI CẬP CỔ ĐẠI Chương I : CÁC ẢNH HƯỞNG TỰ NHIÊN & XÃ HỘI 1. Địa lý: - Đầu mối giao thông quan trọng giữa Châu Á, Âu và Phi. - Tập trung ở dải phù sa hẹp ven 2 bờ sông Nile. Đất đai màu mỡ → tập trung dân cư đông. Toán học, thiên văn học ↑ (đo đạc ruộng sau mùa lũ lụt) → XD chính xác. 2. Khí hậu: nóng khô → không cần nhiều cửa sổ (mảng tường lớn trang trí), không cần mái dốc để thoát nước nhanh, kiến trúc tồn tại gần như vĩnh cửu. 3. Vật liệu xây dựng: - Nhiều đá: đá vôi trắng (ốp mặt KTT), sa thạch (mềm, đễ đục, làm lõi KTT), đá hoa cương đỏ để trang trí, đá đen, thạch anh. - Gỗ ít → ít dùng trong kiến trúc, làm hòm ướp xác. - Bùn trộn lau sậy → làm mái bằng, vách, tường → tạo gờ Ai Cập (gorge l’Egypte) 4. Xã hội: - Chiếm hữu nô lệ, pharaon ngự trị tuyệt đối nhờ đồng nhất thần qyền và vương quyền. (pharaon đồng nhất với thần linh). Kiến trúc thô nặng, bí hiểm (khó gặp pharaon). Khắc phục thiên nhiên → cúng bái → XD nhiều đền thờ. - Giai cấp : pharaon → tăng lữ → thư lại (ghi chép trên giấy papyrus), quan lại, quý tộc → nông dân công xã (do phải hợp sức làm nông nghiệp), thợ thủ công → nô lệ.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - 5. Tôn giáo: - Đa thần giáo: Ammon (Thần mặt trời), Osiris (Thần chết), Seth (Thần ác), Serapis Thần bò), Hathor (Thần tình yêu). - Người Ai Cập tin vào sự tồn tại vĩnh viễn của kiếp sau, coi kiếp sống hiện tại chỉ là tạm thời. Ướp xác để sau này linh hồn K’a tái nhập vào → sống ở kiếp sau → Xây lăng mộ bề vững lâu dài để bảo quản thân xác. 6. Kinh tế: - Nông nghiệp ↑ → thiên văn và toán học ↑. - Các nghề thủ công phục vụ pharaon và tăng lữ, quan lại ↑. 7. Lịch sử các thời kỳ kiến trúc: + Thời kỳ Cổ Vương quốc (3000-2000 TrCN): thủ đô Memphis, xuất hiện và phát triển loại hình mastaba và kim tự tháp. + Thời kỳ Trung Vương quốc (2000-1600 TrCN): thủ đô Thebes, lăng mộ nhỏ hơn thời Cổ Vương quốc, kết hợp mastaba và KTT, xuất hiện kiến trúc Pylon (tháp môn). + Thời kỳ Tân Vương quốc (1600-1100 TCN): bắt đầu suy tàn, thủ đô Thebes, kiến trúc chuyển thành địa mộ (hypogee) hay semi-hypogee. + Thời kỳ bị đô hộ (660 TCN-30 SCN): bị Hy Lạp rồi La Mã thống trị. Sau thời kỳ này, Ai Cập chuyển thành một tỉnh của La Mã. Chương II : ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC 1. Cấu tạo: + Kết cấu tường dầm hay cột dầm chịu lực. Cột rất lớn và khoảng cách giữa các cột nhỏ → gây cảm giác áp chế nặng nề, thần bí.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - + Móng cạn → nhà lớn mà không cao. + Tường xây đá hoặc gạch. Xây không trùng mạch. + Mái lau sậy trộn bùn hoặc lợp dale đá. Xây vòm nôi → hành lang hẹp chạy dài. 2. Nghệ thuật kiến trúc: + Công trình có quy mô lớn, kích thước đồ sộ, cách bố trí tôn nghiêm chặt chẽ, thần bí, nặng nề, có tính áp chế con người. + Phong cách kiến trúc liên tục thống nhất qua các thời kỳ thể hiện trong bố cục, điêu khắc trang trí (do tự phát triển, không chịu nước khác thống trị) + Thể thức hóa: - Gờ mái : gờ cong Ai Cập (gorge l’Egypte). - Thức cột: thức bông sen (lotuforme), thức papyrus, thức hình chuông (campaniforme), thức cây chà là (palmiforme), thức hathorique (4 mặt hình nữ thần tình yêu), thức hỗn hợp (composite) + Trang trí có tính quy ước (hội họa và điêu khắc) Chương III : LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU 1. Kiến trúc lăng mộ: có 3 loại là mastaba, pyramid và hypogee. + Mastaba: XD hướng B-N, chia 2 đường tách biệt người sống-người chết. Là tiền thân của KTT. Có 4 thời kỳ phát triển : - Thời kỳ 1: bắt chước ngôi nhà giả, có nhiều ô phòng, ô giữa để xác ướp, các ô còn lại để đồ cúng tế. Khối nhà hình chữ nhật, chìm sâu xuống dưới đất, lợp mái gỗ. Tường gạh dày xây có gân. Công trình tiêu biểu là Mastaba của Aha- Sakkara.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - - Thời kỳ 2: có cầu thang từ hướng Bắc sâu xuống phòng để xác. Vách không còn gân vạch, không còn bắc chước ngôi nhà giả, tường ngoài nghiêng 750. Công trình tiêu biểu là Mastaba tại Beit Khallaf. - Thời kỳ 3: thêm đền cúng tế. Hầm mộ sâu hơn. Làm bằng đá vôi. Tiêu biểu là Mastaba tại Gizeh. - Thời kỳ 4: Đền thờ được trang trí chau chuốt hơn, hình thành 1 sảnh nhiều cột. Có phòng đặt tượng người chết được xây kín chỉ chừa 1 của sổ tròn nhìn thẳng vào tượng làm tăng không khí linh thiêng. Tiêu biểu là Mastaba tại Sakkara. + Kim tự tháp (Pyramid) – Các kim tự tháp tiêu biểu - Hiện Ai Cập còn khoảng 100 KTT. Gồm các kiểu KKT có bậc → KTT có 2 dốc → KTT có 1 dốc. Tượng trưng cho chùm tia sáng từ trời xuống. Người sáng tạo ra KTT là tể tướng Imhotep. - Các thành phần của KTT là: 1. Đền đón tiếp (từ bờ sông), 2. Đường dẫn từ đền đón tiếp tới KTT, 3. Tường bao quanh toàn khu, 4. Đền cúng tế, 5. Đền tang nghi 6. KTT (có phòng đặt mộ nằm trong lõi hay phía dưới KTT). - Phương pháp thi công hiện vẫn chưa biết chính xác. KTT tiêu biểu: - KTT Zoser tại Sakkara (2778 TCN) có 6 bậc, đáy hình CN 105m x 123m. Bọc đá vôi trắng, do Imhotep thiết kế. Có tường cao 9m bao quanh toàn khu rộng 545m x 278m. Là công trình đá lớn đầu tiên của thế giới. - KTT tại Medum của vua Huni: ban đầu 7 bậc, sau sửa thành 8 bậc rồi lại lát phẳng. Cạnh 146m, cao 90m, dốc 510. - KTT của Seneferu tại Dashur: Mặt nghiêng có 2 dốc, cạnh 188m, cao 97m.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - - Quần thể KTT tại Gizeh (2680-2565 TCN) là cụm KTT lớn và thú vị nhất. Gồm 3 KTT lớn, 8 KTT nhỏ và 400 Mastaba. Gồm : • KTT Khuphu (Cheops) cao 146 m, cạnh đáy 230 m, mặt nghiêng 500 52’. • KTT Khaphra (Khephren) cao 143 m, cạnh đáy 215m, dốc 520 20. • KTT Menkaura (Mykerinos) cao 66m, cạnh đáy 108m, dốc 510. • Nhân sư Sphinx. - KTT của pharaon Mentuhotep III (2095 TCN) là đền tang nghi kết hợp hang mộ sâu trong núi. Có hành lang cột bao bọc xung quanh đền. + Địa mộ (Hypogeé) phát triển từ thời Trung và Tân Vương quốc. Xây tại Thung lũng các vì vua và Thung lũng các hoàng hậu gần Thebes. Cửa hang mộ là mặt đứng đá dùng cột Tiền Doric. Mộ có dạng hang sâu, từ 100m-230m. 2. Kiến trúc tôn giáo: đền thờ, xây dọc sông hoặc đục trong núi. + Đền thờ 1 vị thần: tiêu biểu là quần thể tại Karnak gồm đền thờ thần Ammon, thần Mon, thần Khons. MB hình chữ nhật theo 4 hướng Đ-T-N-B. Lối vào có tượng nhân sư hai bên, cổng có hai pylon. Đền không cao mà kéo dài, cột to nhưng sát nhau tạo nên sảnh nhiều cột. Ở giữa cao lên, hai bên thấp. Không có cửa sổ, tách biệt với bên ngoài. Đền hang của Ramesses II được đục vào trong núi. + Đền thờ Mặt trời + Đền tang nghi: theo dây chuyền sau: Đưa tang từ sông Nile → Đền tiếp nhận ướp xác → Đưa xác theo một đường dài lợp vòm nôi → Đền tang nghi → Kim tự tháp 3. Kiến trúc cung điện:
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - + Cung tiếp tân: nơi ở của vua và hoàng gia. + Hành cung: xây ngoài tp để vua nghỉ khi đi săn hay đi chơi. + Cung miếu : để vua nghỉ tạm khi trông coi xây KTT. 4. Kiến trúc nhà ở + Nhà ở thị dân + Nhà ở kiểu doanh trại cho dân xây dựng KTT ở. 5. Kiến trúc cột kỷ niệm Obelisk (Timbi)
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Bài 2 : KIẾN TRÚC LƯỠNG HÀ – BA TƯ CỔ ĐẠI Chương I : CÁC ẢNH HƯỞNG TỰ NHIÊN & XÃ HỘI 1. Địa lý 2. Khí hậu 3. Vật liệu xây dựng 4. Chế độ xã hội, giai cấp 5. Lịch sử các thời kỳ kiến trúc Chương II : ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC 1. Cấu tạo 2. Nghệ thuật kiến trúc Chương III : LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU 1. Cung điện 2. Thành trì 3. Kiến trúc tôn giáo KIẾN TRÚC LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI KIẾN TRÚC BA TƯ CỔ ĐẠI
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - (Iraq ngày nay) (Iran ngày nay) Chương I : CÁC ẢNH HƯỞNG TỰ NHIÊN & XÃ HỘI 1. Địa lý : 1. Địa lý : - Vùng Mesopotamia (Iraq) nằm giữa 2 - Ngày nay là nước Iran. Nằm kế bên và sông Tigris và Euphrates. cách với Mesopotamia bởi dãy núi thấp Zargos. - Địa hình ít núi non hiểm trở, không có chướng ngại tự nhiên → chiến tranh liên -Là vùng cao nguyên cằn cỗi. miên → kiến trúc luôn thay đổi 2. Khí hậu : 2. Khí hậu : - Phương Nam rất nóng vào mùa hè. -Nóng khô → kiến trúc phải chống được Phương Bắc mùa đông rất lạnh. nóng. - Ít mưa, hạn hán. Nhờ làm nhiều công trình thủy lợi nên ít thiệt hại → hệ thống kênh nhân tạo phát triển. 3. Vật liệu xây dựng : 3. Vật liệu xây dựng : - Vùng đồng bằng cho đất sét xây dựng. Từ - Có nhiều đất sét nên nhiều gạch, gạch đó có gạch sống, gạch nung, gạch men sứ, nung. ngoài ra còn vách đất trộn rơm. - Ít rừng, ít gỗ đá nhưng xâm lược các nước - Vùng núi cho đá xây dựng ở xa CT. lân cận để đem về. - Vùng sông cho đá cuội xây dựng.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - - Rừng gỗ khá hiếm, phải nhập từ Liban. - Vật liệu kết dính : hồ vôi và bitum. 4. Chế độ xã hội, giai cấp : 4. Chế độ xã hội, giai cấp : - Cư dân LH có tài thiên văn, toán học, - Phong kiến quân phiệt cầm quyền rất hiếu không tin sâu sắc vào tôn giáo như Ai Cập. chiến. Thường xuyên xâm lược để cướp Phát triển thờ cúng do hạn hán nhiều. bóc. Bóc lột dân trong nước dã man để xây dựng cung điện xa hoa. - XH có các giai cấp : nông dân công xã, nô lệ, quý tộc quân phiệt, vua (tối cao, thay mặt thần linh để cai trị). - Đế quốc chỉ là liên minh quân sự của các bộ tộc. Khá phồn vinh. 5. Lịch sử các thời kỳ kiến trúc : 5. Lịch sử các thời kỳ kiến trúc : - Là nơi giao lưu nhiều tộc người: người Chia ra 2 thời kỳ: Hamite (tổ tiên người Ai Cập), người - Thời kỳ vương triều Achaemenian, tức Semite và người Sumer. vương triều Ba Tư thuần túy. - Gồm 4 thời kỳ chính: thời kỳ Babylon, - Thời kỳ bị Hy Lạp, Macedonia đô hộ. thời kỳ Đế quốc Assyria, thời kỳ Tân Babylon, thời kỳ Ba Tư. Có 3 nền văn minh: VM Assyria, VM Babylon cũ và mới, VM Ba Tư. Chương II : ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC 1. Cấu tạo : 1. Cấu tạo :
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - - Tường dày chịu lực và cách nhiệt. Xây - Tường dày xây gạch, ốp đá bên ngoài. (Đá tường gạch sống, ốp gạch nung bên ngoài. thường dành cho các thành phần quan trọng). - Nền yếu : dùng móng bè nhưng không đào sâu. CT lớn dùng tấm đan đá. Không dùng - Dùng nhiều cột, làm bằng đá. nhiều cột. - Mái bằng với hệ dầm gỗ, trên lát đất sét - Biết xây vòm nôi, bổ trụ. Kỹ thuật còn trộn cỏ. Mái vòm xây với KT cao hơn LH: kém. vòm nôi và vòm bán cầu đỡ bởi các vòm buồm trên MB vuông, vòm bán cầu có lỗ Vì thế, CT có không gian hẹp dài, không như tổ ong (vòm tổ ong). lớn. 2. Nghệ thuật kiến trúc : 2. Nghệ thuật kiến trúc : - Nổi bật là cung điện, đền đài (ziggurat). - Sử dụng nhiều cột tạo ra các phòng vuông Đền đài còn là nơi sinh hoạt CC. (Sảnh Trăm cột tại Persepolis). Cột mảnh, bước cột 5-6 d. Đầu cột chiếm 1/3 thân, - Các mảng tường lớn có các rãnh đứng tạo trang trí bằng tượng 2 đầu ngựa hoặc 2 đầu bóng đổ. Trang trí cả bên trong lẫn bên bò với các đai kim loại. ngoài. Bên ngoài ốp gạch nung, có khi sơn màu. Bên trong trang trí phù điêu có sơn - Trang trí phong phú, điêu khắcđẹp, màu màu và tượng tròn. Tượng tròn súc vật, nổi sắc rực rỡ. Đặc sắc nhất là sử dụng lan can tiếng là tượng sư tử đầu người 5 chân. Cửa đá có chạm nổi. sổ ít, đặt trên cao. Chương III : CÁC LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU 1. Cung điện: 1. Thời kỳ đầu : Vương triều Achaemenide -Cung và mộ phần của Cyrus Đại đế ở
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - -Xây gạch ốp đá. Parsagadae, phản ánh kiến trúc du mục của các bộ lạc thời kỳ đầu. (550 TrCN) Mộ có 6 -Phòng hẹp dài (kỹ thuật xây cuốn vòm ít bậc, hình dáng như 1 ngôi đền. ↑). -Thành Susa với Cung vua Darius I. Trang -Mái lợp gạch kg nung. trí xa hoa với vật liệu và nhân lực tập hợp từ nhiều nơi. -MB gồm các khối HCN, kết hợp các sân trong. -Mộ vua Darius đục trong đá. -Nền tôn cao tránh ẩm. 4 góc thành xoay -Thành Persepolis (518-486 TrCN) với cung theo 4 hướng Đ-T-N-B. điện của các vua Darius, Xerses và Artaxerses. : MB hcn 500x300m, cao 17 m. -Cung điện xây vắt qua thành để đối phó Tp chính: Điện triều kiến 83x83m, tường trong ngoài (cai trị hà khắc nên đễ nội loạn), dày 6m, có 36 cột, phòng Ngai vua tức Sảnh gồm 3 phần: phần triều kiến, phần cho vua Trăm cột 75mx75m, cột 12m. và phi tần, phần cho lính, phục vụ, kho tàng. 2. Thời kỳ Seleucia, Parthia và Sassanian : (chịu ảnh hưởng Hy-La) Tiêu biểu: - Điện Feruz-Abad tại phía Nam Persepolis. - Cung điện Sargon II (722-705 TrCN): 10 (250 SCN.) MB có 3 vòm bán cầu. ha (305x234m). Nền cao 14m, 300 phòng, 30 sân và 1 Ziggurat. MĐ chính đồ sộ, phân - Điện Sarvistan (Sassanian): phía trước có 3 vị đứng, đỉnh tường hình răng cưa. vòm nôi. Ở giữa là 1 vòm tổ ong đặt trên các vòm buồm nằm trên cột, MB hình vuông. - Cung Goudea tại Lagash (2340 TrCN): 50mx53m, - Điện Ctesiphon (TK IV S.CN): MĐ chính có 1 vòm nôi lớn. 2. Thành trì : mẫu mực cho thời Trung cổ ở Châu Âu (chiến tranh nhiều) - Thành Babylon (605-563 TrCN). Thịnh nhất vào thời Hammurabi và Nabuchodonosor. Trong thành có Vườn
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - treo Babylon nổi tiếng. Tháp Babel cũng tại thành Babylon. Các cửa thành trang trí lộng lẫy, ốp gạch lưu ly, khảm hình động thực vật. - Vườn treo Babylon (thuộc 7 kỳ quan thế giới cổ đại). MB 246x246m, cao 77m, có 5 bậc giật cấp, có hệ thống bơm nước trồng cây. - Thành Khorsabad. - Thành Sinjerli (TK III TrCN) MB hình oval, trên 1 đồi cao, có nhiều dãy tường ngăn thành các cụm phòng thủ. 3.Đền thờ : (Ziggurat) -Thời kỳ đầu là Ziggurat xây trên 1 bậc nền (3500-3000 TrCN) vách nền có sọc tạo bóng, tiêu biểu là Ziggurat Trắng ở Warka. -Cuối thiên niên kỷ thứ ba TrCN: Ziggurat có hai hay nhiều bậc, MB hình cn, cầu thang có 3 vế, 4 góc hướng về 4 hướng địa dư, vách có sọc nhưng bớt nghiêng (kỹ thuật xd ↑) -Thiên niên kỷ thứ 2 TrCN. Ziggurat có MB vuông, vách thẳng đứng, tỷ lệ các bậc cao hơn. -Thời Assyria, ziggurat có MB vuông 7 bậc chạy xoắn ốc.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - -Thời Tân Babylon, ziggurat có 7 bậc, trên đặc đền thờ. +Đặc biệt đền thờ hình oval: đền tại Khafaje (thiên niên kỷ thứ 3 TrCN.) MB oval có 3 bậc gồm sân trong, nơi ở tăng lữ, nơi làm việc, kho tàng
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Bài 3 : KIẾN TRÚC HY LẠP CỔ ĐẠI Chương I : CÁC ẢNH HƯỞNG TỰ NHIÊN & XÃ HỘI 1. Địa lý: -Nằm trên bờ ĐTH (giữa biển Adriatic và biển Aegea), gồm Hy Lạp, Nam bán đảo Balkan, Tiểu Á, một phần Italia, Pháp, TBN và Ai Cập. Trung tâm là Hy Lạp và đảo Crete. → tiếp thu VM Ai Cập, Lưỡng Hà, Ba Tư. Gồm tập hợp nhiều thành bang (do địa hình chia cắt), nổi bật là Athens và Sparta. -Bờ biển quanh co, xen lẫn những núi đá. → Chia Hy lạp ra nhiều thành bang. Phong cảnh tuyệt đẹp, ánh nắng rực rỡ. -Ít đất nông nghiệp, nhiều biển → phát triển thương mại đường biển → tiếp thu thành tựu văn minh. 2. Khí hậu: -Ôn đới và bán nhiệt đới ĐTH, ấm áp dễ chịu → con người gắn bó thiên nhiên, ưa sinh hoạt công cộng ngoài trời như thờ cúng, hội họp, diễn thuyết, diễn kịch, thi đấu thể thao → xuất hiện thể loại nhà hát ngoài trời, hành lang trống portic, sân vận động ngoài trời v.v. 3. Xã hội: -XH chiếm hữu nô lệ: thành Athens là chế độ dân chủ chủ nô, thành Sparta là chế độ cộng hòa quý tộc. Không có vua và đặc quyền. Là nền tảng dân chủ cho xã hội thế giới hiện đại. 4. Tôn giáo:
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - -Đa thần giáo: Zeus-Jupiter (thần tối cao), Hera-Junon (vợ Zeus), Apollo (thần pháp luật, nghệ thuật), Athena-Minerva (thần kiến thức), Poseidon-Neptune (thần biển), Dionisos-Bacchus (thần rượu), Artemis-Diana (thần săn bắn), Hermes- Mercury (thần đưa tin), Aphrodite-Venus (thần sắc đẹp), Hephaitos-Vulcano (thần thợ rèn), Ares-Mars (thần chiến tranh), thần thoại HL phát triển đạt đỉnh cao về nghệ thuật. -Tăng lữ Hy Lạp không có đặc quyền. 5. Nghệ thuật: Ban đầu chịu ảnh hưởng nghệ thuật Ai Cập. Về sau phát triển rực rỡ với những đặc trưng riêng. Là nền tảng phát triển của nghệ thuật Châu Âu và thế giới. -Điêu khắc sáng tạo tự do dựa trên nghiên cứu tự nhiên. Nghệ sĩ nổi tiếng: Pythagoras, Miron (tượng người ném đĩa) và nhất là Phidias với việc trang trí đền Parthenon Athena. -Văn học: thần thoại, anh hùng ca, thơ ca như Iliad và Odyssey (Homer), Eschyle với Quân Ba Tư, Promete bị xiềng , Euripide với Mede, Sophocle với Oeudipe làm vua -Triết học: đặt nền móng cho triết học Duy vật và Duy tâm Châu Âu: Heraclite (Duy vật), Socrates (Duy tâm) 6. Lịch sử các giai đoạn kiến trúc: a. Thời kỳ Tiền Hy Lạp (thời kỳ Homer, tk Pre-Hellenic 3000 – 1100 TrCN.): Từ 3000 TrCN. phát triển tại đảo Crete, chiến tranh với Tiểu Á (thành Troy) tới 1600-1400 TrCN là tuyệt đỉnh. Gồm 3 giai đoạn Aegea, Creta và Mycenae. Sau đó bị xâm lược và suy thoái. b. Thời kỳ Hy Lạp Chính thống (650-30 TrCN):
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - -Bành trướng quanh Tiểu Á. Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư (trận Marathon, Salamis, Platea), Ba Tư thất trận. → xây nhiều công trình kỷ niệm. -Pericles trị vì Athens (444-429 TrCN), nghệ thuật đạt đỉnh cao với Phidias và đền Parthenon. -Chiến tranh Athens-Sparta (431-404 TrCN)→ đất nướv kiệt quệ → bị Alexander Đại đế xứ Macedonia thống nhất. -Macedonia suy tàn, Hy Lạp bị La Mã thôn tính. (301 TrCN). *Các giai đoạn của thời Hy Lạp Chính thống: giai đoạn Viễn cổ Archaic (tk 8-6 TrCN), giai đoạn Hy Lạp Cổ điển Hellenic (tk 5-4 TrCN), giai đoạn Hy Lạp hóa Hellenistic (tk 3-1 TrCN) bị Macedonia xâm lược. Chương II : THỜI KỲ TIỀN HY LẠP 1. Đặc điểm kiến trúc: +Giai đoạn Aegea: đến nay hầu như không còn dấu tích. +Giai đoạn Creta và Mycenea: hiện còn dấu tích cung điện với đđ : -Xây cất có chiều sâu, có lầu và cầu thang. -Mái bằng, các phòng liên kết dễ dàng với nhau qua những sân trong và giếng trời. -Có hệ thống kênh cấp thoát nước. -Nhiều trang trí bằng sơn, cửa cung điện đều 2 cánh → tráng lệ, sang trọng. -Cột-kèo gỗ, lanh tô gỗ hay đá lớn không gọt đẽo. Tường dày. 2. Công trình kiến trúc tiêu biểu: + Giai đoạn Creta:
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - -Cung vua Minos ở Knossos (3000-1890 TrCN): kích thước khoảng 130mx130m, gồm nhiều ct xây liền nhau quanh sân trong. CT từ 1-2 tầng, có khu vệ sinh, nhà tắm, ống dẫn nước đất nung. -Cung Phaestos, nhỏ hơn cung Knossos. + Giai đoạn Mycenea: -Thành Tiryns (1300 TrCN): xây trên núi, tường dày 13m-19m. Có cung tiếp khách và nơi triều kiến, sân trong lớn, kho, khu tắm, vệ sinh, các terrace và nơi trú ngụ khi có giao tranh. -Cổng Sư tử (1325 TrCN): có lanh tô nhịp 3,5m, cao 1m, dày 2,5m, phía trên có một cuốn giả trang trí 2 con sư tử đá và một cột đá kiểu Mycenea. -Kho báu của Atreus hay Lăng của Agamenon ở Mycenea (1325 TrCN): gồm 1 vòm đá xây bằng 34 vòng đá rất đẹp. Chiều cao 16m, đường kính 14,5m. Chương III : THỜI KỲ HY LẠP CHÍNH THỐNG 1. Đặc điểm kiến trúc: + Xuất hiện các loại hình kiến trúc công cộng như quảng trường tôn giáo Acropolis (xây ở nơi cao nhất tp, vừa mang chức năng tôn giáo, vừa là nơi sinh hoạt CC), quảng trường thương mại Agora (là nơ trao đổi thương mại và sinh hoạt CC), đền thờ, nhà hát, kịch trường, phòng nghị sự, sân vận động + Xử lý hình thức bên ngoài đạt trình độ nghệ thuật cao: -Phân vị đường nét, gờ chỉ hài hòa duyên dáng. -Vận dụng biện pháp hiệu chỉnh thị sai, sử dụng nhuần nhuyễn màu sắc, sáng tối. + Sử dụng các thức cột Doric, Ionic, Corinthien, Cariathide
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - -Thức Doric: thường bằng cẩm thạch vàng, dáng thấp, khỏe, vững chãi, không có đế cột. Tượng trưng cho vẻ đẹp đàn ông. -Thức Ionic: thường bằng cẩm thạch trắng, dáng thanh thoát, mảnh dẻ, nhiều chi tiết trang trí, đặt trên đế cột. Tượng trưng cho vẻ đẹp phụ nữ. -Thức Corinthien: mảnh mai như Ionic nhưng trang trí nhiều hơn bằng hình ảnh thực vật hoa lá cách điệu (lấy ý tưởng từ hình ảnh vòng hoa trên mộ người yêu). -Thức Cariatride: hình cô gái dâng hoa. +Kiến tạo: -Dùng hệ dầm, tường, cột với tường cột đá, vì kèo gỗ, ngói đá. (do có nhiều đá). Kết cấu này bắt nguồn từ kết cấu gỗ truyền thống. 2. Loại hình kiến trúc tiêu biểu: a.Đền thờ : quần thể Acropolis tại Athens với Đền Parthenon, Đền Nike, Đền Erechtheion, thức Doric có Đền thờ thần Zeus tại Olympia, Đền Theseion tại Athens, Đền Poseidon tại Paestum, Đền Aphdia tại Aegina, thức Ionic có Đền Artemis tại Ephesus, Đền Athena Polias ở Priene Là nơi sinh hoạt công cộng ngoài chức năng thờ cúng. +Có tam cấp bao quanh. MĐ chính quay về hướng Đông → mặt trời chiếu sâu vào trong bàn thờ. +Thường xây ở Acropolis. +Gồm: pronaos (hiên), naos (chính điện), opisthodomos (kho chứa đồ thờ). +Chia ra 5 loại: loại có 2-4 cột giữa 2 vách, loại có hàng cột phía trước, loại có 1 hàng cột xung quanh, loại có 2 hàng cột xung quanh và loại có MB hình tròn.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - +Công trình tiêu biểu: Quần thể Acropolis tại Athens, gồm: -Đền Parthenon (447-432 TrCN) do điêu khắc gia Phidias thực hiện trang trí, MB 30,98x69,54m. Mặt tiền 8 cột, mặt bên 17 cột, dùng thức Doric. Bên trong có tượng thần Athena khảm vàng, ngà voi và đá quý. -Đền Nike: (427 TrCN) MB 5,5mx8,3m. Mặt tiền có 4 cột, dùng thức Ionic. Là đền thờ Thần Chiến thắng, bên trong có tượng nữ thần Chiến thắng rất đẹp. -Đền Erechtheion: (421-405 TrCN) MB tự do, có dùng cửa sổ, có khán đài hành lễ, dùng thức cột Cariathide. -Ngoài ra còn có Propylae (cổng vào), nhà hát Dionysos và Odelon (nhà hòa nhạc) b. Kịch trường (theatre): +Vừa là nơi giải trí vừ là nơi thực hiện nghi lễ tôi giáo. +Xây lộ thiên và dựa vào sườn núi đồi để giảm khối lượng xây dựng. +Thành phần: -Phần khán đài: gồm các dãy ngồi phía trên, đường đi ngang, các dãy ngồi phía dưới. -Phần biểu diễn: gồm phần phục vụ diễn và phần sân diễn. Sân diễn ngoài trời, hình tròn và không có mái che. Ịch sĩ dùng mặt nạ để biểu lộ cảm xúc. +Hình dáng: hình rẽ quạt, khán đài chiếm hơn ½ vòng tròn, diễn viên, khán giả và thiên nhiên hòa hợp với nhau. +Công trình tiêu biểu: -Kịch trường Epidaures, có đường kính nhà hát là 56m.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - c. Công trình hành chính-Nghị trường: gồm 3 loại +Ecclesiasterion: phòng họp rộng, là nơi diễn ra bầu cử. Là một phòng lớn có nhiều cột, MB hình chữ nhật. +Bouleuterion: nơi họp của những người trúng cử. +Pnyx: nơi họp cho công chúng và người trúng cử. Là những bậc cấp xây theo sườn đồi, sức chứa lên tới 18.000 người. Bán kính 120m, diễn đàn 10mx10m. d. Công trình thể dục thể thao: +Stadium (sân vận động): có đường chạy và khán đài (thi điền kinh như chạy, phóng lao, ném đĩa). Khán đài thường có hình móng ngựa dài. Tiêu biểu là Stadium Olimpia dài 180m. +Hippodrome: trường đua ngựa, dài hơn stadium. +Palestra: trường dạy võ. +Gymnasium: trường dạy thể dục thể thao. e. Nhà ở và cung điện: +Cung điện thời này ít được chú ý do thể chế dân chủ. Người Hy Lạp chủ yếu sinh hoạt tại nơi công cộng và các đền đài nên nhà ở không to lớn. +MB nhà ở theo kiểu các phòng tập trung quanh một sân trong, có thể có hai tầng.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Bài 4 : KIẾN TRÚC LA MÃ CỔ ĐẠI Chương I : CÁC ẢNH HƯỞNG TỰ NHIÊN & XÃ HỘI 1. Địa lý: -Là bán đảo tại trung tâm Địa Trung Hải (nước Ý ngày nay). -Bờ biển thẳng, ít bị chia cắt bởi các vịnh, phong cảnh trữ tình. → dễ dàng giao lưu thông thương → dễ thống nhất đất nước → hùng mạnh. -Phía Bắc là đồng bằng, miền Trung đất đai trù phú, miền Nam nhiều núi, cằn cỗi. -Khi mở rộng tối đa: Nam Âu, bán đảo Tây – Bồ, một phần nước Anh, Scandinavia, một phần Pháp và Đức, Tây Á, Bắc Phi. 2. Khí hậu: -Phía Bắc là khí hậu ôn đới kiểu Châu Âu, miền Trung ấm áp, miền Nam nóng nực, nói chung là khí hậu ôn đới ĐTH. 3. VLXD: -Có nhiều mỏ kim loại. -Nhiều đá thiên nhiên dễ khai thác gia công như : cẩm thạch, đá vôi. -Nhiều đất sét làm gạch sống và gạch nung (khác HL) → LM xây gạch, ốp đá bên ngoài → số lượng và quy mô công trình tăng nhiều so với HL.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - -Dùng puzolan trong tro núi lửa trộn cát để làm bê tông puzolan → đúc được những mái vòm cao rộng. 4. Tôn giáo: -Ban đầu cũng là đa thần giáo như HL (thâu nhập VH Hy Lạp). -Về sau xuất hiện Thiên Chúa giáo như một sự giải thoát tinh thần của nô lệ chống lại sự nô dịch của LM. → bách hại đạo (Neron). Dần dần Thiên Chúa giáo được Lã Mã chấp nhận và thành quốc đạo thời Hoàng đế Constantine. 5. Xã hội-Lịch sử: Chia thành 3 giai cấp chính: quý tộc LM, bình dân, nô lệ. Lịch sử: -Thời kỳ Etruria: Roma do Romulus thành lập (giai thoại về sói thần). Chính quyền chuyên chế có vua (được đề cử). Vua nắm quyền cai trị nhưng không cần đặc quyền mà chỉ vì quyền lợi chung. -Thời kỳ Cộng hòa chiếm hữu nô lệ: do sự đấu tranh của bình dân, cũng nhờ áp dụng thành tựu HL, chế độ cộng hòa được thành lập, quyền hành trong tay Viện Nguyên lão. VNL đề cử hai Chấp chính quan (Consul) lãnh đạo đất nước. -Thời kỳ đế quốc La Mã: +Năm 47 TCN, Julius Ceasar (consul) đánh bại Pompei (consul), thủ tiêu nền công hòa và thành lập nền độc tài do Hoàng đế nắm quyền. Củng cố phát triển đế quốc LM.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - +Đế quốc LM đạt độ cực thịnh, mở rộng lãnh thổ, giao thương với Ấn Độ, TQ Roma và các đô thị của đế chế được xd xa hoa lộng lẫy. Các thành phố của đế chế LM thường có khải hoàn môn, đấu trường, cung điện, cầu dẫn nước +Sau khi Thiên Chúa giáo được Roma chấp nhận, các hoàng đế cải đạo Thiên Chúa, tới tk 4 SCN phân chia thành Đông La Mã (Byzantium) và Tây La Mã (đóng tại Roma). +Tk 5 SCN, Tây La Mã suy tàn, Roma bị rợ Goth từ miền Bắc tràn xuống cướp phá hủy diệt (rợ German bị người Hung nô xua đuổi). Đông La Mã (Constantinopolis) phát triển rực rỡ (theo Chính thống giáo) ảnh hưởng tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sau này. Tới tk 13 Đông LM bị hủy diệt. 6. Các giai đoạn kiến trúc: a. Thời kỳ Văn ming Etruria (tk 8-5 TCN): +Quy hoạch theo hình học, đường xá ngay thẳng, có HT thoát nước. +XD nhiều lăng mộ đá hoặc đục trong núi. +Đền thờ có MB gần vuông, có 3 gian bằng gỗ và gạch đất nung. Phần hiên trước chiếm hơn ½. Tường hậu và tường hông xây đặc. +Xuất hiện thức cột Toscan. b. Thời kỳ Cộng hòa La Mã (Tk 5 TCN-30 SCN):
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - +Tới giữa tk 2 TCN đã chinh phục xong Hy Lạp → áp dụng thành tựu văn hóa HL. Đổi dần VLXD từ gạch mộc, đá thô sang bê tông, đá cẩm thạch, hoa cương. +XD các công trình quốc phòng, cầu cống kho tàng, đường xá. +Thành phố có hạt nhân là quảng trường (forum), xung quanh là các công trình hành chính, văn hóa (basilica). c. Thời kỳ Đế quốc La Mã (30 SCN-476 SCN): +Nghệ thuật đạt đỉnh cao rồi suy yếu dần. +Quy mô to lớn, phô trương, xa hoa lộng lẫy, nhiều trang trí, mang tính hiếu sát, tỷ lệ kém thanh nhã hơn HL. Xây dựng các công trình vĩ đại như nhà tắm Caracalla, đền Pantheon, đấu trường Colosseum. +Sử dụng điêu luyện bêtông núi lửa làm vòm cuốn kết hợp vì kèo gỗ. Dùng các thức cột Doric, Ionic, Corinthien, Toscan. 7. Đặc điểm kiến trúc chung: +Chịu ảnh hưởng của Hy lạp (qua 2 đường: chinh phục HL, bắt thợ sang LM xây dựng; qua kiến trúc Etruria sẵn chịu ảnh hưởng HL) nhưng có điều chỉnh sửa đổi cho hợp sở thích LM. +Phát triển kỹ thuật xây bằng BT, đúc vòm cuốn kết hợp vì kèo gỗ, xây gạch ốp đá. Đạt sự hài hòa cao giữa kết cấu và hình thể. (phát triển so với HL vẫn còn dấu vết gỗ trong kết cấu đá)
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - +Do dùng BT puzolan nên công trình có số lượng nhiều, quy mô to lớn, vĩ đại, phô trương uy quyền, tạo không khí hiếu sát, ca ngợi chiến tranh chinh phục. Nhiều chủng loại đa dạng, tỷ lệ thô hơn HL. + Dùng các thức cột Doric, Ionic, Corinthien, Toscan, Composite. Chương II : CÁC LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU: 1. Đền thờ: a. Ảnh hưởng Hy Lạp: +Mặt tiền có cột và froton, vị trí cột, số cột và tên gọi giống Hy Lạp. +Xây dựng trên nền cao. b. Khác Hy Lạp: Hy Lạp La Mã Mặt bằng Nền cao, có tam cấp lên theo 4 Nền cao nhưng chỉ có tam cấp từ hướng. phía trước, tường hậu và tường hông xây đặc. Vị trí Xây ở ngoại ô, mặt tiền quay Xây trong thành phố nên hướng hướng đông. không quan trọng mà phải nằm trên trục của forum.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Mặt Froton có điêu khắc. Froton thường không có điêu đứng khắc. Hình Hình dáng phong phú hơn Hy dáng Lạp, có nhiều đền dạng Tholos (tròn) c. Công trình tiêu biểu: +Đền Pantheon: là đền thờ nhiều vị thần, xd khoảng 118 TCN thời Hoàng đế Hadrian tại Roma. -MB tròn gắn với sảnh hình chữ nhật. Mái vòm bán cầu, d=41,2m bằng BT puzolan. Vòm đặt trên tường có mb hình trụ tròn. Trên đỉnh vòm có lỗ chiếu sáng d=9m. Càng lên cao vòm càng mỏng. -Trần vòm chia thành những ô carô, càng lên cao càng nhỏ. Phần tường đỡ vòm chia thành hai tầng: tầng dưới ốp cột corinthien caảom, tầng trên cao 8,7m tạo thành các hốc tường lõm để giảm cảm giác nặng nề. -Tiền sảnh xây đá hoa cương có 8 cột. Froton kg có điêu khắc. +Đền Maison Carreé: xd năm 16 TCN tại Nimes. Là đền La Mã được bảo tồn tốt nhất, rất điển hình: MB HCN với 1 thềm lên phía mặt tiền, froton không có điêu khắc. Tường hông và tường hậu xây đặc, có bổ trụ. +Đền Ultor - Roma: Nằm trong quần thể forum Agustus-Roma. Tường hậu hình cung bán nguyệt.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - +Đền Venus và Roma - Roma: (123-135 SCN). XD thời Hoàng đế Hadrian. Nền kích thước 11mx18m, bao bọc bới hành lang trang trí gần 200 cột đá hoa cương. Đền có hai gian thờ đấu lưng vào nhau (thờ Venus và Roma). Ngoài ra có đền Antonius và Faustina – Roma (141 TCN), đền Saturn (roma), đền Jupiter – Baalbek, Syria 2. Trường đấu: Được xây dựng tại rải rác nhiều nơi trên lãnh thổ La Mã. Là nơi biểu diễn, giải trí, tổ chức đấu giữa người với thú vật, giữa người với người để mua vui. *Công trình tiêu biểu: +Đấu trường Colosseum - Roma: xây 72-80 SCN, tới tk 3 SCN được trùng tu. Tiêu biểu cho Roma. CT có 45.000 chỗ ngồi và 5.000 chỗ đứng xem. -MB hình bầu dục 156mx186m, cao 49m. Gồm : Khán đài bao quanh, sân khấu 64mx58m. Khán đài tổ chức giao thông hoàn chỉnh với các lối đi ngang dọc, các cửa chui và lối lên xuống. Có 76 lối vào khán giả. Có 2 lối vào cho đ6áu sĩ và thú vật. Có 1 lối vào riêng cho Hoàng đế với đường ngầm dẫn từ hoàng cung. -MĐ phân vị làm 4 tầng: tầng 1 dùng cột Doric, tầng 2 Ionic, tầng 3 Corinthien xây xen các cuốn, tầng 4 là tường đặc và cột Corinthien. Đỉnh tường có cột căng dây để phủ mái bạt che cho khán giả.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - -Sân đấu (arena) có trải cát, có hầm nhốt thú, nơi tập luyện, nơ chờ đấu, có hệ thống dẫn nước vào để tổ chức thủy chiến. -Khán đài bố trí như nhà hát nhưng bậc cao hơn. -VLXD: khung nhà bằng gạch, các cuốn xây bằng bêtông puzolan, ngoài ốp đá cẩm thạch. Về sau thời Roman, đá bị lột đi để xây CT khác. 3. Basilica (Pháp đình hay Tòa án): Đầu tiên xuất hiện tại HL, làm toà án xét xử, hội họp công cộng, buôn bán. Là tiền thân của một số loại hình kiến trúc sau này, trong đó có nhà thờ Thiên Chúa giáo. -Xây dựng tại forum. -MB điển hình có hình chữ nhật, chiều dài gần gấp đôi chiều rộng, có tường bán nguyệt ở một hay hai đầu để tòa ngồi. Bên trong CT thường có 2-4 hàng cột chạy chung quanh. Lối vào từ giữa cạnh dài hay từ 1 đầu. -MC: phần giữa cao hơn, lấy as. Đôi khi hai bên có gác lửng. Mái dùng vì kèo gỗ, vượt được nhịp lớn. *Công trình tiêu biểu: +Basilica Trajan - Roma: xây 98-112 SCN, tại forum Trajan. Có hai bán nguyệt, trong có hai hàng cột Corinthien. Lối vào ở giữa, đi qua một tiền sảnh. Đối diện lối vào là 2 thư viện và 1 sân trống đặt cột Trajan. +Basilica Constantine - Roma: xây 310-313 SCN, tại forum Romanum. Có một bán nguyệt, bên trong đặc biệt dùng cuốn vòm đỡ trên
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - hàng 4 cột. Đây là tiền thân của kiến trúc nhà thờ Saint Sophia của Byzantium và của kiến trúc nhà thờ Trung cổ. 4. Cột chiến thắng : Xây dựng để kỷ niệm những chiến thắng lớn của La Mã. Tiêu biểu là cột Trajan cao 39,2m. Cột chạm phù điêu mô tả lại diễn biến chiến thắng của hoàng đế Trajan tại Dacia-Romania, cho thấy các chiến đoàn La Mã đổ bộ, dựng trại và giao tranh, gồm 23 vòng nhỏ dần. Phần phù điêu cao nhất là 1,25m, nhỏ nhất là 0,84m. Thân cột tròn, chân có đế vuông, bên trong lõi có cầu thang xoắn. 5. Nhà tắm công cộng (balneae và thermae): Là nơi nghỉ ngơi, giải trí, tắm và gặp gỡ giao tiếp công cộng. Thể loại này được xây rất nhiều trên khắp đế quốc. Công trình có quy mô MB đồ sộ nhưng dây chuyền công năng chă6t chẽ: thay quần áo → khởi động → tắm hơi → tắm nước lạnh → hồ nước ấm → xoa bóp → tắm nước nóng → đi dạo → tập TDTT, đọc sách, tiệc tùng, xem biểu diễn, Gồm các bộ phận : phòng thay quần áo, phòng tắm nước nóng, phòng tắm nước ấm, hồ tắm nước lạnh, lò nấu nước nóng, phòng tắm hơi, phòng xoa dầu, phòng tập thể dục, phòng chơi thể thao, vườn cây đi dạo, thư viện, cửa hàng v.v. và đặc biệt là có hệ thống cấp thoát nước được thiết kế và xây dựng với kỹ thuật rất cao. *Công trình tiêu biểu: +Nhà tắm Caracalla - Roma: xây 211-217 SCN, MB có kích thước 230mx113m, có 1600 chỗ. Bên trong có cả bể dự trữ nước và một sân vận động.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - +Nhà tắm Diocletien - Roma: xây 302 SCN, MB có 3000 chỗ, bể bơi 150 chỗ. Bên trong có cả kịch viện. 6. Trường đua ngựa (Circus): Có nguồn gốc từ Hippodrome của Hy Lạp và hình dáng cũng tương tự. 7. Nhà hát kịch (theatre): Có nhiều đặc điểm và thánh phần tương tự nhà hát kịch Hy Lạp. Nhà hát Hy Lạp Nhà hát La Mã Mặt Khán đài hình rẻ quạt có độ mở Khán đài ½ vòng tròn (bán nguyệt). bằng lớn hơn ½ vòng tròn. Không thiết Có thiết kế kết cấu phản xạ âm kế kết cấu phản xạ âm. (abatson). Lưng khán đài có hệ thống cột căng dây để lợp bạt che khán giả. Vị Xây ở ngoại ô, Tận dụng sườn Xây trong thành phố, nền dốc cao, trí núi dốc để làm khán đài. gác trên sườn là tường xây gạch đá, dầm kèo gỗ. Sân Nhỏ, diễn viên có thể xuất hiện từ Kích thước sân khấu lớn hơn, tường khấu phía khán giả. Không thiết kế SK cao hơn, diễn viên chủ yếu diễn phản xạ âm. trên sân khấu. Phần chính của SK như 1 công trình có nhiều tầng với các cột và tượng. Có mái phản xạ
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - âm. *Công trình tiêu biểu: +Nhà hát kịch Marcellus - Roma: xây 238 SCN, Sức chứa khoảng 12.000 người. Tầng dưới dùng cột doric, tầng trên dùng cột ionic. +Nhà hát kịch Orange - Pháp: xây 50 SCN. 8. Khải hoàn môn-cổng đô thị (Triumphal Arches-Town gates): XD để kỷ niệm chiến thắng của các hoàng đế và tướng lĩnh. Phân loại theo số cửa: loại 1 cửa và loại 3 cửa (cửa giữa để xe chạy, hai cửa bên để đi bộ). *Công trình tiêu biểu:
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - +Khải hoàn môn Titus - Roma: xây 82 SCN, kỷ niệm chiến thắng xâm chiếm Jerusalem, thuộc loại 1 cửa, dùng thức cột composite, rộng 14,5m, cao 16m. +Khải hoàn môn Septimus - Roma: xây 203 SCN, kỷ niệm chiến thắng tại Parthia, thuộc loại 3 cửa, bằng cẩm thạch trắng, dùng thức cột composite, rộng 25m, cao 29m. Có tượng đồng hình ba cha con hoàng đế Septimus trên xe 6 ngựa và lính tráng. +Khải hoàn môn Constantinus - Roma: xây 312 SCN, kỷ niệm chiến thắng của hoàng đế Constantinus trước Maxentius, thuộc loại 3 cửa, dùng 8 cột corinthien, rộng 27m, cao 28.5m. 9. Nhà ở : Nhờ khai quật Pompei (do núi lửa Vesuvius phun năm 79 SCN) -Nhà La Mã gồm: sân trong, phòng ăn, bể hứng nước mưa, phòng nhỏ nhìn ra sân, cửa nối ra phố, phòng tiếp tân, hành lang nối các sân, sân trong có hiên, phòng ngủ, vườn hoa, cửa hiệu, cửa cho nô lệ phục vụ, nơi thờ thần Có cả loại nhà nhiều tầng, có phòng vệ sinh, hệ thống sưởi, mái ngói, vì kèo gỗ. Thường có 3 loại chính: Domus (nhà ở đô thị), Villa (nhà biệt thự ngoại ô, thôn quê), Insulae (nhà ở chung cư) a. Domus: Phát triển từ đơn giản tới phức tạp (nhiều sân trong, nhiều bộ phận chức năng, quy mô lớn hơn) *Công trình tiêu biểu:
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - -Nhà ở Pansa (Pompei): kích thước 38x98m. Gồm nhiều phòng ở độc lập và các cửa tiệm. Thành phần ở gồm: 6 phòng ở cho khách, có nơi thờ thần và thờ tổ tiên, nhiều phòng khách lớn nhỏ, phòng ăn, phòng ngủ bố trí quanh sân trong (phòng ngủ quan trọng có phòng trước cho lính gác), sân trong (có bể nước làm mát), hành lang, vườn cây ăn quả, vườn hoa, phòng cho người làm vườn, phòng cho gia nô, bếp b. Villa: Phát triển từ đơn giản tới phức tạp (nhiều sân trong, nhiều bộ phận chức năng, quy mô lớn hơn) gồm hai loại: +Villa urbana: Nhà nghỉ nông thôn của dân thành thị, quý tộc: cũng có các loại phòng như Domus, nhưng cửa sổ mở rộng hơn và nhìn ra vườn. Nghệ thuật vườn cảnh rất phát triển. Ngoài ra còn có thư viện, phòng sưu tập nghệ thuật như tranh tượng, phòng làm việc, phòng tập thể dục thể thao, hồ bơi, chuồng ngựa, đường đua ngựa, có chia phòng ăn mùa đông kín trong nhà, phòng ăn mùa hè nửa trong nửa ngoài nhà, phòng nghỉ ban ngày, phòng nghỉ ban đêm, có hệ thống phòng tắm đa chức năng rất sang trọng rộng rãi, lộng lẫy sang trọng, tiện nghi tối đa. Tiêu biểu là Villa của Hoàng đế Hadrian tại Tivoli. +Villa rustica: Nhà ở nông dân theo kiểu trang trại. Cạnh nhà có chuồng súc vật, kho dụng cụ nông nghiệp, kho nông sản. Tiêu biểu là một số villa tìm thấy tại ngoại ô Pompei. c. Insulae (chng cư): Kiểu nhà gồm nhiều căn hộ tập thể, thường xây trên lô đất vuông vức, giới hạn bởi 4 mặt đường, mỗi cạnh 400-500m.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - -Nhà 3-6 tầng tập trung quanh sân trong, có ban công, loggia, bồn hoa với dàn dây leo. -Có cửa sổ nhìn ra đường và nhìn vào sân. -Tầng trệt cao hơn tầng lầu để bố trí gác lửng. -Cầu thang lên lều thông trực tiếp ra mặt phố. -Tường gạch dày, mái lợp ngói, bên trong nhà ốp gạch nung hay khảm mosaic. -Tại Roma chung cư sử dụng vòi nước công cộng ngoài đường, không có hệ thống thoát nước bẩn, dùng lò sưởi cá nhân. Tại Ostia, chung cư có hệ thống cấp nước lên lầu, có HT thoát nước thải. 10. Nghĩa địa : Ban đầu chôn người chết dọc hai bên đường dẫn ra ngoại ô để tránh ô nhiễm. Về sau Roma sử dụng những hầm mỏ khai thác đá bỏ hoang làm hầm mộ. Những nhân vật kiệt xuất được chôn trong lăng mộ (mausoleum), tiêu biểu là lăng Hadrian. 11. Cầu dẫn nước (Aquaeductus): Người La Mã sử dụng 11 cầu dẫn nước cung cấp cho Roma. Cầu dẫn nước xây thành nhiều tầng đặt trên những cuốn vòm đá. Do người La Mã cho rằng dẫn nước đi quá dài sẽ không chảy thoát nữa nên phải xây hình ziczac kéo dài khối lượng công việc.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - *Công trình tiêu biểu: +Cầu dẫn Agua Claudia, Roma: xây năm 38 SCN, dẫn nước từ Suniaco dài khoảng 70 km. Có chỗ cung đá cao tới 30m. +Cầu dẫn Pont du Gard, Nimes: xây năm 14 SCN, dẫn nước từ Nimes về Ures, dài khoảng 60km. Đoạn cầu vượt sông Gard cao tới 50m, có 3 tầng cung xây chồng lên nhau.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Bài 6 : KIẾN TRÚC THIÊN CHÚA GIÁO TIÊN KỲ-BYZANTIUM Chương I : KIẾN TRÚC THIÊN CHÚA GIÁO TIÊN KỲ (TK 6-7 SCN) 1. Đặc điểm kiến trúc: -Ban đầu đạo phải truyền trong các hầm mộ. Năm 323 SCN, Thiên Chúa giáo trở thành quốc giáo. Các nhà thờ được xây ban đầu dựa trên kiểu mẫu basilica. Xây tại những nơi có thánh tích, nơi chôn các vị thánh tử vì đạo. -MB theo kiểu basilica, bỏ bớt 1 bán nguyệt ở đầu để làm lối vào. Mặt chính quay hướng Đông. Sử dụng vòm nôi, vòm cung ghép. Dùng nhiều chi tiết trang trí La Mã. -Các thành phần: sân trong atrium, gian chính nave, hiên trước nhà thờ, gian phụ aisle, vòng cung cuối nhà thờ, chỗ ban thánh ca choir. -Có cửa sổ trên cao nên thoáng, nhiều as. 2. Công trình tiêu biểu: -Nhà thờ St. Peter – Roma: xây 320-330 SCN. Hoàng đế Constantine cho san nghĩa trang và một phần ngọn đồi Vatican để xây CT này. -Nhà thờ St. Apollinare in Classe – Ravenna: xây 534-549 SCN, trên khu đất một nhà tắm La Mã cũ.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Chương II : KIẾN TRÚC BYZANTIUM (TK 4-14 SCN) 1. Đặc điểm kiến trúc: -Sử dụng điêu luyện nhiều loại vòm: vòm nôi, vòm bán cầu, vòm ¼ cầu, vòm bán cầu trên các vòm buồm che trên MB vuông -Trang trí bên ngoài thô sơ nhưng bên trong tinh xảo, lộng lẫy, vẽ tranh tường, cẩn mosaic. Cấm dùng điêu khắc. -Xuất hiện nhiều loại MB: +Loại giống basilica La Mã. +Loại MB hình chữ thập Hy Lạp 4 nhánh bằng nhau, ở giữa có 1 vòm bán cầu. +Loại MB Byzantium tiêu biểu: hình chữ thập Hy Lạp, giữa có 1 vòm chính, 4 vòm phụ ở 4 nhánh. 2. Công trình tiêu biểu: -Nhà thờ St. Sophia – Constantinopolis: xây 532-537 SCN. Sau này, khi thành phố lọt vào người Turc Hồi giáo, nhà thờ được xây thêm 4 tháp cầu kinh Minaret ở 4 góc, chuyển thành thánh đường Hồi giáo. -Nhà thờ St. Marco – Venice: xây 1063-1073 SCN.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Bài 6 : KIẾN TRÚC ROMAN-GOTHIC A. KIẾN TRÚC ROMAN (TK 9-12 SCN) Chương I : CÁC ẢNH HƯỞNG TỰ NHIÊN & XÃ HỘI 1. Lịch sử-Xã hội: -Các đế quốc của người man tộc lần lượt được dựng lên nối tiếp đế quốc La Mã. Để dễ dàng thu phục và phát triển đế chế, các hoàng đế mới tìm cách liên kết với ảnh hưởng của nhà thờ Thiên chúa giáo. -Lúc này nô lệ tồn tại dưới dạng nông nô. Xã hội phong kiến phân quyền: vua ban lãnh địa cho các lãnh chúa để thâu nạp và sử dụng họ. 2. VLXD: -Tận dụng VL địa phương, dùng nhiều gạch đá. Thời kỳ đầu sử dụng lại vật liệu lấy từ các công trình La Mã. 3. Đặc điểm kiến trúc: -Dùng nhiều loại vòm: vòm nôi, vòm bán cầu, vòm giao giữa 2 vòm nôi (cross vault) hay vòm có thêm sống gân. Ban đầu dùng vì kèo gỗ, sau chỉ dùng vòm để tránh hỏa hoạn. -Tường gạch hay đá rất dày để chịu lực, có tăng cường bổ trụ và tường chống. Sử dụng cột đ1, có cả cột đơn và cột chùm. -Nói chung công trình thấp, tối tăm do tường dày nên ít cửa sổ. Cửa sổ cửa đi nhỏ hẹp. Cửa sổ vát cạnh để lấy thêm as. Cửa đi có nhiều khấc trang trí để giảm sự thô nặng.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - -Nội thất khắc khổ và buồn tẻ. Trang trí tranh vẽ, điêu khắc nhưng không quan tâm tới hình thể tự nhiên mà chủ đích ca ngợi thiên chúa trong trí tưởng tượng. Chương II : CÁC LOẠI HÌNH KT TIÊU BIỂU: 1. Nhà thờ Roman: -MB kiểu basilica nhưng có thêm 2 cánh )chữ thập latin. Bàn thờ thường nằm phía Đông và lối vào chính hướng Tây. -MC kết hợp giữa vì kèo và vòm. -MĐ chính có lối vào gồm 3 cửa để vào gian giữa nave và 2 gian phụ. -Có từ 1 tới 2 gác chuông với MB vuông hay đa giác bố trí trên MĐ chính. *Công trình tiêu biểu: +Quần thể nhà thờ Pisa, Italia: xây 1069-1092. Gồm 1 nhà thờ có MB chữ thập latin, 1 nhà rửa tội và 1 tháp chuông 8 tầng cao 55m bị nghiêng so với tâm 4,2m. +Nhà thờ St. Michele, Italia: xây tk 12. Sử dụng nhiều cột chùm. 2. Thành lũy: -Là dinh thự cho lãnh chúa phong kiến, khống chế cả một vùng. -Ngoài cùng là rào gỗ → hào nước → cầu treo có xích kéo → thành cao có tường mặt răng cưa, nhô ra nhờ các console gạch, tạo lỗ trên mặt sàn để thả đá và dầu sôi xuống quân tấn công. Có các vọng lâu, có sân trong thành, có giếng nước, chuồng gia súc, có tháp trung tâm. -Hiện còn tồn tại rải rác khắp Châu Âu. B. KIẾN TRÚC GOTHIC (TK 12-17 SCN)
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Chương I : CÁC ẢNH HƯỞNG TỰ NHIÊN & XÃ HỘI 1. Lịch sử-Xã hội: -Trung tâm là Pháp, lan rộng khắp Châu Âu. -Xuất hiện từ đầu tk 12. Lúc này đang diễn ra các cuộc Thập tự chinh. Quyền lực giáo hội mạnh mẽ, tập trung, chế độ phong kiến chuyển từ Phân quyền sang Tập quyền vào tay nhà vua. → có điều kiện xd to lớn hơn. -Các phường hội thủ công mạnh lên (trong đó có sự phát triển của cả phường thợ xây dựng), phát triển tầng lớp tiểu tư sản và tư sản → tham gia sinh hoạt công cộng → kiến trúc công cộng và dân sự phát triển, xuất hiện kiểu kiến trúc Tòa thị chính. 2. Lịch sử-Xã hội: -Sáng tạo độc đáo, không sao chép nghệ thuật kiến trúc Hy-La. -Hình thức bên ngoài (mặt đứng, hệ kết cấu, MC) thể hiện trung thực thống nhất với nội dung bên trong (MB). -Phong cách đặc sắc, đường nét nhẹ nhàng nhờ: +Sử dụng cung gãy thay vì các cung tròn như Roman (nhờ Thập Tự chinh đem về). Phát triển nghệ thuật xây vòm bằng cung chéo chữ thập nhờ tăng sống gân, giảm chiều dày vòm và giải phóng khoảng tường giữa các cột. +Tường xây mỏng lại, phát triển hệ khung sườn chịu lực. Phát minh ra “cuốn bay” hay “cung chống” truyền lực đạp từ vòm mái xuống cột chống phía ngoài. → KT vươn cao, tạo các cửa sổ cao vút, mang as tràn ngập nội thất, tạo vẻ vui tươi nhẹ nhàng, tiết kiệm vật liệu. +Công trình đồ sộ nhưng nhiều chi tiết tinh xảo.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - -Tới thế kỷ 14, xuất hiện cửa sổ tròn trang trí hướng tâm kiểu “hoa hồng” (rose). Thế kỷ 15 xuất hiện cung “quai giỏ” (Flamboyant), chạm nhiều nhánh lá như ngọn lửa. Chương II : CÁC KT TIÊU BIỂU: 1. Nhà thờ: +Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre dame à Paris): xây dựng 1163-1345. XD tại đảo Lutece trên sông Seine, Paris. Xây trong thời gian dài, mang đặc điểm nhiều thời kỳ, từ Roman tới Gothic. -MB HCN có 5 gian, gian chính hình chữ thập latin, dài 130m, rộng 48m, cao 35m. -MĐ quay hướng Tây, đối xứng, có 3 tầng và hai tháp chuông. Sử dụng nhiều cuốn bay rất đẹp. Bên trong trang trí các cửa sổ lát kính màu rực rỡ, sinh động. +Nhà thờ Rheims: xây dựng 1211-1290. Là nơi đăng quang truyền thống của các vua Pháp (từ thời Charlemagne). Các mặt đứng trang trí cửa sổ Rose và cửa đi rất đẹp. +Nhà thờ St. Denis - Paris: xây dựng 1135. Nguyên là kiểu basilica, sau gắn thêm 2 tháp chuông. Là cái nôi của nghệ thuật kiến trúc gothic. 2. Nhà ở: Là nhà ở dạng phố trong đô thị Trung cổ. Mặt tiền có các khung sườn gỗ. Tầng dưới là cửa hàng, dưới có tầng hầm chứa hàng. Tầng áp mái dùng để ở cho người giúp việc. 3. Toà Thị chính: -Xây dựng tại quảng trường chính thành phố, có tháp chuông đồng hồ đat giữa trục chính.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - -Chia làm nhiều tầng, tầng trệt là nơi họp mặt dân chúng, đồng thời là nơi buôn bán giao dịch thương mại. Lầu 1 là phần hành chánh, thị trưởng, họp hội đồng thị chính. *Công trình tiêu biểu: Toà Thị chính Bruxelles-Bỉ. Dinh thống đốc thành phố Venice.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Bài 7 : KIẾN TRÚC PHỤC HƯNG Chương I : CÁC ẢNH HƯỞNG TỰ NHIÊN & XÃ HỘI 1. Lịch sử-Xã hội: -Phục hưng (reconnaisance), kéo dài từ tk 15-19. Bắt nguồn từ Ý. -Thời kỳ Gothic: các học giả đi khắp Châu Au, cùng sử dụng tiếng latin, rất ít dị biệt. Tự do xd các đại giáo đường. Cuối thời Trung cổ: do sự phát triển của Tư bản, có sự đề cao tính dân tộc và tính bản địa, kk dùng tiếng mẹ đẻ, tổ chức chặt chẽ các phường hội. Nhà nước PK tập quyền. Nước Ý phát triển thương mại → giàu có → tìm phong cách riêng. Ban đầu lấy cảm hứng từ nghệ thuật Hy-La cổ đại. -Tại Ý xuất hiện những thiên tài khoa học nghệ thuật như: Leonardo da Vinci, Michelangelo, Raphael, Roberto Bernini, Galileio, Titian Lấy nghiên cứu tự nhiên làm cơ sở sáng tạo nghệ thuật. 2. Đặc điểm kiến trúc: -MB đối xứng trên trục hình học. -Mđ thường dùng các thức cột Hy-La đã chuẩn hóa. -Mái thấp, có corniche (gờ đỉnh tường) -Thay thế sự nặng nề của Roman và tính quốc tế của Gothic bằng nét duyên dáng, nhẹ nhàng hơn. -Các cung gãy gothic được thay bằng các vòm và cung tròn, ellipse, bán cầu, chi tết lan can Nội thất khảm đá, trang trí lộng lẫy. Chương II : PHỤC HƯNG ITALIA: 1. Giai đoạn 1 (tk 15-16) tại Firenze:
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - -Rất nhiều lâu đài (palazzo)của các nhà quyền quý được xd. -MĐ thường dùng các băng ngang chia theo các tầng và các thức cột và bổ trụ kiểu cổ điển. -Dùng đá nhám ốp tường, có gờ nhô ra trên đỉnh tường (corniche). Cửa sổ đôi, đỉnh có cuốn 2 tấm hay kiểu cửa có tam giác trên đỉnh. *Công trình tiêu biểu: +Palazzo Medici – Ricardi: xây 1440-1460, tại Firenze hay Florence. XD cho dòng họ Medici. Cách ốp đá mặt tiện dưới tệt to và thô, trên kỹ và nhỏ hơn. +Palazzo Pitti: xây 1458, Firenze hay Florence. Có hai cánh nhà ở hai bên, MĐ ốp đá thô kiểu La Mã. Phía sau có vườn cảnh. +Palazzo Strozzi: xây 1489-1539, Firenze hay Florence. 2. Giai đoạn 2 (tk 16) tại Roma và Venice: -Chỉ dùng các bộ phận kiến trúc để trang trí. Dùng đá lớn khóa góc tường và nhấn mạnh băng phân vị ngang. -Nửa sau tk 16 xuất hiện thức cột khổng lồ, vượt suốt 2 tầng, tiết diện vuông. Xuất hiện thức Palladio. *Công trình tiêu biểu: +Palazzo Capra (Rotundo): xây 1507, tại Vicenza. MB hướng tâm, đối xứng theo 4 phía. Có 4 sảnh đón và 1 mái vòm ở giữa. (coi nhẹ công năng mà nặng về hình thức) +Palazzo Farnese: xây 1559, tại Caprarola. 3. Giai đoạn 3 (tk 17) Barocco:
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - -Thoát khỏi những quy luật của nghệ thuật Hy-La, dùng hồ vữa tạo nhiều trang trí phức tạp rắc rối. Giáo hội cũng khuyến khích chủ trương này vì muốn tạo nên những CT tôn giáo đặc sắc hấp dẫn. -Kiến trúc nặng về hình thức, đường nét hết sức phức tạp, dùng nhiều hoa lá trang trí rối rắm. *Công trình tiêu biểu: +Nhà thờ St. Pietro (Peter)-Vatican: xây dựng kéo dài, chỉnh sửa nhiều lần do nhiều KTS thực hiện từ 1510-1665, tại Roma. Gồm phần nhà thờ và phần quảng trường. Nhà thờ có MB hình chữ thập Hy Lạp được nối dài thành chữ thập Latin. Mái gian chính lợp 1 vòm bán cầu kiểu Pantheon. Công trình chính cao 157.8m, phần vòm cao 52m, đường kính 42m. -Phần quảng trường do KTS-điêu khắc gia Bernini thực hiện có hình bầu dục nối với CT bằng hình bình hành để giảm thị sai. Ở giữa đặt vòi phun nước, cột kỷ niệm, hai cánh là 2 hành lang gồm hàng trăm cột và tượng điêu khắc do chính Bernini tự tay làm. SG: UBND TP và Bưu điện Tp theo phong cách Barocco và Roccoco Chương III : PHỤC HƯNG PHÁP: 1. Giai đoạn 1 (cuối tk 15-cuối 16): -Thời kỳ sơ khởi và Phục hưng Pháp Chính thống. Lúc này nước Pháp dần hình thành một NN quân chủ chuyên chế, hùng mạnh nhất lục địa Châu Âu. -Ban đầu XD nhiều lâu đài ven sông Loire do nhiều KTS Ý sang Pháp làm việc. Nửa cuối tk 16 xd các cung điện (palais) do chính các KTS Pháp thiết kế. -Mái cao, có cửa sổ mái. MĐ có các băng ngang, trang trí nhiều cửa sổ. *Công trình tiêu biểu:
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - +Lâu đài Château de Chenonceaux, Château de Chambord, Château de Blois. +Palais de Fontainebleau và một phần cung điện Louvre, Paris. Chambord, cch Orlans chừng 35km, nằm giữa rừng Boulogne, trn một vùng đất 5.000ha với 32km tường thành bao quanh. Được xy dựng năm 1519 dưới triều vua Fransoir 1 (1515-1547), cĩ chiều rộng 117m, di 156m, gồm 440 phịng, Chambord l lu đài lớn nhất ở vng sơng Loire. Nĩ tạo một ấn tượng rất mạnh với du khch lần đầu tiên đến thăm, nhất l vo hồng hơn, khi bất ngờ hiện ra như một khối trắng giữa một khu rừng rộng mnh mơng. Người ta cĩ cảm giác đó là một lâu đài trong truyện thần tin. Với kiến trc hi hịa v phong cch trang trí Phục hưng đạt đến đỉnh cao nhất, Chambord bo hiệu sự xuất hiện của lâu đài Versailles mà Louis 14 (1643-1715) sẽ xy vo nửa sau của thế kỷ 17. Khi được tiếp ở đây, hoàng đế Charles Quint đ phải thốt ln: “Chambord l sự kết tinh tất cả kỹ xảo của con người”. Dường như nhà danh họa Leonardo da Vinci đ tham gia thiết kế Chambord trong thời gian ông lưu trú ở Amboise (1516-1519). Sau nhiều lần thay đổi chủ, lâu đài được Nhà nước Php mua lại vào năm 1930 và trùng tu như hiện nay. Chenonceaux, cch Chambord chừng 50km, được xy từ 1513 - 1521 bn bờ sơng Cher (phụ lưu của sơng Loire), trong khung cảnh tự nhin thật thơ mộng; và thường được gọi là “lâu đài của sáu người đàn bà” - những nhn vật nữ nổi tiếng trong lịch sử Php thời Phục hưng đ gắn bĩ mật thiết với kiến trc ny. Trong số đó có Catherine Brionnet, người đ đứng ra đôn đốc việc xy dựng lâu đài; Diane de Poitiers, một gĩa phụ mà vua Henri 2 say mê như điếu đổ d trẻ hơn bà đến 20 tuổi, người đ cho xy cầu nối lâu đài này với bờ bn kia của sơng Cher v lm một khu vườn rất đẹp ở phía trái lâu đài; Catherine de Médicis, hoàng hậu của Henri 2, người đ trả th tình địch Diane de Poitiers bằng cách đổi lâu đài Chaumont lấy lâu đài Chenonceaux sau khi chồng chết; bà Pelouze, người đ trng tu Chenonceaux đúng như thời kỳ đầu sau khi mua lâu đài.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Blois, được xy dựng chủ yếu trong thế kỷ 16, l một Versailles của thời Phục hưng, nơi đ diễn ra nhiều biến cố chính trị quan trọng của nước Pháp. Lâu đài Blois mang nhiều phong cch kiến trc khc nhau, từ thế kỷ 13 - nửa đầu thế kỷ 17. Trong lâu đài này, cái cầu thang hình bt gic xy dưới thời Franois 1 được coi l một kiệt tc về kiến trúc và điêu khắc. Amboise, được vua Charles 8 bắt đầu xy dựng từ 1492. Trong cuộc viễn chinh sang Ý(1495-1497), vị vua này đ mời về Amboise khoảng 20 nh bc học, kiến trúc sư, nhà điêu khắc, thợ may, thợ làm vườn, trang trí người Ý. Chính những người này đ đem lại nt mới cho nghệ thuật vng sơng Loire v gĩp phần đưa phong cách Phục hưng tại Pháp lên đến tột đỉnh. Được vua Fransoir 1 mời, Leonardo da Vinci đ đến sống ba năm ở Amboise v qua đời ở đy ngy 2-5-1519 2. Giai đoạn 2 (cuối tk 16-đầu 18) Chủ nghĩa Kinh điển Pháp: -Đỉnh cao là thời kỳ vua Louis XIV, quân chủ chuyên chế, Paris là trung tâm văn hóa Châu Âu (các nghệ sĩ, nhà khoa học, nhà chính trị đều đổ về đây). -Kiến trúc mang tính thuần tuý nghệ thuật. Tinh hoa NT kinh điển là NT vườn hoa và cung điện. Sử dụng nhiều hội họa và điêu khắc trong trang trí, tổ chức không gian theo quy luật cân đối hài hòa nghiên cứu 1 cách kỹ lưỡng. *Công trình tiêu biểu: +Các vườn hoa do Andre le Notre thiết kế: Có hình dáng hình học, cây cối cắt xén công phu đều đặn, trục chính có hai hàng cây lớn, cuối trục có đồi cảnh, công trình chính. +Palais de Luxembourg và Palais de Louvre, Paris: có các phân vị đứng và phân vị ngang theo nguyên tắc đặc rỗng xen kẽ. Palais de Versailles.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Bài 8 : KIẾN TRÚC CẬN ĐẠI A. GIAI ĐOẠN 1: 176O-1880 * Lịch sử-Xã hội: -Chủ nghĩa TB phát triển mạnh ở Châu Au → đô thị hóa → đưa ra nhu cầu lớn về nhà ở và quy hoạch đô thị. -Nhiều phát minh khoa học kỹ thuật ra đời, xuất hiện những dòng tư tưởng xã hội mới ảnh hưởng lớn tới sự phát triển thế giới. -Xuất hiện nhiều loại hình kiến trúc mới, quy mô lớn: +Nhà hành chính: quốc hội, tòa án, nhà tù +Các quy hoạch đô thị: quy hoạch cải tạo trung tâm Paris của nam tước Haussman. +Trung tâm triển lãm, hội chợ: cung thủy tinh (Crystal Palace), tháp Eiffel, Chương I: TRÀO LƯU PHỤC CỔ: -Chủ yếu tại Pháp (Phục cổ La Mã) và Anh (phục cổ Hy Lạp). -Nhấn mạnh đối xứng, to lớn uy nghi. *Công trình tiêu biểu: a. Pháp:
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - -Quy hoạch lại Paris của thị trưởng, nam tước Haussman: TT Paris được chia làm 4 phần, trục chính Đ-T đi qua các quảng trường lớn, theo lối hướng tâm, mở rộng mặt đường, cải tạo mạng lưới giao thông, tạo các quảng trường lớn để tạo vĩ đại cho tp. Cho đến đầu tk 19, Paris vẫn c̣n là một tp thời Trung Cổ (nôi tập trung quyền lực, có tường lũy bao bọc) và có kích thước 1/3 so với ngày nay. Napolon I luôn tự hào về Paris. Ông muốn biến Paris thành thủ đô cả Châu Âu, theo kiểu La Mă. Dự án không được ḥan thành nhưng ông đă dự kiến sự phá hủy tp cũ và cải thiện vấn đề giao thông. Đồng thời, ông xây dựng các quảng trường và khải ḥan môn để thể hiện ư tưởng của ḿnh: Khải Ḥan Môn Carrousel xây trước sân điện Louvre, chiếc trụ Vendơme dựng lên theo kiểu trụ Trajan ở Roma, và Khải ḥan môn ở đại lộ Champs- Elyses được bắt đầu xd. Sau thời kỳ Napoleon I, Paris biến đổi nhanh chóng. Cách mạng Công nghiệp 1789 làm biến đổi đô thị, công với sự xuất hiện ht đường sắt thu hút lượng lớn dân nhập cư, khiến Paris tạo ảnh hưởng lên cả nước. Có 175 con đường được xây dựng tại Paris trong khỏang thời gian từ 1815 tới 1853. Nhưng chính phủ quân chủ lúc đó không đủ ư chí để tiếp tục thay đổi Paris trong sự chống đối của giới quư tộc bảo thủ. Năm 1851, Napoleon III lên ngôi và Paris bắt đầu thời đại của Haussmann. Haussmann đem lại cho Paris một bản quy hoạch chặt chẽ (những đầu mối giao thơng, mạng lưới hạ tầng, giao thơng), vốn được rt ra từ tất cả những thnh phố lớn của Php như Marseille, Lyon, Lille, Bordeaux, Le Havre, Toulon, Montpellier, Toulouse, Rouen, Brest. Đó l sự đổi mới đầu tin trong đô thị hĩa tại Php ở thời kỳ ny: đô thị hĩa một thị trấn, tức l đô thị hĩa chính Paris. Đặc trưng thứ hai của tc phẩm của Haussmann l sự xuất sắc của chương trình hon hảo của ơng, đem lại cho ơng sự thn phục của thế giới, v cc quy hoạch của ơng về sau được p dụng tại Brussels, Milan, Rome, Barcelona, Antwerp, Dresden, Chicago v Vienna Mặc d
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Trong suốt một thời gian di, tc phẩm của ơng bị xem l một sự tn st. Như theo nh văn Emile Zola, Paris như bị đem ra chặt xẻ bằng một chiếc rìu. Ơng nhắc lại lời chỉ trích của những người Cộng hịa v những người theo phi tự do vốn luơn ph phn Đệ nhị Đế chế. Cu cửa miệng vẫn thường được dng để nĩi về bản quy hoạch của Haussmann l: ơng cứ tưởng mở rộng đường tại những quận chính l để ngăn chặn việc dựng ln cc chiến luỹ v sự tiến vo của lực lượng Cộng hịa. Trn tờ la Curee, Emile Zola xem sự đổi mới của Paris l một trị đầu cơ khổng lồ, với sự tính ton lm giu bất chính. Trong cuốn sch nhỏ cĩ tựa đề “Les Comptes Fantastiques d`Haussmann” (Tạm dịch: B tước hoang tưởng Haussmann) in năm 1867, Đảng vin X hội Jules Ferry mơ tả việc ti trợ cho bản quy hoạch l một xì căng đan phạm php, đem lại những lợi nhuận qu mức. Nhờ bản luận n của L. Girard, giờ đây chng ta biết được rằng những tố co về sự hỗ trợ của vơ số nh ti phiệt l khơng đúng sự thật. Rất nhiều cơng ty ti chính đ mất trắng tiền, v nếu Caisse des Travaux de Paris (vốn cấp tiền cho những cơng trình cơng cộng) được thnh lập năm 1858, vay được một khoản tiền lớn thoe đúng thủ tục v hợp php, người ta đ cĩ thể hon tất được việc thực hiện bản quy hoạch. Bản thn Haussmann l một người rất lim chính. Ngy nay cc nh sử học hồn tồn nhất trí trong việc ca ngợi tc phẩm của Haussmann. F.Loyer, trong tc phẩm của mình về cc đường phố của Parsi thế kỷ 19 (in năm 1987) đ mơ tả đây l “một thnh cơng vĩ đại trong lịch sử đô thị”. Tc phẩm của ơng được xem xt những khi người ta định lập ra những quy định để quy hoạch cc thnh phố cĩ những phần đô thị cũ, hay để lập sự căn bằng giữa những cơng trình xy theo kiểu Haussmann với những đường phố, hay để lập sự căn bằng giữa việc điều hnh của chính quyền với sự đầu cơ tư nhn. Xt trn gĩc độ thẩm mỹ, những đại lộ rộng được cắt xẻ theo một lơgic kiểu mới. Chng rộng ri v thẳng tắp để thuận tin di chuyển thật nhanh. Chng được xem l qu hiện đại so với thời điểm đó bởi những con đường thời Trung cổ rất nhỏ hẹp v quanh co. Tuy nhin chng cĩ thể trở nn phi nhn tính nếu cĩ qu nhiều con đường như vậy được xy dựng. Ở Paris, với hầu hết những khu vực của thnh phố, việc xy dựng ny diễn ra đúng chừng mực.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Yếu tố quan trọng dẫn dắt những vị tai to mặt lớn đưa ra quyết định l như sau: Napolon III đ suy nghĩ từ lu về những yếu tố cần thiết của bản quy hoạch tổng thể. Ơng muốn nối liền những cơng trình quan trọng, mở rộng những khu ở cũ kỹ, xy dựng một chữ thập khổng lồ Bắc-Nam/Đông Ty ở trung tm Paris v tổ chức những khu vườn giống như ơng từng thấy ở London, nơi ơng từng sống khi đi lưu đày. Ơng đ dựng ln một đế chế mạnh mẽ - vốn đ trở nn linh hoạt hơn kể từ sau năm 1860. Biến dự n của mình thnh hiện thực, ơng muốn nhắm tới việc xy dựng uy thế của mình trn khắp Chu u. Haussmann, trong hồi ký của mình, đ khơng hề mơ tả bản thn như l tc giả của bản luận n về đô thị hĩa, m l người đ nhận ra được điều gì đó bắt nguồn từ những nguyn tắc đ được thơng qua. Ơng muốn bứt tung tri tim ra khỏi trung tm của Paris để giảm bớt mật độ dn cư v chia ra những khu ở tốt hơn trn ton khu vực thủ đô. Đó l lý do tại sao năm 1860 Paris đ sp nhập những khu “La Petite Banlieue” (tiểu ngoại ơ) the sector situated between the ancient enclosure of the Fermiers Gnraux and the new military enceinte. Paris gained 400,000 inhabitants and the surface area doubled. Twenty arrondissements were created (see plan) thus the twenty districts of present-day Paris were born. He wanted to organise a general traffic network around the renovated centre. Starting at Les Halles and Le Chtelet, arteries of communication spread out like the spokes of a wheel. He envisaged a network of large squares and crossroads around the centre: l`Etoile, la Bastille, la Nation, le Chtelet At the same time as all that, he constructed the network of drains and water supply and also parks and gardens. He relied on new legislative and financial methods. The Order in Council of 25th March 1852 allowed the expropriation of the area of the new streets. He could also demolish part of the Ile de la Cit. After 1860, the Empire became more liberal: property owners often appealed to the Council of State, which frequently found in their favour. Haussmann had thus more problems.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Standards were adopted so that the constructions were not too disparate. When the city sold a plot, in the contract of sale precise rules for cornices, mouldings, balconies etc were laid down. From the financial point of view, the city no longer financed the works solely from its revenues, but had recourse to borrowing, which Rambuteau hadn`t dared to do. The transformation of Paris by Haussmann: He established three networks for the circulation of traffic: the first (1854-58) and best- known was the great North-South/East West crossing: rue Sebastopol-boulevard St Michel crossed the rue de Rivoli at the place du Chtelet. The centre of the crossing freed the Ile de la Cit (above all to the East) as well as les Halles. The second network(1858-60) allowed the extension of traffic from the centre: work around the future place de la Rpublique, la rue de Rome, and around l`Etoile, Chaillot, l`Ecole Militaire and la Montagne Sainte-Genevieve. The third network was made with the aim of linking the “Petite Banlieue” annexed in 1860, with the rest of Paris. It was the beginning of work at the place de l`Opra (finished in 1878); Belleville was linked to Bercy; the southern routes of the 16th arrondissement were created. Finally, the rue de Rivoli was copied on the left bank by the creation of the boulevard St. Germain. The aesthetic and monumental aspects were also taken into consideration with the construction of churches (St Augustin and la Trinit), public facilities were decided (l`Opra, the Bibliothque Nationale (library) and les Halles Baltard (markets)). Town Halls for each arrondissement were constructed. He wanted to mark crossroads with a monument, for example the St. Michel fountain. In the interests of hygiene, a network for water supply was constructed. The Roman aqueduct method was chosen, which allowed spring water to be brought from afar and distributed to homes. 560 kilometres of drains were also installed. Finally, green spaces were planned and put in place. The engineer Jean-Charles Alphand (who succeeded Haussmann in 1870) created the Bois de Boulogne and Vincennes; the
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - parks Buttes-Chaumont, de Monceau and Montsouris, plus local squares and gardens in the arrondissements. Trees were planted in all the avenues except the avenue de l`Opra. Thng Ging năm 1870 Haussmann was sacked. The regime was increasingly criticised and the financial situation worsened from 1860. In 1870 the deficit for public works was 1,475,000,000 francs, which made it impossible to take out new loans. The republicans claimed that Paris would never recover. In fact the debt was paid off by about 1890. And besides, the Parisians had had enough. There had been mess and disruption for twenty years. The Second Empire had drawn prestige from the reconstruction of Paris, but this suddenly broke down in the absence of the most significant prestige – that which is obtained by force of arms. -Nhà thờ Madelaine Paris (1870-1872) -Khải hoàn môn Carousell Paris 1806 -Khải hoàn môn L’Etoile (Ngôi Sao) Paris 1806-1836: Khai thác hình thức La Mã cổ điển để tạo vẻ vững vàng uy nghi. Trên có phù điêu mô tả tinh thần quật khởi của Cách Mạng Pháp với tượng thần chiến thắng vươn cao cánh. -Đền Panthéon Paris : Ban đầu là nhà thờ St. Geneviere có MB hình chữ thập Hy Lạp, sau đặt tên lại là Panthéon. Dùng thức cột Corinthien và các hốc tường để trang trí. Mái vòm thép. Nay là nơi đặt thi hài các danh nhân Pháp. -Viện Thương Phế binh (Les Invalides) Paris : là nơi đặt thi hài Napoleon. b. Anh: -Trường Y Khoa Edinburg -Trường Downing College, Cambridge c. Đức:
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - -Cổng Brandenburg, Berlin 1789 -Bảo tàng Berlin d. Nga: -Đền Kazan e. Mỹ: -Điện Capitol (Trụ sở Quốc hội Mỹ), Washington DC 1793. Chương II : TRÀO LƯU LÃNG MẠN (Phục hưng Gothic): (từ giữa tk 18-giữa 19) -Do giới quý tộc và tiểu tư sản luyến tiếc thời kỳ phong kiến xưa kia, phê phán đô thị và thời kỳ xã hội công nghiệp → phục hưng gothic lãng mạn. *Công trình tiêu biểu: -Trụ sở Quốc hội Anh (Điện Westminster) 1835 -Red House do KTS Phillip Web thiết kế. -Nhà thờ Milano Chương III : XU HƯỚNG KỸ THUẬT MỚI: -Dựa trên các phát minh khoa học kỹ thuật: đầu xe lửa hơi nước 1801, đèn khí than 1831, tàu thuỷ hơi nước 1843, điện báo 1844, điện thoại 1876. Vật liệu thép ngày càng được sử dụng rộng rãi do nhẹ nhàng, dễ gia công lắp đặt *Công trình tiêu biểu: -Cung Thuỷ tinh (Crystal Palace): do Joseph Paxton, chuyên gia nuôi trồng nhà kính, cho ý tưởng cùng kỹ sư Fox và Hendelson xây 1851 tại Hyde Park, London. Đây là nhà triển lãm trưng bày cần có ánh sáng tự nhiên, không gian cao, thoáng rộng, lại phải tháo lắp tái sử dụng lại được. Cung có diện tích 74.400 m2, dài 564 m. Lợp những tấm kính dài 1,2m.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - -Tháp Eiffel, Paris 1893: do kỹ sư Gustav Eiffel xây dựng, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Cách Mạng Pháp. Trở thành biểu tượng của nền công nghiệp Pháp, của Paris, của nước Pháp và của cả thời kỳ lãng mạn trước thế chiến I. Tháp phục vụ cho triển lãm Quốc tế Paris 1889, đặt tại quảng trường Champ de Mars bên bờ sông Seine. Chiều cao tới đỉnh là 320,75m, tầng chân đế cao 57,6m, tầng 2 cao 145,7m, tầng 3 cao 176,1m, chân đế có hcn mỗi cạnh 125m. -Cung Cơ khí trong khu triển lãm Paris (1887-1889) dài 420m, rộng 46.000m, vòm cao 43,5m, nhịp rộng 115m. B. GIAI ĐOẠN 1: 176O-1880 * Lịch sử-Xã hội: -Chủ nghĩa TB bước qua thời kỳ độc quyền, tích lũy tư bản. XH công nghiệp phát triển nhanh chóng. -Cách mạng khoa học kỹ thuật, loài người tiếp cận những phát minh có tính đột phá. -CN XH hình thành và phát triển. Chương I: TRƯỜNG PHÁI NGHỆ THUẬT MỚI (ART NOUVEAU): -Loại bỏ hình thức cổ, tìm tòi phong cách mới, kiến trúc có tính thời đại, lấy khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường làm tiêu chuẩn. -Nhấn mạnh cái đẹp đường nét, dùng sắt trang trí. Thích đường cong, nhiều nhịp điệu. Họa tiết trang trí bắt chước thiên nhiên cây cỏ. *Công trình tiêu biểu: -Lối xuống ga tàu điện ngầm ở Paris do KTS Hector Guimard thiết kế.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - -Nhà thờ St. Jean de Montmartre ở Paris do KTS André de Baudot thiết kế, là nhà thờ đầu tiên xd bằng BTCT. -Trường Nghệ thuật Glasgow (1907-1909) do KTS Charles Mackintosh thiết kế, kết hợp khéo léo với địa hình. -Các tác phẩm của Antonio Gaudi tại Barcelona: +Casa Mila (1905-1910): chủ yếu dùng đường cong. +Nhà thờ dòng họ Sagrada, Barcelona (1884-1926): có tháp cao và vòm cửa nhọn của KT Gothic nhưng đường nét rất uyển chuyển, lãng mạn. Hiện vẫn đang trong quá trình xd. Chương II: HỌC PHÁI CHICAGO: -Lúc này nước Mỹ phát triển nhất TG, Chicago là TP chịu ảnh hưởng lớn từ các tư tưởng hiện đại ở Châu Âu. Chicago phát triển mạnh về kinh tế và dân cư. Do dân cư đông, giá đất cao nên phát triển nhà chọc trời. -Vật liệu kính và kim loại phát triển, được modul hoá cao. *Quan điểm thiết kế: -Thiết kế phải xuất phát từ công năng, phải đáp ứng tốt yêu cầu công năng. Từ đó loại bỏ tất cả những gì cho là rườm rà không cần thiết. Tuy nhiên chưa quan tâm nhiều tới điều kiện ánh sáng thông thoáng. *Loại hình chủ yếu: -Nhà cao tầng chọc trời, từ 14-20 tầng với kết cấu BTCT, khung kim loại. -Hình thành kiểu cửa sổ Chicago: cửa sổ băng (band window) và cửa sổ lồi (bay window). -KTS nổi tiếng: Louis Sullivan (1856-1924):
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - +Kiến trúc quan hệ chặt với thiên nhiên. +Hình thức phụ thuộc yêu cầu sử dụng. +Ngôi nhà có bố cục, phân chia không gia, dây chuyền sử dụng chặt chẽ như trong cơ thể người. Anh hưởng mạnh tới Frank Lloyd Wright sau này. *Công trình tiêu biểu: -Second Leiter Building (Chicago 1889-1890) do KTS William Le Baron Jenney thiết kế: khung nhà thép, mặt tiền ốp đá, khối hình hộp chữ nhật. -Cửa hàng Schlesinger - Mayer (Chicago 1899-1904) do KTS Louis Sullivan thiết kế: nhà 12 tầng, khung thép, ốp gạch nung trắng, chia theo phân vị ngang. - Wainright Building (Chicago 1899-1904) do KTS Adler và Sullivan thiết kế: nhà 10 tầng, khung thép, phân vị đứng bằng gạch. Chương III: HỘI LIÊN HIỆP CÔNG TÁC ĐỨC (DEUTSCHE WERKBUND): -Thành phần gồm: Henri Van de Velde, Peter Behrens, Bruno Taut, Joseph Hoffman, Walter Gropius, Adolf Meier, -Tuyên ngôn: cải tạo hàng hóa để đạt chất lượng cao, đề cao mối liên hệ giữa người tiêu dùng và nơi sản xuất. -Quan điểm: “kiến trúc bắt đầu từ kỹ thuật”, “cái đẹp nhất trí với khoa học kỹ thuật”. Kiến trúc phải kết hợp với sản xuất cơ khí hiện đại để nâng cao chất lượng và sản lượng. Công trình nhẹ nhàng, trong suốt, chú ý chiếu sáng tự nhiên. -Xây dựng theo nguyên tắc chuẩn hóa, công nghiệp hóa cấu kiện. *Công trình tiêu biểu:
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - -Phân xưởng Turbine của cty điện khí AEG (Berlin) do KTS Peter Behrens và Kỹ sư Karl Bernard thiết kế: dùng vòm thép 3 khớp cao 25m có dây căng, khoảng tường giữa các nhịp rất rộng lắp kính. -Nhà máy động cơ AEG tại Berlin do KTS Peter Behrens thiết kế. -Nhà máy sản xuất giày Fagus (1910-1914) do Walter Gropius và Adolf Meier thiết kế.