Tài liệu Quản trị văn phòng - Lưu trữ học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Quản trị văn phòng - Lưu trữ học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tai_lieu_quan_tri_van_phong_luu_tru_hoc.doc
Nội dung text: Tài liệu Quản trị văn phòng - Lưu trữ học
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CĐSP SƠN LA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Tên chương trình: Quản trị văn phòng - Lưu trữ học Trình độ đào tạo: Cao đẳng Ngành đào tạo: Quản trị văn phòng - Lưu trữ học Loại hình đào tạo: Chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CĐSP ngày tháng năm2008 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm Sơn La) 1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1.1. Mục tiêu tổng quát Đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ, kiến thức chuyên môn và kỹ năng tay nghề thực hiện các thao tác nghiệp vụ quản trị văn phòng - lưu trữ học để đảm đương các công việc của văn phòng; lưu trữ các văn bản tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động các cơ quan Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương; công ty, doanh nghiệp Việt Nam và các công ty liên doanh với nước ngoài. 1.2. Mục tiêu cụ thể 1.2.1. Về phẩm chất đạo đức Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị Văn phòng - Lưu trữ học có lập trường tư tưởng vững vàng; có đạo đức, nếp sống lành mạnh; có tinh thần say mê yêu ngành nghề được đào tạo; có ý thức trách nhiệm đối với xã hội, đối với cơ quan. Đặc biệt, có lương tâm, đạo đức, tác phong của người cán bộ làm công tác quản trị văn phòng và lưu trữ. 1.2.2. Về kiến thức chuyên môn - Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo Quản trị Văn phòng - Lưu trữ học có năng lực thực hiện các chức trách và nhiệm vụ chuyên môn sau: - Có năng lực quản lý, triển khai, hướng dẫn thực hiện các văn bản quản lý Nhà nước về các lĩnh vực, chế độ chính sách, sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ trong cơ quan, tổ chức; công tác văn thư, lưu trữ và văn phòng hiện đại. - Có khả năng tổ chức và điều hành công việc văn phòng (Hành chính) trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; công ty và doanh nghiệp. - Thành thạo các kỹ thuật nghiệp vụ: tham mưu, tổng hợp và cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý; kỹ thuật soạn thảo văn bản; kỹ thuật tổ chức triển khai điều hành hội nghị; kỹ thuật điều hành thực hiện các tác nghiệp chuyên môn về công tác văn thư, lưu trữ, thư ký văn phòng; kỹ năng giao tiếp trong công sở; kỹ năng kiểm tra, đánh giá công tác thi đua khen thưởng trong lĩnh vực tổ chức cán bộ, văn thư, lưu trữ và văn phòng. - Sử dụng thành thạo các phương tiện, trang thiết bị văn phòng hiện đại và các chương trình phần mềm tin học thông dụng trong công tác văn phòng để trao đổi thông tin nghiệp vụ. 1.2.3. Về sức khoẻ Đạt yêu cầu về tiêu chuẩn sức khoẻ đối với cán bộ, công chức theo Pháp lệnh cán bộ, công chức hiện hành. 2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 3 năm (6 học kỳ) 1
- 3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ 166 đơn vị học trình (không tính học phần Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể chất) 4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông, trung học bổ túc văn hoá hoặc tương đương, trúng tuyển qua kỳ thi tuyển sinh Cao đẳng hàng năm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP Thực hiện theo niên chế kết hợp học phần. Quy trình đào tạo và điều kiện xét tốt nghiệp, công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT ban hành ngày 26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 6. THANG ĐIỂM Theo quy định của Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy (ban hành kèm theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT ban hành ngày 26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 7. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH 7.1. Kiến thức giáo dục đại cương: 29 ĐVHT = 435 tiết TT Tên học phần Số đvht 1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin 5 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 3. Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam 3 4. Ngoại ngữ (Tiếng Anh) 10 5. Tin học cơ bản 3 6. Pháp luật đại cương 3 7. Logic học đại cương 3 8. Giáo dục Quốc phòng 9 9. Giáo dục Thể chất 3 Không kể các học phần 8 và 9 29 đvht 7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 7.2.1. Kiến thức cơ sở ngành: 43 đvht = 645 tiết TT Tên học phần Số đvht 1. Cơ sở văn hoá Việt Nam 3 2. Tiếng Việt thực hành 3 3. Xã hội học đại cương 3 4. Luật hành chính 3 5. Lịch sử Việt Nam (giai đoạn từ 938 đến nay) 4 6. Lịch sử tổ chức các cơ quan Nhà nước 4 7. Quản lý Nhà nước 3 8. Tâm lý học quản lý 3 9. Hành chính học 3 10. Thủ tục hành chính 3 11. Nguyên lý thống kê 4 12. Nhập môn khoa học thư viện - Thông tin 3 13. Tin học văn phòng 4 Tổng: 43 đvht 2
- 7.2.2. Kiến thức ngành: 73 đvht = 1.095 tiết TT Tên học phần Số đvht 1. Văn bản quản lý Nhà nước 4 2. Nghiệp vụ văn thư 4 3. Kỹ thuật soạn thảo văn bản 6 4. Nghiệp vụ thư ký văn phòng 4 5. Tổ chức và khoa học quản lý 3 6. Nghi thức Nhà nước 2 7. Quản trị văn phòng 5 8. Quản trị nhân sự 4 9. Quản trị quy trình thực hiện và đánh giá công việc 4 10. Nhập môn lưu trữ học 2 11. Lịch sử lưu trữ thế giới và Việt Nam 3 12. Phân loại tài liệu Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam 3 13. Xác định giá trị tài liệu và thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ 4 14. Chỉnh lý tài liệu lưu trữ 5 15. Thống kê và công cụ tra tìm tài liệu lưu trữ 4 16. Lưu trữ tài liệu khoa học kỹ thuật và nghe nhìn 4 17. Công tác lưu trữ tài liệu Đảng - Đoàn và doanh nghiệp 3 18. Pháp luật lưu trữ 2 19. Sử liệu học 2 20. Công tác văn phòng trong hoạt động quản lý 2 21. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư - lưu trữ 3 Tổng: 73 7.2.3. Kiến thức bổ trợ: 7 đvht = 105 tiết TT Tên học phần Số đvht 1. Tiếng Anh văn phòng 3 2. Sử dụng trang thiết bị văn phòng 2 3. Kế toán văn phòng 2 Tổng: 7 đvht 7.2.4 Thực tập nghề nghiệp và thi tốt nghiệp: 14 ĐVHT = 210 tiết TT Tên học phần Số đvht 1 Thực tập cuối khoá 6 2 Thi tốt nghiệp 8 Tổng: 14 đvht 8. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY 9. MÔ TẢ VẮN TẮT NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN 7.1. Khối kiến thức đại cương 7.1.1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin: 05 đvht Thực hiện theo Công văn số 2488/BGDĐT–ĐH&SĐH, ngày 25/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 7.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 02 đvht Thực hiện theo Công văn số 2488/BGDĐT–ĐH&SĐH, ngày 25/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3
- 7.1.3. Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam: 03 đvht Thực hiện theo Công văn số 2488/BGDĐT–ĐH&SĐH, ngày 25/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 7.1.4. Tiếng Anh: 10 ĐVHT Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, vốn từ vựng, các kỹ năng sử dụng trong giao tiếp thông thường. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với sinh viên đã hoàn thành chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông. 7.1.5. Tin học cơ bản: 3 ĐVHT Học phần trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính. Đồng thời giúp sinh viên nắm vững các thao tác, kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ văn bản phục vụ công tác văn phòng và giải các vấn đề trong chuyên môn. 7.1.6. Pháp luật đại cương: 3 ĐVHT Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật, quan hệ trách nhiệm pháp lý; các quy phạm, các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống pháp luật Việt Nam; cấu trúc của bộ máy Nhà nước cũng như chức năng thẩm quyền và địa vị pháp lý của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam. 7.1.7. Logic học đại cương: 3 ĐVHT Học phần trang bị cho sinh viên những cơ sở lý luận chung, những phương pháp nhận thức khoa học, phương pháp chứng minh, phương pháp xác nhận giả thuyết và những vấn đề của logic. Qua đó, giúp sinh viên nắm được toàn bộ những kiến thức và phương pháp cần thiết để nhận thức các tri thức khoa học, cách thức ứng dụng vào công tác quản trị văn phòng và lưu trữ. 7.1.8. Giáo dục Quốc phòng: 9 ĐVHT Nội dung chương trình dạy theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ban hành ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 7.1.9. Giáo dục thể chất: 3 ĐVHT Nội dung chương trình dạy theo Quyết định số 3244/2000/QĐ-BGD&ĐT ban hành ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 7.2.1.1. Cơ sở văn hoá Việt Nam: 3 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: không Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, hệ thống những tri thức về văn hoá học nói chung, nền văn hoá Việt Nam nói riêng; văn hoá và văn hoá học; chủ thể và khách thể văn hoá Việt Nam; văn hoá với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội; đơn vị và cấu trúc văn hoá; chức năng, cấu trúc, vai trò của văn hoá, các giai đoạn phát triển của văn hoá Việt Nam. 7.2.1.2. Tiếng Việt thực hành: 3 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: không Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức để thực hiện các thao tác cơ bản trong việc tiếp nhận, tạo lập văn bản, giới thiệu các kỹ năng đặt câu và sử dụng từ ngữ sao cho chuẩn xác, phù hợp và đạt hiệu quả cao trong soạn thảo văn bản với các tình huống điển hình trong công tác quản trị văn phòng. 7.2.1.3. Xã hội học đại cương: 3 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: không 4
- Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức khái quát về lịch sử hình thành, phát triển khoa học xã hội học; đối tượng và phương pháp nghiên cứu xã hội học; một số lĩnh vực nghiên cứu xã hội học như: xã hội học đô thị và nông thôn; xã hội học hôn nhân và gia đình, xã hội học truyền thông, xã hội học văn hoá 7.2.1.4. Luật hành chính: 3 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương. Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản trong quản lý hành chính Nhà nước; quan hệ pháp luật hành chính; cán bộ, công chức; quyết định hành chính; thủ tục hành chính; trách nhiệm pháp lý hành chính. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực của người cán bộ trong hoạt động văn phòng. 7.2.1.5. Lịch sử Việt Nam (giai đoạn từ 938 đến nay): 4 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần hệ thống hoá kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam từ 938 đến nay. Qua đó, sinh viên vận dụng vào học tập cũng như nghiên cứu các học phần khác trong chương trình đào tạo (Lịch sử tổ chức các cơ quan Nhà nước, Nhập môn lưu trữ học, Sử liệu học). Bồi dưỡng kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp và đánh giá sự kiện một cách hệ thống. 7.2.1.6. Lịch sử tổ chức các cơ quan Nhà nước: 4 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương, Lịch sử Việt Nam. Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về lịch sử và tổ chức quyền lực Nhà nước qua các thời kỳ (cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn, lề lối làm việc. . .). Đặc biệt, qua nghiên cứu nội dung 4 bản Hiến pháp thấy rõ lịch sử phát triển, kiện toàn bộ máy Nhà nước của Việt Nam từ 1945 cho đến nay. Từ đó, giúp cho sinh viên thấy được vai trò, nhiệm vụ của Nhà nước trong tiến trình lịch sử Việt Nam. 7.2.1.7. Quản lý Nhà nước: 3 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương, Luật Hành chính. Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về nguyên tắc, nội dung tổ chức và hoạt động quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của các cơ quan hành chính Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực cải cách hành chính. 7.2.1.8. Tâm lý học quản lý: 3 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Xã hội học đại cương. Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về tâm lý học để xác định các đặc điểm nghề nghiệp và đặc điểm tâm lý trong hoạt động quản lý; giao tiếp trong hoạt động quản lý; phong cách lãnh đạo của người quản lý; các phẩm chất tâm lý, nhân cách của người quản lý và người dưới quyền; phương pháp tác động của người quản lý đối với người dưới quyền nhằm đạt được mục tiêu. 7.2.1.9. Hành chính học: 3 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Luật Hành chính. Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quát về khái niệm và nội dung hành chính học; chức năng hành chính và phương thức hoạt động hành chính; thể chế hành chính; tổ chức hành chính và nhân sự hành chính; quyết định hành chính và văn bản hành chính; kiểm tra, kiểm soát hành chính; hiệu lực, hiệu quả hành chính và cải cách hành chính theo xu hướng hội nhập. 7.2.1.10. Thủ tục hành chính: 3 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Hành chính học, Tổ chức và Khoa học quản lý. Học phần trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản về thủ tục hành chính và những vấn đề cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước; 5
- những quy định hiện hành của Nhà nước về cải cách thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực trong cơ quan hành chính Nhà nước. 7.2.1.11. Nguyên lý thống kê: 4 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Logic học đại cương, Pháp luật đại cương. Học phần trang bị cho sinh viên lý thuyết cơ bản về thống kê các hiện tượng kinh tế - xã hội. Cung cấp kiến thức về phương pháp điều tra, tổng hợp đánh giá và trình bày số liệu thống kê nhằm phản ánh xu thế phát triển và bản chất của hiện tượng nghiên cứu. 7.2.1.12. Nhập môn khoa học thư viện - Thông tin : 3 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức tổng thể về mạng lưới thư viện và các cơ quan thông tin; khả năng và các dịch vụ cung cấp thông tin của các thư viện và trung tâm thông tin; cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cách thức, phương pháp khai thác thông tin trên các phương tiện khác nhau; giúp sinh viên biết cách xử lý tổng hợp thông tin phục vụ cho công tác quản lý của lãnh đạo các cấp, công tác Quản trị văn phòng và lưu trữ. 7.2.1.13. Tin học văn phòng: 4 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Tin học cơ bản, Tiếng Anh Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phần mềm Microsoft Word’ XP for Windows, hiểu rõ cú pháp của các câu lệnh, quy trình trình thực hiện. Sau khi học xong học phần này, sinh viên có thể thực hiện soạn thảo, trình bày văn bản, làm các bảng biểu thống kê tổng hợp lưu giữ tra tìm thông tin để cung cấp cho nhà quản lý. 7.2.2.1.Văn bản quản lý Nhà nước : 4 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương, Luật hành chính Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức chung nhất về văn bản quản lý Nhà nước: khái niệm, chức năng của văn bản quản lý Nhà nước; hệ thống văn bản quản lý Nhà nước; thể thức văn bản quản lý Nhà nước và tiêu chuẩn hoá văn bản quản lý Nhà nước. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ khả năng vận dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn để soạn thảo văn bản đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của cơ quan, tổ chức trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước. 7.2.2.2. Nghiệp vụ Văn thư: 4 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Văn bản quản lý Nhà nước, kỹ thuật soạn thảo văn bản Học phần trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức lý luận về nghiệp vụ công tác văn thư. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ khả năng vận dụng vào thực tiễn tác nghiệp chuyên môn để quản lý và lưu trữ văn bản tài liệu đáp ứng nhu cầu quản lý và giải quyết văn bản. 7.2.2.3. Kỹ thuật soạn thảo văn bản: 6 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Lịch sử tổ chức các cơ quan Nhà nước, Văn bản quản lý Nhà nước. Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận về kỹ thuật soạn thảo văn bản. Kết thúc học phần, sinh viên có kỹ năng về phương pháp thu thập thông tin cần thiết cho quá trình soạn thảo văn bản; vận dụng vào thực tiễn để soạn thảo các loại văn bản quản lý Nhà nước hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, công ty, doanh nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của nhà quản lý các cấp. 7.2.2.4. Nghiệp vụ thư ký văn phòng: 4 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Văn bản quản lý Nhà nước, Kỹ thuật soạn thảo văn bản và Tâm lý học quản lý. 6
- Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về một số nghiệp vụ: nghiệp vụ tiếp khách, đãi khách, tổ chức hội nghị, tổ chức chuyến đi công tác của lãnh đạo, thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý của cơ quan, tổ chức. 7.2.2.5. Tổ chức và khoa học quản lý: 3 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Xã hội học đại cương, Hành chính học. Học phần trang bị cho sinh viên những tri thức chung nhất về khoa học tổ chức và khoa học quản lý. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ khả năng vận dụng linh hoạt lý thuyết đã học vào thực tiễn để nắm được phương pháp tổ chức và quản lý nói chung và trong một cơ cấu tổ chức nói riêng. 7.2.2.6. Nghi thức Nhà nước: 2 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ tổ chức nghi thức Nhà nước, bao gồm: nghi thức công sở, nghi thức tổ chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm, lễ trao tặng các danh hiệu vinh dự Nhà nước, các nghi thức trong quan hệ quốc tế. 7.2.2.7. Quản trị văn phòng: 5 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Luật hành chính, Pháp luật đại cương, Văn bản quản lý Nhà nước và Kỹ thuật soạn thảo văn bản. Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của văn phòng, vai trò của văn phòng trong hoạt động quản lý, các loại hình văn phòng cơ quan ở Việt Nam hiện nay; khái niệm, chức năng, vai trò của quản trị văn phòng và nhà quản trị văn phòng, nội dung thực hiện chức năng quản trị văn phòng trong nghiệp vụ công tác văn phòng; đổi mới và hiện đại hóa văn phòng. 7.2.2.8. Quản trị nhân sự: 4 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương, Tâm lý học quản lý. Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết trong lĩnh vực quản trị nhân sự, chú trọng những kiến thức và kỹ năng thực tiễn. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ khả năng vận dụng vào các tình huống quản lý nhân sự thực tế trong các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp. 7.2.2.9. Quản trị quy trình thực hiện và đánh giá công việc : 4 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Quản trị nhân sự, Tổ chức và khoa học quản lý. Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quy trình thực hiện công việc, đánh giá công việc. Nội dung học phần bao gồm: những vấn đề về khái niệm, nội dung, kỹ năng và quy trình thực hiện, đánh giá công việc nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý của các cơ quan Đảng, Nhà nước, công ty, doanh nghiệp. 7.2.2.10. Nhập môn lưu trữ học: 2 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Lịch sử tổ chức các cơ quan Nhà nước, Nghiệp vụ công tác văn thư. Học phần trang bị cho sinh viên hệ thống những nội dung cơ bản về lý luận tài liệu lưu trữ, công tác lưu trữ; những quy trình nghiệp vụ của công tác lưu trữ nói chung trước khi tìm hiểu các học phần cụ thể của chuyên ngành lưu trữ. 7.2.2.11. Lịch sử lưu trữ Thế giới và Việt Nam: 3 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Nhập môn lưu trữ học Học phần cung cấp cho sinh viên những tri thức chung nhất về quá trình hình thành và phát triển công tác lưu trữ của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới và Việt 7
- Nam. Kết thúc học phần, sinh viên nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa của công tác lưu trữ đối với sự phát triển của thế giới và Việt Nam. 7.2.2.12. Phân loại tài liệu Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam: 3 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Nhập môn lưu trữ học. Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hệ thống lý luận cũng như thực tiễn việc phân loại tài liệu Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam, thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa hoạt động lưu trữ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ khả năng vận dụng vào thực tế công tác phân loại tài liệu Phông lưu trữ Quốc gia nói chung và Phông lưu trữ của cơ quan nói riêng. 7.2.2.13. Xác định giá trị tài liệu và thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ: 4 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Nhập môn lưu trữ học. Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận khoa học về xác định giá trị tài liệu và thu thập bổ sung tài liệu vào lưu trữ. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ khả năng vận dụng những kiến thức được học vào thực tiễn công tác xác định giá trị tài liệu và thu thập bổ sung tài liệu vào lưu trữ của từng cơ quan, tổ chức. 7.2.2.14. Chỉnh lý tài liệu lưu trữ: 5 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Nhập môn lưu trữ học, Xác định giá trị tài liệu và thu thập bổ sung tài liệu. Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức tổng hợp cơ bản về quy trình nghiệp vụ chỉnh lý tài liệu lưu trữ. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ khả năng tổ chức sắp xếp tài liệu đưa ra chỉnh lý khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, bảo quản, tổ chức khai thác sử dụng tài liệu của các cơ quan, đơn vị, tổ chức. 7.2.2.15. Thống kê và công cụ tra tìm tài liệu lưu trữ: 4 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Nhập môn lưu trữ, Phân loại tài liệu Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam; Xác định giá trị và thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ; Chỉnh lý khoa học tài liệu lưu trữ. Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận của công tác thống kê và tra tìm tài liệu lưu trữ. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ khả năng vận dụng những kiến thức vào thực tiễn công tác thống kê và tra tìm tài liệu đặc thù của các cơ quan, tổ chức, phát huy giá trị thông tin của tài liệu lưu trữ đó. 7.2.2.16. Lưu trữ tài liệu khoa học kỹ thuật và nghe nhìn: 4 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Nhập môn lưu trữ học, Phân loại tài liệu phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam, Xác định giá trị tài liệu và thu thập bổ sung tài liệu vào lưu trữ, Chỉnh lý tài liệu lưu trữ. Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của tài liệu lưu trữ KHKT và nghe nhìn; các quy trình nghiệp vụ lưu trữ tài liệu KHKT và Nghe nhìn. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ khả năng vận dụng những kiến thức cơ bản đã được học vào thực tiễn công tác lưu trữ KHKT và Nghe nhìn ở các cơ quan hiện nay. 7.2.2.17. Công tác lưu trữ tài liệu Đảng - Đoàn và doanh nghiệp: 3 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Nhập môn lưu trữ học Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận về đặc thù nghiệp vụ công tác lưu trữ tài liệu của Đảng - Đoàn và doanh nghiệp để sinh viên vận dụng linh hoạt vào thực tiễn công tác sau khi tốt nghiệp. 7.2.2.18. Pháp luật lưu trữ: 2 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Lịch sử lưu trữ Việt Nam và Thế giới Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về pháp luật lưu trữ của Việt Nam từ năm 1945 đến nay và giới thiệu pháp luật lưu trữ của một số nước trên 8
- thế giới. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ khả năng tư duy để nhận xét ưu điểm và hạn chế còn tồn tại trong pháp luật lưu trữ của Việt Nam hiện nay. 7.2.2.19. Sử liệu học: 2 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Việt Nam và Lịch sử lưu trữ Việt Nam Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về sử liệu học - Ngành khoa học nghiên cứu các sự kiện lịch sử. Từ đó, giúp cho sinh viên biết cách phân loại, sưu tầm thu thập, xác định giá trị, khai thác sử dụng sử liệu để có nhận thức khách quan, chân thực về các sự kiện lịch sử. 7.2.2.20. Công tác văn phòng trong hoạt động quản lý: 2 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Nghiệp vụ văn thư, Nghiệp vụ thư ký và Nhập môn lưu trữ Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tổ chức của Văn phòng và các nghiệp vụ tổ chức - điều hành hoạt động văn phòng. Cụ thể, sinh viên được tìm hiểu khái niệm về văn phòng; chức năng, nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức của văn phòng; kỹ thuật hành chính và kỹ thuật tổ chức trong điều hành hoạt động của văn phòng, vận dụng vào thực tiễn công tác. 7.2.2.21. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư - lưu trữ: 3 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Tin học cơ bản, Tin học Văn phòng, Nghiệp vụ văn thư, Nghiệp vụ thư ký và Nhập môn lưu trữ học. Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khả năng ứng dụng CNTT vào công tác quản trị văn phòng, văn thư, lưu trữ. Cụ thể, quản lý văn bản đi - đến, quản lý và tra tìm tài liệu lưu trữ. Kết thúc học phần, sinh viên có đủ khả năng vận dụng cung cấp những thông tin theo yêu cầu của nhà quản lý trong lĩnh vực công tác văn phòng và công tác lưu trữ. 7.2.3.1. Tiếng Anh văn phòng: 3 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh cơ bản Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của Tiếng Anh văn phòng. Từ đó, thấy được sự khác nhau giữa sử dụng Tiếng Anh văn phòng với Tiếng Anh phổ thông; giúp sinh viên chuyên ngành Quản trị văn phòng - Lưu trữ học phát triển và nâng cao các kiến thức, kỹ năng, phương pháp học tập và ý thức sử dụng Tiếng Anh văn phòng để phục vụ quá trình công tác sau khi tốt nghiệp. 7.2.3.2. Sử dụng trang thiết bị văn phòng: 2 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Nghiệp vụ văn thư, Nghiệp vụ thư ký và Quản trị văn phòng. Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguyên lý, cách sử dụng, cách bảo quản và ý thức giữ gìn tiết kiệm của cán bộ làm công tác văn phòng. Sau khi được hướng dẫn và trực tiếp thực hành các thao tác trên máy, sinh viên nắm được chức năng, công dụng của các trang thiết bị và sử dụng thành thạo các trang thiết bị văn phòng một cách an toàn, hiệu quả. 7.2.3.3. Kế toán văn phòng: 2 ĐVHT Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương. Học phần trang bị cho sinh viên những nguyên lý cơ bản về nghiệp vụ của công tác kế toán văn phòng. Kết thúc học phần, sinh viên có thể nắm được phương pháp ghi chép tài khoản kế toán, phương pháp lập, đọc và kiểm tra một số báo cáo tài chính của một đơn vị cụ thể. 7.2.4.1. Thực tập cuối khoá: 6 ĐVHT 7.2.4.2.Thi tốt nghiệp: 8 ĐVHT 9
- CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT CÁC HỌC PHẦN NGÀNH ĐÀO TẠO : QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG – LƯU TRỮ HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT CÁC HỌC PHẦN 7.1.1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin: 05 ĐVHT 7.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 02 ĐVHT 7.1.3. Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam: 03 ĐVHT Thực hiện theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo. 10
- ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: Tiếng Anh 2. Số đơn vị học trình: 10 đvht. 3. Trình độ: Sinh viên năm 1, 2. 4. Phân bổ thời gian HP 1: 45 tiết HP 2: 45 tiết HP 3: 60 tiết 5. Điều kiện tiên quyết: Không. 6. Mục tiêu của học phần 6.1. Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và tương đối hệ thống về tiếng Anh thực hành hiện đại ở trình độ sơ cấp trở lên, nhằm phát triển 4 kỹ năng thực hành ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh và những hiểu biết khái quát về một số nước nói tiếng Anh. 6.2. Kỹ năng: Sinh viên sử dụng được 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết Tiếng Anh ở trình độ A. - Nghe: Nghe hiểu các câu hỏi, đoạn hội thoại để hồi đáp. Nghe hiểu được đại bộ phận nội dung thông tin, dữ kiện như phân biệt được đúng sai, nghe được thông tin cần thiết hoặc ý chính Nội dung của văn bản đó được tái tạo từ ngữ liệu đã học với văn cảnh cụ thể và lời nói rõ ràng. Ngôn bản có thể ở dạng độc thoại hay đối thoại, có nội dung về các lĩnh vực đời sống sinh hoạt hàng ngày (gặp gỡ, hò hẹn, mua bán, sở thích, vui chơi giải trí, du lịch .) và giao tiếp xã hội từ đơn giản đến phức tạp. - Nói: Diễn đạt tự nhiên, lưu loát (có thể mắc lỗi ngữ pháp) nhu cầu giao tiếp cơ bản về các lĩnh vực thuộc đời sống sinh hoạt hàng ngày và giao tiếp xã hội từ đơn giản đến phức tạp. Duy trì những câu hội thoại đơn giản, đồng thời củng cố khả năng dùng các mẫu câu đã học để truyền đạt thông tin, phản hồi với các thông tin do người khác đưa ra trong phạm vi chủ đề, chức năng ngôn ngữ. - Đọc: Có thể đọc hiểu được đại bộ phận thông tin, dữ kiện, ý chính của văn bản. Hiểu được những thư tín, chỉ dẫn, lịch trình, biểu bảng thông tin, đoạn văn ngắn có chủ điểm. - Viết: Có khả năng viết về các vấn đề cá nhân xã hội, mô tả, kể lại sự việc/ thông tin, viết tóm tắt lại nội dung đã nghe/ nói/ đọc về các vấn đề quen thuộc như bản thân, gia đình, công việc, sở thích, du lịch giải trí, kế hoạch, đoạn văn ngắn có chủ điểm, viết thư giao dịch, thư bạn bè bằng văn phong phù hợp đúng ngữ pháp, chính tả. 6.3. Thái độ, hành vi và năng lực: Hình thành và phát triển ở sinh viên những kiến thức, kĩ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học hoặc phục vụ các nhu cầu nghề nghiệp sau này. Hình thành kĩ năng học tiếng và phát triển tư duy sẽ có tác động đến khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ và năng lực ngôn ngữ toàn diện. 7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần - Cung cấp cho người học các hiện tượng ngữ pháp cơ bản (Thì hiện tại đơn, thì quá khứ đơn, thì hiện tại tiếp diễn, thì hiện tại hoàn thành, giới từ, đại từ, động từ, tính từ, trạng từ ) - Cả 4 kỹ năng được phối hợp chặt chẽ, sinh viên được luyện tập qua các chủ đề thực tế nhằm phát huy tính sáng tạo của bản thân. - Số lượng từ vựng liên quan đến các chủ đề gần gũi với đời sống được thông qua các bài tập cụ thể và tranh minh hoạ. 11
- 8. Nhiệm vụ của sinh viên - Dự lớp đầy đủ. - Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập. - Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên. 9. Tài liệu học tập - Sách New Headway Elementary (Student’s book) - Sách New Headway (Workbook) - 2 băng đài New Headway: (Tác giả: John and Liz Soars; NXB ĐH Quốc gia Hà Nội) 10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”. 11. Thang điểm: 10 12. Nội dung chi tiết chương trình STT TÊN CHƯƠNG - BÀI Số tiết 1 Hello Everybody 10 2 Meeting people 10 Test 1 1 3 The world of work 10 Test 2 1 4 Take it easy 10 Test 3 1 Consolidation term 1 2 5 Where do you l4e? 10 6 Can you speak English? 10 Test 1 1 7 Then and now 10 Test 2 1 8 How long ago? 10 Test 3 1 Consolidation term 2 2 9 Food you like! 9 10 Bigger and better! 9 Test 1 1 11 Looking good! 9 12 Life’s an adventure 9 Test 2 1 13 How terrible clever! 9 Test 3 1 14 Have you ever? 9 Test 4 1 Consolidation term 3 2 13. Ngày phê duyệt: 14. Cấp phê duyệt: 12
- ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: Tin học cơ bản 2. Số đơn vị học trình: 3 3. Trình độ: Sinh viên năm 1 4. Phân bố thời gian Lý thuyết: 25 tiết Thực hành: 20 tiết 5. Điều kiện tiên quyết: Không 6. Mục tiêu của học phần 6.1. Kiến thức: Trang bị cho sinh viên một số kiến thức, kỹ năng cơ bản về tin học, có khả năng vận dụng vào giải quyết các công việc đơn giản, làm cơ sở cho việc học tập nâng cao hiểu biết sau này. 6.2. Kỹ năng: Thực hành tương đối thành thạo các thao tác tổ chức, quản lý thư mục, file, sử dụng được chương trình soạn thảo văn bản Microsoft Word để xử lý các văn bản thông thường. 6.3. Thái độ: Có ý thức và tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. 7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần Học phần cung cấp một số kiến thức đại cương về tin học, cách sử dụng các phần mềm hệ thống và tiện ích, đặc biệt các kỹ năng cơ bản về sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word. 8. Nhiệm vụ của sinh viên - Dự lớp đầy đủ. - Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập. - Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên. 9. Tài liệu học tập: * Sách, giáo trình chính: Tài liệu do giảng viên biên soạn * Tài liệu tham khảo: 1. Giáo trình Tin học cơ sở, NXB Đại học sư phạm 2004 2. Microsoft Word 2002 toàn tập, Nhà xuất bản Trẻ 2004 10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”. 11. Thang điểm: 10. 12. Nội dung chi tiết học phần Tổng Lý TH/ TT TÊN CHƯƠNG - BÀI số tiết thuyết KT CHƯƠNG 1. CÁC KIẾN THỨC CƠ SỞ 1.1. Thông tin và xử lý thông tin 1.2. Một số kiến thức cơ bản về tin học và máy tính 1.3. Cấu trúc chung của máy tính 1 1.4. Nguyên tắc lưu trữ, xử lý thông tin trên máy tính 15 10 5 1.5. Hệ điều hành Windows XP - Màn hình làm việc của Windows XP - Các thành phần trong màn hình làm việc - Các quy ước về thao tác trong thực hành 13
- - Cách tổ chức, lưu trữ thông tin trong Windows XP - Các thao tác cơ bản với thư mục - Thao tác cơ bản với tệp tin CHƯƠNG 2. MICROSOFT WORD 2002 2.1 Tổng quan về Microsoft Word 2002 - Giới thiệu - Khởi động và thoát khỏi Microsoft Word - Màn hình làm việc và các thành phần điều khiển của Microsoft Word 2.2 Tạo lập văn bản - Quy tắc nhập tiếng Việt và bộ mã tiếng Việt TCVN 6909:2001 - Các thao tác cơ bản : tạo mới, lưu cất, đóng, mở văn bản 2.3. Khối văn bản - Khái niệm khối văn bản - Chọn khối văn bản, hủy chọn - Sao chép, di chuyển, xóa khối văn bản 2.4. Định dạng văn bản - Khái niệm định dạng văn bản - Định dạng sử dụng thanh công cụ (Tool Bar) - Định dạng bằng thực đơn (Menu) - Định dạng bằng chổi quét định dạng (Format Painter) - Định dạng đoạn (Paragraph) - Đánh số trang 2 - Ngắt trang văn bản 30 15 15 - Định dạng văn bản dạng cột - Định dạng điểm dừng Tab - Định dạng Bullets and Numbering 2.5. Một số hiệu ứng - Sử dụng các ký hiệu đặc biệt (Symbol) - Tạo chữ hoa đầu dòng (Drop Cap) - Sử dụng hình ảnh trong văn bản - Tạo chữ nghệ thuật (WordArt) - Sử dụng Text Box - Vẽ hình trong Microsoft Word 2.6. Bảng trong Microsoft Word - Tạo bảng mới. - Thay đổi kích thước dòng, cột - Nhập dữ liệu trong bảng - Chèn thêm dòng, cột - Xóa bớt dòng, cột - Trộn ô, tách ô - Kẻ khung bảng - Định dạng nền bảng 2.7. In văn bản - Định dạng trang in - Định khổ giấy in 14
- - Xem trước khi in - Thực hiện in ấn 13. Ngày phê duyệt: 14. Cấp phê duyệt: 15
- ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: Pháp luật đại cương 2. Số đơn vị học trình: 3 3. Trình độ: Sinh viên năm 1 4. Phân bổ thời gian - Lý thuyết: 31 tiết - Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 14 tiết 5. Điều kiện tiên quyết: không 6. Mục tiêu của học phần 6.1. Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên tương đối có hệ thống những nội dung cơ bản về Nhà nước và pháp luật, những khái niệm chung, khái quát về Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa và hệ thống pháp luật Việt Nam. Đồng thời, sinh viên nắm được một số nội dung pháp luật cụ thể làm nền tảng cho việc học. 6.2. Về kĩ năng: Sinh viên có kĩ năng tiếp cận thực tiễn, vận dụng những kiến thức đã học để tự tìm hiểu, nghiên cứu và độc lập phân tích các hoạt động, các hiện tượng chính trị pháp lý trong xã hội. 6.3.Về thái độ: Sinh viên có thái độ tôn trọng và thói quen tự giác tuân thủ pháp luật, thực sự là người nói và làm theo pháp luật. 7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần - Những vấn đề chung về pháp luật đại cương. - Một số vấn đề cơ bản về pháp luật. - Các cơ chế điều chỉnh của pháp luật. - Hệ thống pháp luật và vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. 8. Nhiệm vụ của sinh viên - Dự lớp đầy đủ. - Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập. - Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên. 9. Tài liệu học tập * Sách, giáo trình chính - Đinh Xuân Thắng - Phạm Văn Hùng, Pháp luật học đại cương, NXB Đại học Giáo dục, 1999. - Trần Văn Thắng (Chủ biên) - Dương Thị Thanh Mai - Nguyễn Trung Tín, Giáo trình pháp luật, NXB Sư Phạm, 2007. * Tài liệu tham khảo - Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước và pháp luật, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. 10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên Theo quyết định của Hiệu trưởng Trường CĐSP Sơn La số 285QĐ/CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25QĐ- BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy của Trường CĐSP Sơn La” 11. Thang điểm: 10 12. Nội dung chi tiết học phần Tổng Lý TH/ TT TÊN CHƯƠNG - BÀI số tiết thuyết KT 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ 10 7 3 16
- PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG 1.1. Mục tiêu nghiên cứu 1.2. Nội dung nghiên cứu 1.3. Phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT 2.1. Nguồn gốc của pháp luật 2 2.2. Bản chất và chức năng của pháp luật 15 10 5 2.3. Hệ thống của Pháp luật 2.4. Các kiểu Pháp luật 2.5. Pháp luật XHCN Việt Nam CHƯƠNG 3. CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT 3.1. Thực hiện Pháp luật 3 10 7 3 3.2. Quan hệ Pháp luật 3.3. Ý thức Pháp luật và Pháp chế 3.4. Cơ chế điều chỉnh của Pháp luật CHƯƠNG 4. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 4 4.1. Hệ thống Pháp luật Việt Nam 10 7 3 4.2. Các ngành luật trong hệ thống Pháp luật Việt Nam 4.3. Sự phát triển của hệ thống Pháp luật Việt Nam 4.4. Xây dựng Nhà nước Pháp quyền XHCN Việt Nam 13. Ngày phê duyệt : 14. Cấp phê duyệt : 17
- ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: Logic đại cương 2. Số đơn vị học trình: 3 3. Trình độ: Sinh viên năm 1 4. Phân bố thời gian: - Lý thuyết: 30 tiết - Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 15 tiết 5. Điều kiện tiên quyết: Không. 6.Mục tiêu của học phần 6.1.Kiến thức: Sinh viên lĩnh hội được các khái niệm đại cương về lôgic học, các hình thức tư duy cơ bản, các quy luật cơ bản của tư duy và lôgic biện chứng. 6.2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng tư duy lôgic và tư duy biện chứng. 6.3.Thái độ: Có ý thức và tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. 7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần Cung cấp những tri thức cơ bản của logic học hình thức, mối liên hệ hữu cơ giữa logic học và triết học, các phương pháp nghiên cứu đặc thù của logic học hình thức, các quy luật cơ bản và vai trò, ý nghĩa quan trọng của logic học trong việc hình thành, rèn luyện thói quen tư duy logic chặt chẽ, trình bày một vấn đề một cách khoa học. Học phần cũng trang bị những kiến thức về nguồn gốc, bản chất, đặc điểm và quan hệ của các khái niệm phán đoán, suy luận, chứng minh logic thường dùng. Từ đó, sinh viên vận dụng các quy luật logic trong tư duy, tránh sai lầm thường gặp trong suy nghĩ và trình bày vấn đề. 8. Nhiệm vụ của sinh viên - Dự lớp đầy đủ. - Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập. - Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên. 9. Tài liệu học tập * Sách, giáo trình chính Nguyễn Như Hải - Giáo trình Lôgic học đại cương, NXB Giáo dục 4/2007. 10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”. 11. Thang điểm: 10. 12. Nội dung chi tiết học phần Tổng Lý TH/ TT TÊN CHƯƠNG - BÀI số tiết thuyết KT PHẦN 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ LOGIC HỌC 1.1. Thuật ngữ Logic 1.2. Logic học là gì 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu của Logic học 6 4 2 1.4. Logic hình thức và Logic biện chứng 1.5. Lịch sử phát triển của Logic học 1.6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu Logic học PHẦN 2. NHỮNG HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA TƯ DUY 18
- CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM 1.1. Khái niệm là gì? 1.2. Hình thức ngôn ngữ biểu thị khái niệm 1.3. Kết cấu logic của khái niệm 1.4. Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm 1.5. Các loại khái niệm 1.5.1 Các loại khái niệm căn cứ theo nội hàm 1.5.2 Các loại khái niệm căn cứ theo ngoại diên 1.6. Quan hệ giữa các khái niệm 1.6.1 Quan hệ hợp 1.6.2 Quan hệ không hợp 2 1.7. Các phép logic xử lý khái niệm 10 8 2 1.7.1 Thu hẹp và mở rộng khái niệm 1.7.2 Định nghĩa khái niệm 1.7.2.1 Định nghĩa khái niệm. 1.7.2.2 Kết cấu logic của định nghĩa. 1.7.2.3 Các quy tắc của định nghĩa. 1.7.2.4 Các hình thức của định nghĩa. 1.7.3 Phân chia khái niệm 1.7.3.1 Phân chia khái niệm là gì ? 1.7.3.2 Quy tắc phân chia khái niệm 1.7.3.3 Các hình thức phân chia khái niệm 1.7.3.4 Ý nghĩa của sự phân chia khái niệm CHƯƠNG 2. PHÁN ĐOÁN 2.1 Phán đoán là gì? 2.2 Phán đoán và câu 2.3 Phân loại phán đoán 2.3.1 Phán đoán đơn 2.3.1.1 Kết cấu logic của phán đoán đơn. 2.3.1.2 Phân loại phán đoán đơn. 2.3.1.3 Tính chu diên của các thuật ngữ logic trong phán 3 đoán đơn. 7 4 3 2.3.1.4 Quan hệ giữa các phán đoán đơn. 2.3.2 Phán đoán phức 2.3.2.1 Phủ định phán đoán. 2.3.2.2 Phán đoán phức hợp hội. 2.3.2.3 Phán đoán phức hợp tuyển (phân liệt) 2.3.2.4 Tính chất của phán đoán phức hợp hội và phức hợp tuyển 2.4.2.5 Phán đoán kéo theo (có điều kiện) CHƯƠNG 3. SUY LUẬN 3.1 Suy luận là gì? 3.2 Kết cấu logic của suy luận 3.3 Phân loại suy luận 4 5 3 2 3.3.1 Suy luận diễn dịch 3.3.1.1 Suy luận diễn dịch trực tiếp 3.3.1.2 Suy luận diễn dịch gián tiếp 3.3.2 Suy luận quy nạp 19
- 3.3.2.1 Đặc điểm chung của suy luận quy nạp 3.2.2 Phân loại quy nạp CHƯƠNG 4. CHỨNG MINH VÀ BÁC BỎ 5 4.1 Chứng minh 3 2 1 4.2. Bác bỏ PHẦN 3. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY 3.1. Quy luật đồng nhất 3.1.1 Nội dung và công thức của quy luật đồng nhất 3.1.2 Cơ sở khách quan của quy luật đồng nhất 3.1.3 Yêu cầu của quy luật đồng nhất 3.1.4 Ý nghĩa của quy luật đồng nhất 3.2. Quy luật phi mâu thuẫn 3.2.1 Nội dung và công thức 3.2.2 Cơ sở khách quan của quy luật phi mâu thuẫn 3.2.3 Yêu cầu của quy luật phi mâu thuẫn 6 10 7 3 3.2.4 Ý nghĩa của quy luật 3.3. Quy luật gạt bỏ cái thứ ba 3.3.1 Nội dung và công thức 3.3.2 Cơ sở khách quan của quy luật gạt bỏ cái thứ ba 3.3.3 Yêu cầu của quy luật gạt bỏ cái thứ ba 3.3.4 Ý nghĩa của quy luật 3.4. Quy luật lý do đầy đủ 3.4.1 Nội dung và công thức 3.4.2 Cơ sở khách quan của lý do đầy đủ 3.4.3 Yêu cầu PHẦN 4. LOGIC BIỆN CHỨNG 4.1. Nguyên tắc cơ bản của Logic biện chứng - Nguyên tắc khách quan. - Nguyên tắc toàn diện. - Nguyên tắc phát triển. 7 4 2 2 - Nguyên tắc thực tiễn. - Nguyên tắc lịch sử -cụ thể. 4.2. Một số phạm trù của Logic biện chứng - Logic và lịch sử. - Cụ thể và trừu tượng 13. Ngày phê duyệt: 14. Cấp phê duyệt: 20
- ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: Giáo dục quốc phòng 2. Số đơn vị học trình: 135 tiết. 3. Trình độ: Sinh viên năm 1 đến năm 2. 4. Phân bố thời gian: - Lí thuyết: 93 tiết - Thực hành: 42 tiết. 5. Điều kiện tiên quyết: Không. 6. Mục tiêu của học phần 6.1. Kiến thức: Giáo dục trí thức trẻ kiến thức cơ bản về đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng và công tác quản lý Nhà nước về quốc phòng, an ninh; về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, về nghệ thuật quân sự Việt Nam; về chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam. 6.2. Kỹ năng: Trang bị kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. 6.3. Thái độ: Có ý thức sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 7. Mô tả tóm tắt nội dung các học phần: Học phần I: Đường lối quân sự của Đảng Học phần có 3 ĐVHT đề cập lý luận cơ bản của Đảng về đường lối quân sự, bao gồm: những vấn đề cơ bản Học thuyết Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc; các quản điểm của Đảng về chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang, nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; các quản điểm của Đảng về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh. Học phần giành thời lượng nhất định giới thiệu một số nội dung cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các thời kỳ. Học phần 2: Công tác quốc phòng, an ninh Học phần có 3 ĐVHT được lựa chọn những nội dung cơ bản nhiệm vụ công tác quốc phòng - an ninh của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới, bao gồm: xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ, lực lượng dự bị động viên, tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất, kỹ thuật quốc phòng, phòng chống chiến tranh công nghệ cao, đánh bại chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam. Học phần đề cập một số vấn đề về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam; xây dựng, bảo vệ chủ quyền biên giới, chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia, đấu tranh phòng chống tội phạm và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Học phần 2I: Quân sự chung Học phần có 3 ĐVHT lý thuyết kết hợp với thực hành nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về bản đồ, địa hình quân sự, các phương tiện chỉ huy để phục vụ cho nhiệm vụ học tập chiến thuật và chỉ huy chiến đấu; tính năng, tác dụng, cấu tạo, sử dụng, bảo quản các loại vũ khí bộ binh AK, CKC, RPĐ, RPK, B40, B41; đặc điểm tính năng, kỹ thuật sử dụng thuốc nổ; phòng chống vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học, vũ khí lửa; vết thương chiến tranh và phương pháp xử lý; luyện tập đội hình lớp, khối. Nội dung gồm: đội ngũ đơn vị; sử dụng bản đồ, địa hình quân sự, một số loại vũ khí bộ binh; thuốc nổ; phòng chống vũ khí hủy diệt lớn; cấp cứu ban đầu các vết thương. Học phần giành thời gian giới thiệu 3 môn quân sự phối hợp để sinh viên tham gia hội thao điền kinh, thể thao quốc phòng. Học phần 4: Chiến thuật và Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK 21
- Học phần có 2 ĐVHT lý thuyết kết hợp với thực hành nhằm trang bị cho sinh viên một số kỹ năng cơ bản thực hành bắn súng tiểu liên AK và luyện tập bắn súng AK bài 1b; huấn luyện những động tác cơ bản chiến thuật chiến đấu bộ binh: các tư thế vận động trên chiến trường, cách quan sát phát hiện mục tiêu, lợi dụng địa hình, địa vật, hành động của cá nhân trong công sự, ngoài công sự trong chiến đấu tiến công và phòng ngự. Nội dung gồm: Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK; từng người trong chiến đấu tiến công; từng người trong chiến đấu phòng ngự. 8. Nội dung chi tiết học phần: Học phần I: Đường lối quân sự của Đảng Thời gian TT Tên bài Số Lý Thực tiết thuyết hành 1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học 2 2 Quản điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, 2 tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội 6 6 và bảo vệ Tổ quốc 3 Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ 6 6 nghĩa 4 Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam 6 6 xã hội chủ nghĩa 5 Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam 8 8 6 Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng 9 9 cường củng cố quốc phòng - an ninh. 7 Nghệ thuật quân sự Việt Nam 8 8 Cộng: 45 tiết 45 tiết Học phần 2: Công tác quốc phòng, an ninh Thời gian TT Tên bài Số Lý Thực tiết thuyết hành Phòng chống chiến lược "diễn biến hòa bình", 1 bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với 6 6 cách mạng Việt Nam 2 Phòng chống địch tiến công hoả lực bằng vũ khí 6 6 công nghệ cao Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng 3 dự bị động viên và động viên công nghiệp quốc 7 7 phòng 4 Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên 6 6 giới quốc gia Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo và 5 đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân 5 5 tộc và tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam 6 Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia 5 5 và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội 7 Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ 5 5 quốc 8 Những vấn đề cơ bản về đấu tranh phòng chống 5 5 22
- tội phạm và tệ nạn xã hội Cộng: 45 tiết 45 tiết Học phần 3: Quân sự chung Thời gian TT Tên bài Số Lý Thực tiết thuyết hành 1 Đội ngũ đơn vị 4 4 2 Sử dụng bản đồ địa hình quân sự 8 4 4 3 Giới thiệu một số loại vũ khí bộ binh 8 6 2 4 Thuốc nổ 6 6 5 Phòng chống vũ khí hủy diệt lớn 8 6 2 6 Cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh 7 4 3 7 Ba môn quân sự phối hợp 4 1 3 Cộng: 45 tiết 27 tiết 18 tiết Học phần 4: Chiến thuật và Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK Thời gian TT Tên bài Số Lý Thực tiết thuyết hành 1 Từng người trong chiến đấu tiến công 5 1 4 2 Từng người trong chiến đấu phòng ngự 5 1 4 3 Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK 20 4 16 Cộng: 30 tiết 6 tiết 24 tiết 9. Tổ chức thực hiện chương trình: 1. Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh áp dụng thực hiện từ năm học 2008 - 2009 cho tất cả các ngành, chuyên ngành đào tạo, kể cả chương trình đào tạo tiên tiến thuộc các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng công lập và ngoài công lập; trung tâm giáo dục quốc phòng sinh viên; các học viện, nhà trường quân đội có đào tạo hệ dân sự trình độ đại học, cao đẳng. Căn cứ vào chương trình đào tạo cụ thể, các trường quy định mã số môn học giáo dục quốc phòng - an ninh để quản lý như các môn học khác. Đào tạo trình độ đại học: thực hiện đủ 4 học phần, với 11 ĐVHT; đào tạo trình độ cao đẳng: thực hiện 3 học phần, với 9 ĐVHT, gồm học phần I, 2, 2I. Sinh viên tốt nghiệp trình độ cao đẳng hoàn thiện trình độ đại học, học bổ sung học phần 4. 2. Việc phân chia các học phần có tính chất tương đối; căn cứ vào thực tế, các trường thiết kế chương trình chi tiết và tiến trình đào tạo cụ thể. Bài mở đầu có tính chất nhập môn giáo dục quốc phòng - an ninh được giới thiệu ngay từ đầu trong tiến trình thực hiện chương trình. 3. Các học phần lý thuyết kết hợp với thực hành, số tiết thực hành được tích hợp là tiết chuẩn, các trường căn cứ vào điều kiện thực tế đối chiếu với quy định tại Điều 2, Điều 3 Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, để bố trí thêm thời gian thực hành tương ứng với tiết chuẩn. Với các học phần lý thuyết, các trường căn cứ vào điều kiện thực tế và đặc điểm từng bài giảng để có thể sử dụng các hình thức dạy học khác, như: thảo luận, viết thu hoạch Với các trường có ngành, chuyên ngành đào tạo đặc thù như: đại học hàng hải, đại học y bố trí thêm một học phần hoặc lồng ghép trong chương trình đào tạo khác những kiến thức cơ bản đặc trưng của hải quân, y học quân sự 23
- 4. Căn cứ vào chương trình này các trường xây dựng chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên đại học, cao đẳng hệ vừa làm, vừa học phù hợp với hình thức học và đặc điểm đào tạo của từng trường. 5. Thiết bị dạy học giáo dục quốc phòng - an ninh đã được quy định trong Danh mục và tiêu chuẩn bộ mẫu thiết bị dạy học tối thiểu môn học giáo dục quốc phòng cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. Giáo trình giáo dục quốc phòng - an ninh dùng cho các trường đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành là tài liệu giảng dạy và nghiên cứu chính thức của giảng viên, sinh viên. 6. Giảng viên giáo dục quốc phòng - an ninh trước khi thực hiện kế hoạch giảng dạy phải được tập huấn về nội dung chương trình, bài giảng, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập. 7. Khi thực hành các nội dung thuộc kỹ năng quân sự, với các trường không có điều kiện tổ chức học thực hành phải đưa sinh viên vào học tại trung tâm giáo dục quốc phòng sinh viên hoặc liên kết với các học viện, nhà trường quân đội. Bài Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK có nội dung kiểm tra thực hành bắn, các trường có thể tổ chức bắn đạn thật, bắn bằng thiết bị điện tử hoặc laser. 8. Trong khóa học hoặc đợt học giáo dục quốc phòng - an ninh các trường nên bố trí sinh viên đi tham quản ít nhất 1 lần các bảo tàng lịch sử quân sự, lịch sử lực lượng vũ trang; các đơn vị thuộc quân, binh chủng hoặc học viện, nhà trường quân đội. 10. Phương pháp dạy, học và đánh giá kết quả học tập. Thực hiện theo Quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học giáo dục quốc phòng - an ninh, ban hành kèm theo Quyết định số 69/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 24
- ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: Giáo dục thể chất 2. Số đơn vị học trình: 3 3. Trình độ: Sinh viên năm 1 hoặc năm 2. 4. Phân bố thời gian: - Lí thuyết: 15 tiết - Thực hành: 75 tiết 5. Điều kiện tiên quyết: Không 6. Mục tiêu của học phần 6.1. Kiến thức: Trang bị cho sinh viên một số kiến thức về quản điểm đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác TDTT. Mục đích, nhiệm vụ và yêu cầu của giáo dục thể chất đối với sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng. Có kiến thức về mối quan hệ giữa lao động và nghỉ ngơi, giữa nghề nghiệp với TDTT. Đề phòng được bệnh nghề nghiệp và biện pháp khắc phục bệnh nghề nghiệp bằng TDTT. Trang bị cho sinh viên kỹ thuật vận động một số môn Điền kinh và Thể dục cơ bản trên cơ sở đó nâng cao thể lực chung cho sinh viên. 6.2. Kỹ năng: Sinh viên có khả năng tự rèn luyện để nâng cao sức khỏe, thực hiện một số bài tập thể dục và điền kinh đạt yêu cầu kĩ thuật. 6.3. Thái độ: Hình thành ở sinh viên thói quen và lòng ham thích tập luyện TDTT. Có nhu cầu tự kiểm tra sức khỏe 7. Mô tả chi tiết nội dung học phần: Học phần gồm có 3 học trình, mỗi học trình gồm có 30 tiết. Tổng số học phần gồm 90 tiết, trong đó lý thuyết có 15 tiết (được phân phối trong cả 3 học trình) và thực hành là 75 tiết. Mỗi học trình, phần lí thuyết được sắp xếp học trước phần thực hành. Nội dung học phần bao gồm những nội dung cơ bản sau: Những nguyên lí chung về các môn thể dục và điền kinh cơ bản. Một số chủ trương của Đảng Nhà nước về việc học môn GDTC trong các nhà trường. Các kĩ năng vận động cơ bản về các môn thể thao phổ biến như Thể dục, Điền kinh. Các bài tập được nâng cao dần về độ khó trong các học trình và hoàn thiện ở những bài học cuối. Kết thúc học phần sinh viên phải hoàn thiện một số bài tập cơ bản và đạt được những tiêu chuẩn đánh giá theo yêu cầu. 8. Nhiệm vụ của sinh viên Sinh viên phải tham gia học tập đảm bảo số giờ trong mỗi học trình theo quy định hiện hành về quy chế học tập. 9. Tài liệu học tập - Lí luận và phương pháp giáo dục thể chất – NXB Giáo dục - Giáo trình điền kinh – NXB Đại học sư phạm 10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên Kết thúc mỗi học trình và học phần sinh viên phải hoàn thành bài kiểm tra trong chương trình theo đúng tiêu chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT về tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đối với sinh viên. * Nội dung thi kết thúc học phần gồm: Chạy trung bình: nam 1500m, nữ 800m. Thể dục dụng cụ: nam xà đơn, nữ cầu thăng bằng và Nhảy xa. * Cách tính điểm: điểm học phần là trung bình trung của điểm các nội dung trên. Sinh viên phải thi lại nếu điểm trung bình trung dưới 5 điểm. 11. Thang điểm: 10 25
- 12. Nội dung chi tiết: HỌC TRÌNH 1 PHẦN LÍ THUYẾT (6 tiết) 1. GDTC trong trường ĐH (2 tiết) Mục đích của giáo dục thể chất trong nhà trường đại học, cao đẳng. Nội dung học tập. Trách nhiệm của sinh viên. 2. Cơ sở khoa học của GDTC (4 tiết) Các chất dinh dưỡng Cơ thể con người là bộ máy vận động Máu và hệ tuần hoàn. PHẦN THỰC HÀNH THỂ DỤC (9 tiết) 1. ĐHĐN (2 tiết) Tập luyện một số đội hình đội ngũ cơ bản - Động tác tại chỗ: Xếp hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, dóng hàng, điểm số giậm chân tại chỗ, đứng lại, các động tác quay tại chỗ. - Động tác khi hành tiến: Đi đều, chạy đều, các cách quay và thay đổi đội hình trong khi hành tiến. 2. Bài tập TD vệ sinh (3 tiết) Tập các bài thể dục tay không dành cho học sinh THCS. 3. Bài tập TD thực dụng (4 tiết) Các bài tập mang vác, leo dây, leo thang. Cõng người trên lưng. Cõng người trên vai. Vác người. Bế người. Cắp người. Hai người kiệu một người. Hai người khiêng 1 người. Mang vác và di chuyển dụng cụ. Chuyển bóng đặc Leo thang Các bài tập bò. ĐIỀN KINH (15 tiết) 1. Chạy cự li ngắn: 50m, 100m (3 tiết) - Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn xuất phát. - Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn xuất phát và chạy lao sau xuất phát. - Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn chạy giữa quãng. - Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn chạy về đích và đánh đích. - Hoàn thiện kỹ thuật. 2. Chạy cự li TB: 800; 1500m (6 tiết) Giảng dạy kỹ thuật hô hấp trong chạy trung bình. Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn xuất phát và chạy lao sau xuất phát. Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn chạy giữa quãng. Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn chạy về đích và đánh đích. Hoàn thiện kỹ thuật. 3. Nhảy xa kiểu ngồi (5 tiết) 26
- Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn giậm nhảy Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn chạy đà kết hợp giậm nhảy. Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn chạy đà giậm nhảy, bay trên không và tiếp đất. Hoàn thiện kỹ thuật động tác. 4. Kiểm tra học trình: chạy cự li ngắn (100m) (1 tiết) HỌC TRÌNH 2 PHẦN LÍ THUYẾT (4 tiết) 1. Kiểm tra và tự kiểm tra y học (2 tiết) 2. TDTT và chế độ nghỉ ngơi của sinh viên (2 tiết) PHẦN THỰC HÀNH I. ĐIỀN KINH (12 tiết) 1. Nhảy cao nghiêng mình (6 tiết) Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn giậm nhảy Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn chạy đà kết hợp giậm nhảy. Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn chạy đà giậm nhảy, bay trên không và tiếp đất. Hoàn thiện kỹ thuật động tác. 2. Đẩy tạ vai hướng ném (6 tiết) Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn RSCC. Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn trượt đà kết hợp RSCC. Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn trượt đà kết hợp RSCC và giữ thăng bằng. Hoàn thiện kỹ thuật động tác. 2. THỂ DỤC (14 tiết) 1. Bài thể dục liên hoàn với vòng và với gậy (6 tiết) Tập bài vòng 32 động tác(2 tiết) Tập bài gậy 32 động tác (2 tiết) Ôn bài vòng, gậy (2 tiết) 2. Bài tập thể lực trên xà đơn, xà kép, cầu TB (7 tiết) 3. Kiểm tra học trình: Bài thể dục liên hoàn vòng hoặc gậy (1 tiết) HỌC TRÌNH 3 PHẦN LÍ THUYẾT (4 tiết) 1. Thể dục nghề nghiệp (2 tiết) Xu thế biến đổi những yêu cầu đối với con người trong lĩnh vực hoạt động, sản xuất Sự phụ thuộc của những yêu cầu về trình độ chuẩn bị thể lực của con người vào tính chất riêng biệt của nghề nghiệp . Những nhiệm vụ chung và chuyên môn trong quá trình chuẩn bị thể lực cho hoạt động nghề nghiệp . 2. Thể dục phục hồi chức năng (2 tiết) Những yêu cầu khi vận dụng thể dục phục hồi chức năng PHẦN THỰC HÀNH I. ĐIỀN KINH (12 tiết) 1. Nhảy xa ưỡn thân (6 tiết) Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn giậm nhảy Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn chạy đà kết hợp giậm nhảy. Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn chạy đà giậm nhảy, bay trên không và tiếp đất. Hoàn thiện kỹ thuật động tác. 2. Nhảy cao úp bụng (6 tiết) Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn chạy đà kết hợp giậm nhảy. 27
- Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn chạy đà giậm nhảy, bay trên không và tiếp đất. Hoàn thiện kỹ thuật động tác. 2. THỂ DỤC (14 tiết) 1. Thể dục tự do (13 tiết) Giảng dạy một số động tác thể dục tự do điển hình 2. Bài liên hoàn trên xà đơn, cầu thăng bằng 3. Kiểm tra học trình: Nhảy cao úp bụng (1 tiết) 13. Ngày phê duyệt: 14. Cấp phê duyệt: 28
- ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: Cơ sở văn hoá Việt Nam 2. Số đơn vị học trình: 3 3. Trình độ: Sinh viên năm 1. 4. Phân bổ thời gian - Lý thuyết: 37 tiết - Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 8 tiết 5. Điều kiện tiên quyết: không 6. Mục tiêu của học phần Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về cơ sở hình thành và diễn trình văn hoá Việt Nam. Những kiến thức này cùng với kiến thức của một số môn cơ bản khác cấu thành nền tảng học vấn ở trình độ cao đẳng, đại học. 7. Mô tả tóm tắt nội dung học phần Trình bày những kiến thức cơ bản về cơ sở hình thành và diễn trình văn hoá Việt Nam. Mở đầu: Giới thiệu môn học Chương 1: Cơ sở hình thành văn hoá Việt cổ truyền Chương 2: Diễn trình văn hoá Việt Nam Chương 3: Không gian văn hoá Việt Nam đương đại 8. Nhiệm vụ của sinh viên - Dự lớp đầy đủ. - Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập. - Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên. 9. Tài liệu học tập * Giáo trình, tập bài giảng - Trần Quốc Vượng , Cơ sở Văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, 2005. * Sách tham khảo - Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, NXB TP Hồ Chí Minh, tái bản 1992. - Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, NXB TP. HCM (tái bản) 1990. - Phạm Khiêm Ích, Văn hoá học và văn hoá TK20 (2 tập) Viện TT KHXH – H – 2001. - Vũ Khiêu (chủ biên), Phương pháp luận về vai trò của Văn hoá trong phát triển–KHXH, H- 1993. - Vũ khiểu (chủ nhiệm), Nho giáo xưa và nay, KHXH – H- 1991. - Vũ Dương Ninh, Kinh nghiệm lịch sử và sự hội nhập Văn hoá Thế giới ,Tạp chí Đông Nam Á, - Trương Hữu Quýnh, Vài suy nghĩ về bản sắc dân tộc và giao lưu Văn hoá, Tạp chí Đông Nam Á, số 3 - 1995. - Phan Ngọc, Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới, VHTT- H- 1994. - Trần Quốc Vượng, Theo dòng Lịch sử - VHTT- H – 1996. - Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB TP HCM, tái bản 2005. - A.Milolat, Triết học văn hoá (Tài liệu phục vụ nghiên cứu), Viện TTKHXH số 98; 99 -2002. 29
- - Liu Zhongmin, Về mối quan hệ giữa văn hoá và chính trị Quốc tế, Viện TT KHXH -1999 số 47. - Grant Evans, Bức thảm văn hoá Châu Á tiếp cận nhân học, Nxb Văn hoá Dân tộc, 2001. - O’hear Anthony, Định nghĩa Văn hoá trong “Văn hoá học và Văn hoá TK 20”, Viện TTKHXH 2001. - V.E Davidovich, Dưới lăng kính triết học, Nxb Chính trị QG – H- 2002. - Anodor, Lý luận văn hoá , Bản dịch TV Trường ĐHVH – 1984. 10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”. 11. Thang điểm: 10 12. Nội dung chi tiết học phần Tổng Lý TH/ TT TÊN CHƯƠNG - BÀI số tiết thuyết KT MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU MÔN HỌC 1. Nội dung môn học: cơ sở hình thành và diễn trình Văn hoá Việt Nam 2. Đối tượng: Văn hoá Việt Nam 3. Phương pháp luận nghiên cứu: phương pháp chung, 1 phương pháp luận sử học, phương pháp luận hệ thống 2 2 * Văn hoá Việt Nam 1. Khái niệm và quan niệm văn hoá 2. Bản chất của văn hoá, các thuật ngữ cơ bản của Văn hoá học 3. Việt Nam: Quốc gia đa tộc người – đa văn hoá. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VĂN HOÁ VIỆT CỔ TRUYỀN 1.1. Việt Nam đất nước con người 1.1.1. Góc độ tiếp cận: liên ngành địa lí - lịch sử để nghiên cứu sự hình thành và phát triển của văn hoá Việt Nam. 1.1.2. Giới thiệu khái quát: cương vực lãnh thổ, nguồn gốc tộc người dân tộc vv 1.1.3. Nguồn gốc văn hoá Việt Nam 1.2. Cơ sở hình thành văn hoá Việt cổ truyền (Sự kết 2 hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài) 15 14 1 1.2.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế chi phối văn hoá 1.2.1.1. Vị trí địa lí 1.2.1.2. Địa hình 1.2.1.3. Mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa văn hoá dân gian và văn hoá chính thống 1.2.2. Đặc thù về xã hội - Lịch sử chi phối văn hóa 1.2.2.1 Tổ chức đời sống cộng đồng 1.2.2.2 Kết cấu xã hội 1.2.2.3 Mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa văn hóa dân gian và văn hóa chính thống 30
- 1.2.2.4 Đặc điểm của lịch sử Việt Nam 1.2.3. Đặc thù về tư duy – tâm linh 1.2.3.1. Tư duy: thiên về cảm tính, trực quản, cảm nhận tổng hợp, thiếu vắng tư duy lý tính, trừu tượng, khái quát mô hình hoá. 1.2.3.2. Tâm linh: phong phí, đa dạng các tín ngưỡng, các tôn giáo đều tiếp thu bên ngoài và có sự dung hoà tôn giáo, tín ngưỡng. CHƯƠNG 2: DIỄN TRÌNH VĂN HOÁ VIỆT NAM 2.1. Giai đoạn 1: Giai đoạn văn hoá bản địa Từ khi có con người trên đất Việt cổ đến trước khi gặp văn hóa Ấn Độ - Trung Hoa 2.1.1. Văn hoá thời kì tiền sử 2.1.2. Văn hoá thời kì dựng nước 2.1.3. Nhận xét chung về đặc điểm văn hoá 2.2. Giai đoạn 2: Văn hóa Việt trong sự giao thoa với Trung Hoa, Ấn độ 9 từ 111 đến 938) 2.2.1. Quá trình vừa đề kháng vừa tiếp thu văn hoá Trung Hoa 2.2.2. Sự giao lưu và tiếp thu tự nguyện văn hóa Ấn Độ 2.2.3. Nhận xét về đặc điểm văn hoá, giao lưu và tiếp biến văn hoá 2.3. Giai đoạn 3: Thời kỳ văn hoá Đại Việt (từ 938 đến 1884) 3 2.3.1. Thời kì từ 938 đến 1407 (Ngô – Đinh - Tiền Lê – 20 18 2 Lý - Hồ) 2.3.2. Thời kì từ 1427 đến 1884 2.3.3. Nhận xét về đặc điểm văn hoá 2 4. Giai đoạn 4: Văn hoá Việt Nam cận đại: từ 1884 đến 1945 2.4.1. Cơ sở, nguồn gốc của văn hoá Việt Nam cận đại 2.4.2. Sự thay đổi trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, tư tưởng và hệ quả văn hoá 2.4.3. Kết quả của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hoá phương Tây 2.5. Giai đoạn 5: Văn hoá Việt Nam hiện đại (từ 1945 đến nay và chưa kết thúc) 2.5.1. Những đặc điểm cơ bản của đời sống văn hoá Việt nam hiện đại 2.5.2. Giới thiệu khái quát về văn hoá Việt Nam hiện đại CHƯƠNG 3: KHÔNG GIAN VĂN HOÁ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (CÁC VÙNG VĂN HOÁ) Hướng dẫn sinh viên đọc Chương 4 - Giáo trình cơ sở văn hoá Việt Nam do GS.Trần Quốc Vượng chủ biên để làm 4 rõ 6 1 5 3.1. Đặc trưng vùng văn hoá Tây Bắc 3.2. Đặc trưng vùng văn hoá Việt Bắc 3.3. Đặc trưng vùng văn hoá Đồng bằng Bắc Bộ 3.4. Đặc trưng vùng văn hoá Trung Bộ 31
- 3.5. Đặc trưng vùng văn hoá Tây Nguyên 3.6. Đặc trưng vùng văn hoá Nam Bộ KÊT LUẬN 1. Những bài học rút ra từ sự phát triển của văn hóa Việt Nam 5 2 2 2. Định hướng văn hóa: xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc 13. Ngày phê duyệt: 14. Cấp phê duyệt: 32
- ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: Tiếng Việt thực hành 2. Số đơn vị học trình: 3 3. Trình độ: Sinh viên năm 1 4. Phân bổ thời gian - Lý thuyết: 29 tiết - Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 16 tiết 5. Điều kiện tiên quyết: không 6. Mục tiêu của học phần - Phát triển kỹ năng sử dụng tiếng việt, chủ yếu là đọc và viết các tài liệu khoa học và hành chính – kỹ năng lời nói quản trọng nhất để sinh viên chiếm lĩnh tri thức chuyên môn trong nhà trường; giúp sinh viên luyện kỹ năng nói trước công chúng, tập thể. - Góp phần cùng các môn học khác rèn luyện tư duy khoa học cho sinh viên. 7. Mô tả tóm tắt nội dung học phần Phần 1. Rèn luyện kỹ năng tạo lập và tiếp nhận văn bản Chương 1: Khái quát về văn bản Chương 2: Tạo lập văn bản Chương 3: Tiếp nhận văn bản Phần 2. Rèn luyện kỹ năng dùng từ và đặt câu Chương 1: Rèn luyện kỹ năng dùng từ và đặt câu Chương 2: Chính tả 8. Nhiệm vụ của sinh viên - Dự lớp đầy đủ. - Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập. - Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên. 9. Tài liệu học tập: * Sách, giáo trình chính Tập bài giảng của giảng viên * Tài liệu tham khảo: - Lê A, Đinh Thanh Huệ, Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục – Hà Nội 1997. - Diệp Quang Ban, Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, NXB Giáo dục - Diệp Quang Ban, Giao tiếp – văn bản – liên kết - đoạn văn, NXBKHXH, Hà Nội, 2000 10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”. 11. Thang điểm: 10 33
- 12. Nội dung chi tiết học phần Tổng Lý TH/ TT TÊN CHƯƠNG - BÀI số tiết thuyết KT PHẦN 1: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 30 23 7 TẠO LẬP VÀ TIẾP NHẬN VĂN BẢN CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN 1.1. Khái niệm và đặc trưng của văn bản khoa học 1 5 5 1.2. Khái niệm và đặc trưng của văn bản nghị luận 1.3. Khái niệm và đặc trưng của văn bản hành chính CHƯƠNG 2: TẠO LẬP VĂN BẢN 2.1. Quy trình xây dựng văn bản 2.1.1. Định hướng các nhân tố giao tiếp trong văn bản 2.1.2. lập đề cương cho văn bản 2.1.3. Viết đoạn văn 2.1.4. Viết văn bản 2.1.5. Sửa chữa và hoàn thiện văn bản 2 15 10 5 2.2. Kỹ thuật trình bày luận văn và tiểu luận khoa học 2.2.1. Lập đề cương nghiên cứu 2.2.2. Trình bày lịch sử vấn đề 2.2.3. Trình bày mục lục tài liệu tham khảo 2.2.4. Cấu trúc thường gặp của một luận văn và tiểu luận khoa học 2.2.5. Ngôn ngữ trong luận văn và tiểu luận khoa học CHƯƠNG 3: TIẾP NHẬN VĂN BẢN 3.1. Tóm tắt một văn bản 3.1.1. Phương pháp tóm tắt một văn bản 3.1.2. Tóm tắt một văn bản hành chính công vụ 3 3.1.3. Tóm tắt một văn bản khoa học 10 8 2 3.2. Tổng thuật các văn bản 3.2.1. Phương pháp tổng thuật các văn bản 3.2.2. Tổng thuật các văn bản hành chính công vụ 3.2.3. Tổng thuật các văn bản khoa học PHẦN 2: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DÙNG TỪ VÀ ĐẶT CÂU 15 6 9 CHƯƠNG 1: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DÙNG TỪ VÀ ĐẶT CÂU 1.1. Rèn luyện kĩ năng dùng từ 1.1.1. Những yêu cầu chung của việc dùng từ trong văn bản 4 8 4 4 1.1.2. Sử dụng từ Hán Việt 1.1.3. Dùng từ trong văn bản hành chính 1.2. Rèn luyện kĩ năng đặt câu 1.2.1. Những yêu cầu chung của việc đặt câu 1.2.2. Đặt câu trong văn bản hành chính CHƯƠNG 2: CHÍNH TẢ 2.1. Chữ quốc ngữ 5 2.1.1. Chữ cái 7 2 5 2.1.2. Nguyên tắc xây dựng chữ quốc ngữ 2.1.3. Những bất hợp lí của chữ quốc ngữ 34
- 2.2. Chính tả 2.2.1. Đặc điểm và nguyên tắc kết hợp chính tả tiếng Việt 2.2.2. Quy tắc viết hoa trong văn bản 2.2.3. Quy tắc viết tên riêng và thuật ngữ nước ngoài 2.3. Lỗi chính tả 1. Các biểu hiện của lỗi chính tả 2. Các khắc phục lỗi chính tả 13. Ngày phê duyệt: 14. Cấp phê duyệt: 35
- ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: Xã hội học đại cương 2. Số đơn vị học trình: 3 3. Trình độ: sinh viên năm 1 4. Phân bổ thời gian - Lý thuyết: 34 tiết - Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 11 tiết 5. Điều kiện tiên quyết: không 6. Mục tiêu của học phần: Giới thiệu khái quát lịch sử hình thành phát triển; đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu xã hội học. Vận dụng để nghiên cứu một số lĩnh vực xã hội học như: Xã hội học đô thị và nông thôn, xã hội học giáo dục giúp cho sinh viên hiểu và vận dụng kiến thức này vào các lĩnh vực trong xã hội. 7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần - Sự ra đời của xã hội học - Một số khái niệm cơ bản của xã hội học - Một số lĩnh vực nghiên cứu xã hội học 8. Nhiệm vụ của sinh viên - Dự lớp đầy đủ. - Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập. - Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên. 9. Tài liệu học tập * Sách, giáo trình chính - Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, Xã hội học, NXBĐHQGHN, 2001 - Nguyễn Sinh Huy, Xã hội học đại cương, NXBĐHQGHN -1999 * Sách tham khảo - Xã học đại cương, Phạm Tất Dong - Nhập môn xã hội học, NXB Giáo dục, 1997, Nguyễn Văn Lê 10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La” 11. Thang điểm: 10 12. Nội dung chi tiết học phần Tổng Lý TH/ TT TÊN CHƯƠNG - BÀI số tiết thuyết KT CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC 1.1. Một vài nét về sự ra đời và phát triển của xã hội học 1.2. Đối tượng của xã hội học 1 7 6 1 1.3. Cơ cấu của xã hội học 1.4. Quan hệ của xã hội học với các khoa học khác 1.4.1. Quan hệ giữa xã hội học với triết học 1.4.2. Quan hệ giữa xã hội học với tâm lý học và lịch sử học 36
- 1.4.3. Quan hệ giữa xã hội học và kinh tế học 1.4.4. Quan hệ giữa xã hội học và nhân chủng học 1.4.5. Quan hệ giữa xã hội học và luật 1.4.6. Quan hệ giữa xã hội học và khoa học chính trị 1.5. Chức năng của xã hội học 5.1. Chức năng nhận thức 5.2. Chức năng thực tiễn 5.3. Chức năng tư tưởng 1.6. Nhiệm vụ của xã hội 1.6.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận 1.6.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm 1.6.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng 1.7. Các phương pháp nghiên cứu xã hội học 1.7.1. Phương pháp xác định đề tài và mục tiêu nghiên cứu a. Xác định đề tài b. Xác định mục tiêu nghiên cứu 1.7.2. Xây dựng giả thuyết và thao tác hóa khái niệm a. Xây dựng giả thuyết b. Thao tác hóa khái niệm (cụ thể hóa khái niệm) 1.7.3. Xây dựng bảng hỏi trong nghiên cứu xã hội học 1.7.4. Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu xã hội học 1.7.5. Các phương pháp cụ thể để thu thập thông tin a. Phương pháp quan sát b. Phương pháp trưng cầu ý kiến c. Phương pháp phỏng vấn d. Các phương pháp khác CHƯƠNG 2: HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI VÀ TƯƠNG TÁC XÃ HỘI 2.1. Khái niệm hành động xã hội 2.2. Cấu trúc của hành động xã hội 2.3. Những yếu tố quy định hành động xã hội 2.3.1. Các yếu tố tự nhiên 2.3.2. Quá trình xã hội hóa và cơ cấu xã hội 2.3.3. Hành động xã hội là sự trao đổi xã hội 2.3.4. Hành động xã hội là sự tuân theo 2.3.5. Hành động xã hội là phản ứng với xung quanh 2 2.4. Phân loại hành động xã hội 6 5 1 2.4.1. Phân loại theo mức độ ý thức của hành động 2.4.2. Phân loại theo động cơ 2.4.3. Phân loại theo định hướng giá trị 2.5. Tương tác xã hội 2.5.1. Khái niệm tương tác xã hội là quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau tác động 2.5.2. Tương tác xã họi và lý thuyết tương tác biểu trưng 2.5.3. Lý thuyết trao đổi xã hội về tương tác xã hội 2.5.4. Lý thuyết kịch 2.5.5. Phương pháp luận dân tộc học về tương tác xã hội 37
- 2.6. Các loại hình tương tác xã hội 2.6.1. Phân loại dựa vào mối liên hệ xã hội giữa các chủ thể hành động 2.6.2. Phân loại theo các dạng hoạt động chung 2.6.3. Phân loại theo chủ thể hành động trong tương tác 2.6.4. Phân loại theo mục tiêu, ý nghĩa xã hội của tương tác CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ THIẾT CHẾ XÃ HỘI 3.1. Nhóm xã hội 3.1.1. Khái niệm 3.1.2. Những đặc trưng cơ bản của nhóm 3.1.3. Phân loại nhóm 3.2. Tổ chức xã hội 3.2.1. Khái niệm 3.2.2. Phân loại tổ chức xã hội 3.3. Quyền lực xã hội 3.3.1. Khái niệm 3 6 4 2 3.3.2. Nguồn gốc quyền lực xã hội 3.3.3. Các hình thức quyền lực xã hội 3.4. Trật tự xã hội 3.4.1. Khái niệm 3.4.2. Một số lý thuyết về trật tự xã hội 3.4.3. Kiểm soát xã hội 3.5. Thiết chế xã hội 3.5.1. Khái niệm 3.5.2. Đặc trưng của thiết chế xã hội 3.5.3. Chức năng của thiết chế xã hội 3.5.4. Các loại thiết chế xã hội CHƯƠNG 4: CƠ CHẾ XÃ HỘI 4.1. Cơ cấu xã hội và xã hội 4.1.1. Khái niệm cơ cấu xã hội 4.1.2. Khái niệm xã hội và các kiểu xã hội 4.2. Các yếu tố chủ yếu của cơ cấu xã hội 4.2.1. Các địa vị 4.2.2. Các vai trò 4.2.3. Các nhóm xã hội 4.2.4. Các mạng lưới xã hội 4.2.5. Các thiết chế xã hội 4 7 6 1 4.3. Các cơ cấu xã hội cơ bản 4.3.1. Cơ cấu xã hội - dân số 4.3.2. Cơ cấu dân số lứa tuổi 4.3.3. Cơ cấu xã hội - lãnh thổ 4.3.4. Cơ cấu xã hội - học vấn nghề nghiệp 4.3.5. Cơ cấu xã hội - giai cấp 4.4. Bất bình đẳng xã hội 4.4.1. Khái niệm 4.4.2. Cơ sở tạo nên bất bình đẳng 4.4.3. Một vài quan điểm về bất bình đẳng xã hội 38
- 4.5. Phân tầng xã hội 4.5.1. Khái niệm 4.5.2. Lý thuyết và phân tầng xã hội 4.6. Giai cấp xã hội 4.6.1. Khái niệm 4.6.2. Quan niệm của K. Mac về giai cấp 4.6.3. Quan niệm của Weber về giai cấp xã hội 4.7. Di động xã hội 4.7.1. Khái niệm 4.7.2. Hình thức di động xã hội 4.7.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến di động xã hội CHƯƠNG 5: VĂN HÓA 5.1. Khái niệm văn hóa 5.1.1. Tiểu văn hóa 5.1.2. Phản văn hóa 5.1.3. Văn hóa nhóm 5.2. Cơ cấu của văn hóa 5.2.1. Chân lý 5 4 3 1 5.2.2. Giá trị 5.2.3. Mục tiêu 5.2.4. Chuẩn mực 5.3. Các loại hình văn hóa 5.3.1. Văn hóa tinh thần 5.3.2. Văn hóa vật chất 5.4. Chức năng của văn hóa CHƯƠNG 6: XÃ HỘI HÓA 6.1. Khái niệm xã hội hóa 6.2. Môi trường xã hội hóa 6.2.1. Gia đình 6.2.2. Trường học và các tổ chức trước tuổi đi học 6.2.3. Các nhóm thành viên 6.2.4. Thông tin đại chính 6 5 3 2 6.3. Phân đoạn quá trình xã hội hóa 6.3.1. Vấn đề phân đoạn 6.3.2. Các giai đoạn của quá trình xã hội hóa 6.4. Vị trí, vị thế và vai trò xã hội 6.4.1. Vị trí xã hội 6.4.2. Vị thế xã hội 6.4.3. Vai trò xã hội CHƯƠNG 7: BIẾN ĐỔI XÃ HỘI 7.1. Khái niệm biến đổi xã hội 7.1.1. Khái niệm 7.1.2. Đặc điểm của biến đổi xã hội 7 7.1.3. Biến đổi xã hội và các khái niệm liên quan 5 4 1 7.2. Những cách tiếp cận xã hội học về sự biến đổi xã hội 7.2.1. Cách tiếp cận theo chu kỳ 7.2.2. Những quan điểm tiến hóa 39
- 7.2.3. Quan điểm xung đột 7.3. Những quan điểm hiện đại về biến đổi xã hội 7.3.1. Quan niệm tổng hợp 7.3.2. Biến đổi xã hội; những quan điểm toàn cầu 7.4. Những nhân tố và điều kiện của sự biến đổi xã hội 7.4.1. Những nhân tố bên ngoài của sự biến đổi xã hội 7.4.2. Những nhân tố bên ngoài của sự biến đổi 7.4.3. Điều kiện biến đổi xã hội 7.5. Biến đổi xã hội việt Nam trong giai đoạn đổi mới 7.5.1. Kinh tế 7.5.2. Chính trị 7.5.3. Giáo dục - đào tạo 7.5.4. Thông tin đại chúng, các hoạt động văn hóa nghệ thuật 7.5.5. Chăm sóc bảo vệ sức khỏe 7.5.6. Gia đình CHƯƠNG 8: MỘT SỐ LĨNH VỰC NGIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC 8.1. Xã hội học gia đình 8.2. Xã hội học đô thị 23 8 8.3. Xã hội học nông thôn 5 3 8.4. Xã hội học về chính sách xã hội 8.5. Xã hội về pháp luật và tội phạm 8.6. Xã hội học về dư luận xã hội về thông tin đại chúng 8.7. Xã hội học giáo dục 13. Ngày phê duyệt 14. Cấp phê duyệt 40
- ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: Luật Hành chính 2. Số đơn vị học trình: 3 3. Trình độ: Sinh viên năm 1, 2 4. Phân bổ thời gian - Lý thuyết: 35 tiết - Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 10 tiết 5. Điều kiện tiên quyết Pháp luật đại cương 6. Mục tiêu của học phần: Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản trong quản lý hành chính Nhà nước như: cơ quan hành chính Nhà nước; quan hệ pháp luật hành chính; cán bộ; công chức; quyết định hành chính; thủ tục hành chính; trách nhiệm pháp lý hành chính. Từ đó góp phần nâng cao năng lực của người cán bộ trong hoạt động văn phòng. 7. Mô tả tóm tắt nội dung học phần: Chương 1: Khái niệm chung về Luật hành chính Chương 2: Nguồn của luật hành chính Chương 3: Quy phạm pháp luật hành chính và quan hệ pháp luật hành chính Chương 4: Cơ quan hành chính Nhà nước Chương 5: Cán bộ, công chức Chương 6: Tổ chức xã hội và cá nhân Chương 7: Quyết định hành chính Chương 8: Thủ tục hành chính Chương 9: Vi phạm pháp luật hành chính và trách nhiệm pháp luật hành chính. Chương 10: Những biện pháp bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính Nhà nước 8. Nhiệm vụ của sinh viên; - Dự giờ lý thuyết đầy đủ - Tham gia đầy đủ các buổi thực hành và kiểm tra 9. Tài liệu học tập: * Giáo trình, tập bài giảng - Giáo trình Luật hành chính, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội * Tài liệu tham khảo - Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội - Giáo trình Luật hành chính, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội - Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý hành chính Nhà nước 10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”. 11. Thang điểm: 10 12. Nội dung chi tiết học phần Tổng Lý TH/ TT TÊN CHƯƠNG - BÀI số tiết thuyết KT CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH 1 7 6 1 1.1. Luật hành chính - Một ngành luật về quản lý Nhà nước 41
- 1.1.1. Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính 1.1.2. Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính 1.1.3. Định nghĩa Luật hành chính 1.2. Tương quan giữa Luật hành chính với một số ngành luật trong hệ thống pháp luật VN 1.2.1. Luật hành chính và Luật Hiến pháp 1.2.2. Luật hành chính và Luật lao động 1.2.3. Luật hành chính và Luật hình sự 1.2.4. Luật hành chính và Luật dân sự 1.2.5. Luật hành chính và Luật đất đai 1.3. Khoa học Luật hành chính 1.3.1. Khái niệm 1.3.2. Đối tượng nghiên cứu 1.3.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 1.3.4. Vị trí của khoa học Luật hành chính trong hệ thống các ngành khoa học pháp lý và khoa học xã hội khác. CHƯƠNG 2: NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH 2.1. Khái niệm và phân loại nguồn của Luật hành chính 2.1.1. Khái niệm 2.1.2. Phân loại a. Căn cứ theo chủ thể ban hành 2 2 1 1 b. Căn cứ theo phạm vi hiệu lực c. Căn cứ theo tên văn bản và vị trí của cơ quan ban hành 2.2. Hệ thống hoá nguồn của Luật hành chính 2.1. Tập hợp hoá 2.2. Pháp điển hoá CHƯƠNG 3: QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH 3.1. Quy phạm pháp luật hành chính 3.1.1. Khái niệm 3.1.2. Đặc điểm 3.1.3. Cấu trúc 3.1.4. Phân loại 3 4 3 1 3.1.5. Hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính và thực hiện quy pham luật hành chính 3.2. Quan hệ pháp luật hành chính 3.2.1. Khái niệm 3.2.2. Đặc điểm 3.2.3. Cấu trúc 3.2.4. Phân loại CHƯƠNG 4: CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 4.1. Khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính Nhà nước 4.1.1. Khái niệm 4.1.2. Đặc điểm 4 5 4 1 4.2. Phân loại cơ quan hành chính Nhà nước 4.2.1. Căn cứ trên cơ sở pháp lý thành lập cơ quan 4.2.2. Căn cứ theo trình tự thành lập cơ quan 4.2.3. Căn cứ theo vị trí của cơ quan trong bộ máy quản lý 42
- 4.2.4. Căn cứ theo nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc 4.2.5. Căn cứ theo thẩm quyền. 4.3. Hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước 4.3.1. Các cơ quan hành chính Nhà nước ở trung ương 4.3.2. Các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương CHƯƠNG 5: CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 5.1. Chế độ công vụ 5.1.1. Khái niệm 5.1.2. Các nguyên tắc 5.2. Khái niệm và phân loại cán bộ, công chức 5.2.1. Khái niệm cán bộ, công chức 5.2.2. Phân loại cán bộ, công chức 5.3. Cách thức tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức 5.3.1. Bầu 5.3.2. Tuyển dụng 5 8 7 1 5.3.3. Sử dụng 5.3.4. Quản lý Nhà nước đối với công chức, viên chức 5.4. Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức 5.4.1. Quyền của cán bộ, công chức 5.4.2. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức 5.4.3. Những việc cán bộ, công chức không được làm 5.5. Chế độ khen thưởng và trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức 5.5.1. Chế độ khen thưởng 5.5.2. Trách nhiệm pháp lý CHƯƠNG 6: TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ CÁ NHÂN 6.1. Tổ chức xã hội 6.1.1. Khái niệm và phân loại tổ chức xã hội 6 6.1.2. Quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội 3 2 1 6.2. Cá nhân 6.2.1. Công dân VN 6.2.2. Người nước ngoài và người không quốc tịch CHƯƠNG 7: QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH 7.1. Khái niệm và đặc điểm của quyết định hành chính 7.1.1. Khái niệm 7.1.2. Đặc điểm 7.2. Phân loại quyết định hành chính 7.2.1. Căn cứ theo tính chất pháp lý 7.2.2. Căn cứ theo cơ quan ban hành 7 7.2.3. Căn cứ theo trình tự ban hành 3 2 1 7.2.4. Căn cứ theo hình thức thể hiện 7.3. Các yêu cầu đối với quyết định hành chính 7.3.1. Tính hợp pháp 7.3.2. Tính hợp lí 7.4. Khiếu nại, khiếu kiện đối với quyết định hành chính 7.4.1. Khiếu nại 7.4.2. Khiếu kiện 8 CHƯƠNG 8: THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 2 1 1 43
- 8.1. Khái niệm và đặc điểm của thủ tục hành chính 8.1.1. Khái niệm 8.1.2. Đặc điểm 8.2. Các nguyên tắc của thủ tục hành chính 8.2.1. Pháp chế 8.2.2. Khách quan 8.2.3. Chính xác, minh bạch 8.2.4. Bình đẳng trước pháp luật giữa các bên tham gia thủ tục hành chính 8.2.5. Đơn giản, tiết kiệm 8.2.6. Nhanh chóng, kịp thời 8.3. Các yêu cầu của việc cải cách thủ tục hành chính 8.3.1. Thống nhất 8.3.2. Hiệu quả CHƯƠNG 9: VI PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH 9.1. Vi phạm pháp luật hành chính 1.1. Khái niệm 1.2. Đặc điểm 1.3. Các yếu tố cấu thành 9 8 7 1 9.2. Trách nhiệm hành chính 2.1. Khái niệm 2.2. Đặc điểm 9.3. Các hình thức xử lý vi phạm hành chính 3.1. Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính 3.2. Các hình thức xử lý vi phạm hành chính CHƯƠNG 10: NHỮNG BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM PHÁP CHẾ VÀ KỶ LUẬT TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 10.1. Khái niệm pháp chế và kỷ luật Nhà nước 10.1.1. Khái niệm pháp chế 10.1.2. Khái niệm kỷ luật Nhà nước 10.2. Các nguyên tác của hoạt động bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý Nhà nước 10.2.1. Pháp chế 10.2.2. Thường xuyên 10 3 2 1 10.2.3. Toàn diện, hệ thống và thu hút rộng rãi người dân tham gia 10.2.4. Nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả 10.2.5. Công khai, minh bạch 10.3. Các hình thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính Nhà nước 10.3.1. Giám sát 10.3.2. Thanh tra 10.3.3. Kiểm tra 10.3.4. Kiểm sát 13. Ngày phê duyệt: 14. Cấp phê duyệt: 44
- ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: Lịch sử Việt Nam 2. Số đơn vị học trình: 4 3. Trình độ: Sinh viên năm 1, 2 4. Phân bổ thời gian: - Lý thuyết: 52 tiết - Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 8 tiết 5. Điều kiện tiên quyết: không 6. Mục tiêu của học phần Giúp cho sinh viên nắm được kiến thức cơ bản của lịch sử VN giai đoạn từ 938 đến nay, vận dụng những kiến thức lịch sử vào việc học tập, nghiên cứu các môn học khác như Kỹ thuật soạn thảo văn bản, Lưu trữ học 7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần: Lịch sử Việt nam giai đoạn từ năm 938 đến nay gồm nội dung sau: Phần 1. Việt Nam từ 938 đến 1858: Khái quát quá trình hình thành các quốc gia đầu tiên trên đất Việt Nam; Cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc giành độc lập của Việt Nam thế kỷ XVI đến nửa đầu thế ký XIX Phần 2. Việt Nam giai đoạn từ 1858 đến năm 1930: Tình hình Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến 1918; Giới thiệu Việt Nam giai đoạn 1919 - 1930: Phong trào yêu nước; phong trào công nhân, sự ra đời các tổ chức yêu nước và cách mạng; Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập Phần 3: Việt Nam từ 1930 đến nay: Phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931; 1936 - 1939; 1939 – 1945; Tình hình Việt nam từ 1945 - 1954 cuộc kháng chiến kiến quốc - Giới thiệu công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc (1954 - 1975) 8. Nhiệm vụ của sinh viên - Dự lớp đầy đủ. - Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập. - Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên. 9. Tài liệu học tập * Sách, giáo trình chính - Giáo trình lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X (sách dùng cho cao đẳng) - Giáo trình lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến 1858 (sách dùng cho cao đẳng) - Giáo trình lịch sử Việt Nam từ 1858-1918 (sách dùng cho cao đẳng) * Sách tham khảo - Nguyễn Ngọc Cơ (chủ biên), Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918, NXB Đại học Sư phạm, 2005 - Nguyễn Đinh Lễ (chủ biên), Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945, NXB Đại học Sư phạm, 2005 - Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 -1975 thắng lợi và bài học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 - Trần Bá Đệ, Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1998 45
- - Nguyễn Quảng Ngọc, Tiến trình lịch sử VN, Nxb Giáo dục, 2005 - Vũ Ngọc Khánh, Vua trẻ trong lịch sử VN, Nxb Thanh niên, HN, 1998 - Trương Hữu Quýnh, Đại cương lịch sử Việt Nam T1. Nxb Giáo dục, HN. 1998 - Đinh Xuân Lâm, Đại cương Lịch sử Việt Nam T2, NXB Giáo dục, HN.1998 10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”. 11. Thang điểm: 10 12. Nội dung chi tiết học phần Tổng Lý TH/ TT TÊN CHƯƠNG - BÀI số tiết thuyết KT PHẦN 1: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 938 ĐẾN 1858 20 16 4 BÀI MỞ ĐẦU 1. Việt Nam thời nguyên thủy 1 2. Việt Nam thời dựng nước Văn lang - Âu lạc 3 3 3. Việt Nam thời Bắc thuộc và đấu tranh chống phong kiến phương Bắc giành độc lập CHƯƠNG 1: VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XVI 1.1. Bước đầu xây dựng và bảo vệ quốc gia độc lâp (thế 2 kỷ X) 5 5 1.2. Việt Nam thời Lý - Trần - Hồ (thế ký XI đến đầu thế kỷ XV) 1.3. Việt Nam từ đầu thể kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XVI ĐẾN 1858 3.1. Việt Nam trong các thế ký XVI đển nửa đầu thể kỷ XV2I 3 3.2. Cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến và phong 10 8 2 trào đấu tranh của nông dân 3.3. Việt nam nửa đầu thế kỷ XIX dưới triều Nguyễn 3.4. Tình hình văn hóa Việt Nam ở nửa sau thế kỷ XV2I đến nửa đầu thế kỷ XIX PHẦN 2: VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1930 CHƯƠNG 1: VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN ĐẾN 1895 1.1. Việt Nam đứng trước nguy cơ xâm lược vũ trang của thực dân Pháp 4 1.2. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 5 5 của nhà nguyễn và nhân dân Việt nam từ 1858 đến 1884 1.3. Cuộc nổi dậy ở kinh thành Huế và Phong trào Cần Vương (1858 – 1896) CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ 1897 ĐẾN 1918 2.1.Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp 5 5 5 2.2. Sự ra đời của trào lưu dân tộc chủ nghĩa và cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế ký XX 2.3. Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất 46
- CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1930 3.1. Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp 3.2. Phong trào yêu nước, phong trào công nhân trong 6 8 6 2 những năm 1919 - 1930. Các tổ chức yêu nước, cách mạng ra đời 3.3. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng PHẦN 3: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1930 ĐẾN NAY CHƯƠNG 1: VIỆT NAM TỪ 1930 ĐẾN 1945 1.1. Việt Nam trong tình hình thế giới những năm khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) 1.2. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô Viết Nghệ 7 5 5 Tĩnh 1.3. Phong trào dân chủ 1936 - 1939 1.4. Khái quát về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 1939 - 1945 CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN 1954 2.1. Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng đấu tranh chống ngoại xâm nội phản bảo vệ chính quyền (1945 - 1946) 2.2. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc 8 7 5 2 chống Pháp (1946 - 1950) 2.3. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp (1950 - 1953) 2.4. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1953 -1954) CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TỪ 1954 ĐẾN 1975 3.1. Đặc điểm tình hình Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ 1954 và nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới 3.2. Xây dựng miền Bắc XHCN và đấu tranh chống Mỹ 9 giải phóng miền Nam (1954 - 1965) 6 6 3.3. Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mỹ xâm lược, miền Bắc tiếp tục xây dựng CNXH (1965 - 1973) 3.4. Hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc (1973 -1975) CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY 4.1.Việt Nam trong năm đầu sau kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi (1975 - 1976) 10 4.2. Việt Nam bước đầu đi lến CNXH, đấu tranh bảo vệ 6 4 2 Tổ quốc (1976 - 1986) 4.3. Việt Nam trên con đường đổi mới đi lên CNXH (1986 - 2000) 13. Ngày phê duyệt: 14. Cấp phê duyệt: 47
- ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: Lịch sử tổ chức các cơ quan Nhà nước 2. Số đơn vị học trình: 4 3. Trình độ: Sinh viên năm 1 4. Phân bổ thời gian - Lý thuyết : 52 tiết - Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 8 tiết 5. Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương; Lịch sử Việt Nam 6. Mục tiêu của môn học Trang bị cho sinh viên những nội dung cơ bản của khoa học lý luận Mác – Lê Nin về Nhà nước và Nhà nước CHXHCNVN qua các giai đoạn lịch sử từ 1945 đến 2006, vận dụng bổ trợ thực hiện nghiệp vụ lưu trữ tài liệu của các cơ quan Nhà nước ở các thời kỳ khác nhau. 7. Mô tả tóm tắt nội dung môn học Chương 1 : Những khái niệm cơ bản của lý luận Mác-Lênin về Nhà nước. Chương 2: Tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà (giai đoạn 1945-1954) theo hiến pháp 1946. Chương 3: Tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước VNDCCH (giai đoạn 1954- 1975) theo Hiến pháp 1959. Chương 4: Tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước Cộng hoà Miền Nam Việt Nam (giai đoạn 1945-1975). Chương 5: Tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước Việt Nam cộng hoà (giai đoạn 1954-1975) Chương 6: Tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam theo hiến pháp 1980. Chương 7: Tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Hiến pháp 1992 và Nghị quyết về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp. 8. Nhiệm vụ của sinh viên - Dự lớp đầy đủ. - Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập. - Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên. 9. Tài liệu học tập *Sách, giáo trình - Trường CĐNV, Giáo trình Lịch sử và tổ chức các cơ quan Nhà nước VN từ 1945- nay, 2006. - Tập bài giảng của GV * Tài liệu tham khảo - Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam - Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam - Hiến pháp Việt Nam (1946, 1959, 1980, 1992) - Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam 1992 sửa đổi - Hiến pháp Việt Nam cộng hòa năm 1956, 1967 - Luật tổ chức Quốc hội 2002 - Luật tổ chức Tòa án Nhân dân 2002 - Luật tổ chức Viện kiểm sát Nhân dân 2002 - Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân sửa đổi năm 2003 48
- 10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”. 11. Thang điểm: 10 12. Nội dung chi tiết học phần Tổng Lý TH/ TT TÊN CHƯƠNG - BÀI số tiết thuyết KT CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA LÝ LUẬN MÁC – LÊ NIN VỀ NHÀ NƯỚC 1.1. Nguồn gốc ra đời của Nhà nước 1.1.1. XH trước khi có giai cấp là XH không có Nhà nước 1.1.2. XH có giai cấp, Nhà nước xuất hiện. 1.1.3. Khái niệm Nhà nước 1.2. Bản chất của Nhà nước 1.2.1. Khái niệm bản chất Nhà nước 1.2.2. Bản chất Nhà nước 1.2.3. Sự khác nhau về bản chất giữa các kiểu Nhà nước 1 9 8 1 trong các hình thái kinh tế - xã hội. 1.2.4. Sự khác nhau giữa Nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội. 1.3. Chức năng của Nhà nước 1.3.1. Khái niệm chức năng của Nhà nước 1.3.2. Các chức năng của Nhà nước 1.3.3. Chức năng của Nhà nước XHCN 1.4. Các kiểu và hình thức Nhà nước 1.4.1. Kiểu Nhà nước 1.4.2. Hình thức Nhà nước CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ (GIAI ĐOẠN 1945-1954)- THEO HIẾN PHÁP 1946 2.1. Nghị viện nhân dân 2.1.1. Vị trí 2.1.2. Nhiệm vụ quyền hạn 2.1.3. Cơ cấu tổ chức 2.1.4. Nguyên tắc lề lối làm việc 2.2. Chính phủ 2.2.1. Lịch sử hình thành Chính phủ 2 10 9 1 2.2.2. Vị trí 2.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn 2.2.4. Cơ cấu tổ chức 2.2.5. Nguyên tắc, lề lối làm việc 2.3. Tổ chức cơ quan chính quyền địa phương 2.3.1. Từ sau Cách mạng tháng Tám đến ngày 19/12/1946 2.3.2. Trong kháng chiến chống Pháp từ 1945 đến 1954 2.4. Tổ chức cơ quan Tư pháp 2.4.1. Tổ chức Toà án các cấp và thẩm quyền xét xử 2.4.2. Tổ chức Toà án các cấp sau 1950 49
- CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC BỘ MÁY CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ (GIAI ĐOẠN 1945-1975) - THEO HIẾN PHÁP 1959 A. Tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước cấp Trung ương I. Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội 1. Quốc hội 1.1. Vị trí 1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 1.3. Cơ cấu tổ chức 1.4. Nguyên tắc, lề lối làm việc 2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội 2.1. Vị trí 2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 2.3. Cơ cấu tổ chức 2.4. Nguyên tắc, lề lối làm việc 2. Chủ tịch nước 1. Vị trí 2. Nhiệm vụ, quyền hạn 2I. Hội đồng Chính phủ 1. Vị trí 2. Nhiệm vụ, quyền hạn 3. Cơ cấu tổ chức 4. Nguyên tắc, lề lối làm việc 3 10 8 2 4. Toà án nhân dân tối cao 1. Vị trí 2. Nhiệm vụ, quyền hạn 3. Cơ cấu tổ chức 4. Nguyên tắc, lề lối làm việc V. Viện kiểm sát nhân dân tối cao 1. Vị trí 2. Nhiệm vụ, quyền hạn 3. Cơ cấu tổ chức 4. Nguyên tắc, lề lối làm việc B. Tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước cấp địa phương I. Hội đồng nhân dân các cấp 1. Vị trí 2. Nhiệm vụ, quyền hạn 3. Cơ cấu tổ chức 4. Nguyên tắc, lề lối làm việc 2. Uỷ ban hành chính các cấp 1. Vị trí 2. Nhiệm vụ, quyền hạn 3. Cơ cấu tổ chức 4. Nguyên tắc, lề lối làm việc 2I. Toàn án nhân dân địa phương 1. Vị trí 50
- 2. Nhiệm vụ, quyền hạn 3. Cơ cấu tổ chức 4. Nguyên tắc, lề lối làm việc 4. Viện kiểm sát nhân dân địa phương 1. Vị trí 2. Nhiệm vụ, quyền hạn 3. Cơ cấu tổ chức 4. Nguyên tắc, lề lối làm việc CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ MIỀN NAM VIỆT NAM (1954-1975) I. Giai đoạn đấu tranh cách mạng giành chính quyền (1954-1960) 4 2. Giai đoạn xây dựng và củng cố chính quyền (1960- 2 2 1969) 2I. Tổ chức bộ máy cơ quan Nhà nước cộng hoà Miền Nam Việt nam 1. Cấp Trung ương 2. Cấp địa phương CHƯƠNG 5:TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HOÀ (1954-1975) A. Nền Đệ nhất cộng hoà và Hiến pháp 1956 I. Cấp Trung ương 1. Cơ quan lập pháp 2. Cơ quan hành pháp 3. Cơ quan tư pháp 2. Cấp địa phương 1. Cơ quan quyền lực 5 2. Cơ quan hành chính 2 1 1 B. Nền Đệ nhị cộng hoà và Hiến pháp 1967 I. Cấp Trung ương 1. Cơ quan lập pháp 2. Cơ quan hành pháp 3. Cơ quan tư pháp 4. Các định chế đặc biệt 2. Cấp địa phương 1. Cơ quan quyền lực 2. Cơ quan hành chính CHƯƠNG 6: TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM-THEO HIẾN PHÁP 1980 A. Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam I. Sự ra đời của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa 6 13 12 1 Việt Nam 1. Hội nghị hiệp thương chính trị - Tổng tuyển cử ngày 25/4/1976 2. Quốc hội chung của Nhà nước thống nhất 2. Đặc điểm, nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước 51
- CHXHCNVN 1. Đặc điểm 2. Chức năng, nhiệm vụ 2I. Những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo 2. Nguyên tắc tập trung dân chủ 3. Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và chế độ thủ trưởng 4. Nguyên tắc bảo đảm sự tham gia đông đảo của nhân dân lao động vào quản lý Nhà nước, XH 5. Nguyên tắc pháp chế XHCN B. Tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước CHXHCN Việt Nam (theo Hiến pháp 1980) I. Cấp Trung ương 1. Quốc hội 1.1. Vị trí 1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 1.3. Cơ cấu tổ chức 1.4. Nguyên tắc lề lối làm việc 2. Hội đồng Nhà nước 2.1. Vị trí 2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 2.3. Cơ cấu tổ chức 2.4. Nguyên tắc lề lối làm việc 3. Hội đồng Bộ trưởng 3.1. Vị trí 3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 3.3. Cơ cấu tổ chức 3.4. Nguyên tắc lề lối làm việc 4. Toà án nhân dân tối cao 4.1. Vị trí 4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 4.3. Cơ cấu tổ chức 4.4. Nguyên tắc lề lối làm việc 5. Viện kiểm sát nhân dân tối cao 5.1. Vị trí 5.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 5.3. Cơ cấu tổ chức 5.4. Nguyên tắc lề lối làm việc 2. Cấp địa phương 1. Hội đồng nhân dân các cấp 1.1. Vị trí 1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 1.3. Cơ cấu tổ chức 1.4. Nguyên tắc, lề lối làm việc 2. Uỷ ban nhân dân các cấp 2.1. Vị trí 52
- 2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 2.3. Cơ cấu tổ chức 2.4. Nguyên tắc lề lối làm việc 3. Toà án nhân dân 3.1. Vị trí 3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 3.3. Cơ cấu tổ chức 3.4. Nguyên tắc, lề lối làm việc 4. Viện kiểm sát nhân dân 4.1. Vị trí 4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 4.3. Cơ cấu tổ chức 4.4. Nguyên tắc lề lối làm việc CHƯƠNG 7: TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM – THEO HIẾN PHÁP 1992 VÀ NGHỊ QUYẾT SỬA ĐỔI BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA HIẾN PHÁP 1992 I. Tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước cấp Trung ương 1. Quốc hội 1.1. Vị trí 1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 1.3. Cơ cấu tổ chức 1.4. Nguyên tắc, lề lối làm việc 2. Uỷ ban thường vụ quốc hội 2.1. Vị trí 2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 2.3. Cơ cấu tổ chức 2.4. Nguyên tắc, lề lối làm việc 3. Chủ tịch nước 7 3.1. Vị trí 11 10 1 3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 3.3. Cơ cấu tổ chức 3.4. Nguyên tắc, lề lối làm việc 4. Chính phủ 4.1. Vị trí 4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 4.3. Cơ cấu tổ chức 4.4. Nguyên tắc, lề lối làm việc 5. Toà án nhân dân tối cao 5.1. Vị trí 5.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 5.3. Cơ cấu tổ chức 5.4. Nguyên tắc, lề lối làm việc 6. Viện kiểm sát nhân dân tối cao 6.1. Vị trí 6.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 6.3. Cơ cấu tổ chức 53
- 6.4. Nguyên tắc, lề lối làm việc 2. Tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước cấp địa phương 1. Hội đồng Nhân dân các cấp 1.1. Vị trí 1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 1.3. Cơ cấu tổ chức 1.4. Nguyên tắc lề lối làm việc 2. Uỷ ban nhân dân các cấp 2.1. Vị trí 2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 2.3. Cơ cấu tổ chức 2.4. Nguyên tắc lề lối làm việc 3. Toà án nhân dân 3.1. Vị trí 3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 3.3. Cơ cấu tổ chức 3.4. Nguyên tắc lề lối làm việc 4. Viện kiểm sát nhân dân 4.1. Vị trí 4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 4.3. Cơ cấu tổ chức 4.4. Nguyên tắc lề lối làm việc PHỤ CHƯƠNG: HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động và hệ thống tổ chức của Đảng CSVN 1.1. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động 1.2. Hệ thống tổ chức của Đảng 2. Tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng ở cấp Trung ương 2.1. Cơ quan lãnh đạo của Đảng ở cấp TW 2.2. Các cơ quan tham mưu, giúp việc BCH Trung ương 2.3. Các tổ chức Đảng trực thuộc BCH Trung ương 3. Tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng ở cấp Tỉnh, 8 3 2 1 Thành phố trực thuộc TW 3.1. Cơ quan lãnh đạo của Đảng ở cấp tỉnh, thành uỷ 3.2. Cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh, thành uỷ 3.3. Các tổ chức Đảng trực thuộc tỉnh, thành uỷ 4. Tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là cấp Huyện) 4.1. Cơ quan lãnh đạo của Đảng ở cấp Huyện 4.2. Các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện uỷ 5. Tổ chức cơ sở Đảng 5.1. Cơ quan lãnh đạo của Đảng ở cấp cơ sở 5.2. Các ban của Đảng uỷ 5.3. Các Chi bộ trực thuộc Đảng uỷ 13. Ngày phê duyệt: 14. Cấp phê duyệt: 54
- ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: Quản lý Nhà nước 2. Số đơn vị học trình: 3 3. Trình độ: sinh viên năm 2 4. Phân bổ thời gian - Lý thuyết: 40 tiết - Thảo luận, thực hành, kiểm tra: 5 tiết 5. Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương, Luật hành chính 6. Mục tiêu của học phần Trang bị cho sinh viên những kiến thức chung về quản lý Nhà nước, các nguyên tắc, nội dung tổ chức và hoạt động của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của các cơ quan hành chính Nhà nước. 7. Mô tả vắn tắt nội dung các học phần Học phần nêu những vấn đề cơ bản về quản lý Nhà nước ở nước ta, các nguyên tắc, nội dung tổ chức và hoạt động của quản lý Nhà nước trong một số lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ và môi trường. 8. Nhiệm vụ của sinh viên - Dự lớp đầy đủ. - Tham gia thảo luận, thực hành, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. - Có đầy đủ giáo trình và tài liệu học tập. - Thực hiện đúng các yêu cầu khác của giảng viên. 9. Tài liệu học tập * Sách, giáo trình chính - Quản lý Nhà nước, Tập bài giảng - H. Trường CĐ Văn thư Lưu trữ TWI * Tài liệu tham khảo - Học viện Hành chính quốc gia, Giáo trình quản lý hành chính Nhà nước dùng cho bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên (tập I,2, 2I) - H Lao động 2003 - Nguyễn Hữu Khiển, Tìm hiểu về hành chính Nhà nước, H. Lao động 2003 - Vũ Huy Từ, Hành chính học và cải cách hành chính, H.Hành chính quốc gia 1998 - Hiến pháp 1992 - Sửa đổi bổ sung năm 2001 - Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V2 10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên Theo Quyết định của Hiệu trưởng trường CĐSP Sơn La số 285/QĐ-CĐSP ngày 16/6/2006 về việc “Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế Đào tạo số 25/QĐ-BGD và ĐT dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng chính quy trường CĐSP Sơn La”. 11. Thang điểm: 10 12. Nội dung chi tiết học phần Tổng Lý TH/ TT TÊN CHƯƠNG - BÀI số tiết thuyết KT PHẦN MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 1 CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN 7 6 1 55
- TẮC CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 1.1. Khái niệm 1.1.1. Nhà nước 1.1.2. Quản lý 1.1.3. Quản lý Nhà nước 1.1.4. Quản lý hành chính Nhà nước 1.2. Tính chất và các đặc điểm cơ bản của quản lý Nhà nước 1.2.1. Tính chất cơ bản của quản lý Nhà nước 1.2.2. Đặc điểm cơ bản của quản lý Nhà nước 1.3. Các nguyên tắc quản lý Nhà nước 1.3.1. Khái niệm chung về nguyên tắc 1.3.2. Nguyên tắc quản lý Nhà nước CHƯƠNG 2: CHỦ THỂ - KHÁCH THỂ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 2.1. Chủ thể và khách thể trong quản lý Nhà nước 2.1.1. Chủ thể quản lý 2.1.2. Khách thể quản lý 2.2. Những nội dung hoạt động quản lý Nhà nước 2.2.1. Quản lý Nhà nước về kinh tế - xã hội 2.2.2. Quản lý Nhà nước về tài chính - ngân sách 2 6 6 2.2.3. Quản lý Nhà nước về văn hóa, giáo dục, y tế 2.2.4. Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dân số, lao động và bảo trợ xã hội 2.2.5. Quản lý Nhà nước về an ninh, quốc phòng 2.2.6. Quản lý Nhà nước về thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng 2.2.7. Quản lý Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực 2.2.8. Quản lý Nhà nước về khoa học công nghệ và tài nguyên môi trường PHẦN HAI: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRÊN MỘT SỐ LĨNH VỰC CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH 1.1. Quản lý Nhà nước về kinh tế 1.1.1. Khái niệm chung quản lý Nhà nước về kinh tế 1.1.2. Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta 1.1.3. Nội dung chủ yếu về quản lý kinh tế của Nhà nước 1.1.3.1. Phân định quản lý Nhà nước và kết hợp tốt quản 3 8 7 1 lý Nhà nước về kinh tế và quản lý sản xuất - kinh doanh 1.1.3.2. Tập trung dân chủ và kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và lãnh thổ 1.1.3.3. Tổ chức thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động trong quản lý Nhà nước 1.1.3.4. Tăng cường pháp chế XHCN trong quản lý Nhà nước 1.2. Quản lý Nhà nước về tài chính - ngân sách 56