Tài liệu Tìm hiểu về Mainboad - Bật công tắc quạt không quay

pdf 10 trang hapham 2971
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Tìm hiểu về Mainboad - Bật công tắc quạt không quay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_tim_hieu_ve_mainboad_bat_cong_tac_quat_khong_quay.pdf

Nội dung text: Tài liệu Tìm hiểu về Mainboad - Bật công tắc quạt không quay

  1. Tìm hiểu về Mainboad - Bật công tắc quạt không quay Bạn kiểm tra nguồn ATX bằng cách, đấu chập chân P.ON (mầu xanh lá cây) vào chân Mass (mầu đen) nếu quạt nguồn quay tít là nguồn ATX vẫn tốt, nếu quạt nguồn không quay hoặc quay 1 - 2 vòng rồi tắt là nguồn ATX bị hỏng Kiến thức về Mainboard 1 - Nguyên nhân hư hỏng Do hỏng bộ nguồn ATX Do hỏng mạch khởi động nguồn trên Mainboard - Do hỏng đèn khuếch đại đảo lệnh P.ON - Do hỏng hoặc bong chân IC- SIO - Do hỏng thạch anh 32,768KHz - Do hỏng hoặc bong chân Chipset nam Mạch khởi động nguồn trên Mainboard có 3 dạng như sau
  2. Cả ba dạng mạch trên, mạch khởi động đều đi qua hai linh kiện là Chipset nam và IC- SIO, ở dạng 1 lệnh P.ON được khuếch đại đảo trước khi chúng được đưa ra chân P.ON, ở dạng 2 và dạng 3 thì lệnh P.ON đi ra trực tiếp từ IC-SIO Xem lại lý thuyết Bài học liên quan 2 - Phân tích nguyên lý mạch Khi ta cắm điện, nguồn cấp trước trên bộ nguồn ATX chạy ngay và cung cấp xuống Mainboard điện áp 5V STB (điện áp cấp trước), điện áp này sẽ cung cấp cho mạch khởi động nguồn trong Chipset nam và IC- SIO. Khi ta bật công tắc, chân PWR được chập xuống Mass và đổi trạng thái từ mức Logic 1 sang mức Logic 0 tác động vào Chipset, Chipset nam
  3. đưa ra lệnh P.ON cho đi qua IC- SIO để thực hiện các chức năng bảo vệ khi Mainboard có sự cố, sau đó lệnh P.ON được đưa ra chân số 14 của rắc cấp nguồn ATX, lệnh này đưa lên nguồn ATX để điều khiển cho nguồn chính hoạt động. Nếu lệnh P.ON ra từ IC- SIO ở mức cao (mức logic 1) là mở nguồn chính thì người ta phải thiết kế thêm mạch đảo (như dạng 1), mạch khuếch đại đảo sử dụng một đèn Mosfet nhỏ. Tất cả các nguồn ATX hiện nay đều thiết kế lệnh P.ON ở mức thấp (mức logic 0 hay có 0V) là mở nguồn chính, lệnh P.ON ở mức cao (mức logic 1 hay có điện áp khoảng 3 đến 5V) là tắt nguồn chính. Thạch anh 32,768KHz dao động cho đồng hồ thời gian thực và được nuôi bởi Pin CMOS, đồng thời thạch anh này cũng tạo xung nhịp cho mạch khởi động nguồn, nếu thạch anh này hỏng thì mạch khởi động sẽ không hoạt động. 3 - Các bước kiểm tra & sửa chữa Bước 1 - Kiểm tra nguồn ATX Bạn kiểm tra nguồn ATX bằng cách, đấu chập chân P.ON (mầu xanh lá cây) vào chân Mass (mầu đen) nếu quạt nguồn quay tít là nguồn ATX
  4. vẫn tốt, nếu quạt nguồn không quay hoặc quay 1 - 2 vòng rồi tắt là nguồn ATX bị hỏng * Nếu nguồn ATX hỏng thì bạn thay thế nguồn ATX mới * Phần sửa nguồn ATX sẽ đề cập ở chương sau. Bước 2 - Kiểm tra trường hợp IC bị chập: - Cắm bộ nguồn ATX vào Mainboard - Cấp điện cho bộ nguồn - Sau khoảng 30 giây, lấy ta chạm vào IC - SIO và Chipset nam xem có nóng không, nếu một trong hai IC này mà phát nhiệt > 40oC (thấy nóng) là IC bị hỏng. => Với trường hợp trên bạn cần thay IC - SIO hoặc Chipset (thay IC bị nóng) Nếu mới cắm điện mà Chipset nam hoặc IC- SIO đã nóng lên là IC bị chập, cần phải thay IC Bước 3 - Kiểm tra đèn khuếch đại đảo ? - Chỉnh đòng hồ ở thang X1Ω , đo từ chân chân P.ON của rắc nguồn ATX đến chân IC - SIO xem có thông mạch không ? (chân P.ON là chân 14 của rắc 20 chân hoặc chân 18 của rắc 24 chân hoặc tính theo chân đi ra sợi dây mầu xanh lá cây)
  5. Nếu đo từ chân P.ON đến một chân nào đó của IC-SIO mà có trở kháng bằng 0 Ω thì Main của bạn không có đèn khuếch đại đảo lệnh P.ON. Nếu đo từ chân P.ON đền tất cả các chân IC-SIO đều có trở kháng >
  6. 0Ω thì Main có đèn khuếch đại đảo - Đèn khuếch đại đảo có hình dạng như trên, để tìm ra đèn khuếch đại đảo bạn cần đo từ chân P.ON đến chân D các đèn nhỏ trên Main, nếu đo đến đèn nào cho trở kháng bằng 0Ω thì đó là đèn khuếch đại đảo lệnh P.ON - Kiểm tra đèn khuếch đại đảo này cũng tương tự như các đèn Mosfet khác trên Main, chúng có toạ độ chân như hình trên. Xem lại bài “Đo kiểm tra Chipset“ Bước 4 - Hàn vào chân hoặc thay thạch anh 32,768KHz (thạch anh 32,768KHz đứng gần Chipset nam) - Thạch anh 32,768KHz dao động cho đồng hồ thời gian thực, đồng thời nó cung cấp xung nhịp cho mạch khởi động, nếu hỏng thạch anh này, Mainboard sẽ không khởi động được, bấm phím mở nguồn sẽ không tác dụng. - Nhiều thạch anh hỏng, khi hàn vào chân nó lại hồi lại và chạy được vài tiếng đồng hồ, nếu chân thạch anh bị đen hay bị gỉ thì bạn nên
  7. thay thạch anh khác. Bước 5 - Khò lại IC - SIO nếu khò lại không được thì bạn cần thay thử IC - SIO (Nhận biết IC - SIO => Là IC 4 hàng chân, kích thước khoảng 4cm2 bên cạnh không có thạch anh) (Ghi chú: Bệnh này có nguyên nhân hỏng do IC-SIO chiếm khoảng 70%) Khò lại chân IC - SIO, nếu không được bạn cần thay thử IC này Bước 6 - Hàn lại Chipset nam hoặc thay Chipset nam Sau khi đã thực hiện qua 5 bước trên nhưng không có kết quả bạn mới thực hiện đến bước 6 này