Tài liệu Nghiệp vụ thu viện - Khổ mẫu MARC21 cho dữ liệu thư mục

pdf 967 trang hapham 3370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Nghiệp vụ thu viện - Khổ mẫu MARC21 cho dữ liệu thư mục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_nghiep_vu_thu_vien_kho_mau_marc21_cho_du_lieu_thu_m.pdf

Nội dung text: Tài liệu Nghiệp vụ thu viện - Khổ mẫu MARC21 cho dữ liệu thư mục

  1. Tài liệu nghiệp vụ thư viện Khổ mẫu MARC21 cho dữ liệu thư mục
  2. MỤC LỤC GIỚI THIỆU ĐẦU BIỂU VÀ DANH MỤC 001 - 006 CÁC TRƯỜNG KIỂM SOÁT 007 TRƯỜNG MÔ TẢ VẬT LÝ CÓ ĐỘ DÀI CỐ ĐỊNH 008 CÁC YẾU TỐ DỮ LIỆU CÓ ĐỘ DÀI CỐ ĐỊNH 01X-04X CÁC TRƯỜNG SỐ VÀ MÃ 05X-09X CÁC TRƯỜNG PHÂN LOẠI VÀ XẾP GIÁ 1XX CÁC TRƯỜNG TIÊU ĐỀ CHÍNH 20X - 24X CÁC TRƯỜNG NHAN ĐỀ VÀ LIÊN QUAN ĐẾN NHAN ĐỀ 25X - 27X CÁC TRƯỜNG VỀ LẦN XUẤT BẢN, CHI TIẾT XUẤT BẢN, V.V 3XX CÁC TRƯỜNG MÔ TẢ VẬT LÝ VÀ TRƯỜNG KHÁC 4XX THÔNG TIN TÙNG THƯ 50X-53X CÁC TRƯỜNG PHỤ CHÚ - PHẦN 1 54X-59X CÁC TRƯỜNG PHỤ CHÚ - PHẦN 2 6XX CÁC TRƯỜNG TRUY CẬP CHỦ ĐỀ 70X - 75X CÁC TRƯỜNG TIÊU ĐỀ BỔ SUNG 76X - 78X CÁC TRƯỜNG THÔNG TIN LIÊN KẾT 80X - 83X TIÊU ĐỀ BỔ SUNG CHO TÙNG THƯ 841 - 88X VỐN TƯ LIỆU, ĐỒ HOẠ KHÁC, V.V PHỤ LỤC
  3. GIỚI THIỆU Năm khổ mẫu trao đổi MARC 21, bao gồm Khổ mẫu MARC 21 cho dữ liệu thư mục, Khổ mẫu MARC 21 cho dữ liệu về sưu tập, Khổ mẫu MARC 21 cho dữ liệu phân loại và Khổ mẫu MARC 21 cho thông tin cộng đồng, là những chuẩn được sử dụng rộng rãi cho việc trình bày và trao đổi dữ liệu thư mục, kiểm soát tính nhất quán, bộ sưu tập, phân loại và thông tin cộng đồng ở dạng máy tính đọc được. Một biểu ghi MARC bao gồm 3 yếu tố: cấu trúc biểu ghi, mã định danh nội dung và nội dung dữ liệu của biểu ghi. Cấu trúc biểu ghi là một triển khai ứng dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 2709 - Khổ mẫu trao đổi thông tin (Format for Information Exchange) và tiêu chuẩn tương đương của Hoa Kỳ ANSI/NISO Z39.2 Trao đổi thông tin thư mục (Bibliographic Information Interchange). Định danh nội dung là các mã và quy ước được thiết lập để xác định và đặc trưng hoá các yếu tố dữ liệu bên trong biểu ghi, hỗ trợ việc thao tác với dữ liệu đó, được quy định cụ thể cho từng khổ mẫu trong tất cả các khổ mẫu MARC. Nội dung của các yếu tố dữ liệu tạo thành biểu ghi MARC thông thường được quy định bởi những chuẩn bên ngoài các khổ mẫu này. Thí dụ về các chuẩn đó là Quy tắc mô tả thư mục chuẩn quốc tế (ISBD), Quy tắc biên mục Anh - Mỹ (AACR), Đề mục chủ đề của Thư viện Quốc hội (LCSH), hoặc các quy tắc biên mục, các từ điển từ chuẩn và bảng phân loại được sử dụng bởi cơ quan tạo ra biểu ghi. Nội dung của một số yếu tố dữ liệu được mã hoá được quy định cụ thể cho từng khổ mẫu MARC (thí dụ trong Đầu biểu, trường 007, trường 008). "Khổ mẫu MARC 21 cho dữ liệu thư mục: Hướng dẫn áp dụng định danh nội dung" quy định các mã và các quy ước (như nhãn trường, chỉ thị, trường con, các giá trị được mã hoá) cho các yếu tố dữ liệu trong các biểu ghi thư mục theo MARC. Tài liệu này được biên soạn cho những người tham gia vào việc tạo ra và duy trì các biểu ghi thư mục cũng như cho những người tham gia vào việc thiết kế và duy trì những hệ thống trao đổi và xử lý biểu ghi thư mục. Một phiên bản rút gọn của đặc tả này có thể truy cập được tại website Danh mục đơn giản các trường được giới thiệu tại website
  4. PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA KHỔ MẪU THƯ MỤC Khổ mẫu MARC 21 cho dữ liệu thư mục được thiết kế để làm một công cụ chứa thông tin thư mục về các tài liệu văn bản được in và bản thảo, tệp tin, bản đồ, bản nhạc, xuất bản phẩm nhiều kỳ, tài liệu nghe nhìn và các tài liệu hỗn hợp. Dữ liệu thư mục thông thường bao gồm nhan đề, chủ đề, chú giải, dữ liệu về xuất bản, thông tin mô tả vật lý của đối tượng. Khổ mẫu thư mục chứa các yếu tố dữ liệu cho các loại hình tài liệu sau: - Sách (BK) - sử dụng cho các tài liệu văn bản được in, bản thảo và các tài liệu vi hình có bản chất chuyên khảo. - Xuất bản phẩm nhiều kỳ (SE) - sử dụng cho tài liệu văn bản được in, bản thảo và các tài liệu vi hình mà nó được sử dụng ở dạng từng phần với phương thức xuất bản lặp lại (như ấn phẩm định kỳ, báo, niên giám, ). - Tệp tin (CF) - sử dụng cho phần mềm máy tính, dữ liệu số, các tài liệu đa phương tiện định hướng sử dụng bằng máy tính, hệ thống hoặc dịch vụ trực tuyến. Các loại nguồn tin điện tử khác được mã hoá theo khía cạnh quan trọng nhất của chúng. Tài liệu có thể có bản chất chuyên khảo hoặc xuất bản nhiều kỳ. - Bản đồ (MP) - sử dụng cho tài liệu bản đồ được in, bản thảo và vi hình, bao gồm tập bản đồ, bản đồ riêng lẻ và bản đồ hình cầu. Tài liệu có thể có bản chất chuyên khảo hoặc xuất bản nhiều kỳ. - Âm nhạc (MU) - sử dụng cho bản nhạc được in, bản thảo và vi hình cũng như nhạc ghi âm và những tài liệu ghi âm không phải nhạc khác. Tài liệu có thể có bản chất chuyên khảo hoặc xuất bản nhiều kỳ. - Tài liệu nhìn (VM) - sử dụng cho những loại tài liệu chiếu hình, không chiếu hình, đồ hoạ hai chiều, vật phẩm nhân tạo hoặc các đối tượng gặp trong tự nhiên ba chiều, các bộ tài liệu. Tài liệu có thể có bản chất chuyên khảo hoặc xuất bản nhiều kỳ. - Tài liệu hỗn hợp (MX) - sử dụng chủ yếu cho những sưu tập lưu trữ và bản thảo của hỗn hợp các dạng tài liệu. Tài liệu có thể có bản chất chuyên khảo hoặc xuất bản nhiều kỳ. (Ghi chú: trước năm 1994, tài liệu hỗn hợp (MX) được tham chiếu như là tài liệu lưu trữ và bản thảo (AM)). Loại biểu ghi thư mục Biểu ghi thư mục MARC được phân biệt với những loại biểu ghi MARC khác bởi những mã đặc thù trong vị trí 06 của phần Đầu biểu (Kiểu biểu ghi) và bao quát những kiểu biểu ghi sau: - Tài liệu ngôn ngữ - Bản thảo tài liệu ngôn ngữ
  5. - Tệp tin - Tài liệu bản đồ - Bản thảo tài liệu bản đồ - Bản nhạc có chú giải - Bản thảo bản nhạc - Ghi âm không phải âm nhạc - Ghi âm âm nhạc - Tài liệu chiếu hình - Đồ hoạ không chiếu hai chiều - Vật phẩm nhân tạo ba chiều và đối tượng tự nhiên - Bộ tài liệu - Tài liệu hỗn hợp - Tài liệu vi hình, bất kể là dạng bản gốc hoặc sao, không được xác định là một loại biểu ghi đặc thù. Khía cạnh vi hình chỉ có tính chất thứ cấp đối với loại tài liệu của đối tượng gốc (thí dụ dạng sách, ) từ đó tạo ra tài liệu vi hình. Điều này cũng áp dụng tương tự với một số loại tệp tin mà ở đó khía cạnh tệp tin chỉ là thứ cấp; tuy nhiên, một số dạng nguồn tin điện tử sẽ được gán mã đúng ở dạng tệp tin. NHỮNG THÀNH PHẦN CỦA BIỂU GHI THƯ MỤC Mô tả những thành phần của biểu ghi Một biểu ghi thư mục MARC bao gồm 3 thành phần chủ yếu: đầu biểu, danh mục và các trường độ dài biến động. Những thông tin sau đây giới thiệu tóm tắt cấu trúc một biểu ghi MARC. Chi tiết đầy đủ hơn được trình bày trong tài liệu Đặc tả MARC 21 cho cấu trúc biểu ghi, bảng mã ký tự và môi trường trao đổi (tại website Đầu biểu - Những yếu tố dữ liệu cung cấp thông tin cho việc xử lý biểu ghi. Các yếu tố dữ liệu phần này chứa các con số hoặc giá trị mã hoá và được xác định bởi vị trí ký tự tương đối. Phần đầu biểu có độ dài cố định 24 ký tự và đây là trường đầu tiên của một biểu ghi MARC. Danh mục - Một loạt những mục trường trong đó mỗi mục chứa nhãn trường thông tin, độ dài, vị trí bắt đầu của mỗi trường có độ dài biến động trong biểu ghi. Mỗi mục trường có độ dài 12 ký tự. Những mục trường danh mục của các trường kiểm soát có độ dài biến động được trình bày
  6. trước và theo trình tự nhãn trường tăng dần. Tiếp sau là những mục trường của các trường có độ dài biến động, được xếp theo thứ tự tăng dần theo ký tự đầu tiên của nhãn trường. Trình tự lưu trữ của các trường dữ liệu có độ dài biến động trong biểu ghi không nhất thiết phải trùng hợp với thứ tự của các mục trường trong vùng Danh mục. Những nhãn trường lặp lại được phân biệt bằng vị trí của những trường tương ứng trong biểu ghi. Danh mục được kết thúc bằng một ký tự kết thúc trường (một mã ASCII 1E hex). Trường có độ dài biến động - Dữ liệu trong biểu ghi thư mục MARC được tổ chức thành trường có độ dài biến động, mỗi trường được xác định bằng một nhãn trường ba ký tự, được lưu trong mục trường tương ứng của trường tại vùng Danh mục. Mỗi trường kết thúc bằng một ký tự kết thúc trường. Trường có độ dài biến động cuối cùng trong biểu ghi kết thúc bằng một ký tự kết thúc trường và một ký tự kết thúc biểu ghi (mã ASCII 1D hex). Trường kiểm soát có độ dài biến động - Trường nhóm 00X. Những trường này được xác định bằng một nhãn trường trong Danh mục nhưng chúng đồng thời không có cả vị trí chỉ thị lẫn mã trường con. Những trường kiểm soát có độ dài biến động có cấu trúc khác với các trường dữ liệu có độ dài biến động. Chúng có thể chứa hoặc một yếu tố dữ liệu đơn trị hoặc một loạt những yếu tố dữ liệu có độ dài cố định được quy định bằng vị trí ký tự tương ứng. Trường dữ liệu có độ dài biến động - Những trường còn lại được xác định trong khổ mẫu. Cùng với việc được xác định bằng một nhãn trường trong Danh mục, trường dữ liệu có độ dài biến động chứa hai vị trí chỉ thị ở đầu của mỗi trường và mã trường con dài hai ký tự trước mỗi trường dữ liệu bên trong trường. Trường dữ liệu có độ dài biến động được sắp xếp thành khối trường theo ký tự đầu tiên của nhãn trường. Ký tự này, ngoại trừ một vài ngoại lệ, xác định chức năng của dữ liệu bên trong biểu ghi. Kiểu thông tin trong trường được xác định bằng các những phần còn lại của nhãn trường. 0XX Thông tin kiểm soát, định danh, chỉ số phân loại,v.v. 1XX Tiêu đề chính 2XX Nhan đề và thông tin liên quan đến nhan đề (nhan đề, lần xuất bản, thông tin về in ấn) 3XX Mô tả vật lý, v.v. 4XX Thông báo về tùng thư 5XX Chú giải 6XX Các trường về truy cập chủ đề 7XX Tiêu đề bổ sung, không phải chủ đề hoặc tùng thư; trường liên kết 8XX Tiêu đề tùng thư bổ sung, sưu tập, v.v. 9XX Dành cho ứng dụng cục bộ. Bên trong các khối trường 1XX, 4XX, 6XX, 7XX và 8XX, có dự phòng một số cặp định danh nội dung. Những nội dung sau, ngoại trừ một vài ngoại lệ, được dành cho hai ký tự cuối của nhãn trường:
  7. X00 Tên cá nhân X10 Tên tổ chức X11 Tên hội nghị X30 Nhan đề đồng nhất X40 Nhan đề tùng thư X50 Thuật ngữ chủ đề X51 Tên địa lý Bên trong các trường dữ liệu có độ dài biến động, hai loại định danh nội dung sau được sử dụng: Vị trí chỉ thị - Hai vị trí ký tự đầu tiên trong trường dữ liệu có độ dài biến động chứa thông tin để diễn giải hoặc bổ sung cho dữ liệu bên trong trường. Giá trị của chỉ thị được diễn giải một cách độc lập, nghĩa là ý nghĩa của của từng giá trị của hai chỉ thị sẽ không liên quan với nhau. Giá trị của chỉ thị có thể được nhập ở dạng chữ cái hoặc số. Một khoảng trống (mã ASCII SPACE), thể hiện trong tài liệu này bằng dấu thăng (#), được sử dụng cho vị trí chỉ thị không xác định. Trong vị trí chỉ thị nhất định, một khoảng trống có thể thông báo ý nghĩa hoặc có nghĩa là "không có thông tin". Mã trường con - Hai ký tự để phân biệt những yếu tố dữ liệu bên trong một trường khi chúng đòi hỏi được xử lý riêng biệt. Một mã trường con gồm một ký tự phân cách trường (mã ASCII 1F hex), được ký hiệu trong tài liệu này bằng ký tự $, tiếp sau là một định danh phần tử dữ liệu. Định danh phần tử dữ liệu có thể là một ký tự chữ cái dạng chữ thường hoặc một ký tự dạng số. Mã trường con được xác định độc lập cho từng trường, tuy nhiên những ý nghĩa tương tự sẽ được duy trì bất kỳ lúc nào có thể (thí dụ trong các trường 100, 400 và 600 Tên cá nhân). Mã trường con được quy định với mục đích để xác định, mà không phải để sắp xếp. Thứ tự trường con thường được xác định bằng tiêu chuẩn cho nội dung dữ liệu, thí dụ quy tắc biên mục. Những biểu ghi thư mục nhiều dạng văn tự Một biểu ghi thư mục MARC có thể chứa dữ liệu nhiều dạng văn tự. Chỉ một dạng văn tự có thể được coi là dạng văn tự chính của nội dung dữ liệu của biểu ghi, mặc dù những văn tự khác cũng được sử dụng cho nội dung dữ liệu. (Chú ý: Mã ASCII được sử dụng cho các thành phần cấu trúc của biểu ghi, cùng với hầu hết các dữ liệu mã hoá cũng được thể hiện trong dạng ký tự ASCII). Những mô hình chung cho dữ liệu đa văn tự được trình bày trong Phụ lục D cùng với một số thí dụ biểu ghi đầy đủ. Tính lặp của trường và trường con Về lý thuyết, mọi trường và trường con đều có thể được lặp. Tuy nhiên, bản chất của dữ liệu có thể loại trừ sự lặp lại. Thí dụ, một biểu ghi thư mục có thể chứa một trường tiêu đề chính khối
  8. 1XX; trường con 100 có thể chỉ chứa một trường con $a (Tên cá nhân) nhưng có thể chứa nhiều hơn một trường con $c (Chức danh và những từ khác đi kèm với tên cá nhân). Tính lặp hoặc không lặp của mỗi trường hoặc trường con được nêu rõ trong khổ mẫu. Liên kết trường Những trường trong biểu ghi có thể được liên kết một cách đặc thù thông qua sử dụng những kỹ thuật liên kết trường áp dụng chung. Kỹ thuật dựa trên cú pháp của dữ liệu trong trường con $8 (Liên kết trường và số thứ tự) để xác định các trường liên kết. Cấu trúc và cú pháp cho trường liên kết và trường con thứ tự được mô tả trong Phụ lục A. Ký tự lấp đầy và giá trị liên quan Một ký tự lấp đầy (ASCII 7C hex), được trình bày trong tài liệu này bằng ký tự sổ thẳng (|), có thể sử dụng trong biểu ghi thư mục trong các trường 007-008 và trường con $7 của những trường tiêu đề liên kết (760-787). Ký tự lấp đầy có thể không được sử dụng trong đầu biểu, trong nhãn trường, chỉ thị hoặc mã trường con. Việc sử dụng của ký tự lấp đầy trong những biểu ghi đóng góp cho cơ sở dữ liệu quốc gia có thể là độc lập với những cấp độ yêu cầu quốc gia được chỉ định trong mỗi yếu tố dữ liệu. Sự có mặt của một ký tự lấp đầy trong biểu ghi thư mục cho biết rằng khổ mẫu đưa ra một mã để sử dụng, song người tạo ra biểu ghi thư mục đã quyết định không cung cấp mã này. Mã u (Không biết hoặc không xác định), nếu được sử dụng, cho biết rằng người tạo ra biểu ghi cố gắng cung cấp mã nhưng không xác định được mã nào là mã phù hợp. Mã n (Không áp dụng) được xác định trong nhiều vị trí mã hoá để cho biết rằng đặc trưng được xác định cho vị trí này không được áp dụng cho một dạng đặc thù của đối tượng hoặc loại biểu ghi. Mẫu hiển thị cố định Mẫu hiển thị cố định là một thuật ngữ, cụm từ, khoảng trống, các quy ước sử dụng dấu ngắt, có thể được tạo ra bởi phần mềm để giúp cho việc trình bày của dữ liệu trong biểu ghi có ý nghĩa hơn đối với người sử dụng. Trong khổ mẫu thư mục, một số nhãn trường (thí dụ trường 770 - Phụ trương/Số đặc biệt), chỉ thị (thí dụ trường 511, chỉ thị 1, Mã điều khiển mẫu hiển thị cố định), mã trường con (thí dụ trường con đề mục con $x, $y và $z trong tiêu đề chủ đề bổ sung), có thể được sử dụng để tạo ra các thuật ngữ, cụm từ và/hoặc ký hiệu quy ước để hiển thị biểu ghi. Việc sử dụng những mẫu hiển thị cố định được quy định bởi từng tổ chức hay hệ thống. Thí dụ cho việc sử dụng mẫu hiển thị cố định được giới thiệu ở phần Quy ước nhập dữ liệu trong mô tả của mỗi trường. Quy ước chung cho việc hiển thị một mã trường con như một khoảng trống trong hiển thị một biểu ghi không được làm nổi bật trong thí dụ cho mẫu hiển thị cố định. Trách nhiệm về nội dung biểu ghi Khổ mẫu MARC 21 cho dữ liệu thư mục được sử dụng như một công cụ chuyển tải dữ liệu thư mục từ bất cứ tổ chức nào. Nói chung, trách nhiệm về nội dung dữ liệu, định danh nội dung và
  9. chuyển tả thông tin thư mục bên trong biểu ghi có thể được xác định bằng cách nghiên cứu trường được chỉ dẫn trong phần Những bên có trách nhiệm dưới đây. Tuy nhiên, nội dung dữ liệu của một yếu tố dữ liệu nào đó là chỉ giới hạn khi yếu tố dữ liệu đó là do tổ chức gán hoặc là yếu tố dữ liệu thuộc nhóm được kiểm soát. Những bên có trách nhiệm Trong một biểu ghi chưa được sửa đổi, tổ chức được xác định như nguồn biên mục gốc của biểu ghi, được thể hiện trong vị trí 39 của trường 008 (008/39) và/hoặc trường 040 $a, là tổ chức chịu trách nhiệm về nội dung của biểu ghi. Tổ chức được xác định như cơ quan chuyển tả, được thể hiện trong trường 040 $c, là tổ chức chịu trách nhiệm về định danh nội dung và chuyển tả dữ liệu. Trong biểu ghi đã được sửa đổi, các tổ chức được xác định trong trường 040 $a và $d (Tổ chức sửa đổi biểu ghi) là những tổ chức cùng chịu trách nhiệm về nội dung biểu ghi. Tổ chức được xác định như cơ quan chuyển tả và cơ quan sửa đổi biểu ghi, được thể hiện trong trường 040 $c và $d, là những tổ chức cùng chịu trách nhiệm về định danh nội dung và chuyển tả dữ liệu. Những yếu tố dữ liệu do tổ chức gán Yếu tố dữ liệu do tổ chức gán là yếu tố mà nội dung của nó được xác định bởi tổ chức được uỷ quyền và là trách nhiệm của tổ chức đó, thí dụ trường 222 (Nhan đề khoá) là trách nhiệm của một trung tâm ISSN. Trong khi nội dung trường này được nhập bởi tổ chức uỷ quyền, nó có thể được chuyển tả bởi tổ chức khác. Yếu tố dữ liệu sử dụng danh mục có kiểm soát Một vài yếu tố dữ liệu chứa dữ liệu từ danh mục có kiểm soát do tổ chức được uỷ quyền tạo lập, thí dụ Danh sách mã của MARC cho khu vực địa lý trong trường 043 (Mã vùng địa lý). Những yếu tố này được chỉ rõ ở trong trường hoặc trường con của MARC 21 và chỉ có những giá trị lấy từ danh mục được chỉ định có thể được sử dụng để nhập vào trường. Nếu mong muốn sửa đổi hoặc bổ sung cho danh mục này, cần phải tham vấn với tổ chức bảo trì danh mục. Những yêu cầu về cấp biểu ghi Những nhóm người sử dụng khổ mẫu có thể yêu cầu mức đầy đủ hoặc yêu cầu mức tối thiểu để đảm bảo tính nhất quán giữa các tổ chức biên mục. Những yêu cầu này phải được thông báo rộng rãi cho mọi bên tham gia trao đổi có thể để họ biết. TỔ CHỨC CỦA TÀI LIỆU Những phần chính Khổ mẫu MARC 21 cho dữ liệu thư mục chứa một thông báo tóm tắt về những mã định danh nội dung, tiếp sau là một phần trình bày chi tiết về từng mã định danh nội dung. Tiếp sau phần mô tả
  10. Đầu biểu và Danh mục, là phần trình bày chi tiết về từng trường có độ dài biến động được xếp theo thứ tự của nhãn trường. Phần Phụ lục của tài liệu này cung cấp thông tin về một số trường con được kiểm soát (Phụ lục A), những thí dụ về biểu ghi cấp đầy đủ (Phụ lục B), thí dụ về biểu ghi cấp tối thiểu (Phụ lục C), những thí dụ về biểu ghi đa văn tự (Phụ lục D), danh mục theo vần chữ cái những tiêu đề dễ nhầm lẫn với nhãn trường được đề xuất (Phụ lục E), danh mục những mạo từ hạn định (the) và quán từ không xác định (a, an) (Phụ lục F), danh mục những thay đổi của khổ mẫu kể từ bản xuất bản gần đây nhất (Phụ lục G) và danh mục một số trường cục bộ của Hoa Kỳ và Canađa (Phụ lục H). Những phần thông tin chung Để tránh lặp lại, một số phần thông tin chung của những nhóm trường có đặc tính tương tự sẽ được trình bày. Những phần thông tin chung này cung cấp chỉ dẫn về những định danh nội dung chung cho những trường trong nhóm. Việc mô tả đối với mỗi trường trong nhóm được tham chiếu đến phần thông tin chung cho nhóm trường này. Thí dụ, nhóm trường X00 - Tên cá nhân - Phần thông tin chung được cung cấp cho các tiêu đề tên cá nhân. Phần thông tin chung này cung cấp những chỉ dẫn cho những định danh nội dung chung cho mỗi loại tiêu đề tên cá nhân không phân biệt chúng được sử dụng trong trường 100 - Tiêu đề chính tên cá nhân, trường 600 - Truy cập chủ đề, trường 700 - Tiêu đề bổ sung, trường 800 - Tiêu đề tùng thư bổ sung. Việc mô tả cho mỗi trường riêng rẽ (100, 600, 700, 800) được tham chiếu đến phần thông tin chung cho nhóm trường X00. Những thành phần của Mô tả chi tiết Mỗi một mô tả chi tiết nói chung chứa sáu phần: liệt kê định danh nội dung; định nghĩa và phạm vi bao quát của vị trí ký tự hoặc của trường; hướng dẫn áp dụng định danh nội dung, có thí dụ; quy ước nhập dữ liệu; lịch sử mã định danh nội dung. Phần liệt kê định danh nội dung giới thiệu: - Tên của định danh nội dung; - Tính lặp / không lặp của trường (các mã ký hiệu L hoặc KL). Đối với Đầu biểu và những trường kiểm soát có độ dài biến động, danh mục liệt kê tên của vị trí ký tự và giá trị của mã đã được xác định. Đối với trường dữ liệu có độ dài biến động, danh mục cung cấp tên các vị trí chỉ thị và bất cứ giá trị mã hoá được xác định nào, tên của các mã trường con và bất cứ giá trị mã hoá được xác định nào. Đối với mọi trường có độ dài biến động, mã tính lặp/không lặp ở mọi cấp độ cho biết liệu trường có thể lặp hay không trong một biểu ghi. Đối với những trường có độ dài biến động, mã tính lặp của trường con cho biết liệu trường con có lặp trong một trường hay không. Phần vị định nghĩa và phạm vi của trí ký tự hoặc của trường mô tả nội dung của vị trí ký tự
  11. hoặc của trường, sự phù hợp của nó đối với những loại biểu thư mục đặc thù, cung cấp những thông tin khác như tính lặp trong một số tình huống cụ thể, sự sử dụng những danh mục hoặc quy tắc bắt buộc để định dạng dữ liệu, v.v Phần hướng dẫn áp dụng định danh nội dung mô tả nội dung và phạm vi của mỗi giá trị mã hoá, chỉ thị, mã trường con, cung cấp những thông tin khác như sự phù hợp của việc sử dụng và tính lặp trong một số tình huống cụ thể. Giá trị mã hoá và mã trường con trong phần này được trình bày theo thứ tự vần chữ cái hoặc số. Thí dụ cho biết cách áp dụng định danh nội dung được cung cấp ngay sau phần mô tả. Thí dụ minh hoạ việc áp dụng định danh nội dung đặc thù. Dữ liệu trong thí dụ có thể đầy đủ hoặc ít hơn trong thực tiễn biên mục. Đa số các thí dụ thể hiện việc áp dụng AACR2 và ISBD; tuy nhiên, một số thí dụ lại thể hiện việc sử dụng MARC một cách tổng quát. Một vài thí dụ minh hoạ những điểm đặc thù. Phần quy ước nhập dữ liệu cung cấp hướng dẫn về việc sử dụng những định danh nội dung và những ký hiệu như dấu phân cách, khoảng trống và các mẫu hiển thị cố định. Nói chung, dấu phân cách sử dụng bên trong trường được quy định bởi các quy tắc của những hệ thống biên mục hoặc của hệ thống đề mục chủ đề, từ điển từ chuẩn. Những quy ước nhập dữ liệu làm rõ những thực tiễn xác định các dấu phân cách; những dấu phân cách có thể là dấu chấm (.), dấu hỏi (?), dấu chấm than (!), dấu gạch ngang (-). Phần lịch sử định danh nội dung cung cấp thông tin về những thay đổi quan trọng về định danh nội dung. Những kiểu thay đổi được nêu trong phần này bao gồm: - Những mã định danh nội dung mới được xác định có ảnh hưởng lên tính nhất quán trong cơ sở dữ liệu, thí dụ trước năm 1980, dữ liệu về hội nghị trong các trường liên quan đến cơ quan/tập thể không được nhập vào trường con riêng biệt trước khi quy định nhập vào trường con $c sau năm 1980; - Những mã được quy định lại, thí dụ trước năm 1979, trong các trường X10, cả số và tên của phần, tập được nhập vào trường con $p, còn sau năm 1979, trường con $p được xác định lại là chỉ nhập tên của phần/tập; - Sự thay đổi trong các mã và giá trị để đảm bảo sự nhất quán trong các đặc tả của MARC, thí dụ trong vị trí 24-27 trường 008 (008/24-27) đối với sách, mã h (Sổ tay tra cứu) được quy định lại thành mã f từ sau năm 1979; - Sự thay đổi trong tính lặp khi nó ảnh hưởng đến tính nhất quán của cơ sở dữ liệu, thí dụ trường 020 trước năm 1977 là không lặp; nhiều số ISBN có thể được nhập vào các trường con lặp $a, $b và $c. - Cấu trúc lại trường, thí dụ như trường 007 (Trường có độ dài cố định về đặc trưng vật lý) trong năm 1980; - Những mã định danh nội dung bị lỗi thời, thí dụ trường con $b (số) trong các trường X11 khi trường con $n được xác định lại để bao quát cả số của hội nghị từ năm 1979. Những định danh nội dung lỗi thời trước đây chỉ được xác định trong khổ mẫu quốc gia riêng sẽ được đánh dấu
  12. bằng ký hiệu [chỉ có trong USMARC] hoặc [chỉ có trong CAN/MARC]; những trường lỗi thời nếu không đánh dấu kèm theo nghĩa là có mặt trong cả hai khổ mẫu. Trong khổ mẫu MARC, chúng ta phân biệt giữa định danh nội dung lỗi thời và định danh nội dung bị xoá. Định danh nội dung lỗi thời là những định danh đã được sử dụng trong khổ mẫu MARC và vẫn tiếp tục xuất hiện trong các biểu ghi được tạo ra trước khi chúng được quy định là lỗi thời. Những định danh nội dung lỗi thời không được sử dụng trong các biểu ghi mới. Định danh nội dung lỗi thời được ghi lại trong phần Lịch sử định danh nội dung tương ứng. Định danh nội dung bị xoá không được ghi lại trong phần Lịch sử định danh nội dung tương ứng và không xuất hiện trong bất cứ tài liệu mới nào của MARC. Định danh nội dung được quy định là dự phòng trong MARC nhưng chưa được định nghĩa, hoặc đã được định nghĩa song được biết gần như chắc chắn là chưa sử dụng, có thể được xoá khỏi khổ mẫu. Những mã định danh nội dung bị xoá có thể được định nghĩa lại để sau này đưa vào khổ mẫu. Các quy ước đánh máy Tài liệu này sử dụng các quy ước đánh máy như sau: 0 Ký tự 0 thể hiện số không (zero) trong nhãn trường, vị trí ký tự cố định và những nơi khác sử dụng con số. Cần phân biệt số 0 với chữ O (chữ o hoa) trong các thí dụ hoặc trong văn bản. # Ký hiệu # được sử dụng để thể hiện khoảng trống trong trường mã hoá hoặc trong các trường hợp đặc biệt khi khoảng trống có thể gây nhầm lẫn $ Ký hiệu $ được sử dụng để xác định dấu phân cách của mã trường con. Trong văn bản mã trường con được gọi là trường con, thí dụ $a. / Ký hiệu được sử dụng với con số để chỉ thị vị trí ký tự đặc biệt trong Đầu biểu, danh mục, trường 007, trường 008 và trong trường con $7 hoặc trường liên kết (760-787), thí dụ Đầu biểu/06, 007/00, 008/09. 1 Ký hiệu chỉ thị số một (1). Ký tự này phải được phân biệt với ký tự l (chữ L thường) và chữ I (i hoa) trong thí dụ và trong văn bản. | Ký tự đồ hoạ | thể hiện ký tự lấp đầy trong các thí dụ của MARC. Khi ký tự |được sử dụng ở bìa trái, nó cho biết vùng này của văn bản trong tài liệu đã có những sửa đổi. CÁC TIÊU CHUẨN VÀ TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN KHỔ MẪU Khổ mẫu MARC 21 cho dữ liệu thư mục nên được sử dụng với các tiêu chuẩn và các tài liệu liên quan sau. Tại những trường phải sử dụng tiêu chuẩn, tên tiêu chuẩn sẽ được ghi rõ kèm theo số hiện tiêu chuẩn để trong ngoặc. Các tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia Những tài liệu tiêu chuẩn ISO do Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) (www.iso.ch) hoặc các cơ quan khác cung cấp; các tài liệu tiêu chuẩn ANSI/NISO Z39 có thể nhận được từ Tổ chức tiêu
  13. chuẩn thông tin quốc gia Hoa Kỳ (NISO). Khổ mẫu trao đổi thông tin (ISO 2709) và Chuẩn Trao đổi thông tin thư mục (ANSI/NISO Z39.2) Mã trình bày tên nước và các khu vực trực thuộc: Phần 2, Mã khu vực thuộc quốc gia (ISO 3166-2) Định số sách chuẩn quốc tế (ISBN) (ISO 2108) Số âm nhạc chuẩn quốc tế (ISMN) (ISO 10957) Mã số ghi âm chuẩn quốc tế (ISRC) (ISO 3901) Số xuất bản phẩm nhiều kỳ chuẩn quốc tế (ISSN) (ISO 3297) ((ANSI/NISO Z39.9) Trình bày ngày và thời gian (ISO 8601) Định danh đóng góp và xuất bản phẩm nhiều kỳ (SICI) ((ANSI/NISO Z39.56) Số báo cáo kỹ thuật chuẩn quốc tế (ISRN) (ISO 10444) và Số mô tả báo cáo kỹ thuật chuẩn ((ANSI/NISO Z39.23) Chuẩn bộ mã ký tự được trình bày trong tài liệu "Đặc tả cấu trúc biểu ghi, bộ mã ký tự và vật trao đổi thông tin" Các chuẩn của MARC Những tài liệu chuẩn MARC do Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (Dịch vụ phổ biến biên mục, Washington, DC 20541, USA (Worlwide distribution)) và Nhà xuất bản Canađa (PWGSC, Ottawa, Ontario K1A0S9, CA (Canadian Distribution)) cung cấp. Một số tài liệu nếu được chỉ rõ có thể truy cập được từ Internet. Danh sách mã MARC về tên nước ( Danh sách mã MARC về khu vực địa lý ( Danh sách mã MARC về ngôn ngữ ( Danh sách mã MARC về tổ chức (trước đây được xuất bản dưới nhan đề Ký hiệu của các thư viện Hoa Kỳ) Danh sách mã MARC về các thông tin quan hệ, nguồn và quy ước mô tả ( Ký hiệu và chính sách mượn liên thư viện ở Canađa (
  14. Khổ mẫu MARC rút gọn (tất cả 5 khổ mẫu rút gọn) ( Khổ mẫu MARC21 cho dữ liệu kiểm tra tính thống nhất Khổ mẫu MARC 21 cho dữ liệu phân loại Khổ mẫu MARC 21 cho thông tin cộng đồng Khổ mẫu MARC 21 cho dữ liệu về sưu tập Đặc tả MARC 21 về cấu trúc biểu ghi, bộ mã ký tự và vật mang tin trao đổi ( TÀI LIỆU BỊ THAY THẾ Tài liệu này thay cho tài liệu "Khổ mẫu USMARC cho dữ liệu thư mục" và "Khổ mẫu trao đổi MARC của Canađa cho dữ liệu thư mục" mới xuất bản gần đây. Cùng với việc sát nhập những khổ mẫu nói trên, trong năm 1997, một khổ mẫu thống nhất đã được xuất bản. Tài liệu về USMARC MARC 21 thay thế cho tài liệu "Khổ mẫu USMARC cho dữ liệu thư mục: Hướng dẫn định danh nội dung" xuất bản năm 1994, các phần cập nhật số 1 (tháng 3/1995), số 2 (tháng 3/1996) và số 3 (tháng 7/1997). Với Bản cập nhật số 3, khổ mẫu USMARC và CAN/MARC trở thành giống nhau về các đặc tả. Lần xuất bản năm 1994 thay thế lần xuất bản năm 1988 và 4 lần cập nhật đối với lần xuất bản 1988 trong giai đoạn 1988-1991. Lần xuất 1988 đã có sử dụng văn bản cơ sở của lần xuất bản 1980 dưới nhan đề "Khổ mẫu MARC cho dữ liệu thư mục (MFBD)" và 15 bản cập nhật cho tài liệu này trong giai đoạn 1980-1987. Lần xuất bản 1980 là tập hợp của tài liệu riêng rẽ về khổ mẫu MARC được phát triển riêng rẽ cho các loại tài liệu và được xuất bản giữa các năm 1969 và 1977. Tài liệu về CAN/MARC MARC 21 thay thế cho tài liệu "Khổ mẫu trao đổi MARC của Canađa cho dữ liệu thư mục" xuất bản năm 1994 và 6 lần cập nhật được xuất bản giữa các năm 1994-1998. Lần cập nhật thứ 6 chứa những thay đổi của CAN/MARC để làm cho nó trùng hợp với USMARC. Với lần cập nhật này, các đặc tả của khổ mẫu CAN/MARC và USMARC trở thành trùng khớp. Lần xuất bản 1994 thay thế lần xuất bản 1988 và 7 cập nhật giữa các năm 1988-1991. Lần xuất bản 1988 được xuất bản với việc tích hợp các khổ mẫu CAN/MARC riêng rẽ cho chuyên khảo và xuất bản phẩm nhiều kỳ. BẢO TRÌ TÀI LIỆU "Khổ mẫu MARC 21 cho dữ liệu thư mục" được biên soạn bởi Phòng Phát triển Mạng và Chuẩn MARC, Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, với sự phối hợp của Phòng Chuẩn và Hỗ trợ, Thư viện
  15. Quốc gia Canađa. Mọi câu hỏi liên quan đến nội dung tài liệu này có thể gửi đến địa chỉ: Network Development and MARC Standards Office Library of Congress 101 Independence Avenue, S.E. Washington, D.C. 20540-4102, USA Fax: +1-202-707 0115 Email: ndmso@loc.gov Standards and Support National Library of Canada 395 Wellington St. Ottawa, Ontario K1A 0N4, Canada Fax: +1-819-953-0291 Email: marc@nlc-bnc.ca Bản gốc "Khổ mẫu MARC 21 cho dữ liệu thư mục" được tổ chức theo kiểu lần lượt từng trường với mỗi trường được đánh số trang riêng để tạo điều kiện thuận lợi cho cập nhật. Những cập nhật thường xuyên với các trang mới và các trang thay thế văn bản nền và phiên bản tổng hợp của văn bản nền sẽ được đơn vị Dịch vụ Phân phối Biên mục, Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, Washington, D.C. 20540-4102, USA (Worldwide Distribution) và Nhà xuất bản Chính phủ Canađa, Dịch vụ Công và Dịch vụ Chính phủ Canađa (PWGSC), Ottawa, Ontario K1A 0S9, Canada (Canada Distribution) cung cấp. Sự xuất hiện của các cập nhật sẽ được thông báo trên website MARC của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (www.loc.gov/marc), website của Thư viện Quốc gia Canađa (www.nlc-bnc.ca/marc), trên nhóm thảo luận và thông qua các thông cáo báo chí cho thư viện và và những người đã mua văn bản nền. Những cập nhật có thề được đặt mua thường xuyên từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ và Nhà xuất bản Chính phủ Canađa - PWGSC. ấn phẩm này và những cập nhật của nó được cung cấp cho những người mua băng từ biểu ghi thư mục của Dịch vụ phân phối MARC của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ như một phần của gói sản phẩm băng từ.
  16. ĐẦU BIỂU VÀ DANH MỤC ĐẦU BIỂU DANH MỤC ĐẦU BIỂU (KL) Chỉ thị và mã trường con Đầu biểu không có chỉ thị hoặc trường con; các yếu tố dữ liệu được xác định theo vị trí. Vị trí ký tự 00-04 Độ dài logic của biểu ghi 05 Tình trạng biểu ghi a Được nâng cấp về cấp mã hoá c Được sửa đổi hoặc xem lại d Bị xoá n Biểu ghi mới p Được nâng cấp về cấp độ mã hoá từ biểu ghi tiền xuất bản 06 Dạng tài liệu Cấu hình vị trí trường 008/18-34 a Tài liệu ngôn ngữ Nếu vị trí đầu biểu/07=a,c,d hoặc m: Sách Nếu vị trí Đầu biểu/07=b hoặc s: Xuất bản phẩm nhiều kỳ c Bản nhạc in Âm nhạc d Bản thảo Bản nhạc Âm nhạc e Tài liệu đồ hoạ Bản đồ f Bản thảo tài liệu đồ hoạ Bản đồ g Tài liệu chiếu hình Tài liệu nhìn i Ghi âm không phải âm nhạc Âm nhạc J Ghi âm âm nhạc Âm nhạc k Đồ hoạ hai chiều không chiếu Tài liệu nhìn m Tệp tin Tệp tin o Bộ tài liệu Tài liệu nhìn p Tài liệu hỗn hợp Tài liệu hỗn hợp r Vật thể 3 chiều hoặc đối tượng Tài liệu nhìn gặp trong tự nhiên t Bản thảo tài liệu ngôn ngữ Sách
  17. 07 Cấp thư mục a Phần cấu thành của chuyên khảo b Phần cấu thành của xuất bản phẩm nhiều kỳ c Tập hợp d Tiểu phần m Chuyên khảo s Xuất bản phẩm nhiều kỳ 08 Loại hình kiểm soát # Không mô tả a Lưu trữ 09 Bộ mã ký tự # MARC-8 s UCS/Unicode 10 Số lượng chỉ thị 11 Độ dài mã trường con 12-16 Địa chỉ bắt đầu dữ liệu 17 Cấp mô tả # Cấp đầy đủ 1 Cấp đầy đủ, tài liệu gốc không được nghiên cứu 2 Cấp chưa đầy đủ, tài liệu gốc không được nghiên cứu 3 Cấp viết tắt 4 Cấp nòng cốt 5 Cấp sơ bộ (một phần) 6 Cấp tối thiểu 8 Cấp tài liệu tiền xuất bản
  18. u Không biết z Không sử dụng 18 Quy tắc biên mục áp dụng # Không phải ISBD a AACR2 i ISBD u Không biết 19 Đòi hỏi biểu ghi liên kết # Không đòi hỏi có biểu ghi liên kết r Đòi hỏi có biểu ghi liên kết 20 Độ dài của phần độ dài trường 21 Độ dài của phần vị trí ký tự bắt đầu 22 Độ dài của phần do cơ quan thực hiện xác định 23 Không xác định ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI TRƯỜNG Đầu biểu là trường đầu tiên của biểu ghi thư mục. Nó có độ dài cố định 24 vị trí ký tự (00-23). Đầu biểu bao gồm những yếu tố dữ liệu thể hiện bằng số hoặc các giá trị mã hoá để xác định các tham biến xử lý biểu ghi. Vị trí ký tự 20-23 là Sơ đồ mục của phần Danh mục. Nó chứa bốn con số thể hiện cấu trúc của mỗi mục trong phần Danh mục. Thông tin chi tiết về cấu trúc của trường Đầu biểu được nêu trong tài liệu “Đặc tả MARC 21 về cấu trúc biểu ghi, bộ mã ký tự và vật mang trao đổi thông tin”. HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG
  19. Vị trí ký tự 00- 04 Độ dài logic của biểu ghi Vị trí ký tự độ dài logic của biểu ghi chứa con số dài năm ký tự bằng số lượng ký tự của biểu ghi, kể cả dấu phân cách biểu ghi. Con số được viết căn phải và những vị trí không sử dụng được thể hiện bằng số 0 (zero). 05 Tình trạng biểu ghi Ví trí ký tự tình trạng biểu ghi chứa mã chữ cái một ký tự thể hiện quan hệ của biểu ghi trong cơ sở dữ liệu, phục vụ cho mục đích bảo trì dữ liệu. a - Được nâng cấp về cấp mô tả Mã a cho biết Cấp mô tả (trong vị trí ký tự Đầu biểu/17) của biểu ghi đã được thay đổi lên mức cao hơn. Nó cho biết việc nâng cấp biên mục (thí dụ, mã Cấp mô tả khi biên mục sơ bộ là 5 ở vị trí ký tự Đầu biểu/17, được nâng lên cấp đầy đủ, mã # (khoảng trống) ở vị trí Đầu biểu/17). c - Được sửa đổi hoặc xem lại Mã c cho biết đã có sự sửa đổi, bổ sung đối với biểu ghi. Sự sửa đổi, bổ sung này không thay đổi mã cấp mô tả ở vị trí ký tự Đầu biểu/17 của biểu ghi. d - Bị xoá Mã d cho biết biểu ghi đã bị xoá. n - Biểu ghi mới Mã n cho biết đây là biểu ghi mới được nhập. p - Được nâng cấp về cấp độ mô tả từ biểu ghi tiền xuất bản Mã p cho biết biểu ghi về tài liệu tiền xuất bản đã được thay đổi trong mục lục do tài liệu đã được xuất bản (mã 8 ở vị trí Đầu biểu/17), làm cho cấp mô tả được nâng lên thành cấp đầy đủ (mã # hoặc 1 ở vị trí Đầu biểu/17). 06 Loại biểu ghi Ví trí ký tự loại biểu ghi chứa mã chữ cái một ký tự để phân biệt biểu ghi MARC được tạo ra cho những dạng nội dung và tài liệu khác nhau. Mã này cũng được sử dụng để xác định mức độ thích hợp và hiệu lực của một số yếu tố dữ liệu trong biểu ghi. Tài liệu vi hình, bất luận là bản gốc hay phiên bản, không được xác định như những loại biểu ghi khác nhau. Đặc tính dạng nội dung được mô tả bằng mã này làm mất hiệu lực đặc tính vi hình
  20. của tài liệu. Tệp tin được xác định là có Loại biểu ghi khác chỉ khi chúng thuộc về một số dạng nguồn điện tử nhất định (sẽ được nêu ở dưới đây); trong mọi trường hợp khác, đặc tính Loại biểu ghi được mô tả bằng mã khác sẽ làm mất hiệu lực đặc tính tệp tin của tài liệu. Việc xác định mã cho một thực thể thư mục có nhiều dạng như sau (loại tài liệu được mã hoá bởi giá trị a đến t). Những tài liệu nhiều dạng o bộ - một tập hợp nhiều dạng tài liệu được xuất bản như một tập hợp, không có dạng nào trội hơn p Tài liệu hỗn hợp - thực thể là tập hợp nhiều dạng. Không có dạng nào trội hơn. Những mã khác - thực thể là sưu tập, trong đó một dạng trội hơn dạng khác. Các mã, trừ mã o và p - mọi trường hợp a - Tài liệu ngôn ngữ Mã a cho biết nội dung của biểu ghi là tài liệu ngôn ngữ không phải bản thảo, chép tay. Mã a cũng được sử dụng cho tài liệu vi hình và điện tử có bản chất là văn bản, không phụ thuộc vào việc nó được tạo ra từ tài liệu in hay là bản gốc. Với tài liệu ngôn ngữ dạng bản thảo, viết bằng tay sử dụng mã t. c - Bản nhạc in Mã c cho biết nội dung của biểu ghi là về tài liệu là bản nhạc dạng in, vi hình, điện tử. d - Bản thảo bản nhạc Mã d cho biết nội dung của biểu ghi là về tài liệu là bản thảo bản nhạc hoặc dạng vi hình của bản thảo bản nhạc. e - Tài liệu bản đồ Mã e cho biết nội dung của biểu ghi là về tài liệu bản đồ không phải loại vẽ tay hoặc dạng vi hình của tài liệu bản đồ không phải loại vẽ tay. Mã này sử dụng cho bản đồ, atlat, địa cầu, bản đồ số (điện tử) và các loại tài liệu bản đồ khác. f - Tài liệu bản thảo bản đồ Mã f cho biết nội dung của biểu ghi là về tài liệu bản thảo bản đồ hoặc dạng vi hình của tài liệu bản thảo bản đồ.
  21. g - Tài liệu chiếu hình Mã g cho biết nội dung của biểu ghi là về phim, băng ghi hình, phim đèn chiếu, tấm phim đèn chiếu, tấm trong. Mọi tài liệu này được tạo ra với mục đích để chiếu hình khi xem. Tài liệu được tạo ra riêng cho máy chiếu hắt cũng được xếp vào dạng này. i - Ghi âm không phải âm nhạc Mã i cho biết nội dung của biểu ghi là về ghi âm không phải âm nhạc (thí dụ, bài nói, diễn văn, ). j - Ghi âm âm nhạc Mã j cho biết nội dung của biểu ghi là về tài liệu ghi âm âm nhạc. k - Đồ hoạ hai chiều không chiếu Mã k cho biết nội dung của biểu ghi là về tài liệu đồ hoạ hai chiều không chiếu như thẻ chớp nhoáng, biểu đồ, đồ hoạ máy tính, bản vẽ, bản gốc chuẩn bị cho sao nhân, tranh, phim âm bản, phim dương bản, ảnh, bưu ảnh, áp phíc, bản gốc in cồn, bản vẽ kỹ thuật, bản gốc cho tấm trong, các loại bản sao của những loại trên, m - Tệp tin Mã m cho biết nội dung của biểu ghi là về một lớp nguồn điện tử: phần mềm (bao gồm chương trình, trò chơi, phông chữ), dữ liệu số, tài liệu đa phương tiện sử dụng máy tính, các hệ thống và dịch vụ trực tuyến. Đối với những lớp tài liệu này, nếu có khía cạnh quan trọng cần xếp sang dạng khác (vị trí Đầu biểu/06), mã của khía cạnh quan trọng này (thí dụ dữ liệu vectơ là loại bản đồ không được xếp vào loại điện tử mà xếp vào bản đồ). Những lớp nguồn điện tử khác được mã hoá theo khía cạnh quan trọng nhất của chúng (thí dụ theo tài liệu văn bản, đồ hoạ, bản đồ, âm thanh, phim, ). Trong trường hợp có nghi ngờ hoặc nếu khía cạnh quan trọng nhất không thể xác định được thì tài liệu sẽ được xếp vào tệp tin. o - Bộ tài liệu (kit) Mã o cho biết nội dung của biểu ghi là về một hỗn hợp gồm nhiều thành phần được xuất bản như một đơn vị và định hướng chủ yếu dành cho mục đích hướng dẫn. Không có một thành phần nào trong hỗn hợp này được xác định là dạng trội hơn. Thí dụ về bộ tài liệu là gói tài liệu chọn lọc làm tài liệu giáo trình nghiên cứu xã hội học (sách, sách bài tập, tài liệu hướng dẫn, tài liệu thực hành, ) hoặc bộ tài liệu kiểm tra đào tạo (câu hỏi kiểm tra, các câu trả lời, hướng dẫn chấm điểm, biểu đồ chấm điểm, tài liệu hướng dẫn diễn giải, ). p - Tài liệu hỗn hợp Mã p cho biết nội dung có những tài liệu quan trọng ở hai hoặc nhiều dạng khác nhau nhưng liên quan đến một vấn đề, đối tượng, được con người tập hợp lại. Mục đích đầu tiên của sự tập hợp
  22. này không phải là hướng dẫn (nói cách khác là khác với mục đích đầu tiên của bộ tài liệu được mã hoá với mã o). Dạng này bao gồm các phông lưu trữ, sưu tập bản thảo của các dạng tài liệu như văn bản, ảnh, âm thanh, r - Vật thể ba chiều nhân tạo hoặc gặp trong tự nhiên Mã r cho biết nội dung của biểu ghi là về vật thể ba chiều nhân tạo hoặc gặp trong tự nhiên. Đây là những vật thể do con người tạo ra như các mô hình, sơ đồ, trò chơi, mô phỏng, tượng và các tác phẩm nghệ thuật ba chiều, vật trưng bày, máy móc, quần áo, đồ chơi, Mã này cũng áp dụng cho các đối tượng gặp trong tự nhiên như các tiêu bản kính hiển vi, các bản mẫu được trưng bày khác. t - Tài liệu bản thảo ngôn ngữ Mã t cho biết nội dung của biểu ghi là về tài liệu bản thảo ngôn ngữ hoặc vi hình của tài liệu bản thảo ngôn ngữ. Dạng này được áp dụng cho những loại tài liệu mà văn bản được viết bằng tay, đánh máy, hoặc bản in từ máy tính được tạo ra bằng tay hay bằng bàn phím. Vào thời điểm tài liệu được tạo, nó có mục đích chủ yếu, hoặc rõ ràng hoặc ngầm hiểu, làm bản duy nhất. Thí dụ về loại này bao gồm phác thảo được đánh dấu hoặc sửa chữa, bản morat, bản thảo sách, tài liệu pháp lý và những luận án, luận văn không in. 07 Cấp thư mục Ví trí ký tự Cấp thư mục chứa một ký tự dạng chữ cái để cho biết cấp độ thư mục của biểu ghi. a - Phần hợp thành của chuyên khảo Mã a cho biết đơn vị thư mục chuyên khảo đang mô tả là được kèm theo hoặc được chứa bên trong một đơn vị thư mục chuyên khảo khác, việc tìm lại đơn vị hợp thành này phụ thuộc vào việc xác định vật lý và vị trí của đối tượng chủ. Thí dụ về quan hệ của đơn vị hợp thành của chuyên khảo với đối tượng chủ bao gồm một bài báo trong một số tạp chí của một tên tạp chí, một chương trong một quyển sách, một bản nhạc trong một đĩa nhạc, một bản đồ trên một tập bản đồ chứa một vài bản đồ. Biểu ghi thư mục của phần hợp thành chứa những trường mô tả phần hợp thành và dữ liệu để xác định thông tin đối tượng chủ (trường 773). b - Phần hợp thành của xuất bản phẩm nhiều kỳ Mã b cho biết đơn vị thư mục nhiều kỳ được mô tả là liên kết một cách vật lý với hoặc chứa trong một đơn vị xuất bản phẩm nhiều kỳ khác mà việc tìm lại đơn vị hợp thành phụ thuộc vào việc xác định vật lý và vị trí của đối tượng chủ. Thí dụ về phần hợp thành của xuất bản phẩm nhiều kỳ với đối tượng chủ tương ứng là những chuyên mục hoặc bài chuyên đề trong một xuất bản phẩm định kỳ. Biểu ghi thư mục của phần hợp thành của xuất bản phẩm nhiều kỳ chứa trường mô tả phần hợp thành và dữ liệu xác định thông tin đối tượng chủ (trường 773).
  23. c - Sưu tập Mã c cho biết đây là một sưu tập tự tạo nhiều phần được tạo ra từ những thành phần trước đây không được xuất bản, phổ biến hoặc sản xuất ra cùng nhau. Biểu ghi mô tả những đơn vị được xác định bằng nguồn gốc chung hoặc sự thuận tiện hành chính nhằm hỗ trợ mức toàn diện cao nhất của hệ thống. d - Tiểu phần Mã d cho biết đây là một phần của sưu tập, đặc biệt là một đơn vị lưu trữ được mô tả chung ở đâu đó trong hệ thống. Một tiểu phần có thể là một tài liệu, một bộ hồ sơ, một hộp hồ sơ, một tàng thư lưu trữ, một phân nhóm, một sưu tập con. Biểu ghi mô tả tiểu phần chứa trường mô tả tiểu phần và dữ liệu mô tả đối tượng chủ. m - Chuyên khảo Mã m cho biết đối tượng là một đơn vị hoàn chỉnh trong một tập (như một chuyên khảo đơn tập, một bản đồ riêng lẻ, một bản thảo, ) hoặc có ý định được hoàn thành trong một số hữu hạn các tập khác nhau (như chuyên khảo nhiều tập, băng ghi âm nhiều rãnh, ). s - Xuất bản phẩm nhiều kỳ Mã s cho biết đối tượng thư mục được xuất bản thành những phần kế tiếp nhau có định danh về số thứ tự, thời gian và có ý định tiếp tục một cách không xác định. Xuất bản phẩm kế tiếp bao gồm xuất bản phẩm định kỳ, báo, báo cáo thường niên (báo cáo, niên giám, ) tạp chí, ghi nhớ, kỷ yếu định kỳ; thông báo thường xuyên của các hội; tùng thư chuyên khảo có đánh số thứ tự, v.v 08 Dạng kiểm soát # - Không nêu dạng kiểm soát Mã # (khoảng trống) cho biết không có dạng kiểm soát được nêu cho đối tượng mô tả. a - Lưu trữ Mã a cho biết tài liệu hiện tại đang được mô tả theo quy tắc mô tả lưu trữ, để thể hiện quan hệ giữa các tài liệu và nguồn gốc của nó hơn là cho các chi tiết thư mục. Những quy tắc mô tả đặc thù có thể được nêu ở trường 040, trường con $e. Tất cả các dạng tài liệu đều có thể được kiểm soát về lưu trữ. 09 Bộ mã ký tự Ví trí ký tự này chứa mã xác định bộ mã ký tự sử dụng trong biểu ghi. Sơ đồ bộ mã ký tự được sử dụng ảnh hưởng đến số bít cần thiết cho một ký tự, thay thế những ký tự không phải khoảng trống và sự sử dụng những chuỗi ký tự thoát và có thể ảnh hưởng đến mục ký tự. Thông tin chi
  24. tiết về bộ mã ký tự sử dụng trong biểu ghi MARC 21 được nêu trong tài liệu "Đặc tả MARC 21 cho cấu trúc biểu ghi, bộ mã ký tự và vật mang tin trao đổi". # - MARC - 8 Mã # (khoảng trống) cho biết bộ mã ký tự sử dụng trong biểu ghi là mã 8 bít mô tả trong tài liệu "Đặc tả MARC 21 cho cấu trúc biểu ghi, bộ mã ký tự và vật mang tin trao đổi". Bộ mã ký tự không ngầm định được sử dụng được nêu trong trường 066. a - UCS/Unicode Mã a cho biết bộ mã ký tự sử dụng trong biểu ghi là bảng mã vạn năng UCS (ISO 10646) hoặc Unicode. 10 Số chỉ thị Ví trí ký tự số chỉ thị chứa mã một ký tự có giá trị bằng số chỉ thị gặp trong các trường dữ liệu có độ dài biến động. (Vị trí ký tự chỉ thị chứa một mã cung cấp thông tin để diễn giải hoặc bổ sung thông tin về dữ liệu chứa trong biểu ghi). Trong MARC 21, hai vị trí đầu tiên của mỗi trường dữ liệu có độ dài biến động được dành cho các chỉ thị; vì thế số chỉ thị luôn là 2. 2 - Số vị trí ký tự sử dụng cho chỉ thị 11 Số ký tự mã trường con Ví trí ký tự số ký tự mã trường con chứa mã một ký tự có giá trị bằng số vị trí ký tự sử dụng cho một mã trường con trong trường có độ dài biến động. (Mỗi yếu tố dữ liệu trong một trường con được xác định bằng một mã trường con). Trong MARC 21, một mã trường con bao gồm một dấu phân cách và một ký tự dạng chữ thường hoặc số; vì thế số ký tự mã trường con luôn luôn là 2. 2 - Số vị trí ký tự sử dụng cho mã trường con 12-16 Địa chỉ cơ sở của dữ liệu Ví trí ký tự địa chỉ cơ sở của dữ liệu chứa con số dài năm ký tự cho biết vị trí ký tự đầu tiên của của trường kiểm soát có độ dài biến động trong biểu ghi. Số này là cơ sở để từ đó tính toán vị trí bắt đầu của tất cả các trường khác trong phần Danh mục. (Vị trí bắt đầu trong mỗi mục trường của phần Danh mục của biểu ghi là vị trí tương đối so với vị trí đầu tiên của trường kiểm soát có độ dài biến động mà không phải là từ đầu biểu ghi). Địa chỉ cơ sở của dữ liệu bằng tổng số độ dài của Đầu biểu và Danh mục, cộng cả dấu phân cách ở cuối trường Danh mục. Con số chỉ độ dài được căn phải và những vị trí không sử dụng được thay bằng số 0. - Tổng độ dài của Đầu biểu và Danh mục, kể cả dấu phân cách trường ở cuối Danh mục
  25. 17 Cấp độ mô tả Ví trí ký tự cấp độ mô tả chứa một mã một ký tự cho biết mức độ đầy đủ của thông tin thư mục và/hoặc định danh nội dung trong biểu ghi. # - Cấp đầy đủ Mã # (khoảng trống) cho biết đây là biểu ghi MARC cấp đầy đủ nhất. Thông tin sử dụng trong tạo lập biểu ghi được rút ra từ việc nghiên cứu tài liệu gốc. Đối với xuất bản phẩm nhiều kỳ, ít nhất một số ấn phẩm được nghiên cứu. 1 - Cấp đầy đủ, tài liệu không được nghiên cứu Mã 1 cho biết đây là biểu ghi MARC có mức đầy đủ sau cấp đầy đủ nhất. Thông tin sử dụng trong tạo lập biểu ghi được rút ra từ một mô tả tài liệu gốc (thí dụ từ phiếu mục lục thư viện, từ mô tả trong một tài liệu hướng dẫn). Mọi thông tin có trên mô tả được sử dụng để nhập vào biểu ghi, song bản thân tài liệu gốc không được nghiên cứu trực tiếp. Điều này có nghĩa là một số trường kiểm soát và dữ liệu (thí dụ trường 043 Mã khu vực địa lý) chỉ được dựa trên các thông tin có sẵn trong mô tả. Mã 1 được sử dụng chủ yếu trong việc chuyển đổi biểu ghi từ nguồn khác. 2 - Cấp không đầy đủ, tài liệu không được nghiên cứu Mã 2 cho biết đây là biểu ghi MARC cấp không đầy đủ (ở giữa cấp tối thiểu và cấp đầy đủ nhất) được tạo ra từ một mô tả tài liệu gốc (thí dụ từ phiếu mục lục thư viện) mà không kiểm tra lại bằng tài liệu gốc. Mọi điểm truy cập được mô tả được chuyển sang từ bản mô tả; các đề mục có kiểm soát không nhất thiết là mới nhất. Thí dụ, mã 2 có thể được sử dụng trong việc chuyển đổi một phần của các yếu tố dữ liệu trên phiếu thư viện sang khổ mẫu MARC. 3 - Cấp viết tắt Mã 3 cho biết đây là biểu ghi ngắn không đáp ứng các đặc tả của cấp biên mục tối thiểu. Các tiêu đề trong biểu ghi có thể phản ánh những quy định mẫu đã được thiết lập đến mức mà nó đã có khi biểu ghi được tạo ra. 4 - Cấp cốt lõi Mã 4 cho biết đây là biểu ghi có cấp cao hơn cấp tối thiểu nhưng thấp hơn cấp đầy đủ, đáp ứng tiêu chuẩn cốt lõi về mức độ đầy đủ của biên mục. 5 - Cấp sơ bộ Mã 5 cho biết đây là biểu ghi biên mục sơ bộ đang trong quá trình tạo lập. Những biểu ghi như vậy không được coi là biểu ghi đã hoàn thành. Không có thông tin để cho rằng liệu các tiêu đề trong biểu ghi phản ánh những quy định đã được thiết lập hoặc biểu ghi đáp ứng những yêu cầu biên mục tối thiểu.
  26. 7 - Cấp tối thiểu Mã 7 cho biết đây là biểu ghi biên mục cấp tối thiểu thoả mãn những yêu cầu biểu ghi biên mục tối thiểu quốc gia Hoa Kỳ. 8 - Cấp ấn phẩm tiền xuất bản Mã 8 cho biết đây là biểu ghi có cấp ấn phẩm tiền xuất bản. Nó bao gồm những biểu ghi được tạo ra trong việc biên mục các ấn phẩm mới có chương trình xuất bản. u - Không biết Mã u thể hiện tình trạng khi tổ chức nhận hoặc gửi dữ liệu có mã cục bộ ở vị trí Đầu biểu/17 không cho phép xác định được cấp độ biểu ghi. Mã u sẽ thay thế cho mã cục bộ. Mã này không được sử dụng cho biểu ghi mới được tạo ra hoặc được cập nhật. z - Không áp dụng Mã z cho biết cơ chế phân loại cấp độ biểu ghi không áp dụng cho biểu ghi hiện tại. 18 Quy tắc biên mục áp dụng Vị trí ký tự Quy tắc biên mục áp dụng chứa một mã một ký tự dạng chữ cái để cho biết đặc trưng của dữ liệu mô tả trong biểu ghi thông qua các chuẩn biên mục. Đặc biệt, mã cho biết phần mô tả của biểu ghi tuân thủ quy tắc Mô tả thư mục chuẩn quốc tế (ISBD), hoặc trong khuôn khổ hoặc ngoài khuôn khổ Quy tắc biên mục Anh - Mỹ lần xuất bản thứ hai (AACR2). Trường con $e (Quy ước mô tả) của trường 040 (Nguồn biên mục) có thể được sử dụng để xác định quy tắc biên mục được áp dụng. # - Không phải quy tắc ISBD Mã # (khoảng trống) cho biết biểu ghi không được tạo lập dựa theo quy tắc ISBD. Nó được sử dụng cho những biểu ghi không tuân thủ các thực tiễn biên mục và các dấu phân cách theo ISBD. Thí dụ quy tắc biên mục không tuân thủ quy ước của ISBD như: Quy tắc biên mục, Tiêu đề nhan đề và tác giả (1908); Quy tắc biên mục, Tiêu đề nhan đề và tác giả của Hội Thư viện Hoa Kỳ (1941); Quy tắc biên mục, Tiêu đề nhan đề và tác giả của Hội Thư viện Hoa Kỳ (1949); Quy tắc biên mục Anh - Mỹ xuất bản lần 1 (AACR1) (Trừ những phần đã được duyệt lại). a - AACR2 Mã a cho biết biểu ghi được tạo lập theo Quy tắc biên mục Anh - Mỹ xuất bản lần 2 (AACR2) và những tài liệu hướng dẫn dựa theo Quy tắc AACR2, trong đó có áp dụng ISBD trong phần biên mục mô tả. (Những diễn giải của AACR2 nêu trong các tài liệu hướng dẫn trước tiên phản ánh những chi tiết liên quan đến mô tả; những điểm truy cập nói chung đảm bảo sự nhất quán với AACR2). Những thực tiễn sử dụng dấu phân cách của ISBD được áp dụng. Các điểm truy cập tuân thủ AACR2 theo phương thức lựa chọn.
  27. i - ISBD Mã i cho biết có sự áp dụng quy tắc ISBD trong biểu ghi. Phạm trù này bao gồm: 1) những biểu ghi sử dụng các dấu phân cách theo ISBD nhưng các quy ước không được biết; 2) những biểu ghi mới được thiết lập cơ bản theo quy tắc AACR2 nhưng có các quy tắc tiêu đề không theo quy tắc nói trên; 3) những biểu ghi tuân thủ các thực tiễn dấu phân cách của ISBD áp dụng cho những biểu ghi tạo lập trước khi có AACR2; 4) những biểu ghi được tạo ra theo Chương 6 sửa đổi "Chuyên khảo xuất bản riêng rẽ" của AACR1. u - Không biết Mã u thể hiện tình trạng khi tổ chức nhận hoặc gửi dữ liệu có mã ở vị trí trường Đầu biểu/18 không cho phép xác định quy tắc biên mục được thể hiện trong biểu ghi. Mã u được sử dụng ở vị trí trường Đầu biểu/18. Mã này không được sử dụng cho biểu ghi mới được tạo ra hoặc được cập nhật. 19 Đòi hỏi biểu ghi liên kết Vị trí ký tự Đòi hỏi biểu ghi liên kết chứa mã một ký tự dạng chữ cái để cho biết liệu một phụ chú chứa các thông tin định danh tối thiểu có thể được tạo ra từ một trường tiêu đề liên kết (các trường 76X-78X) trong biểu ghi mà không cần truy cập những biểu ghi liên kết. Những thông tin định danh cơ bản có thể bao gồm tiêu đề chính, tiêu đề là nhan đề, tiêu đề chính là nhan đề đồng nhất, tiêu đề chính dưới nhan đề đồng nhất, nhan đề, nhan đề đồng nhất, số báo cáo chuẩn, số báo cáo,v.v # - Không đòi hỏi biểu ghi liên kết Mã # (khoảng trống) được sử dụng khi 1) trường tiêu đề liên kết (trường 76X-78X) không có dữ liệu; 2) mọi trường tiêu đề liên kết trong biểu ghi chứa thông tin định danh cơ bản hoặc trường phụ chú về sự đầy đủ của tiêu đề liên kết (trường 580) chứa thông tin định danh cơ bản; hoặc 3) trường tiêu đề liên kết có dữ liệu (có chứa hoặc không chứa thông tin định danh cơ bản) nhưng không cần thiết có chú giải. r - Đòi hỏi biểu ghi liên kết Mã r được sử dụng khi có ít nhất một trường Tiêu đề liên kết (76X-78X) không chứa thông tin định danh tối thiểu, trường Phụ chú về sự đầy đủ của tiêu đề liên kết (trường 580) không có dữ liệu và phụ chú là không cần thiết; Trường tiêu đề liên kết không chứa số kiểm soát của biểu ghi liên kết, có hoặc không có các trường con hỗ trợ (thí dụ trường con $g). 20 Độ dài của vị trí độ dài trường Trong MARC 21, phần vị trí độ dài trường của mỗi mục trường trong phần Danh mục luôn luôn chiếm bốn vị trí ký tự về độ dài.
  28. 4 - Số ký tự trong phần độ dài trường của mục trường trong Danh mục 21 Độ dài của vị trí ký tự bắt đầu Trong MARC 21, phần vị trí bắt đầu của mỗi mục trường trong phần Danh mục luôn luôn chiếm 5 vị trí ký tự về độ dài. 5 - Số ký tự trong phần vị trí bắt đầu của mục trường trong Danh mục 22 Độ dài của vị trí ứng dụng riêng Trong MARC 21, một mục trường trong phần Danh mục không chứa phần ứng dụng riêng. Vị trí này luôn luôn chứa ký tự 0. 0 - Số ký tự trong phần độ dài ứng dụ riêng của mục trường trong Danh mục 23 Không xác định Trong MARC 21, vị trí này không được xác định. Nó luôn luôn chứa ký tự 0. 0 - Không xác định QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU Những yếu tố do chương trình tạo ra - Những yếu tố trường đầu biểu thường được chương trình tạo ra gồm: 00-04 Độ dài biểu ghi logic 05 Tình trạng biểu ghi 09 Bộ mã ký tự 10 Số chỉ thị 11 Độ dài mã trường con 12-16 Địa chỉ cơ sở của dữ liệu 19 Đòi hỏi biểu ghi liên kết 20-23 Bản đồ mục trường Nói chung những giá trị mặc định trong các yếu tố khác của trường đầu biểu cũng được tạo ra tự động.
  29. Viết hoa - mọi ký tự trong trường đầu biểu đều ở dạng chữ thường. LỊCH SỬ ĐỊNH DANH NỘI DUNG 06 Dạng biểu ghi b Mã kiểm soát tài liệu lưu trữ và bản thảo [Lỗi thời] Được coi là lỗi thời từ năm 1995 khi mã ở vị trí truờng đầu biểu/08 được sử dụng cho Dạng kiểm soát. h Xuất bản phẩm vi hình [Lỗi thời] [Chỉ có trong USMARC] Được đưa vào trong giai đoạn 1968-1972; sử dụng trường 007 n Tài liệu hướng dẫn đặc biệt [Lỗi thời] Được đưa vào trong giai đoạn 1975-1983; sử dụng mã k (tài liệu đồ hoạ không chiếu hình hai chiều) và mã r (vật thể ba chiều nhân tạo và đối tượng gặp trong tự nhiên) 07 Cấp thư mục p Tài liệu [Lỗi thời], [chỉ có trong CAN/MARC] 17 Cấp biên mục 0 Cấp đầy đủ với tài liệu gốc [Lỗi thời, 1997], [chỉ có trong CAN/MARC] 6 Cấp tối thiểu [Lỗi thời, 1997], [chỉ có trong CAN/MARC] 18 Quy tắc biên mục mô tả p Biểu ghi mô tả một phần theo ISBD [Lỗi thời] Được đưa vào giai đoạn 1974-1987. Hiện sử dụng mã i (ISBD) r Biểu ghi ở dạng tạm thời [Lỗi thời] Được đưa vào giai đoạn 1976-1981 cho các biểu ghi tạo lập theo Chương 12 có sửa đổi của AACR1. Hiện nay sử dụng mã i 19 Mã biểu ghi liên kết 2 Mở cho sưu tập [Lỗi thời, 1984] [Chỉ có trong CAN/MARC]
  30. DANH MỤC (KL) Chỉ thị và trường con Danh mục không có chỉ thị và mã trường con; các yếu tố dữ liệu được xác định theo vị trí. Vị trí ký tự 00-02 Nhãn trường 03-06 Độ dài trường 07-11 Vị trí ký tự bắt đầu ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI VỊ TRÍ KÝ TỰ Danh mục chứa một loạt những mục trường có độ dài cố định, mỗi mục tương ứng với một trường có trong biểu ghi. Mỗi mục trường có độ dài 12 ký tự chia thành ba phần: nhãn trường, độ dài trường và vị trí ký tự bắt đầu. Phần Danh mục nối tiếp ngay sau phần Đầu biểu và bắt đầu từ vị trí ký tự thứ 24. Phần vị trí ký tự độ dài trường và vị trí bắt đầu được xác định ở vị trí Đầu biểu/20-23 (Bản đồ mục) tương ứng là 4 và 5 ký tự. Vì nhãn trường luôn luôn là một số có ba ký tự, phần độ dài của nhãn trường ở trong Danh mục không được thể hiện trong Bản đồ mục. Thông tin chi tiết về cấu trúc của các mục trường trong Danh mục được nêu trong tài liệu "Đặc tả MARC 21 về cấu trúc biểu ghi, bộ mã ký tự và vật mang trao đổi thông tin". MÔ TẢ MỘT MỤC TRƯỜNG CỦA DANH MỤC Vị trí ký tự 00-02 Nhãn trường Phần Nhãn trường của mỗi mục trường của Danh mục gồm ba ký tự mã ASCII dạng con số hoặc chữ cái ASCII (hoặc ở dạng viết hoa hoặc ở dạng viết thường, nhưng không bao giờ gồm cả hai loại), dùng để định danh trường có độ dài biến động tương ứng. 03-06 Độ dài trường Phần độ dài trường của mỗi mục trường của Danh mục chứa bốn ký tự mã ASCII dạng số xác định độ dài của trường liên quan với mục trường này. Độ dài trường bao gồm cả chỉ thị, mã trường con, dữ liệu và dấu kết thúc trường của trường tương ứng. Con số độ dài trường nếu nhỏ hơn bốn chữ số thì được căn phải và vị trí không sử dụng được thay bằng số 0 (số không).
  31. 07-11 Vị trí ký tự bắt đầu Vị trí ký tự bắt đầu của mỗi mục trường chứa năm ký tự mã ASCII dạng số xác định vị trí bắt đầu của trường có độ dài biến động tương ứng tính theo vị trí tương đối so với Địa chỉ gốc của dữ liệu (vị trí Đầu biểu/12-16) của biểu ghi. Nếu con số về vị trí bắt đầu ít hơn bốn chữ số thì được căn phải và những vị trí không sử dụng được thay bằng số 0 (số không). DANH MỤC Thí dụ Nhãn trường Độ dài trường Vị trí ký tự bắt đầu Mục trường 1 001 0013 00000 Mục trường 2 008 0041 00013 Mục trường 3 050 0011 00054 QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU Các mục trường được hệ thống tạo ra một cách tự động.
  32. 001 - 006 CÁC TRƯỜNG KIỂM SOÁT 00X CÁC TRƯỜNG KIỂM SOÁT - THÔNG TIN CHUNG 001 SỐ KIỂM SOÁT (KL) 003 MÃ CƠ QUAN GÁN SỐ KIỂM SOÁT (KL) 005 NGÀY VÀ THỜI GIAN GIAO DỊCH LẦN CUỐI VỚI BIỂU GHI (KL) 006 YẾU TỐ DỮ LIỆU CÓ ĐỘ DÀI CỐ ĐỊNH - ĐẶC TRƯNG TÀI LIỆU BỔ SUNG (L) 00X CÁC TRƯỜNG KIỂM SOÁT - THÔNG TIN CHUNG ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI TRƯỜNG Các trường kiểm soát chứa các con số và những dạng thông tin kiểm soát khác được mã hoá, sử dụng trong quá trình xử lý biểu ghi thư mục máy tính đọc được. Những trường này không có chỉ thị và mã trường con. Đối với trường có độ dài cố định với các loại thông tin mã hoá khác nhau, những yếu tố dữ liệu đặc thù được xác định theo vị trí. Những giải thích chi tiết hơn về những yếu tố dữ liệu xác định theo vị trí được mô tả trong những phần cụ thể của từng trường. Trường 009 được dành cho sử dụng cục bộ và không được mô tả trong tài liệu này. LỊCH SỬ ĐỊNH DANH NỘI DUNG 009 Trường mô tả vật lý có độ dài cố định đối với sưu tập lưu trữ [Lỗi thời] Trường 009 được xác định là lỗi thời từ năm 1985 khi vị trí 08-22 được quy định cho phim lưu trữ (vị trí 007/00 = m) trong trường 007 (trường có độ dài cố định về mô tả vật lý). Những vị trí cho trường 009 và cho trường 007 là: 00 (giai đoạn phả hệ) (007/11), 01 (giai đoạn kỹ thuật) (007/09), 02 (giai đoạn màu) (007/14), 03 (nhũ tương phim) (007/10), 04 (nền phim) (007/12), 05 (âm thanh âm bản và dương bản), 06 (kiểu màu bổ sung) (007/13), 07 (độ co theo chiều dọc), 08 (độ co lỗ), 09 (sự hỏng phim) (007/15) và 11-14 (ngày kiểm tra phim) (007/17-22). 009 - Trường có độ dài cố định mô tả vật lý đối tài liệu bản đồ [Lỗi thời, 1997] [chỉ có ở CAN/MARC]
  33. Trường 009 của CAN/MARC được coi là lỗi thời từ năm 1997 với việc xác định trường 007 cho ảnh viễn thám và giá trị mới cho bản đồ trong trường 008. 001 SỐ KIỂM SOÁT (KL) ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI TRƯỜNG Trường này chứa số kiểm soát được tổ chức tạo lập, sử dụng hoặc phổ biến biểu ghi gán cho biểu ghi. Cho mục đích trao đổi dữ liệu, tài liệu hướng dẫn về cấu trúc của số kiểm soát và những quy ước nhập dữ liệu cần được cung cấp cho những đối tác trao đổi dữ liệu. Mã của MARC về mã số của cơ quan gán số kiểm soát ở trường 001 được nhập trong trường 003 (Mã cơ quan gán số kiểm soát). Tổ chức nhận biểu ghi có thể chuyển số kiểm soát biểu ghi ở trường 001 (và mã số cơ quan gán số kiểm soát trong trường 003) sang trường 035 (Số kiểm soát của hệ thống), 010 (Số kiểm soát của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ) hoặc 016 (Số kiểm soát của cơ quan biên mục quốc gia) và thay vào đó số kiểm soát do mình gán cho biểu ghi (và mã số cơ quan gán số kiểm soát vào trường 003). Thí dụ 001 #880524405## 003 CaOONL 016 ##$a880524405## [Thư viện Quốc gia Canađa thường đánh số kiểm soát vào cả hai trường 001 và 016] 001 ###86104385# 003 DLC 010 ##$a###86104385# [Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ thường đánh số kiểm soát vào cả hai trường 001 và 010] 001 14919759 003 OCoLC 001 #####9007496
  34. 003 DNLM QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU Dữ liệu trường 001 có thể được tạo ra bởi hệ thống. Cấu trúc số kiểm soát của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ và Thư viện Quốc gia Canađa được mô tả tương ứng trong phần quy ước nhập dữ liệu của trường 010 (Số kiểm soát của Thư viện Quốc hội) và trường 016 (Số kiểm soát của cơ quan biên mục quốc gia). 003 MÃ CƠ QUAN GÁN SỐ KIỂM SOÁT (KL) ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI TRƯỜNG Trường này chứa mã của MARC về tổ chức gán số kiểm soát ở trường 001 (Số kiểm soát). Đối với các tổ chức của Hoa Kỳ và không phải của Hoa Kỳ, trừ những tổ chức ở Canađa, nguồn cho mã này lấy từ tài liệu "Danh sách mã MARC về tổ chức" được Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ xây dựng. Đối với các tổ chức của Canađa, nguồn của mã này được lấy từ tài liệu "Ký hiệu và Chính sách cho mượn liên thư viện ở Canađa" do Thư viện Quốc gia Canađa xây dựng. Bất kể khi nào số kiểm soát trong trường 001 thay đổi, cơ quan quản lý biểu ghi phải đảm bảo rằng mã MARC trong trường 003 phải liên quan đến số kiểm soát trong trường 001. Thí dụ 001 #880524405## 003 CaOONL 001 ###86104385# 003 DLC 001 14919759 003 OCoLC 001 #####9007496 003 DNLM QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU Dữ liệu của trường 003 thường được hệ thống tạo ra.
  35. 005 NGÀY VÀ THỜI GIAN GIAO DỊCH LẦN CUỐI VỚI BIỂU GHI (KL) ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI TRƯỜNG Trường này chứa 16 ký tự mô tả ngày và thời gian của lần giao dịch gần nhất với biểu ghi. Dữ liệu ngày và thời gian dùng để xác định phiên bản của biểu ghi. Dữ liệu này được ghi theo cấu trúc trình bày trong tiêu chuẩn ISO 601 Trình bày ngày và thời gian. Ngày được trình bày bằng 8 ký tự theo mẫu yyyymmdd (4 ký tự cho năm (yyyy), 2 ký tự cho tháng (mm) và 2 ký tự cho ngày (dd)). Dữ liệu thời gian trình bày 8 ký tự theo mẫu hhmmss.f (2 ký tự cho giờ (hh), hai ký tự cho phút (mm), 2 ký tự cho giây (ss) và 2 ký tự cho phần trăm giây tính cả dấu chấm). Thời gian trong ngày được tính theo 24 giờ (từ 00-23). Ngày và thời gian lần đầu tiên biểu ghi được nhập vào hệ thống được nhập vào vị trí trường 08/00-05. Dữ liệu về thời gian này không thay đổi. Thí dụ 005 1994023151047.0 [ngày 31 tháng 2 năm 1994, 15giờ 10 phút 47 giây] QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU Dữ liệu của trường 005 thường được hệ thống tạo ra vào thời điểm giao dịch cuối cùng với biểu ghi. 006 YẾU TỐ DỮ LIỆU CÓ ĐỘ DÀI CỐ ĐỊNH - ĐẶC TRƯNG TÀI LIỆU BỔ SUNG (L) ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI TRƯỜNG Trường này chứa 18 vị trí ký tự (00-17) cung cấp thông tin mã hoá về những khía cạnh đặc biệt của đối tượng đang được biên mục mà không thể mã hoá được trong trường 008 (Yếu tố dữ liệu có độ dài cố định). Trường được sử dụng khi đối tượng có nhiều đặc trưng (thí dụ tài liệu in có kèm theo băng casset, hoặc các bản đồ được xuất bản kế tiếp). Nó cũng được sử dụng để nhập thông tin về các khía cạnh của tệp tin mà trong vị trí Đầu biểu/06 chứa một mã khác mã m. Yếu tố dữ liệu trường có độ dài cố định 006, tương tự như yếu tố dữ liệu của trường 008, phục vụ cho mục đích quản trị dữ liệu và tìm tin. Trường có cấu trúc dạng cây, trong đó mã gán ở vị trí 006/00 xác định những yếu tố dữ liệu của các vị trí tiếp sau. Trừ mã s (Xuất bản phẩm nhiều kỳ), các mã trong vị trí trường 006/00 tương
  36. thích với mã trong vị trí Đầu biểu/06 (Dạng biểu ghi). Đối với mỗi lần lặp của trường 006, các mã xác định cho những vị trí 00-17 sẽ tương tự như các mã dùng cho vị trí 18-34 của trường 008 (Yếu tố dữ liệu có độ dài cố định). HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG Các yếu tố dữ liệu trường 006 được xác định theo vị trí. Vị trí 006/00 chứa một mã cho biết loại hình tài liệu. Ký tự lấp đầy (|) không được sử dụng trong vị trí này. Ký tự lấp đầy có thể sử dụng cho bất kỳ vị trí ký tự khi cơ quan biên mục không có ý định sử dụng mã cho vị trí đó. Trong phần này chỉ hướng dẫn sử dụng mã cho vị trí 006/00. Những vị trí ký tự khác được mô tả trong vị trí của trường 008 (Yếu tố dữ liệu có độ dài cố định). Trong mọi trường hợp, vị trí trường 006/01-17 tương ứng với vị trí 18-34 của trường 008. Sự quan hệ giữa mã tại vị trí 006/00 và trường 008 được trình bày dưới đây. 006/00 Dạng tài liệu Trường 008/18-34 a Tài liệu ngôn ngữ Sách c Bản nhạc in Âm nhạc d Bản thảo âm nhạc Âm nhạc e Tài liệu bản đồ Bản đồ f Bản thảo tài liệu bản đồ Bản đồ g Vật mang chiếu hình Tài liệu nhìn i Ghi âm không âm nhạc Âm nhạc j Ghi âm âm nhạc Âm nhạc k Đồ hoạ hai chiều không chiếu Tài liệu nhìn m Tệp tin Tệp tin o Bộ tài liệu Tài liệu nhìn p Tài liệu hỗn hợp Tài liệu hỗn hợp r Vật thể nhân tạo ba chiều hoặc đối Tài liệu nhìn tượng gặp trong tự nhiên s Kiểm soát ấn phẩm xuất bản nhiều kỳ Xuất bản phẩm nhiều kỳ t Bản thảo tài liệu ngôn ngữ Sách Các mã cho vị trí 006/00 a - Tài liệu ngôn ngữ Mã a được sử dụng để xác định trường 006 chứa yếu tố dữ liệu liên quan đến tài liệu ngôn ngữ không xuất bản một cách kế tiếp. c - Bản nhạc in Mã c được sử dụng để xác định trường 006 chứa yếu tố dữ liệu liên quan đến bản nhạc in.
  37. d - Bản thảo âm nhạc Mã d được sử dụng để xác định trường 006 chứa yếu tố dữ liệu liên quan đến bản thảo âm nhạc. e - Tài liệu bản đồ Mã e được sử dụng để xác định trường 006 chứa yếu tố dữ liệu liên quan đến tài liệu bản đồ không xuất bản một cách kế tiếp. f - Bản thảo bản đồ Mã f được sử dụng để xác định trường 006 chứa dữ liệu liên quan đến bản thảo bản đồ. g - Tài liệu chiếu hình Mã g được sử dụng để xác định trường 006 chứa yếu tố dữ liệu liên quan đến tài liệu chiếu hình. i - Ghi âm không phải âm nhạc Mã i được sử dụng để xác định trường 006 chứa yếu tố dữ liệu liên quan đến tài liệu ghi âm không âm nhạc. j - Ghi âm âm nhạc Mã j được sử dụng để xác định trường 006 chứa yếu tố dữ liệu liên quan đến tài liệu ghi âm âm nhạc. k - Đồ hoạ hai chiều không chiếu Mã k được sử dụng để xác định trường 006 chứa yếu tố dữ liệu liên quan đến đồ hoạ hai chiều không chiếu. m - Tệp tin Mã m được sử dụng để xác định trường 006 chứa yếu tố dữ liệu liên quan đến tệp tin. o - Bộ tài liệu Mã o được sử dụng để xác định trường 006 chứa yếu tố dữ liệu liên quan đến bộ tài liệu. p - Tài liệu hỗn hợp Mã p được sử dụng để xác định trường 006 chứa yếu tố dữ liệu liên quan đến tài liệu hỗn hợp.
  38. r - Vật thể nhân tạo ba chiều hoặc đối tượng gặp trong tự nhiên Mã r được sử dụng để xác định trường 006 chứa yếu tố dữ liệu liên quan đến vật thể nhân tạo ba chiều hoặc đối tượng gặp trong tự nhiên. s - Kiểm soát xuất bản phẩm nhiều kỳ Mã s được sử dụng để xác định trường 006 chứa dữ liệu liên quan đến khía cạnh kiểm soát xuất bản phẩm nhiều kỳ không in. Đối với tài liệu ngôn ngữ được in được kiểm soát theo dạng kế tiếp thì sử dụng trường 008. t - Bản thảo tài liệu ngôn ngữ Mã t được sử dụng để xác định trường 006 chứa dữ liệu liên quan đến tài liệu ngôn ngữ dạng bản thảo. QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU Chữ hoa - Các mã dạng chữ cái được nhập ở dạng chữ thường. LỊCH SỬ ĐỊNH DANH NỘI DUNG 006 Yếu tố dữ liệu có độ dài cố định - Các đặc trưng tài liệu bổ sung [Mới, 1995]
  39. 007 TRƯỜNG MÔ TẢ VẬT LÝ CÓ ĐỘ DÀI CỐ ĐỊNH THÔNG TIN CHUNG 007 BẢN ĐỒ (L) 007 TỆP TIN (L) 007 BẢN ĐỒ HÌNH CẦU (L) 007 TÀI LIỆU CHỮ NỔI (L) 007 ĐỒ HOẠ CHIẾU HÌNH (L) 007 VI HÌNH (L) 007 ĐỒ HOẠ KHÔNG CHIẾU (L) 007 PHIM ĐIỆN ẢNH (L) 007 BỘ TÀI LIỆU (L) 007 BẢN NHẠC CÓ CHÚ GIẢI (L) 007 ẢNH VIỄN THÁM (L) 007 TÀI LIỆU GHI ÂM (L) 007 VĂN BẢN (L) 007 TÀI LIỆU GHI HÌNH (L) 007 TÀI LIỆU KHÔNG XÁC ĐỊNH DẠNG (L) 007 TRƯỜNG MÔ TẢ VẬT LÝ CÓ ĐỘ DÀI CỐ ĐỊNH - THÔNG TIN CHUNG (L) ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI TRƯỜNG
  40. Trường này chứa những thông tin đặc biệt dưới dạng các mã về những đặc trưng vật lý. Thông tin có thể đại diện cho toàn bộ đối tượng hoặc một phần của đối tượng ở dạng tài liệu đi kèm. Những đặc trưng vật lý thường liên quan đến thông tin ở những phần khác của biểu ghi MARC, đặc biệt trường 300 (Mô tả vật lý) hoặc một trong những trường chú giải 5XX. Trường 007 có cấu trúc hình cây phái sinh trong đó mã ở vị trí 007/00 (Loại tài liệu) quy định những yếu tố cho những vị trí ký tự tiếp sau. HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG Các yếu tố dữ liệu trường 007 được xác định theo vị trí và số vị trí ký tự trong trường phụ thuộc vào mã chứa trong vị trí 007/00. Vị trí ký tự 007/00 chứa một mã thể hiện loại tài liệu của tài liệu đang xử lý. Ký hiệu lấp đầy (|) không sử dụng được ở vị trí này. Ký hiệu lấp đầy có thể được sử dụng ở bất cứ vị trí ký tự nào khi cơ quan biên mục không có ý định mã hoá vị trí đó. Mỗi cấu trúc hình cây của trường 007 đối với mỗi loại hình tài liệu có độ dài xác định, khi nó xuất hiện, mọi vị trí đều phải có dữ liệu. Trường 007 cho phim và tệp tin là những trường có thể có độ dài thay đổi. Mỗi loại tài liệu đều có một tập hợp cơ bản những vị trí ký tự và một tập hợp mở rộng đứng sau tập hợp cơ bản. Thí dụ đối với phim, tập hợp cơ bản có 8 vị trí 007/00-07 phải luôn luôn được sử dụng. Cơ quan biên mục có thể chọn những vị trí bổ sung từ 007/08 đến 007/22. Mã hoá mọi vị trí của trường đòi hỏi những vị trí mở rộng được điền kín bằng ký tự lấp đầy (|). Danh mục dưới đây chứa giá trị mã cho vị trí 007/00 (Loại tài liệu) theo đó xác định những vị trí tiếp sau. Định nghĩa vị trí ký tự và phạm vi cho những vị trí khác trong trường 007 được giới thiệu trong phần riêng ở sau phần chung. Thí dụ về trường 007 được giới thiệu trong từng phần theo loại tài liệu. 007/00 Loại tài liệu a Bản đồ c Tệp tin d Bản đồ hình cầu f Tài liệu chữ nổi g Đồ hoạ chiếu được h Vi hình k Đồ hoạ không chiếu
  41. m Phim điện ảnh o Bộ tài liệu q Bản nhạc có chú giải r ảnh viễn thám s Ghi âm t Văn bản v Ghi hình z Không xác định Mã cho vị trí trường 007/00 a - Bản đồ Mã a sử dụng cho các loại tài liệu bản đồ, trừ bản đồ hình cầu. c - Tệp tin Mã c cho biết tài liệu có vật mang tin nhằm mục đích sử dụng hoặc xử lý bằng máy tính. d - Bản đồ hình cầu Mã d cho biết đối tượng là bản đồ hình cầu có mô hình của một thiên thể, thường là trái đất hoặc các vòm vũ trụ, mô phỏng bề mặt của bầu trời. f - Tài liệu chữ nổi Mã f cho biết đối tượng là tài liệu đọc được hoặc hiểu được thông qua việc sờ bằng tay. g - Đồ hoạ chiếu hình Mã g cho biết đối tượng là một tài liệu đồ hoạ chiếu hình ở dạng vật thể hai chiều và có mục tiêu chiếu hình chuyển động bằng các thiết bị quang, thí dụ như các ảnh của phim, các tấm phim đèn chiếu, các tấm trong (kể cả phim x-quang). h - Vi hình Mã h cho biết đối tượng là một tài liệu vi hình. Thuật ngữ vi hình (microform) là thuật ngữ chung để chỉ những vật mang tin, trong suốt hoặc mờ đục có chứa các vi ảnh. Vi ảnh (microimage) là một đơn vị (thí dụ, một trang) văn bản, đồ hoạ, tài liệu được tạo bởi máy tính,
  42. được ghi lên những tấm thẻ, vi phim, vi phiếu hoặc các vật có hình dạng nhỏ khác mà để đọc được phải phóng to. Tài liệu vi hình có thể được sao lại từ những tài liệu văn bản hoặc đồ hoạ đã có hoặc được là nguyên bản. k - Đồ hoạ không chiếu hình Mã k cho biết đối tượng là một tài liệu đồ hoạ không chiếu hình. Đây nói chung được xác định là những tài liệu hình vẽ hai chiều hoặc không trong suốt (hình vẽ in, bản vẽ) hoặc trong suốt, nhưng không có mục đích chiếu lên để xem (thí dụ phim âm bản của ảnh). m - Phim điện ảnh Mã m cho biết đối tượng là phim điện ảnh được tạo ra từ hàng loạt các ảnh trên phim, có âm thanh hoặc không có âm thanh, được thiết kế để phát ra theo tuần tự rất nhanh nhằm tạo ra hiệu quả quang học của chuyển động. o - Bộ tài liệu Mã o cho biết đối tượng là một bộ tài liệu là tập hợp của nhiều thành phần khác nhau được xuất bản, phổ biến như một đơn vị tài liệu, chủ yếu dùng cho mục đích hướng dẫn. Không một thành phần nào trong bộ tài liệu này được xác định là chiếm ưu thế. Thí dụ đó là những gói tài liệu chọn lọc như bộ tài liệu giáo trình lớp 12 về xã hội học (có sách, sách bài tập, tài liệu hướng dẫn, các hoạt động, ) hoặc bộ tài liệu kiểm tra đào tạo (gồm các câu hỏi, đáp án, hướng dẫn chấm điểm, sơ đồ điểm, tài liệu hướng dẫn đánh giá, ). q - Bản nhạc có chú giải Mã q cho biết đối tượng là một bản nhạc có chú giải, là thể hiện tác phẩm âm nhạc bằng các ký hiệu, không ở dạng trình diễn, có thể ở dạng in hoặc dạng điện tử. Nó bao gồm các ký hiệu nhạc lý, các thể hiện dạng sơ đồ, khoá, các hướng dẫn về sáng tác, ảnh, hình vẽ, các chú giải nốt nhạc, phím nhạc, điệp khúc, âm vực, giọng, âm sắc hoặc những hình thức trình bày khác của bốn thành phần của âm thanh: âm vực, trường độ, âm sắc và âm lượng. Bản nhạc có chú giải thường là phương thức giao lưu với người trình bày về cách thức thể hiện thành âm thanh. r - ảnh viễn thám Mã r cho biết đối tượng là một ảnh hoặc bản đồ viễn thám. Đó là một loại ảnh được tạo ra bằng thiết bị ghi không ở vị trí sát gần với đối tượng nghiên cứu. s - Ghi âm Mã s cho biết đối tượng là tài liệu ghi âm, trên đĩa, băng ghi âm, phim, ống trụ, dây, trên đó các giao động âm thanh được ghi lại để âm thanh có thể tái tạo lại, hoặc các cuộn giấy trên đó các nốt nhạc được trình bày bằng các lỗ trên giấy, qua đó các âm thanh có thể được tạo lại một cách cơ học.
  43. t - Văn bản Mã t cho biết đối tượng là văn bản, được in hoặc viết, có thể đọc được bằng mắt thường (như sách, sách mỏng, bảng thông báo, ). v - Ghi hình Mã v cho biết đối tượng là vật ghi hình, được xác định là ghi ảnh, thường là ảnh chuyển động, có kèm âm thanh. Chúng được thiết kế để có thể trình bày lại bằng máy truyền hình. z - Không xác định Mã z cho biết đối tượng là một dạng tài liệu không xác định được thuộc loại mã nào ở trên trong trường 007 hoặc là ở nhiều dạng vật lý không được nêu một các đặc thù. QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU Tính lặp - Trường 007 là lặp, cho phép ghi nhận các khổ mẫu vật lý khác nhau trên cùng một biểu ghi thư mục. Thí dụ, một biểu ghi thư mục mô tả một băng ghi hình videocasset trên các loại băng U-matic, Beta và VHS sẽ có 3 lần lặp của trường 007. Trong trường hợp này mỗi lần lặp của trường 007 có cùng một cấu trúc về loại hình vật lý nhưng có những giá trị khác nhau mô tả những loại hình vật liệu khác nhau của tài liệu. Khi đối tượng đang được biên mục có các thành phần nằm trong những dạng thức vật lý khác nhau (thí dụ bộ tài liệu có thể chứa bản đồ, băng casset, ảnh phim ), khi đó trường 007 có các lần lặp với những cấu trúc khác cần thiết cho từng loại hình vật lý của tài liệu. Nếu một cơ quan biên mục lựa chọn không nhập riêng từng trường 007, mã "zm" có thể được sử dụng ở vị trí 007/00-01. Khi có nhiều hơn một giá trị cho một vị trí ký tự, có thể nhập bổ sung trường 007 để ghi lại thông tin thay thế. 007 aj#canzn [bản đồ màu trên giấy] 007 ay#canzn [trình bày màu trên giấy] 300 ##$a1 bản đồ và 1 ảnh : $bmàu.; $c45 x 78 cm. và 30 x 60 cm. Viết hoa - mọi mã trong trường 007 được nhập ở dạng chữ thường. LIỆT KÊ TỔ HỢP MÃ TRƯỜNG 007 THEO VỊ TRÍ KÝ TỰ
  44. Danh mục dưới đây trình bày tất cả các yếu tố của trường 007 theo vị trí ký tự. Mỗi vị trí ký tự và định nghĩa vị trí (tên) hợp lệ với dạng tài liệu được đánh dấu . Vị trí ký tự Mã hợp lệ đối với từng loại tài liệu a b 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 00 Loại tài liệu                01 Định danh tài liệu                đặc thù 02 Không xác định         . .   .  . 03 Màu sắc       . . . . .  . 03 Lớp ký tự Braille . . .  . . . . . . . . . . . (mã 1) 03 Khía cạnh dương . . . . .  . . . . . . . . . bản/âm bản 03 Độ cao viễn thám . . . . . . . . . .  . . . . 03 Tốc độ . . . . . . . . . . .  . . . 04 Vật mang vật lý  .  . . . . . . . . . . . . 04 Lớp ký tự Braille . . .  . . . . . . . . . . . (mã 2) 04 Kích thước .  . . .  . . . . . . . . . 04 Nền của nhũ tương . . . .  . . . . . . . . . . 04 Vật liệu nền cấp 1 . . . . . .  . . . . . . . . 04 Khổ mẫu nén phim . . . . . . .  . . . . . . . 04 Tư thế viễn thám . . . . . . . . . .  . . . . 04 Cấu hình kênh ghi . . . . . . . . . .  . . . 04 Loại băng ghi hình . . . . . . . . . . . . .  . 05 Loại phiên bản  .  . . . . . . . . . . . . 05 Âm thanh .  . . . . . . . . . . . . . 05 Cấp rút gọn . . .  . . . . . . . . . . . 05 Âm thanh trên vật . . . .  . .  . . . . .  . mang hoặc tách riêng 05 Dải tỷ lệ thu nhỏ . . . . .  . . . . . . . . . 05 Vật liệu hỗ trợ thứ . . . . . .  . . . . . . . . cấp 05 Lớp phủ mây . . . . . . . . . .  . . . . 05 Độ rộng rãnh/Độ sâu . . . . . . . . . . .  . . . rãnh 06 Chi tiết sản xuất,  . . . . . . . . . . . . . . phiên bản 06 Dạng bản nhạc . . .  . . . . . . . . . . . Braille (Mã 1) 06 Vật mang âm thanh . . . .  . .  . . . . . . .
  45. a b 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 06 Tỷ lệ thu nhỏ (Mã 1) . . . . .  . . . . . . . . . 06 Dạng kết cấu nền . . . . . . . . . .  . . . . 06 Kích thước . . . . . . . . . . .  .  . 07 Khía cạnh dương  . . . . . . . . . . . . . . bản / âm bản 07 Dạng bản nhạc . . .  . . . . . . . . . . . Braille (Mã 2) 07 Kích thước . . . .  . .  . . . . .  . 07 Tỷ lệ thu nhỏ (Mã 2) . . . . .  . . . . . . . . . 07 Loại sử dụng . . . . . . . . . .  . . . . 07 Độ rộng băng . . . . . . . . . . .  . . . 08 Dạng bản nhạc . . .  . . . . . . . . . . . Braille (Mã 3) 08 Vật liệu hỗ trợ thứ . . . .  . . . . . . . . . . cấp 08 Cấu hình kênh ghi . . . . . . .  . . . . .  . 08 Tỷ lệ thu nhỏ (Mã 3) . . . . .  . . . . . . . . . 08 Dạng thiết bị ghi . . . . . . . . . .  . . . . 08 Cấu hình băng ghi . . . . . . . . . .  . . . 09 Đặc trưng vật lý đặc . . .  . . . . . . . . . . . biệt 09 Màu sắc . . . . .  . . . . . . . . . 09 Yếu tố sản xuất . . . . . . .  . . . . . . . 09 Dạng dữ liệu (Mã 1) . . . . . . . . . .  . . . . 09 Loại đĩa, ống trụ, . . . . . . . . . . .  . . . băng 10 Nhũ tương của phim . . . . .  . . . . . . . . . 10 Khía cạnh dương . . . . . . .  . . . . . . . bản / âm bản 10 Dạng dữ liệu (Mã 2) . . . . . . . . . .  . . . . 10 Loại vật liệu . . . . . . . . . . .  . . . 11 Thế hệ . . . . .  .  . . . . . . . 11 Loại rãnh . . . . . . . . . .  . . . . 12 Nền phim . . . . .  .  . . . . . . . 12 Đặc trưng ghi đặc . . . . . . . . . .  . . . . biệt 13 Dạng tinh chỉnh của . . . . . . .  . . . . . . . màu sắc 13 Kỹ thuật ghi hoặc . . . . . . . . . . .  . . . bản quản
  46. a b 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 14 Loại màu sắc hoặc . . . . . . .  . . . . . . . in 15 Giai đoạn hỏng . . . . . . .  . . . . . . . 16 Hoàn chỉnh . . . . . . .  . . . . . . . 17- Ngày kiểm tra phim . . . . . . .  . . . . . . . 22 LỊCH SỬ ĐỊNH DANH NỘI DUNG Năm 1981, cách tiếp cận tổng quát như hiện nay để mã hoá các đặc trưng mô tả vật lý trong trường 007 được xác định. Trước đó, trường này chỉ được sử dụng cho tài liệu hình ảnh và những đặc tả về âm nhạc, chứa một số mục trường biến động. Trường không lặp, những tập hợp 6 loại tài liệu hình ảnh hoặc 11 vị trí ký tự âm nhạc có thể được lặp ở trong trường. Khi trường được cấu trúc lại và mở rộng cho những đặc tả khác của USMARC, trường được quy định là lặp và tập hợp các vị trí ký tự được xác định cho từng dạng tài liệu được quy định là không lặp. Loại tài liệu nhìn trong trường 007 bao quát phim (giai đoạn 1970-1980) và đồ hoạ chiếu hình, ghi hình (1976-1980); mỗi loại tài liệu hiện nay có tập hợp vị trí riêng biệt. Loại tài liệu âm nhạc trong trường 007 cho bao quát ghi âm. Bảng sau cho biết những cấu trúc trước đây của trường 007: Cấu trúc trước 1981 (Loại tài liệu) Cấu trúc 1981 (007- Loại loại tài liệu) 00 Loại tài liệu (g, m. v. s) 00 Dạng phát hành 01 Định danh vật liệu đặc thù (g, m, s, v) 02 Khía cạnh nuyên bản và phiên bản (g, m, v, s) 01 Mầu sắc (VM) 03 Mầu sắc (g, m, v) Tốc độ (MU) Tốc độ (s) 02 Dạng mẫu trình bày (VM) 04 Dạng mẫu trình bày (g. m. v) Loại âm thanh (MU) Loại âm thanh (s) 03 Âm thanh trên vật mang hoặc riêng 05 Âm thanh trên vật mang hay riêng biệt (VM) biệt (g, m, v) Độ rộng rãnh/Âm vực rãnh ghi Độ rộng rãnh/Âm vực rãnh ghi (s) 04 Vật mang âm thanh (VM) 06 Vật mang âm thanh (g, m, v) Kích thước (MU) Kích thước (s)
  47. 05 Độ rộng hoặc kích thước (VM) 07 Độ rộng hoặc kích thước (g, m, v) Độ rộng băng từ (MU) Độ rộng băng từ (s) 06 Cấu hình băng (MU) 08 Cấu hình băng (s) 07 Loại đĩa hoặc ống trụ (lưu trữ) (MU) 09 Loại đĩa, ống trụ hoặc băng (s) 08 Loại vật liệu (lưu trữ) (MU) 10 Loại vật liệu (s) 09 Loại rãnh (lưu trữ) (MU) 11 Loại rãnh (s) 10 Đặc trưng ghi và tái tạo (MU) 12 Đặc trưng ghi đặcbiệt Năm 1981, trường 007 mới được cấu trúc lại để dùng cho các dạng đồ hoạ chiếu hình (007/00, mã g), phim (007/00, mã m), băng video (007/00, mã v), ghi âm (007/00, mã s) và trường 007 cho vi hình (007/00, mã h) được xác định. Năm 1982, trường 007 cho bản đồ (00, mã a) và địa cầu (00, mã d) được xác định cho bản đồ và bộ tài liệu; trường 007 cho ghi âm được mở rộng cho bộ tài liệu. Năm 1983, trường 007 cho đồ hoạ không chiếu hình (00, mã k) được xác định cho tài liệu đồ hoạ hai chiều không chiếu . Năm 1987, trường 007 cho phim (00, mã m) được mở rộng đến các vị trí ký tự 08-22 cho đặc trưng lưu trữ khi trường 009 (Mô tả vật lý trường có độ dài cố định) cho sưu tập lưu trữ được coi là lỗi thời. Năm 1990, trường 007 cho văn bản (00, mã t) và vật liệu không xác định (00, mã z) được định cho mọi loại tài liệu. 007 BẢN ĐỒ (L) ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI TRƯỜNG Khi vị trí trường 007/00 chứa mã a, nó chứa thông tin đặc thù về đặc trưng vật lý của tài liệu bản đồ không phải hình cầu. HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG
  48. Vị trí ký tự 00 Loại tài liệu a - Bản đồ Một mã một ký tự cho biết loại của tài liệu là một bản đồ. Mã này được sử dụng cho mọi loại tài liệu bản đồ, trừ bản đồ hình cầu. Mã a được sử dụng khi vị trí 008/25 (Dạng tài liệu bản đồ) chứa một trong các mã a, b, c hoặc e. Ký tự lấp đầy không được phép sử dụng ở vị trí này. 01 Vị trí định danh tài liệu đặc biệt Mã một ký tự để xác định đặc trưng tài liệu để mô tả lớp tài liệu (thường là lớp đối tượng vật lý) mà tài liệu thuộc vào nhóm đó (thí dụ biểu đồ). Ký tự lấp đầy được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này. d - Atlat Mã d cho biết đối tượng là một tập atlat. Các atlat thông thường chứa các bản đồ, văn bản liên quan và những thông tin bản đồ khác. g - Biểu đồ Mã g cho biết đối tượng là một biểu đồ. Một biểu đồ là một dạng trình bày đồ hoạ của các dữ liệu số hoặc diễn biến hoặc kết quả của một hoạt động hoặc quá trình. Thuật ngữ đôi khi được áp dụng đối với bản đồ được đặc trưng bởi sự trình bày đơn giản hoá, sơ đồ hoá. j - Bản đồ Mã j cho biết đối tượng là một bản đồ hai chiều.Một bản đồ hai chiều là một sự trình bày thông thường theo tỷ lệ và trên một mặt phẳng, của tập các tài liệu hoặc đặc trưng tóm tắt về bề mặt của trái đất hoặc các thiên thể khác. k - Mặt cắt đứng Mã k cho biết đối tượng là một thể hiện mặt cắt đứng. Một mặt cắt là sự trình bày theo tỷ lệ của sự giao cắt giữa bề mặt đứng thẳng (có thể là không trên mặt phẳng) so với bề mặt của nền, hoặc sự giao cắt của bề mặt của chiều thẳng đứng với mô hình ba chiều thể hiện một hiện tượng có sự phân bố liên tục (thí dụ: mưa). q - Mô hình Mã q cho biết đối tượng là một mô hình, một sự trình bày 3 chiều của một thực thể, hoặc có kích thước như thật so với vật thể gốc hoặc theo tỷ lệ.
  49. r - ảnh viễn thám Mã r cho biết đối tượng là một ảnh viễn thám được tạo ra bởi thiết bị chụp hình không có tiếp xúc trực tiếp hoặc gần với đối tượng nghiên cứu. s - Mặt cắt Mã s cho biết đây là một mặt cắt. Mặt cắt là một sự trình bày theo tỷ lệ của bề mặt thẳng đứng (thông thường là trên mặt phẳng) thể hiện cả mặt phần mặt nghiêng cắt với bề mặt của nền hoặc của mô hình khái niệm, những cấu trúc kèm theo cùng với mặt phẳng của phần giao nhau, thí dụ như mặt cắt địa chất. u - Không xác định Mã u cho biết định danh đối tượng đặc biệt cho bản đồ không được khai báo. y - Sa bàn Mã y cho biết đối tượng là sa bàn, một sự trình bày của cảnh quan trong đó các chi tiết được thể hiện như khi nó được chiếu lên một mặt phẳng. z - Khác Mã z cho biết không có mã nào phù hợp với đối tượng mô tả. 02 Không xác định Vị trí ký tự này không xác định. Nó chứa một khoảng trống (#) hoặc ký tự lấp đầy (|). 03 Màu sắc Mã chữ cái một ký tự cho biết liệu đối tượng bản đồ này là một màu hay nhiều màu. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này. a - Một mầu Mã a cho biết bản đồ là loại một màu. c - Nhiều mầu Mã c cho biết bản đồ là loại nhiều màu.
  50. 04 Vật mang tin Mã chữ cái một ký tự cho biết loại vật liệu mà đối tượng bản đồ được tạo ra từ đó. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này. a - Giấy Mã a cho biết vật liệu tạo tài liệu là giấy từ xenlulô. b - Gỗ Mã a cho biết vật liệu tạo tài liệu là gỗ. Những tài liệu tạo ra từ hạt hoặc sợi là từ gỗ có thể không được coi là gỗ. Có thể coi một tấm bảng là từ gỗ. c - Đá Mã c cho biết vật liệu tạo tài liệu là đá. d - Kim loại Mã d cho biết vật liệu tạo tài liệu là kim loại. e - Tổng hợp Mã e cho biết vật liệu tạo tài liệu là tổng hợp (thí dụ chất dẻo, vinyl, phim polyester trong). Mã được sử dụng cho các vật liệu nhân tạo loại trừ vải. f - Da Mã f cho biết vật liệu tạo tài liệu là da động vật. Vật liệu tổng hợp được chế tạo giống như da được coi là "tổng hợp". g - Vải Mã g cho biết vật liệu tạo tài liệu là vải. Nó được sử dụng cho các loại vải sản xuất từ sợi tự nhiên hoặc sợi tổng hợp. j - Thuỷ tinh Mã j cho biết vật liệu tạo tài liệu là thuỷ tinh.
  51. p - Thạch cao Mã p cho biết vật liệu tạo tài liệu là thạch cao. Hỗn hợp giữa vật rắn của nền và thạch cao cũng được coi là thạch cao. q - Dương bản ảnh nền mềm dẻo Mã q cho biết vật liệu tạo tài liệu là vật liệu ảnh có nền linh hoạt, được thiết kế để chứa ảnh dương bản. r - Âm bản ảnh nền mềm dẻo Mã r cho biết vật liệu tạo tài liệu là vật liệu ảnh có nền linh hoạt, được thiết kế để chứa ảnh âm bản. s - Dương bản ảnh nền cứng Mã s cho biết vật liệu tạo tài liệu là vật liệu ảnh có nền cứng, được thiết kế để chứa ảnh dương bản. t - Âm bản ảnh nền cứng Mã t cho biết vật liệu tạo tài liệu là vật liệu ảnh có nền cứng, được thiết kế để chứa ảnh âm bản. u - Không biết Mã u cho biết vật liệu tạo tài liệu là không được biết. y - Vật mang ảnh dạng khác Mã y cho biết vật liệu làm tài liệu là vật liệu ảnh khác, không thuộc loại không thể hiện được trong các mã q, r, s và t. z - Khác Mã z cho biết không có mã vật liệu tạo tài liệu nào phù hợp để mô tả. 05 Dạng phiên bản Mã chữ cái một ký tự cho biết loại vật liệu của đối tượng bản đồ là dạng bản sao chép hoặc là ở dạng phiên bản. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
  52. f - Bản sao chép Mã f cho biết bản đồ là dạng bản sao chép, giống bản gốc về mọi khía cạnh song không phải là bản gốc. n - Không áp dụng Mã n cho biết tài liệu không phải là phiên bản. u - Không biết Mã u cho biết bản đồ là dạng của bản sao chép, không phải không được biết z - Dạng khác Mã z cho biết không mã nào trong các mã trên phù hợp với loại vật liệu của phiên bản. 06 Chi tiết sản xuất/phiên bản Mã chữ cái một ký tự cho biết kỹ thuật chụp ảnh được sử dụng để sản xuất tài liệu bản đồ. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này. a - Sao photocopy, bản in đường xanh (blue line print) Mã a cho biết bản đồ là một photocopy bản in đường xanh. Bản in này có những đường màu xanh trên nền trắng. Bản in đường xanh được tạo ra từ giấy da mỏng, phim dương bản, từ những nguyên bản dạng trong suốt trên đó ảnh được tạo ra bởi quá trình in trắng. b - Sao photocopy Mã b cho biết bản đồ là một bản photocopy của nguyên bản. c - Tiền xuất bản Mã c cho biết bản đồ là một bản tiền xuất bản có mục đích để thẩm định. d - Phim Mã d cho biết bản đồ là một bản sao bằng phim của nguyên bản
  53. u - Không biết Mã u cho biết các chi tiết về kỹ thuật tạo phiên bản không được biết. z - Khác Mã z cho biết chi tiết tạo bản đồ phiên bản không trùng hợp với bất cứ mã nào ở trên. 07 Khía cạnh âm bản/dương bản Mã chữ cái một ký tự cho biết khía cạnh âm bản/dương bản của bản photocopy hoặc phim của tài liệu bản đồ. Đặc trưng này cũng được tham chiếu đến như đặc trưng phân cực. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này. a - Dương bản Mã a cho biết sự phân cực là dương bản, nghĩa là ảnh mầu tối trên nền sáng. b - Âm bản Mã b cho biết sự phân cực là âm bản, nghĩa là ảnh mầu sáng trên nền tối. m - Phân cực hỗn hợp Mã m cho biết bản photocopy hoặc phim là sự hỗn hợp giữa ảnh dương bản và âm bản. n - Không áp dụng Mã n cho biết tài liệu không phải là một photocopy hoặc phim. Thí dụ 007 aj#canzn [Tài liệu là một bản đồ (007/00 và 01), in mầu (03) và trên giấy (04)]. 007 ay#cafzn [Tài liệu là một bản đồ (007/00 và 01) có quang cảnh, in mầu (03) và trên giấy (04)]. Đó là một bản sao chép (05)].
  54. 007 aj#aazba [Tài liệu là một bản đồ (007/00 và 01), in một màu (03), trên giấy (04), là bản photocopy (06) với phân cực dương bản (07)]. QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU Độ dài trường - Đối với loại tài liệu bản đồ, trường 007 có 8 vị trí ký tự. LỊCH SỬ ĐỊNH DANH NỘI DUNG 007/01 - Định danh tài liệu đặc thù Năm 1997, những giá trị sau được xác định là lỗi thời: a (biểu đồ trên không); c (ảnh viễn thám trên không); e (biểu đồ bầu trời); f (biểu đồ thuỷ hoạ); i (bản đồ tưởng tượng); j (ảnh orthophoto); m (bản khảm ảnh (có kiểm soát); n (bản khảm ảnh (không kiểm soát)); o (bản đồ ảnh); p (khung cảnh); t (ảnh viễn thám vũ trụ); v (ảnh viễn thám mặt đất); w (bản vẽ địa hình); x (bản in địa hình) [Chỉ trong CAN/MARC]. 007/02 Nguyên bản hoặc khía cạnh phiên bản [Lỗi thời] [Chỉ trong US/MARC] Quy định này được xác định là lỗi thời từ năm 1997. Những mã được xác định là f (sao chép); o (nguyên bản); r (phiên bản); và u (không biết). 007/03 Màu sắc b - Nhiều màu [Lỗi thời]. Trước năm 1982, tài liệu nhiều màu được xác định bằng mã b. 007/07 Khía cạnh dương bản/âm bản u Không biết [Lỗi thời, 1997] [Chỉ trong CAN/MARC]
  55. 007 TỆP TIN (L) ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI TRƯỜNG Khi vị trí trường 007/00 chứa mã c, nó chứa thông tin mã hoá đặc thù về đặc trưng vật lý của tệp tin. HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG Vị trí ký tự 00 Loại tài liệu c - Tệp tin Mã chữ cái một ký tự cho biết dạng của tài liệu là tệp tin (chương trình, tệp dữ liệu, băng video và âm thanh số hoá, ) trong đó thường chứa những dữ liệu số hoá máy tính đọc được, mã chương trình, được tạo ra với mục đích để truy cập, xử lý hoặc chạy chương trình bằng máy tính. Ký tự lấp đầy không được sử dụng ở vị trí này. 01 Vị trí định danh tài liệu đặc thù Mã chữ cái một ký tự cho biết định danh tài liệu đặc thù của tệp tin. Định danh nội dung đặc thù mô tả lớp tài liệu đặc thù (thí dụ lớp đối tượng vật lý) của đối tượng được mô tả. Ký tự lấp đầy được sử dụng khi khi không có ý định mã hoá vị trí này. a - Hộp băng Mã a cho biết tài liệu là một hộp băng, một module có thể tháo rời chứa môi trường lưu giữ cấp 2 như băng từ, đĩa từ. b - Hộp vi mạch Mã b cho biết tài liệu là một hộp vi mạch, một module có thể tháo rời chứa mạch điện tử cực nhỏ, được sản xuất hàng loạt trên bảng chip hoặc lớp silic, được thiết kế để cung cấp khả năng tính toán hoặc bộ nhớ bổ sung cho máy tính. c - Hộp đĩa quang máy tính Mã c cho biết tài liệu là một hộp đĩa quang máy tính, một module có thể tháo rời chứa một hoặc nhiều đĩa không phải đĩa từ sử dụng để lưu giữ thông tin số.
  56. f - Băng casset Mã f cho biết tài liệu là một băng casset, một module có thể tháo rời, hoặc đối tượng tương tự như băng casset ghi âm, chứa băng từ có thể ghi hoặc đọc dữ liệu bằng đầu đọc băng từ. h - Cuộn băng từ Mã h cho biết tài liệu là một cuộn băng, một module có thể tháo rời chứa băng từ có thể ghi hoặc đọc dữ liệu bằng đầu đọc băng từ. j - Đĩa từ Mã j cho biết tài liệu là một đĩa từ, một vật lưu giữ thông tin số, thông thường chứa các đĩa phủ lớp vật liệu từ cho phép ghi dữ liệu. Đĩa từ có thể có nhiều kích thước. Chúng có thể được gọi bằng các tên như đĩa mềm, đĩa mềm máy tính. m - Đĩa quang - từ tính Mã m cho biết tài liệu là một đĩa quang từ tính, một môi trường lưu giữ có thể xoá được hoặc chỉ xoá được ở mức độ nào đó, tương tự như đĩa CD-ROM, có khả năng lưu giữ dữ liệu với mật độ cao. Đĩa được ghi hoặc đọc bằng cách sử dụng một tia laser đốt nóng bề mặt ghi đến điểm mà khu vực bề mặt đó được sắp xếp một cách từ tính để lưu giữ các bít dữ liệu. o - Đĩa quang Mã o cho biết tài liệu là một đĩa quang, một môi trường lưu giữ sử dụng hàng loạt các lỗ (pits) có kích thước cực nhỏ được đốt bằng tia laser trên bề mặt ghi dữ liệu đặc biệt để chứa dữ liệu. Dữ liệu lưu giữ được đọc bằng quang. Những đĩa này thường là loại vật mang tin chỉ đọc. Những loại đĩa quang thông thường bao gồm: CD-A, CD-I, CD-R, CD-ROM, CD-ROM XA và Photo CD. r - Từ xa Mã r cho biết đối tượng là một tệp tin truy cập được, xử lý được, thực hiện được theo phương thức từ xa. Trong trường hợp này, tệp tin được sử dụng thông qua thiết bị vào/ra được kết nối một cách điện tử với máy tính. Thông thường việc này thực hiện thông qua kết nối mạng máy tính. Định danh dạng tài liệu đặc thù cho tệp tin truy cập một cách vật lý từ xa (như đĩa CD- ROM truy cập từ xa thông qua mạng máy tính) không được xác định khi mã r được sử dụng trong vị trí 007/01. u - Không xác định Mã u cho biết định danh dạng tài liệu đặc thù cho tệp tin không được nêu ra, thí dụ với tệp tin thay đổi vật mang tin một cách liên tục.
  57. z - Khác Mã z cho biết đây là đối tượng mà không có mã nào ở trên phù hợp. 02 Không xác định Vị trí ký tự này không được định nghĩa; nó chứa một khoảng trống (#) hoặc một ký tự lấp đầy (|). 03 Màu sắc Mã chữ cái một ký tự cho biết đặc tính màu sắc của tệp tin. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này. a - Một màu Mã a cho biết ảnh của tệp tin được tạo ra với một màu nhưng không phải màu đen (thí dụ hồng và trắng, nâu và trắng). Nếu ảnh chỉ có màu đen trắng, sử dụng mã b. b - Đen trắng Mã b cho biết ảnh của tệp tin được mã hoá để tạo ra ảnh đen trắng. Các tệp mã ASCII, nếu không có chữ màu, cũng được gán mã b. c - Nhiều màu Mã c cho biết ảnh được in hoặc được tạo ra có nhiều hơn một màu. Mã c được sử dụng cho các quá trình ảnh màu. g - Màu xám Mã g cho biết ảnh được tạo ra với các mức độ màu từ sáng đến tối, từ đen đến xám đến trắng. m - Hỗn hợp Mã m cho biết công trình hoặc sưu tập là một sự phối hợp của một màu, đen trắng, nhiều màu, tô màu tay, hoặc/và ảnh khác. n - Không áp dụng Mã n cho biết mã màu sắc không được áp dụng cho tệp tin, thông thường vì nó không có bất cứ thứ gì liên quan đến thị giác (thí dụ tệp âm thanh số).
  58. u - Không biết Mã u cho biết đặc trưng màu sắc của tệp tin không được biết. z - Dạng khác Mã z cho biết đặc trưng màu sắc của tệp tin không phù hợp với mã nào ở trên. 04 Kích thước Mã chữ cái một ký tự cho biết kích thước của vật mang tin sử dụng để mã hoá tệp tin. Chỉ xem xét những kích thước chung nhất. Trong nhiều trường hợp, kích thước được lấy từ kích thước hộp chứa vật mang tin từ tính hoặc quang. Mã ở vị trí 007/04 tương ứng với kích thước được sử dụng trong mô tả của đối tượng. Nếu không có mã tương ứng một cách chính xác với kích thước của vật mang (hoặc của hộp chứa), sử dụng mã z. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này. a - 3 1/2 inch Mã a cho biết đường kính của vật mang là 3 1/2 inch. Thông thường đây là tham chiếu đến đường kính của đĩa từ. e - 12 inch Mã e cho biết đường kính của vật mang là 12 inch. Thông thường đây là tham chiếu đến đường kính của đĩa quang hoặc quang-từ. g - 4 3/4 inch hoặc 12 cm Mã g cho biết đường kính của vật mang là 4 3/4 inch (hoặc 12 cm). Thông thường đây là tham chiếu đến đường kính của đĩa quang hoặc quang-từ. i - 1 1/8 x 2 3/8 inch Mã i cho biết kích thước của hộp để chứa vật mang tin là 1 1/8 x 1 3/8 inch. Thông thường đây là tham chiếu đến hộp băng. j - 3 7/8 x 2 1/2 inch Mã j cho biết kích thước của hộp để chứa vật mang tin là 3 7/8 x 2 1/2 inch. Thông thường đây là tham chiếu đến hộp băng.
  59. n - Không áp dụng Mã n cho biết rằng kích thước vật lý không áp dụng đối với tệp tin. Mã này phù hợp cho tệp tin từ xa mà các giá trị mã hoá về đặc trưng vật lý của chúng biến động (mã u ở byte 01). o - 5 1/4 inch Mã o cho biết đường kính của vật mang tin là 5 1/4 inch. Thông thường đây là tham chiếu đến kích thước đĩa từ. u - Không biết Mã u cho biết kích thước của vật mang tin sử dụng cho tệp tin là không biết. v - 8 inch Mã v cho biết đường kích của vật mang tin là 8 inch. Thông thường đây là tham chiếu đến đĩa từ hoặc đĩa quang. 05 Âm thanh Mã chữ cái một ký tự cho biết liệu phần âm thanh có phải là một phần tích hợp của tệp tin không. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này. # - Không có âm thanh (câm) Mã khoảng trống (#) cho biết tệp tin không tạo ra âm thanh. a - Có âm thanh Mã a cho biết tệp tin có chứa âm thanh số hoá hoặc có ý định tạo ra âm thanh. u - Không biết Mã u cho biết sự có mặt hoặc không có mặt của âm thanh hoặc khả năng tạo ra âm thanh của tệp tin là không được biết. 06 - 08 Số bít ảnh Một mã chữ cái ba ký tự cho biết số bít ảnh (bit depth) chính xác của ảnh được quét để tạo ra tệp tin, hoặc một mã chữ cái ba ký tự cho biết số bít ảnh chính xác không thể ghi lại được. Số bít ảnh được xác định bằng số bít sử dụng để định nghĩa một điểm ảnh. Vì chỉ có số bít ảnh chính xác
  60. mới có ích, nên mã không kèm theo những số không biết (được thể hiện bằng dấu gạch ngang (- ). Ba ký tự lấp đầy (|||) có thể được sử dụng khi không có ý định mã hoá yếu tố dữ liệu này. 001 - 999 - Số bit ảnh chính xác Số bít ảnh cần được ghi nếu giá trị số bít là duy nhất áp dụng cho tất cả các tệp tin, thí dụ mọi tệp tin được quét với 24 màu. Giá trị số của số bít ảnh, ba chữ số, được căn phải, vị trí không có dữ liệu được thay bằng số 0 (thí dụ 001, 024, ) mmm - Nhiều bit Mã mmm cho biết tệp tin bao gồm các ảnh được quét ở những số bít ảnh khác nhau, thí dụ như một tập có văn bản và ảnh màu, văn bản được quét để tạo ra ảnh hai màu (1 bít) và các phần màu được quét với mức 24 màu. nnn - Không áp dụng Mã nnn cho biết số bít ảnh không được áp dụng cho tệp tin vì không có ảnh. - Không biết Mã cho biết cấp độ số bít ảnh của ảnh tạo nên tệp tin không được biết. 09 Dạng dữ liệu tệp tin Một mã chữ cái một ký tự cho biết liệu những tệp tạo nên tệp tin có cùng một định dạng dữ liệu hay không hoặc dạng tệp tin của tài liệu được định dạng lại. Giá trị của mã không chỉ thị kiểu đặc thù của dữ liệu (được nêu trong trường có độ dài biến động của biểu ghi). Thông tin ở đây chỉ cho biết số kiểu dạng tệp dữ liệu được sử dụng. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này. a - Cùng một kiểu dữ liệu Mã a cho biết những tệp tạo thành tệp tin máy tính là cùng một kiểu tệp dữ liệu (thí dụ tất cả cùng là .jpg, tất cả cùng là .tif, tất cả cùng là .txt,. sgml, hoặc .wav, ) m - Nhiều kiểu dữ liệu Mã m cho biết những tệp tạo thành tệp tin thuộc ít nhất hai kiểu tệp dữ liệu khác nhau (thí dụ là .jpg và .tif, là .tif và .txt, là sgml và .wav,v.v ) u - Không biết Mã u cho biết kiểu dữ liệu của những tệp tạo thành tệp tin máy tính là không được biết.
  61. 10 Điểm kiểm soát chất lượng Một mã chữ cái một ký tự cho biết liệu điểm kiểm soát chất lượng có được đưa vào một cách phù hợp vào thời điểm tạo lập/định dạng lại tệp tin hay không. Điểm kiểm soát là những điểm tham chiếu chuẩn mà máy tính hoặc con người có thể hiểu được, hoặc được sử dụng để đo độ phân giải, màu sắc, độ tin cậy của việc trình bày bản gốc, v.v Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này. a - Không có mặt Mã a cho biết những điểm kiểm soát chất lượng không được đưa vào tệp vào thời điểm định dạng lại tệp hoặc không có trong tệp tin. n - Không áp dụng Mã n cho biết việc đưa những điểm kiểm soát chất lượng không được áp dụng cho tệp tin. p - Có mặt Mã p cho biết một hoặc nhiều điểm kiểm soát được đưa một cách phù hợp vào tệp vào thời điểm định dạng lại tệp và có mặt trong tệp tin. Những điểm kiểm soát chất lượng thường gặp đối với việc quét ảnh là Hướng dẫn tách màu màu Kodak Q13 hoặc Q14 và ảnh xám, Mục tiêu nhập màu Kodak Q60, Sơ đồ kiểm tra quét ảnh AIIM #2, Đối tượng kiểm tra phân giải ký tự số RIT. Những điểm kiểm soát chất lượng thường gặp cho việc ghi lại/chuyển đổi các tệp âm thanh bao gồm tham chiếu và tông màu thiên nhiên. u - Không biết Mã u cho biết sự có mặt của những điểm kiểm soát chất lượng trong tệp tin là không được biết. 11 Lai lịch/Nguồn gốc Một mã chữ cái một ký tự cung cấp thông tin về nguồn gốc của tệp tin, có ý nghĩa đối với việc tạo lập, sử dụng và quản lý tài liệu được định dạng lại bằng phương pháp số hoá. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này. a - Tệp tin tạo lập từ nguyên bản Mã a cho biết nội dung (ảnh, âm thanh hoặc video) của tệp tin được tạo ra bằng cách số hoá đối tượng gốc. Thí dụ chung về các đối tượng số gốc bao gồm văn bản in hoặc bản thảo văn bản, ảnh được thể hiện trên giấy hoặc trên giấy bóng hảo hạng, ảnh in (trong một số trường hợp cả ảnh âm