Thực trạng chuẩn bị biểu tượng số cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) vào học toán ở lớp 1 của một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh

pdf 8 trang hapham 4500
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng chuẩn bị biểu tượng số cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) vào học toán ở lớp 1 của một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuc_trang_chuan_bi_bieu_tuong_so_cho_tre_mau_giao_lon_5_6_t.pdf

Nội dung text: Thực trạng chuẩn bị biểu tượng số cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) vào học toán ở lớp 1 của một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 31 năm 2011 ___ THỰC TRẠNG CHUẨN BỊ BIỂU TƯỢNG SỐ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN (5-6 TUỔI) VÀO HỌC TOÁN Ở LỚP 1 CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI TP HỒ CHÍ MINH ĐINH THỊ TỨ*, TRIỆU TẤT ĐẠT TÓM TẮT Bài báo đề cập về thực trạng chuẩn bị biểu tượng số cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) vào học Toán ở lớp 1 của một số trường mầm non trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy: Giáo viên mầm non chưa chuẩn bị tốt biểu tượng số cho trẻ vào học Toán ở lớp 1. Biểu tượng số đã hình thành trong đầu trẻ, tuy nhiên biểu tượng này còn ở mức độ thấp và chưa được khái quát. Từ khóa: biểu tượng số, trẻ mẫu giáo lớn, học Toán lớp 1, trường mầm non. ABSTRACT The status of preparing numeric symbols for children at the age of 5 to 6 years old to study arithmetic at grade 1 in some preschools at Ho Chi Minh City The article is about the status of preparing numeric symbols for children at the age of 5 to 6 years old at some preschools to study arithmetic at grade 1 in Ho Chi Minh City. The results of survey show that the teachers haven‘t prepared numeric symbols for children to study arithmetic at grade 1 well. Though they are formed in children’s minds, the numeric symbols are still fuzzy and have not been generalized. Keywords: numeric symbols, children at the age of 5 to 6 years old, grade 1 Arithmetic, preschool. 1. Đặt vấn đề quan hệ thứ tự các phần tử trong tập hợp Việc chuẩn bị cho trẻ vào trường các sự vật thực; phản ánh các thao tác phổ thông nói chung và chuẩn bị biểu trừu tượng hóa các thuộc tính lượng ra tượng số cho trẻ vào lớp 1 nói riêng đang khỏi thuộc tính chất của vật và những được Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng thao tác xác lập các quan hệ về lượng ngành giáo dục mầm non quan tâm đặc giữa chúng. BTS là sự kết hợp của nhiều biệt. Tuy nhiên, việc chuẩn bị biểu tượng biểu tượng thành phần: Biểu tượng về số số cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vào lớp 1 lượng các phần tử trong tập hợp các vật, vẫn còn nhiều bất cập. biểu tượng bằng nhau hay không bằng Biểu tượng số (BTS) là hình ảnh nhau về số lượng các vật (nhiều hơn – ít tâm lí, phản ánh quan hệ về số lượng và hơn), biểu tượng toàn thể - bộ phận, biểu tượng về quan hệ thứ bậc các tập hợp có * TS, GVC, Trưởng khoa Giáo dục Mầm non số lượng vật thể không tương đương Trường ĐHSP TPHCM nhau. [6, tr.48] Học viên Cao học, GV Khoa Giáo dục Mầm non Trường ĐHSP TPHCM 94
  2. Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đinh Thị Tứ và tgk ___ Chuẩn bị BTS là hình thành ở trẻ Chúng tôi cho trẻ thực hiện các bài những biểu tượng thành phần của số mà tập đo nghiệm về đếm trên đồ vật và đếm nếu thiếu chúng trẻ không thể học Toán ở nhẩm trong đầu, kết quả đếm của trẻ lớp 1 một cách có hiệu quả. được quy ra điểm để tính mức độ chuẩn 2. Thực trạng chuẩn bị BTS cho trẻ bị về biểu tượng. Ví dụ: Đếm xuôi trên mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) vào lớp 1 ở một đồ vật chúng tôi quy mức điểm như sau: số trường mầm non tại TPHCM Mức 1 trẻ đếm được từ 1-20 đồ vật, mức Để đánh giá việc chuẩn bị BTS cho 2 từ 21-40 đồ vật, mức 3 từ 41-60 đồ vật, trẻ 5-6 tuổi vào trường phổ thông đang ở mức 4 từ 61-80 đồ vật, mức 5 trên 80 đồ mức độ nào, chúng tôi đã dùng các bài vật. Mỗi hình thức đếm có cách quy điểm tập đo nghiệm về số để khảo sát 160 trẻ khác nhau, tuy nhiên đều theo một mẫu giáo 5-6 tuổi đang học ở trường nguyên tắc chung là số điểm được tăng mầm non ở nội thành và ngoại thành theo mức độ khó của bài tập. Cách tính TPHCM (Trường mầm non Tuổi Thơ 7, mức: lấy tổng điểm chia cho 5 mức, mỗi quận 3; Trường mầm non Họa Mi 3, quận mức độ tương ứng với một khoảng điểm, 5; Trường mầm non Sơn Ca, quận 9; mức 1 là mức thấp nhất và mức 5 là mức Trường mầm non Tân Phú, quận 9). cao nhất (nguyên tắc chung được thực Chúng tôi thu được kết quả như hiện ở tất cả các bài tập về đếm, so sánh, sau: thêm - bớt, các bài tập về tách – gộp và a. Kết quả chuẩn bị biểu tượng về số xếp thứ tự). lượng các phần tử có trong tập hợp các vật Biểu đồ 1. Kết quả về đếm của trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) 95
  3. Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 31 năm 2011 ___ Biểu đồ 1 cho thấy trẻ đếm xuôi hợp có số lượng phần tử không tương trên đồ vật tốt có tới 63,75% ở mức 4 và đương 5. Trong khi đó, đếm ngược trên đồ vật Biểu tượng bằng nhau giữa hai tập còn kém, chỉ có 5% ở mức 4 và 5. Về hợp có số lượng tương đương và biểu đếm trong đầu: Mức 3 có 38,75% trẻ đếm tượng không bằng nhau (nhiều hơn hay xuôi trong đầu, đếm ngược chỉ có 3,13%. ít hơn) giữa hai tập hợp có số lượng Mức 4 và 5 đếm xuôi trong đầu có 25%, không tương đương được hình thành trong khi đó đếm nhẩm theo chiều ngược khi trẻ thực hiện thao tác so sánh trên chỉ có 1,25% ở mức 4 và không trẻ nào đồ vật, trên kí hiệu, sau đó là so sánh thực hiện được ở mức 5. trong đầu. Để củng cố và khắc sâu biểu Qua số liệu trên có thể kết luận: trẻ tượng này, trẻ phải thực hiện thao tác đã có biểu tượng về số trong đầu. Tuy thêm bớt trên đồ vật, trên kí hiệu và sau nhiên BTS còn ở mức thấp, tức là biểu đó là thêm bớt trên số (trong đầu). tượng của trẻ chủ yếu còn gắn với đồ vật, Nhằm xác định xem giáo viên mầm non biểu tượng trong đầu còn yếu, thao tác đã chuẩn bị biểu tượng trên ở mức độ đếm ngược còn yếu. Như vậy biểu tượng nào, chúng tôi cho trẻ thực hiện các bài chưa khái quát. Kết quả này phản ánh tập đo nghiệm về so sánh và thêm bớt việc chuẩn bị biểu tượng về số lượng các trên đồ vật, trên kí hiệu và trên số. phần tử trong tập hợp chưa tốt, biểu Kết quả thực hiện bài tập được tượng trong đầu còn mờ nhạt và chưa quy ra điểm. Tổng điểm chia ra 5 mức được khái quát. để xác định mức độ chuẩn bị BTS của b. Kết quả chuẩn bị biểu tượng bằng giáo viên mầm non cho trẻ. nhau hay không bằng nhau giữa các tập Biểu đồ 2. Kết quả về so sánh và thêm bớt của trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) 96
  4. Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đinh Thị Tứ và tgk ___ Biểu đồ 2 thể hiện về thao tác so mức 5 (3,75%) thì thấp hơn hẳn. Kết quả sánh để hiểu số lượng bằng nhau hay này chứng tỏ biểu tượng trong đầu trẻ không bằng nhau, trẻ so sánh trên đồ vật vẫn chưa rõ ràng, vững chắc và chưa khái tốt hơn so sánh trên số (hay so sánh ở quát. Điều này chứng tỏ rằng việc chuẩn trong đầu), trẻ so sánh trên đồ vật ở mức bị biểu tượng bằng nhau hay không bằng 3 và 4 cao hơn các mức còn lại. Điều này nhau về hai tập hợp có số lượng không chứng tỏ nhiều trẻ đã so sánh sự khác tương đương chưa được tốt nhau giữa hai tập hợp lệch nhau ở mức c. Kết quả khảo sát về chuẩn bị biểu độ tối đa 2 phần tử. So sánh trên số (so tượng toàn thể - bộ phận trong tập hợp sánh trong đầu) tỉ lệ phần trăm được trải cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 đều ở các mức 1 (21,88%), mức 2 (35%) Biểu tượng toàn thể - bộ phận được và 3 (25%), mức 4 và 5 tỉ lệ phần trăm rất hình thành khi trẻ thực hiện thao tác tách thấp. Kết quả này chứng tỏ trẻ đã biết so – gộp trên đồ vật, trên kí hiệu, tách gộp sánh ngầm trong đầu để hiểu được số trên số (trong đầu). Dựa trên logic hình lượng nhiều hơn hay ít hơn giữa hai tập thành BTS - biểu tượng toàn thể - bộ hợp không tương đương với nhau về số phận, chúng tôi cho trẻ thực hiện các bài lượng. Tuy nhiên, ở những bài tập khó tập tách – gộp trên đồ vật, trên kí hiệu, nhiều trẻ vẫn chưa thực hiện được, chẳng trên số và tách gộp trên sơ đồ. Mục đích hạn như mức 4 chỉ có 15%, mức 5 chỉ có xác định xem biểu tượng trên đã có ở trẻ 3,12% trẻ thực hiện được. ở mức nào, còn gắn với đồ vật, gắn với Ở thao tác thêm và bớt, thao tác này hình ảnh trực quan hay đã có ở trong đầu. nhằm để hiểu số lượng bằng nhau hay Đặc biệt, cần xác định xem biểu tượng đã không bằng nhau, thao tác trên kí hiệu, khái quát hay chưa? Trên cơ sở đó có thể trên số kèm theo kí hiệu trẻ thực hiện tốt. đánh giá thực trạng chuẩn bị về biểu Tỉ lệ phần trăm ở các mức 2, mức 3, mức tượng toàn thể - bộ phận cho trẻ vào lớp 4 tương đối đều nhau. Còn thao tác trên 1 của một số trường mầm non ở TPHCM. số ở các mức 3 (8,75%), mức 4 (7,5%), Biểu đồ 3. Kết quả về tách của trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) 97
  5. Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 31 năm 2011 ___ Biểu đồ 3 cho thấy: tỉ lệ phần trăm trẻ thực hiện được rất - Trẻ thực hiện thao tác tách trên đồ thấp, kết quả này chứng tỏ nhiều trẻ chưa vật cùng loại (ĐVCL) và đồ vật khác loại tách được tập hợp các kí hiệu thành nhiều (ĐVKL) khá tốt, tỉ lệ phần trăm trẻ tách phần. được ở mức 3 và mức 4 tương đối cao. - Thao tác tách trên số, tỉ lệ phần Mức 3 tách vật cùng loại có 23,75% trẻ trăm trẻ tách trên số cao ở 2 mức đầu là tách được, mức 4 có tới 52,5% trẻ thực mức 1 (28,75%), mức 2 (43,75%). Trong hiện được. Tách vật khác loại, mức 3 có khi đó, mức 3 có 18,13%, mức 4 có 38,75%, mức 4 có 31,25% trẻ thực hiện 8,12%, mức 5 chỉ có 1,25%. Kết quả được. Điều này chứng tỏ nhiều trẻ đã phản ánh trẻ đã có trong đầu về biểu tách được các tập hợp có 6, 7, 8 phần tử tượng toàn thể - bộ phận, tuy nhiên biểu thành nhiều phần. Tuy nhiên mức 5 tách tượng này ở mức thấp và chưa khái quát, vật cùng loại và khác loại chiếm tỉ lệ thể hiện ở bài tập khó có nhiều trẻ chưa phần trăm rất ít (tách vật cùng loại có thực hiện được. 10%, tách vật khác loại có 1,25%). - Tách trên sơ đồ: Đa số trẻ chỉ tách - Thực hiện tách trên kí hiệu, trẻ thao được ở mức 1 (62,50%) và ở mức 2 tác tách trên kí hiệu cùng loại (KHCL) tốt (28,75%). Ở các mức 3 đến mức 5 tỉ lệ hơn tách trên kí hiệu khác loại (KHKL). phần trăm rất thấp. Mức 3 có 5%, mức 4 Tách ở kí hiệu cùng loại, mức 2 có 2,5%, mức 5 có 1,25%. Kết quả này (26,88%), mức 3 (20,62%), mức 4 (35%) chứng tỏ trẻ chỉ thực hiện những bài tập cao hơn hai mức còn lại. Tách kí hiệu đơn giản, những bài tập đòi hỏi trẻ phải khác loại, tỉ lệ phần trăm tập trung cao tách thành nhiều phần trên sơ đồ, đa số trong 3 mức đầu, mức 1 (18,13%), mức 2 trẻ chưa thực hiện được. (35,63%), mức 3 (30,63%), ở mức 4 và 5 Biểu đồ 4. Kết quả về gộp của trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) Gộp trên Gộp trên Gộp trên Gộp trên Gộp trên Gộp trên ĐVCL ĐVKL KHCL KHKL số sơ đồ 98
  6. Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đinh Thị Tứ và tgk ___ Biểu đồ 4 cho thấy, ở thao tác gộp, đồ vật nên trẻ thực hiện dễ dàng. Thao trẻ thực hiện thao tác gộp trên đồ vật, trên tác gộp trên số và trên sơ đồ, đa số trẻ kí hiệu cùng loại cũng như khác loại rất thực hiện chưa tốt, thể hiện mức 1 và tốt, tỉ lệ phần trăm ở các mức 3, mức 4, mức 2 trẻ thực hiện tốt hơn các mức còn mức 5 đều cao hơn các mức 1 và mức 2. lại. Điều này chứng tỏ những bài tập dễ Gộp trên đồ vật cùng loại, mức 3 có chỉ gộp 2 hoặc 3 số thì trẻ thực hiện tốt 33,12% trẻ thực hiện được bài tập, mức 4 hơn còn những bài tập đòi hỏi gộp nhiều có 38,13%, mức 5 có 17,5%, trong khi số hơn thì còn khó khăn đối với trẻ. Quan mức 1 chỉ có 5%, còn mức 2 có 6,25%. sát trên biểu đồ 4, mức 1 gộp trên số Gộp khác loại, mức 3 có 34,38%, mức 4 chiếm 30,63% và gộp trên sơ đồ chiếm có 26,88%, mức 5 có 23,11%, ở mức 1 38,75%, mức 2 gộp trên số chiếm chỉ có 7,5%, mức 2 có 8,13%. Thực hiện 58,12%, gộp trên sơ đồ chiếm 52,5%. gộp trên kí hiệu, ở gộp kí hiệu cùng loại, Các mức 3, mức 4, mức 5 đều chiếm tỉ lệ mức 3 có 27,5%, mức 4 có 30,5%, mức 5 rất thấp. Mức 3 gộp trên số là 7,5%, gộp có 20,98%, trong khi mức 1 chỉ có 7,89% trên sơ đồ cũng chiếm 7,5%, mức 4 gộp và mức 2 có 13,13%. Gộp kí hiệu khác trên số 2,5%, gộp trên sơ đồ chỉ có 1,25 loại, mức 3 có 25%, mức 4 có 30,75%, %, mức 5 gộp trên sơ đồ là 0%. mức 5 có 13,62%, nhưng mức 1 có Kết quả khảo sát biểu tượng toàn 11,88% và mức 2 có 18,75%. thể - bộ phận qua thao tác tách - gộp cho Nhìn chung, thao tác gộp trên đồ thấy: Giáo viên mầm non ở 4 trường vật và trên kí hiệu, trẻ thực hiện tương mầm non đã khảo sát, chuẩn bị biểu đối tốt; trẻ đã thực hiện được những bài tượng số cho trẻ vào lớp 1 chưa tốt, biểu tập khó ở những tập hợp được tách làm hiện ở những bài tập khi thực hiện có gắn nhiều phần (tách thành 4 phần, 5 phần và với đồ vật thì trẻ thực hiện tốt, những bài có thể trên 5 phần). Đa số trẻ thực hiện tập khi thực hiện đòi hỏi phải có khả tốt bài tập gộp, vì đây là bài tập được năng tư duy thì trẻ gặp khó khăn, không thực hiện theo thao tác xuôi và gắn với thực hiện được. Biểu đồ 5. Kết quả về quan hệ thứ tự của trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) 99
  7. Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 31 năm 2011 ___ Kết quả khảo sát sự chuẩn bị biểu xếp thứ tự theo chiều ngược yếu kể cả tượng về quan hệ thứ tự (thứ bậc) các tập xếp thứ tự trên đồ vật lẫn ở trong đầu, hợp có số lượng phần tử không tương đặc biệt là xếp thứ tự ngược ở trong đầu, đương nhau. Chúng tôi cho trẻ thực hiện đa số trẻ còn ở dưới mức trung bình. Ở các bài tập xếp thứ tự trên đồ vật và xếp tất cả các bài tập xếp thứ tự, mức 4 và 5 thứ tự trong đầu theo chiều xuôi (từ trái đều có tỉ lệ phần trăm thấp, điều đó sang phải, từ nhỏ đến lớn) và theo chiều chứng tỏ rằng hầu hết trẻ mới chỉ thực ngược (từ phải sang trái và từ lớn đến hiện xếp thứ tự được từ 1 đến 2 số trong nhỏ). Biểu đồ 5 cho thấy trẻ thực hiện bài 3 số mà bài tập yêu cầu. Kết quả trên tập xếp thứ tự trên đồ vật cả chiều xuôi phản ánh việc chuẩn bị biểu tượng về và chiều ngược ở mức 2 và mức 3 tốt hơn quan hệ thứ tự cho trẻ vào học Toán ở các mức còn lại. Mức 2 xếp theo chiều lớp 1 chưa được tốt. xuôi có 27,5%, chiều ngược có 47%, mức 3. Kết luận 3 xếp thứ tự theo chiều xuôi có 41,88%, Chuẩn bị BTS cho trẻ mẫu giáo lớn theo chiều ngược có 25%, mức 1 xếp (5-6 tuổi) vào học Toán ở lớp 1 là chuẩn theo chiều xuôi chỉ có 8,75%, theo chiều bị các biểu tượng thành phần của số. Qua ngược có 19,5%. Ở mức 4 và 5, kết quả kết quả khảo sát bốn biểu tượng thành đều thấp, trẻ xếp thứ tự theo chiều ngược phần như đã trình bày ở trên, chúng tôi thấp hơn hẳn, mức 4 có 16,25% số trẻ có thể kết luận rằng: Việc chuẩn bị BTS xếp thứ tự theo chiều xuôi, nhưng chiều cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) vào học ngược chỉ có 6,5% trẻ thực hiện được bài Toán ở lớp 1 của bốn trường mầm non tập. Mức 5 xếp theo chiều xuôi có 5,62%, được khảo sát (Trường Mầm non Tuổi xếp theo chiều ngược chỉ có 2,5%. Thơ 7, quận 3; Trường Mầm non Họa Mi Ở biểu đồ 5, về xếp thứ tự trong 3, quận 5; Trường Mầm non Sơn Ca, đầu, trẻ thực hiện bài tập xếp theo chiều quận 9; Trường Mầm non Tân Phú, quận xuôi ở mức 2 và mức 3 tốt hơn các mức 9) là chưa tốt. BTS đã hình thành trong còn lại, mức 2 có 35,62% trẻ thực hiện đầu trẻ, tuy nhiên biểu tượng này còn ở được, mức 3 có 35 %, mức 1 có 15%, mức độ thấp và chưa được khái quát. Một nhưng mức 4 (10%) và mức 5 (4.38%) là trong các nguyên nhân là do biện pháp rất thấp. Kết quả xếp thứ tự ngược trong tác động của giáo viên. Khi hình thành đầu ở mức 1 và 2 trẻ thực hiện tốt hơn BTS cho trẻ, giáo viên chỉ quan tâm đến hẳn 3 mức còn lại, mức 1 chiếm 34,12%, việc dạy trẻ thao tác trên đồ vật, chưa mức 2 cao hơn, có tới 45%, mức 3 có quan tâm một cách đúng mức đến việc sử 15,88% trong khi mức 4 chỉ có 3,75% và dụng những biện pháp giúp trẻ thao tác mức 5 là 1,25%. Xếp thứ tự ngược trong với BTS ở trong đầu nhằm phát triển tư đầu là loại bài tập khó đòi hỏi trẻ phải tư duy trực quan hình ảnh cho trẻ. Giáo viên duy tích cực ở trong đầu mới thực hiện chỉ chú ý dạy trẻ thao tác xuôi, chưa chú được, vì vậy ở mức cao như mức 4 và 5 ít ý dạy trẻ thực hiện thao tác ngược như: trẻ thực hiện được. Kết quả toàn bài về đếm ngược, tách, xếp thứ tự theo chiều xếp thứ tự cho thấy trẻ thực hiện bài tập ngược. 100
  8. Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đinh Thị Tứ và tgk ___ Ghi chú: Bài báo này được trích từ kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ, mã số B2010.19.53: “Thực trạng chuẩn bị biểu tượng số cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) vào học Toán ở lớp 1 của một số trường mầm non nội và ngoại thành ở TPHCM”. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Dũng (chủ biên) (2008), Từ điển tâm lí học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 2. Hà Sỹ Hồ (1990), Những vấn đề cơ sở của phương pháp dạy học Toán cấp 1, Nxb Giáo dục. 3. Đỗ Minh Liên (2005), Phương pháp hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mầm non, Nxb Giáo dục. 4. Nguyễn Thị Hồng Phượng (1995), “Dạy trẻ 5-6 tuổi “hiểu số” – “số lượng”, Kỉ yếu Hội thảo Khoa học công nghệ Giáo dục Mầm non, Trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung ương 1. 5. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Lương Kim Nga, Trương Kim Oanh (1998), Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào trường phổ thông, Nxb Giáo dục. 6. Đinh Thị Tứ (2004), Nghiên cứu biểu tượng số của trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi), Luận án tiến sĩ. 7. Đinh Thị Tứ, Phan Trọng Ngọ (2008), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non, tập I, Nxb Giáo dục. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 31-8-2011; ngày chấp nhận đăng: 19-9-2011) 101