Bài giảng Công tác xã hội nhóm - Phần II - Bài 5: Một số kiến thức về năng động nhóm

pdf 47 trang hapham 1940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công tác xã hội nhóm - Phần II - Bài 5: Một số kiến thức về năng động nhóm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_cong_tac_xa_hoi_nhom_phan_ii_bai_5_mot_so_kien_thu.pdf

Nội dung text: Bài giảng Công tác xã hội nhóm - Phần II - Bài 5: Một số kiến thức về năng động nhóm

  1. BÀI 5 MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ NĂNG ĐỘNG NHÓM
  2. Năng động nhóm?  Năng động nhóm: là bộ môn nghiên cứu về sự vận hành bên trong nhóm Những gì vận hành bên trong nhóm?
  3. Sự vận hành bên trong nhóm, bao gồm: - Các giai đoạn phát triển của nhóm - Cơ cấu nhóm - Mối tương tác - Cách thức tham gia - Truyền thông giữa các nhóm viên - Các vai trò thể hiện trong nhóm - Các quy tắc của nhóm - Ảnh hưởng của nhóm trên hành vi của cá nhân tham gia nhóm
  4.  Năng động nhóm là các hoạt động tâm lý thông qua các mối tương tác và phản ứng giữa các thành viên trong một nhóm nhỏ Sự chuyển dịch các vị trí và vai trò của từng thành viên Tạo sự thay đổi tích cực hoặc tiêu cực.
  5. 5.1. Tầm quan trọng của nhóm nhỏ trong cuộc sống của chúng ta  Từ khi sinh ra đến cuối cuộc đời, ta sinh hoạt trong đủ các loại nhóm như gia đình, nhóm bạn nhỏ trong khu phố, nhóm bạn khi đi học, khi đi làm, tổ lao động, phòng ban, tới những CLB vui chơi giải trí, hay nhóm hoạt động xã hội tự nguyện.  Là một sinh vật xã hội, ta chỉ có thể thực hiện mục đích riêng, và thỏa mãn các nhu cầu từ vật chất tới tâm lý xã hội thông qua nhóm.
  6.  Trường hợp trẻ em được mẹ cho đi nhà trẻ, trẻ được học hỏi vai trò làm mẹ, làm cô giáo, bác sĩ, giúp trẻ thích nghi với cuộc sống sau này khi hòa nhập xã hội.  Trong khi đó đứa trẻ sống trong trại mồ côi không được học những vai trò trong cuộc sống nên sau này rất khó thích nghi và hòa nhập vào xã hội và trẻ không hoặc khó biết cách thể hiện các vai trò, trẻ tự ti, mặc cảm, thu mình lại
  7. 5.1.1. Nhóm thỏa mãn các nhu cầu sau đây của cá nhân  Môi trường nhóm nhỏ là một môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho sự bộc lộ của cá nhân.  Sau khi gia nhập nhóm, sinh hoạt và khi nhóm phát triển đến giai đoạn ổn định, lúc ấy mối tương tác về mặt tình cảm giữa các nhóm viên trở nên gắn bó hơn thúc đẩy dễ dàng sự bộc lộ về mình, tâm tư tình cảm, chia sẻ và thông cảm với các thành viên nhóm khác.
  8. Môi trường nhóm cũng là một môi trường đáp ứng các nhu cầu của cá nhân như sau:  Được công nhận, được chấp nhận  Được tình bạn, thỏa mãn nhu cầu giao tiếp  Được quan tâm đến
  9.  Được an toàn, được bảo vệ  Được cảm giác “gắn bó” (hay thuộc về một “tổ ấm")  Được phát huy tiềm năng (học hỏi kỹ năng chuyên môn như âm nhạc, nghệ thuật hay tâm lý xã hội như giao tiếp, lãnh đạo v.v )  Được tự khẳng định mình v.v
  10. 5.1.2. Nhóm nhỏ ảnh hưởng đến cá nhân theo hướng tích cực hoặc tiêu cực  Do nhu cầu được thuộc về một nhóm, cá nhân tuân thủ những quy tắc của nhóm để được chấp nhận. - Đứa trẻ tập chia sẻ đồ ăn và đồ chơi với bạn để không bị loại ra khỏi nhóm. - Trẻ ngoan ngoãn chấp hành kỷ luật gia đình để được tình cảm nồng ấm của cha mẹ. - Anh công nhân quen lè phè vào một tổ sản xuất năng động hết dám lè phè vì không chỉ sợ phê bình mà còn sợ mất tình bạn, mất uy tín đối với tập thể.
  11.  Ngược lại, là thành viên một băng du đãng thanh niên nọ phải tỏ ra thật “ngầu” mới được nhập băng, phải biết nhảy đầm, nhậu, hút, phải tuân thủ luật giang hồ v.v  Nhóm có thể trở thành một cực hình cho cá nhân, là một công cụ khống chế bóc lột, hay bị cô lập, ăn hiếp.
  12. 5.1.3. Sức ép của nhóm  Sức ép của nhóm dù rất nhẹ nhàng, thường không ý thức được, nhưng ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến hành vi của cá nhân.  Do đó, nhóm được gọi là một tác nhân “kiểm soát xã hội”.  Luật pháp, sự trừng phạt, nhà tù không thay thế được một gia đình lành mạnh, một nhóm bạn tốt để ngăn chặn hành vi phạm pháp của một thanh thiếu niên.
  13.  Khám phá ra và khẳng định được ảnh hưởng của nhóm đối với cá nhân (nhóm càng liên kết chặt chẽ, ảnh hưởng càng mạnh) Các ngành khoa học xã hội đã sử dụng nhóm nhỏ như một công cụ để ảnh hưởng hành vi cá nhân nhằm mục đích giáo dục, phát triển nhân cách hay trị liệu.
  14.  Từ các cuộc thể nghiệm khoa học về tác dụng của thảo luận nhóm đầu tiên. Ngày nay phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong giáo dục thay đổi hành vi sức khỏe, phát triển các kỹ năng truyền thông, giao tiếp, lãnh đạo.
  15.  Từ khả năng của nhóm để tác động đến thái độ và hành vi con người Các nhà khoa học còn gọi nhóm là một “tác nhân đổi mới” (change agent) và là một “môi trường” tạo ra sự đổi mới (change medium).
  16. 5.2. Bản chất của nhóm  Nhóm có số thành viên rõ ràng, tức là một tập thể hai người hoặc nhiều hơn có thể nhận diện bằng tên hoặc loại.  Có ý thức về nhóm, tức là nhận diện nhau một cách ý thức.  Ý thức có chung một mục đích, tức là có những mục tiêu, mục đích và ý tưởng giống nhau.
  17.  Lệ thuộc lẫn nhau trong việc đáp ứng các nhu cầu, tức là cần tới nhau nhằm đạt được mục đích vốn là lý do thành lập nhóm.  Có sự tương tác – các thành viên trong nhóm giao tiếp, tác động và phản ứng với nhau.  Có khả năng hành động một cách thống nhất – nhóm có khả năng ứng xử như một bộ phận duy nhất.
  18. 5.2.1. Các đặc điểm của nhóm nhỏ  Có thể nhận diện nhóm bằng tên gọi, dấu hiệu hay chức năng.  Có một cơ cấu hiến định các quy tắc và quy định chính thức hoặc không chính thức.
  19.  Thời gian – lượng thời gian sinh hoạt chung với nhau, nhất là vào thời kỳ đầu, chính là yếu tố xác định một tập thể có phải là một nhóm hay không.  Chuyển động – nhóm là một bộ phận năng động trong đó các yếu tố thường xuyên thay đổi, tương tác và phát triển, tức là cố gắng đạt tới cái gì đó.
  20. 5.2.2. Các đặc trưng của nhóm (1) Tiểu sử  Mỗi nhóm có một tiểu sử, tiểu sử này ảnh hưởng tới sự ứng xử của nhóm.  Một số câu hỏi giúp hiểu tiểu sử của một nhóm: - Đâu là những mong đợi của các thành viên đối với nhóm và vai trò của họ trong nhóm?
  21. - Nhóm được cấu tạo như thế nào, bao gồm loại người nào, kinh nghiệm trước đây của họ như thế nào, trước đây họ kết bạn ra sao? - Các thành viên đã chuẩn bị tham gia nhóm như thế nào? - Họ họp với nhau, các nguồn lực v.v như thế nào?
  22. (2) Cách thức tham gia  Các nhóm đều có một cách thức tham gia: - Cách thức giao tiếp một chiều: người lãnh đạo – nhóm - Cách thức giao tiếp hai chiều: người lãnh đạo – nhóm – người lãnh đạo - Cách đa chiều : tất cả các thành viên trao đổi với nhau và với cả nhóm, trong đó có người lãnh đạo.
  23.  Trong một nhóm, cách thức tham gia có thể khá đồng nhất từ đầu đến cuối hoặc có thể thay đổi đôi lúc.  Các câu hỏi về phương cách tham gia: - Lượng phát biểu của lãnh đạo và của nhóm viên? - Các câu hỏi hoặc lời phê bình đặt hướng về ai? Người lãnh đạo, cả nhóm hay một vài thành viên đặc biệt?
  24.  Các thành viên không nói nhiều đã tỏ ra quan tâm hoặc lắng nghe tích cực (tham gia không lời) hoặc họ buồn chán và thờ ơ.  Việc kiểm tra các cách thức tham gia có thể tiến hành từng thời kỳ để được thông tin về sự năng động nhóm.
  25. (3) Truyền thông – giao tiếp  Phải xem xét các thành viên có hiểu nhau không và họ trao đổi các ý tưởng, giá trị và cảm nhận của bản thân, của nhóm một cách rõ ràng không.  Các câu hỏi để biết chất lượng truyền thông giao tiếp của nhóm: - Các thành viên có diễn đạt các ý tưởng của mình có rõ ràng không?
  26. - Các thành viên có thường xuyên nhặt các ý kiến đóng góp trước đó và từ đó xây dựng các ý tưởng của mình không? - Các thành viên đã mạnh dạn yêu cầu nói rõ thêm khi họ không hiểu rõ điều gì? - Các câu trả lời cho các nhận định có hay bị lạc đế hay không thích hợp không?
  27. (4) Tính đoàn kết  Tính đoàn kết của nhóm được xác định bởi sức mạnh của mối quan hệ gắn kết lại các cá nhân thành một khối thống nhất để thỏa mãn nhu cầu, chia sẻ sự thành công, cảm thấy tự hào vì trực thuộc vào nhóm.  Tính đoàn kết được thể hiện qua tinh thần của cá nhân, tinh thần đồng đội, sức mạnh thu hút nhóm viên vào một việc họ đang làm – cảm nhận “chúng tôi” được hình thành.
  28.  Tính đoàn kết nhóm được thể hiện qua các câu hỏi: - Nhóm làm việc như thể một đơn vị như thế nào? Có những tiểu nhóm hoặc “những con sói cô đơn” nào đó trong nhóm không? Và ảnh hưởng của những hiện tượng đó đến nhóm như thế nào?
  29. - Dấu hiệu nào cho thấy sự thích thú hoặc thiếu thích thú của thành viên hoặc của các nhóm thành viên về những việc nhóm đang làm? - Các thành viên khi nói đến nhóm thì xem đó như bất kỳ nhóm nào, hay nhóm của chúng ta, hay nhóm của bạn?
  30. (5) Bầu không khí  Mặc dù vô hình nhưng thường chúng ta dễ cảm nhận bầu không khí xã hội, đó là bầu không khí thân thiện, thư giãn, không hình thức, dễ dãi hoặc tự do.  Ngược lại, bầu không khí lạnh lùng, căng thẳng, thù địch, hình thức, nghiêm cấm sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của các thành viên về nhóm và sẽ tác động đến mức độ tự nguyện tham gia của họ.
  31.  Các câu hỏi để đánh giá bầu không khí: - Bạn sẽ mô tả nhóm này như thế nào ấm áp, trầm tĩnh, thân thiện, thư giãn, căng thẳng, hình thức hoặc không hình thức, bị kiểm soát, bị kiểm soát, thoải mái hoặc bị kiềm chế? - Những quan điểm không đồng tình hoặc cảm xúc bất bình có thể được bày tỏ mà không sợ trừng phạt hay không?
  32. (6) Cơ cấu và tổ chức  Các nhóm có cơ cấu tổ chức hiển nhiên rõ ràng hay vô hình.  Cơ cấu hiển nhiên rõ ràng có thể là chính thức, như là vị trí được đề cử, hoặc không chính thức  Nó giúp cho việc thực hiện phân chia lao động và những chức năng chính yếu được thực hiện.
  33.  Cơ cấu vô hình thường không hiển nhiên nhưng hoạt động phía sau, phụ thuộc vào nhân cách, tầm ảnh hưởng, quyền lực, tuổi tác, năng lực, khả năng thuyết phục v.v  Ngoài ra cũng có một cấu trúc cấp bậc lãnh đạo và quyền lực.
  34.  Trong giai đoạn thành lập có cuộc đấu tranh giành vị trí giữa những cá nhân có xu hướng thống trò mạnh.  Một khi trật tự được ổn định đặc điểm của mô hình tương tác là những người có vị trí thấp nằm dưới đáy của nấc thang.
  35.  Các câu hỏi liên quan đến cơ cấu và tổ chức: - Cơ cấu nào được nhóm tạo ra một cách có ý thức, như vị trí lãnh đạo, dịch vụ, tiểu ban, đội?
  36. - Cơ cấu không thấy được là gì? Ai kiểm tra, ảnh hưởng thực sự, ai tình nguyện để làm được việc, ai chiều theo ý người khác hoặc theo đuôi? - Các thành viên có hiểu và chấp nhận cơ cấu không? - Cơ cấu có thích hợp với mục đích và công tác của nhóm hay không?
  37. (7) Tiêu chuẩn và chuẩn mực  Mỗi nhóm có khuynh hướng triển khai một quy luật đạo đức hay một bộ tiêu chuẩn và chuẩn mực về thế nào là hành vi đúng và chấp nhận được.  Những điều nên làm và không nên làm của một nhóm nào đó, thường được quy trong những tiêu chuẩn được hiểu ngầm hơn là được nêu công khai.
  38.  Những loại chuẩn mực của một nhóm có thể bao gồm từ phương pháp làm việc, chuẩn mực tương tác trong nhóm, chuẩn mực về thái độ, về hình thức, phong cách ăn mặc v.v  Thách thức các chuẩn mực nhóm sẽ gây những bất đồng, tranh chấp giành quyền lực dường như sẽ xuất hiện để tái lập hoặc chỉnh sửa những tiêu chuẩn hiện hành của nhóm.
  39.  Câu hỏi về những tiêu chuẩn và chuẩn mực: - Điều gì chứng minh nhóm có một quy luật đạo đức cụ thể như tự giác áp dụng kỷ luật, thể hiện trách nhiệm, phép lịch sự, chấp nhận sự khác biệt, tự do phát biểu v.v ?
  40. - Những tiêu chuẩn này đã được tất cả các thành viên hiểu đủ và hiểu đúng không? - Có những lệch lạc rõ nét về những tiêu chuẩn nhóm do một hay nhiều thành viên nào đó không và điều đó đã ảnh hưởng như thế nào? - Những tiêu chuẩn nào đó dường như thúc đẩy và cản trở sự tiến bộ của nhóm?
  41. (8) Trắc lượng xã hội  Trong mỗi nhóm các thành viên thường nhanh chóng nhận diện một số cá nhân mà họ thích hơn những người khác.  Đây là một ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động của nhóm.
  42.  Một số câu hỏi giúp bộc lộ sự thu hút lẫn nhau (hay ngược lại) giữa nhóm viên: - Những thành viên nào có khuynh hướng đứng về một phía và hỗ trợ lẫn nhau? - Những thành viên nào xem ra hay mâu thuẫn nhau? - Có phải một số thành viên châm ngòi để người khác phản ứng ngay sau khi số thành viên đầu tiên phát biểu để ủng hộ hay chống đối?
  43. (9) Lề lối làm việc  Mỗi nhóm cần có một lề lối làm việc để tiến hành công việc.  Việc chọn lề lối làm việc ảnh hưởng trực tiếp tới những khía cạnh khác của đời sống của nhóm như cách tham gia và sự gắn bó.
  44.  Một số câu hỏi về lề lối làm việc: - Nhóm xác định nhiệm vụ và chương trình nghị sự như thế nào? nhóm lấy quyết định bằng cách nào ? - Nhóm khám phá và sử dụng các nguồn lực của các thành viên như thế nào? - Nhóm phối hợp các nhóm nhỏ và các hoạt động như thế nào? - Nhóm lượng giá công việc của mình như thế nào?
  45. (10) Mục tiêu  Mỗi nhóm đều có mục tiêu, một số là mục tiêu dài hạn, số khác là mục tiêu ngắn hạn.  Đôi khi mục tiêu được phát biểu rõ ràng, cụ thể và công khai.  Ở trường hợp khác, mục tiêu thì mơ hồ, chung chung và chỉ ngầm hiểu với nhau mà thôi.
  46.  Một số câu hỏi về mục tiêu: - Nhóm xác định mục tiêu như thế nào? - Tất cả thành viên có hiểu rõ mục tiêu không? - Tất cả thành viên có gắn bó với mục tiêu không? - Các mục tiêu có thực tế và đạt được đối với một nhóm cụ thể hay không ?
  47. Chuẩn bị cho buổi học kế tiếp  Các nhóm tìm hiểu về tiến trình công tác xã hội với nhóm.  Mỗi nhóm sẽ xây dựng một tiểu phẩm diễn tả bối cảnh (những hoạt động ) của buổi sinh hoạt nhóm lần đầu tiên giữa nhân viên xã hội và các nhóm viên.  Vấn đề do nhóm tự lựa chọn.  Thời gian: mỗi tiểu phẩm không quá 10 phút