Bài giảng Bệnh phong (Leprosy)

pdf 52 trang hapham 2440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bệnh phong (Leprosy)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_benh_phong_leprosy.pdf

Nội dung text: Bài giảng Bệnh phong (Leprosy)

  1. BỆNH PHONG (LEPROSY)
  2. 1. ĐẠI CƯƠNG 1.1. Định nghĩa: Là bệnh gây nên do trực khuẩn Hansen, bệnh có tính chất kéo dài và lây, có biểu hiện toàn thân nhưng nổi bật và thường xuyên nhất là triệu chứng da và một số dây thần kinh. 1.2. Danh từ: Phong, phung, cùi, hủi, bệnh Hansen nay gọi là bệnh phong.
  3. 1.3. TÌNH HÌNH BỆNH PHONG Á TRÊN THẾ GIỚI Theo H.Sansarricq, Scal và Walter. Tổng số bệnh nhân: 10.786.000. Châu Phi: 3.500.000. Châu Á: 6.475.000 (trong đó đông nam Á: 5.510.000). ấn Độ: 1,5 - 2 triệu, Trung Quốc: 1 triệu, Châu Âu: 160.000 Châu Mỹ(chủ yếu Nam Mỹ): 400.000.
  4. 1.3. TÌNH HÌNH BỆNH PHONG Ở VIỆT NAM Việt Nam : 12- 14 vạn bệnh nhân ( 120.000 - 140.000 ).
  5. 1.4. QUAN NIỆM VỀ BỆNH PHONG  Quan niệm cũ: Bệnh nan y, không chữa khỏi được, đối xử tàn bạo với người bệnh. Người bệnh sợ hãi, dấu bệnh  Quan niệm mới: Bệnh lây, có thể cắt được lây lan, chữa khỏi được, đối xử nhân đạo với người bệnh.
  6. 1.4. QUAN NIỆM VỀ BỆNH PHONG Xu hướng thế giới hiện nay là cắt đứt lây lan bằng Rifampicin, điều trị bệnh phong bằng đa hóa trị liệu, điều trị tại gia đình, tại bệnh viện như các bệnh khác tiến tới thanh toán bệnh phong.
  7. 2. DỊCH TỄ HỌC 2.1.TÁC NHÂN GÂY BỆNH TRỰC KHUẨN HANSEN (BH) TÊN KHOA HỌC MYCOBACTERIUM LEPRAE DO NHÀ BÁC HỌC NGƯỜI NA UY ARMEUER HANSEN PHÁT HIỆN 1873.
  8. 2.1.TÁC NHÂN GÂY BỆNH Trực khuẩn hình gậy, kháng cồn, kháng toan, kích thước 1,5- 6 micron, nhuộm bắt màu đỏ tươi theo phương pháp nhuộm Ziehl- Neelsen.
  9. 2.1.TÁC NHÂN GÂY BỆNH Trên tiêu bản da trực khuẩn phong chủ yếu nằm ở trung bì nông và giữa, rải rác hay thành đám, thành cụm (globi), sống ngoài cơ thể được 7 ngày (theo Rees 1974), đun sôi giết được BH, tiêm truyền cho súc vật được nhưng khó, chưa nuôi cấy được trên môi trường nhân tạo.
  10. 2. DỊCH TỄ HỌC 2.2. LÀ BỆNH LÂY LÀ BỆNH LÂY NHƯNG LÂY ÍT, TỈ LỆ LÂY GIỮA VỢ CHỒNG LÀ 3-6%, LÂY CHẬM, Ủ BỆNH DÀI 2-3 NĂM, LÂY KHÓ.
  11. 2. DỊCH TỄ HỌC 2.3. ĐƯỜNG LÂY VI KHUẨN XÂM NHẬP CHỦ YẾU QUA DA BỊ XÂY SÁT, BỆNH NHÂN THƯỜNG THẢI VI KHUẨN CHỦ YẾU QUA THƯƠNG TỔN MŨI, HỌNG Ở GIAI ĐOẠN MUỘN, CHỦ YẾU LÀ BỆNH NHÂN THỂ PHONG U (THỂ L )VÀ THỂ PHONG TRUNG GIAN (THỂ B). PHONG THỂ L LÂY NHIỀU HƠN THỂ PHONG CỦ (THỂT).
  12. 3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 3.1. THỜI KỲ Ủ BỆNH TRUNG BÌNH 2-3 NĂM ( 6 THÁNG ĐẾN 32 NĂM). 3.2. TRIỆU CHỨNG SỚM SỐT NHẸ, BUỒN NGỦ, CẢM GIÁC VƯỚNG MÀNG NHỆN, ÍT CÓ GIÁ TRỊ, KHÓ PHÁT HIỆN.
  13. 3.3.THỜI KỲ TOÀN PHÁT 3.3.1. TRIỆU CHỨNG NGOÀI DA VẾT ĐỎ HỒNG, VẾT BẠC MÀU HOẶC DÁT SẪM MÀU ĐIỀU KIỆN LÀ TỒN TẠI LÂU VÀ GIẢM , MẤT CẢM GIÁC. DÁT ĐỎ, GIỚI HẠN RÕ HOẶC KHÔNG RÕ, KHÔNG GỒ CAO TRÊN MẶT DA.
  14. 3.3.1. TRIỆU CHỨNG NGOÀI DA Mảng củ Đám mảng đỏ, giới hạn rõ ,có bờ gồ cao, bờ có củ nhỏ hoặc củ to lấm tấm bằng đầu tăm, hạt đỗ, hạt ngô sau để lại sẹo. Thường gặp trong thể phong củ (LT).
  15. 3.3.1. TRIỆU CHỨNG NGOÀI DA Mảng cộp ( u phong) Đám đỏ sẫm gồ cao trên mặt da, bóng, giới hạn không rõ, ấn vào cộp lên, hay ăn vào lông mày, trán, gọi là bộ mặt sư tử, gặp trong thể phong u (LL).
  16. 3.3.2. TRIỆU CHỨNG THẦN KINH Giảm, mất cảm giác đau và nóng lạnh ở trên đám tổn thương, dát đỏ, mảng củ hay mảng cộp, u phong hoặc mất cảm giác đau ở hai cẳng bàn tay, cẳng bàn chân, phát hiện bằng châm kim thử cảm giác và áp ống nước lạnh, nước nóng.
  17. 3.3.2. TRIỆU CHỨNG THẦN KINH  Cảm giác sâu nhận biết tỳ đè, áp lực thường còn.  Viêm, sưng một số dây thần kinh như dây thần kinh trụ, cổ nông, hông khoeo ngoài, dây thần kinh sưng nhẹ hoặc sưng to lổn nhổn như chuỗi hạt.
  18. 3.3.4. TRIỆU CHỨNG CƠ ĐỘNG Teo c¬ ®Çu chi, teo c¬ giun, c¬ liªn cèt bµn tay, bµn ch©n, cã thÓ c¶ c¬ c¼ng ch©n, c¼ng tay. LiÖt thÇn kinh h«ng khoeo ngoµi dÉn ®Õn ®i lÕt, ®i cÊt cÇn. LiÖt thÇn kinh trô g©y vuèt trô.
  19. 3.3.5. TRIỆU CHỨNG RỐI LOẠN DINH DƯỠNG Hỏng móng. Loét ổ gà thường ở bàn chân nơi tỳ nén do rối loạn thần kinh dinh dưỡng, do sang chấn không biết đau, loét sâu dai dẳng, khó lành.
  20. 3.3.5. TRIỆU CHỨNG RỐI LOẠN DINH DƯỠNG  Rụng lông mày là triệu chứng hay gặp và quí giá,  Cụt, rụt ngón tay, ngón chân.
  21. 3.3.6. LOẠN CHỨNG BÀI TIẾT Da khô hoặc mỡ quá. It tiết mồ hôi. Da mỡ do rối loạn nội tiết
  22. 3.3.7 TRIỆU CHỨNG PHỦ TẠNG VÀ NGŨ QUAN  Tổn thương mắt (50%), viêm giác mạc (30%) có thể dẫn đến mù loà tàn phế.  Viêm mũi, viêm họng khản tiếng, hạch sưng.
  23. 3.3.7 TRIỆU CHỨNG PHỦ TẠNG VÀ NGŨ QUAN Viêm tinh hoàn, viêm xương, gan, lách to, có thể có tổn thương toàn thể các cơ quan vì là bệnh toàn thể.
  24. 4. CÁC THỂ LÂM SÀNG THEO MADRIT VÀ PHÂN NHÓM THEO VI TRÙNG 4.1.1 PHÂN LOẠI CÁC THỂ PHONG THEO MADRIT( 1953) + THỂ I (INDEFINITE): THỂ VÔ ĐỊNH, LÀ GIAI ĐOẠN SỚM CỦA BỆNH. + THỂ T (TUBERCULOID): THỂ CỦ. + THỂ B (BORDERLINE): THỂ TRUNG GIAN.
  25. CÁC THỂ LÂM SÀNG THEO MADRIT §Æc ®iÓm I (v« ®Þnh) T ( thÓ cñ) B ( trung gian) L ( phong u) L©m sµng D¸t M¶ng cñ M¶ng th©m U, côc nhiÔm Vi trïng ¢m tÝnh hoÆc ¢m tÝnh D¬ng tÝnh D¬ng tÝnh d¬ng tÝnh nhÑ m¹nh Ph¶n øng ¢m hoÆc d¬ng D¬ng tÝnh ¢m tÝnh hoÆc ¢m tÝnh Mitsuda tÝnh m¹nh d¬ng tÝnh nhÑ M« bÖnh häc Kh«ng ®Æc Nang phong X©m nhiÔm X©m nhiÔm hiÖu ®Æc hiÖu lan to¶ gåm lan to¶ gåm tæ b¸n liªn, m« chøc bµo, tÕ bµo bµo bät.
  26. 4.1.2. PHÂN NHÓM THEO VI TRÙNG Để tiện lợi cho việc áp dụng đa hoá trị liệu, chia bệnh phong ra làm 2 nhóm, nhóm ít vi khuẩn (Pauci Bacilary-PB) và nhóm nhiều vi khuẩn (MultiBacilary-MB), mỗi nhóm có phác đồ điều trị riêng.
  27. 4.1.2. PHÂN NHÓM THEO VI TRÙNG  + Nhóm ít vi khuẩn (PB), vi khuẩn âm tính, thường là những bệnh nhân thể I, T.  + Nhóm nhiều vi khuẩn (MB), từ 1- 6 (+), nhóm này thường là những bệnh nhân thuộc thể B,L.
  28. 4.3. BẢNG PHÂN LOẠI BỆNH PHONG CỦA RIDLEY VÀ JOPLING ( 1966) Cơ sở phân loại Miễn dịch trung gian tế bào ( Cell Mediated Immunity CMI).
  29. 4.3. BẢNG PHÂN LOẠI BỆNH PHONG CỦA RIDLEY VÀ JOPLING ( 1966) Bệnh phong được phân thành nhiều thể, nằm giữa 2 cực TT ( thể phong củ, miễn dịch trung gian tế bào mạnh) và LL ( phong u CMI yếu) là các thể đó là BT phong củ trung gian, BB phong trung gian, BL phong thể trung gian U, LLS phong u dưới cực và phong u cực LLp.
  30. Sơ đồ minh họa cụ thể như sau Không mắc bệnh /khỏi CMI TT RR Nhiễm khuẩn ThÓ I BT RR Hansen BB RR LLs ENL - TT Phong thể củ - BT Phong thể củ-trung gian. - BB Phong trung gian. LLP - LLs Phong u dưới cực. - LLp Phong u cực
  31. BAN NÚT ĐỎ DO PHONG ENL(erythema nodosa leprosum) ban nót ®á do phong thêng gÆp trong thÓ phong u (LL) ®ang ®iÒu trÞ thuèc ®Æc hiÖu.
  32. PHẢN ỨNG ĐẢO NGƯỢC RR(reverse reaction) phản ứng đảo ngược lên cấp - chuyển thể gần về phía phong củ khi sức đề kháng, miễn dịch mạnh lên bệnh đỡ chuyển dịch về phía thể củ TT.
  33. 5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG  Bệnh kéo dài có lúc như đứng yên, thoái lui, nhưng tai hại là gây tàn phế.  Đau, viêm dây thần kinh, liệt, teo cơ, mất cảm giác dễ bị bỏng, xây xát nhiễm khuẩn, loét giác mạc gây mù loà, cơn bốc phát phản ứng phong.
  34. 6. CHẨN ĐOÁN  Có đám thay đổi màu sắc da, có dát, củ, mảng cộp tồn tại lâu, kèm theo mất cảm giác đau, không phân biệt được nóng lạnh.  Sưng một số dây thần kinh TK trụ, nhánh cổ nông, hông khoeo. Teo cơ đầu chi.  Xét nghiệm tìm trực khuẩn Hansen ở dịch mũi, ở da.
  35. XÉT NGHIỆM KÍNH PHẾT RẠCH DA Sát khuẩn vùng da tổn thương nghi ngờ, căng da nhẹ, dùng dao sắc rạch nhẹ 1 đường dài khoảng 0,5 - 0,7 mm sâu đến chân bì, dùng lưỡi dao gạt nhẹ lớp mỏng tổ chức phết lên phiến kính, cố định, nhuộm Ziehl đọc kính hiển vi tìm trực khuẩn Hansen.
  36. PHẢN ỨNG MITXUDA Phản ứng Mitxuda giúp tiên lượng Đánh giá tiên lượng thể bệnh thường (+) tính trong phong củ, (-) tính trong thể phong u.
  37. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT Phong u Tổn thương là ban đỏ mảng cộp thường ở mặt mũi, trán tai có thể nhầm với dị ứng thuốc, chẩn đoán cần nghĩ đến bệnh phong thử cảm giác đau và làm xét nghiệm tìm trực khuẩn Hansen.
  38. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT Phong củ Cần phân biệt với bệnh nấm hắc lào vì cùng có đám mảng đỏ, có bờ viền, giới hạn rõ nhưng trong bệnh phong củ đám mảng đỏ ở bờ là củ sẩn nhỏ, mất cảm giác đau và xét nghiệm tìm trực khuẩn Hansen dương tính, còn trong nấm hắc lào đám mảng đỏ hình đa cung, bờ viền rõ, bờ có mụn nước, ngứa. xét nghiệm nấm (+) tính.
  39. 7. ĐIỀU TRỊ, DỰ PHÒNG 7.1. ĐƯỜNG LỐI CHUNG MỤC ĐÍCH ĐIỀU TRỊ LÀ NHẰM CHỮA KHỎI BỆNH CHO BỆNH NHÂN NHƯNG QUAN TRỌNG LÀ TRÁNH TÀN PHẾ, HẠN CHẾ LÂY LAN.
  40. 7.1. ĐƯỜNG LỐI CHUNG Cắt đứt lây lan bằng Rifampicine. Dùng Rifampicin sau 5-27 ngày là bệnh nhân hết lây lan cho người khác, tuy còn phải tiếp tục điều trị bệnh.
  41. 7.1. ĐƯỜNG LỐI CHUNG  Xu hướng thế giới là xoá bỏ khu điều trị phong.  Điều trị như các bệnh nhân khác tại bệnh viện  Đường lối chống phong của Việt Nam là " điều trị tại gia đình", thanh toán bệnh phong từng vùng.
  42. 7.1. ĐƯỜNG LỐI CHUNG  Đa hoá trị liệu ( Multidrug therapy) thay thế trị liệu đơn hoá trị liệu  (DDS đơn thuần )để tránh nhờn thuốc, kháng thuốc
  43. 7.1. ĐƯỜNG LỐI CHUNG Phòng chống tàn phế, phục hồi chức năng bằng chăm sóc hưỡng dẫn cách tập luyện chăm sóc da đẻ tránh tàn phế, điều trị sớm bằng vật lý trị liệu, chương trình gìây dép cho bệnh nhân phong.
  44. 7.1. ĐƯỜNG LỐI CHUNG Công tác tuyên truyền nâng cao hiểu biết trong nhân dân về bệnh phong, xoá bỏ thành kiến với bệnh phong, công tác quản lý hồ sơ chữa bệnh.
  45. 7.2. ĐA HOÁ TRỊ LIỆU PHÁC ĐỒ CỦA TỔ CHỨC Y TẾ Y THẾ GIỚI 1982 NHIỀU VI KHUẨN (MB) RIFAMPICIN 300 MG X 2 VIÊN ( 600 MG/ THÁNG LẦN, CÓ KIỂM TRA). CLOFAZIMIN 100 MG X 3 VIÊN ( 300 MG/ THÁNG 1 LẦN CÓ KIỂM TRA). CLOFAZIMIN 50 MG / NGÀY TỰ UỐNG. DDS 100 MG / NGÀY.
  46. 7.2. ĐA HOÁ TRỊ LIỆU NHIỀU VI KHUẨN (MB) THỜI GIAN 24 THÁNG HOẶC ĐẾN KHI XÉT NGHIỆM VI KHUẨN ÂM TÍNH, SAU ĐÓ NGỪNG THUỐC THEO DÕI 5 NĂM.
  47. 7.2. ĐA HOÁ TRỊ LIỆU ít vi khuẩn (PB) Rifampicin 300 mg x 2 viên = ( 600 mg/ tháng 1 lần, có kiểm tra). DDS 100 mg / ngày tự uống. Thời gian 6 tháng sau đó ngừng thuốc theo dõi 3 năm.
  48. 7.2. ĐA HOÁ TRỊ LIỆU DDS Dapson (Diamino diphenyl sulfon) rẻ tiền, có tác dụng diệt khuẩn, dùng đường uống, dễ sử dụng. Rifampicin diệt vi khuẩn nhanh, cắt đứt lây lan nhanh chóng. Clofazimin ( lamprene) có tác dụng diệt khuẩn, tác dụng phụ là làm sẫm màu da vùng có ánh sáng chiếu vào.
  49. 7.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÁC VẬT LÝ TRỊ LIỆU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG , CHỐNG TÀN PHẾ, ĐIỀU TRỊ CHỈNH HÌNH VÀ NGOẠI KHOA, NẠO PHẪU THUẬT Ổ GÀ, CHUYỂN GÂN ĐIỀU TRỊ LIỆT DÂY THẦN KINH .
  50. 7.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÁC  Chương trình giầy dép đóng loại giầy dép riêng thích hợp với từng bệnh nhân để tránh tàn phế.  Hướng dẫn bệnh nhân phòng chống tàn phế, tránh sây xát nhiễm khuẩn vùng mất cảm giác, dự phòng biến chứng mắt.
  51. 7.4. DỰ PHÒNG  Theo dõi phát hiện, điều trị sớm.  Chưa sản xuất thành công vác xin phòng bệnh phong.
  52. XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN !