Bài giảng Chăm sóc bệnh nhân lơ xê mi cấp - Trần Phương Vinh

ppt 26 trang hapham 2210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chăm sóc bệnh nhân lơ xê mi cấp - Trần Phương Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_cham_soc_benh_nhan_lo_xe_mi_cap_tran_phuong_vinh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Chăm sóc bệnh nhân lơ xê mi cấp - Trần Phương Vinh

  1. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN LƠ XÊ MI CẤP Cử nhân: Trần Phương Vinh Khoa Huyết học – Truyền máu, BV Bạch Mai
  2. MỤC TIÊU • Trình bày triệu chứng, biến chứng, tiến triển bệnh lơ xê mi cấp. • Trình bày kế hoạch chăm sóc người bệnh lơ xê mi cấp.
  3. Lơ xê mi cấp Định nghĩa:  Một bệnh máu ác tính.  Bệnh đặc trưng bởi sự tăng sinh và tích lũy trong tủy xương và máu ngoại vi những TB tạo máu chưa trưởng thành, ác tính. Những TB này sẽ dần dần thay thế và ức chế quá trình trưởng thành và phát triển của các dòng TB bình thường trong tủy xương.
  4. Nguyên nhân gây bệnh  Nguyên nhân: Chưa rõ ràng.  Các yếu tố nguy cơ: môi trường, virus, thuốc, di truyền
  5. Triệu chứng lâm sàng  Diễn biến rầm rộ trong vài ngày đến vài tuần.  Triệu chứng cơ năng:  Sốt thất thường  Mệt mỏi, ăn kém, sụt cân.  Đau các khớp xương.
  6. Triệu chứng lâm sàng • Triệu chứng thực thể: 5 hội chứng chủ yếu + Thiếu máu + Nhiễm trùng + Xuất huyết + Thâm nhiễm: Gan, lách, hạch to, phì đại lợi + Viêm loét miệng và họng.
  7. Triệu chứng cận lâm sàng  XN chẩn đoán bệnh: + CTM: HC, Hb, TC giảm; BC tăng hoặc giảm bất thường + HTĐ: Blast ≥ 20% + STTX: Tăng sinh tế bào non ác tính + ĐMCB: có thể có rối loạn đông máu • XN phân loại bệnh: + Công thức NST + Gen bệnh lý LXM + XN marker ung thư
  8. Triệu chứng cận lâm sàng  XN hỗ trợ: + Nhóm máu, kháng thể bất thường +Sinh hóa: A uric, LDH, GOT, GPT tăng; rối loạn điện giải; CRP tăng. + Siêu âm + Chụp XQ+
  9. Điều trị Lơ xê mi cấp • Điều trị nguyên nhân: • Đa hóa trị liệu • Ghép tế bào gốc tạo máu. • Điều trị hỗ trợ • Truyền máu và chế phẩm máu • Chống nhiễm trùng • Thuốc kích thích tạo máu. • Dinh dưỡng nâng cao thể trạng. • Vệ sinh
  10. Nhận định Đánh Chẩn giá đoán ĐD Chăm sóc Thực hiện Lập KHCS KHCS Sơ đồ chăm sóc
  11. NHẬN ĐỊNH  Toàn trạng: + Tình trạng ý thức (tỉnh táo, lơ mơ, kích thích ) + Thể trạng: chiều cao, cân nặng, BMI + Tình trạng thiếu máu: Da? Niêm mạc? + Tình trạng nhiễm trùng: Nhiệt độ? Ổ nhiễm khuẩn? + Tình trạng chảy máu: Vị trí, hình thái, số lượng XH? + Tình trạng cơ quan tạo máu: gan, lách, hạch.
  12. NHẬN ĐỊNH  Hô hấp: Nhịp thở, kiểu thở? Có khó thở? Mùi hơi thở? Ho khạc đờm: Số lượng, màu sắc?  Tuần hoàn: Mạch, huyết áp? Đau ngực?  Tiêu hóa: + Người bệnh có ăn được không? + Chướng bụng?Đau bụng? Buồn nôn? Nôn: màu sắc, số lượng? + Đại tiện: Bình thường?Táo bón? Lỏng? Số lượng? Màu?
  13. NHẬN ĐỊNH  Thận - tiết niệu: Nước tiểu (số lượng, màu sắc?)  Cơ xương khớp: Có sưng nóng, đỏ, đau các khớp? Có hạn chế vận động? Đau xương?  Nội tiết sinh dục: Bộ phận sinh dục có bất thường? Số lượng, tính chất kinh nguyệt của phụ nữ.  Thần kinh – tâm thần: có liệt, đau đầu? Mất ngủ?
  14. NHẬN ĐỊNH Cận lâm sàng: + Công thức máu + Điện tâm đồ + Huyết tủy đồ, sinh thiết tủy + Siêu âm ổ bụng xương. + XQ tim phổi + Ure, Glu, Cre, A Uric, LDH, GOT-GPT, Điện giải đồ. + ĐMCB, Nhóm máu + HBsAg, HIV
  15. CHẨN ĐOÁN ĐIỀU DƯỠNG 1. Khó thở, mệt mỏi liên quan đến thiếu máu cấp. 2. Tăng thân nhiệt liên quan đến tình trạng nhiễm trùng, giảm số lượng bạch cầu. 3. Tình trạng chảy máu liên quan đến giảm SL tiểu cầu. 4. Đau liên quan đến các tế bào ung thư thâm nhiễm, gan, lách, hạch to. 5. Các tác dụng phụ do điều trị hóa trị liệu.
  16. CHẨN ĐOÁN ĐIỀU DƯỠNG 6. Nguy cơ xảy ra tai biến truyền máu liên quan đến truyền máu và các chế phẩm máu. 7. Sụt cân do bệnh lý ung thư gây ra, thiếu hụt dinh dưỡng do chán ăn, ăn kém. 8. Thiếu kiến thức về bệnh và chế độ chăm sóc do NB chưa cập nhật thông tin đầy đủ. 9. . Những thay đổi trạng thái tâm lý do mắc bệnh ung thư.
  17. LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC 1. Giảm khó thở, mệt mỏi 2. Hạ sốt. 3. Chăm sóc xuất huyết, ngăn ngừa xuất huyết tái phát. 4. Giảm đau 5. Chăm sóc trước, trong, sau điều trị hóa trị liệu. 6. Thực hiện đúng quy chế truyền máu, phòng ngừa tai biến. 7. Cải thiện cân nặng cho NB. Duy trì dinh dưỡng hợp lý, an toàn. 8. Cung cấp kiến thức về bệnh và chế độ CS. 9. Cải thiện trạng thái tâm lý cho người bệnh.
  18. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHĂM SÓC 1. Giảm khó thở: • Tuyệt đối nghỉ ngơi tại giường. • Khai thông đường thở (nếu cần). • Thực hiện y lệnh: Thở oxy, thuốc 2. Hạ sốt: • Nới lỏng quần áo cho NB. • Chườm ấm. • Thực hiện y lệnh thuốc, XN(nếu có).
  19. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHĂM SÓC 3. Chăm sóc XH, ngăn ngừa XH tái phát: • Khi có chảy máu: tuyệt đối nằm bất động, tránh đi lại. • Theo dõi tri giác, DHST tối thiểu 2 lần/ngày. • Có chảy máu chân răng: Súc miệng bằng nước muối lạnh, đắp bông khô vào chân răng, VS răng thật tốt tránh nhiễm trùng làm nguy cơ chảy máu tăng lên. Đánh răng bằng bàn chải mềm, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu. • Cut huyết dưới da: tránh va đập, chà xát da. • Chảy máu mũi: Đặt bông khô, mời TMH nhét metch (nếu có) • Xuất huyết nội tạng: Theo dõi qua tri giác, nước tiểu, phân, chất nôn, kinh nguyệt.
  20. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHĂM SÓC 4. Giảm đau:  Thực hiện thuốc theo y lệnh điều trị.  Động viên an ủi NB.  Tùy theo vị trí đau để có kế hoạch cụ thể
  21. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHĂM SÓC 5. Chăm sóc người bệnh trong điều trị hóa trị liệu: • Khi tiến hành tiêm truyền hóa chất phải chọn tĩnh mạch thẳng, to. Tránh vùng có nhiều gân hay tổ chức thần kinh bên dưới, xa các khớp xương. Không để thuốc thoát mạch. • Yếu tố vệ sinh là quan trọng hàng đầu trong việc góp phần thành công của liệu trình điều trị, làm giảm chi phí và thời gian điều trị. • Nhân viên y tế chú ý vệ sinh bàn tay trước và sau khi thực hiện khám, chăm sóc người bệnh. • NB vận động nhẹ nhàng, tránh nằm lâu gây ứ đọng dịch ở phổi.
  22. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHĂM SÓC  Vệ sinh răng miệng sau ăn, bôi thuốc (nếu có). Thay quần áo hằng ngày sạch sẽ, đeo khẩu trang.  Ăn chín, uống sôi: Ăn chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, hợp khẩu vị NB (không ăn các đồ cay, nóng, không dùng các chất kích thích). Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.  Tránh tiếp xúc nơi đông người, với người mang bệnh lây truyền (cúm, sởi ).
  23. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHĂM SÓC 6. Thực hiện đúng quy chế truyền máu, phòng tai biến: • Nghiêm túc thực hiện quy trình lĩnh máu tại kho máu. Bảo quản và vận chuyển máu đúng quy định. • Thực hiện 5 đúng, đối chiếu giữa người cho và người nhận. • Định nhóm máu tại giường. • Đo dấu hiệu sinh tồn trước truyền. • Theo dõi sát quá trình truyền máu để xử lý kịp thời tai biến.
  24. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHĂM SÓC 7. Dinh dưỡng hợp lý, cải thiện cân nặng người bệnh: • Nhu cầu 30 – 35 Kcal/ kg/ ngày • Ăn thực phẩm giàu protein • Thức ăn đa dạng, hợp khẩu vị, chia nhiều bữa/ ngày • Đủ vitamin, khoáng chất • Uống nhiều nước
  25. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHĂM SÓC 8. Tăng cường sự hiểu biết về bệnh và chế độ chăm sóc: • Giải thích rõ về các biến chứng, cách chăm sóc NB trong giai đoạn điều trị cũng như sau khi ra viện. • Hạn chế đi lại, không ăn đồ cứng khi có xuất huyết. • Hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc mình • Uống thuốc đúng y lệnh, không tự ý dùng thuốc nam. • Giải thích cho NB một số tác dụng phụ của thuốc.
  26. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHĂM SÓC 9. Cải thiện trạng thái tâm lý cho NB: • Giữ buồng bệnh yên tĩnh, thoải mái. • Giúp người bệnh giảm tâm trạng tuyệt vọng: Động viên, an ủi để NB hiểu và yên tâm điều trị. • Tư vấn giúp NB và gia đình hiểu về bệnh, xác định việc “chung sống với Lơ xê mi” như một phương châm sống tích cực, giúp điều trị bệnh tốt hơn.