Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 10: Các kĩ năng thực hành công tác xã hội với người khuyết tật

pptx 63 trang hapham 2910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 10: Các kĩ năng thực hành công tác xã hội với người khuyết tật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_cong_tac_xa_hoi_voi_nguoi_khuyet_tat_bai_10_cac_ki.pptx

Nội dung text: Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 10: Các kĩ năng thực hành công tác xã hội với người khuyết tật

  1. Bài 10. Các kỹ năng thực hành công tác xã hội với NKT
  2. 10.1. Nội dung  Xây dựng mối quan hệ và sự tin tưởng ◦ Niềm tin hướng đến sự thay đổi ◦ Sự thương cảm và thấu cảm ◦ Kỹ năng giao tiếp với thân chủ
  3. 10.2. Xây dựng mối quan hệ và sự tin tưởng  Xây dựng mối quan hệ và tạo lập sự tin tưởng giữa NVXH và thân chủ là rất quan trọng;  Cần hướng đến tạo dựng sự tin tưởng giữa hai bên;  Phát triển mối quan hệ cũng chính là một nghệ thuật
  4. 10.2. Xây dựng mối quan hệ và sự tin tưởng  (1) niềm tin về khả năng của nhân viên xã hội giải quyết các vấn đề của thân chủ;  (2) niềm tin về khả năng của thân chủ trong việc tạo sự biến đổi;  (3) niềm tin về giá trị của thân chủ về các nỗ lực của cả thân chủ và nhân viên xã hội.
  5. 10.2. Xây dựng mối quan hệ và sự tin tưởng (1) niềm tin về khả năng của nhân viên xã hội giải quyết các vấn đề của thân chủ;  Hiểu và thấu cảm các vấn đề của thân chủ  NVXH cần luôn tìm cách để hiểu đúng trải nghiệm của các thân chủ trong cuộc sống thường nhật (thông qua quan sát, tìm kiếm thông tin, trao đổi với người thân của NKT)
  6. 10.2. Xây dựng mối quan hệ và sự tin tưởng (1) niềm tin về khả năng của nhân viên xã hội giải quyết các vấn đề của thân chủ;  Hiểu các điều kiện sống của NKT là hết sức cần thiết;  NVXH cần có chiến lược tiếp cận và khám phá trực tiếp các trải nghiệm của NKT
  7. 10.2. Xây dựng mối quan hệ và sự tin tưởng  (2) niềm tin về khả năng của thân chủ trong việc tạo sự biến đổi;  Tin vào sức mạnh của thân chủ là một định hướng nhằm cải thiện sự tự nhận thức của thân chủ  Tạo dựng niềm tin kéo theo sự tham gia của cả nhân viên xã hội và của thân chủ: ◦ Phản ảnh ◦ Thấu hiểu ◦ Chia sẻ sự tin cậy
  8. 10.2. Xây dựng mối quan hệ và sự tin tưởng  (2) niềm tin về khả năng của thân chủ trong việc tạo sự biến đổi;  Một thân chủ khuyết tật: ◦ Không duy trì việc làm  Thấy thất vọng-mất hết hy vọng  Lo âu về vấn đề tài chính Tạo niềm tin về khả năng của thân chủ thông qua vấn đề tạo việc làm/ đào tạo nghề
  9. 10.2. Xây dựng mối quan hệ và sự tin tưởng  Các thân chủ có lẽ cần sự trợ giúp từ NVXH để tin rằng sự thay đổi có thể bị ảnh hưởng khi các lý do về sự thất vọng lại có liên quan đến các điều kiện khác hơn là về vấn đề khuyết tật.  Mọi thân chủ, là khuyết tật hay không, có lẽ đều có cảm giác về sự thất vọng có ảnh hưởng đến tiến trình tạo dựng niềm tin.  Khả năng của NVXH, sự nhiệt tình và tin tưởng vào thân chủ được xem là cần thiết để giúp thân chủ tin rằng sự thay đổi là có thể xảy ra và trong khả năng của thân chủ để đạt được điều đó.
  10. 10.2. Xây dựng mối quan hệ và sự tin tưởng  NVXH cũng cần tin rằng thân chủ có khả năng hiện hữu nhằm thay đổi và cải thiện điều kiện sống của bản thân.  Điều này là một thách thức đặc biệt đối với NVXH những người có các thân chủ là khuyết tật.  NVXH có lẽ tin rằng vấn đề khuyết tật của thân chủ chính là vấn đề cơ bản để tạo nên những thay đổi, hay những vấn đề khuyết tật của thân chủ cũng có những tác động tiêu cực cần thiết đối với các khía cạnh khác nhau về đời sống của thân chủ
  11. 10.2. Xây dựng mối quan hệ và sự tin tưởng  (3) niềm tin về giá trị của thân chủ về các nỗ lực của cả thân chủ và nhân viên xã hội. ◦ Các thân chủ có vấn đề thường có cảm giác về sự vô giá trị và lòng tự trọng thấp. ◦ Họ có lẽ tin rằng họ tạo nên các vấn đề của họ hay có trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp về nó. ◦ Họ có lẽ tin rằng họ không xứng đáng được giúp đỡ hay tự họ là không giúp đỡ được, hay cuộc sống của họ là không đáng giá trị.
  12. 10.2. Xây dựng mối quan hệ và sự tin tưởng  (3) niềm tin về giá trị của thân chủ về các nỗ lực của cả thân chủ và nhân viên xã hội. ◦ Nhân viên xã hội cảm nhận về những giá trị của thân chủ để nhận các dịch vụ thường lại là một vấn đề lớn theo các bối cảnh khác nhau, như ở nhà tù hay phòng giam, các trung tâm điều trị nghiện ma tuý, hay các bối cảnh tham vấn bạo lực gia đình.
  13. 10.3. Sự thương cảm và thấu cảm trong tạo dựng mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và thân chủ  Điều quan trọng là cần phân biệt giữa sự thương cảm và thấu cảm hay sự thấu cảm và sự thương hại trong quá trình làm việc với thân chủ nhưng cũng đặc biệt hơn khi làm việc trong lĩnh vực khuyết tật.
  14. 10.3.1.Tránh sự thương cảm và thương hại  Sự thương cảm cho rằng “mọi thứ tồi tệ sao! Tôi biết cảm giác của anh thế nào”  Hầu hết mọi thời điểm, cá nhân mà chúng ta đưa ra sự thương cảm đều đáp lại một cách lịch sự và đánh giá cao sự quan tâm của chúng ta.  Tuy nhiên THỰC TẾ hoàn toàn khác
  15. 10.3.1.Tránh sự thương cảm và thương hại  Các dấu hiệu đáp lại sự thương hại ◦ sự buồn chán, ◦ tức giận, ◦ phòng vệ, ◦ vô vọng, ◦ sự nhầm lẫn ◦ và cảm giác bị xúc phạm  Sự thương cảm làm mất đi những đặc tính riêng của cá nhân và về cảm giác cái tôi.
  16. 10.3.1.Tránh sự thương cảm và thương hại  Hãy xem các cách chia sẻ sau: ◦ “Tôi thực sự cảm thấy kinh khủng khi bị ung thư và tôi biết anh sắp chết”; ◦ “đây thực sự là điều khó khăn nhất khi phải sống cùng. Tôi biết tôi chưa từng rơi vào hoàn cảnh đó” ◦ hay “nếu tôi phải sống giống như anh, tôi biết tôi chỉ có muốn chết.” THẢO LUẬN
  17. 10.3.1.Tránh sự thương cảm và thương hại  Khi đó sự thương cảm đã làm cho thân chủ mất đi cảm giác về cái tôi, còn sự thương hại thì đã huỷ hoại thân chủ.  Việc bày tỏ sự thương hại hoàn toàn dựa trên giao tiếp chính là việc cá nhân không tin rằng đời sống của thân chủ có thể có những phẩm chất về ý nghĩa và về lòng tốt.  Thông điệp về sự thương hại hơn đó là “anh đang có vấn đề. Anh bi xác định là gắn với nó và chẳng làm điều gì khác được”
  18. 10.3.1.Tránh sự thương cảm và thương hại  Cả hai phản ứng này với các vấn đề của thân chủ, có hay không có khuyết tật, đều rất mang tính phá hoại.  Để tránh việc bày tỏ những lời thương cảm hay thương hại liên quan đến điều kiện của thân chủ, trước khi bắt đầu mối quan hệ điều quan trọng là cần phản ảnh được những tương tác của mình về sức mạnh của thân chủ, và về các vấn đề trong cuộc sống của thân chủ để có thể tạo hay có những tiềm năng để tạo cho anh hay chị ta ý nghiã về cuộc sống.
  19. 10.3.2.Nâng cao sự thấu cảm và giao tiếp thấu cảm?  Khác với thương cảm hay thương hại, thấu cảm ở một trong những công cụ tạo dựng mối quan hệ nền tảng được nhân viên xã hội sử dụng.  Nhân viên xã hội thấu cảm phải có khả năng nhận thức chính xác và có cảm giác về những xúc cảm bên trong của thân chủ và truyền tải cách hiểu hiểu này với thân chủ”.  Cũng có hai bước đi trong giao tiếp thấu cảm: thừa nhận thấu cảm và phản ảnh chính xác về sự thừa nhận.
  20. 10.3.2.Nâng cao sự thấu cảm và giao tiếp thấu cảm?  Để nhận thức một cách thấu cảm về những gì thân chủ đang nói, nhân viên xã hội phải đi vào cuộc sống của thân chủ ở nhiều cấp độ.  Ngôn ngữ, sự biểu đạt, giọng điệu, cử chỉ ngữ điệu của khuôn mặt và cơ thể-với tất cả những điều này cùng nhau hay những chiều kích khác có thể giúp nhân viên xã hội nhận thức rõ hơn về những xúc cảm của thân chủ nhưng cũng biểu lộ một cách cởi mở.  Điều quan trọng để đạt được những trải nghiệm của thân chủ nhưng cũng cần hiểu được về ý nghĩa mà thân chủ gắn vào những trải nghiệm đó.
  21. 10.3.2.Nâng cao sự thấu cảm và giao tiếp thấu cảm?  Nhân viên xã hội sử dụng sự thấu cảm trong quá trình làm việc với các thân chủ.  Điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình làm việc trong lĩnh vực khuyết tật, và thậm chí còn quan trọng hơn khi thân chủ nhận thức được nhân viên xã hội có những trải nghiệm về vấn đề khuyết tật của thân chủ.  Thấu cảm khuyến khích thân chủ chia sẻ những vấn đề chi tiết và những cảm xúc, trong khi cũng chỉ ra được những điều đó của thân chủ sẽ đóng thân chủ lại, và tạo nên những cảm xúc thầm kín bên trong về sự tức giận.
  22. 10.4. Kỹ năng giao tiếp  Một số nguyên tắc  Giao tiếp với các đối tượng thân chủ khuyết tật khác nhau
  23. 10.4.1. Một số nguyên tắc ◦ Mọi người thường nhìn con người trước và vấn đề khuyết tật là thứ cấp. Người khuyết tật là con người, là điều đầu tiên cần nhìn nhận và là điều quan trọng nhất. ◦ mọi công tác xã hội, cá nhân hay cộng đồng, đều xây dựng dựa trên mối quan hệ, giao tiếp là điều thực sự thiết yếu để có quá trình thực hành công tác xã hội hiệu quả. Điều cần thiết để hướng cách hiểu chúng ta về con người.
  24. 10.4.1. Một số nguyên tắc  Tránh cái bẫy giả định ◦ Thực hành CTXH yêu cẩu việc khả năng nhận biết về các lĩnh vực khác nhau: lý thuyết thực hành và phương pháp, các chính sách, sự đa dạng, phát triển co người, và nghiên cứu. ◦ Cũng yêu cầu việc chúng ta phải có khả năng hiểu biết về các vấn đề và các điều kiện, các nền văn hoá, gia đình và các mạng lưới xã hội của các cá nhân mà qua đó chúng ta sẽ làm việc cùng. ◦ Khi chúng a thực hiện việc can thiệp ở lĩnh vực khuyết tật, điều này cũng kép theo cách hiểu về khuyết tật nó chung và các vấn đề khuyết tật cụ thể riêng có ảnh hưởng đến thân chủ.
  25. 10.4.1. Một số nguyên tắc  Tránh cái bẫy giả định ◦ Nếu chúng ta giả định rằng thân chủ có cảm nhận về một hướng đi cụ thể, hay sẽ hành động theo một các cụ thể về các vấn đề, chúng ta có lẽ tạo nên ít nhất hai sai số quan trọng. ◦ Chúng ta tạo nên những sai số về lượng giá và về sự phát triển một kế hoạch tạo sự thay đổi và do đó về khả năng tạo sự thay đổi thành công. ◦ Chúng ta cũng xoá đi cái hiện thực về trải nghiệm của thân chủ và làm xoá đi sức mạnh của cái siêu tôi, tự trọng và tự quyết của thân chủ.
  26. 10.4.1. Một số nguyên tắc  Tránh cái bẫy giả định ◦ Một giả định khác mà nhân viên xã hội hay đưa ra trong quá trình làm việc với thân chủ chính là việc khuyết tật là gì, hoặc nên là nội dung gì của trọng tâm của công việc công tác xã hội. ◦ Thân chủ đến với các dịch vụ vì nhiều lý do khác nhau, như vấn đề về trẻ em, những điều không thoải mái trong hôn nhân, những sự tách biệt xã hội, mất người thân hay sợ kỳ thi. ◦ Khi một thân chủ có khuyết tật thường hỏi sự giúp đỡ với một vấn đề gì đó, thì vấn đề đó là trọng tâm của công việc.
  27. 10.4.1. Một số nguyên tắc  Phát triển sự kiên nhẫn và hiểu biết ◦ Giao tiếp với thân chủ và phát triển mối quan hệ tin tưởng với việc cùng tạo dựng niềm tin chung có lẽ cũng thể hiện một số điều kiện về phát triển chuyên môn. ◦ Sự tin tưởng có lẽ cũng mất nhiều thời gian hơn để phát triển với những thân chủ, đặc biệt với những ai có những vấn đề về bệnh tâm thần hay thương tật nhật thức, những điều này có lẽ không bao giờ phát triển đầy đủ. ◦ Niềm tin theo một số trường hợp có lẽ đươc phát triển lặp đi lặp lại, với nhân viên xã hội và thân chủ lại nhấn mạnh đến quá trình tạo dựng niềm tin trong một phần nào đó của mọi việc tiếp xúc.
  28. 10.4.1. Một số nguyên tắc  Phát triển sự kiên nhẫn và hiểu biết: ◦ Giao tiếp với thân chủ và phát triển mối quan hệ tin tưởng với việc cùng tạo dựng niềm tin chung có lẽ cũng thể hiện một số điều kiện về phát triển chuyên môn. ◦ Sự tin tưởng có lẽ cũng mất nhiều thời gian hơn để phát triển với những thân chủ, đặc biệt với những ai có những vấn đề về bệnh tâm thần hay thương tật nhật thức, những điều này có lẽ không bao giờ phát triển đầy đủ.
  29. 10.4.1. Một số nguyên tắc  Phát triển sự kiên nhẫn và hiểu biết: ◦ Giao tiếp với thân chủ ở các lĩnh vực khuyết tật khác nhau đòi hỏi các yêu cầu khác nhau ◦ Với một sự tôn trọng thân tình với thân chủ, và cam kết tốt ưu hoá sức mạnh của thân chủ để trao quyền và tự quyết, nhân viên xã hội sẽ có thể phát triển một hoạt động chuyên môn mà thúc đẩy sự kiên nhẫn và thấu hiểu và khuyến khích thân chủ giao tiếp và hành động cho chính bản thân họ.
  30. 10.4.1. Một số nguyên tắc  Giảm nỗi sợ hãi và sự không thoải mái ◦ Sự sợ hãi và không thoải mái xảy ra thường xuyên khi nhân viên xã hội là người mới với đa số người dân và với những người không có điều kiện khuyết tật giống nhau. ◦ Khi cá nhân nhận thức được người khác là khác biệt so với mình, họ thường có cảm giác không thoải mái và đoi khi sợ hãi. Nhân viên xã hội cũng không tránh được điều đó.
  31. 10.4.1. Một số nguyên tắc  Giảm nỗi sợ hãi và sự không thoải mái ◦ Kiến thức và sự hiểu biết sẽ giúp quá trình sợ hãi ngắn đi và biến mất; ◦ Thời gian sẽ làm cho sự sợ hãi dần biến mất đi ◦ Khi chúng ta biết được về thân chủ khi phát triển các mối quan hệ, nỗi sợ của chúng ta sẽ tan dần. ◦ Khi đó chúng ta biết được các điều kiện khuyết tật của thân chủ chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong việc chấp nhận họ như là một phần trong số những thân chủ của chúng ta.
  32. Hãy dùng các thuật ngữ  Người khuyết tật thay cho người tàn tật/què, mù, điếc, đui  Người có khuyết tật nhận thức thay cho người điên  “Người có vấn đề tự kỷ” thay cho “người bị tự kỷ”  “Người có khuyết tật vận động” thay cho “người què quặt”
  33. 10.4.2. Các hình thức giao tiếp  Giao tiếp với TC có tổn thương chức năng nghe ◦ Hiểu về những tổn thương:  cố gắng hiểu được các hình thức hạn chế mà thân chủ đang trải nghiệm,  cần hỏi trực tiếp về việc nghe trước tiên khi bắt đầu tiếp xúc, nhân viên cố gắng thi thập thông tin này từ biểu đồ của thân chủ, từ các nhà chuyên môn khác, và từ những nhân viên xã hội trước đây.  Điều này giúp thân chủ bắt đầu quá trình tập trung vào vấn đề để giúp cá nhân thân chủ tìm kiếm được các dịch vụ.
  34. Giao tiếp với TC có tổn thương chức năng nghe ◦ Hiểu về những tổn thương:  Sử dụng giọng điệu ở mức trung bình  Tránh những âm thanh nhiễu  Nếu những khó khăn về nghe nằm ở phía nhân viên xã hội, hãy chuyển trọng tâm sang nhân viên xã hội để thảo luận
  35. Giao tiếp với TC có tổn thương chức năng nghe ◦ Tăng cường giao tiếp  Liệu những biểu lộ của cơ thể và nét mặt có tạo nên những sự chú ý?  Liệu sự xuất hiện của thân chủ có tập trung chủ yếu vào các ngôn từ?  Liệu các hình thức trả lời của thân chủ có không phù hợp với những câu hỏi của anh chị không?
  36. Giao tiếp với TC có tổn thương chức năng nghe ◦ Đảm bảo sự riêng tư:  Giao tiếp thành lời đôi khi cũng có ảnh hưởng đến khía cạnh riêng tư của thân chủ và nhân viên xã hội  Đóng cửa hay sắp xếp vị trí cho thân chủ mà ở đó thân chủ không bị người khác nghe được cũng là điều hữu ích trong việc giúp thân chủ duy trì được tính riêng tư của mình.  Nếu cần thiết, nhân viên có lẽ cũng cần đưa vấn đề này ra trực tiếp đối với thân chủ, bày tỏ mối quan tâm của mình và cố gắng gắn thân chủ cùng mình để giải quyết vấn đề này.
  37. Giao tiếp với TC có tổn thương chức năng nghe  Các hình thức trợ thính ◦ Sử dụng máy nghe ngày càng trở nên phổ biến ◦ Khả năng quên sử dụng, bật máy trợ thính ◦ Tạo dựng các mối quan hệ để khuyến khích thân chủ sử dụng máy trợ thính khi giao tiếp
  38. Giao tiếp với TC khiếm thính  Kỹ năng đọc bằng môi ◦ nhiều thân chủ mất khả năng nghe ở giai đoạn cuối của cuộc đời lại là người có khả năng đọc môi thành thục. ◦ những người khác có lẽ sẻ dụng một sự kết hợp về ngôn ngữ ký hiệu và đọc môi, điều này phụ thuộc vào bối cảnh và nhu cầu. ◦ điều quan trọng là ngồi đối diện trực tiếp với thân chủ, để qua đó thân chủ có thể nhìn rõ sự chuyển động môi của nhân viên xã hội
  39. Giao tiếp với TC khiếm thính  Dùng ngôn ngữ ký hiệu ◦ Nếu nhân viên xã hội là người không khiếm thính và có kế hoạch làm việc với người khiếm thính, việc học sử dụng ngôn ngữ ký hiệu là một sự chuẩn bị quan trọng để có hoạt động thực hành tốt đẹp. ◦ Nếu nhân viên xã hội muốn sử dụng ngôn ngữ ký hiệu nhưng chưa thành thục, điều quan trọng cần thực hiện những hình thức quan tâm đặc biệt, với các vấn đề đạo đức quan trọng kéo theo ở đây.
  40. Giao tiếp với TC khiếm thính  Dùng nhân viên phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu ◦ Nhân viên phiên dịch này đáp ứng các yêu cầu kiểm tra quốc gia và được cấp bằng hành nghề về phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu chuyên nghiệp. ◦ Cần lưu ý thêm về các khía cạnh đạo đức mà nhân viên phiên dịch thực hiện ◦ Mặc dù người phiên dịch có trách nhiệm giữ kín thông tin, việc hiện diện của người thứ ba cũng có nhiều ảnh hưởng đến các tương tác giữa nhân viên và thân chủ.
  41. 10.4.2. Các hình thức giao tiếp  Giao tiếp với TC có tổn thương chức năng nhìn ◦ Hiểu về những tổn thương nhìn:  Cũng giống như các điều kiện khuyết tật khác, bước đầu tiếp trong việc làm việc với những thân chủ có thương tật về nhìn cần kéo theo cách hiểu về thương tật này.  Cũng có nhiều hình thức phân loại về hạn chế nhìn, bao gồm khả năng nhìn theo ống, giảm tầm nhìn với các vết đen, mất khả năng nhìn ở một số điểm của mắt, nhưng tầm nhìn ngoại vi hay trung tâm, mờ tầm nhìn hay xoá mờ.
  42. 10.4.2. Các hình thức giao tiếp  Giao tiếp với TC có tổn thương chức năng nhìn ◦ Giao tiếp không thành lời  Thân chủ của chúng ta có khả năng nghe ngôn từ, việc lắng nghe những giọng điệu của chúng ta và kết hợp với ngôn ngữ cơ thể nhằm tạo thêm cách hiểu tổng thể về những gì chúng ta đang cố gắng giao tiếp.  Thân chủ với những thương tật về thị giác thường không hiểu hết giao tiếp không thành lời, do đó không hiểu được nội dung của thông điệp.
  43. 10.4.2. Các hình thức giao tiếp  Giao tiếp với TC có tổn thương chức năng nhìn ◦ Một số câu hỏi cần lưu tâm:  “Anh/chị có thể nhìn rõ về tôi từ vị trí này không?”  hoặc “Đây có phải là một vị trí tốt cho tôi để ngồi không?”  có thể giúp thân chủ cảm thấy thoải mái để hỏi nhân viên xã hội ngồi vị trí cụ thể.
  44. Giao tiếp với TC khiếm thị  Hiểu về khiếm thị: ◦ Khi khiếm thị, giống như thương tật về nhìn, sẽ không có ảnh hưởng nhiều trực tiếp đến giao tiếp thành lời, các cá nhân không thể nhìn được sẽ không dùng được ngôn ngữ không thành lời, thường được xem là có tạo nên những ý nghĩa và hình thức cho nội dung thành lời. ◦ Cũng có rất nhiều tài liệu sẵn có về khiếm thị và về giao tiếp với người khiếm thị. Điều quan trọng đối với nhân viên xã hội là phải làm quen bản thân với những vấn đề chung để tạo được các dịch vụ phù hợp.
  45. Giao tiếp với TC khiếm thị  Gặp mặt các thân chủ khiếm thị: ◦ Các thân chủ không có khả năng nhìn anh chị sẽ cần một số dấu hiệu từ anh chị liên quan đến những sự mong đợi và các hành vi. ◦ Thân chủ sẽ cảm thấy thoải mái đi nếu nhân viên chia sẻ thêm những câu chuyện bình thường với thân chủ để cho thấy nhân viên xã hội có nhìn được thân chủ, việc thêm một vài lời bình luận cũng cần thiết và không làm giảm nội d ◦ Khi đến thăm một thân chủ khiếm thị ở gia đình, cần nhớ rằng những tấm chắn cửa hay ánh sáng yếu ở căn phòng không tạo nên điều tương tự giống như người mắt sáng nhưng cũng đơn giản là ánh sáng không tạo nên những khác biệt đối với thân chủ. ung của vấn đề.
  46. Giao tiếp với TC khiếm thị  Các chú chó dẫn đường: ◦ Các chú chó dẫn đường được xem là rất hữu ích trong việc duy trì sự tự lập của người khiếm thị. ◦ Các chú chó dẫn đường được đào tạo để dẫn các thân chủ đi lại an toàn trên đường phố, các toà nhà, công viên và các nơi công cộng và riêng tư khác. ◦ Cũng có một số thú nuôi được xem là có khả năng học và thực hiện các nhiệm vụ đó, và các chú tró dẫn đường được xem là một phần quan trọng trong đời sống của nhiều người.
  47. Giao tiếp với TC kt chức năng nói  Đọc bằng môi ◦ Hỏi thân chủ chỉ rõ cách giao tiếp với “có” và “không” như thế nào (qua việc gật đầu, chớp mắt, gật đầu, nâng ngón tay ) ◦ Khi nhân viên xã hội đọc bằng môi một số điều mà thân chủ nói, cần lặp lại câu hỏi bằng việc nói to ra và hỏi thân chủ chỉ rõ liệu điều đó có chính xác không. tự).
  48. Giao tiếp với TC kt chức năng nói  Các bảng giao tiếp ◦ Các bảng giao tiếp được xem là các công cụ hữu ích cho quá trình làm việc với các cá nhân những người có khả năng di chuyển tay hoặc cả cánh tay. ◦ Các bảng tin được thực hiện với nhiều sự kết hợp các từ, chữ cái. Cái bảng giao tiếp đơn giản có những chữ theo bảng chữ cái và một vài thuật ngữ đơn giản, như có và không. ◦ Các thuật ngữ này có thể điều chỉnh theo các tình huống và nhu cầu của thân chủ.
  49. Giao tiếp với TC kt chức năng nói  Hệ thống giao tiếp được vận hành bằng ngón tay ◦ Các hệ thống giao tiếp thương mại sẵn có mà các thân chủ có sử dụng một hay nhiều phương pháp để vận hành một bộ máy nói được các từ cũng được xem là hữu ích đối với các thân chủ. ◦ Các hệ thống này có lẽ được vận hành cả ở các vị trí khác nhau và giúp các quá trình giao tiếp hiệu quả hơn.
  50. Giao tiếp với TC khuyết tật tâm thần  Các hệ thống giao tiếp thông qua sự chuyển động mắt ◦ Các thân chủ mắc bệnh tâm thần có lẽ cũng gặp nhiều khó khăn trong tiến trình giao tiếp; mặc dù vậy, các vấn đề về mã hoá và giải mã có xu hướng xảy ra với mức độ thường xuyên hơn bỏi vì các tiến trình nội tại bên trong thân chủ thường đi liền cùng tiến trình giao tiến bên ngoài. ◦ Kỹ năng quan trọng nhất cho quá trình giao tiếp với một cá nhân có bệnh tâm thần là cần duy trì quá trình giao tiếp rõ ràng, đơn giản, gọn nhẹ và có điểm nhấn (Woolis, 1992, tr.73). ◦ Cũng luôn cần cố gắng tránh việc sử dụng các thuật ngữ, các câu phức hợp, hay các thuật ngữ quá mơ hồ. Bởi vì người có bệnh tâm thần thường đón nhận từng từ mà mình nói, do đó rất cẩn trọng trong việc nói đùa và dùng những thuật ngữ gián tiếp.
  51. Giao tiếp với TC khuyết tật tâm thần  Một số lưu ý đặc biệt khi giao tiếp với người có bệnh tâm thần ◦ Người có bệnh tâm thần thường có những dấu hiệu và đặc điểm yêu cầu những vấn đề thích ứng để qua đó nhân viên có thể giao tiếp nhằm nâng cao khả năng hiểu.
  52. Những dấu hiệu hay đặc điểm Hành động thích hợp của nhân viên của thân chủ có bệnh tâm thần xã hội Nhầm lẫn về cái gì là thực Đơn giản và thẳng vào vấn đề Khó tập trung Ngắn gọn, lặp đi lặp lại Thúc đẩy quá mức Hạn chế đầu vào, không hối thúc việc thảo luận Đánh giá kém Đừng kỳ vọng những thảo luận lý luận Ngầm định với thế giới nội tại Trước tiên tạo sự chú ý Hung hăng Nhận ra sự hung hăng và cho phép cá nhân đó rời khỏi Thay đổi cảm xúc Đừng nói hay hành động một cách cá nhân Thay đổi kế hoạch Tập trung vào một kế hoạch
  53. Những dấu hiệu hay đặc điểm Hành động thích hợp của nhân viên của thân chủ có bệnh tâm thần xã hội Có ít xúc cảm với người Nhận ra các dấu hiệu khác Rút lui Thúc đẩy nói chuyện Tin vào ảo tưởng Đừng tranh luận Sợ hãi Giúp bình tĩnh Không an toàn Biểu lộ sự yêu thương và chấp nhận Tự trọng thấp Thể hiện sự tích cực và tôn trọng
  54. Giao tiếp với TC khuyết tật phát triển  Khuyết tật phát triển khó và ít được nhận diện  Giao tiếp với thân chủ có những khuyết tật phát triển cũng bao gồm hàng loạt các kỹ năng và kỹ thuật nhưng cũng luôn yêu cầu sử dụng các ngôn từ đơn giản, cơ bản mang tính mô tả nhưng thật rõ ràng.  Ngôn ngữ giản dị là tốt nhất, đừng sử dụng những thuật ngữ quá khó hiểu hay dễ gây nhầm lẫn khi cô gắng giao tiếp chỉ vì được hiểu.  Việc quan sát vị trí của thân chủ, di chuyển cơ thể, và tác động cũng có thể tạo được nhiều thông tin có giá trị và đề xuất được cách thức khám phá được những ngôn từ, hình ảnh, hay các ý nghĩa khác.
  55. Giao tiếp với TC khuyết tật nhận thức  Khuyết tật nhận thức có tác động đến sự định hướng và sự ghi nhớ của thân chủ  Người đãng trí ngày càng có xu hướng gia tăng  Lãng trí có thể ở trạng thái ổn định hay mang tính phát triển, lãng trí do Alzheima, lãng trí do nhiều yếu tố, lãng trí do AIDS, lãng trí gây ra bởi tổn thương ở đầu;  Sử dụng “các cửa sổ cơ hội” nhằm trao quyền và ra quyết định ◦ Hãy xác đinh thời điểm, vấn đề, mối quan tâm gì được xem là cửa sổ cơ hội
  56. Giao tiếp với TC khuyết tật nhận thức  Tối ưu trí nhớ ◦ Các thân chủ có những thương tật nhận thức thường gặp khó khăn trong việc nhớ. ◦ Các cá nhân bị lãng trí có xu hướng mất những ghi nhớ ban đầu đầu tiên rồi sau đó là những ghi nhớ gần đây. ◦ Vì điều này, các thân chủ có lẽ gặp khó khăn trong việc ghi nhỡ mình là ai và có lẽ giúp đỡ anh chị với ai khác nữa. ◦ “xin chào, anh có nhớ tôi không? Tôi là ” có thể giúp thân chủ của mình nhớ, hồi tưởng lại. ◦ Các máy ghi hình hay ghi âm cũng thường rất hiệu quả cho người lớn với việc mất trí nhớ do ADD, như điện thoại di động và máy tính cá nhân
  57. Giao tiếp với TC khuyết tật vận động  Các nhân viên xã hội cần quan sát, sử dụng, phàn đáp lại cả những hình thức giao tiếp thành lời và không thành lời.  Các thân chủ có khả năng sử dụng các hình thức diễn đạt trên khuôn mặt hoặc di chuyển tay có khả năng giao tiếp về mặt ngôn từ một cách rõ ràng hơn các thân chủ có khả năng di chuyển mắt hoặc mồm.  Các thân chủ bị liệt nhưng vẫn có thể di chuyển cơ thể đều có thể giao tiếp không thành lời mà chẳng có những hạn chế gì.  Ở nơi giao tiếp không thành lời bị hạn chế, nhân viên xã hội có thể nhẹ nhàng khuyến khích thân chủ biểu lộ cảm xúc thành lời, thái độ, và những niềm tin cũng như các trạng thái xúc cảm.
  58. Tóm lược về các quy tắc giao tiếp  1. Nên nói: Cho phép tôi được giúp bạn việc này nhé ! ◦ Nếu muốn giúp một NKT dù quen hay lạ, bạn nên bắt đầu bằng câu nói hỏi như trên. Bởi nếu bạn đường đột tự ý giúp họ có khi lại làm họ cảm thấy buồn.\  2. Nên hỏi: Tôi phải làm gì đây/làm thế nào đây? ◦ Bạn nên hỏi và nghe NKT giới thiệu cách hỗ trợ, xin đừng tự ý làm theo cách bạn nghĩ. Ví dụ, muốn đưa một người khiếm thị qua đường, bạn hãy để họ nắm tay bạn và nói cho họ biết các vật cản phía trước thay vì bạn nắm gậy của họ hoặc kéo tay họ đi. Nếu muốn nâng một người đi nạng bước lên xe buýt cũng phải theo sự hướng dẫn của họ. Nếu không bạn có thể gây ra một tai nạn nhỏ đấy.
  59. Tóm lược về các quy tắc giao tiếp  1. Nên nói: Cho phép tôi được giúp bạn việc này nhé ! ◦ Nếu muốn giúp một NKT dù quen hay lạ, bạn nên bắt đầu bằng câu nói hỏi như trên. Bởi nếu bạn đường đột tự ý giúp họ có khi lại làm họ cảm thấy buồn.\  2. Nên hỏi: Tôi phải làm gì đây/làm thế nào đây? ◦ Bạn nên hỏi và nghe NKT giới thiệu cách hỗ trợ, xin đừng tự ý làm theo cách bạn nghĩ. Ví dụ, muốn đưa một người khiếm thị qua đường, bạn hãy để họ nắm tay bạn và nói cho họ biết các vật cản phía trước thay vì bạn nắm gậy của họ hoặc kéo tay họ đi. Nếu muốn nâng một người đi nạng bước lên xe buýt cũng phải theo sự hướng dẫn của họ. Nếu không bạn có thể gây ra một tai nạn nhỏ đấy.
  60. Tóm lược về các quy tắc giao tiếp  3. Gọi tên hoặc chạm nhẹ vào người khiếm thị khi cần nói điều gì. ◦ Bạn nên gọi tên hoặc nắm nhẹ tay, vỗ vai thân ái, khi cần nói với người khuyết tất. Vì nếu không có động tác này có thể họ sẽ không hiểu ai đang nói với ai. Nếu tiếp xúc với người khiếm thính cần tránh vỗ vai họ từ phía sau. Bạn nên tiến đến trước mặt họ rồi mới chào họ.  4. Tự giới thiệu chính mình khi giao tiếp với người khiếm thị ◦ Khi gặp một người khiếm thị, nhiều người thích chào người quen này bằng câu đùa: “Anh có nhớ ai không?”. ◦ Một số người khiếm thị than phiền rằng bạn bè thân thích đôi khi lại không chào mà chỉ vỗ vai rồi bỏ đi mặc cho họ muốn đoán ai thì đoán! ◦ Điều ấy có khi làm họ có cảm giác đang bị trêu chọc, bị xem là trò đùa cho mọi người. ◦ Nếu trò đùa không đem lại tiếng cười cho cả hai phía thì chính nó trở thành một kiểu xúc phạm. ◦ Tốt nhất bạn nên chào hỏi người bạn khiếm thị của mình bằng lời chào trân trọng, thân mật và tự giới thiệu chính mình trước.
  61. Tóm lược về các quy tắc giao tiếp  5. Thong thả bước đi bên người bị khuyết tật vận động. ◦ Khi đi với một số người đi nạng, đi xe lăn bạn nên bước thong thả và đi cùng họ. Bạn không nên hối thúc hoặc bỏ đi trước họ mà không nói một lời nào.  6. Giới thiệu các món ăn trên bàn với người khiếm thị. ◦ Khi ngồi chung bàn với người khiếm thị, bạn nên giới thiệu tên từng món, hỏi họ thích dùng gì, sau đó lần lượt gắp các món ấy cho vào bát cho họ. Biết đâu trong số ấy có những món mà họ chỉ nghe tên mà chưa từng nếm. Sau khi nếm qua các món hiện có, bạn hãy hỏi xem người ấy thích món nào và gắp giúp người ấy.
  62. Tóm lược về các quy tắc giao tiếp  7. Lịch thiệp với người tật trí não ◦ Khi giao tiếp với người tật chậm phát triển trí não, bạn nên tôn trọng nhân cách của họ, ứng xử ân cần với họ đúng với các qui tắc xã hội, bạn sẽ giúp họ ổn định tâm lý nhiều hơn.  8. cần có những nụ cười của tình yêu thương và sự quan tâm tới người khác. ◦ Tất cả chúng ta đều đồng ý rằng, những tiếng cười vui vẻ sẽ là cần thiết và có ý nghĩa cho cuộc sống tươi đẹp hơn.
  63. BÀI TẬP