Bài giảng Cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường - Văn Hữu Tập

ppt 46 trang hapham 1490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường - Văn Hữu Tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_co_so_su_dung_hop_ly_tai_nguyen_thien_nhien_va_bao.ppt

Nội dung text: Bài giảng Cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường - Văn Hữu Tập

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁI ĐẤT CƠ SỞ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ThS. Văn Hữu Tập Khoa Khoa học Môi trường và Trái đất Tel: 02803746981 Cell phone: 0975326936 E-mail: vanhuutap@gmail.com
  2. Nội dung môn học • Khái niệm và phân loại tài nguyên thiên nhiên. • Tài nguyên khí hậu • Tài nguyên nước • Tài nguyên đất • Tài nguyên rừng • Các loại tài nguyên khác • Các cách tiếp cận trong quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
  3. Các tài liệu tham khảo • Nguyễn Thị Phương Loan, 2003, Giáo trình tài nguyên nước. • Lưu Đức Hải, Chu Văn Ngợi, Giáo trình tài nguyên khoáng sản. • Trần Kông Tấu, Giáo trình tài nguyên đất. • Ngyễn Xuân Cự, Giáo trình tài nguyên rừng. • Mai Trọng Thông, Hoàng Xuân Cơ, Tài nguyên khí hậu. • Nguyễn Chu Hồi, Cơ sở tài nguyên và môi trường biển.
  4. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN • Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của tự nhiên được con người sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng. • Phân loại tài nguyên thiên nhiên: – Theo thuộc tính tự nhiên – Theo công dụng kinh tế – Theo khả năng bị hao kiệt
  5. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN • Theo khả năng bị hao kiệt
  6. Đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên • phân bố không đồng đều giữa các vùng trên trái đất • đại bộ phận các nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao hiện nay đều đã được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử
  7. Chương 1: Tài nguyên khí hậu • Khái niệm khí hậu và tài nguyên khí hậu – Khí hậu trong nghĩa hẹp thường định nghĩa là "Thời tiết trung bình", hoặc chính xác hơn, là bảng thống kê mô tả định kì về ý nghĩa các sự thay đổi về số lượng có liên quan trong khoảng thời gian khác nhau, từ hàng tháng cho đến hàng nghìn, hàng triệu năm. Khoảng thời gian truyền thống là 30 năm, theo như định nghĩa của Tổ chức Khí tượng Thế giới (World Meteorological Organization - WMO). Các số liệu thường xuyên được đưa ra là các biến đổi về nhiệt độ, lượng mưa và gió. – Khí hậu trong nghĩa rộng hơn là một trạng thái, gồm thống kê mô tả của hệ thống khí hậu. – Tài nguyên khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, gió, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định. .
  8. Chương 1: Tài nguyên khí hậu • Các yếu tố hình thành khí hậu – Bức xạ Mặt trời – Hoàn lưu khí quyển – Các yếu tố địa lý.
  9. Bức xạ Mặt trời • Bức xạ Mặt trời là nguồn năng lượng bức xạ và thực tế là nguồn nhiệt chính của mặt đất và khí quyển.
  10. Bức xạ Mặt trời • Bản chất của bức xạ mặt trời
  11. Bức xạ Mặt trời
  12. Bức xạ mặt trời • Sự biến đổi bức xạ mặt trời trong khí quyển và trên mặt đất
  13. Bức xạ mặt trời • Hiệu ứng nhà kính
  14. Bức xạ mặt trời • Sự phân bố năng lượng bức xạ mặt trời trên bề mặt trái đất
  15. Hoàn lưu khí quyển • Hệ thống các dòng không khí trên trái đất quy mô lục địa và đại dương được gọi là hoàn lưu chung khí quyển.
  16. Các yếu tố địa lý • Vĩ độ địa lý • Địa hình • Độ cao (so với mực biển) • Sự phân bố lục địa và biển • Dòng biển • Lớp phủ thực vật và lớp tuyết phủ
  17. SỰ TỔNG HỢP KHÍ HẬU • Đới khí hậu và các loại hình khí hậu • Sự phân bố khí hậu • Biến đổi khí hậu qua các thời kỳ
  18. Đới khí hậu và các loại hình khí hậu • Theo phương pháp phân loại của Cô-pen: chia mặt Trái đất thành 8 đới khí hậu dựa trên chế độ nhiệt và mức độ tưới ẩm A- Đới khí hậu nóng ẩm: ko có mùa đông, to thấp nhất 180C, lượng mưa >= 750mm B- 2 Đới khí hậu khô: mưa ít, bốc hơi do nhiệt, sa mạc khô, thảo nguyên bán khô hạn C- 2 Đới khí hậu ẩm với mùa đông lạnh vừa: không có lớp tuyết phủ thường xuyên D- Đới khí hậu ẩm với mùa đông rất lạnh (Bắc bán cầu): lớp tuyết phủ bền vững vào mùa đông, E- 2 Đới khí hậu cực: khí hậu đài nguyên (Bắc bán cầu), khí hậu băng tuyết vĩnh cửu, nhiệt độ <= 0, toàn bộ lục địa Nam Cực
  19. Đới khí hậu và các loại hình khí hậu • Theo phương pháp phân loại của Alisop.B.P: chia mặt Trái đất thành 7 đới khí hậu dựa trên những điều kiện hoàn lưu chung của khí quyển 1- Đới xích đạo 2- Đới cận xích đạo 3- Đới nhiệt đới 4- Đới Cận nhiệt đới 5- Đới ôn đới 6- Cận cực 7- Cực đới (Bắc Băng Dương và Nam Băng Dương)
  20. Các loại hình khí hậu 1. Khí hậu miền nhiệt đới: nhiệt độ trung bình 24oC đến 28oC, chế độ nhiệt độ rất điều hoà, độ ẩm cao, bức xạ nghịch lớn, lượng mưa lớn: 1000 – 3000mm. - Khí hậu nhiệt đới (cận xích đạo): gió mùa nhiệt đới chiếm ưu thế (mùa mùa đông (gió đông) và mùa mùa hè (gió tây)) - Khí hậu gió mùa trên các cao nguyên nhiệt đới:(độ cao lớn trên mực nước biển, Mùa đông rất ít khi có tuyết - Khí hậu tín phong: nhiệt độ tương đối cao và tăng về phía xích đạo, Ở phần phía đông của đại dương, đới tín phong thổi từ vĩ độ cao hơn với thành phần tốc độ gió hướng về phía xích đạo lớn có bình lưu lạnh, nhiệt độ thấp nhất. Nhiệt độ tháng mùa hè 20- 27, tháng mùa đông ở đới vĩ độ cao giảm xuống 10. - Khí hậu sa mạc nhiệt đới: Lượng mây và giáng thuỷ ở đây rất nhỏ, do nhiệt cung cấp cho bốc hơi nhỏ nên nhiệt độ không khí ở đây rất cao. Chính ở khu vực này quan trắc được nhiệt độ cực đại tuyệt đối trên Trái Đất (khoảng 57 – 58oC). Mùa đông ở miền này ấm, nhiệt độ của tháng lạnh nhất trong khoảng +10 – + 22oC.
  21. Các loại hình khí hậu 2. Khí hậu cận nhiệt đới - Khí hậu lục địa cận nhiệt đới: nhiệt độ cao, lượng ẩm và độ ẩm tương đối nhỏ. Thời tiết ít mây, khô, nóng. Nhiệt độ trung bình của các tháng mùa hè khoảng 30oC hay hơn nữa. Thời tiết không ổn định với nhiệt độ và lượng giáng thuỷ biến đổi nhiều - Khí hậu vùng núi cận nhiệt: vùng núi cao châu Á – ở Tây Tạng và Pamia trên độ cao 3500 – 4000m. Khí hậu ở đây có tính lục địa rõ rệt; mùa hè mát còn mùa đông lạnh. - Khí hậu Địa Trung Hải: bờ tây của lục địa trong miền cận nhiệt đới, mùa hè tương đối nóng và khô, mùa đông mưa và ôn hoà. - Khí hậu gió mùa cận nhiệt đới: Mùa đông thời tiết quang mây và khô; ngược lại, mùa hè lượng giáng thuỷ lớn rơi trong các xoáy thuận trên lục địa. rừng phát triển mạnh với các loại cây lá to, thực vật leo bò sát - Khí hậu đại dương cận nhiệt đới
  22. Các loại hình khí hậu 3. Khí hậu miền ôn đới Mùa hè, cân bằng bức xạ của mặt trải dưới lớn, mùa đông cân bằng bức xạ âm. - Khí hậu lục địa ôn đới: lục địa Âu, Á và Bắc Mỹ. mùa hè nóng và mùa đông lạnh với lớp tuyết phủ ổn định - Khí hậu vùng núi ôn đới: chế độ nhiệt độ rất đa dạng tuỳ thuộc vào độ cao và địa hình - Khí hậu miền tây lục địa ôn đới: miền tây lục địa Âu Á và Bắc Mỹ. mùa hè không quá nóng và mùa đông ôn hoà, lượng giáng thuỷ tương đối lớn. Lượng giáng thuỷ rất lớn ở các sườn núi phía tây. • Khí hậu miền đông lục địa ôn đới: khí hậu gió mùa điển hình là sự tiếp tục của gió mùa nhiệt đới và cận nhiệt đới. miền bờ biển đông Liên Xô, miền đông bắcTrung Quốc, miền bắc Nhật Bản và trên đảo Sakhalin. - Khí hậu đại dương miền ôn đới
  23. Các loại hình khí hậu 4. Khí hậu miền cực - Khí hậu cận cực: mùa đông kéo dài và khắc nghiệt, mùa hè lạnh và có băng giá - Khí hậu Bắc Băng Dương: Nhiệt độ trung bình tháng ở Bắc Băng Dương nằm trong khoảng từ – 40oC vào mùa đông đến 0oC vào mùa hè - Khí hậu châu Nam Cực: Khí hậu của lục địa băng này khắc nghiệt nhất trên Trái Đất. Nhiệt độ trung bình năm ở đây từ – 10oC trên biên bờ ở vĩ độ cùng cực, đến – 50 – – 60oC ở trung tâm lục địa. Tổng lượng giáng thuỷ trung bình năm cho toàn lục địa khoảng 120mm; từ miền bờ biển vào sâu trong lục địa lượng giáng thuỷ giảm rất nhanh.
  24. Sự phân bố khí hậu
  25. TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU VIỆT NAM • Điều kiện hình thành • Quy luật phân hóa • Đặc điểm khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam
  26. Điều kiện hình thành • Vị trí địa lý: 23022’N – 8022’N, kéo dài trên 15 vĩ độ. • Địa hình: ¾ là đồi núi, chịu chi phối rất mạnh của chế độ gió mùa.
  27. Quy luật phân hóa • Mùa hè: Sự hình thành của khối khí xích đạo nóng ẩm từ Ấn Độ Dương và vịnh Bengal với độ dày rất lớn tạo nền nhiệt mùa hè cao và khá đồng đều trong cả nước và mùa mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên và miền Bắc VN. Nguyên nhân gây mưa: - MN và Tây Nguyên – dòng thăng ở phía nam rãnh gió mùa, - MB – gió mùa Tây Nam + sự hội tụ của gió mùa với tín phong + bão, - miền Trung – áp cao cận nhiệt Tây TBD + dải hội tụ nhiệt đới + bão ở rìa phía nam áp cao (th.8-9)
  28. Quy luật phân hóa • Mùa đông: không khí cực đới lạnh khô di chuyển từ phía nam TQ cùng với áp cao Siberi, đồng thới gió phân kỳ từ tâm áp cao thổi về VN theo hướng Đông Bắc (gió mùa đông bắc). Gió mùa đông bắc đem mưa nhỏ đến cho BB, khi kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới và bão gây mưa lớn kéo dài ở Trung Bộ. • Khối không khí cực đới tiếp tục biến tính khô khi đi xuống phía nam, khi qua dãy Bạch Mã bị biến tính tuyệt đối. • Đối với khí hậu VN, chế độ nhiệt ẩm đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, nền nhiệt cả nước nói chung đều cao, nên yếu tố mưa trở thành yếu tố quyết định. Chế độ mưa là sự tương tác của chế độ gió mùa và địa hình.
  29. Những vùng có lượng mưa lớn đều nằm trên các sườn và đỉnh núi Tâm mưa nhỏ nằm đón gió, địa hình dạng trong những vùng phễu hội tụ như Bắc khuất gió như thung Quang, Móng Cái - lũng Mường Xén, Tiên Yên (>5.000mm), Phan Rang (500 - Hoàng Liên Sơn, 600mm), thung lũng Pusilung, Ngàn Sâu, Yên Châu, Lục đèo Ngang, đèo Hải Bình, sông Ba Vân, bắc đèo Cả, Trà (<1.200mm). Mi - Ba Tơ, trung lưu Đồng Nai, Plâycu (3.000 - 4.000 mm).
  30. Đặc điểm khí hậu và TNKH Việt Nam • Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với một mùa đông lạnh ít mưa ở miền Bắc, một mùa mưa và một mùa khô ở Tây Nguyên và Nam Bộ, mùa mưa lùi về mùa đông ở các tỉnh giáp biển miền Trung. • Trong Atlas Khí tượng thủy văn Việt Nam, Nguyễn Trọng Hiệu đã chia ra 2 miền khí hậu: miền khí hậu phía Bắc gồm 4 tiểu vùng (B1, B2, B3, B4) và miền khí hậu phía Nam gồm 3 tiểu vùng (N1,N2,N3).
  31. • B1: TB • B2: ĐB • B3: ĐBBB • B4: BTB • N1: NTB • N2: TN • N3: NB
  32. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU • Theo IPCC (2007), Biến đổi khí hậu được định nghĩa là sự thay đổi trạng thái khí hậu có thể xác định được thông qua những thay đổi của giá trị trung bình và/hoặc sự biến thiên của các thuộc tính khí hậu, diễn ra trong một khoảng thời gian dài, thường là hàng thập kỷ hoặc lâu hơn. Bất kỳ sự biến đổi theo thời gian nào trong hệ thống khí hậu do những biến thiên tự nhiên hay do các hoạt động của con người đều được coi là biến đổi khí hậu.
  33. Trái đất thực sự đang nóng lên • Nhiệt trung bình hiện tại của Trái Đất cao hơn so với năm 1860 là 0,750C • 11 trong 12 năm gần đây nhất được đánh giá là nóng nhất kể từ năm 1850.
  34. Kéo theo là nước biển dâng và băng tan. • Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng trung bình 1,8 mm/năm từ 1961 đến 2003 và tăng đến 3,1 mm/năm từ 1993- 2003. • Quy mô băng trên Bắc Băng dương hàng năm đã co lại với tốc độ 2,7%/thập kỷ, và giảm tới 7,4%/thập kỷ trong mùa hè
  35. Lượng mưa thay đổi
  36. Các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng
  37. DỰ BÁO XU HƯỚNG BĐKH CO2 Eq 3.4oC = 6.1oF 850 2.8oC = 5.0oF 600 1.8oC = 3.2oF 0.6oC = 1.0oF 400
  38. Thay đổi trong chế độ ẩm • Khô hạn gia tăng ở các vùng cận nhiệt đới, trong khi mưa tăng lên ở các vùng vĩ độ cao
  39. Xu thế gia tăng mực nước biển
  40. NGUYÊN NHÂN