Bài giảng Chức năng nhiệm vụ của điều dưỡng

pdf 19 trang hapham 2520
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Chức năng nhiệm vụ của điều dưỡng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_chuc_nang_nhiem_vu_cua_dieu_duong.pdf

Nội dung text: Bài giảng Chức năng nhiệm vụ của điều dưỡng

  1. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ ĐIỀU DƯỠNG MỤC TIÊU 1. Nêu được định nghĩa, các định hướng của nghề Điều dưỡng. 2. Trình bày được chức năng, của người Điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh. 3. Nêu được vai trò của người điều dưỡng.
  2. 1. ĐẠI CƯƠNG. • Con người là tài sản vô giá của xã hội, của toàn nhân loại. Con người tồn tại và phát triển được cần có những nhu cầu cơ bản: Thể chất, tinh thần, xã hội. • Sức khỏe là sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội. Nó không chỉ bao hàm là tình trạng không có bệnh, tật. Sức khỏe không chỉ là nhu cầu mà còn là quyền cơ bản của mỗi con người. Sức khỏe chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: Di truyền, môi trường, hành vi cá nhân, và sự chăm sóc y tế. • Khi con người không khỏe, không tự đáp ứng được nhu cầu cho bản thân, họ cần có sự chăm sóc y tế. Chăm sóc y tế thực chất là sự chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị bệnh của người thầy thuốc, người Điều dưỡng và sự cung cấp đầy đủ, tiện lợi các dịch vụ y tế cho cộng đồng, trong đó nghề Điều dưỡng có vai trò hết sức quan trọng.
  3. 2. ĐIỀU DƯỠNG VÀ NGHỀ ĐIỀU DƯỠNG. • 2.1. Định nghĩa điều dưỡng. • Cho đến nay chưa có sự thống nhất về một định nghĩa chung cho ngành Điều dưỡng. Dưới đây là một số định nghĩa đã được đa số các nước công nhận: • Theo Quan điểm của Florence Nightingale 1860: Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trường của người bệnh để hỗ trợ sự phục hồi của họ. • Định nghĩa của Florence Nightingale về điều dưỡng phản ánh mối quan tâm của thời đại mà bà đang sống. Bà đặt vai trò trọng tâm của người Điều dưỡng là giải quyết các yếu tố môi trường xung quanh nơi người bệnh để người bệnh được phục hồi một cách tự nhiên.
  4. 2.1. ĐỊNH NGHĨA ĐIỀU DƯỠNG. • Theo quan điểm của Virginia Handerson 1960: Chức năng nghề nghiệp cơ bản của người Điều dưỡng là hỗ trợ các hoạt động nâng cao hoặc phục hồi sức khoẻ của người bệnh hoặc người khỏe hoặc cho cái chết được thanh thản mà mỗi cá nhân có thể thực hiện nếu như họ có đủ sức khỏe, ý chí và kiến thức. Giúp đỡ các cá thể sao cho họ đạt được sự độc lập càng sớm càng tốt • Định nghĩa của Virginia Handerson đã được Hội Điều dưỡng Quốc tế chấp nhận vào năm 1973 và đa số các nhà học thuyết điều dưỡng cũng có sự thống nhất. Theo Handerson chức năng nghề nghiệp của người điều dưỡng là chăm sóc và hỗ trợ người bệnh thực hiện các hoạt động hàng ngày.
  5. 2.1. ĐỊNH NGHĨA ĐIỀU DƯỠNG • Theo quan điểm của Hội Điều dưỡng Mỹ ( Năm 1965): Điều dưỡng là một nghề hỗ trợ cung cấp các dịch vụ chăm sóc đóng góp vào việc hồi phục và nâng cao sức khoẻ. • Năm 1980, định nghĩa về điều dưỡng của Mỹ đã được sửa đổi để phản ánh rõ bản chất nghề nghiệp, các khía cạnh luật pháp về phạm vi thực hành của người điều dưỡng và thể hiện xu hướng của ngành điều dưỡng trong lĩnh vức chăm sóc sức khoẻ: Điều dưỡng là chẩn đoán và điều trị những phản ứng của con người đối với bệnh hiện tại hoặc bệnh có tiềm năng xảy ra. • Định nghĩa trên là cơ sở để đưa ra quy trình điều dưỡng mà hiện nay được áp dụng tại rất nhiều nước trên thế giới.
  6. 2.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ ĐIỀU DƯỠNG. • Điều dưỡng là một nghề dịch vụ sức khoẻ cộng đồng. Tổ chức y tế thế giới đánh giá dịch vụ chăm sóc sức khoẻ do Điều dưỡng - hộ sinh cung cấp là một trong những trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế nên đã đưa ra nhiều nghị quyết về củng cố và tăng cường dịch vụ Điều dưỡng - hộ sinh toàn cầu phát triển nguồn nhân lực điều dưỡng có trình độ được coi là một chiến lược quan trọng để tăng cường sự tiếp cận của người nghèo với các dịch vụ y tế, cũng như đảm bảo công bằng xã hội trong y tế. Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo các nước xây dựng và củng cố ngành Điều dưỡng theo các định hướng cơ bản sau đây.
  7. 2.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ ĐIỀU DƯỠNG. • Điều dưỡng là một nghề chuyên nghiệp (Nursing profession). • - Y học ngày càng phát triển đòi hỏi phải nâng cao kiến thức và trình độ chuyên nghiệp của điều dưỡng. Việc nâng cao trình độ chuyên nghiệp của điều dưỡng ở bậc đại học và sau đại học đã tạo ra sự thay đổi về mối quan hệ giữa người thầy thuốc và người điều dưỡng (Doctor-Nurse relationship), người điều dưỡng trở thành người cộng sự của thầy thuốc, một thành viên của nhóm chăm sóc thay vì chỉ là người thực hiện y lệnh. • - Nghề Điều dưỡng với bản chất nghề nghiệp là chăm sóc, nuôi dưỡng, đáp ứng nhu cầu cơ bản cho người bệnh, giúp họ nhanh chóng trở về trạng thái bình thường, khỏe mạnh. • - Đối tượng phục vụ của người Điều dưỡng là con người. Đối tượng phục vụ này đòi hỏi người Điều dưỡng phải có kiến thức, kỹ năng, thái độ thích hợp để đảm đương công việc hết sức nặng nề và vinh quang mà Đảng, Nhà nước giao phó: Duy trì, bảo vệ và nâng cao tình trạng sức khỏe cho nhân dân.
  8. 2.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ ĐIỀU DƯỠNG. • Điều dưỡng là một khoa học về chăm sóc người bệnh • - Người Điều dưỡng không phải là bác sỹ thu nhỏ về phương diện kiến thức và kỹ năng, nói một cách khác kiến thức và kỹ năng của thầy thuốc sẽ vừa thừa và vừa thiếu đối với người điều dưỡng. Do bởi hai nghề có định hướng khác nhau về vai trò nghiệp vụ. Vai trò chính của bác sỹ là chẩn đoán và điều trị, vai trò chính của người Điều dưỡng là chăm sóc và đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người bệnh về thể chất và tinh thần. Do đó, đào tạo một đội ngũ giảng viên là điều dưỡng để giảng dạy điều dưỡng trong tương lai là một trong những chính sách thiết yếu để phát triển nghề điều dưỡng ở Việt Nam. • - Người làm công tác Điều dưỡng phải trải qua một quá trình đào tạo thích đáng về nghề nghiệp, trong các trường đào tạo tin cậy để được trang bị các kiến thức khoa học y học và Điều dưỡng.
  9. 2.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ ĐIỀU DƯỠNG • Điều dưỡng là một ngành học (Nursing is a discipline). • Do đặc thù của nghề điều dưỡng là làm các công việc chăm sóc từ đơn giản nhất đến những công việc phức tạp. Từ việc thay ga trải giường tới các công việc nghiên cứu, quản lý, đào tạo và trở thành những chuyên gia điều dưỡng lâm sàng có trình độ (Nusing expert) nên các nước đã đào tạo điều dưỡng ở các trình độ từ sơ học, đến trung học, đại học và sau đại học để đáp ứng nhu cầu hành nghề. Ngày nay, điều dưỡng không chỉ là một ngành học có nhiều chuyên khoa như điều dưỡng nhi, điều dưỡng phòng mổ, điều dưỡng cộng đồng, điều dưỡng tâm thần và nhiều nước còn áp dụng đào tạo hộ sinh là một chuyên khoa của điều dưỡng.
  10. 2.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ ĐIỀU • Phạm vi hành nghề của điDƯều dưỠỡngNGđược pháp luật quy định. • - Bao gồm luật về phạm vi hành nghề ( Scope of Nursing Practices) và đạo đức nghề điều dưỡng (Nursing ethics). Những quy định này là rất cần thiết để người điều dưỡng thực hiện đúng nghĩa vụ nghề nghiệp của mình đối với xã hội, đồng thời người điều dưỡng cũng được pháp luật bảo vệ trong quá trình hành nghề. • Trong thập kỷ vừa qua, Chính phủ và Bộ y tế đã quan tâm xây dựng ngành điều dưỡng và đã tạo điều kiện cho ngành điều dưỡng rút ngắn được sự tụt hậu so với các nước khu vực như: • + Đã hình thành mạng lưới quản lý và chỉ đạo điều dưỡng từ Bộ đến các Sở y tế, các bệnh viện và các khoa. • + Đã có hệ thống trường đào tạo ở các bậc. • + Hội Điều dưỡng Việt Nam đã được Nhà nước cho phép thành lập từ năm 1990. • + Các mô hình chăm sóc toàn diện đang được thực hiện đã góp phần làm tăng chất lượng dịch vụ điều dưỡng và qua đó động viên toàn xã hội có sự nhìn nhận về vai trò của người điều dưỡng và ngành điều dưỡng ngày càng rõ nét. • + Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường công tác điều dưỡng - hộ sinh đến 2010 đã được Bộ Y tế phê duyệt (5/2002) sẽ là cơ sở cho việc xây dựng những chính sách phát triển nguồn nhân lực điều dưỡng cũng như đầu tư phát triển ngành điều dưỡng.
  11. 3- CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG. • 3.1- Chức năng chủ động (Chức năng độc lập). • Chức năng chủ động của người Điều dưỡng bao gồm những nhiệm vụ chăm sóc cơ bản thuộc phạm vi kiến thức mà người Điều dưỡng đã được học và họ có thể thực hiện được một cách chủ động. • Thực hiện chức năng chủ động là nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho người bệnh. Các nhu cầu cơ bản đó bao gồm các nhu cầu của người bệnh về: Hô hấp, ăn uống, bài tiết, vận động, duy trì thân nhiệt, vệ sinh cá nhân, thay mặc quần áo, ngủ và nghỉ, an toàn, giao tiếp, tín ngưỡng, lao động, học tập, hỗ trợ tinh thần.
  12. 3- CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG. • 3.2- Chức năng phối hợp. • Chức năng này liên quan tới việc thực hiện các y lệnh của thầy thuốc và việc báo cáo tình trạng người bệnh cho thầy thuốc. Trong khi thực hiện chức năng này người Điều dưỡng phải hiểu được mình là người cộng tác với thầy thuốc (Co- ordinator), chứ không phải là người trợ giúp cho thầy thuốc như quan điểm trước đây. Chức năng phối hợp của người Điều dưỡng bao hàm cả việc người Điều dưỡng cần có sự phối hợp với bạn bè đồng nghiệp (Điều dưỡng, Hộ sinh, kỹ thuật viên khác) để hoàn thành công việc của mình.
  13. 4- CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG CHĂM SÓC • (Theo quy chế bệnh viện nhà xuất bản y học 1997). • - Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện • - Nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ y lệnh của thầy thuốc. • - Thực hiện chăm sóc người bệnh theo đúng quy định kỹ thuật bệnh viện: • + Điều dưỡng trung cấp thực hiện được các kỹ thuật cơ bản như: Lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh, uống thuốc, kỹ thuật tiêm thuốc, truyền dịch, thay băng, đặt Sonde, kỹ thuật cấp cứu theo quy định và vận hành bảo quản các thiết bị y tế trong khoa theo sự phân công. • + Điều dưỡng cao cấp (Cử nhân Điều dưỡng) ngoài việc thực hiện như Điều dưỡng chính còn phải thực hiện các kỹ thuật chăm sóc phức tạp khi Điều dưỡng chính không thực hiện được, tham gia đào tạo, quản lý và sử dụng thành thạo các thiết bị y tế trong khoa.
  14. 4- CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG CHĂM SÓC • - Đối với người bệnh nặng nguy kịch phải chăm sóc theo y lệnh và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường cho bác sỹ điều trị xử trí kịp thời. • - Ghi những thông số dấu hiệu, triệu chứng bất thường của người bệnh và cách xử trí vào phiếu theo dõi, chăm sóc theo quy định. • - Hàng ngày cuối giờ làm việc phải bàn giao đầy đủ tình hình người bệnh cho Điều dưỡng trực và ghi vào sổ những y lệnh còn lại trong ngày, những yêu cầu theo dõi, chăm sóc đối với từng người bệnh đặc biệt là người bệnh nặng. • - Bảo quản tài sản, thuốc, dụng cụ y tế, trật tự và vệ sinh buồng bệnh, buồng thủ thuật trong phạm vi được phân công. • - Tham gia nghiên cứu Điều dưỡng và hướng dẫn thực hành về công tác chăm sóc người bệnh cho học sinh - sinh viên khi được Điều dưỡng trưởng phân công. • - Tham gia thường trực theo sự phân công của Điều dưỡng trưởng khoa. • - Động viên người bệnh an tâm điều trị. Phải thực hiện tốt quy định y đức • - Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức.
  15. • 5. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG • 5.1. Người chăm sóc • Theo Benner và Wrubel thì: chăm sóc là yếu tố cơ bản để thực hành điều dưỡng hiệu quả. Mọi máy móc, kỹ thuật hiện đại không thay thế được sự chăm sóc của người Điều dưỡng vì các thiết bị này sẽ không tác động được tới cảm xúc và điều chỉnh hành động cho thích hợp với những nhu cầu đa dạng của mỗi cá thể. Chăm sóc là nền tảng của mọi can thiệp Điều dưỡng và là thuộc tính cơ bản của người Điều dưỡng. • Leiningerm cho rằng: Chăm sóc là yếu tố thiết yếu của Điều dưỡng, là một nết đặc biệt và là đặc tính duy nhất của Điều dưỡng. Theo bà "không có sự chữa bệnh nào mà không có sự chăm sóc nhưng sự chăm sóc có thể diễn ra mà không có điều trị". • Theo Jen Watson: "thực hành chăm sóc là hạt nhân của nghề Điều dưỡng" và đưa ra hai giả định về những giá trị của sự chăm sóc con người là: • - Chăm sóc và tình cảm tạo ra những năng lượng cơ bản về thể chất và tinh thần. • - Chăm sóc và tình cảm thiết yếu cho sự tồn tại và nuôi dưỡng con người.
  16. • 5.2. Người truyền đạt thông tin • Thông tin có hiệu quả là yếu tố thiết yếu của mọi nghề phục vụ trong đó có nghề Điều dưỡng. Giao tiếp quy định mối quan hệ giữa người bệnh và người Điều dưỡng, giữa người Điều dưỡng và đồng nghiệp cũng như các nhân viên Y tế khác. Nó có vai trò trong mọi hoạt động của người Điều dưỡng. Người Điều dưỡng thường xuyên giao tiếp cả bằng lời và bằng ngôn ngữ viết. Loại giao tiếp này đòi hỏi phải chính xác, rõ ràng và phù hợp.
  17. • 5.3. Người giáo viên • Nhu cầu giáo dục sức khỏe của người Điều dưỡng đối với người bệnh ngày càng tăng. Ngày nay, người ta chú trọng đến việc nâng cao và duy trì sức khỏe hơn là chỉ chữa bệnh thuần túy. Vì vậy người bệnh cần có thêm kiến thức để tự theo dõi và chăm sóc nhằm rút ngắn ngày nằm viện. Sự gia tăng của các bệnh mạn tính và tật nguyền đòi hỏi người bệnh và gia đình phải có thêm kiến thức và kỹ năng để tự chăm sóc tại nhà. Qui trình giảng dạy gồm 4 thành phần cơ bản: nhận định, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và lượng giá.
  18. • 5.4. Người tư vấn • Tư vấn là quá trình giúp đỡ người bệnh để nhận biết và đương đầu với những stress về tâm lý hoặc những vấn đề xã hội, để cải thiện các mối quan hệ giữa người với người và để thúc đẩy sự phát triển của mỗi người. Tư vấn liên quan đến sự hỗ trợ về tình cảm, tri thức và tâm lý. Người Điều dưỡng tập trung vào giúp cho người bệnh phát triển những thái độ, tình cảm và các hành vi mới hơn là sự phát triển về trí tụê. Người Điều dưỡng khuyến khích người bệnh tìm kiếm những hành vi thay thế, nhận ra sự lựa chọn và xây dựng ý thức tự kiểm soát. • Tư vấn đòi hỏi kỹ năng giao tiếp chữa bệnh, kỹ năng phân tích tình hình, tổng hợp thông tin và đánh giá quá trình tiến triển của người bệnh sau khi đã được tư vấn. Người Điều dưỡng phải là một mô hình mẫu để hướng dẫn những hành vi mong muốn. Phải thể hiện sự quan tâm tới lợi ích của người khác, phải có suy nghĩ sáng tạo, một thái độ linh hoạt và hài hước khi tiếp xúc với các đối tượng người khác nhau.
  19. • 5.5. Người biện hộ cho người bệnh • Biện hộ nghĩa là hành động thay mặt hoặc bảo vệ lợi ích cho người khác. Vì vậy, biện hộ là thúc đẩy những hành động tốt đẹp nhất cho người bệnh, bảo đảm cho những nhu cầu của người bệnh được áp dụng. • Ngoài ra người Điều dưỡng còn có vai trò là người lãnh đạo, người quản lý, người làm công tác nghiên cứu Điều dưỡng và là chuyên gia giỏi về chăm sóc lâm sàng.