Bài giảng Công tác xã hội trường học - Tạ Thị Thanh Thủy (Phần 5)

ppt 46 trang hapham 2630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công tác xã hội trường học - Tạ Thị Thanh Thủy (Phần 5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_cong_tac_xa_hoi_truong_hoc_ta_thi_thanh_thuy_phan.ppt

Nội dung text: Bài giảng Công tác xã hội trường học - Tạ Thị Thanh Thủy (Phần 5)

  1. BÀI GIẢNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRƯỜNG HỌC GV: TẠ THỊ THANH THUỶ LOGOCTXH
  2. NỘI DUNG Giới thiệu môn học Nội dung buổi học www.themegallery.com Company Logo
  3. GIỚI THIỆU MÔN HỌC www.themegallery.com Company Logo
  4. NỘI DUNG BÀI HỌC Những vấn đề xã hội ở trường học ❖1. Khái niệm ❖2. Cơ sở của các vấn đề học sinh mắc phải trong quá trình học tập ❖3. Các nguồn gốc vấn đề của học sinh ❖4. Trường học thân thiện www.themegallery.com Company Logo
  5. Vấn đề xã hội trong trường học Trước khi vào giải quyết những vấn đề cụ thể của các đối tượng cần phải hiểu “vấn đề xã hội” là gì? Từ đó NVXH và các thân chủ mới xác định được các phương pháp để giải quýêt các vấn đề xã hội của từng trường hợp. www.themegallery.com Company Logo
  6. ❖Mỗi người từ khi sinh ra đến lúc mất đi là một quá trình sinh–lão–bệnh–tử, trong chu trình sống của mình, cá nhân nào cũng thường bắt gặp những biến cố của bản thân, của xã hội. Trong lịch sử, bất cứ xã hội nào cũng có những mô hình hỗ trợ cá nhân có những éo le, hoàn cảnh khó khăn, như nhà chùa ở Phương Đông, nhà thờ ở Phương Tây Các vấn đề xã hội theo đúng nghĩa của nó xuất hiện mạnh mẽ vào thời kỳ công nghiệp hoá, đô thị hoá. Con người trở thành nạn nhân của các vấn đề xã hội, có nghĩa là sự thiếu hụt chức năng của cá nhân không chỉ do yếu kém của cá nhân mà còn do tác động của quá trình biến đổi kinh tế văn hoá xã hội. www.themegallery.com Company Logo
  7. ❖ Vấn đề xã hội - một thuật ngữ chung được áp dụng đến hàng loạt những điều kiện và những hành vi lệch lạc được thể hiện ra là những hình thức biểu thị của sự rối loạn về tổ chức và đối với sự thay đổi chính xác theo một số ý nghĩa về bộ máy xã hội. Những vấn đề này bao gồm những hành vi sai lệch (tội phạm, vị thành niên phạm tội, mại dâm, bệnh tinh thần, nghiện ma tuý, tự sát ) và xung đột xã hội (xung đột sắc tộc, bạo lực gia đình, bất đồng trong hoạt động công nghiệp ). Trong những cấu trúc xã hội phức tạp của các xã hội công nghiệp hiện đại, trong quá trình hội nhập cao, các cá nhân và các nhóm cũng được biểu lộ ra là khác nhau, các cá nhân có những vị thế và vai trò khác nhau cũng hướng đến là khác biệt trong những đánh giá về các tình huống xã hội, cũng như đối với việc tạo nên một vấn đề xã hội cần có giải pháp. Các khía cạnh của đời sống xã hội được nhìn nhận với sự quan tâm và can thiệp chính xác www.themegallery.com Company Logo
  8. ❖ Việc xác định vấn đề xã hội cho thấy có một số hình thức can thiệp xã hội thông qua các chính sách xã hội, luật pháp mới, các mô hình mới về công tác với cộng đồng. Một số tác giả khác lại cho rằng có mối quan hệ giữa các vấn đề xã hội, chính sách xã hội và kiểm soát xã hội. Vấn đề xã hội là uyển ngữ cho các vấn đề chính trị, nó chỉ dược giải quyết thông qua những giải pháp chính trị ❖ Công tác xã hội luôn cần đi vào xác định các vấn đề mang tính xã hội của cá nhân, nhóm, cộng đồng để có được những phương pháp trị liệu cụ thể. Chúng ta xác định một vấn đề cá nhân là vấn đề có những nguyên nhân và giải pháp nằm trong chính cá nhân và môi trường xung quanh cá nhân đó. Một vấn đề xã hội là vấn đề có những nguyên nhân và giải pháp nằm bên ngoài cá nhân và môi trường cá nhân đó www.themegallery.com Company Logo
  9. ❖ Nhà xã hội học Mỹ, C.W. Mill đã có sự phân biệt giữa hai thuật ngữ này. Ông gọi vấn đề cá nhân là những trạng thái bất an của cá nhân trong môi trường sống, còn vấn đề xã hội là các vấn đề chung của cấu trúc xã hội. Nếu một người dân đô thị trong tình trạng thất nghiệp, cá nhân đó sẽ có tình trạng rắc rối của mình. Cá nhân đó có thể là lười nhác, có vấn đề về nhân cách, thiếu khả năng, năng lực, khó khăn gia đình Nhưng nếu có 10 triệu chỗ làm việc mà có tới 15 triệu người đi tìm việc thì chúng ta đang phải đối mặt với một vấn đề xã hội. Chắc chắn, ngay khi không có những vấn đề cá nhân, có tới 1/3 số người đi tìm việc làm sẽ thất nghiệp. Vấn đề đó không thể giải quyết được chỉ bằng cách thúc đẩy động cơ, nâng cao kỹ năng, phẩm chất cá nhân. www.themegallery.com Company Logo
  10. ❖Vấn đề xã hội nảy sinh, đặc biệt từ quá trình toàn cầu hoá được xác định theo nhóm các vấn đề sau: ❖- Nhóm các vấn đề về sai lệch: sai lệch về khác biệt tình dục, nghiện rượu và ma tuý, bạo lực. ❖- Nhóm các vấn đề về bất bình đẳng: nghèo đói, tuổi già, bất bình đẳng giới, chủng tộc, tôn giáo, đồng tính luyến ái, ❖- Nhóm các vấn đề về thiết chế xã hội: việc làm và kinh tế, giáo dục, các vấn đề gia đình, sức khoẻ thể chất, tinh thần. ❖- Nhóm các vấn đề mang tính toàn cầu: chiến tranh, môi trường và dân số www.themegallery.com Company Logo
  11. Vấn đề xã hội trong trường học Có nhiều cách lý giải khác nhau về “vấn đề xã hội” nhưng ở góc độ CTXH, chúng ta có thể hiểu rằng đó là những vấn đề gây tác động xấu đến đời sống của mỗi cá nhân, nhóm hay cộng đồng, ảnh hưởng đến sự ổn định và tiến bộ xã hội. Các vấn đề xã hội được cấu thành bởi những hiện tượng mất “thăng bằng”. (Trịnh Hàng Sinh, 2000).Sự mất thăng bằng đó ảnh hưởng tới đời sống xã hội, được sự chú ý và quan tâm của cộng đồng và cần có sự tham gia điều chỉnh của cộng đồng. www.themegallery.com Company Logo
  12. Vấn đề xã hội trong trường học ❖Vấn đề xã hội theo định nghĩa khoa học hiện nay xuất phát không từ sự yếu kém của cá nhân mà là hậu quả của các quá trình kinh tế xã hội như sự phát triển nhà máy ở các thành phố lớn thu hút các lao động nông thôn, rời bỏ quê hương sống đơn độc sinh ra rượu chè, cờ bạc. Thất nghiệp biến họ thành đội quân nghèo đói thiết lập các khu ổ chuột (Nguyễn Thị Oanh, 1999) www.themegallery.com Company Logo
  13. Vấn đề xã hội trong trường học ❖Những vấn đề xã hội này cũng là một trong những cơ sở đề xác định những vấn đề xã hội trong học đường. Phần lớn tuổi thanh thiếu niên là ở trường. Mỗi học sinh phải thích ứng với trường học và trong chừng mực nào đó. Trường học phải thích hợp với học sinh. Cảm giác bao trùm hiện nay là người ta đòi hỏi học sinh phải thích ứng quá nhiều nhưng nhà trường lại ít thích ứng với học sinh. Nếu ứng suất của quá trình học ở trường quá mạnh, có lúc học sinh phản ứng bằng một vấn đề tâm lý xã hội: Sợ trường lúc bắt đầu đi học. Khi trẻ lớn sẽ chán ghét trường, chán học, trốn học, bỏ học trốn nhà và người ta thấy có nhiều triệu chứng cơ thể tâm sinh ở mọi lứa tuổi. www.themegallery.com Company Logo
  14. KHÁI NIỆM Vấn đề học đường Những vấn đề gây ảnh hưởng không tốt Tác động tới đến quá trình học tập sự ổn định và tại trường, tại nhà, phát triển của đến đời sống của hệ thống trường học học sinh, nhóm học sinh www.themegallery.com Company Logo
  15. Các loại vấn đề trong trường học ❖ Vấn đề học sinh bỏ học, ❖ Bạo lực trong học đường ❖ Vấn đề sức khỏe thể chất, tinh thần ❖ Nạn bạo hành trong học đường (GV – học sinh; học sinh – học sinh) ❖ Bảo vệ học sinh ❖ Gian lận, ❖ Mối quan hệ gia đình – nhà trường và học sinh ❖ Vấn đề học sinh nhút nhát ❖ Ngăn ngừa học sinh bị gạt khỏi những nhu cầu học tập ❖ Vấn đề tự tử ❖ Nghiện hút, bài bạc, băng nhóm, đồng đẳng ❖ Những hành vi không thích nghi (rối loạn hành vi) ❖ Học sinh hiếu động ❖ Trẻ em dễ bị thương tổn ❖ Đưa trẻ đường phố vào học chính quy ❖ Bạo lực gia đình ❖ Trẻ em nghèo đói. www.themegallery.com Company Logo
  16. Trọng tâm công tác xã hội trong trường học Chú trọng vào ba nhóm đối tượng: học sinh; phụ huynh học sinh và các giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục để từ đó có phương pháp trị liệu tốt nhất đối với những vấn đề học đường nhức nhối,thay đổi hành vi cho phù hợp với môi trường học đường. Tuy nhiên học sinh là nhóm đối tượng được chú ý nhiều nhất www.themegallery.com Company Logo
  17. ❖Công tác xã hội trường học quan tâm đến những hành vi lệch chuẩn của học sinh. Hành vi lệch chuẩn là những hành vi, lối ứng xử của cá nhân hay tập thể vi phạm các chuẩn mực, giá trị chung đã được thể chế hoá thành những văn bản, những quy định luật lệ đã được xã hội thừa nhận. www.themegallery.com Company Logo
  18. Những hành vi đó bao gồm: ❖Tự sát, trầm cảm và các bệnh về tâm thần: Hiếm gặp các rối loạn tâm thần nặng ở tuổi thanh thiếu niên. Các triệu chứng tâm thần chung nhất là trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm phản ứng, trường hợp nặng có thể dẫn đến tự sát. Thường gặp tự sát và dự định tự sát trong các giai đoạn thi cử hoặc hết cấp ở những nơi quy chế kinh tế xã hội không phù hợp như mức độ giáo dục thấp, các vấn đề học đường, sự tách biệt xã hội. Gốc rễ của nó không phải là bệnh tật mà đúng hơn là thành phần của môi trường (yếu tố tâm lý xã hội). www.themegallery.com Company Logo
  19. ❖Phạm tội thanh niên bao hàm cả bạo hành học đường: Người ta thấy rằng sự phạm tội của trẻ vị thành niên có liên quan đến một số yếu tố xã hội nhỏ và xã hội lớn như gia đình đông con, kinh tế thấp kém, cha mẹ ly hôn hay nghiện rượu, kết quả học tập kém Những yếu tố này tăng cao ở các vùng đô thị và vùng công nghiệp hoá nhanh. www.themegallery.com Company Logo
  20. ❖Nghiện các chất: Nhất là nghiện các chất ma tuý đang là vấn đề nhức nhối của xã hội. Hiện nay số thanh thiếu niên nghiện ma tuý ngày một tăng và rất phổ biến, đặc biệt là nghiện ma tuý học đường. Nó là mầm mống của tội phạm, bệnh tật, nghèo đói, thuần phong mỹ tục bị suy đồi vấn đề là thanh thiếu niên chưa nhận thức sâu sắcđược vấn đề này. www.themegallery.com Company Logo
  21. ❖Học sinh lười học, chán học, bỏ học: Học sinh có tâm lý không muốn đến trường hoặc đến trường mà không tập trung vào bào vở. Có thể do trẻ phát triển chậm về mặt trí tuệ bẩm sinh, chỉ số thông minh thấp, lúc nhỏ mắc một số bệnh di chứng ảnh hưởng tới thần kinh; do thiếu tinh thần học tập hay tác động từ hoàn cảnh khách quan mang tới www.themegallery.com Company Logo
  22. ❖Học sinh bị bạo hành: Bao gồm cả bạo hành về thể xác, tinh thần thậm chí có cả bạo hành về tình dục (vơí trẻ em gái) www.themegallery.com Company Logo
  23. ❖Học sinh lúng túng khó khăn trong học tập: không biết phương pháp học, không biết sắp xếp lịch học www.themegallery.com Company Logo
  24. ❖Học sinh lúng túng trong sư xử với bạn bè, thầy cô và gia đình; thường xuyên có những hành vi lệch chuẩn như hay nổi nóng với bạn bè, ngỗ nghịch, gây gổ trong lớp và không tham gia các hoạt động của lớp, vô lễ với giáo viên www.themegallery.com Company Logo
  25. Vấn đề mà học sinh mắc phải trong quá trình học tập ❖Những vấn đề này thường được đề cập dưới góc độ hành vi con người và tác động của môi trường xã hội. Chính sự tác động này đã ảnh hưởng tới sự thay đổi hành vi và lối suy nghĩ của học sinh, từ đó làm nảy sinh những tình huống có vấn đề xảy ra với các em. www.themegallery.com Company Logo
  26. Khái niệm sinh thái ❖ Nhân viên xã hội cần nhận thức về sự ảnh hưởng của nhiều định chế lên việc hình thành các chức năng xã hội của đứa trẻ và các hệ thống này góp phần tạo ra tình huống hoặc khó khăn cho học sinh. ❖ Lý thuyết sinh thái đề cập đến các tương tác hỗ tương, phức tạp và rộng lớn giữa cơ thể sống và môi trường xung quanh. Khái niệm sinh thái là khái niệm phù hợp nhất để xem xét trong công tác xã hội thực hành tại trường học và nhằm xác định mục tiêu can thiệp. www.themegallery.com Company Logo
  27. Khái niệm sinh thái ❖Môi trường được định nghĩa như một toàn thể các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng, tác động và quyết định cuộc sống và sự phát triển của trẻ (bao gồm gia đình, trường học, lối xóm, bệnh viện, truyền thông đại chúng ). Vì vậy, nhân viên xã hội ở cương vị phải hỗ trợ trẻ em, phụ huynh và cộng đồng để phát triển năng lực xã hội và đồng thời hỗ trợ trách nhiệm của nhà trường đối với hoài bảo và nhu cầu của trẻ em, phụ huynh và cộng đồng. www.themegallery.com Company Logo
  28. Hành vi ứng xử www.themegallery.com Company Logo
  29. Hành vi ứng xử Hành vi ứng xử của một người như thế nào có thiên hướng tùy thuộc phần nhiều vào tri thức của họ, có thể gọi đó là người duy lí. Người như thế thường có thái độ và xử sự theo cách và khả năng hiểu, nhận thức được vấn đề đến đâu: hiểu, biết, phù hợp với nhận thức của mình thì hành động, ngược lại thì không. www.themegallery.com Company Logo
  30. Hành vi ứng xử Như vậy hành vi ứng xử của con người tuân thủ theo các qui luật tâm lí. Trên cơ sở thừa nhận những mệnh đề sau: ❖ - Sự vật hiện tượng nào, cá thể nào cũng có khuynh hướng tiến tới trạng thái ổn định, cân bằng động, của riêng nó (vi mô) và của môi trường (vĩ mô) ❖ - Sự cân bằng của vi mô và của vĩ mô có thể là khác nhau trong những thời điểm khác nhau (sự lệch pha). Mỗi cá thể cần phải tự điều chỉnh để phù hợp với trạng thái cân bằng của vĩ mô chứ không phải là ngược lại. ❖ - Với mỗi cá thể, sự tồn tại trước mắt quan trọng hơn sự phát triển lâu dài. Tuy nhiên sự phát triển làm cho sự tồn tại đi đến trình độ cao hơn về chất ❖ - Sự tự bảo vệ để tồn tại, trong đó các điểm yếu không được phép bộc lộ, mâu thuẫn nội tại được ngụy trang. Sự tự hoàn thiện để phát triển, trong đó cái bất hợp lí cần phải được thay đổi, mâu thuẫn nội tại cần phải giải quyết ❖ - Mỗi cá thể có một năng lực, cơ hội ứng xử riêng, cung cách hội nhập riêng tùy theo cách mà nó chọn là tồn tại hay phát triển, bởi vậy nó sẽ có khuynh hướng bộc lộ hay giấu mình. www.themegallery.com Company Logo
  31. Hành vi ứng phó ❖ Chức năng của nhân viên xã hội là làm việc tại giao diện giữa con người và môi trường nhằm tạo sự ăn khớp giữa nhu cầu của học sinh và các nguồn tài nguyên môi trường. Một phân tích về các thành tố của từng bên của giao diện này bắt đầu bằng sự phân tích các hành vi ứng phó của cá nhân. Các hành vi ứng phó được xác định như làcác hành vi hướng trực tiếp đến môi trường, bao gồm những nỗ lực của cá nhân nhằm thực hiện kiểm soát hành vi của chính bản thân mình (sử dụng “ cái tôi” một cách có mục đích ). www.themegallery.com Company Logo
  32. Hành vi ứng phó ❖ Có 3 loại hành vi ứng phó : ❖ -Hành vi ứng phó để tồn tại : ăn, ở, mặc, chăm lo sức khỏe ❖ -Hành vi ứng phó để hội nhập : tham gia nhóm, câu lạc bộ, phát triển và duy trì mối quan hệ giữa các cá nhân, ❖ -Hành vi ứng phó để tăng trưởng và thành đạt : khả năng theo đuổi các hoạt động tri thức và xã hội có ích cho chính mình và cho người khác. (để tăng trưởng và phát triển chức năng nhận thức, phát triển thể chất, kinh tế và khả năng tình cảm ). www.themegallery.com Company Logo
  33. Hành vi ứng phó Các hành vi ứng phó của cá nhân phát triển trong suốt cuộc đời con người. Thông thường các hành vi này được biểu lộ bởi cá nhân hay nhóm có liên quan đến việc tích tụ các thông tin về chính họ hay để phản hồi đối với môi trường đặc thù ( ví dụ như thông tin tiêu cực đeo đẳng và phản hồi từ gia đình và trường học đối với đứa trẻ về các khả năng học tập của em có thể tạo ra và kéo dài hoạt động học tập yếu kém của em). www.themegallery.com Company Logo
  34. Hành vi ứng phó Theo Albert Ellis : Hành vi ABC ( A = Bối cảnh kích thích, B = niềm tin – thái độ, cách nhìn vấn đề, cảm xúc - , C = hậu quả ( hành vi được thể hiện ). A  B  C Theo Rudolf Dreikurs, có 4 mục tiêu của hành vi sai trái ở học sinh : ❖ Để có sự chú ý về mình vì trẻ tin là mình không có giá trị. ❖ Để thể hiện quyền lực : chỉ để chứng tỏ nếu trẻ có thể làm được điều gì mình muốn và bất chấp áp lực của người lớn (không nghe lời, làm ngược lại điều phải làm ) ❖ Để trả thù : để làm tổn thương người làm tổn thương mình (đánh lại, chọc giận ) ❖ Để thể hiện một sự bất lực nào đó nhằm muốn được bị loại để không còn ai đòi hỏi gì ở mình nữa (trốn, ngủ, làm hỏng, ) www.themegallery.com Company Logo
  35. Các nguồn gốc vấn đề của học sinh ▪ Nguồn gốc từ gia đình ▪ Nguồn gốc từ trường học ▪ Nguồn gốc từ cộng đồng www.themegallery.com Company Logo
  36. Nguồn gốc từ gia đình Gia đình. Đây là một môi trường xã hội hoá qua trọng vào bậc nhất bởi vì hầu hết cá nhân đều sinh ra và lớn lên trong gia đình. Trong mỗi gia đình đều có một tiểu văn hoá và tiểu văn hoá này được xây dựng trên nền tảng văn hoá chung nhưng với đặc thù riêng của gia đình. Các tiểu văn hoá này được tạo thành bởi nền giáo dục gia đình, truyền thống gia đình, lối sống gia đình .Những kinh nghiệm sống, các quy tắc và các giá trị đầu tiên và mãi về sau này của con người được nhận từ các thành viên của gia đình. www.themegallery.com Company Logo
  37. Nguồn gốc từ gia đình ❖ Do vậy, những mối liên hệ của trẻ em với môi trường nguyên thuỷ sau này, đặc biệt với bố mẹ quyết định phong cách ứng xử, nhất là mặt tình cảm, nhận thức mà chúng sẽ trải qua sau này trong những mối quan hệ với cá nhân khác.Một mối liên hệ tốt với bố mẹ nếu được coi là “tốt” sẽ đem lại cho chúng sự phấn chấn, tin cậy và tập trung vào học hành. Và nếu như mối quan hệ ấy bị trẻ xem là “xấu” thì sẽ đem lại cho chúng sự sợ sệt, bất an và cũng là căn nguyên làm này sinh những hành vi sai lệch của học sinh www.themegallery.com Company Logo
  38. Nguồn gốc từ gia đình Có rất nhiều vấn đề của học sinh nảy sinh từ gia đình nhưng có thể phân chia thành 3 vấn đề sau: ❖ - Gia đình nghèo : phụ huynh học thức thấp, ít đọc sách, trẻ ít được hướng dẫn, khuyến khích, ít mong đợi nơi trẻ .Từ đó trẻ không nhận thức việc học là đưa đến thành đạt trong xã hội và không theo đuổi phát triển các mục tiêu trong học vấn, ăn không được no, thiếu được chăm sóc, thiếu động lực. ❖ - Gia đình có vấn đề : ly dị, mâu thuẫn, cha hoặc mẹ xa nhà thường xuyên, gia đình có dính líu đến tệ nạn xã hội, bạo lực trong quan hệ, lạm dụng con cái ❖ - Trẻ dành nhiều thời gian xem TV, xem phim, chơi games nhiều hơn. Cha mẹ không có nhiều thời gian dành cho con cái và luôn cấm on ra khỉ nhà (trừ khi đến trường) www.themegallery.com Company Logo
  39. Nguồn gốc từ trường học ❖ Trường học là cơ quan chủ yếu chịu trách nhiệm truyền đạt kiến thức đã được tích luỹ bởi xã hội cho thế hệ trẻ. Trường học là một tác nhân quan trọng chính yếu của quá trình xã hội hoá , nó được cấu trúc và tổ chức chặt chẽ nhằm giáo dục, đào tạo ra những nhân cách mà xã hội mong đợi. Trường học được thiết kế sao cho kiến thức được truyền đạt ở các khoá học mang tính kế thừa nhau. Trong trường, cá nhân không chỉ tiếp thu những tri thức khoa học của các môn học mà còn cả những quy tắc và cách ứng xử không chỉ môn học văn hoá mà còn cả đạo đức và cách thức làm người. Ngoài ra, nhà trường là nhân tố cốt lõi của thiết chế giáo dục với mục tiêu chuẩn bị cho cá nhân nghề nghiệp xã hội, truyền bá chuyển giao di sản văn hoá qua các thế hệ và giúp các em làm quen dần với vai trò phù hợp với mong đợi của xã hội. www.themegallery.com Company Logo
  40. Nguồn gốc từ trường học Có rất nhiều vấn đề của học sinh nảy sinh từ trường học bao gồm: ❖Phân biệt đối xử ❖Nặng trừng phạt hơn là hỗ trợ, tìm hiểu để đáp ứng nhu cầu của trẻ ❖Chương trình học và phương pháp giảng dạy không hấp dẫn ❖Các quy định thiếu linh hoạt ❖Lương giáo viên thấp nên không thấy hứng thú trong giảng dạy ❖Giáo viên trút sự buồn phiền riêng tư của mình vào học sinh. www.themegallery.com Company Logo
  41. Nguồn gốc từ trường học ❖Năm 1969, một nhà giáo dục Mỹ William Glasser có nói : "Khi chúng ta có những trường học nơi mà học sinh, qua việc sử dụng những khả năng thích hợp của các em, có thể thành đạt, chúng ta sẽ ít phải giải quyết những vấn đề lớn của quốc gia. Chúng ta sẽ có nhiều lệch lạc xã hội, nhiều người cần phải vào tù nhiều hơn, vào bệnh viện tâm thần nhiều hơn, cần nhân viên xã hội nhiều hơn để hỗ trợ cuộc sống của họ vì họ cảm thấy không thành đạt trong xã hội và cũng không muốn thử thành đạt nếu trường học không phải là nơi để trẻ được đáp ứng các nhu cầu cơ bản.” www.themegallery.com Company Logo
  42. Nguồn gốc từ trường học ❖Theo ông, trẻ có hai nhu cầu : Nhu cầu tình thương và nhu cầu tự thấy mình có giá trị. Nếu trẻ không được đáp ứng tại gia đình thì trẻ phải có cơ hội tại lớp học. Trường học là vị trí duy nhất để nhận diện trẻ bắt đầu phát triển hình ảnh thất bại. Giáo viên cần biết, phát hiện và ngăn ngừa điều này, phải tìm phương cách để làm cho lớp học của mình trở thành một kinh nghiệm thành đạt cho trẻ. www.themegallery.com Company Logo
  43. Nguồn gốc từ cộng đồng, xã hội ❖Cộng đồng là một khái niệm mô tả những hình thức quan hệ và quan niệm về trật tự của những thành viên chung sống trên cơ sở những giá trị chung, có sự kết nội nội tại, không xuất phát từ những tính toán lợi ích riêng lẻ, hoặc những quy tắc, những văn bản luật định, mà bởi những mối liên hệ sâu hơn hướng tới một sự thống nhất về tinh thần (như huyết thống, láng giềng, phường hội ). Do vậy mỗi cá nhân tồn tại trong xã hội không thể sống riêng biệt, tách khỏi cộng đồng www.themegallery.com Company Logo
  44. Nguồn gốc từ cộng đồng, xã hội Cộng đồng luôn luôn tác động đến hành vi, thái độ cách cư xử và hành động của mỗi cá nhân. Bản thân học sinh cũng vậy. Học sinh cũng chịu tác động không nhỏ từ phía cộng đồng và những vấn đề bắt nguồn từ cộng đồng bao gồm: ❖. Trẻ tham gia tụ tập băng nhóm không lành mạnh, ❖. Môi trường xung quanh có nhiều tiêu cực, ❖. Người lớn không làm gương cho trẻ, ❖. Trẻ thiếu những điều kiện sinh hoạt vui chơi, giải trí www.themegallery.com Company Logo
  45. TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN BA LÀ HAI LÀ Quan hệ giữa nhà trường và cộng THỨ NHẤT Quan hệ giữa đồng, phụ huynh giáo viên và giáo học sinh được Môi trường học viên trong nhà cải thiện. Thông thân thiện trước trường ấm áp tin hai chiều và hết thể hiện ở tình người, đoàn mang tính phản quan hệ của giáo kết và bầu không hồi cao viên với học sinh khí sư phạm thân mật. www.themegallery.com Company Logo
  46. LOGOCTXH