Bài giảng Bệnh thiếu vitamin A - Nguyễn Hoài Phong

ppt 25 trang hapham 2931
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bệnh thiếu vitamin A - Nguyễn Hoài Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_aenh_thieu_vitamin_a_nguyen_hoai_phong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Bệnh thiếu vitamin A - Nguyễn Hoài Phong

  1. BỆNH THIẾU VITAMINE A ThS Nguyễn Hoài Phong
  2. MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Phát hiện được các biểu hiện thiếu vitamin A ở trẻ em. 2. Trình bày được chỉ định, liều, tác dụng phụ của việc điều trị vitamine A liều tấn công 3. Kể được 3 nội dung chính của chương trình quốc gia phòng chống bệnh thiếu vitamin A.
  3. NỘI DUNG ➢ Vitamine A : Các dẫn xuất -ionone: retinol, retinal (retinaldehyde), retinoic acid và retinyl esters. 1µg retinol = 3,31 IU. ➢ Hoạt tính của vitamin A: 1µg retinol = 12 µg -carotene = 24 µg carotenoids khác. ➢ Nhu cầu của trẻ 0-6 tháng: 400µg retinol, 7-12 tháng: 500 µg, 1-3 tuổi: 300µg, 4-8 tuổi: 400µg, trẻ lớn và người lớn:600-900µg.
  4. ➢ Vitamine A nhạy cảm ánh sáng, tan trong mỡ, bền nhiệt, cần mật để hấp thu, gắn với protein đặc hiệu trong huyết tương là RBP (Retinol Binding Protein) và dự trữ ở gan. ➢ Việc nấu nướng, đóng hộp, đông lạnh thực phẩm làm mất lượng nhỏ vitamin A. ➢ Vitamin A bị hủy bởi các chất oxyt hóa và acid.
  5. NGUỒN CUNG CẤP VÀ CHUYỂN HÓA ❖ Nguồn cung cấp: ➢ Động vật: Thịt, trứng, cá, gan: Bơ, sữa: Retinyl ester ➔Retinol tại ruột,➔ Gan :Retinyl palmitate➔ Retinol tự do RBP.(Kẽm) ➢ Thực vật: rau xanh, trái cây vàng, xanh: Provitamin A carotenoids, carotenoid ~ß Carotene. ß Carotene : Hấp thu vào mạch bạch huyết ruột, 2 phân tử retinol. Khi ăn quá nhiều ß Carotene ➔ vàng da (bệnh gan, tiểu đường, suy giáp, thiếu men chuyển provitamin A carotenoids )
  6. Chuyển hóa ➢ Tại ruột vitamine A hòa tan trong chất béo  Hấp thu vào máu nhờ mật; 40% tổ chức; 60% gan. ➢ Từ gan, muốn được sử dụng, retinol phải gắn với RBP. Ở trẻ SDD hoặc suy gan, RBP giảm  Thiếu vitamine A. ➢ Gan dự trữ 90% vitamin A Nồng độ vit A/máu # 30-50 µg/dL ở nhũ nhi 30-225 µg/dL ở trẻ lớn và người lớn. Dự trữ ở gan : Cạn khi nồng độ vit A/máu < 10µg/dL
  7. NGUYEÂN NHAÂN THIEÁU VIT A ➢ 90% các bà mẹ chưa biết cho con tận hưởng sữa mẹ, vit A trong sữa non cao hơn trong sữa vĩnh viễn. ➢ Trẻ <12 tháng không có sữa mẹ chỉ được nuôi bằng nước cháo hoặc sữa đặc có đường, ít đạm và không có vit A. ➢ Đa số trẻ < 3 tuổi đều bị kiêng chất béo. Chế độ ăn giảm chất béo sẽ giảm hấp thu vitamin A. giảm protein sẽ giảm tạo ra RPP. Kết quả là giảm nồng độ vitamin A trong máu. ➢ 60% các bà mẹ chưa biết cho con ăn dặm thêm các chất từ 4 tháng trỡ đi. ➢ Giảm hấp thu tại ruột do các bệnh lý ruột mãn tính hoặc hội chứng kém hấp thu chất béo.
  8. VAI TRÒ CỦA VITAMIN A 1. Vitamin A và sự phát triển thể chất của trẻ: Vit A giúp trẻ tăng cân nhanh, phát triển chiều cao, tăng chuyển hóa các chất, giúp biệt hóa tế bào. 2. Vitamin A và hệ thống miễn dịch: Vit A ảnh hưởng lên số lượng và chất lượng của tế bào miễn dịch: tế bào lympho T&B, bạch cầu đa nhân trung tính. 3. Vitamin A và lớp thượng bì của da, niêm mạc và mắt: Vit A có vai trò trong việc sừng hóa da, tạo giác mạc, phát triển nhau thai, phát triển và tăng trưởng tinh trùng và hình thành chất nhày.
  9. VAI TRÒ CỦA VITAMIN A 4. Vitamin A và thị giác: quan trọng nhất ➢ Võng mạc có 2 hệ thống nhận cảm ánh sáng: tế bào hình que nhạy cảm với ánh sáng cường độ thấp, tế bào hình nón nhạy cảm với màu sắc và ánh sáng cường độ cao. Retinal gắn với cả 2 sắc tố thị giác: que (Rhodopsin) và nón (Iodopsin). Trong bóng tối, tất cả các trans-retinal đồng phân hóa thành 11 cis-retinal, dạng này kết hợp với opsin để hình thành rhodopsin. Năng lượng từ nguồn ánh sáng biến 11 cis-retinal thành trans-retinal và sự trao đổi năng lượng này truyền qua thần kinh thị giác đến não gây cảm giác thị giác. 5. Vitamin A thúc đẩy chức năng của tế bào xương: ➢ Giúp phát triển răng và xương
  10. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA THIẾU VIT A Bệnh khô mắt: Phân độ tổn thương ở mắt theo tổ chức y tế thế giới:  XN : Quáng gà  X1A : Khô kết mạc  X1B : Vệt Bitot  X2 : Khô giác mạc  X3A: Loét giác mạc/nhuyễn GM 1/3 diện tích GM  XS : Sẹo giác mạc  XF : Tổn thương đáy mắt
  11. X1A: KHÔ KẾT MẠC X1B:VỆT BITOT TRÊN KẾT MẠC X2: KHÔ GIÁC MẠC X1B (MÔ HẠT TRÊN BỀ MẶT)
  12. X3A: LOÉT/NHUYỄN GIÁC MẠC 1/3 DIỆN TÍCH GÍAC MẠC
  13. XS: SẸO GIÁC MẠC MÙ HOÀN TOÀN
  14. Chậm tăng trưởng: Chậm phát triển thể chất, tâm thần và trạng thái thờ ơ. Thiếu máu gan lách to. Tăng ALNS với giãn rộng khớp sọ. Não úng thủy, liệt thần kinh sọ Giảm sức đề kháng đối với nhiễm trùng: Da khô, bong vảy, tăng sừng hóa dạng nhú trên vùng vai, mông, mặt duỗi của chi. Biểu mô âm đạo cũng bị sừng hóa, dị sản biểu mô đường tiểu gây tiểu mủ và tiểu máu.
  15. CHẨN ĐOÁN ➢ Test với bóng tối ➢ Khám mắt bằng kính hiển vi sinh học để phát hiện khô giác mạc ➢ Khám các mảnh vụn thải ra từ mắt và âm đạo ➢ Đo nồng độ Carotene, Retinol trong máu. Thường Carotene giảm nhanh hơn Retinol.
  16. ĐIỀU TRỊ 1.Tấn công (vùng thiếu vitamin A): ⚫ Chỉ định: ➢Thiếu vit A gây khô mắt XN - XF ➢Suy dinh dưỡng nặng ➢Nhiễm trùng tái phát ở da, hô hấp, tiết niệu. ➢Trẻ đang mắc các bệnh làm suy giảm miễn dịch: sởi, ho gà, lao. ⚫ Liều : ➢Trẻ 1 tuổi: 600.000 UI chia 3 liều vào N1, N2 và N14
  17. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐIỀU TRỊ VIT A LIỀU CAO ➢ Nhũ nhi sau uống 100.000 g (333.333 UI) vitamin A sẽ tăng vitamin A trong máu ➢ Tăng vitamin trong máu mãn do uống lượng nhiều trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng ➢ Cần phải theo dõi retinyl esters huyết thanh ➢ Nhiều dị tật bẩm sinh có thể xảy ra ở trẻ có mẹ dùng lượng lớn vitamin A điều trị mụn trứng cá. ➢ Với liều tấn công lượng vit A đủ dùng trong 3 tháng. Nếu kèm chế độ ăn giàu vit A sẽ đủ dùng trong 6 tháng ➢ Nếu trẻ có xơ gan, suy gan, viêm gan, dự trữ vit A giảm:
  18. ➢ Trẻ dễ ngộ độc khi điều trị tấn công ➢ Thời gian tác dụng của liều điều trị kéo dài dưới 3 tháng. Cần phải kiểm tra và điều trị tiếp. ➢ Nếu đạm máu giảm nặng < 3g%. RBP không được tổng hợp đầy đủ, vit A không được đưa ra máu. Do đó phải điều trị tích cực suy dinh dưỡng bằng chế độ ăn giàu đạm. Truyền đạm chỉ tăng áp lực keo, không tăng RBP. ➢ Vitamin A có thể gây quái thai nên không cho ở phụ nữ có thai, chỉ cho sau khi sanh. Cần giáo dục trẻ vị thành niên có thể mang thai về sự nguy hiểm của vitamin A khi dùng để điều trị mụn trứng cá.
  19. TRƯỜNG HỢP ➢ Thiếu Vitamin A tiềm ẩn: 1500 g/ngày ➢ Bệnh khô mắt: uống 1500 g/kg/ngày trong 5 ngày sau đó 7500 g vitamin A tan trong dầu tiêm bắp cho đến khi hồi phục. ➢ Trẻ uống mỗi ngày 1500-3000 g vitamin A giảm tỉ lệ bệnh tật và tử vong khi mắc sởi.
  20. PHÒNG BỆNH ➢ Nhũ nhi cần 500 g vitamin A/ngày ➢ Trẻ lớn, người lớn: 650-1500 g vitamin A/ngày ➢ Mẹ sống trong vùng thiếu vitamin A: 30.000 g (100.000 UI) vitamin A sau sanh. ➢ Bổ sung vitamin A đối với chế độ ăn hạn chế béo. ➢ Cần uống vitamin A dạng tan trong nước với liều cao gấp nhiều lần so với nhu cầu hằng ngày trong bệnh lý kém hấp thu chất béo hoặc tăng bài tiết vitamin A.
  21. ➢ Trẻ sinh non hấp thu vitamin A không hiệu quả bằng trẻ đủ tháng, cần phải bổ sung vitamin A dạng tan trong nước. ➢ Trong những vùng thiếu vitamin A, việc bổ sung đầy đủ kho dự trữ vitamin A làm tăng tỉ lệ sống của những trẻ thiếu lên 20%: mỗi 4 tháng bổ sung vitamin A dạng tan trong nước cho trẻ 6-11 tháng 30.000 g (100.000 UI), cho trẻ 12 tháng 60.000 g (200.000 UI) làm giảm tỉ lệ tử vong đi kèm bệnh sởi và tiêu chảy nặng.
  22. CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG BỆNH THIẾU VITAMIN A 1. Giáo dục bà mẹ nội dung GOBIFF, đặc biệt là cách cho trẻ bú mẹ và ăn dặm từ tháng thứ 4. 2. Hướng dẫn nhân viên y tế biết điều trị bệnh thiếu vitamin A theo phác đồ mới, chú ý trẻ suy dinh dưỡng nặng và sau sởi. 3. Phát vit A uống phòng đối với một số đối tượng như: ➢ Trẻ dưới 6 tháng không được bú mẹ ➢ Trẻ dưới 3 tuổi chế độ ăn dặm không đủ chất ➢ Trẻ dưới 5 tuổi hay bị nhiễm trùng tái phát. ➢ Liều 100.000 UI đối với trẻ từ 6 đến 12 tháng ➢ 200.000 IU mỗi 6 tháng đối với trẻ > 6 tháng