Tài liệu Quy hoạch tổng thể và nghiên cứu khả thi về giao thông khu vực Thành phố Hồ Chí Minh - Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật - Số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải

pdf 131 trang hapham 1950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Quy hoạch tổng thể và nghiên cứu khả thi về giao thông khu vực Thành phố Hồ Chí Minh - Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật - Số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_quy_hoach_tong_the_va_nghien_cuu_kha_thi_ve_giao_th.pdf

Nội dung text: Tài liệu Quy hoạch tổng thể và nghiên cứu khả thi về giao thông khu vực Thành phố Hồ Chí Minh - Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật - Số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải

  1. CƠ QUAN HỢP TÁC QUỐC TẾ NHẬT BẢN (JICA) BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI, NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM (BỘ GTVT) UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH QUY HOẠCH TỔNG THỂ VÀ NGHIÊN CỨU KHẢ THI VỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐÔ THỊ KHU VỰC TP HỒ CHÍ MINH (HOUTRANS) BÁO CÁO CUỐI CÙNG Quyển 5: Báo Cáo Kỹ Thuật Số 1: Các Cuộc Điều Tra Giao Thông Vận Tải Tháng 6 năm 2004 CÔNG TY ALMEC
  2. MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 1-1 1.1. Cơ sở và mục tiêu của điều tra khảo sát 1-1 1.2. Khái quát về các cuộc điều tra 1-2 2. MÔ TẢ CÁC CUỘC ĐIỀU TRA 2-1 2.1. Điều tra đường bao 2-1 2.2. Điều tra tuyến chính 2-4 2.3. Đếm lưu lượng giao thông 2-7 2.4. Đếm lưu lượng giao thông tại các giao lộ 2-9 2.5. Điều tra tốc độ giao thông 2-11 2.6. Điều tra phỏng vấn hành khách đi phương tiện VT công cộng 2-14 2.7. Điều tra trên các phương tiện giao thông công cộng 2-15 2.8. Điều tra các đầu mối vận tải công cộng 2-18 2.9. Điều tra các đơn vị khai thác vận tải công cộng 2-19 2.10. Điều tra phỏng vấn người sử dụng phương tiện cá nhân 2-21 2.11. Điều tra bãi đỗ xe 2-22 2.12. Điều tra vận tải hàng hóa 2-24 2.13. Điều tra các cơ sở 2-26 2.14. Điều tra vận tải thủy nội địa 2-28 3. KẾT QUẢ CHÍNH CỦA CÁC CUỘC ĐIỀU TRA 3-1 3.1. Đặc điểm giao thông đường bộ 3-1 3.2. Đường ra/vào sân bay, ga đường sắt và cảng 3-12 3.3. Đặc điểm của giao thông bên ngoài 3-15 3.4. Hệ số đi lại của hành khách 3-17 3.5. Tốc độ đi lại 3-18 3.6. Xe buýt và vận tải công cộng đường bộ khác 3-20 3.7. Giao thông cá nhân 3-31 3.8. Điều tra vận tải hàng hóa 3-38 3.9. Điều tra vận tải đường thủy nội địa 3-42 3.10. Các đặc điểm về giao thông liên quan tới các cơ sở 3-46 3.11. Bến bãi xe buýt 3-53 PHỤ LỤC: CÁC MẪU KHẢO SÁT
  3. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.2.1 Khái quát về các cuộc điều tra giao thông 1-2 Bảng 2.1.1 Các điểm điều tra trên đường bao 2-2 Bảng 2.1.2 Kế hoạch thực hiện điều tra đường bao 2-3 Bảng 2.3.1 Kế hoạch thực hiện điều tra đếm lưu lượng giao thông 2-7 Bảng 2.3.2 Các điểm điều tra đếm lưu lượng giao thông 2-8 Bảng 2.4.1 Kế hoạch thực hiện điều tra đếm lưu lượng giao thông tại các giao lộ 2-9 Bảng 2.4.2 Điểm đếm lưu lượng giao thông tại các giao lộ 2-10 Bảng 2.5.1 Kế hoạch thực hiện điều tra tốc độ giao thông 2-12 Bảng 2.5.2 Các đoạn tuyến điều tra tốc độ giao thông (các tuyến buýt) 2-13 Bảng 2.6.1 Kế hoạch thực hiện điều tra phỏng vấn hành khách đi phương tiện công cộng 2-14 Bảng 2.7.1 Kế hoạch thực hiện điều tra trên các phương tiện giao thông công cộng 2-15 Bảng 2.7.2 Các tuyến điều tra trên phương tiện công cộng 2-17 Bảng 2.8.1 Kế hoạch thực hiện điều tra 2-18 Bảng 2.9.1 Kế hoạch thực hiện cuộc điều tra 2-20 Bảng 2.10.1 Kế hoạch thực hiện cuộc điều tra 2-21 Bảng 2.12.1 Kế hoạch thực hiện cuộc điều tra 2-24 Bảng 2.12.2 Các điểm điều tra vận tải hàng hóa 2-25 Bảng 2.13.1 Quy mô mẫu đã hòan thành trong điều tra các cơ sở 2-27 Bảng 2.13.2 Kế hoạch thực hiện điều tra các cơ sở 2-27 Bảng 2.14.1 Kế hoạch thực hiện điều tra đường thủy nội địa 2-29 Bảng 2.14.2 Các điểm điều tra vận tải thủy nội địa 2-30 Bảng 2.14.3 Các đơn vị được phỏng vấn trong điều tra phỏng vấn đơn vị vận tải hàng hóa 2-30 Bảng 3.1.1 Lưu lượng giao thông tại các điểm điều tra đường bao 3-1 Bảng 3.1.2 Lưu lượng giao thông trên các điểm điều tra tuyến chính 3-3 Bảng 3.1.3 Lưu lượng giao thông tại các điểm điều tra đếm lưu lượng giao thông 3-5 Bảng 3.1.4 Lưu lượng giao thông tại các điểm điều tra đếm lưu lượng GT tại giao lộ 3-6 Bảng 3.1.5 Cấu thành giao thông theo khu vực và loại đường 3-10 Bảng 3.2.1 Phương thức tiếp cận của các phương thức phận tải liên vùng 3-12 Bảng 3.2.2 Số hành khách vận chuyển liên vùng theo điểm xuất phát/điểm đến trong Khu vực Nghiên cứu 3-13 Bảng 3.3.1 Số bản trả lời trong điều tra phỏng vấn trên đường 3-15 Bảng 3.3.2 Hệ số sử dụng chỗ và chuyên chở trong điều tra đường bao 3-16 Bảng 3.3.3 Xuất phát/đến của vận tải hành khách bằng đường bộ trong KVNC 3-16 Bảng 3.3.4 Loại hàng hóa vận chuyển chính –Điều tra đường bao- 3-16 Bảng 3.3.5 Điểm xuất phát/đến của vận tải hàng hóa trong Khu vực Nghiên cứu 3-17 Bảng 3.4.1 Hệ số đi lại của hành khách theo điều tra tuyến chính 3-17 Bảng 3.5.1 Tốc độ đi lại trung bình theo phương tiện và thời gian 3-18 Bảng 3.5.2 Tốc độ đi lại trung bình theo loại phương tiện và loại đường 3-19 Bảng 3.5.3 Tốc độ đi lại trung bình theo loại phương tiện và khu vực 3-20 Bảng 3.5.4 Tốc độ đi lại trung bình theo loại phương tiện và theo loại đường 3-20 Bảng 3.7.1 Điều kiện kinh tế – xã hội của những người được phỏng vấn trong điều tra phỏng vấn người sử dụng phương tiện cá nhân 3-31 Bảng 3.7.2 Ý kiến và các khía cạnh kinh tế của người sử dụng phương tiện cá nhân 3-32 Bảng 3.7.3 Hành vi giao thông của học sinh trong điều tra phỏng vấn 3-33 Bảng 3.7.4 Khái quát về người đưa đến trường trong điều tra phỏng vấn 3-33 Bảng 3.7.5 Thông tin về cơ sở vật chất và hoạt động của bãi đỗ theo hình thức sở hữu 3-35 Bảng 3.7.6 Kết quả điều tra phỏng vấn người sử dụng bãi đỗ xe 3-36 Bảng 3.7.7 Kết quả điều tra đếm phương tiện ở bãi đỗ theo địa điểm 3-37 Bảng 3.8.1 Kết quả đếm lưu lượng vận tải hàng hóa 3-38 Bảng 3.8.2 Số bản trả lời trong điều tra phỏng vấn OD 3-39 Bảng 3.8.3 Các hàng hóa vận chuyển chính - Điều tra vận tải hàng hóa - 3-39 Bảng 3.8.4 Kết quả điều tra phỏng vấn các công ty khai thác vận tải hàng hóa 3-41 Bảng 3.9.1 Lưu lượng giao thông đường thủy nội địa theo trạm 3-42
  4. Bảng 3.9.2 Hàng hóa vận tải chính theo phân bổ vận tải hàng hóa 3-44 Bảng 3.9.3 Đặc điểm khai thác hàng hóa trong điều tra giao thông thủy nội địa 3-44 Bảng 3.9.4 So sánh với tình hình năm 1999 trong điều tra giao thông thủy nội địa 3-45 Bảng 3.9.5 Các vấn đề của các đơn vị khai thác vận tải hàng hóa trong điều tra 3-45 Bảng 3.10.1 Tỷ lệ sở hữu phương tiện theo loại hình công việc 3-46 Bảng 3.10.2 Số bãi đỗ trung bình theo loại hinh doanh nghiệp 3-46 Bảng 3.10.3 Các biện pháp cải tạo có sự mâu thuẫn giữa các nhóm 3-49 Bảng 3.10.4 Quan điểm về trợ cấp chi phí đi lại 3-51 Bảng 3.10.5 Đưa đón học sinh 3-51 Bảng 3.10.6 Quan điểm về vấn đề đưa đón học sinh 3-52 Bảng 3.10.7 Đi học bằng xe máy 3-52 Bảng 3.11.1 Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật và hoạt động của các bến xe buýt 3-54
  5. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1.1 Các điểm điều tra đường bao 2-2 Hình 2.2.1 Các điểm điều tra tuyến chính 2-5 Hình 2.3.1 Các điểm điều tra đếm lưu lượng giao thông 2-8 Hình 2.4.1 Các điểm điều tra đếm lưu lượng giao thông tại các giao lộ 2-10 Hình 2.5.1 Các đoạn điều tra tốc độ giao thông (các tuyến buýt) 2-13 Hình 2.7.1 Các tuyến điều tra trên các phương tiện công cộng 2-17 Hình 2.8.1 Các bến điều tra 2-19 Hình 2.11.1 Các điểm điều tra bến đỗ xe (trừ điều tra hiện trạng bãi đỗ) 2-23 Hình 2.12.1 Các điểm điều tra vận tải hàng hóa 2-25 Hình 2.14.1 Các điểm điều tra vận tải thủy nội địa 2-30 Hình 3.1.1 Phân bổ nhu cầu theo giờ lưu lượng giao thông trong các quận nội thành 3-7 Hình 3.1.2 Phân bổ lưu lượng giao thông theo giờ ở các vùng ngoại ô/nông thôn 3-8 Hình 3.1.3 Phân loại khu vực và loại đường trong khu vực nghiên cứu 3-9 Hình 3.1.4 Lưu lượng giao thông trên các đường chính 3-10 Hình 3.1.5 So sánh lưu lượng giao thông ở các khu vực chính 3-11 Hình 3.2.1 Sự phân bổ hành khách trong Khu vực Nghiên cứu từ/đến sân bay và ga đường sắt 3-14 Hình 3.5.1 Tốc độ đi lại trung bình trên một số đường chính 3-19 Hình 3.6.1 Số hành khách lên/xuống tại các điểm dừng/bến xe buýt của các tuyến điều tra 3-21 Hình 3.6.2 Đánh giá về dịch vụ vận tải công cộng 3-25 Hình 3.7.1 Sự phân bổ các điểm đỗ xe ở quận 1, 3 và 5 3-34 Hình 3.7.2 Sự phân bổ thời gian đỗ xe tại các bãi đỗ được điều tra 3-37 Hình 3.8.1 Phân bổ vận tải hàng hóa từ/đến khu vực cảng Sài Gòn 3-40 Hình 3.9.1 Lưu lượng giao thông đường thủy nội địa trên các sông theo loại tàu 3-42 Hình 3.9.2 Lưu lượng giao thông thủy nội địa theo sông 3-43 Hình 3.9.3 Lưu lượng giao thông đường thủy nội địa theo sông và theo hướng 3-43 Hình 3.10.1 Diện tích bãi đỗ của các đơn vị 3-47 Hình 3.10.2 Các tiện đi làm theo loại hình cơ sở 3-48 Hình 3.10.3 Nhận thức của các cơ sở về các vấn đề giao thông 3-48 Hình 3.10.4 Đánh giá các biện pháp cải tạo giao thông của các doanh nghiệp 3-49 Hình 3.10.5 Sự tương quan giữa vác vấn đề giao thông và các biện pháp cải tạo 3-50 Hình 3.11.1 So sánh số chuyến theo kế hoạch và thực tế tại bến xe buýt 3-53
  6. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 1. MỞ ĐẦU 1.1. Cơ sở và mục tiêu của điều tra khảo sát Để xây dựng Quy hoạch Tổng thể Giao thông Vận tải, kế hoạch hành động ngắn hạn và nghiên cứu khả thi trong Khu vực đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, cần thu thập thông tin đầy đủ và toàn diện về tình hình giao thông cũng như các vấn đề hiện nay trong Khu vực Nghiên cứu. Tuy nhiên, các thông tin này hiện đang rất hạn chế. Có một số nghiên cứu về giao thông vận tải ở TPHCM như Nghiên cứu GTVT TPHCM (DFID-MVA:1996) nhưng cần thu thập thông tin cập nhật xem xét đến sự tăng trưởng nhanh của tình hình dân cư và kinh tế, và sự thay đổi hành vi của người dân trong Khu vực Nghiên cứu. Hơn nữa, Quy hoạch giao thông đô thị TPHCM đã tập trung vào các hiện tượng giao thông nảy sinh nhưng các vấn đề và ý kiến của các bên liên quan như người tham gia giao thông, hành khách, lái xe và các nhà quản lý các đơn vị chưa được xác định rõ ràng và các thông tin này rất cần thiết cho công tác xây dựng quy hoạch tổng thể và các kế hoạch hành động ngắn hạn. Để thực hiện, Đoàn Nghiên cứu HOUTRANS đã thực hiện một số điều tra về giao thông vận tải nhằm các mục đích sau: • Thu thập thông tin mới nhất về tình hình giao thông nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng quy hoạch tổng thể, kế hoạch hành động ngắn hạn và các nghiên cứu khả thi trong Khu vực Nghiên cứu • Hiểu rõ các vấn đề hiện nay và ý kiến về giao thông vận tải trong Khu vực Nghiên cứu của các bên liên quan như người tham gia giao thông, hành khách, lái xe và các nhà quản lý các doanh nghiệp, v.v. • Các cuộc điều tra có thể được phân thành 2 nhóm: điều tra quan sát, bao gồm điều tra đếm lưu lượng giao thông, điều tra phỏng vấn OD, điều tra công suất sử dụng phương tiện, điều tra tốc độ giao thông, điều tra trên các phương tiện giao thông công cộng, điều tra các ga đầu mối công cộng và điều tra đường thủy nội địa; và điều tra khẳng định bao gồm điều tra phỏng vấn hành khách trên các phương tiện giao thông công cộng, điều tra phỏng vấn lái xe, điều tra phỏng vấn đơn vị khai thác xe buýt, điều tra người sử dụng phương tiện cá nhân và điều tra các đơn vị, doanh nghiệp. Điều tra quan sát chủ yếu nhằm hoàn thiện dữ liệu dự báo nhu cầu giao thông và điều tra khẳng định nhằm tìm ra các vấn đề tồn tại và định hướng chính sách tương lai của công tác phát triển giao thông trong tương lai. 14 cuộc điều tra khảo sát giao thông vận tải đã được thực hiện và mô tả trong báo cáo kỹ thuật này, trừ Điều tra Phỏng vấn Hộ gia đình – được mô tả trong Báo cáo kỹ thuật số 02. 1-1
  7. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 1.2. Khái quát về các cuộc điều tra Khái quát về các cuộc điều tra giao thông và vận tải trong Nghiên cứu HOUTRANS được trình bày trong Bảng 1.2.1. Bảng 1.2.1 Khái quát về các cuộc điều tra giao thông Điều tra Mục tiêu Phạm vi Phương pháp 1. Điều tra đường • Lưu lượng giao thông trên đường • 22 trạm trên địa bàn khu vực nghiên • Phỏng vấn trực tiếp các lái bao bao (Phương tiện/hành khách) cứu xe, hành khách ngay bên • Thông tin sơ lược về tình hình kinh • 4 trạm tại các điểm đầu mối giao đường tế xã hội và thông tin về đi lại của thông (sân bay, cảng, nhà ga ) • Đếm lưu lượng giao thông người dân bên ngoài khu vực nghiên (phương tiện) cứu • 24 và 18 giờ 2. Điều tra tuyến • Lưu lượng giao thông trên tuyến • 37 trạm ở 2 tuyến chính đông, tây • Đếm lưu lượng giao thông chính chính (phương tiện/hành khách) (phương tiện/hành khách) • 24 và 18 giờ 3. Đếm lưu lượng • Lưu lượng giao thông tại các đoạn • 16 trạm • Đếm lưu lượng giao thông giao thông đường chính (phương tiện) • 12 giờ (từ 6 đến 18 giờ) 4 Đếm lưu lượng • Lưu lượng giao thông tại các điểm • 12 giao lộ chính • Đếm lưu lượng giao thông giao thông tại các tắc nghẽn do rẽ đổi hướng (phương tiện) giao lộ • 12 giờ (6-18) 5 Tốc độ giao • Tốc độ giao thông trên các tuyến • 15 tuyến • P.pháp đo vận tốc trên các thông chính ở từng đoạn • Ô tô, xe máy, xe đạp, xe buýt, xe xe di động. • Các đoạn nút cổ chai lam • 6 chuyến đi về theo thời • 12 giờ điểm và loại phương tiện 6 Phỏng vấn hành • Đặc điểm đi lại • Xe buýt/xe lam, xích lô, taxi và xe • Phỏng vấn trực tiếp hành khách đi các • Hiểu biết của người sử dụng về sự ôm khách đi các phương tiện phương tiện giao tồn tại và các đề xuất của họ về các • 2.000 hành khách giao thông công cộng thông công cộng dịch vụ vận tải công cộng • 12 giờ 7 Các ga đầu mối • Khả năng và tình hình khai thác các • 11 bến xe buýt/lam chính • Điều tra hiện trạng bến bãi giao thông công ga, bến • Đếm tần số và hành khách cộng • Đặc điểm của việc vận hành xe theo tuyến buýt/xe lam • 18 giờ 8 Điều tra trên các • Số hành khách lên và xuống trên • 19 tuyến đại diện • Ngồi trên xe quan sát phương tiện giao từng đoạn đường • 13 giờ • 6 chuyến đi về trên mỗi thông công cộng tuyến 9 Phỏng vấn tổ • Đặc điểm vận hành và tài chính của • 30 nhà khai thách xe buýt/xe lam • Phỏng vấn trực tiếp chức khai thác tổ chức khai thác phương tiện GT • 300 lái xe xích lô, taxi và xe ôm GT công cộng công cộng 10. Phỏng vấn • Sự lựa chọn tuyến đường đi • Người sử dụng các phương tiện cá • PV trực tiếp người sử dụng người sử dụng • Hiểu biết về các dịch vụ GTĐBvà sự nhân (ô tô, xe máy, xe đạp) • 12 giờ phương tiện cá sẵn sàng sử dụng các phương tiện • 2.000 người sử dụng nhân công cộng 11. Bãi đỗ xe • Bãi đỗ ở trung tâm thành phố • Hiện trạng tất cả các khu vực đỗ xe • Điều tra hiện trạng bến bãi • Khả năng và tình hình khai thác các tại quận 1, quận 3, và quận 5. • Điều tra tình hình khai thác bến đỗ xe • 20 điểm đỗ xe trên phố và xa phố • PV trực tiếp người sử dụng • Hiểu biết của người sử dụng về các cho ô tô và xe máy/xe đạp • 18 giờ dịch vụ bến đỗ xe 12.Vận tải hàng hóa • Đặc điểm các phương tiện vận tải • 90 DN khai thác vận tải • Phỏng vấn trực tiếp các DN hàng hoá • 16 địa điểm tại các cảng, ICD, sân • Đếm phương tiện và phỏng bay để đếm phương tiện và phỏng vấn OD tại cổng vấn OD • 24 giờ 13.Điều tra các đơn • Quan điểm và đánh giá của các văn • Khoảng 800 đơn vị: 200 cơ sở giáo • Phỏng vấn trực tiếp lãnh vị phòng, trường học, bệnh viện, v.v. dục, 75 cơ sở y tế, 250 cơ sở đạo đơn vị về tình hình giao thông vận tải hiện thương mại, 110 văn phòng, 125 nay. đơn vị vận chuyển, 20 đơn vị dịch vụ đô thị và 20 cơ sở vui chơi giải trí 14.Điều tra giao • Lưu lượng giao thông trên các tuyến • 6 tuyến đường thủy chính (sông • Đếm phương tiện và phỏng thông vận tải vận tải hàng hóa đường thủy nội địa ngòi) vấn OD tại các điểm chính thủy nội địa • Đặc điểm của các tuyến vận tải hàng • 14 giờ trên các tuyến đường thủy hóa đường thủy nội địa và các đơn vị • 10 đơn vị khai thác vận tải • Phỏng vấn trực tiếp các khai thác công ty khai thác vận tải hàng hóa Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 1-2
  8. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 2. Mô tả các cuộc Điều tra 2.1. Điều tra đường bao 1) Mục tiêu Điều tra đường bao nhằm thu thập thông tin về những người sống ngoài khu vực nghiên cứu – những thông tin này không thu thập được trong điều tra hành trình cá nhân, và những người sống trong khu vực nghiên cứu để kiểm tra lại kết quả của Điều tra Phỏng vấn Hộ gia đình. Để thu thập được các thông tin này, điều tra đường bao được thực hiện nhằm thu thập các thông tin về chuyến đi như điểm đầu, điểm cuối, mục đích và phương thức. 2) Phạm vi công việc (1) Nội dung điều tra • Thông tin về chuyến đi: điểm đầu và điểm cuối, mục đích, phương thức, hàng hoá, đánh giá phương thức, v.v. (mẫu phiếu điều tra trình bày trong phần Phụ lục) • Đếm lưu lượng giao thông (phương tiện giao thông) (2) Phương pháp điều tra Những thông tin về chuyến đi sẽ được thu thập qua phỏng vấn lái xe hoặc hành khách mẫu (mẫu điều tra được trình bày trong phụ lục). Tỷ lệ mẫu được chọn tuỳ thuộc vào lưu lượng giao thông (5-10% lượng xe qua lại) và đánh giá của cảnh sát giao thông – những cảnh sát hỗ trợ điều tra. Việc đếm phương tiện được thực hiện nhằm xác định lưu lượng giao thông theo giờ tính theo loại phương tiện và hướng đi. Xét về loại phương tiện, cách phân loại tương tự như Điều tra Giao thông Đô thị TPHCM (Nghiên cứu của DFID) chia ra như sau: • Xe đạp • Xe máy • Xe con • Taxi • Xích lô • Xe lam • Xe buýt nhỏ • Xe buýt thường • Xe tải nhỏ • Xe tải lớn • Xe chở container • Xe khác (3) Phạm vi điều tra Đường bao được xác định là đường biên của khu vực nghiên cứu (xem Hình 2.1.1 và Bảng 2.1.1). Số lượng khu vực điều tra và thời gian điều tra như sau: • 7 khu vực trên các đường chính thuộc đường bao, sân bay, ga đường sắt Æ24 giờ. • 19 khu vực trên các đường phụ, bến cảng và ga đường sắt Æ 18 giờ • 2 khu vực tại các cảng đường thủy nội địa Æ 12 giờ 2-1
  9. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải Hình 2.1.1 Các điểm điều tra đường bao Đường bao Các điểm điều tra trên đường bao Nguồn: Đoàn Nghiên Cứu Bảng 2.1.1 Các điểm điều tra trên đường bao Phạm vi Ngày điều tra Đếm STT Điểm điều tra (đường bao) Phỏng vấn trong năm phương OD 2002 tiện 1 Quốc lộ 1 (Long An) 24 giờ 24 giờ 27/12 2 Quốc lộ 50 (Long An) 18 giờ 18 giờ 27/12 3 Tỉnh lộ 827 (Long An) 18 giờ 18 giờ 27/12 4 Đường Châu Thành-Mỹ Tho (Long An) 18 giờ 18 giờ 27/12 5 Tỉnh lộ 822 (Long An) 18 giờ 18 giờ 26/12 6 Đường Đức Huệ với Trảng Bàng (Long An) 18 giờ 18 giờ 26/12 7 Quốc lộ 22 (TPHCM) 24 giờ 24 giờ 31/12 8 Tỉnh lộ 2 (TPHCM) 18 giờ 18 giờ 30/12 9 Tỉnh lộ 15 (TPHCM) 18 giờ 18 giờ 30/12 10 Tỉnh lộ 744 (Bình Dương) 18 giờ 18 giờ 19/12 11 Quốc lộ13 (Bình Dương) 24 giờ 24 giờ 19/12 12 Tỉnh lộ 742 (Bình Dương) 18 giờ 18 giờ 19/12 13 Đường Bình Chuẩn (Bình Dương) 18 giờ 18 giờ 19/12 14 Đường Thanh Phước (Bình Dương) 18 giờ 18 giờ 19/12 15 Tỉnh lộ 768 (Đồng Nai) 18 giờ 18 giờ 20/12 16 Đường Đồng Khởi (Đồng Nai) 18 giờ 18 giờ 20/12 17 Đường Thiên Tân (Đồng Nai) 18 giờ 18 giờ 20/12 18 Quốc lộ1 (Đồng Nai) 24 giờ 24 giờ 20/12 19 Quẹo ngã ba đường Thái Lan (Đồng Nai) 18 giờ 18 giờ 23/12 20 Tỉnh lộ 763 (Đồng Nai) 18 giờ 18 giờ 23/12 21 Tỉnh lộ 770 (Đồng Nai) 18 giờ 18 giờ 23/12 22 Quốc lộ 51 (Đồng Nai) 24 giờ 24 giờ 23/12 23 Ga đường sắt Sài Gòn 24 giờ 24 giờ 25,26/12 24 Sân bay Tân Sơn Nhất 24 giờ 24 giờ 25/12 25 Phà Nguyễn Kiệu 12 giờ 12 giờ 25,26/12 26 Phà Tôn Thất Thuyết 12 giờ 12 giờ 25,26/12 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 2-2
  10. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 3) Thực hiện điều tra Điều tra được thực hiện theo kế hoạch trong Bảng 2.1.2. Bảng 2.1.2 Kế hoạch thực hiện điều tra đường bao Tháng 12/2002 1/2003 Tuần 1 2 3 4 1 2 1. Chuẩn bị - Thiết kế mẫu phiếu điều tra - Phê duyệt điều tra - Đào tạo giám sát viên và điều tra viên 2. Điều tra thực địa 3. Thu thập/mã hóa 4. Kiểm tra dữ liệu Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 4) Xử lý dữ liệu Xử lý dữ liệu được thực hiện theo 4 bước như sau: 1. Nội suy lưu lượng giao thông trong 18 giờ lên lưu lượng giao thông trong 24 giờ: Lưu lượng giao thông thu thập được trong 18 giờ tại điểm điều tra được nội suy thành llưu lượng giao thông trong 24 giờ sử dụng các hệ số nội suy trong 24 giờ tại điểm điều tra. 2. Tính toán các hệ số nội suy: Dựa trên lưu lượng giao thông quan sát được (24 giờ) theo phương thức vận tải và số lượng mẫu thu thập trong điều tra phỏng vấn OD, hệ số nội suy được tính toán theo điểm điều tra và phương thức vận tải. 3. Xây dựng ma trận OD: Chuyển thông tin điểm xuất phát và điểm đến (địa chỉ) thành vùng giao thông và các ma trận OD bằng cách xây dựng các phương thức vận tải. 4. Tính toán hành trình của “dân không cư trú”: Tỷ lệ hành trình của “dân không cư trú” được tính toán dựa trên điều tra phỏng vấn ở điểm điều tra và phương thức vận tải. Đưa các tỷ lệ này vào ma trận OD xây dựng trong phần 3) và có thể hoàn thiện ma trận OD theo người dân không cư trú. 5) Đánh giá về cuộc điều tra Cuộc điều tra này cần sự hợp tác của cảnh sát giao thông khu vực vì cần phải dừng các phương tiện đang đi lại để phỏng vấn và tình hình càng trở nên phức tạp do thiếu nguồn nhân lực trong lực lượng cảnh sát giao thông địa phương. Hơn nữa, đường bao - là ranh giới Khu vực Nghiên cứu - hầu hết là các khu vực nông thôn và đôi khi khó khăn cho giám sát viên và điều tra viên tiếp cận được điểm điều tra do tình trạng đường xá xấu ở các khu vực này. 2-3
  11. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 2.2. Điều tra tuyến chính 1) Mục tiêu Điều tra tuyến chính được thực hiện nhằm thu thập tỷ lệ điều chỉnh bảng OD (điểm đầu – điểm cuối) đã được chuẩn bị qua điều tra hành trình cá nhân đồng thời so sánh với số liệu quan sát được và ước tính đối với lưu lượng giao thông phân bổ trên mạng lưới. Thông tin về thời gian sử dụng phương tiện trung bình theo phương thức vận tải cũng được thu thập qua cuộc điều tra này. 2) Phạm vi và quy mô (1) Nội dung điều tra • Đếm lưu lượng giao thông (phương tiện giao thông) • Đếm số hành khách trên một phương tiện theo phương pháp trực quan (2) Phương pháp điều tra Đếm phương tiện nhằm xác định lưu lượng giao thông hàng giờ theo loại xe hay huớng đi bằng cách điền vào phiếu điều tra. Về loại xe, sử dụng những loại xe đã liệt kê và phân loại trong điều tra đường bao. Đếm hành khách được thực hiện theo phương pháp trực quan (điều tra mẫu). Cần đếm hành khách đối với 10-50% lượng xe qua lại. (3) Phạm vi điều tra Có 2 tuyến chính được xác định để phân Khu vực Nghiên cứu thành 3 khu vực (xem Hình 2.2.1 và Bảng 2.2.2). Số lượng khu vực điều tra và thời gian điều tra như sau: • 20 khu vực trên đườngÆ 24 giờ • 23 khu vực trên đườngÆ 18 giờ 3) Kế hoạch thực hiện Cuộc điều tra được thực hiện theo kế hoạch trong Bảng 2.2.1. Bảng 2.2.1 Kế hoạch thực hiện điều tra tuyến chính Tháng 11/2002 12/2002 Tuần 1 2 3 4 1 2 1. Chuẩn bị - Chuẩn bị mẫu phiếu điều tra - Phê duyệt điều tra - Tập huấn giám sát viên và điều tra viên 2. Điều tra thực địa 3. Biên tập/nhập dữ liệu 4. Kiểm tra dữ liệu Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 2-4
  12. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 4) Xử lý dữ liệu Công tác xử lý dữ liệu được thực hiện thep 3 bước sau đây: 1. Nội suy lưu lượng giao thông trong 18 giờ ra lưu lượng giao thông trong 24 giờ: Lưu lượng giao thông thu thập được trong 18 giờ tại các điểm điều tra được nội suy thành lưu lượng giao thông trong 24 giờ sử dụng các hệ số nội suy tại các điểm điều tra. 2. Tính toán lưu lượng giao thông: Lưu lượng giao thông qua từng tuyến chính được tóm tắt theo tuyến chính, hướng và phương thức vận tải. 3. Chuyển lưu lượng giao thông từ số phương tiện thành số người (chuyến đi) sử dụng kết quả điều tra thời gian của hành khách trên xe cho phù hợp với kết quả Điều tra phỏng vấn hộ gia đình (Xem chi tiết hơn trong Báo cáo kỹ thuật số 2). 5) Đánh giá về cuộc điều tra Có một số điểm điều tra có kết quả lưu lượng giao thông không hợp lý và phải tổ chức điều tra lại tại các điểm này. Ngoài ra, đếm phương tiện được thực hiện bằng trực quan và điền vào mẫu phiếu điều tra nhưng khó có thể đếm được số lượng chính xác tại các điểm có lưu lượng giao thông cao. Do đó, một số phương tiện kiểm tra cơ giới (như băng ghi hình tại một số điểm mẫu) hoặc cần thực hiện quan sát nhiều lần tại một điểm nhằm thu được số liệu chính xác. Hình 2.2.1 Các điểm điều tra tuyến chính Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 2-5
  13. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải Bảng 2.2.2 Các điểm điều tra tuyến chính Phạm vi Ngày Đếm STT Điểm điều tra Thời gian điều tra phương sử dụng 2002 tiện Tuyến chính phía Bắc 1 Đường biên Bến Lức: Hương Lộ 824 18 giờ 18 giờ 19/11 2 Góc Vĩnh Lộc và chợ Ấp 1 18 giờ 18 giờ 20/11 3 Góc Vĩnh Lộc và Hương Lộ 80 18 giờ 18 giờ 20/11 4 Góc giao Vĩnh Lộc và Quốc lộ 1 24 giờ 24 giờ 20/11 5 Góc Vĩnh Lộc và Khu CN Tân Bình 18 giờ 18 giờ 20/11 6 Góc đường Cách Mạng Tháng 8 và Tây Thạnh 18 giờ 18 giờ 21/11 7 Góc đường CMT8 và Tân Kỳ Tân Quý ( Hướng An Sương) 24 giờ 24 giờ 21/11 8 Góc đường CMT8 và Tân Kỳ Tân Quý (Hướng Cộng Hoà) 24 giờ 24 giờ 21/11 9 Góc đường CMT8 và Tân Hải 18 giờ 18 giờ 21/11 10 Góc đường CMT8 và Núi Thành 18 giờ 18 giờ 22/11 11 Góc đường CMT8 và Bình Giã 18 giờ 18 giờ 22/11 12 Góc đường CMT8 và đường Hoàng Hoa Thám 24 giờ 24 giờ 22/11 13 Góc đường CMT8 và đường Nguyễn Thái Bình 18 giờ 18 giờ 22/11 14 Góc đường CMT8 và đường Xuân Hồng 18 giờ 18 giờ 25/11 15 Góc đường CMT8 và đường Hoàng Văn Thụ 24 giờ 24 giờ 25/11 16 Góc đường CMT 8 và đường Phạm Văn Hai 24 giờ 24 giờ 25/11 17 Cầu Sạn 18 giờ 18 giờ 25/11 18 Góc Trần Văn Đang và Trần Quang Diệu 24 giờ 24 giờ 26/11 19 Cầu Trương Minh Giảng : Góc giao Trần Văn Đang và Lê Văn Sỹ 24 giờ 24 giờ 26/11 20 Cầu Nguyễn Văn Trỗi: Nam Kỳ Khởi Nghĩa 24 giờ 24 giờ 26/11 21 Cầu Kiệu: Hai Bà Trưng 24 giờ 24 giờ 27/11 22 Cầu Bông: Trần Quang Khải 24 giờ 24 giờ 27/11 23 Cầu Bùi Hữu Nghĩa 18 giờ 18 giờ 20/11 24 Cầu Điện Biên Phủ: Điện Biên Phủ 24 giờ 24 giờ 27/11 25 Cầu Thị Nghè: Xô Viết Nghệ Tĩnh 24 giờ 24 giờ 2/12 26 Cầu Lê Thánh Tôn: Lê Thánh Tôn 24 giờ 24 giờ 29/11 27 Góc Xa Lộ Hà Nội và Trần Não 24 giờ 24 giờ 2/12 28 Góc Xa Lộ Hà Nội và Ngã Ba Cát Lái 24 giờ 24 giờ 2/12 Tuyến chính phía Nam 29 Tỉnh lộ 830 18 giờ 18 giờ 19/11 30 Chợ Đệm 18 giờ 18 giờ 19/11 31 Cầu Bình Điền: Quốc lộ 1 24 giờ 24 giờ 19/11 32 Cầu Chữ U: Trần Văn Kiểu 18 giờ 18 giờ 28/11 33 Cầu Chà Và 24 giờ 24 giờ 28/11 34 Cầu Nguyễn Tri Phương: Hàm Tử 18 giờ 18 giờ 28/11 35 Cầu Chữ Y: Bến Hàm Tử 24 giờ 24 giờ 28/11 36 Cầu Calmet: Bến Chương Dương 24 giờ 24 giờ 29/11 37 Cầu Khánh Hội: Bến Chương Dương 18 giờ 18 giờ 29/11 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 2-6
  14. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 2.3. Đếm lưu lượng giao thông 1) Mục tiêu Đếm lưu lượng giao thông nhằm xác định lưu lượng xe trên những đường chính nhằm tiến hành phân bổ lưu lượng giao thông hiện tại theo mô hình dự báo giao thông cũng như bổ sung cho điều tra đường bao và tuyến chính. 2) Phạm vi và quy mô (1) Nội dung điều tra Thực hiện đếm lưu lượng giao thông trong điều cuộc điều tra này. (2) Phương pháp điều tra Thực hiện đếm phương tiện giao thông nhằm xác định lưu lượng giao thông trong khoảng thời gian 10 phút một theo loại phương tiện và theo hướng, bằng cách điền vào phiếu điều tra. Về loại phương tiện, các phương tiện được phân loại như phân loại phương tiện trong điều tra đường bao. (3) Phạm vi điều tra Các điểm điều tra được xếp thành vòng tròn như đường bao phía trong (xem Hình 2.3.1 và Bảng 2.3.2). Số lượng khu vực điều tra và thời gian điều tra như sau: • 7 điểm trên đường Æ 24 giờ; • 9 điểm trên đường Æ 18 giờ. 3) Thực hiện điều tra Cuộc điều tra được thực hiện theo kế hoạch trong Bảng 2.3.1. Bảng 2.3.1 Kế hoạch thực hiện điều tra đếm lưu lượng giao thông Tháng 11/2002 12/2002 Tuần 3 4 1 2 1. Chuẩn bị - Chuẩn bị mẫu điều tra - Phê duyệt điều tra - Tập huấn giám sát viên và điều tra viên 2. Điều tra thực địa 3. Biên tập/nhập dữ liệu 4. Kiểm tra dữ liệu Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 4) Xử lý dữ liệu Nội suy lưu lượng giao thông trong 18 giờ ra lưu lượng giao thông trong 24 giờ: Lưu lượng giao thông thu thập được trong 18 giờ tại các điểm điều tra được nội suy thành lưu lượng giao thông trong 24 giờ, sử dụng hệ số nội suy tại các điểm điều tra trong 24 giờ. 2-7
  15. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 5) Đánh giá về cuộc điều tra So với điều tra tuyến chính, chất lượng của kết quả điều tra này cao hơn vì kỹ năng của điều tra viên dường như đã cao hơn. Hình 2.3.1 Các điểm điều tra đếm lưu lượng giao thông Nguồn: Đoàn Nghiên cứu Bảng 2.3.2 Các điểm điều tra đếm lưu lượng giao thông Thời gian Ngày điều tra STT Điể điều tra năm 2002 1 Đại lộ Nguyễn Văn Linh (gần góc đường Ba Tơ) 24 giờ 10/12 2 Kinh Dương Vương (gần góc Đại lộ Hậu Giang) 24 giờ 11/12 3 Ba Hom (gần góc đường An Dương Vương) 18 giờ 10/12 4 Thoại Ngọc Hầu (gần góc đường Phan Anh) 18 giờ 10/12 5 Tân Kỳ Tân Quý (gần góc đường Bình Long) 18 giờ 11/12 6 Lê Trọng Tấn (gần Kinh 5/19) 18 giờ 11/12 7 Cầu Tham Lương (Đường Cách Mạng Tháng 8) 24 giờ 10/12 8 Cầu Chợ Cầu (Đường Tô Ký) 18 giờ 9/12 9 Cầu Trường Đai (Đường Lê Đức Thọ) 18 giờ 9/12 10 Cầu Bến Phân (Đường Thống Nhất) 18 giờ 9/12 11 Cầu An Lộc (Hà Huy Giáp) 18 giờ 9/12 12 Cầu Bình Lợi (Đường Nơ Trang Long) 18 giờ 9/12 13 Cầu Bình Triệu (Quốc lộ 13) 24 giờ 11/12 14 Cầu Sài Gòn (Xa lộ Hà Nội) 24 giờ 9/12 15 Cầu Tân Thuận (Nguyễn Tất Thành) 24 giờ 11/12 16 Quốc lộ 50 (gần góc Đại lộ Nguyễn Văn Linh) 24 giờ 10/12 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 2-8
  16. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 2.4. Đếm lưu lượng giao thông tại các giao lộ 1) Mục tiêu Đếm lưu lượng giao thông tại các giao lộ được thực hiện để kiểm tra khả năng tắc nghẽn tại các giao lộ và đề xuất phương án cải tạo. 2) Phạm vi và quy mô (1) Nội dung điều tra Thực hiện đếm lưu lượng giao thông tại các giao lộ theo từng hướng. (2) Phương pháp điều tra Đếm lượng giao thông tại các giao lộ được thực hiện để xác định lưu lượng giao thông trong mỗi giờ theo loại xe và theo hướng. Về loại xe, sử dụng cách phân loại xe như trong điều tra đường bao. (3) Phạm vi điều tra 12 giao lộ được chọn dựa trên các báo cáo trước đây của Bộ Giao thông và qua thảo luận với đối tác (xem Hình 2.4.1 và Bảng 2.4.2). Thời gian điều tra là 13 giờ, bao gồm: • Giờ cao điểm buổi sáng (6:00-9:00) • Giờ cao điểm buổi chiều (16:00-19:00) • Giữa các giờ cao điểm (9:00-16:00) 3) Thực hiện điều tra Thực hiện điều tra theo kế hoạch nêu trong Bảng 2.4.1. Bảng 2.4.1 Kế hoạch thực hiện điều tra đếm lưu lượng giao thông tại các giao lộ Tháng 12/2002 Tuần 1 2 3 4 1. Chuẩn bị - Chuẩn bị mẫu điều tra - Phê duyệt điều tra - Tập huấn giám sát viên và điều tra viên 2. Điều tra thực địa 3. Biên tập/nhập dữ liệu 4. Kiểm tra dữ liệu Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 4) Xử lý dữ liệu Nội suy lưu lượng giao thông trong 13 giờ thành lưu lượng giao thông trong 24 giờ: Lưu lượng giao thông được nội suy thành lưu lượng giao thông trong 24 giờ sử dụng các hệ số nội suy tại các điểm điều tra trong 24 giờ. 2-9
  17. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 5) Đánh giá về cuộc điều tra Khó có thể nắm bắt được sự di chuyển theo hướng ở các bùng binh, cuộc điều tra này có 4 giao lộ dạng bùng binh. Hình 2.4.1 Các điểm điều tra đếm lưu lượng giao thông tại các giao lộ Nguồn: Đoàn Nghiên cứu Bảng 2.4.2 Điểm đếm lưu lượng giao thông tại các giao lộ Ngày điều tra STT Điểm điều tra Loại giao lộ năm 2002 1 Ngã tư Phú Nhuận Tín hiệu GT 12/12 2 Âu Cơ/Lạc Long Quân Tín hiệu GT 12/12 3 Võ Thị Sáu/Hai Bà Trưng Tín hiệu GT 12/12 4 Hùng Vương/Châu Văn Liêm (Thuận Kiều) Tín hiệu GT 13/12 5 Ngã bảy LýThái Tổ Tín hiệu GT 17/12 6 Đường 3-2/Lý Thường Kiệt Tín hiệu GT 16/12 7 Bùng binh Cây Gõ Bùng binh 13/12 8 Ngã sáu (CMT8, 3.2, Lý Chính Thắng ) Bùng binh 18/12 9 Hoàng Văn Thụ/CMT8 (Ngã tư Bảy Hiền) Tín hiệu GT 18/12 10 Ngã sáu Cộng Hòa (Nguyễn Văn Cừ) Bùng binh 16/12 11 Ngã tư Hàng Xanh Bùng binh 17/12 12 CMT8/Nguyễn Thị Minh Khai Tín hiệu GT 17/12 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 2-10
  18. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 2.5. Điều tra tốc độ giao thông 1) Mục tiêu Tốc độ Giao thông là một trong những chỉ số cho biết tình hình tắc nghẽn giao thông và được cho là một chỉ tiêu quan trọng trong quy hoạch giao thông. Trong Nghiên cứu này, mục đích của điều tra tốc độ giao thông là nhằm xác định các vấn đề sau: • Hiểu rõ tình hình thực tế của giao thông đường bộ ở thành phố Hồ Chí Minh và khu vực trung tâm. • Cung cấp số liệu cơ bản để phân bổ giao thông đường bộ hiện tại. 2) Phạm vi và quy mô (1) Nội dung điều tra Thông tin đi lại trên các đoạn đường bộ nhất định: thời gian xuất phát, thời gian đến (điểm đầu và điểm cuối của tuyến), thời gian vượt các giao lộ, và thời gian dừng/thời gian tiếp tục đi cùng với lý do dừng lại. (2) Phương pháp điều tra Thực hiện điều tra bằng phương pháp “đo vận tốc trên xe các xe đang chạy” của xe ô tô con, xe đạp và xe máy, đòi hỏi các xe được khảo sát phải giữ đúng vị trí trong luồng giao thông, ví dụ: nếu các xe khác vượt xe được khảo sát, xe này sẽ phải vượt số lượng tương tự các xe khác. Đối với xe buýt/xe xích lô, đo tốc độ bằng cách đi trên các xe này. (3) Phạm vi điều tra 12 tuyến xe buýt được chọn, gồm các đoạn đường hay xảy ra tắc nghẽn như Bộ Giao thông Vận tải đã xác định (xem Hình 2.5.1 và Bảng 2.5.2). Đối với xe đạp, 4 tuyến xe buýt (tuyến số 2, 4, 18 và 28) được chọn. Tại mỗi tuyến, thực hiện ít nhất 9 mẫu (cả đi lẫn về), 3 mẫu theo khoảng thời gian. Thời gian điều tra là 13 giờ, bao gồm các khoảng thời gian sau: • Giờ cao điểm buổi sáng (6:00-9:00) • Giờ cao điểm buổi chiều (16:00-19:00) • Giữa các giờ cao điểm (9:00-16:00) 2-11
  19. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 3) Thực hiện điều tra Cuộc điều tra được thực hiện theo kế hoạch trình bày trong Bảng 2.5.1. Bảng 2.5.1 Kế hoạch thực hiện điều tra tốc độ giao thông Tháng 12/2002 1/2003 Tuần 3 4 1 2 3 1. Chuẩn bị - Chuẩn bị mẫu điều tra - Phê duyệt điều tra - Tập huấn giám sát viên và điều tra viên 2. Điều tra thực địa 3. Biên tập/nhập dữ liệu 4. Kiểm tra dữ liệu Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 4) Xử lý dữ liệu Tốc độ đi lại theo đoạn và phương thức vận chuyển được tính toán dựa trên thời gian đi qua của tất cả các chuyến đi và chiều dài của từng đoạn. Kết quả khả nghi sẽ bị loại ra hoặc được điều chỉnh cho phù hợp. 5) Đánh giá về cuộc điều tra Bảng ghi thời gian được thực hiện theo phút, không phải theo giây xem xét đến sự thuận tiện của điều tra viên. Do đó, đôi khi tốc độ đi lại không liên tục do sự không liên tục của đơn vị thời gian, đặc biệt là tại các đoạn có khoảng cách ngắn hơn. 2-12
  20. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải Hình 2.5.1 Các đoạn điều tra tốc độ giao thông (các tuyến buýt) Nguồn: Đoàn Nghiên cứu Bảng 2.5.2 Các đoạn tuyến điều tra tốc độ giao thông (các tuyến buýt) STT Tuyến điều tra Ngày điều tra 1 Tuyến xe buýt số 2 (Sài Gòn – An Lạc) 2/1/2003 2 Tuyến xe buýt số 3 (Sài Gòn – An Nhơn – Thạnh Lộc) 7/1/2003 3 Tuyến xe buýt số 4 (Sài Gòn – An Sương) 5/1/2003 4 Tuyến xe buýt số 6 (Lê Hồng Phong – Thủ Đức) 3/1/2003 5 Tuyến xe buýt số 8 (Bến xe Quận 8 – Thủ Đức) 3/1/2003 6 Tuyến xe buýt số 13 (Sài Gòn – Củ Chi) 5/1/2003 7 Tuyến xe buýt số 14 (Bến xe Miền Đông – Bến xe Miền Tây) 30/12/2003 8 Tuyến xe buýt số 18 (Sài Gòn – Gò Vấp – KCVPM Quang Trung) 6/1/2003 9 Tuyến xe buýt số 19 (Sài Gòn- Bình Phước – KCX Linh Trung) 8/1/2003 10 Tuyến xe buýt số 20 (Sài Gòn – Phú Xuân – Nhà Bè) 2/1/2003 11 Tuyến xe buýt số 27 (Bến Thành – Âu Cơ – An Sương) 6/1/2003 12 Tuyến xe buýt số 28 (Bến Thành – Tân Sơn Nhất) 6/1/2003 13 Tuyến xe buýt số 33 (An Sương – Suối Tiên – Tân Vạn) 4/1/2003 14 Tuyến xe buýt số 36 (Sài Gòn- Thới An) 7/1/2003 15 Tuyến xe buýt số 54 (Bến xe Miền Đông – Chợ Lớn) 30/12/2003 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 2-13
  21. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 2.6. Điều tra phỏng vấn hành khách đi phương tiện VT công cộng 1) Mục tiêu Điều tra phỏng vấn hành khách đi phương tiện công cộng nhằm tìm hiểu về nhận thức của hành khách về các dịch vụ vận tải công cộng hiện tại hoặc dịch vụ mà họ mong muốn nhằm thu thập các thông tin cơ bản để hoạch định chính sách giao thông công cộng trong tương lai. 2) Phạm vi và quy mô (1) Nội dung điều tra Đặc điểm xã hội của hành khách, nhận thức và quan điểm về giao thông công cộng, nhận thức về các chính sách tương lai (quản lý cung cầu giao thông và mẫu điều tra thực tế được trình bày trong Phụ lục). (2) Phương pháp điều tra Điều tra viên sử dụng mẫu câu hỏi để phỏng vấn tại các bến và các chợ. (3) Phạm vi điều tra Đối với người sử dụng xe buýt: • 5 bến xe buýt (Miền Đông, Miền Tây, Chợ Lớn, An Sương, Quận 8 và Bến Thành). • 1.240 bản trả lời. Đối với người sử dụng xe taxi, xe ôm và xe xích lô: • 4 chợ (Bình Tây, An Đông, Tân Bình và Ba Chiểu) • 819 bản trả lời. 3) Thực hiện điều tra Cuộc điều tra được thực hiện theo kế hoạch trình bày trong Bảng 2.6.1. Bảng 2.6.1 Kế hoạch thực hiện điều tra phỏng vấn hành khách đi phương tiện công cộng Tháng 12/2002 Tuần 1 2 3 4 1. Chuẩn bị - Chuẩn bị mẫu điều tra - Phê duyệt điều tra - Tập huấn giám sát viên và điều tra viên 2. Điều tra thực địa 3. Biên tập/nhập dữ liệu 4. Kiểm tra dữ liệu Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 2-14
  22. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 4) Xử lý dữ liệu Đây là cuộc điều tra phỏng vấn nên cơ bản không cần xử lý ngày cụ thể trừ việc phải loại bỏ hoặc điều chỉnh những bản trả lời không hợp lý. 5) Đánh giá về cuộc điều tra Phỏng vấn viên thực hiện cuộc điều tra tốt bằng cách giúp giúp hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng hiểu rõ từng câu hỏi. 2.7. Điều tra trên các phương tiện giao thông công cộng 1) Mục tiêu Điều tra trên các phương tiên công cộng nhằm đếm số khách lên xuống xe theo từng đoạn trên tuyến. Đặc biệt là xem xét những tuyến mẫu hiện tại với giá vé đồng hạng và so sánh với các tuyến thông thường khác. 2) Phạm vi và quy mô (1) Nội dung điều tra Thu thập số lượng khách lên xuống, điểm xuất phát và đến của số hành khách lấy mẫu. (2) Phương pháp điều tra Điều tra viên đếm hành khách trên xe và phỏng vấn trực tiếp hành khách mẫu. (3) Phạm vi điều tra Số lượng tuyến điều tra là19 tuyến xe buýt/lam dựa trên các hướng, qua thảo luận với đối tác (xem Hình 2.7.1 và Bảng 2.7.2). Đối với từng tuyến, cần lấy 6 mẫu (cả đi lẫn về), 2 mẫu/khoảng thời gian điều tra. Thực hiện điều tra thời gian 13 giờ theo các khoảng thời gian sau: • Giờ cao điểm buổi sáng (6:00-9:00) • Giờ cao điểm buổi chiều (16:00-19:00) • Giữa các giờ cao điểm (9:00-16:00) 3) Thực hiện điều tra Cuộc điều tra được thực hiện theo kế hoạch trong Bảng 2.7.1. Bảng 2.7.1 Kế hoạch thực hiện điều tra trên các phương tiện giao thông công cộng Tháng Nov. 2002 Tuần 1 2 3 4 1. Chuẩn bị - Chuẩn bị mẫu điều tra - Phê duyệt điều tra - Tập huấn giám sát viên và điều tra viên 2. Điều tra thực địa 3. Biên tập/nhập dữ liệu 4. Kiểm tra dữ liệu Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 2-15
  23. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 4) Xử lý dữ liệu Công tác xử lý dữ liệu được thực hiện theo 3 bước nêu sau đây. 1. Sự phù hợp giữa số hành khách lên và số hành khách xuống của từng chuyến: Tổng số hành khách lên và tổng số hành khách xuống phải bằng nhau. Nếu không, số liệu phải được loại bỏ hoặc điều chỉnh. 2. Tính số hành khách – km và khoảng cách trung bình trên xe: từ số hành khách lên xe theo đoạn và trong khoảng cách đó, có thể tính được số hành khách – km. Có thể tính được khoảng cách trên xe trung bình dựa trên tổng số hành khách – km theo chuyến. 3. Gia tăng số hành khách lên xe và xuống xe tại các tuyến buýt khảo sát: Dựa trên số chuyến khảo sát theo tuyến và số chuyến thực tế trong ngày theo tuyến, có thể tính được hệ số nội suy. Từ hệ số nội suy đó, có thể tính được số hành khách lên xuống tại các điểm đỗ xe buýt/bến xe buýt. 5) Đánh giá về cuộc khảo sát Công tác chuẩn bị vị trí điểm dừng xe buýt gặp một số khó khăn, đôi khi điều tra viên không phân biệt được điểm dừng xe buýt đã chuẩn bị. Cần thực hiện đi thử trước khi tiến hành điều tra. 2-16
  24. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải Hình 2.7.1 Các tuyến điều tra trên các phương tiện công cộng Ghi chú: Dấu chấm trên các tuyến là vị trí các điểm dừng xe buýt Nguồn: Đoàn Nghiên cứu Bảng 2.7.2 Các tuyến điều tra trên phương tiện công cộng Ngày điều tra STT Tuyến điều tra năm 2002 1 Tuyến xe buýt số 1 (Sài Gòn – Bình Tây) 25/11 2 Tuyến xe buýt số 3 (Sài Gòn – An Nhơn – Thạnh Lộc) 25/11 3 Tuyến xe buýt số 5 (Lê Hồng Phong – Biên Hoà) 28/11 4 Tuyến xe buýt số 8 (Bến xe Quận 8 – Thủ Đức) 25/11 5 Tuyến xe buýt số 9 (Chợ Lớn – Hưng Long) 26/11 6 Tuyến xe buýt số 12 (Sài Gòn – Tam Hiệp) 28/11 7 Tuyến xe buýt số 13 (Sài Gòn – Củ Chi) 25/11 8 Tuyến xe buýt số 14 (Bến xe Miền Đông – Bến xe Miền Tây) 25/11 9 Tuyến xe buýt số 18 (Sài Gòn – Gò Vấp – KCVPM Quang Trung) 26/11 10 Tuyến xe buýt số 19 (Sài Gòn- Bình Phước – KCX Linh Trung) 27/11 11 Tuyến xe buýt số 20 (Sài Gòn – Phú Xuân – Nhà Bè) 27/11 12 Tuyến xe buýt số 21 (Chợ Lớn – Hóc Môn) 25/11 13 Tuyến xe buýt số 26 (Bến Thành – An Sương) 26/11 14 Tuyến xe buýt số 28 (Bến Thành – Tân Sơn Nhất) 27/11 15 Tuyến xe buýt số 33 (An Sương – Suối Tiên – Tân Vạn) 26/11 16 Tuyến xe buýt số 38 (Tuyến vòng Lê Thị Riêng) 27/11 17 Tuyến xe buýt số 53 (Bến Thành – Hàm Tử – Chợ Lớn) 27/11 18 Tuyến xe buýt số 81 (Chợ Lớn – Lê Minh Xuân) 27/11 19 Tuyến xe buýt số 92 (Bình Chánh – Chợ Lớn) 25/11 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 2-17
  25. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 2.8. Điều tra các đầu mối vận tải công cộng 1) Mục tiêu Điều tra các đầu mối vận tải công cộng nhằm thu thập thông tin về cơ sở vật chất kỹ thuật và hoạt động khai thác tại các đầu mối vận tải công cộng hiện nay, như công suất, tình hình khai thác các bến và đặc điểm hoạt động của xe buýt/xe lam để xác định hướng phát triển trong tương lai. 2) Phạm vi và quy mô (1) Nội dung điều tra • Cơ sở vật chất kỹ thuật: diện tích bến, công suất đỗ xe, trang thiết bị khác, v.v. • Hoạt động khai thác: tần suất của mỗi chuyến, số lượng khách trên xe/số lượng khách xuống/số lượng khách đợi, v.v (2) Phương pháp điều tra Thực hiện thu thập thông tin về cơ sở vật chất kỹ thuật và hoạt động khai thác bằng phương pháp điều tra thử nghiệm (3) Phạm vi điều tra Các bến xe buýt/xe lam điều tra được trình bày trong Hình 2.8.1. Thời gian thực hiện điều tra là 18 giờ (từ 6:00 sáng đến 24:00 đêm) 3) Thực hiện điều tra Cuộc điều tra được thực hiện theo kế hoạch nêu trong Bảng 2.8.1 Bảng 2.8.1 Kế hoạch thực hiện điều tra Tháng 12/2002 1/2003 Tuần 3 4 1 2 1. Chuẩn bị - Chuẩn bị mẫu điều tra - Phê duyệt điều tra - Tập huấn giám sát viên và điều tra viên 2. Điều tra thực địa 3. Biên tập/nhập dữ liệu 4. Kiểm tra dữ liệu Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 4) Xử lý dữ liệu Đây là cuộc điều tra phỏng vấn và điều tra trực quan nên về cơ bản không cần xử lý dữ liệu theo ngày riêng biệt ngoại trừ những bảng trả lời không hợp lý cần phải điều tra lại. 5) Đánh giá về cuộc điều tra Cuộc điều tra được thực hiện tốt nhưng một số điều tra viên gặp khó khăn trong việc tìm tuyến buýt phân bổ do có khi không hoạt động trong những ngày điều tra. 2-18
  26. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải Hình 2.8.1 Các bến điều tra 1.Bà Chiểu 2.Bến Nguyễn Thái Học 3.Bến xe Quận 8 4.Bến xe Chợ Lớn 5.Bến xe Miền Đông 6.Bến xe Văn Thánh 7.Bến xe An Sương 8.Bến xe Gò Vấp 9.Công trường Mê Linh 10.CT. Quách Thị Trang (Đầu bến) 11.Bến xe Miền Tây Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 2.9. Điều tra các đơn vị khai thác vận tải công cộng 1) Mục tiêu Điều tra các tổ chức khai thác nhằm làm rõ tình hình hoạt động/tài chính của giao thông công cộng ở TPHCM để xem xét nghiên cứu khả thi về tài chính đối với từng tuyến và để hoạch định chính sách giao thông công cộng. Cuộc điều tra này sẽ được tiến hành không chỉ với các tổ chức khai thác mà còn cả với lái xe để thu thập thông tin về thực trạng hoạt động kinh doanh. 2) Phạm vi và quy mô (1) Phạm vi và phương pháp nghiên cứu Cuộc điều tra được chia làm 2 phần là (1) điều tra đối với các tổ chức khai thác giao thông công cộng và (2) phỏng vấn lái xe. Phần (1) được thực hiện dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp các tổ chức khai thác giao thông công cộng, phỏng vấn đúng người ví dụ như người chịu trách nhiệm về hoạt động khai thác hay/và tài chính. Quá trình phỏng vấn sẽ sử dụng mẫu câu hỏi (được trình bày trong phụ lục), bao gồm các thông tin về (a) tình trạng hoạt động của công ty, (b) tình hình sở hữu phương tiện, (c) quá trình hoạt động từ trước đến nay, (d) tình hình hoạt động theo tuyến, (e) khai thác và bảo trì, (f) điều kiện của nhân viên, và (g) tình hình tài chính. Phần (2) là phỏng vấn lái xe các loại phương tiện công cộng, gồm 3 mẫu, (a) phỏng vấn lái xe phuơng tiện công cộng ở bến xe, (b) phỏng vấn lái xe ôm, xích lô ở bến của họ, và (c) phỏng vấn lái xe taxi. Các bảng câu hỏi được trình bày trong phần Phụ lục. 2-19
  27. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải (2) Điểm khảo sát Có 31 cơ sở khai thác giao thông công cộng ở TPHCM, trong đó có 1 của Nhà nước, 1 liên doanh và 28 hợp tác xã. Điều tra phỏng vấn chủ khai thác sẽ được triển khai đối với tất cả các công ty đó và sử dụng cùng một mẫu câu hỏi điều tra. Phỏng vấn lái xe được thực hiện tại các bến/điểm dừng đối với các lái xe được chọn nhằm phỏng vấn được tất cả các phương thức vận chuyển đã nói ở trên. Tổng số người được hỏi là 327. (3) Thời gian điều tra Phỏng vấn chủ khai thác sẽ được lên kế hoạch dựa vào kết quả hẹn gặp với mỗi chủ khai thác. Phỏng vấn lái xe được thực hiện trong vòng 12 giờ ở mỗi bến. 3) Thực hiện điều tra Cuộc điều tra được thực hiện theo kế hoạch trong Bảng 2.9.1. Bảng 2.9.1 Kế hoạch thực hiện cuộc điều tra Tháng 12/ 2002 1/2003 Tuần 4 1 2 3 1. Chuẩn bị - Chuẩn bị mẫu điều tra - Phê duyệt điều tra - Tập huấn giám sát viên và điều tra viên 2. Điều tra thực địa 3. Biên tập/nhập dữ liệu 4. Kiểm tra dữ liệu Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 4) Xử lý dữ liệu Đây là cuộc điều tra phỏng vấn nên về cơ bản không cần xử lý dữ liệu theo từng ngày cụ thể ngoại trừ những bảng trả lời không hợp lý cần phải điều tra lại. 5) Đánh giá về cuộc điều tra Cuộc điều tra này nhằm thu thập thông tin tài chính của các đơn vị khai thác xe buýt, do đó, khó có thể thu được dữ liệu chính xác vì một số đơn vị không trả lời chính xác câu hỏi về tình hình tài chính. Và một số điều tra viên không hiểu đầy đủ các câu hỏi. 2-20
  28. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 2.10. Điều tra phỏng vấn người sử dụng phương tiện cá nhân 1) Mục tiêu Điều tra phỏng vấn người sử dụng phương tiện cá nhân là nhằm tìm hiểu nhận thức của người sử dụng phương tiện cá nhân hiện tại (xe con, xe máy, xe đạp) về các dịch vụ đường bộ và xác định xem họ có sẵn sàng sử dụng giao thông công cộng hay không, lấy đó là thông tin cơ bản để phân luồng giao thông và phục vụ chính sách giao thông công cộng tương lai. Thói quen đi lại và ý kiến của sinh viên về giao thông cũng được thu thập nhằm tìm hiểu rõ hơn những khó khăn của họ đối với giao thông vận tải. 2) Phạm vi và quy mô (1) Nội dung điều tra Sự lựa chọn tuyến đi (nếu người phỏng vấn có câu trả lời), chi phí đi lại, nhận thức và quan điểm về dịch vụ đường bộ hiện tại và các chính sách giao thông tương lai. (2) Phương pháp điều tra Điều tra viên sẽ phỏng vấn và sử dụng mẫu câu hỏi ở những địa điểm như trạm xăng, điểm đỗ xe, v.v. (3) Phạm vi điều tra Cuộc điều tra này được thực hiện ở 10 trạm xăng và 5 khu vực thương mại chính (Chợ Bến Thành, Maximax Nguyễn Trãi, Chợ An Đông, Maximax Tân Bình và siêu thị METRO). Thời gian điều tra là 12 giờ. Số lượng mẫu là 1.111 người sử dụng xe máy, 368 người sử dụng xe ô tô con và 159 người sử dụng xe đạp. Đối với sinh viên học sinh, 10 trường học đã được chọn (2 trường tiểu học, 1 trường THCS, 3 trường trung học phổ thông, 2 trường Tiểu học và THCS và 2 trường THCS và THPT), tổng số mẫu là 413. 3) Thực hiện điều tra Cuộc điều tra được thực hiện theo kế hoạch trong Bảng 2.10.1. Bảng 2.10.1 Kế hoạch thực hiện cuộc điều tra Tháng 12/2002 Tuần 1 2 3 4 1. Chuẩn bị - Chuẩn bị mẫu điều tra - Phê duyệt điều tra - Tập huấn giám sát viên và điều tra viên 2. Điều tra thực địa 3. Biên tập/nhập dữ liệu 4. Kiểm tra dữ liệu Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 4) Xử lý dữ liệu Đây là cuộc điều tra phỏng vấn nên về cơ bản không cần xử lý dữ liệu theo từng ngày cụ thể ngoại trừ những bảng trả lời không hợp lý cần phải loại bỏ hoặc điều chỉnh. 2-21
  29. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 5) Đánh giá về cuộc điều tra Cuộc điều tra được thực hiện tốt do tổ chức tập huấn cho điều tra viên tốt nhằm giúp họ hiểu rõ từng câu hỏi. 2.11. Điều tra bãi đỗ xe 1) Mục tiêu Điều tra bãi đỗ nhằm làm rõ năng lực của bãi đỗ và việc sử dụng bãi đỗ ở TPHCM, và tìm hiểu nhận thức của người sử dụng về các dịch vụ bãi đỗ. Những số liệu này sẽ rất có ích để hoạch định chính sách về bãi đỗ trong tương lai. 2) Phạm vi và quy mô (1) Phạm vi và phương pháp điều tra Cuộc điều tra sẽ được chia làm 3 phần, (a) điều tra số liệu hiện trạng về bãi đỗ, (b) điều tra về việc sử dụng bãi đỗ, và (c) điều tra phỏng vấn người sử dụng bãi đỗ. Hai phần đầu sẽ được tiến hành trên ngay tại các bãi đỗ xe. Điều tra (a) sẽ thu thập những thông tin về cơ sở vật chất như loại bãi đỗ, năng lực, người sở hữu, mức cước ở trung tâm thành phố. Điều tra (b) sẽ thu thập thông tin về số lượng xe, loại xe và thời gian sử dụng. Điều tra (c) sẽ được tiến hành dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp người sử dụng các phương tiện như xe con, xe máy, tài xế xe tải. Mẫu câu hỏi được trình bày trong phần Phụ lục, bao gồm các câu hỏi để nắm bắt được nhận thức của người sử dụng về cơ sở vật chất, mức phí và quy định về bãi đỗ. (2) Nơi điều tra Điều tra số liệu hiện trạng bãi đỗ nhằm thu thập thông tin về các điểm đỗ xe ở Quận 1, Quận 3 và Quận 5. Điều tra sử dụng bãi đỗ được tiến hành ở 20 bãi đỗ, trong đó bao gồm cả các bãi trên đường và các loại bãi đỗ khác trong các toà nhà, bãi đất, dành cho xe con hay xe máy. Phỏng vấn người sử dụng cũng được tiến hành ở 20 bãi đỗ này. (Xem Hình 2.11.1 và Bảng 2.11.2). 3) Thực hiện điều tra Cuộc điều tra được thực hiện theo kế hoạch trong Bảng 2.11.1. Bảng 2.11.1 Kế hoạch thực hiện cuộc điều tra Tháng 12/2002 1/2003 Tuần 2 3 4 1 2 1. Chuẩn bị - Chuẩn bị mẫu điều tra - Phê duyệt điều tra - Tập huấn giám sát viên và điều tra viên 2. Điều tra thực địa 3. Biên tập/nhập dữ liệu 4. Kiểm tra dữ liệu Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 2-22
  30. 4) X ử Quy ho Công tác lýx d 5) xe nh ữ ạ li ch T Đ ư ệ ánh giá v ổ sau: quanử sát biu ng th Có r lý d n ể ữ ấ ữ và Nghiên c hi a, có mt nhi li ệ ề ệ n tr ề u Quy u xe mà bicu đ ạ ộ iề ể ng b ộ u tra hành vi n 5: Báo cáo k Hình t s c ể ứ Q n s U u kh A N G D I ố E U S đ T . ế tr ố i n ả ề P.13 S ph Y ườ 2.11.1 Các thi v đỗ u tra ể n s ươ ng h ). ề Tr uong M i nh Gi ang Br i dge S GTVT T ố . ng ti P.9 ỹ T R 20 xe vào không phù h A đỗ thu N ợ S T N G . U Y E N p 2 M I N xe H ệ ậ đ đ n vào và ra nh t s T đ H O i N Q G . i ề S T U ô th Y T N G D O R ể E D O đượ N U ố A Y K O N u tra viên không hi N B G A C N m A 1: Các cu . B M S U T U . . S T S T . H S N ị T R A U T G . Y A N P.7 khu v T H E N đ H I N 3 - H 2 C c th i T L Y N H District 3 P G A ề A U A N V E S Y H T E E N U Q Qu R u tra b U Y E N N V O T H I S A U S T . Q G ự U U ự A Y O V P.11 E N D N K I S N T Y T T R H S . H c hi A c TPHCM (HOUTRANS) T ậ D O I E N . N ộ N T G S H L N T C U E . G A T U O P.1 X U O N G n 3 B U IE S T . N C c N P.3 H Y G C E A N Q O U Y ằ P H Q U E đ L U Y N Q S O T . U ệ S C ế T Y T . i H m tính th I ề E ợ O S N n nh N T n G . T H DIE N u tra giao thông v A T I Báo cáo cu M H p v T D A H A O P N A H O N T G N A P đỗ H H G B M U O A N A K G T H S T O P.4 T . P B I O HUN N G O A T H O I N H E I M S T . H U G S ớ ằ T Y S xe (tr T . E . S T ể N S T R T . A . N m tính toán th T i xe ra ( H P.6 S u A A T N V . T B E G H O X U A N H U O N G S T . H I N G U Y E N A N D I N H C H IE U N S . T M N H P.1 N G A H K G O C H H C A Ngu I N G U Y E N D I ờ H N A C P.2 H đầ I U E C S T . T R O P N G U Y E N A N G S T Q E i gian U U A R S T S . D T N D I E U N G U Y E N T H I . I ừ N K y H H T A O M A ố ồ N V O S V A N T A N O V A N S V A T S . N T S T . T T . . đủ A A T R A N C O V N S T . n: i cùng đ S T P.5 C đ . H T I i R T S U H T A V N E . A ề Đ G i C H v N G U Y E N ề đỗ T H I S u tra hi ậ P H T A M I N H K H. I T . M A S oàn Nghiên c V N G U Y E N I E T T T H I C u tra hành vi C H O M I N H A H O N H S n t N ề N U T S T . Y G . E N S T T T H R . A phân lo xe. U T O S U O N G N N G U Y E T A N H T S . T G ả R 14 T 19 N A U N G .V .C H IE M S T . Q G A L E X D E R H O D E S S T . N N U U ờ G Y Y i E N N H C S BUI O TH I T XUAN ST. N . i gian G L E N D U A N A V E . V 4 Q L A D E LE . C DUAN I A V E N A 8 L C N H S . H G V ệ T T U H . . H I A T U S O T . U Y E N S T U H A N T H . A U S T N . N G . H N P S M n tr A A T D U S . T M . R S I T S E 1 N E T G C . U H R N E U Y U G N N N G U Y G E D N M ạ . S V U T A S . C S . T N T T R A T 5 I R . H P.Be_n Tha_nh . A N G đỗ U Y E N S N . T ứ i b . T . S ạ T S U D T G R D I T N N O S H T H G N U S . U G ng bãi I T u A R T L Y . T E S H E T S K A N L Y T . H P.Nguye_n C_ Trinh N 2 P . G U Y T U N G N S . đỗ N E N R G N A T K 15 O N H E G ế Y Y P A A U H G K M T N A U N M H STT G O L U A I I Y P.Pha_m Ngu_ La_o T H n E S T R G T U T R O N O L Y N T . U S H N T R N G O G N N N U G G U G U A S Y xe). H T S E N N . T District 1 T . H T A H S I S LE T đỗ A T C . . U I L T A R O S S T . B T H U T O N U T A N H T H A N H I . C E Qu L T P R V I . I H E . N B S T N T H O N T 1 Qu O . H S C TC A S . H T K . I A đỗ S H ( N U T O 9 G . I S B T O . A V S T V E . T S T 3 H A . H A N I đ ậ 11 2 Citimart (Nguy N V A ả A V E O I L N L E ) i n 1 L V E A S T . U ề ng I S U T R A N H U N G D A O A V E L O N G U Y E N IE ơ E L N P G A N N D H S S N A Saigon3 Tourist ( N G T O A O G M G N H E N C U U G U u tra I H A G Y R U Y n E E Y S T N N O E T N N . S 10 T S K 13 C . O T L E T H O T H H I . ả N H A S P .Ca_u O _ng La_nh 4 Coopmart (C PCo GiangB A O N A G C M T T 2.11.2 Các C H D A S G M S T . . T U A . S U S T . K D O N G D T C T Y T . H N I E ng tr P H H T 7 U U Y O Y P S T . N H E H N K T R D H O . S T P I A H U O S B S E N H I T A C G M I O T P N T 5 Trung tâm Th H . U . H T C I V . K H H A N N G U . S H T . D A E A U T T E g S S H T T C N G U Y E N . D T T H O A H I O u . B IN H U S T D . A N C P.Be_n Nghe_ A y M T M G I A N G U e N Góc6 NKKN và Nguy H . N H G . _ N ườ G H G C I E S P T . H S T n . A I C S L M H T M S A . I T Đ T N S S E U . T T S H T h . T . T . E 17 A a V S A Toà7 nhà Tôn S T . E T K _ C D U E V N G O i . i E g S i G n 3/1 ng Sài Gòn 18 S ể N GUYEN T C O N G B . S T _ . T R n U m T . h T R I E U S H A I i m n l z 3/1 8 Diamond Plaza 12 S T G D U . C H U O N O N G S T . B E đ N Calm ette A đ Bi r dge V C H E U O Gc N K à L h n ô 3/1 Góc 9 NKKN và Lê Thánh Tôn N G i D ễ Ong Lanh U O Bi r dge N G ề i 6 S r i 3/1 n Trãi) ể T . 10 Tax (Nguy u tra (Bãi m 16 Kh a n h Ho i Br i dge A N V ố B E N Đồ D O 11 REX (Nguy N N G LE U S Y T ng Qu . E đ N Q U O i C 12 Góc Nguy ng Kh ươ ề H U N P G u tra bãi . 1 D O 13 Góc Pasteur và Lê L A N S 2 T. N ng M H U H A I District 2 S ỳ đỗ T . H O A N Qu 14 Nhà v Đứ nh) ở 3/1 G N G D D U I E O xe) U Y E A N i) 3/1 N 15 Góc Nguy ạ L S . T c Th T . H ậ A ễ C à ò 3/1 i Sài Gòn H n 2 ễ n Công Tr 16 Nguy S T n Hu . T . S đỗ N H I L A N ắ V 17 Khách S L E T ễ ng 3/1 A T N H ễ n Hu xe A 8 o h ê L n 2/1 18 Toà nhà Mê Linh ệ T ă n Hu H O ) 2/1 o h n i n 2/1 n hoá Thanh Niên S 19 Nhà v T Ghi chú: Không bao g ệ ứ . 0 aS i G n 3/1 20 Ga Sài Gòn ễ ệ ) 2/1 3/1 Ngu n Ki ễ và Ngô n Du và Hai Bà Tr Survey Date ồ ạ ệ n: n n u (B ợ ă 2/1 i (122A Pasteur) In 2003 Đ n hoá Lao ổ ạ Đứ a 2/1 oàn Nghiên c i 5 sao ch c K Đằ ế 2/1 ng) 2/1 ồ Độ m ư ng ng 2/1 2/1 ứ đ u iề u tra hi ệ n tr ạ ng bãi đỗ 2-23
  31. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 2.12. Điều tra vận tải hàng hóa 1) Mục tiêu Hoạt động của các xe chở hàng có ảnh hưởng lớn đến luồng giao thông trong phạm vi thành phố. Cuộc điều tra về vận tải hàng hóa nhằm làm rõ các đặc điểm của vận tải hàng hóa ở TPHCM tại những đường chính được sử dụng bởi nhiều xe tải hạng nặng như tại các khu công nghiệp. 2) Phạm vi và quy mô (1) Phạm vi và phương pháp điều tra Cuộc điều tra được chia thành 2 phần: (1) điều tra đếm lượng xe, và (2) phỏng vấn các chủ khai thác tư nhân. Phần 1 sẽ được tiến hành dưới hình thức đếm lượng xe để xác định lưu lượng giao thông mỗi giờ theo loại xe và hướng đi ở các khu công nghiệp chính, ở gần cảng, ở ga đường sắt và sân bay. Phần 2 sẽ được thực hiện dưới hình thức phỏng vấn 87 chủ khai thác tư nhân nhằm làm rõ hoạt động vận tải hàng hoá từ góc độ người khai thác. Mẫu câu hỏi được trình bày trong phần Phụ lục, bao gồm (a) loại hàng hoá, (b) tần suất và (c) điểm đầu và điểm cuối. (2) Nơi điều tra Điều tra đếm phương tiện sẽ được thực hiện ở cổng vào của 17 địa điểm phát sinh xe tải chính (xem Hình 2.12.1 và Bảng 2.12.2). Phỏng vấn chủ khai thác sẽ được tiến hành với 87 chủ khai thác tư nhân chính. (3) Thời gian điều tra Thời gian đếm lưu lượng phương tiện là 24 giờ tại từng điểm điều tra. 3) Thực hiện điều tra Cuộc điều tra được thực hiện theo kế hoạch trong Bảng 2.12.1. Bảng 2.12.1 Kế hoạch thực hiện cuộc điều tra Tháng 12/2002 1/2003 Tuần 3 4 1 2 3 1. Chuẩn bị - Chuẩn bị mẫu điều tra - Phê duyệt điều tra - Tập huấn giám sát viên và điều tra viên 2. Điều tra thực địa 3. Biên tập/nhập dữ liệu 4. Kiểm tra dữ liệu Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 4) Xử lý dữ liệu Xử lý dữ liệu đếm phương tiện vận chuyển hàng hóa được thực hiện tương tự như cách thực hiện điều tra đường bao như trình bày dưới đây. 1. Tính hệ số nội suy: Dựa trên lưu lượng giao thông quan sát được tại từng điểm khảo sát và số mẫu thu thập được trong điều tra phỏng vấn OD, hệ số nội suy được tính toán theo từng điểm điều tra 2-24
  32. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 2. Xây dựng ma trận OD: Chuyển thông tin điểm xuất phát – điểm đến (địa chỉ) vào phân vùng giao thông và xây dựng ma trận OD. 5) Đánh giá về cuộc điều tra Khảo sát đếm phương tiện được thực hiện tốt do khảo sát viên đã được hướng dẫn tốt. Tuy nhiên, cần nhiều thời gian để thực hiện điều tra đơn vị khai thác tư nhân do danh sách một số công ty không còn tồn tại nữa. Hình 2.12.1 Các điểm điều tra vận tải hàng hóa 16 13 15 10 9 11 5 12 17 7 6 1 14 2 4 3 8 02.55km Nguồn: Đoàn Nghiên cứu Bảng 2.12.2 Các điểm điều tra vận tải hàng hóa Ngày điều tra STT Điểm điều tra Phạm vi năm 2003 1 Cảng Sài Gòn (Nhà Rồng) 24 giờ 7/1 2 Cảng Sài Gòn (Khánh Hội) 24 giờ 7/1 3 Cảng Sài Gòn (Tân Thuận 1) 24 giờ 7/1 4 Cảng Sài Gòn (Tân Thuận 2) 24 giờ 7/1 5 Tân Cảng 24 giờ 9/1 6 Cảng Bến Nghé 24 giờ 8/1 7 VICT 24 giờ 8/1 8 Cảng Bông Sen 24 giờ 8/1 9 ICD Phước Long 1 24 giờ 10/1 10 ICD Phước Long 2 24 giờ 10/1 11 Sân bay Tân Sơn Nhất 24 giờ 9/1 12 Ga Sài Gòn 24 giờ 9/1 13 Ga Sóng Thần 24 giờ 10/1 14 KCX Tân Thuận 24 giờ 8/1 15 KCX Linh Trung 1 24 giờ 10/1 16 KCX Linh Trung 2 24 giờ 10/1 17 Cảng Sài Gòn (Bến Súc) 24 giờ 7/1 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 2-25
  33. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 2.13. Điều tra các cơ sở 1) Mục tiêu Thu thập thông tin về đặc điểm đi lại và ý kiến của các công ty và hiệp hội liên quan đến các hoạt động (giao thông) đô thị đóng vai trò quan trọng trong công tác xây dựng quy hoạch tổng thể. Điều tra phỏng vấn hộ gia đình cho biết hành vi và ý kiến của người dân nhưng nhu cầu, các vấn đề và ý kiến của các công ty này vẫn chưa rõ ràng ngay cả khi họ có ảnh hưởng lớn đến tình hình giao thông vận tải. Do đó, Điều tra phỏng vấn các cơ sở kinh doanh được thực hiện nhằm các mục tiêu sau: • Nắm bắt các vấn đề và nhu cầu phát triển giao thông của các công ty và các hiệp hội liên quan đến các hoạt động (giao thông) đô thị; và • Hiểu được ý kiến và chính sách trong tương lai liên quan đến giao thông đô thị của các công ty và hiệp hội này. 2) Phạm vi và quy mô (1) Phương pháp điều tra Sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn đại diện của các công ty/hiệp hội mẫu. Điều tra viên đã làm việc với họ, gửi mẫu điều tra và giải thích các câu hỏi. Sau đó, điều tra viên sẽ quay trở lại và thu lại bản câu hỏi sau khi đã kiểm tra các câu trả lời. Đối với các cơ sở xã hội như bệnh viện, trung tâm y tế, điều tra viên đã phỏng vấn trực tiếp người sử dụng dịch vụ ở các cơ sở này. (2) Mục tiêu điều tra Cuộc điều tra được tiến hành tại các cơ sở sau đây: • Các cơ sở giáo dục: trường mầm non, trường tiểu học, THCS, THPT, trường đại học và trung học chuyên nghiệp. • Các cơ sở y tế: bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế • Các cơ sở thương mại: chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn và các quán cà phê • Các cơ sở kinh doanh: DN nhà nước và DN tư nhân • Các cơ sở sản xuất, vận chuyển: nhà máy, cảng container nội địa, nhà kho, cảng, sân bay, ga đường sắt • Các cơ sở dịch vụ đô thị: cơ sở chôn lấp xử lý rác thải • Các cơ sở vui chơi giải trí: công viên vui chơi, sở thú, v.v (3) Nội dung điều tra • Thông tin cơ bản: Sơ lược về cơ sở, sở hữu các phương tiện, chỗ đỗ xe, đi làm hàng ngày của nhân viên • Các vấn đề và nhu cầu: Các vấn đề giao thông hiện tại, giải pháp/cải tiến đề xuất • Quan điểm và sự phát triển trong tương lai: quan điểm về hướng phát triển giao thông vận tải trong tương lai 2-26
  34. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải (4) Quy mô mẫu Quy mô mẫu đã hoàn thành theo loại cơ sở và khu vực được trình bày trong Bảng 2.13.1. Bảng 2.13.1 Quy mô mẫu đã hòan thành trong điều tra các cơ sở Vùng lân TPHCM cận KV đô thị Tỉnh Tổng KV ngoại ô Phân loại các cơ sở hóa (12 quận) (10 quận/huyện) Giáo dục Mầm non 12 6 5 23 Tiểu học 21 11 11 43 THCS 22 10 9 41 THPT 22 9 11 42 Cao đẳng/Đại học 14 5 4 23 THCN 11 6 4 21 Y tế/ Bệnh viện (lớn) 13 4 4 21 Dịch vụ Phòng khám 21 11 9 41 Y tế TT y tế 5 3 6 14 Thương mại Chợ (lớn) 12 7 5 24 Chợ (nhỏ và vừa) 12 7 5 24 Cửa hàng bách hóa 3 3 1 7 Trung tâm thương mại 5 4 5 14 Cửa hàng 19 9 10 38 Nhà hàng lớn 11 6 4 21 Nhà hàng nhỏ 22 10 9 41 Khách sạn lớn 11 7 6 24 Khách sạn nhỏ và vừa 19 10 10 39 Quán cà phê (vừa và lớn) 9 7 6 22 Kinh doanh Văn phòng lớn 19 11 10 40 VP nhỏ và vừa 34 9 9 52 Cơ quan nhà nước 9 6 4 19 Sản xuất/ Nhà máy (KCX/KCN) 23 9 11 43 Vận chuyển Nhà máy 19 12 10 41 Cảng container nội địa - 3 - 3 Nhà kho 9 6 6 21 Cảng 6 3 4 13 Sân bay 1 - - 1 Ga đường sắt - 1 2 3 Dịch vụ đô thị Nhà máy xử lý rác thải 11 4 5 20 Công viên vui chơi giải trí, Vui chơi giải trí 10 4 4 18 v.v. Tổng 405 203 189 797 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 3) Thực hiện điều tra Cuộc điều tra được thực hiện theo kế hoạch trình bày trong Bảng 2.13.2. Bảng 2.13.2 Kế hoạch thực hiện điều tra các cơ sở Tháng 8/2003 9/2003 Tuần 3 4 1 2 3 4 1. Chuẩn bị - Chuẩn bị mẫu điều tra - Phê duyệt điều tra - Tập huấn giám sát viên và điều tra viên 2. Điều tra thực địa 3. Biên tập/nhập dữ liệu 4. Kiểm tra dữ liệu Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 2-27
  35. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 4) Xử lý dữ liệu Đây là cuộc điều tra phỏng vấn nên về cơ bản, không cần xử lý dữ liệu từng ngày ngoại trừ việc phải loại bỏ hoặc điều chỉnh các bảng trả lời không hợp lý. 5) Đánh giá về cuộc điều tra Khó có thể chọn mẫu do không có danh sách của một số đơn vị như các cơ sở thương mại và kinh doanh. Ngoài ra, quy mô lấy mẫu cũng không lớn về mặt thống kê để có thể phản ánh chung do khó có thể thu thập được các dữ liệu này và cũng không có thông tin về tổng quy mô theo quận và phân loại các cơ sở nhằm mở rộng ra tổng số các cơ sở. Bên cạnh đó, có một số câu hỏi khó có thể trả lời được nếu người được phỏng vấn không biết rõ về cơ sở của họ. Các điều tra viên đã cố gắng tiếp xúc với chủ cơ sở nhưng thông thường, nhân viên thường trả lời các câu hỏi và đôi khi các câu trả lời của họ không chính xác. 2.14. Điều tra vận tải thủy nội địa 1) Mục tiêu Đường thủy nội có vai trò quan trọng đối với những người dân sống dọc các con sông và kênh rạch, và hàng hóa vận chuyển không chỉ ở trong khu vực nghiên cứu mà còn ở cả trong khu vực trọng điểm phía Nam của Việt Nam. Xem xét vấn đề này, Điều tra vận tải thủy nội địa đã được thực hiện nhằm nắm bắt thông tin chuyến đi, đặc biệt là vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy và biết được tình hình của các đơn vị vận tải đường thủy. 2) Phạm vi và quy mô (1) Nội dung điều tra • Điều tra phỏng vấn vận tải thủy nội địa • Điều tra đếm lưu lượng vận tải thủy nội địa • Điều tra phỏng vấn các đơn vị vận tải hàng hóa bằng đường thủy (2) Phương pháp điều tra Thông tin về chuyến đi bao gồm loại tàu, chủ sở hữu tàu, OD và loại hàng hóa được thu thập trong điều tra phỏng vấn vận tải thủy nội địa đối với các đoàn tàu mẫu (mẫu điều tra được trình bày trong phần Phụ lục). Tỷ lệ mẫu được quyết định dựa vào lưu lượng giao thông (mục tiêu là 10 – 20% tổng lưu lượng giao thông) và ý kiến của cảnh sát giao thông – những người hỗ trợ điều tra. Đếm phương tiện tàu thuyền được thực hiện nhằm thu thập lưu lượng giao thông đường thủy trong một giờ theo loại tàu và theo hướng. Về loại tàu, các tàu được phân loại như sau, trong đó trọng tải, chiều dài, chiều rộng và độ sâu mớn nước của một số loại tầu cũng được xác định rõ: • Tàu biển • Tàu và xà lan tự hành • Tàu chở dầu • Xà lan lai dắt • Xà lan đẩy • Thuyền thô sơ (3) Phạm vi điều tra Đoàn Nghiên cứu và nhóm đối tác đã chọn 6 tuyến đường thủy chính. Các tuyến này bao phủ các sông chính chảy qua khu vực nghiên cứu. Thời gian điều tra đặt ra là 12 giờ (6:00 – 12:00) và 14 giờ (6:00 – 20:00) tùy thuộc vào Tần suất giao thông đường thủy nội địa. 2-28
  36. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 3) Thực hiện điều tra Cuộc điều tra được thực hiện theo kế hoạch trình bày trong Bảng 2.14.1. Bảng 2.14.1 Kế hoạch thực hiện điều tra đường thủy nội địa Tháng 8/2003 9/2003 Tuần 1 2 3 4 1 2 3 1. Chuẩn bị - Chuẩn bị mẫu điều tra - Phê duyệt điều tra - Tập huấn giám sát viên và điều tra viên 2. Điều tra thực địa 3. Biên tập/nhập dữ liệu 4. Kiểm tra dữ liệu Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 4) Xử lý dữ liệu Đây là cuộc điều tra phỏng vấn nên về cơ bản, không cần xử lý dữ liệu từng ngày ngoại trừ việc phải loại bỏ hoặc điều chỉnh các bảng trả lời không hợp lý. 5) Đánh giá về điều tra Trong khi điều tra, giao thông tại Rạch Cây Khô phải điều chỉnh do công tác xây dựng cầu. Để có dữ liệu chính xác hơn, cần điều tra lại điểm này. Ngoài ra, một số dữ liệu không phân loại rõ loại tàu như xà lan lai dắt hoặc xà lan đẩy. 2-29
  37. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải Hình 2.14.1 Các điểm điều tra vận tải thủy nội địa 1 2 6 4 5 3 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu Bảng 2.14.2 Các điểm điều tra vận tải thủy nội địa Phạm vi Ngày điều tra STT Điểm điều tra Đếm Phỏng vấn năm 2003 phương tiện OD 1 Sông Sài Gòn (Công viên giải trí Tân Cảng) 14 giờ 14 giờ 25/8 2 Sông Đồng Nai (Cảng Cát Lái (mở rộng)) 12 giờ 12 giờ 25/8 3 Sông Nhà Bè (KCN Hiệp Phước) 12 giờ 12 giờ 27/8 4 Rạch Cây Khô (Trạm cảnh sát GT đường sông số 4) 12 giờ 12 giờ 26/8 5 Sông Cần Giuộc (Cầu Ông Thìn) 12 giờ 12 giờ 26/8 6 Sông Chợ Đệm (Cầu Chợ Đệm) 12 giờ 12 giờ 27/8 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu Bảng 2.14.3 Các đơn vị được phỏng vấn trong điều tra phỏng vấn đơn vị vận tải hàng hóa STT Đơn vị 1 HTX vận tải quận 8 2 Công ty TNHH Vận tải thủy số 1 3 HTX vận tải quận 4 4 HTX vận tải Hồng Hà 5 Chi nhánh Công ty Vận tải biển Thăng Long 6 Công ty Vận tải thủy nội địa Sài Gòn 7 HTX vận tải Nhà Bè 8 Công ty vận tải số 1 9 HTX vận tải thủy nội địa quận 7 10 Công ty dịch vụ phía Nam Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 2-30
  38. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 3. Kết quả chính của các cuộc điều tra 3.1. Đặc điểm giao thông đường bộ 1) Lưu lượng giao thông trên đường bộ (1) Lưu lượng giao thông tại các điểm điều tra đường bao Bảng 3.1.1 cho biết lưu lượng giao thông xác định được trong Điều tra đường bao (xem chi tiết trong cơ sở dữ liệu). Kết quả cho thấy rằng, tại các điểm này, xe máy chiếm đến 2/3 luồng giao thông. Tại một số điểm, tỷ lệ xe đạp cao nhưng mức trung bình chỉ khoảng 10%. Bảng 3.1.1 Lưu lượng giao thông tại các điểm điều tra đường bao Số phương tiện (24 giờ, 2 hướng) Điểm PCU Xe đạp Xe máy Xe ô tô Xe buýt Xe tải Loại khác Tổng 1 941 11.525 1.978 4.700 5.809 319 25.272 26.101 2 158 3.361 101 257 184 17 4.078 1.546 3 508 1.337 15 68 220 32 2.180 1.044 4 525 1.340 15 42 53 227 2.202 788 5 870 1.547 62 178 171 75 2.903 1.372 6 284 2.595 42 8 211 145 3.285 1.350 7 1.018 4.883 998 1.130 1.754 381 10.164 8.411 8 407 1.592 9 6 43 76 2.133 613 9 171 2.381 62 57 554 51 3.276 2.277 10 486 4.792 259 85 684 147 6.453 3.230 11 2.385 24.313 1.467 1.693 3.915 301 34.074 19.203 12 792 6.001 334 199 1.113 133 8.572 4.861 13 2.530 4.016 194 106 815 173 7.834 3.914 14 311 2.976 82 88 586 85 4.128 2.489 15 1.720 9.803 340 208 628 214 12.913 4.625 16 6.009 21.257 337 706 1.374 304 29.987 10.056 17 976 6.141 204 496 1.416 283 9.516 6.043 18 1.652 44.423 2.390 5.930 10.166 1.100 65.661 45.812 19 1.358 2.580 34 57 165 40 4.234 1.344 20 201 1.284 21 19 108 54 1.687 661 21 123 828 58 10 117 12 1.148 603 22 1.138 8.463 1.562 2.845 3.056 236 17.300 15.613 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 3-1
  39. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải Bảng 3.1.1 Lưu lượng giao thông tại các điểm điều tra đường bao(Tiếp theo) % của từng phương tiện (24 giờ, 2 hướng) Điểm Xe đạp Xe máy Xe con Xe buýt Xe tải Loại khác Tổng 1 3,7 45,6 7,8 18,6 23,0 1,3 100,0 2 3,9 82,4 2,5 6,3 4,5 0,4 100,0 3 23,3 61,3 0,7 3,1 10,1 1,5 100,0 4 23,8 60,9 0,7 1,9 2,4 10,3 100,0 5 30,0 53,3 2,1 6,1 5,9 2,6 100,0 6 8,6 79,0 1,3 0,2 6,4 4,4 100,0 7 10,0 48,0 9,8 11,1 17,3 3,7 100,0 8 19,1 74,6 0,4 0,3 2,0 3,6 100,0 9 5,2 72,7 1,9 1,7 16,9 1,6 100,0 10 7,5 74,3 4,0 1,3 10,6 2,3 100,0 11 7,0 71,4 4,3 5,0 11,5 0,9 100,0 12 9,2 70,0 3,9 2,3 13,0 1,6 100,0 13 32,3 51,3 2,5 1,4 10,4 2,2 100,0 14 7,5 72,1 2,0 2,1 14,2 2,1 100,0 15 13,3 75,9 2,6 1,6 4,9 1,7 100,0 16 20,0 70,9 1,1 2,4 4,6 1,0 100,0 17 10,3 64,5 2,1 5,2 14,9 3,0 100,0 18 2,5 67,7 3,6 9,0 15,5 1,7 100,0 19 32,1 60,9 0,8 1,3 3,9 0,9 100,0 20 11,9 76,1 1,2 1,1 6,4 3,2 100,0 21 10,7 72,1 5,1 0,9 10,2 1,0 100,0 22 6,6 48,9 9,0 16,4 17,7 1,4 100,0 Tổng 9,5 64,6 4,1 7,3 12,8 1,7 100,0 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu (2) Lưu lượng giao thông tại các điểm điều tra tuyến chính Bảng 3.1.2 cho biết lưu lượng giao thông xác định được trong Điều tra tuyến chính (xem chi tiết trong cơ sở dữ liệu). So với kết quả điều tra đường bao, thành phần xe máy khá cao. Tại hầu hết các điểm khảo sát, tỷ lệ xe máy là trên 80%. Tỷ lệ trung bình của xe máy là 82% theo từng điểm điều tra và 86% theo tổng lưu lượng của tất cả các điểm điều tra. 3-2
  40. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải Bảng 3.1.2 Lưu lượng giao thông trên các điểm điều tra tuyến chính Số phương tiện (24 giờ, cả 2 hướng) Điểm PCU Xe đạp Xe máy Xe con Xe buýt Xe tải Loại khác Tổng 1 3.315 11.847 192 313 401 153 16.221 4.901 2 1.702 7.189 47 72 160 148 9.318 2.376 3 2.144 7.321 65 190 712 318 10.750 4.260 4 3.051 31.627 895 1.603 7.856 861 45.893 30.415 5 3.989 20.370 555 227 1.447 314 26.902 9.247 6 3.290 11.473 139 155 580 351 15.988 4.822 7 10.373 124.242 2.132 1.676 4.769 1.470 144.662 42.781 8 3.521 22.604 474 244 1.070 509 28.422 8.892 9 846 8.574 131 117 158 124 9.950 2.537 10 2.787 23.866 676 385 1.268 507 29.489 9.313 11 2.773 24.227 1.034 291 1.099 385 29.809 9.286 12 9.079 41.291 396 214 449 700 52.129 12.062 13 2.676 38.932 492 179 242 508 43.029 9.939 14 2.392 19.844 638 306 444 684 24.308 6.781 15 16.018 210.380 6.044 2.757 5.064 1.667 241.930 66.541 16 7.334 79.968 936 286 362 982 89.868 19.883 17 3.656 30.310 101 59 41 474 34.641 7.389 18 8.520 87.939 961 219 322 1.203 99.164 21.804 19 11.210 160.729 6.376 1.717 1.442 1.838 183.312 46.743 20 7.517 148.543 10.485 2.321 1.295 283 170.444 48.227 21 14.267 193.793 6.249 1.351 1.238 1.539 218.437 52.837 22 11.787 208.825 4.810 1.495 1.541 1.941 230.399 55.036 23 3.142 29.825 369 100 126 485 34.047 7.578 24 9.391 217.705 9.442 3.977 9.165 832 250.512 83.492 25 8.753 153.382 3.042 2.218 448 638 168.481 40.204 26 2.062 97.210 6.907 1.996 4.150 616 112.941 39.412 27 1.814 24.567 2.284 618 1.252 285 30.820 11.587 28 1.571 29.336 712 300 2.833 469 35.221 14.811 29 3.802 10.219 211 350 664 298 15.544 5.440 30 1.103 7.691 46 83 1.428 236 10.587 6.196 31 1.636 48.395 3.703 5.576 15.837 909 76.056 63.226 32 3.133 31.657 - - - - 34.790 6.958 33 21.042 225.210 2.255 1.514 4.983 6.679 261.683 67.257 34 3.088 35.451 638 356 742 638 40.913 10.817 35 11.403 265.940 1.817 817 2.040 1.442 283.459 63.904 36 17.132 116.260 1.760 776 1.511 4.415 141.854 33.890 37 8.014 191.570 4.922 1.967 7.297 956 214.726 67.212 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 3-3
  41. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải Bảng 3.1.2 Lưu lượng giao thông trên các điểm điều tra tuyến chính(Tiếp theo) % của từng phương tiện (24 giờ, 2 hướng) Điểm Xe đạp Xe máy Xe con Xe buýt Xe tải Loại khác Tổng 1 20,4 73,0 1,2 1,9 2,5 0,9 100,0 2 18,3 77,2 0,5 0,8 1,7 1,6 100,0 3 19,9 68,1 0,6 1,8 6,6 3,0 100,0 4 6,6 68,9 2,0 3,5 17,1 1,9 100,0 5 14,8 75,7 2,1 0,8 5,4 1,2 100,0 6 20,6 71,8 0,9 1,0 3,6 2,2 100,0 7 7,2 85,9 1,5 1,2 3,3 1,0 100,0 8 12,4 79,5 1,7 0,9 3,8 1,8 100,0 9 8,5 86,2 1,3 1,2 1,6 1,2 100,0 10 9,5 80,9 2,3 1,3 4,3 1,7 100,0 11 9,3 81,3 3,5 1,0 3,7 1,3 100,0 12 17,4 79,2 0,8 0,4 0,9 1,3 100,0 13 6,2 90,5 1,1 0,4 0,6 1,2 100,0 14 9,8 81,6 2,6 1,3 1,8 2,8 100,0 15 6,6 87,0 2,5 1,1 2,1 0,7 100,0 16 8,2 89,0 1,0 0,3 0,4 1,1 100,0 17 10,6 87,5 0,3 0,2 0,1 1,4 100,0 18 8,6 88,7 1,0 0,2 0,3 1,2 100,0 19 6,1 87,7 3,5 0,9 0,8 1,0 100,0 20 4,4 87,2 6,2 1,4 0,8 0,2 100,0 21 6,5 88,7 2,9 0,6 0,6 0,7 100,0 22 5,1 90,6 2,1 0,6 0,7 0,8 100,0 23 9,2 87,6 1,1 0,3 0,4 1,4 100,0 24 3,7 86,9 3,8 1,6 3,7 0,3 100,0 25 5,2 91,0 1,8 1,3 0,3 0,4 100,0 26 1,8 86,1 6,1 1,8 3,7 0,5 100,0 27 5,9 79,7 7,4 2,0 4,1 0,9 100,0 28 4,5 83,3 2,0 0,9 8,0 1,3 100,0 29 24,5 65,7 1,4 2,3 4,3 1,9 100,0 30 10,4 72,6 0,4 0,8 13,5 2,2 100,0 31 2,2 63,6 4,9 7,3 20,8 1,2 100,0 32 9,0 91,0 - - - - 100,0 33 8,0 86,1 0,9 0,6 1,9 2,6 100,0 34 7,5 86,6 1,6 0,9 1,8 1,6 100,0 35 4,0 93,8 0,6 0,3 0,7 0,5 100,0 36 12,1 82,0 1,2 0,5 1,1 3,1 100,0 37 3,7 89,2 2,3 0,9 3,4 0,4 100,0 Tổng 6,6 86,5 2,4 1,1 2,4 1,0 100,0 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu (3) Lưu lượng giao thông tại các điểm điều tra đếm lưu lượng giao thông Bảng 3.1.3 cho biết lưu lượng giao thông xác định được trong điều tra đếm lưu lượng giao thông (xem chi tiết trong cơ sở dữ liệu). Tương tự như kết quả điều tra tuyến chính, tỷ phần của xe máy cũng rất cao, chiếm 80% tại từng điểm khảo sát và 81% tổng lưu lượng giao thông. 3-4
  42. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải Bảng 3.1.3 Lưu lượng giao thông tại các điểm điều tra đếm lưu lượng giao thông Số phương tiện (24 giờ, 2 hướng) Điểm PCU Xe đạp Xe máy Xe con Xe buýt Xe tải Loại khác Tổng 1 392 7.474 528 462 1.973 394 11.223 8.086 2 6.835 130.273 4.123 5.675 11.184 1.816 159.906 67.972 3 9.409 47.775 424 1.052 2.023 1.921 62.604 18.136 4 3.620 7.975 32 195 424 394 12.640 3.704 5 6.819 45.528 673 714 2.984 1.442 58.160 19.221 6 3.723 31.886 200 295 759 580 37.443 9.874 7 9.689 128.741 3.262 4.209 8.347 2.366 156.614 58.118 8 10.382 72.854 1.195 1.217 3.062 953 89.663 27.220 9 4.289 30.657 311 365 482 411 36.515 8.791 10 5.363 27.966 331 591 2.607 493 37.351 14.400 11 5.136 61.801 1.999 2.376 3.145 614 75.071 26.106 12 5.198 34.369 - - - - 39.567 7.913 13 5.035 111.139 4.313 4.826 7.948 1.325 134.586 52.149 14 6.184 179.826 17.500 6.832 18.503 976 229.821 111.668 15 8.527 116.265 3.838 1.892 6.519 1.877 138.918 49.726 16 3.167 34.373 337 506 897 948 40.228 11.502 % theo loại phương tiện (24 giờ, 2 hướng) Điểm Xe đạp Xe máy Xe con Xe buýt Xe tải Loại khác Tổng 1 3,5 66,6 4,7 4,1 17,6 3,5 100,0 2 4,3 81,5 2,6 3,5 7,0 1,1 100,0 3 15,0 76,3 0,7 1,7 3,2 3,1 100,0 4 28,6 63,1 0,3 1,5 3,4 3,1 100,0 5 11,7 78,3 1,2 1,2 5,1 2,5 100,0 6 9,9 85,2 0,5 0,8 2,0 1,5 100,0 7 6,2 82,2 2,1 2,7 5,3 1,5 100,0 8 11,6 81,3 1,3 1,4 3,4 1,1 100,0 9 11,7 84,0 0,9 1,0 1,3 1,1 100,0 10 14,4 74,9 0,9 1,6 7,0 1,3 100,0 11 6,8 82,3 2,7 3,2 4,2 0,8 100,0 12 13,1 86,9 - - - - 100,0 13 3,7 82,6 3,2 3,6 5,9 1,0 100,0 14 2,7 78,2 7,6 3,0 8,1 0,4 100,0 15 6,1 83,7 2,8 1,4 4,7 1,4 100,0 16 7,9 85,4 0,8 1,3 2,2 2,4 100,0 Total 7,1 81,0 3,0 2,4 5,4 1,3 100,0 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu (4) Lưu lượng giao thông tại các điểm điều tra đếm lưu lượng GT tại các giao lộ Bảng 3.1.4 cho biết lưu lượng giao thông trong điều tra đếm lưu lượng giao thông tại các giao lộ (xem chi tiết trong cơ sở dữ liệu). Tỷ lệ xe máy cũng rất cao, chiếm 85% tại từng điểm điều tra và 84% tổng lưu lượng. 3-5
  43. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải Bảng 3.1.4 Lưu lượng giao thông tại các điểm điều tra đếm lưu lượng GT tại giao lộ Số phương tiện (24 giờ, tổng tất cả các hướng) Điểm PCU Xe đạp Xe máy Xe con Xe buýt Xe tải Loại khác Tổng 1 21.618 282.525 8.979 4.224 6.528 2.609 454.085 183.498 2 16.200 175.667 2.899 2.849 3.803 3.497 204.914 106.846 3 9.582 218.282 10.850 3.458 3.576 2.535 248.282 139.567 4 18.816 287.849 7.192 4.313 6.406 4.991 329.566 180.650 5 13.401 122.639 4.213 3.305 5.646 1.772 150.976 49.339 6 20.894 296.324 5.636 4.632 7.366 2.586 337.436 188.119 7 20.902 311.234 7.750 7.369 9.336 7.147 363.737 216.608 8 24.598 398.098 10.108 3.686 5.549 4.043 446.081 226.444 9 33.683 402.585 11.266 5.936 9.706 4.206 467.380 259.198 10 23.631 351.709 12.484 4.849 5.100 3.767 401.539 212.481 11 17.104 358.953 12.251 8.590 14.521 2.503 413.920 271.140 12 18.314 329.183 13.726 5.264 5.223 1.516 373.225 208.396 % của từng loại phương tiện (24 giờ, tổng tất cả các hướng) Điểm Xe đạp Xe máy Xe con Xe buýt Xe tải Loại khác Tổng 1 4,8 62,2 2,0 0,9 1,4 0,6 100,0 2 7,9 85,7 1,4 1,4 1,9 1,7 100,0 3 3,9 87,9 4,4 1,4 1,4 1,0 100,0 4 5,7 87,3 2,2 1,3 1,9 1,5 100,0 5 8,9 81,2 2,8 2,2 3,7 1,2 100,0 6 6,2 87,8 1,7 1,4 2,2 0,8 100,0 7 5,7 85,6 2,1 2,0 2,6 2,0 100,0 8 5,5 89,2 2,3 0,8 1,2 0,9 100,0 9 7,2 86,1 2,4 1,3 2,1 0,9 100,0 10 5,9 87,6 3,1 1,2 1,3 0,9 100,0 11 4,1 86,7 3,0 2,1 3,5 0,6 100,0 12 4,9 88,2 3,7 1,4 1,4 0,4 100,0 Tổng 5,7 84,3 2,6 1,4 2,0 1,0 100,0 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 2) Sự phân bổ lưu lượng giao thông theo giờ (1) Sự phân bổ lưu lượng giao thông theo giờ trong các quận nội thành Sự phân bổ nhu cầu trong các quận nội thành (chủ yếu từ kết quả của điều tra tuyến chính) được trình bày trong Hình 3.1.1 (chỉ bao gồm các điểm thực hiện điều tra trong 24 giờ). Các hình này cho thấy giờ cao điểm buổi sáng là 7 – 9 giờ sáng và giờ cao điểm buổi chiều là 6 – 7 giờ tối. Giờ cao điểm buổi tối có lưu lượng giao thông cao hơn giờ cao điểm buổi sáng. Đây là điểm khác biệt so với các thành phố khác trên thế giới nhưng là xu hướng quan sát được ở TPHCM. Phân bổ nhu cầu của xe đạp và xe máy không ổn định nhưng phân bổ nhu cầu của xe con, xe buýt và xe tải thì tương đối ổn định. 3-6
  44. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải Hình 3.1.1 Phân bổ nhu cầu theo giờ lưu lượng giao thông trong các quận nội thành (Tổng số 26 điểm điều tra) 350 XeBicycle đạp 300 XeMotorc máy yc le ÔCar tô S ố 250 xe (000) XeBus buýt XeTruck tải 200 LOthersoại khác 150 No ofNo Vehicles (000) 100 50 0 6:00-7:00 7:00-8:00 8:00-9:00 1:00-2:00 2:00-3:00 3:00-4:00 4:00-5:00 5:00-6:00 9:00-10:00 00:00-1:00 10:00-11:00 11:00-12:00 12:00-13:00 13:00-14:00 14:00-15:00 15:00-16:00 16:00-17:00 17:00-18:00 18:00-19:00 19:00-20:00 20:00-21:00 21:00-22:00 22:00-23:00 23;00-24:00 ThờTimei gian 12% XeBicycle đạp 10% XeMotorcycle máy ÔCar tô Bus 8% Xe buýt XeTruck tải T ỷ LoOthersại khác l ệ 6% Ratio 4% 2% 0% 6:00-7:00 7:00-8:00 8:00-9:00 1:00-2:00 2:00-3:00 3:00-4:00 4:00-5:00 5:00-6:00 9:00-10:00 00:00-1:00 10:00-11:00 11:00-12:00 12:00-13:00 13:00-14:00 14:00-15:00 15:00-16:00 16:00-17:00 17:00-18:00 18:00-19:00 19:00-20:00 20:00-21:00 21:00-22:00 22:00-23:00 23;00-24:00 ThờTimei gian Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 3-7
  45. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải (2) Phân bổ lưu lượng giao thông theo giờ trong các vùng ngoại ô/nông thôn Phân bổ nhu cầu trong vùng ngoại ô/nông thôn (từ kết quả điều tra đường bao) được trình bày trong Hình 3.1.2. Phân bổ lưu lượng giao thông theo giờ trong các vùng ngoại ô/nông thôn (chỉ bao gồm các điểm điều tra trong 24 giờ). Giờ cao điểm buổi sáng từ 7 – 8 giờ sáng và giờ cao điểm buổi chiều là 4 – 6 giờ chiều. Hình 3.1.2 Phân bổ lưu lượng giao thông theo giờ ở các vùng ngoại ô/nông thôn 14 XeBicycle đạp 12 XeMotorcycle máy ÔCar tô 10 XeBus buýt S ố XeTruck tải xe (000) 8 LoOthersại khác 6 4 No of VehiclesNoof (000) 2 0 6:00-7:00 7:00-8:00 8:00-9:00 1:00-2:00 2:00-3:00 3:00-4:00 4:00-5:00 5:00-6:00 9:00-10:00 00:00-1:00 10:00-11:00 11:00-12:00 12:00-13:00 13:00-14:00 14:00-15:00 15:00-16:00 16:00-17:00 17:00-18:00 18:00-19:00 19:00-20:00 20:00-21:00 21:00-22:00 22:00-23:00 23;00-24:00 ThờiTime gian (Tổng số 5 điểm điều tra) 12% XeBicycle đạp 10% XeMotorcycle máy ÔCar tô XeBus buýt 8% XeTruck tải T LoOthersại khác ỷ l ệ 6% Ratio 4% 2% 0% 6:00-7:00 7:00-8:00 8:00-9:00 1:00-2:00 2:00-3:00 3:00-4:00 4:00-5:00 5:00-6:00 9:00-10:00 00:00-1:00 10:00-11:00 11:00-12:00 12:00-13:00 13:00-14:00 14:00-15:00 15:00-16:00 16:00-17:00 17:00-18:00 18:00-19:00 19:00-20:00 20:00-21:00 21:00-22:00 22:00-23:00 23;00-24:00 ThờTimei gian Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 3-8
  46. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 3) Lưu lượng giao thông theo khu vực và loại đường (1) Phân loại khu vực và loại đường Nhằm kiểm tra kỹ hơn sự khác nhau về thành phần giao thông đường bộ theo khu vực, phân loại khu vực (quận) và loại đường đã được sử dụng. Hình 3.1.3 cho biết cách phân loại khu vực và đường hiện nay. Hình 3.1.3 Phân loại khu vực và loại đường trong khu vực nghiên cứu QL 13 (Đi Bình Phước) QL 22 (Đi Campuchia) QL 1/Đường sắt (Đi Hà Nội) QL 51 (Đi Bà Rịa – Vũng Tàu) LoTypeại Khu of Area Vực TTInner Đô Core thị c ũ InnerTT Đô Fringe thị mớ i EmergingNgoại vị m Peripheralới QL 1 (Đi ĐBSCL) RuralNông thôn SatelliteĐô thị vệ Urban tinh QL 50 (Đi Tiền Giang) SuburbanNgoại ô TypeLoại đườof Roadng PrimaryChính SecondaryPhụ Nguồn: Đoàn Nghiên cứu (2) Phân bổ lưu lượng giao thông Bảng 3.1.5 cho biết thành phần giao thông của các phương tiện theo khu vực và theo loại đường. Bảng này được tính toán theo cách phân loại tất cả các điểm điều tra theo vị trí (khu vực và đường) được xác định trong phần cuối. Kết quả cho thấy cấu thành phương thức ở TPHCM và các tỉnh lân cận khá khác nhau. Tỷ lệ xe tải rất cao ở tỉnh, đặc biệt là trên các trục đường chính. Ngược lại, ở TPHCM, chỉ có sự khách biệt rất nhỏ giữa các loại đường và các khu vực, ngoại trừ ở khu vực nông thôn. 3-9
  47. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải Bảng 3.1.5 Cấu thành giao thông theo khu vực và loại đường (%) Loại đường Khu vực Chính Phụ Thứ yếu và loại khác Tổng PT1) B M C S T B M C S T B M C S T B M C S T TPHCM 6 86 3 2 3 7 86 2 1 2 8 86 2 1 2 6 86 3 1 3 Nội thành 6 88 3 1 2 6 87 3 1 2 7 89 1 0 1 6 88 2 1 2 cũ Nội thành 6 85 3 2 4 8 86 2 1 2 10 83 2 1 3 7 85 3 2 3 mới Ngoại vi 5 76 3 4 11 12 80 1 1 4 12 76 3 1 5 8 77 2 3 8 mới Ngoại ô - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 1 Nông thôn 48 10 11 17 - - - - - 11 73 1 1 11 10 57 7 8 15 0 Tỉnh 4 47 8 18 22 12 68 2 5 10 11 66 4 5 11 11 65 4 7 12 Đô thị vệ 4 46 8 19 23 9 68 3 7 12 9 73 4 4 10 8 66 4 7 13 tinh Ngoại ô - - - - - - - - - - 18 63 3 2 12 18 63 3 2 12 1 1 Nông thôn 72 5 1 10 24 68 1 2 3 10 55 7 14 18 63 3 6 8 1 2 Tổng 6 86 3 2 3 7 85 2 1 3 8 85 2 1 3 6 85 3 2 3 Ghi chú: 1) B-xe đạp, M-xe máy, C-xe con, S-xe buýt, T-xe tải; Tỷ lệ của phương tiện khác không được thể hiện trong bảng Nguồn: Đoàn Nghiên cứu (3) Lưu lượng giao thông trên các đường chính: Hình 3.1.4 cho biết lưu lượng giao thông hàng ngày trên các đường chính tổng khu vực nghiên cứu dựa trên dữ liệu điều tra đếm lưu lượng giao thông trong Nghiên cứu HOUTRANS và các cuộc điều tra tương tự khác. Hình này cho thấy lưu lượng giao thông ở trung tâm thành phố rất cao do đơn vị phương tiện (không phải dựa trên đơn vị xe con PCU) và thành phần xe máy cao trong các khu vực này. Hình 3.1.4 Lưu lượng giao thông trên các đường chính LDailyưu lượ Trafficng GTVolume hàn(000g n vehicles/day)gày 200 - 100 - 200 40 - 100 15 - 40 0 - 15 N/ A Nguồn: Đoàn Nghiên cứu, Dự án Đường cao tốc Đông Tây (2002) 3-10
  48. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 4) Gia tăng lưu lượng giao thông trong những năm 1996 - 2002 (1) Nguồn dữ liệu và so sánh Hình 3.1.5 cho biết kết quả điều tra đếm lưu lượng giao thông trong một số khu vực do Đoàn Nghiên cứu thực hiện so với kết quả điều tra năm 1996 thu thập được trong Nghiên cứu Giao thông Vận tải TPHCM (1996, DFID-MVA). (2) Kết quả Kết quả này cho thấy tỷ lệ gia tăng nhanh của lưu lượng giao thông trong các năm này. Đặc biệt là tăng trưởng ở các khu vực ngoại vi mới rất lớn: 12,6%/năm ở phía bắc; 10,7% ở khu vực phía đông: 10,6% ở khu vực phía ttây và 5,1% ở khu vực phía Nam. Mặt khác, tăng trưởng lưu lượng giao thông qua đô thị trên hai tuyến chính lại hạn chế: 5,5% ở tuyến phía bắc và 4,6% ở tuyến phía nam. Điều này khá phù hợp với xu hướng phát triển đô thị. Tuy nhiên, giao thông của hành lang Đông – Tây (hành lang chạy qua tuyến đô thị chính) vẫn có lưu lượng cao nhất trong các khu vực này. Hình 3.1.5 So sánh lưu lượng giao thông ở các khu vực chính (000 xe/ngày) Ghi chú: Tử số - 1996, Mẫu số – 2002 Nguồn: Điều tra GT TPHCM (DFID-MVA) và Đoàn Nghiên cứu 3-11
  49. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 3.2. Đường ra/vào sân bay, ga đường sắt và cảng 1) Phương thức tiếp cận Cách tiếp cận hoặc phương thức vận tải từ/tới phương thức vận tải liên vùng khác (đường sắt, hàng không và phà liên tỉnh) đã được phỏng vấn và trình bày tổng Bảng 3.2.1. Bảng này cho thấy sự yếu kém của vận tải công cộng trong cả vận tải công cộng địa phương và liên vùng. Trên tổng số, chỉ có dưới 5% số người sử dụng sử dụng xe buýt để tiếp cận các địa điểm này trong khi có trên 8% sử dụng xe ôm để tiếp cận các địa điểm này. Bảng 3.2.1 Phương thức tiếp cận của các phương thức phận tải liên vùng Phương thức vận tải liên vùng Phương thức tiếp cận trong Khu Bến phà Ga đường Sân bay Tân Nguyễn Kiệu vực Nghiên cứu Tổng sắt Sài Gòn Sơn Nhất và Tôn Thất Thuyết Đi bộ 1,6 0,2 5,9 2,1 Xe đạp 1,2 - 5,9 1,8 Xe máy (tự lái) 15,9 11,1 22,8 15,6 Xe máy (được chở, không phải thuê xe ôm) 16,5 7,7 18,2 13,6 Xe con 8,1 20,9 5,0 12,2 Taxi 18,7 30,9 20,8 23,8 Xe du lịch/xe ô tô của công ty 5,8 20,6 2,2 10,6 Xe buýt 9,6 1,3 3,0 4,9 Xe ôm 13,2 2,7 9,5 8,4 Xích lô 1,4 - 3,2 1,3 Loại khác 8,2 4,5 3,6 5,7 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 2) Điểm xuất phát/điểm đến trong Khu vực Nghiên cứu Bảng 3.2.2 cho biết số hành khách (sau khi mở rộng) của phương thức vận tải liên vùng theo điểm xuất phát và điểm đến và phân bổ hành trình của hành khách (sân bay Tân Sơn Nhất và ga Sài Gòn) được trình bày trong Hình 3.2.1. Về cách tiếp cận sân bay, tỷ lệ xe con (bao gồm cả taxi) và xe buýt tư nhân rất cao (72% tổng số) và hướng chính là vào khu vực trung tâm. 3-12
  50. Bảng 3.2.2 Số hành khách vận chuyển liên vùng theo điểm xuất phát/điểm đến trong Khu vực Nghiên cứu Bằng phương thức (không gồm đi bộ) Quận Đường sắt Sân bay Bến phà Ga đường sắt Sân bay Bến phà Xe máy Xe con Xe buýt Khác Xe máy Xe con Xe buýt Khác Xe máy Xe con Xe buýt Khác Trung tâm cũ 1.933 5.572 902881 518 298 205 1.198 2.886 1.220 256 455 233 47 114 QUẬN 1 449 1.964 178 205 120 69 48 422 1.018 430 90 90 46 9 22 QUẬN 3 515 1.118 125 235 138 79 55 240 579 245 51 63 32 6 16 QUẬN 4 78 305 228 35 21 12 8 66 158 67 14 115 59 12 29 Quy ho QUẬN 5 251 745 87 115 67 39 27 160 386 163 34 44 23 5 11 QUẬN 6 156 237 34 71 42 24 16 51 123 52 11 17 9 2 4 ạ QUẬN 10 227 423 128 104 61 35 24 91 219 93 19 65 33 7 16 ch T QUẬN 11 90 220 35 41 24 14 10 47 114 48 10 18 9 2 4 ổ Phú Nhuận 168 559 87 76 45 26 18 120 289 122 26 44 22 5 11 ng th Nội đô mới 1.167 2.710 514 532 313 180 124 583 1.404 593 125 260 133 27 65 QUẬN 8 138 237 89 63 37 21 15 51 123 52 11 45 23 5 11 ể và Nghiên c vàNghiên BÌNH THẠNH 275 508 130 125 74 42 29 109 263 111 23 66 34 7 16 Quy TÂN BÌNH 509 1.626 164 232 136 78 54 350 842 356 75 83 42 9 21 ể GÒ VẤP 245 339 131 112 66 38 26 73 175 74 16 66 34 7 16 k n 5: cáo Báo 3-13 Ngoại vi mới 562 711 107 256 151 87 60 153 368 156 33 54 28 6 14 THỦ ĐỨC 168 169 15 76 45 26 18 36 88 37 8 7 4 1 2 ứ QUẬN 12 60 85 5 27 16 9 6 18 44 19 4 2 1 - 1 u kh BÌNH CHÁNH 144 102 35 65 38 22 15 22 53 22 5 18 9 2 4 ả thi v QUẬN 2 90 119 21 41 24 14 10 25 61 26 5 11 5 1 3 ỹ QUẬN 7 60 152 26 27 16 9 6 33 79 33 7 13 7 1 3 thu ề GTVT QUẬN 9 42 85 6 19 11 6 4 18 44 19 4 3 1 - 1 ậ t Ngoại ô và nông thôn 60 220 10 27 16 9 6 47 114 48 10 5 3 1 1 s ố HÓC MÔN 42 102 5 19 11 6 4 22 53 22 5 2 1 - 1 1: đ ô th NHÀ BÈ 6 51 6 3 2 1 1 11 26 11 2 3 1 - 1 Các cu CỦ CHI 12 68 - 5 3 2 1 15 35 15 3 - - - - ị Các tỉnh khác 281 203 26 128 75 43 30 44 105 45 9 13 7 1 3 khuv ộ Tổng 4.003 9.416 1.5591.825 1.073 616 424 2.024 4.877 2.062 433 788 402 81 196 c ự đ Nguồn: Đoàn Nghiên cứu i c TPHCM (HOUTRANS) ề u tra giao thôngv u tragiao Báo cáo cuBáo cáo ố i cùng ậ n t ả i
  51. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải Hình 3.2.1 Sự phân bổ hành khách trong Khu vực Nghiên cứu từ/đến sân bay và ga đường sắt - Sân bay Tân Sơn Nhất- No.S ofố hànhPassengers khách (person/day)(người/ngày) 1,5001.500 -– 1,0001.000 -– 1,500 1.500 500 500 -– 1,000 1.000 200200 -– 500500 100100 -– 200200 - Ga đường sắt Sài Gòn- No.Số of hành Passengers khách (ng(person/day)ười/ngày) 1.5001,500 –- 1.0001,000 –- 1,5001.500 500 –- 1,0001.000 200 –- 500 100 –- 200 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 3-14
  52. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 3.3. Đặc điểm của giao thông bên ngoài 1) Nguồn dữ liệu Trong điều tra đường bao, điều tra phỏng vấn trên đường được thực hiện nhằm thu thập thông tin về hành vi của người dân sống bên ngoài khu vực nghiên cứu. Số bản trả lời tại từng điểm điều tra được trình bày trong Bảng 3.3.1. Do khó khăn trong việc không có đủ nhân lực của Phòng cảnh sát của từng thành phố/tỉnh, kết quả số lượng bản trả lời trong điều tra này cũng bị hạn chế như trình bày trong bảng dưới đây. Bảng 3.3.1 Số bản trả lời trong điều tra phỏng vấn trên đường Người điều Tỷ lệ mẫu khiển Hành khách Lái xe chở Loại hành (%)1) Điểm Lái xe buýt Tổng PTGT cá đi xe buýt hàng hóa khách khác nhân 1 525 333 311 449 - 1.618 5,2 2 65 8 23 25 - 121 2,4 3 225 14 10 57 - 306 13,6 4 195 10 16 110 - 331 14,3 5 170 19 11 31 - 231 7,6 6 250 3 1 61 - 315 9,6 7 417 170 197 422 - 1.206 9,9 8 100 - - 43 - 143 6,7 9 105 14 7 30 - 156 4,5 10 171 17 29 100 - 317 4,5 11 236 153 105 383 - 877 2,3 12 95 16 12 112 - 235 2,6 13 175 23 7 104 - 309 3,9 14 53 15 38 54 - 160 3,0 15 238 36 22 85 - 381 2,8 16 238 68 31 190 - 527 1,7 17 500 - - - - 500 5,3 18 80 340 301 362 - 1.083 1,2 19 116 3 6 20 - 145 3,3 20 140 - - 23 - 163 9,7 21 315 - - 21 - 336 29,3 22 - 125 119 360 - 604 2,8 23 (Đường sắt) - - - - 873 873 21,8 24 9,0 (Sân bay) - - - - 843 843 25 (Phà) - - - - 267 267 20,3 26 (Phà) - - - - 239 239 98,8 Tổng 4.409 1.367 1.246 3.042 2.222 12.286 4,3 Ghi chú: 1) Không bao gồm số hành khách đi xe buýt và trong các điểm từ 24 đến 26, Các con số này là % số hành khách trung bình một ngày Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 2) Sự phân bổ của giao thông bên ngoài (1) Vận chuyển hành khách bằng đường bộ Tỷ lệ sử dụng chỗ trung bình (số hành khách) và hệ số chuyên chở theo phương thức trong điều tra đường bao được trình bày trong Bảng 3.3.2.và Bảng 3.3.3 cho biết vị trí xuất phát hoặc đến trong khu vực nghiên cứu. Kết quả cho thấy có rất nhiều chuyến đi ra ngoài khu vực nghiên cứu bắt đầu/kết thúc ở TPHCM ngoại trừ các chuyến đi bằng xe đạp. Ngay cả đối với xe máy, 40% số chuyến đi xuất phát/thu hút ở TPHCM. Khoảng 1 nửa số chuyến đi bằng xe máy xuất phát hoặc đến khu vực nội thành cũ. 3-15
  53. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải Bảng 3.3.2 Hệ số sử dụng chỗ và chuyên chở trong điều tra đường bao Hệ số sử Hệ số chuyên chở dụng chỗ TB (%) Xe đạp 1,3 67,6 Xe máy 1,5 80,2 Xe con 2,8 61,4 Xe buýt 13,7 67,5 Loại xe khác 1,9 78,6 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu Bảng 3.3.3 Xuất phát/đến của vận tải hành khách bằng đường bộ trong KVNC Phương tiện (%) Xe ô Loại Xe đạp Xe máy Xe buýt Tổng tô khác TPHCM 5,7 40,4 80,3 84,8 50,8 56,9 Nội thành cũ 2,4 12,7 45,8 34,0 1,6 22,3 Nội thành mới 0,5 9,5 20,8 30,7 6,6 16,9 Ngoại vi mới - 6,7 7,2 10,8 9,8 7,7 Ngoại ô 2,9 11,4 6,1 9,3 31,1 9,9 Nông thôn - 0,1 0,3 - 1,6 0,1 Tỉnh 94,3 59,6 19,7 15,2 49,2 43,1 Đô thị vệ tinh 42,6 26,8 13,1 10,8 26,2 21,2 Ngoại ô 19,1 3,8 2,8 1,5 4,9 4,0 Nông thôn 32,5 29,0 3,9 2,9 18,0 17,9 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu (2) Vận tải hàng hóa Bảng 3.3.4 và Bảng 3.3.5 cho biết đặc điểm vận tải hàng hóa tại các điểm điều tra đường bao. Kết quả cho thấy khoảng 2/3 phương tiện vận tải hàng hóa xuất phát/đến TPHCM và trên 80% xe chở container đi đến/từ TPHCM. Bảng 3.3.4 Loại hàng hóa vận chuyển chính –Điều tra đường bao- Loại % Lúa gạo/các loại lương thực khác 24,6 Vật liệu xây dựng 21,7 Hàng hóa chế tạo 16,4 Sản phẩm công nghiệp 9,8 Gỗ, lâm sản 4,9 Thủy hải sản 4,1 Thịt động vật 4,1 Cây mía, mía 2,6 Thép 2,6 Phân bón 2,4 Sản phẩm dầu khí 2,4 Xi măng 1,3 Than 0,9 Loại khác 2,0 Tổng 100,0 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 3-16
  54. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải Bảng 3.3.5 Điểm xuất phát/đến của vận tải hàng hóa trong Khu vực Nghiên cứu (%) Xe tải Xe tải Xe Loại nhỏ lớn Tổng container khác ( 3.5t) TPHCM 68,6 61,1 83,8 20,9 62,2 Nội thành cũ 25,1 20,6 31,3 7,2 21,9 Nội thành mới 15,3 12,6 15,0 3,6 13,1 Ngoại vi mới 15,8 18,8 35,0 5,8 17,3 Ngoại ô 12,0 8,9 2,5 3,6 9,5 Nông thôn 0,4 0,2 0,0 0,7 0,3 Tỉnh 31,4 38,9 16,3 79,1 37,8 Đô thị vệ tinh 18,6 22,4 7,5 18,7 19,9 Ngoại ô 4,2 6,2 6,3 2,2 5,1 Nông thôn 8,7 10,2 2,5 58,3 12,8 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 3.4. Hệ số đi lại của hành khách Trong điều tra tuyến chính, điều tra thời gian đi lại của hành khách bằng trực quan được thực hiện (xem Bảng 3.4.1). Xem xét số lượng mẫu khá cao và vị trí các điểm điều tra trong điều tra đường bao, giá trị này có thể xem là đủ lớn để sử dụng các giá trị tiêu biểu cho thời gian đi lại của hành khách. Kết quả cho thấy chỉ có 1 trong số 139 lái xe (0,72% tổng số) đội mũ bảo hiểm. Bảng 3.4.1 Hệ số đi lại của hành khách theo điều tra tuyến chính Số mẫu Hệ số đi lại trung Đội mũ bảo Loại phương tiện (Tổng tất cả các bình (người/xe) hiểm (%) điểm) Xe đạp 143.859 1,14 - Xe máy 790.236 1,51 0,72 Xe ô tô con 33.355 2,02 - Taxi 24.752 1,87 - Xích lô 16.454 1,33 - Xe lam 5.981 3,77 - Xe buýt nhỏ 16.482 5,94 - Xe buýt lớn 5.185 20,42 - Xe tải nhỏ 35.237 1,90 - Xe tải lớn 19.699 2,14 - Xe chở container 3.286 1,91 - Loại khác 14.031 1,29 - Tổng 1.108.557 - - Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 3-17
  55. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 3.5. Tốc độ đi lại 1) Theo tuyến Bảng 3.5.1 trình bày kết quả điều tra tốc độ đi lại theo tuyến. Đối với một tuyết, kết quả cho thấy xe máy có thể đi nhanh nhất trong số các phương tiện ở TPHCM nói chung. Tốc độ đi lại trung bình vào khoảng 20 km/h và tốc độ này là khá cao so với các thành phố lớn khác ở Châu Á. Bảng 3.5.1 Tốc độ đi lại trung bình theo phương tiện và thời gian Tên tuyến Khoảng Số mẫu Tốc độ đi lại TB (km/h) Mã số cách Xe Xe Xe Xe tuyến Từ Đến Ô tô Xe máy Ô tô Xe buýt (km) máy buýt đạp đạp Sài Gòn An Lạc 13,1 12 10 10 6 18,8 16,8 17,2 11,5 2 An Lạc Sài Gòn 12,9 12 10 10 6 17,8 15,1 17,4 8,7 Sài Gòn – An Nhơn Thanh Lộc 13,5 14 8 9 - 23,5 16,0 15,4 - 3 Thanh Lộc Sài Gòn – An Nhơn 13,2 13 7 9 - 23,3 13,4 12,9 - Sài Gòn An Sương 13,5 12 12 11 8 21,1 21,5 17,3 11,3 4 An Sương Sài Gòn 13,6 13 12 11 8 21,7 20,6 17,0 10,8 Lê Hồng Phong Thủ Đức 20,4 10 8 7 - 23,2 20,6 19,1 - 6 Thủ Đức Lê Hồng Phong 20,3 10 9 8 - 23,5 21,1 20,2 - Bến xe quận 8 Thủ Đức 34,2 7 5 6 - 23,3 17,3 19,6 - 8 Thủ Đức Bến xe quận 8 34,8 6 6 5 - 24,7 17,8 19,7 - Sài Gòn Củ Chi 15,6 9 9 8 - 20,3 19,5 20,3 - 13 Củ Chi Sài Gòn 14,5 10 9 8 - 19,1 15,7 19,3 - Bến xe miền Đông Bến xe miền Tây 15,8 11 10 10 - 16,2 16,3 16,1 - 14 Bến xe miền Tây Bến xe miền Đông 14,3 9 10 9 - 16,7 20,5 14,8 - Sài Gòn – Gò Vấp KCVPM Quang Trung 14,7 11 10 8 7 21,4 18,0 15,3 8,9 18 KCVPM Quang Sài Gòn – Gò Vấp Trung 14,5 11 11 8 7 19,9 17,1 13,3 9,5 Sài Gòn – Bình KCX Linh Trung 19 Phước 17,6 9 7 8 - 24,0 16,7 18,5 - KCX Linh Trung Sài Gòn–Bình Phước 18,7 10 7 8 - 22,1 19,1 16,8 - Sài Gòn – Phú Xuân Nhà Bè 14,8 12 12 8 - 24,0 25,2 16,2 - 20 Nhà Bè Sài Gòn – Phú Xuân 15,1 15 12 9 - 25,0 24,6 15,2 - Bến Thành – Âu Cơ An Sương 19,3 10 10 9 - 25,2 22,5 20,2 - 27 An Sương Bến Thành – Âu Cơ 19,1 11 10 10 - 24,5 22,7 20,2 - Bến Thành Tân Sơn Nhất 6,8 12 14 14 9 10,7 14,2 13,7 8,9 28 Tân Sơn Nhất Bến Thành 6,8 11 12 14 9 10,1 13,5 13,0 10,8 An Sương-Suối Tiên Tân Vạn 27,2 5 11 5 - 28,9 23,0 20,8 - 33 Tân Vạn An Sương-Suối Tiên 26,7 14 4 7 - 26,6 23,7 20,6 - Sài Gòn Thới An 18,2 10 7 9 - 19,4 16,0 18,6 - 36 Thới An Sài Gòn 17,3 8 7 8 - 19,2 17,6 18,3 - Bến xe miền Đông Bến xe Chợ Lớn 12,1 12 11 10 - 14,4 14,9 15,7 - 54 Bến xe Chợ Lớn Bến xe miền Đông 12,6 11 11 10 - 15,9 15,9 12,7 - Tổng - 320 281 266 60 22,1 20,6 18,0 11,6 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 3-18