Bài giảng Các chấn thương đường sinh dục do đẻ

ppt 39 trang hapham 2340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Các chấn thương đường sinh dục do đẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_cac_chan_thuong_duong_sinh_duc_do_de.ppt

Nội dung text: Bài giảng Các chấn thương đường sinh dục do đẻ

  1. CÁC CHẤN THƯƠNG ĐƯỜNG SINH DỤC DO ĐẺ
  2. Mục tiêu học tập: 1. Trình bày được nguyên nhân của các chấn thương bộ phận sinh dục trong khi đẻ. 2. Phát hiện và xử trí được từng loại chấn thương bộ phận sinh dục trong khi đẻ.
  3. 1. ĐẠI CƯƠNG Các chấn thương này chiếm tỷ lệ 40- 50% trong các tai biến sản khoa
  4. Các mức độ tổn thương: 1. Tổn thương âm hộ 2. Rách âm hộ, tầng sinh môn 3. Rách âm đạo 4. Rách cổ tử cung 5. Vỡ tử cung 6. Rò bàng quang - âm đạo, rò trực tràng - âm đạo.
  5. 2. CÁC TỔN THƯƠNG: 2.1. Tổn thương âm hộ 2.1.1. Tụ máu âm hộ - Nguyên nhân: Các tĩnh mạch âm đạo bị vỡ sau cuộc đẻ kéo dài hoặc can thiệp bằng thủ thuật có thể làm cho máu thoát ra
  6. - Triệu chứng: + Đau tức vùng âm hộ + Âm hộ sưng to , tím + Nếu cấp và nặng bệnh nhân đau đớn cùng với mất máu có thể đưa đến sốc.
  7. - Điều trị: + Nếu khối máu tụ khu trú, tiếp tục theo dõi, có thể cho giảm đau
  8. + Nếu khối máu tụ tiếp tục tăng lên: * Gây tê tại chỗ * Xẻ tháo ổ máu tụ * Khâu lại hoặc chèn gạc * Dùng kháng sinh
  9. + Có thể truyền máu nếu mất máu nhiều
  10. 2.1.2. Các vết rách ở tiền đình: *Nguyên nhân: Ít gặp, xảy ra do bị căng giãn quá mức trong cuộc đẻ.
  11. *Triệu chứng: Chảy máu rỉ rả, có thể chảy nhiều nếu vết rách lan đến động mạch âm vật.
  12. *Xử trí: + Khâu lại vết rách + Nếu vết rách sát gần lỗ niệu đạo phải đặt sonde tiểu liên tục 48 giờ + Dùng kháng sinh.
  13. 2.2. Rách âm hộ - tầng sinh môn Hay gặp nhất trong các chấn thương sau đẻ, chiếm 70-80%.
  14. *Nguyên nhân: + Do kỹ thuật của thầy thuốc: Các thủ thuật sản khoa Đỡ đẻ không đúng kỹ thuật
  15. + Do người mẹ: *Mẹ đẻ con so, tầng sinh môn rắn. *Tầng sinh môn bất thường: quá dài, ngắn, lệch, teo đét, phù nề
  16. + Do thai: *Thai to toàn phần hay từng phần (đầu to, vai to). *Ngôi thai bất thường: ngôi ngược, đầu cúi không tốt
  17. *Triệu chứng: + Cơ năng: Chảy máu ít hoặc nhiều
  18. + Thực thể: Trên lâm sàng chia làm 3 độ: *Độ I: Rách da và niêm mạc âm đạo. *Độ II: Rách sâu hơn lan đến nút xơ trung tâm, đôi khi rách một phần cơ vòng hậu môn. *Độ III: Toàn bộ cơ vòng hậu môn bị đứt đôi, có thể cả thánh trực tràng.
  19. *Xử trí: + Cần khâu lại các vết rách TSM ngay sau khi đẻ càng sớm càng tốt để tránh mất máu và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn
  20. + Điều trị nội khoa: *Đảm bảo vệ sinh, giữ vết thương khô ráo. *Đặt sonde tiểu khi cần thiết. *Sát khuẩn vết thương 2-3 lần/ngày. *Kháng sinh toàn thân.
  21. *Kháng sinh toàn thân. *Thuốc chống táo bón (nếu cần thiết). *Chế độ ăn nhẹ, ít chất bã. *Lưu ý: Nếu khâu phục hồi thất bại, chờ 3-4 tháng sau mới khâu lại lần 2.
  22. 2.3. Rách âm đạo Vị trí thường gặp nhất là cùng đồ sau và cùng đồ bên.
  23. - Nguyên nhân: + Các thủ thuật: không đúng kỹ thuật. + Âm đạo hẹp, phù nề. + Thai to, kiểu thế bất lợi.
  24. *Triệu chứng: + Rách thấp : rách ở 1/3 dưới ÂĐ + Rách giữa: *Ít đau, ít chảy máu. *Đặt van âm đạo: chỗ rách nham nhở + Rách cao: rách phần trên ÂĐ và các cùng đồ. *Chảy máu nhiều. *Đặt van âm đạo để phát hiện thương tổn
  25. 2.4. Rách cổ tử cung - Nguyên nhân: +Rách tự nhiên: * Rách cũ trong lần đẻ trước. * Rách do bệnh lý: phù nề, ung thư.
  26. + Rách do can thiệp: * Thai phụ rặn sớm khi CTC chưa mở hết. * Làm các thủ thuật khi CTC chưa mở hết. * Đẻ ngôi mông.
  27. - Triệu chứng: + Cơ năng: * Rách nhỏ: không có triệu chứng. * Rách rộng và sâu: chảy máu nhiều có khi thành tia.
  28. + Thực thể * Nhìn: sốc nếu mất máu nhiều * Sờ nắn: vẫn có khối an toàn * Đặt van âm đạo kiểm tra CTC phát hiện vị trí rách
  29. - Xử trí: + Khâu lại vết rách. + Kháng sinh toàn thân. + Chăm sóc vết mổ. + Truyền máu nếu mất máu lượng nhiều.
  30. 2.5. Rò bàng quang – âm đạo, rò trực tràng – âm đạo
  31. * Nguyên nhân: + Thường do đẻ khó vì khung chậu hẹp, bất tương xứng đầu - chậu, ngôi bất thường + Tổn thương phối hợp với vỡ tử cung, rách bàng quang, rách CTC. + Làm thủ thuật forceps, giác hút khi ngôi chưa lọt. + Phẫu thuật mỗ lấy thai.
  32. - Triệu chứng + Rò bàng quang – âm đạo: *Sau sinh vài ngày, nước tiểu ra thường xuyên, không có cầu bàng quang. *Đặt mỏ vịt: Bơm dung dịch xanh Méthylene sẽ phát hiện lỗ rò.
  33. + Rò trực tràng – âm đạo: *Phân và hơi qua âm đạo. *Đặt van âm đạo thấy lỗ rò. *Thăm trực tràng xác định vị trí và kích thước lỗ rò.
  34. - Xử trí: + Dò bàng quang – âm đạo: *Nếu phát hiện trong cuộc đẻ thì tiến hành đóng lại ngay *Dẫn lưu bàng quang một tuần. *Nếu phát hiện muộn, đợi 3-6 tháng sau mới đóng lỗ rò theo đường bụng hoặc đường âm đạo
  35. + Rò trực tràng – âm đạo *Thường phải đợi 3-6 tháng sau mới mổ được. *Để phẫu thuật có kết quả, cần chuẩn bị và chăm sóc bệnh nhân thật tốt.
  36. Chăm sóc, theo dõi:
  37. 3.1.Ngay sau khi sổ thai *Phải lập bảng theo dõi: Toàn trạng, mạch, huyết áp *Đánh giá mức độ mất máu: Đổ khay, cân săng vải *Sau khi sổ rau: Đánh giá co hồi TC *Báo BS nếu phát hiện thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào
  38. *Khẩn trương thực hiện y lệnh: Lập đường truyền TM, tiêm thuốc, làm XN *.Vệ sinh vùng TSM, chuẩn bị phương tiện, dụng cụ để khâu vết rách *Nếu phải mổ: nhanh chóng làm các thủ tục, chuyển bệnh nhân sang phòng mổ
  39. 3.2.Thời kỳ hậu sản: *Lập kế hoạch theo dõi: Toàn trạng, nhiệt độ *Làm thuốc TSM hàng ngày *Đánh giá tình trạng tiến triển của vết tổn thương: sưng, nề, đỏ, có mủ *Thực hiện chế độ thuốc theo y lệnh *Báo BS nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường