Truyền thông phòng chống ung thư (Phần 1)

pdf 78 trang hapham 2190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Truyền thông phòng chống ung thư (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftruyen_thong_phong_chong_ung_thu_phan_1.pdf

Nội dung text: Truyền thông phòng chống ung thư (Phần 1)

  1. BỘ Y TẾ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ (Tài liệu đào tạo dành cho giảng viên tuyến tỉnh, huyện) HÀ NỘI, 2015
  2. Chủ biên Ths.Bs Trần Quang Mai, Phó Giám dốc phụ trách, quản lý điều hành - Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung Ương. PGS.TS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc bệnh viện K, Viện trưởng viện nghiên cứu ung thư quốc gia. Ban biên soạn ThS. Bs Trần Thị Tuyết Minh, Phó trưởng phòng Tư vấn-Dich vụ - Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung Ương. ThS.Bs Hồ Thiên Nga, Trưởng phòng Tổ chức-Hành chính - Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung Ương. Ths.Bs Lý Thu Hiền, Trưởng phòng Đào tạo và NCKH - Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung Ương. BSCK1. Nguyễn Văn Giang, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến - Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung Ương. Bs. Nguyễn Đôn Cường, Chuyên viên phòng Tư vấn-Dịch vụ - Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung Ương. Biên tập Ths.Bs Trịnh Ngọc Quang, Phó Giám đốc - Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung Ương. BSCK1. Nguyễn Quốc Tuấn, Trưởng phòng Tư vấn-Dịch vụ - Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung Ương. Thư ký ThS. BS Trần Thị Tuyết Minh, Phó trưởng phòng Tư vấn-Dich vụ - Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung Ương. 2
  3. Lời mở đầu Bệnh ung thư ngày càng gia tăng và trở thành mối lo ngại của nhiều người. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng 1/3 số ung thư có thể dự phòng được; 1/3 số ung thư có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp; 1/3 số ung thư còn lại có thể kéo dài và nâng cao chất lượng cuộc sống nếu được chăm sóc và điều trị tích cực. Tại Việt Nam, trên 80% bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh ung thư ở giai đoạn muộn chủ yếu là do chưa có hiểu biết đúng về phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư. Vì vậy, công tác truyền thông phòng chống ung thư cho người dân nhằm nâng cao nhận thức để thực hiện hành vi có lợi cho sức khỏe, phát hiện sớm và điều trị tích cực là một trong những hoạt động quan trọng cần được các cấp, các ngành và toàn thể cộng đồng quan tâm đúng mức. Để giúp cho công tác truyền thông phòng chống ung thư đạt hiệu quả, cuốn tài liệu “Truyền thông phòng chống ung thư” nhằm cung cấp cho giảng viên tuyến tỉnh, huyện những kiến thức và phương pháp cần thiết để giảng dạy khóa học về truyền thông phòng chống ung thư cho cán bộ làm công tác truyền thông tại địa phương. Tài liệu được biên soạn dựa trên cuốn “Truyền thông phòng chống ung thư”do Bệnh viện K và Trường Đại học y Hà Nội phối hợp biên soạn và một số tài liệu trong nước và quốc tế khác. Những nội dung giảng dạy được chỉnh sửa dần qua các khóa tập huấn trong khuôn khổ Dự án phòng, chống một số bệnh có tính chất nguy hiểm đối với cộng đồng (bệnh ung thư) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế. Ban biên soạn tài liệu rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để tài liệu tiếp tục hoàn thiện hơn. BAN BIÊN SOẠN 3
  4. Mục lục NỘI DUNG Trang Lời mở đầu 3 Danh mục chữ viết tắt 5 Chương trình đào tạo “Truyền thông phòng chống ung thư” 6 Bài1. Các nội dung cần truyền thông về phòng chống ung tthư 10 Bài 2. Một số khái niệm cơ bản về truyền thông thay đổi hành vi trong phòng chống 36 ung thư Bài 3. Các kỹ năng cơ bản trong truyền thông trực tiếp 54 Bài 4. Cách sử dụng một số tài liệu truyền thông tại cộng đồng 79 Bài 5. Một số hình thức truyền thông trực tiếp tại cộng đồng 96 Bài 6. Lập kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đồng 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO 140 4
  5. Danh mục chữ viết tắt Chữ viết tắt Tên đầy đủ AP Áp phích GDSK Giáo dục sức khỏe GV Giảng viên HV Học viên PCUT Phòng chống ung thư TLN Thảo luận nhóm TPT Tờ phát tay TT Truyền thông TĐHV Thay đổi hành vi TTTĐHV Truyền thông thay đổi hành vi TTV Tuyên truyền viên TV Tư vấn TCYTTG Tổ chức y tế thế giới 5
  6. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ 1. Tên khóa học: Truyền thông phòng chống ung thư dành cho cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện. 2. Thời gian đào tạo: 30 tiết (50 phút/tiết) 3. Mục tiêu đào tạo 1. Nâng cao kiến thức về phòng chống ung thư (tác nhân, yếu tố nguy cơ, phương pháp phòng bệnh ung thư; Phát hiện sớm một số bệnh ung thư thường gặp; Các phương pháp điều trị ung thư; Nguyên tắc và nội dung chăm sóc giảm nhẹ). 2. Tăng cường năng lực truyền thông về phòng chống ung thư tại cộng đồng (kỹ năng, kiến thức truyền thông; Xây dựng kế hoạch truyền thông tại cộng đồng). 4. Nội dung chương trình đào tạo Số tiết TT Tên bài Mục tiêu học tập Tổng Lý Thực số thuyết hành 1. Trình bày được khái niệm, các nhóm tác nhân gây ung thư 2. Phân tích được khái niệm về phòng bệnh ung thư và các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư và các biện pháp cụ thể phòng bệnh ung thư Các nội dung 3. Mô tả được các yếu tố nguy cơ, dấu cần truyền hiệu sớm và phương pháp sàng lọc 4 1 thông về 8 4 4 bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam. phòng chống ung thư 4. Liệt kê được các phương pháp điều trị ung thư và những việc cần làm trong chăm sóc giảm nhẹ đối với người bệnh ung thư. 5. Thực hành được một số biện pháp cụ thể phòng, phát hiện sớm bệnh ung thư (cách tính chỉ số BMI, tự khám vú). Một số khái 1. 1. Giải thích được các khái niệm thông niệm cơ bản tin, tuyên truyền, truyền thông, truyền về truyền thông thay đổi hành trong phòng chống 2 3 2 1 thông thay ung thư. đổi hành vi 2. 2. Phân tích được các bước của quá trình phòng chống TĐHV và một số yếu tố giúp đối tượng 6
  7. ung thư thay đổi hành vi một cách bền vững. 3. Phân tích được những khó khăn/rào cản trong quá trình thay đổi hành vi về phòng, chống ung thư. 1. Trình bày được khái niệm, mục đích Các kỹ năng và tầm quan trọng của các kỹ năng cơ cơ bản trong bản trong truyền thông trực tiếp. 3 8 4 4 truyền thông trực tiếp 2. Thực hành được các kỹ năng cơ bản trong truyền thông trực tiếp. 1. Giải thích được tầm quan trọng của tài Cách sử liệu truyền thông trong quá trình thực dụng một số 4 hiện truyền thông phòng chống ung thư 3 1 2 tài liệu truyền thông 2. Biết cách sử dụng và bảo quản một số loại tài liệu truyền thông hay sử dụng. 1. Mô tả được một số hình thức truyền Một số hình thông trực tiếp về phòng chống ung thư thức truyền tại cộng đồng. thông trực 2. Thực hành được một số hình thức 7 3 4 5 tiếp tại cộng truyền thông trực tiếp tại cộng đồng đồng (Thảo luận nhóm, tư vấn, thăm hộ gia đình, nói chuyện sức khỏe) 1. Mô tả được 10 đề mục cần có khi lập kế hoạch cho 1 buổi truyền thông Lập kế hoạch GDSK. truyền thông 2. Lập được kế hoạch 1 buổi truyền 6 phòng chống thông GDSK. 3 1 2 ung thư tại cộng đồng 3. Lập được kế hoạch truyền thông theo thời gian (tháng hoặc quý, năm) đồng. Tổng cộng 32 15 17 5. Đối tượng học viên tham dự - Cán bộ làm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tuyến tỉnh, huyện. - Cán bộ thuộc BVĐK tỉnh/huyện; Trung tâm YTDP và Trung tâm chăm sóc SKSS tuyến tỉnh/huyện. - Cán bộ tham gia công tác quản lý, phòng và điều trị các bệnh ung thư tuyến tỉnh, huyện. 7
  8. 6. Giảng viên - Trình độ chuyên môn: Bác sỹ chuyên khoa I hoặc Thạc sỹ bác sỹ trở lên. - Đã tham gia khóa đào tạo Giảng viên tuyến Trung ương về truyền thông phòng chống ung thư do Bệnh viện K và Trường đại học y Hà Nội tổ chức. - Đã từng tham gia giảng dạy các lớp tập huấn trước đó về Truyền thông phòng chống ung thư. 7. Phương pháp dạy – học - Thuyết trình ngắn - Động não - Thảo luận nhóm - Đóng vai - Đọc nghiên cứu tài liệu - Nhận xét đánh giá từng buổi học 8. Tài liệu dùng trong khóa đào tạo - Tài liệu “Truyền thông phòng chống ung thư” dành cho học viên được Bộ Y tế phê duyệt - Các bài phát tay của giảng viên trong buổi học - Các tài liệu truyền thông về phòng chống ung thư như : Tờ gấp, áp phích, đĩa hình, đĩa tiếng do bệnh viện K sản xuất. 9. Trang thiết bị và đồ dùng dạy học - Chuẩn bị phương tiện học tập gồm: Bảng trắng, phấn, bút dạ các màu (đen/xanh và đỏ), giấy A4, A0, bìa màu, kéo, dao rọc giấy, băng dính - Phòng học đủ rộng cho khoảng 25-30 học viên, đủ bàn ghế, đảm bảo diện tích để phân nhóm. Sắp xếp bàn ghế phù hợp (hình chữ U hoặc nhóm học tập). 10. Lượng giá kết quả học tập - Sử dụng phương pháp đặt các câu hỏi, quan sát sự phản hồi và thực hành của học viên - Sử dụng test lượng giá trước học và sau học. Giảng viên chấm bài, thông báo kết quả cho học viên, nhấn mạnh những nội dung có kết quả chưa cao. 11. Tổ chức khóa học - Các khóa đào tạo do Trung tâm truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương trực tiếp quản lý và phối hợp với các Sở y tế tỉnh phối hợp tổ chức - Mỗi lớp không quá 30 học viên, được chia thành 3-4 nhóm nhỏ để thực hành và làm 8
  9. bài tập. - Mỗi buổi học có 1 giảng viên và 1 trợ giảng - Thành viên Ban tổ chức thường xuyên có mặt tại lớp học để hỗ trợ giảng viên và học viên. - Chuẩn bị trước các bài tập và các tài liệu liên quan hỗ trợ học viên làm bài tập. 12. Cấp giấy chứng nhận - Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe trung ương cấp giấy chứng nhận cho các học viên đủ tiêu chuẩn sau: o Đúng đối tượng tham gia đào tạo o Không vi phạm nội quy lớp học o Tham dự đầy đủ thời gian khóa học, vắng mặt không quá 20% thời gian học tập tại lớp. o Hoàn thành các bài tập của khóa học o Sau khóa học, các học viên sẽ tiến hành làm bài kiểm tra đánh giá sau khóa học và cấp Giấy chứng nhận. - Người được cấp giấy chứng nhận được hưởng đầy đủ quyền lợi theo quy định của thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 9/8/2013 của Bộ Y tế. 9
  10. BÀI 1 CÁC NỘI DUNG CẦN TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG BỆNH UNG THƯ PHẦN I. CHUẨN BỊ CHO BÀI DẠY - HỌC Những việc giảng viên cần chuẩn bị cho bài học: - Nghiên cứu trước nội dung lý thuyết bài 1“Nội dung cần truyền thông trong phòng bênh ung thư” trong cuốn tài liệu “Truyền thông phòng chống ung thư” phát cho học viên. - Chuẩn bị một kế hoạch bài giảng chi tiết đáp ứng mục tiêu bài học. Thực hiện đầy đủ các hoạt động của giảng viên và học viên theo kế hoạch bài giảng (Phụ lục 1). - Chuẩn bị bài giảng trên máy tính bằng phần mềm trình chiếu Powerpoint với 38 bản chiếu được đánh số thứ tự từ 1 đến 43 (Phụ lục 2) - Chuẩn bị các tờ giấy áp phích khổ to đã viết tóm tắt những điểm chính của bài học được đánh số thứ tự từ AP1.1 đến AP1.5 (Phụ lục 3) - Chuẩn bị phòng học cho khoảng 25-30 học viên, đủ bàn ghế, đảm bảo diện tích để phân nhóm. Sắp xếp bàn ghế phù hợp (hình chữ U hoặc nhóm học tập). - Chuẩn bị phương tiện học tập gồm: Bảng trắng, bút dạ các màu (đen/xanh và đỏ), giấy A4, A0, bìa màu, băng dính - Trước buổi học, giảng viên cần kiểm tra bài giảng trên máy tính, sự kết nối máy chiếu với máy tính và vị trí treo các áp phích. PHẦN II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động 1. Giới thiệu bài học và mục tiêu bài học Thời gian dự kiến: 5 phút. - Giảng viên chiếu bản chiếu số 1 và nêu tóm tắt thực tế hoạt động truyền thông phòng chống ung thư ở Việt Nam hiện nay, dẫn chứng sự thay đổi mô hình bệnh tật ở nước ta chuyển từ bệnh lây nhiễm là chủ yếu sang bệnh không lây nhiễm. Cho tới nay, bệnh ung thư đã trở thành nguyên nhân số một đe dọa sức khỏe cộng đồng trong nhóm bệnh không lây nhiễm. Bệnh ung thư không những ảnh hưởng trực tiếp tới người bệnh mà còn là gánh nặng đối với cộng đồng. Bệnh gây tâm lý lo ngại cho gia đình, người thân và thiệt hại kinh tế cho quốc gia. Ung thư là bệnh không lây nhiễm 10
  11. có xu hướng tăng nhanh cả về số ca mắc mới và số tử vong, tuy nhiên ung thư không phải là hết, ung thư không phải là căn bệnh vô phương cứu chữa. Theo WHO, 1/3 các loại ung thư có thể dự phòng dược, 1/3 ung thư có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và 1/3 số bệnh nhân ung thư còn lại có thể kéo dài thời gian và nâng cao chất lượng cuộc sống bằng các phương pháp điều trị, chăm sóc. Chính vì vậy đào tạo về nội dung này được trở thành trọng tâm của hoạt động truyền thông phòng chống bệnh ung thư. - Giảng viên chiếu bản chiếu số 2. Yêu cầu học viên đọc mục tiêu và nêu ý kiến chưa hiểu về mục tiêu bài học. Hoạt động 2. Hướng dẫn phần “Khái niệm cơ bản về ung thư, các nhóm tác nhân gây ung thư”. Thời gian dự kiến: 40 phút. - Giảng viên đặt câu hỏi: “Các anh/chị hiểu thế nào là ung thư ”. Ghi ý kiến của học viên lên bảng, gạch chân bằng bút đỏ những từ khoá mà học viên đã nêu. Giảng viên chiếu bản chiếu 3,4,5,6 tóm tắt khái niệm ung thư , treo AP1.1 lên tường. - Giảng viên tóm tắt tình hình bệnh ung thư trên thế giới và ở Việt Nam bằng cách chiếu các bản chiếu từ 7 đến 10. - Giảng viên chia nhóm để thảo luận nhóm nhỏ và đặt câu hỏi thảo luận “Các nhóm tác nhân gây ung thư”. Học viên thảo luận và viết ý kiến lên giấy A0, mời đại diện nhóm trình bày, các học viên khác lắng nghe và đóng góp ý kiến. Giảng viên dùng bút đỏ gạch chân những từ khoá quan trọng, chiếu bản chiếu từ 11 đến 24 trình bày về tác nhân gây ung thư và treo AP1.2 lên tường. - Chiếu băng video về sự phát triển của tế bào ung thư minh họa thêm cho bài giảng Hoạt động 3. Hướng dẫn phần “Khái niệm về phòng bệnh, các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư và các biện pháp phòng bệnh ung thư” Hoạt động 3.1. Hướng dẫn phần “Khái niệm về phòng bệnh và các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư” Thời gian dự kiến: 20 phút. - Giảng viên đặt câu hỏi “Khái niệm về phòng bệnh ung thư”, học viên rả lời. Ghi ý kiến của học viên lên bảng, gạch chân bằng bút đỏ những từ khoá mà học viên đã nêu. Giảng viên chiếu bản chiếu 25 trình bày khái niệm phòng bệnh ung thư . - Giảng viên đặt câu hỏi “Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư”, học viên thảo luận 11
  12. nhóm nhỏ tại chỗ. Đề nghị đại diện từng nhóm học viên trả lời. Giảng viên chiếu bản chiếu số 26 và trình bày và treo AP1.3 lên tường. Hoạt động 3.2. Hướng dẫn phần “Các biện pháp phòng bệnh ung thư” Thời gian dự kiến: 50 phút. - Giảng viên chia 3 nhóm và đặt câu hỏi “các biện pháp cụ thể phòng bệnh ung thư”, Các nhóm thảo luận và trình bày. Giảng viên dùng bút đỏ gạch chân những từ khoá mà học viên đã nêu. Giảng viên chiếu bản chiếu 27,28,29 phân tích và kết luận, treo AP1.4 lên tường. Hoạt động 4. Hướng dẫn phần “Các loại ung thư phổ biến, yếu tố nguy cơ, dấu hiệu sớm và phương pháp sàng lọc của mỗi loại ung thư” Thời gian dự kiến: 50 phút Hoạt động 4.1. Khái niệm sàng lọc và nguyên tắc sàng lọc phát hiện sớm bệnh ung thư. Thời gian dự kiến: 15 phút. Tạo nhóm nhỏ rì rầm để thảo luận. Giảng viên đặt câu hỏi “Khái niệm sàng lọc và nguyên tắc sàng lọc phát hiện sớm ung thư.” Đề nghị từng nhóm trình bày, nhóm khác góp ý và bổ sung. Giảng viên chiếu các bản chiếu: 30,31,32 trình bày khái niệm và nguyên tắc sàng lọc, phát hiện sớm bệnh ung thư. Hoạt động 4.2. Các loại ung thư phổ biến, dấu hiệu sớm và phương pháp sàng lọc của mỗi loại ung thư. Thời gian dự kiến: 35 phút. - Giảng viên đặt câu hỏi: “Anh chị có thể liệt kê các bệnh ung thư phổ biến?”. Học viên động não trả lời nhanh. - Giảng viên hỏi học viên về Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống ung thư? Giới thiệu 4 loại ung thư phổ biến được quan tâm: Ung thư vú - ung thư cổ tử cung - ung thư dạ dày – ung thư khoang miệng – ung thư đại tràng. - Chia nhóm thảo luận. Giảng viên đặt câu hỏi “Liệt kê các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu sớm, phương pháp sàng lọc 4 loại bệnh ung thư phổ biến”. Đề nghị mỗi nhóm luân phiên lên trình bày (các nhóm không trùng 1 bệnh), nhóm khác bổ sung. Giảng viên chiếu bản chiếu từ 33 đến 43 để tóm tắt, phân tích và treo AP1.5 lên tường. Hoạt động 5. Hướng dẫn phần “Các phương pháp điều trị ung thư và những việc cần làm trong chăm sóc giảm nhẹ đối với người bệnh ung thư” Thời gian dự kiến: 25 phút. 12
  13. - Giảng viên đặt câu hỏi: “Liệt kê các phương pháp điều trị ung thư”, ghi ý kiến học viên. Dùng bút đỏ gạch chân những từ, cụm từ then chốt. Chiếu bản chiếu 44,45 và thuyết trình về phương pháp điều trị ung thư - Chiếu bản chiếu số 46 đến 52 trình bày khái niệm, đối tượng, nguyên tắc của chăm sóc giảm nhẹ - Giảng viên tiếp tục đặt câu hỏi Hỏi “Liệt kê các việc cần làm trong CSGN”. Các học viên thảo luận nhóm nhỏ rì rầm. Các nhóm cử đại diện trả lời nhanh, mỗi nhóm 1 ý nhóm sau không trùng nhóm trước. Giảng viên ghi ý kiến ọc viên lên bảng, chiếu bản chiếu số 53, 54 và phân tích Hoạt động 6. Hướng dẫn phần “Thực hành một số biện pháp cụ thể trong phòng, phát hiện sớm bệnh ung thư” Thời gian dự kiến: 200 phút. - Thực hành tính chỉ số BMI: các học viên tự tính chỉ số BMI của mình và đánh giá kết quả - Thực hành khám vú. Giảng viên trình chiếu videoclip về khám vú để phát hiện sớm ung thư vú. Các nhóm thực hành hướng dẫn khám vú. Hoạt động 7. Tóm tắt bài học - Thời gian dự kiến: 10 phút. - Giảng viên yêu cầu học viên nhắc lại những điều cần nhớ của bài học trong 10 phút. PHẦN III. NHỮNG KINH NGHIỆM VÀ GỢI Ý Tổng quan về ung thư là những kiến thức tương đối mới đối với những cán bộ làm truyền thông về ung thư, lượng kiến thức rất rộng và quá nhiều tài liệu về lĩnh vực này, do vậy nếu giảng viên không căn cứ vào nhu cầu của học viên chúng ta rất dễ bị lan man trong những tài liệu kiến thức về ung thư. Giảng viên nên xác định rõ đối tượng học viên là ai, họ cần những kiến thức tổng quan về ung thư đến đâu? Để chúng ta có phương pháp giảng dạy phù hợp và cung cấp lượng kiến thức vừa đủ tránh lan man. Trong khi giảng viên phân tích để đưa ra kết luận cần đưa ra những ví dụ minh hoạ cụ thể để giúp cho người học dễ hình dung và dễ tiếp thu, giảng viên nên suy nghĩ tìm tòi và đưa ví dụ gần với thực tế của địa phương. PHẦN IV. PHỤ LỤC Phụ lục 1. Kế hoạch bài giảng 13
  14. Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này học viên có khả năng: 1. Trình bày được khái niệm, các nhóm tác nhân gây ung thư 2. Phân tích được khái niệm về phòng bệnh ung thư, các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư và các biện pháp cụ thể phòng bệnh ung thư 3. Mô tả được các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu sớm và phương pháp sàng lọc 4 bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam. 4. Liệt kê được các phương pháp điều trị ung thư và những việc cần làm trong chăm sóc giảm nhẹ đối với người bệnh ung thư. 5. Thực hành được một số biện pháp cụ thể phòng, phát hiện sớm bệnh ung thư (cách tính chỉ số BMI, tự khám vú). 14
  15. Kế hoạch bài giảng Thời Phương Phương Hoạt động Hoạt động của Nội dung gian pháp tiện của học Phản hồi giảng viên (phút) dạy học dạy-học viên 1. Giới 5 Thuyết - Bút dạ - Giới thiệu tên bài - Lắng Giải thích thiệu tên trình ngắn - Bảng và mục tiêu nghe điều chưa bài và trắng - Hỏi HV xem có - Thảo luận rõ của mục tiêu điểm nào chưa rõ cả lớp học viên bài học - Bản chiếu 1,2 hoặc cần thay đổi mục tiêu nào 2. Khái 40 - Thảo - Giấy Ao - Chia nhóm học - Thảo luận Giải niệm, các luận nhóm - Bút viên dưới sự thích, nhóm tác - Xem dạ/kéo, - Đặt câu hỏi thảo điều hành bình luận nhân gây băng băng dính, luận về khái niệm, của nhóm của giảng ung thư. kẹp nhựa. tác nhân, các yếu tố trưởng. viên và học viên - Bản nguy cơ gây ung - Thư ký chiếu 3 thư ghi lên đến 24 - Tóm tắt, dán AP giấy A0. - AP1.1; và lưu lại trên - Đề nghị 1.2 tường. từng nhóm trình bày, - Máy - Cho học viên xem băng mô tả sự phát các nhóm tính, máy khác thảo chiếu triển của tế bào ung thư luận. - Quan sát và thảo luận 3. khái niệm về phòng bệnh ung thư, các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư và các biện pháp cụ thể phòng bệnh ung thư 15
  16. Thời Phương Phương Hoạt động Hoạt động của Nội dung gian pháp tiện của học Phản hồi giảng viên (phút) dạy học dạy-học viên 3.1.Khái 20 Thuyết - Bản GV thuyết trình về Nghe giảng Giải niệm về trình ngắn chiếu 25, khái niệm phòng Thảo luận thích, phòng TLN nhỏ 26 bệnh ung thư bình luận bệnh ung Phát biểu ý của giảng rì rầm - AP1.1; Đặt câu hỏi HV kiến thư và các 1.3 “Liệt kê các yếu tố viên và yếu tố học viên - Máy nguy cơ gây ung nguy cơ thư” gây bệnh tính, ung thư máy Tóm tắt, kết luận chiếu 3.2. Các 50 TLN - Giấy Ao Đặt câu hỏi HV Thảo luận Giải biện pháp - Bút “các biện pháp cụ Trình bày thích, cụ thể dạ/kéo, thể phòng bệnh ung bình luận phòng băng dính, thư” của giảng bệnh ung kẹp nhựa. Tóm tắt, kết luận viên và thư học viên - Bản chiếu 27,28,29 - AP1.4 - Máy tính, máy chiếu 4. Yếu tố 50 nguy cơ, dấu hiệu sớm và phương pháp sàng lọc 4 bệnh ung thư phổ biến 16
  17. Thời Phương Phương Hoạt động Hoạt động của Nội dung gian pháp tiện của học Phản hồi giảng viên (phút) dạy học dạy-học viên 4. 1. Khái Thảo luận - Bảng - Cho các nhóm nhỏ - Thảo luận - Giải niệm và 15 nhóm nhỏ trắng thảo luận về khái nhóm và thích, nguyên tắc rì rầm - Giấy A0 niệm và nguyên tắc trình bày bình luận sàng lọc sàng lọc phát hiện của giảng - Bút dạ - Trao đổi phát hiện sớm ung thư. bổ sung ý viên và sớm bệnh - Bản - Đề nghị từng kiến. học viên ung thư. chiếu nhóm trình bày, - Sự tham 30,31,32 - Lắng nhóm khác theo dõi, nghe, quan gia và kết bổ sung sát quả thảo - Tóm tắt và thống luận của nhất các ý kiến. HV. 4.2. Yếu - Động - Hỏi: “Anh chị có tố nguy não - Giấy A0, thể liệt kê các bệnh - Suy nghĩ - Sự cơ, các bút dạ, ung thư phổ biến?”. và trả lời tham gia dấu hiệu - Thảo băng dính, - Hỏi học viên về câu hỏi. và kết sớm và 35 kéo. Chương trình mục quả thảo phương luận nhóm tiêu Quốc gia phòng luận của pháp sàng - Bản - Phát biểu chiều 33 chống ung thư? HV. lọc 4 bệnh Giới thiệu một số ý kiến ung thư - Trình đến 43. - Giải bày trên loại ung thư phổ thích, phổ biến - AP1.5 biến được quan tâm bảng - Thảo luận bình luận - Đề nghị các nhóm nhóm của giảng thảo luận liệt kê dấu viên và hiệu sớm của 4 loại học viên bệnh ung thư phổ - Cử người - Máy biến và phương lên viết vào tính, máy pháp sàng lọc 4 giấy Ao chiếu, tờ bệnh kể trên. trên bảng rơi về 4 - Đề nghị mỗi nhóm - Thảo luận bệnh ung luân phiên lên trình nhóm ghi thư phổ bày (các nhóm lên giấy to. biến. không trùng 1 bệnh) - Thảo luận - Tóm tắt và thống bổ sung. nhất ý kiến. 17
  18. Thời Phương Phương Hoạt động Hoạt động của Nội dung gian pháp tiện của học Phản hồi giảng viên (phút) dạy học dạy-học viên 5. Phương 25 - Động - Bảng Hỏi “Liệt kê các Suy nghĩ Giải pháp điều não nhanh trắng phương pháp điều trả lời thích, trị bệnh - Thảo - Giấy A0 trị ung thư” Đặt câu hỏi bình luận ung thư của giảng luận nhóm - Bút dạ Ghi ý kiến HV và những nhỏ rì rầm viên và việc cần - Bản Chiếu bản chiếu học viên - Thuyết 44,45 phương pháp làm trong chiếu 44 CSGN đối trình ngắn đến 54 điều trị ung thư với người Chiếu bản chiếu số bệnh ung 46 đến 52 trình bày thư khái niệm, đối tượng, nguyên tắc của CSGN Hỏi “Liệt kê các việc cần làm trong CSGN” Ghi ý kiến HV Chiếu bản chiếu số 53, 54 và phân tích 6. Thực 200 Thực hành - Giảng viên hướng Quan sát Sự tham hành cách tính dẫn mẫu và làm theo gia của chỉ số - Chiếu video clip HV. BMI và về khám vú cho cả phân tích lớp xem kế quả Tự khám vú 7. Tóm 10 Thuyết Bảng, bút - Tóm tắt lại các - Nghe Giải tắt bài trình ngắn dạ điểm chính trong - Đặt câu thích, học bài học. hỏi bình luận của giảng - Hỏi học viên còn điều gì chưa rõ. viên và học viên - Cảm ơn sự tham gia của HV. 18
  19. Phụ lục 2. Các bản chiếu Mục tiêu học tập Bài 1 Sau bài học này, học viên có khả năng Các nội dung cần truyền thông về phòng bệnh ung thư 1. Trình bày được khái niệm ung thuw, các nhóm tác nhân gây ung thư 2. Phân tích được khái niệm về phòng bệnh ung thư và các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư 3. Phân tích được các biện pháp cụ thể phòng bệnh ung thư 4. Mô tả được các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu sớm và phương pháp sàng lọc 4 bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam. 1 2 Khái niệm bệnh ung thư Khái niệm bệnh ung thư  Là bệnh lý ác tính của tế bào:  Là bệnh lý ác tính của tế bào:  Tề bào tăng trưởng không  Tế bào có khả năng di căn tới các hạch kiểm soát bạch huyết hoặc các tạng ở xa  Tế bào phát triển có xu hướng xâm lấn và lan rộng  Tế bào khi di căn có thể hình thành các  Nhân tế bào là nhân quái, nhân khối u mới chia  Được biểu hiện dưới dạng  Thường có biểu hiện mạn tính các khối u hoặc tế bào ác  Có quá trình phát triển lâu dài qua nhiều tính giai đoạn. 3 4 Khái niệm bệnh ung thư Khái niệm bệnh ung thư  Phần lớn ung thư đều có giai đoạn tiềm tàng lâu dài  Có một tỷ lệ đáng kể ung thư có thể được điều trị có kết quả tốt nếu được phát hiện  Dấu hiệu báo trước không rõ ràng. Khi bệnh sớm phát hiện đã ở giai đoạn muộn  80% ung thư có liên quan đến môi trường Vì vậy sống hàng ngày:  Lối sống thiếu khoa học,  Có thể chủ động phòng ngừa bệnh ung  Thói quen sinh hoạt: hút thuốc, uống rượu thư một cách có hiệu quả  Chế độ dinh dưỡng không hợp lý và không an  Phát hiện sớm được các bệnh ung thư để toàn. điều trị kịp thời 5 6 19
  20. Bệnh ung thư trên Thế giới và Việt Nam Bệnh ung thư trên Thế giới và Việt Nam Thế giới Thế giới Đến năm 2030: Hàng năm có khoảng:  27 triệu người mắc mới  14 triệu người mắc bệnh ung thư  17 triệu người tử vong  8,2 triệu người chết  75 triệu người mắc bệnh ung thư (Lũy tích Dự báo đến năm 2015, mỗi năm: toàn cầu  15 triệu người mới mắc bệnh ung thư Khu vực châu Á Thái Bình Dương  9 triệu người chết do ung thư, trong đó 2/3  Tỉ lệ chết do UT: 100/100.000 (Trung Quốc, là ở các nước đang phát triển Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore) 7 8 Bệnh ung thư trên Thế giới và Việt Nam Bệnh ung thư trên Thế giới và Việt Nam Tại Việt Nam  Số người mắc bệnh ung thư ngày càng tăng Mỗi năm  Hậu quả  150.000 bệnh nhân ung thư mới mắc  Là nguyên nhân số 1 đe dọa tính mạng trong  75.000 người chết vì ung thư nhóm bệnh không lây nhiễm  Nam giới:  Gánh nặng kinh tế đối với gia đình và xã hội  Ảnh hưởng tâm lý nặng nề cho người bệnh và  Hay gặp nhất là Ung thư phổi gia đình  Đứng thứ hai là ung thư dạ dày. Vì vậy  Nữ giới Việc tìm hiểu nguyên nhân, yếu tố nguy cơ để  Hay gặp nhất là Ung thư vú phòng bệnh; Phát hiện bệnh sớm để tăng hiệu quả điều trị có ý nghĩa vô cùng quan trọng  Đứng thứ hai là ung thư cổ tử cung. 9 10 Tác nhân gây ung thư Tác nhân bên trong  Yêu tố di truyền Tác nhân bên trong  Đa polip đại trực tràng  Bệnh xơ da nhiễm sắc Tác nhân bên ngoài  Yếu tố nội tiết  Sử dụng nội tiết trong một thời gian dài sau mãn kinh làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung  Giảm nội tiết tố sinh dục nam làm tăng nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến. 11 12 20
  21. Tác nhân bên ngoài Tác nhân vật lý Nhóm các tác nhân vật lý Tia cực tím Bức xạ ion hóa  Có trong ánh sáng mặt trời  Là nguồn tia phóng xạ phát ra từ các chất  Là tác nhân chủ yếu gây phóng xạ tự nhiên hoặc từ nguồn xạ nhân ung thư da tạo  Hay gặp ở những vùng da  Tia Rơn ghen, các chất phóng xạ dùng trong y hở học  Tỷ lệ ung thư hắc tố cao  Chiếm 3% trong số các trường hợp UT hơn hẳn người da màu  Hay gây ra K tuyến giáp và K bạch cầu 13 14 Tác nhân hóa học Tác nhân hóa học Thuốc lá Thuốc lá  Chứa > 200 hóa chất độc hại, 70 chất  Là tác nhân chủ yếu gây ung thư gây ung thư đường hô hấp và tiêu hóa  Là nguyên nhân của 30% các trường  Hút thuốc bị động cũng có nguy cơ hợp mắc ung thư cao bị mắc bệnh K  Là tác nhân chủ yếu gây ung thư đường “ Người hút thuốc có nguy cơ mắc và chết hô hấp và tiêu hóa do ung thư phế quản và thanh quản cao  Hút thuốc + nghiện rượu: nguy cơ mắc gấp 10 đến 30 lần so với người không tiếp K cao hơn xúc với khói thuốc” 15 16 Tác nhân hóa học Tác nhân hóa học Do chế độ ăn uống và ô nhiễm thực phẩm Do chế độ ăn uống không hợp lý  D.dưỡng đóng vai trò ~ 35 - 40%  Chế độ ăn nhiều chất mỡ động vật, ít chất  Một số bệnh K liên quan đến D.dưỡng: xơ  K tiêu hóa: thực quản, dạ dày, gan, đại  Sử dụng rượu tràng  Thừa cân béo phì  K vòm mũi họng  Gây các bệnh ung thư thực quản, ung thư dạ  K vú dày, ung thư gan, ung thư đại trực tràng, ung thư  K tuyến nội tiết vòm mũi họng, ung thư vú, ung thư tuyến nội tiết  17 18 21
  22. Tác nhân hóa học Ô nhiễm thực phẩm  Hóa chất có trong các chất bảo quản  Hóa chất nhuộm màu  Ô nhiễm do thực phẩm bị mốc và lên men  Ô nhiễm do cách chế biến thức ăn: Rán, nướng quá cháy, xông khói  Do thói quen ăn uống  Thường xuyên ăn dưa cà muối đặc biệt dưa khú  Ăn trầu với vôi 19 20 Tác nhân hóa học Ô nhiễm môi trường  Thuốc trừ sâu diệt cỏ  Chất độc màu da cam (dioxin)  Chất nhuộm tóc  Hóa chất sử dụng trong công nghiệp:  aniline, amiăng, thạch tín, benzene  Khí mù tạt 21 22 Tác nhân sinh học Tác nhân sinh học Virus Ký sinh trùng và vi khuẩn  Virus Epstein - Barr (EBV):  K vòm mũi họng, hạch lympho  Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ  Virus viêm gan B: K gan nguyên gây bệnh K phát  2 nhóm nguyên nhân quan trọng:  Virus gây u nhú ở người (Papiloma Human Virus- HPV typ 16&18): K cổ tử cung  Hút thuôcs  Virus bệnh bạch cầu ở người: K  Chế độ dinh dưỡng không hợp lý máu Vì vậy Ký sinh trùng và vi khuẩn  Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP): Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư K dạ dày là biện pháp phòng bệnh hiệu quả và kinh tế  Sán Schistosoma : K bàng quang nhất 23 24 22
  23. Phòng bệnh ung thư Các yếu tố nguy cơ Phòng bệnh ung thư là nhằm mục đích  Sử dụng thuốc lá làm giảm tỷ lệ mắc bệnh nhờ loại trừ  Chế độ ăn uống không hợp lý (ăn nhiều những yếu tố nguy cơ và làm tăng sức mỡ, ít rau, sử dụng nhiều rượu, thừa cân chống đỡ của cơ thể với tác động của béo phì ) quá trình sinh ung thư. Đối tượng của  Ô nhiễm thực phẩm phòng bệnh ung thư là một quần thể dân  Thiếu hoạt động thể chất cư hoặc từng cá thể với những lối sống,  Tiếp xúc với hóa chất độc hại và ô nhiễm thói quen, nghề nghiệp có nguy cơ riêng môi trường  Nhiễm HPV và HBV  Nhiễm bức xạ ion hóa và tia cực tím 25 26 Các biện pháp phòng bệnh Các biện pháp phòng bệnh 1. Không hút thuốc lá và nghiện rượu 4. Giảm tiếp xúc với các chất độc hại và ô nhiễm môi trường 2. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và  Giảm tiếp xúc với các chất độc hại trong nghề an toàn nghiệp - Khẩu phần ăn đầy đủ, cân đối  Giảm ô nhiễm không khí  Giảm ô nhiễm nước sinh hoạt - Duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân béo  Hạn chế chất thải phì 5. Sinh đẻ có kế hoạch và vệ sinh sinh dục - Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm  Không đẻ sớm 40 tuổi, tránh dùng thuốc 3. Tăng cường hoạt động thể chất chống thụ thai. - Luyện tập ít nhất 30 phút/ngày  Cho con bú sữa mẹ sẽ giảm được nguy cơ ung thư vú.  Quan hệ tình dục an toàn 27 28 Các biện pháp phòng bệnh Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư 6. Tiêm phòng virut gây u nhú ở người (HPV) và viêm gan B Khái niệm  Là quá trình áp dụng một biện pháp kỹ thuật để: 7. Hạn chế lạm dụng kỹ thuật y tế  Phát hiện những cá thể đang có nguy cơ phát 8. Chống nắng triển thành bệnh hoặc  Dùng mũ nón, áo dài tay hoặc che ô tránh  Đã có biểu hiện bệnh nhưng ở ở giai đoạn sớm nắng.  Làm tăng tỷ lệ chữa khỏi và giảm tỷ lệ tử vong do  Chọn loại kem chống nắng có thành phần ung thư chặn tia UVA và UVB  Áp dụng trên những người có yếu tố nguy cơ, tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư  Không nên phơi nắng trực tiếp từ 10 giờ  Đạt hiệu quả khi tổ chức được hệ thống theo dõi và sáng đến 4 giờ chiều điều trị cho đối tượng được sàng lọc 29 30 23
  24. Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh cần sàng lọc: Tiêu chuẩn lựa chọn test sàng lọc: 1. Là bệnh phổ biến khi đó sàng lọc có tác dụng làm  Test sàng lọc phải có tác dụng tìm ra những giảm tỷ lệ tử vong ví dụ bệnh cao huyết áp. dấu hiệu sớm của bệnh ung thư, 2. Bệnh sàng lọc phải có giai đoạn tiền lâm sàng kéo dài ví dụ: Ung thư vú, cao huyết áp  Test đó phải thực sự dễ sử dụng và không 3. Khả năng điều trị giai đoạn sớm có kết quả, ví dụ: gây phiền toái, không gây nguy hiểm trong Ung thư cổ tử cung được điều trị sớm tiên lượng tốt quá trình sàng lọc. hơn rất nhiều so với chẩn đoán muộn. Ung thư phổi  Giá thành của test sàng lọc không quá cao giai đoạn tiền lâm sàng rất ngắn sàng lọc không có ý nghĩa. 4. Có test sàng lọc 31 32 Sàng lọc, phát hiện sớm K vú Sàng lọc, phát hiện sớm K vú  Yếu tố nguy cơ  Biểu hiện bệnh  Tiền sử gia đình  Khối u ở vú  Tuổi > 35.  Thay đổi da trên vị trí khối u  Không có con  Thay đổi hình dạng núm vú  Chảy dịch đầu vú  Có kinh nguyệt sớm  Đau vùng vú  Mãn kinh muộn: sau 50 tuổi.  Hạch nách sưng to  Có bệnh lành tính ở vú Bệnh nhân có thể có một hay nhiều dấu hiệu nói trên  Có khẩu phần ăn nhiều mỡ động vật.  Sàng lọc  Tự khám vú  Dùng nhiều nội tiết nữ  Khám vú tại cơ sở y tế chuyên khoa  Chụp Xquang tuyến vú 33 34 Sàng lọc, phát hiện sớm K cổ tử cung Sàng lọc, phát hiện sớm K cổ tử cung K cổ tử cung  Yếu tố nguy cơ   Có quan hệ tình dục sớm Biểu hiện bệnh  Quan hệ tình dục với nhiều người  Chảy máu khi quan hệ tình dục  Sinh nhiều con  Chảy máu âm đạo bất thường  Viêm cổ tử cung mạn tính  Đau bụng, tăng khi quan hệ tình dục  Nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục  Tiết dịch âm đạo nhiều (Khí hư)  Nhiễm virus gây u nhú ở người (HPV), Herpes Bệnh nhân có thể có một hay nhiều dấu hiệu nói  Thường xuyên hút thuốc lá trên  Sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài trên 5 năm, suy giảm miễn dịch. 35 36 24
  25. Sàng lọc, phát hiện sớm K cổ tử cung  Sàng lọc  Khám phụ khoa định kỳ, thực hiện các nghiệm pháp acid acetic và lugol  Xét nghiệm tế bào học âm đạo  Soi cổ tử cung và sinh thiết  Địa chỉ khám  TW: BV phụ sản TW  Tỉnh/thành phố: Bệnh viện sản nhi, Bệnh viện đa khoa, Trung tâm chăm sóc SKSS  Huyện, xã: Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế dự phòng, Trạm y tế xã (Khám phụ khoa, thực hiện một số nghiệm pháp, nghi ngờ chuyển tuyến trên ) 37 38 Sàng lọc, phát hiện sớm K đại - trực tràng Sàng lọc, phát hiện sớm K đại - trực tràng  Sàng lọc  Yếu tố nguy cơ  Khám trực tràng định kỳ bằng tay 1 năm/1 lần  Chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ  Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân  Có người thân đã bị K đại trực tràng;  Soi toàn bộ đại tràng  Bệnh viêm nhiễm đại trực tràng lâu ngày  Polip đại trực tràng  Địa chỉ khám  Biểu hiện bệnh  TW: BV Việt Đức, Bạch Mai, 108, 103  Đau bụng bất thường  Tỉnh: BVĐK tỉnh  Thay đổi thói quen đi ngoài (táo bón hoặc tiêu chảy)  Huyện: BVĐK huyện  Đi ngoài ra máu, có cảm giác mót rặn sau khi đi ngoài  Thay đổi hình dáng phân: Phân mỏng, dẹt như lá lúa 39 40 Sàng lọc, phát hiện sớm K khoang miệng Sàng lọc, phát hiện sớm K khoang miệng  Biểu hiện bệnh  Yếu tố nguy cơ  Thay đổi màu sắc bất thường ở niêm mạc miệng  Uống rượu, hút thuốc lá, ăn trầu  Vết thương ở khoang miệng khó liền  Bị các bệnh khoang miệng như: bạch sản, hồng  Hay chảy máu ở khoang miệng sản, viêm nấm candida quá sản mạn tính, các  Có những vết loét, nốt sùi ở khoang miệng vết loét do sang chấn liên tục kéo dài  Mất cảm giác khoang miệng, khó nói, nuốt  Thiếu máu ác tính  Vệ sinh răng miệng kém  Sàng lọc   Khám chuyên khoa 1 năm/lần  Địa chỉ sàng lọc: BV Việt Đức, BV Tai mũi họng TW, 108, 103 , các BVĐK tỉnh, BVĐK huyện 41 42 25
  26. Một số dấu hiệu nghi ngờ cần đi khám ngay để phát hiện sớm ung thư Điều trị bệnh K 1. Ho kéo dài có thể là triệu chứng sớm của ung thư phế quản. 2. Xuất huyết, tiết dịch bất thường: chảy máu bất thường âm đạo báo hiệu ung  Phát hiện càng sớm điều trị càng hiệu quả thư cổ tử cung, ỉa máu nhày mũi báo hiệu ung thư đại trực tràng, chảy dịch  Nguyên tắc bất thường đầu vú báo hiệu ung thư vú.  Xác định mục đích là triệt căn hay nhằm giảm 3. Thay đổi thói quen đại tiểu tiện báo hiệu ung thư đại trực tràng, ung thư tiết nhẹ triệu chứng. niệu.  Tùy từng cá thể khác nhau (loại UT, giai đoạn 4. Rối loạn tiêu hoá kéo dài là triệu chứng sớm của ung thư đường tiêu hóa. bệnh, loại mô bệnh học, tình trạng sức khỏe ) 5. Đau đầu ù tai 1 bên báo hiệu ung thư vũm mũi họng. mà có phác đồ phù hợp. 6. Nói khó báo động ung thư thanh quản, nuốt khó báo động ung thư thực  Có thể áp dụng một hay nhiều phương pháp quản. (ngoại khoa, xạ trị, nội khoa ) tùy mức độ lan 7. Nổi u cục cứng phát triển nhanh báo hiệu ung thư vú, ung thư phần mềm. rộng của bệnh 8. Vết loét dai dẳng khó liền báo hiệu ung thư hắc tố.  Cần chăm sóc tâm lý, phục hồi chức năng 9. Nổi hạch bất thường, cứng, ít đau báo hiệu hạch ác tính. 43 44 Điều trị bệnh K (tt) Chăm sóc giảm nhẹ  Khái niệm chăm sóc giảm nhẹ (CSGN)  Các phương pháp  Là các biện pháp nhằm cải thiện chất  Phẫu thuật . lượng cuộc sống cho người bệnh bằng  Xạ trị cách phòng ngừa, phát hiện sớm, điều trị đau và các triệu chứng thực thể, các vấn  Hóa trị đề tâm lý và tinh thần  Dùng nội tiết  Áp dụng ngay từ khi chẩn đoán bệnh cho  Điều trị miễn dịch đến cuối đời  Điều trị trúng đích  Khác 45 46 Chăm sóc giảm nhẹ (tt) Chăm sóc giảm nhẹ (tt)  Các nguyên tắc về CSGN  Các nguyên tắc về CSGN  Được áp dụng cho tất cả những người mắc bệnh  Không cô ý làm thúc đẩy hoặc trì hoãn cái chết đe doạ tính mạng trong đó có bệnh ung thư. của người bệnh.  Giúp cho người bệnh thoát khỏi cơn đau và các  Lấy người bệnh là trung tâm, lồng gh p chăm sóc triệu chứng kho chịu khác. các vấn đê chuyên môn để cải thiện sức khỏe,  Tăng cường tuân thủ điều trị và làm giảm các tác tâm lý và tinh thần dụng phụ của thuốc.  Hỗ trợ người bệnh sớm được tiếp cận với các  Khẳng định chất lượng cuộc sống, coi cái chết là phương pháp điều trị đặc hiệu một quá trình tất yếu.  Hỗ trợ về tinh thần cho người bệnh giúp họ hiểu tốt hơn vê các diễn biến bệnh, các biến chứng va tác dụng phu trong quá trình điều trị. 47 48 26
  27. Chăm sóc giảm nhẹ (tt) Chăm sóc giảm nhẹ (tt)  Các nguyên tắc về CSGN  Những người tham gia chăm sóc giảm  Cô gắng giúp người bệnh có một cuộc sống tích nhẹ cực, độc lập một cách tối đa cho đến khi cuối đời  Bác sĩ điều trị: Bác sỹ tại bệnh viện, bác sỹ gia  Hỗ trợ kỹ năng và kiến thức tự chăm sóc của đình người bệnh và gia đình.  Bác sĩ tâm lý, chuyên viên tâm lý  Hỗ trợ giúp gia đình người bệnh giải quyết với  Điều dưỡng tại bệnh viện, tại nhà những khó khăn, kê cả khi người bệnh qua đời.  Nhân viên được huấn luyện, tình nguyện viên  Người nhà bệnh nhân  Khác 49 50 Chăm sóc giảm nhẹ (tt) Chăm sóc giảm nhẹ (tt)  Khi nào chăm sóc giảm nhẹ  Chăm sóc giảm nhẹ được cung cấp ở  Từ khi chẩn đoán: giúp bệnh nhân tiếp cận và lên đâu kế hoạch càng sớm càng tốt.  Bệnh viện: điều trị triệu chứng, đặc biệt đau nặng,  Xuyên suốt quá trình bệnh cùng với điều trị đặc không đáp ứng với điều trị thông thường. hiệu (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị ) giúp giảm nhẹ  Phòng khám ngoại trú: Kê đơn, tái khám,đào tạo triệu chứng, tác dụng phụ, thúc đẩy sự tuân thủ, hỗ trợ tâm lý xã hội cho gia đình và bệnh nhân nâng cao hiệu quả điều trị.  Chăm sóc tại nhà: Bác sĩ, điều dưỡng hỗ trợ các  Khi điều trị đặc hiệu kém thích hợp, kém hiệu quả, thành viên trong gia đình định kỳ, làm việc có kế không khả thi. hoạch.  Khi bệnh nhân qua đời (chăm sóc và điều trị tâm lý, hỗ trợ tinh thần cho người thân và gia đình). 51 52 Chăm sóc giảm nhẹ (tt) Chăm sóc giảm nhẹ (tt)  Chăm sóc giảm nhẹ như thế nào   Thông báo tin bệnh và diễn tiến bệnh cho người Chăm sóc giảm nhẹ như thế nào nhà  Điều trị các triệu chứng gây ra bởi tác dụng phụ  Lập kế hoạch chăm sóc theo từng bước tương của điều trị đặc hiệu ứng các giai đoạn bệnh cho đến sau khi bệnh  Kiểm soát cơn đau nhân mất.  Kiểm soát cơn khó thở  Điều trị suy nhược, nâng cao thể trạng  Vệ sinh thân thể, chăm sóc loét- hoại tử  Điều trị các rối loạn tâm lý: trầm cảm, lo âu, mất  Chăm sóc thân nhân sau khi bệnh nhân mất. ngủ 53 54 27
  28. Phụ lục 3. Danh mục áp phích AP 1.1 KHÁI NIỆM VỀ UNG THƯ - Là bệnh lý ác tính của tế bào - Tế bào phát triển có xu hướng xâm lấn và lan rộng - Nhân tế bào là nhân quái, nhân chia - Được biểu hiện dưới dạng các khối u hoặc tế bào ác tính AP 1.2 CÁC TÁC NHẤN GÂY BỆNH UNG THƯ 1. Tác nhân bên trong . Di truyền . Nội tiết 2. Tác nhân bên ngoài . Nhóm các tác nhân vật lý : Bức xạ ion hóa và tia cực tím . Nhóm các tác nhân hóa học: Thuốc lá, chế độ ăn uống không hợp lý và ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm môi trường . Nhóm các tác nhân sinh học: Virut, vi khuẩn. 28
  29. AP 1.3 CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ . Hút thuốc lá . Chế độ ăn uống không hợp lý (ăn nhiều mỡ, ít rau, sử dụng nhiều rượu, thừa cân béo phì ) . Ô nhiễm thực phẩm . Thiếu hoạt động thể chất . Tiếp xúc với hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường . Nhiễm HPV và HBV . Nhiễm bức xạ ion hóa và tia cực tím AP 1.4 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH 1. Không thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia 2. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và an toàn . Duy trì cân nặng lý tưởng . Thực hành dinh dưỡng hợp lý . Biết cách lựa chọn thực phẩm 3. Tăng cường hoạt động thể chất 4. Giảm tiếp xúc với hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường . Chất độc hại trong nghề nghiệp . Ô nhiễm không khí . Ô nhiễm nước . Hạn chế chất thải 5. Tiêm chủng phòng ngừa lây nhiễm HPV và viêm gan B 6. Nhiễm bức xạ ion hóa và tia cực tím . Chống lạm dụng điều trị y tế . Chống nắng 29
  30. AP 1.5 MỘT SỐ DẤU HIỆU NGHI NGỜ 1. Ho kéo dài có thể là triệu chứng sớm của ung thư phế quản. 2. Xuất huyết, tiết dịch bất thường: chảy máu bất thường âm đạo báo hiệu ung thư cổ tử cung, ỉa máu nhày mũi báo hiệu ung thư đại trực tràng, chảy dịch bất thường đầu vú báo hiệu ung thư vú. 3. Thay đổi thói quen đại tiểu tiện báo hiệu ung thư đại trực tràng, ung thư tiết niệu. 4. Rối loạn tiêu hoá kéo dài là triệu chứng sớm của ung thư đường tiêu hóa. 5. Đau đầu ù tai 1 bên báo hiệu ung thư vòm mũi họng. 6. Nói khó báo động ung thư thanh quản, nuốt khó báo động ung thư thực quản. 7. Nổi u cục cứng phát triển nhanh báo hiệu ung thư vú, ung thư phần mềm. 8. Vết loét dai dẳng khó liền báo hiệu ung thư hắc tố. 9. Nổi hạch bất thường, cứng, ít đau báo hiệu hạch ác tính 30
  31. TỰ LƯỢNG GIÁ Trả lời ngắn (Điền vào chỗ trống) các câu từ 1 đến 21 Câu 1: Ung thư là (A) không được kiểm soát và . (B) lan rộng của tế bào. Ung thư là một bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân gây ung thư thì tế bào tăng sinh một cách vô hạn, không tuân theo các cơ chế kiểm soát về mặt phát triển của cơ thể (Theo Tổ chức Y tế Thế giới). Câu 2: Trong bệnh ung thư, các tế bào sinh sôi thành một khối có thể nhìn thấy trực tiếp hoặc qua các phương tiện hỗ trợ hoặc có thể sờ thấy, được gọi là (A). Đa số bệnh ung thư có khối u, tuy nhiên không phải bệnh ung thư nào cũng hình thành khối u. Các bệnh bạch cầu (ung thư máu hay bệnh máu trắng) thường không tạo khối u vì các .(B) ác tính sinh sôi và lưu hành trong dòng máu. Câu 3: Bệnh ung thư biểu hiện dưới dạng các khối u hoặc tế bào ác tính. Khác với các khối u lành tính (chỉ phát triển tại chỗ), các khối u ác tính .(A) vào các tổ chức xung quanh. Các tế bào ác tính có khả năng . (B) tới các hạch bạch huyết hoặc các tạng ở xa, hình thành các khối u mới, tiếp tục xâm lấn, phá hủy các bộ phận của cơ thể và dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Câu 4: Nhiều bệnh ung thư có thể ngăn ngừa bằng cách tránh (A) với các yếu tố .(B), chẳng hạn như khói thuốc lá, một số hóa chất độc hại. Câu 5: Anh/chị hãy cho biết 3 nhóm tác nhân gây bệnh ung thư là gì? A. Nhóm các tác nhân vật lý B. C. Nhóm tác nhân sinh học Câu 6: Kể 2 tác nhân vật lý có thể gây ung thư: A B Câu 7: Các tác nhân hóa học có thể gây ung thư được sinh ra do A. B. Ăn uống không hợp lý C. Sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm D. Tiếp xúc với hóa chất độc hại E Câu 8: Kể 2 tác nhân sinh học có thể gây ung thư: A . B. Ký sinh trùng và vi khuẩn. Câu 9. Phòng bệnh ung thư là nhằm mục đích làm (A) mắc bệnh nhờ loại 31
  32. trừ những (B) và làm tăng sức chống đỡ của cơ thể với tác động của quá trình sinh ung thư. Đối tượng của phòng bệnh ung thư là một quần thể dân cư hoặc từng cá thể với những lối sống, thói quen, nghề nghiệp có nguy cơ riêng. Câu 10: Sàng lọc ung thư là quá trình áp dụng (A)để phát hiện những cá thể đang có (B) phát triển thành bệnh, hoặc đã có biểu hiện bệnh tiềm ẩn ở giai đoạn tiền lâm sàng hoặc một bệnh ở thời kỳ sớm trong một cộng đồng mà bệnh đó chưa biểu hiện những triệu chứng lâm sàng dễ thấy. Câu 11: Mục tiêu của sàng lọc là phát hiện những dấu hiệu tiền ung thư, trong trường hợp tìm ra những đối tượng có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư thì phải tiếp tục theo dõi, (A) và (B) nếu cần. Câu 12 . Kể tên 2 bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ Việt Nam (A) (B) Câu 13: Ung thư vú là một trong những bệnh có tiên lượng tốt. Bệnh được chữa khỏi nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Việc áp dụng các phương pháp (A) thường xuyên, khám lâm sàng và chụp tuyến vú hàng loạt có giá trị lớn trong (B) và phát hiện sớm bệnh từ đó làm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư vú. Câu 14: Kể các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú A. Tiền sử gia đình: có người bị ung thư vú (bà, mẹ, chị gái, em gái) thì nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao gấp 9 lần ở những người bình thường. B. Tuổi: >35. C. Có kinh nguyệt sớm: dưới 12 tuổi, mãn kinh muộn >50. D. . E. Ít vận động F. Uống rượu, ăn nhiều mỡ động vật. G. Béo phì, béo sau mãn kinh H. Dùng quá nhiều estrogen, uống thuốc tránh thai kéo dài; I. Câu 15: 3 biện pháp sàng lọc K vú là A. Tự khám vú B. C. Câu 16 : Các yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung là nhiễm ,(A) quan hệ tình dục sớm, sinh đẻ nhiều và dùng thuốc tránh thai (B) Câu 17 : Các biện pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung A. Khám phụ khoa định kỳ, thực hiện các nghiệm pháp acid acetic và lugol B. C. Soi cổ tử cung và sinh thiết 32
  33. Câu 18: Các yếu tố nguy cơ gây ung thư đại trực tràng là A. B. Có người thân đã bị K đại trực tràng; C. D. Polip đại trực tràng Câu 19: 3 phương pháp sàng lọc K đại trực tràng A. Khám trực tràng định kỳ bằng tay 1 năm/1 lần B. Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân C. Câu 20. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư A. B. Xạ trị C. D. Dùng nội tiết E. Điều trị miễn dịch F. Điều trị trúng đích Câu 21 Chăm sóc giảm nhẹ là các biện pháp nhằm (A) chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh bằng cách phòng ngừa, phát hiện sớm, .(B) và các triệu chứng thực thể, (C) và tinh thần mà bệnh nhân và gia đình họ phải chịu đựng. Hãy đánh dấu  vào cột Đ nếu câu đúng và vào cột S nếu câu sai từ câu số 22 đến câu số 36: Biện pháp phòng bệnh ung thư là Đ S 22. Không hút thuốc lá 23. Sử dụng khẩu phần ăn hợp lý, tránh thừa cân béo phì 24. Nên ăn các món chiên rán vì cung cấp nhiều năng lượng. 25. Ăn nhiều rau và hoa quả, đảm bảo 300g/ngày 26. Có thể uống rượu bia miễn là không bị say 27. Thường xuyên luyện tập thể thao ít nhất 30 phút/ngày 28. Tiêm vacxin dự phòng lây nhiễm virut HPV và viêm gan B 33
  34. 29. Sử dụng kem chống nắng và các phương tiện bảo vệ khi phải làm việc ngoài trời nắng Những việc làm của chăm sóc giảm nhẹ Đ S 30. Không cần thiết thông báo tin bệnh và diễn tiến bệnh cho người nhà 31. Lập kế hoạch chăm sóc 32. Điều trị suy nhược, nâng cao thể trạng 33. Điều trị các rối loạn tâm lý: trầm cảm, lo âu, mất ngủ 34. Kiểm soát cơn đau 35. Kiểm soát cơn khó thở 36.Vệ sinh thân thể, chăm sóc loét- hoại tử 34
  35. ĐÁP ÁN Câu 1. (A) Sự tăng trưởng; (B) Sự xâm lấn Câu 2. (A) Khối u; (B) Tế bào máu Câu 3. (A) Xâm lấn; (B) Di căn Câu 4. (A) tiếp xúc; (B) Nguy cơ cao Câu 5. (B) Tác nhân hóa học Câu 6. (A) Bức xạ ion hóa; (B) Tia cực tím Câu 7. (A) Hút thuốc lá; (E) Ô nhiễm môi trường Câu 8. (A) Virut; Câu 9. (A) Giảm tỷ lệ; (B) Yếu tố nguy cơ Câu 10. (A) Một biện pháp kỹ thuật; (B) Nguy cơ Câu 11 (A) Chẩn đoán; (B) Điều trị Câu 12 . (A) K vú; (B) K cổ tử cung Câu 13. (A) Tự khám vú; (B) Sàng lọc Câu 14. (D) Tiền sử bị các bệnh tại vú: bệnh xơ tuyến vú không được điều trị. (I) Tiếp xúc với tia phóng xạ: Phụ nữ phải điều trị tia xạ tại vùng ngực khi còn trẻ Câu 15. (B) Khám vú tại cơ sở y tế chuyên khoa (D) Chụp Xquang tuyến vú Câu 16. (A): virus HPV: (D): kéo dài Câu 17. (B) Xét nghiệm tế bào học âm đạo Câu 18 (A): Chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ (C): Bệnh viêm loét đại trực tràng lâu ngày Câu 19. (C): Soi toàn bộ đại tràng Câu 20. (A) Phẫu thuật (C) Hóa trị Câu 21. (A). Cải thiện; (B). Điều trị đau; (C). Các vấn đề tâm lý Câu 22Đ, 23Đ, 24S, 25Đ, 26S. 27Đ. 28Đ, 29Đ, 30S, 31Đ, 32Đ, 33Đ, 34Đ, 35Đ, 36Đ. 35
  36. BÀI 2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI PHÒNG CHỐNG UNG THƯ PHẦN I. CHUẨN BỊ CHO BÀI HỌC Những việc giảng viên cần chuẩn bị cho bài học: - Nghiên cứu trước nội dung lý thuyết bài 2 “Một số khái niệm cơ bản về truyền thông thay đổi hành vi phòng chống ung thư” trong cuốn tài liệu “Truyền thông phòng chống ung thư” phát cho học viên. - Chuẩn bị một kế hoạch bài giảng chi tiết đáp ứng mục tiêu bài học. Thực hiện đầy đủ các hoạt động của giảng viên và học viên theo kế hoạch bài giảng (Phụ lục 1). - Chuẩn bị nội dung bài giảng trên máy tính bằng phần mềm trình chiếu Powerpoint với 23 bản chiếu được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 22 (Phụ lục 2). - Chuẩn bị các tờ giấy áp phích khổ to AP2.1 và AP2.2 đã viết tóm tắt những điểm mấu chốt của bài học (Phụ lục 3) - Chuẩn bị các tờ phát tay 2.1 và 2.2 (Phụ lục 4) - Chuẩn bị phòng học cho khoảng 25-30 học viên, đủ bàn ghế, đảm bảo diện tích để phân nhóm. Sắp xếp bàn ghế phù hợp (hình chữ U hoặc nhóm học tập). - Chuẩn bị phương tiện học tập gồm: Bảng trắng, bút dạ 2 màu (đen/xanh và đỏ), giấy A4, A0, bìa màu, băng dính, bộ bìa ghi 5 bước thay đổi hành vi (ghi tên mỗi bước vào 1 tấm bìa khổ A5; số bộ bìa bằng số nhóm học viên trong lớp; để tránh nhầm lẫn nên để mỗi bộ một màu). - Trước buổi học, giảng viên cần kiểm tra bài giảng trên máy tính, sự kết nối máy tính với máy chiếu và vị trí treo các tờ áp phích. PHẦN II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động 1. Giới thiệu bài học và mục tiêu học tập Thời gian dự kiến: 5 phút - Giảng viên giới thiệu tên bài học (bản chiếu số 1). - Giảng viên chiếu bản chiếu số 2 và mời một học viên trong lớp đọc to mục tiêu bài học cho cả lớp nghe. Hỏi học viên có bàn luận, ý kiến gì đối với mục tiêu bài học. Giải thích 36
  37. những điểm học viên chưa rõ. Hoạt động 2. Khái niệm về thông tin, tuyên truyền, truyền thông, truyền thông thay đổi hành vi trong phòng chống ung thư. Thời gian dự kiến: 30 phút - Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0, bút dạ xanh/đen và bút đỏ. Yêu cầu các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký và người trình bày. - Giảng viên nêu câu hỏi: “Thế nào là thông tin? Tuyên truyền? Truyền thông? Truyền thông thay đổi hành vi?”. Ghi câu hỏi lên bảng và quy định thời gian thảo luận nhóm là 15 phút. - Mời đại diện các nhóm lên trình bày. Khi một người trình bày, yêu cầu các học viên khác lắng nghe và hỏi lại những điểm chưa rõ. - Giảng viên dùng bút đỏ gạch chân những từ khóa quan trọng, trùng lặp trong kết quả thảo luận của các nhóm. Chiếu bản chiếu số 3,4,5,6 và trình bày các khái niệm thông tin, tuyên truyền, truyền thông, truyền thông thay đổi hành vi, giáo dục sức khỏe. Giải thích các khái niệm này trong hoạt động phòng chống ung thư. Treo áp phích 2.1 trên tường để học viên có thể dễ dàng nhớ được các khái niệm này. Hoạt động 3. Giới thiệu mô hình truyền thông Thời gian dự kiến: 30 phút - Giảng viên chiếu bản chiếu số 7, 8 về quá trình truyền thông. Nhấn mạnh quá trình này gồm 2 hoạt động chính gửi thông điệp và phản hồi từ người nhận thông điệp. - Chiếu bản chiếu 9,10,11,12,13,14,15 và phân tích kỹ các thành phần của mô hình: Nguồn truyền, thông điệp, kênh, người nhận, phản hồi, nhiễu. Trong quá trình giới thiệu, giảng viên đặt các câu hỏi để học viên suy nghĩ trả lời, ví dụ: Nguồn truyền trong truyền thông phòng chống ung thư có thể là ai? Cơ quan/tổ chức nào? Để tăng hiệu quả truyền thông thì nguồn truyền cần đáp ứng những yêu cầu gì? Có mấy phương pháp truyền thông? Mỗi phương pháp có những ưu điểm, hạn chế gì? Hay yêu cầu học viên liệt kê các đối tượng truyền thông (đối tượng đích, đối tượng liên quan, đối tượng quan trọng) trong truyền thông phòng chống ung thư? Hoạt động 4. Trò chơi truyền tin Thời gian dự kiến: 20 phút - Giảng viên giới thiệu luật chơi: Những người tham gia trò chơi sẽ đứng thành hàng ngang. Giảng viên sẽ nói thầm vào tai người đầu tiên một lần một thông điệp nào đó 37
  38. đồng thời cho người này được đọc thông điệp ghi trên giấy. Người này lắng nghe, đọc và không được hỏi lại; sau đó nói thầm vào tai người thứ 2. Người thứ 2 lắng nghe, không hỏi lại, sau đó nói thầm vào tai người thứ 3. Cứ thế cho đến người cuối cùng. - Đề nghị 5-6 học viên tình nguyện tham gia trò chơi và bắt đầu trò chơi. Kết thúc trò chơi, yêu cầu người cuối cùng sẽ nói to cho cả lớp thông điệp mà họ nghe được so sánh với thông điệp ban đầu được ghi trên giấy. - Yêu cầu cả lớp rút ra ý nghĩa của trò chơi. - Treo áp phích 2.2. “Đừng chỉ nói một chiều” lên bảng và nhấn mạnh tầm quan trọng của thông tin phản hồi. Hoạt động 5. Khái niệm hành vi và hành vi sức khỏe Thời gian dự kiến: 20 phút - Giảng viên nêu câu hỏi: Hành vi là gì? Mời 2-3 học viên trả lời. Chiếu bản chiếu 16 và trình bày khái niệm hành vi và các thành phần của hành vi. - Hỏi học viên: Từ khái niệm hành vi như vậy, anh/chị hiểu thế nào là hành vi sức khỏe? Mời 2- 3 học viên trả lời. Chiếu bản chiếu 17 và trình bày khái niệm hành vi sức khỏe. - Yêu cầu học viên liệt kê các hành vi có lợi cho sức khỏe và các hành vi có hại cho sức khỏe liên quan đến phòng, chống ung thư. Hoạt động 6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mong đợi Thời gian dự kiến: 20 phút - Giảng viên nêu câu hỏi: Hành vi của mỗi con người chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? - Ghi các ý kiến của học viên lên bảng và hỏi lại những điểm chưa rõ. - Chiếu bản chiếu 19 và trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi: yếu tố cá nhân; các quan hệ cá nhân, yếu tố cộng đồng; môi trường làm việc, học tập; môi trường chính sách, xã hội. Đối chiếu với các câu trả lời của học viên. - Phân tích những yếu tố này trên một hành vi cụ thể liên quan đến phòng, chống ung thư. Hoạt động 7. Quá trình thay đổi hành vi Thời gian dự kiến: 30 phút - Giảng viên phát cho mỗi nhóm một bộ bìa các bước thay đổi hành vi và đề nghị các nhóm thảo luận, sắp xếp và dán các tấm bìa đó theo trình tự các bước thay đổi hành vi lên giấy A0. - Yêu cầu các nhóm treo/dán kết quả thảo luận lên bảng. So sánh kết quả của các nhóm và 38
  39. mời các nhóm giải thích lý do vì sao lại sắp xếp như vậy. - Điều chỉnh kết quả của 1 nhóm cho đúng và lưu kết quả lại trên tường trong suốt khóa học để học viên có thể quan sát và nhớ được bài. - Chiếu bản chiếu 20 và phân tích các bước thay đổi hành vi, lưu ý về nhiệm vụ của người làm truyền thông để giúp đối tượng chuyển đổi hành vi. Hoạt động 8. Những khó khăn/rào cản trong quá trình thay đổi hành vi Thời gian dự kiến: 40 phút - Giảng viên yêu cầu học viên liệt kê các rào cản khiến người dân không thay đổi hành vi. Ghi ý kiến của học viên lên bảng, gợi ý nếu học viên lúng túng. Gợi ý để học viên sắp xếp các rào cản theo các nhóm: rào cản từ phía cá nhân và nhóm; rào cản từ dịch vụ y tế, truyền thông; rào cản về chính sách. - Phát tờ phát tay 2.2 và đề nghị học viên thảo luận theo nhóm để tìm ra các rào cản trong quá trình thay đổi hành vi liên quan đến phòng chống ung thư Dành thời gian 15 phút để các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập. Mời đại diện các nhóm lên trình bày - Giảng viên tóm tắt những điểm chính trong phần trình bày của học viên. Chiếu bản chiếu 21, 22 và giải thích. Hoạt động 9. Tóm tắt bài học Thời gian dự kiến: 10 phút Giảng viên yêu cầu học viên nhắc lại những điểm chính của bài học. Bổ sung và giải thích các thắc mắc của học viên (nếu có). PHẦN III. NHỮNG KINH NGHIỆM VÀ GỢI Ý - Đây là bài tổng quan chung về truyền thông, những kiến thức trong bài sẽ áp dụng xuyên suốt các bài còn lại của khóa học. Việc hiểu một cách rõ ràng các khái niệm sẽ giúp học viên lựa chọn hoạt động can thiệp, thực hành tốt các hình thức truyền thông trực tiếp. - Một số khái niệm trong bài học khá quen thuộc, học viên có thể đã được học hoặc đọc trong các tài liệu đã có trước đây. Vì vậy, việc hệ thống lại các khái niệm này nên dựa trên việc khai thác kinh nghiệm của các học viên. Để làm tốt việc này, giảng viên cần chuẩn bị những câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, lôi cuốn học viên tham gia trao đổi, thảo luận. Đặc biệt, cần dẫn dắt để học viên gắn các khái niệm vào các hoạt động cụ thể trong truyền thông phòng, chống ung thư. 39
  40. - Giảng viên cần linh hoạt dẫn dắt. Tùy vào tình hình thực tế của lớp học mà có thể đi từ các nội dung cụ thể tổng hợp thành khái niệm chung hoặc từ những vấn đề chung chung áp dụng phân tích cho từng tình huống cụ thể. PHẦN IV. PHỤ LỤC Phụ lục 1. Kế hoạch dạy – học Mục tiêu học tập Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: 1. Giải thích được các khái niệm thông tin, tuyên truyền, truyền thông, truyền thông thay đổi hành vi và giáo dục sức khỏe trong phòng chống ung thư. 2. Phân tích được các bước của quá trình TĐHV và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của đối tượng. 3. Phân tích được những khó khăn/rào cản trong quá trình thay đổi hành vi về phòng, chống ung thư. Kế hoạch bài giảng Thời Phương Hoạt động Phương tiện Hoạt động của Nội dung gian pháp của học Phản hồi giảng dạy giảng viên (phút) dạy học viên 1. Giới 5 Thuyết Máy tính, Thuyết trình ngắn Đọc mục HV thống thiệu bài trình ngắn máy chiếu tiêu nhất phần học và mục mục tiêu Bản chiếu số Góp ý/hỏi tiêu bài học 1 (tên bài) và để làm rõ số 2 (mục mục tiêu tiêu bài học) 40
  41. Thời Phương Hoạt động Phương tiện Hoạt động của Nội dung gian pháp của học Phản hồi giảng dạy giảng viên (phút) dạy học viên 2. Khái 30 Thảo luận Giấy Ao Nêu câu hỏi thảo Thảo luận HV phân niệm về nhóm Bút dạ, băng luận nhóm. theo nhóm. biệt được thông tin, dính. Mời các nhóm Trình bày điểm tuyên khác biệt AP 2.1 trình bày kết quả truyền, thảo luận của 1 số truyền Bản chiếu số Tóm tắt phần thảo khái thông, 3,4,5,6 luận của các nhóm Hỏi lại niệm. những TTTĐHV Thuyết trình ngắn và GDSK về các khái niệm, điểm chưa nhấn mạnh điểm rõ khác nhau giữa các khái niệm. 3. Giới 15 Động não Bản chiếu số Chiếu giới thiệu Suy nghĩ Sự tham thiệu mô 7,8,9,10,11, mô hình truyền trả lời câu gia của Thuyết hình truyền 12,13,14,15 thông. hỏi HV trình ngắn thông Đặt câu hỏi để Liên hệ với phân tích sâu các TT phòng cấu phần của mô chống ung hình thư 4. Trò chơi 10 Trò chơi Bảng Giới thiệu luật Lắng nghe Sự tham truyền tin Bút dạ chơi và đề nghị 5- Tham gia gia của 6 HV tham gia. HV AP 2.2 trò chơi và Yêu cầu HV thực tuân thủ hiện trò chơi theo luật chơi luật. Thảo luận Hỏi HV về ý rút ra ý nghĩa của trò chơi. nghĩa. 41
  42. Thời Phương Hoạt động Phương tiện Hoạt động của Nội dung gian pháp của học Phản hồi giảng dạy giảng viên (phút) dạy học viên 5. Hành vi 15 Động não Bảng Nêu câu hỏi yêu Suy nghĩ Sự tham và hành vi cầu HV trả lời. và trả lời gia của Thuyết Bút dạ, sức khỏe câu hỏi. HV. trình ngắn Trình bày khái Băng dính, niệm đơn hành vi, Kết quả kéo. các cấu phần của liệt kê Bản chiếu số hành vi, khái niệm các HV 16,17,18 hành vi sức khỏe có lợi, có hại liên Đề nghị HV liệt quan đến kê các hành vi có PCUT lợi, có hại liên quan đến phòng chống ung thư. 6. Các yếu 15 Động não Bảng Nêu câu hỏi yêu Suy nghĩ Sự tham tố ảnh cầu HV trả lời. và trả lời gia của Thuyết Bút dạ, hưởng đến câu hỏi. HV trình ngắn Tóm tắt câu trả lời hành vi Bản chiếu số của HV. mong đợi 19 Chiếu và giải AP 2.3 thích bản chiếu 19 Treo áp phích 2.3 và giải thích. 42
  43. Thời Phương Hoạt động Phương tiện Hoạt động của Nội dung gian pháp của học Phản hồi giảng dạy giảng viên (phút) dạy học viên 7. Quá 20 Thảo luận Bộ bìa các Yêu cầu các nhóm Thảo luận Kết quả trình thay nhóm bước TĐHV thảo luận sắp xếp các bước sắp xếp đổi hành vi các bước TĐHV TĐHV và các bước Băng dính theo trình tự. trình bày. TĐHV Giấy A0 Giải thích các Bản chiếu số bước TĐHV và 20 những việc TTV TPT 2.1 hỗ trợ để quá trình thay đổi diễn ra Phát TPT 2.1 8. Những 30 Động não Bút dạ Yêu cầu HV liệt Suy nghĩ Kết quả khó kê các rào cản và trả lời thảo luận Bảng khăn/rào khiến người dân câu hỏi. nhóm của cản trong không TĐHV. HV TTTĐHV Yêu cầu HV thảo Thảo luận Giấy A0 về phòng luận theo nhóm Thảo luận nhóm chống ung TPT 2.2 theo TPT 2.2 bài tập thư Mời các nhóm lên nhóm và Bản chiếu số trình bày trình bày 21, 22 Thuyết trình ngắn về các rào cản, giải pháp 9. Tóm tắt 10 Thuyết Yêu cầu HV tóm Trả lời tóm Sự tham bài học trình ngắn tắt lại các điểm tắt gia của chính của bài học. HV. Giải thích những điểm HV chưa rõ. 43
  44. Phụ lục 2. Các bản chiếu Mục tiêu học tập BÀI 2 Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: 1. Giải thích được khái niệm thông tin, tuyên truyền, truyền thông, truyền MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN thông thay đổi hành vi và giáo dục sức khỏe trong phòng chống ung VỀ TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI thư. 2. Phân tích được các bước của quá trình TĐHV và một số yếu tố ảnh PHÒNG CHỐNG UNG THƯ hưởng đến hành vi. 3. Phân tích được những khó khăn/rào cản trong quá trình thay đổi hành vi về phòng, chống ung thư. 1 2 Thông tin Tuyên truyền • Là những tin tức thông điệp được cá nhân, tổ chức phổ biến thông qua • Là việc đưa các thông tin lặp đi, lặp lại nhiều lần, dưới nhiều hình sách, báo, ti vi, đài phát thanh gửi đến người nhận mà không quan thức khác nhau trong một thời gian nhất định nhằm thuyết phục tâm đến phản ứng của họ. đối tượng chấp nhận những ý tưởng, quan điểm hoặc một hành vi nào đó. • Đặc trưng của tuyên truyền cũng là tính một chiều. Khác với thông tin, tuyên truyền luôn nhằm đạt được một mục đích nào đó. Nguồn tin Người nhận 3 4 Truyền thông Truyền thông thay đổi hành vi • Truyền thông là quá trình chia sẻ trao đổi thông tin giữa • Truyền thông TĐHV là biện pháp tiếp cận truyền thông ở nhiều cấp độ người truyền với người nhận nhằm đạt được sự hiểu nhằm thúc đẩy và duy trì việc thay đổi hành vi làm giảm nguy cơ nào đó biết nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của đối cho mỗi cá nhân và cộng đồng thông qua các thông điệp phù hợp, các kênh đa dạng. tượng. • Truyền thông TĐHV còn là sự kết hợp đồng bộ giữa các hoạt động truyền thông với việc cung cấp dịch vụ y tế. Đây là một quá trình nhằm tăng cường và duy trì những thay đổi tích cực về hành vi của các cá nhân và cộng đồng. Nguån tin Ng•êi nhËn 5 6 44
  45. Quá trình truyền thông Mô hình truyền thông Ng•êi • Quá trình truyền thông gồm hai hoạt động cơ bản đó là: Th«ng Kªnh Ng•êi truyÒn nhËn hoạt động truyền/gửi thông điệp tới đối tượng và hoạt ®iÖp động phản hồi từ đối tượng đến nguồn phát/người truyền. NhiÔu HiÖu qu¶ Ph¶n håi 7 8 Nguồn truyền Người nhận/ Đối tượng truyền thông • Đối tượng đích (đối tượng ưu tiên 1): là những đối tượng mà chúng ta muốn tác động để họ thay đổi hành vi. • Đối tượng liên quan (đối tượng ưu tiên 2): Là những người có ảnh hưởng • Là cá nhân, nhóm, cơ quan/ tổ chức trực tiếp đến sự thay đổi hành vi của đối tượng đích. • Đòi hỏi phải có: Kiến thức, kỹ năng • Đối tượng quan trọng: là những nhà lãnh đạo chính quyền, cộng đồng, tôn giáo những người có thể ra các quyết định để ủng hộ, giúp đỡ, tạo môi trường thuận lợi để sự thay đổi hành vi của đối tượng đích diễn ra. 9 10 Thông điệp Kênh, phương pháp truyền thông • Truyền thông trực tiếp: là truyền thông mặt đối mặt (Face to Face) Thông điệp truyền thông là những nội dung truyền thông cơ bản như nói chuyện, tư vấn, thảo luận nhóm, hội họp được trình bày ngắn gọn, súc tích, thuyết phục về một vấn đề nào • Truyền thông gián tiếp (truyền thông đại chúng): là truyền thông đó mà người truyền muốn chuyển tới người nhận nhằm thu hút đối qua những phương tiện như loa, đài phát thanh, đài truyền hình, tượng, kêu gọi đối tượng hành động theo mục tiêu truyền thông. các tài liệu in ấn như báo, tạp chí, áp phích, tranh quảng cáo, internet 11 12 45
  46. So sánh TT trực tiếp và TT gián tiếp Đặc điểm TT gián tiếp TT trực tiếp Phản hồi Thời gian chuyển tải Nhanh Chậm Khả năng bao phủ Rộng Hẹp • Phản hồi là những thông tin, ý kiến từ phía đối tượng nhận tin được Độ chính xác Cao Dễ sai lệch chuyển đến chủ thể phát tin. • Thông tin phản hồi có thể thu nhận: Khả năng lựa chọn đối tượng Khó Dễ – Một cách trực tiếp từ đối tượng nhận tin/đối tượng đích hay từ những Khả năng giải thích Khó Dễ người có liên quan Phản hồi Khó/ chậm Nhanh – Thông qua các kỹ năng quan sát, lắng nghe của người truyền tin Tác động truyền thông Nâng cao nhận thức, thay Thay đổi thái độ, hành – Thông qua các hoạt động giám sát, đánh giá hiệu quả truyền thông đổi thái độ, có thể thay đổi vi. bằng các kỹ thuật khác nhau HV 13 14 Nhiễu Khái niệm hành vi • Hành vi là những ứng xử hàng ngày của một cá nhân đối với một sự • Nhiễu là những yếu tố không mong muốn tác động đến quá trình vật, hiện tượng, một ý kiến hay một quan điểm. truyền thông. • Hành vi được hình thành và phát triển, biến đổi theo ảnh hưởng của • Nhiễu có thể là tiếng ồn, môi trường quá nóng, quá lạnh hoặc sự các yếu tố sinh thái, môi trường, xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị. xuất hiện của những người, việc, sự việc ảnh hưởng đến quá trình truyền thông hoặc là yếu tố ngôn ngữ làm cho thông điệp khó hiểu hoặc việc đưa thông tin liên tục, quá nhiều, không liên quan đến nội dung truyền thông HÀNH VI = KIẾN THỨC + THÁI ĐỘ + NIỀM TIN + THỰC HÀNH (Behaviour) (Knowledge) (Attitude) (Belief) (Practice) 15 16 Hành vi sức khoẻ (tiếp) Khái niệm hành vi sức khoẻ Hành vi có lợi Hành vi có hại Chọn thực phẩm an toàn Hút thuốc lá • Hành vi sức khoẻ là những thói quen, việc làm hàng ngày ảnh hưởng Tập thể dục hàng ngày Uống rượu tốt hoặc xấu đến sức khoẻ. Khám sức khỏe định kỳ Ăn thực phẩm bị mốc • Hành vi sức khoẻ chịu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái, môi Tiêm chủng phòng HPV Ăn nhiều đồ chiên, nướng trường, xã hội, văn hoá, kinh tế, chính trị. Tự khám vú Quan hệ tình dục bữa bãi 18 17 46
  47. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mong đợi Các bước thay đổi hành vi YẾU TỐ CÁ NHÂN Nhiệm vụ của TTV CHẤP NHẬN/TỪ CHỐI 12. Nêu các biện pháp hỗ trợ. YẾU TỐ CÁC QUAN HỆ 11. Bàn bạc các quyết định. CỘNG ĐỒNG CÁ NHÂN 10. Giúp tổng kết kinh nghiệm. HÀNH VI LÀM THỬ + ĐÁNH GIÁ 9. Cung cấp các nguồn lực cần thiết. 8. Giúp giải quyết các khó khăn. ĐẶT MỤC ĐÍCH THAY ĐỔI 7. Giúp phương pháp làm thử, đánh giá. PHÁP LUẬT, MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC, CHÍNH SÁCH, 6. Nêu gương người tốt, việc tốt. XÃ HỘI HỌC TẬP 5. Khuyến khích, động viên. QUAN TÂM ĐẾN HÀNH VI MỚI 4. Bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng. 19 3. Cung cấp tông tin cơ bản. NHẬN RA HÀNH VI CÓ HẠI 2. Giải thích/ phân tích lợi hại. 1. Tìm hiểu đối tượng đã biết đã làm gì. 20 Rào cản thay đổi hành vi liên quan đến phòng, chống ung thư Rào cản thay đổi hành vi liên quan đến phòng, chống ung thư (2) • Rào cản từ phía cá nhân và nhóm – Nhận thức sai – Thiếu kiến thức • Rào cản từ hệ thống – Thiếu kỹ năng – Dịch vụ y tế: Thiếu trang thiết bị, việc chẩn đoán sớm bệnh còn hạn chế; trình độ CBYT tuyến cơ sở – Thiếu nguồn lực – Chính sách chưa phù hợp 22 23 47
  48. Phụ lục 3. Danh mục áp phích AP 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM Thông tin: Là những tin tức thông điệp được cá nhân, tổ chức phổ biến thông qua sách, báo, ti vi, đài phát thanh gửi đến người nhận mà không quan tâm đến phản ứng của họ Thông tin NGUỒN TIN NGƯỜI NHẬN Tuyên truyền: Là việc đưa các thông tin lặp đi, lặp lại nhiều lần, dưới nhiều hình thức khác nhau trong một thời gian nhất định nhằm thuyết phục đối tượng chấp nhận những ý tưởng, quan điểm hoặc một hành vi nào đó. Truyền thông: là quá trình chia sẻ trao đổi thông tin giữa người truyền với người nhận nhằm đạt được sự hiểu biết nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của đối tượng. Thông tin/thông điệp NGƯỜI NHẬN NGUỒN TIN Đáp ứng (Thông tin phản hồi) Truyền thông TĐHV: Truyền thông TĐHV là biện pháp tiếp cận truyền thông ở nhiều cấp độ nhằm thúc đẩy và duy trì việc thay đổi hành vi làm giảm nguy cơ nào đó cho mỗi cá nhân và cộng đồng thông qua các thông điệp phù hợp, các kênh đa dạng.
  49. AP2.2. Đừng chỉ nói một chiều 49
  50. Phụ lục 4. Các tờ phát tay TỜ PHÁT TAY 2.1 50
  51. TỜ PHÁT TAY 2.2 BÀI TẬP NHÓM LỢI ÍCH, KHÓ KHĂN/RÀO CẢN KHI THỰC HIỆN HÀNH VI MONG ĐỢI VÀ GIẢI PHÁP Khó khăn của đối tượng Đối tượng Hành vi Lợi ích của hành vi Giải pháp khắc phục đích khi thực hiện hành vi đích mong đợi mong đợi khó khăn mong đợi 51
  52. TỰ LƯỢNG GIÁ Hãy đánh dấu  vào cột Đ nếu câu đúng, vào cột S nếu câu sai từ câu số 1 đến câu số 8: Nội dung Đ S 1. Thông tin là quá trình chuyển các tin tức, thông điệp đến người nhận và phản hồi lại người phát thông tin. 2.Truyền thông trực tiếp có ưu điểm là dễ nhận được phản hồi của đối tượng truyền thông để kịp điều chỉnh 3. Truyền thông gián tiếp có độ bao phủ rộng và ít tốn công sức 4. Truyền thông gián tiếp nhanh chóng nhận được thông tin phản hồi từ đối tượng đích. 5. Hành vi sức khỏe là những thói quen, việc làm hàng ngày ảnh hưởng tốt hoặc xấu tới sức khỏe. 6. Việc lựa chọn phương pháp truyền thông cần dựa trên việc phân tích đối tượng truyền thông. 7. Chỉ cần cung cấp thông tin là đủ để đối tượng đích hiểu về hành vi có hại và họ sẽ thay đổi. 8. Để đối tượng đích thay đổi hành vi có lợi cần phối hợp hiệu quả các phương pháp truyền thông. Trả lời ngắn các câu hỏi từ câu 9 đến câu 12: Câu 9. Hành vi là sự biểu hiện của tất cả các hợp phần: A. Kiến thức B. Thái độ C. D. Thực hành Câu 10. Truyền thông thay đổi hành vi trong phòng, chống ung thư thúc đẩy đối tượng trong cộng đồng loại bỏ các (A) và tăng cường (B) như ăn uống hợp lý, giảm tiếp xúc yếu tố nguy cơ như môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại Câu 11. 5 bước của quá trình thay đổi hành vi: A. Bước 1. Nhận ra hành vi có hại B. Bước 2
  53. C. Bước 3 D. Bước 4 E. Bước 5. Duy trì/từ chối Câu 12. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mong đợi A. Yếu tố cá nhân B. Các quan hệ cá nhân C. D. Môi trường làm việc, học tập E ĐÁP ÁN Câu 1S, 2Đ, 3Đ, 4S, 5Đ, 6Đ, 7S, 8Đ Câu 9. C. Niềm tin Câu 10. A. Hành vi có hại B. Hành vi có lợi Câu 11. B. Bước 2: Quan tâm đến hành vi mới C. Bước 3: Đặt mục đích thay đổi D. Bước 4: Làm thử + đánh giá Câu 12. C: Yếu tố cộng đồng E: Chính sách, pháp luật, xã hội 53
  54. BÀI 3 CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG TRUYỀN THÔNG TRỰC TIẾP PHẦN I. CHUẨN BỊ CHO BÀI DẠY - HỌC Những công việc giảng viên cần chuẩn bị: - Nghiên cứu trước nội dung lý thuyết bài 3 “Các hình thức truyền thông trực tiếp tại cộng đồng” trong cuốn tài liệu “Truyền thông phòng chống ung thư”phát cho học viên. - Chuẩn bị một kế hoạch bài giảng chi tiết đáp ứng mục tiêu bài học. Thực hiện đầy đủ các hoạt động của giảng viên và học viên theo kế hoạch bài giảng (Phụ lục 1). - Chuẩn bị nội dung bài giảng trên máy tính bằng phần mềm trình chiếu Powerpoint với 36 bản chiếu được đánh số từ 1 đến 36 (Phụ lục 2). - Chuẩn bị các tờ giấy áp phích khổ to đã viết tóm tắt những điểm mấu chốt của bài học. được đánh số theo thứ tự từ AP1 đến AP7 (Phụ lục 3) - Chuẩn bị phòng học cho khoảng 25-30 học viên, đủ bàn ghế, đảm bảo diện tích để phân nhóm. Sắp xếp bàn ghế phù hợp (hình chữ U hoặc nhóm học tập). - Chuẩn bị phương tiện học tập gồm: Bảng trắng, bút dạ 2 màu (đen/xanh và đỏ), giấy A4, A0, bìa màu, băng dính. - Trước buổi học, giảng viên cần kiểm tra bài giảng trên máy tính, sự kết nối máy chiếu với máy tính và vị trí treo các áp phích. - Kết quả thảo luận nhóm được treo trên tường cùng với áp phích để giúp học viên nhớ nội dung bài học. PHẦN II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động 1. Giới thiệu tên bài học và mục tiêu bài học Thời gian dự kiến: 5 phút Giảng viên chiếu bản số 1 và giới thiệu tên bài học. Tiếp tục chiếu bản số 2 và mời một học viên đọc mục tiêu cho cả lớp nghe. Giải thích nếu học viên chưa hiểu các mục tiêu bài học. Hoạt động 2. Hướng dẫn phần khái niệm truyền thông trực tiếp và các kỹ năng cơ bản trong truyền thông trực tiếp 54
  55. Thời gian dự kiến: 10 phút - Giảng viên chiếu bản chiếu số 3 và thuyết trình về khái niệm về truyền thông trực tiếp - Phát thẻ màu cho học viên, mỗi học viên viết 1 kỹ năng và dán thẻ mầu lên bảng. Học viên quan sát và cùng giảng viên sắp xếp các tấm thẻ thành nhóm các kỹ năng cơ bản: giao tiếp không lời, đặt câu hỏi, lắng nghe, quan sát, trình bày và động viên khuyến khích. Giảng viên tổng hợp và chiếu bản chiếu số 4. Hoạt động 3. Hướng dẫn kỹ năng làm quen Thời gian dự kiến: 25 phút - Hoạt động 3.1. Khái niệm, mục đích làm queni:5 phút . Giảng viên chiếu bản chiếu số 5 và thuyết trình ngắn về khái niệm, mục đích làm quen. - Hoạt động 3.2. Phương pháp làm quen . Giảng viên lựa chọn 2-3 học viên đóng vai để “làm quen” trong một số tình huống có sẵn. các học viên khác quan sát, góp ý. Giảng viên chiếu bản chiếu số 6 và phân tích. Treo AP3.1 lên tường. Hoạt động 4. Hướng dẫn phần kỹ năng đặt câu hỏi Thời gian dự kiến: 25 phút - Hoạt động 4.1. Khái niệm, mục đích của đặt câu hỏi: 5 phút . Giảng viên chiếu bản chiếu số 7,8 và thuyết trình ngắn về khái niệm, mục đích làm quen. - Hoạt động 4.2. Hướng dẫn phương pháp đặt câu hỏi: 20 phút . Hướng dẫn cả lớp tham gia trò chơi “xì đóng” – “xì mở” để tập kỹ năng đặt câu hỏi. Chia lớp thành 2 nhóm đứng đối diện nhau. Khi một học viên của nhóm này đưa ra câu hỏi đóng thì học viên nhóm kia sẽ phải đưa ra ngay câu hỏi mở. Giảng viên nhận xét và hướng dẫn chi tiết cách đặt câu hỏi. . Giảng viên đặt câu hỏi “Theo các anh/chị” thế nào là một câu hỏi tốt? Học viên trả lời. Giảng viên ghi ý kiến học viên lên bảng, dùng bút đỏ gạch chân những từ/cụm từ then chốt. Giảng viên chiếu bản chiếu số 9,10,11 và phân tích. Treo áp phích AP3.2 lên tường. 55
  56. Hoạt động 5. Hướng dẫn kỹ năng lắng nghe Thời gian dự kiến: 25 phút - Hoạt động 5.1. Khái niệm, mục đích của việc lắng nghe:5 phút . Giảng viên chiếu bản chiếu số 12,13 và thuyết trình ngắn về khái niệm, mục đích làm quen. - Hoạt động 5.2. Hướng dẫn phương pháp lắng nghe hiệu quả:20 phút . Hướng dẫn học viên đóng vai. Trao đổi trước với 2 học viên (do giảng viên chỉ định) về tình huống đóng vai. 1 học viên đóng vai người dân đến gặp truyền thông viên để được tư vấn. Lần đóng vai thứ nhất: Người đóng vai truyền thông viên sẽ thể hiện mình không chú ý (lơ đãng, nhìn quanh, bấm điện thoại, cắt ngang lời ). Lần đóng vai thứ hai: truyền thông viên tỏ ra chăm chú (nhìn vào mắt đối tượng, mỉm cười, gật đầu, hỏi lại ). . Giảng viên yêu cầu những học viên khác quan sát và hỏi: “lần nào truyền thông viên làm tốt hơn? và tốt hơn như thế nào”. Giảng viên ghi ý kiến học viên lên bảng, dùng bút đỏ gạch chân những từ/cụm từ then chốt. Giảng viên chiếu bản chiếu số 14,15,16,17 và phân tích. Treo áp phích AP3.3 lên tường. Hoạt động 6. Hướng dẫn kỹ năng quan sát Thời gian dự kiến: 30 phút - Hoạt động 6.1. Khái niệm, mục đích và tầm quan trọng của quan sát: 5 phút . Giảng viên chiếu bản chiếu số 18,19 thuyết trình về khái niệm, mục đích và tầm quan trọng của quan sát - Hoạt động 6.2. Hướng dẫn cách quan sát: 25 phút . Giảng viên hướng dẫn trò chơi “Tìm người lãnh đạo”. Mời 02 học viên ra ngoài. Sau đó yêu cầu các học viên khác đứng thành vòng tròn. 1 học viên sẽ tình nguyện làm người lãnh đạo. “Người lãnh đạo” sẽ làm các động tác như vỗ tay, chào, giơ tay, nháy mắt Các học viên khác sẽ làm theo. Cả lớp làm thử 1- 2 lần. Sau đó mời 2 người quan sát vào. Hai người này có nhiệm vụ phải tìm ra ai là “người lãnh đạo”. . Giảng viên nêu câu hỏi: Làm thế nào để quan sát có hiệu quả và những điều cần tránh khi quan sát. Giảng viên ghi ý kiến học viên lên bảng, dùng bút đỏ gạch chân những từ/cụm từ then chốt. Giảng viên chiếu bản chiếu số 20,21 và phân tích. Treo áp phích AP3.4 lên tường. 56
  57. Hoạt động 7. Hướng dẫn kỹ năng nói, thuyết trình Thời gian dự kiến: 30 phút - Hoạt động 7.1. Khái niệm mục đích và tầm quan trọng của kỹ năng nói,thuyết trình:5 phút . Giảng viên chiếu bản chiếu số 22,23 thuyết trình về khái niệm, mục đích và tầm quan trọng của kỹ năng nói, thuyết trình - Hoạt động 7.2. Hướng dẫn phương pháp thuyết trình hiệu quả: 25 phút . Hướng dẫn học viên đóng vai. Chọn 2 học viên đóng vai truyền thông viên đến thuyết trình tại một hội thảo về “tác hại của thuốc lá”. Thời gian chuẩn bị 10 phút. Mời 2 học viên lên thuyết trình. Cả lớp quan sát và nhận xét. Giảng viên tóm tắt, chiếu bản chiếu số 24,25,26,27,28 và phân tích nhấn mạnh những điều cần tránh khi thuyết trình. Treo áp phích AP3.5 lên tường. Hoạt động 8. Hướng dẫn kỹ năng động viên Thời gian dự kiến: 25 phút - Hoạt động 8.1. Khái niệm, mục đích và tầm quan trong của kỹ năng động viên:5 phút . Giảng viên chiếu bản chiếu số 29,30 thuyết trình về khái niệm, mục đích và tầm quan trọng của kỹ năng nói, thuyết trình - Hoạt động 8.2. Phương pháp động viên hiệu quả và những điều cần tránh: 20 phút . Hướng dẫn 2 học viên đóng vai TTV. Chuẩn bị một số tình huống (Chị A tự khám vú sờ thấy một khối nhỏ 1cm đến gặp truyền thông viên; Anh B thấy đi ngoài ra máu ). Thời gian chuẩn bị 10 phút. Học viên khác quan sát góp ý. Giảng viên nhận xét, chiếu bản chiếu số 31,32 và phân tích. Treo áp phích AP3.6 lên tường. Hoạt động 9. Hướng dẫn kỹ năng giao tiếp không lời Thời gian dự kiến: 25 phút - Hoạt động 3.1. Khái niệm giao tiếp không lời:5 phút . Giảng viên chiếu bản chiếu số 33,34 và thuyết trình ngắn về khái niệm giao tiếp không lời. - Hoạt động 3.2. Tầm quan trọng của giao tiếp không lời và phương pháp giao tiếp không lời: 20 phút 57
  58. . Chia lớp thành 2 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0, bút dạ xanh/đen và bút đỏ. Yêu cầu nhóm cử nhóm trưởng, thư ký và người trình bày. . Giảng viên đặt câu hỏi và ghi lên bảng: “Tầm quan trọng của giao tiếp không lời” và “Phương pháp giao tiếp không lời hiệu quả”. Mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi. Thời gian thảo luận trong 7 phút. . Giảng viên mời từng nhóm trình bày, các học viên còn lại quan sát và đóng góp ý kiến. Dùng bút đỏ gạch chân những từ/cụm từ then chốt. Sử dụng bản chiếu số 35,36 và phân tích, giải thích. Treo áp phích AP3.1 lên tường. Hoạt động 10. Thực hành Thời gian dự kiến: 200 phút - Cho gắp thăm/thiết kế/lựa chọn tình huống, phân vai. - Làm mẫu (nếu cần), tổng hợp, nhận xét. Hoạt động 11. Tóm tắt bài học Thời gian dự kiến: 5 phút - Hỏi các học viên các nội dung chính đã học. - Tóm tắt lại các điểm chính trong bài học - Hỏi học viên còn điều gì chưa rõ và giải thích. PHẦN III. NHỮNG KINH NGHIỆM VÀ GỢI Ý Kiến thức của bài học này tập trung chủ yếu vào việc rèn luyện cho học viên các kỹ năng cơ bản trong truyền thông trực tiếp. Phần lý thuyết không phải là kiến thức mới nhưng để áp dụng hiệu quả vào thực tế thì không phải là điều dễ dàng đặc biệt là truyền thông về phòng chống ung thư. Phương pháp giảng dạy tập trung khai thác những mặt tích cực của học viên thông qua trò chơi giáo dục sức khỏe, đặt câu hỏi phát vấn và làm việc theo nhóm, từ đó bổ sung kiến thức cho các học viên và tóm tắt lại những nội dung chính cần ghi nhớ. 58
  59. PHẦN VI. PHỤ LỤC Phụ lục 1. Kế hoạch dạy – học Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này học viên có khả năng: 1. Trình bày được khái niệm, mục đích và tầm quan trọng của các kỹ năng cơ bản trong truyền thông trực tiếp. 2. Thực hành được các kỹ năng cơ bản trong truyền thông trực tiếp. Kế hoạch bài giảng Phương Thời Phương Hoạt động Hoạt động pháp Nội dung gian tiện dạy của giảng của học Phản hồi giảng (phút) học viên viên dạy 1. Giới thiệu 5 - Bảng Thuyết Giới thiệu bài - Lắng nghe Giải thích bài học và trắng trình học và mục tiêu và chia sẻ. điều chưa mục tiêu bài - Bút dạ bài học rõ của HV học - Bản chiếu số 1,2 2. Khái niệm 10 - Bìa màu; Thuyết - Trình bày khái - Lắng nghe Giải thích, và những kỹ - Băng trình niệm - Suy nghĩ bình luận năng cơ bản dính. - Phát thẻ mầu và viết vào của giảng trong truyền cho HV thẻ màu. viên và học thông trực - Bảng Phát vấn viên tiếp. trắng - Nhóm các thẻ - Dán thẻ - Bản chiếu mầu theo các kỹ mầu lên số 3,4 năng bảng. - Tóm tắt, phân - Cả lớp tích. đóng góp. 3. Kỹ năng 20 làm quen 31. Khái 5 - Bản chiếu Thuyết Trình bày khái Lắng nghe Giải thích, niệm, mục số 5, trình niệm, mục đích và hỏi bình luận đích của làm và tầm quan của giảng quen trọng của làm viên và học quen viên 3.2. Hướng 15 - Giấy A4; Trò chơi - Hướng dẫn - Tham gia Giải thích, dẫn phương - Bảng Thuyết trò chơi “làm vào trò chơi. bình luận pháp làm trắng; trình quen”: - Thảo luận của giảng quen - Hỏi học viên: và trả lời viên và học - Bút dạ viên về cách làm - Lắng nghe Bản chiếu quen số 6 - Mời các học 59
  60. AP3.1 viên trả lời và ghi tóm tắt câu trả lời lên bảng. 4. Kỹ năng 25 đặt câu hỏi 4.1. Khái 5 - Bản chiếu Thuyết Trình bày khái Lắng nghe Giải thích, niệm, mục số 7,8 trình niệm, mục đích và hỏi bình luận đích của đặt và tầm quan của giảng câu trọng đặt câu viên và học hỏi viên 4.2. Hướng 20 - Giấy A4; Trò chơi - Hướng dẫn - Tham gia Giải thích, dẫn phương - Bảng Thuyết trò chơi “Xì vào trò chơi. bình luận pháp đặt câu trắng; trình đóng-xì mở”: - - Thảo luận của giảng hỏi Hỏi học viên: và trả lời viên và học - Bút dạ như thế nào là viên Bản chiếu một câu hỏi - Lắng nghe số 9,10,11. tốt?. AP3.2 - Mời các học viên trả lời và ghi tóm tắt câu trả lời lên bảng. - Chiếu bản chiếu 9,10,11 và trình bày. 5. Kỹ năng 25 lắng nghe 5.1. Khái 5 - Bản chiếu Thuyết Trình bày khái Lắng nghe - Giải thích, niệm, mục 12,13 trình niệm, mục đích và hỏi bình luận đích lắng và tầm quan của giảng nghe. trọng lắng nghe viên và học viên 5.2. Hướng 20 - Bảng Đóng vai - Hướng dẫn - Đóng vai - Sự tham dẫn phương trắng, Thuyết đóng vai - Quan sát, gia và kết pháp lắng - Bút dạ, trình - Yêu cầu suy nghĩ, trả quả thảo nghe hiệu luận của - Bản chiếu những HV quan lời câu hỏi. quả học viên. 14,15,16, sát và trả lời - Lắng nghe 17. câu hỏi và hỏi lại - Giải thích, bình luận - AP 3.3 - Ghi tóm tắt những điểm câu trả lời lên chưa rõ. của giảng bảng. viên và học viên - Chiếu bản chiếu 14,15,16 và trình bày. 6. Kỹ năng 30 quan sát 60
  61. 6.1. Khái 5 - Bản chiếu Thuyết - Trình bày khái - Lắng nghe Giải thích, niệm, mục 18,19. trình niệm, mục đích - Đặt câu bình luận đích và tầm và tầm quan hỏi và thảo của giảng quan trọng trọng quan sát luận viên và học của quan sát viên 6.2. Phương 25 - Bảng Trò chơi - Hướng dẫn trò - Tham gia Giải thích, pháp quan sát trắng, Thuyết chơi “Tìm trò chơi bình luận hiệu quả và - Bút dạ, trình người lãnh đạo” - Rút ra ý của giảng những điều - Hỏi HV về ý nghĩa củ trò viên và học cần tránh khi - Bản chiếu viên 20,21. nghĩa của trò chơi quan sát chơi - AP 3.4 - Chiếu bản chiếu số 20.21 và phân tích 7. Kỹ năng 30 nói, thuyết trình 7.1. Khái 5 - Bản chiếu Thuyết Trình bày khái Lắng nghe Giải thích, niệm, mục 22,23 trình niệm, mục đích và ghi chép bình luận đích và tầm và tầm quan của giảng quan trọng trọng của nói, viên và học của nói, thuyết trình viên thuyết trình 7.2. Phương 25 - Bản chiếu Đóng vai - Nêu tình - Đóng vai Sự tham gia pháp thuyết số 24, huống đóng vai – Quan sát, của học viên trình hiệu 25,26,27,28 - Nhận xét đóng góp ý quả và những - AP3.5 kiến điều cần - Đặt câu hỏi tránh khi nói, - Tóm tắt ý - Trả lời thuyết trình chính, chiếu bản chiếu số 25 đến 28 và phân tích 8. Kỹ năng 25 động viên 8.1. Khái 5 Giấy A4. Thuyết Thuyết trình Lắng nghe - Giải thích, niệm , mục - Bảng trình ngắn về khái và hỏi bình luận đích và tầm trắng niệm, mục đích của giảng quan trọng và tầm quan viên và học của động - Bút dạ trọng của động viên viên - Bản chiếu viên 29,30 8.2. Phương 20 - Bảng Đóng vai - Nêu tình - Chia - Sự tham pháp động trắng huống nhóm, bắt gia của học 61
  62. viên hiệu quả - Bút dạ Thuyết - Nhận xét, tóm thăm lựa viên và những trình tắt và nhấn chọn tình - Giải thích, điều cần - Bản chiếu huống, đóng 31, 32 mạnh sự quan bình luận tránh trong của và vai của giảng - AP3.6 những điều cần - Quan sát, viên và học tránh của kỹ góp ý viên năng động viên 9. Kỹ năng 25 giao tiếp không lời 9.1 Khái 5 - Bản chiếu Trò chơi - Hướng dẫn trò - Hai học Giải thích, niệm kỹ năng số 33,34 Thuyết chơi. viên làm bình luận giao tiếp trình - Chiếu bản mẫu. của giảng không lời. chiếu số 33,34 - Cả lớp viên và học viên về khái niệm quan sát và giao tiếp không nhận xét. lời. - Suy nghĩ, trả lời câu hỏi. 9.2. Tầm 20 Giấy Ao Thảo luận - Chia 2 nhóm Các nhóm quan trọng Bút dạ nhóm - Đặt câu hỏi thảo luận của giao tiếp Cử đại diện Bảng trắng Thuyết thảo luận cho không lời và trình mỗi nhóm lên trình bày phương pháp Bản chiếu giao tiếp số 35,36 - Nhận xét và không lời chiếu bản chiếu hiệu quả AP3.7 số35,36, phân tích 10. Thực 200 -Bảng, bút, Thực hành - Cho gắp - Thực hành - Sự tham hành các phương đóng vai thăm/thiết theo hướng gia của học tiện, tài liệu kế/lựa chọn tình dẫn. viên TT huống, phân vai - Giải thích, - Các tình - Làm mẫu (nếu bình luận huống đóng cần), tổng hợp, của giảng vai nhận xét viên và học viên 11. Tóm tắt 5 Bảng trắng Hồi tưởng - Hỏi các HV - Động não bài học Bút dạ Thuyết các nội dung nhớ lại bài chính đã học. trình ngăn - Lắng nghe - Tóm tắt lại các - Đặt câu điểm chính hỏi trong bài học. - Hỏi HV còn điều gì chưa rõ và giải thích. 62
  63. Phụ lục 2. Các bản chiếu Bài 3 Mục tiêu bài học CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN Sau khi học xong bài này học viên có khả TRONG TRUYỀN THÔNG TRỰC TIẾP năng:  . Hiểu được khái niệm cơ bản của truyền thông trực tiếp.  . Biết kỹ năng cơ bản và thực hành được các kỹ năng cơ bản trong truyền thông trực tiếp. 1 2 7 kỹ năng cơ bản trong truyền thông trực tiếp Khái niệm truyền thông trực tiếp  Kỹ năng làm quen  Kỹ năng đặt câu hỏi  Truyền thông trực tiếp là quá trình trao đổi  Kỹ năng lắng nghe thông tin hoặc cảm xúc một cách trực tiếp  Kỹ năng quan sát giữa người làm truyền thông với đối tượng  Kỹ năng thuyết trình (trình bày) hoặc giữa người làm truyền thông với một nhóm đối tượng thông qua các giao tiếp  Kỹ năng động viên không lời hoặc có lời.  Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ không lời 3 4 Kỹ năng làm quen Kỹ năng làm quen Chào hỏi . Chào hỏi là một bước rất quan trọng trong kỹ năng  Là một kỹ năng giao tiếp đối với những người lần đầu gặp nhau. giao tiếp  Nhằm xây dựng mối quan hệ giữa người làm công . Thể hiện trình độ học vấn của con người tác truyền thông với đối tượng được truyền thông. . Xưng hô phù hợp  Các bước làm quen bao gồm: Chào hỏi, giới thiệu bản thân, giới thiệu mục đích buổi truyền thông . Kết hợp giao tiếp có lời và không lời: Lời nói, cử chỉ, tư thế Giới thiệu bản thân Giới thiệu mục đích buổi truyền thông 5 6 63
  64. Kỹ năng đặt câu hỏi Mục đích Là một kỹ năng quan trọng nhằm khơi gợi, dẫn Tìm hiểu đối tượng dắt, làm sáng tỏ, giúp đối tượng bày tỏ suy nghĩ, Xác minh thông điệp nhận được từ đối tình cảm; giúp người truyền thông nhận được thông tin phản hồi chính xác hơn từ phía đối tượng. tượng có chính xác hay không Giúp hai bên có cơ hội hiểu rộng và sâu hơn về các vấn đề có liên quan. Động viên, khuyến khích đối tượng tiếp 7 tục chia sẻ thông tin. 8 Kỹ năng đặt câu hỏi Một câu hỏi tốt  Đặt câu hỏi vào thời điểm thích hợp.  Ngắn gọn.  Bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản, dễ trả lời.  Diễn đạt một ý hoặc một nội dung.  Nên đặt câu hỏi cho những người mạnh dạn trước.  Phù hợp với chủ đề truyền thông.  Phải cân nhắc xem câu hỏi có gây tổn thương cho  Tạo được sự quan tâm của đối tượng. người được hỏi không và người được hỏi có khả năng trả lời câu hỏi đó hay không.  Sử dụng ngôn ngữ thông dụng, dễ hiểu.  Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc.  Nhấn mạnh vào điểm chính.  Sử dụng các câu hỏi đóng, câu hỏi mở xen kẽ nhau một  Đòi hỏi đối tượng phải tư duy. cách phù hợp.  Kiểm tra được kiến thức, thái độ, hành vi của đối tượng. 9 10 Những điều cần tránh khi đặt câu hỏi Kỹ năng lắng nghe  Câu hỏi khó hiểu, khó trả lời.  Lắng nghe là quá trình đón nhận âm thanh, thu  Câu hỏi dài dòng, nhiều nội dung. nhận những kích thích hoặc xung động của môi  Câu hỏi soi mói, không đúng trọng tâm. trường bên ngoài và chuyển chúng tới bộ não.  Hỏi liên tục, dồn dập như kiểu “hỏi cung”.  Là quá trình làm sáng tỏ những gì nghe được,  Đặt quá nhiều câu hỏi “tại sao”. quan sát được, thu nhận và phân loại thông tin.  Lắng nghe bao gồm cả tập trung chú ý, suy ngẫm và hiểu. 11 12 64
  65. Lắng nghe hiệu quả Mục đích lắng nghe  Để tiếp nhận đầy đủ thông tin/thông điệp. Ngồi ngang tầm đối tượng, hơi nghiêng về đối tượng (cá nhân), loại bỏ vật cản giữa người truyền thông và đối  Để khuyến khích người nói tiếp tục trình bày ý tượng kiến và cảm xúc của họ. Nhìn vào mắt đối tượng  Để hiểu rõ nội dung và cảm xúc chứa đựng trong Hãy giành thời gian cho đối tượng nói với thái độ tôn trọng, thông điệp mà đối tượng gửi. cởi mở và kiên nhẫn.  Để thể hiện sự tôn trọng, đồng cảm với người Tham dự: Gật đầu, mỉm cười tán thưởng, sử dụng các nói. lời đệm đơn giản như ‘à’, ‘ừ’, ‘thế à’.v.v. “tôi hiểu”  Thu nhận thông tin phản hồi để có sự điều chỉnh Phản hồi thông điệp cho phù hợp. 13 14 Lắng nghe hiệu quả Lắng nghe hiệu quả  Thái độ tôn trọng, cởi mở và kiên nhẫn.  Thái độ tôn trọng, cởi mở và kiên nhẫn.  Lắng nghe một cách khách quan, với thái độ  Sử dụng các từ đệm như à, thế à, tôi hiểu . thoải mái. nhắc lại những điểm quan trọng để khuyến  Kết hợp lắng nghe và quan sát. khích đối tượng nói.  Giữ bí mật những điều đối tượng chia sẻ với  Lắng nghe một cách khách quan, với thái độ mình (trừ khi có sự đồng ý của họ). thoải mái.  Kết hợp lắng nghe và quan sát.  Giữ bí mật những điều đối tượng chia sẻ với 15 mình (trừ khi có sự đồng ý của họ). 16 Những điều cần tránh khi lắng nghe  Cãi lại hoặc tranh luận gay gắt với người nói. Kỹ năng quan sát  Cắt ngang lời người nói. Quan sát là kỹ năng đọc  Đưa ra nhận xét, phê phán, kết luận hay lời những ngôn ngữ không lời khuyên khi đối tượng không có yêu cầu. của người mình đang giao  Chỉ nghe những gì mà mình thích, mình lưu tâm. tiếp để có nhận thức sâu hơn về những gì đang xảy  Để quan điểm riêng của mình tác động đến việc ra ở người mình đang hiểu vấn đề mà đối tượng nói. quan sát.  Có thái độ định kiến với đối tượng (về tôn giáo, trình độ học vấn, tuổi tác ). 17 18 65
  66. Mục đích quan sát Phương pháp quan sát có hiệu quả Tế nhị, lịch sự  Giúp sơ bộ hiểu được hoàn cảnh, sức khỏe, tâm trạng, thái độ của người đang đối thoại. Bao quát, liên tục và khách quan  Thu nhận thông tin phản hồi từ đối tượng để kịp Quan sát với thái độ động viên, khích lệ thời đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Chọn vị trí quan sát và di chuyển hợp lý  Học hỏi thông qua những gì quan sát được. Cần lưu ý những thời điểm hay những vấn đề mà khi trao đổi thấy đối tượng thay đổi nét mặt, cử chỉ, thái độ hay những phản ứng đặc biệt của đối tượng. 19 20 Kỹ năng thuyết trình Những điều cần tránh khi quan sát Thái độ thờ ơ, hờ hững, thiếu tập trung Là kỹ năng cơ bản của người truyền thông để Soi mói, ánh mắt thiếu thiện cảm chuyển tải kiến thức, tình cảm của mình đến đối tượng nhằm đạt được mục tiêu truyền Bình phẩm với những ngôn ngữ (có lời hoặc thông. không lời) bất lịch sự. 21 22 Thuyết trình hiệu quả Mục đích thuyết trình Chuẩn bị trước thuyết trình . Đối tượng nghe là ai?  Để cung cấp thông tin, kiến thức cần thiết . Tìm hiểu kỹ đối tượng.  Để bày tỏ suy nghĩ, giải thích những quan niệm . Chủ đề, mục đích, mục tiêu thuyết trình? sai lầm . Nội dung và và phạm vi trình bày?  Giúp người nghe có cơ hội hiểu rộng, hiểu sâu . Thời gian trong bao lâu? vấn đề/ nội dung/ thông điệp . Thuyết trình ở đâu? . Chuẩn bị bài trình bày? . Chuẩn bị phương pháp, phương tiện, phương pháp đánh giá 23 24 66
  67. Thuyết trình hiệu quả Những việc cần làm khi thuyết trình  Nói rõ ràng, mạch lạc, logic  Nên nói các câu đơn giản, ngắn gọn Thực hiện thuyết trình  Có âm điệu, ngữ điệu phù hợp . Phần mở đầu: Cần thu hút đối tượng (bằng một câu chuyện, câu đố, đoạn clip, trò chơi )  Tập trung vào chủ đề chính . Cung cấp nội dung chính: Chọn 3-5 thông điệp chính, mỗi thông  Biết dừng đúng lúc điệp chính có khoảng 3 ý hỗ trợ . Phần kết luận: Tóm tắt thông điệp-liên hệ với phần mở đầu, nhắc  Kết hợp với ngôn ngữ không lời một cách phù hợp. lại điểm quan trọng , yêu cầu hành động, kết thúc bằng một thông  Hài hước khi có thể điệp khẳng định (nếu cần)  Nhiệt tình, quan tâm đến người nghe  Sử dụng trang phục chỉnh tề, di chuyển hợp lý. 25  Sử dụng các công cụ hỗ trợ phù hợp 26 Những điều cần tránh khi thuyết trình Những điều cần tránh  Nói quá to hoặc quá nhỏ  Nói đều đều không có ngữ điệu, không có cảm  Ngồi bắt chéo chân hoặc ngả người ra phía sau xúc trong khi nói  Dùng câu dài, ngắt câu không hợp lý  Ngồi cao hơn đối tượng  Nét mặt đăm chiêu, cau có, lạnh nhạt  Nói lan man, không trọng tâm  Nhìn chằm chằm vào một đối tượng quá lâu  Nói những điều mà mình không chắc chắn  Tỏ ra vội vã, làm việc riêng, thở dài  Không quan tâm đến thái độ của người nghe  Chỉ trỏ, đập tay xuống bàn 27 28 Mục đích động viên Kỹ năng động viên  Là khuyến khích, khích lệ đối tượng nói lên Để khuyến khích người đối thoại tiếp tục tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của họ cũng như trình bày ý kiến của mình. khuyến khích họ thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe. Để bày tỏ sự đồng cảm giữa người nói với người nghe. Có tầm quan trọng không kém giao tiếp có lời. Nó chứng tỏ rằng quá trình giao tiếp đang diễn biến theo chiều hướng tích cực 29 30 67
  68. Động viên hiệu quả Những điều cần tránh khi động viên  Tạo không khí thân mật, cởi mở.  Thờ ơ, thiếu tập trung.  Thể hiện sự đồng cảm hoặc chia sẻ với đối tượng  Động viên với thái độ xã giao hoặc làm cho qua bằng ngôn ngữ có lời hoặc không lời chuyện  Khen ngợi khi đối tượng đã làm tốt, hiểu đúng  Khen ngợi một cách quá mức.  Hỏi ý kiến của đối tượng.  Kết hợp động viên với các kỹ năng truyền thông trực tiếp khác 31 32 Kỹ năng giao tiếp không lời Mục đích  Là hình thức giao tiếp trong đó không sử  Động viên khuyến khích tạo niềm tin cho đối tượng. dụng lời nói hay chữ viết mà dùng điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nét mặt và nhiều động  Bày tỏ sự đồng cảm giữa người làm truyền thông và đối tượng. tác thân thể khác để chuyển tải thông điệp.  Tìm hiểu suy nghĩ, tình cảm, hành vi của đối tượng được chính xác va khách quan hơn 33 34 Kỹ năng giao tiếp không lời hiệu quả  Loại bỏ vật cản giữa người truyền thông và đối tượng. Kết luận  Tư thế thoải mái. Chọn vị trí ngồi và khoảng cách với đối Các kỹ năng trên có mối liên hệ mật thiết tượng phù hợp. với nhau. Vì vậy để quá trình truyền thông  Cách nhìn: Nhìn vào mắt đối tượng thể hiện sự quan tâm. Nhìn vào mỗi người 2-4 giây rồi rời mắt sang người khác. trực tiếp có hiệu quả, TTV phải biết kết  Nét mặt: Nét mặt cần thay đổi phù hợp với cử chỉ, lời nói và hợp một cách khoa học và nhuần nhuyễn tình huống giao tiếp. tất cả các kỹ năng.  Trang phục chỉnh tề, đơn giản, phù hợp với văn hóa địa phương.  Thái độ hòa nhã, thân thiện. 35 36 68
  69. Phụ lục 3. Áp phích tóm tắt một số nội dung giảng AP 3.1 KỸ NĂNG LÀM QUEN Chào hỏi - Chào hỏi là một bước rất quan trọng trong kỹ năng giao tiếp - Thể hiện trình độ học vấn của con người - Xưng hô phù hợp - Kết hợp giao tiếp có lời và không lời: Lời nói, cử chỉ, tư thế Giới thiệu bản thân Giới thiệu mục đích buổi truyền thông 69
  70. AP 3.2 KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI Nên làm - Đặt câu hỏi vào thời điểm thích hợp. - Bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản, dễ trả lời. - Nên đặt câu hỏi cho những người mạnh dạn trước. - Cân nhắc xem câu hỏi có gây tổn thương cho người được hỏi không và người được hỏi có khả năng trả lời câu hỏi đó hay không. - Ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc. - Sử dụng các câu hỏi đóng, câu hỏi mở xen kẽ Không nên - Câu hỏi khó hiểu, khó trả lời. - Câu hỏi dài dòng, nhiều nội dung. - Câu hỏi soi mói, không đúng trọng tâm. - Hỏi liên tục, dồn dập như kiểu “hỏi cung”. - Đặt quá nhiều câu hỏi “tại sao?”. 70
  71. AP 3.3 KỸ NĂNG LẮNG NGHE Nên làm - Ngồi ngang tầm - Loại bỏ vật cản . - Nhìn vào mắt đối tượng. - Hãy giành thời gian cho đối tượng nói. - Tham dự: Sử dụng các từ đệm, nhắc lại những điểm quan trọng. - Lắng nghe với thái độ tôn trọng. - Kết hợp lắng nghe, hỏi và quan sát. - Giữ bí mật. Không nên - Cãi lại hoặc tranh luận gay gắt với người nói. - Cắt ngang lời người nói. - Đưa ra nhận xét, phê phán, kết luận vội vã. - Chỉ nghe những gì mà mình thích, mình lưu tâm. - Để quan điểm riêng của mình tác động đến việc hiểu vấn đề mà đối tượng nói. - Có thái độ định kiến với đối tượng. 71
  72. AP 3.4 KỸ NĂNG QUAN SÁT Nên làm - Tế nhị, lịch sự. - Bao quát, liên tục và khách quan. - Quan sát với thái độ động viên, khích lệ. - Chọn vị trí quan sát và di chuyển hợp lý. - Lưu ý những thời điểm hay những vấn đề mà khi trao đổi thấy đối. tượng thay đổi nét mặt, cử chỉ, thái độ hay những phản ứng đặc biệt của đối tượng. Không nên - Thái độ thờ ơ, hờ hững, thiếu tập trung. - Soi mói, ánh mắt thiếu thiện cảm. - Bình phẩm với những ngôn ngữ bất lịch sự. - Có thái độ định kiến với đối tượng. 72
  73. AP 3.5 KỸ NĂNG NÓI/THUYẾT TRÌNH Nên làm - Lựa chọn chủ đề phù hợp. - Nói rõ ràng, mạch lạc, logic. - Nên nói các câu đơn giản, ngắn gọn. - Có âm điệu, ngữ điệu phù hợp. - Tập trung vào chủ đề chính. - Biết dừng đúng lúc. - Kết hợp với ngôn ngữ không lời một cách phù hợp. - Hài hước khi có thể. - Nhiệt tình, quan tâm đến người nghe. Không nên - Nói quá to hoặc quá nhỏ. - Nói đều đều không có ngữ điệu, không có cảm xúc. - Dùng câu dài, ngắt câu không hợp lý. - Nói lan man, không trọng tâm. - Nói những điều mà mình không chắc chắn. - Không quan tâm đến thái độ của người nghe. 73
  74. AP 3.6 KỸ NĂNG ĐỘNG VIÊN Nên làm - Tạo không khí thân mật, cởi mở. - Thể hiện sự đồng cảm hoặc chia sẻ với đối tượng bằng ngôn ngữ có lời hoặc không lời. - Khen ngợi khi đối tượng đã làm tốt, hiểu đúng. - Hỏi ý kiến của đối tượng. Không nên - Thờ ơ, thiếu tập trung. - Động viên với thái độ xã giao hoặc làm cho qua chuyện. - Khen ngợi một cách quá. - Không quan tâm đến thái độ của người nghe. 74
  75. AP 3.7 KỸ NĂNG GIAO TIẾP KHÔNG LỜI Nên làm - Loại bỏ vật cản giữa người truyền thông và đối tượng. - Chọn vị trí ngồi và khoảng cách với đối tượng phù hợp. - Khoảng cách phù hợp. - Nhìn vào mắt đối tượng thể hiện sự quan tâm. Nhìn vào mỗi người 2-4 giây rồi rời mắt sang người khác. - Nét mặt luôn phù hợp với cử chỉ, lời nói và tình huống giao tiếp. - Trang phục chỉnh tề, đơn giản, phù hợp - Thái độ hòa nhã, thân thiện. Không nên - Ngối bắt chéo chân hoặc ngả người ra sau hoặc ngồi cao hơn đối tượng - Nét mặt lạnh lùng, cau có. - Nhìn chằm chằm vào đối tượng quá lâu. - Tỏ ra vội vã, làm việc riêng, thở dài. - Chỉ trỏ, đập tay xuống bàn. 75
  76. TỰ LƯỢNG GIÁ Trả lời ngắn các câu hỏi từ câu 1 đến câu 9 Câu 1. Truyền thông trực tiếp là quá trình trao đổi thông tin một cách (A) giữa người làm truyền thông với đối tượng hoặc giữa người làm truyền thông với một nhóm đối tượng thông qua các (B) hoặc có lời. Câu 2. Có 8 kỹ năng thường được áp dụng trong truyền thông trực tiếp, đó là: A. Làm quen B. C .Lắng nghe D. Quan sát E . F. Kỹ năng động viên, khuyến khích G. H. Giao tiếp không lời Câu 3. Giao tiếp không lời là hình thức giao tiếp mà dùng điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, cử chỉ và nhiều cách thể hiện động tác khác nhau để giao tiếp Câu 4. Kỹ năng đặt câu hỏi là một kỹ năng nhằm (A), .(B), (C) giúp đối tượng bày tỏ suy nghĩ, tình cảm; giúp người truyền thông nhận được thông tin phản hồi chính xác hơn từ phía đối tượng. Câu 5. Có 2 dạng câu hỏi được sử dụng trong truyền thông trực tiếp là (A) và (B). Câu 6. Câu hỏi mở là câu hỏi thường dùng các từ như: Tại sao? Khi nào? Bao lâu? Như thế nào? Cái gì? Ở đâu? giúp khai thác , tìm hiều về đối tượng khi giao tiếp. Câu 7. Quan sát là kỹ năng đọc của người mình đang giao tiếp để có nhận thức sâu hơn về những gì đang xảy ra ở đối với người mình giao tiếp. Câu 8. Thuyết trình là kỹ năng cơ bản của người truyền thông để chuyển tải .(A) của mình đến đối tượng nhằm đạt được .(B) Câu 9. Mỗi bài thuyết trình thường có 3 phần A. Phần 1: Mở đầu B. Phần 2. C. Phần 3: Kết luận 76
  77. Hãy đánh dấu  vào cột Đ nếu câu đúng và vào cột S nếu câu sai từ câu số 10 đến câu số 18 Lưu ý khi đặt câu hỏi Đ S 10. Đặt câu hỏi vào thời điểm thích hợp. 11. Bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản, dễ trả lời. 12. Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, chỉ một nội dung cho một câu 13. Nên sử dụng câu hỏi đóng nhiều hơn câu hỏi mở để đối tượng dễ trả lời 14. Hỏi những câu hỏi bắt buộc, nếu còn thời gian hỏi tiếp các câu: cần hỏi, nên hỏi. Lưu ý khi quan sát Đúng Sai 15. Quan sát bao gồm cả quan sát tiện nghi trong gia đình, môi trường xã hội: Ai là bạn của họ? Ai là người có ảnh hưởng tơi họ? Họ tin vào những tập tục nào, tại sao. 16. Nguyên tắc khi quan sát cần phải tế nhị, lịch sự và chọn vị trí quan sát hợp lý 17. Khi quan sát cần tránh thái độ thờ ơ, thiếu tập trung hoặc soi mói thiếu thiện cảm. 18. Quan sát nên kết hợp bình phẩm, góp ý để đối tượng giao tiếp kịp thời chỉnh sửa. 77