Tập bài giảng Lịch sử mỹ thuật thế giới
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tập bài giảng Lịch sử mỹ thuật thế giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tap_bai_giang_lich_su_my_thuat_the_gioi.doc
Nội dung text: Tập bài giảng Lịch sử mỹ thuật thế giới
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I: MỸ THUẬT NGUYÊN THỦY VÀ CỔ ĐẠI 3 Mở đầu 3 Mục tiêu 4 BÀI 1: MỸ THUẬT NGUYÊN THỦY 5 1. Khái niệm, có sở nghiên cứu nghệ thuật Nguyên thủy 5 2. Đặc điểm của mỹ thuật Nguyên thủy 6 2.1. Đặc điểm về đối tượng nghệ thuật 6 2.2. Tính tả thực 7 2.3. Đặc điểm về kỹ thuật, chất liệu 7 3. Một số di tích nghệ thuật tạo hình nguyên thuỷ tiêu biểu 8 BÀI 2: MỸ THUẬT AI CẬP CỔ ĐẠI 10 1. Một số nét khái quát về lịch sử và địa lý Ai Cập 10 2. Nghệ thuật kiến trúc Ai Cập Cổ đại 11 3. Nghệ thuật Điêu khắc Ai Cập Cổ đại 12 4. Nghệ thuật Bích hoạ Ai Cập Cổ đại 13 5. Kiến trúc Ai Cập cổ đại 13 5.1. Kim tự tháp Kê ốp (Chéops) 13 5.2. Lăng Vua Tút tan kha môn 14 5.3. Tượng Nhân sư (Sphinx) 15 5.4. Tượng Viên thư lại Kai 15 5.5. Tượng ông xã trưởng Bolét - gỗ (khoảng 4500 năm) 15 5.6. Bức chạm gỗ mạ vàng 16 5.7. Bích hoạ Ai Cập 16 5.8. Đền Kác nác (Karnak) thờ thần Mặt trời A.Mon 17 6. Đặc điểm của mỹ thuật Ai Cập cổ đại 17 BÀI 3: MỸ THUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI 20 1. Khái quát về mỹ thuật Hy Lạp cổ đại 20 2. Nghệ thuật kiến trúc Hy Lạp cổ đại 21 3. Nghệ thuật Điêu khắc Hy Lạp cổ đại 23 3.1 . Thời cổ sơ (Thế kỷ VII - VI trước công nguyên) 23 3.2 . Thời cổ điển (Thế Kỷ V - IV trước công nguyên) 23
- 3.3. Thời kỳ Hy Lạp hoá (thế kỷ III - II trước công nguyên) 24 4. Nghệ thuật hội hoạ, đồ hoạ Hy Lạp 25 BÀI 4: MỸ THUẬT LA MÃ CỔ ĐẠI 27 1. Những ảnh hưởng góp phần hình thành nền mỹ thuật La Mã cổ đại 27 2. Sự sáng tạo trong mỹ thuật la mã cổ đại 27 2.1 Kiến trúc La mã cổ đại 27 2.2. Điêu khắc La Mã cổ đại 29 3. Đặc điểm của mỹ thuật La Mã cổ đại 30 CHƯƠNG II: MỸ THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI 32 Mở đầu 32 Mục tiêu: 32 BÀI 1 : MỸ THUẬT TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 33 1. Mỹ thuật Trung Quốc 33 1.1. Văn hóa, xã hội 33 1.2. Những quan niệm, học thuyết tư tưởng có ảnh hưởng trực tiếp tới mỹ thuật Trung Quốc cổ 34 1.3. Sự phát triển của các loại hình nghệ thuật 36 1.4 . Nghệ thuật Điêu khắc 38 1.5. Nghệ thuật Hội hoạ 40 BÀI 2: MỸ THUẬT NHẬT BẢN 44 1. Khái quát về đất nước, con người Nhật Bản 44 2. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Nhật Bản 45 2.1. Kiến trúc Thần đạo 45 2.2. Kiến trúc Phật giáo 45 2. 3. Nghệ thuật Hội hoạ - Đồ hoạ 46 BÀI 3: MỸ THUẬT ẤN ĐỘ 48 1. Một vài nét về địa lý, lịch sử và tôn giáo của Ấn Độ 48 2. Nghệ thuật kiến trúc ấn Độ 49 2.1. Kiến trúc Ấn độ giáo 49 2.2. Kiến trúc Phật giáo 49 2.3. Kiến trúc Hồi giáo 50 3. Nghệ thuật Điêu khắc 50 4. Nghệ thuật bích hoạ Agianta (Ajanta) 51
- CHƯƠNG III: MỸ THUẬT TRUNG CỔ VÀ PHỤC HƯNG 53 Mở đầu 53 Mục tiêu: 53 BÀI 1: MỸ THUẬT TRUNG CỔ PHƯƠNG TÂY 54 1. Sơ lược về lịch sử thời Trung cổ Phương Tây 54 2. Nghệ thuật Roman 54 3. Nghệ thuật Gotich 54 4. Nghệ thuật Bi dăng tanh 55 BÀI 2: MỸ THUẬT PHỤC HƯNG 58 1. Tình hình chung về lịch sử, xã hội thời Phục Hưng 58 2. Các giai đoạn phát triển của mỹ thuật Phục Hưng 59 2.1. Thời tiền phục hưng 59 2.2. Thời kỳ phục hưng phát triển (thế kỷ XVI) 60 3. Các loại hình nghệ thuật. 61 3.1. Nghệ thuật Hội họa 61 4. Điêu khắc và kiến trúc 65 4.1. Đô na ten lô (Donatello) 1386 - 1466 65 4.2. Mi Ken lăng giơ Bu ô na rô ti (Michel Ange Buonarroti) 1475 - 1564 66 CHƯƠNG IV: MỸ THUẬT THẾ KỶ XVII VÀ THẾ KỶ XVIII 70 Mở đầu 70 Mục tiêu 70 BÀI 1: MỸ THUẬT THẾ KỶ XVII 72 1. Tình hình chung Châu âu thế kỷ XVII 72 2. Nghệ thuật Hội họa 73 3. Nghệ thuật Điêu khắc 74 4. Nghệ thuật kiến trúc 74 BÀI 2: MỸ THUẬT TÂY BAN NHA THÉ KỶ XVII 76 1.Tình hình chung Tây Ban Nha thế kỷ XVII 76 2. Nghệ thuật Hội họa Tây Ban Nha. 77 3. Nghệ thuật kiến trúc 78 BÀI 3: NGHỆ THUẬT BA RỐC XỨ PHỜ RĂNG ĐRƠ 82 1. Văn hóa, xã hội 82 2. Nghệ thuật hội họa 82
- BÀI 4: MỸ THUẬT HÀ LAN THẾ KỶ XVII 85 1. Tình hình xã hội 85 2. Họa sĩ Rembrăng Hac men Van Ryn 85 BÀI 6: MỸ THUẬT PHÁP THẾ KỶ XVIII 90 1.Tình hình xã hội 90 2. Nghệ thuật pháp ở vương triều Lu-I XVIII 90 3. Khuynh hướng nghệ thuật Pháp thể kỳ XVIII 90 CHƯƠNG V: MỸ THUẬT THẾ KỶ XIX VÀ THẾ KỶ XX 91 Mở đầu 91 Mục tiêu 92 BÀI 1: MỸ THUẬT PHƯƠNG TÂY THẾ KỶ XIX 93 1. Hoàn cảnh xã hội phương Tây thế kỷ X I X 93 2. Nghệ thuật lãng mạn 93 3. Nghệ thuật Hiện thực (Réalesme) 96 4. Nghệ thuật Ấn tượng 98 4.1 Sự ra đời của xu hướng nghệ thuật Ấn tượng. 98 4.2 Đặc điểm của nghệ thuật Ấn tượng 99 4.3. Một số hoạ sĩ ấn tượng tiêu biểu 101 5. Xu hướng nghệ thuật Tân ấn tượng (Néo – Impresionnisme) và Hậu Ấn tượng 103 6. Nghệ thuật Hậu ấn tượng 104 6.1. Hoạ sĩ Giốt tô đi Bôn đô nê (Giotto di Bondone) 1267 - 1337 104 6.2. Họa sỹ Vanh Xăng - Van gốc (Vincent Vangogh 1853 - 1890) 106 6.3. Họa sỹ Pôn Gô - Ganh (Paul Gauguin: 1848 - 1903) 107 BÀI 2: MỸ THUẬT PHƯƠNG TÂY THẾ KỶ XX 111 1. Tình hình chung của nghệ thuật phương Tây thế kỷ XX 111 2. Nghệ thuật Dã thú 111 2.1. Sự ra đời của nghệ thuật Dã thú 111 2.2. Họa sỹ Hăngri Matitxơ (Henri Matisse: 1869 - 1954) 112 3. Nghệ thuật Lập thể 115 3.1. Sự ra đời của trường phái nghệ thuật Lập thể (Cubisme) 115 3.2. Họa sĩ Pablô Picatxô (Pablo Picaso: 1881 - 1973) 115 4. Nghệ thuật Trừu tượng 116 4.1. Sự xuất hiện nghệ thuật Trừu tượng và các biểu hiện Trừu tượng 116
- 4. 2. Hoạ sĩ Trừu tượng Vaxili Kanđinsky (Wassily Kandinsky: 1866 - 1944) 118 5. Nghệ thuật Siêu thực (SURRÉALESME) 120 5. 1. Sự ra đời và những quan niệm sáng tạo của nghệ thuật Siêu thực 120 5. 2. Hoạ sĩ siêu thực San va đo Đa li (Salvador dali: 1904 - 1989) 120 6. Một số xu hướng nghệ thuật khác 123 6.1 Nghệ thuật Vị lai 123 6.2. Nghệ thuật sắp đặt 124 6.3. Nghệ thuật trình diễn 135
- LỜI NÓI ĐẦU Nghệ thuật tạo hình có từ bao giờ? Đó là một câu hỏi luôn được đặt ra và cũng có nhiều cách trả lời. Mặc dù vậy, cũng không thể có một câu trả lời hoàn toàn chính xác. Có phải ngay từ buổi bình minh của xã hội loài người, con người đã biết làm nghệ thuật? Buổi bình minh ấy là lúc nào? con người thời kỳ nguyên thuỷ trên thế giới và ở Việt Nam đã làm nghệ thuật ra sao? Từ khi xuất hiện đến nay, nghệ thuật tạo hình đã phát triển như thế nào? Trả lời những câu hỏi và hiểu rõ được các vấn đề trên sẽ là những bước khởi đầu trong quá trình học tập và nghiên cứu lịch sử mỹ thuật. Vậy, Mỹ thuật là gì? Theo từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông thì “Mỹ thuật là từ dùng để chỉ các loại hình nghệ thuật tạo hình chủ yếu là Hội họa, điêu khắc, kiến trúc, đồ họa và trang trí. Đó là những ngành nghệ thuật phản ánh cái đẹp bằng màu sắc, đường nét, hình khối, . Mỹ thuật là một trong những ngành nghệ thuật ra đời sớm nhất. Hội họa là loại hình nghệ thuật diễn tả không gian ba chiều lên mặt phẳng hai chiều bằng các ngôn ngữ đặc trưng như hình khối, màu sắc, đường nét, bố cục. Điêu khắc lại có tiếng nói riêng đó là hình khối. Một tác phẩm điêu khắc được làm bằng các chất liệu như đá, gỗ, đồng, đất nung, . Nếu Hội họa, điêu khắc có tình độc bản thì đồ họa lại là loại hình nghệ thuật có khả năng nhân bản với yếu tố ngôn ngữ đặc trưng là nét, mảng, chấm, . Kiến trúc là loại hình nghệ thuật thẩm mỹ môi trường. Cái đẹp của tác phẩm kiến trúc biểu hiện ở sự tạo dáng kiến trúc, ở đường nét, hình khối ở tỉ lệ kiến trúc. Nghệ thuật trang trí chính là nghệ thuật làm đẹp. Vì vậy, nó gắn liền với nhiều lĩnh vực: con người và cuộc sống. Trang trí cũng sử dụng ngôn ngữ tạo hình như hình vẽ, màu sắc, họa tiết, . Các loại hình nghệ thuật kể trên đều có một tiếng nói chung đó là tạo hình, tạo khối bằng một hoặc nhiều yếu tố ngôn ngữ tạo hình. Một hình thức hoạt động mà có hai tên gọi, hoặc ta có thể hiểu rằng sự phát triển của mỹ thuật cũng chính là sự phát triển của nghệ thuật tạo hình. Người Hy Lạp xưa nổi tiếng về mỹ thuật. Nhưng sự tạo tác của họ lúc đầu vốn không nghiên cứu, học tập, chỉ dựa vào trực giác để phân biệt cái đẹp, cái xấu của vật tự nhiên; có điều cảm giác của họ nhạy bén cho nên thành tựu của họ rất kỳ diệu. Bởi vì hễ là loài người, thì ai cũng có đủ hai đặc tính; một là cảm thụ, hai là sáng tác. Nói cảm thụ, ví như trông thấy mặt trời buổi sáng nhô lên mặt biển, hay hoa thơm cỏ lạ mơn mởn thắm tươi, thì ai lại cũng lĩnh hội được cảm xúc trước thiên nhiên tươi đẹp. Rồi một vài người có tài biết đem cái cảnh đã cảm xúc ấy tái hiện thành tác phẩm mới. Thế là sáng tác. Cho 1
- nên sáng tác nảy sinh ra từ suy nghĩ. Không có suy nghĩ tức là không có mỹ thuật. Song vật tự nhiên mà mình trông thấy không phải đã mười phân vẹn mười; hoa có khi héo, rụng; rừng có khi hoang vu, bẩn, cho nên trong khi tái hiện thành cái mới phải cải tạo thêm cho thích hợp. Như thế là mỹ hóa, tức là làm cho đẹp hơn. Nếu không mỹ hóa thì cũng không phải là mỹ thuật. Cho nên mỹ thuật có ba yếu tố: một là vật tự nhiên, hai là suy nghĩ sắp xếp, ba là mỹ hóa. Lịch sử Mỹ thuật là gì? Môn học lịch sử mỹ thuật là môn học nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của các loại hình nghệ thuật tạo hình theo tiến trình thời gian lịch sử. Sau khi nghiên cứu và học lịch sử mỹ thuật sẽ giúp chúng ta biết được các giai đoạn phát triển của mỹ thuật. Nhờ thành tựu của nhiều ngành khoa học tự nhiên cũng như xã hội, chúng ta có thể dựng lại bức tranh về cuộc sống con người từ thời nguyên thuỷ. Trên cơ sở đó giúp con người ngày nay hiểu về đời sống sinh hoạt cũng như thẩm mỹ của con người. Mỹ thuật, hay nói đúng hơn là nghệ thuật tạo hình, đã ra đời hàng nghìn năm trước đây. Do xuất hiện trong quá trình lao động nên nó đã trở thành hình thức thể hiện ý nghĩa, tình cảm của con người, trở thành một phương tiện đắc lực của sự nhận thức hiện thực. 2
- CHƯƠNG I: MỸ THUẬT NGUYÊN THỦY VÀ CỔ ĐẠI Mở đầu Khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã cũng là lúc nhà nước xuất hiện. Xã hội loài người đã tiến thêm lên một bước. Điều kiện xã hội thay đổi, tôn giáo tín ngưỡng thay đổi hay nói một cách khác cuộc sống con người thay đổi. Loài người bước vào một thời đại mới: Thời kỳ cổ đại. Mọi sự thay đổi tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi của mỹ thuật. Cùng với sự ra đời của những nhà nước đầu tiên như Lưỡng Hà, Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, rất nhiều phát minh, nghiên cứu về Toán học, Thiên văn học, Văn học, Sử học, cũng lần lượt ra đời. Con người đã có nhiều phương tiện để giao tiếp. Chữ viết xuất hiện đã đánh dấu bước phát triển lớn của con người thời cổ đại, đồng thời là một phương tiện giúp con người hiện đại dễ dàng lần theo dấu vết người xưa để tìm hiểu về nghệ thuật nhanh hơn, chính xác hơn. Như ở Ai Cập, sau khi Săm-pô-li-ôn (Champolion) tìm cách giải mã được chữ viết Ai Cập, dường như lịch sử nghệ thuật Ai Cập được nhìn lại, rõ ràng và đúng đắn hơn. Con người hiện đại có nhiều căn cứ hơn để nghiên cứu lịch sử nghệ thuật của các thời đại trước. Các công trình kiến trúc, điêu khắc hay những bức tranh tường còn lại cho nhân loại ngày nay thấy được sự sáng tạo tuyệt vời của con người thời cổ đại. Không những thế, ngày nay chúng ta bằng các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại cũng chưa khám phá hết sự hùng vĩ, kỳ bí trong cách xây dựng các công trình kiến trúc vĩ đại của nghệ thuật cổ đại. Tưởng như những giải thích mang màu sắc thần thoại là hết sức hợp lý về những thành tựu của nghệ thuật cổ đại. Tại sao người Ai Cập cổ đại chỉ có sức lực và hai bàn tay mà xây dựng nên kim tự tháp vĩ đại như Kê-ốp, Kê-phơ-ren, ? Tại sao thời kỳ cổ đại cách chúng ta hàng mấy ngàn năm mà con người đã tạo ra được những pho tượng hoàn thiện và đẹp đẽ như tượng vệ nữ Mi-lô, người ném đĩa? Rất nhiều câu hỏi được đặt ra về nghệ thuật cổ đại. Nội dung chương II sẽ phần nào trả lời câu hỏi đó. Tuy vậy do cấu trúc chương trình, Chương II chỉ đề cập đến nghệ thuật cổ đại Ai Cập, Hy Lạp, La Mã. Nghệ thuật phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ sẽ được giải quyết và trình bày ở chương VI và cũng là chương cuối của phần lịch sử nghệ thuật thế giới. 3
- Mục tiêu - Giúp sinh viên nắm được những đặc điểm cơ bản của Nghệ thuật Nguyên thủy. Biết được một số di tích tiêu biểu. - Giúp sinh viên hiểu được nguyên nhân và các yếu tố hình thành các nền mỹ thuật cổ đại. - Sự phát triển của nghệ thuật cổ đại nói chung và của các nền nghệ thuật Ai Cập, Hy Lạp, La Mã cổ đại. - Những đặc điểm chung của nghệ thuật Ai Cập, Hy Lạp, La Mã. - Nắm được một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của ba nền mỹ thuật cổ đại. Đặc biệt là các tác giả, tác phẩm được giới thiệu trong chương trình môn Nghệ thuật ở THCS. - Bước đầu biết cách nghiên cứu phân tích và đánh giá một tác phẩm mỹ thuật. 4
- BÀI 1: MỸ THUẬT NGUYÊN THỦY 1. Khái niệm, có sở nghiên cứu nghệ thuật Nguyên thủy Nguyên thủy là khởi nguyên hay còn gọi là khởi đầu, sơ khai. Là thời kỳ này sinh và phát triển của chế độ công xã đầu tiên. Nguyên thủy còn có tên gọi khác là tiền sử hay thời kỳ đồ đá. Những con người đầu tiên xuất hiện được tiến hoá từ những giống vượn người. Quá trình tiến hoá đó diễn ra rất chậm, trải qua hàng triệu năm. Họ có những ưu thế lớn đó là bộ não lớn, đôi tay khỏe và khéo léo. Đặc biệt họ có thể đứng thẳng. Khoảng một triệu năm trước đây con người đã đứng thẳng, thoát thai khỏi giới động vật. Hình thức sơ khai nhất của xã hội loài người được hình thành: Xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Công cụ lao động của các cư dân đầu tiên này đều được làm từ đá. Vì vậy, theo khảo cổ học thời kỳ này được gọi là thời kỳ đồ đá, gồm ba giai đoạn: Đồ đá cũ - đồ đá giữa và đồ đá mới. Ở thời kỳ đồ đá cũ con người sống bằng săn bắt và đánh cá. Họ biết chế tạo công cụ lao động. Trải qua một thời gian dài với người Crôma nhông, dấu hiệu về sự làm đẹp đã xuất hiện. Họ chú ý tới cách ăn mặc, trang trí vách hang bằng các hình vẽ thú vật và họ còn làm những bức tượng nhỏ bằng nhiều chất liệu như ngà, xương, . Tộc người này sống vào cuối thời kỳ đồ đá cũ. Phải chăng đây là lúc nghệ thuật tạo hình xuất hiện và một đời sống thẩm mỹ đã dần được hình thành? Không ai có thể khẳng định một cách chắc chắn nghệ thuật tạo hình bắt đầu ra sao và từ bao giờ. Tuy vậy căn cứ trên các hình vẽ tìm thấy ở một số hang động như Antamira (Tây ban nha) Látxcô (Pháp), một số bức tượng phụ nữ đã được xác định niên đại có thể cho ta hình dung về sự ra đời của nghệ thuật tạo hình trong đời sống nguyên thuỷ. Từ 30.000 năm đến 10.000 năm trước công nguyên đã bắt đầu để lại những dấu vết về nghệ thuật tạo hình, theo như cách gọi của chúng ta ngày nay. Cách chúng ta hơn 5.000 năm trước đây, con người mới phát hiện ra chữ viết, lúc đầu chỉ là những hình vẽ tượng trưng, những ký hiệu để trao đổi. Ví dụ hình tròn có chấm ở giữa là mặt trời ( ), . Dần dần các chữ tượng hình xuất hiện. Như vậy thì từ “Nghệ thuật tạo hình” hay “Mỹ thuật” như ta thấy ngày nay xuất hiện sau những hình vẽ trên vách hang động thời tiền sử rất nhiều. Khi con người thời tiền sử vẽ hoặc khắc vạch lên vách, trần hang động nơi họ sinh sống có lẽ họ cũng chưa nghĩ rằng đó là những tác phẩm nghệ thuật tạo hình. Những hình vẽ đó gắn với cuộc sống, với các đồ vật, nơi sinh hoạt của con người. Về một mặt nào đó, trong tư duy nguyên thuỷ việc vẽ hình cũng giống như việc săn bắt hay các công việc khác. Nó không chỉ mang ý nghĩa nghệ thuật mà còn gắn với cái có ích. Ngoài ra nghệ thuật tạo hình lúc này còn gắn với những tín ngưỡng, ma 5
- thuật. Theo E. H. Gombrich, tác giả cuốn “Câu chuyện nghệ thuật” thì “Tranh và tượng được họ dùng để thực hành pháp thuật”. “Những người thợ săn thời kỳ này nghĩ rằng chỉ cần vẽ hình con mồi và có lẽ tấn công chúng bằng giáo mác hay rìu đá, những con thú thật sẽ khuất phục sức mạnh của họ”. Tất nhiên đây là sự phỏng đoán của con người ngày nay khi nghiên cứu về 2 lịch sử mỹ thuật của thời nguyên thuỷ. Ngoài hai ý nghĩa trên, các hình vẽ còn có ý nghĩa là những thông tin nhắn gửi cho các thế hệ sau về cuộc sống, sinh hoạt của con người thời tiền sử. Ví dụ qua các hình vẽ thú vật như bò rừng, ngựa, voi, ma mút, cho chúng ta biết về các động vật thời nguyên thuỷ, ở bức tranh khác ta được chứng kiến cách đánh cá, cách quăng lưới, cách sử dụng các con cá mồi lớn. Thậm chí con người thời kỳ đó vẽ chỉ để giải trí. Những con người đầu tiên có mặt ở khắp nơi trên thế giới: Người Olduvai ở Đông phi, người Bắc Kinh (Trung Quốc), người Nêanđéctan (Đức), người Crôma nhông (Pháp), . Dấu vết về nghệ thuật của họ vì vậy cũng trải ra trên một địa bàn rất rộng lớn: từ Châu Phi, Châu Á đến Châu Âu (Bắc Âu). 2. Đặc điểm của mỹ thuật Nguyên thủy 2.1. Đặc điểm về đối tượng nghệ thuật Trong các hình vẽ còn lại trên vách, hang, động nơi con người thời nguyên thuỷ sinh sống chủ yếu là các hình thú hoặc đơn lẻ hoặc bầy đàn, ở một số tác phẩm đã có ý thức bố cục các hình tượng theo một chủ đề nhất định. Người nguyên thuỷ đã rất thành công khi vẽ con vật. Nhất là các hoạt động của chúng được diễn tả khá điêu luyện và rất sống động. Đối tượng chủ yếu trong nghệ thuật giai đoạn này là các con thú như ngựa, bò, hươu, tuần lộc, điều này có thể lý giải được. Với cuộc sống nguyên thuỷ, các con vật đó đã góp phần nuôi dưỡng con người, chúng là nguồn thức ăn chính của họ, là đối tượng gần gũi nhất đối với con người. Nghệ thuật luôn bắt nguồn từ thực tế, người nguyên thuỷ cũng không thể vượt quá cuộc sống hiện thực của mình, tầm hiểu biết của mình. Cuộc sống ấy hướng vào những gì gần gũi, thân quen nhất. Đó chính là sự tìm hiểu các loài thú để có thể săn bắt được, hoặc tránh xa những con thú nguy hiểm, dữ tợn, . Tất cả những điều đó được thể hiện qua hình vẽ. Nghệ thuật nguyên thuỷ vì vậy mới chỉ dừng lại ở việc diễn tả một cách tài tình các con thú. Hình tượng con người cũng được đề cập tới, nhưng nghệ sĩ nguyên thuỷ đã sử dụng các sơ đồ hoá, hoặc phong cách hoá đơn giản và ước lệ khi vẽ con người. Ngược lại trong điêu khắc lại phát hiện thấy hầu hết là tượng người, mà chủ yếu là phụ nữ, được phát hiện nhiều nơi trên thế giới. Tượng có thể có kích thước to nhỏ khác 6
- nhau. Cái nhỏ nhất khoảng 3,5cm, cái lớn nhất khoảng 23cm. Các bức tượng này được làm bằng nhiều chất liệu như ngà, sừng, xương, đá hoặc đất nung chúng có chung đặc điểm là: Tỉ lệ chung chưa được chú ý, chưa cân đối. Phần đầu và tay chân không được diễn tả kỹ. Phần được chú trọng nhất là phần thân cùng với sự cường điệu phóng đại các chi tiết: Ngực, mông, bụng. Phần chân dung hầu như không được diễn tả. Có lẽ các nghệ sĩ khi làm những pho tượng này đã bị chi phối bởi những suy nghĩ đặc biệt, mang theo tinh thần tư duy nguyên thuỷ. 2.2. Tính tả thực Phong cách bao trùm mỹ thuật nguyên thuỷ là phong cách tả thực. Nghệ sĩ nguyên thuỷ đã đi từ đơn giản đến phức tạp dần. Nhưng dù đơn giản hay phức tạp họ đều đi đến một cái đích: Đó là cố gắng diễn tả đối tượng một cách đúng nhất và sống động nhất. Điều này chứng tỏ sự quan sát kiên trì và chính xác những đặc điểm của đối tượng. Sở dĩ người nguyên thuỷ thích tả thực vì những bức vẽ đó chưa đơn thuần là nghệ thuật mà nó còn gắn liền với nhiều chức năng khác. Những chức năng đó đòi hỏi hình vẽ phải chính xác, phải giống thực một cách tối đa. Lúc ban đầu, hình vẽ được diễn tả bằng nét là chính. Người thời nguyên thuỷ chú ý nhất đến đường sống lưng của con vật. Có thể nói đó chính là trục tạo dáng cho hình tượng nghệ thuật. Sau này, khi tư duy đã phát triển, con người biết tìm ra các màu vẽ, rồi tìm cách diễn tả chỗ đậm, chỗ sáng. Từ nét đậm nhạt, màu sắc, từ những hình đơn lẻ đến các bức tranh có ý thức bố cục, đề tài, đó chính là sự phát triển của mỹ thuật thời nguyên thuỷ thông qua loại hình nghệ thuật vẽ hình, chạm khắc hình lên vách, trần hang động. Cùng với phong cách tả thực, các nghệ sĩ nguyên thuỷ còn biết cách điệu, ước lệ hoá, sơ đồ hoá. Lấy bức chạm “Một đàn hươu qua sông” trên một mảnh xương tìm thấy ở hang Mê - ri làm ví dụ. Tác giả đã rất giỏi khi chạm hình 3 con hươu đầu đàn và một con cuối đà, ở giữa tác giả chỉ diễn tả các cặp sừng cao dần, phía dưới dùng các gạch chéo với cách làm như vậy tác giả đã cho chúng ta thấy một đàn hươu rất đông đang di chuyển. Các hoa văn gạch chéo, hay những cặp sừng như một rừng cây đã thay thế cho những con hươu giữa đàn. Như vậy trong bức chạm này, tác giả của nó đã dùng bút pháp tượng trưng, ước lệ xen với lối tả thực đạt tới trình độ cao. 2.3. Đặc điểm về kỹ thuật, chất liệu Một vấn đề đặt ra: Người nguyên thuỷ vẽ bằng gì? Và cách họ vẽ ra sao? Màu vẽ được gọi là mầu thổ hoàng. Đó là một loại màu được chế tạo bằng cách mài các khoáng chất thành bột rồi pha với nước. Màu đỏ lấy từ đá hematite (ôxit sắt hay đất son) màu trắng từ đá Kalin hoặc phấn, màu đen từ dioxýt mangan hay than đá. Một số cộng đồng 7
- người còn biết đun nóng các khoáng chất để tạo ra màu mới. Đôi khi để có chất kết dính màu thổ hoàng người nguyên thuỷ đã biết dùng mỡ, hoặc tuỷ sống động vật và nhựa cây. Kỹ thuật vẽ thì đơn giản, có thể dùng que, tay để vẽ. Chất liệu của điêu khắc phong phú lơn. Có thể họ khắc, chạm lên xương, sừng, ngà voi hay đá mềm, . 3. Một số di tích nghệ thuật tạo hình nguyên thuỷ tiêu biểu Ngày nay chúng ta đã tìm được trên một trăm hang động có hình vẽ. Phần lớn đều nằm ở miền Bắc Tây Ban Nha và miền Nam nước Pháp. Tuy vậy có hai hang còn lưu giữ nhiều hình vẽ đẹp. Đó là hang Anta - mi - ra (Tây Ban Nha) và hang Látxcô (Pháp). Đây được coi là hai bảo tàng lớn của nguyên thuỷ. Hang Anta - mi - ra được phát hiện năm 1863 do một sự tình cờ. Sau 16 năm tìm hiểu, nghiên cứu về các hình vẽ bò rừng ở trong hang con người thế kỷ XIX mới tin rằng hang Anta - mi - ra chính là một trong những địa điểm nổi tiếng của mỹ thuật thời nguyên thuỷ. Trong hang có nhiều hình vẽ con bò rừng (Bi đông) trong các dáng khác nhau và rất sống động. Ngoài những đặc điểm được miêu tả chính xác các hình vẽ này còn được thể hiện với những đường nét mềm mại, đậm nhạt sinh động. Nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật còn gọi hang Anta - mi - ra là “Toà tiểu giáo đường Xicxtin của thời nguyên thuỷ”. Hang Latxcô (Pháp) lại do một nhóm trẻ em đi chơi trong khu rừng Latxcô, do một sự bất ngờ chúng tìm thấy một chiếc hang lớn. Trên vách và trần hang chúng thấy có nhiều hình vẽ thú vật. Trong đó rõ và đẹp nhất là hình ngựa, bò, . Ngựa ở hang Latxcô được thể hiện có màu sắc và đậm nhạt gợi khối. Những hình vẽ này thành công đến mức người ta có thể ví nó với hình vẽ ngựa của các hoạ sĩ Trung Quốc, những bậc thầy về diễn tả con vật. Theo một số nhà nghiên cứu cho rằng lối vẽ màu ở đây khá độc đáo. Màu được thổi lên hình vẽ qua một ống sậy hoặc ống xương. Các hình vẽ được tô màu đỏ là chủ yếu. Trên hình vẽ có một số mảng màu được cạo bớt đi để diễn tả khối, tạo sự sinh động cho hình tượng. Các tranh vẽ còn lại đến ngày nay được định tuổi từ khoảng 15.000 đến 10.000 năm trước công nguyên. Bên cạnh hình thú, ở đây còn có hình tượng con người: Những người đi săn bị thương ở giữa các con vật, hình người ném lao hoặc hình người nhảy múa với mặt nạ thú, . 8
- BÀI 2: MỸ THUẬT AI CẬP CỔ ĐẠI 1. Một số nét khái quát về lịch sử và địa lý Ai Cập Khoảng năm 3100 trước công nguyên, Ai Cập cổ đại đã ra đời ở vùng Đông bắc Châu Phi. Đây là quốc gia gần như sớm nhất được hình thành, nó nằm dọc theo hai bên bờ con sông Nil, dòng sông mang nước cho ruộng đồng, bùn đất của sông Nil có thể thai thác làm gạch, làm đồ gốm, dòng sông còn là nguồn giao thông quan trong của đất nước. Tháng 6 có mưa lớn ở vùng xích đạo, nước dòng sông lên cao tràn bờ, lúc nước rút để lại trên mặt đất lớp phù sa màu mỡ. Điều này tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển. Ai Cập tiền sử chia làm hai phần: Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập. Đến năm 3100 trước công nguyên thống nhất, đánh dấu bằng sự chinh phục của Pharaông Nácme. Lịch sử Ai Cập đã chứng kiến 3 giai đoạn hoàng kim, văn hoá nghệ thuật phát triển hơn. Cổ vương quốc (3100 - 2160 TCN), thời trung vương quốc (2133 - 1625 TCN), thời Tân quốc (1567 - 1085TCN) với các đời vua từ XVIII đến XX. Từ triều vua thứ XXI trở đi quyền lực của các vua Ai Cập bị sa sút rõ rệt, quốc gia lại bị chia thành nhiều quốc gia tự trị. Thời đại cuối cùng là Pôlêmê (Poléméc: 323 - 31 TCN). Nền văn minh Ai Cập được hình thành và phát triển ngay từ thời kỳ đầu tiên. Lúc này mọi yếu tố như chữ viết, tôn giáo, văn hoá nghệ thuật, khoa học Ai Cập đã phát triển và hoàn thiện. Năm 1822, một nhà Ai Cập học người Pháp là Giăng Phờrăng xoa Sămpôli đã đọc được phần viết bằng chữ tượng hình Ai Cập trên tấm đá Rosette tìm thấy năm 1799. Từ đó giải mã được chữ tượng hình Ai Cập, và lịch sử mỹ thuật Ai Cập dần được hé mở. Người Ai Cập có nhiều thành tựu về khoa học: Toán học, Thiên văn học, y học . sớm phát triển. Về toán học đã sớm nghiên cứu về phương trình bậc nhất trong tri thức đại số, hình học đã biết các hình tam giác vuông, chữ nhật và số Pi (ð = 3,1416), dùng thước đo bằng gang tay, Làm ra lịch, Những thành tựu ấy đã giúp ta hiểu vì sao người Ai Cập lại có thể xây được các kim tự tháp lớn như các kim tự tháp còn tồn tại trên đất nước Hy lạp đến ngày nay. Về tôn giáo, tín ngưỡng của người Ai Cập cổ đại: Họ thờ rất nhiều vị thần, tôn giáo đa thần giáo phát triển. Các vị thần hầu hết là đại diện cho lực lượng siêu nhiên chi phối đời sống nông nghiệp như Thần mặt trời, Thần sông Nil, và các thần động vật: Thần bò đực, Thần diều hâu, Thần cá sấu, người Ai Cập còn có lòng tin vào sự bất diệt của linh hồn, do đó nghi lễ chôn cất của họ rất phức tạp. Vì quan niệm đó, hình thành tục ướp xác. 9
- Tuy vậy với thủ tục và chi phí tốn kém nên hầu hết chỉ có các vua và những người có đủ tiền mới được ướp xác. Xác ướp sẽ được giữ gìn trong lăng mộ với kích thước đồ sộ, chất liệu bền vững là kim tự tháp. Tôn giáo, tín ngưỡng có ảnh hưởng đến đời sống, nghệ thuật của Ai Cập. 2. Nghệ thuật kiến trúc Ai Cập Cổ đại Thời kỳ đầu tiên, các kim tự tháp xây bằng gạch có bậc thang. Trải qua thời gian phát triển, dần xuất hiện đá thay thế. Kim tự tháp đá được gọi là cổ nhất là của vua Giôxê (Djoser), do “Kiến trúc sư” Imhôtép, quan đại thần của vua thiết kế và xây dựng. Tháp được xây bằng đá, cao 60m, làm thành 6 bậc thang, những bậc này tượng trưng như những tầng bậc đưa linh hồn vua lên tới trời cao. Cạnh đáy khoảng 71m. Từ nguyên mẫu kim tự tháp Giôxê, các lăng mộ sau này đều được xây dựng thành hình khối chóp, đáy là hình vuông, 4 mặt đều trơn nhẵn, không có bậc thang. Từ thời Tân quốc người Ai Cập không xây dựng các kim tự tháp ở giữa sa mạc, mà xây chúng trong thung lũng các vua và hoàng hậu. Những ngôi đền thờ của Ai Cập được xây dựng với đồ án kiến trúc đơn giản gồm: cổng đền là một khối kiến trúc lớn được phủ đầy các hoa văn trang trí; Từ cổng vào đền chính điện ta phải đi trên con đường thần (thần đạo). Chính điện là một căn phòng lớn với những hàng cột bao quanh còn được gọi là phòng cột. Trên các di tích còn lại, cho thấy người Ai Cập thời cổ đại đã tạo ra nhiều kiểu dáng cột: cột hình bó sậy, hình hoa súng, hình cây Thốt Nốt, Các đền thờ này được xây dựng ở hai bên bờ sông Nil, chủ yếu ở phía Nam như đền: Kác nác, Luxo, Abuximben Kim tự tháp và đền thờ Ai Cập đều mang vẻ đẹp của sự đồ sộ, vững chắc và vĩnh hằng. Điều này bộc lộ một phần ở hình thức vĩ đại của các thể loại kiến trúc Ai Cập cổ đại. 10
- 3. Nghệ thuật Điêu khắc Ai Cập Cổ đại Ở thời kỳ cổ đại, các loại hình nghệ thuật gắn bó với nhau rất chặt chẽ trong một tổng thể. Đi cùng với kiến trúc là điêu khắc, là tranh tường. Điêu khắc và tranh vẽ làm đẹp, làm tăng ý nghĩa cho các công trình kiến trúc. Vì vậy, cùng với hai loại kiến trúc lăng mộ và đền miếu thờ. Bên cạnh các kim tự tháp có rất nhiều tượng nhân sư đầu người mình sư tử. Thần thoại có bao nhiêu thần thì người Ai Cập cũng nghĩ ra bấy nhiêu hình thức thể hiện các vị thần ấy. Thường thì họ ghép hai yếu tố người và thú với nhau để tạo ra một hình tượng linh thiêng như tượng nhân sư, đầu chó mình người, chim ưng, . Trong các ngôi mộ đều có đặt tượng chân dung của chủ nhân các ngôi mộ. Tượng này có thể thay thế cho xác chết, làm cho linh hồn tồn tại, vì vậy tượng được làm giống thực tối đa. Phong cách tả thực nổi rõ trong điêu khắc thời cổ vương quốc. Kiểu người nông nghiệp thô đậm. Sang thời kỳ trung và nhất là thời kỳ tân vương quốc tính chất trọng thực trong điêu khắc Ai Cập đã giảm bớt. Tỷ lệ các pho tượng được kéo dài, tạo dáng thanh mảnh hơn cho tượng. Cái đẹp, mềm mại, duyên dáng được đưa vào điêu khắc. Tượng đặt ở lăng mộ hay đền thờ đều có kích thước tương ứng với kích thước ở đền hay kim tự tháp. Một thể loại khác của điêu khắc là phù điêu. Trong nghệ thuật Ai Cập phù điêu rất phát triển. Hình tượng người, thần, trong phù điêu được thể hiện theo những ước lệ tạo hình. Hình tượng nhân vật được diễn tả ở nhiều điểm nhìn khác nhau biểu hiện ở một hình 11
- nhưng đầu mặt nhìn nghiêng, mắt và vai luôn hướng ở chính diện, bàn chân nhìn nghiêng, . Sự kết hợp đó đã tạo nên những hình tượng rất đặc biệt, mang đặc điểm của nghệ thuật Ai Cập. Nó đã khiến cho nghệ thuật Ai Cập mang tính dân tộc và không giống cách tạo hình của dân tộc nào trên thế giới. Như vậy, nghệ thuật điêu khắc Ai Cập vừa mang tính hiện thực, vừa mang tính ước lệ và chịu ảnh hưởng của tư tưởng thần bí, tôn giáo. 4. Nghệ thuật Bích hoạ Ai Cập Cổ đại Ngay từ thời kỳ cổ vương quốc, bên cạnh những bức chạm nổi có tô màu còn có nhiều tranh vẽ trên tường (bích hoạ). Trong các bức tranh này ngoại trừ tính ước lệ trong cách tạo hình như đã đề cập ở nghệ thuật điêu khắc tất cả các yếu tố khác đều đạt tới vẻ đẹp hoàn thiện. Màu sắc trong sáng, tươi tắn với những nhịp điệu phong phú của mảng sáng tối, đậm nhạt, của màu sắc và của đường nét. Hình tượng các con vật được diễn tả tỉ mỉ, chính xác và hài hoà đến đáng khâm phục. Tuy vậy những bức tranh tường này vẫn bộc lộ cảm xúc sâu sắc của các tác giả khi vẽ tranh. Tính khoa học rất cao trong nghệ thuật tranh tường song không thô cứng mà vẫn rất mềm mại, giàu sức sống động. Nội dung được chuyển tải là tôn giáo, là các cuộc tế lễ, cầu đảo, hoặc sinh hoạt của con người rất phong phú. 5. Một số tác phẩm và công trình nghệ thuật tiêu biểu 5. Kiến trúc Ai Cập cổ đại 5.1. Kim tự tháp Kê ốp (Chéops) Nằm ở phía Tây sông Nil, bên sa mạc Ghida (Ghiga) ngày nay, còn sừng sững ba kim tự tháp: Kim tự tháp Kê ốp, Kêphren và Mykênrinốt. Trong số đó kim tự tháp Kê ốp lớn nhất. Nó được xếp vào một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Đây là lăng mộ xây cho vua Kê ốp, ông vua thứ hai của vương triều IV khoảng giữa năm 2650 TCN. Kim tự tháp Kê ốp cao 137m, do 225 vạn tảng đá vôi xây nên, Mỗi tảng đá nặng từ 2 - 2,5 tấn, tảng lớn nhất nặng 15,25 tấn. Đỉnh kim tự tháp là một hình vuông bằng phẳng không có dấu hiệu của sự dở dang hay sói mòn. Hình vuông ấy có kích thước mỗi cạnh 10m, được lát bằng 9 phiến đá vuông. Theo các nhà khoa học trong kim tự tháp Kê ốp có 1/5 thể tích là những khoang trống có chứa cát. Bốn mặt của kim tự tháp theo bốn hướng Bắc, Nam, Đông, Tây. Người Ai Cập vẫn coi kim tự tháp là cái la bàn khổng lồ. Cho đến ngày nay, với khoa học kỹ thuật phát triển người ta vẫn còn ngạc nhiên về tài xây dựng kim tự tháp của người Ai Cập cổ. Theo cách hiểu thông thường thì kim tự tháp là lăng mộ của các Pharaông Ai 12
- Cập. Tuy vậy đến nay cũng chưa phát được thi thể của các vua. Bằng cách nào có thể đưa những phiến đá nặng lên cao 140m như vậy? Việc khai thác đá, vận chuyển đá đến nơi làm kim tự tháp đã có thể coi là một kỳ công. Họ còn phải đẽo các phiến đá, mài nhẵn để có thể xếp lên nhau cho thật khít, các tảng đá được xếp lên nhau, hầu như không có kẽ hở, không có vật liệu kết dính, ấy vậy mà các lăng mộ vĩ đại ấy vẫn sừng sững tồn tại đến ngày nay. Bên cạnh kim tự tháp Kê ốp còn có kim tự tháp Kêphren và kim tự tháp Mykêrinốt có hình dáng tương tự, nhưng nhỏ hơn. Kêphren có cạnh đáy khoảng 215m, cao 134m. Mykêrinốt là nhỏ nhất, cạnh đáy khoảng 105m, cao khoảng 60m. Kim tự tháp là công trình kiến trúc tiêu biểu thể hiện tài năng của người Ai Cập. Đồng thời nó cũng thể hiện quyền lực rất lớn của Pharaông Ai Cập. Tuy vậy để có được công trình đó phải có sự hy sinh của bao nhiêu nô lệ. Đứng về mặt lịch sử nó là lăng của các Pharaông Ai Cập. Nhưng đồng thời về mặt nào đó, nó như một đài kỷ niệm một lời nhắc nhủ đến mai sau về sức lao động sáng tạo, bền bỉ của người Ai Cập thời cổ đại. 5.2. Lăng Vua Tút tan kha môn Do quan niệm của người Ai Cập về sự vĩnh hằng, về thế giới bên kia, nên các ngôi mộ của Pharaông còn là nơi chứa nhiều đồ quý giá. Nó làm tăng ham muốn chiếm kho báu, dẫn đến nhiều vụ cướp phá những ngôi mộ xảy ra. Ngày 26/11/1922, nhà khảo cổ học Hô uốt Các tơ (Howard carter) là người phát hiện ra ngôi mộ còn nguyên vẹn của ông vua trẻ Tút tan kha môn, qua đó cho ta biết về nghi thức tang lễ của thời Tân vương quốc. 13
- Lăng của Tút tan kha môn gồm nhiều căn phòng được bịt kín bằng gạch. Có lẽ sau khi tiến hành tang lễ người ta bắt đầu xây kín các cửa thông các gian phòng với nhau. Khi khai quật mọi thứ vẫn còn nguyên vẹn. Người ta đã phát hiện ra một chiếc quan tài bằng đá rất lớn trong đó có 3 quan tài khác bằng vàng, cái nọ lồng trong cái kia. Khoảng trống giữa các lớp quan tài là nước thơm đã đông cứng. Xác của Pharaông còn nguyên vẹn. 5.3. Tượng Nhân sư (Sphinx). Bên cạnh lăng Kêphren ở Ghi - da có một bức tượng lớn. Tượng đầu người mình sư tử. Tượng cao 20m, dài gần 60m. Hình tượng nhân sư là hình tượng mang tính chất thần bí, biểu hiện sức mạnh vô địch. Sức mạnh được tạo bởi quyền lực của nhà vua và sức mạnh thể chất của chúa sơn lâm. Đó cũng là sự kết hợp giữa trí tuệ và hành động. Tượng được làm bằng đá khối. Hơn ba ngàn năm trôi qua, tượng nhân sư đã được tu sửa rất nhiều lần. 5.4. Tượng Viên thư lại Kai Ở Ai Cập nghề được coi trọng và ngưỡng mộ là nghề viết chữ. Thư lại là người rất quan trọng và có nhiều nhiệm vụ: có thể giữ hồ sơ thuế, các vụ xét xử và nhiều loại văn bản khác. 5.5. Tượng ông xã trưởng Bolét - gỗ (khoảng 4500 năm) Khí hậu Ai Cập khô, nóng, độ ẩm thấp. Vì vậy ngay cả chất liệu gỗ cũng bền vững với thời gian. Tượng ông xã trưởng là pho tượng gỗ cổ nhất Ai Cập còn lại đến ngày nay. Tượng được diễn tả trong tư thế đang bước đi, tay trái chống gậy, mắt nhìn thẳng. Khối căng tròn, thể hiện người đẫy đà, thô, mập theo kiểu người làm nghề nông. Riêng đôi mắt, để tăng thêm phần sống động, người Ai Cập cổ đã nghĩ ra kỹ thuật gắn bột thuỷ tinh. Tượng vua Rahôtép và vợ là hoàng hậu Nophre (cuối triều vua thứ III). Nhìn thẳng hai pho tượng được làm theo nguyên tắc nhìn ngay ngó thẳng của Ai Cập. Cả hai pho tượng đều được tạc từ khối đá nguyên, ngồi tĩnh lặng, tay bó vào thân. Tượng được tô màu: Vua màu đậm, hoàng hậu mắt sáng hơn. Mắt được khảm và vẽ đậm, trông giống như người thật. Nhìn nghiêng ta có thể cảm nhận được sức sống tràn trề trên hai cơ thể, chất da thịt sống động gợi cảm. Nói đến nghệ thuật điêu khắc Ai Cập, không thể bỏ qua tượng hoàng hậu Nephéctiti vợ vua Akhênatôn. Nhiều tượng chân dung của bà được giữ đến ngày nay, đã đánh dấu sự chuyển biến trong phong cách nghệ thuật Ai Cập. Tượng mang nhiều chất hiện thực, sống động, bớt vẽ trang nghiêm, quy tắc như thời cổ vương quốc. 14
- 5.6. Bức chạm gỗ mạ vàng Mặt sau chiếc ngai trong mộ diễn tả cảnh Pharaôn Túttankhamôn và vợ (Khoảng 1350 TCN) Túttankhamôn là người kế vị ngai vàng Akhênatôn, ông lên ngôi từ bé và mất sớm. Lăng mộ của ông là một trong những lăng mộ đẹp nhất của Ai Cập. Trong lăng của ông khi khai quật, các nhà khảo cổ học đã thu được nhiều hiện vật. Người ta đem chúng về và trưng bày trong 11 văn phòng lớn ở bảo tàng Cairô mới hết. Trong đó có chiếc ngai, mặt sau ngai có bức chạm gỗ, được sơn mạ vàng, nó diễn tả cảnh vua và hoàng hậu. Từ dáng ngồi của nhà vua, đến cách tạo hình và bộ lộ tình cảm của hoàng hậu ta đã thấy có sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật cũng như quan niệm sống của người Ai Cập. Tỉ lệ của hoàng hậu không nhỏ hơn vua. Trên đầu họ là thần mặt trời hiện diện là một quả cầu vàng, với những tia sáng là những cánh tay nhỏ vươn xuống chúc phúc cho 2 người. Các bức chạm khối nổi nhẹ nhàng, đường nét mềm mại, tỉ lệ tương đối cân đối, hài hoà. Hình tượng nhân vật đã bớt nặng nề và mang tính chất hiện thực phóng khoáng hơn thời kỳ trước. 5.7. Bích hoạ Ai Cập Tác phẩm: “Cuốn sách của người chết” được vẽ trong mộ của một viên quản gia kiêm thư lại của Hoàng gia thuộc vương triều thứ 19 (1320 - 1290 TCN). Một sự kết hợp tuyệt vời của đường nét và màu sắc trong tranh. Tác giả đã chỉ cho người chết con đường, cách thức để đi tới thế giới vĩnh cửu của thần Ôdirít. Toàn bộ tranh được chia làm 3 phần: Phía trên là các vị thần thẩm định, mỗi vị đại diện cho một quận của Ai Cập. Phía dưới là người chết được thần ướp xác Amubít dẫn đường. Nội dung chính trong bức tranh này thể hiện người chết sẽ nhận được sự phê chuẩn của thần trí tuệ. Cuối cùng thần Amubít sẽ đưa người đó đến thần Ôdirít, người cai quản dưới lòng đất. Tranh vẽ toàn mảng bẹt, phẳng. Cái đẹp ở đây là nhịp điệu của mảng trắng, đậm trong tranh, sự kết hợp giữa hình và chữ. Tranh “Săn chim”: Nhân vật trong tranh được vẽ với tỷ lệ lớn nhất, nhỏ hơn là vợ và con gái anh ta. Tỷ lệ của các nhân vật được thể hiện theo chỗ đứng, địa vị của nhân vật trong xã hội, tôn giáo, hoặc gia đình. Người Ai Cập chưa diễn tả nhân vật theo như luật xa gần. Họ có quan niệm riêng, mang tính dân tộc đậm nét. Tác giả đã rất giỏi khi thể hiện một cách chính xác cây, hoa đặc trưng của Ai Cập và các giống thú, chim, bướm, màu sắc tươi sáng, nhẹ nhàng. 15
- Những bức tranh này còn biểu hiện sự tuyệt vời về đường nét trong tác phẩm. Chạm gỗ nắp quan tài, Sách của người chết, Bên phải, tranh dưới: Săn chim 5.8. Đền Kác nác (Karnak) thờ thần Mặt trời A.Mon Là một trong những ngôi đền đẹp nhất của Ai Cập cổ đại, được xây dựng trong thời kỳ Tân vương quốc. Theo cấu trúc chung của các đền miếu thờ ở Ai Cập. Phía bên ngoài là cổng đền: thường là cột tháp với những bức tường hai bên. Đi qua sân rộng hình chữ nhật là phòng cột đỡ trần nhà, có mái che. Sau cùng là hậu cung. Phòng chính trong đến Kác nác có diện tích khoảng 5000m 2 với 16 hàng cột đỡ trần nhà, gồm 134 cột đá lớn, Qua một vài kích thước cụ thể như vậy ta thấy vẻ đẹp hùng vĩ của kiến trúc đền thờ Ai Cập. Trên các cây cột có khắc đầy các hình vẽ, trên cổng đền, ở mọi chỗ trên kiến trúc là những phù điêu chạm nổi kẻ vẽ các cuộc chinh chiến của nhà vua. Nói liền đền Kác nác với đền Lu xô là hai dãy tượng Xphanh đấu cừu kéo dài trên 2000m. 6. Đặc điểm của mỹ thuật Ai Cập cổ đại Mỹ thuật Ai Cập cổ đại suốt 3000 năm tồn tại không có những biến động lớn. Ngay từ thời cổ vương quốc nghệ thuật dã có những thành tựu đáng khâm phục ở mọi lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ. Sở dĩ như vậy vì trong nghệ thuật người Ai Cập có những quan niệm, những quy định, các nghệ sĩ khi sáng tác phải tuân thủ nghiêm ngặt. Vì vậy tính chất dân tộc thể hiện đậm nét trong các loại hình nghệ thuật Ai Cập cổ đại. Điều đó góp phần hình thành một số đặc điểm chúng cho nghệ thuật tạo hình. 16
- Nghệ thuật Ai Cập luôn hướng tới sự vĩnh hằng, sự trường tồn. Điều này thể hiện trong kiến trúc, điêu khắc và bích hoạ. Các tác phẩm nghệ thuật của Ai Cập được làm bằng chất liệu bền vững và chúng tồn tại cho tới tận ngày hôm nay. Quan niệm, lòng tin vào sự bất diệt của linh hồn đã chi phối mạnh mẽ tới nghệ thuật tạo hình và tạo ra những tác phẩm nghệ thuật bất hủ, xứng đáng là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại. Nghệ thuật Ai Cập mang nặng tính chất tôn giáo. Thông qua các phần còn lại ta thấy các nghệ sĩ Ai Cập đã rất ưu tiên đề tài tôn giáo, tín ngưỡng. Bị ảnh hưởng của thần thoại, tôn giáo họ đã sáng tác ra nhiều hình tượng thần bí, siêu thực như hình tượng các vị thần đầu thú mình người, tượng nhân sư đầu người mình sư tử. Chính đặc điểm thứ nhất đã tạo ra tiền đề nảy sinh đặc điểm thứ hai. Những ước lệ tạo hình cổ sơ đã chi phối nghệ thuật Ai Cập trong hai lĩnh vực điêu khắc (phù điêu) và bích hoạ. Các hình tượng phù điêu và bích hoạ Ai Cập đã được thể hiện hoặc nhìn chính diện nghiêm trang, ngay ngắn hoặc là sự kết hợp của đầu mặt nghiêng, thân thẳng chân nghiêng. Hai bàn chân nhìn nghiêng và được nhìn từ phía ngón cái là một đặc điểm đặc biệt trong các hình tượng phù điêu và bích hoạ Ai Cập. Sở dĩ người Ai Cập tạo hình như vậy vì họ quan niệm về sự toàn vẹn của hình tượng. Họ muốn trên một hình tượng nhưng có thể nhìn thấy nhân vật ở tất cả các hướng. Mặt khác các hướng chọn để diễn tả phải là hướng mà các đặc điểm được thể hiện rõ đặc trưng nhất. Ví dụ con mắt nhìn nghiêng không cho thấy rõ “mắt” bằng con mắt nhìn thẳng; Bàn chân nhìn từ phía ngón cái và nghiêng có đặc điểm hơn, Như vậy người Ai Cập đã rất khéo chọn lựa và khéo sắp xếp. Nhìn thoáng qua ta thấy hình vẽ Ai Cập có dạng vặn và nhiều chi tiết tưởng như không hợp lý phải nghiên cứu kỹ mới thấy sự sáng tạo và tài năng của người Ai Cập khi tạo hình. Như vậy mới có cái nhìn đúng đắng về giá trị của nghệ thuật Ai Cập. Trong nghệ thuật Ai Cập, các loại hình nghệ thuật như kiến trúc, điêu khắc, bích hoạ luôn gắn bó với nhau. Nghệ thuật Ai Cập là nghệ thuật tổng hợp trong đó kiến trúc phát triển sớm nhất và mạnh nhất. Điêu khắc và tranh vẽ gắn với kiến trúc. Tất cả đều thống nhất phong cách và hoà hợp trong một tổng thể hoàn chỉnh.Tất cả những đặc điểm trên đã kết hợp nhuần nhuyễn với nhau tạo ra sự độc đáo, riêng biệt cho nghệ thuật tạo hình Ai Cập. Tuy nó bị chi phối bởi tôn giáo, bởi ý tưởng về sự vĩnh hằng, hay siêu hình thần bí thì nghệ thuật Ai Cập vẫn rất phong phú về thể loại. Những ước lệ tạo hình cổ sơ mặc dù theo các nghệ sĩ suốt trong quá trình sáng tạo và phát triển. Nhưng không vì thế mà nghệ thuật Ai Cập đơn điệu và không thay đổi. Trái lại phong cách nghệ thuật Ai Cập mặc dù vẫn thống nhất nhưng vẫn có sự chuyển biến 17
- phong cách qua các thời kỳ từ cổ đến trung và tân vương quốc. Có một điều chắc chắn rằng, nghệ thuật Ai Cập thống nhất và phát triển theo một hướng đi riêng, có thay đổi song vẫn giữ được đặc điểm, quan niệm tạo hình của mình. Nghệ thuật Ai Cập là một nền nghệ thuật sáng tạo, để lại nhiều thành tựu, kỳ quan cho thế giới và mang đậm sắc thái dần . Ai cập xứng đáng là cái nôi đầu tiên của văn minh nhân loại như người ta vẫn đánh giá từ nhiều thế kỷ trước. Nữ hoàng Ne phititi 18
- BÀI 3: MỸ THUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI 1. Khái quát về mỹ thuật Hy Lạp cổ đại Sau Ai Cập cổ đại, vào khoảng thế kỷ XVIII TCN, ở phía bên kia Địa Trung Hải, Hy Lạp ra đời, lãnh thổ của nó bao gồm Hy Lạp ngày nay và các đảo thuộc biển Ê Giê và vùng Tây Tiểu á. Hy Lạp không thuận lợi về nông nghiệp song lại tốt trong việc giao thông trên biển. Với tài nguyên dồi dào đã tạo điều kiện cho Hy Lạp phát triển thủ công nghiệp và ngoại thương. Nó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển nền văn minh Hy Lạp trong đó có nghệ thuật tạo hình. Cho đến tận ngày nay, khi nhắc đến Hy Lạp người ta sẽ nghĩ ngay đến đền thờ Pác Tê Nông (Parthénon), đến các pho tượng trên biển của Hy Lạp như tượng người ném đĩa, tượng vệ nữ Mi lô, nghệ thuật Hy Lạp đã phát triển và để lại nhiều thành tựu vĩ đại. Thành tựu của nghệ thuật tạo hình Hy Lạp vừa biểu hiện sự sáng tạo tuyệt vời của người Hy Lạp vừa chứng tỏ đỉnh cao về sự mẫu mực của Hy Lạp về trí tuệ trong tạo hình. Con người thời nay không chỉ khâm phục trước những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu của Hy Lạp. Họ đã tìm thấy trong nền nghệ thuật cổ đại này một tư tưởng nhân văn cao thượng, một nền nghệ thuật hiện thực, ca ngợi giá trị và vẻ đẹp của con người. Đây là cơ sở để xây dựng một nền văn hoá mới, thấm đẫm những tư tưởng nhân văn. Nhà nước Hy Lạp cổ đại là xã hội chiếm hữu nô lệ chứa đựng những tư tưởng dân chủ tiến bộ, là Nhà nước thông bang, ở đó có hai vua với quyền lực như nhau, vừa là thủ lĩnh quân sự, vừa là tăng lữ và người xử án. Chế độ xã hội ở đây là chế độ dân chủ chủ nô, chế độ đó, mở đường cho các nhà khoa học, những nghệ sĩ, những công dân tự do này được phát triển tài năng, trí sáng tạo. Điều này giúp nghệ thuật cũng như khoa học Hy Lạp cổ đại phát triển mạnh. Nghệ thuật Hy Lạp còn được nuôi dưỡng bằng một nguồn đất đặc biệt - nguồn thần thoại Hy Lạp. Quan niệm của người Hy Lạp về thế giới thần linh giống như thế giới con người. Đó là quan niệm “thần nhân đồng hình”. Quan niệm này chi phối tới việc xây cất các công trình kiến trúc. Những câu chuyện gợi nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nghệ sĩ tạo hình. Họ tìm thấy ở đây chất thơ, chất cảm xúc, thúc đẩy họ sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật bất hủ, thấm đượm tinh thần nhân văn. Năm 776 TCN thế vận hội lần đầu tiên tổ chức tại Hy Lạp. Phong trào rèn luyện sức khoẻ để trở thành các chiến binh dũng mãnh đồng thời tạo ra những cơ thể đẹp đẽ cân đối. Đó là nguồn mẫu hình lý tưởng cho các nghệ sĩ Hy Lạp nghiên cứu sáng tạo ra tỷ lệ vàng cho hình tượng con người. Hội tụ tất cả những yếu tố trên là điều kiện tuyệt vời cho 19
- sự phát triển của văn hoá, nghệ thuật Hy Lạp. Nghệ thuật Hy Lạp nhất là kiến trúc và điêu khắc đã đạt tới đỉnh cao chỉ sau hơn 200 năm, từ thế kỷ VII đến V TCN. 2. Nghệ thuật kiến trúc Hy Lạp cổ đại Trong đời sống của người Hy Lạp thời cổ đại, tôn giáo đóng vai trò quan trọng. Họ thờ rất nhiều vị thần. Thể loại kiến trúc phát triển là kiến trúc đền thờ gần như toàn thể các công trình xây dựng có giá trị nghệ thuật, to đẹp nhất thuộc về tôn giáo. Kích thước đền thờ vừa phải, không quá lớn đồ sộ. Nó cũng giống nghệ thuật kiến trúc Ai Cập ở chỗ kiến thức kiến trúc chính là kiến thức cột. Kiến trúc Hy Lạp có 3 thức cột chính: Thức Đôríc, thức Iônic, và thức Corinthian. Sự khác nhau giữa các thức cột này được phân biệt bởi phần đầu cột và các khía rãnh. Cột Đôríc có hai mươi khía rãnh khá rộng. Hai mươi bốn đôi khi là bốn tám khái của cột Ioníc sâu hơn, khít hơn. Cột Đôríc ra đời sớm nhất và phát triển ở Pðloponnêse và các khu dân cư ở miền Nam ý và đảo Sixin (Sicile). Phong cách Iôníc thanh mảnh và duyên dáng hơn. Phần đầu cột được trang trí bằng hình guột cột Đôríc Iônic Côranhtiêng trang trí. ở thời Hy Lạp hoá thức Cô ranh tiêng được sử dụng nhiều. Phần đầu cột được trang trí bằng những hoạ tiết và cách điệu mềm mại và trang nhã. Đền thờ Pác-tê- non (Partenon) được khởi công trên đồi Acrôpôn (Acropolis) thờ nữ thần Atêna (Athena): là đền thờ kết hợp hài hoà giữa sự khoẻ khoắn của thức Đô níc và sự duyên dáng nhẹ nhàng của thức Iônic. Đền Pác- tê- nông (Partenon) Vẻ đẹp của Pác tê non thể hiện trong sự cân đối, hài hoà về tỷ lệ giữa các bộ phận kiến trúc. Nó còn bộc lộ trong sự đơn giản, trang nhã của khối kiến trúc chủ yếu dựa trên những đường thẳng với trang trí bằng các tác phẩm điêu khắc và phù điêu dạng trụ ngang. Kiến trúc cân đối hài hoà của Pác tê non được trang điểm thêm đẹp đẽ, lộng lẫy bằng các tác phẩm điêu khắc của Phi đi át và các học trò của ông. Tác giả của Pác tê non là Ichtinốt và Can Li Crát. 20
- Ngoài Pác tê non, Hy Lạp còn rất nhiều đền thờ nổi tiếng: Đền thờ thần Dớt ở Péc Gam Ô Lym Pia và đền thờ thần biển cả Pô Dây Đon (Poseidon) ở phía Nam Aten, Cho tới thế kỷ VI TCN, các đền thờ của Hy Lạp đều được làm bằng gỗ hoặc gạch. Đến thế kỷ V, người Hy Lạp chuyển sang các kiến trúc đá cẩm thạch lộng lẫy và sang trọng, với bốn mặt đền là các hàng cột đá. Kiến trúc tôn giáo là thể loại biểu hiện tài năng của người Hy Lạp. Bên cạnh đó họ còn quy hoạch đô thị, xây dựng các nhà hát, thành luỹ, vào thời kỳ các thế kỷ IV - II TCN. Từ thế kỷ IV trong kiến trúc Hy Lạp còn phát triển loại kiến trúc lăng mộ, có những lăng lớn, đẹp đẽ được xếp vào một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại như lăng vua Mô xô lơ (Mausole) ở Halicácnat (Halicrnasse). Kiến trúc Hy Lạp nói chung là vẻ đẹp trang nhã, mực thước, trong sáng với kết cấu kiến trúc chính là phong cột trên mặt bằng hình chữ nhật. 3. Nghệ thuật Điêu khắc Hy Lạp cổ đại 3.1 . Thời cổ sơ (Thế kỷ VII - VI trước công nguyên) Cũng giống như kiến trúc, điêu khắc Hy Lạp cũng được phát triển qua 3 thời kỳ. ở thời kỳ cổ sơ hình tượng điêu khắc rất đơn giản, trước đó nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp đã bắt đầu những bước đi dò dẫm từ thế kỷ X - VIII. Phần lớn là các tượng nhỏ bằng đồng thanh, đồng nung, hoặc ngà voi thể hiện một cách sơ lược hình tượng các con vật, con người hay các quái vật trong sự kết hợp giữa người và vật. Đôi khi còn có những tượng bằng gỗ, diễn tả các vị thần. Điêu khắc thời kỳ này gắn liền với tôn giáo. Trong nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp xuất hiện 2 loại tượng: Tượng nam khoả thân và nữ mặc áo dài. Những tượng này được thể hiện trong dáng đứng thẳng, hai tay buông theo thân. Tượng trong dáng tĩnh, nghiêm trang cân đối. Tỷ lệ cơ thể cũng như hình khối chưa chuẩn mực, chất liệu sử dụng là đá. Thời gian này, trong điêu khắc Hy Lạp vẫn thấy những ảnh hưởng của ước lệ tạo hình phương Đông. Tượng “nhìn ngay ngó thẳng” và gắn liền với tôn giáo tín ngưỡng. Sang thế kỷ VI trong phong cách làm tượng đã có sự chuyển biến. Các tượng thẳng đứng như cây cột dần được thay thế bằng những pho tượng dáng động từ đơn giản đến phức tạp dần. Nửa đầu thế kỷ V, điêu khắc Hy Lạp được đánh dấu bằng các tác phẩm chạm nổi ở đền thờ thần diễn tả 12 chiến công người anh hùng Hecquyn (Hercules). Con người được diễn tả ở nhiều tư thế vận động khác nhau, sinh động. Hình tượng điêu khắc đã thoát khỏi sự chi phối của ước lệ tạo hình cơ sở. Nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp bước vào thời kỳ mới. 21
- 3.2 . Thời cổ điển (Thế Kỷ V - IV trước công nguyên) Từ giữa thế kỷ V thành bang A ten đã phát triển trở thành trung tâm lớn của Hy Lạp cả về chế độ xã hội cũng như văn hoá nghệ thuật. Người đứng đầu về điêu khắc thời này là Phi đi át (Phiđias), Pô ly clét (Polycléte) và Mirông. Pôlyclét dành nhiều thời gian cho nghiên cứu và sáng tạo của mình cho việc tìm ra tỷ lệ chuẩn cân đối, hài hoà của cơ thể nam giới. Tiêu biểu là tượng Đôripho (Doryphore) người lực sỹ vác giáo: có tỷ lệ 7 đầu, cân đối, hài hoà của các tỷ lệ giữa đầu, thân, tay, chân, sự mềm mại, sống động của hệ thống cơ, chất đá đã biến thành da thịt, có cảm nhận được sự vững chắc của cơ thể, sự chuẩn xác về giải phẫu tạo hình kết hợp với cái đẹp của đường nét, hình khối. Mirông lại nghiên cứu dáng động của hình tượng con người. Tiêu biểu là tượng “người ném đĩa” cho ta hình ảnh của một lực sĩ cường tráng đang vận động hết sức của cơ thể để vung tay ném đĩa, ở đó có sự phối hợp cái đẹp về dáng, về hình, về tỷ lệ. Trong sự phối hợp phần chân nghiêng và thân nhìn chính diện. Sự kết hợp đã tạo ra sự chuyển động và vẻ đẹp hoàn mỹ cho tác phẩm. Người ném đĩa - Mi ron Sang thế kỷ IV, điêu khắc Hy Lạp lại tiến thêm một bước, nếu ở thời kỳ trước các tác giả muốn đạt đến độ mẫu mực về tỷ lệ, hình khối, tạo dáng động thì thế kỷ này họ lại muốn tăng thêm chất liệu thực cho tượng, bớt chất lý tưởng hoá với đại biểu là: Xcopa (Scopas), Pra Xi Ten (Praxitéle), Li Xíp (Lisippe), Mô Xô Lơ, tác phẩm của ông như (Hernes), Héc Mét, tượng nữ thần săn bắn ác Tê Mít và đặc biệt là các tượng vệ nữ như vệ nữ của cơ thể nữ. Đến đây các nghệ sĩ Hy Lạp đã phô diễn vẻ đẹp tuyệt mỹ mà tạo hoá đã ban tặng cho “phái yếu” qua những pho tượng khoả thân. Có lẽ cũng vì lẽ đó mà khi tìm thấy hai pho tượng vô danh: Vệ nữ Mi lô và tượng nữ thần chiến thắng ở Xa Mô Crát: Hai phong cách và hai vẻ đẹp khác nhau: Một lý tưởng hoà và một tràn đầy, hiện thực. 3.3. Thời kỳ Hy Lạp hoá (thế kỷ III - II trước công nguyên) Ở thời kỳ này, Aten không còn là trung tâm cường thịnh duy nhất như thời trước, trên những miền đất mới ở Tiểu á và Bắc phi mọc lên những trung tâm mới. Điêu khắc cũng như điêu khắc đều muốn tìm đến một phong cách mới. Hoặc tiếp tục phong cách của giai đoạn trước nhưng đẩy cao hơn về mặt biểu hiện những tình cảm đau thương, bi thảm như những tác phẩm “người lính Gô loa bị trọng thương” hay người chiến binh gô loa giết 22
- vợ và tự sát”, Trong pho tượng này gây ấn tượng mạnh cho thị giác và cảm xúc. Hoặc phức tạp hơn trong phong cách diễn tả, hoặc cường điệu hoá. Thể loại thường gặp trong điêu khắc thời Hy Lạp hoá là nhóm tượng và phù điêu lớn Phù điêu trên riềm mũ cột đền thờ Pðcgam dài khoảng 120m, bao quanh đền thờ, diễn tả cuộc giao chiến giữa các thần linh và những người khổng lồ. Mọi hình tượng đều được diễn tả bằng kỹ thuật điêu luyện, hình khối mạnh mẽ, cường độ dữ dội trong động tác. Nhóm tượng Lao Cun: Mang đầy chất bi tráng, diễn tả một cảnh tượng khủng khiếp về số phận con người. Nhóm tượng diễn tả 3 nhân vật, mỗi người mang một nét đẹp riêng. Ngoài cái đẹp lý tưởng về hình thể, tác giả còn muốn nhấn mạnh vẻ đẹp về tính cách, về sự bộc lộ nội tâm. Qua hình dáng, thái độ khác nhau của 3 nhân vật đã bộc lộ nỗi khiếp sợ, đau đớn, kiệt sức của 3 cha con. Sức căng vặn của 3 cơ thể, kết hợp với đường cong ngoằn ngoèo của hai con rắn đã tạo nên nhóm tượng có bố cục chặt chẽ, gắn bó thể hiện nội dung sâu sắc 4. Nghệ thuật hội hoạ, đồ hoạ Hy Lạp Nghệ thuật hội hoạ Hy Lạp hầu như không còn giữ được tác phẩm nào, các tác giả, tác phẩm danh tiếng của họ còn được lưu truyền trong sách, truyện ta biết được tên tuổi: Apenlơ, Giơxít, Pôlinhơ, với đề tài chủ yếu là lịch sử và thần thoại Hy Lạp. Các tác phẩm được vẽ với phong cách tả thực, sinh động. Ngoài ra có một nguồn tài liệu khá phong phú cho nghệ thuật vẽ hình mang tính đồ hoạ, đó là những hình vẽ trên những chiếc bình cổ Hy Lạp. Bình cổ Hy Lạp có nhiều kiểu dáng đẹp. Điều đáng chú ý là các hình vẽ trang trí trên đồ gốm cổ Hy Lạp có hai cách trang trí: Hình vẽ đen trên nền trắng sáng hoặc hình vẽ màu đỏ trên nền gốm đen. Các hoạ sĩ trang trí lưu ý đặc biệt đến yếu tố nét, mảng trong các hình vẽ. Đề tài thay đổi qua các thời kỳ: Thần thoại, duyên dáng, đa tình, lịch sử, Gốm cổ Hy Lạp Qua ba loại hình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội họa của Hy Lạp cổ đại ta có thể thấy rõ đặc điểm đặc trưng nhất của nghệ thuật Hy Lạp đó là một nền nghệ thuật gắn liền với thần thoại, mà thần thoại Hy Lạp vừa giải thích, mô phỏng tự nhiên, xã hội vừa là những trang viết huyền thoại về lịch sử Hy Lạp. Quan niệm thần nhân đồng hình đã dẫn đến đặc điểm lớn cho nghệ thuật Hy Lạp cổ đại. Tính chất tôn giáo, thần thoại bộc lộ ở 23
- nội dung, đề tài. Nhưng qua các hình tượng nhân vật các tác giả lại muốn ca ngợi vẻ đẹp của con người, một vẻ đẹp hoàn thiện cả về ngoại hình và nội tâm. Các nghệ sĩ Hy Lạp đã bỏ được công thức chi phối trong nghệ thuật tạo hình buổi ban đầu, những ước lệ tạo hình cơ sở để tiến tới một nền nghệ thuật hiện thực giàu tính nhân văn. Các loại hình nghệ thuật tạo hình đều phát triển và có thành tựu cao, để lại cho nhân loại nhiều tác phẩm vô giá. Đó là nền móng, là cơ sở cho nghệ thuật tạo hình châu âu sau này. 24
- BÀI 4: MỸ THUẬT LA MÃ CỔ ĐẠI 1. Những ảnh hưởng góp phần hình thành nền mỹ thuật La Mã cổ đại Nền mỹ thuật La mã được hình thành do nhiều nguồn ảnh hưởng. Có hai nguồn nghệ thuật chính tạo nên dòng văn hoá La mã cổ đại là Hy Lạp và nghệ thuật của người Êtơrúcxcơ, một tộc người sống ở các quốc gia đô thị ở Bắc mỹ và chịu ảnh hưởng của người Hy Lạp, họ có thành tựu về đúc đồng. Điều đó góp phần tạo nên sự phát triển của La mã về điêu khắc, nhất là tượng chân dung. Người La mã đã học theo người Hy Lạp rất nhiều lĩnh vực về thần thoại, văn học, sử thi, . Mặc dù vậy, trong nghệ thuật và nhiều lĩnh vực khác La mã có những sáng tạo riêng và góp rất lớn cho khoa học và nghệ thuật tạo hình. Nhất là nghệ thuật kiến trúc. Sự phát triển và giàu có của La mã góp phần thúc đẩy sự ra đời và đạt đến đỉnh cao của một số loại hình nghệ thuật mang đặc điểm đặc trưng của La mã. Vì vậy có thể khẳng định rằng, nền văn hoá La mã là nơi hội tụ của nhiều tinh hoa văn hoá của nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Song nó vẫn có những sáng tạo riêng rất về nghệ thuật. 2. Sự sáng tạo trong mỹ thuật la mã cổ đại 2.1 Kiến trúc La mã cổ đại Có thể nói nghệ thuật kiến trúc La mã đã phát triển phù hợp với nhu cầu của người La mã. Nó có nhiều điểm khác với Hy Lạp và nhất là Ai Cập. ở Hy Lạp những công trình xây dựng to lớn và tráng lệ thì nhà ở La mã lại nhỏ bé khiêm tốn. ở Ai Cập cũng chỉ chú ý đến các kiến trúc “nhà ở cho linh hồn”, và thần linh, còn nhà cho con người cũng đơn giản. Với La mã thì khác, họ xâm chiếm được vùng nào, họ cho xây dựng, quy hoạch đô thị, tạo tiện nghi cho cuộc sống của mình. Trong kiến trúc La mã, kiến trúc thế tục được đặc biệt chú trọng và phát triển. Các thể loại kiến trúc phong phú. Trong đó nói lên là các kiến trúc công cộng như trụ sở Viện nguyên lão, đề thờ, cửa hàng, kho chứa, nhà tắm, Ngoài ra còn có kiến trúc phục vụ cho nhu cầu về mặt tinh thần cho con người, nhất là để tôn vinh chiến công, chiến tích của các hoàng đế La mã, như các khải hoàn môn, trụ biểu, đấu trường, nhà hát, Bên cạnh đó họ còn sáng tạo trong thể loại nhà ở tập thể. Đi theo với kiến trúc, trong quy hoạch đô thị người La mã đã chú ý đến các công trình cấp thoát nước. Đấu trường Côlidê (Colisée) - Rôma: Là một đấu trường lớn nhất La mã cổ đại, được xây dựng theo hình dạng elíp: vòng ngoài có kích thước 188 x 156m. Sân đấu bên trong là 86 x 54m. Mặt ngoài cao 49m gồm 4 tầng, 3 tầng dưới mỗi tầng có 80 vòm uốn. 25
- Sức chứa của đấu trường lên tới 50.000 người. Đây là sự kết hợp các thể thức kiến trúc của Hy Lạp. Tầng 1 là biến thể của thức Đôníc, tầng 2 là một cột theo kiểu Iôníc, tầng 3 là kiểu thức Côranhtiêng, tầng 4 sử dụng mảng đặc là chính. Thỉnh thoảng có chỗ cửa nhỏ, kết cấu theo kiểu nhẹ dần lên. Bên cạnh những hàng cột theo kiểu Hy Lạp là các vòm cuốn bán nguyệt mang đặc trưng kiến trúc La mã. Sự kết hợp đó đã tạo cho mặt ngoài đấu trường một dáng vẻ đặc biệt, phản ánh được một cách rõ nét đặc điểm của nghệ thuật La mã. Khải hoàn môn: Thường được bố cục 3 cổng vòm. Nổi bật là cổng chính ở giữa, hai bên là hai cổng nhỏ. Chúng thường có kích thước lớn, độ rộng và sử dụng nhiều vòm, vòng cung, thường được xây bằng gạch, đá vôi, ngoài bọc bằng đá cẩm thạch, Khải hoàn môn thường được xây dựng để tôn vinh và ghi lại chiến thắng của các hoàng đế La mã. Vì vậy trang trí ở đây là phù điêu và chỉ phủ kín mặt ngoài kiến trúc. Nó không mang giá trị vật chất cụ thể mà là biểu trưng cho các hoàng đế, khẳng định quyền bá chủ dành cho người chiến thắng: Khải hoàn môn Trujan (114 – 129), Titus, Séptimiút (203), Trong tất cả thể loại kiến trúc La mã, họ đều sử dụng vòm cuốn nhiều kiểu. Người La mã tỏ ra có biệt tài trong việc xây dựng mái vòm với kỹ thuật điêu luyện, có sự kết hợp của nhiều vật liệu: Gạch, đá, Họ xây dựng nhiều nhà tắm công cộng, phong tranh, thư viện, phục vụ cho nhu cầu của con người. Cầu dẫn nước: Qua sông Gard, cao 49m, dài 274m, gồm 3 tầng móng, lớp dưới có 6 cống vòm, lớp 2 có 11 cổng vòm, trên cùng là 35 cổng vòm, các cổng vòm này không giống nhau. Cầu móng có độ nghiêng thích hợp để lúc nào cũng có nước chảy. Được xây bằng gạch, đá để mộc. Điều này tạo vẻ đẹp cho tác phẩm nghệ thuật này. Do tướng quân và thống đốc La mã Aguriba, bạn và anh em cọc chèo với hoàng đế Augustua xây dựng. Kiến trúc La mã có nhiều đặc điểm khác hoàn toàn Hy Lạp. Nếu kiến trúc Hy Lạp có vẻ đẹp đơn giản, bình dị với đường thẳng là chính thì kiến trúc La mã lại có vẻ đẹp hùng vĩ, đồ sộ với những vòm cuốn, vòng cung nhiều loại: Trong nghệ thuật kiến trúc, thể loại kiến trúc dân dụng phát triển nhất và đã để lại trên đất ý ngày nay nhiều công trình danh tiếng, chứng tỏ tài năng về mặt kiến trúc của người La mã cổ đại. 26
- 2.2. Điêu khắc La Mã cổ đại 2.2.1. Thể loại tượng tròn Ở La mã tượng chân dung, mà nhất là chân dung các hoàng đế đặc biệt phát triển. Thành tựu này khởi nguồn từ một tục lệ lâu đời của người La mã, tục lệ mang tính tín ngưỡng, tôn giáo: Tục lệ thờ cúng tổ tiên, cha mẹ. Trong nhà người La mã cổ có một chiếc tủ đựng chân dung bằng sáp của những người thân đã qua đời. Giống như người Ai Cập cổ, họ tin rằng những chân dung hình ảnh đó có linh hồn. Họ cũng tin rằng những con người đó vẫn tồn tại và hiện diện trong cuộc sống gia đình, tham gia vào mọi sinh hoạt của những người còn sống. Khi có tang lễ, người ta khiêng cả chiếc tủ đựng chân dung thờ đó đi theo đám tang. Lúc đầu người ta dùng sáp nóng đổ lên mặt người hòng có sự chính xác và chân dung giống thực một cách tối đa. Sau này họ tạo ra được các pho tượng, vẫn mang theo tinh thần trọng thực. Nhờ những hiểu biết về cấu trúc và đặc điểm của đầu người qua việc đổ trực tiếp bằng sáp nóng. Có thể nói tượng chân dung La mã mang tính tả thực cao độ và là tượng mang tính đặc tả tính cách nhân vật. Tuy nhiên cũng không thể bỏ qua sự kết hợp với tính chất lý tưởng hoá trong một số bức tượng chân dung của La mã cổ đại. Tính chất đó có thể biểu hiện ở hình dáng, trang phục, hay các pho tượng nhỏ kèm theo. Tượng Hoàng đế Ô guýt ở Prima - Poóta 20 - 17: Nhà điêu khắc đã rất giỏi khi thể hiện các nếp gấp mềm mại, buông rủ trên cánh tay trái của Ô guýt, tay phải Ô guýt giơ 27
- cao, tay trái cầm cây gậy quyền lực dưới chân phải là biểu tượng tiểu thần tình yêu cưỡi trên cá đô phin (cá heo). Đấy chính là nét lý tưởng hoá trong các pho tượng La mã. Tuy vậy dù dưới hình thức nào thì các pho tượng đó vẫn mang tính hiện thực. Dưới các hình thức đó, các công dân La mã vẫn nhận ra những nét tính cách riêng của các vị hoàng đế của mình. Bên cạnh các chân dung hoàng đế La mã vừa mang tính hiện thực vừa mang tính lý tưởng hoá còn có một loại chân dung hoàn toàn mang tính hiện thực một cách sâu sắc. Loại chân dung này mang đậm chất La mã hơn. Chân dung kiểu này trong nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp chưa thấy xuất hiện. 2.2.2. Thể loại chạm nổi Nghệ thuật La mã mang tính chất tôn vinh ca ngợi các hoàng đế La mã, hoặc họ được thần thánh che trở, hoặc họ là những bậc vĩ nhân. Trong những bức chạm nổi mang tính chất lịch sử đó, với chủ đề xoay quanh chuyện thần thoại, mang tính tập thể và khái quát chung, ở La mã lại là vai trò cá nhân tôn vinh cá nhân. Điều này được thể hiện trong các trụ tưởng niệm, hay phù điêu trang trí ở bề mặt các khải hoàn môn. Một hình thức thứ hai sử dụng diện phù điêu trang trí nhiều là những cái quách dùng trong các tang lễ. Hình thức này mang theo phong cách của từng xưởng sản xuất, từng vùng trên đất La mã. Điều này cũng quy định sự khác nhau giữa các mảng phù điêu. Có thể dùng nhiều hình tượng nhân vật, sắp đặt các hình tượng thưa hay dày thể hiện những đoạn thần thoại, hay các vị thần, hoặc trang trí bằng các tràng hoa và nhiều hình tượng khác rất phong phú. 3. Đặc điểm của mỹ thuật La Mã cổ đại Năm 1748, các nhà khảo cổ học đã khai quật được hai thành phố cổ của La mã là Pompêi và Hðcquilamin (Hercularcum)bị núi lửa huỷ diệt. Pompêi bị vùi dưới lớp tro, đá dày 9m. Hai thành phố này hầu như còn nguyên vẹn như trong cái ngày đáng sợ đó. Điều đáng ngạc nhiên hơn là có một số bức tranh còn giữ được sau vụ núi lửa đó. Đó là những bức tranh ghép mảnh. Một trong những thể loại tranh được người La mã yêu thích. Họ dùng chủ yếu là các mảnh đá đẹp, quý, sẵn có ở địa phương để ghép thành tranh trang trí. Tranh ghép mảnh có thể chỉ dùng đen trắng và cũng có tranh dùng đá màu. Vào thời kỳ này, có lẽ tranh tường mang tính chất trang trí là phù hợp và được phát triển. Tranh trên giá chưa xuất hiện. Điều này đưa tới một đặc điểm của nghệ thuật La mã. Trong mỹ thuật La mã hai loại hình nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc phát triển. Đông thời ở hai loại hình này, thông qua một số thể loại đã biểu hiện sự sáng tạo của con người thời cổ đại. 28
- Kiến trúc La mã phát triển với nhiều thể loại phong phú, đáp ứng nhu cầu cả về mặt vật chất và tinh thần cho cuộc sống của người La mã. Kích thước của chúng thường là to lớn, đồ sộ. Có sự ảnh hưởng của kiến trúc Hy Lạp qua các hình thức cột được sử dụng. Kiến trúc La mã đặc biệt thành công trong việc ghép các tảng đá hình cái nêm để tạo nên các vòm mái, vòng cung. Vật liệu sử dụng có thể là gạch, hoặc kết hợp gạch và đá. Kiến trúc thường đi sóng đôi với điêu khắc cả ở thể loại tượng tròn cũng như chạm nổi. Đôi khi chúng còn gắn bó với nhau thành một tổng thể, một tác phẩm hoàn chỉnh: làm tôn ý nghĩa và vẻ đẹp của cái kia lên rất nhiều. Qua sự phát triển của mỹ thuật La mã, ta thấy được cái Đẹp mang tính chất hoành tráng, cao cả của La mã. Khác hẳn với cái Đẹp thanh lịch tao nhã, nhẹ nhàng của nghệ thuật Hy Lạp. Điêu khắc La mã đặc biệt sáng tạo trong thể loại tượng chân dung và những phù điêu mang tính lịch sử. Tính chất lịch sử và nhân văn được bộc lộ rõ ràng.Mỹ thuật Hy Lạp và La mã xứng đáng là những nền mỹ thuật đi tiên phong tìm tòi, để diễn tả hiện thực thông qua các đề tài thần thoại, tôn giáo, Đây chính là cơ sở phát triển mỹ thuật trong các giai đoạn sau, kể từ thời Phục hưng. Câu hỏi - Bài tập 1. Hãy phân tích những yếu tố góp phần hình thành mỹ thuật Ai Cập cổ đại (hoàn cảnh lịch sử, địa lý, tôn giáo ). 2. Hãy nêu sự phát triển của Ai Cập cổ đại. (kiến trúc, điêu khắc, hội họa) 3. Phân tích đặc điểm của mỹ thuật Ai Cập cổ đại. 4. Nói nghệ thuật Ai Cập là đơn điệu và không thay đổi có được không? Tại sao? 29
- CHƯƠNG II: MỸ THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI Mở đầu Nếu ở phương Tây thời kỳ Cổ đại có những nền văn minh phát triển, để lại nhiều tác phẩm nghệ thuật kiệt xuất cho thế giới thì ở phương Đông vào thời kỳ đó, thậm chí sớm hơn, cũng có nhiều nền văn minh phát triển như văn minh Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Mặc dù cũng là những nước ở châu Á, nhưng do đặc điểm về dân tộc, phong tục, tôn giáo, lịch sử của từng nước khác nhau, sự phát triển về nghệ thuật cũng rất khác nhau. Điều đó tạo nên sự phong phú đa dạng cho nghệ thuật châu Á. Văn minh Trung Quốc và Ấn Độ được coi là những nền văn minh đầu tiên của loài người cùng với nền văn minh Lưỡng Hà, Ai Cập. Có một điểm giống nhau giữa các nền văn minh này, đó là tất cả mọi trung tâm văn minh kể trên đều nằm ở lưu vực của các con sông lớn như Ti-grơ, Ơ-phrát, sông Nin, sông Ấn, sông Hằng, sông Hoàng Hà. Mặc dù vậy mỗi nền văn minh lại mang những bản sắc dân tộc đậm đà. Chương này sẽ giúp các bạn tìm hiểu về nghệ thuật phương Đông với ba nền mỹ thuật tiêu biểu: - Mỹ thuật Trung Quốc - Mỹ thuật Ấn Độ - Mỹ thuật Nhật Bản. Tuy vậy, để phù hợp với chương trình mỹ thuật ở trung học cơ sở, chương này chỉ đi vào giới thiệu một cách khái quát về ba nền mỹ thuật này và một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của nó, để giúp sinh viên có đủ kiến thức giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh Trung học cơ sở. Mục tiêu: - Giúp sinh viên nắm được một cách khái quát về ba nền mỹ thuật ở Châu Á: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản. - Những nhân tố hình thành ba nền mỹ thuật Châu Á tiêu biểu. - Đặc điểm của từng nền mỹ thuật. - Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản. 30
- BÀI 1 : MỸ THUẬT TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 1. Mỹ thuật Trung Quốc 1.1. Văn hóa, xã hội. Nếu ở Phương Tây thời kỳ cổ đại có những nền văn minh phát triển để lại nhiều tác phẩm nghệ thuật kiệt xuất cho thế giới thì ở Phương Đông vào thời kỳ đó cũng có nhiều nền văn minh phát triển như văn minh ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản. Mặc dù cùng là những nước ở Châu á, nhưng do đặc điểm về dân tộc, phong tục, tôn giáo, lịch sử của từng nước khác nhau, do đó sự phát triển về nghệ thuật cũng rất khác nhau. Điều đó tạo nên sự phong phú đa dạng cho nghệ thuật châu á. Văn minh Trung Quốc và ấn Độ được coi là hai trong những nền văn minh đầu tiên của loài người cùng với văn minh Lưỡng Hà, Ai Cập. Trung Quốc là một nước lớn ở phía Đông của châu á. Cách chúng ta khoảng 500.000 năm ở vùng Chu Khẩu Điếm (phía Tây Nam Bắc Kinh) đã có con người sinh sống. Đó là người vượn Bắc Kinh. Qua những dấu vết còn lại được tìm thấy ta biết người Bắc Kinh đã biết dùng lửa. Theo truyền thuyết, vào khoảng ba, bốn ngàn năm trước đây có một tộc người sinh sống ở dưới chân núi Hoa và ven sông Hạ. Cộng đồng này được gọi là người Hoa, mặc người Hạ ngày nay. Thời kỳ phát triển của người Hoa Hạ là thời kỳ Tam Hoàng ngũ đế. Ở đây truyền thống văn hoá của dân tộc mình. Ngay từ thời kỳ xa xưa họ đã có nhiều thành tựu về thiên văn học, lịch pháp, y học, triết học và các khoa học tự nhiên, văn học. Bốn phát minh lớn của Trung Quốc trong khoa học kỹ thuật là phát minh ra giấy, kỹ thuật in chữ rời, là bàn và thuốc súng. Số Pi được Acsimet tính tới số thập phân thứ 4 và người phương Tây đã dừng lại ở vị trí số xấp xỉ của số Pi. Vào thế kỷ thứ V, cha con nhà toán học Tổ Xung Chi đã dùng một cách tính tìm ra trị số pi đến con số thập phân thứ 10. Ngoài ra về mặt nghệ thuật tạo hình Trung Quốc cũng cống hiến cho nhân loại nhiều tác phẩm nổi tiếng. Trung Quốc có nhiều loại hình tạp kỹ, hội hoạ, bích hoạ, điêu khắc kiến trúc vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Đặc biệt ở thời kỳ cổ đại Trung Quốc có nhiều nhà tư tưởng đã cho ra đời nhiều học thuyết, trào lưu tư tưởng lớn như Khổng Tử, Mặc Tử, Lão Tử, Trang Tử, Mạnh Tử, với những học thuyết như Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia, Những học thuyết tư tưởng này sẽ có ảnh hưởng đến sự hình thành đặc điểm của nền mỹ thuật Trung Quốc. Tất cả mọi yếu tố: điều kiện địa lý, dân cư, lịch sử, sự xuất hiện chữ viết, những thành tựu về khoa học 31
- kỹ thuật, những trào lưu tư tưởng lớn, đã là cơ sở hình thành nền văn minh Trung Hoa cổ đại. Lịch sử Trung Quốc được chia ra làm nhiều thời kỳ: - Thời Tam hoàng ngũ đế (theo truyền thuyết): tam hoàng gồm Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông. Khoảng thế kỷ 27 TCN có nhiều bộ lạc lớn do liên minh nhiều bộ lạc nhỏ. Đây cũng chính là thời kỳ Ngũ đế gồm: Hoàng đế, Đế Cao Dương, Đế Cốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn. - Nhà Hạ (21 - 16T CN): Thời kỳ chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc. - Nhà Thương: là thời kỳ phát triển của chế độ chiếm hữu nô lệ. Qua các lần khai quật các di chỉ cho nhiều di vật quý. Đặc biệt là “giáp cốt văn” - đó là các bản văn tự, những lời khấn nguyện, về sinh hoạt chính trị, xã hội Trung Quốc thời nhà Thương. - Nhà Chu (1066 - 221 TCN): Gốm Tây Chu, Đông Chu (Xuân Thu, Chiến Quốc) - Nhà Tần (221 - 206 TCN): Mở đầu cho thời kỳ phong kiến. - Nhà Hán (206 TCN - 220 SCN) là thời kỳ phát triển thịnh trị của chế độ phong kiến Trung Quốc. Là một đế quốc hùng mạnh nhất, rộng lớn trong lịch sử Trung Quốc. - Thời Tam Quốc (220 – 280) gồm 3 nước: Nguỵ - Thục - Ngô - Nhà Tấn (265 - 420) - Thời Nam Bắc Triều (420 - 589) - Nhà Tuỳ (581 - 618). Tiếp đó là một loạt các triều đại lần lượt thay thế nhau. Sang nhà Tuỳ đến nhà Đường (618 - 907). Thời Ngũ đại ở miền Bắc và Thập quốc ở miền Nam (907 - 960). Tống (960 - 1279). Nguyên (1271 - 1368). Minh (1368 - 1644) và nhà Thanh do người Mãn Châu thành lập từ 1644 - 1911 kết thúc. Đồng thời đây cũng là triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc. Suốt từ khi nhà Hạ ra đời đến 1911 với cuộc cách mạng tư sản Tân Hợi lịch sử Trung Quốc trải qua hai thời kỳ: Chiếm hữu nô lệ và phong kiến. 1.2. Những quan niệm, học thuyết tư tưởng có ảnh hưởng trực tiếp tới mỹ thuật Trung Quốc cổ 1.2.1. Nho gia Trong thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc ở Trung Quốc xuất hiện nhiều nhà tư tưởng lớn, trong đó có Khổng Tử, người sáng lập ra Nho gia. Sau ông có nhiều nhà tư tưởng khác như Mạnh Tử, Đổng Trọng Thư, đã hoàn chỉnh học thuyết này. Khổng Tử (551 - 479 TCN) tên thật là Khổng Khâu, tự là Trọng Ni, người nước Lỗ. Ông sống thời Xuân Thu. Tư tưởng của ông gồm triết học, đạo đức, đường lối trị 32
- nước và giáo dục. Triết học có thể chi phối mọi mặt của con người. Đạo đức theo Khổng Tử gắn với các mặt Nhân - Lễ - Nghĩa - Tín - Dũng. Trong đó quan trọng nhất là Nhân. Hạt nhân đạo lý của Khổng Tử là khái niệm người quân tử. Ông đề cao lối sống tôn trọng trật tự xã hội đồng thời là phù hợp với trật tự thiên nhiên. Khổng Giáo đề cao lý trí. Nó cung cấp cho nghệ thuật, thơ ca một diện rộng đề tài về đạo đức xã hội mang nhiều ý nghĩa giáo huấn. Nó hướng con người vào những hoạ sĩ để khôi phục trật tự xã hội và xây dựng quốc gia vững mạnh. Người quân tử phải là tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Mỹ thuật Trung Quốc bị ảnh hưởng của tử tưởng Nho gia thể hiện ở hai đặc điểm, đó là tính mực thước và tính đăng đối. Hình tượng các hiền nhân quân tử các hiền nữ, thường xuất hiện trong mỹ thuật, nhất là ở các lăng mộ đời Hán. 1.2.2. Đạo gia Người đề xướng học thuyết đạo gia là Lão Tử, sống vào thời kỳ Xuân Thu và Trang Tử là người kế tục. Học thuyết của Lão Tử lại nặng nề việc giải thích vũ trụ, vạn vật. Ông cho rằng nguồn gốc vạn vật, vũ trụ là một vật sinh ra trước trời đất gọi là Đạo. Từ Đạo mà sinh ra tất cả. Lão Tử còn đưa ra các mặt đối lập trong thế giới khách quan như cứng - mềm, tĩnh - động, yếu - mạnh Đạo vừa là nhịp điệu, vừa là sự chuyển động của vũ trụ, vừa là cuộc sống vừa là hư không. Lão Tử lấy ví dụ về sự thống nhất của: “có - không”. Ông ví như cái nhà: hình thể là có, nhưng trong có là khoảng trống không và như vậy mới tạo thành nhà, Tinh thần này cũng ảnh hưởng đến một thể loại tranh Trung Quốc. ở loại tranh này khoảng trống nhiều hơn khoảng vẽ màu. Điều đó tạo ra sự hài hoà, thống nhất giữa có và không. Theo tinh thần của đạo gia, sự cân bằng giữa các mặt đối lập như tĩnh - động (dáng), cứng - mềm (khối), nóng - lạnh (màu sắc), chắc chắn - chông chênh (thế), đã tạo ra các kiệt tác mỹ thuật. Phải chăng những tác phẩm như thế đã mang theo tư tưởng triết học biện chứng của Lão Tử. 1.2.3. Phật giáo Phật giáo có nguồn gốc từ ấn Độ, vào Trung Quốc từ đầu công nguyên. Đến đời Đường phát triển thành quốc giáo. Khi vào Trung Quốc, Phật giáo đã được Trung Quốc hoá, vì vậy mang theo tinh thần và tư tưởng của dân tộc Trung Hoa. Nó gặp tư tưởng của Đạo giáo và cùng tác động mạnh mẽ đến thơ và hoạ. Do Đạo phật phát triển, nhiều kiến trúc chùa được xây dựng. Cùng với kiến trúc Phật giáo là nghệ thuật bích hoạ và điêu khắc Phật giáo cũng phát triển. Bích hoạ Đôn Hoàng là mảng tranh rất nổi tiếng của mỹ thuật Trung Quốc, mang tinh thần Phật giáo và phục vụ cho Phật giáo. Từ thời cổ đại, ở Trung Quốc đã xuất hiện nhiều trường phái tư tưởng. Đặc biệt thời Xuân Thu - Chiến Quốc đã diễn ra sự tranh giành nhau ảnh hưởng giữa các trường 33
- phái đó. Tuy vậy, đối với mỹ thuật ba trào lưu tư tưởng triết học và tôn giáo là Nho gia, Đạo gia, Phật giáo đã trực tiếp ảnh hưởng và góp phần tạo nên những đặc điểm của mỹ thuật Trung Quốc. 1.3. Sự phát triển của các loại hình nghệ thuật 1.3.1. Kiến trúc 1.3.1.1 Kiến trúc cung điện Trong danh sách các di sản văn hoá thế giới, Trung Quốc có nhiều công trình nghệ thuật được ghi nhận bên cạnh các công trình nổi tiếng của nhiều nước khác trên thế giới như: Lăng Hoàng đế - Khu di tích Khổng Tử - Vạn Lý Trường Thành - Lăng mộ nhà Tần - Trường An, Tháp Lục Hoà, Tam Lăng, Cố cung, Thiên đàn, Di Hoà viên, Nghệ thuật kiến trúc cổ đại Trung Quốc phát triển với sáu thể loại kiến trúc gồm kiến trúc cung điện, tôn giáo, lăng mộ, làm viên, đàn miếu và nhà ở. Ngay từ thời nhà Thương, nhà Chu đã có những kiến trúc cung điện với quy mô nhỏ. Từ thời nhà Trần trở đi, kiến trúc cung điện đã phát triển và được xây dựng thành một quần thể kiến trúc với nhiều chức năng riêng biệt. Có thể kể đến một số kinh đô nổi tiếng như Lạc dương, Khai phong, Trường An, Tử cấm thành. Từ thế kỷ XIII, nhà Nguyên đã cho xây dựng Hoàng Thành gồm các cung điện có quy mô lớn ở trung tâm Bắc Kinh. Đến thời nhà Minh Hoàng Thành được xây dựng với vật liệu chính là gỗ. Ngoài ra còn có đá, ngói lưu ly, gạch, Năm 1417, triều đình huy động số lượng nhân công, thợ rất lớn để xây dựng Tử cấm thành với diện tích rộng 720.000 m 2: 1.000 ngôi nhà, 9.000 gian, rộng 160.000 m. Công trình này được xây dựng trong 3 năm gồm các công trình chính như: Ngọ Môn, Điện Thái Hoà, cung Càn Thanh, điện Giao Thái, Ngự hoa viên, điện Dương Tâm, Đến thời nhà Thanh, trong thành Bắc Kinh còn được xây dựng thêm nhiều cung điện, lâu đài tráng lệ. Từ khi nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời vẫn lấy Bắc Kinh làm thủ đô. Thủ đô Bắc Kinh với Cố cung, Di hoà viên, Vạn lý trường thành, Thập tam lăng, Thiên đàn, đã trở thành những di sản văn hoá thế giới thu hút đông đảo du khách quốc tế khi đến thăm Trung Quốc. 1.3.1.2. Kiến trúc Phật giáo Vật liệu chủ yếu của kiến trúc cổ Trung Quốc là gỗ. Kiến trúc gỗ có nhiều ưu điểm nhưng không tránh khỏi một số hạn chế. Hạn chế lớn nhất là tồn tại không được lâu như kiến trúc gạch hay đá. Gỗ dễ bị mối mọt, cháy, Vì vậy kiến trúc cổ Trung Quốc hầu hết đã bị phá huỷ. Đến nay còn rất ít các di tích cổ. Có thể kể một vài công trình chùa cổ như: Nam thuyền tự (xây dựng năm 782), Phật Quang Tự (857), Trong kiến trúc Phật 34
- giáo Trung Quốc có một thể loại kiến trúc đặc biệt. Đó là thể loại chùa được tạo ra từ những quả núi, thường được gọi là chùa hang như chùa hang Mạc Cao, hay còn gọi là Thiên Phật động (động ngàn Phật) ở tỉnh Cam Túc. Thiên Phật động được bắt đầu xây dựng từ thế kỷ IV đến tận thế kỷ XIV. Trong X thế kỷ đó các nhà tu hành đã đào được một nghìn hang nhỏ trong lòng núi và trang trí cho Thiên Phật động bằng tranh vẽ trên vách hang và tượng cũng được đục ra từ núi. Đến nay Trung Quốc còn bảo tồn được 496 hang. Năm 1987 động nghìn Phật được ghi vào danh sách các di sản của văn hoá thế giới. Kiến trúc Phật giáo của Trung Quốc thường được xây dựng theo đồ án đơn giản. Phần quan trọng nhất trong chùa là Phật điện. Ngôi chùa sớm nhất của kiến trúc Phật giáo Trung Quốc là chùa Bạch mã. Tương truyền đây là nơi đầu tiên các cao tăng ấn Độ đến truyền đạo Phật. Điện Phật nổi tiếng còn lại đến ngày nay là điện phật chùa Phật Quang ở Ngũ Đài Sơn, thuộc tỉnh Sơn Tây, một trong hai công trình lớn bằng gỗ được xây dựng sớm nhất. Một phần khác không kém phần quan trọng trong kiến trúc chùa là tháp. Tháp được truyền từ ấn Độ vào Trung Quốc. Nhưng vào Trung Quốc, nó kết hợp với kiến trúc Trung Quốc và tạo ra phong cách riêng cho tháp Trung Quốc. Trong nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc còn các thể loại kiến trúc khác như kiến trúc đàn miếu thờ núi sông, trời đất, đế vương, tổ tiên và cầu mùa. Đền miếu là nơi thờ các danh thần, danh tướng, văn nhân có công với dân, với nước. Gia miếu, từ đường cúng tế tổ tiên. Về thể loại đàn miếu có thể kể đến công trình kiến trúc nổi tiếng là “Thiên đàn” xây dựng năm Minh Vĩnh Lạc thứ 18 (1420). Rộng 4184 mẫu, gấp 4 lần diện tích Tử Cấm Thành. Kiến trúc Thiên Đàn gồm 2 phần: phần kiến trúc dành cho việc tế trời, nằm ở phía Đông, phía Tây là Trai cung, nơi Hoàng đế đến tắm gội và ăn chay trước khi làm lễ tế trời vào ngày Đông chí hàng năm. Đàn là một đài cao 3 tầng, xây bằng đá, một nhóm kiến trúc khác ở Thiên đàn là điện Kỳ niên, nơi vua đến làm lễ cầu được mùa hàng năm vào giữa mùa hạ. 1.3.1.3. Kiến trúc lăng tẩm của các Hoàng đế Trung Hoa Người Trung Quốc cũng như mọi tộc người Châu á khác đều rất coi trọng việc xây dựng lăng mộ cho người chết. Các Hoàng đế lo việc này từ khi mới lên ngôi. Những lăng tẩm còn lại của các hoàng đế cho ta biết lăng một Trung Hoa cổ thường gồm 2 phần: Phần nổi trên mặt đất và phần chìm trong lòng đất (ngoại cung hoặc địa cung). Thập tam lăng là khu lăng mộ của nhà Minh đã được ghi vào danh sách di sản thế giới. Chu vi của Thập Tam lăng là 40km, ba mặt Bắc - Đông - Tây là núi. Vào lăng phải qua cổng gồm 5 cửa, cao 29m, có 6 cột chạm khắc rồng mây tinh xảo. Hai bên đường thần đạo có 12 cặp tượng 35
- thú bằng đá và 12 tượng người đá gồm 4 văn, 4 võ và 4 công thần. ở khu Thập tam lăng còn có Định lăng hay còn gọi là cung điện ngầm rất nổi tiếng. Cung điện ngầm được xây dựng ở độ sâu cách mặt đất 27m, diện tích 1195m 2. Tất cả những điều trên cho ta thấy tài năng của người Trung Hoa cổ về mặt kiến trúc. Thập tam lăng của nhà Minh chỉ là một ví dụ. Ngoài ra còn rất nhiều công trình lăng tẩm khác. Ngoài các công trình kiến trúc gỗ, trong kiến trúc Trung Hoa cổ còn thể loại kiến trúc gạch, đá. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của thể loại này là Vạn lý trường thành. Trường thành được xây dựng từ 3, 4 trăm năm TCN. Năm 221 TCN Tần Thuỷ Hoàng cho xây dựng nối liền các đoạn thành ở phía Bắc ba nước Tần - Yên - Triệu, đồng thời cho xây dài thêm hoàn thành dãy trường thành dài trên 5.000km. Đây là công trình lớn nhất thế giới do sức người xây dựng nên. Chiều cao bình quân của trường thành là 9m, nóc rộng 5,5m, đủ cho 10 người dàn hàng hoặc 5 kỵ binh một hàng qua lại dễ dàng. Trải qua mấy nghìn năm Trường thành vẫn đứng sừng vững và thu hút mọi người ở Trung Quốc cũng như trên thế giới đến đây chiêm ngưỡng. 1.4 . Nghệ thuật Điêu khắc Nghệ thuật điêu khắc của Trung Quốc xuất hiện từ rất sớm. Sớm nhất là thể loại điêu khắc trên ngọc hay còn gọi là ngọc điêu có cách đây 6.000 năm. Điêu khắc đá được phát hiện sớm nhất ở An Dương Hầu gia trang (Hà Nam), cuối đời Thương như bức Thạch điêu đầu hổ mình người cao hơn 37cm. Ngay từ thời Ân Chu đã tìm thấy nhiều đồ đồng, đồ chạm ngọc, đồ gốm trắng hình dáng đẹp, trang trí tỉ mỉ. Các hoa văn rồng, hoa lá, chim thú được cách điệu cao. Từ thời Hán, đạo Phật được truyền vào Trung Quốc. Cùng với việc xây dựng các công trình kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc cũng phát triển với nhiều thể loại: tượng phật, tượng thờ, tượng sư tử và các bức phù điêu rất đẹp thể hiện đề tài lịch sử như Chu Công giúp Thành Vương, Nhà điêu khắc nổi tiếng thời Đường là Dương Huệ Chi, ông là người mở đầu cho điêu khắc tượng Phật nghìn mắt, nghìn tay và 500 tương la hán. 36
- Trong số các tượng Phật có pho rất to lớn như tượng Phật Đại lư xá ở Long môn cao 17m thể hiện Phật ngồi tĩnh toạ bằng chất liệu đá, tỷ lệ đẹp và tình cảm tự nhiên. Tuy vậy đấy chưa phải là bức tượng lớn nhất. ở Nhạc Sơn -Tứ Xuyên có pho tượng Phật đứng cao 36m, ở Đông Hoàng (Cam Túc), có tượng Phật bằng đá mềm cao 33m, Bức tượng phật được coi là bức tượng khổng lồ, lớn nhất thế giới là pho tượng phật Di Lặc ngồi cao 71m tại vùng núi Lạc Sơn (tỉnh Tứ Xuyên), được tạc vào đời Đường thế kỷ thứ VIII. Tượng Phật ngồi lưng tựa vào vách núi phía Tây lăng Văn Sơn. Do đó tượng phật được gọi là Lăng Vân Đại phật hay Lạc Sơn Đại Phật. Đầu tượng cao 14m, rộng 10m, chân dung siêu phàm, lý tưởng nét mặt phương phi, kỳ vĩ. Mỗi mắt dài 3,3m, cân đối với độ cao từ bàn chân lên đầu gối (28m). Cùng với tượng, phù điêu cũng biểu hiện tài năng của người Trung Hoa cổ. Bức phù điêu “Chiêu lăng lục tuấn” (Lăng Đường Thái Tông) diễn tả 6 con ngựa mà khi còn sống Đường Lý Thế Dân thường cưỡi đi chinh chiến. Sáu con tuấn mã được diễn tả trong 6 tư thế đứng, đi, chạy, rong ruổi, rất sinh động. Nhà nghiên cứu mỹ thuật phi Hoanh đã ví “Chiêu lăng lục tuấn” với ngựa ở đền Pác tê nông (Hy Lạp). Năm 1974 ở gần Lâm Đồng (Trung Quốc) những người nông dân đã vô tình phát hiện một số tượng đất nung người và ngựa. Sau đó tiến hành khai quật, Trung Quốc đã tìm được hàng ngàn pho tượng to bằng người thật. Có tất cả 8.000 pho tượng đất nung, cao từ 1,6m đến 1,7m trong trang phục của nhiều binh chủng như bộ binh, xạ thủ bắn cung, nỏ đá, kỵ binh, chiến xa, chiến mã. Họ được chôn bên cạnh Tần Thuỷ Hoàng. 37
- Những pho tượng này đều được vẽ màu nhưng qua 2.000 năm màu sắc cũng bị phai đi nhiều. Những pho tượng này chúng ta có thể biết về trang phục, lịch sử, là nguồn tư liệu về quân phục, trang bị và vũ khí của quân đội thời Tần. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng 38