Tóm tắt bài giảng Giám sát thi công hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt bài giảng Giám sát thi công hệ thống hạ tầng kỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tom_tat_bai_giang_giam_sat_thi_cong_he_thong_ha_tang_ky_thua.doc
Nội dung text: Tóm tắt bài giảng Giám sát thi công hệ thống hạ tầng kỹ thuật
- TÓM TẮT BÀI GIẢNG GIám sát thi công hệ thống hạ tầng kỹ thuật I. Các dạng kết cấu kỹ thuật công trình hạ tầng kỹ thuật Hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm các hệ thống công trình kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của đô thị, gồm: hệ thống công trình giao thông; hệ thống công trình cấp thoát nước; hệ thống công trình chiếu sáng công cộng; hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa; hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý rác; hệ thống thông tin, tín hiệu, điện thoại; hệ thống cung cấp điện, gaz; các hệ thống tuy nen kỹ thuật phục vụ cho đô thị; Tuy nhiên ở nước ta, hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ và đang được từng bước hoàn chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cuộc sống đô thị. Trong các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, hệ thống giao thông có quy mô lớn nhất, vai trò quan trọng nhất và có diện tích chiếm đất lớn nhất. Ngay các công trình hạ tầng kỹ thuật khác cũng thường được bố trí ở trên hè và mép các đường phố đô thị. Để có thể hoạt động hữu hiệu và không làm ảnh hưởng đến nhau, các hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị cần phải được xây dựng theo quy hoạch chung, thống nhất trên cơ sở quy hoạch không gian đô thị và cần được thống nhất quản lý. Tuy nhiên, do công tác quy hoạch của các chuyên ngành chưa đồng bộ do vậy, không tránh khỏi việc bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật đôi khi chồng chéo và chưa đảm bảo quy phạm, tiêu chuẩn mà Nhà nước đã ban hành. 1/- Công trình cấp nước: gồm các công trình thu nước, công trình xử lý, trạm bơm, thủy đài và mạng tuyến ống truyền dẫn, phân phối có chức năng đưa nước từ các nhà máy nước đến các đối tượng tiêu thụ nước. 2/- Công trình thoát nước: gồm mạng tuyến cống thoát nước (tuy nen cống hộp, các cống ngang cống dọc, hố ga thu nước, hố thăm ), công trình xử lý, trạm bơm, hồ điều tiết, đập ngăn, cửa xả có chức năng thu nước mưa, nước thải sinh hoạt đô thị, thoát ra các kênh rạch, ao hồ, sông, biển. 3/- Hệ thống chiếu sáng công cộng: chức năng là cung cấp ánh sáng đảm bảo cho các hoạt động của đô thị về đêm, tăng cường thẩm mỹ cho đô thị, tạo nên bộ mặt thứ hai cho đô thị. 4/- Cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ: tạo không gian xanh cho đô thị, giảm bụi giảm ồn, đồng thời đóng vai trò lá phổi và tăng thẩm mỹ cho đô thị. 5/- Hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý rác: Thu gom, vận chuyển, xử lý các chất thải rắn phát sinh ra trong quá trình hoạt động của đô thị nhằm đảm bảo vệ sinh, phát triển bền vững của đô thị. 6/- Hệ thống giao thông: Là hệ thống quan trọng nhất trong các hệ thống hạ tầng kỹ thuật của đô thị, đóng vai trò huyết mạch, tạo hình dáng cấu trúc và quyết định tốc độ phát triển đô thị. Hệ thống giao thông của một đô thị bao gồm: _Mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và hàng không. Mạng lưới đường bộ đối với hệ thống đô thị nước ta nói riêng và các nước khác trên thế giới nói chung chiếm tỷ trọng cao nhất trong các mạng lưới giao thông, hiện nay thực tế gồm: các đường quốc lộ ( đi qua đô thị), các đường vành đai, các đường xuyên tâm, các đường trên cao, mạng lưới đường nội đô, mạng lưới đường nội bộ trong các khu đô thị mới, khu dân cư, khu công nghiệp, khu công viên giải trí Ngoài ra còn có đường đi bộ, đường xe không động cơ, đường cho người tàn tật. _Hệ thống công trình trên đường bao gồm: cầu qua sông, cầu vượt, hầm qua sông, hầm chui, tường chắn, chỗ nghỉ, hệ thống đèn tín hiệu giao thông, biển báo, vạch sơn Ngoài ra còn có hệ thống tuy nen kỹ thuật, đây là hệ thống được thiết kế xây dựng phổ biến trên thế giới trong những năm gần đây, tập hợp trong nó nhiều mạng lưới kỹ thuật hạ tầng đô thị như các đường cáp điện thoại, cáp ngầm điện lực, cống thoát nước, các đường ống cấp nước, cáp điện chiếu sáng, Các hệ thống này rất hiệu quả cho công tác quản lý và sử dụng lâu dài. _Hệ thống công trình giao thông công cộng phục vụ nhu cầu đi lại khá lớn của người dân đô thị trong sinh hoạt hàng ngày và nếp sống đô thị (làm việc, đi học, mua sắm, thăm hỏi, du lịch, thể dục, vui chơi giải trí ). Bao gồm khá nhiều phương tiện phong phú đa dạng như taxi, bus, tramway, métro, tàu cao tốc , kèm theo là hệ thống ga bến, nhà chờ , dépôt, đường ray, hệ thống tải và cung cấp điện. 7/- Hệ thống cung cấp năng lượng, thông tin liên lạc: Hệ thống cung cấp năng lượng ở các đô thị gồm có cung cấp điện và cung cấp khí đốt, tuy nhiêm hệ thống cung cấp khí đốt ở nước ta mới bắt đầu được xây dựng trong phạm vi từng toà nhà tại các khu đô thị mới hoặc từng khu vực sản xuất ở các khi công nghiệp. Hệ thống điện là hệ thống cung cấp điện cho mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh - sinh hoạt của đô thị, bao gồm từ lưới điện cao thế quốc gia 500 kV đến các tuyến cáp, đường dây đến 1
- các hộ tiêu thụ 220 / 380 V, đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với đời sóng của đô thị. Hệ thống thông tin liên lạc bao gồm điện thoại, các hệ thống thông tin tín hiệu chuyên ngành như của quân đội, công an, ngân hàng, đường sắt, II. yêu cầu và nội dung giám sát thi công hệ thống kỹ thuật hạ tầng Mặc dù thuộc rất nhiều chuyên ngành khác nhau nhưng công tác giám sát thi công hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị phải tuân theo những yêu cầu và nội dung cơ bản tương đối giống nhau. Nội dung yêu cầu việc giám sát thi công công trình phải tuân thủ theo đúng các quy định tại Luật xây dựng, Nghị định 209 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, các thông tư hướng dẫn của Bộ xây dựng đã ban hành. 1. Cơ sở pháp lý để giám sát việc thi công công trình hạ tầng kỹ thuật (HTKT) là: -Việc thi công và lắp đặt phải đúng theo hồ sơ thiết kế của cơ quan tư vấn thiết kế và hồ sơ đó phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. -Các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu của Nhà nước (hay các tiêu chuẩn hướng dẫn của Nước ngoài nhưng phải được Bộ xây dựng thỏa thuận đồng ý) -Hợp đồng ký kết giữa Chủ đầu tư và các đơn vị tham gia thực hiện dự án. 2. Công tác giám sát thi công bao gồm các phần việc : - Công tác kiểm tra, rà soát tính pháp lý, chất lượng vật tư sử dụng đưa vào công trình. - Công tác thi công công trình. - Kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình khi đã được lắp đặt xong trước khi đưa vào sử dụng. 2.1/- Công tác kiểm tra, rà soát tính pháp lý, chất lượng vật tư sử dụng đưa vào công trình : Rà soát xuất xứ, nguồn gốc vật tư, các chứng từ kiểm định, chất lượng xem có đúng theo yêu cầu của thiết kế đã yêu cầu. 2.2/- Công tác thi công công trình ngầm ( hố móng, mương đặt ống, cáp, ): - Kiểm tra hướng tuyến, vị trí hố móng, tuyến mương trên hiện trường. - Độ sâu phần ngầm, kích thước mương đặt thiết bị theo hồ sơ thiết kế. Tuy nhiên trong quá trình thực tế, có các trường hợp bất khả kháng vì vướng các công trình khác thì phải có xử lý kỹ thuật được đại diện tư vấn thiết kế và giám sát A chấp nhận. - Lưu ý mực nước ngầm trong quá trình thi công. - Giám sát chặt chẽ khi giao cắt hoặc thi công gần các công trình ngầm khác. - Khi thi công trên nền đất không ổn định thì phải lưu ý phần kiểm tra điều kiện nền đất, các thông tin khác về địa chất 2.3/- Công tác xây dựng phần nổi và lắp đặt thiết bị: Đây là công tác tối quan trọng, nó quyết định đến chất lượng công trình, độ an toàn, độ bền, ngoài ra nước còn phục vụ cho công tác bảo dưỡng sau này. - Kiểm tra công tác vận chuyển vật tư, thiết bị từ kho ra công trường. Tuỳ theo tính năng của từng loại vật tư, thiết bị mà có các phương pháp vận chuyển phù hợp, tránh làm hư hỏng trong quá trình vận chuyển. - Quá trình xây dựng, lắp đặt trong phạm vi mặt bằng chật hẹp phải lưu ý đến độ an toàn lao động. - Kiểm tra chất lượng thiết bị trước khi lắp đặt, chỉ được phép lắp đặt thiết bị khi công tác nghiệm thu phần ngầm đã được nghiệm thu chính thức. 2.4/- Công tác lấp đất : - Kiểm tra vật liệu lấp đất có đúng yêu cầu của thiết kế không. - Lắp cát đệm dưới đáy ống chiều đay theo thiết kế và phải được đầm chặt. - Kiểm tra cao độ, độ dầy của lớp đất - Hết sức lưu ý độ đầm chặt theo tiêu chuẩn của thiết kế ( thường K = 0,95). 2.5/- Công tác thử không tải trước khi đấu nối vào hệ thống hiện có: 2.6/- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết trước khi đưa vào sử dụng. 2.7/- Kiểm tra và đánh giá chất lượng công trình cuối cùng trước khi nghiệm thu chính thức. III. kiểm tra vật liệu, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng trước và trong thi công Các công việc này cần phải thực hiện theo quyết định số 18/2003/QĐ-BXD của Bộ Trưởng Bộ Xây dựng "về việc ban hành Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng" phần kiểm tra vật liệu 2
- cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng trong Điều 15, Chương 3 "quản lý chất lượng thi công xây lắp". Trách nhiệm cán bộ giám sát thi công công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị là phải thường xuyên kiểm tra giám sát chất lượng vật liệu trong quá trình thi công. - Căn cứ hồ sơ thiết kế & dự toán công trình để kiểm tra các chủng loại vật tư về công trường : * Vật liệu rời : Cát, đá, sỏi, xi măng có đúng chủng loại cỡ hạt và mác xi măng, chứng chỉ nơi sản xuất khai thác, tính năng cơ lý vật liệu. - Độ tinh khiết của vật liệu : Xác định có lẫn tạp chất, hoặc dùng đá vôi phong hoá, xi măng đã quá hạn sử dụng, hết date. * Các cấu kiện đúc sẵn và gia công tại công xưởng : - Phải có chứng chỉ sản xuất của nơi sản xuất. Cụ thể : ống cống của nhà máy, phân xưởng nào, có dấu xuất xưởng KCS, các cấu kiện đan ga bê tông, đai bê tông nối cống và đê cống phải được nghiệm thu phần gia công cốt thép trước khi đổ bê tông cấu kiện sản phẩm. - Quy trình dưỡng hộ bê tông và kiểm tra cường độ bê tông R28 (28 ngày) có đạt mác bê tông theo chỉ định của tư vấn. - Chứng chỉ cốt thép, cấu tạo trong cấu kiện bê tông các yêu cầu trên để đảm bảo chất lượng công trình. Ngăn chặn kịp thời việc đưa các chủng loại vật tư kém chất lượng vào xây dựng công trình như : Thép gia công, gạch thủ công, xi măng kém chất lượng của các doanh nghiệp chưa đăng ký chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng. Đây là điều kiện đặc biệt lưu ý các cán bộ giám sát của chủ đầu tư trong giai đoạn kinh tế thị trường. iv. Cấp nước ngoài nhà 1/- Hệ thống cấp nước : Hệ thống cấp nước là một biện pháp các công trình thu nước, vận chuyển nước, xử lý nước, điều hoà nước và phân phối nước. - Công trình thu nước có nhiệm vụ thu nước từ nguồn nước. - Công trình vận chuyển nước : Trạm bơm cấp 1 và trạm bơm cấp 2. - Công trình điều hoà nước : Đài nước và bể chứa nước sạch. Mạng lưới đường ống phân phối nước làm nhiệm vụ phân phối nước và dẫn nước đến các đối tượng tiêu thụ. Mạng phân phối nước chia ra làm các loại : - Mạng tuyền dẫn : Cấp 1. - Mạng phân phối : Cấp 2. - Mạng đấu nối với các đường ống cấp nước vào nhà : Cấp 3. Mạng lưới đường ống được phân thành 3 cấp như vậy để đảm bảo cho việc phân phối quản lý tốt, nhằm giảm việc thất thoát trên mạng lưới. Mạng nước phân phối (cấp 2) thường được hình thành theo các dạng : - Mạng cụt : Thường dùng cho các đối tượng cấp nước tạm thời cho các công trường xây dựng. Hoặc các xã, thị tứ có quy mô nhỏ, các vùng đô thị dang phát triển chưa hoàn chỉnh về quy hoạch. - Mạng lưới vòng : Dùng cho các đối tượng cấp nước quy mô lớn, thành phố đã có quy hoạch ổn định. - Mạng lưới cấp nước kết hợp giữa 2 loại trên : Dùng cho thành phố, thị xã đang phát triển, khu trung tâm đã quy hoạch ổn định, hệ thống hạ tầng đã hoàn chỉnh thì xây dựng mạng lưới vòng. Còn khu vực đang phát triển thì xây dựng mạng lưới cụt để khi hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh thì nối thêm các đoạn ống để hình thành mạng lưới vòng. Như vậy, mạng lưới cấp nước là một tổ hợp, các loại đường ống với các cỡ đường kính khác nhau, các thiết bị, phụ tùng và các công trình tiêu nước, làm nhiệm vụ vận chuyển, phân phối nước đến các đối tượng dùng nước trên phạm vi của thiết kế. Trên hệ thống mạng lưới cấp nước còn được lắp đặt nhiều loại phụ tùng, thiét bị : - Phụ tùng phục vụ cho việc đấu giáp, nối ống : - Các thiết bị cấp nước : Họng cứu hoả, vòi nước phục vụ công cộng - Các thiết bị điều chỉnh áp lực, lưu lượng : Van giảm áp, van khoá. Qua thực tiễn quản lý, muốn để cho hệ thống cấp nước ngoài nhà (phần mạng lưới) được phát huy hiệu quả đầu tư, đảm bảo thời gian hoạt động lâu thì phải tuân thủ các yếu tố cơ bản sau : 3
- - ống cấp nước phải bền vững, có khả năng chống lại được áp lực bên trong và tải trọng bên ngoài tốt. - ống cấp nước phải kín khít (không được thấm và rò rỉ). - Mặt trong thành ống phải - Tuổi thọ của ống phải cao, độ bền phục vụ lâu. - ống cấp nước phải đảm bảo cho việc thi công đơn giản. - ống cấp nước phải có giá thành rẻ - đạt được nhiều chỉ tiêu kinh tế. - Các phụ kiện lắp đặt phải chuẩn mực, đạt độ chính xác cao. 2/- Giám sát thi công hệ thống cấp nước ngoài nhà : Việc giám sát chất lượng công trình phải tuân thủ theo đúng quy định do Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ban hành. Cơ sở pháp lý để giám sát việc thi công công trình cấp nước là : Việc thi công và lắp đặt phải đúng theo hồ sơ thiết kế của cơ quan tư vấn thiết kế và hồ sơ đó phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Công tác giám sát thi công bao gồm các phần việc : - Công tác kiểm tra, rà soát tính pháp lý, chất lượng vật tư sử dụng đưa vào công trình. - Công tác thi công công trình. - Kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình khi đã được lắp đặt xong trước khi đưa vào sử dụng. 2.1/- Công tác kiểm tra, rà soát tính pháp lý, chất lượng vật tư sử dụng đưa vào công trình : Rà soát xuất nước ngầm gốc vật tư, các chứng từ kiểm định, chất lượng xem có đúng theo yêu cầu của thiết kế đã yêu cầu. 2.2/- Công tác thi công công trình : - Kiểm tra hướng tuyến, vị trí đặt tuyến ống. - Độ sâu chôn ống, kích thước mương đặt ống, lớp ống, độ sâu chôn ống tối thiểu phải 1,2m. Tuy nhiên trong quá trình thực tế, có các trường hợp bất khả kháng vì vướng các công trình khác phải xử lý sai cũng có thể chấp nhận = 0,6m. - Lưu ý mực nước ngầm trong quá trình thi công. - Giám sát chặt chẽ khi các tuyến ống giao nhau hoặc gần các thiết bị ngầm khác. - Tuyến ống đặt trong nền đất không ổn định thì phải lưu ý phần kiểm tra điều kiện nền đất, các thông tin khác về địa chất 2.3/- Công tác lắp ống và lắt đặt các thiết bị trên tuyến ống : Đây là công tác tối quan trọng, nó quyết định đến chất lượng công trình, độ an toàn, độ bền, ngoài ra nước còn phục vụ cho công tác bảo dưỡng sau này. - Kiểm tra công tác vận chuyển ống từ kho ra công trường. Tuỳ theo tính năng của từng loại ống mà ta có các phương pháp vận chuyển ống cho phù hợp, nghiêm cấm làm rạn vỡ nứt ống. - Quá trình cẩu ống trong phạm vi mặt bằng chật hẹp phải lưu ý đến độ an toàn lao động. - Kiểm tra chất lượng ống trước khi hạ xuống mương đặt ống, chỉ được phép hạ ống xuống mương đặt ống khi công tác nghiệm thu mương đặt ống đã được nghiệm thu chính thức. - Kiểm tra các mối nối trước khi nối các đoạn ống với nhau. Lưu ý các gioăng cao su, , các bu lông. Hết sức lưu ý thao tác lắp gioăng, kiểm tra gioăng có lắp đúng chiều không? Công tác đơn giản nhưng phải đảm bảo độ chính xác cao. Kiểm tra độ hở cho phép ở các mối nối bằng gioăng cao su. Đối với các mối nối cứng (mặt bích, hàn ống) thì phải kiểm tra độ phẳng của mặt bích, độ của bu lông, và mối hàn có không. 2.4/- Công tác lấp đất : - Kiểm tra vật liệu lấp đất có đúng yêu cầu của thiết kế không. - Lắp cát đệm dưới đáy ống tối thiểu đạt (0,2 0,3m) phải được đầm chặt. - Kiểm tra độ dầy của lớp đất - hết sức lưu ý độ đầm chặt theo tiêu chuẩn của TK = 0,95. 2.5/- Công tác thử áp lực tuyến ống, mức độ kín khít các thiết bị lắp trên mạng lưới : - áp lực thử > 1,5 áp lực - Kiểm tra độ rò rỉ cho phép trên 1km đường ống có nằm trong giới hạn của nhà sản xuất vật liệu không. 4
- 2.6/- Trước khi đưa vào sử dụng phải tiến hành xúc xả và sát trùng tuyến ống : 2.7/- Kiểm tra và đánh giá chất lượng công trình cuối cùng trước khi đưa vào sử dụng. v. thoát nước ngoài nhà 1/- Các thủ tục hành chính để lắp đặt cống thoát nước ngoài nhà vào hệ thống cống thoát nước Thành phố : + Hồ sơ thiết kế kỹ thuật đấu giáp hệ thống thoát nước ngoài nhà vào hệ thống thoát nước chung của Thành phố phải được cơ quan quản lý chuyên ngành thoát nước (Công ty thoát nước Hà Nội) xem xét, kiểm tra và thoả thuận vị trí, kết cấu đấu nối vào hệ thống cống ngầm Thành phố hoặc cửa xả ra mương thoát nước. + Khi thi công ht thoát nước ngoài nhà cần lưu ý giám sát kỹ thuật : - Tuân thủ theo đúng hồ sơ thiết kế kỹ thuật của tư vấn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thẩm định. - Giám sát chặt chẽ về cốt đáy cống, độ dốc cống (i), các ga thu nước mưa, các ga thăm, các ga thu nước từ khu vệ sinh và bể tự hoại. - Hệ thống thu nước ngoài nhà có 2 loại hình kết cấu xây dựng : 2.1) Cống xây đậy đan bê tông và các ga thu, ga thăm bằng đan bê tông hoặc ghi gang có lưới chắn rác. 2.2) Hệ thống cống bê tông cốt thép có đường kính từ D300 400mm đối với công trình có quy mô lớn có thể tới D600 800mm . Tiết diện cống phụ thuộc lưu lượng xử lý nước của công trình. Công tác thi công hạng mục thoát nước ngoài nhà bao gồm các công việc : - Đào mương đất, hố móng ga cống. - Gia cố nền móng cống. - Lắp đặt, căn chỉnh cống đảm bảo độ sâu đặt cống (cao độ cotte) và độ dốc dọc i = %). - Thi công các mối nối cống : Đảm bảo kín khít, không rò rỉ khi đưa vào vận hành, sử dụng. Đảm bảo các quy định trong tiêu chuẩn :"TCXD 51 - 84 về mạng lưới thoát nước". 2.3/- Những vướng mắc kỹ thuật trong khi thi công công trình hệ thống thoát nước bên ngoài nhà : Hệ thống thoát nước bên ngoài nhà là hệ thống công trình kỹ thuật hạ tầng, lắp đặt dưới mặt đất do đó nhiệm vụ của giám sát kỹ thuật phải nghiệm thu giám sát chặt chẽ, từng công đoạn như bốn bước đã trình bày ở phần trên. Ngoài ra phải xử lý các công trình ngầm như cáp điện lực, ống cấp nước các công trình ngầm khác đi song trùng hoặc giao cắt bằng các giải pháp di chuyển, hoặc xử lý bằng ga kỹ thuật để đảm bảo tiết diện cống và tránh ứ đọng bùn rác trong quá trình vận hành khai thác. Để nối hệ thống thoát nước ngoài nhà với hệ thống thoát nước Thành phố yêu cầu : - Cống thoát nước phải đảm bảo cấp tải trọng C theo quy phạm. - Độ sâu chôn cống, tính từ đỉnh lên mặt đường phải đảm bảo lớp đất ,cát H 0,7m để tránh tải trọng động của xe cơ giới. - Bố trí ga thăm để phục vụ công tác nạo vét bùn, sửa chữa cống. Tại vị trí ga thu cuối cùng của hệ thống thoát nước ngoài nhà và ga thăm tại vị trí đấu giáp với cống Thành phố, hoặc miệng xả ra kênh tiêu thoát nước. - Kết cấu các ga thu, ga thăm phải đảm bảo vững chắc, bằng bê tông cốt thép, nắp ga bằng gang đúc, trong trường hợp sử dụng ga bằng kết cấu gạch phải đảm bảo tiêu chuẩn vật liệu : Dùng gạch đặc loại A, vữa xi măng cát vàng mác 50, trong thành ga láng và đánh mầu xi măng dày 2cm để tránh ăn mòn của nước thải. Công trình thoát nước bên ngoài nhà là dạng công trình ẩn khuất do đó đòi hỏi cán bộ giám sát kỹ thuật phải tuân thủ chặt chẽ các khâu nghiệm thu kỹ thuật từng hạng mục công trình trước khi san lấp mặt bằng, hoàn thiện công trình. vi. chiếu sáng công cộng Hệ thống chiếu sáng công cộng đóng vai trò tăng cường thẩm mỹ cho đô thị, cung cấp ánh sáng đảm bảo cho các hoạt động của đô thị về buổi tối và ban đêm, tạo nên bộ mặt thứ hai cho đô thị. 1. Phân loại: Theo chức năng, chiếu sáng đô thị bao gồm các hệ thống: 1.1. Chiếu sáng đường phố: đảm nhiệm chức năng chính là đảm bảo cung cấp ánh sáng cho các hoạt động giao thông về buổi tối và ban đêm. 5
- 1.2. Chiếu sáng công viên, vườn hoa: đảm nhiệm chức năng chính là trang trí, tăng cường vẻ đẹp kiến trúc tại các công viên vườn hoa, đồng thời cung cấp ánh sáng cần thiết cho các hoạt động vui chơi giải trí tại các công viên vườn hoa. 1.3. Chiếu sáng kiến trúc: đảm nhiệm chức năng chính là trang trí, tăng cường vẻ đẹp kiến trúc tại các công trình kiến trúc, lịch sử, văn hoá, tạo nên bộ mặt thứ hai của các công trình trên. 2. Vật tư, vật liệu, phụ kiện hệ thống chiếu sáng công cộng: Hệ thống chiếu sáng công cộng bao gồm các hạng mục ẩn giấu ( phần ngầm) và phần nổi. 2.1. Các hạng mục ẩn giấu: - Móng cột - Cáp ngầm - ống bảo vệ cáp ngầm - Hệ thống tiếp địa 2.2. Các hạng mục nổi: - Cột đèn - Choá đèn, chao đèn, các bộ phận điện và bóng đèn - Cần đèn, các phụ kiện lắp đèn chiếu sáng đường phố - Chùm đèn, thân đèn, tay đèn trang trí - Cáp treo, cáp vặn xoắn, dây bọc hoặc dây trần - Tủ điều khiển chiếu sáng - Trạm biến áp dành riêng cho chiếu sáng công cộng - Hệ thống điều khiển chiếu sáng tập trung 3. Tiêu chuẩn: - Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo, đường, đường phố và quảng trường đô thị TCXDVN 259:2001 - Tham khảo: Hướng dẫn thiết kế chiếu sáng khu trung tâm đô thị và các khu vực công cộng ( Road lighting – BS 5489 – part 9:1996) 4. Các điểm cần lưu ý khi giám sát xây dựng, duy tu, duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng Việc giám sát thi công hệ thống điện chiếu sáng được thực hiện tương tự như thi công hệ thống điện hạ thế, đồng thời do đặc thù của hệ thống chiếu sáng là một phần của kiến trúc đô thị nên phải chú ý đến các yếu tố thẩm mỹ trong quá trình thi công 4.1. Các hạng mục ẩn giấu: - Móng cột - Cáp ngầm - ống bảo vệ cáp ngầm - Hệ thống tiếp địa Các hạng mục này được giám sát như các công trình hạ tầng kỹ thuật khác. 4.2. Các hạng mục nổi: - Cột đèn: Chú ý các cột đèn phải được dựng thẳng đứng, tuyến đèn phải thẳng hàng hoặc còng đều theo tuyến đường, cao độ đặt đèn bằng nhau, tránh tạo nên sự khập khiễng, nhấp nhô trong tuyến. - Choá đèn, chao đèn, các bộ phận điện và bóng đèn: Phải chú ý chất lượng các thiết bị, - Cần đèn, các phụ kiện lắp đèn chiếu sáng đường phố: Chú ý đến xuất xứ của sản phẩm, chất lượng xử lý bề mặt, kích thước hình học phải tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật trong thiết kế. - Chùm đèn, thân đèn, tay đèn trang trí: Đặc biệt chú ý đến bề mặt sản phẩm không được sần sùi, rỗ và chú ý đến xuất xứ của sản phẩm. - Cáp treo, cáp vặn xoắn, dây bọc hoặc dây trần: Chú ý đến nhà sản xuất và chứng chỉ xuất xưởng. - Tủ điều khiển chiếu sáng: Chú ý đến vỏ tủ: độ cứng vững, sơn phủ, độ chắc chắn, phải có khoá bảo vệ; các thiết bị – so sánh với thiết kế được duyệt. - Trạm biến áp dành riêng cho chiếu sáng công cộng: chú ý đến xuất xứ, các thiết bị phần cao, hạ thế, các thiết bị bảo vệ và hệ thống tiếp địa. - Hệ thống điều khiển chiếu sáng tập trung: Chú ý đến xuất xứ thiết bị, phần mềm điều khiển và độ tin cậy trong quá trình vận hành. 4.3. Kiểm tra trước khi đóng điện, kiểm tra để đấu nối vào hệ thống: 6
- - Kiểm tra trước khi đóng điện: đo kiểm độ dẫn điện, độ cách điện, điện trở hệ thống tiếp địa. - Kiểm tra trước khi chính thức đấu nối vào hệ thống: Đo kiểm điện và quang. Về phần điện cần đo điện áp của từng pha tại đầu nguồn và cuối nguồn, dòng điện của từng pha. Kiểm tra chế độ đóng cắt theo thiết kế. Phần quang học: độ rọi tại các điểm trên lưới đo, qua đó tính toán độ rọi trung bình, độ đồng đều dọc trục, độ chói trung bình. 4.4. Kiểm tra trong quá trình vận hành: - Kiểm tra định kỳ: Kiểm tra tỷ lệ đèn sáng, tình trạng hoạt động của hệ thống theo khu vực. - Kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của các đơn vị chủ quản hoặc khi có sự cố. vii. cây xanh - công viên - vườn hoa 1. Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị của hệ thống cây xanh gồm : - Vườn hoa. - Công viên. - Dải phân cách xanh. - Hệ thống cây xanh đường phố. 2. Qui định về công tác giám sát, thi công hệ thống cây xanh, vườn hoa, công viên: Công tác giám sát thi công hệ thống công trình công viên, vườn hoa, dải phân cách và hệ thống cây xanh đường phố được triển khai theo Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng (Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD do Bộ Xây dựng ban hành ngày 27/6/2003). Quản lý chất lượng thi công xây dựng xây lắp theo điều 15,16 tại Chương 3 của Quy định này. 1. Kiểm tra, giám sát : - Kiểm tra giám sát các chủng loại vật tư: Căn cứ hồ sơ thiết kế - dự toán được cơ quan thẩm quyền phê duyệt để kiểm tra vật liệu, cây, cỏ, hoa trước khi thi công. + Các vật liệu rời như cát, đá, sỏi, có đúng chủng loại, kích cỡ quy định không?, xi măng có đúng mác không? + Đất bồi trồng cây phải là đất phù sa, không lẫn gạch, đá. + Cây cảnh, cây bóng mát phải đảm bảo đúng quy cách (chiều cao, đường kính thân và tán cây), tiêu chuẩn kỹ thuật (cây không vỡ bầu, thân thẳng, lá xanh, tán cân đối, ). + Cỏ đúng chủng loại: cỏ lá tre, cỏ khôn, cỏ gà và không lẫn cỏ dại. + Hoa phải là cây ra ngôi, có nụ và hoa. - Công tác giám sát được tiến hành kiểm tra theo tiến độ triển khai của bên thi công. Cán bộ giám sát phải thường xuyên kiểm tra tại hiện trường, phát hiện, chấn chỉnh những phần việc chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Ghi nhật ký công trình làm cơ sở cho việc đánh giá nghiệm thu, thanh toán. - Công tác giám sát thi công trồng cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa được triển khai theo từng công đoạn trong quy trình kỹ thuật: đổ đất mầu, đào hố trồng cây, rải phân, trồng cây, tưới cây và chăm sóc duy trì cây. 2. Đánh giá kết quả kiểm tra - nghiệm thu : - Đánh giá kết quả kiểm tra giám sát được thông qua các biên bản A - B, nhật ký giám sát, và các kết quả kiểm định chất lượng (nếu cần). 7
- - Bên A không nghiệm thu các hạng mục, khối lượng thi công không thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật. - Yêu cầu chất lượng đảm bảo theo thiết kế được duyệt (cường độ bê tông, qui cách vật liệu, cây bóng mát, cây cảnh, hoa, cỏ đạt tiêu chuẩn kỹ thuật). Trước khi nghiệm thu kỹ thuật, nghiệm thu bàn giao đơn vị nghiệm thu nội bộ: bảng tính diễn giải chi tiết khối lượng thực hiện, đầy đủ báo giá, hoá đơn chứng từ hợp lệ, các kết quả kiểm định (nếu có yêu cầu) gửi bên A làm căn cứ nghiệm thu. 3. Công tác tổ chức nghiệm thu và lập hồ sơ hoàn công - Nghiệm thu nội bộ của đơn vị (bên B) Bên B thực hiện nghiệm thu nội bộ, xác định khối lượng và đánh giá chất lượng thi công gửi bên A để làm căn cứ nghiệm thu A - B. - Nghiệm thu kỹ thuật và nghiệm thu đưa vào sử dụng: Căn cứ kết quả kiểm tra giám sát và kết quả nghiệm thu nội bộ của bên B, bên A tổ chức nghiệm thu kỹ thuật và nghiệm thu đưa vào sử dụng, có đại diện các bên liên quan - Sau khi nghiệm thu bên B lập hồ sơ hoàn công gửi cho bên A. Nội dung của hồ sơ hoàn công bao gồm: + Thuyết minh hồ sơ hoàn công + Tổng hợp quyết toán + Chi tiết quyết toán – diễn giải chi tiết quyết toán + Hợp đồng kinh tế A – B (cả hợp đồng nguyên tắc, bổ sung nếu có) + Các quyết định phê duyệt (QĐ phê duyệt dự toán duy trì thường xuyên, duy trì vật kiến trúc, các công trình tôn tạo khác ) + Hồ sơ (thiết kế) dự toán + Các biên bản nghiệm thu hạng mục A - B, biên bản nghiệm thu kĩ thuật A-B, biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng + Các biên bản nghiệm thu nội bộ + Các biên bản kiểm tra, nhật kí công trình + Bản vẽ hoàn công + Hoá đơn chứng từ liên quan viii. thu gom, vận chuyển, xử lý phế thải Trong những gần đây tốc độ đô thị hoá tăng nhanh không ngừng. Sự phát triển mạnh mẽ của Tp.HCM góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế của khu vực và đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đã có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên của Thành phố. Việc xử lý và quản lý có hiệu quả chất thải rắn đô thị, nước thải sinh hoạt, tiếng ồn đã và đang được các cấp các Ngành của Thành phố quan tâm và từng bước được giải quyết. Tình trạng ô nhiễm không khí do bụi, do phương tiện vận tải thải ra đã trở lên bức xúc và gây mất mỹ quan, cảnh quan đô thị tạo một cảm giác khó chịu về môi trường sống, vì vậy việc quản lý và đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế và giảm lượng bụi trong Thành phố cũng cần được quan tâm. 1. Hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý phế thải: a/ Hệ thống thu gom: 8
- Hiện nay công tác thu gom đã được xây dựng thành công nghệ, thiết bị thu gom bao gồm thủ công phối hợp với thiết bị hiện đại như thu gom được đưa vào thiết bị chuyên dùng cuốn ép đảm bảo thu gom được khối lượng lớn, được che chắn trong thùng , thiết bị hiện đại hơn cả đó là xe quét hút, công nghệ của xe quét hút đòi hỏi người công nhân phải có tay nghề và hiểu biết quy trình công nghệ, đảm bảo đường phố sạch, không có bụi. - Hệ thống thu gom phế thaỉ bao gồm công nghệ duy trì vệ sinh đường phố ban ngày: Chủ yếu thực hiện vào ban ngày nhặt rác, túi rác trên đường phố, hè đường, không quét bằng chối gây bụi bẩn cho người đi đường. Thu gom rác trong các thùng rác vụn trên đường phố để tránh không để rác lâu trong thùng gây mùi hôi thối khó chịu. - Quy trình công nghệ tua vỉa và quét gom rác thủ công: đó là công việc dộn gốc cây, moi cống hàm ếch, thu rác hợp đồng, tua vỉa, bấm cỏ, dọn các đống rác tồn đọng hoặc rơi vãi trên đường phố. - Quy trình công nghệ duy trì vệ sinh ngõ xóm: Việc duy trì vệ sinh ngõ xóm hầu hết thực hiện bằng thủ công. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng xuất lao động và chi phí công cụ cho công tác này do đường ngõ nhỏ, ô tô không đi vào được, vì vậy vấn đề mức độ phức tạp và khó khăn trong việc thu gom. - Quy trình công nghệ thu gom rác bằng xe cơ giới: Công việc này đòi hỏi phải có công nhân phụ xe, biết điều khiển các nút chuyên dùng cuốn ép, vì vậy công nhân phải được đào tạo đầy đủ cách vận hành hệ thống chuyên dùng. Khi thao tác hệ thống chuyên dùng phải đặc biệt chú ý an toàn cho người công nhân thu gom và trong quá trình vận hành cẩu phế thải lên ô tô, không để phế thải rơi vãi. b/ Hệ thống vận chuyển: Sau khi thu gom đến điểm cẩu được công nhân thu gom phối hợp với công nhân vận hành hệ thống chuyên dùng đưa vào xe ô tô chuyên dùng. Loại ô tô chuyên dùng được thiết kế kín trong thùng, vì vậy vừa đảm bảo được quy định đủ tải vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, không có rác rơi vãi trong quá trình vận chuyển. C/ hệ thống xử lý: Có nhiều phương pháp xử lý phế thải: -Xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh: Đó là loại ô chôn lấp được thiết kế theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, ở dưới được lót bằng laọi vãi địa kỹ thuật có đọ bền đảm bảo không thẩm thấu đựoc nước rác vào nưới nguồn . đỏ rác đến độ cao khoảng1,5 m đến 2 m được phủ một lớp ni lông để tạo tác nước mưa không để tràn nước mưa với nước rác. Độ cao đến cos 22 là không đổ rác nữa. Với thiết kế như vậy được coi là chôn lấp rác hợp vệ sinh. -Xử lý rác hữu cơ thành phân: Phương pháp này vừa có tác dụng làm giảm diện tích chôn lấp, vừa có sản phẩm cung cấp bón cho nông nghiệp. Phương páhp này đựoc phân loại rác tại nguồn, chỉ sử dụng rác hửu cơ, còn rác vô cơ được chôn lấp như phương pháp chông lấp hợp vệ sinh. -Xử lý bằng lò đốt: Phương pháp này áp dụng cho phế thải y tế và phế thải công nghệp nhek như giấy, giẻ. Đối với phương pháp này nhiệt độ trong lò khoảng 800-1000 độ C, sử dụng chủ yếu bằng diêzel. - Xử lý rác công nghiệp: 2. Giám sát thi công hệ thống quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý phế thải: a/ Giám sát thi công trong quá trình thu gom: - Giám sát công việc thu gom đã đảm bảo đúng quy trình công nghệ đã xây dựng chưa ?: trong quá trình thu gom, công nhân thu gom đã thực hiện việc sử dụng trang thiết bi, bảo hộ lao động, thời gian làm việc, kiểm tra phương itện lao động trước khi thực hiện công việc được giao, hiệu quả công việc đợc giao theo đúng tiêu chí đề ra. - Giám sát đường phố đã đảm bảo sạch chưa? b/ Giám sát việc vận chuyển phế thải: - Trong quá trình cẩu rác có để rác rơi vãi không? - Sau khi xe ô tô chuyển bánh, phế thải trên chân cẩu pahỉ được vệ sinh sạch sẽ. - Vận chuyển không được qua tải, sử dụng xe chuyên dùng cuốn ép để tránh rơi vãi trong quá trình vận chuyển. - Vào đến bãi rác phải thực hiện nghiêm túc quy định của bãi, đi theo hướng phân luồng của bãi thuận tiện và an toàn giao thông trong bãi. - Thực hiện nghiêm việc sau khi đã đổ hết rác, bánh xe phải được rửa sạch qua cầu rửa xe để tránh hiện tượng đưa đất vào Thành phố gây bụi bẩn trong Thành phố. 9
- - Thường xuyên thực hiệnviệc rửa xe sau mỗi buổi làm việc. C/ Giám sát việc thực hiện công tác hoạt động trong bãi rác: - Tất cả các công nhân được phân công thực hiện các công việc hoạt động của bãi rác đều phải biết và hiểu được quy trình vận hành bãi. - Việc đổ rác được thực hiện theo kiểu cuốn gói, nghĩa là được đổ dần, sau mỗi lớn rác được phủ một lớp đất khoảng 20 cm đảm bảo không để mùi hôi thối bay đi xung quanh khu vực bãi. - Nước rác được thu hồi theo hệ thống được thiết kế theo quy định và được đưa vào khu xử lý nước rác hàng ngày, không để nước rác rò rỉ ( đặc biệt màu mưa bão) phải được thu và xử lý kịp thời, tránh để tràn ra khỏi bãi gây ảnh hương đến nguồn nước suối hoặc khu dân cư. 3.Giám sát các loại phế thải: Các loại phế thải được xử lý riêng theo từng phương pháp. Trong quá trình xử lý cần phải giám sát việc xử lý của từng phế thải: - Đối với phế thải sinh hoạt được chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh. được giám sát việc hợt động của bãi trong quá trình chôn lấp, đảm bảo an toàn cho bãi hoạt động và có hiệu quả. - Đối với phế thải y tế được xử lý theo phương pháp đốt, vì vậy cần chú ý nhiệt độ trong lò đảm bảo tiêu dịch được vi khuẩn sống ở nhiệt đô thấp gây bệnh. - Đối với phế thải công nghiệp; Một số được đốt ở nhiệt độ cao, một số được đóng thành bánh chôn lấp ở ô chôn lấp đặc biệt. ix. hệ thống giao thông Các yêu cầu về giám sát thi công sửa chữa , duy tu duy trì hệ thống giao thông: Nội dung này chỉ trình bày thi công sửa chữa , duy tu duy trì hệ thống hè, đường giao thông trong đô thị . Đối với công tác thi công sửa chữa , duy tu duy trì hệ thống hè , đường giao thông trong đô thị về nguyên tắc cũng phải tuân thủ Nghị định Quản lý chất lượng công trình xây dựng. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng của công trình thi công sửa chữa , duy tu duy trì hệ thống hè , đường giao thông . Khi chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực theo quy định thì phải thuê tổ chức tư vấn thực hiện giám sát thi công . Bộ phận giám sát thi công của chủ đầu tư phải phối hợp chặt chẽ với bộ phận quản lý chất lượng của đơn vị thi công để đảm bảo chất lượng thi công , đặc biệt là đối với công tác sửa chữa , duy tu duy trì . Phải kiểm tra vật tư vật liệu , các cấu kiện đúc sẵn thông qua chứng chỉ chất lượng của nơi sản xuất và kết quả thí nghiệm do các phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực hiện . Giám sát chặt chẽ và nghiệm thu từng công việc , đặc biệt là các hạng mục ẩn dấu trước khi thi công các công việc tiếp theo . Phải có đầy đủ sổ nhật ký thi công , đặc biệt là đối với thi công sửa chữa , duy tu duy trì thì việc ghi chép , giải quyết các vấn đề kỹ thuật , giải quyết các vấn đề bổ sung , phát sinh thường xuyên là rất cần thiết . X. cung cấp năng lượng, thông tin liên lạc Các hệ thống cung cấp năng lượng, thông tin liên lạc được giám sát theo các yêu cầu riêng của chuyên ngành, tuy nhiên cần chú ý giám sát những hạng mục khi thi công trong đô thị như sau: - Các rãnh cáp ngầm: Không được để ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng kỹ thuật hiện có. Trên bề mặt tuyến cáp phải có các dấu hiệu báo hiệu cáp như rải gạch chỉ, rải lưới báo hiện cáp, cắm các cột mốc cảnh báo xâm phạm và phải cập nhật tuyến cáp thực tế và hồ sơ hoàn công. - Các hệ thống cống bể trên hè đường hoặc dưới lòng đường: Chú ý các cấu kiện bê tông hoặc thành bể phải đảm bảo chất lượng, tính chịu lực, nắp bể thải đúng cấp tải trọng và bề mặt cống bể phải bằng phẳng, cùng cao độ với hè, đường. Vật liệu tiếp giáp với đường phải cùng chất liệu với hè, đường hiện có ( như phải sử dụng bê tông atsphan đối với các bể cáp dưới đường). XI. nghiệm thu công tác thi công hệ thống kỹ thuật hạ tầng Nghiệm thu công tác thi công hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị : Nghiệm thu các công việc thi công là công việc phải làm thường xuyên của Chủ đầu tư với đơn vị thi công và các đơn vị có liên quan khác . Các bên tham gia nghiệm thu phải tiến hành đo kiểm , so 10
- sánh với thiết kế , với tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng , đánh giá kết quả công việc , đánh giá chất lượng công việc . Kết quả nghiệm thu phải thể hiện bằng biên bản nghiệm thu . Khi nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp ( hoặc nghiệm thu kỹ thuật hạng mục , công trình hoàn thành ) cũng phải đo kiểm , đánh giá kết quả , đánh giá chất lượng hạng mục hoặc toàn bộ công trình hoàn thành . Tổng hợp toàn bộ các nghiệm thu công việc thi công , các chứng chỉ vật tư vật liệu , cấu kiện đúc sẵn , các kết quả thí nghiệm , kiểm định . Khi nghiệm thu hạng mục, công trình đưa vào sử dụng ( nghiệm thu bàn giao) phải có hồ sơ hoàn công trong đó có đầy đủ bản vẽ hoàn công , các biên bản nghiệm thu công việc thi công , nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp , các chứng chỉ vật tư vật liệu , cấu kiện đúc sẵn , kết quả thí nghiệm , kiểm định . Đơn vị nhận bàn giao phải kiểm tra hồ sơ hoàn công , kiểm tra hạng mục hoặc công trình , nếu đảm bảo yêu cầu thì mới ký nhận bàn giao . Nếu chưa đảm bảo thì yêu cầu chủ đầu tư và đơn vị thi công khắc phục , hoàn chỉnh và tổ chức phúc tra lại trước khi ký nhận bàn giao. Phạm Sanh 11