Bài giảng Chăm sóc trẻ lành mạnh

ppt 21 trang hapham 1800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chăm sóc trẻ lành mạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_cham_soc_tre_lanh_manh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Chăm sóc trẻ lành mạnh

  1. CHĂM SÓC TRẺ LÀNH MẠNH
  2. Mục tiêu: l Biết được các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trẻ lành mạnh. l Biết được các vấn đề cần tư vấn cho trẻ và cha mẹ trong các thời kì.
  3. Dàn bài l Đại cương l Xác định yếu tố nguy cơ l Tiêm chủng l Khám sàng lọc l Tư vấn sức khỏe
  4. Đại cương: l Chăm sóc trẻ em khỏe mạnh là 1 lĩnh vực thách thức nhưng rất quan trọng định kì kiểm tra sức khỏe đánh giá sự phát triển thể chất, vận động, tâm thần và hành vi của trẻ. l Phát hiện sớm, điều trị kịp thời và công tác dự phòng vai trò của bác sĩ Y học gia đình.
  5. Đại cương(tt): l Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em khỏe mạnh gồm 4 lĩnh vực: - Xác định yếu tố nguy cơ. - Tiêm chủng tạo miễn dịch. - Khám sàng lọc. - Tư vấn chăm sóc sức khỏe.
  6. I/ Xác định yếu tố nguy cơ: l Tiền căn + khám + xét nghiệm >phân loại nhóm nguy cơ xây dựng chương trình quản lý sức khỏe phù hợp. l Xây dựng hồ sơ theo dõi trẻ gồm: - Tiền sử gia đình. - Điều kiện kinh tế - Môi trường sống - Tiền sử sản khoa - Tiền sử dị ứng, thuốc điều trị. - Chế độ dinh dưỡng. - Sự tăng trưởng van phát triển. - Kết quả khám những lần trước.
  7. II/ Tiêm chủng tạo miễn dịch: l Chủng ngừa: tạo miễn dịch mắc phải chủ động. l Khuynh hướng phát triển: - Đưa vaccin mới viêm gan A,B. - Đưa vaccin mới Hib B. - Chuyển từ bại liệt uống OPV sang bại liệt tiêm IPV. - Thuốc chủng liên hợp mới (phế cầu và não mô cầu nhóm C). - Thay thế DTPw với DTPa Sử dụng thuốc 5 trong 1 hoặc 6 trong 1. - Vaccin chống siêu vi Rota. - Thuốc chủng ngừa HPV.
  8. Lịch tiêm chủng mở rộng: Sơ sinh 2th 3th 4th 9th 18th BCG VGB0 VGB1 VGB2 VGB3 HiB1 HiB2 HiB3 DPT1 DPT2 DPT3 DPT nhắc Bại liệt 2 Bại liệt 3 Sởi Sởi
  9. III/ Khám sàng lọc: l Sinh trưởng và phát triển l Hệ tuần hoàn. l Vẹo cột sống. l Thính lực. l Thị giác. l Răng miệng.
  10. 1/ Sinh trưởng, phát triển: l Vòng đầu cần theo dõi trong 2 năm đầu. l Chiều cao, cân nặng được theo dõi thường xuyên đến tuổi vị thành niên. l Sinh trưởng chậm, không phù hợp với tuổi chú ý đến bệnh nền của trẻ. l Trẻ chậm phát triển nếu như sự phát triển hiện tại chỉ đạt 25% ở mức kì vọng theo tuổi ở bất kì lĩnh vực nào
  11. Đánh giá sự phát triển của trẻ: Tháng Vận động Kết hợp vận động Ngôn ngữ Tương tác xã hội tuổi 1 Giữ được đầu khi Giữ được cái lúc lắc Đáp ứng bằng tỉnh nằm sấp thức 2 Giữ được ngực khi Mắt theo được vật Cười mỉm nằm sấp chuyển động qua đường giữa 3 Nằm sấp tựa trên Chớp mắt khi bị dọa Cười ra tiếng khuỷu 4 Nằm sấp tựa trên tay Nắm 2 tay với nhau Hướng về tiếng Đầu không tụt về sau động khi để ngồi PXAS của đồng tử đối xứng 5 Ngồi nếu được nâng Chuyển vật từ tay Cười to đỡ này sang tay kia 6 Ngồi được với tựa Bập bẹ nhẹ từng tiếng
  12. Đánh giá sự phát triển của trẻ (tt): Tháng tuổi Vận động Kết hợp vận động Ngôn ngữ Tương tác xã hội 7 Ngồi vững không Cầm được viên bi nhỏ Tìm được đồ vật cần đỡ bị rơi 8 Khuynh hướng Cầm đồ bằng 2 ngón Phát âm 2 tiếng đứng từ tư thế baba, mama ngồi 9 Bắt đầu đứng Đập 2 vật vào nhau gây Chơi trò trốn tìm tiếng động 12 Tập đi Cầm đồ vững bằng 2 Phát âm được Tìm được đồ vật ngón 2 tiếng bị giấu Làm theo lệnh đơn giản Uống bằng cốc 15 Đi 1 mình Để 1 viên bi vao ly rồi lấy Vốn từ 3 – 4 từ Làm theo lệnh ra miệng 18 Leo cầu thang Chồng 3 khối lên nhau Dùng muỗng Bắt chước việc nhà 24 Chạy Chồng được 4- 5 khối Vốn từ 40 -50 Dùng được câu 2 từ từ, thích đọc, chỉ các đồ vật
  13. 2/ Hệ tuần hoàn: l Tim bẩm sinh thường được phát hiện trong 6 tháng đầu nghe tim, bắt mạch giai đoạn sơ sinh và ít nhất 2 lần trong 6 tháng đầu. l Tăng huyết áp được khẳng định qua 3 lần đo riêng biệt trước khi bắt đầu điều trị. Tăng huyết áp được xác định khi HA tâm thu van/hoặc HA tâm trương > mức HA ở bách phân vị thứ 90 theo tuổi, chiều cao, giới tính.
  14. 3/ Vẹo cột sống: l Sàng lọc vẹo cột sống ở trẻ gái ở lứa tuổi 10 – 14 tuổi, trẻ trai 12 – 16 tuổi.
  15. 4/ Thính lực: l Đánh giá thính lực bằng cách kiểm tra đáp ứng của trẻ đối với tiếng động được tạo ra từ ngoài tầm mắt. l Điếc bẩm sinh cần chẩn đoán sớm để đạt kết quả điều trị cao vì sự phát triển ngôn ngữ đạt 80% vào năm thứ 3 sau sinh.
  16. 5/ Thị giác: l Khám thị giác để sàng lọc: đục thủy tinh thể, u nhãn cầu, tật khúc xạ, lác, giảm thị lực. l Trẻ 3 tuổi kiểm tra thị lực, phát hiện trẻ có lác không. l Đo thị lực lặp lại lúc trẻ 5 – 6 tuổi.
  17. 6/ Chăm sóc răng miệng: l Sâu răng thường gặp ở trẻ em. l Phòng bệnh nha khoa bằng cách khám răng định kì, hướng dẫn cách đánh răng, chăm sóc răng miệng cho trẻ và cha mẹ trẻ.
  18. Sàng lọc cận lâm sàng: l Không nhất thiết phải tiến hành ở mỗi lần khám. l Lựa chọn xét nghiệm phù hợp để phát hiện dị tật, thiếu máu, theo dõi bệnh lí mãn tính, bệnh chuyển hóa .dựa vào tiền căn gia đình, môi trường sống, kết quả khám thực thể.
  19. IV/ Tư vấn chăm sóc sức khỏe: l Giai đoạn sơ sinh: hướng dẫn thực hành nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách, lựa chọn sữa thích hợp, chăm sóc da, chăm sóc rốn, theo dõi vàng da, vệ sinh trẻ, tiêm chủng l Giai đoạn nhũ nhi: tốc độ tăng trưởng nhanh nhất là 3 tháng đầu, trẻ 1 tuổi trẻ nặng gấp 3 lần so với mới sanh, chiều cao tăng 1.5 lần, vòng đầu tăng 35%, bắt đầu biết nói, hiểu nhiều điều, chập chững biết đi tư vấn dinh dưỡng, ăn dặm cho trẻ, hướng dẫn cha mẹ theo dõi các giai đoạn, các mốc phát triển quan trọng, tiêm chủng cho trẻ
  20. Tư vấn chăm sóc sức khỏe (tt): l Giai đoạn trẻ nhỏ (1-5 tuổi): trẻ hoàn thiện chức năng vận động phối hợp động tá, hệ thần kinh phát triển tương đối, hình thành phản xạ, trí tuệ phát triển nhanh. Trẻ dễ mắc các bệnh hô hấp van tiêu hóa. Tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lí, các biện pháp rèn luyện, hướng dẫn giữ vệ sinh răng miệng, các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích
  21. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN