Bài giảng Bacillaceae

pdf 57 trang hapham 2451
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bacillaceae", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_bacillaceae.pdf

Nội dung text: Bài giảng Bacillaceae

  1. Lời cam̉ ơn Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Bá Hiên, Trưởng bộ môn Vi sinh vật – Truyền nhiễm, Khoa Thú y, Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã dày công biên soạn bộ bài giảng này!
  2. BACILLACEAE Giống Bacillus Bacillus là một giống trực khuẩn:  Hiếu khí  có nha bào  kích thước lớn  Gram +
  3. Có môt số loài có lợi như : - B.licheniformi tiết kháng sinh bacitracin - B. polymyxa tiết polymycin - B. subtillis tiết subtilin
  4. Các bệnh tiêu biểu ở động vật do cảm nhiễm Bacillus Bệnh Bệnh nguyên Động vật cảm Bệnh trạng nhiễm Bệnh nhiệt B. anthracis Bò, cừu, dê Chứng bại thán huyết siêu cấp tính Ngựa Viêm họng cấp tính Lợn Viêm họng cấp tính, viêm ruột Bệnh thối ấu P.(B.) larvae Âu trùng ong Chứng hoại trùng ong châu mật huyết, hư tổ Mỹ Bệnh Tyzzer "B. piliformis" Động vật gậm Gan hoại tử nhấm, thỏ, dạng ổ, Viêm chó, mèo, ruột hoại tử vượn xuất huyết
  5. Bacillus anthracis  Pierre Rayer (1793-1867) and Casimir- Joseph Davaine (1812-1882) in 1850 - in the blood of anthrax infected sheep  Robert Koch (1843-1910), 1876, bacilli transmitted through air, blood and they produce spores within unfavorable conditions.  Louis Pasteur (1822-1895), 1881, vaccine prevent anthrax.
  6. II. Đặc tính sinh học 2.1. Hình thái :  Trực khuẩn to, 2đầu bằng  Kích thước 1-1,5 x 1-8µm  Băt màu gram +  Xếp chuỗi  Hình thành giáp mô trong cơ thể vật bệnh.  Hình thành nha bào chỉ ở ngoài cơ thể động vật.
  7. B.anthracis (KHV điên tử)
  8. B.anthracis
  9. Điều kiện hình thành nha bào  Đủ oxy tự do  Thiếu dinh dưỡng  Nhiệt độ từ 12 – 42 độ C  Độ ẩm thích hợp  pH trung tính hoặc hơi kiềm Điều này chỉ có khi vi khuẩn ở ngoài cơ thể động vật. Để nhuộm nha bào : Dùng phương pháp Zichl –Nielsen, Moller nha bào bắt màu đỏ,vi khuẩn màu xanh.
  10. Điều kiện hình thành giáp mô • Giáp mô có bản chất là prôtit, là polyme của glutamic. • Giáp mô chỉ hình thành trong cơ thể súc vật và trong môi trường có 20% huyết thanh. • Giáp mô là yếu tố độc lực của vi khuẩn, giúp vi khuẩn tránh được sự thực bào. • Giáp mô đề kháng cao với sự thối rữa mạnh hơn vi khuẩn, trong cấu trúc giáp mô có chứa kết tủa tố nguyên giúp cho quá trình chẩn đoán HTH. • Muốn nhuộm giáp mô: • Dùng phương pháp Hiss giáp mô màu xanh,vi khuẩn màu tím.
  11. B.anthracis (KHV điên tử)
  12. 2.2. Đặc tính nuôi cấy Vi khuẩn sống hiếu khí, dễ nuôi cấy trên môi trường thông thường, to thích hợp 37oC; pH 7,2-7,4. - Môi trường nước thịt : - Môi trường thạch thường: - Môi trường thạch máu:
  13. B .anthracis Khuẩn lạc dạng R trên thạch máu
  14. B. anthracis trong nước thịt sau 24h
  15. Đặc tính nuôi cấy  Môi trường gelatin: 28oC,1-2 ngày
  16. Vi khuẩn Nhiệt thán trên thạch máu
  17. 2.3. Đặc tính sinh hoá  Chuyển hoá đường: Lên men không sinh hơi đường glucoza, mantoza, saccaroza, manit.  Indol : -  H2S : -  MR : ±  VP : ±
  18. 2.4. Sức đề kháng  Vi khuẩn: Đề kháng kém với nhiệt độ cao, 60oC/15phút; 75oC/2 phút. - Trong xác chết thối, vi khuẩn tồn tại sau 2 ngày.  Nha bào : - Đề kháng mạnh với nhiệt độ và hoá chất - Formon 3%/2h - Nước vôi pha đặc/48h. - Trên da súc vật ngâm vôi hay muối nha bào vẫn tồn tại - Để khử trùng da ngâm formon 10%/4h30’. - Nha bào tồn tại lâu trong tự nhiên (20-35năm), đây là nguồn lây bệnh nguy hiểm.
  19. 2.5. Khả năng gây bệnh * Trong tự nhiên: Những loài động vật ăn cỏ như trâu bò, ngựa, dê, cừu, lạc đà, hươu nai rất mẫn cảm, thường bị bại huyết mà chết. -Lợn, chó ít cảm nhiễm, thường bị bệnh cục bộ ở vùng hầu họng và hạch. - Loài chim không cảm nhiễm . - Người rất cảm nhiễmvà găp 3 thể lâm sàng : - Thể da - Thể ruột - Thể phổi.
  20. Bò, trâu H’mông
  21. Dê H’mông
  22. Lơn, chó H’mông
  23.  Ở trâu bò (Triệu chứng)  Thể quá cấp tính:  Xảy ra ở đầu ổ dịch  Bệnh xuất hiện đột ngột, con vật run rẩy, má hơi sưng, thở khó mồ hôi vã ra, niêm mạc đỏ ửng, hoặc tím bầm Con vật sốt cao 40,5- 420C, nghiến răng, mắt đỏ, quay cuồng, loạng choạng rồi qụy xuống, đầu gục, lưỡi thè ra ngoài, các lỗ tự nhiên rớm máu. Con vật chết trong vài giờ. Có những con bất thần nhảy xuống nước hoặc chạy đâm bào bụi rậm mà chết.  Thể cấp tính  Vật sốt cao 400C - 410C, tim đập nhanh, lông dựng, ủ rũ, mắt đờ đẫn  Con vật bỏ ăn, mất nhu động ruột, phân đen, lẫn máu, nước tiểu lẫn máu. Thở nhanh, thở gấp, niêm mạc đỏ thẫm, có những vệt xanh tím. Mồm mũi có bọt màu hồng, lẫn máu.  Hầu, ngực, bụng thường sưng nóng, đau.  Bệnh phát sau 2 ngày, con vật vật vã, lịm dần rồi chết do ngạt thở.
  24.  Bệnh tích  Khi con vật nghi mắc bệnh nhiệt thán chết, cấm không được mổ. Chỉ mổ để khám nghiệm khi cần thiết , phải đảm bảo đủ phương tiện phòng hộ và diệt trùng tốt.  - Súc vật chết bụng trương to rất nhanh, xác chóng thối.  - Các lỗ tự nhiên chảy máu tươi, máu đen đặc và khó đông. Do con vật trương bụng, áp lực của xoang bụng lớn đẩy một phần trực tràng ra ngoài gây lòi dom.  - Các hạch lympho đều tụ máu, màu tím sẫm, sưng to nhất là hạch hầu, hạch trước vai và hạch đùi.  - Tổ chức liên kết dưới da tụ máu, thấm tương dịch màu vàng đặc biệt là ở các ung thuỷ thũng.  -Thịt tím tái có thấm máu và tương dịch.  - Phổi tụ máu nặng có màu đen. Khí quản có máu lẫn bọt.  - Lá lách sưng to gấp 2- 4 lần, tím sẫm, tổ chức lách nát nhũn như bùn.
  25. * Ở người  Người dễ mắc bệnh và hay gặp ở 3 thể : - Thể ngoài da:  Hay gặp ở công nhân lò sát sinh, thợ thuộc da, bác sỹ thú y. Vi khuẩn xâm nhập vào chỗ da tổn thương. Tại chỗ vi khuẩn xâm nhập hình thành ung loét có thuỷ thũng xung quanh, giữa ung đen do hoại tử gọi là nốt mủ ác tính. - Thể tiêu hoá:  Người mắc bệnh do ăn thịt súc vật ốm vì bệnh nhiệt thán bệnh rất nặng, nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ chết. - Thể phổi:  Hay gặp ở những người làm nghề len, xén lông cừu, chế biến lông da do hít phải nha bào. Thể này rất nặng, không chữa được.
  26. Khả năng gây bệnh
  27. BÒ BỊ CHẾT DO BỆNH NHIỆT THÁN, XÁC CHẾT CHƯƠNG TO
  28. BÒ BỊ BỆNH NHIỆT THÁN- MŨI MIỆNG CHẢY MÁU
  29. BÒ BỊ BỆNH NHIỆT THÁN- LÒI DOM, CHẢY MÁU Ở HẬU MÔN
  30. LÁCH CỦA BÒ BỊ BỆNH NHIỆT THÁN - CÓ MÁU ĐEN, NÁT, MÁU KHÓ ĐÔNG
  31. Người bị bệnh nhiệt thán, tay sưng to, ung nhiệt thán sâu, chảy nước, có bờ màu nâu sẫm
  32. Bệnh Anthrax
  33. Anthrax
  34.  Trong phòng thí nghiệm :  Chuột lang, chuột bạch và thỏ là dễ cảm nhiễm.  Tiêm dưới da chuột lang canh khuẩn hay bệnh phẩm  Sau 12h,chuột sốt, 24h mệt nhọc khó thở  Chuột chết sau 2-3 ngày. • Bệnh tích: Nơi tiêm thuỷ thũng cục bộ, có chất keo nhày giống lòng trắng trứng. Hạch lympho sưng đỏ, thuỷ thũng . Máu đen, đặc, khó đông. Lá lách sưng to, mềm, Tất cả các cơ quan tổ chức tụ máu. Bàng quang chứa đầy nước tiểu đỏ.
  35. III. Chẩn đoán vi khuẩn học Cách lấy bệnh phẩm: - Gia súc nghi mắc bệnh không được mổ - Phải tuyệt đối thận trọng không để bệnh phẩm rây rớt ra ngoài. - Gia súc sống, lấy máu ở tĩnh mạch tai - Gia súc chết thì cắt một mẩu da tai. - Cần thiết có thể lấy lách. - Bệnh phẩm lấy xong cho vào lọ kín, gửi ngay đến nơi xét nghiêm.
  36.  Nếu con vật sống thì lấy máu ở tĩnh mạch tai:  - Sát trùng bằng cồn iod 5%  - Dùng sering đâm kim vào tĩnh mạch, hút máu cho vào ống nghiệm  - Lấy máu xong, sát trùng kỹ chỗ lấy máu bằng cồn iod 5%.  Nếu con vật chết cắt lấy một mẩu da tai cho vào lọ, sát trùng hoặc đốt vết cắt.
  37.  Trường hợp cần thiết có thể lấy lách: - Dùng cồn sát trùng vùng gian sườn số 8, bên trái - Dùng dao rạch 1 đường nhỏ - Lấy panh kẹp lách, lôi ra, cắt một mẩu nhỏ cho vào lọ nút kín. - Đốt kỹ chỗ mổ hoặc dùng bông tẩm cồn iod 5% nút kín chỗ mổ.
  38.  Làm tiêu bản, nhuộm Gram tìm vi khuẩn  Nuôi cấy bệnh phẩm vào các môi trường:  Tiêm động vật thí nghiệm
  39. IV. Chẩn đoán huyết thanh học  Phản ứng kết tủa Ascoli a. Nguyên lý
  40. Giáp mô Cơ thể Kết tủa tố Kết tủa tố nguyên (KN) (KT) KN+KT
  41. *Chuẩn bị  Kháng nguyên nghi: - Nếu bệnh phẩm là lách: Nghiền nhỏ Đun sôi cách thuỷ 20 phút, pha thành nồng độ 1/10 với nước sinh lý Để nguội, ly tâm lấy nước trong. - Nếu bệnh phẩm là da, xương: đun sôi vài phút, cắt nhỏ cho vào 10 phần nước sinh lý, lọc kỹ lấy nước trong.  Kháng nguyên âm: Lấy lách của gia súc khỏe để chế kháng nguyên âm, cách làm như chế kháng nguyên nghi.  Kháng thể chuẩn: Kháng huyết thanh nhiệt thán, được chế bằng cách gây tối miễn dịch cho ngựa, rồi lấy máu, chắt lấy huyết thanh.
  42. *Tiến hành phản ứng Dùng 2 ống nghiệm nhỏ, một làm thí nghiệm và một đối chứng .  - Cho 0,5ml KN nghi vào ống thí nghiệm  - Cho 0,5ml KN âm vào ống đối chứng.  - Dùng pipet cho KT nhiệt thán vào cả 2 ống nghiệm  Mỗi ống 0,5ml bằng cách: cho đầu ống hút xuống đáy ống nghiệm rồi thả KT xuống từ từ.  Do chênh lệch tỷ trọng, KT sẽ đội KN lên trên.  Để yên 10- 15 phút rồi đọc kết quả.  + Phản ứng dương tính:  Nơi tiếp xúc giữa KN và KT xuất hiện vòng kết tủa màu trắng.  Kết luận:  Bệnh phẩm có KN nhiệt thán - con vật bị bệnh.  + Phản ứng âm tính:  Không xuất hiện vòng kết tủa, giống ống đối chứng
  43. V. Phòng bệnh 5.1. Vệ sinh phòng bệnh * Khi chưa có dịch Những vùng nhiệt thán cần :. - Tiêm phòng vacxin triệt để cho súc vật thụ cảm - Xây dựng chuồng nuôi gia súc hợp vệ sinh, luôn giữ chuồng trại sạch sẽ và định kỳ sát trùng tẩy uế. - Kiểm dịch chặt chẽ việc xuất nhập gia súc - Không mổ thịt, tiêu thụ thịt và sản phẩm của gia súc ốm, chết. - Không chăn thả súc vật gần nơi chôn xác chết vì bệnh nhiệt thán hoặc nơi mổ thịt súc vật mắc bệnh. - Cách ly theo dõi 15 ngày với gia súc mới mua về rồi mới cho nhập đàn.
  44. * Khi có dịch xảy ra:  Khi đã xác định có bệnh nhiệt thán phải công bố dịch, thi hành chặt chẽ các biện pháp chống dịch.  + Tiêm phòng ngay cho toàn đàn gia súc.  + Cách ly kịp thời gia súc mắc bệnh và nghi mắc bệnh  + Các chất thải của gia súc cách ly như thức ăn thừa, phân rác thải thu gom hàng ngày đem chôn sâu với vôi bột.  + Tuyệt đối không mổ gia súc ốm hoặc chết, không bán chạy gia súc ốm.  + Không vận chuyển gia súc qua vùng đang có dịch.
  45. + Xác của gia súc chết vì bệnh phải được chôn đúng kỹ thuật. - Đào hố hình chữ nhật dài 2m rộng 0,6m, sâu 2m. - Xếp củi đầy dưới hố, đặt xác con vật lên trên - Tưới dầu lên và đốt. Phải đốt đến khi con vật cháy hoàn toàn thành tro. - Để vôi củ hay vôi bột lên lớp tro - Lấp chặt hố lại rồi xây thành mả có biển báo "gia súc chết do bệnh nhiệt thán".
  46.  + Tiêu độc kỹ nơi ô nhiễm mầm bệnh.  - Phân, rác, chất thải của gia súc ốm và chết phải được chôn hoặc đốt.  - Phun xút 3%- 5% (NaOH) vào nền chuồng, lối đi, sân chơi nơi mổ hoặc chuồng gia súc bị chết.  - Nếu gia súc bị bệnh nhiệt thán chết trong chuồng, có thể đốt toàn bộ chuồng nuôi, đất nền chuồng phải được nạo vét một lớp dày 5cm đem chôn sâu với vôi bột hoặc xút 5%.  - Trước khi hết dịch phải làm vệ sinh tiêu độc lần cuối một cách kỹ càng.
  47. 5.2. Phòng bệnh bằng vacxin + Vacxin nha bào nhiệt thán Pasteur 2: Liều tiêm 1ml/con ,tiêm dưới da cổ cho trâu, bò dê, cừu. Miễn dịch 1 năm. + Vacxin nha bào nhiệt thán : vacxin chế từ nha bào của vi khuẩn nhiệt thán vô độc không có giáp mô . Vacxin ở dạng đông khô hoặc lỏng ,khi dùng lắc kỹ .Tiêm 1ml cho trâu, bò ngựa > 1 năm, dưới 1 năm liều 0,5 ml.Cừu, lợn, liều 0,5 ml . Miễn dịch 1 năm.
  48.  + Vacxin nhược độc nha bào nhiệt thán.  Hiện nay ở nước ta đang sử dụng loại vacxin này  - Liều tiêm 1ml/con  - Tiêm dưới da cổ cho trâu, bò, ngựa . Vacxin cho miễn dịch 1 năm .  Một năm tiêm phòng 1 lần vào tháng 3- 4 Tiêm bổ sung vào tháng 9- 10 cho những gia súc mới mua về hoặc mới sinh ra.
  49. -Vacxin được sử dụng ở vùng nhiệt thán . Thời hạn tiêm phòng quy định như sau: - Vùng có gia súc chết vì bệnh nhiệt thán ,xác đốt hoặc chôn mả gia súc xây và đổ bê tông tiêm phòng 5 năm liên tục . - Vùng có gia súc mắc bệnh nhiệt thán mà giết mổ ăn thịt tiêm phòng 10 năm liên tục . - Vùng có gia súc chết đã chôn nhưng mả chưa xây và đổ bê tông tiêm phòng 20 năm liên tục
  50. VI. Điều trị Gia súc mắc bệnh nhiệt thán, tốt nhất là giết hủy và đốt xác để tránh lây lan. Trong trường hợp cần thiết có thể tiến hành điều trị bằng : - Kháng huyết thanh - Kháng sinh Penicillin. Dùng Penicillin liều cao tiêm bắp ngày 4 lần với liệu trình 3 - 5 ngày. - Nâng cao sức đề kháng của con vật bằng vitamin B1, vitamin C và trợ tim bằng caphein.