Bài giảng Bệnh dịch tả vịt

ppt 22 trang hapham 1880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bệnh dịch tả vịt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_benh_dich_ta_vit.ppt

Nội dung text: Bài giảng Bệnh dịch tả vịt

  1. Bệnh Dịch tả vịt (Duck plague, Duck virus enteritis, Pestis anatum)
  2. Giới thiệu chung ◼ Bệnh DTV là một bệnh TN cấp tính lây lan nhanh do 1 loại VR gây nên ở vịt, ngan, ngỗng, thiên nga ◼ Đặc trưng của bệnh là thành mạch bị tổn thương, xuất huyết cơ quan, niêm mạc đường tiêu hóa bị phá hủy, bệnh tích ở các cơ quan lympho ◼ Bệnh gây thiệt hại đáng kể do tỷ lệ chết cao, giảm sản lượng trứng
  3. Lịch sử và địa dư bệnh ◼ Năm 1923, Baudet báo cáo 1 vụ dịch cấp tính gây xuất huyết xảy ra trên đàn vịt nuôi tại Hà lan – Tuy không phân lập được mầm bệnh nhưng đã xác định nguyên nhân gây bệnh do 1 loại mầm bênh qua lọc gây nên – Sau đó, nhiều ổ dịch đã ghi nhận ở Hà lan – Lúc đầu người ta tưởng là bệnh do VR tương tự như Fowl plague (influenza) gây nên ▪ Sau này Bos bằng thực nghiệm chỉ gây bệnh được trên vịt, không gây bệnh thực nghiệm được cho gà, bồ câu, thỏ, chuột lang → KL : nguyên nhân gây bệnh không phải do VR cúm, mà do 1 loại VR khác gây bệnh ở vịt, gọi là “Duck plague” ◼ Bệnh xảy ra ở tất cả các nơi trên TG : Trung Quốc, Pháp, Bỉ, Ấn Độ, Thái Lan, Anh, Canada, Hungary, Úc, Việt nam ◼ VN : bệnh gây thiệt hại đáng kể
  4. Căn bệnh ◼ Bệnh DTV do VR họ Herpesvirus, thuộc bộ Alpha herpesvirus gây nên – VR có cấu trúc nhân ADN – VR không gây ngưng kết hồng cầu cũng như không hấp phụ hồng cầu ◼ Hình thái : – VR có hình cầu, kích thước capsid từ 91 – 93 nm; nhân 61 nm, hạt virus 126 – 129 nm (hạt VR trưởng thành có thể có kích thước lớn hơn 156 – 384 nm) – VR có vỏ bọc lipid bên ngoài
  5. Căn bệnh ◼ Trong cơ thể, VR nhân lên trước tiên ở niêm mạc ống tiêu hóa, đặc biệt ở thực quản; sau đó di chuyển đến túi Fabricius, tuyến ức, lách và gan – Các tế bào biểu mô và đại thực bào của các cơ quan là nơi VR nhân lên ◼ Tính chất nuôi cấy – VR nhân lên trên môi trường tế bào xơ phôi gà, tế bào thận hoặc gan phôi vịt; gây bệnh tích tế bào – VR nhân lên khi nuôi cấy trên màng nhung niệu phôi vịt 9 – 14 ngày tuổi – VR có thể thích nghi trên phôi gà sau 1 vài lần cấy trên phôi vịt
  6. Căn bệnh ◼ Sức đề kháng – VR mẫm cảm với các chất tan mỡ như ete, cloroform – VR bị phá hủy 10´/56°C; 90 – 120´/50°C ▪ Nhiệt độ phòng 22°C/ 30 ngày ▪ pH 3 và 11, VR nhanh chóng bị bất hoạt
  7. Truyền nhiễm học ◼ Loài vật mắc bệnh – Trong thiên nhiên, vịt, ngan, ngỗng, thiên nga mẫn cảm với bệnh – VR có thể nhân lên trên phôi gà và gà 2 tuần tuổi – Không thấy ghi nhận bệnh ở các loài động vật có vú – Một số loài thủy cầm khác cũng mắc bệnh – Con vật mắc bệnh ở mọi lứa tuổi, có thể từ 7 ngày → trưởng thành
  8. Truyền nhiễm học ◼ Lây lan : – Lây trực tiếp do tiếp xúc với gia cầm bệnh – Lây gián tiếp qua đường tiêu hóa (thức ăn, nước uống), hoặc qua đường hô hấp – Bằng thực nghiệm, có thể gây bệnh qua đường miệng, nhỏ mũi, tiêm tĩnh mạch, tiêm xoang phúc mạc, tiêm dưới da hoặc qua hậu môn ▪ Đường dưới da yêu cầu 1 lượng VR nhỏ nhất để giết chết ĐVTN ▪ Đường miệng cần nhiều VR nhất – Qua động vật chân đốt, VR có thể truyền qua máu – Đường truyền dọc : phân lập được mầm bệnh từ trứng gia cầm bệnh và đã gây bệnh thực nghiệm
  9. Truyền nhiễm học ◼ Mùa vụ – Bệnh thường xảy ra vào mùa hè – Thường xảy ra ghép với các bệnh THT gia cầm, viêm gan vịt do VR ◼ Chất chứa căn bệnh – Trong cơ thể : máu tim; gan, lách; dịch tiết – Ngoài môi trường : nơi chứa chất bài xuất, bài tiết như nền chuồng, sân chơi, bãi chăn thả
  10. Triệu chứng ◼ Thời gian nung bệnh 3 – 7 ngày – Sau khi xuất hiện triệu chứng, con vật chết trong vòng 1 – 5 ngày ◼ Vịt chết nhanh, đột ngột, tỷ lệ chết rất cao (5 – 100%) – Vịt đẻ, tỷ lệ đẻ giảm (25 – 40%) – Vịt trống : sa dịch hoàn ◼ Các triệu chứng khác – Mí mắt sưng, dính, giảm ăn, khát nước, xù lông, chảy nước mũi – Vùng đầu, cổ sưng, mềm → sờ tay vào thấy giống như quả chuối chín
  11. Triệu chứng ◼ Các triệu chứng khác – Vịt ỉa chảy nhiều, hậu môn bẩn, dính bết phân: phân loãng, màu trắng xanh, mùi thối khắm, có thể có máu và màng giả – Vịt bệnh không thể tự đứng, liệt cánh (xã, bai cánh, chân), suy kiệt và chết ▪ Nếu bắt buộc chuyển động, run cổ, đầu và toàn thân – Vịt 2 – 7 tuần thấy giảm ăn, mỏ màu xanh, viêm kết mạc, chảy nước mũi có nhiều dịch nhày, hậu môn dính máu – Tỷ lệ ốm dao động tùy thuộc vào tuổi, tính bịêt, độc lực VR
  12. Bệnh tích ◼ Xác chết gầy ◼ Tổ chức liên kết dưới da thấm dịch và keo nhày, có xuất huyết ◼ Đầu, cổ vịt có hiện tượng viêm thủy thũng, tích dịch ◼ Khí, phế quản viêm, xuất huyết, tụ máu, thực quản lấm tấm xuất huyết ◼ Viêm ngoại tâm mạc, xoang bao tim tích nước, có thể có xuất huyết ngoại tâm mạc ◼ Phổi viêm, tụ máu
  13. Bệnh tích ◼ Gan tụ máu ◼ Lách sưng, tụ máu hoặc xuất huyết ◼ Túi mật căng, sưng, dịch mật loãng ◼ Thận bị tụ máu nặng ◼ Ruột : nm ruột bị tụ máu nặng – Có điểm, vệt xuất huyết – Bệnh nặng thấy có nốt loét nhỏ, trên có phủ bựa màu trắng xám ◼ Dạ dày tuyến, dạ dày cơ xuất huyết ◼ Buồng trứng : căng, có khi xuất huyết – Có nhiều trứng non bị dị hình, vỡ ◼ Màng não, viêm, xuất huyết
  14. Bệnh Dịch tả vịt ◼ Vịt ỉa chảy nặng, phân xanh, phân trắng
  15. Bệnh Dịch tả vịt ◼ Vịt ỉa chảy nặng, phân xanh, phân trắng
  16. Bệnh Dịch tả vịt ◼ Xuất huyết tổ chức liên kết dưới da
  17. Bệnh Dịch tả vịt ◼ Xuất huyết tổ chức liên kết dưới da
  18. Bệnh Dịch tả vịt ◼ Tim xuất huyết
  19. Bệnh Dịch tả vịt ◼ Dạ dày cơ loét
  20. Chẩn đoán ◼ Chẩn đoán dựa vào DTH và TCBT – Chẩn đoán phân biệt : THT, VGV ◼ Chẩn đoán virus học – Bệnh phẩm : gan, óc, lách vịt nghi mắc bệnh ▪ Nghiền với nước SL thành HDBF ▪ Xử lý KS, ly tâm – Gây bệnh cho vịt hoặc phôi vịt ◼ Chẩn đoán HTH – Phản ứng trung hòa : chỉ số trung hòa > 1,75 (nếu VN index từ 0 – 1,5 →không kết luận con vật mắc bệnh) – ELISA ◼ PCR
  21. Điều trị ◼ Không có thuốc điều trị đặc hiệu ◼ Khi đàn vịt bị bệnh, có thể can thiệp vacxin trực tiếp vào ổ dịch – Những vịt trong giai đoạn ủ bệnh hoặc đã bị bệnh →chết → tiêu diệt được nguồn bệnh
  22. Phòng bệnh ◼ Vệ sinh phòng bệnh ◼ Vacxin phòng bệnh – Vacxin nhược độc DTV đông khô chế qua phôi vịt, pha tỷ lệ 1/200 ▪ Vịt con : tiêm 0,2 ml ▪ Vịt lớn : 0,5 ml ▪ Tiêm dưới da, MD 1 năm ▪ Nhược điểm : không khống chế được bệnh lây qua trứng – Vacxin nhược độc DTV chủng Jansen, chế qua phôi gà ▪ Tiêm cho vịt 1 – 2 tuần tuổi, vịt đẻ (tiêm lặp lại hàng năm) ▪ Tỷ lệ MD khoảng 70% ▪ Dùng can thiệp vào ổ dịch đạt hiệu quả cao