Theo dõi nhiệt độ cơ thể
Bạn đang xem tài liệu "Theo dõi nhiệt độ cơ thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- theo_doi_nhiet_do_co_the.pdf
Nội dung text: Theo dõi nhiệt độ cơ thể
- THEO DÕI NHIỆT ĐỘ CƠ THỂ MỤC TIÊU 1. Trình bày được thân nhiệt bình thường và bất thường, những yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt, mục đích đo thân nhiệt. 2. Trình bày được quy tắc chung khi đo nhiệt độ, theo dõi và chăm sóc người bệnh bất thường về nhiệt độ. 3. Thực hiện được quy trình kỹ thuật đo nhiệt độ ở nách, miệng và hậu môn.
- 1. ĐẠI CƯƠNG • 1. 1 . Nhiệt độ bình thường. • Nhiệt độ trung tâm. • Là nhiệt độ được đo ở những vùng trong cơ thể (miệng, hậu môn). Nhiệt độ của cơ thể bình thường là 36,5 độ C – 37 độ C. • Nhiệt độ ngoại vi. • Nhiệt độ đo ở nách, bẹn chịu ảnh hưởng lớn của môi trường bên ngoài. • Giữa thân nhiệt ngoại vi và thân nhiệt trung tâm có thể chênh lệch nhau 0,5 độ C.
- • 1. 2. Thân nhiệt không bình thường. • 1. 2. 1- Sốt. • - Là tình trạng thân nhiệt cao hơn bình thường ( >37 độ C). • - Nguyên nhân: Do nhiễm khuẩn (toàn thân, cục bộ: mụn nhọt) do rối loạn trung tâm điều hoà thân nhiệt (chấn thương sọ não) do rối loạn nội tiết như Basedow, nhiệt độ bên ngoài quá cao mà cơ thể không đáp ứng nổi như say nắng, công nhân hầm lò. • Phân loại sốt: • - Theo mức độ: • + Sốt nhẹ 37,5 độ C – 38 độ C. • + Sốt vừa: > 38 độ C – 39 độ C. • + Sốt cao: >39 độ C – 40 độ C. • + Sốt rất cao: > 40 độ C. • - Phân loại sốt theo thời gian: • Sốt kéo dài là sốt mà thời gian sốt kéo dài trên 15 ngày. • - Phân loại theo tính chất của sốt: • + Sốt rét run. • + Sốt cơn. • + Sốt không dứt cơn: là sốt mà nhiệt độ trong ngày thay đổi không đáng kể (nhiệt độ dao động không quá 1 độ C). • + Sốt hồi quy: sốt một thời gian 5 – 7 ngày rồi hết sốt sau đó lại sốt lại
- • 1. 2. 2. Nhiệt độ thấp (hạ nhiệt độ). • - Khi nhiệt độ cơ thể < 360C gọi là hạ nhiệt độ. • - Thường gặp trong bệnh mất nước, mất máu nhiều, cơ thể bị ức chế quá mức, nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng. • 1. 3. Những yếu tố sinh lý ảnh hưởng đến thân nhiệt của con người. • - Tuổi: • + Tuổi già thì thân nhiệt hơi thấp. • + Trẻ em trong vòng 1 năm nhiệt độ thay đổi, những năm sau nhiệt độ ổn định. • - Giới: ở phụ nữ thân nhiệt tăng từ 0,3 - 0,50C trong giai đoạn giữa các chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn cuối của thời kỳ thai nghén thân nhiệt cơ thể tăng 0,5 - 0,80C. • - Tình trạng vận động cơ: Tình trạng vận động cơ càng lớn thì thân nhiệt càng tăng. • - Nhiệt độ của môi trường: Trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, thân nhiệt cũng tăng lên hoặc giảm đi tuy không nhiều lắm.
- 2. MỤC ĐÍCH ĐO THÂN NHIỆT • - Xác định tình trạng sức khoẻ dựa trên hằng số sinh lý. • - Phát hiện những thay đổi về chức năng trong cơ thể bình thường • - Cung cấp thông tin cho thầy thuốc điều trị. • - Đánh giá sự đáp ứng với điều trị.
- 3. QUY TẮC CHUNG KHI THEO DÕI NHIỆT ĐỘ. • - Trước khi theo dõi nhiệt độ người bệnh nghỉ ngơi tại giường 15 phút. • - Khi theo dõi nhiệt độ không làm thủ thuật gì. • - Người bệnh không được hút thuốc, ăn, uống bất cứ thứ gì nóng hoặc lạnh 15 phút trước khi đo. • - Ngày theo dõi nhiệt độ hai lần: Sáng 8h, chiều 14h, trường hợp đặc biệt theo dõi theo chỉ định của bác sĩ. • - Người bệnh mới bị sốt hoặc trường hợp nhiệt độ bất thường phải báo cáo bác sĩ. • - Vị trí đo nhiệt độ ở nách, miệng, hậu môn. Mỗi vị trí đo nhiệt độ sử dụng một loại nhiệt kế khác nhau. • - Đường biểu diễn nhiệt độ dùng màu xanh, mỗi lần theo dõi chấm tròn đậm giá trị của nhiệt độ vào phiếu theo dõi, sau đó nối các lần theo dõi lại với nhau.
- • - Không để người bệnh tự đo nhiệt độ rồi báo cáo với Điều dưỡng. • - Khi theo dõi nếu nghi ngờ kết quả phải đo lại ngay hoặc dùng nhiệt kế khác để so sánh. • - Trẻ em, người giãy giụa, người mất trí, hôn mê, co giật khi theo dõi nhiệt độ phải có người giữ, những người này nên đo nhiệt độ ở hậu môn. • - Không được dùng cảm giác sờ tay để đánh giá nhiệt độ cho người bệnh. • - Sau khi theo dõi nhiệt độ xong, rửa nhiệt kế bằng nước xà phòng rồi ngâm trong dung dịch sát khuẩn một thời gian, lấy ra lau khô mới dùng cho người bệnh khác.
- 4. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BẤT THƯỜNG VỀ NHIỆT ĐỘ. • 4.1. Theo dõi và chăm sóc người bệnh sốt. • Theo dõi. • - Theo dõi theo chỉ định của thầy thuốc. • - Theo dõi tính chất của sốt. • - Theo dõi tình trạng tinh thần của người bệnh. • - Theo dõi tình trạng cơn giật có hay không. • - Theo dõi về tim, mạch, huyết áp, nhịp thở. • - Theo dõi lượng nước tiểu 24h. • - Theo dõi da và niêm mạc. • - Theo dõi người bệnh có biểu hiện xuất huyết nội tạng, xuất huyết dưới da hay không, có các ban mọc lên hay không. • - Thực hiện các xét nghiệm cho người bệnh theo chỉ định của thày thuốc
- • Chăm sóc. • - Đặt người bệnh nằm trong phòng thoáng, nới rộng quần áo, bỏ bớt chăn đắp. • - Chườm mát cho người bệnh (ở trán, nách, bẹn). • - Đảm bảo nhu cầu về nước cho người bệnh. • - Đảm bảo chế độ ăn cho người bệnh. • - Thực hiện tốt các y lệnh của thầy thuốc. • - Vệ sinh thân thể cho người bệnh.
- • 4.2. Theo dõi và chăm sóc người bệnh hạ thân nhiệt. • Theo dõi. • - Theo dõi nhiệt độ cho người bệnh. • - Theo dõi tình trạng mất nước, mất máu cho người bệnh (nếu có). • - Theo dõi trạng thái tinh thần. • - Theo dõi mạch và huyết áp. • Chăm sóc. • - Tìm mọi biện pháp làm tăng thân nhiệt ủ ấm cho người bệnh. • - Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh.
- 5. QUY TRÌNH KỸ THUẬT. • 5. 1. Chuẩn bị người bệnh. • Thông báo, dặn người bệnh nghỉ ngơi 15 phút trước khi đo nhiệt độ. • 5. 2. Chuẩn bị người Điều dưỡng • .- Điều dưỡng có đủ áo, mũ, khẩu trang.- Rửa tay thường quy. • 5. 3. Chuẩn bị dụng cụ. • - Khay chữ nhật, trụ cắm kìm Kocher.- Cốc đựng bông cầu, gạc.- Bút, thước kẻ, đồng hồ bấm giây, nhiệt kế, bảng theo dõi chức năng sống.- Cốc đựng bông tẩm dầu nhờn, găng tay (đo nhiệt độ hậu môn, miệng).- Dung dịch khử khuẩn, túi đựng đồ bẩn.
- 5. 4. KỸ THUẬT TIẾN HÀNH. • Đo nhiệt độ ở nách. • 1) Đặt người bệnh nằm tư thế thoải mái, lau khô hố nách. • 2) Lau khô nhiệt kế, vẩy cho cột thuỷ ngân xuống dưới 35 độ C. • 3) Đặt nhiệt kế (bầu thuỷ ngân) đúng hõm nách, thân nhiệt kế chếch theo đường vú, tay người bệnh đặt lên bụng. • 4) Đọc kết quả sau 10 phút. • 5) Vảy nhiệt kế cho cột thuỷ ngân dưới 35 độ C, cho nhiệt kế vào khay đựng dung dịch khử khuẩn. • 6) Thu dọn dụng cụ. • 7) Ghi kết quả vào bảng theo dõi chức năng sống
- • Đo nhiệt độ ở miệng • 1) Ngón cái và ngón trỏ cầm nhiệt kế từ lọ đựng dung dịch sát khuẩn rửa bằng nước sạch. • 2) Lau nhiệt kế bằng khăn sạch từ đầu có bầu thuỷ ngân trở lên. • 3) Đứng cách xa tường, đồ đạc và người bệnh, cầm chắc nhiệt kế, vẩy bằng cổ tay, kiểm tra cột thuỷ ngân xuống dưới 350C. • 4) Mang găng sạch. • 5) Bảo người bệnh há miệng và đặt nhẹ nhiệt kế dưới lưỡi cạnh hãm lưỡi. • H 2. Đo nhiệt độ ở miệng • 6) Bảo người bệnh ngậm môi giữ nhiệt kế 3-5 phút.
- • 7) Cầm thân nhiệt kế lấy ra nhẹ nhàng từ miệng người bệnh. • 8) Giữ nhiệt kế ngang tầm mắt, bầu thuỷ ngân hướng về bên trái, xoay nhẹ nhiệt kế đến khi nhìn thấy vạch thuỷ ngân. • 9) Số sát vạch thuỷ ngân là nhiệt độ đo được. • 10) Vẩy nhiệt kế cho vạch thuỷ ngân xuống dưới 350C, đặt nhiệt kế vào lọ đựng dung dịch sát khuẩn. • 11) Tháo găng để nơi quy định. • 12) Rửa tay trước khi đánh giá các dấu hiệu sinh tồn khác. • 13) Ghi nhiệt độ vào bảng theo dõi dấu hiệu sinh tồn.
- ĐO NHIỆT ĐỘ Ở HẬU MÔN: • (Thụt tháo cho người bệnh trước 15 – 20 phút). • Từ bước 1- 4 như đo nhiệt độ ở miệng. • 5) Đặt người bệnh nằm nghiêng chân dưới duỗi thẳng, chân trên co, đưa nhẹ nhiệt kế vào hậu môn 1,5-3,5 cm, tay giữ nhiệt kế liên tục. • 6) Để nhiệt kế 3-5 phút. • 7) Rút nhẹ nhiệt kế và dùng khăn lau từ trên • xuống bầu thuỷ ngân. • 8) Số sát vạch thuỷ ngân là nhiệt độ đo được. • 9) Vẩy nhiệt kế cho cột thuỷ ngân xuống dưới 35 độ C, rửa nhiệt kế bằng xà phòng, đặt trong lọ có thuốc sát khuẩn. • 10) Lau sạch hậu môn • 11) Thu dọn dụng cụ, ghi kết quả vào bảng theo dõi chức năng sống. • •