Tài liệu Quy định về thiết kế xây dựng công trình

doc 20 trang hapham 1700
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Quy định về thiết kế xây dựng công trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_quy_dinh_ve_thiet_ke_xay_dung_cong_trinh.doc

Nội dung text: Tài liệu Quy định về thiết kế xây dựng công trình

  1. SỞ XÂY DỰNG TỈNH ĐIỆN BIÊN TÀI LIỆU QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐIỆN BIÊN PHỦ, THÁNG 06 NĂM 2008 1
  2. SỞ XÂY DỰNG TỈNH ĐIỆN BIÊN TÀI LIỆU QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1. Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng công trình (Điều 52-Luật XD) 1. Thiết kế xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu chung sau đây: a) Phù hợp với quy hoạch xây dựng, cảnh quan, điều kiện tự nhiên và các quy định về kiến trúc; dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt; b) Phù hợp với thiết kế công nghệ trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình có thiết kế công nghệ; c) Nền móng công trình phải bảo đảm bền vững, không bị lún nứt, biến dạng quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình, các công trình lân cận; d) Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với yêu cầu của từng bước thiết kế, thoả mãn yêu cầu về chức năng sử dụng; bảo đảm mỹ quan, giá thành hợp lý; đ) An toàn, tiết kiệm, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và những tiêu chuẩn liên quan; đối với những công trình công cộng phải bảo đảm thiết kế theo tiêu chuẩn cho người tàn tật; e) Đồng bộ trong từng công trình, đáp ứng yêu cầu vận hành, sử dụng công trình; đồng bộ với các công trình liên quan. 2. Đối với công trình dân dụng và công trình công nghiệp, ngoài các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này còn phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: a) Kiến trúc công trình phải phù hợp với phong tục, tập quán và văn hoá, xã hội của từng vùng, từng địa phương; b) An toàn cho người khi xảy ra sự cố; điều kiện an toàn, thuận lợi, hiệu quả cho hoạt động chữa cháy, cứu nạn; bảo đảm khoảng cách giữa các công trình, sử dụng các vật liệu, trang thiết bị chống cháy để hạn chế tác hại của đám cháy đối với các công trình lân cận và môi trường xung quanh; c) Các điều kiện tiện nghi, vệ sinh, sức khoẻ cho người sử dụng; d) Khai thác tối đa thuận lợi và hạn chế bất lợi của thiên nhiên nhằm bảo đảm tiết kiệm năng lượng. 2. Nội dung thiết kế xây dựng công trình (Điều 53-Luật XD) Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: 1. Phương án công nghệ; 2. Công năng sử dụng; 3. Phương án kiến trúc; 2
  3. SỞ XÂY DỰNG TỈNH ĐIỆN BIÊN TÀI LIỆU QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 4. Tuổi thọ công trình; 5. Phương án kết cấu, kỹ thuật; 6. Phương án phòng, chống cháy, nổ; 7. Phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao; 8. Giải pháp bảo vệ môi trường; 9. Tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế xây dựng. 3. Các bước thiết kế xây dựng công trình (Điều 14-NĐ16+NĐ112) 1. Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình với một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau theo quy định tại Nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng. Tuỳ theo quy mô, tính chất của công trình xây dựng, việc thiết kế xây dựng công trình có thể được thực hiện theo một bước, hai bước hoặc ba bước như sau: a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình bao gồm: a) Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo; b) Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình. b) Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy định tại điểm a và c của khoản này; c) Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án và có quy mô là cấp đặc biệt, cấp I và công trình cấp II có kỹ thuật phức tạp do người quyết định đầu tư quyết định. Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì các bước thiết kế tiếp theo phải phù hợp với bước thiết kế trước đã được phê duyệt. 2. Đối với những công trình đơn giản như hàng rào, lớp học, trường học, nhà ở thì có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai thiết kế bản vẽ thi công. 3. Thiết kế xây dựng phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải được thể hiện trên các bản vẽ theo quy định. Thiết kế phải thể hiện được các khối lượng công tác xây dựng chủ yếu để làm cơ sở xác định chi phí xây dựng công trình. 3
  4. SỞ XÂY DỰNG TỈNH ĐIỆN BIÊN TÀI LIỆU QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 4. Thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng (Điều 55-Luật XD) 1. Khuyến khích việc thi tuyển thiết kế kiến trúc đối với các công trình xây dựng. 2. Các công trình sau đây trước khi lập dự án đầu tư xây dựng phải thi tuyển thiết kế kiến trúc: a) Trụ sở cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên; b) Các công trình văn hoá, thể thao, các công trình công cộng có quy mô lớn; c) Các công trình khác có kiến trúc đặc thù. 3. Chi phí thi tuyển được tính vào tổng mức đầu tư của công trình xây dựng. 4. Tác giả của phương án thiết kế kiến trúc đã được lựa chọn được bảo đảm quyền tác giả, được ưu tiên thực hiện các bước thiết kế tiếp theo khi đủ điều kiện năng lực thiết kế xây dựng. 5. Thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng theo Thông tư 05/2005/TT-BXD (Nội dung chi tiết xem TT05/2005/TT-BXD) 1. Các công trình xây dựng sau đây, không phân biệt nguồn vốn và hình thức sở hữu, trước khi lập dự án đầu tư xây dựng phải được thi tuyển thiết kế kiến trúc: - Trụ sở Uỷ ban nhân dân từ cấp huyện trở lên; - Công trình văn hóa, thể thao và các công trình công cộng khác có quy mô cấp I, cấp đặc biệt; - Công trình xây dựng có kiến trúc đặc thù trong đô thị từ loại 2 trở lên như : Tượng đài, cầu, trung tâm phát thanh, truyền hình, nhà ga đường sắt trung tâm, nhà ga hàng không quốc tế, công trình được xây dựng tại vị trí có ảnh hưởng quyết định đến cảnh quan kiến trúc đô thị, công trình là biểu tượng về truyền thống văn hoá và lịch sử của địa phương. 2. Khuyến khích thi tuyển thiết kế kiến trúc đối với các công trình có yêu cầu về kiến trúc ngoài các công trình bắt buộc phải được thi tuyển. 6. Nội dung thiết kế cơ sở của dự án (Điều 7-NĐ16+NĐ112) 1. Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ, bảo đảm thể hiện được các phương án thiết kế, là căn cứ để xác định tổng mức đầu tư và triển khai các bước thiết kế tiếp theo. 2. Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung: 4
  5. SỞ XÂY DỰNG TỈNH ĐIỆN BIÊN TÀI LIỆU QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH a) Đặc điểm tổng mặt bằng; phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc; phương án và sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; b) Kết cấu chịu lực chính của công trình; phòng chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường; hệ thống kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình, sự kết nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào; c) Mô tả đặc điểm tải trọng và các tác động đối với công trình; d) Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng. 3. Phần bản vẽ thiết kế cơ sở được thể hiện với các kích thước chủ yếu, bao gồm: a) Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; b) Bản vẽ thể hiện phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc; c) Sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; d) Bản vẽ thể hiện kết cấu chịu lực chính của công trình; bản vẽ hệ thống kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình. 7. Hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng công trình (Điều 15-NĐ16) 1. Tài liệu làm căn cứ để thiết kế: a) Các tài liệu về khảo sát xây dựng, khí tượng thuỷ văn và các văn bản pháp lý có liên quan; b) Thiết kế cơ sở; c) Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; d) Các quy định về kiến trúc, quy hoạch xây dựng. 2. Tài liệu thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh, các bản vẽ thiết kế, dự toán xây dựng công trình; biên bản nghiệm thu thiết kế, khảo sát; báo cáo thẩm tra thiết kế, thẩm tra dự toán nếu có. 3. Tổ chức, cá nhân thiết kế phải bàn giao hồ sơ thiết kế xây dựng công trình với số lượng đủ đảm bảo phục vụ thi công xây dựng công trình, yêu cầu quản lý và lưu trữ nhưng không ít hơn 7 bộ đối với thiết kế kỹ thuật và 8 bộ đối với thiết kế bản vẽ thi công. 5
  6. SỞ XÂY DỰNG TỈNH ĐIỆN BIÊN TÀI LIỆU QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 4. Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Bộ Xây dựng quy định cụ thể về lưu trữ hồ sơ thiết kế. 8. Thiết kế kỹ thuật (Điều 13-NĐ209) 1. Căn cứ để lập thiết kế kỹ thuật: a) Nhiệm vụ thiết kế, thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt; b) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bước thiết kế cơ sở, các số liệu bổ sung về khảo sát xây dựng và các điều kiện khác tại địa điểm xây dựng phục vụ bước thiết kế kỹ thuật; c) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; d) Các yêu cầu khác của chủ đầu tư. 2. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải phù hợp với thiết kế cơ sở và dự án đầu tư xây dưung được duyệt, bao gồm: a) Thuyết minh gồm các nội dung theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, nhưng phải tính toán lại và làm rõ phương án lựa chọn kỹ thuật sản xuất, dây chuyền công nghệ, lựa chọn thiết bị, so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, kiểm tra các số liệu làm căn cứ thiết kế; các chỉ dẫn kỹ thuật; giải thích những nội dung mà bản vẽ thiết kế chưa thể hiện được và các nội dung khác theo yêu cầu của chủ đầu tư; b) Bản vẽ phải thể hiện chi tiết về các kích thước, thông số kỹ thuật chủ yếu, vật liệu chính đảm bảo đủ điều kiện để lập dự toán, tổng dự toán và lập thiết kế bản vẽ thi công công trình xây dựng; c) Dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình. 9. Thiết kế bản vẽ thi công (Điều 14-NĐ209) 1. Căn cứ để lập thiết kế bản vẽ thi công: a) Nhiệm vụ thiết kế do chủ đầu tư phê duyệt đối với trường hợp thiết kế một bước; thiết kế cơ sở được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế hai bước; thiết kế kỹ thuật được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế ba bước; b) Các tiêu chuẩn xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng; c) Các yêu cầu khác của chủ đầu tư. 2. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bao gồm: a) Thuyết minh phải giải thích đầy đủ các nội dung mà bản vẽ không thể hiện được để người trực tiếp thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế; 6
  7. SỞ XÂY DỰNG TỈNH ĐIỆN BIÊN TÀI LIỆU QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH b) Bản vẽ phải thể hiện chi tiết tất cả các bộ phận của công trình, các cấu tạo với đầy đủ các kích thước, vật liệu và thông số kỹ thuật để thi công chính xác và đủ điều kiện để lập dự toán thi công xây dựng công trình; c) Dự toán thi công xây dựng công trình. 10. Yêu cầu về quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình (Điều 15-NĐ209) 1. Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên và được thể hiện theo các tiêu chuẩn xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, trừ trường hợp nhà thầu thiết kế là cá nhân hành nghề độc lập. 2. Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế, dự toán phải được đóng thành tập hồ sơ thiết kế theo khuôn khổ thống nhất có danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài. 11. Về quản lý chất lượng thiết kế theo Thông tư 12/2005/TT-BXD (Nội dung chi tiết xem TT05/2005/TT-BXD) 1. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hoặc thuê tư vấn lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình đã nêu tại điểm a khoản 2 Điều 7 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP và tại điểm a khoản 1 các Điều 13,14 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP. Nhiệm vụ thiết kế phải nêu rõ các yêu cầu và điều kiện để nhà thầu thiết kế thực hiện. Tại các bước thiết kế, nhiệm vụ thiết kế có thể được bổ sung phù hợp với điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả cho dự án đầu tư xây dựng công trình. 2. Nhiệm vụ thiết kế được chủ đầu tư phê duyệt là căn cứ để nhà thầu thiết kế thực hiện. Trước khi phê duyệt, chủ đầu tư mời chuyên gia góp ý nhiệm vụ thiết kế khi thấy cần thiết. Chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư sau khi phê duyệt nhiệm vụ thiết kế. Đối với công trình phải thi tuyển thiết kế kiến trúc thì chủ đầu tư có trách nhiệm lập nhiệm vụ thiết kế để người quyết định đầu tư phê duyệt theo quy định tại các điểm b, c khoản 1 mục II Thông tư số 05/2005/TT-BXD ngày 12/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng . 3. Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án đầu tư xây dựng, cấp công trình và hình thức thực hiện hợp đồng khi chủ đầu tư ký hợp đồng với một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện thiết kế thì chủ đầu tư chịu trách nhiệm kiểm soát và khớp nối toàn bộ 7
  8. SỞ XÂY DỰNG TỈNH ĐIỆN BIÊN TÀI LIỆU QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH thiết kế hoặc có thể giao cho tổng thầu thiết kế thực hiện nhằm đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, xử lý kịp thời các phát sinh đảm bảo hiệu quả của dự án . 4. Chủ đầu tư tự tổ chức việc thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán đối với những công trình xây dựng phải lập dự án theo quy định tại Điều 16 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP. Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán và tổng dự toán được lập theo mẫu Phụ lục 1A , Phụ lục 1B và Phụ lục 1C của Thông tư này. Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực thẩm định thì được phép thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra thiết kế, dự toán công trình đối với toàn bộ hoặc một phần các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 3 của Điều 16 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP làm cơ sở cho việc thẩm định, phê duyệt. Tổ chức tư vấn thẩm tra thiết kế phải có đủ điều kiện năng lực thiết kế đối với loại và cấp với công trình nhận thẩm tra. Người chủ trì thẩm tra thiết kế phải có điều kiện năng lực như của người chủ trì thiết kế công trình mà chủ đầu tư yêu cầu thẩm tra thiết kế. 5. Chủ đầu tư phải xác lập tính pháp lý của sản phẩm thiết kế trước khi đưa ra thi công thông qua việc xác nhận bằng chữ ký và dấu xác nhận đã phê duyệt của chủ đầu tư theo mẫu Phụ lục 1D vào bản vẽ thiết kế. 12. Nội dung dự toán xây dựng công trình (Điều 8-NĐ99) 1. Dự toán xây dựng công trình (sau đây gọi là dự toán công trình) được xác định theo công trình xây dựng cụ thể và là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. 2. Dự toán công trình được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình và đơn giá xây dựng công trình, định mức chi phí tính theo tỷ lệ phần trăm (%) (sau đây gọi là định mức tỷ lệ) cần thiết để thực hiện khối lượng, nhiệm vụ công việc đó. 3. Nội dung dự toán công trình bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng. 13. Lập dự toán công trình (Điều 9-NĐ99) 1. Dự toán công trình được lập như sau: a) Chi phí xây dựng được lập cho công trình, hạng mục công trình chính, các công việc của công trình cụ thể và được xác định bằng cách lập dự toán. Đối với công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công, nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công thì chi phí xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán hoặc bằng định mức tỷ lệ; 8
  9. SỞ XÂY DỰNG TỈNH ĐIỆN BIÊN TÀI LIỆU QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Chi phí xây dựng bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng, chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công; b) Chi phí thiết bị trong dự toán công trình bao gồm chi phí mua sắm thiết bị, kể cả chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ, nếu có; chi phí lắp đặt thiết bị, chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác liên quan, nếu có; Chi phí mua sắm thiết bị được xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng, chủng loại thiết bị cần mua, gia công và giá mua hoặc gia công thiết bị. Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ, chi phí lắp đặt thiết bị, chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác liên quan (nếu có) được xác định bằng dự toán; c) Chi phí quản lý dự án bao gồm các khoản chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án. Chi phí quản lý dự án được xác định bằng định mức tỷ lệ; d) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng, tư vấn thẩm tra và các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng khác. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định bằng định mức tỷ lệ hoặc lập dự toán; đ) Chi phí khác bao gồm các chi phí chưa quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này và được xác định bằng lập dự toán hoặc định mức tỷ lệ; e) Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng các chi phí quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này. Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù hợp với loại công trình xây dựng. 2. Đối với công trình quy mô nhỏ chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán công trình. 3. Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư có thể xác định tổng dự toán của dự án để phục vụ cho việc quản lý dự án. Tổng dự toán của dự án được xác định bằng cách cộng các dự toán của các công trình thuộc dự án. 14. Nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình (Điều 16-NĐ209, NĐ49) "1. Hồ sơ thiết kế phải được chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu sau khi phê duyệt. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản bao gồm các nội dung: a) Đối tượng nghiệm thu (tên công trình, bộ phận công trình được thiết kế; bước thiết kế); b) Thành phần trực tiếp nghiệm thu (chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế); c) Thời gian và địa điểm nghiệm thu; 9
  10. SỞ XÂY DỰNG TỈNH ĐIỆN BIÊN TÀI LIỆU QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH d) Căn cứ nghiệm thu; đ) Đánh giá chất lượng và số lượng hồ sơ thiết kế đối chiếu với các yêu cầu đặt ra; e) Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận hồ sơ thiết kế; yêu cầu sửa đổi, bổ sung và các kiến nghị khác nếu có)." 2. Căn cứ nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình: a) Hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình; b) Nhiệm vụ thiết kế, thiết kế các bước trước đó đã được phê duyệt; c) Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; d) Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình gồm thuyết minh, bản vẽ thiết kế và dự toán, tổng dự toán. 3. Nội dung nghiệm thu: a) Đánh giá chất lượng thiết kế; b) Kiểm tra hình thức và số lượng hồ sơ thiết kế xây dựng công trình. 4. Tùy theo tính chất, quy mô và yêu cầu của công trình xây dựng, chủ đầu tư được thuê tư vấn có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình để thực hiện thẩm tra thiết kế và phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra. Trường hợp thiết kế không bảo đảm yêu cầu theo hợp đồng thì nhà thầu thiết kế phải thiết kế lại và chịu mọi chi phí, kể cả chi phí thẩm tra thiết kế. 5. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng thiết kế xây dựng công trình và phải bồi thường thiệt hại khi sử dụng thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng và các hành vi vi phạm khác gây ra thiệt hại. 15. Thay đổi thiết kế xây dựng công trình (Điều 17-NĐ209, NĐ49) 1. Thiết kế xây dựng công trình đã phê duyệt chỉ được phép thay đổi trong các trường hợp sau đây: a) Khi dự án đầu tư xây dựng công trình được điều chỉnh có yêu cầu phải thay đổi thiết kế; 10
  11. SỞ XÂY DỰNG TỈNH ĐIỆN BIÊN TÀI LIỆU QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH b) Trong quá trình thi công xây dựng công trình phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý nếu không thay đổi thiết kế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thi công xây dựng, biện pháp thi công và hiệu quả đầu tư của dự án. "2. Trường hợp thay đổi thiết kế kỹ thuật nhưng không làm thay đổi thiết kế cơ sở hoặc thay đổi thiết kế bản vẽ thi công mà không làm thay đổi thiết kế bước trước thì chủ đầu tư được quyết định phê duyệt thay đổi thiết kế. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng được ký điều chỉnh vào thiết kế bản vẽ thi công những nội dung đã được chủ đầu tư chấp thuận và phải chịu trách nhiệm về quyết định điều chỉnh của mình." 16. Thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình (Điều 59-Luật XD) 1. Thiết kế cơ sở phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng tổ chức thẩm định khi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình. 2. Các bước thiết kế tiếp theo do chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt, nhưng không được trái với thiết kế cơ sở đã được phê duyệt. 3. Người thẩm định, phê duyệt thiết kế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định, phê duyệt của mình. 17. Nội dung thẩm định thiết kế (Điều 16 -NĐ16) 1. Sự phù hợp với các bước thiết kế trước đã được phê duyệt; 2. Sự tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; 3. Đánh giá mức độ an toàn công trình; 4. Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ, nếu có; 5. Bảo vệ môi trường; phòng, chống cháy, nổ; 18. Thẩm tra, phê duyệt dự toán công trình (Điều 10 NĐ- 99) 1. Chủ đầu tư tổ chức việc thẩm tra dự toán công trình trước khi phê duyệt. Nội dung thẩm tra bao gồm: a) Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng dự toán chủ yếu với khối lượng thiết kế; b) Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng công trình, định mức tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản mục chi phí khác trong dự toán công trình; c) Xác định giá trị dự toán công trình. 2. Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện, năng lực thẩm tra thì được phép thuê tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự toán công 11
  12. SỞ XÂY DỰNG TỈNH ĐIỆN BIÊN TÀI LIỆU QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH trình. Tổ chức, cá nhân tư vấn thẩm tra dự toán công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về kết quả thẩm tra. 3. Chủ đầu tư phê duyệt dự toán công trình sau khi đã thẩm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phê duyệt dự toán công trình. Dự toán công trình được phê duyệt là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng và là căn cứ để đàm phán ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu. 4. Công trình hoặc hạng mục công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi khởi công xây dựng phải có thiết kế, dự toán được phê duyệt. 19. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình (Điều 16-NĐ 16 và Thông tư 12/2005/TT-BXD) 1. Chủ đầu tư tự tổ chức việc thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán đối với những công trình xây dựng phải lập dự án theo quy định tại Điều 16 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP. Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán và tổng dự toán được lập theo mẫu Phụ lục 1A , Phụ lục 1B và Phụ lục 1C của Thông tư này. Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực thẩm định thì được phép thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra thiết kế, dự toán công trình đối với toàn bộ hoặc một phần các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 3 của Điều 16 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP làm cơ sở cho việc thẩm định, phê duyệt. Tổ chức tư vấn thẩm tra thiết kế phải có đủ điều kiện năng lực thiết kế đối với loại và cấp với công trình nhận thẩm tra. Người chủ trì thẩm tra thiết kế phải có điều kiện năng lực như của người chủ trì thiết kế công trình mà chủ đầu tư yêu cầu thẩm tra thiết kế. 2. Chủ đầu tư phải xác lập tính pháp lý của sản phẩm thiết kế trước khi đưa ra thi công thông qua việc xác nhận bằng chữ ký và dấu xác nhận đã phê duyệt của chủ đầu tư theo mẫu dấu hướng dẫn tại công văn số 1078 BXD-KSTK ngày 06/6/2006 của Bộ Xây dựng. 20. Thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở (Điều 9-NĐ16+NĐ112) 1) Đối với dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, không phân biệt nguồn vốn, việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện như sau: Bộ Công nghiệp tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, chế tạo máy, luyện kim và các công trình công nghiệp chuyên ngành; 12
  13. SỞ XÂY DỰNG TỈNH ĐIỆN BIÊN TÀI LIỆU QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, đê điều; Bộ Giao thông vận tải tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông; Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp vật liệu xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu. Riêng đối với dự án đầu tư xây dựng một công trình dân dụng dưới 20 tầng thì Sở Xây dựng tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở. Đối với dự án bao gồm nhiều loại công trình khác nhau thì Bộ chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở là một trong các Bộ nêu trên có chức năng quản lý loại công trình quyết định tính chất, mục tiêu của dự án. Bộ chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành quản lý công trình chuyên ngành và cơ quan liên quan để thẩm định thiết kế cơ sở. 2) Đối với các dự án nhóm B, C, không phân biệt nguồn vốn, trừ các dự án nhóm B, C quy định tại điểm c, điểm d khoản này, việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện như sau: Sở Công nghiệp tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, chế tạo máy, luyện kim và các công trình công nghiệp chuyên ngành; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, đê điều; Sở Giao thông vận tải tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông; Sở Xây dựng tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp vật liệu xây dựng và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu. Riêng dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thì Sở Xây dựng hoặc Sở Giao thông công chính hoặc Sở Giao thông vận tải tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Đối với dự án bao gồm nhiều loại công trình khác nhau thì Sở chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở là một trong các Sở nêu trên có chức năng quản lý loại công trình quyết định tính chất, mục tiêu của dự án. Sở chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của các Sở quản lý công trình chuyên ngành và cơ quan liên quan để thẩm định thiết kế cơ sở. 3) Đối với các dự án nhóm B, C do Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, các tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước đầu tư thuộc chuyên ngành do mình quản lý thì các Bộ, doanh nghiệp này tự tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở sau khi có ý kiến của địa phương về quy hoạch xây dựng và bảo vệ môi trường. 13
  14. SỞ XÂY DỰNG TỈNH ĐIỆN BIÊN TÀI LIỆU QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 4) Đối với các dự án nhóm B, C có công trình xây dựng theo tuyến qua nhiều địa phương thì Bộ được quy định tại điểm a khoản này tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở và có trách nhiệm lấy ý kiến của địa phương nơi có công trình xây dựng về quy hoạch xây dựng và bảo vệ môi trường. Cơ quan tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm gửi kết quả thẩm định thiết kế cơ sở tới đơn vị đầu mối thẩm định dự án. Thời gian thẩm định thiết kế cơ sở không quá 30 ngày làm việc đối với dự án quan trọng quốc gia, 20 ngày làm việc đối với dự án nhóm A, 15 ngày làm việc đối với dự án nhóm B và 10 ngày làm việc với dự án nhóm C, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 21. Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân thực hiện thiết kế xây dựng công trình (Điều 56-Luật XD) 1. Tổ chức thực hiện thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Có đăng ký hoạt động thiết kế xây dựng công trình; b) Có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình; c) Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế phải có năng lực hành nghề thiết kế xây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với yêu cầu của loại, cấp công trình. 2. Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành nghề, có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng; b) Có đăng ký hành nghề hoạt động thiết kế xây dựng công trình. Chính phủ quy định phạm vi hoạt động hành nghề thiết kế xây dựng công trình của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế xây dựng công trình. 3. Đối với việc thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ: a) Nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích xây dựng sàn lớn hơn 250 m 2, từ 3 tầng trở lên hoặc nhà ở trong các khu di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá thì việc thiết kế phải do tổ chức, cá nhân thiết kế có đủ năng lực hoạt động thiết kế xây dựng hoặc năng lực hành nghề thiết kế xây dựng thực hiện; b) Nhà ở riêng lẻ có quy mô nhỏ hơn nhà ở quy định tại điểm a khoản này thì cá nhân, hộ gia đình được tự tổ chức thiết kế nhưng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận. 22. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình (Điều 59-NĐ16) 14
  15. SỞ XÂY DỰNG TỈNH ĐIỆN BIÊN TÀI LIỆU QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1. Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình được phân thành 2 hạng như sau: a) Hạng 1: - Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận; - Đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại hoặc đã làm chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính của 3 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I cùng loại. b) Hạng 2: - Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận; - Đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã làm chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính của 3 công trình cấp II cùng loại. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được làm chủ nhiệm thiết kế công trình cùng loại cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV và làm chủ nhiệm lập dự án nhóm A, B, C cùng loại; b) Hạng 2: được làm chủ nhiệm thiết kế công trình cùng loại cấp II, cấp III và cấp IV và được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm B, C cùng loại. 23. Điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình (Điều 60-NĐ16) 1. Chủ trì thiết kế xây dựng công trình được phân thành 2 hạng như sau: a) Hạng 1: - Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận; - Đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại. b) Hạng 2: - Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận; - Đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã tham gia thiết kế 5 công trình cùng loại. c) Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, những cá nhân có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình, có thời gian liên tục làm công tác thiết kế tối thiểu 5 năm thì được làm chủ trì thiết kế công trình cấp III, cấp IV, trừ các công trình quy định tại Điều 28 của Nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được làm chủ trì thiết kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV; 15
  16. SỞ XÂY DỰNG TỈNH ĐIỆN BIÊN TÀI LIỆU QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH b) Hạng 2: được làm chủ trì thiết kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình cấp II, cấp III và cấp IV. 24. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thiết kế xây dựng công trình (Điều 61-NĐ16) 1. Năng lực của tổ chức tư vấn thiết kế xây dựng được phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau: a) Hạng 1: - Có ít nhất 20 người là kiến trúc sư, kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù hợp trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 1; - Có đủ chủ trì thiết kế hạng 1 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại; - Đã thiết kế ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại. b) Hạng 2: - Có ít nhất 10 người là kiến trúc sư, kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù hợp trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 2; - Có đủ chủ trì thiết kế hạng 2 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại; - Đã thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được thiết kế công trình cấp đặc biệt, cấp I , cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; lập dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại; b) Hạng 2: được thiết kế công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; lập dự án nhóm B, C cùng loại; c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng được thiết kế công trình cấp IV cùng loại, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình của công trình cùng loại. Lưu ý: (Đối với tổ chức tư vấn thiết kế chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã thiết kế ít nhất 5 công trình cấp IV thì được thiết kế công trình cấp III cùng loại - Thông tư 12/2005/TT-BXD) 16
  17. SỞ XÂY DỰNG TỈNH ĐIỆN BIÊN TÀI LIỆU QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 25. Lưu trữ hồ sơ thiết kế công trình xây dựng (Điều 61-Luật XD) 1. Hồ sơ thiết kế công trình xây dựng phải được lưu trữ. Thời hạn lưu trữ theo tuổi thọ công trình. 2. Đối với công trình xây dựng có ý nghĩa quan trọng về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, quốc phòng, an ninh thì hồ sơ thiết kế công trình phải được lưu trữ quốc gia, thời hạn lưu trữ vĩnh viễn. 26. Lưu trữ hồ sơ thiết kế theo Thông tư 02/2006/TT-BXD (Nội dung chi tiết xem TT02/2006/TT-BXD) 1. Thành phần hồ sơ lưu trữ và nơi lưu trữ a) Đối với chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng: Chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng lưu trữ hồ sơ thiết kế cơ sở, hồ sơ thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba bước), hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng. b) Đối với nhà thầu thiết kế: Nhà thầu thiết kế tham gia thiết kế công trình xây dựng lưu trữ phần hồ sơ thiết kế do mình thực hiện. Riêng nhà thầu đảm nhận tổng thầu thiết kế phải lưu trữ toàn bộ hồ sơ thiết kế công trình xây dựng bao gồm hồ sơ thiết kế cơ sở, hồ sơ thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba bước), hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công do mình và các nhà thầu phụ thiết kế thực hiện. Nhà thầu thiết kế, ngoài trách nhiệm tự lưu trữ phần hồ sơ thiết kế do mình lập, phải nộp hồ sơ thiết kế cho nhà thầu đảm nhận tổng thầu thiết kế để lưu trữ. Nhà thầu thiết kế phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính xác thực của hồ sơ lưu trữ thiết kế do mình lập; phải đền bù thiệt hại do việc sử dụng hồ sơ lưu trữ không đảm bảo tính xác thực gây ra. c) Đối với nhà thầu thi công xây dựng: Nhà thầu thi công xây dựng lưu trữ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng do mình thực hiện. Riêng nhà thầu đảm nhận tổng thầu thi công xây dựng phải lưu trữ toàn bộ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, bản vẽ hoàn công do mình và các nhà thầu phụ thi công xây dựng thực hiện. d) Đối với cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng: Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở lưu trữ hồ sơ thiết kế cơ sở do mình thẩm định. 17
  18. SỞ XÂY DỰNG TỈNH ĐIỆN BIÊN TÀI LIỆU QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 2. Hình thức, quy cách hồ sơ lưu trữ a) Hồ sơ thiết kế nộp lưu trữ phải có đầy đủ con dấu và chữ ký của tổ chức, cá nhân lập hồ sơ, có chữ ký của chủ nhiệm thiết kế và chủ trì thiết kế (đối với hồ sơ thiết kế); Các bản vẽ thiết kế phải đảm bảo hình thức, quy cách theo tiêu chuẩn hoặc quy định hiện hành. b) Các văn bản trong hồ sơ lưu trữ như văn bản phê duyệt dự án, văn bản phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật (trường hợp chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật), văn bản thẩm định thiết kế, văn bản phê duyệt thiết kế, văn bản nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng trường hợp không còn bản chính thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp. c) Hồ sơ thiết kế có thể được lưu trữ dưới dạng băng từ, đĩa từ hoặc vật mang tin phù hợp, thể hiện đầy đủ thành phần và nội dung hồ sơ lưu trữ theo quy định. 27. Quyền và nghĩa vụ của Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thiết kế xây dựng công trình (Điều 57-Luật XD) 1. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thiết kế xây dựng công trình có các quyền sau đây: a) Được tự thực hiện thiết kế xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình, năng lực hành nghề phù hợp với loại, cấp công trình; b) Đàm phán, ký kết và giám sát việc thực hiện hợp đồng thiết kế; c) Yêu cầu nhà thầu thiết kế thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết; d) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung thiết kế; đ) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng thiết kế xây dựng công trình theo quy định của pháp luật; e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thiết kế xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây: a) Lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng công trình trong trường hợp không đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình, năng lực hành nghề phù hợp để tự thực hiện; b) Xác định nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình; c) Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cho nhà thầu thiết kế; d) Thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết; đ) Thẩm định, phê duyệt hoặc trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế theo quy định của Luật này; e) Tổ chức nghiệm thu hồ sơ thiết kế; g) Lưu trữ hồ sơ thiết kế; 18
  19. SỞ XÂY DỰNG TỈNH ĐIỆN BIÊN TÀI LIỆU QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH h) Bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ thiết kế, cung cấp thông tin, tài liệu, nghiệm thu hồ sơ thiết kế không đúng quy định và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra; i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 28. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình (Điều 58-Luật XD) 1. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có các quyền sau đây: a) Từ chối thực hiện các yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế; b) Yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác thiết kế; c) Quyền tác giả đối với thiết kế công trình; d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây: a) Chỉ được nhận thầu thiết kế xây dựng công trình phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình, năng lực hành nghề thiết kế xây dựng công trình; b) Thực hiện đúng nhiệm vụ thiết kế, bảo đảm tiến độ và chất lượng; c) Chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế do mình đảm nhận; d) Giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng; đ) Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng phục vụ cho công tác thiết kế phù hợp với yêu cầu của từng bước thiết kế; e) Không được chỉ định nhà sản xuất vật liệu, vật tư và thiết bị xây dựng công trình; g) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; h) Bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra; i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 4. Chính phủ quy định thẩm quyền, nội dung thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình./. SỞ XÂY DỰNG TỈNH ĐIỆN BIÊN 19
  20. SỞ XÂY DỰNG TỈNH ĐIỆN BIÊN TÀI LIỆU QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 20